Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại điều - Mô đun 4: Nghề trông điều

pdf 87 trang huongle 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại điều - Mô đun 4: Nghề trông điều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phong_tru_sau_benh_hai_dieu_mo_dun_4_nghe_trong_d.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại điều - Mô đun 4: Nghề trông điều

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI ĐIỀU Mã số: MĐ04 NGHỀ TRỒNG ĐIỀU Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ04
  3. LỜI GIỚI THIỆU Cây điều thuộc nhóm cây công nghiệp có dầu, sống lâu năm. Các sản phẩm thu hoạch và chế biến từ cây điều rất phong phú, đa dạng và trên hết là nhân hạt điều là mặt hàng xuất khẩu lớn của đất nƣớc. Từ năm 1996 đến nay Việt Nam luôn là nƣớc đứng đầu về xuất khẩu điều nhân. Tuy nhiên nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến điều luôn thiếu hụt và phải nhập điều thô hàng năm từ các nƣớc khác. Cây điều là loại cây có thể trồng đƣợc trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau và đƣợc coi là cây “xóa đói giảm nghèo” cho nhiều vùng sản xuất nông nghiệp. Nhƣng để sản xuất bền vững và có hiệu quả kinh tế cao hơn ngƣời trồng điều cần đƣợc đào tạo dạy nghề theo các chƣơng trình phù hợp. Chƣơng trình đào tạo nghề “Trồng điều” cùng với bộ giáo trình đƣợc biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại vƣờn điều các địa phƣơng có khí hậu nhiệt đới hai mùa mƣa nắng có thể coi là cẩm nang cho ngƣời đã, đang và sẽ tiếp tục hành nghề trồng điều. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Nhân giống điều 2) Trồng mới điều 3) Chăm sóc điều 4) Phòng trừ sâu bệnh hại điều 5) Thu hoạch và bảo quản hạt điều Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ của Phòng Nghiên cứu Cây Công nghiệp thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, đồng thời chúng tôi cũng nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trƣờng khối nông nghiệp, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trƣờng Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trƣờng, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng điều”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hƣớng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
  4. Giáo trình mô đun“Phòng trừ sâu bệnh hại điều” giới thiệu các kiến thức về các loại sâu, bệnh hại điều, biện pháp phòng trừ từng loại sâu bệnh và phòng trừ tổng hợp; bên cạnh đó giáo trình sẽ giúp ngƣời học rèn luyện các kỹ năng nhận biết các loại sâu bệnh hại trong vƣờn điều, quyết định và thực hiện các biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn cho ngƣời động vật và môi trƣờng. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Phan Quốc Hoàn (chủ biên): giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 2. Đỗ Nguyễn Hƣơng Thảo: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
  5. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 4 BÀI 1: SÂU HẠI ĐIỀU 8 A. Nội dung: 8 1. Bọ xít muỗi 8 1.1. Đặc điểm hình thái và sinh học 8 1.2. Triệu chứng gây hại và tác hại 9 1.3. Biện pháp phòng trừ 11 2. Bọ đục chồi 14 2.1 Đặc điểm hình thái và sinh học 14 2.2 Triệu chứng gây hại và tác hại 16 2.3 Phòng trừ 17 3. Xén tóc nâu 20 3.1. Đặc điểm hình thái và sinh học 20 3.2. Triệu chứng gây hại và tác hại 22 3.3. Biện pháp phòng trừ 22 4. Sâu đục trái và hạt 25 4.1. Đặc điểm hình thái và sinh học 25 4.2. Triệu chứng gây hại và tác hại 26 4.3. Biện pháp phòng trừ 27 5. Sâu róm đỏ ăn lá 28 5.1 Đặc điểm hình thái, sinh học 28 5.2 Triệu chứng gây hại và tác hại 30 5.3 Biện pháp phòng trừ 30 6. Sâu phỏng lá 31 6.1 Đặc điểm hình thái và sinh học 31 6.2. Triệu chứng gây hại và tác hại 31 6.3. Biện pháp phòng trừ 32 7. Sâu hại ít phổ biến trên cây điều 33 7.1 Câu cấu xanh Hypomeces sp. 33 7.2 Sâu kết lá và hoa 33 7.3 Sâu bao 34 7.4 Rệp mềm 34 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 35 1. Câu hỏi 35 2. Bài tập thực hành 35 Bài thực hành số 1: 35 Bài 2: BỆNH HẠI ĐIỀU 36 Mã bài: MĐ04-02 36 A. Nội dung 36
  6. 1. Bệnh lở cổ rễ ở cây con 36 1.1. Điều kiêṇ phát triển bêṇ h 36 1.2. Triệu chứng gây hại và tác hại 36 1.3. Biện pháp phòng trừ 37 2. Bệnh thán thƣ 37 2.1. Điều kiêṇ phát triển bêṇ h 37 2.2 Triệu chứng gây hại và tác hại 38 2.3 Biện pháp phòng trừ 41 3. Bệnh nấm hồng 44 3.1 Điều kiện phát triển bệnh 44 3.2 Triệu chứng gây hại và tác hại 44 3.3 Biện pháp phòng trừ 45 4. Bêṇ h nƣ́ t thân xì mủ 46 4.1 Điều kiện phát triển bệnh 46 4.2 Triệu chứng gây hại và tác hại 46 4.3 Biện pháp phòng trừ 48 5. Bệnh đốm lá 49 5.1. Điều kiêṇ phát triển bêṇ h 49 5.2. Triệu chứng gây hại và tác hại 49 5.3. Biện pháp phòng trừ 49 B. Câu hỏi và bài thực hành 51 1. Câu hỏi 51 2. Bài tập thực hành 52 Bài thực hành số 2: 52 BÀI 3: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP 53 A. Nội dung 53 1. Sự ra đời của biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp 53 2. Định nghĩa về quản lý dịch hại tổng hợp IPM 53 3. Những nguyên tắc của IPM 54 4. Các biện pháp trong quản lý dic̣ h haị tổng hơp̣ 54 4.1 Giống 54 4.2 Biện pháp canh tác 56 4.2 Biện pháp vật lý, cơ giới 62 4.3 Biện pháp sinh học 62 4.4 Biện pháp hóa học 72 5. Các giai đoạn cần chú ý trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại điều 75 5.1 Giai đoạn kiến thiết cơ bản 75 5.2 Giai đoạn cây cho trái 75 5.3 Thời kỳ điều ra hoa đậu trái (tháng 1 – 4) 76 B. Câu hỏi và bài thực hành 76 1. Câu hỏi 76 2. Bài tập thực hành 76 Bài thực hành số 3: 76
  7. HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 77 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 77 II. Mục tiêu: 77 III. Nội dung chính của mô đun: 77 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 77 VI. Tài liệu tham khảo 86 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 87 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 87
  8. MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI ĐIỀU Mã mô đun: MĐ04 Mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại điều cung cấp những thông tin kiến thức về một số sâu bệnh hại chính cũng nhƣ các phƣơng pháp phòng trừ từng đối tƣợng sâu bệnh hại. Mô đun đƣợc trình bày thành 3 bài gồm Sâu hại điều, Bệnh hại điều và Quản lý dịch hại tổng hợp. Mỗi một phần sẽ đƣợc trình bày với ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu kèm theo hình ảnh minh hoạ rõ ràng với mong muốn giúp ngƣời học nhận biết và trình bày đƣợc một số đặc điểm của các loại sâu bệnh hại chính; Nhận diện đƣợc triệu chứng gây hại trên cây từ đó quyết định lựa chọn và áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp thích hợp, an toàn và có hiệu quả. Để đạt kết quả cao, ngƣời học cần đọc kỹ giáo trình kết hợp quan sát hình ảnh, nhận diện sâu bệnh hại chính, quan sát thêm đối tƣợng gây hại cũng nhƣ triệu chứng trên đồng ruộng để cũng cố lại phần kiến thức đã học. Ngƣời học cần tham gia đầy đủ và thực hiện tốt các yêu cầu trong các bài thực hành để tăng cƣờng thêm kiến thức thực tế
  9. BÀI 1: SÂU HẠI ĐIỀU Mã bài: MĐ04-01 Giới thiệu: Cây điều nguồn gốc từ loài cây hoang dã vùng nhiệt đới trong tự nhiên rất ít sâu bệnh; nhƣng khi đem trồng tập trung với mục đích kinh tế thì sự phá hại của sâu bệnh là không nhỏ. Những khảo sát gần đây cho thấy có trên 32 loài sâu gây hại phổ biến trên cây điều; mức độ năng nhẹ tùy theo đặc điểm khí hậu đất đai và tập quán canh tác từng khu vực. Từ đó, ngƣời trồng điều phải có khả năng nhận diện đƣợc các loài sâu hạp phổ biến ở địa phƣơng, triệu chứng gây hại để có thể xác định biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao, an toàn cho ngƣời, cây điều và môi trƣờng và mang lại hiệu quả kinh tế cho sản xuất. Mục tiêu: - Mô tả đƣợc đặc điểm các loại sâu hại trên cây điều; - Nhận diện đƣợc các loại sâu gây hại chính. - Thực hiện đƣợc các biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trƣờng. A. Nội dung: Trên cây điều hiện nay có rất nhiều loại côn trùng phá hoại. Trong khuôn khổ tài liệu này chỉ đề cập đến một số sâu hại chủ yếu, có mức độ gây hại lớn và thƣờng xuyên xuất hiện. 1. Bọ xít muỗi 1.1. Đặc điểm hình thái và sinh học - Trƣởng thành: + Giống con muỗi, cơ thể màu nâu, đầu đen, bụng màu xanh. + Cơ thể dài từ 6 – 8mm.
  10. Hình 1.1: Bọ xít trưởng thành - Bọ xít muỗi non: có hình dạng giống bọ xít muỗi trƣởng thành nhƣng kích thƣớc nhỏ hơn và cánh ngắn và nhỏ hơn. Hình 1.2: Ấu trùng bọ xít muỗi - Trứng: + Kích thƣớc nhỏ và có hai sợi tơ mành. + Trứng có màu trắng kem. - Hình 1.3: Trứng bọ xít muỗi 1.2. Triệu chứng gây hại và tác hại Bọ xít muỗi non và trƣởng thành gây hại trên các bộ phận non của cây nhƣ lá non, chồi non, cánh hoa và cả trái non của cây điều. Bọ xít muỗi dùng vòi châm vào phần mô mềm của cây, ban đầu vết chích giống nhƣ vết thƣơng bị mọng nƣớc, sau đó bị khô và thâm đen lại.
  11. Bọ xít muỗi chích hút nhựa của cây vào sáng sớm và chiều tối. Trong năm, gây hại từ tháng 10 đến tháng 5, giảm hoạt động trong mùa mƣa. Hại nặng vào tháng 12 – 2: cây điều ra hoa rộ và có quả non. Vƣờn điều non: có thể xuất hiện gây hại quanh năm. Ngòai hại điều còn hại chè, cacao, mận, ổi . - Gây hại lá non: vết chích là những vết chấm màu nâu đen có góc cạnh, hại nặng sẽ làm phiến lá bị cong và có hình dáng khác thƣờng. Hình 1.4: Triệu chứng gây hại trên lá non - Gây hại hoa: các chùm hoa sẽ bị thối khô, các hạt điều mới tƣợng sẽ bị rụng. - Gây hại hạt điều non: làm cho hạt nhăn nheo và khô ngay trên cuống quả hoặc quả sẽ bị dị dạng và có nhiều vết đốm nâu đen trên bề mặt hạt.
  12. Hình 1.5: Bọ xít gây hại trên hạt điều non 1.3. Biện pháp phòng trừ Vệ sinh đồng ruộng để vƣờn điều thông thoáng, đặc biệt các vƣờn điều ở mép rừng hoặc vƣờn điều trồng xen với cacao, mận, ổi Bón phân N.P.K cân đối, không bón qúa nhiều phân đạm, tăng phân kali vào thời kì cây điều ra đọt non, chồi hoa và quả non. Tạo điều kiện cho các thiên địch sinh trƣởng và phát triển. Phòng trừ bằng thuốc hóa học: - Chƣa mang lại kết quả theo mong muốn. Nên phun thuốc theo hình xoáy trôn ốc, sử dụng bơm tay hoặc bơm phun mù ULV vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. - Có thể dung các lọai thuốc: Trebon 10EC 0,5-0,7 lít/ha, Bassa 50EC 0,1- 0,15%, Aplaud - Mipc 25WP 1,5-2 kg/ha, Fenbis 25EC - 0,2%, Fastac 5EC 1 lít/ha., Sherpa 25EC. Hình 1.6: Thuốc Fenbis 25EC Hình 1.7: Thuốc Sherpa 25EC
  13. 2. Bọ đục chồi 2.1 Đặc điểm hình thái và sinh học - Bọ đục ngọn trƣởng thành: có cơ thể thon dài 8 - 12 mm, màu nâu đen, vòi dài hơi cong. Cơ thể có những u lồi hoặc lõm rất đặc biệt. Hình 1.8: Thành trùng bọ đục chồi - Trứng có dạng bầu dục, màu trắng sữa, hình bầu dục. Hình 1.9: Trứng bọ đục chồi
  14. - Sâu non: + Sâu non không chân có đầu và bụng phát triển. + Sâu non màu vàng kem. Hình 1.10: Sâu non bọ đục chồi - Nhộng : + Sâu đẫy sức hóa nhộng ngay trong chồi non. + Nhộng dạng nhộng trần, màu vàng kem
  15. Hình 1.11: Nhộng bọ đục chồi 2.2 Triệu chứng gây hại và tác hại - Trƣởng thành dùng vòi đục nhiều lỗ liên tiếp nhau vào thân chồi non để đẻ trứng. - Lỗ đục mới có dịch màu trắng sữa sau chuyển sang màu vàng nâu. Hình 1.12: Lổ đục trên ngọn chồi - Trứng đƣợc đẻ theo từng ngăn, có nhiều trứng/chồi.
  16. Hình 1.13: Trứng được đẻ vào trong các lổ đục - Ấu trùng nở ra và đục vào thân cây cắn phá làm Hình 1.14: Ngọn điều bị héo xanh phần trên của ngọn bị héo xanh sau đó chuyển màu nâu đen và ngọn bị khô chết. Hình 1.15: Ngọn điêu bị hại chuyển nâu và khô 2.3 Phòng trừ Cắt bỏ phần bị hại và tiêu hủy. Sử dụng thiên địch để hạn chế sự xuất hiện gây hại của bọ cánh cứng. Thiên địch chủ yếu của bọ cánh cứng đục ngọn điều là kiến vàng và ong ký sinh. Phun thuốc Sherpa 25EC, Fenbis 25EC với nồng độ 3% . Phun kĩ vào phần ngọn cây, ngọn cành khi thấy trƣởng thành xuất hiện
  17. - Bắt trƣởng thành bằng tay hoặc vợt. Hình 1.16: Vợt bắt thành trùng 3. Xén tóc nâu 3.1. Đặc điểm hình thái và sinh học Xén tóc nâu có 2 loài: 1 loài gây hại phần gần gốc (xén tóc nâu lớn) và 1 loài gây hại cành (xén tóc nâu nhỏ) - Trƣởng thành: A + Thông thƣờng có 1 thế hệ trong một năm. + Trƣởng thành là một loại xén tóc, màu nâu hạt dẻ, dài khoảng 40 mm. A + Hàng năm trƣởng thành xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 5. B Hình 1.17: + Trƣởng thành hoạt động vào Trưởng thành ban đêm để giao phối và đẻ xén tóc nâu trứng. lớn(A) Xén tóc nâu nhỏ B
  18. (B) Trứng: + Thƣờng đƣợc đẻ trên những cây điều lâu năm (> 4- 5 năm tuổi) những kẽ nứt hoặc vết thƣơng ở vỏ cây. + Trứng thƣờng đƣợc đẻ trên thân cây trong khoảng 1m tính từ mặt đất. + Trứng hình bầu dục, kích thƣớc 4 x 1,4mm, màu kem. Hình 1.18: Trứng - Sâu non: + Không có chân. + Kích thƣớc: 0,4 – 6cm Hình 1.19: Sâu non - Nhộng: + Giai đoạn nhộng kéo dài 18 – 22 ngày, nhộng nằm nằm trong bọc kén ở gần gốc.
  19. Hình 1.20: Kén và Nhộng bên trong
  20. 3.2. Triệu chứng gây hại và tác hại - Rất thích gây hại cây điều trên 5 năm tuổi. - Cây điều bị hại có những lỗ nhỏ ở vùng gốc thân cây, sùi nhựa dẻo và mùn cƣa qua các lỗ đục, bộ lá có màu úa vàng, dễ rụng, cành thƣờng bị khô rất nhanh, có thể làm chết cây hoàn toàn. - Sâu non nở ra đục vào phần mô vỏ cây, ăn các mô gỗ, tạo thành những đƣờng hầm nhiều ngóc ngách không theo định Hình 1.21: Triệu chứng gây hại của xén tóc giai hƣớng trong thân cây. Sâu non đoạn đâu phát dục đƣợc trong cả những cây khô. - Xén tóc ƣa thích tấn công phần cây trong khoảng 1m tính từ mặt đất. - Cây điều có tuổi trên 10 năm bị nhiễm nặng hơn cây điều tuổi nhỏ. Hình 1.22: Cây điều bị gây hại nặng 3.3. Biện pháp phòng trừ Một số thiên địch nhƣ ruồi ký sinh họ Tachinidae, ong ký sinh, kiến và bọ cánh cứng, nấm trắng Metarhizum sp. ký sinh nhộng. Bắt đầu kiểm tra từ tháng 4 – 6 để phát hiện triệu chứng gây hại ban đầu của sâu trong khoảng 1m từ gốc cây trở lên để tiến hành các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Tỉa bỏ, đốt những cành, cây bị hại nặng để hạn chế nơi đẻ trứng của xén tóc.
  21. Hình 1.23: Làm sạch vết thương - Đối với những cây đã bị tái nhiễm trong nhiều năm, dùng dao cạo bỏ phần vỏ bị hại theo đƣờng hầm, bắt và giết ấu trùng. Sau đó cạo sạch phần vỏ bị hƣ, phân của ấu trùng và quét quanh gốc với dung dịch đồng – vôi. Hình 1.24: Nậy bỏ phần vỏ bị hư, bắt giết ấu trùng Hình 1.25: Xử lý vết thương bằng Bouxdaeux
  22. - Thuốc trừ sâu chỉ có hiệu quả khi sâu non mới đục vào cây. Hình 1.26: Thuốc Regent 800WG - Dùng Basudin 50EC nồng độ 0,1% bôi vào thân và vùng rễ bị hại. - Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc nhƣ Padan 95SP, Regent 800WG. Hình 1.27: Thuốc Padan 95SP Sử dụng dung dịch đồng – vôi (1 phần CuSO4:4 phần CaO: 15 phần nƣớc) vào gốc cây trong khoảng 1m tính từ mặt đất để giảm sự đẻ trứng của xén tóc.
  23. 4. Sâu đục trái và hạt 4.1. Đặc điểm hình thái và sinh học - Một thế hệ của sâu từ giai đoạn trứng đến trƣởng thành từ 26 – 31 ngày. - Trƣởng thành thƣờng đẻ trứng ở những trái đƣợc 20 ngày tuổi. Hình 1.28: Trưởng thành sâu đục trái - Sâu non màu nâu đậm và rất linh hoạt, đầu có màu đen. - Sâu thƣờng di chuyển đến trái khác một khi trái đang bị hại đã bị khô. - Thời gian sống của sâu non kéo dài khoảng 20 ngày. Hình 1.29: Ấu trùng sâu đục trái
  24. - Cuối giai đoạn sâu non rơi xuống đất và làm nhộng. - Nhộng màu nâu vàng. Hình 1.30: Nhộng 4.2. Triệu chứng gây hại và tác hại Những hạt bị hại không thể tiếp tục phát triển, hạt trở nên nhăn nheo và khô đi, trái non bị rụng sau đó. Là loại sâu hại rất phổ biến tại các vùng trồng điều ở Việt Nam. Sâu chỉ xuất hiện trong thời kỳ tạo trái non và hạt, thƣờng vào khoảng 20 – 35 ngày sau khi hạt đƣợc hình thành và biến mất trong mùa mƣa. - Thành trùng đẻ trứng vào kẻ giữa trái và hạt. - Ấu trùng mới nở cắn gặm lớp biểu bì bên ngoài và đục vào trong trái hoặc hạt non để ăn phần thịt trái hoặc hạt non phía bên trong. - Lỗ đục của sâu thƣờng đƣợc che phủ bởi lớp phân bài tiết của sâu. Hình 1.31: Triệu chứng gây hại ban đầu
  25. Hình 1.33: Triệu chứng thiệt hại Hình 1.32: Sâu non cắn phá bên trong thịt trái 4.3. Biện pháp phòng trừ - Kiến vàng là tác nhân có hiệu quả cao đối với sâu đục trái và hạt bởi chúng xua đuổi không cho thành trùng đẻ trứng vào trái và hạt đồng thời săn bắt ấu trùng khi chúng di chuyển từ trái đã bị hại sang trái khác. - Có thể sử dụng thuốc Basudin 50EC, Kinalux 25EC, Nycap, Pyrinex 20EC, Vibafos 15EC.để diệt
  26. . Hình 1.34: Thuốc Kinalux (Hoạt chất Quinalphos) Hình 1.35: Thuốc Nycap (Hoạt chất Chlopyrifos ethyl)
  27. 5. Sâu róm đỏ ăn lá 5.1 Đặc điểm hình thái, sinh học - Trƣởng thành dạng bƣớm, cơ thể có nhiều lông và gai gây ngứa. - Cánh mầu nâu vàng nhạt, phía trên màu đậm hơn, có các đốm và vệt rất rõ, phía dƣới màu nhạt hơn, không có đốm. - Cơ thể dài: 4 – 5cm. Hình 1.36: Trưởng thành sâu róm đỏ - Trứng hình bầu dục dài 1,98mm, mới đẻ màu trắng về sau có màu cam và màu nâu tối lúc sắp nở. - Trứng đƣợc đẻ thành 2 hàng dọc theo mép ngòai của lá. Hình 1.37: Trứng
  28. - Sâu non phủ 1 lớp lông dày và gây ngứa. - Mới nở sâu non màu nâu vàng sau chuyển sang màu đỏ và có nhiều khoang đen xen kẻ. - Sâu non đẫy sức dài 50-60 mm. Hình 1.38: Sâu non - Sâu non nhả tơ gắng các lá điều già lại làm tổ để hóa nhộng. - Nhộng màng, có kén tơ màu kem bao quanh. - Nhộng màu nâu đen Hình 1.39: Nhộng
  29. 5.2 Triệu chứng gây hại và tác hại - Sâu di chuyển và gây hại theo bầy đàn. - Sâu tuổi lớn thƣờng ăn trụi hết phần thịt lá và chỉ chừa lại gân chính. Hình 1.40: Triệu chứng gây hại của sâu róm - Sâu cắn phá làm cây trụi lá làm cây suy kiệt và chết cành. Hình 1.41: Vườn cây bị hại nặng sẽ trụi hết lá 5.3 Biện pháp phòng trừ
  30. Phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu róm đỏ, dùng tay để hái và thu gom những lá có ổ sâu non và kén nhộng để tiêu hủy. Sử dụng bẫy đèn để thu bắt trƣởng thành. Nếu mật độ sâu non cao dùng Sherpa 5%, Supracide, Kinalux hoặc thuốc nhóm cúc phun đều khắp tán lá của cây. 6. Sâu phỏng lá 6.1 Đặc điểm hình thái và sinh học .- Trƣởng thành có kích thƣớc nhỏ, màu xám bạc. Hình 1.42: Trưởng thành - Sâu non đẫy sức có màu đỏ, dài khoảng 6mm. Thời gian phát triển sâu non khoảng 9 ngày và nhộng 8 ngày. Một thế hệ khi phát triển từ trứng cho đến thành trùng là 4 tuần. Hình 1.43: Sâu non 6.2. Triệu chứng gây hại và tác hại Gây hại trên điều, xoài, đậu đũa. Sâu hiện diện quanh năm trong vƣờn điều, với tỷ lệ lá hại cao khoảng tháng 5 – 10 sau khi thu hoạch, trong thời kỳ ra lá non . Loại sâu hại này có thể trở thành loài sâu hại phổ biến ở Việt Nam.
  31. Trứng đƣợc đẻ trên lá non nên triệu chứng gây hại đầu tiên sẽ xuất hiện trên lá non. Sâu non đục thành những đƣờng hầm ở những lá non trên cây điều tơ, làm thành những đƣờng ngoằng ngoèo, triệu chứng cuối cùng là những vệt phồng màu trắng trên lá. Hình 1.44: Triệu chứng gây hại xuất hiện ở lá non - Khi bị nặng toàn bộ lá điều sẽ bị khô và gãy vụn. Hình 1.45: Triệu chứng khi cây bị gây hại nặng 6.3. Biện pháp phòng trừ Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại thiên địch sinh trƣởng và phát triển, trong số các thiên địch của sâu phỏng lá điều, kiến vàng là loài thiên địch ăn mồi rất có hiệu quả.
  32. Có thể sử dụng một số thuốc trừ sâu nhƣ Sherpa 25EC, Decis 25EC, Cymerin 25EC để phun xịt vào các thời kỳ cây ra các đợt chồi non mới. 7. Sâu hại ít phổ biến trên cây điều 7.1 Câu cấu xanh Hypomeces sp. Hình 1.46: Câu cấu và triệu chứng gây hại 7.2 Sâu kết lá và hoa
  33. Hình 1.47: Triệu chứng gây hại của sâu kết lá
  34. 7.3 Sâu bao Hình 1.48: Sâu bao và triệu chứng gây hại 7.4 Rệp mềm Hình 1.49: Rầy mềm B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi? - Triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ sâu đục trái và hạt? - Triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ bọ đục ngọn? - Triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ xén tóc nâu?
  35. - Triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ sâu róm đỏ? - Triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ sâu phỏng lá? 2. Bài tập thực hành Bài thực hành số 1: - Mô tả đặc điểm nhận diện các loài sâu hại trên điều và triệu chứng gây hại của chúng? .
  36. Bài 2: BỆNH HẠI ĐIỀU Mã bài: MĐ04-02 Mục tiêu: Trình bày đƣợc các loại bệnh hại chính trên cây điều; Phân biệt đƣợc các loại bênh hại; Thực hiện đƣợc các biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trƣờng. A. Nội dung 1. Bệnh lở cổ rễ ở cây con 1.1. Điều kiêṇ phá t triển bêṇ h Bệnh do nấm Phytophthora sp., Pythium sp., Fusarium sp., Rhizoctonia sp Bênh xuất hiện và phát triển mạnh khi ẩm độ đất quá cao. Do đất vô bầu đƣợc lấy ở những nơi đã nhiễm mầm bệnh không đƣợc xử lý. Vƣờn ƣơm cây ẩm thấp, úng nƣớc. Đây là bệnh rất phổ biến ở cây con có thể phát sinh ngay từ khi mới mọc đến khi cây ba tuần tuổi. 1.2. Triệu chứng gây hại và tác hại Cây con bị héo lá. Lớp vỏ của phần thân sát mặt đất bị thối, thâm đen và lõm vào trong. Cây con héo dần và chết. Nếu nhiễm bệnh ngay từ hạt giống thì khi gieo hạt mầm vừa nhú ra đã bị thối. Bệnh gây hại nặng cho cây con trong vƣờn ƣơm và vƣờn kiến thiết cơ bản, nhất là đối với cây con dƣới 3 tuổi. Bệnh làm giảm tỷ lệ ghép sống và số cây xuất vƣờn. Hình 2.1: Triệu chứng gây hại bệnh lỡ cổ rễ
  37. 1.3. Biện pháp phòng trừ Phòng bệnh là vấn đề quan trọng nhất đối với bệnh này. Xử lý hạt giống trƣớc khi gieo bằng nƣớc nóng (52 – 55oC, 2 sôi 3 lạnh). Xử lý đất vô bầu bằng Formalin 8% dùng bạt nilon che kín 10 ngày sau mở bạt trộn đều trƣớc khi gieo hạt. Xử lý hạt giống bằng Rovral, Ridomil trƣớc khi ủ. Xây dựng vƣờn ƣơm nơi khô ráo thoát nƣớc tốt. Khi thấy cây con bị bệnh dùng oxyd chlorid đồng, Champion hay Ridomil, COC 85WP xịt vào gốc cây con. Hình 2.2: Thuốc Ridomil Gold 68WP: Hình 2.3: Thuốc Champion DP (Hoạt chất: Metalaxyl + Mancozeb) (Gốc đồng Copper hydroxide) 2. Bệnh thá n thƣ 2.1. Điều kiêṇ phá t triển bêṇ h Bệnh thán thƣ là bệnh nấm quan trọng nhất ở Việt Nam. Bệnh thán thƣ do nấm gây ra. Nguồn bệnh phát tán nhờ nƣớc, gió. Gây hại nặng ở điều cho quả.
  38. Bệnh hại nặng ở các vƣờn cây rậm rạp, ít cắt tỉa, bọ xít muỗi hại nhiều. Trời có sƣơng nhẹ, mƣa nắng xen kẽ bệnh phát triển mạnh. Bệnh thƣờng tấn công trên các chồi lá non, phát hoa, trái và hạt làm giảm năng suất và chất lƣợng hạt. Trên điều kiến thiết cơ bản bệnh gây hại nặng giai đoạn tháng 8-12. Ở giai đoạn kinh doanh, bệnh tập trung gây hại nặng vào 2 giai đoạn, tháng 3 – 5 (trổ hoa) và tháng 11 – 12 (quả non). 2.2 Triệu chứng gây hại và tác hại Bộ phận hại: lá, chồi, chùm bông và trái. Triệu chứng ban đầu của bệnh là các đốm ƣớt màu sáng, sau đó chuyển sang màu đỏ nhạt, trên các chồi bánh tẻ, phát hoa và trái. Trên các vết bệnh có hiện tƣợng chảy nhựa. Trên lá vết bệnh là những đốm màu nâu không có hình dạng cố định. - Trên bông: vết bệnh xuất ở đầu nhánh bông, nách nhánh, cuống bông. - Bệnh làm khô và rụng bông. Hình 2.4: Bệnh thán thư trên bông
  39. - Trên chồi: vết bệnh chạy dọc theo chiều dài hoặc liên kết với nhau. - Vết bệnh thƣờng có màu nâu hoặc nâu đen và làm khô teo đọt. Hình 2.5: Vết bệnh trên chồi - Ở trái non bệnh làm khô teo, đen trái sau đó trái rụng. - Hạt non nhăn nheo và teo lại
  40. Hình 2.6: Triệu chứng bệnh trên trái và hạt non - Trên trái lớn bệnh làm cho phần nhân của hạt bị teo. - Bệnh màu nâu đậm điển Hình 2.7: Vết bệnh điển hình màu nâu đậm hình. - Thƣờng bệnh xuất hiện ở phần tiếp giáp giữa cuống và trái, hoặc phần đít trái.
  41. Hình 2.8: Bệnh thán thư trên trái đã lớn 2.3 Biện pháp phòng trừ Để giảm sự xâm nhiễm của nấm bệnh vào chồi hoa, trái và hạt, những biện pháp khuyến cáo gồm : Trồng cây chắn gió quanh vƣờn điều với những cây lớn nhƣ xà cừ để ngăn cản sự phát tán của bệnh qua gió. Vệ sinh vƣờn: làm sạch cỏ dại, gom các cành chết nằm trong tán điều trƣớc khi nở hoa và tiêu hủy các phần cây đã bị bệnh. Sử dụng kiến vàng để kiểm soát bọ xít muỗi. Sử dụng dầu khoáng, dầu neem, hoặc thuốc hóa học để kiểm soát bọ trĩ. Nếu không có mƣa trong thời kỳ cây ra hoa, không cần thiết phải phun thuốc trừ nấm bệnh. Nếu có mƣa, nên phun trừ với thuốc trừ nấm nhƣ mancozeb, propineb hoặc oxit đồng, hai lần mỗi lần cách nhau một tuần vào thời kỳ cây nở hoa và tái tạo trái non. Các thuốc trừ bệnh Vicarben 50 BTN, Rhidomil, COC 85, Aliette, Antracol, Bavistin có hiệu lực cao trong phòng trị bệnh thán thƣ. Để hiệu quả cao thuốc cần đƣợc phun ở cả 3 giai đoạn ra chồi, bông và trái non và phun luân phiên các loại thuốc. Hình 2.9: Thuốc CocMan 69WP Hình 2.10: Thuốc Bavistin 50FL
  42. (Hoạt chất Mancozeb + Copper Oxychloride) (Hoạt chất: Carbendazim) Hình 2.11 : Thuốc Antracol 70WP (Hoạt chất: Propineb) Hình 2.12: Thuốc Aliette 800WP (Hoạt chất Metsulfuron Methyl ) 3. Bệnh nấm hồng 3.1 Điều kiện phát triển bệnh Bệnh do nấm gây ra. Bệnh thƣờng phát triển mạnh vào mùa mƣa (tháng 6-tháng 9) và thƣờng xuất hiện nhiều ở những vƣờn gần vƣờn cao su. Bệnh thƣờng xuất hiện ở những cành khuất ánh sáng, trồng quá dầy và chăm sóc kém. 3.2 Triệu chứng gây hại và tác hại Gây hại trên cành và thân. Triệu chứng ban đầu trên những cành bị nhiễm bệnh là những vết trắng trên vỏ câu, sau đó đƣợc phủ đầy bởi lớp phấn bao phủ cành bị bệnh. Nấm xâm nhập vào lớp mô bên trong và ngăn cản sự dẫn truyền của nhựa cây, sau đó các cành cây chết khô từ phía ngọn trở vào gốc cành. Lớp nấm này sau đó chuyển hồng là các bào tử của nấm. Giai đoạn kế tiếp là lớp vỏ bị nứt và tách ra, trong khi đó lá cây vàng và rụng dần.
  43. - Trên các cành bánh tẻ, ở vi trí phân nhánh, lớp vỏ ngoài có một lóp bột màu phớt hồng đó là bào tử nấm. Hình 2.13: Triệu chứng bệnh nấm hồng trên cành. 3.3 Biện pháp phòng trừ Cắt tỉa tạo thông thoáng cho vƣờn. Xén tỉa và tiêu huỷ cành nhánh bị bệnh từ phía dƣới vết bệnh. Xử lý vết xén tỉa bằng dung dịch thuốc nấm. Khi bệnh mới xuất hiện, xử lý các thuốc nhƣ Validamycin, Carbendazim, Trichodema sp. Pecucuron hoặc oxit đồng 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày trong thời gian từ đầu và giữa mùa mƣa. Cụ thể dùng thuốc Viben C 50BTN, COC 85 WP, Champion 77WP ở nồng độ 0,2 – 0,3% hoặc Validacine 5L pha với nồng độ 1 – 2% phun phòng vào đâu mùa mƣa.
  44. Hình 2.14: Thuốc Carbenzim 500FL Hình 2.15: Thuốc Champion DP (Hoạt chất Carbendazim) (Gốc đồng Copper hydroxide) 4. Bêṇ h nƣ́ t thân xi ̀ mủ 4.1 Điều kiện phát triển bệnh Bệnh do nấm gây ra.
  45. Bệnh thƣờng biểu hiện triệu chứng sau khoảng 2 – 3 năm trồng. Thƣờng gây hại nặng ở những vƣờn điều ở giai đoạn kinh doanh. Trong một năm bệnh thƣờng xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Bệnh tấn công vào thân cây, các cành chính rồi sau đó làm cây yếu dần đi. 4.2 Triệu chứng gây hại và tác hại - Trên chồi, vết bệnh màu nâu đen kèm theo có dịch cây ứa ra. Ban đầu dịch có màu trong suốt. Sau đó dịch chuyển sang màu nâu đậm. - Trên thân chính và cành: Bệnh cũng gây những vết nứt dọc trên diện tích bị bệnh và có nhựa chảy ra từ đó. - Phần mô bên trong của phần bị bệnh có màu nâu đỏ và những hang nhỏ li ti trong có chứa chất dịch màu đỏ nhạt. Hình 2.17: Vết bệnh trên thân Hình 2.16: Vết bệnh trên chồi 4.3 Biện pháp phòng trừ Cạo sạch phần vỏ bị nhiễm bệnh. Quét các dung dịch thuốc diệt nấm trực tiếp vào vết bệnh. Có thể xử dụng thuốc Acodyl 35WP, Mataxyl 500WP, Fortazeb 72WP (Metalaxyl), Acrobat MZ (Dimethomorph+ Mancozeb), Folcal 50WP (Folpet), Thuốc Alonil 80WP (Hoạt chất Fosetyl + Aluminium).
  46. Hình 2.18: Thuốc Folcal Hình 2.19: Thuốc Mataxyl 500WP (Hoạt chất metalaxyl) 5. Bệnh đố m lá 5.1. Điều kiêṇ phá t triển bêṇ h Bệnh chỉ xuất hiện trên cây con sinh trƣởng kém, thiếu dinh dƣỡng. Bệnh thƣờng biểu hiện trên lá non. Bệnh phát sinh trong mùa mƣa. Bệnh thƣờng xuất hiện trên cành và lá nằm trong bóng râm Khi trời mƣa bệnh tập trung ở ngọn cây, khi trời nắng bệnh hại nặng ở lá gần gốc. 5.2. Triệu chứng gây hại và tác hại Cây con từ 3 – 5 lá thƣờng bị bệnh nặng và cũng gây hại ở cây lớn khi cây ra lá non. Trên các lá non có các chấm xanh sẫm rồi lan dần thành các vết rộng, tế bào chết, vết bệnh chuyển màu nâu, khi bệnh phát triển mạnh các vết bệnh liền lại với nhau thành mảng lớn. Vết bệnh thƣờng xuất hiện dọc theo gân chính tạo thành những vùng thâm đen trên lá.
  47. 5.3. Biện pháp phòng trừ Cung cấp dinh dƣỡng đầy đủ và hợp lý cho cây. Chú ý đặc biệt đến giai đoạn cây có 3 – 4 lá thật. Chọn vƣờn ƣơm khô ráo thoát nƣớc. Xử ký đất trƣớc khi vào bầu Xử lý bằng thuốc hóa học với bệnh trong vƣờn ƣơm và ngoài sản xuất bằng thuốc Bordeaux 1% cho hiệu quả cao. Hình 2.21: Map super 300EC
  48. (Hoạt chất: Propiconazole + Hình 2.22: Thuốc Bonanza (Hoạt Difenoconazole) chất: Cyproconazole) Hình 2.23: Thuốc Tilt Super 300ES (Hoạt chất Difenoconazole + Hình 2.24: Thuốc Topan 70WP Propiconazole ) (Hoạt chất Thiophanate -Methyl)
  49. Hình 2.25: Thuốc Anvil 5SC Hình 2.26: Thuốc Kocide 53.8DF (Hoạt chất Hexaconazole) (Hoạt chất Copper Hydrocide) B. Câu hỏi và bài thực hành 1. Câu hỏi - Đặc điểm phát sinh, triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh lở cổ rễ? - Đặc điểm phát sinh, triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh thán thƣ? - Đặc điểm phát sinh, triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh nấm hồng? - Đặc điểm phát sinh, triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh nứt thân xì mủ? - Đặc điểm phát sinh, triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh đốm lá? 2. Bài tập thực hành Bài thực hành số 2: - Điều tra các dạng bệnh xuất hiện trong vƣờn điều và viết báo cáo mô tả đặc điểm nhận diện các triệu chứng của các loại bệnh phổ biến trên điều?
  50. BÀI 3: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP Mã bài: MĐ04-03 Giới thiệu: IPM trên cây điều là một chiến lƣợc quản lý dịch hại tổng hợp nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV, bảo đảm an toàn môi trƣờng, sinh thái, sức khỏe cộng đồng, góp phần đƣa sản xuất nông nghiệp theo hƣớng bền vững thông qua việc áp dụng phối hợp một cách hài hòa nhiều biện pháp phòng trừ khác nhau. Trong IPM, biến pháo canh tác và biện pháp sinh học đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Thuốc BVTV chỉ áp dụng trong các trƣờng hợp thật sự cần thiết. Mục tiêu: Sau khi học xong, ngƣời học có khả năng - Hiểu đƣợc khái niệm về quản lý dịch hại tổng hợp - Trình bày đƣợc các nguyên tắc của quản lý dịch hại tổng hợp và nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Nhận diện đƣợc một số thiên địch có lợi trên đồng ruộng. - Lựa chọn đƣợc biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp phù hợp trên cây điều; - Thực hiện tốt an toàn trong lao động và bảo vệ môi trƣờng, môi sinh. A. Nội dung 1. Sự ra đời của biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp Các hiện tƣợng dùng thuốc bừa bãi, dùng thuốc quá mức hoặc dùng thuốc không cần thiết gây hậu quả khôn lƣờng đối với sản xuất nông nghiệp và ô nhiễm môi trƣờng sống, nhƣ: Hình thành tính chống thuốc của sâu, bệnh hại. Xuất hiện những loài sâu hại mới. Tiêu diệt các loài thiên địch của sâu hại. Gây ngộ độc cho ngƣời, gia súc và các động vật có ích khác. Nhiễm độc môi trƣờng, nguy hại cho các động vật hoang dã Qua nhiều cuộc hội thảo, các nhà khoa học cho răng, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng không phải chỉ áp dụng đơn thuần biện pháp hóa học mà phải phối hợp với các biện pháp phòng trừ khác dựa trên cơ sở sinh thái học. 2. Định nghĩa về quản lý dịch hại tổng hợp IPM “IPM là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trƣờng và biến động quần thể của các loại dịch hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể đƣợc, nhằm duy trì mật độ loài gây hại ở dƣới mức gây ra những thiệt hại kinh tế” (Theo FAO, 1972). 3. Những nguyên tắc của IPM Không thể tiêu diệt hết các cơ thể gây hại trên đồng ruộng mà chỉ có thể duy trì mật số của chúng ở dƣới mức gây hại kinh tế.
  51. Không thể quan niệm IPM là một “quy trình in sẵn” để áp dụng trong mọi trƣờng hợp, ở mọi nơi, mọi lúc, mà cần coi đó nhƣ là một nguyên tắc thực hiện trong mỗi tình huống cụ thể. Những biện pháp có thể áp dụng trong IPM rất đa dạng và phong phú và ngày càng đƣợc đƣa ra sử dụng rộng rãi trong sản xuất. Nguyên tắc chung của biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại điều: - Theo dõi thƣờng xuyên để có thể phát hiện và dự báo tình hình sâu bệnh hại trƣớc khi phát sinh thành dịch. - “Phòng” là chủ yếu, “trừ’ là quan trọng. - Sử dụng nhiều biện pháp xen kẻ nhau. 4. Các biện pháp trong quản lý dịch hại tổng hợp 4.1 Giống Sử dụng giống trồng là những cây ghép với đặc tính sớm mang trái, năng suất cao, khả năng thích nghi rộng đã đƣợc bộ NN&PTNT công nhận. Ví dụ nhƣ DDH 66-14, DDH 67-15, PN1, MH 4/5, MH5/4, ES04, BD01 Để có một cây con khỏe đủ điều kiện xuất vƣờn để đem đi trồng thì càn lƣu ý đám bảo đúng yêu cầu kỹ thuật từ trong vƣờn ƣơm: Hạt giống trƣớc khi gieo ƣơm phải đƣợc xử lý bằng nƣớc ấm (2 sôi 3 lạnh, nhiệt độ khoảng 52-55oC) hay bằng một số loại thuốc trừ nấm nhƣ Benomyl, Mancozeb, Rovral. Đất gieo hạt hoặc đất làm ruột bầu cũng phải đƣợc xử lý bằng thuốc trừ nấm, dùng bạt nilon che kín 10 ngày sau đó dở bạt trộn đều đất trƣớc khi đóng bầu 3 ngày. Xây dựng vƣờn ƣơm nơi khô ráo, thoáng mát. Đảm bào mật độ gieo vừa phải. Nguồn nƣớc tƣới cho vƣờn ƣơm phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm. Cây làm gốc ghép và cành ghép phải sạch sâu bệnh và sinh trƣởng khỏe mạnh. 4.2 Biện pháp canh tác * Vệ sinh đồng ruộng - Làm cỏ để vƣờn thông thoáng , giảm ẩm độ cũng nhƣ phá huỷ nơi trú ẩn của sâu bệnh hại.
  52. Hình 3.1: Làm cỏ điều - Đối với những vƣờn không bị sâu bệnh thì có thể ủ tàn dƣ để làm phân bón. Hình 3.2: Thu gom tàn dư - Đối với vƣờn bị sâu bệnh phá hại cần cắt bỏ cành bị hại nhƣ mọt đục quả, mọt đục cành, rệp sáp hại quả, nấm hồng cần thu gom tàn dƣ và tiêu huỷ.
  53. Hình 3.3: Đốt tàn dư thực vật * Luân canh và xen canh Luân canh: Khi chọn lựa cây trồng trong công thức luân canh cần lƣu ý không chọn những cây có cùng đối tƣợng gây hại của sâu bệnh điều thì biện pháp luân canh mới có hiệu quả. Xen canh: Có thể trồng xen các cây đậu phộng, đậu xanh, đậu đen, bắp, bông vải, khoai mỳ trong vƣờn điều để giảm cỏ dại. Tuy nhiên không nên trồng đậu đũa vì cây đậu đũa hấp dẫn bọ xít muỗi, là sâu hại chính của cây điều. Lƣu ý, khi trồng xen cần cách mép tán cây điều 1m. * Trồng cây chắn gió Giảm sự lây lan của nguồn bệnh. Giảm tác hại của gió: gió mạnh sẽ làm cây dễ bị vết thƣơng do cọ sát, cây bị gãy cánh hoặc bật gốc. * Thực hiện tốt các quy trình trồng trọt Thời vụ trồng: trồng đúng thời vụ để giúp cây sinh trƣởng phát triển tốt, bộ rế phát triển mạnh, tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu bệnh hại. Mật độ trồng hợp lý nhằm tạo điều kiện để cây sinh trƣởng phát triển tốt, phát huy đặc tính giống, vƣờn thông thoáng giúp công tác điều tra cũng nhƣ chăm sóc cây dễ dàng đồng thời giảm thiểu sự tác hại của sâu bệnh hại.
  54. Hình 3.4: Trồng cây chắn gió Hình 3.5: Mật độ trồng hợp lý giúp vườn thông thoáng
  55. Thu hoạch kịp thời: Đây là khâu cuối cùng của quy trình sản xuất. Thu hoạch kịp thời giúp đảm bảo năng suất và chất lƣợng hạt 4.2 Biện pháp vật lý, cơ giới Dùng nhân lực để bắt giết dịch hại: Có thể dùng vợt, bẫy, dao cƣa để chặt, cƣa càng quả bị sâu bệnh. Đây là biện pháp có thể huy động lực lƣợng tham gia diệt sâu để bảo vệ cây trồng. Dùng bẩy bả để diệt sâu: Dùng bẫy đèn: để bắt giết các côn trùng ƣa thích với ánh sáng đèn. Tổ chức bẫy đèn vào thời kỳ trƣởng thành xuất hiện nhiều: thực hiện liên tục 3 – 5 ngày, bắt đầu từ 19 – 23 giờ. Nguồn ánh sáng là đèn dầu, đèn điện Đèn đặt trên chậu nƣớc có một lớp dầu mỏng. Đặt đèn cao hơn bề mặt cây trồng từ 30 – 40cm. Bẫy đèn phải rộng cả huyện hoặc cả thành phố mới có hiệu quả. Trời mƣa, sáng trăng hiệu quả sẽ bị hạn chế. Bả độc đƣợc dùng để trừ các loại côn trùng có xu hƣớng thích mùi vị, hóa chất. Thành phần bả gồm chất hấp dẫn dịch hại và có 1% chất độc. Ví dụ: Bả chua ngọt (diệt họ ngài đêm và các loại sâu bƣớm): Thành phần bả gồm 4 phần mật + 4 phần giấm + 1 phần rƣợu + 1% thuốc (Padan 95WP) trộn đều cho vào chậu đặc trên bờ ruộng hoặc trên giá cao 1 – 1,2m, đặt 4 – 5 chậu/ha. Bả mở vào ban đêm, ban ngày đậy lại. * Dùng nhiệt độ - ẩm độ: Mỗi loài sâu bệnh hại đều có yêu cầu về nhiệt độ, ẩm độ nhất định. Nếu vƣợt quá ngƣỡng yêu cầu đó, chúng không thể tồn tại. Có thể áp dụng các biện pháp sau: Sấy, phơi khô nông sản để cất giữ. Dùng nƣớc nóng để diệt sâu bệnh và nấm hại trên hạt giống. 4.3 Biện pháp sinh học * Dùng các loài vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng: Trong tự nhiên côn trùng bị chết do nhiều loại vi sinh vật khác nhau gây bệnh. Những loại thiên địch này đƣợc nghiên cứu và tạo thành các hợp chất trừ sâu vi sinh. Ví dụ: - Chế phẩm Bt để trừ sâu bộ cánh phấn, bộ chế phẩm vi sinh Bacillus penetrans dùng để trừ tuyến trùng. - Chế phẩm nấm trắng Beauveria bassiana (trừ sâu đục thân, sâu róm), nấm xám Metarhizium anisopliae (trừ bọ xít), Verticillium lecanii (trừ bọ phấn), nấm Zoophthora radicans (trừ rệp muội). - Chế phẩm Tricoderma có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự gây hại của các tác nhân gây bệnh nằm trong đất nhƣ nấm, tuyến trùng. Tricoderma đã đƣợc chế biến và đóng gói lƣu hành nhƣ các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác. Loại
  56. chế phẩm này có thể dùng để sử lý hạt trƣớc khi gieo trồng; phun lên vết bệnh; ủ với phân hữu cơ để vô bầu hoặc ủ với phân hữu cơ bón trực tiếp cho cây.
  57. Hình 3.6: Chế phẩm Tam Nông Hình 3.7: Vi ĐK Trichoderma Trichoderma sp.
  58. Hình 3.8: Chế phẩm Tri-CAB Hình 3.9: Chế phẩm BIMA
  59. Hình 3.11: Chế phẩm Hình 3.10: Chế phẩm NOLATRI Tricô-ĐHCT + Đối với bệnh trong vƣờn ƣơm (VD: Bệnh lở cổ rễ): Tàn dƣ thực vật (rơm, cỏ, lục bình, lá cây ) + Phân chuồng (đã mất mùi hôi, khoảng ¼ tổng thế tích). Trộn đều và gom thành đống (đáy 2m, cao 1,2 – 1,5m) sau đó tƣới nƣớc vừa đủ ẩm (nắm chặt tay thấy nƣớc rịn ra). Tƣới nấm Trico-ĐHCT (20 – 30g/m3) sau đó phủ bạt nhựa để giữ ẩm. Tƣới bổ sung hàng tuần để giữ ẩm. Đão đống ủ sau 3 tuần. Sau 6 – 8 tuần khi phân đã hoai có thế sử dụng để vào bầu ƣơm cây con. + Đối với bệnh gây hại rễ: Tàn dƣ thực vật nhƣ cỏ, rơm, lục bình, lá đã phơi héo (10 – 20kg/gốc) + Phân gia súc đã ủ hoai (3 – 5kg/gốc) + Chế phẩm vi sinh Trico-ĐHCT (5 – 15g/gốc). Dùng cuốc răng xới quanh tán cây, bón 1 lớp xác bả thực vật xen kẻ 1 lớp phân gia súc, tƣới nƣớc đều sau đó tƣới chế phẩm Tricô- ĐHCT lên trên. Sau đó đậy cỏ và tƣới nƣớc 2 – 3 ngày/lần để giữ ẩm cho nấm vi sinh phát triển tốt và tiêu diệt nấm gây bệnh. Bổ sung phân hữu cơ hoai mục hoặc xác bả thực vật để nấm Tricoderma phát triển tốt.
  60. + Đối với một số bệnh trên thân, lá, trái có thể sử dụng chế phầm Tricô- ĐHCT phun trực tiếp lên thân, lá, trái (trong mùa mƣa) để phòng, trị bệnh với liều lƣợng 2 – 5g/l (ngâm 15’). * Sử dụng côn trùng bắt mồi và ký sinh: Dùng thiên địch là côn trùng để trừ côn trùng. Những côn trùng thiên địch sẽ giết chết các loại sâu hại nhƣ sâu róm, bọ đục cành, xén tóc nhƣ là thức ăn của chúng. Những côn trùng có ích này luôn hiện diện trên đồng ruộng. Mật số côn trùng có ích càng lớn thì mật số sâu hại càng nhỏ và ngƣợc lại. Ở những ruộng ít dùng hoá chất bảo vệ thực vật có số lƣợng cũng nhƣ chủng loại côn trùng có ích nhiều hơn so với các vƣờn sử dụng thƣờng xuyên hoặc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Một số côn trùng có ích hiện diện trên đồng ruộng nhƣ: Bọ ngựa, bọ rùa, ruồi, bọ mắt vàng, ong ký sinh, kiến sƣ tử, kiến lửa - Thiên địch của bọ xít muỗi: kiến vàng, bọ ngựa, nhện Hình 3.12: Bọ ngựa ăn thịt bọ xít muỗi Hình 3.13: Nhện bắt mồi
  61. Hình 3.14: Bọ xít bắt mồi Hình 3.15: Kiến vàng - Thiên địch của bọ cánh cứng đục ngọn: kiến vàng, ong ký sinh Hình 3.16: Ong ký sinh (loài 1) Hình 3.17: Ong ký sinh (loài 2) - Thiên địch của rầy mềm: bọ rùa, ruồi, bọ mắt vàng
  62. Hình 3.18: Bọ rùa đen (loại 1) và sâu non Hình 3.19: Bọ rùa (loài 2) và sâu non
  63. Hình 3.20: Bọ rùa (loài 3) và sâu non Hình 3.21: Bọ rùa (loài 4) và sâu non
  64. Hình 3.23: Bọ mắt vàng Nếu nhƣ nấm Trichoderma là loại thiên địch hữu hiệu để ngăn ngừa sự gây hại của các loại bệnh trên điều thì Kiến vàng là côn trùng có lợi và rất hiệu quả trong việc kiểm soát các sâu hại.
  65. Kiến vàng có thể hạn chế sự gây hại của các loài sâu hại nghiêm trọng trên điều nhƣ bọ xít muỗi, bọ cánh cứng đục ngọn, sâu đục trái và hạt, bọ xít mép, sâu đục phồng lá, sâu cuốn lá, bọ cánh cứng ăn lá, sâu bao, sâu ăn lá Bệnh thán thƣ trên điều có liên quan mật thiết với sự chích hút của bọ xít muỗi. Khi sử dụng kiến vàng, mật số bọ trĩ giảm xuống đáng kẻ từ đó gián tiếp làm giảm mức độ thiệt hại của bệnh thán thƣ.
  66. Hình 3.24-: Kiến vàng tấn Hình 3.25 : Kiến vàng tấn công bọ đục ngọn công sâu đục trái và hạt
  67. Hình 3.26: Kiến vàng tấn công Hình 3.27: Kiến vàng tấn sâu cuốn lá công câu cấu
  68. Hình 3.28: Kiến vàng tấn công Hình 3.29: Kiến vàng tấn sâu bao công sâu đục ngọn Để sử dụng kiến vàng hiệu quả cần lƣu ý những vấn đề sau: - Diệt hết Kiến hôi và Kiến vàng có sẵn trên cây trong vƣờn định thả Kiến vàng. - Thu thập kiến vàng và thả ít nhất 2 tổ vào các ngã 3, ngã 4 của cây gần ngọn. - Nếu trên cây quanh vƣờn có tổ kiến vàng thì chăng dây từ cây có kiến vào vƣờn mới. - Treo thức ăn (ruột gà, vịt, đầu cá ) lên cây cho kiến ăn ngay để kiến phục hồi nhanh hơn và cho ăn thêm trong mùa khô khi sâu hại trên cây ít. - Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật. - Khi bắt buộc phải trừ sâu thì nên dùng dầu khoáng Dc-Trons plus, SK, DS hoặc thuốc ít độc đối với kiến, hạn chế tối đa lần phun xịt, không xịt thuốc liên tiếp nhiều lầm, phun vào buổi chiều khi kiến đã vào hết trong tổ và tránh phun lên tổ kiến. Nên trồng các cây mà Kiến vàng thích cƣ trú trên bờ bao hoặc xung quanh vƣờn để luôn có nguồn kiến vàng.
  69. Hình 3.30: Dầu khoáng Dc- Trons plus (Hoạt chất: Petroleum Spray Hình 3.31: Dầu khoáng SK Oil)
  70. Hình 3.32: Dầu khoáng DS 4.4 Biện pháp hóa học Sử dụng biện pháp hóa học trong việc bảo vệ cây trồng sẽ sớm cho kết quả do biện pháp này tiêu diệt dịch hại nhanh chóng, triệt để và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài tác dụng ức chế sự phát triển của sâu bệnh hại, thuốc bảo vệ thực vật còn chứa những chất kích thích sự sinh trƣởng phát triển của cây. Tuy nhiên, do thuốc có tác động tiêu cực đến quần thể vi sinh vật có ích, đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời và động vật nên chỉ sử dụng thuốc hóa học khi bệnh vƣợt qua ngƣỡng gây hại cho phép và cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng. a. Nguyên tắc sử dụng thuốc trên đồng ruộng (4 đúng) - Đúng thuốc: Mỗi loại thuốc chỉ trừ đƣợc một số loại dịch hại nhất định, nhất là thuốc có tính chọn lọc. Yêu cầu phải chọn đúng thuốc cho đối tƣợng phòng trừ, trong đó ƣu tiên thuốc trừ đặc hiệu, có tính chọn lọc cao. - Đúng lúc: Sử dụng thuốc vào thời điểm dịch hại dễ chết nhất (sâu tuổi 1 – 2, bệnh mới chớm phát). Thời điểm cây trồng và thiên địch an toàn nhất, trời quang, khô ráo, lặng gió, tránh lúc nắng to, tốt nhất sáng sớm hoặc chiều mát. Với thuốc nội hấp nên phun vào buổi sáng vì cây hấp thu dễ hơn. - Đúng liều lƣợng, nồng độ: Mỗi loại thuốc đều có quy định sử dụng nồng độ và liều lƣợng trừ dịch hại đạt hiệu quả và an toàn đối với ngƣời và cây trồng. Yêu cầu ngƣời sử dụng phải cân đong chính xác, tránh tùy tiện ƣớc lƣợng gây lãng phí
  71. tiền bạc và những hậu quả đáng tiếc cho vật nuôi, cây trồng và môi trƣờng; gây hậu quả kháng thuốc, lờn thuốc của dịch hại. - Đúng cách: + Mỗi loại thuốc thƣơng phẩm đều có kỹ thuật sử dụng riêng, nhất thiết phải tuân thủ. Với loại thuốc bột cần phải phun hoặc rắc đều trên diện tích quy định. Trƣờng hợp thuốc bột hoặc thuốc hạt ít cân trộn thêm đất bột hoặc cát khô để rắc cho đều. Đối với thuốc phun ở dạng lỏng cần phải đong thuốc cẩn thận, đổ ít nƣớc vào bình rồi đổ thuốc khuấy đều cho tan, sau đó đổ đủ lƣợng nƣớc quy định. + Đối với mỗi loài dịch hại phải có cách phun đúng. Khi phun cần phun kỹ, đều, tập trung vào nơi dịch hại. + Đối với từng loại máy phun thuốc khác nhau càn có tốc độ phun phù hợp. b. Ký hiệu một số dạng thuốc bảo vệ thực vật Dạng thuốc Chữ viết tắt Tính chất khi sử dụng Nhũ dầu ND,EC Thuốc ở thể lỏng, trong suốt. Dễ bắt lửa và cháy nổ, hòa tan trong nƣớc. Dung dịch DD,SL,L,AS Hòa tan trong nƣớc, không chứa chất hóa sữa. Bột thấm nƣớc BTN, WP, SP, Dạng bột mịn, phân tán trong nƣớc DF, WDG thành dung dịch huyền phù. Huyền phù FL, FC, SC Lắc đều khi sử dụng. Hạt H, G, GR Chủ yếu rải vào đất. Dạng sữa EW Lắc đều trƣớc khi sử dụng. Thuốc bột D, BR Không tan trong nƣớc c. Các ký hiệu thƣờng thấy trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật
  72. VÍ DỤ: Thuốc trừ nấm Anvil Tên thương mại: A RIN 50 SC 50: hoạt chất là 50ml/ 100 ml sản phẩm SC: sản phẩm dưới dạng huyền phù Hoạt chất: Carbendazim Ngày sản xuất: 24 -03 - 04 Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất Tác dụng với loại cây trồng: , lúa, đậu Đối tượng phòng trừ: Bệnh rỉ sắt, đốm lá Lượng thuốc/ ha: Ví dụ: Đối với cà phê: 0.5 - 0.8 l / ha; cụ thể từ 5 đến 8 chai Liều lượng nên dùng: 7 - 10 ml sản phẩm / 8 l nýớc Lượng dung dịch thuốc / ha: 400 - 600 l / ha Hướng dẫn sử dụng: Đi găng tay, đeo kính đặc biệt tránh phun thuốc đi ngược hướng gió
  73. Biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc: 1. Đeo mắt kính 2. Đeo khẩu trang 3. Đeo mặt nạ 4. Đeo bao tay 5. Mang giầy bảo hộ 6. Tắm rữa sau khi phun thuốc 7. Không để trẻ em tới gần nơi cất thuốc 8. Không đổ nƣớc thuốc thừa nơi chăn nuôi gia cầm, gia súc và thuỷ sản. Hình 3.33: Biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc d. Một số thuốc bảo vệ thực vật có thể sử dụng để phòng trừ bệnh cho điều Thuốc trừ sâu: Ngoài một số thuốc đã nếu trong bài 1 có thể sử dụng thêm một số loại thuốc: - Bọ xít muỗi, bọ trĩ : Motox 5EC (Alpha – Cypermethrin), Dipel 6.4 DF (Bacillus thuringiensis (var.Kurstaki), Trebon 20 WP (Etofenprox), Bulldock 025 EC (Beta – Cyfluthrin), Cyperan 5 EC, 10 EC (Cypermethrin ) - Sâu đục thân, đục cành, trái và hạt: Anphatox 2.5EC; 5EC, Pertox 5 EC (Alpha – Cypermethrin), Apphe 17EC (Alpha- Cypermethrin 1%+ Chlorpyrifos Ethyl 16%), Muskardin (Beauveria bassiana ), - Sâu róm đỏ, sâu hại lá: Karate 2,5EC (Lambda –cyhalothri), Regent 5SC (Fipronil), Bulldock 025 EC (Beta – Cyfluthrin), Nugor 40EC (Dimethoate) Thuốc trừ bệnh: Ngoài một số thuốc đã nếu trong bài 1 có thể sử dụng thêm một số loại thuốc: - Thán thƣ: Carban 50SC (Carbendazim), Tilt Super (Triazol), Zinacol (Zineb), Topsin M 70WP (Thiophanate – Methyl).
  74. - Bệnh nấm hồng: Ridomil Gold (Metalaxyl), Antracol (Propineb), Norshield (oxit đồng), Mancozeb., Bordaeux - Nứt thân xì mủ: Acodyl (Metalaxyl), Acrobat MZ (Dimethomorph + Mancozeb), Mexyl (Metalaxyl + Mancozeb).- 5. Các giai đoạn cần chú ý trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại điều 5.1 Giai đoạn kiến thiết cơ bản Từ khi mới trồng đến năm thứ 3, cây sinh trƣởng liên tục và ra nhiều đợt chồi liên tiếp. Do đó cần phải tiến hành phòng trừ các loại sâu ăn lá, sâu đục đọt. Sau khi phát triển hoàn thành một đợt lá, cây ngừng sinh trƣởng một thời gian sau đó đỉnh sinh trƣởng tiếp tục nhú lên chuẩn bị ra đọt mới, đây là thời điểm tiền hành phun thuốc. Các loại thuốc có thể sử dụng nhƣ Sherpa, Supracide. Phun liên tục 2 lần, 7 – 10 ngày/lần. 5.2 Giai đoạn cây cho trái * Sau thu hoạch (tháng 5 – 7) Dọn vƣờn, cắt tỉa đốt các cành sâu bệnh. Dùng vôi + phân bò + đất sét hay dung dịch bordeaux 1:4:15 quét gốc từ mặt đất len 1m hay Validacin phòng trừ bệnh nấm hồng. * Thời kỳ điều ra chồi non (tháng 8 – 12) Giai đoạn cây ra tử 1 – 3 đợt lộc non, nên xuất hiện nhiều sâu phá hại nhƣ sâu đục ngọn, sâu ăn lá, bọ xít muỗi, rệp sáp và các bệnh nhƣ nấm hồng, thán thƣ Dùng thuốc trừ sâu: Pherpa, Decis, Bitox, Confidor Dùng thuốc trừ bệnh: Bordeaux 1%, COC 85, Champion, Ridomil, Bavistin 5.3 Thời kỳ điều ra hoa đậu trái (tháng 1 – 4) Đây là giai đoạn phòng bệnh quan trọng nhất và có hiệu quả cao nhất. Giai đoạn này cây thƣờng bị phá hại nặng bởi các sâu hại lá nhƣ sâu phỏng lá, sâu róm đỏ, châu chấu xanh và bệnh thán thƣ làm khô hoa rụng trái non, bệnh khô cành. Có thể phun kết hợp thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích sinh trƣởng, phân bón lá: Phòng trừ sâu dùng Sherpa, Decis, Bitox, Confidor Phòng bệnh dùng Bavistin, Champion, Ridomil, Antracol Đặc biệt Alietle có tác dụng cao đối với các loại bệnh này, nhất là bệnh gây khô, rụng trái non. Kích thích sinh trƣởng: Atonix, Dekamon, HQ 101. Phân bón lá Flower, Multipholiate, KNO3 B. Câu hỏi và bài thực hành 1. Câu hỏi - Thế nào là quản lý dịch hại tổng hợp? - Nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hơp? - Các biện pháp áp dụng trong quán lý dịch hại tổng hợp?
  75. - Nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật? - Làm thế nào để thiên địch phát huy đƣợc vai trò của chúng trong việc hạn chế sâu bệnh hại? 2. Bài tập thực hành - Điều tra thành phần sâu bệnh hại và thiên địch của các loài sâu hại đó trên cây điều tại địa phƣơng và đề xuất biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều tại địa phƣơng?
  76. HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Mô đun đƣợc bố trí sau khi hoc̣ sinh đã học xong nội dung các mô đun MĐ 01-Nhân giống điều, MĐ02-Trồng điều, MĐ03 Chăm sóc điều; - Đây là một trong những mô đun kỹ năng nghề quan trọng của nghề Kỹ thuật trồng điều, có liên quan chặt chẽ với mô đun Kỹ thuật chăm sóc cây điều. - Yêu cầu học sinh cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành. II. Mục tiêu: Học xong mô đun này học sinh sẽ có khả năng: - Trình bày đƣợc đăc̣ điểm một số sâu , bệnh hại chính trên cây điều và biêṇ pháp phòng trừ; - Nhâṇ biết các triêụ chƣ́ ng gây haị trên cây điều và quyết điṇ h biêṇ pháp phòng trừ; - Lƣạ choṇ biêṇ pháp phòng trƣ̀ tổng hơp̣ hiêụ quả , an toàn cho ngƣờ i và cây điều. III. Nội dung chính của mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Thời lƣợng Loại bài Mã bài Tên bài Địa điểm dạy Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra Lớp học- M04-01 Sâu haị điều Tích hợp 32 5 25 2 vƣờn Lớp học- M04-02 Bệnh hại điều Tích hợp 36 5 29 2 vƣờn Quản lý dịch Lớp học- M04-03 Tích hợp 30 2 24 2 hại tổng hợp vƣờn Kiểm tra hết mođun 4 4 Cộng 102 12 80 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.
  77. 2. Phƣơng pháp đánh giá * Kiểm tra định kỳ Dựa vào sự tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành thí nghiệm, thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận tùy theo từng bài cụ thể đối với từng học sinh trong quá trình giảng dạy và bài tập kỹ năng khi kết thúc một bài. * Kiểm tra kết thúc mô đun Mỗi học sinh thực hiện một bài tập kỹ năng trong thời gian giáo viên quan sát và theo dõi thực hiện đánh giá theo yêu cầu và đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá thực hành kỹ năng. 2 .Nội dung đánh giá * Phần lý thuyết: - Sâu bệnh hại chính trên cây điều - Thuốc sử dụng đối với từng loại sâu bệnh hại * Phần thực hành: - Nhận diện các loại sâu bệnh hại - Cách pha và phun thuốc trƣ̀ sâu bêṇ h. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành BÀI THỰC HÀNH SỐ 1: PHÂN BIỆT SÂU HẠI ĐIỀU VÀ TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI * Mục tiêu: - Nhận biết và phân biệt đƣợc các loại sâu hại và triệu chứng gây hại của chúng. - Rèn luyện kỹ năng quan sát và phát hiện sâu hại. - Rèn luyện tính tỷ mỷ, chính xác, cẩn thận khi phân biệt, phân loại và sử dụng an toàn và có hiệu quả các trang thiết bị. I TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Chia nhóm Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 2. Tổ chức thực hiện 2.1. Công việc của giáo viên Hƣớng dẫn
  78. Làm mẫu Kiểm tra nhắc nhở 2.2. Công việc học sinh Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ Dụng cụ, tự các bƣớc thuật trang bị 1Nhận biết - Quan sát bằng mắt tiêu - Gọi tên chính - Tiêu bản các sâu bản tất cả các giai đoạn xác sâu hại. của tất cả hại trên phát dục của các loại sâu - Nhận diện các pha đồng hại chính trên điều. chính xác các phát dục ruộng - Ghi nhận màu sắc, kích giai đoạn phát của các thƣớc, hình dáng của sâu dục của sâu. loại sâu hại hại. chính trên điều. - Thƣớc. giấy, bút, kính lúp. 2Nhận biết - Quan sát bằng mắt - Nhận diện - Tiêu bản, các triệu những hình chụp và các chính xác triệu hình ảnh chứng gây tiêu bản của tất cả các chứng gây hại triệu chứng hại tƣơng triệu chứng gây hại của tƣơng ứng với gây hại của ứng với sâu hại chính trên điều. từng giai đoạn các côn mỗi loại - Ghi nhận những sự phát dục và của trùng sâi hại thay đổi khi cây bị gây từng loại sâu chính. hại (hình dạng, kích khác nhau. - Thƣớc. thƣớc, màu sắc ) giấy, bút, kính lúp. 3Viết báo Tổng hợp những ghi Mô tả chính Giấy, viết cáo nhận từ việc nhận diện xác hình dáng, sâu hại và triệu chứng, màu sắc, kích thƣớc sâu hại và triệu chứng tƣơng ứng với mỗi sâu hại. III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Phòng thí nghiệm (Phòng lƣu giữ tiêu bản) Qui trình thực hiện Phiếu thực hành
  79. Phiếu đánh giá sản phẩm Giấy bút ghi chép, kính lúp, thƣớc. IV. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. V. NHỮNG LỔI THƢỜNG GẶP Nhận diện sai sâu hại. Nhầm lẫn triệu chứng giữa các loại sâu hại. VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Trình bày và phân biệt đƣợc đƣợc đặc điểm Theo bản câu hỏi và mẫu vật hình thái của 6 loài sâu hại chính. thu thập đƣợc sau điều tra - Trình bày và phân biệt đƣợc triệu chứng gây Theo bản câu hỏi và mẫu vật hại của sâu hại thu thập đƣợc sau điều tra - Trình bày và thực hiện biện pháp phòng trừ Quyết định chọn lựa biện pháp phù hợp và quan sát thao tác sử dụng dụng cụ, hóa chất
  80. BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 PHÂN BIỆT MỘT SỐ BỆNH CHÍNH TRÊN ĐIỀU * Mục tiêu: - Nhận biết và phân biệt đƣợc các loại bệnh hại. - Rèn luyện kỹ năng quan sát và phát hiện bệnh hại. - Rèn luyện tính tỷ mỷ, chính xác, cẩn thận khi phân biệt, phân loại và sử dụng an toàn và có hiệu quả các trang thiết bị. I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Chia nhóm Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 2. Tổ chức thực hiện 2.1. Công việc của giáo viên Hƣớng dẫn Làm mẫu Kiểm tra nhắc nhở 2.2. Công việc học sinh Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ Dụng cụ, tự các bƣớc thuật trang bị 1Nhận biết - Quan sát bằng mắt - Nhận diện - Tiêu bản, các triệu những hình chụp và các chính xác triệu hình ảnh chứng gây tiêu bản của tất cả các chứng gây hại triệu chứng hại tƣơng triệu chứng gây hại của tƣơng ứng của gây hại của ứng với bệnh hại chính trên điều. từng loại bệnh các bệnh mỗi loại - Ghi nhận những sự khác nhau. chính. bệnh hại thay đổi khi cây bị gây - Thƣớc. hại (hình dạng, kích giấy, bút, thƣớc, màu sắc ) kính lúp. 2Viết báo Tổng hợp những ghi Mô tả chính Giấy, viết cáo nhận từ việc nhận diện xác hình dáng, bệnh hại và triệu chứng, màu sắc, kích thƣớc triệu chứng tƣơng ứng với mỗi bệnh hại. III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Phòng thí nghiệm (Phòng lƣu giữ tiêu bản)
  81. Qui trình thực hiện Phiếu thực hành Phiếu đánh giá sản phẩm Giấy bút ghi chép, kính lúp, thƣớc. IV. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. V. NHỮNG LỔI THƢỜNG GẶP Nhận diện sai bệnh hại. Nhầm lẫn triệu chứng giữa các loại bệnh hại. VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Trình bày và phân biệt đƣợc đƣợc đặc điểm Theo bản câu hỏi và mẫu vật phát sinh của các loại bệnh chính. thu thập đƣợc sau điều tra - Trình bày và phân biệt đƣợc triệu chứng gây Theo bản câu hỏi và mẫu vật hạị của các loại bệnh chính trên điều. thu thập đƣợc sau điều tra - Quyết định và thực hiện đƣợc phƣơng pháp Quyết định chọn lựa biện phòng trừ pháp phù hợp và quan sát thao tác sử dụng dụng cụ, hóa chất BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU BỆNH HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN ĐỒNG RUỘNG Mục tiêu: - Trình bày đƣợc các bƣớc tiến hành trong điều tra thành phần sâu bệnh trên cây điều. - Thành thạo cách điều tra, thu thập và tính toán số liệu làm cơ sở theo dõi diễn biến dịch hại chính trên đồng ruộng. Rèn luyện kỹ năng quan sát và phát hiện sâu hại. - Rèn luyện tính tỷ mỷ, chính xác, cẩn thận khi phân biệt, phân loại và sử dụng an toàn và có hiệu quả các trang thiết bị. I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Chia nhóm Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh 2. Tổ chức thực hiện 2.1. Công việc của giáo viên Hƣớng dẫn
  82. Làm mẫu Kiểm tra nhắc nhở 2.2. Công việc học sinh Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. II.QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ Dụng cụ, tự các bƣớc thuật trang bị 1Điều tra - Quan sát chung toàn - Chọn ruộng - Vƣờn cây thành bộ cây để phát hiện triệu điều tra đại điều, khay, phần sâu chứng hại nhƣ nhƣ héo diện cho tuổi bình tam hại ngọn, héo cành, lá có vết cây, giống, địa giác, dao hại hoặc biến dạng, thân hình. con, kính cây có lỗ đục, quả bị - Chọn điểm lúp, ống biến màu hoặc biến dạng điều tra đảm nghiệm, (chú ý quả ở trên cây và bảo tính khách tiêu bản, cả rụng dƣới đất). quan, đủ số tranh ảnh - Thu thập côn trùng phát lƣợng cây điều màu các hiện thấy trên cây hoặc tra loài bệnh vết đục trong thân, trong hại, sổ quả, cuống lá Chú ý sách, phiếu thu thập đầy đủ các giai điều tra. đoạn phát dục của sâu (trứng, ấu trùng, nhộng và thành trùng). - Quan sát những cây có hiện tƣợng không bình thƣờng, nhƣ sinh trƣởng còi cọc, vàng, héo Không tìm thấy nguyên nhân trong mặt đất nguyên nhân trên mặt đất cần đào xuống dƣới đất để quan sát phần rế. Có thể tìm thấy côn trùng phá hại trong đất nhƣ rệp sap, rệp muội, sâu non bộ cánh cứng. 2Điều tra - Quan sát hiện tƣợng - Chọn ruộng - Vƣờn cây thành cây (màu sắc, hình dạng điều tra đại điều, khay,
  83. phần bệnh của lá, thân, quả ). diện cho tuổi bình tam hại - Đối với các loại hình cây, giống, địa giác, dao triệu chứng bệnh hại qua hình. con, kính các tiêu bản, hoặc tranh - Chọn điểm lúp, ống ảnh. điều tra đảm nghiệm, - Ghi chép phân loại bảo tính khách tiêu bản, bệnh (số lƣợng lá, cành, quan, đủ số tranh ảnh quả bị bệnh) và cấp lƣợng cây điều màu các bệnh tƣơng ứng tra loài bệnh hại, sổ sách, phiếu điều tra. 3Điều tra thu thập thiên địch của sâu hại cây * Đối với * Quan sát bằng mắt để - Chọn ruộng Bình tam thiên địch phát hiện các loài thiên điều tra đại giác bắt mồi địch, theo dõi các hoạt diện cho tuổi 500ml, ống động của chúng (đẻ cây, giống, địa thủy tinh trứng, giao phối, săn hình. thủng 2 mồi, đang tìm vật chủ ) - Chọn điểm đầu, lọ nút - Thu thập những mẫu điều tra đảm mài, cồn sâu hại đã chết do các bảo tính khách 96o, bông bệnh khác nhau. quan, đủ số thấm nƣớc, - Vợt những thiên địch lƣợng cây điều họp nhựa bay hoặc thu bắt bằng tra nuôi sâu tay đối với những thiên địch hoạt động chậm chạp. - Đối với những cây cao dùng dụng cụ chuyên dùng hứng phía dƣới khua đập, rung tán lá để thu bắt các loài thiên địch rơi xuống. - Quan sát trực tiếp hoạt động săn mồi ở thực địa. - Thử tính bắt mồi ăn thịt
  84. của loài mới thu đƣợc trong điều kiện phòng thí nghiệm. * Đối với - Thu thập mẫu sâu hại ở ký sinh các pha trứng, sâu non, nhộng và để riêng rẽ, nuôi tiếp để theo dõi. Mỗi kỳ điều tra thu ít nhất 20 – 30 cá thể mỗi pha của mỗi loài sâu hại chính. Riêng pha trứng thu 10 – 20 ổ nếu trứng thành ổ, 30 – 50 quả nếu trứng đẻ rãi rác. III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Vƣờn điều thực nghiệm Phiếu thực hành Phiếu đánh giá sản phẩm Giấy bút ghi chép, kính lúp, thƣớc. Vợt, dao, ống nghiệm, bảng phân cấp bệnh, tiêu bản các pha phát dục của sâu hại và bệnh hại. IV. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. V. NHỮNG LỔI THƢỜNG GẶP Bỏ sót côn trùng bay nhanh do khua động mạnh khi tiến gần điểm điều tra. Bỏ sót côn trùng nhỏ vì những loài côn trùng đó rất khó phát hiện. VI. CÁCH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thành phần sâu hại hiện diện trên cây điều tại Xác định đúng các loài gây thời điểm điều tra. hại chính -Thành phần bệnh hại hiện diện trên điều Xác định đúng các bệnh hại chính - Số lƣợng thiên địch trong vƣờn điều Điều tra và tính toán đúng phƣơng pháp theo quy định
  85. BÀI TẬP I TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Chia nhóm Mỗi học viên tự lựa chọn các biện pháp có thể áp dụng để quản lý dịch hại tổng hợp thích hợp với điều kiện tại địa phƣơng hoặc tại vƣờn gia đình. 2. Tổ chức thực hiện 2.1. Công việc của giáo viên Hƣớng dẫn Trình bày 1 quy trình phòng trừ tổng hợp mẫu. Đánh giá 2.2. Công việc học sinh Chú ý lắng nghe, ghi chép hƣớng dẫn của giáo viên. II. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Quy trình phòng trừ tổng hợp - Phù hợp với địa phương Theo đặc điểm khí hậu, đất đai và nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương - Phù hợp với điều kiện nông hộ Theo quy mô sản xuất của nông hộ - Khoa học Chọn đúng biện pháp với khả năng gây hại đã xác nhận của cơ sở khoa học tại địa bàn - Dễ áp dụng Có thể làm được với trình độ, tập quán tại địa phương VI. Tài liệu tham khảo 1. Lã Phạm Lân, Nguyễn Thanh Bình, Renkang Peng, Keith Christian, 2008. Sách hướng dẫn cho người trồng điều ở Việt Nam. Chƣơng trình cải thiện tổng hơp cây điều sử dụng kiến vàng là thành phần chính. 2. Trung tâm khuyến nông - khuyến ngƣ quốc gia, 2008. Kỹ thuật trồng cây điều. 3. Sở khoa học Công nghệ & Môi trƣờng Phú Yên, 2001. Kỹ thuật trồng cây điều năng suất cao. NXB Nông nghiệp. 4. Trung tâm Khuyến Nông Đak Lăk, 2007. Tài liệu tập huấn trồng điều.
  86. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: KỸ THUẬT TRỒNG ĐIỀU (Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) 1. Nguyễn Đức Thiết Chủ nhiệm 2. Phùng Hữu Cần Phó chủ nhiệm 3. Nguyễn Văn Tân Thƣ ký 4. Phan Quốc Hoàn Ủy viên 5. Đặng Thị Hồng Ủy viên 6. Phan Hải Triều Ủy viên 7. Nguyễn Thị Thoa Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010) 1. Bùi Đình Ninh Chủ tịch 2. Hoàng Ngọc Thịnh Thƣ ký 3. Lƣu Thị Thanh Thất Ủy viên 4. Nguyễn Thành Công Ủy viên 5. Trần Minh Đức Ủy viên