Giáo trình Phòng trừ bệnh hại tằm - Mô đun 6: Trồng dâu-Nuôi tằm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phòng trừ bệnh hại tằm - Mô đun 6: Trồng dâu-Nuôi tằm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_phong_tru_benh_hai_tam_mo_dun_6_trong_dau_nuoi_ta.pdf
Nội dung text: Giáo trình Phòng trừ bệnh hại tằm - Mô đun 6: Trồng dâu-Nuôi tằm
- BÔ ̣ NÔNG NGHIÊP̣ VÀ PHÁ T TRIỂ N NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TẰM MÃ SỐ: MĐ 06 NGHỀ : TRỒNG DÂU – NUÔI TẰM Trình độ: Sơ cấ p nghề
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 06
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời. Nghề trồng dâu nuôi tằm ở nƣớc ta đã đạt đến trình độ khá cao, và hình thành nhiều vùng ƣơm tơ, dệt lụa nổi tiếng. Nghề trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tƣơng từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tƣ không cao, cây dâu sinh trƣởng tốt trên nhiều loại đất. Chỉ sau 4 – 6 tháng trồng dâu có thể thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch 15 – 20 năm. Tằm là con vật dễ nuôi, mau có lợi, tuy lợi nhuận thu vào 1 lần không cao nhƣng thƣờng xuyên trong năm. Khi tằm bị bệnh, năng suất kén không cao cũng không tốn kém nhiều về vốn. Chi phí trồng dâu thấp, đồng thời nuôi tằm lại cho thu hoạch nhanh nên nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều thuận lợi hơn so với các ngành nghề khác. Nghề trồng dâu nuôi tằm có nguồn nhân lực đồi dào, mọi ngƣời dân từ ngƣời trẻ đến già đều có thể thực hiện đƣợc. Đồng thời, có thể thu hút đƣợc lao động nông nhàn. Nghề trồng dâu nuôi tằm có thể đƣợc coi là một nghề đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Chƣơng trình đào tạo nghề “Trồng dâu – nuôi tằm” cùng với bộ giáo trình đƣợc biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng dâu nuôi tằm. Bộ giáo trình gồm 7 quyển: 1) Giáo trình mô đun Trồng dâu 2) Giáo trình mô đun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu 3) Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu 4) Giáo trình mô đun Nuôi tằm con 5) Giáo trình mô đun Nuôi tằm lớn 6) Giáo trình mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm 7) Giáo trình mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trƣờng, các cơ sở nuôi tằm, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trƣờng Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trƣờng, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
- 4 Giáo trình “Phòng trừ bệnh hại tằm” giới thiệu khái quát về các nguyên nhân gây bệnh cho tằm, sự lan truyền bệnh; các biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh hại tằm; triệu chứng, sự phát sinh của bệnh, chẩn đoán và biện pháp phòng trừ bệnh truyền nhiễm; triệu chứng, biện pháp phòng trừ bệnh không truyền nhiễm. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Chủ biên Nguyễn Viết Thông: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc; 2. Trần Thu Hiền: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 3. Đặng Thị Hồng: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 4. Phan Duy Nghĩa: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 5. Phan Quốc Hoàn: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 6. Trịnh Thị Vân: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
- 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 5 Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ BỆNH TẰM 9 1. Phân loại bệnh tằm 9 2. Nguyên nhân gây bệnh cho tằm 10 2.1. Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm 10 2.2. Nguyên nhân gây bệnh không truyền nhiễm 11 3. Sự lan truyền bệnh tằm 11 3.1. Đặc điểm gây bệnh của các vi sinh vật gây bệnh 11 3.2. Sức đề kháng của tằm đối với các loại bệnh 12 3.3. Nhân tố môi trƣờng 13 Bài 2: PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP BỆNH HẠI TẰM 14 1. Khái niệm về phòng trừ dịch hại tổng hợp 14 1.1. Khái niệm phòng trừ dịch hại tổng hợp 14 2. Các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp 15 2.1. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái dâu 15 2.2. Môi trƣờng và nhà nuôi tằm 16 2.3. Kỹ thuật nuôi tằm 16 2.4. Sử dụng giống chống bệnh và giống sạch bệnh 17 2.5. Biện pháp kiểm dịch 17 2.6. Biện pháp vật lý và cơ học 18 2.7. Biện pháp hóa học 18 Bài 3: BỆNH TRUYỀN NHIỄM 20 1. Bệnh virus (bệnh bủng mủ) 20 1.1. Triệu chứng 21 1.2. Sự phát sinh của bệnh 22 1.3. Điều kiện môi trƣờng 23 1.4. Chẩn đoán bệnh 24 1.5. Phòng trừ bệnh virus 25 1.5.1. Khử trùng triệt để, tiêu diệt nguồn bệnh 25
- 6 1.5.2. Tách riêng tằm khỏe mới lột xác 25 1.5.3. Cải tiến việc cho ăn và chăm sóc tằm 25 1.5.4. Sử dụng những giống tằm chống bệnh 26 2. Bệnh vi khuẩn 26 2.1. Bệnh nhiễm trùng máu (bệnh hoại huyết) 27 2.1.1. Triệu chứng bệnh nhiễm trùng máu 27 2.1.2. Sự phát sinh bệnh 28 2.1.3. Chẩn đoán 28 2.2. Bệnh vi khuẩn đƣờng ruột 28 2.2.1. Triệu chứng bệnh trong đầu 29 2.2.2. Sự phát sinh bệnh 29 2.2.3. Chẩn đoán 29 2.3. Bệnh vi khuẩn độc tố 29 2.3.1. Nguyên nhân gây bệnh 29 2.3.2. Triệu chứng 30 2.3.3. Sự phát sinh bệnh 30 2.3.4. Chẩn đoán 30 2.4. Phòng trừ các bệnh do vi khuẩn 31 3. Bệnh nấm 31 3.1. Bệnh tằm vôi 32 3.1.1. Nguyên nhân bệnh 32 3.1.2. Triệu chứng 32 3.1.2.1. Triệu chứng ở tằm 33 3.1.2.2. Triệu chứng trên nhộng 34 3.1.2.3. Triệu chứng trên ngài 34 3.1.3. Sự phát sinh bệnh 34 3.1.4. Sự lây lan của bệnh 34 3.1.4.1. Nguồn lây nhiễm 34 3.1.4.2. Phƣơng thức lây nhiễm 34 3.1.4.3. Các yếu tố dẫn đến nhiễm bệnh 34 3.1.5. Chẩn đoán 35 3.1.6. Ngăn ngừa bệnh tằm vôi 35 3.2. Bệnh nấm cúc vàng 35 3.2.1. Nguyên nhân bệnh 35
- 7 3.2.2. Triệu chứng 36 3.2.3. Sự phát sinh bệnh 37 3.2.4. Nguồn bệnh 37 3.2.5. Biện pháp ngăn ngừa 37 3.3. Bệnh nấm xanh 37 3.3.1 Nguyên nhân bệnh 38 3.3.2. Triệu chứng 38 3.3.3. Sự phát sinh bệnh 38 3.3.4. Quá trình lây lan của bệnh 39 Bài 4: BỆNH KHÔNG TRUYỀN NHIỄM 40 1. Bệnh nhặng hại tằm 40 1.1. Bệnh ruồi kí sinh 40 1.1.1. Hình thái 40 1.1.2. Tập tính 42 1.1.3. Triệu chứng 44 1.1.4. Chẩn đoán 45 1.1.5. Biện pháp phòng trừ 45 1.2. Bệnh ruồi kí sinh 46 1.2.1. Nguyên nhân bệnh 46 1.2.2. Biện pháp phòng trừ 46 2. Ngộ độc 47 2.1. Ngộ độc hóa chất nông nghiệp 47 2.1.1. Triệu chứng 47 2.1.1.1. Triệu chứng ngộ độc do thuốc lân hữu cơ 47 2.1.1.2. Triệu chứng ngộ độc do thuốc clo hữu cơ 47 2.1.1.3. Triệu chứng ngộ độc do thuốc trừ sâu nguồn gốc đạm hữu cơ 48 2.1.1.4. Triệu chứng ngộ độc do thuốc trừ sâu nguồn gốc thực vật 48 2.1.2. Phòng tránh ngộ độc hóa chất nông nghiệp 49 2.2. Ngộ độc khói và khí thải từ nhà máy 49 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 57
- 8 MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TẰM Mã mô đun: MĐ 06 Giời thiệu mô đun Mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun đào tạo bắt buộc của nghề Kỹ thuật trồng dâu – nuôi tằm. Nội dung mô đun trình bày những công việc có liên quan đến công tác phòng trừ bệnh hại tằm nhƣ: Sự thay đổi hoạt động của tằm khi bị bệnh, nguyên nhân gây bệnh cho tằm và biện pháp phòng trừ bệnh tằm. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có khả năng phân biệt đƣợc những triệu chứng của mỗi loại bệnh thƣờng gặp, kết hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại tằm.
- 9 Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ BỆNH TẰM Mã bài: MĐ06–1 Bệnh là trạng thái không bình thƣờng, có tính chất của quá trình bệnh lý biến đổi lâu dài, liên tục trong cơ thể do các điều kiện ngoại cảnh không phù hợp hay ký sinh xâm nhập gây ra, phá hủy chức năng trao đổi chất và làm biến đổi về cấu tạo ngoại hình tằm, làm giảm năng suất, phẩm chất tơ kén. Bệnh truyền nhiễm là một quá trình tổng hợp phát sinh ra trong cơ thể ký chủ, là quá trình bệnh lý do hệ thống thần kinh điều tiết để thích ứng với điều kiện ngoại cảnh và đặc tính gây bệnh của ký sinh để giết chết hay tiêu trừ độc tố của chúng. Bệnh cấp tính là một loại bệnh xảy ra nhanh chóng và có thời gian gây chết không dài khi các yếu tố bệnh đã gây nên những tổn thất lớn cho hoạt động sinh lý và cấu trúc tế bào. Tất cả mọi hoạt động, diễn biến sinh lý của tằm không bình thƣờng đều gọi chung là bệnh tằm. Sự không bình thƣờng này bị chi phối do nhiều nguyên nhân khác nhau: do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, khí hậu; do dinh dƣỡng trong lá dâu; do sự có mặt của vi sinh vật trong cơ thể tằm; do các độc tố của môi trƣờng sống Mục tiêu Hiểu đƣợc khái niệm cơ bản và tác hại của bệnh tằm; Trình bày đƣợc nguyên nhân gây bệnh, các con đƣờng xâm nhập và quá trình phát triển của bệnh tằm; Phân biệt đƣợc bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm; Xây dựng thái độ học tập nghiêm túc, chuyên cần, tác phong khoa học và ý thức bảo vệ môi trƣờng. A. Nội dung 1. Phân loại bệnh tằm Căn cứ vào khả năng và mức độ lây lan bệnh. Bệnh tằm đuợc phân làm 2 nhóm chính là: Nhóm 1: Bệnh không truyền nhiễm. Nhóm bệnh này không có khả năng lan truyền từ cá thể này sang những cá thể khác trong quần thể tằm. Bệnh không truyền nhiễm do các nguyên nhân nhƣ thay đổi ngoại cảnh, thiếu dinh dƣỡng, do sinh vật nhƣ nhóm chân đốt, hay do các hóa chất nông nghiệp, do tác dụng cơ học. Nhóm 2: Bệnh truyền nhiễm
- 10 Bệnh truyền nhiễm là những bệnh có thể lan truyền từ tằm bệnh sang tằm khỏe. Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm là do vi sinh vật và động vật nguyên sinh nhƣ: virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật và những vi sinh vật tuơng tự khác xâm nhập vào cơ thể, gây hại cho tằm. Cách phân loại và gọi tên các loại bệnh tằm (sơ đồ 1). Bệnh virus Bệnh Bệnh vi khuẩn truyền nhiễm Bệnh nấm Các Bệnh động vật loại nguyên sinh bệnh tằm Bệnh ngộ độc Bệnh không Bệnh sinh lý truyền nhiễm Bệnh do ruồi ký sinh Sơ đồ M6-01. Phân loại bệnh tằm 2. Nguyên nhân gây bệnh cho tằm Mỗi loại bệnh tằm đều có nguyên nhân riêng có thể là nguyên nhân sinh học, vật lý học, hóa học, dinh duỡng, hoặc môi truờng. Nguyên nhân quan trọng nhất là sinh học. 2.1. Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm Các tác nhân sinh học gây nên bệnh truyền nhiễm gồm virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật. Tuy nhiên nhiều bệnh của các loài côn trùng khác có thể lan truyền tới tằm, đặc biệt là bệnh ở các loài côn trùng thuộc bộ cách vẩy, kiến, các loài gặm nhấm, chim, ong bắp cày và nhện.
- 11 2.2. Nguyên nhân gây bệnh không truyền nhiễm Nguyên nhân gây bệnh không truyền nhiễm bao gồm: Tác nhân sinh học: ong ký sinh, ruồi ký sinh gây nên bệnh tằm không truyền nhiễm. Tác nhân hoá học gây hại cho tằm bao gồm: hóa chất nông nghiệp, hơi thuốc lá, hơi cây kim cúc, khí thải từ nhà máy, khói than, những hóa chất tồn dƣ khi khử trùng nhà nuôi tằm. Những tác nhân này gây độc cho tằm thông qua không khí vào đuờng hô hấp hoặc thông qua lá dâu, làm cho tằm ngộ độc. Các tác nhân hóa học không phải là tác nhân truyền nhiễm. Tác nhân vật lý gây vết thƣơng cơ giới cho tằm, nhộng, ngài truởng thành: Thao tác cẩu thả khi thu nhặt tằm mới nở, cho tằm ăn, vệ sinh cho tằm, cho tằm lên né, hoặc khi thu nhặt kén, cắt kén, phối giống, v. v. v Chất luợng thức ăn, nhiệt độ môi truờng và sự thoáng gió có tác động trực tiếp tới sức đề kháng của tằm với bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Sức đề kháng của tằm đối với các loài vi sinh vật gây bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi thay đổi tùy theo giống tằm và tuổi của tằm. Vì vậy, trong quá trình nuôi tằm cần thực hiện mọi biện pháp kỹ thuật tác động tới lá dâu, nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng sao cho phù hợp với các yêu cầu sinh lý, giai đoạn phát triển của các giống tằm, các phuơng pháp chăm sóc tằm khác nhau và các điều kiện riêng biệt. 3. Sự lan truyền bệnh tằm Tác nhân gây bệnh là các vi sinh vật ký sinh. Bệnh bắt đầu từ một vài cá thể tằm, sau đó truyền lan ra cả quần thể tằm. Bệnh lây nhiễm của tằm là kết quả của sự tác động qua lại giữa nguồn bệnh, ký chủ tằm và môi truờng. Mỗi yếu tố này đều có vai trò quan trọng, tuy nhiên mức độ quan trọng có khác nhau. Yếu tố chủ yếu trong phát sinh bệnh là nguồn bệnh. Nếu không có nguồn bệnh, bệnh lây nhiễm không thể xuất hiện. Trạng thái sinh lý của tằm trong một số truờng hợp có thể kìm hãm tác nhân gây bệnh. Điều kiện môi truờng ảnh huởng tới cả sức sống và độ độc của tác nhân gây bệnh, sức đề kháng của tằm. Sự lan truyền bệnh tằm phụ thuộc vào các đặc điểm sau: 3.1. Đặc điểm gây bệnh của các vi sinh vật gây bệnh Các vi sinh vật khác nhau gây nên các bệnh khác nhau. Bệnh virus tế bào chất đa diện (cpv) gây ra bởi virus đa diện tế bào chất, bệnh tằm vôi gây ra bởi nấm ký sinh, bệnh nhiễm trùng máu gây ra bởi vi khuẩn.
- 12 Để gây nên bệnh, các vi sinh vật gây bệnh cần có đủ các điều kiện nhƣ: nấm bệnh, số luợng của nó, đuờng xâm nhập, vị trí ký sinh và đuờng bài tiết các nấm bệnh ra ngoài. Sau khi xâm nhập vào cơ thể tằm và truớc khi phát bệnh, vi sinh vật gây bệnh phải thích ứng với ký chủ để có thể ký sinh trên ký chủ và sản sinh ra các chất gây bệnh cho tằm, tức là hình thành mầm bệnh. Vi sinh vật gây bệnh có thể đi vào cơ thể bằng nhiều con đuờng. Ví dụ: nấm đi vào qua màng da, bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn septicaemia đi vào qua vết thuơng ở da. Phần lớn bệnh tằm lan truyền qua vết thƣơng ở miệng. Vì vậy giữ vệ sinh lá dâu là một khâu quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tằm. Khi vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể tằm, chúng sẽ gặp phải sức đề kháng của ký chủ. Vì vậy, cần phải có số luợng đủ lớn thì bệnh mới có thể xuất hiện. Số luợng này phụ thuộc vào sức sống của tằm và môi truờng nuôi tằm. Vị trí ký sinh là nơi để nầm bệnh ký sinh lớn lên và sinh sôi. Ví dụ: vi khuẩn gây bệnh bủng mủ có loại ký sinh trong nhân tế bào, có loại ký sinh ở tế bào chất của tế bào, còn vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng máu do septicaemia sinh sôi trong huyết cầu tố (bạch cầu). Sự sinh sôi và tràn lan của vi sinh vật trong cơ thể tằm sẽ làm tổn thƣơng các mô, làm rối loạn các chức năng và gây chết. Trong những quá trình này, nguồn bệnh đuợc bài thải ra ngoài theo các con đuờng khác nhau, từ đó chúng lại tiếp tục gây nhiễm bệnh. Ví dụ nguồn bệnh bủng mủ, virus gây bệnh có dạng hình cầu và bào tử bệnh tằm gai đuợc thải ra cùng với phân. Bào tử của mầm gây bệnh tằm vôi đuợc phát tán từ da, vi khuẩn gây bệnh hoại huyết lan truyền bằng huyết cầu tố, qua vết thƣơng trên da. Phân mang vi sinh vật gây bệnh là nguồn chính của nhiều bệnh lây lan. 3.2. Sức đề kháng của tằm đối với các loại bệnh Trong quá trình tiến hóa của tằm, một khả năng kháng bệnh nhất định đã hình thành. Cơ chế kháng bệnh này của tằm đã hạn chế sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh; có tác dụng đề kháng bệnh; ngăn cản khả năng ký sinh, lan rộng và gây hại của nguồn bệnh. Cơ cấu chống đỡ của tằm chủ yếu gồm lớp da, ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa, tế bào máu và hệ thống miễn dịch: Bề mặt của da tằm đuợc phủ một lớp sáp và lớp sừng kitin. Lớp da này có khả năng ngăn đuợc sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, chỉ khi cơ thể tằm có những vết thƣơng khó lành thì vi sinh vật gây bệnh mới có thể xâm nhập đƣợc.
- 13 Khi gặp khí độc hoặc điều kiện ngoại cảnh bất lợi, lỗ thở của tằm đóng vai trò nhƣ một phễu lọc, ngăn chặn vi sinh vật gây bệnh. Đó cũng là một cơ chế kháng bệnh của tằm. Ruột truớc và ruột sau của tằm có màng kitin bên trong có khả năng ngăn cản sự xâm nhập của nguồn bệnh. Lớp màng perithrophic của ruột giữa có tác dụng bảo vệ tốt. Khi tằm lột xác nguồn bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể tằm, vì thời điểm này lớp màng perithrophic đang trong quá trình hình thành. Đó là thời điểm tằm có sức đề kháng yếu, cần chăm sóc tằm cẩn thận. Dịch tiêu hóa của tằm mang tính kiềm mạnh, pH từ 9 đến 10, là môi truờng không thích hợp cho sự phát triển và sinh sản của một số vi sinh vật gây bệnh. Chất protêin phát quang trong dịch tiêu hóa cũng có tính kháng virus. Mỗi giống tằm có khả năng kháng bệnh khác nhau. Trong cùng một giống tằm, nhƣng ở những tuổi khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau thì mức độ kháng vi sinh vật gây bệnh cũng khác nhau. Sức kháng bệnh đó mang tính di truyền. 3.3. Nhân tố môi trƣờng Nhân tố môi trƣờng bao gồm lá dâu, nhiệt độ, ẩm độ và độ thoáng khí. Nhân tố môi trƣờng trực tiếp tác động tới sự phát sinh của một bệnh. Ví dụ: nhiều bào tử nấm phát triển tốt trong môi trƣờng ẩm. Nhƣng trong môi trƣờng khô chúng ngừng phát triển, và không thể gây bệnh. Trong công tác phòng trừ bệnh tằm, giải pháp “phòng bệnh trên hết, kết hợp chữa trị bệnh” là hợp lý và có lợi. Các biện pháp cần thực hiện là loại trừ nguồn bệnh bằng cách phá vỡ chu kỳ phát triển của nó, đồng thời cải thiện về nuôi dƣỡng và chăm sóc để nâng cao sức kháng bệnh của tằm. Nhƣ thế sẽ có thể trừ bỏ sớm nguồn bệnh, làm cho tằm khỏe, có chất lƣợng tốt và sản lƣợng cao. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1: Nêu các nguyên nhân gây bệnh cho tằm? Câu hỏi 2: Nêu sự lan truyền bệnh tằm? C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau: Nguyên nhân gây bệnh cho tằm. Sự lan truyền bệnh tằm.
- 14 Bài 2: PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP BỆNH HẠI TẰM Mã bài: MĐ06–2 Trong nghề trồng dâu, nuôi tằm, vấn đề phòng trừ tổng hợp bệnh tằm là một nhiệm vụ then chốt, đƣợc quan tâm một cách đặc biệt. Từ nguồn dâu cho tằm ăn, nhà nuôi, dụng cụ nuôi, môi trƣờng nuôi phải đảm bảo sạch sẽ. Trong quá trình nuôi, phòng trừ bệnh tằm kết hợp nhiều khâu công việc, đƣợc chú trọng ngay từ đầu. Bệnh tằm sẽ gây hại lứa tằm, làm tổn hại đến kinh tế của ngƣời nuôi tằm. Việc phòng trừ tổng hợp có ý nghĩa quyết định sự thành bại của nghề nuôi tằm, do đó phòng trừ tổng hợp phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Mục tiêu Trình bày đƣợc khái niệm và ý nghĩa của công tác phòng trừ dịch hại tằm tổng hợp; Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ bệnh hại tằm đạt hiệu quả cao; Xây dựng thái độ học tập nghiêm túc, chuyên cần, tác phong khoa học, có ý thức trách nhiệm xây dựng sinh thái – môi trƣờng trong sạch. A. Nội dung 1. Khái niệm về phòng trừ dịch hại tổng hợp 1.1. Khái niệm phòng trừ dịch hại tổng hợp Phòng trừ dịch hại tổng hợp là sử dụng kết hợp nhiều biện pháp, kỹ thuật khác nhau vào phòng trừ dịch hại tằm; nhằm đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao, không ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống của con ngƣời và các loài sinh vật khác. Trong công tác phòng trừ dịch hại tằm tổng hợp có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật, biện pháp phòng trừ nhƣ: nguồn lá dâu và dinh dƣỡng trong lá dâu, sử dụng giống sạch bệnh, môi trƣờng sống của tằm, kỹ thuật nuôi tằm, thuốc hóa học . . . để phòng trừ. Các biện pháp này có thể sử dụng không cùng một lúc nhƣng cũng có thể kết hợp đồng thời với nhau để phòng trừ. Ý nghĩa của công tác phòng trừ dịch hại tổng hợp Con tằm có vòng đời ngắn, một vòng đời của tằm từ trứng đến ngài có tổng thời gian từ 50 – 60 ngày: ở mỗi giai đoạn phát dục của tằm có thời gian phát dục khác nhau nhƣ: ở giai đoạn tằm (sâu non) chỉ kéo dài 23 – 25 ngày, các giai đoạn kén, nhộng, trứng, mỗi giai đoạn có thời gian phát dục từ 10 – 15 ngày. Do đó bệnh dịch sẽ phát triển nhanh hơn rất nhiều. Ví dụ bệnh tằm mủ từ khi virus xâm nhập vào cơ thể tằm đến khi kết thúc bệnh chỉ kéo dài từ 3 – 6 ngày.
- 15 Biện pháp phòng trừ tổng hợp đáp ứng đƣợc nguyên tắc phòng bệnh cho tằm từ xa, tạo điều kiện thuận lợi cho tằm sinh trƣởng và phát dục. Khi phát hiện tằm có triệu chứng bị bệnh tùy từng trƣờng hợp cụ thể để ra quyết định chính xác. Ví dụ tằm mắc bệnh tằm vôi, bệnh trong đầu có thể phải hủy lứa tằm để phòng bệnh cho những lứa sau. Biện pháp phòng trừ tổng hợp áp dụng đúng và nghiêm ngặt còn đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao, không ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời, không phát tán nguồn bệnh và tránh làm ô nhiễm môi trƣờng sống. 2. Các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp 2.1. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái dâu Lá dâu đảm bảo chất lƣợng thì nuôi lứa tằm sẽ cho kết quả theo mong đợi. Do đó, trồng, chăm sóc và thu hái lá dâu đúng kỹ thuật ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe, tăng khả năng chống bệnh cho tằm, rút ngắn thời gian phát dục của tằm. Chọn đất trồng dâu là một khâu rất quan trọng. Vị trí đất trồng dâu không đƣợc gần các nhà máy hóa chất, lò gạch, lò vôi, đất không bị ô nhiễm, không gần khu vực trồng thuốc lá, cây rau đậu sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Nếu trồng dâu vào những khu đất có đặc điểm trên lá dâu hấp thu khí độc hoặc ảnh hƣởng của thuốc bảo vệ thực vật, khi hái dâu nuôi tằm, tằm dễ bị mắc các bệnh ngộ độc do thức ăn đƣa vào. Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc dâu phải đảm bảo: bón phân cân đối N:P:K nếu bón không cân đối tằm rất dễ mắc bệnh. Ví dụ bón quá nhiều đạm cho dâu, cây dâu sinh trƣởng phát triển mạnh nhƣng lá mỏng chứa nhiều đạm, khi tằm ăn vào sẽ mắc bệnh tiêu chảy, dẫn đến các bệnh thứ cấp phát triển. Khi bón phân, phun thuốc cho dâu phải sử dụng loại thuốc chuyên dùng cho dâu tằm và đảm bảo thời gian cách ly, nếu không khi tằm ăn loại lá dâu này có chứa nhiều N tự do hay còn dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến tình trạng ngộ độc tằm. Ngƣợc lại chăm sóc dâu không phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc bón ít dinh dƣỡng lá dâu nhanh già cỗi, trên lá dâu dễ bị bệnh bạc thau, bệnh đốm nâu, làm cho lá có hàm lƣợng chất dinh dƣỡng thấp, tằm ăn loại lá dâu này sức khỏe kém dễ sinh bệnh thứ cấp. Tuyệt đối không bón phân tằm chƣa qua xử lý cho dâu vì trong phân tằm, xác dâu thừa có chứa nguồn bệnh rất nhiều và đa dạng. Đốn tỉa dâu đúng chu kỳ, kỹ thuật và đảm bảo mật độ không để dâu quá dày, năng suất chất lƣợng lá dâu thấp tằm dễ mắc bệnh.
- 16 2.2. Môi trƣờng và nhà nuôi tằm Trong sản xuất dâu tằm, nguồn bệnh tồn tại trong không khí, trong đất và trong các chất thải, xác dâu ăn dƣ của tằm tƣơng đối rộng rãi. Tiêu diệt nguồn gây bệnh là biện pháp cơ bản trong phòng trừ bệnh truyền nhiễm và việc khử trùng thích hợp là biện pháp quan trọng. H06-1: Khử trùng khu vực nuôi tằm Trƣớc vụ nuôi tằm, phải khử trùng môi trƣờng xung quanh một cách toàn diện. Sau đó khử trùng nghiêm ngặt các phòng nuôi tằm, phòng dự trữ lá dâu, phòng né. Kế hoạch khử trùng chặt chẽ phải đƣợc vạch ra và thi hành nghiêm chỉnh. Sắp xếp trong phòng nuôi tằm hợp lí – tằm con và tằm lớn, tằm lên né đƣợc nuôi ở những phòng riêng. Việc tẩy uế đƣợc tiến hành ngay sau khi thu hoạch kén để ngăn ngừa sự lan truyền của virus và sự nhiễm bẩn môi trƣờng. Trong quá trình nuôi, những con tằm bệnh, tằm chết là nguồn bệnh có sức lây lan nhanh và mạnh nhất. Vì chúng chứa 1 số lƣợng lớn những virus còn rất khỏe. Cần phải thu gọn và xử lý những con tằm này bằng foormolandehyt hoặc vôi bột và đem chôn lấp kín. 2.3. Kỹ thuật nuôi tằm Sự lây nhiễm bệnh và tổn hại do bệnh truyền nhiễm gây ra có liên quan mật thiết với sức khỏe của tằm. Vì vậy trong quá trình nuôi cần lƣu ý nuôi dƣỡng và quản lí tốt, quan tâm đến các điều kiện sống và yêu cầu sinh lí của tằm ở từng giai đoạn.
- 17 Trong quá trình ấp trứng và nuôi tránh nhiệt độ và ẩm độ cao quá mức. Nhiệt độ ấp trứng thích hợp nhất là từ 23 – 27oC. Ở thời kì tằm, phải đề phòng điều kiện oi bức, phải thực hiện thông gió chu đáo. Điều tiết ôn, ẩm độ thích hợp, thoáng khí trong phòng ấp trứng và nuôi tằm là công việc thƣờng xuyên và thực hiện kịp thời. Khi những yếu tố này thay đổi thì quá trình điều tiết phải từ từ không đƣợc thay đổi đột ngột. Ví dụ: khi tăng nhiệt độ nhà tằm, không đƣợc tăng nhiệt độ đột ngột, phải tăng từ từ. Cứ sau 1 giờ nhiệt độ tăng dần lên khoảng 0,5 – 10C là thích hợp. Trƣờng hợp cần giảm nhiệt độ thì ngƣợc lại. Khi thấy nong tằm xuất hiện tằm yếu, tằm bệnh dùng đũa, panh, kẹp gắp nhẹ nhàng và gom tằm yếu, tằm bệnh vào một dụng cụ và tiêu hủy ngay, không để lƣu chúng trong nhà tằm. Sau mỗi lần cho ăn, thay phân tằm, tiến hành làm vệ sinh nhà tằm, đƣa toàn bộ phân tằm, cọng dâu và những nong đã sử dụng ra khỏi phòng nuôi tằm. Việc thu hái, vận chuyển và bảo quản lá dâu phải đƣợc chú trọng để đảm bảo lá dâu có đủ chất lƣợng tốt, đáp ứng nhu cầu nuôi tằm. Để tránh gây thƣơng tổn cho tằm, không nên nuôi với mật độ quá dày. Dụng cụ nuôi tằm là phƣơng thức truyền bệnh chủ yếu. Vì vậy phải loại trừ nguồn gây bệnh trong các khay nuôi. Khử trùng mình tằm, khay nuôi, là cần thiết. Đối với các bệnh truyền nhiễm, khử trùng mình tằm ở tuổi 3 và tuổi 4 để ngăn chặn sự bùng nổ bệnh ở tằm tuổi 5 là biện pháp có tính quyết định và bắt buộc. Khi phát hiện tằm bệnh trên nong tằm phải loại bỏ ngay để tiêu diệt nhân tố gây bệnh. 2.4. Sử dụng giống chống bệnh và giống sạch bệnh Trong việc chọn lọc để tạo những giống tằm chống bệnh và khỏe mạnh cần chú ý đến các đặc điểm của mùa vụ nuôi và điều kiện thực tế của mỗi địa phƣơng. Chọn giống tốt có ý nghĩa thực tế trong việc ngăn ngừa các bệnh virus phát sinh và lan truyền, từ đó giảm bớt những thất thoát về kinh tế. Sử dụng trứng nuôi tằm phải rõ nguồn gốc nhà phân phối. Trứng tằm phải sạch bệnh, bám dính và không có vi sinh vật gây bệnh trong phôi thai, đặc biệt là bệnh tằm gai và bệnh do virus. 2.5. Biện pháp kiểm dịch Kiểm dịch thực vật là một biện pháp tích cực, mang lại hiệu quả phòng bệnh cao. Kiểm dịch thực vật nhằm ngăn ngừa những nguồn bệnh từ xa xâm nhập vào khu vực nuôi tằm, đặc biệt đối với những bệnh nguy hiểm dễ phát sinh thành dịch và những bệnh trong khu vực chƣa xuất hiện.
- 18 Do đó, kiểm dịch thực vật cần kiểm soát chặt chẽ tất cả các sảm phẩm về dâu tằm ngay từ cửa khẩu nhƣ: nguồn giống bố mẹ, trứng tằm giống, tơ, kén và các loại sản phẩm phụ khác từ dâu tằm. 2.6. Biện pháp vật lý và cơ học Đây là một trong những biện pháp quan trọng, gắn liền với kỹ thuật nuôi tằm và biện pháp này mang lại hiệu quả kinh tế cao. Biện pháp vật lý và cơ giới yêu cầu phải lắp đặt hệ thống điều tiết nhiệt ẩm độ, lắp cửa thông gió, lắp đặt hệ thống cửa lƣới chống nhặng xâm nhập vào nhà tằm, trong sản xuất phân tán tại nhà dân có thể sử dụng vải màn để che đậy nong đũi tằm. Sau mỗi lứa nuôi tằm, dụng cụ nuôi tằm phải đƣợc sát trùng. Sau đó rửa sạch và phơi dƣới ánh nắng trực xạ để tiêu diệt nguồn bệnh. Nhà tằm làm vệ sinh và dùng đèn cực tím tiêu diệt nguồn bệnh trƣớc khi nuôi lứa tiếp theo. Những dụng cụ nhỏ gọn (thƣờng là dụng cụ nuôi tằm con) có thể dùng nƣớc sôi luộc rửa, tiêu diệt nguồn bệnh. Dọn vệ sinh sạch sẽ xung quanh nhà tằm và trong nhà nuôi tằm trƣớc và sau mỗi lứa nuôi. Phân tằm và xác dâu thừa đƣợc đem ủ nóng trƣớc khi đƣa vào sử dụng. 2.7. Biện pháp hóa học Biện pháp hóa học thƣờng xuyên đƣợc sử dụng trong quá trình nuôi tằm, nhƣng yêu cầu không ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe ngƣời nuôi tằm và bảo vệ môi trƣờng. Trƣớc và sau mỗi lứa nuôi dùng thuốc sát trùng phun xịt trong ngoài nhà tằm và khu vực nuôi tằm. Trong trƣờng hợp nhà nuôi tằm riêng rẽ thì dụng cụ, nhà nuôi tằm có thể dùng foormaldehyt để xông hơi hoặc phun xịt và tủ kín để tiêu diệt nguồn bệnh. Trƣớc khi ấp trứng có thể dùng dung dịch foormaldehyt 2% sát trùng bề mặt trứng trong thời gian từ 30 – 45 phút, sau đó hong khô trứng trong mát. Trƣớc mỗi bữa ăn hoặc sau khi thay phân, sử dụng vôi bột, clorua vôi hoặc foormol khô rây lên mình tằm để sát trùng mình tằm. Trong những mùa nóng, ẩm độ không khí cao, tằm dễ mắc bệnh virus và bệnh do vi khuẩn, có thể sử dụng cloramphelincol cho tằm ăn thêm bằng cách pha nƣớc và phun lên lá dâu cho tằm ăn. Nếu nuôi tằm không lắp lƣới chống nhặng thì sử dụng thuốc Bi58 25% hoặc Bassa 50% pha nồng độ 1/1000 để phun trực tiếp lên mình tằm đợi khô mình tằm cho ăn dâu. Chú ý phải thay phân cho tằm và phun thử trƣớc khi phun cho toàn bộ lứa tằm.
- 19 Có thể dùng nƣớc dấm ăn hoặc axit acetic 1% ngâm tằm, cấp cứu tằm ngộ độc và cho tằm ăn thêm đƣờng, vitamin nhất là vitamin C. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành phòng bệnh tằm. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau: Các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp.
- 20 Bài 3: BỆNH TRUYỀN NHIỄM Mã bài: MĐ06–3 Bệnh truyền nhiễm là một loại bệnh có khả năng lây lan mạnh giữa các cá thể trong một lứa nuôi, lây lan từ thế hệ này sang thế hệ khác và lây lan giữa các vùng nuôi tằm. Đây là loại bệnh nguy hiểm, nguồn bệnh do các loài vi sinh vật gây nên, bệnh phát triển nhanh, mạnh trên diện rộng và gây ô nhiễm môi trƣờng, tổn hại nghiêm trọng về kinh tế cho ngƣời trồng dâu nuôi tằm. Để phòng trừ tốt bệnh truyền nhiễm hại tằm đòi hỏi ngƣời trồng dâu, nuôi tằm phải am hiểu đƣợc những biến đổi sinh lý và triệu chứng tằm bệnh, những nguyên nhân gây bệnh cho tằm và có những biện pháp phòng trừ thích hợp nhất cho từng loại bệnh để đạt hiệu quả cao. Mục tiêu Quan sát và nhận biết những biến đổi sinh lý và triệu chứng tằm bệnh; Tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh cho tằm; Áp dụng biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao; Xây dựng thái độ học tập nghiêm túc, chuyên cần, tác phong khoa học. A. Nội dung 1. Bệnh virus (bệnh bủng mủ) Bệnh virus là bệnh gây hại tằm, ở Việt Nam gọi chung là bệnh tằm bủng mủ, bệnh virus do 4 loại virus gây bệnh và đƣợc gọi tên bệnh cụ thể theo tên từng loại virus. Đó là các bệnh virus nhân đa diện, bệnh virus tế bào chất đa diện, bệnh virus hình cầu và bệnh virus hình trụ. Những biểu hiện đặc trƣng của bệnh virus: Bệnh tằm nghệ đối với giống kén vàng, bệnh bủng mủ đối với giống kén trắng. Triệu chứng này biểu hiện khi tằm bị nhiễm cùng lúc 2 loại virus bệnh virus nhân đa diện và bệnh virus tế bào chất; Ở ruột giữa xuất hiện các virus, sau đó lƣợng virus tăng lên gấp bội và gây bệnh. Các bệnh virus xuất hiện ở tất cả các vùng nuôi tằm, nhƣng đặc biệt là vào mùa vụ hè thu – khi thời tiết xấu – việc tẩy uế cẩu thả và quản lý kém sẽ dẫn đến sự bùng nổ bệnh hàng loạt, làm thất thu nghiêm trọng. Theo số liệu điều tra một số nƣớc và một số khu vực thì bệnh virus chiếm 70 – 80% trong tổng số tổn thất do các loại bệnh tằm.
- 21 1.1. Triệu chứng Tằm bị nhiễm virus thƣờng biểu hiện những triệu chứng sau: Gian đốt thƣờng phồng lên, da bóng, có màu trắng sữa và tằm bò liên tục xung quanh khay nuôi. Da dễ vỡ kèm theo máu màu trắng sữa rỉ ra, cơ thể co ngắn lại và chết. Xác chết của những con tằm bị nhiễm bệnh đen dần và thối rữa. Tằm sinh trƣởng chậm, cơ thể còi cọc, kém ăn và có màu trắng đục. Nếu bệnh xảy ra ở tằm mới lớn thì ngực gần nhƣ trong suốt, cơ thể teo dần, xuất hiện nôn mửa và ỉa chảy, triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh nhiễm trùng máu. Khi bệnh phát triển mạnh thì xuất hiện phân màu trắng. Triệu chứng này thƣờng khác nhau ở từng giai đoạn phát triển của tằm. Nếu nhƣ chúng bị nhiễm ngay trƣớc khi lột xác thì các đốt của nó sẽ phồng lên do màng ngăn giữa các đốt bị gập lại. Nếu tằm ở tuổi 4 và tuổi 5, thì các màng ngăn giữa các đốt phồng lên trông giống nhƣ một đoạn cây tre (gọi là là bệnh tằm nghệ đối với tằm kén vàng) hay còn có tên khác gọi là bệnh tằm khúc. Ở giai đoạn tằm chín sự phồng to rất dễ thấy. H06-2: triệu chứng bệnh bủng mủ (tằm khúc) Đối với bệnh virus, triệu chứng bệnh phát triển chậm và diễn biến kéo dài. Những con tằm tuổi nhỏ khi bị nhiễm ít virus không có biểu hiện bệnh cho đến tận tuổi 4.
- 22 Nếu tằm bị nhiễm bệnh ở tuổi 1 thì sự phát bệnh sẽ thấy ở tuổi 2 và 3. Nếu ở tuổi 2 thì bệnh sẽ bắt đầu ở tuổi 3 và 4. Nếu ở tuổi 3 hoặc 4 thì triệu chứng bệnh xuất hiện ở tuổi 5. Nếu ở tuổi 5 thì hoàn toàn không thấy triệu chứng. Một số tằm bị mắc bệnh ở thời kì sau của tằm tuổi 5 thì kén có màu nâu tối, vỏ kén dễ thủng rách, các chất dịch lỏng nhỏ ra bên ngoài làm nhiễm bẩn vỏ kén. Bệnh này xuất hiện hầu nhƣ trong suốt vụ tằm xuân, trong mùa mƣa ở các tỉnh phía nam. Tằm con bị chết khoảng 3 – 4 ngày sau khi bị nhiễm bệnh, còn tằm trƣởng thành thì sau 4 – 6 ngày. H06-3: Giai đoạn cuối của tằm bệnh bủng mủ 1.2. Sự phát sinh của bệnh Sự lây nhiễm bệnh do các thể virus chủ yếu qua miệng, nhƣng virus tự do cũng có thể đi vào qua các vết thƣơng. Sau khi qua cuống họng, đa diện đi vào ruột, bị hòa tan do chất kiềm trong ruột và giải phóng ra các thể virus. Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể tằm, một số đi vào các cơ quan nội tạng và kí sinh trên những tế bào dễ bị nhiễm ở đó; một số khác có thể cƣ trú tại tế bào ruột giữa. Sự diễn biến bệnh chịu ảnh hƣởng của nhiệt độ (t°) và ẩm độ (rh%), cũng nhƣ số lƣợng và độc tính của virus. Bệnh do virus xuất hiện chủ yếu trong tằm hè – thu.
- 23 Ở mức độ nhất định, sức kháng bệnh virus có liên quan đến thể trạng, giống, giai đoạn phát triển và tình trạng sinh lí của tằm. Những giống tằm nhân nhanh và giống lai F1 của nó thể hiện tính chống chịu tốt với thể virus nhân đa diện, virus tế bào chất đa diện. Đối với lai F1 thì dòng Trung Quốc chống chịu khỏe, dòng Nhật Bản yếu, dòng lai Châu Âu có sức chống chịu ở mức trung bình. Nhìn chung các giống có khả năng chịu nhiệt độ và độ ẩm cao, thì có tính chống chịu tốt đối với bệnh virus hình cầu và con lai có tính chống chịu tốt hơn bố mẹ chúng. Tính chống chịu đối với bệnh virus khác nhau tùy thuộc vào thời kì phát triển của tằm. Tằm tuổi nhỏ có xu hƣớng dễ nhiễm bệnh hơn. Nghiên cứu sự nhiễm LD50 qua miệng đối với bệnh virus nhân đa diện cho thấy: ở tuổi 1 là 1, tuổi 2 là 14, tuổi 3 là 500, tuổi 4 là 550, và tuổi 5 là 1400. Đối với bệnh virus tế bào chất đa diện, nếu LD50 ở tuổi 1 là 1 thì tuổi 2 là 1,7; tuổi 3 là 2,1; tuổi 4 là 2,3 và tuổi 5 là 550. Đối với bệnh virus hình cầu thì nếu LD50 đối với tằm tuổi 1 là 1, tuổi 2 là 1,5; tuổi 3 là 3,0; tuổi 4 là 13, và tuổi 5 là 10.000 – 12.000. Tính chống chịu của từng cá thể có thể tăng lên theo tuổi của nó, nhƣng tính chống chịu đối với bệnh virus tế bào chất đa diện và fv thì không khác nhau nhiều từ tuổi 1 đến tuổi 4. Vì vậy điều quan trọng là không chỉ cần tăng cƣờng quản lí tằm nhỏ mà còn phải chú trọng phòng bệnh đối với tằm lớn. Điều này đặc biệt đúng đối với bệnh virus tế bào chất đa diện và bệnh virus hình cầu, khi sự lây nhiễm ở tuổi 3 và tuổi 4 lan truyền qua khay nuôi có thể dẫn đến sự bùng phát dịch bệnh ở tuổi 4. Thời kì tằm dễ nhiễm bệnh nhất trong mỗi tuổi là khi tằm mới lột xác. Thời gian tằm chống chịu khỏe nhất là thời kì chúng ăn mạnh nhất. Tuy nhiên, tính chống chịu có xu hƣớng giảm sút khi gần đến lúc tằm lột xác. 1.3. Điều kiện môi trƣờng Thể trạng của tằm phụ thuộc nhiều vào điều kiện cho ăn và chất lƣợng thức ăn. Tính chống chịu của tằm đối với bệnh virus phụ thuộc vào thể trạng tằm, tằm khỏe chống bệnh tốt hơn. Nhiệt độ ở thời kì ấp trứng và thời kì tằm con có ảnh hƣởng đến tính chống chịu đối với bệnh. Ví dụ: khi ấp trứng ở 250C sẽ gấp 14 lần khi ở 320C. Nếu từ tuổi 1 đến tuổi 3 tằm đƣợc nuôi ở 2 ngƣỡng nhiệt độ khác nhau là 25 và 300C, rồi cấy virus tế bào chất đa diện, thì thể hiện tình trạng bệnh ở ngƣỡng 250C là thấp nhất. Tỉ lệ cao về bệnh virus tế bào chất đa diện và virus hình cầu đối với tằm vụ hè thu có liên quan đến nhiệt độ. Bệnh virus nhân đa diện với tằm vụ xuân có
- 24 liên quan đến ẩm độ (rh%). Nhiệt độ và ẩm độ cao có ảnh hƣởng đến tính chống chịu của tằm, nó làm tăng tính dễ nhiễm bệnh. Chất lƣợng và số lƣợng lá dâu có ảnh hƣởng trực tiếp đến chức năng sinh lí của tằm. Ví dụ, nếu cho tằm vụ xuân và vụ hè, ăn lá dâu bánh tẻ hoặc non, thì tằm chỉ ăn những lá dâu non thƣờng mắc bệnh virus nhân đa diện, và nếu điều kiện bất lợi thì tình trạng bệnh càng tăng. Nếu tằm vụ hè và vụ thu phải chịu đói, thiếu lá dâu thì chúng sẽ bị rối loạn trao đổi chất, giảm khả năng chống bệnh. Khi đó chỉ cần có số lƣợng nhỏ virus tế bào chất đa diện chúng cũng dễ nhiễm bệnh virus tế bào chất và virus hình cầu. Hơn nữa, sự nhiễm độc do hóa chất nông nghiệp hoặc do khói thải từ các nhà máy hóa chất độc hại tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh virus. 1.4. Chẩn đoán bệnh Chẩn đoán bệnh dựa vào những điểm sau: Ở thời kì nhiễm bệnh ban đầu là đầu tằm có màu xanh, không lột xác, da bóng. Sau đó toàn bộ cơ thể có màu trắng sữa, tằm bò liên tục, gai đuôi bị đứt và cuối cùng 1 chất lỏng hoặc máu màu trắng sữa ứa ra. Nếu nhƣ triệu chứng của bệnh không biểu hiện rõ nhƣ vậy thì cắt đuôi hoặc chân lấy mẫu để diểm tra. Chuẩn bị mẫu tƣơi, quan sát dƣới kính hiển vi phóng đại 400 lần tìm sự có mặt của đa diện, rồi dựa vào đó để chẩn đoán bệnh. H06-4: triệu chứng tằm không lột xác (tằm trốn ngủ)
- 25 1.5. Phòng trừ bệnh virus Hiện nay bệnh virus là bệnh phổ biến rộng rãi trong các bệnh tằm, là loại bệnh nguy hiểm nhất đối với tằm. Khi biết rõ nguyên nhân của từng bệnh, ta có thể khống chế đƣợc bệnh bằng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Những phƣơng pháp phòng trừ chính: 1.5.1. Khử trùng triệt để, tiêu diệt nguồn bệnh Tiêu diệt nguồn gây bệnh là biện pháp cơ bản trong phòng trừ bệnh virus và việc khử trùng thích hợp là 1 biện pháp quan trọng. Trƣớc khi nuôi tằm phải khử trùng môi trƣờng xung quanh một cách toàn diện. Sau đó khử trùng nghiêm ngặt các phòng nuôi tằm, phòng dự trữ lá dâu còn phòng né thì cần khử trùng vài lần. Kế hoạch khử trùng chặt chẽ phải đƣợc vạch ra và thi hành nghiêm chỉnh. Sắp xếp trong phòng nuôi tằm phải hợp lí – tằm con và tằm lớn (lên né) nuôi ở những phòng riêng. Vào cuối vụ, những con tằm chết trên giá là nguồn nhiễm bệnh mạnh nhất. Vì chúng chứa 1 số lƣợng lớn những virus còn rất khỏe. Vì vậy, việc tẩy uế phải đƣợc tiến hành ngay sau khi thu hoạch kén để ngăn ngừa sự lan truyền của virus và sự nhiễm bẩn môi trƣờng. 1.5.2. Tách riêng tằm khỏe mới lột xác Phƣơng thức truyền bệnh chủ yếu nhất là qua khay nuôi. Vì vậy phải loại trừ nguồn gây bệnh trong các khay nuôi, đặc biệt là phải ngăn ngửa lây nhiễm cho tằm tuổi nhỏ. Tằm bị nhiễm bệnh virus, sinh trƣởng chậm, lột xác muộn và kéo dài. Phân của những con tằm này trong nong ngày càng tăng, tằm khỏe tiếp xúc với phân tằm bệnh sẽ bị lây nhiễm bệnh. Từ đó, dịch bệnh co nguy cơ phát triển mạnh trong nong. Trong thời gian nuôi luôn phải theo đúng kĩ thuật, tách những con tằm lột xác ra khỏi những con chƣa lột xác và nuôi riêng, cách li tằm khỏe để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Khử trùng mình tằm, cũng nhƣ với khay nuôi, là cần thiết. Đối với các bệnh virus tế bào chất nhân đa diện và virus hình cầu thì khử trùng tằm ở tuổi 3 và tuổi 4 để ngăn chặn sự bùng nổ bệnh ở tằm tuổi 5 là biện pháp có tính quyết định và là bắt buộc. Khi phát hiện tằm bệnh trong quần chủng tằm thì phải loại bỏ ngay để tiêu diệt nhân tố gây bệnh. Để ngăn ngừa sự lây lan bệnh do con ngƣời và môi trƣờng, thì cần xử lí cẩn thận phân tằm bệnh, không đƣợc để phân tằm trong nhà tằm hoặc bón bừa bãi cho ruộng dâu.
- 26 1.5.3. Cải tiến việc cho ăn và chăm sóc tằm Sự lây nhiễm bệnh và tổn hại do bệnh virus gây ra có liên quan mật thiết với sức khỏe của tằm. Vì vậy trong quá trình nuôi cần lƣu ý nuôi dƣỡng và quản lí tốt, quan tâm đến các điều kiện sống và yêu cầu sinh lí của tằm. Trong quá trình ấp trứng và nuôi cần tránh nhiệt độ và ẩm độ cao quá mức. Ở thời kì tằm phải đề phòng điều kiện oi ả ngột ngạt, phải thực hiện thông gió chu đáo. Ẩm độ phòng nuôi và các khay phải đƣợc điều chỉnh thƣờng xuyên. Việc thu hái, vận chuyển và bảo quản lá dâu phải đƣợc chú trọng để đảm bảo lá dâu có đủ chất lƣợng tốt đáp ứng nhu cầu nuôi tằm. Để tránh gây thƣơng tổn cho tằm, không nên nuôi với mật độ quá dày. 1.5.4. Sử dụng những giống tằm chống bệnh Trong việc chọn lọc để tạo những giống tằm chống bệnh và khỏe mạnh cần lƣu ý đến các đặc điểm của mùa vụ nuôi và điều kiện thực tế của mỗi địa phƣơng. Chọn giống đúng đắn phải có ý nghĩa thực tế trong việc ngăn ngừa các bệnh virus phát sinh và lan truyền cũng nhƣ giảm bớt những thất thoát về kinh tế. Hiện nay chƣa có các loại thuốc đặc trị có hiệu lực cao để trộn vào thức ăn nhằm trị bệnh cho tằm. Theo kinh nghiệm thì cho tằm ăn thêm cloramphenicol cho một số hiệu quả. Phƣơng pháp này chủ yếu là ức chế vi khuẩn đƣờng ruột và làm yếu hoặc hãm bớt việc phát sinh các bệnh virus tế bào chất đa diện và virus hình cầu. Ngƣời ta đã tiến hành nghiên cứu về khả năng tác động vào virus và quá trình miễn dịch đối với virus về phép “điều trị nhiệt độ cao” để ức chế các bệnh virus tế bào chất và virus hình cầu ở tằm. 2. Bệnh vi khuẩn Bệnh vi khuẩn là bệnh phổ biến của tằm và có xu hƣớng xuất hiện trong nhũng vụ tằm có thời tiết nóng ẩm. Bệnh vi khuẩn ít khi bùng phát hàng loạt. Tuy nhiên, nếu việc khử trùng không đƣợc chú ý thƣờng xuyên, nếu phân tằm để lâu trong khay nuôi, lá dâu bị nhiễm khuẩn, hoặc sử dụng thuốc diệt khuẩn không an toàn, thì bệnh vi khuẩn có thể gây tổn thất lớn. Bệnh vi khuẩn đƣợc gọi là bệnh thối nhũn, bởi vì khi tằm chết thì xác của nó mềm nhũn và thối rữa. Bệnh này đƣợc phân loại theo 3 dạng vi khuẩn nhƣ sau: Bệnh nhiễm khuẩn đƣờng máu hay còn gọi là nhiễm trùng máu. Nhiễm khuẩn đƣờng ruột hoặc nhiễm trùng độc tố. Bệnh vi khuẩn độc tố
- 27 2.1. Bệnh nhiễm trùng máu (bệnh hoại huyết) Trong bệnh này, vi khuẩn sống và nhân lên rất nhanh trong máu của tằm, nhộng và ngài. Sự nhiễm trùng máu trong cơ thể nhộng và ngài thƣờng làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến năng suất trứng. Có 2 loại vi khuẩn phổ biến gây ra bệnh nhiễm trùng máu đó là vi khuẩn bacillus sp. và vi khuẩn serratia marcescens. Tính kháng của vi khuẩn bacillus sp. tốt hơn vi khuẩn serratia marcescens. Trừ dung dịch vôi, còn vôi bột, clorua vôi, foormaldehyt và các chất vệ sinh thông thƣờng khác vẫn sử dụng trong nghề nuôi tằm và đem lại hiệu quả khử trùng tốt. 2.1.1. Triệu chứng bệnh nhiễm trùng máu Tằm di chuyển chậm chạp, kém ăn, cơ thể duỗi thẳng, các đốt ngực sƣng phồng lên, các đốt bụng co lại, có hiện tƣợng nôn mửa, phân mềm dạng hạt lấm tấm. Tằm chết thì đầu và ngực duỗi thẳng, cơ thể mềm nhũn và biến màu, vách cơ thể dễ vỡ để chảy ra chất lỏng mùi hôi thối. H06-5: Xác chết của tằm bị bệnh nhiễm trùng máu (Bệnh hại huyết) Khi tằm mới chết vì bệnh do vi khuẩn bacillus sp. trên lƣng đốt ngực hoặc đốt bụng 4 – 6 biểu hiện màu xanh tối, sau đó lan ra toàn bộ cơ thể, xác tằm biến màu đen thối rữa và rỉ ra chất lỏng màu sẫm.
- 28 Xác chết của tằm bị bệnh do vi khuẩn serratia marcescens có các đốm bệnh màu nâu tối, toàn bộ cơ thể mềm nhũn, sau đó toàn thân chuyển sang màu đỏ sáng nhạt. Khi động đến thì chất dịch màu đỏ nhạt rỉ ra. Bệnh nhiễm trùng máu là loại bệnh cấp phổ biến. Nhiệt độ môi trƣờng càng cao, bệnh phát triển càng nhanh. Thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi chết: nếu nhiệt độ môi trƣờng > 280C khoảng 10 giờ tằm chết và ở nhiệt độ 250C thì sau 1 ngày tằm chết. 2.1.2. Sự phát sinh bệnh Vi khuẩn sống chủ yếu ở môi trƣờng tự nhiên, ở trong đất và bám theo các hạt bụi, trong nƣớc cống, trên lá dâu, trong phòng nuôi và trên các dụng cụ khác. Môi trƣờng nóng ẩm, nhiệt độ và độ ẩm cao là điều kiện thích hợp nhất cho sự truyền lan của vi khuẩn này. Bệnh này xuất hiện chủ yếu vào mùa mƣa và mùa nhiều sƣơng mù. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể tằm, nhộng và ngài chủ yếu qua vết thƣơng cơ giới. Chúng nhân lên nhanh trong máu và phá vỡ chức năng sinh lí bình thƣờng của máu, làm loạn quá trình trao đổi chất dẫn đến tằm bị bệnh và chết. Tằm tuổi 5 dễ bị bệnh nhất. Thực tế bệnh này xuất hiện nhiều và gây hại nặng nhất vào cuối tuổi 4. Việc nuôi không cẩn thận, khay nuôi quá chật, để phân lƣu cữu trong khay và động tác quá mạnh khi dọn phân, cho tằm lên né, thu kén, cho giao phối đã làm tổn thƣơng đến tằm, nhộng và ngài, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Những dụng cụ bẩn trong phòng bảo quản lá dâu, đặc biệt là khi bảo quản lá dâu ƣớt, đã tạo điều kiện cho sự lan truyền của vi khuẩn và làm nhiễm bẩn lá dâu. 2.1.3. Chẩn đoán Chẩn đoán bệnh dựa vào những triệu chứng ở từng cá thể tằm nhƣ: Sự thay đổi màu sắc của xác chết. Hiện tƣợng thối rữa và mùi thối. Sử dụng kính hiển vi để kiểm tra xác định vi khuẩn. Để chính xác thì tốt nhất là phải kiểm tra tìm vi khuẩn ngay trƣớc khi tằm chết. 2.2. Bệnh vi khuẩn đƣờng ruột Bệnh vi khuẩn đƣờng ruột còn gọi là bệnh trong đầu, bệnh tằm teo; gây ra do vi khuẩn tăng nhanh trong hệ thống tiêu hóa. Nguyên nhân gây bệnh chƣa rõ ràng. Khi kiểm tra bệnh phẩm tìm thấy phổ biến là vi khuẩn steptococcus sp. Vi khuẩn có hình tròn, 2 hoặc nhiều chỗ nối
- 29 tạo thành chuỗi hạt. Kích thƣớc 0,7 – 0,9 µm. Ngoài steptococcus, vi khuẩn bacilli trong hệ thống tiêu hóa cũng gây ra bệnh này. 2.2.1. Triệu chứng bệnh trong đầu Triệu chứng chung của bệnh này là tằm giảm sức ăn, di chuyển chậm chạp, cơ thể còi cọc, sinh trƣởng chậm và các triệu chứng mãn tính khác. Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào thời kì phát triển của tằm và các loại vi khuẩn kí sinh trong đƣờng tiêu hóa. Tằm bệnh có biểu hiện tằm tuổi nhỏ không lên dâu, tằm tuổi lớn bò nhiều lên trên lá dâu, trên cạp nong. Giai đoạn sau cơ thể co ngắn lại, đầu trong suốt, có thể ỉa chảy. Tằm bệnh thƣờng ẩn nấp dƣới lá dâu. Khi bị bệnh cấp tính tằm có thể chết ngay trong khi lột xác. Xác chết có màu nâu tối, mục rữa và có mùi hôi thối. 2.2.2. Sự phát sinh bệnh Đối với bệnh vi khuẩn đƣờng ruột, thức ăn không phải là nguyên nhân gây bệnh chính trên tằm khỏe. Khi chăm sóc kém, gặp điều kiện môi trƣờng bất lợi, đặc biệt là sau khi tằm ăn phải những lá dâu quá già hoặc quá non thì chức năng sinh lý của tằm bị rối loạn, đặc tính kháng vi khuẩn của dịch tiêu hóa và máu suy yếu, làm vi khuẩn tăng nhanh và gây ra bệnh. Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở thời kỳ tằm tuổi nhỏ và tằm mới lột xác ở các tuổi khác nhau. 2.2.3. Chẩn đoán Nếu các biện pháp loại bỏ tằm bệnh, cải thiện môi trƣờng nuôi và thêm cloramphenicol vào thức ăn mà kết quả rõ rệt thì có thể chẩn đoán là bệnh này. Kiểm tra dịch tiêu hóa trong ruột dƣới kính hiển vi, nếu thấy nhiều vi khuẩn thì cũng chẩn đoán là bệnh vi khuẩn đƣờng ruột. 2.3. Bệnh vi khuẩn độc tố Bệnh khuẩn độc tố, còn gọi là bệnh “sotto”. Tằm nhiễm bệnh khuẩn độc tố vì ăn phải độc tố do nha bào bacilli sinh ra. Thuốc diệt khuẩn bacillus thuringiensis và các thuốc tƣơng tự áp dụng trong các vùng nuôi tằm cũng là nguyên nhân gây nhiễm và lan tràn của bệnh. 2.3.1. Nguyên nhân gây bệnh Vi khuẩn có dạng hình gậy, phần cuối hơi tròn, có lông roi và thƣờng tạo thành chuỗi liên kết với nhau, nhuộm gram âm. Khuẩn lạc tròn có màu trắng sữa. Sau khi đạt tới giai đoạn phát triển nhất định các thể sinh dƣỡng tạo thành bào xác, trong đó bào tử phát triển ở một đầu còn đầu kia là tinh thể prôtein (một thể kết tinh phụ của bào tử).
- 30 Bào tử có hình ô van hoặc hình ống, có tính khúc xạ, khó nhuộm màu, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi và khi gặp điều kiện thích hợp thì phát triển thành thể sinh dƣỡng. Thể kết tinh có hình thoi và chứa nội độc tố đelta ( ). Tinh thể prôtein chứa nhiều enzym, không tan trong nƣớc và các dung môi hữu cơ nhƣ axêtôn, nhƣng hòa tan trong dung dịch kiềm. Nó có độ độc cao đối với sâu non bộ cánh vảy và là nguyên nhân làm tằm chết sau khi ăn phải vài giờ. 2.3.2. Triệu chứng Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở tằm tuổi lớn, đặc biệt là giai đoạn tằm chín, và có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh cấp tính là do tằm ăn phải số lƣợng lớn vi khuẩn độc tố “sotto” và chết đột ngột trong 10 phút hoặc vài giờ. Triệu chứng chính là ngừng ăn đột ngột, đầu giƣơng cao, co thắt và giẫy dụa, kiệt sức, đột ngột ngã xuống và chết. Ngay sau khi chết, cơ thể duỗi thẳng ra, sờ vào thấy cứng, đầu xuất hiện hình móc (đây là đặc điểm của bệnh này). Xác chết chuyển màu chậm cho đến khi thành màu đen, rồi thối rữa và rỉ ra chất dịch màu nâu tối, hôi thối. Khi tằm ăn phải lƣợng nhỏ vi khuẩn độc tố sotto thì nó bị bệnh mãn tính. Sức ăn của tằm giảm, phân hình dạng không đều, thỉnh thoảng xuất hiện nôn mửa. Tằm bị liệt, ngực và đuôi trở nên trong suốt, tằm nằm bất động ở trong lá thừa, phân. Bệnh có thể kéo dài vài ngày tằm mới chết. 2.3.3. Sự phát sinh bệnh Vi khuẩn “sotto” là nguyên nhân gây bệnh ngẫu nhiên. Có thể tìm thấy một lƣợng lớn vi khuẩn này trong cơ thể và phân của tằm bệnh, những côn trùng hại dâu bị bệnh, trong nƣớc bị nhiễm bẩn. Đó là nguồn nhiễm bệnh chính. Những thuốc diệt khuẩn dùng không đúng cách cũng có thể gây nhiễm bệnh này. Con đƣờng xâm nhiễm chính là qua miệng. Sau khi tằm ăn phải lá dâu nhiễm vi sinh vật gây bệnh từ tằm bệnh, từ xác và phân tằm bệnh, thì tiền bào tử bị tiêu hóa do chất kiềm trong dịch ruột sẽ giải phóng ra các độc tố làm tằm bị say và chết. Môi trƣờng ẩm là yếu tố chính dẫn đến bệnh (nhƣ trong những ngày mây mù, ngày mƣa, ẩm độ cao mà sự khử ẩm lại khó khăn). Đặc biệt là khi liên tục cho ăn lá dâu ƣớt, làm khay nuôi bị ẩm ƣớt. Điều kiện nhƣ vậy rất thích hợp cho sự sinh sôi và lan truyền của vi khuẩn nhƣng lại làm cho tằm yếu đi, khiến tỷ lệ mắc phải bệnh vi khuẩn độc tố cao. Nếu dự trữ quá nhiều lá dâu trong phòng chứa, đồng thời nhiệt độ và độ ẩm lại cao, thì vi khuẩn càng nhân nhanh. Lá dâu mang vi khuẩn làm tăng cơ hội nhiễm bệnh.
- 31 2.3.4. Chẩn đoán Bệnh vi khuẩn độc tố không có triệu chứng nổi bật, thậm chí ngay cả khi tằm sắp chết. Không thấy biến màu khi chết; sờ xác tằm thấy cứng, đầu thụt vào tạo thành dạng móc. Trƣờng hợp bệnh cấp thì giữ tằm một thời gian ngắn (khoảng 1 ngày), sau đó lấy mẫu dịch chứa trong ruột làm một mẫu tƣơi quan sát dƣới kính hiển vi. Nếu phát hiện một lƣợng lớn các thể sinh dƣỡng tinh thể tiền bào tử thì đó chính là bệnh vi khuẩn độc tố. Cũng có thể giữ tằm bệnh một ngày, sau đó lấy dịch ruột giữa ra cho vào nƣớc vô trùng. Chất nổi trên mặt trong suốt đem cho tằm 1 tuổi ăn cùng thức ăn; nếu gây ra nhiễm độc cấp thì chẩn đoán là bệnh này. 2.4. Phòng trừ các bệnh do vi khuẩn Ngoài việc khử trùng thông thƣờng cần phải chú ý giữ vệ sinh phòng nuôi, phòng dự trữ lá dâu, khay nuôi và nguồn nƣớc. Chú ý chọn lá dâu phù hợp và giữ cho lá dâu tƣơi. Tránh dự trữ quá nhiều lá dâu trong kho. Lá dâu cần đƣợc bảo quản khô ráo và tƣơi, trƣớc khi cho ăn 15 – 30 phút phải đảo tơi dâu cho thoáng khí, thoát nhiệt. Tăng cƣờng thông gió và khử ẩm. Nên rắc một ít vôi bột hoặc chất hút ẩm trên các khay nuôi để giữ cho chúng luôn khô ráo. Chú ý theo dõi sức ăn của tằm. Khi phát hiện ra tằm bệnh phải tách chúng ra và khử trùng ngay. Cải tiến chế độ ăn và chăm sóc, duy trì khoảng cách thích hợp. Khi cắt và chọn kén, cho ngài giao phối thì các thao tác phải cẩn thận để tránh làm tằm bị thƣơng. Phòng trừ dịch hại cây dâu. Cấm sử dụng biện pháp sinh học cùng với thuốc diệt khuẩn ở các khu vực nuôi tằm. Thêm vào thức ăn 500 – 1000 đơn vị quốc tế chloramphenicol (nếu là syntomycine thì liều lƣợng gấp đôi). Trong thời gian bệnh bùng nổ nghiêm trọng, cứ 8 giờ 1 lần cho thức ăn có trộn thuốc trên, và ăn liên tục một số liều. 3. Bệnh nấm Bệnh nấm là do nấm kí sinh trên cơ thể tằm, nhộng và ngài. Tằm chết có biểu hiện bị cứng lại. Ở Nhật Bản gọi là bệnh calcino. Bệnh nấm đƣợc phân loại theo màu sắc của các bào tử trên tằm chết. Vì vậy chúng ta thấy có các bệnh nấm trắng hay bệnh tằm vôi, bệnh nấm cúc vàng, bệnh nấm xanh, bệnh nấm đen và bệnh nấm hồng.
- 32 Trong số những bệnh do nấm gây ra, phổ biến nhất là bệnh tằm vôi, bệnh nấm cúc vàng và bệnh nấm xanh. Bệnh nấm đƣợc chặn đứng từ khi phổ biến bột trừ các bệnh nấm xác cứng ở tằm. 3.1. Bệnh tằm vôi 3.1.1. Nguyên nhân bệnh Bệnh này do nấm beauveria bassiana (balsamo) vnillemin gây ra. Nó thuộc giống beauveria, họ moniliaceae, bộ monialiales, nhóm nấm bất toàn. Chu kì phát triển của nấm beauveria bassiana gồm 3 giai đoạn: Đính bào tử Sợi nấm dinh dƣỡng Sợi nấm ƣa khí Đính bào tử (condia) Đính bào tử có hình cầu hoặc hình ô van, không màu nhƣng dƣới kính hiển vi có màu xanh nhạt, thƣờng tập hợp lại thành dạng phấn trắng. Khi điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp thì sau khoảng 10 giờ bám vào cơ thể tằm, bào tử nẩy mầm, các ống mầm mọc ra, đồng thời tiết theo chất phân giải vỏ kitin khiến chúng đâm thủng đƣợc vách cơ thể tằm, định vị và nhân nhanh trong cơ thể tằm. Sợi nấm sinh dƣỡng Ống mầm xâm nhập, phát triển thành sợi nấm sinh dƣỡng. Ở đỉnh sợi nấm hình thành các sợi nấm ngắn hình tròn hoặc hình ô van. Chúng có thể tự tách ra và kéo dài để tạo thành sợi nấm sinh dƣỡng. Sợi nấm ƣa khí (aerial mycelium) Sợi nấm sinh dƣỡng đâm thủng vách ra ngoài trở thành sợi nấm ƣa khí trên cơ thể tằm. Chúng mọc ra các conidiophories, từ đó tạo thành những cành nhỏ, mỗi cành có một hoặc nhiều conidia. Giai đoạn phát triển của nấm tằm vôi từ khi bào tử nảy mầm tới sợi nấm sinh dƣỡng, sợi nấm ngắn và đính bào tử là một chu kỳ. Bào tử của nấm Beauveria bassiana có thể tồn tại trong môi trƣờng tự nhiên vài tháng đến 1 năm. Có thể diệt nấm bằng bột tẩy trắng có 2% hoạt chất clo hoặc 1% formalin, trong 5 – 7 phút. 3.1.2. Triệu chứng Tằm có thể nhiễm bệnh tằm vôi ở giai đoạn tằm, nhộng và ngài.
- 33 3.1.2.1. Triệu chứng ở tằm Ở giai đoạn mới nhiễm bệnh triệu chứng không rõ rệt, nhƣng nếu bệnh tiến triển thì xuất hiện các vết bệnh giống nhƣ giọt dầu trên cơ thể tằm. Tằm sắp chết ỉa phân mềm và nôn mửa. Mới chết thì đầu tằm mềm và đàn hồi, nhƣng sau đó cứng lại ngay và chuyển sang màu nâu đỏ. H06-6: Bệnh tằm vôi khi mới chết Một hai ngày sau, lông sợi nấm mọc lên giữa các màng gian đốt; cuối cùng thì toàn cơ thể phủ một lớp bột đính bào tử (conida) màu trắng. Số lƣợng đính bào tử ở tằm tuổi 5 có thể đạt tới 10. 000 – 20. 000 triệu. H06-7: Xác tằm vôi
- 34 3.1.2.2. Triệu chứng trên nhộng Sự nhiễm bệnh ở giai đoạn nhộng làm nhộng khô héo đi. Phản ứng chậm chạp với kích thích bên ngoài, ngực co ngắn và sợi nấm ƣa khí cùng với conida phát triển giữa các màng gian đốt. 3.1.2.3. Triệu chứng trên ngài Cơ thể ngài cứng, cánh dễ rụng. Thời gian từ nhiễm bệnh đến chết, thông thƣờng 2 – 3 ngày đối với tằm tuổi 1 và tuổi 2; 3 – 4 ngày đối với tằm tuổi 3; 4 – 5 ngày đối với tằm tuổi 4 và 5 – 6 đối với tằm tuổi 5, tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, thể trạng của tằm. 3.1.3. Sự phát sinh bệnh Sự sinh trƣởng mạnh mẽ của sợi nấm sinh dƣỡng và sợi nấm ngắn hút mất chất dinh dƣỡng và nƣớc của cơ thể tằm, gây ra các tinh thể trong máu. Máu bị mờ đục, chức năng và sự lƣu thông máu bị cản trở. Sợi nấm sinh dƣỡng còn sinh ra độc tố làm tằm trúng độc và chết. Trƣớc khi tằm chết thì hệ sợi nấm sinh trƣởng chủ yếu ở trong máu, ít khi tràn vào các cơ quan khác, nhƣng sau khi tằm chết thì nó đi vào các mô khác hút lƣợng nƣớc lớn, đó là nguyên nhân làm cho xác tằm bị hóa cứng. 3.1.4. Sự lây lan của bệnh 3.1.4.1. Nguồn lây nhiễm Nấm Beauveria bassiana là kí sinh gây bệnh có từ rất nhiều nguồn khác nhau: chủ yếu từ xác chết và phân của tằm bệnh, xác chết và chất thải của côn trùng mắc bệnh ở ngoài đồng ruộng. Một số vùng sử dụng nấm này nhƣ một biện pháp sinh học đề phòng trừ sâu hại. Đó cũng là một nguồn nhiễm bệnh. Bào tử của nấm Beauveria bassiana rất nhiều, nhẹ và nhỏ. Chúng có thể phát tán nhờ gió đến chỗ nuôi tằm và các vùng xung quanh làm cho những vùng đó bị nhiễm nấm. 3.1.4.2. Phƣơng thức lây nhiễm Chủ yếu bằng phƣơng pháp tiếp xúc qua vết thƣơng cơ giới ở da, không nhiễm bệnh qua đƣờng tiêu hóa. 3.1.4.3. Các yếu tố dẫn đến nhiễm bệnh Khả năng xâm nhiễm của bệnh tùy thuộc vào các giai đoạn sinh trƣởng khác nhau của tằm. Giai đoạn tằm dễ bị nhiễm bệnh hơn giai đoạn ngài. Trong cùng một tuổi thì tằm mới lột xác dễ bị nhiễm bệnh hơn tằm sắp lột xác. Tỉ lệ nhiễm bệnh giảm khi tằm lớn lên, nhƣng khi tằm chín và hóa nhộng thì khả năng nhiễm bệnh lại nặng. Nhiệt độ và độ ẩm có mối quan hệ mật thiết đối với sự xuất hiện của bệnh này, đặc biệt là độ ẩm. Ẩm độ 90 – 100% thích hợp nhất cho sự nảy mầm của đính bào tử (conidia). Chúng không nảy mầm ở độ ẩm dƣới 70%. Trong khoảng
- 35 ẩm độ tối ƣu và khoảng nhiệt độ từ 10 – 280C, thì nhiệt độ càng cao khả năng nảy mầm của conidia càng tốt. Nhiệt độ tối ƣu là 24 – 280C. Conidia không nảy mầm ở nhiệt độ 330C. Vì nhiệt độ 24 – 280C cũng là nhiệt độ tối ƣu đối với tằm nên điều tiết ẩm độ là biện pháp chính để ngăn ngừa bệnh này. Phƣơng pháp nuôi tằm cũng ảnh hƣởng đến tình trạng bệnh. Bệnh dễ dàng thành nặng khi nuôi tằm có che các tấm plastic trong mùa ẩm. Xu hƣớng bệnh cũng tăng khi trần nhà của phòng nuôi thấp, thông gió kém, hoặc khi phòng nuôi nằm gần nơi cung cấp nƣớc. 3.1.5. Chẩn đoán Chạm vào đầu tằm, thấy đàn hồi, nếu đặt con tằm ở môi trƣờng ẩm, xác của nó cứng và sinh ra conidia trắng thì tằm đã bị bệnh tằm vôi. Nếu triệu chứng không rõ thì làm một mẫu máu tƣơi đem soi kính hiển vi, khi thấy có sợi nấm ngắn hoặc sợi nấm sinh dƣỡng, thì đó là cơ sở để chẩn đoán là bệnh tằm vôi. 3.1.6. Ngăn ngừa bệnh tằm vôi Khi bệnh tằm vôi đã xuất hiện phải làm vệ sinh sạch sẽ phòng nuôi cùng các dụng cụ nuôi và chỉ sử dụng lại sau khi đã sấy khô hoặc phơi nắng. Tiến hành khử trùng cẩn thận. Nếu phát hiện đƣợc tằm bệnh khi conidia nảy mầm thì phải đem đốt hoặc cho vào bình đựng vôi; không đƣợc quẳng bừa bãi ra xung quanh. Phân tằm phải thu dọn cẩn thận và khử trùng bằng thuốc chống nấm tằm vôi. Loại trừ dịch hại dâu ngoài đồng ruộng, các khu vực nuôi tằm không đƣợc dùng thuốc trừ nấm beauveria bassiana. Giữ ẩm độ phòng nuôi và khay nuôi cho thích hợp. Rải nhiều chất hút ẩm xung quanh phòng. 3.2. Bệnh nấm cúc vàng Bệnh nấm cúc là do nấm aspergillus sp. kí sinh trên tằm. Nấm cúc có nhiều loài, nhƣng aspergillus flavus link và aspergillus oryzae wehmer là mối đe dọa lớn nhất đối với tằm. 3.2.1. Nguyên nhân bệnh Nguyên nhân gây ra bệnh này là các nấm thuộc giống nấm cúc aspergillus, họ moniliaceae, bộ moniliales thuộc nhóm nấm bất toàn. Vòng đời của nấm Aspergillus flavus và a. oryzae giống nhau, có 3 giai đoạn: đính bào tử, sợi nấm sinh dƣỡng và sợi nấm ƣa khí; nhƣng chúng không sinh ra loại sợi nấm ngắn.
- 36 Đính bào tử (Conidia) Đính bào tử của bệnh này lớn hơn đính bào tử của bệnh tằm vôi; hình cầu kích thƣớc 3 – 7 µm; một số có bề mặt nhẵn, một số có bề mặt ráp; màu vàng nhạt, sau chuyển sang nâu. Nhiệt độ nảy mầm tối ƣu là 30 – 350C. Trong tất cả các loài nấm gây bệnh cho tằm, thì conidia của nấm này có tính chống chịu tốt nhất đối với các yếu tố môi trƣờng, chúng có khả năng sống 1 năm hoặc lâu hơn. Conidia của nấm này có tính chống chịu tƣơng đối cao với các chất khử trùng. Ví dụ đối với formalin 2% một số chủng chỉ bị khử sau 5 giờ; nếu xử lý formalin 2% trong 30 phút chúng mất hoạt tính. Xử lí với 0,3% hoạt chất clo trong 20 – 30 phút cũng làm chúng mất hoạt tính. Vì cậy cần quan sát theo dõi đặc biệt khi khử nấm cúc. Sợi nấm sinh dƣỡng Conidia bám vào cơ thể tằm và phát triển thành sợi nấm sinh dƣỡng. Nó không tạo thành sợi nấm ngắn và chỉ sinh trƣởng tại chỗ nó xâm nhiễm. Sợi nấm ƣa khí Gốc chùm đính bào tử (conidiophore) đặc; phần cuối mở rộng thành hình cầu hoặc hình ovan, gọi là “túi apical”, gồm 1 – 2 dãy Sterigma (cuống bào tử) tỏa ra. Sterigma của nấm a. Flavus có dạng gần hình cầu, còn của a. Oryzae là dạng hình cầu, và conida gắn thàn chuỗi trên đó. Nấm a. Flavus có thể tiết ra nhiều độc tố trong suốt thời kì sinh trƣởng của chúng. Trong đó có aflatoxin b1 là một trong những chất có độc cao nhất. Nó không chỉ độc với tằm mà còn thể hiện tính chất gây ung thƣ đối với ngƣời và động vật bấc cao khác. 3.2.2. Triệu chứng Bệnh nấm cúc vàng xuất hiện chủ yếu ở tằm tuổi 1, tuổi 2 và giảm đi theo tuổi. Nhộng và trứng cũng có thể bị nhiễm bệnh trong môi trƣờng ẩm. Sau khi bị nhiễm bệnh, tằm tuổi 1 ngừng ăn, bị hôn mê và nằm dƣới đáy khay nuôi. Ở nơi nhiễm các sợi nấm thì trên xác chết xuất hiện các vết lõm răng cƣa và một ngày sau sợi nấm ƣa khí xuất hiện. Sau đó, các thể conidia vàng và nâu phủ khắp cơ thể. Trên tằm đã lớn bị bệnh thì xuất hiện những đốm bệnh lớn lộn xộn. Ngay trƣớc khi chết đầu ngực tằm duỗi thẳng, xuất hiện nôn mửa. Đặc điểm của bệnh này là xác chết bị cứng ở những nơi nấm xâm nhập, còn những phần khác thì đen dần và thối rữa. Sợi nấm ƣa khí và conidia xuất hiện ở những chỗ bị cứng.
- 37 Khi tằm tuổi 1 bị nhiễm, nó chết ở đầu tuổi 2; nếu bị nhiễm ở tuổi 2 thì chết ở đầu tuổi 3. Nhiễm bệnh lúc nhộng sắp vũ hóa thì các đốm bệnh đôi khi xuất hiện, nhƣng lại mất đi khi lột xác và tằm khỏe trở lại. Nếu nhiễm bệnh ở giai đoạn tằm chín và nhộng thì nhộng bị cứng lại và có màu nâu tối. Khi ẩm độ xung quanh lên cao, nhộng bị mốc do các sợi nấm ƣa khí sinh sôi mạnh trên cơ thể tằm. Trứng tằm giữ ở môi trƣờng ẩm dễ bị kí sinh nấm cúc aspergillus và bị mốc phủ. Điều này dần đến phôi bị nghẹt thở và chết. 3.2.3. Sự phát sinh bệnh Sau khi conidia nảy mầm và xâm nhập vào cơ thể tằm, hệ sợi nấm phát triển chậm, không hình thành các sợi nấm ngắn, nó chỉ phát triển chậm ở nơi nhiễm bệnh. Vì vậy, xác chết của tằm chỉ bị cứng cục bộ. Dƣới ảnh hƣởng của men proteaza và aflatoxin do nấm tiết ra, triệu chứng nhiễm độc xuất hiện, làm tằm chết nhanh. Phôi bị chết ngạt ở thời thời kì ấp trứng vì lỗ thở trên vỏ trứng bị tắc nghẽn do sự sinh trƣởng của sợi nấm aerial trên bề mặt quả trứng. 3.2.4. Nguồn bệnh Vi sinh vật gây bệnh là loại nấm ngẫu nhiên và có tính hoại sinh mạnh, có khả năng sống hoại sinh trên gỗ, tre, đồ dùng, bột nhão, phân tằm, thức ăn gà vịt, xì dầu ở điều kiện ẩm. Những thứ ấy là nguồn nấm rộng lớn, từ đó tác nhân gây bệnh lan tràn. Vì nhiệt độ tối ƣu đối với nấm tƣơng đối cao, nên tỉ lệ tằm mắc bệnh cao hơn trong điều kiện nóng ẩm. 3.2.5. Biện pháp ngăn ngừa Chẩn đoán bệnh này dựa vào hiện tƣợng xác chết hóa cứng và hình thái của sợi nấm. Biện pháp ngăn ngừa về cơ bản giống nhƣ đối với bệnh tằm vôi. Nguồn bệnh chủ yếu là các vật bị mốc. Vì vậy phải đặc biệt chú ý sấy khô khay nuôi và đồ dùng sau khi khử trùng. Luôn đề phòng, cảnh giác phát hiện mốc. Những khay bảo quản trứng tằm phải đƣợc thông gió tốt và khủ ẩm. Tăng cƣờng khử trùng tằm và khay nuôi bằng bột chống nấm xác cứng (nhƣ clorua vôi) trong suốt mùa ẩm và ở các trại tằm có lịch sử mắc bệnh cao. 3.3. Bệnh nấm xanh Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở vụ tằm thu
- 38 3.3.1 Nguyên nhân bệnh Nấm gây bệnh là nomuraea rileyi farlow, thuộc giống nomuraea, họ moniliaceae, bộ moniliales, thuộc nhóm nấm bất toàn. Trƣớc đây đƣợc gọi là spicaria pracina (moulblane) sawada. Nấm nomuraea rileyi có 3 giai đoạn sinh trƣởng giống nhƣ nấm beauveria bassiane (conidia, hệ sợi nấm sinh dƣỡng và hệ sợi nấm ƣa khí). Conidia Conidia có hình ovan, một đầu hơi nhọn, đầu kia hơi tù. Bề mặt xanh và nhẵn, nhƣng khi nhiều conidia tập hợp lại với nhau thì có màu xanh sáng. Nhiệt độ nảy mầm tối ƣu là 22 – 240C; nhiệt độ trên 280C không thích hợp cho sự nảy mầm. Conidia bị mất hoạt tính khi xử lí bằng formalin 1% trong 20 phút ở nhiệt độ 200C và trong 5 phút ở nhiệt độ 250C, xử lí bột tẩy trắng (clorua vôi) chứa 0,2% hoạt chất clo trong 5 phút cũng có thể làm mất hoạt tính của conidia. Sợi nấm sinh dƣỡng Hệ sợi nấm sinh dƣỡng là những sợi nhỏ mịn, vách ngăn không màu. Đa số sợi nấm ngắn có dạng quả đậu hoặc hình ống. Sơi nấm ƣa khí Gốc chùm đính bào tử (conidiophore) có hình bánh xe, ngắn và không phân nhánh. Chúng sinh ra vài cuống (sterigmata) đính bào tử hình quả bầu trên đỉnh mang một chuỗi conidia. Nấm nomuraea rileyi có thể tiết ra độc tố làm cho tằm trúng độc khi tiếp xúc qua da. 3.3.2. Triệu chứng Đặc điểm đặc trƣng của bệnh này là xuất hiện những vết bệnh hình bánh xe không đều, màu nâu tối, trên mặt lƣng và mặt bụng. Vòng ngoài các đốm bệnh tối hơn ở giữa. Khi chết, xác tằm có màu trắng sữa, đàn hồi, đầu và ngực duỗi thẳng. Xác chết cứng lại dần nhƣng không chuyển sang màu đỏ anh đào. Sau khi chết 2 – 3 ngày cơ thể đƣợc bao phủ một lớp conidia màu xanh sáng. Nếu tằm bị nhiễm trƣớc khi lột xác, cơ thể có màu trắng sữa và bóng nhƣ trong bệnh virus nhân đa diện, nhƣng vách cơ thể không dễ vỡ và tằm di chuyển chậm. Vòng đời của nấm tằm xanh dài hơn tằm vôi. Tằm chết khoảng 7 – 10 ngày sau khi nhiễm bệnh. 3.3.3. Sự phát sinh bệnh Nguyên nhân gây bệnh nấm xanh tƣơng tự nhƣ bệnh tằm vôi. Tuy nhiên do số lƣợng lớn sợi nấm ngắn tạo thành trong máu nên trong bệnh nấm xanh cơ thể tằm đục và có màu trắng sữa.
- 39 3.3.4. Quá trình lây lan của bệnh Tằm nhiễm bệnh thƣờng bị bao phủ một lớp nấm. Để chẩn đoán sớm bệnh, chúng ta có thể kiểm tra máu, phát hiện các sợi nấm ngắn. Có thể chẩn đoán bệnh bằng kiểm tra lại vết bệnh trên vách cơ thể để phát hiện các conidiophore hình bánh xe. Biện pháp phòng trừ giống nhƣ bệnh tằm vôi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành trừ bệnh truyền nhiễm hại tằm. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau: Triệu chứng bệnh truyền nhiễm. Biện pháp phòng trừ bệnh truyền nhiễm.
- 40 Bài 4: BỆNH KHÔNG TRUYỀN NHIỄM Mã bài MĐ06–4 Bệnh không truyền nhiễm là loại bệnh không có khả năng lây lan giữa các cá thể trong quần thể. Nguyên nhân gây bệnh: do vết thƣơng cơ giới, dinh dƣỡng, thời tiết khí hậu Tuy loại bệnh này không có khả năng lây lan nhƣng có tác hại rất lớn, có thể tằm bị bệnh hàng loạt, nếu bị nhẹ thì làm giảm năng suất chất lƣợng tơ kén, nặng có thể làm tằm chết hàng loạt, thất thu kinh tế hoàn toàn Mục tiêu Quan sát và nhận biết những biến đổi sinh lý và triệu chứng tằm bệnh; Tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh cho tằm; Áp dụng biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao; Xây dựng thái độ học tập nghiêm túc, chuyên cần, tác phong khoa học. A. Nội dung 1. Bệnh nhặng hại tằm Bệnh nhặng hại tằm gây ra bởi ruồi kí sinh exorista myiasis, ruồi kí sinh sturmia myiasis và ong kí sinh. Những tác nhân gây bệnh không gây kí sinh bao gồm: lông độc của sâu non sâu róm euproctis similis và setora postornata. Ruồi kí sinh exorista sorbillans thấy ở trung quốc và những nƣớc vùng cận nhiệt đới, ruồi kí sinh sturmia thấy ở Nhật Bản. 1.1. Bệnh ruồi kí sinh Ruồi trƣởng thành exorista sorbillans đẻ trứng trên bề mặt cơ thể tằm, sau khi trứng nở sâu non xâm nhập và kí sinh ở trong cơ thể tằm. Loài ruồi này là nguyên nhân gây hại đáng kể cho nghề nuôi tằm, nó có thể làm giảm năng suất tới 10% trong tƣờng hợp gây hại nhẹ và tới 30% khi gây hại nặng. Ruồi bắt đầu xuất hiện trong vụ tằm xuân, gây hại nặng vào vụ tằm hè và thu. Kí sinh là sâu non (giòi) của loài ruồi exorista sorbillans wieddeman thuộc giống exorista, họ tachinidae, bộ phụ cyclorrhapha, bộ hai cánh diptera, lớp côn trùng. Nó là loài biến thái hoàn toàn bao gồm các pha trứng, sâu non, nhộng và trƣởng thành.
- 41 1.1.1. Hình thái Trƣởng thành Trƣởng thành đực lớn hơn cái. Cơ thể đƣợc chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Đầu hình tam giác, trên đầu có 3 mắt đơn, một đôi mắt kép, râu đầu và các phần phụ miệng. Mặt lƣng của ngực có 4 vân chạy dài màu đen. Ngực mang 3 đôi chân, một đôi cánh nằm ở ngực giữa, một đôi cánh biến thành chùy ờ ngực sau. Bụng hình nón có 8 đốt, 4 đốt lộ rõ, những đốt còn lại là bộ phận ngoài của cơ quan sinh dục. Đốt bụng thứ nhất màu đen, các đốt khác màu vàng xám, mép trƣớc đốt màu đen, mép sau đốt tạo thành sọc màu nhƣ da hổ. Cơ quan sinh dục đực gồm gai giao cấu và 2 bộ phận quặp âm cụ. Thùy đuôi hình tam giác có màu đỏ da cam. Đây là một trong những đặc điểm đƣợc dùng trong phân loại. Trứng Dài hình ovan, màu trắng sữa, đầu trƣớc nhọn, đầu sau tù, mặt lƣng hơi lõm, mặt bụng phình to hay hơi dẹt. Sâu non (giòi) Đầu dạng hình nón, toàn cơ thể 12 đốt có màu vàng nhạt, đầu trƣớc nhọn mang móc miệng bằng kitin và 2 đôi bộ phận cảm giác tiêm chích. Cả hai phía đốt thứ 2 có một đôi lỗ thở. Đốt cuối cùng có một đôi lỗ thở sau mang mảnh lỗ thở, 3 khe lỗ thở nhỏ và một kẽ lỗ thở. Lỗ hậu môn nằm ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ 11. H06-8: Giai đoạn sâu non của ruồi hại tằm
- 42 Nhộng Nhộng bọc hình ống, màu nâu tối 12 đốt không nhìn rõ; móc miệng và mầm lỗ thở sau có thể nhìn rõ. H06-9: Giai đoạn nhộng của ruồi hại tằm Có đƣờng vân dọc chạy từ đốt thứ 2 đến đốt thứ 3 giúp cho nhộng dễ dàng vũ hóa trƣởng thành. Có một đôi mấu lồi của cơ quan hô hấp ở hai phía đốt thứ 5. 1.1.2. Tập tính Số lứa trong năm khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ và môi trƣờng kí sinh. Ở vùng giá rét: 4 – 5 lứa/năm, ở vùng ôn hòa: 6 – 7 lứa/năm, vùng nhiệt đới: 10 – 14 lứa/năm. Thời gian cần thiết cho 1 lứa ở nhiệt độ 250C là 35 – 40 ngày. Trƣởng thành Sau khi vũ hóa ăn thêm 1 – 2 ngày rồi ghép đôi giao phối. Con cái thƣờng đẻ trứng ban ngày sau khi giao phối, nhƣng nếu nhiệt độ thấp chúng có thể trì hoãn đẻ một vài ngày. Trong điều kiện bình thƣờng ruồi cái chỉ đẻ 1 trứng trên mỗi con tằm, hầu hết trứng đƣợc đẻ vào gian đốt bụng 1, 2, 9 hoặc 10, đôi khi có thể đẻ ở nơi khác trên bụng. Hiện tƣợng đẻ trứng xảy ra liên tiếp vào những ngày nóng và thƣờng đẻ từ 10 giờ đến 14 giờ.
- 43 H06-10: Ruồi trƣởng thành Trứng đƣợc đẻ rải rác vào buổi sáng và chiều tối vào những ngày mây mù, mƣa. Một con cái có thể mang 300 – 500 trứng, số lƣợng trứng đẻ phụ thuộc vào nhiệt độ và ngoại cảnh nơi ruồi sống, nhƣng thƣờng từ vài tá đến vài trăm quả. Tằm kích thƣớc lớn ở tuổi 4 và 5 thƣờng bị ruồi đẻ trứng kí sinh nhiều hơn tằm kích thƣớc nhỏ. Nhƣng khi ruồi nhiều, vật chủ ít thì ruồi đẻ trứng kí sinh ngay cả trên tằm tuổi 2. Trứng Trứng dễ bị bật ra ngay sau khi đƣợc đẻ. Trứng nở sau 1 – 4 ngày. Ở nhiệt độ trong phòng là 250C; trứng nở trong vòng 36 giờ. Nhiệt độ dƣới 200C thì ít nhất sau 2 – 3 ngày trứng mới nở. Ngay sau khi trứng nở sâu non (giòi) thâm nhập vào cơ thể tằm. Sâu non (giòi) Sau khi thâm nhập vào trong cơ thể tằm, sâu non nằm giữa vách cơ thể và các lớp cơ để ăn mỡ và huyết tƣơng. Thời gian kí sinh phụ thuộc vào nguồn dinh dƣỡng, nhiệt độ phòng nuôi và số lƣợng giòi kí sinh trong 1 con tằm. Giòi kí sinh tằm tuổi 4 hoặc 5 phát triển chậm trong những ngày đầu, nhƣng vào cuối tuổi 5 thì sự phát triển tăng gấp đôi. Mặc dù thời gian xâm nhập có thể khác nhau, nhƣng thời gian chín và xuất hiện thƣờng là nhƣ nhau. Điều này có nghĩa là thời gian dành cho giòi trong cơ thể tằm là ngắn hơn khi tuổi tằm bị kí sinh tăng lên. Chẳng hạn khi kí sinh bắt đầu vào ngày đầu tiên của tuổi 4 hay ngày đầu tiên của tuổi 5 thì giòi đẫy sức thƣờng xuất hiện lúc con tằm đƣợc đặt lên né. Nếu tằm ở tuổi 3 thì sự xuất hiện của giòi đẫy sức xảy ra 1 ngày trƣớc khi tằm chín.
- 44 H06-11: Sâu non đục kén chui ra Nếu ở thời gian cuối tuổi 5 thì giòi đẫy sức xuất hiện sau khi tằm vào kén, trong kén có những lỗ giòi. Khi rất nhiều cá thể giòi cùng kí sinh trong một con tằm (ngƣợc lại là trƣờng hợp 1 hoặc 2 giòi) thì sự xuất hiện sớm hơn 1 – 2 ngày. Nhộng Vào mùa hè và thu thời gian hóa nhộng của giòi kéo dài 5 – 6 giờ. Trong mùa xuân quá trình hóa nhộng vào khoảng 15 – 24 giờ. Giòi phản ứng âm tính với ánh sáng nhƣng lại phản ứng dƣơng tính với đất. Chúng không chuyển động, cơ thể co ngắn lại, màu sắc chuyển từ vàng sẫm sang nâu. Mùa đông chúng ở dạng nhộng. Ngoài kí sinh trên tằm dâu loài ruồi kí sinh này còn có thể gây hại trên nhiều loài côn trùng và là kẻ thù tự nhiên của một số loài. 1.1.3. Triệu chứng Sau khi nở từ trứng trên bề mặt tằm, giòi xâm nhập vào cơ thể tằm. Lớp vỏ cứng bao bên ngoài mỗi con giòi đƣợc hình thành, vết thƣơng trên da tằm rất rõ. Kích thƣớc lớp vỏ cứng lớn theo sự phát triển của giòi. Lớp vỏ trở nên dày hơn, có màu đen và tổn thƣơng nổi rõ. Vết thƣơng trên mặt da tằm có dạng một chiếc tù và đính theo một cái vỏ trứng. Nếu vỏ trứng này rơi ra có thể nhìn thấy rõ một hốc nhỏ đó là các rãnh thở của giòi. Sự lớn lên của giòi làm cho các đốt bị hại của cơ thể tằm phồng lên hoặc hình thành hình móc ở bên cạnh. Cơ thể tằm có màu sắc kém rực rỡ. Đôi khi huyết tƣơng trở thành nâu tía và lộ rõ dƣới lớp da, khiến ngƣời ta lầm với bệnh nhiễm trùng máu. Tằm bị ruồi kí sinh thƣờng chín sớm hơn bình thƣờng. Nếu tằm bị gây hại trƣớc khi chuyển lên né thì nhộng sẽ có những vết màu đen, đó là khu bị kí sinh sau khi hóa nhộng.
- 45 H06-12: Vết nhặng ký sinh trên mình tằm Bệnh ruồi kí sinh thƣờng làm cho tằm chết. Nếu bị kí sinh vào tuổi 3 thì tằm thƣờng chết trƣớc khi tằm chín 1 ngày. Nếu bị kí sinh vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của tuổi 5, tằm thƣờng chết trƣớc lúc vào kén. Nếu tằm bị kí sinh ngay trƣớc khi lên né, thì 90% tằm nhả tơ kết kén rồi chết. Nếu không đƣợc xử lí thích đáng thì kén sẽ bị giòi cắn thủng. Khi bị ruồi kí sinh ngay sau khi tằm lên né, thì sự hóa nhộng vẫn xảy ra, nhƣng giai đoạn ngài trƣởng thành không phát triển đƣợc. 1.1.4. Chẩn đoán Chẩn đoán dựa theo những đặc điểm đặc trƣng của bệnh là: vết bệnh hình tù và có gắn vỏ trứng và thấy rõ hốc nhỏ khi vỏ trứng bị rơi ra. 1.1.5. Biện pháp phòng trừ Sử dụng thiết bị xua đuổi ruồi đển ngăn chặn ruồi kí sinh exorista sorbillans vào các buồng nuôi tằm và đẻ trứng. Tằm bị bệnh kí sinh nên chuyển vào những thùng chứa vôi. Những con tằm hóa nhộng sớm cần đƣợc tách riêng cho lên né, sau khi nhả tơ kết kén nên nhanh chóng đem đốt. Ruồi exorista sorbillans trƣởng thành chủ yếu tập trung ở trạm thu kén, vì vậy cần thƣờng xuyên diệt chúng tại những nơi đó. Triethylenephosphoramide (tepa) hoặc Triethylenethiophosphoramide (thiotepa) nồng độ 0,02 – 0,04% có thể thanh trùng đối với ruồi exorista sorbillans trƣởng thành, cả con đực và con cái, nhƣng không ảnh hƣởng tới lƣợng trứng đẻ và khả năng giao phối.
- 46 1.2. Bệnh ruồi kí sinh 1.2.1. Nguyên nhân bệnh Đây là 1 bệnh tằm gây ra do sâu non (giòi) của ruồi kí sinh sturmia sericariae. Bệnh hay xuất hiện trong vụ tằm xuân ở Nhật Bản. Ruồi thuộc họ tachinidae, giống nhƣ ruồi exorista sorbillans nhƣng khác giống. Đó là loài một thế hệ biến thái hoàn toàn. Nhộng qua đông trong đất. Cơ thể ruồi màu đen hơi xám, hơi lớn hơn loài e. Sorbillans. Ruồi rất hoạt động. Ngực trƣớc và giữa có 5 tuyến chạy dọc. Mặt bụng có những vân nửa hình tròn màu nâu hơi đỏ. Các đặc điểm hình thái khác tƣơng tự loài e. Sorbillans. Ruồi cái đẻ trứng vào mặt dƣới lá dâu. Trứng đƣợc ăn vào cùng với lá dâu rồi nở dƣới ảnh hƣởng của chất dịch ở ruột tằm. Sâu non xâm nhập qua vách ruột rồi đi vào huyết tƣơng. Cuối cùng qua đƣờng dây thần kinh, trứng định vị trong các hạch thần kinh thứ 4 – 2. Sau 1 – 2 tuần chúng rời khỏi hạch và móc đuôi vào cuối lỗ thở của vật chủ để hô hấp; móc trƣớc của giòi trong xoang cơ thể làm nhiệm vụ hút chất dinh dƣỡng. Không có triệu chúng nổi bật ở giai đoạn đầu của bệnh, nhƣng khi sâu non phát triển thì tằm trở nên chậm chạp, sức ăn giảm, chỗ cơ thể bị kí sinh bắt đầu phồng lên. Những đốm bệnh lớn xuất hiện quanh lỗ thở. Cơ thể tằm bị quăn và co lại, tằm phát triển chậm, cuối cùng thì chết. Đốm bệnh cũng thấy trên nhộng bị bệnh. Ngài tằm bị hại hoạt động chậm chạp, cánh biến dạng, hầu hết không thể giao phối và đẻ trứng. Bệnh xuất hiện chủ yếu trên tằm từ tuổi 3 tới tuổi 5; ít khi trên tằm tuổi 1 và 2. Tằm tuổi 5 bị hại với lƣợng nhỏ, trứng ruồi vẫn nhả tơ kết kén khi lên né. Nếu bị hại bởi 1 sâu non của ruồi kí sinh thì tằm vẫn hóa nhộng và phát triển thành ngài. 1.2.2. Biện pháp phòng trừ Luôn làm thông thoáng vƣờn dâu để giảm lƣợng trứng ruồi đẻ trên lá dâu. Tằm (nhộng) chết và những kén chứa nhộng chết lúc lên né nên đƣợc thu nhập và xử lí bằng nƣớc sôi để giết sâu non của ruồi sturmia bên trong xác. Cần diệt cả nhộng ruồi và ruồi trong các phòng bảo quản kén, các vật chủ phụ khác nhƣ ngài hoang dại và sâu đo dâu. Lông độc của sâu róm euproctis similos và setora postornata mang chất độc giống axit formic. Chất độc này gây bệnh cho tằm khi tằm tiếp xúc với chúng, những đốm bệnh nâu hơi đen xuất hiện ở những chỗ bị tiếp xúc. Lông độc nằm giữa vết bệnh chỉ rõ nguyên nhân gây hại là do sâu róm euproctis similos. Cón khi không có lông độc ở vết bệnh thì đó là vết bệnh do loài setora postornata.
- 47 2. Ngộ độc Ngộ độc là bệnh lí không lây. Nó xảy ra khi các chất độc tác động lên cơ thể tằm và phá vỡ sự trao đổi chất bình thƣờng. Có nhiều chất độc có đặc tính nhƣ vậy, nhƣng phổ biến nhất là các hóa chất nông nghiệp và khói thải của nhà máy. Chúng xâm nhập vào cơ thể tằm bằng nhiều cách. Tằm ăn lá dâu cũng có thể bị ngộ độc do lá dâu tiếp xúc với khói than hay khí thải từ nhà máy gần đó. Tằm cũng bị ngộ độc khi ăn phải lá dâu mang dƣ lƣợng thuốc trừ dịch hại. Những chất độc này gián tiếp đi vào cơ thể tằm làm giảm năng suất kén. 2.1. Ngộ độc hóa chất nông nghiệp Ngộ độc do hoác chất nông nghiệp xảy ra rất phổ biến. Các loại hóa chất liều lƣợng và thời gian tác động khác nhau nên triệu chứng đƣợc phân ra: ngộ độc mãn tính và cấp tính. Ngộ độc cấp tính gây chết đột ngột. Ngộ độc mãn tính không thể hiện tức thời mà thƣờng làm biến dạng kén ở giai đoạn sau. Các chất độc nông nghiệp thông dụng bao gồm: thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc từ lân hữu cơ, clo hữu cơ, đạm hữu cơ và các loại thuốc trừ dịch hại có nguồn gốc thực vật (thuốc thảo mộc). 2.1.1. Triệu chứng Tằm bị ngộ độc do hóa chất nông nghiệp có triệu chứng giống nhau: cử động rối loạn, các đốt ngực phình ra, thân cong lên, nôn mửa, cơ thể co lại và run rẩy. Tuy vậy, ngộ độc do rễ cây deris thì khác hẳn: không cử động rối loạn, cơ thể không co ngắn, không nôn mửa. 2.1.1.1. Triệu chứng ngộ độc do thuốc lân hữu cơ Các loại thuốc lân hữu cơ nhƣ Dipterex, DDVP và Parathion có thể gây độc cấp tính. Triệu chúng ngộ độc Dipterex đƣợc mô tả dƣới đây đƣợc gọi là dạng điển hình. Ngộ độc Dipterex là do tiếp xúc hay qua đƣờng tiêu hóa. Trong 1 số trƣờng hợp tằm ngừng ăn trong vài phút, bắt đầu cử động rối loạn quay tròn nhiều lần, sau đó đầu rụt lại, đốt phình to, co thắt, nôn mửa, bài tiết phân viên không đều hoặc tiết ra dịch màu đỏ. Cuối cùng cơ thể bị co lại, tê liệt toàn thân rồi chết sau 12 phút. Xác chết co lại bằng 1/3 bình thƣờng và có hình chữ S, một số xác thấy lòi ra một khúc ruột. 2.1.1.2. Triệu chứng ngộ độc do thuốc clo hữu cơ Thuốc clo hữu cơ bao gồm 666, DDT, Chlordane, Heptachlor. Triệu chứng ngộ độc DDT là một ví dụ.
- 48 DDT là loại thuốc độc tiếp xúc mạnh, cũng có thể tác động qua đƣờng ăn. Khi tiếp xúc DDT sẽ ngấm vào cơ thể tằm, gây ngộ độc cấp tính. Tằm bò lung tung; bị co thắt, rụt lại trong lúc bò. Chân ngực mở đóng liên tục, đầu và ngực oặt ra phía sau. Khi chết xác bị sƣng phồng rồi co lại bằng 2/5 chiều dài ban đầu. 2.1.1.3. Triệu chứng ngộ độc do thuốc trừ sâu nguồn gốc đạm hữu cơ Chlorphenamid là loại thuốc trừ sâu có hiệu lực cao, có độ độc thấp với ngƣời, gia súc. Tằm bị ngộ độc có biểu hiện bị kích động, bỏ ăn, bò quanh và nhả tơ lung tung. Một lúc sau tằm chết, nhƣng bị nhẹ thì vẫn có thể nhả tơ kết kén sau khi lên né. 2.1.1.4. Triệu chứng ngộ độc do thuốc trừ sâu nguồn gốc thực vật Thuốc lá, rotenone, kim cúc và những thuốc trừ sâu khác có nguồn gốc thực vật có thể gây độc cho tằm dâu. Thuốc lá Thuốc lá gây độc qua tiếp xúc, qua thức ăn vào dạ dày. Tằm bị kích thích một thời gian ngắn, tiếp đến bị tê liệt một thời gian dài hơn kèm theo nôn mửa ra chất dịch màu nâu đậm. Khi bệnh tiến triển phần đầu và ngực hợp với phần đuôi thành một góc vuông, tằm lắc lƣ thân cho đến khi các chân và ngực mất khả năng bám, nằm vật xuống và chết. Khi ngộ độc nhẹ có hiện tƣợng hôn mê, nhƣng sau thời gian ngắn thì tằm phục hồi. Rotenone Rotenone gây độc qua tiếp xúc và thức ăn. Tằm bị ngộ độc bỏ ăn, không bò lung tung mà nằm trên khay nhƣ bị say, không bị nôn mửa hoặc co rụt. Quá trình tê liệt kéo dài tới khi chết. Tằm ở giai đoạn khác nhau cũng có độ mẫn cảm khác nhau với các loại hóa chất nông nghiệp. Theo quy luật, tằm non mẫn cảm với hóa chất nông nghiệp hơn tằm lớn. Tuy nhiên, tằm tuổi 5 bị ngộ độc hóa chất nông nghiệp sẽ tác hại hơn tằm con, vì chỉ bị ngộ độc nhẹ vào cuối tuổi 5 cũng khiến tằm không thể nhả tơ kết kén và bị rơi xuống đất. Những triệu chứng trên xuất hiện vì rotenone tác động chủ yếu lên hệ thống thần kinh hô hấp và kìm hãm hoạt động của men glutamin dehydrogenaza; thuốc lân hữu cơ kìm hãm hoạt động của men cholinesteraza ở côn trùng; clo hữu cơ tác động chủ yếu là biến đổi acetylcholine hấp thụ thành acetylcholine tự do rồi tích lũy chúng lại.
- 49 2.1.2. Phòng tránh ngộ độc hóa chất nông nghiệp Biện pháp chính để tránh ngộ độc của hóa chất công nghiệp là cắt đƣợc đƣờng xâm nhập của chúng. Ngộ độc hóa chất nông nghiệp thƣờng xảy ra khi dùng hóa chất phun cây trồng và ruộng dâu, do trồng xen kẽ dâu với thuốc lá. Khi dùng hóa chất nông nghiệp với các cây trồng phải để ý hƣớng gió để tránh nhiễm thuốc cho lá dâu. Khi xử lí thuốc trừ sâu với ruộng dâu phải tránh trộn thuốc tại chỗ. Thời gian phân hủy của thuốc phải đƣợc ghi nhớ cẩn thận, nên dùng thuốc có thời gian phân hủy ngắn. Dâu không đƣợc trồng xen trong vùng trồng thuốc lá. Hai khu vực trồng phải cách xa nhau ít nhất 100m. Trong thời kì thuốc lá ra hoa, cần thử kiểm tra chất độc trên lá dâu. Tránh để hóa chất nông nghiệp nhiễm bẩn nhà và dụng cụ nuôi tằm. Dụng cụ nuôi tằm cần cất trong kho riêng với kho hóa chất nông nghiệp. Cần cho tằm ăn thử 1 lƣợng lá dâu nhỏ trƣớc khi cho tằm ăn chính thức. Khi ngộ độc hóa chất xảy ra phải thông gió ngay cho không khí trong lành. Cần cho tằm ăn thƣờng xuyên hơn và sử dụng lƣới ngăn phân đúng lúc để giữ cho tằm khỏi ngộ độc. Nếu cần thiết, nhúng nhanh tằm vào nƣớc lạnh rồi chuyển đến nơi thoáng mát và cho ăn lá dâu tƣơi. Phải tìm hiểu rõ nguồn gây độc để tránh ngộ độc lần sau. Tất cả dụng cụ tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp cần phải rửa sạch bằng dung dịch kiềm trƣớc khi dùng lại. 2.2. Ngộ độc khói và khí thải từ nhà máy Tằm có thể bị ngộ độc khi ăn phải lá dâu nhiễm khói than và khi thải từ những nhà máy gần đó. Thành phần chủ yếu các khí thải nhà máy thƣờng là SO2, HF và Clo. Triệu chứng Sau khi ăn phải lá dâu nhiễm khí thải, tằm trong cùng một nong thƣờng phát triển không đều, có thể có cả tằm tuổi 2 và tuổi 3. Nếu tằm nhỏ bị hại, toàn bộ cơ thể bị teo, đốt ngực phình to, đuôi co lại. Tằm trƣởng thành bị hại thƣờng xuất hiện thƣơng tổn hình vòng hay các băng màu nâu đậm ở màng gian đốt. Các vết bệnh dễ vỡ và rỉ ra huyết tƣơng màu vàng nhạt. Xác chết màu nâu đậm, bị thối rữa chậm. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành trừ bệnh không truyền nhiễm.
- 50 C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau: Triệu chứng bệnh không truyền nhiễm. Biện pháp phòng trừ bệnh không truyền nhiễm.
- 51 Bài đọc thêm Bệnh nguyên sinh động vật Nguyên sinh động vật tằm dâu bao gồm: tuyến trùng (nosema bombycis), amip, cầu trùng, nhƣng nguy hại nhất là bệnh tằm gai do nosema bombycis gây ra. Bệnh tằm gai (pebrine) Bệnh này gây ra do nosema bombycis. Nó đƣợc ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1845 ở Pháp. Sau đó lan tới nƣớc Ý, Tây Ban Nha, Xiry và Rumani. Năm 1865 nó đã làm suy sụp ngành tơ tằm ở Pháp và Ý. Vào năm 1970, những nghiên cứu của Pasteur và một số tác giả khác đã chứng minh rằng bệnh này do nguyên sinh động vật gây ra. Tằm bị nhiễm bệnh là do bào tử pebrine ăn vào bụng hoặc truyền qua trứng. Kết quả của phát minh này là các kỹ thuật lấy mẫu và đánh giá ngài (tằm mẹ), loại bỏ trứng bị nhiễm bệnh và cung cấp dòng nguyên chủng sạch bệnh. Nhờ đó, ngƣời ta đã thành công trong việc phòng trừ bệnh này. Nhiều nƣớc đã sử dụng phƣơng pháp Pasteur để ngăn ngừa bệnh tằm gai và đã giữ đƣợc bệnh ở dƣới ngƣỡng phòng trừ. Tuy nhiên, ở những vùng không thực hiện biện pháp phòng ngừa thì bệnh tằm gai vẫn còn là một mối đe dọa đối với nghề nuôi tằm dâu. 1. Nguyên nhân bệnh Bệnh tằm gai gây ra do nguyên sinh động vật nosema bombycis naegelio, thuộc giống nosema, họ nosematidae, bộ phụ monocinidea, bộ microsporidia, lớp microsporea, ngành nguyên sinh động vật. Vòng đời của nó có 3 giai đoạn: Bào tử Bào tử động (planont) Thể phân cắt đơn nhân (meront) 1.1. Bào tử Bào tử hình ovan, kích thƣớc 3 – 4 x 1,5 – 2,5 micrômét (µm) với một màng có 3 lớp (trong cùng, giữa, ngoài cùng). Lỗ noãn đƣợc định vị ở phía đầu và ở giữa là chất bào tử chứa 4 nhân. Ở mỗi đầu có một không bào. Thấy rõ vỏ cực, nhân vỏ cực và sợi cực. Sợi cực có hình ống dài nhƣ sợi chỉ đƣợc cuộn lại thành sợi xoắn. Các bào tử phản quang mạnh, hiện lên màu xanh sáng dƣới kính hiển vi. Mặt ngoài trơn nhẵn, và bào tử nặng hơn nƣớc. Bào tử là giai đoạn tiềm dục (ngủ) của mầm bệnh và rất bền vững. Ví dụ chúng có thể vẫn còn gây bệnh sau 3 năm ở trong những xác khô của ngài cái và vẫn còn hoạt tính khi bị nhâm 5 tháng trong nƣớc.
- 52 Tính bền vững lí hóa. Các bào tử bị mất hoạt tính ở các điều kiện xử lí sau: Ánh sáng trực xạ (39-400C) – trong khoảng 6 – 7 giờ; nƣớc sôi 1000C – trong 5 phút; hấp hơi ở 1000C – trong 10 phút; dung dịch formalin 2% – trong 40 phút, formalin 4% – trong 5 phút; bột tẩy trắng 1 và 3% clo hoạt tính – trong 30 phút và 10 phút. 1.2. Bào tử động (planont) Khi các bào tử bám ở lá dâu bị tằm ăn vào chúng sẽ nảy mầm trong cơ quan tiêu hóa của tằm, thò ra sợi cực và bào tử chất hai nhân. Hai nhân gặp nhau tạo thành bào tử động. Bào tử động có hình dạng gần giống hình cầu với các nhân phản xạ ánh sáng mạnh, không có vỏ và có thể di động theo kiểu amip. Bào tử động sống kí sinh trong khoảng của ống tiêu hóa, đồng thời có thể xâm nhập vào khoảng trống giữa các tế bào biểu mô, rồi đi vào huyết tƣơng và nhân lên nhanh bằng cách đa sinh. 1.3. Thể phân cắt đơn nhân (meront) Ngay khi thể phân cắt đơn nhân xâm nhập vào tế bào vật chủ, nó định vị ở đó và không có khả năng di chuyển nữa. Nó hấp thụ chất dinh dƣỡng từ tế bào vật chủ và nhân lên bằng cách sinh sản phân đôi hoặc đa sinh. 1.4. Sự hình thành bào tử Sau khi sinh sản hàng loạt, thể phân cắt đơn nhân choán hết tế bào vật chủ. Khi nguồn sinh dƣỡng cạn hết thì sự hình thành bào tử xảy ra. Từ lúc nảy mầm của bào tử đến hình thành toàn bộ bào tử là một chu kỳ phát triển của nguyên sinh động vật (nosema, hình 5-2). Thời gian cần thiết từ lúc bào tử xâm nhập đến lúc tạo thành bào tử mới khoảng 4-8 ngày, nhƣng điều này thay đổi phụ thuộc vào giống tằm, vị trí bị kí sinh và điều kiện môi trƣờng. 2. Triệu chứng Sự kí sinh của nosema bombycis trên các pha phát dục khác nhau của tằm sẽ biểu hiện ra các triệu chứng khác nhau. 2.1. Triệu chứng trên tằm Tằm tuổi 1 bị nhiễm bệnh từ phôi thai biểu hiện lông cơ thể không mọc (nghĩa là không sinh trƣởng) 2 ngày sau khi bắt đầu nở. Tằm có màu thẫm, teo gầy và sinh trƣởng chậm. Tằm tuổi 1 nhiễm bệnh nặng có thể chết, nhiễm nhẹ thì có thể sống đến tuổi 2 hay 3. Nếu đầu tuổi 1 tằm bị nhiễm thì triệu chứng nhìn chung giống nhau, nhƣng thông thƣờng thì tằm lột xác chậm hơn hoặc trong 1 số trƣờng hợp không lột xác.
- 53 Tằm tuổi 2 và tuổi 3 ở giai đoạn đang sinh trƣởng bị nhiễm biểu hiện các triệu chứng da nhăn, nghĩa là sau khi ăn, các tằm tuổi khác nhau có thể biểu hiện da nhăn với màu gỉ sắt; trên cơ thể xuất hiện các đbệnh đen, chủ yếu xuất hiện ở gai đuôi, ở bên thân cho đến chân trƣớc. Tằm chỉ lột xác một nửa (khó lột xác); không hóa nhộng (nghĩa là khi tằm lên né, tằm chỉ di chuyển vòng quanh tại chỗ, không hóa tơ dệt kén hoặc rơi xuống đất sau khi nhả một ít tơ). 2.2. Triệu chứng trên nhộng Nhộng bị bệnh màu trở nên xỉn và phản ứng chậm chạp. Bụng mềm yếu và xuất hiện các đbệnh đen không đều. 2.3. Triệu chứng trên ngài Nhộng vũ hóa chậm (hoặc hoàn toàn không có khả năng vũ hóa thành ngài bệnh) hoặc không có khả năng làm vỡ vỏ nhộng sau khi cánh phát triển nên bị chết. Ngài bệnh thì cánh có thể bị dính (cánh không có khả năng sải dài ra); có những bọng hoặc các đốm bệnh đen xuất hiện trên gân cánh; ngài trần (vảy bụng bị tróc hết) hoặc mất khả năng giao phối. 2.4. Triệu chứng ở pha trứng Hình dạng trứng không đều, trứng gắn vào giá thì kém, tỷ lệ trứng không đƣợc thụ tinh và trƣơng chết tăng lên. Có sự chênh lệch về thời gian cần thiết để tạo sắc tố da ở đầu và cơ thể trong phôi. Trứng bị bệnh nặng không có khả năng nở hoặc nếu có nở thì tằm chết ngay. Trứng bị hại nhẹ không biểu hiện bất kì triệu chứng đặc biệt nào (hình 5- 3). 3. Vết bệnh Bệnh tằm gai (nosema) nhiễm qua đƣờng tiêu hóa sau đó lấn chiếm và nhân lên trong các cơ quan và mô khác nhau. Cùng với sự phá hủy tầng biểu bì kitin, sợi xoắn khí quản, vách ruột trƣớc và ruột sau, nó có thể tái tạo trong các tế bào của ống tiêu hóa, các thể mỡ, ống malpighi, tuyến tơ, bộ phận sinh dục và vách cơ thể. Những tế bào bị ký sinh biến thành màu trắng sữa; nhung các mô khác nhau biểu hiện các vết bệnh khác nhau nhƣ sau: 3.1. Tuyến tơ Các vết bệnh của tuyến tơ là nổi bật nhất và có thể trông thấy rõ bằng mắt thƣờng. Tuyến tơ bị kí sinh biểu hiện khỏi áp xe màu trắng sữa. Đó là cơ sở để chẩn đoán bệnh này. Các tuyến tơ bị nhiễm bệnh mất khả năng tạo tơ (nhả tơ). Vì vậy hầu hết các con tằm bị nhiễm bệnh sớm không có khả năng làm kén.
- 54 3.2. Hệ cơ Phần lớn các mô cơ bị phá hủy tạo thành các khoảng trống làm cho các mô liên kết xung quanh cũng bị nhiễm bệnh. Vì vậy tằm bị bệnh di chuyển chậm chạp và nhƣ bị co ngắn lại. 3.3. Tế bào máu Các thể hạt, bạch cầu và tế bào chất bị nhiễm là chủ yếu. Các tế bào bị nhiễm bệnh hơi bị biến màu và phồng lên. Máu trở nên đục vì sự phân rã của các tế bào. 3.4. Vách cơ thể Sự xâm nhiễm của nosema bombycis vào tế bào vỏ da tạo thể không bào và các tế bào phồng lên. Trong suốt quá trình nay các thể hạt tích lũy tạo thành các đbệnh nâu, sau đó chúng đƣợc bao phủ bằng một lớp tế bào vỏ da mới. Nhƣ thế nhìn phía ngoài cơ thể tằm sẽ thấy những đbệnh nhỏ nhƣ chấm hạt tiêu. 4. Sự phát sinh bệnh Bào tử động hấp thu và phá hủy 1 lƣợng lớn chất dinh dƣỡng của tằm. Các thể phân cắt đơn nhân trong tế bào vật chủ tiết ra men proteaza phân hủy và làm lỏng các chất chứa trong tế bào, làm tăng không bào. Điều này đã gây rối loạn các chức năng sinh lý. Sự tăng nhanh các thể phân cắt đon nhân để tạo các bào tử mới là nguyên nhân làm cho tế bào vật chủ phồng lên, vỡ tung và bị phân hủy dẫn đến tằm chết. 5. Dịch tễ học 5.1. Nguồn bệnh Nguồn bệnh tằm gai (do nosema bombycis) có rất nhiều. Bao gồm: xác chết của tằm bệnh các loại sâu hại khác bị nhiễm bệnh, chất thải, phân, chất bài tiết của tằm chín và ngài, vở trứng, xác nhộng, vảy, lông và vỏ kén bị bệnh. 5.2. Con đƣờng xâm nhiễm Con đƣờng xâm nhiễm chủ yếu là qua miệng và qua phôi. Tằm bị nhiễm do ăn phải vở trứng hoặc lá dâu đã bị nhiễm nosema. Sự nhiễm bệnh của phôi xuất hiện khi nosema nhiễm vào tằm tuổi 4 và tuổi 5, sau đó xâm nhập vào tế bào biểu mô của buồng trứng, từ đó chúng di chuyển đến nguyên bào trứng, noãn bào và các tế bào dinh dƣỡng. Sự kí sinh vào noãn bào kết quả làm cho trứng chết. Nếu những noãn bào không bị nhiễm hút chất dinh dƣỡng của tế bào đã bị nhiễm thì nosema sẽ chuyển sang noãn bào và gây nhễm co phôi. Kết quả nhiễm bệnh của phôi thì hkác nhau tùy thuộc vào giai đoạn xuất hiện lúc phôi bị nhiễm. Nếu sự nhiễm bệnh diễn ra trong quá trình hình thành phôi thì sau đó phôi không phát triển nữa và trứng bị chết. Chỉ khi phôi đã đạt đến thời kỳ đột biến ngƣợc và nosema đi vào bộ máy tiêu hóa của phôi có hấp thụ chất dinh dƣỡng noãn hoàng thì tằm tuổi 1 nở ra mới là tằm đã nhiễm bệnh từ phôi.
- 55 Tằm bệnh thƣờng mang một lƣợng lớn bào tử. Chúng đƣợc thải ra cùng với phân hoặc dính vào lớp vỏ da làm ô nhiễm nong nuôi tằm và truyền bệnh cho tằm khỏe. Đó là nguyên nhân chính lan truyền bệnh trong nong nuôi tằm. Sự nhiễm bệnh trong nong nuôi có thể chia thành 2 giai đoạn: nhiễm bênh ban đầu – xuất hiện ở tằm tuổi 1 và tuổi 2. Chúng sẽ thải ra bào tử vào tuổi 3 hoặc tuổi 4. Tằm khỏe ăn phải những bào tử này bị bệnh đƣợc gọi là nhiễm bệnh thứ cấp (lần 2). Tằm nhiễm bệnh thứ cấp có khả năng ăn bình thƣờng và phát triển thành ngài, nhƣng chúng đẻ ra trứng có phôi đã bị nhiễm bệnh. Mức độ truyền nhiễm bệnh trong nong nuôi tằm tùy thuộc vào số lƣợng tằm bị bệnh lúc ban đầu. Nên một số ít tằm bệnh sống lẫn với tằm khỏe từ tuổi nhở thì sẽ có cơ hội truyền hiễm bệnh vì thời gian tiếp xúc dài. Kết quả, sự thiệt hại phải chịu sẽ lớn hơn một cách tƣơng ứng. Một quan sát chỉ ra rằng, nếu ở giai đoạn đầu tằm tuổi 1 đƣa vào 3% tằm tuổi 1 bị bệnh thì tỉ lệ ngài mắc bệnh có thể tới 50 – 60%. Khi ngài vũ hóa, kiểm tra cho thấy toàn bộ ngài bị nhiễm bệnh tằm gai, không thể sử dụng để cung cấp trứng giống đƣợc nữa. Tằm bị nhiễm bệnh ở tuổi 1 và tuổi 2 thƣờng chết vào tuổi 3, ít khi thấy chết ở tằm tuổi 4, cho nên việc sản xuất tơ kén bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Nếu nhƣ tằm bị nhiễm bệnh ở tuổi 4 thì chúng có thể phát triển tới giai đoạn ngài và đẻ trứng, nhƣng trứng đƣợc đẻ ra đã chứa những phôi bị nhiễm bệnh. Do đó nó vẫn là mối đe dọa cho việc cung cấp trứng tằm. Tỷ lệ mắc bệnh tằm gai nosema thì thay đổi phụ thuộc vào giống tằm, giai đoạn phát triển và môi trƣờng nuôi. Khả năng chống bệnh tốt nhất là giống trung quốc, giống tằm nhật bản thì kém hơn, và kém nhất là giống châu âu. Các giống đa hệ có tính chống bệnh khá, tiếp theo là các giống lƣỡng hệ, các giống đơn hệ thể hiện tính chống bệnh kém nhất. Tằm tuổi nhỏ, tằm mới lột xác, tằm đói ăn dễ bị nhiễm bệnh và có tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Những nong nuôi quá ẩm ƣớt cũng làm tăng khả năng tằm ăn phải những lá dâu nhiễm bẩn. Nhiệt độ cao có khả năng ức chế bệnh tằm gai. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy bệnh tằm gai có thể giảm xuống nếu áp dụng kỹ thuật ấp trứng nâng cao nhiệt độ, xử lý nhiệt độ cao đối với nhộng và xử lý trứng bằng nƣớc nóng. 6. Chẩn đoán Ngoài việc theo dõi triệu chứng bệnh ở các giai đoạn khác nhau của tằm thì cơ sở đáng tin cậy nhất là phải mổ tằm để kiểm tra tuyến tơ. Sự hiện diện của khối áp xe màu trắng sữa là chỉ thị để chẩn đoán bệnh. Nếu lấy mẫu trứng tƣơi, tằm tuổi 1 và dịch máu kiểm tra dƣới kính hiển vi, mà thấy các bào tử nosema thì chẩn đoán là bệnh này.
- 56 7. Phòng trừ bệnh tằm gai Biện pháp cơ bản trong phòng chống bệnh này là sản xuất trứng sạch bệnh, ngăn chặn sự nhiễm bệnh của phôi. Kiểm tra kỹ ngài mẹ, kiểm tra kỹ trứng tằm bị nhiễm bệnh tằm gai, kiểm tra tằm bị nhiễm bệnh. Việc ngăn ngừa và giám sát bệnh ở các trại sản xuất trứng giống phải đƣợc đảm bảo cẩn thận. Thực hiện nghiêm chỉnh những đợt quan sát. Thủ tục chi tiết đƣợc giải quyết cẩn thận ở tập 3-“sản xuất trứng tằm”. Cần thảo ra các quy định về tẩy uế và loại bỏ dụng cụ đã bị nhiễm bệnh, và thực hiện nghiêm túc. Phòng nuôi, dụng cụ, phòng trữ lá dâu cần đƣợc tẩy uế đều đặn. Tằm bệnh, phân tằm, dịch hại lá dâu là những nguồn gây bệnh quan trọng, cần đƣợc xử lý thích hợp. Ngoài ra, có những thông báo nói là: nhúng trứng tằm vào nƣớc nóng, xử lý nhộng bằng nhiệt độ cao, nhúng trứng tằm vào hcl nóng; cho ăn bổ sung fumagillin benlat, baolistan, cũng có hiệu quả phòng trừ bệnh tằm gai do nosema bombycis.
- 57 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun Mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm là khối kiến thức chuyên môn nghề, nằm trong danh mục các mô đun, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề Trồng dâu - Nuôi tằm; Mô đun trình bày những công việc có liên quan đến công tác phòng trừ bệnh hại tằm nhƣ: Sự thay đổi hoạt động của tằm khi bị bệnh, nguyên nhân gây bệnh cho tằm và biện pháp phòng trừ bệnh tằm; Mô đun phòng trừ bệnh hại tằm đƣơc̣ bố trí ở sau mô đun : Kỹ thuật trồng dâu và bố trí đồng thời với các mô đun: Kỹ thuật nuôi tằm con, kỹ thuật nuôi tằm lớn. II. Mục tiêu Trình bày đƣợc những kiến thức cơ bản về những biểu hiện thay đổi hoạt động của tằm khi bị bệnh, nguyên nhân gây bệnh và những biểu hiện về triệu chứng bệnh trên tằm; Phân biệt đƣợc những triệu chứng của mỗi loại bệnh thƣờng gặp; Kết hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại tằm; Rèn luyện kỹ năng thực hành; tự xử lý đƣợc những sai sót, phát sinh trong quá trình thực hiện; Quan tâm đến hoạt động nghề nghiệp nhằm bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo nền sản xuất bền vững. III. Nội dung mô đun Loại Thời gian ( giờ ) Địa Mã bài Tên bài bài điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra* Giới thiệu về bệnh Tích Nhà nuôi MĐ06-1 8 2 6 tằm hợp tằm Bài 2: Phòng trừ Tích Nhà nuôi MĐ06-2 tổng hợp bệnh 8 2 5 1 hợp tằm hại tằm Bệnh truyền Tích Nhà nuôi MĐ06-3 36 10 24 2 nhiễm hợp tằm Bệnh không Tích Nhà nuôi MĐ06-4 8 2 5 1 truyền nhiễm hợp tằm Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 64 16 40 8
- 58 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài thực hành 4.1. Bài 1: Giới thiệu về bệnh tằm Câu hỏi 1 Nguồn lực: bảng câu hỏi. Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. Thời gian hoàn thành: 30 phút. Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Nêu đƣợc chính xác các nguyên nhân gây bệnh cho tằm. Câu hỏi 2 Nguồn lực: bảng câu hỏi. Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. Thời gian hoàn thành: 30 phút. Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. Kết quả sản phẩm cần đạt đƣợc: Nêu đƣợc chính xác sự lan truyền bệnh tằm. 4.2. Bài 2: Phòng trừ tổng hợp bệnh hại tằm Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ Nội dung Dụng cụ, Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật tự các bƣớc trang bị 1 Vệ sinh - Quét dọn sạch sẽ nhà - Phun đúng liều - Bình xịt nhà tằm, tằm, nhà né. lƣợng. thuốc, nhà né - Pha foormol với - Phun xong foormol, đồ nồng độ 2%. đóng kín cửa bảo hộ lao động. - Phun trên toàn bộ ngay. diện tích nhà tằm.
- 59 - Đóng kín tất cả các cửa, hệ thống thông gió trong 24 giờ. 2 Vệ sinh - Cọ rửa sạch sẽ dụng - Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cụ. - Xử lý nong né. 3 Xử lý tằm - Trộn Clorua vôi với - Pha đúng tỷ lệ. - Clorua vôi, vôi bột theo tỷ lệ 1/17. - Rắc đều lên vôi bột, rây. - Rắc hỗn hợp Clorua mình tằm vôi với vôi bột lên mình tằm. c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm. d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP Vệ sinh không sạch sẽ. Pha hỗn hợp Clorua vôi không đúng tỷ lệ. 4.3. Bài 3: Bệnh truyền nhiễm Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ Dụng cụ, tự các bƣớc thuật trang bị 1 Nhận diện - Quan sát, phân biệt tằm - Chính xác.
- 60 tằm bệnh, bệnh, tằm khỏe. tằm khỏe. 2 Trừ bệnh - Nhặt bỏ tằm bệnh. - Rắc đều vôi Vôi bột, - Rắc vôi bột hoặc bột hoặc Clorua Clorua vôi Clorua vôi lên nong tằm. vôi trên nong c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm. d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP Bỏ sót bệnh hại. Nhầm lẫn triệu chứng gây hại. 4.4. Bài 4: Bệnh không truyền nhiễm Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ Dụng cụ, tự các bƣớc thuật trang bị 1 Nhận diện - Quan sát, phân biệt tằm tằm bệnh, bệnh, tằm khỏe. tằm khỏe. 2 Trừ bệnh - Nhặt tằm bệnh ra khỏi - Xử lý kịp - Lá dâu, nong. thời. đƣờng, - Phun nƣớc đƣờng, cam thảo, nƣớc mía, nƣớc cam đậu xanh. thảo, nƣớc đậu xanh lên
- 61 lá dâu. - Hong ráo lá dâu. - Rải lá dâu cho tằm ăn. c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm. d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP Xử lý không kịp thời. Nhầm lẫn triệu chứng gây hại.
- 62 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nêu chính xác nguyên nhân gây Đối chiếu với bảng hỏi bệnh cho tằm Nêu chính xác sự lan truyền bệnh Đối chiếu với bảng hỏi tằm 5.2. Bài 2 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Vệ sinh nhà tằm và dụng cụ nuôi tằm Quan sát, thao tác của học viên, đối sạch sẽ. chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng vệ sinh nhà tằm và dụng cụ nuôi tằm trƣớc khi nuôi tằm. Xử lý mình tằm đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng xử lý mình tằm. 5.3. Bài 3 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận diện tằm bệnh, tằm khỏe Đối chiếu với bảng hỏi Trừ bệnh Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng trừ bệnh tằm. 5.4. Bài 4 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận diện tằm bệnh, tằm khỏe Đối chiếu với bảng hỏi Trừ bệnh Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng trừ bệnh tằm. VI. Tài liệu tham khảo [1]. Đỗ Thị Châm, 1995. Kỹ thuật nuôi tằm dâu. NXB Nông nghiệp Hà Nội. [2]. Nguyễn Lân Dũng và ctv, 2007. Vi sinh vật học. NXB Giáo dục [3]. Lu Yun lian, Hà Quang Hùng dịch, 1994 Bệnh tằm, NXB Giáo Dục [4]. FAO, 1991, Tập san nông nghiệp liên hợp quốc, Roma [5]. Nguyễn Thế Hùng. Bài giảng Giải phẫu sinh lý tằm. Trƣờng THKT&DN Bảo Lộc