Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May Việt Hồng

pdf 72 trang huongle 3150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May Việt Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pham_o_cong_t.pdf

Nội dung text: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May Việt Hồng

  1. Đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May Việt Hồng”
  2. 1. Lời mở đầu: Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nền kinh tế Việt Nam với chính sách mở cửa đã thu hút được các nguồn vốn trong và ngoài nước tạo ra động lực thúc đẩy sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ việc đầu tư vốn tổ chức sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Để cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thay đổi mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà các doanh nghiệp áp dụng đó là biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Do đó việc nghiên cứu tìm tòi và tổ chức hạ giá thành sản phẩm là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Để đạt được mục tiêu đó trước hết các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất đồng thời tìm biện pháp giảm chi phí không cần thiết tránh lãng phí. Một trong những biện pháp phải kể đến đó là công tác kế toán. Trong đó, “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” luôn được xác định là khâu quan trọng và là trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán của doanh nghiệp. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác Công ty May Việt Hồng đã không ngừng đổi mới hoàn thiện để đứng vững để tồn tại trên thị trường. Đặc biệt
  3. công tác kế toán nói chung, kế toán sản xuất và tính giá thành nói riêng ngày càng được coi trọng. Xuất phát từ những lí do trên trong thời gian thực tập tại Công ty May Việt Hồng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Hữu Cường cùng các anh chị phòng kế toán Công ty, em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty May Việt Hồng” làm báo cáo thực thực tập của mình. 2. Giới thiệu sơ lược về đề tài: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống (tiền lương và các khoản trích theo lương) và lao động vật hoá (nguyên vật liệu, nhiên liệu, khấu hao tài sản cố định ) mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Gía thành sản phẩm là những chi phí sản xuất tính cho khối lượng sản phẩm, lao vụ do doanh nghiệp tiến hành sản xuất đã hoàn thành theo toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất quy định tức là sản xuất thành phẩm hoặc hoàn thành một số giai đoạn công nghệ sản xuất nhất định tức là bán thành phẩm. Chi phí sản xuất là tính giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, có nguồn gốc giống nhau nhưng cũng có những điểm khác nhau: Chi phí sản xuất được tính trong phạm vi giới hạn của từng kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không tính đến chi phí đó có liên quan đến số sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí
  4. sản xuất kỳ trước chuyển sang, chi phí phát sinh kỳ này và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau. 3. Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được trọn quyền quyết định về các hoạt động của mình. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các loại hình doanh nghiệp đều hướng tới lợi ích cao nhất là lợi nhuận. Vì lợi nhuận cao phản ánh doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và tạo điều kiện tái sản xuất mở rộng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng, giải quyết việc làm, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội Để đạt được những mục tiêu đó, doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố quan trọng như: giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm, Giá thành sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, việc tính đúng, tính đủ, quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất để đạt được mục tiêu tiết kiệm và tăng cường được lợi nhuận. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học sẽ cung cấp những điều kiện cần thiết cho việc khai thác, động viên mọi khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước rất gay gắt đòi hỏi doanh nghiệp phải đặt biệt quan tâm đến giá thành sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm. Chính vì thế, em chọn đề tài “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM” để viết báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty may xuất khẩu Việt Hồng. 4. Mục tiêu nghiên cứu:
  5. Thông qua việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để thấy được cách thức hạch toán, sử dụng tài khoản, phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm. Đồng thời xem xét các khoản mục cấu thành giá thành sản phẩm. Từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm giúp công ty sử dụng tốt các tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất.
  6. Kết cấu đề tài gồm 4 chương: Chương I: Giới thiệu khái quát về Công ty may xuất khẩu Việt Hồng. Chương II: Cơ sở lý luận của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chương III: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu Việt Hồng. Chương IV: Nhận xét, đánh giá, kiến nghị.
  7. I. Lịch sử hình thành và hình thức sở hữu: 1. Lịch sử hình thành: Công ty được cấp giấy phép thành lập số 00379 GP/TLDN- 02. Ngày 06 tháng 02 năm 1995 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre. - Tên công ty: Công ty may xuất khẩu Việt Hồng. - Tên giao dịch: VIETHONG GARMENT COMPANY. - Địa chỉ: số 425 tỉnh lộ 885 Phường 8-T.P Bến Tre- tỉnh Bến Tre. - Điện thoại: (075) 824990- 824238. Vào năm 1995 tình hình may mặc ở nước ta đang trên đà đi lên. Bên cạnh đó nguồn lao động trong tỉnh dồi dào, yêu cầu bức xúc được tỉnh đề ra là tạo việc làm nâng cao đời sống cho lao động trong tỉnh. Nhiệm vụ cấp thiết này tỉnh đã giao cho Ngân hàng Công Thương tỉnh đứng ra liên doanh với công ty Việt Tiến (số 07 đường Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình, TP.HCM), thuộc bộ công nghiệp nhẹ để thành lập Công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng. Công ty được xây dựng trên cơ sở xí nghiệp Liên hợp chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc cũ. Với tổng diện tích là 21.200 m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 8.730m2, gồm cả một cơ sở vật chất sẵn có, Công ty được xây dựng và lắp đặt máy móc hoàn thành vào tháng 07 năm 1995, chính thức khai trương đi vào hoạt động. Bước đầu đi vào sản xuất có 07 chuyền may, 01 tổ cắt, 01 tổ ủi, 01 tổ kiểm hóa, 01 tổ KCS. Năm 1997 lập thêm 01 chuyền may mới và năm 2008 lập thêm 01 chuyền may mới. Hội đồng quản trị gồm 05 thành viên do hai bên góp vốn cử ra, Công ty may Việt Tiến là chủ tịch Hội Đồng quản trị có 02 thành viên, Công ty may Việt Hồng là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị có 03 thành viên. Thành viên Hội đồng quản trị tại Công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng là: Ban Giám Đốc của Công ty chịu trách nhiệm mọi hoạt động SX của công ty trước Hội đồng.
  8. Qua quá trình sản xuất, Công ty dần dần sắp xếp lại tổ chức quản lý và sản xuất, đến nay Công ty đã có 21 chuyền may (05 chuyền may được thành lập thêm vào năm 2006, 04 chuyền may được thành lập năm 2008 và năm 2009 lập thêm 03 chuyền may mới ). Đến thời điểm ngày 31/12/2003 chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bến Tre đã rút toàn bộ vốn góp liên doanh của mình (1.000.000.000 đồng). Toàn bộ số vốn góp này đã được Ngân sách tỉnh Bến Tre góp vốn thay thế. Đến thời điểm 31/12/2006 Công ty làm thủ tục chuyển nhượng phần vốn UBND tỉnh Bến Tre và 01 phần vốn công ty May Việt Tiến cho các thành viên mới. Hiện nay Công ty được chuyển thành Công ty nhiều thành viên. 2. Hình thức sở hữu vốn: Tại thời điểm thành lập, Công ty là một liên doanh theo hợp đồng không số ngày 20 tháng 09 năm 1994 giữa: + Công ty may Việt Tiến Trụ sở đặt tại: số 07 Lê Minh Xuân, Q. Tân Bình, TP.HCM + Chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh Bến Tre Trụ sở đặt tại: 142A- Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2- TP. Bến Tre- tỉnh Bến Tre. Tại thời điểm ngày 29/04/1997 số vốn góp theo biên bản xác định kinh doanh là: - Công ty may Việt Tiến là: 2.378.522.278 đồng - Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bến Tre: 3.899.509.520 đồng Trong đó số vốn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam- chi nhánh Bến Tre là 1.000.000.000 đồng, số vốn góp từ ngân sách tỉnh Bến Tre là 2.899.509.520 đồng.
  9. Vào ngày 20/11/2000 số vốn góp mỗi bên thay đổi như sau: + Công ty may Việt Tiến (chiếm 33.2%) 2.878.522.278 đồng Góp thêm 500.000.000 đồng bằng chuyển khoản vào ngày 13/09/1999 + Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bến Tre là 630.000.000 chiếm 7.3%. nhằm thực hiện quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc góp vốn của các Ngân hàng Thương Mại vào các doanh nghiệp liên doanh. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh Bến Tre đã rút vốn 370.000.000 đồng, số vốn này đã được Ngân sách tỉnh Bến Tre góp vốn thay thế. + Ngân sách tỉnh Bến Tre 5.156.349.605 đồng (chiếm tỷ l65 59.5%). Ngân sách tỉnh Bến Tre đã góp vốn bổ sung bằng tài sản cố định là 433.702.073 đồng và tiền mặt 1.823.138.012 đồng. Ngày 06/07/2001 Ngân sách tỉnh Bến Tre chuyển 630.000.000 đồng góp vốn để thay thế cho phần vốn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam- chi nhánh tỉnh Bến Tre. Ngày 26/07/2003 Ngân sách tỉnh Bến Tre đã góp vốn bổ sung 1tỷ đồng để công ty đầu tư vào việc xây dựng hai cơ sở may tại huyện Ba Tri và huyện Mỏ Cày. Như vậy tại thời điểm ngày 31/12/2003 thành viên góp vốn và số vốn góp của các thành viên như sau: + Công ty may Việt Tiến 2.878.522.278 đ + Ngân sách tỉnh Bến Tre 6.786.349.605 đ + Vốn tự bổ sung từ lợi nhuận năm 1996, 1997 331.993.548 đ Tổng cộng 9.996.865.431 đ
  10. - Đến ngày 30/06/2006 theo biên bản xác định giá trị doanh nghiệp của sở tài chính Bến Tre ngày 16/10/2006 thì vốn của Công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng như sau: + Công ty may Việt Tiến 2.977.401.067 đ + Ngân sách tỉnh Bến Tre 7.019.464.364 đ Tổng cộng 9.996.865.431 đ Sau khi Sở tài chính tỉnh Bến Tre xác định giá trị doanh nghiệp UBND tỉnh Bến Tre quyết định bán toàn bộ số vốn góp của Ngân sách tỉnh Bến Tre cho các nhà đầu tư chiến lược, Công ty may Việt Tiến cũng bán bớt một phần chỉ giữ lại 25% vốn góp. Chuyển Công ty TNHH có 02 thành viên thành công ty TNHH nhiều thành viên. Vốn của Công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng hiện nay bao gồm các chủ sở hữu sau: 1- Công ty may Việt Tiến 25% vốn điều lệ: 2.499.216.358 đ 2- Công ty may cổ phần Việt Thịnh 15% vốn điều lệ: 1.499.529.815 đ 3- Công ty cồ phần Việt Hưng 10% vốn điều lệ: 999.686.543 đ 4- Công ty TNHH Nam Thiên 50% vốn điều lệ: 4.998.432.715 đ II. Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của công ty: 1. Ngành nghề,lĩnh vực hoạt động: Ngành nghề kinh doanh: chuyên sản xuất gia công, kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Thị trường xuất khẩu: Đài Loan, Hồng Kông, Nhật, Ý, Hà Lan, Đức, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Canada. 2. Chức năng: Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
  11. Căn cứ vào hợp đồng may mặc XNK với nước ngoài công ty tạm nhập phụ liệu may. Sau đó, sản xuất thành SP may mặc và tái XK trả lại cho khách nước ngoài, Công ty chỉ nhận tiền gia công và các khoản phụ liệu như thùng, chỉ Trong gia công do định mức của khách hàng và khoản hao hụt trong quá trình sản xuất phải có, nên trong quá trình sản xuất sản phẩm công ty tiết kiệm được vải, phụ liệu, số tiết được hoặc là sản xuất thành sản phẩm, hoặc là bán thẳng cho khách hàng đáp ứng nhu cầu may mặc SX và tiêu thụ ngoại nội địa. 3. Nhiệm vụ: Tập hợp tiềm năng kinh tế và khả năng sản xuất, xuất khẩu của công ty để thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước và thực hiện mục tiêu lợi nhuận của công ty. Nhận diện mục tiêu các mặt hàng và mẫu mã đang có xu hướng phát triển mạnh, đưa ra nhiều mẫu hàng nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu thụ SP của công ty. * Những thuận lợi và khó khăn của Công ty: + Thuận lợi: - Được sự quan tâm các cấp, ngành hữu quan trong tỉnh. - Sự nhạy bén và chuyển hướng kịp thời trong việc tăng quy mô sản xuất và hợp lý hóa sản xuất. - Sự năng động cần cù, trung thực trong sản xuất kinh doanh đã được sự tín nhiệm của khách hàng. - Xác định phương hướng lâu dài có đối pháp hợp lý trong từng lúc, đối với từng khách hàng để tạo sự ổn định liên tục và phát triển SXKD. + Khó khăn:
  12. Bên cạnh những thuận lợi nói trên, Công ty cũng gặp không ít những khó khăn bởi những hoạt động SXKD của công ty ngay từ khi thành lập đã không thuận lợi do sự bảo hòa hàng may mặc lúc bấy giờ. Vào những năm 1998 lại gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực về tài chính, do đây là vốn góp liên doanh nên cũng khó khăn trong việc sử dụng vốn. Hơn nữa, chi phí quản lý trong doanh nghiệp tăng khá cao,chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất của Công ty nên hiệu quả mang lại chưa cao, tiền lương của công nhân chưa được cải thiện như dự kiến. Những khó khăn mà công ty đã gặp phải: - Chưa lườn hết những yêu cầu và quy mô phải có của một đơn vị may mặc xuất khẩu là đơn vị ở tỉnh, để có thể đi vào sản xuất kinh doanh và đứng vững trên thương trường. - Công ty thiếu sự hỗ trợ tạo điều kiện để tiếp cận thị trường gốc mà phải thông qua nước thứ ba nên chỉ hạn chế ở gia công chưa thực hiện được sự tự sản xuất, tự tiêu thụ, từ đó làm hiệu quả SXKD của Công ty bị hạn chế. - Do trình độ kỹ thuật và công nghệ chậm được hoàn thiện nên gặp những khó khăn không đáng có. Bên cạnh đó, tay nghề của công nhân còn yếu không đủ thời gian và điều kiện để nâng cao nên hiệu suất tăng chậm. - Gia công chưa tương ứng với chất lượng SP do bất lợi về đại lý và sự cạnh tranh về giá cả của các cơ sở gia công nhỏ nên thường bị ép giá gia công. - Mô hình hoạt động của ngành may mặc còn chưa nhất quán nên trong cạnh tranh còn nhiều bất lợi. - Luật lao động chưa có chế tài cần thiết để hạn chế ngăn chặn việc cạnh tranh, giành giật lao động giữa các công ty nước ngoài và trong nước, tình trạng sản xuất không ổn định xảy ra thường xuyên và công ty không thể phát triển sản xuất do sự biến động lao động.
  13. - Do phải sử dụng vốn lớn để bổ sung cho hoạt động của công ty đồng bộ nên tiền lương của công nhân chưa được cải thiện như dự kiến. III. Quy mô hoạt động của công ty: Tổng doanh thu đạt được năm 2008: 32.945.000.000đ Lợi nhuận sau thuế năm 2008: 4.462.000.000đ Tổng số nhân sự: Tổng số công nhân viên hiện nay là 1.258 người, trong đó: - Tổng số lao động trực tiếp là 1.175 người. - Tổng số lao động gián tiếp là 83 người. Tổng số vốn sản xuất kinh doanh: - Công ty may cổ phần Việt Thịnh 1.5 tỷ - Công ty cổ phần Việt Tiến 2.5 tỷ - Công ty cổ phần Việt Hưng 1 tỷ - Công ty TNHH Nam Thiên 5 tỷ Hiện nay Công ty có 01 văn phòng đại diện tại TP. HCM, để phục vụ cho việc xuất khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa, Về mạng lưới kinh doanh nội địa, công ty có 01 cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ ở trung tâm Thị xã, các đại lý ở huyện, có 02 đại lý ở TP. HCM.
  14. IV. Quy trình công nghệ: Hợp đồng Lập kế hoạch sản Chuẩn bị s ản xuất xuất Chuẩn bị kỹ thuật Nguyên vật liệu Kế hoạch nguyên Ra rập BTP vật liệu Bảng dịch tài liệu Cắt Tác ngoại cắt Kế hoạch cắt Bảng vẽ BTP Kiểm tra tiêu hao vải Thanh lý vải Tiến độ cắt
  15. Đi sơ đồ định mức nguyên vật liệu May mẫu,duyệt mẫu Quy trình công nghệ& định mức thời gian Thêu Yêu cầu kỹ thuật Bản vẽ TP Chuân bị vật tư Lập bảng định mức vật tư kiêm giấy đề nghị Đặt mua hàng V. Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý: 1. Tổ chức sản xuất: Sau khi kí hợp đồng gia công với khách hàng, phòng kế hoạch lập kế hoạch nhận nguyên vật liệu phụ về nhập kho, công nhân kho sẽ kiểm tra số lượng cũng như chất lượng của nguyên liệu, lên biên bản giám định đối chiếu báo cáo với khách hàng. Đồng thời nhân viên phòng sơ đồ lấy khổ vải làm căn cứ lên sơ đồ rập mẫu, in ra chuyển cho phòng cắt.
  16. Phòng cắt nhận vải từ kho và cắt thành bán thành phẩm. Bán thành phẩm được đánh số và đưa xuống các phân xưởng may, tại phân xưởng may kĩ thuật sẽ hướng dẫn kiểm tra bán thành phẩm, may, ráp thành thành phẩm. Thành phẩm sẽ được kiểm hóa sau đó chuyển sang tổ ủi, ủi vô bao và đóng thùng hoàn chỉnh, nhập kho chờ xuất. Để đảm bảo hàng tiêu thụ liên tục và đảm bảo việc làm cho công nhân, kế hoạch sản xuất rất linh động. Những khi có hợp đồng hoặc hàng hút phân xưởng huy động công nhân làm thêm giờ. Những lúc chậm hàng thì công nhân sản xuất bình thường. 2. Tổ chức quản lý: a. Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên hiện nay gồm 05 người và 01 ban kiểm soát gồm 02 người là những người phụ trách cao nhất của công ty, giao chỉ tiêu kế hoạch doanh thu, lợi nhuận cho giám đốc công ty thực hiện đồng thời kiểm soát quá trình thực hiện đó. b. Giám đốc: Là người đại diện cho cán bộ công nhân viên, quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền điều hành, và quyết định mọi hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể công nhân viên về kết quả hoạt động của công ty. c. Phó giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực mình được phân công, phụ trách.
  17. d. Chức năng của các phòng ban: Phòng kế hoạch: - Lập biểu đồ kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư. - Xây dựng kế hoạch, soạn thảo các văn bản có liên quan sản xuất kinh doanh. - Xác định kế hoạch hàng hóa với khách hàng, thực hiện hợp đồng sản xuất gia công, thực hiện kế hoạch phân bổ sản xuất các mã hàng trong từng thời điểm sao cho phù hợp với thời gian giao hàng. - Phối hợp với phòng kỹ thuật công nghệ để xác định số nguyên phụ liệu tiêu hao cho mỗi sản phẩm. - Thực hiện việc xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu, thành phẩm, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, nguyên phụ liệu tiết kiệm, thống kê tình hình sản xuất kinh doanh. Phòng kinh doanh: - Thực hiện việc nhập nguyên phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm hàng hóa làm các thủ tục về xuất nhập khẩu. Trực tiếp quan hệ tiêu thụ các sản phẩm cần tiêu thụ nội địa. - Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước tìm kiếm khách hàng. Phòng kỹ thuật công nghệ: - Xây dựng hệ thống kiểm tra tiến hành sản xuất đảm bảo tính hợp lý và tiết kiệm được chi phí. - Chịu trách nhiệm về kĩ thuật may, chuẩn bị máy sản xuất ở xưởng và quan hệ với khách hàng về mẫu mã, kĩ thuật, mỹ thuật của sản phẩm. - Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị cho toàn công ty.
  18. - Gồm các bộ phận: + Kĩ thuật viên: Chuẩn bị mẫu mã rập, tiêu chuẩn kĩ thuật, bảng màu + May mẫu: Giới thiệu sản phẩm với khách hàng trước khi sản xuất. + Sơ đồ: Xác định chi tiết sản phẩm cần được bố trí thích hợp trên cơ sở định mức của khách hàng cho một khổ vải sao cho tiết kiệm vải nhiều nhất. + KCS(QA): Kiểm tra xác định chất lượng sản phẩm. + Cơ điện: Bảo trì và sửa chữa máy móc thiết bị. Phòng kế toán- tài vụ: - Hạch toán, kiểm toán mọi hoạt động của công ty, báo cáo quyết toán theo quy định, nộp thuế đúng hạn. - Lập kế hoạch tài vụ, đảm bảo nguồn vốn kinh doanh theo yêu cầu của Công ty, quản lý vốn, thu hồi nợ, trả nợ vay - Phát lương hàng tháng cho công nhân viên khi có bảng thanh toán lương từ phòng tổ chức hành chánh chuyển sang. Phòng tổ chức hành chánh: - Quản lý, tuyển dụng, điều động nhân sự phục vụ cho sản xuất. Quản lý các định mức lao động, định mức sử dụng các máy móc thiết bị, phụ trách công tác bảo vệ, y tế, đời sống cán bộ công nhân viên. - Theo dõi thời gian làm việc, xây dựng đơn giá tiền lương cho cán bộ công nhân viên. - Văn phòng đại diện tại TP.HCM thay mặt công ty trong quan hệ với khách hàng VI. Bộ máy kế toán:
  19. 1. Hình thức tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán tại công ty: a. Hình thức tổ chức công tác kế toán: Tổ chức công tác kế toán hợp lý và khoa học, phù hợp với đăc điểm tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh, nhằm phát huy vai trò kinh tế là một yêu cầu quan trọng đối với chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng. Tổ chức công tác kế toán gồm nhiều yếu tố cấu thành như tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán, các chế độ thể lệ về kế toán Công tác này rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại hình sản xuất kinh doanh, trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau, song tổ chức công tác kế toán đều phải được thực hiện đầy đủ các nội dung chủ yếu sau: - Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức công việc ghi chép ban đầu, tổ chức luân phiên chuyển chứng từ khoa học. - Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán. - Tổ chức hệ thống sổ kế toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho việc cung cấp thông tin kịp thời chính xác phục vụ cho việc điều hành và quản lý kế toán ở doanh nghiệp. - Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo quy địnhvà phù hợp với mọi yêu cầu quản lý cụ thể. - Tổ chức trang bị, ứng dụng kĩ thuật tính toán và thông tin hiện đại trên công tác kế toán + Chính sách kế toán áp dụng: Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho
  20. Nguyên tắc ghi nhận các khoản thu thương mại và phải thu khác Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí phải trả Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu Bộ máy kế toán: - Đứng đầu là kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất Phòng kế toán- tài vụ, trực tiếp quan hệ với các phòng ban khác có nhiệm vụ quyết định tình hình kế toán, hạch toán và phân tích tình hình tài chính tại Công ty hàng tháng kiểm tra nguyên vật liệu, tiên mặt để giúp cho báo cáo thống kê thực hiện đúng theo chế độ kế toán trong Công ty, tập hợp các số liệu, chứng từ chi tiết để hạch toán tính giá thành sản phẩm, ghi sổ sách chứng từ, sổ cái, sổ chi tiết - Kế toán tổng hợp: là tập hợp tất cả các số liệu từ các kế toán viên báo cáo lên để tiến hành hạch toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp giúp kế toán trưởng lập báo cáo kế toán. - Kế toán chi tiết: theo dõi các khoản tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, các quan hệ thanh toán với ngân hàng, hợp đồng vay, thanh toán chuyển khoản ghi phiếu thu, phiếu chi theo dõi các khoản tạm ứng, các khoản thanh toán của khách hàng. - Thủ quỹ: trực tiếp thu, chi tiền mặt, có nhiệm vụ quản lý tiền mặt trong Công ty, phục vụ chi mua nguyên vật liệu, phát hành báo cáo quỹ để cung cấp chứng từ cho phần hành có liên quan. b. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN KẾ TOÁN CHI THỦ QUỸ TỔNG HỢP TIẾT
  21. * Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo Quan hệ hỗ trợ * Công việc của bộ máy kế toán + Tổ chức sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký + Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được giao + Bảo tồn và phát triển vốn được giao + Phân công lao động, phân phối thu nhập và chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, công nhân viên cho toàn công ty + Đáp ứng nhu cầu may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. 2. Hình thức sổ kế toán: CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày tháng năm Chứng từ Số hiệu tài khoản Ngày, Trích yếu Số tiền Số Nợ Có tháng Cộng (Bằng chữ: ) Kèm chứng từ gốc Kế toán trưởng Người lập Sổ kế toán áp dụng hình thức này gồm:
  22. - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: dùng để đăng ký các chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian nhằm đảm bảo tốt chứng từ ghi sổ và kiểm tra, tra cứu khi cần thiết. - Sổ cái: là sổ tài khoản theo mẫu thông thường. Trình tự ghi chép chứng từ ghi sổ: - Hàng tháng: kế toán tập hợp kiểm tra và phân loại chứng từ gốc, căn cứ chứng từ gốc để ghi vào sổ quỹ và các sổ. - Định kỳ: trên cơ sở chứng từ gốc đã được phân loại, kế toán áp dụng chứng từ ghi sổ, căn cứ các chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái. - Cuối tháng: + Lập bảng đối chiếu phát sinh các tài khoản để đối chiếu số liệu ghi chép của hạch toán tổng hợp. + Lập bảng tổng hợp chi tiết để hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết. + Đối chiếu số liệu giữa bảng đối chiếu phát sinh với các tài khoản, với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với sổ quỹ và tổng hợp chi tiết. + Lập bảng cân đối tài khoản + Lập báo cáo tài chính SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ CHỨNG TỪ GỐC SỔ CHI SỔ QUỸ BẢNG TỔNG TIẾT HỢP CHỨNG TỪ CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ ĐĂNG KÝ BẢNG CHỨNG TỪ GHI SỔ TỔNG HỢP BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN
  23. SỔ CÁI * Ghi chú: Đối chiếu kiểm kê Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Hệ thống chứng từ Bảng kê nhập hàng hóa, nguyên phụ liệu Bảng kê xuất hàng hóa nguyên phụ liệu Bảng kê thành phẩm tiêu thụ Bảng kê thanh toán tạm ứng Bộ chứng từ ghi sổ: tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, thanh toán Hệ thống báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán Kết quả kinh doanh Lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính VII. Đặc điểm về áp dụng máy tính trong công tác kế toán tại công ty:
  24. Công ty áp dụng chế độ kế toán hiện hành theo tiêu chuẩn của Bộ Tài Chính. VIII. Đặc điểm về áp dụng máy tính trong công tác kế toán tại công ty:
  25. I. Khái niệm: 1. Chi phí sản xuất (CPSX):
  26. Chi phí sản xuất (CPSX) của doanh nghiệp sản xuất (DNSX) là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí đã đầu tư cho sản xuất (SX) sản phẩm (SP) trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). CPSX trong DNSX bao gồm CPSX SP công nghiệp và CPSX SP các ngành khác, không bao gồm chi phí sản phẩm sản xuất ra và chi phí quản lý doanh nghiệp. Theo quy định hiện nay CPSX sản phẩm được quy định bao gồm: (1): Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT). (2): Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT). (3): Chi phí sản xuất chung (SX chung). 2. Giá thành (Z) sản phẩm: Z sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của những hao phí của doanh nghiệp để sản xuất một hay một số sản phẩm, lao vụ hoàn thành nhất định. Công thức chung để tính Z đơn vị sản phẩm: Z đvsp = Chi phí sản xuất Kết quả sản xuất Qua công thức trên rút ra được nhận xét: để hạ thấp được Z sản phẩm thì một mặt phải tiết kiệm chi phí sản xuất, mặt khác phải sử dụng chi phí một cách hợp lý để tăng cường được kết quả sản xuất. II. Kế toán các khoản mục CPSX sản phẩm: 1. Kế toán chi phí NVLTT: Chi phí NVLTT bao gồm các khoản chi phí về NVL chính, vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm.
  27. Các loại vật liệu này có thể xuất từ kho ra để sử dụng và cũng có thể mua về đưa vào sử dụng ngay hoặc tự sản xuất ra và đưa vào sử dụng ngay. - Nguyên liệu, vật liệu chính sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhưng không thể xác định trực tiếp mức tiêu hao thực tế cho từng loại sản phẩm (hoặc đối tượng chịu chi phí) thì kế toán phải tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức có thể sử dụng: định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ được quy định, tỷ lệ với trọng lượng sản phẩm được sản xuất Mức phân bổ chi phí về NVL chính dùng cho từng loại sản phẩm: Mức phân bổ Tổng giá trị NVL chính sử dụng NVL cho từng = x khối lượng phân bổ đối tượng tổng khối lượng theo tiêu thức của từng đối tượng Kế toán chi phí NVLTT sử dụng TK 621 “ Chi phí NVLTT”. Phương pháp phản ánh: Khi xuất kho vật liệu sản xuất sản phẩm sẽ ghi: Nợ TK 621 Có TK 152 (loại 6111) Khi vật liệu mua về đưa vào sử dụng ngay: Nợ TK 621 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141 Vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất ra được đưa ngay vào quá trình SX: Nợ TK 621
  28. Có TK 154(SX phụ) Nguyên vật liệu sử dụng không hết trả lại kho sẽ ghi: Nợ TK 152 Có TK 621 - Vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm còn thừa nhưng để lại phân xưởng sản xuất để tiếp tục sử dụng cho kỳ sau: Nợ TK 621 ghi đỏ Có TK 152 ghi đỏ - Qua đầu kỳ sau sẽ ghi đen để chuyển thành chi phí kỳ sau: Nợ TK 621 Có TK 152 - Cuối kỳ tổng hợp chi phí NVLTT thực tế sử dụng để kết chuyển. Nợ TK 154 (TK 631) Có TK 621 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NVLTT 152 621 152
  29. xuất kho cho SXSP giá trị vật liệu dùng không thực hiện dịch vụ hết nhập lại kho 111,112,133 133 154 Thuế GTGT K/C chi phí NVLTT Giá trị vật liệu mua về dùng (PPKKTX) 611 ngay không qua kho 631 Trị giá NVL xuất kho sử K/C CPNVLTT dụng trong kỳ cho sản xuất (PPKKĐK) (theo PPKKĐK) 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí NCTT bao gồm các khoản chi phí về tiền lương, tiền công, các khoản trích theo lương tính vào chi phí theo quy định. Nếu tiền lương trực tiếp lại liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không xác định trực tiếp cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức phân bổ: định mức tiền lương của các đối tượng, hệ số phân bổ được quy định, số giờ hoặc ngày công tiêu chuẩn. Trên cơ sở tiền lương được phân bổ sẽ tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ tính vào chi phí. Kế toán chi phí NCTT sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Phương pháp phản ánh: Trong tháng khi tập hợp chi phí NCTT phát sinh sẽ ghi: Nợ TK 622
  30. Có TK 334 Lương công nhân sản xuất, tiền ăn giữa ca. Có TK 335 Trích trước lương nghỉ phép của CN sản xuất Có TK 338 Các khoản trích về BHXH, BHYT và KPCĐ. Cuối tháng tổng hợp CPNCTT thực tế phát sinh để kết chuyển Nợ TK 154 ( TK 631) Có TK 622 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NCTT 334 622 154 Tiền lương phụ cấp K/C CPNCTT phải trả cho CNTT SX (theo PPKKTX) 335 Trích trước tiền 631 lương nghỉ phép K/C CPNCTT 338 ( theo PPKKĐK) Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ 3. Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung (CPSX chung) bao gồm toàn bộ các khoản chi được sử dụng để quản lý và phục vụ sản xuất gắn liền với từng phân xưởng SXKD chính hoặc SXKD phụ. Chi phí sản xuất chung được tổ chức theo dõi hàng tháng. Cuối tháng tổng hợp chi phí sản xuất các loại sản phẩm.
  31. Chi phí sản xuất chung được tổ chức theo dõi chi tiết cho từng phân xưởng và phân bổ cho những sản phẩm do chính phân xưởng sản xuất ra. Tuy nhiên, phần CPSX chung cố định chỉ được tính vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, nếu mức sản phẩm sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì vẫn phải tính cho đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Phần CPSX chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Có nhiều tiêu thức khác nhau được sử dụng để phân bổ CPSX chung như: phân bổ theo tỷ lệ với tiền lương công nhân sản xuất, theo tỷ lệ với chi phí trực tiếp, theo tỷ lệ với giá NVL chính sử dụng, * Phân bổ theo tỷ lệ với tiền lương công nhân sản xuất: Chi phí SXC thực tế phát sinh Mức phân bổ chi trong tháng Tiền lương CNSX phí SXC cho = + của từng loại sản từng đối tượng Tổng số tiền lương CNSX của phẩm các loại sản phẩm Kế toán CPSX chung sử dụng TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” và các tài khoản chi tiết: 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng” 6272 “Chi phí NVL” 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất” 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ” 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” 6278 “Chi phí bằng tiền khác”
  32. * Phương pháp phản ánh: Khi tập hợp CPSX chung phát sinh trong tháng sẽ ghi: Chi phí về lương phải thanh toán và các khoản trích theo lương tính vào chi phí Nợ TK 627(1) Có TK 334 - “ Phải trả người lao động” Có TK 338 - “Phải trả, phải nộp khác (BHXH, BHYT, )” - Chi phí khấu hao TSCĐ Nợ TK 627(4) Có TK 214 - “ Hao mòn TSCĐ” - Các chi phí khác có liên quan: Nợ TK 627 (6272, 6273, 6277, 6278, ) Có TK 111, 112, 331, 141, 152, 153 Khi phân bổ CPSX chung vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm: Nợ TK 154 (hoặc 631) Có TK 627 Phần CPSX chung cố định vượt định mức bình thường không được tính vào giá thành sản phẩm mà được ghi nhận vào giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 Có TK 627 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CPSX CHUNG
  33. 334,338 627 154 Tiền lương phụ cấp và các K/C CPSX chung khoản trích theo lương NVPX (theo PP KKTX) 152 Giá trị VL xuất dùng 631 phục vụ PXSX K/C CPSX chung 153,142,242 (theo PP KKĐK) Giá trị CCDC xuất dùng và phân bổ cho PXSX 214 632 Khấu hao TSCĐ CPSX chung vượt định dùng ở PXSX mức không tính vào Z 111,112 Chi phí thuê ngoài & CP khác 4. Kế toán tổng hợp CPSX: Kế toán từng khoản mục CPSX được theo dõi riêng trong tháng, đến cuối tháng sẽ được kết chuyển để tập hợp CPSX phát sinh trong tháng làm căn cứ cho việc tính toán chi phí sản phẩm hoàn thành. Kế toán tổng hợp CPSX và tính Z sản phẩm hoàn thành TK 154 “Chi phí sản phẩm dở dang” Phương pháp phản ánh: Cuối tháng kết chuyển các khoản mục CPSX phát sinh:
  34. Nợ TK 154 Có TK 621 Kết chuyển CPNVL trực tiếp Có TK 622 Kết chuyển CPNC trực tiếp Có TK 627 Kết chuyển CPSX chung Khi xác định được Z sản phẩm hoàn thành, sẽ ghi: Nợ TK 155 “Thành phẩm” Nợ TK 157 “Hàng gởi đi bán” Có TK 154 *Ghi chú: Số dư của TK 154 phản ánh trị giá của sản phẩm đang chế tạo (chưa hoàn thành) là một số bộ phận hàng tồn kho của doanh nghiệp. Sơ đồ chữ T: 621 154 155 K/C CPNVLTT Nhập kho thành phẩm 622 157 K/C CPNCTT hàng gởi bán 627 K/C CPSX chung III. Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ:
  35. SXKD phụ bao gồm các loại hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau ngoài hoạt động chính được doanh nghiệp tổ chức ra để phục vụ cho hoạt động chính hoặc tận dụng năng lực thừa của hoạt động để tăng cường thêm thu nhập. SXKD phụ có loại có tính chất sản xuất, cần phải theo dõi chi phí để xác định giá thành nhằm phân bổ đúng đắn chi phí vào các đối sử dụng sản phẩm, lao vụ. Còn SXKD phụ có tính chất kinh doanh cũng phải theo dõi chặt chẽ chi phí phát để làm căn cứ tính toán đúng đắn kết quả kinh doanh. Để phục vụ cho việc phân bổ chi phí, tính toán kết quả kinh doanh và đánh giá hiệu quả SXKD thì trong tổ chức kế toán cần phải theo dõi riêng chi phí cho từng loại SXKD phụ. Sản phẩm lao vụ do SXKD phụ sản xuất ra có thể cung cấp cho nhiều đối tượng khác nhau trong đó có cả việc sản xuất kinh doanh phụ cung cấp lẫn nhau. Sản phẩm lao vụ do SXKD phụ cung cấp cho các đối tượng đều phải đánh giá theo giá thành thực tế, riêng sản phẩm lao vụ do SXKD cung cấp lẫn nhau thì căn cứ vào tính chất cung cấp qua lại giữa chúng để đánh giá theo giá thành kế hoạch hoặc giá thành thực tế. Z thực tế sản phẩm lao vụ của SXKD phụ được tính theo công thức sau (trường hợp trị giá sản phẩm, lao vụ được cung cấp được tách ra thành một khoản riêng ngoài CPSX phát sinh trong kỳ). Trị giá SP Trị giá SP CPSX CPSX CPSX phát lao vụ do SX lao vụ cung Z thực dở dang dở dang + sinh - + phụ khác - cấp cho SX tế đơn đầu kỳ cuối kỳ = trong kỳ cung cấp phụ khác vị sản phẩm, Khối lượng SP lao Khối lượng SP, lao vụ cung cấp cho lao vụ - vụ hoàn thành SX phụ khác (kể cả tự dùng) - Công thức được biến đổi nếu trị giá SP, lao vụ do sản xuất phụ khác cung cấp được xác định là một phần trong toàn bộ CPSX phát sinh trong kỳ:
  36. CPSX phát sinh CPSX trong kỳ (kể cả trị giá CPSX Trị giá SP lao Z thực dở dang + SP, lao vụ do SX phụ + dở dang + vụ cung cấp cho tế đơn đầu kỳ cuối kỳ SX phụ khác khác cung cấp) - vị sản = phẩm, Khối lượng SP lao Khối lượng SP, lao vụ cung cấp lao vụ vụ hoàn thành - cho SX phụ khác (kể cả tự dùng) Kế toán CPSX và tính Z sản phẩm của SXKD phụ sử dụng các TK: - Nếu sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ thì dùng các TK: 631: “Giá thành sản xuất ” 621: “Chi phí NVLTT” 622: “Chi phí NCTT” 627: “Chi phí SX chung” 154: “Chi phí SX sản phẩm dở dang” - Nếu sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên thì sử dụng các TK: 154: “Chi phí SXKD dở dang” 621: “Chi phí NVLTT” 622: “Chi phí NCTT” 627: “Chi phí SX chung” *Phương pháp phản ánh: Căn cứ vào định mức CPNVL sử dụng trực tiếp cho SXKD phụ trong kỳ để kết chuyển: Nợ TK 154 (SXKD phụ) (hoặc 631)
  37. Có TK 621 Căn cứ vào mức CPNCTT phân bổ cho SXKD phụ để kết chuyển: Nợ TK 154 (SXKD phụ) (hoặc 631) Có TK 622 Căn cứ vào mức CPSX chung tính cho SXKD phụ để kết chuyển: Nợ TK 154 (SXKD phụ) (hoặc 631) Có TK 627 Nếu SXKD phụ có sản phẩm dở dang đầu kỳ thì phải chuyển giá trị sản phẩm dở dang vào TK 631 để tính Z sản phẩm lao vụ hoàn thành: Nợ TK 631 Có TK 154 Nếu cuối kỳ có sản phẩm dở dang thì phải kiểm kê, đánh giá và chuyển trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ sang TK 154: Nợ TK 154 Có TK 631 * Ghi chú: (4) và (5): chỉ dùng khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ (6): Khi xác định giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành và phân bổ cho các đối tượng: Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 154 (SXKD phụ) (hoặc 631) Trong thực tế việc hạch toán CPSX và tính Z sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ hầu như không được sử dụng. IV. Kế toán CPSX và tính Z sản phẩm của SXKD chính:
  38. SXKD chính là hoạt động sản xuất cơ bản, chủ yếu của doanh nghiệp để tạo ra các loại sản phẩm hàng hóa. SXKD chính có thể tạo ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. Quá trình sản xuất có thể thực hiện một hoặc nhiều phân xưởng sản xuất, có thể thực hiện theo quy trình giản đơn hoặc quy trình phức tạp qua nhiều giai đoạn chế biến, quá trình SX có thể thực hiện tập trung hoặc phân tán trên địa bàn rộng, bao gồm nhiều phân xưởng SX khác nhau. 1. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang chế tạo hoặc đã hoàn thành nhưng chưa được kiểm nghiệm, nhập kho. Kiểm kê SPDD nhằm xác định số lượng, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định CPSX dở dang. a. Phương pháp đánh giá theo CPNVLTT (hoặc CPNVL chính): - Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí NVLTT hoặc CPNVL chính, còn các CPSX khác tính hết vào trong thành phẩm trong kỳ. Công thức tính như sau: CPSX của CPNVLTT hoặc CPNVL chính + CPSX SPDD đầu kỳ thực tế sử dụng trong kỳ số lượng của SPDD = x SPDD cuối kỳ số lượng SP + Số lượng SPDD cuối kỳ hoàn thành trong kỳ cuối kỳ - Phương pháp này thích hợp với những xí nghiệp có CPNVLTT hoặc chi phí về NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong Z sản phẩm (>70%). b. Phương pháp ước lượng SP hoàn thành tương đương:
  39. - Trong CPSX dở dang bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí, từng khoản mục chi phí được xác định trên cơ sở quy đổi SPDD thành SP hoàn thành theo mức độ hoàn thành thực tế CPSX dở CPSX phát sinh + CPSX dang đầu kỳ trong kỳ số lượng SPDD x dở dang = số lượng + số lượng SPDD cuối kỳ cuối kỳ quy đổi cuối kỳ SPHT cuối kỳ quy đổi thành SPHT thành SPHT Số lượng SPDD số lượng SPDD tỷ lệ hoàn x cuối kỳ quy đổi = cuối kỳ thành thành SPHT c. Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến: CPNVL nguyên vật liệu chính (CPNVLTT) tính cho đơn vị SPHT và SPDD là như nhau, các chi phí còn lại gọi chung là chi phí chế biến tính cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành 50% d. Phương pháp đánh giá theo Z kế hoạch: Sản phẩm dở dang được đánh giá dựa vào định mức chi phí (hoặc chi phí kế hoạch) theo từng khoản mục chi phí và tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm. 2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: CPSX của sản phẩm sản xuất hoàn thành được gọi là Z sản phẩm hoàn thành. Tổng Z thực tế của sản phẩm hoàn thành được xác định như sau: Tổng Z SPHT CPSXDD CPSXPS CPSX DD các khoản làm = + - - trong kỳ đầu kỳ trong kỳ đầu kỳ giảm chi phí tổng Z spht trong kỳ Zđvsp = Tổng spht trong kỳ
  40. 3. Kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên: Theo phương pháp này thì việc hạch toán được hạch toán: (1): Các khoản chi liên quan đến vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm trong kỳ sẽ ghi: Nợ TK 621 “Chi phí NVLTT” Có TK 152,141,111,112 Cuối kỳ tổng hợp CPNVLTT sử dụng cho từng đối tượng để kết chuyển: Nợ TK 154 “Chi phí SXKD dở dang” Có TK 621 “Chi phí NVLTT” (2): Các khoản chi liên quan đến nhân công trực tiếp SXSP ghi: Nợ TK 622 Có TK 334,338,111,112 Cuối kỳ tổng hợp CPNCTT thực tế liên quan đến từng đối tượng để kết chuyển: Nợ TK 154 Có TK 622 (3): CPSX chung phân bổ cho từng đối tượng kết chuyển Nợ TK 154 Có TK 627 (4): Trường hợp đang trong quá trình sản xuất mà có sản phẩm hỏng không sửa chữa được thì khoản bắt người chịu trách nhiệm bồi thường sẽ ghi:
  41. Nợ TK 1388,334 Có TK 154 (5): Trị giá phế liệu thu hồi được trong quá trình sản xuất sẽ ghi: Nợ TK 152 Có TK 154 (6): Khi xác định được Z sản phẩm hoàn thành nhập kho thành phẩm: Nợ TK 155 “Thành phẩm” Có TK 154 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH Z (theo pp kê khai thường xuyên) 621 154 155 K/C CPNVLTT Z sản phẩm hoàn thành nhập kho 157 Z SP hoàn thành gởi lại 622 632 K/C CPNCTT Z SPHT bán trực tiếp 627 138,334,152 K/C CPSX chung Các khoản làm giảm CP 4. Kế toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Theo phương pháp này thì việc hạch toán được thực hiện:
  42. (1): Trong kỳ, tất cả các vật liệu nhập vào cũng như vật liệu tồn kho đều được theo dõi trên TK 6111 “Mua NVL” Nợ TK 6111 Có TK 152,111,331 Cuối kỳ khi xác định trị giá vật liệu còn lại sẽ được chuyển về theo dõi trên TK 152,151 Nợ TK 152,151 Có TK 6111 Từ đó xác định giá trị vật liệu xuất dùng cho sản xuất và ghi: Nợ TK 621 Có TK 6111 Sau đó căn cứ vào mức phân bổ CPNVL sử dụng cho từng đối tượng để kết chuyển: Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất” Có TK 621 (2): Các khoản chi liên quan đến lao động trực tiếp sản xuất sẽ ghi: Nợ TK 622 Có TK 334,338,112,141, Cuối kỳ tiến hành tổng hợp chi phí NCTT thực tế phát sinh và kết chuyển: Nợ TK 631 Có TK 622 (3): CPSX chung phân bổ cho từng đối tượng kết chuyển:
  43. Nợ TK 631 Có TK 627 (4): Đầu kỳ kế toán phải chuyển giá trị SPDD đầu kỳ vào TK 631 Nợ TK 631 Có TK 154 Cuối kỳ chuyển trị giá SPDD cuối kỳ về TK 154 Nợ TK 154 Có TK 631 Giá thành của SPSX hoàn thành sẽ được chuyển toàn bộ TK 632: Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán” Có TK 631 (Theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì tài khoản thành phẩm chỉ dùng để phản ánh trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ theo thực tế kiểm kê)
  44. I. Khái quát chung: - Tổ chức sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp: Công ty TNHH may xuất khẩu Việt Hồng là công ty TNHH nhiều thành viên; ngành nghề chính của công ty là gia công hàng may mặc xuất khẩu sản phẩm sản xuất chủ yếu của công ty hiện nay là: + Hàng Jacket + Quần tây Do đặc thù của công ty là gia công do đó NVL chính của công ty được khách hàng cung cấp (theo dõi ngoại bảng tài khoản). Tùy theo từng hợp đồng mà công ty thỏa thuận có mua thêm vật liệu phụ: thùng, chỉ, bao PE, băng keo - Đặc điểm sản phẩm: sản phẩm tạo ra phải đảm bảo đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo đúng thông số, không bị bun sút, vệ sinh công nghiệp (không sót chỉ, dính bẩn). - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại doanh nghiệp: chi phí nguyên phụ liệu và chi phí tiền lương. - Đối tượng tính giá thành sản phẩm: là thành phẩm hoàn chỉnh (áo jacket, quần short, quần thể thao, ). - Kỳ hạch toán: được công ty quy định tính vào cuối tháng II. Kế toán chi phí NVLTT: 1. Khái niệm: -NVL chính: do công ty may gia công nên không có nguyên liệu chính. -NVL phụ: vải, kim, chỉ, nhãn, tem, nút, dây kéo, băng keo, chỉ, thùng 2. Kế toán tổng hợp CPNVLTT: -Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
  45. - Phương pháp tính giá xuất kho: thực tế đích danh. Giá xuất kho= Giá mua + chi phí vận chuyển Chứng từ, sổ sách và quy trình luân chuyển sổ sách: * Chứng từ, sổ sách: - Lệnh sản xuất - Phiếu xuất kho nội bộ - Báo cáo nhập xuất tồn nguyên phụ liệu - Bảng kê chi tiết phiếu xuất kho Công ty thực hiện chế độ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và công ty chỉ sử dụng một số sổ để phù hợp tình hình sản xuất của công ty. Sổ sách sử dụng là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết. Trình tự ghi sổ: hàng ngày khi nghiệp vụ kế toán phát sinh kế toán căn cứ vào số liệu đó ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi vào sổ cái, sổ chi tiết. Sơ đồ trình tự ghi sổ tài khoản 621 Chứng từ Sổ đăng ký chứng từ Sổ cái Sổ chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu kiểm tra
  46. * Quy trình luân chuyển chứng từ sổ sách: - Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất và số lượng nguyên liệu nhập về, phòng chuẩn bị sản xuất lập lệnh sản xuất + Hình thức: gồm 2 liên: 1 liên lưu Phòng kế hoạch, 1 liên lưu tại kho. + Nội dung: mã hàng sản xuất, chủng loại vật tư, nguyên phụ liệu xuất kho,số lượng chuyển xuống kho để kho chuẩn bị cấp cho tổ cắt vải chính, chuyền may- phụ liệu may, tổ ủi- phụ liệu ủi. - Khi xuất kho nguyên vật liệu chính và NVL phụ THỦ KHO sẽ lập phiếu xuất kho nội bộ + Hình thức: lập thành 4 liên: 1 liên giao cho phân xưởng sản xuất, 1 liên giao cho Phòng kế toán, 1 liên kế toán xuất kho giữ, 1 liên lưu lại kho. - Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho nội bộ sẽ tiến hành theo dõi báo cáo nhập xuất tồn nguyên phụ liệu. b. Định khoản: - TK sử dụng: TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu” TK 1522 “Nguyên vật liệu phụ” TK 621 “CPNVLTT” (1): Khi xuất kho vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm sẽ ghi: Nợ TK 621 Có TK 152 (2): Vật liệu sử dụng để sản xuất còn thừa nhập lại kho sẽ ghi: Nợ TK 152
  47. Có TK 621 (3): Cuối kỳ, tổng hợp CPNVL phụ thực tế sử dụng trong kỳ để kết chuyển vào tài khoản tính giá thành: Nợ TK 154 Có TK 621 Ví dụ: Trong tháng 01/2009 trong quá trình sản xuất, CPNVLTT bỏ ra được tính : + Chi phí vận chuyển NVL: Nợ TK 621 4.120.000 Có TK 15221 4.120.000 + Chi phí giấy sơ đồ, dây đai, băng keo: Nợ TK 621 11.898.150 Có TK 15224 11.898.150 + Chi phí xuất phụ liệu cho sản xuất: Nợ TK 621 2.901.088 Có TK 15225 2.901.088 + Chi phí vật liệu trực tiếp cuối kỳ được kết chuyển về TK 154 Nợ TK 154 18.919.238 Có TK 621 18.919.238
  48. Sơ đồ chữ T: 15221 621 154 4.120.000 18.919.238 15224 11.898.150 15225 2.901.088 18.919.238 18.919.238 * Nhận xét: Quá trình luân chuyển chứng từ đơn giản giúp dễ dàng trong khâu giám sát, theo dõi chặt chẽ vật liệu phụ dùng cho sản xuất. III. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 1. Khái niệm: Hình thức tiền lương: đối với xưởng sản xuất công ty áp dụng tiền lương khoán sản phẩm, lương hợp đồng thời vụ. Công thức tính tiền lương: Tổng quỹ số lượng sản phẩm đơn giá tỷ lệ = x x tiền lương sản xuất sản phẩm tiền lương
  49. -Hiện nay tỷ lệ tiền lương tại công ty được Hội đồng thành viên cho phép là 50% doanh thu sản xuất. Tổng qu ỹ số lượng sản phẩm đơn giá = x x 50% tiề n lương sản xuất sản phẩm -Sau đó, được phân phối như sau: + Lương quản lý 13% tổng quỹ lương + Lương quản lý phân xưởng (quản đốc, tổ trưởng, tổ phó ) 24% tổng quỹ lương + Lương công nhân trực tiếp sản xuất 63% tổng quỹ lương - Ngoài ra phòng kế toán còn căn cứ vào bảng quyết toán tiền ăn, theo quy định của Hội đồng thành viên thì chi phí tiền ăn công nhân được tính là 5000đ/suất/ngày. Tiền ăn công nhân = số lượng công nhân x đơn giá quy định 2. Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp: a.Chứng từ, sổ sách và quy trình luân chuyển chứng từ, sổ sách: *Chứng từ sổ sách: Bảng chấm công Bảng hệ số lương Số lượng sản phẩm sản xuất Bảng tổng hợp hàng tháng Công ty thực hiện chế độ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và công ty chỉ sử dụng một số sổ để phù hợp tình hình
  50. sản xuất của công ty. Sổ sách sử dụng là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết. Trình tự ghi sổ: hàng ngày khi nghiệp vụ kế toán phát sinh kế toán căn cứ vào số liệu đó ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi vào sổ cái, sổ chi tiết. Sơ đồ trình tự ghi sổ tài khoản 621 Chứng từ Sổ đăng ký chứng từ Sổ cái Sổ chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu kiểm tra * Quy trình luân chuyển chứng từ sổ sách: Trong kỳ Phòng hành chính nhân sự sẽ theo dõi và tính lương cho toàn bộ công nhân viên trong công ty. Sau đó gởi số liệu sang phòng kế toán, kế toán CPSX và tính Z căn cứ vào bảng đơn giá lương, bảng lương, bảng hệ số công việc của xưởng SX để lên bảng kê chi phí nhân công trực tiếp trên máy vi tính. Tổng CPNCTT = Tổng quỹ lương khoán x tỷ lệ tiền lương(63%) - Để việc tập hợp CPSX và tính Z sản phẩm được chính xác, cuối tháng sau khi tập hợp CPNCTT kế toán tiến hành phân bổ CPNCTT cho từng sản phẩm, Công ty phân bổ CPNCTT theo chi phí lương khoán từng loại sản phẩm CPNCTT từng Tổng CPNCTT cần phân bổ Lương khoán của từng = x loại sản phẩm tổng quỹ lương khoán loại sản phẩm
  51. b.Định khoản: - TK sử dụng: TK 111 “Tiền mặt” phản ánh tiền chi mua thực phẩm thanh toán trực tiếp cho người cung cấp. TK 1526 “Thực phẩm nhà ăn” : kết chuyển chi phí thực phẩm nhà ăn phát sinh trong tháng. TK 334 “Phải trả CNV” TK 338 “Phải trả phải nộp khác” phản ánh các khoản trích theo lương của công nhân viên do Công ty chi trả được tính vào CPSXKD TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” - Định khoản: (1): Tiền lương phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: Nợ TK 622 Có TK 334 (2): Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của CNTT sản xuất tính vào chi phí: Nợ TK 622 Có TK 338 (3): Các khoản chi mua thực phẩm thanh toán trực tiếp cho người cung cấp bằng tiền mặt: Nợ TK 622 Có TK 111 (4): Kết chuyển tiền thực phẩm nhà ăn: Nợ TK 622
  52. Có TK 152 (5): Cuối kỳ kế toán tổng hợp CPNCTT thực tế phát sinh trong kỳ để kết chuyển về tài khoản 154 Nợ TK 154 Có TK 622 Ví dụ: Trong tháng 01/2009, công ty tổng hợp được giá thành gia công sản xuất ra trong kỳ là - Tiền lương công nhân trực tiếp là: 763.389.960. Kế toán định khoản: Nợ TK 622 763.389.960 Có TK 3341 763.389.960 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ như sau: BHXH + BHYT = Tổng hệ số lương tháng x 17% x 650.000 KPCĐ = Lương thực lãnh x 2% Ví dụ: Trong tháng 01/2009 - Số tiền BHXH, KPCĐ được trích theo lương CNTTSX là 91.798.051 Trong đó: KPCĐ 2%: 15.073.153 BHXH (Trong đó BHYT 2%) : 76.724.898 Nợ TK 622 91.798.051 Có TK 3382 15.073.153
  53. Có TK 3383 76.724.898 - Trong tháng chi tiền mặt để chi tiền ăn ngày 07/01, tiền mua mì ống, mua bột gạo, mì ngang, tiền ăn giữa ca và tiền ăn công nhân là: 39.278.091đ. Nợ TK 622 39.278.091 Có TK 111 39.278.091 - Trong tháng 01 kết chuyển thực phẩm nhà ăn đã mua trong tháng là 30.323.247 đ. Nợ TK 622 30.323.247 Có TK 1526 30.323.247 - Cuối tháng công ty kết chuyển CPNCTT về TK 154 để tính Z sản phẩm: Nợ TK 154 Có TK 622 Ví dụ: Trong tháng 01/2009 kết chuyển CPNCTT là: 924.789.349 Nợ TK 154 924.789.349 Có TK 622 924.789.349 Sơ đồ chữ T:
  54. TK 3341 TK 622 TK 154 763.389.960 TK 3382 924.789.349 15.073.153 TK 3383 76.724.898 TK 111 39.278.091 TK 1526 30.323.247 924.789.349 924.789.349 * Nhận xét: Các chứng từ đã được kiểm soát chặt chẽ, việc phân bổ CPNCTT theo chi phí lương khoán của từng loại sản phẩm sẽ kích thích người công nhân tăng năng suất lao động. IV. Kế toán CPSX chung: 1. Khái niệm: Các khoản CPSX chung: + CP nhân viên. + CP vật liệu. + CP khấu hao TSCĐ.
  55. + CP dịch vụ mua ngoài. + CP bằng tiền khác 2. Kế toán CPSX chung: - Cách thức tập hợp và phân bổ CPSX chung: + Tập hợp CPSX chung bao gồm tất cả chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với phân xưởng sản xuất. + Phân bổ CPSX: Để việc tập hợp CPSX và tính Z sản phẩm được chính xác, cuối tháng sau khi tập hợp CPSX chung kế toán tiến hành phân bổ CPSX chung cho từng sản phẩm, Công ty phân bổ CPSX chung theo CP tiền lương khoán của từng loại sả nCPSX phẩm: chung của Tổng CPSX chung cần phân bổ Lương khoán của từng loại sản phẩm Tổng lương khoán từng loại sản phẩm = x a.Chứng từ, sổ sách và quy trình luân chuyển chứng từ sổ sách: Chứng từ, sổ sách: - Hóa đơn mua ngoài. - Phiếu thu. - Phiếu chi, chứng từ ngân hàng. - Bảng thanh toán lương. - Phiếu xuất kho nội bộ, phiếu nhập kho. - Bảng kê TK 627. Công ty thực hiện chế độ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và công ty chỉ sử dụng một số sổ để phù hợp tình hình
  56. sản xuất của công ty. Sổ sách sử dụng là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết. Trình tự ghi sổ: hàng ngày khi nghiệp vụ kế toán phát sinh kế toán căn cứ vào số liệu đó ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi vào sổ cái, sổ chi tiết. Sơ đồ trình tự ghi sổ tài khoản 621 Chứng từ Sổ đăng ký chứng từ Sổ cái Sổ chi tiết * Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu kiểm tra * Quy trình luân chuyển chứng từ sổ sách: Kế toán căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, các bảng sao kê từ kế toán tiền mặt phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến chi phí mua ngoài, chi tiền ăn giữa ca, tiền lương của Phòng kinh doanh, phòng KCS, phòng nghiên cứu phát triển, tổ phục vụ vệ sinh công nghiệp để lên bảng kê tài khoản 627 b. Định khoản: - TK sử dụng: TK 111,112,152,214,334,338, dùng phản ánh chi phí phát sinh. TK 627 “Chi phí sản xuất chung” dùng tập hợp CPSX chung * Hạch toán vật liệu:
  57. Căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu dùng cho quản lý, phục vụ phân xưởng kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK 627 Có TK 152 Ví dụ: Trong tháng 01/2009 Công ty tiến hành xuất vật liệu dùng cho phân xưởng với số tiền 13.981.245 Nợ TK 627 13.981.245 Có TK 1524.2 13.981.245 * Hạch toán công cụ dụng cụ: Căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho quản lý, phục vụ phân xưởng kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK 627 Có TK 1531 Ví dụ: Trong tháng 01/2009 Công ty tiến hành xuất công cụ dùng cho phân xưởng với số tiền 10.560.000 Nợ TK 627 10.560.000 Có TK 1531 10.560.000 * Hạch toán tiền lương: Tiền lương phải trả cho bộ phận quản lý phân xưởng. Nợ TK 627 Có TK 3341 (24%) Ví dụ: Trong tháng 01/2009 tổng tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng là 290.815.223
  58. Nợ TK 627 290.815.223 Có TK 3341 290.815.223 Ngoài tiền lương nhân viên phân xưởng còn được hưởng các khoản theo quy định như BHXH, BHYT, KPCĐ. BHXH + BHYT = Tổng hệ số lương tháng x 17% x 650.000 KPCĐ = Lương thực lãnh x 2% Số tiền trích này được tính vào CPSX chung, kế toán định khoản: Nợ TK 627 Có TK 338 Ví dụ: Trong tháng 01/2009 số tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính cho phân xưởng là 34.970.686 Nợ TK 627 34.970.686 Có TK 3382 5.742.154 Có TK 3383 29.228.532 * Hạch toán khấu hao TSCĐ: Cuối tháng căn cứ vào bảng trích khấu hao TSCĐ kế toán ghi: Nợ TK 627 Có TK 214 Ví dụ: Trong tháng 01/2009 khấu hao TSCĐ ở phân xưởng với số tiền 348.815.949 Nợ TK 627 348.815.949 Có TK 214 348.815.949
  59. * Hạch toán chi phí bằng tiền: Căn cứ vào phiếu chi, bảng kê tiền gửi ngân hàng những khoản chi phí phát sinh bằng tiền để phục vụ phân xưởng sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 627 Có TK 111 Có TK 112 Ví dụ: Trong tháng 01/2009 chi phí bằng tiền phục vụ phân xưởng là 74.318.252 Nợ TK 627 74.318.252 Có TK 111 12.612.618 Có TK 112 61.705.634 Trong tháng thu lại tiền mua vật liệu, kế toán ghi: Nợ TK 111 Có TK 627 Cuối tháng tập hợp CPSX chung kết chuyển về TK 154 để tính Z sản xuất: Nợ TK 154 Có TK 627 Ví dụ: Trong tháng 01/2009 căn cứ vào bảng kê chi tiết TK 627 kế toán tiến hành kết chuyển vế TK 154 số tiền 773.461.355 Nợ TK 154 773.461.355 Có TK 627 773.461.355 Sơ đồ chữ T: 1524.2 627 154
  60. 13.981.245 773.461.355 1531 10.560.000 3341 290.815.223 3382 5.742.154 3383 29.228.532 214 348.815.949 111 12.612.618 112 61.705.634 773.461.355 773.461.355 * Nhận xét: Chứng từ kế toán các bộ phận liên kết nhau chặt chẽ giúp cho việc kiểm tra chứng từ được dễ dàng, cách hạch toán đúng chuẩn mực, hệ thống sổ phù hợp. V. Tập hợp CPSX: TK sử dụng:
  61. TK 621 “Chi phí NVLTT” TK 622 “Chi phí NCTT” TK 627 “CPSX chung” TK 154 “Chi phí SXKD dở dang” Sơ đồ chữ T: 621 154 K/C CPNVLTT 622 K/C CPNCTT 627 K/C CPSX chung Ví dụ: Theo bảng tổng hợp TK 154, việc tập hợp CPSX được phản ánh như sau: Nợ TK 154 1.717.169.942 Có TK 621 18.919.238 Có TK 622 924.789.349 Có TK 627 773.461.355 - Bút toán nhập kho: Nợ TK 155 1.717.169.942 Có TK 154 1.717.169.942 Sơ đồ TK 154:
  62. 621 154 155 18.919.238 1.717.169.942 622 924.789.349 627 773.461.355 * Sổ sách minh họa: - Kế toán CPSX và Z không sử dụng các loại sổ sách kế toán mà chỉ theo dõi trên các bảng kê trên máy vi tính để phản ánh các nghiệp vụ có liên quan CPSX và Z sản phẩm. - Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến CPSX và Z, tùy theo từng loại mà ghi vào các bảng kê trên máy vi tính khác nhau. Cuối tuần đối chiếu với nhân viên kế toán, cuối tháng tổng hợp, tiến hành phân bổ trích khấu hao để tập hợp chi phí tính Z từng loại sản phẩm. VI. Đánh giá sản phẩm dở dang: Do Công ty chỉ nhận may gia công theo hợp đồng với các công ty nước ngoài nên việc đánh giá sản phẩm dở dang không thực hiện, NVLTT do bên đặt hàng giao, Công ty chỉ mua thêm phụ liệu như thùng, chỉ VII. Tính giá thành sản phẩm: Phương pháp tính giá thành: Công ty may Việt Hồng là đơn vị sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, hoạt động chủ yếu của Công ty là gia công may mặc xuất khẩu hoặc khách hàng trong nước, vật liệu chính là vải do nước ngoài cung cấp, sau đó Công ty tái sản xuất lại cho khách hàng, Công ty chỉ nhận tiền gia
  63. công. Vì thế Công ty không tốn chi phí mua vật liệu chính. Hoạt động sản xuất của Công ty không có CPSX dở dang cuối kỳ, trong kỳ sản xuất không có phế liệu thu hồi. Do đặc thù của ngành may là 1 tháng sản xuất nhiều loại mã hàng, mẫu mã cũng khác nhau. Do đó, kế toán tổng hợp chi phí, sau đó căn cứ vào giá gia công làm tiêu chí phân bổ cho từng loại sản phẩm. Z sp = + + CP nguyên phụ CP vận CP tiền lương, các khoản + CPSXC ZSP = + + + CPSXC Z SP = + + + CPSXC liệu định mức chuyển có tính chất lương Z một CP nguyên Đơn giá gia CP tiền lương, các ĐG x mã = phụ liệu PS công của + khoản có tính lương x gia công + hàng theo định mức 1 MH Tổng giá gia công 1MH Giá thành 01 mã hàng Z đơn vị SP = SL SP sản xuất 1. Hạch toán thành phẩm nhập kho: Tại công ty khi có sản phẩm hoàn thành nhập kho, kế toán ghi nhận sản phẩm nhập kho Ví dụ: Theo biểu tính Z SP tháng 01/2009, đối với hàng Quần # NK660: - Chi phí NVL trực tiếp = 4.739.190 - CPNC trực tiếp = 231.655.848 + Tiền lương = 208.660.820 + Bảo hiểm = 22.995.028
  64. - CPSX chung = 193.748.822 + Khấu hao = 87.376.932 + CP khác = 106.371.890 * Tổng Z sản phẩm = 430.143.860 Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ: 32.540 Đơn giá = 430.143.860 / 32.540 = 13.219 Kế toán định khoản: Nợ TK 155 430.143.860 Có TK 154 430.143.860 Kế toán CPSX và tính Z (kế toán trưởng phụ trách) 2. Sơ đồ luân chuyển đối với kế toán CPSX và tính Z:
  65. Chứng từ có liên quan (hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ, công cụ dụng cụ, bảng tiền lương, thanh toán tiền lương ) Ghi sổ Bảng báo cáo N-X-T NVL; Bảng kê chi tiết từng loại (công cụ dụng cụ, thành phẩm, thanh toán tiền lương; chi phí dùng cho quản lý, sản xuất chung) Bảng kê tổng hợp chi phí (sản xuất trực tiếp; nhân công trực tiếp; sản xuất chung) Sổ cái Lập bảng cân đối số phát sinh Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính
  66. I. Nhận xét:
  67. Qua thời gian thực tập tại Công ty may xuất khẩu Việt Hồng, em nhận thấy công ty ghi chép, lưu giữ sổ sách kế toán một cách phù hợp, phản ánh một cách hợp lý tình hình tài chính của công ty, đảm bảo sổ sách kế toán tuân thủ với hệ thống kế toán, tuân thủ chế độ kế toán hiện hành, chọn lựa các chính sách kế toán phù hợp và áp dụng các chính sách này một cách nhất quán. Các báo cáo tài chính công ty lập trên cơ sở nguyên tắc hoạt động liên tục. Công ty đã chọn tiêu chí phân bổ chi phí vào giá thành phù hợp với tình hình SX của công ty. Hiện nay do mặc hàng may mặc mang tính thời trang rất cao, do đó khách hàng luôn luôn thay đổi mẫu mã, chủng loại, chất lượng hàng hóa, nên công ty đã chọn tiêu chí doanh thu làm cơ sở để phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm, theo em là phù hợp. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty được xác định và đưa ra các định mức phù hợp đã đem lại hiệu quả kinh doanh cao (lợi nhuận năm 2008: 4.462.000.000 đ). Kế toán công ty đã phản ánh kịp thời tình hình chi phí phát sinh, tính đúng, tính đủ chi phí phát sinh trong kỳ phù hợp với doanh thu đảm bảo hợp lý và thận trọng. - Có đội ngũ kế toán giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, Công ty cập nhật kịp thời các chế độ kế toán mới, thực hiện các mẫu theo quy định. - Có đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm trong ngành may (đã được đào tạo từ Tổng Công ty may Việt Tiến, một doanh nghiệp đã có thương hiệu trên thị trường may mặc trong và ngoài nước). - Công ty đã khẳng định được khả năng của mình trong lĩnh vực sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu thông qua việc được khách hàng nước ngoài công nhận là có đủ tiêu chuẩn để làm hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. - Công ty đã tìm được nguồn hàng ổn định, một số loại hàng hóa với số lượng lớn, đây là điều kiện để nâng cao tay nghề của công nhân, nâng cao năng
  68. suất lao động, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động. Từ đó, người lao động sẽ gắn bó lâu dài với công ty tránh được tình trạng lao động biến động. - Hiện nay được sự quan tâm của Hội đồng thành viên, quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty đã và đang được mở rộng. Đây là cơ hội để Công ty hạ thấp giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. II. Đánh giá: - Bên cạnh đội ngủ công nhân lâu năm, lành nghề, Công ty thường xuyên nhận lao dộng mới, phần lớn lao động mới chưa có tay nghề và kinh nghiệm, do đó Công ty phải tốn thời gian và chi phí để đào tạo. - Luật lao động nước ta chưa hoàn thiện, chưa có đủ điều kiện để ràng buộc người lao động sau khi được đào tạo nghề phải đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, do đó gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc quản lý lao động. - Tuy hiện nay phía Mỹ không áp dụng hạn ngạch đối với hàng may mặc xuất khẩu nước ta, nhưng vẫn có cơ chế giám sát, đã làm cho một số khách hàng nước ngoài ngại không dám nhập hàng vào Việt Nam để sản xuất, đây cũng là điều kiện để một số khách hàng ép giá gia công, làm giảm hiệu quả trong kinh doanh của công ty. - Trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, ngành may mặc gặp rất nhiều khó khăn, Công ty lại phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của các Công ty cùng ngành trong và ngoài nước. - Là doanh nghiệp làm hàng may mặc xuất khẩu, thường xuyên giao tiếp với đối tác nước ngoài nhưng trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ quản lý chưa cao, thiếu cán bộ am hiểu về luật pháp quốc tế. III. Kiến nghị:
  69. Sau thời gian thực tập tại Công ty em đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Xuất phát từ tình hình thực tế tại Công ty em xin có một vài đề xuất kiến nghị: - Công ty nên phối hợp với các trung tâm dạy nghề để tuyển lao động đã qua đào tạo nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí đào tạo. - Đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại tạo điều kiện tăng năng suất lao động, từ đó có thể tăng thu nhập cho Công ty và người lao động để người lao động gắn bó lâu dài với Công ty. - Có chế độ tiền lương, quy định về thưởng, phạt để tạo sự công bằng và thu hút công nhân. - Mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước, bước đầu sản xuất bằng nguyên phụ liệu thừa từ khâu gia công (hiện nay nguyên phụ liệu thừa chủ yếu công ty bán trực tiếp cho khách hàng). - Tăng cường nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý về tin học, ngoại ngữ, luật pháp trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin các thị trường nhập khẩu dệt may. Trên đây là một vài ý kiến nhận xét, kiến nghị mà em đã nhận thấy trong thời gian thực tập tại công ty. Với vốn kiến thức còn hạn chế, em rất mong được thầy hướng dẫn, Ban Lãnh đạo Công ty may xuất khẩu Việt Hồng, Phòng kế toán tài vụ thông cảm, đóng góp ý kiến và hướng dẫn giúp đỡ. Nhân đây, em xin kính lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Hữu Cường, Ban lãnh đạo và Phòng kế toán Công ty may xuất khẩu Việt Hồng đã tạo điều kiện thuận lợi,giúp đỡ cho em thực tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.