Khóa luận Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố - Đoàn Thị Tuyết Ánh

doc 168 trang huongle 2380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố - Đoàn Thị Tuyết Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa_luan_bao_tang_hai_phong_trong_phat_trien_du_lich_thanh.doc

Nội dung text: Khóa luận Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố - Đoàn Thị Tuyết Ánh

  1. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã từng bước vươn lên góp phần xứng đáng trong tăng trưởng kinh tế hàng năm và có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Nếu như tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo, tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính đa dạng, phong phú, độc đáo, tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó. Đây là cơ sở tạo nên các loại hình du lịch văn hoá phong phú. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, truyền thống yêu nước, đoàn kết để tạo nên sức mạnh chống lại sự hà khắc của thiên nhiên, chống lại áp bức bóc lột, chống giặc ngoại xâm luôn luôn gắn liền với truyền thống hiếu học, sáng tạo trong văn hóa, trong nghệ thuật và trong giao tiếp ứng xử. Bằng chứng chứng minh cho đặc trưng cho văn hóa dân tộc, cho các truyền thống lịch sử - văn hóa nói trên, chính là hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, các tài liệu, hiện vật bảo tàng và hệ thống các bảo tàng Việt Nam. Bảo tàng như một chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, một phần của ký ức, giúp cho những người đương đại có thể tiếp cận hiểu rõ hơn được các giai đoạn lịch sử của dân tộc, nhận thức được xã hội và văn hóa thời quá khứ. Xét dưới góc độ bảo tàng học thì chúng là những biểu hiện cụ thể và dễ nhận biết về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hải Phòng là một thành phố trực thuộc Trung ương, có cảng Hải Phòng cùng các khu phố rực sắc hoa phượng đỏ, sầm uất và vùng ngoại thành còn nhiều nét dân dã. Toàn bộ thành phố Hải Phòng vốn là phần đất của vùng ven Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 1
  2. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố biển thuộc trấn Hải Dương - Xứ Đông có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, có tiềm năng du lịch và là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam. Các giá trị lịch sử - văn hóa đó của Hải Phòng ngoài việc được giới thiệu qua các trang sách, các thước phim; còn được phản ánh khá đậm nét trong ba bảo tàng lớn đặt tại thành phố là: Bảo tàng Hải Phòng, Bảo tàng Quân Khu Ba và Bảo tàng Hải Quân. Các bảo tàng này có tiềm năng rất lớn không những góp phần phát triển du lịch của thành phố, mà còn góp phần giáo dục, khích lệ thế hệ trẻ góp sức mình nối tiếp cha ông vào công cuộc xây dựng đất nước nói chung và thành phố nói riêng. Tuy nhiên, các bảo tàng này đến nay vẫn chưa được khai thác hết hiệu quả. Do vậy cần phải có những phương hướng và giải pháp phù hợp để khai thác nguồn tài nguyên đặc biệt này cho phát triển du lịch Hải Phòng một cách toàn diện và sâu sắc. Là sinh viên của ngành Văn hóa Du lịch, em cảm thấy tự hào khi mình được học và tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, về truyền thống lịch sử đánh giặc giữ nước của ông cha ta và các bậc đàn anh đi trước, vì nhờ sự hy sinh anh dũng và lòng quả cảm của họ đã đem lại cuộc sống yên bình cho chúng em ngày hôm nay. Bằng tình cảm “uống nước nhớ nguồn” thế hệ chúng em - những người nối tiếp trang sử vẻ vang đó - mong muốn được duy trì bảo tồn và phát triển các tinh hoa văn hóa của dân tộc để giới thiệu với mọi người và bạn bè trên thế giới những tinh hoa đó. Chính vì những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố” làm khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Cung cấp những cứ liệu khoa học về thực trạng các khai thác các hoạt động của Bảo tàng Hải Phòng, nhất là việc phục vụ du lịch. Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 2
  3. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố 3. Nhiệm vụ của đề tài - Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Bảo tàng Hải Phòng; vai trò của Bảo tàng với phát triển du lịch. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao các hoạt động của Bảo tàng Hải Phòng hiện nay, trong việc tìm hiểu lịch sử, giáo dục truyền thống, định hướng vào việc phát triển du lịch. 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của Khóa luận là toàn bộ các nội dung hoạt động của Bảo tàng Hải Phòng, tại số 65 Điện Biên Phủ, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian nghiên cứu chính của Khóa luận là Bảo tàng Hải Phòng. Ngoài ra, tác giả Khóa luận còn đến Bảo tàng Hải Quân, Bảo tàng Quân khu 3 để có thêm thông tin tư liệu. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: khảo sát thực địa (quan sát, ghi chép, phỏng vấn, chụp ảnh ) để thu thập tài liệu: - Khóa luận dùng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp xã hội học (tiến hành lấy ý kiến của 100 học sinh, sinh viên các trường Trung học cơ sở, Phổ thông trung học, Cao đẳng và Đại học để biết được nhu cầu tham quan bảo tàng và những điều họ cần ở Bảo tàng. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu phụ lục, Khóa luận có kết cấu 3 chương: Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 3
  4. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo tàng và xu hướng phát triển của bảo tàng hiện nay. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển bảo tàng Thành phố Hải Phòng. Chương 3: Đề xuất một vài giải pháp khai thác có hiệu quả bảo tàng Hải Phòng với hoạt động du lịch thành phố. Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 4
  5. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VAI TRÒ CỦA BẢO TÀNG VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HIỆN NAY 1.1. BẢO TÀNG 1. 1. 1. Khái niệm Bảo tàng Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về bảo tàng: Trong Điều 2, phần 1 của Quy chế của ICOM (Hội đồng Bảo tàng thế giới), Bảo tàng được định nghĩa như sau: Bảo tàng là một tổ chức (cơ quan) không có lợi nhuận, tồn tại lâu dài để phục vụ cho sự phát triển của xã hội, mở rộng đón nhận công chúng. Bảo tàng thu nhận, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày và tuyên truyền nhằm mục đích giáo dục, học tập và thưởng thức. Bảo tàng là một bằng chứng vật chất xác thực về con người và môi trường xung quanh con người. Định nghĩa này có thể thích ứng với mọi bảo tàng không tính đến giới hạn tính chất của cơ quan lãnh đạo bảo tàng, đặc điểm vùng lãnh thổ, cơ cấu mang tính chức năng hoặc phương hướng của các sưu tập hiện vật của mỗi bảo tàng. Cùng với các cơ quan được chỉ định rõ là “các bảo tàng”, định nghĩa này có mục đích chỉ cả các cơ quan có những đặc tính sau đây giống như những đặc tính của “bảo tàng”: - Các công trình và địa điểm tự nhiên, địa điểm khảo cổ học và dân tộc học của một bảo tàng tự nhiên, có nhiệm vụ thu nhận, bảo quản và tuyên truyền các nhân chứng vất chất về con người và môi trường xung quanh con người. Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 5
  6. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố - Các cơ quan lưu giữ và trưng bày mẫu thực vật, động vật sống, chẳng hạn các khu vườn thực vật và vườn thú, khu thủy sinh hay các khu nuôi dưỡng thú tự nhiên khác. - Các trung tâm khoa học và mô hình vũ trụ. - Các học viện bảo quản và Gallery trưng bày cố định do các thư viện và trung tâm lưu trữ quản lý. - Các khu bảo tồn tự nhiên. - Các cơ quan khác như Ủy ban điều hành, sau khi Ban cố vấn thông báo kết quả xem xét, được công nhận có một số hoặc tất cả các đặc trưng của một bảo tàng, hoặc có sự hỗ trợ cho các bảo tàng và cán bộ bảo tàng qua các hoạt động nghiên cứu, giáo dục hoặc đào tạo chuyên ngành bảo tàng học. Định nghĩa của Liên hiệp Hội Bảo tàng Anh (The Museum Association United Kingdom): Bảo tàng là một cơ quan thu nhận, lập hồ sơ ( tư liệu), bảo tồn, trưng bày và giới thiệu những bằng chứng vật chất và những thông tin đi kèm với nó vì lợi ích của xã hội. Định nghĩa của Hiệp hội các Bảo tàng Mỹ (The American Association ò Museums): Bảo tàng là một cơ quan thành lập hợp thức, hoạt động lâu dài và không có lợi nhuận, không chỉ nhằm mục đích thực hiện các trưng bày đương đại, được miễn thuế thu nhập quốc gia và liên bang, mở cửa đón công chúng. Có mục đích bảo quản và bảo tồn nghiên cứu, giới thiệu, tập hợp và trưng bày có hướng dẫn phục vụ cho nhu cầu thưởng thức của người xem. Những hiện vật trưng bày phải có giá trị văn hoá và giáo dục, bao gồm những tác phẩm nghệ thuật, những công trình khoa học (cả hiện vật gốc và những vật vô tri vô giác), những hiện vật lịch sử và những hiện vật khoa học ứng dụng. Do vậy các bảo tàng sẽ bao gồm cả những khu vườn thực vật, những sở thú, Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 6
  7. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố những khu thuỷ sinh, các cung thiên văn, những di tích, và những toà nhà lịch sử hay lịch sử xã hội đáp ứng được những nhu cầu vừa đưa ra ở trên. Ở Việt Nam hiện nay, bảo tàng được hiểu như sau: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Bảo tàng là cơ quan sưu tầm, lưu giữ, trưng bày tài liệu hiện vật, di tích về lịch sử tự nhiên, văn hóa vật chất và tinh thần của một tộc người, một đất nước, một ngành, một thời đại để mọi người hiểu và để giáo dục truyền thống. Bảo tàng là một thiết chế văn hoá có chức năng nghiên cứu và giáo dục khoa học thông qua hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền phát huy các di sản lịch sử - văn hoá và thiên nhiên phù hợp với loại hình tính chất và nội dung của bảo tàng. Trong cuốn “Tìm hiểu quy định pháp luật về Di sản và Văn hoá” thì bảo tàng được định nghĩa là “nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân” 1.1.2. Phân loại bảo tàng 1.1.2.1. Phân loại theo các sưu tập - Các bảo tàng tổng hợp (General museums) - Các bảo tàng chuyên ngành như Bảo tàng Khảo cổ học (Arrchaeology museums), Bảo tàng nghệ thuật (Art museums), Bảo tàng Lịch sử xã hội (History museums), Bảo tàng Dân tộc học (Ethnography museums), Các bảo tàng quân đội (Military museums) v. v 1.1.2.2. Phân loại theo đối tượng chủ quản - Các bảo tàng trung ương (Government museums) - Các bảo tàng địa phương (Municipal museums) - Các bảo tàng của trường đại học (University museums) Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 7
  8. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố - Các bảo tàng quân đoàn (Army musems) - Các bảo tàng tư nhân hoặc hoạt động độc lập (Independent or ptivate museums) - Các bảo tàng của các cơ quan thương mại (Commercial company museums) 1.1.2.3. Phân loại theo phạm vi mà bảo tàng bao quát - Các bảo tàng quốc gia (National museums) - Các bảo tàng vùng (Regional museums) - Các bảo tàng địa phương (Local museums) 1.1.2.4.Phân loại theo đối tượng khách tham quan bảo tàng - Các bảo tàng giáo dục (Educational museums) - Các bảo tàng chuyên ngành (Specialist museums) - Các bảo tàng phục vụ khách tham quan nói chung (General public museums) 1.1.2.5. Phân loại theo các phương pháp trưng bày sưu tập của bảo tàng - Các bảo tàng truyền thống (Traditional museums) - Các bảo tàng ngoài trời (Open – air museums) - Các bảo tàng là các toà nhà, các di tích lịch sử (Historic house museums) Trong cuốn “Tìm hiểu quy định về pháp luật di sản văn hoá” trang 30, Bảo tàng Việt Nam bao gồm: - Bảo tàng quốc gia là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có gá trị tiêu biểu trong phạm vi cả nước. - Bảo tàng chuyên ngành là nơi bảo quản và trưng bầy các sưu tập có giá trị tiêu biểu về một chuyên ngành. Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 8
  9. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố - Bảo tàng cấp tỉnh là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có gá trị tiêu biểu ở địa phương. Bảo tàng tư nhân là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về một hoặc nhiều chủ đề 1.2. BẢO TÀNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Sự ra đời của bảo tàng là một tất yếu, nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của xã hội. Trong các chế độ chính trị xã hội khác nhau bảo tàng vẫn luôn là một trong những cơ quan nghiên cứu khoa học và phổ biến tri thức, giá trị văn hoá, thẩm mỹ, đạo đức của con người và tiến hoá của tự nhiên. Con người đến với bảo tàng là để nâng cao kiến thức phổ thông, nghiên cứu khoa học hay chỉ vì mục đích giải trí, nhưng tất cả đều là tìm về quá khứ, tự hào về lịch sử dân tộc, về tâm hồn, tình cảm, cốt cách của người Việt Nam. Song không chỉ thoả mãn nhu cầu nhiều mặt của nhân dân, bảo tàng còn là một trong những tài nguyên nhân văn quan trọng cho phát triển du lịch. Nhiều bảo tàng đã và đang được khai thác cho hoạt động du lịch và nhiều công ty du lịch đã không bỏ qua nguồn tài nguyên này. Ta có thể xét mối quan hệ giữa du lịch với bảo tàng thông qua các bộ sưu tập hiện vật và những giá trị mà bảo tàng chứa trong đó. Đó là những di sản văn hoá, chúng tạo nên một động lực thúc đẩy quan trọng của du lịch. Để làm vui lòng du khách người ta có thể làm để bán hoặc làm để kỷ niệm những mặt hàng mô phỏng lại hiện vật. Theo công bố khảo sát của hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) có 31% số người được hỏi chọn Việt Nam làm điểm đến kế tiếp trong vòng 2 năm tới, tăng 7 % so với năm 2006. 5 lý do chính để du khách đến Việt Nam chính là giá hàng hoá và dịch vụ thấp (49%), phong cảnh thiên nhiên đẹp (44%), văn hoá Việt Nam (41%), du lịch mạo hiểm (38%) và con người thân thiện (35%). Đây chính là nguồn khách dồi dào của du lịch Việt Nam. Và gần đây, ngành du lịch mới đưa ra mẫu biểu trưng và khẩu ngữ mới: Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 9
  10. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn”. Với thông điệp này, những người làm du lịch đang cố gắng đưa hình ảnh của Việt nam ra với thế giới bằng những vẻ đẹp văn hóa riêng của Việt Nam, trong đó không chỉ có thiên nhiên cảnh đẹp tạo hoá ban tặng mà còn là những nét đẹp truyền thống, những di sản văn hoá có giá trị lớn. Và trợ thủ đắc lực để hoạt động này đạt được thành công chính là bảo tàng. Nhưng hoạt động du lịch có tác động đa chiều đến bảo tàng. Thông qua du lịch bảo tàng sẽ được biết đến nhiều hơn, sức lan toả rộng hơn, có khả năng mở ra một môi trường hoạt động đầy tiềm năng. Mặc dù vậy, cũng không tránh khỏi những khó khăn mà môi trường du lịch tạo ra khiến cho cả du lịch và bảo tàng cần phải có những bước đi thật vững chắc. Do vậy, cần có sự kết hợp, quản lý khoa học thì hai hoạt động này sẽ hỗ trợ tốt cho nhau cùng phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cộng đồng. 1.2.1. Tầm quan trọng của bảo tàng đối với việc phát triển du lịch ở địa phương Bảo tàng ở các địa phương là loại bảo tàng mang tính tổng hợp, song “chất lịch sử” và “chất văn hóa” vẫn đậm đặc hơn, là biểu hiện tập trung của văn hoá. Văn hoá là một nội dung đặc trưng của sản phẩm du lịch. Như vậy có thể thấy, bảo tàng là một thành tố cơ bản và độc đáo tạo nên sản phẩm du lịch và tạo nên sức hấp dẫn trong du lịch. Trong dòng chảy của sự phát triển kinh tế, xã hội thời kỳ đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều giá trị lịch sử - văn hoá có nguy cơ bị “cào bằng”, trong cuộc sống kinh tế hàng hoá, trong lối sống thực dụng không ít nền văn minh công nghiệp đem lại mà dễ quên đi các giá trị văn hoá dân tộc tạo nên nền tảng cho sự phát triển hôm nay, đang được trân trọng, gìn giữ tại các bảo tàng. Mặt khác trong thời đại ngày nay, đa số giới trẻ đã biết chuẩn bị cho tương lai của mình bằng cách sử dụng thời gian rỗi vào việc học tập để Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 10
  11. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố nâng cao hiểu biết và hoạt động sáng tạo. Vì vậy, việc kết hợp tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên là một giải pháp lý tưởng cho khách du lịch nhằm xoá đi những thiếu hụt về mặt dịch vụ và bổ sung nhu cầu của khách so với việc khai thác tài nguyên du lịch đơn lẻ. Các tài nguyên du lịch văn hoá, trong đó bảo tàng được coi là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn độc đáo, đây là cơ sở góp phần tạo nên loại hình du lịch văn hoá phong phú. Trong lịch sử, ông cha ta có một thiết chế văn hoá là cái đình làng, thiết chế này tồn tại hàng trăm năm, mọi hoạt động văn hoá làng xã đều diễn ra ở đó, có sức hấp dẫn và thu hút đông đảo nhân dân địa phương và các vùng lân cận. Bảo tàng là một thiết chế văn hoá tham gia vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mà cái bản sắc văn hoá dân tộc ấy được vật chất hoá qua các sưu tập hiện vật. Những giá trị vật chất (văn hoá vật thể) được bảo tàng bảo quản, gìn giữ qua nhiều thế hệ và thực sự trở thành di sản văn hoá vô giá. Hơn nữa nhận thức văn hoá còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách. Như vậy, xét dưới góc độ thị trường thì các giá trị văn hoá chứa đựng trong các bảo tàng vừa là yếu tố cung vừa là yếu tố cầu của hệ thống du lịch. Tầm tác động, ảnh hưởng và sức hấp dẫn của các bảo tàng phụ thuộc nhiều vào qui mô, bản sắc và cá tính của mỗi bảo tàng. Một bảo tàng có quy mô lớn cùng với sưu tập độc đáo, điển hình, các loại hình dịch vụ phong phú được đánh giá có sức hấp dẫn, lôi cuốn không chỉ khách du lịch trong nước mà còn thu hút một lượng khách quốc tế đông đảo. Bảo tàng Cách mạng Việt nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, là địa chỉ thu hút rất nhều khách tham quan và là đối tượng hấp dẫn cho các công ty du lịch khai thác. Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 11
  12. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố 1.2.2. Tác động của hoạt động du lịch với bảo tàng Bảo tàng không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân dân mà còn là nguồn tài nguyên du lịch có thể khai thác tạo nên những sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, giàu bản sắc văn hoá. Song hoạt động du lịch vừa có tác động tích cực, vừa tiêu cực tới bảo tàng. 1.2.2.1. Tác động tích cực Một trong những ỹ nghĩa của du lịch là góp phần giáo dục con người ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh, gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống. Nhu cầu nâng cao nhận thức văn hoá trong chuyến đi của du khách thúc đẩy nhà cung ứng sản phẩm du lịch quan tâm đến việc khai thác có hiệu qủa các tài nguyên du lịch nhân văn, trong đó có các nhà bảo tàng để thu hút du khách. Du lịch là phương tiện quảng bá tốt nhất hình ảnh và danh tiếng của bảo tàng đến với công chúng. Và hình thức quảng bá hữu hiệu nhất là quảng cáo qua truyền miệng của du khách. Một du khách cảm thấy thoả mãn khi tham quan bảo tàng sẽ giúp ích rất nhiều, hơn là một du khách tham quan thấy không hài lòng - người có thể làm hỏng danh tiếng của bảo tàng. Về phía du khách, khi được tham quan trong bảo tàng, được hoà mình trong không gian của các di sản văn hoá, họ sẽ có được những cảm nhận sâu sắc những giá trị và những nét văn hoá truyền thống, những giá trị lịch sử, những ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Đây chính là yếu tố quyết định, bởi vì có yêu và tự hào về những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc thì con người mới ý thức gìn giữ và phát huy truyền thống quý giá, tốt đẹp của quê hương mình. Không một bảo tàng nào lại cô lập với thế gíới bên ngoài. Hiệu quả của việc hợp tác với các công ty du lịch là đôi bên cùng có lợi và đây cũng là một phần quan trọng thiết yếu của hoạt động bảo tàng. Hoạt động du lịch phát Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 12
  13. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố triển sẽ góp phần kích thích và thúc đẩy hoạt động của các nhà bảo tàng, việc khai thác có hiệu quả các bảo tàng để thu hút khách mang lại nguồn lợi cho người dân địa phương, đưa lại công ăn việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư. Đồng thời kích thích nghiệp vụ trong bảo tàng ngày càng nâng cao hơn nữa để có được kết quả phục vụ du khách hiệu quả nhất. 1.2.2.2.Tác động tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch cũng có tác động xấu đến hoạt động bảo tàng. Do bản chất của hoạt động du lịch là mang tính thời vụ rõ rệt, gây ra khá nhiều khó khăn trong việc tổ chức kinh doanh của ngành du lịch và để lại những bất lợi cho hoạt động của bảo tàng. Sự tập trung một lượng khách khá đông trong khoảng thời gian ngắn có thể gây quá tải làm giảm khả năng cảm nhận giá trị các hiện vật bảo tàng, có khi hoạt động quá tải làm giảm khả năng cảm nhận giá trị các hiện vật bảo tàng của du khách và giảm chất lượng phục vụ khách. Bản chất của hoạt động du lịch là giao lưu tiếp xúc giữa các cá thể, giữa các cộng đồng có thế giới quan không phải luôn luôn đồng nhất. Quá trình giao tiếp này cũng là môi trường để các ảnh hưởng tiêu cực xâm nhập vào xã hội một cách nhanh chóng và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động bảo tàng. Ngày nay vẫn còn có những du khách không thông qua con đường du lịch để tìm kiếm và mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quý giá. Cho nên thuật ngữ “chảy máu cổ vật ra nước ngoài” đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Vì vậy, du lịch cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác gìn giữ, bảo tồn di sản văn hoá của các bảo tàng. Do vậy, song song với việc khai thác có hiệu quả các bảo tàng cho phát triển du lịch, chúng ta cần quan tâm đến việc gìn giữ bản sắc văn hoá và trở thành các cộng tác viên đắc lực giúp các bảo tàng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 13
  14. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Trong việc khai thác các tài nguyên nhân văn phục vụ cho hoạt động du lịch thì bảo tàng là một trong những thành tố tiêu biểu và đặc sắc nhất, khả năng khai thác cho phục vụ du lịch là rất lớn và sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch. Bảo tàng chứa đựng trong nó tinh thần, truyền thống, tình cảm, trách nhiệm, tài năng, bản lĩnh, ứng xử của con người Việt Nam trước mọi biến cố của thiên nhiên và lịch sử. Chính nhờ các bảo tàng đã và đang gìn giữ kho tàng di sản văn hoá của dân tộc mà chúng ta và các thế hệ mai sau có được bệ đỡ vững chắc về truyền thống lịch sử, bề dày văn hoá của mảnh đất Việt Nam hào hùng để vững bước đi vào tương lai. Vì lý do trên mà mối quan hệ giữa du lịch và bảo tàng, đặc biệt với du lịch văn hoá ngày càng được thắt chặt, mở ra nhiều cơ hội giao lưu văn hoá, quảng bá hình ảnh của địa phương, đất nước đến với khách du lịch trên mọi miền Tổ quốc và khách du lịch quốc tế. Bảo tàng ngày càng được khai thác tốt cho hoạt động du lịch, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, kinh tế, xã hội của cộng đồng. Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 14
  15. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Chương 2 BẢO TÀNG HẢI PHÒNG VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO TÀNG HẢI PHÒNG 2.1.1. Sự ra đời của Bảo tàng Hải Phòng Năm 1959, Bảo tàng Hải Phòng được thành lập trên cơ sở tiếp nhận trụ sở Ngân hàng Pháp – Hoa. Đây không phải là một công trình kiến trúc đẹp mà còn là một trung tâm văn hoá, nơi nghiên cứu, sưu tầm, tiếp nhận bảo quản, trưng bày, giới thiệu với công chúng, người xem về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, truyền thống cách mạng, truyền thống văn hoá của vùng đất, con người Hải Phòng. Bảo tàng Hải Phòng qua gần 50 năm (1959 – 2009) xây dựng và phát triển đã từng là một trong những trung tâm văn hóa hấp dẫn nhiều đối tượng đến tham quan học tập, nghiên cứu và vui chơi giải trí. Bảo tàng Hải Phòng là bảo tàng tỉnh, thành phố ra đời sớm nhất ở nước ta. Công trình xây dựng Bảo tàng đã được chuẩn bị ngay sau ngày Hải Phòng giải phóng (13–5–1955). Điều đó được thể hiện bằng việc thành lập bộ phận bảo tồn bảo tàng trực thuộc Sở văn hoá thông tin. Sau khi được thành lập, bộ phận này được sự quan tâm của các cơ quan trung ương, các cấp, các ngành ở thành phố đã tổ chức vận động quần chúng sưu tầm các tài liệu, hiện vật, đồng thời chính sách của Đảng, Nhà nước, thông qua đó đã tiếp tục phát động phong trào sưu tầm, đóng góp hiện vật để xây dựng bảo tàng thành phố. Từ 1956 – 1959, Bảo tàng đã sưu tầm được hơn 2000 hiện vật và năm 1958, tổ chức trưng bày tại ngôi nhà số 12, phố Phan Bội Châu (nay là Viện Kiểm Sát nhân dân thành phố) với 3 chủ đề chính: truyền thống văn hóa, Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 15
  16. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố phong trào cách mạng 1930 – 1945 và thành tích kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 – 1955. Tháng 12–1958, Thành ủy Hải Phòng đã ra quyết định lấy ngôi nhà hiện nay (nguyên là Ngân hàng Pháp–Hoa; sau ngày giải phóng là trường cán bộ ngân hàng Trung ương) làm Bảo tàng thành phố. Sau gần 1 năm xây dựng, đúng 9 giờ sáng ngày 20–12–1959, trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng nhân dân, các cấp, các ngành, đồng chí Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị đã cắt băng khánh thành Bảo tàng Hải Phòng. Từ ngày thành lập đến nay, Bảo tàng đã nhiều lần tiến hành bổ sung, chỉnh lý nâng cấp chất lượng hệ thống trưng bày. Đặc biệt giai đoạn năm 1975 – 1979 – 1984, bảo tàng tập trung khắc phục được tình trạng mất cân đối giữa 3 phần: thiên nhiên, lịch sử xã hội trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và phần lịch sử xã hội từ năm 1946 đến nay. Kết quả phần trưng bày này được “Hội nghị tổng kết kinh nghiệm xây dựng bảo tàng tỉnh và thành phố toàn quốc” tháng 9 –1979 đánh giá là bảo tàng mẫu cho các tỉnh học tập. Thấm thoát đã gần 50 năm, Bảo tàng Hải Phòng không ngừng phấn đấu vươn lên, đóng góp một phần quan trọng vào việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, văn hóa – xã hội của quốc tế về truyền thống lịch sử – cách mạng, truyền thống và bản sắc văn hóa của vùng đất và con người Hải Phòng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hiện nay của Bảo tàng Hải Phòng Từ khi được thành lập, Bảo tàng Hải Phòng đã qua nhiều bước phát triển, mỗi bước có một cơ cấu tổ chức, gắn với các hoạt động cụ thể riêng. Dưới đây là cơ cấu tổ chức hiện nay của Bảo tàng : Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 16
  17. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Hải phòng BAN GIÁM ĐỐC 03 Phòng Phòng Phòng di Phòng trưng bày kiểm kê tích hành tuyên bảo quản nghiệp chính truyền 05 vụ tổng hợp 12 11 09 Ban Giám đốc: gồm 1 giám đốc, 2 phó giám đốc; 1 phó giám đốc phòng Trưng bày tuyên truyền, 1 phó giám đốc phòng Kiểm kê bảo quản. Phòng hành chính tổng hợp: 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng, 7 nhân viên. Phòng trưng bày tuyên truyền: 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng và 10 cán bộ nghiệp vụ. Phòng nghiệp vụ di tích: 1 trưởng phòng và 10 cán bộ di tích. Phòng kiểm kê bảo quản: 1 trưởng phòng, 4 cán bộ. Tổng số cán bộ công chức và người lao động trong bảo tàng là 40 người. Trình độ của cán bộ nhân viên trong cơ cấu tổ chức của bảo tàng: tốt nghiệp các trường đại học như Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Văn hoá, Đại học Sư phạm, Đại học Luật, Đại học Kế toán Tài chính, Đại học Dân lập Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 17
  18. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Hải Phòng và các khoa như: khoa Sử, khoa Bảo tàng học, Tài chính kế toán, Văn hoá du lịch, 2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động chuyên môn Vị trí thuận lợi Địa điểm của bảo tàng là một trong những đặc điểm quan trọng nhất đối với khả năng tiếp cận của nó và yếu tố quyết định sau đó là ai sẽ tham quan nó. Bảo tàng Hải Phòng tọa lạc ngay trung tâm thành phố Hải Phòng – là một vị trí thuận lợi cho tham quan du lịch. Hải Phòng nằm ở nơi giao lưu giữa Điện Biên Phủ và Đinh Tiên Hoàng ngay trung tâm thành phố. Từ bảo tàng theo đường Đinh Tiên Hoàng khoảng chừng 1 km là ra đến trung tâm của thành phố, nơi có các điểm tham quan như Nhà Hát Lớn, Đền Nghè, Quán Hoa, Tượng Đài nữ tướng Lê Chân, Bên cạnh Nhà Hát Lớn là đường Hoàng Văn Thụ. Đi thẳng đường này khoảng chừng 22 km là ra đến khu du lịch Đồ Sơn bằng 2 tuyến xe buýt Thịnh Hưng và BIC. Ngay trên đường Minh Khai, đối diện đường Điện Biên Phủ có các công ty tacxi như tacxi Hà Phương, taxi Vũ Gia, Bên trong khu bảo tàng có khuôn viên rộng, bãi đỗ xe với diện tích lớn. Trong vòng bán kính 1 – 2 km, có thể đi từ Bảo tàng Hải Phòng đến các bến xe Tam Bạc, Lạc Long, Niệm Nghĩa, Cầu Rào, ga Hải Phòng, nơi có các chuyến xe khách đi tới tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật Đây là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch, bao gồm cơ sở lưu trú, ăn uống, các cơ sở vui chơi giải trí thể thao, Ngay xung quanh bảo tàng, các cơ sở ăn uống phục vụ khách tham quan gồm rất nhiều các nhà hàng lớn nhỏ, các khách sạn như: nhà hàng Cảng, nhà hàng Vạn Tuế, nhà hàng Tuấn Hà, phục vụ đủ các món ăn Âu, Á, Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 18
  19. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Các cơ sở lưu trú (hệ thống nhà nghỉ, khách sạn) đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của khách, các khách sạn lớn như: Hữu Nghị, Kim Thành, Thương Mại, Nghỉ ngơi trong các khách sạn này, buổi tối du khách có thể đi dạo, vui chơi, mua sắm tại các vườn hoa, đài phun nước, các cửa hiệu, Dịch vụ bên trong bảo tàng Khách có nhu cầu tham quan chỉ cần đăng ký với thường trực và mua vé vào. Giá vé là 2000đ/người. Cán bộ thường trực sẽ sắp xếp thuyết minh viên. Trước khi tham quan bảo tàng, du khách sẽ được nhận một tờ giới thiệu về bảo tàng và sơ đồ bảo tàng hướng dẫn về đường đi lối lại trong bảo tàng. Khách tham quan có thể chụp ảnh nhưng cần thông qua cán bộ thuyết minh để xem được chụp những gì và chỉ được sử dụng máy ảnh gì để tránh không ảnh hưởng tới hiện vật. Ngay bên cạnh cổng vào bảo tàng có hiệu ảnh Hải Hà, du khách chỉ cần chụp sau 30 phút tham quan bảo tàng ra là có ảnh ngay. Thời gian mở cửa của bảo tàng là từ 7h30`đến 10h30` vào các sáng thứ 3, thứ 5 và từ 7h30` đến 9h30` chiều thứ 4, chiều chủ nhật hàng tuần. Như vậy đối tượng khách không phải là học sinh, sinh viên mà là những người làm giờ hành chính cũng có thể tham quan bảo tàng Ngoài ra bảo tàng còn mở cửa vao các ngày lễ lớn của đất nước, của thành phố Công tác nghiên cứu khoa học Bảo tàng Hải Phòng đã xác định rõ công tác nghiên cứu khoa học có ý nghĩa rất quan trọng chi phối toàn bộ hoạt động từ hoạt động nghiệp vụ đến hoạt động lãnh đạo. Sự nhận thức bảo tàng là một cơ quan nghiên cứu khoa học và giáo dục, là cơ sở đầu tiên và xuyên suốt để mọi hoạt động của bảo tàng xứng đáng là một thiết chế văn hóa. Với nội lực của chính đội ngũ cán bộ của mình, lại được sự giúp đỡ phối kết hợp của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học ở trung ương Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 19
  20. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố cũng như địa phương, bảo tàng Hải Phòng đã tổ chức nghiên cứu về vùng biển Hải Phòng, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, các di tích khảo cổ, các di tích lịch sử – văn hóa và cách mạng trên địa bàn Hải Phòng, và bảo tàng đã từng bước sử dụng những kết quả nghiên cứu đó vào việc trưng bày của mình. Công tác sưu tầm Công tác này luôn được bảo tàng xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bổ sung cho phần trưng bày và kho cơ sở. Bảo tàng đã tổ chức nhiều đợt khảo sát, sưu tầm với các đơn vị địa phương trên mọi địa bàn, tổ chức các cuộc triển lãm, tổ chức các mạng lưới cộng tác viên, nhằm tìm kiếm, thu thập hiện vật gốc và có giá trị. Đến nay, bảo tàng đã sưu tập được hơn 18.000 hiện vật, một khối lượng hiện vật lớn trong đó có nhiều hiện vật có giá trị và là “uớc mơ” của nhiều bảo tàng trong cả nước, phục vụ cho công tác nghiên cứu và phổ biến kiến thức khoa học. Công tác kiểm kê, bảo quản Hiện nay đã xây dựng được một hệ thống kiểm kê theo mẫu chỉ đạo chung của Cục bảo tồn – bảo tàng. Tuy chưa thật đầy đủ, nhưng đảm bảo được tính pháp lý và tính khoa học, cho các hiện vật bảo tàng. Tính đến tháng 12 – 1998, trong kho cơ sở đang lưu giữ hơn 6.000 tư liệu và 30.000 phim ảnh bao gồm nhiều giai đoạn lịch sử, chứa đựng nhiều nội dung phong phú và đa dạng. Đến nay, qua gần 10 năm, do đẩy mạnh công tác khoa học, công tác sưu tầm số cổ vật đã tăng lên là hơn 18.000, trong đó có 773 cổ vật chất liệu gốm, sứ, đá, 279 cổ vật chất liệu kim loại, 40 cổ vật chất liệu hữu cơ. Ngoài ra trong kho của bảo tàng Hải Phòng đang lưu giữ số lượng lớn hiện vật quý khác, trong đó có hơn 18.000 phim, gần 12.000 ảnh ma–két, hơn 3.000 tư liệu, hơn 200.000 hồ sơ di tích và gần 1.000 đầu sách, tạp chí, Và ngoài ra còn có 6 bảo vật quốc gia được đăng ký. Trong số những hiện vật trên, nhiều nhất là hiện vật giai đoạn tiền sử, phong kiến, sau đó là giai đoạn kháng chiến Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 20
  21. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố chống Pháp, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ và quá trình xây dựng CNXH của đất nước và của thành phố. Công tác trưng bày Hệ thống trưng bày thường trực của bảo tàng Hải Phòng sử dụng gần 3.000 hiện vật, hình ảnh, tư liệu trong 17 phòng với tổng diện tích 1.300 m 2. Nội dung gồm các Phòng gắn với các chủ đề sẽ được trình bày ở dưới đây. Hợp tác khoa học Trong những năm gần đây, bảo tàng Hải Phòng phối kết hợp với bảo tàng trung ương và địa phương như: Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Trưng bày một số chuyên đề với các bộ sưu tập hiện vật độc đáo, đặc sắc đã thu hút nhiều khoa học, đông đảo quần chúng nhân dân, và các em học sinh đến tham quan, nghiên cứu học tập đem lại cho người xem những kiến thức bổ ích, lý thú. Công tác trưng bày, tuyên truyền luôn luôn chú trọng tổ chức thực hiện tới các hoạt động: củng cố, bổ sung, chỉnh lý hệ thống trưng bày, trưng bày lưu động, trưng bày chuyên đề, giúp các địa phương trưng bày nhà truyền thống. Và với chính những công việc này đã đóng góp một phần rất quan trọng để cơ quan hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, văn hóa cũng như thực hiện tốt các chức năng giáo dục khoa học. Hoạt động nghiệp vụ di tích Những năm qua, hoạt động này đã đạt hiệu quả cao trong công tác khảo sát lập hồ sơ khoa học, công tác tu bổ tôn tạo và quản lý, phát huy tác dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được Bộ Văn hóa xếp hạng quốc gia. Công tác lập hồ sơ khoa học được Cục Bảo tồn bảo tàng đánh giá là một trong những đơn vị làm khá nghiêm túc, khoa học. Đồng thời với công tác này, bảo tàng Hải Phòng thường quan tâm tới việc quản lý, tu bổ tôn tạo và Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 21
  22. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố phát huy tác dụng các di tích đã được xếp hạng góp phần gìn giữ bảo vệ tốt những di sản văn hóa của cha ông để lại. 2.2. NỘI DUNG THAM QUAN DU LỊCH Ở BẢO TÀNG HẢI PHÒNG 2.2.1. Nội dung tham quan Nội dung tham quan được phản ánh qua nội dung trưng bày và lịch trình tham quan của Bảo tàng. Thời gian mở cửa bảo tàng: từ 7h30 đến 10h30 vào các ngày thứ 3 và thứ 5, từ 19h30 đến 9h30 vào các tối thứ 4 và chủ nhật, ngoài ra bảo tàng còn mở cửa vào các ngày lễ như ngày Quốc tế lao động 1/5, ngày giải phóng miền Nam 30/4, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, ngày giải phóng Hải Phòng 13/5, các đoàn khách du lịch đến thăm quan không vào những ngày trên thì đăng ký trước với bảo tàng theo số điện thoại 0313 823 451. Lịch trình tham quan: tham quan theo trình tự trưng bày từ gian trưng bày về lịch sử tự nhiên đến lịch sử xã hội trong đó phần lịch sử xã hội của Hải Phòng trưng bày theo lịch đại. Nội dung và giá trị của từng gian trưng bày: Hệ thống trưng bày thường trực của Bảo tàng Hải Phòng sử dụng gần 3000 hiện vật, hình ảnh, tư liệu trong 17 phòng với tổng diện tích 1300 m2, nội dung các phòng trưng bày như sau ( gồm có hai tầng, tầng 1 có 9 phòng và tầng 2 có 8 phòng ). Phòng 1 và phòng 2: Trưng bày chuyên đề. Phòng 3: Thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Hải Phòng. Phòng 4: Di chỉ khảo cổ học Cái Bèo và Tràng Kênh. Phòng 5: Di chỉ khảo cổ học Bãi Bến, tháp Tường Long. Phòng 6: Văn hoá cổ Hải Phòng. Phòng 8 và phòng 9: Nhân dân Hải Phòng làm theo lời Bác. Phòng 10: Hải Phòng chống giặc ngoại xâm từ thế kỷ I đến thế kỷ thứ XIX. Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 22
  23. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Phòng 11: Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ở Hải Phòng – Đảng lãnh đạo nhân dân Hải Phòng chống Pháp từ năm 1930 – 1945. Phòng 12: Hải Phòng 30 năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng (1946 – 1975). Phòng 13: Giao thông Hải Phòng từ năm 1955 đến nay. Phòng 14: Văn hoá – văn nghệ Hải Phòng từ năm 1955 đến nay. Phòng 15: Nông – ngư – diêm nghiệp Hải Phòng từ năm 1955 đến nay. Phòng 16: Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Hải Phòng từ năm 1955 đến nay. Phòng 17: Tặng phẩm của nhân dân thế giới và các tỉnh bạn tặng thành phố Hải Phòng hay còn gọi là phòng hữu nghị. Tầng một có 9 phòng, cụ thể như sau : – Phòng 1 và phòng 2: Trưng bày chuyên đề, phụ thuộc vào các sự kiện chính trị hay kỷ niệm sự kiện lịch sử ở từng thời điểm. Chẳng hạn vào tháng 4, tháng năm / 2009, khi tác giả Khóa luận đến khảo sát thì hai phòng này đang trưng bày chủ đề “Cát Bi – Đường 5 – Điện Biên Phủ” gồm các ảnh như: Bác Hồ cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Chính phủ về Thủ đô Việt Nam, bộ đội ta trở về tiếp quản thủ đô Hà Nội ngày mùng 10/10/1954; ông Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký Văn bản Hiệp định ngừng chiến ở Đông Dương ngày 21/7/1954; nhân dân Pháp biểu tình phản đối đế quốc Pháp xâm lược Việt Nam, bộ đội ta rước ảnh Bác Hồ trong lễ liên hoan mừng chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5/1954, đồng bào Thái vui liên hoan mừng chiến thắng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt đơn vị bộ đội danh dự trong buổi lễ mừng chiến thắng Điện Biên Phủ trên cánh đồng Mường Thanh tháng 5/1954, toàn cảnh Mường Thanh sau khi được giải phóng năm 1854, tướng Ely – Tổng tham mưu trưởng quân đội sang Mỹ để xin thêm viện trợ cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ, hàng ngàn tù Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 23
  24. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố binh được giải về trại tập trung, chiều mùng 7/5/1954 quân ta đánh chiếm chỉ huy sở của địch bắt sống tướng Đờcát Tơrri và toàn bộ tham mưu cứ điểm Điện Biên Phủ, chiều ngày 1/5/1954 quân ta từ phía đông và phía Tây đồng loạt nổ súng tấn công chỉ huy Sở của địch ở trung tâm Mường Thanh, xác xe tăng bốc cháy trên cánh đồng Mường Thanh, Hồ Chủ Tịch gắn huy hiệu cho các chiến sĩ đã chiến đấu và chiến thắng ở Điện Biên Phủ, thư gửi toàn thể cán bộ chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ, bộ đội ta đánh phản kích trên đồi C1, bộ đội ta đang bắn máy bay chặn đường tiếp viện của địch ở Điện Biên Phủ, quân ta đánh chiếm đồi A4 ngày 6/5/1954, ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp gỡ các chiến sĩ Điện Biên Phủ xuất sắc, các chiến sĩ Điện Biên Phủ Hải Phòng chụp ảnh kỷ niệm trước cửa hầm xuyên núi và lần làm việc của đại Tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ, các chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Hải Phòng chụp ảnh kỷ niệm trước cửa hầm của tướng Đờcát Tơrri (13/5/1954), đoàn chiến sĩ Điện Biên Phủ Hải Phòng vào viếng nghĩa trang liệt sĩ đồi A1, ban liên lạc thành phố Hải Phòng chúc tết đại tướng Võ Nguyên Giáp, đoàn “dũng sĩ Cát Bi” mang cờ danh dự trước kỳ đài, đồng chí Nguyễn Văn Thuận – Bí thư thành uỷ Hải Phòng và các đại diện lãnh đạo Quân Khu 3 tặng hoa và quà cho các dũng sĩ Cát Bi, gặp mặt các “Dũng Sĩ cát Bi” với cán bộ, phóng viên báo Hải Phòng nhân dịp 50 năm chiến thắng Cát Bi (7/5/1954 – 7/5/2004), Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Trịnh Quang Sử thăm Mai Năng – anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – Chủ tịch Hội cựu chiến binh Hải Phòng, người trực tiếp tham gia trận tập kích sân bay Cát Bi ngày 7/3/1954, các cảnh “Lửa Cát Bi” do đoàn thanh niên thành phố biểu diễn trong lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Cát Bi, đồng chí Đặng Kim Tích – đội trưởng Kiến An – chỉ huy trận đánh Cát Bi, địa điểm bộ đội ta tập kết cất giấu vũ khí, vào hầm bí mật chuẩn bị đánh sân bay Cát Bi tháng 3/1954, đoàn dũng sĩ Cát Bi, Hiện vật trưng bày gồm có: xẻng đào đất, súng AK – 47, ví cá nhân, thìa ăn cơm tự tạo bằng nhôm của liệt sĩ đoàn Cát Bi bám đất giữ làng, dép cao su, Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 24
  25. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố bàn chải đánh răng, băng keo, lọ thuốc của liệt sĩ Ngyễn Đắc Vô quê Trà Phương, huyện Kiến Thụy nhập ngũ ngày 25/3/1967, đi B ngày 16/11/1967 là y tá trực tiếp chiến đấu cùng bộ đội tiêu diệt bốt Phú An, xã Thanh Tuyền, Bến Cát, Bình Dương năm 1973, kỷ vật lấy cùng hài cốt của 26 liệt sĩ, quê Hải Phòng, nhập ngũ ngày 25/3/1967, đơn vị tiểu đoàn Cát Bi Hải Phòng, hy sinh tháng 3/1969, tìm thấy ngày 12/6/1993 tại ấp Trung Hưng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh, Phòng 3: Thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Hải Phòng : Chuyên đề này được trưng bày tại phòng đối diện với cửa vào của bảo tàng, nhìn ra đường Điện Biên Phủ. Hình ảnh đầu tiên mà du khách bắt gặp khi bước vào bảo tàng đó là tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trang trọng trưng bày ngay giữa căn phòng lớn nhất này, hai bên là hai bức bản đồ Hành chính (bên phải) và bản đồ Di tích và danh thắng (bên trái) của Hải Phòng. Ngoài ra còn trưng bày nhiều tranh ảnh, hiện vật thể hiện sinh động lịch sử thiên nhiên của thành phố: Các hiện vật được trưng bày tại đây là cảnh sinh hoạt đồng bằng gồm: gà lôi nước, gà đồng, cò tôm, chích choè, bông lau gáy trắng, ếch đồng, các loài cây như cây rút nước, cây đinh, cây kim giao ; các loại động vật biển như: rùa da (nặng 215kg, thân dài 1,52m do ông Ngyễn văn Sộp người Quyết Tiến – Đồ Sơn – Hải Phòng bắt được), tủ trưng bày các loài cá, tôm như cá ép mãnh, cá thu vạch, cá lá, sò huyết, điển gai (rắn biển), sam, cá nục sổ, cá chích choè, con so, tắc kè, cá nóc nhí sú vằn lưng, cá nước nhím gai, đồi mồi, tôm nương, tôm tít, bề bề, cá mòi đường, cá nhổng đuôi vàng, bào ngư chín lỗ, cá hố đầu rộng, cá mú điển gai, cá hanh vàng, cá sòng gió, cá tráo mắt to, cá đối, cá giống mõm tròn, cá lầm mắt mỡ, cá đù bạc, tôm hùm đá, bề bề hay còn gọi là tôm tít, các lòai côn trùng cánh trắng, con cuổng (ở An Hải), cú lơn lưng xám, kỳ đà vằn, cầy going, nhóm sinh vật rừng ngập mặn như Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 25
  26. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố móng két, rẽ giun, bồng chanh, cây giun bồng cùng với cảnh rừng ngập mặn rất phong phú và sinh động, những sinh vật núi đá vôi như voọc đầu trắng, khỉ vàng, sóc đen, rái cá, chim cao cát, chim khách, chim hét mỏ đen, hét hoa, chim xanh, chim bạch đầu điểu, chích choè, chim hoạ mi, nhóm sinh vật thành phố như chim lợn, chim sẻ, chuột, cảnh sinh vật núi đất như hoằng chân vàng, các loài động vật khác như mèo rừng, sóc bụng đỏ, bông lau gáy trắng, tắc kè, rắn cạp nia, ngoài ra bảo tàng còn tái hiện lại biển trời mênh mông của thành phố, Phong cảnh thiên nhiên giàu có và phong phú của một thành phố cảng được tái hiện một cách chân thực, sinh động, và hấp dẫn, nếu đến đây chắc chắn khách tham quan sẽ cảm nhận như mình đang hoà mình vào một không gian, một quang cảnh thiên nhiên thực sự đầy sóng và gió của mảnh đất thân yêu này. – Phòng 4: Di chỉ khảo cổ học Cái Bèo và Tràng Kênh : Thông qua các di vật khảo cổ chứng minh Hải Phòng là một thành phố trẻ nhưng lại được sinh ra trên một miền đất cổ với một nền tảng Lịch sử, Văn hoá, Xã hội lâu đời. Trên vùng đất này khảo cổ học đã tìm thấy di chỉ Cái Bèo ở Cát Bà có niên đại 6475 năm, là niên đại sớm nhất của các di chỉ khảo cổ ở vùng biển Đông bắc nước ta, thuộc nền văn hoá tiền Hạ Long. Đây là làng chài cổ xưa nhất Việt Nam, tại đảo Cát Bà di chỉ điển hình nhất là di chỉ Bãi Bến chứa đầy các di vật dặc trưng của văn hoá Hạ Long như gốm xốp, rìu bôn có vai có nấc, có niên đại 3400 – 3900 năm. Di chỉ Tràng Kênh, Thuỷ Nguyên là một di chỉ xưởng quan trọng trong việc chế tạo đồ trang sức bằng đá bán quý, có lẽ là phong phú nhất và hoàn hảo nhất Việt Nam giai đoạn sơ kỳ kim khí. Đặc trưng di vật quan trọng nhất ở đây là bộ dụng cụ chuyên dùng trong chế tạo đồ trang sức bằng đá Nephrite bao gồm mũi khoan đá, cưa đá, các loại hình bàn mài, rìu, đục, đột tròn. Di chỉ có niên đại khoảng 3300 – 3500 năm cách ngày nay. Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 26
  27. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Mộ thuyền Việt Khê ở Phù Ninh, huyện Thuỷ Nguyên có niên đại 2480 năm thuộc hậu kỳ đồ đồng sang sơ kỳ đồ sắt, các di vật chôn theo quan tài gồm các loại rìu, đục, dao, cùng với nguyên liệu gỗ của rừng nhiệt đới rất phong phú làm cho nghề mộc giữ một vai trò quan trọng trong đời sống. Tiền sử Hải Phòng như một bức tranh độc đáo về sự hình thành một nền văn hoá biển. Nền văn hoá này có nét chung của Việt Nam vừa có những nét riêng của mảnh đất Hải Phòng. Tính đa dạng về văn hoá cổ thể hiện ở những nét mở rộng do vị thế thuận lợi cho giao lưu buôn bán. Chính điều đó đã làm nền tảng cho sự phát triển của Hải Phòng. Di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh: Tràng Kênh, tên một làng trong xã Minh Đức , huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng, đồng thời là tên dãy núi đá vôi thuộc huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng, mọc thành cụm chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Tràng Kênh là một di tích lịch sử, một thắng cảnh đồng thời là một địa điểm khảo cổ học quan trọng ở miền Duyên Hải đông bắc nước ta. Đây là một địa điểm khảo cổ học có tầng văn hoá dày, hiện vật phong phú có niên đại cách ngày nay khoảng 3500 trong thời kỳ đầu của nước Văn Lang mà vua Hùng đã có công xây dựng. Nơi đây con người đã cư trú lâu dài trên đồi đất cao ven núi Nùng. Có lúc đã trở thành một công xưởng chế tác đồ trang sức bằng đá. Không những thế người cổ Tràng Kênh còn dùng một phần nơi đây làm mộ địa, chôn cất những người bà con thân thuộc của mình. Sự phong phú về di vật, đa dạng về loại hình ở di chỉ Tràng Kênh nói lên trình độ phát triển khá cao của cư dân nơi đây, đó là tiền đề cho bước phát triển cao của thời đại đồng thau với văn hoá Đông Sơn rực rỡ. Qua hàng ngàn năm sinh sống, dấu vết cuộc sống con người để lại trong lòng đất Tràng Kênh vô cùng phong phú, là những chứng cớ lịch sử, những bài ca không lời vĩ đại ca ngợi cuộc sống của con người nơi đây đấu tranh chống lại thiên nhiên để xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp. Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 27
  28. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Các hiện vật, hình ảnh: các đồ trang sức như Lõi vòng, Nhẫn đá, Lõi nhẫn và vật đeo, mảnh vòng, khuyên tai, các sưu tập về lõi vòng, lõi nhẫn, Sọ và xương hàm người cổ Tràng Kênh, một số loại xương răng động vật tìm thấy ở di chỉ Tràng Kênh năm 1993, bàn mài bằng, bàn mài rãnh; gốm trung gian chuyển tiếp giữa gốm xốp và gốm mịn ( một phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993), một số miệng điển hình của đồ gốm, một số loại hoa văn điển hình của đồ gốm Tràng Kênh; sưu tập vũ khí bằng đồng của người cổ Tràng Kênh, bình gốm tìm thấy trong mộ Hán núi Cao Sơn, viên gạch xây mộ Hán, mảnh đá Jaspe màu gan gà, gan trâu, hồng ngọc được sử dụng làm mũi khoan, đục đá, cưa đá, các loại mũi khoan làm bằng đá ngọc bích và đá Silic, các loại rìu làm bằng đá ngọc bích và đá Silic, chân đế đồ đựng, chạc gốm một số loại chân đế điển hình bằng gốm, gốm thô, của người cổ Tràng Kênh. Các bức ảnh của toàn cảnh khu Ao Non và vị trí thám sát hố B3 là nơi đã từng được tổ chức khai quật vào các năm 1969 và 1968 đo Viện Khảo cổ học thực hiện, quang cảnh một buổi đào thám sát hố b3 với diện tích 18m2, Bức thư của Viện hàn lâm khoa học Bá Linh ngày 10–6–1970 thông báo kết quả tuổi thọ các hiện vật di chỉ Tràng Kênh, Hải Phòng, tổ thám sát khảo cổ học Bảo tàng Hải Phòng đang thám sát trên núi Cao Sơn, Tràng Kênh tháng 8/1993 và Mộ Hán được phát hiện trên núi Cao Sơn năm 1993, ảnh khu di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh và ảnh toàn cảnh làng mới ở Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức tháng 7 năm 1993. Di chỉ Cái Bèo : nằm tại xã Đông Hải (nay là thị trấn Cát Bà) huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng, có toạ độ 23độ43`80” vĩ độ Bắc và 107độ 3` 2” kinh đông. Di chỉ Cát Bà do nhà khảo cổ học Pháp Colani phát hiện năm 1938, được Viện Khảo cổ học Việt nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng khai quật với quy mô lớn vào các năm 1973, 1981. Địa tầng di chỉ Cái Bèo dày khoảng 2m, được chia làm 2 tầng văn hoá . Trong đó lớp dưới ( Cái Bèo I) thuộc văn hoá tiền Hạ Long có niên đại cách ngày Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 28
  29. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố nay khoảng 6500 năm. Lớp trên (Cái Bèo II) thuộc văn hoá Hạ Long, có niên đại cách khoảng 4000 năm. Hiện vật tìm thấy tại Cái Bèo rất đa dạng phong phú. Hiện vật đá, lớp dưới phát hiện được hàng trăm công cụ cuội ghè đẽo với các loại hình Chopping, rìu ngắn, rìu, bôn tứ giác, rìu có vai, bôn có nấc, đục, mài bàn, Hiện vật gốm đã tìm thấy hàng vạn mảnh, được chia 4 loại, gốm thô, dày cứng, gốm thô dày, mềm, gốm mịn, cứng mỏng và gốm xốp. Loại gốm chủ yếu nằm ở lớp dưới, loại gốm xốp độc tôn lớp trên. Chủ nhân của di chỉ Cái Bèo là lớp cư dân đầu tiên chiếm lĩnh, khai phá vùng biển Đông Bắc, họ đã tạo dựng nên nền văn hoá biển thời đại đá mới sau Hoà Bình – Bắc Sơn ở vùng biển Đông Bắc Việt Nam. Sau thế hệ người cổ Cái Bèo I, lớp cư dân Cái Bèo II đã góp phần vào quá trình hình thành nền văn hoá Hạ Long phát triển rực rỡ vào cuối thời đại đá mới, tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của thời đại kim khí vùng ven biển Đông Bắc Việt Nam. Các ảnh trưng bày trong phòng này có: xương cá tìm thấy ở di chỉ Cái Bèo, Cát Bà năm 1973, xương thú, lưỡi mai đá của người cổ Cát Bà Hải Phòng thuộc hậu kỳ đồ đá mới, ảnh về toàn cảnh khu vực khai quật di chỉ Cái Bèo. Hiện vật trưng bày có công cụ sản xuất (từ những hòn đá tự nhiên, người nguyên thuỷ đã ghè đẽo cho sắc cạnh những công cụ sản xuất, các hiện vật này tìm thấy ở di chỉ Cái Bèo năm 1973 có niên đại cách ngày nay khoảng 6000 – 8000 năm, các loại bàn mài, hoa văn gốm thô ở di chỉ Cái Bèo, công cụ sản xuất hình đĩa, chày và bàn nghiền, chày, hòn kê, là những công cụ sản xuất thô sơ của người nguyên thuỷ. Phòng 5: Di chỉ khảo cổ học Bãi Bến, tháp Tường Long Tháng 11 và tháng 12 năm 1999, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp Bảo tàng đã tiến hành khai quật di chỉ Bãi Bến, xã Hiền Hào, đảo Cát Bà, Hải Phòng lần I tháng 05 năm 2001 tiến hành khai quật lần II. Bãi Bến là một di chỉ khảo cổ học thuộc Văn hoá Hạ Long cách ngày nay khoảng 4000 năm, cấu tạo di tích thuần là đất cát, chứa đựng di vật khảo cổ học trong một địa Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 29
  30. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố tầng dày hơn 1,4m. Hiện vật tập trung nhiều ở lớp 3 và 4, đặc biệt không tìm thấy xương động vật hay vỏ nhuyễn thể trong địa tầng di chỉ. Đời sống cơ bản của cư dân Bãi Bến là đánh cá, săn bắt và hái lượm. Trồng trọt có thể đã có song khả năng trao đổi bằng những sản phẩm thủ công để lấy lương thực có lẽ vẫn là hướng giải thích có lý hơn cả trong môi trường di chỉ như vậy. Bãi Bến là một di chỉ xưởng chế tạo đồ đá, hiện vật làm ra là các mũi nhọn, mũi khoan, số lượng gạch đá, mảnh đá, mảnh tách, mảnh tước là lớn nhất sau đó đến bàn mài rãnh. Việc sử dụng đá thổ hoàng ở Bãi Bến là rất phổ biến. Với tổng số hơn 30000 mảnh gốm, có thể thấy ở di chỉ xưởng này đồ gốm. Di chỉ Bãi Bến là một di chỉ xưởng quan trọng của văn hoá Hạ Long ở vùng biển Đông Bắc nước ta, ở Hải Phòng và cả nước. Di chỉ xưởng này có liên quan đến Tràng Kênh, Bãi Tự (Bắc Ninh) Đầm Dằm ( Quảng Ninh) cả về kỹ thuật và loại hình. Với những di vật chỉ ra sự gần gũi, gắn bó giữa Bãi Bến và Bãi Tư, Tràng Kênh nói riêng hay văn hoá Phùng Nguyên nói chung, có thể thấy niên đại của di chỉ là thuộc giai đoạn muộn của văn hoá Hạ Long và tương đương với giai đoạn muộn của văn hoá Phùng nguyên – giai đoạn tồn tại các di chỉ xưởng chế tạo mũi khoan đá và đồ trang sức đá. Các ảnh trưng bày: toàn cảnh khu di chỉ khảo cổ học Bãi Bến, Hiền Hào, Cát Bà tháng 5 năm 2001, Hố khai quật I lớp 3 tháng 11 năm 1999 tại di chỉ Bãi Bến; lớp 2 hố II di chỉ Bãi Bến do Viện khảo cổ học Việt Nam khai thác tháng 5 năm 2001, hố khai quật I lớp 4 – 5 tháng 12 năm 1999 tại di chỉ Bãi Bến; lớp 3 hố II di chỉ Bãi bến do Viện khảo cổ học Việt Nam khai quật tháng 5/2001; hiện trường khai quật khu vực Tràng Kênh; hiện vật lạ hình cung phát hiện được tại hố khai quật Tràng Kênh năm 1996; Vòng tay của người cổ Tràng Kênh, mảnh vòng ngọc của người cổ Tràng Kênh; hoa tai, hiện vật hình vòng, tượng người thời đại đồng thau, mũi lao đâm cá, các di vật của người cổ tìm thấy trong mộ cổ Việt Khê năm 1961 niên đại 2500 năm. Năm 1961 Bảo tàng Hải Phòng kết hợp với Viện khoa học Việt Nam khai quật mộ Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 30
  31. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố cổ tại thôn Việt Khê, xã Phù Ninh, huyện Thuỷ Nguyên. Mộ có niên đại cách ngày nay khoảng 2500 năm; đồng chí Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng nghiên cứu hiện trường khai quật mộ thuyền tại xã Thuỷ Sơn, huyện Thuỷ Nguyên tháng 3/2001. Hiện vật trưng bày: Mộ cổ Việt Khê: dài 4m76, rộng 0,77m có các hiện vật trong quan tài được sắp xếp như sau: đầu to xếp bình, thạp, đỉnh, trống đồng. Đầu nhỏ đặt công cụ và vũ khí như rìu, đục, dao găm, một bên quan tài để các loại giáo giống như thuyền độc mộc, có niên đại khoảng 2480 năm cách ngày nay. Hiện vật Bãi Bến: rìu – bôn có vai, giáo, rìu bôn có vai có nấc, công cụ mũi nhọn; hạt chuỗi hình ống, lõi vòng, bàn mài rãnh, bàn mài bằng, bàn mài nhiều chức năng, đá nguyên liệu, hòn ghè – hòn kê, đá có lỗ, có niên đại 3860 năm thuộc nền văn hoá Hạ Long muộn; Bát, mảnh bát, mảnh đĩa, mũi tên, dao găm, mũi giáo bằng đồng, Tháp Tường Long gồm các hiện vật trưng bày như sau: các ảnh chân móng tháp Tường Long được xây dựng giật cấp; Hố thám sát khảo cổ di chỉ tháp Tường Long – Đồ Sơn năm 1998; các hiện vật như đầu rồng đất nung (dùng trong trang trí đền chùa), con rồng đất nung, viên gạch hậu Lý Thánh Tông mang phù điêu có hình rồng thời kỳ Lý Thánh Tông năm 1057, lá đề bằng đá, đài sen, trống đồng, bát men ngọc, lá đề thế kỷ 11 – 13. – Phòng 6: Văn hoá cổ HảiPhòng Các ảnh trưng bày gồm: cây đèn thờ (hiện vật Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội) cuối thế kỷ 16, ảnh bài thơ “Tháp Sơn hoài cổ”. Hiện vật gồm âu gốm hoa năm (thế kỷ 11 – 13), lọ ngắn cổ (thế kỷ 13 – 14), nghê sứ (thời lê, thế kỷ 17), gạch đất nung có trang trí rồng, vũ nữ, cánh sen (thế kỷ 11 – 13), nghê sành là gốm Bát Tràng (thế kỷ 17), nậm rượu men trắng (thế kỷ 17), nậm rượu men trắng ngà thế kỷ 17, đĩa vẩy cá vẽ nổi hoa cúc Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 31
  32. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố nhỏ (thế kỷ 15), đĩa men ngọc là đồ gỗ dùng trong sinh hoạt, bát men trắng vẽ chìm cúc dây (thế kỷ 15), bát vẩy cá men trắng vẽ nổi hoa dây (thế kỷ 15), chân đèn gốm Bát Tràng (thế kỷ 17), Lư hương, các bức tượng gỗ Long Hổ Nội (chạm khắc gỗ thời Lê, thế kỷ 17, điêu khắc nghệ thuật), đôn đá nhà Mạc (thế kỷ 16), tượng đá hình người phụ nữ (thế kỷ 18), tượng Nguyễn Công Huệ – ông tổ nghề tạc tượng ở Đồng Minh – Vĩnh Bảo – Hải Phòng, đỉnh mây sơn mài thời Nguyễn (thế kỷ 19), chim phượng chạm khắc gỗ thời Lê, bức chạm bằng gỗ “trúc – long – khổng – tước” ở đình Hàng Kênh, Hải Phòng; tượng Tuyết Sơn (thế kỷ 19), Thanh Long Đao (thế kỷ 16 – 18), con nghê gẩy đàn điêu khắc gỗ đình cung chúc Vĩnh Bảo, nậm rượu men xanh chàm (thế kỷ 18, tượng đồng ông lão câu cá (thế kỷ 19), voi đồng thời Lê (thế kỷ 16 – 18), lư hương đồng (thế kỷ 19), Bình Hương Đồng thời Nguyễn (thế kỷ 19), Những hiện vật thực và tài liệu khoa học hỗ trợ mang đặc trưng phong cách nghệ thuật của các giai đoạn lịch sử chủ yếu trên đất Hải Phòng, phòng trưng bày giới thiệu một cách khái quát về nghệ thuật tạo hình điêu khắc trang trí vv từ buổi đầu dựng nước cách ngày nay 4000 năm đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tài nghệ của người thợ, của nghệ nhân được thể hiện khéo léo, tài tình ở nét vẽ, đường chạm khắc, ở cách tạo hình dáng và trong cách bố cục sinh động của hiện vật trưng bày. Phòng trưng bày còn giúp cho người xem hiểu biết về cái đẹp trong suy nghĩ của những lớp người đi trước. Mặc dù ở đây mới chỉ giới thiệu được các bộ phận trong tổng thể nhưng cũng đã chứng minh rằng nghệ thuật phục vụ cuộc sống, nghệ thuật là một trong những hình thức để nhận biết được xã hội. – Phòng 7: Bác Hồ với nhân dân HP Những bức ảnh kỷ niệm, những kỷ vật, những lời thân thương của Người như vẫn còn đọng mãi trong lòng nhân dân thành phố. Hải Phòng vinh dự là thành phố được 9 lần Bác về thăm, còn lưu giữ bao kỷ vật của Người. Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 32
  33. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Các bức ảnh như: Hồ Chủ Tịch nói chuyện với nhân dân thành phố Hải Phòng tại Nhà hát Lớn, ngôi nhà của đồng chí Hoàng Hữu Nhân – nơi Bác Hồ nghỉ lại đêm mùng 2/6/1955 khi Người về thăm Hải Phòng, bức vẽ “chân dung Bác Hồ” được nhân dân Hải Phòng cất giữ từ năm 1946 đến năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Pháp trở về trên chiến hạm Đuymông Đuyevin cập bến Cầu Ngự, Hải Phòng; thuỷ thủ Pháp trên tàu Đuymông chào tiễn chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Hải Phòng đứng hai bên đường đón chủ tịch Hồ Chí minh về thăm, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các đại biểu nhân dân Hải Phòng tại trường Minh Khai ngày 20/6/1946, Uỷ Ban Nhân Dân Cách Mạng Lâm Thời Hải Phòng ra mắt nhân dân trong buổi mít tinh trọng thể ngày 23/8/1945 trước cửa Nhà hát Lớn, và giữa căn phòng lớn là bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ chào cờ trong buổi đón Người tại bến Cầu Ngự, Hải Phòng ngày 20/6/1946 khi Bác Hồ từ Pháp trở về, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Đảng viên, đoàn viên thanh niên Hải Phòng ngày 30/5/1957, Hồ Chủ Tịch thăm trường học sinh miền Nam, xã An Tiến – An Lão – Hải Phòng, Hồ Chủ Tịch thăm thuỷ thủ tàu HC15, Hồ Chủ Tịch thăm tàu LTB202, Hồ Chủ Tịch thăm và nói chuyện với công nhân cảng Hải Phòng, Hồ Chủ Tịch thăm các thuỷ thủ tàu Liên Xô tại cảng Hải Phòng, thăm trường Nhi đồng miền Nam ngày 30/5/1957, Hồ Chủ Tịch thăm trại nhi đồng Hải Phòng, Hồ Chủ Tịch thăm và nói chuyện với nhân dân Cát Hải, thăm và nói chuyện với nhân dân đảo Cát Bà ngày 31/3/1959, Bác Hồ và đồng chí Nguyễn Lương Bằng chụp ảnh chung với cán bộ chiến sỹ tàu 524 – trường huấn luyện bờ bể, Cục hải quân tháng 3/1959, Hồ Chủ Tịch thăm Quân Y viện và thăm nhà máy Xi Măng Hải Phòng ngày 30/5/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đón đoàn Việt kiều từ Thái Lan trở về (10/1/1960), Hồ Chủ Tịch tặng hoa cho bà Nguyễn Thị Tiên ở An Lão (18/1/1960), tặng hoa anh hùng nông nghiệp Nguyễn Văn Hợi xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hồ Chí Minh nói chuyện với nhân dân tỉnh Kiến An, thăm hỏi cụ Nguyễn Văn Hợp ở huyện Kiến Thụy có 4 người con là liệt sỹ các bức ảnh của nhân dân Hải Phòng đau thương Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 33
  34. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố trong ngày Người ra đi, các đoàn khách nước ngoài, các cháu thiếu nhi, các đoàn hội phụ nữ, các bà, các mẹ đau thương tràn ngập nước mắt tiếc thương Người Hiện vật được trưng bày ở phòng này gồm: Bục gỗ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng nói chuyện với cán bộ, nhân dân tỉnh Kiến An, chiếc ô dùng che nắng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi Người nói chuyện với nhân dân Kiến An ngày 18/1/1969, tủ đựng sách mua bằng tiền Bác Hồ tặng cán bộ, công nhân nhà máy cơ khí Duyên Hải năm 1961 nhân dịp đến thăm nhà máy, bản di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do nghệ nhân đúc đồng Hải Phòng Nguyễn Văn Thi đúc tặng Thành uỷ Hải Phòng, chữ Bác Hồ được kết bằng giấy, bộ quần áo kaki Bác Hồ đã mặc xuống thăm Hải Phòng ngày 30/5/1957, mũ thuỷ binh Bác Hồ đã đội trong ngày Người cùng anh hùng vũ trụ Liên Xô Ghecman Titôp thăm Vịnh Hạ Long ngày 22/1/1962, chăn len, áo khoác Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng bà Đỗ Thị Kinh thôn Trực Đào, xã Quốc Tuấn, huyện An Lão trong buổi gặp mặt các đại biểu có công với nước năm 1963, tại Hà Nội; cây đuốc trong phong trào “rước đuốc Bác Hồ” được đưa từ quê Bác ra, quốc huy có chân dung Bác Hồ, sưu tập những mẩu đá quý xây dựng lăng Bác, băng tang “Kính viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh – người bạn vĩ đại của nhân dân Liên Xô”, băng tang của Hải Phòng “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” của Lực lượng công an nhân dân HP, quyển sổ là phần thưởng của Bác Hồ tặng thày giáo Phạm Thế Hùng Hiệu phó trường cấp 2 An Tiến, An Lão là giáo viên dạy giỏi, ấm tích có chữ “ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh” do nhân dân Hải Phòng gìn giữ, ghế gấp của tàu Hải Lâm – con tàu đã đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh và anh hùng vũ trụ Liên Xô thăm Vịnh Hạ Long, lan can trên toa xe công cụ A17 được lắp tại khu vực hành lang của xe, bàn ghế xalon bọc da trong phòng tiếp khách của toa xe công vụ A17, loại xe đặc biệt do Chủ tịch nước CHDCND Trung Hoa tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1967, bộ sưu tập đồ dùng sinh hoạt trong toa xe công vụ A17 gồm: táp lô điện, quạt trần chạy bằng chổi than đế đèn tròn, bóng đèn tròn 24 vôn Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 34
  35. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Tư liệu gồm: các bài báo, bức điện của Bác gửi nhân dân HP, các bài báo về tin tức Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các báo Cứu Quốc, báo Nhân Dân Phòng 8 và phòng 9: Nhân dân Hải Phòng làm theo lời Bác. Các hiện vật gồm: máy tiện Ăngco của nhà máy Comben được chuyển vào các cơ sở của ta dùng sản xuất vũ khí tiêu diệt địch giai đoạn 1946 – 1954; vỏ đạn 105 ly làm ống bề, Công binh xưởng Hải Phòng cải tạo để tôi lại một số lò xo của các loại súng ở khu căn cứ Việt Bắc (1950 – 1954) phục vụ cho bộ đội Hải Phòng đánh Pháp, cờ đỏ sao vàng do nhân dân Hải Phòng cất giấu trong kháng chiến chống Pháp (1956 – 1954), biên lai (đóng góp 100 đồng vào quỹ công lương để xây dựng công quỹ kháng chiến cứu nước ngày 7/2/1950 của ông Phạm Văn Đồng), chông 4 ngạnh: công xưởng Hải – Kiến sản xuất để đánh giặc Pháp thời kỳ 1946 – 1950 Các bức ảnh như: cải cách ruộng đất 1956, bà con nhân dân phấn khởi đi nhận tài sản, nhân dân Hải Phòng mít tinh hoan nghênh chính sách cải tạo Tư bản tư doanh của Đảng và Chính Phủ năm 1958, đoàn “dũng sĩ Cát Bi” đã tập kích sân bay Cát Bi đêm ngày 06 rạng ngày 07/3/1954, bộ đội tiếp quản khu Hồng Bàng – Hải Phòng, những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Đồ Sơn, Hải Phòng ngày 15/5/55, nhân dân Hải Phòng đấu tranh giữ máy móc ở nhà máy nước hải Phòng năm 1954, nhân dân Hải Phòng chống địch cưỡng ép di cư vào Nam năm 1954, phi cơ Pháp bị ta phá huỷ tại sân bay Đồ Sơn 1954, cuộc mít tinh biểu tình của nhân dân hải Phòng phá vùng động viên và kiểm tra của địch ở phố Cầu Đất (27/5/1954), du kích An Dương phục kích đặt mìn trên đường số 5 chặn đánh những đoàn xe quân sự của địch, trận tập kích của ta vào thị xã Kiến An (20/4/1953) diệt và bắt sống 695 tên địch, trận đánh Sở Dầu năm 1953 của quân và dân Hải Phòng, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 16/1/1947 kêu gọi đồng bào ta phá huỷ để kháng chiến. Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 35
  36. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Các tư liệu: các bài báo “Chiếc máy cưa vạn năng”, “Bà Năm”, “Hai thuỷ thủ trẻ tuổi dũng cảm cứu tàu”, “Tiếng kẻng cụ bang” gương người tốt việc tốt, trên các báo Nhân dân, báo Cứu Quốc, Hiện vật gồm: mảnh xác máy bay A4D2N của Mỹ bị bắn rơi ngày 25/4/1967, dây chão đơn vị công an võ trang 34 Tràng Cát đã dùng dây chão này kéo thuỷ lôi Mỹ lên cạn để tháo gỡ, vỏ đạn Pháp 100mm, súng trường của nhân dân Thụy Hương, huyện Kiến Thụy bắn rơi máy bay AD6 của Mỹ ngày 17/1/1965, kỷ vật lấy tên cùng hài cốt của 24 liệt sĩ trong trận đánh bốt Hòa Đông ngày 7/6/1968, Lên tầng 2 có các phòng gắn với các chủ đề sau : Phòng 10: Hải Phòng chống giặc ngoại xâm từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ XIX. Một số hiện vật, ảnh trưng bày tiêu biểu: Cọc Bạch Đằng năm 1288, mõ và dùi của chùa Dư Hàng dùng trong buổi lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh (26/3/1926), thước gỗ của tên địa chủ Kiến An 3 đời là chánh tổng làm tay sai cho Pháp, nhãn hiệu quảng cáo thuốc lá Míc của Pháp tại Hải Phòng, ảnh người lao động Hải Phòng đang chờ việc làm, cảnh chết đói do Nhật – Pháp gây ra năm 1945 ở Hải Phòng, cảng Hải Phòng bị phá trong chiến tranh năm 1945, chặt đầu – một tội ác man rợ của thực dân Pháp, phu Hải Phòng đưa quan chức Pháp đi nghỉ mát ở Đồ Sơn, Phòng 11 và phòng 12: Thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam ở Hải Phòng – Đảng lãnh đạo nhân dân Hải Phòng chống Pháp từ 1930 – 1945. Một số hiện vật và ảnh tiêu biểu: chiếc trống của nhân dân Kim Sơn Tân Trào huyện Kiến Thụy dùng trong ngày chống Nhật (27/7/19450), thanh kiếm là vũ khí của nhân dân Kim Sơn xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy dùng trong ngày chống Nhật (27/7/1945), mã tấu trong kháng chiến chống Pháp của ông Bính ở xã Kim Sơn, huyện Kiến Thụy chống Nhật, huy hiệu cứu quốc năm 1945, Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 36
  37. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố khẩu súng tiểu niên của nhân dân Kiến Thụy chống Pháp, cặp da của đồng chí Lãm được sử dụng trong những năm hoạt động cách mạng ở Hải Phòng (1936 –1939), tượng đồng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (1908 – 1932) là Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Hải Phòng (1929 – 1930), tượng đồng đồng chí Lương Khánh Thiện là Bí thư Thành uỷ Hải Phòng (1940 – 1941), tượng đồng liệt sĩ Trung tướng Nguyễn Bình (1908 – 1951) là vị Trung Tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Các bức ảnh như: đoàn bô lão Hải Phòng trong cuộc mít tinh (2/9/1945), đội nữ du kích giải phóng quân trong cuộc mít tinh (2/9/1945), các lực lượng vũ trang Hải Phòng trong ngày Quốc khánh, đoàn cảnh sát xung phong trong cuộc mít tinh (2/9/1945), Phòng 12: Hải Phòng 30 năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng (1946 – 1975). Một số hiện vật và ảnh trưng bày tiêu biểu: bánh xe bò của tự vệ phố Lý Thường Kiệt cản trở bước tiến của quân Pháp vào Hải Phòng (tháng 11 năm 1946), chiếc cuốc của cụ Hoà ở phố Kỳ Đồng dùng để đục tường cho tự vệ thoát khỏi vòng vây của địch (21/11/1946), súng ngắn của chỉ huy tự vệ Hải Phòng dùng chiến đấu bảo vệ thành phố trong những ngày đầu kháng chiến, còi điều khiển người và xe qua phà trong những năm chiến tranh chống Mỹ của công ty đường bộ, bom bi hình cầu gây sát thủ trong bán kính 5 – 10m, là loại bom giặc Mỹ đã ném xuống miền Bắc từ năm 1966 – 1968, máy thu của thuỷ tàu Jozep Conrad Ba Lan bị phá huỷ khi bị bom Mỹ bắn cháy (20/12/1972) tại cảng Hải Phòng, ảnh những người lính Pháp cuối cùng rút khỏi Đồ Sơn (15/5/1955), đoàn quân chiến thắng đang tiến vào tiếp quản thành phố (13/5/1955), ảnh thanh niên Hải Phòng nô nức lên đường tòng quân đánh Mỹ, hầm kèo chữ A tránh bom đạn giặc Mỹ của nhân dân nội thành Hải Phòng, những dãy phố cá nhân ven đường giao thông trong thời kỳ đấu tranh chống giặc Mỹ, Phòng 13: Giao thông Hải Phòng từ năm 1955 đến nay. Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 37
  38. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Mô hình tàu 10 – 9, mô hình phà Bính, đèn biển, sơ đồ xí nghiệp tàu thuỷ, mô hình tàu, cờ của Bộ Giao thông vận tải (1980), ảnh cảng Hải Phòng mở rộng năm 1984, cảng Hải Phòng được sửa sang và mở rộng cầu tàu (1955 – 19750, cần cẩu Cento, cần cẩu nổi, tàu Hoa phượng đỏ, tàu sông Chu, tàu Thái Bình, Phòng 14: Văn hoá – Văn nghệ Hải Phòng từ năm 1955 đến nay. Một số hiện vật và ảnh trưng bày tiêu biểu: đàn Tam, đàn Tính, phù điêu Apsara, loa tay, Micro của đoàn chèo Hải Phòng, tượng dân gian chọi trâu, ảnh các tiết mục đặc sắc của đoàn chèo Hải Phòng, đồng chí Nguyễn Văn Linh gặp gỡ các nghệ sĩ đoàn cải lương Hải Phòng (6/1989), đồng chí Bí thư Lê Duẩn thăm đoàn ca múa Hải Phòng (1982), Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm đoàn kịch nói Hải Phòng, các tư liệu như Bản trích phương hướng và nhiệm vụ năm 1991 – 1995 của Đảng Bộ Hải Phòng. Phòng 15 và phòng 16: nông – ngư – diêm nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Hải Phòng từ năm 1955 đến nay. Các hiện vật và ảnh trưng bày tiêu biểu: Xe mini Hải Hà, xe Bạch Đằng, chân vịt, bình bơm thuốc sâu, trục cán thép, chi tiết chính của máy Điezen, máy thái sắn, máy trộn dược liệu, bộ bàn ghế mây, nguyên liệu vỏ trai, hàng mây tre xuất khẩu, ảnh chụp các giống lúa, ảnh có liên quan, Bằng huân chương lao động hạng nhì, Bằng huân chương lao động hạng ba, Phòng 17: Tặng phẩm của nhân dân thế giới và các tỉnh bạn tặng thành phố Hải Phòng. Bao gồm các tặng phẩm của nhân dân các nước như Lào, Campuchia, Nga, Trung Quốc, các tỉnh trong cả nước như Đà Nẵng, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, Các hiện vật: Tranh khắc gỗ nổi tiếng của Ăngco là tặng phẩm của nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, bộ văn phòng phẩm của đoàn thanh Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 38
  39. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố niên Công–sô–môn tặng đoàn thanh niên thành phố Hải Phòng, voi đá – Tỉnh Ủy Quảng nam – Đà Nẵng tặng Thành Uỷ Hải Phòng, tranh Bến Nhà Rồng do Tỉnh Uỷ thành phố Hồ Chí Minh tặng thành phố Hải Phòng, 2.2.2. Giá trị và vị trí của Bảo tàng Hải Phòng với phát triển du lịch. Ngày 16 tháng 11 năm 2006 nhân dịp về thăm bảo tàng Hải Phòng, đồng chí Trần Đức Lương – nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phát biểu “Đến thăm bảo tàng tổng hợp thành phố Hải Phòng, tôi vui mừng nhận thấy sự nghiệp bảo tồn - bảo tàng đã được Đảng bộ, chính quyền và nghành văn hóa thông tin coi trọng và xây dựng từ rất sớm. Hải Phòng đầy tiềm năng và di tích lịch sử, văn hoá, không chỉ của thành phố mà còn có giá trị tiêu biểu của cả dân tộc ta. Tôi mong rằng thành phố cũng như ngành văn hoá thông tin quan tâm hơn nữa để xây dựng, hiện đại hóa bảo tàng cho xứng với những giá trị truyền thống của thành phố và của đất nước”. Năm 1959, bảo tàng Hải Phòng được thành lập trên cơ sở tiếp nhận trụ sở ngân hàng Pháp – Hoa. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mà còn là một trung tâm văn hoá, nơi trưng bày, giới thiệu với công chúng người xem về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, truyền thống cách mạng, truyền thống văn hoá của vùng đất, con người Hải Phòng. Sau gần 50 năm hoạt động, được sự quan tâm của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Văn hóa Thông tin, Bảo tàng Hải Phòng luôn xứng đáng là một trung tâm có vị trí quan trọng trên mặt trận tư tưởng – văn hoá, có nhiều đóng góp tích cực vào việc bảo vệ và phát huy các di sản lịch sử văn hoá của dân tộc, sự nghiệp đổi mới đất nước, sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, sự nghiệp “xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Với những giá trị đó trong những năm vừa qua Bảo tàng Hải Phòng đã có những đóng góp to lớn trong phát triển du lịch thành phố. Trung bình mỗi năm Bảo tàng đón hơn 34000 lượt khách đến tham quan gồm cả khách nước Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 39
  40. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố ngoài và trong nước. Cũng nằm trong hệ thống bảo tàng của thành phố, bảo tàng Quân khu Ba và bảo tàng Hải quân hàng năm chỉ đón từ 8000 – 9000 lượt khách. Bảo tàng Hải Phòng đã có những năm “hoàng kim” vào cuối những năm 60, đầu những năm 70 khi mới thành lập, là bảo tàng tỉnh thành phố đầu tiên, là bảo tàng mẫu cho các tỉnh học tập, lượng khách đến tham quan rất đông, có những năm lên đến gần 50000 lượt. Với vị trí thuận lợi là nằm gần trung tâm thành phố, với hệ thống cơ sở vật chất khá đầy đủ, với số lượng hiện vật phong phú, Bảo tàng Hải Phòng nếu được sự quan tâm của thành phố sẽ ngày càng phát huy hơn nữa vai trò, nhiệm vụ của mình đối với phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói chung và của ngành du lịch nói riêng. 2.3. Bảo tàng Hải Phòng phản ánh lịch sự phát triển của vùng đất, con người Hải Phòng. 2.3.1. Bảo tàng Hải Phòng phản ánh trung thực lịch sử vùng đất và con người Hải Phòng Tên Hải Phòng xuất hiện đến nay trên một thế kỷ, nhưng mảnh đất thân thương này đã đi vào lịch sử của tất cả các thời kỳ cổ, trung, cận, hiện và đương đại không riêng gì của Tổ quốc Việt Nam mà cả của bốn biển năm châu, có vị trí xứng đáng trong các bộ từ điển bách khoa toàn thư nổi tiếng. Dù chỉ qua đây một lần, người trong nước đều có những cảm xúc khó quên. Qua các đời ông cha đã từng khen Hải Phòng. Người nước ngoài qua đây đều có cảm tưởng tốt đẹp. “Bằng vai phải lứa” đã đành, cả những người xã hội công nghiệp bậc cao hoặc đã ở xa xã hội thông tin cũng không tiết kiệm lời khen dù có kèm theo lời chê bai trên bước đường đi lên còn nhiều cái dở. Đất này có khí thiêng sông núi. Câu thơ của Nguyễn Trãi: Quan hà bách nhị do thiên thiết Hào kiệt công danh thử địa tằng Tạm dịch: Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 40
  41. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Trời đặt ra sông núi hiểm trở hai người có thể địch trăm người Anh hùng hào kiệt đã từng lập công danh tại nơi đây! Giờ đây, suy sâu nghĩ rộng thấy lớn ở nhiều chiều, đâu chỉ hạn hẹp ở trận mạc can qua, nổi sóng Bạch Đằng thuở trước. Qua các hiện vật, các gian trưng bày, các panô, . khách đến với Bảo tàng Hải Phòng như được đến với một lịch sử thu nhỏ về diên cách và con người vùng đất ven biển này. Diện tích đất tự nhiên của Hải Phòng là 1519,6 km 2, chiếm 0,5% diện tích đất tự nhiên của cả nước gồm 7 quận, 58 phường, 9 thị trấn và 156 xã. Nội thành Hải Phòng – trung tâm hành chính, chính trị, văn hoá gồm các quận: Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Dương Kinh, và ngoại thành có quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn cùng các huyện như: An Lão, An Dương, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Thuỷ Nguyên và hai huyện đảo: Cát Hải, Bạch Long Vĩ. Trên đất liền, Hải Phòng có chung ranh giới hành chính với 3 tỉnh thuộc miền núi đông bắc Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng. Về phía bắc và đông bắc, dọc theo dòng Đá Bạch – Bạch Đằng, nhánh lớn nhất của sông Kinh Thầy đổ ra biển qua cửa Nam Triệu, là ranh giới tự nhiên giữa Hải Phòng với Quảng Ninh, khu công nghiệp than nổi tiếng của cả nước. Về phía tây bắc, Hải Phòng giáp Hải Dương trên gần 100km và phía tây nam với Thái Bình gần 40km theo sông Hoá là một nhánh của sông Luộc, dẫn nước phù sa sông Hồng tưới mát cho đồng đất vùng tây nam thành phố. Phía Đông thành phố, 125km bờ biển chạy dài hướng đông bắc – tây nam từ cửa Lạch Huyền đến cửa Thái Bình, mở rộng đón gió vịnh Bắc Bộ và là nơi 5 cửa sông chính của hệ thống sông thái Bình (cửa Nam Triệu, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Thái Bình) từ các miền rừng núi Việt Bắc, Đông Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 41
  42. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Bắc Việt Nam đổ ra cửa biển này và cũng là những đường sông từ biển có thể xâm nhập sâu vào nội địa châu thổ sông Hồng, trung du và miền núi Bắc Bộ. Hải Phòng có hệ thống sông ngòi dày đặc với mật độ 0,65 – 0,8 km/km2 và đều từ sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ với 5 cửa sông chính. Vì thế Hải Phòng vừa có “tính sông” do chịu chi phối của chế độ nước đất liền, vừa có “tính biển” do chịu ảnh hưởng sâu sắc của thuỷ triều. Trong đất liền có 16 con sông chính toả rộng khắp địa bàn với độ dài hơn 300km gồm sông Thái Bình, Văn Úc, Lạch Tray, sông Cấm, sông Đá Bạc (một nhánh của sông Bạch Đằng) ngoài những sông chính là nhiều sông nhánh lớn nhỏ chia khắp các địa hình thành phố: sông Giá, sông Đa Độ, Biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc tây bắc vịnh Bắc Bộ có địa hình là một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và bằng phẳng. Mũi Đồ Sơn nhô ra biển như một bán đảo tạo cho Đồ Sơn một vị trí chiến lược quan trọng và thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng, ngoài khơi Hải Phòng có nhiều quần đảo lớn nhỏ rải rác trên một vùng biển rộng nối liền với vùng đảo và quần đảo nổi tiếng Hạ Long – Quảng Ninh, trong đó lớn nhất có đảo Cát Bà, một khối đá vôi đồ sộ chắc nịch chấn giữ biển khơi và xa nhất có đảo Bạch Long Vĩ – một vị trí tiền tiêu, nơi đầu sóng ngọn gió trong vịnh Bắc Bộ, cách thành phố 1136 km về phía tây bắc. Chính những vùng biển, hải đảo đẹp, nhiều loài động thực vật quý hiếm đã trở thành những địa điểm du lịch lý tưởng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, mang lại cho Hải Phòng nguồn thu ngân sách không nhỏ. Vị trí địa lý của vùng đất đã tạo cho Hải Phòng trở thành một đầu mối giao thông quan trọng; làm cho Hải Phòng sớm có con người đến khai phá. Dấu tích con người sống ở đây còn ghi đậm nét trên các di chỉ Tràng Kênh, Việt Khê (văn hoá Phùng Nguyên), Cái Bèo (văn hoá Hạ Long), nhưng thành phố Hải Phòng mới xuất hiện gần 122 năm nay (1888 – 2009). Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 42
  43. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Qua hai kế hoạch khai thác thuộc địa, Hải Phòng đã trở thành một thành phố được ca ngợi, tuy không lớn lắm nhưng xinh đẹp, xây dựng theo kinh nghiệm Tây Âu, một trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính và quan trọng sống còn nhất là một Cảng biển có tiếng tăm ở Viễn Đông trên biển lớn Thái Bình Dương. Cảng Hải Phòng từ khi có nó, nhìn cho kỹ, nghĩ cho sâu thì lịch sử cuộc sống, sự phồn vinh và những bước thăng trầm của thành phố phụ thuộc rất nhiều vào cảng. Các mặt khác gắn với cảng hữu cơ là một thành phố có nhiều ngành liên quan hỗ trợ. Từ lúc tầu thuyền còn bỏ neo giữa sông để xây dựng xong cầu tàu nổi và bến Sáu Kho vào năm 1888 rồi thay bằng cầu tàu sắt kéo dài 280m, tới nay đã có cả một hệ thống cảng hoạt động theo các quy ước quốc tế về hàng hải và cảng biển. Đủ bến chính, bến chuyên dùng xếp dỡ hàng nặng, nhẹ, hàng rời, hàng bách hoá, cảng dầu Thượng Lý, cảng than Vật Cách, cảng khách Chùa Vẽ, cảng cá Máy Chai, cảng đậu tàu địa phương cửa Cấm, cảng các tàu tỉnh bạn đỗ nhờ, cảng nước sâu Đình Vũ, cảng chuyển tải Bạch Đằng, khi cần trú ẩn đã có Vịnh Hạ Long, Lan Hạ, cảng hải đảo Cát Bà, tổng hợp cả hàng, khách và du lịch trên một không gian rộng, dài 40 – 50 km. Mặt nữa, từ cảng Hải Phòng, bao chiến sĩ cách mạng đã ra đi tìm đường cứu nước, sách báo tiến bộ nhập vào trong nước gây mầm cách mạng cổ vũ phong trào như tờ “Nhân Đạo” của Đảng Cộng sản Pháp, tờ “Người cùng khổ” do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, tài liệu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về Công Hội Đỏ, về Đông Kinh Nghĩa Thục, về Cách mạng tháng Mười Đó cũng là thời kỳ giao lưu mạnh mẽ giữa các nền văn hoá, nhất là sự xâm nhập của nền văn hoá phương Tây. Hải Phòng còn là “nơi giàu những phút đi đầu” và truyền thống đấu tranh Có học giả nhận xét Hải Phòng là vùng đất nhanh nhạy, đi đầu nhiều việc và giàu truyền thống đấu tranh. Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 43
  44. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Hãy kể từ nữ tướng Lê Chân chiêu mộ dân lành lập làng Vẻn theo Hai Bà Trưng đánh quân Đông Hán đến nay đã qua 20 thế kỷ. Chúng ta hãy tìm ở cốt lõi truyền thuyết này truyền thống khai phá đầu tiên nơi đầu sóng ngọn gió của Lê Chân – vừa là nhà kinh tế, vừa là nhà quân sự. Các trận chiến đấu tại đây mà người Hải Phòng giữ vị trí nòng cốt về thế chung từ “phên giậu phía đông” nói lên ý nghĩa chiến lược trong phòng thủ, về cụ thể có lúc là trận quyết chiến chiến lược trong tiến công như các chiến thắng Bạch Đằng. Hai lần đế quốc Pháp xâm lược, Hải Phòng vẫn đi đầu từ chống pháo thuyền trên đất Bắc đến mở đầu tác chiến trong thành phố mà cả nước cùng rút kinh nghiệm. Trong kìm kẹp của hậu địch sâu, cả nội ngoại thành đã vùng lên tổng phá tề, để có đột nhập thị xã Kiến An, phá càn tiên Lãng, phá Sở Dầu, cuối cùng là “biển lửa Cát Bi” phối hợp tuyệt đẹp với toàn quốc làm nên Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, đồng thời chứng kiến nơi đây sự ra đi của tên lính thực dân Pháp cuối cùng trên nửa đất nước. Trong chống Mỹ cứu nước, Hải Phòng lần đầu tiên đánh trả B52 ném bom rải thảm thành phố, phá hàng rào phong toả Cảng Hải Phòng bằng thuỷ lôi hiện đại, trận phong toả biển lớn nhất sau đại chiến thế giới II, lập bến mở “đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng thủ đô Hà Nội và một số nơi khác vừa tiến công vừa phòng ngự đập tan chiến dịch tập kích đường không lập nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không tháng 12–1972 và sau đó quân Mỹ rút khỏi Việt Nam trong danh dự. Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm có mặt quan hệ chặt chẽ đến cả nước, song vinh quang là người Hải Phòng đã góp phần xứng đáng, có mặt trên tuyến đầu của tất cả các thời điểm nóng bỏng của lịch sử. Bia ký, sử sách xưa còn ghi rành rành. Đình, chùa, đền, miếu thờ các tiên công, các danh tướng, danh thần, danh quân ở khắp nơi trong thành phố. Làng xa có truyền thống chống ngoại xâm không phải chỉ có Lưu Kiếm, Lưu Kỳ, Phú Lương Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 44
  45. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố xen sông Bạch Đằng, sông Cấm mà dày đặc khắp các huyện, quận và sẽ mãi mãi lưu truyền đến ngàn vạn thế hệ con cháu mai sau. Thời kỳ cận hiện đại, trong chiến tranh nhân dân có sự lãnh đạo của Đảng, vai trò đóng góp của người Hải Phòng càng nổi bật trong chống những kẻ thù xâm lược đầu xỏ Đông – Tây. Không có trí tuệ của giai cấp công nhân của thành phố công nghiệp tập trung thì không thể phát huy truyền thống, không thể tiếp thu nhanh tư tưởng và kỹ thuật quân sự hiện đại để giành những thắng lợi quan trọng từ bước mở đầu, vun đắp và tiếp tục truyền thống khai phá của Lê Chân, của Bạch Đằng để có “ Trung dũng – Quyết thắng”. Càng tự hào với truyền thống ta càng yêu quý mảnh đất đã cống hiến liên tiếp các thế hệ con em góp sức làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam anh hùng. Các cuộc đấu tranh xã hội khác cũng khá nhiều. Một Mạc Đăng Dung ở thế kỷ XVI xuất thân từ dân chài đất Cổ Trai bị sử gia phong kiến kết tội “thoán nghịch” nay đang được lịch sử xét xem vị trí triều vua này với tiến trình xã hội Việt Nam thời kỳ trung đại, như ổn định dân tình, mở mang dân trí, buôn bán đi xa, thị trường mở rộng tại vùng Đông Nam Á, nổi danh là mặt hàng gốm Mạc có ghi cả thời gian, nơi làm ra, cả tên tuổi người mua hàng. Trong các cuộc khởi nghĩa lớn của nông nhân chống lại triều đình phong kiến, phải đặc biệt kể đến cuộc khởi nghĩa của Quận He Nguyễn Hữu Cầu ( 1740 – 1750) lập căn cứ Đồ Sơn quyết chiến cùng quan quân, có lúc mở rộng ra cả miền đông, làm rung động kinh thành Thăng Long thời vua Lê chúa Trịnh. Trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc của thời kỳ cận hiện đại, nhiều mặt nổi rộ lên. Đặc biệt giai cấp công nhân Hải Phòng hình thành sớm, Đảng bộ Cộng sản thành lập năm 1929, những cuộc đấu tranh quyết liệt nổ ra liên tiếp chống lại chuyên chính của đế quốc thực dân phát triển cả về số lượng và chất lượng. Phong trào đã đào tạo cho trung ương và địa phương Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 45
  46. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố hàng loạt cán bộ chủ chốt xuất thân từ lao động và công nhân mà kẻ thù gọi bằng hai tiếng “Culy”, phu phen đầy khinh miệt. Hoà bình lập lại, tiếp quản thành phố, xây dựng kinh tế Chủ Nghĩa Xã Hội mới vẻ vang vô cùng, người Hải Phòng phơi phới đi lên dù còn ngây thơ, lãng mạn, vô tư như ngày đầu đi vào kháng chiến với lòng đầy tinh thần và ý chí quyết thắng. Truyền thống là những gì đã được chọn lọc của quá khứ và trở thành bền vững để xem xét hiện tại và định hướng cho tương lai. Chống giặc thời kỳ cổ đại có căn cứ An Biên, trung đại liên tiếp chiến thắng Bạch Đằng, cận hiện đại “Trung dũng - Quyết thắng”, làm kinh tế bước đầu có sóng Duyên Hải, tổ đá nhỏ ca A, xây dựng tổ lao động Xã Hội Chủ Nghĩa. Trong truyền thống vinh quang đã nảy sinh, rèn luyện và nổi danh tại đây có Lê Chân, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo, Phạm Tử Nghi, Nguyễn Đức Cảnh, đại diện đủ các thời kỳ mà thời kỳ nào thanh niên cũng ở vị trí hàng đầu, xứng đáng với lòng tin của Tổ quốc. Con người Hải Phòng dũng cảm, trọng nghĩa, vị tha, năng động, sáng tạo Con người Hải Phòng có những đức tính chung của con người Việt Nam, do tác động của thiên nhiên và kinh tế, xã hội cụ thể của một vùng nên cũng có những nét riêng. Mảnh đất Hải Phòng cách đây hàng vạn năm đã có con người sinh sống. Qua di chỉ khảo cổ ở Tràng Kênh, Việt Khê (Thuỷ nguyên), Cái Bèo (Cát Bà) chứng minh con người ở đây đã có cội nguồn từ dân bản địa và gia nhập cộng đồng người Việt Nam từ khi dựng nước. Theo các gia phả, sắc thần, qua điều tra điền dã cho thấy các dòng họ của người Hải Phòng thật muôn vẻ, quần tụ cư dân từ bốn phía, trong ngoài. Đầu tiên chắc chắn từ miền núi theo cha xuống đồng bằng, xuống biển thành nhiều đợt, vỡ hoang, lấn biển đến đâu lập nghiệp đến đó. Qua mỗi lần chống Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 46
  47. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố xâm lăng là một lần phân bổ dân cư mà thành phần chắc có người chiến thắng nắm ưu thế, kẻ chiến bại làm nô tỳ, kẻ bất lương kể cả ở miền trung phải lưu đầy về đây (Phi Liệt là một trong 29 điểm ác thuỷ của cả nước). Từ thế kỷ XVII trở đi, thời kỳ manh nha đô thị lớn, nhiều thương gia Âu – Á đến bắt rễ. Khi đô thị Hải Phòng hình thành, tình hình dân cư sau luỹ tre xanh ngoại thành tương đối ổn định nhưng nội thành thì chuyển động dữ dội. Một cuộc chuyển cư nhanh mạnh song song với phát triển kinh tế cảng biển, công nghiệp, thương mại, đầu mối giao thông. Dân cư của các huyện nhất là vùng ven vào làm phu đào sông lấp nền nhà rồi ở lại đây học hành nghề nghiệp mới. Nông dân bản thổ, lập đình, lập miếu có giữ nếp xưa, quần túm nhau lúc tối lửa tắt đèn cùng chống lại thực dân, giữ miếng cơm manh áo và mỹ tục thuần phong. Bên cạnh phu, cai, ký, chủ vẫn còn tiên chỉ, thứ chỉ, quan viên, dân đen cả cái tôn ti trật tự phong kiến cổ xưa. Từ khi bị cắt làm nhượng địa, một số sĩ phu văn thân của vùng đồng bằng cũng về đây mai danh, ẩn tích chờ thời. Đại chiến II bùng nổ, dân Quảng Ninh, biên giới chạy loạn về Hải Phòng, thổ hải phỉ theo cùng không ít. Đánh nhau trong thành phố ít ngày rồi chiến tranh kéo dài, bọn xâm lược Pháp đào tạo cấp tốc một lớp thợ mới quê Thuỷ Nguyên, Quảng Ninh để phục vụ chiến tranh, lấp chỗ trống người đi kháng chiến, đi tản cư và có cả chương trình chiêu hồi an dân, củng cố vị trí yết hầu quân sự, kinh tế. Hoà bình lập lại, dân số thành phố tăng nhanh và kết cấu dân cư khá phức tạp. Dân số Hải Phòng hiện nay đã hơn 1876,4 nghìn người, chiếm hơn 2,5% dân số cả nước. Mật độ sân số khá đông, đứng thứ 4 trong các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ sau Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình. Trình độ dân trí của Hải Phòng khá cao. Hiện nay Hải Phòng có khoảng 760.000 người ở độ tuổi lao động, tập trung ở nội thành, với khoảng 500.000 người có tay nghề bậc 3 trở lên, 40.000 kỹ thuật viên có trình độ Trung học chuyên nghiệp và 27.000 cán bộ có trình độ Cao đẳng, Đại học và trên Đại học. Hàng năm con số này gia tăng một cách đáng kể. Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 47
  48. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Các sử gia phong kiến đã dùng chữ “mạnh tợn,hung hãn” để chỉ tính cách của người miền Hải Phòng xưa ít văn lễ và dặn nhau cai trị đất này phải chọn quan. Các học giả thực dân, bọn quan cai trị Pháp và tay sai trong các sách chí, khảo sát đây đó ở Hải Phòng cũng nêu dân bản xứ này: cần mẫn, khéo tay, ham tìm hiểu, thích làm ăn, biết tranh đấu song cũng là dân khó bảo, hay nổi loạn, ăn cướp và buôn lậu. Đó là những tư liệu của các thời kỳ lịch sử cần nghiên cứu, kể cả tổng kết dân gian về từng lớp người và địa phương cụ thể. Qua nghiên cứu, đức tính dũng cảm của người Hải Phòng phải để lên hàng đầu. Có dũng mà lại thông minh, đa mưu sáng tạo. Chống hàng loạt kẻ thù đầu sỏ không dũng cảm chắc đất này trở thành bình địa. Đất chua mặn, sông lầy bùn, cải tạo hàng năm tốn bao nhiêu nhân tài, vật lực. Chống thiên tai, mỗi cơn bão siêu cấp đổ bộ, mỗi trận cuồng phong xoáy lướt, mỗi đợt sóng thần ập tới là cả một dải đất có khi cả một vùng, ít là năm bảy huyện, nhiều vài ba tỉnh bị cuốn, san phạt bằng đứng đầu thôn nhìn suốt cuối xóm. Tàn phá của giặc thuỷ, ông cha đưa lên hàng đầu ở vùng này, càng chính xác không kém gì sự tàn phá của giặc Mỹ dùng B52 ném bom rải thảm trong nội thành, kể cả máu xương không kém gì trận chiến. Chống cướp biển tàu ô, thổ phỉ ở bên cạnh nách, lịch sử còn ghi chúng hoành hành với thủ đoạn “tam quang” (đốt sạch, phá sạch, giết sạch) khắp một miền ven biển, có khi xâm nhập sâu vào nội địa tỉnh Đông. Không dũng cảm thì làm sao các thế hệ tổ tiên tiếp tục sinh tồn, xanh tre, vững lũy, góp công dựng và giữ nước. Những chữ năng động, sáng tạo vừa qua được nhấn nhiều và chứng minh trong làm ăn kinh tế. Nhạy bén, hăng hái, tháo vát chưa nói hết chiều sâu của năng động. Chưa có mà nghĩ làm ra, đấy là sáng tạo, cái đã có rồi thì ta hoàn thiện ta dùng chữ sáng kiến có phần khiêm tốn hơn và đỡ sai lệch trong việc làm thực tiễn. Còn ý thức tổ chức tập thể, tinh thần quốc tế là bản chất của giai cấp công nhân, chỉ còn xem tầng cao trong nhận thức và hành Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 48
  49. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố động thực tế. Xây có thể còn thêm, song chống sửa gì để con người Hải Phòng ngày càng tiến bộ. Có thể tóm lại trong đấu tranh với thiên nhiên, trong sản xuất, đấu tranh dân tộc và xã hội qua tranh luận lâu dài đã rèn luyện nên con người ở đây có đức tính hăng hái, tháo vát, dũng cảm, năng động, sáng tạo, nhạy bén và ứng phó nhanh với tình hình mới, có tinh thần tập thể của những người làm công nghiệp, khi cần thì biết dựa vào nhau để tiến công trong sản xuất. 2.3.2. Bảo tàng Hải Phòng phản ánh những tiềm năng, thế mạnh của Hải Phòng trên con đường phát triển Những tiềm năng thế mạnh đó được thể hiện ở các mặt sau : Một thành phố công nghiệp tập trung có tiềm năng về nhiều mặt nhờ vị trí chiến lược và hệ thống giao thông thủy bộ, đường không, đường biển thuận lợi và dày đặc. Riêng Hải Phòng xuất nhập khẩu là đòn xeo tạo vốn ban đầu cho bước đi trong xây dựng kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa. Với tất cả những điều kiện trên, Hải Phòng ngày càng được hoàn thiện về vị trí chiến lược và đầu mối giao thông, mặc nhiên trở thành cửa ngõ của Thủ đô và miền Bắc của Tổ quốc. Các huyện ngoại thành của Hải Phòng vừa là khách hàng lớn của công nghiệp, vừa là vùng nguyên liệu quan trọng và địa bàn tốt, nhân công đông để mở rộng thủ công nghiệp. Cách đây vài chục năm đúng là đồng chua nước mặn như sử sách từng ghi. Nhưng qua vài chục năm “ngọt hoá”, Hải Phòng không còn đứng cuối đồng bằng, đứng đầu miền núi như mấy năm trước. Nghề muối Hải Phòng có từ lâu đời làm từ nước biển, xưa đã xuất khẩu, vừa phục vụ cho sản xuất hóa chất, vừa phục vụ tiêu dùng trong nhân dân và các tỉnh bạn. Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 49
  50. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Tiềm năng to lớn nhất của nội thành, lâu đời và rõ rệt nhất, khai thác có hiệu quả, có truyền thống là sản xuất công nghiệp, dịch vụ gắn chặt với cảng. Các cơ sở công nghiệp đóng trên địa bàn Hải Phòng phục vụ đủ các loại nhu cầu sản xuất tiêu dùng, dịch vụ, xuất khẩu, nổi tiếng về cơ khí đóng tàu và vật liệu xây dựng. Nghành đóng tàu, xà lan có mặt từ ngày thành phố ra đời, trình độ kỹ thuật trên tay bạn bè, dù bị các tỉnh bạn cạnh tranh nhưng vẫn giữ được khách hàng xa gần. Đây là một nghành có tiềm năng thực sự, được thử thách dài ngày trong cạnh tranh, trong bom đạn, qua thác ghềnh và bão tố biển khơi, qua các thế hệ kỹ thuật khác nhau và bề dày đời thợ. Đặc điểm nổi bật của kinh tế Hải Phòng là kinh tế biển và cảng biển, bởi chính những ưu thế về vị trí địa lý và tài nguyên biển đã tạo nên đặc trưng này. Đặc biệt, sự kiện thành phố được Chính phủ công nhận là đô thị loại I – đô thị trung tâm quốc gia, Bộ chính trị ban hành nghị quyết 32/NQ – TW về “Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” là một mốc son lịch sử ghi nhận những thành tựu phát triển của thành phố, nâng cao vị thế và tạo điều kiện, có cơ hội thuận lợi cho Hải Phòng tiếp tục phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng vốn có. Tiềm năng du lịch của Hải Phòng xếp vào một trong những điểm đứng đầu, cảnh quan thiên nhiên đẹp, di tích lịch sử và di tích cách mạng khá nhiều, rải rác khắp nội ngoại thành và hải đảo. Di tích Cái Bèo cổ xưa (Cát Bà) trong cụm di tích Cát Hải có hang Luồn, có bãi tắm Cát Cò, có suối nước nóng, có mắm Vạn Vân nổi tiếng, có nông trường hoa quả và đặc biệt có vườn quốc gia Cát Bà, bảo tàng sinh vật trên núi đá vôi mọc ở biển, khu dự trữ sinh quyển thế giới. Qua vịnh Lan Hạ, vịnh Hạ Long hay về Hải Phòng, Đồ Sơn bằng đường biển đều thuận tiện. Di tích Tràng Kênh, Việt Khê (Thuỷ Nguyên) trong khu vực Bạch Đằng. Núi Voi sừng sững giữa đồng quê Kiến An – An Lão không xa trung tâm đô thị là mấy. Quen thuộc với Á – Âu là bãi biển đầy ánh nắng phương nam của Đồ Sơn sơn thuỷ hữu tình ra đời từ 1904 đủ sức sánh vai cùng Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 50
  51. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố Bãi Cháy, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu. Hải Phòng có thế về món ăn đặc sản biển núi, có nước khoáng Cát Bà, thuận tiện giao thông. Hiện nay ở Hải Phòng có cả du lịch trung ương và du lịch địa phương cùng hoạt động. Hải Phòng còn là nơi có các tiền đề và điều kiện để trở thành một trung tâm văn hoá Nếu chỉ hiểu văn bằng tính đầu ông Nghè, ông Cống thì đất này (miền hạ Hải Dương xưa) không nhiều, nhưng chỉ với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, xưa và nay đều thống nhất: bóng “cây đa” này đã rợp cả thế kỷ. Học trò của ông tại trường “Đại học không chính quy” do ông lập ra làm nghiêng ngả cả triều đại. Đặc điểm của thời kỳ cận hiện đại ở Hải Phòng là sự tiếp xúc giữa nền văn hoá truyền thống và trào lưu văn hoá phương Tây. Hai mặt phát triển song song, đan xen nhau, bên nào cũng lợi dụng ưu thế của mình đấu tranh quyết liệt để giành giật trận địa từng bước, từng thành phần, từng thời gian. Văn hoá truyền thống cố giữ lấy thuần phong mỹ tục của văn hoá xóm làng, nền văn minh lúa nước đồng bằng sông Hồng. Hải đảo Cát Hải có hội đua ngựa gỗ rất tài tình. Đồ Sơn nổi tiếng có chọi trâu cả nước. Tiên Lãng quê ngoại Nguyễn Bỉnh Khiêm có những lò vật lừng danh đầy bi kí ghi công đức, giáo dục điều thiện, nhiều loại chợ phiên vừa là kinh tế vừa đượm màu sắc văn hoá tinh thần thượng võ. Vĩnh Bảo quê nội Nguyễn Bỉnh Khiêm, văn vật nhiều hơn, chịu học, nhiều “quan”, có ông tổ nghề tạc tượng có lĩnh sắc vua phong, có trò rối nước, nghệ thuật kiến trúc đình, chùa. Thuỷ Nguyên có đu cao lộng gió, đặc sắc phải là văn học dân gian miền biển, tiếng hát Đúm sang xuân cuốn hút nam thanh nữ tú khắp nơi đua nhau chảy hội, tiếng hát ca trù lan rộng, 24 tháng 3 hàng năm nghệ nhân tỉnh Bắc, tỉnh Đông, Sơn Tây, Sơn Nam kéo về Đông Môn lễ tiên sư, tiên thánh. Có thể đây là nơi có truyền thống lâu đời và có thể là một nơi gốc nghề của miền Bắc vì có sắc vua phong và thăng chật (hai lần vào đời Gia Long), có tượng công chúa và phò mã phụ Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 51
  52. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố trách giáo phường. Tiếng nói của Phục Lễ – Thuỷ Nguyên còn được một nhạc sĩ có tên tuổi xếp vào loại chỉnh chuẩn. Đạo Phật vào ngoại thành rất sớm còn lưu lại hàng loạt chùa như chùa Dư Hàng, Đông Khê, chùa Vẽ Người Hoa du nhập văn hoá của họ, có trường dạy chữ Hán Kiều Tiểu, Kiều Trung, có hội quán Hoa Kiều, có câu lạc bộ thương mại, kiến trúc lợp ngói máng. Văn hoá phương Tây phát triển mạnh, ào ạt ở nội thành và ngày càng mở rộng giao tiếp. Đạo Gia tô vào đầu tiên ở huyện Tiên Minh (Tiên Lãng) hai, ba trăm năm trước rồi phát triển ra các vùng ven sông. Ven đô có trường dòng Phụ Pháp, nhà thờ xóm Cấm, Lạch Tray, Nội thành thì nhà thờ lớn, nhỏ, chùng viện, nhà sơ thi nhau mọc rải rác ở tất cả khu Âu và Á, Tiếp sau là đạo Tin Lành, đạo Hồi, cả Hoà Hảo, Cao Đài cũng du nhập vào đây cắm mốc. Các hoạt động thể thao, âm nhạc du nhập từ phương Tây vào Hải Phòng cũng rất sớm, nhiều mặt đã được “Việt hóa” để trở thành yếu tố văn hóa Việt. Nếu như ai nói văn hoá theo nghĩa dân gian trong phạm vi hẹp là ăn chơi thì ở đây cũng nổi tiếng đặc thù, đặc sắc. Ăn tàu đủ các món sơn hào hải vị bí truyền, nói lại với ai cách làm là phản bội Tổ quốc Hán. Ăn ta cỗ tầng, cỗ lớp khao vọng sạt nghiệp, bỏ làng. Ăn Tây không nhiều món nhưng rượu quý, khách sạn bàn ghế sang trọng. Còn mặc thì người của ba xứ này vẫn giữ bản sắc riêng, dù có lúc hoà đồng nhưng khi giao tiếp thì phân biệt rõ tầng lớp, địa phương, dân tộc. Tất cả những cái đó dùng cho văn hoá cả theo nghĩa rộng và hẹp lại trừ ngu dân, nhồi sọ, còn lại thì nhiều cái có ích. Đó là trí tuệ, khoa học của nhiều người mà đến nay ta vẫn còn đang tiếp tục và phát triển. Ngoài ra, Hải Phòng còn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch tự nhiên ở Hải Phòng được hình thành bởi tổng hợp các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, hải văn và hệ động thực vật đa dạng Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 52
  53. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố phân bố tập trung ở dải ven biển Đồ Sơn, Cát Bà, ngoài ra còn phân bố ở khu vực đá vôi Tràng Kênh – Thuỷ Nguyên. Cát Bà là đảo lớn nhất và độc đáo nhất trong tổng số 1996 hòn đảo của quần thể vinh Hạ Long. Trên đảo còn lưu giữ được khu rừng nguyên sinh nhiệt đới, hệ động thực vật quý hiếm còn tồn tại ở đây như Voọc đầu trắng được ghi trong sách đỏ thế giới, có tới 745 loài thực vật bậc cao. Không những thế Cát Bà còn có hệ thống hang động, vũng, vịnh hấp dẫn du khách như động Trung Trang, động Húng Sơn, vịnh Lan Hạ, Cát Bà có tới 139 bãi tắm mini nằm xen giữa những dãy núi đá vôi trùng điệp với cấu trúc địa hình Karster ngập nước, hệ sinh thái san hô của Cát Bà là tài nguyên đặc hữu trong quần thể di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Cát Bà còn được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004. Địa hình Đồ Sơn được ví như con rồng đang chầu về viên ngọc Hòn Dáu. Đây là một bán đảo với rừng cây, đồi núi nối tiếp nhau vươn ra biển đến 5 km. Với 3 khu bãi tắm đều có đồi núi, rừng thông yên tĩnh, thoáng mát, Đồ Sơn có hàng trăm cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch với nhiều nhu cầu du lịch khác nhau. Một số tài nguyên thiên nhiên khác có thể khai thác phục vụ du lịch như khu du lịch sinh thái núi Voi ( An Lão), khu vực rừng Thiên Văn (Kiến An), khu suối khoáng nóng Tiên Lãng, khu vực sông Giá và Tràng Kênh (Thuỷ Nguyên). Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn ở Hải Phòng tương đối phong phú và có sức hấp dẫn cao, tập trung phần lớn ở khu vực nội thành và các vùng phụ cận. Đồ Sơn với lễ hội chọi trâu độc đáo – 1 trong 15 lễ hội tiêu biểu của quốc gia. Kiến Thụy – vùng đất linh thiêng sản sinh ra nhà Mạc với 65 năm trị vì đất nước. Nơi đây đề án phát triển khu Dương Kinh nhà Mạc hoàn thành vào ngày 13–5–2005 nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng Hải Phòng. Thuỷ Nguyên – Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 53
  54. Bảo tàng Hải Phòng trong phát triển du lịch thành phố mảnh đất gắn bó với những trang sử hào hùng của dân tộc trong những năm dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhiều di tích đã trở thành niềm khao khát viếng thăm của du khách và những nhà nghiên cứu như đền thờ Trần Quốc Bảo, đình Đồng Lý, đình Kiền Bái, Và Vĩnh Bảo – mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra những con người tài năng xuất chúng : Nguyễn Công Huệ – ông tổ nghề tạc tượng Đồng Minh, Đào Công Chính – nhà y học dưỡng sinh đầu tiên của Việt Nam, Hoa Duy Thành võ nghệ tinh thông đã có công giúp Hưng Đạo Vương đánh quân Nguyên trên sông Bạch Đằng. Song nổi bật nhất trong số những người con ưu tú ấy là Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – con người có cốt cách và tài danh đã trở thành huyền thoại để nhân gian thờ ông suốt 600 năm không một ngày nguội lạnh khói hương. Đến đây du khách sẽ được ngắm nhìn những mái ngói rêu phong, những nét cong huyền diệu của mái đình Nhân Mục, An Quý, Chúng không những giá trị về mặt lịch sử mà còn là những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật độc đáo. An Lão có núi Voi đứng soi bóng dưới dòng Lạch Tray không chỉ là một danh thắng mà nơi đây còn gắn với huyền thoại về vương triều Mạc, về Phan Bá Vành, về nghĩa quân Cừ Bình, về đội du kích núi Voi. Khu vực nội thành có dải trung tâm, Nhà Hát lớn dược xây dựng từ thời thuộc Pháp, có quán hoa rất đặc trưng, đình Hàng Kênh, đền Nghè, chùa Dư Hàng, đều là những điểm tham quan hấp dẫn. Khu vực đồi Thiên Văn Kiến An với đài khí tượng thuỷ văn lớn nhất Đông Nam Á, có kính thiên văn quan sát vũ trụ. Khu vực quận Hải An với những di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia: đền Hạ Lũng, chùa Vã, đền Phú Xá, và làng hoa Đằng Hải truyền thống. Tuy nhiên không thể kể đến một thành phần không kém phần quan trọng mà trong tương lai nó sẽ trở thành một nguồn tài nguyên thu hút sự quan tâm của khách du lịch nhất đó là hệ thống các nhà bảo tàng trong thành phố : bảo tàng Hải Phòng (1959), bảo tàng Hải Quân (1975), bảo tàng Quân Khu Ba (1969). Các bảo tàng là một thiết chế văn hoá đặc thù, để bảo vệ và Sinh viên: Đoàn Thị Tuyết Anh - Lớp VH903 54