Kế toán vốn bằng tiền - Năm học 2010-2012 - Nguyễn Hữu Cường

pdf 52 trang huongle 3100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán vốn bằng tiền - Năm học 2010-2012 - Nguyễn Hữu Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfke_toan_von_bang_tien_nam_hoc_2010_2012_nguyen_huu_cuong.pdf

Nội dung text: Kế toán vốn bằng tiền - Năm học 2010-2012 - Nguyễn Hữu Cường

  1. TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG KHỞI BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN GVHD: NGUYỄN HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ HỒNG PHƯỚC MSSV: 09CD00047 LỚP: KẾ TOÁN DN K2 KHÓA: 2010-2012 Bến Tre,ngày 8 tháng 3 năm 2012
  2. LỜI CẢM ƠN Kính gửi: - Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng nghề Đồng Khởi; - Giáo viên hướng dẫn thầy Nguyễn Hữu Cường. Trong thời gian học ở trường Cao Đẳng nghề Đồng Khởi em đã nhận được sự giúp rất nhiều từ thầy cô và các bạn trong trường. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã hết lòng dìu dắt chúng em trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn thầy nguyễn Hữu Cường đã giúp đỡ chúng em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập nghề nghiệp kì này. Em xin cám ơn Ban lãnh đạo và các phòng ban Công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu đã hướng dẫn em tiếp cận thực tế, đồng thời cung cấp số liệu cần thiết tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành chuyên đề báo cáo nghề nghiệp. Cuối lời em xin chúc quý thầy cô được dồi dào sức khỏe, luôn thành đạt trong công việc và cuộc sống./. i
  3. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP  Bến Tre, ngày .,tháng .năm 2012 ii
  4. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  Bến Tre, ngày .,tháng .năm 2012 iii
  5. LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Qua quá trình tìm hiểu tại công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu tôi nhận thấy rằng Kế toán vốn bằng tiền đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu vốn kinh doanh. Sử dụng và quản lý Vốn bằng tiền là yếu tố quyết định hiệu quả và chất lượng hoạt động của đơn vị. Việc hạch toán Vốn bằng tiền là cần thiết, đặc biệt trong điều kiện đổi mới về cơ chế quản lý và tự chủ về tài chính thì Vốn bằng tiền lại càng có vị trí đặc biệt quan trọng. nó thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao, đam lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đề tài “ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN” tại Công ty TNHH BOT Cầu Rạch Miễu là công cụ đắc lực giúp em tìm hiểu về các chế độ hạch toán nhằm phát huy những mặt mạnh, khắc phục những yếu kém. 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu nghiên cứu: 2.1.1 Mục tiêu chung: Mục tiêu chung của đề tài này là đi sâu phân tích vốn bằng tiền. Đánh giá tình hình hạch toán và sử dụng vốn bằng tiền tại đơn vị. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu trên, đề tài sẽ đi sâu phân tích những mục tiêu cụ thể sau đây: Phân tích tiền mặt Phân tích tiền gửi ngân hàng Phân tích tiền đang chuyển 2.1 Nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu của đề tài được chia thành bốn chương, mỗi chương sẽ trình bày những vấn đề riêng liên quan đến việc quản lý và sử dụng Vốn bằng tiền tại đơn vị như các cơ sở lý luận về Vốn bằng tiền, nội dung, nhiệm vụ và nguyên tắc hạch toán. Thực trạng Kế toán Vốn bằng tiền tại công ty như tổ chức nhân sự, công tác kế toán, hình thức kế toán sử dụng, kế toán chi tiết và sơ đồ kế toán. Sau đó nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng Vốn bằng tiền tại đơn vị. iv
  6. 3. Phạm vi nghiên cứu: 3.1 Không gian Đề tài thực hiện tại Công ty TNHH BOT 4.2: Thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2008-2010 4.3 Phương pháp nghiên cứu: - Đây là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành bằng cách: Tìm hiểu, thu thập số liệu trực tiếp từ công ty Nghiên cứu, tìm hiểu tư liệu cùng các thông tin, những quy định văn bản của Nhà nước và quy định cụ thể của đơn vị . So sánh cách làm thực tế tại đơn vị với chuẩn mực kế toán của kế toán Việt Nam 4.4 Đối tượng nghiên cứu: Các phiếu thu, chi Bảng kê chi tiền, thu tiền Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi Biên lai thu tiền, chi tiền Sổ cái v
  7. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời mở đầu Nhận xét của đơn vị thực tập Nhận xét của giáo viên hướng dẫn CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 1.1. Tổng quan về vốn bằng tiền của Doanh Nghiệp 1 1.1.1: Khái niệm: 1 1.1.2: Sự cần thiết của vốn bằng tiền 1 1.1.3: Nguyên tắc quản lý vốn bằng tiền 2 1.2 – Nội dung nhiệm vụ kế toán 2 1.2.1: Nội dung 2 1.2.2: Nhiệm vụ 3 1.2.3: Nguyên tắc hạch toán 3 1.3- Kế toán tiền mặt 4 1.3.1:Giới thiệu đối tượng tiền mặt 4 1.3.2: Nguyên tắc quản lý tiền mặt 4 1.3.3: Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 4 1.4 – Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt 6 1.4.1: Hình thức tăng tiền mặt 6 1.4.2: Hình thức giảm tiền mặt 7 1.5 Kế toán tiền gửi ngân hàng 11 1.5.1: Giới thiệu 11 1.5.2: Nguyên tắc quản lý 11 1.5.3: Chứng từ sử dụng 11 1.5.4: Tài khoản sử dụng 12 1.5.5: Nguyên tắc hạch toán 12 1.5.6: Trình tự hạch toán 13 1.5.6.1: Các nghiệp vụ làm tăng tiền gửi 13 vi
  8. 1.5.6.2: Các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi 13 1.6 – Kế toán tiền đang chuyển 15 1.6.1: Giới thiệu 15 1.6.2: Chứng từ ghi sổ 16 1.6.3: Tài khoản sử dụng 16 1.6.4: Sơ đồ 16 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH BOT CẦU RẠCH MIỄU 18 2.1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH BPOT cầu Rạch Miễu 18 2.1.1: Sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu 18 2.1.2: Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 18 2.2- Tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty 19 2.2.1: Tổ chức bộ máy quản lý 19 2.2.2: Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 20 2.2.3: Tổ chức sản xuất 22 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG CÔNG TY TNHH BOT CẦU RẠCH MIỄU 23 3.1- Tổ chức bộ máy kế toán 23 3.1.1: Tổ chức nhân sự 23 3.1.2: Tổ chức công tác kế toán 23 3.2- Thực trạng công tác kế toán 29 3.2.1: Tầm quan trọng và nhiệm vụ của phần hành kế toán 29 3.2.2: Nhửng quy định chung 30 3.2.3: Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu 30 3.2.3.1: Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng 31 3.2.3.2: Trình tự luân chuyển chứng từ 31 3.2.3.4: Tài khoản sử dụng 33 3.3.4: Kế toán tiền gửi ngân hàng 35 3.3.4.1: Chứng từ ghi sổ 35 vii
  9. 3.3.4.2: Trình tự luân chuyển chứng từ 36 3.3.4.3: Thu tiền gửi ngân hàng 37 3.4.3.4: Chi tiền gửi ngân hàng 37 3.3.4.5: Phương pháp kế toán chi tiết tiền gửi ngân hàng 37 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT- KIẾN NGHỊ 41 4.1- Nhận xét 41 4.2 – Kiến nghị 41 KẾT LUẬN 42 viii
  10. NỘI DUNG
  11. CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 1.1 Tổng quan về vốn bằng tiền của doanh nghiệp: 1.1.1 Khái niệm vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh thuộc loại tài sản lưu động của Doanh Nghiệp được hình thành trong các quan hệ mua bán, trao đổi, thanh toán là một “ loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất có thể dùng để thanh toán ngay các khoản nợ vì vậy chúng đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu vốn kinh doanh” ( Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, khoa kế toán kiểm toán, bộ môn kế toán tài chính phần 1,2, phần 2.1.1.1 trang 62) của Doanh Nghiệp (DN). Theo hình thức tồn tại vốn bằng tiền của Doanh Nghiệp được chia thành : Tiền Việt Nam: tiền bao gồm tất cả các loại tiền xu, tiền giấy, séc, các khoản tiền gửi ở ngân hàng. Ngoại tệ; là loại tiền phù hiệu, đây là các loại giấy bạc không phải do Ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành nhưng được phép lưu hành chính thức trên thị trường Việt Nam như các đồng đô la mỹ (USA), Bảng Anh(GBP), phrăng Pháp(FFr), yên Nhật(JPY), đô la Hồng Kông(HKD) Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: là tiền thực chất, tuy nhiên được lưu trữ chủ yếu là vì mục tiêu an toàn hoặc mục đích bất thường khác chứ không phải vì mục đích thanh toán trong kinh doanh. Nếu phân loại theo trạng thái tồn tại, vốn bằng tiền của Doanh Nghiệp bao gồm: Tiền tại quỹ: gồm giấy bạc Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, ngân phiếu hiện đang giữ tại két của DN để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong sản xuất kinh doanh.
  12. Tiền gửi ngân hàng: là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý DN đang gửi tại tài khoản của DN tại Ngân hàng. Tiền đang chuyển: là tiền đang trong quá trình vận động để hoàn thành chức năng phương tiện thanh toán hoặc đang trong quá trình vận động từ trạng thái này sang trạng thái khác. 1.1.2 Sự cần thiết của vốn bằng tiền trong Doanh nghiệp: Trong quá trình sản xuất kinh doanh Vốn bằng tiền luôn luôn giữ một vai trò rất quan trọng, vô cùng cần thiết không thể thiếu được, đặc biệt trong điều kiện đổi mới về cơ chế quản lý và tự chủ về tài chính thì vốn bằng tiền lại càng có vị trí đặc biệt quan trọng, nó thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao, đem lại lợi nhuận cho DN. Vốn bằng tiền là một loại vốn có tính lưu động nhanh chóng vào mọi khâu của quá trình sản xuất. Trong điều kiện hiện nay DN càng phải xây dựng một cơ chế quản lý vốn một cách hợp lý, tiện lợi trong việc thu chi tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng, không những đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong Doanh Nghiệp mà còn tiết kiệm được thời gian, công sức góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để đảm bảo lượng tiền vừa đủ đề sử dụng trong từng giai đoạnkhác nhau trong năm. 1.1.3 Nguyên tắc quản lý vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lý tiền tệ của nhà nước theo các nguyên tắc sau đây: Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp được pháp sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác. Ở các DN có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào ngân hàng phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh) để ghi sổ kế toán. Trong trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt, gửi vào ngân hàng hoặc thanh toán công nợ ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên có các TK 1112, 1122 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112 hoặc TK 1122
  13. theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Thực tế đích danh.( như một loại hàng hóa đặc biệt) 1.2 Nội dung, nhiệm vụ kế toán, nguyên tắc hạch toán: 1.2.1 Nội dung: Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của DN hoặc mua sắm vật tư, hàng hóa sản xuất kinh doanh vừa là kết quả của việc mua bán và thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền là loại vốn đòi hỏi DN phải quản lý hết sức chặt chẽ vì vốn bằng tiền có tính luân chuyển cao cho nên nó là đối tượng của sự gian lận và ăn cắp. Vì thế trong quá trình hạch toán vốn bằng tiền, các thủ tục nhằm bảo vệ vốn bằng tiền khỏi sự ăn cắp và lạm dụng là rất quan trọng, nó đòi hỏi việc sử dụng vốn bằng tiền cần phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lý tiền tệ thống nhất của Nhà Nước. 1.2.2 Nhiệm vụ kế toán: Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh thuộc tài sản lưu động của DN được hình thành trong các quan hệ mua bán, trao đổi, thanh toán là một “loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất có thể dùng để thanh toán ngay các khoản nợ vì vậy chúng đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu vốn kinh doanh” của Doanh Nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán là: Theo dõi tình hình thu, chi tăng, giảm, thừa, thiếu và số hiện có của tứng loại vốn bằng tiền. Giám đốc thường xuyên xem xét tình hình thực hiện chế độ quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ quỹ, thường xuyên kiểm tra đối chiếu số liệu của Thủ quỹ với kế toán tiền mặt. Tham gia vào công tác kiểm kê quỹ tiền mặt, phản ánh kết quả kiểm kê kịp thời. 1.2.3 Nguyên tắc hạch toán: - Hạch toán kế toán phải sử dụng thống nhất một đơn vị giá trị là “đồng Việt Nam” để phản ánh tổng hợp các loại vốn bằng tiền. - Nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “ đồng Việt Nam” để ghi sổ kế toán, đồng thời phải theo dõi cả nguyên tệ của các loại ngoại tệ đó.
  14. - Đối với vàng bạc, kim khí quý phản ánh ở tài khoản vốn bằng tiền, chỉ áp dụng cho DN không kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị từng loại, từng thứ. Giá nhập vào trong kỳ được tính theo giá thực tế, còn giá xuất có thể được tính theo một trong các phương pháp sau: Phương pháp bình quân gia quyền căn cứ vào giá đầu kỳ và giá các lần nhập trong kỳ. Phương pháp nhập trước, xuất trước Phương pháp nhập sau, xuất trước Phương pháp thực tế đích danh - Phải mở sồ chi tiết cho từng loại ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý theo đối tượng, chất lượng Cuối kỳ hạch toán phải điều chỉnh lại giá trị ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý theo gí vào thời điểm tính toán để có được giá trị thực tế và chính xác. Nếu thực hiện đúng các nhiệm vụ và nguyên tắc trên thì hạch toán vốn bằng tiền. Chủ động trong việc thực hiện kế hoạch thu, chi và sử dụng vốn có hiệu quả. 1.3 Kế toán tiền mặt: 1.3.1 Giới thiệu đối tượng tiền mặt: Tiền mặt là số vốn bằng tiền do Thủ quỹ bảo quản tại quỹ của DN. Bao gồm tiền mặt Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, tín phiếu và ngân phiếu. Chỉ phản ảnh vào tài khoản 111: “tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của đơn vị) thì không ghi vào bên nợ TK 111 “tiền mặt” mà ghi vào bên nợ TK 113 “tiền đang chuyển”. 1.3.2 Nguyên tắc quản lý tiền mặt: Trong mỗi Doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp. Số tiền thường xuyên tồn tại quỹ phải được tính toán định mức hợp lý, mức tồn quỹ này tùy thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động, ngoài số tiền trên doanh nghiệp phải mở tài khoản để gửi tiền tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng.
  15. Các tài khoản tiền mặt do các doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại Doanh Nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị. 1.1.3 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng: Khi tiến hành nhập – xuất tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chứng từ kế toán. Một số trường hợp nhất định phải có lệnh nhập, xuất quỹ đính kèm. Ngoài phiếu thu, phiếu chi là căn cứ chính để hạch toán vào tài khoản 111 còn cần có các chứng từ gốc liên quan đính kèm như: giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, hóa đơn mua, bán hàng, giấy nộp tiền Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền. Ở những DN có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán. Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì được quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán . Bên có các tài khoản 1112 được quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112 theo một trong các phương pháp: bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước; nhập sau, xuất trước; thực tế đích danh (như một loại hàng hóa đặc biệt). Tiền mặt bằng ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại “ (tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán). Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở tài khoản tiền mặt chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, kim khí quý, đá quý ở các doanh nghiệp có vàng, kim khí quý, đá quý nhập quỹ tiền mặt thì việc nhập, xuất được hạch toán như các loại hàng tồn kho, khi sử dụng để thanh toán, chi trả được thanh toán như các loại ngoại tệ. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 111- Tiền mặt. Bên nợ: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ
  16. Số tiền mặt,ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê. Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ). Bên có: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ, Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê. Tài khoản 1113 - Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập xuất, tồn quỹ.(Nhà xuất bản lao động – xã hội (2006), chế độ kế toán Việt Nam, trang 20-24). 1.4 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt: 1.4.1 Các nghiệp vụ làm tăng tiền mặt tại quỹ: (1) Thu tiền bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lao vụ nhập quỹ tiền mặt của đơn vị: Nợ TK 111: Tổng giá thanh toán Có TK 511: Doanh thu Có TK 3331: (Nếu nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ) Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ (2) Khi phát sinh các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ như: thu lãi đầu tư ngắn hạn, dài hạn, thu về thanh lý nhượng bán tài sản nhập quỹ tiền mặt Nợ TK 111: - Tiền mặt Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 711: Thu nhập khác (chưa thuế) Nếu DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì: Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 711: Thu nhập khác
  17. (3) Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiển mặt; vay dài hạn, vay ngắn hạn về nhập quỹ tiền mặt: Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 311: Vay ngắn hạn ngân hạng Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh (4) Các khoản tiền thừa phát hiện khi kiểm kê: Nợ TK 111: Tiền mặt Có Tk 338 (3381):Tài sản thừa chờ xử lý Có TK 338 (3388): Phải trả phải nộp khác 1.4.2 Các nghiệp vụ làm giảm tiền mặt tại quỹ: (1) Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại ngân hàng ghi: Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 111: Tiền mặt (2) Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn hoặc đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh ghi: Nợ TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Nợ TK 221: Đầu tư vào công ty con Nợ TK 222: Góp vốn liên doanh Nợ TK 223: Đầu tư vào công ty liên kết Nợ TK 228: Đầu tư dài hạn khác Có TK 111: Tiền mặt (3) Xuất quỹ tiền mặt đem đi ký quỹ, ký cược ghi: Nợ TK 144: Cầm cố, ký quỹ, ký cược dài hạn Nợ TK 244: Ký quỹ, ký cược dài hạn Có TK 111: Tiền mặt (4) Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ đưa ngay vào sử dụng: Trường hợp mua TSCĐ về sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
  18. vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, tính theo phương pháp khấu trừ ghi: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình (giá mua chưa có thuế) Nợ TK 213: TSCĐ vô hình (giá mua chưa có thuế) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111: Tiền mặt Trường hợp mua TSCĐ về sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án hoặc sử dụng cho hoạt động văn hóa , phúc lợi được trang trải bằng quỹ khen thưởng phúc lợi ghi: Nợ TK 211, 213 (Tổng giá thanh toán) Có TK 111: Tiền mặt Nếu TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc quỹ đầu tư phát triển và được dùng vào sản xuất kinh doanh kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh khi quyết toán vốn đầu tư cơ bản được duyệt ghi: Nợ TK 441,414: Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh (5) Xuất quỹ tiền mặt cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, chi sửa chữa lớn TSCĐ hoặc mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ghi: Nợ TK 214: XDCB dở dang Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111: Tiền mặt (6) Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa về nhập kho để dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ (theo phương pháp kê khai thường xuyên), ghi: Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 153: Công cụ, dụng cụ Nợ TK 156: Hàng hóa (giá mua chưa có thuế)
  19. Nợ TK 157: Hàng hóa gửi đi bán Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111: Tiền mặt (7) Xuất quỹ tiền mặt mua vật tư hàng hóa dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, nhập kho (theo phương pháp kiểm kê định kỳ), ghi: Nợ TK 611: Mua hàng Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111: Tiền mặt Nợ các TK 621, 627, 641, 642, Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111: Tiền mặt (8) Xuất quỹ tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, ghi: Nợ TK 635, 811: Có TK 111: Tiền mặt (9) Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân ghi: Nợ Tk 138:Phải thu khác Có TK 111: Tiền mặt
  20. SƠ ĐỒ 2.1 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN MẶT 111 (1111) 112 (1121) 112 Rút tiền gửi ngân hàng nhập Gửi tiền vào ngân hàng quỹ tiền mặt 131,136,138 152,153,156, 211,213,157,611 Thu hồi các khoản nợ phải thu mua vật tư hàng hóa, công cụ 141,144,224 TSCĐ bằng tiền mặt Thu hồi các khoản ký cược 133 ký quỹ dài hạn Thuế GTGT 121,128,221 141,144,244 222,223,228 Chi tạm ứng,ký cược, Thu hồi các khoản đầu tư ký quỹ bằng tiền mặt 121,128,221,222 515 635 223,228 Lãi Lỗ Đầu tư ngắn hạn, dài hạn 311,315,331, 311,341 333,334,336,338 Vay ngắn hạn dài hạn Thanh toán nợ bằng tiền mặt 411,441 627,641,642,635
  21. Nhận góp vốn, vốn cấp bằng tiền 811 Chi phí phát sinh bằng 511,512,711 tiền mặt Doanh thu, thu nhập khác 1.5 Kế toán tiền gửi ngân hàng 1.5.1 Giới thiệu đối tượng tiền gửi ngân hàng Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các khoản thanh toán giữa DN với các cơ quan tổ chức kinh tế khác được thực hiện chủ yếu qua Ngân hàng, đảm bảo cho việc thanh toán vừa an toàn, vừa thuận tiện, vừa chấp hảnh nghiêm chỉnh kỷ luật thanh toán. Theo chế độ quản lý tiền mặt và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, toàn bộ số tiền của DN, trừ số tiền được giữ tại quỹ tiền mặt (theo thõa thuận của DN với Ngân hàng ) đều phải gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc. Các khoản tiền của DN tại Ngân hàng bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý trên các tài khoản tiền gửi chính, tiền gửi chuyên dùng cho các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Để chấp hành tốt kỷ luật thanh toán đòi hỏi DN phải theo dõi chặt chẽ tình hình biến động và số dư của từng loại tiền gửi. 1.5.2 Nguyên tắc quản lý tiến gửi ngân hàng: Căn cứ để ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi của DN là các giấy báo có, giấy báo nợ hoặc các bảng sao kê của Ngân hàng kèm theo chứng từ gốc như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản Khi nhận được các chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu kế toán của đơn vị với ngân hàng thì vẩn phải ghi theo chứng từ của ngân hàng, số chênh lệch được theo dõi riêng ở tài khoản phải thu hoặc phảo trả khác, đồng thời thông báo cho ngân hàng đối chiếu xác minh lại. Đối với những DN, có những tổ chức, bộ phận trực thuộc có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi, mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận lợi cho việc giao
  22. dịch, thanh toán. Kế toán phải tổ chức kế toán chi tiết theo từng loại tiền gửi từng ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính để tiện cho việc đối chiếu. 1.5.3 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng: Các chứng từ và sổ kế toán sử dụng để làm căn cứ ghi sổ: Ủy nhiệm chi Ủy nhiệm thu Giấy báo nợ Giấy báo có Sổ ch tiết tiền gửi các ngân hàng Sổ tiền gửi Sổ các tài khoản 112 1.5.4 Tài khản sử dụng Để phản ánh tình hình tăng giảm và số hiện có của các tài khoản tiền gửi của DN kế toán sử dụng tài khoản 112- Tiền gửi ngân hàng, tài khoản này có kết cấu như sau: Bên nợ: Số dư bên nợ Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn gửi tại ngân hàng. Chênh lệch thừa chưa rõ nguyên nhân Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng khi đánh giá lại số dư ngoại tệ vào cuối kỳ Bên có: Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng Chênh lệch thiếu chưa rõ nguyên nhân. Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm khi đánh giá lại vào cuối kỳ Tài khoản 112- Tiền gửi ngân hàng có 3 tài khoản cấp 2: Tài khoản 1121- Tiền Việt Nam: phản ánh số tiền gửi vào rút ra,và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng đồng Việt Nam.
  23. Tài khoản 1122- Ngoại tệ: phản ánh số tiền gửi vào ngân hàng, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra đồng Việt Nam. Tài khoản 1123- Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng. 1.5.5 Nguyên tắc hạch toán: Căn cứ để hạch toán trên taì khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo có, báo nợ hoặc bảng sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi ) Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu trên chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì đơn vị phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng chưa xác minh được nguyên nhân của chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên nợ tài khoản 138 “phải thu khác” (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của ngân hàng). Sang tháng sau tiếp tục kiểm tra đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ. Ở các đơn vị, tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho vệc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại) Trường hợp rút tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Namtheo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán TK 1122 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước; nhập sau,xuất trước; thực tế đích danh. Trong giai đoạn sản xuất kihn doanh (kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của DN SXKD) các nghiệp vụ kinh tế ohat1 sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái thì các khoản chênh lệch này được hạch toán vào bên có TK 515 “Doanh thu hoạt động tào chính” (lái tỷ giá)hoặc vào bên nợ TK 635 “chi phí tài chính”( lỗ tỷ giá).
  24. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái thì các khoản chênh lệch tỷ giá liên quan đến tiền gửi ngoại tệ này được hạch toán vào tài khoản 413 “chênh lệch tỷ giá hối đoái) (Nhà xuất bản lao động – xã hội (2006), chế độ kế toán Việt Nam, trang 32-33) 1.5.6 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền gửi ngân hàng. 1.5.6.1 Các nghiệp vụ làm tăng tiền gửi: (1) Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại ngân hàng, ghi: Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 111: Tiền mặt (2) Nhận được giấy báo có của ngân hàng về số tiền đang chuyển đã vào tài khoản của DN, ghi: Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 113: Tiền đang chuyển (3) Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ giấy báo có của ngân hàng, ghi: Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 131: Phải thu của khách hàng (4) Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi ngân hàng ghi: Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 144: Ký cược, cầm cố, ký quỹ ngắn hạn Có TK 244: Ký quỹ, ký cược dài hạn (5) Nhận góp vốn liên doanh, vốn góp cổ phần do các thành viên góp vốn chuyển đến bằng chuyển khoản ghi: Nợ TK112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 411: nguồn vốn kinh doanh Có TK 128: Đầu tư ngắn hạn khác Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp 1.5.6.2: Các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi: (1) Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, ghi:
  25. Nợ TK 111: Tiền mặt Có TK 112: Tiền gửi Ngân hàng (2) Chuyển tiền gửi ngân hàng đi ký quỹ, ký cược(dài hạn, ngắn hạn), ghi: Nợ TK 244: Ký quỹ, ký cược dài hạn Nợ TK 144: Ký quỹ, ký cược ngắn hạn Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng (3) Chuyển tiền gửi ngân hàng đi đầu tư tài chính ngắn hạn ghi: Nợ TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn Nợ TK 128: Đầu tư ngắn hạn khác Có TK 112: tiền gửi ngân hàng (4) Trả tiền mua vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa về dùng vào hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng chuyển khoản, ủy nhiệm chi, séc: - Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, phát sinh, ghi: Nợ TK 152: Nguyên vật liệu Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ Nợ TK 156: Hàng hóa Nợ TK 157: hàng gửi đi bán Nợ TK 133: Thuế GTGT Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng - Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ; Nợ TK 611: Mua hàng Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng 1.6 Kế toán tiền đang chuyển: 1.6.1 Giới thiệu đối tượng tiền đang chuyển: Tiền đang chuyển là các khoản tiền của DN đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước, đã gửi bưu điện chuyển cho ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo có, trả cho đơn vị khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo nợ hay bản sao kê của ngân hàng.
  26. Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển trong các trường hợp sau: - Thu tiền mặt séc nộp thẳng vào ngân hàng - Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác Thu tiền bán hàng nộp thuế vào kho bạc (giao tiền tay ba giữa DN với người mua hàng và kho bạc nhà nước). - Tiền DN đã lưu ý cho các hình thức thanh toán séc bảo chi, séc định mức, séc chuyển khoản. 1.6.2 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng: Tiền đang chuyển sử dụng các loại chứng từ như: Giấy báo nộp tiền, bảng kê nộp séc. Các chứng từ gốc kèm theo khác như: séc các loại, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu. 1.6.3 Tài khoản sử dụng: Việc hạch toán tiền đang chuyển được hạch toán trên tài khoản 113 – “Tiền đang chuyển” Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 113 – Tiền đang chuyển Bên nợ: Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào ngân hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo có. Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ Bên có: Số kết chuyển vào tài khoản 112- Tiền gửi ngân hàng, hoặc tài khoản có liên quan. Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ. Số dư bên nợ: Các khoản tiền còn đang chuyển cuối kỳ Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển có 2 tài khỏn cấp 2: Tài khoản 1131 – Tiền Việt Nam: phản ánh số tiền Việt Namđang chuyển Tài khoản 1132 – Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển. 1.6.4 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền đang chuyển (Xem sơ đồ 1.6.4)
  27. SƠ ĐỒ 1.6.4: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN 111,112 113 112 Xuất tiền mặt gửi vào ngân hàng Nhận được giấy báo có hoặc chuyển tiền gửi NH của NH về số tiền đã gửi trả nợ nhưng chưa nhận được giấy báo có được giấy báo có 131 331 Thu nợ nộp thẳng vào NH Nhận được giấy báo nợ nhưng chưa nhận được giấy báo có của NH về số tiền đã trả 511,512,515,711 413 Thu nợ nộp thẳng vào NH nhưng chưa Chênh lệch tỷ giá giảm nhận được giấy báo có do đánh giá lại
  28. 333(3331) Thuế GTGT 413 Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VẾ CÔNG TY TNHH B.O.T CẦU RẠCH MIỄU 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH B.O.T cầu Rạch Miễu: 2.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty TNHH B.O.T cầu Rạch Miễu: Công ty TNHH – BOT cầu Rạch Miễu được thành lập để thay mặt liên doanh của 3 Tổng công ty đó là: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 và Tổng công ty xây dựng công trình 6 để quản lý vốn B.O.T theo hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao công trình cầu Rạch Miễu theo phương thức áp dụng cho đầu tư trong nước. Công ty TNHH – BOT cầu Rạch Miễu thành lập theo Quyết Định số 729/2003/QĐ-BGTVT của bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5502-00031 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bến Tre đăng ký lần đầu vào ngày 24/04/2002 và đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 26/03/2003. Công ty
  29. TNHH – BOT cầu Rạch Miễu là Công ty liên Doanh giữa các công ty có tỷ lệ vốn góp như sau : - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1(Cienco1) 51% - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5(Cienco5) 25% - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6(Cienco6) 24% Công ty được chấp thuận theo số : 08/GĐ-BKH-ĐTTN của Bộ trưởng BỘ Kế Hoạch Đầu Tư quyết định chấp thuận thực hiện đầu tư theo phương thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (B.O.T) để đầu tư xây dựng các hạng mục phần. 2.2.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: - Đầu tư Xây Dựng – Kinh doanh – Chuyển Giao công trình cầu Rạch Miễu (B.O.T) - Du lịch sinh thái - Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng - Quảng cáo - Cung cấp xăng dầu - Vận chuyển hành khách, bến xe, bãi đậu xe. - Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, dân cư. - Dịch vụ điện thoại - Dịch vụ bảo dưỡng xe cơ động Trong thời gian này chủ yếu là thu phí giao thông đường bộ để hoàn vốn vay đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Mễu 2.2 Tổ chức quản lý và sản xuất tại Công ty: 2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý: - Hội dồng thành viên gồm: 01 chủ tịch, 02 phó chủ tịch và ban kiểm soát. (Quản lý từ xa, không trực tiếp làm việc tại công ty) - Ban giám đốc gốm: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc. - Các phòng ban tại công ty bao gồm 4 phòng ban: Phòng kế toán kinh doanh: Quản lý tiến độ, công tác dự toán, thanh toán và các thủ tục hợp đồng theo quy định. Phòng kỹ thuật công nghệ: Quản lý khối lượng, chất lượng công trình, công tác an toàn lao động và các công tác kỹ thuật khác.
  30. Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự và các công tác tổ chức của công ty. Phòng tài chính kế toán: Vay vốn, quản lý vốn, theo dõi trả nợ vay và các công tác kế toán của Doanh Nghiệp. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC Phòn Phòn Phòn Phòn g kỹ thuật g Kế g tài chính g tổ chức công ngh ệ hoạch Kế toán hánh Để thực tốt việc duy trì bộ máy quản lý của công ty, thì công ty luôn coi trọng công tác tổ chức sắp xếp bộ máy Lãnh đạo, quản lý của công ty. Cơ cấu của công ty luôn có sự thay đổi để phù hợp nhu cầu và nhiệm vụ của từng giai đoạn. Mối quan hệ giữa các bộ phận luôn có sự bình đẳng, hợp tác tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao của từng bộ phận, Căn cứ vào chủ trương chính sách, pháp luật của nhả nước Giám đốc công ty xây dựng và ban hành Quy chế về chức năng – nhiệm vụ - quyền hạn - trách nhiệm của các phòng chức năng của công ty. 2.2.2 Chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban: a, Phòng tổ chức Hành chính: - Chức năng:
  31. Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác bố trí, đều động nhân sự, quản lý nhân sự, chế độ chunh1 sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thanh tra pháp chế, hành chính nội bộ cơ quan. - Nhiệm vụ: Nghiên cứu, tham mưu cho Giám đốc về công tác nhân sự và lập các thủ tục báo cáo Giám đốc Công ty đề bạc cán bộ đúng tiêu chuẩn của ngành quy định. Nghiên cứu các chế độ chính sách tiền lương, tiền thưởng, chế độ hưu trí, chế độ BHXH, BHYT để Giám đốc vận dụng thực hiện cho cán bộ công nhân viên theo đúng quuy định của nhà nước. Trực tiếp lập các thủ tục để thực hiện các chế độ nâng lương, nâng bậc, trợ cấp bệnh nghề nghiệp, trợ cấp thôi việc b, Phòng kỹ thuật công nghệ: - Chức năng: Nghiên cứu tham mưu cho Giám đốc về mặt quản lý chất lượng, kỹ thuật thi côn, tổ chức giám sát thi công, tổ chức nghiệm thu khối lượng hoàn thành đặt chất lượng theo đúng yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ thiết kế dự toán được phê duyệt dự án. - Nhiệm vụ: Quản lý kiểm tra, hướng dẫn các đối tác có liên quan thực hiện các công trình, hạng mục công trình theo đúng hồ sơ thiết kế đã được duyệt quy trình kỹ thuật, hợp đồng kinh tế đã ký. Thực hiện các vấn đề kỹ thuật, tiến độ thi công, bố trí nhân sự trong phòng, tham gia giám sát việc thi công đặc biệt là dự án cầu Rạch Miễu. c , Phòng kế hoặc kinh doanh - Chức năng: Tham mưu cho Giám đốcvề kế hoặc quản lý dự án BOT cầu Rạch Miễu, kế hoặc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh , định hướng phát triển dài hạn của công ty về mọi mặt trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của công ty được Bộ giao thông vận tải giao phó. Xây dựng kế hoặc quản lý dự án BOT cầu Rạch Miễu, tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, tiến độ của các đơn vị thi công các hạng mục dự án.
  32. - Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh từng năm và kế hoạch dài hạn của công ty Cùng với các phòng nghiệp vụ của công ty để xây dựng đồng bộ các mặt kế hoạch: kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh, thanh quyết toán với các đối tác, nghiên cứu kỹ thuật, xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch lao động, tiền lương, kế hoạch tiếp thị và liên doanh liên kết kinh tế. d, Phòng tài chính kế toán: - Chức năng: + Làm chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác nghiệp vụ tài chính kế toán, quản lý các nguồn vốn của công ty. Đồng thời lập và quản lý các thủ tục, chứng từ, hóa đơn về công tác tài chính kế toán theo pháp luật hiện hành của nhà nước và theo quy định của cấp trên. - Nhiệm vụ: Phối hợp với phòng kỹ thuật công nghệ xây dựng chỉnh lý các định mức chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và kiểm tra thực hiện các chỉ tiêu trên theo đúng tỷ lệ, chế độ hiện hành và quy định của cấp trên. Thực hiện nghiêm túc các chế độ về thuế, chính sách đài thọ cấp trên và các chính sách khác đối với người lao động theo đúng chế độ chính sách, pháp luật và theo đúngquy chế của cấp trên. 2.2.3 Tổ chức sản xuất: a,Trạm thu phí: - Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc công ty về tình hình thu phí giao thông đường bộ, đảm bảo doanh thu đạt mức kế hoạch. - Nhiệm vụ: Thu đúng, thu đủ đảm bảo doanh thu. Ngoài ra, còn đảm bảo giao thông thông suốt. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG CÔNG TY TNHH B.O.T CẦU RẠCH MIỄU 3.1 Tổ chức bộ máy kế toán:
  33. 3.1.1 Tổ chức nhân sự trong phòng kế toán: Sơ đồ tổ chức phòng tài chính kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG Giao việc Báo cáo Kế toán tổng hợp (kiêm kế toán thanh toán) Tổng hợp đối chiếu sổ quỹ Thủ quỹ 3.1.2 Tổ chức công tác kế toán: a, Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ, chế độ kế toán áp dụng trong kế toán: - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. - Đơn vị sử dụng tiền tệ trong kế toán: Sử dụng dồng Việt Nam - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam - Hình thức áp dụng: Chứng từ ghi sổ b, Các chính sách kế toán áp dụng tại Doanh Nghiệp b.1 Nguyên tắc xác định các khoản tiền: - Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. - Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán:
  34. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản mục tiền tệ được kết chuyển vào kết quả kinh doanh trong kỳ. b.2 Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. b.3 Nguyên tắc ghi nhận các khoản thu thương mại và các khoản thu khác: - Nguyên tắc ghi nhận: Các khoản phải thu thương mại được ghi nhận theo giá gốc trừ các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi ước tính vào thời điểm cuối năm tài chính. - Lập dự phòng phải thu kho đòi: Dự phòng phải thu khó đòi được lập cho các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 1 năm trở lên DN đã đòi nhiều lần nhưng chua thu được nợ và các khoản nợ dưới 1 năm nhưng con nợ có dấu hiệu không trả nợ được tính vào chi phí quản lý Doanh Nghiệp trong năm. . Phương pháp ghi nhận và khấu hao TSCĐ - Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình
  35. Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được áp dụng theo thời gianquy định tại quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ tài chính - Tài sản cố định vô hình: bao gồm quyền sử dụng đất b.4 Nguyên tắc vốn hóa các khoản đi chi phí đi vay (CPDDV) và chi phí khác Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay: Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu thư xây dựng hoặc tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí đi vay được vốn hóa khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh te61trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí vay có thể xác định được một cách đánh tin cậy. b,5 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ khác Tổ chức tốt công tác kế toán sẽ giúp cho việc: Cung cấp thông tin kế toán kịp thời đầy đủ Phản ánh kịp thời tình hình biến động của tài sản, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Giảm bớt khối lượng công việc trùng lắp, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. c. Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán: Đảm bảo thu nhận và hệ thống hóa thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính, phù hợp với quy mô đặc điểm của Doanh Nghiệp, phù hợp với trình độ khả năng của đội ngũ các bộ kế toán, khả năng trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép của doanh nghiệp, phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Để thu thập thông tin đầy đủ, chính xác về trạng thái và biến động của tài sản cụ thể nhằm phục vụ hịp thời Ban lãnh đạo, chỉ đạo điều hành kinh doanh của Doanh Nghiệp và làm căn cứ ghi sổ kế toán, cần thiết phải sử dụng chứng từ kế Toán. Tập hợp chứng từ ghi sổ kế toán: nhằm cung cấp nhanh thông tin cho người quản lý
  36. Phân loại chứng từ theo từng loại, từng đối tượng, tính chất, địa điểm phát sinh phù hợp với yêu cầu ghi sổ kế toán. Lập định khoản và ghi sổ kế toán chứng từ đó. - Bảo quản và sử dụng lại chứng từ trong kỳ hạch toán: Trong kỳ hạch toán chứng từ sau khi ghi sổ kế toán, phải được bảo quản và có thể được tái sử dụng để kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. - Lưu trữ chứng từ: chứng từ vừa là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán, vừa là tài liệu lịch sử kinh tế của Doanh Nghiệp. Vì vậy, sau khi ghi sổ và kết thúc kỳ hạch toán, chứng từ được chuyển sang lưu trữ theo nguyên tắc: Chứng từ không bị mất Khi cần có thể lấy số liệu tìm một cách nhanh chóng Khi hết hạn lưu trữ chứng từ sẽ được đưa ra hủy. Phòng Tài Chính – Kế Toán có nhiệm vụ cung cấp số liệu giúp cho việc ra quyết định d, Hình thức kế toán sử dụng: Để phù hợp với tình hình sản xuất tại công ty, Công ty TNHH B.O.T sử dụng hình thức kế toán : Chứng từ ghi sổ ( xem sơ đồ d) Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng Sổ, hợp kế toán chứng thẻ kế toán chi
  37. Sổ đăng ký CHỨNG TỪ GHI chứng từ Bảng tổng Sổ cái hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra Phiếu thu CÔNG TY TNHH –BOT CẦU RẠCH MIỄU Mẫu số 01-TT Ấp 5- An Khánh- Châu Thành- Bến Tre (Ban hành theo QĐsố 15/2006/QĐ- BYC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU THU Quyển số: Ngày tháng năm Số: Nợ: Có: Họ tên người nhận tiền:
  38. Địa chỉ: . Lý do nộp tiền: Số tiền: .( Bằng chữ) . Ghi có vào TK: . Kèm theo: chứng từ gốc. Ngày tháng năm Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (ký,họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên) (ký,họ tên) Người nộp tiền Thủ quỹ (ký,ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Phiếu chi CÔNG TY TNHH –BOT CẦU RẠCH MIỄU Mẫu số 01-TT Ấp 5- An Khánh- Châu Thành- Bến Tre (Ban hành theo QĐsố 15/2006/QĐ- BYC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾUCHI Quyển số: Ngày tháng năm Số: Nợ: Có: Họ tên người nhận tiền: Địa chỉ: . Lý do chi tiền: Số tiền: .( Bằng chữ) . Kèm theo: chứng từ gốc.
  39. Ngày tháng năm Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (ký,họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên) (ký,họ tên) Đã nhận đủ số tiền: Người nộp tiền Thủ quỹ (ký,ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Sổ quỹ tiền mặt CÔNG TY TNHH –BOT CẦU RẠCH MIỄU Mẫu số 01-TT Ấp 5- An Khánh- Châu Thành- Bến Tre (Ban hành theo QĐsố 15/2006/QĐ- BYC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ QUỸ TIỀN MẶT Loại quỹ: Việt Nam Đồng N ứ Số Diễn Giải Số tiền gày ừ hiệu tháng chứng từ ghi sổ T C T hu hi hu hi ồn A B 1 2 3 G
  40. Số dư đầu kỳ x Số phát sinh xx trong kỳ x x Cộng phát xx xx sinh Dư cuối kỳ x xx - Số này có .trang, đánh số thứ tự từ trang 01 đến trang số - Ngày mở sổ: Ngày tháng năm Thủ quỹ Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu) 3.2 Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH-BOT cầu Rạch Miễu: 3.2.1 Tầm quan trọng và nhiệm vụ của phần hành kinh tế kế toán vốn bằng tiền: - Trong quá trình hoạt động, công ty phải thường xuyên sử dụng các loại vốn bằng tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán giữa công ty với các Công ty, các ban điều hành khác trong việc tạm ứng, thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, các vật tư hàng hóa, các dịch vụ mua ngoài như điện thoại, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt các dịch vụ khác, - Nhiệm vụ cơ bản của các nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền phải phản ánh kịp thời, chính xác, đấy đủ, sự vận động của vốn bằng tiền, thực hiện kiểm tra đối chiếu thường xuyên số liệu hiện có và tình hình thu chi các khoản vốn bằng tiền ở quỹ công ty, các tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc. Vốn bằng tiền tại công ty TNHH – BOT cầu Rạch Miễu gồm:
  41. Tiền mặt tại quỹ sử dụng tài khoản :111 Tiền gửi Ngân Hàng sử dụng tài khoản: 112 Tiền gửi tại Kho Bạc sử dụng tài khoản: 1122 3.2.2 Những quy định chung của công tác kế toán và quản lý vốn bằng tiền tại công ty TNHH- BOT cầu Rạch Miễu: Tiền mặt là khoản tiền ở quỹ của Công ty dùng để phục vụ cho việc chi tiêu hàng ngày Công ty sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán. . Sổ quỹ tiền mặt do Thủ quỹ quản lý, phải cập nhật và tính số hàng ngày, mọi khoản thhu ,chi tiền mặt đều phải được ghi trong sổ quỹ tiền mặt. Phiếu chi tiền mặt phải được kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và được Giám Đốc hoặc Phó giám đốc được ủy quyền ký duyệt. Các chứng từ thanh toán đính kèm theo phiếu thu, phiếu chi phải hợp pháp hợp lệ và được kế toán trưởng kiểm tra, duyệt trước khi lập phiếu . 3.2.3 Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH-BOT cầu Rạch Miễu: Tiền mặt là khoản tiền ở quỹ của công ty, dùng để phục vụ cho việc chi tiêu hàng ngày cũng như thuận lợi cho việc thanh toán các khoản phải trả có gí trị không lớn. Kế toán phải lập các chứng từ thu, chi theo đúng chế độ Khi hạch toán tiền mặt phải sử dụng một đơn vị tiền tệ duy nhất là đồng Việt Nam. Thủ quỹ phải thường xuyên kiểm tra, đảm bảo lượng tiền tồn tại quỹ phải phù hợp với số dư trên sổ quỹ. Cuối tháng, Kế toán tập hợp, kiểm tra lại chứng từ sau đó tiến hành định khoản, lên bảng kê, tổng hợp số liệu, căn cứ vào số phát sinh trên bảng nợ TK 111 với phát sinh nợ trên sổ quỹ do Thủ quỹ ghi đối chiếu phải khớp đúng, đồng thời đối chiếu số phát sinh bên có của TK 111 trên bảng kê với số phát sinh bên có trên sổ quỹ cũng phải khớp đúng. 3.2.3.1 Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng
  42. Kế toán tiền mặt sử dụng tài khoản 111: Tiền mặt Các chứng từ sổ sách sử dụng trong kế toán tiền mặt: - Giấy đề nghị tạm ứng - Giấy đề nghị thanh toán - Phiếu chi - Phiếu thu - Sổ quỹ tiền mặt - Bảng phân tích nợ TK 111 - Bảng phân tích có TK 111 - Chứng từ ghi sổ - Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản 3.2.3.2 Trình tự luân chuyển chứng từ trong công ty TNHH- BOT cầu Rạch Miễu * Chứng từ phát sinh trước khi đến phòng kế toán gồm: Kèm theo caca giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng là hợp đồng, thanh lý hợp đồng, bảng báo giá - Tiếp nhận chứng từ, từ các phòng ban phát sinh nghiệp vụ - Kế toán thanh toán kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp lý, hợp phap1neu61 không có vấn đề gì sẽ ký nhận vào phần dành cho Kế toán thanh toán. - Chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra và ký vào chứng từ phần dành cho kế toán trưởng - Chuyển chứng từ đã được kiểm tra, trình lên Giám đốc duyệt, ký - Chuyển chứng từ đã được ký duyệt cho kế toán thanh toán lập phiếu thu, phiếu chi tùy vào nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sau đó chứng từ thu, chi sẽ được kế toán thanh toán - Chuyển cho làm thủ quỹ làm căn cứ thu tiền, chi tiền ghi sổ quỹ - Sau khi công việc thu, chi kết thúc, đến cuối ngày Thủ quỹ sẽ giao lại chứng từ cho kế toán - Cuối tháng kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ ghi sổ, kế toán lập bảng cân đối phát sinh tài khoản, rồi lập bảng cân đối phát sinh quý. - Từ số liệu của bảng cân đối số phát sinh sẽ lên báo cáo tài chính
  43. a, Tiền mặt nhập quỹ Khi phát sinh các nghiệp vụ thu tiền, căn cứ vào séc lĩnh tiền, giấy nộp tiền, các chứng từ khác liên quan đến việc thu tiền, kế toán lập phiếu thu tiền mặt in làm 3 liên. Một liên lưu tại chứng từ, một liên giao cho người nộp, một liên giao cho thủ quỹ làm căn cứ ghi sổ. b,Chi quỹ tiền mặt: Khi phát sinh các nghiệp vụ thanh toán các khoản nợ, tạm ứng hay các khoản phí dịch vụ hoạt động quản lý của Công ty thì Kế toán căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán, Giấy đề nghị tạm ứng, các chứng từ hóa đơn có liên quan, sau đó kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, trình Kế toán Trưởng kiểm tra, được Giám đốc duyệt làm căn cứ lập phiếu chi. Nội dung của phiếu cho bao gồm: ngày tháng năm chi tiền.Người nhận tiền, địa chỉ, lý do nhận tiền. Số tiền và phải có đầy đủ chữ ký của Giám đốc, Kế toán trưởng, Người lập phiếu, Thủ quỹ, người nhận tiền. 3.2.3.4 Tài khoản sử dụng: Tài khoản sử dụng trong ghi chép kế toán Tiền mặt tại Công ty TNHH – BOT cầu Rạch Miễu - 1111- Tiền mặt - 1121 –Tiền gửi ngân hàng - 141- Tạm ứng - 153 – Công cụ dụng cụ - 211 – Tài sản cố định hữu hình - 213 - Tài sản cố định vô hình - 331 – Phải trả cho người bán - 334 –Phải trả cho người lao động - 3382 – Kinh phí công đoàn - 3383 – Bảo hiểm xã hội - 3384 – Bảo hiểm y tế - . - 642- Chi phí quản lý a, Hạch toán một số nghiệp vụ cụ thể tại Doanh Nghiệp: * Nhập quỹ tiền mặt
  44. Một số nghiệp vụ phát sinh liên quanđến thu tiền mặt tại Công ty 1/ Phiếu thu số 01 ngày 14 tháng 01 năm 2008: Thủ quỹ rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, số tiền 10.000.000đ Kế toán định khoản: Nợ TK 111: 10.000.000 Có TK 112: 10.000.000 2/ Phiếu thu số 02 ngày 14 tháng 01 năm 2008; Huỳnh hị uov61 Hống – phòng Tổ chức Hành chánh nộp lại tiền tạm ứng, số tiền 5.000.000đ Kế toán định khoản : Nợ TK 111: 5.000.000 Có TK 141: 5.000.000 3/ Phiếu thu số 03 ngày 21 tháng 01 năm 2008: Thủ quỹ thu tiền thuế thu nhập cá nhan6qua lương tháng 12 năm 2008 của CB CNV công ty, số tiền 365.926đ Kế toán định khoản: Nợ TK 111: 365.926 Có TK 3335:365.926 4/ Phiếu thu số 04 ngày 21 tháng 01 năm 2008: Thủ quỹ thu tiền bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế qua lương tháng 12 năm 2008, số tiền 1.682.910đ Kế toán định khoản: Nợ TK 111: 1.682.910 Có TK 3383: 1.402.425 Có TK 3384: 6.237 Kế toán định khoản: Nợ TK 111: 1.682.910 Có TK 3383: 31.185 Có TK 3384: 6.237 5/ Phiếu thu số 07 ngày 31 tháng 01 năm 2008: Đào Duy Từ- KT-CN nộp lại tiền ứng trước chi không hết, số tiền 2.500.000đ Kế toán định khoản: Nợ TK 111: 2.500.000
  45. Có TK 141: 2.500.000 * Xuất quỹ tiền mặt: Các nghiệp vụ liên quan đến chi tiền mặt phát sinh chủ yếu liên quan đến chi phí quản lý như chi thanh toán nhiên lieu65cho ô tô, xe máy, xuồng máy và các khoản chi tạm ứng khác tại công ty Một số nghiệp vụ phát sinh chủ yều: 1/ Phiếu chi số 01 ngày 01 tháng 01 năm 2008: thanh toán tiền nhiên liệu ô tô, tiếp khách, số tiền 4.412.400đ Kế toán định khoản: Nợ TK 642:4.124.000 Nợ TK 133: 288.400 Có TK 111: 4.412.400 2/ Phiếu chi số 02 ngày 02 tháng 09 năm 2008: Lê Văn Thanh – Lái xuồng thanh toán tiền nhiên liệu xuồng, điện thoại tháng 12/2008, số tiền 1.665.000đ Kế toán định khoản: Nợ TK 642: 1.550.000 Nợ TK 133: 115.000 Có TK 111: 1.665.000 3/ Phiếu chi số 03 ngày 09 tháng 01 năm 2008: thanh toán tiền nhiên liệu ca nô, điện thoại tháng 12 năm 2008, số tiền 2.564.000đ Kế toán định khoản: Nợ TK 642: 2.360.000 Nợ TK 133: 204.000 Có TK 111: 2.564.000 4/ Phiếu chi số 04 ngày 12 tháng 01 năm 2008: thanh toán tiền nhiên liệu xe máy tháng 11+ 12/2007, số tiền 1.880.000đ Kế toán định khoản: Nợ TK 642: 1.709.090 Nợ TK 133: 170.909 Có TK 111: 1.880.000
  46. 5/ Phiếu chi 05 ngày 12 tháng 01 năm 2008: tạm ứng tiền cho nhân viên để giải quyết chuyện gia đình, số tiền 3.000.000đ Kế toán định khoản : Nợ TK 141: 3.000.000 Có TK 111: 3.000.0000 6/ Phiếu chi số 06 ngày 23 tháng 01 năm 2008: thanh toán tiền chi vượt quá tiền tạm ứng , số tiền 768.000đ Kế toán định khoản: Nợ TK 642:768.000 Có TK 111: 768.000 3.3.4 Kế toán tiền gửi ngân hàng 3.3.4.1 Chứng từ ghi sổ Tiền gửi là số tiền mà Doanh Nghiệp gửi tại ngân hàng và kho bạc nhà nước hoặc các công ty tài chính bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý Chứng từ sử dụng để làm căn cứ ghi chép các nghiệp vụ kimh tế phát sinh liên quan đến tiền gửi ngân hàng là các giấy báo có, giấy báo nợ, phiếu tính lãi, sổ phụ, kèm theo các chứng từ gốc như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc lãnh tiền mặt, các hóa đơn thu phí chuyển khoản, cùng với các chứng từ có liên quanđến nội dung kinh tế. 3.3.4.2 Trình tự luân chuyển chứng từ: Khi nhận được các chứng từ phát sinh từ các bộ phận gửi đến, kế toán tiến hành kiểm tra lại tính hợp pháp, hợp lệ, tính đầy đủ và tính có thật của nghiệp vụ phát sinh. Sau đó, kế toán tiến hành làm thủ tục thanh toán qua ngân hàng bằng lệnh ủy nhiệm chi (UNC). UNC được lập thành 3 liên, có các nội dung cơ bản sau: Số tiền bằng số Số tiền bằng chữ Nội dung của nghiệp vụ kinh tế Đơn vị người yêu cầu Số tài khoản Ngân hàng người yêu cầu Đơn vị người hưởng
  47. Số tài khoản Ngân hàng người thụ hưởng Phải có đầy đủ chữ ký của Kế toán trưởng và chủ tài khoản đã đã đăng ký tại ngân hàng (kho bạc) và con dấu của cơ quan. Để thuận lợi và giảm bớt khối lượng công việc trong việc theo dõi tiền gửi ngân hàng nên công ty chỉ mở một tài khoản tại ngân hàng đầu tư và phát triển Bến Tre và một tài khoản tài kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre. Công việc hàng ngày của kế toán tiền gửi ngân hàng , kho bạc là căn cứ vào các giấy báo có, giấy báo nợ, ủy nhiệm chi sẽ ghi chép vào sổ chi tiết tài khoản 1121- tiền gửi ngân hàng; 1122- tiền gửi kho bạc Căn cứ vào số phát sinh đã được đối chiếu với ngân hàng bên Nợ của tài khoản 1121, 1122, và Có tài khoản 1121, 1122 để lập chứng từ ghi sổ Từ chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết và các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ sẽ được đóng thành cuốn và được lưu trữ cẩn thận. 3.3.4.3 Thu tiền gửi Ngân hàng Các khoản thu tiền gửi Ngân hàng chủ yếu chủ liên quan đến các khoản thu tạm ứng của đơn vị thi công, thu kinh phí điều hành, thui lãi tiền gửi, thu khoản hoàn thuế GTGT được khấu trừ Căn cứ vào khối lượng nghiệm thu khối lượng hoàn thành của các đơn vị thi công đã được phòng kế hoạch xác nhận, phòng kế toán thanh toán cho các đơn vị đồng thời thu lại khoản tiền mà trước đây đã tạm ứng trước cho các đơn vị và thu khoản kinh phí điều hành bằng 1.91% giá trị nghiệm thu. Căn cứ vào quyết định hoàn thuế của cục thuế Bến Tre và giấy báo có của ngân hàng Kế toán hạch toán tăng tiền gửi tại ngân hàng. 3.3.4.4 Chi tiền gửi ngân hàng: Các khoản chi tiền gửi ngân hàng phát sinh thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành cho các nhà thầu, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ, các khoản chi tiền diện thoại, tiền sinh hoạt, nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thanh toán
  48. tiền tiếp khách, thanh toán các loại vật tư tài sản, công cụ dụng cụ và các dịch vụ thuê ngoài khác 3.3.4.5 Phương pháp kế toán chi tiết tiền gửi Ngân hàng - Việc thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành đuề phải căn cứ vào hợp đồng với các nhà thầu, các biên bản nghiệm thu chuyển giai đoạn, dự toán được duyệt và các quy định về cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản - Việc thanh toán các khoản dịch vụ mua ngoài căn cứ vào hóa đơn, chứng từ hợp đồng mua bán làm thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp. a, Sổ sách sử dụng: Để theo dõi số liệu trên tài khoản tiền gửi, Công ty sử dụng các loại sổ sau: - Sổ chi tiết Nợ TK 1121 - Sổ chi tiết Nợ TK 1122 - Sổ chi tiết Có TK 1121 - Sổ chi tiết Có TK 1122 - Sổ tổng hợp chi tiết TK 1121; 1122 - Chứng từ ghi sổ Nội dung của các loại sổ này cũng giống như sổ tiền mặt đã được trình bày ở phần kế toán tiền mặt. b, Phương pháp ghi chép Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ phát sinh liên quan đến tiền gửi ngân hàng, kế toán sẽ theo dõi riêng trên sổ tiền gửi được lập ra và ghi chép thường xuyên liên tục các nghiệp vụ phát sinh Cuối tháng, căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh trong tháng, kế toán sẽ phản ánh trên sổ chi tiết nợ TK 1121, 1122 các nghiệp vụ tăng tiền gửi và bên có TK 1121, 1122 các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi. Cuối mỗi quý, căn cứ vào số liệu của các sổ chi tiết, kế toán sẽ tổng hợp lên sổ tổng hợp của tài khoản 112, từ số liệu của sổ tổng hợp sẽ được sử dụng để lập bảng cân đối số phát sinh và lên báo cáo tài chính quý. c, Hạch toán một số nghiệp vụ cụ thể * Thu tiền gửi ngân hàng
  49. 1/ GBC ngày 17/01/2008: tạm thu kinh phí điều hành đợt 6 của Cienco6, số tiền : 55.058.669đ Kế toán định khoản: Nợ TK 1121: 55.058.669 Có TK 411: 55.058.669 2/ GBC ngày 17/01/2008: tạm thu kinh phí điều hành đợt 11 của Cienco1, số tiền 58.644.844đ Kế toán định khoản: Nợ TK 1121: 58.644.844 Cóp TK 411: 58.644.844 3/ GBC ngày 05/05/2008: tạm thu khối lượng tạm ứng của Cienco5, số tiền 1.842.458.773đ Kế toán định khoản: Nợ TK 1121:1.842.458.773 Có TK 331: 1.842.458.773 4/ GBC ngày 05/05/2008: thuế GTGT được cục thuế tỉnh Bến Tre hoàn lại, số tiền 2.234.819.875đ Kế toán định khoản: Nợ TK 1121: 2.234.819.875 Có TK 133: 2.234.819.875 5/ Phiếu tính lãi ngày 31/05/2008: Ngân hàng tính lãi tiền gửi tháng 05/2008, số tiền 14.628.099đ Kế toán định khoản: Nợ TK 1121: 14.628.099 Cpo1 TK 411: 14.628.099 6/ 4 Chi tiền gửi Ngân hàng 1/ UNC số 01 ngày 10/01/2008: Huỳnh Thị Hồng thanh toán tiền tiếp khách, số tiền 7.319.400đ Kế toán định khoản: Nợ TK 642: 6.654.000
  50. Nợ TK 133: 665.400 Có TK 1121: 7.319.400 2/ Ngân hàng thu phí chuyển tiền tiếp khách , số tiền 19.800đ Kế toán định khoản: Nợ TK 642: 19.800 Có TK 1121: 19.800 3/ Thanh toán tiền cước ADSL, cước điện thoại, tháng 12 /2007, số tiền: 3.684.643đ Kế toán định khoản: Nợ TK 642: 3.349.675 Nợ TK 133: 334.968 Có TK 1121: 3.684.643 4/ Phiếu thu số 01 ngày 14/02/2008: Lương Thị Thủy rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, số tiền 100.000.000đ Kế toán định khoản: Nợ TK 1111: 100.000.000 Có TK 11251: 100.000.000 5/ UNC ngày 22/02/2008 thanh toán tiền điện sinh hoạt kỳ 1 tháng 01/2008, số tiền 3.420.390đ Kế toán định khoản: Nợ TK 642: 3.420.390 Có TK 1121: 3.420.390 6/UNC ngày 28/01/2008, thanh toán tiền phí kiểm toán BCTC năm 2007,số tiền 30.000.000đ Kế toán định khoản: Nợ TK 642:27.272.727 Nợ TK 133: 2.727.273 Có TK 1121: 30.000.000 7/ Giấy nộp tiền bằng chuyển khoản, Lương Thị Thủy nộp tiền thuế thu nhanp65 cá nhân quý 4 năm 2007 vào kho bạc, số tiền 1.241.304đ Kế toán định khoản:
  51. Nợ TK 3335: 1.241.304 Có TK 1121: 1.241.304 8/ CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ 4.1 Nhận xét Công ty TNHH – BOT cầu Rạch Miễu ra đời vào tháng 4 năm 2002 nhưng chính thức đi vào hoạt dộng từ tháng 8 năm 2003. Mặc dù mới thành lập , bước đầu gặp nhiều khó khăn song công ty cũng đã vượt qua nhờ đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, có trình độ chuyên môn cao, yêu nghề. Có dủ khả năng đảm nhận trọng trách mà ban lãnh đạo giao phó. 4.2 Kiến nghị 4.2.1 Về vấn đề huy động vốn : Ngoài việc huy động vốn các nguồn lực từ bên trong tranh thủ được sự ủng hộ từ bên ngoài như các ngân hàng tài trở vốn,
  52. 4.2.2 Vấn đề nhân sự: Nên chyển hồ sơ của cán bộ, nhân viên quản lý thống nhất tại công ty. 4.2.3 Nên tách biệt giữa kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết, thnah toán sẽ tạo điều kiện cho việc kiểm tra, so sánh đối chiếu số liệu bằng cách tuyển thêm một nhân viên kế toán. KẾT LUẬN Do hạn chế về kiến thức hiểu biết lý luận cũng như thực tiễn và thời gi n để nghiên cứu và trình bày báo cáo chuyên đề có giới hạn nên việc thu thập và trình bày không tránh khỏi sai sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo của thầy. Em xin trân trọng cảm ơn. Sinh viên thực hiện Võ Hồng Phước