Giáo trình Thực hành truyền thanh truyền hình

pdf 54 trang huongle 2610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thực hành truyền thanh truyền hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuc_hanh_truyen_thanh_truyen_hinh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thực hành truyền thanh truyền hình

  1. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM BÀI 9: SỬA CHỮA TỔNG HỢP CASSETTE I. THIẾT BỊ SỬ DỤNG : 13. Sơ đồ khối và sơ đồ nguyên lý. 14. Mô hình Cassette. 15. Nguồn cung cấp . 16. Đầu phát tín hiệu. 17. Đồng hồ đo. 18. Dao động ký. II. MỤC TIÊU: − Nắm được kỹ năng để nhận định và sửa chữa Cassette − Nhận định được hư hỏng và sửa chữa được những hư hỏng trong Cassette III. NỘI DUNG: Các dạng hư hỏng thường xảy ra trong cassette và cách khắc phục. − Thực tế cho thấy hư hỏng ở máy cassette phần lớn là các hư hỏng ở phần cơ cấu truyền động, còn phần mạch điện tử thường làm việc ổn định và chúng được lắp ráp trên những mạch riêng cho mỗi khối chức năng. Các board mạch này được kết nối với nhau tạo thành mạch máy. − Với hiện tượng hư hỏng do phần cơ cấu truyền động thì cần kiểm tra các chi tiết sau: • Động cơ • Bánh ép băng • Dây cuaroa • Đầu từ Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 56
  2. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM • Các bánh răng truyền động − Đối với các trường hợp hư hỏng do mạch điện thì nên cần thực hiện các cách sau để xác định: • Cấp nguồn cho máy. • Đo điện áp cung cấp cho mạch • Đo dòng qua IC • Kiểm tra đường liên lạc tín hiệu IV. CÁC BÀI THỰC TẬP: − Sửa chữa mô hình cassette đã được đánh pan − Nhận định hư hỏng và ghi nhận lại để xác định khối hư − Tiến hành các bước sửa chữa đã học để thay thế V. KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ: − Nộp lại bản báo cáo của các nhóm về kết qủa phán đón để suy luận khối hư và kết qủa đo được − Kiểm tra lại các công việc của các nhóm tự tìm hiểu và suy luận để sửa chữa − Phân tích các hiện tượng hư hỏng và tìm ra nguyên nhân hư hỏng của các nhóm thực hiện Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 57
  3. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM BÀI 10: GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ KHỐI TV MÀU I. THIẾT BỊ SỬ DỤNG: − Mô hình TV màu − Sơ đồ khối tổng quát − Máy phát sọc màu − Máy hiện sóng II. MỤC TIÊU: − Xác định các khối − Biết được các phương pháp chung về hư hỏng và cách sửa chữa III. NỘI DUNG: − Xác định các khối trên mô hình dưa vào sơ đồ khối. − Nêu nguyên lý hoạt động của khối. − Nêu phương phát chung về định dạng hư hỏng và sửa chữa. 1. SƠ ĐỒ KHỐI TV: Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 58
  4. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Hình 10-1 2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC KHỐI: − Antenna: dùng để thu sóng điện từ. − RF Amp (Radio Frequency Amplifier): khuếch đại dãy tần cao tần từ antenna đưa đến. − Mixer và RF OSC: dùng để phách tần số tao trung tần hình (VIF) và trung tần tiếng lần thứ nhất (SIF1). − SAW (surface Acountic Wave): bộ lọc sóng bề mặt, dùng để chọn loc băng thông IF. − RF AGC (RF Automatic Gain Control): tự động điều chỉnh độ lợi cao tần. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 59
  5. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM − IF Amp (Intermediate Frequency Amplifier): khuếch đại dãy tần trung tần hình. − IF AGC: tự động điều chỉnh đỗ lợi trung tần. − AFT (Automatic Gain Control): tự động tinh chỉnh tần số. − Video Detect: tách sóng hình và phách tần số trung tần tiếng lần hai (SIF2). − Video Amp: khuếch đại dãy tần Video. − SIF2 Filter (sound Intermediate Filter): lọc lấy dãy tần trung tần tiếng lần thứ hai, không cho tín hiệu hình (Video) đi qua. − SIF2 Amp: khuếch đại trung tần tiếng lần thứ hai. − FM Detect: tách sóng điều tần. − ATT (Attenuation): khối này bị điều khiển để làm suy giảm tín hiệu âm thanh ( điều chỉnh âm lượng). − Audio Out: tầng công suất âm thanh. − Sound Trap: bẩy âm thanh, chỉ cho tín hiêụ hình (Video) đi qua, loại bỏ tín hiệu âm thanh (Audio). − EY Filter (Luminance Filter): chọn lọc dãy tần chói từ tín hiệu hình. − EY Amp: khuếh đại tín hiệu chói. − Delay: làm trễ tín hiệu chói với thời gian 0,7 µs để chờ tín hiệu màu cùng đến ma trận (Matrix). − EY Out: công suất tín hiệu chói. − CIF Filter (Chroma IF Filter): lọc lấy dãy tần màu từ tín hiệu hình. − CIF Amp: khuếch đại dãy tần trung tần màu. − Decoder: giải mã hệ màu. − Matrix: + Ma trận tỉ lệ ER-Ey, EB-EY để tái tạo EG-EY. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 60
  6. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM + Ma trận EY với ba thành phần trên để tái tạo ba màu căn bản R,G,B. − R, G, B Out: khuếch đại ba màu căn bản (công suất sắc) trước khi đưa đến ba Cathode của đèn hình. − Gate Pulse: khối tạo xung mở cổng được đồng bộ với xung đồng bộ ngang cấp cho tầng Burst Gate và các yêu cầu khác. − Burst Gate: cổng tách xung đồng bộ màu. − ACC (Automatic Color Control): tự động điều chỉnh độ màu. − ACK (Automatic Color Killer): tự động triệt màu. − Sync Sep (Synchronism separation): tách xung động bộ ngang và xung đồng bộ dọc từ tín hiệu hình tổng hợp. − Vertical Count-Down: khối đếm xuống tần số dọc nhận tín hiệu dao động ngang (FH ) đưa để đếm xuống cho ra tần số dọc tương ứng. − Vertical Ramp Generator: tạo xung răng cưa dọc. − Ver Driver / Ver Out: tiền khuếch đại công suất và công suất dọc dùng để khuếch đại xung quét dọc cho đủ lớn cấp vào V. Yoke, cuộn Yoke tạo từ trường lái tia điện tử theo chiều dọc. − Pump Up: nâng biên độ tín hiệu dọc (nâng bội áp) cấp cho V.Out. − AFC1, AFC2 (Automatic Frequency control): tự động điều chỉnh tần số và pha của xung dao động ngang. − VCO (Voltage Controller Oscillator): dao động được điều chỉnh bằng điện áp, bị tác động bởi điện áp DC ra từ mạch AFC1. − Horizontal Count-Down: khối đếm xuống tần số ngang nhận tín hiệu dao động từ VCO để đếm xuống cho ra tần số ngang tương ứng. − Phase Shifter: làm dịch pha xung ngang. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 61
  7. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM − Horizontal Driver / Horizontal Out: tiền khuếch đại công suất và công suất ngang dùng để khuếch đại xung quét ngang cho đủ lớn cấp vào H. Yoke, cuộn Yoke tạo từ trường lái tia điện tử theo chiều ngang. − FBT (Fly-Back Transformer): biến thế phi hồi dùng để tạo ra các mức điện áp phụ cấp cho đèn hình (CRT) và các khối khác trong máy. − AVR (Automatic Voltage Regulator): khối nguồn tạo ra các nguồn điện áp cung cấp cho các khối trong máy sao cho thật ổn định. − CPU (Central Processing Unit): đơn vị xử lý trung tâm còn gọi la vi xử lý. IV. CÁC BÀI THỰC TẬP: − Phân tích khối − Nêu chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của các khối V. KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ: Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 62
  8. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM BÀI 11: KHỐI NGUỒN AUTO VOLT I. THIẾT BỊ SỬ DỤNG: − Mô hình TV màu − Lược đồ máy TV màu − Máy phát sọc màu − Máy hiện sóng II. MỤC TIÊU: III. NỘI DUNG: − Xác định khối trên mô hình − Phân tích mạch trên lược đồ và nêu nguyên lý hoạt động của mạch − Nêu phương phát chung về định dạng hư hỏng và sửa chữa 1. SƠ ĐỒ KHỐI HOẠT ĐỘNG MẠCH NGUỒN: Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 63
  9. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM C518 VD504 C507 1000KK VD505 T511 400/200MF 1000E 3 R520 R525 C516 VD506 VD503 120K 2SJ68 2KJ680 (39) R521 120K 7 L504 R524 VD514 R522 39 V513 2SD1710 C514 2SC5299 0.1 C513 R510 R511 VD517 FK472 0.22 5.6K R519 VD518 22 1 V511 VD519 VD516 R526 2SC844 HZ7C1 2 2.7K R523 R517 V512 3.3K 1K 2SC3807 C517 FJ0.015 R515 C515 22K 0.015 N501 PC817B 4 1 3 2 Hình 11-1 2. HOẠT ĐỘNG MẠCH NGUỒN SƠ CẤP: Mạch nguồn sơ cấp của máy TV màu trung quốc thuộc loại nguồn ngắt mở (Switching Power) có mass cách ly với thứ cấp, việc cách ly mass được thực hiện nhờ OPTO N501 và biến áp Switching T511. • Nhiệm vụ các linh kiện: ∗ T511 biến áp ngắt mở ( Switching Transformer). ∗ V513 Transistor ngắt mở ( Switching transistor), có mã hiệu là 2SD1710 hoặc 2SC5299 (1500V/5A/hfe = 8). ∗ V512 transistor lái (driver transistor), có mã hiệu là 2SC3870 (30V,2A,hfe > 800). Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 64
  10. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM ∗ V511 thay đổi phân cực cho V512, có mã hiệu là 2SB764A hoặc 2SA1013 (60V/1A) ∗ R526 cấp dòng phân cực cho V512. ∗ N501 (OPTO) khống chế hoạt động mạch nguồn sơ cấp. ∗ R502,R521,R522 mạch kích ban đầu (starter). ∗ VD514, VD516, VD517: xén mức xung kích cho cực B Transistor V513. ∗ C515, C517 dập xung kích tại cực B và C Transistor V512. • Hoạt động mạch nguồn sơ cấp: − Khi mới cắm điện AC cho máy, mạch nguồn Switching sẽ bắt đầu hoạt động, quá trình hoạt động của mạch nguồn sẽ được mô ta như sau: − Điện áp DC phía sơ cấp đến mạch kích bao gồm các điện trở R520, R521, R522, R526 và C515 khiến transistor V513 dẫn, dòng điện trên cuộn dây chân 3-7 của biến áp xung biến đổi theo sự nạp của tụ C515, khi tụ nạp đầy điện tích, V512 tắt và V513 dẫn bão hoà, năng lượng của cuộn sơ cấp sẽ cảm ứng qua cuộn dây thứ cấp chân 1-2 tạo xung kích ban đầu cho V513, transistor V513 ngắt mở liên tục quá trình hoạt động của mạch nguồn. • Hoạt động ổn áp: − Hoạt động ổn áp nguồn trên các máy trung quốc được thực hiện bởi transistor V553 kết hợp với OPTO N501, khi áp +110V ở ngõ ra thay đổi, áp phân cực transistor V553 thay đổi, phân cực N501 OPTO bị thay đổi theo, độ dẫn điện V511 thay đổi , khống chế thời gian ON/OFF của V512, V513. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 65
  11. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM − Điện áp ngõ ra được điều chỉnh theo chiều hướng ổn định nhất, khi chiết áp RP551 chỉnh lên trên, áp cực B của V553 càng cao, V553 dẫn càng mạnh, OPTO dẫn mạnh do áp chân 2 giảm, V512 dẫn sẽ làm giảm thời gian dẫn của V513, áp thứ cấp ra bị giảm xuống, hay nói cách khác bất cứ nguyên nhân nào làm N501 dẫn càng yếu thì điện áp ngõ ra càng tăng. Điện áp phân cực cho N501 tồn tại nhờ R555 = 47K và R115(R556) = 2.2K VA = 22K/(47K + 22K) * 110V = 35V. Hình 11-2 3. HOẠT ĐỘNG MỞ NGUỒN BẰNG VI XỬ LÝ: a. Sơ đồ mạch: Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 66
  12. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM T511 + VD553 3 B 295V 11 R520 C563 1000/25V R521 8 7 V513 R522 1 2SC5299 R569 V512 +5V 2.2 VD554 2SC3807 12 R524 V551 C564 2 R510 R727 2SB892 B4 R550 1000/25V 470 +24 R560 V R720 1 R511 15K CD701 +110V 5.6K 10K N551 R728 TRL - R R564 470 7812 10K V554 V511 N701 R561 1 2 3 R555 2SB764 A844 ( VI XỬ LÝ) 10K R565 B6 47K 1.5K +12V R556 1 4 15 (7) V703 V552 POWER (R556) ON/OFF C1815 2SC552 R712 R566 22K 10K R567 VD562 10K R580 N501 2 3 1.2K R581 22K R584 10K Lưu ý: ( ) ĐỜI V580 68K STREREO A1015 R515 V581 22K R585 C1815 +110V 2.2K R552 100K VD580 V553 HZ6C3 2SC1815 VR551 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG 2K R553 +110V NGẮT MỞ NGUỒN BẰNG VI XỬ LÝ 5.6K VD561 R554 (4.7K) HZ6C3 60K (150K) Hình 11-2 b. Khi họat động ở chế độ POWER OFF: Điện áp +11,5V tại thứ cấp biến áp nguồn xuất hiện chưa đầy đủ, tuy nhiên nguồn +5V vẫn xuất hiện tại chân 12 IC N701, chân 7 N701 là chân tạo lệnh ngắt/mở nguồn, khi chân này ở mức cao làm cho transistor V703 dẫn V552 tắt VD562 tắt V581 dẫn V580 dẫn Diode (Led) bên trong Opto N501 dẫn mạch Phototransistor dẫn mạnh V511 dẫn mạnh V512 dẫn mạnh V513 dẫn yếu nguồn ra ở cuộn thứ cấp T511 giảm mạnh (phototransistor và V511 hình thành cặp transistor ghép darlington) Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 67
  13. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Hình 11-3 c. Khi hoạt động ở chế độ POWER ON: Chân 7 N701 ở mức thấp, V703 tắt V552 dẫn, xảy ra ba quá trình song song nhau: + VD562 dẫn V581 tắt V580 tắt, V512, V513 chịu sự tác động của mạch ổn áp, các mức điện áp tại ngõ ra T511 xuất hiện bình thường. + V551 dẫn điện áp B4 (+24V) xuất hiện cấp cho transistor H- driver và IC công suất dọc + V554 dẫn địên áp (+12V và +5V) xuất hiên. 1. CÁC MỨC ĐIỆN ÁP NGUỒN THỨ CẤP SỬ DỤNG TRÊN MÁY: − Các mức nguồn được khống chế bởi vi sử lý (Standby):B4, B6, B7. − Nguồn B1 (+110V) cấp cho tầng H.out. − Nguồn B2 (+17V) cấp cho IC công suất âm thanh. − Nguồn B3 (+180V) cấp cho các Transistor khuếch đại công suất sắc. − Nguồn B4(+25V) cấp cho khối xuất mành (Vert out). − Nguồn B5 (+5V) cấp cho vi sử lý. − Nguồn B6 (+12V) cấp cho khối chọn kênh (TUNER ). Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 68
  14. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM − Nguồn B7 (+5V) cấp cho khối trung tần (IF ) T511 C552 (Biến áp xung) 470uF B3 10 +180V VD552/EU01 C562 R558 C551 22/250 220K B2 9 VD551 R551 +110V RU3AM C561 47K 220/160 (22K) đời strereo 8 VD553 V551 RU3YX 2SB892 B4 11 +25V R560 C563 15K 1000/25V R564 V551 2SC1815 R561 10K POWER 10K CPU ON/OFF N551 AN7812 C554 R569 V554 1 2 3 2SB764 B6 12 2.2 +12V VD554 C564 R566 1000/25V R567 10K N552 1.2K AN7805 1 2 3 VD562 VD555 B2 14 +17V R562 B7 C565 1 N553 2200/25V AN7805 +5V 13 1 2 3 B5 Nguồn cấp trước +5V cho IC vi xử lý Hình 11-4 IV. CÁC BÀI THỰC TẬP: − Xác định các linh kiện của mạch − Đo các mức điện áp chuẩn − Đo và vẽ lại các dạng sóng chuẩn Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 69
  15. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM − Nhận dạng hư hỏng (Pan) − Xác định linh kiện hư hỏng và cách sửa chữa V. KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ: − Nộp bài báo cáo thực hành. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 70
  16. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM BÀI 12: KHỐI VI XỬ LÝ II. THIẾT BỊ SỬ DỤNG: − Mô hình TV màu − Lược đồ máy TV màu − Máy phát sọc màu − Máy hiện sóng III. MỤC TIÊU: IV. NỘI DUNG: − Xác định khối trên mô hình − Phân tích mạch trên lược đồ và nêu nguyên lý hoạt động của mạch − Nêu phương phát chung về định dạng hư hỏng và sửa chữa 1. SƠ ĐỒ CHÂN IC VI XỬ LÝ: Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 71
  17. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM LC 863532 B LC863528B Lệnh điều 1 UHF BAND1 36 khiển chọn kênh chọn 2 50/60 BAND2 35 Lệnh điều và dò đài Ngõ ra dạng Data, 3 SDAO AV2 34 trên Tuner clock giao tiếp với IC khiển memory và IC đa năng 4 SCLO AV1 33 chọn AV/TV 5 GND VT 32 Dao động 6 XTL1 WOOFER 31 Lệnh điều khiển âm lượng xung nhịp 7 XTL2 VOL - L 30 8 VDD VOL - R 29 Ngõ vào phím lệnh 9 KEY IN IR 28 Ngõ vào tín hiệu điều khiển từ xa Nhận tín hiệu dừng dò 10 AFT IN SD 27 Sync. Det: Nhận diện xung đồng bộ. đài từ khối trung tần tới 11 AC DET S- VHS 26 Chọn ngõ vào tín hiệu S -VHS 12 CHROMA ENABLE 25 Có thể không sử dụng Tín hiệu Reset 13 RESET MUTE 24 Lệnh điều khiển chọn băng 14 FILT SIF 23 thông trên bộ lọc SAW Lệnh điều khiển 15 POWER BLK 22 mở nguồn 16 LNA (YUV) B 21 Điều khiển hiển thị Xung đồng bộ phục 17 V-SYNC G 20 vụ ổn định ký tự hiển thị 18 H-SYNC R 19 Hình 12-1 − N701 : LC8663328, LC8663324 (vi xử lý) − N702: 24C08: memory (IC nhớ) − A701: nhận tín hiệu hồng ngoại từ bộ điều khiển từ xa. 2. NHIỆM VỤ CÁC CHÂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH VI XỬ LÝ: − Chân 7 (POWER ON/OFF): điều khiển đóng/mở nguồn ở chế độ Standby (xem ở bài 11) − Chân 8 (VT): ngõ ra áp điều khiển dò đài cấp cho tuner Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 72
  18. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Hình 12-2 − Chân 9 (GND): nối với mass máy − Chân 10 (XTAL IN): nối với thạch anh dao động tạo xung CLOCK − Chân 11 (XTAL OUT): nối với thạch anh dao động tạo xung CLOCK Hình 12-3 − Chân 13 (AFT): ngõ vào tín hiệu AFT từ trung tần hình đưa tới • Đối với đời mono, chân (14) là chân AFC Hình 12-4 Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 73
  19. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM − Chân 14 (KEY IN): ngõ vào tín hiệu điều khiển từ hệ thống phím lệnh. Các lệnh đưa vào chân 14 IN N101 tồn tại dưới dạng cầu phân áp, khi bấm một phím lệnh, điện áp tại chân 14 sẽ thay đổi theo giá trị điện trở ứng với phím lệnh đó. Hình 12-5 − Chân 17 (RESET): ngõ vào tín hiệu RESET. Mạch tạo RESET bao gồm transistor V702, VD703, C729 Hình 12-6 − Chân 20 (17) (V.Sync): ngõ vào xung quét dọc (xung mành) từ N541 đưa đến (pha âm) − Chân 21 (18) (H.Sync): ngõ vào xng quét ngang (xung dòng) từ FBT đưa đến (pha âm). Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 74
  20. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM − Tín hiệu V.Sync, H.Sync cấp cho N701 dùng để xác định vị trí ký tự hiển thị (đồng bộ tín hiệu hiển thị). Hình 12-7 − Chân 22 (R): ngõ ra tín hiệu hiển thị màu R (đỏ) − Chân 23 (G): ngõ ra tín hiệu hiển thị màu G (xanh lá) − Chân 24 (B): ngõ ra tín hiệu hiển thị màu B (xanh dương) − Chân 25 (BLK): (OSD Blanking output) dùng để xoá đường hồi tín hiệu hiển thị trên màn hình. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 75
  21. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Hình 12-8 − Chân 27 (SDA O): (Serial Data) dữ liệu nối tiếp (dữ liệu tuần tự) − Chân 28 (SCL O): (Serial clock) xung nhịp nối tiếp Dùng để giao tiếp giữa IC N701 (vi xử lý) với IC N702 (Memory) Hình 12-9 − Chân 29 (SDA 1): (Serial Data) dữ liệu nối tiếp (dữ liệu tuần tự) − Chân 30 (SCL 1): (Serial clock) xung nhịp nối tiếp Dùng để giao tiếp giữa IC N701 (vi xử lý) với IC N101 (LA76810) Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 76
  22. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Hính 12-10 − Chân 34 (IR): (Infrared input) ngõ vào tín hiệu hồng ngoại, từ Remote Control tời sau khi qua bộ thu hồng ngoại A701 Hính 12-11 − Chân 35: Đối với đời Stereo không sử dụng. Đối với đời máy mono chân (35) dùng để chọn băng thông ngõ vào lọc SAW. Hình 12-12 − Chân 37 (MUTE): dùng để làm câm âm thanh ở các mode khác nhau. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 77
  23. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Hình 12-13 − Chân 41 (BAND 2): ngõ ra điều khiển chọn băng tần. − Chân 42 (BAND 1): ngõ ra điều khiển chọn băng tần. Các đường tín hiệu BAND 1 và BAND 2 được đưa gián tiếp thông qua IC N703 (IC SW BAND) hoặc trực tiếp đến A101 TUNER thực hiện chọn băng tần VHF-L, VHF-H, UHF. Hình 12-14 Các chân của IC vi xử lý N701: LC8633XX_TH50J2  Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 78
  24. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Pin CÔNG DỤNG Pin CÔNG DỤNG 1 UHF 19 R 2 50/60 20 G 3 SDAO 21 B 4 SCLO 22 BLK 5 GND 23 SIF 6 XTL1 24 MUTE 7 XTL2 25 ENABLE 8 Vdd 26 LNA (YUV) 9 KEY IN 27 SD 10 AFT IN 28 IR 11 AC DET 29 VOL-R 12 CHROMA 30 VOL-L 13 RESET 31 WOOF 14 FILTER 32 VT 15 POWER 33 AV2 16 BLK 2 34 AV1 17 V-SNYC 35 BAN 2 (VHF-L) 18 H-SNYC 36 BAN 1 (VHF-H) V. CÁC BÀI THỰC TẬP: − Xác định các linh kiện của mạch − Đo các mức điện áp chuẩn − Đo và vẽ lại các dạng sóng chuẩn − Nhận dạng hư hỏng (Pan) Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 79
  25. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM − Xác định linh kiện hư hỏng và cách sửa chữa VI. KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ: − Nộp bài báo cáo thực hành. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 80
  26. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM BÀI 13: KHỐI CAO TẦN VÀ TRUNG TẦN I. THIẾT BỊ SỬ DỤNG: 1. Mô hình TV màu 2. Lược đồ máy TV màu 3. Máy phát sọc màu 4. Máy hiện sóng II. MỤC TIÊU: III. NỘI DUNG: − Xác định khối trên mô hình − Phân tích mạch trên lược đồ và nêu nguyên lý hoạt động của mạch − Nêu phương phát chung về định dạng hư hỏng và sửa chữa 1. SƠ ĐỒ GIAO TIẾP GIỬA TUNER VÀ TRUNG TẦN HÌNH: Hình 13-1 Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 81
  27. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM 2. NHIỆM VỤ CÁC CHÂN TRÊN TUNER: − Sơ đồ tổng quát khối Tuner và các khối chức năng Hình 13-2 − IF (Intermediate Frequency – Tần số trung gian) : ngõ ra tín hiệu trung tần hình từ khối tuner cấp cho khối khuếch đại trung tần hình (VIF). − AGC (Automatic Gain Control – Tự động điều chỉnh độ lợi): nhận điện áp RF-AGC từ chân 4 N101 (LA76810) cấp cho mạch khuếch đại cao tần trong Tuner. − VT: khi dò đài chân 8 (VT) N701 vi xử lý đưa ra điện áp thay đổi độ dẫn điện V701, làm thay đổi điện áp tại chân VT từ 0 ÷ 33V, thực chất là làm thay đổi tần số cộng hưởng để chọn kênh. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 82
  28. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM − MB: chân B+ cấp điện áp +12V cho mạch Tuner hoạt động. − Chân UB: nhận điện áp phân cực cho băng UHF khi hoạt động ở băng tần UHF, chân này lên +12V − Chân VL: nhận điện áp phân cực cho băng VHF-L, khi hoạt động ở băng tần VHF-L, chân này lên +12V. − Chân V H: nhận điện áp phân cực cho băng VHF-H, khi hoạt động ở băng tần VHF-H, chân này lên +12V. 3. HOẠT ĐỘNG MẠCH TRUNG TẦN HÌNH, KHUẾCH ĐẠI HÌNH SỬ DỤNG TRÊN CÁC MÁY TRUNG QUỐC: − Tín hiệu trung tần chung (IF) từ ngõ ra hộp chọn kênh (TUNER A101) được V102 khuếch đại, sau đó đưa đến mạch lọc trung tần Z101 (SAW FILTER) tín hiệu IF xuất hiện tại chân 5 và 6 N101 LA76810 được khuếch đại và sau đó đưa tới tầng tách sóng để lấy ra tín hiệu VIDEO tại chân 46 IC này. − Tín hiệu VIDEO từ Jack AV đưa vào chân 42 IC LA76810 bản thân bên trong IC này đã thiết kế sẵn mạch chuyển đổi AV/TV. IV. CÁC BÀI THỰC TẬP: − Xác định các linh kiện của mạch − Đo các mức điện áp chuẩn − Đo và vẽ lại các dạng sóng chuẩn − Nhận dạng hư hỏng (Pan) − Xác định linh kiện hư hỏng và cách sửa chữa V. KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ: − Nộp bài báo cáo. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 83
  29. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM BÀI 14: KHỐI XỬ LÝ TÍN HIỆU HÌNH VÀ KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT HÌNH (CÔNG SUẤT SẮC). I. THIẾT BỊ SỬ DỤNG: − Mô hình TV màu − Lược đồ máy TV màu − Máy phát sọc màu − Dao động ký II. MỤC TIÊU: III. NỘI DUNG: − Xác định khối trên mô hình − Phân tích mạch trên lược đồ và nêu nguyên lý hoạt động của mạch − Nêu phương phát chung về định dạng hư hỏng và sửa chữa 1. MẠCH XỬ LÝ CHÓI: a. Sơ đồ khối mạch xử lý chói: Hình 14-1 Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 84
  30. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Ghi chú: các thuật ngữ trên hình 14-1: − Buffer: tầng đệm. − Trap: bẫy sóng. − Y.Process: xử lý chói. − Delay: làm trễ. − Brightness control: điều chỉnh độ sáng. − Contrast control: điều chỉnh độ tương phản. − I2C BUS DECODER: giải mã dữ liệu đường I 2C. − Matrix: ma trận. − C.Process: xử lý tín hiệu sắc. b. Hoạt động mạch xử lý chói: − Tín hiệu VIDEO TV sau khi lấy ra từ tầng tách sóng hình được đưa vào chân (44) IC N101 (IC LA76810) tín hiệu VIDEO AV từ Jack VIDEO đưa vào chân (42), bản thân của IC N101 được thiết kế chuyển mạch (SW) TV/AV được đưa vào khối TRAP (bẫy sóng ), đến tầng Y .PROCESS DELAY (xử lý chói, làm trễ ) sau khi được làm trễ, đưa vào khối xử lý tín hiệu chói. − Để điều chỉnh độ sáng tối (Brightness) và điều chỉnh độ tương phản hình ảnh (Contrast) đối với máy này không điều chỉnh bằng cách thay đổi điện áp mà dùng tín hiệu Data (SDA), Clock (CSA) cấp cho bộ giải mã đặt bên trong IC N101. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 85
  31. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM − Tín hiệu chói (Y) sau khi được điều chỉnh độ sáng, độ tương phản sau đó đưa đến khối R, G, B MATRIX để tạo lại ba tín hiệu màu cơ bản R, G, B. 2. MẠCH XỬ LÝ TÍN HIỆU MÀU PAL/NTSC: a. Sơ đồ khối hoạt động mạch giải mã hệ PAL/NTSC: Hình 14-2 Ghi chú: các thuật ngữ trên hình 14-2: − Buffer: tầng đệm. − B.P.F (Band pass filter): bộ lọc băng thông . Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 86
  32. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM − ACC: tự động điều chỉnh khuếch độ màu. − APC: tự động điều chỉnh pha . − Demodulator: hoàn điệu màu. − Delay: dùng để làm trễ tín hiệu. b. Hoạt động mạch xử lý tín hiệu hình màu PAL/NTSC: − Toàn bộ mạch xử lý màu hệ PAL/NTSC được bố trí bên trong IC N101 (LA76810), bên ngoài mắc rất ít linh kiện nên việc kiểm tra và dò mạch rất đơn giản . − Tín hiệu hình tổng hợp từ chân (42) hoặc chân (44) IC N101 được đưa vào mạch đệm qua lệnh chuyển đổi TV/AV được lọc bởi mạch BPE (Band pass filter: lọc băng thông) và khối ACC (Auto colour control: tự động điều chỉnh mức màu) đến mạch hoàn điệu tín hiệu màu (demodulatol), ngõ ra của mạch hoàn điệu là hai tín hiệu R-Y và B-Y, qua khối chuyển mạch (SW) chọn hệ màu PAL/NTSC. Tín hiệu G-Y được tạo ra từ hai tín hiệu (R-Y) và (B-Y) thông qua khối ma trận (Matrix), khối ma trận cộng tín hiệu Y với các tín hiệu R-Y , G-Y, B- Y để lấy ra ba tín hiệu màu cơ bản R,G,B tại ba chân (21), (20), (19) IC N101 cấp cho mạch khuếch đại sắc. − Tại chân (38) mắc thạch anh tạo tần số chuẩn dùng để giải mã màu, tụ C 201 để phục vụ cho mạch dao động (VCO). − Chân (39) IC N101 mắc bộ lọc thông thấp (LPF) để ổn định mạch APC. − Toàn bộ các chức năng điều chỉnh bên trong của IC giải mã được kiểm soát bởi tuyến I 2C BUS thông qua hai chân (11) và (12) của IC N101. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 87
  33. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM 3. MẠCH KHUẾCH ĐẠI SẮC: a. Sơ đồ mạch khuếch đại sắc: Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 88
  34. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Hình 14-3 b. Hoạt động mạch khuếch đại sắc: − Các tín hiệu R, G, B xuất phát từ ba chân (19), (20), (21) của IC N101 (LA76810) được đưa đến phân cực cho các cực B ba transistor V902, V912, V922 tại các chân {2}, {3}, {4} Jack XP902, khuếch đại và đưa tín hiệu ra tại cực C và sau đó được đưa vào ba Cathode của đèn hình nhằm tái tạo lại những hình ảnh. IV. CÁC BÀI THỰC TẬP: − Xác định các linh kiện của mạch − Đo các mức điện áp chuẩn − Đo và vẽ lại các dạng sóng chuẩn − Nhận dạng hư hỏng (Pan) − Xác định linh kiện hư hỏng và cách sửa chữa V. KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ: − Nộp báo cáo thực hành. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 89
  35. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM BÀI 15: KHỐI XỬ LÝ TÍN HIỆU ÂM THANH VÀ KHỐI TV/AV I. THIẾT BỊ SỬ DỤNG: − Mô hình TV màu − Lược đồ máy TV màu − Máy phát sọc màu − Máy hiện sóng II. MỤC TIÊU: III. NỘI DUNG: 5. Xác định khối trên mô hình 6. Phân tích mạch trên lược đồ và nêu nguyên lý hoạt động của mạch 7. Nêu phương phát chung về định dạng hư hỏng và sửa chữa 1. SƠ ĐỒ KHỐI MẠCH XỬ LÝ TÍN HIỆU ÂM THANH: N604 C644 ( Công 2 8 N101 (LA76810) suất âm C658 V603 thanh) Tín hiệu âm thanh phần 1 TV C833 C662 C834 C661 R838 N801 (CD 4053) R839 R657 R653 L1 2 N603 C634 15 2 (Công suất 8 L2 1 C647 âm thanh Mạch chọn AV1/ AV2 R1 12 N602 C624 14 2 (Công suất 8 R2 13 C627 âm thanh Hình 15-1 Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 90
  36. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Mạch xử lý tín hiệu âm thanh được thực hiện trên các IC: - IC N101(LA76810): xử lý tín hiệu trung và tách sóng âm thanh. - IC 801(CD4053): chọn ngõ âm thanh vào AV1 hoặc AV2. - IC N602 ,N603,N604: công suất âm thanh. 2. MẠCH TRUNG TẦN VÀ TÁCH SÓNG ÂM THANH: Hình 15-2 − Mạch trung tần âm thanh được bố trí trong IC N101 (LA76810), tín hiệu trung tần âm thanh lần thứ 2 (SIF2)đđược lấy ra từ tầng tách sóng hình qua bẫy lọc sóng âm thanh, tín hiệu này được khuếch đại và hạn biên (LIMIT), tách sóng FM (FM DET), bên trong IC N101 (LA76810) thiết kế sẵn một bộ chuyển mạch TV/AV (SW). Chuyển mạch này chỉ được dùng để chuyển đổi đường tín hiệu hình còn đường tín hiệu âm thanh được chuyển mạch bằng IC N801 (CD 4053), tín Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 91
  37. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM hiệu âm thanh sau đo được đến tầng công suất IC N601, N602. Tầng điều chỉnh âm lượng (ATT) nằm bên trong IC N601, N602. − Hoạt động chuyển hệ âm thanh và chọn TV/AV được điều khiển từ vi xử lý (IC N101). 3. MẠCH CHUYỂN ĐỔI AV1/AV2/TV: Hoạt động chuyển đổi AV1/AV2/TV được thực hiện nhờ sự kết hợp giữa IC N101 (LA76801), N801 (4053), dưới sự điều khiển cửa vi xử lý N701 a. Phần âm thanh (AUDIO): Hình15-3 Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 92
  38. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM − Khi không có tín hiệu hình vi xử lý sẽ ra lệnh đặt mức “volume” về 0 để khoá tín hiệu âm thanh ở ngõ ra, đồng thời chân số 6 IC N801 ở mức thấp, cho phép IC N801 hoạt động. b. Phần hình ảnh (VIDEO): V801 R260 2SC1815 VIDEO C803 OUT R806 N101 R827 LA76810 R805 TRAP 40 VIDEO R201 C204 TV 46 44 OUT DELAY IF TRAP INDENT R202 LINE 42 AV I2C N101 C211 BUS LA76810 N801 HEF4053 C201 11 12 V IN 1 C812 13 R824 V830 +B5 R822 14 2SC1815 R241 R242 V IN2 C811 12 V831 R760 3 4 R821 2SC1815 R823 6 R429 SDAO SCLO 33 AV2 N701 R761 R826 (VI XỬ LÝ) 11 34 AV1 Hình 15-4 Nguyên tắc hoạt động chuyển mạch TV/AV: − Chọn AV/TV : IC N101 nhận một trong hai đường tín hiệu hoặc từ tầng tách sóng hình ( Internal Video In) vào chân 44 hoặc từ Jack AV bên ngoài (External Video In) vào chân 42 IC N101. Lệnh điều khiển chọn tín hiệu TV/AV được thực hiện từ IC N701 theo phương thức I 2C BUS cấp vào chân 11 và chân 12 IC N101. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 93
  39. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM − Chọn AV1; AV2: Khi ở chế độ AV, nguồn tín hiệu từ bên ngoài đưa vào có thể được lấy một trong hai ngõ AV1 hoặc AV2, được thực hiện nhờ IC N801, lúc này chân 33 của IC N701 ở mức cao làm cho V803 dẫn làm cho chân số 6 IC N801 ở mức thấp, cho phép IC N801 hoạt động. Đồng thời V803 cũng dẫn, nối đường tín hiệu Video của ngõ TV xuống mass. − Khi tác động vào chân 11 của IC N801 sẽ quyết định chọn một trong hai ngõ vào Video 1 hoặc Video 2. 4. MẠCH CÔNG SUẤT ÂM THANH: Hình 15-5 Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 94
  40. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM − Khối công suất âm thanh sử dụng hai IC N601, N602 (AN5265), − Bên trong IC N60X có sẵn tầng khống chế âm lượng (ATT: Attenuator). Điều chỉnh âm lượng được điều khiển bởi vi xử lý, thực hiện bằng cách thay đổi điện áp tại chân số 4 IC N60X. − Tín hiệu âm tần đi vào chân số 2 và ra chân số 8 IC N60X. − Giửa chân số 6 và chân số 8 có mắc điện trở hồi tiếp, quyết định độ khuếch đại của mạch. *Hoạt động mạch bảo vệ loa khi ở quá trình tắt mở máy: Hình 15-6 − Khi ở quá trình tắt /mở nguồn sẻ xuất hiện các xung nhiễu sẽ làm ảnh hưởng đến mạch công suất âm thanh gây ra những tếng “lụp bụp”, do đó khi vừa tắt máy cần phải nối mass đường tín hiệu chỉnh volume của hai kênh (L ,R). − Hoạt động: khi vừa tắt máy điện áp B6 (+24 v) được cấp từ nguồn chính bị mất áp cực B V631 xuống thấp, trong khi đó áp tại E vẫn tồn tại nhờ tụ C631 transistor V631 dẫn kéo theo V632 và V633 dẫn nối mass tín hiệu nhiễu ở ngõ ra, do đó chống được tiếng “lụp bụp” khi vừa ngắt nguồn cho máy, ở chế độ ON của transistor V631 được duy Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 95
  41. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM trì cho đến khi tụ C631 xả hết điện, lúc này toàn bộ các bộ phận trong máy cũng đã ở chế độ chờ. IV. CÁC BÀI THỰC TẬP: − Xác định các linh kiện của mạch − Đo các mức điện áp chuẩn − Đo và vẽ lại các dạng sóng chuẩn − Nhận dạng hư hỏng (Pan) − Xác định linh kiện hư hỏng và cách sửa chữa V. KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ: − Nộp báo cáo thực hành. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 96
  42. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM BÀI 16: KHỐI QUÉT DỌC I. THIẾT BỊ SỬ DỤNG: − Mô hình TV màu − Lược đồ máy TV màu − Máy phát sọc màu − Máy hiện sóng II. MỤC TIÊU: III. NỘI DUNG: − Xác định khối trên mô hình − Phân tích mạch trên lược đồ và nêu nguyên lý hoạt động của mạch − Nêu phương phát chung về định dạng hư hỏng và sửa chữa 1. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH QUÉT DOC: CC2 CC1 V PUMP UP PUMP V.IN V NON NON INPUT GND V. OUT V. HÌNH 16-1 Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 97
  43. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM 2. HOẠT ĐỘNG MẠCH QUÉT DOC ( QUÉT MÀNH): − Tín hiệu dao động dọc bắt đầu từ tín hiệu dao động ngang qua mạch chia tần số, được đồng bộ với tín hiệu đồng bộ dọc được tách ra từ tín hiệu Video do đài phát gởi đến và sau đó được sửa dạng sóng, tín hiệu dao động dọc ra tại chân (23) N101 ( LA 76810 ). − Tín hiệu dao động dọc được đưa đến chân (5) của IC công suất dọc N451 (LA7840) để khuếch đại và ra tại chân (2) đến cuộn Yoke dọc (V.Yoke) làm lệch tia điện tử theo chiều dọc. − Tất cả các chức năng: V.SIZE, V.LINE, V. POSOITION đều được điều khiển từ vi xử lý IC N701 đến IC N101 thông qua hai chân (11) và (12), hiệu chỉnh được thưc hiện bằng cách mở ”SERVICE”. Hình 16-2 ∗ Nhiệm vụ các chân IC N451 (LA7840). Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 98
  44. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM − Chân (1): GND (Mass). − Chân (2): ngõ ra tín hiệu xuất dọc (xuất mành) (Vertical output) − Chân (5): ngõ vào tín hiệu dọc (Vertical Input). − Chân (6): Nguồn cung cấp + 24V. − Chân (7): Nâng biên độ tín hiệu dọc (Pump up). Trên Main board có thiết kế sẵn hai vi trí: hoặc sử dụng IC LA7840 hoặc sử dụng IC AN5522, tuy nhiên sơ đồ chân hai IC này hoàn toàn khác nhau: LA7840 AN5522 Chức năng Chân (1) Chân (4) GND. Chân (2) Chân (5) Ver Output. Chân (3) Chân (2) Vcc1. Chân (4) Chân (7) Non Input. Chân (5) Chân (1) Vert Input. Chân (6) Chân (6) Vcc2. Chân (7) Chân (3) Pump up. IV. CÁC BÀI THỰC TẬP: − Xác định các linh kiện của mạch − Đo các mức điện áp chuẩn − Đo và vẽ lại các dạng sóng chuẩn − Nhận dạng hư hỏng (Pan) − Xác định linh kiện hư hỏng và cách sửa chữa Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 99
  45. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM V. KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ: − Nộp bài báo cáo thực hành. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 100
  46. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM BÀI 17: KHỐI QUÉT NGANG I. THIẾT BỊ SỬ DỤNG: − Mô hình TV màu − Lược đồ máy TV màu − Máy phát sọc màu − Máy hiện sóng II. MỤC TIÊU: III. NỘI DUNG: − Xác định khối trên mô hình − Phân tích mạch trên lược đồ và nêu nguyên lý hoạt động của mạch − Nêu phương phát chung về định dạng hư hỏng và sửa chữa 1. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH QUÉT NGANG (QUÉT DÒNG): Hình 17-1 Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 101
  47. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM 2. HOẠT ĐỘNG MẠCH QUÉT NGANG (QUÉT DÒNG): − Mạch dao đông ngang được thiết kế bên trong IC N101 (LA 76810), hoạt động theo kiểu VCO-PLL (dao động kết hợp vòng khoá pha). − Mạch AFC1: tạo đồng bộ giữa tần số dao động ngang bên trong máy với tần số đồng bộ ngang (H.Sync) tách ra từ tín hiệu Video do đài phát hình gởi đến. − Mạch AFC2: so sánh xung dao động ngang với xung hồi tiếp ngang H- F/B (Horizontal feedback)đđược lấy từ FBT về cấp vào chân (28) IC N101 để kích mạch dịch pha, xung ngang ra ở chân (27) IC N101. − Xung ngang đưa đến mạch khuếch đại thúc (V431), kích biến áp H- Driver (T431) nhằm nâng cao biên độ xung kích cấp cho Transistor công suất ngang (V432), Transistor V432 kết hợp với FBT ( flyback Transformer) (T471) hoạt động ngắt mở tạo ra năng lượng cấp cho Yoke ngang (H. Yoke) làm lệch tia điện tử theo chiều ngang. Thứ cấp của biến áp T471 (FBT) đưa ra nhiền mức điện áp và xung khác nhau cấp cho các khối chức năng khác làm việc. 3. MẠCH SỬA MÉO GỐI: − Trên một số vỉ máy TV Trung Quốc được lấp sẵn mạch sửa méo gối, nhưng một số vỉ máy có thiết kế sẵn trên mạch in nhưng không lấp linh kiện: Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 102
  48. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM Hình 17-2 4. HOẠT ĐỘNG MẠCH SỬA MÉO GỐI: − Xung quét dọc từ cực trừ (–) của cuộn Yoke dọc đưa về để sửa lại dạng xung quét ngang theo từng dòng quét để bù lại khiếm khuyết của dòng quét do lỗi chế tạo đèn hình. − Xung răng cưa của tín hiệu dọc được cấp cho cực B Transistor V301 vá ra tại cực C V301, qua các biến trở RP301 (PCC), RP302 (H-W) dùng để làm thay đổi chế độ làm việc của Transistor V302,V303 tín hiệu ra cực C V303 kết hợp với tín hiệu lái ngang tại cầu chia hai tụ C435 và C437 để thực hiện sửa méo gối. IV. CÁC BÀI THỰC TẬP: − Xác định các linh kiện của mạch − Đo các mức điện áp chuẩn − Đo và vẽ lại các dạng sóng chuẩn − Nhận dạng hư hỏng (Pan) − Xác định linh kiện hư hỏng và cách sửa chữa V. KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ: − Nộp bài báo cáo thực hành. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 103
  49. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM BÀI 18: SỬA CHỮA TỔNG HỢP TV I. THIẾT BỊ SỬ DỤNG: − Mô hình TV màu − Lược đồ máy TV màu − Máy phát sọc màu − Máy hiện sóng II. MỤC TIÊU: III. NỘI DUNG: − Xác định các khối trên mô hình − Phân tích mạch trên lược đồ và nêu nguyên lý hoạt động của toàn máy − Nêu phương phát về định dạng hư hỏng và sửa chữa 1. MỘT SỐ PAN TIÊU BIỂU TRÊN KHỐI NGUỒN TV: a. Mạch nguồn hoàn toàn không hoạt động : Khi gặp hiện tượng này cần tiến hành kiểm tra theo trình tự sau: − Kiểm tra cầu chì ở sơ cấp, đo ohm hai cực tụ lọc nguồn xem có bị chạm hay không? Sau đó kiểm tra các diode chỉnh lưu. − Cô lập transistor công suất ngang, gắn tải giả (dùng bóng đèn 75W/220V). − Kiểm tra các tải còn lại (các đường nguồn +190V,+24V,+17V,+12V ) của cuộn biến áp ngắt mở (T511) có bị chạm không. − Kiểm tra các transistor V513, V512, V511. − Kiểm tra các điện trở kích, thường bị đứt hoặc bị tăng trị số. − Kiểm tra các linh kiện ngoại vi của mạch nguồn. • Pan thực tế: Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 104
  50. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM  V513 hay bị chạm mối nối C-E.  V512 hay chạm C-E. • Các thông số của V513, V512, V511:  V513: 2SD1710: Vce = 800V, Ic = 8A, hfe = 8, có thể thay thế bằng BUT11(A), BU2520AF.  V512: 2SC3807: Vce = 25V-30V, Ic = 2A, hfe = 1500, nên lưu ý transistor này có hfe rất cao, bạn có thể thay thế bằng 2SD1273.  V511: 2SA844: Vce = 60V, Ic = 50mA, hfe = 400. b. Hoạt động ở nguồn điện 220V tốt, không hoạt động ở nuòn 110V: − Hoạt động ở 220V tốt, không hoạt động ở 110V. Như vậy mạch nguồn đã hoạt động nhưng khi cắm điện 110V nguồn kích ban đầu cho transistor công suất nguồn chưa đủ cho transistor ngắt mở (V513) hoạt động. − Khi gặp hiện tượng này cần tiến hành kiểm tra theo trình tự sau:  Kiểm tra mạch kích (R520, R521, R522, C515 )  Kiểm tra tụ lọc nguồn C507 (220µ/400V) có bị khô, bị rỉ không.  R524 (88 Ω) tăng tị số. c. Hoạt động ở 110V hay chết transistor công suất nguồn: − Khi máy hoạt động ở 110V dẫn đén nguồn kích, nguồn cấp cho transistor công suất nguồn thấp → nguồn ra yếu → mạch dò sai hoạt động yếu → tín hiệu hồi tiếp về yếu → làm cho transistor công suất nguồn hoạt động mạnh ( dẫn mạnh do tần số ngắt mở tăng). − Phương pháp sửa chữa:  Do transistor công suất nguồn hoạt động mạnh nên đối với pan này nên tìm linh kiện transistor công suất nguồn có dòng (Ic) Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 105
  51. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM lớn hơn để thay thế transistor V513 2SD1710 có V CE = 800V, Ic : 8A, hfe = 8 min. Ta có thể tìm transistor có dòng lớn hơn như BU2520AF có Vce = 800V, Ic = 10A, hfe = 8 min. d. Nguồn ra thấp: − Pan này liên quan đến mạch hồi tiếp khống chế transistor công suất nguồn V513. − Khi gặp hiện tượng này cần tiến hành kiểm tra theo trình tự sau:  Kiểm tra OPTO N501.  Kiểm tra transistor V553. • Pan thực tế:  OPTO N501 bị chạm C-E  Transistor V553 bị chạm C-E  RP551 (VR 2K), R553 bị đứt, VD561 (diode zener 6V3) bị chạm. e. Mở nguồn bằng vi sử lý không được: − Pan này liên quan đến lệnh mở nguồn từ chân 15 (7) IC701 đến OPTO N501 − Đối với pan này nên thử cô lập V580 ra xem nguồn B1 +110V có ra đủ không, nếu đủ chứng tỏ nguồn đã hoạt động tốt nhưng do lệnh mở nguồn chưa hoạt động, lần lượt kiểm tra theo thứ tự sau:  Kiểm tra lệnh mở nguồn từ chân 15 (7) IC vi xử lý (N701), khi mở POWER ON: mức thấp.  Kiểm tra các transistor V552, V580, V581, V703.  Kiểm tra các linh kiện liên quan đến đường mở nguồn, thực hiện lần lược các phép đo trên đường mở nguồn để pan. 2. MỘT SỐ PAN TIÊU BIỂU TRÊN KHỐI NGANG TV: Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 106
  52. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM a. Mất cao áp: − Khối nguồn phải hoạt động tốt trước khi tiến hành sửa chữa mạch quét ngang. − Công việc kiểm tra, sữa chữa khối quét ngang theo thứ tự sau:  Kiểm tra nguồn 110 v tại chân (3) FBT.  Kiểm tra transistor công suất ngang V432  Kiểm tra nguồn 12 v tại chân (25) IC đa năng IC N101 (LA76810).  Kiểm tra tín hiệu dao động ngang tại chân (27) N101 (LA76810)  Kiểm tra tín hiệu kích cho transistor công suất ngang V432 tại cực B. • Thực tế thường gặp hư hỏng transistor công suất ngang bị chạm C- E, rỉ mối nối C-E, trên máy transisto công suất ngang có mã hiệu 2SC5299, bạn có thể thay bằng 2SD1555, 2SD1878, BU2520DF (có diode đệm và điện trở bên trong). b. Hình có đường sáng đứng: − Với hiện tượng này, chứng tỏ khối quét ngang và khối quét dọc đã hoạt động nhưng không có dòng răng cưa cấp cho cuộn H. Yoke. − Phương pháp kiểm tra:  Kiểm tra cuộn Yoke ngang có bị đứt không.  Kiểm tra các linh kiện liên quan đến cuộn yoke ngang như: L441, R441, C441, C444, R446 c. Hình bị méo gối: − Đa số các đèn hình khi kết hợp với vỉ máy TV Trung Quốc đều bị méo gối, hiện tượng méo gối xảy ra là do: Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 107
  53. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM  Đặc tính của đèn hình, công nghệ chế tạo đèn hình không phù hợp với vỉ máy.  Vỉ máy chưa có mạch sửa méo gối. − Phương pháp sửa chữa:  Mở service, vào các mục cân chỉnh liên quan đến thao tác sửa méo gối như: PIN-AMP, PIN-CORR , tuy nhiên một số máy có chức năng này.  Ráp mạch sửa méo gối. 3. CÁC PAN TIÊU BIỂU TRÊN KHỐI DỌC: a. Màn hình xuất hiện đường sáng ngang: − Nguyên nhân gây ra hư hỏng này là do trên khối dao động dọc và công suất dọc có vấn đề . − Phương pháp tìm Pan:  Kiểm tra cuộn lái dọc (V. Yoke) xem có bị dứt hay không .  Kiểm tra nguồn +24 V cấp cho chân (6) và chân (3) IC N451 (LA7840).  Kiểm tra điện trở thoát dòng cho cuộn lái dọc R459 (1 Ω/1W), xem có bị dứt hay không .  Dùng tay kích vào ngõ vào tín hiệu dao động dọc của IC N451 ở chân số (5) xem có bung khung sáng không: + Nếu có bung khung sáng thì mạch công suất dọc tốt. + Nếu không bung khung sáng thì có thể hư IC công suất dọc.  Kiểm tra tín hiệu dao động dọc tại chân (23) IC N101 (LA76810). b. Hình bị co theo chiều dọc: Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 108
  54. Trường Đại Học Cơng Nghiệp Tp.HCM − Khi gặp hiện tượng này cần kiểm tra:  Cuộn lái tia dọc có thể chưa đúng trở kháng.  Các linh kiện chung quanh mạch quét dọc có sai trị số. − Phương pháp tìm Pan:  Đầu nối lại cuộn lái tia dọc cho đúng tổng trở.  Mở service, vào mục “VERT SIZE” để tăng kích thước dọc .  Kiểm tra các linh kiện liên quan mạch quét dọc. Thường điện trở R459 (1 Ω/1W) bị tăng trị số . c. Hình bị mất tuyến tính: − Pan này xảy ra thường do các linh kiện liên quan đến mạch công suất dọc. − Phương pháp tìm Pan:  Đi vào bảng service, thay đổi mục “V-LINE”, “V-POSITION”.  Kiểm tra các linh kiện quan mạch hồi tiếp quét dọc như : R455, R456, R457  Tụ Boost up (Pump up) bị khô (C451:100µF/35 V).  Có thể hư IC công suất dọc N451 (LA7840). IV. CÁC BÀI THỰC TẬP: − Nhận dạng hư hỏng (Pan) − Xác định vùng hư hỏng − Cách sửa chữa − Đo các mức điện áp chuẩn − Đo và vẽ lại các dạng sóng chuẩn − Xác định linh kiện hư hỏng V. KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ: − Nốp báo cáo thực hành. Giáo trình thực hành truyền thanh – truyền hình. 109