Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo việt Bến Tre - Ngô Thị Tuyết Minh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo việt Bến Tre - Ngô Thị Tuyết Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ke_toan_doanh_thu_va_xac_dinh_ket_qua_kinh_doanh_bao_hiem_ph.pdf
Nội dung text: Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo việt Bến Tre - Ngô Thị Tuyết Minh
- BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài: KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QU Ả KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT BẾN TRE
- Trang i LỜI CẢM ƠN Kính gửi : - Ban Giám Hiệu trường Cao Đẳng Nghề Đồng Khởi; - Ban giám đốc, các anh chị tại Công ty Bảo Việt Bến Tre - Thầy Nguyễn Sơn Lâm. Được sự phân công của BGH nhà trường, thầy cô chủ nhiệm và Ban lãnh đạo phòng kế toán Công ty Bảo Việt Bến Tre em đã đến thực tập tại công ty. Tuy còn nhiều bỡ ngỡ vì lần đầu tiên được tiếp xúc và vận dụng kiến thức vào thực tế, nhưng được sự chỉ dẫn của thầy cô cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của các cô chú anh chị phòng kế toán Công ty Bảo Việt Bến Tre em đã hoàn tất chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tình chỉ bảo và củng cố kiến thức, giúp em vượt qua những khó khăn trong quá trình thực tập. Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cô chú anh chị phòng kế toán đã tiếp nhận tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành báo cáo. Cuối cùng em xin gửi lời chào, lời chúc sức khỏe và thành đạt đến quý thầy cô, ban lãnh đạo và các cô chú anh chị tại Công ty Bảo Việt Bến Tre. Bến Tre, ngày tháng năm 2011 Sinh viên thực tập Ngô Thị Tuyết Minh
- Trang ii Bến Tre, ngày .tháng . năm
- Trang iii Bến Tre, ngày .tháng . năm
- Trang iv LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay,Việt nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO) và nền kinh tế đang trên đà phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của người dân dần nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Trong đời sống hằng ngày, dù muốn hay không, lúc này hay lúc khác và dù khoa học kỹ thuật có tiến bộ vượt bậc tới đâu đi nữa con người vẫn phải gánh chịu những thiên tai, địch hoạ và những tai nạn gây tổn thất đến tính mạng con người và nền kinh tế. Do đó, người dân luôn có nhu cầu được đảm bảo và giảm thiểu rủi ro, tai nạn. Để đáp ứng nhu cầu cần thiết của con người, thị trường Bảo hiểm đã và đang hiện hữu nhiều sản phẩm Bảo hiểm, phí Bảo hiểm phù hợp với thu nhập của mọi tầng lớp trong xã hội. Kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị Định 100/CP ngày 18/12/1993 điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã phát triển và nhanh chóng ổn định. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê chuẩn Luật kinh doanh bảo hiểm , tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động cạnh tranh lành mạnh trên cùng thị trường. Kinh doanh bảo hiểm khác với các ngành khác, sản phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vô hình, là “lời cam kết” của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng. Do đó không thể cân, đong, đo, đếm và đánh giá ngay được chất lượng sản phẩm mà chỉ thông qua công tác chi trả tiền bảo hiểm và chăm sóc khách hàng người ta mới đánh giá và so sánh được chất lượng dịch vụ. Để đứng vững trên thị trường và tồn tại trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt , yếu tố tác động lớn đến sự thành bại của các doanh nghiệp bảo hiểm đó là uy tín thương hiệu, trách nhiệm với cam kết, sản phẩm bảo hiểm phải thoả mãn được nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần đối với khách hàng, phong cách và phương thức phục vụ, cung cấp dịch vụ, Nói đến doanh nghiệp bảo hiểm thì Bảo Việt là một doanh nghiệp có bề dày về lịch sử cùng kinh nghiệm hoạt động được khách hàng tin tưởng và ủng hộ, được
- Trang v thành lập và hoạt động kể từ ngày 15/01/1965, kể từ khi thành lập và hoạt động cho đến nay, Bảo Việt vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ Việt Nam. Bảo Việt là một thành viên của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, thường xuyên tham gia các hoạt động của Hiệp hội nhằm xây dựng thị trường Bảo hiểm Việt Nam lớn mạnh. Ngành Bảo hiểm đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thị trường và có nhiều loại sản phẩm từ tự nguyện cho đến bắt buộc. Bên cạnh sự phát triển của Ngành bảo hiểm thì Kế toán doanh nghiệp Bảo hiểm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý hoạt động kinh doanh. Để thực hiện công tác này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ kế toán lành nghề, nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin và tuân thủ những nguyên tắc của Bộ Tài Chính đề ra, quy định chung của ngành, Đây cũng chính là một trong những lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Sự tồn tại của một doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp Bảo hiểm nói riêng luôn luôn gắn liền với công tác kế toán tài chính với đề tài “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Bảo Việt Bến Tre”. Quyển báo cáo tốt nghiệp này là kết quả quá trình thực tập của bản thân em, trên cơ sở kết hợp giữa lý luận cơ bản về công tác kế toán doanh nghiệp được học tập, tham khảo cùng với việc tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty Bảo Việt Bến Tre. Nội dung đề tài bao gồm ba phần chính: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Chương 3: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị. Mặc dù, trong quá trình thực tập bản thân em đã rất nỗ lực trong việc tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty Bảo Việt Bến Tre và kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực tiễn, song chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của Quý thầy, cô cùng các anh, chị phụ trách công tác kế toán Công ty Bảo Việt Bến Tre.
- - Trang 1- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU 1.1. Các khoản thu kinh doanh: 1.1.1.Kế toán Doanh thu thực thu: 1.1.1.1. Tài khoản sử dụng: 511 Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu thực thu và doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trong một kỳ hoạt động kinh doanh. Doanh thu thực thu là giá trị của lao vụ,dịch vụ,hàng hoá mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bán, đã cung cấp cho khách hàng và đã được thanh toán. Doanh thu bán hàng thuần mà doanh nghiệp thu được(hay còn gọi là doanh thu thuần) có thể thấp hơn doanh thu bán hàng do các nguyên nhân: Doanh thu chuyển phí nhượng tái bảo hiểm ,hoàn phí bảo hiểm,hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm ,giảm phí bảo hiểm, và doanh nghiệp phải nộp thuế doanh thu tính trên doanh thu bán hàng thực tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kỳ hạch toán. 1.1.1.2. Nguyên tắc hạch toán: + Phản ánh vào tài khoản doanh thu thực thu là số doanh thu thực tế đã thu được tiền. + Tài khoản này phải hạch toán chi tiết theo từng nội dung doanh thu quy định cho từng loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo đúng quy định của cơ chế tài chính áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm. 1.1.1.3.Kết cấu & nội dung phản ánh: Tài khoản 511 –Doanh thu thực thu,có 4 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 5111-Doanh thu bảo hiểm gốc:Phản ánh doanh thu thực thu và doanh thu thuần của hoạt động bảo hiểm gốc thực hiện trong kỳ hạch toán. + Tài khoản 5112-Doanh thu nhận tái bảo hiểm:Phản ánh doanh thu thực thu và doanh thu thuần của hoạt động nhận tái bảo hiểm thực hiện trong kỳ hạch toán. + Tài khoản 5113-Doanh thu nhượng tái bảo hiểm:Phản ánh doanh thu thực thu và doanh thu thuần của hoạt động nhượng tái bảo hiểm thực hiện trong kỳ hạch toán.
- - Trang 2- + Tài khoản 5118-Doanh thu các hoạt động khác:Phản ánh doanh thu thực thu và doanh thu thuần của các hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm. TK 511 + Số thuế doanh thu phải nộp. + Chuyển phí nhượng tái bảo hiểm. + Doanh thu thực tế đã được thanh + Trị giá hàng bán bị trả lại (bao gồm hoàn phí toán của hoạt động kinh doanh bảo bảo hiểm gốc, hoàn phí tái bảo hiểm,hoàn hoa hiểm và các hoạt động kinh doanh hồng nhượng tái bảo hiểm, ) khác thực hiện trong một kỳ hạch + Khoản giảm giá hàng bán do hoàn một tỷ lệ toán. phí bảo hiểm của hoạt động bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm. + Khoản giảm giá hàng bán. + Khoản chiết khấu bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ hạch toán (của các hoạt động kinh doanh khác). + Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh. 1.1.2. Doanh thu tiêu thụ nội bộ: 1.1.2.1. Tài khoản sử dung: 512 Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của hàng hoá, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ. Doanh thu tiêu thụ nội bộ là số tiền thu được do bán hàng hoá, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty, hạch toán toàn ngành. 1.1.2.2. Nguyên tắc hạch toán: + Chỉ phản ánh vào tài khoản này số doanh thu về khối lượng hàng hoá, dịch vụ, lao vụ của các đơn vị thành viên trực thuộc công ty, tổng công ty cung cấp lẫn nhau (nếu có)
- - Trang 3- + Không hạch toán vào tài khoản này doanh thu của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. + Doanh thu tiêu thụ nội bộ là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh nội bộ của các đơn vị thành viên. 1.1.2.3. Kết cấu & nội dung phản ánh: TK 512 + Thuế doanh thu phải nộp (nếu có) Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ + Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản của đơn vị thực hiện trong kỳ. chiết khấu bán hàng, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ trong kỳ. + Kết chuyển doanh thu tiêu thụ nội bộ thuần vào TK 911 1.1.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: 1.1.3.1. Chiết khấu bán hàng: 1.1.3.1.1. Tài khoản sử dụng: 521 Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ số chiết khấu giảm trừ cho người mua hàng do người mua hàng đã thanh toán số tiền mua hàng hoá, dịch vụ, lao vụ trước thời hạn thanh toán đã thoả thuện (ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết thanh toán việc mua hàng hoặc vì một lý do ưu đãi khác). 1.1.3.1.2. Nguyên tắc hạch toán: + Chiết khấu bán hàng được hạch toán khi việc thanh toán tiền mua hàng được kết thúc trước thời hạn thanh toán đã thoả thuận giữa người bán và người mua hàng. + Chiết khấu bán hàng được theo dõi chi tiết cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, như hàng hoá, dịch vụ, lao vụ, + Trong kỳ hạch toán, chiết khấu bán hàng phát sinh thực tế được phản ánh bên Nợ của TK 521. Cuối kỳ hạch toán, khoản chiết khấu bán hàng được kết
- - Trang 4- chuyển sang TK 511 để xác định doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá, dịch vụ, lao vụ thực tế thực hiện trong kỳ hạch toán. 1.1.3.1.3. Kết cấu & nội dung hạch toán: TK 521 Số tiền chiết khấu đã chấp Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu bán nhận thanh toán cho khách hàng sang tài khoản doanh thu thực hàng. thu để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán. 1.1.3.2.Kế toán Doanh thu hµng b¸n bÞ tr¶ l¹i: 1.1.3.2.1. Tµi kho¶n sö dông: 531 Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho khách hàng trong quá trình kinh doanh bảo hiểm bao gồm: hoàn phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm, hoàn trả hoa hồng nhượng tái bảo hiểm do khách hàng thay đổi hợp đồng cam kết đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm. Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của số hàng hoá, dịch vụ , lao vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm cam kết, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Trị giá của hàng bán bị trả lại phản ánh trên tài khoản này sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanh để tính doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá, dịch vụ đã bán ra trong kỳ hạch toán. 1.1.3.2.2. Nguyên tắc hạch toán: + Trong kỳ hạch toán, các khoản hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm và hoàn trả hoa hồng nhượng tái bảo hiểm được phản ánh vào bên Nợ TK 531-“Hàng bán bị trả lại”. Cuối kỳ tổng trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển sang TK 511 “Doanh thu thực thu” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.
- - Trang 5- + Đối với hàng hoá đã bán bị trả lại, TK 531 chỉ phản ánh trị giá của số hàng bị trả lại (tính theo đúng đơn giá ghi trên hoá đơn). Trường hợp bị trả lại một phần số hàng đã bán thì chỉ phản ánh vào tài khoản 531 trị giá của số hàng bị trả lại đúng bằng số lượng hàng nhân (x) đơn giá ghi trên hoá đơn khi bán. 1.1.3.2.3. Kết cấu & nội dung phản ánh: Tài khoản 531, có 4 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 5311 –hoàn phí bảo hiểm gốc. - Tài khoản 5312 –hoàn phí nhận tái bảo hiểm. - Tài khoản 5313 –hoàn phí hoa hồng nhượng tái bảo hiểm. - Tài khoản 5318 –hoàn khác. TK 531 + Phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm Kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả và hoa hồng nhượng tái bảo hiểm phải hoàn lại vào bên Nợ TK 511-“Doanh thu trả cho khách hàng do thay đổi hợp đồng thực thu” hoặc TK 512-“Doanh thu cam kết. bán hàng nội bộ” để xác định doanh +Trị giá của hàng hoá, dịch vụ đã bán bị trả thu thuần trong kỳ hạch toán. lại phải trả cho khách hàng. Số phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm và hoa hồng nhượng tái bảo hiểm chưa hoàn trả cho khách hàng. 1.1.3.3.Kế toán Giảm giá hàng bán : 1.1.3.3.1 Tài khoản sử dụng :532 Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản giảm giá, bớt giá hồi khấu của việc bán hàng trong kì hạch toán. Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và nhận tái bảo hiểm tài khoản này dùng để phản ánh các khoản hoàn một tỷ lệ phí do không xảy ra tai nạn,tổn thất theo hợp đồng bảo hiểm cam kết đã ký giữa doanh nghiệp với khách hàng.
- - Trang 6- Giảm giá là khoản giảm trừ được người bán chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thoã thuận vì lí do hàng kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bớt giá là khoản giảm trừ trên giá bán thông thường vì lí do mua với khối lượng lớn,tính theo một tỷ lệ nào đó trên giá bán.Người bán hàng thực hiện việc bớt giá cho người mua ngay sau từng lần mua hàng. Hồi khấu là khoản giảm trừ tính trên tổng số các nghiệp vụ đã thực hiện với một khách hàng trong một thời gian nhất định.Người bán thực hiện khoản hồi khấu cho người mua hàng ngay sau khi đã bán được hàng. 1.1.3.3.2 Nguyên tắc hạch toán : + Chỉ hạch toán vào TK 532 các khoản giảm trừ đã được cam kết trong hợp đồng bảo hiểm do việc chấp thuận giảm giá ngoài hoá đơn,tức là sau khi đã có hoá đon bán hàng. Không được phản ánh vào TK này số giảm giá (cho phép)đã được ghi trên hoá đơn bán hàng và đã được trừ vào tổng trị giá bán ghi trên hoá đơn (hoạt động kinh doanh hàng hoá ). +Trong kì hạch toán, khoản giảm giá hàng bán phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ TK 532 –giảm giá hàng bán. Cuối kỳ kết chuyển tổng số tiền giảm giá hàng bán sang TK doanh thu thực thu để xác định doanh thu thuần thực tế thực hiện trong kỳ. 1.1.3.3.3 Kết cấu và nội dung phản ánh. TK 532 + Các khoản hoàn một tỷ lệ phí bảo hiểm + Kết chuyển toàn bộ số giảm giá gốc và phí nhận tái bảo hiểm phải trả cho sang TK doanh thu thực thu. khách hàng do không xảy ra tai nạn, tổn thất + Kết chuyển toàn bộ số hoàn trả cho theo hợp đồng cam kết. khách hàng do không xảy ra tai nạn, tổn thất vào TK 511. + Các khoản giảm giá hàng bán được chấp thuận 1.1.4. KÕ to¸n Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 1.1.4.1 Tµi kho¶n sö dông :515 1.1.4.2 KÕt cÊu vµ néi dung TK:
- - Trang 7- TK 515 Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh ph¸t K/c doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh vµo sinh trong kú. TK x¸c ®Þnh kÕt qu¶ kinh doanh. 1.1.5.KÕ to¸n c¸c kho¶n Thu nhËp kh¸c 1.1.5.1 TK sö dông: 711 1.1.5.2 KÕt cÊu vµ néi dung TK: TK 711 Kết chuyển các khoản thu nhập khác vào Các khoản thu nhập khác phát sinh TK xác định kết quả kinh doanh. trong kỳ. 1.2. C¸C KHO¶N CHI KINH DOANH: 1.2.1.Kế toán các khoản Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm: 1.2.1.1. Tài khoản sử dụng: 624 Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí trực tiếp kinh doanh Bảo hiểm phát sinh trong kỳ và tính giá thành dịch vụ của hoạt động kinh doanh Bảo hiểm trong toàn doanh nghiệp. Tài khoản này còn dùng để phản ánh chi phí trực tiếp SXKD của những hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh Bảo hiểm(như hoạt động đại lý ,giám định ) 1.2.1.2.Nguyên tắc hạch toán: 1- Chi phí kinh doanh Bảo hiểm hạch toán trên TK 624 phải được chi tiết theo từng loại hoạt động kinh doanh Bảo hiểm bao gồm :Kinh doanh Bảo hiểm gốc, nhận tái Bảo hiểm, nhượng tái Bảo hiểm và phải được chi tiết theo từng loại hoạt động SXKD khác ngoài hoạt động Bảo hiểm.Trong từng loại hoạt động kinh doanh
- - Trang 8- phải hạch toán chi tiết theo những nội dung chi phí qui định cho từng loại hoạt động. 2 - Không hạch toán vào TK 624 những chi phí sau : + Chi phí bán hàng. + Chi phí quản lý doanh nghiệp. + Chi phí hoạt động tài chính. + Chi phí bất thường. + Chi sự nghiệp. 1.2.1.3.Kết cấu & nội dung phản ánh: Tài khoản 624-Chi phí trực tiếp kinh doanh Bảo hiểm, có 4 tài khoản cấp 2. Tài khoản 6241-Chi phí trực tiếp kinh doanh Bảo hiểm gốc :dùng để phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh Bảo hiểm gốc và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này. Tài khoản 6241 có 8 TK cấp 3: + TK 62411-Chi bồi thường. + TK 62412-Chi hoa hồng. +TK 62413-Dự phòng nghiệp vụ. +TK 62414-Chi giám định. +TK 62415-Chi đòi người thứ ba. +TK 62416-Chi xử lý hàng đã bồi thường 100%. +TK 62417-Chi trả lãi cho chủ hợp đồng. +TK 62418-Chi khác. Tài khoản 6242-Chi phí trực tiếp kinh doanh nhận tái Bảo hiểm:Phản ánh chi phí trực tiếp của hoạt động kinh doanh nhận tái Bảo hiểm và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này. Tài khoản 6242,có 4 TK cấp 3: +TK 62421-Chi bồi thường. +TK 62422-Chi hoa hồng. +TK 62423-Dự phòng nghiệp vụ. +TK 62428-Chi khác.
- - Trang 9- +Tài khoản 6243-Chi phí trực tiếp kinh doanh nhượng tái Bảo hiểm :Phản ánh chi phí trực tiếp kinh doanh của hoạt động nhượng tái Bảo hiểm và tính giá thành dịch vụ của hoạt động này. Tài khoản 6248-Chi phí trực tiếp kinh doanh của hoạt động khác:Phản chi phí trực tiếp SXKD của các hoạt động khác ngoài hoạt động Bảo hiểm và tính giá thành dịch vụ của các hoạt động này. Những chi phí trực tiếp liên quan đến từng hoạt động kinh doanh Bảo hiểm phải được hạch toán theo đúng nội dung chi phí qui định cho từng loại trong chế độ quản lý tài chính hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp Bảo hiểm. TK 624 - Kết chuyển chi phí - Kết chuyển chi phí chưa thanh toán cuối kỳ. chưa thanh toán đầu kỳ. - Kết chuyển số thực thu bồi thường phần trách - Chi phí trực tiếp phát nhiệm nhượng tái Bảo hiểm và thu đòi người thứ ba sinh trong kỳ của hoạt động ghi giảm chi phí kinh doanh Bảo hiểm gốc. kinh doanh Bảo hiểm và các - Số chi bồi thường Bảo hiểm gốc và nhận tái hoạt động SXKD khác. Bảo hiểm được chi từ quỹ dự phòng dao động lớn. - Các khoản thu khác giảm chi phí kinh doanh Bảo hiểm. - Giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ kinh doanh Bảo hiểm và các hoạt động kinh doanh khác đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng trong kỳ. 1.2.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 1.2.2.1. Tài khoản sử dụng: 642 Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh,chi phí quản lý hành chính,chi phí quản lý chung khác liên quan hoạt động của cả doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán chi tiết theo nội dụng khoản mục chi phí như : Chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân viên chức , chi phí vật liệu dụng cụ, đồ
- - Trang 10- dùng cho văn phòng , khấu hao TSCĐ, thuế môn bài, thuế nhà đất, các khoản lệ phí, các khoản chi phí về sửa chữa TSCĐ, lãi tiền vay phải trả, điện thoại, điện tín, chi phí hội nghị , tiếp khách, công tác phí, đề phòng hạn chế tổn thất 1.2.2.2. Nguyên tắc hạch toán: - Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo qui định. - Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành ,từng doanh nghiệp ,TK 642 có thể được mở thêm một số TK cấp 3 để phản ánh một số nội dung chi phí thuộc chi phí quản lý cảu doanh nghiệp. - Cuối kỳ,kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ TK 911-Xác định kết quả kinh doanh. - Đối với doanh nghiệp Bảo hiểm mới thành lập, trong kỳ có ít doanh thu thực thu tiền, thì phải tiến hành phân bổ chi phí quản lý tương ứng với doanh thu thực thu tiền trong kỳ và kết chuyển vào bên Nợ TK 1422-Chi phí trả trước. 1.2.2.3. Kết cấu & nội dung phản ánh: Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 6421-Chi phí nhân viên :Phản ánh các chi phí về tiền lương,các khoản phụ cấp,Bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế ,kinh phí công đoàn. -Tài khoản 6422-Chi phí vật liệu quản lý :Phản ánh giá trị vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như giấy,bút mực ,vật liệu sử dụng cho việc sữa chữa TSCĐ ,công cụ dụng cụ -Tài khoản 6423-Chi phí đồ dùng văn phòng :Phản ánh giá trị dụng cụ,đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý. -Tài khoản 6424-Chi phí khấu hao TSCĐ :Phản ánh khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như :Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng,vật kiến trúc,phương tiện truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng -Tài khoản 6425-Thế, phí và lệ phí:Phản ánh các khoản chi phí về thuế,phí và lệ phí như : Thuế môn bài,thuế nhà đất và các khoản phí,lệ phí khác. - Tài khoản 6426-Phí dự phòng :Phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- - Trang 11- -Tài khoản 6427-Chi phí dịch vụ mua ngoài : Phản ánh các chi phí về dịch vụ mua ngoài,thuê ngoài như :Tiền điện,nước,điện thoại,điện báo,thuê nhà,thuê ngoài sửa chữa TSCĐ thuộc văn phòng doanh nghiệp -Tài khoản 6428-Chi phí bằng tiền khác:Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp ngoài các chi phí kể trên như chi phí hôị nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe đi phép, dân quân tự vệ, đào tạo cán bộ , lãy vay vốn dùng cho sản xuất, kinh doanh phải trả, chi đề phòng hạn chế tổn thất. TK 642 Các tài khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và số chi phí quản lý doanh Các chi phí quản lý doanh nghiệp nghiệp được kết chuyển vào TK 911-Xác thực tế phát sinh trong kỳ . định kết quả kinh doanh. 1.2.3. KÕ to¸n Gi¸ vèn hµng b¸n: 1.2.3.1. Tµi kho¶n sö dông: 632 1.2.3.2. KÕt cÊu vµ néi dung TK: TK 632 Trị giá vốn của hàng hoá, lao vụ, - Các khoản làm giảm giá vốn hàng bán dịch vụ đã cung cấp cho khách - Kết chuyển giá vốn củ hàng hoá, dịch hàng và được xác định là tiêu thụ. vụ, lao vụ phát sinh trong kỳ về tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
- - Trang 12- 1.2.4. KÕ to¸n Chi phÝ ho¹t ®éng tµi chÝnh: 1.2.4.1. Tµi kho¶n sö dông: 635 1.2.4.2. KÕt cÊu vµ néi dung TK: TK 635 - Các khoản chi phí tài chính phát Kết chuyển các khoản chi phí tài sinh trong kỳ chính phát sinh trong kỳ về tài khoản - Các khoản chiết khấu thanh toán. xác định kết quả kinh doanh. TK 635 kh«ng cã sè d cuèi kú. 1.2.5.KÕ to¸n c¸c kho¶n Chi kh¸c: 1.2.5.1. Tµi kho¶n sö dông: 811 1.2.5.2. KÕt cÊu vµ néi dung TK: TK 811 - Các khoản chi phí khác phát sinh Kết chuyển các khoản chi phí khác trong kỳ (giá trị còn lại TSCĐ, các khoản chi phí - Giá trị còn lại của TSCĐ khi khác, ) phát sinh trong kỳ về tài khoản thanh lý và nhượng bán xác định kết quả kinh doanh. - Các khoản chi phí do kế toán nhầm, hay bỏ sót khi vào sổ,
- - Trang 13- S¬ ®å h¹ch to¸n doanh thu 521, 532, 531 511, 512 111, 112, 131 KÕt chuyÓn c¸c kho¶n gi¶m Doanh thu trong kú Doanh thu cung cấp dịch vụ 333 Thuế doanh thu phải nộp 911 3331 Kết chuyển doanh thu thuần Thuế GTGT để xác định KQKD phải nộp (đối với 111,112,131 Doanh thu bán hàng các nghiệp vụ BH không chịu thuế GTGT
- - Trang 14- S¬ ®å h¹ch to¸n chi phÝ trùc tiÕp kinh doanh bảo hiểm 111,112,131 111,112, 331 624 3351 Khi bồi Khi phát sinh bồi chi bồi thường BH gốc thường thường BH hoặc dược chi từ quỹ dự phòng chừng từ BT đã đc chưa thanh toán KH 154 111,112, 33112 Chi hoa hồng BH K/c chi phí trực tiếp KDBH 333 Thuế thu nhập 631 đại lý 111,112, 331 Thu hàng đã xử lý bồi thường, Các khoản chi trực tiếp khác Thu giám định nội bộ 3351 (33511, 12, 13) 632 Cuối niên độ trích lập dự Phòng phí, dự phòng bồi Kết chuyển giá thành bảo thường, DP dao động lớn trong kỳ hiểm gốc đã hoàn thành 154 K/c Chi phí SXKD dở dang
- - Trang 15- S¬ ®å h¹ch to¸n chi phÝ QLDN 334 642 Chi phí về TL nhân viên thưởng và các khoản phụ cấp 338 Các khoản trích theo lương 152,153 Vật liệu, công cụ xuất dùng 153, 111, 142, 242 chi phí Phân bổ chi phí cần PB 214 Trích khấu hao TSCĐ 333 Thuế môn bài, nhà đất, lệ phí phải nộp
- - Trang 16- 111,112,331, 642 111,112, Chi phí quản lý Các khoản làm giảm Doanh nghiệp CF QLDN 139, 159 Dự phòng giảm giá HTK, nợ phải thu khó đòi 911 111,112, 331, 335, Chi hội nghị, tiếp khách, Kết chuyển chi phí công tác phí, tàu xe, điện ,ĐT QLDN để XĐKQKD chi phí đào tạo, in ấn, sửa chữa TSCĐ 111,112,331, 335 Phát sinh Trích trước CF CF sc TSCĐ sửa chữa TSCĐ 336 Chi phí quản lý nộp về cấp trên
- - Trang 17- S¬ ®å h¹ch to¸n x¸c ®Þnh kÕt qu¶ kinh doanh 635 911 531, 521,532 511 K/c chi phÝ tµi chÝnh K/c c¸c 632 kho¶n gi¶m DT K/c gi¸ vèn hµng b¸n K/c doanh thu thuÇn 642 515 K/c Chi phÝ QLDN K/c doanh thu 811 H® tµi chÝnh K/c chi phÝ kh¸c 711 K/c c¸c kho¶n thu nhËp kh¸c 421 Lỗ Lãi
- - Trang 18- CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ BẢO VIỆT 2.1. Giíi thiÖu vÒ doanh nghiÖp 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển: 2.1.1.1. Sơ lược về Tổng công ty: - Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam bước vào hoạt động ngày 15/01/1965. Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam mà tiền thân là Công ty bảo hiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính. Được thành lập theo quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964 của Thủ tướng Chính phủ. Trụ sở chính tại số 35 Hai Bà Trưng - Quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà Nội. - Năm 1996, thành lập lại Tổng công ty theo Quyết định số 145/TC-QĐ/TCCB của Bộ Tài chính ngày 01/03/1996. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực Bảo hiểm tàu biển, Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, làm đại lý giám định và xét bồi thường cho các Công ty bảo hiểm trong và ngoài nước. Đến nay, Bảo Việt là Tổng Công ty nhà nước được xếp hạng đặc biệt. Thực hiện Quyết định số 310/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/11/2005 về việc cổ phần hoá Tổng công ty và thành lập Tập đoàn tài chính bảo hiểm Việt Nam. - Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất hoạt động cả ba lĩnh vực: Bảo hiểm phi nhân thọ, Bảo hiểm nhân thọ và đầu tư tài chính. - Thực hiện Chiến lược phát triển thị trường Bảo hiểm Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bảo Việt xác định mục tiêu phấn đấu “ Phát triển thành lập tập đoàn tài chính đa ngành đứng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm cũng như đầu tư Tài chính tại Việt Nam. Các lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, đầu tư tài chính, kinh doanh chứng khoán và các dịch vụ tài chính khác có trình độ khu vực và cạnh tranh quốc tế”.
- - Trang 19- 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Bảo Việt Bến Tre: Năm Sự kiện Quyết định 1980 Tổ Bảo hiểm Bến Tre được 287 ngày 08/9/1980 của thành lập Công ty Bảo hiểm Việt Nam. 1983 Thành lập Phòng đại diện Bảo hiểm 217 ngày 27/4/1983 của Bến Tre. Bộ Tài chính 1989 Phòng đại diện Bảo hiểm Bến Tre. 27 ngày 17/11/1989 của Bộ Tài chính. 1995 Thành lập Phòng bảo hiểm Ba Tri. 1996 Thành lập Công ty Bảo hiểm Bến Tre. 145 ngày 01/03/1996 của Bộ tài chính - Tổ Bảo hiểm Bến tre được thành lập ngày 08/9/1980 theo Quyết định số 287/BH-80 của Công ty Bảo hiểm Việt Nam và chính thức hoạt động ngày 24/11/1980. Tổ Bảo hiểm Bến Tre trực thuộc Phòng Nghiệp vụ của Sở Tài chính Bến Tre. Lúc đầu tổ bảo hiểm chỉ thực hiện 02 nghiệp vụ bảo hiểm. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới và bảo hiểm tai nạn hành khách. - Ngày 27/4/1983 Bộ Tài chính lấy Quyết định số 217/CT-TCCB thành lập Văn phòng đại diện Bảo hiểm Bến Tre, lúc này đã có trụ sở riêng, Phòng đã có kế hoạch triển khai thêm các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm trách nhệim dân sự Tàu sông. Đến năm 1985 Phòng triển khai thêm bảo hiểm tai nạn lao động, đến năm 1988 Phòng thực hiện thêm 03 loại hình nghiệp vụ bảo hiểm gồm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tàu cá, Bảo hiểm tai nạn học sinh và Bảo hiểm thâu xe. - Ngày 17/12/1989, Phòng đại diện Bảo hiểm Bến Tre chuyển thành công ty Bảo hiểm Bến Tre theo Quyết định số 27/QĐ-TCCB. - Từ năm 1989 đến nay Công ty đã thực hiện thêm các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm gồm: Bảo hiểm thâu tàu cá, bảo hiểm hàng hoá nội địa, Bảo hiểm cháy, Bảo hiểm xây dựng lắp đặt, Bảo hiểm nhân thọ - Theo Quyết định số 145/TC-QĐ-TCCB ngày 01/3/1996 của Bộ Tài chín ban hành công ty Bảo hiểm Bến Tre chính thức được thành lập. Giấy phép kinh doanh
- - Trang 20- do Sở kế hoạch đầu tư cấp theo số 306087 ngày 17/10/1996. Trụ sở chính đặt tại 612B2 Đại lộ Đồng khởi – Thị xã Bến Tre. - Ngày 28/12/2000 Bộ Tài chính ký Quyết định thành lập Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Bến Tre Quyết định số 197/2000/QĐ-BTC. Từ đây hai công ty kinh doanh riêng biệt. 2.1.1.3.Kết quả kinh doanh (từ năm 1997-2006) Năm 1996 Bộ Tài chính quyết định chính thức thành lập Công ty Bảo hiểm Bến Tre từ Tổ Bảo hiểm trực thuộc Sở Tài chính Bến Tre, năm 1993 doanh thu thực hiện 6.3 tỷ đồng. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu Công ty qua các năm: Tỷ đg 19.4 0 Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 6.6 8.6 8.0 8.1 8.8 10.04 14.1 16.67 17.9 19.4
- - Trang 21- 2.1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ và sản phẩm kinh doanh: 2.1.1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ: Kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm Phi nhân thọ & đầu tư tài chính theo phân cấp của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, 2.1.1.4.2. Sản phẩm bảo hiểm do Công ty cung cấp 2.1.1.4.2.1- Nhóm bảo hiểm con người: - Bảo hiểm tai nạn hành khách. - Bảo hiểm thủy thủ, thuyền viên. - Bảo hiểm người sử dụng điện. - Bảo hiểm tai nạn con người kết hợp. - Bảo hiểm cho khách du lịch trong nước. - Bảo hiểm người Việt Nam du lịch, công tác ngắn hạn nước ngoài. - Bảo hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam. - Bảo hiểm tai nạn lái - phụ xe và người ngồi xe. - Bảo hiểm toàn diện học sinh. - Bảo hiểm cho người đình sản. 2.1.1.4.2.2. Nhóm bảo hiểm tài sản và kỷ thuật: - Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. - Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa. - Bảo hiểm thân tàu sông. - Bảo hiểm thân tàu cá. - Bảo hiểm rủi ro về xây dựng lắp đặt. - Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt. - Bảo hiểm vật chất xe. 2.1.1.4.2.3. Nhóm bảo hiểm trách nhiệm: - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự cuả Chủ xe cơ giới. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu sông - tàu cá. - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Luật sư, Bác sĩ. 2.1.2. Môi trường hoạt động của Công ty 2.1.2.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội:
- - Trang 22- Công ty bảo hiểm có nhiều thuận lợi giúp công ty phát triển ngày càng bền vững nhưng để có những thành tựu đó Công ty đã trải qua không ít khó khăn. * Thuận lợi. Là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), một doanh nghiệp nhà nước dày dạn kinh nghiệm (ra đời năm 1965 có uy tín, với đội ngũ cán bộ lành nghệ, nhiều kinh nghiệm), vốn kinh doanh lớn, hoạt động với nhiều nghiệp vụ trong và ngoài nước ( năm 2003 là 9.003 tỷ đồng, năm 2004 là 11.548 tỷ đồng). Một thuận lợi cũng hết sức quan trọng để góp phần vào thành tựu ngày hôm nay là được sự quan tâm giúp đỡ của Chính quyền địa phuơng từ lúc mới thành lập (1980). Tuy nhiên, yếu tố quan trọng cơ bản hàng đầu là sự thống nhất của tập thể cán bộ CNV toàn công ty, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được giao. Phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh được Công ty giao trong năm qua Hội nghị CNVC hàng năm. Trên cơ sở đó, Ban giám đốc có kế hoạch triển khai kịp thời, linh động, phát huy được tính chủ động sáng tạo của đơn vị đem lại hiệu quả cao nhất. Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam có một trung tâm đào tạo liên tục, trao dồi nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong ngành để kịp thời nắm bắt những thông tin mới mẽ trên thị trường để có biện pháp cạnh tranh với đối thủ trong từng giai đoạn. * Khó khăn: - Trước năm 1992: Ý thức về bảo hiểm trong quần chúng còn rất yếu nên việc vận động thuyết phục quần chúng tham gia bảo hiểm là một điều rất khó khăn, đường xá đi lại về các vùng sâu, vùng xa trong tỉnh còn trở ngại trên công tác khai tác của cán bộ hết sức vất vả. Đời sống người dân còn thấp, thu nhập chỉ đáp ứng nhu cầu cần thiết nên việc tham gia bảo hiểm chưa được quan tâm. - Sau năm 1992: Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm ra đời tồn tại song song với Bảo Việt, có nhiều doanh nghiệp nước ngoài mặc dù hiện nay đã có Luật kinh doanh bảo hiểm nhưng tình hình cạnh tranh hết sức hỗn loạn và gay gắt, có nhiều hình thức cạnh tranh không lành mạnh nên công việc kinh doanh của Bảo Việt gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, Bảo Việt nói chung và Công ty Bảo hiểm Bến Tre nói
- - Trang 23- riêng vẫn cương quyết thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của mình với phương châm “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển”. * Điều kiện văn hoá -xã hội: - Một số yếu tố cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của Bảo hiểm. Do tính chất đặc biệt của bảo hiểm là sự chia sẽ rủi ro từ một người sang nhiều người. Trên cơ sở đó Nhà bảo hiểm sẽ thu của nhiều người tham gia một số phí đã quy định trước để bù đắp cho một số ít người rủi ro bị tổn thất vì tai nạn. Rủi ro là một biến cố không chắc chắn sẽ xảy ra, cho nên không phải lúc nào mọi người cũng nhận thức được sự cần thiết của bảo hiểm trong cuộc sống. Ý thức về bảo hiểm của mọi người còn phụ thuộc rất nhiều về trình độ nhân trí. Ngoài ra, nhu cầu về bảo hiểm còn phụ thuộc nhiều vào phong tục, tôn giáo, kinh tế, chính trị, những yếu tố này sẽ chi phối từng giai đoạn phát triển của Bảo hiểm. - Khi con người đạt đến trình độ dân trí nhất định tự họ sẽ nhận thấy rằng dù tai nạn xảy ra cho mình hay cho người khác thì tham gia bảo hiểm luôn là việc làm có ý nghĩa và rất cần thiết cho mỗi con người trong xã hội. * Thị trường Bảo hiểm của Công ty: - Công ty Bảo hiểm Bến Tre có mạng lưới đại lý chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, không chỉ phủ đều trên khắp địa bàn Thị xã Bến Tre mà còn phủ đều các huyện các huyện – thị trong tỉnh như Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày, Chợ Lách, Thạnh Phú, Châu Thành. - Bảo Việt Bến Tre luôn là doanh nghiệp bảo hiểm đi đầu về nghiên cứu và giới thiệu dịch vụ bảo hiểm đã có trên thị trường. Các sản phẩm Bảo Việt không những phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán mà còn thích ứng với thu nhập của người dân địa phương. - Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà đã có nhiều đầu tư cho những công trình lớn như xây dựng Cống đập Ba Lai, đường xá, trường học Đặc biệt là Cầu Rạch Miễu nối liền Bến Tre với Tiền Giang và các tỉnh khác. Gần đây là cầu Hàm Luông đã được khởi công. Các công trình này tạo điều kiện công ty bảo hiểm phát triển mạnh hơn về nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng.
- - Trang 24- 2.1.3. Tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh: Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, cơ cấu tổ chức công ty gồm: - Ban giám đốc. - Các phòng quản lý và nghiệp vụ gồm: + Phòng tổng hợp. + Phòng Tài chính kế toán. + Phòng QLĐL + Phòng nghiệp vụ số 1. + Phòng nghiệp vụ số 2. + Phòng nghiệp vụ số 3. + Phòng nghiệp vụ số 4. + Phòng nghiệp vụ số 5. + Phòng nghiệp vụ số 6. + Phòng nghiệp vụ số 7. + Phòng nghiệp vụ số 8.
- - Trang 25- C Ơ C ẤU T Ổ CH ỨC B Ộ M ÁY C ÔNG TY BAN GIAÙM ÑOÁC PHOØNG BAÛO HIEÅM SOÁ 4 PHOØNG TOÅNG HÔÏP PHOØNG TAØI CHÍNH KEÁ PHOØNG BAÛO HIEÅM SOÁ 5 TOAÙN PHOØNG BAÛO HIEÅM SOÁ 1 PHOØNG BAÛO HIEÅM SOÁ 6 PHOØNG BAÛO HIEÅM SOÁ 2 PHOØNG BAÛO HIEÅM SOÁ 7 PHOØNG BAÛO HIEÅM SOÁ 3 PHOØNG BAÛO HIEÅM SOÁ 8 * Chức năng nhiệm vụ các phòng ban: - Ban Giám đốc: Thực hiện chức năng quản trị và chỉ đạo điều hành mọi hoạt động công ty, điều hành quá trình kinh doanh có hiệu quả theo đúng quy định của tổng công ty và nhà nước, quyết định phương hướng chiến lược của Công ty. - Phòng Tổng hợp: Có chức năng tổng hợp, hành chính quản trị, pháp chế, tổ chức cán bộ.
- - Trang 26- - Phòng nghiệp vụ số 01: Khai thác các nghiệp vụ phương tiện tài sản, giám định tổn thất và xét đề xuất các nghiệp vụ bảo hiểm phương tiện tài sản. - Phòng nghiệp vụ số 02: Khai thác và giải quyết bồi thường các nghiệp vụ con người như hành khách, thuyền viên, học sinh, giáo viên, người lao động, người thực hiện đình sản - Phòng nghiệp vụ số 03: Khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, giám định tổn thất và xét đề xuất bồi thường các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, cháy, xây dựng lắp đặt. - Phòng QLĐL : kiện toàn phát triển mạng lưới đại lý vững mạnh phủ kín địa bàn, phát triển kinh doanh trong khu vực dân cư. - Các phòng nghiệp vụ còn lại: Có chức năng tương tự Phòng Nghiệp vụ 2 & Nghiệp vụ 3, . Hiện nay số lượng cán bộ công ty là 26 người vừa quản lý, vừa trực tiếp kinh doanh và hơn 100 đại lý chuyên nghiệp bán các loại sản phẩm bảo hiểm. Với số lượng cán bộ và đại lý trên Bảo Việt Bến Tre đã phân phối đều khắp 07 huyện, 01 Thị xã với trên 161 xã, phường, thị trấn với mục đích: “Phục vụ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, phủ kín địa bàn” tạo thế mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm khác. 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN: - Nhu cầu người tiêu dùng luôn hướng về sản phẩm bảo hiểm với nhiều tính năng ưu việt, vượt trội, có nhiều giá trị tăng thêm về dịch vụ, phù hợp với nhu cầu thị hiếu và thu nhập của người tiêu dùng. - Đặc trưng của sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình, không thể cân đong, đo đếm và đánh giá ngay được chất lượng dịch vụ. Sản phẩm bảo hiểm là “lời cam kết” giữa doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng về đối tượng, phạm vi và số tiền bảo hiểm. Do vậy, uy tín của doanh nghiệp, trình độ cán bộ, tác phong, phương thức phục vụ, là ưu tiên hàng đầu khi khách hàng lựa chọn dịch vụ bảo hiểm.
- - Trang 27- Kinh tế thị trường đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Sự phong phú về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tốc độ tăng trưởng cao về kinh tế, mức thu nhập dồi dào của nhiều tầng lớp dân cư, tính phức tạp, đa dạng của các loại rủi ro là những yếu tố quan trọng tác động mạnh đến việc hình thành và tăng nhanh các nhu cầu về bảo hiểm trong xã hội. Sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam là một xu thế tất yếu, nhất là trong điều kiện hội nhập khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới. Thị trường bảo hiểm là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các loại sản phẩm bảo hiểm, nơi Công ty bảo hiểm và khách hàng tác động qua lại để xác định giá cá cũng như số lượng sản phẩm bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường. Môi trường cạnh tranh đã tạo nên một thị trường linh hoạt có khả năng đáp ứng được sự đa dạng của nhu cầu bảo hiểm, thúc đẩy sự tăng nhanh khối lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm bảo hiểm. - Sang năm 2008 mức độ cạnh tranh trên thị trường Bảo hiểm Phi nhân thọ sẽ quyết liệt hơn những năm trước đây do thời hạn áp dụng các hạn chế đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Mỹ đã kết thúc theo cam kết của Hiệp định thương mại Việt Mỹ. - - Các cam kết mở cửa thị trong giai đoạn gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cũng có hiệu lực từ ngày 01/01/2008. Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép cung cấp các dịch vụ qua biên giới, được phép cung cấp các dịch vụ Bảo hiểm bắt buộc như Bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới, Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc - Các Công ty bảo hiểm sử dụng hàng loạt các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến khai thác dịch vụ: hạ phí bảo hiểm, mở rộng phạm vi bảo hiểm, thiết kế nhiều sản phẩm mới, nhằm chiếm lĩnh thị trường. - Theo số liệu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, hiện có 16 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 8 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, 7 nhà môi giới bảo hiểm, trong và ngoài nước hoạt động ở Việt Nam. Hiện có 150.000 đại lý bảo hiểm với trên 100 sản phẩm nhân thọ và hơn 500 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ đã được các công ty bảo hiểm đưa ra thị trường. Bảo hiểm cũng đã đóng góp 2% vào GDP của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân 29%/năm.
- - Trang 28- - Việt Nam hiện có trên 80 triệu dân, trong khi chỉ có 16 công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động, nên nhu cầu bảo hiểm rất lớn. Cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm thời gian tới sẽ rất sôi động và phát triển với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới. Sự tham gia của những công ty bảo hiểm nước ngoàI sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh lớn với các doanh nghiệp trong nước để điều chỉnh lãi hoạt động. Thị phần bảo hiểm chắc chắn cũng được chia sẻ mạnh trong vài năm tới. 2.1.5. Phương hướng phát triển kinh doanh trong thời gian tới: + Với phương châm hoạt động “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển”, Bảo Việt luôn điều chỉnh, đổi mới, thực hiện mục tiêu phát triển Bảo Việt thành tập đoàn tài chính-bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. + Xây dựng đội ngũ quản lý kinh doanh, kỹ thuật chuyên nghiệp + Triển khai nhiều dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu thị trường. + Cải tiến chất lượng dịch vụ trong khâu giải quyết bồi thường, đảm bảo nguyên tắc: nhanh chóng, chính xác và kịp thời. + Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng, giữ vững thị phần hiện có để phát triển mở rộng thị phần. Tăng cường mối quan hệ giữa Công ty và khách hàng thông qua một lực lượng nhân viên năng nổ, nhiệt tình với công việc và quy trình quản lý hiệu quả cùng với sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin. + Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư phần mềm quản lý khách hàng, hợp đồng và rủi ro bảo hiểm, xử lý giải quyết bồi thường và hạch toán kế toán, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. + Cơ cấu tổ chức bộ máy gọn, nhẹ, nhạy bén đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh doanh. + Kiện toàn phát triển hệ thống đại lý vững mạnh phủ kín địa bàn, đảm bảo nơi nào cũng có sự phục vụ của Bảo Việt. 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 2.2.1. Tóm lược Chương trình kế toán trên máy: Phần mềm kế toán được xây dựng bằng ngôn ngữ Visual Foxpro, Tổng Công ty cài đặt và sử dụng thống nhất trong toàn ngành. Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ kết hợp hình thức quản lý kế toán của Công ty nhằm tận dụng những chức năng ưu điểmvề sự chặt chẻ cũng như tính
- - Trang 29- hệ thống của chương trình, phục vụ công tác quản lý tài chính theo chế độ Nhà nước qui định và công tác quản trị của Công ty. Gồm bảy phân hệ: - Phân hệ 1: Cập nhật chứng từ (dùng để cập nhật mới chứng từ phát sinh). - Phân hệ 2: Chuẩn bị (chức năng xem & hiệu chỉnh dữ liệu được cập nhật) - Phân hệ 3: Cho vay (chức năng cập nhật các chứng từ khách hàng hoặc CBCNV vay từ nguồn quỹ Công ty) - Phân hệ 4: Chi tiết (chức năng: xem và in các báo cáo chi tiết) - Phân hệ 5: Thống kê (chức năng thống kê các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị) - Phân hệ 6: Tổng hợp (chức năng: cập nhật các chứng từ kế toán tổng hợp và các chứng từ khách không thuộc danh mực chứng từ kế toán của phân hệ 1) - Phân hệ 7: Hệ thống (chức năng chuẩn bị các dữ liệu cần thiết cho công tác kế toán: hệ thống tài khoản, chứng từ, khách hàng, các yêu cầu quản lý của đơn vị, ). 2.2.2. Thuận lợi khó khăn trong công tác kế toán trên máy: Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán để quản lý dữ liệu kế toán và hạch toán kế toán, trong quá trỉnh thực hiện có những thuận lợi và khó khăn sau: -Thuận lợi * Tiết kiệm thời gian vào sổ chi tiết nên các kế toán có thời gian trong quản lý, kiểm tra đối chiếu. * Dữ liệu được bảo lưu an toàn trên máy, có thể truy cập nhiều thời điểm khác nhau, tiết kiệm thời gian truy tìm, nếu thất lạc chứng từ thì dữ liệu vẫn còn lưu trên máy. - Hạn chế * Các kế toán nên quên lãng và không nắm được trình tự ghi sổ do chương trình máy xử lí sẵn. * Dữ liệu đa số nhập bằng mã cài đặt từ danh mục nên dễ nhập nhằm. * Do chương trình lập sẵn các báo biểu, nên khi có thay đổi về chính sách và mẫu biểu phải chỉnh sửa phần mềm, thì bộ phân kế toán bị động vì phải liên hệ với trung tâm Công nghệ phần mềm, nên mất thời gian.
- - Trang 30- * Nếu máy bị Virut xâm nhập, phá huỷ chương trình đang xử dụng sẽ cản trở công việc hạch toán. 2.2.3. Quy trình xử lý dữ liệu: Chứng từ gốc Xử lý nghiệp vụ Nhập dữ liệu vào máy Bảng tổng hợp chứng từ gốc Xử lý dữ liệu Điều chỉnh, kết chuyển, phân bổ Khoá sổ cuối kỳ In sổ sách báo cáo kế toán chuyển dữ liệu sang kỳ tiếp theo
- - Trang 31- 2.2.4.Các loại sổ kế toán sử dụng tại Công ty: - Chứng từ ghi sổ. - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Sổ cái từng tài khoản - Các sổ kế toán chi tiết: sổ tài sản cố định, sổ chi tiết vật liệu chính, vật liệu phụ, chi quản lý doanh nghiệp, chi trực tiếp kinh doanh, sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết công nợ các khoản phải thu và phải trả. 2.2.5. Tổ chức bộ máy kế toán: 2.2.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN THANH TOÁN THỦ QUỸ THỐNG KÊ 2.2.5.2 . Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: - Kế toán trưởng: Trực tiếp theo dõi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chỉ đạo và giám sát toàn bộ công tác kế toán của công ty.Chịu trách nhiệm trước BGĐ về số liệu quyết toán và các văn bản do phòng kê toán lập Theo dõi báo cáo kịp thời tiến độ thực hiện kế hoạch doanh thu của Công ty, đồng thời giám sát chặt chẽ các khoản thu, chi theo đúng nguyên tắc và chế độ của Ngành tài chính quy định. - Kế toán thanh toán: Ghi chép hạch toán trung thực, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong từng ngày. Chịu trách nhiệm với Kế toán trưởng
- - Trang 32- Công ty về số liệu ghi chép hằng ngày, chứng từ gốc lưu trữ đảm bảo hợp lý và hợp lệ, phải theo dõi và thanh toán quyết toán đúng, đủ, kịp thời các loại công nợ, ấn chỉ. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý lượng tiền mặt trong công ty, nộp tiền mặt vào Ngân hàng hay rút tiền mặt về nhập quỹ, hàng ngày, hàng tháng đối chiếu sổ quỹ với sổ kế toán. - Thống kê: Thống kê các chỉ tiêu kinh tế, số người, số phương tiện, giá trụ tài sản tham gia bảo hiểm định kỳ báo cáo cho Lãnh đạo công ty và theo dõi kiểm tra tình hình cấp phát ấn chỉ các loại. 2.2.5.3. Nhân sự : - Kế toán trưởng : 01 - Kế toán thanh toán: 01 - Thống kê: 01 - Thủ quỹ: 01 Tại các Phòng bảo hiểm các huyện Công ty bố trí cán bộ kiêm công tác phụ trách kế toán Phòng bảo hiểm khu vực, định kỳ hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thu-chi và báo cáo số liệu về Công ty để hạch toán. 2.2.6. Hình thức kế toán: Với qui mô và tổ chức bộ máy, Công ty Bảo hiểm Bến Tre áp dụng hình thức Kế toán chứng từ ghi sổ, công việc xử lý tính toán được đưa vào máy vi tính rất tiện cho việc truy xuất dữ liệu, tính toán và lưu trữ số liệu. Công ty Bảo Việt Bến Tre là đơn vị hạch toán phụ thuộc, cuối niên độ Kế toán không lập báo cáo tài chính riêng lẽ mà Tổng Công ty thực hiện báo cáo tài chính cho cả Ngành và tập trung làm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Các đơn vị thành viên chỉ nộp thuế VAT tại địa phương. * Nguyên tắc đặc trưng cơ bản về hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ là việc ghi sổ kế toán tổng hợp được căn cứ trực tiếp vào các “Chứng từ ghi sổ”. Chứng từ ghi sổ là một loại chứng từ kế toán dùng cho đơn vị để phân loại, hệ thống hoá và xác định nộidung kinh tế của các hoạt động kinh tế tài chíh đã phát sinh. Việc ghi sổ kế toán trên cơ sở chứng từ ghi sổ được tách thành hai quá trình riêng lẽ.
- - Trang 33- - Ghi theo trình tự thời gian phát sinh nghiệp vụ kinh tế tài chính trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Ghi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trên sổ cái. 2.2.6.1. Sơ đồ chứng từ ghi sổ: SƠ ĐỒ CHỨNG TỪ GHI SỔ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ QUỸ BẢNG TỔNG HỢP SỔ, THẺ KẾ CHỨNG TỪ KT TOÁN CHI CÙNG LOẠI TIẾT SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ CHỨNG TỪ GHI SỔ BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT SỔ CÁI BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
- - Trang 34- 2.2.6.2. Nội dung trình tự ghi sổ: Hàng ngày chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại được kiểm tra, sau đó mới căn cứ số liệu của chứng từ kế toán hoặc của bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ sau khi đã lập được chuyển cho kế toán trưởng duyệt rồi tổng hợp đăng ký vào sổ đăngký chứng từ ghi sổ và cho số ngày của chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi đã ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (lấy số và ngày) mới được sử dụng ghi vào sổ cái và các sổ kế toán chi tiết.Sau khi phản ánh tất cả chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế toán tiến hành cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính số dư cuối tháng của từng tài khoản. - Sau khi đối chiếu kiểm tra số liệu trên sổ cái được sử dụng để lập “Bảng cân đối số phát sinh và các báo cáo tài chính khác”. - Đối với các tài khoản phải mở sổ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán là cơ sở để ghi vào sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng tiến hành cộng các sổ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên sổ cái của tài khoản đó. Các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản sai khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập báo cáo tài chính. 2.2.6.3. Ưu, nhược điểm : * Ưu điểm: Bảo Việt là một doanh nghiệp có mạng lưới hoạt động khắp cả nước, địa bàn hoạt động của các đơn vị phụ thuộc và đều xa Trụ sở chính nên việc tổ chức bộ máy kế toán phân tán là chủ yếu. Nhờ tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức này nên đạt được những ưu điểm sau: - Công tác kế toán luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh của các đơn vị phụ thuộc nên việc kiểm tra kiểm soát luôn kịp thời hiệu quả. - Công tác chỉ đạo điều hành các đơn vị thành viên luôn thống nhất và tập trung, dễ dàng học hỏi, trao đồi kinh nghiệm giữa các Kế toán công ty thành viên tỉnh lân cận. - Việc hạch toán toàn ngành có ưu điểm là thuận lợi trong việc điều động vốn qua lại giữa các thành viên với cơ quan chủ quản khi có tổn thất lớn bất ngờ.
- - Trang 35- - Về mặt nghiệp vụ chuyên môn các bộ phận chuyên quản địa phương tại Trụ sở chính luôn chỉ đạo, hướng dẫn và tư vấn kịp thời. Hàng năm, cán bộ tài chính, kế toán tổng công ty chuyên quản địa phương thường xuyên đến từng công ty thành viên kiểm tra, nhắc nhỡ phụ trách kế toán thực hiện đúng các quy định của Ngành. Đối chiếu các biên bản giúp Tổng công ty kiểm tra được mức độ chấn chỉnh của Công tác kế toán tại Công ty thành viên mỗi lần đến làm việc. Khi cần phổ biến quy định mới của Ngành về quản lý tài chính, Tổng công ty tập trung tất cả phụ trách kế toán cả nước về dự Hội nghị tập huấn, thảo luận đúc kết kinh nghiệm. - Toàn bộ chứng từ kế toán được thiết kế trên chương trình phấn mềm thống nhất trong cả nước, nhiều lần nâng cấp cho phù hợp với quy định mới của Nhà nước. Nay chương trình đã thực sự hoàn chỉnh, khả năng truy xuất thông tin dữ liệu nhanh chóng, chính xác, kịp thời. * Nhược điểm: Các công ty thành viên chỉ hạch toán phụ thuộc, phụ trách kế toán không lập và phân tích báo cáo tài chính, xác định kết quả kinh doanh nên trong công việc chuyên môn còn nhiều hạn chế không năng động, nhạy bén như Kế toán của các doanh nghiệp hạch toán độc lập khác. Trong xử lý công việc còn lệ thuộc rất nhiều vào ý kiến cấp Chủ quản. Khi cần tham gia hưởng ứng các phong trào do địa phương phát động thường phải lệ thuộc ý kiến chỉ đạo của Tổng công ty.
- - Trang 36- CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT BẾN TRE 3.1.Thực trạng công tác kế toán thu – chi kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty Bảo Việt Bến Tre Đặc thù sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình không thể cân đong, đo, đếm, đánh giá chất lượng mà chỉ thông qua phương thức phục vụ, công tác chi trả tiền bồi thường mới so sánh, đánh giá được chất lượng dịch vụ. Riêng đối với các nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc Bộ Tài chính sẽ ban hành quy tắc và biểu phí áp dụng thống nhất trong tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm kể cả Nhà Nước, liên doanh, Công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, bao gồm nghiệp các nghiệp vụ bảo hiểm sau: trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, cháy nổ bắt buộc, trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá dễ cháy, dễ nổ trên đưởng thuỷ nội địa, trách nhiệm dân sự người vận chuyển hàng không đối với hành khách. 3.1.1. Kế toán doanh thu Công ty Bảo Việt Bến Tre sử dụng tài khoản 511 để phản ánh doanh thu thực tế phát sinh, cùng các tài khoản liên quan như 111,112,131,3331, Trong đó, Công ty sử dụng các tiểu khoản như sau: - TK 51111.0801: doanh thu bảo hiểm thân xe ôtô - TK 51111.0803: doanh thu bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ôtô - TK 51111.0804: doanh thu bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe môtô - TK 51111.0913: doanh thu bảo hiểm lái phụ xe - TK 51111.0914: doanh thu bảo hiểm người ngồi xe - TK 51111.0902: doanh thu bảo hiểm tai nạn con người - TK 51111.0909: doanh thu bảo hiểm học sinh - TK 51111.0601: doanh thu bảo hiểm cháy - TK 51111.0501: doanh thu bảo hiểm xây dựng - TK 51111.0205: doanh thu bảo hiểm thân tàu cá - TK 51111.0203: doanh thu bảo hiểm thân tàu sông
- - Trang 37- - TK 51111.0204: doanh thu bảo hiểm trách nhiệm dân sự tàu sông - TK 51111.0206: doanh thu bảo hiểm trách nhiệm dân sự tàu cá - TK 51111.0102: doanh thu bảo hiểm hàng xuất khẩu - TK 51111.0103: doanh thu bảo hiểm hàng vận chuyển nội địa 3.1.1.1 Chứng từ sử dụng: - Bảng kê thu phí bảo hiểm gốc - Hoá đơn thu phí - Giấy chứng nhận bảo hiểm (hoặc Hợp đồng bảo hiểm, Phụ lục Hợp đồng, ) - Phiếu thu, giấy báo có hoặc giấy xác nhận nợ, Kh¸ch hµng (1) (2) Phßng nghiÖp vô, ®¹i lý Kế toán thanh toán (3) (3’) Kế tóan trưởng (4) (5) Thñ quü Giải thích quy trình : (1) Phòng Nghiệp vụ hoặc đại lý Công ty cung cấp dịch vụ cho khách hàng (2) Phòng Nghiệp vụ (đại lý) cấp Giấy chứng nhận (Hợp đồng bảo hiểm) giao cho khách hàng. Giấy CNBH gồm 3 liên: 01 liên giao khách hàng, 01 liên lưu, 01 liên lưu tại quyển (khi sử dụng hết quyển sẽ gửi về Phòng TCKT lưu) Viết hoá đơn thu phí bảo hiểm gồm 3 liên: liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao khách hàng, liên 3 chuyển Phòng Tài chính kế toán cùng bảng kê thu phí bảo hiểm gốc được duyệt.
- - Trang 38- Tiên hành thu tiền trực tiếp từ khách hàng, hoặc khách hàng chuyển khoản sau, hoặc khach hàng nợ. (3) Phòng Nghiệp vụ (đại lý) nộp tiền cho Phòng Tài chính kế toán cùng các chứng từ liên quan (4) Kế toán thanh toán cập nhật chứng từ phát sinh và in 2 liên phiếu thu, ký tên và chuyển cho kế toán trưởng ký. (5) Nhân viên Phòng nghiệp vụ (đại lý) nộp tiền cho thủ quỹ Công ty. Thủ quỹ đếm, kiểm tra tiền và ký vào phiếu thu. Các liên của phiếu thu được luân chuyển như sau: Một liên lưu trong máy, một liên giao cho người nộp tiền, một liên thủ quỹ giữ lại ghi sổ quỹ, cuối ngày tập hợp các phiếu thu cùng các chứng từ gốc kèm theo cho kế toán ghi sổ kế toán. Sau khi ghi sổ chứng từ được lưu trữ và bảo quản cẩn thận theo số thứ tự và ngày phát sinh chứng từ. (3’) Riêng trường hợp khách hàng nợ phí chứng từ liên quan được chuyển từ Phòng nghiệp vụ (hoặc đại lý) đến kế toán trưởng, Phòng kế toán sẽ tổ chức hạch toán cho trường hợp này và phối hợp cùng Phòng nghiệp vụ để theo dõi và thu hồi công nợ khi đến hạn theo sự thoả thuận giữa Công ty và khách hàng. 3.1.1.2. Trình tự luân chuyển và ghi sổ kế toán: Chứng từ gốc Cập nhật vào máy Phân hệ Kế Toán Sổ quỹ, sổ chi Sổ chi tiết các tiết TGNH TK có liên quan Sổ Cái Bảng tổng hợp TK 511 chi tiết
- - Trang 39- Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ : Quan hệ đối chiếu 3.1.1.3. Định khoản kế toán: * Hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh chủ yếu: - Khi phát sinh doanh thu về nghiệp vụ bảo hiểm con người (không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT), kế toán phản ánh: Nợ 111- Thu ngay bằng tiền mặt Nợ 112- Chuyển khoản bằng tiền gửi ngân hàng Nợ 131- Phải thu khách hàng Có 511 - Khi phát sinh doanh thu đối với các nghiệp vụ bảo hiểm chịu thuế VAT, kế toán phản ánh bút toán: Nợ 111,112,131: tổng số tiền khách hàng đóng bảo hiểm Có 511: doanh thu chưa thuế Có 3331: thuế GTGT đầu ra - Khi khách hàng thanh toán tiền nợ phí bảo hiểm, kế toán ghi: Nợ 111,112 Có 131 - Khi Tổng Công ty thu hộ phí bảo hiểm cho Công ty, kế toán định khoản như sau: Nợ 1361- Phải thu nội bộ Nợ 3388- Phải trả khác Có 511- Doanh thu Có 3331- Thuế GTGT -Trích số liệu thu bảo hiểm xe ôtô phát sinh tại Phòng Nghiệp vụ 1, phiếu thu số 915 ngày 15/11/2007 như sau: Nợ 111: 8.176.000 Có 511: 7.458.000 Có 3331: 718.000
- - Trang 40- - Tổng hợp doanh thu năm 2007: Nợ 111: 10.798.681.805 Nợ 1121: 6.509.014.058 Nợ 1311: 444.167.300 Nợ 3361: 12.660.506 Nợ 3388: 80.981.900 Có 511: 17.114.110.200 Có 3331: 731.395.369 3.1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: - Căn cứ phiếu đề xuất hoàn phí được duyệt cùng các chứng từ liên quan, kế toán định khoản: Nợ 531- Doanh thu hàng bán bị trả lại Nợ 3331- Thuế GTGT Có 111- Tổng số tiền hoàn phí cho khách hàng - Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại về tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần thực hiện được trong kỳ, kế toán định khoản: Nợ 511- doanh thu thực thu Có 531 - Trích số liệu sổ cái liên quan đến hoàn phí bảo hiểm năm 2007: Sơ đồ kế toán: 111 531 19.581.108 17.801.008 3331 1.780.100 - Cuối kỳ kế toán kết chuyển, hạch toán: Nợ 511: 17.801.008 Có 531: 17.801.008
- - Trang 41- 3.1.3. Kế toán thu các khoản đã xử lý bồi thường: - Khi bán phế liệu thu hồi từ khách hàng Nợ 111 Có 6312 - Kết chuyển giảm chi bồi thường: Nợ 6312 Có 6241 * Trích số liệu kế toán Công ty năm 2007 (sổ cái): 6312 111 11.842.400 11.842.400 6241 6312 11.842.400 11.842.400 3.1.4. Kế toán thu phí giám định hộ các Công ty trong hệ thống Bảo Việt: - Tài khoản 6313: thu giám định nội bộ - Tài khoản 6241: chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm - Tài khoản 112, 1388, 3388 Phßng NghiÖp vô C«ng ty Phßng NghiÖp vô C«ng ty (B¶o ViÖt BÕn Tre) kh¸c cïng hÖ thèng Định khoản kế toán: - Khi Công ty thu tiền giám định hộ các Công ty khác trong cùng hệ thống Nợ 112- Thu bằng TGNH Nợ 1388- Phải thu Nợ 3388- Cấn trừ công nợ (giám định hộ, chi hộ, ) Có 6313- Phí giám định - Kết chuyển giảm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm: Nợ 6313- Phí giám định Có 6241- Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm
- - Trang 42- Chứng từ gốc Cập nhật vào máy Phân hệ Kế Toán Sổ quỹ Sổ chi tiết các TK có liên quan Sổ Cái Bảng tổng hợp TK 631 chi tiết S¬ ®å ch÷ T * H¹ch to¸n sè liÖu minh ho¹:(trÝch tõ sè c¸i kÕ to¸n C«ng ty n¨m 2007) 6241 6313 111,112 (2) (1) 6313 1121 11.000.000 1388 1.700.000 6313 6241 12.700.000 12.700.000
- - Trang 43- 3.1.5. Kế toán các khoản thu từ hoạt động tài chính - Tµi kho¶n 515 - Tµi kho¶n : 112 + Trình tự ghi sổ Chứng từ gốc Cập nhật vào máy Sổ tiền gởi Sổ chi tiết các TK ngân hàng có liên quan Sổ chi tiết TK Phiếu kế toán 112 Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 515 + §Þnh kho¶n kÕ to¸n: - Khi ph¸t sinh l·i tiªn göi ng©n hµng: Nî 112 Cã 515 + S¬ ®å ch÷ T & h¹ch to¸n minh ho¹ 515 112 23.728.127
- - Trang 44- 3.1.6. Kế toán các khoản thu bồi hoàn từ người thứ ba: + Định khoản kế toán: - Khi Công ty phát sinh các khoản thu bồi hoàn từ người thứ ba: Nợ 111,112 Có 6311 - Kết chuyển giảm chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm: Nợ 6311 Có 6241 + S¬ ®å ch÷ T 6241 6311 111,112 (2) (1) * Hạch toán minh hoạ: trong năm 2007 Công ty không phát sinh khoản đòi bồi thường từ người thứ ba. 3.1.7. Kế toán các khoản thu từ hoạt động tài chính: + Định khoản kế toán: - Khi phát sinh lãi tiên gửi ngân hàng: Nợ 112 Có 515
- - Trang 45- + Trình tự ghi sổ Chứng từ gốc Cập nhật vào máy Sổ tiền gởi Sổ chi tiết các TK ngân hàng có liên quan Sổ chi tiết TK Phiếu kế toán 112 Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 515 Sơ đồ chữ T & hạch toán minh hoạ 515 112 23.728.127 3.1.8. Kế toán các khoản chi trực tiếp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: * Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: - Khi phát sinh bồi thường cho khách hàng, doanh nghiệp thực chi bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng, kế toán phản ánh: Nợ 6241- Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc Có 111,112- Chi bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng
- - Trang 46- Chứng từ gốc Cập nhật vào máy Phân hệ Kế Toán Sổ quỹ Sổ chi tiết các TK có liên quan Sổ Cái Bảng tổng hợp TK 624 chi tiết + Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Nợ 6241: 9.997.760.732 Có 111: 9.925.643.509 Có 3311: 72.117.214 - Đến ngày 31/12 nếu còn nhiều tờ trình bồi thường đã được duyệt mà khách hàng vẫn chưa nhận tiền, kế toán tập trung tờ trình lại và hạch toán như sau: Nợ 6241 Có 3311 Nợ 6241: 72.117.214 Có 3111: 72.117.214 - Số dư được treo bên có tài khoản 3311 được mở chi tiết cho từng khách hàng, số hồ sơ bồi thường chưa chi khách hàng. Sang năm sau, khách hàng đến nhận tiền, kế toán phản ánh:
- - Trang 47- Nợ 3111 Có 3111 + Số liệu minh hoạ Nơ 111,112: 72.117.214 Có 3311: 72.117.214 - Khi phát sinh chi phí giám định viên kế toán phản ánh: Nợ 6241 Có 111,112 + Trích số liệu minh hoạ Nợ 6241: 67.667.000 Có 111,112: 67.667.000 - Khi phát sinh các khoản hoa hồng hoạt động đại lý kế toán phản ánh bút toán: Nợ 6241: hoa hồng đại lý (100%) Có 3338: thuế thu nhập đại lý (5%) Có 111,112: hoa hồng và hỗ trợ đại lý trừ thuế thu nhập (95%) + Trích số liệu minh hoạ: Nợ 6241: 2.131.118.896 Có 3338: 101.481.852,2 Có 111,112: 2.029.637.043,8 - Khi phát sinh các khoản chi tuyên truyền, đề phòng hạn chế tổn thất, kế toán phản ánh bút toán: Nợ 6241: chi phí đề phòng hạn chế tổn thất Có 111,112: tổng số tiền thanh toán + Trích số liệu minh hoạ: Nợ 6241: 323.291.070 Có 111,112: 323.291.070
- - Trang 48- 3.1.9. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: - Các khoản lương, thưởng phải trả cho công nhân viên Nợ 642 Có 334 + Khi thanh toán lương, thưởng: Nơ 334 Có 111,112 - Trích các khoản theo lương Nợ 642: tính vào chi phí 9% Nợ 334: trừ vào lương người lao động 6 % Có 338 - Khi phát sinh các khoản hỗ trợ phát triển hoạt động đại lý kế toán phản ánh bút toán: Nợ 642 Có 111,112 Có 3338 : thuế thu nhập đại lý tính trên khoản hỗ trợ đại lý (5%) - Khi phát sinh các khoản chi giao dịch, tiếp khách, hội nghị, dịch vu thuê và mua ngoài: Nợ 642: Nợ 133: Có 111,112,331: -Trích khấu hao tài sản cố định: Nợ 642 Có 214 - Xuất kho vật liêu, công cụ phục vụ công tác kinh doanh, biếu, tặng: Nợ 642 Có 152,153
- - Trang 49- Chứng từ gốc Cập nhật vào máy Phân hệ Kế Toán Sổ quỹ Sổ chi tiết các TK có liên quan Sổ Cái Bảng tổng hợp TK 642 chi tiết Trích số liệu kế toán năm 2007: 111 6421 2.345.972.441 2.628.222.547 112 282.250.106 3341 594.902.667 594.902.667 1521 15.645.209 15.645.209 1522 502.381.221 502.381.221 3382 25.545.428 25.545.428 3382 70.749.495 70.749.495
- - Trang 50- 3.1.10. Kế toán chi phí hoạt động tài chính: * Tài khoản sử dụng: Tài khoản 635 * Định khoản kế toán: Khi phát sinh thủ tục phí ngân hàng kế toán phản ánh Nợ 635 Nợ 133 Có 111,112 * S¬ ®å ch÷ T 635 111,112 133 TrÝch sè liÖu sæ c¸i: Nî 635: 4.977.217 Cã 112: 3.120.764 Cã 111: 1.856.453 3.1.11. KÕ to¸n chi phÝ thanh lý tµi s¶n cè ®Þnh: * Tµi kho¶n sö dông: Tµi kho¶n 811 * §Þnh kho¶n kÕ to¸n: - Khi ph¸t sinh thñ tôc phÝ ng©n hµng kÕ to¸n ph¶n ¸nh Nî 811 Nî 133 Cã 111,112
- - Trang 51- * S¬ ®å ch÷ T 811 111,112 133 211 214
- - Trang 52- Chương 4 NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ 4.1. Đánh giá – nhận xét: Trong tình hình nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước ở nước ta nói chung và ở Bến Tre nói riêng sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề diễn ra ngày càng sôi động phức tạp, Công Ty Bảo hiểm Bến Tre đã có nhiều cố gắng để hoàn thành kế hoạch, đạt mục tiêu đã đề ra. Qua thời gian thực tập tại Công Ty, em có một số nhận xét về tình hình kinh doanh như sau: 4.1.1. Ưu điểm: Quy mô hoạt động của Công ty ngày càng mở rộng với sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc và các Cấp quản lý. Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên có sự quyết tâm cao để hoàn thành kế hoạch, mở rộng mạng lưới Đại lý Công ty là động lực thúc đẩy doanh thu của Công ty ngày càng cao. Tổ chức quản lý kinh doanh có hiệu quả, ý thức tổ chức kỹ luật, kinh doanh đúng với khuôn khổ quy định của Pháp luật và Nhà nước. 4.1.2. Những tồn tại: - Mức độ cạnh tranh trên thị trường Bảo hiểm Phi nhân thọ ngày càng quyết liệt hơn những năm trước đây do thời hạn áp dụng các hạn chế đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Mỹ đã kết thúc theo cam kết của Hiệp định thương mại Việt Mỹ. - - Các cam kết mở cửa thị trong giai đoạn gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cũng có hiệu lực từ ngày 01/01/2008. Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép cung cấp các dịch vụ qua biên giới, được phép cung cấp các dịch vụ Bảo hiểm bắt buộc như Bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới, Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc - Các Công ty bảo hiểm sử dụng hàng loạt các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác xúc tiến khai thác dịch vụ: hạ phí bảo hiểm, mở rộng phạm vi bảo hiểm, thiết kế nhiều sản phẩm mới, nhằm chiếm lĩnh thị trường.
- - Trang 53- 4.2 Kiến nghị 4.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao trình độ tin học cho nhân viên Hiện nay, trình độ tin học của nhân viên đã đáp ứng đúng với yêu cầu hiện tại đối với tình hình hoạt động của Công ty. Tuy nhiên, để đáp ứng kịp thời với sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì theo em Công ty nên thường xuyên - Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm về máy vi tính để nhân viên có thể trao đổi với nhau những kinh nghiệm và kiến thức mà họ có được. - Đề cử các nhân viên nhạy bén, có năng lực đi học các lớp về nâng cao trình độ tin học khi có các phần mềm kế toán ứng dụng mới. Thực hiện tốt điều này, Công ty sẽ có một đội ngũ nhân viên kế toán lành nghề, có đầy đủ năng lực để có thể thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của công tác kế toán, góp sức cùng Công ty hoàn thành những mục tiêu đã đề ra 4.2.2.Biện pháp 2: Cập nhật thông tin thường xuyên Công tác kế toán tại các doanh nghiệp bảo hiểm khá phước tạp. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, bên cạnh việc đòi hỏi về trình độ, năng lực, người kế toán tại doanh nghiệp bảo hiểm phải am hiểu về Luật kinh doanh bảo hiểm, chuẩn mực công tác tài chính kế toán theo quy định của Bộ Tài chính, quy định chung của ngành và các chính sách xúc tiến bán hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh đang được triển khai tại đơn vị. Do vậy việc duy trì trao dồi nghiệp vụ và cập nhật thông tin thường xuyên là rất cần thiết đối với nhân sự làm công tác kế toán. Từ đó, đề xuất, tham mưu các giải pháp kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm chi phí, phù hợp quy định hiện hành và pháp luật của nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh doanh. 4.3. Kết luận * Nền kinh tế ngày một phát triển và đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng phát triển thì nhu cầu về Bảo hiểm cũng được nâng lên. Việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đưa ra thị trường là công việc đòi hỏi các nhà Quản trị của Công ty cần phải quan tâm. * Hiện nay, còn một số huyện của tỉnh chưa có Văn phòng đại diện. Việc mở rộng văn phòng đại diện sẽ góp phần tăng doanh thu. Thông qua khả năng tiếp thị
- - Trang 54- Sản phẩm Bảo hiểm đến từng địa bàn. Việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm Bảo hiểm mới mà không có thị trưởng để triển khai, không có những người trung gian thì những sản phẩm mới sẽ không đến được với người dân. Vì vậy, chiến lược Marketing rất là quan trọng cần được quan tâm chú ý. Công ty Bảo hiểm Bến Tre là một doanh nghiệp thành đạt trong công tác kinh doanh Bảo hiểm của tỉnh nhà và cũng là một trong những doanh nghiệp lớn của Bến Tre. Ban Giám Đốc có trình độ chuyên môn vững vàng, quản lý kinh doanh dịch vụ Bảo hiểm có hiệu quả, nhạy bén trước tình hình biến động của thị trường để có những định hướng kịp thời về chiến lược kinh doanh của Công ty. Đội ngũ Cán bộ công nhân viên có trình đô chuyên môn nhất định. Thực hiện khai thác về các vùng sâu vùng xa và mở rộng dịch vụ Bảo hiểm đến mọi tầng lớp dân cư. Công ty luôn chú trọng đến tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh trong nhiều năm liền nên Công ty cũng đã tạo được uy tín trên thị trường. Ngày 18/07/2001 Bảo Việt được đánh giá là hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 – 2000. Em tin tưởng rằng với đội ngũ cán bộ như vậy cùng với mức doanh thu tăng trưởng qua từng năm thì Công ty Bảo hiểm Bến Tre cũng nhất định sẽ đứng vững trên thị trường cùng với các nghiệp vụ đa dạng của mình dù có nhiều đối thủ cạnh tranh từng lúc từng nơi. Qua thời gian thực tập tại Công ty cũng như tìm hiểu thực tế, đã giúp em hiểu rõ hơn về việc thực tế và những bài học lý thuyết mà Thầy, Cô đã truyền đạt. Từ đó, giúp em rút ra những bài học quý giá để bổ sung cho kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tiễn để sau này áp dụng trong công việc được tốt hơn. Vì thời gian thực tập có hạn và kiến thức bản thân còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi nhửng thiếu sót. Vì vậy, kinh mong Quý Thầy Cô cùng ban Lãnh đạo Công Ty Bảo Hiểm Bến Tre đóng góp ý kiến để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Cuối lời, em chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô cùng quý Cô, Chú, Anh, Chị trong công ty Bảo hiểm Bến Tre đã hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này. Em kính chúc Quý Thầy Cô được tràn đầy sức khoẻ, chúc Công ty ngày càng phát triển hơn.