Giáo trình Quản lý cộng đồng

pdf 10 trang huongle 4110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Quản lý cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_cong_dong.pdf

Nội dung text: Giáo trình Quản lý cộng đồng

  1. Quản lý cộng đồng Cuốn 1: Các cách tiếp cận và giá trị (Tập thể tác giả Nhóm cán bộ dự án PCM) Lời nói đầu – DWC 2 Các từ viết tắt 3 Giải thích một số khái niệm 3 Khái niệm cộng đồng 4 Khái niệm quản lý cộng đồng 4 Cách tiếp cận của quản lý cộng đồng 6 Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng 6 Cách tiếp cận dựa vào nguồn lực và tài sản của cộng đồng 6 Cách tiếp cận dựa trên quyền 7 Giá trị của quản lý cộng đồng 8 Tài liệu tham khảo 10 1
  2. Lời nói đầu – DWC «Quản lý cộng đồng - QLCĐ” là một phương pháp quản lý mà ở đó người dân là chủ thể, họ có quyền và biết cách xác định các vấn đề ưu tiên, biết lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động phát triển một cách công khai minh bạch và có trách nhiệm giải trình. QLCĐ chú trọng tới việc chính quyền lắng nghe tiếng nói của người dân đồng thời người dân có quyền và trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định tại địa phương. Dự án “Thúc đẩy quản lý cộng đồng tại Việt nam » (PCM - Promoting Community Management in Vietnam) được Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC) hỗ trợ đã giúp người dân và chính quyền tại địa bàn dự án nâng cao năng lực, có cái nhìn sâu rộng về các cách tiếp cận trong phát triển và có các kỹ năng, phương pháp QLCĐ. QLCĐ là một minh chứng cho tính hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động phát triển khi mà người dân thực sự làm chủ. Dự án PCM đã tập trung vào nâng cao trách nhiệm xã hội cho người dân và chính quyền địa phương, thúc đẩy quá trình trao quyền cho cộng đồng, khuyến khích phương thức làm việc theo hướng công khai, minh bạch, và có trách nhiệm giải trình. Các hoạt động cộng đồng được thực hiện với sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt chú trọng tới nhóm người thiệt thòi như người nghèo và phụ nữ. Áp dụng phương pháp QLCĐ, được dự án hỗ trợ một phần kinh phí, người dân tại địa bàn dự án đã tự huy động thêm các nguồn lực từ trong cộng đồng, từ các nhà hảo tâm, từ chính quyền và từ các doanh nghiệp để tạo ra các giá trị gia tăng và tạo ra các thay đổi đáng kể trong cộng đồng. Nhóm cán bộ dự án PCM biên soạn Bộ tài liệu gồm 04 cuốn về các nội dung liên quan đến Quản lý cộng đồng nhằm trình bày với độc giả giá trị của QLCĐ, toàn bộ quá trình thực hiện, các phương pháp, các kỹ năng cần thiết trong QLCĐ và các bài học rút ra từ thực tiễn quản lý cộng đồng. Hy vọng bộ tài liệu này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các độc giả trong quá trình thúc đẩy phát triển cộng đồng bền vững tại Việt Nam. Bùi Thị Kim – Giám đốc DWC Giám đốc dự án PCM 2
  3. Các từ viết tắt NCĐ Nhóm cộng đồng NNC Nhóm nòng cốt PCM Dự án “Thúc đẩy quản lý cộng đồng tạ Việt Nam” QLCĐ Quản lý cộng đồng SDC Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sỹ TDA Tiểu dự án TĐV Thúc đẩy viên Giải thích một số khái niệm Cộng đồng Là một nhóm người chia sẻ chung giá trị hoặc lợi ích, sẵn sàng cùng nhau thực hiện những hành động tập thể nhằm tạo dựng, bảo vệ giá trị và lợi ích chung của cả cộng đồng. Cộng đồng không phải là một đơn vị hành chính. Dự án PCM coi cấp tổ/thôn/xóm là cộng đồng (quy mô trung bình từ 60 đến 80 hộ). Để dễ dàng hơn trong công tác quản lý, các tổ/thôn/xóm có quy mô dân số lớn có thể chia thành các cụm dân cư. Khi đó mỗi cụm dân cư sẽ là một cộng đồng. Nhóm nòng cốt NNC do cộng đồng lựa chọn dựa vào các tiêu chí được cộng đồng thống nhất (NNC) (khoảng 10 người cho một cộng đồng). NNC đại diện cho cộng đồng đứng ra tổ chức các hoạt động phát triển chung của cộng đồng. Trong dự án PCM, NNC được tham gia vào các khóa tập huấn về các phương pháp và kỹ năng thực hiện QLCĐ. Thúc đẩy viên Một số người nổi trội trong NNC tiếp tục được nâng cao năng lực để trở thành (TĐV) các thúc đẩy viên. Trong dự án PCM, các thúc đẩy viên là những người đi chia sẻ và nhân rộng phương pháp QLCĐ tại các cộng đồng ngoài dự án. Nhóm cộng NCĐ là một nhóm người dân tự nguyện đứng ra xây dựng và thực hiện các đồng TDA phát triển cộng đồng. (NCĐ) Trong dự án PCM, mỗi TDA sẽ do một NCĐ xây dựng và thực hiện. NCĐ có từ 05 người trở lên. Trong nhóm tự phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân để đảm bảo TDA được thực hiện hiệu quả, hiệu suất và có trách nhiệm giải trình. Tiểu dự án TDA (dự án nhỏ) nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc của cộng đồng, được (TDA) Nhóm cộng đồng (NCĐ) đứng ra xây dựng và tổ chức thực hiện. TDA được xây dựng dưới dạng Khung lô gic (xem mẫu TDA trong Cuốn 2). Ban quản lý quỹ Trong số các thành viên NNC, ba người được bầu vào Ban quản lý quỹ: 01 Trưởng nhóm, 01 kế toán và 01 thủ quỹ. Trong dự án PCM, Ban quản lý quỹ, đại diện cho cộng đồng tiếp nhận nguồn ngân sách hỗ trợ từ dự án và chuyển ngân sách cho các NCĐ theo kế hoạch hoạt động đã được cộng đồng thông qua. Ban quản lý quỹ chịu trách nhiệm quyết toán các hóa đơn chứng từ đối với số tiền nhận tài trợ từ dự án. 3
  4. Khái niệm cộng đồng Cộng đồng1 là một nhóm người chia sẻ chung giá trị hoặc lợi ích, sẵn sàng cùng nhau thực hiện những hành động tập thể nhằm tạo dựng, bảo vệ giá trị và lợi ích chung của cả cộng đồng. Cộng đồng không phải là một đơn vị hành chính mà là một tổ chức mang tính tự quản của những người chia sẻ chung giá trị hoặc lợi ích. Khái niệm quản lý cộng đồng “Khi thực hiện QLCĐ, chúng tôi cùng ngồi lại với nhau, bàn bạc và giải quyết các vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Chúng tôi được phát huy quyền làm chủ và biến các ý tưởng của mình thành hiện thực.” – Bà Lê Thị Thúy Nhài- Xóm Đồng Lạc, xã Nam Phong, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. QLCĐ2 là một phương pháp quản lý mà ở đó người dân là chủ thể, người dân có quyền và biết cách xác định các vấn đề ưu tiên, biết lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động phát triển một cách công khai minh bạch và có trách nhiệm giải trình. QLCĐ chú trọng tới việc chính quyền lắng nghe tiếng nói của người dân đồng thời người dân có quyền và được trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định tại địa phương. Khi áp dụng QLCĐ, người dân và chính quyền địa phương được nâng cao năng lực, nâng cao tính trách nhiệm xã hội, người dân gắn kết hơn với chính quyền, ảnh hưởng tích cực vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. QLCĐ bao hàm các quan điểm của Pháp lệnh dân chủ số 34/2007/PL- UBTVQH11 do Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11 đã thông qua ngày 20 tháng 4 năm 2007 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. QLCĐ chú trọng rằng người dân, đặc biệt là những người nghèo, không phải chỉ là người hưởng lợi hoặc chỉ tham gia vào một số hoạt động theo sự sắp đặt của bên ngoài, mà họ thực sự là chủ thể, họ tự giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm theo cách của họ nhưng không vi phạm các điều mà pháp luật cấm. Nhờ áp dụng QLCĐ, người dân được nâng cao năng lực và các nỗ lực trong quá trình giảm nghèo được thực hiện một cách sáng tạo hơn, hiệu quả hơn, hiệu suất hơn, tăng tính sở hữu cộng đồng và nhờ đó các thành quả của phát triển trở nên bền vững. QLCĐ cũng giúp người dân và chính quyền có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với xã hội, với môi trường và với thế hệ tương lai. Ngôi nhà của họ không chỉ gói gọn trong mái nhà của gia đình riêng mà nó được mở rộng ra toàn bộ cộng đồng và toàn xã hội. Họ trăn trở hơn với các bức xúc trong xã hội và có ý thức hơn trong mỗi hành động của cá nhân để không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. 1 Khái niệm cộng đồng được tham khảo từ các tài liệu của Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sỹ (SDC) 2 «Quản lý cộng đồng » được SDC giới thiệu và thử nghiệm trong dự án “Phát triển đô thị Nam Định và Đồng Hới” (2005-2007). Kể từ năm 2008, quản lý cộng đồng tiếp tục được SDC hỗ trợ, được củng cố và nhân rộng trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy quản lý cộng đồng tại Việt nam - Promoting Community Management in Vietnam - PCM” do Trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em (DWC) tại Hà Nội thực hiện với sự hợp tác của chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ Việt Nam. 4
  5. QLCĐ không có nghĩa là buộc cộng đồng phải tự làm tất cả mọi hoạt động phát triển của tất cả các cấp, mà cộng đồng được quyền lựa chọn các ưu tiên, được lập kế hoạch (bao gồm cả lập dự toán) và tổ chức thực hiện các dự án phát triển (với quy mô hợp lý, phù hợp năng lực) và tự quyết định các hoạt động nào tự làm, các hoạt động nào cần thuê các chuyên gia để đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Xóm Dụ 7A xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình còn gọi là Xóm Đồi. Cứ đến mùa khô là nước giếng cạn kiệt. Xóm có một cái giếng chung nhưng không đủ nước dùng. Người dân phải đi gánh nước. Người đi sớm thì còn có thể dùng thùng múc nước, còn những người đi sau phải múc từng gáo nước vừa đục, vừa bẩn đổ vào thùng gánh về Bao lâu nay, người dân vẫn sống trong cảnh thiếu nước như vậy mà không có cách nào giải quyết. Khi dự án PCM về xóm, người dân đã được họp bàn, phân tích hiện trạng và tìm ra các vấn đề bức xúc của xóm, rồi cùng nhau bàn cách giải quyết. Họ đã thành lập nhóm cộng đồng (NCĐ) xây dựng dự án “Cải thiện nước sinh hoạt cho người dân trong xóm”. Dự án PCM hỗ trợ xóm một nguồn tài chinh nhỏ. Dự án của NCĐ đã thu hút các hộ dân trong xóm cùng thực hiện và đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu nước sinh hoạt cho các hộ gia đình. Người dân rất phấn khởi vì không còn cảnh chen nhau đi gánh nước mỗi khi mùa khô đến. “Sau khi thực hiện xong dự án này, chúng tôi thấy rõ lợi ích của QLCĐ. Mặc dù dự án PCM chỉ hỗ trợ một số tiền nhỏ, nhưng dự án đã giúp chúng tôi biết cách họp bàn, thảo luận, và tổ chức thực hiện dự án một cách công khai minh bạch, vì vậy chúng tôi đã huy động được người dân đóng góp tiền của và công sức để thực hiện dự án rất thành công” – Ông Nguyễn Văn Hồi, xóm Dụ 7A, xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. 5
  6. Cách tiếp cận của quản lý cộng đồng QLCĐ chú trọng cả ba cách tiếp cận: dựa vào cộng đồng, dựa vào nguồn lực và tài sản của cộng đồng và dựa trên quyền. Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng Người dân thực sự làm chủ, là người ra các quyết định và quản lý toàn bộ chu trình dự án phát triển, bắt đầu từ giai đoạn phân tích hiện trạng của cộng đồng, sau đó là lựa chọn các ưu tiên bằng phương pháp tham gia, xây dựng các dự án (tiểu dự án), lập kế hoạch, thực hiện và giám sát, bàn bạc về biện pháp duy trì, đánh giá dự án để rút ra các bài học kinh nghiệm khi dự án kết thúc. 1. Phân tích hiện trạng 2. Các NCĐ tự thành lập và xây và lựa chọn ưu tiên dựng dự án Người dân 3. Lập kế hoạch thực hiện 5. Đánh giá dự án sau khi dự án được phê để rút ra bài học duyệt 4. Thực hiện dự án và theo dõi giám sát bởi cộng đồng Cách tiếp cận dựa vào nguồn lực và tài sản của cộng đồng Để đảm bảo tính bền vững, tạo tính sở hữu và tính trách nhiệm trong cộng đồng, QLCĐ luôn thúc đẩy người dân không chỉ nhìn vào các bức xúc, khó khăn mà còn tập trung vào phân tích các điểm mạnh, các kinh nghiệm sẵn có và tiềm năng trong cộng đồng, đề cao việc huy động các tài sản, nguồn nội lực (kể cả trí tuệ của người dân) và nguồn ngân sách hiện có tại địa phương. Người dân có thể huy động các nguồn nội lực dưới nhiều hình thức khác nhau như ý tưởng, tiền, công lao động, hiện vật (đất đai, gỗ, gạch ngói, cát sỏi ) và huy động sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, từ các nhà hảo tâm, các cá nhân có điều kiện để tự giải quyết các vấn đề bức xúc trong cộng đồng mà họ đã lựa chọn ưu tiên. Các giải pháp cụ thể được các NCĐ xây dựng và lập kế hoạch thành các TDA. Trong quá trình thực hiện các TDA, người dân ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương với chi phí thấp nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và các tiểu chuẩn kỹ thuật. Cũng nhờ đó, người dân trong cộng đồng được nâng cao năng lực và có trách nhiệm hơn với cộng đồng. 6
  7. Cách tiếp cận dựa trên quyền QLCĐ nhận thấy, chỉ phát triển kinh tế sẽ không thể dẫn đến sự tiến bộ xã hội và không tạo được các cơ hội cho người nghèo. QLCĐ lồng ghép các chuẩn mực, các nguyên tắc, các quy định pháp luật vào công tác lập kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, dự án PCM tập trung vào sự tham gia và nâng cao năng lực cho các bên liên quan. QLCĐ khuyến khích đối thọai giữa các bên để hiểu nhau và thay đổi theo hướng tích cực chứ không tạo ra sự đối đầu. Với cách tiếp cận dựa trên quyền, QLCĐ tập trung vào thúc đẩy bên có trách nhiệm hiểu rõ hơn nhiệm vụ đáp ứng quyền cho người dân và hỗ trợ người dân biết nghĩa vụ của mình cũng như biết thực hiện quyền một cách hợp pháp. Hiểu trách nhiệm đáp quyền Bên mang Bên có trách quyền nhiệm Kiến thức (Người Kỹ năng (Chính dân) Phương pháp quyền) Thực hiện nghĩa vụ công dân và thực hiện quyền một cách hợp pháp QLCĐ chú trọng tới các vấn đề mà người dân đang phải đối mặt, đặc biệt tới các vấn đề của những người nghèo và phụ nữ. Với cách tiếp cận dựa trên quyền, QLCĐ chú trọng giải quyết các bất công, bất bình đẳng và phân biệt đối xử. Bốn trọng tâm của cách tiếp cận dựa trên quyền trong QLCĐ 1. Tập trung vào nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm cả bình đẳng giới và chống phân biệt đối xử: Các họat động phát triển cần chú trọng vào các đối tượng thiệt thòi hoặc những nhóm người bị đẩy ra bên lề xã hội, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Đây là nhóm người dễ bị tổn thương và quyền của họ dễ bị vi phạm. 2. Tập trung vào nguyên nhân gốc rễ của đói nghèo: Đói nghèo có nguyên nhân gốc rễ là sự bất công trong tiếp cận các nguồn lực công và có trách nhiệm của các bên liên quan trong việc đáp ứng quyền một cách hợp pháp. Vi vậy các chương trình phát triển cộng đồng không nên chỉ tập trung vào cải thiện kinh tế, mà phải mở rộng đến các quyền lựa chọn của người dân và chú trọng đến nâng cao năng lực cho người dân. 3. Mối quan hệ giữa bên có trách nhiệm đáp quyền (chính quyền) và người mang quyền (người dân): Công tác phát triển coi người dân là người mang quyền, vì vậy chính quyền cần hỗ trợ người dân thực hiện nghĩa vụ và thực hiện quyền của họ một cách hợp 7
  8. pháp. Chính quyền là bên có trách nhiệm đáp quyền nên chính quyền cũng cần được hỗ trợ để đủ năng lực đáp ứng quyền cho người dân. Công cụ để thúc đẩy mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và người dân chính là các chính sách pháp luật, do đó thúc đẩy mối quan hệ này cũng là thúc đẩy chế độ pháp quyền. 4. Nâng cao năng lực và quyền năng: Phát triển bền vững không chỉ là quan tâm đến kết quả mà phải quan tâm đến cả quá trình và coi tham gia không chỉ là một công cụ mà tham gia còn là mục tiêu của phát triển. Mọi hoạt động phát triển phải hỗ trợ người dân để họ có đủ khả năng tham gia vào công tác quản lý, đảm bảo tính công khai minh bạch và tính bền vững. Giá trị của quản lý cộng đồng “Các dự án cộng đồng đã góp phần nâng cao năng lực tự quản rất rõ cho bà con. Từ trước tới nay việc ai nấy làm, nay cả tập thể làm chung và cùng bàn bạc. Hơn nữa, mọi thứ đều được bàn bạc dân chủ, công khai, đặc biệt là về tài chính nên tính thống nhất của bà con cũng rất cao, tinh thần cố kết cộng đồng theo đó cũng ngày càng được nâng lên.” – Ông Nguyễn Văn Hào – Tiểu khu 8, Phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Nhờ áp dụng QLCĐ mà các cộng đồng nơi thực hiện dự án PCM hiểu rõ nghĩa vụ và quyền của mình, có năng lực, trở nên tự tin hơn, trong đó:  Người nghèo và những người thiệt thòi được thực hiện các quyền của mình như được tham gia, được quản lý và được hưởng lợi trong các hoạt động dự án để cải thiện điều kiện sống của họ;  Các nguồn lực và tài sản của cộng đồng được huy động dễ dàng hơn do người dân có niềm tin vào việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu suất, hiệu quả và hợp lý;  Nhờ hệ thống quản lý minh bạch, công khai, có sự tham gia và có tính trách nhiệm nên lòng tin và tính gắn kết trong cộng đồng tăng lên;  Người dân trong cộng đồng có đủ năng lực tự quản, tự tin, được chính quyền địa phương thừa nhận và tin tưởng;  QLCĐ chứng tỏ rằng trong quá trình giảm nghèo, người dân phải là chủ thể, phải nắm vai trò ra quyết định, là người tự chèo lái để tự giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội trong quá trình phát triển;  QLCĐ mang lại tính sở hữu cộng đồng một cách thực sự bởi vì người dân tự thảo luận, tự đưa ra giải pháp và tự quản lý nguồn lực. Nhờ đó các thành quả phát triển được cộng đồng bảo quản, được duy trì và đảm bảo tính bền vững. Đặc biệt, QLCĐ cũng tạo ra mối quan hệ gắn kết giữa chính quyền địa phương và người dân. Chính quyền địa phương và người dân đều được nâng cao năng lực, được chia sẻ thông tin nhiều hơn, có phương pháp đối thoại với nhau cởi mở hơn và hợp tác với nhau chặt chẽ hơn trong các hoạt động phát triển cộng đồng. Nhờ đó lòng tin của người dân đối với các cấp chính quyền cũng được cải thiện, trách nhiệm xã hội của người dân và chính quyền được nâng lên và họ có ý thức hơn với môi trường và thế hệ tương lai trong mỗi hành động của mình. 8
  9. Người dân đã nói gì về quản lý cộng đồng?  Từ ngày thực hiện quản lý cộng đồng, tôi đã tự tin và mạnh dạn hẳn lên, tôi có thể chủ động trao đổi các khó khăn bức xúc và đóng góp sáng kiến của mình. Nhờ đó đời sống của gia đình tôi được cải thiện.” – Chị Huệ - hộ nghèo thôn 11 xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.  “Dân chúng tôi từ xưa đến nay chỉ biết cầm cuốc, cầm dao. Bây giờ chúng tôi đã biết viết tiểu dự án. Mà tôi thấy viết tiểu dự án rất hay. Mình biết tìm hiểu khó khăn, tìm hiểu nguyên nhân, đề ra giải pháp, biết lập kế hoạch, sắp xếp, tổ chức, phân công công việc, tính toán chi tiêu nên mọi công việc được làm rất thuận lợi.” – Ông Nguyễn Văn Biềng- xóm Lũng Hang, xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.  “Chúng tôi cũng không ngờ chỉ với gần 9 triệu đồng dự án hỗ trợ mà dân chúng tôi có thể làm xong con đường bê tông dài 150 m rộng 1,5 m để phục vụ sản xuất và thu hoạch lúa cho cả xóm. Dân được bàn bạc và quyết định nên họ ủng hộ nhiệt tình. 100% các hộ gia đình trong xóm đã đóng góp công để làm đường. Bây giờ chúng tôi đã có thể dùng xe cải tiến để chở phân, mạ, thóc chứ không phải gánh bộ vất vả như trước nữa.” – Bà Đặng Thị Hồng - xóm Đoàn Kết 1, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.  “Từ khi áp dụng QLCĐ, tổ dân phố chúng tôi đã chung tay giải quyết được nhiều khó khăn bức xúc, giúp đỡ nhau, vui hơn, và có thêm tình làng nghĩa xóm.” – Ông Nguyễn Thanh Bình, tổ 28 Phường Trần Tế Xương, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.  “Từ khi có QLCĐ, ở địa phương tôi có nhiều thay đổi tích cực, các dự án được thực hiện công khai, minh bạch, nhờ đó được người dân tin tưởng, tự nguyện đóng góp nguồn lực, hỗ trợ và hợp tác tốt hơn với cán bộ xã phường” – Bác Nải – người dân ở Tiểu Khu 8, Phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.  “Đây thực sự là một mô hình rất hợp lòng dân, hiệu quả và bền vững. Chúng tôi mong rằng quản lý cộng đồng sẽ được áp dụng cho các địa phương khác” – Ông Bùi Quang Động – Chủ tịch UBND Phường Trường Thi, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. 9
  10. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính: “Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng” - Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng ban hành theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT- UBTƯMTTQVN-TC ngày 4/12/2006. 2. DEA - Việt Nam: Hỗ trợ môi trường của Đan Mạch cho Việt Nam - Dự án “Phát triển công nghiệp và đô thị thành phố Việt Trì”, Phác thảo “Hướng dẫn chung về giám sát dự án”, tháng 8 năm 2002 ; 3. DWC, InWent (2004): Participatory Learning and Action – Fieldbook (Hanoi). 4. ICDDR, B (2001) Development through self-help: be a part of it. Bangladesh. 5. Joachim Theis (2003) – Save The Children Sweden. 6. SDC (2007): Understanding and operationalising empowerment (SDC in Berne). 7. SDC (2004): Creating the Prospect of Living a Life in Dignity – Principles Guiding the SDC in its Commitment to Fighting Poverty (SDC in Berne). 8. PCMM - Promoting Community Management Model in Vietnam - Project Document, supported by SDC (2008). 9. PCM – Promoting Community Management in Vietnam – Phase 2 – Project Document, supported by SDC (2013). 10