Giáo trình Việt Nam-25 năm trên đường đổi mới 1986-2011 - Vũ Thị Minh Hương

pdf 155 trang huongle 2190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Việt Nam-25 năm trên đường đổi mới 1986-2011 - Vũ Thị Minh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_viet_nam_25_nam_tren_duong_doi_moi_1986_2011_vu_t.pdf

Nội dung text: Giáo trình Việt Nam-25 năm trên đường đổi mới 1986-2011 - Vũ Thị Minh Hương

  1. CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III VIỆT NAM - 25 NĂM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI 1986 - 2011 QUA TÀI LIỆU LƯU TRỮ HÀ NỘI, 2012 1
  2. CHỊU TRÁCH NHIỆM CÔNG BỐ TS. VŨ THỊ MINH HƯƠNG Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước BAN XÂY DỰNG BẢN THẢO Th.S. VŨ XUÂN HƯỞNG Trưởng ban Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III Th.S. PHẠM THỊ BÍCH HẢI Phó ban Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III Th.S. NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP Thư ký Trưởng phòng Công bố và Giới thiệu tài liệu CÁC THÀNH VIÊN CN. VŨ THỊ LAN ANH CN. LÊ THỊ LÝ Th.S.NGUYỄN LAN PHƯƠNG CN.TẠ VĂN THUẬN 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước tập trung hàn gắn các vết thương chiến tranh và bước vào công cuộc xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Song song với việc ổn định về chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng, những nhiệm vụ kinh tế - xã hội đầu tiên sau khi đất nước thống nhất cũng đã được toàn Đảng, toàn dân ta nỗ lực thực hiện và đạt được những thành tựu đáng kể. Nhưng do những tác động khách quan cũng như chủ quan đã làm cho đời sống kinh tế - xã hội của nước ta gặp nhiều khó khăn. Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước và tiếp tục được hoàn thiện tại các đại hội tiếp theo, đưa nền kinh tế - xã hội nước ta phát triển theo các hướng cơ bản: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội; mở rộng giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới Sau 25 năm thực hiện, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển và có sự thay đổi cơ bản, toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, sức mạnh quốc gia về mọi mặt được tăng cường, độc lập, tự chủ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai đoạn mới. Nhân kỉ niệm 25 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước biên soạn sách “Việt Nam - 25 năm trên đường đổi mới 1986 - 2011 qua tài liệu lưu trữ”. Bố cục cuốn sách gồm hai phần chính với những nội dung cụ thể sau đây: Phần I: Việt Nam - những năm trước đổi mới. 3
  4. 1. Nước Việt Nam thống nhất, từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa; 2. Một số tài liệu, hiện vật về thời kỳ bao cấp. Phần II: Đổi mới, hội nhập và phát triển. 1. Những trăn trở, tìm tòi và thử nghiệm; 2. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đường lối đổi mới; 3. Một số thành tựu của công cuộc đổi mới. Với độ dài 500 trang, với những tài liệu lưu trữ mang tính chính xác và khách quan, cuốn sách sẽ giới thiệu với bạn đọc về những bước chuyển biến mạnh mẽ của đất nước trong 25 năm thực hiện đường lối đổi mới mà điểm khởi đầu quan trọng nhất là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986 cho tới những thành tựu nổi bật trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! Hà Nội, tháng 12 năm 2012. Ban Biên soạn. 4
  5. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. CTN: Chủ tịch nước. H.T.X.M.B: Hợp tác xã mua bán. QH: Quốc hội. 5
  6. PHẦN I VIỆT NAM - NHỮNG NĂM TRƯỚC ĐỔI MỚI 6
  7. NƯỚC VIỆT NAM HÒA BÌNH, THỐNG NHẤT, TỪNG BƯỚC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 7
  8. Lễ khai mạc Hội nghị Hiệp thương thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15/11/1975. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu ảnh sưu tầm. Đoàn tàu khách đầu tiên tới ga Thành phố Hồ Chí Minh sau ngày khánh thành đường sắt Thống nhất, tháng 02/1976. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu ảnh sưu tầm. 8
  9. Đồng bào các dân tộc Gia Lai - Kon Tum bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội thống nhất, ngày 05/4/1976. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu ảnh sưu tầm. Đồng bào các dân tộc ở Lạng Sơn bỏ phiếu bầu Quốc hội thống nhất, ngày 25/4/1976. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu ảnh sưu tầm. 9
  10. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI thông qua các nghị quyết về đặt tên nước, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô và chính thức đặt tên Thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02/7/1976. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu ảnh sưu tầm. Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV, Hà Nội, tháng 12/1976. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu ảnh sưu tầm. 10
  11. Lễ ký Hiệp định Hợp tác về thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam, tại điện Kremlin, Liên bang Nga, ngày 03/7/1980. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu ảnh sưu tầm. Cầu Thăng Long do Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng, khánh thành năm 1985. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu ảnh sưu tầm. 11
  12. Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng do các kỹ sư Việt Nam thiết kế và thi công đã được đưa vào sử dụng, năm 1985. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu ảnh sưu tầm. 12
  13. MỘT SỐ TÀI LIỆU, HÌNH ẢNH VỀ THỜI KỲ BAO CẤP 13
  14. Mẫu phiếu phân phối, bìa mua hàng công nghệ phẩm (tập thể), bìa mua hàng (gia đình), sổ mua bán hàng của các sở, ty thương nghiệp, năm 1971 - 1972. 14
  15. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Bộ Nội thương, hồ sơ 2449. 16
  16. Thẻ xã viên do Ban Quản lý Hợp tác xã mua bán cơ sở xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội cấp cho ông Ngô Văn Ẩm ngày 13/12/1972. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu sưu tầm. 17
  17. Phiếu vải (loại 5m) do Bộ Nội thương phát hành, cấp cho cán bộ, công nhân là nam giới, năm 1972, được Cục Thương nghiệp Hà Nội cấp cho ông Nguyễn Quý Tích công tác tại trường Đại học Tổng hợp (Hà Nội). Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu sưu tầm. 18
  18. Mẫu tem phiếu vải, thực phẩm in cho các tỉnh, các lực lượng quốc phòng năm 1973 của Bộ Nội thương. 19
  19. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Bộ Nội thương, hồ sơ 2517. 20
  20. Tem lương thực do Bộ Lương thực và Thực phẩm phát hành, năm 1976. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu sưu tầm. 21
  21. Thông tư số 18/TT/LB ngày 31/8/1977 của Liên Bộ Nội thương - Quốc phòng quy định việc tổ chức phân phối hàng công nghiệp tiêu dùng cho quân đội. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Bộ Nội thương, hồ sơ 2645. 22
  22. Sổ ghi công điểm vụ Đông Xuân năm 1977 - 1978 của đội 4, Phước Trạch, thuộc hợp tác xã Ea Phờ, tỉnh Đắc Lắc. 23
  23. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu sưu tầm. 24
  24. Chỉ thị số 44 NT/M ngày 26/02/1979 của Bộ Nội thương về việc chấn chỉnh và cải tiến công tác phân phối, bán lẻ vật phẩm tiêu dùng nhằm phục vụ đắc lực cho sản xuất, chiến đấu và đời sống nhân dân. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Bộ Nội thương, hồ sơ 2685. 25
  25. Phiếu sữa trẻ em phát hành ở Lai Châu, năm 1979 Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu sưu tầm Người dân xếp hàng mua lương thực, thực phẩm bằng tem phiếu thời kỳ bao cấp. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu ảnh sưu tầm. 26
  26. Chỉ thị số 504 NT/KD-B ngày 06/7/1979 của Bộ Nội thương về hướng dẫn bán vải lụa năm 1979 - 1980 cho công nhân viên chức và nhân dân cả nước. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Bộ Nội thương, hồ sơ 2697. 27
  27. Bìa mua hàng hộ gia đình loại B và loại C năm 1980 do Phòng Thương nghiệp Hoàn Kiếm thuộc Sở Thương nghiệp Hà Nội cấp cho bà Nguyễn Thị Bảy, ở số 8 ngõ I phố Hàng Khoai, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu sưu tầm. 28
  28. Phiếu bồi dưỡng người đẻ cấp cho nhân dân nông thôn, thành thị ở Cao Bằng năm 1980. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu sưu tầm. Phiếu mua hàng (loại E) do Bộ Nội thương cấp cho cán bộ, công nhân viên chức, năm 1985. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu sưu tầm. 29
  29. Sổ đăng ký mua lương thực cấp cho gia đình ông Phan Văn Sinh, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 1988. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu sưu tầm. 30
  30. Phiếu mua chất đốt (loại N1) do Sở Thương nghiệp Hà Nội phát hành năm 1989 cấp cho cháu Nguyễn Hoàng Thảo. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu sưu tầm. Phiếu mua hàng của Sở Thương nghiệp Hà Nội cấp cho bà Hoàng Vĩnh Hạnh, cán bộ Bảo tàng Cách mạng Việt Nam năm 1989. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu sưu tầm. 31
  31. Một chuyến tàu hỏa thời kỳ trước đổi mới. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu ảnh sưu tầm. Một chuyến xe điện trên đường phố Hà Nội thời kỳ trước đổi mới. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu ảnh sưu tầm. 32
  32. PHẦN II ĐỔI MỚI, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN 33
  33. NHỮNG TRĂN TRỞ, TÌM TÒI VÀ THỬ NGHIỆM 34
  34. Chỉ thị số 15 CT/TW ngày 04/8/1977 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về thí điểm cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu sưu tầm. 35
  35. Đồng chí Kim Ngọc (trái) - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc, người đã tìm con đường thử nghiệm chính sách khoán trong nông nghiệp, đi kiểm tra thực tế tại các hợp tác xã. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu ảnh sưu tầm. 36
  36. Quyết định số 558 KT/CTN ngày 30/8/1995 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam về việc truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho đồng chí Kim Văn Nguộc (tức Kim Ngọc). Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Chủ tịch nước giai đoạn 1992-1997, hồ sơ 1442. 37
  37. Chỉ thị số 100 CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tài liệu sưu tầm. 38
  38. Công văn số 126-VP/BNN ngày 23/9/1980 của Ban Nông nghiệp Trung ương gửi Ban Cán sự Bộ Nông nghiệp về việc gửi Đề cương nghiên cứu các hình thức khoán trong hợp tác xã nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, vật tư, cơ sở vật chất, kỹ thuật, thực hiện tốt chế độ trả công cho lao động, hoàn thành kế hoạch sản xuất. 39
  39. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BAN NÔNG NGHIỆP Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 1980 Số: 126-VP/BNN Kính gửi: Ban Cán sự Bộ Nông nghiệp Thi hành ý kiến của Ban Bí thư về việc nghiên cứu tiếp công tác khoán nhất là đối với cây lúa, cây công nghiệp vùng tập trung trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Ngày 18.9.1980, cùng với một số cơ quan tỉnh, Ban Nông nghiệp Trung ương đã họp bàn mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp và phân công nhau xuống các địa phương nghiên cứu. Với Bộ Nông nghiệp, chúng tôi có mời Ban Quản lý Hợp tác xã, trường Đại học Nông nghiệp I, II và Viện Kinh tế nông nghiệp cùng tham gia. Ban Quản lý Hợp tác xã nghiên cứu tiếp Vĩnh Phú; Trường Đại học Nông nghiệp I đi Hà Nam Ninh; Trường Đại học Nông nghiệp II đi Hà Bắc; Viện Kinh tế Nông nghiệp đi Nghệ Tĩnh. Ban Nông nghiệp Trung ương xin gửi các đồng chí bản dự thảo đề cương nghiên cứu để tham khảo. Và đề nghị các đồng chí có chỉ thị cho các đơn vị nói trên, để họ an tâm tổ chức nghiên cứu được tốt./. BAN NÔNG NGHIỆP TRUNG ƯƠNG Trưởng ban (Đã ký và đóng dấu) Võ Thúc Đồng 40
  40. Ngày 04 tháng 10 năm 1980 ĐỀ CƯƠNG Nghiên cứu các hình thức khoán trong hợp tác xã nông nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, vật tư, cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện tốt chế độ trả công cho lao động, hoàn thành kế hoạch sản xuất ĐẶT VẤN ĐỀ Trải qua 20 năm xây dựng củng cố hợp tác xã, với sự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; trình độ sản xuất kinh doanh của một số khá lớn hợp tác xã đã được mở rộng; sự phân công và hiệp tác lao động trong nội bộ hợp tác xã bước đầu hình thành; các chế độ chính sách khuyến khích lao động để mọi người cùng quan tâm đến kết quả lao động sản xuất cũng được Đảng, Nhà nước coi trọng; hiện nay và một số năm nữa, tuy nhà nước cố gắng, nhưng vật tư, máy móc vẫn còn bị hạn chế; bình quân diện tích canh tác cho đầu người lại quá thấp và phân bổ không đều giữa các vùng. Vì vậy chúng ta vừa phải tổ chức lại nền nông nghiệp phân bố hợp lý lao động (phân bố tại chỗ, phân bố giữa các vùng), vừa phải đầu tư lao động sống để thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi là một tất yếu khách quan. Hiện nay một vấn đề rất bức thiết đối với các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp làm làm cho mọi người lao động phấn khởi tích cực lao động sản xuất, bỏ thêm công sức để thâm canh, tận dụng được ưu thế thuận lợi của thiên nhiên, sử dụng tốt nhất đất đai, vật tư, để tăng sản phẩm cho xã hội, đảm bảo lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu, kết hợp 3 lợi ích. Song sản phẩm sản xuất trong nông nghiệp lại phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; lao động có phân công và hiệp tác lại là một yêu cầu khách quan; vậy làm sao cho mỗi người lao động quan tâm đến kết quả của mỗi khâu công việc được giao và cùng quan tâm đến kết quả cuối cùng, đây là một yêu cầu của sản xuất và cũng là nguyện vọng của mọi lao động xã viên. 41
  41. Vài năm gần đây tình hình sản xuất của các hợp tác xã năng suất cây trồng, vật nuôi dẫm chân tại chỗ; hiệu quả sử dụng đất đai, lao động, vật tư, tiền vốn đạt thấp; tâm tư quần chúng xã viên có nhiều băn khoăn vướng mắc; lao động tập thể không được phát huy, thậm chí có những hiện tượng tiêu cực (trừ các hợp tác xã tiên tiến và khá), hợp tác xã trung bình và yếu kém còn chiếm số đông. Tại sao có tình hình đó? Phải chăng cần xem xét một cách toàn diện cả chủ quan và khách quan? Ngoài nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp không nhỏ như: hậu quả của chiến tranh, thiên tai liên tiếp, và hiện nay còn phải thường xuyên cảnh giác tăng cường lực lượng quốc phòng bảo vệ tổ quốc Song về mặt chủ quan có phải chúng ta đã có những thiếu sót: 1- Hợp tác xã là một đơn vị kinh tế tập thể nhưng các chế độ quản lý, các chính sách kinh tế (kế hoạch hóa, hạch toán, thu mua, giá ) của nhà nước và trong chỉ đạo cụ thể của cấp trên đã làm cho hợp tác xã mất quyền chủ động trong sản xuất, kinh doanh1; những điều kiện tối thiểu để tái sản xuất sức lao động, tái sản xuất mở rộng của hợp tác xã không được bảo đảm. 2- Công tác tổ chức quản lý nội bộ hợp tác xã mặc dầu được Đảng và Nhà nước rất quan tâm có nhiều chủ trương đúng đắn; song cũng không ít những chủ trương chính sách cụ thể, nhất là về mặt tổ chức chỉ đạo các cấp, các ngành đã gây thêm rối rắm cho hợp tác xã: xác định phương hướng sản xuất không đúng; bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, và bước đi vừa không tích cực, vừa không vững chắc; mở rộng quy mô hợp tác xã, quy mô đội quá lớn lại tiến hành đồng loạt không có sự chuẩn bị chu đáo; đội sản xuất cơ bản là đơn vị nhận khoán chịu trách nhiệm sản phẩm cuối cùng đối với hợp tác xã thì không được củng cố nên tình trạng phổ biến ở nhiều hợp tác xã các đội sản xuất cơ bản không còn là đơn vị chịu trách nhiệm sản phẩm cuối cùng và hạch toán nội bộ; công tác khoán quản của đội sản xuất không được bồi dưỡng hoàn thiện; một số 1 Nói chủ động kinh doanh là cấp trên và Đảng bộ cơ sở lãnh đạo hợp tác xã lập kế hoạch theo quy hoạch và phương hướng đã được xác định, tránh áp đặt cơ cấu bước đi, chỉ tiêu v.v không hợp lý và không có hiệu quả kinh tế. 42
  42. đội chuyên khâu như: giống, thủy nông lập ra để đảm bảo tính chuyên môn hóa đạt hiệu quả cao là cần thiết; song có một số đội chuyên lập ra không đủ điều kiện đảm bảo tính hiệp tác với đội sản xuất cơ bản nên điều hành sản xuất trở nên lỏng lẻo; việc phân phối sản phẩm nhất là lương thực vốn đã ít lại không phân phối theo lao động, việc thưởng phạt không rõ, v.v dẫn tới chủ nghĩa bình quân giữa các người lao động, giữa các đội 3- Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp chưa có trọng tâm (các yếu tố kỹ thuật) trọng điểm (vùng) chưa có bước đi có tổ chức quản lý thích hợp, làm cho sử dụng đất đai, lao động, vật tư, tiền vốn của hợp tác xã đạt hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của hợp tác xã. 4- Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ở hợp tác xã và đội sản xuất làm không tốt, nên chẳng những đã yếu về năng lực mà có một bộ phận còn kém cả về phẩm chất – nhất là ở các hợp tác xã yếu kém nên quần chúng thiếu tin và bất bình. Vì vậy muốn đẩy mạnh sản xuất, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất tập thể chúng ta phải giải quyết một cách đồng bộ nhiều nội dụng; vận dụng đúng đắn phương thức quản lý kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa. Nhất là đối với các hợp tác xã yếu kém càng phải được xem xét một cách toàn diện, đi sâu vào các nguyên nhân, tìm khâu mấu chốt tập trung sức giải quyết, chứ không thể chỉ cần giải quyết một khâu nào là được! Theo tinh thần họp của Ban Bí thư bàn về củng cố hợp tác xã ở vùng đồng bằng, trung du miền Bắc là: “Để củng cố tăng cường các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp phải tiếp tục đi sâu tổng kết, làm rõ các nguyên nhân và chủ trương phương hướng giải quyết các vấn đề một cách toàn diện và cơ bản. Song trước mắt các hợp tác xã phải được giải quyết một số vấn đề: “Cải tiến chỉ đạo kế hoạch hóa và một số chính sách của nhà nước, đối với hợp tác xã; ổn định quy mô hợp tác xã và tăng cường củng cố các đội sản xuất; cải tiến công tác quản lý nội bộ hợp tác xã; kiện toàn đội ngũ cốt cán trong hợp tác xã; 43
  43. tổ chức lại sản xuất từ cơ sở gắn với xây dựng huyện và kiện toàn cấp huyện v.v ”. Trong công tác quản lý nội bộ hợp tác xã hiện nay nổi lên công tác khoán nhất là đối với cây lúa đang có nhiều ý kiến khác nhau được diễn ra từ cơ sở cho đến cấp trên; vấn đề này vừa là lý luận, vừa là thực tiễn nên trong cuộc họp này Ban Bí thư đã có nêu một số nguyên tắc đối với các hình thức khoán theo tinh thần chung là: - Hợp tác xã phải quản lý tốt và thống nhất các tư liệu sản xuất của tập thể, sử dụng theo đúng phương hướng kế hoạch và định mức của hợp tác xã. - Các đơn vị, cá nhân nhận khoán phải sản xuất theo đúng kế hoạch, kế hoạch, bố trí mùa vụ trên từng cánh đồng, bảo đảm quy trình sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật của hợp tác xã. Mức khoán phải có tác đụng thúc đẩy xã viên tích cực lao động có kỹ thuật và năng suất, đảm bảo lợi ích của người lao động và lợi ích của tập thể, đồng thời có phần thưởng cho những người có tham gia các khâu trong quá trình sản xuất. Việc thưởng phạt bằng tiền, hiện vật hay ngày công phải có tác dụng kích thích lao động phù hợp với từng loại sản phẩm. Tình hình hiện nay cần quan tâm thưởng phạt bằng hiện vật một cách thỏa đáng. - Không ảnh hưởng và có tác dụng thúc đẩy sự phân công và hiệp tác lao động. Những khâu sản xuất, lao động tập thể có lợi thì phải tổ chức lao động tập thể, những khâu thích hợp cho cá nhân thì phân công cho cá nhân, gia đình. Mọi khâu lao động trong quá trình sản xuất đều phải gắn tới kết quả cuối cùng. - Hợp tác xã phải nắm được sản phẩm2 để thống nhất phân phối, đảm bảo ba lợi ích (nhà nước, tập thể và xã viên), thực hiện phân phối theo lao động. Theo tinh thần ấy, hiện nay đối với cây vụ đông, cây có tính chất cướp thời vụ, cây trồng xen, cây màu, cây đặc sản như cây sơn, một số cây công nghiệp trồng phân tán, hợp tác xã và đội sản xuất làm một số khâu, một số khâu thì giao cho xã viên làm và nộp sản phẩm giao khoán. 2 Tùy theo hình thức khoán mà hợp tác xã nắm toàn bộ sản phẩm, hay sản phẩm khoán (Chú thích của Võ Thúc Đồng). 44
  44. Còn hình thức khoán đối với lúa, cây công nghiệp tập trung, nhất là cây lúa, Ban Bí thư cũng quyết định giao cho Ban Nông nghiệp Trung ương, cùng với Bộ Nông nghiệp, một số cơ quan lý luận và một số địa phương nghiên cứu để kết luận và báo cáo với Ban Bí thư xét. Ngày 20.9.1980, Ban Bí thư đã có Công văn số 43-CV/TW gửi cho các tỉnh, thành ủy Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hải Hưng, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nam Ninh, Nghệ Tĩnh để tiến hành công tác này. Thực hiện quyết định đó chúng tôi xin gửi bản dự thảo đề cương nghiên cứu để được thông qua tại hội nghị giữa đại biểu Bộ Nông nghiệp, các Ban Nông nghiệp một số tỉnh, thành và trường đại học, Viện Nghiên cứu để các đồng chí tổ chức thực hiện. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ PHẠM VI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. Thông qua các hình thức khoán hiện nay đối với con lợn và nhất là đối với cây lúa mà: 1/ Làm rõ những mặt ưu và nhược điểm của các hình thức khoán. 2/ Rút ra những hình thức và nội dung khoán thích hợp. Làm rõ những vấn đề phải giải quyết để hoàn thiện, những điều kiện tiến hành của mỗi hình thức khoán nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, vật tư, kết hợp tốt 3 lợi ích. 3/ Từ thực tiễn này, xây dựng một bước về lý luận khoán trong nông nghiệp, đặc biệt là đối với hợp tác xã nông nghiệp. 1- Vị trí của công tác khoán. Một số ý kiến khác nhau: - Với điều kiện vật chất như hiện nay, đi đối với các chính sách nhà nước, cần cải tiến công tác quản lý hợp tác xã (trọng tâm là công tác khoán) thì có thể đưa năng suất, sản lượng cây trồng, nhất là cây lúa, lên một bước quan trọng thực tế này không những được chứng minh ở những nơi “khoán sản phẩm” cho hộ vừa qua mà đã từng chứng minh trên đất 5% dành cho kinh tế phụ gia đình. 45
  45. Vì vậy có thể xem “khoán sản phẩm” cho hộ là phương hướng chủ yếu để hoàn thiện công tác khoán và góp phần giải quyết được những tiêu cực trong sản xuất, quan hệ sản xuất hiện nay của hợp tác xã không? - Cũng có ý kiến nói: Khoán là một khâu trong chế độ quản lý hợp tác xã. Với cơ sở vật chất – kỹ thuật và những điều kiện sản xuất nhất định, trong từng thời kỳ nhất định việc thực hiện những hình thức khoán phù hợp sẽ có tác dụng góp phần nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng. Như vậy là trong khi chờ đợi giải quyết có hệ thống công tác quản lý kinh tế thì việc chấn chỉnh các đội sản xuất cơ bản và hoàn thiện một bước chế độ khoán để thúc đẩy sản xuất là khả năng hiện thực và có thể giải quyết sớm hơn. 2- Các hình thức khoán. Đối với cây lúa. Có thể nói hiện nay có 2 hình thức khoán chủ yếu: Hình thức thứ nhất: Hợp tác xã khoán sản lượng cho đội và trả công, chỉ thị theo định mức kinh tế - kỹ thuật. Đội tổ chức khoán việc cho nhóm lao động hoặc lao động. Cuối năm, cuối vụ hợp tác xã xét thanh toán thưởng phạt cho đội, đội xét thưởng phạt cho lao động. Đây là hình thức khoán đã được thực hiện phổ biến trong tất cả các hợp tác xã từ trước đến nay. Đối với các hợp tác xã tiên tiến và khá, hình thức khoán này được thực hiện khá tốt và cũng đã có những tác dụng nhất định. Tuy vậy, vẫn có những nhược điểm: - Việc làm tập thể theo nhóm, do công tác định mức, kiểm nhận khối lượng và chất lượng công việc không tốt nên trả công trong nhóm vẫn mang tính chất bình quân. - Sản phẩm cuối cùng hợp tác xã khoán thuộc về trách nhiệm của các đội sản xuất, vì thế người lao động thường chú ý đến số công được hưởng mà ít lo đến trách nhiệm đối với sản phẩm cuối cùng của đội. 46
  46. Để hoàn thiện hình thức khoán này, cần bổ sung như thế nào và cần giải quyết những vấn đề gì? Hình thức khoán thứ hai. “Khoán sản phẩm” cho hộ xã viên3. Hình thức này quy định, sau khi nhận khoán của hợp tác xã, đội sản xuất tổ chức làm một số khâu, còn giao cho hộ xã viên cây, chăm sóc, thu hoạch và giao nộp sản phẩm theo mức khoán. Hình thức này rõ ràng là xã viên rất quan tâm đến sản phẩm cuối cùng ngay từ khi họ nhận khoán; năng suất, sản lượng một số diện tích nhận khoán có tăng lên. Tuy vậy, khi mở rộng hình thức khoán này trên toàn bộ diện tích lúa, cho tất cả các vụ, cho toàn bộ diện tích các loại phát sinh (lúa, màu, cây công nghiệp) thì có những vấn đề gì phát sinh (ví dụ chung quanh các vấn đề phân công và hiệp tác lao động; điều hành lao động, phân bón, sức kéo ở những thời kỳ gối vụ trong các khâu công việc mà tập thể đảm nhận; vấn đề thực hiện nghĩa vụ quân sự, ảnh hưởng đến liên khoảnh liên công để giao cho đội sản xuất, ảnh hưởng đến giữa hộ có lao động và hộ ít lao động ) và hướng giải quyết thế nào để vừa phát triển sản xuất, vừa hoàn thiện quan hệ sản xuất. Trong tình thức khoán này, có địa phương, tùy theo địa bàn sản xuất, tùy theo tâm lý của lao động mà khoán cho nhóm xã viên làm tiếp các khâu và giao nộp sản phẩm theo mức khoán. Cách làm này, khắc phục được một số nhược điểm của cách “khoán sản phẩm” cho hộ xã viên, nhưng do việc trả công còn mang tính bình quân nên việc kích thích lợi ích vật chất chưa mạnh. Hướng khắc phục nhược điểm này thế nào? b) Từ nghiên cứu các hình thức khoán đối với cây lúa cũng cần nghiên cứu các hình thức khoán đối với cây công nghiệp tập trung như: chè, mía, lạc, thuốc lá c) Khoán chăn nuôi lợn. 3 Sau này sẽ tìm một danh từ thích hợp để phản ảnh đúng tính chất của hình thức khoán này. 47
  47. - Những hình thức tổ chức chăn nuôi lợn tập thể gắn với hình thức khoán. Có thể lựa chọn những hình thức sau không? + Loại hợp tác xã có chuồng trại và cơ sở vật chất khá tổ chức nuôi lợi tập trung đã có nề nếp và hiệu quả chăn nuôi lợn có được nâng lên thì cần củng cố thực hiện chế độ khoán sản phẩm (sản phẩm thịt, phân bón ) cho đội sản xuất và lao động. + Loại hợp tác xã chưa đủ điều kiện nuôi lợn thịt tập trung thì có thể chỉ nuôi lợn nái và đực giống còn thì gia công cho gia đình xã viên. Vậy phải giải quyết những nội dung gì khi thực hiện hình thức này? - Để thực hiện khoán sản phẩm chăn nuôi lợn cho gia đình xã viên trong điều kiện có hợp tác xã đã tổ chức chế biến được thức ăn, có nhiều hợp tác xã chưa có công nghiệp chế biến thì phải giải quyết vấn đề gì? 3- Nội dung và phương pháp cụ thể của các hình thức khoán. Cần nêu rõ nội dung và phương pháp của từng hình thức. - Hợp tác xã khoán cho đội: Các mức khoán, các căn cứ của định mức khoán. - Đội khoán việc cho lao động hoặc “khoán sản phẩm” cho hộ xã viên, nhóm hộ xã viên như thế nào? + Khoán việc cho lao động: cách khoán từng khâu, việc kiểm nhận công việc hoàn thành, chế độ trả công + “Khoán sản phẩm” cho hộ xã viên hoặc nhóm hộ xã viên: cách giao ruộng đất được tiến hành như thế nào, các căn cứ để giao mức khoán, phân tích các căn cứ đó. Cơ sở thực tiễn của việc quyết định nên giao khoán cho hộ hoặc nhóm hộ xã viên đảm nhận từ khâu nào đến thu hoạch gắn với giao nộp sản phẩm cuối cùng đối với từng cây, từng vụ, từng loại ruộng đất. Việc điều hành sử dụng các công trình thủy lợi, công cụ máy móc, sức kéo, phân bón, hệ thống khoảnh, thửa ruộng trong đội thế nào? - Quản lý sản phẩm và phân phối sản phẩm: 48
  48. + Bảo đảm được nguyên tắc thống nhất phân phối không? + Sản phẩm chính và phụ được phân phối trong những điều kiện sản xuất khác nhau thì thế nào? - Vai trò của đội sản xuất trong các hình thức khoán có gì thay đổi không? Có được tăng cường hay ngược lại? - Phương pháp thưởng phạt, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đó. 4- Về lý luận. Trên cơ sở nghiên cứu nội dung, ưu điểm và nhược điểm của các hình thức khoán mà làm rõ: - Xây dựng khái niệm thuật ngữ “quan tâm đến kết quả cuối cùng, làm cho mọi người trong quá trình sản xuất quan tâm đến kết quả cuối cùng hay sản phẩm cuối cùng” trong quản lý kinh tế. - Khoán sản phẩm, khoán với sản phẩm cuối cùng trong nông nghiệp, đặc điểm của nông nghiệp có gì khác so với công nghiệp. - Từ đó, về lý luận, ta hiểu các hình thức khoán hiện nay là thế nào? 5. Kiến nghị: - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn mà đánh giá các mặt ưu, và nhược điểm của từng hình thức khoán. - Nội dung hoàn thiện cho từng hình thức khoán. - Phạm vi vận dụng các hình thức khoán. Cùng kết hợp hai hình thức hay chỉ có một. Nếu cần kết hợp linh hoạt hai hình thức thì nguyên tắc, điều kiện và nội dung kết hợp là thế nào? Thực hiện hình thức khoán sản phẩm cho hộ hoặc cho nhóm hộ thì phải có những điều kiện gì? Phải chăng, đối với những vùng gặp thiên tai liên tiếp, mùa màng mất, xã viên thiếu đói thì tùy hình thức khoán chưa hoàn thiện nhưng tạm thời phải chấp nhận, song phải chỉ đạo chặt chẽ. 49
  49. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH. 1- Phương pháp nghiên cứu: - Khách quan. Vì trên thực tế chưa có những hình thức khoán hoàn thiện nên không vội phê phán, phủ định. Cố gắng nêu rõ tình hình, xác định mặt ưu điểm, nhược điểm, tìm hướng hoàn thiện. - Dùng phương pháp so sánh giữa các hình thức. Lấy tiêu chuẩn: phát triển sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất hiệu quả kinh tế, kết hợp tốt 3 lợi ích đã phân tích. Khi đánh giá hiệu quả phải lấy tổng sản phẩm trên một đơn vị diện tích mà so sánh, không nên lấy 1 vụ. Xem xét hiệu quả của một hình thức trong mối quan hệ toàn cục trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã, trong từng loại hình hợp tác xã, trong từng điều kiện sản xuất và trình độ của các hợp tác xã, của các đội sản xuất. - Trực quan và trực tiếp với người thật, việc thật, tiếp xúc rộng rãi với lao động xã viên, với các cán bộ quản lý hợp tác xã và đội sản xuất. - Sử dụng lý luận kinh điển kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn để lý giải vấn đề. - Sử dụng hệ thống số liệu điều tra khảo sát được làm cơ sở cho các nhận xét và kết luận. (Có kèm theo tập biểu hướng dẫn). 2- Điểm nghiên cứu: Trung ương giao cho một số địa phương để nghiên cứu Hải Phòng, Hà Nam Ninh, Nghệ Tĩnh, Hà Bắc, Vĩnh Phú. Tuy tình hình cụ thể mà các địa phương, các cơ quan nghiên cứu chủ động chọn điểm. Yêu cầu điểm phải là nơi thực hiện các hình thức khoán qua vài vụ sản xuất, đại diện cho người điều kiện sản xuất khác nhau (bình quân ruộng đất, điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật v.v . cơ cấu sản xuất khác nhau (lúa, lúa màu, lúa cây công nghiệp ) và trình độ hợp tác xã khác nhau (tiên tiến, trung bình, yếu kém). 3- Tổ chức lực lượng và chế độ nghiên cứu. 50
  50. Ban Nông nghiệp và Bộ Nông nghiệp chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổng kết chung. - Cơ quan nghiên cứu và địa phương làm chủ đề tài. Cán bộ của Ban, Bộ Nông nghiệp sẽ xuống một số địa phương để tham gia. Các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy chủ động tổ chức nghiên cứu. Ban Bí thư sẽ giới thiệu và phân công các cơ quan nghiên cứu với các địa phương như sau: + Trường Đại học Kinh tế kế hoạch đi Vĩnh Phú. + Trường Đại học Nông nghiệp I đi Hà Nam Ninh. + Trường Đại học Nông nghiệp II đi Hà Bắc. + Viện Kinh tế nông nghiệp đi Nghệ Tĩnh. + Viện Nghiên cứu kinh tế đi Hải Phòng. + Ban Quản lý Hợp tác xã (Bộ Nông nghiệp) tổng kết điểm làm thử ở Vĩnh Phú. Thời gian và trình tự tiến hành. Vì vấn đề khó và phức tạp, song cũng rất cấp thiết. Để có thể phục vụ cho việc chỉ đạo sản xuất vụ chiêm xuân 1980 – 1981, đề nghị: + Bước 1: Thống nhất đề cương triển khai nghiên cứu, cuối tháng 10 năm 1980 có báo cáo về Ban Nông nghiệp trung ương, thượng tuần tháng 11 năm 1980 làm báo cáo lên Ban Bí thư. + Bước 2: Tiếp tục hoàn thiện những nội dung còn lại. Mở hội nghị khoa học, kết luận vấn đề./. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Bộ Nông nghiệp, hồ sơ 302. 51
  51. Quyết định số 26-CP ngày 21/01/1981 của Hội đồng Chính phủ về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng các hình thức tiền lương trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của nhà nước. 52
  52. PHỦ THỦ TƯỚNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: 26-CP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 1981 QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ Về việc mở rộng hình thức trả lương khoán; lương sản phẩm và vận dụng các hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của nhà nước. ___ Trả lương khoán, lương sản phẩm là một biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy người lao động hăng hái đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động và từ đó có tăng thu nhập. Để cải tiến một bước công tác quản lý nhằm ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích công nhân hăng hái thi đua tăng năng suất lao động, Hội đồng Chính phủ quyết định: 1/ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần tiến hành mở rộng một cách vững chắc, có hiệu quả việc trả lương khoán, lương sản phẩm và các hình thức tiền thưởng thích hợp, bảo đảm các nguyên tắc sau đây: a) Tăng năng suất lao động (ít nhất là tăng hơn mức bình quân đạt được năm 1980), tăng chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu Riêng đối với các xí nghiệp được xếp vào loại được bảo đảm phương tiện vật chất một cách tập trung và được giao các điều kiện để hoạt động ổn định thì ít nhất phải đạt mức năng suất để đạt trước đây trong thời kỳ sản xuất ổn định. b) Củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò của kế hoạch là trung tâm của hệ thống quản lý, giữ gìn và tăng cường kỷ luật lao động và đạo đức xã hội chủ nghĩa trong đội ngũ công nhân viên chức. c) Bảo đảm sự thống nhất giữa 3 loại lợi ích: lợi ích của nhà nước, lợi ích của đơn vị cơ sở, lợi ích của cá nhân người lao động; đặc biệt chú ý đến lợi ích chính đáng của người lao động để khuyến khích sản xuất. 53
  53. 2) Các bộ quản lý sản xuất, kinh doanh, các ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ các nguyên tắc nói trên và tình hình đặc điểm của ngành kinh tế kỹ thuật và từng đơn vị trực thuộc để ban hành các định mức lao động (định mức ngành, hoặc định mức địa phương) và đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm và đơn giá lũy tiến, để thi hành cho cả năm 1981. Việc xác định các định mức trên đây phải được tiến hành cẩn thận, bảo đảm tăng năng suất lao động và trên cơ sở đó hình thành mức thu nhập của công nhân viên chức một cách thỏa đáng, chú ý giữ mối quan hệ tương đối hợp lý giữa các ngành, nghề, các đơn vị cơ sở trong điều kiện kinh tế hiện nay. Ngoài lương khoán, thu nhập của công nhân viên chức trong xí nghiệp còn có thể được tăng thêm do việc bổ sung tiền thưởng trích từ quỹ lương hoặc từ lợi nhuận xí nghiệp. Cơ sở để trả lương khoán, lương sản phẩm và tiền thưởng phải căn cứ vào sự ghi chép, hạch toán và kiểm tra chặt chẽ số lượng và chất lượng sản lượng nhập kho. 3) Các bộ và các ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất của từng ngành, từng cơ sở, hướng dẫn việc áp dụng các hình thức trả lương khoán, lương theo sản phẩm thích hợp như: khoán công việc, khoán tập thể hoàn thành một bản thành phẩm, khoán sản phẩm cuối cùng, lương trả theo sản phẩm trực tiếp cho cá nhân, lương theo sản phẩm lũy tiến, lương theo sản phẩm gián tiếp. Các hình thức trả lương nói trên có thể áp dụng cho toàn bộ dây chuyền sản xuất, cho các phân xưởng chính, phụ, phù trợ trong xí nghiệp. Trong việc trả lương khoán, lương theo sản phẩm, phải chú ý gắn lợi ích của mỗi người lao động, kể cả người lao động phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm đó (quản lý, cung ứng, kỹ thuật, y tế, giữ trẻ, cấp dưỡng, bảo vệ v.v ) với kết quả sản phẩm cuối cùng, bảo đảm các mối quan hệ hợp tác sản xuất, kinh doanh và quản lý được tốt. 54
  54. Khi đã tiến hành trả lương, sản phẩm, phải bảo đảm sản xuất bình thường, liên tục, thường xuyên. Trường hợp phải ngừng sản xuất một thời gian nhất định, thì phải bố trí làm việc khác và hưởng lương theo việc đó. Việc trả lương cho các trường hợp ngừng sản xuất phải theo đúng chế độ đã quy định. Nghiêm cấm việc dùng mức lương đạt được do trả lương theo sản phẩm để trả lương theo thời gian khi phải ngừng sản xuất. Đối với trường hợp không thể trả lương theo sản phẩm được mà phải trả lương theo thời gian thì áp dụng việc trả lương theo thời gian định mức có thưởng. 4/ Các cơ quan quản lý sản xuất, kinh doanh, có thể áp dụng hình thức trả lương gắn với kết quả sản xuất cuối cùng theo các loại hình thức sau đây: - Đối với một số xí nghiệp sản xuất có tính chất khai thác, có thể áp dụng cách làm khoán và trả lương “Khoán tập thể theo sản phẩm cuối cùng”. Trên cơ sở giá trị sản lượng đạt được, sau khi đã trừ các khoản tiêu hao vật chất, nộp thuế, trích nộp các quỹ do chế độ quy định và trích lập các quỹ xí nghiệp phần còn lại là quy định tỷ lệ thích đáng nộp cho nhà nước và để lại phân phối cho người lao động; tỷ lệ này do Bộ trưởng Bộ chủ quản quy định nếu là xí nghiệp trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy định nếu là xí nghiệp địa phương. - Đối với các ngành sản xuất có tính chất chế biến, cần tạo các điều kiện ổn định sản xuất, tổ chức lại từng dây chuyên sản xuất theo nguyên tắc bảo đảm từng bản thành phẩm hoặc thành phẩm cuối cùng; trên cơ sở đó áp dụng các hình thức trả lương, khoán tập thể thích hợp. - Đối với ngành xây dựng cần áp dụng hình thức khoán gọn công trình hay hạng mục công trình, khoán khối lượng công việc riêng lẻ cho tổ, cá nhân, khoán theo từng dây chuyền sản xuất cho đội, tổ. - Trong ngành cung ứng vật tư, thương nghiệp, dịch vụ, có thể trả lương theo doanh số (tính bằng hiện vật hoặc bằng giá trị) kết hợp với việc khen 55
  55. thưởng về chất lượng phục vụ như: bảo đảm chất lượng phục vụ, thời gian và thái độ phục vụ 5/ Quỹ lương được giao tương ứng với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, cụ thể là: - Khi sản xuất, kinh doanh vượt kế hoạch thì quỹ lương được tăng lên tương ứng; - Quỹ lương được lập trên cơ sở sản lượng nhân với định mức tiền lương cho một đơn vị sản phẩm; - Đối với phần kế hoạch tự làm và sản xuất phụ được lập quỹ lương riêng; phần quỹ lương này phải ghi vào kế hoạch của xí nghiệp và phải thống nhất với cơ quan ngân hàng. 6/ Tiền thưởng từ quỹ lương được tăng lên bằng 10%. Các xí nghiệp phải coi trọng việc thưởng tiết kiệm, nguyên liệu, vật liệu, nhất là tiết kiệm điện năng, nhiên liệu và các loại vật tư nhập khẩu. Xí nghiệp phải trích một phần số tiền thu được do tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu dưới định mức để thưởng cho người có thành tích. Trong khi chờ đợi cải tiến, bổ sung chế độ thưởng tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, gặp trường hợp áp dụng các quy định hiện hành chưa đủ khuyến khích thỏa đáng thì giám đốc xí nghiệp có thể nâng mức thưởng tiết kiệm lên từ 50 đến 70% số tiền thu được do tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu tính trong một quý, theo giá cung cấp hiện hành. Những người phát hiện được các vụ tham ô, lãng phí được thưởng từ 10 đến 20% số tiền hoặc giá trị hiện vật thu hồi được. Công nhân sản xuất, và các cán bộ, nhân viên quản lý, phục vụ được phân phối hàng tháng tiền thưởng từ quỹ lương, và hàng quý, hàng năm tiền thưởng từ lợi nhuận xí nghiệp. 7/ Để thực hiện được đúng đắn quyết định này, các bộ, các ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phải chỉ đạo sát sao các đơn vị sản xuất, kinh doanh trực 56
  56. thuộc thi hành nghiêm chỉnh các nội dung cơ bản của quyết định và các bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan tổng hợp của nhà nước có liên quan. Các cơ quan tổng hợp sau đây phải ban hành các bản hướng dẫn thi hành trong tháng 2 năm 1981. - Bộ Lao động hướng dẫn cụ thể về chế độ trả lương khoán, lương sản phẩm và chế độ tiền thưởng trong lương và tiền thưởng từ lợi nhuận xí nghiệp. - Ủy ban Kế hoạch nhà nước phối hợp với các bộ và các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hướng dẫn về cải tiến kế hoạch hóa quỹ tiền lương, tiền thưởng. - Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê hướng dẫn cụ thể công tác hạch toán quỹ tiền lương, tiền thưởng theo nội dung quyết định này. Ngân hàng Nhà nước, quy định lại việc cấp phát và quản lý tiền lương và các loại tiền thưởng./. TM/ HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ KT/THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Phó Thủ tướng Đã ký: Đỗ Mười Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Bộ Nông nghiệp, hồ sơ 427. 57
  57. Nghị quyết số 154/HĐBT ngày 14/12/1983 của Hội đồng Bộ trưởng về việc hoàn chỉnh công tác khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và đến người lao động trong hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp. 58
  58. HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 154/HĐBT Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 1983 NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG Về việc hoàn chỉnh công tác khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp ___ I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH Thi hành Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13 tháng 01 năm 1981 của Ban Bí thư, đến nay có khoảng 90% số hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp thực hiện khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động đối với cây lúa và dần dần mở rộng đối với các cây trồng khác, chăn nuôi và ngành, nghề. Việc thực hiện rộng rãi hình thức khoán mới đã phát huy mạnh mẽ tính tích cực, tự giác của xã viên, tập đoàn viên, lôi cuốn mọi người bỏ thêm công sức, tận dụng đất đai, phân bón, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất, tận thu mùa màng v.v đưa đến tăng năng suất, sản lượng thu hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của xã viên tăng tích lũy của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, thực hiện tốt hơn nghĩa vụ đối với nhà nước. Mặt khác việc thực hiện rộng rãi hình thức khoán mới đã có tác dụng tích cực trong việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ cải tạo nông nghiệp ở miền Nam, nhiều nơi thúc đẩy việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trong hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tốt là chủ yếu, một số không ít hợp tác xã và tập đoàn sản xuất còn có những khuyết điểm, lệch lạc. - Việc xác định các định mức kinh tế - kỹ thuật để làm cơ sở cho việc cải tiến tổ chức sản xuất và quản lý của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và việc xác 59
  59. định mức sản lượng giao khoán chưa thật sát, nhiều nơi định mức sản lượng giao khoán còn thấp. - Việc giao khoán ruộng đất nhiều nơi còn manh mún, chưa đúng đối tượng. Một số tập đoàn sản xuất mới thành lập ở Nam Bộ chưa tập thể hóa ruộng đất, mà còn tình trạng đất nhà ai nấy làm. Việc phân công, hiệp tác và điều hành các khâu trong quá trình sản xuất thiếu chặt chẽ, không chú ý củng cố các đội, tổ chuyên khâu để làm những công việc quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật gắn với cơ sở vật chất kỹ thuật chung. - Việc sắp xếp sử dụng một số cơ sở vật chất – kỹ thuật đã xây dựng, nhất là chuồng trại, sân phơi, nhà kho không được chú ý đầy đủ, để lãng phí hư hỏng. - Việc phân phối thu nhập trong hợp tác xã chưa hợp lý, thu nhập theo ngày công của xã viên, tập đoàn viên nhiều nơi giảm; việc trả công cho lao động làm ở các đội, tổ chuyên khâu chưa gắn chặt với sản phẩm cuối cùng và phân phối cho lao động làm ở các ngành nghề khác chưa thật thỏa đáng; việc trả thù lao cho cán bộ quản lý chưa gắn với trách nhiệm và kết quả điều hành sản xuất, nên ở nhiều nơi cán bộ đã dồn sức làm ruộng khoán, lơi lỏng công tác quản lý. - Nhiều hợp tác xã, tập đoàn sản xuất chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề để sử dụng hết số lao động dôi ra, chưa biết liên kết kinh doanh với hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng để tăng thu nhập, phục vụ sản xuất và đời sống tốt hơn. Chưa kết hợp chặt cải tạo nông nghiệp với cải tạo công, thương nghiệp. Nguyên nhân của những khuyết điểm, lệch lạc nói trên chủ yếu là do các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất chưa quán triệt và nắm vững mục đích, nguyên tắc và phương hướng cải tiến công tác khoán và còn thiếu kinh nghiệm. Mặt khác do các cấp, các ngành thiếu kiểm tra, hướng dẫn chặt chẽ để kịp thời phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm. 60
  60. II. HOÀN CHỈNH CÔNG TÁC KHOẢN SẢN PHẨM ĐẾN NHÓM LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG Để kịp thời phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm, lệch lạc trong công tác khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã và tập đoàn cải tiến công tác khoán đề ra trong Chỉ thị số 100/CT-TW ngày 13 tháng 01 năm 1981 của Ban Bí thư và để phù hợp với tình hình phát triển sản xuất, Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các ngành, các cấp chấp hành tốt những quy định sau đây: 1. Chấn chỉnh lại việc định mức sản lượng giao khoán cho hợp lý. Định mức sản lượng khoán phải vừa bảo đảm được lợi ích của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, vừa bảo đảm lợi ích của người lao động, nâng cao thu nhập của xã viên bằng cách tăng sản lượng và tăng giá trị ngày công là chủ yếu, khắc phục khuynh hướng định sản lượng thấp để tăng thu nhập của xã viên bằng thưởng vượt khoán. Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất phải không ngừng cố gắng tăng thêm đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới để phát triển sản xuất và có điều kiện nâng cao sản lượng khoán. 2. Chấn chỉnh lại việc giao khoán ruộng đất cho người lao động. Chỉ giao khoán ruộng đất cho lao động trồng trọt. Những người được phân công làm những công việc khác của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất thì làm những việc đó là chính, không giao ruộng khoán, trừ những người mà công làm của họ trong năm còn thấp do không đủ việc làm thì có thể xét giao một phần. Không giao ruộng khoán theo bình quân nhân khẩu, theo định suất ăn hoặc theo bình quân lao động chung của toàn hợp tác xã, tập đoàn sản xuất. Đối với các tập đoàn sản xuất mới thành lập ở Nam Bộ, phải tiến hành tập thể hóa ruộng đất rồi mới giao khoán. Khi giao ruộng khoán cần chiếu cố những hộ có nhiều nhân khẩu ăn theo và chú ý cân đối lao động để các hộ đều làm tốt cả ruộng khoán và đất vườn. 61
  61. Phải điều chỉnh các định mức giao khoán cho từng loại ruộng hợp lý để giao ruộng khoán cho xã viên được gọn, thuận tiện cho việc sử dụng các cơ sở vật chất – kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật và đảm bảo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sản xuất. Khi diện tích giao khoán cho từng người lao động đã được hợp lý, thì cần ổn định trong một thời gian để xã viên yên tâm thâm canh trên diện tích đó. 3. Tổ chức tốt việc phân công, hiệp tác lao động và quản lý, điều hành sản xuất trong hợp tác xã và tập đoàn sản xuất. Việc tổ chức phân công, hiệp tác lao động làm ở các khâu phải căn cứ vào từng đối tượng sản xuất; điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và công cụ sản xuất, điều kiện địa dư và dân cư, quy mô tổ chức của từng đơn vị. Những hợp tác xã, đội sản xuất, tập đoàn sản xuất nhất thiết phải quản lý, điều hành chặt chẽ tất cả các khâu, có kế hoạch, quy trình, định mức và có hướng dẫn, kiểm tra, nghiệm thu từng khâu, từng việc chặt chẽ, không được “khoán trắng” cho xã viên. Những việc đòi hỏi kỹ thuật phức tạp gắn với việc sử dụng máy móc và cơ sở vật chất – kỹ thuật chung, thì nhất thiết phải tổ chức, củng cố các đội, tổ chuyên để làm; còn những việc chưa có cơ sở vật chất – kỹ thuật chung và lao động thủ công, sử dụng công cụ thông thường có thể làm được thì nên giao cho xã viên nhận khoán thực hiện, gắn trách nhiệm với sản phẩm cuối cùng. Nghiêm cấm việc các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất giao ruộng đất, trâu bò cho xã viên làm từ đầu đến cuối, tập thể chỉ thu một số sản phẩm để đóng thuế và lập quỹ chung theo kiểu “phát canh thu tô”. 4. Đối với chăn nuôi tập thể: Ở những hợp tác xã, tập đoàn có cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, cần củng cố lại chuồng trại, có kế hoạch giải quyết giống, cân đối thức ăn, phòng trừ dịch bệnh, xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật và chế độ quản lý thích hợp, bảo đảm chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở đó mở rộng quy mô chăn nuôi vững chắc; cần chú trọng nuôi lợn nái để sản xuất con giống cung cấp cho xã viên. Thực hiện giao khoán cho mỗi lao động phụ trách một số lợn cùng loại để nuôi dưỡng theo định mức khoán, hợp tác xã bảo 62
  62. đảm cung cấp đủ thức ăn, các chi phí vật chất cần thiết và trả công điểm hợp lý cho người chăn nuôi theo sản phẩm giao nộp; nếu hoàn thành vượt kế hoạch khoán, người chăn nuôi được hưởng thích đáng, nếu không đạt kế hoạch vì thiếu trách nhiệm thì phải phạt. Việc giao khoán cho gia đình xã viên chăn nuôi lợn cho tập thể phải căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật để xây dựng hợp đồng khoán chặt chẽ; hợp tác xã, tập đoàn bảo đảm cung cấp giống, thức ăn tinh, các chi phí vật chất khác và trả công điểm, xã viên chăn nuôi và nộp sản phẩm cho tập thể theo định mức; vượt mức khoán thì được thưởng, thiếu thì phải bù. Cũng có thể giao đất khoán cho gia đình xã viên sản xuất thức ăn rồi giao con giống và các chi phí khác, khoán cho họ nuôi lợn cho tập thể, nhưng phải có định mức và quản lý chặt chẽ, bảo đảm số đầu lợn và sản lượng thịt thật sự tăng lên. Đối với trâu bò, cần giao khoán cho gia đình xã viên chăn nuôi trâu bò cầy kéo. Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất phải có nội quy bảo đảm cho từng con trâu bò làm việc vừa sức và được chăm sóc chu đáo. Những gia đình xã viên nhận nuôi, ngoài việc được trả công theo định mức, nếu nuôi tốt, trâu bò lên loại hoặc kéo dài thời gian sử dụng thì được hưởng 100% phần giá trị tăng; bê nghé sinh ra được hưởng 80% giá trị theo thỏa thuận; nuôi không tốt thì phải chịu phạt tùy theo mức độ trách nhiệm của họ. 5. Về khoán đồi, rừng ở trung du và miền núi, hợp tác xã và tập đoàn có thể giao cho mỗi hộ một số diện tích đồi, rừng thích hợp để làm khoán cho tập thể. Núi đồi, rừng ở xã, địa hình phức tạp không giao khoán được cho từng nhà thì giao khoán cho từng nhóm lao động. Phải tùy từng loại đồi, rừng mà áp dụng cách thức và các chỉ tiêu khoán cho hợp lý. Đối với rừng cây có sẵn thì chọn một số loại cây chính giao cho xã viên chăm sóc, bảo vệ, khai thác và nộp sản phẩm theo mức quy định hàng năm, còn các cây phụ, cành cây làm củi thì xã viên được sử dụng hết hay một phân do tập thể xã viên bàn bạc quyết định. Đối với rừng mới trồng thì giao cho xã viên chăm sóc, bảo vệ cho đến khi có khả năng thu sản phẩm mới nghiệm thu, thanh toán, rồi sau đó lại khoán tiếp cho xã viên chăm sóc, bảo vệ như đối với rừng 63
  63. mới trồng. Trong thời gian mới trồng, cây còn nhỏ, các gia đình xã viên hoặc nhóm lao động nhận khoán được trồng xen ghép một số cây hàng năm theo sự hướng dẫn của hợp tác xã và tập đoàn sản xuất và được hưởng hết số sản phẩm của các cây trồng xen ghép đó. 6. Đối với các ngành, nghề, phải căn cứ vào đặc điểm của từng ngành nghề mà tổ chức lao động và thực hiện khoán cho phù hợp. Những nghề cần có những lao động có kỹ thuật nhất định làm chuyên thì cần tổ chức các đội, tổ làm chuyên, khoán sản phẩm đến đội, tổ và đội, tổ khoán đến từng nhóm, từng người lao động. Những nghề có thể sử dụng lao động và kỹ thuật cá nhân, nơi làm việc không cần tập trung, thì định mức nguyên liệu và quy cách, phẩm chất sản phẩm rồi khoán cho xã viên làm, hợp tác xã và tập đoàn sản xuất trả công cho họ bằng tiền hoặc bằng công điểm theo sản phẩm làm ra. Đối với những nghề dịch vụ, hợp tác xã và tập đoàn định giá công hợp lý rồi phân công người biết nghề làm và nộp lãi cho tập thể; tập thể phân phối lương thực cho họ v.v 7. Về thanh toán khoán và thưởng phạt: Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất phải có nội quy thu nộp sản phẩm cụ thể và giải quyết sớm những vấn đề xảy ra trong quá trình sản xuất đối với từng xã viên, từng thửa ruộng để bảo đảm việc thu nộp sản phẩm cho tập thể được đầy đủ và nhanh gọn; xử lý nghiêm minh và kịp thời những trường hợp dây dưa không chịu nộp sản phẩm cho tập thể theo mức khoán. Đối với những người nhận khoán, cần thực hiện thưởng hoặc phạt 100% số sản phẩm tăng hoặc hụt so với mức khoán. Đối với cán bộ quản lý hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, cán bộ đội và những xã viên ở các đội, tổ lao động làm chuyên hoàn thành tốt trách nhiệm được giao, thực sự góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, kế hoạch của đội sản xuất và đối với những xã viên ở những đội sản xuất đạt kế hoạch giao nộp sản phẩm cho hợp tác xã, thì được hợp tác xã, tập đoàn sản xuất trích không quá 20% số lãi trong kế hoạch để thưởng cho họ; phần thưởng này có thể được trích bằng hiện vật, Bộ Nông nghiệp cần quy định cụ thể mức trích thưởng ở các đội sản xuất, 64
  64. các ngành nghề gắn với mức độ hoàn thành kế hoạch và hướng dẫn việc chia thưởng cho các đối tượng trên. Đối với những người nhận khoán, cần thực hiện thưởng hoặc phạt 100% số sản phẩm tăng hoặc hụt so với mức khoán. Đối với cán bộ quản lý hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, cán bộ đội và những xã viên ở các đội, tổ lao động làm chuyên hoàn thành tốt trách nhiệm được giao, thực sự góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, kế hoạch của đội sản xuất và đối với những xã viên ở những đội sản xuất đạt kế hoạch giao nộp sản phẩm cho hợp tác xã, thì được hợp tác xã, tập đoàn sản xuất trích không quá 20% số lãi trong kế hoạch để thưởng cho họ; phần thưởng này có thể được trích bằng hiện vật. Bộ Nông nghiệp cần quy định cụ thể mức trích thưởng ở các đội sản xuất, các ngành nghề gắn với mức độ hoàn thành kế hoạch và hướng dẫn việc chia thưởng cho các đối tượng trên. Đối với đội sản xuất không đạt mức giao nộp sản phẩm cho hợp tác xã, thì những người nhận khoán không nộp đủ sản phẩm đã phải chịu phạt nên không phạt chung tập thể đội, những cán bộ đội thì phải phạt bằng cách trừ bớt công lao của mỗi cán bộ; nếu hợp tác xã, tập đoàn sản xuất không hoàn thành kế hoạch thu nhập, thì cán bộ quản lý hợp tác xã, tập đoàn sản xuất cũng phải chịu phạt như đối với cán bộ đội sản xuất. 8. Về hạch toán và phân phối: - Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất phải đi mạnh vào hạch toán kinh tế, coi trọng hạch toán theo ngành, theo từng cây, con, từng sản phẩm ngành nghề. Tính toán đầy đủ các khoản thu, chi, xác định đúng đắn giá trị ngày công kế hoạch và mức lãi cho từng ngành và chung toàn hợp tác xã, tập đoàn sản xuất. Xây dựng giá tiêu thụ nội bộ hợp lý để bảo đảm cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất kinh doanh có lãi. Luôn luôn tìm ra các biện pháp nâng cao mức lãi và giá trị ngày công của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, làm cho phần tích lũy để tái sản xuất mở rộng, phần dùng cho phúc lợi tập thể và phần thu từ ngày công của xã 65
  65. viên đều ngày càng tăng lên, từ đó tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy mọi người hăng hái lao động sản xuất. - Phải làm tốt việc phân phối thu nhập của hợp tác xã, tập đoàn sản xuất thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động kết hợp với tăng cường phúc lợi, tập thể, bảo đảm đúng đắn mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, kết hợp chặt chẽ phân phối bằng tiền với phân phối bằng hiện vật (chủ yếu là lương thực), khắc phục dần trình trạng bao cấp, giảm bỏ những chi phí chung mà hợp tác xã, tập đoàn phải gánh chịu ngoài chính sách của nhà nước đã quy định; hết sức tiết kiệm tiền vốn, vật tư, lương thực, chống lãng phí, tham ô. Đối với phân phối lương thực, phải bảo đảm hài hòa 3 lợi ích, bảo đảm hợp lý giữa thu nhập lương thực của người làm trồng trọt và những người làm ngành nghề và công tác khác, bảo đảm điều hòa lương thực cho những đối tượng thiếu ăn cần ưu tiên giúp đỡ. Đối với phân phối bằng tiền, phải bảo đảm phân phối cho ngày công của xã viên theo giá trị ngày công kế hoạch và phân phối hợp lý số lãi: khoảng 40 – 50% để quỹ tích lũy, khoảng 20 – 30% để quỹ công ích, khoảng 10% để quỹ dự trữ và khoảng 20% để quỹ thưởng. Ở những hợp tác xã, tập đoàn sản xuất giỏi, thu nhập cao, tùy theo kết quả thu nhập của từng vụ, từng năm có thể trích một phần thu nhập để lập quỹ bảo hiểm xã hội, tiến tới thực hiện trợ cấp hưu trí cho những cán bộ và xã viên hết tuổi lao động. - Cần cải tiến chế độ thù lao đối với cán bộ quản lý hợp tác xã, đội sản xuất, tập đoàn sản xuất theo hướng gắn với kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình, nhằm đảm bảo cho cán bộ tập trung tâm trí, năng lực vào công tác quản lý và điều hành công việc chung. III. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN 1. Đi đôi với việc hoàn chỉnh công tác khoán sản phẩm theo yêu cầu và những nội dung trên đây, các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất phải ra sức cải tiến các mặt tổ chức sản xuất và quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác khoán. Phải không ngừng mở rộng sản xuất theo hướng kết hợp nông, lâm, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, sản xuất, chế biến và phân phối lưu 66
  66. thông; kết hợp củng cố xây dựng hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp với củng cố, xây dựng hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng: tăng cường liên kết, liên doanh giữa các đơn vị sản xuất, giữa quốc doanh, tập thể và kinh tế gia đình, nhằm phát huy tốt nhất mọi tiềm năng của địa phương. Phải ra sức tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất đi vào thâm canh và các cơ sở phúc lợi tập thể, bằng vốn đầu tư của tập thể; đồng thời sắp xếp lại những cơ sở vật chất – kỹ thuật đã có, hướng vào phục vụ sản xuất và đời sống thiết thực và có hiệu quả hơn. Phải hoàn thiện và nâng cao các định mức kinh tế - kỹ thuật và quy trình sản xuất làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, lao động, kỹ thuật, tài chính, phân phối hàng năm và từng vụ; phát huy mạnh mẽ quyền tự chịu trách nhiệm kinh doanh, hạch toán và quyền làm chủ tập thể của hợp tác xã, tập đoàn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch. Phải kiện toàn bộ máy quản lý hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, bảo đảm điều hành sản xuất, quản lý kinh tế và các mặt hoạt động có hiệu lực, nhưng phải thật gọn nhẹ; cần có quy hoạch lựa chọn những thanh niên có trình độ văn hóa trong các hợp tác xã, tập đoàn để đào tạo thành những cán bộ có phẩm chất chính trị, nắm vững khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ quản lý kinh tế để tiếp bước các cán bộ cao tuổi và chưa được đào tạo. 2. Hoàn chỉnh công tác khoán cũng như hoàn thiện và cải tiến các mặt tổ chức sản xuất, quản lý trong các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất không thể tách rời các chính sách kinh tế của nhà nước và phương thức quản lý của các ngành kinh tế. Vì vậy, các ngành của nhà nước cần căn cứ vào nghị quyết này và phạm vi trách nhiệm của mình sớm nghiên cứu hoàn chỉnh, các chính sách kinh tế nhất là chính sách thu mua, giá cả, chính sách đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất, củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Phải củng cố các tổ chức dịch vụ phục vụ nông nghiệp, trước hết là trên địa bàn huyện như trạm máy kéo, trạm vật tư, trạm thủy nông, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y không ngừng cải tiến phương thức phục vụ của các trạm này, trên cơ sở đảm bảo thực hiện tốt hợp đồng giữa hai bên, gắn kết quả kinh doanh 67
  67. phục vụ của các trạm trại, công ty với sản phẩm cuối cùng của hợp tác xã và tập đoàn sản xuất. Trong quan hệ kinh tế giữa các cơ quan kinh tế của nhà nước với các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, phải bảo đảm thật sự bình đẳng, tôn trọng quyền làm chủ tập thể của quần chúng và phải thông qua ký kết các hợp đồng hai chiều. Nhà nước chỉ giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các hợp tác xã và tập đoàn về: số lượng nông sản thực phẩm chủ yếu phải sản xuất và nộp bán cho nhà nước theo nghĩa vụ và hợp đồng hai chiều: số lao động nhà nước huy động cung cấp cho các ngành hoặc theo yêu cầu phân bố lại lao động và chỉ tiêu pháp lệnh về các tư liệu sản xuất và vật tư kỹ thuật mà các cơ quan của nhà nước phải bảo đảm cung ứng cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất theo hợp đồng hai chiều. Hàng năm, hàng vụ, ủy ban nhân dân huyện, ủy ban nhân dân xã giao duyệt kế hoạch cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất chủ yếu là giao, duyệt các chỉ tiêu pháp lệnh nói trên, còn các chỉ tiêu khác chỉ là hướng dẫn. Ủy ban nhân dân huyện cần giám sát, kiểm tra và đôn đốc các hợp tác xã và tập đoàn cũng như các cơ quan kinh tế của nhà nước chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ tiêu pháp lệnh nói trên và các hợp đồng hai chiều đã ký, nếu bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì phải xử lý nghiêm minh và bắt bồi thường. 3. Bộ Nông nghiệp là cơ quan chủ quản giúp Hội đồng Bộ trưởng tổ chức chỉ đạo thực hiện nghị quyết này. Bộ phải phối hợp với các ngành có liên quan nghiên cứu ban hành những quy định cụ thể nhằm hướng dẫn thi hành những vấn đề nêu trong nghị quyết này để chỉ đạo các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất thực hiện. Phải tăng cường công tác kiểm tra, nắm chắc tình hình từ cơ sở, kịp thời phát huy những nơi, những việc làm tốt, uốn nắn những nơi, những việc làm sai và phải rất chú trọng việc bồi dưỡng đào tạo cán bộ cho các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất. 4. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện nghị quyết này trong địa phương mình. Qua mỗi vụ, mỗi năm sản xuất, từ hợp tác xã, tập đoàn sản xuất lên các cấp xã, huyện, tỉnh phải tiến hành sơ kết việc 68
  68. thực hiện công tác khoán, để đánh giá đúng những kết quả và phát hiện những vấn đề mới cần giải quyết, rút ra những bài học thực tế ở mỗi đơn vị, mỗi địa phương, để có kế hoạch và biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, không ngừng hoàn chỉnh công tác khoán. Đặc biệt cần đẩy mạnh công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện, nâng cao trình độ năng lực chỉ đạo của cấp huyện để giúp hợp tác xã và tập đoàn sản xuất thực hiện tốt cơ chế quản lý mới. 5. Các đoàn thể quần chúng, các cơ quan thông tấn, báo chí cần tiếp tục tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong quần chúng, làm cho mọi người thấy rõ vị trí, tác dụng của khoán sản phẩm trong các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp, kịp thời biểu dương và phổ biến những kinh nghiệm làm tốt, uốn nắn, phê phán những khuyết điểm, lệch lạc, tạo ra phong trào rộng lớn, sôi nổi và liên tục thi đua, học tập lẫn nhau trong việc cải tiến công tác quản lý. Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các bộ, các ủy ban nhà nước, các tổng cục và ủy ban nhân dân các cấp nghiên cứu kỹ và có kế hoạch làm quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết này trong phạm vi trách nhiệm của mình. Hàng quý, các bộ có liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải gửi báo cáo về việc thực hiện nghị quyết lên Hội đồng Bộ trưởng, đồng gửi Bộ Nông nghiệp./. T/M HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG K/T CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đã ký TỐ HỮU Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, phông Bộ Nông nghiệp, hồ sơ 548. 69
  69. Báo cáo ngày 10/02/1984 của Bộ Nông nghiệp về tình hình thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp. BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO Tình hình thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KHOÁN SẢN PHẨM TRONG CÁC HỢP TÁC XÃ VÀ TẬP ĐOÀN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Chỉ thị số 100 ngày 13.01.1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp” đã được đông đảo các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và nông dân xã viên ở khắp các vùng trong cả nước nhiệt liệt hưởng ứng và tích cực thực hiện. Vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ và khu 4 cũ có 7.670 hợp tác xã, chiếm 98,8% số hộ nông dân; quy mô bình quân 1 hợp tác xã có 466 hộ, 836 lao động và 211 ha canh tác; đã có 97,8% số hợp tác xã thực hiện khoán sản phẩm. Vùng duyên hải miền Trung có 1.185 hợp tác xã và 755 tập đoàn sản xuất, chiếm 91,6% số hộ nông dân; quy mô bình quân 1 hợp tác xã có 597 hộ, 1.071 lao động, 477 ha canh tác và 1 tập đoàn có 49 hộ, 95 lao động, 64 ha canh tác; hầu hết các hợp tác xã và tập đoàn đã thực hiện khoán sản phẩm. Ở miền núi phía Bắc có 5.645 hợp tác xã, chiếm 85,5% số hộ nông dân, quy mô bình quân 1 hợp tác xã có 90 hộ, 200 lao động, 62 ha canh tác; trừ phần lớn số hợp tác xã ở vùng cao chưa có phương hướng sản xuất và nội dung hợp 70
  70. tác hóa rõ ràng nên chưa có khoán, còn các hợp tác xã ở vùng thấp thì đã có 68,7% số hợp tác xã thực hiện khoán sản phẩm. Ở Tây Nguyên có 267 hợp tác xã và 1.952 tập đoàn sản xuất, bao gồm 71% số hộ nông dân; quy mô bình quân 1 hợp tác xã có 287 hộ, 526 lao động, 297 ha canh tác và 1 tập đoàn là 44 hộ, 95 lao động, 56 ha canh tác; đã có gần 80% số hợp tác xã và tập đoàn thực hiện khoán sản phẩm. Ở Nam Bộ có 245 hợp tác xã và 16.062 tập đoàn sản xuất, bao gồm 37,5% số hộ nông dân và 30,2% diện tích canh tác; quy mô bình quân 1 hợp tác xã có 251 hộ, 548 lao động, 197 ha canh tác và 1 tập đoàn có 40 hộ, 91 lao động, 43 ha canh tác; đã có 90% hợp tác xã và tập đoàn thực hiện khoán sản phẩm. Ba năm qua là thời kỳ triển khai thực hiện khoán sản phẩm trong các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất theo tinh thần Chỉ thị 100 của Ban Bí thư, là bước chuyển tiếp từ cách quản lý cũ sang cách quản lý mới, cán bộ, xã viên trong các hợp tác xã và tập đoàn chưa có kinh nghiệm, cho nên nhiều nơi, nhiều việc đã phạm những khuyết điểm, lệch lạc, thậm chí làm sai. Song, đại bộ phận các hợp tác xã và tập đoàn ở các vùng khác nhau, có quy mô khác nhau, phương hướng sản xuất khác nhau, có quá trình thành lập và hoạt động khác nhau, dù là hợp tác xã, tập đoàn tiên tiến, khá, trung bình hay yếu kém trước đây, nếu làm theo tinh thần Chỉ thị 100 và những hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp thì đều đạt được những kết quả và tác dụng tích cực trên nhiều mặt. Những mặt chủ yếu đạt được là: 1- Thực hiện khoán sản phẩm, vận dụng nguyên tắc khuyến khích lợi ích vật chất chính đáng đối với người lao động, gắn chặt với trách nhiệm và lợi ích của người lao động vào sản phẩm cuối cùng, các hợp tác xã và tập đoàn đã phát huy được tốt hơn khả năng lao động, tạo ra được khí thế lao động sản xuất sôi nổi, mạnh mẽ. Theo số liệu điều tra năm 1982 của Tổng cục Thống kê, các hợp tác xã, tập đoàn thực hiện khoán sản phẩm đã huy động vào sản xuất tập thể tăng hơn năm 1980 là 15,6% số lao động trong tuổi, 10,2% số lao động ngoài tuổi và độ dài bình quân 1 ngày lao động của xã viên cũng tăng 2,1 giờ. Chất lượng lao 71
  71. động hơn hẳn so với trước, vì mọi người làm việc gì cũng đều cố gắng làm tốt theo yêu cầu kỹ thuật nhằm vượt khoán nhiều để được thưởng nhiều; những hiện tượng làm dối, làm ẩu, chạy theo công điểm được khắc phục. Năng suất lao động của xã viên tăng rõ rệt. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, giá trị sản lượng và thu nhập mới sáng tạo bình quân cho 1 lao động quy trong hợp tác xã, tập đoàn tăng lên qua các năm như sau: Chỉ tiêu Đơn Tổng số Tỷ lệ % vị 1980 1981 1982 81/80 82/81 - Giá trị sản phẩm bình quân đồng 732,0 1.302,0 2.688 177,7 206,4 cho một lao động quy. - Thu nhập mới sáng tạo của đồng 438,1 835,0 1.557 190,6 186,4 bình quân một lao động quy. Do phát huy được lao động mà tận dụng và sử dụng đất đai được tốt hơn. Nhiều diện tích trước bỏ hóa, kể cả thùng đào, thùng dầu, bờ mương máng nay đã được tận dụng đưa vào sản xuất. Ví dụ: Ở tỉnh Hà Nam Ninh, năm 1981, các hợp tác xã thực hiện khoán sản phẩm đã phục hóa và tận dụng được 2.500 ha canh tác đưa vào sản xuất; ở huyện Kiến An (Hải Phòng) cũng tăng thêm được 908 ha canh tác. Trong quá trình thực hiện khoán sản phẩm, cán bộ và xã viên ở nhiều nơi đã bàn bạc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý hơn, nhất là chú ý khôi phục kinh nghiệm trồng xen, trồng gối của nông dân trước đây, để xây dựng kế hoạch và giao khoán cho các đội, các xã viên thực hiện. Trước yêu cầu thâm canh tăng năng suất và phấn đấu làm vượt khoán, nhiều hợp tác xã, tập đoàn đã có kế hoạch kiến thiết lại đồng ruộng và đầu tư cải tạo đất, được xã viên nhiệt liệt hưởng ứng và thực hiện, do đó đã từng bước nâng được độ phì nhiêu của đất, đưa nhiều hạng ruộng xấu lên hạng ruộng tốt, khắc phục được tình trạng bóc mầu ruộng đất nhờ vậy, hiệu quả sử dụng ruộng đất đã được nâng lên. Theo số liệu điều tra ở 1.397 hợp tác xã và tập đoàn sản xuất thuộc các vùng khác nhau của Tổng cục Thống kê thì giá trị sản lượng và giá trị hàng hóa tính bình quân cho 1 ha ruộng đất canh tác đã tăng qua các năm như sau: Chỉ tiêu Đơn Tổng số Tỷ lệ % 72
  72. vị 1980 1981 1982 81/80 82/81 - Giá trị sản phẩm bình quân đồng 3.094 5.501 11.750 181.0 213,8 1 ha canh tác. - Giá trị hàng hóa bình quân đồng 656 1.362 2.883 207,6 211,7 trên 1 ha canh tác. Nhờ phát huy được lao động và đất đai nên đã mở ra khả năng to lớn cho việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn. Nhiều hợp tác xã, tập đoàn đã khôi phục hoặc phát triển được một số ngành nghề như: trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ; trồng cói, dệt chiếu; trồng mây tre, đan hàng xuất khẩu; đánh cá biển; dệt thảm sơ dừa, bẹ ngô; làm các nghề dịch vụ .v.v tạo ra những kinh nghiệm mới trong việc mở mang ngành nghề theo hướng sử dụng lao động, đất đai và nguồn nguyên liệu tại chỗ là chính. Nhưng vừa qua cũng có một số ngành nghề do khó khăn về nguyên nhiêu liệu nên bị chững lại, và nhìn chung việc biến những khả năng to lớn về phát triển ngành nghề thành hiện thực còn chưa được mạnh. 2. Thực hiện khoán sản phẩm, xã viên luôn luôn quan tâm đến kết quả sản phẩm cuối cùng, cho nên rất chú ý làm tốt các biện pháp kỹ thuật, nhậy cảm tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật đưa vào sản xuất. Phong trào lao động có kỹ thuật, học tập và làm theo kỹ thuật đã trở thành phong trào tự giác của quần chúng rộng rãi; chẳng những các định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy trình sản xuất do hợp tác xã, tập đoàn đề ra được chấp hành tốt hơn trước, mà xã viên còn tích cực bỏ thêm công sức phân bón, tận thu mùa màng để thâm canh và thu hoạch sản lượng cao hơn mức khoán. Theo số liệu điều tra ở 2.315 hộ xã viên thì số phân bón, số công lao động xã viên đầu tư thêm cho 1 ha lúa mùa 1982 và vượt mức khoán trên 1 ha lúa như sau: Số hộ Mức vượt năng Mức phân bón và công lao động Đầu tư điều suất khoán thêm Tên tra Sản Tỷ lệ Phân chuồng Phân đạm Công Lao tỉnh (hộ) lượng vượt động tạ/ha % ± tấn ± % ± kg ± % ±công ±% Hà 126 +7,56 24,2 +0,80 +10,5 +19,6 +34,7 +107,9 25,2 Nam Ninh Hải 192 +4,50 23,2 +3,29 +42,6 +70,2 +124,7 +109,0 27,5 Hưng 73
  73. Hải 304 +12,21 59,3 +1,16 +12,8 +58,0 +24,7 +56,4 +6,5 Phòng Vĩnh 122 +4,00 17,0 +2,76 +27,2 +26,0 +45,0 +81,0 +20,3 Phú Hà Bắc 1072 +5,86 28,0 0,90 +16,0 +60,0 +61,0 +44,0 +8,5 Thanh 265 +3,31 27,5 2,37 +34,0 +86,0 +34,4 +111,0 +32,0 Hóa Phú 234 +3,96 12,7 0,18 +5,9 +34,6 +26,6 +14,1 6,2 Khánh Đi đôi với việc thực hiện tốt hơn các biện pháp kỹ thuật và đầu tư thâm canh, các hợp tác xã, tập đoàn thực hiện khoán sản phẩm đều chú ý tăng cường thêm những cơ sở vật chất – kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất. Theo số liệu điều tra 1/7 hàng năm ở các hợp tác xã thuộc các tỉnh phía Bắc thì năm 1982 so với năm 1980, máy kéo các loại hợp tác xã tăng 7%, máy bơm nước tăng 48,3%, máy tuốt lúa tăng 47,1, thuyền máy tăng 2,5%, trâu cày kéo tăng 2,5%, bò cày kéo tăng 15,7%, cào cỏ các loại tăng 34,7%, bơm thuốc trừ sâu tăng 49,1%, thuyền vận chuyển tăng 4,3%, xe vận chuyển tăng 20,6%, diện tích chủ động tưới nước tăng 20,6% diện tích chủ động tiêu nước tăng 30,7% v.v Mặt khác, nhiều hợp tác xã, tập đoàn đã sắp xếp lại những cơ sở vật chất kỹ thuật không phù hợp hoặc hiệu quả sử dụng thấp sang làm việc khác tốt hơn, tuy có những trường hợp sắp xếp lại không đúng nên một số cơ sở vật chất bị giảm so với trước, nhưng nhìn chung thì cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xã, tập đoàn biểu hiện bằng giá trị tài sản cố định vẫn tăng: năm 1981 so với năm 1980 tăng 10,5%, năm 1982 so với năm 1981 tăng 24,5%. Năm 1983 việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thâm canh càng được các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất chú ý hơn, đặc biệt là phong trào làm thủy lợi vừa và nhỏ đã phát triển đều và mạnh ở khắp các vùng. Các hợp tác xã, tập đoàn và nông dân đã đóng góp 369 triệu đồng vốn trong tổng số vốn đầu tư là 573 triệu đồng, huy động 43 triệu ngày công, đào đắp 60 triệu mét khối đất 138 nghìn mét khối đá, 14 nghìn mét khối bê tông , nâng năng lực tưới nước hơn năm trước 43 nghìn ha, năng lực tiêu nước hơn 24 nghìn ha và ngăn mặn được hàng chục nghìn ha, năng lực tiêu nước hơn 43 nghìn ha, năng lực tiêu nước hơn 24 nghìn ha và ngăn mặn được hàng chục nghìn ha. Việc làm này đã góp phần tích cực hạn chế những thiệt hại do hạn hán, mưa úng nghiêm trọng gây ra trong năm qua. 74
  74. Việc tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất và chuyển những cơ sở hiệu quả sử dụng thấp sang làm việc khác phục vụ sản xuất và đời sống tốt hơn đã làm cho hiệu quả của việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tăng lên rõ rệt. Theo điều tra của Tổng cục Thống kế thì giá trị sản lượng thu được tính trên 1 đồng tài sản cố định của hợp tác xã và tập đoàn tăng lên qua các năm như sau: Chỉ tiêu 1980 1981 1982 - Tổng thu tính cho 1 đồng tài sản cố định 2,4 đồng 3,42 đồng 5,12 đồng của hợp tác xã, tập đoàn. - Thu trồng trọt tính cho 1 đồng tài sản cố 2,36 đồng 3,59 đồng 5,44 đồng định của ngành trồng trọt. 3- Trên cơ sở phát huy lao động, tận dụng đất đai, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, các hợp tác xã, tập đoàn thực hiện khoán sản phẩm đã đưa sản xuất phát triển lên 1 bước mới, đặc biệt là sản xuất lúa 6 – 7 vụ liền được mùa, vụ sau, năm sau được cao hơn vụ trước năm trước. Số liệu tập hợp trong 756 hợp tác xã ở 17 huyện thuộc các tỉnh Hải Hưng, Thái Bình, Hà Nam Ninh cho thấy, trong điều kiện mức đầu tư không nhiều hơn trước, sản xuất lúa vụ chiêm xuân qua các năm vẫn phát triển như sau: Chỉ tiêu Đơn Bình quân 1982 1983 vị 3 năm trước khoán sản phẩm Diện tích gieo cây vụ chiêm xuân ha 181,079 184.779 186.712 - Tỷ lệ tăng so với bình quân 3 năm 100 102,0 103,1 trước khoán mới. - Năng suất thực thu. Tạ/ha 23 29,9 34,3 - Tỷ lệ tăng so với bình quân 3 năm % 100 130,0 149,1 trước khoán mới. - Năng suất khoán cho xã viên. tạ/ha - 24,7 25,3 - Năng suất khoán so với năng suất % - 107,3 110.0 75
  75. thực thu bình quân 3 năm trước khoán mới - Mức vượt khoán của xã viên tính trên Tạ/ha - 5,2 9,0 1 ha. - Tỷ lệ vượt năng suất khoán. % 21,0 35,3 - Sản lượng thực thu. Tấn 416.480 554.225 643.988 - Tỷ lệ tăng so với bình quân 3 năm % 100 133,0 154,6 trước khoán mới. - Sản lượng hợp tác xã khoán cho xã Tấn - 457.019 472.388 viên. - Tỷ lệ tăng so với sản lượng thực thu % - 109,7 113,4 bình quân 3 năm trước khoán mới. - Sản lượng vượt khoán của xã viên Tấn - 97.206 171.600 - Tỷ lệ vượt khoán % - 21,2 36,3 Qua bảng trên cho thấy, các hợp tác xã đã định năng suất và sản lượng khoán vụ chiêm xuân cao hơn năng suất và sản lượng thực thu của bình quân 3 năm trước (năm 1982 cao hơn 7,3 – 9,7%, năm 1983 cao hơn 10 – 13,4%); do đó mà sản lượng kế hoạch của hợp tác xã tăng hơn rõ so với lúc chưa thực hiện khoán mới. Nhưng khi xã viên thực hiện lại vượt năng suất và sản lượng khoán của hợp tác xã khá nhiều (năm 1982 vượt năng suất khoán 21% vượt sản lượng khoán 21,2%; năm 1983 vượt năng suất khoán 35,3%, vượt sản lượng khoán 36,3%); nhờ vậy mà sản lượng thực thu trong các hợp tác xã của 2 năm 1982 – 1983 so với sản lượng thực thu của bình quân 3 năm trước đã tăng lên mạnh mẽ (năm 1982 tăng 33%, năm 1983 tăng 54,6%) xã viên vượt năng suất và sản lượng khoán chủ yếu là do họ đã bỏ thêm công sức ngoài định mức khoán để thâm canh cao hơn. Qua điều tra điển hình ở 1.000 hộ vượt khoán trong vụ chiêm xuân 1983, thì cứ bình quân 100 kg thóc vượt khoán, xã viên phải đầu tư thêm 364,8 đồng và 24,2 công lao động. Nhưng mặt khác cũng cho thấy tiềm năng của đất đai còn rất lớn khả năng tăng năng suất và sản lượng còn nhiều, đòi 76
  76. hỏi cả tập thể và xã viên phải tích cực tăng thêm đầu tư để ngày càng nâng cao mức khoán và vượt khoán nhiều hơn. Tình hình trên đã diễn ra phổ biến trong các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất ở các vùng; những điển hình thâm canh giỏi, năng suất cao ngày càng tăng. Năm 1982 đã có 13 tỉnh, thành phố đạt 5 – 6 tấn thóc trở lên trên ha/năm, số huyện, số hợp tác xã và tập đoàn đạt 5 tấn trở lên tương đối phổ biến, trong đó có 50 huyện đạt trên 7 tấn, 24 huyện đạt 8 tấn, 5 huyện đạt 9 – 10 tấn trở lên, 500 hợp tác xã, tập đoàn đạt 8 tấn, 108 hợp tác xã, tập đoàn đạt 9 tấn, 34 hợp tác xã, tập đoàn đạt 10 tấn, 13 hợp tác xã, tập đoàn đạt trên 13 tấn và cá biệt có hợp tác xã đạt hơn 20 tấn trên 1 ha cả năm. Năm 1983, mặc dầu sản xuất trong điều kiện thời tiết, khí hậu rất khó khăn, các điển hình thâm canh năng suất cao vẫn xuất hiện với chất lượng cao hơn: cả nước có 2 vùng đạt năng suất lúa cả năm gần 6 tấn/ha trên diện tích 3,31 triệu ha, chiếm 59,7% diện tích lúa, đó là vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 5,95 tấn/ha, và vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 5,91 tấn/ha, có 137 tỉnh, thành phố đạt năng suất lúa cả năm từ 5,8 đến 6 tấn trở lên trên 1 ha Rõ ràng là khoán sản phẩm đã góp phần quan trọng đưa sản lượng lương thực từ 14,1 triệu tấn năm 1980 lên 15,1 triệu tấn năm 1981, rồi 16,6 triệu tấn năm 1982 và đạt xấp xỉ 17 triệu tấn năm 1983. Nhờ vậy, chúng ta đã tự trang trải được nhu cầu tối thiểu về lương thực trong nước, không phải nhập lương thực từ nước ngoài. Sản xuất lương thực phát triển và yêu cầu thâm canh tăng năng suất trong thực hiện khoán sản phẩm đã tạo điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi trong các hợp tác xã, tập đoàn phát triển. Tính chung cả khu vực tập thể và gia đình xã viên thì các loại gia súc nuôi mấy năm nay đều tăng và đạt mức cao nhất. Theo số liệu điều tra 1/10 hàng năm, tốc độ phát triển đàn gia súc trong hợp tác xã, tập đoàn như sau: Đơn vị 1980 1981 1982 1983 - Đàn lợn 1.000 con 9.637 10.112 10.403 10.646 Tốc độ phát triển % 100 107,0 107,8 110,6 - Đàn trâu 1.000 con 2.279 2.356 2.423 2.470 77
  77. Tốc độ phát triển % 100 103,3 107,0 108,4 - Đàn bò 1.000 1.507 1.674 1.844 2.058 Tốc độ phát triển % 100 111,6 122,3 136,5 Tuy đàn lợn tập thể nuôi ở trại tập trung bị giảm sút nhiều, nhưng bù vào đó, các hợp tác xã, tập đoàn đã mở rộng việc giao khoán cho gia đình xã viên nuôi lợn cho tập thể, cho nên giá trị sản lượng của chăn nuôi tập thể và số thịt hợp tác xã, tập đoàn bán cho nhà nước qua các năm vẫn tăng lên. Điều tra ở 1.379 hợp tác xã của Tổng cục Thống kế cho thấy như sau: Đơn vị tính 1980 1981 1982 - Giá trị sản lượng ngành chăn nuôi tập 1.000 đồng 101,6 137,8 296,0 thể bình quân 1 hợp tác xã - Tỷ lệ trong tổng thu của hợp tác xã 11,6 9,32 9,32 - Số thịt lợn lớn bán cho nhà nước Tấn 9,4 9,5 10,9 bình quân 1 hợp tác xã. - Số thịt lợn hơi bán cho nhà nước Kg 33,6 35,2 40,5 bình quân 1 ha canh tác. 4- Sản xuất phát triển, thu nhập tăng, các hợp tác xã và tập đoàn đã có điều kiện giải quyết tốt hơn cả 3 lợi ích: - Đối với lợi ích của nhà nước, các hợp tác xã, tập đoàn đã có nhiều cố gắng trong việc phấn đấu hoàn thành tổng mức huy động lương thực của nhà nước giao, bao gồm nộp thuế, bán nghĩa vụ, bán theo giá khuyến khích do đó đã góp phần quyết định trong việc nâng tổng mức lương thực nhà nước huy động được từ 1.976 triệu tấn năm 1980 lên 2,690 triệu tấn năm 1981, rồi 2,956 triệu tấn năm 1982 và 3,750 triệu tấn năm 1983. Theo số liệu điều tra trong 756 hợp tác xã thì tỷ lệ lương thực nhà nước huy động so với sản lượng trong kế hoạch khoán của hợp tác xã chiếm 39,7%; nhiều hợp tác xã, tập đoàn đã huy động lương thực cho nhà nước bình quân trên 1 ha canh tác từ 2 – 3 tấn trở lên. - Đối với lợi ích của tập thể, nói chung các hợp tác xã, tập đoàn đều trích đủ các loại quỹ bằng tiền và bằng lương thực theo quy định. Mức lương thực để cho các loại quỹ hàng năm chiếm khoảng 20 – 22% tổng sản lượng lương thực 78
  78. trong kế hoạch khoán, bảo đảm trang trải cho các nhu cầu làm giống, làm thức ăn chăn nuôi, dự trữ bảo hiểm sản xuất và trợ cấp xã hội. Số quỹ để bằng tiền tùy thuộc vào mức lại đạt được qua các năm. Nhờ thực hiện khoán sản phẩm, đi vào hạch toán kinh tế, mấy năm qua phổ biến các hợp tác xã, tập đoàn đã đạt được tỷ lệ lãi khoảng 20% thu nhập thực tế, do đó mà phần tiền để vào các loại quỹ tích lũy, công ích; dự trự và khen thưởng hàng năm đều tăng lên vốn của hợp tác xã, tập đoàn ngày càng nhiều hơn. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê thì bình quân vốn của hợp tác xã, tập đoàn tỉnh trên 1 ha canh tác và lao động quy như sau: Chỉ tiêu Đơn vị 1 1 1 980 981 982 - Vốn bình quân cho 1 ha canh tác Đồng 3 4 6 .115 .416 .496 Trong đó: giá trị tài sản cố định. - 1 2 2 .584 .002 .846 - Vốn bình quân cho 1 lao động. - 7 1 1 38 .045 .485 Trong đó: giá trị tài sản cố định. - 3 4 6 75 74 15 Tuy nhiên, vì nhà nước không có đủ vật tư và các tư liệu sản xuất để bán cho hợp tác xã, tập đoàn, giá vật tư, tư liệu sản xuất lại tăng nhanh, cho nên số quỹ tích lũy được không đủ để mua sắm, tăng cường các cơ sở vật chất theo yêu cầu sản xuất, năng lực sản xuất của các hợp tác xã, tập đoàn tăng chậm. Đối với lợi ích của xã viên, tuy sản lượng khoán của các hợp tác xã, tập đoàn nói chung hàng năm vẫn tăng khoảng 3 – 5% nhưng một số hợp tác xã, tập đoàn lại ổn định sản lượng khoán trong 1 số năm, trong khi yêu cầu huy động của nhà nước tăng hơn trước nhiều, yêu cầu tích lũy của tập thể cũng tăng hơn, cho nên phần thu nhập bằng tiền và bằng lương thực để chia cho ngày công của xã viên tăng chậm, nhiều nơi không tăng hoặc bị giảm. Song vì có phần được thưởng vượt khoán nhiều nên thu nhập và đời sống của xã viên vẫn tăng khá. Ví 79
  79. dụ: Ở 756 hợp tác xã, sản lượng trong kế hoạch khoán vụ chiêm xuân năm 1983 dùng để phân phối cho xã viên là 177.45 tấn, chiếm 37,7% sản lượng khoán, giảm so với năm 1982 là 10%, bình quân mức lương thực 1 người 1 tháng do hợp tác xã phân phối chỉ có 12,6 kg nhưng do xã viên có phần vượt khoán là 171.600 tấn, bằng 36,3% sản lượng khoán, nên đã nâng mức lương thực bình quân 1 người 1 tháng lên 24,3 kg, chẳng hạn những xã viên đã có lương thực đủ ăn, có phần dự trữ, mà còn có lương thực để trao đổi hàng hóa và bán theo giá khuyến khích cho nhà nước (riêng phần lương thực nhà nước huy động được trong phần vượt khoán của xã viên là 68.650 tấn, chiếm 40% tổng số lương thực vượt khoán và chiếm 26,4% tổng số lương thực nhà nước huy động được trong các hợp tác xã). Riêng những gia đình xã viên neo đơn, thiếu sức lao động, thuộc diện chính sách được ưu tiên giúp đỡ, các hợp tác xã, tập đoàn đều chú ý chăm sóc, giúp đỡ. Ngoài việc tạo điều kiện cho họ tham gia lao động, làm tốt ruộng khoán, các hợp tác xã, và tập đoàn vẫn trích quỹ công ích để trợ giúp khi họ gặp khó khăn và dành quỹ lương thực để điều hòa bảo đảm cho họ có mức ăn cần thiết Nhờ vậy, mức thu nhập của các hộ này tuy thấp hơn nhiều so với các hộ có nhiều lao động, nhưng so với những năm chưa thục hiện khoán mới thì vẫn có phần nâng lên. Nhìn chung, nạn thiếu đói lâu đời ở nông thôn đến nay đã được căn bản khắc phục. 5- Thực hiện khoán sản phẩm, sản xuất của hợp tác xã, tập đoàn phát triển, đời sống của xã viên tăng lên, xã viên càng gắn bó với tập thể, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp càng được củng cố, hoàn thiện và mở rộng. Điểm nổi bật là các hợp tác xã, tập đoàn thực hiện khoán mới đã thật sự xác lập và phát huy được vai trò làm chủ tập thể của xã viên đối với các mặt tổ chức sản xuất và quản lý của hợp tác xã và tập đoàn, trong mọi việc làm, trên từng thửa ruộng Tất cả các vấn đề trong hợp tác xã và tập đoàn đều được xã viên quan tâm, tích cực tham gia bàn bạc và thực hiện với ý thức trách nhiệm cao. Nhờ đó, chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất được giữ vững và tăng cường, hạn chế và xóa bỏ được tệ lấn chiếm ruộng đất, giảm bớt nhiều hiện 80
  80. tượng tham ô, lợi dụng, làm hư hỏng tài sản của tập thể; phương hướng sản xuất kinh doanh và kế hoạch của hợp tác xã, tập đoàn được xây dựng tích cực và thiết thực hơn; việc phân phối thu nhập và phân phối sản phẩm được công bằng và minh bạch hơn v.v Đó chính là những mặt rất cơ bản bảo đảm cho quan hệ sản xuất mới được củng cố và phát huy. Tuy vừa qua ở nhiều nơi việc quản lý điều hành sản xuất và thực hiện khoán mới còn có nhiều chuệch choạc, lỏng lẻo, nhưng do đề cao được vai trò làm chủ tập thể của xã viên và có những mặt tổ chức sản xuất và quản lý được cải tiến cho nên các hợp tác xã, tập đoàn vẫn được củng cố và từng bước đi lên. Số hợp tác xã khá và tiên tiến năm 1980 có 36%, năm 1982 tăng lên 43,6%, số hợp tác xã yếu kém năm 1980 chiếm 23%, năm 1982 giảm xuống còn 14%. Ở Nam Bộ, kết hợp vận động hợp tác hóa với thực hiện khoán sản phẩm đã mở ra hướng mới cho phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển nhanh và tốt hơn. Từ giữa năm 1981 trở về trước, qua 5 – 6 năm vận động, các tỉnh Nam Bộ mới xây dựng được hơn 4.000 tập đoàn và gần 200 hợp tác xã, bao gồm khoảng 7% diện tích và 9% số hộ nông dân; phong trào lại thưởng có những biến động làm ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và tư tưởng của quần chúng. Từ cuối năm 1981 lại đây, kết hợp vận động hợp tác hóa với thực hiện khoán sản phẩm uốn nắn những khuyết điểm nôn nóng, làm lướt hoặc do dự, chần chừ, vận dụng tốt hơn các phương châm, chính sách hợp tác hóa và tăng cường việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho cơ sở nên các tỉnh đã củng cố được các tập đoàn, hợp tác xã đã có, chặn đứng được tình trạng tan rã, đẩy mạnh được việc điều chỉnh ruộng đất và phát triển thêm được nhiều tập đoàn, hợp tác xã mới đưa tổng số tập đoàn đến nay lên 16.062 cái, tổng số hợp tác xã lên 245 cái, thu hút 32,3% số hộ nông dân và tập thể hóa 30,2% số diện tích canh tác trong vùng. Trong tổng số hợp tác xã và tập đoàn, đã có hơn 30% thuộc loại khá và tiên tiến, gần 70% số hợp tác xã và hơn 40% số tập đoàn thuộc loại trung bình. Những hợp tác xã và tập đoàn này đã phát triển sản xuất và đem lại thu nhập cho xã viên nói chung cao hơn khi còn làm riêng lẻ. Ví dụ: Tỉnh Tiền Giang, năm 1981 mới có 7,2% số hộ và 7,3% số diện tích canh tác tham gia hợp tác xã, tập đoàn. 81
  81. Hai năm qua, tỉnh đã tích cực đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa gắn với thực hiện khoán sản phẩm, đã đưa tỷ lệ hộ nông dân và diện tích canh tác tham gia hợp tác xã, tập đoàn năm 1982 lên 19,8% và 18,1%, năm 1983 lên 75% và 73%; sản xuất từng bước phát triển, năng suất lúa cả năm 1981 đạt bình quân 54,1 tạ/ha, năm 1982 lên 65,5 tạ, năm 1983 lên 73,3 tạ; huy động lương thực cho nhà nước năm 1981 đạt bình quân 957 kg thóc trên 1 ha, năm 1982 lên 1.345 kg, năm 1983 lên hơn 1.600 kg v.v Rõ ràng là tình hình trên đang có sức thuyết phục và lôi cuốn mạnh mẽ nông dân cá thể đi vào làm ăn tập thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc căn bản hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp ở các tỉnh Nam Bộ với hình thức tập đoàn sản xuất là chủ yếu vào năm 1985. Tuy nhiên, việc thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động vừa qua ở nhiều hợp tác xã và tập đoàn còn có nhiều khuyết điểm và lệch lạc. Như Nghị quyết 154 của Hội đồng Bộ trưởng đã vạch rõ, những khuyết điểm, lệch lạc phổ biến là: 1- Việc xác định các định mức kinh tế - kỹ thuật để làm cơ sở cho việc cải tiến tổ chức sản xuất và quản lý của hợp tác xã, tập đoàn và việc xác định mức sản lượng giao khoán chưa thật sát, nhiều nơi định mức sản lượng giao khoán còn thấp. Ở nhiều hợp tác xã, tập đoàn, các định mức kinh tế - kỹ thuật chưa được xây dựng chặt chẽ và ít được xem xét điều chỉnh, bổ sung qua các vụ, các năm cho phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế, do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, các định mức giao khoán chưa sát. Nhiều nơi chỉ căn cứ vào những định mức kinh tế - kỹ thuật đã xây dựng từ lâu, vào sản lượng bình quân đã đạt được trong mấy năm trước (kể cả năm mất mùa nặng) để định mức sản lượng giao khoán, mà không xuất phát chủ yếu từ khả năng của các hạng ruộng đất và tình hình đầu tư thêm, không tính đến những tác động do thực hiện khoán mới tạo ra, lại có khuynh hướng muốn hạ thấp mức khoán để xã viên tăng thu nhập bằng vượt khoán nhiều, cho nên đã định mức giao sản lượng khoán không hợp lý. Có nơi xã viên nhận khoán không phải bỏ thêm công sức bao nhiêu mà đã có 82
  82. thể vượt khoán gấp rưỡi, gấp đôi, làm ảnh hưởng đến khối lượng sản lượng để phân phối chung của tập thể. 2- Việc giao khoán ruộng đất nhiều nơi còn manh mún, chưa đúng đối tượng. Ở nhiều hợp tác xã, tập đoàn giao ruộng khoán chưa dựa trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật hợp lý cho từng hạng đất, từng thửa ruộng mà còn nặng tính chất bình quân, muốn người nào nhận khoán cũng đều có phần ruộng đất tốt xấu xa gần, làm cho ruộng đất bị manh mún, có nơi có nhà phải nhận tới hàng chục mảnh, gây khó khăn trở ngại cho lao động sản xuất của xã viên. Tình hình này đã phát hiện và uốn nắn sớm, nhưng đến nay có nơi vẫn chưa sửa. Một số nơi còn giao ruộng khoán theo bình quân nhân khẩu, theo định suất ăn hoặc theo bình quân lao động chung toàn hợp tác xã, tập đoàn, khiến có nhà phải nhận nhiều ruộng không đủ sức làm trong khi có những nhà nhiều lao động nhưng lại thiếu ruộng làm, không thực hiện được thâm canh đồng đều trên tất cả các cánh đồng, các thửa ruộng và làm ảnh hưởng không tốt đến các mặt sản xuất, công tác khác của hợp tác xã và tập đoàn. Một số tập đoàn ở Nam Bộ chưa tập thể hóa hoặc thống nhất quản lý sử dụng ruộng đất, chưa có phương hướng sản xuất, định mức kinh tế - kỹ thuật và kế hoạch sản xuất tập thể, cũng như nhiều hợp tác xã ở vùng núi cao phía Bắc chưa có nội dung hợp tác hóa rõ ràng đã gọi là tiến hành khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, nhưng thực tế ruộng đất của nhà ai hoặc gần nhà ai vẫn do nhà ấy làm, chưa phải là giao ruộng đất của tập thể cho xã viên làm khoán. Đây thực chất chưa phải là tập đoàn, hợp tác xã hoặc tính chất xã hội chủ nghĩa của tập đoàn hợp tác xã còn rất thấp, chưa phải hoặc chưa có điều kiện để tiến hành khoán cũ hay khoán mới. 3- Việc phân công, hiệp tác và điều hành các khâu trong quá trình sản xuất thiếu chặt chẽ, không chú ý củng cố các đội, tổ chuyên khâu để làm những công việc quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp gắn với cơ sở vật chất kỹ thuật chung. Nhiều hợp tác xã, tập đoàn mới chú ý việc xây dựng các mức khoán và tiến hành giao khoán cho các đội, tổ và xã viên, còn việc tổ chức phân công hiệp 83
  83. tác lao động và quản lý, điều hành các khâu trong quá trình sản xuất thì chưa được chặt chẽ. Một số nơi có nhận thức không đúng cho rằng, khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động thì việc gì giao cho gia đình xã viên, cá biệt có nơi khoán từ khâu đầu làm giống, làm đất đến khâu cuối thu hoạch và nộp sản phẩm, không chăm lo củng cố, thậm chí giải thể các đội, tổ làm chuyên, dẫn đến khoán trắng theo kiểu “phát canh thu tô”, thu hẹp và kìm hãm việc phân công và hiệp tác lao động. Tình hình khá phổ biến vừa qua là: cán bộ hợp tác xã sau khi lập kế hoạch và giao khoán cho các đội, tổ, cán bộ các đội, tổ và tập đoàn sau khi lập kế hoạch và giao khoán cho xã viên rồi thì cũng quay về làm ruộng khoán, lơ là công tác quản lý, điều hành chung. Sự hướng dẫn đôn đốc và kiểm nhận các công việc bị buông lỏng; việc phát hiện và xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất và phân phối, việc điều chỉnh các mức khoán trong những trường hợp cần thiết và việc giúp đỡ những người gặp khó khăn trong khi thực hiện khoán không được kịp thời: việc theo dõi, ghi chép các biểu bảng, sổ sách thống kê - kế toán để thông tin kinh tế và tiến hành hạch toán không được đầy đủ và thường xuyên. Vì vậy, đã xẩy ra những hiện tượng tiêu cực ở nơi này hay nơi khác như: tranh trâu, tranh nước, đút lót thợ cày và thợ máy bơm; tùy tiện thay đổi giống, làm sai cơ cấu cây trồng; chia thuốc trừ sâu về cho gia đình xã viên tự pha chế và sử dụng; dây dưa không nộp đủ sản phẩm cho tập thể; không bảo quản và sử dụng tốt một số cơ sở vật chất; không bảo đảm thực hiện đúng quy trình sản xuất và tiêu chuẩn kỹ thuật; không hạch toán được chính xác hiệu quả sản xuất - kinh doanh v.v Ở những hợp tác xã, tập đoàn này chẳng đã hạn chế sản xuất phát triển mà còn làm ảnh hưởng đến củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất. Tình hình trên có phần do các hợp tác xã, tập đoàn không được bảo đảm đúng các điều kiện quản lý, điều hành theo kế hoạch (như thiếu sức kéo, thiếu điện, nước, xăng dầu, thiếu phân hóa học, thuốc trừ sâu v.v ), nhưng chủ yếu là do trình độ quản lý, điều hành của cán bộ cơ sở còn yếu, chưa được hướng dẫn và tập huấn đầy đủ. 84
  84. Việc phân công, hiệp tác và điều hành các khâu trong quá trình sản xuất chưa tốt, các khâu sản xuất không được bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch, làm cho xã viên không yên tâm nhận ruộng khoán. Xã viên đấu tranh đòi các việc do tập thể đảm nhiệm phải được thực hiện đúng như nội quy khoán để trên cơ sở đó cố gắng làm thật tốt nhưng việc được phân công nhằm vượt khoán, hoặc đòi tập thể phải hạ thấp mức sản lượng khoán vì nếu không thì họ không thể đạt và vượt được mức sản lượng khoán. Đó là sự đấu tranh đúng đắn và cần thiết, xuất phát từ trách nhiệm đối với tập thể và lợi ích của họ, chứng tỏ ý thức và vai trò làm chủ tập thể của họ. Ở một số nơi xã viên trả bớt ruộng khoán chính là do chưa giải quyết tốt vấn đề này. 4- Việc sắp xếp sử dụng một số cơ sở vật chất – kỹ thuật đã xây dựng, nhất là chuồng trại, sàn phơi, nhà kho không được chú ý đầy đủ, để lãng phí, hư hỏng. Theo số liệu điều tra 1/7 hàng năm ở các hợp tác xã thuộc các tỉnh phía Bắc thì năm 1982 so với năm 1980 nhà kho tập trung giảm 16,8%, sân phơi tập trung giảm 20,8%, chuồng trâu bò tập trung giảm 40%, chuồng lợn tập trung giảm 36,3%. Trong sự giảm sút này có mặt hợp lý vì hiệu quả sử dụng thấp, cần sắp xếp, điều chỉnh lại để phục vụ sản xuất và đời sống tốt hơn; nhưng có mặt không đúng là thiếu quyết tâm củng cố, phát triển chăn nuôi lợn tập thể ở trại tập trung nên đã đồng loạt giải thể nhiều trại hoặc một số nhà kho, sân phơi quá tập trung không phù hợp với khoán mới và cũng không cần thiết phải điều chỉnh, sắp xếp lại nhưng chưa tích cực làm, để hư hỏng, lãng phí. Năm 1982, các hợp tác xã ở huyện Kiến Xương (Thái Bình) có trên 600.000 đồng tải sản cố định không sử dụng, bình quân 1 hợp tác xã 15.000 đồng, nhưng chưa được thanh lý hoặc chuyển sang làm việc khác, vẫn trích khấu hao cho các tài sản đó chiếm tới 10,7% tổng số tiền khấu hao tài sản cố định trong năm. 5- Việc phân phối thu nhập trong nhiều hợp tác xã, tập đoàn chưa được hợp lý. Trong khi nhu cầu đóng góp của nhà nước tăng lên, nhu cầu để quỹ của tập thể cũng nhiều hơn, nhưng hợp tác xã, tập đoàn chưa tích cực tìm mọi cách tăng thêm đầu tư để nâng cao mức sản lượng khoán, một số nơi lại ổn định sản lượng khoán trong nhiều năm, do đó mà phần thu nhập để phân phối cho ngày 85
  85. công của xã viên có xu hướng giảm. Đây là một vấn đề rất quan trọng, phải làm sao cho phần thu nhập của xã viên từ ngay công làm cho tập thể là chủ yếu và ngày càng tăng lên. Trong nhiều hợp tác xã, tập đoàn chưa thực hiện tốt nguyên tắc phân phối thống nhất kết hợp với hạch toán theo ngành chưa đảm bảo phân phối thỏa đáng cho các lao động làm ở các ngành và các việc khác nhau gắn với sản phẩm cuối cùng. Việc trả thù lao cho cán bộ quản lý chưa gắn chặt trách nhiệm và kết quả điều hành sản xuất nên nhiều nơi cán bộ đã dồn sức về làm ruộng khoán, lơi lỏng công tác quản lý chung. Việc sử dụng vốn, quỹ của tập thể ở nhiều nơi còn tùy tiện, chi tiêu vào những việc không thuộc phạm vi sản xuất kinh doanh của hợp tác xã, tập đoàn, còn nhiều hiện tượng tham ô, lợi dụng, làm cho vốn, quỹ bị thâm hụt. 6- Nhiều hợp tác xã, tập đoàn chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất phát triển ngành nghề để sử dụng tốt hơn nữa đất đai, cơ sở vật chất và tiền vốn hiện có, nhất là sử dụng hết số lao động dôi ra; chưa biết liên kết kinh doanh với hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng để tăng thu nhập, tăng phục vụ sản xuất và đời sống: chưa kết hợp chặt chẽ cải tạo nông nghiệp với cải tạo công thương nghiệp từ cơ sở. Sản xuất của nhiều hợp tác xã, tập đoàn vẫn mới chủ yếu là cây lúa, các cây con, ngành nghề khác chưa phát triển hoặc phát triển chậm, không tương xứng với khả năng thực tế. Những hợp tác xã, tập đoàn tiên tiến đều là những đơn vị sản xuất và quản lý giỏi cả về trồng trọt, chăn nuôi và ngành nghề, có khối lượng sản phẩm có giá trị tổng sản lượng lớn, có mức thu nhập và đời sống của xã viên cao, có mức đóng góp cho nhà nước nhiều, đặc biệt là những đơn vị phát triển mạnh ngành nghề thì tốc độ tăng về các mặt rất nhanh. Nhưng phần lớn các hợp tác xã, tập đoàn hiện nay chưa được như vậy, bên cạnh trồng trọt (chủ yếu là lúa) nói chung tăng khá, thì chăn nuôi và ngành nghề lại tăng chậm hoặc không tăng, làm cho tỷ lệ thu nhập của các ngành này trong tổng thu nhập của hợp tác xã và tập đoàn bị sụt xuống. Theo điều tra ở 1.397 hợp tác xã cho thấy: tỷ lệ thu của ngành chăn nuôi tập thể trong tổng thu của hợp tác xã năm 1980 là 11,6% năm 1981 – 1982 giảm xuống còn 9,32%; tỷ lệ thu của các ngành 86
  86. nghề tiểu thủ công trong tổng thu của hợp tác xã chiếm 11,9% năm 1980, xuống còn 8,82% năm 1981 và 7,57% năm 1982. Nguyên nhân của những khuyết điểm, lệch lạc nói trên chủ yếu là do các hợp tác xã, tập đoàn chưa quán triệt và nắm vững mục đích, nguyên tắc phương hướng cải tiến công tác khoán và còn thiếu kinh nghiệm. Mặt khác, do các cấp, các ngành thiếu kiểm tra, hướng dẫn chặt chẽ để kịp thời phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm; có nơi, có lúc, có người còn chưa thật thống nhất với chủ trương khoán mới của trung ương, đã gây ra trở ngại cho việc tổ chức thực hiện. Nếu thời gian qua việc tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt hơn, hạn chế bớt những khuyết điểm, lệch lạch đã xảy ra thì kết quả và tác dụng của khoán còn có thể lớn hơn nhiều. Tóm lại, rõ ràng là tuy còn có nhiều khuyết điểm và lệch lạc, nhưng những kết quả và tác dụng đã đạt được là to lớn và chủ yếu,chứng tỏ khoán sản phẩm trong các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất là rất phù hợp với đặc điểm của chặng đường đầu tiên đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa của nền nông nghiệp nước ta; đã tạo ra cho nông nghiệp động lực mới để tăng cường lực lượng sản xuất và phát triển sản xuất; tạo ra nhân tố mới để củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ cải tạo nông nghiệp ở miền Nam; tạo ra điều kiện mới để tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng ở nông thôn, góp phần quan trọng vào việc giải quyết những khó khăn của nền kinh tế chung hiện nay. Vì vậy, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (khóa V) đã khẳng định phải: “Tiếp tục cải tiến và hoàn thiện chế độ quản lý hợp tác xã nông nghiệp Sớm hoàn chỉnh chế độ khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp, kịp thời uốn nắn những lệch lạc đã xảy ra”. Nghị quyết số 154 của Hội đồng Bộ trưởng và một loại Thông tư mới hướng dẫn thi hành của Bộ Nông nghiệp sắp ban hành là nhằm thực hiện yêu cầu đó. Chúng ta cần coi đây là một chính sách quan trọng một biện pháp rất có hiệu quả nhằm phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu về sản xuất và cải tạo nông nghiệp mà Nghị quyết Đại 87
  87. hội Đảng toàn quốc lấn thứ V và kế hoạch nhà nước 5 năm (1981 – 1985) đã đề ra để tổ chức chỉ đạo thực hiện thật tốt. II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN KHOÁN SẢN PHẨM TRONG CÁC HỢP TÁC XÃ VÀ TẬP ĐOÀN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP. Sau khi có Chỉ thị 100, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng, các hội nghị triển khai và sơ kết khoán sản phẩm đã được triệu tập kịp thời và có kết quả như: Hội nghị triển khai họp ở Hải Phòng tháng 1 năm 1981; ở Nghĩa Bình tháng 6 năm 1981, ở Thành phố Hồ Chí Minh tháng 9 năm 1981; Hội nghị sơ kết sau vụ chiêm xuân năm 1981 họp ở Hà Nam Ninh; Hội nghị kiểm điểm và uốn nắn các lệch lạc, thiếu sót sau 1 năm thực hiện họp ở Bình Trị Thiên; các hội nghị kiểm điểm và uốn nắn kết hợp với sơ kết, tổng kết sản xuất từng vụ và cả năm 1982 họp chung cả nước hay họp riêng từng vùng và hàng loạt các hội nghị tương tự ở khắp các địa phương. Một số hội nghị khoa học về khoán sản phẩm cũng đã được tiến hành để làm sáng tỏ những vấn đề về quan điểm, lý luận, nhất là Hội nghị do Báo Nhân dân và Bộ Nông nghiệp triệu tập và các cuộc hội thảo của trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương. Qua Đại hội Đảng các cấp, vấn đề khoán sản phẩm cũng được các Đảng bộ chú trọng kiểm điểm và bổ khuyết việc tổ chức thực hiện. Trên các bản tin, các báo, các đài thường xuyên có bài và ảnh nói về khoán sản phẩm. Ngay sau khi có Chỉ thị 100, Bộ Nông nghiệp đã ra Thông tư hướng dẫn việc tổ chức thực hiện trong các hợp tác xã ở miền Bắc, miền Trung, tiếp đó là Thông tư hướng dẫn việc thực hiện trong các tập đoàn sản xuất ở Nam Bộ, đồng thời đã mở nhiều lớp tập huấn cán bộ về nội dung và cách khoán sản phẩm. Các tỉnh, huyện cũng mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở và tổ chức tham quan, học tập lẫn nhau. Các ngành có liên quan như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thống kê, các bộ: Tài chính, Thủy lợi, Văn hóa, Giáo dục, Thương binh – Xã hội, Quốc phòng, Trung ương Đoàn Thanh niên, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Công đoàn Việt Nam v.v đã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành và phối hợp với Bộ Nông nghiệp hướng 88