Giáo trình Xã hội học đại cương - Trần Thị Phụng Hà

pdf 187 trang huongle 3470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xã hội học đại cương - Trần Thị Phụng Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_xa_hoi_hoc_dai_cuong_tran_thi_phung_ha.pdf

Nội dung text: Giáo trình Xã hội học đại cương - Trần Thị Phụng Hà

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn Bộ môn Xã hội học Bài giảng môn học: Xã hội học đại cương Mã số môn học: XH 028 CBGD: Trần Thị Phụng Hà, Dr. Năm 2014
  2. Tài liệu XHH ở TT học liệu, ĐHCT Tên tài liệu Danh mục thư viện Bruce J.Cohen, Terri L.Orbuch, 1995, Xã hội học nhập môn, Nguyễn Minh Hòa dịch, 301 C678 NXB. Giáo dục, 220 tr. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, 2001. Phương pháp nghiên cứu xã hội học. NXB BM. XHH Đại học quốc gia Hà Nội. Kathy S. Stolley, 2005. The basics of Sociology. Greenwood Press. Bm.XHH Nguyễn Sinh Huy, 2008. Xã hội học đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà nội. Bm.XHH Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng (Chủ biên), 2008. Xã hội học. NXB Đại học Quốc gia Bm. XHH Hà Nội. John J.Macionis, Xã hội học, 2004, Trần Nhựt Tân hiệu đính, NXB. Thống kê, 778 tr. 301 M152 Nguyên tác: Sociology, 1987, NXB. Prentice Hall, Toronto, Canada Lương Văn Úc, 2009, Giáo trình Xã hội học, NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, 294 tr. 301.01 U500 Ngọ Văn Nhân, 2007, Tập bài giảng Xã hội học, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. 301 Nh121 Công an Nhân dân, 363 tr. Nguyễn Sinh Huy, 2008, Xã hội học đại cương, NXB. Đại học Quốc gia Hà nội, 156 tr. Bm.XHH Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng (Chủ biên), 2008, Xã hội học, NXB. Đại học Quốc gia Bm.XHH Hà Nội, 326 tr. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, 2001, NXB. 301.07 Đại học quốc gia Hà Nội, 435 tr. Qu605 Richard T. Schaefer, 2003, Xã hội học (8th edd.), Huỳnh Văn Thanh dịch, NXB. Thống kê, 301 S294 759 tr. Richard T. Schaefer, 2005, Sociology, Mc Graw Hill, New York, 630 page. 301 S294 Tạ Minh (Chủ biên), Trần Tuấn Phát, 2001, Nhập môn xã hội học, NXB. Thành phố Hồ 301 M312 Chí Minh, 192 tr. Trần Thị Kim Xuyến (Chủ biên), Nguyễn Thị Hồng Xoan, Nhập môn xã hội học, 2002, 301 X527 NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 354 tr. Vũ Quang Hà (Chủ biên), Nguyễn Thị Hồng Xoan, Xã hội học đại cương, 2003, NXB. 301 H100 Đại học quốc gia Hà Nội, 565 tr. Warren Kidd, Mark Kirby, John Barter, Tanya Hope, Alison Kirton, Nick Madry, Paul 301 Nh556 Manning, Karen Triggs, and Francine Koubel, 2006, Những bài giảng về xã hội học, Nguyễn Kiên Trường dịch, NXB. Thống kê, 839 tr. Wikipedia:
  3. ĐH Nông Nghiệp gia-DH-Nong-Nghiep Diễn đàn ĐH Luật: Tailieu.VN: Tập bài giảng này được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, dùng làm tài liệu cho SV học tập. SV có thể sử dụng tập tài liệu này phối hợp với nguồn tài liệu gốc để tham khảo. Để hoàn chỉnh tập tài liệu, giáo viên sẽ bổ sung vào tập bài giảng nhiều câu hỏi, bài tập trong và ngoài lớp học. Vì vậy, tập bài giảng này được xem như bản thảo, chỉ lưu hành nội bộ cho SV theo học môn XHH đại cương ở trường ĐHCT
  4. Đề cương chi tiết môn học 1. Thông tin môn học 1.1 Tên môn học: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Sociology) 1.2 Mã môn học: XH028 1.3 Bộ môn/Khoa quản lý: Bộ môn Xã hội học, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn 1.4 Nhóm môn học: đại cương 1.5 Tính chất môn học: bắt buộc 1.6 Bố trí giảng dạy: năm thứ 1 và 2 1.7 Số tiết giảng dạy: Tổng số: 30 Lý thuyết: 30 Thực hành: bài tập nhóm 1.8 Tổng số chương: 9 2. Mục tiêu môn học Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về xã hội học: lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học, đối tượng chức năng của xã hội học, các khái niệm, và phạm trù xã hội học, xã hội học chuyên ngành và các phương pháp nghiên cứu xã hội học. Sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản, những luận điểm cơ bản của các lối tiếp cận xã hội học nhận thức, Sinh viên có thể vận dụng lý thuyết để lí giải một số hiện tượng, sự kiện xã hội Sinh viên có thể chọn một vấn đề xã hội để phân tích, đánh giá và đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề đã chọn. 3. Nội dung giảng dạy Chương 1: Giới thiệu môn học - Biết được hoàn cảnh lịch sử cho ra đời của môn học; một số đóng góp của các nhà Mục tiêu sáng tạo ra XHH - Biết được đối tượng nghiên cứu của XHH, ý nghĩa của nghiên cứu XHH Nội dung - Khái quát sự hình thành và phát triển XHH - Đối tượng nghiên cứu XHH Tài liệu - Phan Trọng Ngọ 1997. Xã hội học đại cương, NXB Chính trị quốc gia. - Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng 2001. Xã hội học. NXB ĐHQG Hà nội. Trang 5-94; - Tạ Minh, Lê Văn Bửu, Trần Tuấn Phát. 2003. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bản Thống kê. Trang 9-34 i
  5. - Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Hồng Xoan. 2002. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bản Thống kê. Trang 9-22, 38-64, 125-132 - Thanh Lê. 2000. Xã hội học đại cương. Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh. Trang 9-38 - Thanh Lê. 2004. Những khái niệm cơ bản của xã hội học. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Trang 39-57 Chương 2: Cơ cấu xã hội Mục tiêu Khái niệm một số thuật ngữ XHH, các phạm trù quan trọng của XHH Nội dung Xã hội và tổ chức xã hội Cơ cấu xã hội Tài liệu - Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng 2001. Xã hội học. NXB ĐHQG Hà nội. Trang 129- 241 - Ngọ Văn Nhân, 2007, Tập bài giảng Xã hội học, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Công an Nhân dân. Trang 49-84 - Vũ Minh Tâm và các tác giả. 2001. Xã hội học. Nhà xuất bản giáo dục. Trang 87- 124 - Tạ Minh, Lê Văn Bửu, Trần Tuấn Phát. 2003. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bản Thống kê. Trang 35-48 - Thanh Lê. 2000. Xã hội học đại cương. Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh. Trang 105-134 - Nguyễn Đình Tấn. 2003. Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. Nhà xuất bản lý luận chính trị. Trang 37-67; 87-124; 175-205 Chương 3 - Hành động xã hội và tương tác xã hội - Chương 4 - Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội - Chương 5 - Văn hóa và lối sống - Chương 6 - Xã hội hóa - Chương 7 - Biến đổi xã hội - Chương 8: Xã hội học chuyên đề - Tống Văn Chung. 2001. Xã hội học nông thôn. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trang 113-179; 336-399 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu XHH Mục tiêu Nắm vững các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu 1 vấn đề xã hội để có thể tự triển khai nghiên cứu (xây dựng đề cương, lập kế hoạch, xử lý số liệu , viết báo cáo khoa học) Nội dung Khoa học và nghiên cứu khoa học Phương pháp khoa học Vấn đề nghiên cứu khoa học Thu thập tài liệu Thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn Xây dựng bảng hỏi Chọn mẫu ii
  6. Tài liệu - Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng 2001. Xã hội học. NXB ĐHQG Hà nội. Trang 95- 129 - Ngọ Văn Nhân, 2007, Tập bài giảng Xã hội học, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Công an Nhân dân. Trang 83-132 - Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Hồng Xoan. 2002. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bản Thống kê. Trang 279-348 iii
  7. Nội dung Tài liệu XHH ở TT học liệu, ĐHCT 2 Đề cương chi tiết môn học i 1. Thông tin môn học i 2. Mục tiêu môn học i 3. Nội dung giảng dạy i Chương 1: Tổng quan về xã hội học 1 1.1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC 1 1.1.1 Bối cảnh Kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn 1 1.1.2 Bối cảnh Chính trị xã hội và tư tưởng 2 1.1.3 Bối cảnh về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội 3 1.2 KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC 4 1.3 ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ SÁNG LẬP RA XÃ HỘI HỌC 5 1.3.1 Auguste Comte (1798-1857) 5 1.3.2 Herbert Spencer (1820 - 1903) 10 1.3.3 Karl Marx (1818 - 1883) 15 1.3.4 Emile Durkheim (1858 - 1917) 18 1.3.5 Max Weber (1864 - 1920) 21 1.3.6 Các lý thuyết xã hội học chủ yếu 26 1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC 28 1.4.1 Đặc điểm của tri thức xã hội học 29 1.4.2 Đối tượng nghiên cứu của xã hội học 31 1.5 MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC 32 1.5.1 Xã hội học và triết học 32 1.5.2 Xã hội học và tâm lý 33 1.5.3 Xã hội học và kinh tế học 33 1.5.4 Xã hội học và nhân chủng học 34 1.6 CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC 34 1.6.1 Chức năng nhận thức: 34 1.6.3 Chức năng tư tưởng. 35 1.7 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC Ở VIỆT NAM 35 Chương 2: Cơ cấu xã hội 37 2.1 KHÁI NIỆM CƠ CẤU XÃ HỘI 37 2.1.1 Khái niệm cơ cấu xã hội 37 2.1.2 Các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản 37 2.1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu xã hội 40 2.2 VỊ THẾ XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ XÃ HỘI 41 2.2.1 Vị thế xã hội 41 2.2.2 Vai trò xã hội 42 2.2.3 Quan hệ giữa vị thế xã hội và vai trò xã hội 44 2.3 BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI 44 iv
  8. 2.3.1 Bình đẳng xã hội 44 2.3.2 Bất bình đẳng xã hội 45 2.4 PHÂN TẦNG XÃ HỘI 47 2.4.1 Khái niệm: 47 2.4.2 Các hệ thống phân tầng xã hội 48 2.4.3 Một số lý thuyết về bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội 49 2.5 CƠ ĐỘNG XÃ HỘI 58 2.5.1 Khái niệm 58 2.5.2 Phân loại cơ động xã hội 58 2.5.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ động xã hội 59 Chương 3: Hành động xã hội và tương tác xã hội 63 3.1 HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI 63 3.1.1 Khái niệm hành động xã hội: 63 3.1.2 Thành phần của hành động xã hội 64 3.1.3 Kết quả hành động và hậu quả không chủ định 65 3.1.4 Phân loại hành động xã hội 65 3.2 TƯƠNG TÁC XÃ HỘI 66 3.2.1 Khái niệm tương tác xã hội 66 3.2.2 Đặc điểm của tương tác xã hội 67 3.2.3 Phân loại tương tác xã hội 67 3.2.4 Một số lí thuyết xã hội học và tương tác xã hội 67 3.3 QUAN HỆ XÃ HỘI 69 3.3.1 Khái niệm quan hệ xã hội 69 3.3.2 Chủ thể quan hệ xã hội 69 3.3.3 Phân loại quan hệ xã hội 69 Chương 4: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội 71 4.1 NHÓM XÃ HỘI 71 4.1.1 Khái niệm 71 4.1.2 Những đặc trưng cơ bản của nhóm 71 4.1.3 Phân loại nhóm 72 4.2 CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI 73 4.2.1 Khái niệm: 73 4.2.2 Đặc trưng của cộng đồng xã hội 74 4.2.3 Phân loại cộng đồng xã hội 74 4.2.4 Phạm vi nghiên cứu cộng đồng xã hội của xã hội học 74 4.3 TỔ CHỨC XÃ HỘI 75 4.3.1 Khái niệm 75 4.3.2 Phân loại 76 4.3.3 Một số dạng của tổ chức xã hội 77 4.4 THIẾT CHẾ XÃ HỘI 79 4.4.1 Khái niệm 79 4.4.2 Đặc điểm của thiết chế xã hội 80 4.4.3 Chức năng của thiết chế xã hội 80 v
  9. 4.4.4 Các loại thiết chế xã hội cơ bản: 81 4.4.5 Một số quan niệm về thiết chế xã hội: 81 Chương 5: Văn hóa và lối sống 83 5.1 KHÁI NIỆM VĂN HOÁ 83 5.2 LOẠI HÌNH VĂN HOÁ 84 5.2.1 Văn hoá vật chất (văn hoá vật thể) 84 5.2.2 Văn hoá tinh thần (văn hoá phi vật thể) 84 5.3 CƠ CẤU VĂN HOÁ 85 5.3.1 Chân lý 85 5.3.2 Giá trị 85 5.3.3 Mục tiêu 86 5.3.4 Chuẩn mực 87 5.3.5 Biểu tượng 88 5.3.6 Ngôn ngữ 89 5.4 CHỨC NĂNG CỦA VĂN HOÁ 89 5.5 LỐI SỐNG VÀ VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG CÓ VĂN HOÁ 89 5.5.1 Khái niệm lối sống 89 5.5.2 Phân loại lối sống 90 5.5.3 Những vấn đề nghiên cứu chủ yếu về lối sống: 91 5.5.4 Những phương thức hình thành lối sống có văn hoá: 91 Chương 6: Xã hội hóa 95 6.1 KHÁI NIỆM 95 6.2 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HOÁ 96 6.2.1 Phân đoạn quá trình xã hội hóa của G.Mead ( Nhà xã hội học người Mỹ) 96 6.2.2 Phân đoạn quá trình xã hội hóa của G. Andreeva ( nhà xã hội học người Nga) 97 6.3 MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HOÁ 98 6.3.1 Môi trường gia đình 99 6.3.2 Môi trường trường học 101 6.3.3 Các nhóm thành viên: 102 6.3.4 Thông tin đại chúng 102 Chương 7: Biến đổi xã hội 105 7.1 KHÁI NIỆM BIẾN ĐỔI XÃ HỘI 105 7.1.1 Khái niệm 105 7.1.2 Đặc điểm của biến đổi xã hội 106 7.1.3 Biến đổi xã hội và các khái niệm liên quan 107 7.2 CÁC QUAN ĐIỂM VỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI 108 7.2.1 Cách tiếp cận theo chu kỳ 108 7.2.2 Quan điểm tiến hóa 108 7.2.3 Quan điểm xung đột 109 7.2.4 Những quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội 110 7.3 NHỮNG NHÂN TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI 113 7.3.1 Những nhân tố bên trong 113 7.3.2 Những nhân tố bên ngoài của sự biến đổi 116 vi
  10. 7.3.3 Điều kiện biến đổi xã hội 117 Chương 8 : Xã hội học chuyên ngành 119 8.1 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN 119 8.1.1 Khái niệm nông thôn 120 8.1.2 Đặc trưng của nông thôn 120 8.1.3 Nội dung nghiên cứu của xã hội học nông thôn: 121 8.2 XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ 129 8.2.1 Khái niệm đô thị 130 8.2.2 Đặc trưng của đô thị 131 8.2.3 Cấu trúc của đô thị 131 8.2.4 Sự hình thành và phát triển của đô thị 132 8.2.5 Nội dung chủ yếu của xã hội học đô thị 133 8.2.6 Quá trình đô thị hóa ở Việt nam 136 8.3 XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH 138 8.3.1 Khái niệm gia đình 138 8.3.2 Nội dung nghiên cứu của xã hội học gia đình: 138 Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học 143 9.1 KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 143 9.1.1 Khoa học 143 9.1.2 Nghiên cứu khoa học (NCKH) 143 9.2 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 143 9.3 PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC 144 9.3.1 Thế nào là “khái niệm” 144 9.3.2 Phán đoán 144 9.3.3 Suy luận 144 9.3.4 Cấu trúc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học 145 9.3.5 Phương pháp khoa học 146 9.4 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 146 9.4.1 “Vấn đề” nghiên cứu khoa học 146 9.4.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 147 9.4.3 Đặt câu hỏi NC 148 9.4.4 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 149 9.4.5 Cách đặt giả thuyết 150 9.5 THU THẬP TÀI LIỆU 151 9.5.1 Tài liệu 151 9.5.2 Phân loại tài liệu nghiên cứu 151 9.5.3 Nguồn thu thập tài liệu 152 9.6 THU THẬP THÔNG TIN BĂNG PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN 152 9.6.1 Phân loại phỏng vấn 152 9.7 XÂY DỰNG BẢNG HỎI 158 9.7.1 Cấu trúc 158 9.7.2 Một số loại câu hỏi 159 9.7.3 Yêu cầu đối với các câu hỏi trong bảng hỏi 162 vii
  11. 9.8 CHỌN MẪU 163 9.8.1 Nghiên cứu trường hợp (case study) 163 9.8.2 Nghiên cứu chọn mẫu 163 9.9 QUI CÁCH TRÌNH BÀY BÁO CÁO KHOA HỌC 167 9.9.1 Cách trình bày phần đầu bài báo cáo 167 9.9.2 Cách trình bày phần chính 167 9.9.3 Cách trích dẫn và ghi tài liệu tham khảo 171 9.9.4 Cách ghi tài liệu tham khảo 172 9.10 TRÌNH BÀY BÁO CÁO KHOA HỌC 173 Tài liệu tham khảo 175 viii
  12. Chương 1: Tổng quan về xã hội học 1.1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC Xã hội học xuất hiện ở châu Âu thế kỷ XIX với tư cách là một tất yếu lịch sử xã hội. Tính tất yếu đó thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các điều kiện và tiền đề biến đổi và nhận thức đời sống xã hội. Các biến động to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội châu Âu vào thế kỷ XVIII và nhất là thế kỷ XIX đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn mới đối với nhận thức xã hội. Bắt đầu từ thế kỷ 18, đời sống xã hội ở các nước Châu Âu trở nên hết sức phức tạp. Cuộc cách mạng công nghiệp 1750 đã đưa đến những đảo lộn ghê gớm. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những đô thị công nghiệp khổng lồ gây nên những làn sóng chuyển dịch dân cư lớn, kèm theo đó là những mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo căng thẳng, các quan hệ xã hội ngày càng thêm đa dạng và phức tạp. Xã hội rơi vào trạng thái biến động không ngừng: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, suy thoái đạo đức, phân hoá giàu nghèo, bùng nổ dân số, tan rã hàng loạt các thiết chế cổ truyền, Trước tình hình như thế, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết là cần phải có một ngành khoa học nào đó đóng vai trò tương tự như một bác sĩ luôn luôn theo dõi cơ thể sống - xã hội tiến tới giải phẫu các mặt, các lĩnh vực khác nhau trên bề mặt cắt của nó từ tầm vĩ mô đến vi mô, kể cả khi xã hội đó thăng bằng cũng như khi mất thăng bằng để chỉ ra trạng thái thật của xã hội đó, phát hiện ra những vấn đề xã hội (social problems), dự báo khuynh hướng phát triển của xã hội, và chỉ ra những giải pháp có tính khả thi. 1.1.1 Bối cảnh Kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn Vào thế kỷ 19, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và nền sản xuất cơ khí ở Châu Âu đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ. Trước hết, trong lĩnh vực kinh tế, các cuộc cách mạng công nghiệp đã đánh dấu bước chuyển biến của xã hội Phương Tây từ một hệ thống xã hội nông nghiệp truyền thống sang một hệ thống xã hội công nghiệp hiện đại; kiểu sản xuất phong kiến bị sụp đổ trước sức mạnh của thương mại và công nghệ; lao động thủ công được thay thế bằng lao động máy móc; hệ thống tổ chức kinh tế truyền thống được thay thế bằng các tổ chức kinh tế của xã hội hiện đại Các cuộc cách mạng thương mại và công nghệ cuối thế kỷ 19 đã làm lay chuyển tận gốc trật tự kinh tế cũ tồn tại và phát triển hàng trăm năm trước đó. Hình thái kinh tế xã hội kiểu phong kiến bị sụp đổ từng mảng lớn trước sự bành trướng của thương mại và công nghiệp. Sự tác động của tự do hóa thương mại, tự do hóa sản xuất và đặc biệt là tự do hóa lao động; hệ thống tổ chức quản lý kinh tế theo kiểu truyền thống đã bị thay thế bằng cách tổ chức xã hội hiện đại. Do vậy, thị trường đã được mở rộng, hàng loạt nhà máy, xưởng và tập đoàn kinh tế đã ra đời thu hút nhiều lao động từ nông thôn ra thành thị làm Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 1
  13. thuê. Của cải, đất đai, tư bản không còn tập trung trong tay tầng lớp phong kiến mà rơi vào tay giai cấp tư sản. Biến đổi kinh tế kéo theo những biến đổi về xã hội: nông dân bị đuổi ra khỏi ruộng đất trở thành người bán sức lao động, di cư hàng loạt vào trong các thành phố tìm kiếm việc làm và bị thu hút vào các nhà máy, công xưởng tư bản; của cải ngày càng được tập trung vào trong tay giai cấp tư sản; quá trình đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh chóng, số lượng các thành phố tăng lên, qui mô của các thành phố được mở rộng; vai trò của các tổ chức tôn giáo trở nên mờ nhạt; cơ cấu của gia đình, hệ thống các giá trị văn hoá truyền thống có sự biến đổi; luật pháp ngày càng quan tâm đến việc điều tiết các quan hệ kinh tế; các thiết chế xã hội và tổ chức hành chính cũng dần thay đổi theo hướng thị dân hoá và công dân hoá Sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự xã hội phong kiến gây những xáo trộn và biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội của các tầng lớp, giai cấp và các nhóm xã hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực tiễn phải lập lại trật tự, ổn định xã hội và nhu cầu nhận thức để giải quyết những vấn đề mới mẻ nảy sinh từ cuộc sống đang biến động đó. Trong bối cảnh đó, Xã hội học đã ra đời để đáp ứng nhu cầu nhận thức các biến đổi xã hội và lập lại trật tự xã hội. 1.1.2 Bối cảnh Chính trị xã hội và tư tưởng Các cuộc cách mạng tư sản (đặc biệt là cuộc cách mang tư sản Pháp) đã tạo ra sự biến đổi lớn, đánh dấu sự ra đời của một chế độ xã hội mới. Tác động của các cuộc cách mạng này một mặt tạo ra những kết quả tích cực trong sự phát triển của xã hội, mặt khác nó cũng để lại những hậu quả tiêu cực đối với xã hội. Nhưng chính những tác động tiêu cực lại là những nhân tố thu hút sự chú ý của các nhà xã hội học, làm nảy sinh nhu cầu nghiên cứu sự hỗn độn, vô trật tự của xã hội lúc bấy giờ và ước vọng vãn hồi trật tự cho xã hội, tìm kiếm nền tảng trật tự mới trong các xã hội đã bị đảo lộn. Các nhà xã hội học đã ra sức miêu tả, tìm hiểu các quá trình, hiện tượng xã hội để phản ánh và giải thích đầy đủ những biến động chính trị xã hội diễn ra quanh họ, đồng thời chỉ ra con đường và biện pháp để lập lại trật tự và duy trì sự tiến bộ xã hội. Do đó các cuộc cách mạng tư sản là nhân tố gần nhất đối với việc phát sinh các lý thuyết xã hội học. Cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789, làm biến đổi chính trị, xã hội quan trọng góp phần làm thay đổi căn bản thể chế chính trị, trật tự xã hội và các thiết chế xã hội châu Âu thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng này đã không chỉ mở đầu cho thời kỳ tan rã chế độ phong kiến, nhà nước quân chủ mà còn thay thế trật tự cũ đó bằng một trật tự chính trị xã hội mới là nhà nước tư sản. Công xã Paris năm 1871 - Mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích giữa các tầng lớp xã hội và nhất là giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản đã lên đến đỉnh điểm làm bùng nổ cuộc cách 2 CBGD: Trần Thị Phụng Hà
  14. mạng vô sản đầu tiên trên thế giới vào cuối thế kỷ 19; và sau này là cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Những biến đổi chính trị, xã hội ở châu Âu đã đặt ra câu hỏi lý luận cơ bản của xã hội học. Đó là vấn đề làm thế nào phát hiện và sử dụng các quy luật tổ chức xã hội để góp phần tạo ra trật tự và tiến bộ xã hội. 1.1.3 Bối cảnh về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Thế kỷ 18, 19 nhân loại đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các khoa học tự nhiên. Chính sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận nghiên cứu khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời của xã hội học. Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học nhân loại, thế giới hiện thực được xem như là một thể thống nhất có trật tự, có qui luật và vì vậy có thể hiểu được, giải thích được bằng các khái niệm, phạm trù và phương pháp nghiên cứu khoa học. Các khoa học tự nhiên (sinh học, hoá học, vật lý học), đặc biệt là ba phát kiến vĩ đại: thuyết tiến hoá, thuyết tế bào, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của nhiều ngành khoa học khác, trong đó có xã hội học. Trong thời kì đầu phát triển của xã hội học, nhiều quá trình và qui luật của tự nhiên đã được áp dụng trong nghiên cứu các vấn đề xã hội. Nguời ta mong muốn có một môn xã hội học hiện đại theo sau các thành công của vật lý học và sinh học. Bên cạnh sự phát triển của khoa học tự nhiên, các khoa học xã hội cũng có bước phát triển đáng kể như kinh tế chính trị, pháp luật, sử học Tuy nhiên, triết học xã hội lại có sự lạc hậu tương đối. Lối tư duy máy móc, phiến diện, siêu hình, xa rời thực tiễn sinh động của cuộc sống vẫn còn khá phổ biến, làm cho các nhà khoa học lúng túng khi nhìn nhận các vấn đề xã hội. Để có một cái nhìn mới về xã hội, nghiên cứu các hiện tượng – quá trình xã hội một cách khoa học, xã hội học đã tách khỏi triết học, trở thành một ngành khoa học cụ thể, dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Tiền đề lý luận và phương pháp luận làm nảy sinh xã hội học bắt nguồn từ những tư tưởng khoa học và văn hóa thời đại Phục Hưng thế kỷ 18 (thời kỳ Khai sáng). Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận nghiên cứu khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời xã hội học. Các cuộc cách mạng khoa học diễn ra ở thế kỷ 16, 17 và đặc biệt là thế kỷ 18 đã làm thay đổi căn bản thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Các nhà triết học, các nhà khoa học xã hội thế kỷ 18 và thế kỷ 19 khát khao nghiên cứu các hiện tượng, quá trình xã hội để phát hiện ra các quy luật tự nhiên của tổ chức xã hội, đặc biệt là "các quy luật của sự phát triển, tiến bộ xã hội". Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 3
  15. 1.2 KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC Về thuật ngữ: Xã hội học (Sociology) có gốc ghép từ chữ La tinh socius hay societas có nghĩa là xã hội với chữ Hi lạp ology hay logos có nghĩa là học thuyết hay nghiên cứu. Như vậy xã hội học được hiểu là học thuyết về xã hội hay nghiên cứu về xã hội. Về mặt lịch sử: August Comte- người Pháp là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ xã hội học vào năm 1838. Ông chủ trương áp dụng mô hình phương pháp luận của khoa học tự nhiên và chủ nghĩa thực chứng vào nghiên cứu các qui luật của sự biến đổi xã hội Từ khi xuất hiện đến nay xã hội học trải qua nhiều giai đoạn phát triển ở nhiều quốc gia khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội học. Các định nghĩa này có thể khái quát thành ba xu hướng như sau: a. Định nghĩa xã hội học là khoa học về hệ thống xã hội Ví dụ định nghĩa xã hội học của V. Đôbơrianốp (Viện Xã hội học Liên xô): “Xã hội học Marx - Lenin là khoa học nghiên cứu những quá trình và hiện tượng xã hội xét theo quan điểm tác động lẫn nhau một cách có qui luật giữa các lĩnh vực hoặc các mặt cơ bản của xã hội”. Xu hướng này bị phê phán là chỉ tập trung vào cái xã hội mà quên mất con người, chỉ tập trung vào cái khái quát mà quên cái cụ thể, nhấn mạnh cái toàn bộ bỏ qua cái bộ phận tương tự như người ta chỉ “thấy rừng mà không thấy cây”. b. Định nghĩa xã hội học là khoa học nghiên cứu về hành động xã hội Ví dụ định nghĩa xã hội học của J.H.Phichtơ (Loyola Univeristy-Mỹ): “Xã hội học là công cuộc nghiên cứu một cách khoa học những con người trong mối tương quan với những người khác”. Xu hướng này cũng bị phê phán là quá nhấn mạnh đến con người mà quên cái xã hội, tập trung vào cái cụ thể mà quên cái khái quát, chỉ chú ý đến cái bộ phận mà bỏ qua cái tổng thể tương tự như người ta chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”. c. Khuynh hướng kết hợp định nghĩa xã hội học như là khoa học về hệ thống xã hội và về hành động xã hội Ví dụ định nghĩa xã hội học của V.A. Jađốp (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô): “Xã hội học là khoa học về sự hình thành, phát triển và sự vận hành của các cộng đồng xã hội, các tổ chức và các quá trình xã hội với tư cách là các hình thức tồn tại của chúng, là khoa học về các quan hệ xã hội với tính cách là các cơ chế liên hệ và tác động qua lại giữa các cộng đồng, giữa các cá nhân và các cộng đồng, là khoa học về tính qui luật của các hành động xã hội và các hành vi của chúng”. Hay định nghĩa của Trần Thị Kim Xuyến (2002): “Xã hội học là khoa học về qui luật phát triển của các hệ thống xã hội có tính chất tổng thể (toàn xã hội) cũng như bộ phận. 4 CBGD: Trần Thị Phụng Hà
  16. Xã hội học nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng xã hội khác nhau và nghiên cứu những qui luật phổ biến trong hành động xã hội của con người”. Đây là xu hướng định nghĩa xã hội học được nhiều người tán đồng. Tuy nhiên nó cũng bị phê phán là như vậy thì xã hội học là một môn khoa học có đối tượng nghiên cứu không rõ ràng và quá rộng. Trên thực tế, đặc điểm khách thể nghiên cứu của xã hội học chứa đựng nhiều cặp phạm trù có tính chất “nước đôi” (Phạm Tất Dong et al., 2001): con người – xã hội, vi mô – vĩ mô, khái quát – cụ thể, chất – lượng Điều này gây khó khăn cho những người bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu xã hội học nhưng cũng chính nó tạo nên sự lý thú của môn khoa học này. Trên cơ sở phân tích các định nghĩa khác nhau về xã hội học, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa chung nhất về xã hội học như sau: xã hội học là khoa học nghiên cứu qui luật của sự nảy sinh, biến đổi và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội. Xã hội học là môn khoa học nghiên cứu về XH loài người và hành vi xã hội. XHH nghiên cứu những qui luật chung của sự tồn tại, hoạt động và phát triển của XH, các tương tác xã hội, ảnh hưởng của mối quan hệ xã hội đến thái độ hành vi con người trong các nhóm, tổ chức xã hội. 1.3 ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ SÁNG LẬP RA XÃ HỘI HỌC 1.3.1 Auguste Comte (1798-1857) August Comte là nhà lý thuyết xã hội, nhà thực chứng luận người Pháp. August Comte sinh năm 1798 trong một gia đình Giatô giáo và theo xu hướng quân chủ, nhưng ông trở thành một người có tư tưởng tự do và cách mạng rất sớm. Năm 1814, ông học trường Bách khoa. Năm 1817 làm thư ký cho Saint Simon. Comte là người sáng lập ra “chủ nghĩa thực chứng”. Năm 1826, ông bắt đầu giảng giáo trình triết học thực chứng. Comte chịu ảnh hưởng của triết học Ánh sáng và chứng kiến các biến động chính trị xã hội, các cuộc cách mạng công nghiệp và xung đột giữa khoa học và tôn giáo ỏ Pháp. Comte là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “xã hội học” vào năm 1838. Công trình cơ bản của August Comte là “Triết học thực chứng” (1830 – 1842) và “Hệ thống chính trị học thực chứng” (1851 – 1854). Đóng góp chủ yếu của Comte là về phương pháp luận xã hội học, quan niệm về cơ cấu của xã hội học, và về biến đổi xã hội Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 5
  17. Về phương pháp luận xã hội học Trong bối cảnh có nhiều biến đổi lớn lao về chính trị, kinh tế xã hội, August Comte cho rằng xã hội học phải có nhiệm vụ góp phần tổ chức lại xã hội và lập lại trật tự xã hội dựa vào các qui luật tổ chức và biến đổi xã hội do xã hội học nghiên cứu, phát hiện được. Theo Comte, xã hội học phải hướng tới việc tìm ra các qui luật khái quát phản ánh mối quan hệ căn bản nhất của sự vật, hiện tượng của xã hội bằng phương pháp luận của chủ nghĩa thực chứng giống như các khoa học tự nhiên (vật lý học, sinh học). Vì vậy, Comte còn gọi xã hội học là vật lý học xã hội (Social Physics) Comte đề ra yêu cầu phải sử dụng phương pháp thực chứng trong nghiên cứu xã hội học. Phương pháp thực chứng bao gồm việc thu thập và xử lý thông tin, kiểm tra giả thuyết, xây dựng lý thuyết, so sánh và tổng hợp cứ liệu. Phương pháp thực chứng được Comte phân loại thành các nhóm sau đây: - Quan sát: Để giải thích các hiện tượng xã hội cần phải quan sát các sự kiện xã hội, thu thập các bằng chứng xã hội. Muốn vậy, người quan sát phải tự giải phóng tư tưởng, thoát khỏi sự ràng buộc của chủ nghĩa giáo điều. Comte không chỉ ra các bước, các thủ tục hay qui trình cụ thể để tiến hành quan sát, nhưng ông đề ra một số qui tắc cho đến nay vẫn có giá trị và cần thiết phải áp dụng trong nghiên cứu. Ví dụ qui tắc quan sát phải có mục đích, phải gắn với lý luận, phải tuân theo qui luật của hiện tượng. - Thực nghiệm: Comte thừa nhận rằng khó có thể và thậm chí không thể tiến hành thực nghiệm trong phòng thí nghiêm đối với các một hệ thống xã hội. Nhưng hoàn toàn có thể tiến hành thực nghiệm tự nhiên vào bất kỳ lúc nào, khi trong quá trình xảy ra hiện tượng xã hội, nhà xã hội học chủ định can thiệp, tác động vào hiện tượng nghiên cứu. Như vậy, trong xã hội học, phương pháp thực nghiệm được hiểu là tạo ra những điều kiện nhân tạo, những tình huống có thể quan sát được để xem xét ảnh hưởng của chúng tới những hiện tượng, sự kiện xã hội khác. Nghiên cứu các trường hợp "không bình thường" để hiểu các sự kiện "bình thường". - So sánh: Theo Comte, đây là phương pháp rất quan trọng đối với xã hội học. Cũng như so sánh trong sinh vật học, việc so sánh xã hội hiện tại với xã hội trong quá khứ hay so sánh các hình thức, các dạng, các loại xã hội với nhau để phát hiện ra sự giống và khác nhau giữa các xã hội đó. Trên cơ sở các thông tin thu được, có thể khái quát các đặc điểm chung, các thuộc tính cơ bản của xã hội. - Phương pháp phân tích lịch sử: Lúc đầu Auguste Comte coi phương pháp phân tích lịch sử là một dạng của phương pháp so sánh: so sánh xã hội hiện tại với xã hội quá khứ, nhưng sau đó Comte chỉ ra tầm quan trọng đặc biệt của 6 CBGD: Trần Thị Phụng Hà
  18. phương pháp này. Phương pháp phân tích lịch sử được hiểu là việc quan sát tỉ mỉ, kỹ lưỡng sự vận động lịch sử của các xã hội, các sự kiện, các hiện tượng xã hội để chỉ ra xu hướng, tiến trình biến đổi xã hội. Như vậy về phương pháp luận nghiên cứu, Comte chưa chỉ ra đầy đủ, chính xác theo tiêu chuẩn khoa học ngày nay về các đặc điểm, thủ tục, các qui tắc cụ thể của các phương pháp nghiên cứu xã hội học. Mặc dù vậy, quan điểm phương pháp luận của Comte là rất quan trọng và có ý nghĩa đặt nền móng cho xã hội học trong bối cảnh lý luận và phương pháp khoa học xã hội đầu thế kỷ 19. Comte đã mở đầu cho một thời kỳ xây dựng và phát triển một khoa học mới mẻ là xã hội học. Quan niệm về cơ cấu của xã hội học Auguste Comte chịu ảnh hưởng của các khoa học tự nhiên như vật lý học và sinh học không chỉ về phương pháp nghiên cứu và còn về quan niệm cơ cấu của xã hội học. Điều này thể hiện rất rõ qua cách Comte phân chia và gọi tên các bộ phận cấu thành xã hội học. Theo Auguste Comte, xã hội học còn gọi là vật lý học xã hội (Social Physics), hợp thành từ hai bộ phận chính là Tĩnh học xã hội (Social Statics) và Động học xã hội (Social Dynamics) - Tĩnh học xã hội (Social Statics): là bộ phận xã hội học nghiên cứu về trật tự xã hội, cơ cấu xã hội, các thành phần và các mối liên hệ của chúng (Gia đình, nhà nước ). Đầu tiên Comte nghiên cứu các cá nhân với tư cách là một đơn vị xã hội cơ bản. Sau đó quan điểm xã hội học của ông thay đổi. Theo ông, đơn vị xã hội cơ bản nhất, sơ đẳng nhất trong tất cả các đơn vị xã hội là gia đình. Khi nghiên cứu về gia đình, Comte chủ yếu nghiên cứu cơ cấu gia đình, sự phân công lao động nam nữ trong gia đình và quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. - Động học xã hội (Social Dynamics): Đó là lĩnh vực nghiên cứu các qui luật biến đổi xã hội trong quá trình lịch sử xã hội. Comte đặc biệt quan tâm đến bộ phận xã hội học này. Trên cơ sở tìm hiểu sự vận động và biến đổi của xã hội, Comte đưa ra qui luật biến đổi và phát triển của xã hội. Lúc đầu, Comte nghiên cứu các cá nhân với tư cách là những thành phần hay đơn vị cấu thành của cơ cấu xã hội. Comte xem cá nhân với tư cách là một tập hợp, một hệ thống gồm: - Các năng lực và nhu cầu đã có sẵn bên trong cá nhân; - Các nhu cầu, năng lực được tiếp thu từ bên ngoài qua quá trình cá nhân tham gia vào xã hội. Sau đó, quan niệm xã hội của Comte thay đổi, ông cho rằng cá nhân không phải là "đơn vị xã hội đích thực". Comte coi nghiên cứu về cá nhân là nghiên cứu thuộc về lĩnh vực sinh vật học, khác hẳn với nghiên cứu xã hội học chủ yếu phân tích các "đơn vị xã hội". Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 7
  19. Đơn vị xã hội cơ bản nhất, sơ đẳng nhất có mặt trong tất cả các đơn vị xã hội khác là gia đình. Điều thực sự có ý nghĩa về lý luận xã hội học là quan niệm của Comte về cơ cấu xã hội. Cơ cấu xã hội bao giờ cũng được tạo nên từ các cơ cấu xã hội khác đơn giản hơn, gọi là tiểu cơ cấu xã hội. Do đó, hiểu cơ cấu xã hội có nghĩa là nắm bắt được các đặc điểm, các thuộc tính và các mối liên hệ của các tiểu cơ cấu xã hội. Cơ cấu xã hội phát triển theo con đường tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Sự phát triển của xã hội biểu hiện ở mức độ phân hóa, đa dạng hóa và chuyên môn hóa chức năng, cũng như mức độ liên kết giữa các tiểu cơ cấu xã hội. Comte đặt vấn đề nghiên cứu xem làm thế nào duy trì được mối liên kết giữa các bộ phận (các tiểu cơ cấu xã hội) khi mức độ phân hóa chức năng ngày một tăng lên trong xã hội. Comte đưa ra cách giải quyết nhấn mạnh tới vai trò của nhà nước và yếu tố văn hóa, tinh thần xã hội. - Vai trò của nhà nước: Comte cho rằng ngoài sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tập trung quyền lực vào tay nhà nước cho phép điều hòa, phối hợp và liên kết các bộ phận của hệ thống xã hội đảm bảo chống lại sức ép của sự phân hóa và phân rã xã hội. - Vai trò của văn hóa, tinh thần: Ngoài hành động "vật chất" của nhà nước, yếu tố trí tuệ và đạo đức, thiện chí và thiện cảm của các thành viên xã hội, đóng vai trò là nhân tố duy trì sự liên kết, trật tự xã hội. Về qui luật phát triển của xã hội. Theo Auguste Comte, xã hội luôn luôn vận động và phát triển chứ không ở trạng thái đứng im. Nguyên nhân của quá trình vận động và phát triển của xã hội, theo Auguste Comte, là do quan điểm, tư tưởng, ý chí của con người. Đây là quan điểm vừa thể hiện sự tiến bộ vừa có mặt hạn chế. Trên cơ sở quan điểm này, Auguste Comte đưa ra qui luật ba giai đoạn về tri thức để giải thích sự phát triển của các hệ thống tư tưởng và cơ cấu xã hội. Theo Auguste Comte, lịch sử loài người phát triển theo ba giai đoạn: thần học, siêu hình, và thực chứng. - Giai đoạn thần học (từ khi loài người xuất hiện đến trước thế kỷ 18) Giai đoạn này tri thức loài người còn nông cạn. Hệ tư tưởng chính của loài người là đề cao niềm tin tưởng rằng các lực lượng siêu nhiên là cội nguồn của mọi sự vật. Thế giới xã hội là do thượng đế sáng tạo ra. Con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, và bất lực trước sức mạnh của nó. - Giai đoạn siêu hình (Thế kỷ 13 - 19): Nhận thức của con người ở giai đoạn này đã phát triển hơn trước. Tuy nhiên trong khi giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội, con người tin vào các lực lượng trừu tượng như "tự nhiên", việc xem xét các sự vật hiện tượng vẫn dựa trên quan điểm siêu hình, máy móc, và giáo điều. - Giai đoạn thực chứng (Từ thế kỷ 19 trở đi): Giai đoạn của sức mạnh khoa học, tri thức khoa học và trí tuệ của con người đủ sức mạnh để phân tích, chế ngự tự nhiên 8 CBGD: Trần Thị Phụng Hà
  20. và xây dựng các trật tự xã hội hợp lý. Con người đã dựa vào các tri thức khoa học để giải thích thế giới. Theo quy luật ba giai đoạn, mỗi giai đoạn trước là điều kiện phát triển của mỗi giai đoạn sau. Ví dụ, nếu không có hệ thống dòng họ thì khó có thể phát triển các hệ thống tiếp theo như hệ thống chính trị, luật pháp, quân đội và hệ thống xã hội công nghiệp hiện đại. Lịch sử tiến hóa xã hội diễn ra theo con đường tích lũy, tiến hóa (các tư tưởng mới, các hệ thống cơ cấu mới được xây dựng, được bổ sung vào cái cũ); ví dụ, trong xã hội hiện đại, dòng họ không mất đi, cũng như các tư tưởng thần bí, siêu tự nhiên không hoàn toàn bị biến mất. Dựa vào qui luật ba giai đoạn, Auguste Comte cho rằng việc xã hội học ra đời ở giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa là một tất yếu lịch sử, và xã hội học là khoa học đứng trên tất cả các khoa học khác. Auguste Comte giải thích điều này là vì rằng giới vô cơ đơn giản hơn giới hữu cơ nên tư tưởng hiểu biết về giới tự nhiên vô cơ sớm đạt tới giai đoạn thực chứng. Cụ thể là, đạt tới trình độ thực chứng trước tiên là thiên văn học, sau đến vật lý học, rồi hóa học. Sau các khoa học này là các khoa học về giới hữu cơ như sinh vật học, sinh lý học. Xã hội học ra đời ở giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa, giai đoạn thực chứng và đó là khoa học phức tạp nhất, phải dựa trên nền tảng của các khoa học khác. Vì ra đời muộn nên XHH ngay lập tức đã phải là một khoa học thực chứng và chiếm vị trí cao nhất trong hệ thống thứ bậc các khoa học. Đóng góp của Auguste Comte Đóng góp xã hội học của Auguste Comte có thể khái quát như sau: Thứ nhất: Comte là người đầu tiên chỉ ra nhu cầu và bản chất của một khoa học về các qui luật tổ chức xã hội mà ông gọi là xã hội học. Theo Auguste Comte, xã hội học có nhiệm vụ đáp ứng được nhu cầu nhận thức, nhu cầu giải thích những biến đổi xã hội, và góp phần vào việc lập lại trật tự ổn định xã hội. Thứ hai: Comte đưa ra bản chất của xã hội học là sử dụng các phương pháp khoa học để xây dựng lý thuyết và kiểm chứng giả thuyết. Quan điểm như vậy của Comte về chủ nghĩa thực chứng khác hẳn với quan niệm của một số nhà nghiên cứu thế kỷ XIX và thế kỷ XX (những nhà nghiên cứu này thường đồng nhất khái niệm thực chứng với khái niệm "kinh nghiệm chủ nghĩa" hay với việc thu thập số liệu một cách đơn thuần, không có lý thuyết, thiếu lý luận). Thứ ba: Mặc dù quan niệm của Comte về phương pháp luận, về cơ cấu của xã hội học và về qui luật ba giai đoạn còn sơ lược, nhưng Comte đã chỉ ra các nhiệm vụ và vấn đề cơ bản của xã hội học. Auguste Comte Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 9
  21. The French philosopher Auguste Comte (1798–1857)—often called the “father of sociology”— first used the term “sociology” in 1838 to refer to the scientific study of society. He believed that all societies develop and progress through the following stages: religious, metaphysical, and scientific. Comte argued that society needs scientificknowledge based on facts and evidence to solve its problems—not speculation and superstition, which characterize the religious and metaphysical stages of social development. Comte viewed the science of sociology as consisting of two branches: dynamics, or the study of the processes by which societies change; and statics, or the study of the processes by which societies endure. He also envisioned sociologists as eventually developing a base of scientific social knowledge that would guide society into positive directions. 1.3.2 Herbert Spencer (1820 - 1903) “Xã hội như là cơ thể sống”. Herbert Spencer, nhà triết học, nhà xã hội học người Anh, sinh ở Derby, Anh năm 1820 và mất năm 1903. Spencer hầu như không theo học ở trường lớp chính qui mà chủ yểu học tập ở nhà dước sự dạy bảo của cha và người thân trong gia đình. Tuy vậy Spencer có kiến thức vững chắc về toán học, khoa học tự nhiên và quan tâm nghiên cứu khoa học xã hội. Spencer thực sự chú ý tới xã hội học từ năm 1873. Sinh thời các nghiên cứu của Spencer không chỉ nổi tiếng trong giới khoa học hàn lâm mà còn trong đông đảo bạn đọc. Bối cảnh chính trị, kinh tế xã hội cùng với môi trường khoa học Anh đã có ảnh hưởng nhất định đến xã hội học Spencer. Spencer đã nhìn thấy một số khía cạnh tích cực của chủ nghĩa tư bản như tính hiệu quả, môi trường tự do cạnh tranh và tự do buôn bán. Bị ảnh hưởng của nhà sinh vật học Charles Darwin (1809 - 1882), Spencer đã đưa ra quan điểm tiến hóa xã hội. Spencer giải thích rằng chỉ các cá nhân nào, hệ thống xã hội nào có khả năng thích nghi nhất với môi trường xung quanh mới có thể tồn tại được trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Spencer cũng cho rằng xã hội học phải hướng tới tìm ra các qui luật và nguyên lý chung, cơ bản để giải thích hiện thực xã hội. Các tác phẩm cơ bản của Spencer là Tĩnh học xã hội (Social Statics), Nghiên cứu xã hội học (the Study of Sociology), Các nguyên lý của xã hội học ( Principles of Sociology), Xã hội học mô tả ( Descriptive Sociology). Quan niệm về xã hội học của Spencer 10 CBGD: Trần Thị Phụng Hà
  22. “Xã hội như là cơ thể sống” Theo Spencer xã hội được hiểu như là các cơ thể siêu hữu cơ. Xã hội học là khoa học về các qui luật và các nguyên lý tổ chức của xã hội. Tương tự như mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội vận động và phát triển theo qui luật. Xã hội học có nhiệm vụ phát hiện ra qui luật, nguyên lý của cấu trúc của xã hội và của quá trình xã hội. Xã hội học không nên sa đà vào phân tích những đặc thù lịch sử của xã hội mà nên tập trung vào việc tìm kiếm những thuộc tính, đặc điểm chung, phổ biến, phổ quát, và những mối liên hệ nhân quả giữa các sự vật hiện tượng xã hội. Xã hội là một cơ thể có nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộ phận đảm nhiệm những chức năng xã hội nhất định nhằm duy trì sự sống của cơ thế đó. Giữa chúng luôn luôn tồn tại mối liên hệ, gắn kết qua lại với nhau. Với quan điểm nhìn nhận xã hội như vậy, Spencer là nhà XHH theo trường phái cơ cấu - chức năng. Tương tự như cơ thể sống, xã hội có hàng loạt các nhu cầu cho sự phát triển và tồn tại đòi hỏi phải xuất hiện các cơ quan hoạt động theo nguyên tắc chuyên môn hoá để đáp ứng các nhu cầu của cơ thể xã hội. Theo ông, xã hội chỉ có phát triển lành mạnh khi các cơ quan chức năng của xã hội đó đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Đây là tư tưởng chức năng luận đầu tiên trong XHH, là nền tảng hình thành nên xu hướng chức năng luận và cách tiếp cận hệ thống trong xã hội học. So sánh cơ thể sống với xã hội, Spencer chỉ ra những đặc điểm giống và khác nhau rất quan trọng giữa chúng. Đặc điểm khác nhau là xã hội gồm các bộ phận có khả năng ý thức và tích cực tác động lẫn nhau một cách gián tiếp thông qua ngôn ngữ, ký hiệu. Đặc điểm giống nhau là cả cơ thể sinh học và cơ thể xã hội đều có khả năng sinh tồn và phát triển. Cả hai loại cơ thể này đều tuân theo những qui luật như tăng kích cỡ cơ thể làm tăng tính chất và trình độ chuyên môn hóa chức năng. Giống như các cơ thể sống, với tư cách là cơ thể siêu hữu cơ, xã hội liên tục trải qua các giai đoạn tiến hóa, suy thoái, kế tiếp nhau. Cũng như Auguste Comte, Spencer cho rằng có thể vận dụng các nguyên lý và khái niệm của sinh vật học về cơ cấu và chức năng để nghiên cứu cơ thể xã hội (nguyên lý tiến hoá). Theo Spencer, các xã hội loài người phát triển tuân theo qui luật tiến hóa từ xã hội có cơ cấu nhỏ, đơn giản, chuyên môn hóa thấp, không ổn định, dễ phân rã đến xã hội có cơ cấu lớn hơn, phức tạp, chuyên môn hóa cao, liên kết bền vững và ổn định. Một nguyên lý cơ bản nhất của xã hội học là nguyên lý tiến hóa. Theo Spencer, xã hội loài người phát triển tuân theo quy luật tiến hóa từ xã hội có cơ cấu nhỏ, đơn giản, chuyên môn hóa thấp, không ổn định, dễ phân rã đến xã hội có cơ cấu lớn, phức tạp, chuyên môn hóa cao, liên kết bền vững và ổn định. Ngoài nguyên lý tiến hóa xã hội, Spencer đưa ra những nguyên lý khác. Spencer cho rằng quy mô của cơ thể (xã hội) ảnh hưởng tỷ lệ thuận đối với nhu cầu về sự phân hóa dẫn đến hình thành và phát triển các quá trình xã hội. Trong số đó có quá trình điều tiết và kiểm Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 11
  23. soát, vận hành và duy trì hoạt động, và quá trình phân chia các nguồn lực giữa các bộ phận cấu thành nên xã hội. Do đó, xã hội học có nhiệm vụ chỉ ra các loại yếu tố hay các biến số tác động tới xu hướng, nhịp độ và bản chất của các quá trình đó. Spencer chia các "tác nhân của hiện tượng xã hội" thành một số loại: - Thứ nhất, là loại biến (tác nhân) chủ quan bên trong của hệ thống xã hội gồm các đặc điểm về trí tuệ, thể lực và các trạng thái xúc cảm; - Thứ hai, là các loại biến (tác nhân) bên ngoài thuộc môi trường khách quan như các đặc điểm khí hậu, đất đai, sông ngòi; - Thứ ba, là loại biến (tác nhân) "tự sinh", bắt nguồn từ các điều kiện bên trong và bên ngoài như quy mô dân số, mật độ dân số của xã hội và các mối liên hệ giữa các xã hội với nhau. Ba loại biến này rất quan trọng đối với quá trình tiến hóa của xã hội. Tương tự như cơ thể sống, xã hội có hàng loạt các nhu cầu tồn tại đòi hỏi phải xuất hiện các cơ quan hoạt động theo nguyên tắc chuyên môn hóa để đáp ứng các nhu cầu cơ thể xã hội. Spencer cho rằng, xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh khi các cơ quan chức năng của xã hội đó đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của xã hội. Thực chất đây là những tư tưởng chức năng luận đầu tiên trong xã hội học. So sánh cơ thể sống với xã hội (cơ thể siêu - hữu cơ, superorganic bodies) Spencer chỉ ra những điểm giống và khác nhau rất quan trọng giữa chúng; đó là: - Đặc điểm giống nhau: là cả cơ thể sinh học và cơ thể xã hội đều có khả năng sinh tồn và phát triển. Cả hai loại cơ thể này đều tuân theo những quy luật như tăng kích cỡ của cơ thể làm tăng tính chất và trình độ chuyên môn hóa chức năng. Các bộ phận của cơ thể tác động lẫn nhau chặt chẽ đến mức thay đổi ở một bộ phận kéo theo thay đổi ở các bộ phận khác. Mỗi bộ phận là một cơ thể vi mô, một cơ quan, một tế bào. Xã hội là một hệ thống gồm các tiểu xã hội. Giống như các cơ thể sống, với tư cách là cơ thể siêu - hữu cơ, xã hội liên tục trải qua các giai đoạn tiến hóa, suy thoái kế tiếp nhau, tức là tăng trưởng, phân hóa, liên kết, phân rã v.v nhằm thích nghi với môi trường xung quanh. - Đặc điểm khác nhau: là xã hội gồm các bộ phận có khả năng ý thức và tích cực tác động lẫn nhau một cách gián tiếp, thông qua ngôn ngữ, ký hiệu. Phương pháp nghiên cứu của xã hội học Spencer chỉ ra rằng, khác với khoa học tự nhiên, xã hội học có hàng loạt những vấn đề khó khăn về mặt phương pháp luận. Các khó khăn của xã hội học bắt nguồn từ đặc thù của đối tượng nghiên cứu. Các hiện tượng, quá trình xã hội luôn gắn liền với các cá nhân với tất cả những đặc điểm về động cơ, nhu cầu, tình cảm, trí tuệ, và hành động phức tạp, đa dạng. Điều đó làm cho xã hội học không phải là khoa học chính xác mặc dù đối tượng 12 CBGD: Trần Thị Phụng Hà
  24. nghiên cứu của xã hội học là lịch sử tự nhiên và sự tiến hóa của các xã hội. Spencer phân biệt hai loại vấn đề khó khăn khách quan và chủ quan. - Khó khăn khách quan: liên quan tới vấn đề số liệu; rất khó đo lường các trạng thái chủ quan của đối tượng nghiên cứu, tức là các đặc điểm cá nhân, các nhóm xã hội, trong khi các hiện tượng xã hội không ngừng vận động, biến đổi. Bản thân quá trình nghiên cứu cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi trạng thái tình cảm và tâm trạng xã hội; một số vấn đề nghiên cứu này gây chú ý nhiều hơn một số vấn đề kia. Nhà xã hội học lựa chọn một số vấn đề này mà bỏ qua, không nghiên cứu một số vấn đề quan trọng khác. - Khó khăn chủ quan: loại khó khăn này thường liên quan đến người nghiên cứu; Chẳng hạn, tình cảm cá nhân như "thiên vị chính trị", "thiên vị giai cấp", "thiên vị tôn giáo" đều có thể gây ra những khó khăn chủ quan trong nghiên cứu xã hội học. Khó khăn về mặt trí tuệ chủ yếu là vấn đề trình độ tri thức, kỹ năng và tay nghề nghiên cứu của nhà xã hội học; Làm thế nào để xác định trúng vấn đề mà mình nghiên cứu?, Làm thế nào kiểm tra được mức độ khách quan, chính xác và chân thực của phân tích xã hội học? - Những vấn đề như vậy chủ yếu thuộc về năng lực của người nghiên cứu. Việc phân biệt vấn đề khách quan và chủ quan của phương pháp luận nghiên cứu chỉ mang tính ước lệ và tương đối. Điều quan trọng là, Spencer đã nhấn mạnh tính cấp bách và cần thiết của việc nghiên cứu các phương pháp làm khoa học. Các nhà khoa học cần nghiên cứu và tuân thủ các quy tắc, thủ tục, tiêu chuẩn và các kỹ thuật nghiên cứu của xã hội học khi tiến hành nghiên cứu. Herbert Spencer The 19th-century Englishman Herbert Spencer (1820–1903) compared society to a living orgaism with interdependent parts. Change in one part of society causes change in the other parts, so that every part contributes to the stability and survival of society as a whole. If one part of society malfunctions, the other parts must adjust to the crisis and contribute even more to preserve society. Family, education, government, industry, and religion comprise just a few of the parts of the “organism” of society. Spencer suggested that society will correct its own defects through the natural process of “survival of the fittest.” The societal “organism” naturally leans toward homeostasis, or balance and stability. Social problems work themselves out when the government leaves society alone. The “fittest”—the rich, powerful, and successful—enjoy their status because nature has “selected” them to do so. In contrast, nature has doomed the “unfit”—the poor, weak, and—to failure. They must fend for themselves without social assistance if society is to remain healthy and even progress to higher levels. Governmental interference in the “natural” order of society weakens society by wasting the efforts of its leadership in trying to defy the laws of nature. Xã hội học về loại hình xã hội Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 13
  25. Spencer cũng sử dụng khái niệm Tĩnh học xã hội và Động học xã hội của Comte, nhưng ông triển khai các khái niệm đó với ý nghĩa giá trị học. Theo Spencer, Tĩnh học xã hội nghiên cứu trạng thái cân bằng của một xã hội hoàn hảo, động học xã hội nghiên cứu quá trình tiến tới sự hoàn hảo của xã hội. Theo ông, sự tiến hoá xã hội tất yếu sẽ đưa xã hội tiến lên từ xã hội thuần nhất, đơn giản đến xã hội đa dạng phức tạp; từ trạng thái bất ổn định không hoàn hảo đến trạng thái cân bằng hoàn hảo. Căn cứ vào các đặc điểm của quá trình điều chỉnh, vận hành và phân phối, tức là các quá trình tiến hóa, Spencer phân các xã hội thành các loại hình sau: - Xã hội quân sự: cơ chế tổ chức, điều chỉnh mang tính tập trung, độc đoán cao độ để phục vụ các mục tiêu quốc phòng và chiến tranh. Hoạt động của các cơ cấu xã hội và các cá nhân bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Chế độ phân phối diễn ra theo chiều dọc và mang tính tập trung cao. - Xã hội công nghiệp: Cơ chế tổ chức ít tập trung và ít độc đoán để phục vụ các mục tiêu xã hội là sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Mức độ kiểm soát của nhà nước và chính quyền đối với các cá nhân và cơ cấu xã hội thấp. Chế độ phân phối diễn ra hai chiều: chiều ngang giữa các tổ chức xã hội với nhau và giữa các cá nhân với nhau, chiều dọc giữa các tổ chức và các cá nhân. Về sự tiến hóa của các loại hình xã hội, theo Spencer xã hội tiến hoá từ: - Xã hội đơn giản (săn bắn, hái lượm) - Xã hội hỗn hợp bậc 1 (xã hội nông nghiệp) - Xã hội hỗn hợp bậc 2 (xã hội nông nghiệp có sự phân công lao động) - Xã hội hỗn hợp bậc 3 (xã hội công nghiệp). Tương ứng với mỗi loại xã hội là tập hợp các đặc trưng của hệ thống điều chỉnh, hệ thống vận hành (gồm các cơ cấu kinh tế, tôn giáo, gia đình, văn hóa nghệ thuật, phong tục và luật pháp) và hệ thống phân phối. Xã hội học về thiết chế xã hội Thiết chế xã hội là khuôn mẫu, kiểu tổ chức xã hội đảm bảo đáp ứng các nhu cầu, yêu cầu chức năng cơ bản của hệ thống xã hội, đồng thời kiểm soát các hoạt động của cá nhân và các nhóm trong xã hội. Spencer cho rằng thiết chế xã hội nào giúp xã hội thích nghi, tồn tại và phát triển được thì thiết chế đó được duy trì và củng cổ, Trong số các thiết chế xã hội, Spencer đặc biệt chú ý đến thiết chế gia đình và dòng họ, thiết chế chính trị, thiết chế tôn giáo và thiết chế kinh tế. 14 CBGD: Trần Thị Phụng Hà
  26. Tóm lại, Spencer đã để lại nhiều ý tưởng quan trọng được tiếp tục phát triển trong các lý thuyết xã hội học hiện đại như cách tiếp cận cơ cấu chức năng, mối liên hệ giữa đặc điểm dân số học về qui mô và mật độ dân số, phân bố dân cư và các quá trình xã hội như cạnh tranh và lối sống thành thị, cách tiếp cận hệ thống, lý thuyết tổ chức xã hội, lý thuyết phân tầng xã hội và các nghiên cứu xã hội học về chính trị, tôn giáo và thiết chế xã hội. Đóng góp của Spencer - Thứ nhất, các khái niệm và đặc biệt là nguyên lý xã hội học của Spencer có ý nghĩa rất quan trọng đối với khoa học xã hội học. Chẳng hạn, những phân tích về tác nhân của xã hội và các nguyên lý tiến hóa xã hội, nguyên lý về cơ cấu xã hội đóng vai trò là nền tảng hình thành nên xu hướng chức năng luận trong xã hội học sau này. Phát triển tư tưởng của Spencer, Durkheim, đại diện tiêu biểu cho trường phái chức năng, đã tập trung nghiên cứu các bộ phận, các yếu tố khác nhau của tổ chức xã hội trong việc đáp ứng các nhu cầu tồn tại của cả hệ thống xã hội. - Thứ hai, mặc dù xã hội học của Spencer không tinh vi theo chuẩn mực của thế kỷ 20, nhưng đã để lại nhiều ý tưởng quan trọng được tiếp tục phát triển trong các trường phái, lý thuyết xã hội học hiện đại. Cách tiếp cận cơ cấu của Spencer đã được các nhà xã hội học Durkheim, Parsons, Merton và những người khác kế thừa và phát triển thành trường phái cơ cấu - chức năng luận khá nổi tiếng trong xã hội học. - Thứ ba, cách phân tích của Spencer về mối liên hệ giữa các đặc điểm dân số học như quy mô và mật độ dân số đã mở đầu cho trường phái sinh thái học người (human ecology) và "trường phái Chicago" (Chicago School) phát triển ở thế kỷ 20. Các trường phái này quan tâm đến phân tích ảnh hưởng giữa các quá trình dân số như tăng dân số, phân bố dân cư và các quá trình xã hội như phân hóa, cạnh tranh và lối sống thành thị. Bóng dáng của xã hội học Spencer còn in đậm nét trong cách tiếp cận hệ thống, lý thuyết tổ chức xã hội, lý thuyết phân tầng xã hội và các nghiên cứu xã hội học về chính trị, tôn giáo và thiết chế xã hội. 1.3.3 Karl Marx (1818 - 1883) Karl Marx, nhà triết học và kinh tế học Đức, sinh năm 1818 tại Trier, miền Nam nước Đức và mất năm 1883 tại London. Karl Marx sinh ra trong một gia đình Do Thái, cha làm luật sư. Đầu tiên Marx theo nghề cha, học luật ở Đại học tổng hợp Bonn, sau đó học triết học ở đại học Tổng hợp Berlin. Sau khi tốt nghiệp năm 1841, Karl Marx bắt đầu viết báo và làm chủ bút của tờ Sông Gianh. Năm 1843 Marx lấy Jenny Von Wesphaler và chuyển gia đình tới Paris. Tại đó ông kết bạn với Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 15
  27. Friedrich Engels, đang làm quản lý trong một nhà máy. Cả hai người đã trở thành người bạn chiến đấu thân thiết của nhau, cùng viết Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và cùng hoàn thiện học thuyết Marx. Hệ thống quan điểm của Marx phản ánh sâu sắc những biến động của thế kỷ 19 với các cuộc cách mạng chính trị, công nghiệp hóa và chủ nghĩa tư bản đang làm tan rã chế độ phong kiến và các trật tự xã hội đã tồn tại hàng ngàn năm trước đó. Cuộc đời của Marx là quá trình kết hợp những hoạt động nghiên cứu khoa học và những hoạt động cách mạng thực tiễn. Với tư cách là nhà khoa học xã hội, Marx đã phân tích sự vận động của xã hội và chủ nghĩa tư bản và chỉ ra qui luật phát triển của lịch sử xã hội loài người. Marx đã để lại những tác phẩm vĩ đại như bộ “Tư bản”, “Bản thảo kinh tế - triết học”, “Gia đình thần thánh”, “Hệ tư tưởng Đức” . Marx không tự xem mình là nhà xã hội học, nhưng công trình của ông quá rộng lớn để có thể bao hàm phạm vi xã hội học, những công trình của Marx đã từng là một vấn đề chủ yếu trong việc định hình nhiều lý thuyết xã hội học. Các tác phẩm của Marx chứa đựng hệ thống lý luận xã hội học hoàn chỉnh cho phép vận dụng để nghiên cứu bất kỳ xã hội nào. Cùng với Herbert Spencer, Emile Durkheim và Max Weber, Kark Marx là người đặt nền móng phát triển xã hội học hiện đại - Chủ nghĩa duy vật lịch sử: lý luận và phương pháp luận xã hội học Marx Chủ nghĩa duy vật lịch sử được các nhà xã hội học marxit coi là xã hội học đại cương marxit, trong đó thể hiện rõ lý luận xã hội học và phương pháp luận xã hội học của Marx. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu xã hội phải phân tích từ góc độ hoạt động vật chất của con người, (từ góc độ cơ sở kinh tế của xã hội). Sự kiện lịch sử đầu tiên và quan trọng nhất là hành động sản xuất ra các phương tiện thỏa mãn nhu cầu vật chất để tồn tại của con người. Sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản nhất của xã hội loài người. Phép biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật hiện tượng trong mối liên hệ và tác động qua lại, trong mâu thuẫn và vận động, phát triển không ngừng của lịch sử xã hội. Khi nghiên cứu xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét xã hội với tư cách là cơ cấu xã hội (hệ thống xã hội). Xã hội được xem là một chỉnh thể gồm các bộ phận có mối liên hệ qua lại với nhau (giai cấp, thiết chế, chuẩn mực, giá trị, văn hoá ) Trong đó cơ cấu giai cấp được Marx nhấn mạnh. Biến đổi xã hội là thuộc tính vốn có của mọi xã hội vì con người không ngừng làm ra lịch sử trong quá trình hoạt động, nhằm thoả mãn các nhu cầu ngày càng tăng của mình. Sự vận động, biến đổi xã hội tuân theo các qui luật mà con người có thể nhận thức được. Vì vậy con người có thể có khả năng vận dụng các qui luật đã nhận thức được để cải tạo xã hội cho phù hợp lợi ích của mình. 16 CBGD: Trần Thị Phụng Hà
  28. Việc vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là cơ sở lý luận và phương pháp luận trong xã hội học đòi hỏi nghiên cứu xã hội học phải tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa con người và xã hội. - Quan niệm về bản chất của xã hội và con người: Theo Marx, bản chất của xã hội và của con người bị qui định bởi hoạt động sản xuất ra của cải vật chất. Do đó nghiên cứu xã hội học cần phân tích các cách tổ chức mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người và xã hội trong việc sản xuất ra các phương tiện để sinh tồn và phát triển. Marx cho rằng bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội và rằng con người không ngừng nâng cao các nhu cầu mới. Xã hội học cần vạch ra những cơ chế, điều kiện xã hội cản trở hay thúc đẩy phát triển những năng lực phẩm chất của con người trong quá trình lao động xã hội. Theo Marx, sản xuất của xã hội phụ thuộc vào phân công lao động. Phân công lao động dựa vào hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và do đó sinh ra cơ cấu phân tầng xã hội. Như vậy, về mặt thực tiễn cần phải xóa bỏ thay thế chế độ sở hữu tư nhân bằng sở hữu toàn xã hội. Về mặt lý luận, nghiên cứu xã hội học cần tập trung phân tích cơ cấu xã hội để chỉ ra ai là người có lợi và ai là người bị thiệt trong cách tổ chức xã hội và cơ cấu xã hội hiện có. Bất bình đẳng xã hội phải là một chủ đề nghiên cứu cơ bản của Xã hội học. Ở mọi xã hội, ý thức xã hội bị qui định bởi tồn tại xã hội. Lý luận xã hội học cần tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu vật chất và cơ cấu tinh thần xã hội. - Qui luật phát triển của lịch sử xã hội. Theo Marx, lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử thay thế kế tiếp các hình thái kinh tế xã hội mà thực chất là các phương thức sản xuất. Loài người đã và đang trải qua năm phương thức sản xuất tương ứng với 5 hình thái kinh tế xã hội và năm thời đại: Cộng sản nguyên thuỷ, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, và Cộng sản chủ nghĩa. Lịch sử thay thế kế tiếp các phương thức sản xuất tuân theo qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển này tuân theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử có tầm quan trọng to lớn đối với xã hội học hiện đại, là cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu xã hội học theo nhiều hướng khác nhau: lý luận phê phán, lý luận về mâu thuẫn xã hội, lý luận về hệ thống thế giới, nhà nước, văn hoá, tư tưởng, cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội, biến đổi xã hội, sự ảnh hưởng của các chính sách xã hội Xã hội học tiến bộ không những giải thích thế giới mà còn góp phần vào cải biến xã hội để xây dựng xã hội công bằng văn minh. Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 17
  29. Karl Marx Not everyone has shared Spencer’s vision of societal harmony and stability. Chief among those who disagreed was the German political philosopher and economist Karl Marx (1818–1883), who observed society’s exploitation of the poor by the rich and powerful. Marx argued that Spencer’s healthy societal “organism” was a falsehood. Rather than interdependence and stability, Marx claimed that social conflict, especially class conflict, and competition mark all societies. The class of capitalists that Marx called the bourgeoisie particularly enraged him. Members of the bourgeoisie own the means of production and exploit the class of laborers, called the proletariat, who do not own the means of production. Marx believed that the very natures of the bourgeoisie and the proletariat inescapably lock the two classes in conflict. But he then took his ideas of class conflict one step further: He predicted that the laborers are not selectively “unfit,” but are destined to overthrow the capitalists. Such a class revolution would establish a “class-free” society in which all people work according to their abilities and receive according to their needs. Unlike Spencer, Marx believed that economics, not natural selection, determines the differences between the bourgeoisie and the proletariat. He further claimed that a society’s economic system decides peoples’ norms, values, mores, and religious beliefs, as well as the nature of the society’s political, governmental, and educational systems. Also unlike Spencer, Marx urged people to take an active role in changing society rather than simply trusting it to evolve positively on its own (Zgourides and Zgourides, 2000). 1.3.4 Emile Durkheim (1858 - 1917) XHH là khoa học nghiên cứu về sự kiện xã hội (social facts). Emile Durkheim, nhà xã hội học người Pháp, người đặt nền móng cho chủ nghĩa chức năng và chủ nghĩa cơ cấu. Ông sinh năm 1858 ở Epinal, nước Pháp trong một gia đình Do Thái, mất năm 1917. Năm 1879, ông được nhận vào học tại trường Ecole Normal ở Paris, tại đó ông hoàn thành luận án tiến sĩ "Nghiên cứu về tổ chức của các xã hội tiên tiến". Durkhiem bắt đầu giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp Bordeaux năm 29 tuổi và đã hoàn thành các công trình xã hội học đồ sộ như "Phân công lao động trong xã hội", "Các qui tắc của phương pháp xã hội học", "Tự sát". Năm 1902, Durkheim chuyển sang giảng dạy tại trường Đại học tổng hợp Sorbone, ở đó ông đã viết một trong những tác phẩm xã hội học độc đáo và quan trọng nhất của mình "Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo". Việc Durkhiem đưa vào giảng dạy môn xã hội học trong nhà trường đại học đã mở đầu cho bước tiến quan trọng của xã hội học với tư cách là một khoa học. 18 CBGD: Trần Thị Phụng Hà
  30. Xã hội học sử dụng các phương pháp thực chứng (quan sát) để nghiên cứu, giải thích nguyên nhân và chức năng của các sự kiện xã hội. Để hiểu rõ về đối tượng và phương pháp nghiên cứu của xã hội học, cần phải tìm hiểu về bối cảnh ra đời xã hội học của Durkheim. Xã hội nước Pháp thế kỷ thứ XIX trải qua những biến đổi sâu sắc về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học và kỹ thuật; Năm 1871, Công xã Paris bị đàn áp đẫm máu. Công nghiệp hóa nước Pháp diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự tích tụ dân cư vào các thành phố lớn, đồng thời xáo trộn, đổ vỡ các quan hệ xã hội và cộng đồng tạo ra tình trạng hỗn loạn mà Durkheim gọi là "vô tổ chức", "vô chính phủ đạo đức". Lối sống cạnh tranh, vị lợi làm căng thẳng mối quan hệ giữa các tầng lớp, các nhóm xã hội và đặc biệt mẫu thuẫn đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trở nên quyết liệt. Xã hội học của Durkheim đã ra đời trong bối cảnh xã hội có nhiều xáo trộn và biến đổi to lớn như vậy. Điều đó phần nào giải thích tại sao Durkheim cho rằng xã hội học có nhiệm vụ hàng đầu là tìm ra các quy luật xã hội để từ đó tạo ra trật tự xã hội trong xã hội hiện đại. Chẳng hạn kế thừa và phát triển mô hình lý luận và phương pháp luận của xã hội học của Comte, Durkheim chủ trương xã hội học phải trở thành khoa học về các quy luật tổ chức xã hội. Durkheim cho rằng, chỉ khi nào xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học như là sự vật thì xã hội học mới thực sự tách ra khỏi triết học, mới thoát khỏi chủ nghĩa giáo điều, kinh viện để trở thành khoa học cụ thể, mới có thể vận dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu xã hội. Xã hội tồn tại bên ngoài cá nhân và có trước cá nhân với nghĩa là cá nhân được sinh ra trong xã hội, và phải tuân thủ các chuẩn mực, phép tắc xã hội. Vì vậy, xã hội học cần phải xem xét hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội và các hiện tượng xã hội với tư cách là các sự vật, các bằng chứng, các sự kiện. Xã hội học của Durkheim chủ yếu xoay quanh vấn đề mối quan hệ giữa con người và xã hội. Phản ánh rõ các ý tưởng của Spencer về "cơ thể xã hội", tiến hóa xã hội, chức năng xã hội; tương tự như Spencer, Durkheim cho rằng xã hội biến đổi từ xã hội đơn giản (cơ học) đến xã hội phức tạp (hữu cơ). Durkheim cố gắng trả lời câu hỏi làm thế nào có thể bảo đảm tự do cá nhân mà không làm tăng tính ích kỷ của con người trong khi vẫn tạo ra trật tự xã hội. Durkheim chỉ ra vai trò đoàn kết của xã hội, của phân công lao động trong xã hội đối với việc duy trì trật tự xã hội nói riêng và hệ thống xã hội nói chung. Durkheim phân tích các quá trình vi mô làm nền tảng của trật tự xã hội. Chẳng hạn, ông nghiên cứu các quá trình tương tác trực tiếp, giao tiếp cá nhân và các nghi thức xã hội, và các hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo để giải thích cách tổ chức và phát triển xã hội. Phương pháp luận nghiên cứu của xã hội học Cũng như Comte, Durkheim cũng dựa theo quan điểm thực chứng, toàn bộ nghiên cứu của ông dựa trên luận điểm 'sự kiện xã hội' (social fact). Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 19
  31. - Thứ nhất, Durkheim đề cao quan hệ nhân quả giữa các sự kiện xã hội và coi trong các chứng cứ thống kê thực nghiệm để xác lập quan hệ giữa các sự kiện xã hội đó. Durkheim chỉ ra một số loại qui tắc cần áp dụng trong nghiên cứu xã hội học: - Thứ hai, nhà nghiên cứu xã hội học phải phân biệt được cái chuẩn mực, cái "bình thường" với cái dị biệt, cái "không bình thường" vì mục tiêu sâu xa của xã hội học là tạo dựng và chỉ ra những gì là mẫu mực, tốt lành cho cuộc sống của con người. - Thứ ba, liên quan đến việc phân loại các xã hội để hiểu tiến trình phát triển xã hội. Theo Durkheim, cần phải phân loại xã hội dựa vào bản chất và số lượng các thành phần cấu thành nên xã hội, cũng như căn cứ vào phương thức, cơ chế, hình thức kết hợp các thành phần đó. - Thứ tư, khi giải thích các hiện tượng xã hội cần phân biệt nguyên nhân và hiệu quả, tức là nguyên nhân gây ra hiện tượng với chức năng mà hiện tượng thực hiện. - Thứ năm, qui tắc chứng minh xã hội học. Qui tắc này đòi hỏi phải so sánh hai hay nhiều hơn các xã hội để xem liệu một sự kiện xã hội đã cho trong một xã hội mà không hiện diện trong xã hội khác có gây ra sự khác biệt nào trong các xã hội đó không. Các nguyên tắc xã hội học nêu trên đã được Durkheim vận dụng trong tất cả các công trình nghiên cứu của ông về phân công lao động, về tôn giáo, về hội nhập xã hội Vì vậy ngày nay, các nhà xã hội học hiện đại tìm thấy ở xã hội học Durkheim những mẫu mực về nghiên cứu xã hội học thực nghiệm. b. Khái niệm cơ bản trong xã hội học Durkheim Ngoài các khái niệm cơ bản là sự kiện xã hội, xã hội học của Durkheim bao gồm một hệ thống các khái niệm cơ bản khác như đoàn kết xã hội, ý thức tập thể, cơ cấu học xã hội (còn gọi là cấu tạo học xã hội), đoàn kết hữu cơ, đoàn kết cơ học, biến đổi xã hội, chức năng xã hội, dị biệt học xã hội (còn gọi là bệnh lý học xã hội), v.v - Đoàn kết xã hội (social solidarity) Khái niệm đoàn kết xã hội của Durkheim có nội dung gần giống với khái niệm hội nhập xã hội đang sử dụng hiện nay. Ông đã dùng khái niệm đoàn kết xã hội để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với nhóm xã hội. Nếu như không có sự đoàn kết xã hội thì các cá nhân riêng lẻ, biệt lập không thể tạo thành xã hội với tư cách là một chỉnh thể. - Đoàn kết cơ học Khái niệm đoàn kết cơ học là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự thuần nhất, đơn điệu của các giá trị và niềm tin. Các cá nhân gắn bó với nhau vì sự kiềm chế mạnh mẽ từ phía xã hội và vì lòng trung thành của cá nhân đối với truyền thống, tập tục và quan hệ gia đình. 20 CBGD: Trần Thị Phụng Hà
  32. Sức mạnh của ý thức tập thể có khả năng chi phối và điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành động của các cá nhân. Trong xã hội kiểu cơ học, quyền tự do, tinh thần tự chủ và tính độc lập của các cá nhân rất thấp. Sự khác biệt và tính độc đáo của cá nhân là không quan trọng. Xã hội gắn kết kiểu cơ học thường có quy mô nhỏ, nhưng ý thức cộng đồng cao, các chuẩn mực, luật pháp mang tính chất cưỡng chế. - Đoàn kết hữu cơ Khái niệm đoàn kết hữu cơ là kiểu đoàn kết dựa trên sự phong phú, đa dạng của các mối liên hệ, tương tác giữa các cá nhân và các bộ phận cấu thành nên xã hội. Trong xã hội kiểu hữu cơ, mức độ và tính chất chuyên môn hóa chức năng càng cao thì các bộ phận trong xã hội càng phụ thuộc, gắn bó và đoàn kết chặt chẽ với nhau. Xã hội đoàn kết hữu cơ thường có quy mô lớn, ý thức cộng đồng yếu, nhưng tính độc lập, tự chủ cá nhân được đề cao; Các quan hệ xã hội chủ yếu mang tính chất trao đổi và được luật pháp, khế ước kiểm soát và bảo vệ. Durkheim cho rằng xã hội truyền thống chủ yếu dựa vào đoàn kết cơ học, xã hội hiện đại tồn tại và phát triển trên cơ sở đoàn kết hữu cơ. Sự biến đổi xã hội từ dạng này sang dạng khác bắt nguồn từ những thay đổi có tính quy luật thể hiện qua các sự kiện xã hội vật chất và phi vật chất. Emile Durkheim Despite their differences, Marx, Spencer, and Comte all acknowledged the importance of using science to study society, although none actually used scientific methods. Not until Emile Durkheim (1858–1917) did a person systematically apply scientific methods to sociology as a discipline. A French philosopher and sociologist, Durkheim stressed the importance of studying social facts, or patterns of behavior characteristic of a particular group. The phenomenon of suicide especially interested Durkheim (as noted in the section “Sociological Imagination,” earlier in this chapter). But he did not limit his ideas on the topic to mere speculation. Durkheim formulated his conclusions about the causes of suicide based on the analysis of large amounts of statistical data collected from various European countries. Durkheim certainly advocated the use of systematic observation to study sociological events, but he also recommended that sociologists avoid considering people’s attitudes when explaining society. Sociologists should only consider as objective “evidence” what they themselves can directly observe. In other words, they must not concern themselves with people’s subjective experiences (Zgourides and Zgourides, 2000). 1.3.5 Max Weber (1864 - 1920) Maximilian Carl Emil Weber là nhà kinh tế học, nhà sử học, nhà xã hội học, sinh năm 1864 trong một gia đình đạo Tin lành ở Erfurt thuộc miền đông nam nước Đức. Weber đã tốt nghiệp đại học và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ luật về đề tài liên quan đến “Lịch sử các hãng thương mại trong thời kỳ trung cổ” tại trường đại học tổng hợp Berlin. Năm Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 21
  33. 1892 ông giảng dạy môn luật tại trường Đại học tổng hợp Berlin. Năm 1894, ông được bổ nhiệm làm giáo sư kinh tế học chính trị tại trường Đaị học tổng hợp Freiburg, sau đó năm 1897 ông làm giáo sư kinh tế học tại trường đại học tổng hợp Heidelburg. Năm 1909, Weber đảm nhận nhiệm vụ chủ bút nhà xuất bản Xã hội học. Các tác phẩm chủ yếu của Weber bao gồm « Tính khách quan trong khoa học xã hội và chính sách công cộng » (1903), « Đạo đức Tinh lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản » (1904), « Kinh tế và xã hội » (1909), « Xã hội học về tôn giáo » (1912), « Tôn giáo Trung Quốc » (1913) và « Tôn giáo Ấn Độ » (1916). - Về phương pháp luận xã hội học Max Weber cho rằng xã hội học có sự khác biệt cơ bản với các khoa học tự nhiên trước hết là ở đối tượng nghiên cứu : khoa học tự nhiên có đối tượng nghiên cứu là các sự kiện vật lý của giới tự nhiên, còn xã hội học và các khoa học xã hội khác có đối tượng nghiên cứu là hoạt động xã hội của con người. - Thứ hai, tri thức khoa học tự nhiên là hiểu biết về giới tự nhiên, tức là thế giới bên ngoài. Các hiện tượng tự nhiên có thể được giải thích bằng các qui luật khách quan, chính xác. Trong khi đó, tri thức khoa học xã hội là hiểu biết về xã hội – thế giới chủ quan do con người tạo ra. Vì vậy, cần hiểu được bản chất của hành động « cảm tính » của con người trước khi giải thích các hiện tượng xã hội bên ngoài. - Thứ ba, về phương pháp nghiên cứu, khoa học tự nhiên tập trung vào việc quan sát các sự kiện của giới tự nhiên và tường thuật lại kết quả quan sát. Khoa học xã hội ngoài việc quan sát phải đi sâu lý giải động cơ, quan niệm và thái độ của các cá nhân, đặc biệt cần phải giải thích xem những chuẩn mực văn hóa, hệ giá trị và những hiểu biết của cá nhân ảnh hưởng như thế nào đến hành động của họ. - Weber cho rằng, xã hội học cần tiến tới hình thành những phương pháp kết hợp nghiên cứu được cái chung và cái riêng của hiện tượng xã hội. Trên cơ sở đó ông đã xây dựng một phương pháp luận nổi tiếng là « loại hình lý tưởng » (ideal type). Loại hình lý tưởng là một phương pháp luận nghiên cứu đặc biệt nhằm làm nổi bật những khía cạnh, những đặc điểm và tính chất nhất định thuộc về bản chất của hiện thực lịch sử xã hội. Ở đây, «lý tưởng » có nghĩa là lý luận, ý tưởng, khái niệm khái quát trừu tượng. Đối với Weber, loại hình lý tưởng là công cụ khái niệm không phải để miêu tả mà là để phân tích và nhấn mạnh những đặc trưng chung, cơ bản, quan trọng của hiện tượng, sự kiện lịch sử xã hội. Max Weber đã vận dụng phương pháp loại hình lý tưởng để nghiên cứu và xây dựng lý thuyết về 22 CBGD: Trần Thị Phụng Hà
  34. sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Phương Tây, hành động xã hội, bộ máy quan liêu, quyền lực, sự không chế xã hội. Quan niệm của Max Weber về xã hội học - Theo Weber về xã hội học vừa có đặc điểm của khoa học xã hội vừa có đặc điểm của khoa học tự nhiên. Trước hết, Weber cho rằng, xã hội học là khoa học có nhiệm vụ lý giải động cơ, ý nghĩa của hành động xã hội, có nghĩa là, xã hội học không giống như khoa học tự nhiên vì đối tượng nghiên của của nó là hành động xã hội và phương pháp nghiên cứu là giải nghĩa. Tuy nhiên, Weber cũng cho rằng, giống như các khoa học khác, xã hội học tiến tới cách giải thích nhân quả về đường lối và hệ quả của hoạt động xã hội. Như vậy, Weber vừa khẳng định xã hội học là khoa học như khoa học tự nhiên vừa chỉ ra bản sắc của xã hội học với tư cách là khoa học xã hội. - Trong khi nhấn mạnh đồng thời cả việc quan sát bên ngoài và việc nắm bắt, lý giải những hiện tượng bên trong của hành động xã hội, Weber đã phân loại hai loại lý giải : Thứ nhất, lý giải trực tiếp thể hiện trong quá trình nắm bắt nghĩa của hành động qua quan sát trực tiếp những đặc điểm, biểu hiện của nó. Thứ hai, lý giải gián tiếp là giải thích động cơ, ý nghĩa sâu xa của hành động qua việc hình dung ra tình huống, bối cảnh của hành động. - Weber cho rằng xã hội học có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi về động cơ, ý nghĩa của hành động xã hội và mục tiêu của xã hội học là đưa ra những khái niệm chung, có tính chất khái quát, trừu tượng về hiện thực lịch sử xã hội. Lý thuyết hành động xã hội - Một trong những khái niệm quan trọng nhất của xã hội học Weber là hành động xã hội. Hành động xã hội với tư cách là đối tượng nghiên cứu của xã hội học được Weber định nghĩa là « hành vi mà chủ thể gắn chó nó một ý nghĩa chủ quan nào đó ». Hành động, kể cả hành động thụ động và không hành động (chờ đợi, không làm gì cả) được gọi là hành động xã hội khi ý nghĩa chủ quan của nó có tính đến hành vi của người khác trong quá khứ, hiện tại hay trong tương lai, ý nghĩa chủ quan đó định hướng hành động. Như vậy không phải hành động nào cũng có tính xã hội. Weber đã chỉ ra một số ví dụ. Thứ nhất, hành động chủ thể nhằm tới các sự vật mà không tính đến hành vi của người khác. Thứ hai, không phải tương tác nào của con người cũng là hành động xã hội. Thứ ba, hành động giống nhau của các cá nhân trong một đám đông. Thứ tư, hành động thuần túy bắt chước hay làm theo người khác cũng không được coi là hành động xã hội. Tuy nhiên cũng là hành động bắt chước nhưng nếu vì đó là mốt và mẫu mực, nếu không theo sẽ bị người khác chê cười thì hành động bắt chước đó trở thành hành động xã hội. Như vậy là rất khó xác định chính xác rõ ràng biên giới của hành động xã hội và hành động « không xã hội ». Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 23
  35. - Tóm lại, hành động xã hội được Weber định nghĩa là hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác, và vì thế được hướng tới người khác, trong đường lối trong quá trình của nó. Weber đã phân tích sự thay đổi vai trò và xu hướng của hành động xã hội để chỉ ra điều kiện, tiến trình phát triển của lịch sử xã hội hiện đại Phương Tây. Các nghiên cứu của Weber cho thấy chỉ trong xã hội hiện đại Phương Tây chủ nghĩa duy lý mới phát triển tràn ngập vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế, luật pháp, chính trị, văn hóa, tôn giáo, xã hội. Điều đó giải thích phần nào câu hỏi tại sao trước đây chủ nghĩa tư bản hiện đại đã ra đời, phát triển trong xã hội phương tây mà không phải ở nơi khác. Lý thuyết về chủ nghĩa tư bản và về phân tầng xã hội - Là một nhà xã hội học có kiến thức kinh tế sâu rộng, Weber đặc biệt quan tâm tới mối tương tác giữa hiện tượng kinh tế và hiện tượng xã hội, nhất là sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Khác với Marx coi kinh tế là cơ sở vật chất của xã hội. Weber tập trung nghiên cứu tác động cảu các yếu tố xã hội đối với cơ cấu kinh tế và quá trình kinh tế. Weber giải thích sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại với tư cách là hệ thống kinh tế trong những công trình nổi tiếng của ông như « Đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản » (1904) và « Kinh tế xã hội » (1909). - Weber đã giải quyết một cách hệ thống vấn đề mối quan hệ giữa tôn giáo, kinh tế và xã hội mà trước đó chưa có ai nghiên cứu triệt để. Ông bắt đầu phân tích chủ nghĩa tư bản bằng cách đưa ra các bằng chứng lịch sử quan sát được. Ông nhận thấy hoạt động kinh tế thương mại đã phát triển mạnh mẽ ở những có đạo Tin lành. Phần lớn các chủ doanh nghiệp, các thương gia là những người theo đạo Tin lành có xu hướng duy lý hóa. Ông cho rằng, những lời giáo huấn của đạo Tin lành đã trở thành một hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức mới trong lịch sử xã hội phương Tây. Những chuẩn mực này đã chi phối hành động xã hội của con người Phương Tây. Bằng việc phân biệt hai khái niệm chủ nghĩa tư bản truyền thống và chủ nghĩa tư bản hiện đại, Weber đã rút ra kết luận rằng, chính đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản có mối tương quan cộng hưởng, tỉ lệ thuận với nhau và đã góp phần hình thành, phát triển xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại ở phương Tây. Mặc dù quan niệm này của Weber bị phê phán là duy tâm chủ nghĩa nhưng nó cũng đã mang lại một cách giải thích mới về mối quan hệ của các yếu tố vật chất và tinh thần, kinh tế và phi kinh tế. - Khi nghiên cứu về cấu trúc xã hội của chủ nghĩa tư bản, Weber cho rằng cấu trúc xã hội và sự phân tầng xã hội nói riêng chịu sự tác động của hai nhóm yếu tố cơ bản là các yếu tố kinh tế (vốn, tư liệu sản xuất, thị trường ) và các yếu tố phi kinh tế (vị thế xã hội, năng lực, cơ may, quyền lực ). Ông đặc biệt nhấn mạnh đến « kỹ năng chiếm lĩnh thị trường » của người lao động như là một yếu tố cơ 24 CBGD: Trần Thị Phụng Hà
  36. bản trong việc phân chia giai cấp. Weber cho rằng có hai hình thức phân tầng xã hội về kinh tế. Thứ nhất, sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về sở hữu tài sản. Thứ hai, sự phân tầng xã hội thành các giai cấp khác nhau về mức độ thu nhập. Hai tháp phân tầng này dan xen, tương tác và chuyển hóa cho nhau. - Như vậy, khi nghiên cứu phân tầng xã hội và chủ nghĩa tư bản hiện đại, Weber đã nói tới vai trò của cả hai yếu tố kinh tế và phi kinh tế trong quá trình hình thành và biến đổi cơ cấu xã hội. - Tóm lại, công lao quan trọng của Weber đối với xã hội học hiện đại là việc đưa ra những quan niệm và cách giải quyết độc đáo đối với những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu xã hội học. Weber đã xây dựng quan điểm lý luận xã hội học đặc thù của mình trên cơ sở các ý tưởng của sử học, kinh tế học, triết học, luật học và nghiên cứu lịch sử so sánh. Các lý thuyết, khái niệm và phương pháp luận xã hội học Weber đang được tiếp tục tìm hiểu, vận dụng và phát triển trong xã hội học hiện đại. Max Weber The German sociologist Max Weber (1864–1920) disagreed with the “objective evidence only” position of Durkheim. He argued that sociologists must also consider people’s interpretations of events—not just the events themselves. Weber believed that individuals’ behaviors cannot exist apart from their interpretations of the meaning of their own behaviors, and that people tend to act according to these interpretations. Because of the ties between objective behavior and subjective interpretation, Weber believed that sociologists must inquire into people’s thoughts, feelings, and perceptions regarding their own behaviors. Weber recommended that sociologists adopt his method of Verstehen (vûrst e hen), or empathetic understanding. Verstehen allows sociologists to mentally put themselves into “the other person’s shoes” and thus obtain an “interpretive understanding” of the meanings of individuals’ behaviors CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích tiền đề ra đời của xã hội học. Tại sao nói xã hội học ra đời vào đầu thế kỷ 19 là một tất yếu lịch sử? 2. Phân tích những điều kiện tiền đề của sự ra đời XHH phương tây cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 3. Trình bày tư tưởng XHH của Auguste Comte và Karl Mark. Từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn. 4. Trình bày những quan điểm của Max Weber về hành động xã hội Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 25
  37. 5. Trình bày những đóng góp vầ XHH của Emile Durkheim từ đó rút phân tích tư tưởng của Durkheim về đoàn kết XH. 6. Tại sao chủ nghĩa duy vật lịch sử của Karl Marx là cơ sở lý luận và phương pháp luận xã hội học? Trình bày những quan điểm cơ bản của Marx về bản chất của xã hội và bản chất của con người. 7. So sánh những điểm giống nhau và khác nhau trong quan niệm của August Comte và Karl Marx về qui luật biến đổi của xã hội. 8. Phân tích những nguyên lý xã hội học của Hertbert Spencer. Spencer có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của xã hội học. 9. Phân tích những đóng góp của Emile Durkheim đối với xã hội học. Quan niệm về phương pháp nghiên cứu xã hội học của Durkheim có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội học hiện đại? 1.3.6 Các lý thuyết xã hội học chủ yếu a. Thuyết chức năng (function theory) Các đại biểu chủ yếu của thuyết chức năng hay chức năng – cấu trúc là August Comte (1798 – 1857), Herbert Spencer (1820 -1903), Emile Durkhiem (1858 -1917), Vilfredo Pareto (1938 – 1932) Athur Radcliffe – Brown (1881 – 1955) Talcott Parsons (1902 – 1979), Robert Merton (1910) Peter Blau (1918 -2002) Thuyết chức năng – cấu trúc nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chính thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững. Nguồn gốc lý thuyết của thuyết chức năng là truyền thống khoa học xã hội Pháp coi trọng sự ổn định, trật tự của hệ thống với các bộ phận có quan hệ chức năng hữu cơ với chỉnh thể hệ thống và truyền thống khoa học Anh với thuyết tiến hóa, thuyết kinh tế, thuyết vị lợi, thuyết hữu cơ phát triển mạnh. Hai truyền thống này đã làm nảy sinh những ý tưởng khoa học về xã hội như là một sinh thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống gồm các thành phần có những chức năng nhất định tạo thành cấu trúc ổn định. b. Thuyết mâu thuẫn (conflict theory) Các đại biểu chính của thuyết mâu thuẫn là K.Marx, F. Engels, Vilfredo Pareto (1848 - 1923), Thorstein Velblen (1857 -1929) Georg Simmel (1858 -1918) Gaetano Mosca (1858 -1941), Robert Park (1864 -1944) Robert Michels (1876 -1936), Joseph Schumpeter (1883-1950), Max Horkheimer (1895 -1973), Herbert Marcuse (1898 -1979), Erick Fromm (1900 – 1980), Theodor Adorno (1903-1969), Lewis Coser (1913-), Wright Mills (1916 -1962), Jurgen Habermas (1929-) Ralf Dahrendorf (1929-) Pierre Bourdieu (1930), Randall Collins (1941-) 26 CBGD: Trần Thị Phụng Hà
  38. Tư tưởng chủ đạo của thuyết mâu thuẫn là nhấn mạnh sự mâu thuẫn, xung đột và sự biến đổi xã hội, Sự căng thẳng xã hội, sự phân hóa xã hội cùng với sự mâu thuẫn, cạnh tranh, xung đột, biến đổi xã hội là những chủ đề nghiên cứu cơ bản của các lý thuyết mâu thuẫn trong xã hội học. Luận điểm gốc của thuyết mâu thuẫn cho rằng, do có sự khan hiếm các nguồn lực (đất đai, nguyên vật liệu, tiền tài, địa vị ) và do sự phân công lao động và sự bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực, quyền lực nên quan hệ giữa các cá nhân, các nhóm xã hội luôn nằm trong tình trạng mâu thuẫn, cạnh tranh với nhau vì lợi ích. Để giải quyết mâu thuẫn xã hội, nhiều tác giả thuyết mâu thuẫn chủ trương phê phán và đấu tranh chứ không phải là thỏa hiệp. Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội, hệ các giá trị và các chuẩn mực văn hóa được coi là vũ khí, phương tiện đấu tranh lợi hại. Về phương pháp luận, thuyết mâu thuẫn cho rằng cần phải tập trung vào phân tích động cơ và đặc điểm xã hội của các bên tham gia mâu thuẫn và bản chất của mối quan hệ mâu thuẫn c. Thuyết tương tác biểu trưng (symbolic interaction theory) Các đại biểu chính của thuyết tương tác biểu trưng bao gồm Charles Horton Cooley (1863 – 1929), George Herbert Mead (1863 -1931), Herbert Blumer (1900 – 1987), Erving Goffman (1922 – 1982). Thuyết tương tác biểu trưng cho rằng xã hội được tạo thành từ sự tương tác của vô số các cá nhân, bất kỳ hành vi và cử chỉ nào của con người đều có vô số các ý nghĩa khác nhau, hành vi và hoạt động của con người không những phụ thuộc mà còn thay đổi cùng với các ý nghĩa biểu trưng. Do đó để hiểu được tương tác xã hội giữa các cá nhaanm giữa con người với xã hội, cần phải nghiên cứu tương tác xã hội, cần phải lý giải được ý nghĩa của các biểu hiện của mối tương tác đó. Nguồn gốc của thuyết tương tác biểu trưng là các quan niệm xã hội học của Max Weber, Georg Simel, Robert Park và một số trường phái triết học, sinh vật học và các lý thuyết tâm lý học ý thức, tâm lý học hành vi và tâm lý học xã hội. d. Thuyết lựa chọn duy lý (rational choice theory) Các đại biểu chính của thuyết lựa chọn duy lý là George Hommans (1910 – 1989) và Peter Blau Thuyết lựa chọn duy lý có nguồn gốc lý thuyết từ các tư tưởng triết học, kinh tế học và nhân học thế kỷ 13 - 19. Thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiên dề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 27
  39. trong diều kiện khan hiếm các nguồn lực. Cách hiểu này ban đầu mang nặng ý nghĩa kinh tế học vì nhấn mạnh yếu tố lợi ích vật chất. Nhưng sau này các nhà xã hội học mở rộng phạm vi của mục tiêu bao gồm các yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần. Các tác giả của thuyết lựa chọn duy lý coi con người là chủ thể ra quyết định một cách hợp lý trong điều kiện khan hiếm nguồn lực trên có sở xem xét, đánh giá lợi ích kinh tế của từng cách lựa chọn. Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó, bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn và các sản phẩm đầu ra của từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác. Do tác động của nhiều yếu tố như vậy mà các hành vi lựa chọn duy lý của các cá nhân có thể tạo ra những sản phẩm phi lý không mong đợi của cả nhóm, tập thể. Thuyết lựa chọn duy lý có hai biến thể: Thứ nhất là thuyết trò chơi (Game theory): nhấn mạnh yếu tố mong đợi hợp lý và các chiến lược hợp lý giải quyết vấn đề mà các bên tham gia phải phân tích, lựa chọn và ra quyết định hành động. Ví dụ nổi tiếng của thuyết trò chơi là “Tình thế lưỡng nan” hay “Song đề phạm nhân”. Ví dụ này như sau: Giả định có hai người bị nghi là cùng tòng phạm một tội và bị hỏi cung từng người một, độc lập với nhau. Nếu cả hai người này đều chối tội thì cả hai được tha bổng. Nếu một người chối tội và một người nhận tội thì người chối tội bị phạt 10 năm tù và người nhận tội bị phạt 2 năm tù. Nếu cả hai cùng nhận tội thì mỗi người bị phạt 5 năm tù. Theo thuyết trò chơi, mỗi người này hành động một cách duy lý là sẽ nhận tội để tránh bị hậu quả nặng nề nhất, tránh bị phạt 10 năm tù. Kết hợp cả hai cách hành động duy lý của từng người một dẫn đến kết cục chung là cả hai cùng nhận tội và mỗi người bị phạt 5 năm tù. Thuyết trò chơi cho thấy, hành động duy lý cá nhân chỉ có thể đem lại kết quả tốt đẹp cho các bên tham gia khi cùng nhất trí những “luật chơi”, ví dụ trao đổi thông tin, hợp tác cùng có lợi, tin cậy lẫn nhau. Thứ hai là thuyết trao đổi (exchange theory): Thuyết trao đổi coi tương tác xã hội như là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các bên tham gia. Mỗi bên luôn xem xét chi phí bỏ ra và nguồn lợi thu về của từng món hàng, từng dịch vụ trước khi đem chúng ra trao đổi với nhau. 1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC Khách thể của xã hội học là hiện thực xã hội. Hiện thực xã hội cũng là đối tượng của các khoa học xã hội khác như triết học, lịch sử, dân tộc học, tôn giáo, dân số Xã hội học khác với các khoa học khác ở chỗ, xã hội học nghiên cứu về tính chỉnh thể của các quan hệ trong xã hội, là khoa học nghiên cứu về hệ thống xã hội nói chung. Đồng thời xã hội 28 CBGD: Trần Thị Phụng Hà
  40. học cũng nghiên cứu những vấn đề chuyên biệt và cụ thể qua các khái niệm gắn với nhân tố được kiểm nghiệm. 1.4.1 Đặc điểm của tri thức xã hội học a. Tri thức xã hội học vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ thể Đặc trưng cơ bản này của tri thức xã hội học thể hiện ở chỗ: trong khi nghiên cứu những sự vật, hiện tượng, quá trình xã hội, xã hội học luôn hướng tới cái chỉnh thể, cái toàn bộ, cái hệ thống để hiểu biết, nhận thức một một cách khái quát các đặc trưng của quá trình, hiện tượng xã hội. Ví dụ: Một trong những nguyên tắc quan trọng của điều tra xã hội học là nghiên cứu chọn mẫu, tức là nghiên cứu một bộ phận, một phần của một tổng thể xã hội để rút ra những nhận định, kết luận khoa học khái quát chung cho cả tổng thể xã hội đó. Song điểm độc đáo của xã hội học còn là ở chỗ, trong khi nghiên cứu, khảo sát các sự vật hiện tượng, nó còn sử dụng các phương pháp đặc trưng của mình để thu thập những thông tin, chỉ báo, đại lượng cụ thể, sống động. Các tri thức của các khoa học khác đều có đặc điểm "cặp" này nhưng đối với xã hội học nó trở thành một đặc trưng cơ bản. Tri thức xã hội học là kết quả sự khái quát hoá, trừu tượng hoá những gì rút ra từ hiện tượng sinh động của đời sống xã hội để từ đó nhận thức và giải quyết chính các vấn đề cụ thể, sống động trong cuộc sống của con người. b. Tri thức xã hội học vừa có mặt định tính vừa có mặt định lượng Đặc trưng này thể hiện ở chỗ tri thức xã hội học giúp ta nhận thức cả về mặt số lượng, cả về mặt tính chất của hiện tượng, sự kiện xã hội. Ví dụ 1. Nghiên cứu xã hội học không những giúp ta phát hiện thấy trong xã hội có sự phân hoá giàu nghèo mà còn giúp ta đo lường, tính toán được khoảng cách thu nhập, chi tiêu giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo. Đặc trưng "cặp" này của tri thức xã hội học là kết quả của việc sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính trong xã hội học. Ví dụ 2. Điều tra xã hội học áp dụng phương pháp trưng cầu ý kiến để thu thập thông tin định lượng, đồng thời sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để ghi lại câu chuyện mô tả cuộc đời thực của đối tượng nghiên cứu. Các thông tin thu được có thể xử lý bằng cách mã hoá và tính toán các số trung bình, phần trăm, hệ số tương quan, đồng thời được dùng để phân loại và khắc hoạ thành những kiểu, dạng, loại quan hệ xã hội hay lối sống xã hội. c. Tri thức xã hội học vừa có cấp độ vĩ mô vừa có cấp độ vi mô Đặc trưng "cặp" vĩ mô và vi mô thể hiện ở tính biện chứng trong đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 29
  41. Nhóm xã hội có quy mô lớn đến đâu cũng do các phần tử vi mô là các cá nhân với mối liên hệ giữa các cá nhân hợp thành. Đồng thời mỗi con người luôn luôn là đầu mối của mạng lưới quan hệ xã hội đan xen phức tạp với nhau với tư cách là "tiểu vũ trụ" trong một đại vũ trụ là xã hội, là mối tổng hoà các quan hệ xã hội. Xã hội học nghiên cứu hành động xã hội của cá nhân cũng phải tính đến tác động của nhóm, tính đến vị thế, vai trò của cá nhân đó trong cấu trúc nhóm, tức là nghiên cứu hiện tượng, quá trình xã hội ở cấp vi mô cũng phải xét nó trong bối cảnh xã hội vĩ mô. Ngược lại, khi nghiên cứu những vấn đề vĩ mô, ví dụ như tìm hiểu một xã hội đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhà xã hội học cũng cần phải xét tới nhu cầu, động cơ, năng lực, trình độ chuyên môn của các cá nhân, các nhóm xã hội. Chẳng hạn, khi xã hội học đi vào nghiên cứu cấu trúc nhóm thì những vấn đề thuộc về vị thế, vai trò của người thủ lĩnh, lãnh đạo, quản lý cũng như của từng thành viên trở nên rất quan trọng, không thể bỏ qua. Kết quả là tri thức xã hội học có đặc trưng kép là đem lại sự hiểu biết khoa học về sự vật hiện tượng xã hội ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô. d. Tri thức xã hội học vừa có cấp độ lý thuyết vừa có cấp độ thực nghiệm Tương ứng với sự thống nhất của hai bộ phận xã hội học lý thuyết và xã hội học thực nghiệm, tri thức của xã hội học có hai cấp độ lý thuyết và cấp độ thực nghiệm. Thực chất đặc trưng "cặp" như vậy bắt nguồn từ yêu cầu nghiêm ngặt của khoa học là các tri thức lý luận, lý thuyết phải có tính kiểm chứng và phải được kiểm nghiệm qua các bằng chứng khoa học. Do vậy bất kỳ một đơn vị tri thức xã hội học nào, từ phạm trù, khái niệm đến lý thuyết đều mang tính trừu tượng, khái quát cao có thể áp dụng để giải thích, dự báo sự hình thành, biến đổi của một nhóm sự kiện, hiện tượng vừa có tính thực nghiệm để có thể kiểm tra, chứng thực hoặc bác bỏ qua từng trường hợp cụ thể. Chính nhờ đặc trưng "cặp" lý thuyết - thực nghiệm mà tri thức xã hội học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. e. Tri thức Xã hội học vừa có cấp độ đại cương vừa có cấp độ chuyên biệt Trên cấp độ đại cương, tri thức xã hội học bao gồm một hệ thống các khái niệm, phạm trù chung, khái quát nhất như khái niệm cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội, biến đổi xã hội, sai lệch xã hội, vị thế xã hội, vai trò xã hội, mạng lưới xã hội, thiết chế xã hội, nhóm xã hội, v.v. Các kiến thức đại cương này là cơ sở để triển khai nghiên cứu xã hội học ở cấp chuyên biệt. Tri thức ở cấp độ chuyên biệt là kết quả của những nghiên cứu chuyên sâu, tập trung vào một số hiện tượng, quá trình trong lĩnh vực cụ thể của đời sống phong phú, đa dạng. Nhờ tính chuyên biệt mà tri thức xã hội học trở nên sinh động và có ý nghĩa thiết thực, quý giá đối với việc nhận thức và chỉ đạo hoạt động xã hội. 30 CBGD: Trần Thị Phụng Hà
  42. f. Tri thức xã hội học vừa có cấp độ cơ bản vừa có cấp độ ứng dụng Hệ thống các tri thức xã hội học cơ bản bao gồm các phạm trù, khái niệm, lý thuyết và những phương pháp tiếp cận nghiên cứu cơ bản có thể áp dụng trong các nghiên cứu triển khai và ứng dụng cụ thể. Cấp độ tri thức xã hội học cơ bản cũng bao hàm cả những khái niệm, phạm trù, lý thuyết mới, những phương pháp và kỹ thuật điều tra mới được tìm kiếm, khám phá từ những nghiên cứu trong thực tiễn. Cấp độ tri thức xã hội học ứng dụng chủ yếu bao gồm những tri thức thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm và nhất là nghiên cứu triển khai (R & D) để đưa khoa học vào cuộc sống, để giải quyết những vấn đề cụ thể nảy sinh trong hoạt động thực tiễn của con người. Đặc trưng cặp "cơ bản và ứng dụng" của tri thức xã hội học cho thấy mỗi lý thuyết, phạm trù, khái niệm không những là sản phẩm của nghiên cứu cơ bản mà còn là cơ sở khoa học cho hành động thực tiễn cải tạo, quản lý và kiểm soát các quá trình, hành vi, hoạt động xã hội. Xã hội học với những đặc trưng "cặp" nêu trên đang thu hút sự quan tâm rộng rãi của các nhà nghiên cứu và các nhà thực tiễn, các nhà lãnh đạo quản lý và các nhà hoạch định chính sách. Nhờ vậy xã hội học ngày càng phát triển xứng đáng chiếm vị trí trung tâm liên - ngành của các khoa học xã hội và nhân văn góp phần đắc lực và có hiệu quả vào giải quyết những nhiệm vụ mà sự nghiệp đổi mới đất nước đặt ra. 1.4.2 Đối tượng nghiên cứu của xã hội học Do tính chất "nước đôi" của các tri thức xã hội học mà các quan niệm về đối tượng nghiên cứu của xã hội học không chỉ khác nhau, thậm chí còn trái ngược nhau. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học có sự thay đổi qua các thời kỳ. Thời kỳ trước năm 1960, có hai cách tiếp cận khác nhau: - Thứ nhất, xã hội học Châu Âu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của triết học thực chứng và thuyết tiến hoá, nên đối tượng nghiên cứu là tính chỉnh thể của tổ chức xã hội, tính hệ thống của nó trong mối quan hệ chi phối các nhân. Tức là nghiên cứu cấu trúc xã hội hay xã hội học vĩ mô. Ví dụ: Đối với Auguste Comte, xã hội học là khoa học nghiên cứu về các quy luật tổ chức xã hội v.v Theo Durkheim, đối tượng nghiên cứu của xã hội là “sự kiện xã hội”. - Thứ hai, xã hội học Mỹ chịu ảnh hưởng của thuyết hành vi và chủ nghĩa thực dụng. Theo quan điểm của M. Weber, xã hội học là khoa học nghiên cứu về “hành động xã hội”. Đối tượng nghiên cứu là các hành vi cá nhân, các cơ chế hình thành hành vi cá nhân, sự tương tác liên cá nhân, sự hình thành động cơ, các tác nhân hành động của nhóm. Tức là nghiên cứu hành động xã hội hay xã hội học vi mô. Khuynh hướng tiếp cận vi mô: Các nhà xã hội học theo khuynh hướng này cho rằng hành vi hay hành động xã hội của con người là đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 31
  43. - Giai đoạn hiện nay cũng có hai cách tiếp cận về đối tượng nghiên cứu của xã hội học: Một là, tiếp cận đối tượng xã hội học từ hai phía: hành vi xã hội của con người và hệ thống xã hội (cấu trúc xã hội), do có sự xâm nhập lẫn nhau của xã hội học Châu Âu và xã hội học Mỹ. Hai là, tiếp cận theo phương pháp phân tích kinh tế chính trị của Marx, lấy các cơ sở kinh tế và các cộng đồng xã hội làm khái niệm then chốt, hạt nhân để triển khai ra các phạm vi khác. Cách tiếp cận này rất thịnh hành ở các nước Đông Âu và Liên xô trước đây. Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là tất cả các quá trình và hiện tượng xã hội, về mức độ biểu hiện, nguyên nhân, động lực và các xu hướng phát triển của chúng. 1.5 MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC Xã hội học có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học như triết học, toán học, luật học, kinh tế học.v.v 1.5.1 Xã hội học và triết học Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Các vấn đề cơ bản của triết học là: - Vấn đề về bản thể: vật chất và ý thức là gì? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào? - Vấn đề về chân lý: làm thế nào để xác định được một luận cứ đi từ tiền đề đến kết luận có hiệu lực hay không? Làm thế nào để biết được một phát biểu là đúng hay sai? Ta có thể trả lời những loại câu hỏi nào? - Vấn đề về nhận thức: quá trình nhận thức diễn ra thế nào? Chúng ta có thể nhận thức chính xác thế giới khách quan hay không? Thực tại là gì? Chúng ta nhận thức thực tại như thế nào, có nhận thức toàn bộ thực tại hay không? - Vấn đề về đạo đức: thế nào là "tốt", thế nào là "xấu" (hoặc thế nào là "giá trị", thế nào là "phi giá trị")? Sự khác biệt giữa tốt và xấu? Hành động như thế nào là đúng? Các giá trị có tính chất tuyệt đối hay tương đối? Thế nào là các quy tắc tự nhiên? Hạnh phúc là gì? - Vấn đề về thẩm mỹ: đẹp là gì, xấu là gì? Nghệ thuật là gì? Vậy mối quan hệ giữa triết học và xã hội học là mối quan hệ giữa thế giới quan và khoa học cụ thể. Triết học là thế giới quan, phương pháp luận của việc nghiên cứu, phân tích các sự kiện xã hội trong xã hội học. Ngược lại, các nghiên cứu xã hội đã cung cấp thông tin, dự kiến, các bằng chứng và phát hiện các vấn đề mới giúp cho quá trình khái quát hoá lý luận ngày càng phong phú và chính xác hơn. 32 CBGD: Trần Thị Phụng Hà
  44. Cần phải tránh 2 khuynh hướng làm cản trở đến sự phát triển của xã hội học: - Đồng nhất xã hội học với triết học hoặc coi xã hội học là một bộ phận của triết học. - Tách rời xã hội học ra khỏi triết học, hay xã hội học biệt lập với triết học. 1.5.2 Xã hội học và tâm lý Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người. Ngành này tập trung vào loài người, tuy một vài khía cạnh của động vật cũng thỉnh thoảng được nghiên cứu. Tâm lý học được định nghĩa một cách rộng rãi như là "khoa nghiên cứu những hành vi và những tiến trình tâm thần của con người". Tâm lý học vừa được nghiên cứu một cách khoa học lẫn phi khoa học. Tâm lý học chủ đạo ngày nay đa phần đặt nền tảng trên thuyết thực chứng, thông qua những phân tích định lượng và sử dụng những phương pháp khoa học để thử và bác bỏ những giả thuyết. Tâm lý học sử dụng và tiếp thu kiến thức thu thập được từ nhiều ngành khoa học khác để hiểu và lý giải hành vi của con người. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học: - Nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tâm lý. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý đó. - Nghiên cứu vai trò, chức năng của tâm lý đối với hoạt động của con người. XHH nghiên cứu con người nhưng là những con người xã hội, những thành tố xã hội của con người, nghiên cứu xem tại sao con người ta lại kết bạn, lại tham gia vào các nhóm, các tổ chức xã hội XHH và tâm lý học có mối quan hệ mật thiết và khá gần gũi với nhau. Vì vậy trong lịch sử phát triển của XHH đã có lúc TLH bị cự tuỵệt (Durkhem), hoặc được sử dụng nhiều trong nghiên cứu xã hội (Mead). Sự giằng co giữa XHH và TLH đã đưa đến kết quả là sự ra đời của chuyên nghành Tâm lý học xã hội. Trong thực tế ở một số lĩnh vực tâm lý học và xã hội học đều sử dụng các khái niệm, lý thuyết của nhau. Tuy nhiên sự xác định thật rạch ròi ranh giới giữa XHH và TLH là hết sức khó khăn, đặc biệt là giữa TLH xã hội và XHH. 1.5.3 Xã hội học và kinh tế học Kinh tế học là khoa học nghiên cứu quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng các sản phẩm hành hoá, dịch vụ xã hội. Nghiên cứu kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công, Chương 1: Tổng quan về Xã hội học 33