Giáo trình Nuôi Cá lăng-Cá chiên

doc 53 trang huongle 4850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nuôi Cá lăng-Cá chiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_nuoi_ca_lang_ca_chien.doc

Nội dung text: Giáo trình Nuôi Cá lăng-Cá chiên

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN (Phê duyệt tại Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Hà Nội, năm 2014
  2. BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Phê duyệt tại Quyết định số 481 /QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tên nghề: Nuôi cá lăng, cá chiên Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ, có trình độ từ tiểu học trở lên, có nhu cầu học nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên”. Số lượng mô đun đào tạo: 05 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp - Kiến thức + Liệt kê được các nhiệm vụ chính trong quá trình sản xuất cá lăng, cá chiên thương phẩm. + Mô tả được các công việc chủ yếu trong quy trình nuôi cá lăng, cá chiên thương phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm: xây dựng và chuẩn bị ao, bè nuôi cá; chọn, thả cá giống; chăm sóc, quản lý cá trong ao và trong bè; phòng, trị một số bệnh thường gặp ở cá lăng, cá chiên. + Nêu được tiêu chuẩn sản phẩm khi thu hoạch và các bước công việc trong quá trình thu hoạch và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm nhằm đạt hiệu quả cao. - Kỹ năng + Lập sơ đồ và theo dõi được việc xây dựng ao, bè nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật; + Chuẩn bị được ao, bè nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật; + Chọn được cá giống khỏe mạnh và thả giống đúng yêu cầu kỹ thuật; + Thực hiện được biện pháp kỹ thuật chăm sóc cá, quản lý môi trường ao nuôi cá lăng, cá chiên; 2
  3. + Phòng và trị được một số bệnh thường gặp ở cá lăng, cá chiên; + Thu hoạch sản phẩm đúng thời điểm, đảm bảo chất lượng và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao. - Thái độ + Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc của nghề. + Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm; bảo vệ môi trường sinh thái. 2. Cơ hội việc làm Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên” người học có khả năng tự tổ chức sản xuất tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên”. II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học - Thời gian khóa học: 3 tháng - Thời gian học tập: 12 tuần - Thời gian thực học: 440 giờ - Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học - Thời gian học tập: 480 - Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ + Thời gian học lý thuyết: 100 giờ; + Thời gian học thực hành: 340 giờ III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN Thời gian đào tạo (giờ) Mã Trong đó Tên mô đun Tổng MĐ Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá MĐ01 chiên 92 20 64 8 Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống MĐ02 cá lăng, cá chiên 92 20 64 8 Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá MĐ03 chiên 96 20 66 10 MĐ04 Phòng, trị bệnh cá lăng, cá chiên 92 20 64 8 MĐ05 Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, 92 20 64 8 3
  4. cá chiên thương phẩm Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 16 Tổng cộng 480 100 322 58 * Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (58 giờ) bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (18 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ). IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình xem tại các mô đun kèm theo V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Nuôi cá lăng,cá chiên” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Theo yêu cầu của học viên, có thể dạy độc lập một mô đun hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó. Chương trình dạy nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên” gồm 05 mô đun với các nội dung sau: - Mô đun 01: “Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: khảo sát, chọn địa điểm đào ao, bè nuôi; xây dựng ao nuôi, thiết kế và lắp đặt bè nuôi cá; chuẩn bị nước nuôi cá lăng, cá chiên đạt chất lượng và hiệu quả cao. - Mô đun 02: “Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi; chọn giống, thuần giống, vận chuyển giống và trình tự các bước thả giống cá lăng, cá chiên. - Mô đun 03: “Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên” có thời gian học tập là 96 giờ, trong đó 20 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành, 10 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Kiểm tra cá; tính lượng thức ăn và cho cá ăn hàng 4
  5. ngày; đo và xử lý được các yếu tố môi trường bất lợi cho cá; kiểm tra và xử lý nước thải. - Mô đun 04: “Phòng, trị bệnh cá lăng, cá chiên” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Sử dụng thuốc trong nuôi cá; cách phòng bệnh cho cá, phương pháp xác định bệnh; thực hiện được các bước công việc phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và trị một số bệnh cho cá đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn. - Mô đun 05: “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định thời điểm thu hoạch; thu hoạch cá trong ao, bè có hiệu quả; theo dõi vận chuyển cá đảm bảo chất lượng; đánh giá kết quả nuôi. Đánh giá kết quả học tập của học viên trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc mô đun, kết thúc khoá học, phải tuân thủ theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện như sau: TT Nội dung kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra Kiến thức, kỹ năng nghề 1 Kiến thức nghề Vấn đáp hoặc trắc nghiệm Không quá 60 phút 2 Thực hành nghề Bài thực hành kỹ năng nghề Không quá 8 giờ 3. Các chú ý khác Để giảng dạy chương trình này, các giáo viên cần có kỹ năng thực hành tốt, kết hợp các phương pháp thuyết trình, thảo luận, trình diễn trực quan và hoạt động thực hành trên hiện trường của học viên. Khi giảng dạy lý thuyết giáo viên cần kết hợp băng đĩa, hình ảnh trực quan để minh họa cho bài học. Đối với giảng dạy thực hành, giáo viên cần hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, chuẩn xác để học viên làm theo, đồng thời chú trọng phân tích những lỗi thường gặp trong sản xuất và biện pháp xử lý, phòng ngừa. 5
  6. - Để thực hiện chương trình, cơ sở đào tạo cần có trại nuôi cá lăng, cá chiên thực hành hoặc liên kết với các cơ sở nuôi tại địa phương hoặc các đơn vị sản xuất khác. - Trong quá trình giảng dạy, ngoài giáo trình chính giáo viên cần tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến kỹ thuật nuôi cá lăng, cá chiên, phòng trị bệnh cá tại các cơ sở nuôi nhằm liên hệ với thực tiễn sản xuất. - Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở đào tạo cần mời các chuyên gia cùng tham gia giảng dạy để chia sẻ kinh nghiệm với học viên, đồng thời tổ chức cho học viên đi tham quan tại các cơ sở nuôi cá lăng, cá chiên thành đạt để làm quen và thấy được hiệu quả thiết thực mang lại của nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên”./. 6
  7. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên Mã số mô đun: MĐ 01 Nghề: Nuôi cá lăng, cá chiên 7
  8. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN XÂY DỰNG AO NUÔI, BÈ NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 92 giờ (Lý thuyết: 20 giờ Thực hành: 64 giờ Kiểm tra hết mô đun: 08 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên là mô đun chuyên môn trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi cá lăng, cá chiên; được giảng dạy trước các mô đun khác của chương trình. Mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên là mô đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Kiến thức: + Nêu được một số đặc điểm sinh học của cá lăng, cá chiên; + Trình bày được yêu cầu kỹ thuật chọn địa điểm xây dựng ao, đặt bè nuôi cá lăng, cá chiên; + Biết được các thông số kỹ thuật cơ bản của ao, bè nuôi cá lăng, cá chiên. - Kỹ năng: + Nhận biết được một số đặc điểm sinh học của cá lăng, cá chiên; + Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ đơn giản trong xây dưng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên; + Chọn được địa điểm xây dựng ao nuôi, đặt bè nuôi cá lăng, cá chiên theo yêu cầu kỹ thuật; + Tổ chức và theo dõi thi công được ao, bè nuôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Thái độ: + Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong việc xây dựng ao nuôi cá lăng, cá chiên; + Đảm bảo an toàn lao động. 8
  9. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số Tên các bài trong mô đun Thời gian TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* 1 Bài 1. Tìm hiểu một số đặc điểm 6 2 4 sinh học của cá lăng, cá chiên 2 Bài 2. An toàn lao động trên sông 6 2 4 nước 3 Bài 3. Chọn địa điểm xây dựng ao 18 4 12 2 nuôi cá 4 Bài 4. Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá 18 4 14 5 Bài 5. Tổ chức , theo dõi xây dựng 20 4 14 2 ao nuôi cá 6 Bài 6. Xác định loại hình và lắp đặt 20 4 16 bè nuôi cá Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 92 20 64 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của cá lăng, cá chiên Thời gian: 6 giờ Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm sinh học của cá lăng, cá chiên; - Nhận biết được cá lăng, cá chiên qua hình dạng ngoài của cá; - Mổ và nhận biết được nội tạng của cá lăng, cá chiên. 1. Mô tả hình dạng ngoài 9
  10. 2. Mổ cá 3. Đặc điểm sinh học 3.1. Phân bố 3.2. Các yếu tố môi trường sống 3.3. Đặc điểm dinh dưỡng 3.4. Đặc điểm sinh trưởng Bài 2. An toàn lao động trên sông nước Thời gian: 6 giờ Mục tiêu: - Nêu được qui định an toàn lao động trong nghề nuôi cá; - Sử dụng được các trang bị bảo hộ lao động và thực hiện được việc cấp cứu tại chỗ người bị nạn; 1. Qui định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá 1.1. Qui định với người sử dụng lao động 1.2. Qui định với người lao động 2. Trang bị bảo hộ lao động 3. Cấp cứu tại chỗ người bị ngạt nước Bài 3. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi cá Thời gian: 18 giờ Mục tiêu: - Chọn được địa điểm nuôi cá lăng, cá chiên theo chỉ tiêu kỹ thuật; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị đo các chỉ tiêu môi trường nuôi cá; - Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật chọn địa điểm xây dựng ao. 1. Chọn địa hình và loại đất 1.1. Chọn địa hình 1.2. Chọn loại đất 2. Chọn nguồn nước 2.1. Chọn nguồn nước 2.2. Kiểm tra nguồn nước 2.2.1. Đo pH 2.2.2. Đo oxy hòa tan 10
  11. 2.2.3. Đo độ kiềm 2.2.4. Đo NH3/NH4+ 2.2.5. Đo độ mặn 2.2.6. Đo nhiệt độ 2.2.7. Đo độ trong 3. Khảo sát cơ sở hạ tầng, điều kiện xã hội vùng nuôi Bài 4. Chọn địa điểm đặt bè nuôi Thời gian: 18 giờ Mục tiêu: - Nêu được tiêu chuẩn chọn địa điểm đặt bè nuôi cá lăng, cá chiên; - Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị đo các chỉ tiêu môi trường chủ yếu của nước nuôi cá; - Chọn được địa điểm đặt bè nuôi cá lăng, cá chiên theo chỉ tiêu kỹ thuật; - Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi chọn địa điểm đặt bè nuôi cá lăng, cá chiên. 1. Khảo sát địa hình sông khu vực nuôi 1.1. Hình dáng đoạn sông 1.2. Chiều rộng đoạn sông 1.3. Độ sâu đoạn sông 2. Khảo sát chất lượng nguồn nước 2.1. Đo pH 2.2. Đo oxy hòa tan 2.3. Đo độ kiềm 2.4. Đo NH3/NH4+ 2.5. Đo độ mặn 2.6. Đo nhiệt độ 2.7. Đo độ trong 2.8. Đo lưu tốc dòng chảy 3. Khảo sát điều kiện xã hội, cơ sở hạ tầng vùng nuôi Bài 5. Tổ chức , theo dõi xây dựng ao nuôi cá Thời gian: 20 giờ 11
  12. Mục tiêu: - Nêu được tiêu chuẩn kỹ thuật ao nuôi, ao xử lý nước thải và khu xử lý bùn thải; - Lập được sơ đồ ao nuôi, ao xử lý nước thải, khu xử lý bùn thải; - Tổ chức, theo dõi được thi công ao nuôi, ao xử lý nước thải, khu xử lý bùn thải đúng yêu cầu kỹ thuật. 1. Xác định loại ao nuôi 1.1. Xác định hình dáng 1.2. Xác định bờ ao 1.3. Xác định đáy ao 1.4. Xác định cống cấp thoát nước 2. Xác định ao xử lý nước thải, khu chứa bùn thải 2.1. Ao xử lý nước thải 2.2. Khu xử lý bùn thải 3. Tổ chức theo dõi thi công 3.1. Dọn mặt bằng thi công 3.2. Cắm tiêu 3.3. Đào, đắp bờ ao 3.4. San đáy ao 3.5. Theo dõi xây dựng cống Bài 6. Xác định loại hình và lắp đặt bè nuôi cá Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Biết được tiêu chuẩn kỹ thuật bè nuôi cá lăng, cá chiên; - Xác định loại bè và tổ chức thi công được bè nuôi cá. 1. Xác định loại bè nuôi cá 1.1. Các loại hình bè nuôi 1.2. Kích thước 1.3. Hệ thống phao 1.4. Hệ thống neo 1.5. Công trình phụ trên bè 12
  13. 2. Chuẩn bị vật liệu làm bè 2.1. Vật liệu làm khung bè 2.2. Vật liệu làm phao 2.3. Vật liệu làm neo 3. Tổ chức thi công bè nuôi cá 3.1. Lắp ráp bè 3.2. Lắp đặt hệ thống phao 3.3. Cột neo IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi cá lăng, cá chiên. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình minh họa, giấy, bút, sổ ghi chép 3. Điều kiện về cơ sở vật chất (phục vụ cho lớp học 30 người): - Phòng học lý thuyết : 01 phòng thuyết có trang bị bảng, phấn, máy chiếu projector, máy vi tính, màn hình. - Trang bị dụng cụ, thiết bị thực hành: STT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1. Khúc xạ kế (hoặc tỷ trọng kế) Cái 5 2. Nhiệt kế Cái 5 3. Bộ thử pH Hộp 5 4. Bộ thử Oxy hòa tan Hộp 5 + 5. Bộ thử NH3/NH4 Hộp 5 6. Bộ thử độ kiềm Hộp 5 7. Đĩa đo độ trong Cái 5 8. Máy đo pH đất Cái 5 9. Thước dây Cái 5 13
  14. 10. Cọc tiêu Cái 100 11. Búa Cái 5 12. Lưu tốc kế Cái 5 13. Cuốc Cái 5 14. Xẻng Cái 5 4. Điều kiện khác: Bảo hộ lao động (Quần áo lội nước, áo mưa, găng tay, ủng, khẩu trang ); Chuyên gia hướng dẫn thực hành (chủ hộ nuôi hoặc kỹ thuật viên trang trại ) V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá: Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức trắc nghiệm; kiểm tra thực hành bằng bài thực hành (quan sát đánh giá mức độ thành thạo thao tác trong công tác thực hành). Kết thúc mô đun: đánh giá kết quả đạt được của người học bằng bài kiểm tra lý thuyết, thực hành. 2. Nội dung đánh giá: Lý thuyết: + Phương pháp thu mẫu xác định các yếu tố môi trường + Phương pháp chọn địa điểm nuôi; + Tiêu chuẩn kỹ thuật ao nuôi, bè nuôi Thực hành: + Lựa chọn địa điểm xây dựng ao nuôi, đặt bè nuôi thích hợp với cá lăng, cá chiên; + Vẽ sơ đồ bố trí ao nuôi, ao xử lý; + Đo các chỉ tiêu môi trường nước. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là 14
  15. các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Chương trình mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Chương trình này được áp dụng trong cả nước. Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. Là mô đun đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận, biết bơi, tránh các nguy hiểm như ngạt nước 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: Phương pháp giảng dạy lý thuyết, bài tập: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận, tạo nội dung tình huống lấy người học làm trung tâm; kết hợp với sử dụng hiệu quả thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy chiếu, phim, ảnh Giảng dạy thực hành: Tuân thủ nguyên tắc giáo viên làm mẫu sau đó hướng dẫn người học thực hành, kiểm tra đánh giá và chỉnh sửa cho người học. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: Lựa chọn vùng nuôi. Thiết kế ao nuôi, bè nuôi. 4. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản – NXB Nông nghiệp TPHCM. 2. Trần Duy, 1995. Kỹ thuật nuôi lồng cá nước ngọt và cá biển. Nhà xuất bản Nông nghiệp 3. 15
  16. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên Mã số mô đun: MĐ 02 Nghề: Nuôi cá lăng, cá chiên 16
  17. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ AO NUÔI, BÈ NUÔI VÀ THẢ GIỐNG CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN Mã số mô đun: MĐ 02 Thời gian mô đun: 92 giờ (Lý thuyết: 20 giờ ; Thực hành: 64 giờ Kiểm tra hết mô đun: 08 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên được học sau mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên; học trước các mô đun Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên; Phòng, trị bệnh cá lăng, cá chiên; Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm. Mô đun ”Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên” cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên là mô đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên; học viên được học lý thuyết tại cơ sở dạy nghề và thực hành tại thực địa. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Kiến thức: + Trình bày được các bước chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi cá; + Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá giống; + Trình bày được yêu cầu chất lượng cá giống và cách thả cá vào ao, bè nuôi. - Kỹ năng: + Chuẩn bị được ao nuôi, bè nuôi cá đúng quy trình; + Chọn được cá giống đạt tiêu chuẩn kỹ thuật; + Đóng bao và vận chuyển cá giống đúng cách; + Đo được các yếu tố môi trường nuôi trước khi thả giống; + Thả cá vào ao, bè nuôi đúng kỹ thuật. - Thái độ: + Tuân thủ qui trình kỹ thuật chuẩn bị ao, bè nuôi cá, chọn cá giống và thả cá giống. 17
  18. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số Tên các bài trong mô đun Thời gian TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* 1 Bài 1. Chuẩn bị ao nuôi cá 20 5 15 2 Bài 2. Chuẩn bị bè nuôi cá 18 4 14 3 Bài 3. Chọn cá giống 16 3 11 2 4 Bài 4. Vận chuyển cá giống 14 3 11 5 Bài 5. Kiểm tra môi trường nước và 20 5 13 2 thả cá giống Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 92 20 64 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1. Chuẩn bị ao nuôi cá Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Trình bày được cách chuẩn bị ao nuôi cá lăng, cá chiên; - Cải tạo được ao nuôi cá đúng kỹ thuật; - Thực hiện được công việc lấy và xử lý nước cấp vào ao nuôi cá; 1. Cải tạo ao 1.1. Xử lý ao mới đào 1.2. Cải tạo ao cũ tháo cạn được nước 1.3. Cải tạo ao cũ không tháo cạn được nước 2. Chuẩn bị nước nuôi cá 2.1. Chọn thời điểm lấy nước 2.2. Cấp nước vào ao chứa 18
  19. 2.3. Diệt khuẩn 2.4. Cấp nước vào ao nuôi 2.5. Gây màu nước 2.6. Đánh giá chất lượng nước ao Bài 2. Chuẩn bị bè nuôi cá Thời gian: 18 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các thủ tục đăng ký bè cá; - Tổ chức vệ sinh, đưa và cố định bè vào vị trí nuôi an toàn, chắc chắn; - Tuân thủ qui định đăng ký hoạt động bè nuôi cá và an toàn trong quá trình chuẩn bị bè nuôi. 1. Đăng ký hoạt động bè nuôi cá 2. Kiểm tra, vệ sinh bè 2.1. Bè mới 2.2. Bè cũ 3. Đưa bè ra vị trí nuôi 3.1. Chuẩn bị phương tiện 3.2. Chọn thời gian di chuyển bè 3.3. Sự cố khi lai dắt bè 4. Xác định vị trí đặt bè 5. Cố định bè 5.1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ 5.2. Neo bè 6. Lắp lồng lưới Bài 3. Chọn cá giống Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các tiêu chuẩn của cá lăng, cá chiên giống tốt, đạt yêu cầu thả nuôi; - Chọn được cá lăng, cá chiên giống đạt yêu cầu thả nuôi; - Tuân thủ qui định chọn giống. 1. Xác định thời gian thả giống 1.1. Xác định thời gian thả giống trong ao 19
  20. 1.2. Xác định thời gian thả giống trong bè 2. Xác định mật độ và số lượng con giống 2.1. Xác định mật độ, số lượng con giống thả trong ao 2.2. Xác định mật độ, số lượng con giống thả trong bè 3. Chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh cá lăng, cá chiên giống 4. Chọn cá giống 4.1. Tầm quan trọng của con giống trong nuôi cá 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng con giống 4.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá lăng, cá chiên giống 4.4. Cách kiểm tra cá giống Bài 4. Vận chuyển cá giống Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các phương pháp vận chuyển cá lăng, cá chiên giống; - Lựa chọn được cách vận chuyển cá lăng, cá chiên giống phù hợp với điều kiện tại chỗ và đóng bao cá đúng cách; - Đảm bảo an toàn cho cá và người trong quá trình vận chuyển cá giống. 1. Xác định thời điểm vận chuyển cá giống 2. Luyện cá 3. Chọn hình thức vận chuyển cá giống 3.1. Vận chuyển kín 3.2. Vận chuyển hở 4. Chọn phương tiện vận chuyển cá giống 4.1. Xe 4.2. Ghe 4.3. Máy bay 5. Xác định mật độ vận chuyển cá 6. Tổ chức vận chuyển 6.1. Vận chuyển bao cá 6.2. Vận chuyển hở bằng thùng nhựa, bạt chứa nước 6.3. Vận chuyển bằng ghe 20
  21. Bài 5. Kiểm tra môi trường nước và thả cá giống Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Nêu được phương pháp kiểm tra môi trường nước, tiếp nhận và thả giống cá lăng, cá chiên vào ao, bè nuôi; - Sử dụng được dụng cụ, thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước chủ yếu; - Thực hiện được thao tác tắm cá và thả cá giống vào ao, bè nuôi đúng cách; kiểm tra sức khỏe cá giống sau khi thả; 1. Kiểm tra môi trường nước 1.1. Đo pH nước 1.2. Đo oxy hòa tan trong nước 1.3. Đo độ kiềm 1.4. Đo hàm lượng NH3 1.5. Đo nhiệt độ nước 1.6. Đo độ trong 1.7. Kết luận về chất lượng nước 2. Thả cá giống vào ao 2.1. Tiếp nhận cá 2.2. Thả cá 2.3. Kiểm tra tình trạng cá trong ao 3. Thả cá giống vào bè 3.1. Tiếp nhận cá 3.2. Thả cá 3.3. Kiểm tra tình trạng cá trong bè IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Cần có giáo trình điện tử, giáo án giảng dạy; máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: 21
  22. - Phòng học lý thuyết : 01 phòng thuyết có trang bị bảng, phấn, máy chiếu projector, máy vi tính, màn hình. - Trang bị dụng cụ, thiết bị thực hành: STT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1 Kính lúp cái 5 2 Thau (đường kính 40-60cm) cái 5 3 Xô cái 5 4 muối ăn kg 5 5 Formol lít 50 6 Chlorin kg 50 7 Vôi cục (CaO) kg 100 8 Vôi bột (CaCO3) kg 100 9 Nhiệt kế Cái 5 10 Bộ thử pH Hộp 5 11 Bộ thử Oxy hòa tan Hộp 5 + 12 Bộ thử NH3/NH4 Hộp 5 13 Bộ thử độ kiềm Hộp 5 14 Đĩa đo độ trong Cái 5 15 Máy đo pH đất Cái 5 16 Cân đồng hồ 1kg cái 5 17 Thùng (50 lít) cái 15 18 Vợt vớt cá giống cái 5 19 Máy sục khí cái 5 22
  23. 4.Điều kiện khác: Phòng học lý thuyết, ao, bè đang nuôi cá lăng, cá chiên, trại sản xuất giống cá lăng, cá chiên. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức trắc nghiệm; kiểm tra thực hành bằng bài thực hành (quan sát đánh giá mức độ thành thạo thao tác trong công tác thực hành). Kết thúc mô đun: đánh giá kết quả đạt được của người học bằng bài kiểm tra lý thuyết, thực hành. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: - Các bước chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên; - Chỉ tiêu chất lượng con giống; - Các yếu tố ảnh hưởng quá trình vận chuyển giống và biện pháp nâng cao hiệu quả quá trình vận chuyển giống; - Kỹ thuật thả cá giống. Kỹ năng: - Xác định được mật độ và tính số con giống vận chuyển; - Thao tác đo các chỉ tiêu môi trường nước bằng test kit và các dụng cụ đo đơn giản; - Thao tác thả cá giống. - Tính lượng hóa chất, muối cần để xử lý sát trùng nước, cá giống. Thái độ: - Có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lượng của mô đun; - Bảo quản tốt dụng cụ, trang thiết bị, học liệu, sử dụng tiết kiệm và có hiệu VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình Chương trình mô đun Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. 23
  24. Chương trình mô đun Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Chương trình được áp dụng trong cả nước. Ngoài đào tạo cho người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu, Là mô đun thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận, tránh các nguy hiểm như điện; nước, hóa chất. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: Trước khi giảng dạy, giáo viên cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy. Phương pháp giảng dạy lý thuyết, bài tập: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận, tạo nội dung tình huống lấy học viên làm trung tâm; kết hợp với sử dụng hiệu quả thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy chiếu, phim, ảnh Phương pháp giảng dạy thực hành: Vận dụng các kiến thức liên quan để phân tích, giải thích các thao tác. Tăng cường sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, thao tác mẫu để tăng hiệu quả dạy học. Nghề nuôi cá lăng, cá chiên còn phụ thuộc nhiều vào mùa vụ nên cần tổ chức lớp học vào những tháng có nuôi cá để học viên có thể được học ở hiện trường ao nuôi. 3.Những trọng tâm chương trình cần lưu ý Quy trình cải tạo ao nuôi cá; Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cá giống; Phương pháp chọn cá giống, đóng bao và vận chuyển cá giống; Cách thả cá giống đúng kỹ thuật. 4.Tài liệu cần tham khảo 1. Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản – NXB Nông nghiệp TPHCM. 2. Phạm Văn Khánh, 2000. Kỹ thuật nuôi một số loài cá xuất khẩu. Nhà xuất bản Nông nghiệp 3. Trần Duy, 1995. Kỹ thuật nuôi lồng cá nước ngọt và cá biển. Nhà xuất bản Nông nghiệp 4. 24
  25. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Quản lý ao, bè nuôi cá lăng, cá chiên Mã số mô đun: MĐ 03 Nghề: Nuôi cá lăng, cá chiên 25
  26. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ AO NUÔI, BÈ NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN Mã số mô đun: MĐ 03 Thời gian mô đun: 96 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành, kiểm tra: 66 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 10 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun Quản lý ao, bè nuôi cá lăng, cá chiên được học sau các mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên; thả giống cá lăng, cá chiên; học trước các mô đun Quản lý dịch bệnh cá lăng, cá chiên và thu hoạch cá lăng, cá chiên. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên. - Tính chất: Mô đun Quản lý ao, bè nuôi cá lăng, cá chiên là mô đun chuyên môn nghề thuộc chương trình đào tạo sơ cấp nghề Nuôi cá lăng, cá chiên được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN Sau khi học xong chương trình mô đun học viên có khả năng: - Kiến thức: + Nêu được yêu cầu thức ăn của cá lăng, cá chiên; + Trình bày được cách tính lượng thức ăn hàng ngày và cách cho cá ăn trong ao, bè theo nguyên tắc 4 đúng; + Trình bày được nội dung kiểm tra độ tăng trưởng của cá lăng, cá chiên; + Nêu được sự ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường chủ yếu đến cá nuôi; + Biết cách ghi nhật ký; - Kỹ năng: + Tính được lượng thức ăn hàng ngày, cho cá ăn đúng cách và đánh giá được mức độ thừa, thiếu thức ăn sau mỗi lần cho ăn; + Kiểm tra, đánh giá được tốc độ tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của cá trong ao qua từng giai đoạn nuôi; + Đo và xử lý được các yếu tố môi trường chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của cá; + Xử lý được nước thải bằng hóa chất, chế phẩm vi sinh thích hợp; 26
  27. - Thái độ: + Tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động trong quá trình làm việc. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian Số Tên các bài trong mô đun Thời gian TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra Bài 1: Giới thiệu về thực hành Nuôi trồng 4 4 1 thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) 2 Bài 2: Cho cá ăn 28 4 22 2 3 Bài 3: Kiểm tra cá 8 2 5 1 4 Bài 4: Kiểm tra và xử lý môi trường nước 28 6 20 2 ao, bè nuôi cá 5 Bài 5: Xử lý chất thải 16 2 14 6 Bài 6: Ghi nhật ký 7 2 5 Kiểm tra kết thúc mô đun 5 5 Cộng 96 20 66 10 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Giới thiệu về thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) Thời gian: 4 giờ Mục tiêu: - Hiểu được lợi ích của thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (Việt GAP); - Nêu được nội dung thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP); 1. Lợi ích của thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) 2. Nội dung của thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) 3. Áp dụng nuôi cá lăng, cá chiên theo tiêu chí thực hành nông nghiệp tốt 27
  28. Bài 2. Cho cá ăn Thời gian: 28 giờ Mục tiêu: - Nêu được yêu cầu của thức ăn công nghiệp; - Chọn và chế biến được thức ăn cho cá đạt chất lượng; - Tính được lượng thức ăn và thực hiện cho cá ăn theo nguyên tắc 4 đúng 1. Lựa chọn thức ăn 1.1. Chọn thức ăn công nghiệp 1.1.1. Yêu cầu thức ăn công nghiệp 1.1.2. Kiểm tra thức ăn công nghiệp 1.1.3. Bảo quản thức ăn trong kho 1.2. Chế biến thức ăn 1.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu 1.2.2. Các bước tiến hành chế biến thức ăn 2. Tính lượng thức ăn và cho cá ăn theo nguyên tắc 4 đúng 2.1. Xác định lượng thức ăn hàng ngày cho cá 2.2. Xác định thời gian, số lần cho cá ăn 2.3. Thực hiện cho cá ăn 2.3.1. Cho cá ăn trong ao 2.3.2. Cho cá ăn trong bè 2.4. Tính hệ số thức ăn Bài 3. Kiểm tra cá Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Quan sát, đánh giá được sức khỏe hàng ngày của cá trong ao, bè nuôi; - Kiểm tra, đánh giá được tốc độ sinh trưởng của cá lăng, cá chiên qua các tháng nuôi. 1. Kiểm tra hoạt động của cá 1.1. Quan sát cá hoạt động 1.2. Quan sát cá ăn 28
  29. 2. Kiểm tra ngoại hình cá nuôi 3. Kiểm tra độ tăng trưởng của cá 3.1. Kiểm tra khối lượng cá 3.2. Tính độ tăng trưởng của cá Bài 4. Kiểm tra và xử lý môi trường nước ao, bè nuôi cá Thời gian: 28 giờ Mục tiêu: - Trình bày được ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường ao nuôi chủ yếu đến cá lăng, cá chiên; - Đo và xử lý được các yếu tố môi trường ao nuôi chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của cá lăng, cá chiên; - Thực hiện được việc kiểm tra thường xuyên ao, bè nuôi cá; - Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động. 1. Thay nước trong quá trình nuôi 2. Kiểm tra pH nước 2.1 Ảnh hưởng của pH nước ao nuôi đến cá 2.2. Đo pH nước nuôi 2.3. Xử lý khi pH nước ao nuôi vượt ra ngoài mức thích hợp 3. Kiểm tra ôxy hòa tan trong nước 3.1. Ảnh hưởng của ôxy hòa tan trong nước đến cá lăng, cá chiên 3.2. Đo ôxy hòa tan trong nước 3.3. Xử lý khi hàm lượng ôxy hòa tan trong nước vượt ra ngoài mức thích hợp 4. Kiểm tra nhiệt độ nước 4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến cá lăng, cá chiên 4.2. Đo nhiệt độ nước 4.3. Xử lý khi nhiệt độ nước vượt ra ngoài mức thích hợp 5. Kiểm tra độ trong và màu nước 5.1. Ảnh hưởng của màu nước và độ trong nước nuôi đến cá cá lăng, cá chiên 5.2. Quan sát màu và đo độ trong của nước 5.3. Xử lý khi màu và độ trong của nước ao vượt ra ngoài mức thích hợp 29
  30. 5. Kiểm tra lưu tốc nước ở nuôi bè 5.1. Ảnh hưởng của lưu tốc nước ở nuôi bè 5.2. Đo lưu tốc nước ở nuôi bè 5.3. Xử lý khi lưu tốc nước vượt ra ngoài mức thích hợp 6. Kiểm tra bờ ao 7. Kiểm tra cống bọng 8. Kiểm tra bè nuôi cá lăng, cá chiên Bài 5: Xử lý chất thải Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Nêu được tầm quan trọng của việc xử lý chất thải; - Xử lý được chất thải nuôi cá trước khi đưa ra môi trường ngoài. 1. Tầm quan trọng việc xử lý chất thải 1.1. Ô nhiễm môi trường với nghề nuôi cá lăng, cá chiên 1.2. Tầm quan trọng của việc xử lý chất thải 2. Phương pháp xử lý chất thải 2.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học 2.2. Xử lý bằng phương pháp hóa học 2.3. Xử lý bằng phương pháp sinh học Bài 6. Ghi nhật ký Thời gian: 7 giờ Mục tiêu: - Nêu được ý nghĩa của việc ghi nhật ký quá trình nuôi cá lăng, cá chiên; - Thực hiện ghi đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến quá trình nuôi theo quy định; - Rèn luyện tính nghiêm túc, cẩn thận, chính xác. 1. Ý nghĩa của việc ghi nhật ký nuôi cá 2. Ghi thông tin về cá giống 3. Ghi thông tin về thức ăn 4. Ghi thông tin về môi trường nuôi hàng ngày 30
  31. 5. Ghi thông tin về mức độ tăng trưởng và hoạt động của cá 6. Ghi thông tin về thuốc, hóa chất đã sử dụng 7. Ghi thông tin về chi phí nuôi, kết quả thu hoạch IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu chính: Giáo trình mô đun “Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi cá lăng, cá chiên gồm bản in và điện tử; 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy vi tính, máy chiếu; Bài giảng điện tử, giáo án; đĩa, băng hình, hình ảnh minh họa về kỹ thuật nuôi cá lăng, cá chiên; bảng thuỷ triều. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất (cho lớp học 30 học viên): - Phòng học lý thuyết có trang bị bảng, máy chiếu, máy vi tính, màn hình. - Ao đang nuôi cá lăng, cá chiên; - Trang thiết bị, vật tư, hóa chất đầy đủ: STT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1 Ao nuôi cá lăng, cá chiên ao 2 2 Bè nuôi cá lăng, cá chiên bè 2 3 Thức ăn viên cho cá kg 200 4 Formol lít 50 5 Chlorin kg 50 6 Vôi cục (CaO) kg 100 7 Vôi bột (CaCO3) kg 100 8 Dolomite kg 100 9 Zeolite kg 100 10 Khoáng, vitamin kg 2 11 Chế phẩm vi sinh kg 2 - Dụng cụ và trang thiết bị: 31
  32. STT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1 Cân đồng hồ 10kg cái 2 2 Cân đồng hồ 1kg cái 5 3 Thau (đường kính 40-60cm) cái 15 4 Xô cái 15 5 Thùng (50 lít) Cái 5 6 Chài 4-6m2 cái 2 7 Vợt vớt cá cái 5 8 Lưới kéo cá cái 2 9 Bình phun nước (nhựa) 1l cái 5 10 Thuyền cho ăn cái 1 11 Đèn pha cái 5 12 Kính lúp cái 5 13 Bộ thử nhanh pH hộp 5 14 Bộ thử nhanh ôxy hoà tan hộp 5 15 Giấy quì hộp 5 16 Máy đo pH cầm tay cái 5 17 Nhiệt kế 0-1000C cái 5 18 Đĩa đo độ trong (đĩa Secchi) cái 5 19 Hệ thống máy bơm, máy hút bộ 1 bùn 20 Máy sục khí cái 5 21 Cuốc, xẻng cái 15 32
  33. 22 Liềm cắt cỏ cái 15 - Nguồn lực khác: bảo hộ lao động; chuyên gia nuôi cá lăng, cá chiên V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Trong quá trình học mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức thi trắc nghiệm; kiểm tra thực hành bằng bài thực hành, quan sát đánh giá mức độ thực hành thao tác. - Kết thúc mô đun: đánh giá kết quả tiếp thu của học viên bằng bài kiểm tra lý thuyết (trắc nghiệm) và thực hành. 2. Nội dung đánh giá - Tính được lượng thức ăn cho cá mỗi ngày và thực hiện cho cá ăn - Thực hành kiểm tra và tính được độ tăng trưởng của cá qua các tháng nuôi - Thực hành đo và xử lý được các yếu tố môi trường khi biến động hay bất lợi với cá - Thực hiện xử lý được chất thải ao nuôi VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên được sử dụng để giảng dạy cho trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn nghề Nuôi cá lăng, cá chiên trên toàn quốc. Trước hết, phục vụ cho đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Ngoài ra, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Chương trình mô đun này có thể giảng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác của nghề. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy; - Vận dụng các lý thuyết liên quan để phân tích, giải thích các thao tác; - Tăng cường sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, thao tác mẫu để nâng cao hiệu quả dạy học; 33
  34. - Nghề nuôi cá lăng, cá chiên phụ thuộc nhiều vào mùa vụ nên cần tổ chức lớp học vào những tháng có nuôi cá để học viên có thể được học ở hiện trường ao nuôi. 3. Những trọng tâm chương trình cần lưu ý Trọng tâm của mô đun Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên của nghề Nuôi cá lăng, cá chiên là các phần: xác định loại, lượng thức ăn cho cá, kiểm tra tăng trưởng; kiểm tra một số yếu tố môi trường nuôi chủ yếu tác động đến cá và xử lý nước thải. 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản – NXB Nông nghiệp TPHCM. 2. Phan Nguyễn Diệp Lan, 2002. Sổ tay nuôi cá nước ngọt quy mô nhỏ. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật 3. Phạm Văn Khánh, 2000. Kỹ thuật nuôi một số loài cá xuất khẩu. Nhà xuất bản Nông nghiệp 4. Nguyễn Duy Khoát, 2000. Sổ tay nuôi cá gia đình. Nhà xuất bản Nông nghiệp 5. Trần Duy, 1995. Kỹ thuật nuôi lồng cá nước ngọt và cá biển. Nhà xuất bản Nông nghiệp 6. 34
  35. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Phòng trị bệnh cá lăng, cá chiên Mã số mô đun: MĐ 04 Nghề: Nuôi cá lăng, cá chiên 35
  36. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỊ BỆNH CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN Mã số mô đun: MĐ 04 Thời gian mô đun: 92 giờ; ( Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 64 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 08 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun Phòng trị bệnh cá lăng, cá chiên là mô đun chuyên môn nghề thuộc chương trình đào tạo sơ cấp nghề nuôi cá lăng, cá chiên, được học sau các mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên, Thả giống cá lăng, cá chiên; học song song với mô đun Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên và học trước mô đun Thu hoạch cá lăng, cá chiên. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên. - Tính chất: Phòng trị bệnh cá lăng, cá chiên là mô đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành về phòng, chẩn đoán và trị bệnh cho cá lăng, cá chiên; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng: - Kiến thức: + Trình bày được nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh ở cá; + Nêu được phương pháp dùng thuốc; nguyên tắc dùng thuốc phòng trị bệnh cá; + Trình bày được biện pháp chẩn đoán và phòng trị bệnh thường gặp trên cá lăng, cá chiên. - Kỹ năng: + Thực hiện được phương pháp dùng thuốc; nguyên tắc dùng thuốc trong phòng, trị bệnh cá; + Thực hiện được phòng bệnh, chẩn đoán và trị bệnh thường gặp ở cá lăng, cá chiên. - Thái độ: + Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật phòng và trị bệnh; + Cam kết không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi cá; + Đảm bảo an toàn cho người lao động, cá và người tiêu dùng khi sử dụng hóa chất, thuốc phòng trị bệnh cho cá. 36
  37. III. NỘI DUNG MÔN HỌC 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian: Số Tên các bài trong mô đun Thời gian TT Tổng Lý Thực Kiểm* số thuyết hành tra 1 Bài 1: Những hiểu biết chung về 5 5 bệnh cá và sử dụng thuốc trong nuôi cá 2 Bài 2: Phòng bệnh cho cá lăng, cá 22 4 16 2 chiên 3 Bài 3: Chẩn đoán bệnh 18 4 14 4 Bài 4: Trị bệnh do ký sinh trùng 18 3 15 5 Bài 5: Trị bệnh do vi khuẩn 20 3 15 2 6 Bài 6: Trị bệnh do nấm 5 1 4 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 92 20 64 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Những hiểu biết chung về bệnh cá và sử dụng thuốc trong nuôi cá Thời gian: 5 giờ Mục tiêu: - Trình bày được nguyên nhân, điều kiện phát sinh và một số bệnh cá; - Nêu được phương pháp dùng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng; - Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. 1. Khái niệm bệnh 2. Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh cá 3. Phân loại bệnh cá 37
  38. 4. Các đường lây truyền bệnh 5. Các đường xâm nhập của tác nhân gây bệnh 6. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp 7. Sử dụng thuốc trong nuôi cá 7.1. Tác dụng của thuốc 7.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc 8. Phương pháp dùng thuốc 9. Một số loại thuốc dùng cho nuôi cá Bài 2: Phòng bệnh cho cá lăng, cá chiên Thời gian: 22 giờ Mục tiêu: - Nêu được tầm quan trọng của công tác phòng bệnh cho cá nuôi; - Thực hiện được biện pháp và tính được lượng thuốc để phòng bệnh cho cá nuôi; - Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng trong dùng thuốc phòng bệnh cho cá nuôi. 1. Tiêu diệt, ngăn chặn mầm bệnh phát triển trong ao, bè nuôi 1.1. Vệ sinh môi trường nuôi 1.2. Sát trùng dụng cụ sản xuất 1.3. Tắm cho cá 1.4. Treo túi thuốc 1.5. Xử lý chất thải, thức ăn dư thừa trong ao, bè nuôi 2. Tăng cường sức khỏe cho cá 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 2.2. Xác định chất bổ sung (vitanmin, khoáng chất, chế phẩm vi sinh) 2.3. Tính lượng chất bổ sung vào thức ăn 2.4. Thực hiện trộn chất bổ sung vào thức ăn 3. Quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định 3.1. Đo và xử lý khi pH nước không đạt chuẩn 3.2. Đo và xử lý khi oxy hòa tan không đạt chuẩn 3.3. Đo và xử lý khi nhiệt độ nước không đạt chuẩn 3.4. Đo và xử lý khi hàm lượng khí NH3, H2S không đạt chuẩn 38
  39. 3.5. Đo và xử lý khi độ trong, màu sắc nước không đạt chuẩn 4. Quản lý cá bệnh, cá chết Kiểm tra: - Nội dung: Phòng bệnh tổng hợp cho cá - Thời gian: 2 giờ - Hình thức: Thực hành Bài 3: Chẩn đoán bệnh Thời gian: 18 giờ Mục tiêu: - Nhận biết được các dấu hiệu cá lăng, cá chiên bị bệnh; - Thực hiện được chẩn đoán bệnh trên cá lăng, cá chiên; - Tuân thủ đầy đủ các bước chẩn đoán bệnh. 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 2. Điều tra tình hình thời tiết 3. Điều tra sự biến đổi về các yếu tố môi trường 4. Điều tra tình hình quản lý chăm sóc 5. Quan sát cá 5.1. Quan sát sự hoạt động của cá 5.2. Quan sát mức độ ăn của cá 5.3. Quan sát hiện tượng cá chết trong ao 6. Kiểm tra cá 6.1. Thu mẫu cá bệnh (thu mẫu bệnh phẩm) 6.2. Quan sát bên ngoài cá 6.3. Kiểm tra nội tạng 7. Gửi mẫu cá bệnh đến cơ sở chẩn đoán bệnh 8. Kết luận Bài 4: Trị bệnh do ký sinh trùng Thời gian: 18 giờ Mục tiêu: - Nêu được dấu hiệu cá bị bệnh do ký sinh trùng; - Nhận biết và thực hiện được phòng trị bệnh do ký sinh trùng gây ra; - Tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán và trị bệnh do ký sinh trùng. 39
  40. 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 2. Xác định bệnh do ký sinh trùng gây ra ở cá lăng, cá chiên 3. Xác định biện pháp trị bệnh ký sinh trùng 4. Thực hiện trị bệnh 5. Kiểm tra cá sau khi trị bệnh Bài 5: Trị bệnh do vi khuẩn Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Nêu được dấu hiệu cá bị bệnh do vi khuẩn; - Nhận biết và thực hiện được phòng trị bệnh do vi khuẩn gây ra; - Tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn. 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 2. Xác định bệnh do vi khuẩn 3. Xác định biện pháp trị bệnh vi khuẩn 4. Thực hiện trị bệnh 5. Kiểm tra cá sau khi trị bệnh Kiểm tra: - Nội dung: Xác định và trị bệnh do vi khuẩn ở cá - Thời gian: 2 giờ - Hình thức: Thực hành Bài 6: Trị bệnh do nấm Thời gian: 5 giờ Mục tiêu: - Nêu được dấu hiệu cá bị bệnh do nấm; - Nhận biết và thực hiện được phòng trị bệnh do nấm gây ra; - Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc phòng và trị bệnh nấm. 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 2. Xác định bệnh do nấm 3. Xác định biện pháp trị bệnh 4. Thực hiện trị bệnh 5. Kiểm tra cá sau khi trị bệnh 40
  41. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH: 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình “Phòng, trị bệnh cá lăng, cá chiên” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi cá lăng, cá chiên; 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình minh họa. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho lớp học 30 người: - Phòng học lý thuyết có trang bị bảng, máy chiếu, máy vi tính, màn hình. - Ao đang nuôi cá lăng, cá chiên của cơ sở dạy nghề, địa phương hay hộ gia đình - Trang thiết bị, vật tư, hóa chất đầy đủ: STT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1 Bộ đồ mổ (dao, kéo, panh gắp) bộ 05 2 Chài cái 5 3 Lưới kéo cái 5 4 Vợt cái 5 5 Cân loại 1kg kg 1 6 Cân loại 5 kg cái 5 7 Máy sục khí máy 5 8 Formol lít 50 9 Chlorin kg 50 10 Vôi cục (CaO) kg 100 11 Vôi bột (CaCO3) kg 100 12 Phèn xanh (CuS04) kg 0,5 13 Thuốc tím kg 0,5 14 Dolomite kg 100 15 Zeolite kg 100 41
  42. 16 Khoáng, vitamin kg 2 17 Chế phẩm vi sinh kg 2 18 Hộp Testkit oxy Hộp 5 19 Hộp Testkit pH Hộp 5 20 Hộp Testkit pH Hộp 5 21 Hộp Testkit NH3 Hộp 5 22 Xô cái 5 23 Chậu cái 5 24 Ca nhựa cái 5 25 Thức ăn công nghiệp: 100 kg kg 50 4. Điều kiện khác: Bảo hộ lao động (Quần áo lội nước, áo mưa, găng tay, ủng, khẩu trang ); chuyên gia hướng dẫn thực hành (chủ hộ nuôi hoặc kỹ thuật viên trang trại ) V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ - Phương pháp đánh giá: + Trong quá trình thực hiện mô đun: Kiểm tra lý thuyết bằng hình thức trắc nghiệm; Kiểm tra thực hành bằng bài thực hành (quan sát đánh giá mức độ thành thạo thao tác và kết quả thực hành). + Kết thúc mô đun: Đánh giá kết quả đạt được của học viên bằng bài kiểm tra lý thuyết, thực hành. - Nội dung đánh giá: + Nêu được nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh + Lựa chọn và tính được lượng thuốc cho xuống ao, trộn vào thức ăn + Thực hiện được phương pháp tắm cho cá, cho thuốc xuống ao và trộn thuốc vào thức ăn để phòng trị bệnh cá. + Xác định được bệnh thường gặp ở cá và xử lý kịp thời, an toàn VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH 1. Phạm vi áp dụng chương trình 42
  43. - Chương trình mô đun “Phòng trị bệnh cá lăng, cá chiên” áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun “Phòng trị bệnh cá lăng, cá chiên” có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình này được áp dụng trên cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận, biết bơi, tránh các nguy hiểm như điện giật, ngạt nước, hóa chất, say nắng 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo - Phương pháp giảng dạy lý thuyết, bài tập: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận, tạo nội dung tình huống lấy học viên làm trung tâm; kết hợp với sử dụng hiệu quả thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: Máy chiếu; phim, ảnh - Giảng dạy thực hành: Thực hành ngoài thực địa, giáo viên làm mẫu sau đó hướng dẫn học viên thực hành, kiểm tra đánh giá và chỉnh sửa cho học viên. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh - Sử dụng thuốc trong nuôi cá - Phòng bệnh cho cá - Chẩn đoán và trị bệnh thường gặp ở cá lăng, cá chiên 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Đỗ Thị Hòa-Bùi Quang Tề-Nguyễn Hữu Dũng-Nguyễn Thị Muội, 2004. Bệnh học thủy sản. NXB Nông nghiệp. 2. Bùi Quang Tề, 1998. Giáo trình Bệnh của động vật thủy sản (Dùng cho học sinh hệ Trung học chuyên nghiệp). NXB Nông nghiệp. 3. Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông nghiệp. 4. Nguyễn Chung, 2006. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá lăng nha, cá lăng vàng. NXB Nông nghiệp. 5. Nguyễn Văn Tuyên, 2012. Kỹ thuật nuôi cá lăng. NXB Thanh niên. 6. 43
  44. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng cá chiên thương phẩm Mã số mô đun: MĐ 05 Nghề: Nuôi cá lăng, cá chiên 44
  45. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN THƯƠNG PHẨM Mã số mô đun: MĐ 05 Thời gian mô đun: 92 giờ; ( Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 64 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 08 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 1. Vị trí Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên”, được bố trí học sau các mô đun chuyên môn: Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên; Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên; Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên và mô đun Phòng trị bệnh cá lăng, cá chiên; Mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất: Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành; được giảng dạy và thực hành tại cơ sở dạy nghề, tại địa phương, các trang trại, hoặc hộ gia đình nuôi cá có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Kiến thức: + Hiểu được ý nghĩa, vai trò của việc đảm bảo chất lượng cá sau thu hoạch; + Biết được các phương pháp thu thập thông tin thị trường, phương pháp thu mẫu cá; + Nêu được phương pháp đánh giá chất lượng cá trước khi thu hoạch; - Kỹ năng: + Thu thập được thông tin thị trường tiêu thụ; soạn thảo được hợp đồng mua bán và thanh lý cá; + Chuẩn bị và thực hiện được các thao tác thu hoạch cá trong ao và bè nuôi sử dụng được các dụng cụ để thu hoạch và vận chuyển cá; + Chuẩn bị và thực hiện được việc theo dõi, xử lý cá trong quá trình vận chuyển; 45
  46. + Tính toán được kết quả lợi nhuận của quá trình nuôi và lập được kế hoạch cho vụ nuôi sau. - Thái độ: Rèn luyện được tính cẩn thận, năng động, ý thức đảm bảo an toàn lao động. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số Tên các bài trong mô đun Thời gian TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Bài 1. Những hiểu biết chung về đảm 6 4 2 bảo chất lượng cá lăng, cá chiên 2 Bài 2. Tìm hiểu thông tin về tiêu thụ 10 2 8 sản phẩm 3 Bài 3. Soạn thảo và ký kết hợp đồng 12 3 7 2 mua bán 4 Bài 4. Thu hoạch cá 16 3 13 5 Bài 5. Bảo quản và vận chuyển cá 16 3 11 2 6 Bài 6. Tính toán hiệu quả nuôi 16 2 14 7 Bài 7. Quản lý hồ sơ trại nuôi 12 3 9 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 92 20 64 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1. Những hiểu biết chung về đảm bảo chất lượng cá lăng, cá chiên Thời gian: 06 giờ Mục tiêu: 46
  47. - Hiểu được ý nghĩa, vai trò của việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm; thông tin về quản lý chất lượng cá lăng, cá chiên tại Việt Nam - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi - Có thái độ nghiêm túc, ý thức trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. 1. Ý nghĩa, vai trò của chất lượng và an toàn thực phẩm 2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá thu hoạch 2.1. Chất lượng con giống ban đầu; 2.2. Kỹ thuật chăm sóc; 2.3. Quản lý môi trường nuôi; 2.4. Dịch bệnh, ký sinh trùng; 2.5. Các hóa chất, chất kháng sinh sử dụng trong quá trình nuôi; 2.6. Kỹ thuật thu hoạch, vận chuyển. Bài 2. Tìm hiểu thông tin về tiêu thụ sản phẩm Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Tìm hiểu được các thông tin về giá cả, biến động thị trường. - Quan sát, đánh giá được cá đạt tiêu chuẩn thu hoạch. 1. Tìm hiểu nguồn tiêu thụ 1.1. Tìm hiểu thông tin thị trường 1.2. Theo dõi giá cá lăng, cá chiên trên thị trường 1.3. Chọn nơi tiêu thụ cá 2. Kiểm tra cá trước thu hoạch 2.1. Kiểm tra sức khỏe cá 2.2. Kiểm tra cỡ cá thu hoạch 3. Xác định thời điểm thu hoạch cá Bài 3. Soạn thảo và ký kết hợp đồng mua bán Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Thực hiện được các nghiệp vụ bán cá như: soạn thảo hợp đồng, thực hiện và thanh lý hợp đồng; 47
  48. - Tuân thủ các quy định khi thực hiện soạn thảo, thực hiện hợp đồng bán cá. 1. Các hình thức mua bán 2. Hợp đồng bán cá 2.1. Các yêu cầu cơ bản của bản hợp đồng 2.2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng 2.3. Cách soạn thảo hợp đồng 2.4. Giới thiệu mẫu hợp đồng mua bán 2.5. Quy trình ký hợp đồng 2.6. Thực hiện hợp đồng 3. Thanh lý hợp đồng 3.1. Các yêu cầu cơ bản của bản thanh lý 3.2. Cách soạn bản thanh lý hợp đồng 3.3. Giới thiệu mẫu Thanh lý hợp đồng Kiểm tra: - Nội dung: Soạn thảo hợp đồng và thanh lý hợp đồng bán cá - Thời gian: 2 giờ - Hình thức: Thực hành Bài 4. Thu hoạch cá trong ao, bè nuôi Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Hiểu được các công việc cần chuẩn bị khi thu hoạch cá; - Chuẩn bị và sử dụng được các dụng cụ đánh bắt; thực hiện việc thu hoạch cá lăng, cá chiên trong ao nuôi, bè nuôi đúng kỹ thuật; 1. Chuẩn bị thu hoạch 1.1. Chọn phương pháp thu hoạch 1.2. Chuẩn bị dụng cụ và nhân lực thu hoạch 2. Luyện cá 3. Thu hoạch cá 3.1. Thu hoạch cá lăng, cá chiên trong ao nuôi 3.1.1. Xả nước trong ao 3.1.2. Kéo lưới thu hoạch cá 48
  49. 3.1.3. Làm cạn, thu toàn bộ 3.2. Thu hoạch cá lăng, cá chiên trong bè nuôi Bài 5. Bảo quản và vận chuyển cá Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các phương pháp bảo quản, vận chuyển cá. - Bảo quản, vận chuyển cá đúng kỹ thuật. 1. Bảo quản cá 2. Vận chuyển cá 2.1. Đóng bao vận chuyển kín 2.2. Vận chuyển hở 3. Theo dõi và xử lý các tình huống trong quá trình vận chuyển 3.1. Yêu cầu và biện pháp thực hiện trong vận chuyển 3.2. Xử lý các tình huống trong quá trình vận chuyển Kiểm tra: - Nội dung: Bào quản cá - Thời gian: 2 giờ - Hình thức: Thực hành Bài 6. Đánh giá kết quả nuôi Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Hiểu phương pháp xác định tỷ lệ sống, hạch toán kinh tế và một số vấn đề về hội nhập kinh tế thế giới với nghề nuôi cá lăng, cá chiên; - Tính toán được tỷ lệ sống; lợi nhuận của quá trình nuôi và dự kiến được kế hoạch nuôi cho vụ sau 1. Xác định tỷ lệ sống 2. Tính toán hiệu quả nuôi 2.1. Xác định tổng chi phí 2.2. Xác định lợi nhuận 3. Dự kiến kế hoạch nuôi tiếp theo 3.1. Xác định các điều kiện cần thiết cho vụ nuôi. 3.2. Lập kế hoạch nuôi 49
  50. Bài 7. Quản lý hồ sơ trại nuôi Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các loại hồ sơ và nhật ký của trại nuôi - Thực hiện được việc khảo sát ý kiến khách hàng 1. Quản lý hồ sơ cần có theo quy định 1.1. Giới thiệu hồ sơ trại nuôi 1.2. Kiểm tra hồ sơ trại nuôi 2. Kiểm tra Nhật ký sản xuất 3. Thu thập thông tin khách hàng 3.1. Ý nghĩa của việc thu thập thông tin về khách hàng 3.2. Soạn thảo phiếu thu thập ý kiến khách hàng 3.3. Thực hiện thu thập ý kiến khách hàng 3.4. Tổng hợp thông tin và kết luận IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy chính: Giáo trình mô đun “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi cá lăng, cá chiên gồm bản in và điện tử; 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: Để phục vụ cho lớp học 30 học viên, cần trang bị dụng cụ, thiết bị thực hành gồm: STT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1 Phòng học phòng 1 2 Ao nuôi cá lăng, cá chiên ao 2 3 Bè nuôi cá lăng, cá chiên bè 2 4 Máy bơm cái 2 5 Bình Acquy bình 2 6 Chài cái 5 7 Lưới kéo cái 5 50
  51. 8 Vợt cái 5 9 Cân loại 2 kg kg 1 10 Cân loại 10 kg cái 5 Dụng cụ chứa cá (giỏ cần xé, 11 thùng xốp cách nhiệt, thùng cái 5 nhựa 12 Sổ ghi chép sổ 5 13 Vật tư: chất sát trùng, tẩy rửa 14 Nước sạch (tùy lượng cá) 4. Điều kiện khác: Bảo hộ lao động (Quần áo lội nước, áo mưa, găng tay, ủng, khẩu trang ); chuyên gia hướng dẫn thực hành (chủ hộ nuôi hoặc kỹ thuật viên trang trại ) V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp đánh giá: + Trong quá trình học mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức thi trắc nghiệm; kiểm tra thực hành bằng bài thực hành, quan sát đánh giá mức độ thực hành thao tác. + Kết thúc mô đun: đánh giá kết quả tiếp thu của học viên bằng bài kiểm tra lý thuyết (trắc nghiệm) và thực hành. 2. Nội dung đánh giá: + Xác định đúng biến động giá cả, nhu cầu thị trường để chọn thời điểm thu hoạch cá lăng, cá chiên đạt hiệu quả cao + Hiểu được ý nghĩa, nội dung các phương pháp thu hoạch, vận chuyển cá sau thu hoạch; + Thực hành được các thao tác thu hoạch cá trong ao, bè nuôi; + Thực hành được thao tác cân, chuyển cá vào thùng chứa; + Theo dõi và xử lý được các sự cố thông thường trong quá trình vận chuyển cá; + Tính toán được lợi nhuận và dự kiến được kế hoạch cho một vụ nuôi. + Có tính cẩn thận, thao tác chính xác, đảm bảo an toàn lao động. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 51
  52. 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm” áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm” có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình này được áp dụng trên cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận, biết bơi, tránh các nguy hiểm như điện giật, ngạt nước 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Phương pháp giảng dạy lý thuyết, bài tập: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận, tạo nội dung tình huống lấy học viên làm trung tâm; kết hợp với sử dụng hiệu quả thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: Máy chiếu; phim, ảnh - Giảng dạy thực hành: Tuân thủ nguyên tắc giáo viên làm mẫu sau đó hướng dẫn học viên thực hành, kiểm tra đánh giá và chỉnh sửa cho học viên. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Thu hoạch cá trong ao, bè nuôi; - Vận chuyển cá bằng ghe, thuyền. - Tính toán lợi nhuận và dự kiến kế hoạch vụ nuôi. 4. Tài liệu cần tham khảo: 1. Phạm Văn Thân, 2009. Ký sinh trùng. Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Phan Nguyễn Diệp Lan, 2002. Sổ tay nuôi cá nước ngọt quy mô nhỏ. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật 3. Phạm Văn Khánh, 2000. Kỹ thuật nuôi một số loài cá xuất khẩu. Nhà xuất bản Nông nghiệp 4. Nguyễn Duy Khoát, 2000. Sổ tay nuôi cá gia đình. Nhà xuất bản Nông nghiệp 5. Trần Duy, 1995. Kỹ thuật nuôi lồng cá nước ngọt và cá biển. Nhà xuất bản Nông nghiệp 52
  53. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN (Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Bà Lê Thị Minh Nguyệt Chủ tịch 2. Ông Nguyễn Văn Lân P. Chủ tịch 3. Ông Trần Năng Cường Ủy viên 4. Bà Nguyễn Thị Phương Thanh Ủy viên 5. Bà Đặng Thị Minh Diệu Ủy viên 6. Ông Ngô Chí Phương Ủy viên 7. Ông Ngô Lập Đức Ủy viên 8. Ông Nguyễn Văn Buội Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN (Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Ông Lê Thái Dương Chủ tịch 2. Ông Lâm Quang Dụ Thư ký 3. Ông Nguyễn Tuần Ủy viên 4. Bà Nguyễn Thị Thanh Hoa Ủy viên 5. Ông Mai Thành Lộc Ủy viên 53