Giáo trình Pháp luật Việt nam đại cương - Vũ Thị Bích Hường

pdf 72 trang huongle 2270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Pháp luật Việt nam đại cương - Vũ Thị Bích Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phap_luat_viet_nam_dai_cuong_vu_thi_bich_huong.pdf

Nội dung text: Giáo trình Pháp luật Việt nam đại cương - Vũ Thị Bích Hường

  1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG ThS. VŨ THỊ BÍCH HƯỜNG ThS. VŨ THỊ BÍCH HƯỜNG Năm 2006
  2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET GIỚI THIỆU MÔN HỌC PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG 1. MỤC ĐÍCH . Cung cấp cho người không hoặc chưa phải là luật gia những hiểu biết chung nhất về pháp luật. . Giúp người học có thể phân biệt được hiện tượng pháp luật với các hiện tượng xã hội khác. . Nhận biết được những giá trị của pháp luật trong đời sống xã hội, trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi cá nhân và cộng đồng. . Nâng cao ý thức pháp luật của mỗi người với phương châm: “Sống và làm việc theo pháp luật” 2. PHƯƠNG PHÁP . Phương pháp chung: Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử Nghiên cứu nhà nuớc và pháp luật một cách khách quan, toàn diện. Nghiên cứu nhà nước và pháp luật trong mối liên hệ với các hiện tượng xã hội khác. . Phương pháp cụ thể: Phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp so sánh. Phương pháp trừu tượng khoa học. 3. NỘI DUNG 12 vấn đề (12 bài) . Nguồn gốc của nhà nước và pháp luật . Bản chất của nhà nước . Hình thức nhà nước . Nhà nước CHXHCNVN . Bản chất của pháp luật và thuộc tính của pháp luật . Hệ thống pháp luật . Quan hệ pháp luật In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý . Ý thức pháp luật và pháp chế . Khái quát về Luật Hành Chính . Khái quát về Luật Hình Sự – Tố Tụng Hình Sự . Khái quát về Luật Dân Sự – Tố Tụng Dân Sự BÀI 1 NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM PHI MÁCXÍT VỀ NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1.1. QUAN ĐIỂM DUY TÂM . Nhà nước và pháp luật do thần linh thượng đế sáng tạo ra. . Nhà nước và pháp luật tồn tại vĩnh cửu và bất biến. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 1.2. THUYẾT KHẾ ƯỚC XÃ HỘI (THUYẾT HỢP ĐỒNG) CỦA JEAN - JACQUES ROUSSEAU . Con người không thể sống trong một trạng thái tự nhiên vô chính phủ, vì vậy họ tự giác ký kết với nhau một khế ước để giao cho 1 tổ chức nhà nước (làm trung gian, trọng tài) nhằm đảm bảo an ninh, quyền tư hữu và những quyền cá nhân khác. . Nhà nước phải là 1 tổ chức cai trị theo “khế ước Xã Hội”, vì thế nó phải phục tùng ý chí của toàn dân. 1.3. THUYẾT GIA TRƯỞNG Xã hội giống như một gia đình lớn, cần phải có người đứng đầu cai quản . Trong gia đình, đó là người chồng, người cha . Ngoài xã hội, đó là ông vua 2. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN 2.1. NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC Nhà nước xuất hiện do những nguyên nhân về kinh tế và xã hội nảy sinh trong quá trình vận động và biến đổi của xã hội Cộng sản nguyên thủy bộ lạc. 2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẾ ĐỘ CSNT VÀ TỔ CHỨC THỊ TỘC BỘ LẠC . Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. . Cơ sở XH: Mọi thành viên đều bình đẳng với nhau Không ai có tài sản riêng, không có người giàu kẻ nghèo. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  5. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET XH không có giai cấp và đấu tranh giai cấp. . Thị tộc là tế bào của XH được hình thành trên cơ sở huyết thống. Lúc đầu là chế độ mẫu hệ về sau là chế độ phụ hệ. . Hội đồng thị tộc và thủ lĩnh thị tộc là cơ quan được các thành viên tổ chức ra để quản lý cộng đồng. Quyền lực mà các cơ quan này nắm giữ được gọi là Quyền lực Xã Hội. . Các qui phạm đạo đức, qui phạm tập quán được hình thành một cách tự phát, là những khuôn mẫu về hành vi xử sự được mọi người tự giác tuân theo và được gọi là Qui phạm Xã Hội. 2.3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ TAN RÃ CỦA TỔ CHỨC THỊ TỘC BỘ LẠC VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC. 2.3.1. Nguyên nhân KT Do lực lượng sản xuất phát triển sản phẩm LĐ dư thừa tư hữu hình thành giai cấp và mâu thuẫn giai cấp. 2.3.2. Nguyên nhân XH Do sự phát triển kinh tế quan hệ XH phức tạp hơn cần phải có 1 lực lượng đứng ra tổ chức, hướng dẫn, điều hành trật tự chung. 2.3.3. Nguyên nhân trên được thể hiện ngày càng rõ nét qua 3 lần phân công lao động xã hội. . PCLĐ – 1: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. . PCLĐ – 2: Thủ công tách khỏi nông nghiệp. . PCLĐ – 3: Thương nghiệp xuất hiện. Những yếu tố mới nảy sinh sau 3 lần PCLĐXH: . Kinh tế phát triển, XH thoát khỏi đói nghèo. . Xuất hiện chế độ tư hữu. . XH phân hóa giai cấp sâu sắc. . Sự thay đổi nghề nghiệp. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  6. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Sự xáo trộn dân cư Tổ chức Thị tộc, bộ lạc bị phá vỡ Nhà nước xuất hiện 2.3.4. Đặc trưng của nhà nước so với tổ chức thị tộc bộ lạc. . Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và quản lý dân cư sống trên các vùng lãnh thổ đó. . Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt, loại quyền lực này chỉ thuộc về giai cấp thống trị với những công cụ bạo lực (quân đội, cảnh sát ) buộc các giai cấp, tầng lớp khác trong XH phải phục tùng. 3. NGUỒN GỐC CỦA PHÁP LUẬT 3.1. NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI CỦA PHÁP LUẬT Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. 3.2. CÁCH THỨC PL ĐƯỢC HÌNH THÀNH . Nhà nước lựa chọn những quy phạm tồn tại trong xã hội và nâng lên thành Pháp luật. . Nhà nước sáng tạo ra pháp luật. 3.3. ĐẶC TRƯNG CỦA PHÁP LUẬT . Pháp luật do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. . Bằng nhiều biện pháp, nhà nước đảm bảo cho pháp luật được thực hiện. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật theo quan điểm của CN Mác Lênin. 2. Trình bày sự khác nhau giữa Nhà nước và tổ chức Thị tộc bộ lạc. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  7. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 2 BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC 1. KHÁI NIỆM BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được” (Lênin toàn tập.tập 33, NXB tiến bộ 1976 tr.9) Bản chất của Nhà nước được thể hiện qua: Tính giai cấp và tính xã hội. 1.1. TÍNH GIAI CẤP Là mặt cơ bản thể hiện tính chất của Nhà nước. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thống trị tổ chức ra và sử dụng để thực hiện sự thống trị đối với xã hội trên 3 lĩnh vực: Kinh tế, chính trị và tư tưởng. . Về kinh tế: Giai cấp cầm quyền xác lập quyền lực kinh tế bằng cách qui định quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội và quyền thu thuế. Giai cấp thống trị có ưu thế về kinh tế so với các giai cấp khác trong xã hội. Các giai cấp tầng lớp khác phụ thuộc vào giai cấp thống trị về kinh tế. . Về chính trị: Giai cấp cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và những công cụ bạo lực vật chất như: quân đội, cảnh sát, tòa án, pháp luật (quyền lực chính trị). Nắm được quyền lực chính trị, giai cấp cầm quyền tổ chức, điều hành xã hội theo một trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp mình và buộc các giai cấp khác phục tùng ý chí của giai cấp thống trị. . Về tư tưởng: giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và tuyên truyền tư tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra sự nhận thức thống nhất trong xã hội, tạo ra sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội đối với giai cấp thống trị. 1.2. TÍNH XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC Bên cạnh việc thực hiện các chức năng bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Nhà nước còn phải giải quyết những công việc vì lợi ích chung của xã hội: . Tổ chức sản xuất. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  8. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Xây dựng hệ thống thủy lợi. . Chống ô nhiễm, dịch bệnh. . Bảo vệ trật tự công cộng. Kết luận: Nhà nước là bộ máy để bảo vệ sự thống trị giai cấp, đồng thời duy trì trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. 2. ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC SO VỚI CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI TRONG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP . Chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước là giai cấp thống trị về KT – CT – Tư tưởng. Bộ máy nhà nước được vận hành thông qua hoạt động của các công chức nhà nước chuyên làm nghề quản lý. . Nhà nước tổ chức dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ, không phụ thuộc vào chính kiến, nghề nghiệp hoặc giới tính. . Nhà nước là tổ chức duy nhất có chủ quyền quốc gia. . Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân. . Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền quy định và thực hiện việc thu các loại thuế. 3. CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC 3.1. KHÁI NIỆM CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC: Là những phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước thể hiện bản chất và vai trò của Nhà nước. 3.2. PHÂN LOẠI CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC: Căn cứ vào phạm vi hoạt động của Nhà nước, các chức năng của nhà nước được chia thành: . Chức năng đối nội: Là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nuớc diễn ra ở trong nước, thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lý đất nước. . Chức năng đối ngoại: Là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước thể hiện trong mối quan hệ với các nhà nước và các dân tộc khác. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  9. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích khái niệm bản chất của Nhà nước. 2. So sánh Nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong xã hội có giai cấp. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  10. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 3 KIỂU NHÀ NƯỚC VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC 1. KIỂU NHÀ NƯỚC 1.1. KHÁI NIỆM Kiểu Nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nước và những điều kiện tồn tại, phát triển của Nhà nước trong một Hình thái kinh tế xã hội nhất định. 1.2. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ. Dựa vào học thuyết Mác Lênin về Hình thái KTXH, trong XH có giai cấp đã tồn tại 4 hình thái KTXH và tương ứng với nó là 4 kiểu Nhà nước: . HTKTXH chiến hữu nô lệ kiểu nhà nước Chủ nô. . HTKTXH phong kiến kiểu nhà nước Phong kiến. . HTKTXH tư bản chủ nghĩa kiểu nhà nước Tư sản. . HTKTXH xã hội chủ nghĩa kiểu nhà nước Xã hội chủ nghĩa. 2. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC 2.1. KHÁI NIỆM Là cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước và phương pháp để thực hiện quyền lực Nhà nước. Hình thức nhà nước Hình thức Hình thức cấu trúc Chế độ nhà nước chính trị 2.2. chCínhÁC th YểẾ U TỐ TRONG KHÁI NIỆ M HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC 2.2.1. Hình thức chính thể In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  11. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Khái niệm: Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan nhà nước ở trung ương và xác lập những mối quan hệ của các cơ quan đó. Hình thức chính thể Quân chủ Cộng hòa Phân loại hình thức chính thể . Hình thức chính thể quân chủ: Được đặc trưng bởi quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung toàn bộ (hay 1 phần) trong tay người đứng đầu Nhà nước theo nguyên tắc thừa kế. Các hình thức chính thể quân chủ: Quân chủ tuyệt đối. Quân chủ hạn chế. (Quân chủ nhị nguyên, quân chủ đại nghị). . Hình thức chính thể cộng hoà: Được đặc trưng bởi quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về một cơ quan hoặc một số cơ quan được bầu ra theo nhiệm kỳ. Các hình thức chính thể cộng hoà: Cộng hoà Tổng thống. Cộng hoà Đại nghị. Cộng hoà lưỡng tính. Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa. 2.2.2. Hình thức cấu trúc nhà nước Hình thức cấu trúc nhà nước Khái niệm: HìnhĐơ thứn cnh cấut trúc Nhà nước là sLiự êcnấ ubang tạo Nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập những mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước, giữa trung ương và địa phương. Các hình thức cấu trúc Nhà nước: . Cấu trúc đơn nhất: Nhà nước có chủ quyền chung. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  12. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Bộ máy nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. Một hệ thống pháp luật được áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ. Công dân có 1 quốc tịch. . Cấu trúc liên bang: Là nhà nuớc có từ 2 hay nhiều nước thành viên hợp lại (khác liên minh). Có chủ quyền chung, đồng thời mỗi nước thành viên cũng có chủ quyền riêng. Có 2 hệ thống cơ quan, một của Nhà nước liên bang, một của mỗi nước thành viên. Có 2 hệ thống pháp luật, một của liên bang, một của mỗi nước thành viên trong khuôn khổ của Hiến pháp liên bang. Công dân có 2 quốc tịch. 2.2.3. Chế độ chính trị Chế độ chính trị Đơn nhất Liên bang Khái niệm: chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp mà các cơ quan Nhà nuớc sử dụng để thực hiện quyền lực Nhà nước. Phân loại chế độ chính trị: . Chế độ chính trị dân chủ: (phương pháp dân chủ) Nhà nước qui định về mặt pháp lý các quyền dân chủ cho công dân và tạo điều kiện để công dân có thể thực hiện những quyền đó. Ví dụ: Quyền bầu cử, ứng cử ; Quyền khiếu nại, tố cáo . Chế độ chính trị phi dân chủ: nhà nước không qui định hoặc qui định hạn chế quyền dân chủ của công dân. Đặc biệt khi những phương pháp này phát triển đến mức độ cao sẽ trở thành những phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít. Ví dụ: Chế độ diệt chủng ở Campuchia. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân biệt các đặc điểm của các kiểu Nhà nước đã tồn tại trong lịch sử. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  13. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 2. So sánh hình thức chính thể quân chủ và hình thức chính thể Cộng hoà. 3. So sánh hình thức nhà nước đơn nhất và hình thức nhà nước liên bang. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  14. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 4 NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1. BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN 1.1. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM “ Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và vì nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”(Điều 2, Hiến pháp 1992) Nhà nước CHXHCNVN là công cụ thực hiện quyền lực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đó là quyền lực: . Của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột đã bị lật đổ nhưng luôn âm mưu phản kháng. . Nhằm mục đích giải phóng giai cấp mình và tất cả mọi người lao động. . Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, lực lượng đảm bảo cho lợi ích căn bản và lâu dài của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. 1.2. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 1.2.1. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Hiến pháp và các đạo luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đều ghi nhận Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Các dân tộc đều có quyền và nghĩa vụ tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  15. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 1.2.2. Nhà nước CHXHCN Việt Nam có cơ sở xã hội rộng lớn, thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Nhà nước ta dựa trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãng đạo. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. 1.2.3. Đường lối đối ngoại của nhà nước ta là, độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và hữu nghị. 2. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆN NAM Khái niệm Bộ máy nhà nước CHXHCNVN: Là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ cấu đồng bộ để thực hiện các chức năng của Nhà nước. Đặc điểm của bộ máy nhà nước CHXHCNVN: . Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân lao động. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. . Bộ máy nhà nước ta vừa là tổ chức hành chính cưỡng chế vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội. . Đội ngũ công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước ta đại diện và bảo vệ lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chịu sự giám sát của nhân dân. . Bộ máy nhà nước gồm nhiều cơ quan có mối liên kết chặt chẽ với nhau, thống nhất về quyền lực nhà nước. Nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quốc hội UBTVQH Chủ tịch nước In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Thủ tướng Chánh án Viện trưởng
  16. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 3. CÁC LOẠI CƠ QUAN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TA . Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước (Cơ quan đại diện). . Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước (hay còn gọi là hệ thống cơ quan chấp hành điều hành, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước). Hệ thống cơ quan này bao gồm: Chính phủ, các Bộ, các Cơ quan thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các sở, phòng, ban thuộc ủy ban. . Hệ thống cơ quan xét xử bao gồm: Toà án nhân dân tối cao, toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự các cấp. . Hệ thống cơ quan Kiểm sát gồm VKSND tối cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, VKSND cấp huyện, VKSND quân sự các cấp. 4. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TA 4.1. NGUYÊN TẮC ĐẢNG LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  17. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Đảng đề ra đường lối chính trị, những chủ trương và định hướng lớn về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. . Đảng giới thiệu cán bộ ưu tú để nhà nước lựa chọn giữ những cương vị trong bộ máy nhà nước. . Đảng lãnh đạo bằng vai trò tiên phong, gương mẫu của mỗi Đảng viên. 4.2. NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO SỰ THAM GIA ĐÔNG ĐẢO CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘÂNG VÀO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC . Nhân dân tham gia bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại diện. . Nhân dân tham gia thảo luận đóng góp ý kiến vào các dự án luật. . Giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và nhân viên cơ quan nhà nước. 4.3. NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ . Cơ quan cấp dưới phục tùng cơ quan cấp trên. . Cơ quan địa phương phục tùng cơ quan trung ương . Cơ quan quản lý nhà nước phục tùng cơ quan quyền lực nhà nước. . Nhân viên phục tùng thủ trưởng. . Nhưng đồng thời phải phát huy vai trò sáng tạo, dân chủ bàn bạc của các chủ thể chấp hành trước khi quyết định. 4.4. NGUYÊN TẮC PHÁP CHẾ XHCN . Các cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước đều phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật khi thi hành nhiệm vụ. . Nhà nước phải ban hành pháp luật đồng bộ, kịp thời, phù hợp với thực tiễn. . Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật. CÂU HỎI ÔN TÂP 1. Trình bày những đặc trưng của nhà nước CHXHCN Việt Nam. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  18. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 2. Trình bày các hệ thống cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nuớc CHXHCN Việt Nam. 3. Trình bày các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  19. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 5 BẢN CHẤT VÀ THUỘC TÍNH CỦA PHÁP LUẬT 1. BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT 1.1. TÍNH GIAI CẤP CỦA PHÁP LUẬT . Chủ thể ban hành: pháp luật chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành với những hình thức nhất định. . Nội dung: Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. Nội dung của pháp luật được quyết định trước hết bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. . Mục đích: pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội đó phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị. 1.2. TÍNH XÃ HỘI CỦA PHÁP LUẬT . Cùng với việc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội. . Pháp luật là phương tiện để con người xác lập quan hệ với nhau, nhờ đó xã hội có sự ổn định và trật tự. 1.3. ĐỊNH NGHĨA PHÁP LUẬT Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. 2. CÁC MỐI LIÊN HỆ CỦA PHÁP LUẬT 2.1. PHÁP LUẬT VỚI KINH TẾ . Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế, mọi sự thay đổi của pháp luật phụ thuộc vào sự thay đổi của kinh tế. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  20. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Pháp luật tác động trở lại đối với kinh tế theo 2 chiều hướng, hoặc là tích cực, giúp cho nền kinh tế phát triển; Hoặc là tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của kinh tế. 2.2. PHÁP LUẬT VỚI CHÍNH TRỊ . Đường lối chính sách của giai cấp thống trị luôn chỉ đạo nội dung của pháp luật. . Pháp luật phản ánh tương quan lực lượng giữa các giai cấp và mức độ của cuộc đấu tranh giai cấp. . Pháp luật làm cho đường lối chính sách của giai cấp thống trị được toàn xã hội thực hiện. 2.3. PHÁP LUẬT VỚI NHÀ NƯỚC . Pháp luật do nhà nước ban hành, là công cụ để nhà nước quản lý xã hội và thực hiện quyền lực nhà nước. Nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp luật. . Pháp luật chỉ tồn tại và có hiệu lực khi được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. . Nhà nước là chủ thể ban hành pháp luật nhưng nhà nước cũng phải thực hiện quyền lực của mình trong khuôn khổ của pháp luật. 2.4. PHÁP LUẬT VỚI CÁC QUY PHẠM XÃ HỘI KHÁC . Pháp luật luôn phản ánh đạo đức (quan niệm) của giai cấp thống trị. . Pháp luật đồng thời phản ánh quan niệm đạo đức của giai cấp, tầng lớp khác. . Pháp luật củng cố và bảo vệ các quan niệm đạo đức phổ biến của xã hội. 3. CÁC THUỘC TÍNH CỦA PHÁP LUẬT 3.1. TÍNH QUI PHẠM PHỔ BIẾN . Pháp luật chứa đựng trong nó những mô hình hành vi. . Pháp luật có thể điều chỉnh một phạm vi quan hệ xã hội bất kì. . Được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  21. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 3.2. TÍNH XÁC ĐỊNH CHẶT CHẼ VỀ HÌNH THỨC . Nội dung của pháp luật được thể hiện trong những hình thức nhất định như: tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản pháp luật. . Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác nhằm đảm bảo nguyên tắc: “Bất cứ ai khi ở vào điều kiện hoàn cảnh đã được dự kiến trước cũng không thể làm khác được”. 3.3. TÍNH ĐẢM BẢO BẰNG NHÀ NƯỚC . Pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. (sự đảm bảo về nội dung của pháp luật). . Nhà nước đảm bảo cho pháp luật được thự hiện bằng các biện pháp: giáo dục thuyết phục và cưỡng chế. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  22. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật. 2. Trên cơ sở của các mối liên hệ đơn, hãy tìm ra mối liên hệ kép giữa 3 hiện tượng: Kinh tế, Chính trị và Pháp luật. 3. So sánh các thuộc tính của pháp luật với các qui phạm xã hội khác như đạo đức, tập quán In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  23. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 6 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 1. HỆ THỐNG CÁC NGÀNH LUẬT 1.1. KHÁI NIỆM Hệ thống các ngành luật là tổng thể các qui phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất và phối hợp với nhau được phân chia thành các chế định pháp luật và các ngành luật. Như vậy, Hệ thống các ngành luật là một cấu trúc bao gồm 3 thành tố ở 3 cấp độ khác nhau: . Quy phạm pháp luật (tế bào của hệ thống pháp luật) . Chế định pháp luật (Nhóm quy phạm pháp luật) . Ngành luật (gồm các chế định luật) 1.2. CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN HỆ THỐNG CẤU TRÚC 1.2.1. Quy phạm pháp luật: Là quy tắc xử sự trong các trường hợp cụ thể do Nhà nước quy định, có tính bắt buộc chung và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Ví dụ: Khoản 1 Điều 102 – Bộ luật hình sự: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Xét về kỹ thuật lập pháp, nội dung của quy phạm pháp luật được thể hiện trong 3 bộ phận: GIẢ ĐỊNH, QUY ĐỊNH, CHẾ TÀI. . Giả định: Nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong thực tế mà cá nhân, tổ chức sẽ gặp phải. . Quy định: Nêu lên cách thức xử sự mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện khi ở và điều kiện hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định. . Chế tài: Nêu lên các biện pháp tác động của nhà nước nếu cá nhân, tổ chức không xử sự đúng theo quy định của quy phạm pháp luật. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  24. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Lưu ý: . Một điều luật tương ứng với 1 quy phạm pháp luật, nhưng 1 điều luật có thể có nhiều quy phạm pháp luật, . Không nhất thiết trong 1 quy phạm pháp luật phải có đủ 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài. . Trật tự giả định, quy định, chế tài có thể bị đảo lộn. 1.2.2. Chế định luật . Là một tập hợp gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất và liên hệ mật thiết với nhau. Ví dụ: Chế định kết hôn, Chế định ly hôn trong ngành luật Hôn nhân gia đình. . Các chế định luật trong một ngành luật không có mối liên hệ chặt chẽ như giữa các quy phạm pháp luật trong một chế định luật. 1.2.3. Ngành luật . Là tổng hợp các chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội cùng tính chấtm (còn gọi là các quan hệ xã hội cùng loại) . Các chế định pháp luật trong một ngành luật có quan hệ thống nhất nội tại mật thiết hơn so với mối quan hệ giữa các chế định pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau. . Căn cứ để phân biệt sự khác nhau giữa các ngành luật là: Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh. . Đối tượng điều chỉnh của ngành luật là những quan hệ xã hội có đặc điểm cùng loại cần điều chỉnh. Ví dụ: Quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ, con cái là những quan hệ cùng loại (tình cảm gia đình), là đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hôn nhân gia đình. . Phương pháp điều chỉnh của ngành luật là cách thức tác động vào các quan hệ xã hội đó. Ví dụ: Phương pháp quyền uy, phục tùng trong ngành luật Hành chính. . Phương pháp thỏa thuận, tự định đoạt trong ngành luật Dân sự. 2. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  25. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 2.1. KHÁI NIỆM Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu lực pháp lý. 2.2. KHÁI NIỆM VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo luật định ban hành theo những thủ tục, trình tự nhất định. Nội dung chứa đựng những quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo trật tự nhất định và được áp dụng nhiều lần trong đời sống . 2.3. CÁC LOẠI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 đã sửa đổi, bổ sung năm 2002). Theo cách phân loại phổ biến hiện nay, người ta căn cứ vào cơ quan ban hành và giá trị pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật mà chia thành: . Văn bản luật: Do Quốc hội, cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước ban hành. Gồm có: Hiến pháp: Là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật. Hiến pháp do quốc hội ban hành hoặc sửa đổi với ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu tán thành. Các đạo luật (bộ luật) là các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp. Các Bộ luật, đạo luật khi ban hành không được trái với Hiến pháp. Nghị quyết. . Văn bản dưới luật: Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật định ban hành, có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản luật và khi ban hành không được trái với văn bản luật. Bao gồm: Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước. Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  26. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Quyết định, chỉ thị, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nghị quyết, Thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị – xã hội. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp. Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân Lưu ý: . Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp nào thì có hiệu lực pháp lý theo cấp hành chính đó. . Tham khảo thêm trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. . Cần phân biệt Văn bản quy phạm pháp luật với Văn bản áp dụng pháp luật (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; bản án của Tòa án ). CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân biệt sự khác nhau giữa quy phạm pháp luật, chế định luật và ngành luật. 2. Phân biệt sự khác nhau giữa hệ thống ngành luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. 3. Phân biệt sự khác nhau giữa văn bản luật và văn bản dưới luật. 4. Nêu tên các loại văn bản quy phạm pháp luật và thẩm quyền của cơ quan ban hành. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  27. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 7 QUAN HỆ PHÁP LUẬT 1. KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT, ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ PHÁP LUẬT . Trong cuộc sống, con người luôn tham gia vào những quan hệ XH rất đa dạng và phong phú: quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ lao động, quan hệ tài sản, quan hệ chính trị v.v những quan hệ ấy phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống XH, thể hiện mối liên hệ của con người được gọi là các quan hệ xã hội. QHXH có thể tồn tại giữa các cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức, với nhà nước v.v Các QHXH được điều chỉnh bởi một hệ thống các qui phạm xã hội (qui phạm đạo đức, phong tục, tập quán, qui tắc của các tổ chức XH ). Trong Xã hội có nhà nước, các quan hệ xã hội quan trọng được qui phạm pháp luật điều chỉnh. Các qui phạm pháp luật qui định cho các bên tham gia quan hệ xã hội các quyền và nghĩa vụ pháp lý, trách nhiệm của các bên nếu không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. . Tuy nhiên không phải quan hệ xã hội được qui phạm pháp luật qui định quyền và nghĩa vụ đều trở thành quan hệ pháp luật mà còn cần phải có sự kiện pháp lý cụ thể và các chủ thể tương ứng được dự kiến trước trong phần giả định của qui phạm pháp luật. . Như vậy: Khi 1 quan hệ xã hội được qui phạm pháp luật điều chỉnh thì quan hệ xã hội là nội dung vật chất của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội đó. Qui phạm pháp luật Chủ thể Chuyển hóa Quan hệ XH  Quan hệ pháp luật 1.1. KHÁI NIỆM Quan hệ phSáựp ki luệậnt ph là áquanp lý hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. 1.2. ĐĂÏC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  28. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . QHPL là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. . QHPL là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội. . QHPL mang tính ý chí nhà nước. Quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở qui phạm pháp luật, mà nội dung của QPPL phản ánh ý chí của nhà nước. QHPL phát sinh, thay đổi, chấm dứt do ý chí của các bên tham gia QHPL nhưng trong giới hạn qui phạm pháp luật đã xác định. . CHỦ THỂ THAM GIA QHPL là những cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật. . QHPL là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ đó có quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật qui định, và được nhà nước đảm bảo thực hiện. 2. THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT Quan hệ pháp luật được hợp thành bởi 3 yếu tố: 2.1. CHỦ THỂ CỦA QHPL Là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật (trong mỗi loại QHPL) và tham gia vào quan hệ pháp luật đó. Những điều kiện mà cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng được theo qui định của pháp luật và có khả năng trở thành chủ thể của QHPL được gọi là Năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể gồm 2 yếu tố: . Năng lực pháp luật: Là khả năng của chủ thể có được các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định. . Năng lực hành vi: Là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận. Bằng hành vi của mình chủ thể xác lập và thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình khi tham gia vào QHPL. Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  29. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . NLPL và NLHV của các chủ thể pháp luật không phải là 1 thuộc tính tự nhiên của con người mà đó là thuộc tính pháp lý, vì nó phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. . NLPL là tiền đề của NLHV, nếu chủ thể pháp luật chỉ có NLPL mà không có NLHV thì không thể tham gia một cách tích cực vào các QHPL. . NLPL cuả cá nhân mở rộng dần theo năng lực hành vi của họ. Các loại chủ thể theo pháp luật Việt Nam. . Cá nhân: Bao gồm công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch. Trong đó công dân là loại chủ thể phổ biến, chủ yếu nhất. Công dân Việt Nam trở thành chủ thể khi họ có năng lực chủ thể. . Pháp nhân: Là 1 khái niệm pháp lý phản ánh địa vị pháp lý của một tổ chức. Để được coi là có tư cách pháp nhân, tổ chức phải có những diều kiện sau: Được thành lập hợp pháp. Có cơ cấu thống nhất và hoàn chỉnh. Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó khi tham gia quan hệ pháp luật. Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Nhà nước: là chủ thể đặc biệt của pháp luật. Nhà nước là chủ thể của quyền lực chính trị của toàn xã hội, là chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội. Nhà nước là chủ thể của một số quan hệ pháp luật quan trọng: quan hệ pháp luật quốc tế, quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật hình sự . Ngoài ra trong luật dân sự còn qui định: hộ gia đình, tổ hợp tác cũng là chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. 2.2. NỘI DUNG CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT Bao gồm quyền và nghĩa vu pháp lýï của chủ thể trong quan hệ pháp luật. 2.2.1. Quyền chủ thể Là khả năng xử sự của chủ thể được pháp luật cho phép thực hiện trong quan hệ pháp luật. Quyền của chủ thể có những đặc điểm sau: In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  30. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Quyền của chủ thể là khả năng được hành động trong khuôn khổ do qui định quy phạm pháp luật xác định trước. Ví dụ: Điều 58 khoản 2 Bộ luật TTHS 2003: “2. Người bào chữa có quyền: a/ Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác ” . Khả năng yêu cầu chủ thể có liên quan trong quan hệ pháp luật thực hiện nghĩa vụ của họ để đảm bảo quyền chủ thể của mình. . Khả năng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để bảo vệ quyền chủ thể của mình. 2.2.2. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể Là cách xử sự bắt buộc được qui phạm pháp luật xác định trước mà một bên bắt buộc phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể có liên quan. . Là sự bắt buộc phải có những xử sự nhất định do qui phạm pháp luật xác định trước. (Nghĩa vụ thanh toán tiền trong quan hệ mua bán tài sản). . Cách xử sự này nhằm thực hiện quyền chủ thể của bên có liên quan. Ví dụ: hành vi trả tiền của người mua; Hành vi không dùng biện pháp nhục hình khi hỏi cung bị can. . Trong trường hợp cần thiết, nghĩa vụ pháp lý sẽ được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước. Tóm lại: quyền và nghĩa vụ pháp lý là nội dung của quan hệ pháp luật. Chúng là hai mặt của một quan hệ thống nhất, phản ánh mối liên hệ của những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. 2.3. KHÁCH THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT Hình thức cấu trúc nhà nước Ch ủ thể Nội dung quan hệ pháp luật Khách thể quan hệ quan hệ ph áp luật pháp luật Quyền Nghĩa vụ PL In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  31. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được thông qua việc thực hiện hành vi của chính mình. Lợi ích mà chủ thể hướng tới có thể là lợi ích vật chất hoặc tinh thần, hoặc những lợi ích chính trị (bầu cử, ứng cử, danh dự, nhân phẩm, tài sản ) 3. SỰ KIỆN PHÁP LÝ 3.1. KHÁI NIỆM Sự kiện pháp lý là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế được nêu ra trong phần giả định của quan hệ pháp luật mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật gắn với sự phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. (Lưu ý: sự kiện pháp lý là những sự kiện thực tế xảy ra trong đời sống, nhưng không phải sự kiện thực tế nào cũng là sự kiện pháp lý). 3.2. PHÂN LOẠI SỰ KIỆN PHÁP LÝ Căn cứ theo dấu hiệu ý chí, sự kiện pháp lý được chia thành: sự biến và hành vi. . Sự biến: Là những hiện tượng của đời sống khách quan xảy ra không phụ thuộc vào ý chí con người: thiên tai, dịch bệnh, sinh tử, luân chuyển thời gian tình trạng sức khỏe, chiến tranh ). Ví dụ: Điều 24 pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002: “3. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được qui định như sau: a/ Một năm kể từ khi thực hiện hành vi vi phạm qui định tại điểm a/ khoản 2 điều này ” (Người không đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng qui định tại bộ luật Hình sự). . Hành vi: Bao gồm hành động và không hành động là những sự kiện pháp lý xảy ra trực tiếp vào ý chí con người. Hành vi hợp pháp: là xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Hành vi bất hợp pháp: là xử sự trái với yêu cầu của pháp luật. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật. 2. Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì? 3. Trình bày nội dung của quan hệ pháp luật. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  32. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 4. Trình bày khái niệm quan hệ pháp luật. 5. Phân biệt sự kiện pháp lý với sự kiện thực tế; hành vi pháp lý với sự biến pháp lý. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  33. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 8 Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ XHCN 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU . Mục đích: Cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản của chuyên ngành luật, làm cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học pháp lý chuyên ngành. . Yêu cầu: Cần nắm được các kiến thức sau đây: Khái niệm ý thức pháp luật. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật. Các biện pháp giáo dục nâng cao ý thức pháp luật. Khái niệm pháp chế XHCN. Các nguyên tắc của pháp chế. Các biện pháp tăng cường pháp chế XHCN. 2. NỘI DUNG CƠ BẢN 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT XHCN Khái niệm ý thức pháp luật XHCN: Là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội XHCN, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá của con người về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội và mọi công dân. Đặc trưng của ý thức pháp luật: . Ý thức pháp luật có mối quan hệ biện chứng với tồn tại xã hội: thể hiện ở hai khía cạnh: ý thức pháp luật vừa phụ thuộc vào tồn tại xã hội (do tồn tại xã hội quyết định), vừa có tính độc lập tương đối (bảo thủ, kế thừa, lạc hậu, vượt trước so với tồn tại xã hội). . Ý thức pháp luật là hiện tượng có tính giai cấp: hiểu biết, thái độ của các giai cấp đối với pháp luật là khác nhau, chỉ có ý thức pháp luật của giai cấp cầm quyền mới được phản ánh trong pháp luật. 2.1.1. Cấu trúc của ý thức pháp luật . Căn cứ vào nội dung, tính chất của các bộ phận hợp thành: In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  34. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Hệ tư tưởng pháp luật: là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, lý thuyết về pháp luật. Tâm lý pháp luật: là tình cảm, thái độ, tâm trạng, cảm xúc của con người đối với pháp luật. . Căn cứ vào cấp độ giới hạn của sự nhận thức: Ý thức pháp luật thông thường: là kinh nghiệm của chủ thể về pháp luật, chỉ phản ánh được các mối liên hệ bên ngoài của pháp luật mà chưa phản ánh được bản chất của pháp luật. Ý thức pháp luật lý luận: là hệ thống các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm về pháp luật, phản ánh được mối quan hệ bên trong, bản chất của pháp luật. . Căn cứ vào chủ thể: Ý thức pháp luật xã hội: là ý thức của bộ phận tiên tiến trong xã hội, phản ánh xu thế phát triển của xã hội. Ý thức pháp luật nhóm: là ý thức pháp luật của một nhóm người. Ý thức pháp luật cá nhân: là ý thức pháp luật của mỗi người. 2.1.2. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật XHCN Sự tác động của ý thức pháp luật đối với pháp luật XHCN: . Ý thức pháp luật là tiền đề tư tuởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện pháp luật. . Ý thức pháp luật góp phần nâng cao việc thực hiện pháp luật. . Ý thức pháp luật là đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật đúng đắn, khách quan. Ngược lại, pháp luật là cơ sở để hình thành, củng cố và nâng cao ý thức pháp luật. 2.1.3. Các biện pháp giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật . Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật. . Đưa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trường học. . Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện pháp luật. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  35. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Mở rộng dân chủ, công khai tạo điều kiện cho nhân dân tham gia một cách đông đảo vào hoạt động xây dựng pháp luật. . Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật. . Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, văn hoá, nâng cao trình độ chung của nhân dân. . Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. 2.2. PHÁP CHẾ XHCN 2.2.1. Khái niệm pháp chế XHCN Khái niệm pháp chế XHCN: Pháp chế XHCN là chế độ đặc biệt của đời sống chính trị – xã hội, trong đó mọi cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, nhân viên nhà nước, nhân viên của các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác. Nội dung của pháp chế XHCN: . Pháp chế XHCN là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. . Pháp chế XHCN là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội. . Pháp chế XHCN là nguyên tắc trong xử sự của công dân. Ý nghĩa của pháp chế: pháp chế là điều kiện cơ bản để phát huy dân chủ. 2.2.2. Các yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN . Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật. . Đảm bảo tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc. . Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật phải hoạt động một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả. . Không tách rời pháp chế với văn hóa và văn hóa pháp lý. 2.2.3. Vấn đề tăng cường pháp chế XHCN . Tăng cường công tác xây dựng pháp luật. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  36. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật. . Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật. . Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. 3. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Câu hỏi tự luận: 1. Tại sao nói ý thức pháp luật là một dạng của ý thức xã hội? 2. Ý thức xã hội là kết quả tác động của tồn tại xã hội đối với nhận thức của con người, vậy sự hình thành ý thức pháp luật có phải là kết quả tác động của toàn bộ tồn tại xã hội đối với nhận thức của con người không? Tại sao? 3. Tại sao ý thức pháp luật lại phản ánh “mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có”? 4. Cho ví dụ minh họa để chứng minh rằng ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối? 5. Cho ví dụ minh hoạ để chứng minh rằng ý thức pháp luật phụ thuộc vào tồn tại xã hội? 6. Hãy lý giải tại sao ý thức pháp luật lại có tính giai cấp? 7. Làm rõ mối quan hệ giữa hệ tư tưởng pháp luật và tâm ý pháp luật? 8. Sự khác nhau giữa ý thức pháp luật thông thường và ý thức pháp luật lý luận? 9. Ý thức pháp luật nhóm có thể trở thành ý thức pháp luật xã hội không? 10. Tại sao ý thức pháp luật lại là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện pháp luật? 11. Tại sao ý thức pháp luật lại góp phần nâng cao việc thực hiện pháp luật và bảo đảm cho hoạt động áp dụng pháp luật đúng đắn? 12. Tại sao sự tồn tại của pháp luật lại có khả năng hình thành và nâng cao ý thức pháp luật? 13. Pháp chế và pháp luật có đồng nhất với nhau không? In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  37. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 14. Có phải pháp chế là hiện tượng có trong mọi xã hội có pháp luật không? Tại sao? 15. Hãy lý giải vì sao các nội dung sau đây lại là nguyên tắc của pháp chế: Tôn trong tính tối cao của Hiến pháp và Luật; Đảm bảo sự thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc; Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật phải hoạt động một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả; Không tách rời pháp chế với văn hóa và văn hóa pháp lý. 16. Tại sao đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật, xử lý vi phạm lại có thể tăng cường pháp chế? In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  38. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 9 VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Mục đích: Cung cấp những khái niệm cơ bản về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý làm cơ sở cho việc nghiên cứu các loại vi phạm pháp luật cụ thể như: Vi phạm hình sự, vi phạm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính Yêu cầu: Cần nắm những nội dung cơ bản sau đây: . Định nghĩa, dấu hiệu của vi phạm pháp luật; . Cấu thành của vi phạm pháp luật; . Các loại vi phạm pháp luật; . Định nghĩa, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý; . Các loại trách nhiệm pháp lý; . Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. 2. NỘI DUNG CƠ BẢN 2.1. KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT 2.1.1. Khái niệm Khái niệm vi phạm pháp luật: là hành vi (hành động hay không hành động), trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 2.1.2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật . Là hành vi xác định của con người; . Trái pháp luật; . Có lỗi; . Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  39. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 2.2. CẤU THÀNH CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT 2.2.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật . Là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan sinh động. . Mặt khách quan là của vi phạm pháp luật gồm: Hành vi trái pháp luật: thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động, trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội. Sự thiệt hại của xã hội: là những tổn thất thực tế về mặt vật chất, tinh thần mà xã hội phải gánh chịu; hoặc nguy cơ tất yếu xảy ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần nếu hành vi trái pháp luật không được ngăn chặn kịp thời. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội: trong đó hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp, còn sự thiệt hại của xã hội đóng vai trò là kết quả tất yếu. Ngoài những yếu tố nói trên, còn có các yếu tố khác thuộc mặt khách quan của vi phạm pháp luật như: công cụ thực hiện hành vi vi phạm (dao, súng ), thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm v.v 2.2.2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật . Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật. . Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật bao gồm các yếu tố sau đây: Lỗi: là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Có các hình thức sau:  Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng mong muốn hậu quả xảy ra.  Cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.  Vô ý vì quá tự tin: chủ thể của vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng hy vọng, tin tưởng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  40. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET  Vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm do khinh suất, cẩu thả nên không nhận thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải thấy trước hậu quả đó. Động cơ: là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. 2.2.3. Khách thể của vi phạm pháp luật Là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới. Tính chất của khách thể bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. 2.2.4. Chủ thể của vi phạm pháp luật . Là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý. . Năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng của chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước. 2.3. PHÂN LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, vi phạm pháp luật được chia thành bốn loại: . Vi phạm hình sự (còn gọi là tội phạm): là hành vi trái pháp luật, có lỗi, nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. . Vi phạm hành chính: là hành vi trái pháp luật, có lỗi, nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính quy định. . Vi phạm kỷ luật: là những hành vi có lỗi, trái pháp luật, kỷ luật của đơn vị, cơ quan nhà nước. . Vi phạm dân sự: là hành vi xâm hại tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Vi phạm dân sự chủ yếu được quy định trong Bộ luật Dân sự. 2.4. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 2.4.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  41. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Khái niệm trách nhiệm pháp lý: là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua nhà chức trách, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm và chủ thể đó có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý: . Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. . Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý là văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. . Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với cưỡng chế Nhà nước. 2.4.2. Phân loại trách nhiệm pháp lý Căn cứ vào việc phân loại vi phạm pháp luật, có bốn loại trách nhiệm pháp lý: . Trách nhiệm hình sự; . Trách nhiệm dân sự; . Trách nhiệm hành chính; . Trách nhiệm kỷ luật. 3. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Câu hỏi tự luận: 1. Phân tích khái niệm vi phạm pháp luật. 2. Trình bày cấu thành vi phạm pháp luật. 3. Phân loại vi phạm pháp luật. 4. Phân tích khái niệm trách nhiệm pháp lý. 5. Trong các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật, hãy nêu các yếu tố có tính chất bắt buộc, mà nếu thiếu yếu tố này thì hành vi không đủ dấu hiệu để bị xem là hành vi vi phạm pháp luật. 6. Có thể nói Lỗi là thước đo của trách nhiệm pháp lý được không? Vì sao? In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  42. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 7. Phân biệt các hình thức lỗi: cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì quá tự tin, vô ý vì cẩu thả. 8. Tại sao “hậu quả” trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật không phải là yếu tố bắt buộc trong mọi cấu thành vi phạm pháp luật? 9. Phân biệt hành vi trái pháp luật và vi phạm pháp luật. 10. Phân biệt năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật và năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật. 11. Phân biệt trách nhiệm pháp lý và chế tài của quy phạm pháp luật. 12. Phân biệt khách thể của quan hệ pháp luật và khách thể của vi phạm pháp luật. 13. Phân biệt động cơ của vi phạm pháp luật và mục đích của vi phạm pháp luật. 14. Một hành vi có thể đồng thời vừa là vi phạm hình sự vừa là vi phạm hành chính không? Tại sao? 15. Tại sao nói trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt? 16. Có phải mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý không? Tại sao? Câu hỏi nhận định: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? 17. Mọi biện pháp cưỡng chế Nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý. 18. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật. 19. Những quan điểm tiêu cực của các chủ thể được xem là biểu hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật. 20. Mọi hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thể hiện dưới dạng vật chất. 21. Một vi phạm pháp luật có thể đồng thời vừa chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý không? Tại sao? 22. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị xem là có lỗi. 23. Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp luật. 24. Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi vi phạm pháp luật. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  43. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 25. Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  44. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 10 KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1. KHÁI NIỆM LUẬT HÀNH CHÍNH 1.1. KHÁI NIỆM HÀNH CHÍNH Hành chính được hiểu là quản lý, lãnh đạo và hoạt động công vụ thường ngày trong các công sở của bộ máy nhà nước từ Trung ương xuống địa phương. . Theo nghĩa quản lý, lãnh đạo, “Hành chính” được sử dụng để chỉ: Các cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp ) Những công chức được bổ nhiệm làm việc trong các cơ quan nhà nước. . Theo nghĩa hoạt động công vụ để chỉ: Các hoạt động hành chính thường ngày trong các công sở của bộ máy Nhà nước. Các loại công văn giấy tờ hành chính. . Theo thuật ngữ khoa học Luật hành chính: Hành chính là một hoạt động quản lý nhà nước, trong đó cơ quan Nhà nước tác động lên các đối tượng quản lý (cơ quan, tổ chức, cá nhân) trong lĩnh vực hành pháp, nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại cuả Nhà nước, hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Các hoạt động này do các cơ quan Hành chính nhà nước thực hiện. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  45. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 1.2. KHÁI NIỆM LUẬT HÀNH CHÍNH – CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.2.1. Khái niệm luật hành chính Bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc điểm: . Là một ngành luật độc lập . Là một ngành luật về quản lý: Xác định rõ cơ cấu tổ chức bộ máy, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi lĩnh vực hoạt động của từng cơ quan quản lý hành chính nhà nước; Xác định phương tiện quản lý hệ thống bằng văn bản quản lý hành chính là chủ yếu; Xác lập trật tự quản lý hành chính nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, tập thể, công dân. Xác định chế độ, chức trách, chế độ công vụ đối với các loại công chức, viên chức nhà nước để đảm bảo sự vận hành của cả hệ thống bộ máy hành chính có hiệu quả. 1.2.2. Cơ quan hành chính nhà nước Là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước, hoạt động thường xuyên, liên tục, có vị trí tương đối ổn định và là cầu nối trực tiếp đưa đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống. Phân loại cơ quan hành chính: . Theo quy định của pháp luật: Có 2 loại cơ quan hành chính Nhà nước. Chính phủ- Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp là những cơ quan quan trọng nhất của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Các Vụ, Sở, Phòng, Ban, v.v , là những cơ quan hành chính chuyên môn giúp việc hay thừa hành các hoạt động do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên đặt ra. Loại cơ quan này có thể được thành lập hoặc bãi bỏ tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ của ngành, địa phương trong từng thời kỳ. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  46. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Theo địa giới hoạt động: Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương (Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ) Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, cục, chi cục ) . Theo thẩm quyền: - Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung (Chính phủ, UBND) Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn (Quản lý theo ngành hoặc theo chức năng trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định) 1.3. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH 1.3.1. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính Là các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Các quan hệ quản lý hành chính đó là: . Quan hệ giữa cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cấp trên và cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cấp dưới trực tiếp theo hệ thống dọc (Chính phủ với UBND tỉnh; Bộ tư pháp với Sở tư pháp) . Quan hệ giữa các cơ quan quản lý hành chính không trực thuộc nhau về mặt tổ chức (giữa Bộ tư pháp và Bộ GDĐT) . Quan hệ giữa cơ quan quản lý hành chính Nhà nước với các tổ chức, đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn lãnh thổ (UBND với các đơn vị kinh tế) . Quan hệ giữa các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước với các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng (UBND với Đoàn TNCSHCM) . Quan hệ giữa cơ quan quản lý hành chính Nhà nước với công dân. Từ quan hệ quản lý hành chính trên mà hình thành 3 loại quan hệ XH sau đây: . Những quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thực hiện chức năng cơ bản của các cơ quan này là quản lý nhà nước (đây là nhóm quan hệ cơ bản) In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  47. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Những quan hệ có tính chất chấp hành và điều hành của các cơ quan Nhà nước khác nhằm xây dựng củng cố tổ chức và chế độ công tác nội bộ của những cơ quan này. . Những quan hệ có tính chất chấp hành và điều hành của các cơ quan không phải là hành chính nhà nước và các tổ chức XH trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với những vấn đề cụ thể được nhà nước giao cho. 1.3.2. Phương pháp điều chỉnh Do đối tượng điều chỉnh mang tính đặc thù “không bình đẳng” của hoạt động chấp hành điều hành mà phương pháp điều chỉnh của ngành luật này là một phương pháp đặc thù xuất phát từ quan hệ quyền uy - phục tùng. Đó là phương pháp Mệnh lệnh – đơn phương. Xuất phát từ lợi ích chung của Nhà nước, của XH mà một bên nhân danh Nhà nước ra những quyết định hành chính có tính chất mệnh lệnh, bắt buộc thi hành và một bên là đối tượng quản lý có nghĩa vụ phục tùng mệnh lệnh đó. Ví dụ: UBND tỉnh ra lệnh tháo dỡ, phá bỏ toàn bộ công trình xây dựng trái phép trên đê. 2. TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH - VI PHẠM HÀNH CHÍNH – XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 2.1. TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH Là một dạng của trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân trước cơ quan quản lý Nhà nước hoặc trước cán bộ nhà nước có thẩm quyền. Đó là sự áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính mang tính chất xử phạt hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại được qui định trong những chế tài của quy phạm pháp luật hành chính bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính. 2.2. ĐỐI TƯỢNG CHỊU TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH . Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do lỗi cố ý hoặc vô ý; Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm về vi phạm hành chính do lỗi cố ý (chủ yếu trong lĩnh vực trật tự, an toàn XH). In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  48. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Cơ quan Nhà nước, tổ chức XH, đơn vị kinh tế phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do cơ quan tổ chức gây ra (chủ yếu trong lĩnh vực quản lý hành chính) . Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị, và người thuộc lực lượng Công an nhân dân vi phạm hành chính bị xử lý như đối với các công dân khác, trong trường hợp cần tước quyền sử dụng một số giấy phép hoạt động vì mục đích an ninh quốc phòng thì do cơ quan đơn vị công an có thẩm quyền xử lý theo Điều lệnh của quân đội, công an. . Cá nhân tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCNVN thì bị xử lý theo qui định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác. 2.3. VI PHẠM HÀNH CHÍNH Là hành vi của cá nhân hay tổ chức làm trái hoặc không thực hiện theo đúng qui định của pháp luật hành chính một cách cố ý hoặc vô ý mà xâm phạm các qui tắc quản lý Nhà nước, quản lý XH, có mức độ nguy hiểm cho XH thấp hơn tội phạm và theo qui định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. 2.4. XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 2.4.1. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính . Chủ tịch ủy ban nhân dân (xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) . Chiến sĩ công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển đang thi hành công vụ. . Thủ trưởng trực tiếp của nhân viên hải quan . Nhân viên kiểm lâm đang thi hành công vụ. . Nhân viên thuế đang thi hành công vụ. . Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ. . Thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ. . Giám đốc cảng vụ hàng hải, giám đốc cảng vụ nội địa, giám đốc cảng vụ hàng không. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  49. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ. . Đội trưởng đội thi hành án dân sự, trưởng phòng thi hành án dân sự cấp tỉnh, trưởng phòng thi hành án quân khu và cấp tương đương. Các vi phạm hành chính xảy ra trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước ở địa phương do Chủ tịch UBND các địa phương xử lý. Các vi phạm xảy ra trong lĩnh vực quản lý hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thì do từng thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành xử lý. 2.4.2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính . Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng qui định của pháp luật. . Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật qui định. . Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính 1 lần; nhiều người cùng thực hiện 1 hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt; một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. . Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định xử lý thích hợp. . Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Trường hợp vi phạm hành chính đã chuyển hóa thành tội phạm (do luật hình sự điều chỉnh). 2.4.3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính . Các hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo; Phạt tiền; . Các hình thức xử phạt bổ sung: In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  50. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Ngoài những hình thức xử phạt trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: . Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; . Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; . Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện; . Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, văn hóa phẩm độc hại. Lưu ý: Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. 2.4.4. Ngoài các hình thức xử phạt hành chính nêu trên, pháp luật còn qui định các biện pháp xử lý hành chính khác, đó là: . Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; (thời hạn từ 3 tháng – 6 tháng) Điều 23 PLXLVPHC 2002 . Đưa vào trường giáo dưỡng (điều 24 PLXLVPHC 2002) . Đưa vào cơ sở giáo dục (điều 25) . Đưa vào cơ sở chữa bệnh (điều 26) . Quản chế hành chính (điều 27) Năm biện pháp trên không áp dụng đối với người nước ngoài 2.4.5. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính: In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  51. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Tạm giữ người (điều 44) . Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; . Khám người; . Khám phương tiện vận tải, đồ vật; . Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; . Bảo lãnh hành chính; . Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất; . Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm luật hành chính. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hành chính. 2. Trình bày khái niệm cơ quan hành chính và phân loại. 3. Trách nhiệm hành chính là gì? Nêu các đối tượng chịu trách nhiệm hành chính. 4. Vi phạm hành chính là gì? Nêu những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính. 5. Trình bày những hình thức xử phạt và biện pháp xử lý vi phạm hành chính. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  52. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 11 KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HÌNH SỰ, LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1. KHÁI NIỆM LUẬT HÌNH SỰ 1.1. ĐỊNH NGHĨA Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm và hình phạt với các tội phạm. 1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện một hành vi mà nhà nước qui định là tội phạm. 1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ Là phương pháp quyền uy. Trong đó nhà nước có quyền tối cao trong việc định đoạt số phận của người phạm tội, buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ đã gây ra. Trách nhiệm hình sự về tội phạm đã gây ra là trách nhiệm thuộc về cá nhân người phạm tội, phải do chính người phạm tội trực tiếp gánh chịu, mà không thể “chuyển” hoặc “ủy thác” cho người khác. 1.4. BỘ LUẬT HÌNH SỰ – HÌNH THỨC PHÁP LUẬT CHỦ YẾU CỦA NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM . Bộ luật hình sự năm 1999 đang có hiệu lực, được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 21/12/1999 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2000. . Ngoài lời nói đầu, Bộ luật hình sự được cấu tạo gồm 2 phần: phần chung và phần các tội phạm. 2 phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi phần được chia thành các chương. Mỗi chương được chia thành mục với nhiều điều luật. . Phần chung Bộ luật hình sự 1999 có 10 chương, mỗi chương quy định về một loại vấn đề chung của luật hình sự. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  53. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Phần riêng của luật hình sự 1999 có 14 chương, mỗi chương quy định một nhóm các tội phạm cụ thể. 2. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM, PHÂN LOẠI TỘI PHẠM 2.1. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hộ được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN”. (Điều 8 Bộ luật hình sự) Từ định nghĩa đầy đủ trên, có thể đưa ra định nghĩa Tội phạm một cách khái quát: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. 2.2. NHỮNG DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM 2.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội Là thuộc tính khách quan, là dấu hiệu vật chất của tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm phải là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ XH được luật hình sự bảo vệ. 2.2.2. Tính có lỗi của tội phạm Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho XH của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Trong Bộ luật hình sự, tính có lỗi là một dấu hiệu độc lập với tính nguy hiểm cho XH. Không thể buộc tội một người mà chỉ căn cứ vào hành vi khách quan họ đã thực hiện. 2.2.3. Tính trái pháp luật hình sự In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  54. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Hành vi nguy hiểm cho XH chỉ được coi là tội phạm nếu nó được quy định trong luật hình sự. 2.2.4. Tính phải chịu hình phạt Bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe dọa phải chịu hình phạt. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, tội càng nghiêm trọng thì hình phạt áp dụng càng nghiêm khắc. 2.3. PHÂN LOẠI TỘI PHẠM Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như đã trình bày, nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH rất khác nhau. Chính vì vậy mà vấn đề phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt được coi là một nguyên tắc quan trọng của luật hình sự. Quán triệt nguyên tắc này, Bộ luật hình sự đã phân loại tội phạm thành 4 loại: . Tội phạm ít nghiêm trọng: Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến 3 năm tù. . Tội phạm nghiêm trọng: Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến 7 năm tù. . Tội phạm rất nghiêm trọng: Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến 15 năm tù. . Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này làtrên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 2.4. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ Các tội phạm cụ thể được quy định trong “Phần các tội phạm” của Bộ luật hình sự, bao gồm các nhóm tội phạm cơ bản sau đây: . Các tội xâm phạm an ninh quốc gia (chương 11) . Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (chương 12) . Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân (chương 13) . Các tội xâm phạm sở hữu (chương 14) . Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình (chương 15) In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  55. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (chương 16) . Các tội phạm về môi trường (chương 17) . Các tội phạm về ma túy (chương 18) . Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (chương 19) . Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính (chương 20) . Các tội về chức vụ (chương 21) . Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (chương 22) . Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (chương 23) . Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (chương 24) 3. KHÁI NIỆM HÌNH PHẠT, CÁC LOẠI HÌNH PHẠT 3.1. KHÁI NIỆM HÌNH PHẠT Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất được quy định trong luật hình sự do Tòa án quyết định nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm. Đặc điểm của hình phạt: . Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất, nó có thể tước bỏ những quyền và lợi ích của người bị kết án như: quyền tự do, quyền về tài sản, quyền về chính trị, thậm chí cả quyền sống. . Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự và chỉ được áp dụng cho chính cá nhân người đã thực hiện tội phạm. . Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước do Tòa án áp dụng với người phạm tội và được tuyên bố công khai bằng 1 bản án. . Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước đặc biệt đảm bảo cho luật hình sự có thể thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ, giáo dục. 3.2. CÁC LOẠI HÌNH PHẠT Hình phạt có 2 loại: Hình phạt chính và hình phạt bổ sung In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  56. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Hình phạt chính là: Hình phạt cơ bản được áp dụng cho một tội phạm và được tuyên độc lập; đối với mỗi tội phạm tòa án chỉ có thể tuyên độc lập 1 hình phạt chính, bao gồm: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình. . Hình phạt bổ sung là: Hình phạt không được tuyên độc lập mà chỉ có thể tuyên kèm theo hình phạt chính. Đối với mỗi tội phạm tòa án có thể tuyên một hoặc nhiều hình phạt bổ sung nếu điều luật có quy định các hình phạt này,bao gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính. 3.3. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam là những biện pháp cưỡng chế hình sự được áp dụng đối với những người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có dấu hiệu của tội phạm. Trong nhiều trường hợp các biện pháp tư pháp được áp dụng với người không có năng lực trách nhiệm hình sự đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH. Bao gồm: . Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; . Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; . Bắt buộc chữa bệnh; . Giáo dục tại xã, phường, thị trấn. (đối với người chưa thành niên) . Đưa vào trường giáo dưỡng (đối với người chưa thành niên) In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  57. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 4. KHÁI NIỆM LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 4.1. KHÁI NIỆM TỐ TỤNG HÌNH SỰ Là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, VKS, tòa án), người tiến hành tố tụng, các cá nhân, cơ quan nhà nước và tổ chức XH góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự theo quy định của luật tố tụng hình sự. Luật tố tụng hình sự Việt Nam chia hoạt động giải quyết vụ án hình sự thành các giai đoạn sau: . Khởi tố vụ án hình sự. . Điều tra, truy tố. . Xét xư.û . Thi hành án hình sự. . Giai đoạn đặc biệt của tố tụng hình sự. 4.2. KHÁI NIỆM LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và chấp hành án hình sự. Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có các đặc điểm: . Mang tính chất quyền lực nhà nước . Liên quan mật thiết tới quan hệ pháp luật hình sự. . Liên quan hữu cơ tới các hoạt động tố tụng hình sự. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là phương pháp quyền uy và phối hợp, chế ước lẫn nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng để điều chỉnh các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  58. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 4.3. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 4.3.1. Các nguyên tắc chung . Nguyên tắc pháp chế XHCN: Mọi trình tự thủ tục giải quyết vụ án hình sự phải được thực hiện theo đúng qui định của luật tố tụng hình sự. . Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. . Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. . Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. . Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, và nhân phẩm của công dân . Bảo đảm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. 4.3.2. Các nguyên tắc riêng . Xác định sự thật khách quan của vụ án . Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. . Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. . Thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật . Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số; Có hội thẩm nhân dân tham gia. . Nguyên tắc xét xử công khai. . Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước tòa án. 4.4. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 4.4.1. Khởi tố vụ án hình sự Là giai đoạn đầu của hoạt động tố tụng hình sự, các cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có hay không có dấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn này được bắt đầu từ khi các cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo hoặc tố giác về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  59. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án, thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan, kiểm lâm, lực luợng cảnh sát biển và thủ trưởng các cơ quan khác của công an nhân dân (điều 104 BLTTHS năm 2003). Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định khởi tố hoặc không lhởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 2 tháng. 4.4.2. Điều tra vụ án hình sự Cơ quan điều tra được sử dụng mọi biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định để thu thập các chứng cứ nhằm xác định sự việc phạm tội và người phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của tòa án. Các cơ quan điều tra hình sự: . Cơ quan điều tra trong công an ND điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra trong QĐND và cơ quan điều tra của VKSND tối cao. . Cơ quan điều tra trong quân đội ND . Cơ quan điều tra của VKSND. . Ngoài ra luật còn qui định một số cơ quan khác được tiến hành 1 số hoạt động điều tra: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của CAND, QĐND. Các hoạt động điều tra: . Khởi tố bị can và hỏi cung bị can. Tạm đình chỉ chức vụ mà bị can đang đảm nhiệm. . Lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại . Đối chất, nhận dạng, giám định, thực nghiệm điều tra; . Khám xét người, nhà ở, đồ vật, thư tín; thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản; . Khám nghiệm hiện truờng, khám nghiệm tử thi In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  60. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra. Căn cứ để đình chỉ điều tra (như căn cứ không khởi tố vụ án (K2 điều 105; điều 107BLHS), đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm); Căn cứ để tạm đình chỉ điều tra (bị can mắc bệnh tâm thần, bị can bỏ trốn không biết ở đâu - ra lệnh truy nã) . Kết thúc điều tra, đề nghị truy tố. (Thời hạn điều tra được qui định tại điều 119 BLTTHS) Các biện pháp ngăn chặn: . Bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại điều 80, 81 BLTTHS; Thời hạn tạm giam để điều tra được quiđịnh tại điều 120 BLTTHS. . Tạm giữ người (đối với người bị bắt khẩn cấp hoặc bị bắt quả tang). Thời hạn tạm giữ không được quá 3 ngày kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 3 ngày; trong trường hợp đặc biệt có thể gia hạn lần thứ 2 nhưng không quá 3 ngày (điều 87 BLTTHS) (Đ 92). . Cấm đi khỏi nơi cư trú . Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam (người bảo lĩnh có thể là cá nhân - phải có ít nhất 2 người; tổ chức) . Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam (Đ 93). 4.4.3. Truy tố bị can ra trước tòa án Truy tố bị can ra trước tòa án vừa là quyền, là nhiệm vụ của VKSND khi thực hiện quyền công tố được nhà nước giao. Thời hạn quyết định truy tố; Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, VKS phải ra một trong những quyết định sau: . Truy tố bị can bằng bản cáo trạng; . Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  61. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng VKS có thể gia hạn nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, Không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 4.4.4. Xét xử Việc xét xử thuộc thẩm quyền của các tòa án. Là giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó tòa án xử lý sự việc phạm tội và người phạm tội và quyết định áp dụng hình phạt đối với người phạm tội bằng các bản án và quyết định của mình . Các cấp tòa án và thẩm quyền xét xử Tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những tội phạm mà BLHS quy định hình phạt đến 15 năm tù (cũ là từ 7 năm tù trở xuống). Tuy nhiên việc thực hiện qui định này đang được chuẩn bị theo lộ trình của cơ quan chức năng trong việc xác định tòa án cấp huyện nào đủ điều kiện mới giao thẩm quyền. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử. . Chuẩn bị xét xử – xét xử sơ thẩm Sau khi nhận hồ sơ vụ án, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa nghiên cứu hồ sơ. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 2 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 3 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải quyết định đưa vụ án ra xét xử, hoặc trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, hoặc quyết định tạm đình chỉ hay đình chỉ vụ án. Trong thời hạn 15 ngày (hoặc 30 ngày nếu có lý do chính đáng) kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa. Thủ tục tố tụng tại phiên tòa được quy định cụ thể trong BLTTHS. Xét xử phúc thẩm: Là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Thời hạn kháng cáo là 15 ngày, kể từ ngày In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  62. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET tòa tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua ban giám thị trại giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày ban giám thị trại giam nhận được đơn. Thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Xét xử giám đốc thẩm: Là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án. Như: . Việc điều tra xét hỏi tại phiến diện hoặc không đầy đủ. . Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. . Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử. . Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: . Chánh án TANDT và viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án các cấp trừ quyết định của hội đồng TPTANDTC. . Chánh án tòa án quân sự trung ương và viện trưởng VKSQSTW có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án quân sự cấp dưới. . Chánh án TAND tỉnh và viện trưởng VKSND cấp tỉnh, Chánh án TAQS cấp quân khu và viện trưởng VKSQS cấp quân khu kháng nghị bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới. Tái thẩm: Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó. 4.4.5. Thi hành bản án hình sự In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  63. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Cơ quan công an thi hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân; tham gia hội đồng thi hành án tử hình; . Chính quyền xã, phường, thị trấn, hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc cải tạo của những người được huởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ; . Cơ sở y khoa thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh đối với người mắc bệnh tâm thần có hành vi nguy hiểm cho xã hội. . Chấp hành việc thi hành án phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại, phải có cơ quan công an phối hợp khi áp dụng biện pháp cưỡng chế. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm ngành luật hình sự. 2. Tội phạm là gì? Phân loại tội phạm. 3. Hình phạt là gì? Nêu các loại hình phạt theo qui định của BLHS. 4. Tố tụng hình sự là gì? Nêu đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật tố tụng hình sự. 5. Trình bày nội dung cơ bản của các giai đoạn trong tố tụng hình sự. 6. Phân biệt xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  64. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET BÀI 12 KHÁI QUÁT VỀ LUẬT DÂN SỰ 1. KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH 1.1. KHÁI NIỆM Luật dân sự là tổng hợp các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa tiền tệ và một số quan hệ nhân thân phi tài sản phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối lưu thông, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhân dân, trên cơ sở bình đẳng, độc lập, quyền tự định đoạt của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó. 1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH Luật dân sự điều chỉnh những nhóm quan hệ sau đây: . Quan hệ tài sản: Là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản dưới dạng một tư liệu sản xuất, một tư liệu tiêu dùng hoặc dịch vụ tạo ra một tài sản nhất định. Tài sản trong luật dân sự VN được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: Tài sản, quyền về tài sản và nghĩa vụ về tài sản. Do vậy, quan hệ tài sản do luật dân sự VN điều chỉnh rất phong phú và đa dạng. . Quan hệ nhân thân: là quan hệ giữa người với người không mang tính kinh tế, không tính được thành tiền, nó phát sinh do một giá trị tinh thần gắn liền với một người hoặc một tổ chức và không chuyển dịch được. Ví dụ: Quyền được đứng tên trên các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình mà người đó là tác giả; Quyền về nhãn hiệu hàng hóa của một doanh nghiệp. Quan hệ nhân thân được chia thành 2 loại: Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản là những quan hệ gắn liền với tên gọi, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân hoặc của một tổ chức nhất định (các giá trị này không làm phát sinh ở chủ thể một lợi ích vật chất nào). Quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản là những quan hệ là cơ sở làm phát sinh quan hệ tài sản tiếp sau. Ví dụ: Quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế. Ở đây quan hệ nhân thân là cơ sở khẳng định người sáng tạo ra tác phẩm, phát minh sáng chế là tác giả của tác phẩm. Đây là quyền nhân thân không thể tách rời, chuyển dịch của người sáng tạo. Nhưng đồng thời với việc được thừa nhận là tác giả của tác phẩm, người đó được In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  65. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET hưởng 1 khoản thù lao theo luật định. Như vậy lợi ích vật chất ở đây xuất phát từ một quan hệ nhân thân có trước. 1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ Là những biện pháp, cách thức mà nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi hay chấm dứt. Phương pháp điều chỉnh của lụât dân sự có đặc điểm: . Bảo đảm sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự. . Bảo đảm quyền tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia vào các quan hệ tài sản do các chủ thể tự quyết định. . Xuất phát từ sự bình đẳng của các chủ thể, quyền tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia vào các quan hệ đó nên đặc trưng của các tranh chấp dân sự là hòa giải hoặc tự thỏa thuận của các bên. Nếu không thỏa thuận được hoặc không hòa giải được thì xét xử theo thủ tục tố tụng dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án. 1.4. CHỦ THỂ CỦA LUẬT DÂN SỰ Là cá nhân (công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch), pháp nhân, Nhà nước, hộ gia đình, tổ hợp tác theo quy định của luật dân sự. Đối với cá nhân, để trở thành chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân phải có năng lực chủ thể (năng lực pháp luật, năng lực hành vi). Theo luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân được qui định như sau: . Năng lực hành vi dân sự của người thành niên (người từ đủ 18 tuổi trở lên và có sự phát triển bình thường về trí tuệ) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. . Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên: In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  66. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET Người chưa đủ 6 tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập và thực hiện giao dịch dân sự. . Mất năng lực hành vi dân sự: Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình, thì theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mọi giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự đều do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. . Hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan tổ chúc hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. 2. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH QUAN TRỌNG CỦA LUẬT DÂN SỰ 2.1. CHẾ ĐỊNH QUYỀN SỞ HỮU 2.1.1. Khái niệm . Sở hữu là một phạm trù kinh tế hình thành và tồn tại khách quan, phản ánh những quan hệ giữa các cá nhân, các giai cấp, tập đoàn về việc chiếm giữ những của cải vật chất trong xã hội mà trước hết là các tư liệu sản xuất. Như vậy, Sở hữu là một quan hệ xã hội được biểu hiện ở việc nắm giữ của cải vật chất thông qua quan hệ của sở hữu chủ một vật đối với người khác. . Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ về sở hữu đối với các lợi ích vật chất trong xã hội. . Theo nghĩa khách quan, quyền sở hữu được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  67. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội. . Theo nghĩa chủ quan thì quyền sở hữu là cách xử sự của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, và định đoạt tài sản trong phạm vi luật định. Những quyền chủ quan này xuất hiện dựa trên cơ sở do sự qui định của các quy phạm pháp luật khách quan. 2.1.2. Nội dung quyền sở hữu Bao gồm 3 quyền năng: . Quyền chiếm hữu: Là quyền kiểm soát và chiếm giữ vật trên thực tế. Quyền năng này được thể hiện ở chỗ: Vật thực tế do ai kiểm soát, chiếm giữ, làm chủ và chi phối vật. Quyền chiếm hữu này có thể là hợp pháp hay bất hợp pháp. Chiếm hữu hợp pháp: Là chiếm hữu dựa trên cơ sở pháp luật. (VD: Được chủ sở hữu giao vật trên cơ sở của một hợp đồng hợp pháp; có được tài sản do thuê; được giao tài sản để thực hiện công việc chuyên môn ) Chiếm hữu bất hợp pháp: Là chiếm hữu không dựa trên cơ sở của pháp luật. Được chia thành 2 loại: Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình, Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình. . Quyền sử dụng: Là quyền khai thác những lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép. . Quyền định đoạt: Là quyền năng của chủ sở hữu để quyết định số phận của vật. Các hình thức sở hữu: . Sở hữu toàn dân: Là sở hữu đối với những tài sản mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu (điều 17 hiến pháp, 205 BLDS) . Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (215 BLDS) . Sở hữu tập thể (217BLDS) . Sở hữu tư nhân (220,221 BLDS) . Sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp (224 BLDS) In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.
  68. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET . Sở hữu hỗn hợp (227 BLDS) . Sở hữu chung (229 BLDS) 2.2. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 2.2.1. Khái niệm Trong những giao lưu dân sự thường nhật trong cuộc sống của con người, việc chuyển giao quyền tài sản giữa người này với người khác đóng một vai trò quan trọng. Những việc chuyển giao quyền tài sản đó không phải tự nhiên hình thành mà phải thông qua những thỏa thuận giữa các bên. Sự thể hiện và thống nhất ý chí đó được gọi là “Hợp đồng”. Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữu các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. 2.2.2. Các loại hợp đồng dân sự Dựa vào đặc điểm và nội dung của hợp đồng dân sự, có thể chia ra các loại hợp đồng sau: . Hợp đồng song vụ: là hợp đồng mà trong đó các bên đều có quyền và nghĩa vụ. Quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia. VD: HĐ mua, bán, thuê tài sản. . Hợp đồng đơn vụ: Là HĐ mà trong dó một bên mang quyền và một bên mang nghĩa vụ. VD: HĐ vay, mượn. . Hợp đồng có đền bù: Các bên trong hợp đồng đều nhận được lợi ích vật chất từ bên kia. VD: HĐ cho thuê tài sản. . Hợp đồng không có đền bù: Là HĐ mà trong đó một bên nhận được từ bên kia một số lợi ích vật chất nhất định. Ngược lại một bên không nhận được một lợi ích vật chất nào. VD: cho mượn, gửi, giữ không có thù lao. . Hợp đồng hỗn hợp: Là hợp đồng mà trong đó các bên tham gia ký kết hợp đồng mà trong nội dung của hợp đồng đó có nhiều quan hệ của hợp đồng khác. VD: Hợp đồng thầu khoán xây dựng. Trong hợp đồng này có 2 quan hệ hợp đồng: mua bán nguyên vật liệu, bên đặt hàng phải trả cho bên nhận đặt hàng giá trị của vật liệu. Ngoài ra còn phải trả cho bên kia một khoản thù lao nhất định (HĐ khoán việc). 2.2.3. Hình thức ký kết hợp đồng dân sự In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu hành nội bộ.