Giáo trình Sinh học động vật - Chương 3: Hệ thục cảm

pdf 91 trang huongle 4590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sinh học động vật - Chương 3: Hệ thục cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_sinh_hoc_dong_vat_chuong_3_he_thuc_cam.pdf

Nội dung text: Giáo trình Sinh học động vật - Chương 3: Hệ thục cảm

  1. Chương II.2. HỆ THỤ CẢM 1
  2. HỆ THỤ CẢM I. Khái niệm hệ thụ cảm II. Cơ quan cảm giác da và nội tạng III. Cơ quan phân tích vị giác IV. Cơ quan phân tích khứu giác V. Cơ quan phân tích thị giác VI. Cơ quan phân tích thính giác 2
  3. Khái niệm hệ thụ cảm  Hệ thụ cảm còn được gọi là cơ quan cảm giác.  Là các cơ quan chuyên trách gồm những tế bào đã được biệt hóa để tiếp nhận mọi dạng kích thích từ môi trường bên ngoài và bên trong đối với cơ thể.  Là bộ phận đầu tiên của một quá trình thần kinh phức tạp. Nhờ hệ thụ cảm mà người và động vật tiếp thu được mọi tín hiệu từ môi trường. 3
  4. Con đường cảm giác Một con đường cảm giác điển hình thường có 3 bộ phận chính: Bộ phận ngoại biên: gồm những tế bào cảm giác chuyên biệt với những kích thích khác nhau của môi trường (Receptors). Bộ phận dẫn truyền: các dây thần kinh làm nhiệm vụ dẫn truyền thông tin (dẫn truyền hướng tâm Afferent neuron). Bộ phận trung ương: các cấu trúc tương ứng trong hệ thần kinh trung ương. 4
  5. Phân loại cơ quan cảm giác Cơ quan phân tích xúc giác: da Cơ quan phân tích vị giác: lưỡi Cơ quan phân tích khứu giác: mũi Cơ quan phân tích thị giác: mắt Cơ quan phân tích thính giác và thăng bằng: tai 5
  6. Cơ quan xúc giác (Da)  Là cơ quan thông báo cho cơ thể những cảm giác va chạm, tiếp xúc, nóng, lạnh và đau.  Người ta thường xem da và niêm mạc là cơ quan xúc giác, đây là cơ quan chiếm diện tích lớn nhất của cơ thể (1,5m2 ở người) 6
  7. Cơ quan phân tích xúc giác (Da) Diện tích da ở người được tính theo công thức của Du Bois: S = 71,84 x P0,425 x H0,725 Trong đó: S: diện tích (m2) H: chiều cao cơ thể (m) P: trọng lượng cơ thể (kg) 7
  8. Cấu tạo của da Gồm 3 lớp: Lớp biểu bì (Epidermis) Lớp da chính thức (Hạ bì : Dermis) Lớp dưới da (Hypodermis) 8
  9. Lớp biểu bì (Epidermis)  Ở ngoài cùng, được cấu tạo bởi biểu mô phủ dẹt tầng sừng hóa.  Có độ dày mỏng khác nhau tùy theo vị trí trên cơ thể.  Không có mao quản, sự dinh dưỡng nhờ các mao quản trong lớp bì. 9
  10. Lớp biểu bì (Epidermis) Chia làm 4 lớp:  Lớp sừng: lớp ngoài cùng, nhân tế bào thoái hóa, chỉ còn mỡ và phức hợp keratohyalin, enzyme lysosom.  Lớp hạt: gồm một số tế bào dẹt, chứa nhiều hạt keratohyalin và tơ trương lực.  Lớp Malpighi: gồm những tế bào đa giác có nhân sáng, tế bào chất có hạt.  Lớp đáy: gồm 1 hàng tế bào hình trụ thấp tựa trên màng đáy. Có nhiều tế bào tạo hắc tố melanin tạo màu da. 10
  11. Lớp da chính thức (Hạ bì-Dermis)  Là lớp giữa.  Ở người và thú không có tế bào thụ cảm riêng biệt. Các đầu mút thần kinh cảm giác tỏa ra một cách tự do trên da. Ví dụ: Đầu mút dây số V phân bố ở vùng đầu mặt, dây tủy sống phân bố ở vùng da thân và chi.  Các mút thần kinh tận cùng bằng các vi thể tiếp nhận các kích thích khác nhau từ môi trường. 11
  12. Lớp da chính thức (Hạ bì-Dermis) Thể Meissner thu nhận kích thích cơ học ma sát. Thể Paccini thu nhận kích thích cơ học áp lực. Thể Krause thu nhận kích thích nhiệt độ lạnh. Thể Ruffini thu nhận kích thích nhiệt độ nóng. Các đầu mút thần kinh thu nhận kích thích đau. 12
  13. Lớp da chính thức (Hạ bì-Dermis) Trong lớp này có các cấu tạo như lông (pili), móng (ungues) và tuyến da (tuyến nhờn, tuyến mồ hôi, tuyến sữa) 13
  14. Lông (Hair folicle)  Mỗi lông có cấu tạo gồm chân lông nằm trong 1 túi thượng bì, thân lông mọc lên trên mặt da. Gốc chân lông có một phần phình gọi là hành lông, nơi phát triển của lông về chiều dài.  Cắt ngang lông có 3 phần: màng bọc, vỏ và tủy lông.  Lông mọc xiên trên da. Phần chân lông có cơ dựng lông là các sợi cơ trơn.  Chức năng của lông là giữ nhiệt và bảo vệ. 14
  15. Móng (Ungues)  Là sản phẩm của biểu bì dưới dạng một tấm chất sừng phủ lên mặt sau (hay trên) các đốt cuối cùng của ngón tay và chân. 15
  16. Tuyến nhờn (Sebaceaous gland)  Là tuyến nang  Nằm trong lớp da chính thức.  Tuyến mở ra ở phần chân lông, tiết chất nhờn vào túi thượng bì ở gốc lông. Chất nhờn làm cho da mềm mại, tránh khô nứt nẻ.  Tuyến nhờn không có ở lòng bàn tay, bàn chân. 16
  17. Tuyến mồ hôi (Sweat gland)  Là tuyến ống.  Đầu phía dưới cuộn lại thành búi nằm trong tầng lưới của lớp da chính thức. Đầu phía trên vòng xoắn ốc xuyên qua biểu bì và đổ ra ngoài mặt da.  Phân bố không đều, mật độ cao nhất ở lòng bàn tay, bàn chân, hốc nách; không có ở môi, da mỏng, đầu ngọc hành.  Tham gia quá trình điều nhiệt và nước của cơ thể. 17
  18. Tuyến sữa Do sự biến đổi của tuyến mồ hôi 18
  19. Lớp dưới da (Hypodermis)  Ở tầng dưới cùng, tiếp xúc với các cơ quan bên trong cơ thể. 19
  20. Chức năng của da  Bảo vệ chống lại các tác dụng cơ học, chống sự xâm nhập của vi khuẩn và chất độc.  Trao đổi chất: bài tiết mồ hôi, điều hòa thân nhiệt, làm nhiệm vụ hô hấp.  Cảm giác: da được coi là cơ quan cảm giác nhiệt và đau. Mỗi vùng của da tiếp nhận những cảm giác khác nhau và ngưỡng cảm giác ở mỗi vùng khác nhau. (Da có khoảng 500.000 điểm thu nhận kích thích cơ học, 250.000 điểm thu nhận kích thích nhiệt độ lạnh, 30.000 điểm thu nhận kích thích nhiệt độ nóng, 3.500.000 điểm thu nhận kích thích cảm giác đau) 20
  21. Cảm giác xúc giác của da  Thuộc loại cảm giác nông, được chia thành:  Cảm giác xúc giác thô sơ:  Cảm giác thô sơ ma sát do các thể Meissner thu nhận, được phân bố trên da và một số niêm mạc ở miệng, hốc mũi, môi, ngón tay, râu, tóc khả năng cảm nhận rất nhạy do ở quanh nang lông có các đám rối thần kinh.  Cảm giác thô sơ áp lực do thể Paccini thu nhận, được phân bố ở lớp sâu của da, gân, dây chằng, mạc treo ruột  Cảm giác xúc giác tinh vi (cảm giác nông có ý thức): phân biệt được các kích thích xúc giác tinh tế như lần biết chữ nổi, hướng chuyển động trên da. Do các tiểu thể như cảm giác thô sơ thu nhận 21
  22. Cảm giác nhiệt độ  Thụ cảm Ruffini tiếp nhận kích thích nóng, thụ cảm Krause tiếp nhận kích thích lạnh.  Thụ cảm thể lạnh Krause phân bố ở độ sâu 0,17mm, thụ cảm thể nóng Ruffini: 0,3mm kích thích nhiệt độ thấp gây phản ứng nhanh hơn nhiệt độ cao.  Cảm giác nhiệt của cơ thể còn phụ thuộc vào hiện tượng “tương phản nhiệt”, đó là mối tương tác giữa nhiệt độ cơ thể, môi trường và kích thích trực tiếp. Ví dụ ta nhúng tay vào chậu nước có nhiệt độ 300C, mùa đông ta có cảm giác ấm, mùa hè ta có cảm giác mát. 22
  23. Cảm giác đau  Thể thụ cảm là các đầu mút sợi thần kinh không có bao myelin, phân bố ở nhiều nơi trong cơ thể:  Phía ngoài: trong mô bì da, màng cứng và màng liên kết của mắt, màng nhầy trong miệng, mũi  Phía trong: tại các nội quan như màng xương, mạch máu, màng bụng, màng phổi, màng não  Cảm giác đau xuất hiện với kích thích mạnh trên ngưỡng.  Kích thích quá mạnh cảm giác đau xuất hiện là một cơ chế tự vệ, có ý nghĩa sinh học quan trọng của các hệ thống sống. Phản ứng trả lời cảm giác đau là một loạt các phản xạ tự vệ của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. 23
  24. Cảm giác đau Cơ chế của cảm giác đau 24
  25. Đường dẫn truyền cảm giác Dẫn truyền cảm giác sâu, có ý thức Dẫn truyền cảm giác thô sơ, đau và nhiệt độ 25
  26. Cảm giác nội tạng  Các nội quan của cơ thể cũng có các thụ quan. Các thụ quan này tiếp nhận những kích thích về nhiệt độ, ma sát, áp lực, thành phần hóa học tạo nên các xung cảm giác nội tạng.  Các xung cảm giác nội tạng có ý nghĩa sinh học quan trọng trong việc tự điều chỉnh và điều hòa các hoạt động của nội quan. Các phản xạ nội tạng là phản xạ thực vật. 26
  27. Cảm giác nội tạng Có 4 loại thụ quan và gây ra 4 loại cảm giác chính:  Cảm giác cơ học: do các thụ quan tiếp nhận kích thích về áp lực, ma sát gây ra. Ví dụ phản xạ ho do vật lạ lọt vào khí quản. Phản xạ tiểu tiện do áp lực nước tiểu lên bàng quang.  Cảm giác nhiệt: các thụ quan phân bố ở thực quản, dạ dày, ruột. Chúng bị kích thích khi thức ăn, nước uống có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.  Cảm giác hóa học: trung khu hô hấp ở hành tủy bị kích thích bởi ion H+, gây phản xạ tăng hô hấp ở xoang động mạch chủ và động mạch cảnh gây phản xạ điều chỉnh độ pH của máu.  Cảm giác đau: thường cảm giác đau ở nội tạng có tính chất mơ hồ, không khu trú rõ ràng. 27
  28. Cơ quan phân tích vị giác (Lưỡi)  Vị giác và khứu giác là 2 cơ quan cảm giác hóa học.  Vị giác là cảm giác về tính chất của vật chất (vị) lên niêm mạc lưỡi và khoang miệng 28
  29. Lưỡi  Nằm trong khoang miệng.  Là một khối cơ vân, được lợp bởi một lớp niêm mạc đặc biệt, có cấu trúc khác nhau tùy vùng lưỡi.  Trên lưỡi có các loại gai lưỡi. 29
  30. Gai lưỡi  Là nơi tập trung các thể thụ cảm vị giác, còn gọi là núm vị giác (Taste bud)  Gai lưỡi tập trung nhiều ở đầu mút, xung quanh rìa và gốc lưỡi.  Có 4 loại gai lưỡi:  Gai chén (Circumvallate papilla): chứa khoảng 100 núm vị giác  Gai nấm (Fungiform papilla): chứa khoảng 5 núm vị giác  Gai lá (Foliate papilla)  Gai chỉ (Filiform papilla): chức năng xúc giác 30
  31. Núm vị giác  Do các tế bào biểu mô biệt hóa thành. Đáy tựa lên màng đáy của biểu mô, trên có một hố gọi là hố vị giác.  Mỗi núm có từ 2-6 tế bào vị giác lưỡng cực (trên có các vi nhung, dưới là 2 -5 sợi thần kinh cảm giác vị giác) nằm xen kẽ với các tế bào trụ. 31
  32. Con đường cảm giác từ núm vị giác  Thông tin vị giác được truyền đến vỏ não  Ở 2/3 phía trước lưỡi theo neuron cảm giác của dây mặt (VII)  Ở 1/3 phía sau lưỡi theo dây lưỡi hầu (IX)  Một phần nhỏ ở vòm họng theo dây mê tẩu (dây số X)  Đầu tận cùng của neuron cảm giác là ở hành tủy. 32
  33. Cảm giác vị giác  Các núm vị giác tập trung thành từng vùng, mỗi vùng có cảm giác với một vị.  Vị ngọt, mặn: thụ quan ở phần đầu lưỡi  Vị mặn, chua: hai bờ lưỡi phía trước  Vị chua: hai bờ lưỡi phía sau  Vị đắng: gốc lưỡi  Ngoài ra, còn có vị umami. Các vị khác chỉ là sự kết hợp của 4 vị cơ bản nói trên.  Cảm giác vị giác nói chung là đơn giản. Tuy nhiên, khi ăn uống, cảm giác vị giác được tăng cường nhờ sự tham gia của các cơ quan cảm giác khác như thị giác, khứu giác, 33
  34. Cảm giác vị giác  Cường độ cảm giác phụ thuộc vào nồng độ các chất hòa tan và chỉ có những chất hòa tan mới có vị. Nồng độ càng cao, cảm giác vị càng mạnh.  Cảm giác vị giác còn phụ thuộc vào nhiệt độ của dung dịch có chất hòa tan khi tác động vào lưỡi. Ở người, nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự nếm là 20 – 300C. Khi nhiệt độ tăng, cảm giác vị ngọt và chua tăng. Khi nhiệt độ giảm, cảm giác vị đắng và mặn tăng. 34
  35. Cơ quan khứu giác (Mũi)  Cùng với vị giác, tiếp nhận các kích thích hóa học thông qua mùi và vị.  Là hệ thụ cảm phát triển sớm nhất trong quá trình phát triển chủng loại. 35
  36. Sự phát triển  Ở những động vật thấp như côn trùng, khứu giác rất quan trọng và có ý nghĩa sinh học to lớn đối với đời sống của chúng (tìm mồi, tránh kẻ thù, tìm đồng loại).  Ở động vật bậc cao, cơ quan khứu giác phát triển không đều Phát triển kém: chim, linh trưởng Phát triển nhạy: chuột, chó, mèo 36
  37. Cấu tạo  Cơ quan khứu giác nằm trong hố khứu  Những động vật bậc cao, hố khứu phát triển thành xoang gọi là mũi.  Động vật ăn thịt, móng guốc, xoang mũi phát triển rất mạnh. Linh trưởng, người, xoang mũi lại kém phát triển hơn.  Xoang mũi có 2 chức năng là khứu giác và hô hấp. Phần hô hấp ở xoang dưới, phần khứu giác ở xoang trên, hẹp hơn phần hô hấp. 37
  38. Bộ phận thụ cảm khứu giác Là những tế bào khứu giác có chứa các lông khứu giác thò ra ngoài trong lớp màng nhầy của xoang mũi. Các tế bào này có sợi trục tập hợp thành dây thần kinh khứu giác (dây số I) xuyên qua lỗ sàng của xương bướm, chạy vào hành khứu rồi vào não khứu nằm phía dưới đại não. 38
  39. Cảm giác khứu giác  Các chất hóa học ở dạng khí vào xoang mũi sẽ hòa tan vào lớp màng nhầy và tác động đến các lông khứu giác, xung động được truyền về não để xử lý và nhận biết.  Mặc dù chúng ta có khả năng phân biệt khoảng 10.000 mùi nhưng thực tế chúng ta chỉ có khoảng 1.000 nhóm thụ quan một nhóm thụ quan nhận cảm một hoặc vài loại phân tử mùi 39
  40. Độ nhạy cảm khứu giác  Độ nhạy cảm khá cao. Ví dụ người có thể ngửi được những chất có nồng độ rất thấp (long não, ether, nước hoa ). Một số động vật có khả năng nhạy cảm cao hơn.  Thay đổi theo loài, theo tuổi, theo sự tập luyện.  Thụ quan khứu giác có tính thích nghi với mùi rất nhanh. 40
  41. Cơ quan thị giác (Mắt) Mắt là cơ quan thu nhận kích thích ánh sáng và là bộ máy quang học để thu nhận hình ảnh. 41
  42. Cấu tạo của mắt Mắt gồm có:  Cầu mắt  Thần kinh thị giác  Các bộ phận hỗ trợ xung quanh cầu mắt 42
  43. Cầu mắt Là cấu tạo chính của mắt, nằm lọt trong xương ổ mắt. Cầu mắt gồm có những cấu tạo sau: Màng sợi (Fibrous tunic) Màng mạch (Vascular tunic) hay màng nuôi (Choroid) Màng lưới hay võng mạc (Retina) Thủy tinh thể (nhân mắt) Thủy tinh dịch Thủy dịch 43
  44. Màng sợi (Fibrous tunic)  Là lớp ngoài cùng để bảo vệ cầu mắt  Màng sợi gồm có: Màng cứng (sclera): là lớp mô liên kết có tác dụng giữ vững hình dạng cầu mắt, bảo vệ mắt và là nơi bám các cơ làm chuyển động mắt (Tròng trắng là một phần thấy được của màng cứng) Giác mạc (cornea): phía trước mắt, là một lớp trong suốt, cho phép ánh sáng đi vào phía trong 44
  45. Màng mạch (Vascular tunic) hay màng nuôi (chroid)  Sát với màng sợi.  Chứa sắc tố đen để hấp thụ ánh sáng tán xạ làm cho ảnh rõ nét hơn.  Chứa nhiều mạch máu để nuôi dưỡng mắt.  Phía trước mắt, màng mạch biến đổi thành mống mắt (lòng đen – iris) và thể mi (ciliary body). 45
  46. Mống mắt – Tròng đen (Iris)  Là phần trước của màng mạch hình đĩa tròn, ở chính giữa có lỗ thủng gọi là đồng tử (con ngươi – pupil)  Cấu tạo bởi mô đệm liên kết chứa nhiều sắc tố.  Có 2 loại cơ trơn là cơ thắt con ngươi ở xung quanh con ngươi và cơ Co đồng tử giản con ngươi tỏa hình tia.  Đường kính con ngươi vào khoảng 2 – 5mm. Sự co giản để thu hẹp hay mở rộng ra có tác dụng điều chỉnh lượng ánh sáng lọt vào bên trong.  Sự co các cơ trơn mống mắt được kiểm soát bởi hệ thần kinh thực vật. Giản đồng tử 46
  47. Thể mi (Ciliary body)  Là phần dày lên của màng mạch, nằm ở ranh giới giữa màng cứng và giác mạc.  Gồm khoảng 70 mấu lồi mi, trong có mạch máu.  Có chứa các cơ trơn và dây chằng dính vào thủy tinh thể, khi cơ co làm thay đổi hình dạng thủy tinh thể cho phép tạo hình ảnh đúng vị trí trên võng mạc. 47
  48. Màng lưới hay võng mạc (Retina)  Là lớp màng trong cùng, tiếp xúc với thủy tinh dịch, chứa các tế bào thụ cảm ánh sáng  Võng mạc gồm 3 lớp tế bào: lớp tế bào que và tế bào nón; lớp tế bào lưỡng cực; lớp tế bào hạch 48
  49. Tế bào que và tế bào nón  Là các tế bào thụ cảm thị giác và được gọi theo đốt ngoài của tế bào Tế bào que: có ở tất cả các vị trí của màng lưới (trừ điểm vàng (macula)), có chức năng cảm nhận ánh sáng tối, mờ, không cảm nhận màu sắc và không tạo hình ảnh chi tiết. Ở mắt người có khoảng 125 triệu tế bào que. Tế bào nón: có chức năng cảm nhận ánh sáng màu sắc và tạo hình ảnh chi tiết, chúng hoạt động tốt trong điều kiện ánh sáng ban ngày. Ở mắt người có khoảng 6-7 triệu tế bào nón. 49
  50. Tế bào lưỡng cực và tế bào hạch  Nằm dưới lớp tế bào thụ cảm thị giác.  Sợi trục của các tế bào này tập trung thành dây thần kinh thị giác (dây số II).  Tại điểm dây thần kinh số II và dịch thể thoát ra khỏi cầu mắt được gọi là điểm mù (không có tế bào que và tế bào nón không có hình ảnh) 50
  51. Điểm vàng (Macula) Có một vùng bé của màng lưới chỉ chứa các tế bào nón được gọi là điểm vàng (macula), ở đó tạo ra sự nhìn tinh nhất, rõ nhất. 51
  52. Thủy tinh thể (nhân mắt - lens)  Là cấu trúc gồm protein sợi có đặc tính đàn hồi và trong suốt, có khả năng khúc xạ ánh sáng.  Trông giống như một thấu kính lồi, có đường kính khoảng 9mm. Điểm lồi ở giữa tương ứng với con ngươi. Khi nhìn xa, mặt lồi dẹp bớt lại; khi nhìn gần, mặt lồi phồng lên.  Được cố định bởi dây chằng từ thể mi 52
  53. Thủy tinh dịch và thủy dịch  Thủy tinh dịch (vitreous humor): Giống như chất thạch, là khối lớn choán phần rỗng cầu mắt, tiếp xúc với võng mạc. Toàn bộ được bọc trong màng mỏng trong suốt là màng thủy tinh. Thủy tinh dịch trong suốt, có khả năng khúc xạ ánh sáng.  Thủy dịch (Aqueous humor): Do mạch máu trong lòng đen và thể mi tiết ra, chứa trong các khoang ở trước mắt, giữa giác mạc, lòng đen, thủy tinh thể. 53
  54. Quá trình xử lý thần kinh  Các tế bào lưỡng cực và các tế bào hạch xử lý tín hiệu  Ở hố thị giác: 1 tế bào nón 1 tế bào lưỡng cực 1 tế bào hạch nhìn tinh nhất  Ở ngoại biên: nhiều tế bào que 1 tế bào lưỡng cực sự nhìn giảm sút  Các tế bào khác trong võng mạc tham gia vào quá trình xử lý tín hiệu 54
  55. Con đường thần kinh thị giác  Sợi trục các tế bào hạch của lớp võng mạc chéo thị giác cạnh tuyến yên các bó thị giác vào 2 củ trước của củ não sinh tư thể gối bên và vùng chẩm vỏ não  Vùng nhìn thấy bên phải định vị trên vùng vỏ thị giác bên trái 55
  56. Các cấu tạo hỗ trợ  Mi mắt: gồm mi trên và mi dưới. Giữa mi mắt và giác mạc là màng kết mỏng, tác dụng như một màng nhầy. Bờ mi trên và dưới có lông mi, bảo vệ khe mắt chống bụi. 56
  57. Các cấu tạo hỗ trợ  Tuyến lệ (Lacrimal gland) và đường dẫn: nằm trong hố lệ của xương trán, là những tuyến hình ống tiết ra nước mắt Đường dẫn lệ: gồm 2 ống nằm ngay dưới da mi, dẫn nước mắt đổ vào túi lệ trong hốc lệ. 57
  58. Các cấu tạo hỗ trợ  Các cơ vận động cầu mắt: gồm 6 cơ (4 cơ thẳng, 2 cơ chéo)  Thần kinh điều khiển vận động của mắt: dây số III, IV, VI 58
  59. Hệ thống quang học của mắt Sự khúc xạ ánh sáng Sự điều chỉnh tầm nhìn của mắt 59
  60. Sự khúc xạ ánh sáng  Các tia sáng chiếu vào mắt, trước khi đến võng mạc phải vượt qua các cấu tạo của mắt có khả năng khúc xạ: Giác mạc và thủy dịch; thủy tinh thể; thủy tinh dịch.  Ánh sáng tập trung vào điểm vàng ở đáy mắt thu nhỏ hình ảnh của vật thể hình ảnh rõ hơn, các ảnh của vật thể đều là ảnh ngược ở đáy mắt 60
  61. Trị số khúc xạ  Được đo bằng đơn vị dioptri (D)  Một dioptri là trị số khúc xạ của một thấu kính có tiêu cự là 100cm.  Trị số khúc xạ tăng thì tiêu cự giảm và ngược lại.  Tiêu cự của mắt người là 15mm trị số khúc xạ tương đương là 59D khi nhìn xa và 70,5D khi nhìn gần. 61
  62. Sự điều chỉnh tầm nhìn của mắt  Mắt người cho phép nhìn rõ vật cách xa từ 65m mà không cần điều chỉnh, khoảng cách 65m được gọi là “viễn điểm” của mắt.  Khi vật thể gần thì phải điều chỉnh mắt bằng cách tăng độ cong của thủy tinh thể để giảm tiêu cự đến khi thủy tinh thể không điều chỉnh được nữa, được gọi là “cận điểm” của mắt 62
  63. Sự điều chỉnh tầm nhìn của mắt Sự tự điều chỉnh tiêu cự của mắt có thể thực hiện theo các cách sau: Một số động vật như thâm mềm, cá, lưỡng thê, rắn tự đẩy thủy tinh thể ra phía trước, làm tăng khoảng cách giữa thủy tinh thể và võng mạc Một số loài bò sát khác và thú tăng độ cong của thủy tinh thể để tăng độ khúc xạ của mắt, hoạt động này là do sự co giãn của cơ mi. 63
  64. Sự điều chỉnh tầm nhìn của mắt Cận điểm và viễn điểm thay đổi ở từng người, cận điểm thay đổi theo tuổi. Từ 45 tuổi trở lên, cận điểm tiến tới viễn điểm cả cận điểm và viễn điểm xa dần chứng viễn thị ở tuổi già 64
  65. Một số tật về mắt Cận thị Viễn thị Loạn thị 65
  66. Cận thị (Myopia)  Do thủy tinh thể quá cong hoặc do nhãn cầu dẹp trên – dưới làm đường kính mắt quá dài hình ảnh vật thể hiện trước võng mạc.  Vì vậy người cận thị phải mang kính phân kỳ (hai mặt lõm)  Cận thị thường bẩm sinh (có tính di truyền)  Cũng có trường hợp phát triển ở tuổi thiếu niên. 66
  67. Viễn thị (Hyperopia)  Do thủy tinh thể không có khả năng cong tốt, hoặc do cấu tạo của nhãn cầu bị dẹp trước – sau làm đường kính mắt quá ngắn hình ảnh vật thể hiện sau võng mạc.  Vì vậy người viễn thị phải mang kính hội tụ (mặt lồi) 67
  68. Loạn thị (Astigmatism)  Hình ảnh của vật thể bị méo mó, không rõ.  Nguyên nhân có thể do hệ quang học cấu tạo không bình thường, thiếu đồng nhất, độ cong của thủy tinh thể không đều làm cho ánh sáng bị khúc xạ nhiều hướng, không quy tụ để tạo ảnh.  Người bị loạn thị phải được đo và mang loại kính riêng 68
  69. Cơ quan thính giác (Tai)  Tai là cơ quan thính giác đồng thời là cơ quan giữ thăng bằng cho cơ thể.  Tai gồm có 3 phần có cấu tạo và chức năng khác nhau: Tai ngoài (Outer ear) Tai giữa (Middle ear) Tai trong (Inner ear) 69
  70. Tai ngoài (Outer ear)  Gồm vành tai, ống tai ngoài, màng nhĩ Vành tai được cấu tạo từ mô sụn đàn hồi, có da bọc kín. Ống tai ngoài: dài khoảng 2cm và hướng tới màng nhĩ.  Vai trò: hướng và dẫn sóng âm về phía màng nhĩ, sóng âm sẽ tác động làm dao động màng nhĩ và được chuyển vào tai giữa 70
  71. Tai giữa (Middle ear)  Là khoang chứa đầy không khí nối với hầu qua vòi Eustache, có tác dụng cân bằng áp suất khi thay đổi độ cao  Gồm có:  Xoang nhĩ  Vòi Eustache 71
  72. Xoang nhĩ  Có thể tích khoảng 1cm3  Phía bên trong có 2 cửa:  Cửa sổ tròn (cửa ốc tai)  Cửa sổ bầu dục (cửa tiền đình)  Có 3 xương, chuyển các rung động cơ học từ màng nhĩ đến tai trong:  Xương búa (Malleus)  Xương đe (Incus)  Xương bàn đạp (Stapes) 72
  73. Xoang nhĩ  Các xương nối với nhau bằng khớp động  Xương búa gắn với màng nhĩ, xương bàn đạp gắn với cửa bầu dục  Có 2 cơ nhỏ gắn vào xương búa và xương bàn đạp điều chỉnh sự dẫn truyền âm thanh 73
  74. Vòi Eustachi  Dài khoảng 3cm, rộng 2mm, nối xoang nhĩ với phần mũi hầu ở khoang miệng.  Bình thường, đoạn phía hầu xẹp xuống, đóng kín. Khi nuốt, nó được mở ra không khí lọt vào xoang nhĩ áp lực xoang nhĩ cân bằng với áp lực khí quyển. 74
  75. Tai trong (Inner ear)  Là bộ phận cấu tạo phức tạp nhất, thực hiện hai chức năng chính:  Cảm giác thính giác (phần ốc tai)  Giữ thăng bằng (phần tiền đình).  Nằm sâu trong xương thái dương, được gọi chung là mê lộ (labyrinthus) gồm:  Mê lộ xương (Bony labyrinth)  Mê lộ màng (Membranous labyrinth) 75
  76. Mê lộ xương và mê lộ màng 76
  77. Mê lộ xương Gồm 3 phần chính: Các vòng bán khuyên Bộ phận tiền đình Ốc tai 3 phần này liên hệ với nhau và được ngâm trong túi dịch ngoại bào 77
  78. Vòng bán khuyên  Gồm 3 ống xương hình vòng cung, hướng ra 3 chiều: trước, sau, bên.  Cả 3 ống đều thông với bộ phận tiền đình ở 2 đầu 78
  79. Bộ phận tiền đình Là một khoang nhỏ và có nhiều đường thông với: ốc tai, tai giữa (qua cửa tròn và bầu dục), vòng bán khuyên. 79
  80. Ốc tai Là một xương xoắn ốc hai vòng rưỡi. Một đầu thông ra bộ phận tiền đình, đầu kia ở đỉnh ốc thì bịt kín. 80
  81. Mê lộ màng  Mê lộ màng vòng bán khuyên in hình theo mê lộ xương bán khuyên  Mê lộ màng khoang tiền đình gồm 2 túi:  Túi cầu thông với phần màng ốc tai  Túi bầu dục thông với phần bán khuyên  Mê lộ màng ốc tai gồm hai màng chạy dọc ống xương ốc tai:  Màng tiền đình: phía trên, mỏng  Màng nền: phía dưới 81 dày
  82. Mê lộ màng  Màng tiền đình và màng nền phân ốc tai thành 3 ống nhỏ:  Ống thang tiền đình (scala vestibuli): chứa dịch ngoại bào  Ống thang màng nhĩ (scala tympani): chứa dịch ngoại bào  Ống màng (scala media): chứa dịch nội bào 82
  83. Cơ quan Corti  Là cơ quan cảm nhận thính giác của ốc tai, đi vào trong ống màng từ màng cơ sở  Bao gồm:  Lớp biểu mô, trên đó có các tế bào thụ cảm đặc biệt (trên đầu có các bó lông cảm giác)  Phía trên tế bào lông là màng nóc  Sợi trục của các tế bào thụ cảm thính giác họp thành nhánh ốc tai của dây số VIII 83
  84. Sự truyền sóng âm  Sóng âm đi vào ống tai ngoài màng nhĩ rung hệ xương (búa, đe, bàn đạp) cửa sổ bầu dục.  Màng nhĩ rộng khoảng 72mm2, màng cửa sổ bầu dục 3,2mm2. Tỉ lệ 1/22 này làm cho sóng âm được tăng cường lên 22 lần ở cửa sổ bầu dục. 84
  85. Sự truyền sóng âm  Với dao động nhẹ màng bầu dục rung động ngoại dịch ốc tai màng đáy rung hướng đến các tế bào lông thụ cảm mở kênh K+ ion K+ chảy vào các tế bào lông thụ cảm hình thành điện thế hoạt động dây thần kinh thính giác hành tủy đồi thị vùng vỏ não thính giác ở thùy thái dương sự nghe xuất hiện 85
  86. Giới hạn thu nhận âm thanh  Đơn vị đo thính lực là decibel (db)  Giới hạn thính lực của người khoảng 10 – 120db. Quá giới hạn 120db sẽ gây cảm giác đau ở tai và có thể làm tổn hại cơ quan thính giác.  Tai người nghe được âm thanh với tần số từ 20 – 20.000 dao động trong một giây tức là 20 – 20.000Hz  Giới hạn thu nhận giảm dần theo tuổi. 86
  87. Độ nhạy của thính giác  Một số động vật có khả năng nghe được cả siêu âm (> 20.000Hz). Ví dụ: chó, mèo, dơi  Một số loài nghe được âm rất thấp (<20Hz). Ví dụ: cừu  Tai người nghe tốt nhất là các âm có tần số 1.000 – 4.000Hz, ngưỡng để phân biệt các âm là 5Hz, khoảng cách 2 âm kế tiếp có thể phân biệt được là 0,01 giây 87
  88. Cảm giác thăng bằng  Túi bầu dục, túi tròn (các tế bào thụ cảm bị kích thích bởi chuyển động thẳng, lắc đầu, gật đầu, cúi đầu )  Các ống bán khuyên (các tế bào thụ cảm bị kích thích bởi chuyển động quay) 88
  89. Túi bầu dục và túi tròn  Các tế bào thụ cảm có lông nằm trong khối keo  Túi bầu dục tiếp nhận những thay đổi liên quan đến trọng lực  Túi cầu tiếp nhận sự chuyển động hướng tới trước - sau 89
  90. Các ống bán khuyên  Khi cơ thể chuyển động quay không đều, nội dịch trong các ống bán khuyên chuyển động vòm lông hình nấm của tế bào thụ cảm tế bào hưng phấn hình thành xung thần kinh 90
  91. Cảm giác thăng bằng  Các xung thần kinh hướng tâm dẫn truyền trên nhánh tiền đình của dây số VIII:  Một số nhánh chạy về tiểu não cùng phía  Một số nhánh chạy về nhân tiền đình cùng phía của hành tủy Từ nhân tiền đình lại có xung động chạy lên tiểu não  Xử lý và trả lời bằng cách điều khiển các cơ, chỉnh lại tư thế và giữ thăng bằng cho cơ thể.  Tiểu não là trung khu thần kinh cao cấp điều hòa chức năng thăng bằng. Tuy nhiên, vỏ não cũng tham gia chức năng này. 91