Giáo trình Tư vấn tâm lý - Trần Đình Tuấn

pdf 74 trang huongle 2570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tư vấn tâm lý - Trần Đình Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tu_van_tam_ly_tran_dinh_tuan.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tư vấn tâm lý - Trần Đình Tuấn

  1. TƯ VẤN TÂM LÝ - Trần Đình Tuấn THÁNG 8, 2009 NỘI DUNG Lời nói đầu trang 4 Phần I. NHỮNG TRƯỜNG PHÁI CHÍNH Chương 1. Phái Tương Tác Tâm Lý 6 Sigmund Freud và phương pháp phân tâm . 6 Carl Jung và tâm lý học lý giải 14 Alfred Adler và tâm lý học cá nhân . 21 Chương 2. Phái Ứng Xử . 25 Chương 3. Phái Tri Thức 29 Jean Piaget và thuyết phát triển tri thức . 29 Ứng dụng trong tư vấn tâm lý 32 Albert Ellis và phương pháp tri thức ứng xử . 34 Donald Meichenbaum và phương pháp tụ huấn luyện . . 38 Aaron Beck và phương pháp điều trị bằng ý nghĩ tự động 40 Albert Bandura và phương pháp làm gương 41 Chương 4. Phái Nhân Bản 44 Carl Rogers và phương pháp trị liệu lấy con người làm trung tâm 44 Chương 5. Phương Pháp Tổng Hợp 49 Phần II. QUÁ TRÌNH TƯ VẤN TÂM LÝ Chương 6. Những nguyên tắc cơ bản 51 Chương 7. Các giai đoạn của quá trình tư vấn tâm lý 56 Giai đoạn 1: Lượng định 56 Giai đoạn 2: Xác định phương pháp, thiết lập kế hoạch và ấn định mục tiêu 65 Giai đoạn 3: Thi hành giải pháp 67 1
  2. Giai đoạn 4: Đánh giá và kết thúc 67 Chương 8. Tư vấn tâm lý với gia đình Việt Nam . 69 Đặc tính của gia đình Việt Nam 69 Một vài vấn nạn tiêu biểu của gia đình Việt Nam 71 Chương 9. Tư vấn tâm lý trong những trường hợp đặc biệt 83 Khách hàng không hợp tác 83 Khách hàng trầm cảm 84 Một số tình huống tư vấn tâm lý 87 Phụ bản: Các thứ thuốc chống trầm cảm thế hệ thứ hai. . . . . . . . . 94 Thư Mục 98 Lời Nói Đầu Nhu cầu tham khảo ý kiến người khác để giải quyết những vấn nạn cá nhân là một nhu cầu đã có từ thượng cổ, có lẽ từ khi con người có được ngôn ngữ. Bạn bè tâm sự cùng nhau; anh chị em chia xẻ vui buồn; vợ chồng, ông bà, cha mẹ cùng nhau bàn bạc để tìm cách giải quyết một vấn đề của gia đình; tham khảo ý kiến chỉ bảo của các nhà tu là những hình thức tư vấn truyền thống. Những hình thức tư vấn này có giá trị lớn trong việc cung cấp sự hỗ trợ tinh thần và vì vậy đã có phần đóng góp quan trọng vào cuộc sống yên vui của con người cũng như an sinh của xã hội. Bên cạnh các hình thức tư vấn truyền thống kể trên, khi xã hội phát triển lên theo các mô hình sản xuất kinh tế công nghiệp ngày càng phức tạp, đòi hỏi trình độ phối hợp của nhiều ngành khác nhau, tất cả đều ngày càng chuyên môn hóa, nhu cầu của con người cũng trở nên phong phú và phức tạp hơn. Người ta bắt đầu gặp những vấn nạn vượt ngoài tầm giúp đỡ của các tài nguyên truyền thống. Những uẩn khúc tâm lý, những khúc mắc tình cảm không thể dễ dàng cho cha mẹ, anh chị em hay bè bạn hiểu được, hoặc không thể giải quyết bằng những lý thuyết đạo đức cao siêu của các nhà tu. Trong điều kiện này và song song với sự phát triển nhanh chóng của các khoa tâm lý học, xã hội học, y học, gia đình học và công tác xã hội, từ đầu thế kỷ 20 đã bắt đầu manh nha xuất hiện vai trò mới mẻ của phương pháp trị liệu bằng ngôn ngữ/talk therapy. Từ một thế kỷ qua, khởi đầu bằng phương pháp phân tâm làm mê hoặc cả thế giới, khoa tâm lý trị liệu đã tiến rất xa, đã phát triển thành một ngành nghề vững chắc với những lý thuyết, những trường phái vô cùng đa dạng. Mặc dù xây dựng ngành tâm lý trị liệu sau Âu Mỹ hàng trăm năm, Việt Nam ngày nay có rất nhiều thuận lợi: chúng ta không phải thụ động chờ đợi sự ra đời của những thiên tài như Freud, Jung, Adler, Ellis, Rogers, Satir, Erickson, hay Minuchin Tất cả những phát kiến kỳ diệu của những nhân vật này và hàng ngàn lý thuyết gia kim cổ khác đều ở sẵn trong nhà chúng ta, luôn luôn chờ đợi một vài cái click ngắn gọn trước máy điện toán là xuất hiện để sẵn sàng chia xẻ kiến thức với chúng ta. Một thí dụ điển hình là thư viện điện tử lớn nhất thế giới Questia.com, chỉ cần đóng một lệ phí nhỏ hàng 2
  3. tháng, người ta có thể có trong tay bất cứ lúc nào hơn 67 ngàn cuốn sách và một triệu rưỡi bài viết về hầu hết các đề tài chuyên môn nào chúng ta có thể nghĩ ra. Trong các trường phái lớn của khoa tư vấn tâm lý, còn gọi là là tâm lý trị liệu, trường phái có ảnh hưởng nhất hiện nay là phái nhân bản/humanistic mà người đứng đầu là Carl Rogers. Có thể nói phái nhân bản là một cuộc cách mạng trong tư vấn tâm lý vì nó gần như ngược hoàn toàn với những lý thuyết và cách tiếp cận của các trường phái xuất hiện trước đó. Thí dụ: quan hệ giữa khách hàng và người làm công tác tư vấn là quan hệ hợp tác bình đẳng; khách hàng chứ không phải người làm công tác tư vấn, là chuyên gia về cuộc đời của họ; giải pháp thật sự cho vấn nạn là giải pháp cho khách hàng nghĩ ra hoặc tham gia vào việc tìm ra chứ không phải do người làm công tác tư vấn áp đặt Ngoài ra, do tính cách phức tạp của vấn nạn xuất phát từ cuộc sống ngày càng đa dạng của con người, mỗi trường phái, mỗi lý thuyết đều có ưu và khuyết điểm riêng. Chính vì vậy phương pháp tổng hợp các trường phái/the eclectic approach là phương pháp phổ biến nhất. Điều này hợp lý vì nó giúp người làm công tác tư vấn tận dụng được trí khôn của nhân loại, không phân biệt nguồn gốc, miễn giúp được khách hàng vượt qua vấn nạn. Tài liệu này được biên soạn theo tinh thần phương pháp tổng hợp với trụ cột là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm của trường phái nhân bản. Tác giả hy vọng tài liệu này sẽ phần nào hữu ích cho độc giả và sẽ góp phần tạo hứng thú cho các bạn trẻ để tham gia nghiên cứu, học tập làm cho khoa tư vấn tâm lý Việt Nam ngày càng mau chóng lớn mạnh. Sau cùng, do khả năng hạn hẹp, soạn giả xin phép được để nguyên một số chữ tiếng Anh bên cạnh tiếng Việt để rõ nghĩa và để tiện cho việc góp ý của quý vị độc giả để việc chuyển dịch từ ngữ trong tương lai thêm chính xác. Trần Đình Tuấn San Jose, California, tháng Bảy 2009 Phần Một : NHỮNG TRƯỜNG PHÁI CHÍNH Chương 1 : PHÁI TƯƠNG TÁC TÂM LÝ/PSYCHODYNAMIC SIGMUND FREUD (1856-1939) VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÂM/PSYCHOANALYSIS Được xem là một trong bốn nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử nhân loại trong thế kỷ 20 (cùng với Charles Darwin, Albert Einstein, và Karl Max), Freud là người Áo gốc Do Thái, sinh ra và sống gần hết đời ở Vienne. Sau khi Đức quốc xã sát nhập Áo vào lãnh thổ Đức năm 1937, Freud trốn sang Anh và mất tại London năm 1939. Tư tưởng vô cùng phong phú, táo bạo, và phức tạp của Freud có thể được tóm tắt qua những điểm chính sau đây: 1. Các giai đoạn hình thành tâm lý con người: Theo Freud, cái tôi của con người là một thực thể tâm lý phức tạp hình thành do tác động của ba đòi hỏi khác nhau của thú tính bẩm sinh/id, lương tâm/superego, và hoàn cảnh sống 3
  4. thực tế/reality tức là môi trường sống thực của cái Tôi/ego. Con người là một sinh vật y như mọi sinh vật khác, và vì vậy từ khi chào đời đã có thú tính bẩm sinh muốn được thỏa mãn những nhu cầu vật chất và sinh lý và muốn tránh khổ đau. Trong quá trình trưởng thành, ảnh hưởng của gia đình, văn hóa, tôn giáo, xã hội tạo ra lương tâm, tức là cái phần lý tưởng mà người ta muốn hướng tới. Hoàn cảnh sống thực tế là nơi diễn ra sự tranh chấp giữa thú tính bẩm sinh và lương tâm. Kết quả của cuộc tranh chấp này là cái Tôi/ego, tức là mỗi cá nhân với cách ứng xử an toàn nhất, phù hợp nhất, thực tế nhất mà con người lựa chọn cho mình trong mọi hoàn cảnh. Có nhiều động lực của cuộc sống/libido thúc đẩy thú tính bẩm sinh: ăn, mặc, ngủ, nghỉ ngơi, an toàn, bạo lực nhưng chủ yếu nhất, mạnh mẽ nhất là động lực về tình dục. Freud cho rằng từ khi mới chào đời con người đã có nhu cầu và đã có hành vi tình dục: sờ mó, bú mớm, thích ôm ấp và được ôm ấp. Đây là một trong những ý kiến táo bạo nhất của Freud vì trước đó người ta tin con người chỉ bắt đầu phát triển nhu cầu tình dục ở tuổi dậy thì. Động cơ tình dục bẩm sinh thúc đẩy sự trưởng thành của con người qua năm giai đoạn: miệng/oral stage, hậu môn/anal stage, dương vật/phallic stage, trước dậy thì/latency period, và sinh dục/genital stage. Ở mỗi giai đoạn phát triển này môi trường sống, trong đó có ảnh hưởng của bố mẹ, là quan trọng nhất, có thể làm cho nhu cầu tình dục của đứa trẻ được thỏa mãn một cách khác nhau. Nếu được thỏa mãn vừa phải, đứa trẻ sẽ phát triển bình thường lên giai đoạn kế tiếp. Nếu bị cấm cản không cho thỏa mãn hoặc bị buông thả cho thỏa mãn quá trớn nhu cầu tình dục sơ sinh của nó, đứa trẻ sẽ phải chịu đựng những ám ảnh/fixation vào giai đoạn phát triển liên hệ và không thể tiến lên giai đoạn cao hơn. Kết quả là nó sẽ lớn lên với những triệu chứng bất bình thường về tâm lý. Qua năm giai đoạn của quá trình trưởng thành này, đối tượng tình dục của đứa trẻ sơ sinh dần dần thay đổi từ bản thân (bú ngón tay, tự sờ mó bộ phận sinh dục) và Mẹ (bú mớm, sờ mó, ôm ấp ) sang người khác phái: Giai đoạn miệng/Oral stage, (từ 0 đến 1 tuổi): Ở giai đoạn này đứa bé sơ sinh dùng miệng không phải chỉ để ăn (bú sữa) mà còn để sờ mó, thám hiểm thế giới xa lạ chung quanh, và để có cảm giác sung sướng (bú ngón tay, ngậm vú mẹ, ngậm núm vú). Freud chia giai đoạn này làm hai phân đoạn: phân đoạn thụ động/receptive và phân đoạn chủ động/aggressive. Phân đoạn thụ động diễn ra trong vài tháng đầu đời, đứa bé hoàn toàn phụ thuộc mẹ và chỉ biết bú, nuốt Phân đoạn chủ động diễn ra khi lợi trở nên cứng và răng bắt đầu nhú ra, đứa bé bắt đầu biết diễn tả cảm xúc của nó bằng động tác nhay, cắn (ngón tay, vú mẹ ), tức là ngay từ giai đoạn sơ sinh này con người đã có kinh nghiệm và diễn tả được kinh nghiệm vừa thương vừa ghét/ambivalence cùng một đối tượng (mẹ, vừa bú vừa nhay vú mẹ, làm cho mẹ đau). Giai đoạn hậu môn/Anal stage, (từ 1 đến 3 tuổi): 4
  5. Khu vực nhạy cảm và tạo cảm giác sướng khoái nhiều nhất trong giai đoạn này là vùng hậu môn, gồm cả hậu môn lẫn bộ phận tiểu tiện. Khoái cảm này cũng đã được xếp vào hàng “tứ khoái” ở phương đông bất kể giai đoạn tuổi tác nào (ăn, ngủ, tình dục, đại tiểu tiện). Freud cũng chia giai đoạn này làm hai phân đoạn: phân đoạn buông/expulsion và phân đoạn giữ/retention. Ở phân đoạn buông đứa bé lần đầu tiên trải qua mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu tiểu tự nhiên của nó và nhu cầu huấn luyện tiêu tiểu đúng chỗ, đúng lúc, của cha mẹ nó. Phân đoạn này cũng là thời gian cực kỳ quan trọng để đứa bé học cách làm thế nào để được khen, được thương; tình thương của cha mẹ không còn vô điều kiện như trước nữa mà tùy theo ứng xử của đứa bé. Cách dạy con của cha mẹ trong phân đoạn này cũng góp phần chính trong việc tạo nên một phần hết sức quan trọng trong cá tính của đứa bé, đó là cách nó suy nghĩ và ứng xử đối với những người có quyền lực trong cuộc đời của nó. Nếu nó có cái nhìn tích cực đối với quyền lực: quyền lực đứng về phía nó, hỗ trợ nó, khả năng hòa nhập trên đời của nó sẽ khác hẳn so với cái nhìn bi quan, tiêu cực: quyền lực áp bức nó, thù nghịch với nó. Ở phân đoạn giữ, đứa bé học được cách nín tiêu, tiểu, và chủ động được lúc nào, ở đâu sẽ có cảm giác sướng khoái do tiêu tiểu mang lại. Giai đoạn dương vật/Phallic stage, (từ 3 đến 5 hoặc 6 tuổi): Freud đã chọn từ “phallic”, bắt nguồn từ chữ Hy lạp “phallus” nghĩa là dương vật, để đặt tên cho giai đoạn này vì Freud cho của quý của đứa trẻ trai và hạt ngọc/clitoris của đứa trẻ gái giống nhau, điều khác biệt là chỉ khi đến tuổi dậy thì đứa trẻ gái mới hình thành khoái cảm từ bộ phận sinh dục. Khi đứa trẻ gái so sánh cái “dương vật” khiêm tốn của nó với con trai, nó cảm thấy thua kém và trở nên ganh tị/penis envy. Mặc cảm Oedipus: trong bi kịch của Sophocles, Oedipus, vua xứ Thebes, đã vô tình giết cha và lấy mẹ mình làm vợ. Sau khi phát giác ra sự thật, mẹ Oedipus đã tự tử và Oedipus đã tự móc mắt mình. Theo Freud, tình thương đối với mẹ của đứa trẻ trai trở nên mãnh liệt vào đầu giai đoạn dương vật. Nó muốn độc chiếm mẹ và vì vậy ngày càng trở nên ganh tị và mâu thuẫn với bố, muốn cho bố “biến mất”. Vì bố to lớn hơn nó, khỏe hơn nó, đứa bé trở nên sợ bố và cái nó sợ nhất là bị bố cắt mất của quý/castration anxiety là cái nó hay tự mầy mò để có cảm giác sung sướng. Để thoát khỏi mối lo sợ này, đứa trẻ trai dồn nén tình yêu mẹ của nó vào tiềm thức và tìm cách đứng về phía bố, nó bắt chước cách bố cư xử, suy nghĩ, hành động. Nhờ vậy nó có được cảm giác an toàn không còn sợ bị thiến và vẫn có thể thầm lén yêu mẹ trong trí tưởng tượng. Mặc cảm Electra: Electra là chữ do Carl Jung chọn và dùng lần đầu tiên vào năm 1913 để mô tả mặc cảm Oedipus ở phái nữ của Freud. Cũng trong bi kịch của Sophocles, Electra đã giúp anh trai của mình giết mẹ và tình nhân để trả thù cho bố (đã bị tình nhân của mẹ giết). Theo Freud, đứa trẻ gái, cũng như trẻ trai, lúc đầu gắn bó với mẹ, nhưng đến giai đoạn dương vật, khi phát giác nó không có cơ quan sinh dục giống như con trai, nó trở nên ghen tỵ 5
  6. và để thoát khỏi cảm xúc ghen tỵ khó chịu đó, nó muốn đứng về phía bố. Nó bắt đầu thù ghét mẹ (đổ lỗi tại mẹ làm cho nó không có dương vật) và khi nhận ra nó không thể nào có được dương vật như con trai, nó thay thế ao ước đó bằng ý muốn được bố làm cho có em bé như mẹ. Ý muốn này làm cho đứa trẻ gái trở thành một “người đàn bà tí hon”. Những tác động kể trên diễn ra trong khi đứa bé vẫn không ngừng cần được mẹ yêu thương chăm sóc, và nó vừa muốn mẹ “biến mất đi” vừa sợ mất mẹ. Giai đoạn trước dậy thì/Latency period, (từ 5, 6 tuổi đến dậy thì): Trái với các giai đoạn trước, ở giai đoạn này động lực sống/libido, chủ yếu là bản năng tình dục của đứa bé chỉ thay đổi về lượng chứ không thay đổi về chất. Đứa bé dồn nén được những quan tâm về tình dục của những năm trước và tập trung năng lực vào việc phát triển kiến thức cũng như năng khiếu mới. Ở giai đoạn này đứa bé thích chơi với bạn cùng giới. Có thể nói những năm trước dậy thì là thời gian sự thăng bằng giữa thú tính bẩm sinh, lương tâm, và cái Tôi đạt mức cao nhất trong đời người. Đây là thời gian biển lặng trước cơn bão táp của tuổi dậy thì. Giai đoạn sinh dục/Genital stage: Thăng bằng giữa ba thành phần của bản ngã chấm dứt, thú tính bẩm sinh/ id vượt lên trên, tạo ra những đòi hỏi mãnh liệt về tình dục với người khác phái. Nếu ở những giai đoạn trưởng thành trước, đứa bé được thỏa mãn vừa phải, nó sẽ dồn được tất cả năng lực vào việc phát triển mối quan hệ bình thường, hạnh phúc với người khác phái. Trái lại nếu nó không được thỏa mãn vừa đủ hoặc được thỏa mãn quá độ, nó sẽ có triệu chứng của tình trạng ám ảnh/fixation bởi giai đoạn cũ, giống như đứa trẻ học kém phải ở lại lớp, hoặc là ở lớp cũ nó được các thày cô chiều chuộng quá mức khiến cho nó cứ muốn ở lại lớp đó hoài, không muốn lên lớp trên. Vì thời gian cứ trôi qua, đứa bé bị bắt buộc phải lên lớp, nó sẽ phải tiêu phí nhiều năng lực vào phản ứng dồn nén hoặc tự vệ liên quan đến những mâu thuẫn chưa giải quyết được ở lớp cũ. Kết quả là nó sẽ khổ đau, sẽ không thể xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh, hạnh phúc bình thường với người khác phái. 2. Thức/conscious, và vô thức/unconscious: Thức là trạng thái tỉnh táo khi con người nhận biết được và có được phản ứng đối với những kích thích của môi trường. Bên cạnh thức, Freud còn chỉ ra vai trò quan trọng của vô thức. Mặc dù trước Freud đã có nhiều người nhắc đến từ “vô thức”, Freud là người phân tích tỉ mỉ và chính xác nhất phần vô thức của tâm lý con người. Theo Freud trong vô thức có hai phần: phần tiền thức/preconscious và phần vô thức. Tiền thức là những cảm xúc, những kinh nghiệm, những ý nghĩ, những ghi nhận mà con người có thể dễ dàng nhớ lại khi cần; vô thức là chỗ chứa những cảm xúc, những kinh nghiệm, những khao khát mạnh mẽ bị dồn nén ra khỏi thức. Mặc dù con người không nhận biết những cảm xúc này và không thể nhớ lại 6
  7. được chúng theo ý muốn nhưng chúng vẫn hiện diện trong vô thức và ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc cũng như ứng xử của con người qua cơ chế tự vệ/defense mechanism. Trong cấu trúc tâm lý con người của Freud, phần Tôi/ego và phần Thiện/superego hoạt động trong cả ba tầng của thức. Phần Ác/Id trái lại chỉ hoạt động trong tầng vô thức. 3. Ý nghĩa của các giấc mộng: Theo Freud mộng là “sự thực hiện thầm lén những ước vọng bị dồn nén” và là “con đường lớn dẫn vào vô thức”. Phần Ác, tức thú tính bẩm sinh của con người luôn có những khát vọng không thể thực hiện một cách an toàn trong đời sống thực, vì vậy chúng bị phần Thiện và cái Tôi dồn vào vô thức. Mặc dù bị dồn nén, những khát vọng đó không hoàn toàn biến mất và chúng hiện ra dưới hình thức các giấc mộng khi con người ngủ vì khi người ta ngủ, phần Thiện và cái Tôi không hoạt động hữu hiệu như khi thức. Freud chia nội dung mộng làm hai phần, phần nổi/manifest content và phần tiềm ẩn/latent content. Phần nổi là phần chúng ta nhớ được khi thức dậy, trong phần này có tản mạn những mảnh vụn của những gì xảy ra khi thức và những khát vọng bị dồn nén, tất cả được thể hiện dưới hình thức ảo giác/hallucination (2) thường là ảo giác nhìn/visual hallucination. Phần tiềm ẩn là những nội dung trôi nổi ra khỏi vô thức, những nội dung này có thể liền lạc, có ý nghĩa hay rời rạc, quái dị, không rõ nghĩa. Trong tâm lý trị liệu của Freud, phương pháp nói hết/free association giúp nhà trị liệu thu góp những thành phần rời rạc của các giấc mộng và từ những thành phần rời rạc này hiểu được phần tiềm ẩn của mộng. Đây chính là mục đích của giải mộng: nối kết phần nổi với phần tiềm ẩn và tìm ra ý nghĩa của giấc mộng (3). 4. Cơ chế tự vệ/defense mechanism: Đây là một trong những khám phá quan trọng của Freud. Cơ chế tự vệ là những phản ứng do vô thức điều động để giúp con người chống lại trạng thái bồn chồn lo lắng khi phải đối phó với những mối đe doạ không có lối thoát rõ rệt. Dưới đây là một số cơ chế tự vệ thông thường: Biện luận/Intellectualization: dùng lý luận hay từ ngữ để ngăn không cho một mối đe dọa gây ra cảm xúc tiêu cực cho bản thân. Thí dụ trong một gia đình sư tử Hà Đông, bà vợ nắm hết quyền lực, quyết định mọi chuyện lớn nhỏ, lại hay nổi nóng quát nạt chồng con, ông chồng chỉ được duy nhất một quyền tự do là quyền tuyệt đối lúc nào cũng đồng ý với vợ. Ông nói với tất cả mọi người “Bà nhà tôi hồi nào tới giờ vẫn phải tập tính kiên nhẫn, đôi khi nói năng không được dịu dàng nhưng bà ấy rất là quán xuyến, tôi chả phải lo gì hết cả”. Đền bù/Compensation: khiếm khuyết ở một lĩnh vực được bù đắp bằng cố gắng và thành công ở một lĩnh vực khác. Thí dụ người có một khuyết tật cố gắng học và làm việc thật giỏi để tránh được cảm giác khó chịu vì bị mọi người coi thường. 7
  8. Đổ tội/Blaming: đổ những khiếm khuyết, sai lầm, lỗi của mình cho người khác. Thí dụ: “Cây quất trồng ở Hoài Nam là quất ngọt, đem sang trồng ở Hoài Bắc thì hóa quất chua. Tôi bê bối, tôi dối trá, tôi ích kỷ như thế này là do ai? Là do chính cô đấy cô có biết không? Hồi xưa chưa lấy cô tôi ở với bố mẹ tôi có như thế này đâu?” Mộng tưởng/Fantasy: tưởng tượng được trải qua một mơ ước thầm kín nào đó không thể có trong thực tế. Một thí dụ sáng thứ bảy đang phải ngồi ở nhà ăn phở với “cơm” nhưng lại tưởng tượng đang được ở tiệm ăn cơm với “phở”! Chối bỏ/Denial: từ chối chấp nhận một thực trạng vì nó tai hại cho sự an toàn của cái Tôi. Thí dụ: ai cũng biết cậu quý tử gửi sang Pháp du học chỉ phung phí tiền ăn chơi trác táng, cha mẹ cậu vẫn chối bỏ mọi thông tin chính xác và thành thật khoe với mọi người là cậu đang học quản trị kinh doanh ở một đại học nổi tiếng của Paris. Giận cá chém thớt/Displacement: chuyển cảm xúc, năng lực, từ đối tượng này sang đối tượng khác để được bình an. Thí dụ: đi làm có chuyện bực mình với xếp về nhà kiếm chuyện mắng vợ chửi con vì mắng chửi vợ con an toàn hơn mắng chửi xếp. Thí dụ khác: người yêu đi lấy chồng, chàng bèn đi tu và trở thành một nhà tu chân chính, đạo hạnh. Chuộc tội/Undoing: đền bù một hành vi hoặc ham muốn xấu bằng một hành động tốt. Thí dụ một số ông chồng sau khi đi ăn vụng thì về nhà dịu dàng tử tế với vợ và phụ vợ chăm sóc con cái đàng hoàng. Giả bệnh/Somatization: biến đổi những khó chịu hay mối đe doạ thành bệnh tật. Thí dụ: mỗi lần bà mẹ chồng ở quê ra thăm thì cô con dâu đều nhức đầu, đau bụng, khó ở, ăn không ngon, ngủ không yên, không bác sĩ hay thầy lang nào chữa được, nhưng lần nào bà mẹ chồng trở về quê thì bao nhiêu bệnh tật cũng đều tiêu tan. Hoán chuyển/Sublimation: chuyển một ham muốn tự nhiên mạnh mẽ không được xã hội tán đồng thành hành vi phù hợp với giá trị do xã hội đặt ra. Thí dụ: một người hung hăng thích bạo động chọn nghề võ sĩ hay nghề cảnh sát hình sự. Thí dụ khác: người mắc bệnh thiếu nhi dục/pedophilia đi tu để trở thành nhà tu hành. Nhập nội/Introjection: Chấp nhận điều tiêu cực người khác gán cho mình mặc dù mình không có điều tiêu cực đó để tránh va chạm. Thí dụ: ông bố luôn luôn mắng chửi đứa con là “đồ ngu”, đứa con chấp nhận điều đó (vì không thể cãi lại bố) và càng ngày càng học kém vì mất tự tin và ý chí học hỏi. Nhập ngoại/Projection: Đem những điều tiêu cực của mình (mà cái tôi của mình cố ý bỏ qua không biết đến) gán cho người khác. Thí dụ: ông A là người kiêu căng phách lối xem thường tất cả mọi người, nhưng ông lại rất thường phê bình người khác là kiêu căng. 8
  9. Nói vậy nhưng không phải vậy/Reaction formation: hành động hay diễn tả ngược lại với ý định hay cảm xúc của mình. Thí dụ nói ghét là yêu, nói yêu là ghét. Thí dụ khác: “Sao? Công việc mới của anh thế nào? Tuyệt, ở đây lương thì cao, xếp và đồng nghiệp lại đối xử với mình rất tốt”. Thực ra công việc mới rất căng thẳng, xếp mới thì như đứa dở khùng dở điên, đồng nghiệp mới toàn một lũ ganh tỵ, và bản thân đang hối hận đã chót dại bỏ chỗ làm cũ xin vào đây. Dồn nén/Repression: đẩy những thực tế đã gây ra cảm xúc tiêu cực vào vô thức để khỏi phải chịu đựng những cảm xúc đó. Những thực tế này có thể trỗi dậy trong các giấc mơ hoặc trong những câu nói buột miệng và là đối tượng phân tích của khoa phân tâm. Thí dụ một người quên đi một lỗi lầm, một hành vi sai quấy hay một điều xấu hổ trong quá khứ để khỏi phải chịu đựng những dằn vặt, hối hận, khổ đau liên quan đến kinh nghiệm đó. Lùi về quá khứ/Regression: dùng lại ứng xử của giai đoạn phát triển tâm lý đã qua. Thí dụ khi hồi hộp xúc động thì tiểu dầm mặc dù đã qua tuổi đó, hoặc van xin khóc lóc năn nỉ như trẻ con khi phải đối phó với những mâu thuẫn trong cuộc sống lứa đôi. 5.Cách tiếp cận và mục tiêu của phương pháp phân tâm: Theo Freud, triệu chứng thần kinh tâm trí diễn ra khi người ta dùng cơ chế tự vệ một cách không thích đáng để đối phó với một số mâu thuẫn phần đông mang tích cách dục tình hay bạo động xuất phát từ tuổi ấu thơ. Cách đối phó này không thực sự giải quyết tận gốc mâu thuẫn mà chỉ giống như một viên thuốc giảm đau để tạm thời quên đi những cảm xúc tiêu cực khó chịu. Mâu thuẫn không được giải quyết vẫn còn đó và gây ra những triệu chứng. Vì vậy, mục tiêu của phương pháp phân tâm là đem cái kinh nghiệm, cái khao khát, cái sợ hãi đã bị vùi sâu trong vô thức phơi bày ra thức, tạo cho khách hàng cơ hội sống lại nó và giải quyết nó một cách đúng đắn và rốt ráo để đạt được một kết luận tích cực cho mối mâu thuẫn đó. Khi các mối mâu thuẫn của quá khứ được giải quyết thỏa đáng, những triệu chứng thần kinh tâm trí liên quan đến nó sẽ tiêu tan. Phương pháp phân tâm cổ điển đòi hỏi người bệnh gặp nhà phân tâm trung bình năm lần một tuần, mỗi lần 50 phút liên tiếp trong nhiều năm. Trong thời gian gặp gỡ, người bệnh nằm dài thoải mái trên một trường kỷ, nhà phân tâm ngồi phiá sau đầu bệnh nhân. Nhà phân tâm giữ vai trò trung lập, khách quan bằng cách không nói gì về bản thân, không phê phán, mà chỉ giúp bệnh nhân đi ngược lại lịch sử của mình và nói ra tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhất là những kỷ niệm tiêu cực, những dục vọng xấu xa. Phương pháp này Freud gọi là lột trần ẩn ức/free association. Trong quá trình điều trị lâu dài này, nhà phân tâm diễn dịch những mâu thuẫn không được giải quyết thỏa đáng và bị dồn vào vô thức, những cơ chế tự vệ, những né tránh và dần dần giúp bệnh nhận hiểu được những uẩn khúc tâm lý bản thân một cách sâu sắc. Qua quá trình làm việc lâu dài và hết sức gần gũi này, bệnh nhân tin tưởng tuyệt đối và thố lộ tất cả cuộc đời của mình cho nhà phân tâm, dần dần coi nhà phân tâm như đối tượng của những tình cảm thương cũng như ghét bị dồn nén trong quá khứ. 9
  10. Quá trình này được Freud đặt tên là phóng chiếu/transference. Freud phân biệt hai loại phóng chiếu: phóng chiếu tích cực/positive transference là những tình cảm thương yêu, ái mộ đối với nhà phân tâm; phóng chiếu tiêu cực/negative transference là những ác cảm đối với nhà phân tâm. Phóng chiếu, cả tích cực lẫn tiêu cực, đều là mục tiêu của phân tâm vì nó tạo cơ hội cho bệnh nhân được “làm lại cuộc đời” tức là được sống lại mâu thuẫn cũ và được đối tượng của mâu thuẫn (tức là nhà phân tâm qua phóng chiếu ) dẫn dắt đến một giải pháp phù hợp nhất có thể được cho mâu thuẫn đó, triệu chứng tâm lý vì vậy tiêu tan. Quá trình làm việc lâu dài và hết sức gần gũi của phương pháp phân tâm cũng có thể làm cho nhà phân tâm trở lại những ẩn ức bị dồn nén của chính bản thân, phát sinh tình cảm thương ghét đối với bệnh nhân và dùng mối liên hệ nghề nghiệp với bệnh nhân để giải quyết những ẩn ức (phần đông liên quan đến dục tình) bị dồn nén trong quá khứ của chính mình. Freud gọi hiện tượng này là phản phóng chiếu/counter transference, và đề nghị nhà phân tâm cảnh giác, nếu thấy dấu hiệu của phản phóng chiếu phải ngừng công việc ngay, giới thiệu bệnh nhân đi chỗ khác và bản thân mình đi tham vấn để điều trị những ẩn ức cũ một cách thỏa đáng. Ngoài lột trần ẩn ức, Freud còn dùng phương pháp giải mộng để khám phá vô thức của bệnh nhân. Phương pháp giải mộng đòi hỏi bệnh nhân kể lại tất cả những gì nhớ được trong giấc mộng để nhà phân tâm diễn dịch, tìm ra những ẩn ức bị dồn nén vào vô thức và giúp bệnh nhân giải quyết những ẩn ức đó một cách thỏa đáng và nhờ vậy hết bệnh. CARL GUSTAV JUNG (1875-1961) VÀ TÂM LÝ HỌC LÝ GIẢI/PSYCHOANALITICAL THERAPY Bác sĩ thần kinh tâm trí Thụy Sĩ. Jung trở thành bạn thân của Freud vào năm 1904 (thời gian đó Jung 29 tuổi ở Zurich và Freud đã 50 tuổi ở Vienne). Tình bạn sâu đậm này kéo dài sáu năm trong đó Jung chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những lý thuyết mới mẻ về phân tâm của Freud. Mâu thuẫn giữa Jung và Freud bắt đầu từ những bất đồng của Jung về quan điểm tôn giáo và năng lực sống/libido của Freud. Freud là người theo chủ nghĩa vô thần, và năng lực sống theo Freud là những khát vọng phần đông mang tính chất dục tình và bạo động xấu xa bị dồn vào vô thức của con người. Jung tin vào ý nghĩa tâm linh và năng lực sống bao gồm những năng lực xấu cũng như tốt chứ không phải chỉ nặng về loạn luân, dục tình, và bạo lực. Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của con người: Khác với lý thuyết của Freud, Jung không chủ trương dục vọng giữ một vai trò chủ yếu trong quá trình trưởng thành của con người. Jung chỉ ra bốn giai đoạn phát triển: ấu thơ, thanh thiếu niên (quan trọng nhất), trung niên, và lão niên. Giai đoạn ấu thơ (từ sơ sinh đến trước dậy thì): trong giai đoạn này con người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vô thức cá nhân và vô thức tập thể, hình thành những khát vọng không 10
  11. thể đạt được/fantasies bắt nguồn từ cá tính bẩm sinh, những khát vọng, những archetypes tức là những bộ đối xứng gồm hai tính cách trái ngược nhau có sẵn trong vô thức tập thể mà con người thừa hưởng của tổ tiên từ khi mới sinh ra. Trong giai đoạn này, mặc dù đứa trẻ hoàn toàn lệ thuộc vào người lớn, cái Tôi của nó đã bắt đầu hình thành và ngày càng giúp nó trở nên độc lập hơn với thế giới chung quanh. Jung chia giai đoạn ấu thơ ra làm ba thời kỳ: thời kỳ loạn/anarchic phase, đứa trẻ bị vây kín bởi những hình ảnh sơ khai và hỗn loạn, không có liên hệ rõ rệt với nhau. Thời kỳ trị/monarchic phase, cái Tôi sơ khai bắt đầu xuất hiện, đứa trẻ bắt đầu có được những khái niệm về bản thân. Vì lý do cái Tôi trong thời kỳ này được đứa trẻ hiểu như một vật thể, đứa trẻ thường tự nhắc đến nó bằng ngôi thứ ba. Trong thời kỳ song đôi/dualistic phase, những ốc đảo rời rạc của vô thức được dần dà nối liền với nhau, đứa trẻ bắt đầu ý thức được cả hai mặt chủ quan và khách quan của cái Tôi và nó có thể tự nói về nó bằng ngôi thứ nhất. Giai đoạn thanh thiếu niên (dậy thì đến 35-40 tuổi): đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thức, con người đón nhận những vai trò của tuổi trưởng thành: cơ thể và tính dục phát triển để xây dựng mối quan hệ lứa đôi, trí tuệ phát triển để đảm trách công việc làm và các trách nhiệm khác. Nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn phát triển này là hướng những năng lực của cuộc sống/libido ra bên ngoài và sống trọn vẹn cuộc sống của cá nhân. Ích lợi lớn cho giai đoạn này là khi thanh thiếu niên có được một lý tưởng hay một nhân vật lý tưởng để noi theo. Giai đoạn trung niên (35-40 đến tuổi già): con người có khuynh hướng hướng nội để hội nhập hai phần thức và vô thức của tâm thức/psyche. Trong giai đoạn phát triển trước đó (giai đoạn thanh thiếu niên), phần vô thức bị lu mờ. Trong giai đoạn trung niên, phần vô thức được nâng lên và hội nhập vào phần thức, và con người trở nên hướng về nội tâm nhiều hơn vào ngoại cảnh, chú ý nhu cầu tâm linh. Quá trình hội nhập thức và vô thức trong giai đoạn này được Jung gọi là quá trình tiến đến trình độ phát triển cao nhất của cá nhân/individuation, nghĩa là mỗi người trở thành một cá nhân độc đáo với những phẩm chất riêng biệt. Sự hội nhập những giá trị trái ngược nhau của thức và vô thức và tạo ra những giá trị đối xứng/dualities, con người trở nên trưởng thành hơn, hữu hiệu hơn trong cuộc sống, và nhờ vậy xây dựng được cái chân tâm/the self mà Jung đặt vào trung tâm của cá tính mỗi người/personality. Giai đoạn lão niên: con người trở về giai đoạn vô thức thống trị của tuổi ấu thơ. Thức lùi ra phía sau, vô thức tiến ra phía trước. Nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn này là đối đầu với nỗi sợ chết vì nỗi sợ này làm cản trở nhiệm vụ chính của tuổi già, tức là nhiệm vụ chuẩn bị cho chết và tái sinh. Đây là một khái niệm quan trọng trong tư tưởng Jung: trái với tư tưởng tôn giáo Tây phương cho chết là chấm dứt, sau chết chỉ có thiên đàng vĩnh cửu hoặc hỏa ngục đời đời, Jung tin có luân hồi và cái chết chỉ là sự chấm dứt một nhân cách để một nhân cách mới có thể bắt đầu. 11
  12. Lý thuyết về tâm thức/psyche: Jung gói ghém quan điểm lạc quan của ông vào từ tâm thức. Theo Jung, tâm thức là tất cả các hoạt động trong thức cũng như vô thức của con người, tất cả cảm xúc, ý nghĩ, ứng xử, và nó là cái làm cho con người thích ứng được vào môi trường sống. Trong tâm thức có cả phần tâm linh (điều này trái với tư tưởng của Freud) và hiện hữu như một thực thể trọn vẹn/wholeness ngay từ khi con người mới chào đời chứ không phải hình thành dần dần qua học tập. Triệu chứng tâm thần sẽ xảy ra khi tâm thức bị tổn thương hay mất đi, và vì vậy mục tiêu của tâm lý trị liệu là giúp con người phục hồi, duy trì và tăng cường tâm thức để nó đứng vững trước những thách đố của môi trường. Quan điểm này giống như quan điểm nhân chi sơ tính bản thiện của Khổng Tử và Mạnh Tử ở Trung quốc. Tâm thức của Jung chia làm ba thành phần tương tác lẫn nhau: thức/consciousness, vô thức cá nhân/personal unconscious và vô thức tập thể/collective unconscious. Thức là phần người ta biết được. Thức có bốn khả năng: nghĩ/thinking (để tìm hiểu thế giới chung quanh); cảm xúc/feeling (là tất cả kinh nghiệm thức có được do ngũ giác tạo ra); suy luận từ cảm xúc/sensing (để đo lường sự vật trong khuôn khổ vui/buồn, thích/không thích, chấp nhận được/không chấp nhận được); và trực giác/intuting (tức là trạng thái biết về điều gì một cách vô thức, không biết là mình biết). Tùy theo vị trí mạnh yếu của bốn khả năng này, con người có những cá tính khác nhau. Năng lực của thức, tức là năng lực của cuộc sống/libido có hai khuynh hướng khác nhau: hướng ngoại/extroversion và hướng nội/introversion : người có năng lực của thức hướng ngoại là người thích đám đông, thích giao du, làm việc, giải trí với người khác; người có năng lực của thức hướng nội trái lại không thích đám đông, thích làm việc một mình, giải trí một mình. Người hướng ngoại thích hợp với nghề bán hàng, dạy học, hoạt động chính trị, quản lý doanh nghiệp Người hướng nội là những nghệ sĩ, nhà sáng tác, nghiên cứu Vì lẽ thức thường có cả hướng ngoại và hướng nội, hai khuynh hướng này có thể được đánh giá theo một thang giá trị theo đường thẳng, một đầu là cực hướng ngoại và đầu kia là cực hướng nội, và tất cả mọi người đều rơi vào khoảng giữa hai cực này. Điều đáng chú ý ở đây là quan điểm của Jung cho năng lực của thức không phải chỉ là năng lực có tính dục tình và bạo động như Freud nghĩ mà bao gồm tất cả các năng lực tích cực cũng như tiêu cực của cuộc sống. Vô thức cá nhân: tương tự vô thức/unconscious hoặc tiền thức/pre-conscious của Freud, tức là tất cả những cảm xúc, ý nghĩ, kinh nghiệm đã được cá nhân dồn nén vào trong vô thức. Theo Jung trong vô thức cá nhân còn có những điều không quan trọng mà chúng ta vất vào đấy. Thức có thể không lôi ra được theo ý muốn những chất chứa trong vô thức, nhưng những chất chứa đó vẫn hiện hữu và có thể hiện ra bất cứ lúc nào trong thức. Thí dụ cuộc sống vô cùng tất bật căng thẳng của hiện tại tưởng đã làm cho quên hết quá khứ, nhưng một vũng nước bất ngờ trên cánh đồng quanh năm khô ráo ở California có thể mang lại cho một 12
  13. người Mỹ gốc Việt đầy đủ cảm xúc sống động của cả một quãng đời dài với nhiều kỷ niệm trong vùng đồng ruộng Việt Nam. Vô thức tập thể: đây là khác biệt lớn nhất giữa Jung và Freud và cũng là phát kiến quan trọng nhất của Jung. Cũng như đối với những nét đặc thù về thể chất có thể được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, những nét đặc thù của thức cũng có tính cách di truyền. Điều này có nghĩa con người từ khi sinh ra đã có những kinh nghiệm, những phản ứng đối với môi trường y như tổ tiên. Thí dụ chẳng cần phải học hay trải qua kinh nghiệm gì ai cũng biết sợ bóng tối hoặc biết vẻ đẹp của các loài hoa. Nội dung của vô thức tập thể được Jung gọi là archetypes, mỗi archetype là một bộ đối xứng của hai tính cách trái ngược, thí dụ sinh và tái sinh, chết và quyền lực, thiên thần và ác quỷ Trong các archetypes Jung chú ý nhiều nhất đến bốn archetypes chính sau đây: Mặt nạ/mask: tức là vai trò mọi người thấy được từ mỗi người trong chúng ta. Mặt nạ vừa phô trương vừa che đậy bản chất thật của con người và nó cho phép chúng ta hòa đồng vào cuộc sống. Kim Đồng-Ngọc Nữ/Anima-Animus: là mặt trái của phái tính thức của con người. Phái tính thức là phái tính mỗi người biết được của bản thân mình. Thí dụ phái tính thức của ông A là phái nam vì ông A biết ông ấy có của quý. Bên cạnh phái tính thức còn có phái tính vô thức: mọi người đàn ông đều có Ngọc Nữ/Anima là phái tính vô thức, và mọi người đàn bà đều có Kim Đồng/Animus là phái tính vô thức. Ngọc Nữ biểu hiện cho những gì hời hợt bên ngoài, yếu đuối, không chủ đích, lệ thuộc; Kim Đồng biểu hiện những tính anh hùng, chủ động, dứt khoát, mạnh mẽ. Kim Đồng-Ngọc Nữ hiện hữu trong mọi văn hóa, nhưng, theo Jung, trong văn hóa phương tây, nơi Mặt nạ giữ vai trò khống chế, tình trạng dồn nén Kim Đồng-Ngọc Nữ diễn ra phổ biến hơn. Bóng/Shadow: giống như phần Ác/Id của Freud, Bóng là phần thú vật trong bản chất của con người. Bóng luôn luôn phải được kềm chế để con người có thể sống hòa đồng trong xã hội. Bóng vừa là lực hủy hoại vừa là sức sáng tạo, là nguồn gốc của những cảm xúc sâu xa và chân thật nhất của con người, chính vì vậy nếu Bóng bị đè nén quá sức, nó sẽ phục thù. Khi cái tôi bên ngoài/ego hòa hợp với phần Bóng của nó, con người được lành mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần. Mặt khác khi Bóng lấn lướt cái tôi bên ngoài người ta có thể trở nên điên loạn, điều này giải thích tình trạng những thiên tài điên dại trong xã hội. Chân tâm/the Self: là trung tâm của archetype, là biểu tượng trọn vẹn và cao quý nhất của con người. Giống như trạng thái viên mãn/self actualization của Maslow, mục tiêu tối hậu của tất cả mọi cá nhân là đạt đến chân tâm. Đây là một quá trình kéo dài suốt đời và ngoại trừ đức Phật và đức Chúa Jesus, rất ít người đạt được mục tiêu đó. Mộng: 13
  14. Cũng như Freud, Jung tin mộng là “con đường lớn dẫn vào vô thức”, từ đó có thể hiểu được rất nhiều về cá nhân mỗi người. Khác biệt giữa Jung và Freud là trong khi Freud cho mộng có chức năng chính bù lấp nỗi khao khát đạt được một điều gì đó đã không đạt được trong thực tế, Jung không tin tất cả các giấc mộng đều có chức năng này mà còn có công dụng phục hồi trạng thái hài hòa về tâm lý của con người và tái lập cái tâm thức thăng bằng/the psychic equilibrium vốn rất cần thiết cho cuộc sống bình thường của mọi người. Mộng quan trọng không những cho kiến thức về quá khứ mà cả về tương lai và cùng với đời sống tâm linh, mộng có thể giúp con người đạt được trình độ phát triển cao nhất của bản thân/individuation. Ý nghĩa của các dấu hiệu trong mộng không cố định như Freud tin tưởng, mà có thể thay đổi, và phân tích chuỗi mộng/dream series của cùng một người trong một khoảng thời gian là điều quan trọng. Mặc cảm: Jung cũng bất đồng ý kiến với Freud về khái niệm mặc cảm. Trong khi Freud coi mặc cảm Oedipus là thách đố chính trong quá trình trưởng thành của tất cả mọi người, Jung giải thích mặc cảm như những cái nốt nổi lên trong vô thức, có thể gián tiếp nhận ra được qua những ứng xử khó giải thích của cá nhân. Mặc cảm có thể hiện hữu cả trong thức lẫn vô thức, có thể mang tính cách tích cực cũng như tiêu cực, và chỉ những mặc cảm tiêu cực ảnh hưởng xấu đến ứng xử của con người mới cần chú ý để thay đổi. Ý kiến về tôn giáo: Trong khi Freud chủ trương vô thần, muốn nghiên cứu tôn giáo phải đứng ngoài tôn giáo, và chỉ người không có đức tin mới thực sự hiểu được đức tin, Jung tin tưởng vào giá trị của khía cạnh tâm linh trong đời sống con người. Khi điều trị một bệnh nhân Mỹ, Rowland Hazard III, mắc bệnh nghiện rượu nặng, không kết quả, Jung đã khuyên bệnh nhân này tìm về biện pháp tâm linh. Bệnh nhân nghe lời Jung và chừa được bệnh nghiện rượu. Hazard chia xẻ kinh nghiệm này với những người nghiện rượu khác trong số có Bill Wilson, sau này trở thành đồng sáng lập viên của hội Những Người Nghiện Rượu Ẩn Danh/Alcoholics Anonymous (AA). Phương pháp 12 bước nổi tiếng của hội này ngày nay được áp dụng cho nhiều bệnh nghiện khác kể cả nghiện cờ bạc, ma túy tại nhiều nước trên thế giới. Điều đáng chú ý là mặc dù quan điểm tâm linh của Jung đã gián tiếp tạo ra phương pháp 12 bước, giúp được hàng triệu người trên thế giới thoát được nạn nghiện cờ bạc và ma túy qua đức tin tôn giáo, Jung và những người lãnh đạo các hội Ẩn Danh đã là tối tượng chỉ trích nặng nề của phái Thiên Chúa giáo cực hữu vốn không chấp nhận bất cứ đấng cứu rỗi nào ngoài Chúa Trời và con một của ngài là Chúa Giê Su (Jung khuyến khích mọi hình thức tâm linh, mọi hình thức Thượng Đế của mọi tôn giáo, bản thân Jung nghiên cứu và áp dụng Kinh Dịch của Trung quốc trong tâm lý trị liệu). Ngoài ra, tương tự quan điểm luân hồi của Ấn giáo và Phật giáo, Jung không cho cái chết là chấm dứt của sự sống mà chỉ là sự chuyển đổi sang một kinh nghiệm mới về hiện hữu và phát triển (4). 14
  15. Lý thuyết về các triệu chứng bệnh tâm lý/neurosis: Bệnh tâm lý là từ do bác sĩ Tô Cách Lan William Cullen đặt ra từ năm 1769 để mô tả những bệnh và triệu chứng tâm lý không thể giải thích bằng cơ thể học/physiology. Sau Cullen, Freud và Jung là những người xử dụng từ này nhiều nhất và ấn tượng nhất để mô tả tình trạng những cảm xúc căng thẳng hoặc mâu thuẫn trong vô thức phát ra ngoài dưới hình thức các triệu chứng tâm lý và vật lý khác nhau, trong đó cảm xúc quan trọng nhất là cảm xúc bồn chồn khó chịu vô cớ/anxiety. Trái với bệnh thần kinh/psychosis là những bệnh có triệu chứng ảo giác và ảo tưởng, làm xáo trộn nhân cách/personality, xáo trộn nhận thức về thế giới chung quanh, tổn thương khả năng sống bình thường, thí dụ bệnh tâm thần phân liệt/schizophrenia. Bệnh tâm lý là những bệnh không có triệu chứng ảo giác/hallucination và ảo tưởng/delusion. Triệu chứng bao trùm của bệnh tâm lý là bồn chồn bứt rứt/anxiety. Những bệnh tâm lý thông thường bao gồm bệnh trầm cảm, bệnh ứng xử ám ảnh/obsessive compulsive disorder (thí dụ bệnh ăn cắp/klepto-mania, bệnh nhịn ăn/anorexia, bệnh sợ/phobia ) Bệnh nhân bệnh tâm lý có thể vẫn có khả năng sống và làm việc trong xã hội. Vì tính cách quá tổng quát của nó, danh từ bệnh tâm lý (neorosis) hiện nay không còn được dùng trong cẩm nang thống kê và chẩn đoán bệnh tâm thần DSM mà được thay bằng những bệnh có chẩn đoán cụ thể hơn. Trong phương pháp trị bệnh tâm lý của Jung, trạng thái dồn nén không được chú ý nhiều như trong phương pháp phân tâm của Freud. Jung lưu tâm đến mâu thuẫn giữa các thành phần khác nhau của cá tính con người, đến tương lai và hiện tại, hơn là những ẩn ức bị dồn nén trong quá khứ. Điều trị viên trong phương pháp của Jung giữ vai trò tích cực, chủ động, chứ không thụ động như phương pháp của Freud. Quan điểm chú ý đến phần tâm linh cũng được Jung thể hiện trong liệu pháp của mình. Ngoài ra Jung còn dùng nghệ thuật trong trị liệu: Jung chủ trương nghệ thuật có thể được dùng để làm xoa dịu hoặc chữa lành những chấn thương tâm lý, những nỗi sợ hoặc nỗi bồn chồn bứt rứt của con người. ALFRED ADLER (1870-1937) VÀ TÂM LÝ HỌC CÁ NHÂN/INDIVIDUAL PSYCHOLOGY Bác sĩ, tâm lý gia Áo. Cũng như Jung, Adler thoạt đầu hợp tác với Freud nhưng đã tách riêng rất sớm (trước Jung hai năm), lập ra một phương pháp tâm lý trị liệu riêng với lý thuyết về nhân cách/personality theory và trở thành một trong những tâm lý gia lỗi lạc nhất của thế kỷ 20 (5). Và cũng giống như Jung, Adler bác bỏ trọng tâm tình dục của Freud trong nhân cách con người và đề cao bản chất xã hội cao quý của nhân loại. Đối với Adler, những yếu tố ngoại lai như thể chế chính trị, giới tính nam nữ, thứ tự sinh ra trong gia đình, phương pháp giáo dục con cái của cha mẹ quan trọng không kém những yếu tố nội tại như năng lực sống/libido, hoạt động và ảnh hưởng của thức và vô thức Sau đây là một số ý chính trong lý thuyết nhân cách của Adler: 15
  16. Mặc cảm tự ti: Con người lúc mới sinh ra luôn luôn không tự lập được ngay mà phải lệ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, thường là cha mẹ. Từ đó phát sinh mặc cảm tự ti. Mặc cảm tự ti tạo ra một động lực trong vô thức thúc đẩy con người tìm cách vươn đến trạng thái thắng thế (thường là thắng thế hoặc thua thiệt trong ba lĩnh vực lớn nhất của cuộc sống: xã hội, công việc, và tình dục) để đền bù mặc cảm thua kém. Adler phân tích ba trường hợp có thể xảy ra: - Đền bù đúng mức: tạo ra được một thành công có ích lợi cho cá nhân và xã hội, thí dụ xấu xí như chàng Trương Chi lại phát huy được tiếng sáo tuyệt vời không ai bì kịp. - Đền bù quá mức: con người trở thành quá khích, thí dụ một số đứa trẻ có tính hung hăng thích bắt nạt những đứa nhỏ yếu hơn nó để khắc phục bản chất nhút nhát hèn hạ của chính nó. Một thí dụ khác: người nghèo sài sang quá mức để chứng tỏ mình có đủ khả năng coi nhẹ đồng tiền, không như “bọn nhà giàu keo kiệt”. - Lảng tránh/escape from combat: ngăn ngừa sự thất bại bằng cách viện lý do để không tham gia vào công việc dẫn đến thành công hay thất bại. Thí dụ: tại hôm đó tôi bị ốm phải ở nhà chứ không thì tôi đã đi thi (và đã đậu thủ khoa). Thí dụ khác: người cố ý coi thường, không chú tâm cố gắng làm một việc gì đó để làm nhẹ thất bại mà người đó tin là sẽ diễn ra. Mặc cảm tự ti, và phản diện của nó là mặc cảm tự tôn, giữ một vai trò quan trọng trong tâm lý và ứng xử của con người. Nguyên nhân của nó là bốn yếu tố sau đây: - Khiếm khuyết về thân thể, thí dụ những dị tật bẩm sinh hoặc khuyết tật do tai nạn hay chiến tranh gây ra. - Giới tính: từ tuổi thơ, văn hóa xã hội đã áp đặt những đặc tính khác nhau cho nam và nữ giới. Nam phải cứng rắn, khỏe mạnh ; nữ phải xinh đẹp, dịu dàng, mềm mỏng Thực tế không phải đứa trẻ trai nào cũng cứng rắn, khỏe mạnh; và không phải đứa trẻ gái nào cũng dịu dàng mềm mỏng, thậm chí còn có nhiều đứa lớn lên trở thành sư tử Hà Đông. Khi đứa trẻ không thể tự nó thỏa mãn được những giá trị do xã hội áp đặt, nó phát sinh mặc cảm tự ti và vô thức bắt nó phải đền bù: thí dụ người phụ nữ có mặc cảm yếu kém sẽ có thể cố gắng tạo ra quyền lực cho mình bằng cách ăn mặc khêu gợi và thái độ lẳng lơ để tạo ra quyền lực qua sự ham muốn về tình dục của đàn ông. - Thứ tự sinh ra trong gia đình: cha mẹ thường đặc biệt chú ý chăm sóc đứa con đầu tiên và đứa bé nhất trong nhà. Khi đứa em ra đời, đứa con đầu lòng đang là thái tử không những bị mất ngôi cao quyền quý mà còn bị đầy xuống làm anh Hai, tức là làm thằng hầu cho các đứa em! Đứa con đầu vì vậy dễ bị các triệu chứng bệnh tâm lý như trầm cảm, bồn chồn, các bệnh về nhân cách/personality disorder (6) như nửa tỉnh nửa điên, nghi ngờ, ứng xử ám ảnh, 16
  17. thù nghịch xã hội và dễ sinh nghiện hút hay phạm pháp. Trong khi đó đứa con út dễ bị nuông chiều có thể sẽ khó hội nhập thành công vào xã hội khi trưởng thành. Những đứa con giữa vốn không bao giờ được làm thái tử (có phải con đầu lòng đâu mà được làm thái tử?) và cũng không là nạn nhân của bộ đôi độc ác/the twin evils ngược đãi trẻ em phổ biến nhất (cưng chiều quá đáng/bỏ bê không chăm sóc), vì vậy dễ thành công trong cuộc đời trưởng thành, nhưng cũng có thể dễ “nổi loạn” và có những triệu chứng tâm lý phát sinh từ cảm giác không được gia đình quan tâm đúng mức. - Cách nuôi dạy con của cha mẹ: Adler là một trong những nhà tiên phong của việc giáo dục nghệ thuật làm cha mẹ. Theo Adler, những áp lực không chính đáng của cha mẹ để thúc đẩy đứa con phải thành công, cũng như phản ứng của cha mẹ về thành công hay thất bại của đứa con, đều tạo ra mối bồn chồn bứt rứt rất lớn và tai hại, tức là những bệnh tâm lý, cho cả cha mẹ lẫn đứa trẻ. Phát kiến này của Adler, mặc dù đã có gần một thế kỷ, vẫn có thể còn là một bài học mới mẻ cho các bậc cha mẹ ở Á đông trong đó có Việt Nam, nơi cha mẹ thường tạo áp lực rất nặng nề cho việc đỗ đạt của các con để, không phải chỉ vì tương lai đứa trẻ, mà còn vì tự ái của bản thân. Trong khi đó, ở Phần Lan, quốc gia có nền giáo dục và an sinh xã hội xứng đáng làm khuôn mẫu cho cả thế giới, người ta cho trẻ con đi học mẫu giáo đến năm 7 tuổi mới vào lớp một, và toàn bộ chính sách giáo dục nhắm mục tiêu xóa bỏ tinh thần ganh đua và tạo điều kiện cho tất cả mọi học sinh, bất kể khả năng trí tuệ, đều có cơ hội thành công theo khả năng cao nhất của bản thân trong một môi trường thoải mái, không căng thẳng, và vì vậy có thể tập trung tất cả năng lực vào việc học thật sự tức là để mở mang trí tuệ, chứ không phải để được điểm hay bằng cấp. Phương cách dạy con đúng đắn theo Adler là tạo cho đứa trẻ một môi trường sống dân chủ và bình đẳng ngay từ trong gia đình. Adler đặc biệt cảnh giác phụ huynh về tác hại của việc kỷ luật trẻ con bằng roi vọt, và về bộ đôi độc ác hành hạ áp bức trẻ em như đã trình bày ở trên. Bệnh tâm lý và phương pháp trị liệu: Theo Adler, tất cả các triệu chứng bệnh tâm lý (như bồn chồn bứt rứt, trầm cảm ) đều là cố gắng của cá nhân để thoát ra khỏi mặc cảm thua kém và đạt được trạng thái ưu việt hơn người khác. Vì vậy để trị bệnh tâm lý, Adler chủ trương giúp người bệnh hiểu được cơ chế hoạt động của tâm thức, có được trí tuệ, lòng can đảm, và niềm tự tin để tồn tại và phát triển một cách lành mạnh bình thường. Điều trị viên theo phương pháp Adler giữ vai trò tích cực, sẵn sàng cung cấp lời khuyên, giúp bệnh nhân thay đổi lối sống, rũ bỏ những mục tiêu giả tạo, thiết lập mục tiêu đúng đắn và thực tế, từ đó không còn mặc cảm thua kém và dứt được triệu chứng bệnh tâm lý. Để dễ dàng thực hiện vai trò tích cực này, Adler là người đầu tiên bỏ cách sắp xếp cổ điển của phái phân tâm: bệnh nhân nằm dài trên trường kỷ, điều trị viên ngồi phía sau. Phương pháp Adler cho phép bệnh nhân và điều trị viên trở lại hình thức ngồi đối diện trên hai ghế. 17
  18. Chương 2: PHÁI ỨNG XỬ/BEHAVIORAL THERAPY Trái ngược hẳn với phái tương tác tâm lý, phái ứng xử không quan tâm tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa của các triệu chứng tâm lý, mà chỉ chú ý đến các ứng xử có thể quan sát và đo lường được của con người. Dựa trên nghiên cứu của Ivan Pavlov (1849-1936), nhà bác học Nga, và Edward Thorndike (1874-1949), tâm lý gia Mỹ, ứng xử liệu pháp xây dựng trên ảnh hưởng của hai phát kiến sau đây trên ứng xử của con người: điều kiện hóa cổ điển/classical conditioning (Pavlov) và luật hậu quả/law of effect nổi tiếng của Thorndike. Điều kiện hóa cổ điển là điều kiện diễn ra trước ứng xử. Thí dụ sau khi nghe tiếng chuông nhiều lần ngay trước khi được cho ăn, con chó sẽ chảy nước dãi sau khi nghe tiếng chuông mặc dù không được cho ăn. Luật hậu quả (1898) là cách mọi sinh vật học những điều mới: Thorndike nhốt mỗi con mèo đói trong một chuồng có cửa đóng bằng then, bên ngoài cửa là thức ăn. Trung bình lần đầu tiên các con mèo mất khoảng 5 phút để mở được cửa chuồng, lấy được thức ăn và bị bỏ trở lại vào chuồng. Thời gian cần để mở cửa chuồng giảm dần, sau từ 10 đến 20 lần các con mèo chỉ cần trung bình 5 giây đã mở được cửa chuồng. Thorndike kết luận mèo học bằng cách thử nhiều động tác, dần dần những động tác thừa bị loại, chỉ lập đi lập lại những động tác cần thiết mang lại hiệu quả mong muốn. Bốn mươi năm sau khi luật hậu quả ra đời, Burrhus Frederic Skinner (1904-1990) tâm lý gia lỗi lạc người Mỹ phân biệt điều kiện hóa cổ điển và điều kiện hóa hành động/operant conditioning. Trái với điều kiện hóa cổ điển (sự kiện xảy ra TRƯỚC ứng xử ảnh hưởng đến ứng xử), điều kiện hóa hành động là tình trạng hậu quả của ứng xử (xảy ra SAU ứng xử) ảnh hưởng ngược trở lại ứng xử. Thí dụ nếu mỗi lần chạy vào khu vực sơn màu đen trong chuồng là sẽ bị điện giật, con chuột sẽ tránh không chạy vào khu vực đó. Skinner kết luận ứng xử được quyết định và duy trì do hậu quả của nó. Đây là nền tảng của ứng xử liệu pháp: con người có khuynh hướng duy trì và lập lại những ứng xử mang lại thoải mái, lời khen, sự ngưỡng mộ hoặc các phần thưởng vật chất. Trái lại, sẽ tránh hoặc bỏ những ứng xử không mang lại kết quả tốt đẹp cho bản thân. Skinner phân biệt bốn loại điều kiện hóa hành động: Tăng cường tích cực/positive reinforcement: tạo ra một tình trạng thoải mái, dễ chịu để khuyến khích lập lại một ứng xử nào đó. Thí dụ, người huấn luyện chó cho chó ăn mỗi khi tuân lệnh, con chó sẽ tập được tính kỷ luật. Thí dụ khác: khen thưởng đứa trẻ khi mỗi khi nó đem điểm tốt về nhà, nó sẽ tiếp tục cố gắng chăm học để mang điểm tốt về cho cha mẹ. Tăng cường tiêu cực/negative reinforcement: lấy đi một hậu quả khó chịu hoặc đau đớn để khuyến khích LẬP LẠI một ứng xử nào đó. Thí dụ mỗi lần đi làm về đúng giờ bà vợ không cằn nhằn quạu cọ dai dẳng làm mất vui cả buổi tối. Thôi chấp nhất với nó làm gì, tan sở ba 18
  19. chân bốn cẳng chạy vội về nhà cho nó yên chuyện. Tăng cường tiêu cực thường bị nhầm lẫn với trừng phạt. Trừng phạt/punishment: tạo ra một tình trạng đau đớn, khó chịu để CHẤM DỨT một ứng xử nào đó. Có hai cách trừng phạt, trừng phạt tích cực là tạo ra một hậu quả khó chịu. Thí dụ ở những xã hội văn minh, ánh mắt nhìn của những người chung quanh khiến cho ít ai dám xả rác bừa bãi (đa số người Việt có thói quen xả rác bừa bãi, nhưng khi đi ra nước ngoài thì tất cả đều lập tức bỏ ngay được tập quán lạc hậu đó.) Trừng phạt tiêu cực là lấy đi một kết quả sung sướng dễ chịu để chấm dứt một ứng xử nào đó (khác với tăng cường tiêu cực: tăng cường tiêu cực là lấy đi một hậu quả khó chịu để khuyến khích lập lại một ứng xử nào đó). Thí dụ đứa trẻ khóc quấy để đòi phải được ăn kẹo không đúng lúc, nếu cha mẹ nhất định không nhượng bộ nó sẽ dần dần bỏ được thói xấu đó. Trước đây người ta áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt trong nghệ thuật làm cha mẹ (tục ngữ Việt Nam “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”; những câu có ý nghĩa “cất cái roi đi làm hư đứa trẻ/spare the rod, soil the child” trong kinh thánh: sách Cách Ngôn 13-24, 22-15, 23-13, 23-14, 29-15), ngày nay những biện pháp này từ lâu đã bị coi là lạc hậu vì chúng làm hại đứa trẻ nhiều hơn làm lợi. Tuyệt chủng/extinction: khi một ứng xử không đạt được hậu quả nào, dù là tích cực hay tiêu cực, ứng xử đó sẽ dần dần biến mất. Thí dụ sau nhiều lần tuân lệnh mà không được cho ăn, con chó sẽ mất phản xạ tuân lệnh. Thí dụ khác: đứa trẻ nhõng nhẽo để được cha mẹ chú ý đến, nếu cha mẹ nhất định lơ đi, chỉ cung cấp sự chú ý khi đứa trẻ hết nhõng nhẽo, nó sẽ bỏ được tật nhõng nhẽo. Sau đây là một số phương pháp phổ biến của phái ứng xử: Làm mòn cảm giác/systematic desensitization: dùng để trị những bệnh sợ/phobia hay ứng xử ám ảnh/obsessive compulsive behaviour (thí dụ bệnh ăn cắp/kleptomania). Thí nghiệm của Jones và Watson năm 1924 là một thí dụ cổ điển của phương pháp này: Peter là một em bé 2 tuổi rất sợ thỏ. Jones đặt một con thỏ nhốt trong một cái lồng trên bàn trong lúc Peter được cho ăn trưa. Trong 17 ngày, mỗi ngày Jones đẩy lồng thỏ lại gần Peter một chút, cuối cùng con thỏ được thả ra và ngồi trong lòng Peter và Peter vừa ăn vừa vuốt ve con thỏ. Người mắc bệnh ăn cắp là người ăn cắp vì khao khát cảm giác hồi hộp, sợ bị bắt khi đi ăn cắp, chứ không phải vì nghèo túng. Ở Mỹ thống kê cho biết khoảng 5% những người bị bắt về tội ăn cắp là những người mắc bệnh ăn cắp/kleptomaniac. Nổi tiếng trong số này là những tài tử giàu có và được nhiều người ngưỡng mộ, thí dụ Winona Ryder (hai lần giải Golden Globe và hai lần giải Academy Award): cô đã từng treo giải 200.000 Mỹ kim cho ai cứu được bé gái 12 tuổi Polly Klaas bị bắt cóc ở Petaluma, thị trấn nhà của cô vào năm 1993 (7), nhưng năm 2001 cô bị bắt quả tang ăn cắp một số quần áo trị giá 5.500 Mỹ kim ở Fifth Saks Avenue, một tiệm quần áo đắt tiền ở Beverly Hills. Người mắc bệnh ăn cắp khao khát cảm giác mạnh của hành vi hành ăn cắp đến nỗi nếu không được sống trong tình huống hồi hộp cao độ của hành vi đó thì bồn chồn bứt rứt không thể chịu được. Bệnh nhân có thể được 19
  20. điều trị bằng cách dẫn vào nơi hay ăn cắp (cửa hàng bách hóa, chợ ), mới đầu đi bên cạnh điều trị viên, sau nhiều lần sẽ đi cách điều trị viên vài bước, rồi cách xa dần. Tùy theo tiến bộ của bệnh nhân, điều trị viên sẽ cùng đi vào cửa hàng với bệnh nhân nhưng mỗi người đi một ngả. Sau cùng bệnh nhân sẽ vào cửa hàng một mình, điều trị viên chờ ở ngoài Tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân, thời gian điều trị có thể kéo dài hàng năm (mỗi tuần gặp điều trị viên một lần 55 phút). Phương pháp này cần có sự chuẩn bị thích đáng để đề phòng trường hợp bệnh nhân không tự kiểm soát được, tái phạm hành vi ăn cắp và điều trị viên có thể bị kết tội đồng lõa (ngồi chờ ở ngoài bãi đậu xe). Điều đáng chú ý ở đây là phương pháp phân tâm của Freud coi bệnh ăn cắp là một loại bệnh bệnh tâm lý và điều trị bằng cách giúp bệnh nhân tìm đến nguyên nhân sâu xa là những ẩn ức bị dồn nén vào vô thức từ quá khứ, bộc lộ nó ra và giải quyết nó một cách thỏa đáng để hết ẩn ức. Thí dụ đứa trẻ nào cũng có một thời kỳ khao khát mạnh mẽ được cha mẹ chú ý đến, nhưng bệnh nhân không được thỏa mãn khát vọng này một cách chính đáng, chỉ được cha mẹ chú ý khi nó có hành vi hư hỏng hay quậy phá (con nó ngoan rồi còn gì phải nói nữa!). Khi lớn lên hoàn cảnh sống thực tế không cho phép nó quậy phá để được chú ý, cho nên cơ chế tự vệ giúp nó dồn khát vọng này vào vô thức. Đến một lúc nào đó triệu chứng bệnh sẽ hiện ra vì khát vọng của bệnh nhân đã không được thỏa mãn một cách xuông xẻ từ đầu. Khuyến khích/reinforcement: có hai cách khuyến khích. Khuyến khích tích cực và khuyến khích tiêu cực. Như đã trình bày ở trên, khuyến khích tích cực là tạo ra một hậu quả sung sướng dễ chịu để khuyến khích lập lại một ứng xử nào đó. Thí dụ khen đứa trẻ mỗi lần nó nói năng lễ phép, đứa trẻ sẽ tiếp tục lễ phép. Phương pháp này hiệu quả lâu dài hơn phương pháp mắng chửi hay trừng phạt đứa trẻ khi nó hỗn láo. Khuyến khích tiêu cực là lấy đi một hậu quả sung sướng dễ chịu để khuyên khích lập lại một ứng xử nào đó. Thí dụ không chú ý đến đứa bé khi nó đòi được chú ý một cách không đúng đắn (khóc quấy, làm mình làm mẩy ) Làm gương/modeling: tập cho đứa trẻ (hay người lớn) một cách ứng xử tốt hơn cách ứng xử cũ bằng cách diễn ứng xử đó để đối tượng quan sát và bắt chước. Thí dụ: muốn đứa trẻ kính trọng cha mẹ thì cha mẹ kính trọng ông bà, nói năng lễ phép với ông bà. Ngập lụt/flooding: giống phương pháp làm mòn cảm giác nhưng được thực hiện với nhịp độ nhanh chóng. Thí dụ người sợ đám đông được thực sự dẫn đến hay hướng dẫn tưởng tượng mình đang đi chợ Tết đông nghẹt người. Thí dụ khác: người mắc bệnh sợ nước/aquaphobia được quăng xuống hồ bơi (nhớ chọn chỗ sâu đến bụng thôi và bố trí người khác đứng sẵn dưới nước để đề phòng trường hợp bệnh nhân bị panic attack và tê liệt chân tay). Thư giãn/relaxation: để chống căng thẳng và cảm giác bồn chồn bứt rứt. 20
  21. Chương 3: PHÁI TRI THỨC JEAN PIAGET (1896-1980) VÀ THUYẾT PHÁT TRIỂN TRI THỨC/COGNITIVE DEVELOPMENT THEORY Piaget, tâm lý gia Thụy Sĩ, là người có đóng góp lớn nhất vào kiến thức của nhân loại về sự phát triển của trí khôn. Qua nhiều chục năm quan sát ứng xử của trẻ con, kể cả các con của bản thân ông, trong môi trường sống tự nhiên chứ không chỉ thuần túy trong các môi trường thí nghiệm, Piaget đề ra lý thuyết tri thức của con người bao gồm những đơn vị căn bản mà Piaget gọi là schema. Schema là nơi lưu trữ những kiến thức đã thu nhận được và là nền tảng cho sự học hỏi thêm những kiến thức mới. CẤU TRÚC CỦA TRI THỨC Trong quá trình lớn lên của đứa trẻ, schema được liên tục bổ sung qua hai quá trình: tiếp nhận/assimilation và hội nhập/accommodation. Tiếp nhận là quá trình đưa những thông tin mới, kinh nghiệm mới vào cơ cấu schema có sẵn để làm phong phú thêm schema. Thí dụ schema của đứa trẻ sơ sinh đã có kinh nghiệm (và kiến thức) về bú sữa mẹ, dần dần nó tình cờ cho được ngón tay hay ngón chân của nó vào miệng, rồi núm vú plastic tất cả là kinh nghiệm mới nhưng nó đều tiếp nhận được vào schema có sẵn của nó về bú. Hội nhập là thay đổi schema có sẵn để chứa đựng được thông tin và kinh nghiệm mới. Thí dụ khi bắt đầu được tập uống sữa từ cái ly, đứa bé lúng túng vì nó chỉ có kinh nghiệm và kiến thức về bú sữa chứ không có kinh nghiệm và kiến thức về uống sữa. Nó loay hoay xoay qua xoay lại cái ly để tìm núm vú nhưng sao lạ quá tìm hoài không thấy, không có núm vú làm sao cho được sữa vô bụng đây? Sau một thời gian phấn đấu khó khăn, đổ vãi, và giúp đỡ của cha mẹ đứa bé tiếp nhận được kiến thức và kinh nghiệm mới về uống từ cái ly vào trong schema của nó. Khi gặp một kinh nghiệm mới, tình huống mới chưa biết bao giờ (không có trong schema) đứa trẻ lúng túng, mất thăng bằng/disequilibrium, bắt buộc phải tiếp nhận hay hội nhập để trưởng thành lên và lấy lại tình trạng thăng bằng/equilibrium. Cuộc sống liên tiếp tạo ra trạng thái mất thăng bằng, đòi hỏi tiếp nhận hoặc hội nhập để phục hồi trạng thái thăng bằng, nhờ vậy tri thức con người được phát triển. CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH TRI THỨC Piaget chia sự hình thành của tri thức con người ra bốn giai đoạn Giai đoạn giác quan và cử động/sensorimotor từ 0 đến 2 tuổi. Giai đoạn tiền vận hành/pre-operational từ 2 đến 7 tuổi. Giai đoạn vận hành đơn giản/concrete operational từ 7 đến 11 tuổi. Giai đoạn vận hành hoàn chỉnh/formal operational từ 11 đến 15 tuổi. 21
  22. Chia ra bốn giai đoạn khác nhau nhưng những giai đoạn này không đứt đoạn một cách rõ rệt mà diễn ra một cách liên tục và liền lạc. Mặt khác, số tuổi của mỗi giai đoạn chỉ là phỏng chừng, tùy theo những yếu tố nội tại cũng như yếu tố môi trường, mỗi trẻ có thể trải qua từng giai đoạn ở tuổi khác nhau. Ngoài ra các giai đoạn có thứ tự cố định và áp dụng chung cho toàn thể nhân loại, không phân biệt chủng tộc, điều này có nghĩa sự hình thành trí khôn phải bắt đầu bằng giai đoạn xúc giác và cử động, sau khi phát triển xong giai đoạn một mới có thể tiến lên giai đoạn hai, rồi mới đến giai đoạn ba, và sau cùng là giai đoạn bốn. Mặc dù đa số mọi người đều trải qua bốn giai đoạn phát triển kể trên, một thiểu số không hoàn tất được đầy đủ và sự phát triển trí khôn có thể ngừng lại ở bất cứ giai đoạn nào. 1. Giai đoạn giác quan và cử động (sơ sinh, khoảng 0 đến 2 tuổi): Trí khôn của đứa trẻ được hình thành qua ngũ giác (nhìn, nghe, nếm, ngửi, sờ) và cử động (nắm, kéo, đẩy, đạp ). Ở cuối giai đoạn này đứa trẻ dần dần xây dựng được sự hiểu biết về vật thể thường trực/object permanence. Vật thể thường trực là vật thể đứa trẻ hiểu được, nhận ra được trong trí não mặc dù không thấy vật thể đó trước mắt. Trong khoảng 4-5 tháng đầu, đứa trẻ chỉ nhận ra một vật thể khi toàn bộ vật thể đó xuất hiện trước mắt: đưa một món đồ chơi ra trước mắt, đứa bé sẽ nhìn và có thể vươn tay muốn nắm lấy, nhưng lấy món đồ chơi ra khỏi tầm mắt đứa bé không có một cử chỉ hay dấu hiệu nào chứng tỏ nó còn biết đến vật thể đó, vật thể hoàn toàn biến mất trong trí khôn của nó. Đến khoảng 6-7 tháng tuổi, đứa trẻ chỉ cần thấy một phần của vật thể cũng nhận biết được vật thể đó, nhưng nếu cất vật thể đi thì nó sẽ quên ngay. Đây là dấu hiệu của thiếu vật thể thường trực trong trí khôn của đứa trẻ. Một thí dụ minh chứng lý thuyết này là quan sát của Piaget đối với con gái của chính ông, Jacqueline lúc 7 tháng tuổi: “ Jacqueline cố nắm lấy một con vịt bằng nhựa đặt trên tấm chăn của nó. Nó gần nắm được con vịt, nhưng nó ngọ ngoạy và con vịt rơi xuống bên cạnh nó. Mặc dù con vịt rơi xuống rất gần tay Jacqueline nhưng lại khuất sau một nếp gấp của cái chăn. Mắt Jacqueline nhìn theo con vịt rơi, nó còn đưa tay theo con vịt. Nhưng ngay khi con vịt biến mất, Jacqueline không làm gì nữa hết! Không tìm con vịt dưới nếp chăn mặc dù việc này rất dễ (nó vặn cái chăn một cách máy móc nhưng hoàn toàn không có chủ đích tìm kiếm con vịt) Tôi thử để cho Jacqueline thấy con vịt vài lần. Mỗi lần nó đều cố nắm lấy nhưng khi nó gần chạm được vào con vịt tôi lại bỏ nó xuống bên dưới cái chăn trước mắt Jacqueline. Nó lập tức rút tay lại và bỏ cuộc Mọi việc diễn ra như thể đứa trẻ tin rằng vật thể được luân phiên làm ra và không làm ra ” (Piaget, 1963). Đến khoảng 18 tháng tuổi, khả năng có được vật thể thường trực bắt đầu hình thành: trước mắt đứa trẻ, bỏ món đồ chơi vào một cái hộp, đặt hộp dưới một cái chăn, rồi lén không cho đứa trẻ thấy, lấy món đồ chơi ra khỏi hộp, cất hộp trở lại dưới cái chăn. Sau đó lấy hộp ra đặt trước mặt đứa trẻ, nó lập tức mở hộp và khi không thấy món đồ chơi trong hộp, nó biết lật tấm chăn lên để tìm mặc dù không thấy món đồ chơi bị lấy ra khỏi hộp. 22
  23. Song song với vật thể thường trực là sự hình thành của ngôn ngữ. Vật thể thường trực rõ nét dần và đứa trẻ không còn phải lệ thuộc vào sự hiện diện của vật thể để có những hoạt động liên quan đến vật thể: nó bắt đầu có thể nghĩ về vật thể, tức là thay thế sự hiện diện thực của vật thể bằng biểu tượng/symbol của nó trong trí não và diễn tả ra bằng ngôn ngữ tức là bằng những ký hiệu/sign chấp nhận bởi mọi người chung quanh. 2. Giai đoạn tiền vận hành (ấu thơ, khoảng 2 đến 7 tuổi): Khả năng suy nghĩ và diễn tả của đứa trẻ tiếp tục phát triển qua biểu tượng và ký hiệu. Tuy nhiên thế giới của đứa trẻ vẫn xoay quanh cái tôi chủ quan/egocentric dựa vào trực giác, nặng tính cách cụ thể và tuyệt đối, chưa hiểu được lý luận và cách vận hành của vật thể (chính vì vậy Piaget đặt tên giai đoạn này là tiền vận hành), chưa phân biệt được ý nghĩ và hiểu biết của người khác có thể khác với bản thân nó. Thí dụ khi đứa trẻ khóc đòi được bế thì nó không thể hiểu được tại sao người lớn lại có thể nghĩ khác và không chịu bế nó lên. 3. Giai đoạn vận hành đơn giản (trước dậy thì, khoảng 7 đến 11 tuổi): Lần đầu tiên đứa trẻ hiểu được logic vận hành của sự vật. Ý nghĩ không còn bị chi phối hoàn toàn bởi trực giác và đứa trẻ có thể dùng trí khôn để giải quyết được những vấn nạn mà nó có kinh nghiệm (cụ thể). Thí dụ khi được hỏi A cao hơn B, B cao C, vậy A và C ai cao hơn ai? Đứa trẻ có thể suy nghĩ trong đầu và cho câu trả lời đúng (ở giai đoạn tiền vận hành nó cần những vật thể cụ thể thí dụ những con búp bê, để so sánh và tìm ra giải đáp cho câu hỏi này). Cũng trong giai đoạn này, đứa trẻ bắt đầu hiểu được ý nghĩ khác biệt của người khác và ngôn ngữ của nó càng ngày càng có chức năng xã hội và truyền thông. 4. Giai đoạn vận hành hoàn chỉnh (dậy thì và trưởng thành, từ 11 đến 15 tuổi trở lên): Đứa trẻ bắt đầu xây dựng được khả năng lý luận về những sự kiện nó chưa hề có kinh nghiệm. Thí dụ nếu được hỏi “Nếu người ta có cánh thì sao?” Nó có thể trả lời “Hết kẹt xe”, hoặc “Tai nạn thì nguy hiểm lắm”, hoặc “Không ai phải nhờ ai chở ”,v.v Đứa trẻ còn trong giai đoạn vận hành đơn giản sẽ trả lời “Làm sao người có cánh được?” Hoặc “Cánh mọc chỗ nào?” vì nó chưa biết lý luận về những kinh nghiệm mà nó không có. Ở đầu giai đoạn này ý nghĩ của đứa trẻ có khuynh hướng quay trở lại xoay quanh cái tôi chủ quan/egocentric của giai đoạn tiền vận hành tức là không chú ý đến nhu cầu, ý thích, lập luận của bất cứ ai ngoài chính bản thân nó. ỨNG DỤNG TRONG TƯ VẤN TÂM LÝ Mặc dù ảnh hưởng chính, và rất lớn, của Piaget nằm trong lĩnh vực giáo dục, nhất là giáo dục mẫu giáo và tiểu học, những phát kiến của Piaget cũng được dùng hiệu quả trong tư vấn tâm lý, đặc biệt là tư vấn cho cha mẹ và thày cô giáo trong những trường hợp khó khăn về 23
  24. dạy dỗ trẻ em. Thí dụ: nhiều cha mẹ và thày cô giáo trừng phạt trẻ em vì thói xấu bướng bỉnh, cãi, không nghe lời người lớn của một số trẻ trong khi đó có thể chỉ là ứng xử bình thường trong thời gian đứa trẻ chịu ảnh hưởng của lối suy nghĩ lấy cái tôi làm trung tâm/egocentric, nghĩa là nó không có khả năng hiểu được tại sao người khác lại có ý muốn, tư tưởng, ý thích, lập luận trái với tư tưởng, ý thích, lập luận duy nhất hiện hữu và đúng đắn là tư tưởng, ý thích, lập luận của bản thân nó. Quá trình tư vấn áp dụng tư tưởng Piaget sẽ giúp cha mẹ và thày cô giáo từ bỏ được những biện pháp trừng phạt vô ích và tập trung vào việc giúp đứa trẻ vượt qua được giai đoạn egocentric một cách suông sẻ. Một thí dụ khác: người ta thường quan tâm về “tội” nói dối của trẻ em. Piaget giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của nói dối trong suy nghĩ của đứa trẻ: ở giai đoạn trước 6-7 tuổi đa số trẻ hiểu “nói dối” là nói điều gì hay chữ gì xấu, không tốt, người lớn không thích. Đến lứa tuổi từ 6-7 đến 10 đa số trẻ hiểu “nói dối” là nói điều gì không thật bất kể những hệ lụy khác khác liên quan đến hành vi “nói dối”. Thí dụ mẹ đi chợ về hỏi “bố đâu?” đứa trẻ nói “bố ở trong phòng”, nhưng sự thực bố chạy ra tiệm bán đồ phụ tùng xe máy đầu ngõ để mua cái gì đấy, đứa trẻ vẫn nghĩ là nó nói dối (mặc dù thực sự trong trường hợp này nó nói thật chứ không phải nói dối) vì cái gì không đúng sự thật thì đều là nói dối. Chỉ sau 10-11 tuổi tức là đến cuối giai đoạn vận hành đơn giản và đầu giai đoạn vận hành hoàn chỉnh trẻ em mới bắt đầu hiểu được sự liên hệ giữa ý định và nói dối, tức là chỉ có nói dối khi có yếu tố cố ý tức là có ý định lừa đảo. Ở giai đoạn này đứa trẻ mới bắt đầy xây dựng được ý niệm đạo đức theo nghĩa luân lý và xã hội (trước đó đạo đức chỉ là đúng sai theo đánh giá của cha mẹ). Người làm công tác tư vấn áp dụng lý thuyết của Piaget có thể giúp cha mẹ và thày cô giáo tìm được phương pháp giáo dục, uốn nắn, kỷ luật thích hợp để đứa trẻ phát huy được đạo đức xã hội và tự nó phát triển được tính thật thà thẳng thắn là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp nó liên hệ được với mọi người chung quanh và thành công trong cuộc sống gia đình cũng như xã hội. Một cách cụ thể, Piaget phân biệt hai lối phạt: phạt bắt đền/expiatory punishment là hình phạt mạnh mẽ có mục đích gây ra đau đớn khó chịu khi đứa trẻ vi phạm những điều cha mẹ ngăn cấm. Hình phạt bắt đền có ý nghĩa áp đặt độc đoán theo ngẫu hứng của người có quyền lực (cha mẹ) và không có liên quan trực tiếp gì đến nội dung “tội” của đứa trẻ, chỉ nhằm bắt nó phải trả một giá cho tội của nó để hy vọng nó sẽ nhớ và chừa. Thí dụ: chơi xong vất đồ chơi lung tung, không chịu cất gọn ghẽ, mẹ nhắc hoài cũng không nghe. Phạt bắt đền: cuối tuần không cho đi xem phim. Loại trừng phạt thứ hai là phạt đối xứng/reciprocal punishment. Cách phạt này luôn luôn liên hệ trực tiếp đến nội dung của “tội” và nhắm củng cố mối quan hệ hợp tác với người khác và phát huy tinh thần trách nhiệm tự giác. Trong thí dụ đứa trẻ bừa bãi kể trên, phạt đối xứng là cha mẹ cất đi, không cho đứa trẻ được chơi những đồ chơi mà nó vất bừa bãi. Nhiều phụ huynh có thói quen nóng nảy đánh đập, chửi bới đứa trẻ khi nó phạm lỗi mà không dạy cho đứa trẻ cách làm thế nào để đừng lập lại lỗi. Thí dụ đánh chửi đứa trẻ khi nó đánh em mà không dạy nó làm thế nào để chơi với em cho thuận hòa vui vẻ. Lối trừng phạt 24
  25. bắt đền này phần đông chỉ có mục đích thỏa cơn tức giận của phụ huynh và tai hại nhiều hơn là làm lợi cho đứa trẻ. ALBERT ELLIS (1913-2007) VÀ PHƯƠNG PHÁP TRI THỨC ỨNG XỬ/COGNITIVE-BEHAVIORAL THERAPY Tâm lý gia Mỹ gốc Do Thái, người đầu tiên đề ra phương pháp tâm lý trị liệu tri thức ứng xử, phối hợp các lý thuyết về tri thức và về ứng xử của nhiều tác giả khác nhau, và là chủ tịch viện Albert Ellis trụ sở tại New York. Năm 1982 Ellis được các tâm lý gia Mỹ và Canada đánh giá là nhà tâm lý trị liệu có ảnh hưởng lớn thứ nhì trong lịch sử nhân loại (thứ nhất là Carl Roger và thứ ba là Freud). Về cơ bản Ellis là một nhà vô thần theo thuyết có thể/probabilistic atheism, nghĩa là mặc dù thừa nhận ông không thể hoàn toàn tin là không có Thiên Chúa, ông cho rằng xác suất Thiên Chúa hiện hữu quá nhỏ đến nỗi không đáng cho ông hay bất cứ ai để ý đến, và đức tin cuồng tín vào tôn giáo là có hại cho con người. Vào thập niên 60, ông là một trong những người đề ra phong trào cách mạng tình dục ở Mỹ, và từ quan điểm cho đồng tính luyến ái là một bệnh của chính ông vào thập niên này, đến năm 1976 Ellis cho đồng tính luyến ái không tự nó mang ý nghĩa xấu hay tốt như một số tôn giáo đã khẳng định. Khi về già, quan điểm vô thần của Ellis trở nên mềm mỏng hơn và ông thừa nhận niềm tin vào một thượng đế nhân từ là lành mạnh cho sức khỏe tâm lý của con người. TRỊ LIỆU BẰNG CẢM XÚC VÀ ỨNG XỬ HỢP LÝ/RATIONAL EMOTIVE BEHAVIORAL THERAPY (REBT): Ellis gọi phương pháp tri thức ứng xử của ông là trị liệu bằng cảm xúc và ứng xử hợp lý (CX&ƯXHL). Bắt nguồn từ mối bất mãn về tính chất dài dòng, mất thì giờ, kém hiệu quả và cực kỳ phức tạp của phương pháp phân tâm mà ông đang áp dụng, và từ nhận thức bệnh nhân phục hồi nhanh chóng khi họ thay đổi các nhận thức của họ về bản thân, về vấn nạn và về thế giới. Ellis đưa ra một công thức hết sức giản dị để giải thích và điều trị các triệu chứng tâm thần: ABC. A/activating event: sự việc xảy ra, B/belief: niềm tin về sự việc xảy ra, và C/Consequences: những cảm xúc cũng như ứng xử gây ra bởi niềm tin đó. Sau khi một sự kiện diễn ra, chính những niềm tin chủ quan của cá nhân, thường là sai lạc, bất hợp lý, vô căn cứ, về sự kiện đó, gây ra những cảm xúc khó chịu và ứng xử sai quấy của cá nhân. Thí dụ: cô X bất ngờ đi ngoài phố gặp anh bạn trai Y nhưng anh Y vô tình không nhìn thấy cô, (sự kiện xảy ra A). Cô B nghĩ “hắn lờ mình đi” (niềm tin B). Từ niềm tin này cô có cảm xúc tức giận và một tuần lễ liền cô tránh mặt anh Y (hậu quả C). Sự kiện cô X tránh mặt không có lý do (gọi điện thoại cô không trả lời, đến nhà tìm cô không tiếp có thể là sự kiện xảy ra A làm cho anh Y nghĩ “chắc là cô ta có bạn trai khác rồi” (niềm tin B), anh đau khổ bỏ ăn bỏ ngủ mấy ngày và suýt nữa nhảy xuống sông Tô Lịch tự trầm (hậu quả C). 25
  26. Thí dụ khác: Ban đêm bà M đang ngủ bỗng nghe tiếng chim cú kêu (sự kiện A), bà nghĩ “thôi chết rồi cú kêu là điềm xấu lắm đây” (niềm tin B). Bà lo lắng trằn trọc suốt đêm, sáng hôm sau bà lôi ông dậy sớm bắt chở ra chợ mua vàng hương hoa quả sửa soạn đem ra chùa nhờ sư thày cúng an sao giải hạn (hậu quả C). Các hình thức suy nghĩ, diễn dịch sai về người và sự việc: Ellis cho rằng con người nói chung ai cũng có một số khuynh hướng tự ti, bất kể chủng tộc, văn hóa. Khuynh hướng này có ngay cả khi đứa trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình lành mạnh, tuy nhiên nó thường mạnh hơn khi người ta lớn lên trong hoàn cảnh gia đình không lành mạnh, bị hành hạ ngược đãi hay xảy ra loạn luân. Bên cạnh yếu tố nội tại và gia đình này, hoàn cảnh sống trong xã hội cũng có thể đóng góp vào khuynh hướng tự ti của con người. Khuynh hướng tự ti mạnh mẽ có thể làm cho con người suy nghĩ theo khuôn mẫu cứng ngắc hoặc trắng hoặc đen (mình rủ cô ấy đi chơi cô ấy không đi tức là cô ấy không thích mình); cường điệu: hay dùng những từ như “kinh khủng” “nhất định phải” “không thể khác được” để diễn tả cảm xúc của bản thân và của người khác; lọc lựa/filtering: chỉ thu nhận những thông tin xấu, tiêu cực, cố tình bỏ qua những thông tin có tính cách lạc quan tích cực (người buồn cảnh có vui đâu bao giờ); khái quát hóa (nói chung thế là cô ta coi mình như rác); võ đoán/mind reading (rõ ràng anh ta gần như nói thẳng vào mặt mình là tôi không để ý gì đến cô đâu, cô đừng mất thì giờ vô ích); bói nhảm/fortune-telling (ngày mai chắc chắn là hắn sẽ chẳng còn nhớ tên mình là gì); lý luận theo cảm xúc/emotional reasoning (bài thi này khó quá mình làm thế nào được, thôi nộp giấy trắng về cho xong); cá nhân hóa/personalizing (mình mời cô ấy đi ăn mà ăn xong cô ấy lại nói ở nhà mẹ cô ấy làm món này ngon hơn tức là cô ấy chả có thiện cảm gì với mình). Cách tiếp cận của phương pháp CX&ƯXHL: Phương pháp CX&ƯXHL mang đặc tính chung của phái ứng xử, đó là không quan tâm đến những nguyên nhân sâu xa của triệu chứng tâm lý mà chỉ chú ý giải quyết nhanh chóng những cảm xúc và ứng xử sai của khách hàng. Điều trị viên theo phương pháp CX&ƯXHL sẵn sàng áp dụng tất cả các cách tiếp cận khác nhau của tất cả các trường phái miễn đạt được mục tiêu giúp khách hàng giải quyết được triệu chứng và vấn nạn, kể cả phương pháp cho lời khuyên trực tiếp, ra bài tập, huấn luyện bằng cách diễn vai trò, thách thức các niềm tin sai trái, động viên và tạo lực/empower cho khách hàng Khi khách hàng đã giảm triệu chứng trong thời gian ngắn nhất có thể được, điều trị viên sẽ giúp khách hàng tăng tự tin để duy trì những tiến bộ đã đạt được. Sau đây là một số phương pháp phổ biến nhất của CX&ƯXHL: 1.Phương pháp cảm xúc/Emotive techniques: 26
  27. - Tấn công sự xấu hổ/Shame attacking: tập cho khách hàng lập lại hành vi hay ứng xử đã làm cho khách hàng có cảm xúc xấu hổ, đồng thời tập cho khách hàng hiểu và có cảm xúc đúng đắn, hợp lý về ứng xử đó (chả có gì phải xấu hổ dữ vậy, chả ai để ý, có người để ý thì 5 phút sau họ đã quên). - Tưởng tượng cảm xúc hợp lý/Rational emotive imagery: tập cho khách hàng tưởng tượng hậu quả tồi tệ nhất có thể xảy ra sau một ứng xử nào đó của họ, thí dụ tất cả bạn bè tẩy chay, cả nước khinh rẻ, cả thế giới chê cười sau đó tập cho họ có được cảm xúc tiêu cực đúng đắn về ứng xử đó, thí dụ đáng tiếc, hơi ân hận, hơi thất vọng, - Nói đúng một cách khẳng định về mình/Forceful coping statement: huấn luyện cho khách hàng cách tự xét đoán một cách hợp lý và làm thế nào tự tẩy não để xóa bỏ cách tự xét đoán cũ và tin vào cách tự xét đoán mới, thí dụ lập đi lập lại câu “tôi là một người bình thường, tôi chẳng làm điều gì xấu xa tội lỗi đến nỗi phải xấu hổ hết” 20 lần mỗi tối trước khi đi ngủ và 20 lần mỗi khi có cảm xúc xấu hổ vì một ứng xử hay sự kiện nào đó. - Độc thoại gay gắt/Forceful self-dialogues: khách hàng ghi băng mô tả những niềm tin bất hợp lý về bản thân, tự biện hộ một cách mạnh mẽ, rồi mời người khác nghe và cho ý kiến xem lập luận biện hộ có đủ mạnh và thuyết phục hay không. - Khôi hài: khôi hài có thể giúp cho khách hàng tự cười về ứng xử hay cảm xúc sai trái, phóng đại, lố bịch của mình và nhờ vậy bỏ được thói suy nghĩ và ứng xử đó. - Cải thiện quan hệ với người khác: giúp khách hàng cải thiện mối quan hệ với những người khác trong gia đình hay xã hội bằng cách thay đổi suy nghĩ, phán đoán về người khác và ứng xử không đúng đắn của bản thân. Thí dụ anh chồng bực mình vì anh nghĩ vợ dành quá nhiều thì giờ chăm sóc bố mẹ ruột mà lơ là không ngó ngàng gì đến bản thân anh. Nếu anh được giúp hiểu hoàn cảnh của bố mẹ vợ: có đông con nhưng toàn con trời đánh, đứa nào cũng chỉ biết hết sức hiếu với vợ, nghĩa với con; tuổi già yếu đuối bệnh hoạn, chỉ còn trông cậy được cô con gái duy nhất chẳng may lại là cô vợ của anh, anh sẽ cảm thông vợ, không còn bực bội và còn phụ vợ chăm sóc bố mẹ để vợ đỡ cực. Nhờ vậy vợ đâm ra cảm động, đi chùa/nhà thờ cảm ơn Phật/ Chúa đã cho con ông chồng tốt quá xá. 2.Phương pháp ứng xử/behavioral techniques: - Thực tập vai trò/Role playing: khách hàng đóng vai khách hàng, người làm công tác tư vấn đóng vai người thứ hai trong mối quan hệ đã gây ra ABC. Thí dụ khách hàng mời cô bạn gái (người làm công tác tư vấn) đi xem hát. Người làm công tác tư vấn từ chối. Khách hàng suy luận và ứng xử không thích hợp. Người làm công tác tư vấn giúp khách hàng hiểu và có suy luận cũng như ứng xử đúng đắn. 27
  28. - Thực tập vai trò đảo/reverse role playing: người làm công tác tư vấn đóng vai khách hàng, khách hàng đóng vai người thứ hai trong mối quan hệ đã gây ra ABC. - Làm mòn cảm xúc trong thực tế/In vivo desensitization: tập cho khách hàng lập đi lập lại ứng xử hay hành vi gây ra cảm xúc tiêu cực với cường độ tăng dần từ nhẹ đến mạnh. Thí dụ khách hàng sợ nói trước đám đông, tập nói trước anh chị em trong gia đình, rồi trước bạn bè, rồi sau cùng trước đám đông xa lạ. Thí dụ khác: nhát gái, dẫn đến gần chỗ có đông cả nam lẫn nữ sinh, dần dần lân la đến chỗ có nhóm nhỏ nữ sinh, cuối cùng đem bỏ vào khu nội trú nữ để làm một nhiệm vụ gì đấy Phương pháp chữa bệnh ăn cắp như đã mô tả trong phần ứng xử liệu pháp ở trên cũng là một thí dụ về phương pháp này. - Làm mòn cảm xúc cấp tốc/Implosive desensitization: tập cho khách hàng diễn đi diễn lại tình huống gây ra cảm xúc tiêu cực. Thí dụ sợ bị vây kín trong một khoảng không gian chật hẹp không có lối thoát/ claustrophobia (8), tập đi thang máy lên xuống mỗi ngày vài chục lần trong một tháng liên tiếp trong khi tự nói thành tiếng: “hàng trăm triệu người đi thang máy mỗi ngày, cùng lắm có sự cố kỹ thuật cũng chỉ bất tiện chút xíu thôi, chẳng có gì phải sợ.” - Duy trì tình trạng “căng thẳng kinh khủng”: khuyến khích khách hàng tiếp tục ở lại với mối quan hệ “căng thẳng kinh khủng” (thí dụ với “thằng cha xếp khùng” hay với “mụ vợ quá quắt” cho đến khi giảm được cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, giận dữ. sợ hãi hoặc trầm cảm, sau đó sẽ nghĩ đến chuyện ra khỏi mối quan hệ đó. - Phòng ngừa: đối với những bệnh nhân của bệnh hành vi ám ảnh/obsessive complulsive behavior, thí dụ rửa tay sà bông mỗi ngày ít nhất vài chục lần, nghiện cờ bạc, ăn cắp sắp xếp để họ có một người thân thường trực theo dõi, giúp đỡ, hỗ trợ tinh thần và ngăn ngừa những hành vi ám ảnh. - Tự thưởng/phạt: khách hàng tự thưởng mỗi khi hoàn tất thành công bài tập và tự phạt mỗi khi không làm bài tập hay lập lại hành vi hay ứng xử không đúng. Một số đặc điểm khác của phương pháp CX&ƯXHL: - Tránh những phương pháp không hiệu quả. - Giúp khách hàng hướng đến tình trạng viên mãn/self-actualization tức là trạng thái phát triển cao nhất theo Maslow. DONALD MEICHENBAUM VÀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HUẤN LUYỆN/SELF INSTRUCTIONAL TRAINING Meichenbaum, tâm lý gia, giáo sư đại học Illinois Mỹ và đại học Waterloo, Ontario, Canada, hiện là giám đốc khảo cứu viện Melissa, ở Florida (một tổ chức chuyên về nghiên 28
  29. cứu tâm lý để giáo dục chính quyền và công chúng về bạo lực và chấn thương tâm lý.) và được xếp vào hạng 10 trị liệu gia tâm lý có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Meichenbaum tin con người có những triệu chứng bệnh tâm lý phần lớn vì những nội dung tự thoại sai trái, và nếu được giúp để bản thân học tự huấn luyện để có được tự thoại đúng đắn, họ sẽ hết triệu chứng. Thí dụ anh A có triệu chứng nhát gái trầm trọng, mỗi lần có ý định đến gần làm quen một cô gái nào thì tim đập dồn dập, mồ hôi toát ra ướt áo, khó thở, không thể làm nên trò trống gì được. Lý do vì trong đầu anh ta tự thoại như sau: “Trời đất ơi cô ấy xinh thế kia thì làm sao đến lượt mình” “Mình mà đến gần mở miệng chắc chắn cô ấy sẽ bỏ đi không trả lời” “Thôi đừng mơ ước viễn vông mất thì giờ vô ích” Với phương pháp tự huấn luyện của Meichenbaum, anh A sẽ cùng điều trị viên chọn một câu nói đúng đắn và thích hợp, thí dụ: “Ai cũng thích được ái mộ, cô ấy chẳng có lý do gì để làm mình xấu hổ hay mất mặt hết”, hoặc “Mình đến làm quen chứ không phải đến vay tiền hay giựt bóp cô ấy” hoặc “Cùng lắm là không làm quen được cô này thôi chứ có sao đâu, dù gì đi nữa mình cũng có thêm được kinh nghiệm”, v.v Sau khi chọn được câu thích hợp, anh A sẽ được hướng dẫn để tập nói một mình câu này nhiều lần, mới đầu nói ra miệng, sau nói thầm chỉ mấp máy môi, sau cùng hoàn toàn nói trong đầu, không mấp máy môi. Tự thoại thầm trong đầu này sẽ biến thành ý nghĩ tích cực, thay thế những ý nghĩ tiêu cực trước đó. Phương pháp này kèm theo phương pháp thư dãn và thực tập vai trò sẽ dần dần giúp A bớt triệu chứng tâm lý và có thể nói chuyện để làm quen với các cô gái. Trong khi làm việc với khách hàng, Meichenbaum chú trọng việc tránh những câu hỏi “tại sao” mà dùng nhiều câu hỏi “cái gì” “điều gì” và “làm thế nào”. Theo Mechenbaum đa số những câu hỏi “tại sao” không có ích lợi cho mục đích của mối quan hệ giữa điều trị viên và khách hàng. Những câu hỏi mở đầu bằng “cái gì” “điều gì” và “làm thế nào” giúp làm sáng tỏ những vấn đề và thúc đẩy sự hợp tác giữa khách hàng và điều trị viên để giải quyết vấn nạn. Thí dụ: Điều gì đã khiến anh đến đây hôm nay? Mục đích của cô khi đi tư vấn là gì? Chúng ta có thể cùng nhau làm những gì để giúp cô đạt mục tiêu đó? Anh thấy có những trở ngại nào? Trở ngại đã có từ bao giờ? Làm thế nào để khắc phục những trở ngại đó? Trước đây cô đã từng thử biện pháp nào để giải quyết vấn đề này hay chưa? Cô giải thích thế nào về lý do không thành công? Làm sao cô có thể làm được điều ấy trong hoàn cảnh đó? Meichenbaum coi mối quan hệ chuyên nghiệp giữa điều trị viên và khách hàng là quan trọng hơn hết, hơn cả bản thân công việc điều trị. Tầm quan trọng này được thể hiện qua hình thức điều trị viên dùng chữ “chúng ta” nhiều hơn chữ “tôi”. Chỉ khi đạt được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, điều trị viên mới có thể giúp được khách hàng. Mối quan hệ tốt đẹp là mối quan hệ trong đó điều trị viên không có mục tiêu nào khác ngoài mục tiêu ngắn hạn giúp 29
  30. khách hàng giải quyết vấn nạn và mục tiêu dài hạn giúp khách hàng trở thành điều trị viên của bản thân để trong tương lai có thể tự giúp. Sau đây là những câu hỏi cố định cần được điều trị viên hỏi khách hàng thường xuyên để tự đánh giá và điều chỉnh công việc của mình. Anh nghĩ gì về buổi chúng ta gặp gỡ hôm nay? Cô đã mang ra khỏi buổi gặp gỡ này điều gì mới? Điều gì anh cảm thấy ích lợi nhất trong buổi gặp hôm nay? Có điều gì làm anh cảm thấy khó hiểu, lấn cấn, khó chịu trong buổi gặp gỡ hôm nay? Theo Meichenbaum, lỗi lầm lớn nhất của điều trị viên là không biết nghe khách hàng và cho những lời khuyên. Ngược lại, kỹ năng quan trọng nhất của điều trị viên là kỹ năng nghe và đặt những câu hỏi thích đáng để cả hai bên đều hiểu được vấn đề. Dấu hiệu thành công của kỹ năng này là tình trạng khách hàng là người đề ra lời khuyên cho bản thân chứ không phải điều trị viên. AARON T. BECK VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Ý NGHĨ TỰ ĐỘNG/TREATMENT OF ‘AUTOMATIC THOUGHTS’ Aaron Beck, bác sĩ thần kinh tâm trí, và con gái là tiến sĩ Judith Beck, thành lập viện Tri thức ứng xử liệu pháp và nghiên cứu Beck, một tổ chức bất vụ lợi ở Philadelphia vào năm 1994. Ngoài việc cung cấp trực tiếp dịch vụ điều trị theo tri thức ứng xử liệu pháp, viện Beck còn có những chương trình huấn luyện nội địa và quốc tế chuyên về liệu pháp này, đồng thời giúp nâng cao các chương trình huấn luyện liên quan tại các đại học, bệnh viện, cơ quan y tế cộng đồng và các tổ chức khác. Beck tin nguyên nhân bệnh trầm cảm là những ý nghĩ tiêu cực về bản thân, về thế giới, và về tương lai: “tôi chẳng là cái thá gì”, “thế giới này toàn những chuyện đảo điên”, “thế giới càng ngày càng sa đọa”, “đời là thế”, “tương lai chỉ càng ngày càng tệ hơn” Khoa tâm lý gọi đây là bộ ba tri thức của trầm cảm/the cognitive triad of depression. Nguyên nhân của những ý nghĩ này là những thông tin tiêu cực mà người ta nhận được. Phương pháp điều trị ý nghĩ tự động tách rời những ý nghĩ này ra, thách thức chúng bằng những bằng chứng thực tế, cụ thể, khoa học, logic và thay thế chúng bằng những ý nghĩ đúng đắn. Sau khi có được ý nghĩ đúng đắn khách hàng sẽ giảm cảm xúc trầm cảm và những ứng xử do trầm cảm gây ra. Trong một nghiên cứu vào năm 2005, Beck và Gregory Brown, tiến sĩ tâm lý, đã chia 120 bệnh nhân tự tử hụt làm hai nhóm mỗi nhóm 60 người. Nhóm thứ nhất sau khi xuất viện được giao cho các quản lý viên trường hợp/case managers theo dõi chặt chẽ và gửi đi tư vấn tâm lý nếu cần. Nhóm thứ hai được điều trị theo phương pháp tri thức ứng xử, tập trung vào việc đối phó với những ý nghĩ tiêu cực. Gần cuối chương trình điều trị, các bệnh nhân được tập cho sống lại những sự kiện tiêu cực đã khiến họ có hành vi tự tử và các phương thức ngăn ngừa. Sau thời gian từ 8 đến 10 tuần lễ, các bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm thuyên 30
  31. giảm được ngưng điều trị, những bệnh nhân không có tiến triển được giữ lại trong thời gian lâu hơn, cho đến khi thuyên giảm. Kết quả theo dõi một năm rưỡi sau cho thấy có 23 bệnh nhân trong nhóm thứ nhất tái diễn hành vi tự tử, nhóm thứ hai chỉ có 13 bệnh nhân tái diễn. Không có trường hợp nào tự tử thành công. ALBERT BANDURA VÀ PHƯƠNG PHÁP LÀM GƯƠNG/MODELLING Bandura, tiến sĩ tâm lý, giáo sư tại Stanford University. Bandura cho rằng cá tính của con người là kết quả tác động của ba yếu tố: môi trường, ứng xử, và diễn biến tâm lý/psychological process của mỗi người. Trong diễn biến tâm lý có sự tưởng tượng những hình ảnh trong trí não và diễn tả ý tưởng bằng ngôn ngữ. Hai điều này tạo cho con người hai khả năng độc đáo mà loài vật gần như không có hoặc có rất ít: khả năng học qua quan sát và khả năng tự kiềm chế. Khả năng học qua phương pháp làm gương (quan sát): Trong thí nghiệm búp bế bobo nổi tiếng của ông, Bandura quay phim một sinh viên nữ dùng một cái búa nhựa đánh đập một con búp bế bobo. Búp bế bobo là một con búp bế hình quả trứng, bằng nhựa thổi phồng lên, và có một vật nặng ở đáy để luôn luôn nó tự đứng thẳng dậy được. Cô nữ sinh viên liên tục đấm, đá, đập, ngồi lên bobo, la “sockeroo!” và nhiều từ vô nghĩa khác. Bandura chiếu phim này cho một nhóm trẻ học mẫu giáo xem và chúng rất thích. Sau khi xem phim nhóm trẻ được cho vào phòng chơi, trong phòng có sẵn vài con búp bế bobo và vài cái búa nhựa. Chẳng lâu sau đa số đứa trẻ bắt đầu đấm, đá, đập bobo bằng búa và la “sockeroo!” y hệt cô sinh viên trong phim. Điều này khá đơn giản nhưng mới lạ vì trước Bandura người ta cho rằng trẻ con chỉ học được qua giảng dạy và khuyến khích. Thí nghiệm của Bandura chứng minh con người có thể học không qua giảng dạy hay động viên, khuyến khích, mà chỉ đơn thuần bằng cách quan sát và bắt chước. Lý thuyết này được gọi là lý thuyết học xã hội/social learning theory. Bandura chỉ ra bốn yếu tố cần thiết cho việc học qua làm gương: - Chú ý: nếu không chú ý thì không học được điều gì, các yếu tố làm giảm chú ý đều gây trở ngại đến việc học. - Nhớ: nếu không nhớ được những gì đã quan sát thì không học được. Khả năng tưởng tượng và diễn tả bằng ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng ở đây: con người lưu trữ những gì quan sát được vào trí nhớ dưới hình thức hình ảnh và ngôn ngữ để khi cần có thể lấy ra. - Thực hành: lập lại những gì đã quan sát bằng hành động thực. Nếu không thực hành được thì không học được. Thí dụ một người không bao giờ đá bóng có thể say mê coi Beckham đá hàng trăm trận, nhưng vẫn không bao giờ biết đá bóng. 31
  32. - Thưởng và phạt: nếu không được ích lợi gì hoặc tránh được điều tai hại gì người ta cũng không học được, nghĩa là không bắt chước được điều đã quan sát. Khả năng tự kiềm chế/Self regulation: Đây là khả năng tự quan sát, tự theo dõi ứng xử của bản thân; khả năng tự phán xét theo một tiêu chuẩn của xã hội hoặc của bản thân, thí dụ mỗi ngày ăn hai bữa thôi, hoặc mỗi tuần đọc một cuốn sách; và khả năng tự thưởng phạt tùy theo phán xét về bản thân. Khả năng tự thưởng phạt sẽ dẫn đến một yếu tố rất quan trọng trong nhân cách con người, đó là long tự tin hay kém tự tin. Khi một người không hài lòng với ứng xử của mình (không đạt tiêu chuẩn), người đó sẽ tự phạt, và sẽ dẫn đến kém tự tin. Ngược lại, thái độ tự hài lòng, tự thưởng, sẽ dẫn đến tự tin. Bandura khuyến khích thận trọng khi đặt tiêu chuẩn để phán xét bản thân: chọn tiêu chuẩn quá cao sẽ dễ thất bại, dẫn đến tự bất mãn (tự phạt) và kém tự tin; tiêu chuẩn quá thấp sẽ không ích lợi gì. Ngoài ra Bandura khuyến khích tự thưởng hơn tự phạt. Phương pháp trị liệu: Cho khách hàng có triệu chứng tâm lý và cách ứng xử tiêu cực quan sát người có ứng xử đúng đắn trong tình huống liên hệ. Thí dụ trẻ sợ chó được xem trẻ khác chơi đùa với chó, sau đó được dần dần cho lại gần và chơi với chó. Phương pháp làm gương có hiệu quả nhanh chóng và cao đối với những bệnh sợ/phobia và bệnh nghiện/addiction. Kèm theo phương pháp làm gương, Bandura còn áp dụng những phương pháp sau đây: - Tự theo dõi, thí dụ đếm số điếu thuốc hút mỗi ngày, vào thời gian nào, trong hoàn cảnh nào, bối cảnh nào hoặc ghi lại những lần xảy ra ứng xử tiêu cực: trong hoàn cảnh nào, ở đâu - Thay đổi môi trường: dựa theo kết quả tự theo dõi, khách hàng có thể thay đổi môi trường để giảm những yếu tố thuận lợi cho hành vi tiêu cực. Thí dụ không mua hàng cây thuốc lá trữ sẵn trong nhà, chỉ mua lẻ từng điếu khi cần hút, tránh gặp những người hút thuốc - Hợp đồng với bản thân: hợp đồng viết ra giấy, ký tên và có người chứng nhận (điều trị viên hoặc một người thân). Thí dụ: “Nếu tuần lễ này tôi hút mỗi ngày từ điếu thuốc lá trở xuống, tôi sẽ tự thưởng Ngược lại nếu tôi hút từ điếu trở lên, tôi sẽ tự phạt ” Ngoài lĩnh vực tâm lý trị liệu, lý thuyết của Bandura còn được kỹ nghệ quảng cáo Mỹ tận tình khai thác và đạt kết quả rất lớn: người ta thuê những người mẫu trẻ, thân hình thật đẹp nhún nhảy trên các máy tập thể dục, chiếu đi chiếu lại trên truyền hình, kết quả là ở Mỹ gần như không có nhà nào không có ít nhất một cái máy tập thể dục vất lăn lóc bám đầy bụi ở 32
  33. trong nhà xe! (Mua về tập vài bữa chán không biết vất đi đâu, bán thì chắc chắn không ai mua vì ai cũng có ít nhất một cái máy không biết vất đi đâu y như mình). Chương 4 PHÁI NHÂN BẢN/HUMANISTIC APPROACH CARL ROGERS (1902-1987) VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU LẤY CON NGƯỜI LÀM TRỌNG TÂM/PERSON-CENTERED THERAPY Carl Rogers, tâm lý gia Mỹ, được xếp vào hàng ngũ những tâm lý gia vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Trái với quan điểm bi quan của Freud cho cá tính và hành vi của con người là kết quả của những ẩn ức phần đông mang tính cách dục tình và bạo động trong quá khứ, Rogers có cái nhìn tích cực về con người, không khác quan điểm “nhân chi sơ tính bản thiện” của phương đông. Theo Rogers, bên trong mỗi con người không có một con thú mà chỉ có một con người. Giống như Maslow, tác giả kim tự tháp nhu cầu của con người (9), Rogers tin con người có khả năng bẩm sinh vươn đến mức phát triển cao nhất nó có thể vươn tới (viên mãn/self actualization, tầng cao nhất trong kim tự tháp Maslow). Trọng tâm lý thuyết của Rogers cũng như của phái nhân bản là khái niệm về Bản ngã/the Self. Bản ngã này hoàn toàn khác với cái Tôi/Ego của Freud. Bản ngã của Rogers là một bộ những quan điểm, những tin tưởng về bản thân của mỗi người, trong đó có niềm tin “Tôi là ai”, “Tôi có thể làm được cái gì”, và vì vậy nó chi phối nếp suy nghĩ cũng như ứng xử của con người. Thí dụ một trong những khái niệm về cái Tôi của cô A là “mắt tôi một mí không đẹp”, mặc dù chồng cô và tất cả mọi người quen biết đều nói mắt cô đẹp như mắt Củng Lợi, sau cùng cô đã đi thẩm mỹ viện cắt mắt cho thành hai mí. Tất nhiên cũng giống như đa số nạn nhân cắt mắt khác, sau khi cắt thành hai mí mắt cô xấu hơn trước rất nhiều, và chồng cô phải mất mấy tháng nhìn mãi đôi mắt mới hai mí của cô mấy thấy quen cái xấu của chúng và không còn than tiếc nữa (anh ta thật thà khai mắt thì đã đỡ tiếc nhưng tiền trả cho thẩm mỹ viện để làm xấu mắt thì vẫn còn tiếc hoài!) Khái niệm về Bản ngã của một người có thể phù hợp với ứng xử và hành động của người ấy và phù hợp với khái niệm về người ấy của mọi người chung quanh, thí dụ chị B tự hào có tài nấu ăn, chị thích làm bếp, và chồng con cũng như bạn bè đều nhìn nhận chị nấu ăn ngon. Rogers gọi trường hợp này là thuận/congruent. Ngược lại khái niệm về Bản ngã của một người cũng có thể không phù hợp với ứng xử và hành động của người ấy và không phù hợp với khái niệm về người ấy của mọi người chung quanh, thí dụ ai cũng cho anh C là người có tài, làm việc giỏi, bản tính hiền hòa, khiêm tốn, ai cũng mến, nhưng bản thân anh luôn luôn nghĩ anh là người bất tài, vô dụng. Trường hợp này Rogers gọi là nghịch/incongruent. Theo Rogers, con người có khuynh hướng tự nhiên muốn được “thuận” nghĩa là muốn cư xử và 33
  34. hành động theo khái niệm về bản ngã của bản thân mình và muốn mọi người chung quanh thừa nhận khái niệm đó. Khi ở trong hoàn cảnh “nghịch”, nghĩa là khi bị bắt buộc phải ứng xử khác với khái niệm về bản ngã của mình, hoặc khi khái niệm về bản ngã của mình trái với suy nghĩ của mọi người chung quanh về mình, con người cảm thấy không thoải mái, thấy bị đe dọa và sợ sệt và sẽ phải dùng cơ chế tự vệ để tránh những cảm xúc tiêu cực đó. Thí dụ cô A tự hào quá đáng về nhan sắc của mình khi gặp một thanh niên không chú ý gì mấy đến cô, cô sẽ có cảm giác tức giận, sợ sệt, khó chịu, và tự nhủ “thằng ngu, trời cho mắt cũng uổng” (cơ chế tự vệ “đổ lỗi” hoặc “chối bỏ”). Vì cơ chế tự vệ chỉ có công dụng dồn những mối đe dọa vào vô thức để né tránh chứ không giải quyết chúng nên những triệu chứng tâm lý như bồn chồn, bứt rứt, kém tự tin sẽ xảy ra, ảnh hưởng ngược trở lại cách ứng xử và khái niệm về bản ngã và ngày càng làm trầm trọng thêm trạng thái nghịch. Nguyên nhân sâu xa của trạng thái nghịch bắt nguồn từ tình trạng con người phải ứng xử trái với ý muốn và bản ngã của mình để làm hài lòng và được chấp nhận bởi những người quan trọng chung quanh. Rogers gọi sự chấp nhận này là chấp nhận có điều kiện/conditional positive regards, ngược với chấp nhận vô điều kiện/unconditional positive regards. Một thí dụ của chấp nhận có điều kiện là khi cha mẹ nói: “con phải nhường em mẹ mới thương, con đánh em mẹ không thương”. Rogers gọi lòng thương con của bà mẹ này là tình thương có điều kiện/conditional love. Tình thương đúng đắn, lành mạnh cho sự phát triển của đứa trẻ là tình thương vô điều kiện/unconditional love, nghĩa là làm thế nào cho đứa trẻ cảm được nó luôn luôn được cha mẹ thương yêu kể cả những lúc nó đánh em. Đánh em là một ứng xử xấu, cha mẹ phải có trách nhiệm dạy cho đứa trẻ biết cách giải quyết mâu thuẫn với người khác một cách hợp lý và không bạo động, nhưng việc này hoàn toàn không liên quan gì đến lòng thương yêu thường trực và vô điều kiện của cha mẹ dành cho đứa trẻ. Khi được nuôi dưỡng trong môi trường chỉ được thương yêu, chấp nhận có điều kiện, đứa trẻ học cách cảm xúc và cư xử méo mó, không trung thực, trái với bản chất của nó để làm hài lòng những người lớn quan trọng chung quanh. Điều này có nghĩa đứa trẻ tạo ra cho nó những điều kiện của giá trị/conditions of worth tức là muốn được xem là có giá trị (thương yêu, chấp nhận bởi người lớn) nó phải cảm xúc và ứng xử theo điều kiện do người lớn đặt ra. Đứa trẻ giữ nguyên những cảm xúc và ứng xử tự nhiên của nó phù hợp với điều kiện của giá trị, nhưng phải chối bỏ hoặc bóp méo những cảm xúc và ứng xử không phù hợp với điều kiện của giá trị. Thí dụ gia đình cấm trẻ con không được “cãi” người lớn, nhưng không phải người lớn lúc nào cũng đúng. Khi đứa trẻ nghĩ người lớn sai nhưng nó vẫn phải bóp méo cái tư duy của nó mà vâng dạ, nó sẽ không thể tự chấp nhận bản thân/positive self regards và sẽ bị lâm vào trạng thái “nghịch”. Thí dụ khác: trong gia đình xảy ra những chuyện xấu, trái với giá trị chung của xã hội (luân thường đạo lý ) cha mẹ dạy “trong nhà đóng cửa bảo nhau”, “không được mang chuyện nhà ra nói cho người ngoài biết”. Đứa trẻ buộc phải dối trá vì nếu nó thật thà để lộ cho người ngoài biết thì sẽ không được cha mẹ chấp nhận, sẽ bị coi là “ngu”. Điều này ngược với bản chất thiện của đứa trẻ và ảnh hưởng tới nhu cầu được tự chấp nhận của nó: nó phải bóp méo cái bản chất thật thà của nó để làm điều nó không thích 34
  35. (dối trá) và vì vậy nó bị lâm vào trạng thái “nghịch” và không có được sự tự chấp nhận của chính bản thân nó. Không có hoặc có ít tự chấp nhận nghĩa là không có hoặc có ít tự tin. Người thiếu tự tin là người khó thành công trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Quan điểm lạc quan của phái nhân bản khẳng định con người tự nó có khả năng tiến đến sự phát triển cao nhất của nó nếu không bị các yếu tố môi trường cản trở. Qua tác phẩm nổi tiếng “Thành Người”/On Becoming a Person (1961), Rogers chỉ ra bản chất thật thà trong sáng của con người, khả năng lớn lao tự hiểu và tự giải quyết những vấn nạn của bản thân mà không cần đến sự giúp đỡ từ bên ngoài. Mối quan hệ đặc biệt với người làm công tác tư vấn trong quá trình tâm lý trị liệu sẽ giúp khách hàng tự phát triển lên một trình độ trưởng thành cao hơn. Chính vì vậy, trong phương pháp trị liệu lấy con người làm trọng tâm của cả ba nhánh thuộc trường phái nhân bản (11) mối quan hệ giữa người làm công tác tư vấn và khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, và đều có xoay quanh những chủ điểm chính như tự do, chọn lựa, giá trị, trách nhiệm, tự lập/autonomy, mục đích và ý nghĩa. Trong mối quan hệ này, người làm công tác tư vấn có trách nhiệm tạo ra một môi trường trong đó khách hàng cảm thấy họ được chấp một cách vô điều kiện/unconditional positive regards, bất kể những cảm xúc hay hành vi trong quá khứ cũng như trong hiện tại của họ. Khách hàng hoàn toàn không sợ bị phán xét theo những giá trị có điều kiện, và vì vậy họ không cần phải tiếp tục sử dụng những cơ chế tự vệ (như chối bỏ, đổ lỗi ) để che đậy những mâu thuẫn; trái lại họ có thể thẳng thắn phơi bày những mâu thuẫn, những ứng xử trái với lương tâm và trở về với những cảm xúc, những ứng xử phù hợp với bản chất tốt đẹp của bản thân, thoát được những triệu chứng tâm lý khổ đau, và hướng được đến viên mãn trong thang nhu cầu của Maslow. Để đạt được mối quan hệ hữu hiệu trên, người làm công tác tư vấn theo phương pháp lấy con người làm trọng tâm phải thể hiện được ba yếu tố sau đây: 1.Phải thực/genuiness: người làm công tác tư vấn phải là một con người thực, có những cảm xúc được biểu lộ một cách chân thật chứ không phải dấu diếm phía sau hoặc bóp méo bởi cái vỏ “chuyên viên tư vấn” vô cảm. Trước mặt khách hàng, người làm công tác tư vấn phải trong suốt, không có gì che đậy, không có gì dối trá. Đây là yếu tố quan trọng nhất, nó làm cho khách hàng cũng trở nên trung thực trong mối quan hệ với người làm công tác tư vấn, và mạnh dạn nhìn được xuyên suốt nội tâm của chính họ, phơi bày được những khúc mắc khó khăn để cùng người làm công tác tư vấn phân tích vấn nạn và thăm dò các giải pháp. 2.Phải chấp nhận khách hàng một cách vô điều kiện: không xét đoán quá khứ cũng như hiện tại của khách hàng, chấp nhận khách hàng như một con người với đầy đủ nhân cách trong sáng độc đáo của loài người. 3.Thấu cảm/empathic understanding: có khả năng đặt mình vào hoàn cảnh của khách hàng, hiểu được cặn kẽ cảm xúc và suy nghĩ của khách hàng. Khả năng này là kết quả của kỹ năng nghe chăm chú, dành trọn thì giờ và mối quan tâm của mình cho lợi ích cao nhất của khách hàng. 35
  36. Từ những nhận định lạc quan và nhân bản về con người, Rogers xác định khách hàng là chuyên gia về cuộc đời của họ, và giải pháp cho vấn nạn của khách hàng có sẵn trong mỗi khách hàng chứ không phải hoàn toàn do người làm công tác tư vấn nghĩ ra. Đây là quan điểm có tính cách cách mạng, vì nó hoàn toàn trái ngược với quan điểm của các trường phái khác có trước Rogers, thí dụ phái phân tâm cho con người là sản phẩm của những năng lực sống/libido đầy dục vọng và thú tính thấp hèn. Vì khách hàng là chuyên gia, người làm công tác tư vấn giữ vai trò hướng dẫn một cách gián tiếp, như một đồng nghiệp với khách hàng trong quá trình tư vấn. Chương 5: PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP/THE ECLECTICAP PROACH Ngoài những trường phái chính đề cập trong tài liệu này còn hàng trăm trường phái phụ ra đời mỗi khi có một tâm lý gia có một sáng kiến mới áp dụng vào kiến thức cũ và cho ra đời một phương pháp mới với tên mới. Phương pháp tổng hợp là phương pháp huy động tất cả kiến thức và cách tiếp cận của mọi trường phái vào công tác tư vấn. Người thực hành phương pháp tổng hợp không tự ràng buộc vào một trường phái nào, hoặc chỉ ràng buộc một cách lỏng lẻo vào một trường phái, và sẵn sàng áp dụng kiến thức cũng như phương pháp của bất cứ trường phái nào miễn mang lại kết quả tốt đẹp cho khách hàng. Mỗi trường phái tư vấn đều có ưu và khuyết điểm. Thí dụ trường phái phân tâm thích hợp với khách hàng là những người có khả năng trí tuệ và truyền thông cao, có nhiều tiền (phương pháp phân tâm tốn rất nhiều thì giờ và vì vậy rất đắt tiền) và mắc những bệnh tâm lý/neurosis, nhưng ngược lại không hiệu quả đối với những khách hàng ít nói, ít học, ít tiền, có khó khăn về ứng xử. Phương pháp tổng hợp được nhiều người làm công tác tư vấn áp dụng vì tính cách uyển chuyển linh động của nó cho phép tận dụng được ưu điểm của tất cả các trường phái. Thí dụ đối với khách hàng là người bạo hành trong gia đình, người làm công tác tư vấn có thể dùng phương pháp tri thức ứng xử để nhanh chóng giúp khách hàng tập cách ứng xử mới, bỏ thói xấu bạo hành; đồng thời cũng có thể áp dụng phương pháp phân tâm để phơi bày những ẩn ức bị dồn nén và diệt trừ tận gốc phản ứng bạo hành sai trái của tình trạng dồn nén đó. Mặt khác, nếu xây dựng được mối quan hệ thích hợp trong đó khách hàng và người làm công tác tư vấn hoàn toàn tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, thay vì tránh cung cấp lời khuyên, người làm công tác tư vấn có thể cho lời khuyên trực tiếp. Tóm lại, giống như một thiền sư đã giác ngộ, đã có thể “thõng tay vào chợ” (10), người làm công tác tư vấn theo phương pháp tổng hợp không bị ràng buộc bởi những quy luật của mỗi trường phái mà có thể làm bất cứ điều gì miễn phù hợp với những nguyên tắc đạo đức của nghề nghiệp và đạt được kết quả tốt đẹp cho khách hàng. 36