Giáo trình Sinh học phát triển người - Nguyễn Bích Liên

pdf 48 trang huongle 4121
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sinh học phát triển người - Nguyễn Bích Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_sinh_hoc_phat_trien_nguoi_nguyen_bich_lien.pdf

Nội dung text: Giáo trình Sinh học phát triển người - Nguyễn Bích Liên

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT F 7 G GIÁO TRÌNH SINH HỌC PHÁT TRIỂN NGƯỜI ThS. NGUYỄN BÍCH LIÊN 2005
  2. Sinh học phát triển người - 1 - MỤC LỤC MỞ ĐẦU - 3 - CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN - 4 - CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGƯỜI - 6 - BÀI 1. VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ DI TRUYỀN VÀ NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CƠ THỂ NGƯỜI - 7 - I. NHÂN TỐ DI TRUYỀN - 7 - II. NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG - 8 - III. MỘT SỐ PHẢN ÚNG THÍCH NGHI CỦA CƠ THỂ NGƯỜI VỚI MÔI TRƯỜNG - 8 - IV. TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA YẾU TỐ DI TRUYỀN VÀ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG - 9 - V. VẤN ĐỀ SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT - 10 - VI. NGHIÊN CỨU CÁC CẶP SINH ĐÔI CÙNG TRỨNG/KHÁC TRỨNG - 11 - BÀI 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở NGƯỜI GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI SINH - 12 - I. SỰ THỤ TINH - 12 - II. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÔI (HỢP TỬ – PHÔI 2 THÁNG TUỔI) - 12 - III. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THAI (TỪ THÁNG THỨ BA ĐẾN KHI SINH RA) - 13 - IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THAI NHI Ở GIAI ĐOẠN MẸ MANG THAI - 14 - V. THỜI KỲ NHẠY CẢM CỦA PHÔI THAI - 14 - VI. CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐỂN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI - 15 - VII. CÁC BIỆN PHÁP NGỪA THAI - 16 - VIII. CÁC BIỆN PHÁP SINH SẢN CÓ HỖ TRỢ - 17 - BÀI 3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở NGƯỜI GIAI ĐOẠN SAU KHI SINH - 19 - I. GIAI ĐOẠN THƠ ẤU: TỪ LÚC SINH RA – 3 TUỔI - 19 - II. GIAI ĐOẠN NHI ĐỒNG (3-5 TUỔI) - 20 - III. GIAI ĐOẠN THIẾU NHI (6-12 TUỔI) - 21 - IV. GIAI ĐOẠN VỊ THÀNH NIÊN (12-19 TUỔI) - 21 - V. GIAI ĐOẠN TUỔI TRƯỞNG THÀNH: TỪ 20 TUỔI – CUỐI ĐỜI - 22 - BÀI 4. VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN Ở NGƯỜI - 24 - ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  3. Sinh học phát triển người - 2 - I. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CÂN BẰNG - 24 - II.TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG - 27 - III. TÌNH TRẠNG BÉO PHÌ - 30 - BÀI 5. SỰ HÌNH THÀNH TẬP TÍNH Ở NGƯỜI - 32 - I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM SỰ HÌNH THÀNH TẬP TÍNH - 32 - II. CÁC KIỂU TẬP TÍNH - 33 - III. LÝ THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH VÀ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH - 36 - IV. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TẬP TÍNH - 37 - PHỤ LỤC - 40 - CÂU HỎI ÔN TẬP - 46 - TÀI LIỆU THAM KHẢO - 47 - ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  4. Sinh học phát triển người - 3 - MỞ ĐẦU SINH HỌC PHÁT TRIỂN NGƯỜI là khoa học nghiên cứu về các hiện tượng và quy luật sinh học xảy ra ở cơ thể người trong suốt quá trình phát triển cá thể tính từ lúc thụ tinh, ra đời, trưởng thành, rồi già và chết. Con người là một đối tượng nghiên cứu của sinh học, là lồi tiến hĩa nhất trong sinh giới, thuộc giới động vật, lớp động vật cĩ vú. Con người mang đầy đủ các đặc điểm của hệ thống sống: - Là hệ mở, cĩ tính tổ chức cao. - Trao đổi chất và năng lượng. - Sinh trưởng và phát triển. - Sinh sản. - Tự điều hịa, cĩ khả năng thích nghi, cảm ứng với những thay đổi của mơi trường. Ngồi ra, con người cịn hình thành các thuộc tính riêng do tác động của các yếu tố văn hĩa xã hội chỉ cĩ ở con người như khả năng tư duy, tính nhân văn – lịng dũng cảm, hy sinh Do vậy, khơng thể áp dụng phương pháp nghiên cứu động vật một cách máy mĩc vào nghiên cứu con người. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  5. Sinh học phát triển người - 4 - CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Phát triển ở người được hiểu là quá trình vận động và biến đổi xảy ra một cách hệ thống và liên tục của cá thể xảy ra từ lúc thụ tinh cho đến lúc chết. Ta cĩ khái niệm đời người tính từ lúc thụ thai Ỉphơi thai Ỉ lọt lịng mẹ Ỉ lớn lên Ỉ trưởng thành, sinh con cái Ỉ già Ỉ chết. Sự biến đổi xảy ra cĩ lúc từ từ, tiệm tiến, cĩ lúc nhảy vọt, nhưng cĩ lúc dậm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi tạm thời. Phát triển cĩ mối quan hệ với tăng trưởng và chín muồi. Tăng trưởng là sự gia tăng về số lượng, ví dụ tăng chiều cao, cân nặng, số lượng tế bào. Khi tăng trưởng đạt đến độ chín muồi thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất lượng, được gọi là phát triển. Tính chất chung của sự phát triển là quá trình biến đổi từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa phân hĩa đến phân hĩa. Quá trình phát triển của con người đựơc nghiên cứu ở ba khía cạnh: a. Thể chất: Chỉ những biến đổi sinh học, ví dụ như sự tăng trưởng, phát triển của cơ quan, cơ thể; b. Nhận thức, tâm lý lứa tuổi, liên quan sự hình thành phát triển tư duy, khả năng học tập, cảm xúc; c. Tâm lý xã hội liên quan đến sự hình thành các mối quan hệ xã hội, trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội. Cả ba mặt phát triển cĩ mối quan hệ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, khơng thể tách rời. Quá trình phát triển ở người là quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai nhĩm nhân tố chính: nhân tố di truyền (bộ gen của tế bào, của cơ thể) và nhân tố mơi trường (mơi trường tự nhiên và mơi trường xã hội) Về tổng thể, phát triển ở người cĩ những đặc trưng cơ bản sau: 1. Phát triển diễn ra trong suốt cuộc đời của một con người, kể cả lúc già, và thể hiện mối liên hệ nhân quả ở các giai đoạn phát triển. Giai đoạn phát triển trước đặt tiền đề cho giai đoạn phát triển sau. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  6. Sinh học phát triển người - 5 - 2. Phát triển diễn ra theo chiều hướng tích cực, tiêu cực lẫn trung tính, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn phát triển, điều kiện mơi trường, chức năng khảo sát. 3. Ở mọi lứa tuổi, phát triển bao gồm cả cái được và cái mất. Ví dụ, ở lứa tuổi nhi đồng, tư duy chưa phát triển nhưng sự tị mị, thích khám phá thế giới xung quanh của trẻ rất lớn, tuổi già cĩ thể chất sút giảm nhưng lại cĩ vốn sống phong phú. 4. Phát triển của con người chịu ảnh hưởng rất lớn của bối cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hĩa (điều kiện mơi trường sống). 5. Phát triển chịu tác động của nhiều nhân tố tương tác lẫn nhau (nhân tố di truyền, mơi trường bên trong cơ thể, mơi trường sống ). 6. Phát triển người là lĩnh vực nghiên cứu mang tính liên ngành, ví dụ các chủ đề lớn liên quan phát triển người của những ngành này là: - Nhân chủng học: Ảnh hưởng của các yếu tố văn hĩa, xã hội đến phát triển người, phát triển người ở các nền văn hĩa khác nhau. - Sinh học: Các hiện tượng và quá trình sinh học trong phát triển người từ trứng thụ tinh > cơ thể con người. - Lịch sử: Các giai đoạn, biến cố lịch sử tác động như thế nào đến phát triển người. - Tâm lý học: Phát triển của người về mặt nhận thức, tâm lý lứa tuổi, tâm lý xã hội. - Xã hội học: Sự phát triển của xã hội, các hệ thống thể chế xã hội ảnh hưởng như thế nào đến phát triển người. Nội dung mơn Sinh học Phát triển người sẽ đề cập chủ yếu quá trình phát triển theo gĩc độ sinh học, liên hệ một phần theo gĩc độ tâm lý và xã hội, từ đĩ rút ra những bài học, ứng dụng thực tiễn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống con người, phát triển theo hướng tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực (ví dụ xây dựng các chương trình giáo dục theo lứa tuổi, chương trình dân số, chăm sĩc sức khỏe cộng đồng ). Hiểu rõ quá trình phát triển ở người cĩ ý nghĩa thực tiễn lớn. Trong các ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  7. Sinh học phát triển người - 6 - chương trình phát triển, con người nằm ở vị trí trung tâm. Do vậy, cần tạo mơi trường thuận lợi để mỗi con người cĩ thể phát huy được tiềm năng sẵn cĩ của mình, đáp ứng được nhu cầu, sở thích của cá nhân phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Mục tiêu hướng tới là tạo điều kiện cho mỗi cá nhân cĩ thể sống vui, sống khỏe, sống cĩ ích để cĩ thể gĩp phần xây dựng một xã hội lành mạnh. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGƯỜI - Nghiên cứu về đặc điểm sinh học:sử dụng các phương pháp nghiên cứu phơi sinh học, giải phẫu hình thái, mơ tả, phơi sinh học thực nghiệm (cấy ghép phơi, nghiên cứu phơi phát triển bất thường), nghiên cứu những người sinh đơi cùng trứng. - Nghiên cứu về tập tính: quan sát, phỏng vấn, sử dụng phiếu điều tra, test, nghiên cứu tình huống (case study). - Nghiên cứu so sánh các nhĩm tuổi khác nhau ở cùng thời điểm, nghiên cứu sự phát triển của một nhĩm qua các giai đoạn, thời gian khác nhau. - Nghiên cứu thực nghiệm khảo sát các mối liên hệ tương quan của các yếu tố phát triển. - Các vấn đề cần lưu ý trong nghiên cứu phát triển người: tác động phức tạp, tương quan của nhiều yếu tố cùng lúc đến phát triển; yếu tố đạo đức, tơn trọng, bảo vệ nhân phẩm, quyền lợi của những người tự nguyện là đối tượng nghiên cứu. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  8. Sinh học phát triển người - 7 - BÀI 1. VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ DI TRUYỀN VÀ NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CƠ THỂ NGƯỜI Sự tăng trưởng và phát triển cơ thể là những quá trình phức tạp, là kết quả tác động qua lại giữa hai nhĩm nhân tố di truyền và mơi trường. Mỗi cá thể người mang đặc trưng của cha mẹ, dịng họ (kế thừa sinh học) và cả dấu ấn của xã hội, văn hĩa tương ứng mà cá thể đĩ sinh sống (kế thừa văn hĩa, xã hội). I. NHÂN TỐ DI TRUYỀN - Hợp tử là kết quả gặp gỡ và thụ tinh của tinh trùng từ bố với tế bào trứng từ mẹ. Hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể 2n do sự kết hợp bộ NST n của bố và bộ NST n của mẹ. - Ở người, bộ NST 2n = 46 gồm 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính (XX: nữ, XY: nam). - Bộ NST 2n của hợp tử chứa tồn bộ thơng tin di truyền là các gen sắp xếp theo chiều dọc của NST (mỗi gen tương ứng một đoạn ADN, và mỗi NST tương ứng một phân tử ADN). - Bộ gen qui định chương trình phát triển cơ thể người. Chương trình phát triển được thực hiện dần dần qua các giai đoạn nhờ sự biểu hiện từng lúc của các gen trong những điều kiện mơi trường nhất định . Biểu hiện của gen chính là kết quả tương tác giữa di truyền và mơi trường. Kết quả từ một hợp tử ban đầu, qua quá trình phân chia, biệt hĩa tạo thành cơ thể con người hồn chỉnh với khoảng 1014 tế bào phân hĩa thành khoảng 200 loại tế bào khác nhau, tạo thành các mơ, cơ quan, hệ cơ quan chuyên biệt của cơ thể. - Thơng tin di truyền được lưu giữ và truyền qua các thế hệ thơng qua các giao tử. Cá thể chết đi nhưng thơng tin di truyền thì bất tử. Thơng tin di truyền cĩ thể bị biến đổi, cá thể mang các biến dị cĩ thể truyền lại những tính trạng này cho thế hệ ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  9. Sinh học phát triển người - 8 - sau. Dưới tác động lâu dài của chọn lọc tự nhiên, những biến đổi mang tính thích nghi của lồi được giữ lại, dẫn tới quá trình tiến hĩa của sinh giới. - Cá thể sẽ mang yếu tố di truyền của lồi là kết quả của biến dị và chọn lọc tự nhiên và những yếu tố di truyền của từng cá thể là kết quả kế thừa bộ gen từ bố mẹ. II. NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG Mơi trường ở đây chỉ tồn bộ những nhân tố khơng phải di truyền, cĩ tác động lên con người trước và sau khi sinh. Mơi trường gồm hai nhĩm lớn: - Mơi trường bên trong: bao gồm những đặc điểm hình thái giải phẫu và chức năng của các cơ quan trong cơ thể. - Mơi trường bên ngồi chỉ tất cả những nhân tố mơi trường bao quanh con người, bao gồm mơi trường tự nhiên như các yếu tố địa lý, khí hậu, và mơi trường xã hội như gia đình, cộng đồng, đời sống văn hĩa – xã hội. Con người là lồi sinh học, nằm ở đỉnh cao của tiến hĩa sinh học, cĩ những đặc trưng riêng của lồi chỉ cĩ ở người như khả năng nhận thức, tư duy. Ở người, thích nghi sinh học với mơi trường tự nhiên đã yếu đi tới mức thấp nhất, nhường chỗ cho phương thức thích nghi riêng – thích nghi bằng văn hĩa – xã hội. Thực sự, đặc thù của mơi trường sống của con người là sự xen kẽ phức tạp của nhân tố tự nhiên và văn hĩa – xã hội, nhiều khi khĩ vạch ra ranh giới giữa chúng. III. MỘT SỐ PHẢN ÚNG THÍCH NGHI CỦA CƠ THỂ NGƯỜI VỚI MÔI TRƯỜNG 1.Điều hòa nhiệt Dạng thích nghi sinh lý cĩ liên quan đến các chức năng như tuần hồn, hơ hấp, bài tiết và chuyển hĩa cơ bản (ví dụ bài tiết mồ hơi, tăng cường chuyển hĩa cơ bản để tạo nhiệt lượng cho cơ thể, tích mỡ dưới da làm lớp cách nhiệt). ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  10. Sinh học phát triển người - 9 - Dạng thích nghi về hình thái cơ thể : Dân cư vùng nhiệt đới cĩ trọng lượng trung bình của cơ thể nhỏ hơn so với dân cư miền ơn đới và bề mặt da của cơ thể ở người vùng nhiệt đới tương đối rộng hơn. Tỉ số P/S (P: Trọng lượng cơ thể tính bằng kg, S: bề mặt da tính bằng m2) giảm dần ở người miền ơn đới sang nhiệt đới. Dạng thích nghi văn hĩa – xã hội: Nhà ở, áo quần, tiện nghi, nhu cầu về thành phần dinh dưỡng. 2.Thích nghi với độ cao - Thích nghi sinh lý như tăng nhịp tim, nhịp thở, tăng lượng hồng cầu. - Thích nghi hình thái cơ thể, lồng ngực rộng, lực cơ bắp tốt giúp tận dụng tốt đa lượng oxy. 3.Thích nghi về dinh dưỡng: Liên quan đến phong tục, tập quán, sở thích, ăn uống. - Tình trạng suy dinh dưỡng, nhẹ cân, rối loạn phát triển: ví dụ thiểu năng tuyến giáp, bướu cổ, mù lịa do thiếu vitamin A - Tình trạng thừa cân, béo phì, các bệnh tim mạch, tiểu đường. - Tập quán bú sữa mẹ ở trẻ sơ sinh, chế độ cho ăn dặm. - Vấn đề an tồn thực phẩm. IV. TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA YẾU TỐ DI TRUYỀN VÀ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG Các yếu tố sinh học, di truyền (phát triển thể chất, hệ thần kinh, giác quan, ) là tiền đề cho sự phát triển. Yêu tố sinh học cĩ thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc khĩ khăn cho việc hình thành một loại hoạt động nào đĩ, ví dụ năng khiếu âm nhạc, năng lực cảm xúc, các khuyết tật về giác quan, hệ thần kinh ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  11. Sinh học phát triển người - 10 - Con người sinh ra, lớn lên và hoạt động trong một hồn cảnh, điều kiện cụ thể của mơi trường tự nhiên và xã hội. Mơi trường sống này tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển thể chất, tâm lý và ý thức cá nhân. Mơi trường cịn cĩ ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực đến sự phát triển của cá nhân tùy thuộc ở chỗ cá nhân cĩ quan hệ tích cực với những yếu tố nào của mơi trường. Nĩi tĩm lại, tiền đề vật chất cho sự phát triển là hai nhĩm yếu tố di truyền và mơi trường vốn khơng thể tách rời. Và yếu tố thứ ba là tính tích cực hoạt động của chủ thể cĩ ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển tâm lý của cá nhân. Ở từng giai đoạn phát triển theo lứa tuổi, cần xác định đúng vai trị, vị trí của từng yếu tố và mối tác động qua lại giữa chúng để cĩ thể vận dụng vào thực tiễn. Chẳng hạn như vai trị của gia đình/mơi trường gia đình, vai trị của giáo dục/mơi trường học đường cĩ ý nghĩa lớn trong việc uốn nắn, hình thành các thĩi quen tốt, tính cách ở lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên. Khi trưởng thành, tính tích cực của chủ thể giúp cá nhân cĩ thể thay đổi hồn cảnh sống theo hướng tích cực. V. VẤN ĐỀ SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT Định nghĩa về sức khỏe của WHO (1975): “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái tồn diện về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ khơng phải là tình trạng khơng cĩ bệnh hay thương tật theo nghĩa thơng thường”. Sức khỏe cĩ liên quan mật thiết với mơi trường. Mơi trường bên trong cơ thể sống liên quan hoạt động chuyển hĩa ở các cấu trúc nội tạng, chịu tác động của lối sống cá nhân (ví dụ tập thể dục, vệ sinh ăn uống, sinh hoạt điều độ). Mơi trường bên ngồi rất đa dạng, bao gồm mơi trường tự nhiên mà con người sinh sống (khí hậu, lãnh thổ), điều kiện lao động, mơi trường gia đình, cộng đồng, xã hội địi hỏi con người phải cĩ những thích ứng phù hợp: thích ứng sinh học và thích ứng xã hội. Bệnh tật cĩ thể biểu hiện ở nhiều dạng: - Bệnh tật do rối loạn sinh học: biến đổi trong bộ gen (bệnh di truyền), rối loạn trong hoạt động chuyển hĩa, do suy nhược, do bệnh truyền nhiễm. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  12. Sinh học phát triển người - 11 - - Bệnh tật do rối loạn tâm lý – xã hội: cĩ thể do ảnh hưởng của rối loạn sinh học, do tác động của hồn cảnh gia đình, hồn cảnh xã hội. Nhìn chung, quá trình phát triển diễn ra thuận lợi khi: - Khơng cĩ bất thường trong bộ máy di truyền. - Mơi trường bên trong và bên ngồi thuận lợi cho sự biểu hiện của gen. VI. NGHIÊN CỨU CÁC CẶP SINH ĐÔI CÙNG TRỨNG/KHÁC TRỨNG Nghiên cứu cặp sinh đơi giúp phân tích ảnh hưởng của nhân tố di truyền, của nhân tố mơi trường riêng rẽ hoặc ảnh hưởng tổng hợp của cả hai lên các đặc điểm kiểu hình của cá thể. Tỉ lệ người sinh đơi cùng trứng chiếm khoảng 0.5% dân số, trong đĩ 1/3 là sinh đơi cùng trứng. Người sinh đơi cùng trứng sinh ra từ một trứng thụ tinh hay phơi cịn non chưa phân chia thành hai hay nhiều phần, mỗi phần phát triển thành một cơ thể riêng. Như vậy, những người sinh đơi cùng trứng cĩ cùng một kiểu gen và luơn cùng một giới tính. Người sinh đơi khác trứng sinh ra từ hai trứng hay nhiều trứng rụng cùng một lúc, được thụ tinh bởi các tinh trùng khác nhau. Những người sinh đơi cùng trứng, về mặt di truyền, cũng tương tự như anh chị em cùng bố mẹ: khác kiểu gen, cĩ thể cùng hoặc khác giới tính. Những đặc điểm khác biệt của các cặp sinh đơi cùng trứng chủ yếu do tác động của yếu tố mơi trường, những đặc điểm giống nhau của họ chủ yếu do tác động của nhân tố di truyền. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  13. Sinh học phát triển người - 12 - BÀI 2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở NGƯỜI GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI SINH Quá trình phát triển phơi thai ở người gồm các giai đoạn chính sau: 1. Sự thụ tinh (thụ thai). 2. Giai đoạn phát triển phơi: tính từ lúc thụ thai đến khi phơi được 2 tháng tuổi. 3. Giai đoạn phát triển thai: bắt đầu từ tháng thứ ba thai kỳ tới lúc trẻ sinh ra. I. SỰ THỤ TINH Trứng được hình thành trong quá trình sinh trứng ở cơ thể mẹ, tinh trùng được hình thành trong quá trình sinh tinh ở cơ thể bố. Trứng rụng rơi vào ống dẫn trứng, gặp tinh trùng sẽ xảy ra hiện tượng thụ tinh. Trong ống dẫn trứng, tinh trùng chỉ sống và giữ khả năng thụ tinh trong vịng 24 – 48 giờ, cịn trứng cĩ khả năng thụ tinh trong vịng 6-24 giờ sau khi rụng. Khi tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng, sẽ cĩ sự kết hợp nhân tinh trùng và nhân tế bào trứng tạo thành hợp tử hay trứng thụ tinh. II. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÔI (HỢP TỬ – PHÔI 2 THÁNG TUỔI) Trứng thụ tinh bắt đầu phân cắt tạo phơi dâu khi đi dọc theo ống dẫn trứng. Qua 3 – 7 ngày sau khi thụ tinh, phơi dâu rơi vào tử cung, chuyển thành túi phơi và bắt đầu làm tổ trong lớp nội mạc tử cung. Mầm phơi nằm trong túi phơi qua các giai đoạn phân hĩa thành phơi vị 3 lá phơi, từ đĩ hình thành các mầm cơ quan của phơi và phát triển thành cơ quan. Ở giai đoạn phát sinh cơ quan, mầm thần kinh xuất hiện trước tiên, sau 3 tuần tuổi. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  14. Sinh học phát triển người - 13 - Phơi phát triển trong túi ối chứa đầy dịch ối. Túi ối thơng với các túi ngồi phơi khác là túi nỗn hồng, túi niệu, và bao phủ tồn bộ các túi này là màng đệm. Khu vực nối giữa các túi ngồi phơi thu hẹp lại gọi là cuống rốn, kéo dài thành dây rốn, chứa nhiều mạch máu; ở đầu ngồi dây rốn, mọc ra nhiều mấu lồi gọi là lơng nhung ăn sâu vào thành tử cung; tạo thành nhau thai. Qua nhau thai, phơi cĩ thể hấp thu chất dinh dưỡng, oxy từ cơ thể mẹ và bài tiết các chất cặn bã. Phơi 4 tuần tuổi dài khoảng 4 – 5 mm, cĩ dạng phơi của động vật cĩ xương sống: đầu to, cĩ khe mang, cĩ đuơi. Tim cĩ dạng mẩu lồi đã co bĩp, mầm chi xuất hiện. Phơi 7 tuần tuổi dài khoảng 20 mm, vẫn cịn khe mang và đuơi, đầu và chi đã phân hĩa rõ. Phơi 8 tuần tuổi dài khoảng 30 mm, khe mang biến mất, đã phân hĩa mắt, mũi, tai, tay chân xuất hiện các ngĩn. Mầm các nội quan đã xuất hiện. III. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THAI (TỪ THÁNG THỨ BA ĐẾN KHI SINH RA) Phơi 2 tháng tuổi đã cĩ hầu hết cấu trúc cơ bản của cơ thể sẽ chuyển qua giai đoạn tăng trưởng các cơ quan và hồn thiện dần các cấu trúc. Cuối tháng thứ ba, thai dài khoảng 95mm, đã cĩ hình dạng người, cĩ thể phân biệt được giới tính. Cuối tháng thứ tư, thai dài khoảng 135mm, đã nhìn thấy rõ mặt. Cuối tháng thứ năm, xuất hiện lơng sơ cấp. Tháng thứ sáu, lơng mày và lơng mi xuất hiện. Trong tháng thứ năm và sáu, não bộ và tủy sống của thai phát triển rất mạnh. Tháng thứ bảy, thai cĩ da nhăn nheo. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  15. Sinh học phát triển người - 14 - Tháng thứ tám, da bớt nhăn nheo do lớp mỡ dưới da được hình thành. Các chi tương đối ngắn, lơng sơ cấp rụng và thay thế bằng lơng thứ cấp. Đầu tháng thứ chín, thai dài khoảng 335mm. Hệ cơ phát triển mạnh. Về cơ bản, cơ thể em bé đã hình thành đầy đủ để chuẩn bị chào đời. Trẻ em Việt Nam sinh ra dài trung bình 50cm, nặng khoảng 3kg. Thời gian phát triển phơi – thai xảy ra trong tử cung mẹ. Do vậy thể trạng, tâm lý và chế độ sinh hoạt của người mẹ ở thời kỳ mang thai cĩ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THAI NHI Ở GIAI ĐOẠN MẸ MANG THAI Cĩ nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển phơi thai như làm chậm quá trình phát triển, làm xuất hiện các bất thường sinh lý hoặc bất thường hình thái của thai (dị tật) tùy thuộc vào giai đoạn phát triển bị tác động. Thai dị tật cĩ thể cĩ nguồn gốc di truyền hoặc do tác động ngoại lai trong thời kỳ mẹ mang thai. - Do nguồn gốc di truyền: do đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể xảy ra ở giai đoạn tạo giao tử (ví dụ hội chứng Down, các bệnh do dư thừa nhiễm sắc thể giới tính) - Do tác động ngoại lai: ví dụ hormon, chế độ ăn uống, sử dụng thuốc, chất kích thích, nhiễm khuẩn, nhiễm virus ở người mẹ. V. THỜI KỲ NHẠY CẢM CỦA PHÔI THAI - Ở giai đoạn phát triển phơi sớm của người (tuần 1,2) phơi khá nhạy cảm với các tác nhân, cĩ thể bị hư hỏng nặng gây sẩy thai. Trường hợp nhẹ, các tế bào chưa phân hĩa sẽ phân chia, thay thế các tế bào bị hư hỏng. Một số trường hợp, gây u quái, chửa trứng dạng bọc. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  16. Sinh học phát triển người - 15 - - Giai đoạn phơi 1-2 tháng tuổi rất nhạy cảm. Các mầm cơ quan chịu tác động của các yếu tố ngoại lai sẽ gây dạng bất thường. - Giai đoạn thai (từ tuần 9 – sinh): sự hình thành các mầm cơ quan đã hồn tất, các tác nhân khĩ cĩ thể gây quái thai. Tuy nhiên, sự phát triển của não bộ, mắt, các cơ quan sinh dục vẫn trong thời kỳ nhạy cảm nếu bị tác động cĩ thể dẫn tới rối loạn chức năng và xuất hiện các bất thường nhỏ về cấu trúc. VI. CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐỂN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI 1.Tuổi của mẹ Tuổi sinh sản tốt nhất của người mẹ là 20 – 35 tuổi, cơ quan sinh dục đạt độ thành thục về cấu trúc và chức năng và người mẹ đã chuẩn bị tâm thế làm mẹ, chăm sĩc con. Ở trẻ vị thành niên độ tuổi 13 – 15 tuổi, cơ quan sinh dục đang trong quá trình thành thục, các em chưa được chuẩn bị tâm thế mang thai, làm mẹ. Mang thai ở tuổi này dễ dẫn đến các nguy cơ sẩy thai, sinh non và cĩ tác động tâm lý xấu đối với các em. Tuổi mẹ trên 40, quá trình sinh nở của người mẹ cĩ thể khĩ khăn do sự lão hĩa của cơ thể, dễ sẩy thai, em bé dễ cĩ nguy cơ bị bất thường di truyền. 2.Tâm lý của người mẹ mang thai Sự xúc động mạnh ở người mẹ kích thích hệ nội tiết hoạt động mạnh, các hormon cĩ thể đi qua nhau thai vào phơi, ảnh hưởng đến phát triển của phơi. Tác động stress kéo dài ở người mẹ mang thai dẫn tới những bất lợi cho sự phát triển thai nhi: sẩy thai, sinh non, sinh khĩ, thai phát triển chậm, em bé sinh ra nhẹ cân, cĩ tính khí nĩng nảy, dễ bị bệnh tim mạch. Các bà mẹ cần được tư vấn trong những trường hợp này. 3.Chế độ dinh dưỡng của mẹ ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  17. Sinh học phát triển người - 16 - Chế độ dinh dưỡng của người mẹ bị thiếu năng lượng, thiếu cân đối cĩ nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ, trẻ sinh ra nhẹ cân, phát triển trí tuệ bị ảnh hưởng. Cần cĩ chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người mẹ mang thai, đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, lúc thai tăng trọng lượng nhanh và các tế bào thần kinh phân chia nhanh. Tuy nhiên, cĩ thể cĩ chế độ chăm sĩc và dinh dưỡng đặc biệt cho trẻ sinh non từ 7 tháng tuổi trở đi. 4.Các nhân tố gây hại: có thể gây quái thai, dị tật ở giai đoạn nhạy cảm của thai, ví dụ như: - Thuốc an thần thalidomide, dược phẩm của Đức (1957 – 1962) gây bất thường ở chi. Các bà mẹ dùng thuốc, giai đoạn thai kỳ 1,2 tháng tuổi, em bé sinh ra khơng cĩ tay, chân. - Tia xạ, dioxin gây dị tật tay chân, mặt. - Hormon với hàm lượng thiếu hụt hoặc quá cao, cĩ nguy cơ gây bất thường giới tính ở giai đoạn bắt đầu biệt hĩa giới tính. - Các chất ơ nhiễm cơng nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật. VII. CÁC BIỆN PHÁP NGỪA THAI. 1.Các biện pháp tự nhiên - Phương pháp Ogino (1924): tính ngày rụng trứng (thường khoảng ngày 12 – 16 trước kinh nguyệt) và tránh giao hợp vào thời gian cĩ nguy cơ. Thời gian này thay đổi tuỳ độ dài của chu kỳ kinh nguyệt và phụ thuộc vào khả năng sống của trứng và tinh trùng trong bộ máy sinh dục. Tỉ lệ thành cơng: 60 –80%. - Ngừa thai khi cho con bú: sự tiết sữa liên quan hoạt động của hormon buồng trứng và hormon tuyến yên, do tăng lượng progesteron, ức chế tuyến yên sản sinh hormon kích hoạt nang FSH và LH > ức chế rụng trứng. Khi phụ nữ khơng cho con bú, trứng cĩ thể rụng sau 6 tuần lễ sau khi sinh. Nếu cho con bú, sự rụng trứng cĩ thể chậm hơn, thường sau 12 tuần lễ sau khi sinh. 2.Các biện pháp nhân tạo ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  18. Sinh học phát triển người - 17 - - Vịng tránh thai: ngăn sự làm tổ của trứng trong tử cung. Tỉ lệ thành cơng: 95% hoặc hơn. - Màng mỏng, mũ âm đạo: ngăn chặn tinh trùng xâm nhập. - Thuốc ngừa thai: thường là các hormon tổng hợp bắt chước theo cơ chế hoạt động của hormon tự nhiên. Loại thuốc tương tự hormon sinh dục estrogen và progesteron: progesteron ngăn sự tiết kích tố sinh dục từ tuyến yên, estrogen bù đắp cho sự ngưng tiết estrogen của buồng trứng. Thuốc ngừa thai cĩ tác dụng ngăn sự rụng trứng và màng nhày tử cung khơng phát triển. 3.Ngừa thai ở nam - Xuất tinh ngồi: tỉ lệ thành cơng 80%. - Bao cao su: ngừa thai, tránh các bệnh lây truyền qua đường sinh dục. - Ngừa thai bằng hormon: ức chế tuyến yên tiết kích tố sinh dục ức chế sinh tinh. 4.Ngừa thai vĩnh viễn: triệt sản, thắt ống dẫn trứng, thắt ống dẫn tinh. 5.Các biện pháp gây sẩy thai: thuốc hủy thai (sau giao hợp), điều hịa kinh nguyệt (phơi dưới 8 tuần tuổi), nạo hút thai (thai 8 -12 tuần tuổi), sinh non (thai trên 12 tuần tuổi). Tất cả các biện pháp gây sẩy thai đều để lại hậu quả xấu như nguy cơ nhiễm trùng tử cung, thủng tử cung, băng huyết, vơ sinh. VIII. CÁC BIỆN PHÁP SINH SẢN CÓ HỖ TRỢ 1.Thụ tinh trong ống nghiệm: được thực hiện qua các bước chính: - Dự đốn hay chủ động kích thích rụng trứng. Cĩ thể tiêm hormon để kích thích nhiều nang trứng phát triển và cho rụng nhiều trứng. Hút nang trứng 36h sau khi tiêm hormon gây rụng trứng. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  19. Sinh học phát triển người - 18 - - Thu nhận và xử lý tinh dịch nhằm loại bỏ các nhân tố ức chế khả năng thụ tinh của tinh trùng, chọn lọc tinh trùng, thu đủ số lượng tinh trùng. - Thụ tinh trong ống nghiệm: Ủ trứng trong mơi trường nhân tạo để nĩ hồn tất giảm phân. Cho thụ tinh. Nuơi cấy hợp tử khoảng 48h đến giai đoạn phơi 4 tế bào rồi cấy vào tử cung. Thường cấy 3 – 4 phơi vào tử cung. Cĩ thể nuơi phơi đến giai đoạn túi phơi trước khi cấy vào tử cung mẹ 2.Thụ tinh trong ống nghiệm có hỗ trợ: tiêm thẳng tinh trùng vào trứng, dùng xung điện để hợp nhất màng trứng và màng tinh trùng. 3.Bảo quản tinh trùng và phôi - Bảo quản tinh trùng trong nitơ lỏng –1960C, sau đĩ giải đơng ở nhiệt độ thường trước khi sử dụng. Việc bảo quản lạnh tinh trùng khơng làm tăng tỉ lệ bất thường thai. - Phơi được đơng lạnh đầu giai đoạn phân cắt (4-8 tế bào), sau giải đơng, tỉ lệ sống của phơi 50 – 75% - Cĩ thể sử dụng kỹ thuật PCR để xác định một số đặc điểm của phơi: xác định giới tính, các đột biến gen trước khi cấy ghép phơi. Các ứng dụng lệch lạc của kỹ thuật gây ra những tranh cãi lớn trên quan điểm đạo lý. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  20. Sinh học phát triển người - 19 - BÀI 3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở NGƯỜI GIAI ĐOẠN SAU KHI SINH Giai đoạn sau khi sinh được đánh dấu từ khi trẻ chào đời cho đến lúc trưởng thành, già và qua đời. Đây là thời kỳ phát triển cơ thể, tâm lý, nhân cách dưới ảnh hưởng của mơi trường sống (mơi trường tự nhiên và mơi trường xã hội). Hiểu biết những quy luật của quá trình phát triển cĩ ý nghĩa trong chăm sĩc, giáo dục con người cĩ sức khỏe. Theo định nghĩa của WHO, sức khỏe “là một trạng thái thoải mái tồn diện về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ khơng phải là tình trạng khơng cĩ bệnh hay thương tật theo nghĩa hiểu thơng thường”. Kể từ lúc sinh ra, cuộc đời của một con người được chia thành các giai đoạn chính sau: 1. Giai đoạn thơ ấu: từ lúc sinh – 3 tuổi 2. Giai đoạn nhi đồng: 3-5 tuổi 3. Giai đoạn thiếu nhi: 6-12 tuổi 4. Giai đoạn vị thành niên: 12-19 tuổi 5. Giai đoạn trưởng thành: từ 20 tuổi – cuối đời, gồm các giai đoạn nhỏ sau: - Tuổi thanh niên: 20-35 tuổi - Tuổi trung niên: 35-55 (nữ) – 60 tuổi (nam) - Tuổi già: từ 55 tuổi (nữ), 60 tuổi (nam) đến hết cuộc đời. Dưới đây sẽ khảo sát những đặc điểm phát triển về thể chất, tâm lý ở từng lứa tuổi. I. GIAI ĐOẠN THƠ ẤU: TỪ LÚC SINH RA – 3 TUỔI Các tế bào thần kinh tiếp tục phân chia nhanh ở giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ và những tháng đầu sau khi trẻ ra đời nhưng cấu trúc tế bào nơron cịn đơn giản. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  21. Sinh học phát triển người - 20 - - Ở trẻ, hình thành các phản xạ tự nhiên bẩm sinh như bú, khĩc, ngủ, chớp mắt, nắm chặt tay. Sự phát triển vận động bao gồm lẫy (tháng thứ 3-5), ngồi, bị (tháng 6-8), đứng (tháng thứ 10), đi (tháng 11-12). Hệ thống tín hiệu thứ hai là ngơn ngữ bắt đầu xuất hiện và phát triển, khả năng học tập từ kinh nghiệm hình thành nhưng cịn chậm. - Cơ thể bụ bẫm, đầu to, chi tương đối ngắn. - Sự phát triển thể chất kèm theo sự phát triển tâm lý, nhân cách qua các giai đoạn: + Từ 0-2 tháng (sơ sinh): hoạt động phản xạ bẩm sinh là chủ yếu, ăn, ngủ. + Từ 3-12 tháng (hài nhi): hoạt động chủ đạo là giao tiếp ban đầu với cha mẹ, người lớn qua cảm xúc trực tiếp. + Từ 1-3 tuổi (tuổi nhà trẻ): hoạt động chủ đạo là tìm hiểu, khám phá các đồ vật xung quanh, hình thành một số khái niệm cụ thể, ngơn ngữ đơn giản. Ở trẻ, hình thành các phản xạ định hướng do kết quả trẻ học hỏi, bắt chước người lớn. II. GIAI ĐOẠN NHI ĐỒNG (3-5 TUỔI) - Não bộ tiếp tục phát triển, cĩ sự phân hĩa các vùng ở võ não như vùng ngơn ngữ ở bán cầu não trái, các vùng âm nhạc, hình ảnh ở bán cầu não phải. - Tốc độ lớn chậm hơn giai đoạn trước. Đầu vẫn tương đối to, thân tương đối dài hơn chi. - Tâm lý: hoạt động chủ đạo là vui chơi. Hình thành ý thức, một dạng tâm lý mới, cao cấp chỉ cĩ ở người. Đĩ là năng lực hiểu biết, đánh giá các tri thức của con người nhờ cảm giác, tri giác và tư duy. Trẻ sơ bộ nhận biết các chuẩn mực hành vi, cĩ sự rung cảm đạo đức, thẩm mỹ, tư duy trực quan, phát triển nhân cách, hành vi chủ ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  22. Sinh học phát triển người - 21 - định. Phát triển tư duy trực quan-hành động cụ thể, sau đĩ là tư duy trực quan-hình tượng. Vốn ngơn ngữ tiếp tục phát triển. III. GIAI ĐOẠN THIẾU NHI (6-12 TUỔI) Não bộ phát triển, cấu trúc nơron gần như của người trưởng thành, đến 11 tuổi, trọng lượng não bộ đạt tới 90% so với trọng lượng não bộ của người trưởng thành. Hệ thống tín hiệu thứ hai bắt đầu phát triển mạnh. Tâm lý: trẻ hiếu động, ham chơi, ham tìm tịi, thích khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh, cĩ khả năng học tập. Hoạt động học tập là chủ đạo. Trẻ phát triển ĩc quan sát, trí nhớ, trí tưởng tượng, sự tập trung. Phát triển tư duy ngơn ngữ, tư duy khái quát. IV. GIAI ĐOẠN VỊ THÀNH NIÊN (12-19 TUỔI) Não bộ phát triển, phân hĩa thùy trước não, hình thành các mức tư duy cao hơn: tư duy trừu tượng, khả năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề, ra quyết định. Mốc phát triển quan trọng là thời kỳ dậy thì 12-13 tuổi ở nữ và 14-15 tuổi ở nam. Cơ quan sinh sản phát triển, bước vào giai đoạn thành thục. Các đặc điểm giới tính thứ cấp xuất hiện (lơng nách, lơng mu, râu, độ căng tinh hồn ở nam, phát triển lơng, vú ở nữ). Xuất hiện kinh nguyệt ở nữ, xuất tinh lần đầu ở nam. Tâm lý: hoạt động chủ đạo là học tập, giao tiếp nhĩm, ham hiểu biết những điều mới lạ, cĩ nhu cầu giải trí, hoạt động thể thao, thám hiểm. Nhiều phẩm chất tâm lý và nhân cách mới xuất hiện như lịng tự trọng, năng lực tự khẳng định, tự đánh giá, nhu cầu về tình bạn, tình yêu, tham gia các hoạt động xã hội. Sự phát triển của lứa tuổi vị thành niên chịu ảnh hưởng đa dạng của các nhân tố tự nhiên và xã hội; đặc biệt là yếu tố gia đình, nhà trường, xã hội cĩ tác động lớn tới việc hình thành các giá trị tự định hướng cho nhĩm lứa tuổi này. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  23. Sinh học phát triển người - 22 - V. GIAI ĐOẠN TUỔI TRƯỞNG THÀNH: TỪ 20 TUỔI – CUỐI ĐỜI Cơ thể phát triển hồn thiện, cấu trúc và hoạt động chức năng của các cơ quan đạt hiệu quả cao. Về mặt sinh học, giai đoạn này được chia thành các giai đoạn nhỏ: 1.Tuổi thanh niên: 20-35 tuổi - Tăng trưởng chiều cao chậm lại, sau đĩ dừng hẳn. Cơ thể phát triển cân đối. Não bộ phát triển hồn chỉnh. - Cơ quan sinh sản đã thành thục. Các đặc điểm giới tính thứ cấp phát triển tới mức tối đa. 2.Tuổi trung niên: 35-55 tuổi - Ngừng tăng trưởng về chiều cao. - Qua tuổi 40, bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của sự già: tĩc lốm đốm bạc, các khớp sọ đã khớp chặt ổn định. Sức khỏe, thể lực bắt đầu giảm sút vào cuối giai đoạn. - Ở phụ nữ, hiện tượng mãn kinh xuất hiện ở tuổi 45-50 tuổi, dễ mắc bệnh lỗng xương. - Tâm lý: ý thức, tính sáng tạo, kinh nghiệm được củng cố và ổn định ở giai đoạn này. 3.Tuổi già: từ 55 tuổi trở đi - Sự thối hĩa dần các cơ quan về cấu trúc và hoạt động chức năng: giảm thị lực, thính lực, thối hĩa cơ, xương. - Sức khỏe, thể chất giảm sút theo thời gian. Phản ứng thần kinh chậm, quá trình hưng phấn yếu hơn ức chế, sự thích nghi của cơ thể với mơi trường sống giảm sút. Người già cĩ nguy cơ mắc các bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, các bệnh tim ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  24. Sinh học phát triển người - 23 - mạch, khớp, huyết áp. Người già nếu khơng được chăm sĩc đầy đủ về vật chất, tinh thần và xã hội, sẽ cĩ nguy cơ giảm tuổi thọ nhanh. - Tâm lý: người già hay nghĩ về quá khứ, chiêm nghiệm cuộc sống, muốn được chăm sĩc, động viên và muốn truyền đạt những kinh nghiệm, hiểu biết, vốn sống cho thế hệ sau. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  25. Sinh học phát triển người - 24 - BÀI 4. VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN Ở NGƯỜI Chế độ dinh dưỡng cung cấp năng lượng và những chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển cơ thể bình thường, đồng thời duy trì cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh. Theo định nghĩa của WHO, “sức khỏe là một trạng thái thoải mái tồn diện về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ khơng phải là tình trạng khơng cĩ bệnh hay thương tật theo nghĩa hiểu thơng thường”. I. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CÂN BẰNG Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bao gồm glucid (hydratcarbon), protein, lipid, nước, các chất khống, vitamin và chất xơ. - Glucid, lipid sẽ được tiêu hĩa thành các phân tử nhỏ, cĩ vai trị cung cấp năng lượng cần cho tồn bộ hoạt động sống của tế bào, cơ thể. - Protein cung cấp các acid amin cần cho tổng hợp thành phần cấu trúc các bộ phận cơ thể, và tổng hợp các protein cĩ chức năng khác (xúc tác, điều hịa, vận động ). - Nước đĩng vai trị là dung mơi, tạo mơi trường cần cho chuyển hĩa, trao đổi chất. - Vitamin và các chất khống ở dạng muối hoặc ion vơ cơ với hàm lượng rất nhỏ, giữ vai trị yếu tố điều hịa. Các muối vơ cơ bao gồm P, Ca, K, Na, C, Mg, Fe, I, Cu, Mn. Canxi, photphat cịn là những nguyên liệu cần cho quá trình tăng trưởng và tái tạo tế bào. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  26. Sinh học phát triển người - 25 - - Chất xơ (chủ yếu là cellulose), đi qua hệ tiêu hĩa tạo khuơn cho khối thức ăn qua ruột, làm thức ăn cĩ thể chuyển động nhờ sự co thắt của cơ trơn thành ruột. Tuy khơng cĩ giá trị dinh dưỡng nhưng chất xơ là thành phần rất quan trọng của một chế độ ăn uống đầy đủ, cĩ nhiều ở rau xanh, trái cây. Nhu cầu về protein, acid amin đặc biệt quan trọng ở giai đoạn tăng trưởng. Cĩ những acid amin khơng thay thế là những acid amin cơ thể khơng tự tổng hợp được, phải được bổ sung vào chế độ ăn. Trứng, sữa mẹ là những thức ăn protein cung cấp gần như đầy đủ các hỗn hợp acid amin cần cho sự tăng trưởng của con người. Các protein khác đều thiếu một hay nhiều các acid amin quan trọng khác Canxi cĩ nhiều trong sữa, bơ cần cho cấu tạo xương Photphat cĩ trong tất cả các lồi thực phẩm, cần cho cấu tạo xương, tạo ATP, acid nucleic. Vitamin là những hợp chất carbon khá phức tạp, được cơ thể hấp thu từ thức ăn, cĩ vai trị quan trọng trong chuyển hĩa. Thiếu vitamin cĩ thể gây biểu hiện bệnh như: Thiếu vitamin nhĩm B: gây rối loạn về thần kinh, tim (B1); rối loạn về da, mắt (B2); thiếu máu (B12); rối loạn da, ruột, hệ thần kinh (B3). Thiếu vitamin C: bệnh hoại huyết, thối hĩa da, răng, mạch máu. Thiếu vitamin A: bệnh khơ mắt. Thiếu vitamin D: bệnh cịi xương. Thiếu vitamin K: gây xuất huyết (tham gia cơ chế đơng máu). Lựa chọn thức ăn phụ thuộc sở thích, tập quán, văn hĩa, tơn giáo, thành kiến/ quảng cáo, áp lực xã hội. Chế độ dinh dưỡng thường khác nhau ở các khu vực cĩ điều kiện sinh thái, kinh tế – xã hội khác nhau. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  27. Sinh học phát triển người - 26 - Muối < hạn chế Đường < ít Cung cấp năng lượng Dầu, mỡ < cĩ mức độ < Nguyên liệu cho tăng Thịt các loại < vừa phải trưởng, tái tạo < Trái cây < đủ Rau < đủ Cung cấp năng lượng Lương thực < đủ < Tháp dinh dưỡng cân đối Nhu cầu năng lượng trung bình cần cho trao đổi chất cơ bản của một người trưởng thành là 1300-1800 kcalo/ngày, nếu cộng thêm nhu cầu năng lượng cho các hoạt động vận động khác thì người trưởng thành cần trung bình 2100 kcalo/ngày. Nhu cầu năng lượng này cao hơn ở phụ nữ cĩ thai hoặc cho con bú, thấp hơn ở trẻ em và thay đổi tùy theo loại lao động, tuổi, giới tính và mơi trường tự nhiên. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, ngồi việc tính nhu cầu calo chung, cịn cần tính đến thành phần các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là protein. Ngồi khía cạnh sinh học, chế độ dinh dưỡng cịn được xem xét ở gĩc độ tâm lý xã hội. Ngồi việc chọn lựa những thức ăn bổ dưỡng, cân đối về thành phần, chế biến thức ăn ngon và hấp dẫn, cịn cần tạo khơng khí bữa ăn vui vẻ, đầm ấm, mở ra cơ hội giao tiếp, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm và giúp quá trình chuyển hĩa thức ăn thuận lợi. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  28. Sinh học phát triển người - 27 - Chỉ số BMI Chỉ số BMI là chỉ số khối lượng cơ thể cho phép đánh giá trạng thái cân bằng giữa năng lượng cung cấp cho cơ thể và năng lượng cơ thể tiêu hao cho các hoạt động sống. Khi năng lượng cung cấp bé hơn năng lượng tiêu hao, cơ thể sẽ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, khi năng lượng cung cấp vượt quáxa mức năng lượng tiêu hao, dễ cĩ nguy cơ thừa cân và trầm trọng hơn là béo phì. Năng lượng dư thừa được chuyển sang dạng dự trữ là glycogen ở gan, và sau đĩ là mỡ. Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / chiều cao2 (m2) Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trừ phụ nữ cĩ thai, nếu: BMI 30: béo phì II.TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG Theo định nghĩa của WHO, suy dinh dưỡng là trạng thái mất cân bằng kéo dài giữa việc cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng với nhu cầu của cơ thể cần cho tăng trưởng, phát triển và các chức năng đặc hiệu. CÁC DẠNG SUY DINH DƯỠNG(SDD) VÀ BIỂU HIỆN - SDD tồn phần: do khẩu phần thiếu cả calori lẫn thiếu protein - SDD do thiếu protein: khẩu phần đủ calori nhưng thiếu protein kéo dài. - SDD do thiếu các chất dinh dưỡng vi lượng như sắt, iod, vitamin D, vitamin A SDD kéo dài ức chế quá trình tăng trưởng, các quá trình sinh lý, phát triển trí não, làm suy yếu hệ thống miễn dịch. SDD protein đặc biệt gây hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ em đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển não bộ. Trẻ bị nhẹ cân, ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  29. Sinh học phát triển người - 28 - cịi xương, trí tuệ, tâm lý chậm phát tirển, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, bệnh đường hơ hấp. SDD do thiếu các chất vi lượng thường là hệ quả của nạn đĩi protein và đĩi năng lượng, dẫn đến thiếu hụt một số vitamin, chất khống trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo hồng cầu và vận chuyển oxy trong máu vì sắt là thành phần của hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Thiếu vitamin A kéo dài dẫn tới giảm thị lực và trầm trọng hơn cĩ thể gây mù lịa. Thiếu iod kéo dài gây chậm phát triển về thể chất và trí tuệ, gây bệnh bướu cổ. Iod là thành phần của hormon thyroid do tuyến giáp trạng tiết ra, cĩ chức năng điều hịa quá trình tăng trưởng và trao đổi chất. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, cịn phân biệt các dạng SDD: thể nhẹ cân tính theo cân nặng/tuổi, thể thấp cịi tính theo chiều cao/tuổi, thể gầy cịm tính theo cân nặng/chiều cao. TÌNH TRẠNG SDD TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Theo đánh giá của WHO, cĩ khoảng 500 triệu người bị đĩi hàng ngày, khoảng 150 triệu trẻ em (26,7%) ở các nước kém phát triển bị SDD tính theo cân nặng/tuổi, khoảng 200 triệu trẻ em bị SDD tính theo chiều cao/tuổi. Ước tính cĩ 2/3 trẻ em SDD trên thế giới sống ở vùng châu Á, đặc biệt là Nam Á và ¼ trẻ em SDD sống ở châu Phi. Hàng năm, trên thế giới cĩ khoảng 20 triệu người, trong đĩ 2/3 là trẻ em, chết vì đĩi và bệnh tật. Cũng theo đánh giá của WHO, Việt Nam là quốc gia cĩ tỉ lệ trẻ SDD cao trong khu vực, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu cân chiếm 40% số trẻ SDD, đặc biệt phổ biến ở vùng núi cao, nơng thơn và vùng sâu vùng xa. Tỉ lệ trẻ tử vong dưới 5 tuổi là 42/1000 trẻ sinh ra, nguyên nhân tử vong chủ yếu do bệnh tiêu chảy và các bệnh nhiễm khuẩn đường hơ hấp. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  30. Sinh học phát triển người - 29 - Ở các vùng đất nghèo kiệt, vùng nhiệt đới, khẩu phần ăn của trẻ em thường bị thiếu vitamin A. Ước tính hàng năm cĩ 42 triệu trẻ em dưới 6 tuổi bị thiếu vitamin A, dẫn tới nguy cơ cĩ khoảng 300.000 trẻ bị mù lịa hàng năm. Cội nguồn của tình trạng SDD là vấn đề nghèo đĩi. Các gia đình nghèo đĩi cĩ thu nhập thấp, thường khơng đủ tiền mua lương thực, thực phẩm, cĩ điều kiện sinh hoạt khĩ khăn, vệ sinh mơi trường khơng đảm bảo, và khơng được tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế. MỘT SỐ GIẢI PHÁP Các chương trình phịng chống SDD quốc gia tại Việt Nam nhấn mạnh yếu tố chủ đạo là mơi trường gia đình, trong đĩ vai trị đặc biệt quan trọng là người mẹ cần cĩ nhận thức đúng, sức khỏe tốt để chăm sĩc con cái trước và sau khi sinh. Các hoạt động triển khai bao gồm: - Cung cấp viên vitamin A cho trẻ em và các bà mẹ cho con bú 6 tháng/lần. - Cung cấp viên sắt cho các bà mẹ mang thai. - Vận động tồn dân sử dụng muối iơt. - Giáo dục dinh dưỡng, lựa chọn, chế biến thức ăn phù hợp với nhu cầu, hồn cảnh thực tế cho các bà mẹ. - Nâng cao nhận thức cộng đồng về SDD, khuyến khích họ tìm các giải pháp cho các vấn đề của địa phương. Các chương trình (CT) gián tiếp gĩp phần hạn chế tình trạng SDD ở trẻ em bao gồm CT Xĩa đĩi giảm nghèo, CT Dân số kế hoạch hĩa gia đình, CT Tiêm chủng mở rộng ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  31. Sinh học phát triển người - 30 - III. TÌNH TRẠNG BÉO PHÌ Theo dự báo của WHO đến năm 2010, ½ dân số các nước phương Tây cĩ nguy cơ béo phì. Hiện trên tồn thế giới, cĩ khoảng 300 triệu người bị béo phì, trong đĩ 115 triệu ở các nước đang phát triển. Ở Châu Âu, từ 1980 trở đi, hiện tượng béo phì tăng từ 10-14%/năm. Từ 1990, WHO cảnh báo số lượng người béo phì tăng nhanh cả ở những nước đang phát triển. Ví dụ, Tunisie, tỉ lệ béo phì tăng 28.5%/năm, Brasil tăng 12%/năm, Trung Quốc, Ấn Độ tăng 5%/năm. Ngay ở những nước nghèo, tỉ lệ béo phì đã ở mức 12.1%. Tại Mỹ, tỉ lệ béo phì là 25%. 1.Các nguyên nhân dẫn đến béo phì - Trẻ bị suy dinh dưỡng khi cịn nhỏ, khi được ăn đầy đủ hơn, dễ phát triển chứng béo phì. - Cơng nghiệp hĩa thực phẩm Ỉ thức ăn nhanh giàu năng lượng. Thay thế chế độ dinh dưỡng truyền thống bằng chế độ dinh dưỡng nhiều đường, lipit, muối. - Thiếu vận động: sử dụng xe cộ làm phương tiện đi lại, xem tivi, ngồi máy vi tính nhiều giờ. 2.Một số giải pháp Béo phì khơng đơn thuần là tình trạng tăng cân dư thừa dinh dưỡng, nĩ được xem là căn bệnh thật sự vì là nguồn gốc của một số bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, tăng cholesterol trong máu. Béo phì cĩ nguyên nhân sinh học, di truyền (dư thừa năng lượng, gen gây béo phì) kết hợp với các tác nhân tâm lý và mơi trường. Để ngăn ngừa tình trạng béo phì, cần thay đổi thĩi quen sinh hoạt ăn uống cĩ hại, cĩ các hoạt động thể chất thường xuyên và điều độ, nĩi chung là cần cĩ lối sống tích cực và điều độ. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  32. Sinh học phát triển người - 31 - ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  33. Sinh học phát triển người - 32 - BÀI 5. SỰ HÌNH THÀNH TẬP TÍNH Ở NGƯỜI I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM SỰ HÌNH THÀNH TẬP TÍNH 1. Tập tính chỉ những hoạt động, hành vi của con người phản ứng lại, trả lời lại những biến đổi của mơi trường xung quanh (mơi trường bên trong/bên ngồi cơ thể, mơi trường tự nhiên/xã hội). Hầu hết các phản ứng tập tính mang tính chất thích nghi, giúp cơ thể thích ứng với những điều kiện biến đổi của mơi trường. Trong một số trường hợp, tập tính mang tính chất tăng khả năng tồn tại của lồi (tập tính sinh dục, tập tính chăm sĩc con non, tập tính xã hội). Con người hoạt động trong một hệ thống sinh thái, trong đĩ cá nhân gắn kết với gia đình, cộng đồng xã hội và mơi trường sống. Hành vi con người rất phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố. 2. Tập tính là kết quả hoạt động tương tác của các cơ quan thụ cảm (thụ quan), hệ thần kinh và các cơ quan thực hiện (tác quan). Thụ quan tiếp nhận các kích thích bên trong và bên ngồi, tức những thay đổi ở mơi trường bên trong và bên ngồi, truyền đến hệ thần kinh, tại đây tín hiệu được phân tích, xử lý, sau đĩ hệ thần kinh truyền lệnh đáp ứng đến các tác quan như cơ và tuyến, chúng hoạt động để tạo ra những đáp ứng nhất định. 3. Sự biểu hiện và điều hịa tập tính tuân theo cơ chế liên hệ ngược. Sự biểu hiện tập tính cĩ thể thay đổi các kích thích nhận được và cĩ thể gây ra những thay đổi về tập tính tiếp theo. Sự biểu hiện tập tính ở người vừa mang tính thích nghi vừa mang tính chủ động theo nghĩa: - Tơi phải thay đổi để thích nghi với hồn cảnh. - Tơi phải thay đổi hồn cảnh để cĩ thể tồn tại. Kích thích bên ngồi Các cơ quan Kích thích bên trong thụ cảm ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học Thần kinh cảm giác Liên Liên hệ Hệ thần kinh hệ ngược ngược
  34. Sinh học phát triển người - 33 - Cơ chế liên hệ ngược trong biểu hiện và điều hịa tập tính II. CÁC KIỂU TẬP TÍNH Cĩ hai kiểu tập tính chính: - Tập tính bẩm sinh (bản năng) sinh ra đã cĩ, cĩ tính chất di truyền. - Tập tính học được: cĩ được qua sự tích lũy kinh nghiệm và học tập. Sự phân loại mang tính tương đối, vì mọi tập tính đều bị chi phối bởi yếu tố di truyền của cơ thể và bởi mơi trường xung quanh. Ví dụ tập tính mèo đuổi chuột được xem là bản năng, nhưng cĩ nhiều chuyển động của cơ thể phải qua học tập và luyện tập. Do vậy, khơng thể xác định tập tính này do yếu tố di truyền quyết định là bao nhiêu phần trăm và do yếu tố mơi trường quyết định là bao nhiêu phần trăm. Ở động vật cĩ vú, trong đĩ cĩ con người, khi sinh ra thường yếu đuối phải được cha mẹ chăm sĩc, nuơi nấng và bảo vệ. Tập tính của nhĩm này phát triển chậm và phải học qua kinh nghiệm, qua các động tác mẫu. Giai đoạn phát triển kéo dài và động vật cĩ thể điều chỉnh tập tính cho phù hợp với các điều kiện mơi trường khác nhau. Do vậy, tập tính mang tính linh hoạt, cĩ thể biến đổi được trong quá trình phát triển của sinh vật. Khả năng học tập của con người phụ thuộc vào cấu trúc cơ quan cảm giác và hệ thống thần kinh của nĩ, điều này được quyết định chủ yếu bởi yếu tố di truyền. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  35. Sinh học phát triển người - 34 - Các hành vi ứng xử cĩ thể thay đổi tùy điều kiện mơi trường (tác nhân kích thích), tùy thuộc sự phát triển và hoạt động của hệ thần kinh; thể trạng, kinh nghiệm sống và học tập trước đĩ. Các tập tính bẩm sinh do vùng tiểu não, não giữa điều khiển, xuất hiện ở giai đoạn trẻ sơ sinh, thậm chí ở giai đoạn phơi, cĩ khi muộn hơn. Các tập tính học được xuất hiện dần trong quá trình phát triển cá thể, gắn liền với sự phát triển và phân hĩa các vùng chức năng trên bán cầu đại não. Các hiện tượng ý thức phức tạp, trí nhớ, sự nhận thức, khả năng tư duy phân tích, tổng hợp, được điều khiển bởi các trung khu thần kinh phân hĩa ở các thùy của vỏ não. Bản đồ của các thùy giống nhau ở tất cả mọi người, khơng phụ thuộc khả năng thơng minh của người đĩ. Y học đã cĩ thể thiết lập được bản đồ não người và định khu các vùng chức năng dựa vào một số phương pháp: - Xác định vị trí tổn thương ở não bộ, và quan sát sự bại liệt, mất cảm giác ở người bị tổn thương vùng não bộ đĩ. - Dùng dịng điện kích thích từng vùng nhỏ ở vỏ não và khảo sát cảm giác của người bị kích thích ở từng vùng. Kích thích vỏ não khơng gây đau vì vỏ não khơng cĩ các tận cùng thần kinh tiếp nhận sự đau đớn. - Đo điện não đồ: ghi điện thế và các loại sĩng ở các vùng khác nhau của não để nghiên cứu hoạt động của não bộ. Các vùng chức năng chính của não bộ bao gồm: vùng cảm giác (thị giác, thính giác ), vùng vận động (điều khiển cơ các bộ phận), vùng liên hợp giữ chức năng liên hệ giữa các vùng khác nhau. Vùng liên hợp là cơ sở của các hoạt động thần kinh cấp cao (trí nhớ, tư duy, tưởng tượng ) Các tập tính học được cĩ cơ sở từ các tập tính bẩm sinh. Các dạng học tập dẫn đến sự thay đổi tập tính: - Phản xạ khơng điều kiện và phản xạ cĩ điều kiện. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  36. Sinh học phát triển người - 35 - Trong thí nghiệm của Pavlốp, ơng đưa thức ăn trước mặt chĩ, chĩ tiết nước bọt: phản xạ khơng điều kiện. Những lần tiếp, ơng rung chuơng kèm theo đưa thức ăn trước mặt chĩ, chĩ tiết nước bọt. Kích thích mới (rung chuơng) được gọi là kích thích cĩ điều kiện. Sau một số lần thử nghiệm, ơng chỉ rung chuơng, chĩ tiết nước bọt: phản xạ cĩ điều kiện. - Tập tính bắt chước - In vết - Quen nhờn: một kích thích được lặp lại sau một khoảng thời gian, thì phản ứng sẽ mờ nhạt dần, và cuối cùng mất đi; hoặc ngược lại, phản ứng được củng cố. - Tập tính cĩ động lực: nhu cầu, sự ham muốn là động cơ cho sự xuất hiện phản ứng. Động cơ cĩ thể xuất hiện từ những kích thích bên trong hoặc bên ngồi, ví dụ hormon sinh dục kích thích các tập tính sinh dục; hoặc mĩn ăn ngon kích thích sự thèm ăn: hành vi đáp ứng. Phản ứng xảy ra cả trong trường hợp khơng cĩ kích thích, là kết quả hoạt động của hệ thần kinh, cĩ thể phát ra các xung động: hành vi chủ động. - Tập tính “thử và sai” - Học khơn: khả năng nhớ lại những kinh nghiệm trong quá khứ và áp dụng chúng trong những tình huống mới. - Các tập tính xã hội: hình thành khi cĩ sự tương tác giữa các cá nhân tạo thành nhĩm, đầu tiên là gia đình, sau đĩ là các nhĩm lớn hơn (học đường, nơi làm việc, cộng đồng). Gia đình cĩ chức năng xã hội hĩa con người dạy cho trẻ những giá trị hành vi, thái độ, những vai trị (tức văn hĩa) và chức năng bảo tồn sự sống con người, dịng giống con người. Khả năng thay đổi tập tính do kinh nghiệm cá nhân cĩ ý nghĩa thích nghi rất lớn. Các tập tính bản năng sẽ bị yếu đi bởi các tập tính học được sẽ được hình thành và phát triển trong suốt cuộc sống của một cá nhân. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  37. Sinh học phát triển người - 36 - Sự học tập là sự thành lập những biến đổi tương đối bền vững trong tập tính do quá trình tích lũy và vận dụng những kinh nghiệm cũ trong hồn cảnh mới. Trong xã hội lồi người, các tập tính xã hội luơn gắn liền với văn hĩa. Các nền văn hĩa khác nhau tạo ra các kiểu tập tính xã hội khác nhau, cĩ nguồn gốc từ các tập tính bản năng, và được hình thành qua quá trình học tập. Do đặc thù của nền văn hĩa, cĩ những hành vi được chấp nhận ở xã hội này nhưng khơng được chấp nhận ở xã hội khác. Ví dụ ở các nước Ả rập, cĩ luật cấm uống rượu nhưng ở các nước phương Tây thì khơng, hoặc luật lệ đàn ơng cĩ nhiều vợ được chấp nhận ở các nước Ả rập nhưng khơng được chấp nhận ở các nước khác. Quá trình xã hội hĩa con người đã hình thành, củng cố các giá trị, quy chuẩn và vai trị, giúp định hưong cho các cá nhân lựa chọn những hành vi ứng xử phù hợp với xã hội. III. LÝ THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH VÀ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH 1.Lý thuyết của Freud Hành vi con người khơng xảy ra ngẫu nhiên mà cĩ nguồn gốc từ: - Bản năng (idio) nhằm thỏa mãn các nhu cầu cơ bản (lúc mới sinh). - Bản ngã (ego): khi trẻ lớn dần, bản năng chuyển dần sang bản ngã, trẻ học cách chịu đựng, chờ đợi vì khơng phải muốn gì được nấy. - Siêu ngã (superego): theo thời gian, trẻ phải học hỏi để phát triển cái siêu ngã – ý thức đúng sai, điều gì làm được điều gì khơng được làm: giá trị, đạo đức. Theo Freud, sự mất quân bình giữa ba thành tố này dẫn đến bệnh tâm thần. Các hành vi mang tính thích ứng thuộc về bản ngã, chỉ khả năng ứng xử theo thời gian (biết cách chờ đợi cái mà ta muốn). Trong bản ngã, cái siêu ngã cũng cĩ một phần bản năng. 2.Học thuyết của Erikson (1950) ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  38. Sinh học phát triển người - 37 - Nhân cách con người tiếp tục hình thành từ khi mới lọt lịng cho đến khi chết. Cĩ tám giai đoạn trong sự phát triển nhân cách của con người. Mỗi giai đoạn đều cĩ khủng hoảng là những thử thách cho con người, nếu vượt qua được khủng hoảng này thì con người cĩ được lịng tin ở chính mình và lịng tin ở mọi người xung quanh, và sẽ cĩ một nhân cách lớn hơn trong tương lai. Khi nĩi đến nhân cách con người thì phải nĩi đến mơi trường sống ngồi phần tâm lý. Erikson phân chia tám giai đoạn phát triển nhân cách con người: - Trẻ mới sinh –1 tuổi: trẻ cần cảm thấy sự tin cậy vào người mẹ hoặc người chăm sĩc cho trẻ. - Từ 1 – 2 tuổi: trẻ cĩ khả năng tự làm một số việc qua hướng dẫn của người lớn. - Từ 3 – 6 tuổi: trẻ bắt đầu học ý thức việc nào là phải, việc nào là khơng phải. - Từ 6 – 12 tuổi: trẻ ý thức được khả năng của mình so với những bạn cùng lứa. - Từ 12 – 20 tuổi: người trẻ xác định cái tơi và vai trị cá nhân - Từ 20 – 40 tuổi: người trưởng thành tìm sự chia sẻ, yêu thương với người khác. - Từ 40 – 65 tuổi: người trung niên quan tâm sự cống hiến, đĩng gĩp cho xã hội, cho gia đình. - Từ 65 tuổi trở đi: người già hài lịng về cuộc sống đã trải qua là cĩ ý nghĩa và chờ đĩn nhận cái chết. IV. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TẬP TÍNH 1.Sức khỏe và bệnh tật con người Tìm hiểu tập tính con người là một trong những cơng cụ hữu ích trong cuộc chiến chống bệnh tật. Từ đầu thế kỷ XX-cuối thế kỷ XX, tuổi thọ con người tăng lên từ 45-75 tuổi. Ba nguyên nhân dẫn đến việc tăng tuổi thọ là: ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  39. Sinh học phát triển người - 38 - - Các thành tựu y học, kỹ thuật chẩn đốn, điều trị mới đã gĩp phần kéo dài 5/30 số tuổi thọ tăng lên. - Sự cải thiện mơi trường sống liên quan chế độ dinh dưỡng, nhà ở, vệ sinh, an tồn lao động gĩp phần tạo ra 25 tuổi thọ kéo dài trong số 30 năm. - Những thách thức về sức khỏe con người trong tương lai chủ yếu thuộc về lĩnh vực tập tính con người, chọn lựa lối sống như thế nào để cĩ thể sống thọ. Đĩ là sự chọn lựa chế độ dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích, tập luyện thể dục, thể thao, sinh học tình dục, giải trí và học tập v.v 2. Vấn đề thay đổi tập tính con người Thay đổi tập tính con người là một quá trình phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố. Các phương thức tiếp cận giúp con người thay đổi hành vi, tập tính cần tuân theo một số nguyên lý sau: - Con người phải là trung tâm của quá trình thay đổi tập tính, quá trình thay đổi sẽ khơng cĩ điểm dừng, con người phải tự thay đổi, tự điều chỉnh để thích nghi với những biến đổi của bản thân và của mơi trường. - Xác định được các nhân tố quyết định (key determinants) trong quá trình hình thành và thay đổi tập tính. Ba nhân tố quyết định chủ đạo là: + Lợi ích (tơi sẽ nhận được lợi ích gì khi thay đổi tập tính cũ, ví dụ bỏ thuốc lá) + Quy chuẩn (những người thân, người xung quanh cĩ muốn tơi bỏ thuốc lá khơng?) + Hiệu quả (liệu tơi cĩ đủ dũng khí để bỏ được thuốc lá?) Các chiến lược giúp con người thay đổi tập tính cần mang tính tổng lược, tạo mối tương tác chặt chẽ giữa xây dựng chính sách, thiết lập các dịch vụ hỗ trợ phù hợp và đẩy mạnh giáo dục, truyền thơng. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  40. Sinh học phát triển người - 39 - Chính sách tạo cơ sở cung cấp những nguồn lực cần thiết cho các chương trình. Các dịch vụ hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để thực thi chính sách, chương trình. Giáo dục, truyền thơng giúp người thụ hưởng ý thức được lợi ích của các chính sách và dịch vụ cung cấp, từ đĩ họ mong muốn tham gia hành động để thay đổi. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  41. Sinh học phát triển người - 40 - PHỤ LỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA Nam (22AA + XY) Nữ (22AA + XX) H1. Bộ nhiễm sắc thể của người (2n = 46) ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  42. Sinh học phát triển người - 41 - Phân cắt Thụ tinh Nang trứng Ống dẫn trứng Trứng TTúiúi pphơihơi ((làmlàm t tổ)) Rụng trứng Niêm mạc tử cung H2.1 Đường di chuyển của trứng Niêm mạc tử cung Khối tế bào bên trong Xoang Dưỡng bào H2.2 Túi phơi (5 ngày sau khi thụ thai) Niêm mạc tử cung ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  43. Sinh học phát triển người - 42 - Mạch máu của mẹ Túi ối Xoang ối Lớp dưỡng bào tăng sinh Đĩa phơi Dưỡng bào Buồng tử cung Kích thước thực H2.3. Phơi làm tổ (7 ngày) Xoang ối Các tế bào trung bì Màng đệm Túi nỗn hồng H2.4 Ba lá phơi và các túi ngồi phơi bắt đầu hình thành (9 ngày tuổi) ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  44. Sinh học phát triển người - 43 - Màng đệm Lơng nhung Túi ối Phơi Túi niệu Ngoại bì Trung bì Nội bì Túi nỗn hồng H2.5. Ba lá phơi và các túi ngồi phơi (16 ngày tuổi) Nhau thai Mạch máu của mẹ Dây rốn Xoang ối Túi nỗn hồng Túi ối Phơi Màng đệm Lơng nhung H2.6. Hình thành nhau thai (31 ngày) ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  45. Sinh học phát triển người - 44 - Giai đoạn phơi (tuần) Giai đoạn thai (tuần) TKTƯ Mắt Não Tim Tai v.miệng Tai Tim Chân Tay Răng CQSD ngồi Hệ thần kinh trung ương Tim Tay Mắt Chân Răng v.miệng Cơ quan sinh dục ngồi Tai Bất thường lớn về cấu trúc Khiếm khuyết về hoạt động sinh lý và bất thường nhỏ về cấu trúc H3. Thời kỳ nhạy cảm của các giai đoạn phát triển thai ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  46. Sinh học phát triển người - 45 - Phơi 2 Phơi 5 Sơ sinh 2 tuổi 6 tuổi 10 tuổi 25 tuổi tháng tháng H4. Sự thay đổi kích thước cơ thể trong quá trình phát triển ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  47. Sinh học phát triển người - 46 - CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khái niệm về phát triển. Những nét đặc trưng trong quá trình phát triển ở người. 2. Vai trị của nhân tố di truyền và nhân tố mơi trường, mối tương quan giữa hai nhĩm nhân tố này trong quá trình phát triển ở người. 3. Các giai đoạn phát triển phơi thai (những đặc điểm cơ bản ở từng giai đoạn). Tác động của các yếu tố di truyền và ngoại lailên các giai đoạn phát triển phơi thai. 4. Các giai đoạn phát triển sau khi sinh (những đặc điểm cơ bản ở từng giai đoạn).Cơ sở phân chia các giai đoạn và yếu tố phát triển thể hiện như thế nào qua các giai đoạn. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ở từng giai đoạn. 5. Sự thay đổi hành vi, tập tính ở người dựa trên cơ sở nào và cĩ ý nghĩa gì trong đời sống cá nhân và xã hội? 6. Các vấn đề xã hội liên quan các giai đoạn phát triển ở người. Chọn một hoặc hai vấn đề mà bạn quan tâm. Phân tích thực trạng của vấn đề xã hội đĩ (cấp độ địa phương, quốc gia, tồn cầu), các yếu tố liên quan, các giải pháp cho vấn đề. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học
  48. Sinh học phát triển người - 47 - TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Thị Nho. Tâm lý học phát triển. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. [2] Phan Kim Ngọc và Hồ Huỳnh Thùy Dương. Sinh học và sự sinh sản. NXB Giáo dục, 2001. [3] Phillips, W.D. và Chilton, T.J. Sinh học, Tập I. NXB Giáo dục, 2001. [4] Nguyễn Văn Yên. Sinh học người. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. [5] Khoa Phụ nữ học, Đại học Mở bán cơng TP Hồ Chí MInh. Hành vi con người và mơi trường xã hội. Nội dung khĩa tập huấn tháng 7/1997. [6] Sigelman, C.K. & Shaffer, D.R. Life-span human development, 2nd edition. Brooks/Cole Publishing Company, 1995. [7] Starr, C. & McMillan, B. Human biology. Brooks/Cole, 2001. ThS. Nguyễn Bích Liên Khoa Sinh học