Giáo trình Tin học trong quản lý xây dựng - Nguyễn Thanh Phong

pdf 548 trang huongle 3150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tin học trong quản lý xây dựng - Nguyễn Thanh Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tin_hoc_trong_quan_ly_xay_dung_nguyen_thanh_phong.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tin học trong quản lý xây dựng - Nguyễn Thanh Phong

  1. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ MÔN HỌC TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Biên soạn: ThS. Nguyễn Thanh Phong Bộ môn Kinh tế xây dựng & Quản lý dự án Khoa Kỹ thuật & Công nghệ TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 11 năm 2008
  2. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Giáo trình điện tử môn học “TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG” BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ MÔN HỌC TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG I. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ GIÁO TRÌNH 1. Họ và tên: NGUYỄN THANH PHONG 2. Sinh năm: 17/11/1982 3. Ảnh: 4. Chức danh: Giảng viên - Học vị: Thạc sĩ (Quản lý dự án Xây dựng) 5. Địa chỉ liên lạc: Bộ môn Kinh tế Xây dựng & Quản lý dự án, Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ, Phòng 312 (Lầu 3), Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, 97 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. 6. Điện thoại: (08) 9300948- Di động: 090.5957580 7. Email: dhmotphcm@yahoo.com 8. Lịch tiếp sinh viên hàng tuần: Giảng viên tiếp và giải đáp thắc mắc cho sinh viên tại Văn Phòng Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ, Phòng 312 (Lầu 3), Trường Đại học Mở Tp.HCM, 97 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh theo lịch như sau: GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong –Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ 1
  3. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Giáo trình điện tử môn học “TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG” Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Thứ Sáu Năm Thời 14:00- 14:00- 14:00- gian 17:00 17:00 17:00 GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong –Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ 2
  4. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Giáo trình điện tử môn học “TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG” II. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC 1. Tên môn học: TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG 2. Mã số Môn Học: TH2209 3. Số đơn vị học trình và giờ học: - Môn Tin học trong quản lý Xây dựng bao gồm 2 đơn vị học trình (tương ứng với 30 tiết giảng dạy lý thuyết). - Phân bổ thời gian: 30:00:15 (30 tiết giảng dạy trên lớp và 15 tiết sinh viên tự làm bài tập ở nhà). - Giờ học: Sáng thứ 5 (từ 7:00 đến 11:00) hoặc chiều thứ 5 (13:00 đến 17:00) 4. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: Môn học này sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng cơ bản về các ứng dụng của phương pháp định lượng nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định trong các vấn đề quản lý nói chúng và quản lý dự án & tổ chức thi công xây dựng nói riêng. - Về kỹ năng: Sau khi kết thúc khóa học này, sinh viên sẽ có các khả năng như sau: + Áp dụng các phương pháp phân tích định lượng trong khoa học quản lý để ứng dụng trong lĩnh vực quản lý dự án và thi công xây dựng; + Sử dụng thành thạo các công cụ tin học ứng dụng để phân tích định lượng trong quản lý xây dựng như: Excel, Excel Solver Premium, Excel QM, QM for Windows, ABQM, QSB, Win QSB, IORTutorial, Lindo, Lingo, Insight, Whatbest, Treeplan, Crystall Ball, @Risk, Expert Choice 5. Yêu cầu môn học: - Môn học tiên quyết: Không - Môn học trước: Toán cao cấp, Quản trị học, Thống kê ứng dụng trong quản lý, GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong –Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ 3
  5. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Giáo trình điện tử môn học “TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG” Tin học đại cương. 6. Hình thức giảng dạy-học tập: - Phương pháp giảng dạy chính yếu của môn học là giảng dạy lý thuyết kết hợp với làm bài tập, thảo luận các tình huống thực tế trong lớp học. - Do đó, trước khi đến lớp, SV nên đọc các bài đọc bắt buộc đã được GV ghi chú trong “Tài liệu hướng dẫn học tập môn học”. - SV phải tham dự lớp đều đặn để nghe giảng và tự học, làm bài tập thêm ở nhà, cũng như tích cực tham gia các buổi thảo luận trên lớp thì sẽ dễ dàng nắm bắt nội dung môn học. Các bài giảng của GV được thực hiện chủ yếu trên máy chiếu (Projector). - Công cụ hỗ trợ: Máy tính & Projector, phấn và bảng viết. 7. Mạng hỗ trợ học tập trực tuyến dành cho sinh viên: SV truy cập vào diễn đàn elearning của trường Đại học Mở TPHCM theo địa chỉ sau: KTCN/Bộ môn Kinh tế Xây dựng và Quản lý dự án 8. Phạm vi và đối tượng sử dụng giáo trình: - Sinh viên ngành Xây dựng: + Chuyên ngành Xây dựng dân dụng & Công nghiệp; + Chuyên ngành Cầu đường; + Chuyên ngành Thủy lợi- thủy điện-Cấp thoát nước; + Chuyên ngành Kinh tế Xây dựng; + Chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng - Ngoài ra, giáo trình này còn có thể dùng tham khảo cho sinh viên các chuyên ngành kinh tế kỹ thuật và quản trị kinh doanh của tất cả các trường đại học trong các môn học có liên quan như: + Phân tích định lượng trong quản lý; + Phương pháp định lượng trong quản lý; GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong –Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ 4
  6. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Giáo trình điện tử môn học “TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG” + Vận trù học; + Khoa học trong quản lý; + Hệ hỗ trợ ra quyết định; + Tối ưu hóa; + Toán kinh tế/Toán tối ưu; + Toán ứng dụng; + Quy hoạch tuyến tính. - Giáo trình này chưa xuất bản, hiện đang lưu hành nội bộ trong trường đại học Mở Tp.HCM. 9. Từ khóa của môn học (10 từ khóa chính): - Tiếng Anh: Management Science, Quantitative Analysis, Quantitative Methods, Operations Research, Decision Science, Decision Making, Decision Analysis, Linear Programming, Simulation, Modelling. - Tiếng Việt: Khoa học quản lý, Phân tích định lượng, Phương pháp định lượng, Vận trù học, Khoa học ra quyết định, Ra quyết định, Phân tích ra quyết định, Quy hoạch tuyến tính, Mô phỏng, Mô hình hóa. 10. Tài liệu tham khảo: A- Tài liệu tham khảo chính: (sinh viên chọn một trong 3 quyển sách sau đây) [1] Bernard W. Taylor III, Virginia Polytechnic Institute and State University, 2007. Introduction to Management Science, 9th Edition, Prentice Hall International, Inc. [2] Anderson, Sweeney, Williams, University of Cincinnati, 1997. An introduction to management science: Quantitative approaches to decision making, 8th Edition, West Publishing Company. [3] Barry Render, Ralph M.Stair Jr., Michael E. Hanna, Florida State University, 2008. Quantitative Analysis for Management, 10th Edition, Prentice Hall International. GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong –Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ 5
  7. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Giáo trình điện tử môn học “TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG” (Ghi chú: Các quyển sách ở trên đều có tại thư viện trường đại học Mở Tp.HCM) B- Tài liệu tham khảo thêm: (theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới) [1] Nguyễn Thống, Cao Hào Thi, Trường đại học Bách Khoa TP.HCM, 1998. Phương pháp định lượng trong quản lý, Nhà xuất bản Thống Kê. [2] Lê Văn Kiểm, Phạm Hồng Luân, 2005. Những bài toán tối ưu trong quản lý kinh doanh xây dựng, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. [3] Đỗ Thị Xuân Lan, 2005. Phương pháp Định lượng và công cụ tin học ứng dụng trong quản lý xây dựng, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. [4] TS. Huỳnh Trung Lương, ThS. Trương Tôn Hiền Đức, 2003. Phương pháp Định lượng trong quản lý và vận hành, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật. [5] Phạm Công Hà, 2007. Toán quy hoạch ứng dụng trong giao thông vận tải, Nhà xuất bản Giao thông vận tải. [6] Bùi Trọng Cầu, Masahiko Kunishima, 2007. Đánh giá giải pháp thiết kế, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. [7] Hamdy A.Taha, University of Arkansas, Fayetteville, 2007. Operations research: An introduction, 8th Edition, Pearson Prentice Hall. [8] Hillier, Lieberman, Stanford University, 2001. Introduction to Operations Research, 8th Edition, McGraw-Hill Companies. [9] Ernest Forman, Professor of Management Science, George Washington University. Decision By Objectives: How to convince others that you are right. GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong –Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ 6
  8. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Giáo trình điện tử môn học “TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG” III. NỘI DUNG VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN GIẢNG DẠY CỦA MÔN HỌC 1. Nội dung chính của môn học Số tiết Chương Nội dung TS LT BT 1 Giới thiệu phân tích định lượng trong quản lý 5 5 0 xây dựng 2 Phân tích ra quyết định 5 3 2 3 Ra quyết định đa tiêu chuẩn 5 3 2 4 Quy hoạch tuyến tính 5 3 2 5 Quy hoạch mạng 5 3 2 Ứng dụng mô phỏng trong quản lý và kỹ 5 3 2 6 thuật Tổng cộng 30 20 10 2. Hướng dẫn học tập và nội dung chi tiết: Sinh viên xem nội dung chi tiết trong từng chương của giáo trình điện tử này. IV. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Phương pháp đánh giá môn học Trọng số 1. Tiểu luận/Bài tập (lấy điểm kiểm tra giữa 30% = 3 điểm học kỳ) 2. Thi cuối học kỳ (Hình thức: Đề thi mở) 70% = 7 điểm Tổng cộng 100% = 10 điểm V. CÁN BỘ THAM GIA GIẢNG DẠY A - Giảng viên cơ hữu trường Đại học Mở Tp.HCM: 1. ThS. Nguyễn Thanh Phong, Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ, Trường Đại Học Mở Tp.HCM. GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong –Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ 7
  9. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Giáo trình điện tử môn học “TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG” 2. ThS. Trần Trung Dũng, Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ, Trường Đại học Mở Tp.HCM. 3. Nguyễn Văn Khanh, Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ, Trường Đại Học Mở Tp.HCM. 4. Lâm Ngọc Trà My, Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ, Trường Đại học Mở Tp.HCM. B- Giảng viên thỉnh giảng: 1. PGS. Lê Văn Kiểm, Khoa Kỹ Thuật Xây dựng, Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM. 2. PGS. TS. Nguyễn Thống, Khoa Kỹ Thuật Xây dựng, Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM. 3. TS. Phạm Hồng Luân, Phó trưởng Ban quản lý dự án, Đại học quốc gia Tp.HCM. 4. ThS. Đỗ Thị Xuân Lan, Bộ môn Thi công, Khoa Kỹ Thuật Xây dựng, Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2008 Trưởng Khoa duyệt Người biên soạn giáo trình điện tử TS. Hoàng Mạnh Dũng ThS. Nguyễn Thanh Phong GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong –Khoa Kỹ Thuật & Công Nghệ 8
  10. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. MỤC LỤC Trang Giới thiệu 1-8 Chương 1: Giới thiệu phân tích định lượng 1-46 trong quản lý xây dựng Chương 2: Phân tích ra quyết định 47-166 Chương 3: Ra quyết định đa tiêu chuẩn 167-238 Chương 4: Quy hoạch tuyến tính 239-402 Chương 5: Quy hoạch mạng 403-467 Chương 6: Ứng dụng kỹ thuật mô phỏng 468-544 trong quản lý kỹ thuật 1
  11. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG (INTRODUCTION QUANTITATIVE ANALYSIS FOR CONSTRUCTION MANAGEMENT) MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn tất học tập chương 1, sinh viên sẽ có khả năng: 1. Mô tả các thủ tục trong phân tích định lượng. 2. Nhận biết các ứng dụng của phân tích định lượng trong thực tế. 3. Nhận dạng các phần mềm tin học dùng để lập trình và ứng dụng giải các bài toán trong phân tích định lượng trong khoa học quản lý. 4. Phân tích bài toán điểm hòa vốn. 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Phân tích định lượng là gì? Phân tích định lượng trong quản lý là một phương pháp khoa học dựa trên các phép tính toán để nghiên cứu việc tạo ra các quyết định trong quản lý. Các thuật ngữ chuyên môn thường được dùng để chỉ các phương pháp định lượng để hỗ trợ ra quyết định bao gồm: Phân tích định lượng (Quantitative Analysis); Phương pháp định lượng (Quantitative Methods, Quantitative Approaches); Nghiên cứu tác vụ/Vận trù học (Operations Research); Khoa học quản lý (Management Science); hay Khoa học ra quyết định (Decision Science). Phương pháp định lượng bắt đầu từ dữ liệu và vai trò chính của phương pháp này là xử lý dữ liệu để đưa ra kết quả là thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình ra quyết định. Máy vi tính và các phần mềm GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 7
  12. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG chuyên dụng là các công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình phân tích định lượng. DỮ LIỆU THÔ THÔNG TIN (RAW DATA) Xử lý (INFORMATION) Hình 1.1. Vai trò phương pháp định lượng trong quản lý Tuy phương pháp định lượng có vai trò quan trọng nhưng trong mọi trường hợp ra quyết định các nhà quản lý đều phải xét đến cả hai cách tiếp cận phân tích định lượng và phân tích định tính (quantitative and qualitative analysis). Chúng ta có thể dùng phân tích định lượng để xem xét các phương án như đầu tư vào ngân hàng, vào thị trường bất động sản hay vào thị trường chứng khoán bằng cách tính toán mức đầu tư phù hợp hoặc sử dụng các công cụ phân tích các chỉ số tài chính của các công ty chứng khoán hay dự báo khả năng phát triển của các công ty này. Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố định tính khó lượng hóa (không thể cân, đo, đong, đếm được) như luật lệ, truyền thống văn hóa, thời tiết, thay đổi về chính sách hay những đột phá của công nghệ Vì vậy, ta cần phải sử dụng cách tiếp cận phân tích định tính. Trong nhiều trường hợp, phân tích định tính tỏ ra rất quan trọng hỗ trợ các chuyên gia trong quá trình đưa ra các quyết định trong quản lý. 2. NGUỒN GỐC LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ Tuy phân tích định lượng đã tồn tại từ đầu thế kỷ, nhưng phải đến đầu thập niên 1900, Frederick Winslow Taylor mới là người đi tiên phong trong việc đặt ra được những nguyên lý nền tảng cho việc áp dụng nó trong quản lý. Trong Thế chiến thứ II, rất nhiều kỹ thuật định lượng đã được nghiên cứu triển khai để hỗ trợ cho quân đội, và sau thế chiến, các kỹ thuật này đã được nhiều công ty áp dụng trong việc lập GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 8
  13. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG kế hoạch cũng như ra các quyết định về quản lý. Ngày nay, rất nhiều công ty thường xuyên duy trì một đội ngũ nghiên cứu tác vụ và khoa học về quản lý hoặc thuê các nhà tư vấn nhằm áp dụng những nguyên lý của khoa học quản lý để giải quyết các vấn đề gặp phải hoặc nghiên cứu các cơ hội đầu tư. Trong Thế chiến thứ II (World War II - 1938), tại Anh, phương pháp định lượng đã được áp dụng vào các bài toán hậu cần trong quân đội. Các nhà khoa học Anh đã dùng phương pháp định lượng để giải quyết vấn đề làm thế nào đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng lực lượng không quân hạn chế của họ để chống lại không lực mạnh mẽ của quân Đức. Một trong những ứng dụng phương pháp định lượng của các nhà khoa học là nghiên cứu cách sử dụng radar để triển khai và sử dụng máy bay chiến đấu. Còn tại Mỹ, các mô hình toán học của phương pháp định lượng đã được dùng để phát triển các mô hình tìm kiếm tối ưu cho các chiến thuật chống tàu ngầm. Sau Thế chiến thứ II, có thể nói bước ngoặt của sự phát triển khoa học quản lý là vào năm 1947 khi George Dantzig phát minh ra phương pháp đơn hình (simplex method) dùng để giải bài toán QHTT. Đến năm 1957, Churchman và các cộng sự đã xuất bản cuốn sách vận trù học đầu tiên trên thế giới (C.W. Churchman, R.L. Ackoff, and E.L. Arnoff, Introduction to Operations Research, NewYork: Wiley, 1957). Sau Thế chiến thứ II, rất nhiều những phương pháp định lượng được dùng trong quân sự đã được ứng dụng sang lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật ở Mỹ, Nhật như những công cụ quản lý, lập kế hoạch kinh doanh, tập trung chủ yếu vào sự phát triển các kỹ thuật mô hình toán học để cải thiện hoặc tối ưu các hệ thống trong thế giới thực Một trong những người tiên phong trong trường phái này là Robert Macnamara, với phương pháp định lượng trong quản lý, ông đã thành công trong nhiều vị trí khác nhau như Chủ tịch tập đoàn xe hơi Ford, Bộ trưởng Bộ GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 9
  14. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Quốc phòng Mỹ, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (World Bank), Chủ tịch Trường Đại học Havard danh tiếng ở Mỹ Phương pháp định lượng trong quản lý bao gồm các ứng dụng của thống kê, toán học, mô hình tối ưu, mô phỏng vào việc giải quyết các bài toán ra quyết định như: bài toán phân phối tài nguyên, bài toán vận tải, bài toán quản lý tồn kho, bài toán lập kế hoạch công tác Ngày nay, phương pháp định lượng trong quản lý là một quá trình áp dụng các phương pháp tiếp cận khoa học để hỗ trợ cho việc ra quyết định trong nhiều tình huống khác nhau. Trong những năm vừa qua, nhờ sự phát triển và ứng dụng của khoa học máy tính, đặc biệt là máy tính cá nhân, các phương pháp định lượng đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của các tổ chức, đã thâm nhập vào từng cơ quan, công ty, các tập đoàn lớn trên thế giới. Nhờ sử dụng các mô hình phân tích định lượng trong lập tiến độ và dự báo, Taco Bell đã tiết kiệm trên 150 triệu USD. Còn kênh truyền hình NBC đã tăng doanh thu trên 200 triệu USD nhờ sử dụng phân tích định lượng để xây dựng các kế hoạch kinh doanh tốt hơn. Gần đây, các hãng máy bay nội địa (Continental Airlines) tại Mỹ đã tiết kiệm trên 40 triệu USD bằng cách sử dụng các mô hình phân tích định lượng để khôi phục nhanh chóng những chuyến bay bị hoãn do thời tiết xấu. Về mặt lý thuyết, các phương pháp định lượng đang được phát triển và hoàn thiện dần với sự hỗ trợ của phương tiện máy tính. Các mô hình toán ứng dụng cho các vấn đề thực tế ngày càng phức tạp hơn, giải quyết được nhiều vấn đề rộng lớn hơn. Tuy nhiên, vẫn cần phải có thêm một thời gian nữa để các phương pháp định lượng có thể ảnh hưởng rộng rãi như các phương pháp quản lý khác, vì một trong những lý do là còn có rất nhiều nhà quản lý chưa quen các mô hình và tư duy kiểu định lượng. GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 10
  15. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG 3. CÁC THỦ TỤC TRONG PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG Hình 1.2. Các thủ tục trong phương phân định lượng Theo Barry Render, Ralph M. Stair Jr., và Michael E. Hanna, các bước chính trong phân tích định lượng bao gồm (xem hình 1.2): 1. Định nghĩa bài toán (Defining Problem); 2. Xây dựng mô hình (Developing a Model); 3. Thu thập dữ liệu (Acquiring Input Data); 4. Giải bài toán (Developing a Solution); 5. Thử lời giải (Testing the Solution); 6. Phân tích kết quả (Analyzing the Results); 7. Áp dụng kết quả (Implementing the Results). GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 11
  16. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG 3.1. Định nghĩa bài toán Giai đoạn đầu tiên trong phân tích định lượng là phải định nghĩa bài toán hay xác định được vấn đề cần nghiên cứu/giải quyết (Defining Problem) một cách rõ ràng và chính xác. Trong nhiều trường hợp, việc định nghĩa bài toán là bước quan trọng nhất và khó khăn nhất, tác động đến các bước còn lại. Điều cốt yếu nhất là phải thông qua các biểu hiện- các triệu chứng (symptoms) để tìm ra được đâu là những nguyên nhân thật sự của vấn đề. Một vấn đề có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác; việc bỏ qua không xem xét các mối quan hệ này trong khi tìm kiếm giải pháp có thể sẽ dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn. Trong một tổ chức doanh nghiệp, cơ quan, nhiều vấn đề có thể tồn tại cùng một lúc. Các vấn đề này khó có thể được giải quyết đồng thời cùng một lúc bằng phân tích định lượng, vì vậy cần phải đặt trọng tâm, và tập trung vào một số ít các vấn đề cốt lõi. Việc lựa chọn đúng những vấn đề cần giải quyết là công việc mà những nhóm nghiên cứu phân tích định lượng trong các tổ chức phải đặc biệt quan tâm. Kinh nghiệm cũng cho thấy việc xác định vấn đề tồi là nguyên nhân chính của quyết định không chính xác. Định nghĩa bài toán bao gồm 3 mặt chính sau đây: + Định nghĩa mục tiêu, mục đích nghiên cứu; + Định nghĩa các chọn lựa có thể có để ra quyết định; + Xác định các giới hạn, ràng buộc và yêu cầu của bài toán. Tóm lại, chúng ta phải định nghĩa vấn đề cần giải quyết bằng cách hình thành một câu hay một mệnh đề ngắn gọn, rõ ràng về cái gì cần phải giải quyết. * Các khó khăn thường gặp phải trong khi định nghĩa bài toán Thứ nhất, vấn đề đặt ra tạo ra những mâu thuẫn, bất đồng về quan điểm của các nhà quản lý giữa các bộ phận khác nhau trong nội bộ cơ GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 12
  17. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG quan và quyền lợi của các thành phần trái ngược nhau. Ví dụ: Trong lĩnh vực tồn kho, bộ phận tài chính thường muốn giữ lượng hàng tồn kho ở mức thấp nhất vì lượng vốn đang bị cầm giữ trong hàng tồn kho không thể đem đầu tư được. Trong khi đó, bộ phận phụ trách bán hàng luôn muốn giữ một lượng hàng tồn kho lớn để tránh tình trạng không đáp ứng được nhu cầu. Thứ hai, việc giải quyết một vấn đề của bộ phận này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của bộ phận khác. Thông thường, vấn đề giải quyết đụng chạm đến mọi mặt của cơ quan nên phải chọn những vấn đề nào cần giải quyết ưu tiên để nó đem lại kết quả tổng hợp cho cơ quan. Ví dụ: Trong lĩnh vực tồn kho, khi chính sách đặt hàng thay đổi thì sẽ ảnh hưởng đến vấn đề chi phí của phòng tài chính và tiến độ sản xuất của phòng sản xuất của công ty. Thứ ba, các giả thuyết ngầm định lúc ban đầu có thể sai do đặt vấn đề theo định hướng của lời giải cục bộ. Chúng ta nên nhớ rằng đưa ra một lời giải ở mức vừa phải nếu xác định đúng vấn đề còn tốt hơn nhiều khi đưa ra một lời giải rất tốt, rất tối ưu nhưng ban đầu đã xác định sai vấn đề. Ví dụ: Việc cho rằng lượng hàng tồn kho hiện tại là quá thấp sẽ dẫn tới giải pháp năng lượng hàng tồn kho lên. Giải pháp này sẽ là một sai lầm lớn nếu cảm nhận ban đầu về mức tồn kho không đúng. Thứ tư, giải pháp tìm ra sẽ không áp dụng được do mất thời gian tính, nghĩa là khi đặt vấn đề và đến khi tìm ra lời giải thì lời giải đã lạc hậu so với thực tế. 3.2. Xây dựng mô hình Sau khi đã định nghĩa bài toán, bước tiếp theo là phải xây dựng được mô hình (Developing a Model) cho vấn đề đó. Mô hình là một sự đơn giản hóa tình huống thực tế, là sự biểu diễn tóm tắt của thế giới thực được thiết kế bao gồm các đặc điểm chủ yếu đặc trưng cho sự GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 13
  18. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG hoạt động của hệ thống thực. Có rất nhiều mô hình phân tích định lượng. Trong từng lĩnh vực khác nhau thì mô hình cũng khác nhau. Về chi tiết ta có các loại mô hình phân tích định lượng như sau: mô hình vật lý, mô hình thu nhỏ, mô hình đồ họa, và mô hình toán học. + Mô hình Vật lý (Physical model), Mô hình thu nhỏ (Scale model, Pilot): là mô hình thu gọn của một thực thể. Ví dụ: Mô hình kiến trúc do các kiến trúc sư thiết kế; + Mô hình đồ họa/sơ đồ (Schematic): là mô hình diễn tả các mối liên hệ giữa các bộ phận trong hệ thống (nó có thể là hình ảnh, biểu đồ, bản vẽ ). Ví dụ: Bản vẽ thiết kế xe ô tô, máy cắt cỏ, hộp sang số, cái quạt; máy đánh chữ, kiến trúc-kết cấu-thi công xây dựng là các mô hình đồ họa. + Mô hình toán học (Mathematical Model), Mô hình mô phỏng (Simulation Model): thường là một tập hợp các biểu thức toán học dùng để diễn tả bản chất của hệ thống. Trong đó mô hình toán học phổ biến hơn cả. Một mô hình toán là một tập hợp các mối quan hệ toán học được biểu diễn dưới dạng các phương trình hoặc bất phương trình nhằm tối ưu hóa một hàm mục tiêu nào đó. Trong một mô hình toán thường tồn tại nhiều biến số và các tham số. Điều quan trọng là phải xác định rõ ràng các biến số và các tham số cần thiết của mô hình. + Biến số là đại lượng chỉ số lượng có thể đo lường được và có thể biến đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nói cách khác, một biến số có thể là biến kiểm soát được (biến quyết định- controllable variable) hay biến không kiểm soát được (uncontrollable variable). + Các tham số (parameter) chính là những đại lượng đo lường được hiện hữu trong mô hình. Thông thường trong một mô hình, GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 14
  19. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG các biến số là những đại lượng chưa biết cần xác định, còn tham số là những đại lượng có giá trị biết trước. + Ví dụ: chi phí của một lần đặt hàng là tham số, và số lần đặt hàng là biến số. Ngoài ra, điều quan trọng cần quan tâm khi xây dựng mô hình là mô hình có thể giải được, có tính thực tế, dễ hiểu, dễ cập nhật và các dữ liệu đầu vào có thể thu thập được. Mô hình cần phải diễn tả được các bản chất, các tình huống và các trạng thái của hệ thống. Nhìn chung, các mô hình toán có thể được phân làm hai loại: + Các mô hình xác định/tất định (Deterministic Models): những mô hình mà giá trị các tham số và biến là những giá trị xác định, chắc chắn, không biến đổi bất kỳ theo thời gian và không mang tính ngẫu nhiên. Ví dụ: Mô hình tồn kho (Inventory Model) có thể được xem là mô hình tất định nếu tốc độ tiêu thụ sản phẩm (Demand Rate) là hằng số và thời gian đặt hàng (Lead time) là hằng số; + Các mô hình xác suất (Probabilistic Models): những mô hình mà một hay nhiều tham số hoặc biến có thể nhận nhiều giá trị với một xác suất nào đó (dữ liệu biến đổi ngẫu nhiên). Ví dụ như nhu cầu của một loại hàng hóa nào đó trên thị trường thường là một giá trị có tính ngẫu nhiên. Trong thực tế, hầu hết các mô hình đều là mô hình xác suất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc giải các mô hình xác suất thường dựa vào những phương pháp cơ bản được phát triển trên nền tảng của các mô hình xác định. Các đặc điểm cần có của mô hình toán học: + Mô hình phải giải được; + Mô hình phải phù hợp với thực tế; + Mô hình phải dễ hiểu đối với nhà quản lý; GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 15
  20. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG + Mô hình phải dễ thay đổi; + và mô hình phải dễ thu thập được dữ liệu. Ưu điểm của việc sử dụng các mô hình toán trong phân tích định lượng: + Mô hình có thể phản ánh thực tiễn một cách chính xác nếu được thiết lập đúng. + Mô hình có thể giúp các nhà ra quyết định diễn giải các bài toán, các vấn đề gặp phải và xác định các yếu tố quan trọng. + Mô hình có thể cung cấp các thông tin quan trọng và giúp nhìn sâu vào bản chất của vấn đề. Chúng ta có thể sử dụng phân tích độ nhạy để thấy rõ tác động của sự thay đổi các thông số lên mục tiêu nghiên cứu. + Mô hình giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí trong việc giải quyết vấn đề cũng như ra quyết định. Trong hầu hết các trường hợp, việc thử nghiệm trên mô hình sẽ cho kết quả nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với việc tiến hành nghiên cứu trong tình huống kinh doanh thực tế rồi quan sát các kết quả. + Trong nhiều bài toán lớn và phức tạp, việc xây dựng mô hình là phương pháp duy nhất có thể giải quyết được vấn đề. + Mô hình là phương tiện giao tiếp trung gian để các nhà ra quyết định và các chuyên viên phân tích định lượng trao đổi về các vấn đề gặp phải cũng như các giải pháp để đưa ra quyết định cuối cùng. * Các khó khăn thường gặp phải trong khi xây dựng mô hình Thứ nhất, là làm thế nào để mô hình thực tế tương thích với những mô hình có sẵn trong lý thuyết phân tích định lượng vì các mô hình có sẵn có thể không áp dụng được. Ví dụ: Trong lĩnh vực tồn kho, một số nhà quản lý chọn các mô hình tồn kho trong lý thuyết là với quan điểm là tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho. Trong khi đó, GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 16
  21. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG một số nhà quản lý khác lại nhìn vấn đề dưới góc độ tài chính của công ty, vòng quay của hàng hóa, và mức độ hài lòng với khách hàng. Thứ hai là tính dễ hiểu của mô hình (Understanding the model). Cần phải có sự đánh đổi và dung hòa giữa mức độ phức tạp của mô hình toán và khả năng sử dụng mô hình của nhà quản lý. Mặc dù, mô hình càng phản ánh đúng thực tế thì càng phức tạp; tuy nhiên, các nhà ra quyết định thường sẽ không chấp nhận thực hiện một giải pháp đưa ra từ một mô hình quá phức tạp mà họ không hiểu được. Ví dụ: Trong lĩnh vực tồn kho, để đơn giản các nhà quản lý thường giả định rằng nhu cầu hàng hóa là một con số cố định không đổi biết trước để sử dụng các mô hình quản lý tồn kho có sẵn. Tuy nhiên, trong thực tế nhu cầu này luôn thay đổi nên hiếm khi dự báo được chính xác nên cần các mô hình toán phức tạp hơn bằng cách xem nhu cầu là một biến ngẫu nhiên tuân theo một phân bố xác suất. 3.3. Thu thập dữ liệu Khi đã xây dựng xong mô hình, giai đoạn tiếp đó là thu thập các dữ liệu đầu vào cần thiết cho việc giải mô hình (Acquiring Input Data). Bởi vì mô hình thể hiện tình huống thực tế nên việc thu thập dữ liệu chính xác, đầy đủ đặc biệt là với các bài toán có kích thước lớn, là một công việc quan trọng nhưng thường rất khó khăn. Dữ liệu thu thập không chính xác sẽ đưa ra các kết quả sai lệch. Các nguồn cung cấp dữ liệu đầu vào có thể được thu thập từ: + Các văn bản, tài liệu, hồ sơ lưu trữ, các báo cáo của các công ty, của cơ quan; + Các ấn phẩm sách báo, tạp chí chuyên ngành, website ; + Từ niên giám thống kê, tài liệu hoặc website của Cục Thống kê; + Khi phỏng vấn trực tiếp các nhân viên hoặc những người có liên hệ với công ty; + Các phiếu thăm dò ý kiến; GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 17
  22. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG + Từ các số liệu thống kê đã được công bố hay đo đếm để lấy mẫu, thực hiện các phép đo lường/đo đạc trực tiếp để suy ra các thông số cần thiết. Trong khi thu thập dữ liệu cần để ý nguyên lý GIGO (Garbage In, Garbage Out), tức là dù mô hình có tốt đến mấy nhưng dữ liệu tồi thì cũng cho ra kết quả sai. * Các khó khăn thường gặp phải trong khi thu thập dữ liệu Thứ nhất là không biết lấy dữ liệu từ đâu. Dữ liệu cần thiết cho mô hình không chính xác, không thể thu thập đầy đủ. Ví dụ: Hầu hết các dữ liệu có được của công ty đều dựa trên các báo cáo của bộ phận kế toán. Trong lĩnh vực tồn kho, bộ phận kế toán thường thu thập dữ liệu về dòng tiền cũng như số lượng hàng hóa được lấy ra bán và nhập vào kho. Trong khi đó các chuyên viên phân tích định lượng lại quan tâm đến chi phí tồn kho mỗi ngày của một sản phẩm và chi phí mỗi lần đặt hàng. Do vậy các chuyên viên phân tích định lượng cần phải xử lý dữ liệu đó cho mục đích riêng của mình. Thứ hai, các dữ liệu thô thông thường cần phải được xử lý có chọn lọc. Kết quả có được từ mô hình sẽ không chấp nhận được nếu dữ liệu không đáng tin cậy. 3.4. Giải bài toán Tìm giải pháp cho vấn đề nghiên cứu có thể đạt được bằng cách giải mô hình đã được thiết lập với dữ liệu đã thu thập được nhằm tìm ra nghiệm tối ưu. - Việc giải một mô hình toán (Developing a Solution) thường có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp như sau: + Giải phương trình, hệ phương trình hay bất phương trình; + Phương pháp “thử và sai” (Trial and error method): thử nhiều phương pháp giải gần đúng hoặc các giá trị nghiệm khác nhau và so sánh, chọn ra kết quả tốt nhất. GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 18
  23. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG + Phương pháp “đếm/liệt kê toàn bộ” (Complete Enumeration): liệt kê, kiểm nghiệm tất cả các giá trị có thể có của biến số (phương án), rồi so sánh các phương án để tìm ra nghiệm tối ưu (phương án tốt nhất). + Xây dựng và sử dụng các giải thuật (Algorithm) đã được phát triển trước đó: Giải thuật (Alogorithm), trước đây còn được gọi là thuật toán (Algorismus) là tên của một nhà toán học Ả Rập vào thế kỷ thứ 19. Giải thuật là một chuỗi theo những thứ tự nhất định các bước hoặc phương thức tiến hành mà nếu thực hiện theo đó thì sẽ đạt được kết quả trong một thời thời gian hữu hạn. Sự chính xác của lời giải bài toán phụ thuộc vào tính chính xác của các dữ liệu đầu vào và mô hình được xây dựng. Nếu dữ liệu đầu vào chỉ chính xác tới 2 chữ số thì kết quả đầu ra cũng chỉ thể hiện chính xác đến 2 chữ số. Ví dụ: kết quả của 2,6 chia cho 1,4 sẽ là 1,9 thay vì là 1,857142857. * Các khó khăn thường gặp phải trong khi tìm lời giải bài toán Thứ nhất, việc không hiểu rõ cơ sở toán học của mô hình hay lời giải khó hiểu đối với nhà quản lý, nhất là những lời giải đặc biệt có thể dẫn đến việc các nhà quản lý ngần ngại khi ra quyết định. Thứ hai, thông thường thì mô hình toán chỉ có một lời giải duy nhất ít được ưa thích trong khi nhà quản lý lại thích có nhiều lời giải để lựa chọn khi ra quyết định. Do đó, nhà phân tích định lượng cần phải thể hiện một tập các lời giải và xem xét ảnh hưởng của mỗi lời giải đến mục tiêu của bài toán. Ngoài ra các yếu tố không định lượng được cũng thường được cân nhắc khi ra quyết định. 3.5. Thử lời giải Trước khi một giải pháp được đưa ra phân tích và áp dụng, nó cần phải được kiểm tra một cách toàn diện (Testing the Solution). Việc kiểm tra phải bao gồm cả kiểm tra dữ liệu đầu vào và kiểm tra mô GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 19
  24. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG hình nhằm xác định độ chính xác cũng như mức độ hoàn thiện của dữ liệu được sử dụng trong mô hình. Một khi dữ liệu không chính xác thì giải pháp đưa ra sẽ không chắc chắn. Có rất nhiều phương pháp để kiểm tra dữ liệu đầu vào. Một trong các phương pháp để kiểm tra tính chính xác của dữ liệu đầu vào là tìm cách thu thập thêm dữ liệu từ một nguồn thông tin khác với nguồn dữ liệu ban đầu. Ví dụ như nếu đã thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn các chuyên gia, chúng ta có thể thu thập thêm bằng cách lấy mẫu. Hay nếu bạn đã thu thập tỷ lệ thất nghiệp của một địa phương trên một tạp chí chuyên ngành, bạn có thể tham khảo ở website của tổng cục thống kê để so sánh thử xem có sự khác biệt nào hay không? Sau đó, so sánh nguồn dữ liệu mới này với nguồn dữ liệu nguyên thủy bằng cách sử dụng các phép kiểm định thống kê. Nếu có sự khác biệt lớn, dữ liệu đầu vào cần phải được thu thập thêm để đảm bảo độ chính xác yêu cầu. Trong nhiều trường hợp, dữ liệu đã được kiểm tra là chính xác nhưng các kết quả của mô hình cho thấy có điểm bất hợp lý so với thực tế thì mô hình cần phải được kiểm tra tính vững bền (robustness) và chỉnh sửa sao cho nó phản ánh được đúng với thực tiễn. Chẳng hạn như bạn đã thu thập chính xác tỷ lệ thất nghiệp của một địa phương và sử dụng chúng để đưa ra con số dự báo cho giai đoạn sau. Tuy nhiên, con số dự báo là quá cao và không thực tế. Lúc này chúng ta cần phải xem xét lại mô hình dự báo của chúng ta và có thể mô hình này đã có chỗ nào đó không ổn. Khó khăn thường gặp phải trong khi thử lời giải bài toán đó là thông thường, lời giải là các dự kiến xảy ra trong tương lai chưa biết tốt xấu ở mức độ nào, thường phải hỏi ý kiến đánh giá của các nhà quản lý. GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 20
  25. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG 3.6. Phân tích kết quả Phân tích kết quả (Analyzing the Results) của mô hình được bắt đầu bằng việc xác định ý nghĩa ngầm định của giải pháp tìm ra. Trong phần lớn các trường hợp, một giải pháp cho một vấn đề sẽ dẫn tới một số tác động hoặc thay đổi nào đó trong hoạt động của cơ quan hay công ty. Ảnh hưởng của những tác động hay thay đổi này cần phải được nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng trước khi đưa ra thực hiện lời giải. Do bởi mô hình thường chỉ là một mô phỏng gần đúng của thực tiễn, việc phân tích mức độ “nhạy cảm “của giải pháp ứng với những thay đổi của dữ liệu đầu vào cũng như những thay đổi trong mô hình là rất quan trọng. Công việc phân tích này thường được gọi là Phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis) hoặc Phân tích sau tối ưu (Postoptimality Analysis). Phân tích độ nhạy sẽ xác định lời giải của bài toán sẽ thay đổi như thế nào nếu chúng ta thay đổi dữ liệu đầu vào hoặc mô hình. Nếu giải pháp của mô hình khá nhạy đối với những thay đổi của mô hình hoặc dữ liệu đầu vào, việc kiểm tra lại độ chính xác cũng như tính hiệu lực của mô hình và các dữ liệu đầu vào là cần thiết để điều chỉnh mô hình. Bởi vì nếu mô hình hoặc dữ liệu đầu vào sai thì lời giải sẽ không chính xác, dẫn đến kết quả công ty sẽ bị thua lỗ hoặc bị giảm bớt lợi nhuận thu được. * Các khó khăn thường gặp phải trong khi phân tích kết quả bài toán Thứ nhất, kết quả gây tác động ảnh hưởng đến toàn thể cơ quan; Thứ hai, kết quả từ các mô hình toán phức tạp thường khó cảm nhận được bằng trực giác nên dễ bị từ chối. Các chuyên viên phân tích định lượng thường phải thuyết phục các nhà quản lý về tính đúng đắn và hiệu dụng của mô hình thông qua sự hợp lý của các giả thuyết đã được dùng; GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 21
  26. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Thứ ba, nếu việc phân tích kết quả cho thấy rằng cần phải có những thay đổi lớn trong vận hành thì việc áp dụng mô hình có thể bị từ chối do thay đổi nề nếp hoạt động sinh hoạt của cơ quan là một điều rất khó; Và thứ tư là phải biết rõ khi áp dụng lời giải thì ai bị ảnh hưởng, ảnh hưởng như thế nào trực tiếp hay gián tiếp, những người bị ảnh hưởng sẽ sa sút hay thịnh vượng hơn. 3.7. Áp dụng kết quả Giai đoạn sau cùng của phân tích định lượng là việc đưa vào ứng dụng các kết quả nhận được, nghĩa là đưa giải pháp mới vào hoạt động của tổ chức cơ quan hay công ty (Implementing the Results). * Các khó khăn thường gặp phải trong khi phân tích kết quả bài toán Thứ nhất, giai đoạn này có thể gặp phải khó khăn nếu các nhà quản lý không quan tâm, ủng hộ và tiến hành quản lý với giải pháp được đưa ra bởi nhóm nghiên cứu do giải pháp này làm mất quyền lợi của họ. Thứ hai, một vấn đề cần quan tâm là sau khi được đưa ra áp dụng, giải pháp được đề nghị cần được theo dõi chặt chẽ để có thể có những điều chỉnh kịp thời giải pháp ban đầu theo những thay đổi không dự báo trước được như sự thay đổi về kinh tế, những dao động của nhu cầu, ý muốn mở rộng phạm vi nghiên cứu của các nhà quản lý hoặc các nhà ra quyết định. Tóm lại, thủ tục của phương pháp phân tích định lượng với các bước nêu trên đã được sử dụng rộng khắp tại nhiều nơi, trong nhiều lĩnh vực nhằm giải quyết nhiều bài toán với những kích cỡ và độ phức tạp khác nhau. Tuy nhiên điều cần lưu ý là việc áp dụng đúng quy trình phân tích định lượng nêu trên chưa phải là một bảo đảm cho sự GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 22
  27. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG thành công. Vì vậy, các bước phân tích cần phải được ứng dụng một cách cẩn thận. Điều quan trọng cho việc áp dụng thành công các phương pháp phân tích định lượng là phải làm sao cho các nhà quản lý thấy được sự hữu ích của việc áp dụng phương pháp nhằm nhận được sự hỗ trợ cần thiết để có thể đưa vào thực hiện những thay đổi tương ứng với kết quả mô hình. Bên cạnh đó, các chuyên viên phân tích định lượng cũng phải luôn luôn theo dõi việc thực hiện các kết quả của mô hình để có thể có những điều chỉnh phù hợp, không nên xem rằng giai đoạn đưa các kết quả của mô hình ra ứng dụng là điểm kết thúc của quá trình nghiên cứu vấn đề. 4. MỘT VÍ DỤ ỨNG DỤNG KHOA HỌC QUẢN LÝ TRONG THỰC TẾ Hệ thống Hoạch định khai thác than và điện ở Trung Quốc Trung Quốc (TQ) sản xuất khoảng 1,1 triệu tấn than đá hàng năm và nhu cầu theo dự báo là 1,6 triệu tấn. Xác định TQ đang gặp phải vấn đề về ô nhiễm môi trường vấn đề, không khí có thể gây trở ngại cho việc tăng trưởng định nghĩa GNP (Gross National Product). Vấn đề này được nêu bài toán. ra bởi Ủy ban Kế hoạch TQ (Chinese State Planning Commission) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhằm cải thiện việc tăng trưởng GNP. Để giải quyết vấn đề liên quan đến việc phân phối than và năng lượng điện, UBKH TQ xây dựng một Xây dựng mô hình gọi là mô hình Nghiên cứu Phân phối than- mô hình CTS (Coal Transport Study). Mô hình chỉ ra những thành phần chủ yếu trong việc khai thác, vận chuyển và xác định nhu cầu cho năng lượng điện. Thu thập số Ngoài các dữ liệu trong quá khứ đã có, mô hình cần GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 23
  28. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG liệu các dữ liệu dự báo cho nhu cầu tương lai và các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tác động môi trường của việc sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. Ngoài ra, các dữ liệu cụ thể của các giai đoạn sản xuất năng lượng điện và than cũng được thu thập. Thay vì đưa ra một lời giải, nhóm phân tích định lượng phân tích 16 lời giải có khả năng xảy ra. Các Xây dựng lời giải pháp đã khám phá ra rằng vấn đề đầu tư các hệ giải thống khai thác than-điện có thể tốn đến 250 tỷ USD trong thời gian 10 năm. Hệ thống mới này có thể vận chuyển được 2 tỷ tấn than. Các giả thuyết và kết quả của mô hình được kiểm tra chặt chẽ bằng cách vận hành mô hình với các tập dữ Thử lời giải liệu khác nhau trong thời gian nửa năm. Sau đó, các giả thuyết được cân nhắc, điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo tính chính xác của mô hình. Những phát hiện sau khi vận hành mô hình: chính Phân tích phủ nên dành 8-9% ngân sách cho nhu cầu phát triển kết quả năng lượng; hệ thống đường sắt tiếp tục phát triển cho việc vận chuyển than Mô hình CTS được áp dụng vào thực tế bằng cách thành lập một qui trình làm giàu than bằng hơi nước, cải tiến hệ thống đường sắt và cảng để nhập khẩu Ứng dụng than. UBKH đồng thời phát triển thêm một mô hình kết quả của mới liên kết với mô hình cũ cho việc hoạch định đầu mô hình tư ở cấp chiến lược. Mô hình này sẽ còn mở rộng cho việc hoạch định chiến lược năng lượng đến năm 2010. GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 24
  29. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG (Source: M. Kuby, et al. “Planning China’s Coal and Electricity Delivery System”, Interfaces 25 (January-February 1995): 41-68) 5. TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG TRONG CƠ QUAN Việc triển khai phương pháp định lượng trong cơ quan thường bao gồm các giai đoạn sau: 1. Giai đoạn tiền sinh: Có một nhóm người đề ra vấn đề cần phải có phương pháp định lượng để thay đổi hoạt động trong cơ quan. 2. Giai đoạn sứ giả: Có một chuyên gia về phương pháp định lượng đến trình bày về các ứng dụng của phương pháp định lượng, triển vọng ứng dụng của phương pháp định lượng đối với hoạt động của cơ quan cho ban lãnh đạo cơ quan. 3. Giai đoạn triển khai thử nghiệm: Có sự đồng ý của ban lãnh đạo, lựa chọn một vài vấn đề nhỏ của cơ quan để giải quyết theo phương pháp định lượng. 4. Giai đoạn triển khai chính thức: Triển khai một vài dự án có tính thuyết phục, các dự án đem lại lợi nhuận cao cho cơ quan để mọi người thấy rõ hiệu quả của phương pháp định lượng. 5. Giai đoạn chín mùi: Toàn bộ cơ quan tin rằng phương pháp định lượng rất cần, và phải được dùng trong quản lý cơ quan. 6. Giai đoạn phổ biến rộng rãi trong cơ quan. 6. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG VÀ HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH Ngày nay phương pháp định lượng trở thành một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống thông tin quản lý dựa trên máy tính (MIS Computer-based Management Information System). Hệ thống thông tin quản lý dựa trên máy tính MIS thực chất là một cơ cấu tổ chức có các chức năng: tạo thông tin chính xác, đáng tin cậy; gửi thông tin đến GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 25
  30. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG đúng người; gửi thông tin đến đúng chỗ; và gửi thông tin đến đúng lúc, kịp thời. Hình 1.3 sau đây thể hiện sơ đồ thực hiện 4 chức năng ở trên. MÔ HÌNH PHƯƠNG PHÁP CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG MÁY TÍNH KẾT QUẢ CHUYÊN GIA NGƯỜI PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH LƯỢNG ĐỊNH Hình 1.3. Hệ thống thông tin quản lý và Phương pháp định lượng 7. GIỚI THIỆU CÁC PHẦN MỀM PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ Giải bài toán, thử lời giải và phân tích kết quả là các bước khá quan trọng trong thủ tục phân tích định lượng. Bởi vì chúng ta sử dụng các mô hình toán nên đòi hỏi phải có khối lượng tính toán đáng kể. May thay, chúng ta có thể sử dụng các phần mềm máy tính để tự động hóa tính toán các bước trên một cách hết sức dễ dàng. Một số phần mềm phân tích định lượng trong quản lý: Excel, Excel Solver Premium, Excel QM, QM for Windows, ABQM, QSB, Win QSB, IORTutorial, Lindo, Lingo, Insight, Whatbest, Treeplan, Crystall Ball, @Risk, Expert Choice Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược giao diện của phần mềm phân tích định lượng trong quản lý QM for Windows và Excel: GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 26
  31. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG 7.1. Phần mềm QM for Windows QM là một phần mềm hỗ trợ ra quyết định rất dễ sử dụng. Hình trên thể hiện các menu chính của phần mềm. 7.2. Phần mềm Excel QM Excel QM tự động tích hợp trong bảng tính Excel. Nếu bạn dùng Microsoft Excel 2003 thì Excel QM sẽ nằm trong menu QM. Còn nếu bạn dùng Microsoft Excel 2007 thì Excel QM sẽ nằm trong menu con QM của menu chính Add-Ins. GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 27
  32. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG 7.3. Phần mềm Excel Có 2 công cụ của phần mềm Excel được sử dụng để phân tích định lượng rất hiệu quả, đó là: + Solver + Goal Seek 8. BÀI TOÁN PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN (BREAKEVEN POINT ANALYSIS) Chúng ta đã biết xây dựng mô hình là một trong các bước quan trọng của thủ tục phân tích định lượng. Trong phần này, chúng ta sẽ xây dựng mô hình toán của bài toán phân tích điểm hòa vốn. Trong phân tích đầu tư, xây dựng chiến lược thị trường chứng khoán và quy hoạch sản xuất, ước tính lợi nhuận hoặc tổn thất có một số câu hỏi rất phổ biến như: “Phải sản xuất ra bao nhiêu hoặc bán bao nhiêu để có thể cân bằng thu nhập với chi phí, nghĩa là hòa vốn. Phân tích điểm hòa vốn (Breakeven Analysis) nhằm trả lời các câu hỏi loại này. BEP = Breakeven point = Điểm hòa vốn (còn gọi là giá trị hòa vốn) là giá trị của một biến số nào đó (ví dụ như sản lượng Q cần sản xuất trong một đơn vị thời gian, số giờ vận hành trong một năm của một thiết bị, số năm làm việc của một dự án ) làm cho tổng tích lũy chi GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 28
  33. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG phí cân bằng tổng lũy tích thu nhập nhận được (Doanh thu) (không chiết tính theo thời gian). Ta có: Lợi nhuận P (Profits) = Tổng thu nhập TR (Total Revenue) – Tổng chi phí TC (Total Cost) Trong đó: + Hàm tổng thu nhập (doanh thu): TR = r*Q Với: § r = p = selling price per unit = giá bán đơn vị (giá bán bình quân 1 sản phẩm = Tổng doanh thu /Tổng sản lượng); § Q = x = biến số sản lượng sản xuất hoặc lượng hàng bán ra trong một đơn vị thời gian (năm) + Hàm tổng chi phí: TC= FC+VC=FC+v*Q Với: § FC = Fixed Cost = Chi phí cố định; § VC = Variable Cost = Chi phí biến đổi; § v = variable cost per unit = chi phí biến đổi đơn vị (biến phí bình quân 1 sản phẩm = Tổng biến phí / Tổng sản lượng). Khi lợi nhuận P =0 ta xác định được sản lượng hòa vốn QBE: FC TR = TC Ûr.Q = FC + v.Q Þ QQ= = BE r- v Ý nghĩa: + Nếu Q QBE Þ có lời + Nếu Q = QBE Þ hòa vốn Doanh thu hòa vốn: TR = r*QBE Lời lỗ sau khi hòa vốn: P = TR – TC = (r-v)*Q - FC 9. TÓM TẮT Phân tích định lượng trong quản lý là một phương pháp khoa học dựa trên các phép tính toán để nghiên cứu việc tạo ra các quyết định trong quản lý. Thủ tục trong phân tích định lượng bao gồm định nghĩa GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 29
  34. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG bài toán, xây dựng mô hình, thu thập dữ liệu, giải bài toán, thử lời giải, phân tích kết quả, và áp dụng kết quả. Trong quá trình tiến hành phân tích định lượng trong quản lý có thể gặp rất nhiều vấn đề khó khăn khác nhau như bất đồng quan điểm của các nhà quản lý, sự ảnh hưởng đến hoạt động của các phòng ban khác trong cơ quan, giả thiết ban đầu chưa chính xác, lời giải đưa ra lạc hậu so với thực tế, mô hình toán khó hiểu. Cần nhớ rằng trong thủ tục phân tích định lượng, việc áp dụng kết quả không phải là bước cuối cùng. Nó còn có thể thiếu sự đồng tình ủng hộ và kháng cự của các nhà quản lý về sự thay đổi. 10. THUẬT NGỮ ANH – VIỆT STT Tiếng Anh Tiếng Việt 1 Algorithm Giải thuật/Thuật toán 2 Break-Even Point Điểm hòa vốn 3 Deterministic Model Mô hình tất định 4 Input Data Dữ liệu đầu vào 5 Mathematical Model Mô hình toán học 6 Model Mô hình 7 Parameter Tham số 8 Probabilistic Model Mô hình xác suất 9 Problem Vấn đề Quantitative Analysis/ Phân tích định lượng/Khoa học 10 Management Science quản lý 11 Sensitivity Analysis Phân tích độ nhạy 12 Stochastic Model Mô hình bất định 13 Variable Biến số 11. ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC CHƯƠNG Phần A: Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm A1. Dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Chọn câu đúng nhất) GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 30
  35. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG 1. Điều nào sau đây KHÔNG phải là ưu điểm của mô hình toán? a. Có thể được sử dụng trong các vấn đề giao tiếp. b. Giúp người ra quyết định hình thành được vấn đề. c. Cung cấp thông tin và sự hiểu biết sâu sắc. d. Có thể giải quyết các vấn đề phức tạp trong thời gian cho phép. e. Tất cả đều sai. 2. Điều nào sau đây là một yếu tố định tính hơn là định lượng: a. Doanh số hàng tuần của công ty b. Một bộ luật mới c. Tổng chi phí sản xuất d. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) e. Tất cả đều đúng 3. Phân tích hậu tối ưu đồng nghĩa với: a. Thu thập dữ liệu đầu vào. b. Xây dựng mô hình. c. Phân tích độ nhạy. d. Viết một chương trình máy tính. e. Tất cả đều sai. 4. Phần mềm Excel là: a. Một bảng tính. b. Hệ chuyên gia. c. Hệ trí tuệ nhân tạo. d. Tất cả đều sai. 5. Điều nào sau đây giải thích lý do một số nhà quản lý thường chống lại sự thay đổi khi ứng dụng phân tích định lượng trong tổ chức? a. Nó có thể làm giảm bớt quyền lực của người ra quyết định. b. Nó có thể phơi bày quyết định sai lầm trước đây của nhà quản lý. c. Các nhà quản lý thích mọi thứ được nhanh chóng thuận lợi. GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 31
  36. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG d. Tất cả đều đúng e. Tất cả đều sai 6. Tất cả các điều sau đây đều là những phát sinh tiềm ẩn trong khi định nghĩa vấn đề NGOẠI TRỪ: a. Độ tin cậy của dữ liệu. b. Các quan điểm quản lý mâu thuẫn nhau. c. Sự ảnh hưởng đến các phòng ban khác trong tổ chức. d. Thời gian bị lạc hậu e. Tất cả đều sau 7. Biến kiểm soát được còn có tên là: a. Tham số b. Biến quyết định. c. Mô hình toán. d. Số đo lường được. e. Tất cả đều sai 8. Việc đánh giá tất cả các giá trị có thể có của một biến trong một mô hình được gọi là: a. Phương pháp thử và sai. b. Phương pháp đếm/liệt kê toàn bộ. c. Một giải thuật. d. Sự biến thiên. e. Tất cả đều sai. 9. Hầu hết các mô hình trong phân tích định lượng/khoa học quản lý đều là: a. Mô hình đồ họa. b. Mô hình thu nhỏ. c. Mô hình vật lý. d. Mô hình toán. e. Tất cả đều sai. GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 32
  37. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG 10. Khi một lời giải được thực thi, nó đòi hỏi phải: a. Gắn liền với cuộc sống. b. Bắt buộc tất cả các nhà quản lý và các phòng ban phải tuân theo. c. Kiểm soát sự thay đổi bởi các yếu tố môi trường và các giả thiết của mô hình ban đầu. d. Gạt bỏ ngay và đặt ra các cách giải quyết khác. e. Tất cả đều sai. 11. Khi phân tích một vấn đề, chúng ta thường nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến vấn đề bằng cách tiếp cận: a. Phân tích định lượng b. Phân tích định tính c. Cả a và b đều đúng d. Cả a và b đều sai 12. Phân tích định lượng là: a. Một phương pháp lý luận hợp lý (logic) để tạo ra các quyết trong quản lý. b. Một phương pháp dựa trên lý trí để tạo ra các quyết trong quản lý. c. Một phương pháp khoa học để tạo ra các quyết trong quản lý d. Tất cả đều đúng. 13. Frederick Winslow Taylor là: a. Một nhà nghiên cứu quân sự trong thế chiến thứ II. b. Một nhà tiên phong trong việc đặt ra nguyên lý của khoa học trong quản lý. c. Người phát triển các giải thuật được sử dụng trong phân tích định lượng. d. Tất cả đều đúng. 14. Dữ liệu đầu vào (ví dụ như chi phí biến đổi đơn vị hay chi phí cố định) của một mô hình là: a. Biến ra quyết định. GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 33
  38. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG b. Tham số. c. Thuật toán. d. Biến ngẫu nhiên. 15. Điểm mà tại đó tổng thu nhập bằng tổng chi phí (nghĩa là lợi nhuận bằng 0) được gọi là: a. Điểm lợi nhuận bằng 0. b. Điểm lợi nhuận tối ưu. c. Điểm hòa vốn. d. Điểm chi phí cố định. 16. Phân tích định lượng thường sử dụng các mô hình: a. Đồ họa. b. Vật lý. c. Toán học. d. Thu nhỏ. 17. Phân tích độ nhạy thường được sử dụng trong bước nào của thủ tục phân tích định lượng? a. Xác định vấn đề b. Thu thập dữ liệu c. Áp dụng kết quả d. Phân tích kết quả 18. Mô hình tất định là mô hình trong đó: a. Giá trị của các tham số dùng trong mô hình không chắc chắn. b. Kết quả đầu ra có thể đo lường được. c. Giá trị tất cả các tham số dùng trong mô hình đều biết chắc chắn. d. Không có phần mềm máy tính sẵn. 19. Thuật ngữ algorithm (giải thuật:) a. Trước đây có tên gọi là Algorismus (Thuật toán). b. Là tên gọi trước đây của một nhà toán học Ả Rập vào thế kỷ thứ 19. GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 34
  39. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG c. Mô tả một chuỗi theo những thứ tự nhất định các bước được lặp đi lặp lại đến khi lời giải được tìm thấy. d. Tất cả đều đúng. 20. Loại phân tích nhằm xác định lời giải của bài toán sẽ thay đổi như thế nào nếu có sự thay đổi dữ liệu đầu vào hoặc mô hình được gọi là: a. Phân tích độ nhạy hoặc phân tích hậu tối ưu. b. Phân tích đồ họa hoặc phân tích hình tượng. c. Phân tích các điều kiện trong tương lai. d. Cả b và c 21. Biến quyết định là: a. Biến kiểm soát được. b. Biến không kiểm soát được. c. Tham số. d. Giá trị không đổi của bất kỳ vấn đề phức tạp nào. 22. MIS là: a. Một phần của thủ tục phân tích định lượng. b. Mô hình tái sử dụng. c. Hệ thống thông tin đưa ra quyết định. d. Công cụ để dự đoán xu hướng của thị trường. e. Tất cả đều sai. 23. Một công cụ tin học được thiết kế để lấy thông tin đúng cho nhà quản lý cần gọi là: a. Hệ thống thông tin quản lý. b. Hệ hỗ trợ ra quyết định. c. Hệ chuyên gia. d. Hệ trí tuệ nhân tạo. e. Tất cả đều sai. GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 35
  40. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG 24. Điều nào sau đây là ưu điểm quan trọng nhất của việc mô hình hóa? a. Mô hình giúp tiết kiệm tiền bạc và thời gian trong khi ra quyết định và giải quyết vấn đề. b. Mô hình có thể là cách tiếp cận duy nhất để giải quyết các vấn đề phức tạp. c. Giúp người ra quyết định hình thành được vấn đề. d. Có thể được sử dụng trong các vấn đề giao tiếp. e. Tất cả đều sai. A2. Dạng trắc nghiệm đúng hoặc sai 1. Phân tích độ nhạy giúp chúng ta đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi các tham số đến mô hình. 2. Trong khi giải quyết vấn đề, chỉ cần xem xét các yếu tố định lượng. 3. Thật không may, phân tích định lượng chỉ có thể ứng dụng để giải quyết một số vấn đề đơn giản. 4. Số liệu được sử dụng trong mô hình được gọi là dữ liệu đầu vào (input data). 5. Một trong những khó khăn khi sử dụng các mô hình định lượng là rất khó thu thập dữ liệu đầu vào chính xác. 6. Bước đầu tiên trong thủ tục phân tích định lượng là xây dựng mô hình. 7. Sau khi xây dựng mô hình xong có thể xác định lại vấn đề. 8. Sau khi phân tích kết quả của mô hình, chúng ta phải kiểm tra dữ liệu. 9. Bước cuối cùng của thủ tục phân tích định lượng là khi lời giải đã được thực thi. 10. Một mô hình có thể sử dụng cho việc giao tiếp cũng như cho phân tích. GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 36
  41. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG 11. Sự khác biệt của các kỹ thuật phân tích định lượng là do mô hình toán sử dụng. 12. Mô hình có thể giúp chúng ta phân tích vấn đề và đưa ra các phương án cho người có thẩm quyền ra quyết định và thực thi chúng. 13. Tất cả các mô hình đều diễn tả chính xác thực tế. 14. Điểm hòa vốn là điểm diễn tả số lượng sản phẩm được sản xuất ra khi có lợi nhuận bằng 0. A3. Dạng trắc nghiệm điền vào chỗ trống 1. Dữ liệu được sử dụng trong mô hình được gọi là dữ liệu ___. a. Đầu ra. b. Sổ sách. c. Xuôi dòng. d. Ngược dòng. e. Đầu vào. 2. Phân tích định lượng sử dụng phương pháp ___khoa học để ra quyết định. a. Định tính b. Khoa học c. Chủ quan d. Cảm giác e. Pháp luật 3. ___ là một công cụ add-in trong phần mềm Excel có thể giải bài toán tối ưu hóa như cực đại một đại lượng với một tập hợp các ràng buộc cho trước. a. Solver b. Scenario Manager c. Macros d. Pivot Table e. MaxSolve GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 37
  42. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG 4. Trong thủ tục phân tích định lượng, ___ có thể xem như là bước quan trọng nhất. a. Xây dựng mô hình b. Xác định vấn đề c. Thu thập dữ liệu d. Lựa chọn một mô hình e. Chạy mô hình 5. Mô hình bao gồm các loại: ___, ___, ___, và ___. a. Mô hình sinh lý học, trực giác, định tính, pháp luật b. Mô hình vật lý, logic, báo chí, tâm lý c. Mô hình đặc thù, lý trí, logic, định tính d. Mô hình theo hệ mét, bậc hai, hàm mũ, logic e. Mô hình vật lý, thu nhỏ, đồ họa, toán học 6. Việc thu thập dữ liệu không thích hợp có thể dẫn đến các kết quả sai lầm là ý nghĩa của câu___. a. Phân tích độ nhạy rất cần thiết. b. Cái gì lẩn quẩn sẽ lẩn quẩn c. Dữ liệu rác, kết quả rác d. Cái bạn thấy là cái bạn lấy e. Dữ liệu còn nguyên sẽ không ảnh hưởng 7. ___ xác định lời giải sẽ thay đổi như thế nào khi thay đổi dữ liệu đầu vào hoặc mô hình. a. Phân tích đầu ra b. Kiểm tra c. Phân tích phương sai d. Phân tích độ nhạy e. Phân tích tác động GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 38
  43. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG 8. Độ chính xác của kết quả đầu ra được xác định bởi sự chính xác của ___ và của ___. a. Suy luận của người ra quyết định, chi phí của sự nỗ lực b. Mô hình, dữ liệu đầu vào c. Số liệu kết quả, phần mềm sử dụng d. Kiểm tra, đồ thị e. Sự đánh giá, trực giác 9. Mô hình có thể được sử dụng để giúp đỡ người ra quyết định xác định các biến và các mối liên hệ của bài toán một cách ___. a. Rất tới hạn b. Rất chính xác c. Tương quan d. Tuyến tính e. Chuẩn hóa 10. Mô hình ___ là mô hình trong đó tất cả các giá trị của mô hình đều biết trước một cách chắc chắn. a. Tất định b. Xác suất c. Ước gì được nấy d. Đúng e. Thực tế 11. Models liên quan đến các cơ hội hoặc rủi ro được gọi là mô hình ___ . a. Không may mắn b. Xác suất c. Không thực tế d. Đầy rủi ro e. Cơ hội GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 39
  44. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG 12. ___ là một phương pháp khoa học ra quyết định trong quản lý. 13. ___ là bước đầu tiên trong thủ tục phân tích định lượng. 14. Mô hình ___ có thể là một hình ảnh, bản vẽ hoặc biểu đồ trong thực tế. 15. Một chuỗi theo những thứ tự nhất định các bước được lặp đi lặp lại đến khi lời giải được tìm thấy được gọi là ___. A4. Dạng trắc nghiệm liên kết 2 mệnh đề phù hợp 1. 1.1. Mục đích của phân tích độ a. Xác định sự biến động của lời nhạy? giải của bài toán khi thay đổi các yếu tố đầu vào 1.2. Tên của một loại mô hình? b. Giải thuật 1.3. Sự cam kết đồng lòng của c. Toán học các nhà quản lý. 1.4. Một chuỗi logic các bước d. Mô phỏng được lặp đi lặp lại đến khi lời giải được tìm thấy được? 1.5. Phần mềm Crystall Ball e. Vấn đề cần để ý khi triển khai được dùng để giải quyết dạng bài một mô hình. toán? 2. 2.1. Bước thứ 4 trong thủ tục a. Mô hình xác suất giải quyết vấn đề? 2.2. Mô hình đồ họa b. Tiếp cận nhiều phương pháp giải gần đúng hoặc các giá trị nghiệm khác nhau và so sánh, chọn ra kết quả tốt nhất 2.3. Mô hình ẩn chứa cơ hội c. Giải bài toán GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 40
  45. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG hoặc rủi ro 2.4. “Thử và sai” là gì? d. Quy trình phối hợp chặt chẽ lời giải bài toán trong hoạt động của công ty 2.5. Áp dụng kết quả của mô e. Bức ảnh, bản vẽ, biểu đồ trong hình? thực tế 3. 3.1. Mô hình là? a. Sự đơn giản hóa thể hiện tình huống thực tế 3.2. Phân tích định lượng là? b. Phương pháp khoa học để ra quyết định trong quản lý 3.3. Các mâu thuẫn về quan c. Problem with data điểm của các nhà quản sẽ tạo definition/acquisition nên? 3.4. Availability of accounting d. Thách thức khi định nghĩa bài data for decision making toán 3.5. Giới hạn sự hiểu biết về các e. Vấn đề phải đối mặt khi cố loại mô hình gắng áp dụng kết quả vào thực tế 4. 4.1. Bước thứ 3 trong thủ tục giải a. Những cơ sở của việc xây quyết vấn đề? dựng mô hình 4.2. Tính khó hiểu của mô hình b. Vấn đề xem xét khi định nghĩa bài toán 4.3. Tên của một chương trình a c. Thu thập dữ liệu add-in trong phần mềm Excel để giải bài toán cây quyết định? 4.4. Giả thiết là? d. Vấn đề phải đối mặt trong việc xây dựng mô hình 4.5. Tầm nhìn có hệ thống e. Treeplan GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 41
  46. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Phần B: Ngân hàng câu hỏi tự luận 1. Hãy nêu những điểm khác biệt của phân tích định tính và phân tích định lượng? Cho ví dụ minh họa. 2. Định nghĩa phân tích định lượng trong quản lý? Hãy nêu tên một số cơ quan, tổ chức đã sử dụng cách phân tích dựa trên cơ sở khoa học này? 3. Quá trình phân tích định lượng bao gồm những bước nào? Hãy đưa ra một vài ví dụ cho quá trình này. 4. Tóm tắt nguồn gốc lịch sử của phân tích định lượng. Trong thế chiến thứ II, phân tích định lượng đã phát triển ra sao? 5. Phân biệt các loại mô hình khác nhau? Mô hình toán học là gì? Cho ví dụ. 6. Hãy liệt kê một số nguồn thu thập dữ liệu. 7. Quá trình áp dụng kết quả trong thủ tục phân tích định lượng là gì? Tại sao nó lại quan trọng? 8. Hãy mô tả cách sử dụng phân tích độ nhạy và phân tích hậu tối ưu trong bước phân tích kết quả của thủ tục phân tích định lượng? 9. Người quản lý hay phàn nàn rằng các chuyên gia phân tích định khi nói chuyện với họ thường sử dụng một số thuật ngữ hơi khó hiểu. Hãy liệt kê 4 thuật ngữ mà người quản lý có thể không hiểu. Sau đó, giải thích thuật ngữ bằng ngôn ngữ bình dân. 10. Tại sao nhiều chuyên gia phân tích định lượng không muốn tham gia vào quá trình quá trình triển khai -áp dụng kết quả? Phải làm gì để có thể thay đổi thái độ này của họ? 11. Những người sẽ sử dụng các kết quả của một mô hình phân tích định lượng mới có nên tham gia vào các khía cạnh kỹ thuật của quá trính giải quyết vấn đề? 12. C.W. Churchman đã từng nói rằng "Toán học có khuynh hướng ru ngủ một cách không ngờ và làm cho mọi người tin tưởng rằng họ GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 42
  47. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG đã suy nghĩ rất kỹ lưỡng". Bạn có nghĩ rằng một mô hình phân tích định lượng tốt nhất là mô hình toán phức tạp và tốn nhiều công sức để xây dựng nên? Tại sao? 13. Điểm hòa vốn là gì? Cách xác định nó như thế nào? Phần C: Ngân hàng bài tập & tình huống thảo luận 1. Xưởng đồ mộc nội thất sản xuất một loại bàn. Cho biết: - Phí sản xuất cố định là: 8.000 USD/ tháng - Phí biến động của mỗi bàn là: 65 USD/chiếc - Giá bán một bàn là: 180 USD/chiếc - Số lượng bàn sản xuất là: 300 chiếc/tháng Yêu cầu: Tính tổng chi phí, tổng doanh thu và tiền lời hàng tháng. Đáp số: Tổng chi phí = 27.500 USD Tổng doanh thu = 54.000 USD Tiền lời = 26.500 USD 2. Nhà máy gạch có: - Phí sản xuất cố định là: 21.000 USD/ tháng - Phí biến động của mỗi bàn là: 0,45 USD/viên - Giá bán một viên gạch là: 1,3 USD/viên - Số lượng gạch sản xuất là: 18.000 viên/tháng Yêu cầu: a. Tính tổng chi phí, tổng doanh thu và tiền lời. b. Tính số lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn. Đáp số: a. Tổng chi phí = 29.100 USD Tổng doanh thu = 23.400 USD Tiền lời = -5.700 USD b. Số lượng hòa vốn = 24.706 viên gạch c. Doanh thu hòa vốn = 32.117 USD GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 43
  48. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG 3. Xưởng sản xuất tấm lợp có: - Phí sản xuất cố định là: 60.000 USD/ năm - Phí biến động của mỗi tấm là: 9 USD/tấm - Giá bán một tấm lợp là: 25 USD/tấm - Số lượng sản xuất là: 12.000 tấm/năm Yêu cầu: a. Tính tổng chi phí, tổng doanh thu và tiền lời hàng năm. b. Tính số lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn. c. Nếu công suất của xưởng là 15.000 tấm/năm, hãy xác định số lượng hòa vốn bằng số phần trăm của công suất. d. Nếu giá bán từ 25 USD tăng lên 31 USD/tấm, tính lại số lượng hòa vốn. Đáp số: a. Tổng chi phí = 168.000 USD Tổng doanh thu = 300.000 USD Tiền lời = 132.000 USD b. Số lượng hòa vốn = 3.750 tấm Doanh thu hòa vốn = 93.750 USD c. 25% d. Số lượng hòa vốn = 93.750 USD 4. Xí nghiệp thiết bị điện, thuộc công ty Trạch Lân, hiện đang sản xuất quạt bàn dân dụng. Lâu nay xí nghiệp vẫn mua động cơ điện của công ty Bảo Trân với giá 150.000 đồng/động cơ. Một nghiên cứu khả thi cho thấy xí nghiệp có khả năng tự sản xuất được loại động cơ này. Chi phí để thiết lập dây chuyền sản xuất là 300.000.000 Đ. Chi phí biến đổi trung bình bằng 70.000 Đ cho một động cơ. Hãy tìm sản lượng hòa vốn QBEP của dây chuyền này và cho biết xí nghiệp có nên tự sản xuất hay không nếu sản lượng của xí nghiệp bằng 5000 quạt bàn trong thời kỳ kế hoạch và đều dùng loại động cơ này? GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 44
  49. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG Đáp số: Xí nghiệp nên tự sản xuất sẽ có lợi hơn 12. SÁCH VÀ WEBSITE THAM KHẢO 12.1. Sách tham khảo [1] Nguyễn Thống, Cao Hào Thi, Trường đại học Bách khoa TP.HCM, 1998. Phương pháp định lượng trong quản lý, Nhà xuất bản Thống Kê. [2] Lê Văn Kiểm, Phạm Hồng Luân, 2005. Những bài toán tối ưu trong quản lý kinh doanh xây dựng, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. [3] Huỳnh Trung Lương, Trương Tôn Hiền Đức, 2003. Phương pháp Định lượng trong quản lý và vận hành, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật. [4] Bernard W. Taylor III, Virginia Polytechnic Institute and State University, 2007. Introduction to Management Science, 9th Edition, Prentice Hall International, Inc. [5] Anderson, Sweeney, Williams, University of Cincinnati, 1997. An introduction to management science: Quantitative approaches to decision making, 8th Edition, West Publishing Company. [6] Barry Render, Ralph M. Stair Jr., Michael E. Hanna, Florida State University, 2008. Quantitative Analysis for Management, 10th Edition, Prentice Hall International. [7] Hamdy A. Taha, University of Arkansas, Fayetteville, 2007. Operations research: An introduction, 8th Edition, Pearson Prentice Hall. [8] Hillier, Lieberman, Stanford University, 2001. Introduction to Operations Research, 8th Edition, McGraw-Hill Companies. 12.2. Website tham khảo GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 45
  50. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 1. GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG hill.com/sites/0073129038/information_center_view0/ GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 46
  51. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH (DA-DECISION ANALYSIS) * MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn tất học tập chương 2, sinh viên sẽ có khả năng: 1. Nêu tên các bước cơ bản để phân tích ra quyết định. 2. Mô tả các loại môi trường ra quyết định. 3. Sử dụng các giá trị xác suất của các mỗi trạng thái để giải bài toán ra quyết định trong điều kiện rủi ro. 4. Tính toán được giá trị kỳ vọng của thông tin hoàn hảo-EVPI. 5. Áp dụng các tiêu chuẩn ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn. 6. Thể hiện bài toán ra quyết định phức tạp bằng cây quyết định. 7. Tính toán xác suất trong Cây quyết định bằng công thức Bayes. 8. Tính toán giá trị kỳ vọng thông tin mẫu (EVSI) 9. Chỉ ra được tầm quan trọng của lý thuyết độ hữu ích trong bài toán ra quyết định. 10. Sử dụng các công cụ tin học ứng dụng để giải bài toán ra quyết định đơn giản và phức tạp. 1. LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN LÝ 1.1. Giới thiệu Đã từ rất lâu, các công cụ toán học đã được sử dụng để giải quyết nhiều vấn đề trong thực tế. Tuy nhiên, chỉ bắt đầu từ thế kỷ 20, những nghiên cứu và ứng dụng một cách chính thống những kỹ thuật định lượng hỗ trợ cho việc ra quyết định mới thật sự bùng nổ. Các kỹ thuật này được áp dụng cho rất nhiều bài toán từ nhỏ đến phức tạp trong GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 47
  52. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH nhiều lãnh vực khác nhau như kinh doanh, quản lý, sản xuất, hành chính, giáo dục, y tế, quân sự và nhiều lĩnh vực khác Thông thường, bài toán ra quyết định có thể phân thành 2 loại: ra quyết định trong điều kiện xác định; và ra quyết định trong điều kiện bất định. Trong bài toán ra quyết định trong điều kiện xác định, một quyết định tốt sẽ cho một kết quả tốt, người ra quyết định thu được những gì họ dự kiến vì vậy kết quả là xác định. Điều này tùy thuộc rất nhiều vào cách thức mà các yếu tố không thể kiểm soát được tác động đến kết quả và có bao nhiêu thông tin để người ra quyết định dự báo về các yếu tố nói trên. Trong bài toán ra quyết định, ngoài việc áp dụng một cách toán học những kỹ thuật định lượng cần phải nắm chắc về giới hạn của kỹ thuật được áp dụng, các ràng buộc, những giả thiết và phạm vi áp dụng của nó. Việc áp dụng thành công các kỹ thuật định lượng sẽ cho ta những kết quả chính xác, kinh tế, tin cậy và dễ sử dụng. Thông thường với bài toán lớn, các kỹ thuật định lượng sẽ thể hiện sức mạnh ở chỗ dễ dàng tìm ra những lời giải chính xác hơn là những kỹ thuật định tính. Tuy nhiên, ra quyết định không chỉ là căn cứ trên những kết quả định lượng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào độ yêu thích cá nhân, những ước lượng chủ quan, những yếu tố định tính và mục tiêu của tổ chức. Như vậy, kết quả định lượng rất cần nhưng chưa đủ. Các nhà phân tích định lượng cố gắng cung cấp các cơ sở có lý nhằm hỗ trợ cho quá trình ra quyết định bằng cách tìm kiếm sự hiểu biết và cấu trúc của các tình huống phức tạp và dùng sự hiểu biết này để phán đoán các hành vi của hệ thống và nâng cao hiệu quả của hệ thống. Hầu hết các công việc này được thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật phân tích và liệt kê để phát triển và vận dụng các mô hình toán học và máy tính của một hệ thống có cấu trúc bao gồm con người, máy móc và chuỗi các hoạt động. GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 48
  53. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH Ở thập niên 80, người ra quyết định phải giải quyết cùng một lúc nhiều mục tiêu như tài chính, chính trị, xã hội, môi trường Ở thời điểm này, việc hình thành các bài toán và đề nghị giải thuật cho các bài toán đa mục tiêu, đa tiêu chuẩn đã trở nên bức thiết. Ở thập niên 90 và những năm đầu của thế kỷ XXI. Bài toán ra quyết định đã có những thay đổi khá lớn, vai trò của nhiều người ra quyết định đã trở nên quan trọng. Việc lượng hóa những nhận định, đánh giá định tính cũng trở nên cấp bách. Kỹ thuật ra quyết định nhóm (Group decision making) trở nên chủ đạo. Nhìn chung, quá trình ra quyết định hiện đại không còn chỉ dựa vào nhận xét cảm tính, những ước lượng chủ quan của người ra quyết định nữa mà ngày càng đòi hỏi vai trò cao hơn của những nhà phân tích định lượng (Analyst). Nhà phân tích đảm nhận việc xây dựng bài toán, đề xuất phương pháp giải quyết và tìm kiếm những phương án vượt trội cho người ra quyết định lựa chọn. Từ những vấn đề thực tế, người ra quyết định phải suy nghĩ cách giải quyết. Ông ta cũng suy nghĩ những phương án giải quyết và đưa cho nhà phân tích hỗ trợ ra quyết định. Nhà phân tích phải tìm hiểu vấn đề thực tế thật cặn kẽ mọi nguyên nhân hay hiện tượng và hậu quả kéo theo của vấn đề. Nhà phân tích sẽ phải phân tích, đặt bài toán, mô hình hóa vấn đề thành bài toán để giải quyết bằng những phương pháp định lượng. Nhà phân tích còn có việc quan trọng nữa là chọn lọc và trình bày kết quả cho người ra quyết định chọn lựa phương án giải quyết vấn đề. Tóm lại, lý thuyết phân tích ra quyết định là một phương pháp phân tích có tính hệ thống dùng để nghiên cứu việc tạo ra các quyết định. Để có được một quyết định tốt, những nhà phân tích ra quyết định cần phải dựa trên: lý luận, tất cả dữ liệu có sẵn, tất cả mọi giải pháp có thể có và sử dụng các phương pháp định lượng hỗ trợ. GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 49
  54. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH 1.2. Xây dựng lời giải và ra quyết định “Việc ra quyết định là một việc không dễ dàng, rất thú vị và đầy thử thách!”. Việc ra quyết định là công việc của Người ra quyết định (Decision Maker), công việc này thực chất là chọn lựa một phương án đáng giá nhất trong các phương án có thể có. Tập các phương án có thể bao gồm một số phương án hữu hạn (tập rời rạc), có thể là tập vô hạn các phương án (tập liên tục). Khi tiến hành ra quyết định, Người ra quyết định thường có thể dùng cách tiếp cận định lượng (dựa trên các kết quả cụ thể bằng số) hoặc cách tiếp cận định tính (dựa trên những suy diễn, lập luận hoặc kinh nghiệm). Người ra quyết định phải cân nhắc chọn lựa dựa trên mục tiêu của tổ chức, các ràng buộc vật lý, ràng buộc logic, và cuối cùng dựa trên các tiêu chuẩn được ưu tiên, thể hiện qua các trọng số. Các phương pháp định lượng giúp cho người ra quyết định đề ra được những lời giải không tầm thường, người ra quyết định với những độ yêu thích riêng của mình sẽ chọn những lời giải trong các lời giải không tầm thường trên. Để tiến hành xây dựng lời giải, nhà phân tích thường sử dụng các phương pháp toán học như: + Qui hoạch tuyến tính; + Qui hoạch phi tuyến; + Lý thuyết trò chơi; + Phân tích cận biên; + Cây quyết định; + Lý thuyết độ hữu ích; + Các phương pháp ra quyết định đa tiêu chuẩn; + Qui hoạch tối ưu đa mục tiêu; Những phương pháp định lượng nêu trên giúp các Người phân tích định lượng (Analyst) xác định được tập phương án không bị vượt trội GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 50
  55. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH (non-dominated). Một phương án không bị vượt trội là phương án không bị bất kỳ phương án nào vượt qua xét trên toàn bộ các tiêu chuẩn so sánh. Ví dụ: Hình 2.1 minh họa phương án không bị trội (phương án 1 và phương án 2) và phương án bị trội (phương án 3). Phương án 1 và phương án 2 là hai phương án không bị trội, nhưng phương án 3 là phương án bị trội, bị phương án 1 trội hơn (lấn át) cho cả hai tiêu chuẩn. + Tiêu chuẩn 1 = Chất lượng; + Tiêu chuẩn 2 = Lợi nhuận. Tieâu chuaån 1 PA 1 PA 3 PA 2 Tieâu chuaån 2 Hình 2.1. Minh họa cho phương án không bị vượt trội GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 51
  56. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH 2. CÁC BƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH 2.1. Các bước phân tích ra quyết định Xaùc ñònh roõ vaán ñeà caàn giaûi quyeát: Ÿ Muïc tieâu Ÿ Tieâu chuaån Ÿ Raøng buoäc Ÿ Ñoä öa thích Lieät keâ taát caû caùc phöông aùn coù theå Nhaän ra caùc traïng thaùi/tình huoáng coù theå xaûy ra (toát vs. xaáu) Öôùc löôïng lôïi ích/chi phí cuûa töøng phöông aùn öùng vôùi moãi traïng thaùi Löïa choïn moâ hình toaùn trong lyù thuyeát Ra Quyeát Ñònh AÙp duïng moâ hình vaø Ra Quyeát Ñònh Hình 2.2. Các bước phân tích ra quyết định * Lý thuyết phân tích ra quyết định thường được tiến hành theo sáu bước sau đây: GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 52
  57. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH Bước 1. Xác định rõ ràng vấn đề cần giải quyết (Clearly define the problem at hand); Bước 2. Liệt kê tất cả các phương án có thể có (List the possible alternatives); Bước 3. Nhận ra tất cả các trạng thái (state of nature) hay tình huống có khả năng xảy ra (Identify the possible outcomes or states of nature); Bước 4. Ước lượng tất cả lợi ích và chi phí của từng phương án ứng với mỗi trạng thái (List the payoff or profit of each combination of alternatives and outcomes); Bước 5. Lựa chọn một mô hình toán học trong lý thuyết phân tích ra quyết định để tìm lời giải tối ưu (Select one of the mathematical decision theory models); Bước 6. Áp dụng mô hình để tìm lời giải và dựa vào đó để ra quyết định (Apply the model and make your decision) Bước thứ 1 đến 4 là thủ tục chung phổ biến cho tất cả các vấn đề ra quyết định. Còn bước 5 và bước 6 thì phụ thuộc vào các mô hình ra quyết định đang sử dụng. 2.2. Ví dụ minh họa Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Phương Nam Ông Nam là giám đốc của Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Phương Nam đang muốn ra quyết định về một vấn đề sản xuất kinh doanh. Ông đang xem xét liệu có nên mở rộng quy mô sản xuất của công ty bằng cách sản xuất và tiếp thị một loại gạch mới để tham gia thị trường hay không. Ông Nam nhận được một đề xuất từ nhóm các chuyên gia trong công ty bao gồm các trưởng phòng tiếp thị, sản xuất, GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 53
  58. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH tài chính và thiết kế sản phẩm. Đề xuất này gồm hai phương án như sau: + Phương án 1: Xây dựng một nhà máy lớn; + Phương án 2: Xây dựng một nhà máy nhỏ. Theo lời khuyên của trưởng phòng tiếp thị rằng nhu cầu có thể tăng lên trong những năm tới, ông Nam yêu cầu phòng tài chính tính toán lợi nhuận kỳ vọng cho cả hai phương án trên. Kết quả tính toán được cho trong bảng sau: Bảng 2.1. Lợi nhuận của các phương án mở rộng sản xuất Phương án Lợi nhuận (USD) Xây dựng nhà máy lớn 200,000 Xây dựng nhà máy nhỏ 100,000 Sau cùng, ông Nam quyết định chọn phương án đầu tiên - Xây dựng nhà máy lớn. * Câu hỏi thảo luận 1. Hãy phân tích tình huống trên và cho biết những sai lầm có thể trong quyết định của ông Nam. 2. Hãy mô tả tình huống của ông Nam theo các bước phân tích của lý thuyết ra quyết định. Hướng dẫn trả lời: 1. Những sai lầm có thể trong quyết định của ông Nam: - Thiếu một cột “Thiệt hại”. - Thiếu 1 phương án: Không làm gì cả (Do nothing) hoặc có thêm các phương án khác. 2. Theo lý thuyết phân tích ra quyết định, ông Nam lần lượt thực hiện sáu bước như sau: Bước 1: Xác định rõ ràng vấn đề cần giải quyết GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 54
  59. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH Ông Nam nêu vấn đề: “Có nên mở rộng dây chuyền sản xuất của công ty bằng cách xây thêm nhà máy để sản xuất một loại gạch mới để tham gia thị trường hay không?” Bước 2: Liệt kê tất cả các phương án có thể có Ông Nam cho rằng có ba phương án như sau: - Phương án 1: Xây dựng 1 nhà máy có qui mô lớn để sản xuất sản phẩm gạch mới. - Phương án 2: Xây dựng 1 nhà máy có qui mô nhỏ để sản xuất sản phẩm gạch mới. - Phương án 3: Không làm gì cả (Do Nothing). Chú ý: Một trong những lỗi thường gặp nhất của người đưa ra quyết định là bỏ sót các phương án quan trọng. Cần lưu ý trong thực tế, đôi khi “Không làm gì cả” (Do Nothing) cũng là một phương án tốt. Vì vậy chúng ta không được bỏ sót phương án này. Bước 3: Nhận ra tất cả các trạng thái hay tình huống có khả năng xảy ra Ông Nam cho rằng chỉ có hai trạng thái của thị trường sẽ xảy ra là: - Thị trường tốt (TTT), nghĩa là nhu cầu cho sản phẩm là cao; và - Thị trường xấu (TTX), nghĩa là nhu cầu cho sản phẩm là thấp. Chú ý: Đối với các phương án thì chúng ta có thể lựa chọn được nhưng đối với các trạng thái (state of nature) thì không thể. Bước 4: Ước lượng tất cả lợi ích và chi phí của từng phương án ứng với mỗi trạng thái, nghĩa là chúng ta đưa ra các kết quả cho mỗi sự kết hợp giữa từng phương án đối với mỗi trạng thái. Trong trường hợp này, ông Nam muốn cực đại lợi nhuận nên ông Nam sử dụng lợi nhuận (profit) để làm căn cứ và tiền được lấy làm đơn vị tính. Tất nhiên không phải trong bất kỳ trường hợp nào chúng ta cũng phải sử dụng tiền tệ làm đơn vị tính toán đo lường, những phương tiện đo lường khác cũng có thể được sử dụng. Trong lý thuyết GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 55
  60. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH phân tích ra quyết định, chúng ta gọi chúng là những giá trị điều kiện (conditional values)/ giá trị đánh đổi/giá trị thưởng phạt/giá trị lời lỗ ( pay-offs). Ông Nam ước lượng lợi nhuận tương ứng cho các kết hợp giữa các phương án và các trạng thái như sau: Đối với phương án xây dựng nhà máy lớn, nếu thị trường tốt thì sẽ mang lại lợi nhuận ròng là 200.000 USD cho công ty Phương Nam. Lợi nhuận ròng 200.000 USD chính là giá trị điều kiện (pay-offs) bởi vì công ty Phương Nam chỉ có thể đạt được lợi nhuận này khi đó là phương án xây dựng nhà máy lớn và thị trường tốt. Tương tự, cũng là phương án xây dựng nhà máy lớn, nếu thị trường xấu thì sẽ lỗ ròng là 180.000 USD. Đối với phương án xây dựng nhà máy nhỏ, nếu thị trường tốt thì sẽ mang lại lợi nhuận ròng là 100.000 USD; ngược lại, nếu thị trường xấu thì sẽ lỗ ròng là 20.000 USD. Và cuối cùng, đối với phương án không làm gì cả thì tất nhiên là lợi nhuận sẽ bằng 0 USD cho cả hai trường hợp thị trường tốt và thị trường xấu. Cách dễ nhất để trình bày các giá trị này là sử dụng bảng quyết định (decision table), đôi khi còn được gọi là bảng pay-offs. Trong đó, tất cả các phương án được liệt kê thành cột và đặt phái bên trái của bảng; và các trạng thái thì được đặt ở hàng trên cùng như trình bày trong bảng dưới đây. Bảng 2.2. Bảng quyết định thể hiện các giá trị điều kiện của Công ty Phương Nam Trạng thái Thị trường tốt Thị trường xấu Phương án (USD) (USD) 1. Xây dựng nhà máy 200.000 - 180.000 lớn 2. Xây dựng nhà máy 100.000 - 20.000 nhỏ GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 56
  61. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH 3. Không làm gì 0 0 Bước 5 và 6: Lựa chọn một mô hình toán học trong lý thuyết phân tích ra quyết định để tìm lời giải tối ưu và dựa vào đó để đưa ra quyết định. Việc chọn lựa mô hình được dựa vào sự hiểu biết, vào thông tin ít hay nhiều về khả năng xuất hiện các trạng thái của hệ thống. Nói cách khác, việc chọn mô hình tùy thuộc vào môi trường ra quyết định và mức độ rủi ro cũng như tính chắc chắn có liên quan. Để làm được bước này, chúng ta sẽ tìm hiểu các loại môi trường ra quyết định. 3. PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG RA QUYẾT ĐỊNH Môi trường ra quyết định được phân thành 3 loại như sau: + Loại 1: Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn (Decision Making Under Certainty); + Loại 2: Ra quyết định trong điều kiện rủi ro (Decision Making Under Risk); + Loại 3: Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn (Decision Making Under Uncertainty). 3.1. Loại 1 - Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn (Decision Making Under Certainty) Trong môi trường Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn (Decision Making Under Certainty), người ra quyết định biết chắc chắn kết quả của mỗi phương án. Các thông tin thu thập được xem là thông tin hoàn hảo (Perfect Information). Do đó, người ra quyết định sẽ dễ dàng và nhanh chóng ra quyết định bằng cách chọn phương án nào làm cực đại lợi nhuận hay cực tiểu thiệt hại cho mình. Ví dụ: Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Phương Nam: Nếu ông Nam biết chắc chắc thị trường trong tương lai là thị trường tốt thì GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 57
  62. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH ông sẽ chọn phương án xây dựng nhà máy lớn bởi nó đem lại cho ông lợi nhuận ròng cao nhất = 200.000 USD. 3.2. Loại 2 – Ra quyết định trong điều kiện rủi ro (Decision Making Under Risk) Trong môi trường Ra quyết định trong điều kiện rủi ro (Decision Under Making Risk), người ra quyết định tuy không biết một cách chắc chắn nhưng biết được xác suất xảy ra của mỗi trạng thái và cố gắng làm cực đại kỳ vọng lợi nhuận của mình. Thông tin thu thập được trong môi trường này được xem là thông tin không đầy đủ (Partial Information). Trong môi trường này, người ta thường sử dụng hai tiêu chuẩn: 1. Cực đại Giá trị tiền tệ kỳ vọng– Max EMV (Expected Moneytary Value); 2. Cực tiểu Thiệt hại cơ hội kỳ vọng - Min EOL (Expected Opportunity Loss). 3.3. Loại 3 - Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn (Decision Making Under Uncertainty) Trong môi trường Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn (Decision Under Uncertainty), người ra quyết định không biết được xác suất xảy ra của mỗi trạng thái hoặc các dữ kiện liên quan đến vấn đề cần phải giải quyết. Nói cách khác, người ra quyết định không biết được bất cứ một thông tin nào. Mặc dù trong trường hợp này, người ra quyết định vẫn biết là có các trạng thái có thể xảy ra (ví dụ như thị trường tốt và thị trường xấu) nhưng xác suất hay khả năng xảy ra thị trường tốt và thị trường xấu là bao nhiêu thì chưa xác định được. GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 58
  63. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH 4. RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG CHẮC CHẮN (DECISION MAKING UNDER UNCERTAINTY) Thông thường, các doanh nghiệp khi muốn tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng cho một sản phẩm dịch vụ nào đó thường tìm đến các công ty nghiên cứu thị trường để thuê các công ty này tiến hành các cuộc nghiên cứu khảo sát thị trường. Và kết quả nghiên cứu được cung cấp từ các công ty này là nguồn dữ liệu quan trọng (cụ thể như xác suất của nhu cầu cao hay nhu cầu thấp) để các doanh nghiệp căn cứ vào đó để ra quyết định. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực để thuê hoặc tự thực hiện nghiên cứu thị trường. Vì vậy, trong những trường hợp không có nhiều thông tin, các doanh nghiệp vẫn phải tự ra quyết định. Khi đó, môi trường ra quyết định của doanh nghiệp thuộc loại ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn (Decision Making Under Uncertainty). Đối với đa phần các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam, ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn là rất phổ biến. Vì vậy, việc ứng dụng các tiêu chuẩn ra quyết định trong môi trường này vào trong hoạt động cụ thể của doanh nghiệp mình là điều rất cần thiết. Trong môi trường ra quyết định này, người ra quyết định không biết được xác suất xảy ra của mỗi trạng thái hoặc các dữ kiện liên quan đến vấn đề cần phải giải quyết. Nói cách khác, người ra quyết định không biết được bất cứ một thông tin nào (các dữ kiện xác suất không có sẵn). Trong môi trường này, người ra quyết định có thể dùng một trong 5 tiêu chuẩn sau: 1. Tiêu chuẩn Maximax (Tiêu chuẩn ra quyết định lạc quan- Optimistic decision criterion); 2. Tiêu chuẩn Maximin (Tiêu chuẩn ra quyết định bi quan - Pessimistic decision criterion); GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 59
  64. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH 3. Tiêu chuẩn Laplace (Đồng đều ngẫu nhiên-Equally likely); 4. Tiêu chuẩn Herwice (Tiêu chuẩn hiện thực-Criterion of realism); 5. Tiêu chuẩn Minimax (Savage Minimax Regret). Trong đó, 4 tiêu chuẩn đầu tiên được tính toán trực tiếp từ bảng quyết định (decision payoff table). Còn tiêu chuẩn Minimax thì được tính toán bằng cách sử dụng bảng thiệt hại cơ hội (opportunity loss table). Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các tiêu chuẩn này để ra quyết định cho tình huống của công ty Phương Nam với giả thiết công ty này không có bất cứ thông tin gì về xác suất của các trạng thái. 4.1. Tiêu chuẩn Maximax Tiêu chuẩn Maximax giúp ta tìm được phương án làm cực đại những giá trị lợi nhuận lớn nhất so sánh với những phương án khác. Cách tính: Theo tiêu chuẩn này, trước tiên chúng ta tìm giá trị cực đại lợi nhuận trong từng phương án (từng hàng). Sau đó, so sánh các giá trị cực đại này và chọn phương án có giá trị lớn nhất (Maximax). Bởi vì tiêu chuẩn này chọn giá trị cao nhất có thể có nên nó còn được gọi là tiêu chuẩn ra quyết định lạc quan (Optimistic decision criterion). * Ví dụ: Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Phương Nam Bảng 2.3. Tính toán theo tiêu chuẩn Maximax cho công ty Phương Nam Trạng thái Thị trường Thị trường Maximum tốt xấu trong từng Phương án (USD) (USD) hàng 1. Xây dựng nhà máy 200.000 200.000 - 180.000 lớn (Maximax) 2. Xây dựng nhà máy 100.000 - 20.000 100.000 nhỏ GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 60
  65. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH 3. Không làm gì 0 0 0 Dựa vào bảng trên, theo tiêu chuẩn Maximax, chúng ta sẽ chọn phương án 1 – Xây dựng nhà máy lớn. Đây là phương án có giá trị lớn nhất trong các giá trị cực đại trong từng hàng. 4.2. Tiêu chuẩn Maximin Đây là tiêu chuẩn để chọn phương án làm cực đại những giá trị lợi nhuận nhỏ nhất trong từng phương án. Cách tính: Theo tiêu chuẩn này, trước tiên chúng ta tìm giá trị cực tiểu lợi nhuận trong từng phương án (từng hàng). Sau đó, so sánh các giá trị cực tiểu này và chọn phương án có giá trị lớn nhất (Maximin). Bởi vì tiêu chuẩn này sẽ chọn những phương án có thiệt hại ít nhất nên nó còn được gọi là tiêu chuẩn ra quyết định bi quan (Pessimistic decision criterion). * Ví dụ: Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Phương Nam Bảng 2.4. Tính toán theo tiêu chuẩn Maximin cho công ty Phương Nam Trạng thái Thị trường Thị trường Minimum tốt xấu trong từng Phương án (USD) (USD) hàng 1. Xây dựng nhà máy - 180.000 200.000 - 180.000 lớn 2. Xây dựng nhà máy 100.000 - 20.000 - 20.000 nhỏ 3. Không làm gì 0 0 0 (Maximin) Dựa vào bảng 2.4 ở trên, theo tiêu chuẩn Maximin, chúng ta sẽ chọn phương án 3 – Không làm gì. Đây là phương án có giá trị lớn nhất trong các giá trị cực tiểu trong từng hàng. GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 61
  66. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH 4.3. Tiêu chuẩn Hurwicz (Tiêu chuẩn hiện thực-Criterion of realism) Tiêu chuẩn Hurwicz còn gọi là tiêu chuẩn hiện thực (Criterion of realism). Nó sử dụng phương pháp trung bình có trọng số (weighted average) được xác định theo công thức (2.1) sau đây: (Hurwicz) = Max (weighted average) = Max [a *Max Pij + (1 - a)*Min Pij] (2.1) (Hurwicz) = Max [a*(cực đại trong từng hàng) + (1 -a )*(cực tiểu trong từng hàng)] Trong đó, hệ số thực tế (Coefficient of Realism) a có giá trị nằm trong khoảng [0,1]. + Nếu a ® 1: Người ra quyết định lạc quan về tương lai, + còn nếu a ® 0: Người ra quyết định bi quan về tương lai. Do đó, đây là mô hình dung hòa giữa tiêu chuẩn ra quyết định lạc quan và tiêu chuẩn ra quyết định bi quan. Như vậy, phương pháp này có dạng mềm dẻo hơn, giúp cho người ra quyết định đưa được cảm xúc cá nhân của mình (tính lạc quan hay bi quan) vào trong mô hình tính toán. Cách tính: Theo tiêu chuẩn này, trước tiên chúng ta tính trung bình có trọng số (weighted average) trong từng phương án (từng hàng). Sau đó, so sánh các giá trị trung bình có trọng số này và chọn phương án có giá trị lớn nhất (Max). * Ví dụ: Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Phương Nam Giả sử ông Nam chọn hệ số thực tế a = 0,8, ta có: Bảng 2.5. Tính toán theo tiêu chuẩn Hurwicz cho công ty Phương Nam Trạng thái Thị trường Thị trường Hurwicz tốt xấu a = 0,8 Phương án (USD) (USD) GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 62
  67. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH 1. Xây dựng nhà máy 124.000 200.000 - 180.000 lớn (Max) 2. Xây dựng nhà máy 76.000 100.000 - 20.000 nhỏ 3. Không làm gì 0 0 0 Dựa vào bảng 2.5 ở trên, theo tiêu chuẩn Hurwicz với a = 0,8, chúng ta sẽ chọn phương án 1 – Xây dựng nhà máy lớn. Bởi vì đây là phương án có giá trị trung bình có trọng số là lớn nhất: 0,8 * 200.000 + (1-0,8) * (-180.000) = 124.000 USD 4.4. Tiêu chuẩn Laplace (Tiêu chuẩn đồng đều ngẫu nhiên- Equally likely) Tiêu chuẩn Laplace (còn gọi là tiêu chuẩn đồng đều ngẫu nhiên) là tiêu chuẩn đi tìm phương án làm cực đại giá trị trung bình các lợi nhuận. Nói cách khác, tiêu chuẩn này giả thiết các trạng thái có xác suất là như nhau. Cách tính: Theo tiêu chuẩn này, trước tiên chúng ta phải tính kết quả trung bình (average payoff) cho mỗi phương án ở từng hàn bằng cách cộng tất cả các giá trị payoffs và chia cho số lượng payoffs đó. Sau đó, chọn phương án có giá trị trung bình lớn nhất. * Ví dụ: Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Phương Nam Bảng 2.6. Tính toán theo tiêu chuẩn Laplace cho công ty Phương Nam Trạng thái Thị trường tốt Thị trường xấu Trung (USD) (USD) bình Phương án Xác suất: p1 = Xác suất: p2 = 0,5 0,5 1. Xây dựng nhà máy 200.000 - 180.000 10.000 lớn 2. Xây dựng nhà máy 100.000 - 20.000 40.000 GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 63
  68. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH nhỏ 3. Không làm gì 0 0 0 Dựa vào bảng 2.6 ở trên, theo tiêu chuẩn Laplace, chúng ta sẽ chọn phương án 2 – Xây dựng nhà máy nhỏ. Đây là phương án có giá trị trung bình lớn nhất trong tất cả các giá trị lợi nhuận trung bình trong từng hàng. 4.5. Tiêu chuẩn Minimax (Savage Minimax Regret) Đối với một trạng thái cho trước, Thiệt hại cơ hội (OL- Opportunity Loss), đôi khi còn gọi là sự đáng tiếc (regret), là sự khác biệt (khoảng chênh lệch) giữa lợi ích tối đa (giá trị lớn nhất) và lợi ích thực sự thu nhận được cuả trạng thái đó. Thiệt hại Cơ hội (OL) được xác định theo công thức (2.2) sau đây: OLij = Max Mij - Mij (2.2) Trong đó: + OLij: Thiệt hại cơ hội của phương án i đối với trạng thái j; + Mij: Lợi nhuận của phương án i ứng với trạng thái j; Thiệt hại Cơ hội (OL), một cách tổng quát có thể được định nghĩa là lợi ích đã bỏ qua (chi phí cơ hội) do quyết định không chọn đúng phương án tốt nhất ứng với mỗi trạng thái (cái lợi mất đi do mình không nắm bắt cơ hội đó). Thiết lập bảng thiệt hại cơ hội (Opportunity Loss Table): Bảng này được xây dựng bằng cách xác định chi phí cơ hội (lợi ích đã bỏ qua) cho việc không chọn đúng phương án tốt nhất ứng với mỗi trạng thái. Thiệt hại cơ hội cho từng trạng thái (hay từng cột) ứng với mỗi phương án được tính bằng cách lấy lợi ích tối đa (giá trị lớn nhất) trừ đi cho lợi ích tại mỗi ô đó. * Ví dụ: Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Phương Nam GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 64
  69. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. Chương 2. PHÂN TÍCH RA QUYẾT ĐỊNH Bảng 2.7. Bảng Thiệt hại cơ hội công ty Phương Nam (Thiệt hại mang dấu dương) Trạng thái Thị trường tốt (USD) Thị trường xấu Tốt nhất (Max Mi1): (USD) 200.000 Tốt nhất (Max Mi2): Phương án Xác suất: p1 = 0,5 0 Xác suất: p1 = 0,5 1. XD nhà máy 200.000 –200.000 = 0 0 - ( -180.000 ) = lớn 180.000 2. XD nhà máy 200.000 – 100.000 = 0 - ( -20.000) = 20.000 nhỏ 100.000 3. Không làm gì 200.000 – 0 = 200.000 0 – 0 = 0 Tiêu chuẩn Minimax dựa trên bảng thiệt hại cơ hội (Opportunity Loss Table).Tiêu chuẩn này dựa trên việc cực tiểu hóa những giá trị thiệt hại cơ hội lớn nhất trong từng phương án. Cách tính: Theo tiêu chuẩn này, trước tiên chúng ta phải thiết lập bảng thiệt hại cơ hội (Opportunity Loss Table) bằng cách xác định giá trị thiệt hại cơ hội do không chọn phương án tốt nhất. Sau đó, tìm giá trị thiệt hại cơ hội lớn nhất trong từng phương án (từng hàng). Cuối cùng, chọn phương án có giá trị thiệt hại cơ hội thấp nhất bằng cách lấy Min của các giá trị vừa tìm được. * Ví dụ: Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Phương Nam Bảng 2.8. Tính toán theo tiêu chuẩn Minimax cho Công ty Phương Nam Trạng thái Thị trường Thị trường Tiêu chuẩn tốt xấu Minimax Phương án (USD) (USD) 1. Xây dựng nhà máy 0 180.000 180.000 lớn GV.ThS. Nguyễn Thanh Phong - Trường Đại học Mở TP.HCM 65