Giáo trình Nuôi cá lồng bè nước ngọt (Cá chép, cá trắm cỏ)

doc 55 trang huongle 3510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nuôi cá lồng bè nước ngọt (Cá chép, cá trắm cỏ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_nuoi_ca_long_be_nuoc_ngot_ca_chep_ca_tram_co.doc

Nội dung text: Giáo trình Nuôi cá lồng bè nước ngọt (Cá chép, cá trắm cỏ)

  1. ong BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: NUÔI CÁ LỒNG BÈ NƯỚC NGỌT (CÁ CHÉP, CÁ TRẮM CỎ) (Phê duyệt tại quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Hà Nội, năm 2014
  2. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Phê duyệt tại quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ───────────── Tên nghề: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ) Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ). Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp - Kiến thức: Trình bày được các công việc trong quy trình nuôi cá lồng bè nước ngọt với hai đối tượng nuôi là cá chép, trắm cỏ từ khâu chuẩn bị lồng nuôi cá; chọn, thả cá giống; chăm sóc, quản lý môi trường, lồng nuôi; phòng, trị bệnh cho cá nuôi đến thu hoạch và tiêu thụ cá thương phẩm. - Kỹ năng: + Thực hiện được công việc chuẩn bị lồng nuôi cá; + Chọn và thả được cá giống đúng yêu cầu kỹ thuật; + Chăm sóc cá, quản lý được môi trường và lồng nuôi; + Phòng, trị và xử lý được một số bệnh thông thường trên cá nuôi; + Thu hoạch đúng thời điểm, đảm bảo chất lượng và tiêu thụ cá đạt hiệu quả cao. - Thái độ: + Có trách nhiệm thực hiện nuôi cá vùng quy hoạch và tuân thủ quy trình kỹ thuật; + Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái; + Đảm bảo an toàn lao động.
  3. 2 2. Cơ hội việc làm Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)”, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất ở quy mô hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học - Thời gian đào tạo: 3 tháng - Thời gian học tập: 12 tuần - Thời gian thực học: 440 giờ - Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học - Thời gian học tập: 480 - Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ + Thời gian học lý thuyết: 80 giờ + Thời gian học thực hành: 360 giờ III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN ĐÀO TẠO Thời gian đào tạo (giờ) Mã Trong đó Tên mô đun đào tạo nghề Tổng MĐ Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* MĐ 01 Chuẩn bị lồng bè nuôi cá 88 16 64 8 MĐ 02 Chọn và thả cá giống 72 12 52 8 MĐ 03 Chăm sóc cá nuôi 80 12 60 8 MĐ 04 Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá 60 12 40 8 MĐ 05 Phòng, trị bệnh cá nuôi 88 16 64 8 MĐ 06 Thu hoạch và tiêu thụ cá 76 12 56 8 Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 16 64= Tổng cộng 480 80 336 24+24+16 * Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (64 giờ) bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số
  4. 3 giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ). III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP (Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình xem tại các mô đun kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó. Chương trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” gồm 06 mô đun như sau: - Mô đun 01: “Chuẩn bị lồng bè nuôi cá” có thời gian học tập là 88 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: lập kế hoạch sản xuất, thực hiện an toàn lao động, chọn địa điểm đặt lồng bè, làm lồng bè nuôi mới, di chuyển, cố định lồng bè và vệ sinh lồng bè nuôi cũ. - Mô đun 02: “Chọn và thả cá giống” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chọn giống, vận chuyển và thả giống cá chép, cá trắm cỏ. - Mô đun 03: “Chăm sóc cá nuôi” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chăm sóc cá nuôi lồng bè theo hướng thực hành nuôi tốt, kiểm tra cá, chuẩn bị thức ăn và cho cá ăn. Mô đun 04: “Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: quản lý môi trường và cá nuôi theo hướng thực hành nuôi tốt, kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi trường nước, kiểm tra lồng bè nuôi cá và xử lý sự cố đảm bảo an toàn và hiệu quả cao. - Mô đun 05: “Phòng, trị bệnh cá nuôi” có thời gian học tập là 88 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị
  5. 4 cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: tìm hiểu các loại thuốc sử dụng trong nuôi cá, phòng bệnh cho cá, theo dõi và phát hiện bệnh, trị bệnh do kí sinh trùng, trị bệnh do vi khuẩn, trị bệnh do nấm và xử lý bệnh do vi rút đảm bảo an toàn và hiệu quả cao. - Mô đun 06: “Thu hoạch và tiêu thụ cá” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: xác định thời điểm thu hoạch; thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch; vận chuyển cá thương phẩm và tính hiệu quả nuôi. Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ- BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học Đánh giá hoàn thành khoá học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khoá học với nội dung, hình thức và thời lượng theo hướng dẫn sau: TT Nội dung kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra Kiến thức, kỹ năng nghề 1 Lý thuyết nghề Trắc nghiệm hoặc vấn đáp Không quá 60 phút 2 Kỹ năng nghề Bài thực hành kỹ năng nghề Không quá 12 giờ 3. Các chú ý khác Số học viên nên bố trí khoảng 25 - 30 người/lớp (có thể thay đổi phù hợp với tình hình cụ thể). Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất. Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí phù hợp với chu kỳ nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn, đánh giá người học; có thể kết hợp việc dạy nghề và đánh giá kết quả của người học với việc tổ chức cho người học trực tiếp tham gia nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng cho đến khi thu hoạch. Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi tham quan các cơ sở nuôi lồng cá chép, trắm cỏ có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công; Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn hoá, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
  6. 5 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chuẩn bị lồng bè nuôi cá Mã số mô đun: MĐ 01 Nghề: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)
  7. 6 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ LỒNG BÈ NUÔI CÁ Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 88 (Lý thuyết: 16 giờ ; Thực hành: 68 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun “chuẩn bị lồng nuôi cá” là mô đun chuyên môn trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt; được giảng dạy đầu tiên trong chương trình đào tạo. - Tính chất: Chuẩn bị lồng nuôi cá là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hiện lập kế hoạch sản xuất, thực hiện an toàn lao động, chọn địa điểm đặt lồng bè, làm lồng bè nuôi mới, di chuyển, cố định lồng bè và vệ sinh lồng bè nuôi cũ. Mô đun được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương nuôi cá lồng bè nước ngọt có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Kiến thức: + Trình bày được các bước lập kế hoạch nuôi cá lồng; + Nêu được các yêu cầu địa điểm đặt lồng nuôi cá; + Nêu được yêu cầu vật liệu làm lồng; + Trình bày được cách lắp ráp, di chuyển và cố định lồng. - Kỹ năng: + Lập được kế hoạch nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng bè; + Chọn được địa điểm đặt lồng bè; + Tính toán, chọn được vật liệu làm lồng bè phù hợp; + Tổ chức lắp ráp, di chuyển và cố định lồng đảm bảo yêu cầu, an toàn; + Tu sửa, vệ sinh được lồng bè nuôi cá. - Thái độ: + Tuân thủ quy trình kỹ thuật; + Rèn tính cẩn thận; + Đảm bảo an toàn lao động.
  8. 7 III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ chuẩn) Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* 1 Bài 01. Lập kế hoạch sản xuất 8 4 4 2 Bài 02. Thực hiện an toàn lao động 8 4 4 3 Bài 03. Chọn địa điểm đặt lồng bè 20 2 18 4 Bài 04. Tổ chức làm mới lồng bè nuôi cá 20 2 16 2 5 Bài 05. Di chuyển và cố định lồng bè 12 2 10 6 Bài 06. Tu sửa, vệ sinh lồng bè cũ 16 2 12 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 88 16 64 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết: Bài 01. Lập kế hoạch sản xuất Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Mô tả, nhận biết được các đặc điểm sinh học chủ yếu của cá chép, trắm cỏ; - Nêu được phương pháp thu thập thông tin và lập kế hoạch nuôi cá lồng; - Thu thập thông tin chính xác; thực hiện các bước lập kế hoạch nuôi cá. 1. Tìm hiểu đặc điểm sinh học đối tượng nuôi 1.1. Đặc điểm sinh học cá chép 1.2. Đặc điểm sinh học cá trắm cỏ 2. Thu thập thông tin vùng nuôi 2.1. Qui hoạch vùng nuôi, vùng nguyên liệu 2.2. Thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm 3. Lên kế hoạch sản xuất
  9. 8 3.1. Trình tự các bước lập kế hoạch 3.2. Lên kế hoạch sản xuất 4. Đăng ký cấp phép nuôi cá lồng bè 4.1. Quy trình cấp phép 4.2. Cách thức thực hiện Bài 02. Thực hiện an toàn lao động Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nêu được qui định an toàn lao động trong nghề nuôi cá; - Sử dụng thành thạo các trang bị bảo hộ lao động; - Thực hiện được việc cấp cứu tại chỗ người bị đuối nước và tai nạn xảy ra khi làm nghề nuôi cá lồng bè. 1. Qui định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá 1.1. Qui định đối với người sử dụng lao động 1.2. Qui định đối với người lao động 2. Trang bị bảo hộ lao động 3. Sử dụng áo phao 4. Cấp cứu tại chỗ người bị đuối nước 5. Xử lý các tình huống nguy cấp. Bài 03. Chọn địa điểm đặt lồng bè Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Nêu được yêu cầu chọn địa điểm đặt lồng nuôi cá chép, trắm cỏ; - Sử dụng các thiết bị, dụng cụ đơn giản để khảo sát đoạn sông, hồ chứa, đo các yếu tố môi trường nước khu vực chọn nuôi cá; - Chọn được địa điểm đặt lồng nuôi cá theo yêu cầu kỹ thuật. 1. Khảo sát vị trí đặt lồng bè 1.1. Khảo sát vị trí đặt lồng bè trên sông 1.1.1. Khảo sát hình thái đoạn sông 1.1.2. Khảo sát chiều rộng đoạn sông 1.1.3. Khảo sát độ sâu đoạn sông 1.1.4. Khảo sát chất đáy 1.1.5. Khảo sát lưu tốc dòng chảy
  10. 9 1.2. Khảo sát vị trí đặt lồng bè trên hồ chứa nước 1.2.1. Khảo sát hình thái 1.2.2. Khảo sát độ sâu 1.2.3. Khảo sát chất đáy 1.2.4. Khảo sát lưu tốc dòng chảy 2. Kiểm tra chất lượng nguồn nước 2.1. Đo pH 2.2. Đo oxy hòa tan 2.3. Đo nhiệt độ 2.4. Đo độ trong Bài 04: Tổ chức làm mới lồng bè nuôi cá Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Nêu được tiêu chuẩn các loại lồng nuôi cá, tiêu chuẩn vật liệu làm lồng, trình tự các bước làm lồng nuôi cá; - Chọn được loại lồng và vật liệu làm lồng nuôi cá phù hợp; - Tổ chức, theo dõi và kiểm tra quá trình lắp ráp lồng bè nuôi. 1. Chọn lồng bè nuôi cá 1.1. Chọn kiểu lồng bè 1.2. Chọn kích thước lồng bè 2. Chọn vật liệu làm lồng 2.1. Vật liệu làm khung lồng 2.2. Vật liệu làm các mặt lồng 2.3. Vật liệu làm phao 2.4. Vật liệu làm neo 3. Tổ chức lắp ráp lồng bè nuôi cá 3.1. Lắp khung lồng bè 3.2. Làm các mặt lồng bè 3.3. Lắp đặt phao nổi 3.4. Lắp hệ thống neo 3.5. Làm các công trình phụ trợ 3.6. Kiểm tra hoàn thiện
  11. 10 Kiểm tra: - Hình thức: Thực hành - Thời gian: 2 giờ - Nội dung: Tổ chức lắp lồng bè nuôi mới Bài 05: Di chuyển và cố định lồng nuôi Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Mô tả các bước di chuyển và cố định lồng nuôi; - Thực hiện các bước di chuyển và cố định lồng đúng kỹ thuật. 1. Di chuyển lồng bè nuôi cá 1.1. Chuẩn bị phương tiện lai kéo 1.2. Chọn thời điểm di chuyển 1.3. Tổ chức di chuyển 2. Cố định lồng nuôi 2.1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ 2.2. Xác định hướng cố định 2.3. Thực hiện cố định Bài 06: Tu sửa, vệ sinh lồng nuôi cũ Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Trình bày được cách vệ sinh lồng bè; - Kiểm tra, sửa chữa được các hư hỏng nhỏ; - Thực hiện được công việc vệ sinh, sát trùng lồng bè. 1. Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng nhỏ 1.1. Kiểm tra lồng bè 1.2. Sửa chữa hư hỏng 2. Vệ sinh lồng bè 2.1. Vệ sinh khung lồng 2.2. Vệ sinh các mặt lồng (lưới) Kiểm tra: - Hình thức: Thực hành - Thời gian: 2 giờ
  12. 11 - Nội dung: Vệ sinh lồng bè nuôi cũ IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình “Chuẩn bị lồng bè nuôi cá” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ). 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình minh họa, bảng chế độ triều. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho lớp học 30 người: - Phòng học lý thuyết có trang bị bảng, phấn, máy chiếu projector, máy vi tính, màn hình. - Lồng nuôi cá để phục vụ cho thực hành (thuê hoặc mượn của các cơ sở sản xuất nơi tổ chức lớp học). - Các loại máy móc, phương tiện, trang thiết bị và vật tư phục vụ cho việc học lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề trong mô đun: TT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1. Chlorine Kg 6 2. Vôi bột Kg 30 3. Xô (20- 30 lít) Chiếc 6 4. Bàn chải sợi đồng có cán dài (giặt lưới) Chiếc 6 5. Bộ đồ bảo hộ lao động (quần, áo, găng tay, Bộ 30 khẩu trang, mũ, ủng) 6. Áo phao Bộ 6 7. Thước đo dài Chiếc 6 8. Thước đo độ sâu Chiếc 1 9. Bộ kiểm tra nhanh môi trường (pH, DO, Bộ 6 NH3, H2S) 10. Nhiệt kế thủy ngân Chiếc 6 11. Đĩa secchi Chiếc 6 12. Lưu tốc kế Chiếc 1
  13. 12 13. Thuyền (trọng tải 300- 500kg) Chiếc 1 14. Máy bơm (giặt lưới) Chiếc 1 4. Điều kiện khác: chuyên gia hướng dẫn thực hành (chủ hộ nuôi hoặc kỹ thuật viên trang trại ). V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp đánh giá: - Đánh giá kiến thức: Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống). - Đánh giá kỹ năng nghề: Đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên, chuyên gia đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: + Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. + Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên, chuyên gia đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 2. Nội dung đánh giá: - Lý thuyết: Kiểm tra trắc nghiệm/vấn đáp về: + Nêu được các yêu cầu địa điểm đặt lồng nuôi cá + Trình bày cách lắp ráp lồng nuôi. - Thực hành: + Tính toán, chọn vật liệu làm lồng; + Lắp ráp lồng nuôi mới; + Vệ sinh lồng bè nuôi. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun Chuẩn bị lồng nuôi cá áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Chuẩn bị lồng nuôi cá dạy độc lập hoặc cùng
  14. 13 một số mô đun khác cho khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. - Chương trình này được áp dụng trên cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi tính cẩn thận, các thao tác nhanh nhẹn, tránh các nguy hiểm trong quá trình thực hiện các thao tác chuẩn bị lồng nuôi cá và bố trí phòng học phù hợp với phương pháp dạy. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Phương pháp giảng dạy lý thuyết, bài tập: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận, tạo nội dung tình huống lấy người học làm trung tâm; kết hợp với sử dụng hiệu quả thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: máy chiếu, băng, đĩa hình. - Giảng dạy thực hành: Tuân thủ nguyên tắc giáo viên, chuyên gia làm mẫu sau đó hướng dẫn người học thực hành, kiểm tra đánh giá và chỉnh sửa cho người học. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Phần lý thuyết: Yêu cầu địa điểm đặt lồng bè nuôi cá chép, trắm cỏ. - Phần thực hành: Tổ chức lắp ráp lồng bè nuôi mới và vệ sinh lồng bè nuôi cũ. 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Đoàn Quang Sửu, Kỹ thuật nuôi cá gia đình và cá lồng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội, Năm 2000. 2. Lê Văn Thắng- Ngô Chí Phương, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Nhà xuất bản nông nghiệp, năm 2007. 3. Ngô Trọng Lư- Thái Bá Hồ, Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (tập II), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nôi, Năm 2003. 4. Trường Đại học thủy sản, Kỹ thuật nuôi cá tăng sản, năm 2003. 5. Trung tâm Khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi một số loài thủy sản nước ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2005.
  15. 14 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chọn và thả cá giống Mã số mô đun: MĐ 02 Nghề: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)
  16. 15 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHỌN VÀ THẢ CÁ GIỐNG Mã số mô đun: MĐ 02 Thời gian mô đun: 72 (Lý thuyết: 12 giờ ; Thực hành: 56 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun Chọn và thả cá giống là mô đun chuyên môn trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt; được giảng dạy sau mô đun chuẩn bị lồng nuôi cá, trước các mô đun chăm sóc cá nuôi, quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá, phòng, trị bệnh cá nuôi, thu hoạch và tiêu thụ cá. - Tính chất: Chọn và thả cá giống là mô đun được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hiện chuẩn bị điều kiện thả giống, chọn cá giống; vận chuyển và thả giống đúng kỹ thuật. Mô đun được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương nuôi cá lồng bè nước ngọt có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Kiến thức: + Nêu được thời vụ thả cá giống thích hợp; + Trình bày được các tiêu chuẩn và đặc điểm chọn cá chép, trắm cỏ giống; + Mô tả được kỹ thuật vận chuyển và thả cá giống. - Kỹ năng: + Xác định được thời vụ thích hợp thả cá giống; + Chọn được cá chép, trắm cỏ giống đảm bảo đúng tiêu chuẩn; + Vận chuyển và thả được cá giống đạt tỉ lệ sống trên 95%. - Thái độ: + Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật; + Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
  17. 16 III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ chuẩn) Số Tên các bài trong mô đun Lý Thực Kiểm TT Tổng số thuyết hành tra* 1 Bài 1. Chuẩn bị điều kiện thả giống 4 4 2 Bài 2. Chọn cá giống 20 2 16 2 3 Bài 3. Vận chuyển cá giống 20 4 16 4 Bài 4. Thả cá giống 24 2 20 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 72 12 56 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết: Bài 01. Chuẩn bị điều kiện thả giống Thời gian: 4 giờ Mục tiêu: - Xác định được thời gian, mật độ và số lượng con giống thả nuôi; - Chọn được cơ sở cung cấp giống tốt và đặt mua giống. 1. Xác định thời gian thả giống 1.1. Tìm hiểu điều kiện thời tiết vùng nuôi 1.2. Xác định mùa vụ có giống 2. Xác định mật độ và số lượng con giống 3. Chọn cơ sở cung cấp giống 3.1. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống 3.2. Tìm hiểu thông tin về các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống 4. Đặt mua giống 4.1. Thỏa thuận các yêu cầu về cung cấp cá giống 4.2. Viết hợp đồng mua, bán cá giống Bài 02. Chọn cá giống Thời gian: 20 giờ
  18. 17 Mục tiêu: - Trình bày được một số yêu cầu về chất lượng cá giống; - Chọn được cá giống có chất lượng tốt, khỏe mạnh. 1. Tìm hiểu một số vấn đề về cá giống 1.1. Tầm quan trọng của con giống trong nuôi cá 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá giống 1.3. Giới thiệu cá chép và cá trắm cỏ 2. Tiêu chuẩn cá giống 2.1. Tiêu chuẩn giống cá chép 2.2. Tiêu chuẩn giống cá trắm cỏ 3. Các bước thực hiện kiểm tra cá giống Kiểm tra: - Hình thức: Thực hành - Thời gian: 2 giờ - Nội dung: Chọn cá giống theo ngoại hình Bài 03. Vận chuyển cá giống Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ; - Xác định được mật độ cá đóng bao và đóng bao đúng kỹ thuật; - Xử lý được các tình huống xảy ra trong quá trình vận chuyển. 1. Chọn hình thức vận chuyển 1.1. Vận chuyển kín 1.2. Vận chuyển hở 2. Phương tiện vận chuyển 3. Đóng cá 3.1. Chuẩn bị dụng cụ 3.2. Cân mẫu, đếm cá 3.3. Thực hiện đóng bao 4. Thực hiện vận chuyển 4.1. Vận chuyển kín (vận chuyển bao cá) 4.2. Vận chuyển hở bằng thùng nhựa, bể bạt chứa nước
  19. 18 Bài 04. Thả cá giống Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Kiểm tra được một số yếu tố môi trường nước trước khi thả cá giống; - Chọn thời điểm, vị trí thả cá giống hợp lý; - Xử lý và thả cá giống đúng yêu cầu kỹ thuật. 1. Kiểm tra một số yếu tố môi trường 1.1. Đo pH nước 1.2. Đo hàm lượng ôxy hòa tan 1.3. Đo độ trong 1.4. Đo hàm lượng amoniac (NH3) 2. Xử lý giống trước khi thả 3. Thả cá giống vào lồng bè 3.1. Ngâm bao cá giống 3.2. Thả cá giống Kiểm tra: - Hình thức: Thực hành - Thời gian: 2 giờ - Nội dung: Thao tác thả cá giống IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình “Chọn và thả cá giống” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ). 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình minh họa. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho lớp học 30 người: - Phòng học lý thuyết có trang bị bảng, phấn, máy chiếu projector, máy vi tính, màn hình. - Cơ sở cung cấp giống - Lồng nuôi cá để phục vụ cho thực hành (thuê hoặc mượn của các cơ sở sản xuất nơi tổ chức lớp học). - Các loại máy móc, phương tiện, trang thiết bị và vật tư phục vụ cho việc học lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề trong mô đun:
  20. 19 TT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1. Cá giống (0,3- 1kg/ con) Kg 30 2. Formol Lít 6 3. Muối ăn Kg 6 4. Cân đồng hồ 50kg, 5kg Chiếc 1 5. Thau (đường kính 40-60cm) Chiếc 6 6. Xô (20- 30 lít) Chiếc 6 7. Vợt cá giống Chiếc 6 8. Giai chứa cá Chiếc 6 9. Bình ô xy Bình 1 10. Bộ túi đóng cá (túi nilon, bao, dây thun) Bộ 30 11. Lồ chứa cá Bộ 1 12. Bộ kiếm tra nhanh môi trường (pH, DO, Chiếc 6 NH3, H2S) 13. Nhiệt kế thủy ngân Chiếc 6 14. Thuyền (trọng tải 300- 500kg) Chiếc 1 15. Kính lúp Chiếc 6 16. Giấy kẻ ô li (đo chiều dài cá) Tờ 30 17. Máy sục khí (0,5kw) Chiếc 1 4. Điều kiện khác: chuyên gia hướng dẫn thực hành (chủ hộ nuôi hoặc kỹ thuật viên trang trại ). V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá: Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức trắc nghiệm; kiểm tra thực hành bằng bài thực hành, quan sát đánh giá mức độ thực hành thao tác. 2. Nội dung đánh giá: - Lý thuyết: Kiểm tra trắc nghiệm/vấn đáp về:
  21. 20 + Yêu cầu kỹ thuật chất lượng giống cá chép, trắm cỏ. + Kỹ thuật vận chuyển cá giống; thả cá giống. - Thực hành: + Chọn đàn cá giống thả nuôi đúng các tiêu chuẩn đã xác định. + Đóng cá, bơm oxy và vận chuyển cá. + Thả cá giống vào lồng nuôi. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun Chọn và thả giống áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Chọn và thả giống dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. - Chương trình này được áp dụng trên cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi tính cẩn thận, các thao tác nhanh nhẹn, tránh các nguy hiểm trong quá trình thực hiện các thao tác chuẩn bị lồng nuôi cá và bố trí phòng học phù hợp với phương pháp dạy. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Phương pháp giảng dạy lý thuyết, bài tập: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận, tạo nội dung tình huống lấy người học làm trung tâm; kết hợp với sử dụng hiệu quả thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: máy chiếu, băng, đĩa hình - Giảng dạy thực hành: Tuân thủ nguyên tắc giáo viên, chuyên gia làm mẫu sau đó hướng dẫn người học thực hành, kiểm tra đánh giá và chỉnh sửa cho người học. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Kỹ thuật chọn cá giống; - Vận chuyển cá giống - Thả cá giống
  22. 21 4. Tài liệu cần tham khảo: 1. Đoàn Quang Sửu, Kỹ thuật nuôi cá gia đình và cá lồng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội, Năm 2000. 2. Lê Văn Thắng- Ngô Chí Phương, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Nhà xuất bản nông nghiệp, năm 2007. 3. Ngô Trọng Lư- Thái Bá Hồ, Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (tập II), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nôi, Năm 2003. 4. Trường Đại học thủy sản, Kỹ thuật nuôi cá tăng sản, năm 2003. 5. Trung tâm Khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi một số loài thủy sản nước ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2005.
  23. 22 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chăm sóc cá nuôi Mã số mô đun: MĐ 03 Nghề: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)
  24. 23 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC CÁ NUÔI Mã số mô đun: MĐ 03 Thời gian mô đun: 80 (Lý thuyết: 12 giờ ; Thực hành: 64 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Chăm sóc cá nuôi là mô đun chuyên môn trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt, được giảng dạy sau mô đun chuẩn bị lồng bè nuôi cá, chọn và thả cá giống và trước các mô đun quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá, phòng, trị bệnh cá nuôi, thu hoạch và tiêu thụ cá. - Tính chất: Chăm sóc đàn cá nuôi là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hiện chăm sóc cá nuôi lồng bè theo hướng thực hành nuôi tốt, kiểm tra cá, chuẩn bị thức ăn và cho cá ăn. Mô đun được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương nuôi cá lồng bè nước ngọt có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Kiến thức: + Hiểu biết về lợi ích, ý nghĩa và nội dung của chăm sóc cá nuôi lồng bè theo hướng thực hành nuôi tốt; + Nhận biết các đặc điểm dinh dưỡng của cá chép, cá trắm cỏ; + Nêu được phương pháp kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá; + Nêu được phương pháp chuẩn bị thức ăn và cho cá ăn. - Kỹ năng: + Áp dụng được các nội dung trong quy trình chăm sóc cá nuôi lồng bè theo hướng thực hành nuôi tốt; + Kiểm tra và đánh giá được tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và tình trạng sức khỏe của cá nuôi; + Chuẩn bị thức ăn và cho cá ăn theo 4 đúng; - Thái độ: + Tuân thủ quy trình kỹ thuật; + Rèn tính cẩn thận; + Đảm bảo an toàn lao động.
  25. 24 III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ chuẩn) Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1 Bài 01: Giới thiệu chăm sóc cá nuôi lồng 4 4 bè theo hướng thực hành nuôi tốt 2 Bài 02: Kiểm tra cá 20 2 16 2 3 Bài 03: Chuẩn bị thức ăn cho cá 24 4 20 4 Bài 04: Cho cá ăn 28 2 24 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 80 12 60 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết: Bài 01: Giới thiệu về nuôi trồng thủy sản bền vững Thời gian: 4 giờ Mục tiêu: - Nêu được lợi ích của việc nuôi thủy sản theo hướng VietGAP; - Áp dụng được nội dung của VietGAP trong nuôi cá chép, trắm cỏ. 1. Phân tích các mối nguy trong nuôi thủy sản lồng bè 2. Yêu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững 3. Áp dụng theo hướng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt ở Việt Nam 3.1. Khái niệm về thực hành nuôi thủy sản tốt 3.2. Lợi ích của về thực hành nuôi thủy sản tốt 3.3. Ý nghĩa của về thực hành nuôi thủy sản tốt 3.4. Nội dung VietGAP trong chăm sóc cá nuôi lồng bè 3.5. Quy trình chăm sóc cá lồng bè theo hướng thực hành nuôi thủy sản tốt Bài 02. Kiểm tra cá Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Nêu được phương pháp kiểm tra cá; - Kiểm tra được chiều dài và trọng lượng của cá. 1. Chuẩn bị dụng cụ
  26. 25 2. Kiểm tra hoạt động của cá 2.1. Quan sát cá hoạt động 2.2. Quan sát cá bắt mồi 3. Thu mẫu kiểm tra 4. Kiểm tra cá 4.1. Kiểm tra số lượng 4.2. Kiểm tra ngoại hình 4.3. Kiểm tra mức độ tăng trưởng 5. Ghi nhật ký 5.1. Ý nghĩa của việc ghi nhật ký nuôi cá 5.2. Nội dung ghi nhật ký nuôi cá Kiểm tra: - Hình thức: Thực hành - Thời gian: 2 giờ - Nội dung: Thao tác kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá Bài 03: Chuẩn bị thức ăn cho cá Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Nêu tính ăn của cá chép, trắm cỏ; - Lựa chọn thức ăn thích hợp cho từng giai đoạn, đối tượng cá nuôi; - Chế biến và bảo quản thức ăn đúng kỹ thuật. 1. Đặc điểm dinh dưỡng của cá chép, trắm cỏ 1.1. Đặc điểm dinh dưỡng của cá chép 1.1. Đặc điểm dinh dưỡng của cá trắm cỏ 2. Lựa chọn thức ăn 2.1. Thức ăn xanh 2.2. Thức ăn chế biến 2.1. Thức ăn công nghiệp 3. Chế biến thức ăn 3.1. Chọn nguyên liệu 3.2. Xác định thành phần nguyên liệu 3.3. Chế biến thức ăn
  27. 26 4. Bảo quản thức ăn Bài 04: Cho cá ăn Thời gian: 28giờ Mục tiêu: - Tính được lượng thức ăn cho cá mỗi ngày; - Thực hiện cho cá ăn theo 4 định; - Kiểm tra sau khi cho cá ăn để điều chỉnh thức ăn. 1. Xác định lượng thức ăn, số lần cho cá ăn 1.1. Tính lượng thức ăn hàng ngày 1.2. Xác định thời gian, số lần cho cá ăn 2. Cho cá ăn 2.1. Thức ăn tự chế biến 2.2. Thức ăn công nghiệp 2.3. Thức ăn xanh 3. Kiểm tra sau khi cho cá ăn 4. Điều chỉnh thức ăn 4.1. Điều chỉnh lượng thức ăn 4.2. Điều chỉnh loại thức ăn Kiểm tra: - Hình thức: Thực hành - Thời gian: 2 giờ - Nội dung: Thao tác cho cá ăn IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình “Chăm sóc cá nuôi” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ). 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình minh họa. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho lớp học 30 người: - Phòng học lý thuyết có trang bị bảng, phấn, máy chiếu projector, máy vi tính, màn hình. - Lồng nuôi cá để phục vụ cho thực hành (thuê hoặc mượn của các cơ sở sản xuất nơi tổ chức lớp học).
  28. 27 - Các loại máy móc, phương tiện, trang thiết bị và vật tư phục vụ cho việc học lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề trong mô đun: TT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1. Nguyên liệu chế biến thức ăn (cám gạo, ngô, Kg 60 bột đậu tương, bột cá, khoáng, vitamin ) 2. Thức ăn công nghiệp hàm lượng đạm 20- Kg 60 30% 3. Cá chép, trắm cỏ (0,3- 3kg/ con) Kg 30 4. Cân đồng hồ 50kg, 5kg Chiếc 1 5. Thước đo dài Chiếc 6 6. Thau (đường kính 40-60cm) Chiếc 12 7. Xô (20- 30 lít) Chiếc 12 8. Sàng ăn Chiếc 6 9. Bình phun nước (nhựa) 1l Chiếc 6 10. Cốc đong (500- 1000ml) Chiếc 6 11. Vợt cá thịt Chiếc 6 12. Thuyền (trọng tải 300- 500kg) Chiếc 1 13. Đèn pha Chiếc 1 14. Kính lúp Chiếc 6 15. Nồi (50 lít) Chiếc 1 16. Bếp nấu Chiếc 1 17. Máy đùn thức ăn Chiếc 1 4. Điều kiện khác: chuyên gia hướng dẫn thực hành (chủ hộ nuôi hoặc kỹ thuật viên trang trại ). V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp đánh giá: - Đánh giá kiến thức: Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống).
  29. 28 - Đánh giá kỹ năng nghề: Đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên, chuyên gia đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: + Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. + Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên, chuyên gia đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 2. Nội dung đánh giá: - Lý thuyết: Kiểm tra trắc nghiệm/vấn đáp về: + Nêu được phương pháp kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá; + Nêu được phương phá cho cá ăn theo 4 đúng. - Thực hành: + Thao tác kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá; + Thao tác cho cá ăn. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun Chuẩn bị lồng nuôi cá áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Chuẩn bị lồng nuôi cá dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. - Chương trình này được áp dụng trên cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi tính cẩn thận, các thao tác nhanh nhẹn, tránh các nguy hiểm trong quá trình thực hiện các thao tác chuẩn bị lồng nuôi cá và bố trí phòng học phù hợp với phương pháp dạy. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Phương pháp giảng dạy lý thuyết, bài tập: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận, tạo nội dung tình huống lấy người học làm trung tâm; kết hợp với sử dụng hiệu quả thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: máy chiếu, băng, đĩa hình.
  30. 29 - Giảng dạy thực hành: Tuân thủ nguyên tắc giáo viên, chuyên gia làm mẫu sau đó hướng dẫn người học thực hành, kiểm tra đánh giá và chỉnh sửa cho người học. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Kiểm tra cá - Cho cá ăn 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Đoàn Quang Sửu, Kỹ thuật nuôi cá gia đình và cá lồng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội, Năm 2000. 2. Lê Văn Thắng- Ngô Chí Phương, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Nhà xuất bản nông nghiệp, năm 2007. 3. Ngô Trọng Lư- Thái Bá Hồ, Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (tập II), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nôi, Năm 2003. 4. Trường Đại học thủy sản, Kỹ thuật nuôi cá tăng sản, năm 2003. 5. Trung tâm Khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi một số loài thủy sản nước ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2005.
  31. 30 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá Mã số mô đun: MĐ 04 Nghề: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)
  32. 31 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ LỒNG BÈ NUÔI CÁ Mã số mô đun: MĐ 04 Thời gian mô đun: 60 (Lý thuyết: 12 giờ ; Thực hành: 44 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá được bố trí học trước các mô đun Phòng, trị bệnh cá nuôi, Thu hoạch và tiêu thụ cá trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá lồng nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ). - Tính chất: Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hiện quản lý môi trường và cá nuôi theo hướng thực hành nuôi tốt, kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi trường nước, kiểm tra lồng bè nuôi cá và xử lý sự cố. Mô đun được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương nuôi cá lồng bè nước ngọt có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Kiến thức: + Hiểu được nội dung về quản lý môi trường và cá nuôi của Qui phạm thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam. + Trình bày được ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường chủ yếu đến cá nuôi và biện pháp xử lý một số yếu tố môi trường nước. + Mô tả được các bước công việc trong kiểm tra và xử lý sự cố lồng bè nuôi cá. - Kỹ năng: + Đo và xử lý được các yếu tố môi trường chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của cá. + Kiểm tra và xử lý được sự cố của hệ thống lồng bè nuôi. - Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động trong quá trình làm việc.
  33. 32 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian Thời gian (giờ chuẩn) Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* 1 Bài 01. Giới thiệu quản lý môi trường và 4 4 cá nuôi theo hướng thực hành nuôi tốt 2 Bài 02. Kiểm tra và xử lý một số yếu tố 28 4 22 2 môi trường nước Bài 03. Kiểm tra lồng bè nuôi cá và xử lý 3 24 4 18 2 sự cố Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 60 12 40 8 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 01: Giới thiệu quản lý môi trường và cá nuôi Thời gian: 4 giờ theo hướng thực hành nuôi tốt Mục tiêu: - Trình bày được lợi ích của quản lý môi trường và cá nuôi theo hướng thực hành tốt; - Mô tả được nội dung quản lý môi trường và cá nuôi theo hướng thực hành tốt tại Việt Nam. 1. Lợi ích của thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt 2. Nội dung của thực hành quản lý môi trường và cá nuôi tốt ở Việt Nam 3. Áp dụng quản lý môi trường và cá chép, trắm cỏ nuôi theo tiêu chí thực hành tốt Bài 02. Kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi Thời gian: 28 giờ trường nước Mục tiêu: - Trình bày được ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường chủ yếu đến cá chép, trắm cỏ;
  34. 33 - Đo và xử lý được các yếu tố môi trường chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của cá chép, trắm cỏ; - Rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động. 1. Kiểm tra và xử lý pH nước 1.1. Ảnh hưởng của pH nước đến cá 1.2. Đo pH nước nuôi 1.3. Xử lý khi pH nước vùng nuôi vượt ra ngoài mức thích hợp 2. Kiểm tra và xử lý ôxy hòa tan trong nước 2.1. Ảnh hưởng của ôxy hòa tan trong nước đến cá 2.2. Đo ôxy hòa tan trong nước 2.3. Xử lý khi hàm lượng ôxy hòa tan trong nước vượt ra ngoài mức thích hợp 3. Kiểm tra và xử lý nhiệt độ nước 3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến cá 3.2. Đo nhiệt độ nước 3.3. Xử lý khi nhiệt độ nước vượt ra ngoài mức thích hợp 4. Kiểm tra và xử lý lưu tốc dòng chảy 4.1. Ảnh hưởng của lưu tốc dòng chảy đến cá 4.2. Đo lưu tốc dòng chảy 4.3. Xử lý khi lưu tốc dòng chảy vượt ra ngoài mức thích hợp Bài 03. Kiểm tra lồng bè nuôi cá và xử lý sự cố Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Trình bày được cách kiểm tra lồng bè nuôi cá; - Thực hiện được các bước kiểm tra và xử lý hư hỏng của lồng bè nuôi cá; - Tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động. 1. Kiểm tra và vệ sinh thành, đáy lồng 2. Kiểm tra dây, neo lồng bè 3. Xử lý sự cố IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Tài liệu giảng dạy:
  35. 34 Giáo trình “Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ). 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: 01 máy vi tính, 01 máy chiếu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn về quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho lớp học 30 người: - Phòng học lý thuyết có trang bị bảng, phấn, máy chiếu projector, máy vi tính, màn hình. - Lồng nuôi cá để phục vụ cho thực hành (thuê hoặc mượn của các cơ sở sản xuất nơi tổ chức lớp học). - Các loại máy móc, phương tiện, trang thiết bị và vật tư phục vụ cho việc học lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề trong mô đun: TT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1. Cân đồng hồ 10kg Chiếc 2 2. Cân đồng hồ 1kg Chiếc 2 3. Thau (đường kính 40-60cm) Chiếc 12 4. Xô Chiếc 1 5. Thùng (50 lít) Chiếc 5 6. Máy sục khí Chiếc 6 7. Bộ kiểm tra nhanh pH Hộp 6 8. Máy đo pH cầm tay Chiếc 6 9. Giấy quỳ Hộp 6 10. Bộ kiểm tra oxy hoà tan Hộp 6 11. Nhiệt kế 0-1000C Chiếc 6 12. Máy đo lưu tốc dòng chảy Chiếc 1 13. Máy bơm nước Chiếc 1 14. Vôi Kg 30 4. Điều kiện khác:
  36. 35 - Chuyên gia hướng dẫn thực hành (chủ hộ nuôi hoặc kỹ thuật viên trang trại): 1 - Bảo hộ lao động: 32 bộ (áo phao, găng tay, ủng, khẩu trang) V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống). - Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: + Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. + Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: Kiểm tra trắc nghiệm/vấn đáp về: Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường nước: pH, oxy hòa tan, nhiệt độ, lưu tốc dòng chảy đến cá nuôi. - Thực hành: Đo và xử lý được một số yếu tố môi trường (pH, oxy hòa tan, lưu tốc dòng chảy) khi biến động hay bất lợi với cá. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun “Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá” có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. - Chương trình áp dụng cho vùng quy hoạch nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng trên cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.
  37. 36 - Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi tính cẩn thận, các thao tác nhanh nhẹn, tránh các nguy hiểm trong quá trình thực hiện các thao tác quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá và bố trí phòng học phù hợp với phương pháp dạy. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. - Phương pháp giảng dạy lý thuyết, bài tập: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận, tạo nội dung tình huống lấy người học làm trung tâm; kết hợp với sử dụng hiệu quả thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: máy chiếu, băng, đĩa hình. - Giảng dạy thực hành: Tuân thủ nguyên tắc giáo viên, chuyên gia làm mẫu sau đó hướng dẫn người học thực hành, kiểm tra đánh giá và chỉnh sửa cho người học. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường nước: pH, oxy hòa tan, nhiệt độ, lưu tốc dòng chảy đến cá nuôi. - Phần thực hành: Đo và xử lý các yếu tố môi trường khi biến động hay bất lợi với cá. 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Đoàn Quang Sửu, Kỹ thuật nuôi cá gia đình và cá lồng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội, Năm 2000. 2. Lê Văn Thắng- Ngô Chí Phương, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Nhà xuất bản nông nghiệp, năm 2007 3. Ngô Trọng Lư - Thái Bá Hồ, Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (tập II), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nôi, Năm 2003. 4. Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông nghiệp TPHCM. 5. Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia - Bộ Thủy sản, 2004. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy sản nước ngọt. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
  38. 37 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Phòng, trị bệnh cá nuôi Mã số mô đun: MĐ 05 Nghề: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)
  39. 38 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG, TRỊ BỆNH CÁ NUÔI Mã số mô đun: MĐ 05 Thời gian mô đun: 88 (Lý thuyết: 16 giờ ; Thực hành: 68 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun Phòng, trị bệnh cá nuôi được bố trí học trước mô đun Thu hoạch và tiêu thụ cá thương phẩm trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ). Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy mô đun tiếp theo của chương trình. - Tính chất: Phòng trị bệnh cá nuôi là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hiện tìm hiểu các loại thuốc sử dụng trong nuôi cá, phòng bệnh cho cá, theo dõi và phát hiện bệnh, trị bệnh do kí sinh trùng, trị bệnh do vi khuẩn, trị bệnh do nấm và xử lý bệnh do vi rút. Mô đun được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương nuôi cá lồng bè nước ngọt có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN - Kiến thức: + Trình bày được nguyên nhân, điều kiện phát sinh và biện pháp chẩn đoán bệnh thường gặp trên cá chép, trắm cỏ. + Trình bày được phương pháp, nguyên tắc dùng thuốc phòng trị bệnh cá. - Kỹ năng: + Sử dụngđược một số thuốc trong phòng, trị bệnh cá; + Phòng được bệnh + Chẩn đoán và xử lý được bệnh + Phòng, chẩn đoán và xử lý được bệnh thường gặp ở cá chép, trắm cỏ. - Thái độ: + Tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật phòng và trị bệnh; + Có ý thức không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi cá chép, trắm cỏ; + Rèn luyện tính cẩn thận, thao tác chính xác, đảm bảo an toàn lao động.
  40. 39 III. NỘI DUNG MÔN HỌC 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian Thời gian (giờ chuẩn) Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm* số thuyết hành tra 1 Bài 01. Những hiểu biết chung về bệnh 4 4 cá và sử dụng thuốc trong nuôi cá 2 Bài 02. Phòng bệnh cho cá 16 2 14 3 Bài 03. Theo dõi và phát hiện bệnh 16 2 12 2 4 Bài 04. Trị bệnh do ký sinh trùng 20 2 16 2 5 Bài 05. Trị bệnh do vi khuẩn 16 2 14 6 Bài 06. Trị bệnh do nấm 8 2 6 7 Bài 07. Xử lý bệnh do virus 4 2 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 88 16 64 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính bằng giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết Bài 01. Những hiểu biết chung về bệnh cá và sử Thời gian: 4 giờ dụng thuốc trong nuôi cá Mục tiêu: - Trình bày được nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh cá; - Nêu được các loại bệnh ở cá; - Nêu được mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh cho cá; - Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc; - Nêu được nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi cá. 1. Khái niệm bệnh cá 2. Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh cá
  41. 40 3. Phân loại bệnh cá 4. Các con đường lây truyền bệnh 5. Các con đường xâm nhập của tác nhân gây bệnh 6. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp 7. Sử dụng thuốc trong nuôi cá 7.1. Tác dụng của thuốc 7.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc 8. Phương pháp dùng thuốc 9. Một số loại thuốc dùng cho nuôi cá chép, trắm cỏ Bài 02. Phòng bệnh cho cá Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Nêu được tầm quan trọng của công tác phòng bệnh cho cá nuôi; - Thực hiện được các biện pháp phòng bệnh cho cá nuôi; - Tính được lượng thuốc để phòng bệnh. 1. Ý nghĩa của việc phòng bệnh cho cá 1. Khử trùng lồng trước khi nuôi 2. Kiểm dịch cá giống trước khi nuôi 3. Tắm phòng bệnh cho cá trước khi thả 4. Quản lý thức ăn 5. Trộn vitamin và thảo dược vào thức ăn Bài 03. Theo dõi và phát hiện bệnh Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Nhận biết được các dấu hiệu cá chép, trắm cỏ bị bệnh. - Thực hiện được chẩn đoán bệnh trên cá chép, trắm cỏ. - Sử dụng được kết quả điều tra để chẩn đoán bệnh. 1. Theo dõi tình hình thời tiết 2. Điều tra sự biến đổi về các yếu tố môi trường 3. Điều tra tình hình quản lý chăm sóc 4. Theo dõi cá 4.1. Quan sát hoạt động của cá
  42. 41 4.2. Quan sát mức độ ăn của cá 4.3. Quan sát hiện tượng cá chết trong lồng 5. Kiểm tra cá 5.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 5.2. Thu mẫu cá bệnh (thu mẫu bệnh phẩm) 5.3. Quan sát bên ngoài cá 5.4. Kiểm tra nội tạng 6. Gửi mẫu cá bệnh đến cơ sở chẩn đoán bệnh và nhận kết quả 7. Kết luận Bài 04. Trị bệnh do ký sinh trùng Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Nêu được dấu hiệu cá bị bệnh do ký sinh trùng. - Nhận biết được dấu hiệu bệnh lý do ký sinh trùng gây ra. - Thực hiện phòng trị bệnh kịp thời, an toàn. 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 2. Nhận dạng bệnh thường gặp do ký sinh trùng 3. Lựa chọn biện pháp trị bệnh ký sinh trùng 4. tính lượng thuốc 4.1. Tính lượng thuốc treo xung quanh lồng 4.2. Xác định lượng thuốc tắm 5. Thực hiện trị bệnh 5.1. Treo túi thuốc 5.2. Tắm cho cá 6. kiểm tra cá sau điều trị Bài 05. Trị bệnh do vi khuẩn Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Nêu được dấu hiệu cá bị bệnh do vi khuẩn. - Nhận biết được dấu hiệu bệnh lý do vi khuẩn gây ra. - Thực hiện phòng trị bệnh kịp thời, an toàn;
  43. 42 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 2. Xác định bệnh thường gặp do vi khuẩn 3. Xác định biện pháp trị bệnh vi khuẩn 4. Xác định lượng thuốc cần dùng 4.1. Xác định lượng thuốc treo xung quanh lồng 4.2. Xác định lượng thuốc trộn vào thức ăn 5. Thực hiện trị bệnh cho cá 5.1. Cho thuốc vào lồng nuôi 5.2. Trộn thuốc vào thức ăn và cho cá ăn Bài 06. Trị bệnh do nấm Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nêu được dấu hiệu cá bị bệnh do nấm; - Nhận biết được dấu hiệu bệnh do nấm gây ra; - Thực hiện phòng trị bệnh do nấm kịp thời, an toàn; - Tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc phòng và trị bệnh. 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 2. Xác định bệnh thường gặp do nấm 3. Xác định biện pháp trị bệnh 4. Xác định lượng hóa chất cần dùng 4.1. Xác định lượng hóa chất tắm cho cá 4.2. Xác định lượng hóa chất treo xung quanh lồng 5. Thực hiện trị bệnh cho cá 5.1. Tắm cho cá 5.2. Cho hóa chất vào lồng nuôi Bài 07. Xử lý bệnh do virus Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nêu được dấu hiệu cá bị bệnh do virus; - Nhận biết được dấu hiệu bệnh do virus gây ra; 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 2. Xác định bệnh thường gặp do virus
  44. 43 3. Xác định biện pháp trị bệnh 4. Xác định lượng hóa chất cần dùng 5. Thực hiện xử lý bệnh cho cá IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH: 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun “Phòng, trị bệnh cá nuôi” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ). 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: 01 máy vi tính, 01 máy chiếu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: - 01 phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người. - Diện tích lồng, bè nuôi tối thiểu để phục vụ cho thực hành (thuê hoặc mượn của các cơ sở sản xuất nơi tổ chức lớp học). - Các loại máy móc, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc học lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề trong mô đun: TT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1. Vợt Chiếc 6 2. Cân loại 1kg và 5 kg Chiếc 6 3. Máy sục khí Chiếc 6 4. Kính lúp Chiếc 15 5. Kính hiển vi Chiếc 6 6. Bộ đồ mổ (dao, kéo, panh gắp) Bộ 6 7. Xô, chậu, ca nhựa, bạt Bộ 6 4. Điều kiện khác: - Giáo viên hỗ trợ dạy thực hành. - Bảo hộ lao động (Quần áo lội nước, áo mưa, găng tay, ủng, khẩu trang ). V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp đánh giá:
  45. 44 - Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống). - Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: + Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. + Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 2. Nội dung đánh giá: - Lý thuyết: Kiểm tra trắc nghiệm/vấn đáp về + Nêu được nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh + Phương pháp, nguyên tắc dùng thuốc phòng trị bệnh cá - Thực hành: + Tính được lượng thuốc trộn vào thức ăn + Thực hiện được tắm cho cá và trộn thuốc vào thức ăn để phòng trị bệnh cá. + Xác định được bệnh thường gặp ở cá và xử lý. VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun Phòng, trị bệnh cá nuôi áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Phòng, trị bệnh cá nuôi có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. - Chương trình áp dụng cho các vùng nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng trên cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi tính cẩn thận, các thao tác nhanh nhẹn, tránh các nguy hiểm trong quá trình thực hiện các thao tác chuẩn bị và sử dụng thuốc và hóa chất trong phòng và trị bệnh cá và bố trí phòng học phù hợp với phương pháp dạy.
  46. 45 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) để phát huy tính tích cực của học viên. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa để hỗ trợ trong giảng dạy. b. Phần thực hành Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Phần lý thuyết: Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh - Phần thực hành: + Sử dụng thuốc trong nuôi cá + Phòng bệnh cho cá + Chẩn đoán và trị bệnh thường gặp ở cá chép, trắm cỏ 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Đỗ Thị Hòa-Bùi Quang Tề-Nguyễn Hữu Dũng-Nguyễn Thị Muội, Bệnh học thủy sản, NXB Nông nghiệp, 2004. 2. Bùi Quang Tề, Giáo trình Bệnh của động vật thủy sản (Dùng cho học sinh hệ Trung học chuyên nghiệp), NXB Nông nghiệp, 1998. 3. Nguyễn Thị Phương Thanh, Bệnh học thủy sản. NXB Nông nghiệp, 2007.
  47. 46 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thu hoạch và tiêu thụ cá Mã số mô đun: MĐ 06 Nghề: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)
  48. 47 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH VÀ TIÊU THU CÁ Mã số mô đun: MĐ 06 Thời gian mô đun: 76 (Lý thuyết: 12 giờ ; Thực hành: 60 giờ; điểm kiểm tra hết môn 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ cá là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề Nuôi c á lồng bè nước ngọt, được bố trí học sau các mô đun chuyên mô đun: chuẩn bị lồng bè nuôi cá; chọn và thả giống; chăm sóc cá nuôi; quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá; phòng, trị bệnh cá nuôi. - Tính chất: Thu hoạch và tiêu thụ cá là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hiện xác định thời điểm thu hoạch; thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch; vận chuyển cá thương phẩm và tính hiệu quả nuôi. Mô đun được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương nuôi cá lồng nước ngọt bè có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Kiến thức: + Nêu được yêu cầu về chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá sau thu hoạch; + Trình bày được phương pháp thu hoạch, xử lý cá sau thu hoạch và vận chuyển cá đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. - Kỹ năng: + Xác định đúng thời điểm thu hoạch; + Chọn được nơi tiêu thụ cá; + Thực hiện được các thao tác thu hoạch, xử lý sau thu hoạch và vận chuyển cá đúng kỹ thuật; + Tính được kết quả của quá trình nuôi. - Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ qui định an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm
  49. 48 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ chuẩn) Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Bài 01. Những hiểu biết chung về đảm bảo 2 2 chất lượng cá chép, trắm cỏ 2 Bài 02. Xác định thời điểm thu hoạch 8 2 6 3 Bài 03. Thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch 28 3 23 2 4 Bài 04. Vận chuyển cá thương phẩm 24 3 19 2 5 Bài 05. Tính hiệu quả nuôi 10 2 8 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 76 12 56 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính bằng giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 01. Những hiểu biết chung về đảm bảo chất Thời gian: 2 giờ lượng cá chép, cá trắm cỏ Mục tiêu: - Trình bày được ý nghĩa, vai trò của việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm đối với cá bống tượng thương phẩm; - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi; - Có thái độ nghiêm túc, ý thức trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. 1. Ý nghĩa, vai trò của chất lượng và an toàn thực phẩm 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi 2.1. Các kháng sinh, hóa chất 2.2. Quá trình nuôi 2.3. Quá trình đánh bắt Bài 02. Xác định thời điểm thu hoạch Thời gian: 8 giờ
  50. 49 Mục tiêu: - Thu thập, dự đoán được thị trường tiêu thụ cá; - Kiểm tra được chất lượng cá thương phẩm; - Quyết định được thời điểm thu hoạch hợp lý. 1. Tìm hiểu thị trường 1.1. Tìm hiểu nơi tiêu thụ 1.2. Dự báo khối lượng cá tiêu thụ 1.3. Tìm hiểu về nhu cầu kích cỡ cá tiêu thụ 2. Kiểm tra chất lượng cá 2.1. Thời điểm kiểm tra 2.2. Xác định kích cỡ cá trong lồng 3. Tính khối lượng cá có trong lồng 3.1. Dự tính số lượng cá trong lồng 3.2. Xác định khối lượng cá trung bình 3.3. Tính khối lượng cá trong lồng 4. Quyết định thời điểm thu hoạch Bài 03. Thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch Thời gian: 28giờ Mục tiêu: - Chọn hình thức tiêu thụ cá, ký hợp đồng tiêu thụ, bàn giao cá và thanh lý hợp đồng; - Sử dụng được các dụng cụ đánh bắt; - Thực hiện việc thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch đúng kỹ thuật; - Đảm bảo chất lượng, vệ sinh thực phẩm. 1. Chọn nơi tiêu thụ cá 1.1. Chọn hình thức tiêu thụ cá 1. 2. Hợp đồng bán cá 2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nhân lực 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 2.2. Chuẩn bị thiết bị 2.3. Chuẩn bị nhân lực 3. Thu hoạch cá
  51. 50 3.1. Thu tỉa 3.2. Thu toàn bộ 4. Xử lý cá sau thu hoạch 4.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị 4.2. Làm sạch cá sống 4.3. Lưu cá sống Kiểm tra: - Hình thức: Thực hành - Thời gian: 2 giờ - Nội dung: Thực hiện thao tác thu hoạch cá Bài 04. Vận chuyển cá thương phẩm Thời gian: 24giờ Mục tiêu: - Chọn được hình thức vận chuyển phù hợp; - Sử dụng được và hợp lý các dụng cụ, thiết bị vận chuyển; - Vận chuyển cá đúng kỹ thuật; - Ý thức về chất lượng, vệ sinh thực phẩm. 1. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện 1.1. Chuẩn bị dụng cụ 1.2. Chuẩn bị phương tiện 1.3. Chuẩn bị nhân lực 2. Phân cỡ cá 3. Xác định mật độ vận chuyển 3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến mật độ vận chuyển 3.2. Chọn mật độ vận chuyển 3.3. Xác định khối lượng cá 4. Đưa cá vào dụng cụ vận chuyển 4.1. Giảm nhiệt độ nước vận chuyển 4.2. Đưa cá vào thùng 4.3. Lắp hệ thống sục khí 4.4. Cố định dụng cụ 5. Xử lý trên đường vận chuyển
  52. 51 5.1. Thời điểm xử lý 5.2. Xử lý dụng cụ vận chuyển 5.3. Xử lý cá 6. Đánh giá kết quả vận chuyển 6.1. Xác định tỷ lệ cá chết 6.2. Tính khối lượng cá 6.3. Tính chi phí vận chuyển Kiểm tra: - Hình thức: Thực hành - Thời gian: 2 giờ - Nội dung: Thực hiện thao tác vận chuyển cá Bài 05. Tính hiệu quả nuôi Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Hiểu được phương pháp tính tỷ lệ sống, năng suất, hệ số thức ăn và hiệu quả nuôi; - Xác định được tỷ lệ sống, năng suất, hệ số thức ăn; và hiệu quả nuôi - Rút kinh nghiệm cho các vụ nuôi tiếp theo. - Quản lý tốt hồ sơ nuôi 1. Xác định tỷ lệ sống 1.1. Tỷ lệ sống theo giai đoạn 1.2. Tỷ lệ sống theo chu kỳ nuôi 2. Xác định năng suất 2.1. Năng suất thô 2.2. Năng suất tinh 3. Tính hệ số thức ăn 4. Đánh giá kết quả kinh tế 4.1. Lập bảng thống kê các khoản thu, chi 4.2. Xác định hiệu quả 5. Dự kiến kế hoạch nuôi vụ tiếp theo 5.1. Xác định chỉ tiêu kế hoạch 5.2. Phương pháp nuôi
  53. 52 5.3. Chu kỳ nuôi 5.4. Dự toán kinh phí đầu tư 5.5. Dự kiến sản phẩm thu được 5.6. Tiến độ thực hiện kế hoạch IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun “ Thu hoạch và tiêu thụ cá” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ). 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị để phục vụ cho lớp học 30 người: - 01 phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người. - Diện tích lồng, bè nuôi tối thiểu để phục vụ cho thực hành (thuê hoặc mượn của các cơ sở sản xuất nơi tổ chức lớp học). - Các loại máy móc, phương tiện, trang thiết bị và vật tư phục vụ cho việc học lý thuyết và thực hành kỹ năng nghề trong mô đun: TT Danh mục Đơn vị tính Số lượng 1. Cá chép, trắm cỏ thương phẩm (2- 4kg/ con) Kg 60 2. Muối ăn Kg 6 3. Thuốc tím Kg 3 4. Áo phao Bộ 6 5. Vợt cá thịt Chiếc 6 6. Cân (5 kg) Chiếc 1 7. Cân (50- 100kg) Chiếc 1 8. Giai chứa cá (2x1x1m) Chiếc 6 9. Bể chứa cá (1- 3m3) Chiếc 6 10. Thuyền (300- 500kg) Chiếc 1
  54. 53 11. Xô (chậu) Chiếc 6 12. Bộ túi vận chuyển cá (túi tải, túi nilon, dây Bộ 6 chun) 13. Bình ác quy Chiếc 1 14. Lồ chứa cá Chiếc 1 15. Máy sục khí Chiếc 1 4. Điều kiện khác: - Chuyên gia hướng dẫn thực hành (chủ hộ nuôi hoặc kỹ thuật viên trang trại ) - Bảo hộ lao động (quần áo lội nước, áo mưa, găng tay, ủng, khẩu trang ). V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp đánh giá: - Trong quá trình học mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức thi trắc nghiệm; kiểm tra thực hành bằng bài thực hành, quan sát đánh giá mức độ thực hành thao tác. - Kết thúc mô đun: đánh giá kết quả tiếp thu của học viên bằng bài kiểm tra lý thuyết (trắc nghiệm) và thực hành. 2. Nội dung đánh giá: - Lý thuyết: Nêu được yêu cầu về chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của cá sau thu hoạch; - Thực hành: + Thao tác thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch; + Thao tác vận chuyển cá; VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ cá áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ cá có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. - Chương trình này được áp dụng trên toàn quốc.
  55. 54 - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận, biết bơi, tránh các nguy hiểm như điện giật , ngạt nước và bố trí phòng học phù hợp với phương pháp dạy. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Phương pháp giảng dạy lý thuyết, bài tập: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận, tạo nội dung tình huống lấy người học làm trung tâm; kết hợp với sử dụng hiệu quả thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: Máy chiếu; phim, ảnh - Giảng dạy thực hành: Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành và yêu cầu các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Thu hoạch và xử lý cá sau thu hoạch; - Vận chuyển cá thương phẩm; 4. Tài liệu tham khảo: 1. Lê Văn Thắng, Ngô Chí Phương, Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi đặc sản, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2007 2. Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Chiến Văn, giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2007. 3. Ngô Trọng Lư, Kỹ thuật nuôi cá chuối, cá chình, Chạch, cá bống bợp, lươn, nhà xuất bản Hà Nội, 2003. 4. Kỹ thuật sơ chế bảo quản nguyên liệu thủy sản sau thu hoạch bằng nước đá, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005. 5. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thuỷ sản nước ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005. 6. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Sổ tay nuôi một số đối tượng thủy sản nước ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005. 7. Vụ nghề cá, Nuôi đặc sản, Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế Bộ thủy sản, 1996.