Giáo trình Nhiệm vụ trung ương giao Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1954-1975) - Nguyễn Trọng Phúc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nhiệm vụ trung ương giao Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1954-1975) - Nguyễn Trọng Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_nhiem_vu_trung_uong_giao_lich_su_dang_cong_san_vi.pdf
Nội dung text: Giáo trình Nhiệm vụ trung ương giao Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1954-1975) - Nguyễn Trọng Phúc
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NHIỆM VỤ TRUNG ƯƠNG GIAO LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TẬP II (1954-1975) Cơ quan chủ trì: VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG Chủ nhiệm công trình: PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc Thư ký khoa học: Ths Trần Thị Bích Hải TS Trịnh Thị Hồng Hạnh 7619 27/01/2010 HÀ NỘI - 2009
- BAN CHỦ NHIỆM: - PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc - Chủ nhiệm - PGS, TS Trần Thị Thu Hương - Phó Chủ nhiệm BAN THƯ KÝ: - Ths Trần Thị Bích Hải - TS Trịnh Thị Hồng Hạnh TẬP THỂ TÁC GIẢ THAM GIA TU CHỈNH: Chương I: - GS, TS Trịnh Nhu - Chủ biên - Ths Trần Thị Bích Hải - Ths Nguyễn Danh Lợi Chương II: - PGS, TS Trần Thị Thu Hương - Chủ biên - TS Nguyễn Danh Tiên - Ths Nguyễn Bình Chương III: - PGS, TS Nguyễn Thanh Tâm - Chủ biên - TS Khổng Đức Thiêm - TS Nguyễn Thị Thanh Chương IV: - Ths Nguyễn Xuân Ớt - Chủ biên - TS Trịnh Thị Hồng Hạnh - TS Hoàng Kim Thanh Chương V: - PGS, TS Triệu Quang Tiến - Chủ biên - TS Hồ Thị Tố Lương - Ths Dương Minh Huệ Kết luận: PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc
- MỤC LỤC Chương I ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC CỦNG CỐ MIỀN BẮC, HOẠCH ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954-1960) 1 I. Những nhân tố quốc tế và trong nước tác động tới hoạt động của Đảng sau hội nghị Giơnevơ (1954-1960) 1 II. Lãnh đạo khôi phục kinh tế, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ và cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc 23 III. Thay đổi tổ chức, phương pháp hoạt động của các tổ chức Đảng và đấu tranh giữ gìn lực lượng ở miền Nam 67 IV. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng và phong trào đồng khởi 85 V. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng 113 Chương II ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” Ở MIỀN NAM VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC (1961-1965) 131 I. Chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam 131 1. Mỹ điều chỉnh chiến lược toàn cầu phản cách mạng, tiến hành “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam 131 2. Chuyển từ khởi nghĩa sang chiến tranh cách mạng, đánh bại kế hoạch Sta lây - Taylo (1961-1963) 138 3. Đánh bại kế hoạch Giônxơn - Mắc Namara, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1964 - 5/1965) 183 II. Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc (1961-1965) 203 1. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) 203
- 2. Lãnh đạo thực hiện công tác an ninh quốc phòng, đối ngoại và xây dựng Đảng trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 226 3. Chuyển hướng chiến lược xây dựng và bảo vệ miền Bắc (1964-1965) 237 Chương III CHUYỂN HƯỚNG NHIỆM VỤ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA MỸ Ở MIỀN NAM (1965 - 1968) 249 I. Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chủ trương mới của Đảng 249 II. Chuyển hướng xây dựng miền Bắc trong điều kiện có chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ 263 1. Chủ trương của Đảng về chuyển hướng xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng ở miền Bắc 263 2. Miền Bắc đánh thắng các bước leo thang chiến tranh phá hoại của Mỹ 309 III. Miền Nam đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc 325 Mỹ 1. Đánh thắng cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 325 2. Đánh thắng cuộc phản công chiến lược mùa khô 1966 -1967 340 3. Tổng công kích và nổi dậy năm 1968 349 4. Đấu tranh ngoại giao đánh Mỹ và Hội nghị Pari 398 Chương IV ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHỐNG CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH” VÀ CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA MỸ, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở MIỀN BẮC (1969-1/1973) 424 I. Tình hình sau Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 và chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng 424 1. Tình hình sau Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 424 2. Chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng 437 II. Tiếp tục xây dựng hậu phương vững mạnh, chi viện cho chiến trường đánh Mỹ 452 1. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế 452
- 2. Thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế, tăng cường lực lượng cho chiến trường miền Nam 476 III. Miền Nam khôi phục phong trào và đẩy mạnh tiến công quân sự, tạo thế và lực mới 492 1. Mỹ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương 492 2. Phối hợp chiến trường ba nước Đông Dương 498 IV. Cả nước đẩy mạnh tiến công quân sự và ngoại giao 526 1. Cục diện chiến trường ba nước Đông Dương và quyết tâm chiến 526 lược của Đảng 2. Cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam 537 3. Đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ ký kết Hiệp định Pari 552 Chương V CẢ NƯỚC DỒN SỨC GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1-1973 - 4-1975) 591 I. Tình thế mới và chủ trương của Đảng 591 II. Tạo thế, tạo lực, chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược 619 III. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam 655 KẾT LUẬN 707 TÀI LIỆU THAM KHẢO 728
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN CÔNG TRÌNH NHIỆM VỤ TRUNG ƯƠNG GIAO LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TẬP II (1954-1975) Cơ quan chủ trì: VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG Chủ nhiệm công trình: PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc Thư ký khoa học: Ths Trần Thị Bích Hải TS Trịnh Thị Hồng Hạnh HÀ NỘI - 2009
- BAN CHỦ NHIỆM: - PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc - Chủ nhiệm - PGS, TS Trần Thị Thu Hương - Phó Chủ nhiệm BAN THƯ KÝ: - Ths Trần Thị Bích Hải - TS Trịnh Thị Hồng Hạnh TẬP THỂ TÁC GIẢ THAM GIA TU CHỈNH: Chương I: - GS, TS Trịnh Nhu - Chủ biên - Ths Trần Thị Bích Hải - Ths Nguyễn Danh Lợi Chương II: - PGS, TS Trần Thị Thu Hương - Chủ biên - TS Nguyễn Danh Tiên - Ths Nguyễn Bình Chương III: - PGS, TS Nguyễn Thanh Tâm - Chủ biên - TS Khổng Đức Thiêm - TS Nguyễn Thị Thanh Chương IV: - Ths Nguyễn Xuân Ớt - Chủ biên - TS Trịnh Thị Hồng Hạnh - TS Hoàng Kim Thanh Chương V: - PGS, TS Triệu Quang Tiến - Chủ biên - TS Hồ Thị Tố Lương - Ths Dương Minh Huệ Kết luận: PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN CÔNG TRÌNH (2006-2008) Thực hiện nhiệm vụ Ban Bí thư Trung ương Đảng giao (theo Công văn số 8115- CV/VPTW ngày 15-11-2005) về việc tu chỉnh, nâng cao tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975), Ban Giám đốc Học viện đưa vào chương trình nghiên cứu khoa học của Học viện; giao cho Viện Lịch sử Đảng là cơ quan chủ trì, PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc là chủ nhiệm công trình. Công trình triển khai trong 3 năm, từ đầu năm 2006 đến tháng 12 năm 2008. I. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1. Nhiệm vụ của đề tài Thực hiện kế hoạch đã được Ban Giám đốc thông qua, công trình triển khai các nhiệm vụ sau : 1.Tu chỉnh, nâng cao chất lượng tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II 2.Biên soạn Biên niên sự kiện thời kỳ 1954-1975 3.Thực hiện một số chuyên đề phục vụ biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II. 1.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư nêu trong Công văn số 8115- CV/VPTW ngày 15-11- 2005 : việc nghiên cứu biên soạn “phải bảo đảm đúng tinh thần Chỉ thị số 15- CT/TW, ngày 28-8-2005 của Ban Bí thư về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam"; kế thừa thành quả tổng kết lý luận, thực tiễn của Đảng ta về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, về xây dựng chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Đảng. Nắm vững đối tượng nghiên cứu là lịch sử Đảng và các nguyên tắc tính đảng, tính khoa học, thấm nhuần quan điểm đổi mới của Đảng: nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Sử dụng các phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc, phỏng vấn, khảo sát thực tế, thống kê, so sánh để
- tái hiện lịch sử, phân tích, đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử một cách khách quan, chân thực. 1.3. Tổ chức lực lượng nghiên cứu Ban chủ nhiệm : - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc – Chủ nhiệm - PGS.TS Trần Thị Thu Hương – Phó chủ nhiệm - PGS.TS Nguyễn Hữu Cát - Phó chủ nhiệm (tháng 4-2007, đồng chí Cát chuyển công tác, đã bàn giao nhiệm vụ cho Ban chủ nhiệm) Ban Thư ký : -TS Trịnh Thị Hồng Hạnh -Ths Trần Thị Bích Hải Lực lượng nghiên cứu : Cán bộ nghiên cứu khoa học của Viện Lịch sử Đảng, gồm 37 đồng chí, trong đó có GS.TS, PGS.TS, TS, Ths Tuỳ theo năng lực của cán bộ, Ban chủ nhiệm mời tham gia từng việc của công trình (biên soạn Lịch sử Đảng, Biên niên sự kiện, chuyên đề). Công trình phối hợp với một số cơ quan nghiên cứu lịch sử thuộc nhiều chuyên ngành liên quan với lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà khoa học và Cục lưu trữ Trung ương để nghiên cứu sâu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1954-1975. II. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN - NHỮNG NỘI DUNG ĐƯỢC BỔ SUNG, TU CHỈNH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH 1. Tổ chức khảo sát thực tế, sưu tầm, khai thác tài liệu: -Công trình tổ chức đi khảo sát thực tế tại một số tỉnh miền Nam (thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Côn Đảo); tổ chức nhiều cuộc toạ đàm, gặp gỡ, trao đổi các vấn đề tồn đọng trong lịch sử Đảng với một số đồng chí lãnh đạo trong Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, một số đồng chí lão thành cách mạng, các nhà khoa học chuyên ngành tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Côn Đảo, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng -Trong 3 năm (2006-2008), công trình sưu tầm, khai thác tài liệu tại các Trung tâm lưu trữ của Đảng, Nhà nước và kho lưu trữ các địa phương : +Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Thư viện quốc gia Hà Nội, Viện Lịch sử Quân sự, Viện Khoa học Công An, Bộ Ngoại giao
- +Khai thác tài liệu tại kho lưu trữ các Tỉnh, Thành uỷ : Ban Tuyên giáo Thành uỷ thành phố Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, công trình phối hợp chặt chẽ với Phòng Tư liệu của Viện Lịch sử Đảng để sưu tầm, khai thác các nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1954-1975. -Sưu tầm sách, tạp chí nghiên cứu những vấn đề về lịch sử Đảng, tiếng Việt và tiếng nước ngoài (Anh, Trung Quốc) Tổng số tài liệu đã sưu tầm : 3.000 trang tài liệu, sách. 2. Tổ chức toạ đàm, hội thảo, nghe báo cáo chuyên đề : - Tổ chức toạ đàm : Trong giai đoạn 1954-1975 , công trình lập danh mục những vấn đề tồn đọng trong lịch sử Đảng để nghiên cứu và xin ý kiến, tổ chức nhiều cuộc toạ đàm, gặp gỡ, trao đổi các vấn đề tồn đọng trong lịch sử Đảng với một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng, các nhà khoa học chuyên ngành tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, - Nghe báo cáo một số chuyên đề : Vai trò và hoạt động của lực lượng Công An nhân dân những năm 1954-1975; về hoạt động và kết luận vụ Nhân văn giai phẩm; về vụ án chống Đảng; Những tác động của tình hình quốc tế đối với cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954-1975; về vấn đề lực lượng thứ ba trong thừi kỳ chống Mỹ,. Những nội dung toạ đàm là những vấn đề tồn đọng từ lâu trong Lịch sử Đảng, chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện; do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do thiếu những tài liệu gốc có đủ độ tin cậy cao.Trên cơ sở những Văn kiện, tài liệu mới, những ý kiến đóng góp của những nhân chứng lịch sử, lão thành cách mạng, các nhà khoa học và những nghiên cứu mới của tập thể tác giả, hội thảo đã làm sáng rõ và kết luận được nhiều vấn đề đặt ra. Những kết luận tại hội nghị toạ đàm được chọn lọc đưa vào Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975). Đề tài còn tổ chức hội thảo nhiều lần trong tập thể tác giả về bản thảo . 3. Biên niên sự kiện tập 2 (1954-1975) Cuốn Những sự kiện lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam thời kỳ 1954-1975 xuất bản năm 1979 chia nội dung thành 2 tập : Những sự kiện Lịch sử Đảng- phần chống Mỹ cứu nước tập III (1954-1975); Những sự kiện Lịch sử Đảng- phần xã hội chủ nghĩa tập IV (1954-1975). Để thống nhất phương pháp nghiên cứu và biên soạn biên niên sự kiện lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam từ khi Nguyễn ái Quốc tìm đường cứu
- nước(1911) đến nay, tiếp theo 3 cuốn Lịch sử Biên niên Đảng Cộng sản Việt nam (1911-1929), (1930-1945), (1945-1954) xuất bản năm 2007, 2008, Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng năm 1954-1975 được biên soạn bổ sung nhiều sự kiện mới với nội dung hết sức phong phú trên cơ sở Văn kiện Đảng mới xuất bản, những tài liệu và nghiên cứu mới, xắp xếp sự kiện theo thời gian, không tách hai nhiệm vụ ở hai miền như sách cũ. Biên niên sự kiện 1954-1975 là sản phẩm quan trọng, trong đó thể hiện toàn bộ hoạt động của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam trên mọi lĩnh vực từ 1954 đến 1975, phục vụ biên soạn, bổ sung nâng cao chất lượng tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975). Tổng số sự kiện : 1950 sự kiện với 2050 trang 4. Chuyên đề Tiến hành nghiên cứu những vấn đề tồn đọng trong lịch sử Đảng giai đoạn 1954-1975 : bao gồm các lĩnh vực về đường lối cách mạng của Đảng, xây dựng đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức, về Mặt trận , đấu tranh ngoại giao Những chuyên đề này tổng kết, đánh giá, rút ra những kết luận quan trọng, phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu, biên soạn, bổ sung năng cao chất lượng tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam tập 2. 5. Tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975) : Đây là sản phẩm chính của của công trình. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975), các tác giả đã tập trung trí tuệ và công sức thực hiện mục tiêu nêu trong Kế hoạch nghiên cứu, biên soạn được Ban Giám đốc Học viện phê duyệt : Đó là nghiên cứu, tu chỉnh, biên soạn bổ sung nâng cao chất lượng một cách có hệ thống, toàn diện Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975). Nêu rõ vai trò lãnh đạo, sự sáng tạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, phương pháp cách mạng qua từng thời kỳ, nhất là trong các bước ngoặt lịch sử. Làm rõ sự chủ động, sáng tạo của các cấp bộ đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954-1975). Trình bày những nét chính yếu phong trào cách mạng rộng lớn, tiêu biểu của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.
- Làm sáng tỏ những vấn đề tồn đọng trong lịch sử bằng những tư liệu mới và cách lý giải khoa học. Đúc kết kinh nghiệm hoạt động của Đảng. Nhiệm vụ của các tác giả khi biên soạn cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II là phải đạt được các mục tiêu trên. Cụ thể từng chương đã tu chỉnh, bổ sung nội dung như sau : Chương I (1954 - 1960) 1. Về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc: Làm rõ nguyên nhân đưa tới sự thay đổi chủ trương tiến dần từng bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội bằng chủ trương tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội khi bước vào giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, công thương nghiệp và cải tạo tư bản tư doanh. Đánh giá rõ những khó khăn trục trặc trong bước đầu tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và tư bản tư doanh. 2. Bổ sung những nét chính yếu tình hình tổ chức toàn Đảng và hệ thống tổ chức Đảng tại miền Bắc. 3. Đánh giá thấu đáo hơn, cụ thể hơn vấn đề Nhân văn giai phẩm 4. Tinh thần chủ động, sáng tạo của Đảng bộ miền Nam (Xứ ủy Nam Bộ, Khu V, Trị Thiên). 5. Quá trình chuẩn bị nội dung và những quan điểm chính đưa ra thảo luận tại Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Chương II (1961 - 1965) 1.Tác động của tình hình thế giới đối với cách mạng Việt Nam : Làm rõ hơn bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới, nhất là mâu thuẫn trong phong trào cộng sản quốc tế, trong bối cảnh đó, ta chuyển từ khởi nghĩa sang chiến tranh cách mạng, chưa được sự ủng hộ thực sự của Liên Xô, Trung Quốc. 2.Về cách mạng miền Nam : Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam và Đảng bộ các khu, trong đó, chú ý làm nổi bật hơn nữa về Trung ương Cục lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh chống phá ấp chiến lược, xương sống của "chiến tranh đặc biệt". Bổ sung nội dung về công tác xây dựng Đảng bộ miền Nam, nhất là về tư tưởng và tổ chức. 3.Về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc : Bổ sung các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, xây dựng hệ thống chính trị, công tác tư tưởng - văn hóa, chính sách xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại Bổ sung những nội dung hoạt động và thành tựu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đây là thời
- kỳ miền Bắc phát triển mạnh nhất về mọi mặt do chưa có chiến tranh phá hoại và chủ trương xây dựng miền Bắc vững mạnh làm hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam. 4.Đấu tranh nội bộ Đảng, những khuynh hướng tư tưởng và hoạt động sai lầm (trên cơ sở kế thừa chuyên đề nhóm chống Đảng). 5.Phân tích kỹ hơn quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam - Liên Xô, Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào - Campuchia. Chương III (1965-1968) 1.Sự lãnh đạo về đường lối, chỉ đạo thực tiễn của Đảng (Trung ương Đảng, Trung ương cục miền Nam, các Đảng bộ miền, khu, tỉnh, thành) để đánh thắng chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ. 2.Sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng (Trung ương, khu ủy, tỉnh, thành ủy) chuyển miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, tích cực chi viện miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế. 3. Phối hợp chiến đấu chống Mỹ và tay sai Mỹ của quân dân ta với nhân dân các nước Đông Dương. 4.ủng hộ vật chất và tinh thần của các nước XHCN cho nhân dân miền Bắc, miền Nam Việt Nam trong những năm 1965-1968. 5.Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở miền Nam Tết Mậu Thân - Thắng lợi và kinh nghiệm (qua những kết quả nghiên cứu mới). 6.Công tác xây dựng Đảng ở miền Bắc và miền Nam trong thời kỳ 1965- 1968. 7.Công tác lãnh đạo xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất ở miền Bắc và miền Nam 1965-1968. Chương IV (1969-1972) 1.Sự chỉ đạo của Trung ương Cục đối với cách mạng miền Nam. 2.Công tác tư tưởng của Đảng ở cả hai miền, đặc biệt là những thời điểm quan trọng. 3.Công tác xây dựng Đảng ở miền Bắc; hệ thống tổ chức Đảng ở miền Nam (Trung ương Cục miền Nam, các địa phương). 4.Công tác an ninh trật tự, đấu tranh chống các loại tội phạm ở miền Bắc trong xây dựng kinh tế-văn hoá, chống chiến tranh phá hoại. 5.Đấu tranh chống bình định trên các mũi chính trị và binh vận ở các địa phương miền Nam. 6.Hoạt động của Chính phủ, Quốc hội, chính quyền địa phương các cấp ở miền Bắc
- Chương V (1973-1975) 1.Chính sách của một số nước lớn đối với cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Pari (Mỹ, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc). 2.Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Bộ Tổng tư lệnh, Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy V, khu ủy Trị Thiên - Huế và các tỉnh miền Nam. 3.Thành tựu hơn 2 năm khôi phục, phát triển kinh tế miền Bắc và vai trò của miền Bắc ở giai đoạn cuối của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. 4.Phong trào nổi dậy ở một số tỉnh, nhất là các tỉnh ở Nam Bộ theo phương châm "Tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã". 5.Công tác binh vận trong giai đoạn 1973-1975. Sau một thời gian tập trung cao độ công sức, trí tuệ tu chỉnh, biên soạn bổ sung, nâng cao chất lượng bản thảo Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam tập II, đến nay công trình đã hoàn thành, gồm trang . Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Sau 3 năm triển khai nhiệm vụ (2006-2008), công trình nhận được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan chức năng (Vụ Quản lý khoa học, Vụ kế hoạch-Tài chính, Văn phòng Học Viện, Phòng Tài vụ), với sự chỉ đạo sát sao của Ban chủ nhiệm, của Viện Lịch sử Đảng, sự cố gắng của tập thể tác giả, công trình đã hoàn thành tốt nhiệm vụ theo đúng kế hoạch và tiến độ. -Tổ chức lực lượng tham gia công trình một cách khoa học, phân công phân nhiệm hợp lý. -Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiên độ công việc; chủ động trong mọi hoạt động khoa học của công trình. -Kinh phí : phân bổ và sử dụng kinh phí hợp lý, đúng chế độ qui định của Bộ Tài chính, thanh- quyết toán kịp thời. * Dù đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch, song chúng tôi nghĩ rằng, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1954-1975, vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu sâu sắc hơn. Tiếp thu ý kiến của Hội đồng nghiệm thu, chúng tôi sẽ tu chỉnh, nâng cao hơn chất lượng công trình để trình Ban Bí thư, xin được xuất bản Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí. Chủ nhiệm công trình
- PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc
- MỤC LỤC I. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU 1 1.1. Nhiệm vụ của đề tài 1 1.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 1 1.3. Tổ chức lực lượng nghiên cứu 2 II. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN - NHỮNG NỘI DUNG 2 ĐƯỢC BỔ SUNG, TU CHỈNH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH 1. Tổ chức khảo sát thực tế, sưu tầm, khai thác tài liệu 2 2. Tổ chức toạ đàm, hội thảo, nghe báo cáo chuyên đề 3 3. Biên niên sự kiện tập 2 (1954-1975) 3 4. Chuyên đề 4 5. Tác phẩm Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954-1975) 4
- Chương I ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG, CỦNG CỐ MIỀN BẮC, HOẠCH ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954-1960) I. NHỮNG NHÂN TỐ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG SAU HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ (1954-1960) Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, nhân dân Việt Nam bước vào thời kì lịch sử đặc biệt. Theo Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra hoàn toàn giải phóng, miền Nam tạm thời dưới sự kiểm soát của thực dân Pháp. Trong thời gian 2 năm, sau Hiệp định Giơnevơ hai miền sẽ tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Trong giai đoạn mới, cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược, đó là tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời từng bước xây dựng chế độ xã hội mới - xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Cả hai nhiệm vụ này đều do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo vì một mục tiêu chung là độc lập dân tộc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn, phức tạp. Trên thế giới, sự lớn mạnh của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa có tác động to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Về kinh tế, các nước trong khối SEV1 và các nước xã hội chủ nghĩa khác tiếp tục tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện cùng nhau phát triển. Năm 1955, Liên Xô hoàn thành trước thời hạn kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1951-1955) với nhiều thành tựu quan trọng. Trong đó, tổng sản 1 . Ngày 8-1-1949, hội nghị kinh tế gồm đại biểu các nước Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc đã quyết định thành lập tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa (khối SEV) nhằm thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, văn hoá và khoa học - kỹ thuật giữa Liên Xô với các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu 1
- lượng công nghiệp năm 1955 tăng 85% so với năm 1951, gấp 3,5 lần trước chiến tranh; than đá năm 1955 chiếm 20% tổng sản lượng của thế giới; sản lượng dầu lửa tăng từ năm 1953- 1957 tăng bình quân hàng năm 11,4 triệu tấn (trong khi Mỹ 8,8 triệu tấn) nâng tổng sản lượng năm 1958 lên 113 triệu tấn. Từ năm 1950, Liên Xô đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới về sản lượng điện, đến năm 1958 là 233 tỉ kw/h. Trong khoa học, kĩ thuật, Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất điện nguyên tử và sau đó phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ. Các nước xã hội chủ nghĩa được sự giúp đỡ của Liên Xô tiếp tục giành được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế -xã hội. Năm 1955, công nghiệp Ba Lan tăng gấp 4 lần trước chiến tranh, trong đó có nhiều ngành công nghiệp mới ra đời; Năm 1956, Cộng hoà Dân chủ Đức thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai, qua đó trở thành nước đứng đầu châu Âu về sản lượng điện theo đầu người, thứ hai thế giới về sản lượng hoá chất theo đầu người. Năm 1957, Trung Quốc hoàn thành kế hoạch 5 năm (1953-1957) với nhiều kết quả mới trong phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nước xã hội chủ nghĩa cũng đã bắt đầu mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt là chủ trương đại nhảy vọt và công xã nhân dân ở Trung Quốc Về quân sự, sau khi sản xuất được bom khinh khí vào năm 1953, tháng 10 năm 1957, Liên Xô lại sản xuất được tên lửa vượt đại châu. Sự lớn mạnh của Liên Xô về kinh tế và quốc phòng dẫn đến cuộc khủng hoảng tên lửa của hệ thống đế quốc nhất là Mỹ. Liên Xô có tên lửa vượt đại châu có nghĩa là mạng lưới bao vây Liên Xô bằng hệ thống tên lửa tầm trung bình ở Tây Âu của Mỹ đã giảm tác dụng, lãnh thổ Mỹ không còn bất khả xâm phạm. Chiến lược quân sự “trả đũa ồ ạt” của Aixenhao bị đảo lộn. Xu hướng “ly tâm” khỏi Mỹ của các nước Tây Âu do Đờ Gôn khởi xướng đang phát triển. Các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu được sự giúp đỡ của Liên Xô đã hoàn thành công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp và bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội với quy mô lớn. 2
- Tháng 5-1955, tổ chức Hiệp ước Vácsava ra đời1 nhằm đối phó với việc phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Tây Đức và khối Bắc Đại Tây Dương. Tháng 10 năm 1956, cuộc khủng hoảng ở Hunggari và Ba Lan được giải quyết. Tháng 11 năm 1957, Hội nghị quốc tế 64 đảng cộng sản và công nhân họp ở Mátxcơva ra tuyên bố hòa bình. Cũng trong thời gian này còn có Hội nghị của các Đảng cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa tổng kết kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa. Hội nghị nhất trí nhận định, tuy có khác nhau về hình thức trong cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng những quy luật phổ biến đã diễn ra ở các nước này, đó là: sự lãnh đạo của giai cấp công nhân do đội tiên phong của nó là đảng Mác- Lê nin đối với cách mạng; liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác xây dựng chế độ sở hữu công cộng đối với các phương tiện sản xuất chủ yếu; kế hoạch hoá nền kinh tế; cách mạng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đào tạo đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa; bình đẳng dân tộc, đoàn kết quốc tế; bảo vệ thành quả cách mạng. Đoàn đại biểu Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chỉ Minh dẫn đầu đã làm hết sức mình để góp phần vào thành công của hội nghị. Hội nghị quốc tế các đảng Mác - Lê nin năm 1957 đã củng cố đoàn kết trong hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế. Tuy nhiên, Hội nghị đã đánh giá quá cao kinh nghiệm thành công của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, từ đó khái quát thành những quy luật phổ biến về chế độ sở hữu công cộng tư liệu sản xuất chủ yếu, mà không quan tâm tới vấn đề đa sở hữu và vai trò của kinh tế hàng hoá. Trên thực tế, từ nửa cuối thập kỉ năm 50 của thế kỉ XX, những bất cập về lí luận và thực tiễn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội bắt đầu xuất hiện làm ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đó là vụ bạo động chính trị ở Hung ga ri (tháng 10-1956), Ba Lan (tháng 6- 1956); là tư tưởng xét lại ở Liên xô và đường lối “tam hoà” (thi đua hoà bình, quá độ hoà bình và đấu tranh hoà bình) của Đảng Cộng sản Trung Quốc; là những mâu thuẫn, bất hòa giữa hai quốc gia trụ cột Liên Xô và Trung Quốc. Những 1 Khối này được thành lập ngày 14 tháng 5 năm 1955 tại Warszawa, sau khi các nước: Liên Xô Albania, Ba Lan, Bulgaria, Cộng hoà dân chủ Đức, Hungary, Romania, Tiệp Khắc ký kết Hiệp ước hữu nghị hợp tác và tương trợ, có hiệu lực từ tháng 6 năm 1955 3
- nhân tố tiêu cực này đã ảnh hưởng rất lớn tới trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Liên xô và Trung quốc, hai nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa tuy đặt quan hệ ngoại giao và giúp đỡ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1950 nhưng họ vẫn chưa thật hiểu và tin tưởng về cách mạng Việt Nam. Hai nước đồng ý quan điểm chia Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc với chế độ chính trị khác nhau và mong muốn duy trì hiện trạng đó. Đó cũng là những khó khăn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Phong trào giải phóng dân tộc đang tiến những bước mới. Tháng 8- 1954, Chính phủ Xatxtrô Amítgiôgiô của Inđônêxia chủ trương độc lập, hòa bình, trung lập, tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước hạn chế nền độc lập Inđônêxia của Hà Lan. Tháng 12-1953, Ấn Độ nhận viện trợ của Liên Xô. Năm 1954, Ấn Độ từ chối viện trợ quân sự của Mỹ và thu hồi bốn thành phố thuộc địa Pháp. Tháng 12-1956, quân đội Anh, Pháp phải rút khỏi Ai Cập. Ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Đông tăng lên, nhưng Mỹ cũng nhân cơ hội đó nhúng tay vào Ai Cập. Ở Angiêri, được sự cổ vũ chiến của thắng Điện Biên Phủ, tháng 8-1954, Đảng Mặt trận giải phóng dân tộc phát động cuộc khởi nghĩa ở miền rừng núi và mở rộng cuộc chiến tranh du kích ra khắp nước. Năm 1956, thực dân Pháp phải đưa 400.000 quân viễn chinh sang đàn áp, nhưng không thể dập tắt được cuộc kháng chiến của nhân dân Angiêri. Năm 1958, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Angiêri thành lập. Nhân dân Angiêri đã giành được thắng lợi, buộc thực dân Pháp ký Hiệp nghị Eviăng và rút quân khỏi Angiêri (2- 1962). Tháng 3-1957, Gana, nước châu Phi đầu tiên tuyên bố độc lập. Ngày 1-1-1959, cách mạng Cuba giành được thắng lợi trong cả nước. Chế độ độc tài phản động Batista bị đánh đổ. Tháng 5-1960, Chính phủ Cuba đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô và tuyên bố đứng vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bất chấp sự thù địch của đế quốc Mỹ. Hòa cùng thắng lợi của ba nước Đông Dương, phong trào giải phóng dân tộc có ý nghĩa lớn lao làm sụp đổ căn bản chủ nghĩa thực dân cũ và bước đầu đẩy chủ nghĩa thực dân mới vào cuộc khủng hoảng. Phong trào độc lập dân tộc giai đoạn này mang nhiều nét mới, đặc sắc: nổi dậy đều khắp cả Á, 4
- Phi và Mỹ la tinh, mang hình thức đấu tranh vũ trang và chĩa mũi nhọn chống Mỹ. Phong trào độc lập dân tộc thế giới vừa tăng sức cổ vũ cho cách mạng miền Nam nước ta tiến lên, vừa làm suy yếu, phân tán lực lượng chủ nghĩa đế quốc, hỗ trợ tích cực cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sau khi đình chiến tại Triều Tiên xu thế hòa bình, trung lập phát triển trong các nước dân tộc chủ nghĩa do giai cấp tư sản dân tộc nắm chính quyền. Đây là hiện tượng mới của phong trào giải phóng dân tộc. Từ ngày 28-4 đến ngày 2-5-1954, thủ tướng các nước Ấn Độ, Xri Lanca, Inđônêxia, Miến Điện1 và Pakixtan họp tại Côlômbô, thủ đô Xrilanca, chủ trương xây dựng khối trung lập châu Á, yêu cầu đình chiến ở Đông Dương, đòi cấm vũ khí nguyên tử và lên án chủ nghĩa thực dân. Tháng 12-1954, nhóm Côlômbô lại họp ở Bôgo (Inđônêxia), chủ trương triệu tập hội nghị các nước Á- Phi. Hội nghị Băng đung (họp vào cuối tháng 4-1955 tại Inđônêxia) có 29 nước Á- Phi tham dự đã ra bản tuyên bố 10 nguyên tắc hòa bình, trung lập là một đóng góp quan trọng vào phong trào chống chủ nghĩa thực dân, củng cố nền độc lập của các nước Á- Phi và bảo vệ hoà bình thế giới. Hòa bình, trung lập là một xu thế tiến hộ, đòi hỏi Đảng ta phải có thái độ và chính sách thích hợp tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế rộng rãi đối với sự nghiệp cách mạng chống đế quốc Mỹ của nhân dân ta. Tại Hội nghị Băng đung, đoàn đại biểu nước ta do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đã có những đóng góp tích cực vào việc hình thành và phát triển xu thế tiến bộ đó. Những nhân tố tích cực trên đây tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng nước ta hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng tình hình thế giới có một số khó khăn và phức tạp mới. Khó khăn và phức tạp chủ yếu bắt nguồn từ chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ. Mỹ tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh lạnh nhằm bao vây Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa và chống lại phong trào giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, Mỹ bước đầu thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình với ý đồ lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, không cần chiến tranh. 1 Nay là Mianma 5
- Tuy nhiên, lúc này Mỹ chưa giải quyết xong cuộc khủng hoảng kinh tế 1944-1946 và 1947-1948, các cuộc khủng hoảng 1953-1954, 1957-1958 và 1960-1961 lại lần lượt nổ ra. Chỉ trong vòng 17 năm, Mỹ đã có 5 cuộc khủng hoảng. Điều đó chứng tỏ xã hội Mỹ luôn luôn mang trong mình nó những bệnh hoạn khó có thể cứu chữa tận gốc. Đó là bệnh thừa tư bản mà thiếu chỗ đầu tư, thừa hàng hóa mà thiếu thị trường tiêu thụ, thừa năng lực sản xuất mà thiếu nguyên liệu để sản xuất. Sau chiến tranh, hàng năm Mỹ có khoảng chục triệu người thất nghiệp và phải nhập tới 40% nguyên liệu của thế giới tư bản. Hàng chục, hàng trăm tỷ đô la thừa của Mỹ không biết đầu tư vào đâu. Đế quốc Mỹ làm thế nào chữa được căn bệnh kinh niên này? Con đường mòn mà Mỹ thường đi trước kia để tạo lối thoát cho cuộc khủng hoảng này lại được dùng đến, nhưng có cải tiến cho phù hợp với tình hình mới. Để giải quyết nạn ế thừa hàng hóa và thừa tư bản, Mỹ chủ trương “viện trợ” kinh tế, cho vay, bán lương thực, bán hàng tiêu dùng, lập hệ thống tiền tệ lấy đồng đô la làm trụ cột và viện trợ vũ khí1 cho các nước tư bản khác, buộc các nước này phải phụ thuộc vào kinh tế Mỹ và phục tùng sự thống trị của Mỹ. Để giải quyết nạn thừa lao động và năng lực sản xuất, Mỹ lao vào con đường sản xuất vũ khí (chiếm 1/3 sản lượng công nghiệp). Chủ trương chạy đua vũ trang và sản xuất bom nguyên tử của Mỹ trước mắt giúp Mỹ ngăn chặn được chừng nào nạn khủng hoảng, đồng thời đe dọa các nước khác và hy vọng đẩy Liên Xô vào thế suy yếu vì phải cân bằng lực lượng với Mỹ. Nhưng chiến lược chạy đua vũ trang của Mỹ vấp phải sức cản lớn là phong trào hòa bình của hàng trăm triệu người trên trái đất. Để giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, Mỹ từng bước hất cẳng các đế quốc Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan, chiếm lấy thuộc địa của các nước này. Sau khi hất cẳng Anh ở Canađa, Ôxtrâylia, Xrilanca, Mỹ la tinh, Trung Cận Đông, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và gạt Hà Lan ở Inđônêxia, Mỹ tiếp tục hất cẳng Pháp ở Đông Dương. Dưới chiêu bài chống Liên Xô, chống chủ nghĩa cộng sản, Mỹ ra sức tập hợp các nước đế quốc trong các liên minh quân sự do Mỹ cầm đầu. Ngày 8-9-1954. Mỹ lập ra “tổ chức Hiệp ước Đông-Nam Á” (SEATO) với mục đích ngăn chặn chủ nghĩa xã hội tràn qua vĩ tuyến 17 xuống Đông-Nam Á, đặt 1. Do can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên, các công ty độc quyền Mỹ đã lãi 41,2 tỷ đô la và tránh được cuộc khủng hoảng sắp xảy ra cuối năm 1949. 6
- miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia nằm trong sự bảo hộ của Mỹ1. Tuy nhiên, về sau Pakixtan ra khỏi tổ chức này, Inđônêxia từ chối giúp Giôn xơn và khi chiến tranh Việt Nam kết thúc thì SEATO cũng giải tán. Trong khoảng 10 năm sau chiến tranh thế giới (1945-1955), Mỹ đã thao túng được Tây Âu và Nhật Bản, cũng như đối với toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm cho nền kinh tế Mỹ ra khỏi khủng hoảng và tiếp tục phát triển. Hầu hết các thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan đều rơi vào tay Mỹ. Mỹ đã đàn áp được phong trào giải phóng dân tộc ở Goatêmala (tháng 7-1954) và Công gô (1960). Những thắng lợi này làm cho giai cấp thống trị Mỹ càng nuôi thêm tham vọng về một “đại thế kỷ Mỹ”2, tham vọng làm bá chủ thế giới3. Sự bất hòa trong phong trào cộng sản quốc tế và trong hệ thống xã hội chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 50 làm cho Mỹ càng nuôi thêm tham vọng đó. Tuy nhiên, trong những năm cuối thập kỷ 40, đầu thập kỷ 50 giấc mơ về một “đại thế kỷ Mỹ” liên tiếp bị sứt mẻ. Dù là nước đế quốc mạnh nhất, Mỹ không cứu được Tưởng Giới Thạch, đành chịu mất Trung Quốc và chịu chia đôi nước Triều Tiên. Dù đã gánh cho Pháp trên 2/3 chiến phí, Mỹ đành bó tay để Pháp thua ở Điện Biên Phủ. Mỹ buộc phải khoanh tay trước thắng lợi của cách mạng Cu Ba và bất lực trước cuộc đồng khởi của hàng triệu quần chúng miền Nam Việt Nam nổi dậy đập tan ách kìm kẹp của bọn tay sai Mỹ ở 1 Giô dép A. Am tơ nhận xét: "Hiệp ước SEATO đã được ký chỉ với ba chính phủ châu Á (Pakixtan. Thái lan và Philíppin” những nước đã có liên minh quân sự với Mỹ) và năm chính phủ phương Tây. Rõ ràng, Hiệp ước SEATO là một sự giả mạo và lừa dối để làm ra vẻ là Mỹ có sự ung hộ quốc tế trong hành động của họ ở Việt Nam. Không có ai trong các người ký xem trong hiệp ước này” Lời phán quyết vế Việt Nam, Nxb quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985, tr. 47 2 Năm 1940, trên tờ Lai phơ, Henrilớt viết' "Chúng ta cằn tập hợp đông đảo người Mỹ nhất. xác lập và đẩy tới một nhận thức mởi về nước Mỹ ta như một quyền lực toàn cầu, tuyệt đối là của Mỹ. Mỹ là trung tâm năng động nhất trong mọi linh vực kinh doanh. Mỹ là lò đào tạo những người tài giỏi nhất phụng sự nhân loại. Mỹ là ông thánh Xamaritan ban phát ân đức cho loài người. Mỹ là đền thờ của lý tưởng tự do. Tất cả những yếu tố đó họp lại tạo nên nhận thức đúng đắn về thế kỷ XX. Đó là đệ nhất thế kỷ Mỹ”. Tất cả các tổng thống Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đều hoạch định chiến lược và chính sách của mình theo quan điểm đó. Chỉ sau khi thất bại ở Việt Nam, giấc mơ về “đại thế kỷ Mỹ” mới bị rạn nứt. 3 Giấc mơ về một "đại thế kỷ Mỹ” và một thế giới trong đó Mỹ là bá chủ có một nguồn gốc sâu xa là Mỹ đánh giá sức mạnh chỉ căn cứ một chiều vào tiềm lực kinh tế của Mỹ. Dân số Mỹ chỉ chiếm 6% số dân thế giới nhưng sản lượng công nghiệp Mỹ lại chiếm khoảng một nửa của thế giới tư bản, 1950: 54,6%, 1960: 45.8%. Đầu tư tư bản Mỹ ra nước ngoài lớn hơn các nước đế quốc trên thế giới cộng lại. Mỹ có 13 công ty trong 20 công ty lớn nhất thế giới. Trên thế giới, Mỹ xuất khẩu một nửa lúa mì, 1/3 gạo, 90% đậu tương, 60% ngô. Năng suất lao động Mỹ gấp đôi Tây Âu và Nhật Bản. 7
- cơ sở nông thôn. Âm mưu gây chiến của Mỹ còn bị làn sóng hòa bình, trung lập của các nước ngăn chặn. Vừa phải chống với hệ thống xã hội chủ nghĩa, với phong trào độc lập dân tộc, với phong trào hòa bình dân chủ, trung lập, Mỹ vừa phải đối phó với cuộc cạnh tranh của các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản. Sự thật chứng tỏ Mỹ giàu nhưng không phải Mỹ muốn làm gì cũng được. Sự thật chứng tỏ Mỹ đứng ở vị trí bá chủ thế giới tư bản, nhưng Mỹ chưa thể bá chủ toàn thế giới. Trước những thực tế trên đây, Mỹ buộc phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu. Từ chiến lược đối đầu gay gắt giữa hai phe, Mỹ phải chuyển sang chiến lược hòa hoãn với Liên Xô. Không đủ sức ngăn chặn cùng một lúc cả ba dòng thác cách mạng và đối phó với các mâu thuẫn trong nội bộ phe đế quốc, Mỹ phải chọn hướng trọng điểm là tập trung lực lượng đánh phá phong trào giải phóng dân tộc. Trong đối tượng xâm lược, Mỹ chọn Việt Nam làm trọng điểm, vì học thuyết Đôminô của Mỹ cho rằng nếu mất Việt Nam thì có thể mất nhiều nơi trên thế giới, trước hết là Đông-Nam Á- nơi có nhiều lợi ích chiến lược về chính trị, quân sự và kinh tế trong ý đồ giành quyền bá chủ thế giới của Mỹ. Mỹ biết rằng cuộc cách mạng Việt Nam do đảng Mác - Lê nin và lãnh tụ Hồ Chí Minh lãnh đạo là một cuộc cách mạng triệt để, với mục tiêu độc lập, thống nhất hoàn toàn và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mỹ cho rằng chủ nghĩa xã hội thắng lợi ở Việt Nam sẽ tràn xuống Đông-Nam Á, lợi ích chiến lược toàn cầu của Mỹ ở châu Á và Thái Bình Dương sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì lẽ đó, Mỹ phải tập trung lực lượng chiếm giữ miền Nam Việt Nam. Đàn áp và đánh bại được Việt Nam, Mỹ vừa đánh bại được phong trào giải phóng dân tộc, vừa đánh bại chủ nghĩa xã hội ở vùng này. Chính vì vậy Việt Nam đã trở thành nơi đụng đầu lịch sử quyết liệt giữa phong trào độc lập dân tộc và chủ nghĩa đế quốc, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản1. Sau những tổn thất to lớn của chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới chủ trương giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng hòa bình. Các nước lo sợ từ một đốm lửa nhỏ (chiến tranh giải phóng ở một nước) có thể gây ra chiến tranh thế giới, lo sợ 1. Trong hơn 50 năm cuối thế kỷ XX, Mỹ viện trợ cho 150 nước trên thế giới, trong đó viện trợ cho ngụy quyền Sài Gòn chiếm l0% 8
- vũ khí nguyên tử. Họ chủ trương giải quyết các cuộc xung đột khu vực mang yếu tố ý thức hệ bằng mô hình chia cắt của Đức (sau chiến tranh thế giới thứ hai) và của Triều Tiên (sau cuộc chiến tranh (1950-1953) nhằm cân bằng lược lượng giữa các nước tư bản và các nước xã hội chủ nghĩa. Điều đó thể hiện rõ qua việc các nước lớn thoả thuận kí Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương. Đối với Trung Quốc, bản thân họ cũng chưa giải phóng Đài Loan và những phần lãnh thổ do chế độ phong kiến tạm nhượng cho các nước phương Tây (Hồng Kông, Ma Cao). Các nhà lãnh đạo Trung Quốc khuyên Việt nam: “Trường kì mai phục, tích trữ lực lượng, liên hệ quần chúng, chờ đợi thời cơ”1. Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông nêu rõ quan điểm: “Tình hình Việt Nam bị chia cắt không thể giải quyết được trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kì ., nếu 10 năm chưa được thì phải 100 năm”2. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng cho rằng, miền Bắc nước ta nên tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội cho mạnh thì sẽ giải phóng được miền Nam. Ngày 24-1- 1957, Liên Xô đề nghị cả Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Việt Nam Cộng hoà vào Liên hợp quốc. Nhận xét về thời kì này, V.Gaiduk viết: “Trước năm 1964, Liên Xô chủ yếu vẫn là một quan sát viên trước những diễn biến ở Việt Nam. Với vai trò này đã phục vụ cho chiến lược cùng tồn tại hoà bình của Khruschev với phương Tây và tránh những cuộc xung đột giống như cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cu ba năm 1962”3. Đế quốc Mỹ đã lợi dụng tình trạng bất hòa trong phong trào cộng sản quốc tế, lợi dụng cuộc khủng hoảng về đường lối phong trào cách mạng thế giới, lợi dụng lợi ích dân tộc riêng rẽ của từng nước, và lợi dụng tâm lý sợ Mỹ, sợ chiến tranh của nhân dân thế giới để tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. Bối cảnh lịch sử quốc tế trên đây đặt ra cho Đảng ta vấn đề: làm thế nào tranh thủ đến mức cao nhất chỗ mạnh của ba dòng thác cách mạng; làm thế nào giảm bớt đến mức thấp nhất nhân tố tiêu cực, thu hẹp ảnh hưởng của 1 Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Nxb. ST, H, 1979, tr 40 2 Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Nxb. ST, H, 1979, tr 39 3 Ilia V. Gaiduk: Liên bang Xô viết và chiến tranh Việt Nam , Tổng cục V - Bộ Nội vụ, tài liệu tham khảo nội bộ, H, 1998, tr. 8. 9
- cuộc khủng hoảng trong phong trào cách mạng thế giới đối với cách mạng nước ta; làm thế nào tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới chĩa mũi nhọn vào đế quốc Mỹ - kẻ thù chính của cách mạng thế giới và của cách mạng Việt Nam lúc này . Ở trong nước, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, một nửa đất nước từ vĩ tuyến 17 trở ra hoàn toàn giải phóng nhưng một nửa đất nước vẫn nằm trong sự kiểm soát của thực dân xâm lược. Đây là thời kì đặc biệt của lịch sử dân tộc cũng như lịch sử Đảng. Trong khi miền Bắc tập trung làm nhiệm vụ khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thì miền Nam tiếp tục phải gồng mình chiến đấu chống kẻ thù xâm lược để giành nền độc lập dân tộc trọn vẹn, tiến tới thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cả hai nhiệm vụ cách mạng ở hai miền đó đều do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Ngày 10-10-1954, Hà Nội - Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - được giải phóng. Ngày 1-1-1955, hai mươi nhăm vạn đồng bào và chiến sĩ tham dự mít tinh lớn ở quảng trường Ba Đình chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ ta trở về thủ đô sau 9 năm xa cách. Thủ đô Hà Nội được giải phóng tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân ta đấu tranh đòi đối phương phải rút khỏi các vùng còn lại đúng thời hạn. Ngày 30-10-1954, thị xã Hải Dương được hoàn toàn giải phóng. Ngày 13-5-1955, thành phố Hải Phòng sạch bóng quân thù. Ngày 16-5-1955, quân viễn chinh Pháp rút khỏi đảo Cát Bà, mảnh đất cuối cùng của miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng. Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, nhân dân ta ở miền Bắc hoàn toàn làm chủ xí nghiệp, hầm mỏ, đất đai, tài nguyên và cuộc sống của mình. Thắng lợi đó đã củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. “Miền Bắc được giải phóng là một thắng lợi to lớn của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và đặt cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh để thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh”1 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb TCQG, H, 2002, tập 16, tr. 569 10
- Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội trở thành nền tảng, căn cứ địa vững chắc cho cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam cũng như sự nghiệp cách mạng của cả nước. Miền Bắc bắt tay vào khôi phục kinh tế trong điều kiện khó khăn vô cùng gay gắt về nhiều mặt của một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến, vừa trải qua hai cuộc chiến tranh tàn phá nghiêm trọng và đang chuyển sang giai đoạn cách mạng mới. Nông nghiệp, ngành chủ yếu của nền kinh tế miền Bắc bị thiệt hại nghiêm trọng, 143.000 héc ta ruộng đất bị bỏ hoang, 8 công trình đại thủy nông và nhiều công trình thủy nông vừa và nhỏ bị phá hủy. Phần lớn ruộng đất gieo trồng một vụ, năng suất kém. Thiên tai liên tiếp. Kỹ thuật sản xuất thủ công thô sơ. Sức kéo chủ yếu là trâu, bò, nhưng đã bị chiến tranh làm chết hàng vạn con, cả miền Bắc chưa có một máy kéo. Nông thôn xơ xác tiêu điều vì địch càn quét, đốt phá. Hàng trăm nghìn gia đình không có nhà ở. Gần một triệu đồng bào công giáo bị địch dụ dỗ, cưỡng ép di cư vào Nam bỏ lại hàng chục nghìn héc ta ruộng đất hoang. Nạn đói lan rộng khắp nơi, với gần nửa triệu người. Công nghiệp vốn nhỏ yếu lại bị thiệt hại nặng. Phần lớn xí nghiệp ngừng hoạt động. Ở Hà Nội, Hải Phòng, khi ta vào tiếp quản chỉ còn nhà máy điện và nhà máy nước hoạt động. Gần 50% kho tàng, công sở bị phá hoại. Nguyên liệu, nhiên liệu thiếu. Sản lượng mỏ than Hòn Gai năm 1954 chỉ còn 986.299 tấn, giảm gần 40% so với năm 1939. Số người lao động chân tay thất nghiệp rất đông. Năm 1954, hàng chục vạn người không có việc làm, kể cả hàng vạn binh sĩ ngụy bỏ ngũ về các địa phương. Giao thông vận tải, mạch máu của nền kinh tế quốc dân, bị phá hủy nặng. Đường sắt chỉ còn 102 ki lô mét tuyến Hà Nội - Hải Phòng hoạt động. Số còn lại 1.153 ki lô mét bị phá hủy hoàn toàn. Đường ô tô bị phá hoại và hư hỏng, 3.500 cầu lớn nhỏ bị phá sập. Giao thông ở vùng núi càng tắc nghẽn. Hàng hóa giao lưu giữa miền xuôi và miền ngược gặp nhiều khó khăn. Đường sông lâu ngày không nạo vét, tàu lớn không ra vào cảng được. Phương tiện 11
- vận tải hư hỏng thiếu phụ tùng thay thế. Yêu cầu khôi phục kinh tế đòi hỏi trước hết phải khôi phục nhanh chóng giao thông vận tải. Trải qua chiến tranh, thương nghiệp miền Bắc bị đình đốn. Ở vùng tự do cũ, những yếu tố thương nghiệp xã hội chủ nghĩa đã bước đầu xây dựng; giá cả tương đối ổn định. Ở vùng mới giải phóng, tư sản thương nghiệp và người buôn bán nhỏ rất đông. Riêng Hà Nội có 15.800 hộ thương nghiệp. Hoạt động đầu cơ, nâng giá, lũng đoạn thị trường khá phổ biến. Hàng hóa khan hiếm. Năm 1955, Nhà nước mới nắm được 40,5% hàng bán buôn và 22,8% hàng bán lẻ. Tiền tệ chưa thống nhất. Sản xuất ngừng trệ, phân phối lưu thông có nhiều khó khăn. Kinh tế quốc dân miền Bắc mất cân đối nghiêm trọng. Cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành từ trong kháng chiến tiếp tục được triển khai rộng khắp đã đánh đổ hoàn toàn giai cấp địa chủ phong kiến ở miền Bắc, đưa lại ruộng đất cho nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình đó, Đảng ta đã mắc những sai lầm nghiêm trọng nên đã ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Một số đồng chí cán bộ cao cấp của Đảng phải tự nguyện rút khỏi cương vị lãnh đạo. Do chính sách ngu dân của thực dân Pháp, lại bị hạn chế bởi chiến tranh, nền giáo dục ở miền Bắc Việt Nam phát triển chậm. Đến năm 1954, số người chưa biết chữ còn rất lớn. Cả miền Bắc (năm 1955) chỉ có 30 kỹ sư và cán bộ kỹ thuật. Hệ thống y tế nhỏ yếu, lạc hậu. Năm 1955, hơn 13 triệu dân miền Bắc mới có 78 cơ sở điều trị với 115 bác sĩ, 3.796 y sĩ và y tá. Nhiều bệnh xã hội do chế độ cũ để lại như lao phổi, sốt rét, hoa liễu, đau mắt hột còn hoành hành Thực dân Pháp đã lợi dụng tôn giáo đầu độc quần chúng chống phá phong trào cách mạng. Vì vậy sau Hiệp định Giơnevơ, tình hình tôn giáo ở miền Bắc khá phức tạp. Pháp còn gây hiềm khích dân tộc, tạo nên những mâu thuẫn giữa các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam Kết cấu giai cấp ở miền Bắc khá phức tạp. Tầng lớp địa chủ, tư sản phản động chạy theo địch vào Nam; số ở lại ngấm ngầm hoạt động chống 12
- cách mạng. Chúng tập trung trong Đảng Đại Việt, Quốc dân Đảng rêu rao chiêu bài “chống chia cắt” hòng tranh thủ quần chúng. Địa chủ kháng chiến và tư sản dân tộc có tinh thần yêu nước cùng với nhân dân hòa vui chiến thắng, xây dựng cuộc sống mới, nhưng vẫn lo lắng, phân vân về chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Tầng lớp trí thức và viên chức phấn khởi trước thắng lợi của cách mạng. Những người đã trải qua kháng chiến, được tôi luyện trong khói lửa chiến tranh, tin tưởng chế độ mới, trở thành nòng cốt trong đội ngũ trí thức và viên chức nhà nước. Những người sống dưới chế độ thực dân, nay được cách mạng tin dùng, đã hăng hái làm việc, góp phần ổn định tình hình, củng cố miền Bắc. Tuy nhiên, trước những khó khăn sau ngày giải phóng, lại bị kẻ địch tuyên truyền, xuyên tạc, một số văn nghệ sĩ, trí thức hoang mang, dao động đã tham gia các hoạt động phản đối một số chính sách của Đảng và Chính phủ. Đại diện cho khuynh hướng này là nhóm Nhân văn -Giai phẩm. Kháng chiến thắng lợi, những người sản xuất thủ công nghiệp phấn khởi, nhưng bị địch tuyên truyền bịa đặt nên có phần lo lắng, băn khoăn, sản xuất cầm chừng. Nông dân, một lực lượng chủ yếu của cách mạng phấn khởi sau các đợt giảm tô và cải cách ruộng đất ở những vùng tự do cũ. Ở những vùng mới giải phóng, bần, cố nông cũng mong muốn thiết tha được làm chủ ruộng đất. Công nhân, cùng với nông dân, là lực lượng chủ yếu của cách mạng, sau giải phóng cũng không thuần nhất. Số công nhân tham gia kháng chiến, vững vàng về chính trị nhưng chưa có điều kiện nâng cao về chuyên môn. Số công nhân trong vùng tạm chiếm có nhiều hạn chế về trình độ chính trị và ý thức giai cấp. Miền Bắc được giải phóng đã tạo điều kiện cho nhân dân ta thực hiện quyền làm chủ, ra sức đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước Từ ngày 26-8-1954 đến ngày 10-9-1954, nhân dân ta đấu tranh buộc Pháp phải thực hiện Điều 21 của Hiệp định Giơnevơ về trao trả tù binh và thường dân bị giam giữ. Ta trao trả cho Pháp 6.800 tù binh Âu Phi và 2.360 tù 13
- binh thuộc quốc tịch Việt Nam. Pháp trao trả cho ta 7.350 tù binh, 18.350 tù chính trị và tình nghi, 37. 900 thường dân bị giam giữ. Cũng thời gian này, lực lượng vũ trang của ta rút dần khỏi miền Nam, tập kết ra Bắc (Đồng Tháp ngày 31-10-1954, Cà Mau ngày 8-2-1955, nam Quảng Ngãi và Bình Định ngày 16-5-1955). Toàn Đảng, toàn dân miền Nam với ý thức giác ngộ rất cao, vì sự nghiệp chung của Tổ quốc đã hiểu rõ và theo đúng đường lối, làm đúng chính sách của Đảng, của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến cuối tháng 3-1955, Pháp đã chuyển toàn bộ chính quyền ở các khu vực chiếm đóng cho tay sai Mỹ ở miền Nam. Quân Pháp tập trung quanh Vũng Tàu chuẩn bị về nước. Quyền cai trị miền Nam và quyền chỉ huy quân ngụy, kể từ đó nằm hẳn trong tay Mỹ. Chính sách rút lui khỏi Đông Dương của Pháp được khẳng định sau thất bại Đông - Xuân (1953-1954). Chiến thắng Điện Biên Phủ đặt nước Pháp trước ngụy cơ: Pháp không những có thể bị mất thuộc địa Đông Dương, mà quân đội viễn chinh Pháp có thể bị tiêu diệt. Để tránh khỏi nguy cơ đó, Chính phủ Pháp cấp tốc triệu hồi tướng H. Nava và đưa tướng P. Êly sang thay thế. Tháng 6-1954, Chính phủ Pháp ra lệnh cho P. Êly rút bỏ ngay 175 vị trí quan trọng ở đồng bằng miền Bắc. Ngày 21-7-1954, Pháp ký Hiệp định Giơnevơ cam đoan rút hết quân khỏi Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 13-12-1954, Thủ tướng Pháp Măng đét Phrăngxơ tuyên bố trước Quốc hội: “Chúng ta sẽ rút đi những lực lượng quân đội Pháp không còn cần thiết cho việc bảo vệ những công dân của chúng ta nữa”1. Nhận định về sự thay đổi chiến lược của Pháp, ngày 15-7-954, một tuần trước khi ký kết Hiệp định Giơnevơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) như sau: “So với những điều mà Bôlae đưa ra hồi 1947, thì thái độ của Pháp ngày nay thay đổi khá lớn"2. Sự thay đổi khá lớn này biểu hiện ở 1 Phillp Đờvile và Giăng Lacutuya: Từ cuộc chiến tranh của Pháp đến cuộc chiến tranh của Mỹ. Nxb Xơi. Pari. 1969. chương VII 2 . Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb TCQG, H, 2001, tập 15, tr. 165. 14
- chỗ trước kia Pháp ngoan cố bám chặt lấy Đông Dương, nay chuyển sang rút khỏi toàn bộ Đông Dương. Cũng trong khoảng thời gian ấy, quân đội Pháp rút khỏi Lào và Campuchia. Tháng 11-1954, hầu hết quân viễn chinh Pháp rút khỏi Lào. Ngày 2-6-1955, P. Êly, Cao ủy Pháp ở Đông Dương và Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp xin từ chức. Ông ta cho rằng: “Tôi thấy rằng tất cả những cố gắng của tôi đều trở nên vô ích kinh nghiệm những tháng cuối cho tôi thấy rằng không thể nào cộng tác thật sự có hiệu lực với các đại điện người Mỹ ở Đông Dương"1. Người đại diện đầy quyền lực của Chính phủ Pháp đã bất lực, thì những người đại diện sau càng không làm gì được hơn. P Êly chỉ chưa dám nói thẳng ra một sự thật Pháp đã bị Mỹ hất cẳng ở Đông Dương2. Trong bài “Trong 10 năm bị hất cẳng 2 lần”, đăng trên báo Nhân Dân ngày 12-1-1955, với bút danh C.B, Chủ tịch Hồ Chi Minh đã trình bày lịch sử Pháp bị hất cẳng trên đất Đông Dương. Lần thứ nhất, Pháp bị Nhật hất cẳng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Lần thứ hai, Pháp bị Mỹ hất cẳng khi Pháp thất bại trong chiến tranh Đông Dương. Người chỉ rõ Mỹ đã dùng đô la để hất cẳng Pháp. Chính P.Êly cũng phải thú nhận một trong những đòn quyết định của Mỹ đã hất cẳng Pháp là đô la3 Sau 9 năm liên tiếp thua trận, Pháp buộc phải chấp nhận con đường rút lui khỏi Việt Nam, Lào, Campuchia. Song thực dân Pháp sẽ không tự nguyện rút nhanh khỏi Đông Dương nếu Mỹ không dứt khoát gạt Pháp. Khi Pháp rút quân, Mỹ thấy cần phải hành động nhanh chóng để giữ lấy phần còn lại của Đông Dương, không để nhân dân Đông Dương giành lại độc lập (Mỹ gọi là “không để rơi vào tay cộng sản”). 1 P .Êly: Đông Dương trong cơn biến động 2 Nhà báo Mỹ Pitơ A. Pulơ đã bình luận về việc này như sau: “Pôn Êly bị choáng váng trước tốc độ mà Oasinhtơn hy vọng để thanh toán sự có mặt về quân sự của Pháp”. Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơven đến Nichxơn. Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1988, tr. 62. 3 P. Êly viết: "Không có đôla thì không có một chính phủ địa phương (ngụy) nào đứng vững được. Không có đô la thì không một sự phục hưng quốc gia nào có thể thực hiện được. Song đô la lại dễ điều khiển hơn là điều khiển các tiểu đoàn, các sư đoàn và nhất là điều khiển nó thi kém ồn ào. sôi động hơn”. Ngày 1-5-1955, là ngày của các hành động phản bội”. Trong ngày đó, sau khi đã nhận được đôla Mỹ, các tướng tá, sĩ quan ngụy đều chuyển sang phe Mỹ, chống lại Pháp. Đông Dương trong cơn biến động. 15
- Trước sự thất bại của Pháp, Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào Đông Dương nhằm độc chiếm địa bàn này. Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định: “Thắng lợi của ta làm cho đế quốc Mỹ tỉnh dậy. Sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, âm mưu và kế hoạch can thiệp của Mỹ cũng thay đổi để kéo dài chiến tranh Đông Dương, quốc tế hoá chiến tranh Đông Dương, phá hoại Hội nghị Giơnevơ, tìm hết cách hất cẳng Pháp để chiếm ba nước Việt- Miên -Lào”1 Tại Lào, ngày 26-11-1954, Mỹ đưa tên tay sai Kà Tày lên lập chính phủ bù nhìn Lào. Ngày 31-12-1954, dưới gậy chỉ huy của Mỹ, Kà Tày tiến công lấn chiếm hai tỉnh tập kết của quân đội Pa thét Lào là Sầm Nưa và Phongxaly. Ngày 19-1-1955, Mỹ ký hiệp ước viện trợ kinh tế và quân sự cho Chính phủ Hoàng gia Lào. Ở Campuchia, tháng 5-1955, Mỹ ký hiệp ước viện trợ cho chính quyền vương quốc. Tháng 7-1955, Mỹ đặt phái đoàn viện trợ và cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) ở Campuchia. Tháng 9-1955, Xihanúc tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội và tuyên bố Campuchia rút ra khỏi khối Liên hiệp Pháp. Ngay trong đêm Pháp thua ở Điện Biên Phủ (ngày 7-5-1954), Tổng thống Mỹ Aixenhao lập tức họp với Bộ trưởng Ngoại giao P. Đa lét đề xuất chủ trương hất cẳng Pháp, đòi Pháp phải trao quyền cho ngụy và Mỹ đứng ra trực tiếp huấn luyện, chỉ huy quân ngụy. Ngày 16-6, Mỹ ép Pháp và Bảo Đại buộc Thủ tướng bù nhìn Bửu Lộc, tay sai Pháp, từ chức và đưa Ngô Đình Diệm - tay sai Mỹ, lên thay2. Ngày 7-7, nội các bù nhìn mới với nhiều thành phần thân Mỹ thành lập, do Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng3. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb TCQG, H, 2001, tập 15, tr. 165 2. Bảo Đại viết trong Hồi ký: “Ngày 16-6-1954. sau khi gặp và trao đổi ý kiến với P. Đa lét, tôi gọi Ngô Định Diệm đến biệt thự của tôi ở Can và trao cho y chiếc ghế thủ tướng”. 3 . Tài liệu mật Lầu Năm góc: Cùng ngày 7-7-1954. Ngoại trưởng P.Đa lét điện cho Xmít. trưởng phái đoàn đại diện Mỹ tại Hội nghị Giơnevơ: “chắc chắn là tuyển cử thì cuối cùng có nghĩa là thống nhất nước Việt Nam dưới quyền ông Hồ Chí Minh. Điều quan trọng hơn hết là trì hoãn tuyển cử càng lâu càng tốt” Ngày 2-8-1954, Đa lét tuyên bố: "Vấn đề quan trọng hiện nay là phải cướp lấy cơ hội thuận lợi trong tương lai, đừng để cho thất bại ở Bắc Việt Nam dẫn đến một sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở Đông-Nam Á và Tây Thái Bình Dương” 16
- Ngày 8-8-1954, 18 ngày sau khi Hội nghị Giơnevơ kết thúc, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) do Tổng thống Aixenhao chủ trì, chính thức quyết định chủ trương hất cẳng Pháp và thay Pháp xâm lược Việt Nam. Quyết định NSC 5429/2 của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ có bốn nội dung cơ bản: 1 Mỹ trực tiếp viện trợ cho ngụy quyền Sài Gòn không qua tay Pháp. 2. Pháp chỉ được viện trợ 100 triệu đôla trong tổng số 400 triệu viện trợ của Mỹ cho miền Nam Việt Nam. 3. Pháp phải rút hết quân khỏi miền Nam và phải ủng hộ chính nguyền Ngô Đình Diệm. 4. Loại bỏ Bảo Đại, tay sai lâu đời của Pháp. Đây là sự kiện chủ yếu nêu bật chủ trương của Mỹ gạt Pháp. Quyết định NSC 5429/2 và một loạt hành động gạt Pháp của Mỹ sau đó là sự mở đầu giai đoạn chủ nghĩa thực dân mới Mỹ trực tiếp xâm lược Việt Nam. Cũng như chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp, Mỹ biết rõ muốn thiết lập chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, phải xóa bỏ phong trào cách mạng miền Nam. Muốn xóa bỏ phong trào cách mạng, Mỹ không thể làm như Pháp, Mỹ không thể sử dụng đội quân viễn chinh xâm lược. Mỹ phải tạo ra chủ nghĩa thực dân mới, xây dựng và sử dụng đội quân ngụy và chính quyền ngụy mang màu sắc quốc gia giả hiệu. Tất cả các chính khách Mỹ đều cho rằng Pháp thua trận ở Việt Nam vì chính sách của Pháp là chính sách thực dân quá cũ, không có sức hấp dẫn đối với những phần tử quốc gia1. Để tạo dựng một quân đội ngụy và một chính quyền ngụy độc lập giả hiệu, trước mắt cần loại bỏ ngay quân đội viễn chinh Pháp và chính quyền bù nhìn Bảo Đại. Đây là cái mà Mỹ - Diệm gọi là “đả thực" và “bài phong. “Đả thực” là hất cẳng Pháp, xóa bỏ bộ máy cai trị của Pháp, là đuổi nhanh quân đội 1 E. Lênxdên, trùm tình báo CIA ở miền Nam nói: “tôi không biết ông H. Na va sẽ làm thế nào để chiến thắng, nếu ông không tạo ra được một chuyển biến cơ bản làm cho những người quốc gia Việt Nam tham gia nhiều hơn nữa vào cuộc chiến tranh Pháp cho Việt Nam độc lập, nhưng Pháp vẫn phát hành tiền, vẫn quản lý ngân hàng thuế quan, ngoại giao, quân đội, cảnh sát, và có cả một đạo quân viễn chinh . Còn cao uỷ là người nắm thực quyền”. (E. Lênxđên - Hồi ký - Cộng tác của một người Mỹ ở châu Á) 17
- viễn chinh Pháp về nước, “bài phong” là gạt bọn tay sai Pháp và bắt bọn này phải cúi đầu chịu phục tùng sự chỉ huy của Mỹ. “Đả thực” và “bài phong” là bước đi của Mỹ nhằm tạo điều kiện cho Mỹ tập trung lực lượng “diệt cộng”. Mỹ nhanh chóng chớp lấy thời cơ thuận lợi, khi quân đội Pháp ở Đông Dương đã bị thất bại thảm hại, khi bộ máy cai trị thực dân cũ của Pháp đã rệu rã, bộ mặt thực dân xâm lược trắng trợn của nó đã hoàn toàn bị phơi trần trước toàn thể dân tộc ta và trước dư luận toàn thế giới. Để lừa bịp số người ít am hiểu về chính trị và đánh lừa dư luận thế giới, Mỹ phải xóa ngay bộ máy thực dân cũ, cải tiến nó thành bộ máy thực dân mới. Mâu thuẫn Mỹ - Pháp vốn trước đây là tạm thời, lúc này trở nên đối kháng kịch liệt. Từ tháng 7-1954 đến tháng 7-1956, xã hội miền Nam thuộc địa đã diễn ra cuộc vật lộn, giành giật giữa chủ nghĩa thực dân mới Mỹ và chủ nghĩa thực dân cũ Pháp. Cuộc vật lộn diễn ra vô cùng gay go, ác liệt trên các lĩnh vực kinh tế, chính tri, quân sự, ngoại giao, đổ máu và không đổ máu, ở bên trên và ở bên dưới, ở trong nước và ngoài nước, giữa một bên cố bám giữ lấy những quyền lợi còn lại, với một bên vừa trắng trợn, vừa khôn khéo hất cẳng và cướp lấy thuộc địa của Pháp. Bên ngoài, dựa vào sức mạnh của đồng đô la, trong 3 tháng cuối năm 1954, Mỹ tiến hành một loạt cuộc đàm phán buộc Chính phủ Pháp phải đầu hàng (đàm phán Mỹ - Pháp ở Oasinhtơn tháng 9-1954, đàm phán Mỹ - Pháp – Anh ở Pari tháng 10-1954, đàm phán Mỹ - Pháp ở Sài Gòn tháng 11 1954). Bên trong, Mỹ mua chuộc và chia rẽ các giáo phái và các loại tay sai chống đối phe Diệm1 tiến hành chiến tranh, khủng bố và loại trừ những lực lượng vũ trang tay sai Pháp không chịu hàng phục Mỹ. Trực tiếp điều hành và chỉ huy công việc này là đại sứ Mỹ Côlin, các toán CIA do đại tá E. Lênxđên cầm đầu được cấp tốc phái đến Sài Gòn từ ngày 1-6-1954, phái đoàn viện trợ quân sự MAAG do tướng Giôn Ôđanien chỉ huy và ngụy quyền Ngô Đình Diệm. Ngày 9-10-1954, Ngô Đình Diệm cách chức Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Văn Hinh, tay sai Pháp. Hinh bị trục xuất sang Pháp cùng một loạt tướng tá thân Pháp. Tất cả các lực lượng tay sai Pháp còn lại tập hợp trong 1 .Hoa Kỳ đả trao cho Ngô Đình Diệm 12 triệu đô la để Diệm phân phát cho một số người lãnh đạo độc lập trong tháng 3 và tháng 4-1955, Phơ A.Pulơ: Sách đã dẫn, Tr.66 18
- một tổ chức gọi là “Mặt trận thống nhất toàn lực quốc gia” bao gồm ba thành phần chủ yếu là Cao Đài, Hòa Hảo và Bình Xuyên nổi lên chống Diệm. Đến lúc này, Mỹ - Diệm sử dụng đòn bạo lực quân sự để tiêu diệt lực lượng chống đối. Đòn đánh đầu tiên của Mỹ nhằm vào quân đội Bình Xuyên. Ngày 1-1- 1955, Mỹ giật dây Ngô Đình Diệm cắt các khoản phụ cấp trước đây Pháp dành cho giáo phái, ra lệnh đóng cửa sòng bạc Kim Chung và Đại thế giới - nguồn thu lợi lớn của Bình Xuyên. Ngày 27 và ngày 28-3, hai tướng Cao Đài là Trịnh Minh Thế và Nguyễn Thành Phương bị Diệm dụ hàng. Ngày 29-3, Diệm cách chức Tổng giám đốc cảnh sát thân Pháp Lại Văn Sang và nổ súng đánh chiếm sở cảnh sát quốc gia do Bình Xuyên nắm giữ. Ngày 30-3, Diệm tiếp tục tiến công quân đội Bình Xuyên. Ngày 29-4, Diệm bắt giam Nguyễn Văn Vỹ, Tổng chỉ huy mới của quân ngụy do Bảo Đại cử ra. Để truy quét quân Bình Xuyên và tiêu diệt quân đội Hòa Hảo, Mỹ - Diệm liên tiếp mở các chiến dịch Hoàng Diệu (9-l0-1955), chiến dịch Đinh Tiên Hoàng 2 (9-12-1955) và chiến dịch Nguyễn Huệ (l-5-1956). Ngày 17-2- 1956. Diệm dụ hàng được tướng Hòa Hảo Năm Lửa (Trần Văn Soái). Ngày 13-4-1956, Ba Cụt (Lê Quang Vinh), tướng Hòa Hảo cuối cùng bị bắt. Lực lượng Năm Lửa, Ba Cụt bị tiêu diệt đánh dấu sự tan rã căn bản của lực lượng vũ trang Hòa Hảo. Thắng lợi về quân sự của Mỹ – Diệm đối với lực lượng vũ trang giáo phái và việc mua chuộc được các tướng lĩnh tay sai Pháp đã căn bản kết thúc cuộc giành giật giữa Mỹ và Pháp. Chế độ thực dân cũ Pháp bị đánh bại, chủ nghĩa thực dân mới Mỹ thắng thế, nắm giữ quyền thống trị miền Nam. Nắm được quân đội, công an, công cụ thống trị chủ yếu, Mỹ -Diệm tiến lên bước leo thang mới. Ngày 17-7-1955, Diệm tuyên bố không có hiệp thương tổng tuyển cử. Ngày 23-10-1955, Mỹ đạo diễn cho Diệm tổ chức cuộc “trưng cầu dân ý” dưới lưỡi lê của quân đội Diệm để phế truất vua Bảo Đại và cử Ngô Đình Diệm, tay sai Mỹ lên làm Tổng thống. Cứ điểm cuối cùng của chủ nghĩa thực dân cũ bị tiêu diệt. Đến tháng 6-1955, Mỹ xây dựng một đội quân tay sai dưới quyền điều khiển trực tiếp của Mỹ, gồm 10 sư đoàn bộ binh, hàng chục trung đoàn độc lập, với một bộ tổng tham mưu hoàn toàn là tay sai Mỹ. Hệ thống cố vấn Mỹ không những được cắm ở Phủ tổng thống, Bộ tổng tham mưu, Nha cảnh sát, 19
- các Bộ của ngụy quyền Sài Gòn mà còn cắm sâu vào các đơn vị quân đội ngụy, xuống các địa phương. Trong khoảng chưa đầy một năm, Mỹ đã hoàn thành việc thay thế chủ nghĩa thực dân cũ bằng chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam nước ta. Miền Nam từ xã hội thuộc địa kiểu cũ của Pháp trở thành xã hội thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tháng 8- 1955, nhận định: “Quyền thống trị ở miền Nam Việt Nam hiện nay căn bản là quyền thống trị của đế quốc Mỹ và của phái thân Mỹ”1. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng sau đó nêu rõ hơn: “Với một hệ thống “cố vấn” chặt chẽ, dựa vào quyền lực của vũ khí đô la và hàng “viện trợ”, đế quốc Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào miền Nam; chúng quyết định từ đường lối, chính sách cho đến các công việc cụ thể của chính quyền miền Nam trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao” 2 Sau khi gạt Pháp ra khỏi guồng máy cai trị và độc chiếm miền Nam, Mỹ hướng ngay mũi nhọn đàn áp về phía cách mạng. Chúng tổ chức mạng lưới kìm kẹp đến tận xã phường, khóm, ấp. Chúng ra thông cáo bắt cán bộ ta ra trình diện, phân loại nhân dân, làm tờ khai gia đình, thành lập “ngũ gia liên bảo”, tổ chức các đảng phái phản động, các mạng lưới tề ngụy, dân vệ, mật vụ ở xã, tổng đoàn dân vệ và đại đội bảo an ở huyện. Để cướp lại ruộng đất của nông dân đã được chia trong kháng chiến, chúng ra chỉ dụ lập “khế ước ruộng đất” xác nhận quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ, buộc nông dân trở lại làm tá điền”3. Chúng đàn áp trắng trợn các cuộc đấu tranh của quần chúng đòi hiệp thương tổng tuyển cử, đòi quyền dân chủ, dân sinh. Trong những thủ đoạn đánh phá và tiêu diệt phong trào cách mạng của Mỹ - Diệm, thủ đoạn thâm độc nhất là kết hợp những cuộc hành quân càn quét với chiến dịch “tố cộng” liên tiếp. Ở Liên khu V, tháng 2-1955, chúng mở chiến dịch Phan Chu Trinh đánh phá Quảng Nam, tháng 4-1955, mở chiến 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, tập 16, tr. 571 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, tập 20, tr. 71 3 Tài liệu mật Lầu Năm góc: "Chương trình cải cách điền địa của Diệm đã không chia ruộng cho người nghèo, rốt cuộc chỉ lấy những thứ mà Việt Minh đã cho họ rồi trả về cho địa chủ” 20
- dịch Giải phóng đánh phá Quảng Ngãi và bắc Bình Định, chiến dịch Trịnh Minh Thế đánh phá các tỉnh giải phóng còn lại ở Liên khu V. Ở Nam Bộ, từ tháng 6 đến tháng 10-1956, chúng mở chiến dịch Thoại Ngọc Hầu đánh vào vùng Đồng Tháp Mười, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng , từ tháng 7 đến tháng 12-1956, chiến dịch Trương Tấn Bửu đánh phá miền Đông Nam Bộ. Khẩu hiệu “đạp lên oán thù, thà giết lầm còn hơn bỏ sót” được Mỹ – Diệm nêu thành phương châm hành động cho tất cả các chiến dịch càn quét, tố cộng. Vừa bắn giết những người yêu nước và cách mạng, Mỹ - Diệm vừa mua chuộc, chiêu hàng những phần tử dao động, phản bội với khẩu hiệu “dĩ đảng, trị đảng”, “dĩ dân, trị dân”. Cơ sở đảng, cơ sở cách mạng nhiều địa phương bị tan vỡ. Nắm được quyền kiểm soát miền Nam, Mỹ chắc chắn rằng với bộ máy chính quyền và đội quân ngụy dán nhãn hiệu độc lập hơn hẳn chế độ thực dân cũ của Pháp, Mỹ sẽ thắng cách mạng Việt Nam, như đã thắng ở một số nơi trên thế giới. Mỹ tin chắc rằng sẽ đặt được ách thống trị vĩnh viễn ở miền Nam, từ đó tiến lên xâm lược toàn bộ nước ta. Những công trình xây dựng phục vụ công cuộc xâm lược, những lời tuyên bố và những hành động của Mỹ về sau này càng chứng tỏ điều đó. “Những người Mỹ không rút bài học kinh nghiệm của Pháp. Họ còn tưởng người Mỹ có thể làm được điều mà người Pháp đã không làm được”1. Chủ nghĩa thực dân mới Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam không thuận lợi như ở nhiều nơi khác trên thế giới. Trên dải đất Việt Nam, chủ nghĩa thực dân cũ có mặt 96 năm (1858-1954). Nhưng trong khoảng thời gian ấy, nhân dân ta bao lần vùng dậy đánh đổ ách thống trị thực dân, giành quyền làm chủ trên toàn bộ đất nước bằng cuộc Cách mạng Tháng Tám (1945), qua 9 năm cầm vũ khí giữ quyền làm chủ và cuối cùng đã đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ của đế quốc Pháp (1945-1954). Nhân dân được hưởng quyền độc lập, quyền dân chủ thật sự và là người chiến thắng. Đó là cơ sở dẫn đến thắng lợi tất yếu của nhân dân ta và thất bại tất yếu của Mỹ 1 Phạm Văn Đồng: Trả lời phỏng vấn phóng viên hãng Uôntơ Crai - Đặc san báo Nhân Dân, ngày 30-4-1985 21
- Lịch sử chứng minh Mỹ đánh giá thấp đất nước, xã hội và con người Việt Nam, nhất là từ khi có đảng Mác-Lênin lãnh đạo, Mỹ không hiểu biết lịch sử Việt Nam1, Mỹ đánh giá quá cao chính sách thực dân mới của Mỹ. Mỹ đánh giá sai khả năng và lực lượng ngụy. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần tham vọng và sự không hiểu biết của Mỹ. Người chỉ rõ, lúc chưa lên làm Tổng thống thì Kennơđi phê phán Aixenhao không hiểu biết lịch sử, nhưng khi lên thay Aixenhao, Kennơđi lại mắc sai lầm của Aixenhao là không hiểu biết lịch sử2. Tiền đề của thắng lợi đã rõ ràng, nhưng con đường dẫn đến thắng lợi chưa có sẵn. Đó là vì vấn đề đánh thắng chủ nghĩa thực dân mới đặt ra trong hoàn cảnh lịch sử đã khác trước: kẻ thù đã thay đổi, lực lượng so sánh cũng thay đổi. Kẻ thù của nhân dân ta không còn là đế quốc Pháp bại trận và suy yếu mà là đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh hơn lực lượng của các nước đế quốc khác cộng lại. Trong lịch sử, Mỹ là nước chưa bị bại trận lần nào, nhiều nhất cũng là hòa (như ở Triều Tiên). Tình hình quốc tế của ta có thuận lợi do ba dòng thác cách mạng đang lên. Nhưng lại có phức tạp mới là tình trạng bất hòa trong phong trào cộng sản quốc tế làm cho thế tiến công của cách mạng thế giới bị phân tán và có trường hợp dẫm chân tại chỗ. Lực lượng cách mạng trong nước đã lớn mạnh gấp bội về mọi mặt so với những năm 1945 - 1947, nhưng lực lượng cách mạng tại chỗ ở miền Nam tạm thời ở thế giữ gìn lực lượng. Sau khi quân đội ta rút đi, các tổ chức đảng, các tổ chức cách mạng ở miền Nam phải rút vào bí mật, hoạt động không hợp pháp, chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị là chủ yếu. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ, lực lượng cách mạng chủ yếu nhất và chỗ dựa căn bản của cách mạng cả nước là miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Miền Bắc có chỗ mạnh nhất là quyền làm chủ của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng chỗ yếu của miền Bắc là chưa được củng cố, 1 Hai nhà sử học Pháp Philip Đơvile và Giăng Lacutuya đã có lý khi hai ông nói rằng điều bi thảm là nước Mỹ thực tế không có sự hiểu biết nào, một kinh nghiệm thực tiễn nào về Việt Nam . Người Mỹ không hiểu biết lịch sử, còn người Viết Nam thì họ hiểu biết thành thạo" (ViệtNam, từ cuộc chiến tranh của Valuy đến Oétmolen). Tay lo cũng thú nhận: Về phía Mỹ, ta không kiểm tra, không hiểu đồng minh của ta, và không hiểu gì hết về nhân dân Việt Nam và Hồ Chí Minh là thế nào 2 Hố Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1996, t 9, tr. 63 22
- chưa có nhiều khả năng dồi dào để thực hiện nghĩa vụ hậu phương cho cách mạng giải phóng miền Nam. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng do nhân dân làm chủ, xu hướng chung là tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm văn minh, ấm no, hạnh phúc cho toàn thể nhân dân, mới làm cho miền Bắc có đủ sức mạnh bảo đảm yêu cầu giải phóng miền Nam. Nhưng trước mắt, miền Bắc phải hàn gắn xong nhưng vết thương do 6 năm chiến tranh thế giới thứ hai và 9 năm kháng chiến trường kỳ để lại. Từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, nền kinh tế miền Bắc là kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ, bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng. Có khắc phục được hậu quả chiến tranh, miền Bắc mới được củng cố. Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Bắc phải có hòa bình. Miền Bắc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, có nghĩa là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bắt đầu. Cách mạng đã chuyển giai đoạn, nhưng Đảng lãnh đạo cách mạng chưa chuyển biến kịp về nhận thức và chưa chuẩn bị kịp về đường lối và tổ chức. Cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa được trang bị lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Số đông cán bộ, đảng viên bỡ ngỡ trước những chủ trương, biện pháp mới của Đảng và Nhà nước nên có lúc do dự, hữu khuynh trước những hành động của những phần tử chống đối chủ nghĩa xã hội, chống Đảng, chống Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị. Những khó khăn trên đây của miền Bắc tuy là tạm thời nhưng rất nghiêm trọng, đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng phải tỉnh táo, sáng suốt, nhạy bén, chủ động linh hoạt, kiên quyết và vững vàng, mới nhanh chóng vượt qua khó khăn, làm cho miền Bắc được củng cố vững chắc. II. LÃNH ĐẠO KHÔI PHỤC KINH TẾ, HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG DÂN TỘC, DÂN CHỦ VÀ CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC Trước khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cũng là thời điểm cận kề chuyển sang giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam, từ ngày 15 đến ngày 18- 7-1954, tại Việt Bắc, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xem xét, đánh giá tình hình mới và xác định phương hướng chuyển biến mới về đường lối của Đảng. Người đọc bản báo cáo quan trọng: Tình hình mới và nhiệm vụ mới. 23
- Báo cáo nhận định thắng lợi của phong trào cách mạng, phong trào hòa bình dân chủ thế giới đã buộc các nước đế quốc, trước hết là đế quốc Mỹ, phải họp Hội nghị Béc lin và Hội nghị Giơnevơ. “Chỉ việc họp hai hội nghị này đã là một thắng lợi của phe ta và thất bại của phe đế quốc”1. Đánh giá sự phát triển mới của tình hình trong nước, Báo cáo cho rằng: “Những thắng lợi trước cộng với thắng lợi to lớn ở Điện Biên Phủ làm cho tình hình biến đổi một cách quan trọng”; “Những thắng lợi của ta buộc địch phải nói chuyện với ta”2. Báo cáo nhận định thế ta ngày càng mạnh, thế địch ngày càng yếu. Nhưng “thế mạnh và yếu ấy là tương đối, không phải tuyệt đối. Ta chớ chủ quan khinh địch”3. Báo cáo chỉ ra những khó khăn trước mắt của nhân dân ta, chủ yếu là âm mưu và hành động xâm lược của đế quốc Mỹ và chính sách theo đuôi Mỹ của Chính phủ Pháp. Sau thắng lợi của ta ở Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ âm mưu kéo dài chiến tranh Đông Dương, phá hoại Hội nghị Giơnevơ, tìm hết cách hất cẳng Pháp để độc chiếm Việt Nam, Campuchia, Lào, biến nhân dân ba nước thành nô lệ của Mỹ, gây thêm tình hình căng thẳng trên thế giới. Báo cáo khẳng định kẻ thù chính, nguy hiểm nhất trước mắt của nhân dân ta là đế quốc Mỹ. “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ. Bất kỳ người nào, nước nào không thân Mỹ đều có thể làm mặt trận thống nhất (dù là tạm thời) với ta”4 Đế quốc Mỹ cố tình phá hoại hòa bình, khả năng tiếp tục chiến tranh chưa hết, nhưng khả năng ký kết Hiệp định Giơnevơ đang trở thành hiện thực. Tại hội nghị này, ta đã đòi và Pháp đã chịu cam kết định kỳ rút quân. Báo cáo vạch rõ: “Hiện nay tình hình đã đổi mới, nhiệm vụ của ta do đó cũng thay đổi, chính sách và khẩu hiệu cũng phải thay đổi cho hợp với tình hình mới”5. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb TCQG, H, 2001, tập 15, tr. 163 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb TCQG, H, 2001, tập 15, tr. 165 3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb TCQG, H, 2001, tập 15, tr. 165 4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb TCQG, H, 2001, tập 15, tr. 172 5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb TCQG, H, 2001, tập 15, tr. 167 24
- Báo cáo nêu rõ: “Muốn lập lại hòa bình thì phải chấm dứt chiến tranh, muốn chấm dứt chiến tranh thì phải ngừng bắn. Muốn ngừng bắn thì phải điều chỉnh khu vực, nghĩa là quân đội địch phải tập trung vào một vùng để rút dần, quân đội ta cũng tập trung vào một vùng. Ta phải có vùng rộng lớn, đủ những phương tiện để xây dựng, để củng cố và phát triển lực lượng của ta để ảnh hưởng đến các vùng khác, do đó để đi đến thống nhất. Điều chỉnh khu vực không phải là chia cắt, đó là việc tạm thời để đi đến thống nhất”. Phải cho đồng bào biết rõ: “vì lợi ích toàn quốc, lợi ích lâu dài, đồng bào ở vùng xưa nay tự do mà địch đến đóng quân phải tạm thời chịu đựng, đó là một điều vẻ vang, toàn quốc đều biết ơn”1. Báo cáo nhấn mạnh: “Tranh lấy hòa bình không phải là một việc dễ, nó là cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ, phức tạp”2. Và nêu ra ba nhiệm vụ các công tác trước mắt, đó là: 1. Tranh thủ và củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc. 2. Tăng cường lực lượng quân đội nhân dân, xây dựng một quân đội nhân dân mạnh mẽ và thích hợp với yêu cầu của tình hình mới. 3. Tiếp tục thực hiện người cày có ruộng; ra sức phục hồi sản xuất, chuẩn bị điều kiện kiến thiết nước nhà. Ba nhiệm vụ đó định ra các công tác cụ thể: Thống nhất tư tưởng; đấu tranh ngoại giao; tăng cường lực lượng của quân đội; tiếp quản vùng giải phóng; chuyển hướng công tác ở miền Nam; củng cố vùng tự do cũ; cải cách ruộng đất; phục hồi kinh tế; củng cố Đảng. Công tác then chốt là làm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, nhận rõ tình hình và nhiệm vụ mới, nhận rõ tính chất, nội dung thay đổi của nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Những quan điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đồng chí Trường Chinh trình bày rõ trong báo cáo: Để hoàn thành nhiệm vụ và đẩy mạnh công tác trước mắt. Báo cáo nêu rõ: một ngày nào mà quân đội ngoại 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb TCQG, H, 2001, tập 15, tr. 169 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb TCQG, H, 2001, tập 15, tr. 169 25
- quốc chưa rút hết khỏi Đông Dương thì hòa bình chưa được củng cố. Hơn nữa, dù quân đội ngoại quốc rút khỏi Đông Dương mà trên thế giới vẫn còn bọn đế quốc thì hòa bình của nhân dân Đông Dương vẫn chưa được bảo đảm. Vì vậy, phải luôn luôn tăng cường lực lượng, củng cố quốc phòng, ngăn ngừa bọn can thiệp Mỹ và hiếu chiến Pháp dùng bọn tay sai của chúng mà phá hoại hiệp định đình chiến hoặc trực tiếp khiêu khích, xâm lược. Do đó hiểu rõ tình hình và nhiệm vụ hiện nay là một việc rất quan trọng có tác dụng quyết định những thắng lợi của ta trong giai đoạn tới. Cần lựa chọn một số cán bộ đáp ứng yêu cầu công tác ngoại giao đang phát triển. Cán bộ ta cần học tập công tác quản lý và xây dựng thành thị, học tập đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao với bọn đế quốc, với các đảng phái phản động, với giai cấp tư sản, ổn định vùng mới giải phóng, bảo đảm an ninh, ổn định đời sống, tiếp thu và quản lý công thương nghiệp của đế quốc và tay sai. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, bảo vệ tính mạng, tài sản của ngoại kiều. Phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, phục hồi và phát triển công thương nghiệp, giao thông vận tải, ổn định tiền tệ, vật giá tiến tới thăng bằng thu chi. Phát huy mặt tích cực có lợi cho quốc kế dân sinh và hạn chế mặt tiêu cực, phá hoại của thương nghiệp tư bản tư nhân. Khuyến khích công nghiệp, thủ công nghiệp phục hồi và phát triển, trước tiên là phục hồi và phát triển giao thông vận tải. Phát triển thương nghiệp quốc doanh. Chuẩn bị kế hoạch chuyển trọng tâm cải cách ruộng đất về vùng đồng bằng. Giúp đỡ nhân dân hai nước Lào và Campuchia đào tạo cán bộ, củng cố và mở rộng Mặt trận thống nhất đấu tranh đòi lập lại hòa bình ở Đông Dương trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của ba dân tộc. Báo cáo đặc biệt chú ý vấn đề chuyển hướng công tác ở miền Nam. Làm cho cán bộ, đồng bào, chiến sĩ ta hiểu rõ điều chỉnh khu vực đóng quân là việc cần thiết, từ đó mà tự giác thi hành mệnh lệnh điều chỉnh, không bi quan, tiêu cực hoặc làm trái mệnh lệnh. Sau khi ta rút quân, địch sẽ tìm hết cách để phá hoại hiệp định, phá hoại thống nhất, tiến công đồng bào ta, phá hoại tổ chức của ta. “Phải cầm chắc những khó khăn sẽ nhiều hơn thuận lợi và không nên chủ quan khinh địch”1. Vì vậy phương châm công tác ở vùng địch 1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, (sđd), tập 15, tr.196 26
- tạm đóng quân là lấy công tác không hợp pháp làm chính, đồng thời hết sức lợi dụng mọi khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp mà tuyên truyền, giáo dục quần chúng đông đảo, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Lợi dụng điều quy định trong hiệp định đình chiến, “không làm hại những người hợp tác với đối phương trong thời kỳ chiến tranh” để đấu tranh. Tổ chức đảng phải bí mật, để tránh quân địch phá hoại; tổ chức quần chúng chủ yếu là hợp pháp và nửa hợp pháp. Những cán bộ lộ mặt quá nên chuyển vào bí mật hoặc điều động ra công tác ở vùng tự do. Những cán bộ, bộ đội, du kích ở lại nên có công ăn, việc làm để trà trộn và hòa mình với quần chúng. Tổ chức ra những đảng ủy mới, những chi bộ mới, bí mật “giỏi công tác, khéo che giấu lực lượng”. Kiên quyết chống “chính sách kêu gọi đầu thú” có thể có của địch, để bảo tồn lực lượng của Đảng”1. Hội nghị thảo luận và hoàn toàn nhất trí với đường lối, chủ trương do Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trường Chinh nêu ra. Nghị quyết Hội nghị vạch rõ: “Ngày nay, do tình hình mới, ta thay đổi phương châm, chính sách và sách lược đấu tranh cốt để thực hiện một cách thuận lợi mục đích trước mắt. Đây là một sự thay đổi quan trọng về phương châm và sách lược cách mạng, nhưng mục đích của cách mạng vẫn là một”2. Những chuyển hướng của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng tuy mới là một số nét chung, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với cách mạng nước ta trong giai đoạn mới. Ngày 22-7-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi cán bộ, đồng bào và chiến sĩ cả nước: “Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng. Đồng bào miền Nam kháng chiến trước hết, giác ngộ rất cao. Tôi chắc rằng đồng bào sẽ đặt lợi ích cả nước trên lợi ích địa phương, lợi ích lâu dài trên lợi ích trước mắt, mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Đảng, Chính phủ và tôi luôn luôn theo dõi sự cố gắng của đồng bào và tin chắc đồng bào sẽ thắng lợi 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2001, tập 15, tr.214 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập,Nxb CTQG, H, 2001, tập 15, tr.226 27
- Đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất. hoàn thành độc lập, dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ”1. Nghị quyết Hội nghi lần thứ sáu của Trung ương Đảng mở đường đi lên một giai đoạn mới của cách mạng nước ta. Thực hiện Hiệp định Giơnevơ, ở miền Bắc, nhân dân ta đang tiếp quản những vùng mới giải phóng, ở miền Nam, nhân dân ta chuyển hướng cuộc đấu tranh. Trước hết, đó là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc trong giai đoạn mới: Tranh thủ và củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc; tăng cường lực lượng quân đội nhân dân, xây dựng một quân đội nhân dân mạnh mẽ và thích hợp với yêu cầu của tình hình mới. Tiếp đó, Ngày 5-9, Hội nghị Bộ Chính trị ra nghị quyết cụ thể hóa và bổ sung thêm Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Trung ương Đảng. Hội nghị vạch ra năm đặc điểm của thời kỳ mới, mà đặc điểm quan trọng nhất là đất nước tạm thời phần làm hai vùng. Bộ Chính trị chỉ ra nhiệm vụ chung của toàn Đảng giai đoạn mới là: “Đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đề phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định đình chiến để củng cố hoà bình, ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, đặng củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc”2. Đế quốc Mỹ và tay sai đang mưu tính phá hoại Hiệp định Giơnevơ, nhằm “biến Việt Nam thành Triều Tiên thứ hai. Chính phủ Pháp hiện nay cũng không dám cự tuyệt và tách rời Mỹ”3. Vì thế cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc phải tiếp tục dưới hình thức mới. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam phải chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Nhiệm vụ của Đảng ở miền Nam là lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện tự do dân chủ (tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tổ 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2001, tập 15, tr 229-230 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2001, tập 15, tr. 287 3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, (sđd), tập 15, tr.286 28
- chức, tự do đi lại ), cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập, chống khủng bố, giữ lấy những quyền lợi quần chúng đã giành được trong thời kỳ kháng chiến. Lập mặt trận thống nhất rộng rãi các tầng lớp nhân dân bao gồm cả những người trước đây đã đi với Pháp chống ta nay tán thành Hiệp định Giơnevơ, tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ, chống đế quốc Mỹ và tay sai. Vận động quần chúng lợi dụng những lời hứa và pháp luật do ngụy quyền ban bố, đấu tranh đòi quyền lợi hằng ngày. Đối với quyền lợi về ruộng đất mà nông dân đã được hưởng từ sau Cách mạng Tháng Tám, phải lãnh đạo nông dân đấu tranh giữ lấy. Để lại những cán bộ, đảng viên chưa bị lộ mặt và những cán bộ có thể giữ bí mật được, làm cho tổ chức đảng bí mật, gọn, nhẹ. Dựa trên tinh thần Nghị quyết ngày 5-9, Bộ Chính trị ra bản chỉ thị riêng về tình hình mới và nhiệm vụ công tác mới cho các đảng bộ miền Nam. Chỉ thị nêu ra những điều kiện thuận lợi mới của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, đồng thời dự kiến một khả năng không thuận lợi là Mỹ và tay sai phá hoại cuộc tổng tuyển cử thống nhất nước nhà; “một số điều khoản nào đó của hiệp định đình chiến có thể bị trì hoãn hoặc phá hoại”, “chiến tranh có thể trở lại”1 Chỉ thị vạch ra ba nhiệm vụ cụ thể trước mắt của cách mạng miền Nam: 1, Đấu tranh đòi đối phương thi hành đúng hiệp định; 2, Chuyển hướng công tác cho thích hợp điều kiện mới, nắm vững phương châm, chính sách mới, sắp xếp cán bộ, bố trí lực lượng, vừa che giấu lực lượng vừa lợi dụng các khả năng công khai, hợp pháp (như các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ và thỏa thuận ở Hội nghị Trung Giã); 3, Tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình; thống nhất, độc lập, dân chủ, đấu tranh đánh đổ chính quyền ngô Đình Diệm thân Mỹ, lập ra một chính quyền tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ, cải thiện dân sinh, nghiên cứu sửa đổi tên, chính cương và điều lệ của Mặt trận dân tộc thống nhất thay cho Mặt trận Liên - Việt. Tăng cường vận động ngụy quân, ngụy quyền, đưa người của ta vào hoạt động bí mật ở các cấp chính quyền địch. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Một số Văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, sđd, tập 1, tr.56 29
- Về xây dựng miền Bắc, Bộ chính trị vạch rõ, việc trước mắt trong thời kỳ tiếp quản không phải là tiến hành những việc cải tạo xã hội mà là ổn định trật tự xã hội, ổn định vật giá, ổn định thị trường làm cho mọi hoạt động của thành phố và nông thôn trở lại bình thường sau đó sẽ tiến hành những cải cách cần thiết, từng bước một thận trọng vững chắc; “Việc cải tạo xã hội một cách hấp tấp thường gây nên tình trạng hỗn loạn và dẫn tới thất bại đáng tiếc”1. Khâu trung tâm của thành phố là phục hồi và nâng cao sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp. Ở vùng nông thôn mới giải phóng cũng vậy, cần ổn định đời sống và sản xuất, chưa tiến hành cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức ngay. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân. “Công thương nghiệp quốc doanh là thành phần lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân, là nhân tố quan trọng để ổn định thị trường, cần được toàn Đảng hết sức coi trọng Cần chú ý phục hồi và xây dựng ngay một số công xưởng chế tạo hàng cần thiết cho đời sống của nhân dân, xưởng sửa chữa phương tiện giao thông vận tải và một số công xưởng thuộc công nghiệp nhẹ, bỏ vốn ít mà hiệu quả nhanh để giải quyết những vấn đề cấp thiết cho đời sống của nhân dân”2. Tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh cải cách ruộng đất sau khi hoàn thành tiếp quản, nhưng sửa đổi một số chính sách về cải cách ruộng đất cho hợp với tình hình mới như mở rộng, trưng mua, tăng cường tác dụng của chính quyền, pháp luật và tòa án kết hợp với phát động quần chúng. Tăng cường và mở rộng hoạt động quốc tế dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên đều có lợi, tôn trọng lãnh thổ, chủ quyền của nhau; tập trung mũi nhọn vào đế quốc Mỹ; mở rộng quan hệ với các nước Đông - Nam- Á, nước Pháp; củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam, Lào và Campuchia, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Tiếp theo Hội nghị Bộ Chính trị tháng 9-1954, Hội nghị lần thứ bảy (tháng 3-l955) và Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (tháng 8- 1955) nhận định ở miền Nam thực dân Pháp đã bị đế quốc Mỹ hất cẳng. Mỹ và tay sai công khai chống lại Hiệp định Giơnevơ. Chính sách của Chính phủ Pháp là chính sách đầu hàng Mỹ. Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, “điều cốt yếu 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb TCQG, H, 2001, tập 15, tr. 292 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb TCQG, H, 2001, tập 15, tr. 296 30
- là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam”1. Hội nghị xác định: “Củng cố miền Bắc tức là bồi dưỡng lực lượng cơ bản của ta, xây dựng chỗ dựa vững chắc cho nhân dân toàn quốc giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất”2. “Bất kể trong tình thế nào, miền Bắc cũng phải được củng cố”3. Trong quá trình củng cố miền Bắc “phải luôn chiếu cố miền Nam. Củng cố miền Bắc và chiếu cố miền Nam không thể tách rời”4 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng nhận định miền Bắc lúc đó chưa thật củng cố, công tác khôi phục kinh tế chưa được chú trọng đúng mức, vấn đề lương thực chưa được căn bản giải quyết, đời sống nhân dân chưa được cải thiện, nạn đói kém chưa chấm dứt, nạn thất nghiệp mới giải quyết được một phần, cải cách ruộng đất chưa hoàn thành, bọn phản động phá hoại ta về mọi mặt, nhưng cán bộ các cấp phần nhiều thiếu cảnh giác chính trị, đối phó bị động và hữu khuynh. Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng vạch ra đường lối củng cố miềm Bắc là “Củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội”. Hội nghị nêu ra Cương lĩnh của Mặt trận dân tộc thống nhất mới (Mặt trận Tổ quốc) chủ trương thống nhất từng bước nhằm tập hợp lực lượng toàn dân chống đế quốc Mỹ và tay sai "công tác cải cách ruộng đất vẫn là công tác trung tâm, nhưng công tác khôi phục kinh tế là công tác rất trọng yếu”5. Các cấp ủy ở miền Bắc phải học tập chính sách kinh tế tài chính và lãnh đạo chặt chẽ công tác đó. Chủ trương của Trung ương Đảng trong những năm 1954 - 1955 là phương hướng soi đường cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong giai đoạn mới. Thực hiện chủ trương trên, nhiệm vụ cấp bách trước mắt của miền Bắc sau Hiệp định Giơnevơ là tiếp quản những khu vực quân Pháp rút đi, bao gồm vùng nông thôn rộng lớn, một số khu công nghiệp, thành phố và thị xã, trong 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 16, tr.576 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 16, tr.577 3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 16, tr.577 4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 16, tr.577 5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 16, tr.578 31
- đó có Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và khu mỏ Hòn Gai. Theo quy định của Hiệp định, trong vòng 300 ngày kể từ ngày ký, quân đội viễn chinh Pháp phải rút khỏi miền Bắc Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ rút khỏi miền Nam Việt Nam1. Được nhân dân ủng hộ và do có sự chuẩn bị chu đáo, trật tự an toàn xã hội ở các vùng mới giải phóng được bảo đảm, sinh hoạt hàng ngày được ổn định. Mọi hoạt động công cộng như điện, nước, bưu chính, giao thông, bệnh viện vẫn tiếp tục; trường học, chợ búa được phục hồi nhanh chóng. Tám chính sách của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đối với các vùng thành thị mới giải phóng và 10 điều kỷ luật được quy định để cán bộ, chiến sĩ ta thực hiện trong khi làm nhiệm vụ tiếp quản. Tám chính sách gồm một số điểm cơ bản như bảo hộ tính mạng, tài sản của nhân dân kể cả ngoại kiều, bảo hộ công thương nghiệp, bảo hộ các công trình công cộng, bảo hộ tự do tín ngưỡng, giữ nguyên chức vụ và việc làm bình thường của các viên chức trong bộ máy nhà nước cũ đã tuân thủ mệnh lệnh của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong thư gửi cán bộ, chiến sĩ ta vào tiếp quản thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn phải kính trọng nhân dân. giúp đỡ nhân dân, đoàn kết với nhân dân; giữ gìn tính chất trong sạch, thuần phác của người chiến sĩ cách mạng; khiêm tốn, nghiêm chỉnh; chớ tự kiêu tự mãn; chớ rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút thuốc phiện, luôn luôn cảnh giác, không để lộ bí mật; cần kiệm liêm chính. Tháng 8-1955, Quốc hội ban hành tám chính sách khuyến khích sản xuất với nội dung chu yếu là: bảo đảm quyền sở hữu ruộng đất; tự do thuê mướn nhân công, tự do vay mượn; tự do thuê và cho thuê trâu bò; khôi phục nghề thủ công truyền thống; bảo vệ và khuyến khích làm giàu, khen thưởng chiến sĩ thi đua; phát triển các hình thức đổi công, hợp tác tự nguyện 1. Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam do ta và Pháp ký kết ở Giơnevơ ngày 21-7-1954 quy định giới tuyến quân sự tạm thời để hai bên rút quân về là vĩ tuyến 17, quân đội ta ở phía Bắc, quân đội Pháp ở phía Nam Điều 15 của Hiệp định quy định: Lịch rút quân chia làm 4 đợt. Đợt 1: 80 ngày, quân Pháp ra quân khỏi chu vi Hà Nội, quân ta rút khỏi Hàm Tân, Xuyên Mộc. Đợt 2: 100 ngày, quân Pháp rút khỏi chu vi Hải Dương, quân ta rút khỏi vùng Đồng Tháp Mười. Đợt 3: 200 ngày, quân ta rút khỏi Cà Mau. Đợt 4: 300 ngày, quân Pháp rút khỏi chu vi Hải Phòng, quân ta rút khỏi nam Quảng Ngãi và Bình Định 32
- Thực dân Pháp phối hợp với đế quốc Mỹ, trước khi rút chạy, đã tìm cách phá hoại, gây cho ta nhiều khó khăn. Để ta tiếp nhận một cơ sở vật chất nghèo nàn và hỏng nát, không thể nhanh chóng ổn định được tình hình, kẻ địch đã vơ vét hầu như toàn bộ tài sản, vật tư, máy móc. Số còn lại, chúng phá hủy hoặc tháo dỡ mang đi một vài bộ phận, làm cho ta không sử dụng được. Chúng đốt hoặc lấy hồ sơ tài liệu, gây cản trở cho ta trong việc kiểm kê, kiểm soát và điều hành công việc sau này. Chúng đóng cửa nhà máy, hãng buôn, trường học, công sở, sa thải hàng loạt công nhân, viên chức làm cho sinh hoạt của thành phố, thị xã đình trệ. Chúng cho tay sai nổ mìn phá hoại những công trình công cộng, những di tích lịch sử và văn hóa như: Chùa Một Cột (Hà Nội), cầu Đồng Lạc (Vĩnh Yên), cầu Phủ Lạng Thương (Bắc Giang), Nhà máy điện Uông Bí Chúng còn tung tin bịa đặt, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng ta, hòng làm cho quần chúng hoang mang, lo lắng không yên tâm sản xuất. Cuộc đấu tranh buộc đối phương phải thi hành các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ gắn chặt với cuộc đấu tranh chống các âm mưu và hành động của địch gây rối, cướp phá tài sản. Được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương Đảng, Thành ủy Hà Nội đã có những chủ trương cụ thể lãnh đạo công nhân, viên chức và các tầng lớp nhân dân kiên quyết đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn phá hoại của địch. Phong trào đấu tranh bảo vệ máy móc, tài sản của công nhân bùng lên mạnh mẽ ở Nhà máy điện Yên Phụ, Bờ Hồ, ga Hàng Cỏ, Nhà máy nước, Nhà máy xe lửa Gia Lâm Nhân viên ngành y tế, các trường học, các công sở đã giữ lại không cho địch mang đi những dụng cụ chữa bệnh, tài liệu khoa học, phương tiện làm việc. Cuộc đấu tranh lớn đã diễn ra ở Nhà máy điện Yên Phụ và Bờ Hồ buộc địch phải trả lại hết số than chúng chuyển đi, bảo đảm dự trữ cho đến ngày tiếp quản. Công nhân Nhà máy nước đấu tranh giữ được toàn bộ thiết bị máy móc. Công nhân xe lửa vừa đấu tranh đập tan ảnh hưởng của bọn công đoàn vàng, vừa chống địch khủng bố, giữ được 12 đầu máy xe lửa. Tại sở bưu điện, địch đưa lính đến bắt công nhân tháo máy mang đi, nhưng toàn thể công nhân, nhân viên kiên quyết chống lại nên đã giữ được phần lớn. 33
- Quá trình tiếp quản các thành phố, thị xã và nông thôn là quá trình nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vùng lên đấu tranh chống địch di chuyển, cướp phá tài sản, chống bắt lính, vận động binh lính ngụy trở về gia đình, chống địch dụ dỗ và cưỡng ép đồng bào ta di cư vào Nam. Phát huy thắng lợi Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ 1954, tất cả cán bộ của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng đã đến từng gia đình, từng người dân, từng xí nghiệp, công sở, vùng sắp giải phóng nói rõ thắng lợi của nhân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải cam kết rút quân khỏi ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng khỏi ách thống trị thực dân. Nhân dân ta trở thành người làm chủ hoàn toàn miền Bắc, cần phải tự mình đứng dậy đoàn kết đấu tranh bảo vệ tài sản, máy móc và con người. Cuộc vận động binh sĩ ngụy bỏ ngũ, về nhà làm ăn kết hợp với giải thích chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Chính phủ ta đã đem lại kết quả vô cùng to lớn. Theo tài liệu của Pháp công bố, 80.076 binh lính ngụy trong quân đội Pháp khi di chuyển vào Nam chỉ còn lại 32. 000 người, bỏ trốn hơn 60%. Pháp và ngụy quyền thừa nhận tinh thần binh sĩ ngụy dao động sau chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ, tâm lý không muốn rời bỏ quê hương và công tác vận động binh sĩ của kháng chiến đã thu được kết quả to lớn1. Đối với thành phần binh sĩ Âu Phi trong quân đội viễn chinh, ta nêu khẩu hiệu hòa bình, chấm dứt chiến tranh kết hợp vận động họ đòi “hồi hương”. Cuộc vận động đã thu nhiều kết quả, buộc thực dân Pháp phải cho hàng nghìn binh sĩ Âu Phi về nước trước thời hạn. Âm mưu bắt lính của Pháp cũng bị thất bại. Với khẩu hiệu "Hòa bình không được bắt lính” nhân dân nhiều nơi vùng Pháp quản lý đã đổ ra đường cản xe, giữ người, gây rối loạn để cho thanh niên bị bắt lính thừa cơ trốn thoát. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp vi phạm quy định trao trả tù binh cũng diễn ra hết sức quyết liệt. Điều 21 Hiệp định Giơnevơ quy định, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thực hiện ngừng bắn ở chiến trường (ở Bắc Bộ là 1 Tại Bắc Viết, khi mới ngừng chiến được vài ngày, Việt Minh tổ chức nhiều đám phụ nữ tới sát các nơi đóng quân của quân đội quốc gia để tuyên truyền binh sĩ trốn ở lại. Những người này trước hết còn dùng lời dụ dẫm, sau đã nhờ ở sức đông bắt cóc những quân nhân lẻ tẻ. Những đám người này mỗi lúc một tụ tập đông đảo và dám ngăn cản cả những đoàn quân xa sắp chuyển bánh" (Quân lực Việt Nam cộng hòa, Quân sự 4-1972, tr. 402). Ở Hải Phòng, một tháng sau Hội nghị Giơnevơ kết thúc đã có 3. 581 binh lính và 23 đại đội bỏ ngũ. 34
- ngày 27-7-1954), tất cả tù binh, tù chính trị và thường dân bị giam giữ phải được thả hết. Pháp câu kết với Mỹ âm mưu di chuyển những người tù vào Nam và thủ tiêu những người mà chúng cho là nguy hiểm1. Được sự lãnh đạo của Thành ủy Hải Phòng, chi bộ đảng nhà tù Căng Đoạn Xá, Căng Máy Chai, Căng Lạc Viên hướng dẫn tù nhân làm đơn tố cáo lên Uỷ ban Quốc tế kiểm soát và giám sát đình chiến, đồng thời hò la phản đối đòi thực dân cho biết đưa tù đi đâu. Từ ngày 3 đến ngày 5-5-1955, kết hợp với cuộc đấu tranh của những người bị giam giữ trong tù, hàng nghìn công nhân và nhân dân lao động nội ngoại thành Hải Phòng đã biểu tình bao vây Căng Máy Chai đòi Pháp phải ngừng việc di chuyển và thả ngay người tù. Cuộc đấu tranh này được nhiều binh lính trong quân đội Pháp ủng hộ. Đấu tranh kết thúc thắng lợi bằng việc Pháp phải thả tù nhân. Kinh nghiệm tiếp quản những vùng mới giải phóng, nhất là Hà Nội đã giúp cho công tác tiếp quản thành phố Hải Phòng và vùng mỏ được tốt hơn, kịp thời ngăn chặn âm mưu phá hoại của địch, bảo đảm thắng lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Ở vùng sắp giải phóng và một số vùng tự do cũ của miền Bắc, nhân dân ta còn phải tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống âm mưu địch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào ta di cư vào Nam Ngay từ khi vấn đề chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương còn đang đàm phán, Tổng thống Mỹ Aixenhao đã lớn tiếng hô hào, nếu Hội nghị Giơnevơ đi đến ký kết, sẽ tổ chức một cuộc di cư có kế hoạch người Việt Nam từ Bắc vào Nam. Trước khi Hội nghị Giơnevơ kết thúc, Mỹ phái Hồng y giáo chủ Spenman, giám mục Hác nét cùng với E.Lênxđên trùm CIA ở Sài Gòn phối hợp với bọn phản động đội lốt giáo hội Việt Nam tổ chức chiến dịch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào ta di cư vào Nam. Đế quốc Mỹ bỏ ra 55 triệu đô la, Pháp chi 66 tỷ phrăng cho việc thực hiện âm mưu này. Mỹ sử dụng 41 tàu và đài thọ toàn bộ chi phí chuyên chở. Tại Hải Phòng, nơi tập kết đồng bào di cư 1 . Ngày 17-6-1954, tàu Xanh Mi sen chở đi 1000 tù; Ngày 21-6-1954, lính Pháp dồn 5000 tù xuống tàu biển và ngày 17-8-1954, chúng tiếp tục dồn 2000 tù xuống tàu. Toàn bộ số tù nhân này không rõ được đưa đi đâu (Lịch sứ Đảng bộ Hải Phòng. Nxb Hải Phòng, 1991, tập 1) 35