Giáo trình Vẽ Mỹ thuật 2-Vẽ bút lông (Mực nho) - Trần Văn Tâm

pdf 25 trang huongle 2570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Vẽ Mỹ thuật 2-Vẽ bút lông (Mực nho) - Trần Văn Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ve_my_thuat_2_ve_but_long_muc_nho_tran_van_tam.pdf

Nội dung text: Giáo trình Vẽ Mỹ thuật 2-Vẽ bút lông (Mực nho) - Trần Văn Tâm

  1. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA GIÁO TRÌNH VẼ MỸ THUẬT 2 VẼ BÚT LÔNG (MỰC NHO) TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀNH CHO SINH VIÊN HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC BIÊN SOẠN: GV. HS. TRẦN VĂN TÂM ĐÀ NẴNG, 2007 TRẦN VĂN TÂM Trang 1
  2. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật CHƯƠNG 1 VẼ TĨNH VẬT HOA QUẢ 1. ĐẶC ĐIỂM MỰC NHO: Chất màu đen được điều chế ra dạng nước hay dạng thỏi. Ở dạng thỏi thì phải mài với nước ra đĩa mới vẽ được. Độ đậm nhạt của mực được thay đổi bằng nước lã, càng nhiều nước thì mực càng nhạt. Ưu điểm của mực nho là trong suốt nên khi vẽ cần phát huy độ trong trẻo của nó. Là một trong những chất liệu cơ bản của hội hoạ dùng để vẽ lên giấy, lên vải, gỗ H2. Lọ mực nho (dạng nước). H1. Hộp và thỏi mực nho. H3. Độ trong của mực nho. H4. Nghiên mực. TRẦN VĂN TÂM Trang 2
  3. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 2. ĐẶC ĐIỂM BÚT LÔNG: Để vẽ mực nho thì chỉ dùng bút lông mềm, đầu tròn là tốt nhất. Đầu bút có thể ngậm mực, đường nét có thể thô hoặc mảnh, là công cụ tương đối lý tưởng, hiệu quả nhanh để vẽ đen trắng hay màu nước. Đầu bút được làm bằng sợi lông nhân tạo hoặc lông động vật có dạng tròn và thon nhọn về đầu bút. Có nhiều kích cỡ khác nhau để tiện cho việc vẽ các mảng lớn hay chỉ dùng để vẽ chi tiết. H5. Các cỡ bút lông. H6. Giá vẽ gỗ. H7. Bảng pha mực vẽ. TRẦN VĂN TÂM Trang 3
  4. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 2.1. Phương pháp vẽ mực nho bằng bút lông: - Trước khi vẽ dùng một miếng vải mềm sạch, nhúng nước (không được sũng nước) vuốt lên mặt giấy vẽ, mục đích làm cho giấy ẩm đều, khi vẽ sẽ không bị sắc nét hoặc cứng nét. - Nhúng nhẹ đầu bút vào mực, hòa với nước trong để pha mực tạo độ nhạt mờ, vẽ phác khái quát hình mẫu bằng nét, chủ yếu là vẽ dáng, tỉ lệ tương quan. - Pha thêm mực, thêm nước tạo thành độ đậm hơn trước, rồi vẽ lên trên nét mờ đã vẽ, để khẳng định hình. - Vẽ tối sáng với mảng lớn trước, mảng nhỏ sau, theo khối. Vẽ từ nhạt đến đậm để tạo được ba sắc độ chính nhằm tạo khối là đậm, nhạt, sáng. - Dùng đầu bút và mực đậm nhất để nhấn những chỗ đậm nhất, những chỗ lõm của hình trong phía tối, ranh giới giữa các khối mảng trước - sau, để tách các khối không bị dính liền nhau. Nét nhấn cuối cùng này rất quan trọng, gây được cảm giác vững vàng, cụ thể của hình đồng thời gây được cảm xúc. H8a. Từ trên xuống: Sơ lược trình tự vẽ mực nho. TRẦN VĂN TÂM Trang 4
  5. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật H8b. Bài hoàn thiện: Tĩnh vật quả, mực nho. 2.2. Những điều cần chú ý khi vẽ mực nho: - Chỗ sáng nhất nên chừa lại nền giấy trắng. - Những chỗ sáng nhưng mảng khá phức tạp, nếu để giấy trắng sẽ không tự nhiên thì tô mực nhạt lên hết, rồi dùng thủ pháp gọi là "lấy đi". Bằng cách dùng bút lông sạch làm cho ráo nước rồi cà nhẹ lên phần muốn lấy để trả lại màu trắng cho giấy. - Để chủ động về độ đậm nhạt, ta nên thử mực lên một mảnh giấy trắng khác trước khi vẽ. - Muốn dàn đều một mảng màu lên tranh cần pha một lượng mực với nước sao cho khi tô hết mảng màu đó mà bút vẫn còn dư chút ít mực. - Muốn hai mảng màu gần nhau mà không loang nhoè nhau (trừ trường hợp do yêu cầu kỹ thuật) thì phải đợi mảng màu thứ nhất khô se vừa độ mới đặt mảng màu thứ hai lên. - Nếu vẽ xong mà thấy độ đậm, nhạt, sáng tương phản qúa mạnh tạo cảm giác cứng, thì lấy bút lông nhúng nước sạch, làm cho ráo bớt nước rồi lướt qua khu vực cứng, độ đậm nhạt sẽ êm hơn. TRẦN VĂN TÂM Trang 5
  6. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 3. BÀI VẼ TĨNH VẬT MỰC NHO. H9. Lê Văn Thắm, 02KT- ĐHBK ĐN, Tĩnh vật hoa quả, 2003. TRẦN VĂN TÂM Trang 6
  7. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật H10. Nguyễn Đình Hạ, 04KT- ĐHBK ĐN, 2005. H11. Tĩnh vât quả. TRẦN VĂN TÂM Trang 7
  8. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật H12. Tĩnh vật hai con chim bị bắn chết. TRẦN VĂN TÂM Trang 8
  9. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật H13. Tĩnh vật giỏ nho và quả lựu. TRẦN VĂN TÂM Trang 9
  10. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật H14. Okeeffe, Buồng chuối, mực nho. TRẦN VĂN TÂM Trang 10
  11. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật CHƯƠNG 2 VẼ NGƯỜI THẬT TOÀN THÂN 1. SỰ KHÁC NHAU GIỮA VẼ NGƯỜI THẬT VÀ VẼ TƯỢNG. - Vẽ mẫu tượng thì tượng cố định, không thay đổi tư thế. Tượng được sơn bằng một màu duy nhất và thường là màu trắng (thạch cao) nên độ đậm nhạt phân biệt dễ, tương phản sáng -tối mạnh. - Màu sắc da người thì rất phong phú như: trắng, hồng, nâu, đen, vàng, xanh hay chỉ riêng một màu da chẳng hạn như ở mặt, cẳng tay, bàn tay, bàn chân do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ sạm đen hơn với chỗ kín trong cơ thể như bắp đùi, mông, - Mẫu người thật đôi khi bị thay đổi đôi chút do người mẫu mỏi mệt. Do đặc điểm này mà khi vẽ mẫu ta cần quan sát kỹ, bắt dáng nhanh, trên cơ sở đó gọt giũa dần hình theo sự hiểu biết về giải phẫu hoặc đợi khi mẫu trở lại tư thế ban đầu rồi ta vẽ tiếp, mà không nên chỉnh sửa chạy theo sự thay đổi của người mẫu. H15. Tượng thạch cao toàn thân. H16. Người toàn thân. TRẦN VĂN TÂM Trang 11
  12. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 2. PHƯƠNG PHÁP VẼ NGƯỜI THẬT. Nhìn chung, cách vẽ người thật giống như vẽ mẫu tượng, duy chỉ có một số điểm khác nhau như trên mà ta thay đổi chút ít cách vẽ cho phù hợp. Trong trường hợp vẽ mực nho này, vì là sắc đen - trắng, không có sắc màu nên lại càng giống với vẽ mẫu tượng hơn hết. Tuy nhiên người vẽ ngoài tài năng bẩm sinh được phát triển qua quá trình rèn luyện thì còn tùy vào vốn kiến thức về giải phẫu cơ thể người mà quyết định đến sự thành công của bản vẽ. H17. Tỉ lệ cơ thể người ở hai giới tính. H18. Nghiên cứu cơ thể dưới dạng khối. TRẦN VĂN TÂM Trang 12
  13. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 2.1. Dựng hình: + Quan sát kỹ đặc điểm chung của mẫu như: tư thế, hình dáng, sắc độ của da, lứa tuổi và những đặc điểm khác. + Bắt dáng nhanh, chính xác và dùng mực thật nhạt để phác hình. Nhưng nên dùng bút chì để dựng hình là tốt nhất, song phải hạn chế tẩy xoá nhiều vì khi vẽ mực nho lên chỗ đó sẽ bị đóng bợn, đục vì giấy bị sùi lên. + Dựng hình bằng chì nhạt, chỉ cần phác được hình khái quát rồi kiểm tra hình lại lần cuối, nếu không có sai sót gì thì tiến hành phân mảng đậm nhạt lớn. 2.2. Vẽ bóng: H19. Các bước dựng hình bằng chì và tô bóng nhẹ. + Vẽ mảng bóng lớn trước, đậm nhất trước bằng mực nhạt (trước đó nên dùng một miếng vải sạch nhúng nước, vắt hơi ráo rồi xoa lên giấy vẽ để tạo ẩm), mảng nhỏ, nhạt vẽ sau. + Vẽ nhạt rồi lên đậm dần, cần phải chừa trắng ở chỗ sáng nhất. + Cần lưu ý đến chất da thịt mịn màng, mềm mại của người mẫu. + Cuối cùng, lấy mực đậm nhất và dùng đầu bút để nhấn đậm những chỗ đậm nhất, làm tách các khối như cổ với cằm, chân trước - sau + Điều chỉnh lại sự tương phản sáng - tối nếu cần và xem lại phần không gian phía sau người mẫu. Không được dùng nét mà chỉ dùng sự tương phản sáng tối giữa các khối, mảng gần nhau để lộ ra hình, ví dụ như phần mặt chỗ ánh sáng chiếu vào mạnh thì phần nền phía sau tô đậm lên để khuôn mặt nổi bật ra. TRẦN VĂN TÂM Trang 13
  14. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 3. VẼ NGƯỜI THẬT TOÀN THÂN. H20. Chu Khánh Hương, 06KT- ĐHBK ĐN, người mẫu Nguyễn Thị Tuyết Trinh, 2007. H21. Hoàng Trọng Thoại, 06KT-ĐHBK ĐN, người mẫu Nguyễn Thị Tuyết Trinh, 2007. TRẦN VĂN TÂM Trang 14
  15. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật H22. Huỳnh Văn Rắc, 06KT-ĐHBK ĐN, người mẫu Võ Kim Phúc, 2007. TRẦN VĂN TÂM Trang 15
  16. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật CHƯƠNG 3 VẼ PHONG CẢNH NÔNG THÔN 1. VẼ CÂY, TRỜI, MÂY, NƯỚC BẰNG MỰC NHO. 1.1. Vẽ cây: + Nghiên cứu, quan sát, nhận xét kỹ từng loại cây, dáng cây, tán cây, lá cây và những đặc điểm riêng khác + Không vẽ chi tiết trước mà nhìn một cách đơn giản để quy về khối - mảng lớn. + Vẽ từ đơn giản đến phức tạp và từ nhạt đến đậm. Dùng đầu bút chấm mực đậm để nhấn đậm những chỗ tối nhất và những vị trí gần ở trọng tâm. Thả mờ, nhòe những chi tiết ở xa. H28. Vẽ nghiên cứu cấu tạo các loại tán cây, cành cây. 1.2. Vẽ trời, mây: + Bầu trời trong sáng nhưng có những đám mây xám đang ùn ùn dâng lên, thì không nên tả quá chi tiết, rõ nét những đám mây, hình không nên gọn mà phải mờ. Bởi vì sắc độ đậm nhạt của đám mây có thể diễn tả được cái bao la của bầu trời. + Trường hợp bầu trời trong trẻo, có những đám mây trắng bồng bềnh, ta có thể chừa lại phần giấy trắng sau khi đã tạo ẩm cho giấy. Hoặc khi có nhiều đám mây nhỏ gần nhau, tô qua một lớp mực nhạt rồi dùng thủ pháp "lấy đi" những đám mây nhỏ để trả lại màu trắng cho giấy. TRẦN VĂN TÂM Trang 21
  17. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật + Khi bầu trời quang đãng, không có một gợn mây nào hết thì đơn giản hơn. Chỉ cần tìm độ nhạt tương ứng và thích hợp với sắc độ tổng thể của bức tranh để tô lên. + Khi vẽ bầu trời và mây, cần phải quan sát thật kỹ trước khi vẽ, phải thể hiện cho được cái bao la, trong trẻo của bầu trời khi có nắng và cái dữ dội, nặng nề khi bầu trời có giông tố. 1.3. Vẽ nước: + Nghiên cứu, quan sát mặt nước ở từng trạng thái khác nhau, ví dụ như khi yên tĩnh phẳng lặng, khi có sóng, khi trời nắng hay trong bóng đổ. + Mặt nước cũng là nơi phản ánh lại bầu trời và vạn vật xung quanh, nên lưu ý bóng đổ dưới nước không bao giờ rõ nét hay đậm, sáng bằng hình vật trên bờ chiếu xuống. Vì thế mà bóng dưới nước vẽ mờ và không có đường viền chu vi. + Khi có gió, mặt nước gợn sóng thì bóng dưới nước cũng bị chuyển động theo và bị méo mó, đứt đoạn. Ngược lại lúc nước yên thì bóng tương đối rõ ràng hơn. + Vì mực nho khi đã vẽ thì không thể sửa được nên khi vẽ cần nghiên cứu kỹ cách thể hiện và làm sao cho tả được sự trong trẻo, trong suốt của nước. H29. Ký họa nhgiên cứu cây và nước. TRẦN VĂN TÂM Trang 22
  18. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 2. BÀI VẼ PHONG CẢNH. H30. Võ Trung Vĩnh. 01KT- ĐHBK ĐN. Phong cảnh1, sau Khu A, 2002. H31. Trần Vạn Chí. 03KT- ĐHBK ĐN, Phong cảnh2, sau Khu A, 2004. TRẦN VĂN TÂM Trang 23
  19. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật H32. Võ Trung Vĩnh, 01KT- ĐHBK ĐN, phong cảnh2, Khu E, 2002. TRẦN VĂN TÂM Trang 24
  20. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật H33. Nguyễn Thu Cúc, 04KT ĐHBK – ĐN, 2005. H34. Trần Như Khoa, 06KT ĐHBK -ĐN, Công viên 29-3, 2007. TRẦN VĂN TÂM Trang 25
  21. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật 3. MỘT SỐ CÁCH DIỄN ĐẠT MỰC NHO KHÁC. H35. Rod Henmi, ĐH Wasington, bút sắt đệm mực nho. H36. Phong cảnh, mực nho. TRẦN VĂN TÂM Trang 26
  22. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật H37. Ký họa bố cục, mực nho. H38. Wu Guanzhong, Ba cô gái, mực nho vẽ nét. TRẦN VĂN TÂM Trang 27
  23. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật H39. Cành Đào, mực nho. H40. Lý Thành, Chùa Tiên tĩnh lặng, tk 10. H41. Bunsei, phong cảnh mực nho, tk 15. TRẦN VĂN TÂM Trang 28
  24. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật H42. Shen Zhou, Nhà thơ tên đỉnh núi, 1500. H43. Lương Khải, Lý Bạch, tk 11-12. H44. Mã Viện , Vừa đi vừa hát, tk 11-12. H45. Lý Thành, Bãi hoang trong rừng lạnh, tk 10. TRẦN VĂN TÂM Trang 29
  25. Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật H46,47. Thư pháp, mực nho trên giấy. H48. Grimes, hai con cá, mực nho đệm màu nước. TRẦN VĂN TÂM Trang 30