Giáo trình Phương pháp luyện tập thang âm

pdf 27 trang huongle 6050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp luyện tập thang âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_luyen_tap_thang_am.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phương pháp luyện tập thang âm

  1. Phần thứ hai Phần thứ hai Ph•ơng pháp luyện tập thang âm Cho đến thời điểm này các bạn đ biết các thang âm thường dùng nhất. Một câu hỏi được đặt ra là luyện tập chúng như thế nào để có hiệu quả nhất? Chơi các thang âm đi lên, đi xuống một cách vô hồn có lẽ chỉ tốt khi ta luyện kỹ thuật, nhưng không thể làm cho bạn trở thành một người chơi đàn giỏi. Trước hết, h y đề ra quy tắc này: Luyện tập mọi thứ ở tất cả mọi giọng điệu. Trên thực tế có rất ít các tác phẩm viết ở giọng Db, Gb, hay B, nhưng trong các tiến trình II-V-I thì lại sử dụng các giọng này rất nhiều. Một số các tác phẩm viết ở những giọng được coi “khó” như: Lush Life” của Billy Strayhorn viết ở giọng Db, “Stompin’ At The Savoy” của Edgar Sampson, “Body And Soul” của Johnny Green viết ở Gb và tác phẩm “Giant Steps” viết ở giọng B trưởng. Phương pháp luyện tập cổ điển nhất là chạy thang âm đi lên và xuống một hay hai qu ng tám chẳng làm cho bạn phát triển kỹ năng ngẫu hứng, bởi vì bạn luôn luôn bắt đầu từ âm gốc, đi lên rồi đi xuống và kết thúc ở âm gốc. Bạn cũng chỉ sử dụng được một phần nhỏ trong khả năng hiện có của mỗi thang âm. Những người mới chơi nhạc thường chơi tiến trình II-V-I bắt đầu ở âm gốc của mỗi thang âm như sau: Ví dụ 2-1 Mới đầu như vậy cũng tốt, nhưng âm nhạc không phải lúc nào cũng bắt đầu từ âm gốc của mỗi hợp âm. Có một phương pháp luyện tập tốt hơn được giới thiệu trong ví dụ 2-2. Bằng cách chơi Ionian đi lên, Dorian đi xuống, Phrygian đi lên, Lydian đi xuống, cứ như vậy bạn đ chơi bắt đầu từ mỗi nốt của thang âm C trưởng, đảo chiều từ mỗi nốt và kết thúc ở mỗi nốt trong thang âm này. Điều đó làm cân bằng tầm quan trọng của mỗi nốt trong thang âm. Khi chơi solo, tai bạn sẽ chọn những nốt thích hợp để chơi chứ không phải ngón tay của bạn theo thói quen bắt đầu từ âm gốc. Ví dụ 2-2 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 23
  2. Ph•ơng pháp luyện tập thang âm Bây giờ bạn h y tập ngược lại, Ionian đi xuống, Dorian đi lên, Phrygian đi xuống, Lydian đi lên, và cứ như vậy. Ví dụ 2-3 Dùng mẫu này và l y làm tương tự với các thang âm khác, chẳng hạn như C thứ giai điệu: Ví dụ 2-4 Ví dụ 2-5 Nếu bạn luyện tập các bài tập này hàng ngày, bạn vẫn chỉ bắt đầu thang âm C trưởng với nốt C. H y mở rộng ý tưởng này xa hơn nữa bằng cách tập thang âm C trưởng hôm nay, thang âm D trưởng ngày mai, thang âm E trưởng ngày kia, và cứ như vậy. 24 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  3. Phần thứ hai Luyện tập các mẫu đối với thang âm C dim bắt đầu ở nửa cung/một cung như ví dụ 2-6 và Ví dụ 2-7. Ví dụ 2-6 Ví dụ 2-7 Các mẫu tương tự đối với thang âm toàn cung (whole-tone)được giới thiệu ở ví dụ 2-8 và ví dụ 2-9. Ví dụ 2-8 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 25
  4. Ph•ơng pháp luyện tập thang âm Ví dụ 2-9 Bạn có thể viết tất cả những mẫu này ở tất cả các giọng ra giấy? Việc này cũng không cần thiết, rồi bạn cũng sẽ đọc hết chúng. Thay vào đó h y cố gắng chủ quan hoá chúng, luyện tập sao cho chúng có thể vang lên ở trong đầu. Bạn cần phải luyện tập tai nghe và ngón tay của bạn chứ không chỉ là luyện mắt. Trong nhạc cổ điển thường dùng cả tay nghe và kỹ năng nhìn nhạc, nhưng ở nhạc Jazz, Pop chỉ chủ yếu là tai nghe. Nhiều nhạc sỹ Jazz chơi tốt khi họ không phải nhìn vào bản nhạc, bởi vì khi họ chủ quan hoá tất cả mọi thứ tốt đến nỗi chẳng cần phải nhìn nhạc nữa. H y ghi nhớ mục đích của bạn: Nhìn, nghĩ, và chơi thang âm với tư cách là một tổ hợp các nốt nhạc mà ở đó Đồ-rê-mi-fa-son-la-xi-đô không phải là một sự kết hợp duy nhất. Chia thang âm thành nhiều nhóm nốt nhạc cũng là một cách rất quan trọng cho mục đích của chúng ta. Tất cả các mẫu thang âm sau đây được minh hoạ ở giọng C trưởng, nhưng h y tập chúng ở tất cả các giọng, và nữa, tập chúng ở các thang âm khác như thứ giai điệu, thang âm giảm, thang âm toàn cung Chia nhỏ thang âm thành từng quãng Ví dụ 2-10 chia thang âm C trưởng thành các qu ng ba đi lên. Ví dụ 2-11 chia thang âm thành các qu ng ba đi xuống. 26 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  5. Phần thứ hai Ví dụ 2-12 đảo ngược luân phiên các qu ng ba đi lên và đi xuống. Ví dụ 2-13 ngược lại với ví dụ 2-12. Nhớ tập các mẫu này bắt đầu từ các giọng khác nhau. H y luyện tập mỗi mẫu theo các dạng đ đề cập: đi lên, đi xuống, đảo ngược và luân phiên ở cả hai hướng. Ví dụ 2-14 Chia thang âm thành các qu ng bốn đi lên. Ví dụ 2-15 Chia thang âm thành các qu ng bốn đi xuống. Ví dụ 2-16 đảo ngược luân phiên các qu ng bốn đi lên và đi xuống. Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 27
  6. Ph•ơng pháp luyện tập thang âm Ví dụ 2-17 Chia thang âm thành các qu ng năm đi lên. Ví dụ 2-18 Chia thang âm thành các qu ng năm đi xuống. Ví dụ 2-19 đảo ngược luân phiên các qu ng năm đi lên và đi xuống. Ví dụ 2-20 Chia thang âm thành các qu ng sáu đi lên. Ví dụ 2-21 Chia thang âm thành các qu ng sáu đi xuống. 28 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  7. Phần thứ hai Ví dụ 2-22 đảo ngược luân phiên các qu ng sáu đi lên và đi xuống. Ví dụ 2-23 Chia thang âm thành các qu ng bảy đi lên. Ví dụ 2-24 Chia thang âm thành các qu ng bảy đi xuống. Giờ đây các bạn đ học được rất nhiều các kiểu chia nhỏ thang âm thành những qu ng Diatonic. Vấn đề còn lại là làm sao luyện tập chúng trên tất cả các giọng. H y để ý tới tốc độ khi chơi, mới đầu chơi thật chậm, sau khi cảm thấy thoải mái h y nâng dần tốc độ nhanh lên. H y nhớ luyện tập với Metronome cho thật đều đặn. áp dụng tất cả các mẫu trên với các thang âm khác như thứ hoà thanh, thứ giai điệu, thang âm giảm, thang âm toàn cung Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 29
  8. Ph•ơng pháp luyện tập thang âm Chia thang âm thành từng mẫu bốn nốt Ví dụ 2-25 chia thang âm thành các mẫu bốn nốt liền bậc đi lên: Ví dụ 2-26 chia thang âm thành các mẫu bốn nốt liền bậc đi xuống: Ví dụ 2-27 Ba nốt thang âm đi lên liền bậc và xuống một qu ng ba Diatonic. Đảo ngược lại khi đI xuống 30 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  9. Phần thứ hai Ví dụ 2-28 Ngược lại ví dụ trên. Ví dụ 2-29 Luân phiên đi xuống qu ng hai, đi lên qu ng ba Diatonic. Ví dụ 2-30 Mẫu bốn nốt lên dần qu ng hai. Ví dụ 2-31 Ba nốt đầu đi lên liền bậc sau đó xuống qu ng hai. Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 31
  10. Ph•ơng pháp luyện tập thang âm Ví dụ 2-32 Đi lên liền bậc, đi lên qu ng ba sau đó xuống qu ng hai. Ví dụ 2-33 Ngược lại với ví dụ trên. 32 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  11. Phần thứ hai Chia thang âm thành từng mẫu ba nốt Các bạn có thể chia thang âm thành những nhóm nhỏ hơn gồm ba nốt. Điều này tạo ra các mẫu chùm ba mà khi chơi các bạn phải chú ý nhấn vào đầu phách. Ví dụ 2-34 Đi lên liền bậc và đi xuống liền bậc. Ví dụ 2-35 Ngược lại ví dụ trên. Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 33
  12. Ph•ơng pháp luyện tập thang âm Dùng các nốt thang âm thành lập các hợp âm ba Từ mỗi âm của thang âm ta thành lập nên các hợp âm ba diatonic đi lên và đi xuống. Một lần nữa các bạn phải nhớ luyện tập chúng ở tất cả các giọng điệu. Làm tương tự như vậy đối với các thang âm khác. Ví dụ 2-36 Hợp âm ba đi lên. Ví dụ 2-37 Hợp âm ba luân phiên đi lên và đi xuống. 34 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  13. Phần thứ hai Ví dụ 2-38 Hợp âm ba luân phiên đi xuống và đi lên. Ví dụ 2-39 Hợp âm ba bắt đầu từ âm ba, âm gốc và âm năm. Ví dụ 2-39 Hợp âm ba bắt đầu từ âm ba, âm năm và âm gốc. Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 35
  14. Ph•ơng pháp luyện tập thang âm Ví dụ 2-40 Bạn có thể chơi hợp âm ba với mẫu bốn nốt, lưu ý khi chơi nhấn theo chùm bốn. Ví dụ 2-41 Bạn h y áp dụng các mẫu hợp âm ba diatonic với các dạng hợp âm ba khác như hợp âm ba tăng, hợp âm ba giảm như ví dụ sau: Ví dụ 2-42 Hợp âm ba tăng. 36 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  15. Phần thứ hai Dùng các nốt thang âm thành lập các hợp âm bảy Cũng như đối với các hợp âm ba ta đ làm, từ mỗi âm của thang âm ta thành lập nên các hợp âm bảy đi lên và đi xuống. Cũng luyện tập chúng ở tất cả các giọng điệu và áp dụng chúng đối với các thang âm khác. Ví dụ 2-43 Hợp âm bảy đi lên. Ví dụ 2-44 Hợp âm bảy đi xuống. Ví dụ 2-45 Hợp âm bảy luân phiên đi lên và đi xuống. Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 37
  16. Ph•ơng pháp luyện tập thang âm Ví dụ 2-46 Hợp âm bảy rải theo chùm ba đơn. Khi bạn luyện tập thang âm theo cách này, h y cố gắng sáng tạo các mẫu của riêng mình. Có hàng tỷ cách chia thang âm để tạo thành những mẫu thang âm, nhưng lại chỉ có một quy tắc: Nếu mẫu thang âm mới tạo ra vang lên không có tính âm nhạc đối với bạn, đừng phí thời gian luyện tập nó. Mẫu thang âm với nốt tiếp cận chromatic Sau khi chơi các mẫu thang âm diatonic ở trên một cách trôi chảy ở tất cả các giọng, giờ đến lúc ta bắt đầu chơi các nốt chromatic kết hợp với các mẫu thang âm. Đầu tiên ta chơi ví dụ sau: Ví dụ 2-47 Hai nốt Diatonic cùng cao độ trong thang âm trưởng được xen kẽ một nốt tiếp cận chromatic dưới nó 1/2 cung. 38 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  17. Phần thứ hai Ví dụ 2-48 Chơi qu ng ba và mỗi khi mô phỏng ta lại thêm một nốt tiếp cận nửa cung đi lên. Ví dụ 2-49 Giống với Ví dụ 2-35 và thêm nốt tiếp cận chromatic vào trước nốt thứ ba trong âm hình. Ví dụ 2-50 (còn tiếp ) Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 39
  18. Ph•ơng pháp luyện tập thang âm Ví dụ 2-51 Còn rất nhiều khả năng cho bạn tìm ra mẫu thang âm của riêng mình. H y tự khám phá và tận hưởng những gì do chính bạn sáng tạo ra. 40 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  19. Phần thứ hai Luyện tập thang âm theo tiến trình II - V Luyện tập thang âm theo tiến trình II - V là cách rất tốt cho bạn tiếp cận các tác phẩm. Trên thực tế, tiến trình này rất hay được sử dụng trong các tác phẩm, thậm chí có tác phẩm từ đầu tới cuối chỉ có tiến trình II - V như: “How High The Moon” của Morgan Lewis; “I Love You” của Cole Porter Để luyện tập tiến trình này, trước hết các bạn tập thang âm Dorian theo mẫu sau: Ví dụ 2-52 Thang âm đi lên, hợp âm đi xuống. Sau đó luyện tập chúng ở tất cả các giọng bằng cách đi lên từng nửng cung một. Ví dụ 2-53 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 41
  20. Ph•ơng pháp luyện tập thang âm Bạn có thể luyện tập chúng theo các thứ tự đi lên một cung (Dm7-Em7-F#m7 ), một cung rưỡi (Dm7- Fm7-Abm7 ), hai cung Dm7-F#m7-A#m7 ) cho đến khi hết cả 12 giọng. Ví dụ 2-54 Hợp âm rải trước, sau đó đến thang âm đi xuống. Như vậy các bạn đ luyện tập được thang âm Dorian (bậc II) ở giọng trưởng. Ví dụ 2-55 Thang âm đi lên, hợp âm đi xuống. Ví dụ 2-56 Hợp âm rải trước, sau đó đến thang âm đi xuống. Đối với thang âm Ionian, các bạn cũng làm tương tự như trên. Cũng với cách luyện tập như vậy, theo các thứ tự đi lên nửa cung (CM7-DbM7-DM7 ), một cung (CM7-DM7-EM7 ), một cung rưỡi (CM7- EbM7-GbM7 ), đi lên qu ng bốn đúng (CM7-FM7-Bb7-EbM7 ) cho đến khi hết cả 12 giọng. Ví dụ 2-57 Thang âm đi lên, hợp âm đi xuống. Ví dụ 2-58 Hợp âm rải trước, sau đó đến thang âm đi xuống. Kết hợp cả ba thang âm lại, các bạn chơi liền với nhau. Chú ý chơi đều nhịp và nhấn ở đầu mỗi phách mạnh đầu ô nhịp. Luôn sử dụng Metronome trong khi luyện tập. Nếu có thể, h y làm một phần đệm dàn nhạc trên Keyboard hay máy vi tính theo các mẫu định trước sau đó luyện tập cùng với phần đệm này. Mục đích là để chúng ta quen với phần đệm, tập nghe hoà thanh kết hợp với thang âm mình chơi và hơn hết là nâng cao sự cảm nhận âm nhạc và làm cho những giờ phút luyện tập thang âm vốn nhàm chán giờ đây trở nên hứng thú và có hiệu quả. 42 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  21. Phần thứ hai Ví dụ 2-59 Kết hợp các thang âm với nhau H y luyện tập chúng theo các mẫu đi lên không nghỉ như đ làm ở trên (nửa cung, một cung, qu ng ba, qu ng bốn ). Chú ý sự liền mạch khi nối từ các thang âm II-V của giọng này với giọng tiếp theo. Ví dụ 2-60 Kết hợp các thang âm với nhau liền mạch Ví dụ 2-61 Kết hợp các thang âm với nhau đi lên từng nửa cung một. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tập hết 12 giọng. Luyện tập thêm cả những mẫu đi lên khác. Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 43
  22. Ph•ơng pháp luyện tập thang âm Ví dụ 2-62 Kết hợp các hợp âm với nhau đi lên theo mẫu nửa cung. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tập hết 12 giọng. Ví dụ 2-63 Thang âm kết hợp với qu ng ba đi xuống. Ví dụ 2-64 Hợp âm rải đi lên kết hợp với qu ng ba đi xuống. 44 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  23. Phần thứ hai các cách Luyện tập thang âm khác Việc tập thang âm trên một nốt cũng có hiệu quả rất tốt bởi vì từ một nốt nhất định (gọi là nốt trung tâm) bạn có thể chơi các thang âm khác nhau từ chính nốt đó. Ta thực hiện như sau: Chơi thang âm C trưởng nguyên gốc trên nốt C (nốt trung tâm), sau đó cứ mỗi thang âm ở giọng mới các bạn lại thêm một dấu giáng vào hoá biểu. Luyện tập như vậy theo vòng qu ng năm. Sau đó tập ngược lại thêm một dấu thăng vào hoá biểu. Khi chơi các thang âm theo vòng qu ng năm qua các giọng các bạn có thể phải biến đổi nốt trung tâm cho phù hợp với giọng mới. Khi luyện tập xuôi vòng qu ng năm theo chiều kim đồng hồ, ta giảm nốt trung tâm xuống một nửa cung.Nếu tập ngược chiều kim đồng hồ ta tăng nốt trung tâm lên nửa cung. Ví dụ 2-65 Chơi xuôi chiều kim đồng hồ, mỗi giọng thêm một dấu giáng. Ví dụ 2-66 Chơi ngược chiều kim đồng hồ, mỗi giọng thêm một dấu thăng. Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 45
  24. Ph•ơng pháp luyện tập thang âm Một cách luyện tập khác (Kiểu chạy đuổi) là chơi luân phiên đi lên và đi xuống qua một tiến trình hoà thanh cụ thể mà bạn chọn. H y tìm thang âm tương ứng với các hợp âm trong tiến trình đó (phần một). Lưu ý sự liền bậc nối tiếp giữa các thang âm. Ví dụ 2-67 Kiểu chạy đuổi. phạm vi một qu ng tám. Ví dụ 2-68 Kiểu chạy đuổi. phạm vi hai qu ng tám. 46 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  25. Phần thứ hai Luyện tập thang âm với dấu nhấn Luyện tập thang âm với dấu nhấn cho phép bạn chơi nhạc truyền cảm hơn, có tâm hồn hơn. Luyện tập nhấn sẽ rất khó, vì vậy h y bắt đầu thật chậm. H y chơi rõ nốt nhấn, các nốt khác chơi nhỏ hơn. Khi luyện tập dấu nhấn, nhất thiết phải có Metronome. Các ví dụ sau chỉ giới thiệu ở một mẫu luyện tập, h y áp dụng các kiểu nhấn với tất cả các ví dụ của phần hai đ tập, ở tất cả các giọng. Ví dụ 2-69 Nhấn vào nốt đầu tiên của chùm bốn kép: 1 2 3 4 ; 1 2 3 4 Ví dụ 2-70 Nhấn vào nốt thứ ba của chùm bốn kép: 1 2 3 4 ; 1 2 3 4 Ví dụ 2-71 Nhấn vào nốt thứ tư của chùm bốn kép: 1 2 3 4 ; 1 2 3 4 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 47
  26. Ph•ơng pháp luyện tập thang âm Ví dụ 2-72 Nhấn vào nốt thứ hai của chùm bốn kép: 1 2 3 4 ; 1 2 3 4 H y thử thêm một số ví dụ mà bạn đ luyện tập trong phần hai này. H y tự mình tập nhấn ở các mẫu khác. Ví dụ 2-73 Nhấn vào nốt thứ tư của chùm bốn kép: 1 2 3 4 ; 1 2 3 4 Ví dụ 2-74 Chơi chùm bốn kép nhưng nhấn vào cứ ba nốt nhấn một lần. 48 Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội.
  27. Phần thứ hai Sau khi luyện tập ở một tốc độ chậm và đều đặn một cách thuận lợi, bạn có thể nâng dần tốc độ chơi cho đến khi cảm thấy thoải mái. Khi đó bạn sẽ thấy các dấu nhấn có hiệu quả như thế nào. Nói chung, còn rất nhiều cách luyện tập khác nhau và đều có hiệu quả nhất định. Các bạn có thể tự luyện tập và sáng tạo ra những mẫu luyện tập của riêng mình. Luyện tập thang âm là vấn đề rất dài, cần phải có thời gian. H y chi thời gian tập đều đặn trong một ngày, nó tương tự như những bài thể dục khởi động hàng ngày giúp bạn cảm thấy khoẻ mạnh hơn trong cuộc sống. Luyện tập tất cả các thang âm và mẫu thang âm đi lên và đi xuống, ở tất cả các giọng. Nguyễn Mai Kiên - Trường Đại học văn hoá nghệ thuật quân đội. 49