Giáo trình Văn hóa chính trị
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Văn hóa chính trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_van_hoa_chinh_tri.pdf
Nội dung text: Giáo trình Văn hóa chính trị
- PHẦN B. VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ
- I. Chính trị và Cấu trúc đời sống Chính trị
- 1.Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn Vì văn hoá bao trùm tất cả các mặt của đời sống, nên rất tự nhiên, chúng ta có thể nói về văn hoá của các mặt riêng biệt của cuộc sống. Tuy nhiên, tầm quan trọng của các mặt riêng biệt của đời sống không giống nhau. Lĩnh vực chính trị, chẳng hạn, đóng vai trò đặc biệt lớn, nếu như không muốn nói là lớn nhất, trong đời sống xã hội. Chính vì lẽ đó, những học thuyết có nhiều ảnh hưởng nhất trong lịch sử nhân loại, như học thuyết của Không Tử hay của Marx đều thực chất là những học thuyết chính trị. Và đó cũng chính là lý do khiến tôi muốn dành toàn bộ phần hai của cuốn sách này cho văn hoá chính trị. Nhưng trước khi bàn về văn hoá chính trị, phải bàn về chính trị. Việc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Nhiều khi người ta nhầm nó với triết học. Nhiều khi lại được hiểu là những chính sách của chính phủ. Thậm chí có lúc người ta đồng nhất nó với những thủ đoạn, thường là không chính đáng, để tranh giành quyền lực. Nhưng một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý. Chính trị, theo chúng tôi, là một loại nghề nghiệp đặc biệt, một loại hoạt động đặc biệt để tập hợp nhân dân hay cộng đồng, nhằm giải quyết các vấn đề xuất hiện trong quá trình sống và phát triển của nhân dân hay cộng đồng ấy. Trong một cộng đồng, mỗi cá nhân, tầng lớp hay giai cấp đều có những xu hướng hoặc đòi hỏi chính trị của mình với sự khác nhau nhất định. Nguồn gốc của chính trị chính là tính khuynh hướng về nhận thức của các thành viên và lực lượng trong xã hội - tính khuynh hướng phong phú và tự nhiên như tính phong phú và tự nhiên của cuộc sống. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng các khuynh hướng nhận thức chỉ trở thành chính trị khi nó phát triển đến một trình độ nhất, khi tư duy mang tính định hướng đã trở nên chuyên nghiệp ở mức độ nhất định. Quản lý, nói một cách khái lược, là hoạt động cua một cá nhân hay một tổ chức tác động lên một cộng đồng nhằm hướng hoạt động hoặc phối hợp các hoạt động của cộng đồng đó tới việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Hoạt động quản lý xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người, nhưng với sự ra đời của tư hữu và những tác nhân kích thích mang tính xã hội đối với sự phát triển, hoạt động quản lý cũng có một sự thay đổi vượt bậc. Trong một xã hội cào bằng một cách ngây thơ và đơn giản như xã hội công xã nguyên thuỷ, hoạt động quản lý chỉ có thể là tự phát và sơ khai. Kể từ khi xã hội bị phân chia thành các giai cấp, quản lý trở thành hoạt động quyết định sự phát triển của xã hội.
- Như vậy, chính trị là hoạt động có tính xã hội, còn quản lý là trạng thái hoạt động nhà nước của nhà chính trị. Khi là nhà chính trị thì anh phải tuân thủ hai hệ điều chỉnh, thứ nhất anh phải tuân thủ nền văn hoá nói chung, nền văn hoá chính trị nói riêng, của cộng đồng ấy; thứ hai, anh phải phấn đấu để được lựa chọn. Còn khi nhà chính trị được lựa chọn làm nhà quản lý xã hội, anh ta còn phải tuân thủ những bộ luật điều chỉnh hành vi của công chức và những nguyên tắc của văn hoá công chức. Dĩ nhiên, trong khi anh hoạt động và tuân thủ các tiêu chuẩn văn hoá công chức, anh ta không được đánh mất những phẩm chất văn hoá chính trị. Việc nhà quản lý nhà nước nghỉ hưu cũng không làm họ mất đi phẩm chất của nhà chính trị. Nhà chính trị tồn tại giống như một quá trình liên tục, ở đó anh tạo ra nền tảng chính trị của đời sống xã hội. Tiêu chuẩn xem xét và đánh giá công chức là kết quả hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể của nhà nước và chính phủ. Trong một số xã hội không chuyên nghiệp người ta thường nhầm lẫn việc làm chính trị với làm quan. Trong xã hội Việt Nam chẳng hạn; người ta thường gặp cách gọi lẫn lộn "công chức" với "cán bộ" hoặc sự đồng nhất hai khái niệm "cán bộ” và "đảng viên". Đó là một sự nhầm lẫn phổ biến. Chúng ta quên mất rằng đảng viên là nhà chính trị, còn cán bộ là người hoạt động quản lý nhà nước, rằng cán bộ và đảng viên là hai khái niệm buộc phải tách bạch: khi là đảng viên anh đại diện cho xu thế chính trị riêng của đảng, nhưng khi trở thành cán bộ anh đại diện cho các tiêu chuẩn hoạt động nhà nước nói chung. Sự đồng nhất hai khái niệm nhà quản lý và nhà chính trị có thể gây ra rất nhiều phiền phức cho xã hội và là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng lợi dụng chức quyền trong bộ máy nhà nước để bảo vệ các quyền lợi chính trị của đảng mình. Nó vô hại khi quyền lợi của Đảng phù hợp với quyền lợi của quốc gia, nhưng sẽ vô cùng có hại nếu như hai quyền lợi này không đồng nhất. Trong mỗi quốc gia, hoạt động quản lý thể hiện tập trung nhất và là nhiệm vụ quan trọng nhất của các cơ quan quản lý, như Chính phủ và các cơ quan Chính phủ. Với tư cách là người quản lý xã hội nói chung, Chính phủ không phải và không được phép thực hiện các nhiệm vụ chính trị chung chung, mà chỉ thực hiện những nhiệm vụ chính trị đã được pháp chế hoá. Tất nhiên, với tư cách là đảng viên của một đảng cầm quyền, khi tham gia bộ máy nhà nước, nhà chính trị luôn luôn có xu hướng cố gắng sao cho đảng của anh ta có ảnh hưởng quyết định đến đường lối chính trị của đất nước. Nhưng đó là nhiệm vụ thường xuyên, còn nhiệm vụ trong giai đoạn công chức mà anh ta thực thi phải tuân theo các tiêu chuẩn độ xã hội quy định thông qua pháp luật. Các công chức, kể cả công chức cấp cao như bộ trưởng hay thủ tướng, đều là người làm thuê cho đất nước và nhận tiền công thông qua lương bổng mà nhân dân trả thông qua việc đóng thuế. Trong khi đó, với tư cách nhà chính trị, anh ta có thể thuyết trình, thuyết phục nhân dân
- chấp thuận tư tưởng của mình hay tư tưởng của đảng mình, phái mình. Nhà chính trị có nhiều quan hệ tương tác, trong đó đặc biệt quan trọng là hai mối liên hệ, hay tương tác sau đây. Thứ nhất là tương tác với chính cộng đồng mà anh ta đại diện. Dù thuộc hệ thống nào, cộng đồng nào và đại diện cho ai, nhà chính trị đều không có quyền nói tiếng nói của riêng mình; thể hiện ý chí và nguyện vọng của riêng mình, mà là người tập hợp ý chí, nguyện vọng, tình cảm của một cộng đồng cụ thể. Và chính cộng đồng đó thiết lập nên kỷ luật đại diện. Nếu không có tính đại điện, người ta không phải và không thể là nhà chính trị, cho dù có thể có kiến thức sâu rộng về chính trị. Đại diện cho một cộng đồng cũng có nghĩa là đại điện cho xu hướng, lý tưởng và quyền lợi của cộng đồng đó. Nhà chính trị luôn luôn không tự do, vĩnh viễn không tự do. Anh ta bị ràng buộc bởi địa vị của người đại điện - đó là bản chất và cũng là khía cạnh văn hoá số một của nhà chính trị. Nếu anh quên cộng đồng mà anh làm đại diện, nếu anh quên mất lý tưởng và quyền lợi của cộng đồng, anh đã không còn là nhà chính trị nữa. Thứ hai là mối liên hệ của nhà chính trị với các cộng đồng mà anh đối thoại. Khi đại diện cho một cộng đồng, nhà chính trị phải giải quyết mối quan hệ với các cộng đồng khác trong những vấn đề liên quan đến quyền lợi hoặc chính in cụ thể. Nhà chính trị chuyên nghiệp là nhà chính trị có khả năng đối thoại với nhiều cộng đồng. Trong thời đại toàn cầu hoá, tất cả các quan hệ song phương đều chứa đựng các yếu tố đa phương, vì thế, hiểu biết về các cộng đồng khác hay cũng như về cộng đồng toàn nhân loại là một trong những tố chất quan trọng nhất của nhà chính trị. Những đối thoại của nhà chính trị khác hẳn đối thoại của các chuyên gia, của nhà tài chính chẳng hạn. Các chuyên gia đàm phán về các vấn đề và lĩnh vực chuyên biệt của hoạt động chuyên môn. Nhà chính ta phải biết phối hợp tất cả các chuyên gia trong bộ áo khoác chính trị, biến các yếu tố chuyên môn thành nội dung và lợi thế của các đối thoại chính trị. Vì thế, đàm phán chuyên môn hoàn toàn khác đàm phán chính trị. Mục tiêu của đàm phán chuyên môn là giành được những thoả thuận có lợi cho những lợi ích cụ thể, còn mục đích của đối thoại chính trị xa, rộng và khó nhìn thấy hơn. Đàm phán chính trị là thể hiện ý chí chính trị của cộng đồng mình nhằm tạo ra sự êm thuận lâu đài trong sự quan hệ với các cộng đồng khác để thực hiện những chiến lược và mục tiêu phát triển của đời sống chính trị. Vì thế, nhà chính trị phải hiểu biết và có thể mô tả một cách tổng hợp ý chí cộng đồng trong toàn bộ cuộc đối thoại. Khả năng đó chính là sở hữu riêng, là đóng góp của nhà chính trị. Và cái đảm bảo cho thành công của đàm phán chính trị chính là nền tảng văn hoá chính trị của anh ta. Mặc dù mọi cá nhân, mọi tầng lớp xã hội đều có xu hướng chính trị của mình, nhưng không phải ai cũng là hoặc cũng có thể là nhà chính trị. Chúng
- ta vừa nói rằng nhà chính trị là đại điện của một cộng đồng. Điều đó diễn ra như thế nào, hay nói cách khác, tại sao anh ta lại trở thành người đại diện? Tại sao anh ta lại được chọn để giải quyết những vấn đề của cộng đồng và thay mặt cho cộng đồng để giải quyết quan hệ với một cộng đồng khác? Theo chúng tôi, đó chính là, chất lượng tư duy và nghệ thuật hành động của nhà chính trị. Nếu một người muốn trở thành nhà chính trị, tức là muốn trở thành đại điện của một cộng đồng, anh ta trước hết phải đại điện một cách suất sắc chế phẩm chất của một cộng đồng ấy. Anh ta phải là người đại diện cho những năng lực suất sắc nhất cũng như thiện chí và ý chí của cộng đồng. Đấy chính là tố chất đại điện. Khi đã có tố chất đại diện, để được lựa chọn, anh cần phải có tố chất thứ hai, đó là tố chất đối thoại. Đối thoại ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, nó bao gồm cả những hình thức hoà bình lẫn những hình thức sử dụng vũ lực, chẳng hạn chiến tranh. Kim von Clausewitz, nhà quân sự Đức có nói một câu chí lý rằng chiến tranh chính là sự kế tục, hay sự nối dài, của chính trị. Muốn đối thoại cần phải hiểu đối tượng đối thoại, nói cách khác là phải có một kiến thức cơ bản về văn hoá của đối tượng cùng những tiêu chuẩn văn hoá chính trị của cộng đồng mà anh ta đại điện. Thước đo phẩm chất của nhà chính trị chính là các tiêu chuẩn văn hoá để nhân dân lựa chọn nhà chính trị. Điều này đã được Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc Giang Trạch Dân đưa ra. Giang Trạch Dân nói đến người cộng sản, tức nhà chính trị với tư cách là một người cộng sản, nhưng ta cần phải khái quát hoá tính đại diện trên bình diện văn hoá của nhà chính trị theo nghĩa khái quát. Đại diện là một tiêu chuẩn, nhưng đồng thời cũng là một quá trình. Bởi đại diện không phải là cái hễ anh muốn là có được. Anh chỉ trở thành người đại diện khi được cộng đồng thừa nhận làm đại điện. Ở đây, chúng ta đã tiệm cận đến một khái niệm vừa nguy hiểm, vừa tế nhị nhưng vừa cấp tiến, khái niệm dân chủ về chính trị: nhân dân là kẻ có toàn quyền lựa chọn nhà chính trị. Và để trở thành nhà chính trị, anh phải phấn đấu để được nhân dân lựa chọn. Cần lưu ý rằng giữa sự lựa chọn nhà chính trị và lựa chọn nhà quản lý có sự khác nhau về bản chất, tuy rằng giống nhau về hiện tượng. Nhà chính trị không có nghỉ hưu, không có nhiệm kỳ, nhưng có thể bị loại khỏi đời sống chính trị một cách tự nhiên khi anh ta không còn đủ các tố chất của nhà chính trị. Còn người quản lý thì có về hưu và có nhiệm kỳ. Vì thế, sự lựa chọn nhà quản lý được thực hiện dựa vào năng lực của anh ta trong việc hoàn thành các nhiệm vụ đã được pháp chế hoá, còn sự lựa chọn nhà chính trị đưa vào năng lực đại diện, nền tảng văn hoá và cả sự hấp dẫn của anh ta đối với cộng đồng.
- 2.Nhân dân như là một phạm trù của văn hoá chính trị Nói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo. Đảng chính trị nào về bản chất cũng là đảng dân tuý. Dĩ nhiên ở đây cần phân biệt tính dân tuý với chủ nghĩa dân tuý. Nhân dân là nguyên liệu của các thế lực của các đảng phái chính trị. Thế nhưng nhân dân, bản thân nó, cũng là một khái niệm. Đó là một cộng đồng phức tạp. Trong nhân dân có tầng lớp thượng lưu, có tầng lớp hạ lưu có tầng lớp trung lưu. Vậy thì toàn bộ hoạt động chính trị là để thu hút sự chú ý của xã hội thông qua các đối tượng có năng lực nhận thức khác nhau. Về đại thể, nhân dân là một tập hợp của ba tập hợp con: tầng lớp hạ lưu, tầng lớp trung lưu và tầng lớp thượng lưu. Platon cũng đã từng chia xã hội thành ba lớp người giàu, nghèo và trung lưu. Ông cho rằng những người giầu sẽ bị nhiễm căm bệnh của kẻ giầu, coi khinh người nghèo, thích hưởng lạc, thích những lạc thú hơn người, đó là những thói xấu. Ngược lại, những người nghèo, do không đạt đến mức trung bình, nên ghen ghét với những người có của, thèm muốn những cái không phải là của mình, và đó cũng là những thói xấu. Tuy nhiên, Platon mới chỉ phê bình cái giàu và cái nghèo vật chất. ông mới chỉ nhìn thấy tầng lớp trung lưu về mặt vật chất. Theo chúng tôi, cần phải đề cập đến những đặc điểm tinh thần của tầng lớp này. Trong ba tầng lớp nói trên, tầng lớp thượng lưu thường có nhiều định kiến, tầng lớp hạ lưu thì không có đủ nhận thức xã hội và chính trị cần thiết. Tầng lớp chưa kịp có định kiến nhưng lại có đủ nhận thức về chính trị chính là tầng lớp trung lưu. Một trong những nguyên lý của Marx là ông đề cao và dựa vào tầng lớp hạ lưu. Tầng lớp này có mạnh không? Phải nói rằng rất mạnh, nhất là trong những xã hội bị phân hoá dữ dội trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá. Marx không phải là người đầu tiên nhận ra vai trò của tầng lớp hạ lưu. Khi cùng với Luis Philippes đứng ở trên lễ đài để trả lời biểu tình của nhân dân Pháp, khi Luis Philippes doạ bắn mà không dám bắn, Napoléon đứng bên cạnh tự nhủ thầm "Cái thằng hèn, nhưng lũ Lararion kia sẽ đưa ta đến ngai vàng và ta phải đi theo chúng". Và đó không chỉ là lời nhủ thầm của Bonaparte. Thế nhưng tầng lớp hạ lưu chỉ thích hợp với giai đoạn phá bỏ. Mọi tiến trình xã hội đều bị quy định bởi tầng lớp trung lưu mà đôi khi người ta gọi là tầng lớp tiểu tư sản. Cùng với sự phát triển của xã hội, tầng lớp trung lưu ngày càng quan trọng hơn. Vì quyền lợi và quyền lực của nó chưa được
- khẳng định cho nên nó không có định kiến và không trở thành bảo thủ. Về mặt chính trị, tầng lớp trung lưu là tầng lớp trung lập. Nó hưởng ứng hay chống lại một cách tương đối chính xác, nếu không nói là chính xác nhất, đối với các vận động chính trị trong xã hội. Vì chính trị là một hoạt động rất nhậy cảm, nhà chính trị phải có những quan trắc chính xác, và tất nhất là nên dựa vào phản ứng của tầng lớp trung lưu đối với các tính khuynh hướng khác nhau của đời sống chính trị. Cho nên chăm sóc tầng lớp trung lưu là chăm sóc cho triển vọng xã hội. Mọi hoạt động chính trị của những chế độ dân chủ cần phải xoay quanh tầng lớp trung lưu. Nhưng sự chăm sóc ấy cần được định hướng như thế nào? Theo chúng tôi, một xã hội phát triển phải có tính khuynh hướng. Nói cách khác, các lực lượng xã hội phải có đời sống chính trị chuyên nghiệp. Một xã hội có khuynh hướng sẽ phát triển hoặc ít nhất phát triển hơn các xã hội bản năng. Thế nhưng anh phát triển đến mức anh đè bẹp các bản năng thì tức là anh không còn cuộc sống nữa. Khi đó chính trị ấy nằm ngoài cuộc sống. Cho nên khuynh hướng đúng đắn của đời sống chính trị là lựa chọn khuynh hướng nhưng không dập tắt bản năng, không bóp chết bản năng, tức là anh phải giữ nguyên được tính đa dạng tinh thần của đời sống chính trị. Nếu anh lựa chọn một khuynh hướng mà anh tiêu diệt tất cả tính đa dạng sinh học của đời sống thì tức là anh đã triệt nguồn sống, anh rơi vào trạng thái duy tâm mà người ta vẫn lên án một cách phổ biến là duy ý chí.
- II. Những nguyên tắc của sự Lãnh đạo
- 1.Cá nhân và lịch sử: mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo Người ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sự nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người. Tôi nghĩ rằng thực ra Marx không sai khi nói đến vai trò của người lao động. Trước Marx có lẽ chưa có nhà triết học nào khẳng định một cách hệ thống vai trò của người lao động, của quần chúng. Chính vì thế mà ông huy động được một lực lượng đông đảo để thực thi các tư tưởng triết học của mình. Tuy nhiên, nếu như nói rằng quần chúng là người tạo ra lịch sử, giống như cách người ta diễn đạt lại Mác - chúng ta không chắc những gì Mác nói đã được nói lại một cách chính xác, mà nếu chúng ta phê phán thông qua những tin đồn chúng ta sẽ phạm phải sai lầm nhiệm trọng về mặt nhận thức - thì tôi không đồng ý. Theo logic ấy, người ta buộc phải nói rằng cái cày, hay là mũi gươm tạo ra lịch sử. Vậy thì ai tạo ra cái gươm và ai tạo ra cái cày? Chính bộ phận ưu tú nhất của nhân loại, .thông qua khoa học và công nghệ đã tạo ra sự phát triển ở giai đoạn văn minh của nhân loại. Quần chúng lao động không tạo ra công cụ, thậm chí quần chúng lao động Anh còn đập phá máy móc. Tuy nhiên, nói chuyện đập máy móc của quần chúng lao động Anh không phải để nói rằng họ không có công lao gì đối với lịch sử, mà để khẳng định rằng nếu không có sự sáng tạo của tư tưởng, nếu không có vai trò của các vĩ nhân, của những bộ óe sáng tạo khai phá thì không thể có sự phát triển. Lịch sử loài người được tạo ra bởi sự sáng tạo của những bộ phận ưu tú nhất của nhân loại và được thực thi bởi bộ phận lao động. Không nên phân chia hai đối tượng này ra khỏi nhau. Nếu không có tình yêu của kẻ vĩ đại với những đồng loại của nó thì nó không có khát vọng sáng tạo. Nếu không có sự vất vả, không có sự bế tắc của đời sống chung thì khát vọng sáng tạo ấy sẽ không thể được thực hiện. Những người sáng tạo, những vĩ nhân xuất hiện do những nhu cầu của cuộc sống và họ cũng là một trong số những người mà chúng ta gọi là quần chúng. Tất cả các sự phân tích tách họ ra khỏi quần chúng tức là đã phá vỡ quan hệ biện chứng giữa người sáng tạo và đòi hỏi sự sáng tạo. Đòi hỏi sự sáng tạo là quần chúng nhưng kẻ thực thi sự sáng tạo là các vĩ nhân và người
- ứng đụng sự sáng tạo của các vĩ nhân để tạo ra các thành tựu xã hội thực sự lại tiếp tục là quần chúng. Tất cả những ai âm mưu tách vĩ nhân ra khỏi quần chúng của nó đều phạm vào sai lầm khoa học chứ không phải là sai lầm chính trị nữa. Vai trò của các cá nhân thể hiện rõ nhất ở vai trò lãnh đạo. Và vai trò đó được thực hiện tất hay không phụ thuộc vào quan điểm lãnh đạo không chỉ của các cá nhân mà còn cả khuynh hướng của các cá nhân thuộc một cộng đồng nhất định. Vì thế có thể nói đến những phong cách lãnh đạo khác nhau. Nhiều người nhận thấy một thực tế là hầu hết các thuộc địa của Anh đều phát triển về mặt kinh tế, còn các thuộc địa của Pháp thì lụi bại. Ta có thể giải thích điều đó bằng sự khác biệt trong quan điểm cai trị thuộc địa kiểu Anh và kiểu Pháp. Nhưng bên cạnh đó còn có sự khác nhau rất lớn về phong cách lãnh đạo. Người Anh lấy sự phát triển thương mại và công nghiệp làm chính sách đối ngoại cơ bản trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Còn nước Pháp lấy việc xây dựng nhà nước với trật tự hành chính cũng như việc khai thác tài nguyên làm nền tảng. Muốn xây dựng một nhà nước có tính chất trật tự để làm mục tiêu cai trị của người Pháp thì nhà nước Pháp đã tạo ra một loạt những mâu thuẫn nội bộ và áp dụng chính sách chia để trị. Người Anh cũng dùng chính sách ấy nhưng nó bị làm giảm hiệu lực bằng sự tự do phát triển thương mại. Cho nên nước Pháp rút đi để lại cho các quốc gia ấy rất nhiều vấn đề. Hay là các quốc gia mà người Pháp cai trị không phát triển về kinh tế. Người Pháp truyền bá văn hoá Pháp, cho đến giờ đây người Pháp vẫn tiếp tục cố gắng truyền bá văn hoá Pháp, lấy Pháp ngữ làm công cụ cơ bản nhưng ngày càng vô vọng. Người Anh thực tiễn hơn, người ta lấy thịnh vượng làm mục tiêu, người ta không lấy trật tự làm mục tiêu, không lấy ảnh hưởng văn hoá làm mục tiêu và vì vậy văn hoá Anh gây ảnh hưởng lớn hơn, rộng rãi hơn trên thế giới so với văn hoá Pháp bởi vì người Pháp lấy truyền bá văn hoá làm mục tiêu còn người Anh thì lấy phát triển kinh tế và thương mại làm mục tiêu. Tức là văn hoá Anglo-Saxon cùng với tiếng Anh được chở trong các con thuyền thương mại đến với con người đó nhu cầu tự nhiên của sự phát triển.
- 2.Ba cấp độ của sự lãnh đạo Bản chất của hoạt động chính trị là lãnh đạo, nói cách khác, cốt lõi của hoạt động chính trị là lãnh đạo. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo được hiểu khác nhau trong các hệ thống chính trị khác nhau và tuỳ theo sự phát triển của hệ thống chính trị. Chúng ta không được phép đồng nhất chính trị và lãnh đạo, nhưng cần phải hiểu rằng bản chất của lãnh đạo là tạo ra hiệu quả của hoạt động chính trị. Đôi khi chúng ta cứ nghĩ rằng làm lãnh đạo giống như làm cha, làm mẹ. Quan phụ mẫu, quan là cha là mẹ của dân - nhiều người nói vậy. Tôi cho rằng sự nhập nhằng giữa văn hoá gia đình với văn hoá chính trị như vậy cũng là một biểu hiện của tình trạng kém phát triển về chính trị hay ít nhất là một sự biến động của nó. Ngay cả chữ "công bộc" cũng mang nặng tính chất mị dân. Nếu chúng tôi không nhầm thì chữ "công bộc” đã được sử dụng cách đây 2000 năm theo những tiêu chuẩn của Khổng Tử. Tôi không cho rằng tiêu chuẩn văn hoá chính trị của thời đại chúng ta lại trùng với các tiêu chuẩn của thời Khổng Tử. Tôi cho rằng lãnh đạo, cũng như chính trị, là một khoa học. Những hoạt động của nó phải dựa trên những tiêu chuẩn khoa học, với phương pháp luận khoa học và sử dụng những công cụ khoa học. Vậy vai trò công tác lãnh đạo là gì? Theo chúng tôi, vai trò của công tác lãnh đạo là xúc tiến sự đồng thuận nhằm đạt được mục tiêu chính trị. Vì ý chí của người lãnh đạo được phản ánh trong những mục tiêu chính trị chưa chắc đã phản ánh đúng ý chí và nguyện vọng xã hội nên công việc quan trọng nhất của nhà lãnh đạo là phát hiện xem xã hội đang nghĩ gì, đang muốn gì, đang cần gì, tức là phải hiểu cuộc sống. Đó là cấp độ thứ nhất của lãnh đạo. Bước thứ hai là nhà chính trị anh phải tìm kiếm một công cụ lý luận, phải ứng dụng về mặt lý luận để tìm ra giải pháp cho những vấn đề của xã hội. Đó là cấp độ thứ hai của sự lãnh đạo. Cấp độ thứ ba của sự lãnh đạo là làm thế nào để thống nhất xã hội nhằm giải quyết tốt nhất vấn đề của xã hội theo giải pháp đã chọn. Ba cấp độ đó chính là cốt lõi hoạt động của nhà lãnh đạo: 2.1. Cấp độ thứ nhất. Nhận thức vấn đề chính trị Nhà lãnh đạo, dù thuộc cánh đối lập với hay thuộc cánh cầm quyền, dù lãnh đạo lực lượng đa số hay thiểu số, cánh tả hay cánh hữu đều phải có khả năng phát hiện ra những vấn đề của cuộc sống. Tôi nhắc lại, công việc của các nhà lãnh đạo trước hết là nhận thức các vấn đề của xã hội. Mà xã hội nào cũng đầy rẫy những mâu thuẫn. Có nhũng mâu thuẫn tạm thời, diễn ra trong ngày trong tháng, có những mâu thuẫn dài hạn hơn, diễn ra trong một năm, một thập kỷ và còn có những mâu thuẫn lâu dài thuộc về bản chất của đời sống xã hội. Những mâu thuẫn lâu dài là
- những mâu thuẫn mang tính triết học. Và chính chúng cũng không phải là những mâu thuẫn tĩnh, bất biến. Và các lực lượng xã hội thay đổi cùng với thời đại thì hình thức và bản chất các mâu thuẫn cũng thay đổi. Chúng tôi lấy ví dụ. Gần đây xuất hiện một loại đảng được phổ biến trên toàn thế giới, đó là đảng Xanh, đảng xem môi trường là vấn đề chính trị cơ bản. Và lần đầu tiên đảng Xanh đã trở thành đảng cầm quyền ở một nước mà nước nổi tiếng về triết học - nước Đức với tư cách Liên minh cầm quyền với Đảng xã hội dân chủ. Vậy mà cách đây 100 năm không ai có thể nghĩ rằng có một đảng về môi trường và cũng không ai có thể nghĩ môi trường là một vấn đề chính trị. Một khi không phải là vấn đề chính trị, nó cũng không thể là khuynh hướng của một đảng chính trị. Nói cách khác, không xuất hiện các đòi hỏi về việc thành lập một đảng chính trị xung quanh vấn đề môi trường. Sự ra đời và phát triển của các đảng Xanh cũng như sự kiện đảng Xanh lên cầm quyền cho thấy việc nhận thức được vấn đề chính trị then chốt của xã hội quan trọng đến mức nào. Một ví dụ khác là vấn đề giàu nghèo. Tất cả các đảng cộng sản đều quan tâm đến đấu tranh giai cấp, đến việc khắc phục khoảng cách giầu nghèo. Ngày trước, đó là một vấn đề vô cùng quan trọng. Và ngày nay, đó vẫn là vấn đề quan trọng. Chính vì thế nó tạo ra một loại đảng chính trị phát triển rộng lớn trên khắp thế giới, ở hầu khắp các nước và đã từng có thời kỳ cầm quyền ở nhiều quốc gia với chừng một phần ba nhân loại. Thế nhưng cùng với sự phát triển, vấn đề đã bị cạnh tranh bởi những vấn đề khác như vấn đề môi trường chẳng hạn. Hơn nữa, người ta nhận thấy rằng không thể xoá đói giảm nghèo, không thể khắc phục khoảng cách giầu nghèo bằng các biện pháp đấu tranh giai cấp. Tất cả những nước cộng sản đều thất bại trong việc phát triển kinh tế, và vì thế mục tiêu xoá đói giảm nghèo khắc phục giầu nghèo đã không được thực hiện trọn vẹn. Tinh lỗi thời về chính trị của các đảng cộng sản ở một số nước là rất hiển nhiên. Tóm lại, các đảng chính trị phải luôn luôn nhanh nhạy trong nhận thức các vấn đề xã hội để có thể thay đổi các cương lĩnh chính trị của mình nhằm giúp cho nó không bao giờ lỗi thời về chính trị. Chỉ có nhận thức trọn vẹn các yếu tố tác động đến đời sống xã hội, chứ không phải một vài yếu tố của nó, mới cho phép các chính đảng theo kịp thời đại và giữ được vai trò tích cực đối với sự phát triển. Trong một xã hội dân chủ thì việc phát hiện các vấn đề của xã hội không khó, bởi lẽ xã hội đã hình thành được những công cụ rất hiệu quả và thói quen sử dụng các công cụ đó để biểu lộ ý chí của mình. Các công cụ đó là: - Bầu cử: Đây là hình thức kinh điển để nhân dân biểu lộ ý chí của mình và hình thức cũng như tính dân chủ của hoạt động bầu cử thường được coi là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của một nền dân chủ. Sinh hoạt quốc hội phải tạo cơ hội để ý chí và nguyện vọng của xã hội được phản ánh
- một cách trung thực và tự do. Thông qua sinh hoạt dân chủ của quốc hội, nhà lãnh đạo có một nguồn thông tin đáng tin cậy về các vấn đề của xã hội. - Biểu tình: Biểu tình chính là quyền thể hiện những bức bách, mâu thuẫn và tình cảm của sinh hoạt xã hội. Trong một chế độ không thừa nhận quyền biểu tình, nhà chính trị mất đi một điều kiện vô cùng quan trọng để hiểu chính xác xã hội. Các chế độ không dân chủ thường dị ứng với loại phản ứng này, nhưng thực ra biểu tình là một hoạt động cần thiết và có cơ sở khoa học. Trong những tình huống khi mâu thuẫn xã hội tiềm ẩn, biểu tình còn có tác dụng giảm bớt căng thẳng, tạo điều kiện cho nhà lãnh đạo làm chủ tình hình. Việc cấm biểu tình có thể khiến cho mâu thuẫn tích tụ đến mức nguy hiểm. - Tự do báo chí: Cùng với biểu tình, tự do báo chí là công cụ rất quan trọng để xã hội biểu thị các vấn đề của mình. Tuy nhiên, quyền tự do báo chí bị bóp nghẹt ở hầu hết các nước phi dân chủ. Chính vì thế các nhà lãnh đạo tại các quốc gia phi dân chủ thường lạc hậu về các vấn đề xã hội, rất nhiều người rơi vào tình trạng bị động và bất lực hoàn toàn khi các sự cố chính trị nổ ra, mặc dù trước đó không lâu tình hình có vẻ rất êm đẹp. Trường hợp lnđonesia những năm cuối thế kỷ XX là một minh chứng. Cũng cần nói thêm rằng trong xã hội hiện đại, báo chí đã vượt qua vai trò công cụ phản ánh thông thường. Nó trực tiếp tác động đến cơ chế lựa chọn các nhà chính trị, đến công tác hoạch định chiến lược phát triển. Nói cách khác, nó trở thành một thế lực, một quyền lực mà một số người gọi là "quyền lực thứ tư". - Trưng cầu dân ý: Là hình thức được nhà lãnh đạo chủ động tổ chức nhằm tìm hiểu các nguyện vọng và ý chí của dân. Trưng cầu dân ý rất phổ biến và được tiến hành khá thường xuyên tại các quốc gia dân chủ. Ngược lại, trong xã hội phi dân chủ, điều tra xã hội là điều hoàn toàn xa lạ. Không điều tra người ta chỉ thông kê cho những mục tiêu tuyên truyền mà trong nhiều trường hợp đồng nghĩa với việc bóp méo các vấn đề của xã hội. - Tự do lập hội: Trong hệ thống chính trị của một quốc gia, có một lực lượng đóng vai trò cầu nối giữa những quan điểm chính trị tồn tại trong xã hội và lực lượng chính trị cầm quyền, đó là các hiệp hội. Tại các nước được coi là "xã hội chủ nghĩa" ở Đông Âu trước đây, các hiệp hội ra đời không phải do nhu cầu cuộc sống mà do những nhu cầu chính trị. Đó thực chất là những công cụ của Nhà nước, những vệ tinh hoặc một kiểu nối dài của các cơ quan nhà nước. Theo chúng tôi, các hiệp hội có vai trò chính trị rất quan trọng. Nó phải là các tổ chức truyền tải dư luận xã hội, thực chất là các quan điểm chính trị, khác với những tiếng nói ngắn hạn, những sự bực bội, những thắc mắc, những oan ức hoặc uất ức. Các hội phải là một thứ hàn thử biểu cho Nhà nước trong việc đo đạc các phản ứng xã hội đối với hệ thống chính sách. Hơn nữa, những quan điểm chính trị được tập hợp lại phải được xử lý nhằm mục đích đưa ra những kiến nghị hoặc giải pháp dài hạn có ý nghĩa chiến
- lược. Bằng cách đó, các hiệp hội có thể tác động đến việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế và pháp luật nói riêng và đến đời sống chính trị quốc gia nói chung. Mọi hoạt động của hiệp hội cũng như sự đổi mới hoạt động của nó cần phải được bắt đầu dựa trên nền tảng nhận thức đầy đủ về bản chất, vai trò và nhiệm vụ chính trị của nó. Về mặt triết học, hiệp hội chính là các tổ chức tiền thân của các chính đảng. Đó chính là nền tảng cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của hiệp hội. Rõ ràng, để các hiệp hội trở thành một tác nhân chính trị quan trọng cho sự phát triển, nó không còn có thể tiếp tục là công cụ hay phần nối dài của bộ máy công quyền, mà phải đóng vai trò là một diễn đàn để công chúng bày tỏ nguyện vọng và là tác nhân trung gian để người dân đóng góp trí tuệ cho công cuộc phát triển đất nước. Các hiệp hội chính là hạt nhân và cũng là những tác nhân thúc đẩy quá trình dân chủ hoá xã hội vì phát triển và tiến bộ. Năm công cụ trên, nếu được sử dụng tốt, sẽ tạo điều kiện và đảm bảo cho nhận thức khoa học của nhà lãnh đạo về các vấn đề xã hội. Việc từ chối sử dụng các công cụ này sẽ tước bỏ cơ hội của tất cả các nhà chính trị đứng vào đội ngũ tiên phong và tiến bộ. Nó sẽ biến họ trở thành những thầy bói chính trị, những người xác định các vấn đề của xã hội theo ý muốn chủ quan. 2.2. Cấp độ thứ hai: Hệ tư tưởng như là công cụ tìm kiếm giải pháp Sau khi nhận thức được các vấn đề then chốt của xã hội, công việc thứ hai của nhà lãnh đạo là tìm những công cụ lý luận để giải quyết chúng. Bởi vì giải quyết các vấn đề chính trị là giải quyết những vấn đề tương đối phổ biến, nó đòi hỏi những công cụ có tính phổ biến. Nhận thức được vấn đề là khó, nhưng tìm kiếm được công cụ lý luận để giải quyết nó cũng khó khăn không kém, nếu không nói là khó khăn hơn. Một ví dụ là cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi chúng ta bị ngoại xâm, hầu hết các lực lượng xã hội - nông dân, nhà nho, binh sĩ đều đứng lên khởi nghĩa. Tất cả họ đều nhận thức được rằng độc lập dân tộc là vấn đề chính trị cơ bản đương thời. Thế nhưng xây dựng lý luận để giải quyết vấn đề ấy thì mỗi tầng lớp, mỗi cá nhân một khác: có người theo trường phái phương Tây như Phan Chu Trinh, có người hướng về phương Đông như Phan Bội Châu, còn Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Cộng sản. Việc tìm kiếm các công cụ lý luận vô cùng quan trọng, bởi lẽ cách thức giải quyết vấn đề phụ thuộc vào công cụ mà người ta lựa chọn. Điều này có thể minh chứng bằng giai thoại kể rằng khi đọc "Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lê nin, Nguyễn Ái Quốc đã khóc và reo lên: "Nó đây rồi" như Archimed ngày trước. Việc tìm kiếm các công cụ lý luận không thể đơn giản hoá thành một công việc thụ động và may rủi như việc đi câu. Cũng giống như Newton phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn khi nhìn quả táo rơi, nhà chính trị cần phải có kiến thức và sự nhạy bén cần thiết để tìm ra lý luận mình cần. Vì thế, tìm
- kiếm là công việc của trí tuệ và tìm thấy chính là kết quả của công việc trí tuệ ấy. Nếu không có phương pháp luận cho các vấn đề xã hội đòi hỏi, nhà chính trị sẽ phải giải quyết chúng một cách hú hoạ. Thế nhưng, chính công cụ lý luận cũng chứa đựng một nguy cơ khác: nguy cơ trở thành lạc hậu. Không chỉ chọn sai công cụ, mà cả việc chọn các công cụ không đúng thời điểm và việc giữ quá lâu công cụ đã lỗi thời cũng dẫn đến việc chọn sai giải pháp. Và trên thực tế người ta rất dễ nhầm lẫn khi lựa chọn công cụ, cả về thời điểm lẫn việc kéo dài quá trình sử dụng chúng. Đó chính là lý do chính dẫn đến chủ nghĩa máy móc, giáo điều. Cần phải khẳng định rằng, chính khả năng nhận thức của nhà chính trị và của một chính đảng về vấn đề thời đại cũng như xu hướng của nó quyết định sự lựa chọn và thay đổi công cụ lý luận. Nếu không nhận thức được điều ấy, một đảng chính trị tiên phong rất có thể rơi xuống thành một đảng chính trị vừa chậm tiến, vừa lạc hậu và thậm chí là phản động. Có ai cấm một đảng chính trị thay đổi bản thân mình để cho nó thích nghi, thích hợp với những giai đoạn khác nhau của đời sống? Hiện nay, nhiều người cộng sản khi phải phê phán Marx, phê phán Lê nin thường có cảm giác như là mình phản bội. Thực ra, chúng ta cần hiểu và cũng không thể phủ nhận các giá trị, những giá trị chân chính, của phương pháp luận Marxist trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng như chúng ta cần hiểu rõ và không thể phủ nhận các giá trị của Liên Xô trong một tình thế cũ. Nhưng sau sự sụp đổ của phe XHCN ở Đông Âu, vấn đề đánh giá lại vai trò của ý thức hệ, cụ thể là về vai trò và tương lai của CNXH, được một số người nêu lên. Vấn đề cũng liên hệ chặt chẽ với một câu hỏi khác: Chủ nghĩa xã hội có mâu thuẫn với phát triển không? Câu hỏi này có nguyên nhân trực tiếp là những sai lầm của các quốc gia XHCN cũng như tình trạng tham nhũng đã trở nên trầm trọng tại một số nước cộng sản cuối cùng còn lại. Quan điểm của chúng tôi là chủ nghĩa xã hội không phải bao giờ cũng mâu thuẫn và phát triển. Chủ nghĩa xã hội, hiểu như là khát vọng, là ước mơ về một xã hội công bằng và hạnh phúc, không phải là sản phẩm của riêng Marx và những người đi theo học thuyết của ông, cũng không phải là sản phẩm của riêng những nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng. Những ý niệm, những lý luận, thậm chí những thử nghiệm về CNXH đã có từ thời xa xưa, ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Mặc dù những thử nghiệm được gọi là "Chủ nghĩa xã hội hiện thực" đã thất bại, lý tưởng XHCN vẫn tiếp tục có ảnh hưởng to lớn trên thế giới. Những mục tiêu cao thượng của nó đã đóng một vai trò vô cùng to lớn trong đời sống nhân loại thế kỷ XX. Vai trò của nó cũng đặc biệt to lớn trong lĩnh vực kinh tế và chính trị: Nó áp đặt cho chính phủ của tất cả các nước nhiệm vụ giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội. Nó buộc các chính phủ phải quan tâm đến vai trò can thiệp của nhà nước vì mục tiêu phát triển.
- Như vậy, cần phải phân biệt cái gọi là "Chủ nghĩa xã hội hiện thực" vừa nói ở trên với Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một ước vọng. Chủ nghĩa xã hội, với tư cách một ước vọng, chưa bao giờ lỗi thời, còn CNXH hiện thực, với tư cách là một ý thức hệ, hay thậm chí là hình thức tổ chức nhà nước, kiểu chúng ta thấy ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, đã kết thúc vai trò lịch sử của nó. Tình trạng lạc hậu ớ các nước XHCN không thể hiện ở sự lựa chọn công cụ lý luận mà ở sự lựa chọn quá lâu, tức là không ý thức được sự thay đổi của thời đại. 2.3. Cấp độ thứ ba: Tập hợp lực lượng Công việc thứ ba của nhà lãnh đạo là tập hợp lực lượng xã hội để giải quyết vấn đề chính trị của xã hội. Anh ta phát hiện được vấn đề, nhưng nhiều người cũng phát hiện được. Anh ta tìm ra công cụ lý luận, nhiều người khác cũng tìm ra. Nhưng không phải ai cũng tập hợp được lực lượng để áp dụng công cụ lý luận ấy vào thực tiễn và tiến hành các hoạt động chính trị tới thành công. Khi quân nhà Minh xâm lược Việt Nam có rất nhiều các cuộc khởi nghĩa nổ ra, tất cả đều thất bại. Nhưng Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã tạo ra được một năng lực tập hợp và họ đã thành công. Thực ra mặc dù việc phát hiện vấn đề và có công cụ lý luận là cực kỳ quan trọng, nhưng chính khả năng tập hợp lực lượng mới thể hiện đầy đủ tài năng của nhà lãnh đạo. Cái mà tôi đã từng nói là sự hấp dẫn mang tính hành vi, mang tính văn hoá của nhà lãnh đạo. Tôi nhắc lại, hành vi văn hoá chính trị, đó là công cụ chủ yếu của nhà chính trị để tập hợp. Chính hành vi văn hoá chính trị cho phép chúng ta phân biệt Mao Trạch Đông với Ganđhi, giữa Staline với Khrutchev. Trong một bài báo nhỏ nhan đề Hồ Chí Minh, cuộc đời như là một thông điệp, chúng tôi đã mượn cách nói của Ganđhi - một cách diễn đạt tài tình - để nói về những phẩm chất của nhà lãnh đạo chính trị Việt Nam thể hiện qua những hành vi mang tính văn hoá chính trị. Những người đang hăm hở trích dẫn Hồ Chí Minh từ các tuyển tập quên mất rằng những giá trị cơ bản của Hồ Chí Minh chính là giá trị hành vi. Cần phải nghiên cứu các giá trị văn hoá của Hồ Chí Minh chứ không phải là những bài viết hay câu nói cụ thể. Và các giá trị văn hoá ấy được thể hiện khi rõ ràng, khi kín đáo, nhưng thật là tinh tế. Hồ Chí Minh mặc áo Tôn Trung Sơn, chẳng hạn, không phải tình cờ mà là vì nhu cầu chính trị lúc bấy giờ Mỗi hành vi của Hồ Chí Minh là một thông điệp, “My life is my message", đúng như Ganđhi đã nói. Nhưng chính vì mỗi hành vi của nhà chính trị đều là một thông điệp, nên nhà chính trị cần phải có các tiêu chuẩn văn hoá trong hành động; trong hành vi. Nếu nhà chính trị không rèn luyện mình để mỗi hành vi của mình là một thông điệp thì đó là một nhà chính trị không chuyên nghiệp. Chỉ có người nào nhận ra các vấn đề xã hội, nhận ra các giá trị của công cụ lý luận để đánh giá các vấn đề của xã hội đồng thời có năng lực tập hợp mới là nhà lãnh đạo
- chân chính. Như thế, tập hợp rất quan trọng nhưng không hề độc lập với hai cấp độ kia. Lãnh đạo không chỉ là nhận thức, nó còn là một nghệ thuật, đồng thời cũng là một hoạt động khoa học.
- III. Toàn cầu hóa và những xu thế lớn của thế giới hiện đại
- 1.Toàn cầu hoá và xã hội tri thức Trong phần một, chúng ta đã đề cập một cách khái lược xu thế toàn cầu hoá và những ảnh hưởng của nó về mặt văn hoá. Ở đây chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, không chỉ để có được một cái nhìn toàn diện mang tính lịch sử mà còn nhằm đưa ra những kiến giải về nguyên nhân xuất hiện, cơ chế biến đổi và những hậu quả nhiều mặt của nó. Toàn cầu hoá được đề cập từ nhiều góc độ khác nhau, và do đó hiện ra với nhiều bộ mặt : một mặt là sự bùng nổ thương mại quốc tế, những dòng vốn khổng lồ, mặt khác, những luồng thông tin cực kỳ phong phú với giá khá rẻ từng giờ từng phút đang xuyên thủng biên giới các quốc gia; và mặt khác nữa là một thị trường cao cấp để mua bán chất xám mà hình thức trực quan nhất là các hợp đồng chuyển giao công nghệ ngày càng nhộn nhịp. Đó là chưa kể những làn sóng di cư, những xu hướng hoà trộn văn hoá và chủng tộc. Đối mặt với toàn cầu hoá cũng có vô số hình thức và thái độ khác nhau. Những người nhiệt thành cổ vũ thật đông đảo cũng không thể ngăn cản chúng ta chứng kiến trên màn ảnh vô tuyến truyền hình và qua báo chí những cuộc biểu tình chống đối của những người chịu thiệt thòi trong cuộc chạy đua khốc liệt. Nhưng những nông dân Hy Lạp đang giơ nắm đấm gào thết chửi rủa Coca-cola khiến nước cam của họ ế ẩm, những chủ trại ở miền Nam nước Pháp đòi đập phá mẹ Donald và ngay cả Mahathir, người vẫn đang lớn tiếng chỉ trích phương Tây, đều không thể phủ nhận một điều: toàn cầu hoá không còn là vấn đề của riêng một quốc gia nào, một dân tộc nào. Nó đã đến gõ cửa từng gia đình. Nó thậm chí tác động hàng ngày đến mỗi con người. Bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị và điều kiện kỹ thuật ngày nay tạo nên một tình thế mới, trong đó mọi quốc gia bất kể dù muốn hay không đều buộc phải tham gia cuộc đua phát triển để tồn tại. Thật là sai lầm khi người ta cho rằng toàn cầu hoá là mục đích của các cường quốc kinh tế hay của các lực lượng đa quốc gia. Ngay cả những quốc gia hùng mạnh nhất như Hoa Kỳ cũng không thể làm chủ được toàn cầu hoá, mà chỉ có thể tìm kiếm lợi ích của mình trong đó mà thôi. Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu của lịch sử, nó mang đến cho tất cả các dân tộc những cơ hội, lợi ích lớn lao và những rủi ro, bi kịch mới. Từ nay, thật khó có quốc gia nào có thể trục lợi cho riêng mình bằng cách làm hại đến quốc gia khác mà lại không chịu ảnh hưởng. Môi trường, chẳng hạn, là một bằng chứng để con người hiểu rằng từ nay họ phụ thuộc lẫn nhau, rằng nếu không có một cơ thế thích hợp, chính họ cũng có thể phải gánh chịu những rủi ro về môi trường sinh thái, dịch bệnh từ các dân tộc khác. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế, các nhà hoạch định chính sách, các học giả
- mới chỉ nhìn nhận toàn cầu hoá như là một quá trình vận động quốc tế của các nguồn tài chính trong đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà tầm ảnh hưởng và hoạt động đã thoát khỏi biên giới quốc gia hoặc lợi ích dân tộc. Thực ra, toàn cầu hoá diễn ra sâu sắc hơn nhiều và đã đến lúc chúng ta phải nói đến sự toàn cầu hoá về mặt văn hoá. Toàn cầu hoá đã trải qua nhiều thế kỷ, nhưng nó đặc biệt trở nên mạnh mẽ kể từ đầu thế kỷ XX và có thể tóm tắt thành bốn giai đoạn chính: Giai đoạn thứ nhất (Từ thời cổ đại đến cách mạng công nghiệp): Quá trình toàn cầu hoá diễn ra chậm chạp, trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá. Những tác nhân chính là chiến tranh, thương mại và sự truyền bá về tôn giáo. Giai đoạn thứ hai (Từ khi có cuộc cách mạng công nghiệp đến sau chiến tranh thế giới lần thứ hai): Toàn cầu hoá như yêu cầu tất yếu của thời đại công nghiệp. Ngay từ khi xuất hiện thời đại công nghiệp thì song song với nó là sư quốc tê hoá mạnh mẽ của kinh tế thế giới. Yêu cầu khách quan là cần làm cho không gian kinh tế giữa nơi cung cấp nguyên liệu thô, sản xuất và thị trường thế giới gắn bó và gần gũi với nhau hơn. Người ta phát triển mạnh mẽ hệ thống đường sắt, tàu thuỷ chạy máy hơi nước, đào kênh Suez, kênh Panama và đặc biệt là sự xuất hiện của hệ thống điện báo quốc tế. Đặc trưng của giai đoạn này là sản xuất được tập trung trong nội bộ. Một số nước, toàn cầu hoá về kinh tế diễn ra với sự xung đột gay gắt với quyền lợi dân tộc cùng với các chính sách thương mại luôn đi kèm với sự hỗ trợ của lực lượng quân sự để giải quyết sự xung đột về quyền lợi, đỉnh cao của nó là hai cuộc đại chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Giai đoạn thứ ba (Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến những năm 80 của thế kỷ trước): Toàn cầu hoá được điều chỉnh bởi các định chế quốc tế. Trong bối cảnh sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc và hệ thống thuộc địa, đây là giai đoạn tăng trưởng chưa từng thấy của các nước công nghiệp. Đầu tư nước ngoài phát triển mạnh, các hàng rào thương mại bắt đầu bị dỡ bỏ hoặc thu hẹp, các công ty đa quốc gia ngày càng lớn mạnh và trở thành những thế lực chủ chốt trên vũ đài kinh tế, chính trị thế giới mà các chính phủ dù là của các quốc gia giàu có nhất cũng không thể xem thường họ. Từ những bài học xương máu và để tránh những rủi ro của thời kỳ trước, trong giai đoạn này đã xuất hiện các định chế quốc tế để điều chỉnh quá trình toàn cầu hoá diễn ra một cách suôn sẻ, tránh nguy cơ xung đột giữa các dân tộc. Các định chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc (UN), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) xử lý các công việc mang tính toàn cầu, những tổ chức này đã bao trùm sức mạnh lên mọi khía cạnh của đời sống nhân loại và đã thúc đẩy thành công quá trình toàn cầu hoá. Giai đoạn thứ tư (Từ 1990 đến nay): Toàn cầu hoá diễn ra sâu sắc và triệt
- để nhất trên mọi mặt kinh tế và xã hội. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, đồng nghĩa với sự kết thúc chiến tranh lạnh, đồng thời với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin làm mờ nhạt biên giới giữa các quốc gia. Máy tính điện tử và Internet đã thành công trong việc thu hẹp những hạn chế về không gian và thời gian. Sự ra đời của những lực lượng đa quốc gia (bao gồm các định chế quốc tế và các công ty đa quốc gia) với sức mạnh hùng hậu làm thay đối nhiều mặt về quan hệ giữa các quốc gia theo quan niệm cổ điển. Ngày nay trào lưu toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại ngày càng diễn ra sâu rộng và quyết liệt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nhân loại. Cho dù nơi này hay nơi kia người ta lên tiếng phản đối hoặc công kích nhưng mọi người buộc phải thừa nhận rằng toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại là xu thế không thể cưỡng lại đối với mọi quốc gia. Toàn cầu hoá về bản chất là các nền kinh tế quốc gia không những ràng buộc lẫn nhau ngày một chặt chẽ hơn, mà còn thâm nhập lẫn nhau, do đó mỗi quốc gia có cơ hội nhiều hơn để tiếp nhận những thành quả của sự phát triển nhưng cũng dễ bi tổn thương hơn do các yếu tố bên ngoài.
- 2.Toàn cầu hoá và vấn đề quyền lợi dân tộc Trong lịch sử phát triển đầy những khúc quanh của nhân loại, chủ nghĩa dân tộc và quyền lợi dân tộc luôn luôn là một trong những vũ khí chính trị hiệu nghiệm cho mục đích tuyên truyền. Điều đó được giải thích không chỉ bởi tầm quan trọng, mà cả tính phức tạp của vấn đề. Và trên thực tế, mặc dù chủ nghĩa dân tộc là một khái niệm, nó thường bị lạm dụng hoặc hiểu nhập nhằng. Vì thế, theo tôi, trước hết chúng ta cần phân biệt chủ nghĩa dân tộc chân chính với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi đều cản trở quá trình toàn cầu hoá. Nhưng vấn đề đáng nói hơn là trong khi những người theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi lớn tiếng bảo vệ quyền lợi dân tộc thì những hành vi thiển cận của họ lại dẫn đến những thiệt hại khôn lường cho sự phát triển của chính dân tộc đó. Các nhà nghiên cứu có thể chỉ ra hàng loạt các nguyên nhân về kinh tế, chính trị khiến nhiều dân tộc hoặc quốc gia suy vong. Nhưng có một nguyên nhân quan trọng và không thể phủ nhận lại thường ít được chú ý đến, đó là các cộng đồng này đã tự giam hãm mình trong không gian chật hẹp, tự đối lập với phần thế giới còn lại vốn có khả năng sinh tồn và phát triển năng động hơn nhiều. Họ dần dần trở thành những dân tộc tự nó và tự mãn. Chính vì vậy họ đã tự tước đi cơ hội được hưởng những thành quả phát triển của toàn nhân loại. Trong trường hợp đó, một dân tộc dù có quá khứ vinh quang cũng không thể không mất dần sức sống. Trường hợp dân tộc Trung Hoa chẳng hạn, là một bằng chứng hùng hồn. Chính sự tự giam hãm là nguồn gốc của thứ bệnh AQ và dẫn một dân tộc từng dẫn đầu nhân loại về trình độ phát triển trong vòng mấy ngàn năm đến chỗ bạc nhược. Trong khi đó, Nhật Bản lại là một ví dụ ngược lại. Từ địa vị một quốc gia nhược tiểu, một nước chư hầu của Trung Quốc, chính nhờ chính sách mở cửa thời Minh Trị mà Nhật Bản đã đuổi kịp phương Tây trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Trong lịch sử Trung Hoa, chưa có kẻ xâm lăng nào làm nhục họ hơn là người Nhật! Trong giai đoạn ngày nay, bản chất vấn đề vẫn không thay đổi, nhưng tính quyết liệt thì lớn hơn nhiều. Nếu một dân tộc nhạy bén và quyết tâm cao, chấp nhận những thách thức nghiệt ngã để chủ động và khôn khéo hội nhập thì hoàn toàn có thể vươn lên thực hiện những cuộc đổi ngôi trên đường đua toàn cầu. Ngược lại, những dân tộc vẫn khăng khăng giữ tâm lý cát cứ, tự co cụm và khu trú trong không gian chật hẹp của mình, chắc chắn nó sẽ chìm sâu vào vũng bùn suy thoái hay thậm chí có thể bị lịch sử đào thải. Thế kỷ XXI là thế kỷ của hợp tác. Để ngăn ngừa hoặc giải quyết xung đột, thay vì đối đầu, các quốc gia cần phải đối thoại chứ không phải khăng khăng bám giữ lập trường dân tộc hẹp hòi, ích kỷ.
- Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, con người và các quốc gia tương tác với nhau ở mức độ cao hơn nhiều, sâu sắc hơn nhiều và cũng triệt để hơn nhiều. Vì thế bản thân khái niệm dân tộc cũng cần được đổi mới. Như trên đã nói, những thành tựu của khoa học kỹ thuật ngày nay giúp cho con người ở bất cứ nơi nào trên thế giới có thể vượt qua sự hạn chế của không gian và thời gian để tương tác với nhau. Các Công ty đa quốc gia có thể dễ dàng xuyên thủng các biên giới để đạt được mục đích của họ và bản thân đường biên giới quốc gia cũng không còn có ý nghĩa tuyệt đối để ngăn chặn những hoạt động ngoại lai từ các cộng đồng khác. Còn hơn thế nữa, không một quốc gia nào, dù là có tiềm lực mạnh nhất, còn có thể hoàn toàn tự quyết định các công việc song phương và đa phương. Trong thời đại ngày nay, các chính sách của mỗi quốc gia không còn có quyền năng tuyệt đối trong nội bộ quốc gia đó, mà phải chịu những tác động mang tính toàn cầu. Vì thế, mọi biểu hiện dân tộc hẹp hòi đã xuất phát từ các nước nghèo hay từ các nước phát triển đều lỗi thời, hoàn toàn không thích hợp với thời đại và khó lòng mang lại kết quả như mong đợi. Một chính phủ thông minh phải thúc đẩy dân tộc mình tham gia một cách chủ động và khôn khéo vào quá trình toàn cầu hoá, thay vì uổng công phản ứng tiêu cực nhằm che chắn cho dân tộc mình thoát khỏi ảnh hưởng của toàn cầu hoá. Một dân tộc khôn ngoan không cưỡng lại toàn cầu hoá, cũng không đối đầu hoặc chống lại bất kỳ một dân tộc nào khác. Dân tộc đó phải chủ động tham gia toàn cầu hoá, biết cách hợp tác hiệu quả nhất với mọi dân tộc khác nhau trên thế giới. Vấn đề đặt ra là đâu là chìa khoá mở cánh cửa dẫn đến sự hợp tác thành công giữa các dân tộc? Để giải quyết vấn đề toàn cầu hoá và quyền lợi dân tộc, chúng ta buộc phải nhìn nhận quá trình toàn cầu hoá theo một quan điểm hoàn toàn mới, một quan điểm phải bao quát hơn song cũng tinh tế hơn so với quan điểm kinh tế thuần tuý. Tôi cho rằng quá trình toàn cầu hoá có thể diễn ra dễ dàng thuận lý và hiệu quả hơn nếu như song song với toàn cầu hoá kinh tế là quá trình toàn cầu hoá về văn hoá, bởi chính sự khác biệt về văn hoá đã hạn chế rất nhiều khả năng hợp tác giữa các dân tộc. Nhân loại ngày nay cần thức tỉnh để nhận ra rằng chúng ta đang gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau hơn bao giờ hết. Những dị biệt về văn hoá nhiều khi là tiền đề dẫn đến sự kỳ thị giữa các cộng đồng, gây chia rẽ và cản trở nhân loại phát triển. Con người cần phải và có thể xích lại gần nhau để cùng mưu cầu hạnh phúc. Một bi kịch và nghịch lý trong quá khứ là để phát triển các dân tộc thường có chính sách đối đầu với nhau, nhưng rồi chính sách đối đầu lại dẫn đến những xung đột thảm khốc và mang lại kết quả bi thảm cho cả hai bên. Toàn cầu hóa về văn hóa là xây dựng những giá trị văn hoá chung của toàn nhân loại, một thứ nền tảng giúp mọi cộng đồng có thể hợp tác với nhau hiệu quả hơn trong việc cùng nhau tìm ra giải pháp cùng tồn tại và phát triển.
- Đến đây chúng ta thực sự đã có một quan điểm mới đầy đủ hơn: Toàn cầu hoá là quá trình các dân tộc rũ bỏ các định kiến để hợp tác cùng phát triển kinh tế và văn hoá trong không gian toàn cầu. Tóm lại, các dân tộc đang xích lại gần nhau trong quá trình hội nhập, mọi kỳ vọng dựa vào quyền dân tộc hẹp hòi chỉ là sự đi ngược lại quy luật phát triển và tất yếu phải trả giá. Toàn cầu hoá mang lại lợi ích phát triển cho mọi dân tộc nhưng để toàn cầu hoá thành công về mặt kinh tế, nghĩa là mang lại sự phồn vinh cho mọi cộng đồng, tất yếu phải đẩy mạnh toàn cầu hoá về mặt văn hoá. Mọi dân tộc đều có cơ hội chiến thắng trên đường đua toàn cầu hoá nếu dân tộc đó biết xây dựng văn hoá của mình theo những tiêu chuẩn văn hoá toàn cầu.
- 3. Sự lớn mạnh của các lực lượng đa quốc gia Trong những trào lưu và xu thế mới, một trong những xu thế nổi bật nhất có lẽ là sự lên ngôi của các lực lượng đa quốc gia trên vũ đài quốc tế. Cội nguồn của các lực lượng đa quốc gia Nói đến các lực lượng đa quốc gia là chúng ta phải nói đến một trào lưu chính trị xưa hơn, đó là chủ nghĩa vô chính phủ. Nói chung, bao giờ giữa quyền lợi công cộng và quyền lợi cá nhân cũng có những mâu thuẫn với nhau, và do đó có một tâm lý phổ biến trên toàn thế giới là con người không thích các chính phủ. Về bản chất thì những cuộc biểu tình chống chính phủ mà chúng ta đang chứng kiến khắp nơi trên thế giới ngày nay khá gần gũi với những cuộc biểu lộ thái độ tương tự trong quá khứ. Người dân không thích các chính phủ, bởi vì người ta không thích ai điều khiển đời sống của mình. Vô phúc cho dân tộc nào mà đa số dân chúng lại thích sự điều khiển như vậy, bất kể vì lí do gì, bởi vì chúng ta có thể khẳng định ngay rằng dân tộc ấy sẽ không thể phát triển được. Bởi lẽ nó là dấu hiệu của sự bạc nhược cam chịu hoặc kém phát triển về mặt nhận thức. Một dân tộc lành mạnh thì nói chung là không thích nhà nước, không thích các chính phủ. Vậy các chính phủ kiểm soát các hành vi của con người để làm gì? Nói một cách nôm na, mục đích trước hết và dễ thấy nhất là để thu về mọi khoản thu có thể thu được. Tuỳ thuộc vào trình độ văn minh trong mỗi thời đại mà các khoản thu ấy hợp lý hay không hợp lý, hợp đạo lý hay không hợp đạo lý. Nhưng chính phủ, Lênin nói về cơ bản là đúng, bao giờ cũng đồng nghĩa với một bộ máy cảnh sát và thu thuế. Mục đích thứ hai, thực ra căn bản hơn, là các chính phủ muốn kiểm soát sự an toàn chính trị của mình, tức là muốn trở thành bền vững. Đáp lại ý chí của nhà nước là sự nảy sinh tâm lý, và sau đó là chủ nghĩa vô chính phủ. Những tập đoàn đa quốc gia, hay những tập đoàn không thích sự kiểm soát của các quốc gia, là hiện thân ở mức tập trung nhất và dưới hình thức hiện đại của chủ nghĩa vô chính phủ. Họ không muốn bị các chính phủ thu nhiều khoản thu từ những phần khác nhau của họ. Họ tìm cách trốn tránh điều đó trong điều kiện có thể. Họ lập công ty ở những nơi nào phải đóng thuế ít nhất, có thể thuê nhân công với giá rẻ nhất, mặc cho tình trạng thất nghiệp ở nước họ có trầm trọng đến mức nào đi nữa. Hiện tượng này thực ra cũng đã có từ ngàn xưa. Đó là những lực lượng đa quốc gia tồn tại bên ngoài các đường biên giới. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, cùng với sự hoà nhập của thế giới thì mới xuất hiện các lực lượng đa quốc gia chuyên nghiệp. Lực lượng đa quốc gia mà chúng ta nói đây là các lực lượng đa quốc gia chuyên nghiệp và chính thống như thế. Việc các lực lượng đa quốc gia phân phối vốn đầu tư và sự chú ý của họ vào đâu phụ thuộc vào chính sách của các chính phủ, vào tình trạng giá cả lao động
- hàng hoá ở những khu vực khác nhau. Như vậy rõ ràng là họ tự quyết định việc phân bố đầu tư sự chú ý chính trị và kinh tế, không phụ thuộc vào các chính phủ. Các lực lượng này đóng vai trò quyết định, là động lực cơ bản trong quá trình toàn cầu hoá. Nếu nhìn thuần tuý dưới con mắt kinh tế thì các công ty đa quốc gia là bước phát triển mới của các xí nghiệp. Từ những xí nghiệp chuyên môn hoá trong việc sản xuất một sản phẩm cụ thể và độc lập với nhau, đến đầu thế kỷ, trước tiên là tại Mỹ, đã xuất hiện sự liên kết của các công ty, đặc biệt là công ty thương nghiệp với công ty công nghiệp, trở thành những công ty công-thương nghiệp. Một mặt, các công ty không ngừng tăng khả năng về vốn, về công nghệ và thị trường, mặt khác nó cũng không ngừng thâu tóm ngày càng nhiều lĩnh vực. Không những thế, hoạt động của các công ty dần dần mở rộng cả theo chiều dọc, nghĩa là bao gồm cả những hoạt động trước sản xuất như đào tạo nghiệp vụ, khai thác nguyên vật liệu, cung cấp dịch vụ ngân hàng, và các hoạt động sau sản xuất như gắng ổn định thị trường của mình bằng cách hỗ trợ những công ty là khách hàng của nó. Do đó nảy sinh nhu cầu liên kết những công ty khác nhau của nhiều nước khác nhau vào một tổ hợp chung. Cũng dưới góc độ kinh tế thì các công ty đa quốc gia là bước phát triển mới về chất của nền kinh tế thế giới. Về thực chất đó là những siêu công ty xét về vốn, công nghệ, chất xám và trình độ quan lý. Hoạt động của các công ty đa quốc gia vượt rất xa ngoài các đường biên giới và trở thành những thế lực khổng lồ, thậm chí vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các chính phủ. Đến cuối thế kỷ XX, sức mạnh kinh tế của nhiều công ty đa quốc gia còn vượt cả những quốc gia được xếp hạng trung bình của thế giới. Nghĩa là về mặt nào đấy các công ty và quốc gia đã trở thành những quốc gia không có đường biên và nhiều nhà lãnh đạo công ty đa quốc gia đã trở thành những chính khách thực sự. Các công ty đa quốc gia phân phối vốn đầu tư và sự chú ý của họ vào quốc gia nào phụ thuộc vào chính sách của chính phủ, vào tình trạng giá cả lao động, hàng hoá ở những khu vực đó. Rõ ràng là họ tự quyết định việc phân bố sự chú ý chính trị và kinh tế của mình không phụ thuộc vào ý chí của các chính phủ. Nhưng ngoài các công ty quốc gia, các lực lượng đa quốc gia còn bao gồm cả các định chế quốc tế như Liên hiệp quốc (UN), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) và các tổ chức kinh tế, hợp tác khu vực kiểu như EU, ASEAN, NAFTA và các lực lượng mang tính phá hoại quốc tế, như các tổ chức khủng bố, những tổ chức mafia hay những liên minh phản động. Một thực tế hiển nhiên là để phát triển, mọi quốc gia, kể cả những nền kinh tế lớn nhất như nước Mỹ, không thể không hợp tác với các định chế quốc tế và thậm chí còn phải điều chỉnh chính sách của mình cho phù hợp với các quan hệ với các định chế đó. Trên thực tế đâu đó hiện vẫn nổi lên những tiếng nói phản đối quyền lực của các lực lượng đa quốc gia, nhưng
- chúng ta phải có cái nhìn thiết thực hơn. Có thể nói, các lực lượng đa quốc gia đóng vai trò quyết định, là động lực cơ bản trong quá trình toàn cầu hoá. Các lực lượng đa quốc gia đang trở thành lực lượng chính trong phân phối các nguồn lực chuyển giao công nghệ, khoa học, lưu chuyển hàng hoá, thậm chí đóng vai trò chủ đạo trong việc điều hành guồng máy kinh tế toàn cầu. Vai trò của họ ngày càng tăng trong mọi tiến trình quốc tế và khu vực vì vậy các quốc gia muốn phát triển, muốn được hưởng những thành quả phát triển của nhân loại cần và phải khai thác tối đa hiệu quả của sự hợp tác với các lực lượng đa quốc gia. Ta có thể so sánh vấn đề này với thái độ của các quốc gia đối với việc sử dụng Internet. Ngày nay không còn quốc gia nào vì lý do Internet có độc hại mà tự tước đi của mình quyền lợi khai thác và sử dụng nguồn lợi không gì so sánh được này để phát triển kinh tế. Song song với các lực lượng đa quốc gia mang bản chất và xu hưởng tiến bộ là các lực lượng đa quốc gia phản tiến bộ. Các lực lượng khủng bố, chẳng hạn, không phải đến bây giờ mới xuất hiện, nhưng chỉ có ngày nay mới phát triển thành lực lượng có sức mạnh tàn phá ghê gớm gây khủng khiếp đối với nhân loại. Đấy chính là mặt trái của toàn cầu hoá, mặt trái của đa quốc gia hoá. Đấy là trạng thái vô chính phủ của hoạt động chính trị. Sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 là một lời cảnh báo đối với nhân loại. Nó cho thấy rằng thế giới của chúng ta không những đã thay đổi về bản chất mà còn trở nên dễ tổn thương hơn bao giờ hết. Và lý do không phải ở đâu xa, nó nằm ngay trong sự thiếu trách nhiệm của chúng ta, nhất là của các chính phủ và những người đại diện quốc gia, về cuộc sống chung. Chính tư duy thiển cận và cũ kỹ theo hướng đối lập lợi ích dân tộc mình với lợi ích của dân tộc khác, đối lập lợi ích của dân tộc mình với lợi ích toàn nhân loại cũng dẫn đến những hậu quả khác về môi trường, về văn hoá và an ninh con người. Các lực lượng đa quốc gia là một trong những công cụ của nhân loại để tiến hành những quá trình như vậy. Các công ty đa quốc gia đại diện cho sức mạnh khổng lồ của kinh tế tư nhân trong thời đại mới, còn các định chế quốc tế đại diện cho sức mạnh của các "siêu nhà nước". So với mỗi quốc gia đơn lẻ, lực lượng đa quốc gia hiện có sức mạnh to lớn hơn nhiều trên vũ đài kinh tế, chính trị toàn cầu và chắc chắn rằng họ tiếp tục còn có vai trò to lớn hơn nữa trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như của kinh tế toàn cầu trong thế kỷ tới. Hai nguồn quyền lực đứng trên quyền lực này buộc các quốc gia phải thay đổi và điều chỉnh các chính sách của mình trong đó đặc biệt là chính sách đối ngoại để phù hợp với hoàn cảnh mới. Nhưng có một khía cạnh mới mẻ còn rất ít người đề cập đến, đó là vấn đề vận động của quyền lực chính trị. Dưới tác động của toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại, không chỉ dòng chảy của hàng hoá, tiền vốn, kỹ thuật, nhân công mà cả sự thâm nhập về quyền lực từ nước này sang nước khác cũng dễ dàng hơn và có mức độ ngày càng cao hơn. Ở trên chúng ta đã thấy
- rằng trong thời đại mới không một sai lầm trên quy mô quốc gia nào không ảnh hưởng đến đời sống chung của toàn nhân loại. Tôi cho rằng cần phải nói thêm: Ngày nay không còn quyền lực chính trị. tuyệt đối và toàn năng, đóng khung trong lãnh thổ quốc gia. Ngày nay, mọi quyền lực chính trị đều tác động, ảnh hưởng, đều phải chịu ràng buộc lẫn nhau.
- 4.Sự thay đổi bản chất ngoại giao nhà nước và vấn đề hai chính sách đối ngoại Những thay đổi cơ bản nói trên ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ ngoại giao của các quốc gia và phá vỡ hình thức quan hệ quốc tế truyền thống. Kể từ khi xuất hiện nhà nước, giao lưu kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, đồng thời với mặt tích cực của quá trình phát triển trên, những mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia cũng ngày càng trở nên căng thẳng và gay gắt hơn. Điều này giải thích tại sao trong lịch sử phát triển của mình các quốc gia luôn nhận thức ngoại giao là một hoạt động vô cùng quan trọng để các quốc gia đối thoại với nhau, bảo vệ hoặc chia sẻ các quyền lợi của mỗi nước hoặc nhóm nước tuỳ từng tình hình cụ thể của lịch sử. Sự kết thúc chiến tranh lạnh, theo chúng tôi, không đơn thuần là sự gục ngã của một trong hai đối cực, mà là sự phá sản của quan niệm lỗi thời về các quan hệ quốc tế. Thế giới hiện đại là một thế giới liên hệ với nhau chặt chẽ, trong đó vai trò của các lực lượng đa quốc gia hoặc xuyên quốc gia ngày càng lớn, sự hôn phối giữa các nền văn hoá, các dân tộc, các nền kinh tế ngày càng tăng lên và đặc biệt là tầm quan trọng của kinh tế đối ngoại đã trở thành một trong những nhân tố quyết định. Theo chúng tôi có bốn tác nhân quan trọng nhất quyết định những thay đổi về nhiệm vụ ngoại giao của các quốc gia. Tác nhân thứ nhất: Sự cáo chung của quan niệm đối lập Nhà nước- Quốc tế, trong đó nhà nước được coi như những đơn vị chính trị ích kỷ và do đó bản chất của các quan hệ quốc tế là những tương tác giữa các lợi ích ích kỷ của các nhà nước, tức là các đơn vị chính trị. Quan niệm này có xu hướng tuyệt đối hoá các quan hệ trong lòng nhà nước và coi nhẹ các liên hệ quốc tế. Những người theo quan điểm này cho đến nay vẫn tiếp tục coi nhà nước như những đơn vị chính trị ích kỷ và do đó bản chất của các quan hệ quốc tế là những tương tác giữa các các lợi ích ích kỷ của các nhà nước, tức là các đơn vị chính trị. Họ ca rằng mục đích tối thượng của các chính sách đối ngoại là tìm kiếm lợi ích riêng của nhà nước - dân tộc và cái quyết định cho mọi giải pháp quốc tế là so sánh lực lượng trên thế giới, trong đó chủ yếu là sức mạnh quân sự. Chính quan điểm này đã chi phối thế giới trong chiến tranh lạnh. Trong bối cảnh đó, ngoại giao cũng mang nặng những định kiến dân tộc và ý thức hệ. Các hoạt động ngoại giao về cơ bản là đi theo những hành lang vạch sẵn. Các cuộc đối thoại giữa các quốc gia có xung đột về quyền lợi thường như những cuộc nói chuyện giữa những người điếc. Mỗi quốc gia cố gắng đòi hỏi quyền lợi nhiều nhất và thường không hiểu hoặc không muốn hiểu đối tác của họ muốn gì. Cuộc đụng đầu lịch sử giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là
- một minh chứng cho nhận định trên. Nếu xét trên quan điểm đối tác thì hai bên hầu như không hiểu nhau. Năm 1945, bất chấp những cố gắng liên minh của Việt Minh, người Mỹ phớt lờ nguyện vọng tự do độc lập dân tộc của Việt Nam. Về phía mình, sau chiến tranh người Việt cũng hầu như không hiểu và nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của nước Mỹ trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Người Việt hoàn toàn chưa thấy được nước Mỹ như một thị trường lớn nhất thế giới mà mọi quốc gia không thể không xâm nhập, nếu muốn thành công trên con đường phát triển. Nghĩa là cả Việt Nam và Mỹ cũng như nhiều nước khác bị những định kiến về dân tộc và ý thức hệ chi phối. Tác nhân thứ hai: Vai trò quyết định của kinh tế. Ngày nay, thế giới đã thay đổi về cơ bản. Nhiệm vụ chính trị lớn nhất, quan trọng nhất của mọi quốc gia là hoạt động kinh tế. Sự xuất hiện của những lượng nằm bên ngoài nhà nước buộc nhà nước phải có những thay đổi tương ứng trong hoạt động đối ngoại của mình. Chính phủ nước nào cũng sẽ phải đương đầu với điều này, vấn đề là phải ý thức sớm được chúng để có những bước đi thích hợp và nhanh chóng. Cần phải có đủ nhạy cảm và trí thông minh để đón trước được xu thế đó của thời đại, có những phương sách chính trị đặc biệt nhằm biến các lực lương đa quốc gia thành các đồng minh, tạo ra các tiềm lực phát triển của mình. Cần lưu ý rằng xu hướng co cụm vào các khu vực chỉ là để đối phó với bên ngoài, còn trong nội bộ các khu vục, sự cạnh tranh vẫn diễn ra gay gắt. Bởi thế chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh của chúng ta khi chúng ta ra nhập các khối kinh tế khu vực. Năng lực ấy lớn hay bé là tuỳ thuộc vào khả năng quyến rũ của chúng ta đối với sự đầu tư của các tập đoàn công nghiệp và tài chính đa quốc gia. Hoạt động này chính là bản chất của việc hình thành một chính sách đối ngoại thứ hai - đối ngoại với các lực lượng đa quốc gia mà chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ hơn dưới đây. Nhiều quốc gia đã thực hiện điều đó một cách không tự giác, nhưng trong một tương lai không xa nữa họ sẽ làm một cách hoàn toàn tự giác. Đó là vì họ phải cạnh tranh, họ phải tìm kiếm đồng minh. Trong quá khứ, người ta đã từng làm nhiều cách khác nhau để lôi kéo những quốc gia cụ thể trở thành đồng minh. Những việc đó ngày nay vẫn tồn tại. Nhưng với nhạy cảm bản năng, những quốc gia có xã hội thương mại sẽ phát hiện ra rằng họ còn phải lôi kéo những lực lượng bên ngoài các quốc gia nữa. Và chúng ta không được quyền chậm trễ. Tác nhân thứ ba: Dân chủ hoá quốc tế về ngoại giao. Sau chiến tranh lạnh, các quốc gia bỗng nhiên tự mình phải gánh vác những nhiệm vụ chính trị của mình. Thế kỷ 20 đã chứng kiến phong trào giải phóng dân tộc trên quy mô toàn thế giới. Hệ thống thuộc địa và chủ nghĩa thực dân bị xoá bỏ nhưng đồng thời người ta cũng chứng kiến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa và sự kết thúc của chiến tranh lạnh đã được hình thành từ sau chiến
- tranh thế giới lần thứ hai. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, phần lớn các nhà nước không thực sự có quyền tự quyết trong lĩnh vực đối ngoại. Trong thời kỳ này sự phân chia về ý thức hệ chiếm ưu thế, trong đó nhiều nhà nước không có năng lực chính trị độc lập và đầy đủ. Tuy nhiên, vấn đề dân tộc hoàn toàn không bị lãng quên mà khi có điều kiện, và nhất là khi chiến tranh lạnh kết thúc nó lại bùng phát trở lại không kém phần dữ dội. Những thay đổi của thế giới trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ XX đã tạo nên một trật tự thế giới mới, các quốc gia thoát khỏi những ràng buộc chặt chẽ vào các siêu cường. Họ có thể tự do hơn để nói tiếng nói thật của mình. Nhân loại bước vào thời kỳ phát triển nhanh chưa từng thấy, nhưng tình hình không phải là hoàn toàn thuận lợi, thế giới ngày nay vẫn đầy biến động và bất trắc. Nền chính trị thời hậu chiến tranh lạnh giải thoát cho nhiều quốc gia khỏi "quỹ đạo" làm vệ tinh cho các siêu cường nhưng nó lại là cơ hội mới để những mâu thuẫn thâm căn cố để giữa các dân tộc có dịp nổi lên, dẫn đến sự chia cắt thế giới thành những mảnh vụn mang màu sắc dân tộc, tôn giáo, ý thức hệ hoặc thậm chí là trình độ phát triển. Thế giới ngày nay mang lại cho các dân tộc nhiều cơ hội mới để phát triển nhưng nó cũng dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Thực tế cuộc sống đòi hỏi ngoại giao trong thời kỳ hiện nay phải thay đổi về chất để đáp ứng với yêu cầu của thời đại. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng trên là tính độc tuyến của hoạt động đối ngoại thời kỳ chiến tranh lạnh. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn là thế giới chưa xây dựng được những tiêu chuẩn chính trị lành mạnh để các dân tộc cùng chung sống và phát triển, chưa có nền văn hoá chung để có thể hiểu và chia sẻ quyền lợi cũng như những nghĩa vụ cùng nhau. Các quốc gia mạnh luôn theo xu hướng áp đặt còn các quốc gia yếu hơn thường rơi vào trạng thái cực đoan của những định kiến. Tuy nhiên lịch sử là quá khứ, các dân tộc hoàn toàn và có thể hành động theo những cách khác tốt đẹp hơn so với những gì đã xảy ra trong quá khứ, để cùng nhau kiến tạo tương lai. Tác nhân thứ tư: Vai trò to lớn của các lực lượng đa quốc gia. Có tài liệu thống kê đã đưa ra tỉ lệ tài sản mà các chính phủ không quản lý nổi, tức là nằm trong các công ty đa quốc gia, chiếm khoảng 48% tài sản của nhân loại. Có thể khẳng định rằng, một quốc gia có nhận được sự hỗ trợ của các lực lượng đa quốc gia hay không còn tuỳ thuộc vào thái độ và những nhận thức của quốc gia đó về các lực lượng đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia đương nhiên bao giờ cũng có mặt ở chỗ mà chính phủ tỏ ra tự do và tôn trọng thương nhân nhất, thuế suất thấp nhất. Họ đến đó để tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn nhưng đồng thời góp phần tạo thêm việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng tốt cho quốc gia nơi họ có mặt. Các lực lượng đa quốc gia là một lực lượng vô định hình, họ có mặt ở chỗ nào có lợi. Do đó, một chính phủ thông minh cần có các chính sách để lôi kéo họ, biến họ không chỉ thành đồng minh kinh tế, đồng minh phát triển, mà thậm chí có thể trở thành đồng minh
- chính trị. Người ta đã bắt đầu đặt các công ty đa quốc gia bên cạnh các quốc gia, đặt các nhà tài phiệt như Bill Gates bên cạnh những người đứng đầu nhà nước. Đối với các định chế quốc tế cũng có tình trạng tương tự. Thời đại ngày nay mỗi quốc gia chỉ có thể phát triển tốt nếu họ xây dựng một nền kinh tế Thị Trường Mở. Chính sách đối ngoại thể hiện sự tham gia hoặc hợp tác tích cực với các định chế quốc tế không chỉ là thước đo của quá trình hội nhập mà thực chất là điều kiện tiên quyết cho phát triển; lợi dụng được tối đa sức mạnh khổng lồ của các công ty đa quốc gia để phát triển kinh tế đất nước không những là yêu cầu cấp bách của thực tế mà còn thể hiện sự thông minh, sáng suất của mỗi chính phủ. Có thể kết luận rằng, ngày nay một chính phủ cần có hai chính sách đối ngoại: Chính sách thứ nhất để giao dịch, đối phó và chung sống với các quốc gia, tức là ngoại giao giữa quốc gia và quốc gia, giữa quốc gia và các định chế quốc tế, chính sách thứ hai hướng tới các công ty đa quốc gia. Căn cứ vào những phân tích xu thế phát triển của thế giới, quan điểm mới về đối ngoại của các nước đang phát triển có thể tóm tắt bằng những điểm chính sau đây: 1. Đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia nhỏ, chính sách đối ngoại phải phù hợp với vị thế của mình. Chính sách này phải dựa trên một nguyên tắc ổn định nhưng cần phải có cơ cấu cho phép ứng phó linh hoạt với tình hình thế giới luôn luôn biến động nhanh chóng. Nguyên tắc này không biến quốc gia mình thành một nước cơ hội, nhưng đồng thời phải cho phép quốc gia tận đụng mọi cơ hội thuận lợi để phát triển. 2. Nguyên tắc ngoại giao được thể hiện và đảm bảo. Trước hết bởi việc xử lý quan hệ với các cường quốc. Chính sách làm bạn với tất cả các nước không thể thay thế tầm quan trọng sống còn của chính sách ngoại giao với Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật và EU. Chính sách đúng đắn sẽ giúp chúng ta tiếp cận những cơ hội và tranh thủ được những yếu tố tích cực từ các lực lượng quốc tế và quốc gia có thể tác động tích cực đến sự phát triển của mình. 3. Đối ngoại với các tổ chức quốc tế và tập đoàn đa quốc gia đã và ngày càng có tầm quan trọng hơn. Nếu trong quá khứ, mỗi nhà nước chỉ có một chính sách đối ngoại, thực chất là hoạt động của nhà nước nhằm đối thoại với các nhà nước khác cùng phe hoặc khác phe với mình, thì ngày nay mỗi quốc gia cần có hai chính sách đối ngoại: một với quốc gia và một với các công ty đa quốc gia. 4. Toàn cầu hoá là quá trình không thể đảo ngược, do đó, các biện pháp đối nội cần được quan niệm như là quá trình chuẩn bị cho công cuộc hội nhập. Mặt khác việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với sự nghiệp phát triển đất nước. 5. Ngoại giao khu vực cần dựa trên cơ sở những phân tích đầy đủ, khách
- quan và có tính dự báo, trong đó phải lưu ý rằng các nước láng giềng vừa là đối tác vừa là những đối thủ cạnh tranh trước mắt và lâu dài. 6. Cùng với các nhiệm vụ đối ngoại, cơ cấu và cơ chế hoạt động của chính phủ cũng cần được thay đổi dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế. Trong những điểm này, chính sách ngoại giao với các công ty đa quốc gia là hết sức mới mẻ. Nó sẽ giúp các quốc gia đang phát triển đạt được hai mục đích chính: (i) Tận dụng vốn, công nghệ, trình độ quản lý và thị trường để phát triển kinh tế. (ii) Hỗ trợ giải quyết vấn đề chính trị. Qua đó, các quốc gia đang phát triển có thể phát triển hoặc mở rộng quan hệ với những quốc gia hay những lực lượng mà trong những điều kiện cụ thể không thể giải quyết trực tiếp giữa các quốc gia.
- IV. Văn hóa chính trị và dân chủ
- 1.Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây Sự khác nhau trong thái độ và quan niệm về dân chủ đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp. Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân. Tuy nhiên, trong cuộc sống xã hội, khái niệm dân chủ đường như đều được hiểu như là một phương thức quan hệ giữa các cá nhân, trong đó các quyền và nghĩa vụ của các cá nhân được tôn trọng tuyệt đối. Các nước phương Tây có xu hướng tuyệt đối hoá các tiêu chuẩn của dân chủ do họ đưa ra, còn các nước phương Đông thì có xu hướng đưa ra một quan niệm khác. Nói về nhà nước tư sản, Lenin nhận định rằng đó là nhà nước của số ít, nhằm bảo vệ lợi ích của số ít những kẻ bóc lột. Lenin cũng nói rằng nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước của nhân dân lao động, tức là của số đông, bảo vệ quyền lợi của số đông. Ông khẳng định rằng chính vì thế mà "dân chủ vô sản một triệu lần dân chủ hơn dân chủ tư sản". Nhận định của Lenin dựa trên những phân tích của ông đối với chủ nghĩa tư bản đương thời. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là nếu như quả thật bản chất của nhà nước vô sản thuộc về số đông, phản ánh những nguyện vọng của số đông, nó đồng thời cũng là loại nhà nước dễ bị đánh cắp quyền lực nhất. Đó là kiểu nhà nước thiếu những nguyên lý kiểm soát chặt chẽ cần thiết. Tuy nhiên, tất cả các hình thức dân chủ đó, cho dù có những hình thức chống đối nhau, lại đều dựa trên những quan niệm và tiêu chuẩn rõ ràng. Những đặc điểm và tiêu chuẩn đó có thể quy về những điểm mấu chất sau đây: - Tiêu chuẩn chính trị: Bầu cử tự do và công bằng, quản lý nhà nước bằng ý chí của mọi công dân. - Tiêu chuẩn văn hoá - xã hội: Sự ý thức và khả năng thực tế của các công dân về quyền hạn và nghĩa vụ của mình. Còn ở phương Đông có dân chủ không? Và nếu có, thì có hay không cái gọi là hình thức đặc thù của dân chủ phương Đông? Theo chúng tôi, do tính chất nửa vời về quan niệm sở hữu, sự phân hoá giai cấp trong xã hội phương Đông không sâu sắc như ở phương Tây. Chính vì thế, hình thức dân chủ sơ khai xuất hiện ở phương Đông sớm hơn, nhưng
- lại tồn tại được dạng sơ khai lâu hơn. Những đặc điểm đó của xã hội phương Đông khiến cho nhiều người đặt ra câu hỏi về một hình thức riêng biệt của dân chủ ở phương Đông. Dân chủ phương Đông có phải là dân chủ không? Câu trả lời khẳng định có vẻ như là tất yếu. Thế nhưng vấn đề không đơn giản như thế. Vấn đề là sẽ rất không thích hợp nếu đem những thước đo của phương Tây vào áp đụng với những điều kiện của châu Á hiện nay. Có một thực tế rất hài hước là trong khi các nước phương Tây ra sức đấu tranh để "bảo vệ" những quyền lợi của dân chúng Trung Quốc hay ở Malaisia thì trên thực tế dân chúng ở đó lại không hề cảm thấy cần thiết những quyền đó, hay thậm chí còn khó chịu. Một ví dụ là vấn đề quyền trẻ em. Có thể ở Hoa Kỳ trẻ em có thể kiện bố ra toà nhưng có lẽ ở châu Á đó chỉ có thể là một hành động phi đạo đức. Có một thực tế là trong mấy thập kỷ qua, những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á (và cũng là của thế giới) phần lớn đều là những nước bị phương Tây chỉ trích là độc tài, phi dân chủ. Ngay ở trong mỗi nước, nhiều khi cũng thấy rằng các chính phủ "độc tài" dường như lại có ích cho đất nước hơn là những chính phủ dân chủ. Một ví dụ là chính phủ độc tài Pak Chong Hui đã đem đến cho Hàn Quốc nhiều lợi ích hơn hẳn so với những chính phủ dân chủ trước ông, đặc biệt chính phủ của Syngman Rhee. Kết luận này có thể được hỗ trợ bởi Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, và Pinochet ở Chile. Đưa ra những nhận xét trên đây không phải chúng tôi nhằm mục đích bào chữa cho các chế độ độc tài, mà để thấy rằng không nên vội vã quy kết một chế độ hoặc một xã hội, cũng không thể hoàn những quá trình kinh tế với chế độ chính trị một cách giản đơn. Trái lại, cần phải nhìn nhận dân chủ như một khái niệm hết sức tương đối có tính chất lịch sử và gắn liền với truyền thống văn hoá. Trên thực tế, nói đến phương Đông là nói đến một thế giới cực kỳ đa dạng cả về văn hoá, chế độ chính trị, tôn giáo, đến dân tộc và trình độ phát triển kinh tế. Ba tỷ dân đang sống ở khu vực này. Ở đây có những quốc gia lâu đời như Trung Quốc, Ấn Độ và những quốc gia rất trẻ như Singapore; những nước cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới như Nhật Bản, những nước quân phiệt như Miến Điện; những nước giàu như Nhật Bản và những nước nghèo như Việt Nam, Campuchia và Miến Điện; những nước cực lớn như Trung Quốc với hơn một tỷ dân với những nước bé nhỏ như Bruney chi vẻn vẹn 300 000 dân; cả đạo Phật, đạo Hồi và đạo Thiên Chúa đều có mặt tại đây. Sự khác nhau lớn đến nỗi thật khó mà có thể tìm ra một sự đồng nhất cho cái gọi là “Cộng đồng châu Á”. Sự khác nhau còn được tăng thêm bởi những mâu thuẫn và cả những đụng độ về tôn giáo, sắc tộc, kinh tế, lãnh thổ và ý thức hệ. Tuy thế, theo chúng tôi, có thể tìm ra những điểm chúng, nhưng
- hoàn toàn không phải là trong những lĩnh vực mà chúng ta vừa mới điểm qua. Đó là: 1, Trình độ dân trí. Mặc dù châu Á từng là nơi có nền văn minh phát triển cao nhất thế giới trong phần lớn lịch sử nhân loại, nó đã bị thụt lùi nghiêm trọng trong vòng vài thế kỷ gần đây. Khi nói đến dân trí, chúng tôi không chỉ đề cập, đúng hơn là không nhấn mạnh đến trình độ học vấn của dân chúng, mà chủ yếu là nói đến trình độ giác ngộ của dân chúng về những quyền của họ. Thực vậy, do sự bưng bít của các nhà nước, do sự dốt nát của quần chúng và nhất là do những khó khăn triền miên về kinh tế khiến cho người dân luôn luôn luẩn quẩn qua nhiều thế hệ với những mục đích kiếm sống nhỏ nhặt của mình, đến nỗi chưa bao giờ họ có điều kiện để ý thức về những quyền lợi của mình. Trong khi đó, tôn giáo đã góp phần củng cố tình trạng tối tăm này. Đó là chưa nói đến một số nhà cầm quyền trong lịch sử đã cố tình kéo dài tình trạng ngu dân để giữ vững địa vị của mình. 2, Truyền thông sở hữu: ở trên chúng tôi đã nói đến vấn đề sở hữu và cái gọi là "phương thức sản xuất châu Á". Cho đến gần đây, tại các quốc gia nông nghiệp này, ruộng đất vẫn thuộc về sở hữu của nhà nước. Chính cơ sở kinh tế này đã đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài của chủ nghĩa phong kiến châu Á. Đó cũng chính là lý do khiến cho Chủ nghĩa Cộng sản được tiếp nhận tương đối dễ dàng. 3, Chủ nghĩa gia trưởng: Truyền thống gia trưởng ăn sâu vào tâm thức xã hội đến mức nó trở thành quy tắc ứng xử được chấp nhận như một lẽ đương nhiên. Chính chủ nghĩa gia trưởng hỗ trợ cho nguyên tắc đề cao những người đứng đầu cộng đồng. Vì thế, dân chúng ở châu Á có thể chấp nhận tương đối dễ dàng những chế độ độc quyền. Cuộc khủng hoảng tiền tệ làm điêu đứng những nền kinh tế mạnh nhất khu vực châu Á cuối năm 1997 buộc người ta phải nhìn nhận lại cái gọi là “những giá trị châu Á". Nhiều năm qua sự thành công cũng như sự đổ vỡ của các nước châu Á đều dựa trên một cơ sở xã hội quan trọng: Quyền kiểm soát hoàn toàn đời sống kinh tế và xã hội của các lãnh tụ chính trị được sự chấp nhận của dân chúng, những người hài lòng với những tiến bộ kinh tế và dể dàng bỏ qua khía cạnh dân chủ của đời trong xã hội. Thực chất của sự quản lý xã hội kiểu này là sự liên kết giữa các doanh nghiệp và chính phủ, điều có thể được chấp nhận gần như vô điều kiện đó những truyền thống của một xã hội gia trưởng và ở vài nước có cả vai trò của Khổng Giáo với tư cách là nền tảng tư tưởng. Ở một vài nước như Đài Loan và Hàn Quốc ngay trong thời kỳ họ làm nên sự thần kỳ kinh tế, đã từng nội trị chế độ gia đình trị. Ở Indonesia và Malaysia, quyền lực của tổng thống Suharto và thủ tướng Mahathir Mohammad gần như là bất khả xâm phạm và đảm bảo cho những mối liên hệ của kinh tế với chính trị trở nên bền vững. Ở Trung Quốc và Việt Nam mọi chính sách quản lý kinh tế, chính trị, xã hội đều do Đảng Cộng Sản
- quyết định. Thế nhưng thực tế đã có vẻ có những đổi thay. Nhật Bản từ lâu đã trở thành một xã hội kiểu phương Tây và cái gọi là "truyền thống tin cậy" vẫn đóng vai trò nền tảng của công ty Nhật đang dần dần có xu hướng bị thay thế bởi các nguyên tắc trách nhiệm và phục tùng theo kiểu phương Tây. Hàn Quốc và Đài Loan mới đây đã tiến những bước dài cũng theo hướng đó. Ở Thái Lan, lndonesia và Malaysia đang diễn ra những tình hình mới. Những cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra ở hàng loạt nước châu Á có nguyên nhân trực tiếp là sự mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế, tình trạng nợ nần, sự lãng phí và tham nhũng, nhưng nguyên nhân sâu xa là sự bành trướng và lũng loạn của quyền lực chính trị vào các hoạt động kinh tế. Sự lũng loạn này tạo điều kiện cho tệ bè phái, gia đình trị phát triển, vô hiệu hoá hoạt động của ngân hàng và của công tác hoạch định chiến lược kinh tế. Chúng ta có thể nói một điều chắc chắn: châu Á có nhiều điều phải thay đổi. Và phương hướng không thể khác hơn là tách riêng quyền lực nhà nước khỏi các hoạt động kinh tế, xoá bỏ chủ nghĩa bè phái trong điều hành xã hội và chống tham nhũng. Và điều này không hề làm giảm quyền lực nhà nước mà trái lại, càng làm cho nhà nước độc lập hơn, thoát khỏi sự chi phối của đồng tiền. Chúng ta cũng có thể khẳng định: bất chấp những khác biệt về trình độ phát triển và những khác biệt về văn hoá, dân chủ có những tiêu chuẩn và giá trị mang tính phổ quát. Bản chất của dân chủ dù ở phương Đông hay phương Tây đều là sự tôn trọng các quyền của cá nhân, là sự nhận thức được các quyền ấy của cá nhân và cấu trúc nó thành ra các quyền pháp định.
- 2.Dân chủ, nhân quyền và sự mở rộng khái niệm dân chủ Cần phải phân biệt khái niệm dân chủ giữa các con người với nhau và dân chủ giữa các quốc gia. Dân chủ là một phương thức quan hệ, phương thức sử dụng quyền lực trong nội bộ các quốc gia. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập những quyền cơ bản của công dân. Đó là phương thức để các công dân có những quyền cấu trúc nên đời sống cá nhân và đời sống chính trị của mình. Từ đó cộng đồng các cá nhân cấu tạo nên quyền lực chính trị của mình. Dân chủ giữa các quốc gia là việc các quốc gia đều có các quyền cơ bản của mình. Người ta nói nhiều về vấn đề này, nhưng các quốc gia trên thực tế vẫn lấn át lẫn nhau, tuỳ thuộc vào tương quan thế lực của họ. Sinh hoạt quốc tế là tương tác giữa các thế lực, giữa các quốc gia với nhau. Một quốc gia càng mạnh, càng có tiếng nói và vị trí quan trọng trên trường thế giới. Chính sự lép vế của một số dân tộc sẽ thúc đẩy họ đi nhanh hơn trên con đường dân chủ hoá. Bởi lẽ, sự lép vế ấy là hậu quả của những sai lầm trong chính sách kinh tế và chính trị, mà trước hết là chính trị, khiến cho họ rơi vào tình trạng chậm phát triển, không có tiếng nói trên trường thế giới. Nhu cầu có tiếng nói có trọng lượng hơn trong sinh hoạt chính trị thế giới sẽ thúc đẩy quá trình dân chủ hoá xã hội. Bởi vì chỉ có dân chủ hoá đời sống chính trị mới biến các quốc gia này thành những quốc gia hùng mạnh trong thời bình. Một quốc gia có thể rất hùng mạnh trong thời chiến, nhưng như Tôn Tử nói, việc binh không thể dùng lâu được. Thời chiến bao giờ cũng ngắn hơn thời bình. Không thể lấy những quy luật của thời chiến để gán cho thời bình, cũng không thể áp dụng trong thời bình những phương pháp của thời chiến. Cũng không nên nhầm lẫn vấn đề nhân quyền với vấn đề quyền tự quyết của các quốc gia. Chính phủ Hoa Kỳ đã liên tục nhầm lẫn như thế. Họ sử dụng vấn đề nhân quyền để làm động chạm đến quyền tự quyết của các quốc gia. Dân chủ thực ra là vấn đề nội bộ của các quốc gia, vấn đề mà chúng ta buộc phải tự đối phó bất chấp và không hề phụ thuộc vào việc có hay không có những tác động từ bên ngoài. Dân chủ chính trị, theo đúng nghĩa của nó, chứ không phải theo những định nghĩa hẹp, chắc chắn sẽ xuất hiện. Đó là vấn đề trên bàn nghị sự, trước mặt các nhà lãnh đạo các quốc ta. Vì sao? Bởi vì mọi quốc gia đã buộc phải chấp nhận hay ít nhất là phải công nhận kinh tế thị trường. Chúng ta buộc phải thừa nhận sở hữu, nếu như chưa phải tư liệu sản xuất theo định nghĩa của Marx, thì ít nhất cũng là sở hữu kết quả của quá trình sản xuất. Một khi con người được hưởng kết quả lao động hoặc có sở hữu, thì họ sẽ mua sắm các tài sản khác nhau. Tỷ trọng của các sở hữu cá nhân sẽ tăng lên sớm hay muộn cũng sẽ lấn át sở hữu công cộng, sở hữu nhà
- nước. Con người khi đó sẽ đòi hỏi những quyền tương ứng để bảo vệ sở hữu của mình. Tiên trình tới dân chủ ở mỗi quốc gia mang tính đặc thù, nhưng nền dân chủ là phổ biến, mặc dù mọi khái niệm đều có tính lịch sử. Hơn nữa, những sai biệt có tính lịch sử - đang ngày càng giảm đi - cũng không đủ lớn để phủ nhận bản chất mang tính phổ biến của nó. Mọi nền dân chủ đều phải có những tiêu chuẩn của một xã hội dân chủ. Bạn có thể hỏi, vậy làm sao có thể xác định một dân tộc là dân chủ hay không dân chủ. Theo chúng tôi, trước hết, cần xem con người ở đó có những quyền gì, và những quyền ấy được thực thi như thế nào. Vấn đề không phải họ giàu hay nghèo, mà ở chỗ họ có những quyền gì. Một số nước may mắn nằm trên những mỏ dầu. Dân chúng của họ đều giàu có, nhưng thiếu những quyền rất cơ bản. Con người đòi hỏi những giá trị vật chất và tinh thần khác hơn là những bức xúc của đời sống kinh tế. Những đòi hỏi bức xúc của đời sống tinh thần xuất hiện và ngày càng tăng lên khi người ta có những tiếp xúc. Điều này tương tự như khi ra nước ngoài, có những người diễn tả được ý nghĩ của họ, trong khi mình lại không. Dân chủ hoá là một xu thế tất yếu. Cùng với cách mạng thông tin, cùng với sự biến mất dần dần của những cát cứ về mặt địa lý quốc gia hoặc khu vực dân trí ở khắp nơi sẽ tăng lên. Con người sẽ có sự so sánh không những giữa những người cùng làng mà cả những người cùng huyện, cùng tỉnh, cùng quốc gia và khác quốc gia. Bởi thế chắc chắc sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn những nhận thức và đòi hỏi của con người về thân phận, về quyền lợi. Đó chính là xu thế dân chủ hoá, một xu thế mà không một ai, không một chính phủ hay quốc gia nào có thể trốn tránh được. Điều duy nhất mà các quốc gia có thể làm là lựa chọn con đường để tiến tới dân chủ sao cho thích hợp nhất mà thôi. Và nếu như chúng ta thường chỉ nói đến dân chủ như là khái niệm áp dụng cho các cá nhân thì đã đến lúc phải mở rộng cho các quốc gia. Trong một cộng đồng toàn cầu, chúng ta phải phấn đấu bằng được cho một nền dân chủ giữa các quốc gia. Đó chính là sự mở rộng khái niệm dân chủ, một xu thế chắc chắn sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng. Chúng ta không đòi hỏi sự bằng nhau về mặt phát triển. Cái mà chúng ta gọi là nền dân chủ chính là thái độ tôn trọng lẫn nhau. Con người tiếp xúc với nhau bằng thái độ, con người không thể đòi hỏi sự bằng nhau. Con người có xu hướng phấn đấu để vươn lên nhưng người ta cũng chỉ vươn lên đến mức mà người ta có thể. Thái độ dân chủ về chính trị giữa các quốc gia trên thực tế bắt đầu có từ khi thành lập Liên hiệp quốc. Tuy nhiên nếu chúng ta phấn đấu để có một thế giới không bị lãnh đạo bởi ai thì sẽ bị rơi vào tình trạng vô chính phủ về mặt chính trị. Chúng ta chống lại sự đàn áp của các nước lớn nhưng chúng ta không chống lại vai trò lãnh đạo cần thiết của họ. Chúng ta kiên quyết chống lại sự vụ lợi cũng như thái độ miệt thị hoặc
- đàn áp các dân tộc bé của các cường quốc, nhưng chúng ta không chống lại vai trò tất yếu có tính lịch sử về sự lãnh đạo của họ đối với sự phát triển thế giới. Đây là một quan điểm có tính nguyên tắc. Nhân loại, nói cho cùng, cũng là một cộng đồng và nó phải có "chính phủ', phải có sự lãnh đạo chính trị. Xã hội của nó phải dựa trên cơ sở là sự tôn trọng các giá trị tự nhiên của các dân tộc. Rất nhiều người nhầm lẫn rằng thế giới không cần thiết phải ai lãnh đạo cả. Ta lãnh đạo lấy ta là đủ. Nhưng thế giới cũng như một quốc gia, cũng là một cộng đồng con người, thì nó cũng buộc phải có sự lãnh đạo. Các công dân trong một quốc gia đều có nghĩa vụ, quyền lợi với điều kiện là phải đạt đến một trình độ phát triển nhất định, có năng lực hành vi chẳng hạn, như các công dân phải đợi đến 18 tuổi mới được đi bầu cử. Bạn có thể đặt câu hỏi, liệu có một tiêu chuẩn nào đó về trình độ phát triển để các dân tộc có thể có tiếng nói trong "xã hội nhân loại" hay không? Liệu có thể hy vọng có hệ thống tương tự như luật pháp quốc tế không? Để minh hoạ cho những câu hỏi này, chúng ta có thể dẫn ra trường hợp Taliban và vấn đề chính trị sốt dẻo của nhân loại bây giờ là chủ nghĩa khủng bố. Chủ nghĩa khủng bố thế là cách thức phản ứng của các lực lượng yếu và thất thiệt trong quá trình toàn cầu hoá. Đó là một hình thức đánh trộm của những kẻ không đủ kiên nhẫn để tạo ra sự phát triển của chính mình. Những kẻ nóng vội xác lập sự bình đẳng bằng cách huỷ hoại thành tựu của người khác. Tất cả những lý thuyết nào hướng tới việc tạo ra sự bình đẳng bằng sự phá hoại thì đều phản động và đều có tính chất khủng bố và con người buộc phải đoàn kết để chống lại. Nhân loại phải thức tỉnh về điều đó. Trở lại câu hỏi nêu trên, tôi cho rằng đã đến lúc con người phải xây dựng được những tiêu chuẩn cho một cuộc sống chung, những khuôn khổ luật pháp, đạo đức và thẩm mỹ cho sự hợp tác vì phát triển.
- VI. Những tiêu chuẩn văn hóa chính trị toàn cầu
- 1.Những thay đổi cơ bản trong đời sống kinh tế-chính trị thế giới a. Vấn đề đầu tư nước ngoài Hãy thử nhìn vào chiếc T.V của bạn, rất có thể đó là một chiếc Sony của “Nhật” hay một chiếc Daewoo của “Hàn Quốc”. Nhưng hãy để ý đến dòng chữ bên dưới, gần như chắc chắn là bạn sẽ lại thấy một dòng chữ khác: “Made in Singapore” hoặc “Made in Vietnam”. Điều này chắc chắn sẽ chẳng hề khiến bạn ngạc nhiên. Nhưng vậy thì đó là T.V Nhật, hoặc Hàn Quốc hay T. V Singapore hoặc Việt Nam? Điều này chắc chắn chỉ có trong thế kỷ của chúng ta: Hàng hóa đã trở nên một sản phẩm có quốc tịch không rõ ràng, và rất có thể việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng gấp đôi lại khiến cho Hàn Quốc thu lợi gấp ba! Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ về sự thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào đời sống. Nhưng thật ra, còn có nhiều sự thâm nhập khác khó nhìn thấy hơn và dễ khiến cho chúng ta nhầm lẫn. Chúng ta đều biết rằng kêu gọi đầu tư nước ngoài đang là một chính sách lớn và là mục tiêu cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới và hàng năm các quốc gia này vẫn đưa ra danh sách những nước đầu tư lớn nhất vào quốc gia đó. Trong rất nhiều trường hợp, những quốc gia đứng hàng đầu không phải là những quốc gia lớn và nhiều tiềm năng nhất. Nhưng nếu xem xét kỹ lưỡng thì chúng ta lại thấy một bức tranh hoàn toàn khác. Các công ty của các quốc gia có vốn đầu tư lớn hóa ra lại thuộc sở hữu của những công ty lớn của các nước giàu. Đầu tư nước ngoài hiện đang được coi như nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế của rất nhiều nước, đặc biệt là những nước đang trong quá trình chuyển đổi như Trung Quốc, Việt Nam và những nước Đông Âu và Liên Xô cũ. b. Những công dân trái đất Càng ngày, con người di chuyển càng nhiều hơn, ý niệm về dân tộc ngày càng mờ nhạt. Họ sử dụng ngày càng nhiều ngôn ngữ chung, làm quen với nhiều hệ thống thói quen hơn. Điều đó không chỉ diễn ra dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa mà cả do những giao dịch quốc tế thông thường. Trong lịch sử, những thương nhân ở Trung Đông đều là những con người quốc tế. Đạo Hồi là một tôn giáo không thừa nhận các biên giới. Ngày nay, các công nhân mới, đặc biệt là các thương nhân, có khả năng ứng phó với nhiều nền văn hóa, những thói quen và những điều kiện sống khác nhau. Đó chính là những người phục vụ cho xu thế toàn cầu hóa. Trong điều kiện hiện nay, những dân tộc nào có khả năng cung cấp nhiều nhân công như vậy là những dân tộc có cơ hội phát triển. Chính vì thế, chiến lược con người là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với tất cả các quốc gia.
- c. Tầng lớp kỹ trị Trên các sách báo gần đây chúng ta gặp ngày càng thường xuyên hơn thuật ngữ “tầng lớp kỹ trị”. Đó là một thuật ngữ không rõ ràng. Đôi khi người ta dùng nó để chỉ những thế hệ hiện đại, được trang bị những kiến thức khoa học và kỹ thuật và nắm giữ vai trò lãnh đạo. Nói cách khác, người ta coi đó là những hậu duệ của tầng lớp cai trị theo lối cũ. Đó là thế hệ những nhà chính trị mới. Một số khác gọi những nhà kỹ trị là những người nắm được những quyền lực lớn lao nhờ vào kỹ thuật. Ví dụ thường được nhắc đến là Bill Gates. Vậy thực chất, những nhà khoa học hoặc kỹ nghệ có tạo nên một lực lượng và nắm giữ một quyền lực như vậy hay không? Hiển nhiên là xã hội ngày càng được kỹ nghệ hóa cao hơn và các nhà lãnh đạo buộc phải có những năng lực nhất định để có thể hiểu và sử dụng các kỹ nghệ. Đó là giai đoạn hiện đại của sinh hoạt chính trị. Trình độ kỹ thuật ở mỗi thời đại phải đáp ứng những yêu cầu nhất định. Ở đây không phải là sự tạo ra một tầng lớp cai trị bằng kỹ thuật. d. Những yêu cầu của trật tự thế giới mới Trật tự thường được coi như đồng nghĩa với tiến bộ. Nó trái ngược với sự hỗn loạn, vô chính phủ. Nhưng thực ra đó chỉ là một cách quan niệm đơn giản hóa, sản phẩm của những định kiến do hệ thống lưỡng phân. Quan niệm như thế sẽ làm nghèo cuộc sống, chẳng khác gì việc phân định những sự kiện lịch sử thành tốt hoặc xấu. Chúng ta đã được chứng kiến rằng trật tự tuyệt đối trong kinh tế đã dẫn đến đâu. Tuy nhiên, khi nói về thế giới thì sự lo âu đã khiến chúng ta nghĩ rằng trật tự tốt hơn là hỗn loạn, mặc dù chúng ta còn phải suy nghĩ nhiều về việc trật tự đa cực tốt hơn hay tồi hơn trật tự hai cực mà chúng ta biết thời chiến tranh lạnh. Trên thực tế khái niệm trật tự thế giới có ý nghĩa thuần túy miêu tả. Nó chỉ ra cách thức, trình tự và quy luật sắp xếp các chủ thể của quan hệ quốc tế. Trật tự quốc tế có tính ổn định nhất định và thể hiện tương quan lực lượng cũng như đặc tính của các quan hệ quốc tế trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Nhưng với một quan niệm như thế về trật tự thì chúng ta lại thấy có những vấn đề mâu thuẫn bởi trên thực tế thì trong lịch sử, trật tự thế giới là kết quả của sự áp đặt bằng vũ lực của một hay vài quốc gia mạnh nhất. Một trật tự như thế về thực chất không phải là trật tự và nó chứa đựng những mầm mống nguy hiểm của sự bùng nổ.
- 2.Vai trò và khả năng hợp tác trong đời sống hiện đại Hợp tác là yêu cầu tự thân của cuộc sống Để tồn tại và phát triển, từ bao đời nay, mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng dù muốn hay không vẫn không ngừng hợp tác với nhau để chinh phục thiên nhiên hay giải quyết các vấn đề xã hội. Thực tế lịch sử cho thấy có nhiều cộng đồng mặc dù thiếu tài nguyên nhưng vẫn phát triển rất nhanh và ngược lại nhiều cộng đồng sở hữu nguồn tài nguyên phong phú nhưng vẫn rơi vào tình trạng trì trệ, kém phát triển. Nguyên nhân dẫn đến thành công thì có nhiều nhưng có thể nói rằng, tất cả các cộng đồng rơi vào tình trạng biệt lập đều kém phát triển, nghèo nàn và lạc hậu còn những cộng đồng phát triển đều biết hợp tác và hiện hợp tác ở mức độ rất cao với các cộng đồng khác. Điều cần nói là xã hội loài người hiện đã phát triển đến trình độ cao, với sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức, con người không thể tiếp tục hợp tác một cách rời rạc và nhiều khi là do tình thế thúc ép như trước nữa. Ngày nay, hợp tác không chỉ là nhu cầu tăng thêm sức lực hoặc trí lực để hoàn thành những mục tiêu chung, mà quan trọng hơn do mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đang ngày càng phụ thuộc vào nhau hơn bao giờ hết, vì vậy nhu cầu hợp tác đã trở nên bức thiết với mọi cá nhân và cộng đồng. Cự tuyệt hợp tác hoặc thiếu khả năng hợp tác đồng nghĩa với trì trệ và kém phát triển. Cuộc sống mới đòi hỏi phải nhận thức lại vai trò và khả năng hợp tác như là một giải pháp chủ yếu để nhân loại chung sống và phát triển. Hợp tác như là triết học nhân văn hiện đại Trong lịch sử đã từng có những triết học về sự sinh tồn, chẳng hạn như thuyết Darwin xã hội, các tư tưởng cực đoan của chủ nghĩa Quốc xã, đưa ra luận điểm rằng để sinh tồn một cá nhân hoặc cộng đồng này phải loại trừ cá nhân hoặc cộng đồng khác. Thậm chí đã có thời người ta chủ trương rằng để phát triển giai cấp này phải tiêu diệt giai cấp kia. Về thực chất đó là triết học của chia rẽ và loại trừ, ủng hộ một thực thể này chống lại một thực thể khác. Triết học này không là gì khác ngoài sự biện minh cho các cuộc chiến tranh và thực chất là thứ triết học chống lại con người. Triết học sai lầm này đã đưa nhiều cộng đồng vào ngõ cụt và mang lại những hậu quả bi thảm trong lịch sử nhân loại. Thực tế cho thấy mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng tồn tại và phát triển không phải bằng sự loại trừ cá nhân và cộng đồng khác (những đối thủ) mà ngược lại phải biết hợp tác hiệu quả nhất với cá nhân và cộng đồng khác (những đối tác). Theo chúng tôi, nhân loại cần một triết học mới, triết học về Hợp tác, bởi bản chất của tự nhiên là hợp tác chứ không phải chia rẽ và loại trừ. Triết học về hợp tác chính là triết học của hòa bình và phát triển, nó giúp cho mỗi cộng đồng biết cách cùng nhau chung sống và kiến tạo tương lai và vì vậy có thể nói triết học về hợp tác chính là triết học nhân văn
- hiện đại. Để lý giải vấn đề quan trọng là tại sao khả năng hợp tác của một cá nhân hay một cộng đồng nào đó lại kém hơn so với các thực thể khác, chúng ta cần tiếp tục xem xét bản chất của Hợp tác dưới góc độ triết học của nó. Năng lực hợp tác - tiêu chuẩn thẩm mỹ hàng dầu của con người hiện đại Một cộng đồng nào đó mong muốn hợp tác với chúng ta trước hết vì quyền lợi riêng của họ, để thu hút họ chúng ta phải trở nên hấp dẫn, phải chứng tỏ rằng các cộng đồng đối tác sẽ được lợi nếu họ hợp tác với chúng ta. Cái gì làm nên sự hấp dẫn của một cộng đồng? Về bản chất sự hấp dẫn của mỗi thực thể là cái đẹp của chính thực thể ấy. Trong tự nhiên, hương sắc của một bông hoa cũng như vẻ đẹp giới tính của các loài tạo nên vẻ hấp dẫn với đối tác. Tương tự như vậy mỗi cộng đồng cần có vẻ đẹp để hấp dẫn các cộng đồng khác - thực vậy, các đối tác sẽ không muốn hợp tác với chúng ta nếu chúng ta thiếu năng lực hợp tác, tức là chúng ta thiếu hấp dẫn, năng lực hợp tác là tiền đề để mỗi cộng đồng chủ động hợp tác với nhau, cùng tham gia giải quyết các vấn đề chung của nhân loại. Vẻ đẹp của cộng đồng không là cái gì khác mà chính là năng lực hợp tác của chính cộng đồng đó, nó hấp dẫn các cộng đồng khác khiến họ xích lại gần nhau, muốn hợp tác và hợp tác có hiệu quả với nhau. Năng lực hợp tác của cộng đồng chủ yếu nằm trong nền văn hoá mở của nó. Nhiều quan điểm cực đoan luôn nhấn mạnh quá đáng các yếu tố dị biệt về văn hoá của cộng đồng mình và coi đó là những "bản sắc cao quý". Theo chúng tôi, điều làm cho các cộng đồng tin cậy và hợp tác hiệu quả với nhau chủ yếu vì nền văn hoá của họ có cái chung, tức cái phổ biến chứ không phải cái dị biệt. Một nền văn hoá mở là nền văn hoá sẵn sàng chấp nhận và tiếp thu các yếu tố văn hoá tích cực của cộng đồng khác. Ngày nay mỗi dân tộc phải ý thức và biết cách làm cho nền văn hoá của dân tộc mình thành nền văn hoá mở. Các nhà văn hoá lớn của dân tộc như Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về vấn đề này, trong khi kiên quyết chống xâm lược vẫn cổ vũ xây dựng một nền văn hoá mở, tiếp thu các tinh hoa văn hóa của các cộng đồng khác. Thực tế là các cộng đồng có nền văn hoá mở đều phát triển thuận lợi và ngược lại những cộng đồng có nền văn hoá kém tính mở, khu trú và dị biệt đến cực đoan đều sa lầy trong lạc hậu và kém phát triển. Lịch sử cho thấy các chính sách "bế quan toả cảng" của các quốc gia Châu Á nhu Trung Quốc, Việt Nam trong các thế kỷ trước đã dẫn tới hậu quả thảm hại như thế nào. Con người ngày nay không còn đơn độc, thụ động như những thế kỷ trước, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, không gian của mỗi con người và cộng đồng đã trở nên rộng mở. Năng lực hợp tác không còn được năm một cách thô thiển như khả năng cùng hành động giữa các cá nhân hoặc các cộng đồng để tiến hành những công việc mà mỗi cá nhân hoặc cộng đồng đơn lẻ không thể tự hoàn thành. Ngày nay con người đã sáng tạo ra nhiều máy móc