Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TM và công nghệ Phương Nam - Trần Thanh Vũ

pdf 85 trang huongle 2870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TM và công nghệ Phương Nam - Trần Thanh Vũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfke_toan_doanh_thu_chi_phi_va_xac_dinh_ket_qua_kinh_doanh_tai.pdf

Nội dung text: Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TM và công nghệ Phương Nam - Trần Thanh Vũ

  1. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN KẾ TOÁN DOANH THU CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM VÀ CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM
  2. i  Kính gởi :  Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Nghề Đồng Khởi  Thầy Nguyễn Hữu Cường cùng quí Thầy Cô khoa Khoa học – Cơ bản  Ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần In Bến Tre, cùng các anh chị phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính. Trong suốt thời gian gần ba năm học tập và rèn luyện tại Trường Cao Đẳng Nghề Đồng Khởi em đã được các thầy cô tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm về nghiệp vụ kế toán. Bên cạnh đó sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành là vấn đề quan trọng giúp em hoàn thiện bản thân mình hơn. Những gì thầy cô truyền đạt là nền tảng cơ bản giúp em tự tin bước vào thực tế công việc. Được sự phân công của ban giám hiệu trường CĐN Đồng Khởi, cùng với sự chấp thuận của ban lãnh đạo công ty, phòng kế toán Công ty Cổ Phần In Bến Tre, em đã được tiếp xúc với hoạt động kế toán tại công ty. Qua đó giúp em cập nhật được những kiến thức thực tế có ích cho nghề nghiệp sau này của em. Mặc dù bận rộn nhưng Ban lãnh đạo công ty cùng các anh chị phòng kế toán vẫn nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại công ty với đề tài tốt nghiệp: “KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG” Để đạt được kết quả hôm nay, em xin chân thành cảm ơn: Quí Thầy Cô Trường trong trường đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kinh nghiệm quí báu. Ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần In Bến Tre, cùng các anh chị phòng kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Hữu Cường đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành bài báo cáo này. Bài viết không tránh những sai
  3. ii sót mặc dù em đã có nhiều cố gắng.Vì vậy, em rất mong được sự giúp đỡ, sửa sai và chỉ bảo thêm của quí Thầy Cô cùng các anh chị trong công ty. Cuối lời, em xin kính chúc đến toàn thể quý Thầy Cô cùng các cô chú anh chị tại Công ty Cổ Phần In Bến Tre luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái đươc nhiều thành công. Kính chúc công ty phát triển thuận lợi và đạt được mục tiêu mà Ban lãnh đạo Công ty đã đề ra. Trân trọng kính chào! Sinh viên thực tập Trần Thanh Vũ
  4. iii   Ngày tháng năm 2013 Giám Đốc
  5. iv  1. Thái độ tác phong thực tập nghề nghiệp : 2. Kiến thức chuyên môn nghề nghiệp : 3. Nhận thức thực tế : 4. Cách thức trình bày báo cáo : 5. Điểm số : Ngày tháng năm 201 Giáo viên hướng dẫn
  6. v CTY CP : Công ty cổ phần BHXH : Bảo Hiểm Xã Hội BHYT : Bảo Hiểm Y Tế BHTN : Bảo Hiểm Tai Nạn KPCĐ : Kinh Phí Công Đoàn NLĐ : Người lao động DN : Doanh nghiệp QLPX : Quản lý phân xưởng CNTTSX : Công nhân trực tiếp sản xuất QLKD : Quản lý kinh doanh TK : Tài khoản
  7. vi Hình 2.3.2 : Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất Hình 2.4.1 : Sơ đồ cơ cấu quản lý tại công ty Hình 2.5.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tập trung Hình 2.5.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Hình 2.5.3.1 : Sơ đồ tổ chức sổ kế toán Hình 2.6 : Bảng chỉ tiêu đánh giá chất lượng tình hình kinh doanh Hình 3.4.1.1 : Bảng danh sách số lượng lao động của công ty Hình 3.5.2 : Sơ đồ hạch toán các TK (3383, 3384, 3389, 3382) Hình 3.6.1 : Sơ đồ luân chuyển cứng từ Hình 3.6.2 : Sơ đồ TK 334, TK338
  8. vii Trong mọi hình thái xã hội, người ta đều phải quan tâm đến người lao động. Vì người lao động là một trong các nhân tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của các nhà máy xí nghiệp. Vì vậy mà Công ty Cổ Phần In Bến Tre rất coi trọng tất các các nhân viên trong doanh nghiệp của mình. Một trong những yếu tố giúp công ty này ngày càng phát triển là việc tổ chức bộ máy kế toán nói chung, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng giúp cho việc hạch toán tiền lương phải trả cho lao động và những khoản trích theo lương chính xác. Kế toán tiền lương cung cấp các thông tin đầy đủ, kịp thời về lao động để phục vụ cho công tác quản lý và công tác phân bổ lao động cũng như tiền lương phù hợp. Việc bố trí lao động hợp lí có thể phát huy năng lực sáng tạo của người lao động, từ đó có thể tăng thêm tiền lương hoặc tiền thưởng cho những sáng kiến hay, phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, nhằm thúc đẩy tăng năng suất người lao động cũng như nâng cao đời sống người lao động. Để làm được như trên, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải tiến hành phân loại lao động trong toàn doanh nghiệp cũng như từng bộ phận của doanh nghiệp. Tiền lương để trả cho người lao động cũng phải phù hợp với đặc điểm kinh tế của mỗi đất nước. Ở nước ta, một nước đang phát triển, thì tiền lương của người lao động phải đảm bảo mối quan hệ thu nhập giữa công nhân và nông dân, giữa người lãnh đạo với cấp dưới. Đảm bảo tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế không ngừng tăng. Vì vậy, chế độ tiền lương đúng đắn sẽ tác động rất lớn đến việc cũng cố và hoàn thiện xã hội. Là một học viên kế toán thực tập tại phòng kế toán của Công ty Cổ Phần In Bến Tre, tôi nhận thấy vai trò kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương rất quan trọng trong công tác quản lí của các doanh nghiệp.
  9. viii Vì thời gian thực tập và trình độ hiểu biết chưa nhiều nên báo cáo còn nhiều hạn chế, kính mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của quý Thầy Cô, Phòng kế toán của Công ty để báo cáo này của em hoàn thiện hơn. PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU Lời cảm ơn i Nhận xét của đơn vị thực tập ii Nhận xét của giáo viên hướng dẫn iii Danh mục viết tắt iv Danh mục bảng biểu v Lời mở đầu vi Mục lục vii PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1.1.Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của tiền lương và các khoản trích theo lương 1 1.1.1.Khái niệm, ý nghĩa tiền lương 1 1.1.2.Khái niệm, ý nghĩa các khoản trích theo lương 1 1.2.Nội dung của quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương 3 1.2.1. Nội dung của quỹ tiền lương 3 1.2.2. Nội dung các khoản trích theo lương 4 1.3. Các hình thức trả lương 5 1.3.1. Cách tính lương và hình thức tiền lương 5 1.3.2. Ý nghĩa của kế toán tiền lương 9 1.4. Nhiệm vụ của kế toán 10 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CTY CỔ PHẦN IN BẾN TRE 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ Phần In Bến Tre 11 2.1.1. Tên, quy mô và địa chỉ của Công ty 11 2.1.2. Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần In 11
  10. ix 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 12 2.2.1. Chức năng 12 2.2.2.Nhiệm vụ 13 2.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 13 2.3.1. Công tác tổ chức sản xuất 13 2.3.2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất 14 2.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 15 2.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty 15 2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của tưng bộ phận 16 2.4.2.1. Đại hội đồng cổ đông 16 2.4.2.2. Hội đồng quản trị 16 2.4.2.3. Ban kiểm soát 16 2.4.2.4. Ban giám đốc 16 2.4.2.5. Các phó giám đốc 16 2.4.2.6. Phòng kế toán tài chính 17 2.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 17 2.5.1. Tổ chức công tác kế toán 17 2.5.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 18 2.5.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 20 2.5.3.1. Sơ đồ tổ chức sổ kế toán 20 2.5.3.2. Các loại sổ sử dụng trong công ty 21 2.5.4. Hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty 21 2.5.5. Các phần ngành kế toán tổ chức tại công ty 21 2.5.6. Chuẩn mực và các chính sách áp dụng tại công ty 22 2.5.7. Hệ thống báo cáo kế toán 22 2.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 22 2.7. Những thuận lợi và khó khăn về chính sách kinh tế tại công ty 24 2.7.1. Thuận lợi 24 2.7.2. Khó khăn 24 2.8. Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai 24
  11. x CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CTY CỔ PHẦN IN BẾN TRE 3.1. Chứng từ sổ sách tài khoản sử dụng 26 3.2. Kỳ thanh toán lương 26 3.3. Các phương pháp tính lương tại công ty 26 3.3.1. Đối với đội ngũ công nhân viên quản lý 27 3.3.2. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất 29 3.4. Nguyên tắc kế toán cỉu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 30 3.4.1. Công tác tổ chức quản lý lao động tại công ty 30 3.4.1.1. Số lượng lao động của công ty 30 3.4.1.2. Phân loại lao động của công ty 35 3.4.1.3. Phương pháp quản lý lao động của công ty 35 3.4.2. Các hình thức tính tiền lương 36 3.4.2.1. Tiền lương tính theo thời gian 36 3.4.2.2. Tiền lương tính theo sản phẩm 37 3.4.2.3. Một số hình thức tính lương theo sản phẩm khác 37 3.5. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty 38 3.5.1. Tài khoản sử dụng 38 3.5.2. Phương pháp kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương . 3.6. Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần In Bến Tre 54 3.6.1. Chứng từ sử dụng 54 3.6.2 . Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 56 3.7. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty Cổ Phần In Bến Tre tháng 03/2011 62 3.7.1. Các nghiệp vụ về tiền lương 62 3.7.1.1. Trình tự hạch toán 62 3.7.1.2. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 62 3.7.2. Các nghiệp vụ phát sinh về các khoản trích theo lương 64 3.7.2.1. Trình tự hạch toán 64 3.7.2.2. Trích BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào lương 65 3.7.2.3. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí 67 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT – ĐỀ XUẤT 4.1. Nhận xét và đánh giá chung về đơn vị thực tập 70
  12. xi 4.2. Đán giá sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế 70 4.3. Một số ý kiến đề xuất đối với đơn vị thực tập 71 4.4. Kết luận. 72
  13. 1 CHƯƠNG 1: THEO CƠ SỔ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1.1.Khái niệm, ý nghĩa tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa tiền lương Lao động là hoạt động chân tay và hoạt động trí óc của con người, nhằm biến đổi các vật thể tự nhiên thành những vật phẩm cần thiết để đảm bảo nhu cầu của xã hội. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản xuất xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất lao động. Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho ngưới lao động đủ để tái sản xuất sức lao động và nâng cao bồi dưỡng sức lao động. Tiền lương vừa là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là yếu tố chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do đó doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả sức lao động làm tiết kiệm chi phí, tăng tích lũy cho doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. Tiền lương của người lao động được xác định trên 2 cơ sở chủ yếu là số lượng và chất lượng lao động của mỗi người. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản tiền thưởng theo quy định của đơn vị như thưởng thi đua, thưởng do pháy huy sáng kiến, thưởng do tăng năng suất lao động và các khoản tiền thưởng khác. 1.1.2. Khái niệm, ý nghĩa các khoản trích theo lương: Các khoản trích theo lương hiện nay bao gồm: bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm xã hội (BHXH), kinh phí công đoàn (KPCĐ). Bảo hiểm y tế: là quỹ dùng để đài thọ cho người lao động có tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp khám chữa bệnh, ốm đau, sinh đẻ,
  14. 2 Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ được hình thành bằng cách trích theo một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp lương. Trích 4.5% lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động. Trong đó người sử dụng lao động nộp 3% và tính vào chi phí kinh doanh, còn lại 1.5% người lao động nộp và được trừ vào thu nhập hàng tháng của họ. Bảo hiểm xã hội: Là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị mất khả năng lao động như: ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hưu trí mất sức. Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ được hình thành bằng cách trích theo một tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp lương của cán bộ nhân viên thực tế phát sinh trong kỳ. Theo quy định hiện hành, tỷ lệ bảo hiểm xã hội là 23%. Trong đó người sử dụng lao động là 17% và tính vào chi phí kinh doanh, còn người lao động phải đóng 9,5% và được trừ vào thu nhập hàng tháng của họ. Bảo hiểm thất nghiệp: Là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo luật định. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: là quỹ tiền tệ được hình thành chủ yếu từ đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động, dùng để hỗ trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ khi bị nghĩ việc ngoài ý muốn, gồm trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tìm việc làm, hỗ trợ học nghề (bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu thực hiện từ 01/01/2009 theo điều 140 Luật bảo hiểm xã hội). Kinh phí công đoàn: Là quỹ để tài trợ cho hoạt động của công đoàn. Các tổ chức này nhằm bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời sống lao động. Kinh phí công đoàn là quỹ được hình thành bằng cách trích theo một tỷ lệ nhất định trên tổng quỹ tiền lương và phụ cấp thực tế phải trả cho người lao động tính vào chi phí kinh doanh. Theo quy định thì tỷ lệ trích kinh phí công đoàn là 2% do doanh nghiệp chịu và tính vào chi phí. Trong đó 1% doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan công đoàn cấp trên, còn 1% doanh nghiệp tạm giữ lại để chi tiêu cho hoạt động công đoàn cấp cơ sở.
  15. 3 1.2.Nội dung của quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương: 1.2.1.Nội dung của quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp để trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thành phần của quỹ tiền lương bao gồm: - Tiền lương tính theo sản phẩm - Tiền lương tính theo thời gian - Tiền lương khoán, công nhật - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan (mưa, bão, máy hỏng, thiếu vật liệu ) - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác, đi làm nghĩa vụ trong phạm vi chế độ quy định. Các khoản phụ cấp khác: - Phụ cấp công tác lưu động - Phụ cấp trách nhiệm - Phụ cấp độc hại, nguy hiểm - Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, tăng ca - Phụ cấp thu hút - Phụ cấp thâm niên ngành nghề - Phụ cấp đắc đỏ (mức sống cao hơn những nơi khác) - Phụ cấp khu vực (những nơi xa xôi, hẻo lánh, có khí hậu xấu ) - Phụ cấp dạy nghề - Phụ cấp cho những người làm công tác khoa học kỹ thuật có tài năng - Phụ cấp học nghề, tập sự - Phụ cấp thôi việc - Tiền ăn giữa ca của người lao động
  16. 4 Ngoài ra trong quỹ tiền lương còn có khoản tiền chi trợ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động (bảo hiểm xã hội trả thay lương) Kế toán tiền lương và phân tích kế toán tiền lương của công nhân viên trong doanh nghiệp được phân tích hai loại: tiền lương chính và tiền lương phụ. - Tiền lương chính là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc (thời gian và sản phẩm) và các khoản phụ cấp kèm theo (trách nhiệm, khu vực, thâm niên ) - Tiền lương phụ là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên nghỉ theo chế độ được hưởng như: đi nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ vì ngừng sản xuất, đi họp, đi học. Ý nghĩa của việc phân loại: Tiền lương chính của công nhân sản xuất thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm vì tiền lương chính của công nhân sản xuất có liên quan trực tiếp với khối lượng sản phẩm sản xuất ra, có quan hệ đến năng suất lao động. Tiền lượng phụ của công nhân sản xuất trực tiếp không gắn bó với việc chế tạo sản phẩm nên tiền lương phụ được phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất cho các loại sản phẩm. 1.2.2.Nội dung các khoản trích theo lương: - Quỹ bảo hiểm y tế: được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 4.5% trên tiền lương cấp bậc, trong đó 3% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị, 1.5% còn lại do người lao động đóng góp. Quỹ này do cơ quan quản lý y tế quản lý, doanh nghiệp có trách nhiệm trích nộp cho cơ quan quản lý y tế. - Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo điều 102 Luật bảo hiểm xã hội quy định như sau: + Người lao động đóng góp bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
  17. 5 + Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. - Quỹ bảo hiểm xã hội: được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ % trên tiền lương phải thanh toán cho công nhân để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và khấu trừ vào tiền lương. Theo quy định hiện nay tỷ lệ này là 23% trong đó: + Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 17% + Công nhân phải chịu là 7% Quỹ bảo hiểm xã hội do cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý, doanh nghiệp có trách nhiệm trích nộp đầy đủ cho cơ quan quản lý và thực hiện chi trả cho người lao động trong thời gian tạm thời mất sức lao động theo chứng từ duyệt chi của cơ quan Bảo hiểm xã hội. - Kinh phí công đoàn: được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương phải trả cho người lao động và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị. Thông thường doanh nghiệp phải nộp 1% cho công đoàn cấp trên, phần còn lại để lại chi tiêu cho công đoàn cơ sở. 1.3.Các hình thức trả lương 1.3.1. Cách tính lương và các hình thức tiền lương: 1.3.1.1. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương: Dưới chế độ chủ nghĩa xã hội dù thực hiện bất kì chế độ tiền lương nào, muốn phát huy đầy đủ tác dụng đòn bẩy kinh tế của nó đối với sản xuất và đời sổng phải thực hiện đầy đủ những nguyên tắc sau: - Trả lương bằng nhau cho lao động như nhau - Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải nhanh hơn tốc độ tăng bình quân tiền lương trong tòan đơn vị và trong kỳ kế họach. - Đảm bảo thu nhập tiền lương hợp lí giữa các nghành nghề khác nhau trong nền kinh tế. - Khuynh hướng bằng lợi ích vật chất kết hợp với giáo dục chính trị tư tưởng cho người lao động.
  18. 6 1.3.1.2. Các hình thức tiền lương: Tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động vì nó có ý nghĩa rất to lớn trong việc động viên, khuyến khích người lao động phát huy tinh thần dân chủ ở cơ sở, thúc đẩy họ hăng say lao động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội. Hiện nay, việc tính trả lương cho người lao động được tiến hành theo 2 hình thức chủ yếu: hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. Tuy nhiên,về mặt kế tóan tiền lương được xác định theo 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ (ngòai giờ). + Tiền lương chính : là khoản trả cho công nhân viên trong thời gian thực tế có mặt và công tác tại đơn vị. Trong tiền lương chính bao gồm các khỏan tiền trả theo cấp bậc, các khỏan tiền thưởng có tính thường xuyên theo lương. + Tiền lương phụ: là khoản tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian nghỉ theo chế độ quy định như: nghỉ phép năm, nghỉ lễ, tết hoặc thời gian học tập. Ngòai tiền lương và khoản thưởng ra, đơn vị còn phải nộp thuế cho người lao động chi phí tham gia BHXH, BHYT và các tổ chức công đòan. Những tổ chức hoặc quỹ này sẽ giúp cho người lao động ổn định cuộc sống và đảm bảo quyền lợi lao động theo Luật lao động. a. Hình thức trả lương theo thời gian: Theo hình thức này, tiền lương phải trả cho người lao động được tính theo thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương của từng người theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. Tùy theo yêu cầu và khả năng quản lí của đơn vị, tính trả lương theo thời gian có thể tiến hành trả lương theo thời gian đơn giản có thưởng. Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn lương tháng, lương ngày, lương giờ. + Lương tháng: là tiền lương đã được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương. Lương tháng thường được áp dụng để trả cho nhân viên nhằm làm việc công tác, quản lý hành chính, quản lý kinh tế.
  19. 7 Lương tháng = Mức lương cơ bản x (Hệ số lương + ∑HSPC) + Lương ngày: là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế thực tế trong tháng. Lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp hưởng lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp hay làm nhiệm vụ khác hoặc trả lương cho người lao động ngắn hạn. Mức lương tháng Lương ngày = 22 hoặc26 ngày + Lương giờ: là tiền lương trả cho người lao động theo mức giờ và số ngày làm việc thực tế. Trong đó mức lương giờ được tính trên cơ sở mức lương ngày, theo chế độ mức lương giờ thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc dùng làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương cho sản phẩm. Mức lương ngày Mức lương giờ = 8 giờ b. Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm Theo hình thức này, tiền lương phải trả cho người lao động được tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm công việc hay công cụ đã hòan thành và đơn giá trả lương công việc và lao vụ đó. Trong việc trả lương theo sản phẩm, vấn đề quan trọng là phải xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật hợp lí để làm cơ sở cho việc xác định đơn giá đối với từng sản phẩm, công việc một cách đúng đắn. Tùy theo yêu cầu và khả năng quản lý của đơn vị, việc tính trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo các hình thức sau: + Trả lương theo sản phẩm trực tiếp (không hạn chế): Theo hình thức này tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm hòan thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương đã quy định không chịu một sự hạn chế nào. Đây là hình thức phổ biến để trả lương công nhân trực tiếp sản xuất. + Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức này được áp dụng để tính
  20. 8 lương phải trả cho công nhân phục vụ quá trình sản xuất như: vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị, Lao động của những người này không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng có ảnh hưởng gián tiếp đển năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất. Vì vậy theo hình thức này, việc tính lương phải trả cho công nhân phục vụ sẽ dựa trên cơ sở kết quả lao động của bộ phận công nhân trực tiêp sản xuât mà họ đã phục vụ. + Trả lương tính theo sản phẩm có thưởng: là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định như thưởng chất lượng sản phẩm, tăng tỉ lệ sản phẩm chất lượng cao, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu. + Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức này được áp dụng để tính lương phải trả cho công nhân phục vụ quá trình sản xuất như: vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị, Lao động của những người này không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng có ảnh hưởng gián tiếp đển năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất. Vì vậy theo hình thức này, việc tính lương phải trả cho công nhân phục vụ sẽ dựa trên cơ sở kết quả lao động của bộ phận công nhân trực tiêp sản xuât mà họ đã phục vụ. + Trả lương tính theo sản phẩm có thưởng: là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định như thưởng chất lượng sản phẩm, tăng tỉ lệ sản phẩm chất lượng cao, tăng năng suẩt lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu. + Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: theo hình thức này, ngoài tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp, căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỉ lệ vượt lũy tiến. Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng cao thì số tiền lương thêm càng nhiều. Áp dụng hình thức này, đơn vị phải tổ chức quản lý tốt định mức lao động kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ số lượng và chất lượng sản phẩm. + Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: hình thức này có thể áp dụng cho từng bộ phận sản xuất (của phân xưởng day chuyền) nhằm khuyến khích tập thể lao động cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động. Tiền lương trả cho từng bộ phận công nhân được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản
  21. 9 phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng. + Khoán quỹ lương: hình thức này có thể áp dụng cho các phòng ban ở đơn vị trên cơ sở lao động định biến hợp lí của các phòng ban đơn vị, tính toán và giao khoán. + Quỹ lương cho từng bộ phận phòng ban theo nguyên tắc hoàn thành kế hoạch công tác nhiệm vụ được giao. Quỹ lương thực tế phục vụ vào mức lương hoàn thành công việc được giao của từng ban. c. Xác định quỹ lương và phương pháp tính lương: * Cách tính quỹ lương: Công ty trả lương theo phương pháp đơn giá tiền lương tính trên doanh thu trừ chi phí (không có lương). Tổng quỹ lương theo định biên được xác định theo công thức sau: Tổng Lương tối Hệ số lương Hệ số chỉnh 12 quỹ thiểu chung ngạch bậc bình Số lao tăng thêm tháng lương = (người/ tháng) x 1+ x quân và hệ số x động từ x mức lương trở kế do NN qui phụ cấp lương 1 năm tối thiểu lên hoạch định bình quân Trong đó: + Hệ số ngạch bậc bình quân được tính lấy tổng hệ số lương ngạch, bậc trong công ty chia cho tổng số lao động trong định biên + Hệ số phụ cấp lương bình quân: lấy tổng hệ số phụ cấp chia cho tổng số lao động trong định biên. Khi thực hiện quỹ lương thực tế: Quỹ tiền Chi phí không Tỉ lệ đơn giá = Doanh thu - x lương lương tiền lương 1.3.2. Ý nghĩa của kế toán tiền lương: - Giúp cho công tác quản lý lao động có nề nếp, thúc đẩy CB-CNV chấp hành kỷ luật lao động, tăng năng suất lao động và có hiệu quả trong công tác. - Giúp cho quản lý chặt chẽ quỹ lương, trên cơ sở đó đảm bảo chi trả lương và các khoản trích theo lương theo chế độ qui định.
  22. 10 - Giúp cho việc phân tích, đánh giá về cơ cấu lao động, cơ cấu tiền lương và các khoản trích theo lương đúng theo chế độ qui định. - Giúp cho nhân viên phân tích, đánh giá về cơ cấu lao động, cơ cấu tiền lương cũng như trên hiệu quả của việc sử dụng lao động, hiệu quả của việc sử đụng tiền lương. 1.4.Nhiệm vụ của kế toán: Để thực hiện chức năng của kế toán trong việc điều hành, quản lý hoạt động của doanh ngiệp, kế toán tiền lương, bảo hiểm tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách trung thực, kịp thời, đầy đủ tình hình thực hiện và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. - Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách, chế độ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động, phản ánh kịp thời đầy đủ chính xác tình hình thanh toán các khoản tiền cho người lao động. - Thực hiện việc kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Tình hình sử dụng các quỹ tiền lương, quỹ Bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. - Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất kinh doanh. Mở sổ kế toán và hạch toán lao động tiền lương, tiền thưởng, Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn đúng chế độ, đúng phương pháp kế toán. - Lập các báo cáo về lao động tiền lương, Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ Bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động.
  23. 11 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN IN BẾN TRE 2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần In Bến Tre. 2.1.1.Tên, quy mô và địa chỉ của công ty: Tên công ty: Công ty Cổ Phần In Bến Tre Tên tiếng Anh: Ben Tre print yet stock company Tên viết tắt: HUGACO Vốn điều lệ: 5.252.000.000 (Năm tỷ, hai trăm năm mươi hai triệu đồng) Trụ sở: số 32 Thủ Khoa Huân, phường 3, TP Bến Tre. Điện thoại: 0753.822.250 Fax: 0753.822.250 Email: suppor@hugaco.com.vn Website: 2.1.2.Sự hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần In Bến Tre: Ngành in là một trong những ngành sản xuất mang tính đặc thù riêng. Tại bến Tre, ngành in mặc dù ra đời sớm từ những năm kháng chiến nhưng chưa phát triển, máy móc thiết bị còn lạc hậu, những sản phẩm chủ yếu là các loại sách báo, văn thư truyền đơn phục vụ cho nhu cầu chính trị. Sau giải phóng đến nay, ngành in Bến Tre dần dần được cũng cố và có nhiều bước phát triển mới. Từ giữa năm 1980 đến năm 1995, ngành in Bến Tre có sự tồn tại song song của hai xí nghiệp in là xí nghiệp in Đồng Khởi và xí nghiệp in Chiến Thắng. Cả hai xí nghiệp này điều hoạt động có hiệu quả kinh tế cao, thị trường ổn định và có những đóng góp quan trọng đối với Tỉnh nhà. Tuy nhiên để thống nhất công tác lãnh đạo, quản lý khai thác tốt thế mạnh của ngành, Tỉnh ủy – UBND Tỉnh đã ra quyết định: 272-QĐ/UB ngày 30/04/1995 sát nhập hai xí nghiệp trên và đổi tên thànhXí nghiệp in Bến Tre do nhà nước quản lý.
  24. 12 Xí nghiệp in không chỉ phục vụ cho nhu cầu chính trị mà còn đáp ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó để khai thác thị trường và phát huy thế mạnh, tận dụng năng lực. Xí nghiệp đã tiến hành đầu tư cải tiến trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước tạo cơ sở sản xuất ổn định nhằm nâng cao chất lượng in ấn và phục vụ nhu cầu xã hội. Với chủ trương mở rộng quy mô sản xuất giữ vững tăng cường hiệu quả kinh tế, phục vụ tốt công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tháng 01/2001 xí nghiệp In Bến Tre đã tiến hành cổ phần hóa theo Nghị định số HH/1998/NĐ-CĐ ngày 29/06/1998 và Quyết định số 4322 của UBND tỉnh Bến Tre ngày 23/11/2000 với số vốn điều lệ là 5.252.000.000 VNĐ và cho đến nay vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 8 tỷ đồng. Như vậy, xí nghiệp In Bến Tre từ một doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển thành Công ty cổ phần In Bến Tre được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp, phát triển theo quy trình công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm in, đáp ứng thị hiếu của khách hàng, tạo thị trường ổn định mang lại hiệu quả nâng cao cho nền kinh tế của tỉnh nhà. Hiện nay, Công ty cổ phần In Bến Tre có hai phân xưởng sản xuất chính: - Phân xưởng 1: đặt tại số 32 Thủ Khoa Huân, phường 3, TP Bến Tre. Điện thoại: 0753.822.250 - Phân xưởng 2: đặt tại số 151C Phan Đình Phùng, phường Phú Khương, TP Bến Tre. Điện thoại: 0753.829.646 2.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 2.2.1.Chức năng: Tổ chức gia công và phục vụ in ấn các loại sách báo, sách giáo khoa, tài liệu cho các ban ngành trong tỉnh, các biểu mẫu, bao bì, theo nhu cầu của khách hàng. Phấn đấu thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà Nước, cố gắng tăng cường và số lượng trang in đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội.
  25. 13 Nghiên cứu nắm bắt tình hình thị trường trong và ngoài tỉnh nhằm phát triển tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường góp phần tăng lợi nhuận, tăng nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước. 2.2.2.Nhiệm vụ: Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do nhà nước đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký đúng mục đích thành lập doanh nghiệp. Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà Nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài tỉnh. Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi. Chịu sự kiểm soát và thanh tra của các cơ quan nhà nước tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thực hiện những quy định của Nhà Nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh an toàn lao động, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty, bảo vệ mội trường sinh thái đảm bảo phát triển bền vững. Để tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, công ty được chủ động đàm phán, ký kết những hợp đồng sản xuất kinh doanh. Tổng Giám Đốc công ty là người đại diện cho công ty về quyền lợi, nghĩa vụ của công ty theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng tại ngân hàng. 2.3.Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: 2.3.1.Công tác tổ chức sản xuất: Công ty cổ phần In Bến Tre có quy mô sản xuất chuyên môn hóa theo từng công đoạn. Để đáp ứng nhu cầu thị trường trong những năm gần đây, Ban Giám Đốc đã tập trung đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật sản xuất với quy trình công nghệ hiện đại tính chất chuyên môn hóa trong quá trình sản xuất của công ty dần dần được hoàn thiện.
  26. 14 2.3.2.Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất: Mẫu in Chế bản vi tính Bình b ản Phơi bản kẽm Máy in OFFSET Thành phẩm Mẫu in: do khách hàng cung cấp đặt thiết kế theo yêu cầu. Phân xưởng chỉ sắp chữ và chế bản: + Đối với máy in OFFSET: việc chế bản in được thực hiện trên máy vi tính. Đồng thời phải đảm bảo chất lượng kỹ thuật, hạn chế đến mức thấp nhất sản phẩm hỏng và thực hiện tiết kiệm vật tư nguyên liệu trong sản xuất nhằm giảm bợt chi phí sản xuất cho một trang in bán thành phẩm. + Đối với máy in TYPO: đây là khâu đầu tiên trong dây chuyền sản xuất với trang thiết bị được nâng cấp hiện đại, tốc độ nhanh. Nhiệm vụ bộ máy này là nhận mẫu in từ bộ phận chế bản để thực hiện việc in ấn đúng tiến độ trong phiếu sản xuất. Bộ phận thành phẩm: đây là công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất có nhiệm vụ hoàn tất các phần việc còn lại như sắp xếp trang in, đóng cuốn, dán bìa và cắt xén đúng khổ giấy theo mẫu đã đặt in của khách hàng. Ngoài ra, bộ phận còn có nhiệm vụ cắt giấy phục vụ cho máy in.
  27. 15 2.4.Tổ chức bộ máy quản lý công ty: 2.4.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty: Nhằm duy trì và thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả nên việc tổ chức bộ máy quản lý tại công ty luôn được Ban Giám Đốc quan tâm một cách triệt để. Các phòng ban đều có qui chế làm việc rõ ràng giữa Ban giám đốc với các Phòng ban và giữa các Phòng ban với nhau đều có sự liên kết chặt chẽ và phối hợp đồng bộ. Muốn quản lý tốt cần phải quán triệt nguyên tắc quản lý phải dựa vào chức năng và nhiệm vụ của công ty và đây chính là mấu chốt trong việc hoàn chỉnh sản phẩm đạt hiệu quả cao nhất. Với quy mô kinh doanh công ty có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, sản xuất tập trung và đảm bảo hiệu quả quản lý cao. Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau: Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc Trưởng Trưởng Trưởng ban ban ban kiểm kiểm kiểm soát soát soát Phó giám Phó giám đốc tổ đốc kinh ch ức hành doanh chính tài vụ Phân xưởng Phòng kế toán Phòng vi Phân xưởng tài chính tính sản xuất 1 sản xuất 2
  28. 16 2.4.2.Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận: 2.4.2.1. Đại Hội Đồng Cổ Đông: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty. Đại Hội Đồng Cổ Đông có quyền xem xét và quyết định những vấn đề quan trọng của công ty như: loại cổ phần, tổng số cổ phần được chào bán, bầu bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ công ty, tổ chức lại. giải thể công ty. Đại Hội Đồng Cổ Đông họp ít nhất mỗi năm một lần và được triệu tập bởi Hội Đồng Quản Trị. 2.4.2.2. Hội Đồng Quản Trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn bộ quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội Cồ Đông. Hội Đồng Quản Trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám Đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của Hội Đồng Quản Trị do luật pháp và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của công ty và Nghị quyết Đại Hội Đồng Cổ Đông quy định. 2.4.2.3.Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại Hội Đồng Cổ Đông do Đại Hội Đồng Cổ Đông bầu ra. Ban Kiểm Soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty, Ban Kiểm Soát hoạt động độc lập với Hội Đồng Quản Trị và Ban Giám Đốc. 2.4.2.4.Giám Đốc: Do Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm, điều hành quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, đề ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh và đại diện cho công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. 2.4.2.5. Các Phó Giám Đốc: Là người giúp việc cho Giám Đốc và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giám Đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà Nước và điều lệ công ty.
  29. 17 Phó Giám Đốc tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm về vấn đề nhân sự, có nhiệm vụ tuyển dụng, bố trí đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong công ty, đề bạt khen thưởng và kỹ luật tổ chức quá trình lao động chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Phó Giám Đốc kinh doanh tài vụ: có nhiệm vụ chỉ đạo kỹ thuật trong sản xuất, trực tiếp điều hành hoạt động của hai phân xưởng sản xuất, xây dựng kế hoạch kinh doanh, tìm hiểu và tiếp cận thị trường và đề ra các phương án mở rộng hoạt động kinh doanh. 2.4.2.6. Phòng Kế Toán Tài Chính: Phụ trách toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty, giám sát việc thực hiện các chế độ quy định, tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đồng thời giúp Giám Đốc đề ra các quyết định hợp lý trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.5.Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: 2.5.1.Tổ chức công tác kế toán: Để đảm bảo sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong công việc chỉ đạo công tác kế toán giúp công ty kiểm tra, chỉ đạo sản xuất kịp thời, chuyên môn hóa cán bộ, giảm nhẹ biên chế, tạo điều kiện cho việc ứng dụng các biện pháp tính toán hiện đại có hiệu quả. Vì vậy, công ty đã có tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẬP TRUNG PHÒNG KẾ TOÁN Ch ứng từ kế toán Các chứng từ kế Chứng từ kế toán các phân xưởng toán các kho hàng các bộ phận sản xuất nghiệp vụ khác
  30. 18 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được tập trung ở phòng kế toán của công ty. Tại đây thực hiện việc tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ phương pháp thu thập xử lý thông tin ban đầu, thực hiện đầy đủ các chiến lược ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ Tài Chính, cung cấp đầy đủ, chính xác kịp thời những thông tin toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty. Từ đó, tham mưu cho Tổng Giám Đốc để đề ra biện pháp các quy định phù hợp với đường lồi phát triển của công ty. 2.5.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty: Công Ty Cổ Phần In Bến Tre có quy mô vừa và nhỏ, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối tập trung trên một địa bàn nhất định, điều này làm việc luân chuyển chứng từ bộ phận sản xuất lên phòng kế toán tương đối nhanh chống và kịp thời. Tất cả các công việc kế toán từ khâu phân loại chứng từ kiểm tra ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi tiết, tính giá thành đến việc lập báo cáo, đều thực hiện tập trung ở bộ phận kế toán của công ty. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán thanh Kế toán giá Kế toán phân toán và vật tư thành và xưởng sản xuất Thủ quỹ tài sản tiền lương Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: có vai trò tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thống nhất công tác tài chính kế toán. Có mối liên hệ trực tuyến với các kế toán thành phần, có năng lực điều hành và tổ chức. Kế toán trưởng liên hệ chặt chẽ với phó Tổng Giám Đốc kinh doanh, tham mưu cho Tổng Giám Đốc về chính sách tài chính kế toán của công ty, ký duyệt các tài liệu kế toán, phổ biến chủ trương và
  31. 19 chỉ đạo thực hiện chủ trương về chuyên môn đồng thời yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý ở đơn vị cùng phối hợp thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ phận chức năng, các kế toán thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ Kế Toán Trưởng, trao đổi trực tiếp với Kế Toán Trưởng về các vần đề liên quan đến nghiệp vụ cũng như về chế độ kế toán, chính sách tài chính của nhà nước. Lập kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả. Định kỳ phải báo cáo tình hình tài chính, tình hình lãi lỗ cho ban Tổng Giám Đốc. Kế toán thanh toán vật tư tài sản: nhận hồ sơ từ thủ kho và phải đối chiếu kiểm tra tính hợp lệ các chứng từ, cập nhật chứng từ từ nhập khẩu vào máy, mở sổ theo dõi về việc phát sinh các chứng từ thủ kho, toàn bộ vật tư hàng hóa trong kho và báo cáo tình hình biến động lên cấp trên. Theo dõi tình hình thanh toán và các khoản nợ của khách hàng. Ghi chép, phản ánh và tổng hợp số liệu về số lượng và giá trị tài sản hiện có, tình hình di chuyển và tăng giảm tài sản, tham gia kiểm kê và đánh giá lại tài sản theo quy định của nhà nước. Mở sổ kế toán và áp dụng phương pháp hạch toán nguyên vật liệu theo đúng phương pháp chế độ. Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu tình hình mua, vận chuyển, nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu. Kế toán tính giá thành và tiền lương: tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng, phương pháp nhằm cung cấp kịp thời những thông tin chi phí sản xuất và tính gia thành sản phẩm cho cấp lãnh đạo. Từ đó phân tích, đánh giá chung kết quả hoạt động trong doanh nghiệp để có quyết định hợp lý và kịp thời. Đảm trách việc tính lương cho công nhân viên trong công ty, quản lý các chứng từ có liên quan đến thu chi tiền lương và các chính sách của cán bộ công nhân viên như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, phản ánh và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội theo đúng chế độ hiện hành, lập báo cáo tiền lương. Kế toán phân xưởng: thực hiện việc thống kê chủng loại vật liệu, nhập xuất, ngày công, ngày giờ làm việc của công nhân, nghỉ phép, thai sản để phục vụ báo cáo lên phòng kế toán. Thủ quỹ: quản lý quỹ tiền mặt của công ty, hàng ngày căn cứ vào phiếu thi, chi tiền mặt đề xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, kho sổ quỹ phần thu chi sau đó tổng hợp đối chiếu thu chi với kế toán có liên quan.
  32. 20 2.5.3.Tổ chức hệ thống sổ kế toán: 2.5.3.1. Sơ đồ tổ chức sổ kế toán: Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Tuy nhiên, hình thức này cũng có nhược điểm đó là phải ghi chép nhiều, dễ trùng lắp và đòi hỏi trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán cao. Việc áp dụng hình thức sổ kế toán có ưu điểm và nhược điểm sau: Ưu điểm: - Rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện - Dễ xử lý thông tin bằng máy tính - Kết hợp vừa ghi chép theo thời gian vừa phân loại theo tài khoản Nhược điểm: dễ trùng lắp, công việc kế toán nhiều, đòi hỏi trình độ chuyên môn của cán bộ phải vững chắc. Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp Sổ cái chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Ghi chú: Báo cáo tài chính : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Kiểm tra, đối chiếu
  33. 21 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật lý chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Đối với các sổ nhật ký đặc biệt, hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi chép nghiệp cụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan, cuối tháng tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt lấy số liệu ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lập do nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt, cuồi tháng số liệu từ sổ, thẻ kế toán chi tiết được dùng để lập bảng tổng hợp chi tiết. Cuối tháng cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã được kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Về nguyên tắc: tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lắp trên các sổ nhật ký đặc biệt). 2.5.3.2. Các loại sổ sử dụng trong công ty: Sổ theo dõi thu, chi tiền mặt. Sổ theo dõi thu, chi tiền gửi ngân hàng. Sổ theo dõi doanh thu. Sổ theo dõi hợp đồng. Sổ kế toán chi tiết. Sổ nhật ký chung. Sổ cái. 2.5.4.Hệ thống tài khoản áp dụng tại Công ty: Công ty sử dụng “Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp” (theo quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ban hành ngày 20/3/2006). 2.5.5.Các phần ngành kế toán tổ chức tại công ty:
  34. 22 Kế toán vốn bằng tiền. Kế toán tiền mặt. Kế toán tiền gửi ngân hàng. Kế toán tiền đang chuyển. Kế toán nguyên vật liệu và công cụ. Kế toán tài sản cố định. Kế toán tiền lương. Kế toán công nợ. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. 2.5.6.Chuẩn mực và các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty: Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ) Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Hình thức áp dụng: Kế toán máy. Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp áp dụng thuế: phương pháp khấu trừ. Công ty áp dụng hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cố định. 2.5.7.Hệ thống báo cáo kế toán: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh báo cáo tài chính. 2.6.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
  35. 23 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 1 Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn 1.1 Bố trí cơ cấu tài sản: - Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 57,15% 54,11% - Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 42,85% 45,89% 1.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn: - Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 56,67% 47,57% - Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 43,33% 52,43% 2 Tỷ suất sinh lời: 2.1 Tỷ suất sinh lời/Tổng doanh thu - Tỷ suất sinh lời trước thuế/Tổng doanh thu 9,50% 16,00% - Tỷ suất sinh lời sau thuế/Tổng doanh thu 7,00% 11,50% 2.2 Tỷ suất sinh lời/Tổng tài sản - Tỷ suất sinh lời trước thuế/ Tổng tài sản 17,12% 21,00% - Tỷ suất sinh lời sau thuế/ Tổng tài sản 12,65% 15,20% 2.3 Tỷ suất sinh lời sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu 31,45% 32,30% Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy công ty có sự tăng trưởng trong năm 2008. Vượt qua những khó khăn của tình hình năng lượng cũng như tình hình tài chính của thế giới, giá trị tài sản của công ty tăng 15,91% cả tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn của công ty đều tăng lên, tuy nhiên do sự tăng lên không đồng đều nên có thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu tài sản. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do công ty tăng khoản đầu tư tài khoản chính ngắn hạn. Về cơ cấu nguồn vốn: nợ phải trả giảm 9,1% trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng trong sự tăng lên của vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng thông qua đợt phát hành cổ phiếu năm 2008. Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy có sự giảm đáng kể của doanh thu 2008. Tuy nhiên khi tính toán các chỉ số ta lại thấy sự tăng lên của tỷ suất sinh lời và kết quả lợi nhuận năm 2008. Điều này do năm 2008 công ty có thu nhập lớn từ hoạt động tài chính.
  36. 24 2.7.Những thuận lợi và khó khăn về chính sách kinh tế tại công ty: 2.7.1.Thuận lợi: Công ty cổ phần in là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên của tỉnh tiến hành cổ phần hóa nên được Ban thường vụ tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành quan tâm chỉ đạo để công ty đi vào hoạt động đúng pháp luật, đạt được mục tiêu trong phương án cổ phần hóa sản xuất có hiệu quả. Nội bộ công ty có sự đoàn kết thống nhất và quyết tâm trong điều hành quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ năng lực sáng tạo, quan tâm đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đã góp phần làm tăng doanh thu trong và ngoài tỉnh. Cán bộ công nhân viên đều ý thức trách nhiệm đối với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, đời sống của cán bộ công nhân viên được đảm bảo cả về chất lẫn tinh thần. Các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, trì trệ đều bị phê bình và xử lý nghiêm chỉnh nhằm góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất làm tăng lợi nhuận. 2.7.2.Khó khăn: Cơ chế chính sách của nhà nước đối với công ty cổ phần in còn thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng là công tác quản lý kinh tế tài chính ở công ty gặp khó khăn. Công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, hàng năm phải từ 400 đến 500 triệu đồng. Trong khi đó các cơ sở tư nhân không được quản lý chặt chẽ, kinh doanh sai chức năng được khoản thuế với mức nộp rất thấp, thậm chí in lậu, trốn thuế, đây là biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. Đã làm giảm lòng tin của các doanh nghiệp làm ăn chân chính đối với cơ quan quản lý. Về phía công ty, điều hành quản lý chưa sâu sắc, việc quản lý chất lượng sản phẩm có lúc buông lỏng nên đã xảy ra một số sai sót. Khách hàng trả lại, công tác tiếp thị, khuyến mãi thu hút khách hàng còn yếu do thiếu nhân lực. 2.8.Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai: Mục tiêu chính của công ty vẫn là duy trì và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo tốc độ tăng trưởng, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ vững uy tín đối với khách hàng.
  37. 25 Tiếp tục thực hiện phương án cổ phần hóa đã được Ban thường vụ tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt, tập trung sức mạnh của toàn công ty đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, giữ vững thị trường đã có, tích cực tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường và nghiên cứu chiến lược sản phẩm mới phục vụ chiến lược kinh doanh của công ty đáp ứng yêu cầu kinh tế, chính trị, xã hội tỉnh nhà. Phấn đấu đạt lợi nhuận tối đa đảm bảo việc làm và làm tăng thu thập cho người lao động. Thực hiện tốt việc chi cổ phần cho cổ đông. Đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc đưa một số cán bộ công nhân viên đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn trên các lĩnh vực. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã nhằm thỏa mãn tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng.
  38. 26 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN BẾN TRE 3.1.Chứng từ sổ sách tài khoản sử dụng: Bảng chấm công, phiếu nghĩ hưởng Bảo Hiểm Xã Hội được lập để xác nhận số ngày lao động làm căn cứ tính trợ cấp Bảo Hiểm Xã Hội trả thay lương theo chế độ quy định, phiếu báo làm thêm giờ, biên bản điều tra tai nạn lao động, bảng thanh toán lương Sổ sách sử dụng: - Sổ lương - Sổ tài khoản 334 - Sổ chi tiết và các tài khoản có liên quan . Tài khoản sử dụng TK 334 : Phải trả công nhân viên TK 338 : Phải trả, phải nộp khác TK 335 : Chi phí phải trả Và các tài khoản có liên quan (TK 622, 627, ) 3.2.Kỳ thanh toán lương: Đối với tất cả các cán bộ công nhân viên của công ty kỳ thanh toán lương được ấn định là hàng tháng, mỗi tháng còn chia làm 2 kỳ nhỏ: giữa tháng tiến hành tạm ứng cho công nhân viên, cuối tháng thanh toán các khoản còn lại. Mặc dù công ty sản xuất theo từng đơn đặt hàng nhưng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian nên ngoài khoản tiền lương chính, cán bộ công nhân viên còn được cộng thêm các khoản phụ cấp như: tiền làm thêm giờ, làm thêm ngày nghĩ và theo quy định của công ty thì người lao động được hưởng tiền ăn giữa ca 15.000 đồng/người/ngày. 3.3.Các phương pháp tính lương tại công ty: Cơ sở tính lương cho người lao động là khối lượng và chất lượng sản phẩm công việc mà họ hoàn thành, bằng cách này sẽ tác động khiến cho người lao động
  39. 27 quan tâm nhiều hơn công việc của mình và họ có động lực để nâng cao khối lượng và chất lượng công việc. Trong quá trình sản xuất kinh doanh có nhiều công việc không tham gia trực tiếp tạo ra sản phẩm song lại rất cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh,. Ví dụ như công việc của các nhà quản lý, thông thường công việc của người quản lý rất khó xác định và đánh giá, còn đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì dễ dàng trong việc đo lường vá đánh giá chất lượng công việc. Để tính và trả lương cho người lao động phù hợp với sức lao động mà họ đã bỏ ra nên công ty đã áp dụng hình thức trả lương có thưởng: Tổng quỹ lương: + Chia theo tiền lương cơ bản + Chia thưởng. - Chia theo tiền lương cơ bản: căn cứ vào ngày công thực tế của mỗi người theo tháng. - Chia thưởng: tổng quỹ lương sau khi đã trừ tổng tiền lương cấp bậc của cả công ty còn lại chia thưởng. Việc quản lý và tính toán lương được thực hiện vào cuối tháng. Cuối mỗi tháng, bộ phận lao động tiền lương căn cứ vào bảng chấm công hàng tháng, bảng bình xét lao động ngoài giờ, bảng tạm ứng lương đầu kỳ và doanh số mà công ty đạt được hàng tháng, công ty tiến hành chia lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty thành 2 kỳ: + Kỳ 1: Tạm ứng một khoản tiền do công ty quy định vào giữa tháng. + Kỳ 2: Được lãnh số lương còn lại sau khi đã trừ đi các khoản trừ vào cuối tháng. 3.3.1.Đối với đội ngũ công nhân viên quản lý: Áp dụng phương pháp tính lương theo thời gian, hệ số lương, hệ số phụ cấp do công ty xác định: Ta có công thức tính như sau: Ti ền H lương ệ số = x (Lương căn bản/22 x ngày công) + Tiền ăn trong lương tháng
  40. 28 Trong đó: - Hệ số lương: tùy thuộc vào cấp bậc, chức vụ của từng người. - Lương căn bản: 650.000 VNĐ - Ngày công: được xác định vào bảng chấm công. - Tiền ăn ca: 15.000 VNĐ/ngày/người. Ví dụ: *Tiền lượng tháng 03/2010 của cô Phạm Thị Mai Loan – Phó phòng vi tính được tính như sau: - LCB: 650.000 VNĐ - HSL: 3,40 - Tiền ăn ca: 15.000 VNĐ/ngày. - Ngày công: 22 ngày. Vậy tiền lương tháng 03/2010 của cô Phạm Thị Mai Loan là: 3,40 x (650.000/22 x 22) + (15.000 x 22) = 2.540.000 VNĐ *Tiền lương tháng 03/2010 của cô Lê Thị Kim Tuyền – Văn thư lưu trữ được tính như sau: - LCB: 650.000 VNĐ - HSL: 1,35 - Tiền ăn ca: 15.000 VNĐ/ngày. - Ngày công: 22 ngày. Vậy tiền lương tháng 03/2010 của cô Lê Thị Kim Tuyền là: 1,35 x (650.000/22 x 22) + (15.000 x 22) = 1.207.500 VNĐ *Tiền lương tháng 03/2010 của chú Trần Trung Danh – Quản đốc phân xưởng được tính như sau: - LCB: 650.000 VNĐ - HSL: 4,99 - Tiền ăn ca: 15.000 VNĐ/ngày. - Ngày công: 22 ngày. Vậy tiền lương tháng 03/2010 của chú Trần Trung Danh là:
  41. 29 4,99 x (650.000/22 x 22) + (15.000 x 22) = 3.573.500 VNĐ *Tiền lương tháng 03 của cô Lê Thị Bạch Mai – Thủ quỹ được tính như sau: - LCB: 650.000 VNĐ - HSL: 4,99 - Tiền ăn ca: 15.000 VNĐ/ngày. - Ngày công: 22 ngày. Vậy tiền lương tháng 03/2010 của chú Trần Trung Danh là: 4,99 x (650.000/22 x 22) + (15.000 x 22) = 3.573.500 VNĐ 3.3.2. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: - Tiền công nhân trực tiếp sản xuất tính như sau: Hệ số lương x (lương căn bản/22 x ngày công) + tiền ăn -Ngoài ra, công ty còn tính cho công nhân viên khi nghĩ lễ, nghĩ phép, hội họp, học tập hoặc ngừng sản xuất do máy hư. Ví dụ: Dựa vào bảng thanh toán tiền lương tháng 03/2010 của bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất tại công ty, ta xác định tiền lương tháng 03 của 2 công nhân thuộc bộ phận máy OFFSET ĐẶT TAY PX2 như sau: Nguyễn văn Sinh HSL: 4,45 Phan Văn Thương HSL: 4,45 - Tiền lương sản phẩm của hai công nhân trong 35 ngày công. * Nguyễn văn Sinh: Lượt in thường: 182.816lượt x 8đ/lượt = 1.462.528 VNĐ LI Perlure, Duplex: 8.100 lượt x 12đ/lượt = 97.200 VNĐ Kẽm có LI<1000: 109 lượt x 10.000đ/lượt = 1.090.000 VNĐ Kẽm đen: 81 lượt x 4.500đ/lượt = 364.000 VNĐ * Phan Văn Thương: Kẽm màu: 50 lượt x 5.500đ/lượt = 1.375.000 VNĐ
  42. 30 Tổng cộng: 4.389.228 VNĐ Tiền lương bình quân 1 ngày: 4.389.228đ/35 ngày = 125.407 VNĐ Lương sản phẩm: *Nguyễn Văn Sinh: 17,5 ngày x 125.407 = 2.194.623 VNĐ *Phan Văn Lương: 17,5 ngày x 125.407 = 2.194.623 VNĐ Lương thời gian: 4,45 x 650.000 *Nguyễn Văn Sinh: x 3 ngày = 384.432 VNĐ 22 4,45 x 650.000 *Phan Văn Lương: x 3 ngày = 384.432 VNĐ 22 Tổng thu nhập: *Nguyễn Văn Sinh: 2.194.623 + 394.432 = 2.589.055 VNĐ *Phan Văn Lương: 2.194.623 + 394.432 = 2.589.055 VNĐ 3.4.Nguyên tắc kế toán của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 3.4.1.Công tác tổ chức quản lý lao động tại công ty: 3.4.1.1.Số lượng lao động của công ty: BẢNG DANH SÁCH SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TT HỌ VÀ TÊN CHỨ VỤ A QUẢN LÝ DN 1 Tô Văn Lập P. Giám Đốc (8/00) 2 Nguyễn Văn Dũng P. Giám Đốc 3 Lê Văn Dũng P. Giám Đốc 4 Võ Thị Tiệp KT Trưởng 5 Nguyễn Thị Hiệp Kế toán 6 Nguyễn Thị Mơ Kế Toán 7 Lê Thị Bạch Mia Thủ quỹ 8 Bùi Thị Thủy KT-PX2 (8/00) 9 Võ Thành Hiếu CN-TH
  43. 31 10 Lê Thị Kim Tuyền VT-LT B QUẢN LÝ PHÂN XƯỞNG 11 Phạm Thị Mai Loan PP. Vi tính 12 Trần Trung Danh QĐ.PX 13 Đoàn Minh Tuấn QĐ.PX 14 Nguyễn Văn Buối BV kiêm TK 15 Lê Văn Hiện BV X2 +TK C CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT 16 Phạm Lê Khắc Tùng CN in 17 Nguyễn Văn Triều CN máy xén 18 Nguyễn Thụy Vũ CN chế bản 19 Cao Thị Kim Kiên CN TP 20 Nguyễn Thị Ngọc Xuân NV. Vi tính 21 Trần Tấn Kiệt CN. Mongta 22 Lê Văn Thái CN chế bản 23 Nguyễn Văn Ngon CN. Mongta 24 Nguyễn Văn Giảm CN. Máy in 25 Võ Văn Bé CN. Máy in 26 Tô Thị Hường CN. Máy in 27 Nguyễn Văn Sinh CN. Máy in 28 Hà Minh Nhựt CN. Máy in 29 Phan Thanh Điền CN. Máy in 30 Võ Văn Toản CN. Máy in 31 Bùi Công Triều CN. Máy xén 32 Phạm Thị Mai Xuân CN. Chữ chì 33 Đoàn Thị Thu Thủy CN. TP 34 Phan Thị Ánh CN. TP 35 Nguyễn Thị Kim Loan CN. TP 36 Nguyễn Thị Tuyết hiền CN. TP 37 Hồ Thị Thu Vân CN. TP 38 Nguyễn Thị Phi Oanh CN. TP 39 Nguyễn Thị Hồng Điệp CN. TP
  44. 32 40 Dương Thị Lệ Huyền CN. TP 41 Nguyễn Thị Lệ Hằng CN. TP 42 Nguyễn Thị Thu Hồng CN. TP 43 Trần Thị Kim Lợi CN. TP 44 Phạm Thị Ánh Hồng CN. TP 45 Nguyễn Thanh Hà CN. Máy in 46 Lê Văn Đực CN. Máy Xén 47 Huỳnh Ngọc Tuân CN. Mongta 48 Phan Thanh Tôn CN. Máy xén 49 Trịnh Văn Phương CN. Chế Bản 50 Hà Tấn Lộc CN. Máy in 51 Phan Văn Thương CN. Máy in 52 Nguyễn Minh Hưng CN. Máy in 53 Trần Văn Phước CN. Chế bản 54 Trần Thị Ngọc Sương CN. TP 55 Trần Thị Phi yến CN. TP 56 Huỳnh Thị Phượng CN. TP 57 Lư Thị Mỹ Nho CN. TP 58 Lê thị Hồng Lê CN. TP 59 Phạm Hoa Lý CN. TP 60 Huỳnh Thị Giác CN. TP 61 Nguyễn Thị Hồng Uyên CN. TP 62 Trần Thị Võ CN. TP 63 Nguyễn thị Kim Nga CN. TP 64 Nguyễn Thị NHư Thảo CN. TP 65 Trần Thị Kim Sang CN. TP 66 Lê Thị Kim Phụng CN. TP 67 Hồ Thị Mỹ CN. TP 68 Lê Thị Hồng CN. TP 69 Phạm Thị Hồng Lý CN. TP 70 Nguyễn Văn Nê CN. Máy in 71 Nguyễn Văn Châu CN. Máy in
  45. 33 72 Nguyễn Ngọc Nhân CN. Máy in –ks 73 Lê Minh Trung Hiếu CN. In – tc 74 Võ Văn Tài CN. In – cđ 75 Trần Ngọc Trạng CN. In – ks 76 Võ Thanh Tâm CN TP 77 Phan Minh Triết CN chế bản – tc 78 Lê Thị Hoàng Hà CN. TP 79 Nguyễn Thanh Bình CN TC 80 Nguyễn Thị Thu Hà CN 81 Phan Thị Mỹ Trang CN 82 Phan Thúy Nga CN 83 Nguyễn Thị Nhân CN 84 Trần Thị Bích Nhi CN – TC 85 Lê Thị kim Thắm CN 86 Nguyễn Thị Mai Phương Cn 87 Lê Thị Hải Lý CN 88 Phán Thị Ánh Hồng CN – TH 89 Nguyễn Thị Ngọc Yến CN 90 Huỳnh Ngọc Thắng CN Cban3 – tc 91 Đõ văn Một CN TP 92 Trịnh Thị Diễm Hiền CN TP 93 Trần Cẩm Loan CN TP 94 Nguyễn Văn Sen CN TP 95 Huỳnh Anh Vũ CN máy in – TC 96 Nguyễn Tấn Lực CN máy in 97 Lâm Yến Oanh CN TP 98 Trần Bảo Ngọc CN TP 99 Ngô Thế Vinh CN máy xếp 100 Nguyễn Thị Ngọc Hiền CN TP 101 Nguyễn Văn Châu Thảo CN máy vô bìa 102 Mai Thị Ái Quyên CN TP 103 Lạc Kim Sang CN TP
  46. 34 104 Trần Thị Kim Loan CN TP 105 Nguyễn Thị Thùy Dương CN TP 106 Nguyễn Thị Minh Sương CN TP 107 Trần Hồng Nhật CN máy in 108 Nguyễn Tấn Tài CN máy in 109 Trần Văn Phúc CN máy Typo 110 Nhan Quốc Vũ CN máy in 111 Nguyễn Văn Hiếu CN máy in 112 Phạm Trọng Cầu CN máy in 113 Trần Ái Dương CN máy in 114 Đăng Văn Trí CN máy in 115 Vũ Xuân Hòa Tài Xế 116 Nguyễn Quốc Đạt TC CNTT 117 Võ Ngọc Thịnh TP 118 Phạm Hải Băng TP 119 Ngô Ngọc Thanh CN Máy In 120 Triệu Sơn Tùng TP 121 Trần Văn Thành Máy xén 122 Trần Văn Hòa CN TP 123 Nguyễn Quốc Hưng CN TP 124 Bùi quang Đông CN TP 125 Ngô Đức Cường CN máy in 126 Trương Ngọc Phương CN TP máy xén 127 Phạm Thanh Trường CN chế bản 128 Nguyễn Trần Thanh Vinh CN máy In 129 Huỳnh Thanh Vũ Máy Xén
  47. 35 3.4.1.2. Phân loại lao động của công ty: Việc phân loại lao động có mục đích phục vụ cho nhu cầu quản lý của doanh nghiệp nhất là phục vụ cho việc tính toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, theo dõi các nhu cầu về chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp một cách thiết thực. + Căn cứ vào thời gian công tác, lao động trong doanh nghiệp được chia ra như sau: ->Lao động trong danh sách là những là những lao động làm việc theo chế độ hợp đồng dài hạn từ một năm trở lên. ->Lao động ngoài danh sách là những lao động làm việc theo chế độ hợp đồng dưới một năm. Các phân loại này giúp cho việc lập kế hoạch lao động và theo dõi bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. + Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của người lao động, lao động trong doanh nghiệp được chia ra: Lao động thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh chính, loại lao động này bao gồm: Lao động trực tiếp (nhân công trực tiếp). Lao động gián tiếp (bao gồm: lao động gián tiếp ở phân xưởng và doanh nghiệp) Lao động thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh phụ. + Cách phân loại này có tác dụng kế toán hóa lao động tiền lương, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và phân bổ chi phí tiền lượng cho từng dối tượng chịu chi phí. 3.4.1.3. Phương pháp quản lý lao động của công ty: Muốn quản lý lao động tốt thì doanh nghiệp phân loại từng lao động tùy theo tính chất của từng lao động mà quản lý lao động chặt chẽ, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác. Vì vậy, đối với Công ty Cổ Phần In Bến Tre thì Ban Giám Đốc công ty thực hiện tất cả các chức năng quản lý kinh tế, tổ chức kỹ thuật, tài chính, tiêu thụ và chịu trách niệm hoàn toàn về kết quả đạt được trong đơn vị mình trước Nhà Nước. Công ty phân loại lao động để quản lý như sau:
  48. 36 - Lao động gián tiếp thì được công ty chia thành hai loại: + Lao động quản lý thời gian bao gồm: những công việc văn thư, thủ quỹ, kế toán thanh toán, luôn làm việc đúng thời gian và đủ 8 tiếng trong một ngày, công ty thường xuyên kiểm tra chất lượng lao động loại này như kiểm tra số liệu có chính xác kịp thời hay không. + Lao động về chuyên môn nghiệp vụ: quản lý trên công việc được giao cho từng bộ phận, quản lý công việc người lao động đã được giao có hoàn thành kịp thời hay không. - Lao động trực tiếp: là những lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm của công ty. Ngoài ra, muốn quản lý lao động tốt thì phải chú ý về các biện pháp an toàn lao động, trả lương, thưởng phải công bằng chính xác theo hiệu quả công tác của từng người. Từ đó, mới làm đòn bẩy kích thích người lao động tự giác làm việc, khai thác năng lực lao động của từng người để doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao nhất. Mặc khác, trong công tác quản lý cần chú trọng vấn đề an ninh, quản lý vệ sinh môi trường. 3.4.2. Các hình thức tiền lương: 3.4.2.1. Tiền lương tính theo thời gian: Tiền lương theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang bảng lương của người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc tùy thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Tiển lương thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay tính theo thời gian có thưởng. Ta có công thức tính lương theo thời gian giản đơn như sau: + Mức lương tháng = Mức lương cơ bản x (Hệ số lương + Tổng hệ số các khoản phụ cấp) Mức lương tháng x 12 + Mức lương tuần = 52 Mức lương tháng 2 + Mức lương ngày = 22 (24 hoặc 26 tùy từng doanh nghiệp)
  49. 37 Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: là hình thức trả lương giản đơn kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất như: thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, nhằm khắc phục được một phần tiền lương trả theo thời gian giản đơn. 3.4.2.2. Tiền lương tính theo sản phẩm: Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết quả lao động – số lượng sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành đảm bảo đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ đó. Tiền lương tính theo sản phẩm có thể được thực hiện theo những cách sau: Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp (không hạn chế): Ta có công thức tính tiền lương theo sản phẩm trực tiếp: Tiền lương Số lượng (khối lượng) sản được lĩnh = phẩm, công việc hoàn x Đơn giá tiền lương trong tháng thành Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động hoặc một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp: Ta có công thức tính tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: Tiền lương Tiền lương được lĩnh được lĩnh = của bộ phận trực x Tỷ lệ lương gián tiếp trong tháng tiếp Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người lao động hoặc một tập thể người lao động thuộc một số bộ phận gián tiếp phục vụ cho sản xuất như: nhân viên phục vụ sản xuất, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị. 3.4.2.3. Một số hình thức tính lương theo sản phẩm khác: * Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng: Là Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định
  50. 38 như: thưởng chất lượng sản phẩm – tăng tỷ lệ sản phẩm chất lượng cao, thưởng tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, * Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến: là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp kết hợp với suất tiền thưởng lũy tiến theo mức độ hoàn thành vượt mức sản xuất sản phẩm. Ví dụ: như cứ 10% định mức thì tiền thưởng tăng thêm cho phần vượt là 20%; vượt từ 11% đến 20% thì mức tiền thưởng thêm cho phần vượt là 40%, và vượt từ 50% trở lên thì tiền thưởng tăng thêm cho phần vượt là 100%, * Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho từng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán. Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định. Được áp dụng cho các phòng ban của doanh nghiệp, trên cơ sở số lao động định biên của các phòng ban, doanh nghiệp tính toán và giao khoán quỹ lương cho từng bộ phận theo nguyên tắc hoàn thành kế hoạch công tác, nhiệm vụ được giao của từng phòng ban. 3.5. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty: 3.5.1. Tài khoản sử dụng: Căn cứ vào bảng thanh toán lương của từng bộ phận để căn cứ vào chừng từ như bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, bảng thanh toán lương, phiếu xác nhận khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, biên bản điều tra tai nạn lao động, Kế toán hạch toán sử dụng các tài khoản như: + Tài khoản 334: Phải trả người lao động. + Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác. + Tài khoản 335: chi phí phải trả. * Tài khoản 334 – “Phải trả người lao động” Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng, tiền công, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.
  51. 39 * Tài khoản 334 – “Phải trả người lao động” có kết cấu như sau: - Bên nợ: -> Các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền công, BHXH và các khoản đã trả, đã ứng cho công nhân viên. -> Các khoản khấu trừ vào tiền lương và thu nhập của công nhân viên. -> Các khoản tiền công đã ứng trước, hoặc đã trả với lao động thuê ngoài. - Bên có: -> Các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền công, BHXH và các khoản thanh toán khác phải trả cho công nhân viên trong kỳ. -> Các khoản tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài. Số dư bên Nợ: phản ánh số tiền thừa so với số phải cho công nhân viên (nếu có). Số dư bên Có: phản ánh số tiền lương, tiền thưởng, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân viên. -> TK 334 có 2 TK cấp 2: + TK 3341: Phải trả cho công nhân viên. + TK 3348: Phải trả lao động thuê ngoài. * TK 338: Phải trả, phải nộp khác. Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các tài khoản phải trả, phải nộp khác ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác. Nội dung và phạm vi phản ánh các tài khoản này gồm các tài khoản sau: + Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể theo quy định của cấp có thẩm quyền ghi trong biên bản giải quyết nếu đã xác định rõ nguyên nhân. + Giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. + Tình hình trích và thanh toán BHXH, BHYT, BHTN, BHTN và KPCĐ. + Các khoản vay, đi mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời. + Các khoản tiền nhận từ đơn vị ủy thác hoặc các đại lý của đơn vị nhận ủy thác hàng xuất nhập khẩu hoặc đại lý bán hàng để nộp các loại thuế xuất nhập khẩu, thuế GTGT. + Các khoản lãi phải trả cho các bên có liên quan.
  52. 40 + Các khoản khấu trừ vào lương của cán bộ công nhân viên theo quy định của toàn án (lệ phí tòa án, đền bù, ) + Doanh thu nhận trước về lao vụ, dịch vụ đã thực hiện. + Khoản phải trả về cổ phần hóa. + Khoản nhận về ký quỹ, ký cược ngắn hạn. + Các khoản phải trả, phải nộp khác. * TK 338: “Phải trả, phải nộp khác” có kết cấu như sau: - Bên nợ: + BHXH phải trả cho công nhân viên. + BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý. + KPCĐ chi tại doanh nghiệp. + Các khoản làm giảm khoản phải trả về cổ phần hóa. + Kết chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511, tương ứng doanh thu của kỳ kế toán. + Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý. + Trả lại tiền đã nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn. + Trả lại tiền cho khách hàng ( trường hợp chưa kết chuyển sang TK 511). - Bên có: + Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. + Tính BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương của công nhân. + BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ vượt chi được bù đắp. + Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết. + Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do các định được nguyên nhân. + Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, tiền điện, tiền nước ở tập thể. + Doanh thu nhận trước. + Khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn. + Khoản phải trả về cổ phần hóa phát sinh. + Các khoản phải trả khác.
  53. 41 Số dư bên có: + Số tiền còn phải trả, còn phải nộp. + BHXH, BHYT, BHTN, và KPCĐ đã trích chưa nộp đủ cho cơ quan quản lý hoặc quỹ để lại cho đơn vị chưa chi tiết. + Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết. + Doanh thu nhận trước hiện có cuối kỳ. Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ, phản ánh số đã trả đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc BHXH và KPCĐ vượt chi chưa được cắp bù. -> TK 338 có 8 tài khoản cấp 2: + TK 3381: Tài sản thừa chờ xử lý. + TK 3382: Kinh phí công đoàn. + TK 3383: Bảo hiểm xã hội. + TK 3384: Bảo hiểm y tế. + TK 3385: Phải trả về cổ phần hóa. + TK 3386: Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn. + TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện. + TK 3389: Phải trả, phải nộp khác. * TK 335: chi phí phải trả. Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí trích trước về tiền lương nghỉ phép của các công nhân sản xuất, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản trích trước. Tài khoản 335 – “Chi phí phải trả” có kết cấu như sau: - Bên Nợ: Các khoản chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả và các khoản điều chỉnh vào cuối niên độ. - Bên Có: Khoản trích trước tính vào chi phí của đối tượng có liên quan và khoản điều chỉnh vào cuối niên độ. - Dư Có: Khoản để trích trước vào chi phí hiện có. 3.5.2. Phương pháp kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương: - Hàng tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và các chứng từ hạch toán lao động, kế toán xác định số tiền lương phải trả cho công nhân viên và tính vào chi phí sản xuất ở các bộ phận, đơn vị, các đối tượng sử dụng lao động.
  54. 42 Kế toán ghi sổ theo định khoản như sau: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Nợ Tk 627 (6271) – Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641 (6411) – Chi phí bán hàng Nợ TK 642 (6421) – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 334 (3341) – Phải trả người lao động. Số tiền ghi bên Nợ của các tài khoản trên gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp lưu động, phụ cấp lương, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp, nhân viên trực tiếp phục vụ, công nhân bộ phận xây dựng cơ bản. Ví dụ: Bảng thanh toán lương tháng 03/2010 phải trả cho công nhân viên của công ty bao gồm: * Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất là 377.248.103 VNĐ * Tiền lương của công nhân viên quản lý phân xưởng là 18.922.514 VNĐ * Tiền lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp là: 81.826.427 VNĐ Kế toán ghi: Nợ TK 622 377.248.103 VNĐ Nợ TK 6271 18.922.514 VNĐ Nợ TK 6421 81.826.427 VNĐ Có TK 3341 477.997.044 VNĐ - Chi quỹ khen thưởng, phúc lợi để phát động thi đua sản xuất (mỗi năm có 2 đợt) Kế toán ghi: Nợ TK 431: Quỹ khen thưởng phúc lợi. Có TK 111: Tiền mặt Ví dụ: Khi các công nhân sản xuất tốt, làm việc chăm chỉ thì cuối năm sẽ được Ban Giám Đốc khen thưởng bằng cách trả thêm tháng lương thứ 13 cho nhân viên. Kế toán ghi: Nợ TK 431: Số tiền thưởng. Có TK 111: Số tiền thưởng
  55. 43 - Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên gồm tiền tạm ứng sử dụng không hết, BHYT, BHXH, tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền bồi dưỡng, Kế toán ghi: Nợ TK 334 (3341): Phải trả người lao động Có TK 141: Tạm ứng Có TK 138: Phải thu khác Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác. - Tính khoản BHXH phải trả thay cho công nhân viên khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động: Kế toán ghi: Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác Có TK 334 (3341): Phải trả người lao động - Khi thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho nhân viên công ty. Kế toán ghi: Nợ TK 334 (3341): Phải trả người lao động Có TK 111: Tiền mặt Ví dụ: Công ty ứng trước lương đợt 1 cho nhân viên bằng tiền mặt là 20.000.000VNĐ Kế toán ghi: Nợ TK 334 (3341): 20.000.000VNĐ Có TK 111: 20.000.000VNĐ - Khi tính thuế thu nhập của công nhân viên, người lao động phải nộp cho Nhà Nước. Kế toán ghi: Nợ TK 334 (3341): Phải trả người lao động Có TK 333 (3335) – Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà Nước Ví dụ: Khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên trong tháng về khoản thu nhập cá nhân là 3.200.000 VNĐ Kế toán ghi: Nợ TK 334 (3341): 3.200.000 VNĐ Có TK 333 (3335) : 3.200.000 VNĐ
  56. 44 Hạch toán Bảo Hiểm xã hội (BHXH): BHXH là khoàn trợ cấp xã hội lấy từ thu nhập quốc dân của nền kinh tế, trợ cấp cho những người nghĩ việc trong các trường hợp như: ốm đau, thai sản, hưu trí, tai nạn, tử tuất. Theo chế độ Nhà Nước hiện hành, doanh nghiệp được trích 17% vào chi phí trong tổng số lương, phần này do doanh nghiệp chịu. Đồng thời người lao động cũng phải đóng 7% trên mức lương của mình, phần này được kế toán trừ vào lương của từng người. Tại doanh nghiệp 17% nộp cho cơ quan tài chính, số tiền nộp này do ngành Thương Binh Xã Hội quản lý để chi trả cho việc trợ cấp hưu trí, tử tuất. Còn 7% dùng vào việc trợ cấp khó khăn của doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên. - Khi hạch toán BHXH kế toán sử dụng tài khoản 3383: + Trích BHXH: Kế toán phản ánh: Nợ TK 622: Trích 17% trên tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Nợ TK 627 (6271): Trích 17% trên tổng tiền lương của công nhân viên quản lý phân xưởng. Nợ TK 642 (6421): Trích 17% trên tổng tiền lương của nhân viên. +Khấu trừ BHXH vào lương công nhân viên: Kế toán phản ánh: Nợ TK 334 (3341): Số tiền trích 7% trên tổng số lương công nhân viên Có TK 3383: Số tiền trích 7% trên tổng số lương công nhân viên + Khi nộp BHXH cho cơ quan quản lý hoặc khi chi BHXH tại công ty Kế toán phản ánh: Nợ TK 3383: Số tiền Có TK 111,112: Số tiền. + Khoản BHXH khi công ty trích nộp chừa lại 2% tại công ty để chi các khoản BHXH trả thay lương. - Nếu chi không đủ thì sẽ được cơ quan BHXH cấp bù: Kế toán phản ánh: Nợ TK 111: Số tiền Có TK 3383: Số tiền.
  57. 45 - Nếu chi không hết thì cuối quý công ty sẽ nộp lại phần còn thừa: Kế toán phản ánh: Nợ TK 3383: Số tiền Có TK 111,112: Số tiền. Ví dụ: Tổng quỹ lương trích BHXH, BHYT, BHTN cho các đối tượng bao gồm: CNTTSX: 238.775.700 VNĐ QLPX: 20.162.600 VNĐ QLDN: 28.827.700 VNĐ Tổng cộng 287.766.000 VNĐ Trích 23% theo lương cơ bản. Trong đó công ty chịu 17% được đưa vào chi phí và 7% được trừ vào lương của người lao động. - Tổng quỹ lương trích cho CNTTSX là 238.775.700 VNĐ. + Công ty chịu (17%): 238.775.700 x 17% = 40.591.869 VNĐ + Trừ vào lương của người lao động (7%): 238.775.700 x 7% = 16.714.299 VNĐ - Tổng quỹ lương trích cho QLPX là: 20.162.600 VNĐ + Công ty chịu (17%): 20.162.600 x 17% = 3.427.642 VNĐ + Trừ vào lương của người lao động (7%): 20.162.600 x 7% = 1.411.382 VNĐ - Tổng quỹ lương trích cho QLDN là 28.827.700 VNĐ + Công ty chịu (17%): 28.827.700 x 17% = 4.900.709 VNĐ + Trừ vào lương của người lao động (7%): 28.827.700 x 7% = 2.017.939VNĐ Kế toán ghi: Nợ TK 6271: 3.427.642 VNĐ Nợ TK 6421: 4.900.709 VNĐ Nợ TK 622: 40.591.869 VNĐ Có TK 3383: 48.920.220VNĐ - Khấu trừ vào 7% BHXH vào lương công nhân viên Kế toán phản ánh:
  58. 46 Nợ TK 3341: 20.143.620VNĐ Có TK 3383: 20.143.620VNĐ - Khi nộp BHXH cho cơ quan quản lý hoặc khi chi BHXH: Kế toán phản ánh: Nợ TK 3383: 69.063.840 VNĐ Có TK 111: 69.063.840 VNĐ SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN 111 (112) 3383 627 (6271) 69.063.840 69.063.840 3.427.642 3.427.642 (3383) (3383) (6271) (3383) 642 (6421) 4.900.709 4.900.709 (6421) (3383) 622 40.591.869 40.591.869 (622) (3383) 334 (3341) 20.143.620 20.143.620 (3341) (3383)
  59. 47 Hạch toán Bảo hiểm Y Tế (BHYT): BHYT là khoản tiền nhằm đảm bảo cho việc khám chữa bệnh miễn phí cho người lao động. Theo quy định hiện hành BHYT với mức trích nộp cho cơ quan quản lý là 4,5% trên tổng thu nhập của người lao động. Trong đó 3% do doanh nghiệp chịu và được tính vào chi phí và 1,5% còn lại người lao động chịu và được tính vào lương. BHYT được dùng để trang trải cho các khoản tiền khám chữa bệnh, viện phí, thuốc men cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản, Quỷ này do cơ quan BHYT quản lý. Khi hạch toán BHYT kế toán sử dụng tài khoản 3384, theo quy định BHYT được trích 4,5% trong đó: - Khấu trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh là 3% và 1,5% còn lại là cán bộ công nhân viên chịu. Kế toán ghi: Nợ TK 622: Trích 3% trên tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Nợ TK 627 (6271): Trích 3% trên tổng tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng. Nợ TK 642 (6421): Trích 3% trên tổng tiền lương của nhân viên quản lý công ty. Có TK 3384: Trích 3% trên tổng tiền lương của nhân viên. - Khấu trừ 1,5% BHYT trên tiền lương của cán bộ công nhân viên công ty. Kế toán ghi: Nợ TK 334 (3341): Phải trả người lao động Có TK 3384: Bảo hiểm y tế. - Khi nộp BHYT cho cơ quan y tế. Kế toán ghi: Nợ TK 3384: Bảo hiểm y tế Có TK 111: Tiền mặt Ví dụ: Tổng quỹ lương trích BHXH, BHYT, BHTN cho các đối tượng bao gồm: CNTTSX: 238.775.700 VNĐ QLPX: 20.162.600 VNĐ QLDN: 28.827.700 VNĐ Tổng cộng 287.766.000 VNĐ
  60. 48 Trích BHYT 4,5% theo lương cơ bản. Trong đó công ty chịu 3% được đưa vào chi phí và 1,5% được trừ vào lương của người lao động. - Tổng quỹ lương trích cho CNTTSX là 238.775.700 VNĐ. + Công ty chịu (3%): 238.775.700 x 3% = 7.163.271 VNĐ + Trừ vào lương của người lao động (1,5%): 238.775.700 x 1,5% = 3.581.636 VNĐ - Tổng quỹ lương trích cho QLPX là: 20.162.600 VNĐ + Công ty chịu (3%): 20.162.600 x 3% = 604.878 VNĐ + Trừ vào lương của người lao động (1,5%): 20.162.600 x 1,5% = 302.439 VNĐ - Tổng quỹ lương trích cho QLDN là 28.827.700 VNĐ + Công ty chịu (3%): 28.827.700 x 3% = 864.831 VNĐ + Trừ vào lương của người lao động (1,5%): 28.827.700 x 1,5% = 432.416 VNĐ Kế toán ghi: Nợ TK 6271: 604.878 VNĐ Nợ TK 6421: 864.831 VNĐ Nợ TK 622: 7.163.271 VNĐ Có TK 3384: 8.632.980 VNĐ - Khấu trừ vào 4,5% BHYT vào lương công nhân viên Kế toán phản ánh: Nợ TK 3341: 4.316.491 VNĐ Có TK 3384: 4.316.491 VNĐ - Khi nộp BHYT cho cơ quan quản lý: Kế toán phản ánh: Nợ TK 3384: 12.949.471 VNĐ Có TK 111: 12.949.471 VNĐ
  61. 49 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN 111 3384 622 12.949.471 12.949.471 7.162.271 7.162.271 (3384) (111) (622) (3384) 627 (6271) 604.878 604.878 (6271) (3384) 642 (6421) 864.831 864.831 (6421) (3384) 334 (3341) 4.316.491 4.316.491 (3341) (3384) Hạch toán Bảo Hiểm Thất Nghiệp (BHTN): BHTN là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định. Theo quy định hiện hành BHTN với mức trích và nộp cho cơ quan quản lý là 2% trên tổng thu nhập của người lao động. Trong đó 1% do doanh nghiệp chịu và được tính vào chi phí và 1% còn lại do người lao động chịu và được tính vào lương.
  62. 50 Khi hạch toán BHTN kế toán sử dụng tài khoản 3389, theo quy định BHTN được trích 2% trong đó: - Khấu trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh là 1% và 1% còn lại là cán bộ công nhân viên chịu. Kế toán ghi: Nợ TK 622: Trích 1% trên tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Nợ TK 627 (6271): Trích 1% trên tổng tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng. Nợ TK 642 (6421): Trích 1% trên tổng tiền lương của nhân viên công ty. Có TK 3389: Trích 1% trên tổng tiền lương của nhân viên. - Khấu trừ 1% BHTN trên tiền lương của cán bộ công nhân viên công ty. Kế toán ghi: Nợ TK 334 (3341): Có TK 3389: Khi nộp BHTN cho cơ quan cấp trên. Kế toán ghi: Nợ TK 3389: Có TK 111: Ví dụ: Tổng quỹ lương trích BHXH, BHYT, BHTN các đối tượng bao gồm: CNTTSX: 238.775.700 VNĐ QLPX: 20.162.600 VNĐ QLDN: 28.827.700 VNĐ Tổng cộng 287.766.000 VNĐ Trích BHTN 2% theo lương cơ bản. Trong đó công ty chịu 1% được đưa vào chi phí và 1% được trừ vào lương của người lao động. - Tổng quỹ lương trích cho CNTTSX là 238.775.700 VNĐ. + Công ty chịu (1%): 238.775.700 x 1% = 2.387.757 VNĐ + Trừ vào lương của người lao động (1%): 238.775.700 x 1% = 2.387.757 VNĐ - Tổng quỹ lương trích cho QLPX là: 20.162.600 VNĐ + Công ty chịu (1%): 20.162.600 x 1% = 201.626 VNĐ
  63. 51 + Trừ vào lương của người lao động (1%): 20.162.600 x 1% = 201.626 VNĐ - Tổng quỹ lương trích cho QLDN là 28.827.700 VNĐ + Công ty chịu (1%): 28.827.700 x 1% = 288.277 VNĐ + Trừ vào lương của người lao động (1%): 28.827.700 x 1% = 288.277 VNĐ Kế toán ghi: Nợ TK 6271: 201.626 VNĐ Nợ TK 6421: 288.277 VNĐ Nợ TK 622: 2.387.757 VNĐ Có TK 3389: 2.877.660 VNĐ - Khấu trừ vào 1% BHTN vào lương công nhân viên Kế toán phản ánh: Nợ TK 3341: 42.877.660 VNĐ Có TK 33849: 2.877.660 VNĐ - Khi nộp BHTN cho cơ quan quản lý: Kế toán phản ánh: Nợ TK 3389: 5.755.320 VNĐ Có TK 111: 5.755.320 VNĐ
  64. 52 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN 111 3389 622 5.755.320 5.755.320 2.387.757 2.387.757 (3389) (111) (622) (3389) 627 (6271) 201.626 201.626 (6271) (3389) 642 (6421) 288.277 288.277 (6421) (3389) 334 (3341) 2.877.660 2.877.660 (3341) (3389) Hạch toán Kinh Phí Công Đoàn (KPCĐ): KPCĐ là khoản tiền dùng để duy trì hoạt động của các tổ chức công đoàn của đơn vị và công đoàn cấp trên, nhằm đảm bảo quyền quyền và nâng cao cuộc sống của người lao động. Theo quy định hiện hành tỷ lệ trịch kinh phí công đoàn là 2%. Trong đó 1% doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan đoàn thể cấp trên để duy trì bộ máy công đoàn cấp trên, còn 1% doanh nghiệp tạm thời giữ lại để chi tiêu cho hoạt động công đoàn cơ sở.
  65. 53 Khi hạch toán KPCĐ kế toán sử dụng tài khoản 3382, theo quy định KPCĐ được trích 2% trong đó: - Khi trích KPCĐ của nhân viên công ty kế toán hạch toán: Kế toán ghi: Nợ TK 622: Trích 2% trên tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Nợ TK 627 (6271): Trích 2% trên tổng tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng. Nợ TK 642 (6421): Trích 2% trên tổng tiền lương của nhân viên công ty. Có TK 3389: Trích 2% trên tổng tiền lương của nhân viên. Khi nộp 2% KPCĐ kế toán phản ánh: Nợ TK 3382: Trích KPCĐ Có TK 111: Tiền mặt Ví dụ: Tổng quỹ lương trích KPCĐ cho các đối tượng bao gồm: CNTTSX: 377.248.103 VNĐ QLPX: 18.922.514 VNĐ QLDN: 81.826.427 VNĐ Tổng cộng 477.997.044 VNĐ Trích KPCĐ 2% được công ty chịu và đưa vào chi phí: - Tổng quỹ lương trích cho CNTTSX là 377.248.103 VNĐ. 377.248.103 x 2% = 7.544.962 VNĐ - Tổng quỹ lương trích cho QLPX là: 18.922.514 VNĐ 18.922.514 x 2% = 378.450 VNĐ - Tổng quỹ lương trích cho QLDN là 81.826.427 VNĐ 81.826.427 x 2% = 1.636.529 VNĐ Kế toán ghi: Nợ TK 6271: 378.450 VNĐ Nợ TK 6421: 1.636.529 VNĐ Nợ TK 622: 7.544.962 VNĐ Có TK 3382: 9.559.941 VNĐ - Trích nộp KPCĐ cho cơ quan cấp trên:: Kế toán phản ánh:
  66. 54 Nợ TK 3382: 9.559.941 VNĐ Có TK 111: 9.559.941 VNĐ SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN 111 3382 622 9.559.941 9.559.941 7.544.962 7.544.962 (3382) (111) (3382) (622) 627 (6271) 378.450 378.450 (6271) (3382) 642 (6421) 1.636.529 1.636.529 (6421) (3382) 3.6. Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần In Bến Tre: 3.6.1. Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công (mẫu số 01 – LĐTL): bảng này được lập hàng tháng cho từng tổ, ban, phòng, nhóm, và do người phụ trách bộ phận hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.
  67. 55 Phiều nghỉ hưởng BHXH (mẫu số 03 – LĐTL): phiếu này được lập xác nhận số ngày được nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông, nghỉ con ốm, của người lao động, làm căn cứ tính trợ cấp BHXH trả thay lương theo chế độ quy định. Phiếu báo làm thêm giờ (mẫu số 07 – LĐTL): đây là chứng từ xác nhận số giờ công, đơn giá và số tiền làm thêm được hưởng của từng công việc và là cơ sở để tính trả lương cho người lao động. Biên bản điều tra tai nạn lao động (mẫu số 09 – LĐTL) Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02 – LĐTL): là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp lương cho người lao động. Trong bảng thanh toán lương còn phản ánh các khoản nghỉ việc được hưởng lương, số thuế thu nhập phải nộp và các khoản phải khấu trừ vào lương. SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ Kế toán tiền B ảng chấm công lương Kế toán trưởng Kế toán Ban giám Thủ quỹ Phiếu chi thanh toán đốc Tài khoản sử dụng: *Tài khoản 334 – “Phải trả người lao động”. Tài khoản này có kết cấu như sau: TK 334 – Phải trả người lao động - Tiền lương, tiền công, thưởng, BHXH - Tiền lương, tiền công, thưởng, BHXH và các khoản đã trả, đã ứng cho công và các khoản đã trả, đã ứng cho công nhân viên. nhân viên. - Các khoản khấu trừ vào lương, tiền - Tiền công phải trả cho lao động thuê công của công nhân viên. ngoài. - Các khoản tiền công đã ứng trước hoặc đã trả đối với lao động thuê ngoài. SDCK: Các khoản còn phải trả cho công nhân viên lao động thuê ngoài.
  68. 56 Tài khỏa 334 có thể có số dư bên Nợ, phản ánh số tiền đã trả vượt quá số tiền phải trả cho công nhân viên, lao động thuê ngoài. *Tài khoản 338 – “Phải trả, phải nộp khác:. Tài khoản này có kết cấu như sau: TK 338 – Phải trả, phải nộp khác - Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào tài - Giá trị tài sản thứa chưa xác định khoản có liên quan theo quyết định xử nguyên nhân chờ xử lý. lý. - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN - BHXH phải trả cho công nhân viên. vào chi phí sản xuất kinh doanh, khấu - KPCĐ chi tại doanh nghiệp trừ vào lương. - BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp cho cơ - Doanh thu nhận trước. quan quản lý. - Các khoản phải trả khác. - Kết chuyển doanh thu nhận trước sang tài khoản 511. - Trả lại tiền cho khách hàng SDCK: Số tiền còn phải trả, phải nộp *Tài khoản 335 – “Chi phí phải trả”. Tài khoản này có kết cấu như sau: TK 335 – Chi phí phải trả - Các khoản chi phí thực tế phát sinh - Các khoản trích trước tinh vào chi phí thuộc nội dung chi phí phải trả các đối tượng có liên quan. SDCK: Khoản để trích trước tính vào chi phí hiện có. 3.6.2. Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: * Các nghiệp vụ tiền lương: Hàng tháng căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương, kế toán hạch toán tiền lương phải trả vào các đối tượng chịu chi phí.
  69. 57 Nợ TK 622 – Lương công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 627 (6271) – Lương công nhân viên quản lý phân xưởng Nợ TK 642 (6421) - Lương công nhân viên quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 641 – Lương nhân viên bán hàng. Có TK 334 (3341) – Phải trả người lao động Khi tính tiền lương thưởng phải trả cho công nhân viên láy từ quỹ khen thưởng, kế toán ghi: Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng phúc lợi Có TK 334 (3341) – Phải trả cho người lao động Tính BHXH phải trả thay cho công nhân viên khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, kế toán ghi: Nợ TK 3383 – Bảo hiểm xã hội Có TK 334 (3341) – Phải trả cho người lao động Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 334 (3341) – Phải trả cho người lao động Có TK 141 – Tạm ứng Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (cụ thể là 3383 – Bảo hiểm xã hội, 3384 – Bảo hiểm y tế, 3382 – Kinh phí công đoàn) Có TK 1388 – Phải thu khác (nếu bắt bồi thường). Khi tạm ứng trước lương hoặc thực hiện thanh toán các khoản tiền lương cho công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 334 (3341) – Phải trả cho người lao động Có TK 111, 112 (cụ thể là 111 – Tiền mặt, 112 – Tiền gửi ngân hàng) Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên: Nợ TK 334 (3341) – Phải trả cho người lao động Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân.
  70. 58 TA CÓ SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN SAU: TK 111 (112) 334 622 Tiền lương, thưởng phụ cấp Tiền lương công nhân BHXH phải trả cho CNV trực tiếp sản xuất TK 138, 141, 338 627 BHXH , BHYT khấu trừ vào Tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng lương, tạm ứng, bắt bồi thường TK 333 641 Thuế thu nhập cá nhân của Tiền lương của nhân viên công nhân viên báng hàng 642 Tiền lương cán bộ công nhân viên quản lý doanh nghiệp TK 335 Tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân viên TK 338, 431 Trợ cấp BHXH, tiền thưởng thực trả cho công nhân viên
  71. 59 * Các nghiệp vụ về các khoản trích theo lương: Hàng tháng kế toán số BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đối tượng có liên quan. Nợ TK 622 – CPNC trực tiếp (chi tiết theo từng đối tượng) Nợ TK 627 (6271) – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 642 (6421) - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 641 (6411) – Chi phí bán hàng. Nợ TK 334 (3341) – Phải trả cho người lao động (phần tính vào tiền lương của công nhân viên theo quy định). Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382,3383,3384). Nộp BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ cho cơ quan quản lý hoặc khi chi tiêu phí công đoàn tại doanh nghiệp: Nợ TK TK 338 (3382,3383,3384, 3389). Có TK 111, 112 Khoản BHXH doanh nghiệp đã chi theo chế độ được cơ quan hoàn BHXH hoàn trả, khi thực nhận được khoản hoàn trả, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 338 (3383) Tính BHXH phải trả cho người lao động BHXH (BHXH trả thay lương) Nợ TK 338 (3383) Có TK 334
  72. 60 TA CÓ SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN NHƯ SAU: TK 111 (112) TK 338 TK 622, 627, 641, 642 Nộp BHXH, BHYT, BHTN, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ KPCĐ cho cơ quan quản lý vào chi phí sản xuất TK 334 BHXH, KPCĐ được phép chi BHXH, BHYT, BHTN khấu tại doanh nghiệp trừ vào lương công nhân viên TK111,112 Các khoản phải trả, phải BHXH, BHYT, BHTN được nộp khác cơ quan quản lý bù đắp *Các nghiệp vụ về các khoản trích trước: Đối với nhân viên nghỉ pháp hàng năm theo chế độ quy định thì công nhân trong thời gian nghỉ phép đó vẫn được lương đầy đủ như thời gian đi làm. Để đảm bảo cho giá thành không bị biến động, tiền lương của công nhân nghỉ phép được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch. Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế tiền lương nghỉ phép để phản ánh đúng thực tế chi phí tiền lương vào chi phí sản xuất. Việc trích trước lương nghỉ phép chỉ thực hiện đối với nhân viên sản xuất. Ta có công thức tính số trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân như sau: Số trích trước theo kế Số tiền lương chính phải hoạch tiền lương nghỉ = trả cho công nhân sản xuất x T ỷ lệ trích phép của công nhân sản trực tiếp trước xuất trực tiếp trong tháng
  73. 61 Tổng tiền lương nghỉ phép theo KH của công nhân trực tiếp sản xuất (năm) Tỷ lệ trích = x trước 100% Tổng tiền lương chính phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất (năm) Các nghiệp vụ phát sinh: Khi tính số trích trước trên lương nghỉ phép của công nhân sản xuất: Nợ TK 622 – Chi phí công nhân trực tiếp Có TK 335 – chi phí phải trả Tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thực tế phải trả: Nợ TK 335 – chi phí phải trả Có TK 334 (3341) – Phải trả người lao động Tính số trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trên số tiền lương nghỉ phép phải trả của công nhân sản xuất: Nợ TK 622 – Chi phí công nhân trực tiếp Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác. Cuối niên độ kế toán, tính toán tổng số tiền lương nghỉ phép đã trích trước trong năm của công nhân sản xuất và tổng số tiền nghỉ phép thực tế phát sinh: + Nếu số trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất tính vào chi phí sản xuất nhỏ hơn số tiền lương nghỉ phép phải trả thực tế phát sinh thì điều chỉnh tăng chi phí, kế toán ghi: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (chênh lệch số tiền lương nghỉ phép phải trả lớn hơn số đã trích trước) Có TK 335 – Chi phí phải trả + Nếu số trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất tính vào chi phí sản xuất lớn hơn số tiền lương nghỉ phép phải trả thực tế phát sinh thì thì phải hoàn nhập số chênh lệch để ghi giảm chi phí, kế toán ghi:
  74. 62 Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (chênh lệch số tiền lương nghỉ phép phải trả nhỏ hơn số đã trích trước) Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp TA CÓ SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN NHƯ SAU: TK 111 (112) TK 338 TK 622, 627, 641, 642 Tiền lương nghỉ phép Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh trích trước theo kế hoạch 3.7.Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty Cổ Phần In Bến Tre tháng 03/2011: 3.7.1. Các nghiệp vụ về tiền lương: 3.7.1.1. Trình tự hạch toán: Các chứng từ gốc có Bảng lương Bảng lương liên quan tới tiền lương chi tiết tổng hợp 3.7.1.2. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng: Ngày 10/03 chi tiền tạm ứng lương kỳ 1 tháng 03 cho xưởng in là 55.000.000 VNĐ, kế toán ghi: + Phản ánh vào chi phí: Nợ TK 622 55.000.000 VNĐ Có TK 3341 55.000.000 VNĐ (1) + Khi xuất quỹ thanh toán: Nợ TK 3341 55.000.000 VNĐ Có TK 111 55.000.000 VNĐ (2)
  75. 63 Ngày 15/03 công ty thực hiện việc chi trả lương kỳ 1 tháng 03 cho bộ phận quản lý phân xưởng là 22.000.000 VNĐ, kế toán ghi: + Phản ánh vào chi phí: Nợ TK 6421 22.000.000 VNĐ Có TK 3341 22.000.000 VNĐ (3) + Khi xuất quỹ thanh toán: Nợ TK 3341 22.000.000 VNĐ Có TK 111 22.000.000 VNĐ (4) Ngày 20/03 công ty thực hiện việc trả lương kỳ 1 tháng 03 cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 19.800.000 VNĐ, kế toán ghi: + Phản ánh vào chi phí: Nợ TK 6421 19.800.000 VNĐ Có TK 3341 19.800.000 VNĐ (5) + Khi xuất quỹ thanh toán: Nợ TK 3341 19.800.000 VNĐ Có TK 111 19.800.000 VNĐ (6)
  76. 64 TA CÓ SƠ ĐỒ TỔNG HỢP NHƯ SAU: TK 111 TK 334 TK 622 55.000.000 (2) 55.000.000 (1) TK 627 (6271) 22.000.000 (4) 22.000.000 (3) TK 642 (6421) 19.800.000 (6) 19.800.000 (5) 3.7.2. Các nghiệp vụ phát sinh về các khoản trích theo lương: 3.7.2.1. Trình tự hạch toán: Bảng lương Bảng - Chứng từ gốc. chi tiết lương tổng - Phiếu báo còn. hợp Sổ - Phi ếu tai nạn lao nhật động. Phiếu thu – chi tiền mặt ký - Các chế độ, chính chung sách về BHYT, Sổ chi BHXH, BHTN và tiết KPCĐ Hóa đơn thanh toán
  77. 65 3.7.2.2. Trích BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào lương: Do công ty trích BHXH, BHYT, BHTN theo hệ số lương của từng người một: + Khoản trích BHXH = 7% x (Hệ số lương x Lương căn bản) + Khoản trích BHYT = 1,5% x (Hệ số lương x Lương căn bản) + Khoản trích BHTN = 1% x (Hệ số lương x Lương căn bản) Ta có ví dụ sau: - Khoản trích BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào lương của cô Lê Thị Kim Thuyền – Văn thư lưu trữ thuộc khối quản lý doanh nghiệp công ty như sau: (không có phụ cấp chức vụ) BHXH: 7 % x (1,35 x 650.000) = 61.425 VNĐ BHYT: 1,5% x (1,35 x 650.000) = 13.163 VNĐ BHTN: 1% x (1,35 x 650.000) = 8.775 VNĐ - Khoản trích BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào lương của Chú Trần Trung Danh – Quản đốc phân xưởng thuộc khối quản lý doanh nghiệp công ty như sau: (không có phụ cấp chức vụ) BHXH: 7% x (4,99 x 650.000) = 227.045VNĐ BHYT: 1,5% x (4,99 x 650.000) = 48.653 VNĐ BHTN: 1% x (4,99 x 650.000) = 32.435 VNĐ - Khoản trích BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào lương của chú Nguyễn Văn Sinh – Công nhân máy in thuộc khối công nhân trực tiếp sản xuất như sau: (không có phụ cấp chức vụ) BHXH: 7% x (4,45 x 650.000) = 202.475VNĐ BHYT: 1,5% x (4,45 x 650.000) = 43.388 VNĐ BHTN: 1% x (4,45 x 650.000) = 28.925 VNĐ Căn cứ vào bảng thanh toán lương ta có tổng số BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào lương của từng bộ phận như sau: - Của cán bộ công nhân viên thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp như sau: + Trích BHXH là: 7% x (49,46 x 650.000) = 2.250.430 VNĐ +Trích BHYT là: 1,5% x (49,46 x 650.000) = 482.235 VNĐ + Trích BHTN là: 1% x (49,46 x 650.000) = 321.490 VNĐ - Của cán bộ công nhân viên thuộc bộ phận quản lý phân xưởng như sau:
  78. 66 + Trích BHXH là: 7% x (20,38 x 650.000) = 927.290 VNĐ +Trích BHYT là: 1,5% x (20,38 x 650.000) = 198.705 VNĐ + Trích BHTN là: 1% x (20,38 x 650.000) = 132.470 VNĐ Của cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất như sau: + Trích BHXH là: 7% x (332,85 x 650.000) = 15.144.675VNĐ +Trích BHYT là: 1,5% x (332,85 x 650.000) = 3.245.288 VNĐ + Trích BHTN là: 1% x (332,85 x 650.000) = 2.163.525 VNĐ Kế toán tổng hợp các định khoản trên và định khoản như sau: - Khi tính khấu trừ vào lương ghi: + Nợ TK 334 15.704.910 VNĐ Có TK 3383 15.704.910 VNĐ (7) + Nợ TK 334 3.926.228 VNĐ Có TK 3384 3.926.228 VNĐ (8) + Nợ TK 334 2.617.485 VNĐ Có TK 3389 2.617.485 VNĐ (9) - Khi nộp cho cơ quan quản lý ghi: + Nợ TK 3383 15.704.910 VNĐ Có TK 111 15.704.910 VNĐ (10) + Nợ TK 3384 3.926.228 VNĐ Có TK 111 3.926.228 VNĐ (11) + Nợ TK 3389 2.617.485 VNĐ Có TK 111 2.617.485 VNĐ (12) Ngày 03/03/02011 nộp BHXH, BHYT, BHTN là 1.250.000 VNĐ + Nợ TK 338 1.250.000 VNĐ Có TK 111 1.250.000 VNĐ (13) Ngày 30/03/2011 thu 7% BHXH, 1,5% BHYT, 1% BHTN trừ vào lương tháng 03 của cán bộ công nhân viên tại công ty. + Nợ TK 3341 22.248.623 VNĐ Có TK 3383 15.704.910 VNĐ Có TK 3384 3.926.228 VNĐ Có TK 3389 2.617.485 VNĐ (14)
  79. 67 3.7.2.3. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí: Khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trên tổng số lương của từng nhân viên tính vào chi phí như sau: + BHXH = 17% x (Hệ số lương x Lương căn bản) + BHYT = 3% x (Hệ số lương x Lương căn bản) + BHTN = 2% x Tổng quỹ lương của toàn công ty. Ví dụ: (1) - Khoản trích BHXH, BHYT, BHTN tính trên tổng số lương của cô Lê Thị Kim Thuyền – Văn thư lưu trữ thuộc khối quản lý doanh nghiệp công ty như sau: (không có phụ cấp chức vụ) BHXH: 17% x (1,35 x 650.000) = 149.175 VNĐ BHYT: 3% x (1,35 x 650.000) = 26.325 VNĐ BHTN: 1% x (1,35 x 650.000) = 8.775 VNĐ - Khoản trích BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào lương của Chú Trần Trung Danh – Quản đốc phân xưởng thuộc khối quản lý doanh nghiệp công ty như sau: (không có phụ cấp chức vụ) BHXH: 17% x (4,99 x 650.000) = 551.395 VNĐ BHYT: 3% x (4,99 x 650.000) = 97.305 VNĐ BHTN: 1% x (4,99 x 650.000) = 32.435 VNĐ - Khoản trích BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào lương của chú Nguyễn Văn Sinh – Công nhân máy in thuộc khối công nhân trực tiếp sản xuất như sau: BHXH: 17% x (4,45 x 650.000) = 491.725 VNĐ BHYT: 3% x (4,45 x 650.000) = 86.775 VNĐ BHTN: 1% x (4,45 x 650.000) = 28.925 VNĐ Căn cứ vào bảng thanh toán lương tháng 03/2011 của công ty ta có tổng số BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí sản xuất kinh doanh như sau: + BHXH là: 46.042.560 VNĐ + BHYT là: 8.632.979 VNĐ + BHTN là: 2.877.660 VNĐ Dựa vào bảng bút toán tổng hợp tháng 03/2011 của công ty ta có tổng lương của các bộ phận trong tháng 03 như sau: + Bộ phận CN TTSX: 377.248.103 VNĐ