Giáo trình Sinh học động vật - Chương 4: Hệ nội tiết
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sinh học động vật - Chương 4: Hệ nội tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_sinh_hoc_dong_vat_chuong_4_he_noi_tiet.pdf
Nội dung text: Giáo trình Sinh học động vật - Chương 4: Hệ nội tiết
- Chương III. HỆ NỘI TIẾT 1
- HỆ NỘI TIẾT I. Khái quát về hệ nội tiết 1. Hệ nội tiết ở động vật bậc thấp 2. Hệ nội tiết ở động vật bậc cao 3. Hormone 4. Cơ chế tác dụng của hormone 5. Điều hòa sự tiết hormone của các tuyến nội tiết II. Các tuyến nội tiết chính ở người 1. Tuyến yên 2. Tuyến giáp 3. Tuyến cận giáp 4. Tuyến trên thận 5. Tuyến tụy 6. Tuyến sinh dục 2
- Khái quát hệ nội tiết Hệ nội tiết bao gồm nhiều tuyến nội tiết nằm rải rác trong cơ thể, tiết ra hormone; những hormone này có tác động điều hòa và điều chỉnh các hoạt động sinh lý của cơ thể. Tuyến nội tiết (endorine gland) là tuyến tiết ra hormone đổ trực tiếp vào máu thông qua hệ thống mao mạch (không thông qua ống tiết). Phân biệt với tuyến ngoại tiết (exocrine gland) là tuyến tiết có ống tiết và sản phẩm theo ống tiết đổ ra ngoài hay đổ vào xoang cơ thể. Ví dụ: Tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt, tuyến sữa 3
- Hệ nội tiết ở động vật bậc thấp Cấu tạo và chức năng của hệ nội tiết còn chưa hoàn chỉnh, chỉ có một vài tuyến ở sâu bọ và côn trùng, chất tiết chủ yếu là các Pheromone. Ví dụ: Bướm cái của tằm có Pheromone Bombykol, bướm cái sâu róm có Giplur nhằm quyến rũ bướm đực. Kiến tiết ra Pheromone đánh dấu đường đi tìm mồi và báo động khi gặp nguy hiểm. Ong thợ đánh dấu đường đi bằng Geraniol Pheromone. Ong chúa tiết ra acid 9-xetodecanic nhằm ức chế quá trình phát triển buồng trứng của ong thợ và quyến rũ ong đực ở mùa sinh sản. 4
- Hệ nội tiết ở động vật bậc thấp Ở côn trùng: Sự biến thái và sự phát triển được điều khiển bởi 3 loại hormone chính: Bain hormone (BH), Ecdysone và Juvenile hormone (JH) Brain Brain hormone (BH) được hình thành từ tế Brain Neurosecretory cells hormone (BH) bào thần kinh tiết, kích Corpus cardiacum thích sự giải phóng Corpus allatum Ecdyson từ tuyến Low Prothoracic JH trước ngực. gland Ecdysone Ecdysone: thúc đẩy Juvenile hormone sự biến thái và phát (JH) triển các đặc điểm trưởng thành. EARLY LATER Juvenile hormone (JH) LARVA LARVA PUPA ADULT thúc đẩy sự lột xác 5
- Hệ nội tiết ở động vật bậc cao Là hệ thống tuyến trong cơ thể người và động vật bậc cao. Chúng được hình thành từ các tế bào tuyến điển hình, một phần nhỏ từ các tế bào thần kinh tiết. Hệ thống mao mạch phân bố trong tuyến, tiếp xúc với các tế bào tuyến. Hệ nội tiết tác động thông qua đường máu nên chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng. 6
- Hệ nội tiết ở động vật bậc cao Ở động vật bậc cao và đặc biệt là người, hệ thống nội tiết có cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các tuyến chính sau: Tuyến yên (Pitutary gland) Tuyến giáp (Thyroid gland) Tuyến cận giáp (Parathyroid gland) Tuyến tụy (đảo tụy Langerhans) Tuyến trên thận (Adrenal gland) Tinh hoàn (Testis) Buồng trứng (Ovary) Ngoài ra còn có một số cơ quan có kèm chức năng nội tiết, tiết ra hormone. Ví dụ: thận, dạ dày, ruột, nhau thai 7
- Hormone Hormone là những hoạt chất hóa học được tiết ra trong dịch ngoại bào và điều khiển hoạt động sinh lý của tế bào. Hầu hết các hormone có nguồn gốc là acid amin: Hormone là protein: hormone tăng trưởng, Insulin Hormone là peptid: Oxytocin, Vasopressin, Glucagon Hormone là acid amin: Epinephrine, Norepinerphrine, Melatonin Một vài hormone là steroid (có nguồn gốc từ cholesterol): Hormone của phần vỏ tuyến trên thận: Cortisol Hormone của tuyến sinh dục: Testosterone và Estrogen 8
- Tác dụng sinh lý của hormone Tham gia điều hòa quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Ví dụ: GH, TSH của tuyến yên,;TH của tuyến giáp Tham gia quá trình trao đổi chất và năng lượng. Ví dụ: insulin, glucagon của tuyến tụy; parathyroid hormone của tuyến cận giáp Tham gia điều hòa sự cân bằng nội môi. Ví dụ: Vasopressin (ADH); ACTH của tuyến yên; calcitonin của tuyến giáp Tham gia điều tiết sự thích nghi của cơ thể với môi trường. Ví dụ: Epinephrine và norepinerphrine Tham gia điều tiết quá trình sinh sản ở động vật. Ví dụ: androgen và estrogen 9
- Đặc tính của hormone Tính đặc hiệu: Mỗi hormone chỉ ảnh hưởng đến một tế bào, cơ quan hay một quá trình sinh học nhất định trong cơ thể. Tế bào (hay cơ quan) tiếp nhận sự tác động của hormone được gọi là tế bào (cơ quan) đích hay mục tiêu. Hoạt tính sinh học cao: chỉ 1 lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt. Không mang tính đặc trưng cho loài. 10
- Tế bào đích Là tế bào mà hormone tác động trực tiếp. Tế bào đích chứa các phân tử trên bề mặt của màng sinh chất, được gọi là thụ thể (receptor), nơi hormone có thể gắn kết. Tế bào đích chỉ thực hiện chức năng của chúng khi hormone được gắn kết với thụ thể. Hình dạng của hormone phải phù hợp với hình dạng thụ thể của tế bào đích. Đó là mô hình ổ khóa và chìa khóa. 11
- Sự gắn kết của hormone với tế bào đích 12
- Cơ chế tác dụng của hormone Hormone hoạt động trên các tế bào có thụ thể thích hợp để làm thay đổi hay điều khiển các hoạt động của chúng: Thay đổi thuộc tính hay cấu tạo của màng sinh chất Kích thích sự tổng hợp protein Hoạt hóa hay giảm hoạt hóa các enzyme Tạo ra các quá trình chế tiết Kích thích quá trình phân bào Hormone có các tác dụng trên là nhờ 2 cơ chế: 1. Kết nối với các thụ thể của màng sinh chất và tạo ra chất truyền tin thứ 2, hoặc 2. Kết nối với một thụ thể bên trong tế bào 13
- Hoạt động của hormone là acid amin 14
- Hoạt động của hormone là acid amin 1. Hormone (chất truyền tin thứ nhất) kết nối với thụ thể của nó rồi giải phóng ra G protein (hoặc ở dạng GDP hoặc ở dạng GTP) 2. G protein được hoạt hóa khi nó kết nối với GTP, đổi chỗ cho GDP 3. G protein – GTP có tác dụng hoạt hóa enzyme hoạt động adenylate cyclase. 4. Enzym adenylate cyclase đã được hoạt hóa xúc tác quá trình hình thành AMP vòng (chất truyền tin thứ 2) từ ATP với sự có mặt của Mg2+ 5. AMP vòng kích thích sự hoạt động của proteinkinase, chuyển chúng sang dạng hoạt động. Chính enzyme này hoạt hóa 1 loạt các enzyme làm thay đổi quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào và làm cho quá trình này diễn ra thuận lợi. 15
- Hoạt động của Steroid hormone và Thyroid hormone 16
- Hoạt động của Steroid hormone và Thyroid hormone 1. Steroid hormone và thyroid hormone (hormone nhỏ) khuếch tán vào các tế bào đích một cách dễ dàng. 2. Khi vào bên trong, chúng kết nối với một thụ thể protein nằm trong tế bào chất hay trong nhân 3. Phức hợp hormone – thụ thể đi đến nhân và tương tác với một vùng đặc hiệu trên phân tử DNA ở trong nhân để tạo ra tín hiệu 4. Hoạt hóa gen 5. Phiên mã DNA để tổng hợp ARN thông tin (mRNA) 6. mRNA được dịch mã tổng hợp các protein mới ở tế bào chất. Protein mới tham gia vào quá trình điều hòa hay chuyển hóa 17
- Hiệu quả tác động và thời gian hoạt động của hormone Hiệu quả tác động của hormone phụ thuộc vào: Nồng độ hormone trong máu Số lượng thụ thể trên tế bào Ái lực của thụ thể đối với hormone Thời gian hoạt động của hormone phụ thuộc vào: Tỉ lệ giải phóng hormone Thời gian hoạt động từ vài phút đến vài giờ 18
- Điều khiển hoạt động tiết hormone Hầu hết hormone không được tiết ra với tỉ lệ cố định nhưng sự tiết hormone được điều khiển bởi 3 phương thức khác nhau: (a) Con đường thể dịch (Humoral): do sự thay đổi hàm lượng ion và các chất dinh dưỡng trong máu. (b) Con đường thần kinh (Neural): tế bào thần kinh điều khiển hoạt động tiết. (c) Con đường hormone (Hormonal): điều khiển hoạt động tiết của một tuyến nội tiết bằng hormone hoặc hormone thần kinh được tiết ra bởi tuyến nội tiết khác. 19
- Điều khiển hoạt động tiết hormone 20
- Điều hòa hoạt động các tuyến nội tiết Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết thông qua hệ thần kinh được thực hiện theo một cơ chế điều khiển ngược: điều khiển ngược dương và điều khiển ngược âm. Phổ biến nhất là cơ chế điều khiển ngược âm. Kích thích Môi trường Đại não – Vỏ não Hypothalamus RH IH (2) Tuyến yên (1) Điều khiển ngược vòng dài (1) Các loại hormone (2) Điều khiển ngược vòng ngắn Tuyến đích RH (Releasing hormone) Các loại hormone IH (Inhibiting hormone) 21 Hàm lượng hormone trong máu
- Điều hòa hoạt động các tuyến nội tiết Điều khiển ngược dương Điều khiển ngược âm Kích thích Kìm hãm Sau rụng trứng Trước rụng trứng 22
- Thay đổi sự chế tiết hormone qua thời gian Điều hòa hormone mãn tính. Duy trì nồng độ không đổi vừa phải. Ví dụ: Hormone tuyến giáp Điều hòa hormone cấp tính. Ví dụ: Hormone epinephrine đáp ứng với stress. Điều hòa hormone theo chu kỳ. Ví dụ: hormone tuyến sinh dục nữ 23
- Các tuyến nội tiết chính ở người 24
- Các cơ quan nội tiết sơ cấp Vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra các hormone và điều hòa hoạt động tiết hormone của các cơ quan nội tiết khác. Chúng là cơ quan điều hòa chính của hệ thống nội tiết. 25
- Vùng dưới đồi Nằm dưới đồi thị và trên tuyến yên. Điều hòa quá trình tiết hormone của tuyến yên thông qua 2 cơ chế: 26
- Vùng dưới đồi – Thùy sau tuyến yên Các tế bào thần kinh tiết ở nhân thị và nhân não thất bên tiết ra hormone oxytocin (OT) và vasopressin (hay ADH Antidiuretic hormone). Các hormone này được lưu trữ ở thùy sau tuyến yên. 27
- Vùng dưới đồi – Thùy trước tuyến yên Khi có kích thích, các tế bào thần kinh tiết nằm ở vùng dưới đồi tiết ra hormone “giải phóng” hay “ức chế” đi đến mao mạch rồi xuống thùy trước tuyến yên. Mỗi loại hormone được giải phóng sẽ kích thích sự tiết và giải phóng hormone thùy trước tuyến yên. 28
- Các hormone vùng dưới đồi Các hormone giải phóng TRH (Thyrotropin releasing hormone) giải phóng TSH CRH (Corticotropin releasing hormone) giải phóng ACTH GHRH (GH releasing hormone) giải phóng GH PRH (Prolactin releasing hormone) giải phóng PR GnRH (Gonadotropin releasing hormone) giải phóng FSH và LH Các hormone ức chế PIH (Prolactin inhibiting hormone) ức chế PR GHIH (GH inhibiting hormone) ức chế GH 29
- Các hormone vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên 30 Figure 6.5
- Tuyến yên (Pituitary gland) Là tuyến nhỏ, nằm trong hố yên của xương bướm ở nền (đáy) sọ não và có liên quan mật thiết với vùng dưới đồi. Tuyến yên và vùng dưới đồi là một tổ chức thống nhất cả về hình thái và chức năng, điều khiển toàn bộ cơ chế điều hòa thể dịch. Gồm 3 thùy: thùy trước, thùy giữa và thùy sau. 31
- Thùy trước tuyến yên Hormone Bản chất Tác động chủ yếu hóa học 1. Kích tố tăng trưởng Protein - Thúc đẩy sự phát triển GH (Growth Hormone) của cơ thể - Chuyển hóa protein, tăng tổng hợp protein ở cơ - Chuyển hóa lipid 2. Kích tố tuyến giáp Glyco- Kích thích tuyến giáp chế TSH (Thyroid protein tiết hormone T3 và T4. Stimulating Hormone) 3. Kích tố tuyến trên Peptid - Chuyển hóa glucid, lipid, thận ACTH protein, nước và muối (Adrenocorticotropic H.) khoáng. 32
- Hormone Bản chất Tác động chủ yếu hóa học 4. Kích tố Glycoprotein - Nữ giới: kích thích phát triển nang trứng nang trứng, tiết estrogen FSH (Follicule - Nam giới: kích thích sự phát Stimulating triển ống sinh tinh, duy trì sự sinh Hormone) tinh trùng. 5. Kích tố thể Glycoprotein - Nữ giới: rụng trứng, duy trì thể vàng LH vàng khi trứng được thụ tinh. (Luteinising Tăng tiết estrogen. Tăng tiết Hormone): progesterone. - Nam giới: kích thích tế bào kẽ tuyến (tế bào Leydig) phát triển, làm tăng tiết testosterone. 6. Kích tố tiết Peptid Kích thích tuyến vú phát triển sữa PR . (Prolactin) 33
- Thùy giữa tuyến yên Là một dãi nhỏ nằm giữa thùy trước và thùy sau. Động vật có vú và người đến giai đoạn trưởng thành thùy này còn rất bé. Bài tiết kích hắc tố MSH (Melatocytes stimulating hormone): kích thích sự phát triển tế bào hắc tố non thành tế bào hắc tố trưởng thành. Kích thích tế bào hắc tố trưởng thành tổng hợp hắc tố (melanin) và phân bố đều trên mặt da, khiến da có màu tối, thích nghi với môi trường. 34
- Thùy sau tuyến yên Còn gọi là thùy thần kinh (neurohypophysic), là nơi tích trữ và giải phóng 2 hormones do các tế bào thần kinh tiết của vùng dưới đồi dẫn xuống. Hormone Bản chất Tác động chủ yếu hóa học 1. Vasopressin Peptid - Chống bài xuất nước tiểu (ADH: - Tăng huyết áp, co cơ trơn ở Antidiuretic thành mạch máu Hormone) 2. Oxytocin Peptid - Kích thích co bóp các ống tuyến sữa làm tăng bài tiết sữa - Co bóp cơ trơn tử cung, gây hiện tượng thúc đẻ 35
- Tuyến giáp (Thyroid gland) Nằm ở cổ, ngay dưới thanh quản. Tiết 2 loại hormone: Hormone tuyến giáp: Triiodothyronine (T3) và Thyrosine (T4) kích thích quá trình điều hòa trao đổi chất của tế bào. Calcitonin giảm calci máu 36
- Tuyến giáp (Thyroid gland) T3 và T4 được tiết ra bởi các tế bào nang tuyến giáp. Được dự trữ như chất keo. Các tế bào cận nang sẽ tiết calcitonin. 37
- Tuyến giáp (Thyroid gland) Triiodothyronine (T3) và Thyroxin (T4 ) (amino acids): chuyển hóa iod. Nhu cầu iod của cơ thể là 0,2mg/ngày, tăng khi thai nghén, khi nhiễm lạnh hoặc đang tuổi trưởng thành. Hormone này tham gia sự tăng trưởng và thành thục các chức năng cơ thể: hệ xương, da lông, sinh dục ; tham gia chuyển hóa năng lượng; điều hòa thân nhiệt; chuyển hóa glucid, protein (Điều hòa trao đổi chất) Calcitonin (peptid) kích thích sự tích tụ calci trong xương và bài tiết của thận giảm calci máu 38
- Hormone tuyến giáp (T3 và T4) Các cơ quan đích: tất cả các tế bào Vai trò: Gia tăng quá trình trao đổi chất của tế bào, tiêu thụ oxy Vai trò cho một vài hormone khác (hormone tăng trưởng) 39
- Điều hòa hormone tuyến giáp 40
- Tuyến giáp (Thyroid gland) Rối loạn chức năng tuyến giáp sẽ gây nên những biểu hiện: Ưu năng tuyến: Phát sinh bệnh Basedow với các triệu chứng: mạch nhanh, thần kinh dễ hưng phấn, tay run, lồi mắt. Nhược năng tuyến: phát sinh chứng bướu cổ do thiếu iod, tuyến giáp nở to. 41
- Tuyến cận giáp (Parathyroid gland) Gồm 4 tuyến nhỏ nằm sau tuyến giáp Tiết ra hormone PTH (parathyroid hormone) (peptid) 42
- Tuyến cận giáp (Parathyroid gland) Hoạt động của PTH ngược với calcitonin: tăng calci máu và giảm phospho máu. Tăng calci máu: Tăng hấp thu calci ở ruột. Cùng vitamin D3, tác dụng lên xương qua các hủy cốt bào để giải phóng calci. Tăng hấp thu calci ở thận. Giảm phospho máu: huy động từ xương vào máu nhưng lại tăng cường bài xuất qua nước tiểu. PTH và calcitonin đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa trao đổi Ca2+ 43
- Điều hòa Ca2+ Calcitonin đẩy mạnh PTH đẩy mạnh quá quá trình giảm Ca2+ trình tăng Ca2+ máu máu bằng cách: bằng cách: Loại bỏ Ca2+ ở Tái hấp thu xương Ca2+ ở xương Giảm hấp thu Tái hấp thu Ca2+ ở thận Ca2+ ở thận Tăng sự tái hấp thu Ca2+ ở ruột 44
- Tuyến giáp giải phóng Calcitonin Giảm hấp thu Ca2+ ở thận Kích thích Ca2+ lắng đọng ở xương Kích thích: Tăng hàm Hàm lượng Ca2+ máu lượng Ca2+ máu giảm đén phù hợp Hàm lượng Ca2+máu 10mg/100ml 2+ Kích thích: Giảm hàm Hàm lượng Ca máu 2+ tăng đén phù hợp lượng Ca máu Tuyến Kích thích giải phóng cận giáp Ca2+ từ xương Tăng hấp thu Ca2+ ở ruột Vit D hoạt Kích thích hấp động thu Ca2+ ở thận 45
- Tuyến cận giáp (Parathyroid gland) Rối loạn chức năng tuyến cận giáp sẽ gây nên những biểu hiện: Ưu năng tuyến: Ca2+ trong máu tăng tới 150- 200mg/l, P giảm xuống dưới 30mg/l sỏi mật, thành động mạch cứng, xương dễ gãy. Nhược năng tuyến: Ca2+ trong máu giảm, P trong máu tăng gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh, xuất hiện các cơn co giật, thường co cứng ở chi trên. 46
- Tuyến tụy (Pancreas) Nằm ngay sau dạ dày Là tuyến pha, bao gồm các tuyến nội tiết và ngoại tiết. Chức năng nội tiết nhờ các các tế bào của đảo tụy Langerhans: Tế bào glucagon Tế bào insulin Tế bào somatostatin 47
- Tuyến tụy (Pancreas) Hàm lượng glucose máu được điều khiển bởi insulin và glucagon: Insulin làm giảm glucose trong máu. Glucagon làm tăng glucose trong máu. Cơ chế điều hòa sự tiết insulin 48
- Điều hòa hormone tuyến tụy Glucose máu cao Tăng glucose máu Tế bào giải phóng insulin vào máu Kích thích phân hủy glycogen Kích thích tạo glycogen Kích thích hấp thụ glucose từ Giảm glucose máu Tế bào giải máu phóng glucagon vào máu Glucose máu thấp 49
- Tuyến tụy Rối loạn chức năng tuyến tụy sẽ gây nên bệnh tiểu đường. Type I: bệnh do tự miễn dịch hệ thống miễn dịch phá hủy tế bào của đảo Langerhans. Type II: hàm lượng insulin chế tiết không thiếu nhưng lại không đáp ứng. Ví dụ: tế bào đích thiếu thụ thể màng đối với insulin, do đó insulin không phát huy được tác dụng glucose không được hấp thu vào tế bào một các dễ dàng. 50
- Chân của người bệnh tiểu đường 51
- Tuyến trên thận Gồm 2 tuyến nhỏ nằm úp trên hai quả thận. Trong mỗi tuyến nhỏ lại có 2 phần riêng biệt: phần vỏ và phần tủy. 52
- Phần tủy tuyến trên thận Nhận tín hiệu thần kinh từ sợi trục của phân hệ thần kinh giao cảm thuộc hệ thần kinh thực vật. Tiết ra epinephrine và norepinephrine Làm tăng nhịp tim và nhịp thở, co mạch, giãn phế quản, thúc đẩy quá trình phân giải glycogen ở gan và cơ phóng thích một lượng lớn glucose. 53
- Glucose đi về đâu? 54 Figure 3.21
- Phần vỏ tuyến trên thận Bản chất hóa học là steroid. Các hormone này được gọi là corticosteroid. Chia làm 3 lớp tiết ra 3 nhóm hormone khác nhau: Lớp ngoài (lớp cầu): Nhóm điều hòa muối, hormone có tên chung là mineralcorticoid: aldosterone Lớp giữa (lớp sợi): Nhóm điều hòa đường, hormone có tên chung là glucocorticoid: cortisol, corticosterone và cortisone Lớp trong (lớp lưới): Nhóm điều hòa sinh dục nam, hormone có tên chung là androcorticoid: androgen (dehydroepiandrosterone (DHEA)) 55
- Phần vỏ tuyến trên thận 56
- Điều hòa hormone tuyến trên thận 57
- Điều hòa hormone tuyến trên thận 58
- Tuyến sinh dục (Tinh hoàn và buồng trứng) Sản xuất hầu hết hormone sinh dục của cơ thể: testosterone, estrogen, progesterone. 59
- Tinh hoàn (Testis) Bản chất hóa học là steroid Là một tuyến pha, vừa ngoại tiết (sinh tinh trùng), vừa nội tiết (tiết testosterone) Dưới tác dụng của kích dục tố LH của thùy trước tuyến yên, các tế bào kẽ (leydig) của các ống sinh tinh tiết ra hormone sinh dục nam là testosterone. Giúp đẩy mạnh quá trình tạo ra tinh trùng và hoạt hóa các tuyến sinh dục phụ, tạo ra tinh dịch. Duy trì đặc tính sinh dục thứ cấp. 60
- Buồng trứng (Ovaries) Là một tuyến pha, vừa ngoại tiết (sinh trứng), vừa nội tiết (tiết estrogen) Kích tố nang trứng FSH do tuyến yên tiết ra các tế bào trứng bắt đầu phát triển trong các nang trứng (nang De Graaf) tiết hormone estrogen. Nang trứng càng phát triển trứng chín và rụng dưới tác dụng của LH. Các tế bào nang bị nhiễm sắc tố vàng và phát triển thành thể vàng tiết progesterone. Có tác dụng dưỡng thai, giúp thai làm tổ, phát triển trong niêm mạc tử cung. 61
- Estrogen Ở nữ giới: Trước dậy thì: tham gia phát triển cơ thể và các đặc điểm giới tính nữ. Dậy thì: có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy trứng phát triển, chín và rụng. Phát triển niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt, hóa sừng tế bào âm đạo. Ở nam giới: Một lượng nhỏ hormone estrogen có tác dụng tăng sinh, làm phát triển tuyến tiền liệt, túi tinh, ống dẫn tinh. Nếu hàm lượng cao, gây nữ hóa, teo tinh hoàn, ức chế bài tiết testosterone. 62
- Progesterone Là hormone dưỡng thai quan trọng. Tác dụng làm phát triển cơ tử cung, mềm mại và không co bóp, làm niêm mạc tử cung phát triển mạnh khi mang thai. Kích thích bài tiết prolactin, làm tăng phát triển các ống sữa của tuyến vú. Estrogen và progesterone trong máu có tác dụng điều khiển ngược âm lên tuyến yên và ức chế việc tiết FSH và LH giảm nồng độ 2 hormone này nang trứng không thể phát triển trong khi thể vàng tiết progesterone. Nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng teo lại trong vòng 10 ngày kể từ sau khi trứng rụng và lặp lại chu kỳ kinh nguyệt mới. 63
- Các tuyến, mô và cơ quan khác có chức năng nội tiết Cơ quan Hormone Bản chất Tác động Tuyến tùng Melatonin Amin Điều hòa nhịp điệu (Pineal) ngày đêm Tuyến ức Thymosin Kích thích phát triển (Thymus) tế bào limpho T Nhau thai HCG Glycoprotein Duy trì và phát triển thể vàng Lactogen Kích thích tuyến vú tiết sữa Relaxin Giản dây chằng xương chậu 64 HCG (Human Chorionic Gonadotropin) kích dục tố nhau thai
- Các cơ quan có chức năng nội tiết Cơ quan Hormone Bản chất Tác động Dạ dày, Gastrin Peptid Kích thích các tuyến ở dạ ruột dày hoạt động Secretin Kích thích tụy chế tiết dịch tụy và gan tiết mật Cholecysto Gây co túi mật làm mật -kinin chảy vào ruột non Thận Erythro- Glycoprotein Tăng cường tạo hồng cầu poeitin Các mô Prosta- Acid béo Điều hòa co cơ trơn và glandin quá trình viêm 65