Giáo trình Sinh học động vật - Chương 2: Hệ thần kinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sinh học động vật - Chương 2: Hệ thần kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_sinh_hoc_dong_vat_chuong_2_he_than_kinh.pdf
Nội dung text: Giáo trình Sinh học động vật - Chương 2: Hệ thần kinh
- Chương II: HỆ THẦN KINH
- HỆ THẦN KINH I. Sự tiến hóa của hệ thần kinh II. Cấu trúc của hệ thần kinh ở động vật có xương sống 1. Hệ thần kinh trung ương 2. Hệ thần kinh ngoại biên III. Xung thần kinh và sự dẫn truyền xung thần kinh 1. Hoạt tính điện của neuron 2. Sự dẫn truyền xung thần kinh IV. Phản xạ
- Khái niệm về hệ thần kinh Hệ thần kinh có cấu trúc rất phức tạp nhưng nguyên tắc hoạt động lại rất đơn giản: Thu nhận tín hiệu và phát tín hiệu kích thích từ các thụ quan cảm giác. Xử lý thông tin các tín hiệu. Phát thông tin trả lời qua hoạt động của cơ và tuyến.
- Sự tiến hóa của hệ thần kinh Động vật đơn bào chưa có hệ thần kinh, cơ thể liên hệ với môi trường thông qua dịch nội bào, đó chính là sự điều hòa thể dịch. Động vật đa bào, hệ thần kinh xuất hiện và phát triển dần từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
- Sự tiến hóa của hệ thần kinh Có thể chia thành 4 giai đoạn: Cấu tạo mạng lưới Cấu tạo dạng chuỗi hay hạch Cấu tạo dạng ống Cấu tạo có não bộ hoàn chỉnh
- Cấu tạo mạng lưới Các tế bào thần kinh nằm rãi rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh tạo thành mạng lưới thần kinh. Xung động thần kinh sẽ lan tỏa toàn thân. Ví dụ: Thủy tức (Hydra), Sao biển (Echinoderm) radial nerve nerve nerve ribs net Cnidarian Echinoderm
- Cấu tạo dạng chuỗi hay hạch Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh. Các hạch nối với nhau bởi các sợi thần kinh. Xung thần kinh không lan tỏa khắp cơ thể mà khu trú tại từng phần nhất định. Ví dụ: Giun dẹp (Flatworm), Giun đất (Earthworm), Chất đốt (Arthropod) associative central nervous system neurons brain nerve cords ventral peripheral nerve nerves cords Flatworm Earthworm Platyhelminthes Arthropod
- Cấu tạo dạng ống Xuất hiện ở cá lưỡng tiêm Não bộ Ống thần kinh Phía đầu ống thần kinh đã xuất hiện mầm mống của não bộ nhưng còn đơn giản, chưa hoàn chỉnh và được gọi là bọng não (trước, giữa, sau).
- Cấu tạo có não bộ hoàn chỉnh Các bọng não phát triển và hoàn thiện dần về cấu tạo, từ đó các cơ quan cảm giác của sinh vật cũng phát triển.
- Cấu tạo có não bộ hoàn chỉnh
- Cấu tạo có não bộ hoàn chỉnh • Khi đời sống chuyển dần lên cạn, các cơ quan cảm giác cũng được phát triển và hoàn thiện dần.
- Hệ thần kinh động vật có xương sống Phát triển từ lá phôi ngoài. Đầu tiên tạo thành ống thần kinh chạy dọc theo lưng sinh vật. Phần trước ống thần kinh phình to thành não bộ và các dây thần kinh não. Phần còn lại của ống thần kinh phát triển thành tủy sống và các dây thần kinh tủy.
- Hệ thần kinh động vật có xương sống Hệ thần kinh Hệ thần kinh Gồm 2 bộ phận trung ương ngoại biên Não bộ chính: Dây thần kinh não Tủy sống Hạch Hệ thần kinh thần kinh trung ương Dây thần (Central Nervous kinh tủy System – CNS) Hệ thần kinh ngoại biên (Peripheral Nervous System - PNS)
- Hệ thần kinh động vật có xương sống Hệ thần kinh Hệ TK Hệ TK trung ương ngoại biên Các dây Não bộ Các dây Tủy sống cảm giác vận động Hệ TK soma Hệ TK tự động (Động vật tính) (Thực vật tính) Hệ giao cảm Hệ phó giao cảm
- Hệ thần kinh trung ương Gồm não bộ và tủy sống, được bảo vệ chắc chắn trong hộp sọ và cột sống.
- Tủy sống • Nằm trong cột sống, có dạng hình trụ, hơi dẹp theo hướng lưng bụng. • Bắt đầu từ đốt sống cổ I và tận cùng ở đốt sống thắt lưng II. • Cắt ngang 1 đốt tủy sống, thấy có 3 phần: màng tủy sống, chất trắng và chất xám.
- Màng tủy sống Gồm có 3 lớp: Màng cứng: là lớp mô liên kết dai nhưng rất mềm. Màng nhện: mỏng, đàn hồi, có chức năng bảo vệ. Màng mềm: dính chặt vào tủy sống, chứa các mạch máu nhỏ, có tác dụng nuôi dưỡng mô tủy sống.
- Chất xám và chất trắng
- Chất xám Do các thân neuron và các sợi thần kinh không có bao myelin tạo nên. Ở giữa có ống trung tâm chứa dịch não tủy. Mỗi bên có: Sừng trước (sừng vận động) tạo nên rễ trước của dây thần kinh tủy. Sừng sau (sừng cảm giác) tiếp nhận các sợi cảm giác của dây thần kinh tủy. Sừng bên ở đoạn ngực: do các neuron của hệ thần kinh thực vật tạo thành. Rãnh giữa sau Ống trung Cột trắng sau (lưng) tâm Chất trắng Cột trắng trước (bụng) Cột trắng bên Sừng sau Sừng bên Chất xám Rễ sau Sừng trước Hạch rễ sau Cầu nối xám Thần kinh tủy Cầu nối trắng Rễ trước Khe giữa trước Rễ nhỏ
- Chất trắng Bao quanh chất xám, do các sợi trục của neuron tủy tạo nên, tạo thành các đường dẫn truyền đi lên và đi xuống. Ngoài ra còn có các sợi trục của các neuron liên hợp tạo thành bó chất trắng nối các trung khu với nhau. Tất cả các sợi trục đều có bao myelin bao bọc. Rãnh giữa sau Ống trung Cột trắng sau (lưng) tâm Chất trắng Cột trắng trước (bụng) Cột trắng bên Sừng sau Sừng bên Chất xám Rễ sau Sừng trước Hạch rễ sau Cầu nối xám Thần kinh tủy Cầu nối trắng Rễ trước Khe giữa trước Rễ nhỏ
- Chức năng dẫn truyền cảm giác đi lên Liên hệ tủy sống với hành tủy. Bó dẫn truyền cảm giác đi lên Bó dẫn truyền vận động đi xuống Cầu nối trắng trước Bó tủy sau giữa (Goll) Bó tủy sau bên (Burdach) Bó lưới - tủy bên Bó tủy - tiểu não sau (Flechsig) Bó nhân tháp chéo Bó tủy - tiểu não trước (Gowers) Bó nhân đỏ - tủy Bó tủy - thị bên Bó lưới - tủy giữa Bó nhân tháp thẳng Bó tủy - thị trước Bó tiền đình - tủy Bó mái - tủy Bó đi xuống Bó đi lên
- Chức năng dẫn truyền cảm giác đi lên Bó Goll và Burdach: dẫn truyền các xung cảm giác sâu, có ý thức, từ các thụ quan bản thể (cơ, cân, gân, xương, khớp) truyền về tủy sống và chạy lên não, cho biết vị trí, cử động của từng phần cơ thể. Bó Flechsig và Gowers: dẫn truyền các xung cảm giác sâu, không ý thức, từ các thụ quan bản thể, giúp cơ thể giữ thăng bằng.
- Chức năng dẫn truyền cảm giác đi lên Bó tủy - thị trước (Bó Dejérine trước): dẫn truyền cảm giác xúc giác thô sơ qua da. Bó tủy - thị bên (Bó Dejérine sau): dẫn truyền cảm giác đau, nóng, lạnh từ các thụ quan nhận cảm giác này.
- Chức năng dẫn truyền vận động đi xuống Bó dẫn truyền cảm giác đi lên Bó dẫn truyền vận động đi xuống Cầu nối trắng trước Bó tủy sau giữa (Goll) Bó tủy sau bên (Burdach) Bó lưới - tủy bên Bó tủy - tiểu não sau (Flechsig) Bó nhân tháp chéo Bó tủy - tiểu não trước (Gowers) Bó nhân đỏ - tủy Bó tủy - thị bên Bó lưới - tủy giữa Bó nhân tháp thẳng Bó tủy - thị trước Bó tiền đình - tủy Bó mái - tủy Bó đi xuống Bó đi lên
- Chức năng dẫn truyền vận động đi xuống Bó nhân tháp chéo và bó nhân tháp thẳng: Sợi trục của các neuron ở vùng vận động của bán cầu não đi tới các nhân vận động của sừng trước tủy sống.
- Chức năng dẫn truyền vận động đi xuống Bó nhân đỏ - tủy: xung vận động của bó này làm giảm trương lực cơ.
- Chức năng dẫn truyền vận động đi xuống Bó tiền đình - tủy: làm tăng trương lực cơ. Bó mái - tủy: chi phối cử động đầu, mặt. Bó lưới - tủy: điều hòa hoạt động chung của tủy sống. Bó dẫn truyền cảm giác đi lên Bó dẫn truyền vận động đi xuống Cầu nối trắng trước Bó tủy sau giữa (Goll) Bó tủy sau bên (Burdach) Bó lưới - tủy bên Bó tủy - tiểu não sau (Flechsig) Bó nhân tháp chéo Bó tủy - tiểu não trước (Gowers) Bó nhân đỏ - tủy Bó tủy - thị bên Bó lưới - tủy giữa Bó nhân tháp thẳng Bó tủy - thị trước Bó tiền đình - tủy Bó mái - tủy Bó đi xuống Bó đi lên
- Chức năng trung tâm của phản xạ Chất xám của tủy sống là trung tâm của một số phản xạ: Phản xạ gân – cơ: phản xạ bánh chè, phản xạ gân gót.
- Chức năng trung tâm của phản xạ Chất xám của tủy sống là trung tâm của một số phản xạ: Phản xạ da: thường thấy ở da bụng, da gan bàn chân. Phản xạ trương lực cơ: bình thường cơ giữ một mức căng nhất định, khi tổn thương tủy sống thì cơ sẽ co cứng hoặc mềm nhũn. Phản xạ thực vật: Phản xạ không định khu: Phản xạ tiết mồ hôi, nổi da gà, vận mạch. Phản xạ có định khu: phản xạ đại tiện, tiểu tiện, phản xạ tim đập nhanh.
- Não bộ Não bộ được chia làm 3 phần: Não sau: tiểu não, hành tủy, cầu não (cầu Varol) và thể lưới. Não giữa Não trước: đại não và vỏ não, đồi thị, dưới đồi, hệ limbic.
- Não sau • Là phần não nối liền với tủy sống, là trung khu của các hoạt động sống còn cơ bản của cơ thể. • Bao gồm: hành tủy, tiểu não, cầu Varol và thể lưới.
- Hành tủy (Medulla) và cầu Varol (Pons) • Hành tủy là phần nối tiếp của tủy sống, nằm trong hộp sọ. • Cầu Varol là phần bắc cầu giữa hành tủy và não giữa.
- Chức năng của Hành tủy và cầu Varol Chức năng phản xạ Trung khu điều hòa hô hấp. Trung khu điều hòa tim mạch. Trung khu điều hòa tiêu hóa. Trung khu các phản xạ bảo vệ như ho, hắt hơi. Trung khu phản xạ giác mạc. Trung khu phản xạ trương lực.
- Chức năng của Hành tủy và cầu Varol Chức năng dẫn truyền Là nơi chạy qua của các đường cảm giác từ tủy sống lên não và các đường vận động từ não đi xuống tủy sống. Là nơi bắt chéo của nhiều đường quan trọng. Nơi xuất phát các đôi dây thần kinh sọ não từ số V – XII.
- Thể lưới (Reticular formation) Gồm các neuron tạo thành lưới bao quanh một phần hành tủy và cầu não. Có chức năng cảm giác và vận động và là trung khu của ngủ và thức. Khi thể lưới bị thương hoặc bị nhiễm trùng thường dẫn tới hôn mê, mất ý thức.
- Tiểu não Được phát triển từ thành lưng của bọng não sau. Gồm 2 bán cầu tiểu não và vỏ tiểu não được nối với nhau qua thùy giun. Vỏ tiểu não xuất hiện sau cùng nên gọi là vỏ tiểu não mới. Chất xám bao phủ bên ngoài, chất trắng bên trong. Ở động vật có vú, tiểu não có lớp vỏ rất phát triển, chứa nhiều tế bào, đặc biệt là tế bào Purkinje.
- Chức năng của tiểu não Kiểm soát và điều hòa các vận động không tùy ý như trương lực cơ, sự phối hợp động tác và duy trì tư thế, giữ thăng bằng cho cơ thể trong không gian. Kiểm soát và điều hòa các vận động tùy ý. Tổn thương sẽ làm cho cơ thể chóng mệt mỏi, run rẩy khi vận động, gây rối loạn phát âm và chữ viết
- Não giữa (Midbrain) Được phát triển từ bọng não giữa. Là phần não bé nhất, nằm trên cầu não và nối não sau với não trước. Cấu tạo như 1 ống ngắn có thành dày, nhất là mặt bụng, ở giữa là phần rỗng, hẹp gọi là cầu não thất. Gồm 3 phần: Củ não sinh tư Thể chất xám trung tâm bao quanh cầu não thất Cuống não nằm ở phía bụng của não giữa.
- Chức năng của não giữa Trung tâm thị giác và thính giác sơ cấp. Hai củ não trước điều khiển phản xạ định hướng thị giác: máy mắt, quay đầu, đưa mắt về phía có nguồn sáng. Hai củ não sau điều khiển phản xạ định hướng thính giác: vểnh tai, quay đầu về phía có âm thanh
- Não trước (Forebrain) Được hình thành từ bọng não trước. Bao gồm: đồi thị, dưới đồi, hệ viền, đại não và vỏ não. Là phần quan trọng nhất của của não bộ, điều khiển tổ hợp tất cả các hoạt động của các nội quan. Vỏ não còn là các trung tâm hoạt động tinh thần, ngôn ngữ, tư duy trừu tượng.
- Đồi não hay đồi thị (Thalamus) Là khối chất xám lớn hình trứng. Hai đồi não 2 bên nối với nhau bằng một cầu. Vùng trên đồi còn gọi là mấu não trên (epiphysis cerebri) làm thành tuyến tùng (corpus pineale) Vùng sau đồi là vùng của các thể gối giữa (nhận xung thính giác) và thể gối bên (nhận xung thị giác) Giới hạn của đồi thị và vùng dưới đồi là não thất III.
- Chức năng của đồi thị Là trạm trung chuyển quan trọng nhất dưới vỏ não. Các đường cảm giác chính như thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác (trừ khứu giác) trước khi lên vỏ não đều tập trung về đồi thị. Là trung khu cao cấp dưới vỏ não của cảm giác đau. Phân tích, chọn lọc những thông tin cảm giác truyền về.
- Dưới đồi (Hypothalamus) Nằm giữa đồi thị và tuyến yên. Chứa các tế bào thần kinh tiết, chúng tiết ra các neurohormone và hormone.
- Chức năng của dưới đồi (Hypothalamus) Trung khu quan trọng trong việc điều chỉnh trạng thái cân bằng nội môi (nhờ có các trung khu đói, khát, nóng lạnh). Thu nhận các xung cảm giác, âm thanh, mùi vị, nhiệt, hàm lượng glucose trong máu, huyết áp, đói khát. Điều chỉnh hoạt động chế tiết hormone của tuyến yên.
- Hệ viền (Limbic system) Là tập hợp neuron khu trú trên đồi thị và dưới vỏ não. Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các xúc cảm sâu sắc như thiện chí, thỏa mãn, lo sợ Các thông tin về các xúc cảm trên được lưu giữ (trí nhớ) trong các trung khu của hệ. Vừa là trung khu của xúc cảm, vừa là trung khu của trí nhớ nên các trạng thái xúc cảm được tích giữ luôn hiện về với chi tiết đầy đủ, phong phú.
- Đại não (Cerebrum) và vỏ não (Cerebral cortex) Đại não là phần lớn nhất, phát triển từ bọng não trước và là phần phát triển cuối cùng của quá trình tiến hóa. Gồm 2 bán cầu được nối với nhau bằng thể chai (corpus callosum), 2 bán cầu não được phân cách bởi rãnh dọc sâu. Bao phủ lên mặt của 2 bán cầu là lớp vỏ não mới (cerebral cortex).
- Vỏ não Là lớp ngoài cùng của đại não, dày 2-4mm, chiếm 25% thể tích não nhưng Chất trắng chứa tới gần 75% tổng số neuron của não. Chất xám Chất xám: chứa các thân neuron và giàu mao mạch nên có màu xám - đỏ được gọi là chất xám. Chất trắng: nằm dưới lớp vỏ, gồm các sợi nhánh và sợi trục có bao myelin.
- Sự phân vùng chức phận Trong quá trình phát triển phôi và thai, phần chất xám phát triển rất nhanh làm cho bề mặt vỏ não gấp nếp tạo thành các cuộn và rãnh. Có 2 rãnh lớn nhất là: Rãnh đỉnh (Rolando) Rãnh thái dương (Sylvius)
- Sự phân vùng chức phận Các rãnh lớn chia bán cầu đại não thành 4 thùy: Thùy trán (Frontal lobe): vận động, tốc độ, nhân cách, khứu giác. Thùy thái dương (Temporal lobe): thính giác, ngôn ngữ. Thùy chẩm (Occipital lobe): thị giác Thùy đỉnh (Parietal lobe): cảm giác của phần lớn vùng cơ thể (ngoại trừ khứu giác), ngôn ngữ.
- Sự phân vùng chức phận Mỗi thùy lại Vỏ não vận Rãnh trung được chia động tâm Vỏ não cảm giác thành nhiều Vùng tiền hồi. vận động Vùng vị giác Vùng kết hợp Riêng ở não cảm giác người, có vùng Vùng trước Vùng kết hợp phân tích ngôn trán thị giác ngữ. Lời nói, chữ viết là hệ Vỏ não thống tín hiệu Vùng phát âm thị giác (Broca) thứ 2, cơ sở Vùng cảm của quá trình nhận lời nói Vùng kết hợp hình thành tư thính giác Vỏ não duy trừu tượng thính giác chỉ có riêng ở người.
- Sự phân vùng chức phận
- Chức năng của đại não và vỏ não Là cơ quan chỉ huy cao nhất của cơ thể, điều hòa và phối hợp các hoạt động sống của cơ thể, làm cho cơ thể luôn là một khối toàn vẹn, thống nhất và thống nhất với môi trường. Vỏ não là cơ sở vật chất hay còn gọi là tiền đề tự nhiên cho sự xuất hiện ngôn ngữ, làm cho con người có quá trình tư duy trừu tượng, hoạt động có ý thức.
- HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN (PERIPHERAL NERVOUS SYSTEM) Là hệ thống các dây thần kinh, các hạch thần kinh và các đám rối thần kinh nằm ngoài cột sống và hộp sọ. Truyền đạt các xung thần kinh từ não bộ và tủy sống phát ra đến các cơ quan. Dẫn truyền các xung cảm giác do tác động của môi trường vào cơ thể về trung ương. Bao gồm 2 phần: Phần động vật tính Phần thực vật tính
- Dây thần kinh và hạch thần kinh Dây thần kinh là các sợi thần kinh hợp thành bó. Hạch thần kinh (ganglion) là các cấu trúc hình bầu dục có chứa các thân neuron và các tế bào thần kinh đệm. Là trạm trung gian trong việc dẫn truyền thần kinh, hạch thần kinh có một dây thần kinh đi vào và một dây thần kinh đi ra. Hướng đi của các xung thần kinh quy định loại hạch thần kinh là hạch cảm giác (sensory ganglion) hay hạch tự động (autonomic ganglion).
- Phần động vật tính (Thần kinh soma) Điều khiển hoạt động của cơ vân bám xương (hệ vận động) và một số cơ quan như vùng đầu mặt. Bao gồm: 12 đôi dây thần kinh sọ não, đánh số từ I – XII: Dây cảm giác: I, II, VIII Dây vận động: III, IV, VI, XI, XII Dây pha: V, VII, IX, X 31 đôi dây thần kinh tủy sống Các đám rối ở cổ, cánh tay, thắt lưng, cùng. Từ các đám rối này có rất nhiều dây thần kinh chạy đến các phần khác nhau của cơ thể để điều khiển sự vận động.
- Dây thần kinh sọ não Đôi số I: là sợi trục của các tế bào khứu xuyên qua lỗ sàng của xương sàng, chạy vào hành khứu. Đôi số II: là sợi trục các tế bào hạch của lớp võng mạc tới chéo thị giác cạnh tuyến yên, sau đó là các bó thị giác vào 2 củ trước của củ não sinh tư, thể gối bên và vùng chẩm vỏ não. Đôi số III – IV: từ não giữa Đôi số V – XII: từ hành tủy và cầu Varol
- Dây thần kinh sọ não I. Dây khứu giác II. Dây thị giác III. Dây vận nhỡn chung IV. Dây ròng rọc V. Dây tam thoa VI. Dây vận nhỡn ngoài VII. Dây mặt VIII.Dây thính giác IX. Dây lưỡi hầu X. Dây mê tẩu hay phế vị XI. Dây phụ hay gai sống XII. Dây dưới lưỡi
- Dây số I Dây số I (thần kinh khứu giác): gắn vào đại não, là sợi trục của các tế bào khứu xuyên qua lỗ sàng của xương sàng, chạy vào hành khứu. Chức năng: cảm giác mùi Thùy trán của bán cầu não Hành khứu Bó khứu Đĩa rây của xương sàng Dây TK khứu giác (I) Chất nhầy của mũi
- Dây số II Dây số II (thần kinh thị giác): là sợi trục các tế bào hạch của Nhãn cầu lớp võng mạc tới Võng mạc chéo thị giác, sau đó Dây TK thị giác (II) Chéo thị giác là các bó thị giác vào Bó thị giác 2 củ trước của củ Thể gối não sinh tư, thể gối bên của đồi não bên và vùng thị giác Sóng thị giác ở thùy chẩm vỏ não. Vùng thị Chức năng: cảm giác giác nhìn thấy được.
- Dây số III Dây số III (dây vận nhỡn chung): là dây vận động, phân bố tới các cơ cầu mắt.
- Dây số IV Dây số IV (dây ròng rọc): là dây vận động, phân bố đến cơ chéo của mắt.
- Dây số V Dây số V (dây tam thoa): là dây pha. Phần vận động đến cơ nhai. Phần cảm giác nhận xung cảm giác từ vùng đầu mặt, miệng, mắt, màng nhầy trong miệng, mũi và 2/3 trước lưỡi.
- Dây số VI Dây số VI (dây vận nhỡn ngoài): là dây vận động, phân bố đến các cơ thẳng ngoài của mắt.
- Dây số VII Dây số VII (dây mặt): là dây pha. Phần vận động phân bố đến cơ mặt, cơ vành tai, cơ cổ, cơ sụn móng lưỡi, cơ dưới hàm, đến tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi. Phần cảm giác nhận xung cảm giác vị giác ở lưỡi.
- Dây số VIII Dây số VIII (dây thính giác): là dây cảm giác. Có 2 nhánh, một nhánh nhận cảm giác từ ốc tai tức là các cảm giác thính giác (nhánh ốc tai), một nhánh nhận cảm giác từ phần tiền đình là các cảm giác về sự thay đổi vị trí của đầu (nhánh tiền đình)
- Dây số IX Dây số IX (dây lưỡi hầu): là dây pha. Phần vận động phân bố cơ hầu, sụn móng hầu, tuyến nước bọt mang tai gây tiết. Phần cảm giác nhận xung cảm giác từ 1/3 sau lưỡi, xoang động mạch cảnh.
- Dây số X Dây số X (dây mê tẩu hay phế vị): là dây pha. Phần vận động và cảm giác phân bố đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Là dây phó giao cảm. Một nhánh đến quai động mạch chủ.
- Dây số XI Dây số XI (dây phụ hay gai sống): là dây vận động, phân bố đến cơ ức đòn chũm, cơ thang.
- Dây số XII Dây số XII (dây dưới lưỡi): là dây vận động, phân bố đến cơ lưỡi.
- Dây thần kinh tủy 31 đôi dây thần kinh tủy đi ra từ các lỗ gian đốt sống ở 2 bên cột sống: 8 đôi cổ 12 đôi ngực 5 đôi thắt lưng 5 đôi cùng 1 đôi cụt
- Phần thực vật tính (Thần kinh tự động) Bao gồm các neuron vận động có trách nhiệm truyền các xung từ CNS đến các nội quan. Điều khiển sự hoạt động của các nội quan. Gồm 2 phần: Hệ giao cảm Hệ phó giao cảm 2 hệ này có tác dụng ngược nhau trên cùng một cơ quan mà chúng chi phối. 2 hệ này có đến 2 loại neuron vận động: một loại khu trú trong chất xám tủy sống, một loại tập hợp thành các hạch ở ngoài.
- Hệ giao cảm Bắt nguồn từ tủy sống vùng ngực và thắt lưng, có tác động tăng cường hoạt động nội quan trong tình trạng khẩn cấp, ví dụ tăng nhịp đập tim, nhịp thở phổi, tăng giãn mạch máu, Các hạch chính của hệ giao cảm nối với nhau thành chuỗi dài gọi là “chuỗi hạch thần kinh giao cảm”, chúng chạy song song 2 bên cột sống. Các sợi trước hạch đi ra từ hệ thần kinh trung ương tới các hạch giao cảm rất ngắn, các sợi sau hạch đi tới các cơ quan trong cơ thể thường dài.
- Hệ phó giao cảm Bắt nguồn từ phần dưới não và từ miền cùng của tủy sống, chúng có tác dụng ngược với phần giao cảm nhằm giảm bớt độ căng thẳng. Sự điều chỉnh đó thực hiện qua các chất trung gian do neuron vận động thứ 2 chế tiết giải phóng. Các hạch phó giao cảm nằm gần hay nằm trong thành của các cơ quan mà chúng chi phối, do đó các sợi trước hạch thì dài và các sợi sau hạch ngắn. Dây thần kinh số X là một phần quan trọng của hệ phó giao cảm, nó chi phối hoạt động của tim, phổi và một số cơ quan khác.
- Hệ giao cảm và phó giao cảm Hệ phó giao cảm Hệ giao cảm Co đồng tử Giãn đồng tử Tăng tiết nước bọt Giảm tiết nước bọt TK sọ não Giãn phế quản Co phế quản Cổ Giảm nhịp tim Tăng nhịp tim Tăng co bóp, bài Ngực tiết dịch vị Giảm co bóp, bài tiết dịch vị Tăng tiết mật Tăng tiết glucose Tăng nhu động Thắt lưng Co bàng quang Giảm nhu động Tăng tiết Tăng cương Cùng epinephrine và dương vật norepinephrine Giãn bàng quang Chuỗi hạch giao cảm Tăng xuất tinh, co bóp âm đạo
- So sánh hệ TK soma và hệ TK tự động Thân tế bào TK ở Hệ thần kinh ngoại biên Chất dẫn Cơ quan hệ TK Trung ương truyền TK tác động Hiệu quả 1 neuron từ CNS đến cơ quan tác động TK TK Ệ H SOMA Sợi trục có bao myelin dày Cơ vân Kích thích Chuỗi 2 neuron từ CNS đến cơ quan tác động M Ả Sợi trục sau hạch Sợi trục trước NG không có bao Ộ hạch có bao myelin mỏng Đ myelin mỏng GIAO C GIAO Ự Kích thích hoặc ức chế phụ N KINH T KINH N thuộc vào Ầ M chất dẫn TH Ả Ệ truyền TK H và thụ thể Cơ trơn, trên cơ GIAO C GIAO Sợi trục sau hạch cơ tim, Sợi trục trước hạch quan tác Ó không có bao tuyến có bao myelin mỏng động PH myelin mỏng
- Xung thần kinh và sự dẫn truyền xung thần kinh Chức năng của hệ thần kinh là nhận biết thông tin ở dạng các tín hiệu hóa học, âm thanh, ánh sáng và chuyển mã thành các tín hiệu điện. Các tín hiệu điện này thể hiện ở các xung thần kinh và được dẫn truyền từ neuron này đến neuron khác của hệ.
- Hoạt tính điện của neuron Điện thế màng Điện thế nghỉ Điện thế hoạt động
- Điện thế màng Sự phân bố các ion ở trong và ở ngoài màng tạo nên điện thế màng. Ion Hàm lượng trong dịch Hàm lượng trong dịch nội bào (mmol/l) ngoại bào (mmol/l) K+ 400 10 Na+ 50 460 Các tế bào động vật như tế bào cơ, tế bào thần kinh đều có điện thế màng đo được vào khoảng - 60mV đến - 80mV. Điện sinh học bao gồm điện thế nghỉ (điện tĩnh) và điện thế hoạt động (điện động).
- Điện thế nghỉ Là điện thế màng của tế bào thần kinh không hoạt động dẫn truyền. Điện thế nghỉ của neuron vào khoảng -70mV. Điện thế nghỉ được duy trì do 3 cơ chế: Hoạt động của các bơm Na+, K+ Tính thấm khác nhau của màng tế bào đối với các ion khác nhau. Sự có mặt trong bào tương của các anion.
- Điện thế hoạt động Khi bị kích thích, điện thế màng bị thay đổi từ điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động và đo được +40mV. Sự chuyển từ điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động chủ yếu là do sự vận chuyển của các ion Na+ và K+ qua màng. Khi bị kích thích với cường độ đủ mạnh (đạt tới ngưỡng) thì tính thấm của màng neuron ở nơi bị kích thích thay đổi.
- Điện thế màng và điện thế hoạt động Quá trình tái phân cực Sự phân cực Sự đảo cực + + + _ _ _ _ _ _ + + + Điện thế màng Điện thế hoạt động (điện thế nghỉ ngơi) Thời gian 3-4ms Trạng thái Trạng thái bình thường hoạt động (nghỉ ngơi) Quá trình khử cực Sơ đồ hình thành điện thế màng và điện thế hoạt động
- Đồ thị điện thế hoạt động
- Cơ chế hình thành điện thế hoạt động Giai đoạn khử cực (2): Khi bị kích thích, tính thấm của màng thay đổi kênh Na+ được mở nên Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong làm trung hòa điện tích âm trong bào tương sự chênh lệch điện thế ở 2 bên màng giảm nhanh, từ -70mV đến -50mV. Giai đoạn đảo cực (3): Na+ tiếp tục đi vào dư thừa Na+ bào tương tích điện dương (+40mV) so với bên ngoài màng tích điện âm.
- Cơ chế hình thành điện thế hoạt động Giai đoạn tái phân cực (4): do bên trong màng tích điện dương tính thấm của màng đối với Na+ giảm kênh Na+ đóng lại. Tính thấm đối với K+ tăng lên kênh K+ mở ra K+ khuếch tán từ trong ra ngoài ngoài màng tích điện dương, bên trong tích điện âm. Và như vậy khôi phục lại điện thế nghỉ ban đầu (-70mV) Giai đoạn tái phân cực quá mức (5), tính thấm của màng đối với K+ cao hơn ở trạng thái điện thế nghỉ. Hiện tượng tái phân cực quá mức dần mất đi cho đến khi điện thế nghỉ được hồi phục.
- Cơ chế hình thành điện thế hoạt động Các cổng hoạt động của kênh K+ cuối cùng sẽ đóng lại và điện thế hoạt động trở về điện thế nghỉ. Các cổng không hoạt động của các kênh Na+ vẫn đóng trong pha giảm và đầu pha tái phân cực quá mức nếu lần khử cực thứ 2 xãy ra trong giai đoạn này thì không thể tạo ra điện thế hoạt động. Một khoảng “thời gian chết” tiếp theo sau điện thế hoạt động và trong thời gian đó điện thế thứ 2 không thể bắt đầu được gọi là giai đoạn trơ.
- Cơ chế hình thành điện thế hoạt động Ngoài ra, để duy trì điện thế nghỉ hay tạo ra điện thế hoạt động còn có vai trò của bơm Na+ - K+ khi chúng hoạt động với sự tiêu thụ năng lượng ATP, chúng sẽ bơm 3 Na+ ra ngoài và vận chuyển 2 K+ vào trong bào tương ngược với gradien nồng đồ
- Sự dẫn truyền xung thần kinh Xung thần kinh là một điện thế xuất hiện khi cơ thể tiếp nhận kích thích từ môi trường. Sự dẫn truyền xung thần kinh là quá trình xung thần kinh chạy dọc theo sợi trục của một neuron mà không giảm cường độ. Trong quá trình dẫn truyền trên dây thần kinh, xung bắt buộc phải vượt qua các trở ngại như điện trở của dây (gồm điện trở màng, dịch nội và ngoại bào) và các điểm tiếp hợp là các synapse.
- Sự dẫn truyền xung thần kinh Ở sợi thần kinh không có bao myelin Tốc độ dẫn truyền khoảng 1m/s hoặc nhỏ hơn. Tốc độ dẫn truyền có thể tăng khi đường kính sợi trục tăng.
- Sự dẫn truyền xung thần kinh Ở sợi thần kinh có bao myelin Sự thay đổi tính thấm của màng chỉ có thể xãy ra tại các eo. Quá trình xung động nhảy qua eo Ranvier và truyền qua sợi trục được gọi là “dẫn truyền nhảy cóc”. Tốc độ dẫn truyền có thể đạt tới 100m/s hoặc hơn.
- Sự dẫn truyền xung thần kinh Tại các synapse 1. Xung thần kinh đến phần tận cùng của dây thần kinh sẽ làm tăng tính thấm đối với ion Ca2+. 2. Các bóng synapse di chuyển đến màng trước synapse. 3. Giải phóng chất trung gian thần kinh chứa trong các bóng synapse. 4. Các chất này vượt qua màng trước vào khe rồi vượt qua khe đến kết hợp với các thụ thể ở màng sau synapse.
- Sự dẫn truyền xung thần kinh Tại các synapse
- Một số chất trung gian thần kinh phổ biến Chất trung gian thần kinh Tác dụng Acetylcholin (Ach) Kích thích, ức chế Epinephrine Ức chế Norepinephrine Ức chế Acid Glutamic Ức chế
- Phản xạ Hệ thần kinh trung ương thực hiện chức năng của mình bằng các phản xạ để điều hòa và phối hợp mọi quá trình sống. Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với các kích thích tác động từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể do hệ thần kinh điều khiển. Một phản xạ muốn xảy ra đòi hỏi phải có một cung phản xạ.
- Cung phản xạ Gồm có 5 yếu tố: Bộ phận nhận cảm hay thụ quan Dây thần kinh hướng tâm hay dây cảm giác Trung khu phản xạ trong thần kinh trung ương Dây thần kinh ly tâm hay dây vận động Cơ quan thực hiện phản xạ hay tác quan Phản xạ chỉ được thực hiện khi cung phản xạ nguyên vẹn cả về giải phẩu lẫn chức năng.
- Phân loại phản xạ Có 2 loại: Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện - Bẩm sinh - Tập nhiễm trong đời sống cá thể - Có sẵn cung phản xạ - Chưa có sẵn cung phản xạ - Loài - Cá thể - Bền vững - Thay đổi Ví dụ: Nhai, bú Ví dụ: Đội nón bảo hiểm, dừng xe khi đèn đỏ