Giáo trình Rèn luyện sự bình tĩnh cho trẻ

pdf 6 trang huongle 4850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Rèn luyện sự bình tĩnh cho trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ren_luyen_su_binh_tinh_cho_tre.pdf

Nội dung text: Giáo trình Rèn luyện sự bình tĩnh cho trẻ

  1. Rèn luyện sự bình tĩnh cho trẻ
  2. - Trẻ em cũng có thể học cách tự kiềm chế từ khi còn rất nhỏ. Ban đầu mục đích chỉ để thư giãn và ngăn chặn sự tức giận. Khi lớn lên, những bài tập này sẽ giúp trẻ làm việc bằng những phương pháp lành mạnh thay vì lãng phí thời gian bực bội, khó chịu. Diễn đạt cảm xúc thành lời Trẻ em thường buồn bã và hành động khi chúng không biết làm thế nào để nói lên cảm xúc của mình. Trẻ cảm thấy thất vọng và bị kích động về thể chất. Giáo sư Sal Severe, tác giả cuốn sách “Làm thế nào để cư xử với trẻ mẫu giáo” khuyên rằng: Các vị phụ huynh hãy tìm cách nói chuyện với trẻ về những gì con đang cảm nhận. Hãy dùng những câu hỏi định hướng như: “Con đang cảm thấy tức giận hay chán nản? Bây giờ con đang cảm thấy như thế nào? Cái gì khiến con có cảm xúc như vậy?” Khi bạn nắm bắt một cách
  3. chính xác cảm nhận của con trẻ, bạn sẽ tìm được những giải pháp hiệu quả để giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của mình. Hít thở thật sâu Hít thở sâu là một cách để lấy lại bình tĩnh và trẻ có thể học biện pháp này ngay từ nhỏ. Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ hít thở sâu bằng cách đặt bàn tay trẻ lên lồng ngực của mình khi thực hiện công việc này và yêu cầu trẻ bắt chước. Trẻ lớn hơn có thể đếm đến 5 khi hít thở sâu. Khi hít vào hãy đếm trong đầu và thở ra từ từ trong khi đếm lại từ 1 đến 5. Bạn có thể nói trẻ hình dung những cảm xúc tiêu cực đã theo hơi thở đi ra ngoài. Rèn luyện sự đồng cảm Một trang web uy tín liên kết với các chương trình truyền hình cha mẹ hướng dẫn một cách để xây dựng sự đồng cảm với những đứa trẻ buồn bã. Hãy hỏi con trẻ suy nghĩ thế nào nếu cách cư xử của con có ảnh hưởng tới những người khác. Điều này có hiệu quả rõ rệt ngay cả với trẻ nhỏ miễn sao cách bạn truyền đạt có thể giúp trẻ hiểu. Ví dụ: “Khi con buồn, cả nhà đều không vui vì lo lắng cho con”. Với những đứa trẻ lớn hơn có thể hỏi: “Con sẽ làm gì để xử lý tốt hơn vấn đề này” để khuyến khích trẻ tìm cách giải quyết vấn đề của mình. Ngừng suy nghĩ Trẻ em có thể dùng phương pháp nhận thức để bắt đầu chịu trách nhiệm về cách cư xử của mình. Dạy cho trẻ nhận biết dấu hiệu của sự căng thẳng và vẽ trong đầu một biểu tượng “STOP” (dừng lại) màu đỏ, màu xanh hay bất kì
  4. màu nào khác có thể nhắc nhở trẻ dừng những suy nghĩ đáng lo ngại của mình. Sau đó trẻ có thể sử dụng một kĩ thuật khác như hít thở sâu hay thực hiện một hành động khác để tránh những cơn thịnh nộ. Bạn có thể sử dụng một hình thức sửa đổi linh hoạt với trẻ nhỏ, dạy cho chúng một “từ mã” mà bạn hay trẻ có thể sử dụng khi cảm thấy bắt đầu mất kiểm soát. Từ này đóng vai trò gợi ý để chúng ta bình tĩnh hơn. Ví dụ khi bắt đầu thấy mệt mỏi, căng thẳng, mình có thể tự nói (hoặc nghĩ trong đầu): “bình tĩnh nào” hay “mọi chuyện sẽ ổn thôi” Mẹo hay giữ bình tĩnh trước trẻ Mọi bà mẹ đều có lúc không thể kiềm chế và nổi đóa lên với đứa con đang tuổi mè nheo, nghịch ngợm. Dưới đây là 4 cách giúp bạn giữ bình tĩnh tốt hơn:
  5. 1. Để trẻ luôn bận rộn Nếu bạn đang dở tay việc gì đó, dọn nhà hay nấu cơm, hoặc đang tiếp khách mà trẻ cứ nhèo nhẽo bên cạnh đòi mẹ chơi cùng, đừng nổi nóng. Hãy ngưng công việc đang làm dở chỉ 1 phút, tập trung nói với bé như thể đang bàn một chuyện rất quan trọng, rằng: “Mẹ rất muốn có một bức tranh vẽ con xinh đẹp. Giờ con mang giấy bút ra, mẹ vẽ, rồi con giúp mẹ tô màu thật đẹp nhé”. Cô bạn tôi trong lúc bận rộn với công việc dọn nhà đã ứng phó như thế với con gái hơn 3 tuổi đang đòi mẹ chơi cùng. Và điều tuyệt vời xảy ra là, cô ấy được rảnh tay cả tiếng đồng hồ để làm việc của mình, trong khi con gái vẫn say sưa tô màu cho bức tranh mẹ vẽ. Nếu con của bạn có một sở thích khác, đừng quên hướng bé vào sở thích ấy những lúc bạn không có thời gian dành cho con. 2. Đề nghị trẻ giúp đỡ Lần tới khi bạn nghe con nói: “Con chán!”, hãy cho con việc gì đó để làm. Có thể giao cho con các việc nhẹ nhàng trong ngày như tưới hoa, hút bụi dưới sàn nhà, tự dọn giường trong phòng mình hay bày biện bát đĩa cho bữa tối Có những việc mà trẻ ở tuổi nào cũng có thể làm được, chỉ cần mẹ mạnh dạn để bé được làm thôi.
  6. 3. Dạy trẻ một kỹ năng nào đó Có những việc bạn cần phải làm để giữ cho ngôi nhà luôn gọn gàng, sạch sẽ, lại có những việc bạn muốn làm để giải trí. Hãy phân loại chúng thành “việc giải trí” và “nhiệm vụ cần làm”. Giờ bạn dạy con những công việc đó, bao gồm cả chơi trò ném bóng nước trẻ vẫn nài nỉ được chơi với mẹ ngoài sân vườn, dọn lại gara, dọn tủ quần áo, nấu bữa tối làm bất cứ công việc gì, miễn là cùng với con. 4. Dành thời gian cho chính bạn Mỗi ngày bạn đều có 30 phút để “tận dụng” cho chính mình, mấu chốt của vấn đề là bạn có muốn dành thời gian cho riêng mình hay không thôi. Bạn nên làm thế, để giảm stress và làm việc hiệu quả. Nghĩ đến mình nhiều hơn, nghỉ ngơi để lấy lại tinh thần sảng khoái. Như vậy bạn có lợi, cả gia đình cũng có lợi. Hãy dành 30 phút đến phòng tập để luyện sức khỏe, giữ vóc dáng, đọc một cuốn sách, xem một đoạn phim hay, nhấm nháp ly rượu vang cứ để bản thân được thoát khỏi những “hỗn loạn” thường ngày dù chỉ trong thời gian ngắn. Bạn sẽ mau chóng lấy lại được năng lượng và thấy mình đáng yêu hơn, không quạu cọ, nổi nóng.