Giáo trình Phòng và trị một số bệnh cua đồng - Mô đun 5: Nuôi cua đồng

pdf 100 trang huongle 3670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phòng và trị một số bệnh cua đồng - Mô đun 5: Nuôi cua đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phong_va_tri_mot_so_benh_cua_dong_mo_dun_5_nuoi_c.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phòng và trị một số bệnh cua đồng - Mô đun 5: Nuôi cua đồng

  1. 0 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH CUA ĐỒNG MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ: NUÔI CUA ĐỒNG Trình độ: sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: 05
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Cua đồng là đối tượng thủy sản quen thuộc, đã gắn bó với bà con nông dân của chúng ta từ xưa đến nay. Trước đây sản lượng cua đồng ở nước ngọt là rất lớn, nhưng hiện nay do tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm bởi hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật từ nông nghiệp, hóa chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, nước thải công nghiệp từ các nhà máy Cộng với tình hình khai thác thủy sản quá mức đã làm cho sản lượng cua ngày càng cạn kiệt. Do sản lượng cua đồng ngày càng ít nên giá thành của chúng cũng khá cao. Vì vậy nuôi cua là một nghề mới rất hấp dẫn người dân và rất có tiềm năng. Cua là đối tượng sống hoang dã ít bệnh tật nhưng khi đưa vào nuôi thì mật độ cao hơn nhiều so với ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều bà con chưa được tiếp nhận đầy đủ, có hệ thống các hiểu biết và cách thực hiện thao tác của nghề nên hiệu quả nuôi không cao. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Nuôi cua đồng được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo nghề Nuôi cua đồng là cấp thiết hiện nay để đào tạo cho người làm nghề Nuôi cua đồng và bà con lao động nông thôn, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động Nuôi cua đồng phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề Nuôi cua đồng trình độ sơ cấp nghề do trường Cao đẳng Thủy sản chủ trì xây dựng và biên soạn theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương trình dạy nghề Nuôi cua đồng trình độ sơ cấp nghề gồm 06 mô đun: 1) Mô đun 01. Xây dựng ao, ruộng nuôi cua 2) Mô đun 02. Chu n bị ao, ruộng nuôi cua 3) Mô đun 03. Chọn và thả cua giống 4) Mô đun 04. Cho ăn và quản lý ao, ruộng nuôi cua 5) Mô đun 05. Ph ng và trị một số bệnh cua đồng 6) Mô đun 06. Thu hoạch và tiêu thụ cua Giáo trình Ph ng và trị một số bệnh cua đồng được biên soạn theo chương trình đã được th m định là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Sau khi học mô đun này học viên
  4. 3 có thể hành nghề Ph ng và trị một số bệnh cua đồng. Mô đun này được học sau mô đun xây dựng ao, ruộng nuôi cua; Chu n bị ao, ruộng nuôi cua; Chọn và thả cua giống; Cho cua ăn và quản lý ao, ruộng nuôi cua và trước mô đun 6 trong chương trình dạy nghề nuôi cua đồng. Giáo trình Ph ng và trị một số bệnh cua đồng giới thiệu về việc phòng bệnh tổng hợp, ch n đoán và xử lý một số bệnh về môi trường, dinh dưỡng, ký sinh trùng, nấm và vi khu n trên cua đồng; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 84 giờ, gồm 5 bài. Nội dung giảng dạy gồm các bài: Bài 1: Ph ng bệnh tổng hợp Bài 2: Ch n đoán và xử lý bệnh do môi trường Bài 3: Ch n đoán và xử lý bệnh do dinh dưỡng Bài 4: Ch n đoán và trị bệnh do ký sinh trùng Bài 5: Ch n đoán và trị bệnh do nấm, vi khu n Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là những vấn đề về bệnh và biện pháp trị một số bệnh thường gặp thực tế tại Ninh Bình, Hà Nội, Bắc Ninh Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ NN&PTNT, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: ThS. Ngô Thế Anh 2. ThS. Nguyễn Thị Quỳnh
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN 7 MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH CUA ĐỒNG 8 Bài 1: Ph ng bệnh tổng hợp 9 1. Định nghĩa bệnh của cua 9 1.1. Định nghĩa 9 1.2. Phân loại bệnh cua 9 2. Mối quan hệ của các yếu tố gây bệnh 13 2.1. Yếu tố môi trường 13 2.2. Tác nhân gây bệnh 14 2.3. Sức đề kháng của vật nuôi 14 2.4 Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh 14 3. Phương pháp sử dụng thuốc trong ph ng trị bệnh cua 16 3.1. Phun thuốc 16 3.2. Tắm thuốc 18 3.3. Trộn thuốc vào thức ăn 19 4. Biện pháp ph ng bệnh tổng hợp 21 4.1. Khử trùng đáy ao, mương, dụng cụ trước khi nuôi 21 4.2. Xử lý nước trước và trong quá trình nuôi 26 4.3. Kiểm dịch cua giống 27 4.4. Tắm ph ng bệnh cho cua 27 4.5 Quản lý thức ăn 27 4.6 Trộn vitamin C và thảo dược vào thức ăn 28 4.7. Giữ ổn định yếu tố môi trường ao nuôi cua 28 Bài 2: Ch n đoán và xử lý bệnh do môi trường 31 1. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến cua đồng 31 1.1. Giới hạn chỉ tiêu các yếu tố môi trường thích hợp đối với cua 31 1.2. Dấu hiệu bệnh của cua do các yếu tố môi trường 32 2. Quan sát hoạt động bất thường của cua 33 3. Thu mẫu cua 33 3.1. Chu n bị dụng cụ 33 3.2. Thu mẫu cua bệnh 33 4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý của cua 33 4.1. Quan sát màu sắc và hình dạng cơ thể cua 33 5. Kiểm tra các yếu tố môi trường 34 5.1. Kiểm tra yếu tố nhiệt độ 34 5.2. Kiểm tra yếu tố pH 34 5.3. Kiểm tra yếu tố NH3 38 5.4. Kiểm tra yếu tố H2S 41
  6. 5 6. Kết luận 43 7. Xử lý bệnh do yếu tố môi trường 43 7.1. Xử lý bệnh do nhiệt độ trong ao nuôi 43 7.2. Xử lý bệnh do pH trong ao nuôi 43 Bài 3: Ch n đoán và xử lý bệnh do dinh dưỡng 47 1. Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến cua đồng 47 1.1. Tiêu chu n dinh dưỡng của cua đồng 47 1.2. Dấu hiệu cua bị bệnh do dinh dưỡng 48 2. Quan sát hoạt động bất thường của cua 48 3. Thu mẫu cua 49 3.1. Chu n bị dụng cụ 49 3.2. Thu mẫu cua bệnh 49 4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý trên cơ thể cua 49 4.1. Quan sát màu sắc, hình dạng của cơ thể cua 49 4.2. Giải phẫu và quan sát nội tạng cua 50 5. Kiểm tra thức ăn và chế độ cho ăn 50 6. Kết luận 51 7. Xử lý bệnh do dinh dưỡng của cua 51 7.1. Xử lý bệnh do thiếu đạm 51 7.2. Xử lý bệnh do mỡ 51 7.3. Xử lý bệnh do tinh bột 51 7.4. Xử lý bệnh do vitamin 52 7.5. Xử lý bệnh do khoáng chất 52 Bài 4: Ch n đoán và trị bệnh do ký sinh trùng 55 1. Ch n đoán và trị bệnh giun tr n ở cua đồng 55 1.1. Giới thiệu bệnh giun tr n ở cua 55 1.2. Quan sát hoạt động bất thường của cua 58 1.3. Thu mẫu cua bệnh 58 1.4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý của cua 59 1.5. Lấy mẫu bệnh ph m để tìm giun tr n 59 1.6. Kết luận 60 1.7. Ph ng và trị bệnh 60 2. Ch n đoán và trị bệnh do ấu trùng sán lá phổi ký sinh ở cua đồng 60 2.1. Giới thiệu bệnh ấu trùng sán lá phổi ở cua 60 2.2. Quan sát hoạt động bất thường của cua 62 2.3. Thu mẫu cua bệnh 63 2.4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý 63 2.5. Lấy mẫu bệnh ph m để tìm ấu trùng sán lá 63 2.6. Kết luận 63 2.7. Ph ng và trị bệnh 64 3. Ch n đoán và trị bệnh đỉa ở cua đồng 64 3.1. Giới thiệu bệnh đỉa ở cua 64 3.2. Quan sát hoạt động bất thường của cua 65 3.3. Thu mẫu cua bệnh 65
  7. 6 3.4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý của cua 66 3.5. Lấy mẫu bệnh ph m để tìm đỉa cua 66 3.6. Kết luận 67 3.7. Ph ng và trị bệnh 67 Bài 5: Ch n đoán và trị bệnh do nấm, vi khu n 72 1. Ch n đoán và trị bệnh nấm thủy my ở cua đồng 72 1.1. Giới thiệu bệnh nấm thủy my ở cua đồng 72 1.2. Quan sát hoạt động bất thường của cua 74 1.3. Thu mẫu cua bệnh 74 1.4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý 74 1.5. Lấy mẫu bệnh ph m quan sát dưới kính hiển vi 75 1.6. Kết luận 75 1.7. Ph ng và trị bệnh 75 2. Ch n đoán và trị bệnh nấm bậc cao ở cua đồng 75 2.1. Giới thiệu về bệnh nấm bậc cao ở cua đồng 75 2.2. Quan sát hoạt động bất thường của cua 78 2.3. Thu mẫu cua bệnh 78 2.4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý trên mai, bụng, chân cua 78 2.5. Lấy mẫu bệnh ph m quan sát dưới kính hiển vi 78 2.6. Kết luận 79 2.7. Ph ng và trị bệnh 79 3. Ch n đoán và trị bệnh máu vón cục do vi khu n ở cua đồng 80 3.1. Giới thiệu bệnh máu vón cục do vi khu n ở cua đồng 80 3.2. Quan sát hoạt động bất thường của cua 80 3.3. Thu mẫu cua bệnh 81 3.4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý 81 3.5. Kết luận 81 3.6. Ph ng và trị bệnh 81 4. Ch n đoán và trị bệnh run chân ở cua đồng 82 4.1. Giới thiệu bệnh run chân ở cua đồng 82 4.2. Quan sát hoạt động bất thường của cua 84 4.3. Thu mẫu cua bệnh 84 4.4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý 84 4.5. Kết luận 85 4.6. Ph ng và trị bệnh 85 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 91 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 91 II. Mục tiêu của mô đun: 91 III. Nội dung chính của mô đun 91 IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 92 V. Tài liệu tham khảo 98
  8. 7 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN 1. Ch n đoán: Xác định bản chất của một bệnh. 2. Dấu hiệu bệnh lý: Triệu chứng khác biệt của một bệnh đặc trưng hoặc điều kiện gây bệnh 3. Động vật thủy sản (ĐVTS): Cá, nhuyễn thể, giáp xác sống, bao gồm các sản ph m sinh sản của chúng, trứng đã thụ tinh, phôi và các giai đoạn ấu niên, ở các khu vực nuôi trồng thủy sản hoặc ở tự nhiên. 4. Khử trùng: Việc áp dụng các qui trình làm sạch để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh ở động vật thủy sản, thực hiện ở các cơ sở nuôi trồng thủy sản (như trại giống, trại nuôi, đồ dùng có thể ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp) 5. Nuôi trồng thủy sản: Được gọi phổ biến là “nuôi cá”, khái quát rộng hơn bao gồm cả việc ấp nở và nuôi thương mại động vật thủy sản và thực vật ở biển và nước ngọt 3 3 6. ppm : đơn vị đo phần triệu, 1ppm = 1g/m hoặc 1ml/m . 7. Tác nhân gây bệnh: Một sinh vật gây ra hoặc góp phần vào việc hình thành bệnh. 8. Xuất huyết: Là hiện tượng máu chảy ra ngoài mạch máu, nếu máu chảy ra ngoài cơ thể thì gọi là chảy máu ngoài (xuất huyết ngoài), nếu máu chảy ra ngoài mạch máu và tích tụ lại trong tổ chức tế bào hay các thể xoang của cơ thể thì gọi là chảy máu trong (xuất huyết trong), có trường hợp bệnh lý gồm cả chảy máu trong lẫn chảy máu ngoài. 9. TCCA: viên sủi khử trùng
  9. 8 MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH CUA ĐỒNG Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun: Mô đun Ph ng và trị một số bệnh cua đồng có thời gian đào tạo là 84 giờ trong đó lý thuyết 20 giờ, thực hành 56 giờ kiểm tra thường xuyên 4 giờ và kiểm tra kết thúc mô đun 4 giờ. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện những công việc sau: - Nhận biết được các dấu hiệu cua đồng bị bệnh; - Thu được mẫu cua bệnh; - Thực hiện được các biện pháp ph ng, trị và xử lý bệnh cho cua đồng. Nội dung mô đun gồm: - Phòng bệnh tổng hợp; - Ch n đoán và xử lý bệnh do môi trường; - Ch n đoán và xử lý bệnh do dinh dưỡng ; - Ch n đoán và trị bệnh do ký sinh trùng ; - Ch n đoán và trị bệnh do nấm ; - Ch n đoán và trị bệnh do vi khu n. Để hoàn thành mô đun này, người học phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa; - Tự đọc tài liệu ở nhà; - Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở ao, ruộng nuôi cua đồng của các hộ gia đình, trại sản xuất giống tại địa phương mở lớp. Trong quá trình thực hiện mô đun: giáo viên (chuyên gia) kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo các thao tác của người học. Kết thúc mô đun: giáo viên kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng của người học. Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, người học phải: - Có mặt ít nhất 80% số giờ học lý thuyết và tham gia 100% các giờ thực hành. - Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc các mô đun. - Trung bình điểm kiểm tra định kỳ và điểm kiểm tra kết thúc mô đun phải đạt ≥ 5 điểm.
  10. 9 Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp Mã bài: MĐ 05 - 01 Mục tiêu: - Hiểu được mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh cho cua đồng; phương pháp sử dụng thuốc; biện pháp ph ng bệnh tổng hợp trong nuôi cua đồng; - Tính được đúng lượng thuốc, hóa chất cần dùng, thực hiện các biện pháp ph ng bệnh tổng hợp cho cua đồng; - Tuân thủ đúng các bước kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Định nghĩa bệnh của cua 1.1. Định nghĩa Khi cơ thể cua bị tấn công, hay xâm nhập của một hay nhiều yếu tố khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp, yếu tố vô sinh hay hữu sinh, bên ngoài hay bên trong làm một hay nhiều hoạt động sống của động vật đó bị rối loạn, ngừng trệ hoặc bị phá hủy thì gọi cơ thể cua đó đang bị bệnh. Khi quan sát cơ thể sinh vật có bị bệnh hay không cần phải xem xét điều kiện môi trường. Ví dụ mùa đông trong một số thuỷ vực nhiệt độ hạ thấp cua nằm yên ở đáy hay n nấp nơi kín không bắt mồi đó là hiện tượng bình thường, còn các mùa khác thời tiết ấm áp cua không ăn là triệu chứng bị bệnh. Có thể định nghĩa một cách khác: bệnh là sự phản ứng của cơ thể sinh vật với sự biến đổi xấu của môi trường ngoại cảnh, cơ thể nào thích nghi thì tồn tại, không thích nghi thì mắc bệnh và chết. Cua đồng hay các động vật thuỷ sản (ĐVTS) bị bệnh do sự có mặt của mầm bệnh, do nguyên nhân của môi trường và sự phản ứng của cơ thể cua, các yếu tố này tác dụng tương hỗ lẫn nhau dưới điều kiện nhất định. 1.2. Phân loại bệnh cua Để phân chia các loại bệnh người ta có thể dựa vào tác nhân gây bệnh, và bệnh ở động vật nói chung được phân loại theo sơ đồ sau:
  11. 10 Bệnh do sinh vật phi ký sinh (bệnh địch hại) Bệnh do sinh vật Bệnh truyền nhiễm Bệnh do sinh vật ký sinh Bệnh ở cua Bệnh ký sinh trùng Bệnh do yếu tố môi trường Bệnh do yếu tố vô sinh Bệnh do yếu tố dinh dưỡng Bệnh do di truyền 1.2.1. Bệnh truyền nhiễm a) Định nghĩa về bệnh truyền nhiễm Quá trình truyền nhiễm là hiện tượng tổng hợp xảy ra trong cơ thể sinh vật khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập, tác nhân gây bệnh là vi sinh vật (virus, vi khu n, nấm, tảo đơn bào). Trong trường hợp tác nhân xâm nhập vào cơ thể nhưng chưa có dấu hiệu bệnh lý, lúc này có thể gọi có quá trình truyền nhiễm song chưa thể gọi là bệnh truyền nhiễm. Bệnh truyền nhiễm là quá trình truyền nhiễm kèm theo dấu hiệu bệnh lý. Nhân tố để phát sinh ra bệnh truyền nhiễm: - Có tác nhân gây ra bệnh truyền nhiễm như virus, vi khu n, nấm, tảo đơn bào - Sinh vật có mang các tác nhân gây bệnh. - Điều kiện môi trường bên ngoài thuận lợi cho sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh thúc đ y quá trình truyền nhiễm. - Kích thước của các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thường rất nhỏ bé, song khả năng gây bệnh của chúng rất lớn, nó có thể làm cho vật chủ chết một cách nhanh chóng. Bệnh truyền nhiễm gây tác hại lớn cho vật chủ do: - Sinh vật gây bệnh có khả năng sinh sản nhanh nhất là virus, vi khu n - chỉ sau mấy giờ số lượng của chúng có thể tăng lên rất nhiều đã tác động làm rối loạn hoạt động sinh lý của cơ thể vật chủ. - Tác nhân gây bệnh c n có khả năng làm thay đổi, hủy hoại tổ chức mô, đồng thời có thể tiết ra độc tố phá hoại tổ chức của vật chủ, làm cho các tế bào tổ chức hoạt động không bình thường.
  12. 11 b) Nguồn gốc và con đường lan truyền của bệnh truyền nhiễm ở cua - Nguồn gốc của bệnh truyền nhiễm + Động vật thủy sản trong môi trường tự nhiên nhiễm bệnh. + Xác chết của động vật thủy sản mang mầm bệnh + Chất mùn bã hữu cơ, nước thải của các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy - Con đường lan truyền của bệnh truyền nhiễm + Bằng đường tiếp xúc trực tiếp giữa cua bệnh và cua khỏe: + Do nguồn nước: + Do dụng cụ đánh bắt và vận chuyển cua + Mầm bệnh có ở đáy ao + Do động vật thuỷ sản di cư + Do chim và các sinh vật ăn cua như chuột, rắn c) Động vật thuỷ sản là nguồn gốc của một số bệnh truyền nhiễm ở người và động vật Cua cũng như giáp xác, động vật thân mềm là nguồn gốc của một số bệnh truyền nhiễm cho người và gia súc. Trong cơ thể một số động vật thuỷ sản có mang vi khu n bệnh dịch tả. Các loại vi khu n này có thể tồn tại trên cơ thể và trong một số loài động vật thuỷ sản, nó có thể rơi vào nước và gây nhiễm b n nguồn nước. Nguyên nhân của người mắc bệnh dịch tả có thể do ăn cua sống hoặc cua nấu, nướng chưa chín có mang vi khu n gây bệnh nên đã truyền qua cho người. 1.2.2. Bệnh ký sinh trùng a) Định nghĩa Trong thế giới sinh vật có nhiều phương thức sống khác nhau. Đa phần sinh vật có phương thức sống tự do, một số có các phương thức sống khác như: sống cộng sinh, sống hội sinh và sống ký sinh. Phương thức sống ký sinh là một hay một số sinh vật sống hoàn toàn lệ thuộc vào cơ thể của sinh vật khác, về dinh dưỡng và cư trú. Trong đó sinh vật sống lệ thuộc gọi là ký sinh trùng, sinh vật bị sinh vật khác lệ thuộc vào gọi là vật chủ. Trong quan hệ này ký sinh trùng là sinh vật được lợi, c n vật chủ là sinh vật bị hại. b) Nguồn gốc của sinh vật sống ký sinh Thường nguồn gốc của sinh vật sinh sống ký sinh chia làm 2 giai đoạn: - Sinh vật từ phương thức sinh sống cộng sinh đến ký sinh
  13. 12 - Sinh vật từ phương thức sinh sống tự do chuyển qua ký sinh giả đến ký sinh thật c) Phương thức và chủng loại ký sinh *Phương thức ký sinh - Dựa theo tính chất ký sinh của ký sinh trùng để chia: + Ký sinh giả. + Ký sinh thật. - Dựa vào thời gian ký sinh có thể chia ra làm 2 loại: + Ký sinh có tính chất tạm thời. + Ký sinh mang tính chất thường xuyên: ký sinh giai đoạn và ký sinh suốt đời. - Dựa vào vị trí ký sinh để chia: + Ngoại ký sinh: Ký sinh trùng ký sinh trên bề mặt cơ thể trong từng giai đoạn hay suốt đời. Ở cua, ký sinh trùng ký sinh trên mai, trên chân bơi, trên mang. + Nội ký sinh: Là chỉ ký sinh trùng ký sinh trong các cơ quan nội tạng, trong tổ chức trong xoang của vật chủ như : sán lá, giun tròn ký sinh trong xoang nội tạng, trong cơ thịt cua. d) Phương thức nhiễm của ký sinh trùng Nhiễm qua miệng: Trứng, ấu trùng, bào nang của ký sinh trùng theo thức ăn, theo nước vào ruột gây bệnh cho cua như ký sinh trùng giun tr n e) Mối quan hệ giữa ký sinh trùng, vật chủ và điều kiện môi trường Ký sinh trùng, vật chủ và điều kiện môi trường có quan hệ với nhau rất mật thiết. Quan hệ giữa ký sinh trùng với vật chủ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, chủng loại, số lượng ký sinh trùng, vị trí ký sinh và tình trạng cơ thể vật chủ. Điều kiện môi trường sống của vật chủ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến ký sinh trùng, vật chủ và mối quan hệ giữa chúng với nhau. - Tác động của ký sinh trùng đối với vật chủ: Ký sinh trùng khi ký sinh lên vật chủ gây hậu quả làm cho cơ thể vật chủ sinh trưởng chậm, phát dục không tốt, sức đề kháng giảm có thể bị chết. Có thể tóm tắt ảnh hưởng của ký sinh trùng đối với vật chủ như sau: + Tác động kích thích cơ học và gây tổn thương tế bào tổ chức vật chủ; + Tác động đè nén và làm tắc; + Tác động lấy chất dinh dưỡng của vật chủ; + Tác động gây độc với vật chủ, làm môi giới gây bệnh.
  14. 13 - Phản ứng của vật chủ đối với ký sinh trùng: nhìn chung phản ứng của vật chủ đối với ký sinh trùng biểu hiện ở các mặt dưới đây: + Phản ứng của tế bào tổ chức vật chủ; + Phản ứng của dịch thể; + Tuổi của vật chủ ảnh hưởng đến ký sinh trùng; + Tính ăn của vật chủ ảnh hưởng đến ký sinh trùng; + Tình trạng sức khoẻ của vật chủ tác động đến ký sinh trùng. - Tác động của điều kiện môi trường đối với ký sinh trùng: ký sinh trùng sống ký sinh trên cơ thể vật chủ nên nó chịu tác động bởi môi trường thứ nhất là vật chủ đồng thời môi trường vật chủ sống hoặc trực tiếp hay gián tiếp cũng có ảnh hưởng đến ký sinh trùng, làm tác động đến mức độ tác hại của ký sinh trùng đối với vật chủ. Các điều kiện môi trường đó bao gồm: + Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến ký sinh trùng; + Đặc điểm của thuỷ vực ảnh hưởng đến ký sinh trùng . 2. Mối quan hệ của các yếu tố gây bệnh Động vật thuỷ sản nói chung, cua đồng nói riêng và môi trường sống là một thể thống nhất, khi chúng mắc bệnh là kết quả tác động qua lại giữa cơ thể vật chủ, tác nhân gây bệnh và môi trường sống. Nhân tố gây bệnh cho động vật thủy sản nói chung và cua đồng nói riêng là: - Môi trường sống; - Tác nhân gây bệnh; - Vật chủ. 2.1. Yếu tố môi trường Các yếu tố môi trường đều là các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản, bởi vì tỷ lệ sống, sinh sản và sinh trưởng của các loài động vật thủy sản phụ thuộc vào môi trường thích hợp. Có nhiều yếu tố môi trường có khả năng ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, nhưng chỉ một số ít có vai tr quyết định. Nhiệt độ và độ mặn là giới hạn quan trọng của loài thủy sản nuôi ở một địa điểm nhất định. Muối dinh dưỡng, độ kiềm tổng số và độ cứng tổng số cũng là những yếu tố quan trọng điều chỉnh thực vật phát triển mà chúng c n ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh là thức ăn cho động vật thủy sản. Độ trong điều chỉnh ánh sáng chiếu vào nước tác động đến sự quang hợp và các chuỗi thức ăn; độ trong cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cua và động vật không xương sống khác.
  15. 14 Những yếu tố môi trường khác ảnh hưởng cho nuôi trồng thủy sản là pH, oxy hòa tan- DO, carbonic - CO2, ammoniac - NH3, nitrite - NO2 và hydrosulfua - H2S. Ngoài ra một số trường hợp gây độc do kim loại và thuốc trừ sâu có thể gây ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản. Những chất gây ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản thường có nồng độ thấp hơn bất cứ chất độc nào xảy ra trong phạm vi hệ thống nuôi. 2.2. Tác nhân gây bệnh Tác nhân gây bệnh là các yếu tố hữu sinh làm cho động vật thuỷ sản mắc bệnh gọi chung là tác nhân gây bệnh. Những tác nhân gây bệnh này do sự cảm nhiễm của động vật thuỷ sản là vật chủ hoặc sự xâm nhập của chúng vào vật chủ. Các tác nhân gây bệnh được chia ra 3 nhóm: - Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: Virus, ricketsia, vi khu n, nấm, - Tác nhân gây bệnh ký sinh: Nguyên sinh động vật (động vật đơn bào), giun sán, đỉa, giáp xác (động vật đa bào). - Một số sinh vật trực tiếp ăn động vật thuỷ sinh hay uy hiếp động vật thuỷ sinh: Côn trùng nước, rong tảo độc, sứa, ếch, rắn, ba ba được gọi là nhóm địch hại của động vật thuỷ sinh. - Trong cơ thể của vật nuôi có thể tồn tại một số tác nhân gây bệnh, tuy nhiên để cơ thể đó bị bệnh khi và chỉ khi tác nhân gây bệnh phải lớn về số lượng và đủ về độc lực. 2.3. Sức đề kháng của vật nuôi Khi cơ thể của vật nuôi bị tác động của các yếu tố ngoại cảnh là mầm bệnh hay tác nhân gây bệnh thì cơ thể của vật nuôi đó có nguy cơ bị bệnh. Tuy nhiên một cơ thể chỉ gọi là bị bệnh khi và chỉ khi cơ thể đó trong tình trạnh có sức đề kháng kém so với các tác động của ngoại cảnh. Trong một ao nuôi cua khi có dịch bệnh xảy ra, bên cạnh những con cua nhiễm bệnh vẫn c n những con không bị bệnh. Như vậy cùng một môi trường sống, cùng một điều kiện chăm sóc, có những con bị bệnh có những con khác thì không. Điều đó chứng tỏ rằng cá thể nào có sức đề kháng tốt hơn thì kháng bệnh tốt hơn và vì vậy ít bị bệnh hơn các cá thể có sức đề kháng yếu. 2.4 Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh Tất cả các sinh vật đều chịu các tác động từ các yếu tố trong môi trường sống. Nước là môi trường sống của ĐVTS nói chung và cua đồng nói riêng. o Các yếu tố của môi trường sống ở đây bao gồm: t , pH, O2, CO2, NH3, NO2, kim loại nặng, Trong môi trường nuôi thì vật nuôi (cua đồng) và tác nhân gây bệnh đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Tuy nhiên khi các yếu tố môi
  16. 15 trường tác động thuận lợi cho vật nuôi thì sẽ tác động bất lợi cho các tác nhân gây bệnh. Ngược lại, khi các yếu tố môi trường tác động bất lợi cho vật nuôi sẽ tác động thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh, khi đó môi trường ở dạng ô nhiễm cho vật nuôi. Như vậy khi môi trường nuôi bị ô nhiễm đối với vật nuôi hay nói cách khác các yếu tố môi trường nằm ngoài khoảng chịu đựng của vật nuôi sẽ làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh sẽ được nhân lên về số lượng và tăng về độc lực dẫn đến vật nuôi (cua đồng nuôi) dễ mắc bệnh. Vật nuôi bị bệnh là khi ba nhân tố môi trường, tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) và vật nuôi sẽ xảy ra như sau: - Một số yếu tố môi trường nằm ngoài ngưỡng chịu đựng của vật nuôi hay nói cách khác môi trường khi đó bị ô nhiễm đối với vật nuôi - Mầm bệnh có trong môi trường nuôi và lớn về số lượng và đủ về độc lực - Vật nuôi có sức đề kháng kém, không chống lại với tác động của môi trường nuôi và mầm bệnh. Như vậy để vật nuôi (cua đồng) không xảy ra dịch bệnh cần hạn chế được các yếu tố trên: - Quản lý môi trường nuôi tốt, phù hợp với đời sống của cua đồng. - Ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh và kìm hãm sự phát triển của chúng trong ao nuôi. - Nâng sức đề kháng của cua đồng nuôi. Mối quan hệ của ba yếu tố gây nên bệnh cho cua đông của chúng ta được thể hiện rõ ở ba v ng tr n dưới đây: Hình 5.1.1 : Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh:
  17. 16 Vùng xuất hiện bệnh (màu sẫm) có đủ ba yếu tố gây bệnh 1+2+3; Vùng 1+2 bệnh không xảy ra; Vùng 2+3 bệnh không xảy ra; Vùng 1+3 bệnh không xảy ra 3. Phương pháp sử dụng thuốc trong ph ng trị bệnh cua 3.1. Phun thuốc Dùng thuốc phun (té) xuống ao, phương pháp này tạo môi trường nuôi cua có nồng độ thuốc thấp song thời gian tác dụng của thuốc dài. 3.1.1. Xác định thể tích nước trong ao a) Xác định diện tích mặt nước trung bình của ao Xác định diện tích của ao: tùy vào hình dạng của ao mà cách tính diện tích là khác nhau. Ví dụ ao có diện tích hình chữ nhật: chiều dài 30m, chiều rộng 20 m, diện tích ao khi đó là dài x rộng là 30 x 20 = 600 m2. b) Xác định độ sâu trung bình của ao Xác định độ sâu trung bình của ao. Trong thực tế, đáy ao có nhiều chỗ nông sâu khác nhau. Để tính được độ sâu trung bình của ao ta lấy đại diện 5 điểm khác nhau của ao, sau đó tính trung bình của 5 độ sâu này là độ sâu trung bình của ao. Ví dụ độ sâu của 5 vị trí khác nhau trong ao là: 1,2m; 1,3m; 1,5m; 1,8m; 2,0m. Độ sâu trung bình của ao là: (1,2 + 1,3+ 1,5 + 1,8 + 2,0): 5 = 1,56m. c) Xác định thể tích nước trong ao - Thể tích của ao là: diện tích ao X độ sâu trung bình của ao, đơn vị đo m3. Ở ví dụ trên, thể tích của ao là: 600 m2 x 1,56 m = 936 m3 nước. 3.1.2. Xác định khối lượng thuốc cần sử dụng a) Lựa chọn loại thuốc - Phụ thuộc vào mục đích sử dụng thuốc mà ta lựa chọn các loại thuốc khác nhau. - Hóa chất dùng để khử trùng nước trong quá trình nuôi: Đá vôi CaCO3, CaMg(CO3)2; Vôi nung CaO, Ca(OH)2; Zoelite; Vicato (TCCA); BKC (Benzalkonium Chloride),., men vi sinh. - Hóa chất để chữa bệnh ký sinh trùng cho cua: Vicato (TCCA); BKC (Benzalkonium Chloride), thuốc tím KMnO4, sulphat đồng (CuSO4), b) Lựa chọn nồng độ thuốc Mỗi loại thuốc khác nhau, mỗi mục đích sử dụng khác nhau thì có nồng độ sử dụng thuốc khác nhau. Đối với phương pháp phun thuốc xuống ao, nồng độ thuốc sử dụng thường là thấp, tác dụng diệt tác nhân gây bệnh một cách lâu dài.
  18. 17 c) Tính khối lượng thuốc cần sử dụng Khối lượng thuốc cần sử dụng là lấy nồng độ thuốc nhân với thể tích của nước ao. Ví dụ dùng vôi bột CaO để khử trùng nước ao, nồng độ dùng là 2 kg/100 m3 nước, thể tích ao là 936 m3 nước, khối lượng CaO cần dùng là: 2 X 936/100= 18,72 kg. 3.1.3. Thao tác phun thuốc xuống ao a) Pha thuốc Trước hết phải h a tan thuốc phun với một thể tích nước nhất định trước khi phun xuống ao. Cho thuốc vào một cái xô, sau đó dùng gáo múc nước đổ dần dần vào xô. Vừa đổ vừa khuấy cho thuốc tan ra. Đổ nước và khuấy cho đến khi thuốc tan đều trong nước thì dừng lại. b) Phun thuốc xuống ao Sau khi thuốc đã tan đều trong xô nước, xách xô nước đi xung quanh ao và té đều trên mặt ao. Nếu ao rộng (≥ 1000 m2), đặt xô nước thuốc lên thuyền và đi trên mặt ao, dùng gáo múc nước thuốc trong xô và té đều khắp ao. Hình 5.1.2: H a tan thuốc trong xô trước khi phun xuống ao
  19. 18 3.2. Tắm thuốc Tập trung cua trong một bể nhỏ hoặc chậu, thuyền pha thuốc nồng độ tương đối cao tắm cho cua trong thời gian ngắn để trị các sinh vật gây bệnh bên ngoài cơ thể cua. Thời gian tắm, mật độ cua và nồng độ thuốc tùy theo thể trạng của cua và đặc điểm của bệnh. Trình tự tiến hành tắm thuốc cho cua được tiến hành như sau: 3.2.1. Xác định thể tích nước Thể tích của nước dựa vào khối lượng cua cần tắm. Mỗi cỡ cua khác nhau thì cần thể tích nước khác nhau. Ví dụ: - Đối với cua giống thì trung bình 1 kg con cua cỡ 200 con/kg giữ trong 50 lít nước bể, chậu, không sục khí. - Đối với cua thương ph m (70 con/ kg), trung bình 1 kg cua giữ trong một bể hoặc chậu 30 lít, không sục khí. 3.2.2. Xác định khối lượng thuốc cần sử dụng: a) Lựa chọn loại thuốc Phương pháp tắm thuốc cho cua thường dùng trong trường hợp trị các bệnh ngoại ký sinh trùng cho cua hoặc tắm kháng sinh trị bệnh vi khu n cho cua. - Đối với bệnh ngoại ký sinh trùng thì chọn các thuốc khử trùng, tùy theo ký sinh trùng mà lựa chọn thuốc dùng. Ví dụ thuốc khử trùng: sulphat đồng (CuSO4), nước muối (dung dịch muối ăn NaCl 2%). - Đối với bệnh do vi khu n lựa chọn thuốc kháng sinh để tắm cho cua. b) Lựa chọn nồng độ thuốc Tùy từng loại thuốc khác nhau thì có nồng độ thuốc dùng để tắm cho cua khác nhau. Thông thường các thuốc dùng trong phương pháp phun thì cũng dùng được trong phương pháp tắm. Nồng độ thuốc ở phương pháp tắm thường cao gấp từ 8 – 10 lần so với phương pháp phun thuốc xuống ao. Ví dụ CuSO4 nồng độ thuốc sau khi phun xuống ao để trị bệnh ngoại ký sinh trùng cho cua là 0,5 – 0,7 g/m3 thì nồng độ thuốc dùng để tắm cho cua để trị ngoại ký sinh trùng là 5 – 7 g/m3. c) Tính khối lượng thuốc cần sử dụng Khối lượng thuốc cần dùng là thể tích nước dùng để tắm cho cua nhân với nồng độ thuốc tắm cho cua. Ví dụ dùng CuSO4 tắm trị bệnh ngoại ký sinh trùng cho 3kg cua giống:
  20. 19 - Thể tích của nước để tắm cho cua là 0,3 m3 nước. - Nồng độ thuốc tắm cho cua là 5g/m3 (5g/m3 nước). - Khối lượng thuốc cần dùng là: 0,3x 5 = 1,5 g thuốc. 3.2.3. Tắm thuốc cho cua a) Pha thuốc H a tan hoàn toàn thuốc trong một thể tích nước tối thiểu nhất: cho thuốc và một cốc cho nước dần dần vào và dùng que để khua nước lên cho thuốc tan hết trong nước. Khi thuốc đã tan hoàn toàn trong nước thì dừng lại. b) Tắm thuốc Dùng cốc thuốc đã được pha ở trên té đều trên bể cua. Một số loại thuốc khi cho vào nước làm tiêu hao oxy trong nước vì vậy khi dùng để tắm cho cua cần dùng thêm sục khí ví dụ như formol. Khi tắm cho cua cần phải chú ý thời gian tắm. Sau khi thời gian tắm hết thì tháo nước thuốc đi và lấy nước sạch vào bể cua. 3.3. Trộn thuốc vào thức ăn Dùng thuốc kháng sinh, vitamin, khoáng vi lượng, chế ph m sinh học hoặc vacxin trộn vào loại thức ăn ngon nhất, sau đó cho chất dính vào chế thành hỗn hợp đóng thành viên để cho cua ăn theo các liều lượng. Đây là phương pháp phổ biến thường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Phương pháp này dùng trị các bệnh do các sinh vật ký sinh bên trong cơ thể động vật thuỷ sản trong đó có cua. Khi cua bị bệnh nặng, khả năng bắt mồi yếu thậm chí ngừng ăn nên hiệu quả trị liệu sẽ thấp chủ yếu là ph ng bệnh. Thuốc trộn vào thức ăn được tính theo hai cách: - Lượng thuốc tính theo lượng thức ăn cơ bản. - Lượng thuốc tính theo khối lượng cơ thể cua. 3.3.1. Xác định khối lượng cua nuôi Lượng thuốc dùng để trộn vào thức ăn phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào khối lượng cua nuôi. - Xác định số lượng cua trong ao dựa vào số cua thả trong ao, trừ số cua chết vớt bỏ đi trong quá trình nuôi. - Xác định trọng lượng cua trung bình trong ao: dùng túi lưới bắt cua ở một góc ao; cân 30 con cua thu được; lấy khối lượng cua vừa cân chia cho 30 ra khối lượng trung bình của một con cua. - Khối lượng cua trong ao bằng số lượng cua có trong ao nhân với khối lượng trung bình của một con cua.
  21. 20 3.3.2. Xác định khối lượng thức ăn Từ khối lượng cua ta suy ra khối lượng thức ăn. Ví dụ hiện tại ao cua ta đang nuôi, cho cua ăn khối lượng thức ăn bằng 3% khối lượng cua trong ao, đàn cua có khối lượng là 100 kg thì khối lượng thức ăn là 3%* 100 = 3kg thức ăn. Tuy nhiên khi tính lượng thức ăn để trộn thuốc cho cua ăn, lượng thức ăn lấy ít hơn lượng thức ăn bình thường để cho cua ăn hết thức ăn có thuốc, tránh lãng phí thuốc. 3.3.3. Xác định khối lượng thuốc Khối lượng thuốc được tính từ khối lượng cua hoặc khối lượng thức ăn cho cua. Ví dụ bổ sung vitamin C vào thức ăn của cua liều lượng 30mg/kg cua/ngày. Nếu ao cua có 300 kg cua thì lượng thuốc trộn vào thức ăn trong một ngày là 30 X 300 = 9000 mg vitamin C= 9g vitamin C. 3.3.4. Trộn thuốc vào thức ăn - Trộn đều thuốc và thức ăn. - Trộn thêm vào thức ăn và thuốc một chất bao thức ăn, làm thức ăn ít tan trong nước như dầu mực, dầu đậu nành, agar - Lựa chọn thức ăn ưu thích nhất của cua để kích thích tính ăn của chúng. 3.3.5. Cho cua ăn thức ăn trộn thuốc - Cho cua ăn ở vị trí và vào thời điểm cho ăn đã qui định trong quá trình nuôi. - Theo dõi khả năng bắt mồi, hay tiêu thụ thức ăn của cua để điều chỉnh lần cho ăn sau. Hình 5.1.3 : Trộn thuốc vào thức ăn của cua
  22. 21 4. Biện pháp ph ng bệnh tổng hợp 4.1. Khử trùng đáy ao, mương, dụng cụ trước khi nuôi 4.1.1. Khử trùng đáy ao, mương - Dùng vôi để t y ao: Ao sau khi đã tháo cạn nước dùng vôi sống, vôi bột hoặc vôi tôi. Liều lượng dùng phụ thuộc vào điều kiện môi trường thông thường dùng 10-15 kg/100m2. + Vôi bột rải đều khắp ao, vôi sống thì cho vào các hố giữa ao, vôi tan ra và lúc đang nắng, dùng gáo gỗ múc rải khắp đáy ao. Sau khi bón vôi một ngày cần dùng bàn trang hoặc bừa đảo đều rồi phơi nắng một tuần mới thả cua vào ương nuôi. + Cần lưu ý rằng, những ao có pH thấp nếu phơi nắng, sau khi cho nước vào ao sẽ xảy ra hiện tượng xì phèn. Do đó, với các ao loại này cần tiến hành rửa chua 3-5 lần để loại bỏ những hợp chất hữu cơ sinh nhiều H2S, sau đó bón vôi khắp đáy ao nhằm cung cấp nguồn Ca2+ cho thuỷ vực, giảm độ chua cho đất rồi tiến hành phơi khô đáy ao. Bảng 5.1.1: Lượng vôi cải tạo và khử trùng ao Độ pH của đất Bột đá vôi (CaCO3) kg/ha Vôi nung (CaO) kg/ha > 6 1.000- 1.500 500- 1.000 5 - 6 3.000- 3.500 1.500- 2.000 4 – 5 5.000-8.000 2.500-4.000 8,5 dùng bột đá vôi (CaCO3) để bón là 1kg/100m3; định kỳ bón từ 2-4 lần/tháng.
  23. 22 Hình 5.1.4: Ao nuôi đã tháo cạn nước Hình 5.1.5: Thao tác dùng vôi để t y ao
  24. 23 Hình 5.1.6: Cày đáy ao sau khi bón vôi Hình 5.1.7: Ao bị nhiễm phèn
  25. 24 Hình 5.1.8: Rửa chua ao Hình 5.1.9: Ao sau khi được rửa chua
  26. 25 Bảng 5.1.2: Một số hóa chất khử trùng, vệ sinh môi trường nuôi Hoá chất Tác dụng Cách dùng Liều lượng Đối tượng nuôi Zoelite Hấp thụ khí - Bón định kỳ hàng -1-2 kg/100m3 - Ao nuôi độc tháng 1- 2 lần nước /lần thâm canh cua BKC Khử trùng - T y trùng môi 10-20ml/m3 Ao nuôi (Benzalkonium trường (>80% Cl) cua Chloride) - Ph ng bệnh 0,5-1,0ml/m3 ngoại ký sinh Hạt thàn mát Diệt cá tạp, - Tháo cạn ao (10 - - 3- 5 kg/ha - Ao nuôi cá dữ 15 cm) rắc hạt mát cua giã nhỏ. Dây thuốc cá Diệt cá tạp, - Tháo cạn ao (10- - 4g bột khô/m3 - Ao nuôi cá dữ 15 cm) rắc cây nước. cua thuốc cá -30-50g cây khô/m3 nước Chế ph m vi Cải tạo môi Định kỳ dùng Theo nhà sản - NTTS sinh vật trường trong quá trình xuất thâm canh nuôi - Dùng viên sủi khử trùng (TCCA) để khử trùng ao nuôi: + TCCA có tác dụng diệt trùng, diệt tạp gần như vôi nhưng dùng số lượng ít, độc lực giảm nhanh nhưng không có tác dụng cấp chất dinh dưỡng cho thủy vực nuôi cua. + Liều lượng dùng căn cứ vào khối lượng nước trong ao, thường dùng 3-5 g/m3 (3-5 g/m3). Cho TCCA vào xô nhựa để h a tan sau đó rắc xuống ao. Sau khi rắc xuống 1 tuần có thể thả cua vì độc lực đã giảm. Các bể, dụng cụ ương nuôi ấu trùng khử trùng bằng TCCA nồng độ 10-20 g/m3 (10-20gam/m3 nước) thời gian ngâm qua 1 đêm. Trong quá trình nuôi dùng TCCA nồng độ 0,2-0,4 g/m3. - Ngoài vôi và TCCA, có thể dùng một số hóa dược có tính oxy hóa mạnh hoặc các chế ph m sinh học để vệ sinh môi trường nuôi. 4.1.2. Khử trùng dụng cụ - Tác nhân gây bệnh có thể theo dụng cụ lây lan bệnh từ ao bị bệnh sang ao cua khoẻ. Vì vậy dụng cụ của nghề nuôi nên dùng riêng biệt từng ao, bể. Nếu thiếu thì sau đó khi sử dụng xong phải có biện pháp khử trùng mới đem dùng cho ao khác.
  27. 26 - Dụng cụ đánh bắt dụng cụ bằng gỗ, quần áo khi lội ao phải dùng dung 3 3 dịch TCCA 20 g/m , Thuốc tím KMnO4 10 -12 g/m để ngâm ít nhất 1 giờ và rửa sạch mới dùng. 4.2. Xử lý nước trước và trong quá trình nuôi Nguồn nước dùng trong nuôi trồng thủy sản thường chứa nhiều loại tác nhân gây bệnh. Do vậy, trước khi dùng cho nuôi trồng thủy sản, cần xử lý nguồn nước để tiêu diệt tác nhân. 4.2.1. Xử lý nước bằng lưới lọc Nguồn nước trước khi cấp vào ao thường mang theo rất nhiều vật chất hữu cơ, các loại trứng, ấu trùng, nhiều động vật thủy sản hoang dã ngoài tự nhiên. Những thành phần này có thể mang theo rất nhiều mầm bệnh vào ao nuôi, hoặc chúng có thể là các địch hại của cua nuôi. Vì vậy cần phải xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi bằng lưới lọc. Mắt lưới lọc có kích thước là 1- 2 mm 4.2.2. Xử lý nước bằng hóa chất - Dùng vôi bột để xử lý nguồn nước trước và trong quá trình nuôi. Tùy thuộc vào nồng độ pH mà lựa chọn liều lượng thuốc cho phù hợp. + Nếu pH 8,5 dùng bột đá vôi (CaCO3) để bón là 1kg/100m + Định kỳ bón từ 2 lần/tháng; - Dùng một số hoá dược có tính oxy hoá mạnh phun vào ao để tham gia vào quá trình oxy hoá các khí độc (H2S, NH3) thành các vật chất đơn giản không độc: 3 + Thuốc tím (KMnO4) nồng độ 1- 2g/m nước; + TCCA nồng độ 0,2-0,4 g/m3 nước + Benzalkonium Chloride (BKC) nồng độ từ 0,1-0,5 g/m3 nước. 4.2.3. Xử lý nước bằng chế ph m sinh học Trải qua một thời gian nuôi, trong ao tích tụ nhiều mùn bã hữu cơ do hoạt động bón phân xuống ao, do dư thừa thức ăn, do các sản ph m bài tiết của cua, do xác chết của các thủy sinh vật trong ao. Sự phân hủy các mùn bã hữu cơ trong ao tạo môi trường cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, sản sinh các chất khí độc như H2S, NH3. Sử dụng chế ph m sinh học là biện pháp xử lý hiệu quả vấn đề trên cho ao nuôi và rất an toàn cho cua nuôi. Tác dụng của chế ph n sinh học:
  28. 27 + Cải thiện chất nước, ổn định pH, cân bằng hệ sinh thái trong ao. + Loại các chất thải chứa nitrogen trong ao nuôi, những chất thải này gây độc cho động vật thủy sản. Sau đó chúng được chuyển hóa thành sinh khối làm thức ăn cho các động vật thủy sản. + Giảm bớt bùn ở đáy ao. + Giảm các vi khu n gây bệnh + Hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh cho cua nuôi. 4.3. Kiểm dịch cua giống Mầm bệnh có thể tồn tại ngay trong đàn cua giống trước khi đưa vào nuôi. Để có một đàn giống nuôi có chất lượng tốt tức là đàn cua giống không mang mầm bệnh nguy hiểm thì cần phải thực hiện việc kiểm dịch đàn cua giống. - Lựa chọn mua cua giống của những địa chỉ có uy tín. - Yêu cầu cơ sở bán cua giống cho xem giấy kiểm dịch đàn cua giống mua - Gửi mẫu cua giống mua đến các ph ng thí nghiệm chức năng để tiến hành kiểm dịch đàn cua giống. - Chất lượng con giống phải thuần chủng, đồng đều về kích cỡ, không sây sát và không mang các dấu hiệu bệnh lý. 4.4. Tắm ph ng bệnh cho cua Trên cơ thể cua giống có thể tồn tại nhiều vi sinh vật gây bệnh bám bên ngoài cơ thể. Trước khi thả cua cần tắm khử trùng cho cua để loại bỏ bớt một số sinh vật gây bệnh bằng một số chất khử trùng. Đối với cua đồng chúng ta thường dùng muối ăn. - Muối ăn NaCl 2 -3% thời gian 5-10 phút, có sục khí 3 - CuSO45H2O (phèn xanh) 2- 5 g/m nước thời gian 5-15 phút, có sục khí - Formalin 150-200 ml/m3 nước thời gian 30-60 phút, có sục khí. 4.5 Quản lý thức ăn - Cho cua ăn theo nguyên tắc bốn định: định chất lượng thức ăn, định số lượng thức ăn, định vị trí cho ăn, định thời gian cho ăn. - Lựa chọn thức ăn phù hợp nhu cầu của cua đồng trong từng giai đoạn phát triển. - Lựa chọn thức ăn có chất lượng tốt: nếu thức ăn là ngũ cốc như ngô, cám, gạo, thì thức ăn đó không được mốc; nếu thức ăn là các loại động vật như cá tạp, côn trùng thì không bị ươn, thối, cá tạp không có các dấu hiệu bệnh lý.
  29. 28 - Tính số lượng thức ăn phù hợp khối lượng cua trong ao. - Thường xuyên theo dõi cua ăn, kiểm tra lượng thức ăn cua tiêu thụ để bô sung hoặc giảm số lượng thức ăn phù hợp. - Kiểm tra sự mức độ sử dụng thức ăn của cua để điều chỉnh số lượng thức ăn cho cua - Tại các vị trí cho cua ăn tiến hành định kỳ khử trùng: ngâm bao vôi bột hoặc dùng thuốc khử trùng. 4.6 Trộn vitamin C và thảo dược vào thức ăn Để tăng sức đề kháng và ph ng bệnh cho động vật thủy sản ta nên cho cua ăn bổ sung vitamin C hoặc thuốc thảo dược. - Vitamin C trộn 2 - 3 g Vitamin C/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 1 tháng. - Thuốc thảo dược KN – 04 – 12 trộn 2g thuốc/ kg cua/ngày, cho cua ăn 3- 6 ngày. - Thuốc tiên đắc tỏi: trộn 1g thuốc/ kg cua/ ngày, cho cua ăn từ 3- 6 ngày - Lựa chọn thức ăn ưa thích đối với cua - Thức ăn có độ kết dính với thuốc - Kích cỡ thức ăn phù hợp với khả năng bắt mồi theo từng giai đoạn phát triển của cua. 4.7. Giữ ổn định yếu tố môi trường ao nuôi cua - Theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường ao nuôi: màu nước, nhiệt độ , pH, các khí amoniac (NH3), hydrosulfua (H2S), - Cần có biện pháp xử lý ngay sau khi phát hiện có những biến đổi bất thường về các yếu tố môi trường: thay nước, dùng hóa chất hoặc chế ph m vi sinh để xử lý nước ao. - Cần dọn sạch cỏ tạp, tiêu trừ địch hại và vật chủ trung gian, vớt bỏ xác sinh vật và cua chết. - Theo dõi thường xuyên nơi cho cua ăn, vớt bỏ thức ăn thừa tránh tích tụ chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. - Định kỳ bón vôi bột khử trùng nước ao nuôi 2kg vôi/100 m3 nước, tháng 2 lần. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: - Câu hỏi 1: Kể tên các nhân tố gây bệnh cho cua đồng? - Câu hỏi 2: Nêu các biện pháp hạn chế tác nhân gây bệnh cho cua đồng?
  30. 29 2. Bài thực hành: 2.1 Bài thực hành số 5.1.1: Luyện tập việc cho cua ăn thức ăn trộn vitamin C để ph ng bệnh cho cua đồng - Mục tiêu: + Củng cố được biện pháp nâng cao sức đề kháng cho cua + Thực hiện đúng kỹ thuật trộn thuốc vào thức ăn cho cua - Nguồn lực: + Ao cua. + Vitamin C: 100 g/ nhóm + Cám cua: 3 kg/ nhóm + Cân 1kg: 01 chiếc/ nhóm + Xô (chậu): 01 chiếc/ nhóm + Gáo (ca): 01 chiếc/ nhóm + Găng tay: 5 đôi/ nhóm + Kh u trang: 2 chiếc/ nhóm - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập + Chu n bị dụng cụ, mẫu vật: 01 chậu 10- 20 lít, 01 cân 10 -30 kg, 05 găng tay, 05 kh u trang, 02 quần áo bảo hộ, 3 kg cám cua, 100g vitamin C + Trộn vitamin C vào thức ăn cho cua + Cho cua ăn thức ăn trộn Vitamin C - Thời gian hoàn thành: 2 giờ - Kết quả và tiêu chu n sản ph m cần đạt được sau bài thực hành STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chu n bị dụng cụ - 01 chậu 10- 20 lít, 01 cân 10 -30 kg, 05 găng tay, 05 kh u trang, 02 quần áo bảo hộ, 5 kg cám cua, 100g vitamin C. - Các dụng cụ đảm bảo c n mới không bị hỏng. - Cám cho cua ăn c n hạn sử dụng, hàm lượng protein 18- 25%. - Vitamin C: dạng bột, dùng cho nuôi trồng thủy sản, có độ bám dính với thức ăn.
  31. 30 2 Trộn vitamin C vào - Lượng vitamin C trộn vào thức ăn đảm thức ăn cho cua bảo đúng liều lượng: 3g vitamin C/ 1 kg thức ăn. - Vitamin C trộn đều vào thức ăn, bám dính vào thức ăn. 3 Cho cua ăn thức ăn - Cho cua ăn đúng vị trí cho ăn. trộn Vitamin C - Cua ăn hết toàn bộ lượng thức ăn nhóm cho ăn. 3. Kiểm tra: - Nội dung kiểm tra: Trộn thuốc vào thức ăn cho cua. - Thời gian kiểm tra: 2 giờ. - Phương pháp tổ chức kiểm tra: tổ chức người học thao tác kỹ năng chu n bị dụng cụ và trộn thuốc vào thức ăn cho cua. + Kiểm tra cá nhân (hoặc nhóm). + Kiểm tra kỹ năng thực hiện chu n bị dụng cụ và trộn thuốc vào thức ăn cho cua . + Đánh giá theo sản ph m đạt được của người học. - Sản ph m đạt được: Thức ăn của cua trộn đều với thuốc ph ng và trị bệnh cho cua. Thuốc trộn đều và bám dính tốt vào thức ăn, lượng thuốc trộn vào thức ăn đúng tỷ lệ trộn với khối lượng thức ăn, ví dụ 10 kg thức ăn trộn 30 g vitamin C (3g vitamin C/kg thức ăn). C. Ghi nhớ: Công tác ph ng bệnh cho động vật thủy sản cần phải sử dụng các biện pháp tổng hợp như sau: - Cải tạo vệ sinh môi trường ao nuôi cua. - Hạn chế sự xâm nhập và kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh cho cua (mầm bệnh). - Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cua.
  32. 31 Bài 2: Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trường Mã bài: MĐ 05-02 Mục tiêu: - Hiểu biết được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (nhiệt độ, oxy, pH, NH3, H2S ) đối với cua đồng; - Thu được mẫu cua bệnh, ch n đoán được bệnh cua đồng do môi trường; - C n thận, tỷ mỉ, tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản. A. Nội dung: 1. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến cua đồng 1.1. Giới hạn chỉ tiêu các yếu tố môi trường thích hợp đối với cua 1.1.1 Yếu tố nhiệt độ - Cua đồng là loài động vật biến nhiệt nên điều kiện nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng. - Nhiệt độ ưa thích là 25- 300C, giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cua là 20 – 330C 1.1.2 Yếu tố pH Để đặc trưng cho các mức độ diễn biến khác nhau của tính a-xit và tính kiềm của môi trường nước người ta dùng đại lượng "giá trị pH". Giá trị pH của các dung dịch nước biến thiên trong phạm vi từ 1 đến 14 độ kèm theo các thuộc tính như sau : Giá trị pH phù hợp cho nuôi cho cua đồng là 7- 8,5, giới hạn chịu đựng đượ của cua với pH là 5,6 – 8,5. pH thấp dưới 4 hoặc cao quá 11 có thể làm cho cua chết. Thay đổi pH đột ngột cũng làm cho cua bị sốc, nếu thay đổi pH quá giới hạn thích nghi của loài thì cua chết. 1.1.3 Yếu tố Ammoniac (NH3) Ammoniac - NH3 được tạo thành trong nước do các chất thải của nhà máy hoá chất và sự phân giải các chất hữu cơ trong nước + Sự tồn tại NH3 và NH4 trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH và độ mặn của nước, NH3 rất độc đối cua đồng. Nước có độ pH càng cao thì khả năng gây độc của NH3 càng mạnh. Nồng độ NH3 giới hạn an toàn trong ao nuôi là dưới 0,03mg/l. Hàm lượng NH3 đạt đến 0,5 mg/lít nước được coi là vùng nước bị nhiễm b n.
  33. 32 1.1.4 Yếu tố Hydrosulfua (H2S) Hydrosulfua – H2S có trong các thuỷ vực nuôi cua do có quá nhiều các chất hữu cơ từ có nguồn nước thải các nhà máy công nghiệp, khu chăn nuôi, nước thải sinh hoạt các khu đông dân cư, do sự tích tụ mùn bã hữu cơ trong quá trình nuôi. H2S gây bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cua. H2S từ 0,001 mg/lít trở lên làm cho nhiều loài tôm, cua chết. 1.2. Dấu hiệu bệnh của cua do các yếu tố môi trường Cua đồng cũng như các loài cua khác khi bị các bệnh do yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, oxy, ammoniac, hydrosulfua đều có một số biểu hiện như sau: - Hoạt động sống: + Cua b lên bờ, leo lên các cây thủy sinh. + Cua b chậm chạp + Cua bỏ ăn hoặc ăn ít + Các yếu tố môi trường ở mức quá giới hạn chịu đựng của cua kéo dài dẫn đến cua chết hàng loạt. - Dấu hiệu bệnh lý trên cơ thể cua: + Cơ thể cua chuyển sang màu tối xẫm + Cua do sốc nhiệt độ: phiến mang chương + Cua do yếu tố pH: tiết nhiều nhớt trên mang + Cua ngộ độc do NH3, H2S: mang bị nhợt nhạt, cơ thể đổi sang màu hồng, miệng cua có nhiều bọt bong bóng Hình 5.2.1: Miệng cua nhiều bọt bong bóng
  34. 33 2. Quan sát hoạt động bất thường của cua Cần theo dõi thường xuyên hoạt động của cua trong ao để kịp thời phát hiện các hiện tượng cua bệnh trong ao. Cua khi có biểu hiện bệnh thì hoạt động sống thường thay đổi như hoạt động bò, hoạt động bắt mồi, hiện tượng cua chết - Quan sát hoạt động bò của cua: + Cua khỏe mạnh thường b dưới đáy ao, ruộng; + Cua khi có biểu hiện bệnh là cua bò chậm chạp, cua b vào ria bờ hoặc b lên trên bờ, trên các cây thủy sinh. - Quan sát hoạt động bắt mồi: cua khi bị bệnh thường kém ăn hoặc bỏ ăn. - Quan sát hiện tượng cua chết: các yếu tố môi trường tác động xấu đến cua trong một thời gian dài có thể gây chết cua. Hiện tượng cua chết từ rải rác đến hàng loạt. 3. Thu mẫu cua 3.1. Chu n bị dụng cụ - Lờ: 05 chiếc; - Túi lưới: 03 chiếc; - Xô hoặc chậu to chứa cua: 01- 02 chiếc; - Quần áo lội nước. 3.2. Thu mẫu cua bệnh - Thu cua có biểu hiện bất thường: cua b lên bờ lâu, cua b chậm chạp, cua kém ăn, - Nếu cua có biểu hiện bò vào ria bờ lâu, b chậm chạp, ta có thể bắt cua. - Dùng lờ để bắt cua, thu cua có biểu hiện bất thường, thu mẫu có những dấu hiệu bệnh lý. - Số lượng mẫu thu: 15 – 30 con. 4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý của cua 4.1. Quan sát màu sắc và hình dạng cơ thể cua - Đặt cua lên khay giải phẫu và quan sát màu sắc và hình dạng cơ thể cua. - Màu sắc mai, bụng cua khi bị bệnh do môi trường có thể tối màu hoặc nhợt nhạt. 4.2. Quan sát màu sắc và tổn thương của mang cua
  35. 34 - Dùng tay bóc mai cua rời khỏi cơ thể để quan sát mang cua một cách dễ dàng. - Cua khi bị bệnh do môi trường mang cua có màu sắc nhợt nhạt, màu hồng. 5. Kiểm tra các yếu tố môi trường 5.1. Kiểm tra yếu tố nhiệt độ 5.1.1 Chu n bị dụng cụ - Nhiệt kế thủy ngân 5.1.2 Kiểm tra nhiệt độ Để xác định nhiệt độ của nước, người ta thường dùng nhiệt kế thủy ngân o có chia độ từ 0-50 C (tối đa là 100oC). Muốn xác định nhiệt độ của nước ở tầng mặt, ta đặt bầu thủy ngân của nhiệt kế vào trong nước ở độ sâu 15-20 cm, cho đến khi nhiệt độ trong nhiệt kế không đổi (khoảng 5 phút), sau đó nghiêng nhiệt kế và đọc nhiệt độ của nước xong mới lấy nhiệt kế lên khỏi mặt nước. Muốn xác định nhiệt độ của nước ở tầng giữa hay tầng đáy của thủy vực, ta cắm nhiệt kế vào nắp bình thu mẫu nước, thả bình xuống đúng vị trí cần xác định nhiệt độ, cho nước vào đầy bình, để yên 5 phút sau đó kéo lên và đọc ngay nhiệt độ nước ở tầng đó. Chúng ta cũng có thể đo nhiệt độ bằng máy, hiện nay một số máy đo pH được chế tạo có thể đo được cả chỉ tiêu nhiệt độ. 5.2. Kiểm tra yếu tố pH 5.2.1. Xác định pH bằng bộ thử nhanh a) Chu n bị các dụng cụ - Chậu, xô, dụng cụ lấy mẫu nước (patomet) - Bộ thử nhanh pH, đèn pin, sổ ghi chép - Máy bơm nước, máy quạt nước, vôi, hóa chất, men vi sinh. b) Thu và xử lý mẫu nước - Lấy mẫu nước tầng mặt - Lấy mẫu nước tầng giữa - Lấy mẫu nước tầng đáy c) Sử dụng bộ thử nhanh và đọc kết quả
  36. 35 Hình 5.2.2: Bộ thử nhanh độ pH - Thao tác sử dụng: + Bước 1: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra. + Bước 3: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng. + Bước 4: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.
  37. 36 Hình 5.2.3: Các bước sử dụng bộ Kít đo pH Hình 5.2.4: Bảng so màu các chỉ số pH Ngoài ra có thể xác định nhanh hàm lượng pH trong nước bằng hộp giấy so màu: Giấy được t m dung dịch chỉ thị màu thích hợp, sấy khô cho vào hộp sử dụng. Khi được thấm ướt giấy sẽ hiện màu. Tùy thuộc pH của nước, giấy sẽ hiện màu khác nhau. Sau đó đem so màu với bảng màu tiêu chu n kèm theo trên nắp hộp, ta sẽ biết được pH của nước.
  38. 37 Hình 5.2.5: Hộp giấy so màu pH và cách so màu 5.2.2. Xác định pH bằng máy đo pH a) Chu n bị máy đo Hình 5.2.6: Máy đo pH b) Đo và đọc kết quả Ion H+ hoạt động (pH) được xác định trực tiếp bằng phép đo điện thế. Điện thế sinh ra tỷ lệ với nồng độ ion H+ trong mẫu nước, điện thế này được đo
  39. 38 bằng một điện thế kế và được thiết bị đặc biệt dịch sang trị số pH hiện trên màn ảnh của máy. Hình 5.2.7: Thao tác dùng máy đo pH 5.3. Kiểm tra yếu tố NH3 5.3.1 Xác định NH3 bằng bộ thử nhanh a) Chu n bị các dụng cụ - Chậu, xô, dụng cụ lấy mẫu nước (patomet) - Bộ thử nhanh NH3, đèn pin, sổ ghi chép - Máy bơm nước, máy quạt nước, vôi, hóa chất, men vi sinh. b) Thu và xử lý mẫu nước - Lấy mẫu nước tầng đáy c) Sử dụng bộ thử nhanh và đọc kết quả - Thao tác sử dụng (ví dụ ở bộ kiểm tra nhanh sera): + Bước 1: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng. + Bước 2: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. + Bước 3: Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều. + Bước 4: Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra.
  40. 39 + Bước 5: Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều. Chú ý: Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1,2,3. + Bước 6: Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu. Chú ý: Ở bảng so màu, a biểu thị mẫu nước ngọt, b biểu thị mẫu nước mặn + + Đối chiếu giá trị NH4 với giá trị pH để xác định hàm lượng NH3 có trong nước ao. + Hình 5.2.8: Bộ thử nhanh NH4 Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em. Chú ý: Thuốc thử số 3 có chứa sodium hydroxide và sodium hypochlorite dễ cháy, rất hại cho mắt. Tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và quần áo. Trường hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật nhiều nước và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ.
  41. 40 + Bảng 5.2.1: Bảng xác định NH3 dựa vào giá trị NH4 và pH trong ao + Giá trị NH4 sau Giá trị pH khi so màu (mg/l) 7,0 7,5 8,0 8,5 9,0 0,5 0,003 0,009 0,03 0,08 0,18 Giá trị NH3 1,0 0,006 0,02 0,05 0,15 0,36 thực tế (mg/l) 1,5 0,01 0,03 0,11 0,30 0,72 5,0 0,03 0,09 0,27 0,75 1,80 10,0 0,06 0,17 0,53 1,51 3,60 Chú thích: Mức độ an toàn Mức độ nguy hiểm Mức độ rất nguy hiểm 5.3.2 Xác định NH3 bằng máy đo NH3 a) Chu n bị máy đo Hình 5.2.9: Máy đo NH3
  42. 41 b) Đo và đọc kết quả Sử dụng đầu cực của máy đo NH3 đo trực tiếp vào nước ao nuôi. Giữ yên trong 5-10 phút rồi đọc kết quả hiển thị trên mặt máy đo. 5.4. Kiểm tra yếu tố H2S a) Chu n bị các dụng cụ - Chậu, xô, dụng cụ lấy mẫu nước (patomet) - Bộ thử nhanh H2S, đèn pin, sổ ghi chép - Máy bơm nước, máy quạt nước, vôi, hóa chất, men vi sinh. b) Thu và xử lý mẫu nước - Lấy mẫu nước tầng đáy c) Sử dụng bộ thử nhanh và đọc kết quả Hình 5.2.10: Bộ xác định nhanh H2S *Thao tác sử dụng: - Chu n bị nút xác định H2S: + Bước 1: Dùng panh lấy giấy thử H2S đặt vào nắp của nút lọ phản ứng. + Bước 2: Đậy chặt nắp lọ vào nút lọ phản ứng. + Bước 3: Dùng panh lấy một ít bông cho vào ống dẫn khí. - Quy trình xác định H2S: + Bước 1: Rửa sạch trong và ngoài lọ phản ứng bằng nước sinh hoạt trước và sau mỗi lần kiểm tra. + Bước 2: Cho mẫu nước cần kiểm tra hàm lượng H2S vào lọ phản ứng đến vạch mức 80 ml.
  43. 42 + Bước 3: C n thận cho 3 thìa đầy thuốc thử 1 vào lọ phản ứng. + Bước 4: Cho nhanh 2 viên thuốc thử 2 vào lọ phản ứng, đậy chặt lọ bằng nút lọ phản ứng đã chu n bị ở phần trên. + Bước 5: Để yên 30 phút, mở nắp lọ ra, so sánh màu trên giấy thử với màu trên bảng chu n để tìm hàm lượng tổng S2- trong mẫu. Hàm lượng H2S tồn tại trong mẫu phụ thuộc vào pH và được tính theo bảng sau: 2- Hàm lượng H2S = Hàm lượng tổng số S x Hệ số H2S Bảng 5.2.2: Mối quan hệ giữa độ pH và hệ số H2S STT pH Hệ số H2S 1 5,0 0,99 2 5,5 0,97 3 6,0 0,89 4 6,5 0,71 5 7,0 0,44 6 7,5 0,20 7 8,0 0,072 8 8,5 0,030 9 9,0 0,0049 Nếu hàm lượng tổng S2- trong mẫu > 0,2 mg/l thì lấy lượng mẫu ít hơn (20 hoặc 40 hoặc 60 ml), thêm nước sinh hoạt không chứa S2- vào đến vạch 80 ml. Sau đó tiến hành thực nghiệm từ bước 3. Hàm lượng tổng S2- trong mẫu bằng hàm lượng tổng S2- so được trên bảng màu nhân với hệ số pha loãng. - Bảo quản: Đóng nắp lọ thuốc thử ngay sau khi sử dụng, cất giữ nơi thoáng mát và để xa tầm tay của trẻ em. - Ghi chú: + Sau mỗi lần sử dụng tháo nút ra khỏi lọ phản ứng, dung panh lấy giấy thử H2S ra khỏi nắp lọ, lấy bông ra khỏi ống dẫn khí và cho vào túi đựng rác thải. + Lấy bông y tế lau khô thìa, nắp lọ và ống dẫn khí, rửa sạch lọ phản ứng.
  44. 43 6. Kết luận - Tập hợp các giá trị các chỉ tiêu môi trường đo được trong ao, ruộng nuôi cua: nhiệt độ, pH, NH3, H2S - Đối chiếu với các giá trị môi trường đo được với giới hạn cho phép của chúng với cua đồng nuôi - Các giá trị ngoài khoảng chịu đựng của cua thì kết luận cua bị bệnh do nhân tố môi trường đó. - Nhiệt độ: dưới 200C hoặc trên 330 C là ngưỡng nguy hiểm cho cua - pH: lớn hơn 8,5 hoặc nhỏ hơn 7 là nguy hiểm với cua - NH3: giá trị NH3 lớn hơn 0,03 mg/l là nguy hiểm với cua nuôi - H2S: giá trị H2S đo được lớn hơn 0,001 mg/l là nguy hiểm cho cua nuôi 7. Xử lý bệnh do yếu tố môi trường 7.1. Xử lý bệnh do nhiệt độ trong ao nuôi - Lựa chọn mùa vụ thả cua thích hợp. Đối với cua đồng ở miền Bắc và miền Trung nên thả vào tháng 3, tháng 4 dương lịch, miền Nam do không có mùa đông, nhiệt độ quanh năm ấm áp nên có thể thả vào bất cứ thời gian nào trong năm. - Đào ao có độ sâu đảm bảo cua có thể tránh được ảnh hưởng của sự biến đổi nhiệt độ ngoài không khí. Đối với cua đồng, ao cần độ sâu là 40 – 50 cm - Vào thời điểm trú đông cần tạo cho ao có một mực nước nhất định, thả bèo, chả trên mặt ao để cua tránh tác dộng của nhiệt độ bên ngoài. 7.2. Xử lý bệnh do pH trong ao nuôi 7.2.1. Xử lý pH thấp pH thấp trong ao nuôi thường do acid bị rửa trôi sau các trận mưa, do tích luỹ nhiều chất hữu cơ hoặc do tảo tàn. Tuỳ theo nguyên nhân làm giảm pH ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau: - Ao mới đào nên thường xuyên trao đổi nước, bón vôi (CaCO3 hay Dolomite) và bón phân. - Khi pH thấp tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể bón vôi, thay nước hay cấp nước mới. - Khi pH thấp do tảo tàn: + Có thể thay nước rồi bón vôi nhằm đảm bảo độ pH và hệ đệm + Vớt bỏ bọt không tan + Sục khí liên tục và giảm cho ăn.
  45. 44 7.2.2. Xử lý pH cao Tuỳ theo nguyên nhân làm tăng pH và theo tình hình thực tế ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau: - Thay nước : thay nước sạch với 20% thể tích nước ao/ngày. - Các ao nuôi tảo phát triển mạnh (nước có màu xanh đậm, độ trong thấp) vào những ngày nắng độ pH có thể tăng cao vào buổi trưa. Có thể làm giảm mật độ tảo bằng các cách: + Thay nước; + Cấp thêm nước mới; + Sử dụng các hoá chất diệt tảo. - Khi pH tăng cao có thể dùng men vi sinh hoặc đường cát (2-5 kg/1000m3) rải xuống ao nhằm tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi để phân huỷ mùn bã hữu cơ, sản sinh ra khí CO2, các axit hữu cơ làm giảm pH xuống. - Có thể dùng phèn chua [Al2(SO4)3.14H2O] hoà tan ra nước và v y đều khắp mặt ao. - Ngoài ra khi pH tăng cao, do việc sử dụng vôi không hợp lý, cần phải giảm sử dụng các loại vôi và đặc biệt là không sử dụng vôi tôi và vôi sống. 7.3. Xử lý bệnh do amoniac (NH3) và hydrosunfua (H2S) trong ao nuôi - Thay nước với nguồn nước có chất lượng tốt nhằm giảm mật độ của tảo và các chất thối rữa trong nước. - Cải tạo ao tốt trước khi nuôi thả. - Giảm thiểu chất thải ở đáy ao, không cho thức ăn quá dư thừa hoặc bón phân quá liều lượng, kiểm soát sự phát triển của tảo, duy trì ổn định độ trong. - Ao nuôi cần thoáng khí, muốn vậy nên phát quang bờ bụi xung quanh ao, thu vớt cỏ rác rau bèo che phủ mặt ao. - Sử dụng hóa chất tăng oxy - Định kỳ bón vôi ổn định hệ đệm trong ao. - Kiểm soát sự phát triển của tảo. - Bón phân vi sinh cũng có tác dụng làm giảm hàm lượng NH3 trong ao. Duy trì sự phát triển của tảo, ao có tảo phát triển tốt sẽ làm cho hàm lượng NH3 thấp. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: - Câu hỏi 1: Anh chị hãy cho biết pH ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của cua đồng, nói rõ sự ảnh hưởng đó?
  46. 45 - Câu hỏi 2: Anh chị hãy nêu các biện pháp xử lý pH (cao/thấp) trong ao nuôi cua đồng? 2. Bài thực hành: 2.1 Bài thực hành số 5.2.1: Xác định NH3 bằng bộ thử nhanh và biện pháp xử lý NH3 ao nuôi cao - Mục tiêu: + Đo được NH3 trong ao nuôi cua đồng bằng bộ thử nhanh; + Xử lý được NH3 trong ao nuôi về giới hạn chịu đựng của cua đồng. - Nguồn lực + Ao cá: 01 ao; + Máy quạt nước; + Vở: 1 cuốn/ nhóm; + Bút viết: 1 chiếc/ nhóm; + Xô thu mẫu: 1 chiếc/ nhóm; + Bộ dung dịch kiểm tra hàm lượng NH3: 1 bộ/ nhóm; + Chế ph m sinh học: 01 gói/ nhóm. - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chu n bị dụng cụ: 01 Máy quạt nước, 05 đôi găng tay, 05 kh y trang, 05 quần áo bảo hộ, 01 quyền vở, 01 cái bút viết, 02 bộ dung dịch đo oxy, 01 kg chế ph m sinh học. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chu n sản ph m cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chu n bị dụng cụ - 01 Máy quạt nước, 05 đôi găng tay, 05 kh y trang, 05 quần áo bảo hộ, 01 quyền vở, 01 cái bút viết, 02 bộ dung dịch đo oxy, 01 kg chế ph m sinh học. - Các dụng cụ đảm bảo c n mới không bị hư hỏng - Bộ dung dịch đo NH3 và men vi sinh 2 Thu mẫu nước - Lấy 01 lượng mẫu nước ở tầng đáy - Đảm bảo lấy nước đầy vào ống thử nước và không để oxy không khí vào trong nước đo 3 Thực hiện thao tác đo - 01 kết quả mẫu nước ở tầng đáy oxy bằng bộ thử
  47. 46 4 Vận hành quạt nước - Dùng quạt có công suất phù hợp với ao nuôi 5 Dùng men vi sinh cải - Xác định được đúng lượng men vi sinh thiện nguồn nước phun xuống ao - Hàm lượng NH3 ở tầng đáy đạt < 0,03mg/l C. Ghi nhớ: - Nhiệt độ thích hợp cho cua đồng là 25 -300C. - Độ pH phù hợp cho nuôi thuỷ sản từ 5,6 đến 8. pH thấp dưới 4, cao quá 11 hoặc thay đổi đột ngột có thể làm cho cua sốc và chết. - Hàm lượng NH3 <0,03mg/l cua phát triển bình thường, an toàn. Nếu hàm lượng NH3 quá cao ĐVTS trúng độc và chết. - Để xử lý NH3 và H2S tốt cần đưa pH về khoảng 7- 8,5.
  48. 47 Bài 3: Chẩn đoán và xử lý bệnh do dinh dưỡng Mã bài: MĐ 05 - 03 Mục tiêu: - Hiểu biết được ảnh hưởng của đạm (protein), mỡ (lipit), tinh bột (glucid), vitamin, khoáng chất đối với sinh trưởng, phát triển của cua; - Thu được mẫu cua bệnh, ch n đoán được bệnh cua đồng do dinh dưỡng; - Xử lý được bệnh do đạm (protein), mỡ (lipit), tinh bột (glucid), vitamin, khoáng chất trên cua đồng nuôi; A. Nội dung: 1. Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến cua đồng 1.1. Tiêu chu n dinh dưỡng của cua đồng - Thức ăn cho cua đồng là thức ăn tạp: chúng ăn thức ăn có nguồn gốc cả thực vật và động vật. Trong đó thức ăn có nguồn gốc động vật chúng ưa thích hơn. - Cua đồng là loài ăn tạp thiên về động vật, trong tự nhiên cua ăn mùn bã hữu cơ, động vật nhỏ, côn trùng. Cua có khứu giác tốt nên có khả năng phát hiện mồi từ rất xa, đặc biệt khi mồi có mùi vị tanh. Khi đói chúng có thể ăn thịt cả đồng loại (cua đang lột xác). - Trong môi trường nuôi cua ăn tấm cám, lúa, rong, giáp xác, côn trùng, ốc, cua xay nhỏ, hay ngay cả xác chết động vật. - Thức ăn cho cua đồng cần có độ đạm và độ mỡ cao. - Nhu cầu về hàm lượng dinh dưỡng cho cua đồng tương đối cao (loài ăn động vật), phải có đủ và cân đối hàm lượng các loại như đạm, đường, mỡ, vitamin, chất khoáng. - Công thức chế biến thức ăn cho cua đồng được nhiều người áp dụng Bảng 5.3.1: Một số công thức chế biến thức ăn Công thức 1 Công thức 2 Cua tạp, cua vụn (tươi) 80% Bột cua nhạt 60% Cám gạo (ngô): 15% Cám gạo 20% Bột sắn: 3% Bột ngô (bắp) 18% Premix khoáng 1% Premix khoáng 1% Vitamin tổng hợp 1% Vitamin tổng hợp 1%
  49. 48 Nguyên liệu chế biến thức ăn cho cua phải đảm bảo sạch, không bị mốc hoặc biến chất hay quá hạn sử dụng, cá tạp, cua vụn hoặc đầu tôm cua, phụ ph m l mổ không bị ươn thối. Tuyệt đối không sử dụng các hoá chất hoặc chất kháng sinh bị cấm sử dụng để trộn vào thức ăn chế biến. Đối với các nguyên liệu dễ biến tính, bay hơi như vitamin, khoáng thì chỉ nên phối trộn sau khi đã chế biến xong thức ăn. Theo công thức thức ăn, các loại nguyên liệu được nghiền nát, phối trộn đều và nấu chín. Thức ăn sau khi nấu chín, để nguội có thể ép viên hoặc vo thành nắm nhỏ rồi rải cho cua ăn. 1.2. Dấu hiệu cua bị bệnh do dinh dưỡng - Hầu hết cua bị bệnh do dinh dưỡng đều có biểu hiện cua yếu, bò chậm chạp, cua bắt mồi kém, sinh trưởng chậm. Ngoài ra c n có một số biểu hiện cụ thể sau: - Cua thiếu protein dẫn đến chậm lớn, c i cọc, phân đàn. - Thừa acid amin, vitamin ảnh hưởng đến tổ chức gan. - Thiếu đường, tinh bột hoạt động của các cơ quan bị đình trệ: nội tạng bị tích luỹ mỡ gây rối loạn hoạt động của các cơ quan, mỡ đi vào gan làm sưng gan, gan biến thành màu nhạt, bề mặt gan sáng bóng. - Thiếu các vitamin, khoáng chất dẫn đến cua mềm vỏ, khó lột, dễ bị các tác nhân gây bệnh như ký sinh trùng, vi khu n, nấm, vi rút tấn công. Hình 5.3.1: Cua bị mềm vỏ, mỏng vỏ, bị tấn công vỡ mai 2. Quan sát hoạt động bất thường của cua - Quan sát hoạt động cua bơi: bò chậm chạp, cua b vào ria bờ, bám trên các cây cỏ trên bờ.
  50. 49 - Quan sát hoạt động cua ăn: ăn ít, bắt mồi chập chạp. - Theo dõi tốc độ sinh trưởng cua: định kỳ thu cua kiểm tra sinh trưởng cua, cua bệnh thường sinh trưởng chậm, phân đàn. 3. Thu mẫu cua 3.1. Chu n bị dụng cụ - Lờ bắt cua. - Túi lưới . - Găng tay. - Xô hoặc chậu to chứa cua: 01- 02 chiếc. - Quần áo lội nước. 3.2. Thu mẫu cua bệnh - Thu cua có biểu hiện bất thường: bò chậm chạp, nằm lâu trên mặt rìa bờ ao, cua kém ăn, cua có biểu hiện dị hình, mềm vỏ, cua c i, - Nếu cua b vào ria bờ dùng tay bắt cua - Dùng lờ để bắt cua. - Số lượng cua thu: + Cua đồng giống: 15- 30 con. + Cua thương ph m: 10 – 15 con. Hình 5.3.2: Giữ cua bằng túi lưới 4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý trên cơ thể cua 4.1. Quan sát màu sắc, hình dạng của cơ thể cua - Đặt con cua trên khay hoặc cầm trên tay và quan sát hình dạng, màu sắc của cua.
  51. 50 - Màu sắc của cua thường bị sẫm màu. - Hình dạng cua có thể dị hình, méo mai; - Cua có biểu hiện mềm vỏ, cua c i. 4.2. Giải phẫu và quan sát nội tạng cua - Dùng tay bóc mai cua rời khỏi cơ thể cua - Đặt mai cua và cua vừa bị bóc lên khay giải phẫu và quan sát mang, gan, máu cua - Ghi lại dấu hiệu bệnh lý các cơ quan bên trong cua 5. Kiểm tra thức ăn và chế độ cho ăn - Kiểm tra nhật ký cho ăn: thông qua nhật ký cho thấy việc cho ăn đã đảm bảo đủ số lượng, đảm bảo chất lượng cho cua ăn thường xuyên hay không thường xuyên. - Kiểm tra sức tiêu thụ thức ăn của cua hàng ngày ghi lại các thông tin sau: + Cua ăn để thừa nhiều thức ăn + Cua bỏ ăn, ăn ít, cua bắt mồi chậm chạp, không ưu thích thức ăn + Cua ăn c n đói, thức ăn cho cua không đủ + Theo lý thuyết số lượng thức ăn cua đồng ăn bằng 5% khối lượng cơ thể; trong ao có 100kg cua nuôi , ta cho ăn 5 kg thức ăn. - Kiểm tra thức ăn của cua; + Kiểm tra chất lượng thức ăn của cua: thức ăn đã đúng với nhu c u của cua chưa, thức ăn có phải thức ăn ưa thích của cua không + Kiểm tra chất lượng thức ăn: thức ăn có nguồn gốc từ động vật có bị ươn, thiu không; thức ăn nguồn gốc từ ngũ cốc như bột ngô, xác đầu xanh có bị mốc không; thức ăn có nguồn gốc là thực vật thủy sinh có bị héo thối hay đúng loại thức ăn của cua chưa, + Kiểm tra hàm lượng vitamin và khoáng chất bổ sung vào thức ăn của cua. - Kiểm tra cách cho cua ăn: + Nên cho cua ăn ở vị trí nhất định: đối với cua giống nên cho ăn trong sàng, quan sát sàng ăn có bị thủng, rách không, thức ăn trong sàng có thừa nhiều không; đối với cua lớn: cho ăn ở các địa điểm nhất định. + Cho cua ăn đúng giờ, đối với cua đồng nên cho ăn ngày 2 – 3 lần: sáng chiều hoặc sáng – chiều – tối.
  52. 51 + Kiểm tra cách luyện thức ăn cho cua khi cua chuyển các giai đoạn trong quá trình sinh trưởng. - Kiểm tra vị trí cho ăn: định kỳ làm vệ sinh hoặc khử trùng vị trí cho ăn. 6. Kết luận - Tập hợp các số liệu dấu hiệu bệnh lý của cua, các số liệu trong kiểm tra thức ăn và chế độ thức ăn. - Đối chiếu với nhu cầu thức ăn của cua đồng. - Đưa ra kết luận cua bị bệnh dinh dưỡng, khâu kỹ thuật cho ăn nào ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của cua đồng. 7. Xử lý bệnh do dinh dưỡng của cua 7.1. Xử lý bệnh do thiếu đạm - Nhu cầu đạm trong thức ăn của cua đồng rất cao do vậy nếu thiếu đạm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cua đồng. - Xử lý thiếu đạm trong kh u phần ăn của cua đồng bằng cách tăng thức ăn có hàm lượng đạm cao, thức ăn này phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cua đồng. - Thông thường thức ăn có hàm lượng đạm cao thường có nguồn gốc từ động vật như cua tạp, tôm, tép, côn trùng, các phủ ph m từ l mổ như nội tạng của gà, vịt, lợn, 7.2. Xử lý bệnh do mỡ - Cũng như đạm, mỡ là nguồn thức ăn rất cần thiết cho cua đồng. Vì là loài ăn tạp nhưng thiên về thức ăn có nguồn gốc là động vật hơn nên nhu cầu mỡ của cua đồng cũng rất lớn. - Xử lý thiếu mỡ trong kh u phần ăn của cua đồng bằng cách tăng thức ăn có nguồn gốc từ động vật lên. 7.3. Xử lý bệnh do tinh bột - Tinh bột có vai tr chính cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ thể. Cua lấy tinh bột từ thức ăn có nguồn gốc thực vật như bột ngô, cám gạo, tấm gạo, khoai mì, - Xử lý bệnh dinh dưỡng do tinh bột gây ra ta cân đối lại hàm lượng tinh bột trong kh u phần ăn của cua. - Nếu kh u phần ăn của cua cần thêm tinh bột thì chúng ta tăng lượng thức ăn như bột ngô, cám gạo, khoai mì, - Nếu kh u phần ăn của cua có quá nhiều tinh bột thì chúng ta giảm lượng bột ngô, cám gạo hoặc khoai mì.
  53. 52 - Việc tăng giảm nên tham khảo thành phần thức ăn trong công thức chế biến thức ăn thường dùng được viết ở mục 1.1. 7.4. Xử lý bệnh do vitamin - Trong các nguyên liệu chế biến thức ăn cho cua đồng như bột ngô, cám gạo, xác đầu nành, đều chứa một hàm lượng nhất định vitamin cần thiết cho sự phát triển của cua đồng. Tuy nhiên để đảm bảo cua tăng trưởng tốt, có sức đề kháng cao chống lại dịch bệnh cần bổ sung vitamin cho cua đặc biệt là vitamin C. - Vitamin C bổ sung hàng tuần hoặc hàng tháng, liều dùng 1g vitamin C/1kg thức ăn, cho liên tục trong 5- 7 ngày. - Các loại thức ăn như bột ngô, tấm gạo, cám gạo ngoài chứa nhiều tinh bột c n chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cua như vitamin A, B1, B2. 7.5. Xử lý bệnh do khoáng chất Bổ sung khoáng chất vào thành phần thức ăn của cua có thể từ nhiều nguồn khác nhau: - Bổ sung các sản ph m khoáng chất có bán ngoài thị trường. - Thức ăn có nhiều khoáng chất như bột cua, tôm, tép, B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: - Câu hỏi 1: Nêu ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến đời sống của cua đồng - Câu hỏi 2: Nêu các biện pháp xử lý bệnh do dinh dưỡng ở cua đồng 2. Bài tập thực hành: 2.1 Bài thực hành số 5.3.1: Thực hiện bước kiểm tra thức ăn của cua đồng. - Mục tiêu: + Hiểu được ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến đời sống, sức khỏe của cua đồng. + Xác định được chất lượng thức ăn đảm bảo ph ng bệnh và nâng cao sức đề kháng cho cua nuôi - Nguồn lực: + Vở: 1 cuốn/ nhóm; + Bút viết: 1 chiếc/ nhóm; + Nhật ký cho cua ăn: 01 cuốn/ nhóm;
  54. 53 + Các loại thức ăn của cua: cám công nghiệp, ngô, bột mì, bột cua, + Sàng cho cua ăn: 01 chiếc/ nhóm; - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chu n bị dụng cụ: 01 nhật ký, thức ăn của cua (01 bao cám công nghiệp 50kg; thức ăn tự chế biến: 01 kg bột ngô, 01 kg cám gạo, 01 kg khoai mì, 01 kg tấm gạo, 01 kg bã đậu nành, 01 kg bột cá), 01 sàng cho cua ăn. + Kiểm tra nhật ký nuôi cua đồng; + Kiểm tra chất lượng thức ăn của cua đồng; + Kiểm tra khả năng tiêu thụ thức ăn của cua đồng trong ao; + Đánh giá được chất lượng thức ăn và việc cho cua đồng ăn. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ - Kết quả và tiêu chu n sản ph m cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chu n bị dụng cụ - 01 nhật ký nuôi cua đồng, thức ăn của cua đồng (01 bao cám công nghiệp 50kg; thức ăn tự chế biến: 01 kg bột ngô, 01 kg cám gạo, 01 kg khoai mì, 01 kg tấm gạo, 01 kg bã đậu nành, 01 kg bột cá), 01 sàng cho cua ăn - Nhật ký và thức ăn là của một cơ sở đang nuôi cua đồng 2 Kiểm tra nhật ký nuôi - 01 Nhật ký nuôi cua đồng cá rô đồng - Nhật ký thể hiện loại thức ăn cho cua đồng ăn, số lượng thức ăn cho cua đồng ăn 3 Kiểm tra chất lượng - 01 bao cám cua công nghiệp thức ăn của cua - 01 kg bột ngô, 01 kg cám gạo, 01 kg khoai mì, 01 kg tấm gạo, 01 kg bã đậu nành, 01 kg bột cua - Kết quả đánh giá được chất lượng các loại thức ăn cho cua ăn hàng ngày của cơ sở nuôi có đạt chất lượng về an toàn thực ph m và phù hợp với nhu cầu của cua rô đồng
  55. 54 4 Kiểm tra khả năng - 01 tập hợp số liệu về khả năng tiêu tiêu thụ thức ăn của thụ thức ăn của cua trong ao nuôi cua trong ao - Số liệu thể hiện được số lượng thức ăn cho cua ăn hàng ngày đủ hay thừa hay thiếu phục. 5 Đánh giá được chất - 01 báo cáo tập hợp các số liệu chất lượng thức ăn và việc lượng thức ăn và số lượng thức ăn của cho cua ăn cua đồng - Báo cáo đánh giá được chất lượng thức ăn và số lượng thức ăn hàng ngày cho cua đồng đã đảm bảo phù hợp với cua chưa, đưa ra giải pháp cho những sai sót trong quá trình lựa chọn thức ăn và cho cua ăn, đảm bảo cho cua cho sức khỏe tốt. C. Ghi nhớ: Cua đồng là loài ăn tạp nhưng thiên về thức ăn có nguồn gốc động vật nên kh u phần ăn của chúng cần nhiều đạm và mỡ. Khi cho cua ăn đảm bảo nguyên tắc 4 định. Khi lựa chọn thức ăn của cua đảm bảo thức ăn có chất lượng tốt: thức ăn tươi có nguồn gốc từ động vật không bị ươn thối; thức ăn tự chế biến có nguồn gốc từ ngũ cốc không bị m mốc, Nên nấu chín thức ăn cho cua trước khi cho cua ăn. Kiểm tra thường xuyên sau khi cua ăn xong, đảm bảo cung cấp vừa đủ thức ăn, tránh thiếu hay dư thừa thức ăn.
  56. 55 Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do ký sinh trùng Mã bài: MĐ 05 - 04 Mục tiêu: - Trình bày được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp ch n đoán, ph ng và trị một số bệnh ký sinh trùng trên cua đồng; - Thu được mẫu cua bệnh, ch n đoán bệnh ký sinh trùng trên cua đồng; - Thực hiện được cuac biện pháp ph ng và trị một số bệnh ký sinh trùng trên cua đồng; - Tuân thủ đúng nguyên tắc ch n đoán bệnh, sử dụng thuốc trong nuôi trồng thủy sản. A. Nội dung: 1. Ch n đoán và trị bệnh giun tr n ở cua đồng 1.1. Giới thiệu bệnh giun tr n ở cua 1.1.1. Tác nhân gây bệnh - Ký sinh trùng được tìm thấy trong cua đồng gồm có ấu trùng giun tr n, giun tr n ở giai đoạn bào nang, giun tr n trưởng thành - Ấu trùng giun tr n có kích thước: chiều dài là 25,5 – 38 mm, chiều ngang là 0,5 – 0,83 mm. Hình 5.4.1: Ấu trùng giun tr n
  57. 56 - Ấu trùng giun tr n được kết bào nang: bào nang của giun tr n có kích thước là 0,83/0,61mm. Ấu trùng giun tr n ở giai đoạn này khi ta tác động làm bào nang rách thì chúng chui ra ngoài khi đó chúng có kích thước là dài 7,2 mm, chiều ngang thân là 0,15mm. Hình 5.4.2: Bào nang của giun tr n - Giun tr n trưởng thành tìm thấy trong cua đồng cơ thể nhỏ, dài, kích thước thay đổi rất lớn theo loài. Thông thướng kích thước con đực ngắn hơn con cái. - Có loài giun tròn con đực dài khoảng 2,35 - 3,30 mm, con cái 10- 42 mm; có loài con đực dài 6 mm, con cái dài 55 - 125 mm hoặc con đực dài 3,5- 4,1 mm. Con cái dài 100-135 mm. - Con cái có màu hồng hay màu đỏ máu. Trên cơ thể có phân bố nhiều nhú trong suốt, lớn nhỏ không đồng đều. Phía đầu có 4 mấu lồi kích thước không bằng nhau. Cơ quan tiêu hoá có miệng hình tam giác ở phía đầu, không có môi, xoang miệng hình cầu, thực quản nhỏ dài chia 2 phần do cơ và tuyến thể hỗn hợp tổ thành. Ruột nhỏ, dài màu nâu, không có ruột sau và hậu môn, cuối ruột đóng kín. - Một số trường hợp không tìm thấy con đực mà chỉ thấy con cái. - Giun tròn ký sinh trong xoang bụng của cua
  58. 57 Hình 5.4.3: Giun tr n trưởng thành 1.1.2. Dấu hiệu bệnh lý a) Hoạt động bất thường của cua - Cua khi bị giun tr n ký sinh không có dấu hiệu bệnh rõ ràng - Ở cua bị giun tr n ký sinh nhiều thấy cua chậm lớn, hoạt động chậm chạp b) Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài mai, bụng, chân cua - Cua bị giun tr n ký sinh bụng mềm (vỏ cua mềm), óp, mai mỏng. - Giun tròn ký sinh ở cua gây cua chết rải rác. c) Dấu hiệu bệnh lý bên trong cơ thể - Cua khi bị giun tr n ký sinh thì máu đục, gan cua đen. - Trong gan cua tìm thấy ấu trùng, bao nang, giun trưởng thành. 1.1.3. Phân bố và lan truyền bệnh - Giun tr n (ấu trùng, bào nang, giun trưởng thành) ký sinh và gây hại cho cua ở các giai đoạn phát triển khác nhau. - Bên cạnh ký sinh ở cua chúng c n ký sinh ở một số loài giáp xác khác và c n ký sinh ở cua.
  59. 58 - Giun tr n ký sinh ở cua thích hợp với nhiệt độ khoảng 25- 320C. Nếu ở nhiệt độ thích hợp thì trong 6- 7 ngày chúng có thể hoàn thành quá trình phát triển từ trứng đến trùng trưởng thành. 1.2. Quan sát hoạt động bất thường của cua - Quan sát hoạt động b của cua - Quan sát sự sinh trưởng của cua - Quan sát sự hao hụt của cua trong quá trình nuôi 1.3. Thu mẫu cua bệnh 1.3.1. Chu n bị dụng cụ - Lờ, túi lưới bắt cua - Xô, chậu - Găng tay 1.3.2. Thu mẫu cua bệnh - Thu cua có biểu hiện bất thường: b chậm chạp, nằm lâu trên mặt rìa bờ ao, cua kém ăn, cua có biểu hiện dị hình, mềm vỏ, cua còi, - Nếu cua b vào ria bờ dùng tay bắt cua. - Dùng lờ hoặc túi lưới để bắt cua. - Bắt cua bằng tay: tìm chỗ chú nấp của cua để bắt. - Thu 15 – 30 con cua một ao, ruộng nuôi cua để kiểm tra. Hình 5.4.4: Thu cua bằng lờ
  60. 59 1.4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý của cua 1.4.1. Quan sát dấu hiệu bệnh trên mai, bụng, chân cua - Dùng tay cầm cua lên và quan sát - Quan sát màu sắc, sự tổn thương trên mai, bụng, chân cua - Lật cho cua nằm ngửa bụng lên, dùng tay ấn vào bụng cua xem sự rắn chắc của thịt cua. 1.4.2. Giải phẫu và quan sát dấu hiệu bệnh lý trong nội tạng cua - Dùng tay bóc mai cua rời khởi cơ thể cua - Quan sát mang cua, gan cua bằng mắt thường và bằng kính lúp - Ghi lại màu sắc của mang cua, gan cua, máu cua - Khi dùng kính lúp quan sát có thể phát hiện được một số giun tròn ký sinh trong gan, mang cua. 1.5. Lấy mẫu bệnh ph m để tìm giun tr n - Bóc mai cua rời khỏi cơ thể cua - Dùng kính lúp quan sát và tìm giun tr n ở mang, gan, máu cua - Khi phát hiện giun tr n dùng panh gắp giun tr n đặt lên lam kính và quan sát bằng kính hiển vi để khẳng định chính xác. - Dùng kéo hoặc panh lấy một phần nhỏ gan hoặc máu cua đặt lên lam kính, nhỏ một giọt nước lên và dùng lamen đè ép mỏng phần gan hoặc máu cua vừa lấy, đặt lam kính đó lên kính hiển vi và quan sát tìm giun tròn. Hình 5.4.5: Dùng panh lẫy mẫu bệnh ph m để tìm giun tr n
  61. 60 - Giun tr n có kích thước cơ thể lớn, chiều ngang của thân khoản 0,1- 1,0 mm; chiều dài thân từ 1 đến chục “mm”. Do vậy để quan sát giun tr n dùng vật kính nhỏ 2X- 4X. - Tính tỷ lệ cua nhiễm giun tr n: Tỷ lệ nhiễm = (Số cua bị nhiễm giun tr n/ Tổng số cua kiểm tra) x 100% 1.6. Kết luận - Tỷ lệ cua nhiễm giun tr n lớn hơn hoặc bằng 20%, có thể kết luận ao cua bị nhiễm giun tr n và cần phải xử lý. - Tỷ lệ cua nhiễm giun tr n lớn hơn hoặc bằng 20% có nghĩa là cứ 15 con cua kiểm tra có ít nhất 3 con cua nhiễm giun tr n. 1.7. Ph ng và trị bệnh 1.7.1. Ph ng bệnh - Áp dụng biện pháp ph ng bệnh tổng hợp - Cần chú trọng việc dùng vôi khử trùng đáy ao khi cải tạo và xử lý nước trước và trong quá trình nuôi. - Dùng vôi bột khử trùng đáy ao khi cải tạo liều dùng là 7 – 10 kg vôi/ 100m2 đáy ao. - Trong quá trình nuôi khử trùng nước ao 2kg vôi/ 100 m3 nước, định kỳ 2 lần/ tháng. 1.7.2. Trị bệnh - Chưa có biện pháp trị bệnh 2. Ch n đoán và trị bệnh do ấu trùng sán lá phổi ký sinh ở cua đồng 2.1. Giới thiệu bệnh ấu trùng sán lá phổi ở cua 2.1.1 Tác nhân gây bệnh - Tác nhân gây bệnh là ấu trùng sán lá phổi ở cua - Ấu trùng sán lá phổi sống trong một bào nang hình cầu - Khi ấu trùng chui ra khỏi bào nang cơ thể của chúng hình ovan - Chu kỳ phát triển của sán lá phổi: + Sán trưởng thành ký sinh trong phổi của người và động vật có vú. + Trứng theo đờm hoặc phân vào môi trường nước phát triển thành ấu trùng miracidium, ấu trùng redia ký sing trong ốc phổi, ấu trùng cercaria từ ốc vào cua phát triển thành ấu trùng metacercaria ở cơ, mang. + Người và động vật có vú ăn cua nhiễm ấu trùng metacercaria vào dạ dày theo máu vào phổi phát triển thành trùng trưởng thành.
  62. 61 Hình 5.4.6: Ấu trùng sán lá ký sinh trong cua, hình thái ấu trùng khi đã chiu ra khỏi bào nang B A C D F G H E Hình 5.4.7: Các giai đoạn phát triển của sán lá phổi: A- cua thể trưởng thành; B- trứng; C- ấu trùng 1 ký sinh trong ốc; D- Ấu trùng 1 già; E,F- Ấu trùng 2 ký sinh trong cua; G- cuac loài vật chủ trung gian thứ hai- cua núi; H- ốc- vật chủ trung gian thứ nhất. 2.1.2. Dấu hiệu bệnh lý a) Hoạt động bất thường của cua
  63. 62 - Cua chậm lớn - Cua hoạt động yếu b) Dấu hiệu bệnh lý trên mai, bụng, chân cua - Dấu hiệu bệnh lý khi cua nhiễm ấu trùng sán lá là không rõ ràng c) Dấu hiệu bệnh lý trên thịt và trong nội tạng - Thịt của cua bị nhiễm ấu trùng sán lá thường mềm, nát - Nội tạng của cua bị nhiễm ấu trùng sán lá ở đây chủ yếu là gan cua, gan cua thường bị chuyển màu tối, xám - Tim cua màu đục Hình5.4.8: Tim cua có màu đục 2.1.3. Phân bố và lan truyền bệnh - Có thể gặp ấu trùng sán lá phổi ở cua, tôm nước ngọt - Ở Việt Nam ấu trùng sán lá phổi ký sinh trong cua nước ngọt gặp nhiều ở cua núi ở vùng Tây Bắc- Sìn Hồ. - Từ năm 1994-1998, Nguyễn Văn Đề và CTV (Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng), Cao Văn Viên Và CTV (Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới) đã phát hiện vùng Sìn Hồ có bệnh sán lá phổi. - Bệnh lưu hành nặng cho đến nay đã có 12/21 xã có bệnh nhân, với tỷ lệ ăn cua nướng 72,5%, tỷ lệ nhiễm sán lá phổi trên người là 6,4-7,4%, bệnh nhân trẻ em chiếm 63,2%. Tỷ lệ nhiễm sán lá phổi trên chó 18,2-33,3%. Tỷ lệ cua nhiễm ấu trùng sán lá phổi 98,1%. 2.2. Quan sát hoạt động bất thường của cua - Quan sát hoạt động bơi, b , ăn của cua
  64. 63 - Quan sát tốc độ sinh trưởng của cua. 2.3. Thu mẫu cua bệnh 2.3.1. Chu n bị dụng cụ - Lờ, túi lưới bắt cua. - Xô, chậu. - Găng tay. 2.3.2. Thu mẫu cua bệnh - Thu cua có biểu hiện bất thường: b chậm chạp, nằm lâu trên mặt rìa bờ ao, cua kém ăn, cua có biểu hiện dị hình, mềm vỏ, cua c i, - Nếu cua b vào ria bờ dùng tay bắt cua. - Dùng lờ hoặc túi lưới để bắt cua. - Thu 15 – 30 con cua một ao, ruộng nuôi cua để kiểm tra. 2.4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý 2.4.1. Quan sát dấu hiệu bệnh lý trên mai, bụng, chân cua - Dùng tay cầm cua lên và quan sát. - Quan sát màu sắc, sự tổn thương trên mai, bụng, chân cua. - Lật cho cua nằm ngửa bụng lên, dùng tay ấn vào bụng cua xem sự rắn chắc của thịt cua. 2.4.2. Giải phẫu và quan sát dấu hiệu bệnh lý trên thịt và trong nội tạng - Dùng tay bóc mai cua rời khởi cơ thể cua. - Quan sát thịt cua, gan cua bằng mắt thường và bằng kính lúp. - Ghi lại màu sắc của thịt cua, gan cua, máu cua, tim cua. 2.5. Lấy mẫu bệnh ph m để tìm ấu trùng sán lá - Mẫu bệnh ph m tìm ấu trùng sán lá được lấy ở thịt cua, gan cua, tim, ruột cua. - Dùng kéo lấy một lượng mẫu nhỏ đặt lên giữa lam kính, dùng lamem ép chặt mẫu xuống lam kính ta được tiêu bản tươi tìm ấu trùng sán lá. - Đưa tiêu bản lên kính hiển vi để tìm ấu trùng sán lá, kiểm tra ở vật kính 10X, 40X. - Lấy mẫu sao cho có thể tìm ấu trùng sán lá trong toàn bộ cơ thịt cua, gan cua, mang cua, tim cua, ruột cua, 2.6. Kết luận - Tỷ lệ nhiễm của ấu trùng sán lá ở đàn cua là ≥ 20% cần xử lý.
  65. 64 2.7. Ph ng và trị bệnh 2.7.1. Ph ng bệnh - Áp dụng biện pháp ph ng bệnh tổng hợp. - Cần chú trọng việc dùng vôi khử trùng đáy ao khi cải tạo và xử lý nước trước và trong quá trình nuôi. - Dùng vôi bột khử trùng đáy ao khi cải tạo liều dùng là 7 – 10 kg vôi/ 100m2 đáy ao. - Diệt ốc trong quá trình cải tạo và quá trình nuôi. - Trong quá trình nuôi khử trùng nước ao 2kg vôi/ 100 m3 nước, định kỳ lần/ tháng. 2.7.2. Trị bệnh - Chưa có biện pháp trị hữu hiệu. - Rắc vôi hoặc phun thuốc khử trùng để diệt và hạn chế ấu trùng sán lá. + Rắc vôi bột liều lượng là 2- 3 kg/ 100 m3 nước. + TCCA: 0,5g/m3 nước. + Thuốc tím 1- 2 g/ m3 nước. 3. Ch n đoán và trị bệnh đỉa ở cua đồng 3.1. Giới thiệu bệnh đỉa ở cua 3.1.1. Tác nhân gây bệnh - Tác nhân gây bệnh là một loại đỉa, gọi là đỉa cua. - Đỉa cua cơ thể hình trụ, chiều dài thân 7- 12 mm, chiều ngang thân 1- 2 mm. 3.1.2. Dấu hiệu bệnh lý a) Hoạt động bất thường của cua - Cua chậm lớn. - Cua hoạt động yếu. b) Dấu hiệu bệnh lý trên mai, bụng, chân cua - Dấu hiệu bệnh lý khi cua nhiễm đỉa là không rõ ràng. c) Dấu hiệu bệnh lý trên mang và trong nội tạng cua - Mang cua khi bị đỉa ký sinh thường bị sơ, khô, chuyển màu tối. - Gan cua khi bị đỉa ký sinh cũng biến đổi màu sắc, ở những con cua có đỉa ký sinh gan thường có màu xám, bình thường gan có màu vàng. - Máu cua khi bị đỉa ký sinh thường bị đục, không trong như bình thường - Quan sát kỹ có thể nhìn thấy đỉa cua ký sinh trong mang, gan, máu cua
  66. 65 3.1.3. Phân bố và lan truyền bệnh - Hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu chính thức nào về bệnh đỉa ở cua đồng. Tuy nhiên thì người dân nuôi cua, và khi làm chế biến món cua đồng thì thường xuyên bắt gặp đỉa cua. Theo người dân thì có thể nhìn thấy đỉa ký sinh trong cua nhiều vào tháng 3, 4 âm lịch hàng năm. - Theo một nghiên cứu của Colombo thuộc Nam Mỹ của nhà khoa học D.W.W. Kannangara, nghiên cứu nhận dạng một số loài ký sinh trùng ở cua nước ngọt, ông cho rằng đỉa cua có phân bố rộng như giun tr n, đỉa cua là một trong những ký sinh trùng phổ biến nhất, gặp nhiều nhất ở cua đồng. Hình 5.4.9: Đỉa cua 3.2. Quan sát hoạt động bất thường của cua - Quan sát hoạt động b , hoạt động ăn của cua - Quan sát tốc độ sinh trưởng của cua 3.3. Thu mẫu cua bệnh 3.3.1. Chu n bị dụng cụ
  67. 66 - Lờ bắt cua - Xô, chậu - Găng tay 3.3.2. Thu mẫu cua bệnh - Thu cua có biểu hiện bất thường: b chậm chạp, nằm lâu trên mặt rìa bờ ao, cua kém ăn, cua có biểu hiện dị hình, mềm vỏ, cua c i, - Nếu cua b vào ria bờ dùng tay bắt cua. - Dùng lờ hoặc túi lưới để bắt cua. - Bắt cua bằng tay: tìm chỗ chú nấp của cua để bắt. - Thu 15 – 30 con cua một ao, ruộng nuôi cua để kiểm tra. 3.4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý của cua 3.4.1. Quan sát dấu hiệu bệnh trên mai, bụng, chân cua - Khi cua nhiễm đỉa dấu hiệu bệnh lý trên mai, bụng, chân cua không rõ ràng. 3.4.2. Giải phẫu và quan sát dấu hiệu bệnh lý trong mang, nội tạng cua - Dùng tay bóc mai cua rời khởi cơ thể cua. - Quan sát thịt cua, gan cua bằng mắt thường và bằng kính lúp. - Ghi lại màu sắc của mang cua, gan cua, máu cua. Hình 5.4.10: Mai cua nghi có đỉa ký sinh trong xoang mai cua 3.5. Lấy mẫu bệnh ph m để tìm đỉa cua - Mẫu bệnh ph m để tìm đỉa cua được lấy từ mang cua, gan cua, máu cua - Dùng panh để bới tìm đỉa cua tại các cơ quan như mang, gan, máu cua
  68. 67 - Quan sát bằng mắt thường để tìm đỉa cua - Dùng kính lúp để quan sát tìm đỉa cua - Dùng panh lấy một lượng mẫu ở cuac cơ quan mà đỉa ký sinh, đặt lên hộp lồng hoặc là lam kính, tiếp theo là quan sát mẫu dưới kính giải phẫu hoặc kính hiển vi độ phóng đại 4X. Làm lần lượt trên toàn bộ khối cơ quan kiểm tra. 3.6. Kết luận - Tỷ lệ nhiễm đỉa của đàn cua là từ 25% trở lên kết luận đàn cua bị nhiễm đỉa cua cần xử lý. - Tỷ lệ nhiễm đỉa cua từ 25% trở lên có nghĩa là cứ 15 con cua kiểm tra có 4 con của trở lên nhiễm đỉa cua thì ao nuôi đó cần xử lý. 3.7. Ph ng và trị bệnh 3.7.1 Ph ng bệnh - Áp dụng biện pháp ph ng bệnh tổng hợp. - Cần chú trọng việc dùng vôi khử trùng đáy ao khi cải tạo và xử lý nước trước và trong quá trình nuôi. - Dùng vôi bột khử trùng đáy ao khi cải tạo liều dùng là 7 – 10 kg vôi/ 100m2 đáy ao. - Trong quá trình nuôi khử trùng nước ao 2kg vôi/ 100 m3 nước, định kỳ lần/ tháng. 3.7.2 Trị bệnh - Dùng vôi bột rắc xuống ao: 2- 3 kg/ 100 m3 nước. - Dùng thuốc khử trùng phun xuống ao: + TCCA: 0,5g/m3 nước; + Thuốc tím 1- 2 g/ m3 nước. - Nếu cua đang nuôi nhốt trong bể thì có thể dùng nước muối hoặc focmol tắm cho cua: + Nước muối 0,5 - 1kg/ 50 lít nước, tắm thời gian 5- 10 phút; + formol: 200- 250 ml/m3 nước, tắm thời gian 30 phút có sục khí. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: - Câu hỏi 1: Anh chị hãy mô tả đặc điểm của ký sinh trùng và dấu hiệu bệnh lý bệnh giun tròn ở cua đồng? - Câu hỏi 2: Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp ph ng, xử lý bệnh giun tròn ở cua đồng? 2. Bài thực hành:
  69. 68 2.1 Bài thực hành số 5.4.1: Hãy tiến hành thu và ch n đoán bệnh ấu trùng sán lá ở cua đồng. - Mục tiêu: + Nêu được dấu hiệu bệnh lý của cua khi bị nhiếm ấu trùng sán lá và đặc điểm nhận dạng của ấu trùng sán lá; + Thu được mẫu cua bệnh; + Ch n đoán được bệnh ấu trùng sán lá ở cua đồng. - Nguồn lực: + Ao, ruộng cua đồng: 01; + Vở: 1 cuốn/ nhóm; + Bút viết: 1 chiếc/ nhóm; + Kính hiển vi (vật kính 4X, 10X): 01/ nhóm; + Cân 5kg: 01 chiếc/ nhóm; + Xô (chậu): 01 chiếc/ nhóm; + Thước kẻ 10cm: 01 chiếc/ nhóm; + Bộ đồ giải phẫu (panh, dao, kéo, dùi): 01 bộ/ nhóm; + Lam kính: 01 hộp/ nhóm; + Lamen: 01 hộp/ nhóm; + Cua đồng: 15 con/ nhóm. - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 - 6 người. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chu n bị dụng cụ: 01 kính hiển vi, 01 cân 5kg, 01 xô (chậu), 01 thước kẻ 10cm, 01 bộ đồ giải phẫu (panh, dao, kéo, dùi), lam kính, lamen; + Thu mẫu cua bệnh; + Quan sát gan, thịt, tim, máu cua ghi lại các dấu hiệu bệnh lý; + Nhận dạng ấu trùng sán lá; + Tính tỷ lệ nhiễm; + Kết luận bệnh. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chu n sản ph m cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chu n bị dụng cụ - 01 kính hiển vi, 01 máy sục khí mini, 01 cân 10kg, 01 lưới kéo, 05 vợt cá, 01
  70. 69 xô (chậu), 01 thước kẻ 10cm, 01 bộ đồ giải phẫu (panh, dao, kéo, dùi), 01 hộp lam kính, lamen. - Các dụng cụ đảm bảo không bị hư hỏng 2 Thu mẫu cua bệnh - Thu 15 con cua đồng. - Lựa chọn con cua yếu. 3 Quan sát gan, thịt, tim, - Kết quả ghi lại dấu hiệu bệnh trên gan, máu cua thịt, tím, máu cua. 4 Nhận dạng ấu trùng sán - Tiêu bản các mô thịt, gan, mang, máu lá có ấu trùng sán lá. 5 Tính tỷ lệ nhiễm - Tỷ lệ nhiễm = số cua nhiễm ấu trùng sán lá/ tổng số cua kiểm tra. 6 Kết luận bệnh - Tỷ lệ nhiễm ≥ 20% cấn có biện pháp xử lý. 2.2. Bài thực hành 5.4.2: Thực hiện các biện pháp phòng bệnh ấu trùng sán lá ở cua đồng bằng CaO vôi bột. - Mục tiêu: + Nêu được các biện pháp ph ng và trị bệnh ấu trùng sán lá ở cua đồng + Thực hiện được các thao tác phòng bệnh ấu trùng sán lá ở cua đồng bằng vôi bột Cao. - Nguồn lực: + Ao cua đồng: 01 ao; + CaO: 100 kg/ nhóm; + Cân 5 kg: 01 chiếc/ nhóm; + Panh: 01 chiếc/ nhóm; + Máy tính: 01 chiếc/ nhóm. - Cách thức tiến hành: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 - 6 người - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chu n bị dụng cụ và vật tư: 01 cân 5 kg, 01 panh, 01 máy tính, 100 kg CaO; + Xác định thể tích ao nuôi; + Xác định khối lượng CaO cần để trị bệnh cho ao cua; + Phun thuốc;
  71. 70 + Kiểm tra lại cua sau khi phòng bệnh; - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Kết quả và tiêu chu n sản ph m cần đạt được sau bài thực hành: STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chu n bị dụng cụ và vật 01 cân 5 kg, 01 panh, 01 máy tính, 100 tư kg CaO. 2 Xác định thể tích ao - Tính được cụ thể tích ao là bao nhiều nuôi m3, ví dụ ao có diện tích là 1200m3. - Thể tích ao = diện tích x độ sâu ao. 3 Xác định khối lượng - Khối lượng thuốc CaO để trị bệnh: ví dụ CaO cần để trị bệnh cho 600g. ao cua - Khối lượng thuốc = thể tích ao x 2 kg/ 100 m3 nước. 4 Phun thuốc - Thuốc được rải đều trên khắp mặt ao. - Nồng độ thuốc trong ao đạt 2kg/ 100m3 nước. - Cua không chết. 5 Kiểm tra lại cua sau - Kiểm tra ngẫu nhiên 15 con cua trong phòng bệnh ao. - Tỷ lệ nhiễm < 20%. 3. Kiểm tra - Nội dung kiểm tra: ch n đoán và trị bệnh ấu trùng sán lá phổi trên cua đồng. - Thời gian kiểm tra: 2 giờ. - Phương pháp tổ chức kiểm tra: + Kiểm tra cá nhân (hoặc nhóm). + Kiểm tra kỹ năng thực hiện kỹ năng chu n bị dụng cụ, ch n đoán, trị bệnh ấu trùng sán lá phổi ở cua đồng tại ao, ruộng nuôi cua. + Đánh giá theo sản ph m đạt được của người học; - Sản ph m đạt được:
  72. 71 Số liệu về dấu hiệu bệnh lý ở thịt, gan, tim, máu của cua bị bệnh ấu trùng sán lá, tiêu bản lấy mẫu từ thịt, gan, tim, máu cua có chứa ấu trùng sán lá phổi. Thao tác trị bệnh cho ấu trùng sán lá phổi trong ao, ruộng nuôi cua đồng. C. Ghi nhớ: - Ký sinh trùng giun tr n, ấu trùng sán lá, đỉa khi ký sinh trên cua đồng thường không để lại các dấu hiệu bệnh lý rõ ràng bên ngoài thân như mai, bụng, chân. - Các ký sinh trùng trên thường ký sinh các cơ quan bên trong cơ thể như mang, gan, máu, thịt, tim cua. - Khi bóc mai cua ra khỏi cơ thể, dùng mắt thường có thể phát hiện được giun tr n, đỉa ký sinh trong mang, gan cua. - Các bệnh ký sinh trùng trên thường làm cua chậm lớn và chết rải rác. - Tỷ lệ nhiễm bệnh≥ 20% theo dõi và có biện pháp xử lý bệnh. - Cần chú trọng biện pháp ph ng bệnh là chính: Khử trùng ao trước khi thả, quản lý các yếu tố môi trường tránh việc ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi.
  73. 72 Bài 5: Chẩn đoán và trị bệnh do nấm, vi khuẩn Mã bài: MĐ 05 - 05 Mục tiêu: - Trình bày được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp ch n đoán, ph ng và trị một số bệnh nấm, vi khu n trên cua đồng; - Thu được mẫu cua bệnh, ch n đoán bệnh nấm, vi khu n trên cua đồng; - Thực hiện được các biện pháp ph ng và trị một số bệnh nấm, vi khu n trên cua đồng; - Tuân thủ đúng nguyên tắc ch n đoán bệnh, sử dụng thuốc trong nuôi trồng thủy sản. A. Nội dung: 1. Ch n đoán và trị bệnh nấm thủy my ở cua đồng 1.1. Giới thiệu bệnh nấm thủy my ở cua đồng 1.1.1. Tác nhân gây bệnh Nấm thủy my có sợi phân nhánh. Sợi nấm cấu tạo đa bào, nhưng giữa cuac tế bào không có vách ngăn nên sợi nấm giống như một tế bào khổng lồ. Đường kính của sợi nấm 6-14 m, kích thước bào tử đựng 3-4 x 8-11m. Hình 5.5.1: Nấm thủy my đang phát tán bào tử
  74. 73 Hình 5.5.2: Một số hình ảnh của nấm thủy my 1.1.2. Dấu hiệu bệnh lý a) Hoạt động của cua bệnh trong ao - Cua bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn; - Cua b chậm, b vào ria bờ ao; - Cua có thể bị chết rải rác. b) Dấu hiệu bệnh ở mai, bụng, chân cua - Khi trên mai, bụng, chân cua xuất hiện những vùng trắng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm. - Sau vài ngày sợi nấm phát triển, đan chéo thành từng búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. - Bệnh xuất hiện nhiều ở các ao nuớc tù đọng, có nhiều mùn bã hữu cơ, nuôi mật độ dày. c) Dấu hiệu bên trong của cua - Cua khi bệnh nấm thủy my, cuac cơ quan nội tạng cua bình thường, mang cua khô, và có thể có các sợi nấm trắng mọc ở trên. 1.1.3. Phân bố và lan truyền bệnh - Bệnh nấm thủy my xảy ra ở nhiều loài động vật thủy sản nước ngọt trong đó có cua đồng.
  75. 74 - Bệnh xuất hiện nhiều ở các ao nuớc tù đọng, có nhiều mùn bã hữu cơ, nuôi mật độ dày. - Ngoài cua thì các loài động vật thủy sản nước ngọt như tôm, ba ba, đều có thể bị nhiễm bệnh nấm thủy my. - Đối với cua đồng nấm thủy my gây bệnh cho các giai đoạn của cua: cua con, cua thịt và trứng cua. - Bệnh nấm thủy my thường phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp, thích hợp ở nhiệt độ nước từ 18-250C, đây là nhiệt độ vào mùa đông xuân, mùa thu ở miền bắc và mùa mưa ở miền Nam. - Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nước tù b n, hàm lượng chất hữu cơ cao. 1.2. Quan sát hoạt động bất thường của cua - Quan sát hoạt động bắt mồi (hoạt động ăn). - Quan sát hoạt động b vào ria bờ ao, ruộng. - Quan sát tình hình cua chết trong ao, ruộng. 1.3. Thu mẫu cua bệnh 1.3.1. Chu n bị dụng cụ - Lờ, túi lưới. - Xô, chậu. - Sổ ghi chép. 1.3.2. Thu mẫu cua bệnh - Thu cua nghi nhiễm bệnh, có các hoạt động biểu hiện bệnh. - Thu cua có biểu hiện bất thường: b chậm chạp, nằm lâu trên mặt rìa bờ ao, cua kém ăn, cua có biểu hiện dị hình, mềm vỏ, cua c i, - Nếu cua b vào ria bờ dùng tay bắt cua. - Dùng lờ để bắt cua. - Dùng tay bắt con cua bệnh trong hang, nơi n nấp của cua, bắt những con cua b lên bờ hoặc ria bờ. - Số lượng cua thu: + Cua nhỏ : thu 30 con. + Cua lớn (2- 4cm): thu 15 con. 1.4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý 1.41. Quan sát dấu hiệu bệnh lý trên mai, bụng, chân cua - Dựa theo các dấu hiệu bệnh lý quan sát bằng mắt thường.
  76. 75 - Quan sát, tìm hiện tượng trên mai, bụng, chân cua có cuac sợi nấm trắng. 1.4.2. Giải phẫu và quan sát dấu hiệu bệnh lý trong nội tạng - Dùng tay bóc mai cua rời khởi cơ thể cua. - Quan sát mang cua, gan cua bằng mắt thường và bằng kính lúp. - Ghi lại màu sắc của mang cua, gan cua, máu cua. 1.5. Lấy mẫu bệnh ph m quan sát dưới kính hiển vi - Dùng dao hoặc kéo cắt sợi nấm đặt lên giữa lam kính. - Nhỏ 1 giọt dung dịch xanhmalachite 0,5% lên sợi nấm. - Đặt lamen lên mẫu nấm trên lam kính. - Đưa lam kính đó lên kính hiển vi hoặc kính giải phẫu để quan sát sợt nấm. 1.6. Kết luận - Tỷ lệ nhiễm nấm > 20% thì dùng thuốc. - Trong 15 con cua kiểm tra có 3 con bị nhiễm nấm thì ao, ruộng nuôi cua đó cần được dùng thuốc để xử lý. 1.7. Ph ng và trị bệnh 1.7.1. Ph ng bệnh - Thực hiện kỹ thuật t y dọn ao trước mỗi vụ nuôi: vét bớt bùn đáy, phơi nắng đáy ao, dùng vôi bột để sát trùng, diệt tạp và cải thiện độ pH. - Về mùa đông cần quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng đầy đủ để cua chống rét và duy trì sức đề kháng. Ngoài ra cấn áp dụng cuac biện pháp để duy trì và ổn định nhiệt độ trong ao bằng nhiều cách: phủ bèo tây trên 2/3 mặt ao. - Định kỳ phun xuống ao thuốc ph ng nấm cho cua: TCCA nồng độ thuốc đạt được sau khi phun xuống ao là 0,2 g/m3 . 1.7.2. Trị bệnh Đối với cua bệnh, có thể dùng một số hóa chất để trị bệnh nấm thủy my: Methylen 2-3g/m3 , KMnO4 1 – 2 g/m3 và lặp lại 2 lần trong 1 tuần. 2. Ch n đoán và trị bệnh nấm bậc cao ở cua đồng 2.1. Giới thiệu về bệnh nấm bậc cao ở cua đồng 2.1.1. Tác nhân gây bệnh - Bệnh nấm bậc cao ở cua đồng là các loại nấm mà có các sợi nấm có vách ngăn, sinh sản vô tính bằng bào tử.
  77. 76 A B C  D E F Hình 5.5.3: Nấm gây bệnh nấm bậc cao ở cua đồng 2.1.2. Dấu hiệu bệnh lý a) Hoạt động của cua bệnh trong ao - Cua bệnh b nhiều lên bờ. - Cua khi bị bệnh thường ăn ít, hoạt động chậm chạp. b) Dấu hiệu bệnh lý ở mai, bụng, chân Cua đồng bị nấm bậc cao thường có các dấu hiệu như sau: - Bên ngoài thân thường có các vết đen bám chặt vào thân, đặc biệt là ở bụng của cua. - Mai cua chuyên sang màu nâu, dày và cứng. c) Dấu hiệu bệnh lý bên trong mang, gan, máu - Cua khi bị nấm bậc cao ký sinh thì mang chuyển sang màu đen. - Gan cua bị xám lại. - Máu cua bị đục hoặc màu tối.
  78. 77 Hình 5.5.4: Cua đồng bị rêu bám đen thân Hình 5.5.5: Mang cua đen, gan cua xám 2.1.3. Phân bố và lan truyền bệnh Bệnh gặp ở nhiều loài cua, tôm nước ngọt, mặn. Nhìn chung, bệnh do nấm trên cua thường xảy ra khi nhiệt độ nước trong ao nuôi thấp hoặc thời tiết thay đổi (giao mùa hoặc trời lạnh).
  79. 78 Đặc biệt bệnh thường bộc phát khi lượng nước trong ao nuôi giảm hay nhiễm b n, mật độ cua trong ao nuôi quá dày, cách chăm sóc và quản lý thức ăn hoặc chất lượng thức ăn chưa tốt. 2.2. Quan sát hoạt động bất thường của cua - Quan sát hoạt động b của cua. - Quan sát hoạt động bắt mồi của cua. - Quan sát hiện tượng cua chết. 2.3. Thu mẫu cua bệnh 2.3.1. Chu n bị dụng cụ - Lờ, túi lưới. - Xô, chậu. - Sổ ghi chép. 2.3.2. Thu mẫu cua bệnh - Thu cua có biểu hiện bất thường: b chậm chạp, nằm lâu trên mặt rìa bờ ao, cua kém ăn, cua có biểu hiện dị hình, mềm vỏ, cua c i, - Nếu cua b vào ria bờ dùng tay bắt cua. - Dùng lờ để bắt cua. - Bắt cua bằng tay: tìm chỗ chú nấp của cua để bắt hoặc bắt cua nằm ria bờ ao, ruộng cua. - Thu 15 – 30 con cua một ao, ruộng nuôi cua để kiểm tra. 2.4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý trên mai, bụng, chân cua - Quan sát dấu hiệu bệnh lý trên mai, bụng, chân cua bằng mắt thường. - Ghi lại các hiện tượng bụng cua bị bám đen, chân cua có nhiều rêu bám. - Mai cua chuyển màu nâu, rất cứng. 2.5. Lấy mẫu bệnh ph m quan sát dưới kính hiển vi - Dùng dao hoặc kéo cắt sợi mang cua đặt lên giữa lam kính. - Nhỏ 1 giọt dung dịch xanhmalachite 0,5% lên sợi mang. - Đặt lamen lên mẫu mang, ép chặt lamen xuống lam kính - Đưa lam kính đó lên kính hiển vi hoặc kính giải phẫu để quan sát sợi nấm.
  80. 79 Hình 5.5.6: Kính hiển vi, soi mẫu dưới kính hiển vi 2.6. Kết luận - Tỷ lệ nhiễm nấm > 20% thì dùng thuốc. 2.7. Ph ng và trị bệnh 2.7.1. Ph ng bệnh - Chu n bị ao nuôi kỹ, sên vén bùn, xử lý đáy ao bằng vôi 10kg/100m2 2. Mật độ thả nuôi không quá dày, trung bình 40 con/m . - Định kỳ tạt nước vôi xuống ao với liều lượng 3kg/100 m3 khi môi trường ao ngày càng xấu dần ở những tháng cuối vụ nuôi. - Định kỳ bón Zeolite làm sạch đáy ao liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì. - Định kỳ diệt mầm bệnh bằng thuốc tím với liều lượng 2 g/m3 hòa tan, tạt đều ao. - Định kỳ diệt mầm bệnh bằng phức hợp Iodine theo hướng dẫn nhà sản xuất được ghi trên nhãn thuốc, tạt đều ao. 2.7.2. Trị bệnh - Thuốc tím với liều lượng 10 g/m3 tắm cho cua trong thời gian 30-60 phút. - Formol với liều lượng 20 ml/m3 tắm trong thời gian 30-60 phút và trị liên tục từ 3-5 ngày, lưu ý không được trị quá liều hoặc không thực hiện điều trị lúc trời quá nóng. 3 - Phèn xanh (CuSO4.5H2O) nồng độ 0,2-0,5 g/m h a tan tạt đều ao, đồng thời kết hợp rải muối hột trực tiếp xuống ao với liều lượng 5 kg/100m2. Lưu ý để xử dụng phèn xanh hiệu qủa cần phải đo độ kiềm trong nước và lượng phèn xanh sử dụng được tính như sau: Lượng phèn xanh sử dụng (mg/L) = độ kiềm trong nước (mg/L)/100.