Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật tư phụ tùng - Phan Thị Bé Trang

pdf 63 trang huongle 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật tư phụ tùng - Phan Thị Bé Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_tai_xi_nghiep_san.pdf

Nội dung text: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật tư phụ tùng - Phan Thị Bé Trang

  1. BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VẬT TƯ PHỤ TÙNG
  2. LỜI CÁM ƠN Kính gởi: - Ban Giám hiệu, quý thầy cô Trường cao đẳng nghề Đồng Khởi; - Giáo viên hướng dẫn thực tập; - Ban Giám đốc cùng các anh, chị, cô chú trong doanh nghiệp Qua quá trình học tập tại trường được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô cùng bạn bè, em tích lũy được những kiến thức bổ ích giúp em dễ dàng tiếp cận thực tế tại doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vật tư phụ tùng. Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô đã chỉ dạy em trong suốt quá trình thực tập, và chân thành cám ơn các anh chị, cô chú trong doanh nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em tiếp cận thực tế và hoàn thành báo cáo thực tập. Tuy nhiên dù đã rất cố gắng xong do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót nhất định; em xin nhận được những đóng góp quý báu từ quý thầy cô, anh chị, cô chú để báo cáo được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Bến Tre, ngày tháng năm 2012 Sinh viên thực tập Phan Thị Bé Trang
  3. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Xác nhận của đơn vị thực tập
  4. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
  5. LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt của các thành phần kinh tế, mỗi sản phẩm làm ra ngoài giá trị thẩm mỹ, giá trị sử dụng đòi hỏi phải có giá thành hợp lý thì mới đảm bảo sự chấp nhận của thị trường. Do vậy ở các doanh nghiệp sản xuất, giá thành và việc hạch toán giá thành luôn là mối quan tâm hàng đầu, nó đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa quan trọng quản lý hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Có thể nói giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức quản lý, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện ngày nay, khi nước ta đang tiến hành đẩy mạnh công cuộc cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước làm cho nhu cầu về đầu tư sản xuất vật tư phụ tùng rất lớn đòi hỏi phải có sự quản lý hiệu quả các nguồn vốn đầu tư này thực tế các nguồn vốn đầu tư cho sản xuất vật tư ở nước ta trong những năm qua bị thất thoát lớn. Trước thực trạng đó các doanh nghiệp phải có các tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm làm được điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với từng doanh nghiệp mà nó còn mang lại hiệu quả lớn đối với nền kinh tế. Để có thể thực hiện được mục tiêu này thì một trong những công cụ quản lý sản xuất hiệu quả là công tác kế toán mà trong đó hạch toán chi phí sản xuất cà tính giá thành sản phẩm phải đựoc quan tâm đúng mức. Trong thời gian thực tập tại Doanh nghiệp và kinh doanh vật tư phụ tùng, em nhận thức rõ hơn về vai trò và chức năng quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nó liên quan hầu hết đến các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ý thức được điều đó, em đã chọn đề tài “ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm “ để nghiên cứu. Trong quá trình tìm hiểu về lý luận và thực tế để hoàn thành chuyên đề này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cô chú phòng kế toán cũng như các phòng ban khác trong Doanh nghiệp, cùng với sự nỗ nực của bản thân nhưng do bước đầu làm quen với công tác thực tế và do khả năng chuyên môn còn hạn chế do vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em mong nhậnđược ý kiến chỉ bảo của các thầy giáo cô giáo cũng như các cô chú trong Doanh nghiệp để em có điều kiện bổ xung, nâng cao kiến thức phục vụ tốt hơn cho công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô các chú trong công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
  6. PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1.Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất : 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất : Chi phí sản xuất hay chi phí chế tạo sản phẩm: Đây là toàn bộ các khoản chi phí liên quan tới việc sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất.Toàn bộ các chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm.Chỉ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất và là bộ phận quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản mục khác nhau.Thông thường chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Theo chế độ kế toán hiện hành ở nước ta: chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp sản xuất đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ.Trong đó chi phí về lao động sống như: tiền lương, tiền bảo hiểm chi phí lao động vật hoá bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, khấu hao tài sản cố định Trong doanh nghiệp sản xuất, không phải tất cả các khoản chi phí chi ra đều là chi phí sản xuất. Ngoài những chi phí sản xuất có tính chất sản xuất còn phát sinh những chi phí không có tính chất sản xuất như chi phí phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm, cho các hoạt động mang tính chất sự nghiệp Chi phí thời kỳ hay còn gọi là chi phí ngoài sản xuất là các khoản chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh không được tính vào giá thành sản phẩm. Các khoản chi phí này được bù đắp bởi doanh thu. Hay nói cách khác chi phí thời kỳ làm giảm doanh thu bán hàng trong kỳ của doanh nghiệp. Chi phí thời kỳ gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
  7. 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất nhằm nhận biết và động viên mọi khả năng tiềm tàng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, có thể tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau. 1.1.2.1. Phân loại theo yếu tố chi phí : Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế ban đầu của chi phí sản xuất mà chi phí sản xuất được phân chia thành các yếu tố chi phí cơ bản sau: Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị (gồm giá mua,chi phí mua) của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động,các khoản trích Bảo hiểm xã hội,Bảo hiểm y tế,Kinh phi công đoàn theo tiền lương của người lao động. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của đoanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ chi phí đoanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đoanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa dược phản ánh ở các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo như: tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung, tính chất kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với quản lý vi mô và quản lý vĩ mô 1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế. Căn cứ vào tiêu thức phân loại này, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp được chia thành ba khoản mục chi phí sau:
  8. Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: lương, các khoản phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) Khoản mục chi phí sản xuất chung: Gồm những chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại sản xuất ), ngoài hai khoản mục trên. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế của chi phí có tác dụng phục vụ cho việc quản lý CPSX theo định mức, dự toán chi phí, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, là tài liệu tham khảo để lập định mức CPSX và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. 1.1.2.3-Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm, lao vụ sản xuất trong kỳ. Theo cách phân loại này toàn bộ CPSX chia làm 2 loại : Chi phí biến đổi (biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỉ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp Chi phí cố định (định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. 1.1.2.4-Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí: Theo cách phân loại này CPSX chia làm 2 loại :
  9. Chi phí trực tiếp :Là những khoản chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định. Kế toán có thể căn cứ vào số liệu của chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ. Kế toán phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp. Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí một cách đúng đắn, hợp lý. 1.1.2.5-Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí : Theo cách phân loại này chi phí sản xuất chia làm 2 loại : Chi phí đơn nhất: Là chi phí do một yếu tố chi phí duy nhất cấu thành như chi phí nguyên vật liệu (NVL) chính dùng trong sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ. Chi phí tổng hợp: Là những chi phí bao gồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng có cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung. Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc nhận thức từng loại chi phí trong việc hình thành sản phẩm, để tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX thích hợp với từng loại . 1.2-Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm . 1.2.1.Khái niệm giá thành sản phẩm: Gía thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ: là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc,lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành trong điều kiện công suất bình thường. Gía thành sản phẩm: là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các đoanh nghiệp sản xuất cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Giá thành sản phẩm: là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất .
  10. 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm : Có nhiều loại giá thành khác nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý cũng như các tiêu thức phân loại khác nhau mà giá thành được chia thành các loại tương ứng. 1.2.2.1.-Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành. Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành,giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tinh trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và do bộ phận kế hoạch thực hiện Gía thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí các định mức chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Gía thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp Gía thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tinh dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. 2.2.2.2.-Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán : Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại : Gía thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng) : Gía thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp Gía thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán. Gía thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán,xác định mức lợi nhuận trước thuế của đoanh nghiệp. Giá thành Giá thành + Chi phí Chi phí = + toàn bộ sản xuất bán hàng QLDN
  11. 1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có bản chất tương tự, đều là hao phí về lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm không phải là một mà có sự khác nhau về lượng, về thời gian và thể hiện qua các điểm sau: Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ nhất định đã phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với khối lượng sản phẩm, dịch vụ, công việc, lao vụ đã sản xuất hoàn thành.Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đă phát sinh (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí của kỳ này (chi phí phải trả). Hơn nữa, theo quy định, một số chi phí không được tính vào giá thành mà tính vào chi phí của nghiệp vụ tài chính. Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đă hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng.Giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Giá thành Trị giá sản Chi phí sản Trị giá sản Chi phí sản xuất = phẩm dở dang + xuất phát sinh - phẩm dở dang - loại trừ sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ 1.4-Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm: 1.4.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí.
  12. Xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán CPSX. Xác định đúng đối tượng tập hợp CPSX thì mới có thể đáp ứng yêu cầu quản lý CPSX, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp CPSX từ khâu ghi chép ban đàu, mở sổ và ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu. Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX : Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất. Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. Đặc điểm của sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểm thương phẩm ) Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. 1.4.2.Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên để từ đó kế toán tổ chức các Bảng (Thẻ) tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp để tiến hành tính giá thành sản phẩm. Để xác định được đối tượng tính giá thành đúng đắn, bộ phận kế toán giá thành cũng phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm, các yêu cầu và trình độ quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp, khả năng và trình độ quản lý, hạch toán, trình độ ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán của doanh nghiệp. 1.4.3.Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp CPSX để cung cấp số liệu cho việc tính giá thành theo từng đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp, ngược lại xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành là cơ sở để kế toán doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp CPSX cho phù hợp để đáp ứng yêu cầu của công tác tính giá thành.
  13. Trong thực tế, một đối tượng tập hợp CPSX có thể trùng với một đối tượng tính giá thành hoặc một đối tượng tập hợp CPSX lại có nhiều đối tượng tính giá thành hoặc ngược lại có nhiều đối tượng tập hợp CPSX nhưng chỉ có một đối tượng tính giá thành. 1.5.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất : 1.5.1.Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng TK621_Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiễp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ của các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 621- chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: TK 621 Trị giá thực tế NL, VL xuất dùng Trị giá NL, VL sử dụng không hết trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản nhập lại kho phẩm , hoặc thực hiện dịch vụ trong Kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp kỳ hạch toán. trên mức bình thường không được tính vào trị giá hàng tồn kho, tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ Kết chuyền chi phí NL, VL trực tiếp phát sinh ở mức bình thường vào bên Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hoặc bên Nợ TK 631-Giá thành sản xuất). TK 621 không có số dư cuối kỳ và phản ánh chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. TK622_Chi phí nhân công trực tiếp để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh trong các ngành công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng cơ bản, dịch vụ.
  14. 622 - Chi phí nhân công trực tiếp - Kết chuyển phân bố chi phí sản xuất sản phẩm hay thực nhân công trực tiếp phát sinh hiện lao vụ công việc gồm: trong kì cho các đối tượng tiền lương chính, tiền lương kế toán chi phí. phụ, phụ cấp, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Kết cấu và nội dung của TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp : TK 622 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí. TK627_Chi phí sản xuất chung để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội, công trường Kết cấu và nội dung TK 627 – chi phí sản xuất chung : 627 Tập hợp chi phí sản xuất - Kết chuyển, phân bổ chi phí chung phát sinh trong kì sản xuất chung cho các đối tượng liên quan TK 627 không có số dư cuối kỳ. TK 627 có các TK cấp II : 6271- chi phí nhân viên phân xưởng 6272- chi phí vật liệu 6273- chi phí dụng cụ sản xuất 6274- chi phí khấu hao TSCĐ 6277- chi phí dịch vụ mua ngoài 6278- chi phí bằng tiền khác. TK154_Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
  15. + Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên : TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. Kết cất và nội dung TK 154 : TK 154 - Dư đầu kỳ: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ. - Tập hợp chi phí NL, VL - Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm trực tiếp, chi phí nhân hỏng không sửa chữa được. công trực tiếp, chi phí sản - Trị giá NVL, hàng hoá gia công xong xuất chung phát sinh trong nhập kho. kỳ liên quan đến sản xuất - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm sản phẩm, dịch vụ . đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán. - Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã cung cấp hoàn thành cho khách hàng. ——————————————————————————— - Dư cuối kỳ: chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ. TK 154 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ( phân xưởng, giai đoạn sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng ). + Doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. * TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, phản ánh trị giá thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 154- chi phí SXKD dở dang :
  16. TK 154 Dư đầu kỳ: chi phí SXKD - K ết chuyển chi phí SXKD dở dang đầu kỳ. dở dang đầu kỳ. - Kết chuyển chi phí SXKD dở dang cuối kỳ. - Dư cuối kỳ: chi phí SXKD còn dở dang cuối kỳ. TK 154 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. *TK631_Giá thành sản xuất, để phản ánh, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở đơn vị sản xuất trong trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 631 – Giá thành sản xuất : TK 631 - Giá trị sản phẩm dở dang đầu - Giá trị sản phẩm dở dang kỳ. cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 - Chi phí sản xuất thực tế - Giá thành sản phẩm đã bán, phát sinh trong kỳ. dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK 632- Giá vốn hàng bán TK 631 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. 1.5.2.-Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Tuỳ thuộc điều kiện và khả năng tập hợp CPSX vào các đối tượng có liên quan, kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp CPSX phù hợp. - Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng đối với CPSX có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Kế toán tổ chức ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng chịu chi phí, từ đó tập hợp số liệu từ các chứng từ kế toán ghi vào sổ kế toán theo từng đối tượng có liên quan.
  17. - Phương pháp tập hợp gián tiếp: áp dụng đối với CPSX có liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp CPSX, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí được. 2.5.3.Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất. 2.5.3.1.Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: - Phương pháp tập hợp và phân bổ: Đối với những chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng sản xuất để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan. Trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì được tập hợp theo phương pháp gián tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. - Tiêu chuẩn phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp có thể là : + Đối với nguyên liệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài có thể chọn tiêu thức phân bổ là : chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất + Đối với vật liệu phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu thức phân bổ là : chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất Để tính toán tập hợp và phân bổ chính xác, hợp lý chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, kế toán cần kiểm tra, xác định được trị giá số nguyên liệu, vật liệu của kỳ trước chuyển sang sử dụng cho kỳ này, trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất kho trong kỳ nhưng cuối kỳ chưa sử dụng và trị giá của phế liệu thu hôì (nêú có) để tính chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp thực tế tiêu hao trong kỳ. Chi phí Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá NL,VL trực NL,VL NL,VL còn NL,VL còn phế liệu tiếp thực tế = xuất dùng + lại đầu kỳ ở - lại cuối kỳ - thu hồi tiêu hao trong kỳ địa điểm sản chưa sử trong kỳ xuất dụng hết
  18. Cuối kỳ kế toán, chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp đã tập hợp sẽ được kết chuyển: -Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp đã tập hợp trong kỳ dược kết chuyển toàn bộ để tính giá thành sản xuất thực tế sản phẩm. -Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp đã tập hợp trong kỳ chỉ dược phân bổ vào chi phí sản xuât cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Phần chi phí đã tập hợp còn lại không được tính vào trị giá hàng tồn kho, được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Phương pháp kế toán các hoạt động kinh tế chủ yếu : 1.Căn cứ vào các phiếu xuất kho NL, VL, phiếu báo vật liệu còn lại cuối kỳ trước để lại sử dụng cho kỳ này hoặc kết quả kiểm kê NL, VL còn lại cuối kỳ để xác định trị giá thực tế NL, VL sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm ( kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK), kế toán ghi sổ : Nợ TK 621- chi phí NL, VL trực tiếp ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 152- nguyên liệu, vật liệu Có TK 611- mua hàng (phương pháp KKĐK) 2.Trường hợp mua NL, VL sử dụng ngay cho sản xuất : Nợ TK 621- chi phí NL, VL trực tiếp ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Nợ TK 133- thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331. 3.1.Trường hợp NL, VL còn lại cuối kỳ không sử dụng hết, nhưng để lại ở bộ phận sản xuất. Cuối kỳ, kế toán ghi giảm chi phí NL, VL trực tiếp kỳ này bằng bút toán đỏ :
  19. Nợ TK 621- chi phí NL, VL trực tiếp (xxx) ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 152- nguyên liệu, vật liệu (xxx). 3.2.Đầu kỳ kế toán sau, kế toán ghi tăng chi phí NL, VL trực tiếp : Nợ TK 621- chi phí NL, VL trực tiếp ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 152- nguyên liệu, vật liệu. 4.Cuối kỳ, trị giá NL, VL sử dụng không hết nhập lại kho (nếu có) : Nợ TK 152- nguyên liệu, vật liệu Có TK 621- chi phí NL, VL trực tiếp. 5. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NL, VL trực tiếp tính vào chi phí sản xuất sản phẩm hoặc chi phí sản xuất kinh doanh : Nợ TK 154- chi phí SXKD DD ( PP KKTX- theo mức bình thường ) ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) hoặc Nợ TK 631- giá thành sản xuất ( PP KKĐK- theo mức bình thường ) ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Nợ TK 632- giá vốn hàng bán ( số vượt trên mức bình thường ) ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 621- chi phí NL, VL trực tiếp ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí).
  20. Sơ đồ 1. Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp TK611 TK621 TK154(TK631) (1) (5) TK 152 TK 632 (3.1) (xxx) (xxx) (3.2) (4) TK 111, 112, 331 (2) TK 133 *Chứng từ sử dụng: Kế toán NL, VL sử dụng: Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng , Hoá đơn cước phí vận chuyển, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hoá, các chứng từ hướng dẫn như phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức biên bản kiểm nhận vật tư 1.5.3.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp : *Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp như sau :
  21. - Đối với chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT ) có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí thì căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tập hợp trực tiếp CP NCTT cho từng đối tượng có liên quan. - Trường hợp CP NCTT có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì áp dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp . *CP NCTT được phân bổ theo các tiêu thức sau : - Tiền lương chính thường được phân bổ tỷ lệ với chi phí tiền lương định mức, chi phí tiền lương kế hoạch, giờ công định mức hoặc giờ công thực tế, số lượng sản phẩm sản xuất. - Tiền lương phụ thường được phân bổ tỷ lệ với tiền lương chính, tiền lương định mức, giờ công định mức Cuối kỳ kế toán, CP NCTT đã tập hợp sẽ được kết chuyển : - Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì CP NCTT đã tập hợp trong kỳ được kết chuyển toàn bộ để tính giá thành sản xuất thực tế sản phẩm. - Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì CP NCTT đã tập hợp trong kỳ chỉ được phân bổ vào chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Phần chi phí đã tập hợp còn lại không được tính vào trị giá hàng tồn kho, được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Kế toán sử dụng TK 622- chi phí nhân công trực tiếp. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu : 1.Số tiền lương, phụ cấp lương và các khoản khác có tính chất lương, tiền ăn giữa ca phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm trong kỳ : Nợ TK 622- chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 334- phải trả công nhân viên. 2.Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất, tính vào chi phí sản xuất :
  22. Nợ TK 622- chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 338- phải trả, phải nộp khác (chi tiết TK3382- KPCĐ; TK 3383- BHXH; TK 3384- BHYT). 3.Tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất : Nợ TK 622- chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 335- chi phí phải trả. 4.Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng sử dụng lao động : Nợ TK 154- chi phí SXKD DD (PP KKTX- theo mức bình thường) (chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) hoặc Nợ TK 631- giá thành sản xuất (PP KKĐK- theo mức bình thường) (chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Nợ TK 632- giá vốn hàng bán ( số vượt trên mức bình thường) (chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 622- chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí).
  23. Sơ đồ 2. Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp TK334 TK622 TK154(TK631) (1) (4) TK 338 TK 632 (2) TK 335 (3) *Chứng từ sử dụng : Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng : Bảng chấm công : Mẫu số 01- LĐTL (BB). Bảng thanh toán tiền lương : Mẫu số 02- LĐTL (BB). Phiếu nghỉ hưởng BHXH : Mẫu số 03- (BB). Bảng thanh toán BHXH. Bảng thanh toán tiền lương. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Phiếu báo làm thêm giờ. 1.5.3.3.Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung : Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý, phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác ngoài hai khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở phân xưởng, bộ phân sản xuất. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung: Trước hết kế toán phải mở Bảng kê để tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng ,bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung đã tập hợp, được phân bổ theo nguyên tắc sau: - Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.
  24. +Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. +Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. - Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng TK 627- chi phí sản xuất chung. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: 1.Tiền lương (tiền công) và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương, tiền ăn giữa ca phải trả cho nhân viên phân xưởng: Nợ TK 627 (6271)- chi phí nhân viên phân xưởng Có TK 334- phải trả công nhân viên. 2.Các khoản trích theo tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng, tính vào chi phí sản xuất Nợ TK 627 (6271)- chi phí nhân viên phân xưởng Có TK 338- phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384). 3.Trị giá thực tế NL, VL xuất dùng cho quản lý, phục vụ sản xuất ở phân xưởng: Nợ TK 627 (6272)- chi phí vật liệu Có TK 152- nguyên liệu, vật liệu. 4.Trị giá công cụ dụng cụ sử dụng trong phân xưởng: Nợ TK 627 (6273)- chi phí dụng cụ sản xuất Có TK 153- trị giá CCDC xuất kho có giá trị không lớn Có TK 142 (1421), 242- phân bổ giá trị CCDC có giá trị lớn. 5.Trích khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất và quản lý phân xưởng: Nợ TK 627 (6274)- chi phí khấu hao TSCĐ Có TK 214- khấu hao TSCĐ.
  25. 6.Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động tại phân xưởng, bộ phận sản xuất: Nợ TK 627 (6277)- chi phí dịch vụ mua ngoài Nợ TK 133- thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331 7.Các khoản chi bằng tiền khác dùng cho hoạt động sản xuất tại phân xưởng ,bộ phận sản xuất: Nợ TK 627 (6278)- chi phí bằng tiền khác Nợ TK 133- thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 141: tổng giá thanh toán. 8.Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung phát sinh (các khoản xuất toán ): Nợ TK 111,112, 138 Có TK 627- chi phí sản xuất chung. 9.Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC cho các đối tượng tập hợp chi phí: Nợ TK 154- CP SXKD DD (PP KKTX- CPSXC cố định theo mức bình thường và CPSXC biến đổi) ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) hoặc Nợ TK 631- giá thành sản xuất (PP KKĐK- CPSXC cố định theo mức bình thường và CPSXC biến đổi) ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Nợ TK 632- giá vốn hàng bán (CPSXC cố định vượt trên mức bình thường) ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 627- chi phí sản xuất chung.
  26. Sơ đồ 3. Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung. TK334 TK627 TK111,112,138 (1) (8) TK338 TK632 (2) (9) TK152 TK154(TK631) (3) TK153,142,242 (4) TK214 (5) TK111,112,331 (6) TK 111,112,141 TK133 (7) *Chứng từ sử dụng: Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng: Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng, Hoá đơn cước phí vận chuyển, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hoá, các chứng từ hướng dẫn như phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức, biên bản kiểm nhận vật tư 1.5.3.4.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: Cuối kỳ, kế toán tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp đã được tập hợp theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành sản phẩm hoàn thành và dịch vụ đã cung cấp trong kỳ. Để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp, kế toán tuỳ thuộc vào việc áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ mà sử dụng tài khoản khác nhau. Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Trong trường hợp này, kế toán sử dụng TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất và cung cấp số liệu để tính giá thành sản
  27. phẩm, dịch vụ ở các doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành kinh tế và kinh doanh dịch vụ. TK 154 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành công nghiệp có thể mở chi tiết theo từng phân xưởng, từng giai đoạn gia công chế biến Phương pháp kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. 1.Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí : Nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 621- chi phí NL, VL trực tiếp ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí). 2.Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí : Nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 622- chi phí nhân công trực tiếp ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí). 3.Cuối kỳ, kế toán kết chuyển và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tập hợp chi phí có liên quan : Nợ TK154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 627- chi phí sản xuất chung ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí). 4.Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồi thường : Nợ TK 138 (1388), 334 Có TK 154- chi phí SXKD dở dang ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí).
  28. 5.Trị giá thuần ước tính của phế liệu thu hồi từ sản phẩm hỏng không sửa chữa được : Nợ TK 152- nguyên liệu, vật liệu Có TK 154- chi phí SXKD dở dang ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí). 6.Giá thành sản xuất thành phẩm nhập kho hoặc đã giao cho khách hàng : Nợ TK 155, 157, 632 Có TK 154- chi phí SXKD dở dang ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí). Sơ đồ 4. Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (phương pháp KKTX). TK 621 TK 154 TK 138,334 (1) (4) TK 622 TK 152 (2) (5) TK 627 TK 155,157,632 (3) (6) Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Doanh nghiệp sử dụng TK 631- tính giá thành sản xuất để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chỉ sử dụng để phản ánh chi phí sản xuất của những sản phẩm, công việc còn đang sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Các doanh nghiệp sản xuất tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất mà mở chi tiết TK 631- giá thành sản xuất theo từng đối tượng chịu chi phí đã xác định.
  29. Phương pháp kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. 1.Đầu kỳ kế toán, kết chuyển trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ : Nợ TK 631- giá thành sản xuất (chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí). 2.Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ cho các đối tượng chịu chi phí : Nợ TK 631- giá thành sản xuất (chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 621- chi phí NL, VL trực tiếp (chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí). 3.Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí : Nợ TK 631- giá thành sản xuất (chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 622- chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí). 4.Cuối kỳ kế toán, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ : Nợ TK 631- giá thành sản xuất (chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 627- chi phí sản xuất chung. 5.Trường hợp phát sinh sản phẩm hỏng không sửa chữa được, căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi : Nợ TK 611- mua hàng (phế liệu thu hồi) Nợ TK 111,112,138 (bắt bồi thường vật chất) Nợ TK 632- giá vốn hàng bán Có TK 631- giá thành sản x uất (chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí).
  30. 6.Cuối kỳ kế toán, tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán ghi : Nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 631- giá thành sản xuất (chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí). 7.Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm, công việc đã hoàn thành trong kỳ : Nợ TK 632- giá vốn hàng bán Có TK 631- giá thành sản xuất (chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí). Sơ đồ 5. Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (phương pháp KKĐK) TK 154 TK 631 TK 154 (1) (6) TK 621 TK 611 (2) TK 622 TK 138,111,112 (3) (5) TK 627 TK 632 (4) TK 632 (7) 1.5.4.Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang : 1.5.4.1.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NL, VL trực tiếp. Phương pháp này áp dụng thích hợp với trường hợp chi phí NL, VL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, sản lượng sản phẩm dở dang giữa các kỳ kế toán ít biến động. Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tính theo phương pháp này chỉ gồm trị giá thực tế NL, VL trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm dở dang, các chi phí chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
  31. Công thức tính trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: DĐK + Cn DCK = x QD QSP + QD Trong đó : - DCK , DĐK : Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. - Cn : Chi phí NL, VL trực tiếp phát sinh trong kỳ. - QSP , QD : Sản lượng sp hoàn thành và sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Công thức này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, chi phí NL, VL trực tiếp được bỏ vào ngay từ đầu của quy trình công nghệ sản xuất. Trường hợp chi phí vất liệu phụ trực tiếp bỏ dần vào quá trình sản xuất thì trị giá sản phẩm làm dở chỉ tính theo chi phí NL, VL chính trực tiếp bỏ vào từ đầu quá trình sản xuất Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định, sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế tạo của giai đoạn sau, thì trị giá sản phẩm dở dang ở giai đoạn đầu tính theo chi phí NL, VL trực tiếp và trị giá sản phẩm dở dang ở các giai đoạn sau được tính theo giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang. - Ưu điểm: tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít. - Nhược điểm: Độ chính xác không cao bởi chi phí sản xuất tính cho trị giá sản phẩm dở dang chỉ bao gồm khoản mục chi phí NL, VL trực tiếp. 1.5.4.2.Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm dở dang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán. Nội dung và phương pháp : - Căn cứ sản lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành để quy đổi sản lượng sản phẩm dở dang thành sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
  32. Công thức : QTĐ = QD x %HT QTĐ : Sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. %HT : Tỉ lệ chế biến hoàn thành. - Tính toán, xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc *Chi phí sản xuất bỏ vào từ đầu quy trình công nghệ sản xuất (như chi phí NL, VL trực tiếp hoặc chi phí NL, VL chính trực tiếp) : Chi phí đã tập hợp được, tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang tỷ lệ với sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm dở dang thực tế theo công thức DĐK + Cn DCK = x QD QSP + QD *Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất chế biến (chi phí vật liệu phụ trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung): Chi phí đã tập hợp được, tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang tỷ lệ với sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo từng khoản mục chi phí chế biến (ngoài ra còn kể cả chi phí vật liệu phụ trực tiếp phát sinh bỏ dần trong kỳ). Công thức tính : DĐK + CCB DCK = x QTĐ QSP + QTĐ - Ưu điểm : Đảm bảo số liệu hợp lý và có độ tin cậy cao hơn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NL, VL trực tiếp. - Nhược điểm : Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan. Trường hợp sản phẩm sản xuất có sản lượng sản phẩm dở dang trên các khâu của dây chuyền sản xuất tương đối đều đặn, có thể đơn giản hoá xác định mức độ hoàn thành chung cho tất cả sản phẩm dở dang là 50%. Phương pháp này còn gọi là phương pháp đánh giá sản lượng sản phẩm dở dang theo 50% chi phí, thực chất
  33. đây cũng là phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 1.6.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 1.6.1.Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính trực tiếp). Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục (như sản phẩm điện, nước, than, bánh kẹo ) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành là hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo. Công thức tính giá thành : * Z = DĐK + C - DCK Z * z =  Q Trong đó: Z, z : tổng giá thành sản xuất thực tế hoặc giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. C : tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng. DĐK, DCK : trị giá của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Q : sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có ít và ổn định thì không nhất thiết phải xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, vậy tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ cũng chính là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành. Z = C 1.6.2.Phương pháp tính giá thành theo hệ số: Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuât, trong quá trình sản xuất sử dụng cùng loại nguyên liệu, vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau (công nghệ sản xuất hoá chất, công nghệ hoá dầu, công nghệ nuô ong ), trong trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Trình tự của phương pháp tính giá thành theo hệ số :
  34. - Căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật để xác định hệ số kinh tế, kỹ thuật (hệ số tính giá thành) cho từng loại sản phẩm, trong đó lấy một loại sản phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn (có hệ số =1). - Quy đổi sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế thành sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn theo công thức : Q = QiHi Trong đó: Q: tổng số sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn. Qi : sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i Hi : hệ số kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm i - Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm DĐK + C - DCK Zi Zi =  x QiHi ; zi = Q Qi 1.6.3.Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: Phương pháp này thích hợp với loại hình doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được một nhóm sản phẩm cùng loại với nhiều chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau (như doanh nghiệp sản xuất ống nước, sản xuất áo dệt kim, sản xuất bê tông ) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của cả nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo kế toán. Trình tự của phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ: - Căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý ( giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức) và chi phí sản xuất đã tập hợp để tính tỉ lệ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí theo công thức sau : Giá thành thực tế cả nhóm sản phẩm (theo từng khoản mục chi phí) Tỉ lệ tính giá thành =  x 100 (theo từng khoản mục chi phí) Tổng tiêu chuẩn phân bổ (theo từng khoản mục chi phí) - Căn cứ tỉ lệ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành thực tế cho từng quy cách theo công thức sau : Giá thành thực tế từng Tiêu chuẩn phân bổ của quy cách sản phẩm = từng quy cách sản phẩm x Tỉ lệ tính giá thành (theo từng khoản mục) (theo từng khoản mục) (theo từng khoản mục)
  35. 1.6.3.Phương pháp loại trừ chi phí : Kế toán căn cứ vào tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được sau đó loại trừ phần chi phí của sản phẩm phụ, chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng không được tính trong giá thành sản phẩm hoặc chi phí phục vụ lẫn nhau trong nội bộ các phân xưởng sản xuất phụ để tính giá thành theo công thức: Z = DĐK + C – DCK - CLT Trong đó: CLT là các loại chi phí cần loại trừ. Để đơn giản việc tính toán các loại chi phí cần loại trừ (CLT) thường được tính như sau : + Trị giá sản phẩm phụ có thể tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được + Trị giá sản phẩm hỏng tính theo chi phí sản xuất thực tế, khi tính cần phải căn cứ vào mức độ chế biến hoàn thành của chúng. + Trị giá sản phẩm hoặc lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau có thể tính theo giá thành đơn vị kế hoạch hoặc chi phí ban đầu hoặc tính theo phương pháp đại số. Việc tính toán giá thành sản phẩm, dịch vụ của các phân xưởng sản xuất phụ trợ có thể theo một trong các phương pháp : - Phương pháp phân bổ trị giá sản phẩm, dịch vụ cung cấp lẫn nhau theo chi phí ban đầu.Phương pháp này được tiến hành theo trình tự các bước sau : Bước 1- Tính đơn giá ban đầu đơn vị sản phẩm, dịch vụ của sản xuất phụ : Tổng chi phí ban đầu Đơn giá ban đầu =  Sản lượng ban đầu Tổng chi phí Trị giá sản phẩm Chi phí sản xuất Trị giá sản phẩm ban đầu = dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ - dở dang cuối kỳ. Bước 2- Tính trị giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau : Trị giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất Sản lượng cung Đơn giá phụ cung cấp lẫn nhau = cấp lẫn nhau x ban đầu Bước 3- Tính giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ cung cấp cho các bộ phận khác: Trị giá SP, dịch Trị giá SP, dịch vụ Giá thành Tổng chi phí + vụ nhận của - cung cấp cho PXSX đơn vị thực tế ban đầu PXSX phụ khác phụ khác sản phẩm, = dịch vụ sản Sản lượng Sản lượng cung cấp cho xuất phụ sản xuất PX sản xuất phụ khác
  36. Bước 4- Tính trị giá sản phẩm, dịch vụ của sản xuất phụ cung cấp cho các bộ phận sản xuất chính và bộ phận khác trong doanh nghiệp : Trị giá sản phẩm, dịch vụ Sản lượng cung Giá thành đơn vị thực cung cấp cho các = cấp cho các bộ x tế sản phẩm, dịch vụ bộ phận khác phận khác sản xuất phụ 1.6.4. Phương pháp tổng cộng chi phí : Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, quá trình sản xuất chế biến sản phẩm phải qua nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ (như doanh nghiệp dệt, cơ khí chế tạo, may mặc ) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng bộ phận sản xuất (từng giai đoạn công nghệ sản xuất), còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở các bước chế biến và thành phẩm hoàn thành ở bước cuối kỳ. Trình tự tính giá thành của phương pháp này: - Tập hợp chi phí sản xuất theo từng bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ sản xuất. - Cộng chi phí sản xuất của các bộ phận sản xuất, các giai đoạn công nghệ sản xuất theo công thức : Z =  Ci Trong đó: Ci là chi phí sản xuất tập hợp được ở từng bộ phận, giai đoạn công nghệ sản xuất (i = 1,n). 1.6.5. Phương pháp liên hợp: Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau ( như doanh nghiệp hoá chất, dệt kim, đóng giày ). Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể kết hợp các phương pháp giản đơn với phương pháp cộng chi phí, phương pháp cộng chi phí với phương pháp tỉ lệ. 1.6.6.Phương pháp tính giá thành theo định mức: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh và ổn định. Trình tự tính giá thành của phương pháp này :
  37. - Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí hiện hành được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm; - Tổ chức hạch toán rõ ràng chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch do thoát ly định mức; - Khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật, cần kịp thời tính toán được số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức. - Trên cơ sở giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, số chênh lệch do thoát ly định mức để xác định giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ theo công thức áp dụng: Giá thành sản Giá thành Chênh lệch do thay Chênh lệch do = + xuất thực tế định mức đổi định mức + thoát ly định mức
  38. PHẦN 2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DNTN HUÊ LIÊN 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp: - Doanh nghiệp tư nhân Huê Liên kinh doanh vật tư phụ tùng xe máy được thành lập ngày 26/02/1999. - Vốn đầu tư ban đầu: 1.500.000.000 VNĐ - Doanh nghiệp có trụ sở tại: 89 đường Nguyễn Đình Chiểu, F.3, Tp Bến Tre. - Kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ tùng ô tô, máy kéo. - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phương tiện giao thông vận tải 2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Doanh nghiệp: 2.2.1. Sơ đồ bộ máy doanh nghiệp: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG TC - KT KỸ KD KẾ TỔ THUẬT HOẠCH CHỨC HC 2.2.2. Chức năng của các phòng ban: Giám đốc Doanh nghiệp: được giám đốc công ty bổ nhiệm là người đại diện cho công ty và đại diện cho tập thể người lao động quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp theo chế độ mất thu hưởng giám đốc Doanh nghiệp có
  39. quyền quyết định và điều hành mọi hoạt dộng sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Quản đốc phân xưởng: tham mưu cho giám dốc kiển tra chất lượng sản phẩm giám sát qui trình sản xuất. Tổ gia công cơ khí: có nhiệm vụ đo kiểm tra thép chia phối theo kích trước của sản xuất sản phẩm sao cho sử dụng thép đạt cao nhất. Tuỳ theo từng loại nhíp ô tô cụ thể mà tổ chức gia công, cuốn đầu, ép đuôi, đột giữa, khoan. Ban giám đốc gồm: một giám đốc và một phó giám đốc: - Giám đốc: là người đứng đầu, phụ trách điều hành chung cho toàn bộ sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, từ việc huy dộng vốn, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh có lãi, ổn định việc làm cho công nhân viên trong Doanh nghiệp cho đến việc phân phối thu nhập và thực hiện nghĩa vụ đối với . Giám đốc còn có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, kịp thời lên công ty kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm trong công tác lập kế hoạch kinh doanh, các khâu sản xuất, quy trình kỹ thuật, giao thiệp với khách hành, mở rộng thị trường. Phòng tổ chức kinh doanh: có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đóc về các chính sách, chế độ tài chính. Quản lý thu chi tổ chức theo các quy định tổ chức kế toán liên hành phản ánh trung thực, kịp thời tình hình tổ chức của Doanh nghiệp, tổ chức giám sát phân tích các hoạt động kinh tế từ đó giúp giám đốc nắm bắt được tình hình cụ thể của Doanh nghiệp, tổ chức hạch toán kế toán, phản ánh các nhiệm vụ kinh tế phát sinh đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng kế hoạch: xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Phòng kỹ thuật: thực hiệnkhai thác các mặt hàng cho các phân xưởng theo đúng quy trình công nghệ. Phòng kinh doanh: nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm mở rồng thị trường. Phòng tổ chức, hành chính: có nhiệm vụ giúp giám đốc thực hiện khâu biên chế, sắp xếp nhân sự cho phân xưởng sản xuất, giải quyết các mặt hành chính nội vụ của Doanh nghiệp.
  40. 2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ: Quy trình sản xuất ở phân xưởng nhíp là quy trình sản xuất liên tục qua nhiều công đoạn chế tạo và sản xuất, đây là căn cứ quan trọng để xác định đốu tượng tập hợp chi phí và tình giá thành. Đây sà phân xưởng duy nhất sản xuất hoàn chỉnh một loại sản phẩm. Xưởng gồm đầy đủ các công đoạn chế tạo như sau: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XƯỞNG NHÍP: Kiểm nhập Kiểm nhập thép: kiểm tra chiều dài, bề dầy, bản rộng thép theo kế hoạch. Cắt phôi 2. theo kích Cắt phôi theo kích thước: cắt theo cụ thể từng loại nhíp thư ớc mà chọn phôi theo bề dày, bản rộng khác nhau. 3. Cu ốn đầu Cuốn đầu: tuỳ từng loại nhíp mà cuốn đầu khác nhau theo bản vẽ kỹ thuật. 4. Khoan, đột Khoan, đột giữa: có loại nhíp khoan giữa, khoan lịch hoặcđột lỗ giữa. 5. Khoan, đột Ép đuôi: có loại nhíp cần ép đuôi, có loại nhíp không cần. Tôi nhíp 6. Tôi nhíp: tất cả nhíp cho vào lò điện950C nung đỏ mềm ép vào ga đình hình, cho vào bể dầu làm mát. Ram nhíp 7. Ram nhíp: làm mát song cho vào lò điện 540C ram giữ nhiệt trong hai giờ để đảm bảo sự đàn hồi tốt. Làm sạch 8. Làm sạch nhíp: loại bỏ rỉ sắt, bụi sắt. nhíp
  41. Sơn nhíp 9. Sơn nhíp: Sơn lên mặt nhíp ( hai mặt ) đều bóng đẹp. Kiểm nhập 10. kho Kiểm nhập kho: thành phần nhíp đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn kĩ thuật. 2.4. Bộ máy kế toán: 2.4.1. Sơ đồ bộ máy kế toán: Kế toán trưởng công ty Kế toán thống kê Kế toán hạch toán 2.4.2. Nhiệm vụ và chức năng trong bộ máy kế toán: Phòng kinh tế của Doanh nghiệp với chức năng, nhiệm vụ và cung cấp các thông tin kinh tế cho ban lãnh đạo Doanh nghiệp, định hướng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Và để phù hợp với công tác quản lý tài chính của Doanh nghiệp, hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán vì là đơn vị phụ thuộc, hạch toán kinh tế phụ thuộc nên Doanh nghiệp chỉ có hai nhân viên kế toán. Kế toán thống kê: theo dõi tất cả các công đoạn sx, cuối tháng thông báo chi tiết số lượng nguyên vật liệu chính , nguyên vật liệu phụ xuất dùng trong quá trình sản xuất, sản lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho, bán thành phẩm dở dang cuối tháng và đánh giá mức độ dở dang. Kế toán hạch toán: căn cứ vào số liệu mà kế toán thống kê đã tập hợp và kết hợp với các chứng từ thu chi để tập hợp chi phí và tính giá thành 2.5. Hình thức kế toán: Để đáp ứng nhu cầu công tác quản lý kinh tế tổ chức phù hợp với điều kiện kinh doanh của Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ bao gồm:
  42. 2.5.1. Sơ đồ hình thức kế toán: SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ gốc Bảng kê Báo cáo quỹ Sổ (thẻ) kế chứng hàng ngày toán chi tiết từ gốc Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp Sổ đăng ký số liệu chi tiết chứng từ ghi Chứng từ ghi phát sinh sổ Sổ cái sổ Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 2.5.2. Trình tự ghi sổ: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu số kiện với bảng cân đối sổ phát sinh. Sổ cái ( các TK ): là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thống kê kế toán được quy định trong chế độ thống kê kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp. Số liệu trên sổ cái được dùng để kiểm tra, đối chiếu với
  43. số liệu ghi trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết, dùng để lập các báo cáo tài chính. Sổ, thẻ kế toán chi tiết ( các thống kê ): là dùng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên cơ sở kế toán tổng hợp chưa phản ánh được. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp chỉ tiêu chi tiết về tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm căn cứ để lập báo cáo tài chính. Đặc trưng cơ bản vủa hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp là bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. 2.6. Khó khăn và thuận lợi: 2.6.1. Thuận lợi: Ban đầu Doanh nghiệp chỉ là một phân xưởng sản xuất nhỏ, sản xuất nhíp ô tô phục vụ cho nhu cầu thị trường với qui mô sản xuất nhỏ, nay sản phẩm của Doanh nghiệp ra đáp ứng nhu cầu và sự đồng tình ủng hộ của khách hàng trên thị trường Hà Nội, Hà Đông, Huế, Bình Định, Quản Trị với số lượng khá lớn và cũng đạt được lợi nhuận cao. Có được như vậy là do sự sáng suốt, chịu khó tìm tòi, học hỏi và tìm hiểu nhu cầu thị trường của ban lãnh đạo, các phòng ban trong Doanh nghiệp. Mặt khác trong hoàn cảnh khó khăn Doanh nghiệp đã quan tâm đào tạo được một số cán bộ, công nhân lành nghề ít nhiều họ cũng đã đủ điều kiện kịp tham gia thi công các qui trình sản xuất yêu cầu kĩ thuật cao. 2.6.2. Khó khăn: Một số đội sản xuất thiếu chủ động trong công tác quản lý điều hành trong quá trình trực hiện nhiệm vụ từ đó nảy sinh tư tưởng ỷ lại vào Doanh nghiệp như vậy khó có thể đáp ứng được việc sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường sôi động và khắc nghiệt hiện nay. Quy trình sản xuất chưa cao vẫn còn lạc hậu tốn công lao động của công nhân. Máy móc của Doanh nghiệp cũ chưa được hiện đại.
  44. PHẦN 3: THỰC TIỄN KẾ TOÁN TẠI DNTN HUÊ LIÊN 3.1. Trình tự ghi sổ và hạch toán của Doanh nghiệp và kinh doanh vật tư phụ tùng 3.1.1. Tình hình chung về công tác kế toán ở Doanh nghiệp: Hình thức tổ chức kế toán xuất phát từ chức năng nhiệm vụ hình thức tổn chức hạch toán kế toán tập trung. Tất cả mọi hoạt động tổ chức hạch toán chi phí sản xuất được thực hiện tại cuối quí ở Doanh nghiệp, sau đó kế toán Doanh nghiệp báo cáo lên phòng tổ chức kế toán công ty từ đó kế toán công ty kiểm tra từ các chứng từ gốc ban đầu đến hết quá trình hạch toán. Tất cả chứng từ lưu tại Doanh nghiệp, các báo cáo lưu lại công ty, công ty hạch toán lợi nhuận. 3.1.2. Tổ chức công tác kế toán của Doanh nghiệp: Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ ban đầu Doanh nghiệp và kinh doanh vật tư phụ tùng thuộc đối tượng nộp thuế giao thông vận tải theo phương pháp khâú trừ để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính tổng sản phẩm, kế toán sử dụng các chứng từ sau: - Phiếu xuất kho - Phiếu tính lương sản phẩm, bảng thanh toán tiền lương. - Hoá đơn giao thông vận tải, phiếu chi. - Các chứng từ khác có liên quan Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản: Để tập hợp, ghi chép các số liệu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp thì công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của bộ tài chính ban hành theo quyết định 1141QĐ/TC/CĐKT ngày 01/11/1995. 3.1.3.Chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất ở Do tính đặc thù của Doanh nghiệp là sản xuất các loại nhíp ô tô nên chi phí cấu thành chủ yếu là nguyên vật liệu chính định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm là 60% chi phí nguyên vầt liệu trực tiếp 13%, chi phí nhân công trực tiếp 27% chi phí sản xuất chung.
  45. Doanh nghiệp đã không ngừng cải tiến quy trình cộng nghệ, mẫu mã sản phẩm để tăng giá trị sử dụng của thiết bị, giảm chi phí một cách hợp lí để hạ giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu chính để cấu tạo nên thực thể sản phẩm là sắt thép các loại 80 ì 10, 90 ì 10 Công tác quản lý chi phí sản xuất ở Doanh nghiệp: trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến các chi phí bỏ ra, luôn tìm biện pháp để hạ thấp chi phí nhằm thu lợi nhuận tối đa. Do đó việc tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất được đăt lên hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh và chế tạo sản phẩm. Từ mục đích trên, lãnh đạo Doanh nghiệp và kinh doanh vật tư phụ tùng đã có những biện pháp đặt ta để tiết kiệm chi phí đầu vào xây dựng định mức chi phí cho phù hợp với thực tế chi phí sản phẩm tại Doanh nghiệp. Xây dựng mức tiêu hao nguyên vật liệu, quản lý chặt chẽ công tác xuất nhập các nguyên vật liệu, các chi phí v/c phuc vụ cho quá trình sản xuất của phân xưởng nhíp làm sao cho chi phí là thấp nhất, giá thành thực tế nguyên vật liệu mua vào được ổn định và giảm dần. Đối tượng kế toàn tập hợp chi phí sản xuất ở Doanh nghiệp: Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu trong toàn bộ công tác hạch toán quá trình sản xuất đó là việc xác định nội dung chi phí và các phạm vi giới hạn cần tập hợp chi phí đó về cơ bản, để xác định được đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất giản đơn hay phức tạp, liên tục loại hình sản xuất đơn chiếc hay đồng loạ, về đặc điểm tổ chức sản xuất mục đích, công dụng của chi phí và yêu cầu, trình độ quản lý của doanh nghiệp có thể đưa ra các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất khác nhau phù hợp với đối tượng chi phí sản xuất Đối với Doanh nghiệp và kinh doanh vật tư phụ tùng thì có qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, chu kỳ sản xuất ngắn nên đối tượng hay giới hạn tập hợp chi phí là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong toàn bộ quy trình sản xuất ra sản phẩm hoàn thành nhập kho với số lượng bán thành phẩm không nhiều khi kết thúc chu kì sản xuất vào cuối tháng.
  46. Chi phí Chi phí nhân Chi phí sản Chức năng nguyên vật liệu công trực tiếp xuất chung Sản xuất trực tiếp Chức năng quản lý Chi phí sản phẩm (chi phí sản xuất ) Chi phí quản lý Chi phí thời kỳ doanh nghiệp (chi phí ngoài Chức năng bán hàng sản xuất ) Chi phí bán hàng Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính thép 90 ì 10, 70 ì 10, 65 ì 8 vật liệu phụ sơn bạc nhíp, than dâu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. Vật tư nguyên vật liệu chính do công ty TRADEVICO cung cấp để phục vụ cho quá trình sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu chính được tính theo giá thành thực tế nguyên vật liệu. Giá thực tế = Giá mua trên hợp đồng + Chi phí bốc xếp vận chuyển Kế toán căn cứ vào bảng tính giá thành tiền TK152 sao cho phù hợp với từng loại nguyên vật liệu.
  47. BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng 8 năm 2010 Đơn vị : đồng Phiếu xuất kho Nội dung Số lượng Tổng Ngày Số 3/3 02 Sơn 82,5 kg 1 122 000 02 Dung môi 38,5 kg 281 050 8/3 04 Dầu CN 800 lít 6 181 820 04 Than 4,55 tấn 3 185 000 Cộng 10.769.870 Căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu trực tiếp kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ : SỔ CÁI TK 621 Tháng 8 năm 2010 Chứng từ NT Số tiền ghi sổ TK Ngày Diễn giải ĐƯ SH Nợ Có tháng 31/3 32 10/3 Chi phí sơn 111 231 000 40 10/3 CP sơn dung môi dầu than 152 10 769 870 47 20/3 CP thép 152 149 144 900 62 31/3 CP sơn 111 1 282 100 63 31/3 CP son, dung môi 152 1 251 400 64 31/3 Phân bổ dầu CN 142 1 661 364 65 31/3 K/c CPSX KD PS 154 163 340 634 31/3 Cộng 163 340 634 163 340 634
  48. SỔ CHI TIẾT TK 621 Tháng 8/2010 NT Chứng từ Diễn giải TK Tổng số 621 ghi sổ SH Ngày/ ĐƯ 6211 6212 6213 tháng 31/3 01 2/3 Mua sơn 111 231 000 231 000 31/3 02 3/3 CP Sơn, dung 152 1 403 050 1 403 050 31/3 04 8/3 môi 152 6181 820 6 181 820 31/3 04 8/3 Dầu CHẹ NGHĩA 152 3 185 000 3 185 000 31/3 05 14/3 CP Than 152 149 144 900 149 144 900 31/3 06 23/3 CP Thép 111 27 000 27 000 31/3 07 24/3 CP dung môi 111 255 100 255 100 31/3 08 21/3 CP sơn dung môi 152 1 251 400 1 251 400 31/3 09 31/3 CP sơn, dung môi 142 1 661 364 1 661 364 Phân bổ dầu CN Cộng 163 340 634 149 144 900 3 167 550 11 028 184 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Tại Doanh nghiệp kinh doanh vật tư phụ tùng thì chi phí nhân công trực tiếp là tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ bao gồm tiền lương chính lương phụ các loại phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân s ản xuất vào chi phí (19%cho người sử dụng lao động chịu) ở tại Doanh nghiệp và kind doanh vật tư phụ tùng thì làm như sau:
  49. Đơn vị :XNSX và KDVTPT Phiếu tính lương sản phẩm Ngày7/8/2010 Tên người làm: 1.Huỳnh 3.Thịnh 5.Toản 2.Hải 4.Lực 6.Công Sốtt Nội dung công việc ĐVT Số đơn giá Tiền TLbq1 lượng tiền lg lương CN 1 Cắt thép 65 x 10 Thanh 100 102 10.200 Cắt thép 80 x 10 - 200 102 20.400 Cắt thép 90 x 12 - 100 166 16.600 Cắt thép 90 x 14 - 20 531 10.620 2 Cuốn dầu lá2w50Av Lá 30 241 7.230 Lá2IURV - 50 332 16.600 3 Bẻ móc lá 3W90AR - 50 221 11.050 Cộng 92.700 15.450 Người kê Cán bộ tiền lương Cán bộ kiểm tra chất lượng Theo chế độ hiện hành người sử dụng lao động(XN) phải trích nộp BHXH 15% BHYT 2%trên tổng quỹ lương thực tế (lương cơ bản) KPCĐ 2% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên(tổng quỹ lương sản phẩm)và được hạch toán vaò chi phí sản xuất kinh doanhcòn người lao động phải nộp6% trừ vào lương trong đó BHXH5%,BHYT 1% Như vậy,các khoản trích theo lương mà người sử dụng lao động (XN) phải nộp là 19%,được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh còn người lao động phải nộp là 6%. Cuối tháng kế toán sẽ tập hợp toàn bộ chứng từ gốc Căn cứ vào đó kế toán kiểm tra đối chiếu tiến hành lập chứng từ ghi sổ
  50. CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 31/8/2010 số 70 Chứng Trích yếu SHTK Số tiền Ghi chú từ Nợ Có Trích KPCĐ, 622 276 763 BHXH, BHYT, 627 491 953 tháng 3 /2002 642 355 925 334 220 235 338 1344 876 Kèm theo chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 31/8/2010 số 70 Chứng Trích yếu SHTK Số tiền Ghi chú từ Nợ Có Trích trả lương 622 10 571 592 CNV trong XN 627 9 110 757 tháng 3/2002 642 5 258 851 334 24 941 200 Kèm theo chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
  51. Số liệu ở các chứng từ ghi sổ là căn cứ để kế toán ghi sổ cái Tk 622 SỔ CÁI TK 622 Tháng 8/2010 Chứng từ Số tiền N ghi sổ TK T SH Ngày Diễn giải ĐƯ tháng Nợ Có 59 20/3 Chi ăn ca 111 1425 000 70 31/3 Trích KPCĐ,BHXH,BHYT 338 276.763. 71 31/3 Trích lương 334 10.571.592 73 K/c CP SXKD 154 12 273 355 Cộng 12 273 355 12 273 355 Căn cứ vào chứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ rồi ghi vào sổ chi tiết TK 622 SỔ CHI TIẾT TK 622 Chứng từ NT ghi sổ TK ĐƯ Tổng số SH Ngày Diễn giải tháng 4 2/8 Chi ăn cho CNTT sản xuất 111 450 000 10 6/8 Bồi dưỡng công nhân viên 111 200 000 19 20/8 Chi ăn ca 111 775 000 . 23 31/8 Trích lương 334 10 571 592 25 31/8 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT 338 276 763 Cộng 12 273 355 Tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết p/s trong px để phục vụ sản xuất chung và phục vụ quản lý phân xưởng. Ở tại Doanh nghiệp và kinh doanh vật tư phụ tùng sử dụng những khoản mục sau: 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất (bánh răng, máy đập, lưỡi cưa ) 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện sản xuất, thuê thiết bị, nhà xưởng ) 6278: Chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, ăn ca, bảo hộ lao động )
  52. Kế toán căn cứ vào chứng từ phát sinh hàng ngày tiến hành lập bảng kê, chứng tự ghi sổ, sổ chi tiết, sổ cái TK627. Phương pháp phân bổ sản xuất chung: Trong phân xưởng tiến hành sản xuất nhiều loại sản phẩm hay lao vụ, dịch vụ trong đó phải tiến hành phân bố chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm thông qua các tiêu thức phân bổ (theo định mức, theo hì làm việc htức tế của CN sản xuất, theo tiền lương của CN sản xuất). Tổng chi phí sản xuất Mức chi phí sản xuất chung cầ phân bổ Tổng tiêu thức phân bố cho từng đối = x phân bổ của tượng Tổng tiêu thức phân bổ từng đối tượng của tất cả các đối tượng Kế toán tập hợp các hoá đơn lập thành các phiếu chi, lập bản kê 10 ngày một, lập lên các chứng từ ghi sổ. Đối với chi phí dụng cụ sản xuất có giá trị nhỏ mua về đưa thẳng vào sản xuất không qua kho, ví dụ có tài liệu sau:
  53. Căn cứ vào chứng từ ghi có liên quan để kế toán ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái TK 627 SỔ CÁI TK 627 Năm2010 N Chứng từ TKđ Tg ghi sổ Diễn giải ối Số tiền hi SH Ngày ứng sổ tháng Nợ Có 66 10/8 Chi phí vật liệu công cụ 111 4.665.5000 67 20/8 Chi phí vật liệu dụng cụ 111 2.779.2200 68 20/8 Chi phí tôn ly, thép góc, dây điện. 152 1.789.000 69 20/8 Chi phí dụng cụ sản xuất 153 1.600.000 70 31/8 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT 338 491.953 71 31/8 Trả lương 334 9.110.757 72 31/8 Chi phí điện nước thuê nhà 331 25.433.860 73 31/8 Chi ăn ca, vật tư dụng cụ 111 4.477.300 74 31/8 Chi phí dụng cụ 153 1.386.600 75 31/8 Chi phí công cụ dụng cụ 142 4.104.218 79 Kết chuyển chi phí sản xuất kinh 154 55.838.388 doanh Cộng 55.838.388 55.838.388 Các chứng từ gốc sau khi làm Căn cứ ghi chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ chi tiết TK 627.
  54. CHÍ PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG TK154 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Các chi phí sản xuất trên cuối kỳ đều được tổng hợp vào bên nợ TK154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, TK154 được mở chi tiết cho từng ngành sản xuất. Đơn vị: Doanh nghiệp Nhíp CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 31/8/2010 Số 207 Chứng từ ghi sổ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 66 31/8 Kết chuyển CP NVLTT 154 621 163.340.634 193 31/8 Kết chuyển CP NCTT 154 622 12.273.355 205 31/8 Kết chuyển CP SXC 154 627 55.838.388 Cộng 231.452.377 Kèm theo . chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SỔ CÁI TK154 NT Chứng từ ghi sổ Diễn giải SH TK Số tiền SH NT đối ứng Nợ Có Dư đầu năm 152.732.305 Nhập kho phế liệu 152 572.936 K/c CP SXKD p/s tháng 8/2011 621, 622, 231.452.377 627 Nhập kho thành phẩm tháng 3 155 255.135.786 Dư cuối tháng 231.452.377 255.708.722 Cộng 128.475.960
  55. Kế toán dựa vào các chứng từ ghi sổ và vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ Số tiền Số hiệu Ngày 32 10/8 231.000 40 10/8 10.769.870 47 20/8 149.144.900 62 31/8 1.282.100 59 20/8 1.425.000 70 31/8 276.763 71 31/8 10.571.592 66 10/8 4.665.500 67 20/8 2.779.200 70 31/8 491.953 Cộng 231.452.377 231.452.377 Đánh giá sản phẩm làm dở dang cuối kỳ của phân xưởng nhíp. Sản phẩm dở dang ở phân xưởng nhíp của Doanh nghiệp là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất. Để định ra giá thành, cần phải kiểmkê và đánh giá chính xác số lượng số dạng cuối kỳ từ đó tính ra giá trị sản phẩm dở dang. Từ những lý do trên, phân xưởng của Doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp dở dang và ước lượng mức độ hoàn thành là 9%. Kế toán căn cứ vào giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang đầu kỳ nay( giá trị dở dang đầu kỳ).
  56. Ở tại Doanh nghiệp có 250 loại nhíp khác nhau, mỗi loại có tỷ trọng riêng của nó, do đó căn cứ vào số là X tỷ trong của từng lá thì sẽ tính ra tổng trọng lượng (hay nói cách khác đơn vị giá thành của sản phẩm nhíp là kg). Trong tháng sản xuất hoàn thành được 27.146,2kg còn lại 19.347,5 kg sản phẩm dở dang mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang tương đương 9% của thành phẩm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bỏ vào một lần đầu. I) Nguyên vật liệu trực tiếp 146.814.100 + 149.144.900 NVL chính = x 19.347,5 = 123.157.906 27.146,2 + 19.347,5 1.283.190 +14.195.734 NVL phụ = x 1.741,275 = 933.036 27.146,2 + 1.741,275 926.806 + 12.273.355 NCTT = x 1.741,275 = 795.677 27.146,2 + 1.741,275 3.708.209 + 55.838.388 CPSXC = x 1.741,275 = 3.589.341 27.146,2 + 1.741,275 3.2. Tổ chức công tác tính giá thành ở Doanh nghiệp và kinh doanh vật tư phụ tùng 3.2.1. Công tác quản lý giá thành ở Doanh nghiệp. Chi phí sản xuất quản lý chi phí sản xuất là mối quan tâm hàng đầu trong quản lý ở Doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả quản lý chi phí tại sản phẩm đã thực hiện xác định định mức hao phí các yếu tố đầu vào cho 1 kg sản phẩm và thực hiện quản lý theo định mức đó. Tuy vậy Doanh nghiệp chưa theo dõi một cách thường xuyên và liên tục chi phí phát sinh trong tháng, chỉ cuối tháng kế toán tổng hợp đã viết phiếu xuất kho một phần chi phí nguyên vật liệu, Phát sinh sản phẩm trong tháng. Bên cạnh đó, việc quản lý phế phẩm Doanh nghiệp chưa chặt chẽ, hiện chỉ được theo dõi ở giai đoạn cuối còn các giai đoạn khác chưa được theo dõi. Để
  57. đảm bảo quản lý chặt chẽ hơn thị công việc này phải được theo dõi trên tất cả các giai đoạn sản xuất, như vậy mới đảm bảo tiến trình sản xuất nâng cao tinh thần trách nhiệm với người công nhân, công việc ở các giai đoạn. 3.2.2. Đối tượng tính giá thành Việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên của công tác tính giá thành, bộ phận kế toán tổng hợp phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của Doanh nghiệp, loại sản phẩm mà sản xuất sản xuất ra để xác định đối tượng tính tổng. Do sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn chế biến nên trong điều kiện như vậy Doanh nghiệp phải xác định đối tượng tính tổng là sản phẩm giá thành mà Doanh nghiệp chế tạo ra cuối quá trình Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí dở Giá thành sản xuất = kinh doanh dở + phát sinh trong - dangcuối kỳ dang đầu kỳ kỳ 3.2.3. Kỳ tính giá thành Do Doanh nghiệp ra sản phẩm theo quy trình công nghệ giản đơn có chu kỳ sản xuất ngắn thì kỳ tính giá thành thường vào cuôí tháng, cuối quý.
  58. NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN * Nhận xét: Qua thời gian thực tập, tìm hiểu nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Doanh nghiệp, em mạnh dạn đưa ra một số nhận xét về ưu nhược điểm của công tác đó. • Ưu điểm: - Doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ quản lý có trình độ - Tổ chức công tác kế toán tương đối chính xác đảm bảo tính trung thực, hiệu quả với đội ngũ kế toán Doanh nghiệp có chuyên môn nghiệp vụ. -Doanh nghiệp áp dụng hợp lý hình thức kế toán chứng từ ghi sổ đảm bảo cho công tác kế toán giá thành Doanh nghiệp giảm nhẹ việc ghi chép không mất nhiều thời gian từ đó kế toán phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở Doanh nghiệp. • Bên cạnh ngững ưu điểm trên, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn có một số hạn chế sau: - Doanh nghiệp vẫn tiến hành kế toán thủ công trong điều kiện vi tính hoá hiện đại do vậy mất khá nhiều thời gian. Doanh nghiệp không có cơ sở vật chất máy móc hiệu đại phục vụ cho việc thu thập và xử lý số liệu kế toán. * Kiến nghị: Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Doanh nghiệp nhìn chung thực hiện tốt. Bên cạnh đó còn những hạn chế cần khôi phục, với góc độ là một sinh viên thực tập, em xin mạnh dạnh nêu một vài ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Doanh nghiệp. Để hoà nhập với sự phát triển của xã hội và để tiện lợi trong công tác kế toán tại Doanh nghiệp, em xin đưa ra ý kiến là Doanh nghiệp ta nên áp dụng máy vi tính, sử dụng các phần mềm kế toán rất có ích cho công việc kế toán hiện tại và trong tương lai của Doanh nghiệp, loại trừ kế toán thủ công. Phương pháp tập hợp chi phí Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
  59. Trong tháng, có trường hợp chỉ có một phiếu xuất kho, kế toán Doanh nghiệp không cần lập bảng phiếu kê xuất đó, nếu giá thành nào có nhiều phiếu xuất thì hãy lập bảng kê các phiếu xuất đó. Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản trích thưởng lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Để bảo sự ổn định chi phí sản xuất giữa các kỳ Doanh nghiệp nên thực hiện việc trích tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Xác định đối tượng tập hợp chi phí. * Kết luận: Qua quá trình trình thực tập được kết hợp giữa lý luận và thực tiễn em càng thấy vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm quan trọng như thế nào trong các doanh nghiệp sản xuất. Tuy mỗi doanh nghiệp có một phương pháp hạch toán khác nhau nhưng chung mục đích là tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá chi phí. Muốn đạt được điều đó doanh nghiệp phải tổ chức tốt ở ba khâu: cung cấp – sản xuất – tiêu thụ, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong quá trình thực tập tại Doanh nghiệp em càng nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác kế toán và thiết nghĩ mình còn phải phấn đấu và học hỏi nhiều. Là một sinh viên thực tập với những kiến thức của mình từ các môn học mà quan trọng là môn kế toán được sự giảng dạy nhiệt tình của thầy cô giáo trong tổ bộ môn, được sự giúp đỡ chân thành của ban lãnh đạo Doanh nghiệp đã cung cấp số liệu cho em hoàn thành chuyên đề đạt kết quả. Tuy nhiên với kiến thức còn hạn chế, bài báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, cần phải sửa đổi, bổ sung để góp phần hoàn thiện. Cuối cùng em xin chân thành cám ơn thầy cô và các anh chị phòng kế toán – Doanh nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
  60. MỤC LỤC CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2 1.1.Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất : 2 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất : 2 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất: 3 1.1.2.1. Phân loại theo yếu tố chi phí : 3 1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế. 3 1.2-Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 5 1.2.1.Khái niệm giá thành sản phẩm: 5 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm : 6 1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm: 7 1.4-Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm: 7 1.4.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: 7 1.4.2.Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 8 1.4.3.Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 8 1.5.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất : 9 1.5.1.Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng 9 1.5.2.-Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: 12 2.5.3.Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 13 1.5.4.Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang : 26 1.6.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 29 1.6.1.Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính trực tiếp). 29 1.6.2.Phương pháp tính giá thành theo hệ số: 29 1.6.3.Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: 30 1.6.3.Phương pháp loại trừ chi phí : 31 1.6.4. Phương pháp tổng cộng chi phí : 32 1.6.5. Phương pháp liên hợp: 32 1.6.6.Phương pháp tính giá thành theo định mức: 32 PHẦN 2 34
  61. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HUÊ LIÊN 34 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp: 34 2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Doanh nghiệp: 34 2.2.2. Chức năng của các phòng ban: 34 2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ: 36 2.4. Bộ máy kế toán: 37 2.4.1. Sơ đồ bộ máy kế toán: 37 2.4.2. Nhiệm vụ và chức năng trong bộ máy kế toán: 37 2.5. Hình thức kế toán: 37 2.5.1. Sơ đồ hình thức kế toán: 38 2.5.2. Trình tự ghi sổ: 38 2.6. Khó khăn và thuận lợi: 39 2.6.1. Thuận lợi: 39 2.6.2. Khó khăn: 39 PHẦN 3: 40 THỰC TIỄN KẾ TOÁN TẠI DNTN HUÊ LIÊN 40 3.1. Trình tự ghi sổ và hạch toán của Doanh nghiệp và kinh doanh vật tư phụ tùng 40 3.1.1. Tình hình chung về công tác kế toán ở Doanh nghiệp: 40 3.1.2. Tổ chức công tác kế toán của Doanh nghiệp: 40 3.1.3.Chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất ở 40 3.2. Tổ chức công tác tính giá thành ở Doanh nghiệp và kinh doanh vật tư phụ tùng 52 3.2.1. Công tác quản lý giá thành ở Doanh nghiệp. 52 3.2.2. Đối tượng tính giá thành 53 3.2.3. Kỳ tính giá thành 53 NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 54 * Nhận xét: 54 * Kiến nghị: 54