Giáo trình Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực (Bản đẹp)

doc 26 trang huongle 3090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_xay_dung_mang_luoi_va_van_dong_nguon_luc_ban_dep.doc

Nội dung text: Giáo trình Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực (Bản đẹp)

  1. Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn CTXH & PTCĐ Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM” XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI và VẬN ĐỘNG NGUỒN LỰC Chân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này.
  2. [TypeXây dựng trẻ mạng emxt] lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI LỜI GIỚI THIỆU Trong xu thế thế giới trở thành thế giới phẳng, khoảng cách địa lý ngày càng thu hẹp nhờ các phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc ngày càng phát triển; từ đó mọi hoạt động của con người ngày càng trở nên phụ thuộc, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Vì vậy, sự liên kết hợp tác để tăng sức mạnh về nguồn lực lao động (trí óc và chân tay) tăng tài nguyên vật chất, xã hội là xu thế nổi trội của thời đại. Trong Công tác xã hội, một cá nhân có khó khăn thường những khó khăn đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, vì vậy việc hỗ trợ để giúp thân chủ vượt qua khó khăn, một mình NVCTXH với nguồn lực hạn chế chỉ của cơ quan/tổ chức mình không thể hỗ trợ thân chủ hiệu quả, mà cần đến sự hỗ trợ của nhiều cơ quan/tổ chức khác với những chuyên môn, nguồn lực khác trong cộng đồng, xã hội. Ví dụ, một bà mẹ nghèo có thể vừa cần tăng thu nhập, vừa cần học nghề, có nơi gởi con nhỏ, cần được tham vấn, được học về kỹ năng làm mẹ và những kỹ năng khác để thay đổi hành vi, cuộc sống Trong xu thế đó “mạng lưới” và “xây dựng mạng lưới” là giải pháp tối ưu để tăng cường an sinh cho các đối tượng xã hội và người dân. Tại sao và làm thế nào để tổ chức mạng lưới phù hợp và hiệu quả cho các hoạt động phát triển xã hội? Đó là mục tiêu của chủ đề “Xây dựng mạng lưới” và “Vận động nguồn lực” được trình bày dưới đây. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 1
  3. [TypeXây dựng trẻ mạng emxt] lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 ĐỀ CƯƠNG 3 I. TÊN CHỦ ĐỀ 4 II. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ 4 III. MỤC TIÊU GIẢNG DẠY 4 IV. THỜI GIAN GIẢNG DẠY: 1,5 ngày 4 V. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ 4 VI. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 5 VII. YÊU CẦU HỌC TẬP 5 VIII.TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 TÀI LIỆU PHÁT 6 Bài 1: XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI 7 I. KHÁI NIỆM MẠNG LƯỚI VÀ XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI 7 II. MỤC ĐÍCH CỦA XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI 7 III. LỢI ÍCH CỦA MẠNG LƯỚI 7 IV. CÁC HÌNH THỨC MẠNG LƯỚI 8 V. XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI 9 VI. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CÁC GIAI ĐOẠN TRÊN 9 VII. MỘT SỐ LƯU Ý 14 Bài 2: VẬN ĐỘNG NGUỒN LỰC 15 I. KHÁI NIỆM 15 II. CÁC LOẠI NGUỒN LỰC 15 III. CÁC HÌNH THỨC VẬN ĐỘNG NGUỒN LỰC 16 CÂU HỎI ÔN TẬP 17 BÀI ĐỌC THÊM 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 GIÁO ÁN 25 A. Mục tiêu khoá học: 26 B. Kế hoạch tập huấn 26 NGÀY 1 28 BÀI 1: XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI 28 NGÀY 2 34 BÀI 2: “VẬN ĐỘNG NGUỒN LỰC” 34 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRONG TẬP HUẤN 37 1. Hoạt động mở đầu bài học để dẫn dắt đến “Mục đích của mạng lưới” 37 2. Trò chơi : “Tôi cần” dẫn dắt đến khái niệm về “Vận động nguồn lực” 37 Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 2
  4. [TypeXây dựng trẻ mạng emxt] lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI ĐỀ CƯƠNG Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 3
  5. [TypeĐề cương trẻ –emxt] Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI I. TÊN CHỦ ĐỀ: “KỸ NĂNG XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI VÀ VẬN ĐỘNG NGUỒN LỰC” II. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ - Mạng lưới chỉ một nhóm mở rộng những người có cùng lợi ích hay mối quan tâm và giữa họ có sự tương tác và duy trì mối liên hệ không chính thức với nhau để giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. - Vận động nguồn lực là hoạt động của một nhóm nhân viên chuyên nghiệp nòng cốt ở một tổ chức chuyên xây dựng phong trào xã hội nhằm mang lại tiền, những sự hỗ trợ, sự quan tâm của truyền thông, sự liên minh với những người có quyền lực và sự cải tiến hệ thống tổ chức của cộng đồng. - Chủ đề nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng về xây dựng mạng lưới, liên kết các cá nhân, nhóm, tổ chức bên trong và ngoài cộng đồng để tăng khả năng và nguồn lực giải quyết các vấn đề của cộng đồng; đồng thời cũng cung cấp các kiến thức về huy động, tích góp, phát huy các nguồn lực để thực hiện các hoạt động công tác xã hội hiệu quả. III. MỤC TIÊU GIẢNG DẠY Sau khi kết thúc việc học tập 1,5 ngày, người học có thể: 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm, mục đích, ý nghĩa, lợi ích của việc xây dựng mạng lưới - Mô tả được các loại hình mạng lưới - Mô tả được tiến trình các bước tổ chức xây dựng mạng lưới - Nêu được khái niệm vận động nguồn lực - Mô tả được nội dung các loại nguồn lực trong cộng đồng - Mô tả được các hình thức vận động nguồn lực cộng đồng để giải quyết các vấn đề xã hội 2. Thái độ Nhìn nhận vài trò quan trọng của mạng lưới và nguồn lực trong việc chăm lo an sinh cho người nghèo và thiệt thòi, và phát triển cộng đồng, và mong muốn tổ chức thực hiện cho cộng đồng mà HV đang công tác. 3. Hành vi Tích cực nêu câu hỏi, trao đổi, chia xẻ về cách xây dựng mạng lưới cũng như vận động nguồn lực. IV. THỜI GIAN GIẢNG DẠY:1,5 ngày V. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ Bài 1: 1. Khái niệm về mạng lưới và xây dựng mạng lưới 2. Mục đích, ý nghĩa và lợi ích của mạng lưới 3. Các hình thức mạng lưới 4. Các giai đoạn và bước xây dựng mạng lưới Bài 2: Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 4
  6. [TypeĐề cương trẻ –emxt] Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI 1. Khái niệm về vận động nguồn lực 2. Các dạng nguồn lực 3. Các hình thức vận động nguồn lực. VI. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Trình bày có sử dụng hình ảnh minh họa, thẻ màu - Thảo luận nhóm - sắm vai - kể chuyện - Bài tập thực hành rèn các kỹ năng VII. YÊU CẦU HỌC TẬP - Tham dự lớp đầy đủ - Tham gia thảo luận nhóm tích cực - Tham gia phân tích các trường hợp điển cứu - Chia sẻ kinh nghiệm - Đọc thêm tài liệu VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] David A. Hardcastle et al. 2004. Community practice Theories and Skills for Social Workers. Oxford. [2] Gary Paul Green and Ann Goetting. 2007. Mobilizing community – Asset building as Community development Stratrẻ emgy. Sage Publication. [3] Resource Mobilization emresources.worldbank.org/INTBELARUS/Resources/Resource_Mobilization.pdf [4] Xây dựng Mạng lưới, Điều phối và Hợp tác: /tia-b-vn.pdf. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 5
  7. [TypeXây dựng trẻ mạng emxt] lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI TÀI LIỆU PHÁT Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 6
  8. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI Bài 1: XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI I. KHÁI NIỆM MẠNG LƯỚI VÀ XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI 1. Mạng lưới (Net wok) có nhiều khái niệm - Khái niệm mang tính vật chất (thường sử dụng trong điện, điện tử, tivi, radio, vi tính ) đề cập đến một hệ thống những mạch, dây dính với nhau và có mối liên hệ với nhau (Ví dụ: Mạng lưới đường xe lửa, Mạng Radio, TV ). - Khái niệm mang tính xã hội:  Chỉ một nhóm mở rộng những người có cùng lợi ích hay mối quan tâm và, giữa họ có sự tương tác và duy trì mối liên hệ không chính thức với nhau để giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau (Free dictionary). (Ví dụ: Mạng lưới các cửa hàng, mạng lưới y tế, mạng lưới cơ sở xã hội ).  Là hệ thống hỗ trợ, cung cấp một cấu trúc tạo sự thay đổi xã hội. Các mạng lưới được hình thành do có mục tiêu chung hay sở thích chung và được duy trì thông qua một số dạng giao tiếp, thông tin liên lạc. Hầu hết các mạng lưới đều có mục tiêu đầu tiên là chia sẻ thông tin, trong khi một số khác có mục tiêu xa hơn là cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan với nhau, bao gồm cùng lập kế hoạch, cùng triển khai hoạt động can thiệp và xây dựng chương trình làm việc chung. 2. Xây dựng mạng lưới (Networking) - Là tạo mối liên kết, dưới dạng có tổ chức, giữa những người biết nhau nhằm mục tiêu riêng biệt, trong đó người tham gia xác định là hết lòng cho mục tiêu mà không mong đợi có gì đó nhận trở lại cho mình (Wikipedia). - Là sự sắp xếp cho những cá nhân, nhóm, tổ chức xã hội có sự tương tác, trao đổi với các cá nhân, nhóm, tổ chức xã hội khác để giúp cho các thành phần này đạt được mục tiêu hiệu quả hơn. II. MỤC ĐÍCH CỦA XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI Các mạng lưới được hình thành do có mục tiêu chung hay sở thích chung và được duy trì thông qua một số dạng giao tiếp, thông tin liên lạc. Hầu hết các mạng lưới đều có mục tiêu đầu tiên là chia sẻ thông tin, trong khi một số khác có mục tiêu xa hơn là cải thiện mối quan hệ hợp tác về nhiều mặt như nguồn nhân lực, vật chất, tài chính giữa các cá nhân, nhóm, cơ quan/tổ chức với nhau để đối phó với những vấn đề lớn và đa chiều mà riêng một cá nhân hay tổ chức không thể giải quyết được. III. LỢI ÍCH CỦA MẠNG LƯỚI - Cùng nhau đối phó với những vấn đề lớn và đa chiều mà riêng một cá nhân hay tổ chức không thể giải quyết được; - Chia sẻ công việc; - Hạn chế sự chồng chéo và lãng phí nguồn lực; - Tạo ý thức đoàn kết, ủng hộ về mặt tinh thần và tâm lý; Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 7
  9. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI - Mở rộng hiểu biết vấn đề bằng cách tập hợp các bên tham gia khác nhau; - Thúc đẩy trao đổi ý tưởng, quan điểm, kinh nghiệm và kỹ năng; - Thúc đẩy vận động chính sách; - Tác động đến những người khác, trong và ngoài mạng lưới; - Huy động nguồn nhân lực, vật chất, tài chính (với những điều kiện nhất định); - Tìm cơ hội phối hợp và hợp tác có hiệu quả IV. CÁC HÌNH THỨC MẠNG LƯỚI 1. Mạng lưới theo chiều ngang là hình thức liên kết những cá nhân, nhóm, tổ chức ở cùng cấp. Ví dụ: - Mạng lưới Nhân viên Công tác Xã hội (NVCTXH) trong khu phố của một hay nhiều phường NVCTXH của các phường (để chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn hơn là để vận động nguồn lực vật chất). - Mạng lưới những người, nhóm, tổ chức kinh tế xã hội trong một hay nhiều phường quan tâm đến an sinh xã hội (ASXH) của người dân, phát triển cộng đồng (PTCĐ) (để vận động, phát huy nguồn lực trong chính các thành viên mạng lưới này và cả nguồn lực trong cộng đồng). Thuận lợi: Thường có thể tổ chức không chính thức, dễ gắn kết và cũng dễ thay đổi (linh hoạt), gần và dễ được cộng đồng tin tưởng, tín nhiệm; thuận lợi trong tổ chức và duy trì. Hạn chế: Hạn chế về sức mạnh mang tính quyền lực 2. Mạng lưới theo chiều dọc là hình thức liên kết giữa những cá nhân, nhóm, tổ chức ở nhiều cấp từ cao đến thấp. Ví dụ: - Mạng lưới cán bộ một số ngành từ cấp xã/phường lên đến huyện, tỉnh/thành phố. Ví dụ: Y tế, dinh dưỡng, trường học và xã hội các cấp liên kết để chăm lo về sức khoẻ và dinh dưỡng trẻ em, hoặc mạng lưới các Đoàn thể như Phụ nữ, Thanh niên, Chữ thập đỏ, Cựu chiến binh từ cấp phường xã lên đến tỉnh thành liên kết để cùng chăm lo cho người già, người khuyết tật. Thuận lợi: Thường là mạng lưới chính thức, có sức mạnh và nguồn lực rộng lớn. Hạn chế: Khó phối hợp và duy trì, ít gần cộng đồng hơn so với mạng lưới theo chiều ngang và ít được người dân tín nhiệm hơn. 3. Số thành viên và mối quan hệ: Số thành viên mối quan hệ giữa các thành viên với nhau được tính theo công thức: PD = NU (NU -1) /2 Trong đó : - PD = Số lượng mối liên hệ tối thiểu giữa các thành viên để duy trì sự gắn kết - NU = Số lượng thành viên Ví dụ: Một mạng lưới 10 thành viên số mối liên hệ là 45; Nếu 30 thì mối liên hệ là 435. Điều này có nghĩa khi mạng lưới càng nhiều thành viên thì khó tạo được mối liên hệ giữa các thành viên với nhau. Vì vậy, các nhà chuyên môn khuyên khi mạng lưới phát triển quá lớn thì nên tách mạng lưới ra thành nhiều mạng lưới nhỏ hơn, để thành viên có nhiều cơ hội quan Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 8
  10. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI hệ với nhau, khi đó tính gắn kết sự bền vững của mạng lưới sẽ tăng lên. Nói như thế không có nghĩa mạng lưới nên giữ ít thành viên mà khi số thành viên càng tăng, càng nhiều thì đó là chỉ báo của sự hấp dẫn, thành công của mạng lưới và khi đó NVCTXH cần lưu ý để chia nhỏ nhằm mục đích duy trì sự bền vững của mạng lưới. Ngoài ra, yếu tố về địa lý cũng cần lưu ý: Nếu mạng lưới gồm nhiều thành viên ở quá xa nhau, khó có cơ hội gặp nhau sẽ làm hạn chế sự tham gia, từ đó tính gắn kết của mạng lưới sẽ không cao. Muốn gắn kết, có sự phối hợp tốt thì thành viên nên tập trung. V. XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI Xây dựng mạng lưới gồm các giai đoạn và các bước công việc sau: 1. Giai đoạn chuẩn bị: Trước khi bắt đầu xây dựng một mạng lưới, NVCTXH và nhóm nòng cốt cần trả lời những câu hỏi sau đây: - Các thành viên có phải đối mặt với những khó khăn và trở ngại chung cụ thể không và họ có nhận thức được điều này không? - Có những kết quả/kinh nghiệm liên quan nào có thể chia sẻ được không? - Các thành viên có hiểu được mạng lưới là gì không và có ý nghĩa gì với họ không? - Họ có sẵn sàng bỏ thời gian và công sức cần thiết để chia sẻ và xây dựng mạng lưới bằng chi phí riêng của họ không? - Giữa các thành viên có sự cởi mở để cho phép họ chấp nhận sai sót không? 2. Giai đoạn xây dựng mạng lưới Khi các câu hỏi trên được giải đáp một cách tích cực, người/nhóm xây dựng mạng lưới bắt đầu việc xây dựng mạng lưới theo các bước sau: - Nêu mục đích (hay lý do duy trì một mạng lưới); - Xác định các mục tiêu; - Hình thành một cơ cấu tổ chức; - Xây dựng những nguyên tắc cơ bản; 3. Giai đoạn xây dựng kế hoạch hành động 4. Tổ chức thực hiện các hoạt động có sự giám sát & đánh giá từng hoạt động 5. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch và xây dựng kế hoạch mới. VI. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CÁC GIAI ĐOẠN TRÊN 1. Mục đích: Kết quả chung cuộc mà mạng lưới muốn đạt đến. - Điều này do cá nhân hay nhóm hoặc một tổ chức dựa trên nhu cầu, nguồn lực của cộng đồng phác thảo trước. - Đây là cơ sở để xác định thành phần tham gia mạng lưới để liên hệ, vận động mời tham gia. - Phác thảo này sẽ được nhóm nòng cốt xem xét viết lại hoàn chỉnh sau này. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 9
  11. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI Ví dụ: - An sinh xã hội cho người nghèo và thiệt thòi ở cộng đồng X ngày sẽ được cải thiện tích cực hơn (rộng). - Chất lượng cuộc sống của người khuyết tật sẽ được cải thiện (hẹp hơn). 2. Mục tiêu: Là các kết quả cần đạt được theo từng lĩnh vực hoặc theo từng giai đoạn. - Trong bất kỳ kế hoạch hành động nào cũng có một mục đích (còn gọi là mục tiêu tổng quát) và một số mục tiêu (còn gọi là mục tiêu cụ thể). - Mục đích chỉ có thể đạt được khi đạt được các mục tiêu. Ví dụ: - Mục tiêu 1: Trong quý 3/2012 một mạng lưới những người hỗ trợ tăng cường hiệu quả được thành lập tại xã X. - Mục tiêu 2: Trong Quý 4/2012 mạng lưới BTXH xã X có được một quỹ bảo trợ xã hội với ít nhất là 10 triệu đồng. - Mục tiêu 3: Trong 6 tháng đầu năm 2013 tổ chức được các hoạt động chăm lo cho ít nhất là 10 người già cô đơn và 10 trẻ khuyết tật. 3. Thành hình cơ cấu tổ chức - Xây dựng nhóm nòng cốt  Do mỗi người đều bận bịu với công việc hàng ngày của mình nên cần có một nhóm nòng cốt làm công việc hình thành mạng lưới.  Nhóm gồm những người quan tâm, tích cực và tán đồng mục đích mà cá nhân/nhóm hay tổ chức khởi xướng đề ra.  Nhóm đóng vai trò chính trong việc chuẩn bị các bước công việc tiếp theo để hình thành mạng lưới như: xác định cá nhân/nhóm hay tổ chức mời tham gia, phác thảo sơ bộ quy chế, kế hoạch hoạt động và tổ chức những buổi họp thảo luận sau này.  Nhóm này có từ 5-7 người là lý tưởng.  Trong bối cảnh Việt Nam thì NVCTXH là người khởi xướng những người tham gia, nên là cán bộ hội đoàn, để sau này mạng lưới có thể hoạt động như là hoạt động chính thức của một hội đoàn nào đó. Ví dụ: NVCTXH cùng với đại diện Chi đoàn thanh niên, Chi hội phụ nữ, Chi hội khuyến học và vài nhà hoạt động kinh tế-xã hội tích cực - Vận động thành phần tham gia và tổ chức họp để hình thành mạng lưới  Nhóm nòng cốt bàn bạc lên danh sách thành phần có thể tham gia mạng lưới và chia nhau đi vận động, mời gọi tham gia, số lượng mời tham gia tùy cấp độ mạng lưới dự kiến hình thành. Thế nhưng, bước đầu không nên quá nhiều và rộng. Chẳng hạn, ở cấp khu phố có thể chỉ nên hai chục người; nếu là cấp Phường thì có thể 30 người chẳng hạn. Tổ chức họp để trình bày lý do, mục đích của mạng lưới, phác thảo kế hoạch hoạt động và mời người tham dự tham gia mạng lưới. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 10
  12. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI  Nhóm nòng cốt là ban tổ chức chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung và hậu cần: nơi họp, đón tiếp, ghi danh sách người dự, phiếu đăng ký tham gia, lo nước uống  Dù tổ chức đơn giản nhưng cũng cần một ít kinh phí. Kinh phí này chủ yếu là vận động đóng góp tự nguyện từ các thành viên nhóm nòng cốt.  Sau buổi họp này, nhóm nòng cốt đã xác định được người tham gia mạng lưới và những góp ý sơ bộ về kế hoạch, quy chế hoạt động. Gọi là quy chế nhưng không như quy chế nghiêm ngặt của một tổ chức, hội đoàn vì bước đầu chỉ quy định thời gian họp, thành phần, điều kiện tham gia, mạng lưới là mạng lưới mở, phương thức thông tin liên lạc giữa ban thư ký và các thành viên, cách lấy quyết định. - Chính thức hình thành mạng lưới  Nhóm tổ chức cuộc họp lần hai với những người đăng ký tham gia mạng lưới. Mục đích: Bầu chọn Ban thư ký, gồm khoảng 5 - 7 người (trong đó nhất thiết là phải có NVCTXH và vài thành viên nhóm nòng cốt, ban thư ký là những người làm nhiệm vụ tạo thuận lợi, kết nối, tác động hơn là những người điều hành); Thảo luận về quy chế hoạt động và kế hoạch hoạt động.  Sau buổi họp này coi như mạng lưới hình thành và ban thư ký này làm thủ tục báo cáo với hội đoàn đỡ đầu để chính thức hóa mạng lưới. Ví dụ: Hiện nay ở Tp.HCM có các mạng lưới như: Mạng lưới bảo vệ quyền trẻ em; Mạng lưới Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em; Mạng lưới người khuyết tật; Mạng lưới NVCTXH (Câu Lạc Bộ NVCTXH); nhưng đây là những mạng lưới có quy mô rộng lớn ở cấp tỉnh thành.  Kiến thức về xây dựng mạng lưới trong tài liệu này có nội dung tổng quát áp dụng chung cho việc xây dựng mạng lưới; tuy nhiên trong khuôn khổ lớp học việc xây dựng mạng lưới nhắm nhiều đến những mạng lưới có quy mô nhỏ, hoạt động ở cấp cơ sở như khu phố, xã/phường hoặc quận/huyện 4. Xây dựng kế hoạch hoạt động - Xem lại mục đích do nhóm nòng cốt đã phác thảo. - Xây dựng mục tiêu:  Mục tiêu là những kết quả đạt được cho từng lĩnh vực hoạt động/hoặc theo từng giai đoạn thời gian. Mục đích của mạng lưới đạt được khi các mục tiêu đạt được. Cần có thời gian để có được sự nhất trí chung giữa các thành viên về mục đích và các mục tiêu. Mục tiêu phải bảo đảm rõ ràng, cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được trong một thời gian xác định.  Không có mạng lưới nào có thể mang lại tất cả mọi thứ cho mọi người. Vì vậy nhiều khi các mạng lưới được hình thành và mất đi, các thành viên có thể tăng hoặc giảm, nhưng các mục đích và mục tiêu thì luôn phát triển. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 11
  13. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI  Thay đổi về ưu tiên hoạt động trong mạng lưới khi ưu tiên của bản thân thành viên thay đổi. Do đó cần rà soát lại mục tiêu của mạng lưới định kỳ để đánh giá tiến độ đã đạt được và xem những mục tiêu đó còn phù hợp hay không. Các mạng lưới cần được chuẩn bị để tiến triển theo thời gian và thay đổi mục tiêu do tình hình thay đổi.  Các thành viên cần có quyền lợi trong mục tiêu chung, có sự quan tâm trong các hoạt động cụ thể, có mong muốn được đóng góp, có ý thức trách nhiệm, tôn trọng đối với mạng lưới, có niềm tin tưởng vào người lãnh đạo, vào thành công và khả năng trong tương lai.  Các thành viên cần nhận thức được rằng, họ chính là một phần của nhóm, cùng chia sẻ mục đích chung và cùng có quyền lợi cũng như trách nhiệm. Quan niệm đó cần được thừa nhận, ủng hộ và nuôi dưỡng như là cơ sở và nội dung của mạng lưới.  Các thành viên cần nhận thức được rằng, họ chính là một phần của nhóm, cùng chia sẻ mục đích chung và cùng có quyền lợi cũng như trách nhiệm. - Xây dựng các hoạt động để đạt các mục tiêu  Cần đưa ra những hoạt động cụ thể: Hoạt động; thời điểm thực hiện; những người/tổ chức chịu trách nhiệm chính, người/tổ chức tham gia; đối tượng đích nhắm đến; phương thức triển khai; những phương tiện, vật liệu, tài chánh cần có là gì/ bao nhiêu, lấy từ đâu hoặc làm sao có.  Các hoạt động cụ thể này là cơ hội/phương tiện/môi trường để các thành viên chia sẻ và tương tác lẫn nhau. Sức mạnh của mạng lưới sẽ được duy trì và phát triển thông qua các hoạt động chung cụ thể của kế hoạch.  Trong giai đoạn đầu của mạng lưới, dù mục đích chủ yếu của mạng lưới là nâng cao chất lượng cuộc sống của các đối tượng xã hội thông qua việc phát huy nguồn lực. Vì vậy, có thể nói ở giai đoạn đầu những hoạt động chính là vận động nguồn lực: con người, chuyên môn, vật chất, tài chính. Có thêm những thứ này thì các hoạt động chăm sóc các đối tượng xã hội của mạng lưới mới có thể được nâng cao.  Thành viên mạng lưới thường ít ổn định, vì vậy kế hoạch hoạt động nên là kế hoạch ngắn: sáu tháng đến một năm. Thực hiện xong một kế hoạch cần đánh giá và cùng nhau xây dựng kế hoạch mới. Những kế hoạch ban đầu ngoài việc vận động nguồn lực, tổ chức chăm lo an sinh xã hội, cần có những hoạt động để tạo sự thu hút, gắn kết các thành viên.  Quá trình đưa ra quyết định, lựa chọn các hoạt động trong mạng lưới và phương tiện thực hiện chúng cần mang tính dân chủ và cho phép thành viên thấy được rằng họ có thể tham gia toàn bộ tiến trình. Ví dụ: Thời Hoạt động Đối tượng đích Cách thực hiện Nhận sự gian 1. Lập tổ tình Tháng 6- Sinh viên, học Tổ chức trại để Thành viên đoàn nguyện viên 7/2012 sinh cấp 3 vận động và đoàn viên 2. Tổ chức các Tháng 8 Cơ quan, xí Nhờ đội văn Thanh viên Phụ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 12
  14. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI Thời Hoạt động Đối tượng đích Cách thực hiện Nhận sự gian đêm văn nghệ và 9/2012 nghiệp trong nghệ Phương và nữ, cán bộ và hội từ thiện Tháng/lần phường và người huyện hỗ trợ viên khá giả và dân Công ty, xí 3. Tổ chức hội Chăm sóc trẻ nghiệp hoặc các Trưởng ban thư ký Tháng chợ bán hàng nghèo và trẻ tổ chức phi và thành viên làm 11/2012 giá sỉ. khuyết tật chính phủ quốc kinh tế. tế 1 lần vào Dân trong Mời gọi các Trưởng ban thư ký 4. Lập kế hoạch Tháng Phường nhà lân Công ty tham và thành viên dự án xin hỗ trợ 12/2012 cận gia trong mạng lưới. Địa điểm do tập 5. Tổ chức trại Trước Tết Thành viên thể chọn. Kinh Ban thư ký đóng giao lưu, đánh Âm Lịch mạng lưới phí tự đóng vai chủ chốt. giá cuối năm góp. - Kế hoạch đầu tiên có mục tiêu: Gây quỹ để hoạt động 1. Hoạt động 1: Không cần kinh phí 2. Hoạt động 2: Nhờ mạnh thường quân cho mượn vốn, thu hồi sẽ trả 3. Hoạt động 3: Mượn địa điểm của Phường, thuê rạp và bàn trưng bày hàng hoá. Thu phí sạp bán hàng. Tổ chức giữ xe cho khách hàng. Cần chi phí bandrole, và ít văn phòng phẩm. 4. Hoạt động 4: Lập dự án gởi xin hỗ trợ - Kế hoạch thứ 2: Tiếp tục vận động nguồn lực và bắt đầu tổ chức các hoạt động an sinh xã hội, chăm sóc đối tượng xã hội. Ví dụ: - Lo bữa ăn cho người già cô đơn - Trợ cấp học nghề cho thanh niên khuyết tật còn khả năng học nghề - Giúp vốn làm ăn cho phụ nữ nghèo - Tiến hành các hoạt động hỗ trợ trẻ em nghèo và khuyết tật 5. Thực hiện các hoạt động với sự tham gia và giám sát của các thành viên mạng lưới - Trong việc thực hiện các hoạt động, ban thư ký cần chuẩn bị chu đáo các khâu. Bất cứ hoạt động nào cũng có rất nhiều việc từ nhỏ đến quan trọng. Ban thư ký cần mời gọi, phân công các thành viên, lực lượng tình nguyện viên cùng tham gia thực hiện cũng như kiểm tra, giám sát các công việc từ lúc chuẩn bị đến hoàn thành. - Việc tổ chức thực hiện các hoạt động cần quan tâm đến yếu tố thời điểm, thời lượng, địa điểm để đa số các thành viên có thể cùng tham gia, vừa tạo động lực, khí thế, sự gắn kết vừa hạn chế sự so bì có thể xảy ra. Sự tham gia của những thành viên có uy tín, địa vị xã hội là yếu tố kích thích các thành viên khác tham gia. - Các lĩnh vực giám sát gồm: Tiến độ, quy trình, phương pháp thực hiện, kết quả, sự hài lòng của người thụ hưởng Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 13
  15. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI - Phần lớn các hoạt động của mạng lưới diễn ra trong một thời gian ngắn, do đó có thể vừa giám sát vừa hỗ trợ bổ sung, điều chỉnh ngay trên tinh thần đồng sự khi phát hiện điều không hay xảy ra trong lúc thực hiện các hoạt động hơn là đợi báo cáo, rút kinh nghiệm để điều chỉnh vào lần sau. - Việc giám sát nhằm để hỗ trợ, điều chỉnh các hoạt động, giúp chúng đạt hiệu quả; hơn nữa vì hoạt động mạng lưới là hoạt động tự nguyện vì cộng đồng, thế nên việc kiểm tra, giám sát phải khéo léo. 6. Đánh giá các hoạt động - Sau mỗi hoạt động, ban thư ký tổ chức đánh giá nhanh các hoạt động theo cách xin nhận xét của một số thành viên tham gia (thuộc mạng lưới) và một số người hưởng lợi từ các hoạt động. Sau đó, tổng hợp và thông báo kết quả, đồng thời báo cáo kết quả thu chi và cảm ơn tất cả những cá nhân/tổ chức đã tham gia, hỗ trợ. - Cuối kế hoạch nên tổ chức đánh giá tất cả các hoạt động đã thực hiện. Vì thường điều kiện nhân lực, tài lực của mạng lưới hạn chế nên việc đánh giá cũng cần thực hiện gọn nhẹ, ít tốn kém thời gian, công sức, kinh phí. Có thể tổ chức thu thập thông tin kết hợp trong các cuộc họp thường kỳ, trong một chuyến đi dã ngoại - Ban thư ký chuẩn bị nội dung, công cụ đánh giá phù hợp với điều kiện thời gian quý báu và hạn chế của các thành viên. - Nội dung đánh giá gồm hoạt động gì, thực hiện như thế nào, ưu hạn chế, kết quả đạt được, sự tham gia của thành viên và người hưởng lợi VII. MỘT SỐ LƯU Ý - Hiện nay phương tiện thông tin liên lạc rất nhanh và tiện lợi, trong khi các thành viên mạng lưới đều bận rộn; do đó cần hạn chế hội họp trực diện mà thay vào bằng việc liên hệ, trao đổi thông tin qua thư điện tử (email), điện thoại và chỉ họp khi rất cần thiết. Dù vậy, không có nghĩa tham gia mạng lưới là chỉ đóng góp tài chánh và ít khi gặp gỡ toàn thể mạng. Ban thư ký cần lưu ý và khéo léo vận động các thành viên tham gia trực tiếp cho dù là không thường xuyên. - Các thành viên trong mạng lưới có thể giúp thiết lập mối liên hệ giữa các nhóm ở địa phương và thúc đẩy các hoạt động triển khai tiếp theo. - Các thành viên cần được trân trọng và đối xử ngang nhau. Một sự trân trọng quá đáng hoặc lơ là với một người hay một nhóm người sẽ dễ tạo ra sự ganh tỵ, mặc cảm và mất đoàn kết trong mạng lưới. NVCTXH cần lưu ý vì điều này rất dễ xảy ra khi có sự tham gia, đóng góp nhiều ít. Hoặc trong một tập thể khó tránh khỏi có những người thích nổi trội, người thì lại rất khiêm nhường - NVCTXH cần hết sức lưu ý tôn trọng và tạo thuận lợi để các thành viên tôn trọng các yếu tố về tôn giáo, sắc tộc, giới tính, hoàn cảnh kinh tế, đặc tính nghề nghiệp của các thành viên. - Đặc biệt Ban thư ký và NVCTXH cần lưu ý việc sắp xếp, lưu trữ và quản lý hồ sơ liên quan đến hoạt động mạng lưới. Ví dụ: Danh sách, địa chỉ, điện thoại của các thành viên, các nhóm tình nguyện, những nhà hảo tâm; biên bản các cuộc họp mạng lưới, họp Ban thư ký; kế hoạch làm việc; hồ sơ về thu chi tài chánh, nguồn lực vật chất; ghi chép về các hoạt động Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 14
  16. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI Bài 2: VẬN ĐỘNG NGUỒN LỰC I. KHÁI NIỆM - Theo lý thuyết của Kendall (2006), thì vận động nguồn lực là hoạt động của một nhóm nhân viên chuyên nghiệp nòng cốt của một tổ chức chuyên xây dựng phong trào xã hội nhằm mang lại tiền, những sự hỗ trợ, sự quan tâm của truyền thông, sự liên minh với những người có quyền lực và sự cải tiến hệ thống tổ chức của cộng đồng. - Phong trào xã hội cần những nguồn lực trên để tăng hiệu quả chuyển biến xã hội vì chỉ sự bất bình và những lời than phiền sẽ không tạo ra chuyển biến xã hội. - Phong trào xã hội hoạt động có những mục tiêu trên, nhưng trong đó việc tạo mối tương tác giữa những phong trào xã hội và những tổ chức khác (các phong trào XH khác, các cơ sở kinh tế, cơ quan nhà nước ) là quan trọng hơn bất kỳ tài nguyên nào vì hiệu quả hoạt động của hệ thống các tổ chức chính là chìa khóa của nguồn lực. II. CÁC LOẠI NGUỒN LỰC (theo phương pháp ABCD của Mc.Knight. 1999) Nguồn lực cộng đồng được xem như những gì đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, bao gồm những thành phần như sau: - Nguồn nhân lực: Người dân trong cộng đồng, những cá nhân, nhóm có kinh nghiệm trong làm ăn, trong tổ chức cộng đồng; Người có kỹ năng, tay nghề cao, là hạt giống tốt cần nhân rộng ra; Người có ảnh hưởng tích cực đến những người khác. Ví dụ: - Thợ mộc, thợ hồ, công nhân những người lao động đóng góp vào các công trình xây dựng của cộng đồng. - Giáo viên của các trường trên địa bàn: tham gia các chương trình xóa mù, giáo dục phòng chống HIV - Nhóm thợ nòng cốt của tổ hợp đan lát có khả năng dạy nghề lại cho người khác - Thầy thuốc nam bốc thuốc với giá rẻ hay miễn phí cho bà con nghèo. - Thanh niên, học sinh, sinh viên là những người có thể tham gia vào các công việc tình nguyện vì cộng đồng. - Nguồn lực vật chất: Những cơ sở vật chất mang lại phúc lợi trong cộng đồng. Ví dụ: Nhà cộng đồng, hội quán, trường học, nhà trẻ, trụ sở ban ấp, nhà xưởng, hội trường của các cơ quan xí nghiệp; điện, đường giao thông liên ấp, liên xã, chợ - Nguồn lực thiên nhiên: đất đai, nguồn nước, sông ngòi, quặng mỏ - Nguồn lực xã hội: bao gồm các nhóm tự phát, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan ban ngành (Institutions) và môi trường chính sách. Những thiết chế, tổ chức trong cộng đồng như các tổ chức đoàn thể, tôn giáo, tổ nhóm, câu lạc bộ, trung tâm học tập cộng đồng Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 15
  17. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI - Môi trường chính sách: các định chế xã hội như hương ước, các chính sách ưu đãi cho người nghèo, phong tục tập quán có ảnh hưởng tích cực đến đời sống người dân. - Nguồn lực tài chánh và cơ hội kinh tế: vốn liếng của người dân, của các cơ quan/tổ chức, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong cộng đồng. III. CÁC HÌNH THỨC VẬN ĐỘNG NGUỒN LỰC 1. Vận động tài chính - Gây quỹ: Tổ chức các đợt vận động ủng hộ tài chánh (tự nguyện) trong và ngoài mạng lưới từ cá nhân/nhóm những nhà hảo tâm, từ những tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài cộng đồng. - Tổ chức các sự kiện như văn nghệ, hội thi, hội chợ, báo cáo chuyên đề (tạo quỹ từ việc bán vé tham dự hoặc kết hợp kêu gọi ủng hộ trong các dịp này). - Tổ chức cung ứng dịch vụ như: thực hiện nghiên cứu, đánh giá, bán hàng, giao hàng (do các nhóm tình nguyện viên, do mạng lưới xây dựng, hoặc do chính các thành viên mạng lưới có chuyên môn phù hợp tình nguyện thực hiện). - Xây dựng dự án và gởi xin tài trợ (Hiện nay trong xã hội có nhiều tổ chức kinh tế - xã hội xem xét hỗ trợ các dự án phát triển xã hội nhỏ (100 - 200 triệu đồng; Thí dụ tổ chức LIN, Uniliver hoặc Tổ chức CFSI trong dự án này). 2. Vận động nguồn lực khác - Kêu gọi tình nguyện viên tham gia các hoạt động của mạng lưới như: hình thành những nhóm tình nguyện nhận nhiệm vụ thăm hỏi, giúp đỡ người già cô đơn, người khuyết tật; tham gia các hoạt động văn nghệ, hội thi, hội chợ, bán hàng, giao hàng - Kêu gọi hỗ trợ vật chất như ủng hộ bữa ăn, thuốc chữa bệnh cho người già, khuyết tật; quần áo, cặp, sách vở, xe đạp cho học sinh nghèo; phương tiện sinh hoạt; gạch, tôn, xi-măng chống dột cho các hộ nghèo - Vận động các nhà chuyên môn biện hộ, giúp đỡ về thủ tục hành chánh, pháp lý hộ tịch cho các trường hợp cần trong cộng đồng. Hoặc liên hệ vận động các cấp có thẩm quyền liên quan, quan tâm giải quyết các vấn đề của cộng đồng Tóm lại, những hình thức vận động trên theo lý thuyết là phổ biến trong xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực. Tuy nhiên NVCTXH phải tuỳ hoàn cảnh, bối cảnh của từng địa phương để vận dụng phù hợp./. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 16
  18. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thế nào là mạng lưới? 2. Mạng lưới có những lợi ích nào cho hoạt động an sinh xã hội và phát triển xã hội? 3. Hãy trình bày các bước và công việc cần làm trong từng bước của tiến trình xây dựng một mạng lưới. 4. Hãy trình bày các dạng nguồn lực của cộng đồng. 5. Hãy cho biết các hình thức vận động nguồn lực. /. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 17
  19. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI BÀI ĐỌC THÊM 1. Mạng lưới cấp quốc tế: Ví dụ của UNAIDS Cùng với các tổ chức đồng tài trợ, cơ quan song phương và tổ chức trong khu vực, UNAIDS liên tục tăng cường nỗ lực để hỗ trợ việc xây dựng mạng lưới bằng các chiến lược sau đây: - Xây dựng các tài liệu nguồn để cải thiện việc xây dựng mạng lưới. Ngoài ra, còn thực hiện các nghiên cứu điểm về những mạng lưới và hoạt động xây dựng mạng lưới. - Mở rộng cơ sở kiến thức. Trước đây nhiều nước lo ngại về sự thiếu thốn về nguồn lực, nhưng do ngày càng có nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ kiểm soát dịch HIV/AIDS, nên mối quan tâm của họ đã chuyển sang việc lập chương trình và sử dụng có hiệu quả nguồn lực. Xây dựng mạng lưới và điều phối thấy được điều này, UNAIDS đang trang bị cho các cán bộ quản lý chương trình kiểm soát dịch AIDS quốc gia với những công cụ và kỹ thuật để phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. - Khởi xướng và hỗ trợ mạng lưới. Ban thư ký UNAIDS và các đồng tài trợ sẽ đẩy mạnh hỗ trợ các mạng lưới hiện có và khuyến khích thành lập những mạng lưới mới, nhấn mạnh vào khả năng tác động của họ đến quá trình diễn biến dịch bệnh. - Thúc đẩy việc thông tin liên lạc để xây dựng mạng lưới. Chỗ làm việc điện tử (eWorkspace) được dành để xây dựng năng lực và tăng cường nguồn kỹ thuật cho các chương trình HIV/AIDS tại cấp tiểu vùng và khu vực. Đó là một công cụ để xây dựng, ghi chép thành tài liệu và phổ biến kịp thời những phương pháp, ví dụ nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật cụ thể tại cấp quốc gia và khu vực. Chiến lược này cần đến ý kiến chuyên môn của các đồng tài trợ của UNAIDS, các tổ chức khu vực, cơ quan đối tác và các nước có liên quan. 2. Mạng lưới cấp quốc gia: Tiểu bang Xoá bỏ buôn bán phụ nữ trẻ em của Thailand Về mặt cơ cấu, đây là một ví dụ tốt, có sự cam kết của chính phủ Thái Lan trong việc phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em. 38 uỷ viên của uỷ ban này đại diện cho tất cả các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và cơ quan Liên Hiệp Quốc (LHQ) có liên quan tại Thái Lan. Ủy ban do Tiến sĩ Saisuri Chutikul, cựu Bộ trưởng của Văn phòng Thủ tướng làm trưởng ban. Hơn 1/3 uỷ viên là đại diện của tổ chức phi chính phủ, bao gồm GATTW, ECPAT, Asianet, MRLC, NYCD, FACE, và các cơ quan của LHQ như UNCEF, ILO, và IOM. Các cơ quan chính phủ bao gồm Văn phòng Bộ trưởng, Bộ ngoại giao, Bộ nội vụ, Bộ Lao động Xã hội, Bộ Y tế, Vụ Thanh niên quốc gia, Bộ thương mại, Cục cảnh sát quốc gia, Luật sư trưởng, Cục Biên phòng, Nhập cảnh. Các yếu tố thành công: - Các uỷ viên đại diện cho các tổ chức chính phủ, phi chính phủ (trong nước và quốc tế) và cơ quan LHQ. - Có nhiệm vụ rõ ràng và có sự hỗ trợ của chính phủ. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 18
  20. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI - Thực tế có hai đơn vị điều phối, một cho các tổ chức chính phủ và một cho các tổ chức phi chính phủ. Hai đơn vị này có các trang thiết bị và nguồn lực cần thiết. - Có chương trình làm việc chung và cụ thể (chẳng hạn ủng hộ và xây dựng Biên bản ghi nhớ). Theo đó, mọi uỷ viên cũng làm việc với các tổ chức khác là uỷ viên của tiểu ban. - Vận động chính sách và áp dụng các cách làm tốt của tổ chức chính phủ, phi chính phủ vào chính sách của quốc gia, có thể được thực hiện một cách hiệu quả thông qua việc xây dựng mạng lưới theo ngành dọc. 3. Cấp tỉnh thành a. Ban chỉ đạo tỉnh - Tỉnh Vân Nam Trung Quốc Cơ cấu của ban chỉ đạo cấp tỉnh và huyện của dự án phòng chống Buôn bán phụ nữ và trẻ em (BBPNTE) ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, gần giống với Tiểu ban xoá bỏ BBPNTE ở Thái Lan. Thành viên của Ban chỉ đạo bao gồm đại diện của toàn bộ các cơ quan chính phủ có liên quan. Trưởng ban chỉ đạo là Chủ tịch Liên đoàn phụ nữ tỉnh Vân Nam, một tổ chức quần chúng. Ưu điểm so sánh của cơ cấu như vậy là phạm vi quyền hạn rõ ràng. Việc xây dựng mạng lưới và phối hợp theo ngành dọc từ cấp tỉnh đến huyện, đến nông thôn, thị trấn và cộng đồng thôn bản được tổ chức tốt. Phạm vi rõ ràng và sự liên kết rất quan trọng đối với “mạng lưới” và việc xây dựng mạng lưới. Các yếu tố thành công: - Cơ cấu về mặt chính trị và cam kết chính trị của chính phủ và các thành viên. - Mỗi thành viên có nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch hoạt động rõ ràng. - Mạng lưới theo ngành dọc là có hiệu quả vì nó được xây dựng từ cấp tỉnh đến huyện, xuống tới nông thôn, thị trấn và cộng đồng thôn bản. Việc thông tin liên lạc vẫn được duy trì cùng với cơ cấu hiện có này. - Sự phối hợp theo ngành dọc có thể dẫn đến việc ủng hộ về mặt chính sách, đưa những thực tiễn tốt vào trong chính sách ở các cấp. b. Tổ công tác tỉnh Chiang Mai (Thái Lan) điều phối công tác Bảo vệ quyền trẻ em Xây dựng mạng lưới và điều phối. Đây là một mô hình tổ công tác đa ngành bảo vệ quyền trẻ em, bao gồm cả bảo vệ phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em. Mô hình được bắt đầu từ những trường hợp lạm dụng trẻ em cụ thể trong một cộng đồng, và cam kết của một số cơ quan chính phủ địa phương và tổ chức phi chính phủ, những cơ quan tổ chức này đã bắt đầu hợp tác với nhau mà không có khoản ngân sách nào cả. Kể từ năm 1998, tổ công tác đã tổ chức họp định kỳ hàng tháng để chia sẻ thông tin và lên kế hoạch cùng hoạt động. Ngay từ đầu đã không có kinh phí nên tất cả mọi thành viên đều phải đóng góp. Tham gia tổ công tác có các nhà công tác xã hội, nhà tâm lý học, nhà xã hội học, tư vấn, cảnh sát, luật sư, bác sĩ, y tá, trưởng lý. Các yếu tố thành công: - Được bắt đầu với “ý chí” và sự tự nguyện hơn là “ngân sách” và “nghĩa vụ”. - Có sự hỗ trợ của nhà nước về cơ sở vật chất và nguồn lực (địa điểm, cán bộ, cơ sở vật chất). Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 19
  21. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI - Có một trung tâm điều phối rõ ràng cùng với cán bộ có tâm huyết. - Có kế hoạch hoạt động chung rõ ràng. - Các thành viên trong mạng lưới biết rất rõ nhau và cũng đã và đang hợp tác với nhau trong một số lĩnh vực khác. - Mô hình đơn giản, ít tốn kém và có thể nhân rộng ở các địa phương khác (như Chiangrai). 4. Cấp quận huyện – Thái Lan: Trung tâm mạng lưới bảo vệ quyền trẻ em huyện Maesai Ban quản lý bao gồm 30 thành viên đại diện cho các cơ quan nhà nước ở địa phương và tổ chức phi chính phủ, bao gồm phần lớn giáo viên của các trường trung học và một số trường tiểu học quan trọng. Nhiệm vụ của ban là xây dựng chính sách, đề cương hướng dẫn và kế hoạch hành động cho trung tâm cùng với ban giám đốc và thực hiện kế hoạch hành động; Xây dựng một hệ thống và mô hình làm việc của trung tâm; nâng cao hiệu quả hỗ trợ cho trẻ em bị lạm dụng và giúp quần chúng hiểu biết về vấn đề này. Hiện nay, trung tâm đã được thành lập và đang hoạt động. Các hoạt động và dịch vụ của trung tâm bao gồm: - Trung tâm đường dây nóng 24/24 tại cấp huyện về các trường hợp lạm dụng trẻ em - Ngăn ngừa, bảo vệ và phục hồi cho nạn nhân - Phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ và các bên có liên quan để bảo vệ trẻ em - Thiết lập hệ thống dữ liệu về tình hình, khó khăn và số liệu thống kê để hỗ trợ cho trẻ em - Sử dụng dữ liệu để xây dựng chính sách và nâng cao nhận thức cho người dân - Chia sẻ thông tin với các tỉnh, khu vực khác, bao gồm cả các nước ở tiểu vùng Mêkông. Các yếu tố thành công: - Điểm mạnh của trung tâm là có sự tham gia của mọi cơ quan nhà nước có liên quan và mạng lưới của 19 tổ chức phi chính phủ trong địa bàn huyện; - Có sự lãnh đạo tốt của cán bộ đứng đầu cơ quan hành chính ở huyện và một lãnh đạo của tổ chức phi chính phủ, đại diện cho hai khu vực chiếm ưu thế; - Quy mô của huyện có thể quản lý được. Tất cả mọi thành viên đều biết rõ về nhau và cùng nhau làm việc trong nhiều lĩnh vực khác. Công tác phòng chống BBPNTE được lồng ghép và không được coi như là “thêm vào” công việc thông thường, mà là một phần thiết yếu của công việc và nhiệm vụ thông thường; - Mạng lưới được bắt đầu với cam kết là đáp ứng với những khó khăn, chứ không phải với “dự án”; - Mạng lưới có mục tiêu rõ ràng. 5. Cấp địa phương - Mạng lưới tại cộng đồng địa phương: Northnet, Thái Lan Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 20
  22. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI Northnet là một “mạng lưới” của các tổ chức phi chính phủ và các dự án tại miền Bắc Thái Lan. Các vấn đề có liên quan bao gồm từ huy động cộng đồng, trồng trọt kết hợp canh tác tự nhiên đến doanh nghiệp cộng đồng, môi trường, HIV/AIDS, phát triển phụ nữ và trẻ em. Dự án phòng chống BBPNTE được dự án phòng chống BBPNTE của ILO hỗ trợ, hoạt động tại năm thôn của hai xã thuộc huyện Mae-ai và Fang và tại Chiang Mai ở vùng biên giới với Myanmar. Northnet đang triển khai dự án này cùng với 3 tổ chức phi chính phủ. Ba tổ chức này hỗ trợ kỹ thuật cho cộng đồng. Xây dựng mạng lưới và điều phối cộng đồng và trẻ em. Tổ chức thứ nhất, hỗ trợ về đào tạo kỹ năng; tổ chức thứ hai, hỗ trợ huy động tiết kiệm và vốn cộng đồng; và tổ chức thứ ba, hỗ trợ về huy động cộng đồng. Ưu điểm so sánh của Northnet là nó đóng vai trò xúc tác và hỗ trợ. Northnet không chỉ thúc đẩy việc xây dựng mạng lưới với các tổ chức phi chính phủ khác, mà còn giữa các cộng đồng, cán bộ chủ chốt trong cộng đồng. Điều quan trọng nhất là Northnet là tổ chức phi chính phủ chính tham gia tích cực vào việc lập kế hoạch và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Các yếu tố thành công: - Cán bộ làm việc tận tâm, tự nguyện và phối hợp hoạt động với các “thành viên” hay tất cả các bên có liên quan khác, bao gồm cả đối tác của họ, khối liên minh, cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ. Hầu hết các điều phối viên có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong những vấn đề này và họ biết cách phối hợp các vấn đề có liên quan. - Northnet chuyển dần từ việc thực hiện sang điều phối và thúc đẩy quá trình học hỏi, từ việc quản lý các dự án sang thúc đẩy quá trình quản lý kiến thức, do Northnet nhận thức được tiềm năng của người dân địa phương và cộng đồng, hay của nhóm thanh niên địa phương, và nhận thức được rằng, họ chỉ cần có thêm cơ hội để học hỏi và phát triển tiềm năng của mình. - Northnet là một ví dụ tốt về cách nâng cao nhận thức cho các tổ chức ở địa phương và cách sử dụng nguồn lực sẵn có ở địa phương, điều này sẽ đảm bảo tính hiệu quả và bền vững. - Northnet hoạt động trong một phạm vi địa lý hạn chế và mang tính thực tế. Những khó khăn chung mà các mạng lưới thường gặp - Thiếu mục tiêu rõ ràng. Các mạng lưới có thể bị lôi kéo theo lợi ích của những cá nhân hay tổ chức chiếm ưu thế. -Sự không bình đẳng giữa các thành viên. Một số cá nhân và tổ chức có thể chi phối mạnglưới. Khi những người có ý kiến đối lập gặp nhau, họ có thể làm ảnh hưởng đến cuộc họp và gây ra tranh cãi về ý tưởng, phương pháp hay kỹ thuật. Điều này có thể làm cho những người cảm thấy bị đối xử không công bằng, hay đơn giản là cảm thấy chán nản rút lui khỏi mạng lưới. -Sự lấn át. Mạng lưới có thể dễ bị lấn át bởi các tổ chức, nhóm sở thích, sự thuyết phục về mặt chính trị hay những ảnh hưởng gây chia rẽ khác, điều này có thể làm cho các cá nhân hay các nhóm riêng biệt bị cô lập. -Sự tập trung quyền lực và quan liêu. Tập trung quyền lực xảy ra khi một điều phối viên, ban thư ký, ban chỉ đạo của mạng lưới bắt đầu kiểm soát và điều hành mạng lưới vì lợi ích riêng của họ hơn là điều phối và thúc đẩy các hoạt động của thành viên. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 21
  23. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI - Kết hợp với việc chi phối mạng lưới có liên quan tới ban thư ký, tổ chức chủ nhà hay ban chỉ đạo. Nguy cơ của sự tập trung quyền lực là nếu điều phối viên hay ban thư ký mạng lưới không hoạt động thì toàn bộ mạng lưới cũng có thể ngừng hoạt động. - Thiếu sự tin tưởng. Điều này ngăn cản việc chia sẻ cởi mở thông tin. - Thiếu quyền hạn để có thể đại diện cho tổ chức. Một số thành viên cử đại diện không có đủ thẩm quyền, để có thể thay mặt cho cơ quan của mình đưa ra những cam kết, hay sự tham gia của họ không được bao gồm trong bản mô tả công việc, làm cản trở việc cam kết, thúc đẩy và hợp tác có hiệu quả. - Thiếu nguồn lực. Trừ khi mạng lưới có một nguồn ngân sách cụ thể để hỗ trợ cho việc đi lại, nếu không thì chỉ có những cá nhân hay tổ chức dồi dào tiềm lực mới có thể tham gia vào các hoạt động một cách thường xuyên. - Thực tế về sự khác biệt. Chỉ có những người được tiếp cận dễ dàng với máy vi tính và thư điện tử mới có thể tham gia vào nhóm thảo luận điện tử. Mặc dù công nghệ thư điện tử đang phát triển nhanh chóng, nhưng những người sử dụng nó chủ yếu vẫn là cán bộ trong các tổ chức đặc quyền, và các nhóm thư điện tử có khuynh hướng là những người phát triển trong xã hội - thường cách xa so với những thực tế ở thôn bản. -Sự vận động nguồn lực. - Thông tin sai lệch trong mạng lưới. -Sự cạnh tranh. Mạng lưới có thể bị ảnh hưởng bởi sự canh tranh từ các mạng lưới hay tổ chức khác có chương trình hoạt động chồng chéo nhau. Việc này có thể tạo ra sự hợp tác mang tính sáng tạo nhưng cũng có thể dẫn đến sự cạnh tranh do nguồn lực hạn chế và địa vị hội viên. -b-vn.pdf 6. Một ví dụ ở Tp.Hồ Chí Minh: Mạng lưới nhân viên Công tác xã hội (CLB NVCTXH) Ở Tp.Hồ Chí Minh có hằng ngàn NVCTXH các thế hệ được đào tạo chuyên môn từ nhiều trường (trước 1975 và từ 1992 đến nay). Những NVCTXH này rất mong có cơ hội để hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, trao dồi chuyên môn cũng như hợp tác (về lao động, kiến thức và các nguồn lực khác) để góp phần giải quyết các vấn đề xã hội hữu hiệu hơn. Họ mong được phép thành lập một Hội nghề nghiệp để thực hiện được các mục tiêu trên. Thế nhưng, họ chưa được phép để làm điều này. Vì vậy, NVCTXH đã bàn bạc để thành hình một Câu lạc bộ (2011) do Chi hội Khoa học TLGD Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn CTXH và PTCĐ (SDRC) đứng ra xin phép và được Thành hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Tp.Hồ Chí Minh cho phép. Tiến trình hình thành trải qua các bước sau: - Một nhóm Nòng cốt gồm khoảng 10 anh chị NVCTXH hoạt động nhiều năm trong ngành tự nguyện ngồi lại bàn và phác thảo mục đích, mục tiêu và phân công phác thảo quy chế, kế hoạch hoạt động, hồ sơ xin phép và gởi qua thư điện tử (email) để cùng nhau góp ý chỉnh sửa. - Khi chuẩn bị xong các thứ, Nhóm nòng cốt họp lại để thống nhất các phác thảo nêu trên và quyết định ngày họp với nhiều NVCTXH quan tâm (đa số là những người hoạt động nhiều năm trong ngành), phân chia nhau lo địa điểm, hậu cần, phụ trách nội dung, chương trình họp Chi phí họp do chính nhóm Nòng cốt Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 22
  24. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI đóng góp 100.000 đồng/người. Địa điểm họp do một thành viên nhóm có cơ sở cho mượn. - Có khoảng 30 NVCTXH tham dự buổi họp và họ được coi như là những thành viên đầu tiên của Câu Lạc bộ. Trong buổi họp, Nhóm nòng cốt trình bày nội dung các văn bản đã chuẩn bị và đề nghị tập thể góp ý (nhất là mục đích, mục tiêu và quy chế sinh hoạt). Sau đó, tiến hành bầu Ban chủ nhiệm, gồm năm người, đồng thời hội ý ngay để phân công nhiệm vụ và báo lại cho mọi người biết. - Sau cuộc họp, hồ sơ xin phép với danh sách ban chủ nhiệm được trình lên Thành hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Tp.Hồ Chí Minh và sau đó khoảng một tháng, Câu lạc bộ (CLB) được chính thức công nhận. - Các thành viên Ban chủ nhiệm CLB phân công nhau phổ biến thông tin và điều kiện gia nhập CLB cho nhiều NVCTXH khác đăng ký tham gia; BCN xét duyệt và công nhận thành viên (có thêm khoảng 20 thành viên mới, như vậy đến nay CLB NVCTXH có tổng cộng khoảng 50 thành viên) . - Khoảng 2 tháng sau đó, CLB họp toàn thể, giới thiệu thành viên mới, thảo luận chương trình hoạt động và đề nghị thành viên tham gia các nhóm hoạt động khác nhau như: Nhóm chuyên đề về Phát triển cộng đồng, Thanh thiếu niên, CTXH học đường, CTXH trong bệnh viện, tham gia dự án đào tạo NVCTXH cơ sở - Từ đó đến nay, các nhóm sinh hoạt chuyên đề đã chủ động tổ chức những buổi chia sẻ kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn, hội thảo chuyên đề, tham gia dự án đào tạo NVCTXH cơ sở và dự án đào tạo giảng viên CTXH, kiểm huấn Sinh viên CTXH thực tập ở Tp.HCM. - Kinh phí hoạt động chủ yếu dựa vào lệ phí thành viên (120.000 đồng/năm) và sự ủng hộ của cá nhân hoặc tổ chức của các thành viên. Các yếu tố thành công: - Nhóm nòng cốt, BCN CLB và thành viên là những người có chuyên môn, kinh nghiệm, uy tín và nhiệt tình với mạng lưới. - Mục đích, mục tiêu của mạng lưới phù hợp với nhu cầu xã hội và của thành viên. - Được sự ủng hộ của Thành hội Khoa Học Tâm lý Giáo dục. - Nhiều thành viên sẵn sàng tự nguyện đóng góp các nguồn lực cho hoạt động mạng lưới./. (Ghi nhận của ThS.Đỗ Văn Bình) Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 23
  25. T[TypeTài liệu phát trẻ emxt] - Xây dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chu Dũng, Lê Thị Mỹ Hiên, Nguyễn Đình Tế. 2007. Cách tiếp cận ABCD. SDRC [2] David A. Hardcastle et al. 2004. Community practice Theories and Skills for Social Workers. Oxford. [3] Gary Paul Green and Ann Goetting. 2007. Mobilizing community – Asset building as Community development Stratrẻ emgy. Sage Publication. [4] Resource Mobilization [5] emresources.worldbank.org/INTBELARUS/Resources/Resource_Mobilization.pdf [6] Xây dựng Mạng lưới, Điều phối và Hợp tác: [7] /tia-b-vn.pdf [8] Jack Chapman. Networking for Professional development. Power point document of Chicago University./. Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 24
  26. [TypeGiáo án tr -ẻ Xây emxt] dựng mạng lưới và vận động nguồn lực SDRC - CFSI Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 25