Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH viễn thông FPT Miền Nam chi nhánh Bến tre Quý I/2011
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH viễn thông FPT Miền Nam chi nhánh Bến tre Quý I/2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ke_toan_xac_dinh_ket_qua_kinh_doanh_tai_cong_ty_tnhh_vien_th.pdf
Nội dung text: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH viễn thông FPT Miền Nam chi nhánh Bến tre Quý I/2011
- BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài: KEÁ TOAÙN XAÙC ÑÒNH KEÁT QUAÛ KINH DOANH TAÏI COÂNG TY TNHH VIEÃN THOÂNG FPT MIEÀN NAM CHI NHAÙNH BEÁN TRE QUYÙ I/2011
- NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Bến Tre, ngày tháng năm 2011
- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Bến Tre, ngày tháng năm 2011
- LỜI CẢM ƠN Kính gửi: - Ban Giám Hiệu, Khoa Kinh Tế -Tài Chính và toàn thể quý thầy cô Trường Cao Đẳng Bến Tre - Ban lãnh đạo và các cô chú anh chị tại Công ty TNHH Viễn Thông FPT Miền Nam chi nhánh Bến Tre Trãi qua 2 năm tại Trường Cao Đẳng Bến Tre, em đã được thầy cô truyền đạt cho những kiến thức quý báu. Nhờ sự nổ lực của bản thân, giờ đây em đã có được những kiến thức nhất định trên lý thuyết về ngành học mà mình chọn . Đầu tiên, em xin cảm ơn quý thầy cô Trường Cao Đẳng Bến Tre nói chung và quý thầy cô khoa kinh tế tài chính nói riêng. Những người đã truyền đạt những kiến thức quý báo để làm nền tảng cho em tiếp cận công việc thực tế một cách vững vàng. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các cô chú anh chị phòng kế toán tại Công ty, những người đã tận tình giúp đỡ trong việc cung cấp số liệu cũng như giảng dạy những kinh nghiệm thực tế để em được hiểu thêm và hoàn thành bài báo cáo. Sau cùng, em xin kính chúc ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong phòng kế toán tại Công ty TNHH Viễn Thông FPT Miền Nam Chi nhánh Bến Tre và toàn thể quý thầy cô Trường Cao Đẳng Bến Tre dồi dào sức khỏe và luôn gặt hái được nhiều thành công trên bước đường sự nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào Học sinh thực tập Lê Thị Hồng Tuyết
- LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, nền kinh tế thế giới đang phát triển như vũ bão thì nền kinh tế Việt Nam cũng đang trên đà hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế. Việc kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng phong phú với nhiều chủng loại hàng hóa dịch vụ nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển của con người. Do đó, nhiều doanh nghiệp cũng ra đời làm cho thị trường kinh tế Việt Nam ngày càng cạnh tranh quyết liệt hơn. Trong xu hướng đó, một bộ phận không thể thiếu và rất quan trọng trong một doanh nghiệp đó là bộ phận kế toán, kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh là phương tiện giao tiếp giữa doanh nghiệp với các đối tượng có liên quan; đồng thời kế toán còn cung cấp thông tin kinh tế tài chính hữu ích cho Ban lãnh đạo trong việc đề ra các quyết định kinh tế. Trong sản xuất kinh doanh, hàng hóa sản xuất ra mà không tiêu thụ thì sản phẩm đó không có giá trị cũng như giá trị sử dụng. Chính vì vậy, tiêu thụ sản phẩm là khó thì việc giữ chân khách hàng là khó hơn. Từ đó, ngành thương mại dịch vụ ra đời giúp cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ngày càng xích lại gần hơn. Bất kỳ một doanh nghiệp nào được thành lập cũng đều hướng tới lợi nhuận. Để đạt được lợi nhuận cao nhất thì các bộ phận trong doanh nghiệp phải phối hợp đồng bộ và chặt chẽ. Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và trao đổi hàng hóa, vì đây là nguồn thu chủ yếu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có phát triển chính là do quá trình lưu thông hàng hóa có thành công hay không. Để thu hút được khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, trên cơ sở tiêu thụ sản phẩm mà các thành viên trong phòng kế toán cùng Ban lãnh đạo phải tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, sản xuất sản phẩm như thế nào để hàng hóa đạt chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất và tiết kiệm thời gian, phục vụ tốt cho người tiêu dùng thì doanh thu và lợi nhuận sẽ ngày càng được nâng lên. Hiểu được tầm quan trọng của việc tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp và tính đặc thù của Trung tâm viễn thông thành phố Bến Tre – là doanh nghiệp thương mại dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực viễ thông, công nghệ thông tin, nên em quyết định chọn đề tài: “Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH viễn thông FPT miền Nam Chi nhánh Bến Tre quý I năm 2011” để làm báo cáo tốt nghiệp cho em.
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG FPT MIỀN NAM - CHI NHÁNH BẾN TRE 1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty TNHH viễn thông FPT Bến Tre. - Thành lập ngày 31-7-1997, công ty cổ phần viễn thông FPT, thuộc công ty cổ phần FPT khởi đầu với tên gọi trung tâm dịch vụ trực tuyến. Hơn 10 năm qua, từ một trung tâm xây dựng trung tâm và phát triển mạng trí tuệ Việt Nam với 4 thành viên, giờ đây, FPT Telecom đã trở thành một trong 4 nhà cung cấp đường truyền Internet đầu tiên tại Việt Nam, hiện chiếm 30% thị phần với gần 400.000 thuê bao với tổng số gần 3.000 nhân viên và hơn 30 chi nhánh trên toàn quốc. tính đến tháng 5-2010, công ty viễn thông FPT đã có hạ tầng ở 33 tỉnh, thành phố sau: + Miền Nam: Thành Phố HCM,Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Đà Lạt, Tiền Giang, Bến tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, Tây Ninh, Bình Thuận. + Miền Trung: Đà Nẵng, Nha Trang, Vinh, Buôn Mê Thuộc, Bình Định, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hoá, Phú Yên. + Miền Bắc: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Nam Định, Quãng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Phú thọ. - Đến nay, FPT Telecom có 3 công ty vùng, gồm: FPT Telecom miền Bắc, FPT Telecom miền Trung, FPT Telecom miền Nam. Trong năm 2011, FPT Telecom dự kiến có mặt tại 40 tỉnh thành và hướng tới mục tiêu đạt 1 triệu thuê bao Internet vào năm 2011. 1.2 Nhiệm vụ và chức năng 1.2.1 Nhiệm vụ - Tình hình kinh doanh và nhiệm vụ của công ty TNHH viễn thông FPT -
- Bến Tre gồm một số nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động sau: - Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng thông rộng. - Đại lý cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, Internet. - Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng internet, điện thoại di động. - Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động. - Đại lý cung cấp trò chơi trực tuyến trên mạng internet, điện thoại di động. - Đại lý cung cấp dịch vụ truyền hình, phim ảnh, âm nhạc trên mạng internet, điện thoại di động. - Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông và Internet 1.2.2 Chức năng - Công ty TNHH viễn thông FPT Bến Tre là cơ sở trực thuộc thực hiện hoạch toán theo phương pháp báo cáo sổ. - FPT Teleccom cung cấp hai tầng để phát triển, vận hành và cung cấp các dịch vụ cho tất cả đối tác với cộng đồng điện tử chung. - Hiện nay, FPT Telecom phát triển thành 5 công ty thành viên: + Công ty TNHH viễn thông FPT Miền Bắc (FTN ). + Công ty TNHH viễn thông FPT Miền Nam (FTS ). + Công ty TNHH viễn thông FPT Miền Trung (FTM ). + Công ty TNHH viễn thông Quốc tế FPT (FTI ). + Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT (FOC ) 1.3 Quy mô sản xuất và đặc điểm kinh doanh của công ty viễn thông FPT Bến Tre. - Dịch vụ kết nối internet đa dạng đáp ứng các nhu cầu kết nối khác nhau của khách hàng: cáp (ADSL, Fiber ), wifi, wimax, - Cung cấp dịch vụ trên một đường truyền, FPT Telecm tích hợp mọi dịch vụ có thể cung cấp dươi dạng diện tử và truyền dẫn đến khách hàng như: voice, video, data,
- 1.4 Những thuận lợi và khó khăn 1.4.1 Thuận lợi Tuy mới thành lập chi nhánh nhưng công ty đạt được những thuận lợi nhất định: - Năm 2008: là năm đầu tiên FPT Telecom hoạt động theo mô hình tổng công ty, các lĩnh vực kinh doanh được chia tách về cho các công ty thành viên, tập trung hoạt động chuyên sâu trong từng lĩnh vực.Vượt lên những khó khăn chung của suy thoái kinh tế, FPT Telecom đã hoàn thành tốt kế hoạch doanh số năm 2008. Tổng doanh số toàn FPT Telecom đạt 1.301,6 tỷ đồng, tăng 49.13% so với năm 2007. - Năm 2009: kết thúc năm tài chính năm 2009, với những nổ lực kinh doanh, quản trị, doanh số toàn FPT Telecom hơn 1.851 tỷ đồng đạt 108.9% kế hoạch đề ra, tăng 42.5% so với năm 2008. Lợi nhuận năm 2009 của FPT Telecom cũng đạt mức tăng trưởng cao so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 504,174 triệu đồng, tăng 51% so với năm 2008 và đạt 101.9%. Số lượng thuê bao của FPT Telecom đạt gần 400.000 và tăng 28% so với năm 2008. - Năm 2010: tính đến hết quí I, FPT Telecom đạt 526,2 tỷ đồng, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế là 131,4 tỷ đồng. Tổng số thuê bao phát triển trong quý I/2010 là 58.225 thuê bao. 1.4.2 Khó khăn - Do mới thành lập cho nên cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực còn nhiều yếu kém so với đơn vị bạn. - Việc phát triển kinh doanh tìm kiếm khách hàng còn gặp nhiều khó khăn.
- 1.5 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 1.5.1 Sơ đồ tổ chức quản lý GIÁM ĐỐC CỬA PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG HÀNG TỔNG KẾ THU CSKH KINH SIÊU HỢP TOÁN CƯỚC DOANH THỊ 1.5.2 Các phòng ban và chức năng Ban giám đốc: Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm trực tiếp trước đảng uỷ, Ban giám đốc Tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn bộ các lĩnh vực quản lý của chi nhánh. Phòng tổ chức – Tổng hợp: là cơ quan giúp cho Ban giám đốc trong việc thực hiện các nhiệm vụ sau: Công tác lao động tiền lương: biên chế, định mức, sắp xếp, quản lý đánh giá lao động, tuyển dụng, tiền lương, thưởng, và các chế độ chính sách đối với người lao động. Hành chính văn thư, duy trì nề nếp Quản lý sử dụng con dấu của chi nhánh Mua sắm, quản lý trang thiết bị, tài sản. Đảm bảo hệ thống mạng Internet nội bộ hoạt động. Thực hiện bảo mật thông tin. Quản lý vật tư, hàng hoá của chi nhánh Thực hiện xuất – nhập – tồn theo qui định Tổng hợp đánh giá kết quả hoạt động các mặt của Chi nhánh theo định kỳ, đột xuất
- Đôn đốc thực hiện các kết luận giao ban của chi nhánh Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ hạch toán, ghi chép theo chế độ tài chính kế toán. Xây dựng kế hoạch và quản lý thu chi tài chính theo quy định của Tổng công ty và pháp luật Đảm bảo công tác tài chính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh Quản lý, kiểm soát việc thu nộp tiền theo qui định của Tổng công ty Quản lý chứng từ, hoá đơn, sổ sách tài chính đúng quy định Quản lý, kiểm tra hoạt động tài chính của các bưu cục trên địa bàn Giải quyết thanh quyết toán với các đơn vị liên quan Phòng thu cước: tổ chức thu cước trên địa bàn tỉnh (trực tiếp hoạt động thu cước, quản lý cộng tác viên) đảm bảo chỉ tiêu Tổng công ty giao. Thu thập, tổng hợp dữ liệu thông tin, trực tiếp tiến hành đánh giá, kiểm tra và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm cung cấp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức quán triệt, hỗ trợ hướng dẫn các cộng tác viên chấp hành nghiêm việc thu nộp cước theo đúng quy định của Tổng công ty. Phòng chăm sóc khách hàng: xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, phân loại theo từng tiêu chí (KH mới, KH cần chăm sóc, KH doanh nghiệp ) Lập kế hoạch triển khai thực hiện các chương trình CSKH tài địa bàn tỉnh. Theo dõi đánh giá chất lượng công tác triển khai dịch vụ, khắc phục sự cố. Tổng hợp đánh giá nguyên nhân rời mạng, khách hàng không phát sinh cước và đề xuất biện pháp khắc phục. Tiếp nhận thông tin khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trực tiếp, qua điện thoại, văn bản, các khiếu nại do CH và công ty chuyển sang
- Trực tiếp hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị xử lý giải quyết khiếu nại Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, đào tạo nghiệp vụ quản lý, lưu giữ hợp đồng dịch vụ, hồ sơ khách hàng Xác nhận thanh toán hoa hồng cho đại lý, CTC Phòng kinh doanh: chủ trì đánh giá, nghiên cứu thị trường, quản lý CSDL khách hàng. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, chất lượng dịch vụ Bán hàng cho đại lý Cấp phát hàng hoá cho hệ thống cửa hàng, siêu thị Lập kế hoạch truyền thông cho toàn chi nhánh Quản lý, tổ chức thực hiện PR, quảng cáo, truyền thông. Đánh giá hiệu quả của các chương trình và kênh truyền thông. Cửa hàng, siêu thị: Quản lý các mặt hàng tại cửa hàng, bán hàng đa dịch vụ. Hỗ trợ Marketing trực tiếp, quảng cáo, truyền thông, PR tại địa bàn khi có yêu cầu Thực hiện nghiệp vụ CSKH, GQKN theo phân cấp (đối với cửa hàng lớn thì có nhân viên chuyên trách). Thu cước tại chỗ, quản lý CTV thu cước bán hàng trên địa bàn. 1.5.3. Hình thức sử dụng kế toán Hình thức kế toán đang áp dụng tại công ty là hình thức: “nhật ký – sổ cái”. Những mẫu sổ chủ yếu trong hình thức này là: sổ nhật ký sổ cái, sổ thẻ kho, kế toán chi tiết, sổ quỹ Chứng Từ Gốc Sổ Bảng Tổng Hợp Sổ Thẻ Quỹ Chứng Từ Gốc Kế Toán
- Giải thích sơ đồ: Ghi chú hằng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng - Theo dõi vốn và điều chuyển tiền tệ trong công ty. - Quản lý sử dụng vốn, tài sản của chế độ quản lý, tài chính của nhà nước và các qui định của công ty. Định kì báo cáo công ty kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. - hàng thành lập báo cáo, kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra gửi về công ty theo qui định cuối mỗi kì kế toán có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính phương hướng hoạt động cho kì sau. 1.6 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 1.6.1 Sơ đồ tổ chức KẾ TOÁN TRƯỞNG
- 1.6.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán: Kế toán trưởng: + Tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực lịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả kinh doanh của công ty. + Tính toán và trích nộp đúng, đủ kịp thời các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, trích lập các quỹ đầy đủ. + Lập đầy đủ và gởi đúng hạng các báo cáo kế toán theo đúng chế độ qui định. + Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật nhà nước. + Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nang cao trình độ xây dựng đội ngủ cán bộ, nhân viên kế toán trong đơn vị. + Giám sát việc giải quyết xử lý các khoản thiếu hụt, mất mát hư hỏng các khoản nợ không đòi được và các khoản thiệt hại khác. + Giám sát việc chấp hành các chính sách nhà nước, giám sát, việc kiểm kê tài sản đúng luật theo đúng chủ trương và chế độ qui định. + Tham mưu cho ban giám đốc, chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của công ty. Đồng thời, báo cáo lên giám đốc kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính của công ty. Kế toán tổng hợp: + Trợ lý cho kế toán tổng hợp các số liệu, lập báo cáo tài chính háng tháng để trình lên kế toán trưởng. + Thống kê, phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh, theo dõi kiểm tra quyết toán các loại hoạt động sản xuất thu, danh thu, chi phí lãi lỗ. + Kiểm tra dữ liệu kế toán để in sổ cái hàng tháng tổ chức phối hợp với
- nhân viên kế toán khác trong phòng, để kiểm dò toàn bộ hệ thống tài khoản kế toán, trên sổ cái và cân đối số phát sinh kiểm dò các bút toán và điều chỉnh phát hiện có sai sót + Bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu, kế toán thống kê và cung cấp tài liệu cho các bộ phận có liên quan Kế toán viên: Có nhiệm vụ cụ thể, theo dõi chi tiết về tài sản cố định, vật tư hàng hóa và tình hình công nợ của công ty. Theo sự phân công của kế toán trưởng, lập kế hoạch tài chính tổ chức thanh toán kịp thời, đầy đủ trích lập và sử dụng các chế độ đúng mục đích. Thủ quỹ: quản lý thu chi tiền mặt và chịu sự giám sát của kế toán trưởng 1.7. Những thuận lợi và khó khăn tại công ty 1.7.1. Thuận lợi Chi nhánh Bến Tre được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo Tổng công ty và các công ty thành viên. Được các Sở, Ban ngành, đoàn thể tại địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để Chi nhánh hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nội bộ đoàn kết, nhân viên trẻ năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc, mong muốn góp sức vào sự phát triển của Chi nhánh và Tổng công ty. Tình hình thu tiền bán hàng từ các cửa hàng, đại lý tương đối tốt. Các cửa hàng, đại lý hợp tác tốt trong việc thu nộp doanh thu. Nhân viên Tài chính Chi nhánh luôn chấp hành tốt các hướng dẫn về hạch toán, chế độ báo cáo của Phòng Tài chính Tổng công ty, nhanh chóng bắt kịp những đổi thay và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. 1.7.2. Khó khăn Do nhân sự của Phòng tài chính thường xuyên thay đổi nên nhân viên tài chính chưa nắm bắt sâu về nghiệp vụ. Việc bổ sung thêm nhân viên mới nên chưa đáp ứng kịp tiến độ công việc như đã định.
- Do hệ thống phần mềm bán hàng chưa tập hợp được doanh thu bán hàng của bộ phận bán hàng trực tiếp nên vẫn còn gặp khó khăn trong việc tổng hợp doanh thu ở bộ phận này. Cơ sở vật chất tại Chi nhánh được trang bị tương đối hoàn chỉnh, không gian làm việc tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn do hệ thống máy tính hoạt động rất chậm nên chưa đáp ứng tốt được tiến độ công việc. Ý thức công việc của nhân viên các cửa hàng chưa cao. Các nhân viên của cửa hàng chưa mạnh dạn, linh động trong công việc trao đổi với cấp trên những bất cập, khó khăn trong công việc tại cửa hàng. Do trước đây còn thiếu nhân viên, phải kiêm nhiệm nên còn nhiều công việc tồn đọng trong quá trình giải quyết. Vì thế phần nào ảnh hưởng đến tiến trình hoàn thiện công tác tài chính hiện tại của Chi nhánh. 1.8. Phương hướng phát triển trong thời gian tới. Sắp tới đây Chi nhánh Bến Tre sẽ mở rộng phạm vi hoạt động về tất cả các vùng xa trong tỉnh. Mở rộng phạm vi phủ sóng ở những vùng xa. Mở các cửa hàng ở các vùng huyện để nhánh phân phối hàng. Chi nhánh đang duy trì mạng di động đứng toàn tỉnh, sóng đã phủ đến vùng sâu vùng xa của tỉnh. Kênh phân phối đã có 7 cửa hàng và 2 siêu thị phủ khắp toàn tỉnh, có 500 điểm và 300 CTV đảm bảo được việc cung cấp hàng hoá. Giá cước tốt nhất. Chăm sóc khách hàng được Tổng công ty đánh giá 1 trong 10 chi nhánh đứng đầu trong công tác chăm sóc khách hàng. CHƯƠNG 2 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG FPT MIỀN NAM CHI NHÁNH BẾN TRE QUÝ I NĂM 2011
- 2.1. Kế toán doanh thu bán hàng 2.1.1 Khái niệm Doanh thu bán hàng là giá trị sản phẩm hàng hoá, lao vụ hay dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán, đã cung cấp cho khách hàng. Giá trị của hàng hoá đã được thoả thuận ghi trong hợp đồng kinh tế về mua bán và cung cấp sản phẩm hàng hoá, lao vụ đã ghi trên hoá đơn bán hàng hoặc các chứng từ có liên quan đến việc bán hàng hoặc là sự thoả thuận về giá giữa người mua và người bán. Doanh thu bán hàng có thể thu được tiền ngay hay chưa là do sự thoả thuận về thanh toán hàng bán. Sau khi đơn vị đã cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ cho khách hàng. Doanh thu ở đơn vị gồm có : doanh thu bán hàng thành phẩm, doanh thu từ hoạt động cho thuê phòng, doanh thu ở quầy nhà hàng, doanh thu nhà hàng và doanh thu ở các bộ phận. 2.1.2 Tài khoản sử dụng và điều kiện ghi nhận doanh thu Kế toán sử dụng TK “doanh thu bán hàng” Ngoài kế toán còn sử dụng các tài khoản sau để hạch toán doanh thu bán hàng: TK 111: Tiền mặt (nếu khách hàng thanh toán bằng TGNH) TK 112: Tiền gửi ngân hàng (nếu khách hàng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng) TK 131: Phải thu khách hàng (nếu khách hàng nợ) TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp. - Điều kiện ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau: 1.Công ty đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua 2.Doanh nghiệp không còn nằm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
- 3.Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. 4.Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ việc bán hang 5.Xác định được chi phi liên quan đến giao dịch bán hang 2.1.3 Nội dung phản ánh 2.1.3.1 Chứng từ kế toán -Hóa đơn GTGT(Mẫu 01-GTGT-3LL) -Hóa đơn bán hàng thông thường -Các chứng từ khác có lien quan Kế toán phải lập hóa đơn bán hàng(mẫu hóa đơn không thuế GTGT số 01A-BH hoặc mẫu hóa đơn GTGT số 01-GTGT-3LL)và phiếu suất kho hàng hóa. Hóa đơn là căn cứ để người bán ghi sổ doanh thu và ghi sổ kế toán có liên quan,là chứng từ cho người mua vận chuyển hàng trên đường, lập phiếu nhập kho,thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ kế toán. Hóa đơn do người bán lập 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần) liên 1 lưu, liên 2 giao cho người mua làm chứng từ đi đường và ghi sổ kế toán đơn vị mua, liên 3 dùng cho người bán làm chứng từ thu tiền hoặc cuối ngày mang cùng tiền mặt hoặc séc làm thủ tục nhập quỹ và ghi sổ kế toán có liên quan (nếu đã thu tiền). Những hóa đơn đã thu bằng tiền mặt, người bán phải đóng dấu “đã thu tiền”vào hóa đơn. Kế toán có thể lập hóa đơn kiêm phiếu xuất kho khi bán thay cho hóa đơn nêu trên. Người bán lập 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần) sau đó chuyển cho chủ công ty kí tên và đóng dấu. 2.1.3.2 Phân loại doanh thu - Kết cấu tài khoản Đơn vị sử dụng tài khoản 511 để hạch toán doanh thu bán hàng Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp doanh thu bán hàng thực tế cùng với các tài khoản giảm trừ doanh thu. Từ đó xác định doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp.
- TK 511 - Kết chuyển khoản giảm giá hàng - Phản ánh tổng số doanh thu tiêu bán chiết khấu thương mại khi bán thụ trong kỳ. hàng và doanh thu bán hàng. - Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp Kết chuyển doanh thu về tiêu thụ trong kỳ Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và chi tiết làm 04 tài khoản cấp II: TK 5111 Doanh thu bán hàng hoá TK 5112 Doanh thu bán các thành phẩm TK 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 5114 Doanh thu trợ cấp giá TK 5117 Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư. TK 5118 Doanh thu khác. 2.1.4. Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế Căn cứ vào hoá đơn bán hàng kế toán ghi nhận doanh thu: Doanh thu tiêu thụ = Số lượng tiêu thụ x Đơn giá Căn cứ vào những chứng từ thu tiền hoặc chứng từ chấp nhận thanh toán người. Kế toán ghi: Nợ TK 111 Thanh toán tiền mặt Nợ TK 112 Thanh toán bằng chuyển khoản Nợ TK 131 Phải thu của khách hàng Có TK 511 Doanh thu bán hàng Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp ( 10% ) Ví dụ : Ngày 14/02/2011 theo hoá đơn bán hàng số 1337659 công ty có bán cho khách hàng 1000407100_00012_CTV-điểm bán CTV chưa cập nhật thông tin các loại hàng thẻ cào card điện tử và kit cộng tác viên. Hình thức thanh toán tiền mặt, với tổng số tiền chưa thuế là 1.040.909. Thuế GTGT là 10% Khi ghi nhận doanh thu, kế toán định khoản: Nợ TK 111 1.040.909
- Có TK 511 104.091 Có TK 3331 1.145.000 Ví dụ : Ngày 18/02/2011 công ty bán cho cửa hàng điện thoại di động Khánh Ngân Huyện Châu Thành 5 chiếc điện thoại NOKIA 6300 đơn giá 2.635.000đ/chiếc. VAT 10% hình thức thanh toán nợ. Khi ghi nhận doanh thu, kế toán định khoản: Nợ TK 131 14.492.500 Có TK 511 13.175.000 ( 2.635.000 x5) Có TK 3331 1.317.500 (13.175.000x 10%) Cuối quý 1 năm 2011 công ty xác định doanh thu là: 736.229.311.674đ. Kế toán định khoản Nợ TK 131 Phải thu khách hàng Có TK 511 Doanh thu bán hàng Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp Kế toán ghi: Nợ TK 111,112,131 809.852.242.841 Có TK 511 736.229.311.674 Có TK 3331 73.622.931.167 Doanh thu bán hàng là tổng số tiền bán hàng 809.852.242.841đ Ví dụ: Ngày 25/2/2011 công ty nhận được đơn đặt hàng của cửa hàng điện thoại di động Vĩnh Kim huyện Thạnh Phú mua 25 chiếc điện thoại cố định không dây đơn giá 300.000đ/chiếc hình thức thanh toán là nợ VAT 10%. Kế toán định khoản Nợ TK 131 8.250.000 Có TK 511 7.500.000 (25x 30.000) Có TK 3331 750.000 (7.500.000 x 10%) Khi thu tiền khách hàng bằng tiền mặt, kế toán ghi: Nợ TK 111 8.250.000 Có TK 131 8.250.000 Ví dụ: Ngày 15/3/2011 công ty bán cho cửa hàng điện thoại di động Xuân Liên F5 thị xã Bến Tre các mặt hàng: Sim đ/cái, card 30*20.000đ/cái, 10*100.000đ/cái VAT 10% cửa hàng thanh toán tiền mặt.
- Kế toán ghi: Nợ TK 111 4.335.000 Có TK 511 3.850.000 (50*45.000 + 30*20.000 + 10*100.000) Có TK 3331 385.000 Ví dụ: Ngày 15/7/2011 công ty bán cho cửa hàng Thành An phường Phú Khương 5 chiếc điện thoại di động SAMSUNG E250i đơn giá 1.740.000 đ/cái VAT 10% thu bằng tiền mặt. Kế toán ghi: Nợ TK 111 9.570.000 Có TK 511 8.700.000 (1.740.000 x 5) Có TK 3331 870.000 (8.700.000 x 10%) Cuối quý I năm 2011 số tiền mà công ty phải thu của khách hàng là: 809.852.242.841 đ. 2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu * Khái niệm: Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua, bán hàng. * Tài khoản sử dụng Đơn vị sử dụng tài khoản 521 chiết khấu thương mại TK 521 Số tiền chiết khấu thương mại Số tiến đã trả cho người mua Kết chuyển về TK 511 XĐQKD Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ
- TK 521 chiết khấu thương mại có 3 TK cấp 2 TK 5211: chiết khấu hàng hoá TK 5212: chiết khấu thành phẩm TK 5213: Chiết khấu dịch vụ * Phương pháp hạch toán Để phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, kế toán định khoản: Nợ TK 521 Chiết khấu thương mại Nợ TK 333 Thuế GTGT (nếu có) Có 111, 112, 131 Số tiền phải thu Nợ TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521 Chiết khấu thương mại Cụ thể trong tháng 2 năm 2011 công ty đã chiết khấu cho khách hàng quen và mua với số lượng lớn sim, card, và các phụ kiện trị giá chưa thuế 35.000.000đ VAT 10% công ty tiến hành chiết khấu 2% trên giá mua chưa thuế cho khách hàng và hình thức thanh toán tiền mặt. Kế toán định khoản Nợ TK 111 38.500.000 Có TK 511 35.000.000 Có TK 3.500.000 Do mua với số lượng lớn và là khách hàng quen công ty đã tiến hành chiết khấu cho khách hàng Kế toán định khoản Nợ TK 521 700.000 (35.000.000 x 2%) Nợ TK 3331 70.000 Có TK 111 770.000 Cuối kỳ kết chuyển về TK 511 để xác định kết quả kinh doanh Kế toán ghi Nợ TK 511 770.000 Có TK 521 770.000 Trong quý I/2011 các khoản giảm trừ của công ty là: 2.740.676.773 Nợ TK 511 736.229.311.674
- Có TK 521 2.740.676.773 2.2.1 Kế toán giảm giá hàng bán * Khái niệm Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận trong hoá đơn, vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn đã ghi trên hợp đồng. * Tài khoản sử dụng Đơn vị sử dụng tài khoản 532 giảm giá hàng bán Kết cấu tài khoản 532 TK 532 - Khoản giảm giá đã chấp nhận -Kết chuyển khoản giảm giá với người mua hàng bán về tài khoản 511 xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ * Phương pháp hạch toán Căn cứ vào chứng từ chấp nhận giảm giá cho khách hàng về số lượng đã bán, kế toán định khoản Nợ TK 532 Giảm giá hàng bán Nợ TK 333 Thuế GTGT (nếu có) Có TK 111, 112, 131 Số tiền giảm giá trả lại cho khách hàng Cuối kỳ kết chuyển về tài khoản 511 để xác định kết quả kinh doanh, kế toán định khoản. Nợ TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 532 Giảm giá hàng bán. 2.2.2. Kế toán hàng bán bị trả lại * Khái niệm
- Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện cam kết trong hợp đồng kinh tế: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại Doanh thu Số lượng hàng Đơn giá đã bán = x hàng bán bị trả lại bị trả lại ghi trên hoá đơn Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lí do hàng trả lại, số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại, kèm theo hoá đơn (nếu trả lại toàn bộ) hoặc bản sao hoá đơn (nếu trả lại một phần) và kèm theo chứng từ nhập lại kho của doanh nghiệp số hàng trên. * Tài khoản sử dụng Đơn vị sử dụng tài khoản 531 hàng bán bị trả lại Nội dung kết cấu tài khoản 531 TK 531 Giá trị sản phẩm, hàng hoá bị trả lại -Kết chuyển khoản 511 để xác định kết quả kinh doanh. TK 531 không có số dư cuối kỳ * Phương pháp hạch toán Phản ánh giá trị hàng bán bị trả lại, kế toán định khoản: Nợ TK 531 Hàng bán bị trả lại Nợ TK 333 Thuế GTGT Có TK 111,112,131 Số tiền trả lại cho khách Các khoản chi phí liên quan đến hàng bán bị trả lại ( nếu có ), kế toán định khoản: Nợ TK 641 Chi phí bán hàng Có TK 111 Tiền mặt Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng Có TK 141 Tạm ứng
- Phản ánh giá trị hàng hoá nhập lại kho, kế toán định khoản Nợ TK 155 Thành phẩm Có TK 632 Giá vốn Cuối kỳ kết chuyển về TK 511 để xác định kết quả kinh doanh, kế toán định khoản: Nợ TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 531 Hàng bán bị trả lại 2.3 Kế toán doanh thu thuần về bán hàng * Khái niệm: Doanh thu thuần là khoản doanh thu sau khi đã lấy doanh thu bán hàng trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu, thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán. * Công thức tính: Doanh thu Tổng doanh Chiết khấu Hàng hoá Giảm giá thuần về = thu bán - thương mại - bị trả - hàng bán bán hàng hàng lại * Phương pháp kế toán doanh thu thuần: - Kết chuyển các khoản chiết thương mại, hàng hoá bị trả lại, giảm giá hàng bán để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi: Nợ TK 511: doanh thu bán hàng Có TK 521: chiết khấu thương mại Có TK 531: hàng bán bị trả lại Có TK 532: giảm giá hàng bán - Sau khi xác định được doanh thu thuần, kế toán tiến hành kết chuyển Nợ TK 511: doanh thu thuần Có TK 911: xác định kết quả kinh doanh Trong quý I năm 2011 doanh thu thuần về bán hàng của Công ty là 733.488.634.901đ Kế toán kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 Nợ TK 511: 733.488.634.901
- Có TK 911: 733.488.634.901 2.4. Kế toán giá vốn hàng bán * Khái niệm Giá vốn hàng bán là giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ được xác định tiêu thụ hay cung cấp trong kỳ. * Nội dung: Khi xuất hàng bán cho khách hàng thì việc đầu tiên là kế toán phải xác định giá vốn hàng đã bán. Khi hợp đồng mua bán đã ký kết, đơn vị mua đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì sẽ tiến hành giao hàng Trong thực tế, giá trị của hàng hoá sẽ tính theo giá trị trên hoá đơn cộng với chi phí thu mua hàng hoá, phải mua ở đơn vị khác những chi phí như tiền vận chuyển, bốc dở, tiền tàu xe, chi phí được người mua xuất tiền ra để mua hàng hoá đó về sử dụng. * Chứng từ hạch toán Phiếu thủ kho, hoá đơn bán hàng, hoá đơn thuế GTGT, phiếu thu, phiếu chi * Tài khoản sử dụng: Đơn vị sử dụng TK 632 để hạch toán giá vốn hàng bán Tài khoản này có thể xác định giá vốn của hàng hoá dịch vụ trong kỳ. Nội dung và kết cấu của TK 632 TK 632 Tập hợp giá trị mua hàng hoá Trị giá mua hàng hoá đã bán bị Giá trị thực tế của dịch vụ để xác người mua trả lại định là tiêu thụ Kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ Tài khoản 632 là tài khoản không có số dư cuối kỳ * Phương pháp hạch toán Khi hợp đồng mua bán đã ký kết bên bán sẽ xuất những hoá đơn cho nhà khách, cuối cùng Nhà khách sẽ dựa vào giá trị trên hoá đơn cộng với chi phí thu
- mua hàng hoá để làm giá gốc của hàng hoá và tính tiền cho đơn vị bán hàng. Tiền mà Nhà khách thanh toán cho người bán chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt. Tài khoản sử dụng: đơn vị sử dụng tài khoản 632 hạch toán giá vốn Đầu kỳ công ty nhập hàng về nhập kho Kế toán định khoản Nợ TK 156 Hàng hoá Có TK 111,112 Số tiền Trong kỳ mua hàng hoá về nhập kho Kế toán định khoản Nợ TK 156 Hàng hoá Nợ TK 133 Thuế GTGT Có TK 111,112 Số tiền Có TK 331 Phải trả người bán VD: Ngày 1/1/2011 theo hoá đơn mua hàng số: 0084004 công ty nhập hàng là sim điện thoại từ Tổng công ty số tiền 122.563.000đ VAT 10% hình thức thanh toán nợ Kế toán định khoản: Nợ TK 156 122.563.000 Nợ TK 133 12.256.300 Có TK 331 134.819.300 Ví dụ: ngày 1/2/2011 công ty nhập 30 điện thoại NOKIA 3110 và 10 điện thoại cố định không dây tổng số tiền 78.000.000, VAT 10% hình thức thanh toán CK Kế toán định khoản: Nợ TK 156 78.000.000 Nợ TK 133 7.800.000 Có TK 112 78.800.000 Khi xuất kho hàng hoá bán kế toán định khoản Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán Có TK 156 Hàng hoá
- Chi phí nhân công trực tiếp để bán hàng hoá bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ Kế toán ghi: Nợ TK 632 481,063,774 Có TK 622 481,063,774 Chi phí sản xuất chung bao gồm: Lương nhân viên bảo vệ: BHXH, BHYT, KPCĐ Công cụ, dụng cụ, khấu hao tài sản cố định: * Cụ thể vào đầu quý I năm 2011 đơn vị đã nhập hàng điện thoại di động số tiền 343.497.162.901đ Kế toán định khoản Nợ TK 632 343.497.162.901 Có TK 154 343.497.162.901 2.5. Kế toán chi phí bán hàng * Khái niệm: Chi phí bán hàng là chi phí biểu hiện bằng tiền của lao động vật chất và lao động sống trực tiếp cho quá trình tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ Theo quy định của bộ tài chính, chi phí bán hàng gồm: tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói Khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu bao bì, hoa hồng, chi phí bán gắn liền với kho bảo quản sản phẩm hàng hoá, chi phí quảng cáo. * Nội dung Tại công ty chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng gồm các khoản tiền lương phải trả công nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm hàng hoá, vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ Bảo hiểm xã hội 15% Bảo hiểm y tế 2% Kinh phí công đoàn 2%
- Chi phí dụng cụ đồ dùng phục vụ cho việc bán hàng dụng cụ đo lường, bàn ghế, máy tính Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận bán hàng, chi phí thuê ngoài, sửa chữa tài sản cố định, chuyển hàng hoá đi tiêu thụ Chi phí khác bằng tiền, phát sinh trong khâu bán hàng, ngoài các chi phí kể trên như: chi phí tiếp tân ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm quảng cáo, chi phí hội nghị tiếp tân. * Chứng từ hạch toán Phiếu chi Hoá đơn tiền điện nước Uỷ nhiệm chi * Tài khoản sử dụng Đơn vị sử dụng tài khoản 641 để hạch toán chi phí bán hàng Dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp. Nội dung và kết cấu tài khoản 641 TK 641 Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh Kết chuyển chi phí bán kết chuyển trong kỳ trong kỳ hàng sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh Tài khoản 641 là tài khoản không có số dư cuối kỳ và chi tiết có 7 TK cấp 2 TK 6411 Chi phí nhân viên bán hàng TK 6412 Chi phí vật liệu bao bì TK 6413 Chi phí dụng cụ đồ dùng TK 6414 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6415 Chi phí bảo hành sản phẩm * Phương pháp hạch toán Đề tập hợp phí bán hàng kế toán ghi Nợ TK 641 Chi phí bán hàng
- Có TK 334 Tiền lương Có TK 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ Có TK 152 Nguyên vật liệu Có TK 153 Công cụ dụng cụ Có TK 214 Khấu hao tài sản cố định Có TK 142 Chi phí trả trước Cụ thể Cuối quý I năm 2011 kế toán ở công ty đã tập hợp được chi phí bán hàng với tổng số tiền là : 40.083.090.562 đồng. Trong đó bao gồm các chi phí sau: Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng: 3.172.425.452 đồng. Trích khấu hao TSCĐ: 7.850.456.281đồng. Chi phí bán hàng như: điện, nước, điện thoại, tiếp khách, phát sinh bằng tiền mặt: 8.560.230.560 đồng. Các khoản trích tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương nhân viên bán hàng là: 481,063,774 đồng. Các khoản phải trả trong việc bán hàng: 20.018.914.495 đồng. Kế toán định khoản Nợ TK 641 40.083.090.562 Có TK 334 3.172.425.452 Có TK 338 481.063.774 Có TK 214 7.850.456.281 Có TK 111 8.560.230.560 Có TK 331 20.018.914.495 Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng về TK 911 Kế toán định khoản Nợ TK 911 40.083.090.562 Có TK 641 40.083.090.562 Sơ đồ 111 334 641 911 Tiền lương Chi phí TL trả cho Cuối kỳ kết CNV bán hàng chuyển về TK 911 152,153
- Sơ đồ kế toán tổng hợp 334 641 911 40.083.090.562 3.172.425.452 338 481.063.774 214 7.850.456.281 111 8.560.230.560
- 40.083.090.562 40.083.090.562 2.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp * Khái niệm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là: chi phí biểu hiện bằng tiền của lao động vật hoá và lao động song dùng cho quá trình quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý chung khác liên quan đến hoạt động của nhà khách. * Nội dung: Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp gồm: tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho giám đốc, nhân viên các phòng ban và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ Chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. Chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. Các khoản chi phí về thuế: thuế nhà đất, các khoản chi phí và lệ phí khác
- Các chi phí thuộc quản lý chung của nhà khách ngoài các chi phí kể trên còn có chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, đi phép, dân quân tự vệ, đào tạo cán bộ, lãi vay vốn khi kinh doanh phải trả. * Chứng từ hạch toán: Hoá đơn GTGT Phiếu chi * TK sử dụng: Đơn vị sử dụng TK 642 để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. TK này dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp. Nội dung và kết cấu TK 642 TK 642 Tập hợp chi phí quản lý doanh Các khoản được phép giảm chi phí nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ quản lý, kết chuyển về TK 911 TK 642 là tài khoản không có số dư cuối kỳ TK 642 có các tài khoản cấp 2: TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp TK 6422: Chi phí vật liệu cho quản lý doanh nghiệp TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6425: Thuế, phí, lệ phí TK 6426: Chi phí dự phòng * Phương pháp hạch toán Kế toán hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 334 Tiền lương Có TK 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ Có TK 214 Trích khấu hao TSCĐ Có TK 331 Phải trả người bán
- Có TK 111, 112 Chi phí phát sinh bằng tiền VD: Tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp quý I năm 2011 là: 3.172.425.452 đồng Kế toán định khoản Nợ TK 642 3.172.425.452 Có TK 334 3.172.425.452 Trong năm 2010 trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của cán bộ quản lý Kế toán ghi Nợ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 338 Các khoản phải trả Tiền lương của cán bộ quản lý được trích như sau: 15% Bảo hiểm xã hội 2% Bảo hiểm y tế 2% kinh phí công đoàn VD: Mức lương chuẩn của nhân viên công ty là 650.000đ/tháng. Trong đó hệ số lương là 3.84, hệ số trách nhiệm là 0.5 Vậy tổng tiền là (3.84+0.5) x 650.000 = 2.821.000đ/tháng Kế toán định khoản Nợ TK 627 2.821.000 Có TK 334 2.821.000 Trích BHXH 15%: 2.821.000x15% = 423.150 đồng Kế toán định khoản Nợ TK 334 423.150 Có TK 338 (3383) 423.150 Trích BHYT 2%: 2.821.000 x 2% = 56.420đồng Kế toán định khoản Nợ TK 334 56.420 Có TK 338(3383) 56.420 Trích KPCĐ 2%: 2.821.000 x 2% = 56.420đồng
- Kế toán định khoản Nợ TK 334 56.420 Có TK 338(3383) 56.420 * Trong quý I/2011 phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định cho bộ phận quản lý của công ty là: Kế toán định khoản Nợ TK 642 7.850.456.281 Có TK 214 7.850.456.281 Chi phí tiền mặt: tiền điện, điện thoại, mực in, giấy A4, phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp quý 1 năm 2011 là: 8.560.230.560đồng Kế toán định khoản Nợ TK 642 8.560.230.560 Có TK 111 8.560.230.560 Vậy tổng chi phí quản lý doanh nghiệp ở công ty phát sinh quý 1 năm 2011 được kế toán phản ánh như sau: Kế toán định khoản Nợ TK 642 154.069.183.891 Có TK 331 41.055.883.015 Có TK 334 3.172.425.452 Có TK 338 481.063.774 Có TK 214 70.491.797.795 Có TK 111 38.868.013.855 Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp về TK 911 Nợ TK 911 154.069.183.891 Có TK 642 154.069.183.891 2.4.6. Sơ đồ kế toán tổng hợp Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 334 642 911 Tiền lương trả cho nhân viên Kết chuyển CP QLDN 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của bộ
- Sơ đồ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp 334 642 911 3.172.425.452 154.069.183.891 338 481.063.774 214 70.491.797.795 331 41.055.883.015 111 38.868.013.855
- 154.069.183.891 154.069.183.891 2.7 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính * Khái niệm Doanh thu hoạt động tài chính là khoản doanh thu từ tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho thuê tài chính, * Nội dung + Tài khoản sử dụng Kế toán doanh thu tài chính sử dụng TK 515 “doanh thu hoạt động tài chính” Kết cấu tài khoản 515 Kết chuyển doanh thu tài Tập hợp hợp doanh thu tài chính phát chính sang TK 911 để xác định kết sinh trong kỳ quả kinh doanh Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ + Phương pháp kế toán doanh thu hoạt động tài chính - Phản ánh các ghi nhận lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi cho thuê tài chính , kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính - Khi chiết khấu thanh toán được hưởng: số tiền chiết khấu do Công ty thanh toán, tiền mua hàng trước thời hạn được người bán chấp nhận, kế toán ghi: Nợ TK 331: Phải trả người bán Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
- - Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Trong quí I năm 2011 tại Công ty có phát sinh khoản doanh thu hoạt động tài chính với số tiền là 11.755.939.335 đ Kế toán ghi: Nợ TK 515: 11.755.939.335 Có TK 911: 11.755.939.335 2.8 Kế toán chi phí tài chính * Khái niệm Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí lãi thuê xe tài chính, * Tài khoản sử dụng Kế toán chi phí tài chính sử dụng TK 635 “Chi phí tài chính” 635 Tập hợp các khoản chi phí Kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính thực tế phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ * Phương pháp kế toán chi phí hoạt động tài chính Chi phí phát sinh phục vụ cho hoạt động thuê tài chính, hoạt động vay vốn, các khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng, kế toán ghi: Nợ TK 635: Chi phí tài chính Có TK 111,112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng * Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Quí I/2011, tại công ty có phát sinh các khoản chi phí tài chính là 18.681.790.684 đ. Nợ TK 635 : 18.681.790.684 Có TK 111 : 18.681.790.684
- 2.9 Kế toán thu nhập khác * Khái niệm: Thu nhập khác là khoản thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, từ tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, từ khoản nợ khó đòi đã xử lý, * Nội dung: + Tài khoản sử dụng - Kế toán sử dụng TK 711 “ Thu nhập khác”. + Phương pháp kế toán thu nhập khác - Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ thì các khoản doanh thu này được phản ánh vào khoản thu khác, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131, 138: Tổng giá thanh toán Có TK 711: Thu nhập khác Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra. - Phản ánh các khoản thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 711: Thu nhập khác - Các khoản thu từ khoản nợ khó đòi đã xử lý Kế toán căn cứ vào gái trị thực tế của khoản nợ khó thu hồi được để phản ánh: Nợ TK 111,112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 711: Thu nhập khác Đồng thời ghi vào bên có TK 004: nợ khó đòi đã xử ký Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác sang TK 911 để xác định lợi nhuận khác, kế toán ghi: Nợ TK 711: Thu nhập khác Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Trong quí I năm 2011, tại công ty có phát sinh khoản thu nhập khác là 5.420.127.078 đồng, kế toán ghi: Nợ TK 711: 5.420.127.078 Có TK 911: 5.420.127.078
- 2.10 Kế toán chi phí khác * Khái niệm Chi phí khác bao gồm các khoản chi như: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (nếu có), chi phí trừ tiền phạt do Công ty vi phạm hợp đồng kinh tế, trừ khoản bị phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi phí do kế toán bị nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán, * Nội dung + Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản TK 811 “Chi phí khác” + Phương pháp kế toán chi phí khác - Chi phí phát sinh cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 811: Chi phí khác Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112: Tổng giá thanh toán - Nếu TSCĐ đó còn phần giá trị còn lại thì kế toán ghi: Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (phần giá trị đã khấu hao) Nợ TK 811: Chi phí khác (phần giá trị còn lại) Có TK 211: TSCĐ hữu hình (nguyên giá) - Các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, kế toán ghi: Nợ TK 811: Chi phí khác Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác Cuối kỳ, kết chuyển các khoản chi phí khác sang TK 911 để xác định lợi nhuận khác, kế toán phản ánh: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 811: Chi phí khác Trong quí I năm 2011, tại công ty có phát sinh khoản chi phí khác với số tiền là 6.299.729.879đ kế toán ghi: Nợ TK 911: 6.299.729.879 Có TK 811: 6.299.729.879
- 2.11 Kế toán thuế TNDN 2.11.1. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số TNDN phải nộp hoặc thu hồi được tính trên thuế thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN hiện hành. Thuế GTGT là thuế gián thu được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ, đã phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Có 2 loại thuế GTGT: Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Khi công ty mua tài sản, hàng hoá, dịch vụ, hạch toán thuế GTGT đầu vào, khi bán hàng hoá, dịch vụ phải nộp hoá đơn thuế GTGT đầu ra. + Nếu kết quả kinh doanh > 0: doanh nghiệp lãi, kế toán ghi Nợ TK 911 Xác định kết quả kinh doanh Có TK 421 Lợi nhuận chưa phân phối + Nếu kết quả kinh doanh < 0: doanh nghiệp lỗ, kế toán ghi: Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 911 Xác định kết quả kinh doanh Tổng lợi nhuận Lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế = thuần từ + khác TNDN hoạt động kinh doanh (kết quả kinh doanh) * Theo báo cáo từ kết quả hoạt động kinh doanh quý I/2011 của công ty, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 188.913.346.198 đ. Tổng LN trước thuế = 188.913.346.198 + (879.602.819) = 188.033.743.379đ 2.11.2 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành sử dụng các tài khoản: TK 3334: Thuế TNDN TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành
- Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế Thuế suất thuế TNDN hiện hành (Lợi nhuận trước thuế) Khi bán hàng hoá, dịch vụ, khi viết hoá đơn bán hàng ghi rõ giá bán ( giá chưa thuế ), thuế GTGT phải nộp, tồng giá thanh toán và doanh thu bán hàng. Kế toán ghi Nợ TK 111,112,131 Tổng giá thanh toán Có TK 511 Doanh thu bán hàng Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp Cuối kỳ kế toán xác định số thuế GTGT khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ: Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ Kế toán định khoản: Nợ TK 3331 Thuế GTGT phải nộp Có TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Khi nộp thuế vào ngân sách nhà nước: Kế toán định khoản: Nợ TK 3331 Thuế GTGT phải nộp Có TK 111,112 Tổng số tiền nộp Nếu thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn thuế GTGT đầu vào thì nhà nước hoàn thuế Kế toán định khoản Nợ TK 111,112 Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 133 Thuế GTGT khấu trừ Trường hợp giảm thuế Nếu số giảm được khấu trừ vào số thuế phải nộp, kế toán ghi: Nếu TK 3331 Thuế GTGT phải nộp Có TK 711 Thu nhập khác Nếu phần thuế được nhà nước trả lại bằng tiền, kế toán ghi: Nợ TK 111,112 Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 711 Thu nhập khác
- Ví dụ: ngày 19/3/2011 công ty bán cho cửa hàng điện thoại Mỹ Tiên huyện xã Phước Long huyện Giồng Trôm 65 card điện thoại giá 50.000đ/card hình thức thanh toán tiền mặt. VAT 10%. Kế toán định khoản: Nợ TK 111 3.575.000 Có TK 511 3.250.000 (50.000 x 65) Có TK 3331 325.000 (3.250.000 x 10%) Ví dụ: ngày 28/7/2011 công ty bán cho khách hàng Võ Minh Trí Xã Châu Hoà huyện Giồng Trôm với nội dụng là cấp lại sim TT số tiền 17.273đ VAT 10% thu bằng tiền mặt. Kế toán định khoản Nợ TK 111 19.000 Có TK 511 17.273 Có TK 3331 1.727 Trong quí I năm 2011, thuế thu nhập doanh nghiệp là 188.033.743.379 x 20% = 37.606.748.676đ Kế toán phản ánh: Nợ TK 421: 37.606.748.676 Có TK 3334: 37.606.748.676 Dùng tiền mặt để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Nợ TK 3334: 37.606.748.676 Có TK 111: 37.606.748.676 Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN là 188.033.743.379 Thuế TNDN hiện hành là 37.606.748.676 Tổng doanh số chưa thuế quý I năm 2011 là: 188.033.743.379 đồng. Thuế GTGT 10% là 37.606.748.676 đồng. Số thuế GTGT kỳ trước chuyển sang 3.571.996.999 đồng. Vậy thuế GTGT phải nộp năm quyết toán: Tổng lợi nhuận sau thuế TNDN là: 188.033.743.379 – 37.606.748.676 - 3.571.996.999 = 147.090.729.970
- Kế toán ghi: Nợ TK 133 147.090.729.970 Có TK 3331 147.090.729.970 2.12 Kế toán xác định kết quả kinh doanh * Khái niệm Kết quả kinh doanh là kết quả sau cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác trong kỳ kế toán; kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. * Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” TK 911 - Giá vốn hàng bán -Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Chi phí tài chính -Lỗ từ hoạt động kinh - Chi phí bán hàng doanh - Chi phí quản lý -Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ + Cách xác định kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh của một Công ty bao gồm: kết quả kinh doanh của hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động khác. - Kết quả kinh doanh của hoạt động kinh doanh được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh và được xác định bằng công thức: Lợi Doanh Giá Doanh thu Chi phí Chi Chi nhuận = thu - vốn + thuần - hoạt - phí - phí thuần thuần hàng hoạt động động bán quản bán tài chính tài chính hàng lý - Kết quả của hoạt động khác được xác định như sau:
- Lợi nhuận khác = Doanh thu khác - Chi phí khác Tại Công ty: kết quả kinh doanh được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh hay là tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty. Tổng lợi Doanh thu thuần Giá Chi phí Chi Chi nhuận = bán hàng - vốn - hoạt - phí - phí kế toán và cung cấp hàng động bán quản trư ớc thuế dịch vụ bán tài chính hàng lý Trong đó: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ chính là doanh thu từ các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty. + Phương pháp hạch toán xác định kết quả kinh doanh - Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu, ghi: Nợ TK 511 : Doanh thu thuần Có TK 521 : Chiết khấu thương mại Có TK 531 : Hàng bán bị trả lại Có TK 532 : Giảm giá hàng bán - Kết chuyển doanh thu, thu nhập thuần, ghi: Nợ TK 511 : Doanh thu thuần bán hàng Nợ TK 515 : Doanh thu tài chính thuần Nợ TK 711 : Thu nhập thuần Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh. - Kết chuyển các khoản chi phí phát sinh, ghi : Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 : Giá vốn hàng bán Có TK 635 : Chi phí tài chính Có TK 641 : Chi phí bán hàng Có TK 642 : Chi phí quản lý Có TK 811 : Chi phí khác
- Có TK 8211 : Chi phí thuế TNDN hiện hành. - Xác định kết quả kinh doanh: Nếu kết quả kinh doanh > 0 : Công ty lãi, hạch toán như sau Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh Có TK 421 : Lợi nhuận chưa phân phối Nếu kết quả kinh doanh < 0 : Công ty lỗ, hạch toán như sau Nợ TK 421 Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 911 Xác định kết quả kinh doanh Sơ đô kế toán xác định kết quả kinh doanh TK 632 TK 911 TK 511, 512 Kết chuyển giá vốn hàng bán kết chuyển doanh thu thuần TK 641, 642 Kết chuyển chi phí bán hàng Chi phí quản lý Công ty TK 515 TK 635 Kết chuyển chi phí tài chính Kết chuyển doanh thu Hoạt động tài chính TK 811 TK 711 Kết chuyển chi phí khác Kết chuyển thu nhập khác TK 821 TK 821 Chi phí thu nhập Công ty (Hoặc thu nhập thuế TNDN) TK 421 TK 421 Lãi Lỗ
- VD: Trong quý I năm 2011 tại Công ty có phát sinh các khoản như sau: -Tổng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (511) là: 736.229.311.674đ - Doanh thu từ hoạt động tài chính (515) là: 11.755.939.3351đ - Thu nhập khác (711) là: 5.420.127.078đ - Giá vốn hàng bán (632) là: 343.497.162.901đ - Chi phí tài chính (635) là: 18.681.790.684đ - Chi phí bán hàng (641) là: 40.083.090.562đ - Chi phí quản lý doanh nghiệp (642) là: 154.069.183.891đ - Chi phí khác (811) là: 6.299.729.897đ Kế toán ghi nhận theo trình tự sau: - Kết chuyển doanh thu thuần, doanh thu thu hoạt động tài chính thu nhập khác: Nợ TK 511 736.229.311.674 Nợ TK 515 11.755.939.3351 Nợ TK 711 5.420.127.078 Có TK 911 859.208.832.103 - Kết chuyển số chi phí Nợ TK 911 562.630.957.935 Có TK 632 343.497.162.901 Có TK 641 40.083.090.562 Có TK 642 154.069.183.891 Có TK 635 18.681.790.684
- Có TK 811 6.299.729.897 Vậy kết quả kinh doanh là 859.208.832.103 - 562.630.957.935 = 296.577.874.168 đ - Kết chuyển lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Nợ TK 911 296.577.874.168 Có TK 421 296.577.874.168 Vậy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp quí I lời là 296.577.874.168 đồng SƠ ĐỒ KẾT CHUYỂN KẾT QUẢ KINH DOANH TK 632 TK 911 TK 511 343.497.162.901 736.229.311.674 TK 515 TK 641 40.083.090.562 11.755.939.3351 TK 711 TK 642 154.069.183.891 5.420.127.078 TK 635 18.681.790.684 TK 811 6.299.729.897 TK 515 TK 421
- 11.755.939.3351 296.577.874.168 CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT & KIẾN NGHỊ: 3.1/ Nhận Xét: Qua ban tháng thực tập tại công ty em đã học hỏi và tiếp thu được phần nào về hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế và với năng lực vừa học vừa tìm hiểu để nâng cao kiến thức mà em đã học ở trường. Do trình độ nghiệp vụ còn non kém, em có vài ý kiến nhận xét để công ty tham khảo, nếu có gì sai xót mong sự góp ý thông cảm của Ban Giám Đốc cũng như các anh chị phòng kế toán của công ty. Trong thời gian thực tập em thấy công ty luôn luôn tạo được uy tín nơi khách hàng. Ban giám đốc có trình độ quản lý cao, nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao và luôn hoàn thành tốt sổ sách, chứng từ. Tuy hạch toán theo phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng. Quá trình hoạt động kinh doanh của công ty luôn đạt hiệu quả cao, cụ thể là lợi nhuận của mỗi kỳ, mỗi quý có tiến bộ. Qua đó cho thấy công ty luôn chú trọng vào ngành nghề kinh doanh của mình, khẳng định sự đứng vững của mình trên thương trường, uy tín của mình nơi khách hàng Hơn nữa công việc ghi chép sổ sách kế toán một cách chi tiết, rõ ràng theo từng nghiệp vụ với số liệu phát sinh của từng tài khoản. Đồng thời công ty thực
- hiện đúng những quy định và biểu mẫu chứng từ do bộ tài chính ban hành Do đó, công ty đã tạo không ít những thuận lợi bước đầu cho em trong việc đi sâu tìm hiểu về nghiệp vụ của mình. 3.2/ Kiến Nghị: Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH viễn thông FPT Miền Nam chi nhánh Bến Tre, em đã tìm hiểu phần nào về hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó, em xin có một vài kiến nghị đến ban lãnh đạo công ty như sau: Tăng cường thu hồi các khoản phải thu, các khoản nợ khó đòi tạo sự luân chuyển về vốn mà không bị chiếm dụng. Ngoài ra còn thực hiện một số chiến lược thu hút khách hàng như : cho khách hàng hưởng chiết khấu thương mại khi mua hàng với số lượng lớn, cho hưởng chiết khấu thanh toán cho các khách hàng khi thanh toán trước hợp đồng, quà tặng Với thời gian thực tập ngắn ngủi và kiến thức còn hạn hẹp nên ý kiến của em xuất phát từ ý kiến chủ quan của bản than còn thiếu nhiều kinh nghiệm nên em không tránh khỏi sai sót, kính mong Ban Giám Đốc công ty, Anh chị phòng kế toán và quý thầy Cô thông cảm và đóng góp ý kiến. Em xin chân thành cảm ơn !
- Kết Luận _ Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế hiện nay Công ty TNHH viễn thông FPT Miền Nam Chi nhánh Bến Tre luôn không ngừng phấn đấu nổ lực phát triển mạnh mẽ hơn để khẳng định vị trí vững chắc của mình trên thị trường hiện nay _ Nhìn chung, Công ty TNHH viễn thông FPT Miền Nam Chi nhánh Bến Tre đã hoàn thành những gì đã đề ra khi thành lập. Chắc chắn công ty sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thị trường và kinh doanh đạt hiệu quả ngày càng cao trong tương lai. _Em chân thành biết ơn sâu sắc quý Thầy Cô Trường Cao Đẳng Bến Tre cùng ban Giám Đốc và trình độ hiểu biết còn hạn chế, nên không tránh khỏi những sai xót, mong Ban Giám Đốc, phòng kế toán và thầy cô thông cảm cho em và đóng góp ý kiến cho em. Từ đó làm tiền đề cho em đúc kết kinh nghiệm và làm hành trang bước vào nghề. Em xin cảm ơn các anh chị phòng kế toán công ty TNHH viễn thông FPT miền nam chi nhánh Bến Tre đã giúp em hoàn thành bài thực tập này.
- Hết MỤC LỤC Lời cảm ơn Nhận xét của đơn vị thực tập Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Lời mở đầu CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG FPT MIỀN NAM - CHI NHÁNH BẾN TRE 1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty TNHH viễn thông FPT Bến Tre. 1 1.2 Nhiệm vụ và chức năng 1 1.2.1 Nhiệm vụ 1 1.2.2 Chức năng 2
- 1.3 Quy mô sản xuất và đặc điểm kinh doanh của công ty viễn thông FPT Bến Tre 2 1.4 Những thuận lợi và khó khăn 3 1.4.1 Thuận lợi 3 1.4.2 Khó khăn 3 1.5 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 4 1.5.1 Sơ đồ tổ chức quản lý 4 1.5.2 Các phòng ban và chức năng 4 1.5.3. Hình thức sử dụng kế toán 6 1.6 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 7 1.6.1 Sơ đồ tổ chức 7 1.6.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán: 8 1.7. Những thuận lợi và khó khăn tại công ty 9 1.7.1. Thuận lợi 9 1.7.2. Khó khăn 9 1.8. Phương hướng phát triển trong thời gian tới. 10 CHƯƠNG 2 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH VIỄN THÔNG FPT MIỀN NAM CHI NHÁNH BẾN TRE QUÝ I NĂM 2011 2.1. Kế toán doanh thu bán hàng 11 2.1.1 Khái niệm 11 2.1.2 Tài khoản sử dụng và điều kiện ghi nhận doanh thu 11 2.1.3 Nội dung phản ánh 12 2.1.4. Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế 13 2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 15 2.2.1 Kế toán giảm giá hàng bán 17 2.2.2. Kế toán hàng bán bị trả lại 17 2.3 Kế toán doanh thu thuần về bán hàng 19 2.4. Kế toán giá vốn hàng bán 20
- 2.5. Kế toán chi phí bán hàng 22 2.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 26 2.7 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 31 2.8 Kế toán chi phí tài chính 32 2.9 Kế toán thu nhập khác 33 2.10 Kế toán chi phí khác 34 2.11 Kế toán thuế TNDN 35 2.11.1. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN 35 2.11.2 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: 35 2.12 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 38 CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT & KIẾN NGHỊ: 3.1/ Nhận Xét: 43 3.2/ Kiến Nghị: 44