Giáo trình Phòng và trị bệnh lợn rừng, lợn nuôi thả

pdf 92 trang huongle 4940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phòng và trị bệnh lợn rừng, lợn nuôi thả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phong_va_tri_benh_lon_rung_lon_nuoi_tha.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phòng và trị bệnh lợn rừng, lợn nuôi thả

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ: NUÔI LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2014
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Chúng ta đang bước vào giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Việc đa dạng hóa, đa cấp hoá hình thức đào tạo, đặc biệt đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, một đội ngũ lao động kỹ thuật chăn nuôi là một nhiệm vụ hết sức cấp bách và cần thiết hiện nay Chương trình đào tạo nghề “Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất chăn nuôi lợn tại các địa phương trong cả nước. Với chương trình này những học viên có trình độ biết đọc, biết viết trở lên sẽ có điều kiện tham gia khoá học và họ sẽ là những hạt nhân cơ sở thực hiện công tác chăn nuôi - thú y tại xã, thôn, bản làng mạc nông nghiệp Việt Nam sau khoá học. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Giáo trình mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 2) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng 3) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nuôi thả 4) Giáo trình mô đun phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả 5) Giáo trình mô đun tiêu thụ sản phẩm Bộ giáo trình được xây dựng dựa trên cơ sở dùng cho đào tạo lưu động, lao động nông thôn được soạn thảo bởi ban chủ nhiệm Trường Cao nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ. Để hoàn thiện bộ giáo trình này, chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các trường, các cơ sở chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, Ban Giám hiệu cùng các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trường, các cơ sở chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình “Phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả” có thời gian
  4. 3 học tập là 90 giờ. Mô đun này giúp người học biết được công dụng và cách dùng một số loại thuốc, dụng cụ thú y thường dùng trong phòng, trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả; mô tả được triệu chứng của những bệnh thường gặp ở lợn rừng, lợn nuôi thả Lựa chọn được các loại thuốc điều trị bệnh phù hợp; phòng và trị được một số bệnh thường gặp ở lợn rừng, lợn nuôi thả Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Để chương trình được hoàn thiện hơn chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp của các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện. Chúng tôi xin trân trọng ghi nhận. Xin trân trọng cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Đỗ Huyền Trang: Chủ biên 2. Ths.Hà Văn Lý 3. Ths.Nguyễn Xuân Lới 4. Nông Văn Trung
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1.Bài 1: Thuốc, vacxin và dụng cụ thú y thường dùng trong phòng trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả 12 A. Nội dung 12 1. Các nhóm thuốc thông dụng 12 1.1. Thuốc kháng sinh 12 1.1.1. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng 12 1.1.2. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh 18 1.2. Thuốc tác động lên các hệ cơ quan 19 1.2.1. Thuốc tác động lên hệ hô hấp 19 1.2.2. Thuốc tác động lên hệ tuần hoàn 20 1.2.2.1. Thuốc cầm máu 20 1.2.2.2. Thuốc tạo máu 20 1.2.3. Thuốc tác động lên hệ tiêu hóa 21 1.2.3.1. Thuốc nhuận tràng 21 1.2.3.2. Thuốc cầm tiêu chảy 21 1.2.4. Thuốc tác động lên hệ tiết niệu - sinh dục 21 1.2.5. Thuốc tác động lên hệ thần kinh 23 1.2.5.1. Thuốc tác dụng thần kinh trung ương 23 1.2.5.2. Thuốc tác dụng thần kinh ngoại vi 23 1.2.5.3. Thuốc tác dụng thần kinh giao cảm 23 1.3. Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm 23 1.4. Vitamin, khoáng chất, dịch truyền 24 1.4.1. Vitamin 24 1.4.2. Khoáng chất 25 1.4.2.1. Khoáng vi lượng 25 1.4.2.2. Khoáng đa lượng 26 1.4.3. Dịch truyền 26 1.5. Thuốc trị ký sinh trùng 27 1.5.1. Thuốc trị giun 27 1.5.2. Thuốc trị sán lá 28
  6. 5 1.5.3. Thuốc trị ngoại ký sinh 29 1.5.4. Thuốc có tác dụng hỗn hợp 30 1.6. Thuốc khử trùng và sát trùng 31 1.6.1. Khái niệm thuốc khử trùng, sát trùng 31 1.6.2. Những nguyên tắc sát trùng, khử trùng thông thường 31 1.6.3. Chất sát trùng ngoài da 32 1.6.4. Thuốc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi 34 1.6.5. Các thuốc khử trùng, sát trùng phối hợp 36 1.7. Vacxin 36 1.8. Chế phẩm sinh học 40 2. Một số lưu ý khi dùng thuốc 41 2.1. Những thông tin cần lưu ý ghi trên nhãn thuốc 41 2.2. Cách tính liều lượng thuốc 41 2.3. Những chú ý khi bảo quản và sử dụng thuốc 42 3. Các dụng cụ thú y thông dụng 43 3.1. Nhiệt kế 43 3.2. Xi-lanh, kim tiêm 44 3.2.1. Xi-lanh 20cc 44 3.2.2. Kim tiêm 45 3.3. Panh, nỉa, kéo, dao mổ 46 3.3.1. Panh 46 3.3.1.1. Panh gắp thẳng 15-16 cm 46 3.3.1.2. Panh gắp thẳng 12-13 cm 46 3.3.2. Nỉa 47 3.3.2.1. Nỉa thẳng không mấu 47 3.3.2.2. Nỉa thẳng có mấu 47 3.3.3. Kéo 47 3.3.3.1. Kéo phẫu thuật thẳng 47 3.3.3.2. Kéo phẫu thuật cong 48 3.3.3.3. Kéo nhỏ thẳng 48 3.3.4. Dao, lưỡi dao mổ 48 3.3.4.1. Cán dao số 4 48 3.3.4.2. Cán dao số 3 48
  7. 6 3.3.4.3. Lưỡi dao mổ số 22 49 3.3.4.4. Lưỡi dao mổ số 15 49 3.4. Kim, chỉ phẫu thuật 49 4. Cách đưa thuốc vào cơ thể 49 4.1. Tiêm thuốc 49 4.2. Cho ăn hoặc uống thuốc 50 4.3. Bôi thuốc ngoài da 50 4.4. Thụt rửa hoặc bơm thuốc 50 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 51 C. Ghi nhớ: 51 Bài 2: Phòng và trị một số bệnh lây lan ở lợn rừng, lợn nuôi thả 52 A. Nội dung 52 1. Nguyên tắc phòng bệnh 52 1.1. Vệ sinh thú y 52 1.2. Tiêm phòng vacxin 52 2. Phân biệt lợn khỏe và lợn ốm 53 2.1. Đặc điểm của lợn khỏe 53 2.2. Đặc điểm của lợn ốm 53 3. Phòng, trị một số bệnh lây lan gây ra do virus thường hay xảy ra ở lợn rừng, lợn nuôi thả 54 3.1. Bệnh dịch tả 54 3.1.1. Nguyên nhân 54 3.1.2. Triệu chứng, bệnh tích 54 3.1.2.1. Triệu chứng 54 3.1.2.2. Bệnh tích 55 3.1.3. Phòng và điều trị 56 3.1.3.1. Phòng bệnh 56 3.1.3.2. Điều trị bệnh 57 3.2. Bệnh lở mồm long móng 57 3.2.1. Nguyên nhân 57 3.2.2. Triệu chứng 57 3.2.3. Phòng và điều trị 58 3.2.3.1. Phòng bệnh 58
  8. 7 3.2.3.2. Điều trị bệnh 59 3.3. Bệnh tai xanh(Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn - PRRS) 59 3.3.1. Nguyên nhân 59 3.3.2. Triệu chứng, bệnh tích 59 3.3.2.1. Triệu chứng 59 3.3.2.2. Bệnh tích 61 3.3.3. Phòng và điều trị 61 3.3.3.1. Phòng bệnh 61 3.3.3.2. Điều trị bệnh 62 4. Phòng, trị một số bệnh lây lan gây ra do vi khuẩn thường hay xảy ra ở lợn rừng, lợn nuôi thả 62 4.1. Bệnh tụ huyết trùng 63 4.1.1. Nguyên nhân 63 4.1.2. Triệu chứng, bệnh tích 63 4.1.2.1. Triệu chứng 63 4.1.3. Phòng và điều trị 64 4.1.3.1. Phòng bệnh 64 4.1.3.2. Điều trị 64 4.2. Bệnh phó thương hàn 64 4.2.1. Nguyên nhân 64 4.2.2. Triệu chứng, bệnh tích 65 4.2.2.1. Triệu chứng 65 4.2.2.2. Bệnh tích 65 4.2.3. Phòng và điều trị 66 4.2.3.1. Phòng bệnh 66 4.2.3.2. Điều trị bệnh 67 4.3. Bệnh E.coli sưng phù đầu 67 4.3.1. Nguyên nhân 67 4.3.2. Triệu chứng 67 4.3.3. Phòng và điều trị 68 4.3.3.1. Phòng bệnh 68 4.3.3.2. Điều trị 68 4.4. Bệnh Lepto (Bệnh lợn nghệ) 69
  9. 8 4.4.1. Nguyên nhân 69 4.4.2. Triệu chứng, bệnh tích 69 4.4.2.1. Triệu chứng 69 4.4.2.2. Bệnh tích 70 4.4.3. Phòng và điều trị 70 4.4.3.1. Phòng bệnh 70 4.4.3.2. Điều trị bệnh 70 4.5. Bệnh Đóng dấu lợn 70 4.5.1. Nguyên nhân 70 4.5.2. Triệu chứng, bệnh tích 71 4.5.2.1. Triệu chứng 71 4.5.2.2. Bệnh tích 71 4.5.3. Phòng và điều trị 72 4.5.3.1. Phòng bệnh 72 4.5.3.2. Điều trị bệnh 72 4.6. Bệnh suyễn lợn 73 4.6.1. Nguyên nhân 73 4.6.2. Triệu chứng, bệnh tích 73 4.6.2.1. Triệu chứng 73 4.6.2.2. Bệnh tích 73 4.6.3. Phòng và điều trị 74 4.6.3.1. Phòng bệnh 74 4.6.3.2. Điều trị 74 5. Bệnh ký sinh trùng đường ruột 74 5.1. Bệnh sán lá ruột lợn 74 5.1.1. Nguyên nhân 74 5.1.2. Triệu chứng, bệnh tích 75 5.1.3. Phòng và điều trị 75 5.2. Bệnh giun đũa lợn 75 5.2.1. Nguyên nhân 75 5.2.2. Triệu chứng, bệnh tích 75 5.2.3. Phòng và điều trị 76 6. Bệnh ký sinh trùng ngoài da 76
  10. 9 6.1. Nguyên nhân 76 6.2. Triệu chứng 77 6.3. Phòng và điều trị 77 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 77 C. Ghi nhớ: 77 Bài 3: Phòng và trị một số bệnh không lây lan ở lợn rừng, lợn nuôi thả 78 A. Nội dung 78 1. Hội chứng tiêu chảy ở lợn 78 1.1. Nguyên nhân 78 1.2. Triệu chứng 79 1.3. Bệnh tích 79 1.4. Phòng và điều trị 79 1.4.1. Phòng bệnh 79 1.4.2. Điều trị 79 2. Bệnh táo bón 79 2.1. Nguyên nhân 80 2.2. Triệu chứng 80 2.3. Phòng và điều trị 80 2.3.1. Phòng bệnh 80 2.3.2. Điều trị 80 3. Chấn thương cơ học 80 3.1. Nguyên nhân 80 3.2. Triệu chứng 81 3.3. Phòng và điều trị 81 3.3.1. Phòng bệnh 81 3.3.2. Điều trị 81 4. Áp xe (Bọc mủ) 81 4.1. Nguyên nhân 81 4.2. Triệu chứng 82 4.3. Phòng và điều trị 82 4.3.1. Phòng bệnh 82 4.3.2. Điều trị 82 5. Thiến lợn đực 83
  11. 10 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 85 C. Ghi nhớ: 85 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 86 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 86 II. Mục tiêu: 86 III. Nội dung chính của mô đun: 86 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 87 V. Tài liệu tham khảo 90
  12. 11 MÔ ĐUN: PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ Mã mô đun/môn học: MĐ 04 Giới thiệu mô đun - Phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả là mô đun giúp người học biết được công dụng và cách dùng một số loại thuốc, dụng cụ thú y thường dùng trong phòng, trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả; mô tả được triệu chứng của những bệnh thường gặp ở lợn rừng, lợn nuôi thả. Lựa chọn được các loại thuốc điều trị bệnh phù hợp; phòng và trị được một số bệnh thường gặp ở lợn rừng, lợn nuôi thả. - Mô đun gồm có 3 bài với tổng thời gian là 90 giờ, trong đó lý thuyết là 24 giờ, thực hành là 58 giờ và kiểm tra là 08 giờ. Nội dung của mô đun đề cập đến các vấn đề sử dụng thuốc, dụng cụ và phương pháp phòng, trị một số bệnh thường gặp ở lợn rừng, lợn nuôi thả. Phần lý thuyết của mô đun gồm 3 bài học sau: - Bài 1: Thuốc, vacxin và dụng cụ thú y thường dùng trong phòng trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả - Bài 2: Phòng và trị một số bệnh lây lan ở lợn rừng, lợn nuôi thả - Bài 3: Phòng và trị một số bệnh không lây lan ở lợn rừng, lợn nuôi thả Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về: Phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả. Các bài học trong mô đun được sử dụng phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thời lượng cho các bài thực hành được bố trí 70 – 85 %. Vì vậy để học tốt mô đun người học cần chú ý thực hiện các nội dung sau: - Tham gia học tập tất cả các mô đun có trong chương trình đào tạo. - Tham gia học tập đầy đủ các bài lý thuyết, thực hành có trong mô đun, chú ý những bài thực hành. Vì thực hành là cơ sở quan trọng hình thành kỹ năng nghề cho người học - Phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp và đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Phương pháp đánh giá kết quả học tập mô đun được thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  13. 12 Bài 1: Thuốc, vacxin và dụng cụ thú y thường dùng trong phòng trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả Mục tiêu: Trình bày được công dụng, cách dùng các loại thuốc và dụng cụ thú y trong phòng trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả A. Nội dung 1. Các nhóm thuốc thông dụng 1.1. Thuốc kháng sinh 1.1.1. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng Thuốc kháng sinh là các chất có nguồn gốc tự nhiên và các sản phẩm được tổng hợp bằng con đường hóa học, có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh ngay ở nồng độ thấp, ở liều điều trị không hoặc ít độc với cơ thể vật chủ. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi gồm có: Penicillin: Penicillin có tác dụng tốt để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu gây nên bởi các vi khuẩn Gram (+) như Staphylococcus, Streptococcus, Erysipelothrix, Clostridium, Bacillus, Treponema, Leptospira , Penicillin được chỉ định trong điều trị các bệnh: Đóng dấu lợn, nhiệt thán, viêm hổi, viêm bàng quang, viêm phúc mạc, viêm nội mạc tử cung, vết thương nhiễm trùng, mụn nhọt, Cách dùng và liều dùng: - Hoà tan thuốc tiêm bắp thịt, tiêm dưới da hay có thể tiêm tĩnh mạch (nếu cần). - Liều dùng cho lợn: 20.000 - 40.000 UI/kg thể trọng/ngày Trong trường hợp bệnh nặng, có thể cách 4 giờ tiêm một lần. - Không nên dùng Penicillin quá 01 tuần lễ. Nội trong 01 tuần, nếu thấy thuốc không tác dụng thì phải thay bằng thuốc khác hoặc dùng phối hợp nó với streptomycin. - Thời gian ngừng thuốc trước khi giết thịt: 7 ngày Hình 4.1.1. Thuốc NOVA-PENICILLIN
  14. 13 Ampicillin: Ampicillin có tác dụng với các vi khuẩn Gram (+) và yếm khí nhưng hiệu lực kém hơn Penicillin G. Thuốc có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn Gram (-) như E.coli, Salmonella, Pasteurella, Ampicillin được chỉ định điều trị các bệnh (do các vi khuẩn mẫn cảm với Ampicillin) ở đường hô hấp, tiết niệu và tiêu hóa. Cách dùng và liều dùng: - Liều dùng cho lợn: 10 – 20mg/kg thể trọng/ngày - Tiêm dưới da hoặc cho uống, 1– 2 lần/ngày Hình 4.1.2. Thuốc AMPICILLIN Amoxycillin: Ứng dụng điều trị giống như Ampicillin, hấp thu tốt hơn Ampicillin. Thuốc có phổ tác dụng rộng dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng ở các loài gia súc như: nhiễm trùng máu, viêm vú, viêm tử cung, mất sữa, viêm da, viêm khớp, viêm đường hô hấp, đường tiêu hoá. Trị bệnh tụ huyết trùng, Lepto, sẩy thai truyền nhiễm Cách dùng và liều dùng: - Liều dùng cho lợn: 10 – 20mg/kg thể trọng/ngày - Cho uống, 2– 3 lần/ngày - Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 14 ngày. Hình 4.1.3. Thuốc Amoxycillin
  15. 14 Streptomycin: Streptomycin là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside, tác dụng với nhiều vi khuẩn Gram (-) và một số loại vi khuẩn Gram (+) gây bệnh đường tiêu hóa và đường hô hấp ở gia súc, gia cầm. Trong thú y, thường ít sử dụng riêng một mình Streptomycin, nên phối hợp với Penicillin. Penicillin và Streptomycin phối hợp sẽ có tác dụng hiệp đồng tốt để điều trị các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa, hô hấp (viêm phổi), các dạng nhiễm trùng huyết, viêm tử cung, viêm vú, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh tụ huyết trùng, bệnh xoắn khuẩn, bệnh xạ khuẩn. Cách dùng và liều dùng: - Liều dùng cho lợn: 10mg/kg thể trọng/ngày - Tiêm bắp hoặc cho uống, 2 lần/ngày Hình 4.1.4. Thuốc Streptomycin Gentamycin: Gentamycin là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside, hoạt phổ rộng đối với vi khuẩn Gram (-) và vài vi khuẩn Gram (+). Gentamycin 4% được chỉ định trong điều trị các chứng bệnh nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, đường tiêu hoá, đường sinh dục - tiết niệu ở gia súc. Gentamycin dùng trị các bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, viêm phổi, viêm khớp, viêm tử cung, viêm vú, hồng lỵ, bệnh lợn nghệ. Cách dùng và liều dùng: - Tiêm bắp thịt cho lợn theo liều 1ml/ 10kg thể trọng/ ngày đầu; sau đó dùng 1ml/ 20kg thể trọng/ ngày. Dùng liên tục 3 - 5 ngày. - Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 21 ngày
  16. 15 Hình 4.1.5. Thuốc Gentamycin Kanamycin: Kanamycin là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside, hoạt phổ rộng đối với vi khuẩn Gram (-) và vài vi khuẩn Gram (+). Kanamycin được chỉ định điều trị các bệnh viêm ruột-ỉa chảy, nhiễm trùng máu, viêm khớp, viêm vú, viêm đường hô hấp, lao, suyễn, tụ huyết trùng, nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, các bệnh lỡ loét, mụn nhọt, viêm có mủ Cách dùng và liều dùng: - Dùng liên tục 3-5 ngày. - Tiêm bắp thịt hoặc dưới da. + Trâu, bò : 2,5 ml/100 kg TT/12h. + Lợn : 2,5 ml/50 kg TT/12h. + Chó, gia cầm : 0,1ml/kg TT/12h. - Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 5 ngày, lấy sữa: 1 ngày. Thuốc Kanamycin Oxytetracyclin: Oxytetracyclin có phổ tác dụng rất rộng, tác dụng với rất nhiều loại vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), nhiều loại Mycoplasma, Clamidia, Ricketsia. Oxytetracyclin dùng điều trị các bệnh do vi khuẩn mẫn cảm như: Bệnh tụ huyết trùng, viêm phổi, bệnh đóng dấu lợn, bệnh Lepto (xoắn khuẩn), bệnh viêm ruột tiêu chảy do Colibacillus, E. Coli, viêm đường tiết niệu, viêm tử cung, viêm vú, viêm rốn,
  17. 16 Cách dùng và liều dùng: - Tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch theo liều. + Lợn trưởng thành: 1ml/ 20kg thể trọng/ ngày. + Lợn non: 1ml/ 10kg thể trọng/ ngày. - Dùng liên tục 3-5 ngày. - Dùng theo chỉ dẫn của Bác sỹ thú y. - Chú ý: không tiêm ở một vị trí quá 5ml - Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 14 ngày Hình 4.1.6. Thuốc Oxytetracyclin Lincomycin: Lincomycin tác dụng với rất nhiều vi khuẩn Gram (+) và Mycoplasma gây viêm nhiễm ở đường hô hấp, máu, sinh dục. Lincomycin được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng như viêm khí quản, phổi ở gia súc, gia cầm, bệnh suyễn lợn do Mycoplasma gây ra, bệnh đóng dấu lợn, các chứng viêm khớp ở gia súc, viêm màng bụng, da, trị các chứng viêm vú, viêm tử cung Cách dùng và liều dùng: - Tiêm bắp thịt theo liều: + Lợn lớn: 1 ml/ 10 kg thể trọng/ ngày. + Lợn con: 1 ml/ 5 kg thể trọng/ ngày. - Dùng liên tục 3 - 7 ngày; những trường hợp cần thiết có thể kéo dài đến 12 ngày. - Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 2 ngày
  18. 17 Hình 4.1.7. Thuốc Lincomycin Tylosin: Tylosin có tác dụng tốt với nhiều vi khuẩn Gram (+), Mycoplasma. Tylosin được chỉ định để điều trị các bệnh bệnh viêm phổi truyền nhiễm do Mycoplasma (suyễn lợn), hồng lỵ, đóng dấu lợn, viêm khớp ở lợn con, viêm vú, viêm tử cung, Cách dùng và liều dùng: Tiêm bắp thịt cho lợn theo liều 1ml/ 11kg thể trọng/ ngày. Dùng liên tục 3 ngày. Ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt 4 ngày Hình 4.1.8. Thuốc Tylosin Colistin: Có tác dụng điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy, viêm dạ dày ruột, phù thủng, viêm thận, viêm vú, viêm tử cung, viêm đa khớp, viêm phổi, viêm bàng quang. Cách dùng và liều dùng Tiêm bắp thịt cho lợn theo liều 1 ml/ 5kg thể trọng. Tiêm ngày 1 lần, trong 3-5 ngày liên tục. Ngưng thuốc trước khi giết mổ thịt 07 ngày. Ceftiofur: Điều trị các bệnh do vi khuẩn Gram (-) gây ra ở lợn: Đặc trị hội chứng hô hấp do Actinobacillus, tụ huyết trùng, phó thương hàn, viêm phổi, viêm tử cung, viêm vú. Cách dùng và liều dùng:
  19. 18 - Lắc kỹ trước khi dùng. Tiêm bắp thịt theo liều 1-3ml/ 50kg thể trọng/ ngày - Dùng liên tục trong 3 ngày. - Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 2 ngày Hình 4.1.9. Thuốc Ceftiofur Enrofloxacin: Enrofloxacin có tác dụng tốt với hầu hết các vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), ngoại trừ các vi khuẩn yếm khí, được chỉ định điều trị các bệnh tiêu chảy ở lợn con do vi khuẩn đường ruột gây ra, trị các bệnh phó thương hàn, sưng phù đầu do E.coli, viêm dạ dày - ruột, bệnh tụ huyết trùng, viêm phổi, Cách dùng và liều dùng: - Tiêm theo liều: + Lợn con: 2ml/ con/ ngày. + Lợn trên 15 ngày tuổi: 2ml/ 5kg thể trọng/ ngày. - Dùng liên tục 3-5 ngày. - Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 7 ngày. Hình 4.1.10. Thuốc Enrofloxacin 1.1.2. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh - Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng: Dùng kháng sinh đúng liều sẽ tiêu diệt được vi khuẩn. Nếu không đủ liều thì gia súc không những không khỏi được bệnh mà còn làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, lần sau dùng kháng sinh sẽ không có hiệu quả.
  20. 19 - Sử dụng kháng sinh để điều trị càng sớm càng tốt: Nên dùng kháng sinh đúng liều ngay sau khi phát hiện ra bệnh. - Đủ liệu trình: Dùng kháng sinh ít nhất là 3 ngày liên tục hoặc cho đến 1- 2 ngày sau khi hết các biểu hiện nhiễm khuẩn (sốt, sưng hạch, ho, ỉa chảy. . . .). - Xem xét, kiểm tra trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh: Nếu sau 5- 6 ngày dùng kháng sinh mà không khỏi bệnh thì nên đổi loại kháng sinh khác hoặc xem lại việc chẩn đoán bệnh. - Mỗi lần chỉ sử dụng một loại kháng sinh: Chỉ nên sử dụng một loại kháng sinh hoặc kết hợp hai loại theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Nếu kết hợp cùng lúc nhiều loại kháng sinh không đúng nguyên tắc có thể sẽ gây nguy hiểm cho gia súc. - Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh: Không nên dùng kháng sinh tràn lan, tuỳ tiện. - Phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Tất cả các loại thuốc kháng sinh đều có thời gian an toàn cho sản phẩm. Đây là khoảng thời gian từ sau khi kết thúc lần điều trị cuối cùng đến khi an toàn tiêu thụ thịt. Điều này là để đảm bảo không còn tồn dư thuốc kháng sinh trong thịt. Vì thế, không nên mổ thịt gia súc trước thời gian an toàn. Thời gian an toàn này khác nhau, tuỳ thuộc loại kháng sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất. - Kết hợp các biện pháp điều trị: Khi sử dụng kháng sinh cần kết hợp với bổ sung các vitamin cần thiết, dinh dưỡng tốt và đảm bảo chăm sóc và quản lý tốt sẽ giúp cho gia súc khỏi bệnh và phục hồi sức khoẻ nhanh. * Chú ý: Các nguyên nhân làm cho sử dụng kháng sinh không có hiệu quả: - Chọn kháng sinh không đúng loại để điều trị - Liều kháng sinh sử dụng quá ít hoặc thời gian điều trị quá ngắn - Chất lượng kháng sinh không tốt - Dùng kháng sinh quá muộn hoặc khi gia súc quá ốm, yếu - Do vi khuẩn nhờn thuốc - Bệnh do virus, do ngộ độc 1.2. Thuốc tác động lên các hệ cơ quan 1.2.1. Thuốc tác động lên hệ hô hấp Bromhexine: có tác dụng làm loãng đờm và long đờm, dùng hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp của lợn.
  21. 20 Hình 4.1.11. Chế phẩm chứa Bromhexine Codein: có tác dụng giảm ho. Eucalypton: có tác dụng làm loãng đờm và long đờm, sát trùng đường hô hấp, dùng hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp của lợn. 1.2.2. Thuốc tác động lên hệ tuần hoàn 1.2.2.1. Thuốc cầm máu Thuốc cầm máu thường sử dụng sau phẫu thuật. Có 2 nhóm thuốc cầm máu: cầm máu cục bộ và cầm máu có tác dụng toàn thân. - Cầm máu cục bộ: Adrenalin, Nitrat bạc, Trombin, có tác dụng làm co mạch, cầm máu cục bộ nơi chảy máu - Cầm máu có tác dụng toàn thân: Vitamin K, một số hợp chất Canxi , sử dụng cho lợn trong các trường hợp bị xuất huyết. Hình 4.1.12. Vitamin K 1.2.2.2. Thuốc tạo máu Vitamin B12: được dùng khi bị mất máu, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa, viêm dây thần kinh. Fe-dextran (Ferdextran) : là loại thuốc phòng chống bệnh thiếu máu ở lợn con sơ sinh. Có 2 dạng Ferdextran: 100 và 200 mg/ ml, mỗi lần tiêm ít nhất 100 mg/con; lần đầu lúc 3 ngày tuổi, lặp lại lúc 10 ngày tuổi.
  22. 21 Hình 4.1.13. Chế phẩm có chứa Fe-dextran 1.2.3. Thuốc tác động lên hệ tiêu hóa 1.2.3.1. Thuốc nhuận tràng Khi chất chứa trong ruột không được vận chuyển bình thường và không thải ra ngoài được do bị rắn lại, táo bón, ta cần phải cho thuốc, làm phân nhuyễn hoặc lỏng ra để tẩy trừ ra ngoài. Magnesium sulfate (MgSO4), Natrium sulfat (Na2SO4) là các thuốc có tác dụng ưu tiên lên ruột non, có tác dụng giữ nước, tăng nhu động ruột, cho lợn uống dung dịch nồng độ 3- 5% khi lợn bị táo bón. 1.2.3.2. Thuốc cầm tiêu chảy Atropin, Loperamide: có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giúp giảm tiêu chảy. 1.2.4. Thuốc tác động lên hệ tiết niệu - sinh dục * Thuốc lợi tiểu Urotropin: thuốc vừa có tác dụng lợi tiểu vừa có tác dụng sát trùng đường tiết niệu. Dùng dung dịch 40% để tiêm dưới da hay bắp thịt; liều tiêm 0,25 – 0,5 g/con. Trofurit: có tác dụng lợi tiểu được chỉ định dùng trong trường hợp phù do tim, gan hay thận; phù phổi; phù não; nhiễm độc thai. Liều cao dùng trong suy thận cấp hay mãn, thiểu niệu, ngộ độc barbiturate. Liều dùng 1 – 3 mg/kg thể trong/ ngày. * Các nội tiết tố sinh dục Ocytocin: có tác dụng làm tăng cường co thắt các cơ trơn, được chỉ định dùng khi: tử cung kém co thắt nhất là trên lợn khi hạ sinh được 4 – 5 lợn con, tiêm bắp 20 IU/con; kích thích phóng thích sữa khi lợn bị mất sữa, tiêm tĩnh mạch 10 IU/con ECP (estradione cypionate): Tăng cường khả năng sinh sản và phát dục như: kích thích các noãn nang chín và rụng trứng, kích thích động dục và tăng khả năng thụ thai ở gia súc cái. Được chỉ định dùng khi lợn nái chậm lên giống. Liều dùng: tiêm bắp 3 – 5 ml/con
  23. 22 Progesterone: Điều chỉnh chu kỳ động dục, an thai trong trường hợp có biểu hiện sinh non hoặc đe doạ sẩy thai, chứng loạn sản phối nhiều lần không đậu. Liều dùng: 2 ml/ 100 kg/ thể trọng PGF2α: PGF2α có tác dụng gây động dục rụng trứng hàng loạt, kích thích cơ trơn tạo điều kiện thuận lợi cho sự dịch chuyển các tinh trùng đi vào tử cung và kích thích co bóp tử cung lúc chuyển dạ ở súc vật cái, kích thích hệ tim mạch (chứng mạch nhanh) ở súc vật PGF2α được sử dụng trong những trường hợp sau: - Kích thích khả năng sinh sản của trâu, bò, ngựa. - Tăng cường tính động dục của gia súc cái. - Chữa bệnh u nang buồng trứng ở gia súc cái. - Kích thích quá trình rụng trứng nhanh ngay cả trong thời kỳ sản sữa ở ngựa cái. - Làm tăng nhanh chu kỳ động dục mới ở súc vật cái - Dùng trong trường hợp chết phôi và thai chết lưu (tống ra ngoài) - Trong trường hợp viêm nội mạc tử cung có mủ, bọc mủ tử cung, thải mủ và dịch ra ngoài. - Kích thích rụng trứng nhân tạo hàng loạt để tiết hành thụ tinh nhân tạo không cần phát hiện động dục ở gia súc cái - Gây sảy thai theo ý muốn. - Gây đẻ chủ động ở gia súc cái. Cách dùng và liều dùng: Gây đẻ chủ động được tiêm bắp thịt các chế phẩm tổng hợp với liều: Lợn nái: Cloprostenol (Plante): 175 mg/ngày Dinoprost (Dinobytic): 10 mg/ngày Luprostiol (Prosolvin): 7,5 mg/ngày Chú ý: - Không dùng ở gia súc cái có chửa. - Không tiêm tĩnh mạch. - Chỉ được dùng sữa sau 24 giờ tiêm PGF2α và chỉ dùng thịt sau 3-7 ngày tiêm thuốc. - Cẩn thận khi tiếp xúc với thuốc nhất là với phụ nữ ở lứa tuổi có con, nguời bị suyễn. Cần rửa sạch thuốc khi dính vào da.
  24. 23 1.2.5. Thuốc tác động lên hệ thần kinh 1.2.5.1. Thuốc tác dụng thần kinh trung ương Thuốc ức chế thần kinh trung ương: Sodium thiopetal: thường dùng xử lý lợn nái cắn con, mổ bụng lấy thai; dạng bột tinh thể trắng, không mùi,vị hơi đắng,tan tốt vào nước. Dùng 0.5 – 1 g/ lợn (nặng 100 – 150 kg) pha với 10 – 20 ml nước cất, tiêm vào tĩnh mạch. Phenobarbital: chống co giật, trị động kinh, cơn co uốn ván, ngộ độc strychnin; tiêm bắp thịt 0.5 – 1 g/ lợn nái hoặc cho uống 0,1 – 0,2 g/ lợn con. Thuốc hưng phấn thần kinh trung ương: Strychnin sulfate: có tác dụng làm tăng kích thích đối với các trung tâm phản xạ ở hành não và tủy sống; được chỉ định dùng khi cơ thể suy nhược, biếng ăn, liệt cơ hoặc giải độc thuốc mê, thuốc ngủ. Thường dùng dung dịch 1%o tiêm bắp theo liều 1 – 5 mg/con. Caffein: Chỉ định dùng khi cơ thể mệt mỏi, suy tim, khó thở, phù thủng, cảm nóng. Dùng tiêm bắp 0.2 – 1 g/con 1.2.5.2. Thuốc tác dụng thần kinh ngoại vi Thường dùng là thuốc gây tê, thông dụng là novocain dùng để gây tê khi phẫu thuật (mổ nhọt mủ, khâu vết thương, thiến, chữa bong gân, sai khớp ); tiêm dưới da 0,1 – 0,3 g/con (nên phối hợp với adrenalin) 1.2.5.3. Thuốc tác dụng thần kinh giao cảm Pilocarpin (bảng A): được dùng khi bị liệt ruột, bí tiểu tiện. Tiêm dưới da hay bắp thịt 0.2 g/con (pha thành dung dịch 3%) Adrenalin (bảng A): được dùng khi bị ngất, sốc, dị ứng. Tiêm bắp hoặc dưới da dung dịch 1%o theo liều 0,2 – 1ml/con Atropin (bảng A): được dùng khi ngộ độc bởi pilocarpin, levamisol, các thuốc trừ sâu nhóm phospho hữu cơ (dipterex), cũng dùng khi bị sốc có tiết đờm nhớt. Tiêm dưới da dung dịch 1%o: 1 – 10mg/con 1.3. Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm * Thuốc giảm đau, hạ sốt Analgin: Tác dụng giảm đau, hạ sốt. Dùng điều trị các chứng sốt, đau do nhiều nguyên nhân như cảm cúm, viêm nhiễm do virus, vi khuẩn. Dùng phối hợp với kháng sinh cho hiệu quả điều trị tốt.
  25. 24 . Hình 4.1.14. Các chế phẩm chứa Analgin Dexamethasone: Có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng. Khi kết hợp với các kháng sinh việc điều trị sẽ hiệu quả hơn, đặc biệt các bệnh nhiễm trùng có mủ, bệnh viêm khớp ở lợn. Hình 4.1.15. Chế phẩm có chứa Dexamethasone 1.4. Vitamin, khoáng chất, dịch truyền 1.4.1. Vitamin Vitamin B complex: Điều trị bệnh thiếu hụt vitamin nhóm B ở lợn mang thai, lợn trong thời kỳ lại sức sau bệnh, lợn bị suy dinh dưỡng. Kích thích tăng trọng ở lợn con, chống stress và suy nhược cơ thể. Liều dùng: 3 – 10ml/con tùy theo thể trọng, dùng liên tục từ 5 – 7 ngày Hình 4.1.16. Một số loại vitamin B complex Vitamin C: (còn gọi là ascorbic acid) Bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, hổ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng, chống stress.
  26. 25 Hình 4.1.17. Vitamin C Vitamin ADE: Phòng và trị các bệnh do thiếu vitamin ADE như: còi xương, bại liệt, xù lông, suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn ở lợn con. Tiêm bắp 2ml/lợn con hay 5ml/lợn lớn. Hình 4.1.18. Vitamin ADE 1.4.2. Khoáng chất 1.4.2.1. Khoáng vi lượng Chất sắt (Fer dextran): Phòng và trị bệnh thiếu máu ở lợn con do thiếu sắt. Tiêm bắp 1 – 2 ml/con lúc 3 ngày tuổi. Nếu cần thiết có thể lập lại lần hai lúc 10 ngày tuổi. Hình 4.1.19. Chế phẩm có chứa sắt Các chất điện ly (electrolytes): Phòng chống stress và nâng cao sức đề kháng khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ cao,tiêm phòng, chuyển chuồng hay thay đổi thức ăn.
  27. 26 Sử dụng khi có hiện tượng mất nước, mất cân bằng chất điện giải trong các bệnh tiêu chảy, sốt cao. Dùng cho uống bằng cách pha thuốc vào nước theo tỷ lệ quy định của nhà sản xuất. Hình 4.1.20. Các thuốc có chứa electrolytes 1.4.2.2. Khoáng đa lượng Dung dịch can xi (calcium gluconate): Chỉ định điều trị chứng thiếu can- xi trong cơ thể, hạ can-xi huyết gây tê liệt sau khi sinh sản, trong thời gian tiết sữa (đặc biệt ở lợn nái đang mang thai và sinh nhiều con). - Chứng gầy yếu, mềm xương, còi cọc ở thú non, đặc biệt sau khi mắc các bệnh ỉa chảy kéo dài, bệnh truyền nhiễm hay ký sinh trùng. - Bảo vệ mạch máu, chống chảy máu, xuất huyết, phù nề. Hình 4.1.21. Dung dịch có chứa canxi 1.4.3. Dịch truyền Dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của vật nuôi. Dịch truyền được chia làm 3 nhóm cơ bản: - Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể (glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin) - Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu (dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4% ).
  28. 27 - Nhóm đặc biệt (huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử ) dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể. Trong lâm sàng, lợn có thể bị tiêu chảy nặng, nôn nhiều, dẫn đến mất nước và chất điện giải. Cần bổ sung nước, chất dinh dưỡng và điện giải cho chúng. Cũng do mất nước và điện giải nên rất dễ bị toan huyết hoặc kiềm huyết. Cần sử dụng dung dịch truyền thích hợp để chống lại. 1.5. Thuốc trị ký sinh trùng 1.5.1. Thuốc trị giun Levamisole: Công dụng: Levamisole rất hiệu quả đối với các loại giun tròn ở dạ dày, ruột, phổi như: giun đũa, giun phổi, giun tóc, giun lươn, ở trâu, bò, heo. Cách dùng và liều dùng: - Tiêm bắp thịt, tiêm dưới da hoặc uống 7mg/ kg thể trọng - Để tránh tái nhiễm có thể dùng lặp lại lần 2, cách lần trước: 4-5 tuần - Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt 7 ngày. Sản phẩm có chứa levamisole Hình 4.1.22. Levamisole Fenbendazole : Công dụng: Fenbendazole là thuốc tẩy ký sinh trùng có hoạt phổ rộng, an toàn, thuốc tác động lên hầu hết các loại giun tròn và sán dây ký sinh trên các loài gia súc như: - Lợn: Tẩy giun tròn đường tiêu hoá và giun phổi, giun thận heo. - Chó, mèo: Tẩy giun đũa, giun móc, giun tóc. Cách dùng và liều dùng: - Cho lợn uống trực tiếp: 5 g thuốc / 100 kg thể trọng.
  29. 28 - Điều trị 3 ngày liên tục, 2 tháng lặp lại 1 lần. - Thuốc có thể dùng cho thú mang thai, đang cho sữa. - Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi giết thịt: 14 ngày. Sản phẩm có chứa Fenbendazole Hình 4.1.23. Fenbendazole 1.5.2. Thuốc trị sán lá Bithionol: Công dụng: Đặc trị sán lá cả giai đoạn sán non và sán trưởng thành Cách dùng: Cho uống trực tiếp hoặc trộn vào thức ăn với 1 liều duy nhất. Để phòng bệnh 2 tháng sau lặp lại 1 lần, sau đó cứ mỗi 4 tháng cho gia súc uống lại một lần. Lợn dùng: 1g/ 10 - 15kg thể trọng, gói 25g dùng cho 250 - 375kg thể trọng. Chú ý : - Không dùng cho lợn đang mang thai. - Tránh để lợn ra ngoài nắng sau khi uống thuốc. Sản phẩm có chứa bithionol Hình 4.1.24. Bithionol
  30. 29 Benzimidazol: Công dụng: Thuốc dùng tẩy các loài giun sán ký sinh ở gia súc, gia cầm. - Sán dây ở gà,vịt, ngan, chó , mèo. - Sán lá ruột ở heo. Tẩy giun sán sẽ giúp gia súc, gia cầm khỏe mạnh, mau lớn, hấp thu thức ăn tốt, giảm tỉ lệ nhiễm bệnh, đạt năng suất cao khi thu hoạch. Cách dùng: Cho lợn uống 1g/ 10 kg thể trọng, dùng 1 liều duy nhất. Chú ý: - Ngưng sử dụng trước khi giết mổ 14 ngày. - Không dùng cho gia súc đang mang thai Hình 4.1.25. Sản phẩm có chứa benzimidazol 1.5.3. Thuốc trị ngoại ký sinh Phoxim: Công dụng: Phòng trị ghẻ, ve và rận trên lợn. Liều lượng và cách dùng Bôi dọc theo sống lưng của lợn, dùng theo trọng lượng cơ thể - Lợn con, lợn thịt dưới 10 kg: 4 ml - Lợn 11 - 20 kg: 8 ml - Lợn 21 - 30 kg: 12 ml - Lợn 31 - 40 kg: 16 ml - Lợn 41 - 50 kg: 20 ml - Hậu bị, nái, đực giống trên 50 kg: 20 - 30 ml Trường hợp ghẻ nặng nên điều trị lặp lại sau 2 tuần Chú ý:
  31. 30 - Ngưng sử dụng sản phẩm 14 ngày trước khi giết thịt. - Mang găng tay bảo vệ khi thao tác với sản phẩm.Tránh thuốc dính vào da, nếu có rửa sạch bằng xà phòng và nước. - Không hút thuốc khi thao tác, không để gần lửa vì thuốc dễ cháy. - Để thuốc xa trẻ em, xa nơi để thức ăn và nước uống. Bảo quản: Để nơi khô, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Hình 4.1.26. Sản phẩm có chứa phoxim 1.5.4. Thuốc có tác dụng hỗn hợp Albendazole: Công dụng: Thuốc có phổ diệt nội ký sinh rộng, diệt các loại giun ký sinh ở dạ dày, ruột và phổi, các loại sán dây, ấu trùng và sán lá trưởng thành. Chống chỉ định: Không dùng cho gia súc trong 45 ngày đầu mang thai. Cách dùng: - Dùng cho lợn uống theo liều 1ml/20kg thể trọng - Thời gian ngưng sử dụng: Thịt: 12 ngày; Sữa: 4 ngày. Hình 4.1.27. Albendazole
  32. 31 Ivermectin: Công dụng: - Tẩy các loại giun tròn: Giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, giun đầu gai, giun phổi, giun xoăn dạ dày, giun kết hạt, giun ruột già - Phòng và diệt các loại ngoại ký sinh trùng: Mòng, ve, bọ chét, chấy, rận - Đặc biệt diệt ghẻ: Saccroptes, Demodex Liều lượng và cách dùng Tiêm dưới da một liều duy nhất, trung bình 0,8-1,2 ml/10 kg TT Sản phẩm có chứa ivermectin Hình 4.1.28. Ivermectin 1.6. Thuốc khử trùng và sát trùng 1.6.1. Khái niệm thuốc khử trùng, sát trùng Thuốc khử trùng là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hoặc các vi sinh vật gây bệnh khác. Khác với kháng sinh, những chất khử trùng phá hủy nguyên sinh chất của vi khuẩn và cả vật chủ, do đó chúng chỉ được sử dụng cho các đồ vật vô sinh. Thuốc sát trùng là những chất có tác dụng ức chế sự sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật hoặc giết chết vi sinh vật ở một nồng độ không làm ảnh hưởng đến mô bào vật chủ, do đó chúng được sử dụng cho các mô bệnh để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn. 1.6.2. Những nguyên tắc sát trùng, khử trùng thông thường - Để đạt hiệu quả, hầu hết các loại thuốc sát trùng cần có một thời gian để phát huy tác dụng. - Để gia tăng hiệu quả sát trùng, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường và dụng cụ trước khi áp dụng các biện pháp hóa học hoặc vật lý vì bụi đất, rác rưởi có thể tạo lớp màng cơ học ngăn cản tác động trực tiếp của thuốc vào vi khuẩn, virus cũng như làm thay đổi hoặc giảm hàm lượng thuốc. - Rửa sạch bằng nước rất cần thiết để tránh đối kháng giữa hai loại hóa dược
  33. 32 - Ưu tiên sát trùng bằng nhiệt hơn là bằng hóa chất (nếu có thể), trong đó nhiệt ẩm có hiệu quả và nhanh hơn nhiệt khô - Cần lựa chọn thuốc sát trùng, khử trùng phù hợp với tính nhạy cảm của mầm bệnh. 1.6.3. Chất sát trùng ngoài da Xà phòng: Dùng để rửa tay, rửa vùng phẫu thuật, dụng cụ chăn nuôi, Cồn (Alcohol): Cồn sát trùng (cồn 700): là dung dịch cồn y tế thường nhuộm màu xanh, dùng để sát trùng tay cho người khi cần thao tác trên lợn, sát trùng da, vị trí tiêm thuốc. Hình 4.1.29. Cồn Cồn i-ốt: dung dịch có màu nâu thẫm; được chỉ định sát trùng vị trí thiến mổ, vết thương trên lợn, sát trùng rốn lợn con, cũng dùng để tiêu độc dụng cụ phẫu thuật. Cồn i-ốt Thuốc tím (KMnO4): - Tính chất: Là chất có dạng kết tinh hình kim, óng ánh kim loại, màu đen lục, hòa tan trong nước thành dung dịch màu tím sẫm. Có tính ăn da, làm thủng vải và han rỉ kim loại. - Tác dụng: thuốc tím có tác dụng oxy hóa mạnh – giải phóng nguyên tử oxy, nên có những tác dụng sau:
  34. 33 + Tác dụng diệt khuẩn: Sát trùng các vết thương, rửa tử cung, bàng quang, âm đạo. Khử trùng chuồng trại. + Chống thối: phá hủy các chất hữu cơ gây thối (máu, mủ) + Làm se da: mau lành vết thương + Tiêu độc: Giải độc các Alcaloid (như Trychnin, Atropin, Morfin ) và nọc rắn - Liều dùng: + Khử trùng tay, vết thương ngoài da: dung dịch 1% - 2% + Rửa tử cung, âm đạo: dung dịch 1% - 2% + Thụt rửa ruột trong trường hợp trúng độc: dung dịch 0,05% + Khử độc nọc rắn: tiêm dung dịch thuốc tím 1% xung quanh vết rắn cắn. + Khử trùng nước: bằng hỗn hợp sau: Bột oxy hóa gồm: 60g thuốc tím; 50 g Mangan bioxyt (MnO2); 20g Canxi cacbonat (CaCo3); 370g bột tan Bột khử gồm: 66g Hyposunfit natri (Na2S2O 4); 440g bột tan Hình 4.1.30. Thuốc tím Xanh metylen: Xanh metylen: thường dung dịch 1% có màu xanh thẫm. Xanh methylen có tác dụng sát khuẩn nhẹ và nhuộm màu các mô, dùng để sát trùng khi bị viêm miệng, mụn nước, viêm móng, rửa cơ quan sinh dục, đường tiết niệu Hình 4.1.31. Xanh metylen
  35. 34 1.6.4. Thuốc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi Xút (NaOH): Xút có khả năng tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn gây bệnh thông thường, một số virus như dịch tả lợn, lở mồm long móng, Ở nồng độ đậm đặc (5%) có thể tiêu diệt được nha bào nhiệt thán. 0 Dung dịch xút loãng ở nồng độ 4 - 8 /00 dùng sát trùng dụng cụ (máng ăn, máng uống, ), nền chuồng, sàn, tường, rãnh thoát phân, đường đi, xe chở gia súc, hố tiêu độc. Có thể phối hợp với dung dịch sữa vôi 5%. NaOH Vôi sống (vôi bột): Sử dụng để rắc trên sàn, nền xi măng, nền đất để sát trùng chuồng nuôi. Có thể hòa tan với nước tạo dung dịch sữa vôi để quét chuồng trại nhằm mục đích sát trùng. Vôi bột và vôi sống Formol (Formalin, Formandehyd): Formol là chất khử trùng mạnh, có tác dụng trên hầu hết các loại vi khuẩn, virus. Sử dụng để khử trùng dụng cụ, chuồng trại, bảo quản mẫu bệnh phẩm và điều chế vacxin. Kết hợp với thuốc tím để sát trùng phòng ốc, lò ấp Do độc tính sinh hơi, kích ứng niêm mạc, làm chết biểu mô, mất cảm giác, có nguy cơ gây ung thư nên khi dùng phải đeo găng tay, khẩu trang,
  36. 35 Formol Phenol: Thường dùng dung dịch Phenol 3 - 5% để tiêu độc chuồng trại, dụng cụ thú y, dung dịch 3% để tiêu độc quần áo, rửa vết thương, dung dịch 1% để chống ngứa, trị ghẻ. Không sử dụng tiêu độc lò sát sinh vì sẽ để lại mùi hôi. Crezol (Crezyl, Crezylic acid): Tác dụng sát khuẩn và diệt nấm gấp 3 lần phenol, ít độc hơn phenol nhưng tác dụng yếu trên virus. Sử dụng dung dịch 0.2 - 0.5% để sát trùng tay, dung dịch 2% sát trùng chuồng trại. Hơi crezol có thể sát trùng lồng gà, máy ấp trứng, nhà máy thức ăn, Amonium bậc 4 (B.K.A): Dùng để tiêu độc dụng cụ, quần áo bảo hộ, phương tiện vận chuyển, lò giết mổ và chuồng trại, thụt rửa tử cung khi bị viêm nhiễm, rửa vết thương, sát trùng tay trước và sau khi phẫu thuật, sát trùng dụng cụ phẫu thuật, tiêu độc xác súc vật chết ở các nồng độ khác nhau. Cloramin T: Có tác dụng trên vi khuẩn, virus, nấm mốc, dùng để rửa sàn chuồng, dụng cụ vắt sữa, vết thương, nơi nhiễm trùng
  37. 36 Cloramin T 1.6.5. Các thuốc khử trùng, sát trùng phối hợp Ngày nay, để gia tăng hiệu lực của các thuốc sát trùng và giảm bớt độc tính của chúng, các nhà sản xuất đưa ra thị trường một số loại thuốc sát trùng phối hợp như Virkon (Bayer), Prophyl (Coophavet), TH4 (Sogeval) Virkon 1.7. Vacxin Vacxin là chế phẩm sinh học chứa các mầm bệnh đã bị làm yếu đi hoặc đã chết (không còn khả năng gây bệnh). Sau khi tiêm vào cơ thể, chế phẩm này kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu để chống lại bệnh (còn gọi là miễn dịch). Có 04 loại vacxin: vacxin nhược độc, vacxin chết, giải độc tố và vacxin tái tổ hợp nhưng thông thường chúng ta sử dụng 02 loại vacxin sau: - Vacxin nhược độc (vacxin sống) Là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn hoặc virut đã được làm yếu đi đến mức không gây nguy hiểm cho vật nuôi, nhưng có tác dụng gây miễn dịch tốt; hoặc từ những chủng vi sinh vật vốn có tính gây bệnh thấp đối với động vật được tuyển chọn từ tự nhiên. - Vacxin vô hoạt (vacxin chết)
  38. 37 Là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn, virut mầm bệnh đã bị giết chết bằng các tác nhân vật lý như tia cực tím, các chất hóa học như axit phenic, formol, Mỗi loại vacxin có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng vacxin. Nếu sử dụng đúng kỹ thuật thì sẽ đảm bảo thời gian miễn dịch kéo dài và an toàn, ngược lại chỉ một sơ xuất nhỏ sẽ làm mất một phần hoặc mất hoàn toàn khả năng tạo miễn dịch của vacxin. Vacxin chủ yếu dùng để phòng bệnh. Sau khi tiêm vacxin một thời gian nhất định động vật mới có miễn dịch, vì vậy để sử dụng vacxin mang lại hiệu quả cao, cần tuân thủ những nguyên tắc sau: - Bảo quản, vận chuyển đúng kỹ thuật: Đây là yếu tố đặt lên hàng đầu bởi vacxin luôn đòi hỏi phải bảo quản ở một điều kiện nghiêm ngặt, đặc biệt là các loại vacxin nhược độc. + Điều kiện thích hợp nhất đối với các loại vacxin virut là ở nhiệt độ từ 2 - 8°C, các loại vacxin vi khuẩn từ 5 - 15oC. Bảo quản vacxin ở ngăn mát tủ lạnh + Các loại vacxin phải bảo quản trong điều kiện mát, tránh ánh nắng mặt trời. Cần chú ý đây là một điều kiện cực kỳ quan trọng vì trong thực tế, nhiều người đi mua vacxin dùng túi nilông (loại túi sáng màu) có đựng đá bên trong nhưng khi đi đường lại để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào túi đựng vacxin, như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu lực của vacxin. + Khi vận chuyển, để vacxin được bảo quản trong điều kiện tốt nhất phải đựng vào hộp xốp hoặc phích đá; nếu mua với số lượng ít, nơi mua gần thì bảo quản bằng túi nilông, tốt nhất là loại nilông tối màu có giấy bọc. Trong quá trình bảo quản, vận chuyển cần bao gói kỹ, tránh hiện tượng va đập và đặc biệt không cho ánh nắng trực tiếp chiếu vào để đảm bảo chất lượng và hiệu quả phòng bệnh của vacxin.
  39. 38 Phích giữ lạnh vacxin - Sử dụng vacxin đúng kỹ thuật: + Tiêm phòng hàng năm cho gia súc, gia cầm ở nơi có ổ dịch cũ, nơi có bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa trước mùa phát bệnh; Vacxin phòng bệnh nào thì chỉ phòng được bệnh đó, không phòng được bệnh khác. + Không được tiêm vacxin cho động vật đang mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, động vật mới thiến chưa lành vết thương, những con có nhiều ký sinh trùng và động vật mang thai ở kỳ cuối. + Dụng cụ tiêm phòng (bơm kim tiêm) phải đảm bảo tiệt trùng. Biện pháp tốt nhất là luộc sôi để nguội trước khi sử dụng. + Không dùng cồn để sát trùng bơm kim tiêm khi tiêm vacxin. + Dùng vacxin đủ liều theo chỉ định của nhà sản xuất, đúng đường tiêm, đúng vị trí, đủ độ sâu và đúng lịch theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; vị trí tiêm phải được sát trùng. + Lắc kỹ lọ vacxin trước khi sử dụng; vacxin đã pha hoặc đã cắm kim tiêm, nên dùng càng sớm càng tốt, nếu thừa phải hủy, không được dùng cho ngày hôm sau; không vứt bừa bãi chai lọ, kim tiêm sau khi làm vacxin. + Sau khi sử dụng vacxin, cần theo dõi vật nuôi để kịp thời can thiệp các trường hợp phản ứng hoặc gia súc gia cầm có thể bị sốc phản vệ + Khi đi mua vacxin nên mua ở những nơi có đủ điều kiện, được phép bán vacxin, tốt nhất mua tại các cửa hàng được Trạm Thú y huyện cấp phép để đảm bảo chất lượng và được tư vấn kỹ thuật về cách sử dụng các loại vacxin. - Kiểm tra lọ vắc xin trước khi sử dụng: + Thông tin trên nhãn: tên vắc xin, số lô, số liều sử dụng, ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng, thời hạn sử dụng, quy cách bảo quản. Tuyệt đối không sử dụng vacxin không có đầy đủ nhãn mác.
  40. 39 Vacxin không có nhãn mác + Những hư hỏng trên lọ vắc xin: nút chặt hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình trạng lớp sáp phủ bên ngoài, lọ thủy tinh có bị rạn nứt không. + Tình trạng vacxin trong lọ: màu sắc, kết cấu, có bị vón không, có vật lạ không, độ đồng nhất (khi lắc, lọ vacxin vẫn chia thành 2 lớp là đã bị hư hỏng). * Những chú ý khi sử dụng vacxin: - Sau khi dùng vắc xin, vật nuôi có thể bị phản ứng do: các chất phụ trợ trong vắc xin, cơ thể đang ủ bệnh Phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm là sưng, nóng, đau nhưng sau một thời gian phản ứng này sẽ mất. Khi có phản ứng cục bộ cần xử lý bằng cách chườm nước nóng tại vị trí tiêm. Trường hợp nơi tiêm bị nhiễm trùng gây apxe mủ thì phải điều trị bằng kháng sinh. - Tiêm vắc xin còn có thể gây phản ứng dị ứng, vật nuôi có biểu hiện: sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẩn trên mặt da (thường gặp ở lợn). Nếu phản ứng nhẹ thì sau một thời gian sẽ hết, nếu phản ứng ở mức độ nặng thì vật nuôi có thể bị chết. Khi có hiện tượng dị ứng nên sử dụng các loại thuốc chống Histamin như: Dimadron, Epharin, Phenergan, Adrenalin. - Phải có sổ theo dõi ghi chép đầy đủ ngày dùng, tên, số lô, trạng thái và hạn sử dụng của vacxin; tình trạng sức khoẻ của vật nuôi trước và sau khi sử dụng vacxin. Các loại vacxin cần tiêm phòng cho đàn lợn rừng, lợn nuôi thả: vacxin lở mồm long móng, dịch tả, tụ huyết trùng, tai xanh, sưng phù đầu, phó thương hàn, * Giới thiệu một số loại vacxin thường dùng cho lợn: Hình 4.1.32. Vacxin dịch tả lợn
  41. 40 Hình 4.1.33. Vacxin phó thương hàn lợn Hình 4.1.34. Vacxin tụ dấu Hình 4.1.35. Vacxin lở mồm long móng Hình 4.1.36. Vacxin tai xanh 1.8. Chế phẩm sinh học Men tiêu hóa: Có tác dụng kích thích tiêu hóa, thúc đẩy nhanh qúa trình tăng trưởng, giảm tiêu tốn thức ăn, hạn chế bệnh đường ruột.
  42. 41 Hình 4.1.37. Men tiêu hóa 2. Một số lưu ý khi dùng thuốc 2.1. Những thông tin cần lưu ý ghi trên nhãn thuốc Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần phải đọc kỹ các thông tin sau: * Tên thuốc * Thành phần thuốc * Thời hạn sử dụng * Chỉ định (công dụng) * Liều dùng và cách sử dụng * Lượng (mg, g, ml) hoặc đơn vị (IU) * Tên nhà sản xuất và số lô sản xuất * Các khuyến cáo khác Sau khi kiểm tra các thông tin ghi trên nhãn thuốc, khi sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng theo đúng các hướng dẫn của nhà sản xuất đó về cách pha chế, cách đưa thuốc vào cơ thể lợn, liều lượng và liệu trình điều trị để đạt được hiệu quả cao nhất. 2.2. Cách tính liều lượng thuốc Các bước tính liều lượng thuốc cần thiết: Bước 1: Ước lượng thể trọng của vật nuôi (kg) Bước 2: Xác định liều thuốc nguyên chất cần cho 1 kg thể trọng trong 1 ngày Bước 3: Tính lượng thuốc nguyên chất cần dùng cho con vật trong 1 ngày Bước 4: Tính lượng thuốc thương phẩm (dạng nước hoặc dạng bột) cần dùng cho con vật trong 1 ngày
  43. 42 Bước 5: Tính lượng thuốc thương phẩm cần dùng cho con vật trong cả liệu trình Thí dụ: Tính lượng thuốc Oxytetracycline dạng nước cần trong 5 ngày để điều trị cho 1 con lợn ốm nặng 30 kg. Thông tin in trên nhãn như sau: Liều thuốc nguyên chất là: 10 mg/kg thể trọng Oxytetracycline 5.000 mg Tá dược vừa đủ 100 ml Cách tính như sau: Bước 1: Thể trọng của con lợn là 30 kg Bước 2: Liều Oxytetracycline nguyên chất cần dùng là 10 mg/kg thể trọng /ngày Bước 3: Lượng Oxytetracycline nguyên chất cần dùng cho con lợn trong 1 ngày 1 kg thể trọng lợn cần 10 mg Oxytetracycline nguyên chất. 30 kg thể trọng lợn cần (X) mg Oxytetracycline nguyên chất. X = kg thể trọng lợn x Liều thuốc nguyên chất cho 1 kg thể trọng X = 30 kg x 10 mg = 300 mg Bước 4: Lượng Oxytetracycline thương phẩm dạng nước cần cho con lợn trong 1 ngày: 5.000 mg OxyteTracycline nguyên chất có trong 100 ml thuốc nước thương phẩm. 300 mg Oxytetracycline nguyên chất có trong (Y) ml thuốc nước thương phẩm Y (ml) =[(Lượng thuốc nguyên chất cho con lợn (X mg)] x [Lượng thuốc nước thương phẩm (ml) ghi trên nhãn]/ lượng thuốc nguyên chất (mg) trong lượng thuốc nước thương phẩm ghi trên nhãn Bước 5: Lượng Oxytetracycline dạng thuốc nước thương phẩm cần dùng cho con lợn trong cả liệu trình (5 ngày) là: Lượng thuốc nước thương phẩm cho con lợn trong 1 ngày (Y ml) x Số ngày của liệu trình điều trị. 6 ml x 5 ngày =30 ml 2.3. Những chú ý khi bảo quản và sử dụng thuốc Thuốc là sản phẩm sinh học hoặc hoá chất nên phải bảo quản và sử dụng một cách thích hợp theo những hướng dẫn sau đây: - Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp - Nên để nơi khô ráo và râm mát, vacxin cần bảo quản trong tủ lạnh - Trước khi sử dụng phải đọc kỹ nhãn thuốc và hướng dẫn - Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng - Chỉ sử dụng thuốc còn nguyên bao bì, nhãn mác
  44. 43 - Không vứt bừa bãi vỏ lọ thuốc, kim tiêm và xi lanh đã sử dụng - Để thuốc tránh xa tầm tay với của trẻ em 3. Các dụng cụ thú y thông dụng 3.1. Nhiệt kế Nhiệt kế là một dụng cụ thú y rất cần thiết, dùng để khám bệnh cho gia súc. Sử dụng nhiệt kế đúng kỹ thuật giúp chúng ta xác định chính xác thân nhiệt cho gia súc, từ đó có thể xác định được tình trạng sức khỏe của vật nuôi. Nhiệt kế thường sử dụng để đo thân nhiệt cho lợn là loại nhiệt kế thủy ngân. Nhiệt kế có cấu tạo hình que, dẹt, chiều dài khoảng 15cm, chiều rộng 1cm, chiều dày 0.5cm. Cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là phần chứa thủy ngân và phần vỏ thủy tinh. - Phần chứa thủy ngân gồm một bầu thủy ngân ở đầu nhiệt kế được bọc trong một lớp inox là nơi tiếp xúc với niêm mạc khi ta đo thân nhiệt cho gia súc, và một cột thủy ngân nhỏ dài suốt gần hết chiều dài nhiệt kế, hần nối với bầu thủy ngân có nút thắt có tác dụng ngăn không cho cột thủy ngân trở bầu về khi ta lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể. - Phần vỏ thủy tinh là phần bao bọc cột và bầu thủy ngân bằng thủy tinh trong suốt, bên trong lớp vỏ có vạch chia độ thể hiện nhiệt độ khi đo. Thang đo 35oC đến 42oC, tại vạch 37oC được in bằng mực đỏ. Đó là vạch thể hiện nhiệt độ bình thường của cơ thể khỏe mạnh. Hình 4.1.38. Nhiệt kế * Cách sử dụng Nhiệt kế được sử dụng để đo thân nhiệt cho gia súc, dựa trên nguyên tắc giãn nở do nhiệt độ của thủy ngân bên trong nhiệt kế. Cách sử dụng để đo thân nhiệt như sau: - Kiểm tra nhiệt kế: Nhiệt kê phải nguyên vẹn, hoạt động tốt - Quan sát chỉ số nhiệt độ trên nhiệt kế. Vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống dưới vạch 35oC
  45. 44 - Tiếp xúc nhẹ nhàng với con vật, tránh làm con vật vận động mạnh. - Đưa nhiệt kế vào hậu môn, sâu khoảng ½ nhiệt kế, giữ nguyên khoảng 2 đến 3 phút. - Rút nhẹ nhiệt kế ra, lau sạch và quan sát chỉ số đo - Ghi chép kết quả * Thân nhiệt của lợn và sự thay đổi thân nhiệt - Thân nhiệt bình thường của cơ thể lợn dao động từ 38 đến 39,5oC. Khi ăn no, vận động nhiều, khi thời tiết nóng bức, thân nhiệt có thể cao hơn bình thường. Trái lại, khi bị ướt lạnh do mưa, nước dội chuồng, tắm, gió lùa, thời tiết lạnh đột ngột, thân nhiệt có thể thấp hơn bình thường. - Hiện tượng thay đổi thân nhiệt khi mắc bệnh có 2 trường hợp: Sốt: Khi thân nhiệt của lợn cao hơn mức bình thường và duy trì trong một thời gian dài gọi là sốt. Có các mức độ sốt như: sốt rất cao, sốt cao, sốt vừa và sốt nhẹ. Nguyên nhân gây hiện tượng sốt thường là: bị nhiễm trùng, bị chấn thương, cảm nóng, cảm nắng Hạ nhiệt: Khi thân nhiệt của lợn thấp hơn mức bình thường và duy trì trong một thời gian dài gọi là hiện tượng hạ nhiệt. Nguyên nhân gây hiện tượng hạ nhiệt thường là: thiếu hụt canxi, mất nước do tiêu chảy cấp tính, gia súc bị bệnh mạn tính, suy dinh dưỡng, chảy nhiều máu, 3.2. Xi-lanh, kim tiêm 3.2.1. Xi-lanh 20cc - Cấu tạo của xi lanh 20cc gồm có: i. Đầu gắn kim tiêm vi. Ốc tay đẩy pit tông ii. Gioăng cao su vii. Ống thủy iii. Thân pit tông có chia độ viii. Vỏ sắt iv. Ốc hãm ống thủy ix. Tai xi lanh v. Ốc cố định liều tiêm
  46. 45 Hình 4.1.39. Xi-lanh - Để sử dụng hiệu quả, các bộ phận của xi lanh phải được lắp vào đúng vị trí với nhau. Có thể điều chỉnh ốc tay đẩy pit tông vừa đủ sao cho pit tông có độ khít để dung dịch tiêm không bị chảy ngược ra ngoài nhưng pit tông vẫn có thể di chuyển được dễ dàng. - Sử dụng ốc hãm trên thân pit tông của xi lanh để cố định liều tiêm. - Sau khi sử dụng, xi lanh thường được tháo rời từng bộ phận và rửa sạch thuốc còn bên trong, để khô trước khi lắp trở lại. Nếu không dùng xy lanh trong thời gian dài, cần nới lỏng tất cả các ốc của xy lanh trước khi cất bảo quản. 3.2.2. Kim tiêm Kim tiêm thú y là dụng cụ cần thiết dùng để dẫn thuốc thú y vào đúng vị trí trong cơ thể để phòng trị bệnh cho vật nuôi. Sử dụng kim tiêm đúng kỹ thuật sẽ đạt được mục đích dùng thuốc bằng đường tiêm hiệu quả. Kim tiêm có cấu tạo gồm 2 phần chính: phần đốc kim dùng để gắn chặt vào xilanh và phần ống kim dài nhỏ có một đầu sắc, nhọn để tiêm. Kim tiêm gồm có nhiều loại theo thứ tự nhỏ dần: 18.G, 16, 12, 9, 7. Mỗi loại kim tiêm ứng với những công dụng khác nhau. Kim 18.G dùng để chọc dò vết thương, xoang bụng Kim 16 dùng để tiêm cho lợn lớn Kim 12 dùng để tiêm cho lợn nhỏ Kim 7 dùng để tiêm cho lợn sơ sinh * Lưu ý: - Kim tiêm càng lớn càng dễ tiêm nhưng dễ bị chảy máu - Thuốc đặc phải dùng kim lớn để pha hoặc tiêm thuốc - Kim tiêm nhỏ dễ gẫy nên khi tiêm cần phải cố định con vật - Kim ngắn dùng để tiêm dưới da, kim dài để tiêm bắp thịt
  47. 46 Hình 4.1.40. Các loại kim tiêm 3.3. Panh, nỉa, kéo, dao mổ 3.3.1. Panh 3.3.1.1. Panh gắp thẳng 15-16 cm - Dùng để kẹp và kéo căng hoặc giữ các mô thuộc cơ, da, phủ tạng có kích thước lớn hoặc kẹp các mạch máu lớn không cho máu chảy trong khi phẫu thuật. - Panh có chốt khóa ở 2 nấc, tùy theo mức độ cần khóa chặt hay không. Để khóa panh sau khi kẹp được mô da, cần bóp 2 tay cầm kéo vào nhau cho đến khi có tiếng kêu “tạch”. Để mở khóa panh, bóp 2 tay cầm kéo đồng thời đầy 2 tay cầm kéo lệch về 2 phía (khoảng 2mm) để mở panh. - Ngoài ra panh có thể dùng cho các mục đích kẹp thông thường như gắp, kẹp bông cồn hoặc bông tẩm chất sát trùng hoặc kẹp chặt kim khâu trong quá trình khâu vết mổ. 3.3.1.2. Panh gắp thẳng 12-13 cm - Dùng để kẹp và kéo căng hoặc giữ các mô thuộc cơ, da, phủ tạng có kích thước nhỏ hoặc kẹp các mạch máu nhỏ không cho máu chảy trong phẫu thuật. - Panh có chốt khóa ở 2 nấc, tùy theo mức độ cần khóa chặt hay không. Để khóa panh sau khi kẹp được mô da, cần bóp 2 tay cầm kéo vào nhau cho đến khi có tiếng kêu “tạch”. Để mở khóa panh, bóp 2 tay cầm kéo đồng thời đầy 2 tay cầm kéo lệch về 2 phía (khoảng 2mm) để mở panh. - Ngoài ra panh có thể dùng cho các mục đích kẹp thông thường như gắp, kẹp bông cồn hoặc bông tẩm chất sát trùng hoặc kẹp chặt kim khâu trong quá trình khâu vết mổ.
  48. 47 Hình 4.1.41. Panh gắp thẳng 3.3.2. Nỉa 3.3.2.1. Nỉa thẳng không mấu - Dùng để gắp hay cặp các mô thay vì phải cầm trực tiếp bằng tay, đảm bảo cho các mô không bị tạp nhiễm trong quá trình phẫu thuật hay mổ khám, lấy mẫu bệnh phẩm trong thao tác của người thực hiện. - Nỉa không có mấu có thể dùng để gắp hay cặp những mô mềm dễ nát. 3.3.2.2. Nỉa thẳng có mấu - Dùng để gắp hay cặp các mô thay vì phải cầm trực tiếp bằng tay, đảm bảo cho các mô không bị tạp nhiễm trong quá trình phẫu thuật hay mổ khám và lấy mẫu bệnh phẩm trong thao tác của người thực hiện. - Nỉa có mấu có thể dùng để gắp hay cặp những mô dai, trơn. Hình 4.1.42. Nỉa thẳng có mấu 3.3.3. Kéo 3.3.3.1. Kéo phẫu thuật thẳng - Dùng để cắt các mô thuộc cơ, da, phủ tạng (tim, phổi, gan, lách, thận ), ruột. - Kéo có 2 đầu tù nên có thể tránh được gây tổn thương cho các tổ chức
  49. 48 gần kề khi cắt một tổ chức nào đó. Kéo có thể dùng tốt trong các trường hợp cắt bộc lộ một xoang hay túi nào đấy (như xoang phúc mạc) mà không làm tổn thương hay thủng các tổ chức hay các mô bên trong. - Ngoài ra kéo có thể dùng trong các mục đích cắt thông thường. Ví dụ cắt chỉ khâu. 3.3.3.2. Kéo phẫu thuật cong - Dung trong các trường hợp cắt các mô thuộc cơ, da, phủ tạng (tim, phổi, gan, lách, thận .), ruột có kích thước lớn. - Lưỡi kéo cong dùng tốt cho các trường hợp đường cắt không phải là một đường thẳng. - Ngoài ra kéo có thể dùng trong các mục đích cắt thông thường khác. 3.3.3.3. Kéo nhỏ thẳng - Dùng trong các trường hợp cắt xuyên qua các mô thuộc cơ, da, phủ tạng (tim, phổi, gan, lách, thận .), ruột có kích thước nhỏ. - Kéo có kích thước nhỏ, 2 đầu kéo nhọn cho phép đâm vào các mô, tạo vết rách để đưa mũi kéo vào trước khi cắt. - Ngoài ra kéo có thể dùng trong các mục đích cắt thông thường như cắt chỉ khâu trong phẫu thuật. Hình 4.1.43. Kéo nhỏ thẳng 3.3.4. Dao, lưỡi dao mổ 3.3.4.1. Cán dao số 4 - Dùng làm cán dao cho lưỡi dao mổ số 20-25. - Khi dùng, cần tra cán dao mổ vào lưỡi dao để sử dụng. 3.3.4.2. Cán dao số 3 - Dùng làm cán dao cho lưỡi dao mổ số 10-15. - Khi dùng, cần tra cán dao mổ vào lưỡi dao để sử dụng.
  50. 49 3.3.4.3. Lưỡi dao mổ số 22 - Dùng để phẫu thuật tiểu hoặc đại gia súc. 3.3.4.4. Lưỡi dao mổ số 15 - Dùng để phẫu thuật tiểu gia súc, gia cầm. Hình 4.1.44. Dao, lưỡi dao mổ 3.4. Kim, chỉ phẫu thuật - Kim khâu phẫu thuật bao gồm 3 loại: cỡ đại (có cạnh tam giác), cỡ trung (tròn) và cỡ tiểu (có cạnh tam giác) - Tùy thuộc vào da hoặc màng cơ ở vết khâu có độ dầy hay mỏng có thể chọn kim to hoặc nhỏ để khâu. Kim có cạnh tam giác dễ đâm xuyên qua mô hơn nhưng các lỗ do vết khâu tạo ra dễ bị rách hơn nên chỉ tốt cho việc khâu các mô dầy, dai, cứng. Đối với các mô mỏng nên dùng kim có cạnh tròn. Hình 4.1.45. Kim phẫu thuật 4. Cách đưa thuốc vào cơ thể 4.1. Tiêm thuốc Đường tiêm: Có 3 đường chính là tiêm bắp, tiêm dưới da và tiêm tĩnh mạch (tiêm ven) Vị trí tiêm:
  51. 50 - Tiêm bắp, tiêm dưới da: sau gốc tai, cách gốc tai một khoảng bằng độ dài từ gốc đến đỉnh nhọn của tai. Tiêm bắp, tiêm dưới da cho lợn - Tiêm tĩnh mạch: tiêm vào tĩnh mạch ở đuôi hoặc tai, nhưng nông dân không nên tự tiêm tĩnh mạch cho lợn, chỉ bác sĩ thú y hoặc kỹ thuật viên có thể tiêm được. Chú ý: Việc tiêm tĩnh mạch (tiêm ven) cần hết sức thận trọng, phải đẩy hết không khí ra khỏi bơm tiêm trước khi đưa thuốc vào cơ thể để tránh sốc, phải đâm kim cho chính xác và bơm thuốc chậm. 4.2. Cho ăn hoặc uống thuốc - Thuốc viên: thường cho vào sâu trong miệng, đặt tận gốc lưỡi để lợn dễ nuốt. Tránh làm thuốc đi vào khí quản và phổi, làm cho gia súc bị sặc và chết - Thuốc bột, thuốc nước: pha với nước cho uống hoặc trộn với thức ăn để lợn ăn cùng 4.3. Bôi thuốc ngoài da - Thuốc nước: dùng để rửa vết thương, nốt loét ngoài da, chống nhiễm trùng - Thuốc bột: dùng để rắc lên vết thương - Thuốc mỡ: dùng để bôi lên vết thương 4.4. Thụt rửa hoặc bơm thuốc Thụt rửa thuốc là phương pháp ứng dụng trong các bệnh đường sinh dục, sót nhau. Bơm thuốc là phương pháp ứng dụng trong các trường hợp viêm vú
  52. 51 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 1: Nhận dạng một số loại thuốc và sử dụng các dụng cụ thú y C. Ghi nhớ: - Cách nhận dạng thuốc - Cách sử dụng các dụng cụ thú y
  53. 52 Bài 2: Phòng và trị một số bệnh lây lan ở lợn rừng, lợn nuôi thả Mục tiêu: Nhận biết, chẩn đoán và đề ra được biện pháp phòng, trị các bệnh lây lan thường xảy ra ở lợn rừng, lợn nuôi thả. A. Nội dung 1. Nguyên tắc phòng bệnh 1.1. Vệ sinh thú y - Tổng vệ sinh và sát trùng chuồng lợn nên được ưu tiên hàng đầu và phải được thực hiện trước khi thả lợn mới vào chuồng. Vệ sinh thành và nền chuồng bằng nước và xà phòng rồi để cho khô. - Sử dụng các loại thuốc sát trùng có hiệu quả đối với các mầm bệnh như dung dịch 20% nước vôi, 5% cresol hoặc 10% formalin (formalin có chứa 40% formaldehyde) để phun tường, nền chuồng và các dụng cụ. - Khi mua lợn phải đảm bảo là lợn đã được tiêm phòng đầy đủ trước khi mua và nên mua lợn từ những nguồn quen biết, tốt hơn là từ các gia đình quen biết - Trước khi thả vào chuồng, lợn phải được tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ phân và các thứ bẩn trên mình. Nhốt riêng hoặc cách ly những con mới mua về để quan sát tình hình sức khoẻ và điều trị nếu lợn bị ốm. Sau thời gian một tuần cách ly cần tiêm phòng vacxin và tẩy giun sán. 1.2. Tiêm phòng vacxin - Sau khi tiêm vacxin, lợn chưa có khả năng miễn dịch ngay mà từ 7-21 ngày sau (tuỳ loại vacxin) mới có thể miễn dịch. - Vacxin chỉ có tác dụng trong 1 thời gian nhất định nên cần phải tiêm nhắc lại. Loại vacxin Phó thương hàn LMLM Dịch tả Tụ dấu Ngày tuổi 20 x 25-30 x 35-45 x 50-60 x 65 x
  54. 53 2. Phân biệt lợn khỏe và lợn ốm 2.1. Đặc điểm của lợn khỏe - Trạng thái chung: Lợn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, vẻ mặt tươi tắn, thích hoạt động, đi lại quanh chuồng, khi đói kêu rít đòi ăn, phá chuồng. - Nhiệt độ cơ thể trung bình: 38,50C, nhịp tim: 60-88 lần /phút, nhịp thở: 8-18 lần /phút. Lợn con có thân nhiệt, nhịp tim và nhịp thở cao hơn một chút. - Mắt mở to, long lanh, khô ráo, không bị sưng, không có dử kèm nhèm. Niêm mạc, kết mạc mắt có màu hồng nhạt, không vàng hoặc không đỏ tía. - Gương mũi ướt, mũi không chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét. - Chân có thể đi lại bình thường, không sưng khớp hoặc cơ bắp, không bị tổn thương, khoeo chân không bị dính bết phân. - Tai luôn ve vẩy, không bị xuất huyết, không bị tổn thương. - Da bóng, có màu đặc trưng của giống, không có tổn thương, không có các điểm hoặc đám tụ /xuất huyết, không có ký sinh trùng. - Lông mượt, mềm, không dựng đứng mà không bị rụng. - Đuôi quăn lên, luôn ngoe nguẩy, uốn như lò xo khi có người lại gần vỗ lên lưng. - Phân mềm thành khuôn, không bị táo hoặc lỏng. Màu sắc phân phụ thuộc vào màu của thức ăn ăn vào nhưng nên có màu xanh lá cây đến màu nâu, không đen hoặc đỏ. Phân không bị bao bởi màng nhày trắng, không lẫn ký sinh trùng, không có mùi tanh, khắm. - Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, có màu trắng trong hoặc vàng nhạt. 2.2. Đặc điểm của lợn ốm - Trạng thái chung: Dáng mệt mỏi, nằm im lìm cách xa những con khác hoặc chui vào trong lớp rơm lót chuồng, di lại xiêu vẹo hoặc không muốn cử động, dù bị đánh cũng không đứng dậy được. Lợn kém ăn hoặc bỏ ăn. Lưng gồng lên là do bị đau bụng hoặc rặn ỉa khi bị táo bón. - Nhiệt độ cơ thể thường trên 400C (có thể lên đến 420C). Nhịp tim và nhịp thở cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường. - Mắt nhắm hoặc chỉ hé mở, nháy nhiều khi ánh sáng chiếu vào, có thể bị mù trong ánh sáng ban ngày, viêm kết mạc mắt. - Mũi thường bị khô. Nếu mũi bị cong vẹo lợn có thể mắc bệnh viêm, teo mũi truyền nhiễm. Mũi bị loét có thể do lợn mắc bệnh ở miệng hoặc bệnh lở mồm long móng. - Chân có thể bị tụt móng, vành và kẽ móng bị loét nếu lợn mắc bệnh lở mồm long móng. Khoeo chân dính bết phân là do bị ỉa chảy. Lợn có thể bị què, bại liệt, không đi lại được nếu thiếu khoáng.
  55. 54 - Tai có màu tím hoặc đỏ nếu lợn bị sốt hoặc có thể mắc dịch tả. - Màu của phân là rất quan trọng. Màu và mùi khác thường của phân cho thấy lợn bị bệnh. Phân màu trắng là triệu chứng của bệnh lợn con ỉa phân trắng, màu đen là dấu hiệu lợn bị xuất huyết ở dạ dày và ruột non, màu đỏ cho thấy lợn bị xuyết huyết ở ruột già và mùi tanh, khắm chỉ ra bệnh dịch tả lợn. - Nên quan sát lượng và màu của nước tiểu của lợn vì những dấu hiệu không bình thường về lượng và màu cho thấy những vấn đề trong hệ bài tiết. Nước tiểu ít, có màu đỏ có thể là do bị xuất huyết, màu vàng đỏ (có lẫn máu) là có thể do viêm thận, bàng quang, màu đỏ sẫm có thể do bệnh ký sinh trùng đường máu, vàng hoe do bị bệnh ở gan. 3. Phòng, trị một số bệnh lây lan gây ra do virus thường hay xảy ra ở lợn rừng, lợn nuôi thả 3.1. Bệnh dịch tả 3.1.1. Nguyên nhân Dịch tả lợn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do Pestivirus gây ra, xảy ra trên lợn ở mọi lứa tuổi nhưng nặng nhất là lợn con theo mẹ và lợn sau cai sữa. Bệnh tập trung nhiều vào thời điểm chuyển mùa, tỷ lệ bệnh và chết rất cao. Vi rút xâm nhập chủ yếu qua: đường tiêu hóa, niêm mạc, vết thương ở da và một phần qua hệ thống hô hấp. Bệnh lây trực tiếp từ con bệnh sang con khỏe, qua thức ăn, nước uống; gián tiếp qua các chất bài tiết, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển hay do các động vật khác mang mầm bệnh truyền lây. Hình 4.2.1. Hạt virus dịch tả lợn dưới kính hiển vi 3.1.2. Triệu chứng, bệnh tích 3.1.2.1. Triệu chứng Tùy thuộc vào độc lực, số lượng vi rút và sức đề kháng của con vật mà thời gian nung bệnh có thể kéo dài từ 3 - 7 ngày và bệnh có thể xuất hiện ở một trong 3 thể: * Thể quá cấp tính:
  56. 55 Bệnh xuất hiện đột ngột, không có triệu chứng ban đầu, lợn khỏe mạnh tự nhiên ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 41 - 420C, phần da mỏng đỏ ửng, con vật giẫy giụa rồi chết nhanh trong vòng 1 - 2 ngày, tỷ lệ chết có thể 100%. * Thể cấp tính: + Ủ rũ, kém ăn rồi bỏ ăn, nằm chồng lên nhau sốt cao 41- 420C kéo dài đến lúc gần chết. + Mắt viêm đỏ có ghèn, chảy nước mũi, miệng có loét phủ nhựa vàng ở lợi, chân răng, hầu; lợn thường bị ói mửa, thở khó, nhịp thở rối loạn, đuôi cụp, lưng cong, đặc biệt, lợn ngồi như chó ngồi và ngáp. + Lúc đầu táo bón sau đó tiêu chảy phân vàng, vàng nâu hoặc nâu đỏ (lẫn máu), phân bết vào mông và đuôi có mùi thối khắm. + Trên da nhất là vùng da mỏng có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm như ở tai, mõm, bụng và 4 chân. + Vào giai đoạn cuối của bệnh, lợn bị liệt 2 chân sau đi loạng choạng hoặc không đi được. Đối với lợn nái mang thai dễ bị sẫy thai. + Trong trường hợp ghép với các bệnh khác như: phó thương hàn, tụ huyết trùng, tai xanh lợn (PRRS), E.coli,. . . thì các triệu chứng trên trầm trọng hơn và tỷ lệ chết có thể lên đến 100%. * Thể mạn tính: Lợn tiêu chảy nhiều dễ dẫn đến gầy yếu, lợn chết do kiệt sức; một số trường hợp lợn có thể khỏi bệnh nhưng vẫn mang mầm bệnh. 3.1.2.2. Bệnh tích - Thể quá cấp: không có bệnh tích đặc trưng. - Thể cấp tính: + Các cơ quan nội tạng bại huyết, xuất huyết nặng. + Niêm mạc miệng, lưỡi tụ máu + Hạch: tất cả đều sưng, tụ huyết và xuất huyết. + Ruột xuất huyết, dạ dày bị tụ huyết, xuất huyết thường nặng ở đường cong lớn, ở van hồi manh tràng xuất huyết có những vết loét hình cúc áo, có vòng tròn đồng tâm bờ vết loét cao phủ bựa vàng. + Phổi bị xuất huyết, tụ huyết, nhiều vùng bị gan hóa và hoại tử. + Tim bị xuất huyết ở mỡ vành tim, ở ngoại tâm mạc, gan bị tụ huyết xuất huyết, túi mật có những điểm xuất huyết. + Lách có hiện tượng nhồi huyết ở rìa làm cho lách có hình răng cưa. + Thận có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm như đầu đinh ghim ở vỏ thận và tủy thận, bể thận ứ máu hoặc có cục máu, niêm mạc bàng quang bị tụ huyết, xuất huyết.
  57. 56 - Thể mạn tính: thường thấy ruột có những vết loét lõm sâu, bờ cao phủ nhựa vàng, phổi có thể bị viêm dính vào lồng ngực. Hình 4.2.2. Hạch lâm ba màng treo Hình 4.2.3. Xuất huyết điểm ở vỏ thận ruột xuất huyết Hình 4.2.4.Ruột non xuất huyết Hình 4.2.5. Các nốt loét tròn, dạng cúc áo ở ruột già Tuy nhiên, thực tế ở nước ta cho thấy bệnh thường ghép với một số bệnh khác nên triệu chứng và bệnh tích có thay đổi tùy theo ghép với bệnh nào. Mặt khác, do đã tổ chức tiêm phòng vắc xin nhiều năm, nên nhiều trường hợp không phát hiện đầy đủ các bệnh tích điển hình nêu trên. 3.1.3. Phòng và điều trị 3.1.3.1. Phòng bệnh - Chọn con giống phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đạt tiêu chuẩn chất lượng, được tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định.
  58. 57 - Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi hàng ngày, cọ rửa máng ăn, máng uống. - Sau khi xuất bán lợn, phải quét dọn chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh nên để trống chuồng từ 5 - 7 ngày. - Lợn mới mua về phải cách ly ít nhất 7 ngày để theo dõi lâm sàng cho đến khi lợn không có biểu hiện bệnh mới được nhập nnuôi chung với đàn lợn cũ. - Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, hạn chế khách tham quan vào chuồng trại. - Thực hiện “3 không”: không dấu khi lợn mắc bệnh, không bán chạy lợn bệnh và không vứt xác lợn chết bừa bãi. - Phòng bệnh bằng vắc xin: tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn định kỳ mỗi năm 2 lần. + Lần 1: từ tháng 3 - 4. + Lần 2: từ tháng 9 - 10. Tiêm phòng bổ sung vào các tháng còn lại đối với lợn mới sinh, lợn chưa được tiêm trong thời gian tiêm phòng định kỳ và tiêm nhắc lại đối với lợn đã hết thời gian miễn dịch. 3.1.3.2. Điều trị bệnh Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh dịch tả lợn. Khi có dịch xảy ra cần xử lý ngay những con mắc bệnh để tránh làm lây lan mầm bệnh sang những con khác trong đàn và tiến hành vệ sinh, tiêu độc chuồng trại, khu vực chăn nuôi. 3.2. Bệnh lở mồm long móng 3.2.1. Nguyên nhân Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, động vật mắc bệnh chủ yếu là trâu, bò, lợn, dê, cừu. Bệnh do một loại virus gây ra, lây lan rất nhanh, gây thiệt hại kinh tế lớn. Bệnh làm gia súc mất sức kéo, giảm sản lượng thịt, sữa, gây sẩy thai, tỷ lệ gia súc non mắc bệnh, chết lên tới 50-60%. 3.2.2. Triệu chứng - Thời gian nung bệnh từ 24 - 72 giờ có khi đến 10 ngày. - Đặc điểm chủ yếu của bệnh là con vật sốt 40 – 410C. - Hình thành những mụn nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi, vành mũi, vành móng chân, kẽ móng và đầu vú. Mụn nước vỡ ra tạo ra các vết loét ở miệng, con vật chảy nhiều nước bọt, lúc đầu trong, lỏng, sau đục lại thành sợi. - Con vật ăn ít hoặc bỏ ăn do viêm miệng, thường hay chép miệng. - Mụn nước ở kẽ móng chân vỡ ra, chân đau, con vật đi lại khó khăn, với điều kiện vệ sinh kém thì vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, long móng, thối móng, con vật không đi lại được, buộc phải loại thải.
  59. 58 - Mụn nước ở lỗ đầu vú gây viêm vú. - Đối với con vật đang cho sữa có thể mất hẳn sữa. Hình 4.2.12. Các mụn nước xuất hiện ở chân, mõm, lưỡi, lợi 3.2.3. Phòng và điều trị 3.2.3.1. Phòng bệnh - Con giống đưa vào chăn nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng bệnh LMLM, trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly 21 ngày. - Tiêm phòng vacxin LMLM cho gia súc hàng năm (định kỳ 6 tháng một lần). - Sử dụng trang bị bảo hộ, trước và sau khi ra vào khu vực chăn nuôi phải vệ sinh, khử trùng. - Tiêu độc hàng ngày chuồng nuôi, chất thải của gia súc mắc bệnh, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi đặc 10-20%, vôi bột hoặc xút 2%, formol 2%, crezin 5% - Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống; đảm bảo dinh dưỡng cho vật nuôi. Để không cho bệnh lây lan, cần phải: - Khi nghi có gia súc mắc bệnh, phải báo cáo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương; không được giết mổ, vận chuyển hoặc bán chạy gia súc ốm. - Tiêu hủy toàn bộ số lợn, dê, cừu trong cùng một ô chuồng nếu có con mắc bệnh trong ô chuồng đó. Tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh trong trường hợp ổ dịch xuất hiện lần đầu tiên. Việc tiêu hủy phải thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của cơ quan thú y. - Vệ sinh, tiêu độc khử trùng. - Cách ly triệt để gia súc mắc bệnh cho đến khi thực hiện xong các biện pháp phòng, chống dịch hoặc đến khi con vật khỏi hẳn.
  60. 59 3.2.3.2. Điều trị bệnh - Ở miệng: Dùng chất sát trùng nhẹ như thuốc tím 0,1% hoặc nước hoa quả chua như chanh, khế, bưởi bóp lấy nước xoa vào niêm mạc miệng. Cho ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. - Ở móng: Rửa sạch, dùng các loại thuốc kháng sinh mỡ, cồn iốt, xanh methylen 1%, các bài thuốc nam (lá bàng, lá phèn đen, than xoan, lá trầu không ) để chống nhiễm trùng, chống ruồi muỗi. - Ở vú: Vắt cạn sữa thường xuyên, sát trùng mụn loét bằng dung dịch thuốc tím, cồn iot hoặc xanh methylen 1%. Nếu con vật bị nặng, dùng kháng sinh như Penicillin, Streptomycin để tiêm./. 3.3. Bệnh tai xanh (Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn - PRRS) 3.3.1. Nguyên nhân - Bệnh do virus Lelystad (virus tai xanh) gây ra, khi mắc bệnh lợn có những biểu hiện bị rối loạn về hô hấp và sinh sản. - Virus tai xanh có thể gây bệnh cho mọi giống lợn và lợn ở các độ tuổi khác nhau. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa (Đông – Xuân) và lợn từ 3 – 5 tuần tuổi là giai đoạn có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất. - Bệnh có tính chất lây lan rất nhanh, có khi bùng nổ thành dich với tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cao. - Lợn mắc bệnh do tiếp xúc với các dịch tiết như dịch mũi, nước bọt, tinh dịch, phân, nước tiểu của lợn bệnh hoặc ở lợn mẹ mang trùng, virus có thể lây nhiễm cho bào thai từ giai đoạn giữa thai kỳ trở đi hoặc qua sữa và nước bọt của lợn mẹ. Lợn có thể bị bệnh do nhiễm virus tai xanh tồn tại ở dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ lao động, quá trình thụ tinh nhân tạo và có thể do một số loài chim hoang. 3.3.2. Triệu chứng, bệnh tích 3.3.2.1. Triệu chứng Bệnh tai xanh biểu hiện triệu chứng khác nhau ở từng giai đoạn, từng độ tuổi của lợn. * Đàn nái - Trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm virus, lợn lười ăn (từ 7 – 14 ngày), lười vận động, sốt cao (40 – 410C). - Sẩy thai thường vào giai đoạn cuối (1 – 6%), đây là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh. - Đẻ non, tăng số thai gỗ, thai bị chết lưu.
  61. 60 Hình 4.2.15. Hiện tượng thai gỗ, thai chết lưu - Mất sữa và viêm vú. - Ho và có dấu hiệu viêm phổi. - Tai chuyển màu xanh trong khoảng thời gian ngắn (2%) -> bệnh tai xanh.- Động đực giả (3 - 5 tuần sau khi thụ tinh), đình dục hoặc chậm động dục trở lại sau khi đẻ. * Đực giống - Bỏ ăn, sốt, đờ đẫn hoặc hôn mê. - Giảm hưng phấn hoặc mất tính dục. - Lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém (tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao) và cho lợn con sinh ra nhỏ. * Lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa - Lợn con có thể bị chết ngay sau khi sinh (30%). - Đối với những con sống sót thì có thể trạng gầy yếu và nhanh chóng rơi vào trạng thái bị tụt đường huyết do không bú được. - Da bào thai có màu nâu, trên da có vết phồng rộp, tai chuyển màu xanh tím. - Lợn con bị tiêu chảy nhiều với trạng thái phân lỏng, phân có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, có mùi rất tanh. - Có biểu hiện mắc các bệnh về hô hấp như ho, khó thở. - Chân choãi ra, đi run rẩy, không vững. - Tỷ lệ chết có thể lên đến 100%. * Lợn choai. - Giai đoạn đầu lợn sốt cao, toàn thân da ửng hồng, nên nhân dân ta thường gọi là bệnh sốt hồng. - Chán ăn, ho nhẹ, lông xơ xác nhưng có khi ở một số đàn có thể không có biểu hiện triệu chứng.
  62. 61 - Trong trường hợp ghép với bệnh khác, ở giai đoạn này chủ yếu bị ghép với bệnh tụ huyết trùng, có thể thấy lợn bị viêm phổi lan toả cấp tính với những biểu hiện: ho, khó thở, sổ mũi. - Tỷ lệ chết có thể lên tới 15%. 3.3.2.2. Bệnh tích - Xuất huyết toàn bộ niêm mạc đường hô hấp như khí quản, phế quản phổi. - Viêm phổi hoại tử và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám chắc, đặc có màu xám đỏ, có mủ trên các thuỳ phổi bị bệnh (nhục hoá). - Trên mặt cắt ngang của thuỳ bệnh lồi ra, khô và nổi khi thả vào nước. - Âm môn sưng, viêm tử cung chảy mủ. - Xuất huyết niêm mạc tử cung, niêm mạc âm đạo và có phủ dịch rỉ viêm. - Da bào thai khô, màu nâu, ổ bụng có nhiều chất lỏng màu vàng rơm. Hình 4.2.17. Thùy phổi bị nhục hóa và trên mặt cắt ngang của thùy bệnh lồi ra 3.3.3. Phòng và điều trị 3.3.3.1. Phòng bệnh - Chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông. - Tăng cường chế độ chăm sóc, dinh dưỡng cho đàn lợn. - Mua lợn giống từ những cơ sở đảm bảo, có uy tín. - Thiết lập hệ thống chuồng nuôi cách ly sau khi nhập lợn về, hạn chế khách tham quan. - Thực hiện “cùng nhập, cùng xuất” lợn và có thời gian để trống chuồng. - Thường xuyên tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi và xung quanh khu vực chăn nuôi. - Khi có dịch xảy ra trên diện rộng cần tiến hành công bố dịch và có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán, vân chuyển lợn bệnh trái phép, đồng thời phải tổ chức tiêu hủy ngay lợn bị mắc bệnh. Tuyệt đối không
  63. 62 được giết mổ và vứt xác lợn bị bệnh bừa bãi xuống sông, ao, hồ và những nơi công cộng. - Phòng bệnh bằng vacxin: + Đối với lợn từ 14 ngày tuổi đến dưới 30 ngày tuổi tiêm 1 mũi đầu tiên, sau 28 ngày tiêm nhắc lại. + Lợn nái tiêm phòng trước khi tiến hành phối giống. + Một số loại vacxin phòng bệnh tai xanh: Vacxin Porcilis PRRS của công ty Intervet Hà Lan, vacxin nhược độc Ingelvac PRRS MLV của công ty Boehringer Ingelheim Đức. Hình 4.2.18. Một số vacxin tai xanh 3.3.3.2. Điều trị bệnh - Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh này - Chỉ tiến hành điều trị với những con lợn mới mắc bệnh ở giai đoạn đầu vì trên thực tế đối với những con lợn có sức đề kháng tốt và nếu không bị kế phát thêm các bệnh truyền nhiễm kế phát khác thì lợn sẽ tự sản sinh ra được kháng thể tự nhiên để chống lại virus và dần khỏi bệnh. Cách điều trị chủ yếu là điều trị theo triệu chứng và sử dụng các thuốc kháng sinh có hoạt phổ rộng, có tác dụng kéo dài để phòng và điều trị bội nhiễm các bệnh kế phát như: Vettrimoxin LA, Florpan – S, Ampisure, Hanmoxylin LA, Maxxin - Sử dụng thuốc điều trị theo triệu chứng: giảm đau, hạ sốt, an thần như: Paramin – C, Analgin TD. - Kết hợp với các thuốc trợ sức, trợ lực và nâng cao sức đề kháng như: VTM Bcomplex, Nopstress, MD Catamin. Lợn chỉ khỏi bệnh về lâm sàng và vẫn thường xuyên bài xuất mầm bệnh ra ngoài môi trường, là nguồn lây lan bệnh. Do đó biện pháp tốt nhất là tiêu hủy lợn bệnh theo quy đinh của chính phủ. 4. Phòng, trị một số bệnh lây lan gây ra do vi khuẩn thường hay xảy ra ở lợn rừng, lợn nuôi thả
  64. 63 4.1. Bệnh tụ huyết trùng 4.1.1. Nguyên nhân - Bệnh tụ huyết trùng lợn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi vi khuẩn Pasteurella multocida. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào lợn sẽ gây chứng tụ huyết, xuất huyết ở những vùng đặt biệt trên cơ thể và sau cùng xâm nhập vào máu gây bại huyết toàn thân. - Lợn ở các lứa tuổi đều mắc bệnh. Nhưng lợn từ 3-6 tháng tuổi dễ mắc bệnh nhất. - Vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa là đường chính, ngoài ra vi khuẩn còn xâm nhập qua đường hô hấp nhất là phần hô hấp trên. Sự xâm nhập càng dễ dàng hơn nếu niêm mạc bị tổn thương. - Lợn bị bệnh do nuôi chung với lợn mang mầm bệnh, thức ăn nước uống nhiễm mầm bệnh hoặc do thời tiết, stress, vệ sinh chuồng trại kém - Bệnh thường kết hợp thêm các bệnh trên đường hô hấp khác như: viêm phổi địa phương, viêm teo mũi truyền nhiễm Hình 4.2.6. Virus gây bệnh tụ huyết trùng dưới kính hiển vi 4.1.2. Triệu chứng, bệnh tích 4.1.2.1. Triệu chứng Thời gian nung bệnh tối đa 2 ngày có khi vài giờ thường có 3 thể bệnh. * Thể quá cấp tính Thể này phát ra ở thời kỳ đầu của ổ dịch. Trước khi chết lợn khỏe mạnh, sau bỏ ăn, sốt cao 420C, chỉ sau vài giờ lợn khó thở rồi bị kích thích thần kinh, chạy lung tung, kêu la và lăn ra chết. Tỉ lệ lợn mắc bệnh ở thể quá cấp tính không nhiều. * Thể cấp tính Lợn mắc bệnh phổ biến ở thể này, bệnh diễn tiến nhanh từ vài giờ đến vài ngày. - Lợn ăn ít hay bỏ ăn, ũ rũ, lười vận động, lợn bị sốt cao 40,5 – 410C. - Niêm mạc mũi bị sưng đỏ, chảy nhiều nước mũi lúc đầu loãng sau đặc có thể có mủ hoặc máu. - Lợn bị rối loạn hô hấp khó thở, ho khan, sau ho thành hồi. Khi ho lợn
  65. 64 ngồi như chó. Nhịp tim tăng, lợn run rẩy chảy nước mắt. - Trên da ở tai, đùi, khoeo chân và các vùng da mỏng cũng nổi lên từng đốm xuất huyết sau vài ngày sẽ chuyển sang màu tím. Hầu sưng thủy thủng có thể kéo dài đến tận ngực. - Lợn chết do nhiễm trùng máu kết hợp với phổi bị viêm nặng, không thở được. * Thể mạn tính Bệnh kéo dài 3-6 tuần. Thể này thường kéo theo thể cấp tính nhưng nhẹ hơn chủ yếu là hô hấp: lợn khó thở, ho từng hồi (ho liên miên khi vận động nhiều). Tiêu chảy liên miên và kéo dài. Có khi viêm khớp, da bong vảy, đi đứng không vững. Ở thể nặng, miệng xuất hiện màng giả trắng đục có mùi hôi. Sau 5- 6 tuần lợn chết vì suy nhược. 4.1.3. Phòng và điều trị 4.1.3.1. Phòng bệnh - Tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng cho lợn định kỳ 6 tháng/lần - Phát hiện bệnh sớm, cách ly triệt để những con lợn bị mắc bệnh - Thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kỳ 2 tuần/lần - Ủ phân để diệt vi khuẩn gây bệnh 4.1.3.2. Điều trị - Có thể sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh sau để điều trị bệnh: + Streptomycin: dùng liều 30mg/kg thể trọng, tiêm liên tục từ 3 - 5 ngày + Kanamycin: dùng liều 30mg/kg thể trọng, tiêm liên tục từ 3 - 5 ngày + Oxytetracyclin: dùng liều 30mg/kg thể trọng, tiêm liên tục từ 3 - 5 ngày - Sử dụng thuốc trợ sức, trợ lực: Tiêm cafein, B complex, vitamin C, cho lợn uống dung dịch điện giải hoặc nước đường - Cách ly lợn ốm để chữa, thực hiện vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng tốt lợn bệnh trong thời gian điều trị. 4.2. Bệnh phó thương hàn 4.2.1. Nguyên nhân Bệnh phó thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Samolella Choleraesuis (vi khuẩn phó thương hàn lợn) gây ra. Lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, phổ biến là lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi, ít khi xảy ra ở lợn đến 6 tháng tuổi (chỉ thấy mắc bệnh ở thể mạn tính). Vi khuẩn gây bệnh có khả năng tồn tại ngoài môi trường, nếu lợn gặp phải điều kiện bất lợi gây stress như thời tiết thay đổi lúc giao mùa, lúc cai sữa cho lợn con, vận chuyển lợn đi xa, nhập đàn, thay đổi thức ăn một cách đột ngột, thức ăn bị nấm mốc, do ký sinh trùng, lúc này vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ
  66. 65 thể lợn lây qua đường tiêu hóa (gây bệnh cấp tính trên lợn con). Ngoài ra lợn nái mang thai có thể truyền bệnh cho bào thai. Hình 4.2.7. Vi khuẩn phó thương hàn lợn 4.2.2. Triệu chứng, bệnh tích 4.2.2.1. Triệu chứng * Thể cấp tính: - Lợn sốt cao từ 41 – 41.50C. Giai đoạn đầu lợn táo bón, bí đại tiện, nôn mửa. Sau đó, lợn tiêu chảy phân lỏng màu vàng có mùi rất thối, đôi khi có lẫn máu, con vật kêu la đau đớn do viêm dạ dày, viêm ruột nặng. - Lợn thở gấp, ho, suy nhược do bị mất nước. Cuối thời kỳ bệnh, da tụ máu thành từng nốt, đỏ ửng rồi chuyển thành màu tím xanh ở tai, bụng, mặt trong đùi ngực. Bệnh tiến triển trong 2-4 ngày, lợn gầy còm, còi cọc, tiêu chảy nhiều rồi chết, với biểu hiện ở bụng và chân có vết tím bầm. * Thể mạn tính: - Lợn gầy yếu dần, ăn uống giảm sút, chậm lớn thiếu máu, da xanh, có khi trên da có những mảng đỏ hoặc bầm tím. - Lợn tiêu chảy phân lỏng vàng rất hôi thối. - Lợn thở khó, ho, sau khi vận động con vật thường mệt nhọc, đi lại khó khăn. Bệnh kéo dài trong vài tuần, một số có thể khỏi bệnh nhưng chậm lớn. Hình 4.2.8. Lợn con tiêu chảy phân vàng Hình 4.2.9.Lợn khó thở, há miệng để thở 4.2.2.2. Bệnh tích * Thể cấp tính:
  67. 66 - Lách sưng to, đặc biệt là 1/3 phần ở giữa sưng to hơn, dai như cao su màu xanh thẩm. - Hạch lâm ba sưng, tụ máu, xuất huyết. - Gan tụ máu có nốt hoại tử bằng hạt kê. - Thận có những điểm hoại tử ở vỏ thận. - Phổi tụ máu và có các ổ viêm, ruột sưng nhiểu nước. - Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ, có điểm xuất huyết, đôi khi có vết loét như hạt đậu. * Thể mạn tính: Bệnh tích chủ yếu ở dạ dày và ruột. - Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ từng đám. Ở ruột già và ruột non có nhiều đám loét bờ cạn, những đám loét này phủ fibrin. - Lách không sưng, đôi khi có những nốt hoại tử to bằng quả mận. - Gan có nốt viêm hoại tử màu xám bằng hạt đậu. - Phổi viêm sưng có ổ hoại tử màu vàng xám. Hình 4.2.10. Ruột xuất huyết Hình 4.2.11. Phổi viêm 4.2.3. Phòng và điều trị 4.2.3.1. Phòng bệnh - Mua lợn từ nơi không có bệnh, cách ly và theo dõi ít nhất 2 tuần rồi mới nhập đàn. - Vệ sinh phòng bệnh: định kỳ sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống, đảm bảo cung cấp đủ thức ăn và uống sạch, không cho lợn ăn thức ăn hôi thiu, ẩm mốc. - Nên áp dụng biện pháp cùng vào – cùng ra, chuồng sẽ được để trống khoảng 5-7 ngày. - Phải sát trùng chuồng trại và dụng cụ thật kỹ sau mỗi lứa lợn. - Phòng bệnh bằng vaccine:
  68. 67 Định kỳ tiêm phòng vaccin phó thương hàn cho lợn con và lợn thịt theo quy trình tiêm phòng vaccine tại địa phương. Riêng đối với lợn nái, nên tiêm trước khi phối giống 10-15 ngày là tốt nhất, để lợn con sinh ra có khả năng miễn dịch do sữa mẹ truyền sang chống bệnh trong thời gian đầu. 4.2.3.2. Điều trị bệnh Có thể sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh sau: + Clorfenicol, liều 1ml/20 kg thể trọng + Gentamycine 20-50 mg/kg, 2 lần/ngày + TyloPC, TyloDC, liều 1-2 ml/10 kg thể trọng Kết hợp thuốc bổ trợ: + Vitamin B1 2,5%, liều 5 ml/con/2-3 tháng tuổi + Vitamin C 5%, liều 5-10 ml/con/2-3 tháng tuổi, chia làm 2 lần/ngày. Liệu trình điều trị 3-5 ngày liên tục. Ngoài ra, dùng các loại bổ sung chất điện giải và mất nước như dung dịch glucose 5% (sinh lý ngọt), chlorua natri 0,9% (sinh lý mặn). Liều tiêm cho cả 2 dung dịch là 200-300 ml/con/lần/ngày (có thể tiêm riêng từng loại dung dịch hoặc pha chung 1 lần dung dịch tiêm sinh lý ngọt và sinh lý mặn, theo tỷ lệ 1/1). 4.3. Bệnh E.coli sưng phù đầu 4.3.1. Nguyên nhân Bệnh sưng phù đầu lợn do trực khuẩn E.Coli gây ra. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn lợn cai sữa và sau cai sữa 1-3 tuần lễ, giai đoạn này lợn con được tách khỏi mẹ nên thường có những thay đổi về thức ăn, dinh dưỡng, chuồng trại nuôi nhốt. Mặt khác những yếu tố stress bất lợi (thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm) hoặc chuồng trại thiếu vệ sinh cũng là những nguyên nhân làm cho E.Coli phát triển và gây bệnh. Bệnh cũng có thể gặp ở những đàn lợn con còn đang bú mẹ (dưới 40 ngày tuổi) hoặc ở lợn con mới trưởng thành (giai đoạn chuyển sang nuôi thịt) nhưng với tỷ lệ thấp hơn. 4.3.2. Triệu chứng Bệnh thường diễn ra nhanh, nhiều trường hợp lợn chết đột ngột không biểu hiện triệu chứng hoặc trước đó lợn đi chao đảo, hay nằm, vận động thiếu phối hợp. Trên một đàn lợn, bệnh thường xảy ra trên các con lớn nhất, sau đó lây sang các con khác. - Hiện tượng phù thũng là triệu chứng đặc trưng của bệnh, thường thấy ở vùng đầu như: gây phù mí mắt làm mắt như lồi ra ngoài; phù ở hầu chèn ép thanh quản làm thay đổi tiếng kêu của lợn (tiếng khàn); phù thũng não và bị chèn ép dẫn đến những triệu chứng thần kinh co giật, liệt 2 chân sau, chuyển động mất định hướng, đâm đầu vào tường.
  69. 68 - Hiện tượng choáng cấp tính cũng là triệu chứng thường gặp thể hiện qua sự thở khó, xung huyết ở các niêm mạc (mắt, mồm), xanh tím ở các vùng ngoại biên như tai, mõm. - Thân nhiệt của lợn bình thường, không sốt, lợn có thể bị tiêu chảy hoặc không tiêu chảy. Tỷ lệ chết thay đổi từ 40 đến 90% thậm chí 100%. 4.3.3. Phòng và điều trị 4.3.3.1. Phòng bệnh Khi độc tố của E.Coli đã nhiễm vào máu thì mọi việc chữa trị đều không hiệu quả. Do vậy phòng bệnh là cách duy nhất để tránh bệnh xảy ra. - Luôn giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo; thức ăn, nước uống hợp vệ sinh nhằm giảm mật độ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn. Sau mỗi lứa cần sát trùng và tẩy uế chuồng trại bằng thuốc Prophyl, HanIodin hoặc vôi bột - Tập cho lợn ăn sớm vào tuần lễ thứ hai bằng thức ăn thế sữa. - Cung cấp cho lợn con đầy đủ các nhu cầu về vitamin và khoáng chất (bổ sung premix vào khẩu phần ăn). Khi thay đổi thức ăn cho lợn phải thay đổi từ ít đến tăng dần trong 3 ngày sau đó mới cho ăn hoàn toàn thức ăn mới. - Khi cai sữa nên giữ lợn con ở lại chuồng và chuyển lợn mẹ sang chuồng khác. Trong những ngày đầu không nên cho lợn ăn quá nhiều, giảm chất bột, chất đạm và tăng thức ăn thô xanh trong khẩu phần. Khi lợn ăn xong dọn sạch máng ăn, máng uống không để thức ăn dư thừa trong máng. - Phòng bệnh bằng thuốc kháng sinh là biện pháp rất quan trọng và cần thiết, không nên bỏ qua, kể cả khi đã thực hiện tốt biện pháp phòng bệnh bằng vệ sinh chăm sóc hay đã tiêm phòng bằng văcxin cho lợn. Dùng kháng sinh trong vòng 3 ngày liền và lặp lại khi cần thiết đối với những trường hợp sau: khi cai sữa cho lợn con; khi thay đổi thức ăn; khi chuyển nuôi thịt, thay đổi chuồng trại, hoặc nhập lợn về Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau trộn vào thức ăn hoặc nước uống. - Cofacoli: 1,3 g/ 10 kg thể trọng/ngày. - Colisultrix: 2-2,5 g/10 kg thể trọng/ngày. - Naote-sol: 60-120 mg/kg thể trọng/ngày. - Norfacoli: 1g/5-7 kg thể trọng/ngày. 4.3.3.2. Điều trị Khi trong đàn lợn có con có triệu chứng của bệnh phải cách ly con ốm và phòng bệnh toàn đàn cho lợn bằng các loại kháng sinh sau: - Genta-costrim: 1g/8-10 kg thể trọng, cho uống. - Genorfcoli: 2mg/10 kg thể trọng, tiêm bắp thịt. - Colidox-plus: 0,5-1 g/con/ngày, cho uống.
  70. 69 - Coli flox: 1 ml/15 kg thể trọng/ngày, tiêm bắp. Kết hợp với việc ngừng cho lợn ăn 12 giờ và cho uống tự do, sau đó cho ăn lại từ ít đến tăng dần đến đủ khẩu phần thức ăn có trộn kháng sinh. 4.4. Bệnh Lepto (Bệnh lợn nghệ) 4.4.1. Nguyên nhân Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira gây ra và có tính chất lây truyền cao. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, ở mọi lứa tuổi lợn, lợn trưởng thành dễ mắc hơn lợn con, thường gặp trên nái chửa gây sảy thai hoặc chết con. Bệnh lây lan chủ yếu qua nước tiểu của lợn ốm, ngoài ra có thể lây qua đường giao phối trực tiếp. Chuột là loài mang trùng thường xuyên làm lây truyền bệnh. 4.4.2. Triệu chứng, bệnh tích 4.4.2.1. Triệu chứng Bệnh có thể xảy ra ở 2 thể: * Thể cấp tính Thời gian ủ bệnh từ 3 - 5 ngày. - Lợn ăn ít hoặc bỏ ăn, thở nhiều, thi thoảng có những cơn run giật tăng dần, nhiều con kêu thét lên trước khi ngã chúi xuống đất, lúc đứng dậy loạng choạng. - Thân nhiệt của lợn tăng cao từ 40 – 41,50C - Hiện tượng sốt càng ngày càng tăng, sau 4 – 5 ngày, da và niêm mạc có màu vàng, nước tiểu vàng có huyết sắc tố, lợn bị đau mắt, thậm chí bị mù - Lợn con thấy vàng da, sốt nhẹ, kèm theo tiêu chảy - Lợn con theo mẹ bị thiếu máu, da nhợt nhạt, hơi vàng, chậm lớn, lông dựng và phù đầu. * Thể mạn tính Bệnh phát ra âm ỉ, thời gian ủ bệnh từ 3 - 20 ngày. - Lợn bị sốt ngắt quãng, ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước. Lúc đầu lợn táo bón, sau chuyển sang tiêu chảy, đi tiểu khó khăn, số lần đi tiểu giảm dần, nước tiểu vàng lẫn máu. - Lợn có hiện tượng chảy nước mắt, thi thoảng có những cơn run giật nhẹ - Mũi khô bóng, mõm sưng, mặt phù to dần, mi kéo sụp xuống - Lợn đực bao dương vật sưng to, trương thành một cái túi, đầu dương vật có khi thò ra ngoài không tụt vào được - Lợn nái thường có những rối loạn về sinh sản như sảy thai - Lợn con đẻ ra chết ngay hoặc có thể sống nhưng còi cọc và chết dần
  71. 70 4.4.2.2. Bệnh tích - Xác lợn chết gầy, lông bị rụng từng đám, da hoại tử từng vùng, thiếu máu, vàng da - Mật teo, tế bào gan bị thoái hóa. Gan sưng nhũn màu vàng hoặc màu đất sét, có nhiều điểm xuất huyết và các vùng hoại tử màu xám - Thận hơi sưng, mất màu, vỏ thận dễ bóc - Thịt luộc có mùi khét đặc trưng - Phổi thủy thũng, cơ tim mềm, thoái hóa màng tim - Đôi khi thấy vàng thận, gan, xuất huyết bàng quang 4.4.3. Phòng và điều trị 4.4.3.1. Phòng bệnh - Vệ sinh môi trường chăn nuôi, giữ cho chuồng trại luôn luôn khô, thoáng - Diệt chuột và các vật trung gian truyền bệnh khác - Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi định kỳ 2 tuần/lần - Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt cho lợn, trộn kháng sinh định kỳ với thức ăn, bổ sung các men tiêu hóa, thuốc trợ sức trợ lực, nâng cao sức đề kháng cho lợn. 4.4.3.2. Điều trị bệnh Bệnh lợn nghệ rất khó điều trị khi lợn đã mắc bệnh kéo dài. Điều trị bệnh ở giai đoạn đầu bằng một trong các kháng sinh sau: - Penicillin dùng liều 30mg/kg thể trọng phối hợp với Streptomycin liều 30mg/kg thể trọng hoặc Ampicillin dùng liều 30mg/kg thể trọng phối hợp với Kanamycin liều 30mg/kg thể trọng. Dùng trong 5 – 7 ngày liên tục. - Lincospectin liều 1ml/5kg thể trọng. Dùng trong 5 – 7 ngày liên tục. Dùng kháng sinh kết hợp với các thuốc trợ sức, trợ lực như: - Tiêm cafein, vitamin Bcomplex, vitamin C - Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt lợn bệnh, giữ gìn chuồng trại sạch sẽ. 4.5. Bệnh Đóng dấu lợn 4.5.1. Nguyên nhân Bệnh đóng dấu lợn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra. Bệnh có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi lợn, nhưng nặng nề nhất ở lợn 3 – 6 tháng tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào vụ Đông – Xuân, khi sức đề kháng của lợn giảm. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn qua đường tiêu hóa và phần da bị tổn thương.
  72. 71 4.5.2. Triệu chứng, bệnh tích 4.5.2.1. Triệu chứng Thời gian ủ bệnh từ 1– 8 ngày. Bệnh xảy ra ở 3 thể: * Thể quá cấp tính Thể bệnh này xảy ra ở đầu vụ dịch, thường gặp ở lợn trên 10 tháng tuổi với biểu hiện lợn sốt cao, bỏ ăn, có thể có các triệu chứng thần kinh: điên cuồng, lồng lộn, trụy tim mạch và chết. Ở thể bệnh này, trên da của lợn chưa xuất hiện dấu nên gọi là bệnh Đóng dấu trắng. * Thể cấp tính - Lợn sốt cao 42 – 42.50C, sốt kéo dài từ 2 – 5 ngày - Hai chân sau yếu, lợn đi lại siêu vẹo. - Viêm kết mạc mắt, mắt đỏ, chảy nước mắt - Lợn có biểu hiện khó thở, nôn mửa. - Lúc đầu lợn bị táo bón, sau đó phân chuyển sang màu đen, có màng nhầy. Giai đoạn cuối lợn chuyển sang ỉa chảy. - Trên da, cổ, ngực, bụng nổi các nốt đỏ sau chuyển thành các mảng lớn có nhiều hình dạng khác nhau (hình vuông, quả trám, ) giống như các con dấu trên da. Các nốt đỏ trên da về sau tím bầm, loét, viêm nếu bị nhiễm vi khuẩn kế phát, sau đó khô và bong ra. * Thể mạn tính Con vật gầy còm, có biểu hiện què do viêm khớp hoặc liệt hai chân sau do tắc động mạch chủ sau. Các dấu trên da bị hoại tử, bong dần ở rìa rồi cuộn lại giống như tấm bìa. 4.5.2.2. Bệnh tích Ở thể quá cấp tính, lợn không có bệnh tích đặc trưng. Ở thể cấp tính, bệnh tích biểu hiện như sau: - Da có nhiều dấu đa dạng, dễ nhận biết, tím bầm - Tổ chức liên kết dưới da thấm dịch nhớt, keo nhày - Phổi sung huyết, xuất huyết - Lách sưng to, tụ máu hoặc nhồi huyết . Bề mặt lách nổi gồ lên từng chỗ làm cho lách gồ ghề, không bằng phẳng. Cắt lách thấy mềm. - Thận sưng, trên bề mặt quan sát thấy các đám tụ máu, hình vuông hoặc tròn hoặc xuất huyết, nhồi huyết . - Niêm mạc ruột, dạ dày viêm, xuất huyết - Các cơ quan bộ phận khác chủ yếu là hiện tượng tụ máu Ở thể mạn tính: xác lợn gầy, da bị hoại tử, tim tụ máu, van tim lùi sùi như
  73. 72 hoa súp lơ, các bao khớp sưng, chứa nhiều dịch nhớt, các đầu khớp sần sùi do bị viêm. Hình 4.2.19. Thận xuất huyết hoặc nhồi huyết Hình 4.2.20.Van tim lùi sùi như hoa súp lơ Hình 4.2.21.Lách sưng to, nhồi huyết 4.5.3. Phòng và điều trị 4.5.3.1. Phòng bệnh - Vệ sinh môi trường chăn nuôi thường xuyên, định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại. - Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt đàn lợn, bổ sung các men tiêu hóa, thuốc trợ sức trợ lực, nâng cao sức đề kháng cho lợn. - Tiêm vacxin tụ dấu cho lợn định kỳ 6 tháng/lần - Phát hiện lợn ốm, cách ly và điều trị kịp thời 4.5.3.2. Điều trị bệnh - Sử dụng Penicillin liều 30mg/kg thể trọng phối hợp với Streptomycin liều 30mg/kg thể trọng, chia thuốc làm 2 lần, tiêm bắp thịt trong ngày. Dùng thuốc liên tục từ 3 - 5 ngày. Dùng kháng sinh kết hợp với các thuốc trợ sức, trợ lực như: - Tiêm cafein, vitamin B-complex, vitamin C - Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt lợn bệnh, giữ gìn chuồng trại sạch sẽ.
  74. 73 4.6. Bệnh suyễn lợn 4.6.1. Nguyên nhân Bệnh suyễn lợn là một bệnh truyền nhiễm đa nguyên nhân, trong đó tác nhân chính là Mycoplasma kết hợp với các vi khuẩn kế phát như: Pasteurella multocida, APP, Streptococcus, Staphylococcus, các virus, giun phổi, Bệnh có tính chất vùng, thường xảy ra ở thể mạn tính, viêm phế quản phổi, sốt, ho khan, trên tất cả các giống lợn, mọi lứa tuổi lợn nhưng chủ yếu là ở lợn thịt. Bệnh lây lan qua tiếp xúc, qua đường hô hấp. Lợn bệnh là nguồn lây lan và gieo rắc mầm bệnh chính. 4.6.2. Triệu chứng, bệnh tích 4.6.2.1. Triệu chứng Thời gian ủ bệnh từ 8 – 40 ngày tùy thuộc vào lứa tuổi lợn và mức độ mầm bệnh. Mức độ tiến triển của bệnh phụ thuộc vào điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi và chế độ dinh dưỡng của lợn. - Lợn con theo mẹ xuất hiện các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mắt nước mũi, viêm mí mắt trước khi có biểu hiện ho thở - Lợn ho từng cơn, ho nhiều về đêm, ho khan, tần số ho tăng dần, lợn thở thể bụng, ngồi thở như chó ngồi - Thân nhiệt không tăng hoặc tăng nhẹ - Lợn kém ăn, chậm lớn, giảm năng suất chăn nuôi - Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào độ tổn thương trên phổi lợn bệnh Hình 4.2.13. Lợn ngồi thở như chó ngồi 4.6.2.2. Bệnh tích - Xác lợn chết rất gầy, lông bẩn, bết, trên da có các nốt phát ban đỏ - Bệnh tích điển hình tập trung ở phổi: vùng phổi viêm có màu đỏ nhạt, cắt bên trong có đầy bọt. Sau đó có hiện tượng gan hóa hay nhục hóa, các vùng phổi viêm có tính chất đối xứng.
  75. 74 - Các hạch bạch huyết dọc theo khí quản có hiện tượng tăng sinh gấp 3 - 4 lần bình thường Hình 4.2.14. Phổi của lợn bị bệnh suyễn 4.6.3. Phòng và điều trị 4.6.3.1. Phòng bệnh - Mua lợn từ những nơi uy tín, không có dịch lưu hành - Vệ sinh chuồng trại thường xuyên và đảm bảo chuồng trại luôn khô, sạch, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông - Không nuôi nhốt lợn quá chật chội - Định kỳ sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại 2 tuần/lần - Tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn lợn định kỳ 6 tháng/lần - Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn lợn để tăng cường sức đề kháng với bệnh 4.6.3.2. Điều trị - Sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh sau để điều trị: Spectiomycin, tetracycline, tylosin, tiamulin. Liều lượng 200mg/kg thể trọng. Dùng liên tục trong 5 - 7 ngày - Sử dụng các loại thuốc trợ sức trợ lực: Tiêm cafein, B complex, vitamin C. - Khi điều trị phải nhốt cách ly lợn ốm, giữ chuồng luôn khô sạch, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. - Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt lợn bệnh 5. Bệnh ký sinh trùng đường ruột 5.1. Bệnh sán lá ruột lợn 5.1.1. Nguyên nhân Bệnh sán lá ruột lợn sán lá ký sinh ở ruột gây ra. Sán hình lá, có màu đỏ hồng, kích thước dài 0,2 – 0,7 cm, rộng 0,8 – 0,2 cm. Sán trưởng thành đẻ trứng ở trong ruột. Trứng theo phân ra ngoài, nở thành ấu trùng có lông (mao ấu), ấu trùng chui vào ốc ký chủ trung gian, phát
  76. 75 triển qua 4 giai đoạn thành vĩ ấu (ấu trùng có đuôi). Vĩ ấu chui ra khỏi ốc, rụng đuôi thành kén. Kén bám vào các cây cỏ thủy sinh. Lợn ăn rau thủy sinh có kén vào ruột, kén sẽ nở ra sán non. Sán non phát triển thành sán trưởng thành trong ruột và gây bệnh cho lợn. Hình 4.2.22. Sán lá ruột lợn trưởng thành 5.1.2. Triệu chứng, bệnh tích - Triệu chứng: Lợn mắc bệnh triệu chứng thường không rõ. Những con nhiễm nặng, sán có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây nôn. Độc tố của sán tác động lên niêm mạc ruột gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột ỉa chảy. Do sán chiếm đoạt chất dinh dưỡng nên khiến lợn còi cọc, tăng trọng kém. - Bệnh tích: Niêm mạc ruột sần sùi, tăng sinh, viêm loét do tác động của sán lá. 5.1.3. Phòng và điều trị - Phòng bệnh: Định kỳ tẩy giun sán 6 tháng/lần đối với lợn lớn. Lợn con tẩy lúc 60 ngày tuổi. Ủ phân theo phương pháp sinh học, diệt ký chủ trung gian, vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại, nơi chăn thả lợn. - Trị bệnh: Tẩy sán cho lợn bằng Handertin B, Dovenix. 5.2. Bệnh giun đũa lợn 5.2.1. Nguyên nhân Do giun đũa ký sinh ở ruột non của lợn gây nên. Giun đũa lợn màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi nhọn. Giun trưởng thành dài khoảng 12 – 30cm. Giun trưởng thành đẻ trứng trong ruột lợn, trứng theo phân ra môi trường bên ngoài, phát triển thành ấu trùng trong trứng gọi là trứng cảm nhiễm. Lợn ăn phải trứng cảm nhiễm sẽ bị nhiễm giun đũa. 5.2.2. Triệu chứng, bệnh tích - Triệu chứng: Lợn con từ 1 - 3 tháng tuổi bị nhiễm giun thường rối loạn tiêu hóa, gầy còm, chậm lớn, xù lông, da thô. Các trường hợp nhiễm giun nặng, lợn có thể bị tắc ruột, đau bụng và gây chết lợn. Lợn trưởng thành triệu chứng không rõ ràng. - Bệnh tích: Ở gan và phổi có nhiều điểm hoại tử khi ấu trùng giun đũa di hành đến đó. Giun đũa trưởng thành gây tổn thương và viêm tăng sinh niêm mạc ruột.
  77. 76 Hình 4.2.23.Giun đũa gây tắc ruột Hình 4.2.24.Bệnh tích ở gan do ấu trùng di hành 5.2.3. Phòng và điều trị - Phòng bệnh: Định kỳ tẩy giun sán 6 tháng/lần đối với lợn lớn. Lợn con tẩy lúc 60 ngày tuổi. Ủ phân theo phương pháp sinh học, diệt ký chủ trung gian, vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại, nơi chăn thả lợn. - Trị bệnh: Dùng một trong các thuốc sau để tẩy giun: + Levamisol: Liều 6 – 8mg/kg thể trọng, tiêm bắp. + Tetramisol: Liều 5 – 7,5mg/kg thể trọng, tiêm dưới da hoặc 50mg/kg thể trọng, cho uống. + Ivermectin: Liều 0,3 mg/kg thể trọng, tiêm bắp. 6. Bệnh ký sinh trùng ngoài da Do đặc tính hoang dã nên lợn rừng thường ít khi bị nhiễm các loại ký sinh trùng ngoài da, các giống lợn nuôi thả cũng có thể bị mắc. Một trong những bệnh ký sinh trùng ngoài ra phổ biến ở lợn là bệnh ghẻ. 6.1. Nguyên nhân Do ghẻ ký sinh trên da của lợn gây ra, con ghẻ rất bé nhìn mắt thường khó phát hiện, mà phải nhìn qua kính lúp, hoặc kính hiển vi. Ghẻ đào hang, đẻ trứng trên da của lợn, chúng thường xuyên tiết ra độc tố gây kích thích đầu dây thần kinh làm cho con vật ngứa, khó chịu.