Giáo trình Xã hội học đại cương

pdf 61 trang huongle 4080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xã hội học đại cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_xa_hoi_hoc_dai_cuong.pdf

Nội dung text: Giáo trình Xã hội học đại cương

  1. Chương VI HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI VÀ TƯƠNG TÁC ì. Hành động xã hội 1. Khái niệm hành động xã hội Theo quan điểm của triết học: Xã hội là sản phẩm của những mối quan hệ giữa người với người. Hành động xã hội chính là hành động của con người có ý thức, nhăm giải quyêt các mâu thuần, các vân đê xã hội trong quá trình cải tạo biến đổi xã hội. Căn cứ vào các lĩnh vực khác nhau của xã hội, có thể phân chia hành động xã hội thành hành động kinh tế, hành động chính trị, hành động văn hoa Hoặc hành động xã hội được phân loại theo địa vị giai cấp (vì lợi ích của giai cấp nào). Hoặc cũng có thể phân chia hành động xã hội theo trạng thái thay đổi thành: hành động cải cách, hành động cách mạng Trong xã hội học, khái niệm hành động xã hội được hiểu một cách cụ thể hơn và thường gắn với chủ thể hành động là các cá nhân. Tuy nhiên, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về hành động xã hội. Quan niệm của M.Weber nhà xã hội học Đức được coi là hoàn chỉnh nhất về hành động xã hội. Theo ông, hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nhất định, nghĩa là: hành động xã hội của cá nhân được thúc đẩy bởi động cơ bên trong. Vì vậy, muốn giải thích hành động cá nhân thì trước hết phải hiểu được các động cơ của nó (xem lại chương ì). Cùng quan niệm trên, một số nhà xã hội học khác cho rằng, hành động xã hội bao giờ cũng có sự tham 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  2. gia của yếu tố ý thức, dù ở những mức độ khác nhau. Điều này trùng với quan niệm của xã hội học mácxít. Hành động xã hội của cá nhân vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Tính khách quan của hành động xã hội thể hiện ở chỗ: nó chỉ xảy ra trong những mối quan hệ nhất định với các hiện tượng xã hội khác. Còn tính chủ quan của hành động xã hội được hiểu là hành động có sự chi đạo cùa ý thức cá nhân, chứ không phải là hành động tự phát. Thí dụ, hành động va chạm vào người khác, chỉ được coi là hành động xã hội khi ta cố tình va chạm vì một mục đích, động cơ nào đó, như: làm quen hoặc gây gổ Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân. Nói cách khác, cá nhân hành động xã hội là để thực hiện hoạt động sống cùa mình trong mối quan hệ xã hội. Như vậy, đời sống xã hội là một phức hợp các hành động xã hội có mối quan hệ tác động chi phối lẫn nhau, thậm chí xung đột lẫn nhau. 2. Hành động bản năng và hành động xã hội - Hành động bản năng (hành động vật lý) là hành động vốn có của con người, bị chi phối bởi các quy luật sinh vật. Đó là những hành động diễn ra chủ yếu một cách tự phát, kịp thời, hầu như không có sự tính toán, chi phối cùa ý thức. Thí dụ, khi bị điện giật, tay ta co lại, khi ệ, * ệ bị vật lạ bay vào mát, mát ta nhăm lại, - Sự khác nhau giữa hành động bản năng và hành động xã hội. Theo Parsons - nhà xã hội học Mỹ, hành động xã hội khác hành động bản năng ở các điểm sau: + Hành động xã hội có một cơ chế biểu tượng điều chỉnh như: hệ thống ngôn ngữ, giá trị Điều này có nghĩa là, các hành động xã hội bị điều chinh bởi hệ thống biểu tượng mà các cá nhân có được trong các tương tác xã hội hàng ngày. Nói cách khác, nếu như hành động bản năng được coi là một phản ứng trực tiếp đối với tác nhân thì hành động 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  3. xã hội là phản ứng gián tiếp thông qua các biểu tượng. Các biểu tượng này có thể là cử chỉ, lời nói hay các giá trị xã hội được thừa nhận. Thí dụ, khi chúng ta lắc đầu để tránh vật lạ bay vào mắt, thì đó là hành động bản năng; còn nếu một người nào đó muốn chúng ta giúp đỡ điều gì, mà chúng ta lắc đầu thì đó lại là hành động xã hội mang ý nghĩa từ chối. + Dấu hiệu thứ hai là tính chuẩn mực của hành động xã hội, tức là hành động xã hội của cá nhân bị phụ thuộc vào các giá trị, chuẩn mực chính thống cùa xã hội, còn các hành động bản năng thì không. Dựa vào các giá trị, chuẩn mực xã hội, cá nhân xem xét và quyết định hành động, hành động như thế nào cho phù hợp với khuôn mẫu chuẩn mực xã hội, để sau đó lương tâm mình hoặc có hoặc không bị cắn rứt bởi dư luận xã hội. + Dấu hiệu thứ ba để phân biệt hành động xã hội với hành động bản năng là ở tính chủ động cao của hành động xã hội. Điều này thể hiện ở chỗ, mỗi cá nhân căn cứ vào hệ giá trị, chuẩn mực chính thống cùa xã hội và các cơ chế điều chỉnh khác, để từ đó đưa ra nhận định về tình huống cần phải hành động, phương án hành động và cả kết quả của hành động đó. 3. Cấu trúc của hành động xã hội * .# í 3.1. Các yêu tô câu thành hành động xã hội Theo Weber (được đa số các nhà xã hội học tán thành), hành động xã hội có các thành tó sau: - 7721? nhất, thành tố đầu tiên trong cấu trúc của hành động xã hội là động cơ và mục đích của hành động. Khởi điểm cùa hành động là nhu cầu, là lợi ích cá nhân xét một cách toàn diện về cả kinh tế, chính trị, văn hoa, giao tiếp ; chính những nhu cầu này tạo nên động cơ thúc đẩy hành động xã hội của cá nhân để thoa mãn những nhu cầu đó. Nói cách khác, mọi hành động xã hội đều được các động cơ thúc đẩy, dẫn 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  4. dắt, định hướng để đạt tới mục đích, tức là kết quả đã được hình dung, xác định từ trước đó. - Thứ hai, thành tố tiếp theo của hành động xã hội là chủ thể hành động, có thể là: cá nhân, nhóm xã hội cộng đồng xã hội hoặc * ỉ t toàn xã hội. Đê có một hành động xã hội, cân phải có ít nhát là một chủ thể, nhưng nó vẫn được đối chiếu, so sánh trong quan hệ về giá trị, lợi ích, mục đích với chủ thể xã hội khác. Do vậy, nếu một chủ thể hành động một cách đơn độc thì hành động đó vẫn được coi là hành động xã hội trong những tình huống xã hội xác định. - Thứ ba, thành tố tiếp theo của hành động xã hội là môi trường xã hội, đó là những điều kiện về không gian, thời gian vật chất và tinh thần của hành động xã hội. Hành động xã hội đó diễn ra vào lúc nào, ở đâu và trong bổi cảnh nào? Bối cảnh xã hội là tất cả các yếu tố tác động đến hành động xã hội của mỗi chù thể xã hội. Sự tác động của môi trường, của hoàn cảnh xã hội tới hành động xã hội của cá nhân rõ đến mức mà các nhà xã hội học gọi là sự kiềm chế thực tế. Thí dụ, cô con dâu mới về nhà chồng, tuy rất đói và muốn ăn, nhưng vẫn phải ăn vừa phải, chậm chạp, nếu ngồi cùng mâm với bố mẹ chồng. Tóm lại, giữa các thành tố cùa cấu trúc hành động xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có thể diễn tả bằng mô hình sau: Hoàn cảnh xã hội Động Cộng cụ, Mục Nhu —*> w Chủ thể —^ ^ cầu cơ phương tiện đích 3.2. Hành động xã hội và những hậu quả không chủ định Hành động xã hội bao giờ cũng là hành động có chủ định. Nhưng trong thực tế, việc đặt ra mục đích hành động còn phụ thuộc vào sự 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  5. nhận định mang tính chủ quan của chủ thể đối với hoàn cảnh thực tế là nguyên nhân dẫn đến kết quả hành động không theo ý muốn của chủ thể. Thí dụ, một sinh viên quay cóp bài trong thi cử, có thể cho rằng mình quay cóp tinh vi khó bị giám thị phát hiện và xử lý kỷ luật theo quy chế. Nhưng, hành động có chủ định của sinh viên đó đã mang lại một kết quả không chủ định là bị giám thị phát hiện và xử lý kỷ luật. Trong thực tế cuộc sống hàng ngày, mặc dù hành động xã hội cùa chúng ta đều là những hành động có chủ định, có tính toán, nhưng vẫn có thể dẫn đến những kết quả hành động không có chù định, không mong muốn. Bời vì, hoàn cảnh xã hội luôn vận động, biến đổi mà bản thân chù thể hành động không thể luông hết được. Kết quả không chủ định của hành động có thể tốt hoặc không tốt. Đổ giảm bớt những kết quả không chù định, chúng ta luôn luôn phải học tập, trau dồi tri thức, nâng cao hiểu biết của bản thân, tránh chủ quan duy ý chí, đồng thời phải chú ý, phân tích một cách kỹ lưỡng về hoàn cảnh cùa hành động sẽ thực hiện. 4. Những yếu tố quy định hành động xã hội Trả lời câu hỏi: Tại sao cá nhân lại hành động như thế này chứ không phải thế khác trong những hoàn cảnh xã hội nhất định, các nhà xã hội học cũng có nhiều ý kiến khác nhau về câu hỏi trên. Sau đây là cách tiếp cận tổng hợp những quan điểm đó. r w 4.1. Các yêu tô tự nhiên Các nhà xã hội học không quan tâm nhiều đến các yếu tố sinh vật tác động đến hành động của cá nhân. Nhưng cũng xin nêu ra đây vài quan niệm về mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên - sinh vật với hành động cá nhân để tham khảo. Nhà sinh lý học người Italia là Lomboso cho rằng các đặc điểm hình thể của con người cũng quy định những dạng hành vi nhất định. Thí dụ, người có quai hàm banh râu ria lởm chởm và ít có cảm giác 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  6. đau sẽ có dạng hành vi phạm tội. Còn nhà khoa học người Mỹ là Sedom lại cho rằng mỗi dạng hình thể cá nhân có mối quan hệ với một dạng hành vi nhất định. Theo ông, thí dụ, người có thân hình tròn, mềm mại có xu hướng thích giao du, dễ mến, dễ gần, vui vẻ và ham chơi, Một nhà khoa học khác người Scotlend là Praizer có những > > É nghiên cứu vê gen di truyền quy định hành vi con người. Két quả nghiên cứu về gen di truyền quy định hành vi con người cùa ông cho thấy nhũng người đàn ông có thừa một nhiễm sắc thể (dạng XXY hoặc YYX ) thường là những người có thân hình cao hon và thường bị biến đổi về nhân cách. Hoặc qua nghiên cứu của một nhà khoa học r om T khác cho thây tỷ lệ những người đàn ông phạm tội mang bộ nhiêm sác thể XXY cao hơn so với những người đàn ông có bộ nhiễm sắc thể XY. 4.2. Quá trình xã hội hoa Nếu các nhà sinh lý học muốn dựa vào các yếu tố tự nhiên sinh vật để giải thích hành động xã hội, thì các nhà xã hội học có thiên hướng nhấn mạnh yếu tố xã hội tác động đến hành động xã hội của cá nhân. Khi phân tích hậu quả của việc cách ly xã hội đối với trẻ em, nhà xã hội Mỹ là Kinglay Devit chì ra rằng quá trình xã hội hoa sớm trê thơ có hệ quả lâu dài đối với sự phát triển nhân cách con người. Hai nhà xã hội học người Mỹ khác là Bơgơ và Luccơman bổ sung thêm, không chỉ quá trình xã hội hoa trẻ thơ mà cả quá trình xã hội hoa suốt cuộc đời con người sẽ quy định hành động xã hội của cá nhân (xem thêm chương xã hội hoa). 4.3. Hành động xã hội là sự trao đổi xã hội Theo cách giải thích này của một số nhà xã hội học thì chính những mối lợi, nhũng phần thường và cả những hình phạt đều quy định hành động xã hội. Một chù thể chi hành động nếu trong quá khứ, hành động đó là có lợi, được thưởng và họ sẽ không hành động nếu như hành động đó trong quá khứ không được lợi, đã bị phạt, bị mất 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  7. mát. Mặt khác, cũng theo cách giải thích này, chủ thể hành động luôn luôn tìm mọi cách đạt được lợi ích cao nhất với công sức bỏ ra ít nhất, chi phí ít nhất. 4.4. Hành động xã hội là sự tuân theo Qua một sổ công trình nghiên cứu thực nghiệm về hiện tượng tuân theo (làm theo), các nhà xã hội học khẳng định: các cá nhân khi thấy hành động của mình khác với hành động của số đông trong nhóm thì họ có xu hướng thay đổi hành động của mình theo số đông. Họ hành động như vậy, bời vì: họ muốn hành động cùa mình phù hợp với những giá trị, những chuẩn mực chung của cả nhóm, loại bỏ sự lạc lõng đơn độc. Trong thực tế, hành động tuân theo diễn ra khá phổ biến. Thí dụ, trong giờ làm bài tập toán, đa số học sinh có cùng một đáp số, nếu một cá nhân nào đó có kết quả khác thì cá nhân này dễ thay đổi theo kết quả chung của lớp. 4.5. Hành động xã hội là phản ứng với xung quanh Theo quan diêm của nhà xã hội học Gopman, cá nhân luôn hành động theo cách mà cá nhân mong muốn người khác nhìn nhận thấy ở cá nhân ấy một điều gì đó. Do vậy, các cá nhân hành động rất khác nhau khi họ ở trước mặt người khác so với khi chỉ có một mình. Thí É dụ, khi chúng ta đèn thăm hỏi một người bạn bị tai nạn, chúng ta tươi cười, động viên, chia sẻ để bạn yên tâm điều trị; nhưng khi ờ nhà một mình, có thể chúng ta giận dữ, bực bội vì tai nạn của bạn. 5. Phân loại hành động xã hội 5.1. Phân loại theo mức độ ý thức của hành động Có nhà xã hội học chia hành động xã hội của cá nhân thành hai dạng sau: - Hành động lôgic (hợp quy luật). Đó là loại hành động hợp lý, có mục đích, được chủ thể ý thức một cách rõ ràng. 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  8. - Hành động phi lôgic (không hợp quy luật). Đó là những hành động theo bản năng, không có mục đích trước, không được chủ thể tự ý thức một cách rõ ràng. 5.2. Phân loại hành động theo động cơ Nhà xã hội Weber đã nhấn mạnh yếu tố động cơ thúc đẩy hành động của chủ thể. Theo ông, hành động xã hội cùa cá nhân được thúc đày bởi bốn động cơ: cảm xúc, truyền thống, giá trị, mục đích (Xem lại chương ì). 5.3. Phân loại theo định hướng giả trị Parsons đưa ra bốn loại hành động sau: - Hành động theo toàn thể và bộ phận. Dạng hành động này biểu hiện ở chỗ: các chủ thể trong khi hành động phải tuân theo những quy tắc, quy định chung hoặc tuân theo tình huống đặc thù cùa hoàn cảnh. Thí dụ, một người đi trên ô tô, nghiện thuốc lá nhưng không dám hút vì có biển "cấm hút thuốc"; nhưng nếu có người ngồi bên cạnh hút thuốc, thì người này sẽ lựa chọn: hoặc hút thuốc theo người đó hoặc không hút theo quy định của nhà xe. - Hành động do đạt tới và có sẵn. Dạng hành động này thể hiện ở chỗ: các chủ thể hành động có định hướng, tức là có xem xét đến những đặc điểm xã hội của cá nhân khác như: nghề nghiệp, học vấn, vị thế xã hội Thí dụ, hành động của một sinh viên chào một người nào đó, vì người đó là thầy giáo của họ. - Hành động theo cảm xúc và trung gian (trung lập). Dạng hành động này có thể được định hướng đến việc thoa mãn những nhu cầu trực tiếp nào đó, do sự thôi thúc của cảm xúc cá nhân. Thí dụ, một sinh viên đang trên đường đi học vội, gặp người bị tai nạn cần cấp cứu, sinh viên này phải lựa chọn: hoặc cứu người hoặc tiếp tục đi. 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  9. - Hành động đặc thù và phân tản. Chủ thể hành động định hướng tới những đặc điểm riêng của hoàn cảnh. Thí dụ, một sinh viên mặc complê để giống với bạn trai trong lớp, nhưng phải đi học bằng xe đạp nên mặc complê không thuận tiện. li. Tương tác xã hội 1. Khái niệm tương tác xã hội Theo quan điểm của triết học, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới nói chung, trong xã hội nói riêng đều có mối liên hệ phổ biến tác động lẫn nhau. Mối liên hệ phổ biến trong xã hội khác với mối liên hệ phổ biến trong tự nhiên ở chỗ: mối liên hệ phổ biến trong xã hội được hình thành, tồn tại và phát triển một cách tự giác thông qua hoạt động của con người có ý thức. Theo quan điểm của xã hội học, tương tác xã hội là sự quan hệ, tác động, ảnh hưởng chỉ phổi lẫn nhau giữa các chủ thể xã hội, các hiện tượng xã hội. Hành động xã hội là cơ sở, là tiền đề của tương tác xã hội, không có hành động xã hội thì không có tương tác xã hội. Tương tác xã hội là quá trình hành động và hành động được đáp lại của một chủ thể này đối với một chủ thể khác. Tương tác xã hội diễn ra trên cả hai cấp độ: vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vĩ mô, đó là sự tương tác giữa các thiết chế xã hội, tổ chức xã hội ; còn ở cấp độ vi mô, đó là sự tương tác giữa các cá nhân với nhau, giữa các nhóm xã hội với cá nhân Với tư cách là thành viên của bất cứ một nhóm xã hội nào, các cá nhân thực hiện tương tác cùa mình cũng đồng thời trên cả hai cấp độ vĩ mô và vi mô. Thí dụ, một giáo viên của trường Đại học Kinh tế đi dạy ở trường khác, thì giáo viên này vừa thực hiện tương tác cá nhân (vi mô) nên phải chịu trách nhiệm cá nhân về bài giảng cùa mình; vừa thực hiện tương tác ở cấp 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  10. độ vĩ mô, vì giáo viên này là thành viên của trường Đại học Kinh tế nên phải giữ uy tín cho nhà trường. Như vậy, tương tác xã hội có thể hiểu theo nghĩa rộng là một hình thức thông tin và giao tiếp xã hội của ít nhất là hai chù thể xã hội với nhau. Trong quá trình này, sự tác động qua lại của các chủ thể được thực hiện, đồng thời cũng diễn ra sự thích ứng của một hành động này đối với hành động khác. Qua đó, họ có được sự hiểu biết lẫn nhau về tình huống, nội dung và ý nghĩa của hành động. Do vậy có thể đạt được sự hợp tác, đồng tình nhất định giữa các thành viên trong cộng đồng. Tuy nhiên, trong thực tế, mỗi chủ thể hành động trong tương tác xã hội đều có mục đích xác định, có thể không đồng nhất hoặc mâu thuẫn với mục đích của chủ thể khác. Thí dụ, nhân viên quản lý thị trường kiểm tra hàng hoa để phát hiện hàng giả, hàng nhập lậu, còn người bán hàng tìm mọi cách che giấu hàng giả, hàng nhập lậu để không bị phát hiện. Các chù thể hành động trong tương tác xã hội đều chịu sự chi phổi chung của các giá trị, chuẩn mực xã hội, nhưng đồng thời các chủ thể này cũng chịu ảnh hường cùa các giá trị chuẩn mực của các tiểu văn hoa, thậm chí phản văn hoa khác nhau. Mặt khác, do đặc điểm về tri thức, tâm lý, mỗi cá nhân tiếp thu những giá trị văn hoa khác nhau, nên sẽ có hành động xã hội khác nhau. Như vậy, tương tác xã hội cũng phụ thuộc vào yếu tố khách quan và vai trò của nhân tố chủ quan. 2. Các loại hình tương tác xã hội Các nhà xã hội học dựa vào những căn cứ khác nhau để phân loại tương tác xã hội. 2.1. Phân loại tương tác dựa vào mối liên hệ xã hội giữa các chủ thể hành động - Sự Nép xúc (giao tiêp) vê không gian giữa các chủ the. Ớ cấp độ này mối liên hệ xã hội hầu như chưa có. Các cá nhân chi có không gian giao tiếp gần nhau mà thôi. 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  11. - Sự tiếp xúc (giao tiếp) tâm lý của các chù thể. Ở cấp độ này đã xuất hiện sự quan tâm, để ý lẫn nhau của các cá nhân đối với nhau trong quan hệ tương tác. - Sự tiếp xúc (giao tiếp xã hội). Ở cấp độ này đã có sự hoạt động chung của các cá nhân trong tương tác. - Sự tương tác. Đó là việc các cá nhân thực hiện hành động ổn định có hệ thống. Các hành động này có động cơ, mục đích tạo ra những phản ứng tương tác giữa các cá nhân với nhau. - Quan hệ xã hội. Đó là hệ thống phối hợp các hành động với nhau. 2.2. Phân loại tương tác theo các dạng hoạt động chung - Hoạt động cá nhân cùng nhau. Các cá nhân được giao cùng làm những công việc nào đó, mà khi họ thực hiện hành động thì không ảnh hưởng đến công việc của người khác. (Điều này thể hiện rất rõ trong nền sản xuất nhỏ). - Hoạt động tiếp nối cùng nhau. Các cá nhân được giao cùng làm những công việc nào đó, mà khi họ thực hiện hành động thì ảnh hưởng đến công việc cùa người khác. (Điều này thể hiện rất rõ trong nền sản xuất công nghiệp). - Hoạt động tương hỗ cùng nhau. Khi có sự tương tác cá nhân đồng thời với tất cả các cá nhân khác trong cùng một hoạt động. Thí dụ, hoạt động của các cầu thủ trong đội bóng đá. 2.3. Phăn loại tương tác theo chủ thể hành động - Tương tác liên cá nhăn, là tương tác giữa các cá nhân với nhau. Thí dụ: khi hai sinh viên trao đổi bài với nhau. - Tương tác cá nhân - xã hội. Thí dụ, khi cá nhân cưỡng lại xã hội. - Tương tác nhóm - nhóm. Thí dụ, khi hai đơn vị sản xuất cạnh tranh nhau. - Tương tác nhỏm - xã hội. Thí dụ, một nhóm tội phạm chống lại xã hội. 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  12. Ngoài ra, người ta còn nói đến tương tác trực tiếp và tương tác gián tiếp. 2.4. Phẫn loại tương tác theo mục tiêu, ý nghĩa xã hội của sự tương tác - Nhóm chủ thể tương tác bao gồm những biểu hiện tương tác mang tính chất tích cực, xây dựng; nhờ đó mà các chù thể có sự đồng tâm hiệp lực, tổ chức được những hoạt động chung. Nhóm này được gọi là tương tác theo dạng hợp tác. - Nhóm chủ thể chứa đựng những biểu hiện tương tác mang tính chất tiêu cực, chổng đối, phá hoại, ngăn cản những hoạt động chung. Đó là tương tác dạng cạnh tranh. Trên đây là các loại hình tương tác cơ bản, ngoài ra còn có thể kể đến các loại khác như tương tác dài hạn, ngắn hạn, tương tác được thiết chế hóa, không được thiết chế hóa; tương tác ổn định, không ổn định III. Quan hệ xã hội 1. Khái niệm quan hệ xã hội Mọi sự vật, hiện tượng trong xã hội đều có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Nhưng không phải mối quan hệ nào cũng là quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội, tức là từ mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các chủ thể xã hội. Những tương tác những tương tác này không phải là ngẫu nhiên, tự phát mà thường là . có động cơ, có mục đích. Nói cách khác, các chù thể tham gia trong tương tác phải đạt tới mức độ tự động hoa nhất định nào đó với tính chủ động cao, được lặp đi lặp lại trong đời sống hàng ngày. Ví dụ: Hai sinh viên ngẫu nhiên gặp nhau ở sân trường, ở thư viện dù họ có hỏi nhau, trao đổi, chuyện trò lần đó, nhưng lần sau gặp nhau họ không nhận ra nhau, không chào hỏi nhau thì chưa thể coi là một mối quan 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  13. hệ xã hội; ngược lại, họ tiếp tục trao đổi, trò chuyện phối hợp hành động, thì giữa họ đã xác lập một mối quan hệ xã hội. Vì vậy có thể hiểu quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người được xác lập bền vững trong tương tác xã hội. 2. Chủ thể quan hệ xã hội - Ở tầm vĩ mô, chủ thể của quan hệ xã hội là các nhóm, các tập đoàn xã hội hoặc toàn xã hội nói chung. Các nhóm, các tập đoàn xã hội thường có vị trí, vị thế, vai trò xã hội khác nhau, có quyền lực, cơ hội, thu nhập, mức sống, lối sống khác nhau, nên chúng xác lập những mối quan hệ xã hội với nhau. Cùng ở cấp độ vĩ mô, ờ một góc nhìn khác, quan hệ xã hội được thể hiện dưới dạng quan hệ giữa các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Các nhà khoa học thường đề cập đến bốn lĩnh vực: kinh tể, chính trị, văn hoa và xã hội. Các lĩnh vực này có quan hệ biện chứng tác động qua lại, chi phối lẫn nhau. Theo quan điểm mácxít, lĩnh vực kinh tế xét cho cùng quyết định sự vận động, biến đổi cùa chính trị, văn hoa, xã hội. Đến lượt mình: chính trị, văn hoa, xã hội cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại đối với sự phát triển của kinh tế. - Ở cấp độ vi mô, quan hệ xã hội chính là những mối quan hệ được xác lập giữa các cá nhân với nhau trong tương tác xã hội. Xét trên bình diện vĩ mô, không có mối quan hệ tác động qua lại giữa các cá nhân với nhau thì không có quan hệ xã hội. về vấn đề này, các nhà xã hội học phương Tây hầu như đồng nhất quan hệ cá nhân với quan hệ xã hội. Trong hiện thực, quan hệ xã hội cùa cá nhân chi là một bộ phận hợp thành của quan hệ xã hội nói chung. 3. Quan hệ tình cảm thuần tuy Quan hệ tình cảm thuần tuy (còn gọi là quan hệ sơ cấp), thường được dùng để đối lập với quan hệ xã hội (quan hệ thứ cấp). 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  14. Với những quan hệ tình cảm như: gia đình, bạn bè, họ hàng thực chất cũng là quan hệ xã hội; bởi vì: quan hệ tình cảm có cơ chế hình thành và tồn tại như các loại quan hệ xã hội khác, tức là cũng dựa trên sự tương tác lâu dài, ổn định của các chủ thể hành động. Ví dụ: khi một đứa trẻ sinh ra và lớn lên, nó luôn nhận được sự dạy dỗ chì bảo của cha mẹ, họ hàng, thầy cô về cách thức ứng xử với người thân, từ đó đứa trẻ này có quan hệ tình cảm đến mức độ nào là thuộc vào sự tương tác này. Rõ ràng quá trình này phải diễn ra trong thời gian dài và ổn định. Đa số các nhà xã hội học cho rằng, những đặc điểm sinh lý, tâm lý có sẵn của cá nhân như là: giới tính, vẻ bề ngoài, quan hệ huyết thống, sở thích hướng tới và kết tinh thành những quan hệ tình cảm. Còn những đặc điểm xã hội của cá nhân như: học vấn, nghề nghiệp, địa vị, quyền lực là những yếu tố chủ yếu hình thành quan hệ xã hội. Tuy nhiên, nói đến quan hệ tình cảm giữa người với người không có nghĩa là nó không mang tính xã hội, mà chỉ muốn nhấn mạnh nó ít mang tính xã hội. Tính xã hội của một quan hệ xã hội được xác định căn cứ vào sự chi phối của những giá trị, chuẩn mực chính thức được thể hiện bằng văn bản pháp luật, hoặc bằng các quy định, quy chế của một tổ chức, một nhóm xã hội. Giữa quan hệ tình cảm và quan hệ xã hội có mối liên hệ tác động chuyển hoa lẫn nhau. Quan hệ tình cảm có thể chuyển hoa thành những quan hệ xã hội trong kinh doanh, trao đổi, giao tiếp; ngược lại, từ quan hệ xã hội cũng có thể tạo ra những quan hệ tình cảm thuần tuy trong đời sống hàng ngày của cá nhân. 4. Các loại quan hệ xã hội - Phân loại quan hệ xã hội theo vị trí xã hội, có: + Quan hệ xã hội theo chiều ngang, tức là quan hệ của những cá nhân những nhóm xã hôi có vị thế, vai trò xã hội ngang bằng nhau. Ví dụ: quan hệ của các nhân viên trong cùng Ì cơ quan, Ì tổ chức xã hội. 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  15. + Quan hệ xã hội theo chiều dọc, tức là quan hệ cùa các cá nhân, các nhóm xã hội có vị thế, vai trò xã hội cao thấp khác nhau. Ví dụ: Quan hệ giữa thủ trưởng và các nhân viên trong cơ quan. - Phân loại theo chủ thể có thể phân chia quan hệ xã hội thành: quan hệ giữa các cộng đồng, các nhóm xã hội với nhau; giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hoặc giữa các cá nhân với nhau. Quan hệ xã hội không tách rời với hành động xã hội và tương tác xã hội. Vì vậy, khi phân tích hành động xã hội phải đặt nó trong những tương tác xã hội và những quan hệ xã hội nhất định; ngược lại, phải xem xét quan hệ xã hội, tương tác xã hội trong mối liên hệ với hành động xã hội của chủ thể. 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  16. Chương VII BIẾN ĐỎI XÃ HỘI 1 r ' ì. Khái quát vê biên đôi xã hội . Khái niệm biên đôi xã hội Theo quan điểm của triết học, mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người đều vận động, biến đổi không ngừng, nhưng không phải theo đường thẳng mà quanh co phức tạp, trải qua nhiều lần phù định biện chứng. Trong xã hội học, có nhiêu quan niệm khác nhau vê biên đôi xã hội. Theo cách hiểu phổ biến nhất: Biển đổi xã hội là sự thay đổi trạng thái xã hội hiện tại (và các bộ phận hợp thành của nó) so với trạng thái xã hội quá khứ. Có người cho rằng, theo nghĩa hẹp: biến đổi xã hội chỉnh là sự thay đổi về cấu trúc xã hội, về tổ chức xã hội và sự thay đổi này tác động đến mọi thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi nào cũng được gọi là biến đổi xã hội, mà chỉ sự thay đổi nào làm thay đổi cả cấu trúc xã hội, tổ chức xã hội và có tác động đến sự thay đổi đối với mọi giai cấp, mọi tầng lớp xã hội, đối với mọi thành viên trong xã hội, chứ không riêng một cá nhân nào thì mới gọi là biến đổi xã hội. Mặt khác, biến đổi xã hội không chỉ diễn ra ở đời sống tinh thần, ở kiến trúc thượng tầng mà trước hết và bao gồm cả sự thay đổi ờ đời sống vật chất, ở cơ sở hạ tầng; không chỉ trên phạm vi toàn xã hội, mà ở từng lĩnh vực cùa xã hội; không chi theo chiều hướng tiến lên mà còn có cả biến đổi thụt lùi. 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  17. Từ cách hiểu đó, đa số các nhà xã hội học nhất trí cho rằng, biến đổi xã hội là một quá trình, mà thông qua đó những khuôn mẫu của hành vi xã hội (vị thế, vai trò, giá trị xã hội), các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội, các tổ chức xã hội, các hệ thống phân tầng xã hội cũng thay đổi theo. Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của biến đổi xã hội, có thể chia hai cấp độ sau: + Biến đổi vĩ mô, là những biển đổi trên phạm vi toàn xã hội, trong thời gian dài. Ví dụ: biến đổi cách mạng xã hội, xoa bỏ xã hội cũ xây dựng xã hội mới. + Biển đổi vi mô, là những biến đổi nhỏ, diễn ra ỏ một lĩnh vực nào đó của xã hội. Ví dụ: cải cách giáo dục làm biến đổi về chất trong lĩnh vực giáo dục. 2. Đặc diêm của biên đoi xã hội - Biển đổi xã hội là kết quả hoạt động tích cực sáng tạo của con người. Bởi vì, con người với tư cách vừa là sản phẩm, vừa là chù thể của lịch sử; một mặt, hoạt động của con người phải tuân theo quy luật khách quan; mặt khác, con người có khả năng tác động, làm biến đổi lịch sử xã hội. - Biến đỗi xã hội là một hiện tượng phổ biến, nhưng nó diễn ra không giống nhau về trình độ quy mô, tốc độ, nhịp độ, giữa các bộ ỉ se * phận trong xã hội và giữa các xã hội với nhau. Điêu này dân đèn tình trạng các quốc gia phát triển không đều nhau trong cùng một thời đại lịch sử. - Biến đổi xã hội cỏ sự khác nhau về thời gian và hiệu quả tác động. Có những biến đổi diễn ra trong thời gian ngắn và không ảnh hưởng lâu dài đến biến đổi xã hội. Cũng có những biến đổi diễn ra trong thời gian dài, ảnh hường sâu sắc đến toàn xã hội. Sự ảnh hường của biến đổi xã hội tuy thuộc vào tính chất, phạm vi, thời gian tác động, theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Ví dụ: như sự biến đổi của khoa học - công nghệ trong thời đại ngày nay, một mặt nó tạo 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  18. ra những tiến bộ to lớn trên mọi lĩnh vực cùa đời sống xã hội; mặt khác, nó cũng gây ra những tác hại không nhỏ như: khùng hoảng môi trường, gia tăng dân số, tệ nạn xã hội - Biên đôi xã hội vừa có tính kê hoạch, vừa có tính phi kế hoạch. \ 9 Ị - Điêu này thê hiện tính hai mặt của biên đôi xã hội; nghĩa là, những biên đôi xã hội đêu xuât phát từ tính chủ động, tự giác của con người (có tính kế hoạch) dễ kiểm soát và cũng có những biến đổi xã hội diễn ra tự phát, khó kiểm soát (không có tính kế hoạch). - Biển đổi xã hội có sự thống nhất giữa biến đổi kinh tế với sự biến đổi các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Sự biến đổi của kinh tế là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự biến đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặt khác, các lĩnh vực cùa đời sống xã hội như: chỉnh trị, văn hoa, nghệ thuật, khoa học biến đổi cũng tác động đến sự biến đổi cùa kinh tế. Ị 2 em - Biên đôi xã hội bao hàm cả việc giãi quyêt mâu thuôn giữa các hiện tượng xã hội xung đột trái ngược nhau. Biến đổi xã hội cũng chính là quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa các hiện tượng xã hội. Trong quá trình biến đổi xã hội, có khi giải quyết được mâu thuẫn này thì lại nảy sinh mâu thuẫn khác. Điều này là phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. - Biến đổi xã hội có tính kế thừa. Trong quá trình biến đổi xã hội, các thế hệ con người bao giờ cũng có sự kế thừa một cách chọn lọc những thành tựu về kinh tế, văn hoa, khoa học của các thế hệ trước. Điều này tạo ra quá trình phát triển liên tục cùa xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác theo chiều hướng từ thấp đến cao. 3. Một số khái niệm liên quan đến biến đổi xã hội - Biến cố xã hội là những sự kiện xã hội xảy ra có thể mang lại hoặc không mang lại một sự thay đổi nào đó trong xã hội; ví dụ: một cuộc bầu cử, bỏ phiếu tín nhiệm, biểu tình Biến cố xã hội khác với biến đổi xã hội ở chỗ: nó không làm thay đổi cả cấu trúc xã hội, mà chi làm thay đổi mặt nào đó của cấu trúc xà hội. 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  19. - Tiến bộ xã hội là một xu hướng của biến đổi xã hội, biến đổi theo chiều hướng tiến lên, làm cho những hiện tượng xã hội, những câu trúc xã hội mới xuât hiện thay thê những hiện tượng xã hội, những câu trúc xã hội cũ đã lôi thời, lạc hậu. - Tiến hoa xã hội là một hình thức của biến đổi xã hội, diễn ra một cách tuần tự, dần dần với những thay đổi cục bộ ở những bộ phận nào đó của xã hội. Tiến hoa xã hội là tiền đề cùa cách mạng xã hội. li. Một số quan niệm về biến đổi xã hội 1. Quan niệm của thuyết tiến hoa xã hội Thuyết tiến hoa được Danvin nêu ra để giải thích về sự hình thành, phát triển của các giống loài sinh vật là một quá trình chọn lọc tự nhiên, do tác động của chính các quy luật sinh học. Một sổ nhà xã hội học đã mô phỏng sự phát triển của xã hội theo quan niệm trên và đưa ra thuyết tiến hoa xã hội vào thời kỳ cuối thế kỷ XIX, mà điển hình là Auguste Comte. Auguste Comte cho rằng mọi xã hội đương đại đều phải trải qua ba giai đoạn lịch sử: - Giai đoạn thần học là giai đoạn định hình xã hội, giai đoạn đầu tiên của loài người (xã hội cộng sản nguyên thúy). Ở giai đoạn này, do con người bất lực trước tự nhiên nên đã phó thác số mệnh của mình cho một lực lượng siêu tự nhiên. - Giai đoạn siêu hình là giai đoạn thịnh vượng của tôn giáo và sức mạnh toàn năng của chúa trời. Mọi giải thích và kiểm soát xã hội đều dựa vào những lập luận mang tính tư biện, siêu hình với niềm tin hư ảo vào đấng tối cao. - Giai đoạn thực chứng (giai đoạn khoa học) là giai đoạn khoa học thống trị. Trí tuệ và tư duy khoa học là động lực, là sức mạnh duy trì và phát triển xã hội. 89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  20. Theo ông, sự phát triển cùa xã hội trải qua ba giai đoạn trên theo phương thức tiến hoa dần dần, chứ không phải bàng cách mạng xã hội như quan niệm của chủ nghĩa Mác. 2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênỉn Trên cơ sở tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong quan niệm về xã hội của tư tường nhân loại, dựa trên việc phân tích quá trình phát triển của lịch sử loài người, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin chi ra rằng: sản xuất vật chất, phương thức sản xuất là động lực quyết định sự biến đổi, phát triển của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử từ thấp đến cao. Mác khẳng định: sự hình thành, biến đổi, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, do tác động cùa các quy luật khách quan vốn có trong lòng xã hội, trước hết là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và một số quy luật xã hội khác; điều đỏ không phụ thuộc vào ý thức, ý muốn chủ quan của con người. 3. Các quan điểm hiện đại 3.1. Quan điểm tổng hợp Các nhà tư tường theo quan điểm này thường nói đến các yếu tố ảnh hường đến biến đổi xã hội sau: - Môi trường vật chất (môi trường sinh thái) bao gồm những biến động lớn như: bão lụt, hạn hán, động đất, sóng thần - Công nghệ. Công nghệ là tổng thể các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất nguyên liệu trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh Ngày nay, những công nghệ cao như tin học, laze, công nghệ biến đổi gen tạo ra sức mạnh to lớn thúc đẩy biến đổi xã hội. 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  21. - Dân số và lao động. Sự gia tăng dân số và lao động, sự mất cân bằng giới tính đều ảnh hưởng quan trọng đến biến đổi xã hội. - Giao lưu văn hoa. Trong xu hướng hội nhập quốc tế giao lưu văn hóa trở thành một công cụ hữu hiệu để các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau và vì vậy, văn hoa càng góp phần quan trọng vào biến đổi xã hội. - Xung đột xã hội, là biểu hiện của việc giải quyết mâu thuẫn giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội có sự đối lập nhau về địa vị, về lợi ích kinh tế, chính trị, văn hoa Việc giải quyết xung đột xã hội cũng chính là động lực của biến đổi xã hội. 3.2. Quan diêm toàn câu - Lý thuyết hiện đại hoa, cho rằng: sự phát triển của loài người là một quá trình tiến bộ lâu dài, trong đó khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định tạo ra hiện đại hoa, nó tác động đến sự biến đổi đối với mọi quốc gia, dân tộc. - Lý thuyết hệ thống thế giới, cho rằng: các quốc gia phát triển và * ỉ Ị , các quôc gia đang phát triền có những môi quan hệ phụ thuộc nhau về thương mại, công nghệ và đầu tư, đó cũng là những yếu tố ảnh hưởng đèn biên đôi xã hội. IU. Các nhân tố và điều kiện của biến đổi xã hội 1. Những nhân tố của sự biến đổi xã hội Các nhà xã hội học có nhiều cách phân loại khác nhau về các nhân tố cùa biến đổi xã hội. Nhìn chung, có thể khái quát ở các nhân tố cơ bản sau: /./. Nhóm các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên Nhóm này bao gồm các yếu tố của điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, đất đai, tài nguyên, khí hậu Môi trường tự nhiên tác động đến biến đổi xã hội theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  22. + Những quốc gia nào có môi trường tự nhiên đa dạng, nhiều tài nguyên, mà được khai thác và sử dụng hợp lý, sẽ tác động đến biến đổi xã hội theo chiều hướng tích cực. + Những quốc gia nào đó có môi trường tự nhiên nghèo nàn, ít tài nguyên (hoặc nhiều tài nguyên) nhưng không được khai thác và sử dụng hợp lý thì sẽ tác động tiêu cực đến biến đổi xã hội. 1.2. Nhóm các nhân tố khoa học, kỹ thuật và công nghệ Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra sự thay đổi sâu sắc và nhanh chóng đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mà trước hết là trong sản xuất vật chất, trong phân công lao động xã hội, thúc đẩy quá trình đô thị hoa Sự bùng nổ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ là cơ hội quý giá đối với mọi quốc gia trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển. 1.3. Nhóm các nhân tổ chủ thể xã hội - Trước hết là vai trò của quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân là chủ nhân chân chính sáng tạo ra lịch sử. Chính họ là những người trực tiếp lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất và của cải tinh thần cho xã hội. Họ cũng là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội, là động lực của tiến bộ xã hội. Không có quần chúng nhân dân thì không có biến đổi xã hội. - Vai trò của một chính đảng, của Nhà nước, của nhà lãnh đạo cùng là những nhân tố quan trọng tác động đến biến động xã hội. Thậm chí, ở một thời đại lịch sử nhất định, vai trò của lãnh tụ, của người lãnh đạo khắc ghi rất đậm nét dấu ấn của mình vào lịch sử, vào quá trình biến đổi xã hội. 1.4. Nhóm các nhân tổ văn hóa - xã hội - Văn hoa. Văn hoa và sự phát triển của văn hoa là yếu tố rất quan trọng đối với biến động xã hội theo cả hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực (chúng ta đã học ở chương trước). 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  23. - Những cấu trúc xã hội mới. Sự thay đổi một cấu trúc, hay một í ' \ sô câu trúc xã hội nào đó đều dẫn đến sự biến đổi xã hội. - Những xung đột xã /?ộ/.Thực chất là việc giải quyết mâu thuẫn giữa các giai cấp, các dân tộc, các thế hệ, các tôn giáo đều tác động mạnh đến biến động xã hội. - Sự gia tăng dân số. Khi dân số tăng hay giảm cơ cấu dân số thay đổi, đều ảnh hưởng trực tiếp đến biến đổi xã hội. - Tư tưởng. Tư tưởng, lý luận là cái phản ánh của hiện thực xã hội; nhưng sau khi đã hình thành nó có thể tác động trở lại đối với hiện thực xã hội theo hai hướng : hoặc tích cực, hoặc tiêu cực. Sức ỳ của xã hội thể hiện trong các truyền thống, tập quán, thói quen của xã hội, cùng với sự chống phá của các thế lực phản động lỗi thời và sự bất lực của con người về điều kiện vật chất, nguồn nhân lực tạo ra những chướng ngại vật đối với biến đổi xã hội. Vì vậy, cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tường là cuộc đấu tranh quyết liệt và lâu dài nhằm tạo ra động lực cho sự phát triển xã hội. 2. Biến đổi xã hội ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới Nội dung này, chúng ta đã (hoặc sẽ) được nghiên cứu kỹ hom trong các môn khoa học khác như: triết học, kinh tế - chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học ở đây, chỉ xin nêu một số biến đổi xã hội của nước ta trong công cuộc đối mới. - về kinh tế. Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X khẳng định: nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện. Cụ thể: "Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm sau cao hơn năm trước, bình quân năm năm (2001 - 2005) là 7,51%, đạt kể hoạch đề ra. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, các quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế (tích lũy - tiêu dùng, thu chi ngân sách ) được cải thiện, việc huy động các nguồn nội lực cho sự phát triển có chuyển biến tích cực, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước vượt dự kiến. 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  24. Nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng ừường đứng thứ hai ờ châu Á (sau Trung Quốc); do đó, đã tạo ra nền tảng cho sự phát triển các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. - về văn hóa - xã hội. Đại học đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X nhận định: văn hoa - xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, gắn phát triền kinh tê với những vân đê xã hội có chuyên biên tót; đời sông các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Cụ thể: + Giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn, trình độ dân trí được nâng cao + Khoa học và công nghệ góp phần tích cực vào việc hoạch định đường lối, chính sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. + Công tác xoa đói giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, biện pháp; đến cuối năm 2005 giảm tỷ lệ nghèo (tiêu chuẩn Việt Nam 2001 - 2005) còn 7% (năm 2001 là 17,5%). + Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoe nhân dân đạt được kết quả tăng tuổi thọ trung bình của dân số từ 67,8 (năm 2000) lên 71,5 (năm 2005). + Hoạt động văn hoa, thông tin, thể thao có tiến bộ trên một số mặt11. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh là, từ một nước "thuộc địa nửa phong kiến quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa", lại bị chiến tranh tàn phá khốc liệt, biến đổi xã hội của nước ta là một quá trình diễn ra cực kỳ gian nan và phức tạp. Năm 2006, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), có thêm được những cơ hội mới để mở rộng giao lưu kinh tế với các nước; nhưng bên cạnh đó, cũng nảy sinh thêm những thách thức lớn đối với chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Năm 2007, đầu năm 2008, do tác động cùa nền kinh tế thế giới, cùng với thiên tai dịch bệnh liên 11 Đàng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Ọuoc gia, Hà Nội, 2006,ữ ang 60 94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  25. tiếp xảy ra làm cho lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế và đời sống của nhân dân lao động nói chung. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, kìm hãm tốc độ lạm phát "phi mã" nhà nước ta có nhiều chủ trương biện pháp hữu hiệu đã và đang tác động mạnh đến biến đổi xã hội ở nước ta. 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  26. Chương VUI MỘT SỐ LĨNH Vực CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC ì. Xã hôi hoe giáo đúc 1. Xã hội học giáo dục là gì? LI. Khái niệm Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống những tri thức của loài người đến sự phát triển nhân cách, trí tuệ, tinh thần, thể chất của đối tượng nào đó làm cho đối tượng ấy dần dần đạt được những yếu tố cần thiết như mục đích đặt ra; giúp cho đối tượng có khả năng hội nhập và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. 1.2. Đỗi tượng nghiên cứu của xã hội học giáo dục a. Xã hội học nghiên cứu giáo dục với tư cách là một thiết chế xà hội * í ĩ » * Thiêt chê giáo dục ra đời, tôn tại, phát triên nhăm thực hiện chức năng truyền đạt những tri thức, kinh nghiệm, những hệ thống giá trị (văn hoa nói chung), giúp cá nhân chuẩn bị các yếu tố về nhân cách, tinh thần, thể chất cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp và làm quen với các giá trị chuẩn mực xã hội mà cá nhân sẽ phải hội nhập. Thiết chế giáo dục có quan hệ chặt chẽ với các thiết chế xã hội khác như: kinh tể, chính trị, pháp luật, khoa học, tôn giáo, gia đình Mặt khác, nó cũng có tính độc lập tương đối và có quy luật vận động phát triển tự thân. 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  27. b. Xã hội học nghiên cứu giảo dục như là một hệ thống đa dạng và sự tác động qua lại giữa chúng với hiện thực xã hội Hệ thống giáo dục là một chỉnh thể thống nhất của các tiểu hệ thống: mầm non, phổ thông, dạy nghề, cao đẳng, đại học với các hình thức: công lập, dân lập, tư thục Các tiểu hệ thống trên có sự đan xen tác động lẫn nhau tạo nên một nền giáo dục - đào tạo thống nhất và chúng đều chịu sự quyết định bởi hiện thực xã hội (tồn tại xã hội) và có tính lịch sử - xã hội, tính giai cấp. Tóm lại, xã hội học nghiên cứu những chức năng xã hội của hệ thống giáo dục, đồng thời nghiên cứu sự tác động của xã hội đối với hệ thống đó. 2. Nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học giáo dục 2.1. Nghiên cứu hệ thống giáo dục với chức năng là xã hội hoa cả nhãn a. Tỉnh tất yếu và vai trò của giảo dục đối với việc xã hội hoa cả nhân trong xã hội công nghiệp Xã hội hoa cá nhân là quá trình cả xã hội cùng tham gia vào việc giáo dục cá nhân, giúp cá nhân trở thành những người lao động có tri thức, nghề nghiệp vững vàng. b. Khả năng đáp ứng của giảo dục đối với xã hội Giáo dục, một mặt, thực hiện các chức năng công khai của xã hội hoa như tuyển chọn, phân loại và tiếp nhận trẻ em, xác định nội dung, phương pháp của quá trình xã hội hoa giáo dục. Mặt khác, nó phải thực hiện chức năng tiềm ẩn là thực thi và thể hiện quyền lực cùa các tầng lớp thống trị qua việc thực hiện chức năng công khai. Nghĩa là, nhiệm vụ của xã hội học phải trả lời các câu hỏi: những ai được đi học, học cái gì, học như thế nào? Giáo dục cho ai và vì ai? Nó góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội như thế nào? 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  28. 2.2. Nghiên cứu các bất bình đẳng trong giáo dục Nhìn chung, các nhà xã hội học đều cho rằng sự bất bình đẳng trong hệ thống giáo dục hiện nay là: do bất bình đẳng giai cấp, về đẳng cấp kinh tế và xã hội, do sự khác nhau giữa thành thị với nông thôn; và giữa các dân tộc, sắc tộc với nhau. Trong đó, bất bình đẳng kinh tế là cốt lõi chi phối các bất bình đẳng khác. Nhiệm vụ của xã hội học phải chi ra thực trạng đó như thê nào, từ đó đề xuất các giải pháp để xoa dần sự bất bình đẳng trong giảo dục. 2.3. Nghiên cứu các chỉnh sách xã hội về giáo dục và tác động của các chính sách đó trong thực tiễn Nhiệm vụ của xã hội học là chỉ ra được những biến đổi của thực tiễn giáo dục, tác động của những chính sách giáo dục đối với thực tiễn theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực; từ đó giúp cho các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách giáo dục. 3. Một số vấn đề về giáo dục ở nước ta hiện nay 3.1. Những thành tựu Trong chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội ờ nước ta, giáo dục - đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu. Giáo dục - đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay. Nhờ có tác động của giáo dục - đào tạo, nước ta đã và đang thoát ra khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, vững bước trên con đường xây dựng xã hội mới "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh" và uy tín, vị thế quốc tế ngày càng tăng lên. về thành tựu của giáo dục - đào tạo, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: cùng với kết quả củng cố xoa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở đã được triển khai tích cực, đến hết năm 2005 có 31 tinh, thành phố đạt 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  29. tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Ti lệ học sinh trong độ tuổi đi học ở bậc tiểu học đạt 97,5%. Quy mô giáo dục tiếp tục được mở rộng và trình độ dân trí đã được nâng lên rõ rệt. Số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 15,1%/ năm và dạy nghề dài hạn tăng 12%/ năm, sinh viên đại học và cao đẳng tăng 7,4%/ năm. Các trường sư phạm từ trung ương đến địa phương tiếp tục được củng cố và phát triển. Chất lượng dạy nghề có chuyển biến tích cực. Bước đầu đã hình thành mạng lưới dạy nghề cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số, người tàn tật, gắn dạy nghề với tạo việc làm, xoa đói, giảm nghèo. Đổi mới giáo dục đang được triển khai từ giáo dục mầm non, phổ thông, dạy nghề đến cao đẳng, đại học. Việc xã hội hoa giáo dục và đào tạo đã đạt két quả bước đâu. Nhiêu trường dân lập, tư thục bậc đại học, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông và dạy nghề đã được thành lập. Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng lên đáng kể, đã huy động được nhiều nguồn vốn khác để phát triển giáo dục thông qua phát hành công trái giáo dục, đóng góp của dân cư, của doanh nghiệp, vốn từ nước ngoài. Cơ sờ vật chất của ngành đã được tăng cường, đặc biệt là ở vùng núi, vùng đông bào dân tộc thiêu sô. 3.2. Những yếu kém, hạn chế Bên cạnh những thành tựu, Đại hội X của Đảng cũng thẳng thắn chỉ ra những yếu kém hạn chế của giáo dục - đào tạo nước ta. Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém; khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên còn yếu. Chương trình, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề, chưa thật phù hợp. 99 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  30. Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa cân đối với giáo dục trung học phổ thông. Đào tạo nghề còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Việc xã hội hoa giáo dục được thực hiện chậm, thiếu đồng bộ. Công tác giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, chất lượng thấp; chưa quan tâm đúng mức phát triển giáo dục và đào tạo ở đồng bằng sông Cửu Long, để giáo dục và đào tạo của vùng này tụt hậu kéo dài so với các vùng khác trong cả nước. Công tác quản lý giáo dục, đào tạo chậm đổi mới và còn nhiều bất cập. Thanh tra giáo dục còn nhiều yếu kém; những hiện tượng tiêu cực, như bệnh thành tích, thiếu trung thực trong đánh giá kết quả giáo dục, trong học tập, tuyển sinh, thi cử, cấp bằng và tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan kéo dài, chậm được khắc phục12. 3.3. Phương hướng phái triển giảo dục - đào tạo Đe tạo ra sự chuyển biến cơ bản về giáo dục - đào tạo Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhấn mạnh một số nội dung sau: - Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo là nâng cao chất lượng dạy và học trong đó gồm: đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sờ vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo của sinh viên, học sinh - Hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân từ phổ thông đến đại học. - Mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp tăng nhanh hơn so với đại học. - Đẩy mạnh xã hội hoa giáo dục và đào tạo, sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. 12 Văn kiện Đại hội Đàng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  31. - Sửa đổi chế độ học phí đi đôi với việc đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục - đào tạo. - ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo cho vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc ít người. - Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý cùa nhà nước về giáo dục - đào tạo. Các nội dung trên có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, chi phối lẫn nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta tiếp tục phát triển không ngừng. li. Xã hội học gia đình Trong lịch sử xã hội loài người, nhất là đổi với xã hội hiện đại, gia đình có vị trí rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như sự tồn tại, phát triển cùa các quốc gia, dân tộc. Vì vậy, gia đình cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có xã hội học. 1. Khái quát chung về gia đình và xã hội học gia đình /./. Khải niệm gia đinh Mỗi môn khoa học khi nghiên cứu vấn đề gia đình đều có nội dung và phương pháp tiếp cận riêng. Đối với các nhà xã hội học, khái niệm gia đình cũng chưa hoàn toàn có ý kiến thống nhất. Tuy nhiên, qua các khái niệm khác nhau đó, có thể hiểu: gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, là một nhóm xã hội nhỏ, mà các thành viên của nó gắn bó ràng buộc với nhau bời quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về trách nhiệm pháp luật và đạo đức với nhau, đáp ứng nhu cầu tồn tại phát triển của mỗi thành viên cũng như góp phần vào việc duy trì sự ổn định bền vững của xã hội. Khái niệm gia đình có các dấu hiệu sau: loi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  32. + Một gia đình thường bắt đầu từ sự kết hôn giữa một người đàn ông và người đàn bà. + Có cùng quan hệ huyết thống. + Có sự ràng buộc về nghĩa vụ, quyền lợi giữa các thành viên trong gia đình. 1.2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học gia đình Đối tượng nghiên cứu của xã hội học gia đình là những vấn đề xã hội của gia đình, cụ thể trên hai khía cạnh sau: - Thứ nhất, các mối quan hệ bên trong gia đình, đó là: quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ và con cái, giữa con cái với nhau. - Thứ hai, các quan hệ tác động qua lại giữa gia đình và xã hội, đó là: quan hệ giữa gia đình và họ hàng, giữa gia đình và xóm làng, giữa gia đình với các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoa - xã hội 1.3. Nhiệm vụ của xã hội học gia đình. - Nghiên cứu sự hình thành, phát triển của gia đình. - Nghiên cứu các lĩnh vực hoạt động của gia đình và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế của mỗi cá nhân. - Nghiên cứu quan hệ hôn nhân trong gia đình. Khái quát lại, nhiệm vụ của xã hội học gia đình là: - Nghiên cứu gia đình với tư cách như là một thiết chế xã hội. - Nghiên cứu gia đình như là một nhóm xã hội đặc thù. 2. Chức năng, cơ cấu và quy mô gia đình. 2.1. Chức năng chủ yếu của gia đình. Gia đình có các chức năng chủ yếu sau: - Sản xuất và tái sản xuất ra con người, duy trì nòi giống và cung cấp người lao động cho xã hội. 102 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  33. - Sản xuất vật chất, đáp ứng yêu cầu nuôi sống các thành viên trong gia đình. - Chăm sóc người già và trẻ em, cũng như mọi thành viên trong gia đình. - Tham gia vào việc xã hội hoa cá nhân. - Gắn vị trí xã hội và thiết lập vị thế đối với các thành viên gia đình. - Bảo vệ sự cân bằng về tâm lý, thoa mãn nhu cầu tình cảm và điều chỉnh hành vi giới tính của các thành viên trong gia đình. 2.2. Cơ cẩu gia đình Trong lịch sử đã từng tồn tại các kiểu gia đình sau: - Gia đình truyền thống (gia đình mờ rộng) gồm có từ ba thế hệ trở lên cùng chung sống với nhau trong một mái nhà. - Gia đình hạt nhân (gia đình đom) gồm hai thế hệ cha mẹ và con cái chưa tách ra ở riêng (hoặc vị thành niên). Trong đó có: + Gia đình hạt nhân đầy đủ. + Gia đình hạt nhân không đầy đủ thiếu chồng hoặc vợ. + Gia đình thiếu: có vợ chồng, nhưng không có con. + Gia đình mẫu hệ mới: chỉ có mẹ và con,không có bố. - Gia dinh phức hợp: là sự kết hợp của các gia đình không đầy đủ từ trước đó. 2.3. Quy mô gia đình Quy mô gia đình là số lượng thành viên của gia đình trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. - Đối với gia đình nhiều thế hệ, càng đông các thành viên bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, nó biểu hiện sức mạnh về lao động và uy tín trong dòng họ, trong làng xóm. Người chồng (cha) là chù gia đình và 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  34. quyết định các công việc quan trọng. Bất bình đẳng nam nữ thể hiện rõ nét, quan hệ hôn nhân bị áp đặt - Gia đình hạt nhân (gia đình hiện đại) là kiểu gia đình phù hợp với xã hội công nghiệp. Mỗi gia đình thường chỉ có một hoặc hai con. Trong gia đình có mối quan hệ bình đẳng giữa các thành viên về công việc, nghề nghiệp, địa vị và vai trò xã hội. Quan hệ tình dục và hôn nhân được hình thành trên cơ sở tự do, tự nguyện. 3. Vấn đề hôn nhân và ly hôn 3.1. Khái niệm hôn nhân Hôn nhân là một quan hệ xã hội mang tính văn hoa, thể hiện sự tán đồng của xã hội đối với quan hệ tình dục và sinh sản giữa một người đàn ông và một người đàn bà, kèm theo đó là những quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn phận đối với nhau và đối với con cái. Hôn nhân cũng là một thiết chế xã hội, gắn liền với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định (tuổi kết hôn, tình trạng sức khoe, quy định về nội hôn, ngoại hôn ) và những thủ tục nhất định (sự công nhận cùa pháp luật, của cộng đồng, của nhà thờ ). Hôn nhân cũng là một hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội. 3.2. Các đặc điểm cơ bản của hôn nhãn trong xã hội Việt Nam hiên nay Hôn nhân ở Việt Nam hiện nay có bốn đặc điểm sau: - Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà, đó là hôn nhân một vợ một chồng. Đặc điểm này để phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa hôn nhân dưới chế độ xã hội mới với chế độ xã hội phong kiến trước đây. - Hôn nhân là sự liên kết giữa người đàn ông và đàn bà trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, dựa trên tình yêu chân chính giữa hai người nam và nữ. 104 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  35. - Hôn nhân là sự liên kết bình đẳng giữa người đàn ông và người đàn bà. Bình đẳng giữa vợ và chồng là bình đẳng về địa vị xã hội, kinh tế, văn hoa và một số lĩnh vực khác. - Hôn nhân là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà theo quy định của pháp luật. 3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến độ bền vững trong gia đình - Nhân tố khách quan, là: pháp luật, tôn giáo, truyền thống, dư luận xã hội - Nhân tố chù quan là: tình yêu, tình dục trong hôn nhân, sự biến động của các thành viên, sự chênh lệnh về học vấn, sức khoe, tuổi tác 3.4. Ly hôn Ly hôn là một hành vi xã hội của cá nhân nhằm chấm dứt một quan hệ vợ chồng khi hai người còn sống, mà một bên hoặc cả hai bên yêu cầu và được cơ quan pháp luật thừa nhận. Ly hôn là một hiện tượng xã hội vừa có ý nghĩa tích cực và tiêu cực. Tích cực ở chỗ: nó chấm dứt một mối quan hệ vợ - chồng không thể tiếp tục ràng buộc với nhau; còn tiêu cực ở chỗ: nó ảnh hưởng đến sự ổn định về hạnh phúc của các thành viên trong gia đình, nhất là đối với con cái. Cỏ nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn, như: + Trước khi kết hôn, không có một tình yêu chân chính. + Trong quá trình sinh sống với nhau nảy sinh mâu thuẫn về tính cách, sở thích, tình dục + Đời sống kinh tế khó khăn. + Do tác động của hoàn cảnh cơ quan công tác, nhóm bạn bè 105 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  36. UI. Xã hội học nông thôn ỉ.Khái quát về nông thôn và xã hội học nông thôn LI. Khái quát nông thôn và xã hội nông thôn - Theo cách hiểu thông thường, nông thôn là địa bàn cư trú của cư dân sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác liên quan đến sản xuất nông nghiệp (chế biến sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp ). - Xã hội nông thôn là cộng đồng người có tổ chức gồm những người sinh sống với nhau ở nông thôn, liên kết với nhau thành những cộng đồng xã hội (làng xóm, thôn bản ) để thoa mãn những nhu cầu xã hội cơ bản, cùng thụ hưởng nền văn hoa chung và hoạt động như một đơn vị xã hội có tính độc lập tương đối. 1.2. Khái niệm xã hội học nông thôn Xã hội học nông thôn là một chuyên ngành xã hội học nghiên cứu về những vấn đề, những sự kiện, những cấu trúc xã hội, những tổ chức thiết chế xã hội và mối liên hệ giữa chúng với nhau của xã hội nông thôn. 2. Nội dung nghiên cứu chủ yếu của xã hội học nông thôn 2.1. Nghiên cứu cơ câu xã hội nông thôn + Cơ cấu giai cấp và sự phân tầng xã hội ở nông thôn. + Cơ cấu lao động xã hội nghề nghiệp ở nông thôn. 2.2. Nghiên cứu các thiết chế chính trị - xã hội nông thôn + Làng bản. Làng bản là đơn vị kinh tế, xã hội, văn hoa tạo ra sự gắn bó giữa các thành viên, các gia đình với cộng đồng xã hội với nhau trên cùng một địa bàn cư trú. + Gia đình và dỏng họ. Dòng họ và văn hoa dòng họ là những yếu tố cơ bản tạo nên văn hoa làng xã. 106 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  37. + Hệ thống chỉnh trị ở nông thôn. Ở nông thôn, bên cạnh các thiết chế xã hội đặc trưng riêng của từng làng xã, dòng họ, còn tồn tại một hệ thống quản lý chính trị nông thôn, tức là hệ thống quản lý nhà nước để điều hành mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ chung cho mọi thành viên cộng đồng. 2.3. Nghiên cứu văn hoa nông thôn + Khía cạnh văn hoa vật chất. Ở hầu hết các làng, xã nông thôn đều có: chùa, đình, đền, miếu thờ, bàn thờ tổ tiên và kiểu cách quy hoạch đường làng, cổng làng, hệ thống kênh mương phù hợp với môi trường cư trú của cư dân nông thôn. + Khỉa cạnh văn hoa tinh thân, được thê hiện ở những loại hình văn hoa - văn nghệ dân gian ờ nông thôn. IV. Xã hôi hoe đô thi • • • 1. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của xã hội học đô thị LI. Khái niệm đô thị và xã hội học đô thị • * • • ỉ a. Khái niệm đô thị Đô thị là nơi sinh sống và hoạt động của cư dân phi nông nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ và là nơi tập trung các cơ quan quản lý của một địa phương. Đô thị cũng chính là trung tâm kinh tế văn hoa của một vùng lãnh thổ nhất định. b. Khái niệm xã hội học đô thị Xã hội học đô thị là một chuyên ngành xã hội học nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất và các quy luật vận động phát triển và hoạt động cùa đô thị. 1.2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học đô thị Đối tượng nghiên cứu của xã hội học đô thị là nghiên cứu đô thị và các hình thức kết cấu, quá trình hình thành phát triển cùa đô thị, 107 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  38. trong đó tập trung lý giải bản chất đô thị, môi trường đô thị và mối quan hệ giữa đô thị với nông thôn. Với đối tượng trên, xã hội học đô thị có nhiệm vụ nghiên cứu những quy luật hình thành, phát triển của đô thị và những cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đô thị; từ đó đưa ra những kiến nghị giải pháp trong quá trình xây dựng đô thị. 2. Hệ thống các vấn đề nghiên cứu của xã hội học đô thị 2.1. Nghiền cứu quá trình đồ thị hoa, cụ thể là: - Nghiên cứu sự hình thành, phát triển của đô thị trên cả hai mặt lượng và chất. - Nghiên cứu quá trình đô thị hoa về cả hai mặt định lượng và định tính. - Nghiên cứu mô hình thành phố siêu đô thị. 2.2. Nghiên cứu về cơ cấu đô thị - Nghiên cứu về không gian vật chất đô thị. - Nghiên cứu cơ cấu nghề nghiệp, phân bố dân cư, phân tầng xã hội, di động xã hội ở đô thị. 2.3. Nghiên cứu về văn hoa, lối sống đô thị; nghiên cứu về quản lý * _ _ ĩ và điêu khiên đô thị; nghiên cứu các mô hình đô thị - Nghiên cứu lối sống và chuyển hướng giá trị của dân cư đô thị. Lối sống là kết tinh truyền thống văn hoa được hình thành trong suốt quá trình phát triển của đô thị, nó được coi là thước đo trình độ văn minh của một quốc gia ờ mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Ngày nay, do tác động của nền kinh tế thị trường làm cho lối sống đô thị cũng có những biến đổi phức tạp. - Nghiên cứu chính sách quản lý xã hội + Nghiên cứu chính sách và quản lý xã hội. 108 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  39. + Nghiên cứu định hướng phát triển chiến lược gần và xa về không gian đô thị trong mối quan hệ kinh tế - xã hội - môi trường. + Nghiên cứu quy hoạch hạ tầng cơ sờ theo quy mô phát triển cùa nó trên nguyên tắc bảo toàn không gian và kiến trúc văn hoa - xã hội truyền thống. + Nghiên cứu sự duy trì hoặc đổi mới các chức năng thiết chế xã hội cho phù hợp với điều kiện đô thị công nghiệp, trung tâm chính trị và văn hoa xã hội. + Nghiên cứu các chính sách xã hội về phúc lợi cho các tầng lớp cư dân đô thị. 3. Một số vấn đề xã hội hoa đô thị ở Việt Nam • • • • 3.1. Lịch sử quá trình đô thị hoa ở Việt Nam Theo một số nhà xã hội học, quá trình đô thị hoa ở Việt Nam từ trước tới nay trải qua bốn giai đoạn: - Giai đoạn xã hội phong kiến (từ 1859 trở về trước). Các đô thị chủ yếu là những trung tâm chính trị, thương mại của đất nước, đô thị chưa có vai trò lãnh đạo kinh tế đất nước. - Giai đoạn Pháp thuộc (1858 - 1954). Đô thị hoa được mở mang nhằm mục đích bóc lột thuộc địa. Các đô thị không chi là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp lớn. - Giai đoạn 1955 - 1975: Do chiến tranh chia cắt hai miền, mỗi miền diễn ra một xu hướng đô thị hoa khác nhau. - Giai đoạn sau 1975 đến nay, quá trình đô thị hoa trong cả nước phát triển khá nhanh với khoảng hơn 500 thành phố, thị xã, thị trấn. 3.2. Một sô văn đê nghiên cứu vê xã hội học đô thị ở Việt Nam hiện nay à) Nghiên cứu cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội đô thị + Nghiên cứu về cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu xã hội tuổi, giới tính, cơ cấu văn hoa, cơ cấu nhóm xã hội 109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  40. + Sự chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, dẫn đến sự phân tầng xã hội ờ đô thị diễn ra rất gay gắt trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực, cùng với quá trình đó là sự phân hoa giàu - nghèo giữa các tầng lớp cư dãn đô thị. b) Nghiên cứu lối sống và chuyển hưởng giá trị cùa nguôi dân đô thị Lối sống là kết tinh truyền thống văn hoa được hình thành của cư dân đô thị. Ngày nay, do tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội dẫn đến những biến đổi to lớn về lối sống đô thị. Các khuôn mẫu văn hoa đô thị không còn giữ được bản chất thuần khiết r Xi 2 vòn có cùa nó mà đã bị pha trộn, biên đôi theo nhiêu hướng, có cả tích cực và tiêu cực. Việc nghiên cứu văn hoa - lối sống đô thị, trước hết phải làm sáng tỏ các giá trị chuẩn mực của đô thị, góp phần hình thành lối sổng đô thị lành mạnh văn minh, xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoa cùa cả nước. c) Nghiên cứu chỉnh sách và quản lý đô thị về vấn đề này, xã hội học nghiên cứu các khía cạnh sau: - Định hướng chiến lược phát triển gần và xa về không gian đô thị trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng, tiến bộ xã hội. - Quy hoạch hạ tầng cơ sờ (đường xá, nhà cửa, các công trình công cộng ) phù hợp với điều kiện địa lý và kiến trúc văn hoa - xã hội truyền thống của đô thị. - Sự duy trì và đổi mới các chức năng thiết chế xã hội phù hợp với sự phát triển về kinh tế, văn hoa, xã hội cùa cả nước nói chung, cùa mỗi đô thị nói riêng. - Các chính sách về phúc lợi xã hội (nhà ờ, trường học, phương tiện giao thông, cờ sở vật chất chăm sóc sức khoe, vui chơi ) giành cho các tầng lớp nhân dân đô thị nhất là đối với người già và trẻ em. no Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  41. Chương IX PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu XÃ HỘI HỌC THỰC NGHIỆM Chương này sẽ trình bày khái quát một sổ phương pháp, kỹ thuật cơ bản thường được sử dụng trong cuộc điều tra xã hội học thực nghiệm nhằm thu nhận thông tin từ thực tế xã hội. ì. Xác định đề tài và mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định đề tài nghiên cứu Xác định đề tài nghiên cứu là công việc đầu tiên và có ý nghĩa quyết định cho sự thành công hay thất bại của bất cứ nội dung nghiên cứu khoa học nào. Đổi với một cuộc nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, công việc đàu tiên là cân nhắc, lựa chọn và xác định đề tài nghiên cứu. Đẻ xác định được đề tài nghiên cứu phù hợp, người nghiên cứu phải trả lời được câu hỏi: khách thể nghiên cứu của đề tài là Cái Gì? Đối tượng cùa cuộc nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thường là các vấn đề xã hội cần phải nghiên cứu và được các nhà xã hội học , Ị "jj quan tâm tìm hiêu, hướng tìm cách giải quyêt chúng, đáp ứng yêu câu phát triển kinh tế, văn hoa, xã hội của xã hội. Vấn đề nghiên cứu chỉ trờ thành đề tài nghiên cứu khi nó được thừa nhận như là đối tượng nghiên cứu. Thực tiễn xã hội (các tập đoàn người, các nhóm xã hội, các thiết chế, các hiện tượng xã hội ) có chứa đựng vấn đề nghiên cứu đó thì gọi là khách thể nghiền cứu. IU Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  42. Đe xác định được đề tài nghiên cứu phù hợp cần phải chì ra được phạm vi nghiên cứu, cũng chính là chỉ ra được quy mô về không gian, thời gian của đối tượng nghiên cứu. Việc xác định đề tài là cần phải thấy được sự tồn tại thật sự của vấn đề xã hội, cũng như phạm vi xác định của vấn đề đó, chứ không phải do chủ thể bịa đặt ra để nghiên cứu. Tên đề tài phải trình bày ngắn gọn, tường minh, khoa học, câu chữ rõ ràng, chính xác. 2. Xác định mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là hướng đèn giải quyêt những nhiệm vụ cơ bản của cuộc nghiên cứu, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển lý luận xã hội học hay cung cấp thông tin thực nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề thực tế xã hội. Khi xác định mục tiêu chúng ta phải trả lời câu hỏi: cuộc nghiên cứu sẽ mang lại những thông tin nào và cho ta những kiến thức gì để hiểu được vấn đề nghiên cứu? Mục tiêu nghiên cứu có thể xem như là một sự giải thích thêm cho đề tài, loại bỏ những yếu tố chưa xác định, giúp cho đề tài không chệch hướng nghiên cứu, mục tiêu càng rõ ràng thì hướng đích nghiên cửu của đề tài càng chính xác. Mỗi đề tài có mục tiêu cơ bản và các mục tiêu cụ thể (còn gọi là "cây mục tiêu"). li. Xây dựng giả thuyết và xác định biến 1. Xây dựng giả thuyết Giả thuyết là những vấn đề đặt ra mà chúng ta hy vọng, chờ đợi từ một cuộc nghiên cứu. Nói cách khác, giả thuyết là những dự đoán trước của chúng ta về về kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cuối cùng có thể phù hợp hoặc không phù hợp với những dự đoán đó. 112 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  43. Giả thuyết là con đường mà chúng ta phải men theo để tiếp cận mục tiêu nghiên cứu, là công cụ chủ yếu để tổ chức thực hiện quá trình nghiên cứu; vì giả thuyết là mắt xích giữa quan điểm lý luận với cơ sở thực nghiệm cùa một cuộc nghiên cứu xã hội học. Việc xây dựng giả thuyết là một quá trình nhận thức đặc biệt, dựa trên cơ sờ những tri thức về cơ cấu của đối tượng cũng như các quy luật chi phối đối tượng đó. Giả thuyết đưa ra phải phù hợp với các nguyên lý, quy luật của triết học Mác - Lênin, phù hợp với những kết luận khoa học đã được chứng minh hoặc khẳng định trong thực tiễn. Trong nghiên cứu xã hội học, thông thường có các loại giả thuyết sau: - Giả thuyết mô tả. Loại giả thuyết này nhằm thiết lập trạng thái thực tế các sự kiện, các hiện tượng xã hội. Ví dụ: nghiên cứu về kết quả học tập cùa sinh viên trường Đại học N, chúng ta đưa ra giả thuyết: phần nào trong số đó có kết quả giỏi, khá, phần nào là yểu kém. - Giả thuyết xu hướng. Loại giả thuyết này nhằm chi ra xu hướng, tính lặp lại của sự kiện hay quá trình xã hội nào đó. Ví dụ: tình trạng cá độ bóng đá, đánh lô đề của sinh viên ngày càng tăng. 2. Xác định các biến Để xây dựng và kiểm tra giả thuyết, chúng ta phải lập hệ thống các biến quy định các thuộc tính cùa đối tượng nghiên cứu. Trong xã hội học thường xác định hai loại biến: - Biến độc lập, còn gọi là biến thực nghiệm hay biến trực tiếp mà chúng ta có thể kiểm tra qua thực tế. - Biến phụ thuộc, còn gọi là biến trung gian; đó là những yếu tố mà sự biến đổi của nó do biển độc lập quy định. Ví dụ: nghiên cứu về mức sinh, phải đề cập tới các yếu tố: độ tuổi kết hôn, số lượng các cuộc hôn nhân, độ dài các cuộc hôn nhân 113 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  44. Ở đây, độ tuổi kết hôn là biến phụ thuộc được quy định bởi các biến độc lập như: nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo, khu vực địa lý 3. Chuyển hoa khái niệm và xác định các chỉ báo - Chuyển hoa khái niệm. Trong xã hội học thường có các khái niệm trừu tượng. Để tìm ra được nguồn gốc bản chất của các hiện tượng xã hội, người nghiên cứu phải thực hiện chuyển hoa các khái niệm trừu tượng sang các khái niệm ít trừu tượng hơn, cụ thê hơn. Ví dụ: "tệ nạn xã hội" là một khái niệm trìu tượng; khi nghiên cứu chúng ta phải chuyển hoa thành các khái niệm cụ thể hơn như: trộm cắp, tham ô, nghiện hút - Xác định chỉ báo. Để có thể xác định được các thông số về các hiện tượng xã hội, thì phải dựa vào khía cạnh lượng của nó. Ví dụ: nghiên cứu vấn đề nghiện hút thì phải xác định được bằng các đom vị đo lường: bánh, kg, tép, tần số sử dụng III. Xây dựng bảng hỏi trong nghiên cứu xã hội học 1. Bảng hỏi và vai trò của bảng hỏi Bảng hỏi là một tập hợp nhiều câu hỏi được sắp xếp một cách có trật tự lôgíc ưên cơ sở nguyên tác tâm lý, yêu câu và nội dung cân nghiên cứu. Với sự giúp đỡ của bảng hỏi, người được hỏi (được nghiên cứu) thể hiện rõ quan điểm của mình về vấn đề mà người nghiên cứu quan tâm. Bảng hỏi là sự thể hiện bên ngoài của giả thuyết cũng như mục tiêu của đề tài nghiên cứu. Các thông tin thực nghiệm cần cho nội dung đề tài sẽ thu nhận được qua những câu hỏi tương ứng. Nói chung, đôi với mọi cuộc nghiên cứu xã hội học thực nghiệm để phục vụ cho yêu cầu thực tiễn xã hội có sự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và đo đạc định lượng thì đều phải lập bảng hỏi. Tuy nhiên 114 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  45. chất lượng bảng hỏi phụ thuộc vào năng lực của tác giả cũng như các khâu chuẩn bị của tác giả từ việc xác định đề tài, mục tiêu nghiên cứu, xây dựng giả thuyết 2. Các loại câu hỏi 2.1. Câu hỏi theo nội dung Tiêu chuẩn để phân chia câu hỏi này là các khía cạnh, các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà thông tin về chúng nhận được từ câu hỏi tương ứng. Đó là câu hỏi về các lĩnh vực: kinh tế, vãn hoa, chính trị, tư tưởng, giao tiếp xã hội, đạo đức, pháp luật, gia đình Có thể phân chia thành hai nhóm câu hỏi sau: - Nhóm một, bao gồm những câu hỏi đặc trưng cho một sự kiện xã hội, một sự thật nào đỏ đang diễn ra trong đời sống hiện thực của cá nhân, cùa một nhóm xã hội, hoặc của toàn xã hội. - Nhóm hai, bao gồm các câu hỏi thể hiện sự mong muốn, sự đánh giá của cá nhân, của nhóm xã hội về cái gì đó đang tồn tại hiện thực. Việc phân chia câu hỏi thành hai nhóm này có ý nghĩa nhất định đối với việc trình bày câu hỏi trong quá trình xây dựng bảng hỏi cũng như việc xác định phương pháp điều tra. Đối với câu hỏi về sự kiện xã hội, sự thật xã hội thường phản ánh chính xác hiện thực xã hội. Còn đối với loại câu hỏi về sự mong muốn đánh giá phụ thuộc nhiều vào trình độ hiểu biết, ý thức trách nhiệm, tình cảm của cá nhân người được hỏi. 2.2.CÔU hỏi đóng và câu hỏi mở á) Câu hỏi đóng: đây là loại câu hỏi đã cỏ sẵn phương án trả lời đã được chuẩn bị từ trước. Ở đây, ngoài việc nêu câu hỏi, người ta còn nêu ra các khả năng trả lời đối với các câu hỏi đó. Nhiệm vụ của người trả lời là cân nhắc, lựa chọn các khả năng trả lời đúng với thực tế diễn ra cùa sự kiện và phù hợp với quan niệm, suy nghĩ của mình. 115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  46. Ví dụ: kết quả học tập của anh (chị) trong học kỳ ì vừa qua được xếp loại nào? + Xuất sắc L__ + Giỏi + Khá [__ + Trung bình I + Yếu, kém - Câu hỏi đóng có ưu điểm sau: + Câu trả lời được chuẩn bị trước đã giải thích và làm rõ nghĩa thêm cho nội dung câu hỏi, tạo điều kiện cho mọi người có cùng cách hiểu về những câu hỏi đó. + Loại câu này dễ trả lời, rất thuận tiện cho việc xử lý thống kê, Tuy nhiên loại câu hỏi này có nhược điểm là: người được hỏi bị gò ép trong những câu hỏi chuẩn bị trước, nên hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của họ. - Yêu cầu đối với câu hỏi đóng: + Trong việc sử dụng câu hỏi đỏng, các câu trả lời phải là một hệ thống đầy đủ; nghĩa là, các khía cạnh của hiện tượng phải được thể hiện trong các phương án trả lời để mọi người đều có thể xác định được vị trí, khả năng cùa mình trong những phương án trả lời đó. + Với một câu hỏi chi có một trong hai phương án trả lời: có hoặc không thì nhất thiết không được đặt câu hỏi dưới dạng phủ định. Ví dụ, với câu hỏi: anh (chị) có thích xem bóng đá không? chứ không nên đặt câu hỏi là: anh (chị) không thích xem bóng đá phải không? b) Cáu hỏi mở: là loại câu hỏi không có câu trả lời được chuẩn bị sẵn. Câu trả lời hoàn toàn tuy thuộc vào người trả lời. Ví dụ: theo anh (chị) đặc điểm tích cực nổi bật nhất cùa sinh viên trường Đại học Kinh 116 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  47. tế và Quản trị kinh doanh hiện nay là gì? hoặc, tại sao anh (chị) thích học môn xã hội học? Loại câu hỏi này phụ thuộc vào trình độ văn hoa, mức độ hiểu biết về vấn đề được hỏi, ý thức trách nhiệm cá nhân, trạng thái tâm lý của người trả lời ở thời điểm đó. Câu hỏi mở có ưu điểm là người được hỏi không bị gò bó bởi câu trả lời chuẩn bị trước. Câu hỏi mở có khả năng chi ra các khía cạnh khác nhau của vấn đề cần nghiên cứu, mà chính tác giả nghiên cứu cũng không dự đoán trước được. Loại câu hỏi này thường được sử dụng cho việc nghiên cứu các hiện tượng xã hội còn chưa được hiểu biết một cách đầy đủ. Tuy nhiên, loại câu hỏi này có nhược điểm là: các câu trả lời thường có rất nhiều nghĩa, gây khó khăn cho việc thống kê xử lý thông tin, nhất là trong trường hợp người trả lời dùng các tò đa nghĩa (hoặc cũng không loại trừ có người trả lời muốn gây "nhiễu"). 2.3. Các loại câu hỏi khác Tuy theo nội dung nghiên cứu, người ta có thể sử dụng một số loại câu hỏi khác, như: câu hỏi chức năng (kiểm tra, phân loại), câu hỏi có bảng với hai đổi cực, câu hỏi theo dạng cho điểm. 2.4. Một sô yêu câu chung đôi với câu hỏi - Mỗi câu hỏi phải phản ánh một khía cạnh nào đó của đối tượng nghiên cứu hoặc hoàn thành một nhiệm vụ nào đó nhằm thu thập thông tin chính xác cho đề tài nghiên cứu. - Câu hỏi phải luôn luôn ở vị trí trung gian trong mối quan hệ giữa người hỏi và người trả lời. - Câu hỏi phải phổ thông, dễ hiểu, không xúc phạm, không tiết lộ những thông tin cá nhân trong trường hợp người trả lời muốn giữ bí mật về đời sổng cá nhân. 117 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  48. - Câu hỏi tuyệt đối không được là câu hỏi ghép một cách máy móc. Ví dụ: gia đình anh (chị) có nhà vệ sinh và nước sạch không? - Bảng hỏi cần được trình bày đẹp, rõ ràng, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép. 3. Bố cục của bảng hỏi Thông thường, bảng hỏi gồm ba phần. - Phần mở đầu gồm: tên của bảng hỏi, tên người hoặc tổ chức, cơ quan nghiên cứu và lời giới thiệu. Lời giới thiệu cần nêu ý nghĩa, mục đích cùa đề tài nghiên cứu. Ở phần này, cần nhấn mạnh nguyên tắc khuyết danh của thông tin, nhằm kích thích người trả lời cung cấp thông tin khách quan, chính xác. Những lời giải thích về nội dung, về khái niệm (nếu cần) hoặc hướng dẫn cách trả lời, cách đánh dấu cũng được trình bày ở phần này. Yêu cầu của phẩn mờ đầu phải ngắn gọn, mạch lạc, chính xác, tạo nên sự tin tưởng, quan tâm và hứng thú của người trả lời. - Phần nội dung: phần này gồm các câu hỏi để thu thập thông tin Ì > 0 Ị cân nghiên cứu. Việc quan trọng ờ phân này là sáp xếp câu hỏi sao cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu. Có thê sáp xép theo một sô cách sau: + Câu hỏi chung trước, câu hỏi riêng sau. + Câu hỏi đơn giản đến câu hỏi phức tạp. + Câu hỏi tổng quát đến câu hỏi cụ thể. + Câu hỏi khách quan trước, câu hỏi chù quan sau. + Câu hỏi theo thứ tự thời gian. - Phần kết luật: thường gồm một hoặc vài câu hỏi nhằm đi ra khỏi cuộc tiếp xúc. 118 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  49. IV. Phương pháp chọn mâu trong nghiên cứu xã hội học Mục tiêu cơ bản của các cuộc điều tra xã hội học là để cung cấp thông tin từ thực tế xã hội giúp cho việc phát triển lý luận xã hội học cũng như công tác quản lý xã hội. về nguyên tắc, những thông tin xã hội học phải đạt được hai tiêu chí cơ bản sau: - Thứ nhất, thông tin đó phải là thông tin đại diện, phải có giá trị cho cả tổng thể điều tra. - 77»? hai, thông tin đó phải xác định chính xác, phản ánh đúng những hiện tượng xã hội đang diễn ra. Gắn liền với tiêu chí thứ nhất, trong nghiên cứu xã hội học người ta dùng phương pháp chọn mẫu. Ị 1 I Gân liên với tiêu chí thứ hai, người ta nói đèn các phương pháp, kỹ thuật thu nhập thông tin như quan sát, phỏng vấn, anket, thực nghiệm, phân tích tài liệu Trong phần này, chúng ta xem xét một số loại phương pháp nghiên cứu sau: 1. Nghiên cứu tổng thể Nghiên cứu tổng thể là loại nghiên cứu được tiến hành với tất cả các đơn vị, các bộ phận cùa đối tượng. Trong nghiên cứu xã hội học, tổng thể thường là tập hợp người hay nhóm người do đề tài quy định. Còn các đom vị, các bộ phận cùa tổng thể ờ đây có thể là các cá nhân hay nhóm người riêng biệt. Dạng nghiên cứu này thường chi được sử dụng khi nghiên cứu chọn mẫu không bảo đảm được tính đại diện hoặc cần phát hiện một vài hiện tượng hiếm hoi trong tổng thể lớn. 2. Nghiên cứu trường hợp Nghiên cứu trường hợp là loại nghiên cứu từng bộ phận, từng đơn vị riêng biệt của tổng thể, cung cấp cho chúng ta thông tin về đối 119 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  50. tượng một cách chi tiết, toàn diện và nhanh chóng. Tuy nhiên, thông tin về đối tượng thu nhận được nghiên cứu trong trường hợp không phải là thông tin đại diện cho cả tổng thể nghiên cứu; nghĩa là thông tin đó chỉ có giá trị về chính đơn vị đó, chứ không có giá tri đặc dung cho tổng thể. 3. Nghiên cứu chọn mẫu Đó là một dạng nghiên cứu từ một tổng thể N, chúng ta chọn ra n đơn vị để nghiên cứu, sao cho thông tin thu được từ nghiên cứu n đem vị này có thể suy ra thông tin cùa cả tổng thể. số đom vị này gọi là kích thước mẫu, còn tập hợp n đơn vị gọi là mẫu (n < N). Nghiên cứu chọn mẫu có ưu điểm hơn hai phương pháp nghiên cứu nêu trên, vì số lượng nghiên cứu ở đây ít, mang tính đại diện cao, nên việc chọn mẫu nghiên cứu tiết kiệm được cả thời gian và chi phí vật chất. Mặt khác, do điều tra ít đơn vị, có thể tránh được những lỗi thường mắc phải của nghiên cứu tổng thể, đảm bảo chất lượng thông tin cao hơn; từ đó, có thể kết luận rằng: thông tin đó có giá trị đại diện cho cả tổng thể. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là: mẫu được chọn phải đại diện cho cả tổng thể. Chọn mẫu như thế nào, với số lượng bao nhiêu là do đối tượng con người quy định. Trong xã hội học, thường có một số sách chọn mẫu sau: 3.1. Phương pháp chọn mẫu theo tỷ lệ Phương pháp này được sử dụng khá phổ biển trong nghiên cứu xã hội học. Với cách chọn này, kích thước mẫu được xác định trước, người ta thường chọn khoảng 1000,1500, cho đến 3000 đơn vị (thường lấy tròn số). Vê cách chọn, căn cứ vào một số đặc trưng cùa tổng thể, sơ bộ tạo nên mô hình cùa mẫu phù hợp với cơ cấu thực tế của tổng thể theo 120 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  51. các đặc trưng nào đó. Trong các nghiên cứu xã hội học, các đặc trưng thường là: giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân Ví dụ, trong một tổng thể điều tra có cơ cấu giới tính: nam 49%, nữ 51 %, thì mẫu chọn nghiên cứu cũng phải bảo đảm tỷ lệ này. Nếu kích thước mẫu là 1000 người thì tỷ lệ chọn là 490 nam và 510 nữ. Vấn đề quan trọng trong cách chọn này là việc kết hợp các đặc trưng khác nhau trong quá trình sàng lọc để chọn mẫu. Ví dụ, trong một nghiên cứu về dân số với tổng thể được xác định số lượng mẫu là 2000 người, khi biết cơ cấu của tổng thể theo các đặc trưng sau: + Giới tính: nam 45%, nữ 55%. + Tuổi từ 18 đến 40 tuổi: 30%. + Tuổi từ 41 đến 60 tuổi: 30%. + Tuổi trên 60 tuổi: 30%. Chúng ta phối hợp các đặc trưng trên theo sơ đồ sau: 121 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  52. 3.2. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuần tuy Phương pháp này được thực hiện trong điều kiện các đơn vị của tổng thể phải có khả năng tương ứng nhau khi tham gia vào sự lựa chọn; hay nói cách khác, xác suất cho việc lựa chọn của các đem vị phải là ngang bằng nhau. Trong chọn ngẫu nhiên, có thể cỏ mấy cách sau: - Rút thăm ngẫu nhiên. - Chọn ngẫu nhiên cỏ hệ thống.Với cách này cần phải nắm được danh sách tổng thể. Ví dụ: nếu trong danh sách của tổng thể có N đơn vị số lượng mẫu cần chọn là n đom vị thì việc chọn tiến hành như sau: chọn một cách ngẫu nhiên đơn vị đầu tiên, sau đó từ đơn vị đầu tiên đó lấy một khoảng cách là N/n để xác định đơn vị thứ 2, từ đơn vị thứ 2 cũng lấy một khoảng cách như vậy để xác định đơn vị thứ 3 Cứ như vậy cho đèn khi đủ kích thước mâu cấn chọn. Thông thường, có các bước tiên hành sau: + Lập danh sách của tất cả các thành viên của mẫu tổng thể theo thứ tự. + Xác định khoảng cách từ người thứ nhất đến người thứ hai theo công thức: n Trong đỏ: K: là khoảng cách giữa 2 người được chọn. N: là số đơn vị người có trong danh sách. n : số đơn vị người cần chọn. + Lấy ngẫu nhiên đom vị người đầu tiên, sau đó lần lượt chọn những đom vị tiếp theo, theo khoảng cách K. Ví dụ: đơn vị người đầu tiên có số thứ tự là 5 và K là 6, thì các số tiếp theo phải là 11, 17, 23, 122 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  53. Trong thống kê, người ta chỉ ra nhiều cách chọn ngẫu nhiên khác nhau và tương ứng với mỗi cách chọn ngẫu nhiên đó có các công thức phù hợp để tính kích thích thước mẫu. Thực tế cho thấy thông tin thu nhận qua chọn mẫu ngẫu nhiên có tính đại diện cao. Trong thực tế nghiên cứu xã hội học, người ta phải tiến hành chọn mẫu phân tầng, phân vùng bởi vì tổng thể điều tra thường có cấu trúc theo các tầng, các lớp, các vùng. Ví dụ: đối với cách chọn phân tầng, người ta tiến hành các bước sau: + Bước một: xác định đơn vị quan sát. Trên cơ sở các đơn vị quan sát có thể tiến hành chọn ngẫu nhiên thuần tuy hay chọn theo tỳ lệ để lấy một đom vị với yêu cầu là các đơn vị quan sát phải có đặc trưng như nhau. + Bước hai: trên cơ sở một số đơn vị được chọn trong các đơn vị quan sát đó sẽ chọn ra các đơn vị để khảo sát điều tra. Chẳng hạn, việc nghiên cứu đối với sinh viên đại học, chúng ta có thể làm như sau: + Bước một, lấy trường làm đơn vị quan sát để chọn ra một số trường. Trong một số trường, có thể lấy khoa làm đơn vị quan sát để chọn ra một sổ khoa. + Bước hai, trên cơ sờ một số khoa lấy ra một số lớp hoặc một số sinh viên điều tra. V. Các phương pháp cụ thể thu thập thông tin 1. Phương pháp quan sát LI. Quan sát là gì? Quan sát là một phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm mà thông qua các tri giác nghe, nhìn trực tiếp để thu nhận thông tin về các quá trình, các sự kiện, các hiện tượng xã hội đang diễn ra, chứ không 123 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  54. phải đã hoặc sẽ diễn ra và khó có thể nghiên cứu được một tập hợp đông đảo các đơn vị nghiên cứu. Phương pháp quan sát chủ yếu được sử dụng cho nghiên cứu trường hợp nghiên cứu thử. 1.2. Kỹ thuật quan sát - Khâu chuẩn bị. Trước khi quan sát phải chuẩn bị kỹ càng về thời gian, ngày giờ, địa điểm và đối tượng quan sát. - Khâu ghi chép. Tuy theo cách thức và đổi tượng quan sát mà có cách ghi chép phù hợp; trong một số trường hợp, cỏ thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như: máy ghi âm, máy chụp ảnh, camera - về cách thức tiến hành. Việc quan sát phải tiến hành trong hoàn cảnh mà đối tượng quan sát được hoàn toàn tự do, tự nhiên được biểu hiện đầy đủ suy nghĩ, hành động cùa mình về những hiện tượng xã hội chúng ta cần nghiên cứu. 1.3. Các loại quan sát ì » - Quan sát chuân mực và không chuân mực: + Quan sát có chuẩn mực là dạng quan sát mà trong đó người quan sát đã sớm xác định được các yếu tố nào đó của đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng cho cuộc nghiên cứu, để tập trung sự chú ý của mình vào đó. + Quan sát không chuẩn mực là loại quan sát mà trong đó, người quan sát chưa xác định được trước các yếu tố của đối tượng quan sát, thường được sử dụng ở giai đoạn bắt đầu một cuộc nghiên cứu xã hội học thực nghiệm. - Quan sát có tham gia và không tham gia. + Quan sát tham gia là quan sát mà người quan sát có tham gia vào hoạt động của người được quan sát (đối tượng quan sát). 124 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  55. Trong hai loại trên thì quan sát có tham gia mang lại hiệu quả cao hơn so với quan sát không tham gia. - Quan sát công khai và quan sát bí mật. + Quan sát công khai là quan sát trực tiếp đối mặt với người được quan sát. + Quan sát bí mật là quan sát được giấu kín bằng cách nào đó, không để cho người được quan sát biết mình bị quan sát. 2. Phương pháp trưng cầu ý kiến 2.1. Trưng cầu ý kiến là gì? Trưng cầu ý kiến là một phương pháp điều tra xã hội học, mà thông qua đó, người ta nghiên cứu thu nhận thông tin từ các đối tượng được hỏi, thể hiện rõ quan điểm, thái độ và ý thức của họ đối với những vấn đề được điều tra. Đối với phương pháp này: bảng hỏi, nội dung, lời chỉ dẫn, giải thích có vai trò hết sức quan trọng. Phương pháp trưng cầu ý kiến là một phương pháp tiết kiệm, đảm bảo thời gian ngắn để thu thập thông tin của nhiều người. Mặt khác, những thông tin thu được mang tính khách quan, trung thực, bởi vì, nó bảo đảm tính khuyết danh, nên người trả lời được tự do trả lời một cách thẳng thắn, trung thực, đúng với suy nghĩ cùa mình. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là: việc thu bảng hỏi thường chậm hoặc bị mất; mặt khác, cũng có người không trả lời hết các câu hỏi, ảnh hưởng tới tính đại diện cùa thông tin. 2.2. Các loại trưng câu ý kiên - Trưng cầu ý kiến tại nhà hay cơ quan, bàng cách phát phiếu cho từng người, sau đó thu lại phiếu. - Trưng cầu qua bùn điện. - Trưng cầu nhóm. Đây là cách làm thông dụng nhất và hiệu quả nhất. 125 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  56. 3. Phương pháp phỏng vấn 3.1. Phỏng vẩn là gì? Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin xã hội học được xác lập trực tiếp giữa người nghiên cứu (hỏi) và người được nghiên cứu (trả lời) thông qua một hệ thống các câu hỏi trên cơ sở nội dung và mục tiêu nghiên cứu cùa đề tài. Nguồn thông tin trong phỏng vẩn bao gồm toàn bộ các câu trả lời của người được phỏng vấn, thể hiện quan niệm, thái độ, ý thức của họ về vấn đề được hỏi; bên cạnh thông tin đó, còn là biểu hiện hành vi của đối tượng mà người phỏng vấn quan sát được trong quá trình phỏng vân. Thông thường có các loại phỏng vân sau: - Căn cứ vào mục tiêu thu thập thông tin, người ta chia thành hai loại: phỏng vấn sâu và phỏng vấn theo bảng hỏi. + Phỏng vấn sâu. Đổi với loại phỏng vấn này, người ghiên cứu chi cần xác định phạm vi các vấn đề cần thu thập thông tin, chủ yếu sử dụng các câu hỏi mở, làm cho người trả lời được tự do, thoải mái trong cách thức trả lời. Loại phỏng vân này nhăm hiêu biêt sâu sác vê những khía cạnh, những vấn đề nào đó của đề tài. + Phỏng vẩn theo bảng hỏi. Đối với loại phỏng vấn này, người phỏng vấn chỉ cần dựa vào các câu hỏi trong bảng hỏi đã được chuẩn bị chu đáo từ trước đó. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn, người hỏi có thể nêu ra các câu hỏi phụ, hoặc giải thích rõ hơn câu hỏi có sẵn. - Căn cứ vào mức độ tiếp xúc giữa người hỏi và người trả lời, người ta chia phỏng vấn thành: phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại (ít sử dụng). - Căn cứ vào số lượng người được phỏng vấn, người ta chia thành hai loại phỏng vấn: phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm. 126 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  57. Phỏng vấn nhóm thường dùng khi muốn tìm hiểu những ý kiến chung cùa nhóm về một nội dung nào đó. - Ngoài ra căn cứ vào số lần phỏng vấn đối với cùng một đối tượng, người ta chia phỏng vấn thành: phỏng vấn một lần và nhiều lần. 3.2. Một số điểm lưu ý khi cần phỏng vẩn - Phải chọn địa điểm, thời gian phỏng vấn. Việc ghi chép trực ĩ , . tiêp, hoặc dùng máy ghi âm phải chù động, sát thực và nhanh gọn, không gián đoạn. - Người phỏng vấn phải luôn giữ được vị trí trung gian, trong bất cứ trường hợp nào cũng không được biểu hiện mối quan hệ của mình với vấn đề được phỏng vấn. Nghĩa là phải có quan điểm hoàn toàn khách quan và cũng không tranh cãi hay khuyên bảo đối với người được phỏng vấn. - Việc chọn người đi phỏng vấn cũng cần căn cứ vào nội dung của cuộc phỏng vấn và đối tượng được phỏng vấn để chọn người đi phỏng vấn phù hợp về giới tính, tuổi tác, thái độ và trình độ hiểu biết của đối tượng được phỏng vấn. 4. Phương pháp phân tích tài liệu 4.1. Phân tích tài liệu là gì? Là một phương pháp nghiên cứu của xã hội học dựa trên các tư liệu, các văn bản, các tác phẩm (sách, báo, công trình nghiên cứu) nhằm khai thác thông tin cần thiết phục vụ cho công việc nghiên cứu. * Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu tài liệu là: + Giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu trong quá khứ hoặc hiện tại mà không có điêu kiện trực tiêp tiêp xúc với đôi tượng. + Tiết kiệm được công sức, tiền bạc mà vẫn có được những thông tin chính xác khoa học về đối tượng. Trong điều kiện hiện nay, mạng 127 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  58. Intemet ngày càng mở rộng thì phương pháp phân tích tài liệu càng cỏ vai trò quan trọng trong nghiên cứu xã hội học. * Tuy nhiên phương pháp phân tích tài liệu có nhược điểm: + Dễ bị ảnh hưởng bởi quan điểm tư tường của người khác, bời vì: tác giả tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, dựa trên những cơ sở lý luận khác nhau. + Việc tìm hiểu tài liệu không dễ dàng, nhất là đối với những tài liệu bảo mật. 4.2. Cách thức thực hiện Để nghiên cứu các tài liệu một cách có hệ thống, phù hợp với nội dung nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu chúng ta cần: + Phân loại, sắp xếp các tư liệu, văn bản theo nội dung và yêu cầu nghiên cứu về đối tượng. + Nghiên cứu theo nội dung, cấu trúc của vãn bản, xác định có tính khoa học, tính chân thực và tính thực tiễn của tài liệu. Theo các nhà xã hội học, có thể sử dụng các thao tác sau: + Phân tích bên ngoài: thao tác này chú ý tới lịch sử xuất hiện của văn bản, thời gian địa điểm xuất hiện và mục tiêu sử dụng. Điều này tuy đom giản, nhưng rất quan trọng, nếu chúng ta bỏ qua dễ dẫn í 3 * ti đèn sai lâm như: giải thích sai, ngộ nhận về giá trị vì không hiểu nguồn É * ĩ \ góc, quá trình phát triền cũng như giá trị lịch sử của đôi tượng cân nghiên cứu. + Phân tích bên trong: thao tác này nhằm khai thác nội dung bên trong của văn bản, tư liệu giúp chúng ta so sánh, đối chiếu, liên hệ giữa nội dung khai thác được với những gì đang diễn ra trong thực tế cùa đối tượng cần nghiên cứu, từ đó chúng ta hiểu đúng, hiểu sâu sắc hơn về văn bản, có căn cứ khoa học để nhận thức đúng vấn đề nghiên cứu. 128 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  59. Tuy nhiên, để có được những thông tin chính xác về đối tượng, phương pháp phân tích tài liệu phải được kết hợp với các phương pháp điều tra xã hội học khác. 5. Các phương pháp khác Ngoài các phương pháp chủ yếu trên, trong điều tra xã hội học, người ta còn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích quỹ thời gian. - Phương pháp trắc nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu tâm sinh lý. - Phương pháp thực nghiệm xã hội học. VI. Xử lý thông tin Đây là khâu cuối cùng của cuộc điều tra xã hội học, thực hiện bước chuyển biến về chất từ thông tin cá biệt, từ các đơn vị nghiên cứu riêng lẻ thành thông tin tổng hợp đặc trưng cho cả tổng thể nghiên cứu. Trọng tâm của phương án xử lý thông tin là xây dựng được các chỉ báo định lượng nhằm đo đạc các hiện tượng và các mối quan hệ xã hội đó. Chúng ta biết rằng, những thông tin cá biệt về các đơn vị nghiên cứu riêng lẻ thường mang tính ngẫu nhiên, chưa phản ánh được cái tất nhiên, có tính quy luật cùa tổng thể nghiên cứu; vì vậy, nó chưa thể là các thông tin đặc trưng về các hiện tượng xã hội phổ biến. Còn thông tin về tổng thể là sự khái quát những thông tin cá biệt, giúp chúng ta hiểu được cái tất nhiên, có tính quy luật của các hiện tượng xã hội. - Công việc quan trọng đầu tiên của việc chuyển các thông tin cá ty f biệt thành thông tin tông thê là chia nhóm thông kê theo các đặc trưng của nhóm. - Bước tiếp theo là thiết lập các mối liên hệ giữa các phần phân chia cùa các dấu hiệu đã chỉ ra trong tổng thể. Ví dụ: sự phối hợp phân 129 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  60. chia các dấu hiệu kết quả học tập với dấu hiệu yêu thích ngành học của sinh viên. - Xác định các thang đo, trên cơ sở phân nhóm và phối hợp các dấu hiệu, để từ đó tính toán tỷ lệ phần trăm, đại lượng trung bình, hệ Ị r r SÔ tương quan giữa các đơn vị nghiên cứu. Thang đo là việc sáp xép ' ' Ị các thông tin xã hội học thực nghiệm, là hệ thông các con sô và môi quan hệ giữa chúng, là hình thức trật tự của các hiện tượng xã hội được đo đạc. Mỗi thang đo định tính hoặc định lượng đều có ba đặc trưng: độ dài của thang, đơn vị làm thước đo và các chi số. Trong xã hội học, người ta chia ra mấy loại thang đo sau: + Thang định danh là thang chỉ để xác định các phần phân chia của một dấu hiệu được nghiên cứu nào đó. Ví dụ: câu hỏi về nơi ờ của người được hỏi được sắp xếp theo cách phân chia sau Thành phố Ì Nông thôn 2 Thị xã 3 Thịứấn 4 + Thang phân cấp cũng là thang định danh, nhưng các phần phân chia của dấu hiệu nghiên cứu, được sắp xếp từ cao xuống thấp hoặc ngược lại. Từ ví dụ trên: Thành phố Ì Thị xã 2 130 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  61. Thị trấn 3 Nông thôn 4 Hoặc ví dụ khác về sự hài lòng với ngành học: Rất hài lòng Nói chung hài lòng Khó trả Ì ơi Nói chung không hài lòng Hoàn toàn không hài lòng Người ta chia thang phân cấp thành hai loại: thang phân cấp đơn giản và thang phân cấp phức tạp. Trong quá trình tiến hành xử lý thông tin, cần được thực hiện theo trình tự các công việc: làm sạch số liệu, tạo ra các thang đo, mã hoa, nhập sổ liệu và cuối cùng là tính toán. Kết quả việc xử lý thông tin là những thông tin thể hiện tính tổng thể của đổi tượng nghiên cứu. Thông tin này cũng nói lên được các giả thuyết đã được kiểm định, chứng minh trên thực tế; từ đó, kết quả nghiên cứu được khái quát lại, có thể giúp cho các nhà quản lý đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp trong quá trình cải tạo, biến đổi xã hội. Nghiên cứu xã hội học thực nghiệm ngày càng có vai trò quan trọng đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hoa, xã hội của các quốc gia trong đó có nước ta. Với sự phát triển cùa khoa học kỹ thuật hiện đại, xã hội học thực nghiệm ngày càng có nhiều công cụ hỗ trợ đắc lực hơn trong quá trình nghiên cứu hiện thực xã hội. 131 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN