Giáo trình Quan hệ quốc tế - Chương 5: Quan hệ kinh tế quốc tế

pdf 57 trang huongle 3990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quan hệ quốc tế - Chương 5: Quan hệ kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_he_quoc_te_chuong_5_quan_he_kinh_te_quoc_te.pdf

Nội dung text: Giáo trình Quan hệ quốc tế - Chương 5: Quan hệ kinh tế quốc tế

  1. CHƯƠNG V QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
  2. CHƯƠNG V 1. Liên kết kinh tế quốc tế. 2. Các tổ chức kinh tế quốc tế. 3. Một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
  3. 1. Liên kết kinh tế quốc tế 1.1. Khái niệm, vai trò, đặc trưng 1.2. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế 1.3. Một số liên kết kinh tế quốc tế tiêu biểu
  4. 1.1. Khái niệm, vai trò, đặc trưng 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Nguyên nhân hình thành 1.1.3. Đặc trưng 1.1.4. Tác động tích cực 1.1.5. Tác động tiêu cực
  5. 1.1.1. Khái niệm • Liên kết kinh tế quốc tế là – sự thành lập một tổ hợp kinh tế quốc tế của một nhóm các thành viên – nhằm tăng cường, phối hợp, và điều chỉnh lợi ích giữa các bên tham gia – nhằm giảm bớt sự khác biệt về điều kiện phát triển – và thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước thành viên phát triển cả về bề rộng và chiều sâu.
  6. 1.1.1. Khái niệm (tiếp) • Hay: Liên kết kinh tế quốc tế là – quá trình hợp nhất các nền kinh tế của các quốc gia trong một hệ thống kinh tế thống nhất – với các mối quan hệ kinh tế được sắp xếp trong một trật tự nhất định – trên cơ sở thỏa thuận giữa các thành viên.
  7. 1.1.1. Khái niệm (tiếp) → Tóm lại: Liên kết kinh tế quốc tế là: • Mối quan hệ được hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận hai bên hoặc nhiều bên • Có thể ở tầm vĩ mô (liên kết kinh tế quốc tế nhà nước hay liên kết kinh tế lớn) hoặc vi mô (liên kết kinh tế quốc tế tư nhân). • Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và thương mại phát triển
  8. 1.1.2. Nguyên nhân hình thành • Toàn cầu hóa về kinh tế → là nguyên nhân cơ bản nhất. • Sự phân công lao động quốc tế ở mức cao. • Liên kết kinh tế quốc tế mang lại nhiều hiệu quả tích cực, điều này chính là nguyên nhân kích thích các liên kết kinh tế quốc tế mới hình thành và phát triển.
  9. 1.1.3. Đặc trưng. • Liên kết KTQT là kết quả tất yếu của sự phát triển của phân công lao động xã hội ở trình độ cao. • Chịu sự chi phối và điều tiết của các chính sách của các chính phủ. • Được coi như biện pháp trung hoà giữa hai xu hướng là tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch. • Là bước quá độ trong quá trình vận động của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hoá.
  10. 1.1.4. Tác động tích cực • Tạo điều kiện để khai thác triệt để lợi thế so sánh của các bên tham gia. • Tạo nên một sự ổn định chung và sự phản ứng linh hoạt giữa – các thành viên của liên kết, – liên kết đó với phần còn lại của thế giới từ đó có thể xây dựng và phát triển các quan hệ song phương và đa phương. • Tạo khả năng cho việc giải quyết vấn đề việc làm, kích thích tiến bộ khoa học và công nghệ • Tạo khả năng thuận lợi cho việc xích lại gần nhau hơn của các nền kinh tế. • Tiết kiệm được các loại chi phí.
  11. 1.1.5. Tác động tiêu cực • Trong nội bộ liên kết KTQT, có sự khác biệt giữa các thành viên sẽ gây trở ngại và ảnh hưởng ngoài mong muốn cho các thành viên khác, đặc biệt là đối với thành viên có trình độ phát triển thấp. • Trên phạm vi toàn thế giới, các liên kết KTQT có thể dẫn tới tới – sự mâu thuẫn giữa các khối này ngày càng gay gắt hơn – sự chia cắt thị trường – và làm chậm lại quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
  12. 1.2. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế 1.2.1. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area - FTA) 1.2.2. Liên minh thuế quan (Custom Union) 1.2.3. Thị trường chung (Common Market) 1.2.4. Liên minh tiền tệ ( Monetary Union) 1.2.5. Liên minh kinh tế (Economic Union)
  13. 1.2.1. Khu vực mậu dịch tự do (FTA) • Là hình thức liên kết KTQT mà ở đó, các nước – Thỏa thuận cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, thuận lợi hóa các hoạt động đầu tư giữa các nước thành viên. – Đơn giản hóa thủ tục hải quan, thị thực nhập cảnh – Tuy nhiên, mỗi nước thành viên lại vẫn duy trì quyền độc lập tự chủ của mình trong quan hệ đối với các nước ngoài liên kết. • VD: – NAFTA (Northern America Free Trade Agreement- 1989) – AFTA (Asean Free Trade Area- 1992)
  14. 1.2.2. Liên minh thuế quan • Là một loại hình liên kết KTQT cao hơn khu vực mậu dịch tự do với nội dung: thỏa thuận xây dựng chung – cơ chế hải quan thống nhất áp dụng cho các nước thành viên – và biểu thuế quan thống nhất áp dụng cho các nước ngoài liên kết. • Đặc điểm: chính sách ngoại thương thống nhất đối với phần còn lại của thế giới. • VD: EU lúc mới thành lập (trước năm 1992) là EEC (European Economic Community).
  15. 1.2.3. Thị trường chung • Là hình thức liên kết KTQT với đầy đủ tính chất của liên minh thuế quan, thêm vào đó, ở loại hình này: – Lao động và tư bản được phép di chuyển tự do giữa các nước thành viên. – Xóa bỏ hoàn toàn những trở ngại của quá trình buôn bán giữa các nước như thuế quan, hạn ngạch – Xây dựng cơ chế chung điều tiết thị trường của các nước thành viên • VD: Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) từ năm 1992 trở đi.
  16. 1.2.4. Liên minh tiền tệ • Đây là một liên minh KTQT chủ yếu trên lĩnh vực tiền tệ, trong đó các nước thành viên phải – phối hợp chính sách tiền tệ với nhau – và cùng thực hiện một chính sách tiền tệ thống nhất toàn khối. • Cụ thể: – Thực hiện thống nhất các giao dịch tiền tệ giữa các thành viên, thống nhất về đồng tiền dự trữ và phát hành đồng tiền tập thể cho các nước liên minh. – Thành lập một NHTƯcủa liên minh thay cho NHTƯ của các nước và xây dựng quĩ tiền tệ chung. • VD: Liên minh Châu Âu phát hành đồng tiền chung Euro, lưu hành từ tháng 1/2001.
  17. 1.2.5. Liên minh kinh tế • Là hình thức phát triển rất cao của liên kết KTQT • Ở loại hình này, – ngoài những tính chất chung của thị trường chung, – các quốc gia còn phối hợp và thực hiện những chính sách kinh tế thống nhất trong toàn khối. • VD: Khối đồng minh Benelux là liên minh kinh tế giữa Bỉ, Hà Lan và Lucxambua, được thành lập vào nằm 1960
  18. Tổng kết Chính sách Loại liên Hàng hoá Chính sách Lao động tiền tệ Chính kết/Tính và dịch vụ ngoại và tư bản thống sách kinh chất quốc tế tự thương tự do di nhất, phát tế thống do di thống nhất chuyển hành đồng nhất chuyển tiền chung FTA xxxxxxxxxxx CU xxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxx CM xxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxx MU xxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxx EU xxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxx xxxxxxxxxxx xxxxxxxxx
  19. 1.3. Một số liên kết kinh tế quốc tế tiêu biểu 1.3.1. Liên minh châu Âu (EU-European Union) 1.3.2. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN – The Association of South Easr Asian Nations) 1.3.3. Các liên kết kinh tế khác.
  20. 1.3.1. Liên minh châu Âu (EU) • Quá trình hình thành và phát triển: – Liên minh Châu Âu có tiền thân là cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) được thành lập ngày 25/03/1957 và có hiệu lực từ 1/1/1958, gồm 6 quốc gia: Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua. – Từ 1961 đến 1981, kết nạp thêm 6 nước: Đan Mạch, Anh, Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy lạp Đến. – Năm 1995 EU kết nạp thêm 3 thành viên là Áo, Phần Lan, Thụy Điển, tăng tổng số thành viên lên 15 nước. – Tháng 5/2004, kết nạp thêm 10 thành viên, tổng số thành viên hiện nay là 25 nước.
  21. 1.3.1. Liên minh châu Âu (EU) • Thành tựu: – Năm 1968: xây dựng xong liên minh thuế quan giữa các thành viên và sau đó xây dựng được 1 thị trường nông nghiệp chung, – Xây dựng thành công EU thành một liên minh tiền tệ (EMU) qua các mốc: • Từ 01/01/1993, xóa bỏ hàng rào hải quan kiểm soát biên giới giữa các quốc gia, thực hiện 4 tự do: con người, hàng hóa, dịch vụ và tư bản. • 1994: thành lập Viện tiền tệ Châu Âu, tiến tới thành lập Ngân hàng chung Châu Âu, đổi tên EEC thành EU. • 1995: Kết nạp 7 nước thành viên của EFTA. • 1997: Ký kết hiệp định Amsterdam, bổ sung cho Hiệp định Maastrict về việc thành lập Liên minh Châu Âu. • 1998: Công bố sự ra đời của Liên minh tiền tệ Châu Âu (EMU) gồm 11 quốc gia thành viên. • 1999: Ngân hàng chung Châu Âu ra đời • 2002: Đồng Euro được chính thức lưu hành dưới dạng tiền giấy.
  22. 1.3.1. Liên minh châu Âu (EU) • Mối quan hệ EU – Việt Nam: – Quá trình phát triển quan hệ ngoại giao EU – Việt Nam • Từ năm 1975, EU đã có quan hệ ngoại giao với Việt Nam, nhưng tạm ngừng vào năm 1979. • Từ cuối năm 1984, EU tiếp tục viện trợ cho Việt Nam • Đến năm 1990, EU mới chính thức nối lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam. • Năm 1995, EU và Việt Nam ký kết Hiệp định khung tại Brusselles. – Quan hệ kinh tế EU – Việt Nam • Quan hệ thương mại. • Hoạt động đầu tư trực tiếp. • Hoạt động đầu tư gián tiếp.
  23. 1.3.2. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) • Khối liên kết kinh tế được thành lập ra năm 1967 trên cơ sở Hiệp ước Bali, gồm 5 nước là Indonexia, Thái Lan, Singapore, Malayxia và Philipin. • Đến nay, ASEAN gồm 10 nước thành viên (thêm Bruney, Việt Nam, Lào, Myama và Campuchia). • Mục tiêu: – Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội – Phát triển văn hoá của các nước thành viên – Xây dựng hoà bình và ổn định
  24. 1.3.2. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
  25. 1.3.2. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
  26. 1.3.2. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) • Quá trình hình thành và phát triển: – Trước năm 1992: ASEAN hoạt động chủ yếu như một hiệp hội chính trị. – Năm 1992, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN đã được thông qua. Nội dung của Hiệp định gồm: • 3 nguyên tắc của sự hợp tác (hướng ra bên ngoài; cùng có lợi và linh hoạt đối với sự tham gia của các nước), • các lĩnh vực hợp tác, • quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). – Các nước thành viên ASEAN đã ký kết hiệp định CEPT (Hiệp định về chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung) có hiệu lực từ 2003.
  27. 1.3.3. Các liên kết kinh tế khác. • Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA-The European Free Trade Association). • Khu vực mậu dịch tự do của các nước Bắc Mỹ - NAFTA (North American Free Trade Area). • Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương – APEC (Asia Pacific Economic Cooperation). • Khối thị trường chung Trung Mỹ (CACM - The Central American Common Market). • Hiệp hội mậu dịch tự do Mỹ La Tinh (LAFTA - The Latin American Free Trade Association).
  28. 2. Các tổ chức kinh tế quốc tế. 2.1. Sự hình thành và phát triển. 2.2. Một số tổ chức kinh tế quốc tế tiêu biểu
  29. 2.1. Sự hình thành và phát triển . a. Các tiền đề ra đời. b. Vai trò của các tổ chức kinh tế quốc tế c. Đặc điểm của các tổ chức kinh tế quốc tế
  30. a. Các tiền đề ra đời. • Tiền đề kinh tế: – Do quá trình quốc tế hoá đời sống ngày càng mạnh mẽ. – Sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ. – Do sự khác biệt và phân bố không đồng đều giữa các quốc gia về các nguồn lực phát triển. • Tiền đề chính trị: – Do sự ra đời của hàng loạt quốc gia độc lập có chủ quyền, – các quốc gia này có khả năng và cần sự hợp tác với nhau đề chống lại sức ép từ các nước lớn và tạo nên môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của mỗi quốc gia. • Tiền đề pháp lý: Do sự phát triển của các ngành luật quốc tế dẫn tới sự ra đời của các tổ chức kinh tế quốc tế.
  31. b. Vai trò của các tổ chức kinh tế quốc tế • Tạo nên sự nhịp nhàng cân đối, có tổ chức và phối hợp giữa các quốc gia, các khu vực trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế quốc tế. • Tạo cơ sở cho các nước đang phát triển sau khi thoát khỏi chế độ thuộc địa phối hợp với nhau để đạt được những đối thoại tập thể với các nước công nghiệp giàu có nhằm bảo vệ quyền lợi của họ. • Đảm bảo cơ sở vật chất cho sự cùng tồn tại hoà bình hiểu biết lẫn nhau, xích lại gần nhau hơn giữa các quốc gia và các dân tộc. • Đảm bảo phối hợp cố gắng chung trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. • Tạo điều kiện xây dựng hệ thống luật nói chung và các bộ luật điều chỉnh quan hệ quốc tế giữa các nước nói riêng.
  32. c. Đặc điểm của các tổ chức KTQT • Các tổ chức kinh tế quốc tế mất dần tính khép kín về mặt địa lý, về mặt chính trị và ý thức hệ, về trình độ phát triển. • Các tổ chức kinh tế quốc tế: – ngày càng phong phú và đa dạng về hình thức tổ chức, – đồng thời diễn ra sự xâm nhập lẫn nhau giữa các tổ chức cả về thành viên và nội dung hoạt động. • Nội dung tổ chức kinh tế quốc tế bao gồm nhiều vấn đề, thường là tập trung vào việc – soạn thảo các chương trình phát triển chung, – thực hiện các dự báo về kinh tế và khoa học kỹ thuật, – trao đổi lập trường quan điểm, phối hợp chính sách phát triển
  33. 2.2. Một số tổ chức kinh tế quốc tế tiêu biểu 2.2.1. Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT-General Agreement on Tariff and Trade). 2.2.2. Tổ chức thương mại thế giới (WTO-World Trade Organization) 2.2.3. Một số tổ chức kinh tế quốc tế khác
  34. 2.2.1. Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) • GATT là một tổ chức thương mại quốc tế được thành lập với thoả ước ký ngày 30/10/1947 và chính thức đi vào hoạt động ngày1/1/1948. • Số thành viên: >100 quốc gia • Mục đích: thông qua các cuộc đàm phán để mở đường cho mậu dịch tự do, giảm thiểu những hạn chế, ràng buộc có tính chất bất công, và bất hợp lý để tránh làm thiệt hại đến các quyền lợi của các quốc gia. • Nguyên tắc cơ bản: – Khuyến khích và phát triển các quan hệ thương mại đa phương giữa các quốc gia trên nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử. – Tiến hành đàm phán để giảm bớt thuế quan. – Loại bỏ các quota nhập khẩu. – Loại bỏ những điều quy định có tính chất giới hạn khác đồng thời hướng tới một nền thương mại quốc tế có tính chất tự do. • Từ năm 1995, tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời thay thế cho tổ chức GATT.
  35. 2.2.2. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) • Mục tiêu: WTO thừa nhận các mục tiêu của GATT, tức là quan hệ giữa các nước thành viên trong thương mại và kinh tế sẽ được tiến hành nhằm: – Nâng cao mức sống – Bảo đảm tạo đầy đủ việc làm, tăng trưởng vững chắc thu nhập và nhu cầu thực tế. – Phát triển việc sử dụng các nguồn lực của thế giới. – Mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hoá.
  36. 2.2.2. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) • Chức năng: – Tạo thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và tiến hành các mục tiêu của Hiệp định này và các Hiệp định đa phương khác. – Tạo ra diễn đàn đàm phán giữa các nước thành viên về quan hệ thương mại và thực thi kết quả của các cuộc đàm phán đó. – Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên. – Thực hiện rà soát chính sách thương mại. – Phối hợp với IMF, WB trong việc hoạch định chính sách toàn cầu.
  37. 2.2.2. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) • Nguyên tắc cơ bản: 5 nguyên tắc – Thương mại không có phân biệt đối xử. – Nguyên tắc điều kiện hoạt động thương mại ngày càng thuận lợi, tự do hơn thông qua đàm phán. – Nguyên tắc xây dựng môi trường kinh doanh dễ dự đoán. – Nguyên tắc xây dựng môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh bình đẳng. – Nguyên tắc dành một số ưu đãi cho các nước đang phát triển.
  38. 2.2.2. Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
  39. 2.2.3. Một số tổ chức KTQT khác • Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF): được thành lập vào năm 1944, trụ sở tại Washington – Mỹ. • Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): thành lập vào năm 1966, trụ sở đặt tại Manila. – Thành viên của ADB không chỉ gồm các quốc gia thuộc khu vực Châu Á mà gồm cả quốc gia khác như Mỹ, Thụy Sỹ, Thụy Điển
  40. 3. Một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
  41. Kết quả bài KT giữa kỳ • Min: 3 • Max: 9,5 • Average: 6,7
  42. BT Chương 2 - Bài 1 Năng suất lao động Sản phẩm (số sản phẩm/giờ) Quốc gia I Quốc gia II A 20 60 B 30 15
  43. BT Chương 2 - Bài 1 a. Cơ sở, mô hình mậu dịch của 2 quốc gia. - Cơ sở: Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith. - Mô hình mậu dịch: + Quốc gia 1 XK B, NK A. + Quốc gia 2 XK A, NK B. b. Khung tỷ lệ trao đổi để cả hai quốc gia cùng có lợi: 1/4< A/B < 3/2
  44. BT Chương 2 - Bài 3 Năng suất lao động Sản phẩm (số sản phẩm/giờ) Quốc gia I Quốc gia II A 2 6 B 3 4
  45. BT Chương 2 - Bài 3 • Bảng giá tương quan: QG I QG II A/B 3/2 2/3 • SP A rẻ hơn một cách tương đối ở QG II. • SP B rẻ hơn một cách tương đối ở QG I.
  46. BT Chương 2 - Bài 3 • a. Xác định cơ sở mậu dịch của 2 quốc gia. – Lợi thế so sánh của David Ricardo. • b. Mô hình mậu dịch giữa 2 quốc gia. – QG I xuất khẩu B, nhập khẩu A. – QG II xuất khẩu A, nhập khẩu B. • c. Tìm khung tỷ lệ trao đổi và tỷ lệ trao đổi mà tại đó mỗi quốc gia thu được lợi ích tối đa. 2/3 < A/B < 3/2
  47. BT Chương 2 - Bài 4 Cho hàm cầu và hàm cung của một quốc gia về mặt hàng X như sau: QD = 120 – PX QS = PX – 40 Trong đó: • PX là giá sản phẩm X tính bằng USD • QD, QS là số lượng sản phẩm X tính bằng đơn vị. • Giả sử đây là một nước nhỏ, mức giá thế giới của sản phẩm X là PX = PW = 40 USD
  48. BT Chương 2 - Bài 4 a. Phân tích giá cả, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu sản phẩm X của quốc gia này khi thương mại tự do. • Thương mại tự do: PX = PW = 40 USD. • Tiêu dùng: QD = 120 – PX = 80. • Sản xuất: QS = PX – 40 = 0. • Nhập khẩu: QNK = 80.
  49. BT Chương 2 - Bài 4 b. Giả sử chính phủ đánh thuế quan là 50% lên giá trị sản phẩm X nhập khẩu, hãy phân tích sự tác động của thuế quan này. • Pt = PW + T = 40 + 50%x40 = 60. • 4 tác động: – Sản xuất. – Thu nhập. – Tiêu dùng. – Chuyển nhượng.
  50. BT Chương 2 - Bài 4
  51. BT Chương 2 - Bài 4 c. Để xuất khẩu sản phẩm X, tỷ lệ nguyên liệu nhập là 80%, thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập là 10%. Tính tỷ lệ bảo hộ thực sự. t = 50% = 0,5. ai = 80% = 0,8 ti = 10% = 0,1 → g = 2,1 = 210%.
  52. BT Chương 4 - Bài 3 • Vào ngày 1/11, một khách hàng đến ngân hàng Vietcombank vay 150.000CHF, kỳ hạn 3 tháng. • Tuy vậy, hiện ngân hàng không có CHF trong tài khoản, do vậy ngân hàng phải thực hiện 2 giao dịch sau với ngân hàng Eximbank: - Mua giao ngay 150.000 CHF bằng USD, tỷ giá USD/CHF = 0.8980/85. - Đồng thời bán kỳ hạn 3 tháng số CHF trên, tỷ giá kỳ hạn USD/CHF = 0.8790/95. • Tên gọi của loại nghiệp vụ ngoại hối này là gì? Tính lợi nhuận ngân hàng Vietcombank thu được qua nghiệp vụ này?
  53. BT Chương 4 - Bài 3 • Tên gọi của loại nghiệp vụ ngoại hối này là gì? Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối hoán đổi. • Tính lợi nhuận ngân hàng Vietcombank thu được qua nghiệp vụ này? - Mua giao ngay 150.000 CHF bằng USD, → Số USD cần dùng: 150.000x0.8980=134.700 - Đồng thời bán kỳ hạn 3 tháng số CHF trên → Số USD thu về: 150.000/0.8790=167.037,86 - Lợi nhuận thu về: 167.037,86 - 134.700 = 32.337,86
  54. BT Chương 4 - Bài 5 • Giả sử ngân hàng Á Châu cung cấp hợp đồng quyền chọn có những nội dung sau: Quyền chọn Quyền chọn Nội dung mua bán Trị giá (EUR) 100.000 100.000 Tỷ giá thực hiện 1,2252 1,2258 (EUR/USD) Phí mua quyền 0,5 cent/ EUR 0,5 cent/ EUR Thời hạn 2 tháng 2 tháng Kiểu quyền chọn Mỹ Mỹ
  55. BT Chương 4 - Bài 5 Ngày 05/09/2010: - ông Nam đến ngân hàng Á Châu mua một hợp đồng quyền chọn mua. - bà Hoa mua một hợp đồng quyền chọn bán. a. Xác định tổng chi phí mua quyền chọn của ông Nam và bà Hoa. - Ông Nam: 0,005 x 100.000 = 500 USD. – Bà Hoa: 0,005 x 100.000 = 500 USD
  56. BT Chương 4 - Bài 5 b. Xác định tỷ giá hòa vốn đối với mỗi người. - Ông Nam: Giả sử tỷ giá hoà vốn của ông Nam là m. → 1,2252 x 100.000 + 500 = 100.000 x m → m = EUR/USD = 1,2302. - Bà Hoa: tương tự. → 1,2258 x 100.000 - 500 = 100.000 x n → n = EUR/USD = 1,2208.
  57. BT Chương 4 - Bài 5 c. Giả sử đến ngày 05/10/2010, tỷ giá giao ngay trên thị trường là 1,2342. Ông Nam và bà Hoa sẽ đưa ra quyết định như thế nào với hợp đồng quyền chọn của mình? • Ông Nam: thực hiện hợp đồng. • Bà Hoa: không thực hiện hợp đồng.