Giáo trình Tính giai cấp trong học thuyết về lễ của Khổng Tử và Tuân Tử-Nguyễn Đức Diện

pdf 7 trang huongle 2580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Tính giai cấp trong học thuyết về lễ của Khổng Tử và Tuân Tử-Nguyễn Đức Diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tinh_giai_cap_trong_hoc_thuyet_ve_le_cua_khong_tu.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tính giai cấp trong học thuyết về lễ của Khổng Tử và Tuân Tử-Nguyễn Đức Diện

  1. Tạp chí Khoa học xã hTRIội ViệtẾT Nam, - LU sốẬT 5(102 - TÂM) - 201 6LÝ - XÃ HỘI HỌC Tính giai cấp trong học thuyết về lễ của Khổng Tử và Tuân Tử Nguyễn Đức Diện * Tóm tắt: Trong Nho giáo, lễ là quy phạm đạo đức dùng để điều chỉnh hành vi con người. Ở Khổng Tử, lễ là bộ phận cấu thành trong hệ thống nhân, lễ, chính danh; còn ở Tuân Tử, lễ được kết hợp với pháp luật thành đường lối trị nước dưới tên gọi “lễ pháp kiêm trị”. Mục đích của đường lối trị nước dựa vào lễ là để phân công trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội, đồng thời để điều hòa sự bất bình đẳng xã hội, ngăn chặn bạo loạn, tranh giành, đố kỵ giữa hai tầng lớp thống trị và bị trị. Tuy nhiên, ở Khổng Tử và Tuân Tử, lễ đều là quy định biện hộ cho lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến. Từ khóa: Nho giáo; Khổng Tử; Tuân Tử; lễ; đạo đức. 1. Đặt vấn đề tiên trong thiên Lạc cáo (Kinh Thư) viết vào Nho giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ thời Chu Công nhiếp chánh đều có nghĩa là VI tr.CN do Khổng Tử (551 - 479 tr.CN) cúng tế” [4, tr.151]. Sau này, việc cúng tế sáng lập. Sau đó Nho giáo đã được Mạnh không có tính chất thuần túy tôn giáo nữa Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển. mà chuyển sang dạng khác. Chẳng hạn, Nho giáo là hệ tư tưởng của giai cấp địa theo Chu Công, chỉ Thiên tử mới được chủ phong kiến. Tính giai cấp của Nho giáo dùng vũ “bát dật”, chư hầu chỉ được dùng đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định. vũ “lục dật”, đại phu chỉ được dùng vũ “tứ Tuy nhiên, tính giai cấp đó thể hiện cụ thể dật”. Như vậy, đời Chu Công, lễ đã có hai như thế nào? Vấn đề này chưa được lý giải nghĩa: nghĩa cũ là tế lễ, có tính chất tôn rõ ràng. Bài viết này phân tích tính giai cấp giáo; nghĩa mới là pháp điền phong kiến có trong học thuyết về lễ của Khổng Tử và tính chất chính trị, để duy trì trật tự xã hội. Tuân Tử. Dần dần ý nghĩa của lễ mở rộng ra, nó chỉ 2. Tính giai cấp trong quan niệm về lễ cả phong tục, tập quán. Đời Đông Chu, nhất của Khổng Tử là từ Khổng Tử, lễ có một nội dung mới, Khái niệm lễ xuất hiện rất sớm trong văn nội dung luân lý, chỉ sự kỷ luật về tinh thần, hóa Trung Hoa cổ đại. Lúc đầu lễ chỉ có ý theo đó người có lễ là người biết tự chủ, nghĩa là cúng tế. Từ thượng cổ, người khắc kỷ. “Chu Công chế định lễ, mục đích Trung Hoa cũng như các dân tộc khác đã là duy trì trật tự giai cấp trong xã hội “tông cúng tế thần linh, đã làm các việc gọi là lễ. pháp” của Tây Chu. Lễ từ đây mang nhiều “Chữ Lễ trở thành thông dụng ở Trung Hoa ý nghĩa chính trị” [4, tr.151].(*) thì hình như mới từ đời Tây Chu. Căn cứ vào kinh tịch cổ, nghi thức về lễ là do Chu (*) Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội. Công chế tác, mấy chữ lễ xuất hiện lần đầu ĐT: 0983241308. Email: ducdien_nguyen@yahoo.com. 32
  2. Nguyễn Đức Diện Đối với Nho giáo, khái niệm lễ giữ một muốn thì đừng làm cho người khác. vị trí quan trọng. Lễ của Khổng Tử về cơ “Khổng Tử sở dĩ được đời sau mang ơn là bản là một trong những chuẩn mực đạo nhờ ông tuy thừa nhận chính quyền của vua đức chi phối các mối quan hệ giữa người đương thời nhưng rất bất mãn về hiện trạng, với người trong gia đình, xã hội. Theo nên phát minh ra quan niệm “nhân” để Khổng Tử, việc tuân thủ các chuẩn mực ấy mong cải tạo lại xã hội. Lương Khải Siêu vừa là điều kiện cần thiết để con người bảo “Nho gia nói về đạo đức hay về chính hoàn thiện về mặt đạo đức, vừa là điều kiện trị, đều lấy “nhân” làm gốc” [4, tr.155]. căn bản để bảo đảm trật tự xã hội. “Khổng Khổng Tử coi trọng nhân hơn lễ vì ông Tử chủ trương tông Chu, giữ pháp điền, lễ cho “lễ chỉ là ngọn, nhân mới là gốc, lễ nhạc, của Chu Công thì tất nhiên rất trọng là chính sách, nhân mới là tinh thần” lễ và buộc vua chúa phải trọng lễ, lễ để duy [4, tr.155]. Trong Luận ngữ, Khổng Tử nói: trì trật tự xã hội, có trật tự đó thì vua mới “Người không có đức nhân thì lễ mà làm được tôn, nước mới được trị, nếu vua không gì?” [4, tr.155]. Không có lòng nhân thì lễ trọng lễ thì còn bắt ai trọng nó được nữa? chỉ là hình thức. Nhà cầm quyền không có Thời Khổng trọng lễ cũng cần thiết như đức nhân thì càng trọng lễ, càng thủ cựu, thời sau (từ Tần, Hán đến ngày nay) trọng càng dễ hóa ra độc tài. Pháp điền mà không pháp luật, hiến pháp, có phần hơn nữa” l ập theo tình nhân thì dễ hóa ra tàn khốc. Lễ [4, tr.152]. Khổng Tử trọng lễ, ngoài mục là để giữ sự tôn ti, phân biệt trên dưới, giai đích lập lại trật tự xã hội, trị dân, còn có cấp. Theo Khổng Tử thì “Nhân là thể, lễ là mục đích giáo hóa dân, để cho đức của dân dụng và gọi là nội nhân ngoại lễ, trong phải thuần hậu “dân đức quý hậu”. Tư tưởng có lòng nhân thì ngôn hành ở ngoài mới trọng lễ của Khổng Tử thể hiện khi ông nói: hợp lễ được” [3, tr.156]. Lập luận trên cho “Cái gì không hợp lễ thì đừng nhìn, không thấy, giữa nhân và lễ có quan hệ với nhau hợp lễ thì đừng nghe, không hợp lễ thì đừng rất chặt chẽ, trong đó nhân là nội dung nói, không hợp lễ thì đừng làm” [2, tr.195]. quyết định còn lễ là sự biểu hiện. Theo ông, Việc tuân thủ lễ theo Khổng Tử không chỉ không có tình người thì làm sao hòa hợp đối với việc tuân thủ nghi lễ bên ngoài, mà được nhau, người này người khác, giai cấp còn là sự hiểu biết nhất định về phẩm chất này giai cấp khác chỉ coi nhau như kẻ thù, đạo đức. Đức nhân của con người nằm người trên ức hiếp người dưới, người dưới trong chính nội dung của lễ. chống đối người trên. Học thuyết của Khổng Tử về lễ được thể Trong tư tưởng chính trị của Khổng Tử hiện trên hai phương diện là mặt trong và có thuyết chính danh. Theo ông, nếu danh mặt ngoài. Mặt ngoài của nó là lễ nghi và không chính thì lời nói không thuận lý, lời nhạc, còn mặt trong của nó là nhân và nói không thuận thì sự việc không thành, sự nghĩa. Chính đức nhân tạo thành nội hàm việc không thành thì lễ, nhạc, chế độ không căn bản của khái niệm lễ. Khổng Tử chủ kiến lập được. Vì vậy, khi Tử Lộ hỏi: “Nếu trương nhân trị. Nhân trị là cai trị bằng tình vua nước Vệ mời thầy giúp cai trị, thầy làm người. Cai trị bằng tình người, yêu người. gì trước?” thì Khổng Tử đáp: “Ắt phải Nhân là coi người như bản thân mình. Với chính danh đã. Nếu danh không chính thì người có đức nhân, điều gì mình không lời nói không thuận. Lời nói không thuận 33
  3. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(102) - 2016 tất việc chẳng thành” [5, tr.481]. Chính cả (tức thiên hạ theo về với mình cả)” danh tức là sự vật phải đúng như tên gọi, [4, tr.142]. Chủ trương của Khổng Tử mỗi người phải làm đúng với chức phận của không dùng hình pháp khác với chủ trương mình. Chính danh trong cai trị, như lời vô vi của Lão Tử (để dân sống theo bản Khổng Tử nói với Tề Cảnh Công, là phải năng, theo luật thiên nhiên, muốn làm gì thì làm sao để “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra làm, không can thiệp vào đời sống của cha, con ra con” [5, tr.481]. dân); khác với chủ trương vô vi của Pháp Trong Nho giáo, chính danh là bước đầu gia (xử theo hình pháp cho nghiêm, thưởng đưa tới chính sách đức trị, là điều kiện của phạt cho đúng thì dân sợ và nước sẽ trị); và đức trị. Tuy nhiên, trước Khổng Tử đã có cũng khác với chủ trương của Tuân Tử. nhiều người nghĩ rằng, người trị dân phải Điểm chủ yếu trong các kinh sách của Nho có đức thì dân mới theo, mới tạo hạnh phúc giáo đã được những người sáng lập “tóm cho dân được, mà bổn phận của người trị gọn trong chín chữ: tu thân, tề gia, trị quốc, dân là phải giáo hóa dân cho thành những bình thiên hạ. Và chín chữ ấy, đến lượt người tốt, có vậy mới thịnh trị. Nhưng mình, cũng chỉ thu vào trong hai chữ cai trị “Khổng Tử là người đầu tiên nói nhiều nhất mà thôi” [5, tr.481]. Tóm lại, quan niệm đến tư cách người cầm quyền, đến bổn phận của Khổng Tử về lễ hay về nhân đều mang họ phải sửa mình, phải làm gương cho dân, tính giai cấp vì nó đáp ứng yêu cầu của giai phải giáo hóa dân. Khổng Tử không tách cấp thống trị trong việc cai trị dân. rời đạo đức và chính trị, ông đã đạo đức hóa 3. Tính giai cấp trong quan niệm về lễ chính trị. Tất cả triết lý chính trị của ông của Tuân Tử gồm trong danh từ đức trị, mà danh từ này Tuy lĩnh hội được những tư tưởng cơ có nghĩa là người trị dân phải có đức, phải bản của Khổng Tử, nhưng Tuân Tử lại trị dân bằng đức, chứ không bằng bạo lực” không hạn chế lễ ở ý nghĩa đạo đức đơn [4, tr.141]. Trong quá trình dạy học, hoặc thuần mà chuyển hóa nó thành những chuyện trò với môn sinh, hoặc đối đáp với nguyên tắc phổ biến và tất yếu trong đời các vua chúa, mỗi khi có cơ hội là ông sống xã hội của con người, làm cho nội không quên nhắc tới điều căn bản: người trị hàm của khái niệm lễ được mở rộng hơn dân phải có đức. Nghĩa là “vua phải làm hết nhiều so với khái niệm lễ của Khổng Tử. đạo vua, bề tôi phải biết đạo bề tôi”. Vì vậy, Điều đó được thể hiện ở quan niệm của ông Khổng Tử thường nói rằng tòng sự chính trị về chuẩn mực các quan hệ gia đình, lễ nghi - tức làm việc trị dân không có gì khó, nếu thờ cúng tổ tiên, nguyên tắc phân công lao biết giữ thân mình cho đoan chính. Trái lại, động và phân định đẳng cấp xã hội của con nếu không giữ mình cho đoan chính thì người. Lễ là bộ phận cấu thành quan trọng, không làm sao sửa người khác cho đoan đồng thời là nền tảng để Tuân Tử xây dựng chính được. Mình mà chính đáng, ngay các quan điểm chính trị - xã hội. Tuân Tử thẳng, thì không ra lệnh, dân cũng theo, đã dành cho khái niệm lễ sự luận chứng mình không chính đáng, tuy ra lệnh, dân triết học rất chặt chẽ và thấu đáo. cũng không theo. “Làm chính trị mà dùng Tính giai cấp trong quan niệm về lễ thể đức (để cảm hóa dân) thì như sao Bắc đẩu ở hiện rõ không chỉ ở thiên “Bàn về lễ”, mà ở một nơi, mà các ngôi sao khác hướng về h ầu hết các thiên khác. Trong thiên “Vương 34
  4. Nguyễn Đức Diện chế” ông viết: “Sang hèn mà cho hưởng Sự khác biệt đó là do lễ quy định. Bản bằng nhau thì không có đủ mà chia khắp chất của những nguyên tắc đó nằm trong sự được, thế vị ngang nhau thì không thống phân định nghĩa vụ của từng thành viên nhất, mọi người đều “cá mè một lứa” thì trong xã hội, do đó dẫn tới sự phân hóa xã không điều khiển, chế tài được. Có Trời, có hội rất cụ thể. Ý nghĩa giai cấp của sự phân đất thì có trên dưới, đấng minh vương mới hóa đó được thể hiện một cách rõ nét trong dựng được nghiệp, trị nước tất phải phân thiên “Phú quốc” như sau: “Cái đạo làm đẳng cấp” [3, tr.254]. Theo Tuân Tử, sự cho dân no đủ là định phận rõ ràng. Vạch phân chia đẳng cấp trong xã hội là một tất ranh đất ruộng, nhổ cỏ trồng lúa, bón phân yếu, tự nhiên. Tư tưởng này phù hợp với lấy mầu, đó là việc của nông phu, dân thuyết chính danh của Khổng Tử. Tuy chúng. Trọng thời tiết, khiến dân làm việc nhiên, tính “chính danh” ở Tuân Tử không được mau, việc tiến mau mà lợi được nhiều, còn bó hẹp theo nghĩa quan hệ xã hội. Tuân trăm họ thuận hòa mà không ai biếng nhác, Tử không hạn chế các mối quan hệ đó trong đó là việc của người đốc suất Đến như nội bộ gia đình hay giữa quân và thần, mà che chở hết thảy, thương yêu hết thảy, dù coi đó như là sự phân định đẳng cấp trong gặp năm mất mùa, hạn hán, ngập lụt cũng xã hội. Hơn nữa, Tuân Tử còn chỉ ra rằng, vẫn làm cho dân không bị cái họa đói rét, sự bất bình đẳng về địa vị xã hội cũng như thì đó là việc của thánh vương, hiền tướng” tài sản của con người là “nền tảng thống [3, tr.254]. nhất” của đời sống xã hội. Luận điểm này làm chúng ta liên tưởng Tuân Tử coi lễ không chỉ là phương tiện đến tư tưởng thân dân của Mạnh Tử, người để điều tiết các mối quan hệ xã hội phức tạp nhiệt thành ủng hộ chế độ sở hữu ruộng đất do các mối quan hệ đó ngay từ đầu đã bị chi “tỉnh điền” và hình thức thu thuế thích hợp phối bởi “tính ác” của con người, mà còn để dân bớt khổ. Mạnh Tử viết: “Đấng minh coi lễ là “hình thức cao nhất của sự khác quân phải quy định điền sản cho dân, ắt biệt” giữa mọi người. Ông viết: “Việc mà phải lo sao cho dân trông lên đủ thờ cha người nhân phải tỏ rõ là: đem cả nước mà mẹ, nhìn xuống đủ nuôi vợ con, luôn năm hô hào làm việc nghĩa và không làm gì hại được mùa thì suốt đời no bụng, phải năm đến lễ nghĩa. Làm một điều bất nghĩa, giết mất mùa thì cũng tránh khỏi chết đói, sau một người không có tội mà được thiên hạ đó mới thúc đẩy dân làm việc thiện, do đó, thì kẻ nhân giả không làm. Cứ vững giữ dân tuân theo cũng dễ dàng” [3, tr.254]. lòng mình mà giữ nước. Được như thế thì Đây cũng là tinh thần chung của Nho giáo thực là vững vàng. Như thế thì kẻ dưới lấy sơ kỳ. Họ kêu gọi nhà cầm quyền phải thực nghĩa mà trông cậy vào người trên, mà cơ hiện chính sách huệ dân, lo làm sao cho dân bản đã định. Cơ bản đã định thì nước định, đông, dân giàu và dân được giáo hóa, có nước định thì thiên hạ định, cho nên nói hằng sản để dân có hằng tâm. rằng: “Cả nước nhất tâm hướng nghĩa, một Theo Tuân Tử, phải có sự phân chia rạch sớm hiển dương trong thiên hạ”, đó là ròi mọi người thành “những kẻ bị trị” (gồm trường hợp của vua Thang, vua Vũ. Cho tất cả những người dân thường) và “những nên, mới nói: thi hành điều nghĩa thì thành kẻ thống trị” (gồm những người đốc suất, được nghiệp vương” [3, tr.279 - 280]. tức những người đứng đầu các đơn vị địa 35
  5. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(102) - 2016 phương, các hàm quan) và trên cùng là vua. cai trị được người dưới, không oai, không “Dân thường” là những người thấp hơn kẻ sĩ mạnh thì không ngăn cấm được quân bạo (gồm nông dân, thợ thủ công và thương gia). ngược hung hãn, cho nên, tất phải khua Tuân Tử ủng hộ quan điểm phân hóa các chuông to, đánh trống lớn, thổi ống sinh, nhóm xã hội trong việc trị nước. Ông viết: ống vu, gảy đàn cầm, đàn sắt cho họ vui “Nguyên tắc của lễ là: sang hèn có cấp đẳng, tai; tất phải dùng đồ gọt trổ, chạm cẩn, đồ già trẻ có sai biệt, giầu nghèo, khinh trọng, lễ phục thêu hoa đẹp đẽ rồi thì người đều tương xứng. Từ hàng sĩ trở lên, phải nào dùng vào việc ấy, thưởng cho hậu, dùng lễ nhạc mà tiết chế, đối với thứ dân, phạt cho nghiêm, để khuyến khích đe răn phải dùng pháp luật mà chế tài” [3, tr.254]. họ, khiến cho mọi người trong thiên hạ đều Trị dân bằng pháp luật về thực chất là thấy rõ rằng, tất cả những điều họ ước làm cho lễ được luật pháp hóa. Theo Tuân muốn là ở đó Việc thưởng lệ thi hành có Tử, lễ là sản phẩm tinh thần do những bậc hiệu quả, việc trừng phạt thi hành có hiệu thánh nhân, hiền triết làm ra, chứ không lực thì người hiền tài tự tiến, kẻ hư hỏng tự phải từ dân mà ra; dân không phải là chủ lui, mà người hiền tài, kẻ hư hỏng đều thể sáng tạo ra lễ, mà là người thi hành các được đặt vào đúng chỗ ta dùng. Như vậy, “điển lễ” và chấp hành nghiêm chỉnh mọi thì vạn vật đều đắc nghi, sự biến đều đắc mệnh lệnh của nhà cầm quyền. Trong quá ứng, trên được thiên thời, dưới được địa trình trị nước, nhà cầm quyền triển khai các lợi, giữa được nhân hòa, của cải tuôn về “điển lễ” ấy và từng bước luật pháp hóa như suối, mênh mang như sóng biển, chất chúng cho phù hợp với đường lối cai trị của ngất như núi non” [3, tr.275 - 276]. mình. Tuân Tử phân biệt phương pháp trị Thường dân khó tránh khỏi nghèo túng dân như sau: những người đứng trên thường (đặc biệt khi có thiên tai đối với nhà nông, dân thì được quản lý bằng lễ và thông qua khi hàng hóa ế ẩm đối với thương gia và lễ; những người thường dân thì được quản thợ thủ công). Trong khi đó những kẻ trên lý bằng luật pháp như những phương tiện “thường dân” lại được thỏa sức ăn chơi xa cần thiết để dân tuân thủ lễ. Lễ và nhạc chỉ xỉ mà không bị ai ghen ghét bởi họ được lễ mang tính nghi thức, việc tuân thủ các nghi coi là đương nhiên. lễ đó đem lại ý nghĩa không nhỏ trong việc Để tránh sự thù địch, ghen ghét dẫn đến “điều hòa” tình trạng của các tầng lớp bị trị. đấu tranh giai cấp, Tuân Tử luận chứng cho Sự “điều hòa” như vậy về thực chất là luận tính tất yếu của việc phân chia trách nhiệm chứng cho tính hợp lý của sự tồn tại của của mỗi người trong xã hội. Ông viết: giai cấp trong xã hội với sự bất bình đẳng “Quần chúng không có đẳng cấp thì không xã hội vốn có của nó. Sự bất bình đẳng xã thiết lập được tương quan vua tôi, trên dưới, hội thường được biểu hiện ở tài sản giàu không có vua để chế tài tôi, không có trên có và cung cách sinh hoạt xa hoa của tầng để chế tài dưới và sự túng dục sẽ làm hại lớp trên. Biện hộ cho tầng lớp cai trị dân thiên hạ. Muốn cứu mối lo, trừ mối họa, với cuộc sống xa hoa, giàu sang, Tuân Tử không gì bằng định phận rõ ràng để hợp viết: “Các đấng tiên vương biết rằng, làm quần, khỏe hiếp yếu, không nạt ngu, dưới đấng nhân chủ mà không đẹp đẽ, không chống đối trên, nhỏ lăng loàn lớn, như vậy trang sức, thì không thống nhất được dân mà không giáo hóa bằng đức chính thì sẽ có chúng, không giầu, không hậu thì không mối lo kẻ già yếu không được nuôi nấng và 36
  6. Nguyễn Đức Diện mối họa kẻ trai tráng tranh giành lẫn nhau. họa với người, làm điều bất thiện gọi là a Thế cho nên người biết đạo trị nước mới dua. Yêu điều lễ nghĩa mà thực hành được chế lễ để phân định” [3, tr.270]. là kẻ sĩ. Bền chí mà thực hành điều lễ nghĩa Có thể nói, cách đặt vấn đề về phương là bậc quân tử. Trí lự minh mẫn, mà thực pháp trị nước của Tuân Tử là sự kết hợp lễ hành điều lễ nghĩa, không bao giờ thôi, là với pháp luật (tức là chủ trương trị nước đấng thánh nhân. Người không có lễ thì trên cơ sở lễ pháp kiêm trị). Đó là sự khác bông lông (không biết đi đâu, không biết nhau về tư tưởng trị nước giữa Khổng Tử giở tay, giở chân thế nào), có lễ mà không với Tuân Tử. Khổng Tử không hoàn toàn biết ý nghĩa của lễ thì loạc choạc, y cứ vào phủ nhận vai trò của pháp luật trong việc trị lễ, mà lại hiểu một cách sâu sắc tính lý của nước, nhưng ông đề cao đạo đức, coi việc lễ, thì mới kể được là bậc quân tử ôn hậu” dùng hình luật là bất đắc dĩ. Ông viết: [3, tr.218 - 223]. Lễ và pháp luôn đi liền với “Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình nhau, bổ sung cho nhau, theo đó nếu không pháp để giữ trật tự, dân tránh khỏi tội, áp dụng luật pháp thì lễ không được tuân nhưng chưa biết hổ thẹn. Dùng đức để dẫn thủ và ngược lại, từ chối lễ là đồng nghĩa dắt, dùng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ thẹn với bất tuân thủ pháp luật. mà tiến tới chỗ tốt lành” [2, tr.215]. Tuân 4. Kết luận Tử là nhà nho đầu tiên đi “chệch hướng” so Khái niệm lễ trong tư tưởng của Khổng với các bậc tiền bối của mình trong tư Tử và của Tuân Tử có nội dung giai cấp rất tưởng trị nước, đồng thời đề xuất áp dụng cụ thể và được luận chứng khá chặt chẽ. luật pháp theo tinh thần “thưởng cho hậu, Các chuẩn mực của lễ là những nguyên tắc phạt cho nghiêm”. Về phương diện lý luận, mang tính trường tồn. Theo đó, thường dân trong quan niệm của Tuân Tử, lễ không chỉ phải làm những việc chân tay nặng nhọc, mang ý nghĩa đạo đức và chính trị - xã hội, còn tầng lớp quý tộc, quan lại và vua hưởng mà còn có ý nghĩa là chuẩn mực pháp lý thụ sản phẩm do thường dân làm ra. Đó là trong đời sống xã hội. Ông viết: “Thấy điều điểm cần chú ý khi nghiên cứu tư tưởng thiện, phải nghiêm chỉnh tự xét xem mình chính trị - xã hội của Tuân Tử. có điều thiện đó không; thấy điều chẳng thiện, phải lo sợ tự xét xem mình có điều Tài liệu tham khảo bất thiện đó không. Thấy có điều thiện ở [1] Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương nơi mình thì phải thích thú mà kiên quyết Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, giữ đừng để mất; thấy điều bất thiện ở nơi Nxb Văn học, Hà Nội. mình, thì phải ghê tởm mà mạnh dạn trừ [2] Chu Hy (1998), Tứ thư tập chú, Nxb Văn cho bằng được. Cho nên, kẻ chê ta mà đúng hóa Thông tin, Hà Nội. thì là thầy ta, kẻ khen ta mà đúng thì là bạn [3] Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi (lược dịch và ta. Kẻ a dua với ta, siểm nịnh ta thì là thù giới thiệu) (1994), Tuân Tử, Nxb Văn hóa, địch của ta. Người quân tử trọng lễ, dựa vào Hà Nội. lễ, là cái phép bao giờ và ở đâu cũng tốt [4] Nguyễn Hiến Lê (1996), Khổng Tử, Nxb lành. Khởi xướng điều thiện cho người theo Văn hóa, Hà Nội. gọi là dạy dắt, phụ họa với người, gọi là [5] Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc thuận tòng, khởi xướng điều bất thiện, làm văn hóa Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, cho người hư hỏng, gọi là phỉnh phờ, phụ Tp. Hồ Chí Minh. 37
  7. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(102) - 2016 38