Giáo trình Phòng trị bệnh ấu trùng tôm - Bài 4: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước

pdf 43 trang huongle 2400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phòng trị bệnh ấu trùng tôm - Bài 4: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phong_tri_benh_au_trung_tom_bai_4_lap_dat_he_thon.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phòng trị bệnh ấu trùng tôm - Bài 4: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước

  1. 36 BÀI 4: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƢỚC Mã bài: MĐ01-04 Cấp và thoát nước là một hệ thống không thể thiếu của một trại sản xuất giống tôm sú. Hệ thống cấp nước là tập hợp các công trình kỹ thuật dùng để thu, xử lý, dự trữ, điều hòa vận chuyển và phân phối nước đến các đối tượng sử dụng. Hệ thống thoát nước là hệ thống dẫn hay vận chuyển nước đi từ chỗ mực nước cao đến nơi có mực nước thấp hơn. Hệ thống thoát nước có thể là: các kênh dẫn nước được đào trực tiếp trên mặt đất với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau và các hệ thống ống dẫn nước, bể xử lý nước thải ngầm tùy theo qui mô và nhu cầu xử dụng của một trại sản xuất giống. Mục tiêu: • Nêu được các yêu cầu hệ thống cấp thoát nước trong trại sản xuất tôm giống; • Lắp đặt được hệ thống cấp thoát nước đúng yêu cầu; • Tuân thủ qui định về bảo vệ môi trường, sản xuất bền vững; A. NỘI DUNG CỦA BÀI 1. Lắp đặt máy bơm nƣớc Máy bơm nước là một thiết bị quan trọng trong trại sản xuất giống tôm sú để lấy nước mặn, nước ngọt hay làm nhiệm vụ bơm nước từ bể lọc qua các bể ương nuôi 1.1. Phân loại máy bơm nước Máy bơm nước là một loại máy thủy lực, nhận năng lượng từ bên ngoài (thường là điện năng) và truyền năng lượng cho dòng nước, nhờ vậy đưa nước lên một độ cao nhất định hoặc dịch chuyển nước theo hệ thống đường ống. Người ta chia máy bơm ra nhiều loại dựa vào những đặc điểm như: nguyên lý tác động của cánh bơm vào dòng nước, dạng năng lượng làm chạy máy bơm, kết cấu máy bơm, mục đích bơm, loại chất lỏng cần bơm Trong đó thường dùng đặc điểm thứ nhất để phân loại máy bơm; theo đặc điểm này máy bơm được chia làm hai nhóm: 1.1.1. Bơm động học: Bao gồm các loại sau • Bơm cánh quạt: bao gồm bơm li tâm, bơm hướng trục, bơm cánh chéo. Loại bơm này thường có lưu lượng lớn, hiệu suất tương đối cao, do vậy thường được dùng trong nông nghiệp và các ngành cấp nước • Bơm xoắn: Người ta dùng máy bơm này chủ yếu trong công tác hút nước hố thấm, tiêu nước, cứu hỏa • Bơm tia: Loại bơm này bơm được lưu lượng nhỏ, thường được dùng để hút nước giếng và dùng trong thi công.
  2. 37 • Bơm rung: Loại bơm này có lưu lượng nhỏ, thường được dùng bơm nước giếng và giếng mỏ • Bơm khi khí ép: Loại bơm này thường dùng để hút nước bẩn hoặc nước giếng • Bơm nước va (bơm Taran): Loại bơm này bơm được lưu lượng nhỏ, thường được dùng cấp nưóc cho vùng nông thôn miền núi. 10.1.1. Bơm thể tích: Nguyên lý làm việc của loại bơm này là thay đổi có chu kỳ thể tích của buồng công tác truyền áp lực hút đẩy chất lỏng. Bơm này có những loại sau: • Bơm pít tông: Loại bơm này tạo được cột áp cao, lưu lượng nhỏ nên trong nông nghiệp ít dùng, thường được dùng trong máy móc công nghiệp • Bơm rô to bao gồm: bơm răng khía, bơm pít tông quay, bơm tấm trượt, bơm vít, bơm pít tông quay, bơm chân không vòng nước Bơm rô to có lưu lương nhỏ thường được dùng trong công nghiệp 1.2. Cấu tạo máy bơm nước Hình 1.4.1. Cấu tạo máy bơm nước Cấu tạo của một máy bơm nước thông thường gồm các thành phần sau: • Cánh bơm • Cửa xả nước • Cửa hút nước • Động cơ điện
  3. 38 1.3. Kiểm tra hoạt động của máy trước khi vận hành • Kiểm tra tay ga về vị trí bên trái • Bật công tắc đèn khi trời tối • Bật công tắc máy sang vị trí ON • Nhấn nút khởi động máy nếu khởi động bằng ắc quy hoặc tay quay , khởi động bằng tay . • Sau khi máy nổ điều chỉnh tay ga bằng cách vừa ấn xuống vừa xoay theo trục kim đồng hồ để tăng tốc độ 1một chút rồi dừng lại đẩy tay gạt bơm chân không (4) lên để kiểm tra bơm cho hút chân không. Nếu bơm đã tự mồi được thì có nước ra ở ống , kiểm tra dưới chân máy phía bên trái và sau đó kéo tay gạt bơm chân không về vị trí trên . • Tăng ga cho tới khi kim đồng hồ của áp lực nước của đồng hồ (1) đạt trị số yêu cầu khoảng 5 AT thì chỉnh lại và mở van nước đầu đầy bể để bắt đầu phun nước . Dừng máy • Trước khi tắt máy phải giảm ga về vị trí ban đầu rồi mới bật công tắc máy về vị trí bên trái . 1.4. Các chú ý khi lắp đặt máy bơm • Trong khi đang bơm nước, không được kéo cần bơm chân không xuống vì dễ bị hỏng bơm chân không . • Không sử dụng cần bơm xăng phụ khi xăng xuống bình thường vì dễ làm máy bị ngộp xăng , chỉ dùng khi tắc vòi dẫn xăng xuống bình con. • Cần chú ý kiểm tra dầu nhớt tại hộp dầu (Bơm chân không, nhớt được dùng là nhớt 40) • Khóa đường ống xả nước buồng bơm ngay sau khi xả kiệt nước dư sau mỗi lần chạy máy. • Khóa bình xăng con khi máy không hoạt động. • Thường xuyên kiểm tra mực nước trong bình ắc quy đạt mức quy định. • Pha theo tỉ lệ 1 lít nhớt cộng với 30 lít xăng trước khi đổ vào bình xăng. • Định kỳ mỗi tuần phải nổ máy kiểm tra một lần để kiểm tra tình trạng sẵn sàng của máy. 1.5. Bố trí máy bơm tại trại Trong trại sản xuất giống tôm sú, nên sắp đặt 5 – 7 máy bơm cho các vị trí theo bảng sau (số lượng tùy theo quy mô trại): Bảng 1.4.1. Máy bơm cho hệ thống cấp nước TT Hạng mục Quy cách Đơn vị Số lƣợng Máy bơm nước biển Công suất 10 – 1 Máy 1 – 2 đầu nguồn 15m3/giờ
  4. 39 2 Máy bơm nước bể lọc Công suất 6 – 8m3/giờ Máy 1 3 Máy bơm nước đã lọc Công suất 10m3/giờ Máy 2 4 Máy bơm nước ngọt Công suất 5 – 6m3/giờ Máy 1 – 2 Tổng 5 – 7 • Sử dụng 1 – 2 máy bơm nước biển kế bên bể chứa, có miếng bao bên trên để tránh ánh nắng trực tiếp sẽ dễ làm hư máy. Hình 1.4.2. Máy bơm nước mặn Hình 1.4.3. Máy bơm nước ngọt
  5. 40 • Máy bơm nước ngọt đặt ngay tại giếng khoan từ 1 – 2 cái tùy nhu cầu sử dụng nước ngọt và quy mô trại sản xuất giống. Cách lắp đặt máy bơm: • Đối với máy bơm nước biển hoặc máy đặt tại các bể chứa: Yêu cấu lắp đặt máy càng gần nguồn nước càng tốt. Nên lắp chắc chắn, tránh máy bị rung khi vận động. • Đối với máy bơm nước ngọt: Yêu cầu máy lắp càng gần mặt nước càng tốt. Tốt nhất đường kính ống vào phải đúng đường kính của lỗ gắn nước vào và cũng không được đặt sát ngang lỗ vào. • Một số loại máy phải gắn hệ thống nước mồi đúng theo sự chỉ dẫn của máy. • Nên có lưới lọc tránh rác rưởi làm nghẹt - hỏng máy. • Lắp đường ống ra tốt nhất phải đúng đường kính của máy bơm, tránh làm gấp khúc, không dẫn đường ống ra lòng vòng làm mất hiệu suất của bơm. Ở đầu ra của bơm thường gắn thêm một van khóa để tiện việc điều chỉnh hoặc sửa chữa máy. • Các đường ống dẫn vào và ra phải thật kín, mọi sự rò rỉ đều có thể làm hại cho máy khi vận hành. • Điện thế nối vào máy phải đúng, nên lắp một cầu dao tự động, công suất dây điện phải đúng với công suất tải của máy và máy nối đất tốt 2. Lắp đặt hệ thống lọc nƣớc 2.1. Chuẩn bị bể chứa nước • Bể chứa nước là nơi chứa nước biển sau khi được bơm trực tiếp vào trại có dung tích từ 20 – 25m3 tùy theo qui mô của trại. • Việc chuẩn bị nguyên vật liệu và các bước xây dựng bể chứa nước được trình bày chi tiết trong phần xây dựng bể xi măng (Bài 3 phần 4) hoặc lắp bể composite (Bài 3 phần 5) 2.2. Lắp ống lọc nước Sau khi nước được bơm vào bể chứa sẽ được bơm qua bể lắng. Ở đây, sẽ tiến hành lắp đặt một hệ thống các ống lọc nước giữa bể chứa nước và bể lắng. Nước được bơm qua ống lọc rồi đi vào bể lắng.
  6. 41 • Ống lọc có tác dụng loại bỏ các sinh vật, vật liệu nhỏ như sứa, cát, bùn Hình 1.4.4. Bố trí 4 ống lọc nước mặn • Đối với nước biển sử dụng 4 ống lọc nước • Đối với nước ngọt thì sử dụng 2 ống lọc Lõi ống lọc nước Vỏ ngoài ống lọc nước Hình 1.4.5. Cấu tạo ống lọc nước 2.3. Chuẩn bị bể lắng • Lắng là giai đoạn sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc. Các hạt lơ lửng, bông keo tụ, cát sét lắng xuống nhờ trọng lực. • Theo tiêu chuẩn ngành thủy sản về cơ sở sản xuất giống tôm biển (TCN 95 – 2005). Danh mục hạng mục công trình và hệ số sử dụng theo đơn nguyên. Bể chứa lắng nước mặn gồm 03 bể có dung tích 20 – 25m3/1 bể. • Bể lắng nước được xây dựng theo phần 4 bài 3 hoặc lắp bể composite (Bài 3 phần 5)
  7. 42 2.4. Chuẩn bị bể lọc nước • Lọc là quá trình làm sạch nước thông qua lớp vật liệu lọc. Nhằm tách các hạt cặn lơ lửng, các thể keo tụ và vi sinh vật trong nước. Bể lọc thường được đặt bên trên của bể chứa nước đã qua các bước xử lý. • Bể bằng xây bằng gạch và vữa xi măng như các loại bể xi măng khác trong trại giống, có dạng khối vuông hoặc chữ nhật, kích thước DxRxC. • Phía trên bể lọc có nắp đậy hoặc mái che. • Vật liệu lọc gồm cát mịn (cát biển), cát thô (cát biển hoặc cát sông), sỏi, đá nhỏ, lưới cước. Hình 1.4.6. Bố trí bể lọc nước 2.4.1. Bố trí bể lọc xuôi • Nước chảy qua lớp vật liệu lọc từ trên xuống
  8. 43 Hình 1.4.7.Bố trí bể lọc xuôi • Khoang chứa nước đã lọc ở cuối bể, ngăn cách với các lớp vật liệu lọc bằng tấm đan bê tông dày 6-8cm có nhiều lỗ 1,5-2cm để thoát nước. • Nước cấp vào bể từ bên trên bằng máy bơm hoặc dòng tự chảy, qua các lớp vật liệu lọc, được chứa lại trong khoang chứa nước. • Chất lơ lửng được giữ lại trên bề mặt của các hạt vật liệu lọc. Sau vài lần lọc, chất lơ lửng lắng tụ làm bể lọc bị nghẹt. Phải dỡ các lớp vật liệu lọc ra để rửa và sắp bể lọc lại. Cách sắp bể lọc: • Rửa riêng từng loại vật liệu lọc bằng nước sạch cho đến khi nước rửa không còn đục. • Sát trùng vật liệu lọc bằng cách ngâm trong bồn, bể chứa dung dịch Formol 100-200ppm (100-200ml Formol cho 1m3 nước). • Rửa lại vật liệu lọc bằng nước sạch.
  9. 44 • Sắp lớp đá dày 20-30cm lên tấm đan bê tông, san bằng mặt. • Đặt tấm lưới cước lên trên lớp đá. • Sắp lớp sỏi dày 20-30cm lên tấm lưới cước, san bằng mặt. • Đặt tấm lưới cước lên trên lớp sỏi. • Sắp lớp cát thô dày 20- 30cm lên tấm lưới cước, san bằng mặt, đầm nén nhẹ. • Đặt tấm lưới cước lên trên lớp cát thô. • Sắp lớp cát mịn dày 20- 30cm lên tấm lưới cước, san bằng mặt, đầm nén nhẹ. • Xếp tấm lưới cước thành nhiều lớp, đặt lên trên lớp cát Hình 1.4.8. Đưa vật liệu lọc vào bể mịn. • Bơm, xả nước đã qua xử lý sát trùng vào lọc. 2.4.2. Bố trí bể lọc ngược Bể lọc ngược: nước chảy qua lớp vật liệu lọc từ dưới lên • Bể lọc ngược có hình dạng và kích thước như bể lọc xuôi. • Đáy bể có van xả, không có tấm đan và khoang chứa nước. • Nước cấp vào bể lọc qua ống nhựa có khoan nhiều lỗ nhỏ từ bên dưới và ra khỏi bể từ bên trên. • Để dòng chảy vào bể ổn định, nước được bơm vào bể chứa nước chưa lọc đặt phía trên bể lọc, nối với bể lọc bằng ống nhựa và được điều chỉnh bằng van. • Vật liệu lọc được sắp như bể lọc xuôi.
  10. 45 Hình 1.4.9. Bể lọc ngược Bể lọc ngược hạn chế được việc phải thường xuyên rửa và sắp lại các lớp vật liệu của bể lọc xuôi do bị chất lơ lửng lắng tụ trên lớp cát mặt làm nghẹt lọc. Việc xả bỏ chất lơ lửng trong bể lọc ngược được thực hiện như sau: • Khóa van nguồn nước cấp. • Mở van xả ở đáy bể để nước từ phía trên chảy qua các lớp vật liệu lọc mang theo chất lơ lửng thoát ra khỏi bể. • Khóa van đáy bể sau khi nước thoát ra hết. • Mở van nguồn nước cấp, lấy nước vào đầy phần trên bể. • Khóa van nguồn nước cấp và mở van xả để nước mang theo chất lơ lửng thoát ra.
  11. 46 Thực hiện vài lần cho đến khi nước thoát ra không đục hơn nước cấp vào. 3. Xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải 3.1. Tiêu chuẩn hệ thống xử lý nước thải • Nước thải của các cơ sở sản xuất giống thủy sản nói chung và sản xuất giống tôm sú nói riêng trước khi thải ra môi trường bên ngoài phải được xử lý đạt TCVN 6986:2001. • Nước thải sinh hoạt phải được xử lý theo quy định đạt TCVN 6772:2000. • Các chất thải rắn và chất thải hữu cơ trong sản xuất và sinh hoạt phải được thu gom, phân loại trong các thùng chứa đảm bảo an toàn, đặt ở vị trí quy định, thuận tiện cho các hoạt động, không gây ô nhiểm môi trường và ảnh hưởng xấu đến nguồn nước. • Bể xử lý nước thải phải có nắp đậy và đặt cách xa khu sản xuất hoặc nguồn nước ngầm để tránh lây nhiễm chéo. • Hệ thống đường ống dẫn nước thải đến nơi xử lý phải kín, có độ dốc nhất định, thoát nước tốt, dễ làm vệ sinh, không gây mùi khó chịu và ô nhiễm môi trường. • Hệ thống bể xử lý và cống thoát nước thải được thiết kế phù hợp với công suất hoạt động của các cơ sở sản xuất. 3.2. Xây dựng hệ thống thoát nước Hệ thống thoát nước là hệ thống dẫn hay vận chuyển nước đi từ chỗ mực nước cao đến nơi có mực nước thấp hơn. Hệ thống thoát nước có thể là: Kênh dẫn nước được đào trực tiếp trên mặt đất có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Hệ thống ống nước được đặt ngầm trong lòng đất hoặc đặt nổitrên mặt đất. • Trong trại sản xuất giống tôm sú, thực hiện việc tạo các mương (đường rãnh) chạy thẳng ra bể gom rác. Hình 1.4.10. Đường rãnh thoát nước
  12. 47 • Trong mỗi bể (ương, nuôi ) khi xây dựng sẽ tiến hành tạo các lỗ thoát nước ở góc bể. Sau khi vệ sinh hay ương nuôi nước thải sẽ thoát ra từ lỗ thoát nước vào đường mương đến hố gom rác và bể xử lý nước thải. Hình 1.4.11. Ống đậy lỗ thoát nước ở góc bể 3.3. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải • Sử dụng hệ thống mương hở dễ dàng vệ sinh và tránh tắc nghẽn. Ống PVC sử dụng để gom nước thải đường kính ống lớn, đặt ngầm trong đất. • Bể chứa và khử trùng nước thải: + Cách xa khu sản xuất, nơi ít người qua lại. + Bể phải có nắp đậy và dung tích đủ lớn để chứa đủ lượng nước thải của trại trong ngày. • Nước thải trước khi thải ra môi trường được xử lý bằng Chlorinee nồng độ cao 200ppm Hình 1.4.12. Hố gom nước thải
  13. 48 • Nước thải sau khi được xử lý sẽ đi theo đường ống dẫn ra ngoài hố cát. Yêu cầu nƣớc thải khi đƣa ra hố cát: • Nước khi thải ra phải đạt theo TCVN 6986:2001 Tác hại khi không xử lý nƣớc thải đƣa ra môi trƣờng • Nguồn nước ngầm có nguy cơ ngày càng ô nhiễm và cạn kiệt, do một số hồ tôm ở cách xa biển xả thải ra khu vực chung quanh và hút nước ngầm để nuôi tôm. • Xả thải ra biển không qua xử lý, rồi lại lấy nước biển ngay nơi xả cho vào hồ nuôi vụ kế tiếp. Vì vậy, tình hình dịch bệnh trên tôm một phần là nguyên nhân từ đây. • Theo thống kê của các nhà khoa học bình quân mỗi hecta tôm/1 vụ, thải ra đến 8 tấn chất thải rắn gồm vỏ tôm lột, thức ăn thừa là tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước trong vùng. Ngoài ra, trong chất thải còn có các hóa chất xử lý như thuốc tím, Chlorine tan trong nước là những loại hóa chất có hại cho sức khoẻ con người và cực kỳ nguy hiểm khi nó thấm vào nguồn nước ăn của con người. Hình 1.4.13. Nước chưa xử lý xả ra bãi cát gây ô nhiễm môi trường
  14. 49 Hình 1.4.14. Nước chưa xử lý gây ô nhiễm môi trường B CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Các câu hỏi: Câu hỏi 1.4.1. Yêu cầu lắp đặt máy bơm nước ngọt trong trại sản xuất giống tôm sú? A. Gần mặt nước B. Gần bể chứa C. Đặt ở đâu cũng được Câu hỏi 1.4.2. Số lượng ống lọc nước mặt cần? A. 2 ống B. 4 ống C. 5 ống D. 6 ống Câu hỏi 1.4.3. Số lượng ống lọc nước ngọt cần? A. 2 ống B. 4 ống C. 5 ống D. 6 ống Câu 1.4.4. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam trong trại sản xuất giống thủy sản có cần hệ thống xử lý nước thải hay không? A. Có B. Không Câu hỏi 1.4.5. Trình bày các hạng mục công trình hệ thống cấp thoát nước? Câu hỏi 1.4.6. Các loại máy bơm nước thường gặp? Câu hỏi 1.4.7. Các yêu cầu của hệ thống xử lý nước thải? 2. Các bài tập thực hành: 2.1. Bài tập 1.4.1. Lắp đặt máy bơm nước mặn và nước ngọt. • Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện
  15. 50 được việc lắp đặt và đi đường ống cho máy bơm nước mặn và nước ngọt trại sản xuất giống. • Nguồn lực: Máy bơm nước (1 máy bơm nước mặn và 1 máy bơm nước ngọt (có thể dùng máy bơm chìm)), ống nhựa, ống dẫn nước, van nước, băng keo, keo dán ống nước, cờ lê, dây điện, ổ cắm, phích cắm, kìm điện • Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 3 nhóm/mỗi nhóm 10 học viên. Một nhóm thực hiện, 2 nhóm còn lại kiểm tra, giám sát và đánh giá • Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Bước 1. Chuẩn bị máy bơm và nguyên vật liệu + Bước 2. Lắp máy bơm và bệ đặt máy đối với máy bơm nước mặn + Bước 3. Đi đường ống dẫn nước + Bước 4. Đi dây ống điện và dây điện + Bước 5. Vận hành máy bơm • Thời gian hoàn thành: 50 phút thực hiện luân phiên, 10 phút đánh giá. Tổng thời gian thực hiện bài thực hành là 3 giờ • Phương pháp đánh giá: Một nhóm thực hiện việc lắp đặt máy bơm nước, sau thời gian hoàn thành giáo viên sẽ yêu cầu 2 nhóm còn lại nhận xét, đánh giá. Sau đó giáo viên sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng. • Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: + Chuẩn bị đúng, đủ nguyên vật liệu cần thiết + Máy bơm đặt đúng vị trí quy định không bị rung và gây tiếng ồn trong khi vận hành + Đường ống đi dây điện cần phải kín và trách nước mưa trực tiếp 2.2. Bài tập 1.4.2. Lắp đặt ống lọc nước cho trại sản xuất giống. • Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện được việc lắp đặt ống lọc nước trong trại sản xuất giống tôm sú. • Nguồn lực: ống lọc nước (5 – 10 ống), ống nhựa, ống dẫn nước, van nước, máy bơm nước • Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 3 nhóm/mỗi nhóm 10 học viên cùng làm. • Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Bước 1. Chuẩn bị ống lọc nước và nguyên vật liệu + Bước 2. Mở ống lọc kiểm tra bộ lọc nước trước khi lắp + Bước 3. Đi đường ống dẫn nước vào 4 ống lọc đối với lọc nước mặn
  16. 51 + Bước 4. Bơm nước từ bể chứa qua bể lắng để kiểm tra quá trình vận hành của ống lọc • Thời gian hoàn thành: 50 phút thực hiện luân phiên, 2 nhóm còn lại quan sát quá trình thực hiện và ghi nhận thao tác. Sau khi các nhóm hoàn thành sẽ có 30 phút đánh giá. Tổng thời gian thực hiện bài thực hành là 3 giờ • Phương pháp đánh giá: Mỗi nhóm cùng thực hiện việc lắp đặt ống lọc nước từ bể chứa nước qua bể lắng sau khi đã lắp đặt máy bơm nước ở bài tập thực hành thứ nhất. Sau thời gian hoàn thành, giáo viên sẽ yêu cầu các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau. Sau đó, mời chuyên gia thẩm định và đánh giá cuối cùng. • Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: + Lắp đặt đúng và đủ số lượng ống lọc + Đảm bảo lưu lượng nước đạt yêu cầu trong quá trình bơm nước qua ống lọc 2.3. Bài tập 1.4.3. Sắp xếp, bố trí hệ thống lọc nước (lọc xuôi, lọc ngược) cho trại sản xuất giống. • Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện và giám sát được các công đoạn bố trí bể lọc nước trong trại sản xuất giống • Nguồn lực: Bể lọc nước, cát mịn, cát thô, sỏi, đá nhỏ, tấm đan bê tông, ống nhựa, ống dẫn nước, van (mỗi thứ đủ dùng cho 3 nhóm thực hiện) • Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 3 nhóm/mỗi nhóm 10 học viên cùng làm. • Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Bước 1. Chuẩn bị bể lọc và nguyên vật liệu + Bước 2. Sắp xếp các lớp lọc vào bể + Bước 3. Đi đường ống dẫn nước + Bước 4. Bơm nước vào bể • Thời gian hoàn thành: 2 giờ 30 phút thực hiện. Sau khi các nhóm hoàn thành sẽ có 30 phút đánh giá. Tổng thời gian thực hiện bài thực hành là 3 giờ • Phương pháp đánh giá: Các nhóm cùng thực hiện việc lắp đặt một hệ thống lọc (lọc xuôi và lọc ngược). Sau thời gian hoàn thành, giáo viên sẽ yêu cầu các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau. Sau đó, mời chuyên gia thẩm định và đánh giá cuối cùng. • Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: + Sắp xếp các lớp lọc đủ và đúng yêu cầu kỹ thuật.
  17. 52 Bài kiểm tra: Kiểm tra thực hành trong thời gian 02 giờ. Giáo viên cho 5 đề kiểm tra: Lắp máy bơm nước mặn, lắp máy bơm nước ngọt, lắp ống lọc nước, bố trí hệ thống lọc xuôi, bố trí hệ thống lọc ngược. • Nguồn lực: Máy bơm nước (12 chiếc), ống nhựa, ống dẫn nước, van nước, băng keo, keo dán ống nước, cờ lê, dây điện, ổ cắm, phích cắm, kìm điện, ống lọc nước (24 ống), 6 bộ bể lọc xuôi và lọc ngược. • Cách thức tiến hành: Sắp xếp các trang thiết bị cần thực hành trong trại sản xuất giống (tại địa phương) theo thứ tự từ 1 – 30. Mỗi học viên sẽ rút thăm phần bài thực hành sau đó sẽ đến vị trí để thực hiện. • Thời gian hoàn thành: Mỗi các nhân trong thời gian 1 giờ 45 phút. • Phương pháp đánh giá: Giáo viên nhờ thêm 2 – 3 chuyên gia là người là các chuyên gia sản xuất giống tôm sú đi đến từng cá nhân để quan sát thao tác thực hiện và cho điểm. • Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Mỗi các nhân phải thực hiện đúng các bước trong phần học thực hành và đạt được sản phẩm theo yêu cầu của đề bài đưa ra. C GHI NHỚ - Máy bơm nước trên mặt đất cần phải có bao tre, không bị rung và gây tiếng ồn trong quá trình vận hành; Máy bơm nước chìm dưới giếng cần phải được kiểm tra kỹ trước khi đưa xuống nước. - Hệ thống thu gom và xử lý nước thải là một phần quan trọng của hệ thống cấp thoát nước trại sản xuất giống; hệ thống giúp duy trì tình trạng vệ sinh của trại, tránh việc gây ô nhiễm ngược vào trại sau một thời gian hoạt động.
  18. 53 Bài 5: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG SỤC KHÍ Mã bài: MĐ01-05 Mục tiêu: • Nêu được các yêu cầu hệ thống sục khí trong trại sản xuất tôm giống; • Theo dõi hoặc lắp đặt được hệ thống sục khí đúng yêu cầu. A NỘI DUNG CỦA BÀI 1. Chuẩn bị nguyên vật liệu • Hệ thống sục khí là một phần quan trọng và cần thiết cho trại sản xuất tôm giống. Hệ thống sục khí bao gồm: hệ thống sục khí chính (máy thổi khí – air blower), hệ thống sục khí dự phòng (air compressor – máy nén khí) và hệ thống ống dẫn. 2. Lắp đặt hệ thống sục khí chính Theo tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam về cơ sở sản xuất giống tôm biển (TCN 92:2005) các hạng mục trang thiết bị liên quan đến hệ thống sục khí của một trại sản xuất giống bao gồm: Bảng 1.5.1. Các hạng mục của hệ thống cung cấp khí cho trại sản xuất giống tôm sú TT Hạng mục Quy cách Đơn vị Số lƣợng 1 Máy thổi khí 0,3kg/cm2 Máy 1 Lưu lượng 2 Máy xục khí Máy 2 2,15/cm3/phút Ống dẫn khí trục Nhựa cứng, 3 m Không có định chính F48-60mm Ống dẫn khí nhánh Nhựa cứng, 4 m Không cố định đến bể F34-42mm Ống phân phối khí Nhựa mềm, 5 m Không cố định trong bể F5mm Van điều chỉnh khí Bằng nhựa, 6 Cái Không cố định ống nhánh F34-42mm Van phân phối khí Bằng nhựa, 7 Cái Không cố định trong bể F5mm 8 Đá xục khí F15mm Viên Không cố định
  19. 54 • Máy thổi khí (air blower) là thiết bị có thể bơm số lượng lớn không khí xung quanh ở áp suất thấp, thổi qua một mạng lưới phân phối không khí dẫn vào nước qua những cục đá bọt hay thiết bị khuếch tán không khí Hình 1.5.1. Máy sục khí Lắp đặt ống dẫn cho hệ thống sục khí: Ống dẫn khí Hình 1.5.2. Đầu nối ống dẫn khí Hình 1.5.3. Ống dẫn khí Đá bọt (Air stone) Giống như cục đá, có những lỗ rỗng dùng để khuếch tán khí trong nước, tăng cường ôxy hoà tan loại bỏ ôxít carbon.
  20. 55 Hình 1.5.4. Đá bọt Cách bố trí ống dẫn khí • Bước 1: Đặt ống dẫn chạy dọc hệ thống bể • Bước 2: Lắp đặt hệ thống dây căng bạt (có tác dụng làm giá thể cho ống sục khí và để phủ bạt) • Bước 3: Khoan từ 6 – 8 lỗ tại ống dẫn, khoảng cách giữa các lỗ từ 50 – 60cm. Hình 1.5.5. Bố ống dẫn khí trong trại • Bước 4: Lắp đá bọt vào đầu ống dẫn khí thả xuống bể và tiến hành đấu nối dây sục khí vào ống dẫn khí • Bước 5: Đấu nối ống dẫn từ máy sục khí vào ống dẫn khí Hình 1.5.6. Bố trí ống dẫn khí Lắp đặt hệ thống sục khí dự phòng • Trong quá trình vận hành hoạt động của trại sản xuất giống, việc duy trì hoạt động liên tục của hệ thống sục khí là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên,
  21. 56 hệ thống lưới điện Quốc gia không phải lúc nào cũng hoạt động liên tục, nhất là vào các thời điểm mùa khô. Chính vì thế, trong quá trình mất điện hệ thống sục khí không còn hoạt động hay những lúc máy sục khí gặp sự cố thì phải có các thiết bị dự phòng thay thế. • Chính vì vậy, cần phải có một hệ thống sục khí dự phòng cho trại sản xuất giống. • Các hạng mục cho hệ thống sục khí dự phòng bao gồm: Máy nén khí (air compressor) và bình Oxy dự phòng. 3. Máy nén khí • Máy nén khí (air compressor) là một máy bơm rút không khí xung quanh và nén lại. Trong nuôi trồng thủy sản, máy này có thể dùng để vận chuyển không khí (thể tích nhỏ và nén ở áp suất cao) đến trại nuôi - nơi mà không khí được phát tán qua thiết bị khuếch tán khí để sục khí cho ao nuôi. • Bộ phận truyền động là động cơ điện (mô tơ) hoặc động cơ đốt trong (máy dầu, xăng) để làm bộ phận hút khí hoạt động. • Bộ phận hút không khí bên ngoài đưa vào bình nén khí. Bộ phận này được làm trơn bằng dầu nhớt. • Bình nén khí có dạng hình trụ bằng thép dày, chịu được áp lực lớn của khối không khí nén ở bên Hình 1.5.7. Máy nén khí trong. • Khi thường xuyên sử dụng máy với tốc độ lớn hay máy cũ, nhớt bôi trơn sẽ xâm nhập vào lòng bộ phận hút, lẫn với không khí và đi vào bình nén khí. • Do bị nén với áp suất cao nên hơi nước của khối không khí đọng lại trong bình, hòa tan với rỉ sét của bình tạo thành lớp nước bẩn. Phải thường xuyên mở van xả ở đáy bình nén để xả bỏ lớp nước bẩn này. • Không khí trong bình nén được đưa vào các bể ương nuôi bằng dây dẫn nhựa. Tuy nhiên, không khí này thường bị nhiễm bẩn bởi nhớt bôi trơn, nước bẩn khi được hút vào bộ hút khí và bình nén khí, gây ảnh hưởng xấu đến ấu trùng tôm trong bể. • Phải dùng bộ phận tách dầu gắn vào máy nén khí để làm sạch không khí trước khi vào bể ương nuôi. • Chọn, lắp đặt và sử dụng bộ phận tách dầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  22. 57 4. Bình Oxy • Giống như máy nén khí, bình Oxy là một thiết bị lưu giữ và cung cấp Oxy cho hoạt động sản xuất trong thời gian máy sục khí không hoạt động hoặc trại bị mất điện. • Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bình Oxy khác nhau có thể sử dụng cho hoạt động dự phòng của trại sản xuất giống. Hình 1.5.8. Bình Oxy có đồng hồ Kiểm tra hoàn chỉnh Sau khi lắp đặt, sẽ tiến hành kiểm tra nghiệm thu hệ thống bằng cách kiểm tra hoạt động của hệ thống sục khí: • Cho chạy máy, kiểm tra máy sục khí có hoạt động bình thường hay không: kiểm tra vị trí đặt máy đúng theo sơ đồ bố trí hay chưa? Độ rung của máy có quá nhiều hay không, máy chạy có gây tiếng ồn • Kiểm tra hệ thống ống dẫn khí bằng cách theo dõi nhả bọt khí tại các bể • Kiểm tra tại các đầu mối nối giữa ống sục khí và ống dẫn khí có bỉ hở hay không. • Tiến hành ngắn điện lưới chạy máy sục khí dự phòng để kiểm tra hoạt động của máy. Hình 1.5.9. Vị trí đặt máy sục khí tại trại
  23. 58 B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Các câu hỏi: Câu hỏi 1.5.1. Hệ thống sục khí dự phòng giúp duy trì việc cung cấp khí liên tục trong trại sản xuất giống. A. Đúng B. Sai Câu hỏi 1.5.2. Liệt kê các trang thiết bị chính của hệ thống sục khí trong trại sản xuất giống tôm sú? Câu hỏi 1.5.3. Tại sao cần phải có hệ thống sục khí dự phòng trong trại sản xuất giống tôm sú? Nếu không có hệ thống sục khí dự phòng thì trại sản xuất giống cần phải có trang thiết bị gì để thay thế? 2. Các bài tập thực hành: 2.1. Bài tập 1.5.1. Lắp máy sục khí cho 2 cụm bể ương. • Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện việc lắp đặt hệ thống sục khí trong trại sản xuất giống; • Nguồn lực: Máy sục khí, ống dẫn khí, van nước, dây căng bể ương, ổ cắm điện, dây điện, đinh, kìm điện, búa • Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 3 nhóm/mỗi nhóm 10 học viên. • Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Bước 1. Chuẩn bị sơ đồ bố trí trại và trang thiết bị + Bước 2. Lắp máy sục khí vào kệ đặt máy + Bước 3. Đóng đinh ở thành bể để căng dây đặt ống dẫn khí + Bước 4. Đi đường ống dẫn khí và lắp đá bọt + Bước 5. Vận hành máy sục khí • Thời gian hoàn thành: 50 phút/1 nhóm thực hiện lần lượt. Giáo viên để chuyên gia thực hiện thao tác lắp đặt mẫu (30 phút). Đánh giá trong 1 giờ. Tổng thời gian hoàn thành cho bài thực hành là 4 giờ. • Phương pháp đánh giá: Khi 1 nhóm thực hiện, 2 nhóm còn lại sẽ quan sát và đánh giá. Sau khi tất cả các nhóm hoàn thành sẽ tiến hành đánh giá và chuyên gia sẽ đánh giá hoàn chỉnh • Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: + Máy sục khí đặt trên kệ cần cố định, không bị rung và gây tiếng ồn trong quá trình vận hành + Dây căng phải đủ chắc để làm giá thể đặt ống dẫn khí + Đường ống dẫn khí không bị rò rỉ thoát khí ra ngoài
  24. 59 2.2. Bài tập 1.5.2. Đấu nối hệ thống sục khí dự phòng vào hệ thống sục khí chính đã lắp đặt. • Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện việc lắp đặt hệ thống sục khí dự phòng cho trại sản xuất giống • Nguồn lực : Máy nén khí, ống dẫn khí, van nước, dây căng bể ương, đinh, búa, kìm, bình Oxy • Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 3 nhóm/mỗi nhóm 10 học viên. • Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Bước 1. Chuẩn bị trang thiết bị + Bước 2. Lắp máy nén khí vào kệ đặt máy và bình Oxy đúng nơi quy định + Bước 3. Chia van dẫn khí cho đường ống dẫn khí dự phòng. + Bước 4. Vận hành • Thời gian hoàn thành: 50 phút/1 nhóm thực hiện lần lượt. Giáo viên để chuyên gia thực hiện thao tác lắp đặt mẫu (30 phút). Đánh giá trong 1 giờ. Tổng thời gian hoàn thành cho bài thực hành là 4 giờ. • Phương pháp đánh giá: Khi 1 nhóm thực hiện, 2 nhóm còn lại sẽ quan sát và đánh giá. Sau khi tất cả các nhóm hoàn thành sẽ tiến hành đánh giá và chuyên gia sẽ đánh giá hoàn chỉnh • Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: + Máy nén khí cần đặt nơi chắc chắn, tránh bị rung và gây tiếng ồn; + Bình Oxy cần đặt nơi khô, ráo, thoáng mát + Đường ống dẫn khí không bị rò rỉ thoát khí ra ngoài khi hệ thống sục khí dự phòng đang hoạt động. Bài kiểm tra: Kiểm tra thực hành trong thời gian 02 giờ. Nội dung bài kiểm tra là lắp máy sục khí cho 1 cụm bể ương. • Nguồn lực: Giá thể, bể ương tại trại, dây căng bể, đinh, búa, ống dẫn khí, van, ổ cắm điện (mỗi thứ 10 bộ). • Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 10 nhóm/1 nhóm 3 học viên cùng thực hiện bài thực hành • Thời gian hoàn thành: Mỗi nhóm thực hiện trong thời gian 1 giờ 45 phút. • Phương pháp đánh giá: Giáo viên nhờ thêm 2 – 3 chuyên gia là người là các chuyên gia sản xuất giống tôm sú đi đến từng nhóm để quan sát thao tác thực hiện và cho điểm.
  25. 60 • Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Các nhóm thực hiện được việc lắp máy và căng dây dẫn khí cho 1 cụm bể ương. Vận hành máy sục khí chạy đạt yêu cầu C GHI NHỚ • Các trang thiết bị chính trong trại sản xuất giống tôm sú bao gồm: ống dẫn khí, đá bọt giúp lưu thông nguồn khí trong các bể; • Hệ thống sục khí là một phần không thể thiếu của một trại sản xuất giống tôm sú. • Hệ thống máy thổi khí, máy nén khí và bình oxy dự phòng giúp cung cấp đủ lượng Oxy trong quá trình sản xuất kinh doanh.
  26. 61 Bài 6: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN Mã bài: MĐ01-06 Theo tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam, hệ thống điện là một trong những hạng mục dự phòng của một trại sản xuất giống tôm sú. Tuy nhiên, để duy trì sản xuất được liên tục thì việc bố trí một bộ phát điện trong trại sản xuất giống cũng là một yếu tố quan trọng. Các hoạt động lấy nước, sục khí, nuôi cấy tảo đều cần đến hệ thống điện. Các hoạt động trên cần phải được duy trì liên tục trong suốt quá trình hoạt động của trại. Tuy nhiên, hệ thống điện lưới có những lúc gặp sự cố như cúp điện, mất pha Vì vậy, cần phải có một hệ thống điện dự phòng khi nguồn điện bị mất sẽ có nguồn dự trữ để duy trì hoạt động ổn định của trại. Mục tiêu: • Nêu được các yêu cầu hệ thống điện trong trại sản xuất tôm giống; • Lắp đặt được hệ thống điện đúng yêu cầu; • Tuân thủ các qui định an toàn về điện. A. NỘI DUNG CỦA BÀI 1. Chuẩn bị vật tƣ, thiết bị Thiết bị, dụng cụ lắp đặt hệ thống điện cho trại sản xuất giống tôm sú bao gồm: 1.1. Đồng hồ vạn năng • Đồng hồ vạn năng (VOM) là dụng cụ đo nghề điện cầm tay. Có khả năng dùng để: đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện. 1. Công tắc chuyển mạch. 2. Vị trí góc đo điện trở. 3. Các giới hạn thang đo. 4. Vít chỉnh kim. 5. Nút chỉnh 0(Adj). 6. Kim đo. 7. Lổ cắm que đo. 8. Gương phản chiếu. Hình 1.6.1. Đồng hồ vạn năng
  27. 62 • Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện, tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vdo vậy khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp. Đồng hồ đo VOM có thể đo được các đại lượng: • Điện trở đến hàng K . • Điện áp xoay chiều, một chiều đến 1000V. • Dòng điện một chiều đến vài trăm mA. 1.2. Tuốc nơ vít Hình 1.6.2. Tuốc nơ vít • Cấu tạo: Gồm phần đầu và phần cán, phần đầu có dạng dẹp hoặc chữ thập • Công dụng: Dùng để tháo lắp các loại vít. bộ tuốc nơ vít với đầy đủ các hình dạng và kích cỡ hoặc 1 tuốc nơ vít đa năng với nhiều đầu vit cũng là sự lựa chọn tốt để thao tác với các loại đinh ốc khác nhau. Hình 1.6.3. Tuốc nơ vít đa năng 1.3. Máy phát điện • Theo tiêu chuẩn ngành về yêu cầu kỹ thuật của cơ sở sản xuất giống tôm biển. Hạng mục thiết bị dự phòng cho một cơ sở sản xuất tôm giống với 1 máy phát điện 10kVA
  28. 63 Hình 1.6.4. Máy phát điện 10 KVA • Máy phát điện sau khi được mua về từ nhà sản xuất sẽ tiến hành chạy không tải. Nếu xuất hiện một trong những hiện tượng sau thì phải dừng máy ngay lập tức và liên hệ với nhà cung cấp thiết bị để được bảo trì hoặc đổi máy mới: • Màu khí thải không bình thường. • Độ ồn quá lớn. • Máy rung quá mức cho phép. 1.4. Bộ ATS • Tủ ATS (Automatic Transfer Switches) là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động, có tác dụng khi nguồn chính bị mất thì ATS sẽ khởi động và chuyển sang nguồn dự phòng. Có ATS chuyển đổi giữa nhiều nguồn và giữa hai nguồn. Tại thị trường Việt Nam chỉ phổ biến loại chuyển đổi giữa hai nguồn. Nguồn dự phòng thông thường là máy phát điện. Khi mất nguồn chính điện lưới mất ATS sẽ khởi động và kiểm soát khởi động máy phát điện. Chuyển tải sang sử dụng nguồn điện dự phòng là máy phát điện. Ngoài dùng kết nối nguồn dự phòng là máy phát điện tại nhà máy điện cũng có sử dụng tủ ATS. • Ngoài ra, Tủ chuyển đổi nguồn tự động (ATS) thường có chức năng bảo vệ khi điện lưới và điện máy phát bị sự cố như:mất pha, mất trung tính,
  29. 64 thấp áp (tuỳ chỉnh) thời gian chuyển đổi có thể điều chỉnh. Bên cạnh đó còn có những chức năng đặt thêm như là chức năng tạo bộ định thời theo thời gian thực. Hình 1.6.5. Vỏ ngoài bộ ATS Hình 1.6.6. Bên trong bộ ATS Nguyên lý vận hành của một hệ thống ATS: • Trạng thái làm việc bình thường: + Tiếp điểm khởi động máy phát điện ở trạng thái tắt; + Tiếp điểm điều khiển ở vị trí nguồn ưu tiên (nguồn điện lưới) + Bộ bảo vệ điện áp ở trạng thái báo nguồn ưu tiên tốt. • Khi xảy ra sự cố mất điện: + Bộ bảo vệ điện áp nhận biết trạng thái không tốt của nguồn ưu tiên và đóng tiếp điểm báo về cho phần điều khiển trung tâm (tạm gọi là CPU) sau một khoảng thời gian được định bởi bộ bảo vệ điện áp này. + Khi CPU nhận lệnh báo nguồn ưu tiên mất thì đóng tiếp điểm ra lệnh khởi động máy phát. + Sau khi máy phát khởi động thành công, nguồn được cấp về bộ bảo vệ điện áp máy phát, nếu tốt, bộ bảo vệ này sẽ đóng tiếp điểm báo cho CPU và nhiệm vụ của CPU là ra lệnh đóng tiếp điểm ra lệnh chuyển tải về sử dụng nguồn từ máy phát. Lúc này tiếp điểm chạy máy phát vẫn phải được duy trì để giữ máy phát chạy suốt thời gian nguồn ưu tiên mất. • Khi nguồn ưu tiên có lại: + Bộ bảo vệ điện áp nguồn ưu tiên sẽ báo về CPU trạng thái nguồn ưu tiên tốt.
  30. 65 + Sau một khoảng thời gian định bởi CPU, CPU sẽ ra lệnh chuyển tải về sử dụng nguồn ưu tiên. + Sau khi phần chuyển nguồn động lực chuyển về nguồn ưu tiên thành công, CPU sẽ ra lệnh tắt máy phát điện. + Phần việc còn lại là nhiệm vụ của bản thân máy phát - thời gian chạy Cold down là bao nhiêu thì tùy vào việc cài đặt của máy phát điện. • Ngoài những tác động chính trên, ngoài ra còn có thể có một số yêu cầu đặc biệt khác như: + Khởi động máy phát chạy bảo dưỡng hàng tuần, hàng tháng theo lịch đặt trước. + Chạy máy phát trong khoảng thời gian giờ cao điểm (giá điện cao). + Chuyển về vị trí 0 lập tức khi nguồn đang sử dụng không tốt (cao áp, thấp áp, mất pha, sai tần số, ). 1.5. Dây dẫn điện • Đối với máy phát điện công suất 10kVA thì yêu cầu về dây điện là một trong những yếu tố quan trọng cho việc đảm bảo tối ưu quá trình cung cấp và an toàn điện cho trại sản xuất giống. Hình 1.6.7. Dây dẫn điện B. Lắp đặt hệ thống điện 1. Các yêu cầu kỹ thuật • Thực hiện các thao tác đầy đủ, chính xác theo hướng dẫn sử dụng. • Thực hiện đúng, chính xác các chỉ dẫn. Trong trường hợp có người khác ở bên cạnh cũng phải yêu cầu họ thực hiện đúng mọi yêu cầu an toàn. • Tránh ẩm ướt: ở những nơi ẩm ướt, trời mưa có thể xảy ra chập điện, độ cách điện thấp. Phải kiểm tra nối đất. 2. Đấu nối ATS với máy phát điện Đấu nối ATS với máy phát điện có bảng điều khiển là bo điện tử thì có 3 hình thức kết nối phổ thông trên tất cả các dòng máy phát điện, tất cả các hãng cung cấp bảng điều khiển khác nhau: 1. Kết nối tủ ATS với máy phát điện qua cổng truyền thông 2. Kết nối tín hiệu điều khiển tủ ATS với máy phát điện qua cổng điều khiển bên ngoài (remostart)
  31. 66 3. Kết nối trực tiếp điện lưới vào bảng điều khiển của máy phát điện. Lưu ý: Trong quá trình đấu nối, phải ngắt điện nguồn từ cầu dao tổng hoặc báo cho nhà cung cấp điện ngắt điện lưới trong quá trình lắp đặt C. Kiểm tra hệ thống điện sau khi lắp đặt 1. Kiểm tra nguội • Sau khi hệ thống lắp đặt xong, chưa mở nguồn điện. Thực hiện việc đo cách điện: Dùng đồng hồ VOM đo điện trở các đầu dây Để đo cách điện ta thực hiện theo các bước sau: Bước 1. Chỉnh đồng hồ VOM chuyển qua thang đo điện trở (OHM) Bước 2: Chập hai que đo và chỉnh kim đồng hồ báo vị trí 0 (Ohm). Hình 1.6.8. Đo kiểm tra điện bằng đồng hồ vạn năng Bước 3 : Đặt que đo vào hai 2 đầu dây điện (tại vị trí từ máy phát vào ATS và từ ATS đến các thiết bị), tiến hành đọc trị số trên thang đo, Giá trị phải ở Megaohm thì đạt yêu cầu, nếu trị số bằng 0 thì kiểm tra lại đường dây
  32. 67 Hình 1.6.9. Đo điện trở tại các đầu nối Lưu ý: Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút, như vậy đọc trị số sẽ không chính xác 2. Kiểm tra vận hành hệ thống điện Sau khi kiểm tra nguội đạt yêu cầu, sẽ tiến hành công việc kiểm tra vận hành hệ thống điện: • Bước 1: Mở điện lưới • Bước 2: Kiểm tra hoạt động của hệ thống điện tại trại sản xuất giống • Bước 3: Mở máy phát điện, lúc này máy phát điện chưa chạy vì ATS đang ưu tiên nguồn điện chính • Bước 4: Kiểm tra hoạt động của ATS và máy phát điện bằng cách đóng cầu dao tổng của nguồn điện chính. Nếu sau 5-10s máy phát điện hoạt động và điện lưới trại sản xuất hoạt động bình thường là lắp đặt thành công. D. Các yêu cầu về an toàn máy phát điện Để đảm bảo an toàn điện cần phải thực hiện đúng các quy định sau: • Không được động đến hộp đấu điện khi đang vận hành máy, chỉ tiếp xúc khi máy đã dừng hẳn. • Giữ gìn ngăn nắp: Không để bất cứ vật gì không cần thiết quanh máy phát điện. Khi máy phát điệnđặt ở trên nền yếu phải giữ sao cho máy thẳng đứng và không bị xê dịch khi vận hành.
  33. 68 • Lưu ý đảm bảo độ thông thoáng: Trong khí thải có chứa chất Hazardous nguy hiểm. Nếu máy phát điệnlàm việc ở những nơi như trong đường hầm thì bắt buộc phải có quạt thông gió hoặc hệ thống thoát khí thải và thoát nhiệt. Khi máy phát điệnlàm việc ngoài trời thì tránh để khí thải thổi vào nhà ở. Vì vậy, Trong trại sản xuất giống nên được xây dựng 1 phòng riêng để máy phát điện và yêu cầu phòng này phải thông thoáng và có mái che đầy đủ để đảm bảo hoạt động của máy. • Thường xuyên làm vệ sinh máy phát điện thường kỳ, cẩn thận, tránh bụi và ẩm. • Khi vận chuyển máy phát điện trong thời tiết xấu như mưa, bão thì phải chú ý che đậy máy tránh nước vào tủ điều khiển của máy. • Khi rửa máy phát điện phải hết sức cẩn thận, tránh để nước vào tủ điều khiển và các vị trí vào ra đầu dây, nếu không, có thể làm hỏng các thiết bị bên trong. • Cấm lửa: Khi nạp nhiên liệu, thay dầu hay nước chống đông phải hết sức cẩn thận vì chúng là những vật liệu dễ cháy. • Không tạo bất cứ nguồn lửa nào gần máy phát điện, kể cả hút thuốc. • Không đặt máy phát điệngần nơi có lửa. • Phải thận trọng khi đấu nối điện: Tất cả các đầu mối nối phải chặt. • Thực hiện các công việc kiểm tra và bảo dưỡng một cách tốt nhất theo hướng dẫn sử dụng chung với từng model máy. B CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Các câu hỏi: Câu hỏi 1.6.1. Tủ ATS (Automatic Transfer Switches) là hệ thống chuyển đổi nguồn tự động, có tác dụng khi nguồn chính bị mất thì ATS sẽ khởi động và chuyển sang nguồn dự phòng. A. Đúng B. Sai Câu hỏi 1.6.2. Cách kiểm tra hệ thống điện trước khi đưa vào sử dụng? Câu hỏi 1.6.3. Nêu các yêu cầu về an toàn điện của hệ thống điện trại sản xuất giống tôm sú? 2. Bài tập thực hành: 2.1. Bài tập 1.6.1. Thực hiện kiểm tra hệ thống điện dự phòng sau khi lắp đặt. • Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện được giám sát và lắp đặt hệ thống điện đúng yêu cầu kỹ thuật. • Nguồn lực: hệ thống điện dự phòng đã lắp đặt hoàn chỉnh (hệ thống máy phát điện trại sản xuất giống đã có), đồng hồ đo VOM, bút thử điện • Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 3 nhóm/mỗi nhóm 10 học viên thực hiện lần lượt.
  34. 69 • Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Bước 1. Chuẩn bị đồng hồ đo VOM và bút thử điện + Bước 2. Đo nguội + Bước 3. Đóng nguồn điện, kiểm tra tình trạng máy phát điện hoạt động • Thời gian hoàn thành: Giáo viên mời chuyên gia thực hiện thao tác mẫu đo nguội và kiểm tra đóng mạch 1 lần (thời gian thực hiện trong 30 phút). Sau đó mỗi nhóm thực hiện lần lượt 1 giờ 30 phút/1 nhóm. Trong thời gian thực hiện, 2 nhóm còn lại sẽ kiểm tra, đánh giá và ghi nhận. Sau khi các nhóm thực hiện thao tác lần lượt các nhóm sẽ đánh giá và sau đó chuyên gia sẽ góp ý hoàn thiện (thời gian 1 giờ). Tổng thời gian hoàn thành bài thực hành là 6 giờ • Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: + Người học sử dụng được đồng hồ đo VOM để tiến hành đo nguội hệ thống điện đúng yêu cầu kỹ thuật. C GHI NHỚ Hệ thống điện dự phòng giúp duy trì hoạt động liên tục của một trại sản xuất giống tôm sú. Để thuận tiện cho hoạt động liên tục của một trại sản xuất giống, hệ thống phát điện cần phải bố trí thêm bộ chuyển đổi ATS là thiết bị chuyển đổi điện khi hệ thống gặp sự cố. Trong bài này người học cần phải tuân thủ nghiêm ngặt về an toàn điện
  35. 70 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: • Vị trí: Mô đun “Xây dựng trại sản xuất giống” là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề “Sản xuất giống tôm sú”; Được giảng dạy đầu tiên trước mô đun “Chuẩn bị sản xuất giống”; “Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục”; “Cho tôm đẻ”; “Ương nuôi ấu trùng”; “Phòng trị bệnh ấu trùng tôm”; “Thu hoạch và tiêu thụ tôm sú giống”. Mô đun này có thể được giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. • Tính chất: Mô đun “Xây dựng trại sản xuất giống” là mô đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành trong việc xây dựng trại sản xuất giống tôm sú thuộc chương trình đào tạo Sơ cấp nghề “Sản xuất giống tôm sú”. Mô đun này được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc địa phương có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. II MỤC TIÊU: • Kiến thức + Trình bày được các tiêu chí lựa chọn địa điểm, sơ đồ bố trí trại và giám sát thi công xây dựng trại sản xuất giống; • Kỹ năng + Chọn được địa điểm xây dựng, vẽ được sơ đồ bố trí và theo dõi được quá trình thi công xây dựng trại sản xuất giống; • Thái độ + Thực hiện nghiêm túc; Có ý thức chấp hành các qui định về môi trường và tuần thủ qui hoạch chung của địa phương. III NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN: Loại Thời gian Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* Tìm hiểu một số đặc điểm dinh Lý MĐ01-01 dưỡng và môi Phòng học 2 2 thuyết trường sống của tôm sú Chọn địa điểm xây Tích Trại nuôi, MĐ01-02 dựng trại sản xuất 8 2 6 hợp lớp học giống
  36. 71 Loại Thời gian Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* Xây dựng công Tích Trại nuôi, MĐ01-03 15 2 11 2 trình trại giống hợp lớp học Lắp đặt hệ thống Tích Trại nuôi, MĐ01-04 15 4 9 2 cấp thoát nước hợp lớp học Lắp đặt hệ thống Tích Trại nuôi, MĐ01-05 14 4 8 2 sục khí hợp lớp học Lắp đặt hệ thống Tích Trại nuôi, MĐ01-06 8 2 6 điện hợp lớp học Kiểm tra hết mô đun 2 2 Cộng 64 16 40 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. HƢỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 4.1. Bài tập 1.2.1. Các bước lựa chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống thích hợp. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị được dụng cụ Giáo viên quan sát việc liệt kê đúng, đủ trang thiết bị để thực hiện công việc Tiêu chí 2: Chọn lựa bản đồ thích Biết cách đọc bản đồ địa hình để chọn hợp địa điểm khảo sát
  37. 72 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 3: Đọc được lịch thủy triều Giáo viên quan sát cách đọc của học viên Tiêu chí 4: Thực hiện được công Lập sổ tay khảo sát và biết cách ghi việc khảo sát thực tế nhận đúng thông tin Tiêu chí 5: Ra quyết định chọn địa Giáo viên quan sát việc đưa ra quyết điểm định lựa chọn địa điểm phù hợp 4.2. Bài tập 1.3.1. Ngâm xả, vệ sinh bể bằng xi măng sau khi xây bằng phèn chua và thân cây chuối. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Bơm được nước vào bể Giáo viên quan sát thao tác đúng cách cấp nước vào bể để vạch yêu cầu Tiêu chí 2: Thực hiện được pha phèn Giáo viên quan sát việc thực hiện pha chua và chặt thân cây chuối phén chua theo đúng liều lượng và chặt thân cây chuối kích thước theo yêu cầu. Tiêu chí 3: Hòa phèn chua; xếp thân Quan sát Pha và xếp đúng cách cây chuối vào bể 4.3. Bài tập 1.3.2. Lắp đặt bể ương bằng composite. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
  38. 73 Tiêu chí 1: Chuẩn bị được sơ đồ bố Quan sát trí trại Tiêu chí 2: Thực hiện được việc Quan sát cách chọn lựa đúng các chuẩn bị nguyên vật liệu trang thiết bị cần để lắp đặt Tiêu chí 3: Lắp đặt được đường ống Quan sát thao tắp đi đường ống đúng nước yêu cầu, ko bị rò rỉ Quan sát thao tác lắp đặt đúng yêu Tiêu chí 4: Lắp đặt được van nước cầu kỹ thuật Kiểm tra quá trình mở máy bơm, bơm Tiêu chí 5: Bơm nước vào bể nước đến đúng vạch quy định 4.4. Bài tập 1.4.1. Lắp đặt máy bơm nước và đi đường ống cho máy bơm nước mặn và nước ngọt. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị được máy bơm Quan sát cách chọn lựa và chuẩn bị và nguyên vật liệu được đúng, đủ trang thiết bị Quan sát, kiểm tra việc lắp đặt máy Tiêu chí 2: Lắp được máy bơm đúng vị trí Kiểm tra việc lắp đường ống điện và Tiêu chí 3: Đi được dây điện đi dây theo sơ đồ bố trí Quan sát, kiểm tra mở máy bơm đảm Tiêu chí 4: Vận hành được máy bơm bảo máy chạy bình thường, không rung, không ồn 4.5. Bài tập 1.4.2. Lắp đặt ống lọc nước cho trại sản xuất giống. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên.
  39. 74 - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Quan sát chuẩn bị đúng, đủ dụng cụ Tiêu chí 1: Chuẩn bị được ống lọc thiết bị để lắp ống lọc Quan sát thao tác tháo ống lọc kiểm Tiêu chí 2: Thao tác kiểm tra bộ lọc tra đúng qui cách Kiểm tra cách tính số lượng ống lọc cần thiết cho hệ thống nước mặn, Tiêu chí 2: Lắp đặt được đường ống nước ngọt. Đường ống không bị rò rỉ, gấp khúc Tiêu chí chung: Thực hiện bơm nước Quan sát thao tác đảm bảo đúng lưu qua ống lọc lượng, ống không bị rò rỉ 4.6. Bài tập 1.4.3. Sắp xếp, bố trí hệ thống lọc nước (lọc xuôi, lọc ngược) cho trại sản xuất giống. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Quan sát việc sắp xếp được đúng Tiêu chí 1: Sắp xếp đầy đủ trang trình tự của trang thiết bị lọc để đưa thiết bị lọc vào bể lọc Tiêu chí 2: Thao tác sắp xếp các lớp Quan sát quá trình, xếp đúng trình tự lọc vào bể Tiêu chí 3: Đi được đường ống Quan sát thực hiện đúng theo sơ đồ Tiêu chí 4: Thực hiện bơm nước vào Quan sát và kiểm tra bơm nước đến bể đúng vạch và kiểm tra nước sau khi
  40. 75 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá lọc 4.7. Bài tập 1.5.1. Lắp máy sục khí cho 2 cụm bể ương. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Sắp xếp được trang thiết Quan sát sắp xếp được đúng trình tự bị của trang thiết bị của hệ thống sục khí Tiêu chí 2: Lắp được máy sục khí vào kệ đặt máy: Bố trí kệ (trên cao), Quan sát đặt máy đúng vị trí không gây tiếng ồn, không bị rung khi vận hành Tiêu chí 3: Bố trí được giá thể đặt ống dẫn khí: Căng dây thành bể đúng tiêu chuẩn (căng, khoảng cách Quan sát, kiểm tra đều nhau, đóng đinh thành bể không bị vỡ bê tông ) Tiêu chí 4: Căng dây quanh thành bể: Tính đủ số lượng ống dẫn khí và Quan sát đá sục khí đưa xuống bể, đi đường ống dẫn không bị rò rỉ, gấp khúc Quan sát, kiểm tra: Máy sục khí không bị rung, gây ồn ở trên kệ; bọt Tiêu chí 5: Vận hành máy khí phân bố đều tại các vị trí trong bể; khí không bị rò rỉ trong ống dẫn khí 4.8. Bài tập 1.5.2. Đấu nối hệ thống sục khí dự phòng vào hệ thống sục khí chính đã lắp đặt. - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp
  41. 76 học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Quan sát việc sắp xếp đúng trình tự Tiêu chí 1: Chuẩn bị được trang thiết của trang thiết bị hệ thống sục khí dự bị phòng Quan sát đặt máy nén khí vào kệ Tiêu chí 2: Thực hiện được việc bố không bị rung và gây tiếng ồn trong trí máy nén khí vào bình oxy hợp lý quá trình vận hành; bình oxy đặt nơi thoáng mát, khô ráo Tiêu chí 3: Đấu nối được đường ống Quan sát, kiểm tra việc chia được ống dẫn khí chính với ống dẫn khí dự dẫn khí chung giữa đường ống dự phòng phòng và dẫn khí chính Quan sát, kiểm tra máy nén khí không bị rung, gây ồn ở trên kệ; tắt hệ thống sục khí chính mở hệ thống sục khí dự Tiêu chí 4: Thực hiện vận hành phòng kiểm tra tình trạng bọt khí phân bố trong bể phải đạt yêu cầu như hệ thống sục khí chính. 4.9. Bài tập 1.6.1. Thực hiện kiểm tra hệ thống điện dự phòng sau khi lắp đặt - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành 1 nhóm điển hình làm tốt và 01 nhóm làm chưa tốt theo quan sát của giáo viên. - Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Kiểm tra thao tác thực hiện việc chỉnh Tiêu chí 1: Chuẩn bị được đồng hồ đồng hồ đo VOM và kiểm tra nối VOM mạch điện Quan sát quá trình đo đầu nối giữa Tiêu chí 2: Thực hiện việc đo nguội các vị trí để kiểm tra. Tiêu chí 3: Thực hiện đóng điện Quan sát và kiểm tra việc tuân thủ các quy định về an toàn điện trong quá
  42. 77 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá trình thực hiện. Ngắt cầu dao điện chính để kiểm tra bộ ATS và máy phát điện hoạt động. VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Khắc Độ, 2010. Kỹ thuật nuôi tôm sú. Trung tâm biên soạn dịch thuật sách Sài Gòn. 2. Lê Tiến Dũng, 2007. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm he. NXB Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. 3. Lê Tiến Dũng, 1998. Kỹ thuật nuôi tôm. Bộ Thủy sản, Trường Trung học kỹ thuật và nghiệp vụ thủy sản II.
  43. 78 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ (Kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 06 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Bà Lê Thị Minh Nguyệt – Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản 2. Phó chủ nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó Trưởng phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Lê Hải Sơn – Giáo viên Trường Trung học Thủy sản. 4. Các ủy viên: • Bà Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản. • Bà Đặng Thị Minh Diệu, Phó trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản • Ông Ngô Thế Anh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng thủy sản • Ông Đoàn Văn Chương, Trưởng phòng Công ty TNHH SX giống thủy sản Minh Phú – Ninh Thuận. HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ (Kèm theo Quyết định số 2034 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 08 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1 Chủ tịch: Ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy sản 2 Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3 Các ủy viên: • Ông Nguyễn Quốc Đạt, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ • Bà Huỳnh Thị Thu Hà, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản • Ông Trần Văn Đời, Trưởng ban điều hành Tổ hợp tác nuôi thủy sản tỉnh Bến Tre./.