Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Bài 8: Khủng hoảng TCQT

pdf 17 trang huongle 7050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Bài 8: Khủng hoảng TCQT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_doanh_nghiep_bai_8_khung_hoang_tcqt.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Bài 8: Khủng hoảng TCQT

  1. Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp Khủng hoảng TCQT Tài Chính Quốc Tế (International Finance)
  2. Nội dung  Khủng hoảng tài chính (financial crisis) là gì?  Khủng hoảng tiền tệ (Currency crisis)  Khủng hoảng ngân hàng (Banking Crisis)  Khủng hoảng kép (Twin crisis)  Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008
  3. Khủng hoảng tài chính là gì? Khủng hoảng tài chính là biến cố mà khu vực tài chính và các tổ chức kinh tế có sự vỡ nợ với số lượng lớn, các tập đoàn và định chế tài chính phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, những hợp đồng đến hạn thanh toán. Do đó, những khoản nợ mất khả năng thanh toán tăng vọt và tất cả hoặc hầu hết nguồn vốn của hệ thống ngân hàng bị rút cạn.
  4. Khủng hoảng tài chính là gì? Khủng hoảng là một trong hai loại biến cố: •Việc rút tiền hàng loạt dẫn tới việc chính phủ phải đóng cửa, sáp nhập hoặc thâu tóm một hoặc nhiều định chế tài chính. •Nếu không có sự rút tiền, đóng cửa, sáp nhập, thâu tóm hay sự giúp đỡ quy mô lớn của chính phủ đối với một định chế tài chính quan trọng thì sẽ bắt đầu tình trạng căng thẳng đối với các định chế tài chính khác.
  5. Khủng hoảng tài chính là gì? Khủng hoảng tài chính Khủng hoảng Khủng hoảng Khủng hoảng ngân hàng tiền tệ nợ Khủng hoảng Khủng hoảng kép loại một kép loại hai
  6. Khủng hoảng tiền tệ Khủng hoảng tiền tệ còn được gọi là khủng hoảng tỷ giá hối đoái hay khủng hoảng cán cân thanh toán nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự giảm giá một cách đột ngột của đồng nội tệ hoặc trường hợp NHTW phải bảo vệ đồng tiền của nước mình bằng cách nâng cao lãi suất hay chi ra một khối lượng lớn dự trữ ngoại hối.
  7. Khủng hoảng tiền tệ Paul Krugman (1979) và sau đó là Flood & Garber (1984) đã giải thích cơ chế truyền động của khủng hoảng tiền tệ dựa vào mô hình tiền tệ đơn giản với tên gọi mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất, được khái quát từ các cuộc khủng hoảng của các nước Châu Mỹ Latin trong thập niên 80.
  8. Khủng hoảng tiền tệ - thế hệ I Thâm hụt ngân sách Xuất phát điểm là các chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định và duy trì chế độ tỷ Tài trợ bằng cách giá hối đoái cố định phát hành thêm tiền Sức ép lên tỷ giá hối NHTW bán dự trữ ngoại hối để đoái cố định duy trì tỷ giá hối đoái cố định Dự trữ Tấn Khủng ngoại công hoảng hối suy đầu tiền tệ giảm cơ
  9. Khủng hoảng tiền tệ - thế hệ II Obsfeld (1994) đã phát triển mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai, mục đích là để giải thích cho cuộc khủng hoảng của Hệ thống Tiền tệ Châu Âu (EMS) bùng nổ trong năm 1992. Obsfeld đã đưa ra khái niệm “kỳ vọng xoay vòng” (self-fulfilling expectations) vì vậy mà mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai còn được gọi là mô hình kỳ vọng xoay vòng.
  10. Khủng hoảng tiền tệ - thế hệ II Kỳ vọng thị trường: chính phủ có thể rời KỲ VỌNG XOAY VÒNG bỏ tỷ giá cố định để thực hiện chính sách kinh tế khác (như giảm thất nghiệp) Tấn công xảy ra Chính phủ thấy lãi suất Các nhà đầu cơ tạo kỳ vọng đồng tăng lên gây ảnh hưởng tấn công đồng nội tệ có thể bị xấu đến tăng trưởng và nội tệ phá giá và làm tình trạng thất nghiệp tăng lãi suất nên thả nổi tỷ giá
  11. Khủng hoảng tiền tệ - thế hệ III Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 không thể giải thích tốt bởi mô hình thế hệ thứ hai. Krugman, Radelet và Sachs (1998) đã đưa ra mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997.
  12. Khủng hoảng tiền tệ - thế hệ III Hệ thống tài chính nội địa: Dòng vốn nước ngoài Chính sách kinh tế vĩ mô: Tập trung vào ngân hàng chảy vào: Nợ có mệnh Tỷ giá hối đoái cố định Giám sát yếu kém giá bằng ngoại tệ và kỳ Tâm lý ỷ lại hạn ngắn gia tăng Phân bổ vốn sai lệch: Tình hình kinh tế vĩ mô Đầu tư quá mức Tỷ giá hối đoái thực bị nâng cao Bong bóng giá tài sản Thâm hụt thương mại Tham nhũng gia tăng Tình hình tài chính KHỦNG HOẢNG Tỷ lệ nợ khó đòi cao Tấn công đầu cơ Mất cân xứng về kỳ hạn Vốn chảy ra ngoài giữa tài sản nợ và tài Ngân hàng và doanh sản có nghiệp phá sản
  13. Khủng hoảng ngân hàng Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa thì: “Khủng hoảng ngân hàng là trạng thái các ngân hàng lâm vào tình trạng rút tiền ồ ạt và bị phá sản. Các ngân hàng buộc phải dừng việc thanh toán các cam kết của mình, hoặc để tránh tình trạng này, chính phủ buộc phải can thiệp bằng các biện pháp hỗ trợ đặc biệt. Khủng hoảng ngân hàng có thể bùng phát tại một ngân hàng và lan truyền ra toàn bộ hệ thống”.
  14. Khủng hoảng ngân hàng Lý thuyết về khủng hoảng ngân hàng cho rằng tính bất ổn (dễ đổ vỡ) của hệ thống ngân hàng bắt nguồn từ tính bất cân xứng thông tin của thị trường, điều này dẫn tới ba vấn đề cơ bản sau: Sự lựa chọn đối nghịch Rủi ro đạo đức Tâm lý bầy đàn
  15. Khủng hoảng kép Khi khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng xảy ra đồng thời với nhau, người ta gọi tình huống này là khủng hoảng kép loại một. Khủng hoảng nợ thường đi kèm với khủng hoảng tiền tệ, tạo nên hiện tượng khủng hoảng kép và người ta gọi là khủng kép loại hai.
  16. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 David Mayer và Foulkes (2009) cho rằng: “cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 có nguồn gốc từ quá trình tăng trưởng kinh tế dưới tác động của toàn cầu hóa”.
  17. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008