Giáo trình Thực hành Adobe Photoshop - Lê Thành Lộc

pdf 88 trang huongle 8662
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thực hành Adobe Photoshop - Lê Thành Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuc_hanh_adobe_photoshop_le_thanh_loc.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thực hành Adobe Photoshop - Lê Thành Lộc

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM TIN HỌC Thực hành Thực hành Biên soạn: Lê Thành Lộc TP Hồ Chí Minh 2008
  2. Lời Mở đầu Thực hành Adobe Photoshop được viết theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Người học cần có “sách một bên và máy một bên”, rồi cứ theo diễn giải mà làm, và sẽ “ngộ” ra. Nội dung tập sách gói gọn trong phạm vi kiến thức và kỹ năng cơ bản để xử lý ảnh bằng Photoshop. Các lệnh, công cụ và giao diện là của Adobe Photoshop cs3, nhưng vẫn thích hợp với các phiên bản trước. Chất liệu bài thực hành được sưu tập và biên soạn lại từ nhiều nguồn thông tin; đặc biệt là trên trang web vietphotoshop.com và các tài liệu giảng dạy Photoshop của Ks. Dương Trung Hiếu. Người viết chân thành cảm ơn các tác giả trên và hân hạnh giới thiệu với người học 2 địa chỉ tuyệt vời này. Tuy rất cố gắng trong việc trình bày và dùng ngôn từ, nhưng có thể ở đoạn này chỗ khác (hoặc thậm chí toàn quyển sách!), người đọc không hiểu, hoặc hiểu mà không làm được, hoặc làm được mà chẳng “ngộ” ra điều gì ! Tất cả đều là hạn chế của người viết; Và mong muốn nhận được phản hồi cho biết các khuyết điểm này. Người viết chân thành cảm ơn các bạn đọc đã sử dụng tập sách, với hy vọng, nó thật sự bổ ích. Mọi thông tin trao đổi, xin liên lạc: Lê Thành Lộc ĐT 0 9 1 9 9 1 9 1 4 9 Email. lethanhlocv@yahoo.com
  3. MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Mục lục 2 1 Ø TỔNG QUAN 4 Khởi động Photoshop 4 Màn hình Photoshop 4 Tập tin 7 Bài thực hành đầu tiên 10 Xem thông tin ảnh 11 Thu nhỏ phóng to ảnh 13 Bảng điều khiển History 13 Chấm dứt làm việc với Photoshop 13 2 Ø VÙNG CHỌN 14 Tạo vùng chọn hình đơn giản 14 Tạo vùng chọn hình dạng bất kỳ 16 Tạo nhanh vùng chọn 17 Phối hợp các công cụ để tạo vùng chọn 18 Lệnh Free Transform 20 Xén hình & Kẻ khung 20 3 Ø LỚP LANG 22 Vẽ bóng 24 Viết chữ 28 Hiệu ứng lớp 30 Tổ chức quản lý lớp 31 Xây dựng kịch bản 32 Lưu tập tin 33 4 Ø VĂN BẢN 34 Tô màu chuyển 34 Tạo và chỉnh sửa văn bản 37 5 Ø CÂN MÀU 42 Trình tự chỉnh sửa ảnh 42 Biểu đồ Histogram 42 Kiểm tra kích thước và độ phân giải ảnh 43 Xén và nắn thẳng ảnh 44 Phân bố lại phạm vi tông màu 44 Cân bằng màu 45 Thay thế màu 45 Tăng độ tương phản cho toàn bộ ảnh 46 Điều chỉnh sắc độ cho từng vùng ảnh 47 Dùng bộ lọc Unsharp Mask 47 Dùng bộ lọc màu 48 Phân bố phạm vi tông màu bằng lệnh Curves 48 Cân bằng màu sắc 50 Đổi màu 51 Phù hợp màu 52
  4. 6 Ø MẶT NẠ 54 Tạo vùng chọn bằng mặt nạ tạm 54 Cân chỉnh màu bầu trời 56 Tạo khung 59 Dùng mặt nạ lớp để ghép hình chìm 60 7 Ø SỬA ẢNH 61 Chuẩn bị 61 Xóa các đốm trắng và vết dơ 64 Làm nét ảnh 65 Nắn sửa khuôn mặt 65 Làm mịn da 66 Đổi màu 67 Tạo khung 68 8 Ø TÔ VẼ 69 Tạo mây 69 Ghép nhánh cây 69 Vẽ cỏ 71 Ghép hình nhân vật 72 Tô màu nước múi dù 74 Tô hoa trên dù 75 Tạo cảnh lá rơi 76 Tạo khung nền 77 9 Ø BỘ LỌC 79 Bài thực hành 1: Tạo hiệu ứng chuyển động 79 Bài thực hành 2: Chuyển ảnh chụp thành tranh vẽ 84 Giới thiệu các bộ lọc 85
  5. TỔNG QUAN Công việc đầu tiên khi bắt đầu sử dụng một phần mềm là tìm cách khởi động, làm quen với giao diện và “chào từ giã”. KHỞI ĐỘNG PHOTOSHOP Có nhiều cách khởi động Photoshop (viết tắt là Ps). Ví dụ, trong Windows XP, 1. Nhắp nút Start 2. Chỉ vào mũi tên All Programs 3. Chỉ vào nhóm Microsoft Office 4. Nhắp vào biểu tượng Microsoft Office Excel 2007 Thông dụng nhất là nhắp đúp vào biểu tượng Ps, hiển thị nơi nào đó trên màn hình (thường thấy ở Desktop). # Người dùng có thể thay đổi các thông số cài đặt, tạo môi trường làm việc thích hợp với cá nhân, và lưu thành tập tin xác lập (Settings file). Khi khởi động Photoshop, nhấn phím Ctrl+Alt+Shift và giữ cho tới khi xuất hiện hộp thoại thông báo (Delete the Adobe Photoshop settings file?), nhắp nút Yes để trở về trạng thái mặc nhiên ban đầu. MÀN HÌNH LÀM VIỆC CỦA PS Thanh Tiêu đề Các nút điều khiển cửa sổ Thanh Menu Thanh Tùy chọn Hộp dụng cụ Cửa sổ tập tin hình ảnh Các Bảng điều khiển thu nhỏ Bảng điều khiển Layers
  6. Chương 1 Tổng Quan 5 Màn hình Ps thường có các thành phần sau: 1. THANH TIÊU ĐỀ (Title bar) Mỗi cửa sổ đều có thanh Tiêu đề, ghi tên chương trình hoặc tên tập tin đang mở. Bên phải thanh Tiêu đề có các nút điều khiển để thu cực nhỏ (Minimize)/phóng thật to (Maximize)/hoàn nguyên (Restore)/đóng (Close) cửa sổ. 2. THANH MENU (Menu bar) Gồm 9 nhóm lệnh (Commands) thực hiện các chức năng liên quan đến Tập tin (File), Chỉnh sửa (Edit), Tính chất ảnh (Image), Lớp (Layer), Vùng chọn (Select), Bộ lọc (Filter), Không gian nhìn (View), Các cửa sổ (Window) và Hướng dẫn (Help). Ví dụ, bấm nhóm File và lệnh Save As để lưu và đổi tên tập tin. (Việc ban hành lệnh bằng Menu sẽ được viết dưới dạng [Menu] File ¾ Save As ). 3. THANH TÙY CHỌN (Option bar) Mỗi công cụ có nhiều thông số tương ứng. Sau khi chọn công cụ, người dùng có thể thay đổi thông số thích hợp trên thanh tùy chọn này. Ví dụ để tẩy xóa hình, người dùng bấm nút Eraser Tool trong hộp công cụ, chọn kích cỡ tẩy tại nút Brush trên thanh tùy chọn, rồi mới tiến hành tẩy xóa. Click to open the Brush Preset picker # Khi đưa chuột vào nút chọn, sẽ xuất hiện lời chỉ dẫn nhanh (Tool tip) Trên thanh tùy chọn thường có các dạng nút điều khiển sau: Hộp thả xuống (Pull-down box), bấm vào mũi tên và thay đổi các thông số trong hộp thoại xuất hiện bên dưới. Hộp danh sách (List box), bấm vào mũi tên rồi bấm chọn 1 mục trong danh sách bên dưới. Hộp tăng giảm (Spin box), bấm vào mũi tên rồi kéo con trượt thay đổi giá trị. (Có thể gõ số trực tiếp vào hộp). Hộp văn bản (Text box), gõ giá trị (và đơn vị) trực tiếp vào hộp. Nút nhấn (Radio button), nhấn lún xuống khi chọn (nút lồi lên là không chọn ). Nút chọn (Check box), bấm đánh dấu chọn hoặc không chọn. Nút lệnh (Command button), bấm để thi hành hoặc không thi hành lệnh
  7. 6 Chương 1 Tổng Quan 4. HỘP DỤNG CỤ (Tool box) Gồm các công cụ thao tác. Ví dụ Eraser để tẩy xóa. Các công cụ được chia thành 4 nhóm, phân cách bằng vạch ngang: n Chọn, chia cắt và di chuyển vùng ảnh o Chỉnh sửa ảnh p Chữ và đường nét (dạng vectơ) 1 q Các chức năng khác # Khi đưa chuột vào nút chọn, sẽ xuất hiện tên và phím tắt Khi bấm vào dấu tam giác ở góc dưới, sẽ hiển thị danh sách các công cụ bị che khuất Khi bấm chọn công cụ, thanh Tùy chọn sẽ thay đổi cho phù hợp 2 5. BẢNG ĐIỀU KHIỂN (Palette) Bảng điều khiển dùng để kiểm soát một nhóm thành phần, tính chất hoặc trạng thái của hình ảnh. Ví dụ bảng Navigator dùng để quản lý tình trạng thu nhỏ phóng to hình ảnh hoặc di dời vị trí quan sát. Các bảng điều khiển được xếp vào khay (Dock) nằm bên phải màn hình và chia thành 2 nhóm: 3 các bảng được hiển thị đầy đủ và các bảng chỉ hiển thị biểu tượng. Bấm nút Expand/Collapse phía trên để mở rộng hoặc thu hẹp khay Đối với bảng điều khiển chỉ có biểu tượng, bấm vào biểu tượng để hiển thị hoặc thu gọn lại. Một cửa sổ có thể chứa nhiều bảng điều khiển, 4 bấm vào tên bảng nếu muốn hiển thị (ví dụ bấm Swatches để xem bảng điều khiển Swatches) Có thể kéo bảng điều khiển ra ngoài thành cửa sổ riêng hoặc đưa vào cửa sổ có sẵn. Muốn hiện/giấu bảng điều khiển (hộp Dụng cụ & thanh Tùy chọn), đánh dấu chọn/hoặc bấm bỏ dấu chọn tên bảng trong nhóm lệnh Window. Ví dụ, để hiện bảng Navigator, ban hành lệnh : [Menu] Window ¾ 9Navigator Mỗi bảng điều khiển lại là 1 cửa sổ chương trình, có nút điều khiển cửa sổ, Menu lệnh, thanh công cụ và khu vực làm việc. Nút thu cực nhỏ (Minimize) & đóng (Close) cửa sổ Dời khung chữ nhật để thay đổi phạm vi quan sát Nút Menu, bấm vào mũi tên sẽ xuất hiện danh sách các lệnh liên quan Thanh công cụ: Gõ số hoặc kéo con trượt để thay đổi tỉ lệ thu nhỏ phóng to
  8. Chương 1 Tổng Quan 7 6. CỬA SỔ HÌNH ẢNH Tên tập tin, Tỉ lệ thu phóng, Lớp hiện hành, Chế độ màu/độ sâu màu Không nên bấm nút Maximize phóng thật to cửa sổ. Chỉ nên kéo biên cho cửa sổ lớn hơn hình ảnh 1 khoảng thôi Kích thước tập tin khi gộp các lớp thành một và kích thước hiện thời Nhập tỉ lệ muốn thu nhỏ hoặc phóng to Bấm nút mũi tên, chọn thông tin cần hiển thị TẬP TIN 1. TẠO TẬP TIN MỚI Ban hành lệnh [Menu] File ¾ New Trong hộp thoại New, lần lượt khai báo các thông số:
  9. 8 Chương 1 Tổng Quan n Bấm nút mũi tên, chọn đơn vị đo bề rộng (Width) và chiều cao (Height) ảnh (vd, mm), rồi gõ kích thước. o Bấm nút mũi tên, chọn đơn vị độ phân giải (Resolution), thường là pixels/inch (ppi, số điểm ảnh trên 1 inch), rồi gõ giá trị. Ps chuyên xử lý ảnh bitmap, là loại ảnh hình thành từ những điểm ảnh li ti (pixel). Số điểm ảnh càng nhiều, hình càng rõ nét, nhưng dung lượng tập tin sẽ lớn theo. Thông thường, nếu ảnh sẽ in ra giấy, nên chọn tối thiểu 300ppi, nếu ảnh chỉ dùng cho trang web, nên chọn 72ppi. p Bấm nút mũi tên chọn chế độ màu (Color Mode) và độ sâu màu. (Thường là RGB Color và 8 bit). Các chế độ màu thông dụng: Bitmap: Ảnh chỉ gồm các pixel đen và trắng Grayscale: Ảnh đen trắng (và xám) RGB Color: Ảnh màu, dựa trên 3 thành phần ánh sáng là Đỏ (Red), Xanh lục (Green) và Xanh lơ (Blue). Hệ thống này phù hợp với thiết bị hiển thị kỹ thuật số (vd màn hình). CMYK Color: Ảnh màu, dựa trên 4 thành phần mực in là Xanh lam (Cyan), Đỏ tươi (Magenta), Vàng (Yellow) và Đen (Black). Hệ thống này phù hợp với thiết bị in. Lab Color: Ảnh màu, dựa trên phạm vi màu nhìn được bằng mắt người. Hệ thống gồm 3 thành phần là Lightness (độ sáng) 0 - 100, phạm vi a, từ màu xanh dương (-128) đến màu đỏ (127) và phạm vi b, từ màu xanh lơ (-128) đến màu vàng (127). Hệ thống màu này không phụ thuộc vào phần cứng. Độ sâu màu (Bit depth) là số bit (ký số nhị phân) được sử dụng để diễn tả màu cho 1 điểm ảnh. Càng nhiều bit thì càng nhiều màu thể hiện. Ảnh Bitmap có độ sâu màu là 1. Mỗi điểm ảnh chỉ mang 1 trong 2 giá trị là đen hoặc trắng. Ảnh Grayscale 8 bit có 28 = 256 sắc độ xám Ảnh RGB 8 bit có 28x3 kênh = 16.777.216 màu q Bấm nút mũi tên chọn màu nền (Background contents) là Trong suốt (Transparent), màu Trắng (White) hoặc theo màu của nút công cụ Set background color. Nếu chọn màu trắng, tập tin mới sẽ có lớp đặc biệt mang tên Background. r Bấm nút OK # Có thể bấm nút mũi tên Preset để chọn dạng tập tin đã được khai báo sẵn. Nếu muốn lưu các thông số vừa khai báo, đặt tên tại hộp Name (vd, Name card) và bấm nút Save Preset 2. MỞ TẬP TIN Có thể mở tập tin bằng các lệnh [Menu] File ¾ Open Hiển thị hộp thoại Open, mở tập tin như các chương trình khác Browse Khởi động trình duyệt ảnh Adobe Bridge để chọn tập tin cần mở Open As Nếu tập tin đã lưu không có phần mở rộng hoặc phần mở rộng không đúng, lệnh Open sẽ không mở được. Khi đó phải chỉ định đúng dạng thức tập tin cần mở bằng lệnh Open As. Ví dụ bản chất tập tin E001.psd là ảnh JPEG (nhưng lại có phần mở rộng là .PSD - Tập tin Photoshop). Muốn mở, phải dùng lệnh Open As (trong hộp thoại Open As, tại hộp danh sách Open As, phải chọn dạng JPEG (*.JPEG, *.JPG, *.JPE) Open As Smart Object Smart Object (lớp linh hoạt) là lớp đặc biệt, chứa các hình ảnh được bảo vệ, cho phép sửa đổi mà không phá hủy cấu trúc nguyên thủy. Lệnh sẽ mở tập tin hình ảnh và gộp các lớp thành 1 lớp linh hoạt. Open Recent Mở các tập tin vừa xử lý mới đây # Không nên xử lý tập tin gốc. Vì thế, sau khi mở ảnh, phải tạo 1 bản sao và thao tác trên bản sao này. Có 2 cách tạo phiên bản cho hình ảnh: Đổi tên tập tin bằng lệnh [Menu] File ¾ Save As Hoặc ban hành lệnh [Menu] Image ¾ Duplicate Nhập tên mới vào hộp thoại Duplicate Image (nếu Gộp thành một lớp cần)
  10. Chương 1 Tổng Quan 9 3. LƯU TẬP TIN Ban hành lệnh [Menu] File ¾ Save Lưu tập tin, giữ nguyên tên cùng dạng thức Save As Lưu tập tin, có thể đổi tên và dạng thức n Chọn thư mục lưu trữ p Nhập tên mới o Chọn dạng thức tập tin q Một số tùy chọn: Lưu thành bản sao Lưu chú thích Lưu kênh alpha Lưu màu đốm Lưu lớp Lưu bản mô tả màu Phần phân loại bằng chữ thường Dạng thức Ps có phần mở rộng là .PSD. Nếu tập tin lớn hơn 2Gb, chọn dạng .PSB 1 2 3 Tối ưu mức chất lượng 60, Dung lượng 79,81Kb Nếu tải qua modem 28,8kbps, mất 29 giây 4 Ảnh gốc, dung lượng 1,21Mb
  11. 10 Chương 1 Tổng Quan Các dạng ảnh nén thông dụng: JPEG (Joint Photographic Experts Group - Hiệp hội nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp) thường dùng cho ảnh chụp, có sự chuyển sắc liên tục GIF (Graphics Interchange Format - Dạng thức trao đổi đồ họa), cho phép nền trong suốt, kích thước nhỏ. Thường dùng cho ảnh có màu sắc ít chuyển đổi, hình vẽ, và ảnh động. PNG (Portable Network Graphics - Ảnh dễ chuyển tải trên mạng) là sự tiếp nối phát triển kỹ thuật ảnh GIF, mang nhiều ưu thế của cả dạng JPEG và GIF TIFF (Tagged-Image File Format - Dạng tập tin ảnh đính kèm thông tin) hỗ trợ lớp, kênh. Rất thích hợp khi lưu các tập tin lớn (đến 4GB) hoặc đem in ấn. Save For Web & Devices Tối ưu hóa kích thước tập tin và chất lượng ảnh để sử dụng tốt cho trang web hoặc các phương tiện khác. c Bấm thẻ 4-Up để xem ảnh ở 4 mức độ tối ưu d Chọn dạng thức ảnh (vd JPEG) và chất lượng ảnh khi nén (vd High - chất lượng cao) e Chọn mức chất lượng khi tối ưu hóa (vd Quality: 60) f Bấm thẻ Image Size và tăng giảm kích thước ảnh nếu cần g Nhắp chọn 1 trong 4 hình tối ưu rồi bấm nút Save để lưu Check In Lưu tập tin trong môi trường cộng tác chia sẻ (nhiều người cùng điều chỉnh thông qua mạng) 4. ĐÓNG TẬP TIN ĐÃ XỬ LÝ Sau khi chỉnh sửa hoàn tất, trước khi bấm nút Close đóng tập tin, cần: n Cắt xén làm gọn ảnh bằng: Lệnh [Menu] Image ¾ Trim Xén bỏ vùng trong suốt hoặc có màu đồng nhất xung quanh Công cụ Crop Xén và chỉnh thẳng theo kích thước và độ phân giải mong muốn o Gộp các lớp bằng lệnh [Menu] Layer ¾ Merge hoặc [Menu] Layer ¾ Flatten Image để giảm nhẹ dung lượng tập tin nếu việc này không gây khó khăn cho việc chỉnh sửa ảnh sau này p Lưu theo dạng thức .PSD để có thể tiếp tục xử lý về sau q Lưu theo dạng thức nén .JPG, .GIF, .PNG hoặc .TIF để in ấn hoặc trình diễn trên web. BÀI THỰC HÀNH ĐẦU TIÊN Thông qua bài thực hành Ghép tia sáng, người học sẽ : 1. Biết cách tổ chức môi trường làm việc 2. Biết cách mở, lưu và xem thông tin tập tin ảnh 3. Thực hiện các thao tác cơ bản thông dụng như thu nhỏ phóng to, di chuyển, phục hồi Chất liệu bài tập gồm 2 tập tin NguoiMau.jpg làm nền và Tia sáng.jpg được ghép vào. CHUẨN BỊ 1. Ban hành lệnh [Menu] Window ¾ Workspace ¾ Default Workspace để sắp xếp các bảng điều khiển theo dạng chuẩn 2. Tắt phím CapsLock Bình thường, biểu tượng con chuột (Mouse) của cọ (Brush) là vòng tròn, lớn nhỏ theo kích cỡ cọ. Nếu bật phím CapsLock (chữ hoa), biểu tượng có hình chữ thập, rất khó nhận biết. 3. Mở tập tin Nguoimau.jpg Ban hành lệnh [Menu] Image ¾ Duplicate tạo bản sao. Đóng tập tin gốc lại. Trong bảng Layers, chỉ có 1 lớp Background bị khóa. Đây là lớp đặc biệt, không cho di chuyển hoặc xóa nền. 4. Bố trí lại cửa sổ tập tin NguoiMau copy1 Kéo thanh tiêu đề, di chuyển đến vị trí thích hợp trong vùng làm việc Ps 1 Bố trí cửa sổ là việc phải làm sau khi mở tập tin. Vì thế, về sau, sẽ không nhắc lại công đoạn này nữa.
  12. Chương 1 Tổng Quan 11 Kéo biên mở rộng cửa sổ choán gần hết vùng làm việc Ps (nhưng không che khuất hộp Dụng cụ, thanh Tùy chọn, bảng Thanh tiêu đề Điều khiển, cũng như các hình khác nếu có. Kéo con trượt trong bảng điều khiển Navigator, chỉnh tỉ lệ nhìn sao cho ảnh nhỏ Biên hơn cửa sổ một chút. 5. Bỏ chế độ bắt dính bằng lệnh : [Menu] View ¾ Snap Ở trạng thái bắt dính (9Snap), khi di chuyển, ảnh sẽ bám vào nút lưới (Gridline), rất khó thao tác chuột.2 Ban hành lệnh [Menu] Image ¾ Duplicate tạo bản sao. Đóng tập tin gốc lại. XEM THÔNG TIN ẢNH 1. ĐỘ PHÂN GIẢI (Resolution) Độ phân giải là số điểm ảnh (Pixel, viết tắt của Picture Element, có nghĩa là phần tử ảnh) trên 1 đơn vị chiều dài. Đơn vị thông dụng để đo độ phân giải là ppi (Pixels per Inch, số điểm ảnh trên 1in. = 25,4mm). Độ phân giải càng lớn, ảnh càng rõ nét, nhưng tập tin sẽ có dung lượng lớn. Với màn hình, độ phân giải được đo bằng dpi (Dots per Inch, số chấm sáng trên 1in.). Thông thường, màn hình máy tính có độ phân giải là 72dpi. Vì thế, hình ảnh hiển thị trên màn hình, chỉ cần độ phân giải 72ppi là đủ. Khi hiển thị ảnh trên màn hình theo tỉ lệ 100% thì 1 điểm ảnh sẽ bằng 1 chấm sáng. Như thế, tùy theo độ phân giải, kích thước ảnh trên màn hình có thể khác với kích thước thật. Ví dụ ảnh 1x1in. 144ppi sẽ hiện trên màn hình với kích thước 2x2in. (ở tỉ lệ 100%) Độ phân giải của máy in có thể tính theo tần số in lpi (Lines per Inch, số dòng quét trên 1in.). Trong thương mại (in sách báo, ), tần số in thường là 133lpi. Vì thế, để in tốt, ảnh nên có độ phân giải từ 200 đến 300ppi. Như vậy, để xác định khổ giấy tối đa in ảnh, phải căn cứ vào độ phân giải ảnh : Ban hành lệnh [Menu] Image¾Image Size Hộp thoại Image Size cho biết kích thước và độ phân giải hiện thời của ảnh (5,653x7,778in. 72ppi). Đây không phải là kích thước in của ảnh. Nếu in khổ 5x7, ảnh sẽ nhòe, do phóng pixel lớn (vỡ hạt) Bỏ chọn Resample Image 2 Từ các bài thực hành sau, sẽ không nhắc lại các bước 1, 2 và 4 nữa.
  13. 12 Chương 1 Tổng Quan Lần lượt nhập độ phân giải 200 và 300ppi Kích thước ảnh tương ứng sẽ là (2,035x2,8in. 200ppi) và (1,357x1,867in. 300ppi) Như vậy, chỉ nên in ảnh với khổ giấy tối đa 2x3in. # Nếu chọn ; Resample Image, khi nhập độ phân giải lớn, Ps sẽ sử dụng thuật toán nội suy để tăng thêm điểm ảnh, làm kích thước hình không suy giảm. Đừng nghĩ đây là cách tăng chất lượng ảnh có độ phân giải thấp ! Do thuật toán nội suy chưa đủ “thông minh”, các điểm ảnh thêm vào “na ná” điểm ảnh có sẵn, nên chất lượng hình không tăng đáng kể. Nếu không quen với đơn vị in., có thể bấm chọn đơn vị cm hoặc mm cho dễ hình dung hơn. 2. XUẤT XỨ ẢNH Mỗi công cụ tạo ảnh kỹ thuật số đều có ưu và nhược điểm riêng. Biết được nguồn gốc xuất xứ của ảnh sẽ giúp hoặch định cách thức điều chỉnh hữu hiệu hơn. Ban hành lệnh [Menu] File ¾ File Info Trong hộp thoại, bấm chọn mục Camera Data 1 Máy ảnh Đời máy Ngày chụp Tốc độ trập Nếu ảnh được scan từ sách báo, thông tin sẽ trống rỗng, GHÉP TIA SÁNG 1. Mở tập tin TiaSáng.jpg, tạo bản sao và đóng tập tin gốc lại. 2. Di chuyển tia sáng sang hình người mẫu Công cụ Move để di chuyển ảnh hoặc một phần ảnh sang vị trí khác. Auto-Select : Chọn tự động Bình thường, muốn di chuyển ảnh, phải chọn lớp/nhóm (Layer/Group) tương ứng. Nếu chọn mục ; Auto-Select, khi chỉ vào hình nào đó, Ps tự động chuyển đến lớp/nhóm tương ứng. Show Transform Controls : Hiển thị khung bao Nếu chọn, quanh hình sẽ có khung bao giống như khi ban hành lệnh biến dạng tự do [Menu] Edit ¾ 9Free Transform Dùng công cụ Move (; Auto-Select=Layer, ; Show Transform Controls) kéo tia sáng sang vị trí chiếc nhẫn trên tay người mẫu. Kéo móc vuông ở khung bao cho tia sáng nhỏ lại, rồi nhấn phím Enter hoặc bấm nút Commit transform trên thanh Tùy chọn Bỏ dấu chọn mục Show Transform Controls để bỏ khung bao Đóng tập tin TiaSang lại (không lưu). 3. Trong bảng Layers, có thêm lớp Layer 1 chứa hình tia sáng. Nền đen tia sáng che khuất bàn tay cô gái. Bấm chọn lớp Layer 1. Bấm hộp danh sách Set the blending mode for the layer trong bảng Layers, chọn chế độ Screen, màu đen biến mất. (Chế độ hòa màu Screen ưu tiên hiển thị màu sáng).
  14. Chương 1 Tổng Quan 13 THU NHỎ PHÓNG TO ẢNH Trong bảng Navigator, kéo con trượt sang phải để phóng to ảnh. Kéo khung vuông màu đỏ đến vị trí tia sáng để chỉnh đúng tầm nhìn. Trên hình, kéo tia sáng đến đúng vị trí chiếc nhẫn. Có thể dùng công cụ Zoom để thu nhỏ phóng to ảnh. Thanh Tùy chọn có các nút bấm sau : Zoom In (dấu +) : Phóng to Zoom Out (dấu -) : Thu nhỏ Resize Windows To Fit : Đổi kích thước cửa sổ khớp với ảnh Zoom All Windows : Thu phóng ảnh trong tất cả các cửa sổ Actual Pixels : Thu phóng tỉ lệ 100% Fit Screen : Thu phóng khớp với vùng làm việc của Ps Print Size : Thu phóng bằng khổ giấy in ứng với độ phân giải hiện hành. (Nên dùng lệnh Image Size không chọn Resample Image, chuyển ảnh sang độ phân giải 300ppi). Ví dụ để phóng to ảnh, bấm công cụ Zoom (chọn Zoom In trên thanh Tùy chọn) rồi bấm vào tia sáng. Phím tắt (Shortcut key) để phóng to là Ctrl++, để thu nhỏ là Ctrl+- Công cụ Hand để cuộn hình chọn phạm vi quan sát ảnh (tầm nhìn) trong trường hợp cửa sổ nhỏ hơn ảnh. Nút Scroll All Windows trên thanh Tùy chọn có tác dụng cuộn hình trong tất cả các cửa sổ Sau khi bấm công cụ Hand, con chuột có dạng bàn tay. Di dời bàn tay để cuộn hình. Khi đang thao tác với các công cụ khác, có thể nhấn phím Space bar (và giữ nguyên), con chuột có dạng bàn tay, Ps tạm thời chuyển sang chế độ cuộn hình. BẢNG ĐIỀU KHIỂN HISTORY Bảng điều khiển History ghi nhận khoảng 20 trạng thái sau cùng của ảnh ứng với 20 bước công việc. Để hiển thị bảng History, bấm biểu tượng tại khay bảng điều khiển Khi bấm vào 1 trạng thái (State), ảnh sẽ phục hồi đúng tình trạng lúc đó. Ví dụ ảnh hiện thời (Image Size) và ảnh ở trạng thái kéo thu nhỏ tia sáng (Free Transform) Nếu muốn quay lại từ đầu, bấm trạng thái NguoiMau copy. Đây là cách phục hồi, bỏ qua các thao tác làm sai. Có thể tăng số trạng thái lưu trữ bằng lệnh [Menu] Edit ¾ Preferences ¾ Performance Và gõ số trạng thái vào hộp History States (Dĩ nhiên, số lớn thì chiếm bộ nhớ nhiều !) CHẤM DỨT LÀM VIỆC VỚI PHOTOSHOP Ban hành lệnh [Menu] File ¾ Exit hoặc nhắp nút Close đóng cửa sổ Ps.
  15. VÙNG CHỌN Vùng chọn là phạm vi cho phép điều chỉnh ảnh. Thông qua bài thực hành Ghép hình từ rau quả, người học sẽ : 1. Biết cách tạo tập tin mới 2. Sử dụng được công cụ cơ bản để tạo vùng chọn 3. Sử dụng một số lệnh trong nhóm [Menu] Select để tạo hoặc chỉnh sửa vùng chọn 4. Tìm hiểu các lệnh biến dạng hình Chất liệu bài tập là tập tin RauQua.jpg. Người học sẽ cắt từng phần rau quả để ghép thành khuôn mặt anh đầu bếp. CHUẨN BỊ Dùng lệnh [Menu] File New tạo tập tin mới nền trắng, kích thước 4x6cm, độ phân giải 300ppi, trong chế độ màu RGB 8 bit. Mở tập tin RauQua.jpg, tạo bản sao và đóng tập tin gốc lại. TẠO VÙNG CHỌN HÌNH ĐƠN GIẢN Nhóm Marquee gồm 4 công cụ để tạo vùng chọn có dạng đơn giản : Rectangular marquee Hình chữ nhật Elliptical Marquee Hình elip Single Row Marquee Vạch ngang Single Column Marquee Vạch đứng Thanh tùy chọn có các thông số sau : 4 Nút phối hợp vùng chọn : New selection : Chỉ chọn 1 vùng. Khi chọn vùng khác, vùng trước đó tự động biến mất Add to selection : Chọn nhiều vùng Subtract from selection : Lấy vùng cũ trừ đi vùng mới Intersect with selection : Vùng chọn là giao giữa vùng cũ và mới Feather : Làm mềm biên. Ps thêm một số pixel trong và ngoài nét vẽ với màu mờ dần làm mềm mại vùng biên. Cũ + Mới Cũ - Mới Chung giữa Thông thường, sau khi tạo vùng chọn, người ta mới dùng Cũ & Mới lệnh [Menu] Select Modify Feather để khai báo độ mềm mại Feather. Feather=0px Feather=5px Style Kiểu chọn vùng : Normal : Vẽ khoanh vùng bình thường Fixed Ratio : Cố định tỉ lệ bề rộng/chiều cao. Khi đó phải nhập tỉ lệ vào ô Width và Height Ví dụ muốn vẽ hình vuông, gõ tỉ lệ là 1 và 1 Fixed Size : Cố định kích thước. Nhập giá trị (và đơn vị) vào ô Width (bề rộng) & Height (chiều cao) 1. Tạo khuôn mặt từ trái dưa Dùng công cụ Elliptical Marquee (New selection, Feather=0px, Anti-alias, Style=Normal) kéo vẽ hình elip quanh trái dưa. Trình tự kéo vẽ như sau :
  16. Bài 2 Vùng chọn 15 Bỏ phím Space Từ góc trên bên trái Tay vẫn giữ chuột, tay Bỏ phím Space bar, Tay vẫn giữ chuột, tay bar, kéo chuột thu quả dưa, kéo chuột kia nhấn giữ phím kéo chuột thu nhỏ hình kia nhấn giữ phím nhỏ hình elip cho xuống góc dưới bên Space bar di chuyển elip cho bề rộng elip Space bar di chuyển chiều cao elip phải, vẽ hình elip. hình elip sao cho cạnh bằng bề rộng quả dưa. hình elip sao cho cạnh bằng chiều cao Không bỏ chuột. phải chạm với cạnh trên chạm với cạnh Không bỏ chuột. quả dưa. quả dưa. quả dưa. Bỏ chuột ra Không bỏ chuột. Không bỏ chuột. Như vậy, sau khi vẽ hình elip vẫn không bỏ chuột. Di chuyển chuột làm thay đổi kích thước. Nhấn giữa phím Space bar và di chuyển chuột để di dời elip. Kết hợp 2 thao tác này cho tới khi vẽ được vùng chọn hợp ý mới bỏ chuột ra. Dùng công cụ Move ( Auto-Select=Layer, Show Transform Controls) kéo quả dưa sang của sổ tập tin mới. Di chuyển bố trí quả dưa vào giữa khung hình. Trong bảng Layers, có thêm lớp Layer 1. Nhắp đúp, nhập tên mới, vd, KMat. Trở lại cửa sổ RauQua, nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn. 2. Tạo miệng từ trái kiwi Dùng bảng Navigator phóng to ảnh và chọn vị trí nhìn ngay trái kiwi. Dùng công cụ Elliptical Marquee (New selection, Feather=0px, Anti-alias, Style=Normal) vẽ hình elip quanh trái kiwi từ tâm ra. Trình tự vẽ như sau : Bấm vào tâm trái kiwi. Nhấn phím Alt, giữ nguyên. Kéo chuột tạo hình elip phù hợp rồi bỏ chuột ra (rồi mới bỏ phím Alt). Ban hành lệnh [Menu] Select Modify Feather làm mịn biên khoảng 1px đến 3px. Dùng công cụ Move ( Auto-Select=Layer, Show Transform Controls) kéo trái kiwi sang của sổ mới. Di chuyển bố trí vào phần dưới quả dưa. Đổi tên lớp, ví dụ Miệng. Trở lại cửa sổ RauQua, nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn. 3. Tạo mắt từ lát cà rốt và quả cà Tương tự, cắt lát cà rốt (biên mịn) làm mắt và quả cà (biên sắc) làm con ngươi. Chọn 2 lớp này, ban hành lệnh [Menu] Layer Merge Layers nhập thành 1 lớp và đặt tên vd, Mat.
  17. 16 Bài 2 Vùng chọn Kéo lớp Mat đến nút Create a new layer sao chép thành lớp Mat copy. Dùng công cụ Move di chuyển mắt phải cho đúng vị trí. TẠO VÙNG CHỌN HÌNH DẠNG BẤT KỲ Nhóm Lasso gồm 3 công cụ để tạo vùng chọn có dạng bất kỳ : Lasso Vẽ tự do Polygonal Lasso Vẽ đa tuyến Magnetic Lasso Rà tìm biên dạng 1. Gắn nơ Dùng công cụ Polygonal Lasso (Add to selection, Feather=0px, Anti-alias) bấm từng điểm tạo hình răng cưa (đa tuyến) bên trái. Đến răng cưa cuối thì bấm vài điểm bên trong hình rồi bấm trở về đúng điểm ban đầu đầu đóng kín vùng chọn (Khi đó, biểu tượng chuột có thêm vòng tròn)., . Tương tự, vẽ thêm vùng chọn răng cưa bên phải. (Có thể gõ phím Backspace xóa đoạn thẳng vẽ sai). Dùng công cụ Lasso (Add to selection, Feather=0px, Anti-alias) vẽ nhiều đường cong kín trong hình tạo biên dạng cái nơ (H1). 1 2 3 4 Trường hợp vẽ lố ra ngoài, bấm nút Subtract from selection trên thanh tùy chọn, vẽ từ ngoài hình nhiều đường cong kín, để loại bỏ phần dư (H2). Bấm trở lại nút Add to selection, vẽ tiếp các đường cong kín trong hình để hoàn thiện biên dạng nơ (H4). Nếu trong hình còn những vùng chưa chọn, vẽ tiếp các đường cong kín bao phủ (H3). Dùng công cụ Move kéo hình nơ sang của sổ tập tin mới. Đổi tên lớp Layer 1. Trở lại cửa sổ RauQua, nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn. 2. Ghép tai từ múi bưởi Công cụ Magnetic Lasso phát hiện đường biên của hình dựa vào sự khác biệt màu sắc giữa bên trong và bên ngoài biên. Sau khi bấm vào điểm đầu tiên, chỉ cần kéo rê chuột, Ps sẽ tự động thêm nút tạo thành đa tuyến. Có thễ gõ phím Backspace xóa nút không vừa ý, hoặc tự bấm chọn. Thanh tùy chọn có thêm các nút mới sau : Width : Bề rộng. Ví dụ Width=10px, Ps xem xét màu sắc các điểm ảnh trong phạm vi 10px (tính từ vị trí chuột) để tìm điểm được coi là biên.
  18. Bài 2 Vùng chọn 17 Contrast ; Độ tương phản. Ví dụ Contrast=10%. Điểm biên phải có màu sắc sai lệch so với các điểm khác khoảng 10%. Frequency : Tần số. Số càng lớn (tối đa 100), số nút chọn càng nhiều. Use tablet pressure to change pen width ; Dùng áp lực trên bàn từ (mặt bàn có từ tính) để thay đổi bề rộng nét bút (dụng cụ thay thế chuột bình thường) Trình tự thao tác như sau : Phóng to vị trí múi bưởi. Dùng công cụ Magnetic Lasso (New selection, Feather=0px, Anti-alias, Width=10px, Contrast=10%, Frequency=100) bấm vào vị trí đầu rồi rê chậm chậm theo biên múi bưởi cho đến vị trí đầu. Dùng công cụ Move kéo múi bưởi sang của sổ tập tin mới. Đổi tên lớp Layer 1, vd Tai. Sao chép lớp Tai thành lớp mới Tai copy. Chọn lớp Tai copy, ban hành lệnh [Menu] Edit Transform Flip Horrizontal để lật ngược tai phải. Dùng công cụ Move, dời tai phải đến vị trí thích hợp. Trở lại cửa sổ RauQua, nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn. TẠO NHANH VÙNG CHỌN Có 2 công cụ để tạo nhanh vùng chọn : Quick Selection : Tô tạo vùng chọn Magic Wand : Tạo vùng chọn dựa vào màu sắc 1. Thêm bông hoa cho nơ Công cụ Quick Selection, bắt chước động tác tô màu khi tạo vùng chọn. Trên thanh tùy chọn, ngoài 3 nút New selection, Add to selection và Subtract from selection tương tự như ở các công cụ tạo vùng chọn khác (biểu tượng thay đổi), còn có các nút mới với ý nghĩa như sau : Brush : Bấm nút mũi tên định lại kích cỡ (Diameter) và độ mềm mại cọ (Hardness). Sample All Layers : Chọn theo điểm ảnh của tất cả các lớp. Auto-Enhance : Tự động làm trơn vùng chọn (trường hợp biên gãy khúc). Phóng to vị trí trái bí. Dùng công cụ Quick Selection (New selection, Brush Diameter=10px, Hardness=100%, Sample All Layers, Auto-Enhance) kéo tô quả bí. Dùng công cụ Move kéo trái bí sang tập tin mới. Đổi tên lớp Layer 1. Trở lại cửa sổ RauQua, nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn.
  19. 18 Bài 2 Vùng chọn 2. Ghép mũi Công cụ Magic Wand tự động tạo vùng chọn dựa trên màu sắc tại vị trí bấm chuột. Ví dụ bấm vào điểm màu vàng, Ps sẽ tạo vùng chọn gồm những điểm ảnh từ vàng nhạt đến vàng đậm hơn một ít. Ý nghĩa các nút trên thanh Tùy chọn : Tolerance : Dung sai. Ví dụ Tolerance=20, Ps sẽ tạo vùng chọn có sắc độ sai lệch là 20 mức1 (tối hơn 20 mức và sáng hơn 20 mức so với điểm bấm chuột. Đối với hình có màu sắc không thay đổi nhiều, nên chọn dung sai nhỏ (khoảng 10 đến 20). Contiguous : Chỉ chọn các điểm ảnh nằm sát bên nhau (liền lạc). Phóng to vị trí trái bơ. Dùng công cụ Magic Wand (Add to selection, Tolerance=20, Anti-Alias, Contiguous, Sample All Layers) bấm vào vị trí nào đó trong trái bơ. Bấm thêm để mở rộng vùng cho tới khi chọn hết trái bơ. Ban hành lệnh [Menu] Select Modify Feather làm mịn biên khoảng 1px đến 2px. Dùng công cụ Move kéo trái bơ sang tập tin mới. Đổi tên lớp Layer 1. Trở lại cửa sổ RauQua, nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn. PHỐI HỢP CÁC CÔNG CỤ ĐỂ TẠO VÙNG CHỌN Trong thức tế, nên tùy biến, phối hợp nhiều công cụ để chọn nhanh một vùng. 1. Ghép lông mày Phóng to vị trí bó cải. Dùng công cụ Rectangular Marquee (New selection, Feather=0px, Style=Normal) kéo vẽ hình chữ nhật quanh bó cải. Dùng công cụ Magic Wand (Subtract from selection-Trừ đi, Tolerance=20, Anti-Alias, Contiguous, Sample All Layers) bấm vào vị trí màu trắng phía ngoài bó cải. Ban hành lệnh [Menu] Select Modify Feather làm mịn biên khoảng 1px đến 2px. Dùng công cụ Move kéo bó cải sang tập tin mới. Đổi tên lớp Layer 1. Ví dụ Long may Sao chép lớp Long may thành lớp mới Long may copy. Chọn lớp Long may copy, ban hành lệnh [Menu] Edit Transform Flip Horrizontal để lật ngược lông mày phải. Dùng công cụ Move, dời lông mày phải đến vị trí thích hợp. Trở lại cửa sổ RauQua, nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn. 2. Ghép mũ Phóng to vị trí cái nấm. Dùng công cụ Rectangular Marquee (New selection, Feather=0px, Style=Normal) kéo vẽ hình chữ nhật quanh cái nấm (trong phạm vi vùng màu xám). (H1) Dùng công cụ Magic Wand (Subtract from selection-Trừ đi, Tolerance=16, Anti-Alias, Contiguous, Sample All Layers) bấm nhiều lần vào vị trí màu xám phía ngoài cho tới khi chọn hết cái nấm. (H2,3) Dùng thêm công cụ Lasso (Add to selection hoặc Subtract from selection, Feather=0px, Anti-alias) bổ sung phần thiếu hoặc loại bớt phần thừa cho tới khi hoàn chỉnh biên dạng cái nấm. (H4,5) 1 2 3 4 5 Dùng công cụ Move kéo cái nấm sang tập tin mới. Đổi tên lớp Layer 1. 1 Sắc độ của màu được chia thành 256 mức (Level), từ 0-tối đen đến 255-sáng trắng.
  20. Bài 2 Vùng chọn 19 Trở lại cửa sổ RauQua, nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn. 3. Tạo dấu chấm trên mũ Phóng to vị trí các hạt đậu. Dùng công cụ Rectangular Marquee (New selection, Feather=0px, Style=Normal) kéo vẽ hình chữ nhật quanh 4 hạt đậu (trong phạm vi vùng màu xám). Ban hành lệnh [Menu] Select Color Range Lệnh Color Range tạo vùng chọn dựa theo màu sắc. Trong hộp thoại Color Range : Kéo con trượt Fuzziness (dung sai), sang trái tới giá trị khoảng 20 đến 40. Vùng quan sát toàn màu đen. Chọn cây lấy màu (Eyedropper) và nhắp vào hạt đậu. Vùng quan sát xuất hiện vài vệt sáng. Chọn tiếp cây lấy thêm màu (Add to sample, dấu cộng) và nhắp vào một số vị trí khác trên hạt đậu. (Có thể nhắp trên vùng quan sát). Vệt sáng trên vùng quan sát mở rộng thêm. Trường hợp nhắp sai vị trí, có thể dùng cây bớt màu (Subtract from sample, dấu trừ) nhắp lại vị trí trên. Đến khi các vệt sáng tương đối giống các hạt đậu, kéo con trượt Fuzziness sang phải đến khi vệt sáng trắng hoàn toàn. Nhắp nút OK để tạo vùng chọn. Dùng công cụ Move kéo hạt đậu sang tập tin mới. Đổi tên lớp Layer 1. Ban hành lệnh [Menu] Edit Free Transform Xung quanh hạt đậu xuất hiện khung bao. Đưa chuột vào gần móc, chuột có dạng mũi tên cong. Kéo chuột để xoay hình. Sau khi hoàn tất, gõ phím Enter hoặc bấm nút Commit transform trên thanh Tùy chọn.
  21. 20 Bài 2 Vùng chọn LỆNH FREE TRANSFORM Lệnh Free Transform dùng để sửa đổi dạng hình. Sau khi ban hành lệnh, xung quanh hình sẽ xuất hiện khung bao và cóc móc kéo (Handle). Có thể thực hiện các công đoạn điều chỉnh sau : Thu hẹp hoặc dãn rộng hình (Scale) : Đưa chuột vào móc, chuột có dạng mũi tên 2 đầu, và kéo. (H1) Xoay hình (Rotate) : Đưa chuột vào gần móc, chuột có dạng mũi tên cong, và xoay. Đưa chuột vào giữa khung, nhắp phải chuột, chọn thêm các chức năng sau : Skew (Xô lệch) : Kéo móc, biến dạng theo hình bình hành hoặc hình thang. (H2) Distort (Biến dạng) : Kéo móc, biến dạng theo hình tứ giác bất kỳ. (H3) Warp : Trên hình xuất hiện lưới. Kéo lưới hoặc nút lưới để biến dạng hình. (H4) 2 3 4 1 Rotate 180O ; Quay 180O Rotate 90OCW : Quay 90O theo chiều kim đồng hồ. Rotate 90OCCW : Quay 90O ngược chiều kim đồng hồ. Flip Horizontal : Lật ngang. Flip Vertical : Lật đứng. Sau khi chỉnh sửa, gõ phím Enter hoặc bấm nút Commit transform trên thanh Tùy chọn. Thanh Tùy chọn có các nút sau : X & Y : Di chuyển hình đến vị trí X và Y. W & H : Tỉ lệ thu nhỏ hoặc phóng to theo bề rộng (Width) hay chiều cao (Height). Maintain aspect ratio : Giữ nguyên tỉ lệ nguyên thủy giữa bề rộng và chiều cao. (Nếu giản rộng thì chiều cao cũng tăng thêm, ). Rotate : Góc quay. H & V : Góc xô lệch ngang (Horizontal) hoặc dọc (Vertical). Cancel transform (Esc) :Bỏ, không thi hành lệnh. (Tương đương gõ phím Esc). Commit transform (Return) :Thi hành lệnh. (Tương đương gõ phím Enter). Các lệnh trong nhóm [Menu] Edit Transform tương tự chức năng của lệnh Free Transform. Lệnh [Menu] Select Transform Selection có cách sử dụng tương tự, nhưng dùng để biến đổi vùng chọn. XÉN HÌNH VÀ KẺ KHUNG 1. Xén hình Dùng công cụ Rectangular Marquee (New selection, Feather=0px, Style=Fixed Size, Width=3cm, Height=4cm) bấm tạo vùng chọn hình chữ nhật có kích thước 3x4cm. Đưa chuột vào trong vùng chọn, kéo di chuyển vùng chọn sao cho canh đều với khuôn mặt. Ban hành lệnh [Menu] Image Crop để cắt xén hình theo đúng vùng chọn. 2. Kẻ khung Chọn lớp trên cùng (ví dụ lớp Cham). Bấm nút Create a new layer trong bảng Layers để tạo lớp mới. Đặt lại tên, ví dụ Khung. Thu nhỏ vùng chọn bằng lệnh [Menu] Select Modify Contract Trong hộp thoại Contract Selection, nhập 28 (đây chính là kích thước bản gỗ khung hình.
  22. Bài 2 Vùng chọn 21 Khung ở phía ngoài vùng đang chọn. Vì thế phải đảo ngược vùng chọn bằng lệnh [Menu] Select Invert Tô màu khung hình bằng lệnh [Menu] Edit Fill Tronghộp thoại Fill : Bấm hộp danh sách Use, chọn dạng màu là Pattern (mẫu màu có sẵn). Bấm hộp danh sách Custom Pattern, chọn màu gỗ. Trong bảng Layers, bấm nút Add a layer style, chọn Bevel and Emboss để làm nổi khối khung hình. Trong hộp thoại Layer Style, thay đổi các thông số tùy ý hoặc giữ nguyên mặc định. Bấm công cụ Default Foreground and Background Colors để màu tô và màu nền trở thành đen trắng. Chọn lớp Background. Tô đen màu nền bằng lệnh [Menu] Edit Fill với thông số Use là Foreground Color. 3. Tổ chức quản lý lớp Hình bên cho biết tình trạng các lớp hiện thời. Tạo thêm 2 nhóm (Group), đặt tên và bố trí các lớp vào nhóm tương ứng. 4. Lưu tập tin nếu cần thiết
  23. LỚP LANG Lớp (Layer) tương tự tấm kính có vẽ một phần hình ảnh. Khi sắp chồng lên nhau sẽ hiện ra toàn bộ bức tranh. Thật thuận tiện nếu ảnh được tổ chức thành nhiều lớp. Khi cần thiết, chỉ cần sửa đổi hoặc xóa bỏ trong lớp tương ứng chứ không phải trên cả tấm hình. Nhưng cái gì cũng có giá của nó. Khi vẽ trên nhiều tấm kính, bức tranh trở nên cồng kềnh. Tương tự, tập tin nhiều lớp có dung lượng rất lớn ! Và đối với người sử dụng, mỗi khi vẽ, tô màu, điều chỉnh, phải mất công ngó ngang dọc để xác định rõ, mình đang làm việc trong lớp nào. Tập tin Ps gồm nhiều lớp. Vì thế, mỗi thao tác xử lý, phải thực hiện tuần tự 4 bước: 1. Chọn lớp chứa đối tượng cần xử lý (bấm vào tên lớp trong bảng điều khiển Layers) 2. Ban hành lệnh hoặc bấm chọn dụng cụ thích hợp 3. Thay đổi các thông số tương ứng trên thanh Tùy chọn (nếu cần) 4. Thực hiện động tác xử lý Và bảng Layers là phương tiện quản lý lớp một cách hữu hiệu. Thông qua bài thực hành Tạo bóng đổ cho hình ghép, người học sẽ : 1. Hiểu biết về lớp, cách sử dụng bảng điều khiển Layers và thực hiện các thao tác xử lý tổ chức lớp 2. Biết cách lấy mẫu màu, tô màu và tẩy xóa 3. Biết cách biến dạng ảnh 4. Biết cách sử dụng bộ lọc Gaussian Blur 5. Làm quen với văn bản Chất liệu bài tập gồm 2 tập tin XeKeo.jpg làm nền và ThieuNu.jpg được ghép vào. Người học sẽ phải vẽ thêm bóng cho cô gái để phù hợp với khung cảnh hình nền. CHUẨN BỊ Mở tập tin XeKeo.jpg, tạo bản sao và đóng tập tin gốc lại. XỬ LÝ ẢNH GHÉP 1. Mở tập tin ThieuNu.jpg, tạo bản sao và đóng tập tin gốc lại. 2. Xóa màu nền Công cụ Magic Eraser (Tẩy thần) dùng để tẩy xóa vùng ảnh có màu tương đối đồng nhất. Khi bấm vào chỗ nào đó trên hình, ví dụ bấm vào chỗ màu xanh, Magic Eraser sẽ xóa 1 mảng hình từ màu xanh tối hơn một ít đến màu xanh sáng hơn một ít. Lượng «hơn 1 ít » được ấn định nhờ thông số Tolerance trên thanh Tùy chọn. Tolerance : Dung sai tông màu Sắc độ màu được chia thành 256 mức (Levels), từ tối (0 đen) đến sáng (255 trắng). Khi chọn màu xanh dung sai 32, công cụ sẽ xóa từ xanh tối hơn 32 mức đến sáng hơn 32 mức. Màu càng ít chuyển đổi, chọn giá trị dung sai càng nhỏ. Anti-alias : Khử răng cưa Hình bitmap gồm những pixel hình vuông. Vì thế, nếu phóng to, biên có dạng răng cưa. Không Để tạo cảm giác đường biên trơn nhẵn, Ps Khử răng cưa Khử răng cưa sẽ thêm vài pixel có màu chuyển tiếp đến màu nền (ví dụ hình đỏ nền trắng, pixel thêm vào có màu hồng nhạt.) Contiguous : Liền lạc. Nếu không chọn, hình bị xóa ở nhiều vùng cách quãng nhau. Sample All Layers ; Nếu chọn, tẩy xóa ở tất cả các lớp. Opacity : Cường độ (100% xóa sạch, 50% xóa khoảng 50% )
  24. Bài 3 Lớp lang 23 Dùng công cụ Magic Eraser (Tolerance=32, Anti-alias, Contiguous, Sample All Layers, Opacity=100%) bấm vào chỗ trắng trong hình và giữa cánh tay để xóa màu trắng tạo nền trong suốt. 3. Di chuyển cô gái sang hình nền Dùng công cụ Move ( Auto-Select=Layer, Show Transform Controls) kéo cô gái sang hình xe kéo. Di chuyển bố trí cô gái ở vị trí khoảng 1/3.1 Đóng tập tin ThieuNu lại (không lưu). 4. Đổi tên lớp Bảng Layers có thêm lớp mới Layer 1 chứa hình cô gái. Nhắp đúp vào chữ Layer 1 và gõ tên mới « Co gai » rồi nhấn Enter. Việc đổi tên lớp Background hơi khác ! Nhắp đúp vào lớp Background, sẽ xuất hiện hộp thoại New Layer. Gõ tên mới tại hộp Name. Tuy nhiên, không cần đổi tên lớp Background. Dùng bảng History để phục hồi lại tên cũ bằng cách bấm vào trạng thái Layer Properties. 5. Xóa bóng ma Do khử răng cưa, những pixel mờ ở biên ảnh có thể tương phản rõ nét với hình nền. Để khử bóng ma, chọn lớp Co gai và ban hành lệnh [Menu] Layer Matting Defringe Trong hộp thoại Defringe, gõ giá trị khoảng từ 1 đến 3 pixels. Lệnh Defringe dùng để khử những pixel bóng ma nằm trong phạm vi khai báo Lệnh [Menu] Layer Matting Remove Black Matte/White Matte tự động khử bóng ma màu đen/trắng. 1 Nên bố trí sao cho điểm nổi bật của ảnh (mắt, chân trời, ) nằm khoảng 1/3 hình theo chiều ngang và dọc. 1/3 xuất phát từ con số vàng Fibonacci Φ=1,618033
  25. 24 Bài 3 Lớp lang VẼ BÓNG Bóng cô gái phải phù hợp với bóng xe kéo có sẵn. Như vậy, ngoài việc mang dáng vẻ của cô gái, bóng phải ngắn, đồng màu và song song với bóng xe kéo. Bên cạnh đó, bóng không được sắc nét (hơi nhòe), chìm vào cỏ, ở gần lớn và đậm, ở xa nhỏ và nhạt. 1. Tạo vùng chọn có hình cô gái Ban hành lệnh [Menu] Select Load Selection 2. Lấy mẫu màu Công cụ Eyedropper dùng để lấy mẫu màu từ hình có sẵn Sample Size : Phạm vi lấy mẫu Point Sample - Ngay tại vị trí chấm 3x3 Average - Trung bình màu trong phạm vi 3x3 pixels Dùng công cụ Eyedropper (Sample Size=Point Sample) chấm vào chỗ đậm nhất trong bóng của xe kéo. Sau khi chấm, màu công cụ Set foreground color (màu tô) đổi sang màu rêu. 3. Tạo lớp mới Nên để mỗi hình trong một lớp để tiện việc xử lý. Vì thế, phải tạo lớp chứa bóng cô gái. Nhắp nút Create a new layer để tạo lớp mới Layer 1 nằm trên lớp Co gai. Nếu muốn xóa 1 lớp, ví dụ Layer 1, kéo chữ Layer 1 vào giỏ rác. Thử xóa rồi phục hồi lại. Đổi tên Layer 1 thành Bong. 4. Tô màu cho bóng đổ Đảm bảo lớp Bong đang được chọn. Ban hành lệnh [Menu] Edit Fill Chọn màu tô (Use) là Foreground Color. Vùng chọn sẽ được tô màu rêu, che khuất cô gái. Đừng lo ! Ban hành lệnh [Menu] Select Deselect hoặc nhấn Ctrl+D bỏ vùng chọn. Lệnh Fill để tô bằng màu được chọn ở hộp danh sách Use : Foreground Color : Màu của công cụ Set foreground color Background Color : Màu của công cụ Set background color (màu nền) Color : Màu chọn từ hộp thoại Choose a color (chọn 1 màu) Pattern : Mẫu tô đã tạo và lưu trữ trong thư viện.
  26. Bài 3 Lớp lang 25 5. Di chuyển bóng nằm sau hình Lớp nằm trên thì hình nằm trên, che khuất những hình bên dưới. Kéo chữ Bong xuống dưới lớp Co gai. Thế là xong ! 6. Kéo bóng ngã xuống Đảm bảo lớp Bong đang được chọn. Ban hành lệnh [Menu] Edit Transform Distort Xung quanh hình sẽ xuất hiện khung bao với các móc hình vuông. Lần lượt kéo các móc để bóng ngã xuống, ngắn, song song với bóng xe kéo và có dạng gần lớn xa nhỏ. Chỉnh xong, nhấn phím Enter hoặc bấm nút Commit transform trên thanh Tùy chọn. Nếu bỏ qua, nhấn phím Esc hoặc bấm nút Cancel transform. 7. Hòa màu Bấm hộp danh sách Set the blending mode for the layer trong bảng Layers, chọn chế độ Multifly. Màu của bóng hòa với màu cỏ tạo cảm giác bóng chìm vào bãi cỏ hình nền. Hòa màu (Blending) là sự phối hợp màu sắc của hình đang xử lý (Blend color - Màu phối, tạm gọi là màu trên) với các hình bên dưới (Base color - Màu cơ sở, tạm gọi là màu dưới). Ví dụ hòa theo chế độ Multifly giữa màu Cam (dưới) cam hiện thời và xanh lam bên dưới sẽ cho kết quả nhìn thấy là màu nâu sẫm. Nâu Dưới đây là bảng danh sách cách kiểu hòa (kết quả) màu với kết quả tương ứng. Tuy nhiên, « ý tại ngôn ngoại », đọc vô mà hiểu thì Lam (dưới) « chết liền ». Vì thế, cứ tạm thời nhớ có 6 nhóm kiểu hòa màu chính, cách nhau bằng vạch kẻ ngang : Normal, : Không hòa gì cả Overlay, : Màu sắc lung linh hơn Darken, : Ưu tiên màu tối Difference, : Chuyển sang màu âm bản Lighten, : Ưu tiên màu sáng Hue, : Lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia Rồi thử »sờ mới biết »
  27. 26 Bài 3 Lớp lang KIỂU KẾT QUẢ 1 Normal Màu trên Dissolver Chọn ngẫu nhiên từng điểm ảnh màu trên và dưới Behind Màu trên tại vùng trong suốt, màu dưới ở vùng khác (không dùng cho lớp) Clear Làm màu dưới thành trong suốt (không dùng cho lớp) 2 Darken Lấy màu tối hơn Multifly Nếu màu trên là đen, kết quả là màu đen Nếu màu trên là trắng, kết quả là màu dưới Trường hợp khác sẽ là màu dưới đậm hơn bằng cách tăng hoặc giảm độ sáng Color Burn Nếu màu trên đậm hơn, kết quả là màu dưới đậm hơn bằng cách tăng độ tương phản Nếu màu trên sáng hơn, kết quả là màu dưới có pha một ít màu trên Nếu màu trên là trắng, kết quả là màu dưới Linear Burn Nếu màu trên đậm hơn, kết quả là màu dưới làm đậm hơn bằng cách giảm độ sáng Nếu màu trên sáng hơn, kết quả là màu dưới có pha một ít màu trên Nếu màu trên là trắng, kết quả là màu dưới Darker Color Lấy màu tối hơn khi so sánh tổng giá trị các kênh màu 3 Lighten Lấy màu sáng hơn Screen Nếu màu trên đậm hơn, kết quả là màu dưới sáng hơn 1 chút Nếu màu trên sáng hơn, kết quả là màu dưới sáng hơn do loại bỏ phần tối Nếu màu trên là trắng, kết quả là màu trắng Color Dodge Nếu màu trên sáng hơn, kết quả là màu dưới sáng hơn bằng cách giảm độ tương phản Nếu màu trên đậm hơn, kết quả là màu dưới có pha một ít màu trên Nếu màu trên là đen, kết quả là màu dưới Linear Dodge Nếu màu trên sáng hơn, kết quả là màu dưới làm sáng hơn bằng cách tăng độ sáng (Add) Nếu màu trên đậm hơn, kết quả là màu dưới có pha một ít màu trên Nếu màu trên là đen, kết quả là màu dưới Lighter Color Lấy màu sáng hơn khi so sánh tổng giá trị các kênh màu 4 Overlay Màu dưới có phần đậm tối hơn (Multiply), phần sáng tươi hơn (Screen) nhưng vẫn giữ nguyên giá trị Luminosity (độ sáng tương đối) ; phần trung tính sẽ nhuộm màu trên Soft Light Nếu màu trên sáng/ đậm hơn, kết quả là màu dưới sáng/đậm hơn, nhưng giữ nguyên giá trị Luminosity Hard Light Màu dưới có độ tương phản tăng lên và sáng/đậm hơn (Screen/Multiply) tùy theo màu trên là sáng/đậm Vivid Light Màu dưới được làm đậm/sáng lên (Burn/Dodge) bằng cách tăng/giảm độ tương phản tùy theo màu trên là đậm/sáng Linear Light Màu dưới được làm đậm/sáng lên (Burn/Dodge) bằng cách tăng/giảm độ sáng tùy theo màu trên là đậm/sáng Pin Light Màu dưới được thay thế bằng màu trên nếu màu trên sáng/đậm hơn 50% cấp độ xám Hard Mix Màu dưới được chuyển tới năm sáu sắc độ khác nhau 5 Difference Màu dưới được chuyển thành màu âm bản Exclusion Tương tự Difference nhưng có độ tương phản thấp hơn. Nếu màu trên là đen, giữ nguyên màu dưới 6 Hue Có giá trị Hue của màu trên, Luminance và Saturation của màu dưới Saturation Có giá trị Saturation của màu trên, Luminance và Hue của màu dưới Color Có giá trị Hue và Saturation của màu trên, Luminance của màu dưới 7 Pass Through Chỉ dùng cho nhóm, cho phép chế độ hòa màu tác dụng tới các lớp bên ngoài nhóm 8. Xóa một phần bóng Công cụ Eraser dùng để tẩy xóa ảnh. Sau khi tẩy xóa, nền ảnh trở thành trong suốt (Transparent). Riêng nền của lớp Background sẽ có màu của công cụ Set foreground color. Thanh tùy chọn có các thành phần sau :
  28. Bài 3 Lớp lang 27 Brush : Dạng cọ. Bấm vào nút mũi tên để xác lập : Kích cỡ cọ (Master Diameter) Độ mềm mại của cọ (Hardness) : từ 0% mềm đến 100% bén Có thể chọn dạng cọ trong danh sách bên dưới. Mode ; Loại cọ Brush Cọ sơn, Pencil Bút chì, Block Khối đặc Opacity : Cường độ, mức độ xóa. Vd, 100% xóa sạch, 30% xóa khoảng 30%. Flow : Tốc độ tác dụng Giống như mực bút xuống xanh hay chậm. Set to enable airbrush capabilities : Mô phỏng cách phun sơn bằng béc. Erase to History : Xóa phục hồi trạng thái được đánh dấu trong bảng History. Hình bên là ví dụ so sánh giữa các thông Brush: Hardness=100%, Pencil Block số của tẩy. Opacity=100% Chọn lớp Bong. Dùng công cụ Eraser (Cọ mềm 0%, Kích cỡ bằng bề rộng bóng, Mode=Brush, Hardness=0% Cường độ nhỏ Opacity=4-10%, Flow=100%, Erase to History) quét xóa Opacity=30% từ chân bóng đến đầu. Nhấn phím Ctrl+[ hoặc Ctrl+] giảm/ tăng Flow=30% (mực xuống chậm) kích cỡ cọ, quét 2/3 bóng. Chỉnh kích cỡ cọ, quét tiếp 1/3 bóng. Airbrush (mực phun không đều Bóng có sắc độ thay đổi đậm nhạt từ do kéo chuột nhanh chậm) gần đến xa. Lưu ý, so sánh màu của bóng cô gái nên đậm hơn bóng xe kéo một ít. Nếu khác biệt nhiều, dùng bảng History, phục hồi rồi thực hiện lại thao tác trên với cường độ Opacity thích hợp. 9. Chuyển đổi lớp Bong thành lớp linh hoạt Bước này tác giả « bịa ra » để giới thiệu khái niệm mới trong Ps CS3 : Lớp linh hoạt Smart Objects. Những đối tượng trong lớp linh hoạt được bảo vệ, hạn chế rất nhiều thao tác sửa đổi. Tuy nhiên, khi áp dụng bộ lọc (Filter) vào lớp linh hoạt, bộ lọc trở nên cũng linh hoạt (Smart Filter) giống như hiệu ứng (Effect) cho phép điều chỉnh bất cứ lúc nào nếu muốn. Ban hành lệnh : [Menu] Layer Smart Objects Convert to Smart Object Chuyển lớp Bong thành lớp linh hoạt. 10. Làm nhòe bóng Ban hành lệnh [Menu] Filter Blur Gaussian Blur Trong hộp thoại Gaussian Blur : Chọn mục xem trước Preview Bấm nút + hoặc - phóng to/thu nhỏ để có thể thấy hình trong hộp thoại.
  29. 28 Bài 3 Lớp lang Đưa chuột vào vùng xem hình (con chuột có dạng bàn tay), kéo hình đến vị trí dễ nhìn. Kéo con trượt thay đổi giá trị Radius để hình nhòe vừa phải. Dùng chuột đè vào hình để thấy tình trạng ban đầu. Bỏ ra, hình thể hiện trạng thái đã làm nhòe. Quan sát để chỉnh thông số Radius thích hợp. (Khoảng 1 đến 3 pixels). Gaussian Blur trở thành 1 hiệu ứng, gắn vào lớp Bong. Có thể bấm vào biểu tượng con mắt, làm mất tác dụng của bộ lọc. Hoặc nhắp đúp vào biểu tượng 2 tam giác để thay đổi cường độ tác dụng cũng như chế độ hòa màu. Nhắp đúp vào chữ Gaussian Blur để hiện hộp thoại điều chỉnh lại thông số Radius nếu cần. VIẾT CHỮ 1. Chọn màu chữ Bấm công cụ Set foreground color. Trong hộp thoại Color Picker: Khép bộ lọc lại Bấm vào thanh để chọn gam màu. cho gọn Bấm vào vùng để chọn màu. Nếu chỉ muốn chọn màu phù hợp với trang web, chọn Only Web Colors. 2. Tạo văn bản Chọn lớp Co gai. Bấm công cụ Horizontal Type. Bấm vào vị trí muốn đặt chữ trên ảnh. Chọn phông và cỡ chữ trên thanh tùy chọn.
  30. Bài 3 Lớp lang 29 Gõ nội dung văn bản (Ví dụ, Ngọc Thảo 2008) Bấm vào công cụ Move (kết thúc nhập văn bản) và di chuyển chữ đến vị trí thích hợp. Trong bảng Layers, tự động hình thành 1 lớp mới, có biểu tượng chữ T với tên lớp chính là nội dung văn bản. Nếu muốn sửa đổi văn bản, nhắp đúp vào biểu tượng chữ T và tiến hành điều chỉnh. Khi kết thúc, nhớ bấm vào công cụ Move. 3. Thêm hiệu ứng cho văn bản Trong bảng Layers, bấm nút Add a layer style. Chọn hiệu ứng Bevel and Emboss (nổi khối) ở bảng danh sách. Tạm thời không thay đổi thông số nào trong hộp thoại. Chỉ đánh dấu chọn thêm 2 hiệu ứng Drop Shadow (bóng đổ) và Outer Glow (tỏa sáng) rồi bấm nút OK. 4. Bấm ký hiệu tam giác bên phải lớp văn bản để khép các hiệu ứng lại
  31. 30 Bài 3 Lớp lang HIỆU ỨNG LỚP Hiệu ứng lớp (Layer Styles), Bộ lọc (Filters) và Hòa màu (Blending) là 3 bí kíp tuyệt kỷ chỉ dành cho hiệp khách có nhân duyên dày công tu luyện. Tác giả thuộc dạng vô danh tiểu tốt, chẳng đủ thâm hậu để bàn luận nông sâu ; Chỉ dám lạm ngôn gợi ý con đường khai phá. Bấm vào biểu tượng Add a layer style dưới bảng Layers và chọn dạng hiệu ứng cần thiết lập. Mỗi hiệu ứng có rất nhiều thông số thể hiện trong mỗi hộp thoại tương ứng. Cứ mò mẫm thay đổi thông số để « ngộ » ra chân lý. Kết hợp nhiều hiệu ứng và kết hợp với thông số hòa màu (Blending Options) sẽ sản sinh hình thù đôi khi kỳ quái và đôi khi độc đáo. Bên cạnh là một số mẫu minh họa : May mắn, Ps đã pha chế sẵn rất nhiều kiểu hiệu ứng giấu trong bảng điều khiển Styles. Khi dùng, chỉ cần chọn lớp tương ứng và bấm vào kiểu hợp nhãn là xong. Nếu cảm thấy chưa đủ, có thể bổ sung thêm bằng cách bấm nút menu bảng, chọn nhóm hiệu ứng theo từng công việc như Abstract Styles-Trừu tượng, Buttons-Nút bấm, Text Effects- văn bản, Web Styles-Web,
  32. Bài 3 Lớp lang 31 LÀM ĐẸP ẢNH Ảnh chụp giữa trưa nhưng màu sắc cây cỏ lại tù mù ! Hiện chưa đủ đồ nghề để cân chỉnh lại màu sắc. Tạm thời sử dụng chế độ hòa màu xem sao. Kéo lớp Background vào nút Create a new layer để sao chép thành lớp mới Background copy. Tại lớp Background copy, chọn chế độ hòa màu Overlay. Màu sắc hết sức rực rỡ. Một trong những cách tự làm đẹp dễ nhất là chỉ chơi với người xấu ! Màu sắc cây cỏ rực sáng sẽ làm nhân vật chính mất sức thu hút. Vì vậy phải giảm cường độ Opacity xuống khoảng 40 đến 60% để hình nền dịu xuống. Sau khi hòa màu Overlay, bóng của xe kéo cũng thay đổi. Vì thế phải chọn lớp Bong, đổi sang chế độ hòa màu Linear Burn và giảm Opacity khoảng 80% cho thích hợp. TỔ CHỨC QUẢN LÝ LỚP Với những tập tin có nhiều lớp, cần tổ chức khoa học để tránh rối rắm khi sử dụng. 1. Tạo nhóm chứa các lớp liên quan đến cô gái Chọn lớp Co gai Bấm nút Create a new group bên dưới bảng Layers tạo nhóm Group 1 (Nhóm giống như thư mục chứa nhiều tập tin). Nhắp đúp vào chữ Group 1, đổi tên thành Nhan vat (nhấn Enter). Kéo lớp Co gai bỏ vào nhóm và kéo lớp Bóng bỏ vào lớp Co gai. Hai lớp đã nằm trong nhóm Nhan vat. Nhóm Nhan vat có chế độ hòa màu Pass Through (xuyên qua), cho phép các lớp bên trong hòa màu với các lớp bên ngoài (dĩ nhiên ở dưới). 2. Liên kết các lớp Dân gian thường nói “sánh đôi như hình với bóng”. Thử chọn lớp Co gai và dùng công cụ Move di chuyển thiếu nữ, bóng có chạy theo không ?
  33. 32 Bài 3 Lớp lang Dĩ nhiên bóng đứng im !!! Như vậy, phải kết nối 2 lớp này lại: Trước hết, nếu lỡ di chuyển, phải dùng bảng History, phục hồi vị trí cô gái. Chọn lớp Co gai Nhấn và giữ phím Ctrl, bấm thêm vào lớp Bong. (Đây là cách chọn nhiều lớp). Bấm vào nút Link layers bên dưới bảng Layers. Hai lớp đã bị xích vào nhau. (Bây giờ thử di chuyển cô gái xem !). Nếu muốn tháo xích, chỉ cần chọn lớp tương ứng và bấm lại nút Link layers. Nhắp ký hiệu tam giác bên cạnh nhom Nhan vat để khép nhóm lại. 3. Khóa lớp Chọn lớp Background copy. Bấm nút Lock position, khóa không cho di chuyển ảnh nền. Có 4 dạng khóa lớp: Lock transparent pixels: Không cho vẽ lên vùng trong suốt hoặc xóa vùng hình. Lock image pixels: Không cho vẽ hoặc xóa. Lock position: Không cho di chuyển. Lock all: Khóa cả 3 thứ trên. XÂY DỰNG KỊCH BẢN Sử dụng bảng điều khiển Layer Comps (Phối hợp lớp) để xây dựng kịch bản thể hiện 6 bước làm bài thực hành này : 4. 1. Mở bảng điều khiển Layer Comps Bấm biểu tượng bảng Layer Comps. 2. Tạo trạng thái lớp mới: Bấm nút Create New Layer Comp tạo trạng thái lớp mới. Trong hộp thoại, đánh dấu chọn Visibility (hiển thị), Position (vị trí) và Appearance (Hiệu ứng)
  34. Bài 3 Lớp lang 33 Gõ tên trạng thái ở hộp Name (vd, Bat dau) và bấm nút OK. Lần lượt tạo đủ 6 trạng thái. 3. Phối hợp các lớp ở trạng thái bắt đầu Tại bảng Layers, bấm vào biểu tượng con mắt, tắt lớp văn bản, Background copy và nhóm Nhan vat. Tại bảng Layer Comps, chọn trạng thái Bat dau và bấm nút Update Layer Comp. Tại ô vuông bên cạnh sẽ xuất hiện biểu tượng định tính. 4. Thực hiện tương tự cho 5 trạng thái còn lại (Tương ứng với tình trạng tắt mở các lớp và hiệu ứng trong bảng Layers như hình dưới). 5. Trong bảng Layer Comps, bấm nút mũi tên tới lui để xem trình diễn. LƯU TẬP TIN2 1. Nhập các lớp Khi thấy không cần thiết phải điều chỉnh nữa, có thể nhập các lớp tương ứng lại để giảm nhẹ tập tin bằng lệnh: [Menu] Layer Merge Down Nhập từ lớp hiện hành trở xuống Merge Visible Nhập các lớp không bị tắt Merge Layers Nhập các lớp được chọn Flatten Image Nhập hết các lớp thành lớp Background 2. Nên lưu theo dạng thức Ps để có thể điều chỉnh về sau. 3. Dùng lệnh Save As lưu dạng tập tin nén nếu cần trao đổi. 2 Trong quá trình thao tác cần thường xuyên lưu trữ để tránh sự cố mất dữ liệu. Việc lưu trữ là đương nhiên, sẽ không nhắc lại trong các bài thực hành sau.
  35. VĂN BẢN Văn bản là đối tượng véc tơ, nên việc tạo hoặc sửa đổi tương tự như ở các phần mềm soạn thảo văn bản. Thông qua bài thực hành Thiết kế danh thiếp, người học sẽ biết cách: 1. Tạo, sửa đổi và định dạng văn bản 2. Tạo và sử dụng đối tượng véc tơ 3. Tách ảnh ra khỏi nền bằng lệnh Extract 4. Xén ảnh đúng kích thước qui định 5. Tô màu chuyển (Gradient), tô màu ảnh (Fill) và tô màu đường biên (Stroke). Chất liệu bài tập là tập tin HinhNen.jpg. Người học sẽ ghép nền, phối màu và bố trí văn bản cho tấm danh thiếp. CHUẨN BỊ Mở tập tin HinhNen.jpg. Màu chủ đạo của hình là đỏ và đen (thuộc gam màu nóng). Các màu phù hợp sẽ là cam, vàng, trắng, Ban hành lệnh [Menu] Image Image Size để xem kích thước thực (để in) của ảnh. Trong hộp thoại Image Size : Bỏ chọn mục Resample Image. (Nếu chọn, khi thay đổi độ phân giải, Ps sẽ tăng/giảm số điểm ảnh để vẫn giữa nguyên kích thước tập tin và ngược lại). Chọn lại đơn vị mm cho dễ nhìn. Đổi độ phân giải thành 300. Như vậy, ảnh in tốt với khổ giấy 60x90mm. Tạo tập tin mới kích thước 90x55mm, 300ppi, chế độ màu CMYK/8bit, nền màu trắng TÔ MÀU CHUYỂN 1. Chọn màu cho công cụ Foreground/Background Color Bấm công cụ Default Foreground and Background Color để chọn màu mặc nhiên là đen trắng. Bấm công cụ Switch Foreground and Background Color để chuyển nền thành màu đen. Trong bảng điều khiển Swatches, bấm chọn màu đỏ CMYK. 2. Chọn công cụ tô màu chuyển Gradient Trên thanh Tùy chọn : Bấm nút mũi tên, chọn màu tô từ Foreground to Background Chọn phương tô là đường thẳng (Linear)
  36. Bài 4 Văn bản 35 Công cụ Gradient phối chuyển màu theo một trong 5 kiễu: Phương thẳng-Linear, Hướng kính - Radial, Quét theo mặt nón-Angle, Quét theo mặt trụ-Reflected, Quét hình tứ diện-Diamond. Chọn chế độ hòa màu bình thường Mode=Normal. Chọn cường độ Opacity=100%. Reverse Màu chuyển theo hướng kéo. (Reverse : đảo chiều). Dither Màu chuyển mịn màng (chuyển màu từ từ). Transparency Áp dụng màu chuyển là trong suốt. (ví dụ, trường hợp chọn màu tô từ Foreground to Transparent, kết quả sẽ từ đỏ đến trong suốt. Nếu không chọn, Transparency, kết quả chỉ là màu đỏ.) Kéo tô từ trái sang phải. XỬ LÝ HÌNH NỀN 1. Bố trí hình nền Dùng công cụ Move (Auto-Select=Layer, Show Transform Controls) di chuyển hình nền sang tập tin mới. Đóng tập tin hình nền. Ban hành lệnh [Menu] Edit Modify Free Transform Trên thanh Tùy chọn, bấm nút Maintain aspect ratio để bảo toàn tỉ lệ giữa bề rộng và chiều cao khi kéo móc thay đổi kích thước hình. Tại khung bao hình : Đưa chuột vào một trong 4 móc ở vị trí góc, kéo để tăng giảm kích thước hình cho phù hợp (không kéo móc giữa). Đưa chuột vào trong khung báo, kéo bố trí ảnh đến vị trí như hình bên. 2. Xén ảnh Do kích thước hình nền (60x90mm) lớn hơn tập tin mới, nên cần xén ảnh đúng kích thước danh thiếp để giảm dung lượng tập tin. Bấm công cụ Crop (Width=90mm, Height=55mm, Resolution=300 pixels/inch) kéo vẽ hình chữ nhật quanh ảnh rồi nhấn Enter. 3. Tách nền Ban hành lệnh [Menu] Filter Extract Lệnh Extract dùng để tách ảnh có nhiều chi tiết phức tạp như hoa cỏ, tóc, ra khỏi nền rất hiệu quả. Trong hộp thoại Extract : Bấm nút Display, chọn mục Other và chọn màu thể hiện phần trong suốt để dễ quan sát. Điều chỉnh cọ cho thích hợp Brush Size=25. Bấm công cụ Edge Highlighter, vẽ quanh biên ảnh. Khi vẽ, nên để 1 nửa cọ ở phần nền và 1 nửa cọ ở phần ảnh. Trường hợp vẽ sai, có thể dùng công cụ Eraser để xóa và vẽ lại. Bấm nút Fill, và bấm vào trong ảnh để tô màu. Bấm nút Preview để xem kết quả. Trường hợp chưa vừa ý, đánh dấu chọn Show Highlight và Show Fill, và thực hiện lại các động tác trên cho đến khi đạt kết quả tốt đẹp. Bấm nút OK. Tại vị trí áo lông gần cánh tay, nền chưa bị xóa hẳn. Dùng công cụ Lasso, khoanh vùng.
  37. 36 Bài 4 Văn bản Ban hành lệnh [Menu] Select Color Range Trong hộp thoại Color Range, dùng cây lấy mẫu màu Eyedropper bấm vào điểm trắng. Dùng tiếp cây Add to Sample, bấm vào vài điểm trắng lân cận. Tăng dung sai Fuzziness lên khoảng 50 đến 80 và bấm OK. Nhấn phím Delete, xóa đốm trắng. Nhấn Ctrl+D bỏ vùng chọn. Dùng công cụ Eraser (Cọ mềm Hardness=0%, Mode=Brush, Opacity=20%, Flow=75%), chỉnh kích cỡ cọ nhỏ, và xóa phần đốm trắng còn lại. 4. Xử lý tóc Xung quanh tóc và áo lông vẫn còm lốm đốm màu trắng, cần được xử lý. Tại lớp Layer 1, chọn chế độ hòa màu Multiply, đốm trắng biến mất, nhưng màu da trở nên sậm hơn. Sao chép lớp Layer 1 thành Layer 1 copy và chọn chế độ hòa màu Normal. Nhấn phím Ctrl, chọn thêm lớp Layer 1 và bấm nút Link Layers để liên kết 2 lớp này. Chọn lại lớp Layer 1 copy. Dùng công cụ Eraser (Cọ mềm Hardness=0%, Mode=Brush, Opacity=25%, Flow=75%) xóa phần tóc và áo lông.
  38. Bài 4 Văn bản 37 TẠO & CHỈNH SỬA VĂN BẢN Trình tự tạo văn bản gồm các bước sau : Bấm công cụ Horizontal Type hoặc Vertical Type để tạo dòng hoặc cột văn bản. Bấm chuột vào vị trí tương ứng trên hình. Định dạng thông qua thanh Tùy chọn : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1. Change the text oreintation : Chuyển phương văn bản từ nằm ngang sang thẳng đứng 2. Set the font family : Chọn phông chữ 3. Set the font style : Chọn kiểu chữ Bình thường/Nghiêng/Đậm/Đậm & nghiêng (Normal/Italic/Bold/Bold Italic) 4. Set the font size : Chọn cỡ chữ 5. Set the anti-alias method : Chọn hình thức nét biên từ không khử răng cưa (None) tới khử răng cưa cho biên sắc nét (Sharp), hơi sắc (Crisp, Strong) tới mềm mại (Smooth) 6,7,8. Left align text/ Center text/ Right align text : Canh trái/ Canh giữa/ Canh phải 9. Set the text color : Chọn màu chữ 10. Create warped text : Uốn cong chữ 11. Toggle the Character and Paragraph palettes : Mở bảng điều khiển Character và Paragraph để định dạng chữ 12, 13. Cancel/ Commit any current edits : Bỏ qua/ Cập nhật các sửa đổi Gõ nội dung văn bản. (Nhấn Enter nếu muốn xuống hàng). Bấm công cụ Move khi kết thúc. Để điều chỉnh lại văn bản : Nhắp đúp vào biểu tượng lớp tương ứng. Văn bản sẽ được « bôi đen «. Có thể kéo chuột bôi đen chỉ 1 phần văn bản cần sửa đổi. Tiến hành gõ nội dung mới hoặc thanh đổi định dạng thông qua thanh Tùy chọn. Sau khi hoàn tất, bấm công cụ Move. Thông thường, để tạo nhiều văn bản có định dạng giống nhau, người ta chỉ tạo 1 văn bản đầu. Sau đó sao chép lớp và sửa lại nội dung. 1. Tạo văn bản Dùng công cụ Horizontal Type lần lượt tạo các văn bản có nội dung, tính chất và vị trí như sau : TRẦN VĂN HẢI, T, H : VNI-Times, đậm, 12pt, màu cam 4 Lê Lợi, Q.3 - ĐT. 0919170799, Nhiếp ảnh, Chuyên, nghiệp : VNI-Helve-Condense, bình thường, 9pt, màu trắng Ảnh cưới, Chân dung, Quảng cáo : VNI-Helve, đậm, 9pt, màu cam Đặc biệt : VNI-Helve, bình thường, 9pt, màu đen v : VNI-OngDoHL, bình thường, 18pt, màu cam 2. Tạo hiệu ứng trên văn bản T, v, H : Chọn lớp T. Nhấn phím Ctrl và chọn thêm lớp v và H. Ban hành lệnh [Menu] Layer Merge Layers nhập 3 lớp thành lớp H Bấm nút Add a layer style, tạo hiệu ứng bóng đổ, nổi khối và tô viền (viền màu đỏ 1px)
  39. 38 Bài 4 Văn bản TRẦN VĂN HẢI : Hiệu ứng bóng đổ, nổi khối, tô màu chuyển và tô viền Ảnh cưới, Chân dung, Quảng cáo : Bảng điều khiển Styles chứa nhiều hiệu ứng đã dựng sẵn rất đẹp. Bấm nút Menu tại bảng Styles, chọn lệnh Reset Styles để phục hồi lại trạng thái mặc nhiên. (Trong hộp thoại cảnh báo, bấm nút OK.) Để bổ sung thêm nhóm hiệu ứng có sẵn, ban hành tiếp lệnh Text Effects. Trong hộp thoại cảnh báo, bấm nút Append (Bổ sung thêm vào). Lần lượt chọn từng lớp Ảnh cưới, Chân dung và Quảng cáo và bấm chọn hiệu ứng Satin trong bảng Styles.
  40. Bài 4 Văn bản 39 4 Lê Lợi, Q.3 - ĐT. 0919170799 : Hiệu ứng bóng đổ. Nhắp đúp vào biểu tượng lớp. Dùng chuột bôi đen số điện thoại. Trên thanh Tùy chọn, bấm nút Toggle the Character and Paragraph palettes. Trong bảng điều khiển Character, , bấm nút Set the tracking for the selected characters, tăng khoảng cách giữa các ký tự đến 200. Đặc biệt : Hiệu ứng Bóng đổ và Tỏa sáng Trong hộp thoại Outer Glow, tăng lượng tỏa sáng (Spread và Size). Trong bảng Layer, giảm cường độ Opacity và làm chữ hoàn toàn trong suốt (Fill=0%). Nhắp đúp vào biểu tượng lớp. Trên thanh Tùy chọn, bấm nút Create wraped text. Trong hộp thoại Warp Text, chọn kiểu uốn cong Style=Arc và chỉnh các thông số. Bấm công cụ Move sau khi hoàn tất. VẼ LOGO TVH Công cụ Pen và những hình dựng sẵn giúp tạo đối tượng véc tơ. Từ đối tượng này,có thể chuyển thành vùng chọn hoặc ảnh bitmap dễ dàng. 1. Vẽ vòng tròn Dùng công cụ Elliptical Marquee (New selection, Feather=0px, Anti-Alias, Style=Fixed Ratio, Width=1, Height=1) vẽ vòng tròn bao quanh chữ TvH. Tạo lớp mới Layer 2
  41. 40 Bài 4 Văn bản Ban hành lệnh [Menu] Edit Stroke tô màu đường biên . Trong hộp thoại Stroke, chọn bề rộng nét Width=3px và màu cam. Tại bảng Layers, tạo hiệu ứng bóng đổ và nổi khối. 2. Vẽ hình chữ nhật bo tròn Bấm công cụ Rounded Rectangle Trên thanh Tùy chọn, Bấm nút Paths (vẽ đường nét) Nhập bán kính Radius=20px Bấm nút Add to path area (+) để chuẩn bị cho bước kết hợp các đối tượng véctơ sau này (thành phần +) Kéo vẽ hình chữ nhật quanh vòng tròn 3. Vẽ hình tam giác Bấm công cụ Pen. Trên thanh Tùy chọn, bấm nút Paths và nút Subtract from path area (-) Bấm từng điểm vẽ hình tam giác (nhớ bấm lại điểm ban đầu) Bấm vào công cụ Pen khi kết thúc. 4. Kết hợp hình chữ nhật và tam giác thành hình chữ nhật vát góc Bấm công cụ Path Selection (dùng để chọn đối tượng véc tơ) Bấm vào hình chữ nhật. Nhấn phím Shift, chọn tiếp hình tam giác Trên thanh Tùy chọn, bấm vào nút Combine Đưa chuột vào trong hình chữ nhật, nhắp phải và chọn lệnh Make Selection để tạo vùng chọn. Hình véc tơ được quản lý bằng bảng điều khiển Paths. Bấm chuột bên ngoài Work Path, đối tượng sẽ bị giấu đi. Có thể xóa hình véc tơ bằng cách bấm nút Delete current path.
  42. Bài 4 Văn bản 41 Tạo lớp mới Layer 3 Ban hành lệnh [Menu] Edit Fill tô màu cam hình chữ nhật . Nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn Tại bảng Layers, tạo hiệu ứng nổi khối và chọn chế độ hòa màu Multiply 5. Bố trí chữ Chọn lớp Nhiếp ảnh Ban hành lệnh [Menu] Edit Free Transform Kéo chữ cao lên. Trong bảng Layers, chỉnh độ trong suốt Fill=35% Chọn lớp Chuyên Ban hành lệnh [Menu] Edit Free Transform Kéo chữ cao lên. Trong bảng Layers, tạo hiệu ứng bóng đổ và chỉnh độ trong suốt Fill=50% Thực hiện tương tự với lớp nghiệp 6. Vẽ hạt đậu Tạo lớp mới Layer 4 Chọn màu trắng/ đỏ cho công cụ Set foreground/background color Dùng công cụ Elliptical Marquee (New selection, Feather=0px, Anti-Alias, Style=Fixed Ratio, Width=1, Height=1) vẽ vòng tròn khá nhỏ Dùng công cụ Gradient (Màu Foreground to Background, Kiểu Radial Gradient) kéo từ gần tâm ra. Nhấn phím Ctrl+D bỏ vùng chọn Sao chép lớp Layer 4 và dùng công cụ Move bố trí các hạt đậu như kết quả bên cạnh.
  43. CÂN MÀU Cân chỉnh để màu sắc trở nên hài hòa hoặc tạo sự tương phản theo chủ đích. Thông qua bài thực hành Cân chỉnh Khung cửa sổ, người học sẽ : 1. Hiểu khái niệm về tông màu, cân bằng màu và biểu đồ phân bố tông màu 2. Nắm bắt trình tự chỉnh sửa và cân bằng màu sắc một bức ảnh 3. Biết cách sử dụng các lệnh, bộ lọc và công cụ thông dụng để cân chỉnh màu sắc Chất liệu bài tập là tập tin CuaSo.jpg. Người học sẽ sử dụng các công cụ, lệnh và bộ lọc để cân chỉnh màu sắc hài hòa và tươi sáng hơn. TRÌNH TỰ CHỈNH SỬA ẢNH Thông thường, việc chỉnh sửa ảnh được tiến hành qua các bước sau : Mở tập tin và sao lưu. Việc sao lưu có thể được thực hiện bằng lệnh [Menu] File Save As , [Menu] Image Duplicate hoặc sao thành lớp mới. Kiểm tra độ phân giải và kích thước ảnh có phù hợp mục đích sử dụng không. Dùng lệnh [Menu] Image Image Size Cắt xén ảnh theo đúng kích cỡ và nắn thẳng lại bằng công cụ Crop. Tẩy xóa, chỉnh sửa lỗi của ảnh như bụi bẩn, vết rách, Phân bố lại phạm vi tông màu bằng lệnh [Menu] Image Adjustment Levels /Auto Levels/ Curves Tăng giảm lượng màu để khắc phục hiện tượng mất cân bằng màu bằng lệnh [Menu] Image Adjustment Auto Color/Color Balance /Variations Thay thế màu để hài hòa màu sắc hoặc tạo sự tương phản cần thiết. Dùng lệnh [Menu] Image Adjustment Hue/Saturation /Replace Color /Match Color /Photo Filter Tạo độ tương phản, độ nét của ảnh bằng lệnh [Menu] Image Adjustment Auto Contrast/Brightness/Contrast / Shadow/Highlight , bằng công cụ Burn, Dodge và Sponge hoặc bằng bộ lọc [Menu] Filter Sharpen Unsharp Mask /Smart Sharp Trình bày khung, văn bản Tổ chức lại các lớp và lưu dạng Photoshop và các dạng hình nén. Thường người ta dùng lớp điều chỉnh để cân chỉnh màu sắc một cách linh hoạt hơn, thay cho các lệnh trong nhóm [Menu] Image Adjustment. BIỂU ĐỒ HISTOGRAM Bảng điều khiển Histogram chứa đồ thị biểu diễn sự phân bố các điểm ảnh theo cấp độ sáng tối. Trục hoành là cấp độ (Level), từ 0 (tối đen) đến 255 (sáng trắng). Trục tung là số lượng điểm ảnh tại từng cấp độ. Phía dưới biểu đồ là các số liệu thống kê như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, trung vị và số điểm ảnh (Mean, Std Dev, Median, Pixels). Biểu đồ Histogram cung cấp khánhiều thông tin. Tuy nhiên, « người trần mắt thịt » cũng biết hình quá tối, dư sáng hay khá đạt khi nhìn vào đồ thị. Ví dụ như ở 3 ảnh bên cạnh.
  44. Bài 5 Cân màu 43 Hình bên với các điểm ảnh sáng tối phân bố dọc suốt từ cấp độ 0 đến 255. CHUẨN BỊ Công việc đầu tiên là hãy chuẩn bị tinh thần với 3 lưu ý sau : 1. Tranh ảnh thuộc thế giới màu sắc. Màu sắc là yếu tố thẩm mỹ quan trọng nhất. 2. Hình ảnh phong phú đa dạng nên cần được xử lý bằng những lệnh và công cụ thích hợp, không thể « lập trình » sẵn. « Thử và sai » vẫn là cách thức thông thường khi điều chỉnh ảnh. Sau mỗi bước xử lý, cần so sánh với trạng thái trước đó để biết lệnh vừa sử dụng có thích hợp hay không. Công cụ so sánh chính là mắt và bảng điều khiển History. Ví dụ sau khi mở tập tin (Open), dùng lệnh Auto Levels để phân bố lại phạm vi tông màu. Để so sánh, có thể bấm vào trạng thái Open rồi bấm vào trạng thái Auto Levels trong bảng History để xem trước và sau, ảnh nào đẹp hơn. 3. « Đẹp xấu tùy người đối diện ». Dưới mắt chàng cóc, hoa hậu hoàn vũ « chẳng là cái đinh gì ». Hãy cảm thụ bằng đôi mắt của chính bản thân. Nếu không thấy dễ nhìn, vui mắt thì bức ảnh « chưa đẹp » dù tác giả là « cây đa cây đề ». MỞ TẬP TIN Mở tập tin CuaSo.jpg, tạo bản sao và đóng tập tin gốc lại. KIỂM TRA KÍCH THƯỚC & ĐỘ PHÂN GIẢI ẢNH Ban hành lệnh [Menu] Image Image Size để xem kích thước của ảnh tương ứng với mục đích sử dụng. Trong hộp thoại Image Size : Bỏ chọn mục Resample Image. Chọn đơn vị thích hợp. Ví dụ mm. Đổi độ phân giải thành 300ppi (nếu in) hoặc 72ppi (nếu trình diễn). Như vậy, ảnh in tốt với khổ giấy 40x60mm.
  45. 44 Bài 5 Cân màu XÉN & NẮN THẲNG ẢNH Bấm công cụ Crop (Width=40mm, Height=60mm, Resolution=300 pixels/inch) Kéo vẽ hình chữ nhật quanh ảnh. Đưa chuột vào bên ngoài móc 4 góc, (chuột có dạng mũi tên cong), xoay hình chữ nhật song song với cạnh của ảnh. Đưa chuột vào móc 4 góc, (chuột có dạng mũi tên thẳng), kéo các cạnh chữ nhật vào phía trong ảnh. Nhấn Enter, hình được xén và nắn thẳng lại. SỬA LỖI ẢNH Bước này thông qua, sẽ trình bày ở Bài 7. PHÂN BỐ LẠI PHẠM VI TÔNG MÀU Thực chất công việc là xác lập lại vị trí điểm tối nhất (0), sáng nhất (255) và điểm giữa. Ví dụ, tông màu chuẩn phân bổ từ cấp độ 0 đến 255. Tuy nhiên, hình thực tế không có điểm ảnh tối tới mức 0 (mà chỉ 20 chẳng hạn) và cũng không có điểm sáng 255 (mà chỉ 200 chẳng hạn). Lúc này, Ps sẽ tăng độ tối cho các điểm ảnh tối sao cho điểm tối nhất bằng 0 và tăng độ sáng cho các điểm ảnh sáng, sao cho điểm sáng nhất bằng 255. Điều này làm cho sắc độ của ảnh được điều chỉnh lại, ảnh sắc nét và sinh động hơn nhờ vào sự phân bố sáng tối hợp lý. Bài này sẽ sử dụng lệnh [Menu] Image Adjustment Levels để phân bố lại phạm vi tông màu. (Khi thực hành, có thể làm bằng 3 lệnh Levels, Auto Levels và Curves, rồi so sánh chọn lựa). Và tác giả cũng chỉ trình bày cách sử dụng lệnh, mà theo thiển ý là “dễ xài” và hiệu quả. Trong hộp thoại Levels : Chọn kênh màu thành phần, ví dụ Red. Kéo con trượt đen sang phải, tới vị trí có điểm ảnh và nhích thêm một chút. Kéo con trượt trắng sang trái, tới vị trí có điểm ảnh và nhích thêm một chút. Thực hiện tương tự với kênh thành phần khác (Green và Blue) Chọn lại kênh tổng hợp, ví dụ RGB Kéo con trượt xám sang trái nếu muốn ảnh sáng hơn ; sang phải nếu muốn tối hơn. OK.
  46. Bài 5 Cân màu 45 Với thao tác như trên, hiện tượng mất cân bằng màu (Color cast : 1 màu nào đó chiếm số lượng nhiều, ví dụ ảnh hơi xanh) cũng được khắc phục một phần. CÂN BẰNG MÀU Bước này thông qua, do ảnh đã hết mất cân bằng màu. Có thể kiểm chứng bằng lệnh [Menu] Image Adjustment Auto Color THAY THẾ MÀU Thay màu tường từ màu xanh tối sang xanh tươi. Dùng công cụ Rectangular Marquee khoanh vùng chọn phần tường trên cửa sổ. Ban hành lệnh [Menu] Image Adjustment Replace Color Trong hộp thoại Replace Color : Chọn chế độ xem trước Preview Kéo con trượt Fuzziness chỉnh dung sai xuống giá trị thấp, khoảng 20 đến 30 Dùng cây lấy mẫu màu Eyedropper, chấm vào điểm xanh tối trên hình Dùng thêm cây Add to sample chấp tiếp vào vài điểm lân cận. (Có thể chấm trực tiếp tại vùng quan sát trong hộp thoại) cho tới khi hình mẫu phân rõ đen trắng. Tăng dung sai lên khoảng 60 đến 100 Bấm vào nút Result để chọn màu thay thế. Trong hộp thoại chọn màu thích hợp Bấm OK Nhấn phím Ctrl+D, bỏ vùng chọn.
  47. 46 Bài 5 Cân màu TĂNG ĐỘ TƯƠNG PHẢN CHO TOÀN BỘ ẢNH Thử sử dụng 2 lệnh để so sánh chọn lựa. Ban hành lệnh [Menu] Image Duplicate tạo thêm 1 bản sao Với CuaSo copy.jpg, ban hành lệnh [Menu] Image Adjustment Brightness/Contrast Trong hộp thoại Brightness/Contrast, kéo con trượt Brightness tăng hoặc giảm độ sáng, kéo con trượt Contrast tăng hoặc giảm độ nét. Với CuaSo copy, ban hành lệnh : [Menu] Image Adjustment Shadows/Highlights Trong hộp thoại Shadows/Highlights, kéo con trượt Shadows tăng hoặc giảm độ sáng cho các điểm ảnh tối, kéo con trượt Highlights tăng hoặc giảm độ tối cho các điểm ảnh sáng. Quan sát kết quả (nên phóng hình 100%), lệnh Shadows/Highlights cho ảnh nét hơn. Vì thế, đóng cửa sổ CuaSo.jpg lại (không lưu).
  48. Bài 5 Cân màu 47 ĐIỀU CHỈNH SẮC ĐỘ CHO TỪNG VÙNG ẢNH 1. Công cụ Burn tăng độ tối (độ nét) cho ảnh Thanh tùy chọn của công cụ Burn có các thông số sau : Brush : Kích cỡ (Master Diameter) và độ mềm mại (Hardness) của cọ. Range : Phạm vi xử lý. Chỉ tăng độ tối cho các điểm ảnh tối (Shadows), sáng (Highlights) và xẩm (Midtones). Thường chọn vùng Midtones. Exposure : Mức độ tác dụng (cường độ). Set to enable airbrush capabilities: Sử dụng các tính năng của loại cọ giống như béc phun sơn. Dùng công cụ Burn (Cọ mềm Hardness=0%, Range=Midtones, Exposure=20%), chỉnh kích cỡ cọ vừa phải, quét nhẹ vào những vùng biên cửa sổ, tường gạch, mái ngói. Lưu ý, phải quét theo sớ vật liệu. 2. Công cụ Dodge tăng độ sáng cho ảnh Dùng công cụ Dodge (Cọ mềm Hardness=0%, Range=Midtones, Exposure=16%), chỉnh kích cỡ cọ vừa phải, quét nhẹ một hai lần vào tấm màn cửa. Lưu ý, phải quét theo sớ vải và không quét nhiều lần sẽ làm cháy ảnh. 3. Công cụ Sponge tăng độ tươi màu cho ảnh Thanh tùy chọn của công cụ Burn có các thông số sau : Mode : Chế độ tăng (Saturate) hoặc giảm (Desaturate) lượng màu Flow : Tốc độ tăng giảm màu Dùng công cụ Sponge (Cọ mềm Hardness=0%, Mode=Saturate, Flow=20%), chỉnh kích cỡ cọ vừa phải, quét vào vùng màu như tường, khung cửa sổ, mái ngói và đặc biệt, quét trên hoa phong lữ để màu sắc rực rỡ hơn. DÙNG BỘ LỌC UNSHARP MASK Bộ lọc Unsharp Mask làm sắc nét ảnh. Dùng bảng Navigator, phóng ảnh ở tỉ lệ 100% Ban hành lệnh [Menu] Filter Sharpen Unsharp Mask Trong hộp thoại Unsharp Mask : Chọn chế độ Preview Bấm nút + hoặc - phóng lên tỉ lệ 100% Đưa chuột vào vùng quan sát, kéo ảnh đến vị trí thích hợp Kéo con trượt Amount, tăng giảm độ tương phản yêu cầu. Đối với ảnh có độ phân giải cao (lớn hơn 300dpi), độ tương phản khoảng 100 - 200%. Kéo con trượt Threshold xuống ngưỡng 0 (xử lý mọi điểm ảnh). Ngưỡng là giới hạn xử lý. Đối với ảnh có độ phân giải cao, ngưỡng thường chọn là 2 đến 20. Điều này có nghĩa là chỉ những cặp điểm ảnh lân cận có độ lệch tông màu từ 2 đến 20 cấp độ trở lên mới được xử lý. Tăng dần giá trị Radius từ 0.3 đến 2 và quan sát sự thay đổi để quyết định. Ví dụ gõ giá trị 0.5, tắt mục Preview và xem so sánh hình thực (ban đầu) với kết quả thể hiện ở vùng quan sát. Cũng có thể dùng chuột đè vào ảnh trong vùng quan sát để xem tình trạng ban đầu.
  49. 48 Bài 5 Cân màu DÙNG BỘ LỌC MÀU Để giả lập động tác gắn thêm kính lọc màu khi chụp ảnh, người ta dùng lệnh : [Menu] Image Adjustment Photo Filter Trong hộp thoại Photo Filter, chọn màu cam (Warming Filter (85)) và tăng mật độ (Density=30%) để có ánh sáng nắng chiều. PHÂN BỐ PHẠM VI TÔNG MÀU BẰNG LỆNH CURVES Lệnh Curves là công cụ rất mạnh mẽ để cân chỉnh màu sắc của ảnh. Có nhiều cách thao tác với lệnh Curves. Tác giả chỉ trình bày cách « thô thiển , đơn giản và cho kết quả xem được ». Thay vì ban hành lệnh, nên sử dụng lớp điều chỉnh do tính linh hoạt so với lệnh : Thông số được giữ nguyên trạng, có thể xem và điều chỉnh lại. Có thể tắt lớp hoặc dùng mặt nạ để hạn chế hiệu lực tác dụng. Thao tác cũng tương tự như lệnh. Tuy nhiên, lớp điều chỉnh tác dụng đến hình trong tất cả các lớp phía dưới (khác với lệnh chỉ tác dụng đến lớp hiện hành). 1. Mở tập tin CoupleLake.jpg và tạo phiên bản xử lý 2. Xác định điểm tối nhất và sáng nhất trên ảnh Trong bảng điều khiển Layers, bấm nút Create new fill or adjustment layer, tạo lớp điều chỉnh Threshold 1 Trong hộp thoại Threshold, kéo con trượt sang trái cho tới khi ảnh chỉ còn vài vết đen (ở phần ảnh nhân vật chính). Bấm OK. Dùng công cụ đánh dấu Color Sampler với thông số 1 điểm màu Sample Size=Point Sample, chấm vào điểm đen trên hình. (Đây là điểm tối nhất, được đánh dấu bằng vòng tròn số 1).
  50. Bài 5 Cân màu 49 Nhắp đúp vào biểu tượng lớp Threshold 1. Trong hộp thoại Threshold, kéo con trượt sang phải cho tới khi ảnh chỉ còn vài vết trắng (ở phần ảnh nhân vật chính). Bấm OK. Dùng công cụ Color Sampler, chấm vào điểm trắng trên hình. (Đây là điểm sáng nhất, đánh dấu bằng vòng tròn số 2). Trong bảng Layers, bấm vào giỏ rác (Delete layer) để xóa lớp Threshold 1. Trên ảnh còn lại 2 vòng tròn đánh dấu 1 và 2. Thông số màu của 2 điểm đánh dấu được thể hiện ở bảng điều khiển Info. 3. Cân chỉnh màu sắc bằng lớp điều chỉnh Curves Trong bảng điều khiển Layers, bấm nút Create new fill or adjustment layer, tạo lớp điều chỉnh Curves 1 Trong hộp thoại Curves : Bấm nút Curve Display Option để mở rộng hộp thoại. Không chọn Channel Overlays để bỏ, không hiển thị các đường cong Curve của kênh thành phần. Bấm cây lấy mẫu Sample in image to set black point và bấm vào Kết quả tâm vòng tròn 1 (Màu tại điểm 1 trở thành cấp độ tối nhất 0). Đưa chuột vào giữa đường Curve, kéo lên hoặc kéo xuống để ảnh sáng hơn hay tối hơn. Bấm cây lấy mẫu Sample in image to set white point và bấm vào tâm vòng tròn 2 (Màu tại điểm 2 trở thành cấp độ sáng nhất 255).
  51. 50 Bài 5 Cân màu Đưa chuột vào giữa đường Curve, kéo lên hoặc kéo xuống để ảnh sáng hơn hay tối hơn. Bấm nút OK. Bấm nút Clear trên thanh Tùy chọn để xóa vòng tròn mẫu. Trường hợp muốn điều chỉnh lại, chỉ cần nhắp đúp vào biểu tượng lớp Curves 1. CÂN BẰNG MÀU SẮC Khi chụp ảnh, tùy loại máy, thường xảy ra hiện tượng lệch màu. Thành phần màu nào đó quá nhiều, ví dụ xanh quá, và gọi là mất cân bằng màu (Color cast). Có thể dùng lệnh Auto Color, Color Balance hoặc Variations để khử hiện tượng mất cân bằng màu. 1. Mở tập tin Xanh.jpg và tạo phiên bản để xử lý. 2. Trong bảng điều khiển Layers, bấm nút Create new fill or adjustment layer, tạo lớp điều chỉnh Color balance 1. 3. Hộp thoại Color Balance thể hiện 3 cặp màu đối ứng nhau : Cyan-Red (Xanh lam-Đỏ), Magenta-Green (Cánh sen- Xanh lục) và yellow-Blue (Vàng-Xanh dương). Khi kéo thanh trượt về hướng màu nào đó, ví dụ đỏ, có nghĩa là tăng màu đỏ và đồng thời giảm màu xanh lam (màu đối ứng). Chọn vùng xử lý Midtones (xẩm). Kéo thanh trượt tăng màu đỏ, xanh dương và vàng.
  52. Bài 5 Cân màu 51 ĐỔI MÀU 1. Mở tập tin MauMat.jpg và tạo phiên bản để xử lý. 2. Dùng công cụ Lasso (Add to selection, Feather=0px, Anti-Alias) vẽ vùng chọn con ngươi hai mắt 3. Trong bảng điều khiển Layers, bấm nút Create new fill or adjustment layer, tạo lớp điều chỉnh Hue/Saturation 1. 4. Trong hộp thoại Hue/Saturation : Đánh dấu Colorize Kéo con trượt Hue (màu thuần), chọn màu cho mắt. Ví dụ xanh. Kéo con trượt Saturation (lượng màu), tăng lượng màu. Kéo con trượt Lightness (ánh sáng), tăng độ sáng.
  53. 52 Bài 5 Cân màu PHÙ HỢP MÀU Khi ghép từng bộ phận hình, phải lưu ý vấn đề phù hợp màu. Bài tập ghép khuôn mặt chàng trai vào cô gái với màu da khác nhau là một ví dụ. 1. Mở tập tin CoGai.jpg và tạo phiên bản để xử lý. 2. Mở tập tin ChangTrai.jpg. Dùng công cụ Move di chuyển chàng trai vào tập tin Cogai.jpg. Đóng tập tin gốc lại. 3. Bố trí hình ảnh. Khuôn mặt chàng trai lớn hơn cô gái, cần phải thu nhỏ lại. Đồng thời quay ảnh chàng trai sao cho mắt và miệng 2 hình trùng nhau. Để có thể quan sát cả 2 hình khi bố trí, chỉnh thông số độ trong suốt của lớp Layer 1 còn khoảng 60%. Ban hành lệnh [Menu] Edit Free Transform Đưa chuột vào giữa khung, kéo di chuyển hình chàng trai. Đưa chuột đến biên khung (chuột có dạng mũi tên 2 đầu) kéo để thu nhỏ khuôn mặt Đưa chuột ra ngoài khung (chuột có dạng mũi tên cong), xoay nghiêng ảnh. Phối hợp 3 thao tác trên để bố trí hình chàng trai khớp với mặt cô gái. Nhấn phím Enter khi hoàn tất. Điều chỉnh lại thông số Fill=100%. 4. Thay đổi màu da chàng trai. Dùng công cụ Lasso, khoanh vùng mặt chàng trai. Ban hành lệnh [Menu] Image Adjustment Match Color Trong hộp thoại Match Color : Chọn Use Selection in Source to Caculate Colors (Dùng vùng chọn ở nguồn để tính toán màu sắc). Chọn Use Selection in Target to Caculate Adjustment (Dùng vùng chọn ở đích để tính toán cân chỉnh màu). Chọn tập tin nguồn Source=CoGai copy. Chọn lớp chứa màu sắc nguồn Layer=Background. Tăng giảm mức độ điều chỉnh màu bằng con trượt Fade. Màu da của chàng trai thay đổi khớp với màu da cô gái. 5. Xóa những phần bên ngoài khuôn mặt chàng trai. Để xóa ảnh, có thể dùng công cụ tẩy Eraser. Tuy nhiên, Ps có một phương tiện che, gọi là mặt nạ (Mask) rất thuận tiện. Tại bảng Layers, bấm nút Add layer mask.
  54. Bài 5 Cân màu 53 Bên cạnh biểu tượng Layer 1, xuất hiện một biểu tượng khác, có màu đen trắng. Màu trắng có hình dạng vùng chọn. Đó là mặt nạ lớp. Trên hình vẽ, phần tóc tai chàng trai biến mất. Đó là do mặt nạ đã che (phần màu đen), chỉ cho hiển thị khuôn mặt (phần màu trắng). Dùng chuột bấm nhẹ vào biểu tượng mặt nạ. Bấm công cụ Default Foreground and Background Colors để có màu đen. Dùng công cụ Brush, cọ mềm Hardness=0%, cường độ nhỏ Opacity=18%, chỉnh kích cỡ cọ vừa phải, tô phần viền khuôn mặt và tóc sao cho phần ghép tự nhiên. Trường hợp tô lố, bấm công cụ Switch Foreground and Background Colors để có màu trắng và tô lại. Lưu ý rằng, tô đen là che (giống như tạm thời xóa) và tô trắng là cho hiển thị. Rõ ràng, dùng mặt nạ lớp thuận tiện và linh hoạt hơn nhiều so với công cụ tẩy xóa Eraser.
  55. MẶT NẠ Mặt nạ như một tấm voan để che không cho hiển thị một phần hình ảnh. Thông qua bài thực hành Cân chỉnh ảnh phong cảnh, người học sẽ biết cách: 1. Tạo vùng chọn bằng mặt nạ tạm 2. Tạo và điều chỉnh mặt nạ lớp 3. Lưu vùng chọn thành kênh an pha 4. Thay đổi màu sắc bằng lệnh Levels 5. Mở rộng kích thước ảnh Chất liệu bài tập là tập tin MatNa.jpg. Người học sẽ sử dụng mặt nạ và lệnh Levels để cân chỉnh màu sắc cho tấm ảnh phong cảnh chụp trong điều kiện kỹ thuật không tốt. CHUẨN BỊ Mở tập tin MatNa.jpg, tạo bản sao và đóng tập tin gốc lại. TẠO VÙNG CHỌN BẰNG MẶT NẠ TẠM Tạo vùng chọn để thay đổi màu sắc cho bầu trời. Bấm công cụ Edit in Quick Mask Mode, chuyển sang chế độ Quick Mask. Ở chế độ Quick Mask, hình ảnh sẽ bị phủ một lớp voan mỏng trong suốt (chưa thấy được !) gọi là mặt nạ tạm. Mọi thao tác vẽ vời tẩy xóa chỉ tác động tới mặt nạ tạm chứ không ảnh hưởng gì đến hình ảnh. Bấm công cụ Default Foreground and Background Colors để chuyển màu thành đen trắng. Dùng công cụ Brush (Kích thước cọ Master Diameter=50px, Cọ mềm Hardness=0%, Chế độ hòa màu bình thường Mode=Normal, Cường độ Opacity=100%, Tốc độ vẽ Flow=50%) tô vẽ viền quanh bầu trời. Dùng công cụ Paint Bucket (Màu tô là màu Foreground, Chế độ hòa màu bình thường Mode=Normal, Cường độ Opacity=100%, Tolerance=32, Anti-Alias, Contiguous, All Layers) bấm vào phía trong để tô phủ màu. Màu hồng trên mặt nạ tạm thể hiện phần voan sẽ che hình ảnh. Thực ra, đó là màu đen. Nhưng để có thể quan sát được hình ảnh bên dưới, Ps dùng màu hồng nhạt. Có thể dùng màu thay thế khác, bằng cách nhắp đúp vào công cụ Edit in Quick Mask Mode và chọn màu trong hộp thoại Quick Mask Options.
  56. Bài 6 Mặt nạ 55 Còn một số chỗ chưa được tô. Có thể dùng cọ để tô tiếp. Tuy nhiên, hãy thử tìm hiểu về kênh. Bảng điều khiển Channels quản lý các thông tin về màu sắc và vùng chọn. Đó là kênh màu tổng hợp RGB, kênh màu thành phần Red, Green và Blue, kênh màu đốm (Spot colors) và kênh an pha, lưu trữ các vùng chọn. Mặt nạ tạm, tạm thời thể hiện trong bảng Channels. Tắt biểu tượng con mắt ở kêng tổng hợp RGB, mặt nạ tạm sẽ thể hiện đúng bản chất đen trắng (đen là che, trắng là không che). Dùng cọ tô màu đen tiếp vào phần còn thiếu. (Chú ý màu tô là đen, không dùng màu xám). Sau khi tô xong, bấm chọn lại kênh tổng hợp RGB. Và chuyển sang bảng điều khiển Layers. Bấm công cụ Edit in Standard Mode, chuyển sang chế độ bình thường. Lúc này, màu trắng trên mặt nạ tạm trở thành vùng chọn. Và trong bảng Channels cũng không còn kênh Quick Mask nữa. Bấm nút Save selection as channel lưu vùng chọn thành kênh Alpha 1. Sau này, muốn sử dụng lại vùng chọn đã lưu, chỉ cần ban hành lệnh [Menu] Select Load Selection và chọn tên kênh tương ứng. Đảo vùng chọn bằng lệnh [Menu] Select Inverse Như vậy, có thể tạo vùng chọn bằng cách thức tô màu theo trình tự sau : 1. Chuyển sang chế độ Quick Mask. 2. Dùng cọ tô màu đen vùng định chọn. 3. Chuyển sang chế độ bình thường. 4. Đảo vùng chọn. Hơn nữa, phương thức này cho phép chọn vùng « mềm » theo nghĩa « chọn một phần. Như đã biết, với mặt nạ, tô đen để che, tô màu trắng là cho hiển thị. Như vậy, tô màu xám (dùng cọ mềm, hoặc giảm cường độ Opacity, hoặc tô màu chuyển) sẽ chỉ che « hi hí ». Khi chuyển thành vùng chọn, phần che « nửa kín nửa hở » này sẽ trở thành vùng chọn mềm. Vùng chọn mềm rất thích hợp trong bài này, để tạo sự chuyển màu tự nhiên giữa bầu trời và mặt đất cây cỏ.
  57. 56 Bài 6 Mặt nạ CÂN CHỈNH MÀU BẦU TRỜI Trong bảng điều khiển Layers, bấm nút Create new fill or adjustment layer, tạo lớp điều chỉnh Levels 1 Mặt nạ lớp Trong hộp thoại Levels, chọn từng kênh màu thành phần và kéo con trượt đen và trắng đến vị trí có điểm ảnh để phân bố lại phạm vi tông màu. Chọn lại từng kênh màu thành phần, kéo con trượt xám về phía phải hoặc trái để giảm hoặc tăng thành phần màu. Với bầu trời xanh trong, cần giảm màu đỏ, tăng một ít xanh lục và tăng mạnh xanh dương. Trở lại kênh tổng hợp, kéo con trượt xám sang trái hoặc phải để tăng hoặc giảm độ sáng. Lớp điều chỉnh Levels 1 cân chỉnh màu sắc bầu trời trong xanh. Thực ra, lớp điều chỉnh có tác dụng đến toàn bộ hình ảnh từ bầu trời đến mặt nước. Tuy nhiên, nhờ mặt nạ che chắn, lớp điều chỉnh Levels 1 chỉ tác dụng đến bầu trời. Mặt nạ gắn vào lớp được gọi là mặt nạ lớp (Layer Mask). Khi tạo lớp điều chỉnh sẽ tự động có thêm mặt nạ lớp. Muốn tạo mặt nạ lớp, chọn lớp và bấm nút Add layer mask. Muốn che hoặc hiển thị, bấm nhẹ biểu tượng mặt nạ, rồi dùng cọ tô màu đen (che) hoặc trắng (hiển thị).
  58. Bài 6 Mặt nạ 57 CÂN CHỈNH MÀU MẶT NƯỚC Chọn lại lớp Background. Tạo vùng chọn mặt nước và cân chỉnh màu xanh đậm hơn tương tự như với bầu trời. CÂN CHỈNH MÀU RỪNG CÂY Kết hợp vùng chọn đã lưu thành kênh Alpha 1 và mặt nạ lớp Levels 2 để tạo vùng chọn rừng cây. Ban hành lệnh [Menu] Select Load Selection và chọn tên kênh Alpha 1. Chọn lớp Levels 2. Ban hành lệnh [Menu] Select Load Selection Trong hộp thoại Load Selection, chọn tên kênh là Levels 2 Mask và đánh dấu vào mục Subtract from Selection (trừ đi) để kết hợp với vùng chọn trước tạo thành vùng chọn bao quanh rừng cây. Chọn lớp Background. Tạo lớp điều chỉnh Levels 3, và cân chỉnh thành màu xanh cây lá. (Giảm màu đỏ, tăng mạnh xanh lục và giảm một ít xanh dương).
  59. 58 Bài 6 Mặt nạ CÂN CHỈNH MÀU CÁC MÁI NHÀ Chọn lại lớp Background. Chuyển sang chế độ Quick mask. Dùng công cụ Brush (Kích thước cọ Master Diameter=6px, Cọ bén Hardness=75%, Chế độ hòa màu bình thường Mode=Normal, Cường độ Opacity=100%, Tốc độ vẽ Flow=50%) tô lên các mái nhà. Chuyển sang chế độ Standard. Đảo vùng chọn. Tạo lớp điều chỉnh Levels 4 và cân chỉnh màu ngói bằng cách tăng màu đỏ, giảm xanh lục và xanh dương. ĐIỀU CHỈNH LẠI HÌNH ẢNH 3 1 1 1 2 3 Do việc chọn vùng chưa chính xác nên màu sắc của ảnh còn chưa hợp lý, có những vệt màu chỏi : 1. Vùng giáp giữa cây cỏ và bầu trời có những vệt trắng, một số cây là còn đen chưa xanh tươi. 2. Vùng bóng cây lá trên mặt nước phải hơi xanh. 3. Biên hình còn những vệt màu chỏi