Giáo trình Phòng và trị bệnh cá chim vây vàng - Mô đun 5: Nghề nuôi cá chim vây vàng trong ao

pdf 99 trang huongle 6390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phòng và trị bệnh cá chim vây vàng - Mô đun 5: Nghề nuôi cá chim vây vàng trong ao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phong_va_tri_benh_ca_chim_vay_vang_mo_dun_5_nghe.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phòng và trị bệnh cá chim vây vàng - Mô đun 5: Nghề nuôi cá chim vây vàng trong ao

  1. 0 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CÁ CHIM VÂY VÀNG MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO Trình độ: sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: 05
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Cá chim vây vàng là loài cá có giá trị kinh tế và được nuôi ở nhiều nước và lãnh thổ trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Philipin, Inđônêxia, Hồng Kông .Ở Việt Nam cá chim vây vàng là đối tượng nuôi mới đầy triển vọng vì có giá kinh tế cao, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước rất lớn. Giáo trình Phòng và trị bệnh cá chim vây vàng giới thiệu những hiểu biết chung về bệnh cá, cách phòng bệnh, nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng, dấu hiệu bệnh và biện pháp xử lý một số bệnh thường gặp; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 72 giờ, gồm 5 bài. Nội dung giảng dạy gồm các bài: Bài 1. Phòng bệnh tổng hợp Bài 2. Xử lý bệnh do môi trường Bài 3. Chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng Bài 4. Chẩn đoán và trị bệnh do nấm Bài 5. Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là những vấn đề về bệnh xảy ra trên cá chim vây vàng của mô hình nuôi thực tế tại các địa phương Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ NN&PTNT, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương như Chi cục Nuôi trồng thủy sản các tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. TS. Thái Thanh Bình (Chủ biên) 2. ThS. Nguyễn Mạnh Hà 3. ThS. Trần Thanh 4. ThS. Nguyễn Văn Quyền 5. KS. Nguyễn Văn Sơn
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN 6 MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH CÁ CHIM VÂY VÀNG 7 Giới thiệu mô đun: 7 Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi 8 1. Mối quan hệ của các yếu tố gây bệnh 8 1.1. Yếu tố môi trường 8 1.2. Tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) 9 1.3. Vật nuôi (cá) 9 1.4 Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh 9 2. Phương pháp sử dụng thuốc trong phòng trị bệnh cá 11 2.1. Phun thuốc: 11 2.2. Tắm thuốc 12 2.3. Trộn thuốc vào thức ăn: 14 3. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp 15 3.1. Cải tạo, tẩy trùng và diệt tạp ao nuôi 15 3.2. Vệ sinh môi trường trong quá trình nuôi 16 3.3. Tiêu diệt tác nhân gây bệnh 17 3.4. Kiểm dịch cá giống 18 3.5. Quản lý thức ăn trong quá trình nuôi 18 3.6. Trộn vitamin C và thảo dược vào thức ăn 19 3.7. Giữ ổn định các yếu tố môi trường 19 Bài 2: Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trường 22 1. Quan sát hoạt động bất thường của cá nuôi 22 1.1. Quan sát cá bơi lội 22 1.2. Quan sát cá hô hấp 22 2. Thu mẫu cá 23 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 23 2.2. Thu mẫu cá bệnh 23 3. Quan sát dấu hiệu bệnh lý 23 3.1. Quan sát màu sắc và hình dạng cá 23 3.2. Quan sát màu sắc và tổn thương của mang cá 23 4. Xử lý bệnh do môi trường 24 4.1. Xử lý bệnh do nhiệt độ 24 4.2. Xử lý bệnh do oxy 27 4.3. Xử lý bệnh do pH 35 4.4. Xử lý bệnh do NH3 43 4.5. Xử lý bệnh do H2S 46 Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh do ký sinh trùng 51
  5. 4 1. Quan sát hoạt động bất thường của cá 51 1.1. Quan sát các biểu hiện bên ngoài của cá trong ao 51 1.2. Bắt mồi 51 2. Thu mẫu cá 51 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 51 2.2. Thu mẫu bệnh 52 2.3. Bảo quản mẫu 52 3. Tìm ký sinh trùng 52 3.1. Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên cá chim 52 3.2. Lấy mẫu nhớt trên da và mang 56 3.3. Mổ và lấy mẫu nội tạng 57 4. Chẩn đoán bệnh 58 4.1. Căn cứ vào dấu hiệu bệnh lý 58 4.2. Kết luận 61 5. Trị bệnh 62 5.1. Bệnh trùng bánh xe 62 5.2. Bệnh trùng quả dưa 62 5.3. Bệnh rận cá 62 Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do nấm 67 1. Quan sát hoạt động bất thường của cá 67 1.1. Quan sát các biểu hiện bên ngoài của cá trong ao 67 1.2. Bắt mồi 67 2. Thu mẫu cá 67 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 67 2.2. Thu mẫu bệnh 67 2.3. Bảo quản mẫu 68 3. Quan sát cơ thể cá và lấy mẫu bệnh phẩm quan sát dưới kính hiển vi 68 3.1. Quan sát dấu hiệu bệnh lý trên da, vây, mang cá 68 3.2. Mổ và quan sát nội tạng cá 68 3.3. Lấy mẫu bệnh phẩm quan sát dưới kính hiển vi 68 4. Gửi mẫu bệnh đi phân tích 69 4.1. Chuẩn bị dụng cụ 69 4.2. Chuẩn bị mẫu 69 4.3. Đóng gói, bảo quản và gửi mẫu 69 5. Đánh giá và kết luận 69 6. Trị bệnh 69 Bài 5: Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn 75 1. Quan sát hoạt động bất thường của cá 75 1.1. Quan sát các biểu hiện bên ngoài của cá trong ao 75 1.2. Bắt mồi 75 2. Thu mẫu cá 75 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 75 2.2. Thu mẫu bệnh 75 2.3. Bảo quản mẫu 76
  6. 5 3. Quan sát dấu hiệu bệnh lý 76 3.1. Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang 76 3.2. Mổ và quan sát nội tạng cá 77 4. Gửi mẫu bệnh đi phân tích 78 4.1. Chuẩn bị dụng cụ 78 4.2. Chuẩn bị mẫu 78 4.3. Đóng gói, bảo quản và gửi mẫu 78 5. Đánh giá và kết luận 78 6. Trị bệnh 78 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 84 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 84 II. Mục tiêu của mô đun: 84 III. Nội dung chính của mô đun: 84 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 85 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 91 VI. Tài liệu tham khảo 97
  7. 6 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN 1. Chẩn đoán: xác định bản chất của một bệnh. 2. Dấu hiệu bệnh lý: Triệu chứng khác biệt của một bệnh đặc trưng hoặc điều kiện gây bệnh. 3. Động vật thủy sản (ĐVTS): Cá, nhuyễn thể, giáp xác sống, bao gồm các sản phẩm sinh sản của chúng, trứng đã thụ tinh, phôi và các giai đoạn ấu niên, ở các khu vực nuôi trồng thủy sản hoặc ở tự nhiên. 4. Khử trùng: Việc áp dụng các qui trình làm sạch để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh ở cá, thực hiện ở các cơ sở nuôi trồng thủy sản (như trại giống, trại nuôi, đồ dùng có thể ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp). 5. Nuôi trồng thủy sản: Được gọi phổ biến là “nuôi cá”, khái quát rộng hơn bao gồm cả việc ấp nở và nuôi thương mại cá và thực vật ở biển và nước ngọt. 6. ppm: đơn vị đo phần triệu, 1ppm = 1g/m3 hoặc 1ml/m3 7. Tác nhân gây bệnh: Một sinh vật gây ra hoặc góp phần vào việc hình thành bệnh. 8. Xuất huyết: là hiện tượng máu chảy ra ngoài mạch máu, nếu máu chảy ra ngoài cơ thể thì gọi là chảy máu ngoài (xuất huyết ngoài), nếu máu chảy ra ngoài mạch máu và tích tụ lại trong tổ chức tế bào hay các thể xoang của cơ thể thì gọi là chảy máu trong (xuất huyết trong), có trường hợp bệnh lý gồm cả chảy máu trong lẫn chảy máu ngoài. 9. TCCA: viên sủi khử trùng
  8. 7 MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH CÁ CHIM VÂY VÀNG Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun Mô đun Phòng và trị bệnh cá chim vây vàng có thời gian đào tạo 72 giờ trong đó lý thuyết 10 giờ, thực hành 54 giờ, kiểm tra thường xuyên 4 giờ và kiểm tra kết thúc mô đun 4 giờ. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện những công việc sau: + Nhận biết được các dấu hiệu cá chim vây vàng bị bệnh; + Thu được mẫu cá bệnh; + Thực hiện được các biện pháp phòng, trị và xử lý bệnh cho cá chim vây vàng. Nội dung mô đun gồm: - Phòng bệnh tổng hợp. - Xử lý bệnh do môi trường. - Chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng. - Chẩn đoán và trị bệnh do nấm. - Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn. Để hoàn thành mô đun này, người học phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa; - Tự đọc tài liệu ở nhà; - Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở ao nuôi cá chim vây vàng của các hộ gia đình, trại sản xuất giống tại địa phương mở lớp. Trong quá trình thực hiện mô đun: giáo viên (chuyên gia) kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo các thao tác của người học. Kết thúc mô đun: giáo viên kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng của người học. Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, người học phải: - Có mặt ít nhất 80% số giờ học lý thuyết và tham gia 100% các giờ thực hành. - Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc các mô đun. - Trung bình điểm kiểm tra định kỳ và điểm kiểm tra kết thúc mô đun phải đạt ≥ 5 điểm.
  9. 8 Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi Mã bài: MĐ 05-01 Mục tiêu - Trình bày được mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh cho cá chim vây vàng; biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong nuôi cá chim vây vàng; phương pháp sử dụng thuốc; - Thực hiện đúng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá chim vây vàng và tính được đúng liều lượng thuốc, hóa chất cần dùng; - Tuân thủ các quy định về sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản và đảm bảo an toàn lao động. A. Nội dung 1. Mối quan hệ của các yếu tố gây bệnh Động vật thuỷ sản trong đó có cá chim vây vàng và môi trường sống là một thể thống nhất. Khi chúng mắc bệnh là kết quả tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường sống. Khi động vật thuỷ sản bị bệnh là kết quả tác động qua lại của ba nhân tố: - Môi trường sống. - Tác nhân gây bệnh. - Vật chủ (cá). 1.1. Yếu tố môi trường Các yếu tố môi trường đều là các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản, bởi vì tỷ lệ sống, sinh sản và sinh trưởng của các loài cá phụ thuộc vào môi trường thích hợp nhất định. Có nhiều yếu tố môi trường có khả năng ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, nhưng chỉ một số ít có vai trò quyết định. Nhiệt độ và độ mặn là giới hạn quan trọng của loài thủy sản nuôi ở một địa điểm nhất định. Muối dinh dưỡng, độ kiềm tổng số và độ cứng tổng số cũng là những yếu tố quan trọng điều chỉnh thực vật phát triển mà chúng còn ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh là thức ăn cho cá. Độ trong điều chỉnh ánh sáng chiếu vào nước tác động đến sự quang hợp và các chuỗi thức ăn; độ trong cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cá và động vật không xương sống khác. Những yếu tố môi trường khác ảnh hưởng cho nuôi trồng thủy sản là pH, oxy hòa tan- DO, carbonic- CO2, ammoniac- NH3, nitrite- NO2 và hydrosulfua- H2S.
  10. 9 Ngoài ra một số trường hợp gây độc do kim loại và thuốc trừ sâu có thể gây ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản. Những chất gây ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản thường có nồng độ thấp hơn bất cứ chất độc nào xảy ra trong phạm vi hệ thống nuôi. 1.2. Tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) Mầm bệnh là các yếu tố hữu sinh làm cho động vật thuỷ sản mắc bệnh gọi chung là tác nhân gây bệnh. Những tác nhân gây bệnh này do sự cảm nhiễm của động vật thuỷ sản là vật chủ hoặc sự xâm nhập của chúng vào vật chủ. Các tác nhân gây bệnh được chia ra 3 nhóm: - Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: virus, ricketsia, vi khuẩn, nấm, - Tác nhân gây bệnh ký sinh: Nguyên sinh động vật (động vật đơn bào), giun sán, đỉa, giáp xác (động vật đa bào). - Một số sinh vật trực tiếp ăn động vật thuỷ sinh hay uy hiếp động vật thuỷ sinh: Côn trùng nước, rong tảo độc, sứa, cá dữ, rắn, chim và được gọi là nhóm địch hại của động vật thuỷ sinh. 1.3. Vật nuôi (cá) Các nhân tố ngoại cảnh (yếu tố vô sinh và hữu sinh) tác động thì cá không thể mắc bệnh được mà nó phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể vật chủ với từng loại bệnh. Vật chủ thường biểu hiện bằng những phản ứng với môi trường thay đổi. Những phản ứng của cơ thể có thể kéo dài 2-3 ngày hoặc 2-3 tuần tuỳ theo mức độ của bệnh. 1.4 Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh Tất cả các sinh vật đều chịu các tác động từ các yếu tố trong môi trường sống. Nước là môi trường sống của cá nói chung và cá chim vây vàng nói riêng. o Các yếu tố của môi trường sống ở đây bao gồm: t , pH, O2, CO2, NH3, NO2, kim loại nặng, Trong môi trường nuôi thì vật nuôi (cá chim vây vàng) và tác nhân gây bệnh đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Tuy nhiên khi các yếu tố môi trường tác động thuận lợi cho vật nuôi thì sẽ tác động bất lợi cho các tác nhân gây bệnh. Ngược lại, khi các yếu tố môi trường tác động bất lợi cho vật nuôi sẽ tác động thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh, khi đó môi trường ở dạng ô nhiễm cho vật nuôi. Như vậy khi môi trường nuôi bị ô nhiễm đối với vật nuôi hay nói cách khác các yếu tố môi trường nằm ngoài khoảng chịu đựng của vật nuôi sẽ làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh sẽ được nhân lên về số lượng và tăng về độc lực dẫn đến vật nuôi (cá chim vây vàng nuôi) dễ mắc bệnh.
  11. 10 Vật nuôi bị bệnh là khi ba nhân tố môi trường, tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) và vật nuôi sẽ xảy ra như sau: - Một số yếu tố môi trường nằm ngoài ngưỡng chịu đựng của vật nuôi hay nói cách khác môi trường khi đó bị ô nhiễm đối với vật nuôi. - Mầm bệnh có trong môi trường nuôi lớn về số lượng và đủ về độc lực. - Vật nuôi có sức đề kháng kém, không chống lại với tác động của môi trường nuôi và mầm bệnh. Như vậy để vật nuôi (cá chim vây vàng) không xảy ra dịch bệnh cần hạn chế được các yếu tố: - Quản lý môi trường nuôi tốt, phù hợp với đời sống của cá chim vây vàng. - Ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh và kìm hãm sự phát triển của chúng trong ao nuôi. - Nâng cao sức đề kháng của cá chim vây vàng nuôi. Mối quan hệ của ba yếu tố gây nên bệnh cho cá chim vây vàng được thể hiện rõ ở ba vòng tròn dưới đây: Hình 5.1.1: Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh: Vùng xuất hiện bệnh (màu xẫm) có đủ ba yếu tố gây bệnh 1+2+3; Vùng 1+2 bệnh không xảy ra; Vùng 2+3 bệnh không xảy ra; Vùng 1+3 bệnh không xảy ra. Để ngăn cản những nhân tố trên không thay đổi xấu cho cá thì người nuôi phải tác động vào ba yếu tố như: cải tạo ao tốt, tẩy trùng ao diệt mầm bệnh, thả giống tốt, cung cấp thức ăn đầy đủ về chất và lượng thè bệnh khó xuất hiện. Khi cá mắc bệnh không nên kiểm tra một yếu tố đơn độc mà phải xét cả ba yếu tố: môi trường, mầm bệnh, vật nuôi. Khi đưa ra biện phát phòng trị bệnh
  12. 11 cùng phải quan tâm đến ba nhân tố trên. Ví dụ thay đổi môi trường tốt cho cá là một biện pháp phòng bệnh. Tiêu diệt mầm bệnh sẽ ngăn chặn được bệnh không phát triển nặng. Chon giống tốt có sức đề kháng với những bệnh thường gặp gây nguy hiểm cho cá chim vây vàng. 2. Phương pháp sử dụng thuốc trong phòng trị bệnh cá 2.1. Phun thuốc: Dùng thuốc phun (té) xuống ao tạo môi trường nuôi cá sống có nồng độ thuốc thấp song thời gian tác dụng của thuốc dài. 2.1.1. Xác định thể tích nước trong ao: a) Xác định diện tích mặt nước trung bình của ao Xác định diện tích của ao: tùy vào hình dạng của ao mà cách tính diện tích là khác nhau. Ví dụ ao có diện tích hình chữ nhật: chiều dài 80m, chiều rộng 50 m, diện tích ao khi đó là dài x rộng là 80 x 50 = 4000 m2. b) Xác định độ sâu trung bình của ao Xác định độ sâu trung bình của ao. Trong thực tế, đáy ao có nhiều chỗ nông sâu khác nhau. Để tính được độ sâu trung bình của ao ta lấy đại diện 5 điểm khác nhau của ao, sau đó tính trung bình của 5 độ sâu này là độ sâu trung bình của ao nếu như đáy ao khong bằng phẳng. Ví dụ độ sâu của 5 vị trí khác nhau trong ao là: 1,2m; 1,3m; 1,5m; 1,8m; 2,0m. Độ sâu trung bình của ao là: (1,2 + 1,3+ 1,5 + 1,8 + 2,0): 5 = 1,56m. c) Xác định thể tích nước trong ao - Thể tích của ao là: (diện tích ao) x (độ sâu trung bình của ao, đơn vị đo m3). Ở ví dụ trên, thể tích của ao là: 4000 m2 x 1,56 m = 6.240 m3 nước. 2.1.2. Xác định khối lượng thuốc cần sử dụng a) Lựa chọn loại thuốc - Phụ thuộc vào mục đích sử dụng thuốc mà ta lựa chọn các loại thuốc khác nhau. - Hóa chất dùng để khử trùng nước trong quá trình nuôi: Đá vôi CaCO3; Vôi nung CaO, Ca(OH)2; Zoelite; Vicato (TCCA); BKC (Benzalkonium Chloride),., men vi sinh. - Hóa chất để chữa bệnh ký sinh trùng cho cá chim vây vàng: TCCA; BKC (Benzalkonium Chloride), thuốc tím KMnO4, sulphat đồng (CuSO4), b) Lựa chọn nồng độ thuốc Mỗi loại thuốc khác nhau, mỗi mục đích sử dụng khác nhau thì có nồng độ sử dụng thuốc khác nhau. Đối với phương pháp phun thuốc xuống ao, nồng độ thuốc sử dụng thường là thấp, tác dụng diệt tác nhân gây bệnh một cách lâu dài.
  13. 12 c) Tính khối lượng thuốc cần sử dụng Khối lượng thuốc cần sử dụng là lấy nồng độ thuốc nhân với thể tích của nước ao. Ví dụ dùng vôi bột cải thiện môi trường ao nuôi cá thâm canh, nồng độ CaO dùng là 2kg/100 m3 nước, thể tích ao là 6.240 m3 nước, khối lượng CaO cần dùng là: 2 X 6.240/100= 124,8 kg. 2.1.3. Thao tác phun thuốc xuống ao a) Pha thuốc Trước hết phải hòa tan thuốc phun với một thể tích nước nhất định trước khi phun xuống ao. Cho thuốc vào một cái xô, sau đó dùng gáo múc nước đổ dần dần vào xô. Vừa đổ vừa khuấy cho thuốc tan ra. Đổ nước và khuấy cho đến khi thuốc tan đều trong nước thì dừng lại. b) Phun thuốc xuống ao Sau khi thuốc đã tan đều trong xô nước, xách xô nước đi xung quanh ao và té đều trên mặt ao. Nếu ao quá rộng (hàng nghìn mét vuông), cho xô nước thuốc nên thuyền và đi trên mặt ao, dùng gáo (ca) múc nước thuốc trong xô và té đều khắp ao. Trong quá trình dùng thuốc cần đảm bảo có thiết bị tạo oxy cho ao như quạt nước. 2.2. Tắm thuốc Tập trung cá trong một bể nhỏ pha thuốc nồng độ tương đối cao, tắm cho cá trong thời gian ngắn để trị các sinh vật gây bệnh bên ngoài cơ thể cá. Thời gian tắm, mật độ cá và nồng độ thuốc tùy theo thể trạng của cá và đặc điểm của bệnh. Trình tự tiến hành tắm thuốc cho cá được tiến hành như sau: 2.2.1. Xác định thể tích nước - Thể tích của nước dựa vào khối lượng cá cần tắm. - Cỡ cá khác nhau thì cần thể tích nước khác nhau. - Đối với cá giống trước khi thả kích cỡ cá nhỏ có thể tắm trực tiếp trong bể xi măng, trong thùng chuyên dụng, chậu - Đối với cá kích cỡ lớn đang nuôi thương phẩm trong ao. Tắm trực tiếp ngoài ao bằng bể bạt, cần xác định thể tích nước qua bể bạt tắm cá. 2.2.2. Xác định khối lượng thuốc cần sử dụng a) Lựa chọn loại thuốc
  14. 13 Phương pháp tắm thuốc cho cá thường dùng trong trường hợp trị các bệnh ngoại ký sinh trùng, hoặc tắm kháng sinh trị bệnh vi khuẩn cho cá. - Đối với bệnh ngoại ký sinh trùng thì chọn các thuốc khử trùng, tùy theo ký sinh trùng mà lựa chọn thuốc dùng. Ví dụ cùng một loại bệnh có thể xử dụng để tắm cho một loại bệnh trùng bánh xe cho cá chim vây vàng, có thể tắm cho cá bằng thuốc khử trùng đặc trị trùng bánh xe như: Formol, oxy già (H2O2) thì tùy theo giá cả, thuận tiện trong sử dụng và mua hóa chất. - Đối với bệnh do vi khuẩn lựa chọn thuốc kháng sinh để cho cá. b) Lựa chọn nồng độ thuốc Tùy từng loại thuốc khác nhau thì có nồng độ thuốc dùng để tắm cho cá khác nhau. Thông thường các thuốc dùng trong phương pháp phun thì cũng dùng được trong phương pháp tắm. Nồng độ thuốc ở phương pháp tắm thường cao gấp từ 8 – 10 lần so với phương pháp phun. Ví dụ: Formol nồng độ thuốc sau khi phun xuống ao để trị bệnh trùng bánh xe cho cá là 20 – 25 ml/m3 thì nồng độ thuốc dùng để tắm cho cá để trị bệnh trùng bánh xe là 150 – 200 ml/m3. c) Tính khối lượng thuốc cần sử dụng Khối lượng thuốc cần dùng là thể tích nước dùng để tắm cho cá nhân với nồng độ thuốc tắm cho cá. Ví dụ dùng Formol tắm trị bệnh trùng bánh xe cho 50kg cá cỡ 6- 8cm. - Thể tích của nước để tắm cho cá là 1 m3 nước. - Nồng độ thuốc tắm cho cá là 150 ml/m3. - Khối lượng thuốc cần dùng là: 1 x 150 = 150 ml thuốc. 2.2.3. Tắm thuốc cho cá a) Pha thuốc Hòa tan hoàn toàn thuốc trong một thể tích nước tối thiểu nhất: cho thuốc vào châu, xô cho nước từ từ vào và dùng que để khua nước lên cho thuốc tan hết trong nước. Khi thuốc đã tan hoàn toàn trong nước thì dừng lại. b) Tắm thuốc Dùng thuốc đã được pha té đều trên bể cá. Yêu cầu khi tắm cho cá cần đảm bảo có sục khí để cung cấp oxy hòa tan cho cá, bởi vì hầu hết thuốc có tính tiêu hao oxy. Khi tắm cần phải bấm thời gian tắm. Trong quá trình tắm cần theo dõi tình trạng sức khỏe của cá. Nếu cá khỏe tiếp tục tắm hết thời gian, nếu cá có dầu hiệu nổi đầu nhiều thì chuyển ngay cá xuống ao hoặc chuyển sang bể nước mới.
  15. 14 2.3. Trộn thuốc vào thức ăn: Dùng thuốc kháng sinh, vitamin, khoáng vi lượng trộn vào loại thức ăn, sau đó cho chất dính vào chế thành hỗn hợp đóng thành viên để cho cá chim vây vàng ăn theo các liều lượng. Đây là phương pháp phổ biến thường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Phương pháp này dùng trị các bệnh do các sinh vật ký sinh bên trong cơ thể cá chim vây vàng. Lúc động vật thuỷ sản bị bệnh nặng, khả năng bắt mồi yếu thậm chí ngừng ăn nên hiệu quả trị liệu sẽ thấp chủ yếu là phòng bệnh. Thuốc trộn vào thức ăn được tính theo hai cách: - Lượng thuốc dựa vào khối lượng thức ăn cơ bản. - Lượng thuốc dựa vào khối lượng cơ thể vật nuôi. 2.3.1. Xác định khối lượng cá nuôi Lượng thuốc dùng để trộn vào thức ăn phụ thuốc trực tiếp hoặc dán tiếp vào khối lượng cá nuôi. - Xác định số lượng cá trong ao dựa vào số cá thả trong ao, trừ số cá chết trong quá trình nuôi. - Xác định trọng lượng cá trung bình trong ao dựa vào khối lượng cá kiểm tra định kỳ trước đó. - Khối lượng cá trong ao bằng số lượng cá có trong ao nhân với khối lượng trung bình của một con cá. 2.3.2. Xác định khối lượng thức ăn Từ khối lượng cá ta suy ra khối lượng thức ăn. Ví dụ hiện tại ao cá đang nuôi, cho cá ăn khối lượng thức ăn bằng 3% khối lượng cá trong ao, đàn cá có khối lượng là 300 kg thì khối lượng thức ăn là 0,03 * 300 = 9kg thức ăn. Tuy nhiên khi tính lượng thức ăn để trộn thuốc cho cá ăn, lượng thức ăn lấy ít hơn lượng thức ăn bình thường để cho cá ăn hết thức ăn có thuốc, tránh lãng phí thuốc. 2.3.3. Xác định khối lượng thuốc Khối lượng thuốc được tính từ khối lượng cá hoặc khối lượng thức ăn cho cá. Ví dụ bổ sung vitamin C vào thức ăn của cá liều lượng 30mg/kg cá/ngày. Nếu ao cá co 300 kg cá thì lượng thuốc trộn vào thức ăn trong một ngày là 30 X 300 = 9000 mg vitamin C= 9g vitamin C. 2.3.4. Trộn thuốc vào thức ăn cho cá Trộn đều thuốc và thức ăn. - Trộn thêm vào thức ăn và thuốc một chất bao thức ăn, làm thức ăn ít tan trong nước như dầu mực, dầu đậu nành, agar,
  16. 15 - Lựa chọn thức ăn ưu thích nhất của cá để kích thích tính ăn của chúng. 2.3.5. Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc - Cho cá ăn ở vị trí và vào thời điểm cho ăn đã qui định trong quá trình nuôi. - Trong quá trình cho cá ăn nên có thao tác kích thích hay gọi cá đến như vỗ tay, gõ mạnh làm tiếng động. - Theo dõi khả năng bắt mồi, hay tiêu thụ thức ăn của cá để điều chỉnh lần cho ăn sau. 3. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp 3.1. Cải tạo, tẩy trùng và diệt tạp ao nuôi 3.1.1. Dùng vôi để cải tạo - Dùng vôi để tẩy ao: Ao sau khi đã tháo cạn nước dùng vôi sống, vôi bột hoặc vôi tôi để khử trùng. Liều lượng dùng phụ thuộc vào điều kiện môi trường thông thường dùng 10-15 kg/100m2. + Vôi bột rải đều khắp ao, vôi sống thì cho vào các hố giữa ao, vôi tan ra và lúc đang nắng, dùng gáo cán gỗ múc rải khắp đáy ao. Sau khi bón vôi một ngày cần dùng bàn trang hoặc bừa đảo đều rồi phơi nắng một tuần mới thả cá vào ương nuôi. + Cần lưu ý rằng, những ao có pH thấp nếu phơi nắng, sau khi cho nước vào ao sẽ xảy ra hiện tượng xì phèn. Do đó, với các ao loại này cần tiến hành rửa chua 3-5 lần để loại bỏ những hợp chất hữu cơ sinh nhiều H2S, sau đó bón vôi khắp đáy ao nhằm cung cấp nguồn Ca2+ cho thuỷ vực, giảm độ chua cho đất rồi tiến hành phơi khô đáy ao. Bảng 5.1.1 : Lượng vôi cải tạo và khử trùng ao Độ pH của đất Bột đá vôi (CaCO3) kg/ha Vôi nung (CaO) kg/ha > 6 1.000- 1.500 500- 1.000 5 - 6 3.000- 3.500 1.500- 2.000 4 – 5 5.000-8.000 2.500-4.000 8,5 dùng bột đá vôi (CaCO3) để bón là 1kg/100m2; định kỳ bón từ 2 lần/tháng. 3.1.2. Dùng một số loại hóa chất có tác dụng khử trùng
  17. 16 - Dùng Vicato (TCCA) khử trùng ao nuôi: + TCCA có tác dụng diệt trùng, diệt tạp gần như vôi nhưng dùng số lượng ít, độc lực giảm nhanh nhưng không có tác dụng cấp chất dinh dưỡng cho thủy vực nuôi cá. + Liều lượng dùng căn cứ vào khối lượng nước trong ao, thường dùng 3- 5g/m3. Cho TCCA vào xô nhựa để hòa tan sau đó rắc xuống ao. Sau khi rắc xuống 1 tuần có thể thả cá vì độc lực đã giảm. Các bể, dụng cụ ương nuôi ấu trùng khử trùng bằng TCCA nồng độ 10-20 g/m3 thời gian ngâm qua 1 đêm. Trong quá trình nuôi dùng TCCA nồng độ 0,2-0,4 g/m3. - BKC (Benzalkonium Chloride): tác dụng khử trùng, để tẩy trùng môi trường nuôi, phòng bệnh ngoại ký sinh. Liều lượng dùng từ 0,5-1,0ml/m3. - Ngoài vôi và TCCA, BKC, có thể dùng một số hóa dược có tính oxy hóa mạnh hoặc các chế phẩm sinh học để vệ sinh môi trường nuôi. - Dùng quả bồ hòn, rễ cây thuốc cá, saponine: dùng quả bồ hòn và cây thuốc cá diệt tạp hiệu quả cao vì chúng có độc tố phá vỡ hồng cầu của cá tạp. Ao tát cạn dùng 40kg/ha, ao nước sâu 1m dùng 60 – 75kg/ha. Rễ cây thuốc cá dùng 4gram khô/m3 nước. Saponin dùng từ 10 – 15g/m3 nước. 3.2. Vệ sinh môi trường trong quá trình nuôi 3.2.1. Vệ sinh môi trường nuôi bằng cơ học Sử dụng máy quạt nước để tăng cường hàm lượng oxy hòa tan trong ao, đặc biệt là tầng đáy, tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển sẽ làm giảm thiểu lượng khi độc thoát ra khỏi ao, đồng thời goam các chất thải trong ao vào nơi nhất định, giúp quản lý đáy ao thuận lợi hơn, nếu có điều kiện si phông đát rút các chất thải ra khỏi ao nuôi tốt hơn. Vớt váng, bọt cho ao trong quá trình nuôi cá. 3.2.2. Xử lý nước bằng hóa chất - Dùng vôi bột để xử lý nguồn nước trước và trong quá trình nuôi. Tùy thuộc vào nồng độ pH mà lựa chọn liều lượng thuốc cho phù hợp. + Nếu pH <7 dùng 2 kg vôi/100m3. + Nếu pH từ 7-8,5 có thể dùng 1 kg vôi/100m3. - Dùng một số hoá dược có tính oxy hoá mạnh phun vào ao để tham gia vào quá trình oxy hoá các khí độc (H2S, NH3) thành các vật chất đơn giản không độc: 3 + Thuốc tím (KMnO4) nồng độ 1-2 g/m ; + TCCA nồng độ 0,2-0,4 g/m3 + Benzalkonium Chloride (BKC) nồng độ từ 0,1-0,5 g/m3. 3.2.3. Xử lý nước bằng chế phẩm sinh học
  18. 17 - Trải qua một thời gian nuôi, trong ao tích tụ nhiều mùn bã hữu cơ do dư thừa thức ăn, do các sản phẩm bài tiết của cá, do xác chết của các thủy sinh vật trong ao. - Sự phân hủy các mùn bã hữu cơ trong ao tạo môi trường cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, sản sinh các chất khí độc như H2S, NH3. Sử dụng chế phẩm sinh học là biện pháp xử lý hiệu quả vấn đề trên cho ao nuôi và rất an toàn cho cá nuôi. - Tác dụng của chế phẩn sinh học: + Cải thiện chất nước, ổn định pH, cân bằng hệ sinh thái trong ao. + Loại các chất thải chứa nitrogen trong ao nuôi, những chất thải này gây độc cho cá. Sau đó chúng được chuyển hóa thành sinh khối làm thức ăn cho các cá. + Giảm bớt bùn ở đáy ao. + Giảm các vi khuẩn gây bệnh. + Hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh cho cá nuôi. - Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nuôi cá bán thâm canh và thâm canh. Định kỳ dùng trong quá trình nuôi, liều dụng và phương phương pháp sử dụng theo nhà sản xuất. 3.3. Tiêu diệt tác nhân gây bệnh 3.3.1. Tắm phòng bệnh - Tắm cho cá bằng loại thuốc có khả năng diệt mầm bệnh ký sinh trên cơ thể cá. - Phương pháp tắm: + Tắm phòng bệnh trước khi thả: nước ngọt + formaline nồng độ 100ppm, thời gian 10 – 15 phút, sục khí mạnh. + Tắm cá trong dung dịch oxy già 150 ppm (150 ml dung dịch H2O2 trong 1000 lít nước) trong 10 - 30 phút, sục khí mạnh. 3.3.2. Khử trùng thức ăn Thức ăn cá tạp bao gồm nhiều tạp chất khác, trước khi cho cá ăn cần rửa sạch để loại bỏ tạp chất và chất bẩn. Cho cá ăn cần đảm bảo cá ăn đủ, không dư thừa tránh gây ô nhiễm nguồn nước, thức ăn dư thừa. Không sử dụng thức ăn đã ôi, thối rữa kém chất lượng. Đối với thức ăn công nghiệp cần bảo quản thức ăn tốt không bị ẩm mốc. 3.3.3. Khử trùng dụng cụ Sinh vật gây bệnh có thể theo dụng cụ lây lan bệnh từ ao bị bệnh sang ao cá khỏe. Vì vậy, dụng cụ của các ao nuôi nên sử dụng riêng biệt từng ao. Nếu sử dụng chung cần có biện pháp khử trùng mới đem dùng cho ao khác. Dụng cụ
  19. 18 đánh bắt bằng gỗ, quần áo khi lội ao phải dùng dung dịch TCCA 20 g/m3, Thuốc 3 tím (KMnO4) 10 -12 g/m để ngâm ít nhất 1 giờ và rửa sạch mới dùng. Lưới, vợt 3 sử dụng thuốc tím (KmnO4) nồng độ 20g/m nước ngâm 5 – 10 phút trước khi dùng. 3.3.4. Dùng thuốc phòng trước mùa phát triển bệnh - Quá trình phát triển bệnh đối với cá chim vây vàng thường phát triển mạnh nhất vào các thời điểm chuyển mùa, do đó phải có biện pháp dùng thuốc phòng ngừa dịch bệnh, hạn chế được tổn thất. - Trước mùa phát sinh bệnh bệnh dùng thuốc, hóa chất định kỳ để phòng bệnh cho cá nuôi. - Sử dụng Formalin (Formol/ Formaldehite ): Tác dụng của formaline có thể trị được một số bệnh ngoại ký sinh trùng gây ra bao gồm bệnh do ký sinh trùng đơn bào, và một số loại ký sinh trùng đa bào. + Phương pháp tắm cả ao: Nồng độ sử dụng là 20ml/m3. Thời gian tắm thường 24 giờ tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của cá. Đảm bảo quạt nước 24/24. + Chú ý đối với phương pháp phòng trị bệnh bằng formalin. Hoá chất này độc đối với cá do chúng có thể tác động đến hệ thần kinh, làm giảm hàm lượng ô xy hoà tan trong nước rất nhanh. Vì vậy khi tắm cần phải trực tiếp theo dõi tình trạng sức khỏe của cá để có biện pháp tránh tác dụng phụ như khi thấy cá yếu thì thêm nước nhằm làm giảm nồng độ thuốc. Trong khi tắm sục khí mạnh bắt buộc. 3.4. Kiểm dịch cá giống Mầm bệnh có thể tồn tại ngay trong đàn cá giống trước khi đưa vào nuôi. Để có một đàn giống nuôi có chất lượng tốt tức là đàn cá giống không mang mầm bệnh nguy hiểm thì cần phải thực hiện việc kiểm dịch đàn cá giống. - Lựa chọn mua cá giống của những địa chỉ có uy tín. - Yêu cầu cơ sở bán cá giống cho xem giấy kiểm dịch đàn cá giống mua. - Gửi mẫu cá giống mua đến các phòng thí nghiệm chức năng để tiến hành kiểm dịch đàn cá giống. - Chất lượng con giống phải thuần chủng, đồng đều về kích cỡ, không sây sát và không mang các dấu hiệu bệnh lý. 3.5. Quản lý thức ăn trong quá trình nuôi - Cho cá ăn theo nguyên tắc bốn định: định chất lượng thức ăn, định số lượng thức ăn, định vị trí cho ăn, định thời gian cho ăn. - Lựa chọn thức ăn phù hợp nhu cầu của cá chim vây vàng trong từng giai đoạn phát triển.
  20. 19 - Lựa chọn thức ăn có chất lượng tốt: nếu thức ăn là các loại động vật như cá tạp thì không bị ươn, thối, cá tạp không lấy nguồn gốc cá bệnh; thức ăn là cám công nghiệp thì có thành phần phù hợp với nhu cầu của cá và không quá hạn sử dụng. - Tính số lượng thức ăn phù hợp khối lượng cá trong ao. - Thường xuyên theo dõi cá ăn, kiểm tra lượng thức ăn cá tiêu thụ để bô sung hoặc giảm số lượng thức ăn phù hợp. - Kiểm tra sự tiêu thụ thức ăn của cá để điều chỉnh số lượng thức ăn cho cá. - Tại các vị trí cho cá ăn tiến hành định kỳ khử trùng: ngâm bao vôi bột hoặc dùng thuốc khử trùng. 3.6. Trộn vitamin C và thảo dược vào thức ăn Để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho cá ta nên cho cá ăn bổ sung vitamin C hoặc thuốc thảo dược. - Vitamin C trộn 2 -3g Vitamin C/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 1 tháng. - Thuốc thảo dược KN – 04 – 12 trộn 2g thuốc/kg cá/ngày, cho cá ăn 3- 6 ngày. - Thuốc tiên đắc tỏi: trộn 1g thuốc/kg cá/ngày, cho cá ăn từ 3- 6 ngày. - Lựa chọn thức ăn ưa thích đối với cá. - Thức ăn có độ kết dính với thuốc. - Kích cỡ thức ăn phù hợp với khả năng bắt mồi theo từng giai đoạn phát triển của cá. 3.7. Giữ ổn định các yếu tố môi trường - Theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường ao nuôi: màu nước, nhiệt độ , pH, các khí amoniac (NH3), hydrosulfua (H2S), - Cần có biện pháp xử lý ngay sau khi phát hiện có những biến đổi bất thường về các yếu tố môi trường: thay nước, dùng hóa chất hoặc chế phẩm vi sinh để xử lý nước ao. - Cần dọn sạch cỏ tạp, tiêu trừ địch hại và vật chủ trung gian, vớt bỏ xác sinh vật và cá chết. - Theo dõi thường xuyên nơi cho cá ăn, vớt bỏ thức ăn thừa tránh tích tụ chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. - Định kỳ bón vôi bột khử trùng nước ao nuôi 2kg vôi/100 m3 nước, tháng 2 lần. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi
  21. 20 - Câu hỏi 1: Kể tên các nhân tố gây bệnh cho cá? - Câu hỏi 2: Nêu các biện pháp hạn chế tác nhân gây bệnh cho cá chim vây vàng? 2. Bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 5.1.1: Luyện tập việc cho cá ăn thức ăn trộn vitamin C để phòng bệnh cho cá. - Mục tiêu: + Hiểu ảnh hưởng của dinh dưỡng đến đời sống và sức khỏe của cá chim vây vàng. + Thực hiện đúng kỹ thuật trộn thuốc vào thức ăn cho cá. + Thực hiện thao tác cho cá ăn thức ăn trộn thuốc. - Nguồn lực: + Ao cá. + Vitamin C: 100g/ nhóm. + Cám cá: 5 kg/ nhóm. + Cân 1kg: 01 chiếc/ nhóm. + Xô (chậu): 01 chiếc/ nhóm. + Gáo (ca): 01 chiếc/ nhóm. + Găng tay: 5 đôi/ nhóm. + Khẩu trang: 5 chiếc/ nhóm. - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập. + Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật: 01 chậu 10- 20 lít, 01 cân 10 -30 kg, 05 găng tay, 05 khẩu trang, 02 quần áo bảo hộ, 5 kg cám cá, 100g vitamin C. + Trộn vitamin C vào thức ăn cho cá. + Cho cá ăn thức ăn trộn Vitamin C. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ - 01 chậu 10- 20 lít, 01 cân 10 -30 kg, 05 găng tay, 05 khẩu trang, 02 quần áo bảo hộ, 5 kg cám cá, 100g vitamin C. - Các dụng cụ đảm bảo còn mới không bị
  22. 21 hỏng - Cám cá còn hạn sử dụng, hàm lượng protein 40 - 44%. - Vitamin C: dạng bột, dùng cho nuôi trồng thủy sản, có độ bám dính với thức ăn 2 Trộn vitamin C vào thức - Lượng vitamin C trộn vào thức ăn đảm ăn cho cá bảo đúng liều lượng: 3g vitamin C/ 1 kg thức ăn - Vitamin C trộn đều vào thức ăn, bám dính vào thức ăn 3 Cho cá ăn thức ăn trộn - Cho cá ăn đúng vị trí cho ăn Vitamin C - Cá ăn hết toàn bộ lượng thức ăn nhóm cho ăn 3. Kiểm tra - Nội dung kiểm tra: Trộn thuốc vào thức ăn cho cá. - Thời gian kiểm tra: 2 giờ. - Phương pháp tổ chức kiểm tra: + Kiểm tra cá nhân (hoặc nhóm) + Kiểm tra kỹ năng thực hiện năng chuẩn bị dụng cụ và trộn thuốc vào thức ăn cho cá. + Đánh giá theo sản phẩm đạt được của người học. - Sản phẩm đạt được: Thức ăn của cá trộn đều với thuốc phòng và trị bệnh cho cá. Thuốc trộn đều và bám dính tốt vào thức ăn, lượng thuốc trộn vào thức ăn đúng tỷ lệ trộn với khối lượng thức ăn, ví dụ 10 kg thức ăn trộn 30 g vitamin C (3g vitamin C/kg thức ăn). C. Ghi nhớ Công tác phòng bệnh cho cá chim vây vàng cần phải sử dụng các biện pháp tổng hợp như sau: - Cải tạo vệ sinh môi trường ao nuôi cá chim vây vàng. - Hạn chế nguồn gốc gây bệnh cho cá chim vây vàng (mầm bệnh). - Quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi phù hợp với đời sống của cá chim vây vàng. - Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cá chim vây vàng.
  23. 22 Bài 2: Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trường Mã bài: MĐ 05-02 Mục tiêu - Quan sát và thu được mẫu cá bệnh, chẩn đoán được bệnh cá chim vây vàng do môi trường; - Kiểm tra và xử lý được các yếu tố môi trường gây bệnh cho cá; - Cẩn thận, tỷ mỉ, tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản. A. Nội dung 1. Quan sát hoạt động bất thường của cá nuôi 1.1. Quan sát cá bơi lội - Cá chim vây vàng cũng như các loài cá khác khi bị các bệnh do yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, oxy, ammoniac, hydrosulfua đều có một số biểu hiện bất thường xảy ra. Các yếu tố môi trường ở mức quá giới hạn chịu đựng của cá kéo dài dẫn đến cá chết hàng loạt. - Cá khỏe mạnh thường bơi dưới tầng nước, hoạt động bơi hoạt bát, phản ứng nhanh nhậy với tác động cơ học trên mặt nước, khi mặt nước có động cá liền bơi tránh lé. - Cá khi có biểu hiện bệnh là cá bơi chậm chạp, cá bơi nổi trên mặt nước, cá liên tục đớp không khí, ngửa bụng, cá bơi mất thăng bằng, bơi không định hướng hoặc bơi loạn xạ. 1.2. Quan sát cá hô hấp - Khi các yếu tố môi trường ở mức quá giới hạn chịu đựng của cá, ở ngưỡng thấp hoạt độ hô hấp của cá có dấu hiệu bất thường. Cá ngớp lên mặt nước, nổi đầu . Các hoạt động bơi lội và hô hấp của cá có biểu hiện đồng thời với nhau. - Một số đâu hiệu thường gặp: + Cá do sốc nhiệt độ: phiến mang chương phồng. + Cá do yếu tố pH: tiết nhiều nhớt trên da. + Cá do thiếu oxy: môi dưới cá nhô ra, mang cá nhợt nhạt. + Cá ngộ độc do NH3, H2S: bụng chướng to, mang nhợt nhạt. 1.3. Quan sát cá bắt mồi Từ hoạt động bơi lội bất thường do các yếu tố môi trường gây ra. Hoạt động bắt mồi của cá sẽ bất thường, ăn kém, nặng thì bỏ ăn.
  24. 23 2. Thu mẫu cá 2.1. Chuẩn bị dụng cụ - Chuẩn bị lưới trì. - Vợt vớt cá. - Xô hoặc chậu to chứa cá. - Máy sục khí: máy, dây, đá sục khí. - Quần áo lội nước. - Găng tay. 2.2. Thu mẫu cá bệnh - Dùng lưới kéo một góc ao, nơi tập trung nhiều cá có biểu hiện bất thường, thu mẫu có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh. Nếu cá có biểu hiện bơi chậm chạp, bơi nổi trên mặt nước và tập trung một vài chỗ nhất định trong ao ta có thể dùng chài hoặc dùng vợt vớt cá. - Đưa cá vào dụng cụ chứa có sục khí. - Dùng vợt bắt ngẫu nhiên cá trong dụng cụ chứa để kiểm tra tỷ lệ cá mắc bệnh trong ao. 3. Quan sát dấu hiệu bệnh lý 3.1. Quan sát màu sắc và hình dạng cá - Đặt cá lên khay giải phẫu và quan sát màu sắc và hình dạng cơ thể cá. - Màu sắc da cá khi bị bệnh do môi trường có thể tối màu hoặc nhợt nhạt, da cá tiết nhiều nhớt. - Hàm dưới lồi ra ngoài, mang phồng 3.2. Quan sát màu sắc và tổn thương của mang cá - Dùng kéo cắt bỏ xương nắp mang để quan sát mang cá một cách dễ dàng. - Cá khi bị bệnh do môi trường có một số biểu hiện + Mang cá có màu sắc nhợt nhạt. + Mang cá có thể bị chương phồng + Nếu hàm lượng oxy trong thủy vực bão hòa oxy làm mang cá có nhiều bọt khí.
  25. 24 4. Xử lý bệnh do môi trường 4.1. Xử lý bệnh do nhiệt độ - Cá chim vây vàng là loài động vật biến nhiệt nên điều kiện nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng. - Nhiệt độ cơ thể cá chim vây vàng luôn biến đổi theo nhiệt độ của môi trường nước bên ngoài, thường chênh lệch nhiệt độ là 0,10C. - Mỗi loài cá thường thích nghi ở một giới hạn nhiệt độ nhất định. Cá chim vây vàng có giới hạn nhiệt độ thích hợp 16 - 360C, sinh trưởng tốt nhất 22 - 280C. Nhiệt độ thấp dưới 160C cá chim vây vàng ngừng bắt mồi, nhiệt độ thấp nhất mà cá chịu đựng là 140C. Nhiệt độ dưới 140C kéo dài cá sẽ chết. 4.1.1. Chuẩn bị các dụng cụ + Nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu + Bình lấy mẫu nước + Sổ ghi chép, bút. 4.1.2. Xác định nhiệt độ nước - Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu: Hình 5.2.1: Nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu + Bước 1: Thao tác đo Đo trực tiếp dưới ao cho toàn bộ nhiệt kế ngập trong nước, đầu có chưa thủy ngân chìm trong nước cách mặt nước khoảng 30cm. 30cm Hình 5.2.2: Cách đo nhiệt độ nước
  26. 25 Hình 5.2.3: Đưa nhiệt kế xuống nước và giữ trong 5 phút Hình 5.2.4: Đọc kết quả
  27. 26 + Bước 2: Đọc kết quả Hơi nghiêng nhiệt kế sao cho có thể đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, rồi rửa sạch cho vào hộp. - Để xác định nhiệt độ của nước, người ta thường dùng nhiệt kế thủy o o ngân, nhiệt kế rượu có chia độ từ 0-50 C (tối đa là 100 C). - Muốn xác định nhiệt độ của nước ở tầng mặt, ta đặc bầu thủy ngân, rượu của nhiệt kế vào trong nước ở độ sâu 30 cm, cho đến khi nhiệt độ trong nhiệt kế không đổi (khoảng 5 phút), sau đó nghiêng nhiệt kế và đọc nhiệt độ của nước xong mới lấy nhiệt kế lên khỏi mặt nước. - Muốn xác định nhiệt độ của nước ở tầng giữa hay tầng đáy của thủy vực, ta cắm nhiệt kế vào nắp bình thu mẫu nước, thả bình xuống đúng vị trí cần xác định nhiệt độ, cho nước vào đầy bình, để yên 5 phút sau đó kéo lên và đọc ngay nhiệt độ nước ở tầng đó. - Đo bằng máy: Các máy đo Oxy, đo pH thường đồng thời đo luôn cả nhiệt độ. + Bước 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. + Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo + Bước 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại. + Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại. Hình 5.2.5: Máy đo nhiệt độ nước
  28. 27 4.1.3. Xử lý bệnh do nhiệt độ - Lựa chọn mùa vụ thả cá thích hợp. Đối với cá chim vây vàng. Miền Bắc nên thả vào tháng 4- 6 dương lịch. Miền Nam do nhiệt đọ bốn mùa ấm áp nên có thể thả quanh năm. - Đào ao có độ sâu đảm bảo cá có thể tránh được ảnh hưởng của sự biến đổi nhiệt độ ngoài không khí. Đối với cá chim vây vàng ao cần độ sâu là 1,5- 2m. - Vào thời điểm nhiệt độ không khí thấp cần tạo cho ao có một mực nước nhất định 1,8- 2,0 m. 4.2. Xử lý bệnh do oxy Cá chim vây vàng là loài cá ưu hoạt động, nhu cầu hàm lượng oxy hòa tan cao. Khi hàm lượng oxy hoà tan trong nước thấp, dưới ngưỡng thích hợp của cá sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của chúng. Nhu cầu oxy phụ thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lý, nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng thì lượng tiêu hao oxy của cá cũng tăng lên. Nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm, cá là trên 5 mg/l (5ppm). Tuy nhiên, nếu hàm lượng oxy hòa tan vượt quá mức độ bão hòa cá sẽ bị bệnh bọt khí trong máu, làm tắt nghẽn các mạch máu dẫn đến não và tim đưa đến sự xuất huyết ở các vây, hậu môn. Hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho cá chim vây vàng trong khoảng 4 – 9mg/l. 4.2.1. Chuẩn bị các dụng cụ - Chậu, xô, dụng cụ lấy mẫu nước (patomet). - Bộ thử nhanh oxy - Đèn pin, sổ ghi chép. - Máy bơm nước, máy quạt nước, máy thổi khí - Hóa chất tăng Oxy. 4.2.2. Thu và xử lý mẫu nước - Lấy mẫu nước tầng mặt. - Lấy mẫu nước tầng giữa. - Lấy mẫu nước tầng đáy. 4.2.3. Xác định oxy hòa tan * Sử dụng bộ thử nhanh và đọc kết quả - Xác định hàm lượng Oxy trong nước bằng bộ thử nhanh Sera O2 Test Kit – Germany.
  29. 28 Hình 5.2.6: Bộ thử nhanh Sera O2 Test Kit – Germany Hình 5.2.7: Bảng so màu
  30. 29 Hình 5.2.9: Thuốc thử lọ 1 và 2 Các bước tiến hành: + Bước 1: Rửa lọ thủy đựng nước mẫu ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy mẫu nước đến mép lọ. Lau khô bên ngoài lọ. Hình 5.2.10: Rửa lọ
  31. 30 Hình 5.2.11: Múc nước + Bước 2: . Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Hình 5.2.12: Lắc đều chai thuốc thử . Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 + 6 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm tra.
  32. 31 Hình 5.2.13: Nhỏ thuốc thử lọ thứ nhất Hình 5.2.14: Nhỏ thuốc thử lọ thứ hai . Đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bất kỳ bọt khí nào trong lọ).
  33. 32 Hình 5.2.15: Đậy nắp lọ Hình 5.2.16: Lắc đều nước mẫu và thuốc thử . Lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra. + Bước 3: . Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu.
  34. 33 . So sánh màu kết tủa của lọ với ngao cột màu và xác định nồng độ Ôxy (mg/l). Hình 5.2.17: So màu kết tủa . Nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. + Bước 4: Làm sạch trong và ngoài lọ thuỷ tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. + Bước 5: Đọc kết quả  Tổng hợp kết quả hàm lượng ôxy.  Đối chiếu kết quả với khoảng thích hợp của đối tượng nuôi.  Kết luận: Hàm lượng Đánh giá Ôxy hòa tan 2 mg/l Nguy hiểm, Ôxy trong nước không đủ cho cá. 4 mg/l Nước đủ Ôxy cung cấp cho cá. 6 - 8 mg/l Tốt, nước có nhiều Ôxy
  35. 34 - Dùng máy đo Oxy (Oxy Metter) theo các bước sau: Hình 5.2.18: Máy đo Oxy hòa tan + Bước 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. + Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo + Bước 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại. + Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại. 4.2.4. Xử lý bệnh do thiếu oxy - Thay nước với nguồn nước có chất lượng tốt, xả nước cũ trong ao đi và cấp nước chảy tràn liên tục cho ao nuôi khi cá có hiện tượng thiếu oxy. Định kỳ thay 30 – 50% nước theo chế độ thủy triều, 1- 2 lần/tháng. - Giảm thiểu chất thải ở đáy ao, không cho thức ăn quá dư , kiểm soát sự phát triển của tảo, duy trì ổn định độ trong 30 – 40cm. - Ao nuôi cần thoáng khí, muốn vậy nên phát quang bờ bụi xung quanh ao. - Dùng máy sục khí hoặc máy quạt nước, cấp thêm nước mới. - Khi oxy hoà tan thấp hơn 4ppm, cá nổi đầu: Phải sục khí, quạt nước nhiều và thay nước.
  36. 35 - Dùng các sản phẩm thương mại như viên oxy nén, oxygen Hình 5.2.19: Dấu hiệu cá chết do thiếu oxy hòa tan 4.3. Xử lý bệnh do pH Để đặc trưng cho các mức độ diễn biến khác nhau của tính acid và tính kiềm của môi trường nước người ta dùng đại lượng "Độ pH". Độ pH phù hợp cho nuôi cá chim vây vàng từ 7,5 đến 8,5. pH thấp dưới 5 hoặc cao quá 9 có thể làm cho cá chết. Thay đổi pH đột ngột cũng làm cho cá bị sốc, nếu thay đổi pH quá giới hạn thích nghi của loài thì cá chết. 4.3.1. Chuẩn bị các dụng cụ - Chậu, xô, dụng cụ lấy mẫu nước (patomet). - Bộ thử nhanh pH. - Đèn pin, sổ ghi chép. - Máy bơm nước, máy quạt nước, vôi, hóa chất, chế phẩm sinh học. 4.3.2. Thu và xử lý mẫu nước - Lấy mẫu nước tầng mặt - Lấy mẫu nước tầng giữa - Lấy mẫu nước tầng đáy 4.3.3. Xác định pH
  37. 36 - Đo pH bằng bộ test: phải theo hướng dẫn của từng loại test cụ thể. Đo pH bằng bộ thử nhanh sera pH test kit. 5.2.20: Bộ thử nhanh sera pH test kit – Đức Hình 5.2.21: Bộ thử nhanh pH test kit – Việt Nam
  38. 37 Hình 5.2.22: Bảng so màu Hình 5.2.23: Bộ thử nhanh pH + Bước 1: Múc nước vào xô nhựa
  39. 38 Hình 5.2.24: Lấy mẫu nước + Bước 2: Lấy nước rửa lọ kiểm tra Hình 5.2.25: Rửa lọ thử mẫu + Bước 3: Nhỏ 4 giọt thuốc thử vào lọ nước mẫu, đồng thời lắc đều cho thuốc thử và nước mẫu hòa đều với nhau.
  40. 39 Hình 5.2.26: Nhỏ thuốc thử vào nước mẫu + Bước 4: So màu trong lọ với bảng màu Hình 5.2.27: So màu nước với bảng màu + Bước 5: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa lọ bằng nước sạch. - Đo pH bằng bút thử: Bước 1: Khởi động bút, hiệu chỉnh bút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  41. 40 Hình 5.2.28: Hiệu chỉnh bút đo pH Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo. Hình 5.2.29: Đưa đàu bút xuống nước cần đo pH Bước 3: Giữ nguyên vị trí bút đo cho tới khi các số trên chỉ số pH ổn định thì dừng lại. Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại.
  42. 41 Hình 5.2.30: Đọc kết quả - Đo pH bằng máy: Hình 5.2.31: Máy đo pH cầm tay
  43. 42 Hình 5.2.32: Máy đo pH để phòng thí nghiệm Bước 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo. Bước 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại. Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại. pH thích hợp cho ngao biển sinh trưởng và phát triển khoảng 7,8 - 8,8. 4.3.4. Xử lý bệnh do pH - Xử lý bệnh do pH thấp pH thấp trong ao nuôi thường do axit bị rửa trôi sau các trận mưa, do tích luỹ quá nhiều chất hữu cơ hoặc do tảo tàn. Tuỳ theo nguyên nhân làm giảm pH ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau: + Ao mới đào nên thường xuyên trao đổi nước, bón vôi (CaCO3 hay Dolomite). + Khi pH thấp tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể bón vôi, thay nước hay cấp nước mới. + Khi pH thấp do tảo tàn, có thể thay nước rồi bón vôi nhằm đảm bảo độ pH và hệ đệm, vớt bỏ bọt không tan, sục khí liên tục và giảm cho ăn. + Liều lượng vôi sử dụng tùy theo độ pH kiểm tra được. Trường hợp pH giảm thấp trong quá trình nuôi thì sử dụng vôi, hoặc vôi tôi, với liều lượng 0,5- 10kg/1.000m2 vào thời điểm từ 21-24giờ. Rải vôi quanh bờ ao trước khi trời mưa với liều lượng 10kg/1.000m2.
  44. 43 - Xử lý pH cao Tuỳ theo nguyên nhân làm tăng pH và theo tình hình thực tế ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau: + Thay nước : thay nước sạch với 20% thể tích nước ao/ngày. + Các ao nuôi tảo phát triển mạnh (nước có màu xanh đậm, độ trong thấp) vào những ngày nắng độ pH có thể tăng cao vào buổi trưa. Có thể làm giảm mật độ tảo bằng các cách như thay nước, cấp thêm nước mới, sử dụng các hoá chất diệt tảo. + Trường hợp pH tăng cao trong quá trình nuôi, nếu pH>8,7 vào buổi sáng, có thể dùng đường cát với liều lượng 0,3kg/1.000m2 hoặc dùng chế phẩm sinh học thích hợp xử lý để kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật phân hủy, hoạt động phân hủy mùn bã hữu cơ trong ao của chúng sẽ sản sinh CO2 và làm giảm pH trong nước ao. + Trường hợp pH tăng cao đột ngột >9,0 vào những buổi chiều nắng to, có thể sử dụng Fomol phun xuống ao với liều lượng 3-4ml/m3 nước ao, nếu pH biến động lớn trong một ngày đêm (>0,5) chứng tỏ độ cứng (hàm lượng CaCO3 trong nước ao thấp). Tảo phát triển và biến động mạnh dễ gây hiện tượng nở hoa của tảo, trong ao có nhiều mùn bã hữu cơ. Trường hợp này nên xử lý như sau: bón dolimit hoặc vôi với liều lượng 100-200kg/ha để tăng độ cứng và tăng hệ đệm nước ao. Nếu có thể, nên tiến hành thay nước để ổn định sự phát triển của tảo. + Có thể dùng phèn chua [Al2(SO4)3.14H2O] hoà tan ra nước và vẩy đều khắp mặt ao. + Ngoài ra khi pH tăng cao, do việc sử dụng vôi không hợp lý, cần phải giảm sử dụng các loại vôi và đặc biệt là không sử dụng vôi tôi và vôi sống. 4.4. Xử lý bệnh do NH3 - Ammoniac - NH3 được tạo thành trong nước do các chất thải của nhà máy hoá chất và sự phân giải các chất hữu cơ trong nước. + - Sự tồn tại NH3 và NH4 trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH và độ mặn của nước, NH3 rất độc đối cá. - Nước có độ pH càng cao thì khả năng gây độc của NH3 càng mạnh. Nồng độ NH3 giới hạn an toàn trong ao nuôi nhỏ hơn là 0,03mg/l. Hàm lượng NH3 đạt đến 0,1 mg/ lít nước được coi là vùng nước bị ô nhiễm. 4.4.1. Chuẩn bị các dụng cụ - Chậu, xô, dụng cụ lấy mẫu nước (patomet). - Bộ thử nhanh NH3, đèn pin, sổ ghi chép. - Máy bơm nước, máy quạt nước, vôi, hóa chất, chế phẩm sinh học.
  45. 44 4.4.2. Thu và xử lý mẫu nước - Lấy mẫu nước tầng mặt - Lấy mẫu nước tầng giữa - Lấy mẫu nước tầng đáy 4.4.3. Xác định hàm lượng NH3 - Sử dụng bộ thử nhanh và đọc kết quả + Bước 1: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng. + Bước 2: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 3: Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều. + Bước 4: Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra. + Bước 5: Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều. Chú ý: Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1,2,3. + Bước 6: Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu. Chú ý: Ở bảng so màu, a biểu thị mẫu nước ngọt, b biểu thị mẫu nước mặn. + + Đối chiếu giá trị NH4 với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3 có trong nước ao. - Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em. - Chú ý: Thuốc thử số 3 có chứa sodium hydroxide và sodium hypochlorite dễ cháy, rất hại cho mắt. Tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và quần áo. Trường hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật nhiều nước và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ.
  46. 45 + Hình 5.2.33: Bộ thử nhanh Sera NH4 + Bảng 5.2.1: Bảng giá trị NH3 (mg/l)dựa vào giá trị pH và giá trị NH4 trong thủy vực + Độ pH Giá trị NH4 sau khi so màu 7,0 7,5 8,0 8,5 9,0 Giá trị 0,5 0,003 0,009 0,03 0,08 0,18 NH3 thực tế 1,0 0,006 0,02 0,05 0,15 0,36 1,5 0,01 0,03 0,11 0,30 0,72 5,0 0,03 0,09 0,27 0,75 1,80 10,0 0,06 0,17 0,53 1,51 3,60 Chú thích: Mức độ an toàn Mức độ nguy hiểm Mức độ rất nguy hiểm - Kiểm tra NH3 bằng máy đo NH3 + Chuẩn bị máy đo
  47. 46 Hình 5.2.34: Máy đo NH3 + Đo và đọc kết quả Sử dụng đầu cực của máy đo NH3 đo trực tiếp vào nước ao nuôi. Giữ yên trong 5-10 phút rồi đọc kết quả hiển thị trên mặt máy đo. 4.4.4. Xử lý bệnh do NH3 - Thay nước với nguồn nước có chất lượng tốt nhằm giảm mật độ của tảo và các chất thối rữa trong nước. - Cải tạo ao tốt trước khi nuôi thả. - Giảm thiểu chất thải ở đáy ao, không cho thức ăn quá dư thừa hoặc bón phân quá liều lượng, kiểm soát sự phát triển của tảo, duy trì ổn định độ trong. - Ao nuôi cần thoáng khí, muốn vậy nên phát quang bờ bụi xung quanh ao, thu vớt cỏ rác rau bèo che phủ mặt ao. - Dùng máy sục khí hoặc máy quạt nước. - Sử dụng hóa chất tăng oxy. - Định kỳ bón vôi ổn định hệ đệm trong ao. - Kiểm soát sự phát triển của tảo. - Bón phân vi sinh cũng có tác dụng làm giảm hàm lượng NH3 trong ao. Duy trì sự phát triển của tảo, ao có tảo phát triển tốt sẽ làm cho hàm lượng NH3 thấp. 4.5. Xử lý bệnh do H2S Hyddrosulfua – H2S có trong các thuỷ vực nuôi cá do có quá nhiều các chất hữu cơ từ có nguồn nước thải các nhà máy công nghiệp, khu chăn nuôi, nước thải sinh hoạt các khu đông dân cư, do sự tích tụ mùn bã hữu cơ trong quá trình nuôi.
  48. 47 H2S gây bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá. H2S từ 3 mg/lít trở lên làm cho nhiều loài cá chết. Đối với ao nuôi cá hàm lượng H2S yêu cầu nhỏ hơn 2 mg/l. 4.5.1. Chuẩn bị các dụng cụ - Chậu, xô, dụng cụ lấy mẫu nước (patomet). - Bộ thử nhanh H2S, đèn pin, sổ ghi chép. - Máy bơm nước, máy quạt nước, vôi, hóa chất, chế phẩm sinh học. 4.5.2. Thu và xử lý mẫu nước - Lấy mẫu nước tầng mặt - Lấy mẫu nước tầng giữa - Lấy mẫu nước tầng đáy 4.5.3. Xác định hàm lượng H2S - Sử dụng bộ thử nhanh và đọc kết quả Hình 5.2.35: Bộ xác định nhanh H2S Thao tác sử dụng: - Chuẩn bị nút xác định H2S: + Bước 1: Dùng panh lấy giấy thử H2S đặt vào nắp của nút lọ phản ứng. + Bước 2: Đậy chặt nắp lọ vào nút lọ phản ứng. + Bước 3: Dùng panh lấy một ít bông cho vào ống dẫn khí. - Quy trình xác định H2S: + Bước 1: Rửa sạch trong và ngoài lọ phản ứng bằng nước sinh hoạt trước và sau mỗi lần kiểm tra.
  49. 48 + Bước 2: Cho mẫu nước cần kiểm tra hàm lượng H2S vào lọ phản ứng đến vạch mức 80 ml. + Bước 3: Cẩn thận cho 3 thìa đầy thuốc thử 1 vào lọ phản ứng. + Bước 4: Cho nhanh 2 viên thuốc thử 2 vào lọ phản ứng, đậy chặt lọ bằng nút lọ phản ứng đã chuẩn bị ở phần trên. + Bước 5: Để yên 30 phút, mở nắp lọ ra, so sánh màu trên giấy thử với màu trên bảng chuẩn để tìm hàm lượng tổng S2- trong mẫu. Hàm lượng H2S tồn tại trong mẫu phụ thuộc vào pH và được tính theo bảng sau: 2- Hàm lượng H2S = Hàm lượng tổng số S x Hệ số H2S Bảng 5.2.2: Mối quan hệ giữa độ pH và hệ số H2S STT pH Hệ số H2S 1 5,0 0,99 2 5,5 0,97 3 6,0 0,89 4 6,5 0,71 5 7,0 0,44 6 7,5 0,20 7 8,0 0,072 8 8,5 0,030 9 9,0 0,0049 Nếu hàm lượng tổng S2- trong mẫu > 0,2 mg/l thì lấy lượng mẫu ít hơn (20 hoặc 40 hoặc 60 ml), them nước sinh hoạt không chứa S2- vào đến vạch 80 ml. Sau đó tiến hành thực nghiệm từ bước 3. Hàm lượng tổng S2- trong mẫu bằng hàm lượng tổng S2- so được trên bảng màu nhân với hệ số pha loãng. - Bảo quản: Đóng nắp lọ thuốc thử ngay sau khi sử dụng, cất giữ nơi thoáng mát và để xa tầm tay của trẻ em. - Chú ý: + Sau mỗi lần sử dụng tháo nút ra khỏi lọ phản ứng, dung panh lấy giấy thử H2S ra khỏi nắp lọ, lấy bông ra khỏi ống dẫn khí và cho vào túi đựng rác thải. + Lấy bông y tế lau khô thìa, nắp lọ và ống dẫn khí, rửa sạch lọ phản ứng.
  50. 49 4.5.4. Xử lý bệnh do H2S trong ao nuôi - Phương pháp xử lý tương tự như xử lý bệnh do NH3. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Câu hỏi 1: Anh chị hãy cho biết pH ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của cá chim vây vàng, nói rõ sự ảnh hưởng đó? - Câu hỏi 2: Anh chị hãy nêu các biện pháp quản lý pH (cao/thấp) trong ao nuôi cá chim vây vàng? 2. Bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 5.2.1: Xác định pH bằng bộ thử nhanh và biện pháp xử lý pH ao nuôi thấp - Mục tiêu: + Biết được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong đó có yếu tố pH đến đời sống của cá chim vây vàng. + Đo được pH trong ao nuôi cá chim vây vàng bằng bộ thử nhanh. + Xử lý được pH trong ao nuôi về giới hạn chịu đựng của cá chim vây vàng. - Nguồn lực: + Ao cá: 01 ao. + Máy quạt nước. + Vở: 1 cuốn/ nhóm + Bút viết: 1 chiếc/ nhóm. + Xô thu mẫu: 1 chiếc/ nhóm. + Quần áo bảo hộ: 05 bộ/ nhóm. + Bộ dung dịch kiểm tra hàm lượng oxy: 1 bộ/ nhóm. + Vôi bột (CaO). - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ: 01 Máy quạt nước, 05 đôi găng tay, 05 khẩy trang, 05 quần áo bảo hộ, 01 quyền vở, 01 cái bút viết, 01 bộ dung dịch đo oxy, vôi bột 500kg. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
  51. 50 1 Chuẩn bị dụng cụ - 01 Máy quạt nước, 05 đôi găng tay, 05 khẩy trang, 05 quần áo bảo hộ, 01 quyền vở, 01 cái bút viết, 02 bộ dung dịch đo oxy, vôi bột 500kg. - Các dụng cụ đảm bảo còn mới không bị hư hỏng. - Bộ dung dịch đo pH và vôi bột. 2 Thu mẫu nước - Lấy 01 lượng mẫu nước ở các tầng nước: tầng mặt, tầng giữa, tầng đáy. 3 Thực hiện thao tác đo - 01 kết quả mẫu nước ở tầng đáy oxy bằng bộ thử pH - 01 kết quả mẫu nước tầng giữa - 01 kết quả mẫu nước ở tầng mặt - Kết quả pH. 4 Đánh vôi bột xuống ao - Kiểm tra pH trong nước sau khi sử dụng vôi. C. Ghi nhớ - Nhiệt độ thích hợp cho cá chim vây vàng là 25 -320C, cá chim vây vàng chịu lạnh kém. - Độ pH phù hợp cho nuôi cá chim vây vàng từ 7,5 đến 8,5. pH thấp dưới 5, cao hơn 9 hoặc thay đổi đột ngột có thể làm cho cá sốc và chết. - Hàm lượng NH3 < 0,03mg/l, H2S < 0,001 cá phát triển bình thường, an toàn. Nếu hàm lượng NH3 , H2S cá chậm phát triển. - Để xử lý NH3 và H2S tốt cần đưa pH về khoảng 7,5- 8,5.
  52. 51 Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh do ký sinh trùng Mã bài: MĐ 05-03 Mục tiêu - Quan sát và thu được mẫu cá bệnh, chẩn đoán được một số bệnh ký sinh trùng trên cá chim vây vàng; - Kiểm tra và xử lý được một số bệnh ký sinh trùng trên cá chim vây vàng; - Cẩn thận, tỷ mỉ, tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản. A. Nội dung 1. Quan sát hoạt động bất thường của cá 1.1. Quan sát các biểu hiện bên ngoài của cá trong ao - Các ký sinh trùng ngoại ký sinh thường ký sinh trên da và mang cá. Quá trình quan sát cá có biểu hiện bất thường trong ao qua biểu hiện bơi lội và các dấu hiệu bên ngoài bất thường khi cá bị bệnh do ký sinh trùng gây ra. Cần thu mẫu cá để kiểm tra và phát hiện bệnh kịp thời. - Cá bơi lội bất thường, cọ mình, nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt, bơi lội lung tung, đặc biệt vào ban đêm hoặc rạng sáng. - Một số con tách đàn bơi quanh bờ ao, màu sắc cá chuyển sang tối màu. Bệnh nặng, tỷ lệ mắc bệnh nhiều số cá bới quanh bở ao tăng lên. - Đàn cá bị bệnh nhẹ thì gầy yếu, bệnh nặng thì cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết. - Cá quẫy nhiều. 1.2. Bắt mồi - Cá bắt mồi không tập trung. - Cá đớp mồi rải rác. - Cường độ bắt mồi giảm. - Lượng thức ăn giảm so mới mức bình thường mà không phải do các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột. - Tất cả các hoạt động trên của cá nếu có hiện tượng bất thường có thể cá đã mắc bệnh do ký sinh trùng gây ra. 2. Thu mẫu cá 2.1. Chuẩn bị dụng cụ - Máy sục khí.
  53. 52 - Chài, lưới, vợt, túi nilon. - Xô, chậu. - Sổ ghi chép. 2.2. Thu mẫu bệnh - Thu cá có biểu hiện bất thường: bơi nổi đầu, bơi không định hướng, bơi ngửa bụng, cá kém ăn, - Nếu cá có biểu hiện bơi chậm chạp, bơi nổi trên mặt nước và tập trung một vài chỗ nhất định trong ao ta có thể dùng vợt vớt cá. - Dùng lưới kéo một góc ao, nơi tập trung nhiều cá có biểu hiện bất thường, thu mẫu có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh. 2.3. Bảo quản mẫu - Mẫu cá trước khi lấy mẫu để kiểm tra tìm bệnh do ký sinh trùng gây ra yêu cầu mẫu bệnh phải sống. - Trường hợp tìm ký trùng tại nơi nuôi cần vận chuyển có sục khí đảm cá mẫu cá sống nếu vận chuyển xa. - Trường hợp gửi đi để tìm bệnh cần phải đóng túi có bơm oxy: + Bước 1: Chuẩn bị nước tại nguồn nước hiện trường, nước trong ao đang nuôi cá. + Bước 2: Chuẩn bị túi nilon. + Bước 3: Chuẩn bị mẫu cá bệnh. + Bước 4: Đóng cá và vận chuyển. 3. Tìm ký sinh trùng 3.1. Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên cá chim 3.1.1. Bệnh trùng bánh xe ở cá chim vây vàng  Tác nhân gây bệnh - Nhìn mặt bên, trùng giống như cái chuông, mặt bụng giống cái đĩa. Lúc vận động nó quay tròn lật qua lật lại giống như bánh xe nên có tên trùng bánh xe. - Nhìn chính diện mặt bụng có 1 đĩa bám lớn có cấu tạo phức tạp, trên đĩa có 1 vòng răng và các đường phóng xạ. - Một phần cơ thể có lông tơ phân bố, lông tơ luôn luôn rung động làm cho cơ thể vận động rất linh hoạt. - Cơ thể có 1 hạch lớn hình móng ngựa nằm ở giữa cơ thể thường bắt màu rõ và 1 hạch nhỏ hình tròn nằm cạnh hạch lớn.
  54. 53 A. Quan sát mặt bên B. Quan sát một bộ phận mặt cắt dọc 1. Rãnh miệng và đai lông tơ miệng; 2. Miệng; 3. Nhân nhỏ; 4. Không bào ; 5. Lông tơ trên; 6. Lông tơ giữa; 7. Lông tơ dưới; 8. Đường phóng xạ; 9. Nhân lớn; 10. Hầu ; 11. Vòng răng; 12. Màng biên; 13. Đai lông tơ biên; Hình 5.3.1. Cấu tạo của trùng bánh xe 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
  55. 54 17 18 19 20 Hình 5.3.2: Trùng bánh xe thường gặp ký sinh trên cá nuôi ở Việt Nam: Hình 5.3.3: Trùng bánh xe ký sinh trên vây cá  Phân bố và lan truyền bệnh - Trùng ký sinh ở các cơ quan bên ngoài như mang, da, vây. - Trùng bánh xe phân bố rộng và gây bệnh ở nhiều loài cá khác nhau, gây tác hại chủ yếu cho cá hương, cá giống. - Bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến nhất vào mùa xuân, đầu hạ và mùa thu ở miền Bắc, vào mùa mưa ở miền Nam, nhiệt độ thích hợp là 20- 300C. 3.1.2. Bệnh trùng quả dưa ở cá chim vây vàng  Tác nhân gây bệnh - Bệnh trùng quả dưa ở cá nước mặn (Cryptocaryonosis) hay còn gọi là bệnh đốm trắng do nhóm ký sinh trùng đơn bào trùng lông (Cryptocaryon irritan) gây ra. Loài ký sinh trùng này gây bệnh trên hầu hết các loài cá biển trong đó có cá chim vây vàng. Trùng ký sinh ở da, mang, gây ảnh hưởng nghiêm
  56. 55 trọng đến nghề nuôi cá nước ngọt nếu không phát hiện sớm và không biết cách phòng trị bệnh. - Tác nhân gây bệnh là trùng quả dưa - Chu kỳ sống của trùng gồm 2 giai đoạn: Dinh dưỡng và bào nang . - Trùng có dạng rất giống quả dưa, đường kính 0,5-1 mm. - Toàn thân có nhiều lông tơ nhỏ, nhiều đường sọc, vằn dọc. Giữa thân có 1 hạch lớn hình móng ngựa và một hạch nhỏ. - Trùng mềm mại, có thể biến đổi hình dạng khi vận động Hình 5.3.4: Trùng quả dưa ký sinh ở mang cá tiêu bản tươi  Phân bố và lan truyền bệnh - Bệnh lưu hành rất rộng, khắp các Châu lục trên thế giới. - Ở Việt Nam đã phát hiện thấy trùng quả dưa ở cá nước mặn vược, cá giò, cá chim vây vàng, cá sủ đất - Đầu mùa mưa năm 2008, tại Cam Ranh-Khánh Hòa hàng trăm tấn cá biển (cá mú và cá chẽm) bị thiệt hại do bệnh này. Từ mẫu cá bệnh chúng tôi cũng phát hiện Cryptocaryon sp cảm nhiễm ở da và mang với cường độ cao. Tháng 10/2009 bệnh này cũng đã gây chết 100% đàn cá giò thí nghiệm (100 con, cỡ 300g) của CEDMA-RIA1 trong vòng 5 ngày. 3.1.3. Bệnh rận cá ở cá chim vây vàng  Tác nhân gây bệnh - Rận cá là một giáp xác ký sinh phổ biến, ký sinh ở da, mang, hút máu cá làm cá gầy yếu, tạo điều kiện cho tác nhân nguy hiểm xâm nhập vào bên trong cơ thể. - Rận cá từ ấu trùng đến trùng trưởng thành đều sống ký sinh. - Mặt lưng phần đầu ngực có giáp lưng hình khiên rộng phủ toàn bộ phần đầu ngực.
  57. 56 - Cơ thể dẹp, rộng hình bầu dục. - Cơ thể có màu sắc gần giống màu sắc của ký chủ để dễ bảo vệ. - Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Hình 5.3.5: Rận cá Caligus sp ký sinh trên da cá chim vây vàng  Phân bố và lan truyền bệnh - Trùng ký sinh trên da, vây, nắp mang cá nuôi, khi cảm nhiễm với cường độ cao có thể gây chết cá. - Rận cá ký sinh ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá nước mặn. 3.2. Lấy mẫu nhớt trên da và mang - Lấy mẫu bệnh ở da và mang cá: Dùng dao, kéo, panh giải phẫu cạo nhớt ở da, vây, mang của cá. + Da: Dùng rùi nhọn chọc vào hành tủy của cá làm cá liệt. Đặt con cá trên khay giải phẫu. Đặt con dao giải phẫu trên da cá một góc 450 so với thân cá, lưỡi dao hướng về phần đuôi cá. Di chuyển nhẹ nhàng lưỡi dao trên phần da của cá từ phần ngực đến hết phần vây đuôi để lấy nhớt da cá, cao hết nhớt da chuyển sang cạo nhớt phần vây, lật ngược con cá lên làm tương tự. Nhớt da cá nằm trên lưới dao. + Mang: Dùng kép cắt bỏ nắp mang, dùng kéo cắt lấy toàn bộ phần mang cá đặt lên trên lam kính. - Chuyển mẫu vào lam kính: + Da: Dùng panh gặp phần nhớt da cạo được trên con dao giải phẫu, đặt nhớt lên lam kính, đặt ở giữa lam kính. Nhỏ từ 1 – 2 giọt nước lên phần nhớt đó, đặt một miếng lamen đè lên trên phần nhớt da, dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ lên lamen để cho nước và nhớt dàn đều dưới miếng lamem. Lúc này được tiêu bản nhớt da cá
  58. 57 + Mang: Mang được cắt và đặt lên chính giữa lam kính, tay trái dùng panh giữ lấy xương cung mang, tay phải dùng dao cạo lấy nhớt mang. Sau khi lấy nhớt mang rổi dùng panh gặp xương cung mang ra ngoài, nhỏ 1 – 2 giọt nước lên trên nhớt mang. Đặt lamen đè lên trên nhớt mang. Dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ cho nhớt và nước dàn đều dưới miếng lamen. Lúc này được tiêu bản nhớt mang cá. - Soi mẫu dưới kính hiển vi: đặt lần lượt tiêu bản nhớt da cá, nhớt mang cá dưới kính hiển vi ở vật kính 4X và 10X để tìm ký sinh trùng trùng. - Tính tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm: + Tính tỷ lệ nhiễm: Số cá nhiễm bệnh chia cho tổng số cá kiểm tra + Cường độ nhiễm: Tổng số trùng của 15 thị trường kiểm tra chia cho 15. - Đối với lấy mẫu bệnh phẩm và tìm rận cá + Vì rận cá có kích thước lớn nên khi ký sinh trên da, vây, mang cá có thể nhìn thấy bằng mắt thường. + Đặt cá lên khay giải phẫu và quan sát. + Quan sát bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp soi lên da, vây cá tìm rận cá. + Dùng kéo cắt bỏ nắp mang để quan sát mang cá dễ dàng hơn. + Quan sát bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp để soi và tìm rận cá. + Dùng panh gắp rận cá và đưa lên kính giải phẫu quan sát nhận dạng chính xác rận cá. 3.3. Mổ và lấy mẫu nội tạng - Trước khi giải phẫu cá làm cho cá bất động bằng cách dùng dùi nhọn chọc vào hành tủy của cá. - Mổ cá: Dùng kéo giải phẫu cắt da và thịt cá từ hậu môn cong lên xương sống và vòng về phía nắp mang, cắt xuống vây ngực và vòng về hậu môn. Quan sát hình vẽ mô tả dưới đây: Hình 5.3.6: Mổ xoang bụng cá, sơ đồ đường cắt
  59. 58 Hình 5.3.7: Mổ xoang bụng cá, các cơ quan nội tạng 1- bóng hơi; 2- ống dẫn khí; 3- tim; 4- lá lách; 5- gan; 6- ruột; 7- thận; 8- lỗ hậu môn; 9- túi nước tiểu; 10- tuyến sinh dục; 11- mang. 4. Chẩn đoán bệnh 4.1. Căn cứ vào dấu hiệu bệnh lý - Căn cứ vào hoạt động của cá bệnh trong ao: hoạt động bơi lội, hoạt động hô hấp bất thường của cá. Hiện tượng tách đàn, ăn kém hoặc bỏ ăn, cá gầy yếu, cá chết trong ao - Căn cứ vào dấu hiệu bệnh ở da, vây, mang: màu sắc cơ thể, màu sắc mang; sự tiết nhớt, dịch nhầy trên da, mang cá; sự xuất huyết ngoài da; mang bị phá hoại và tổn thương - Dựa vào các dấu hiệu hoạt động của cá bệnh trong ao, dấu hiệu bệnh ở da, vây, mang so với từng dấu hiệu bệnh lý của ký sinh trùng gây ra là một trong những yếu tố để chẩn đoán bệnh, mỗi một loài ký sinh trùng sẽ cho các dấu hiệu bệnh khác nhau. Các dấu hiệu của bệnh được đề cập ở mục 3.1 của bài. 4.1.1. Bệnh trùng bánh xe
  60. 59 Dấu hiệu bệnh lý ở da, vây, mang: - Khi mới mắc bệnh, trên thân, mang cá có nhiều nhầy màu hơi trắng đục, da cá chuyển màu xám. - Khi bệnh nặng trùng ký sinh ở mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Hình 5.3.8: Ký sinh trùng bánh xe ở mang cá Hình 5.3.9: Dấu hiệu mang cá bị bệnh ký sinh trùng bánh xe, cá mất nhớt
  61. 60 4.1.2. Bệnh trùng quả dưa Dấu hiệu bệnh lý ở da, vây, mang: - Da, mang, vây của cá bị nhiễm bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường. - Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc sẫm màu, mất nhớt, xuất huyết. - Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Hình 5.3.10: Dấu hiệu cá bị bệnh trùng quả dưa Hình 5.3.11: Mang có nhiều đốm trắng khi cá bị bệnh trùng quả dưa
  62. 61 Hình 5.3.12: Da mất nhớt, xuất huyết khi cá bị bệnh trùng quả dưa 4.1.3. Bệnh rận cá Dấu hiệu bệnh lý ở thân, vây, mắt, miệng, mang: - Cá gầy yếu, trên da, vây, mang cá có nhiều vết đỏ do rận đâm trích hút máu cá. - Trùng ký sinh trên da, vây, nắp mang cá nuôi, có thể gây thành bệnh làm cá chết. - Rận cá bám trong xoang mang của cá, phá hủy xoang mang và cung mang làm cá ngạt thở. - Rận cá dùng tuyến độc qua ống miệng tiết chất độc phá hoại ký chủ tạo các vết thương viêm đỏ, xuất huyết dễ nhầm với bệnh đốm đỏ do vi khuẩn. - Mặt khác các gai xếp ngược ở mặt bụng rận cá cào rách tổ chức da cá làm cho da cá bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập làm cá chết hàng loạt. 4.2. Kết luận 4.2.1. Bệnh trùng bánh xe - Tỷ lệ nhiễm ≥ 30%. + Cường độ nhiễm > 20 trùng/ thị trường (9x10) cần phải xử lý thuốc. + Cường độ nhiễm 1trùng/ thị trường (9x10) thì theo dõi. - Tỷ lệ nhiễm < 30% theo dõi.
  63. 62 4.2.1. Bệnh trùng quả dưa - Tỷ lệ nhiễm 20% cần dùng thuốc để diệt. - Tỷ lệ nhiễm ≤ 20% theo dõi. 5. Trị bệnh 5.1. Bệnh trùng bánh xe Bệnh trùng bánh xe có thể trị bằng phương pháp tắm nước ngọt trong 1 giờ và lặp lại 3 lần liên tục trong 3 ngày. Bệnh trùng bánh xe cớ thể điều trị bằng cách tắm formalin với nồng độ 150-200 ml/m3 nước trong thời gian từ 30-60 phút. Tắm mgâm cá trong nước (tắm cả ao) với nồng độ 25-30ml formalin/m3 nước liên tục trong 1-2 ngày cũng có tác dụng tốt trong điều trị bệnh trùng bánh xe. 5.2. Bệnh trùng quả dưa Bệnh trùng quả dưa hay còn gọi là bệnh đốm trắng có thể điều trị bằng các phương pháp tắm nước ngọt trong thời gian từ 20 phút đến 30 phút và được lặp lại trong 3 ngày liên tục. Tuy nhiên, việc tắm cá liên tục bằng nước ngọt cũng tạo điều kiện tcho trùng lông thích ứng với nước ngọt và có khả năng sống sót. Tắm kết hợp cá bằng nước ngọt và hoá chất mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao hơn. Có nhiều loại hoá chất khác nhau có thể sử dụng điều trị bệnh đốm trắng như formalin, chlorine và ôxy già. Việc tắm cá bằng nước ngọt kết hợp với 150ml/m3 nước ôxy già trong thời gian 30 phút cho hiệu quả cao. Việc ngâm cá trong formalin với lượng 20-30ml/m3 nước cũng có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, phương pháp này tốn thời gian, nên ít được áp dụng. 5.3. Bệnh rận cá Tắm 0,5ppm CuSO4 (0,5g CuSO4 trong 1 tấn nước) 1 – 2 ngày, sục khí mạnh, thay nước cho ao sau khi xử lý. Tắm bằng một số loại hóa chất chuyên dụng do một số công ty sản xuất có bán trên thị trường như NOVA-PARASITE trộn 1 kg với 250 – 300 kg thức ăn viên hoặc 1000 – 1200kg thức ăn tự chế biến, cho cá ăn liên tục 2- 3 ngày. Hoặc dùng SEAWEED liệu lượng 2 – 2,5 lít/1000m3 nước, mỗi tuần xử lý một lần trong 2 tuần.
  64. 63 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Câu hỏi 1: Anh chị hãy mô tả hình dạng của trùng quả dưa và dấu hiệu bệnh lý trên cá chim vây vàng khi bị trùng quả dưa ký sinh? - Câu hỏi 2: Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý bệnh trùng quả dưa ở cá chim vây vàng? 2. Bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 5.3.1: Hãy tiến hành thu mẫu và phân tích bệnh trùng bánh xe ở cá chim vây vàng. - Mục tiêu: + Nêu được dấu hiệu bệnh lý của cá khi bị nhiễm trùng bánh xe, đặc điểm nhận dạng của trùng bánh xe. + Thu được mẫu cá bệnh. + Chẩn đoán được bệnh trùng bánh xe ở cá chim vây vàng. - Nguồn lực: + Ao cá bánh xe: 01. + Vở: 1 cuốn/ nhóm. + Bút viết: 01 chiếc/ nhóm. + Kính hiển vi: 01/ nhóm. + Máy sục khí mini: 01/ nhóm. + Cân 10kg: 01chiếc/ nhóm. + Lưới kéo: 01chiếc/ nhóm. + Vợt cá: 01 chiếc/ nhóm. + Xô (chậu): 01 chiếc/ nhóm. + Thước kẻ 30cm: 01 chiếc/ nhóm. + Bộ đồ giải phẫu (panh, dao, kéo, dùi): 01 bộ/ nhóm. + Lam kính: 01 hộp/ nhóm. + Cá chim vây vàng: 15 con/ nhóm. - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ: 01 kính hiển vi, 01 máy sục khí mini, 01 cân 10kg, 01 Lưới kéo, 01 vợt cá, 01 xô (chậu), 01 thước kẻ 30cm, 01 bộ đồ giải phẫu (panh, dao, kéo, dùi), lam kính, lamen. + Thu mẫu cá bệnh.
  65. 64 + Quan sát da, vây cá tìm các dấu hiệu nhiễm trùng bánh xe. + Nhận dạng trùng bánh xe. + Tính tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trung bình. + Kết luận bệnh. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ - 01 kính hiển vi, 01 máy sục khí mini, 01 cân 10kg, 01 Lưới kéo, 05 vợt cá, 01 xô (chậu), 01 thước kẻ 30cm, 01 bộ đồ giải phẫu (panh, dao, kéo, dùi), 01 hộp lam kính - Các dụng cụ đảm bảo không bị hư hỏng 2 Thu mẫu cá bệnh - Thu 15 con cá chim vây vàng. - Lựa chọn con cá có dấu hiệu trên mang đầy nhớt và bạc, da xẫm màu. 3 Quan sát da, vây cá tìm - Dấu hiệu bệnh trên da, mang: Trên các dấu hiệu nhiễm thân, mang cá có nhiều nhầy màu hơi trùng bánh xe trắng đục, da cá chuyển màu xám, mang đầy nhớt và bạc trắng. 4 Nhận dạng trùng bánh - Trùng bánh xe xe 5 Tính tỷ lệ nhiễm và - Tỷ lệ nhiễm = số cá nhiễm trùng bánh cường độ nhiễm trung xe / tổng số cá kiểm tra bình - Cường độ nhiễm trung bình= Tổng số trùng đếm được trên tất cả cá kiểm tra/ tổng số cá kiểm tra 6 Kết luận bệnh - Tỷ lệ nhiễm < 20, cường độ nhiễm trung bình < 5 trùng/ cơ thể, theo dõi - Tỷ lệ nhiễm ≥ 20, dùng thuốc diệt - Cường độ nhiễm trung bình ≥ 5 trùng thì dùng thuốc diệt. 2.2. Bài thực hành số 5.3.2: Thực hiện các biện pháp trị bệnh trùng bánh bánh xe bằng Formaline.
  66. 65 - Mục tiêu: + Nêu được các biện pháp phòng và trị bệnh trùng bánh bánh xe ở cá chim vây vàng. + Thực hiện được các thao tác trị bệnh trùng bánh xe ở cá chim vây vàng bằng Formaline. - Nguồn lực: + Ao cá chim vây vàng: 01 ao. + Formol: 20 lít/ nhóm. + Can 20 lít: 1 can/nhóm. + Panh: 01 chiếc/ nhóm. + Máy tính: 01 chiếc/ nhóm. - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ và vật tư: 01 panh, 01 máy tính, 20 lít Formol. + Xác định diện tích ao nuôi. + Xác định khối lượng lá xoan cần để trị bệnh cho ao cá. + Tiến hành ngâm dầm lá xoan. + Kiểm tra lại cá sau khi trị bệnh bằng lá xoan. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ và vật can 20 lít, 01 panh, 01 máy tính, 20 lít tư Formol 2 Xác định diện tích ao - Tính được cụ diện tích ao là bao nhiêu nuôi, thể tích khối nước m2, thể tích khối nước. 3 Xác định khối lượng lá - Số lít Formol để trị bệnh: xoan cần để trị bệnh cho - Số lít Formol = diện tích bể tắm x ao cá 150ml. 4 Tiến hành tắm cá - Formol té đều khắp bể - Tắm cá từ 30 – 60 phút, sục khí mặn
  67. 66 5 Kiểm tra lại cá sau khi - Kiểm tra ngẫu nhiên 15 con cá trong ao trị bệnh bằng formol - Tỷ lệ nhiễm < 20%, cường độ nhiễm trung bình< 5 trùng. 3. Kiểm tra: - Nội dung kiểm tra: chẩn đoán và trị bệnh trùng bánh xe trên cá chim vây vàng. - Thời gian kiểm tra: 2 giờ. - Phương pháp tổ chức kiểm tra: + Kiểm tra cá nhân (hoặc nhóm) + Kiểm tra kỹ năng thực hiện chuẩn bị dụng cụ, chẩn đoán và trị bệnh trùng bánh xe trên cá chim vây vàng. + Đánh giá theo sản phẩm đạt được của người học. - Sản phẩm đạt được: Kết quả chẩn đoán và trị bệnh của người học trong lớp: Thực hiện đúng các bước chẩn đoán, nhận dạng đúng trùng bánh xe, áp dụng đúng thuốc và đúng liều lượng, đúng cách dùng thuốc trị bệnh trùng bánh xe ở cá chim vây vàng. C. Ghi nhớ - Đặc điểm nhận dạng của ký sinh trùng. - Xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ký sinh trùng để tiến hành dùng thuốc trị bệnh.
  68. 67 Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do nấm Mã bài: MĐ 05-04 Mục tiêu - Quan sát và thu được mẫu cá bệnh, chẩn đoán được một số bệnh nấm trên cá chim vây vàng; - Kiểm tra và xử lý được một số bệnh nấm trên cá chim vây vàng; - Cẩn thận, tỷ mỉ, tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản. A. Nội dung 1. Quan sát hoạt động bất thường của cá 1.1. Quan sát các biểu hiện bên ngoài của cá trong ao - Cá bơi hỗn loạn, không bình thường. - Cá bơi chậm chạp, bơi nhô đầu lên mặt nước. - Cá thường cọ sát cơ thể vào các vật thể trong nước. 1.2. Bắt mồi - Hoạt động bắt mồi của cá phụ nhiều nhiều vào các yếu tố như thời tiết, môi trường ao nuôi, sự phù hợp của thức ăn, sức khỏe của cá. Khi cá có hiện tượng kém ăn, bỏ ăn cần tìm nguyên nhân để kịp thời xử lý. Một trong những nguyên nhân trên có thể do cá bị bệnh nấm. - Cá bị bệnh nấm thường kém ăn, bỏ ăn. 2. Thu mẫu cá 2.1. Chuẩn bị dụng cụ - Máy sục khí. - Chài, lưới, vợt, túi nilon. - Xô, chậu. - Sổ ghi chép. 2.2. Thu mẫu bệnh - Thu cá nghi nhiễm bệnh, có các hoạt động biểu hiện bệnh. - Dùng vợt vớt những con cá giống có biểu hiện bệnh như bơi nổi gần bờ. - Dùng lưới kéo quây nhưng góc ao mà cá bệnh tập trung bơi ở đó. - Số lượng cá thu: + Cá nhỏ (6 - 8cm): thu 30 con. + Cá lớn: thu 15 con.
  69. 68 2.3. Bảo quản mẫu - Cá bệnh thu cần được giữ sống trong dụng cụ chuyên dụng, xô, thùng xốp có sục khí để đảm bảo cá còn sống mẫu phân tích mới đảm bảo độ tin cậy. - Bảo quản cá còn sống trước khi quan sát đánh giá các biểu hiện bên ngoài của cá. - Bỏ quản lạnh đảm bảo cá còn tươi khi đến địa điểm phân tích, cá không bị nước đá xâm nhập. 3. Quan sát cơ thể cá và lấy mẫu bệnh phẩm quan sát dưới kính hiển vi 3.1. Quan sát dấu hiệu bệnh lý trên da, vây, mang cá - Dựa theo các dấu hiệu bệnh lý quan sát bằng mắt thường. - Quan sát, tìm hiện tượng da, vây có các sợi nấm trắng, vết mòn, nở loét, xuất huyết, mang đổi màu - Cá bị bệnh nấm thường có các dấu hiệu bệnh lý trên da, vây và mang như sau: + Các sợi nấm bám vào mang phát triển thành các sợi nấm ăn sâu vào các tổ chức của mang và phân nhánh luồn vào các mao huyết quản. Mang chuyển màu hồng nhạt, hoặc trắng bạc cùng với sự phát triển của bệnh. + Da xẫm lại, có vết mòn màu xám hoặc các đốm đỏ phát triển ở thân, các vây và đuôi. Những vết mòn dần dần lan rộng thành những vết loét rộng, vẩy rụng, xuất huyết và viêm. 3.2. Mổ và quan sát nội tạng cá - Một số bệnh nấm ở cá biển các cơ quan nội tạng cá bình thường, hầu như không có biểu hiện bệnh lý. - Nấm nội ký sinh, khi giải phẫu các cơ quan nội tạng tim, gan, lá lách có các đốm trắng nhỏ. Khi cắt mô thấy rõ các nấm hạt trong các tổ chức. - Phương pháp mổ: (tương tự như bài MĐ 5 – 03) + Trước khi giải phẫu cá làm cho cá bất động bằng cách dùng dùi nhọn chọc vào hành tủy của cá. + Mổ cá: dùng kéo giải phẫu cắt da và thịt cá từ hậu môn cong lên xương sống và vòng về phía nắp mang, cắt xuống vây ngực và vòng về hậu môn. 3.3. Lấy mẫu bệnh phẩm quan sát dưới kính hiển vi - Dùng dao hoặc kéo cắt sợi nấm đặt lên giữa lam kính. - Nhỏ 1 giọt dung dịch xanhmalachite 0,5% lên sợi nấm. - Đặt lamen lên mẫu nấm, ép chặt lamen xuống lam kính. - Đưa lam kính đó lên kính hiển vi hoặc kính giải phẫu để quan sát sợi nấm
  70. 69 4. Gửi mẫu bệnh đi phân tích 4.1. Chuẩn bị dụng cụ - Thùng bảo quản mẫu chuyên dụng, thùng xốp. - Túi nilon. - Băng dính, kéo, găng tay cao su. - Bút, băng dính trắng chuyên dụng bể gi mẫu. - Nước đá. 4.2. Chuẩn bị mẫu - Bước 1: Thu mẫu cá. - Bước 2: Lấy mẫu cá bị bệnh. - Bước 3: Giữ cá bệnh không lẫn tạp, không rửa lại cá bằng nước sạch. 4.3. Đóng gói, bảo quản và gửi mẫu - Bước 1: Đưa mẫu bệnh cá vào túi nilon. - Bước 2: Đóng gói túi nilon có chứa cá bệnh bằng băng dính hoặc buộc kín không để nước đá chảy vào. - Bước 3: Đưa cá vào thùng bảo quản chuyên dụng hoặc thùng xốp. - Bước 4: Đập nhỏ đá đưa vào thùng để bảo quản cá. - Bước 5: Đóng kín thùng bảo quản. - Bước 6: Chuyển đến nơi phân tích mẫu bệnh. 5. Đánh giá và kết luận - Căn cứ vào tình trạng hoạt động của cá trong ao, hoạt động bắt mồi và hiện tượng cá chết trong ao. - Căn cứ vào kết quả phân tích mẫu bệnh tìm được. - Đưa ra biện pháp xử lý kịp thời cho cá nuôi. - Tỷ lệ nhiễm nấm > 20% thì dùng thuốc. 6. Trị bệnh Đối với cá bệnh bị bệnh mấn ngoại ký sinh thông thường, các biện pháp xử lý bệnh như sau: - Methylen 2-3 g/m3 lặp lại 2 lần trong 1 tuần. - Thuốc tím với liều lượng 5 g/m3 tắm cho cá trong thời gian 10-30 phút. - Formol với liều lượng 20 ml/m3 tắm trong thời gian 1- 2 ngày hoặc 30- 60 phút và trị liên tục từ 3-5 ngày, lưu ý không được trị quá liều hoặc không thực hiện điều trị lúc trời quá nóng. - Trong quá trình tắm cần quạt nước hoặc sục khí liên tục.
  71. 70 - Có thể dùng một số thuốc kháng sinh, cho cá ăn để phòng trị tác nhân gây bệnh là vi khuẩn trong trường hợp cá bị nở loét, như Qxytetracyline trôn vào thức ăn với liều lượng 50 – 100 mg/1 kg cá/ 1 ngày đầu. Từ ngày thứ 2 đến thứ 7 cho cá ăn bằng 1/2 liều ngày đầu. - Các bệnh nấm nội ký sinh nhưa nấm hạt, chưa có biện pháp trị bệnh hiệu quả. Để phòng các bệnh nấm trên không cho cá ăn thức ăn là động vật sống nhiễm nấm, thức ăn công nghiệp ẩm mốc và áp dụng đủ các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Hình 5.4.2: Nấm ở mang cá Nguồn Bùi Quang Tề (2006) Hình 5.4.2: Nấm hạt trên gan và thận cá Nguồn Bùi Quang Tề (2006) B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Câu hỏi 1: Nêu dấu hiệu bệnh lý bên ngoài của cá khi bị bệnh nấm? - Câu hỏi 2: Nêu phương pháp thu mẫu, bảo quản mẫu và gửi mẫu đi phân tích?
  72. 71 2. Bài thực hành 2.1 Bài thực hành số 5.4.1: Hãy tiến hành thu mẫu và đánh giá các biểu hiện bên ngoài khi cá bị bệnh nấm. - Mục tiêu: + Nêu được dấu hiệu bệnh lý của cá khi bị bệnh nấm. + Thu được mẫu cá bệnh. + Chẩn đoán được bệnh nấm ở cá chim vây vàng. - Nguồn lực: + Ao cá chim vây vàng: 01. + Vở: 1 cuốn/ nhóm. + Bút viết: 1 chiếc/ nhóm. + Kính hiển vi: 01/ nhóm. + Máy sục khí mini: 01/ nhóm. + Cân 10kg: 01 chiếc/ nhóm. + Lưới kéo: 01 chiếc. + Vợt cá: 01 chiếc/ nhóm. + Xô (chậu): 01 chiếc/ chiếc. + Thước kẻ 30cm: 01 chiếc/ chiếc. + Bộ đồ giải phẫu (panh, dao, kéo, dùi): 01 bộ/ nhóm. + Lam kính: 01 hộp/ nhóm. + Lamen: 01 hộp/ nhóm. + Lọ dung dịch xanh malachite 5% 10ml: 01 lọ/ nhóm. + Cá chim vây vàng 15 con/ nhóm. - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ: 01 kính hiển vi, 01 máy sục khí mini, 01 cân 10kg, 01 Lưới kéo, 01 vợt cá, 01 xô (chậu), 01 thước kẻ 30cm, 01 bộ đồ giải phẫu (panh, dao, kéo, dùi), lam kính, lamen. + Thu mẫu cá bệnh. + Quan sát da, vây, mang cá tìm các dấu hiệu nấm. + Tính tỷ lệ nhiễm. + Chẩn đoán bệnh. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ.
  73. 72 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ - 01 kính hiển vi, 01 máy sục khí mini, 01 cân 10kg, 01 Lưới kéo, 01 vợt cá, 01 xô (chậu), 01 thước kẻ 30cm, 01 bộ đồ giải phẫu (panh, dao, kéo, dùi), 01 hộp lam kính, lamen - Các dụng cụ đảm bảo không bị hư hỏng 2 Thu mẫu cá bệnh - Thu 15 con cá chim vây vàng - Lựa chọn con cá có dấu hiệu bệnh nấm 3 Quan sát da, vây cá, - Dấu hiệu bệnh trên da, vây: da, vây có mang tìm các dấu hiệu vết mòn, nở loét, xuất huyết, mang đổi nhiễm nấm màu 4 Nhận dạng nấm - Tiêu bản nấm nhuộm dung dịch xanh malachite 5% 5 Tính tỷ lệ nhiễm - Tỷ lệ nhiễm = số cá nhiễm nấm/ tổng số cá kiểm tra 6 Kết luận bệnh - Tỷ lệ nhiễm > 20% dùng thuốc 2.2. Bài thực hành 5.4.2: Thực hiện các biện pháp trị bệnh nấm ở cá chim vây vàng trong ao bằng thuốc tím. - Mục tiêu: + Nêu được các biện pháp phòng và trị bệnh nấm. + Thực hiện thành thạo thao tác trị bệnh nấm ở cá chim vây vàng trong ao bằng thuốc tím KMnO4. - Nguồn lực: + Ao cá chim vây vàng: 01 ao. + Cân 5kg: 01chiếc/ nhóm. + xô 30 lít: 01 chiếc/ nhóm. + Ca (gáo): 01 chiếc/ nhóm. + Găng tay: 5 đôi/ nhóm. + Khẩu trang: 5 chiếc/ nhóm. + Quần áo bảo hộ: 5 bộ/ nhóm. + Thuốc tím: 1 kg/ nhóm.
  74. 73 + Máy tính: 01 chiếc/ nhóm. - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ và vật tư: 01 máy tính, 01 cân 5 kg, 01 xô 30 lít, 01 ca (gáo), găng tay 30 đôi, khẩu trang 30 chiếc, quần áo bảo hộ 30 bộ, thuốc tím 1 kg. + Xác định thể tích nước trong ao nuôi. + Xác định khối lượng thuốc tím cần để trị bệnh cho ao cá. + Pha thuốc. + Phun thuốc. + Kiểm tra lại cá sau khi trị bệnh. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ và vật 01 máy tính, 01 cân 5 kg, 01 xô 30 lít, 01 tư ca (gáo), găng tay 30 đôi, khẩu trang 30 chiếc, quần áo bảo hộ 30 bộ, thuốc tím 1 kg. 2 Xác định thể tích nước - Tính được cụ thể tích ao là bao nhiêu ao nuôi m3, ví dụ ao có diện tích là 1200m2. - Thể tích nước bằng độ sâu ao x diện tích ao. 3 Xác định khối lượng - Khối lượng thuốc tím để trị bệnh: ví dụ thuốc tím cần để trị bệnh 1,2 kg. cho ao cá - Khối lượng thuốc tím = thể tích ao (m3 nước) x 1g thuốc/m3 nước. 4 Pha thuốc - 01 dung dịch thuốc tím đồng nhất trong một xô với lượng thuốc cần để trị bệnh cho ao cá. 5 Phun thuốc xuống ao - Ao cá đạt nồng dộ thuốc là 1g thuốc/m3 nước.
  75. 74 6 Kiểm tra lại cá sau khi - Kiểm tra ngẫu nhiên 15 con cá trong ao trị bệnh - Tỷ lệ nhiễm bệnh nấm trong ao < 20% C. Ghi nhớ - Bệnh nấm thường xuất hiện ở ao tích lũy nhiều mùn bã hữu cơ, quản lý môi trường ao tốt trong quá trình nuôi sẽ giảm khả năng mắc bệnh này hơn đối với cá. - Thuốc trị bệnh nấm là thuốc tím, formol.
  76. 75 Bài 5: Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn Mã bài: MĐ 05 - 05 Mục tiêu - Quan sát và thu được mẫu cá bệnh, chẩn đoán được một số một số bệnh vi khuẩn trên cá chim vây vàng; - Kiểm tra và xử lý được một số bệnh vi khuẩn trên cá chim vây vàng; - Cẩn thận, tỷ mỉ, tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản. A.Nội dung 1. Quan sát hoạt động bất thường của cá 1.1. Quan sát các biểu hiện bên ngoài của cá trong ao - Cá bơi lờ đờ, bơi nổi trên tầng mặt. - Cá bệnh nặng có thể chết hàng loạt. - Da cá thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp. 1.2. Bắt mồi - Cũng tương tự như các bệnh khác mắc phải. Hoạt động bắt mồi của cá chim vây vàng phụ nhiều nhiều vào các yếu tố như thời tiết, môi trường ao nuôi, sự phù hợp của thức ăn, sức khỏe của cá. - Khi cá có hiện tượng kém ăn, bỏ ăn cần tìm nguyên nhân để kịp thời xử lý. Một trong những nguyên nhân trên có thể do cá có thể bị bệnh vi khuẩn. - Một trong những dấu hiệu cá bị bệnh vi khuẩn thường kém ăn hoặc bỏ ăn. 2. Thu mẫu cá 2.1. Chuẩn bị dụng cụ - Máy sục khí. - Chài, lưới, vợt, túi nilon. - Xô, chậu. - Sổ ghi chép. 2.2. Thu mẫu bệnh - Thu cá nghi nhiễm bệnh, có các hoạt động biểu hiện bệnh. - Dùng vợt vớt những con cá giống có biểu hiện bệnh như bơi nổi gần bờ. - Dùng lưới kéo quây nhưng góc ao mà cá bệnh tập trung bơi ở đó.
  77. 76 - Số lượng cá thu: + Cá nhỏ (4-8cm): thu 30 con. + Cá lớn (10- 15cm): thu 15 con. 2.3. Bảo quản mẫu - Cá bệnh thu cần được giữ sống trong dụng cụ chuyên dụng, xô, thùng xốp có sục khí để đảm bảo cá còn sống mẫu phân tích mới đảm bảo độ tin cậy. - Bảo quản cá còn sống trước khi quan sát đánh giá các biểu hiện bên ngoài của cá và gửi mẫu cá bệnh đi phân tích. - Trường hợp không giữ được sống cần bảo quản cá còn tươi, không để nước đá, tạp chất và các nước khác xâm nhập vào mẫu cá bệnh. 3. Quan sát dấu hiệu bệnh lý 3.1. Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang - Cá có dấu hiệu toàn thân bị xuất huyết. - Hậu môn sưng lồi, có dịch vàng hoặc hồng . - Bụng trương to. - Mắt lồi đục, sưng và lồi ra. - Da xuất huyết. - Vây bị phá hủy, gốc vây xuất huyết, tia rách nát và cụt dần. Hình 5.5.1: Dấu hiệu cá bị bệnh vi khuẩn
  78. 77 Hình 5.5.2: Cá bị bệnh vi khuẩn bụng trướng to, xuất huyết ở gốc vây 3.2. Mổ và quan sát nội tạng cá 3.2.1. Mổ cá - Một số bệnh nấm ở cá biển các cơ quan nội tạng cá bình thường, hầu như không có biểu hiện bệnh lý. - Nấm nội ký sinh, khi giải phẫu các cơ quan nội tạng tim, gan, lá lách có các đốm trắng nhỏ. Khi cắt mô thấy rõ các nấm hạt trong các tổ chức. - Phương pháp mổ: (tương tự như bài MĐ 5 – 03) + Trước khi giải phẫu cá làm cho cá bất động bằng cách dùng dùi nhọn chọc vào hành tủy của cá. + Mổ cá: dùng kéo giải phẫu cắt da và thịt cá từ hậu môn cong lên xương sống và vòng về phía nắp mang, cắt xuống vây ngực và vòng về hậu môn. 3.2.2. Quan sát nội tạng - Xoang bụng có nhiều dịch máu. - Các cơ quan nội tạng như ruột, gan, thận, lá lách xuất huyết và viêm nhũn, ruột viêm và chứa đầy hơi. - Xoang bụng xuất huyết, mô mỡ xuất huyết năng. Gan tái nhợt. mật sưng to, thận sưng, ruột, dạ dày, tuyến sinh dục, bóng hơi đều xuất huyết. Xoang bụng có nhiều dịch nhờn mùi hôi thối.
  79. 78 4. Gửi mẫu bệnh đi phân tích 4.1. Chuẩn bị dụng cụ - Thùng bảo quản mẫu chuyên dụng, thùng xốp. - Túi nilon. - Băng dính, kéo, găng tay cao su. - Bút, băng dính trắng chuyên dụng bể gi mẫu. - Nước đá. 4.2. Chuẩn bị mẫu - Bước 1: Thu mẫu cá. - Bước 2: Lấy mẫu cá bị bệnh. - Bước 3: Giữ cá bệnh không lẫn tạp, không rửa lại cá bằng nước sạch. 4.3. Đóng gói, bảo quản và gửi mẫu - Bước 1: Đưa mẫu bệnh cá vào túi nilon. - Bước 2: Đóng gói túi nilon có chứa cá bệnh bằng băng dính hoặc buộc kín không để nước đá chảy vào. - Bước 3: Đưa cá vào thùng bảo quản chuyên dụng hoặc thùng xốp. - Bước 4: Đập nhỏ đá đưa vào thùng để bảo quản cá. - Bước 5: Đóng kín thùng bảo quản. - Bước 6: Chuyển đến nơi phân tích mẫu bệnh. 5. Đánh giá và kết luận - Tập hợp các dấu hiệu bệnh lý quan sát được. - Đối chiếu với các dấu hiệu bệnh lý của bệnh. - Kết luận khẳng định cá bị bệnh xuất huyết do vi khuẩn khi cá có các dấu hiệu bệnh lý ở mục 1: 1.1; 1.2 và 3: 3.1; 3.2. - Tỷ lệ nhiễm >20% cần dùng thuốc xử lý. 6. Trị bệnh - Tác nhân gây bệnh bao gồm vi khuẩn đặc biệt là Vibrio - Ngoài ra còn một số tác nhân gây bệnh khác như ký sinh trùng, nấm cơ hội và vi khuẩn dạng sợi. - Trị bệnh bằng biện pháp cho ăn: + Các loại kháng sinh sử dụng cho ăn bao gồm doxycycline và Rifamycin tỷ lệ 1:1 + Liều lượng sử dụng là 25 - 30mg/kg cá/ngày. Cho cá ăn liên tục trong 7 ngày.
  80. 79 + Cho ăn thêm Vitamin C và hỗn hợp vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng cho cá. - Trị bệnh bằng biện pháp tắm hoá chất: + Loại hoá chất tắm bao gồm formalin, triplan và oxy già (H2O2) + Tắm cho cá bằng kháng sinh. Các loại kháng sinh sử dụng bao gồm Rifamycin, Oxytetraciline nồng độ là 3 – 5 mg/m3. + Nồng độ Formalin là 150 - 200ppm; Nồng độ oxy già (H2O2) là 100 đến 150 ppm. Thời gian tắm 30 phút đến 60 phút tuỳ thuộc vào sức khoẻ của cá đối với hình thức tắm bể bạt. - Xử lý bằng các sản phẩm có hợp chất Povidone Iodine: Sản phẩm có thể ở dạng dung dịch hoặc dạng bột có nồng độ hoạt chất từ 11-15%. Dạng dung dịch có thể dùng với liều 1-2ml/m3. Dạng bột dùng 1- 1,3mg/m3 (hoà tan với nước trước khi dùng) để diệt tác nhân gây bệnh rất có hiệu quả. - Sau thời gian xử lý môi trường bằng hoá chất, phải xử lý môi trường cho sạch bằng các loại sản phẩm vi sinh. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Câu hỏi 1: Nêu dấu hiệu bệnh lý của bệnh xuất huyết ở cá? - Câu hỏi 2: Nêu các bước chẩn đoán và trị bệnh xuất huyết do vi khuẩn vibrio ở cá chim vây vàng? 2. Bài thực hành 2.1 Bài thực hành số 5.5.1: Hãy tiến hành thu và chẩn đoán bệnh xuất huyết do vi khuẩn vibrio ở cá chim vây vàng. - Mục tiêu: + Nêu được dấu hiệu bệnh lý của cá khi bị bệnh xuất huyết do vi khuẩn vibrio ở cá chim vây vàng. + Thu được mẫu cá bệnh. + Chẩn đoán được bệnh xuất huyết do vi khuẩn vibrio ở cá chim vây vàng. - Nguồn lực: + Ao cá chim vây vàng: 01 cái. + Vở: 1 cuốn/ nhóm. + Bút viết: 1 chiếc/ nhóm. + Máy sục khí mini: 01/nhóm. + Cân 10kg: 01 chiếc/nhóm.
  81. 80 + Lưới kéo: 01 chiếc. + Vợt cá: 01chiếc /nhóm. + Xô (chậu): 01 chiếc/nhóm + Thước kẻ 30cm: 01 chiếc/nhóm. + Bộ đồ giải phẫu (panh, dao, kéo, dùi): 06 bộ/nhóm. + Cá chim vây vàng: 15 con/nhóm. - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ: 01 máy sục khí mini, 01 cân 10kg, 01 Lưới kéo, 01 vợt cá, 01 xô (chậu), 01 thước kẻ 30cm, 01 bộ đồ giải phẫu (panh, dao, kéo, dùi). + Thu mẫu cá bệnh. + Quan sát da, vây, mang cá tìm các dấu hiệu xuất huyết. + Mổ cá và quan sát dấu hiệu bệnh lý của xoang bụng. + Tính tỷ lệ nhiễm. + Kết luận bệnh. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ - 01 kính hiển vi, 01 máy sục khí mini, 01 cân 10kg, 01 Lưới kéo, 01 vợt cá, 01 xô (chậu), 01 thước kẻ 30cm, 01 bộ đồ giải phẫu (panh, dao, kéo, dùi), 01 hộp lam kính, lamen. - Các dụng cụ đảm bảo không bị hư hỏng 2 Thu mẫu cá bệnh - Thu 15 con cá chim vây vàng. - Lựa chọn con cá có dấu hiệu bệnh xuất huyết 3 Quan sát da, vây cá, - Dấu hiệu bệnh trên da, vây, mang: xuất mang tìm các dấu hiệu huyết trên thân, bụng chướng xuất huyết 4 Mổ cá và quan sát dấu - Mổ cá đúng kỹ thuật. Khi mổ dao, kéo hiệu bệnh lý của xoang không làm rách nội tạng
  82. 81 bụng - Ghi lại được dấu hiệu bệnh lý của xoang bụng và các cơ quan nội tạng như ruột, gan, 5 Tính tỷ lệ nhiễm - Tỷ lệ nhiễm = số cá bị xuất huyết/ tổng số cá kiểm tra. 6 Kết luận bệnh - Tỷ lệ nhiễm > 20% dùng thuốc. 2.2. Bài thực hành số 5.5.2: Thực hiện các biện pháp trị bệnh xuất huyết cho ao cá chim vây vàng bằng thuốc kháng sinh doxycycline và Rifamycin tỷ lệ 1:1. - Mục tiêu: + Nêu được các biện pháp phòng và trị bệnh xuất huyết ở cá chim vây vàng. + Thực hiện thành thạo thao tác trị bệnh xuất ở cá chim vây vàng trong ao bằng thuốc kháng sinh doxycycline và Rifamycin tỷ lệ 1:1. - Nguồn lực: + Ao cá chim vây vàng: 01 ao. + Cân 5kg: 01 chiếc/ nhóm. + Chậu 30 lít: 01chiếc/ nhóm. + Ca (gáo): 01 chiếc/ nhóm. + Găng tay: 5 đôi/ nhóm. + Khẩu trang: 5 chiếc/ nhóm. + Quần áo bảo hộ: 5 bộ/ nhóm. + Kháng sinh doxycycline và Rifamycin: 10 vỉ/loại/ nhóm. + Cám cá: 5 kg/ nhóm. + Máy tính: 01 chiếc/ nhóm. - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ và vật tư: 01 máy tính, 01 cân 5 kg, 01 chậu 30 lít, 01 ca (gáo), găng tay 05 đôi, khẩu trang 05 chiếc, quần áo bảo hộ 05 bộ, thuốc doxycycline và Rifamycin tỷ lệ 1:1: mỗi loại 10 vỉ/loại, cám cá 10 kg. + Xác định khối lượng cá trong ao nuôi. + Xác định khối lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày. + Xác định khối lượng thuốc doxycycline và Rifamycin tỷ lệ 1:1 cần để trị bệnh cho ao cá.
  83. 82 + Trộn thuốc. + Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ và vật 01 máy tính, 01 cân 5 kg, 01 chậu 30 lít, tư 01 ca (gáo), găng tay 5 đôi, khẩu trang 30 chiếc, quần áo bảo hộ 5 bộ, kháng sinh doxycycline và Rifamycin tỷ lệ 1:1: 10 vỉ/loại, cám cá: 10 kg. - Các dụng cụ không bị hư hỏng còn dùng được. - Thuốc và cám không quá hạn sử dụng. 2 Xác định khối lượng cá - Tính được cụ thể khối lượng cá trong ao trong ao nuôi nuôi, ví dụ khối lượng cá trong ao là 200kg. - Khối lượng cá trong ao = cỡ cá trung bình x số lượng cá trong ao. 3 Xác định khối lượng - Số kg thức ăn hàng ngày cho cá ăn, ví thức ăn cho cá ăn hàng dụ 10kg thức ăn. ngày - Khối lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày thông thương là 3- 4% khối lượng cá trong ao. 3 Xác định khối lượng - Khối lượng thuốc doxycycline và thuốc doxycycline và Rifamycin tỷ lệ 1:1 để trị bệnh cho cá Rifamycin cần để trị trong 1 ngày: 25 - 30mg/kg cá/ngày. bệnh cho ao cá - Khối lượng thuốc doxycycline và Rifamycin = Số kg thức ăn x 25 - 30mg/kg cá/ngày 4 Trộn thuốc - 01 hỗn hợp thuốc và cám. - Thuốc trộn đều với cám và bám dính vào cám. 5 Cho cá ăn thức ăn trộn - Cho cá ăn đúng vị trí.
  84. 83 thuốc - Thuốc không tan vào nước. - Cá ăn hết thức ăn. 6 Kiểm tra lại cá sau khi - Tỷ lệ cá nhiễm bệnh < 20% trong ao. trị bệnh C. Ghi nhớ - Dấu hiệu đặc trưng của bệnh xuất huyết do vi khuẩn vibrio ở cá vây vàng.
  85. 84 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí tính chất của mô đun 1. Vị trí Mô đun Phòng và trị bệnh cá được bố trí học sau mô đun Chăm sóc, quản lý ao nuôi cá chim vây vàng và trước mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá cá chim vây vàng trong ao. Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo của chương trình. 2. Tính chất Là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết và mô hình nuôi cá chim vây vàng. II. Mục tiêu của mô đun 1. Kiến thức - Trình bày được các biện pháp phòng bệnh tổng hợp; - Trình bày được dấu hiệu bệnh lý và biện pháp xử lý các bệnh do môi trường trên cá chim vây vàng; - Trình bày được dấu hiệu bệnh lý và các biện pháp trị bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm trên cá chim vây vàng. 2. Kỹ năng - Nhận biết được các dấu hiệu cá chim vây vàng bị bệnh; - Thu được mẫu cá bệnh; - Thực hiện được các biện pháp phòng, trị và xử lý bệnh cho cá chim vây vàng. 3. Thái độ - Cẩn thận, tỷ mỉ trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh cho cá; - Tuân thủ đúng các bước kỹ thuật và nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản. III. Nội dung chính của mô đun Thời lượng Loại Địa Tổng Lý Thực Kiểm Mã bài Tên bài bài điểm số thuyết hành tra dạy (*) MĐ 05- Phòng bệnh tổng Tích Lớp 14 2 10 2 01 hợp hợp học
  86. 85 MĐ Xử lý bệnh do Tích Lớp 05-02 môi trường hợp học 9 1 8 Ao cá MĐ Chẩn đoán và trị Tích Lớp 05-03 bệnh ký sinh hợp học 21 3 16 2 trùng Ao cá MĐ Chẩn đoán và trị Tích Lớp 05-04 bệnh do nấm hợp học 11 2 9 Ao cá MĐ Chẩn đoán và trị Tích Lớp 05-05 bệnh do vi hợp học 14 2 12 khuẩn Ao cá Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 73 10 55 8 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (8 giờ) bao gồm: 04 giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun (được tính vào giờ thực hành), 04 giờ kiểm tra hết mô đun. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập bài thực hành 4.1. Bài thực hành số 5.1.1: Luyện tập việc cho cá ăn thức ăn trộn vitamin C để phòng bệnh cho cá. - Mục tiêu: + Hiểu ảnh hưởng của dinh dưỡng đến đời sống và sức khỏe của cá chim vây vàng. + Thực hiện đúng kỹ thuật trộn thuốc vào thức ăn cho cá. + Thực hiện thao tác cho cá ăn thức ăn trộn thuốc. - Nguồn lực: + Ao cá. + Vitamin C: 100g/nhóm, cám cá: 5 kg/nhóm, cân 1kg, xô, gáo: 01 chiếc/ nhóm, găng tay, khẩu trang: 5 đôi/ nhóm. - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập. + Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật: 01 chậu 10- 20 lít, 01 cân 10 -30 kg, 05 găng tay, 05 khẩu trang, 02 quần áo bảo hộ, 5 kg cám cá, 100g vitamin C. + Trộn vitamin C vào thức ăn cho cá. + Cho cá ăn thức ăn trộn Vitamin C. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ.
  87. 86 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Cho được cá ăn thức ăn trộn Vitamin C. STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ - 01 chậu 10- 20 lít, 01 cân 10 -30 kg, 05 găng tay, 05 khẩu trang, 02 quần áo bảo hộ, 5 kg cám cá, 100g vitamin C. - Các dụng cụ đảm bảo còn mới không bị hỏng - Cám cá còn hạn sử dụng, hàm lượng protein 40 - 44%. - Vitamin C: dạng bột, dùng cho nuôi trồng thủy sản, có độ bám dính với thức ăn 2 Trộn vitamin C vào thức - Lượng vitamin C trộn vào thức ăn đảm ăn cho cá bảo đúng liều lượng: 3g vitamin C/ 1 kg thức ăn - Vitamin C trộn đều vào thức ăn, bám dính vào thức ăn 3 Cho cá ăn thức ăn trộn - Cho cá ăn đúng vị trí cho ăn Vitamin C - Cá ăn hết toàn bộ lượng thức ăn nhóm cho ăn 4.2. Bài thực hành số 5.2.1: Xác định pH bằng bộ thử nhanh và biện pháp xử lý pH ao nuôi thấp - Nguồn lực: + Ao cá: 01 ao. + Máy quạt nước. + Vở: 1 cuốn/nhóm; bút, xô: 1 chiếc/nhóm; quần áo bảo hộ: 05 bộ/nhóm; bộ dung dịch kiểm tra hàm lượng oxy: 1 bộ/nhóm. - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị dụng cụ: 01 Máy quạt nước, 05 đôi găng tay, 05 khẩy trang, 05 quần áo bảo hộ, 01 quyền vở, 01 cái bút viết, 01 bộ dung dịch đo pH, vôi bột 500kg. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: xử lý nâng được pH trogn ao nuôi.
  88. 87 4.3. Bài thực hành số 5.3.1: Hãy tiến hành thu mẫu và phân tích bệnh trùng bánh xe ở cá chim vây vàng. - Nguồn lực: + Ao cá chim vây vàng: 01. + Vở: 1 cuốn/ nhóm; kính hiển vi; máy sục khí mini; cân 10kg, lưới kéo, xô; bộ đồ giải phẫu (panh, dao, kéo, dùi); lam kính; thước kẻ; bút viết: 01 chiếc/ nhóm. + Cá chim vây vàng: 15 con/nhóm. - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ: 01 kính hiển vi, 01 máy sục khí mini, 01 cân 10kg, 01 Lưới kéo, 01 vợt cá, 01 xô (chậu), 01 thước kẻ 30cm, 01 bộ đồ giải phẫu (panh, dao, kéo, dùi), lam kính, lamen. + Thu mẫu cá bệnh. + Quan sát da, vây cá tìm các dấu hiệu nhiễm trùng bánh xe. + Nhận dạng trùng bánh xe. + Tính tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trung bình. + Kết luận bệnh. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: tìm được trùng bánh xe ở cá chim vây vàng 4.4. Bài thực hành số 5.3.2: Thực hiện các biện pháp trị bệnh trùng bánh bánh xe bằng Formaline. - Nguồn lực: + Ao cá chim vây vàng: 01 ao. + Formol: 20 lít/ nhóm; Can 20 lít: 1 can/nhóm; Panh, máy tính: 01 chiếc/ nhóm. - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ và vật tư: 01 panh, 01 máy tính, 20 lít Formol. + Xác định diện tích ao nuôi. + Xác định khối lượng lá xoan cần để trị bệnh cho ao cá. + Tiến hành ngâm dầm lá xoan. + Kiểm tra lại cá sau khi trị bệnh bằng lá xoan.