Giáo trình Nuôi cá chim vây vàng trong ao

doc 64 trang huongle 2610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nuôi cá chim vây vàng trong ao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_nuoi_ca_chim_vay_vang_trong_ao.doc

Nội dung text: Giáo trình Nuôi cá chim vây vàng trong ao

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO (Phê duyệt tại Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Hà Nội, năm 2014
  2. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO (Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tên nghề: Nuôi cá chim vây vàng trong ao Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề nuôi cá chim vây vàng trong ao. Số lượng mô đun đào tạo: 06 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp - Kiến thức + Hiểu được một số đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản của cá chim vây vàng. + Mô tả được hệ thống nuôi. + Trình bày được các bước chuẩn bị ao nuôi. + Nêu được yêu cầu lựa chọn, vận chuyển và thả giống. + Nêu được yêu cầu về thức ăn, kỹ thuật cho cá ăn. + Biết được các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống của cá chim vây vàng. + Trình bày được cách đo và xử lý một số yếu tố môi trường: Độ mặn, hàm lượng oxy hòa tan, nhiệt độ, độ pH, hàm lượng amoniac, hàm lượng hydrosunfua. + Nêu được biện pháp phòng bệnh tổng hợp; chẩn đoán và trị bệnh do ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn và xử lý bệnh do môi trường, dinh dưỡng gây ra cho cá chim vây vàng. + Trình bày được kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và tính hiệu quả kinh tế. - Kỹ năng + Lập được kế hoạch cho vụ nuôi. + Giám sát xây dựng và chuẩn bị được ao nuôi cá. + Lựa chọn, vận chuyển và thả được cá giống. + Lựa chọn được thức ăn và cho cá ăn đúng kỹ thuật. + Đo và xử lý được một số yếu tố môi trường: Độ mặn, oxy hòa tan, nhiệt độ, độ pH, amoniac, hydrosunfua. + Thực hiện được các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, chẩn đoán và xử lý một số bệnh thường gặp trên cá chim vây vàng.
  3. 2 + Thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ và tính hiệu quả vụ nuôi. - Thái độ + Tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng và nuôi trong vùng qui hoạch. + Có trách nhiệm với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn thực phẩm. + Có ý thức bảo vệ môi trường. + Đảm bảo an toàn lao động. 2. Cơ hội việc làm Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề nuôi cá nuôi cá chim vây vàng trong ao nước lợ, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất cá chim vây vàng tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến nghề nuôi cá chim vây vàng. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu - Thời gian đào tạo: 3 tháng - Thời gian học tập: 12 tuần - Thời gian thực học: 440 giờ - Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ) 2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu - Thời gian học tập: 480 giờ - Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ + Thời gian học lý thuyết: 82 giờ + Thời gian học thực hành: 358 giờ. III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP Thời gian đào tạo (giờ) Mã MĐ Trong đó Tên mô đun Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* MĐ 01 Xây dựng hệ thống nuôi cá 88 20 60 8 MĐ 02 Chuẩn bị ao nuôi cá 72 12 52 8 MĐ 03 Chọn và thả cá giống 72 8 56 8 MĐ 04 Chăm sóc cá và quản lý ao nuôi 84 16 60 8 MĐ05 Phòng và trị bệnh cá 72 10 54 8 MĐ06 Thu hoạch và bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng 76 16 52 8 Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học 16 16 Tổng cộng 480 82 334 64
  4. 3 *Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (64 giờ), bao gồm cả số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - được tính vào giờ thực hành), số giờ kiểm tra hết mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ). IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp. V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Nuôi cá chim vây vàng trong ao” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi người học, học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học. Chương trình nghề “Nuôi cá chim vây vàng trong ao” bao gồm 06 mô đun với các nội dung như sau: - Mô đun 01: “Xây dựng hệ thống nuôi cá” có thời gian học tập là 88 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Lập kế hoạch sản xuất, xác định vị trí xây và giám sát thi công xây dựng hệ thống nuôi cá. - Mô đun 02: “Chuẩn bị ao nuôi cá” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Làm cạn nước ao; tu sửa bờ và cống; xử lý đáy ao; kiểm tra chất lượng nước và cấp nước; kiểm tra môi trường ao nuôi trước khi thả giống đạt chất lượng và hiệu quả cao. - Mô đun 03: “Chọn và thả cá giống” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định mùa vụ thả giống, chọn cá chim vây vàng giống; vận chuyển cá giống; thả giống; kiểm tra cá sau khi thả giống đạt chất lượng và hiệu quả cao. - Mô đun 04: “Chăm sóc cá và quản lý ao nuôi” có thời gian học tập là 84 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị thức ăn; cho cá ăn; quản lý môi trường ao nuôi và an toàn ao nuôi; kiểm tra cá định kỳ đạt chất lượng và hiệu quả cao.
  5. 4 - Mô đun 05: “Phòng và trị bệnh cá” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Phòng bệnh tổng hợp cho cá, xử lý bệnh do môi trường; chẩn đoán và trị được bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm gây ra. - Mô đun 06: “Thu hoạch và bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Xác định thời điểm thu hoạch; thu hoạch cá; lưu giữ cá sống, cấp đông cá, vận chuyển cá, tiêu thụ và hạch toán hiệu quả vụ nuôi cá. Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: Kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khoá học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ- BLĐTBXH, ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau: TT Nội dung kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra Kiến thức, kỹ năng nghề 1 Lý thuyết nghề Vấn đáp/Trắc nghiệm Không quá 60 phút 2 Kỹ năng nghề Bài thực hành kỹ Không quá 8 giờ năng nghề 3. Các chú ý khác Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm nuôi cá chim vây vàng thương phẩm, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của cá chim vây vàng để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học. Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất cá chim vây vàng thương phẩm có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công; Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn hoá, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
  6. 5 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Cho ăn và quản lý ao nuôi cá Mã số mô đun: MĐ 04 Nghề: Nuôi cá chim vây vàng CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Xây dựng hệ thống nuôi và lập kế hoạch sản xuất Mã số mô đun: MĐ 01 Nghề: Nuôi cá chim vây vàng trong ao Hà Nội, năm 2014
  7. 6 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN XÂY DỰNG HỆ THỐNG NUÔI VÀ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 88 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 60 giờ; Kiểm tra hết mô đun 8 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ ĐUN 1. Vị trí Mô đun Xây dựng hệ thống nuôi và lập kế hoạch sản xuất là Mô đun mở đầu trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao. Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo của chương trình. 2. Tính chất Là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết và mô hình nuôi cá chim vây vàng. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Hiểu được một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng; - Trình bày được phương pháp lập kế hoạch sản xuất cho một vụ nuôi, yêu cầu của hệ thống nuôi, phương pháp giám sát thi công hệ thống nuôi. 2. Kỹ năng - Nhận biết được hình thái cá chim vây vàng; - Lập được kế hoạch vụ nuôi; - Chọn được vị trí, lên được sơ đồ hệ thống nuôi; - Giám sát thi công hệ thống nuôi. 3. Thái độ - Tuân thủ quy trình kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn lao động. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Số Tên các bài trong mô đun Thời gian TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra (*) Giới thiệu một số đặc điểm sinh học 10 2 8 1 của cá chim vây vàng 2 Tìm hiểu thị trường cá chim vây vàng 6 2 4
  8. 7 3 Lập kế hoạch sản xuất 10 2 8 4 Chọn vị trí xây dựng 10 2 6 2 5 Vẽ sơ đồ hệ thống nuôi 24 6 16 2 6 Giám sát thi công hệ thống nuôi 24 6 18 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 88 20 60 8 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Trình bày được một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng; - Nhận biết được hình thái của cá chim vây vàng. 1. Đặc điểm hình thái cấu tạo của cá chim vây vàng 2. Đặc điểm môi trường sống của cá chim vây vàng 3. Đặc điểm dinh dưỡng của cá chim vây vàng 4. Đặc điểm sinh trưởng của cá chim vây vàng Bài 2: Tìm hiểu thị trường cá chim vây vàng Thời gian: 6 giờ Mục tiêu: - Trình bày các bước thu thập thông tin thị trường cá chim vây vàng; - Xử lý được thông tin thu thập và xác định được thị trường. 1. Thu thập thông tin thị trường 1.1. Xác định nguồn cung cấp thông tin 1.2. Phương pháp thu thập thông tin 1.2.1. Phương pháp bàn giấy 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu hiện trường 1.2.3. Phương pháp chọn đối tượng cần điều tra 1.3. Đánh giá chất lượng thông tin thu thập 1.3.1. Tác giả đưa thông tin
  9. 8 1.3.2. Mục đích 1.3.3. Tính cập nhật 1.3.4. Tính chính xác của thông tin 1.3.5. Tính khách quan 1.3.6. Tính bao quát 2. Tổng hợp và phân tích thông tin thị trường 2.1. Phương pháp tổng hợp 2.2. Phân tích thông tin 3. Đánh giá và nhận định thị trường tiêu thụ cá 4. Đưa ra quyết định về thị trường tiêu thụ Bài 3: Lập kế hoạch sản xuất Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Trình bày được kế hoạch cho vụ nuôi; - Lên được kế hoạch cho một vụ nuôi; - Tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật. 1. Xác định quy mô nuôi cá 1.1. Xác định điều kiện cơ sở vật chất 1.2. Xác định điều kiện nguồn nhân lực 1.2.1. Xác định nhu cầu nguồn nhân lực 1.2.2. Xác định nguồn cung nhân lực 1.2.3. Cân đối cung – cầu nguồn nhân lực 1.2.4. Các giải pháp tiến hành sau khi cân đối cung – cầu lao động 1.3. Xác định khả năng huy động vốn đầu tư 1.4. Xác định quy mô sản xuất 2. Xác định thời gian thả giống 2.1. Xác định mùa có giống 2.2. Xác định điều kiện khí hậu 3. Xác định thời gian thu hoạch 3.1. Xác định thời gian nuôi 3.2. Xác định khối lượng cá thu hoạch
  10. 9 4. Xác định chi phí khác 4.1. Tính chi phí con giống 4.1.1. Xác định số lượng cá chim vây vàng 4.1.2. Xác định giá thành con giống 4.2. Tính chi phí thức ăn 4.2.1. Xác định khối lượng thức ăn sử dụng 4.2.2. Xác định giá thành thức ăn 4.3. Tính chi phí nhân công 4.3.1. Xác định thời gian nuôi 4.3.2. Xác định số nhân công làm việc 4.3.3. Xác định chi phí nhân công 5. Tính giá thành sản phẩm 5.1. Xác đinh chi phí sản xuất 5.1.1. Xác định chi phí điện 5.1.2. Xác định chi phí xăng, dầu 5.1.3. Xác định chi vật dụng mau hỏng rẻ tiền 5.2. Dự tính giá thành sản phẩm 5.2.1. Phương pháp trực tiếp 5.2.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 5.2.3. Phương pháp tổng cộng chi phí 5.2.4. Phương pháp định mức 6. Lập kế hoạch sản xuất 6.1. Trình tự các bước lập kế hoạch sản xuất 6.2. Lên kế hoạch sản xuất 6. 3. Đăng ký cấp phép nuôi cá lồng 6.3.1. Quy trình cấp phép 6.3.2. Cách thức thực hiện Kiểm tra: - Nội dung: Lập kế hoạch sản xuất cho 1 vụ nuôi - Thời gian: 2 giờ - Hình thức: thực hành
  11. 10 Bài 4: Chọn vị trí xây dựng Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Nêu được các bước kiểm tra chất đất và chất nước; tìm hiểu điều kiện giao thông, tự nhiên và xã hội; - Kiểm tra được chất đất, chất nước; đánh giá được điều kiện giao thông, tự nhiên và xã hội của địa điểm xây dựng ao nuôi. 1. Tìm hiều điều kiện tự nhiên – xã hội 1.1. Tìm hiểu vị trí địa lý, địa hình 1.2. Tìm hiểu điều kiện khí hậu 1.3. Tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.1. Điều kiện kinh tế 1.3.2. Điều kiện xã hội 1.4. Đánh giá và quyết định 2. Xác định biên độ thuỷ triều 2.1. Lựa chọn vùng triều 2.2. Xác định được biên độ thủy triều 3. Xác định điều kiện giao thông 4. Kiểm tra chất đất 4.1. Chuẩn bị dụng cụ 4.2. Thu mẫu đất 4.3. Phân tích mẫu đất 4.3.1. Phân tích bằng máy 4.3.2. Xác định bằng bộ kiểm tra nhanh 4.4. Tiêu chuẩn pH đất ao nuôi cá chim vây vàng 4.5. Đánh giá chất lượng đất ao nuôi cá chim vây vàng 5. Kiểm tra chất lượng nguồn nước 5.1. Tiêu chuẩn nguồn nước 5.2. Thu mẫu nước 5.2.1. Chọn địa điểm thu mẫu
  12. 11 5.2.2. Các loại mẫu 5.2.3. Dụng cụ lấy mẫu 5.2.4. Bảo quản mẫu 5.3. Phân tích mẫu nước 5.3.1. Kiểm tra Oxy hòa tan 5.3.2. Kiểm tra pH 5.3.3. Đo nhiệt độ nước 5.3.4. Kiểm tra độ mặn 5.3.5. Phân tích hàm lượng NH3 5.3.6. Phân tích hàm lượng H2S 5.4. Đánh giá chất lượng nguồn nước Kiểm tra: - Nội dung: Kiểm tra các yếu tố môi trường - Thời gian: 2 giờ - Hình thức: thực hành Bài 5: Vẽ sơ đồ hệ thống nuôi Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các tiêu chuẩn ao nuôi; các bước vẽ sơ đồ ao, bờ và cống; - Vẽ được sơ đồ ao, bờ và cống; - Tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật. 1. Vẽ sơ đồ hệ thống nuôi 1.1. Xác định tiêu chuẩn ao 1.2. Xác định hình dạng ao 1.3. Xác định diện tích ao 1.4. Xác định kích thước bờ 1.5. Xác định hình dạng cống 1.6. Xác định hình dạng đáy ao 2. Chuẩn bị dụng cụ 2.1. Xác định thành phần số lượng dụng cụ 2.2. Đánh giá chất lượng dụng cụ
  13. 12 3. Vẽ sơ đồ ao 3.1. Mặt bằng tổng thể 3.2. Hình dạng ao 3.3. Vẽ sơ đồ bờ ao 3.3.1. Vẽ chiều rộng mặt bờ 3.3.2. Vẽ chiều cao bờ 3.3.3. Vẽ mái bờ 3.3.4. Vẽ chiều rộng đáy bờ 3.4. Vẽ sơ đồ cống ao 3.4.1. Vẽ vị trí cống 3.4.2. Chọn loại cống 3.4.3. Vẽ mặt cắt ngang, dọc của cống 4. Xác định vị trí đặt cống 4.1. Lựa chọn hình dạng cống cấp và thoát nước 4.2. Kích thước cống cấp và cống thoát nước 5. Kiểm tra thông số kỹ thuật hệ thống nuôi 5.1. Chuẩn bị dụng cụ 5.2. Kiểm tra thông số kỹ thuật Kiểm tra: - Nội dung: vẽ sơ đồ bờ ao - Thời gian: 2 giờ - Hình thức: thực hành Bài 6. Giám sát thi công hệ thống nuôi Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Trình bày được trình tự các bước thi công; - Đọc được sơ đồ hệ thống nuôi; - Tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật. 1. Chuẩn bị dụng cụ 1.1. Chuẩn bị bản vẽ sơ đồ ao 1.2. Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra 2. Kiểm tra nhân lực, vật liệu
  14. 13 2.1. Kiểm tra nhân lực 2.2. Kiểm tra nguyên vật liệu 3. Giám sát cắm tiêu 4. Giám sát đắp bờ 4.1. Giám sát chất lượng kỹ thuật đắp bờ 4.2. Kiểm tra kích thước bờ ao 5. Giám sát xây cống 5.1. Giám sát vị trí đặt cống 5.2. Kiểm tra kích thước, chất lượng thi công 6. Giám sát san đáy 7. Kiểm tra đánh giá chất lượng ao nuôi 7.1. Kiểm tra diện tích, độ sâu ao 7.2. Kiểm tra chất lượng bờ, cống, đáy ao IV. HƯỚNG DẪN GIẢNG MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun Lập kế hoạch nuôi cá trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao nước lợ. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ - Máy tính: 1 chiếc; máy chiếu: 1 chiếc; - Phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn về xây dựng ao nuôi cá chim vây vàng. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất - 01 Phòng học lý thuyết có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người. - Ao nuôi cá chim vây vàng của cơ sở dạy nghề, địa phương hay hộ gia đình (thuê hoặc mượn của các cơ sở sản xuất nơi tổ chức lớp học). - Các loại máy móc, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc học lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề trong mô đun: STT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1. Ao nuôi cá chim vây vàng 1
  15. 14 2. Bản đồ địa lý Chiếc 6 3. Bản đồ địa hình Chiếc 6 4. Tài liệu thủy văn Bản 6 5. Tài liệu thống kê tình hình kinh tế xã hội bản 6 6. Cân đồng hồ: mức cân 2 kg Chiếc 1 7. Máy tính Chiếc 6 8. Cuốc Chiếc 12 9. Xẻng Chiếc 12 10. Thuổng Chiếc 12 11. Cốc đông (0,5 lít) Chiếc 12 12. Máy đo pH đất Chiếc 1 13. Bộ kiểm tra nhanh pH đất Bộ 6 14. Khúc xạ kế Chiếc 3 15. Tỷ trọng kế Chiếc 6 16. Giấy quỳ Bộ 6 17. Nước ngọt sạch Bình 1 18. Thước dây (loại 20m) Chiếc 2 19. Thước gỗ (loại 2m) Chiếc 2 20. Máy đo oxy Chiếc 1 21. Bộ kiểm tra nhanh oxy Bộ 6 22. Bộ kiểm tra nhanh H2S Bộ 6 23. Bộ kiểm tra nhanh NH3 Bộ 6 24. Sổ ghi chép Cuốn 30 25. Bút bi Chiếc 30 26. Xô Chiếc 6
  16. 15 27. Chậu Chiếc 6 28. Eke Chiếc 6 29. Compa Chiếc 6 4. Điều kiện khác - Quần lội nước, áo mưa, ủng: 06 bộ - Găng tay, khẩu trang: 30 bộ - Chuyên gia hướng dẫn thực hành. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống). - Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: + Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. + Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát, theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 2. Nội dung đánh giá - Lập kế hoạch vụ nuôi. - Tính lượng vốn đầu tư. - Vẽ sơ đồ hệ thống nuôi. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun Xây dựng hệ thống nuôi cá áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
  17. 16 - Chương trình mô đun Xây dựng hệ thống nuôi cá có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng cho vùng ven biển nuôi cá chim vây vàng trên cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a) Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) chuẩn bị ao nuôi cá để phát huy tính tích cực của học viên. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa nuôi cá chim vây vàng để hỗ trợ trong giảng dạy. b) Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành xây dựng ao nuôi và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: Xác định thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư, xác định vị trí xây dựng hệ thống nuôi - Phần thực hành: + Lập kế hoạch cho vụ nuôi. + Xác định giá thành sản phẩm + Xác định vị trí hệ thống nuôi
  18. 17 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thái Thanh Bình và Lê Ngọc Quân, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội năm 2010. [2] Thái Thanh Bình, Trần Thanh, Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng nuôi trong ao, tạp chí Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2012. [3] Trung tâm khuyến nông quốc gia, hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng, năm 2011 (Phim khuyến nông). [4] Ngô Vĩnh Hạnh, Nguyễn Văn Quyền, Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển, NXB Nông nghiệp, 2007. [5] Lê Xuân Sinh, Giáo trình kinh tế thủy sản, Đại học Cần Thơ, 2005. [6] Bùi Văn Lương, Giáo trình địa lý kinh tế Việt Nam. [7] Nguyễn Thị Thuyết, Giáo trình Công trình nuôi thủy sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007. [8] Võ Ngọc Thám, Giáo trình Công trình nuôi thủy sản, Trường Đại học Nha Trang.
  19. 18 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng Mã số mô đun: MĐ 02 Nghề: Nuôi cá chim vây vàng trong ao Hà Nội, năm 2014
  20. 19 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ AO NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG Mã số mô đun: MĐ 02 Thời gian mô đun: 72 giờ (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 52 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 8 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí Mô đun Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng được bố trí học sau mô đun Xây dựng hệ thống nuôi cá chim vây vàng và trước mô đun Chọn và thả giống cá chim vây vàng trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao. Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo của chương trình. 2. Tính chất Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại các cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết và mô hình nuôi cá chim vây vàng. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Nêu được các bước chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng; - Trình bày được kỹ thuật làm cạn nước ao, xử lý đáy ao, tu sửa bờ ao, tu sửa cống, kiểm tra chất lượng nước và cấp nước vào ao. 2. Kỹ năng - Làm cạn được nước ao, tu sửa được bờ ao và cống, xử lý được đáy ao, cấp được nước vào ao nuôi; - Kiểm tra được một số yếu tố môi trường: độ mặn, pH, ôxy hòa tan, NH3, H2S. 3. Thái độ - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng; - Có ý thức chấp hành quy định về an toàn lao động. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Thời gian Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra (*) 1. Làm cạn ao nuôi 8 1 7 2. Tu sửa bờ và cống ao 12 4 8 3. Xử lý đáy ao 20 4 14 2
  21. 20 4. Kiểm tra chất lượng nước và cấp 16 2 12 2 nước 5. Kiểm tra, xử lý ao trước khi thả 12 1 11 giống Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 72 12 52 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Làm cạn ao nuôi Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nêu được yêu cầu kỹ thuật làm cạn nước ao; - Làm cạn được nước ao; - Có ý thức chấp hành nghiêm túc vấn đề an toàn trong lao động. 1. Xác định thời gian chuẩn bị ao 2. Chuẩn bị 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị 2.2. Chuẩn bị nhiên liệu 3. Tháo nước qua cống 4. Bơm cạn nước Bài 2: Tu sửa bờ và cống ao Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Trình bày được kỹ thuật tu sửa bờ, cống ao; - Thực hiện được công việc tu sửa bờ, cống ao. 1. Sửa chữa bờ ao 1.1. Xác định vị trí hư hỏng cần sửa chữa 1.2. Xác định khối lượng hư hỏng cần sửa chữa 1.3. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, lao động 1.4. Sửa bờ ao 2. Sửa chữa cống ao 2.1. Xác định vị trí hư hỏng cần sửa chữa 2.2. Xác định khối lượng hư hỏng cần sửa chữa 2.3. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, lao động 2.4. Sửa cống ao
  22. 21 Bài 3: Xử lý đáy ao Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Trình bày được kỹ thuật xử lý đáy ao nuôi cá chim vây vàng; - Đo được pH đất đáy; - Tính được lượng vôi để khử trùng đáy ao đáy ao; - Thực hiện được việc bón vôi và phơi được đáy ao; - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. 1. Xác định phương pháp xử lý đáy ao 1.1. Xác định phương pháp xử lý đáy ao mới 1.2. Xác định phương pháp xử lý đáy ao đã sử dụng 1.2.1. Xác định độ sâu bùn đáy 1.2.2. Xác định diện tích đáy cần xử lý 1.2.3. Lựa chọn phương pháp xử lý đáy 1.2.4. Tính khối lượng bùn đáy cần xử lý 2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 2.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu 3. Vét bùn đáy ao 3.1. Ao mới đào 3.2. Ao đã nuôi 4. Bón vôi tẩy trùng diệt tạp ao nuôi 4.1. Xác định lượng vôi cần bón 4.1.1. Kiểm tra pH đáy ao 4.1.2. Tính lượng vôi cần bón 4.2. Bón vôi 5. Phơi đáy ao Kiểm tra: - Nội dung: Tính lượng vôi cần bón và thực hiện kỹ thuật bón vôi - Thời gian: 2 giờ - Hình thức: Thực hành Bài 4: Kiểm tra chất lượng nước và cấp nước Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp kiểm tra chất lượng nước và cấp nước vào ao nuôi; - Thực hiện công tác kiểm tra được chất lượng nước và cấp nước vào ao
  23. 22 nuôi. 1. Kiểm tra nguồn nước trước khi cấp 1.1. Chuẩn bị dụng cụ 1.2. Kiểm tra mẫu nước 1.2.1. Kiểm tra độ mặn 1.2.2. Kiểm tra ôxy 1.3. Đánh giá chất lượng nước 2. Cấp nước qua cống cấp 2.1. Xác định mức nước cần cấp 2.2. Cấp nước qua cống 3. Bơm nước vào ao 3.1. Chuẩn bị máy bơm 3.2. Chuẩn bị lưới lọc 3.3. Bơm nước vào ao Kiểm tra: - Nội dung: Kiểm tra nguồn nước cấp cho ao nuôi - Thời gian: 2 giờ - Hình thức: Thực hành Bài 5: Kiểm tra, xử lý ao trước khi thả giống Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Trình bày được kỹ thuật kiểm tra, xử lý môi trường nước, kiểm tra bờ, cống; - Kiểm tra, xử lý được môi trường nước, bờ, cống. 1. Kiểm tra, xử lý môi trường nước 1.1. Kiểm tra độ mặn 1.2. Kiểm tra độ pH 1.3. Kiểm tra hàm lượng ôxy hòa tan 1.4. Kiểm tra NH3 + 1.5. Kiểm tra NH4 1.6. Kiểm tra H2S 2. Kiểm tra, xử lý bờ ao 3. Kiểm tra, xử lý cống ao Kiểm tra hết mô đun Thời gian: 4 giờ
  24. 23 IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Máy tính xách tay, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất - 01 Phòng học có đủ bảng, bàn ghế giáo viên và cho 30 người. - Ao nuôi cá chim vây vàng của cơ sở dạy nghề, địa phương hoặc hộ gia đình (thuê hoặc mượn của các cơ sở sản xuất nơi tổ chức lớp học). - Các loại máy móc, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc học lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề trong mô đun STT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1. Máy bơm nước Chiếc 1 2. Cuốc, xẻng , xô, chậu Bộ 10 3. Máy đo độ mặn Chiếc 1 4. Máy đo pH đất, NH3, H2S Chiếc 1 5. Máy đo oxy hòa tan Chiếc 1 6. Khúc xạ kế Chiếc 1 7. Bộ kiểm tra nhanh pH Bộ 3 8. Bộ kiểm tra nhanh oxy Bộ 3 9. Bộ kiểm tra nhanh NH Bộ 3 10. Bộ kiểm tra nhanh H2S Bộ 3 4. Điều kiện khác - Ủng, mũ: 10 bộ - Quần áo lội nước: 05 bộ - Găng tay, khẩu trang: 30 bộ - Chuyên gia hướng dẫn thực hành V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống giáo viên đưa ra).
  25. 24 - Đánh giá kỹ năng nghề: Đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá thông qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3 - 5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: + Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bộ câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. + Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát, theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 2. Nội dung đánh giá - Thực hiện tính lượng vôi cần sử dụng và bón vôi xử lý đáy ao. - Kiểm tra các yếu tố môi trường (Độ mặn, pH, oxy hòa tan, NH3, H2S). VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun Chuẩn bị ao nuôi cá cá chim vây vàng áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng cho vùng nuôi cá chim vây vàng thương phẩm trong cả nước. Khi áp dụng theo vùng, miền cần chú ý một số từ địa phương. Ví dụ: bùn = sình, xẻng = leng, thùng xốp = thùng mốp - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a) Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) chuẩn bị ao nuôi cá để phát huy tính tích cực của học viên.
  26. 25 - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa nuôi cá chim vây vàng để hỗ trợ trong giảng dạy. b) Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: + Xử lý đáy; + Kiểm tra môi trường nước. - Phần thực hành: + Tính lượng vôi cần sử dụng để khử trùng aovà bón vôi khử trùng ao; + Đo một số yếu tố môi trường ao nuôi. 4. Tài liệu tham khảo [1] Thái Thanh Bình, Lê Ngọc Quân, 2010. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. [2] Thái Thanh Bình, Trần Thanh, 2012. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng nuôi trong ao. Tạp chí Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. [3] Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2011. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng (Phim khuyến nông) [4] Ngô Vĩnh Hạnh, Nguyễn Văn Quyền, 2007. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển. NXB Nông nghiệp. [5] Lê Xuân Sinh, 2005. Giáo trình kinh tế thủy sản. Đại học Cần Thơ. [6] Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, 2003. Kỹ thuật nuôi trồng một số đối tượng thủy sản ở biển. NXB Nông nghiệp. [7] Trung tâm khuyến ngư quốc gia, 2005. Sổ tay nuôi một số đối tượng thuỷ sản nước mặn. NXB NN. [8] Trung tâm KHKT&SX giống thuỷ sản Quảng Ninh, 2009. Tuyển tập kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài cá biển.
  27. 26 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chọn và thả giống cá chim vây vàng Mã số mô đun: MĐ03 Nghề: Nuôi cá chim vây vàng trong ao Hà Nội, năm 2013
  28. 27 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: CHỌN VÀ THẢ GIỐNG CÁ CHIM VÂY VÀNG Mã số mô đun: MĐ03 Thời gian mô đun: 72 giờ; (Lý thuyết: 8 giờ; Thực hành: 56 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 8 giờ). I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí Mô đun 03 "Chọn và thả giống cá chim vây vàng" được bố trí học sau mô đun Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng và trước mô đun Chăm sóc, quản lý ao nuôi cá chim vây vàng trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao. Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo của chương trình. 2. Tính chất Là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết và mô hình nuôi cá chim vây vàng. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Nêu được phương pháp lựa chọn, vận chuyển cá giống; - Mô tả được kỹ thuật thả cá giống, đánh giá chất lượng cá sau khi thả. 2. Kỹ năng - Chọn được cá giống đảm bảo tiêu chuẩn; - Thực hiện vận chuyển cá giống đảm bảo tiêu chuẩn; - Thực hiện thả cá giống đúng kỹ thuật. 3. Thái độ - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Thời gian Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra (*) 1. Lựa chọn cá giống 18 2 14 2 2. Vận chuyển cá giống 24 3 19 2 3. Thả cá giống 14 2 12
  29. 28 4. Kiểm tra cá sau khi thả giống 12 1 11 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 72 8 56 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Lựa chọn cá giống Thời gian: 18 giờ Mục tiêu: - Nêu được tiêu chuẩn cá giống, các biện pháp kỹ thuật xác định kích cỡ, chất lượng cá giống, và phương pháp xác định số lượng cá giống cần mua; - Xác định được kích cỡ và đánh giá được chất lượng cá giống; - Xác định được số lượng cá giống cần mua. 1. Tìm hiểu thông tin cơ sở cung cấp giống 1.1. Tìm hiểu nguồn gốc cá giống 1.2. Khảo sát giá thành con giống 1.3. Chọn nơi mua cá giống 2. Kiểm tra sức khoẻ đàn cá giống bằng cảm quan 2.1. Kích cỡ cá giống 2.2. Chất lượng cá giống 3. Kiểm tra kích cỡ và khối lượng cá giống 3.1. Lấy mẫu cá giống 3.2. Cân mẫu 3.3. Đo mẫu 3.4. Đếm mẫu 3.5. Xác định kích cỡ cá giống 4. Xác định số lượng cá giống cần mua Kiểm tra: - Nội dung: Kiểm tra kích cỡ và chất lượng giống cá chim vây vàng - Thời gian: 2 giờ - Hình thức: thực hành Bài 2: Vận chuyển cá giống Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Nêu được phương pháp đóng cá và xử lý trong quá trình vận chuyển; - Thực hiện được kỹ thuật đóng túi vận chuyển cá giống, xử lý được cá giống trong quá trình vận chuyển;
  30. 29 - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. 1. Xác định thời điểm vận chuyển 2. Xác định hình thức vận chuyển 2.1. Vận chuyển kín 2.2. Vận chuyển hở 3. Xác định mật độ cá vận chuyển 3.1. Xác định quãng đường và thời gian vận chuyển 3.2. Tính mật độ vận chuyển 3.3. Luyện ép cá 4. Đưa cá vào dụng cụ vận chuyển 4.1. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện vận chuyển 4.2. Đưa cá vào túi bơm ôxy (vận chuyển kín) 4.2.1. Đóng nước, cá vào túi 4.2.2. Bơm ôxy 4.2.3. Buộc dây, kiểm tra túi 4.2.4. Dán nhãn mác 4.3. Đưa cá vào lồ, thùng vận chuyển (vận chuyển hở) 4.3.1. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện vận chuyển 4.3.2. Xác định mật độ vận chuyển 4.3.3. Đưa cá vào dụng cụ vận chuyển 5. Kiểm tra trước khi vận chuyển 6. Xử lý trên đường vận chuyển 6.1. Dấu hiệu cá bất thường trong quá trình vận chuyển 6.2. Phương pháp xử lý Kiểm tra: - Nội dung: vợt cá giống và đóng túi bơm ôxy vận chuyển cá chim vây vàng - Thời gian: 2 giờ - Hình thức: thực hành Bài 3: Thả cá giống Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Mô tả được kỹ thuật xử lý trước khi thả và thả cá giống; - Thực hiện được các bước thả cá giống; - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. 1. Xác định thời điểm thả cá giống
  31. 30 2. Chọn vị trí thả cá 3. Tiếp nhận cá giống 3.1. Chuẩn bị nơi giữ cá giống 3.2. Đánh giá chất lượng cá giống 4. Thuần hóa cá trước khi thả 4.1. Thuần hóa nhiệt độ 4.2. Thuần hóa độ mặn 5. Tắm phòng bệnh cho cá giống 5.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 5.2. Tắm cho cá 5.3. Loại bỏ cá giống kém chất lượng 6. Thả cá xuống ao Bài 4: Kiểm tra cá sau khi thả giống Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Nêu được phương pháp kiểm tra hoạt động của cá; - Xác định được số cá chết và có biện pháp xử lý; - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. 1. Kiểm tra sức khỏe của cá 2. Kiểm tra sự phân tán của cá 3. Xác định tỷ lệ cá sống 4. Kết luận và xử lý Kiểm tra hết mô đun Thời gian: 4 giờ IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun Chọn và thả giống cá chim vây vàng trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Máy tính, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn về chọn, thả cá chim vây vàng giống. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất - 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người. - Ao nuôi cá chim vây vàng của cơ sở dạy nghề, địa phương hay hộ gia đình (thuê hoặc mượn của các cơ sở sản xuất nơi tổ chức lớp học).
  32. 31 - Các loại máy móc, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc học lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề trong mô đun: STT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1. Cân ( loại 5kg) Chiếc 1 2. Vợt cá giống Gas (60 mắt/1cm2) Chiếc 6 3. Túi nilon Chiếc 20 4. Dây chun buộc túi (dài 50cm) Chiếc 20 5. Bao tải xác rắn Chiếc 6 6. Chậu nhựa (20 lít) Chiếc 3 7. Xô nhựa (10 lít) Chiếc 3 8. Thùng xốp chuyển cá (30 lít) Chiếc 6 9. Băng keo (loại bản rộng 5cm) Cuộn 2 10.Cốc đong (loại 1 lít) Chiếc 6 11.Nhiệt kế Chiếc 6 12.Bình ôxy và phụ kiện Bộ 1 4. Điều kiện khác - Quần lội nước, áo mưa, ủng: 06 bộ - Găng tay, khẩu trang: 30 bộ - Chuyên gia hướng dẫn thực hành V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống). - Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá thông qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3 - 5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: + Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bộ câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. + Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát, theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 2. Nội dung đánh giá
  33. 32 - Chọn cá chim vây vàng giống. - Đóng túi vận chuyển. - Tắm phòng bệnh và thả cá chim vây vàng giống. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun Chọn và thả giống cá chim vây vàng áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Chọn và thả giống cá chim vây vàng có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng cho vùng nuôi cá chim vây vàng trên cả nước. Khi áp dụng theo vùng, miền cần chú ý một số từ địa phương. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a) Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) chuẩn bị ao nuôi cá để phát huy tính tích cực của học viên. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa nuôi cá chim vây vàng để hỗ trợ trong giảng dạy. b) Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế: - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành Chọn và thả giống cá chim vây vàng và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân học viên;
  34. 33 - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: Tiêu chuẩn cá chim vây vàng giống - Phần thực hành: + Đánh giá chất lượng cá chim vây vàng giống; + Đóng túi vận chuyển cá giống; + Thả cá giống. 4. Tài liệu tham khảo [1] Thái Thanh Bình, Lê Ngọc Quân, 2010. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. [2] Thái Thanh Bình, Trần Thanh, 2012. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng nuôi trong ao. Tạp chí Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. [3] Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2011. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng (Phim khuyến nông) [4] Ngô Vĩnh Hạnh, Nguyễn Văn Quyền, 2007. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển. NXB Nông nghiệp. [5] Lê Xuân Sinh, 2005. Giáo trình kinh tế thủy sản. Đại học Cần Thơ. [6] Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, 2003. Kỹ thuật nuôi trồng một số đối tượng thủy sản ở biển. NXB Nông nghiệp. [7] Trung tâm khuyến ngư quốc gia, 2005. Sổ tay nuôi một số đối tượng thuỷ sản nước mặn. NXB NN. [8] Trung tâm KHKT&SX giống thuỷ sản Quảng Ninh, 2009. Tuyển tập kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài cá biển.
  35. 34 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Cho ăn và quản lý ao nuôi cá Mã số mô đun: MĐ 04 Nghề: Nuôi cá chim vây vàng CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng Mã số mô đun: MĐ 04 Nghề: Nuôi cá chim vây vàng trong ao
  36. 35 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ AO NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG Mã số mô đun: MĐ 04 Thời gian mô đun: 84giờ (Lý thuyết: 16giờ; Thực hành: 60giờ; Kiểm tra hết mô đun 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ ĐUN 1. Vị trí Mô đun Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng được bố trí học sau mô đun Chọn và thả giống cá chim vây vàng và trước mô đun Phòng và trị bệnh cá chim vây vàng trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao. Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo của chương trình. 2.Tính chất Là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết và mô hình nuôi cá chim vây vàng. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Trình bày được phương pháp chuẩn bị thức ăn, cho ăn và kiểm tra cá định kỳ; - Biết được ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến đời sống của cá chim vây vàng. 2. Kỹ năng - Chuẩn bị được thức ăn, cho ăn và kiểm tra định kỳ; - Kiểm tra và xử lý được một số yếu tố môi trường trong ao nuôi. 3. Thái độ - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn lao động. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Thời gian Số Tổng Lý Thực Kiểm tra TT Tên các bài trong mô đun số thuyết hành (*) 1 Chuẩn bị thức ăn cho cá 20 5 15 2 Cho cá ăn 20 3 15 2 3 Quản lý môi trường ao nuôi 24 4 18 2
  37. 36 4 Kiểm tra cá 10 2 8 5 Quản lý ao nuôi 6 2 4 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 84 16 60 8 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Chuẩn bị thức ăn Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Hiểu biết về tiêu chuẩn lựa chọn thức ăn công nghiệp, loại cá tạp để chế biến thức ăn cho cá, bảo quản thức ăn; - Chọn và bảo quản được thức ăn công nghiệp; - Chọn, xử lý và bảo quản được cá tạp. 1. Lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá chim vây vàng 1.1. Yêu cầu lựa chọn thức ăn công nghiệp cho cá 1.2. Chọn thức ăn công nghiệp cho cá 2. Chế biến cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng 2.1. Lựa chọn loại cá làm thức ăn cho cá chim vây vàng 2.2. Chế biến cá tạp 3. Bảo quản thức ăn cho cá chim vây vàng 3.1. Bảo quản thức ăn công nghiệp 3.2. Bảo quản cá tạp làm thức ăn cho cá chim vây vàng Bài 2: Cho cá ăn Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Nêu được phương pháp tính lượng thức ăn, cho cá ăn; - Tính được lượng thức ăn, thực hiện được thao tác cho cá ăn; - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. 1. Xác định thời điểm cho cá ăn 2. Chọn vị trí cho cá ăn 3. Tính lượng thức ăn trong ngày 3.1. Xác định khối lượng trung bình một con cá 3.2. Xác định số lượng cá có trong ao
  38. 37 3.3. Tính khối lượng cá trong ao 3.4. Tính khối lượng thức ăn/ngày/ao 4. Kiểm tra chất lượng thức ăn 5. Cho cá ăn 5.1. Cân thức ăn 5.2. Thực hiện cho ăn 6. Điều chỉnh lượng thức ăn 6.1. Quan sát hoạt động bắt mồi của cá 6.2. Kiểm tra thức ăn trên sàng ăn 6.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn Kiểm tra: - Nội dung: chọn vị trí cho ăn và cho cá ăn - Thời gian: 2 giờ - Hình thức: thực hành Bài 3: Quản lý môi trường ao nuôi Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Nêu được tiêu chuẩn một số yếu tố môi trường trong ao nuôi cá chim vây vàng - Mô tả được biện pháp xử lý một số yếu tố môi trường; - Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật. 1. Quản lý pH trong ao nuôi cá 1.1. Tiêu chuẩn pH trong ao nuôi cá 1.2. Đo pH 1.3. Quản lý pH 2. Quản lý độ mặn trong ao nuôi cá 2.1. Tiêu chuẩn độ mặn trong ao nuôi cá 2.2. Đo độ mặn 2.2.1. Đo bằng tỷ trọng kế 2.2.2. Đo bằng khúc xạ kế 2.3. Quản lý độ mặn 3. Quản lý nhiệt độ nước ao nuôi cá 3.1. Tiêu chuẩn nhiệt độ 3.2. Đo nhiệt độ 3.3. Quản lý nhiệt độ 4. Quản lý hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong ao nuôi cá
  39. 38 4.1. Tiêu chuẩn hàm lượng oxy hòa tan 4.2. Xác định hàm lượng oxy hòa tan 4.3. Xử lý hàm lượng oxy hòa tan 5. Quản lý hàm lượng một số chất khí hòa tan (H2S, NH3) trong ao nuôi cá 5.1. Nguyên nhân xuất hiện khí NH3, H2S trong ao 5.2. Quản lý hàm lượng khí hydrosunfua (H2S) trong ao nuôi 5.3. Quản lý hàm lượng khí ammoniac (NH3) trong ao nuôi 6. Kiểm tra an toàn ao nuôi Kiểm tra: - Nội dung: đo độ mặn, pH, hàm lượng oxy hòa tan, NH 3, H2S trong ao nuôi - Thời gian kiểm tra: 2 giờ - Hình thức: thực hành Bài 4: Kiểm tra cá định kỳ Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các bước kiểm tra cá; - Thực hiện được thao tác kiểm tra thường xuyên và sinh trưởng của cá 1. Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra 2. Thu mẫu cá 3. Cân khối lượng 4. Tính kết quả sinh trưởng và đánh giá Kiểm tra hết mô đun Thời gian: 4 giờ Thời gian: 6 giờ Bài 5: Quản lý ao nuôi Mục tiêu: - Trình bày được các bước kiểm tra và biện pháp xử lý ao nuôi cá; - Thực hiện được thao tác kiểm tra và xử lý ao nuôi đảm bảo an toàn; - Đảm bảo an toàn lao động 1. Kiểm tra và xử lý bờ ao 1.1. Kiểm tra bờ ao 1.2. Xử lý bờ ao
  40. 39 2. Kiểm tra và xử lý cống ao 2.1. Kiểm tra cống ao 3. Kiểm tra và xử lý đăng chắn 3.1. Kiểm tra đang chắn 3.2. Xử lý đăng chắn 4. Kiểm tra và xử lý mức nước trong ao 4.1. Kiểm tra mức nước 4.2. Xử lý mức nước 5. Kiểm tra và bảo dưỡng quạt nước 5.1. Kiểm tra quạt nước 5.2. Xử lý, bảo dưỡng quạt nước IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy - Giáo trình dạy nghề mô đun Chăm sóc và quản lý ao nuôi cá chim vây vàng trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Máy tính: 1 chiếc; máy chiếu: 1 chiếc; Phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn về chuẩn bị thức ăn, cho cá ăn, kiểm tra sinh trưởng và quản lý môi trường ao nuôi cá chim vây vàng. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất - 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người. - Ao nuôi cá chim vây vàng của cơ sở dạy nghề, địa phương hay hộ gia đình (thuê hoặc mượn của các cơ sở sản xuất nơi tổ chức lớp học). - Các loại máy móc, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc học lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề trong mô đun: STT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 30. Ao nuôi cá chim vây vàng 1 31. Cân đồng hồ: mức cân 2 kg Chiếc 1 32. Cân đồng hồ: mức cân 30 kg Chiếc 1 33. Thước đo cá Chiếc 2 34. Máy quạt nước Chiếc 4 35. Nhiệt kế Chiếc 3 36. Thức ăn công nghiệp Kg 30 37. Thuyền Chiếc 1 38. Máy bơm nước Chiếc 3
  41. 40 39. Khúc xạ kế Chiếc 2 40. Máy đo pH Chiếc 3 41. Máy đo oxy hòa tan Chiếc 3 42. Bộ kiểm tra nhanh pH Bộ 3 43. Bộ kiểm tra nhanh oxy Bộ 3 44. Bộ kiểm tra nhanh H2S Bộ 3 45. Bộ kiểm tra nhanh NH3 Bộ 3 46. Vôi bột Kg 300 47. Vợt cá Chiếc 3 48. Vó hoặc chài Chiếc 3 49. Men vi sinh Kg 5 4. Điều kiện khác - Quần lội nước, áo mưa, ủng: 06 bộ - Găng tay, khẩu trang: 30 bộ - Chuyên gia hướng dẫn thực hành V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống). - Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: + Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. + Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát, theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 2. Nội dung đánh giá - Chọn thức ăn công nghiệp - Thực hiện cho cá ăn.
  42. 41 - Đo và xử lý yếu tố môi trường: độ mặn, pH, ôxy hòa tan. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun Chăm sóc cá và quản lý ao nuôi áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Chăm sóc cá và quản lý ao nuôi có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng cho vùng ven biển nuôi cá chim vây vàng trên cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a) Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) chuẩn bị ao nuôi cá để phát huy tính tích cực của học viên. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa nuôi cá chim vây vàng để hỗ trợ trong giảng dạy. b) Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài Chuẩn bị thức ăn cho cá và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ;
  43. 42 - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: Lựa chọn thức ăn cho cá và quản lý môi trường ao nuôi - Phần thực hành: + Chuẩn bị thức ăn cho cá. + Cho cá ăn. + Đo và xử lý yếu tố môi trường ao nuôi. 4. Tài liệu tham khảo [1] Thái Thanh Bình, Lê Ngọc Quân, 2010. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. [2] Thái Thanh Bình, Trần Thanh, 2012. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng nuôi trong ao, tạp chí Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. [3]Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2011. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng (Phim khuyến nông). `
  44. 43 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Phòng và trị bệnh cá chim vây vàng Mã số mô đun: MĐ 05 Nghề: Nuôi cá chim vây vàng trong ao Hà Nội, năm 2014
  45. 44 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CÁ CHIM VÂY VÀNG Mã số mô đun: MĐ 05 Thời gian mô đun: 72 giờ; (Lý thuyết: 10 giờ; Thực hành: 54 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí Mô đun Phòng và trị bệnh cá được bố trí học sau mô đun Chăm sóc, quản lý ao nuôi cá chim vây vàng và trước mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá cá chim vây vàng trong ao. Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo của chương trình. 2. Tính chất Là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết và mô hình nuôi cá chim vây vàng. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Trình bày được các biện pháp phòng bệnh tổng hợp; - Trình bày được dấu hiệu bệnh lý và biện pháp xử lý các bệnh do môi trường trên cá chim vây vàng; - Trình bày được dấu hiệu bệnh lý và các biện pháp trị bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm trên cá chim vây vàng. 2. Kỹ năng - Nhận biết được các dấu hiệu cá chim vây vàng bị bệnh; - Thu được mẫu cá bệnh; - Thực hiện được các biện pháp phòng, trị và xử lý bệnh cho cá chim vây vàng. 3. Thái độ - Cẩn thận, tỷ mỉ trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh cho cá; - Tuân thủ đúng các bước kỹ thuật và nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
  46. 45 Số Tên các bài trong mô đun Thời gian TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra (*) 1 Phòng bệnh tổng hợp 14 2 10 2 2 Xử lý bệnh do môi trường 9 1 8 3 Chẩn đoán và trị bệnh ký sinh 21 3 16 2 trùng 4 Chẩn đoán và trị bệnh do nấm 10 2 8 5 Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn 14 2 12 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 72 10 54 8 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Trình bày được mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh cho cá chim vây vàng; biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong nuôi cá chim vây vàng; phương pháp sử dụng thuốc; - Thực hiện đúng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá chim vây vàng và tính được đúng liều lượng thuốc, hóa chất cần dùng; - Tuân thủ các quy định về sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản và đảm bảo an toàn lao động. 1. Mối quan hệ của các yếu tố gây bệnh 1.1. Yếu tố môi trường 1.2. Tác nhân gây bệnh 1.3. Yếu tố nội tại 1.4. Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh 2. Phương pháp sử dụng thuốc trong phòng trị bệnh cá 2.1. Phun thuốc 2.1.1. Xác định thể tích nước trong ao 3.1.2. Xác định khối lượng thuốc cần sử dụng 2.1.3. Thao tác phun thuốc xuống ao 2.2. Tắm thuốc
  47. 46 2.2.1. Xác định thể tích nước 2.2.2. Xác định khối lượng thuốc cần sử dụng 2.2.3. Tắm thuốc cho cá 2.3. Trộn thuốc vào thức ăn 2.3.1. Xác định khối lượng cá nuôi 2.3.2. Xác định khối lượng thức ăn 2.3.3. Xác định khối lượng thuốc 2.3.4. Trộn thuốc vào thức ăn 2.3.5. Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc 3. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp 3.1. Cải tạo, tẩy trùng và diệt tạp ao nuôi 3.2. Vệ sinh môi trường trong quá trình nuôi 3.2.1. Vệ sinh môi trường nuôi bằng cơ học 3.2.2. Xử lý nước bằng hóa chất 3.2.3. Xử lý nước bằng chế phẩm sinh học 3.3. Tiêu diệt tác nhân gây bệnh 3.3.1. Tắm phòng bệnh 3.3.2. Khử trùng thức ăn 3.3.3. Khử trùng dụng cụ 3.3.4. Dùng thuốc phòng trước mùa phát triển bệnh 3.4. Kiểm dịch cá giống 3.5. Quản lý thức ăn trong quá trình nuôi 3.6. Trộn vitamin C và thảo dược vào thức ăn 3.7. Giữ ổn định các yếu tố môi trường Kiểm tra: - Nội dung: Tính lượng vitamin C và trộn vào thức ăn cho cá. - Thời gian kiểm tra: 2 giờ - Hình thức: thực hành Bài 2: Xử lý bệnh do môi trường Thời gian: 9 giờ Mục tiêu: - Quan sát và thu được mẫu cá bệnh, chẩn đoán được bệnh cá chim vây vàng do môi trường;
  48. 47 - Kiểm tra và xử lý được các yếu tố môi trường gây bệnh cho cá; - Cẩn thận, tỷ mỉ, tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản. 1. Quan sát hoạt động bất thường của cá 1.1. Quan sát cá bơi lội 1.2. Quan sát cá hô hấp 1.3. Quan sát cá bắt mồi 2. Thu mẫu cá 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 2.2. Thu mẫu cá bệnh 3. Quan sát dấu hiệu bệnh lý 3.1. Quan sát màu sắc và hình dạng cá 3.2. Quan sát màu sắc và tổn thương của mang cá 4. Xử lý bệnh do môi trường 4.1. Xử lý bệnh do nhiệt độ 4.2. Xử lý bệnh do oxy 4.3. Xử lý bệnh do pH 4.4. Xử lý bệnh do NH3 4.5. Xử lý bệnh do H2S Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh do ký sinh trùng Thời gian: 21 giờ Mục tiêu: - Quan sát và thu được mẫu cá bệnh, chẩn đoán được một số bệnh ký sinh trùng trên cá chim vây vàng; - Kiểm tra và xử lý được một số bệnh ký sinh trùng trên cá chim vây vàng; - Cẩn thận, tỷ mỉ, tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản. 1. Quan sát hoạt động bất thường của cá 1.1. Quan sát các biểu hiện bên ngoài của cá trong ao 1.2. Bắt mồi 2. Thu mẫu cá
  49. 48 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 2.2. Thu mẫu bệnh 2.3. Bảo quản mẫu 3. Tìm ký sinh trùng 3.1. Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên cá chim 3.1.1. Bệnh trùng bánh xe ở cá chim vây vàng 3.1.2. Bệnh trùng quả dưa ở cá chim vây vàng 3.1.3. Bệnh rận cá ở cá chim vây vàng 3.2. Lấy mẫu nhớt trên da và mang 3.3. Mổ và lấy mẫu nội tạng 4. Chẩn đoán bệnh 4.1. Căn cứ vào dấu hiệu bệnh lý 4.2. Kết luận 4.2.1. Bệnh trùng bánh xe 4.2.2. Bệnh trùng quả dưa 4.2.3. Bệnh rận cá 5. Trị bệnh 5.1. Bệnh trùng bánh xe 5.2. Bệnh trùng quả dưa 5.3. Bệnh rận cá Kiểm tra: - Nội dung: Lấy mẫu chẩn đoán bệnh ký sinh trùng trên cá chim vây vàng - Thời gian kiểm tra: 2 giờ - Hình thức: thực hành Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do nấm Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Quan sát và thu được mẫu cá bệnh, chẩn đoán được một số bệnh nấm trên cá chim vây vàng; - Kiểm tra và xử lý được một số bệnh nấm trên cá chim vây vàng; - Cẩn thận, tỷ mỉ, tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản.
  50. 49 1. Quan sát hoạt động bất thường của cá 1.1. Quan sát các biểu hiện bên ngoài của cá trong ao 1.2. Bắt mồi 2. Thu mẫu cá 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 2.2. Thu mẫu bệnh 2.3. Bảo quản mẫu 3. Quan sát cơ thể cá và lấy mẫu bệnh phẩm quan sát dưới kính hiển vi 3.1. Quan sát dấu hiệu bệnh lý trên da, vây, mang cá 3.2. Mổ và quan sát nội tạng cá 3.3. Lấy mẫu bệnh phẩm quan sát dưới kính hiển vi 4. Gửi mẫu bệnh đi phân tích 4.1. Chuẩn bị dụng cụ 4.2. Chuẩn bị mẫu 4.3. Đóng gói, bảo quản và gửi mẫu 5. Đánh giá và kết luận 6. Trị bệnh Bài 5: Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Quan sát và thu được mẫu cá bệnh, chẩn đoán được một số một số bệnh vi khuẩn trên cá chim vây vàng; - Kiểm tra và xử lý được một số bệnh vi khuẩn trên cá chim vây vàng; - Cẩn thận, tỷ mỉ, tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản. 1. Quan sát hoạt động bất thường của cá 1.1. Quan sát các biểu hiện bên ngoài của cá trong ao 1.2. Bắt mồi 2. Thu mẫu cá 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 2.2. Thu mẫu bệnh 2.3. Bảo quản mẫu 3. Quan sát cơ thể cá
  51. 50 3.1. Quan sát dấu hiệu bệnh lý trên da, vây, mang cá 3.2. Mổ và quan sát nội tạng cá 4. Gửi mẫu bệnh đi phân tích 4.1. Chuẩn bị dụng cụ 4.2. Chuẩn bị mẫu 4.3. Đóng gói, bảo quản và gửi mẫu 5. Đánh giá và kết luận 6. Trị bệnh Kiểm tra hết mô đun Thời gian: 4 giờ IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy - Giáo trình dạy nghề mô đun Phòng và trị một số bệnh cá trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Nuôi cá chim vây vàng. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Máy tính: 1 chiếc; máy chiếu: 1 chiếc; Phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn về phòng, chẩn đoán và trị một số bệnh của cá chim vây vàng. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất - 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người. - Ao nuôi cá chim vây vàng của cơ sở dạy nghề, địa phương hay hộ gia đình (thuê hoặc mượn của các cơ sở sản xuất nơi tổ chức lớp học). - Các loại máy móc, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc học lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề trong mô đun: STT Danh mục Đơn vị tính Số lượng Cơ sở sản xuất giống và ao nuôi cá chim 1 1 vây vàng 2 Chài Chiếc 3 3 Vợt Chiếc 3 4 Bộ giải phẫu (dao, panh, kéo) Bộ 3 5 Kính hiển vi Chiếc 3 6 Lam kính Hộp 3 7 Lamen Hộp 3 8 Vôi Kg 300
  52. 51 9 Nhiệt kế Chiếc 3 10 Bộ dụng cụ đo các yếu tố môi trường pH Bộ 3 11 Bộ dụng cụ đo các yếu tố môi trường NH3 Bộ 3 12 Bộ dụng cụ đo các yếu tố môi trường H2S Bộ 3 13 Bộ dụng cụ đo các yếu tố môi trường Oxy Bộ 3 14 Thức ăn của cá chim vây vàng Kg 10 15 Thuốc tím (KMnO4) Kg 5 16 Thuốc TCCA Kg 10 17 Sulphat đồng (CuSO4 ) Kg 5 18 Cá chim vây vàng giống Con 30 19 Cá chim vây vàng thương phẩm kg 6 4. Điều kiện khác - Quần áo lội nước: 4 bộ - Quần áo blue: 30 bộ - Găng tay: 30 bộ - Khẩu trang: 30 cái V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống). - Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: + Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. + Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát, theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 2. Nội dung đánh giá - Nhận biết dấu hiệu bệnh lý và chẩn đoán các bệnh do môi trường, do ký sinh trùng, do nấm và do vi khuẩn trên cá chim vây vàng
  53. 52 - Thực hiện được biện pháp xử lý và trị bệnh do môi trường, do ký sinh trùng, do nấm và do vi khuẩn trên cá chim vây vàng VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun Phòng và trị một số bệnh cá áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Phòng và trị một số bệnh cá có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng cho vùng nuôi cá chim vây vàng trên cả nước. Khi áp dụng theo vùng, miền cần chú ý một số từ địa phương, ví dụ: bùn = sình, xẻng = leng - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a) Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) chuẩn bị ao nuôi cá để phát huy tính tích cực của học viên. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa nuôi cá chim vây vàng để hỗ trợ trong giảng dạy. b) Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế. - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài Chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ;
  54. 53 - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá chim vây vàng. - Phần thực hành: + Thực hiện phòng bệnh tổng hợp cho cá chim vây vàng; + Nhận biết dấu hiệu bệnh lý của các bệnh do ký sinh trùng, do vi khuẩn. + Các biện pháp xử lý và trị bệnh do môi trường, do ký sinh trùng trên cá chim vây vàng. 4. Tài liệu tham khảo [1] Bùi Quang Tề. Giáo trình bệnh của cá. NXB Nông nghiệp. Hà Nội, 1998. 192 trang. [2] Bùi Quang Tề. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2003. 200 trang. [3] Bùi Quang Tề, Ngô Thế Anh, Hoàng Thị Phương Hồng. Giáo trình chẩn đoán và phòng trị một số bệnh thông thường của bệnh cá (Lý thuyết và thực hành), Bắc Ninh, 2009. [4] Thái Thanh Bình và Lê Ngọc Quân, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội năm 2010. [5] Trung tâm khuyến nông quốc gia, Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng, năm 2011 (Phim khuyến nông). CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá Mã số mô đun: MĐ 06 Nghề: Nuôi cá cá chim vây vàng trong ao Hà nội, năm 2014
  55. 54 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ CÁ CHIM VÂY VÀNG Mã số mô đun: MĐ 06 Thời gian mô đun: 76 giờ (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 52 giờ;
  56. 55 Kiểm tra kết thúc mô đun 8 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ ĐUN 1. Vị trí Mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng được bố trí học cuối cùng trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao. 2. Tính chất Là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có ao nuôi cá chim vây vàng, cơ sở sản xuất cá chim vây vàng của nghề. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Trình bày được phương pháp thu hoạch cá, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ cá; - Nêu được biện pháp kỹ thuật thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ cá. 2. Kỹ năng - Xác định được phương pháp thu hoạch, phương pháp bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ cá, tính được hiệu quả nuôi cá; - Thực hiện thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ cá đảm bảo chất lượng. 3. Thái độ - Tuân thủ quy trình kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn lao động. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành, tra bài tập (*)
  57. 56 1. Xác định thời điểm thu hoạch 5 1 4 2. Thu hoạch cá 11 1 10 2 3. Bảo quản cá sau thu hoạch 22 5 17 4 Vận chuyển cá đi tiêu thụ 22 5 17 2 5 Tiêu thụ cá 4 2 2 6 Đánh giá kết quả nuôi 4 2 2 Kiểm tra hết mô đun 8 4 Cộng 76 16 52 8 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Xác định thời điểm thu hoạch Thời gian: 5 giờ Mục tiêu: - Biết được nhu cầu thị trường; - Trình bày được phương pháp xác định khối lượng cá trong ao; - Đánh giá và tính được thị trường tiêu thụ; - Dự tính được khối lượng cá trong ao. 1. Tìm hiểu nhu cầu thị trường 1.1. Tìm hiểu nơi tiêu thụ 1.2. Dự báo khối lượng cá tiêu thụ 1.3. Tìm hiểu về nhu cầu kích cỡ cá tiêu thụ 2. Kiểm tra kích cỡ cá 2.1. Thời điểm kiểm tra 2.2. Xác định kích cỡ cá trong ao 3. Tính khối lượng cá trong ao 3.1. Dự tính số lượng cá trong ao 3.2. Xác định khối lượng cá trung bình 3.3. Tính khối lượng cá trong ao 4. Quyết định thời điểm thu hoạch Bài 2: Thu hoạch cá Thời gian: 11 giờ
  58. 57 Mục tiêu: - Trình bày phương pháp chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nhân lực, thu hoạch cá; - Thực hiện được công tác chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nhân lực thu hoạch và phân loại cá; - Tuân thủ đúng trình tự qui trình kỹ thuật. 1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nhân lực 1.1. Chuẩn bị dụng cụ 1.3. Chuẩn bị nhân lực 2. Thu hoạch cá 2.1. Thu tỉa 2.2. Thu toàn bộ 3. Phân loại cá Kiểm tra: - Nội dung: thu tỉa cá và kéo lưới bắt cá. - Thời gian: 2 giờ - Hình thức: thực hành Bài 3: Bảo quản cá sau thu hoạch Thời gian:22 giờ Mục tiêu: - Trình bày phương pháp chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nhân lực, phương pháp lưu giữ cá sống; lưu giữ cá đông lạnh; - Thực hiện được các bước chuẩn bị, xác định được mật độ và quản lý được chất lượng nước trong quá trình lưu giữ cá; - Trình bày được phương pháp đông lạnh cá; - Thực hiện được các bước chuẩn bị dụng cụ và đông lạnh cá đúng kỹ thuật; - Tuân thủ đúng trình tự qui trình kỹ thuật. 1. Xác định mật độ cá lưu giữ cá sống 1.1. Xác định thể tích của dụng cụ lưu giữ 1.2. Xác định khối lượng cá lưu giữ 2. Chuẩn bị dụng cụ lưu giữ cá sống 2.1. Chuẩn bị bể xi măng, bể bạt, composite 2.2. Chuẩn bị giai cắm trong ao
  59. 58 2.3. Chuẩn bị hệ thống sục khí 3. Đưa cá sống vào dụng cụ lưu giữ 3.1. Chuẩn bị dụng cụ 3.2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển cá sống 3.3. Vận chuyển cá sống 4. Quản lý môi trường lưu giữ cá sống 5. Chuẩn bị dụng cụ đông lạnh cá 6. Phân loại kích cỡ cá để đông lạnh 7. Xử lý cá trước khi đông lạnh 8. Cho cá vào túi 9. Hút chân không túi cá 10. Đưa cá vào hệ thống làm lạnh sâu Kiểm tra: - Nội dung: Chuẩn bị bể và giai lưu giữ cá. - Thời gian: 2 giờ - Hình thức: thực hành Bài 4: Vận chuyển cá đi tiêu thụ Thời gian:22 giờ Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp chuẩn bị dụng cụ, phương tiện vận chuyển cá sống; - Xác định được mật độ để đưa cá vào dụng cụ vận chuyển; - Biết được các bước xử lý trong quá trình vận chuyển và đánh giá kết quả vận chuyển; - Tuân thủ đúng kỹ thuật vận chuyển; - Đảm bảo an toàn lao động. 1. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện 1.1. Chuẩn bị dụng cụ 1.2. Chuẩn bị phương tiện: 1.3. Chuẩn bị nhân lực: 2. Xác định mật độ vận chuyển 2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến mật độ vận chuyển 2.2. Chọn mật độ vận chuyển:
  60. 59 2.3. Xác định thể tích nước 2.4. Xác định khối lượng cá. 3. Đưa cá vào dụng cụ vận chuyển 3.1. Giảm nhiệt độ nước vận chuyển 3.2. Cố định dụng cụ 3.3. Lắp hệ thống sục khí 3.4. Đưa cá vào thùng 4. Xử lý trong quá trình vận chuyển 4.1. Thời điểm xử lý: 4.2. Xử lý dụng cụ vận chuyển 4.3. Xử lý cá 5. Đánh giá kết quả vận chuyển 5.1. Xác định tỷ lệ cá chết 5.2. Tính khối lượng cá sau vận chuyển 5.3. Tính toán chi phí vận chuyển 6. Xác định thời gian vận chuyển cá đông lạnh 7. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện vận chuyển cá đông lạnh 7.1. Chuẩn bị dụng cụ 7.2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 8. Đưa cá vào dụng cụ vận chuyển đông lạnh 9. Kiểm tra trước khi vận chuyển đông lạnh Bài 5: Tiêu thụ cá Thời gian: 4 giờ Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp thu thập thông tin thị trường, lựa chọn hình thức tiêu thụ cá; - Xác định được thị trường tiêu thụ, hình thức tiêu thụ cá; - Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 1. Tìm kiếm thị trường 1.1. Tìm thị trường gần 1.2. Tìm thị trường xa 1.3. Xác định nhu cầu và giá cả thị trường 2. Chọn hình thức tiêu thụ cá 2.1. Bán lẻ sản phẩm 2.2. Bán buôn sản phẩm
  61. 60 3. Ký hợp đồng tiêu thụ 4. Bàn giao cá 5. Thanh lý hợp đồng Bài 6: Đánh giá kết quả nuôi Thời gian: 4 giờ Mục tiêu: - Trình bày được phương pháp xác định tỷ lệ sống, năng suất nuôi; - Tính được hệ số thức ăn tiêu tốn, đánh giá hiệu quả kinh tế; - Lập được kế hoạch vụ nuôi tiếp theo; - Tuân thủ nghiêm túc trình tự, chính xác, tỉ mỉ. 1. Xác định tỷ lệ sống 1.1. Tỷ lệ sống theo giai đoạn 1.2. Tỷ lệ sống theo chu kỳ nuôi 2. Xác định năng suất 2.1. Năng suất thô 2.2. Năng suất tinh 3. Tính hệ số thức ăn 4. Đánh giá hiệu quả kinh tế 4.1. Lập bảng thống kê các khoản thu, chi 4.2. Xác định hiệu quả 5. Dự kiến kế hoạch nuôi vụ tiếp theo 5.1. Xác định chỉ tiêu kế hoạch 5.2. Hình thức và phương pháp nuôi 5.3. Chu kỳ nuôi 5.4. Dự toán kinh phí đầu tư 5.5. Dự kiến sản phẩm thu được 5.6. Tiến độ thực hiện kế hoạch Kiểm tra hết mô đun Thời gian: 4 giờ IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Nuôi cá chim vây vàng. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Máy tính: 1 chiếc; máy chiếu: 1 chiếc; Phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn về thu hoạch và vận chuyển cá chim vây vàng. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất
  62. 61 - 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người. - Ao nuôi cá chim vây vàng của cơ sở dạy nghề, địa phương hay hộ gia đình (thuê hoặc mượn của các cơ sở sản xuất nơi tổ chức lớp học). - Các loại máy móc, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc học lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề trong mô đun: STT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1 Cơ sở nuôi cá chim vây vàng 1 2 Máy bơm nước Chiếc 2 3 Xăng Lít 50 4 Cá chim vây vàng thương phẩm Con 60 (600g/con) 5 Lưới thu cá Chiếc 1 6 Vợt thu cá thương phẩm Chiếc 6 7 Chậu nhựa Chiếc 6 8 Bình oxy và hệ thống ống dẫn khí Bộ 1 9 Lồ Chiếc 3 10 Đá lạnh Kg 20 11 Thùng xốp Chiếc 6 12 Túi PE Chiếc 20 13 Dây dứa Cuộn 2 14 Băng dính Cuộn 5 15 Cân đồng hồ (loại 30 kg) Chiếc 1 16 Cân đồng hồ (loại 2 kg) Chiếc 1 17 Máy sục khí Chiếc 2 18 Máy tính Chiếc 2 19 Nhiệt kế Chiếc 2 20 Sổ ghi chép Chiếc 6 21 Bút bi Chiếc 6 4. Điều kiện khác - Quần lội nước, áo mưa, ủng: 6 bộ - Găng tay, khẩu trang: 10 bộ - Chuyên gia hướng dẫn thực hành V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống). - Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
  63. 62 - Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: + Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. + Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát, theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 2. Nội dung đánh giá - Chuẩn bị điều kiện lưu giữ cá sống. - Chuẩn bị dụng cụ cấp đông và xử lý cá trước khi cấp đông. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng cho vùng nuôi cá chim vây vàng trên cả nước. Khi áp dụng theo vùng, miền cần chú ý một số từ địa phương, ví dụ: bùn = sình, xẻng = leng - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a) Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: Phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) chuẩn bị ao nuôi cá để phát huy tính tích cực của học viên. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa nuôi cá chim vây vàng để hỗ trợ trong giảng dạy.
  64. 63 b) Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành vận chuyển cá sống và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: thu hoạch cá. - Phần thực hành: + Thu hoạch cá; + Lưu giữ cá sống. + Đông lạnh cá. 4. Tài liệu tham khảo [1] Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối nước mặn, Nà xuất bản Nông Nghiệp, 2003. [2] Chu Thị Thơm, Phương pháp bảo quản và chế biến thuỷ sản, Nhà xuất bản Lao Động, 2006. [3] Phan Thị Thanh Quế, Giáo trình công nghệ chế biến thủy hải sản, Đại học Cần Thơ, 2005. [4] Nguyễn Đức Lợi, Giáo trình kỹ thuật lạnh ứng dụng, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003. [5] Tài liệu kỹ thuật của Infofish, Hướng dẫn vận chuyển và bảo quản thuỷ sản tươi sống (Bản dịch của SEAQIP), Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004.