Khóa luận Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại và cơ khí Tân Thanh-Chi nhánh Hải Phòng - Trần Trọng Nghĩa

pdf 74 trang huongle 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại và cơ khí Tân Thanh-Chi nhánh Hải Phòng - Trần Trọng Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại và cơ khí Tân Thanh-Chi nhánh Hải Phòng - Trần Trọng Nghĩa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Sinh viên : Trần Trọng Nghĩa Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Cao Thị Hồng Hạnh HẢI PHÕNG - 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ CƠ KHÍ TÂN THANH – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Sinh viên : Trần Trọng Nghĩa Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Cao Thị Hồng Hạnh HẢI PHÒNG - 2013
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa Mã SV: 1354020071 Lớp: QT1301N Ngành: Quản trị doanh nghiệp Tên đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần thương mại và cơ khí Tân Thanh – Chi nhánh Hải Phòng.
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). Phần I: Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Phần II: Phân tích thực trang hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại và cơ khí Tân Thanh – Chi nhánh Hải Phòng Phần III: Biện pháp nâng cao hiệu quả tại Công ty Cổ phần Thương mại và cơ khí Tân Thanh – Chi nhánh Hải Phòng 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. Số liệu được sử dụng tính toán là bảng cân đối kế toán và bản báo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Công ty Cổ phần Thương mại và cơ khí Tân Thanh – Chi nhánh Hải Phòng Địa chỉ: Hạ Đoạn 4 – Đông Hải 2 – Hải An – Hải Phòng
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: CAO THỊ HỒNG HẠNH Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Nội dung hướng dẫn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại và Cơ khí Tân Thanh – Chi nhánh Hải Phòng Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 25 tháng 03 năm 2013 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 17 tháng 06 năm 2013 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2013 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2013 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) HD02-B09
  7. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3 I. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự cần thiết về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. 3 1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh 3 2. Phân loại hiệu quả 4 3. Bản chất của hiệu quả kinh doanh 6 4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 7 II. Nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 9 1. Nội dung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 9 2. Phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 10 III. Các nhân tố tác động tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 13 1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 13 2. Các nhân tố bên trong 16 IV. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. 18 1. Chỉ tiêu về doanh thu 18 2. Chỉ tiêu về chi phí 20 3. Hiệu quả sử dụng lao động 22 4. Chỉ tiêu vốn kinh doanh 23 5. Các chỉ tiêu tài chính 24 6. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội 26 7. Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 27
  8. PHẦN II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 29 I. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Thương mại và Cơ khí Tân Thanh và Chi nhánh Tân Thanh Hải Phòng. 29 1. Công ty Cổ phần Thương mại và Cơ khí Tân Thanh 29 2. Công ty CP TM và CK Tân Thanh – Chi nhánh Hải Phòng 32 3. Đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Năm 2011-2012) 35 4. Đánh giá chung 55 PHẦN III. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CP TM CK TÂN THANH HẢI PHÒNG 56 I. Thực trạng chung của nền kinh tế trong lĩnh vực xây dựng, vận tải, sửa chữa, kho bãi. 56 II. Các biện pháp tăng doanh thu để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 58 1. Căn cứ thực hiện các biện pháp tăng doanh thu 59 2. Nội dung và chi phí của các biện pháp nhằm tăng doanh thu 59 3. Dự kiến kết quả đạt được từ các biện pháp tăng doanh thu 61 KẾT LUẬN 65
  9. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam đang dần thể hiện mình với bạn bè khu vực và trên thế giới. Được biến đến là một quốc gia có nền kinh tế trẻ, năng động, một trong những điểm đầu tư hấp dẫn nhất thế giới, Việt Nam được dự báo sẽ là một môi trường lý tưởng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững. Trong lĩnh vực xây dựng, vận tải, xuất nhập khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra những cơ hội vàng cho các doanh nghiệp trong nước do chúng ta được tiếp cận nguồn vốn đầu tư, tiếp cận khoa học, thiết bị kỹ thuật và quy trình quản lý hiện đại, mở rộng thị trường, giảm bớt rào cản kinh tế. Tuy nhiên, song hành với cơ hội là những thách thức rất lớn khi chúng ta gặp phải áp lực cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn làm mới mình, xây dựng chiến lược, phương pháp hoạt động kinh doanh hiệu quả nhằm tận dụng nguồn lực từ bên ngoài, không để doanh nghiệp bị rơi vào tình cảnh phá sản hay bị doanh nghiệp nước ngoài thôn tính. Công ty Cổ phần thƣơng mại và cơ khí Tân Thanh – Chi nhánh Hải Phòng là một doanh nghiệp trẻ, đang trên đà phát triển, hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng cũng như hệ thống kinh doanh, khách hàng. Vì vậy thời gian qua là một thời gian khó khăn khi doanh nghiệp gia nhập thị trường, doanh nghiệp phải đầu tư chi phí lớn để xây dựng nền tảng cơ sở vật chất, đầu tư các hoạt động marketing, tìm kiếm khách hàng, tăng thị phần, bước đầu vượt qua khó khăn và hướng tới mục tiêu lợi nhuận và khách hàng. Để có thể đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra thì doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp nhằm quản lý, phát huy những nguồn lực, điểm mạnh của doanh nghiệp, lựa chọn cho mình phương pháp và hướng đi đúng trong từng thời kỳ để tạo lập những giá trị bền vững cho doanh nghiệp. Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần thƣơng mại và cơ khí Tân Thanh – Chi nhánh Hải Phòng với kiến thức mà em tích lũy, học hỏi được và nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đang đặt ra với doanh Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 1
  10. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng nghiệp nên em mạnh dạn chọn đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần thƣơng mại và cơ khí Tân Thanh – Chi nhánh Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đây là một đề tài khá rộng nên trong chuyên để của mình, em tập trung đi sâu thực trạng hoạt động của doanh nghiệp để thấy rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như xu hướng thị trường để từ đó đưa biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nội dung chuyên đề bao gồm các phần sau: PHẦN I: Lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. PHẦN II: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh ở Công ty Cổ phần thương mại và cơ khí Tân Thanh – Chi nhánh Hải Phòng. PHẦN III: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần thương mại và cơ khí Tân Thanh – Chi nhánh Hải Phòng Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo – Ths. Cao Thị Hồng Hạnh. Đồng thời, em cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các phòng ban trong công ty Công ty Cổ phần thương mại và cơ khí Tân Thanh – Chi nhánh Hải Phòng đã giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp tài liệ để em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 2
  11. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng PHẦN I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự cần thiết về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. 1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh a. Khái niệm hiệu quả Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu lâu dài và bao trùm của tất cả các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để có thể đạt được điều này doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu từng thời điểm cụ thể và xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn phù hợp với những biến đổi của môi trường kinh doanh. Phân bổ, quản trị các nguồn lực hiệu quả và thường xuyên kiểm tra đánh giá sự phù hợp và giá trị mà nó mang lại. Và để thực hiện được điều đó nhà quản trị phải đánh giá được hiệu quả của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là thước đo, phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi bàn về phạm trù hiệu quả kinh doanh có nhiều quan điểm khách nhau, có quan điểm cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra trong xã hội không thể tăng sản lượng hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng cua một lượng hàng hóa khác. Một nền kinh tế hiệu quả khi nó nằm trên đường năng lực sản xuất”. Quan điểm này dựa trên việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Xét trên góc độ lý thuyết, hiệu quả kinh doanh có thể đạt được trên đường giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được mức hiệu quả kinh doanh này cần rất nhiều điều kiện, trong đó dòi hỏi dự báo và quyết định đầu tư sản xuất theo quy mô phù hợp với cầu thị trường, thế mà không phải lúc nào điều này cũng thực hiện được. Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 3
  12. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Tóm lại: Hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực dầu vào và để đạt được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí đầu vào thấp nhất. Hiệu quả = 2. Phân loại hiệu quả Ngày nay khi để cập đến vấn đề hiệu quả thì người ta vẫn chưa có được một khái niệm thống nhất. Bởi mỗi lĩnh vực khác nhau, xem xét trên các góc độ khác nhau thì người ta có cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề hiệu quả và thông thương khi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì người ta gắn ngay tên của lĩnh vực đó liền sau hiệu quả. Để hiểu rõ hơn vấn để hiệu quả thì chúng ta xem xét vấn để hiệu quả trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Tương ứng với 3 lĩnh vực này là 3 phạm trù hiệu quả: hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội. a. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó. Nếu đướng trên từng yếu tố riêng lẻ thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế và nếu xem xét vấn đề hiệu quả trong phạm các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Trong đó kết quả thu về chỉ là kết quả phản ánh những kết quả tổng hợp như là: doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản lượng công nghiệp nếu ta xem xét từng yếu tố riêng lẻ thì hiệu quả kinh tế là thể hiện trình độ và sử dụng các yếu tố đó trong từng quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ánh kết quả kinh tế thu được từ việc sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh. Cũng giống như một chỉ tiêu khác, hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất, đồng thời là phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa có phát triển hay không là nhờ đạt hiệu quả cao hay thấp. Nói một cách Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 4
  13. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng khác, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế phản ánh về mặt lượng và định tính trong sự phát triển kinh tế. Nhìn ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp riêng lẻ hiệu quả kinh tế được biểu hiện qua phạm trù hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh đầy đủ các mặt của cả một quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Cụ thể là: Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới góc độ này chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể bằng các phương pháp định lượng thành các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó có thể tính toán, so sánh được, lúc này phạm trù kinh tế hiệu quả kinh doanh là một phạm trù cụ thể nó đồng nhát và là biểu hiện trực tiếp của lợi nhuận, doanh thu . Ngoài ra có còn biểu hiện mức độ phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, phản anh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Lúc này thì phạm trù hiệu quả kinh doanh là một trừu tượng và nó phải được tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác, ta có thể hiểu hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh trình độ và khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Nói tóm lại ở tầm vi mô hiệu quả kinh doanh phản ánh đồng thời các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh như: kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất tổ chức sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng yếu tố đầu vào đồng thời nó yêu cầu sự phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong thời kỳ. Sự phát triển tất yếu đí đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là mục tiêu cơ bản nhất của doanh nghiệp. b. Hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 5
  14. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Hiệu quả xã hội là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị là chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Bởi vậy hai loại hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong việc phát triển của nền kinh tế xã hội ở các măt: Trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân thực tế ở các nước tư bản chủ nghĩa đã cho thấy các doanh nghiệp tư bản chỉ chạy theo hiệu quả kinh tế mà không đặt hiệu quả chính trị và xã hội kèm theo và dẫn đến tình trạng: thất nghiệp, khủng hoảng có tính chu kỳ, ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo quá lơn Chính vì vậy Đảng và nhà nước ta có những đường lối, chính sách cụ thể để đồng thời tăng hiệu quả kinh tế kèm với tưng hiệu quả chính trị xã hội. Tuy nhiên, chúng ta không thể chú trọng thái quá đến hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hôi, bài học từ thời kỳ chế độ bao cấp để lại cho chúng ta thấy rõ điều đó. 3. Bản chất của hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên liệu, nguồn vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội, đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh doanh. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hôi, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng đến điều kiẹn nội tại, phát huy năng lực, hiệu lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí. Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay là phải đạt hiệu quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 6
  15. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là chi phí của sự lựa chọn tốt nất đã bị bỏ qua, hay chi phí của sự hi sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh. Chi phí cơ hội phải được bổ xung vào chi phí kế toán và phải loại khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích thực. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả. 4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp a. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ quản lý kinh doanh Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải tập hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi nhuận. Như vậy, mục tiêu bao trùm, lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có. Để đạt được mục tiêu này nhà quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương tiện khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ để nhà quản trị thực hiện chức năng. b. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả là điều kiện sống còn đối với mọi doanh nghiệp Sản xuất ra cái gì? Như thế nào? Cho ai? Sẽ không thành vấn đề để bàn nếu nguồn tài nguyên không hạn chế. Người ta có thể sản xuất ra vô tận hàng hóa, sử dụng thiết bị máy móc, nguên vật liệu, lao động một cách không cần tính toán, không cần suy nghĩ cũng không ảnh hưởng nếu nguồn tài nguyên là vô tận. Nhưng thực tế, mọi nguồn tài nguyên trên trái đất như đất đai, khoáng sản, năng lượng là một phạm trù hữu hạn và ngày càng trở lên khan hiếm và cạn kiệt do cong người khai thác và sử dụng chúng không đúng cách. Trong khi đó một mặt dân cư ở từng vùng, từng quốc gia và toàn thế giới ngày càng tăng và tốc độ tăng dân số cao làm cho nhu tiêu dùng Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 7
  16. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng ngày càng cao, không có giới hạn, nhu cầu tiều dùng vật phẩm của con người lại là phạm trù không có giới hạn. Do vật liệu, của cải khan hiếm và ngày càng khan hiếm theo nghĩa tuyệt đối lẫn tương đối. Trên thực tế, khan hiếm mới chỉ là điều kiện cần của sự lựa chọn kinh tế nó buộc con người phải lựa chọn kinh tế. Trong thời kỳ đầu, con người không phai lựa chọn kinh tế vì lúc đó dân cư còn ít mà của cải trên trái đất lại phong phú, đa dạng. Khi đó loài ngưởi chỉ chú ý đến phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố sản xuất, tư liệu lao động . Như vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuát, đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ hoạt đồng sản xuất kinh doanh nào. Trong nền kinh tế thị trường, việc giải quyết ba vấn để kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Dựa trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác.Các doanh nghiệp phải tự đưa ra quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toán lỗ - lãi, lãi nhiều hưởng nhiều, lãi ít hưởng ít, không có lãi thì sẽ dẫn đến phá sản. Lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu quan trọng nhất, mang tính sống còn của sản xuất kinh doanh. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp phải có được lợi nhuận và đạt được lợi nhuận ngày càng cao. Do vậy, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 8
  17. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng II. Nội dung và phƣơng pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 1. Nội dung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh a. Phân tích các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh Kết quả sản xuất kinh doanh có thể là kết quả của từng khâu riêng biệt như kết quả sản xuất, kết quả mua hàng, kết quả bán hàng hay có thể là kết quả tổng hợp của quá trình kinh doanh: kết quả tài chính. Khi phân tích kết quả kinh doanh người ta hướng vào kết quả thực hiện các định hướng, mục tiêu kế hoạch, phương án đặt ra. Nội dung chủ yếu của phân tích là các chỉ tiêu kinh doanh như: doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giá thành, lợi nhuận . - Chỉ tiêu doanh thu: Là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng các dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp cho khách hàng và được khách hàng thanh toán. - Chỉ tiêu chi phí: Biểu hiện bằng tiền các khoản chi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: khoản mua sắm nguyên vật liệu, mua máy móc nhà xưởng, quản lý doanh nghiệp, tiền lương cho người lao động. Nghĩa là các khoản chi cho đến khi giao được hàng tới người tiêu dùng kể cả nộp thuế và mua bảo hiểm. + Chi phí được biểu hiện bằng một số chỉ tiêu như tổng chi phí kinh doanh, chi phí sản xuất (giá thành), chi phí ngoài sản xuất (chi phí lưu kho, vận chuyển, bảo hiểm ) chi nộp thuế bảo hiểm, chi quảng cáo và các khoản chi khác. Để tính hiệu quả kinh doanh người ta thường sử dụng chỉ tiêu tổng vốn kinh doanh, vốn cố định, vốn lưu động, tổng chi sản xuất. - Chỉ tiêu lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí hoạt động trong doanh nghiệp. b. Phân tích chỉ tiêu dựa trên mối quan hệ chỉ tiêu và điều kiện kinh doanh Có hai nhân tố ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến doanh thu bán hàng là khối lượng hàng hóa tiêu thụ và giá cả hàng hóa tiêu thụ. Tuy nhiên, các nhân tố này lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác như: Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 9
  18. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng - Các nhân tố về thị trường bao gồm thị trường trong nước và thị trường nước ngoài như đặc điểm tính chất của thị trường, cung cấp hàng hóa trên thị trường, sự biến động giá cả trên thị trường Những nhân tố này có tác động trực tiếp đến khối lượng hàng hóa tiêu thụ và giá cả trên thị trường. - Các nhân tố về cơ chế chính sách nhà nước Việt Nam cũng như các nước trên thế giới như: chính sách thương mại, chính sách bảo hộ mậu dịch, các quy định pháp luật, luật lệ quốc gia, chính sách ưu đãi thuế và thuế quan, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, các cơ chế chính sách cụ thể khác từng thời kỳ. - Nhóm các nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp như tình trạng trang thiết bị các thiết bị máy móc, hệ thống kho hàng, phương tiện vận chuyển, mạng lưới kinh doanh cũng tác động trực tiếp đến doanh thu bán hàng. Ngoài vốn kinh doanh có tác động lớn đến quy mô kinh doanh, khả năng dự trữ và thực hiện các đơn đặt hàng lớn của doanh nghiệp. - Nhóm các nhân tố về trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ nghệ thuật trong giao tiếp ứng xử trong quan hệ với khách hàng với công chúng có tác động trực tiếp tới khả năng tiêu thụ sản phẩm. - Nghiên cứ những nhân tố khách quan, chủ quan sẽ thấy được các yếu tố tác động bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tân dụng những cơ hội thuận lợi, tìm ra những giải pháp hạn chế những rủi ro khó khăn, khai thác một cách triệt để năng lực của doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị trường, đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. 2. Phƣơng pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh a. Phương pháp chi tiết Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh. Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hướng khác nhau. Thông thường trong phân tích phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau: Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 10
  19. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: các chỉ tiêu biểu hiện kết quả kinh doanh bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Từng bộ phận biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả kinh doanh. Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho biết đánh gí một cách chính xác, cụ thể kết quả kinh doanh đạt được. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi kết quả hoạt động kinh doanh. - Chi tiết theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian thường không đều. Việc phân tích theo thời gian giúp đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh. Phân tích chi tiết theo thời gian cũng giúp ta nghiên cứu đồng thời nhịp điệu của các chỉ tiêu có liên quan với nhau như: lượng mua vào, lượng dự trữ với lượng hàng bán ra, lượng vốn được cung cấp với khối lượng công việc xây lắp hoàn thành, từ đó phát hiện ra những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh. - Chi tiết theo địa điểm: việc phân tích giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ. Thông qua các chỉ tiêu khoán khác nhau như: khoán doanh thu, khoán chi phí, khoán gọn chi các bộ phận mà đánh giá mức khoán đã hợp lý chưa và thực hiện khoán như thế nào. Cũng thông qua thực hiện các mức khoán mà phát hiện bộ phận nào tiên tiến, bộ phận nào lạc hậu trong mục tiêu kinh doanh, khai thác khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn trong kinh doanh. b. Phương pháp so sánh So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được nét chung, tách ra được những nét riêng của hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 11
  20. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng cụ thể. Vì vậy, để tiến hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh. - Khi nghiên cứu mức tăng trưởng của các chỉ tiêu theo thời gian, số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước. - Khi nghiên cứu mức độ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng thời gian trong một năm, gốc so sánh là chỉ tiêu cùng kỳ năm trước. - Khi đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu kế hoạch. - Khi nghiên cứu vị trí của doanh nghiệp, gốc để so sánh là chỉ tiêu trung bình ngành. Tóm lại thời kỳ chọn làm gốc là kỳ gốc, các trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước cùng kỳ năm trước, kế hoạch gọi chung là trị số kỳ gốc, thời kỳ chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích, kỳ thực tế. c. Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc san kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định, tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn: - Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định. - Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo thứ tự nhất định. - Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước để tính mức độ ảnh hưởng và cố định nhân tố còn lại. d. Phương pháp chênh lệch: đây là phương pháp biến dạng của phương pháp thay thế liên hoàn. Nhưng cách tính đơn giản hơn và cho phép tính được ngay kết quả cuối cùng bằng cách xác định độ ảnh hưởng của nhân tố Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 12
  21. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng nào thì trực tiếp dùng chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ kế hoạch của nhân tố đó. e. Phương pháp cân đối: đây là phương pháp nhằm mục đích xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích khi các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tổng đại số với chỉ tiên phân tích. Nguyên tắc sử dụng phương pháp: - Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu phân tích, xác đinh đối tượng cần phân tích. - Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: là chênh lệch giữa kỳ thực tế (kỳ phân tích) với kỳ kế hoạch (kỳ gốc) của nhân tố đó. III. Các nhân tố tác động tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có thể chia thành hai nhóm, đó là nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp và nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp. Mục tiêu của quá trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhằm mục đích lựa chọn các phương án kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh cần phải thực hiện liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. 1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trƣờng bên ngoài a. Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh Nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh bao gồm như là: Đối thủ cạnh tranh, thị trường kinh doanh trong nước, môi trường kinh doanh quốc tế, cơ cấu ngành, tập quán trông môi trường kinh doanh còn có môi trường cạnh tranh. Có thể nói cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Duy trì cạnh tranh bình đẳng, đúng pháp luật là công việc của chính phủ. Điều kiện đó vừa mở ra cơ hội để doanh nghiệp kiến tạo hoạt động của mình, vừa yêu cầu doanh nghiệp phải vươn lên, vượt qua đối thủ. Các doanh Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 13
  22. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo. Chiến lược cạnh tranh cần phản ánh được yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp. b. Nhân tố Văn hóa – Xã hội Mỗi nơi có văn hóa đặc trưng riêng biệt vì thế đây là một yếu tố quan trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hóa Doanh nghiệp cần phải nằm bắt và nghiên cứu làm sao cho phù hợp với văn hóa, sức mua, thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư. Những yếu tố này tác động gián tiếp nên quá trình sản xuất cũng như công tác Marketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. c. Nhân tố môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bao gồm các nhan tố như thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý . - Nhân tố tài nguyên thiên nhiên Nhân tố này chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Một số khu vực có tài nguyên thiên nhiên với trữ lượng lớn và có chất lượng tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khai thác. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất nằm trong khu vực này mà có nhu cầu đến loại tài nguyên, nguyên liệu này cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Nhân tố địa lý Đây là nhân tố không chỉ tác động đến công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Giao dịch, vận chuyển, sản xuất các nhân tố này tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh thôn g qua việc tác động nên các chi phí tương ứng. d. Môi trường chính trị - pháp luật Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 14
  23. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng một trong những tiều đề cho hoạt động kinh doanh. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng tới lợi ích của một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác và ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền để ngoài kinh tế của doanh nghiệp. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế ảnh hưởng tới hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này có tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì môi trường pháp luật ảnh hưởng tới sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh của doanh nghiệp. Không những thế nó còn tác động đến chi phí của doanh nghiệp như: chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, mức độ về thuế đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu còn bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do nhà nước giao, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. Tóm lại môi trường Chính sách –pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, bằng cách tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ pháp luật, công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. e. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước đều là nhân tố tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, ở nhiều vùng nông thôn, miền núi hải đảo có cơ sở hạ tầng kém, không thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, mua bán hàng hóa các doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả không cao. Thậm chí có nhiều vùng sản phẩm làm ra mặc dù có giá trị nhưng không có hệ thống giao thông thuận lợi, vẫn không tiêu thụ được dẫn tới hiệu quả kinh doanh thấp. Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 15
  24. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Trình độ dân trí tác động rất lớn đến chất lượng của lực lượng lao động xã hội nên tác động trực tiếp tơi nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Chất lượng đội ngũ lao động lại là nhân tố bên trong, ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. f. Môi trường kinh tế và công nghệ Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của chính mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp, bao gồm: - Tiềm năng của nền kinh tế, các thay đổi về cầu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, xu hướng mở/đóng của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nền kinh tế, trình độ trang bị kỹ thuật – công nghệ, khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật ứng dụng trong ngành. 2. Các nhân tố bên trong - Các nhân tố chủ quan trong doanh nghiệp chính là thể hiện tiềm năng của một doanh nghiệp. Cơ hội, chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp cụ thể. a. Nhân tố vốn Đây là nhân tố tổng hợp, phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô có hội để khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. b. Nhân tố con người Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 16
  25. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Trong sản xuất kinh doanh, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Máy móc dù có hiện đại đến đâu cũng không thể hoàn toàn thay thế được con người và phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc của người lao động. Lực lượng lao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng có hiệu quả hoạt động kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Lực lượng lao động trực tiếp tác động đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. c. Nhân tố trình độ kỹ thuật – công nghệ Trình độ kỹ thuật – công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng hàng hóa, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Các yếu tố này tác động hầu hết các mặt về sản phẩm, nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo quá trình tái sản xuất mở rộng cho doanh nghiệp. Ngược lại với trình độ công nghệ thấp, không những giảm khả năng cạnh trnh của doanh nghiệp mà còn làm giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển. Nói tóm lại, nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ cho phép doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm dẫn đến tăng hiệu quả kinh doanh. d. Nhân tố trình độ tổ chức sản xuất và trình đọ quản trị doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh hiện tại, đối với mọi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như quy mô khác, nhân tố quản trị đóng vai trò ngày càng lớn trong việc nâng cao hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp, lãnh đạo doanh nghiệp bẳng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính quyết định tới sự thành công của một doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động quản trị doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 17
  26. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng và thiết lập mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng đó. Người quản trị doanh nghiệp phải chú ý tới hai nhiệm vụ chính. - Xây dựng tập thể thành một hệ thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, lao động đạt hiệu quả cao. - Dìu dắt tập thể dưới quyền, hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp một cách vững chắc và ổn định. e. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin. Thông tin được coi là yếu tố không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Để đạt được thành công trong khi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần nhiều thông tin chính xác về cung – cầu thị trường hàng hóa, về công nghệ kỹ thuật, về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh Ngoài ra, doanh nghiệp còn cũng rất cần các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần cập nhập thông tin sự thay đổi chính sách kinh tế của nhà nước và các cơ quan khác nhau có liên quan. Trong kinh doanh biết mình biết ta, hiểu thấu đáo được đối thủ cạnh tranh thì mới có đối sách thích hợp, có chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp. Kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp là nắm được thông tin cần thiết và biết sử dụng thông tin kịp thời là một điều kiện để ra quyết định chính xác, có tính thực thi cao. Những thông tin hữu ích, kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xây dựng chiến lược dài hạn. IV. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1. Chỉ tiêu về doanh thu a. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: Là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng, dịch vụ trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt là đã thu hay chưa thu tiền). Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có 3 chỉ tiêu: Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 18
  27. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt thu tiền hay chưa) - Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh tiền thực tế doanh nghiệp thu được trong kinh doanh. Doanh thu thuần = DTBH và CCDV – các khoản giảm trừ + Các khoản giảm trừ doanh thu: Chiết khấu thương mại Giảm giá hàng bán Hàng bán bị trả lại Thuế tiêu thụ đặc biệt Tính thuế theo phương pháp trực tiếp - Doanh thu từ hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản thu từ hoạt động liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài chính, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán hoàn nhập dự phòng, giảm giá chứng khoán đã trích lập năm trước nhưng không sử dụng hết. - Thu nhập khác từ hoạt động khác: Các khoản thu nhập khác là các khoản thu từ hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản thu đã được quy định ở điểm trên như: thu từ bán vật tư, hàng hóa, tài sản dư thừa, công dụng cụ đã phân bổ hết giá trị bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng các khoản phải tra nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, thu hồi được, phải thu khó đòi trích từ năm trước nhưng không sử dụng hết và các khoản thu thất thường. Hiệu quả HĐKD = Ý nghĩa: Cứ một đồng chi phí đầu vào thì tạo bao nhiêu đồng doanh thu - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 19
  28. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Ý nghĩa: Cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. 2. Chỉ tiêu về chi phí Khái niệm: Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng, gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên liệu, tạo ra sản phẩm đến khâu tiêu thu. Các loại chi phí Phân tích theo tính chất hoạt động kinh doanh: - Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm: Chi phí giá vốn bán hàng,chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí khác như chi phí nhượng bán thanh lý tài sản cố định, chi phí tổn thất thực tế, chi phí thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thất thường khác. Phân tích theo khoản mục chi phí: - Chi phí trực tiếp gồm: Chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ và vật liệu khác trực tiếp cho việc sản xuất ra sản phẩm dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Chi phí về tiền lương chính, phụ cấp, lương phụ, tiền bảo hiểm xã hội. - Chi phí sản xuất chung: Chi phí này phản ánh những chi phí sản xuất chung, phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp, chi phí này bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp, chi phí này bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. - Chi phí bán hàng: Chi phí phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hang hóa, lao vụ bao gồm các chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, lưu kho. Chi phí bao gồm các khoản mục: Chi phí nhân Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 20
  29. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng viên, chi phí dụng cụ, đô dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí này phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí kinh doanh, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm các khoản mục sau: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. - Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí hoạt động tài chính gồm: Chi phí liên doanh, liên kết, chi phí thuê tài sản, chi phí mua bán trái phiếu, tín phiếu, khoản tổn thất đầu tư (nếu có), dự phòng giảm giá chứng khoán, chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, chi phí nghiệp vụ tài chính. Phân chia theo yếu tố chi phí - Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu động lực - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương - Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác. Phân theo sự phụ thuộc vào sự thay đổi của khối lượng sản xuất kinh doanh - Chi phí bất biến: là chi phó không thay đổi hay rất ít thay đổi khi khối lượng sản xuất kinh doanh thay đổi. Đây là loại chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán, phải trả cho dù khối lượng sản xuất kinh doanh nhiều hay ít, hay không hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 21
  30. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng - Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi cùng với sự thay đổi của khối lượng sản xuất kinh doanh. Khi khối lượng sản xuất kinh doanh tăng lên thì các khoản chi phí tăng theo, khi khối lượng sản xuất kinh doanh giảm thì các loại chi phí cũng giảm theo. Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả chi phí - Chỉ tiêu sức sản xuất của chi phí Tỷ suất doanh thu/chi phí = - Chỉ tiêu sức sinh lời của chi phí Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Ý nghĩa: Cứ 1 đồng chi phí thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. 3. Hiệu quả sử dụng lao động Lao động Khái niệm: là yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế xã hôi và tổng thể những con người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và được huy động vào quá trình lao động. Năng suất lao động Khái niệm: Năng suất lao động là hiệu quả có ích của lao động sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay thời gian để sản xuất ra một kết quả cụ thể có ích với chi phí nhất định - Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân NSLĐ bình quân = Ý nghĩa: Cứ 1 lao động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Mức sinh lời lao động Chỉ tiêu mức sinh lời lao động Mức sinh lời bình quân của lao động = Ý nghĩa: Cứ một lao động tham gia thì sẽ tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 22
  31. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Thu nhập bình quân Chỉ tiêu tỷ suất tiền lương tính theo doanh thu thuần Tỷ suất tiền lương/DTT = Ý nghĩa: Phản ánh thu nhập bình quân của doanh nghiệp 4. Chỉ tiêu vốn kinh doanh Khái niệm về vốn kinh doanh Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền tương ứng với 2 loại tài sản ta có 2 loại vốn: - Vốn cố định là toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền - Vốn lưu động là toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền Hiệu quả sử dụng vốn - Sức sinh lời của vốn kinh doanh Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh = Ý nghĩa: Cứ một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận sau thuế - Sức sản xuất của vốn kinh doanh Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh Tỷ suất doanh thu / vốn kinh doanh = Ý nghĩa: Cứ một đồng vốn cố định thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. a. Vốn cố định Hiệu quả sử dụng vốn cố định Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 23
  32. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Ý nghĩa: Cứ một đồng vốn cố định thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Hàm lượng vốn cố định Tỷ lệ vốn cố định = Ý nghĩa: Tỷ lệ vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh Sức sinh lời của vốn cố định Tỷ suất lợi nhuận / vốn cố định = Ý nghĩa: Cứ một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiều đồng lợi nhuận b. Vốn lƣu động Sức sinh lời của vốn lưu động Tỷ suất lợi nhuận/vốn lưu động = Ý nghĩa: Cứ một đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Vòng quay vốn lưu động - Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động. Số vòng quay vốn lưu động = Số ngày luân chuyển vốn lưu động = Ý nghĩa: Bình quân trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. 5. Các chỉ tiêu tài chính Khả năng thanh toán Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 24
  33. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ Hệ số thanh toán tổng quát = Hệ số thanh toán nhanh = Hệ số nợ phải trả Hệ số nợ: Thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn và điều cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Hệ số nợ = Kỳ thu tiền trung bình Kỳ thu tiền trung bình phản ánh độ thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so vơi doanh nghiệp trong ngành thì dẫn đến tình trạng nợ khó đòi. Kỳ thu tiền trung bình (ngày) = Hệ số thanh toán lãi vay Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Hệ số thanh toán lãi vay = Cơ cấu nguồn vốn và tài sản Hệ số cơ cầu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ Hệ số nợ = Hệ số vốn chủ = 1 – Hệ số nợ Chỉ tiêu sinh lời Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 25
  34. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA) Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Hệ số sinh lợi trên tổng vốn (ROA) = - Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Hệ số doanh lợi trên tổng VCSH (ROE) = 6. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt mục tiêu hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt được hiệu quả nhằm tồn tại và phát triền còn phải đạt được hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội bao gồm những chỉ tiêu sau: Mọi doanh nghiệp khi tiền hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phí sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân a. Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động Nước ta cũng giống như những nước đang phát triển, trình độ sản xuất, thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu, nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. b. Nâng cao đời sống người lao động Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 26
  35. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Ngoài việc tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cai mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội c. Tái phân phối lợi tức xã hội Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu: Bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 7. Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong bối cảnh cạnh tranh như ngày nay, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự cố gắng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi thương vụ và toàn doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp sẽ thực hiện điều đó như thế nào? Dựa vào công thức tính hiệu quả kinh doanh thì ta có thể thực hiện bằng phương pháp tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc làm cho tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Tuy nhiên để thực hiện được 3 phương pháp này thì cách thực hiện lại không giống nhau, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp. Có thể tổng kết một số biện pháp cơ bản cho từng phương pháp như sau: a. Tăng doanh thu Đây là con đường cơ bản để tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn tăng doanh thu thì doanh nghiệp tìm mọi cách tiêu thụ được nhiều hàng hóa hay dịch vụ hơn trước, hoặc tăng giá bán cao hơn trước. Và thêm vào đó, doanh nghiệp phải tăng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình, làm tốt công tác Marketing quảng bá thêm thương hiệu sản phẩm của công ty. b. Giảm chi phí Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 27
  36. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Có thể nói con đường này quan trọng không kém tăng doanh thu. Giảm chi phí doanh nghiệp có thể bán với giá rẻ hơn, thậm chí rẻ hơn đối thủ cạnh tranh. Để làm giảm được điều đó doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau nhằm quản lý chặt chẽ chi phí như sử dụng tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất, bao bì đóng gói, dự trữ bảo quản hàng hóa tốt, tránh hư hỏng. Giảm chi phí khấu hao TSCĐ bằng cách hạch toán đầy đủm theo dõi quản lý TSCĐ Việc giảm chi phí sẽ dẫn tới tăng lợi nhuận, điều đó có nghĩa tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. c. Tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí Trong điều kiện hoạt động các doanh nghiệp lớn không giảm được chi phí thì doanh nghiệp phải dùng mọi cách để sao cho tốc độ tăng doanh thu phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí để thu được lợi nhuận nhiều nhất. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí và tăng doanh thu. Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 28
  37. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng PHẦN II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY I. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Cơ khí Tân Thanh và Chi nhánh Tân Thanh Hải Phòng. 1. Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Cơ khí Tân Thanh a. Thông tin công ty Tên công ty: Công ty Cổ phần thƣơng mại và cơ khí Tân Thanh Tên viết tắt: Tân Thanh container Địa chỉ: KP 4, Đƣờng Trƣờng Sơn, P. LinhTrung Quận Thủ Đức, TP HCM Điện thoại: (848) 37445622 – 7311490 Fax: (848) 37445058 Người đại diện: Ông Kiều Công Thanh Chức vụ: Chủ tịch HĐQT Các chi nhánh trực thuộc công ty: - Chi nhánh Cái Mép – Bà Rịa Vũng Tàu - Chi nhánh Đà Nẵng - Chi nhánh Hải Phòng - Nhà máy sản xuất sơmi-rơmoóc Quảng Ninh - Văn phòng đại diện tại Lạng Sơn - Văn phòng đại diện tại Mỹ NGHÀNH NGHỀ KINH DOANH BAO GỒM: - SẢN XUẤT: + Các loại container: container khô, container văn phòng, container lạnh, thiết bị treo và các loại container chuyên dùng khác. + Thùng đông lạnh và các loại xe tải nặng, nhẹ. + Các loại Sơmi – Rơmoóc. - KINH DOANH, DỊCH VỤ (Mua bán, cho thuê): Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 29
  38. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng + Các loại container. + Các loại Sơmi Rơmoóc. + Các loại xe đầu kéo. + Các loại phụ tùng Container, Sơmi Rơmoóc. + Các loại máy móc thiết bị phụ tùng điện lạnh. + Vận chuyển nâng hạ, giao nhận hàng hóa. + Đại lý Bảo hiểm. - SỬA CHỮA CƠ KHÍ LẮP ĐẶT : + Sửa chữa cơ khí cho các hãng tàu, công ty vận tải biển, container, Sơmi Rơmoóc. + Sửa chữa, lắp đặt các loại thiết bị lạnh. b. Lịch sử công ty Từ một cơ sở gia công cơ khí nhỏ năm 1994, đến nay Tân Thanh là công ty cơ khí -thương mại hàng đầu tại Việt Nam. Công ty có trụ sở chính tại Khu phố 4, Đường Trường Sơn, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP HCM. Công ty đã phát triển các chi nhánh ở các khu vực trọng yếu trên toàn quốc như Tp. HCM, Vũng Tàu, Đà Nẵng và Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn. Công ty xây dựng được mạng lưới phân phối trên toàn quốc, cùng với một thương hiệu “Tân Thanh Container” có uy tín trên thị trường, được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến biết đến và tin cậy. Triết lý kinh doanh của công ty là “Luôn dẫn đầu về chất lƣợng”, luôn cải thiện hệ thống sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu và đem đến sự thoả mãn nhất đối với tất cả các khách hàng. Tất cả các hệ thống sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý được tuân thủ nghiêm ngặt theo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001-2008 và hệ thống quản lý chất lượng nội bộ của công ty. Tân Thanh Container xây dựng được dây chuyền sản xuất Sơmi- rơmoóc trong nước và chính thức được Cục Đăng Kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận sản xuất các loại Sơmi-rơmoóc vào tháng 10/2005. Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 30
  39. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Về phương diện truyền thông, Tân Thanh Container đã kết hợp với Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại (Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh), xuất bản ấn phẩm Đặc San Công Thƣơng Tp. Hồ Chí Minh làm nhịp cầu giao thương công nghiệp và thương mại cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. c. Năng lực sản xuất Qua nhiều năm xây dựng, hiện nay Công ty chúng tôi đã có đầy đủ các cơ sở vật chất, máy móc cần thiết cho ngành nghề cơ khí phục vụ vận tải chuyên nghiệp như: • Cơ sở vật chất kho bãi của công ty được xây dựng gần 120.000 m2 • Sở hữu các Máy móc cơ khí hiện đại như: máy chấn dập, máy phun cát bề mặt, Hệ thống cân chỉnh điện tử đầu kéo, rơmooc, máy cắt, máy hàn tự động, bán tự động, máy cắt plasma và các thiết bị cơ khí chuyên dụng khác • Đội xe vận tải với nhiều phương tiện khác nhau như : xe tải, xe đầu kéo, rơmoóc, xe cẩu, xe nâng gần 1.000 xe đầu kéo, mang thương hiệu Tân Thanh Container đi khắp mọi miền đất nước. • Hàng ngàn container và sơmi-rơmoóc cho thuê và mua bán trên thị trường. • Tư vấn và lắp đặt sản phẩm Nhà Container (Giải thưởng Huy chương vàng Vietbuild 2011). d. Đội ngũ nhân lực: Tân Thanh Container xây dựng được đội ngũ công nhân viên chuyên nghiệp khoảng 600 người phụ trách nhiều lĩnh vực như : kinh doanh, cơ khí, sản xuất với nhiều chuyên viên, kỹ sư và thợ lành nghề. Thạc sĩ : 03 Đại học: 40 Cao đẳng, trung cấp: 55 Thợ tay nghề bậc 5/7: 50 Thợ tay nghề bậc 3/7: 373 Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 31
  40. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Càng trải qua thăng trầm, càng bản lĩnh; càng đối mặt với thách thức Tân Thanh Container càng nhiều khát vọng. Tân Thanh Container đã trở thành một thương hiệu mạnh, là một trong những công ty hàng đầu trong ngành sản xuất Sơmi Rơmooc, Container tại Việt Nam. Mạnh dạn đầu tư và tiếp cận triệt để những công nghệ tiên tiến của thế giới là cách để Tân Thanh Container tiến nhanh hơn nữa trên con đường hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và dần đạt tới đẳng cấp quốc tế. Với khát vọng vươn lên không ngừng, chúng tôi tự hào là nhà sản xuất Sơmi rơmooc và phân phối container lớn nhất Việt Nam. 2. Công ty CP TM và CK Tân Thanh – Chi nhánh Hải Phòng Đại diện : Ông Lê Anh Điệp Chức vụ : Phó Tổng giám đốc Địa chỉ : Hạ Đoạn 4, Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng Điện thoại : 0313 260 226 FAX : 0313 260 225 Email : haiphong@tanthanhcontainer.com Website : www.tanthanhcontainer.com Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 32
  41. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng a. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ tổ chức tại Chi nhánh Hải Phòng Chứ năng nhiệm vụ của từng bộ phận. - Giám đốc chi nhánh : Là người lãnh đạo, quản lý cao nhất tại chi nhánh, điều hành, định hướng, chỉ đạo các đường lối phát triển và chịu trách nhiệm trước tổng công ty về kết quả hoạt động kinh doanh. Giám đốc chi nhánh có quyền quyết định tuyển dụng sa thải nhân viên, đưa ra các quyết định bổ nhiệm, điều động, phân công tổ chức sắp xếp nhân sự, xác định nguồn lực và hướng phát triển trong tương lai. - Trƣởng phòng kinh doanh : Là người trực tiếp quản lý bộ phận kinh doanh giúp cho giám đốc, xây dựng chiến lược phát triển thị trường, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, đề kế hoạch kinh doanh và chịu trách nhiệm trước giám đốc. - Trợ lý giám đốc/Giám sát kỹ thuật : là người hỗ trợ, thay mặt giám đốc xử lý công việc khi giám đốc không có mặt tại chi nhánh, đồng thời cũng là người phụ Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 33
  42. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng trách kỹ thuật tại xưởng sửa chữa, điều động công nhân. Giám sát kỹ thuật chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, bố trí, sắp xếp nhân viên thuộc bộ phận của mình và chịu trách nhiệm trước giám đốc. - Kế toán : Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán quá trình kinh doanh bằng cách thu nhận chứng từ , ghi chép các nghiệp vụ phát sinh tính toán , tổng hợp phân tích để đưa ra các thông tin dưới dạng báo cáo. - Quản lý kho bãi : Là người quản lý vật tư, hàng hóa tại bãi Chi nhánh Tân Thanh Hải Phòng. Nhiệm vụ là thường xuyên thống kê và báo cáo tình trạng tồn kho, cung cấp thông tin để bộ phận kinh doanh có đề xuất kịp thời. b. Lĩnh vực kinh doanh Chi nhánh Tân Thanh Hải Phòng. - Bán các loại Sơmi-Rơmoóc do Tân Thanh sản xuất. - Bán phụ tùng chính hãng và sửa chữa các loại Sơmi Rơmoóc. - Bán và cho thuê container các loại: container kho, container văn phòng, container lạnh. - Kinh doanh vận tải, nâng, hạ container. c. Nhiệm vụ của chi nhánh Tân Thanh Hải Phòng. - Nhiệm vụ của Chi nhánh Tân Thanh Hải Phòng là phụ trách kinh doanh các sản phẩm Sơmi-Rơmoóc, container, phụ tùng và dịch vụ sửa chữa tại miền Bắc. - Xây dựng chi nhánh Hải Phòng thành một doanh nghiệp mạnh, triển thương hiệu Tân thanh container uy tín, chất lượng tại thị trường miền Bắc. Đây sẽ là cơ sở, bàn đạp cho việc phát triển thêm chi nhánh tại miền Bắc, nhanh chóng chiềm lĩnh thị trường và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi nhánh Tân Thanh Hải Phòng là một phần trong hệ thống Tân Thanh container toàn quốc, có nhiệm vụ phối hợp với các chi nhánh khác để xây một mạng lưới bao phủ thị trường, hỗ trợ tối đã cho nhau trong bán hàng và dịch vụ, mang lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh và tạo uy tín với khách hàng. - Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của nhân viên và yêu cầu của công việc. Tạo cơ hội thăng tiến và nâng cao thu nhập của cho mỗi cá nhân và tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty. Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 34
  43. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng 3. Đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Năm 2011-2012) a. Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Năm 2012 2011 +/- % 79,537,942,871 69,555,724,299 9,982,218,572 14.35 79,376,693,178 69,316,500,360 10,060,192,818 14.51 120,917,020 197,359,750 (76,442,730) (38.73) 40,305,673 41,864,189 (1,558,516) (3.72) (Trích nguồn: Phòng Kế toán) Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu năm 2012 đã tăng 9,982 tỷ so với năm 2011 tương đương với 14,35%. Đây là kết quả cho thấy sự cố gắng của đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty đã khai thác tốt hơn thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa và sử dụng dịch vụ mà công ty cung cấp. Tuy nhiên, lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về lại giảm so với kỳ trước 76,4 triệu tương đương với 38,73%, điều đó cho thấy doanh nghiệp đã không làm tốt công tác tiết kiệm chi phí để cho mức tăng chi phí nhanh hơn mức tăng doanh thu. Điều này cũng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động. Nguyên nhân khách quan do sự biến động của nền kinh tế lạm phát làm tăng giá nguyên nhiên vật liệu kéo theo sự tăng giá của vật tư đầu vào cho doanh nghiệp và chi phí vận chuyển hàng hóa. Nguyên nhân chủ quan là do doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư phát triển nên nên đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn, hơn nữa để có thể cạnh tranh mở rộng thị trường doanh nghiệp đã chủ động giảm tỷ lệ lợi nhuận để giảm giá bán, cạnh tranh với đối thủ làm cho tốc độ tăng chi phí không tương xứng với tăng doanh thu và lợi nhuận. Với thực tế tình hình kinh doanh trên vừa là tín hiệu đáng mừng cũng vừa đáng lo với doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã đi đúng hướng là đầu tư phát triển cơ sở vật chất, mở rộng thị trường kinh doanh, cạnh tranh hiệu quả hơn với đối thủ. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng hết sức lưu ý để cân đối giữa doanh thu và chi phí, tránh bội chi trong thời gian dài và phát triển không bền vững. Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 35
  44. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Tất cả những điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần đưa ra biện pháp kinh doanh hiệu quả để sử dụng hết những nguồn lực doanh nghiệp đang có và tạo dựng trong thời gian qua. b. Tình hình hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Tỷ Chỉ tiêu Mã Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch lệ 1 2 3 4 5 6 1. Doanh thu bán 15 hàng và cung 1 79,258,009,283 68,942,747,734 10,315,261,549 % cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh 2 - - - thu 3. Doanh thu thuần về bán 15 10 79,258,009,283 68,942,747,734 10,315,261,549 hàng và cung % cấp dịch vụ 4. Giá vốn bán 14 11 69,357,570,917 60,932,189,457 8,425,381,460 hàng % 5. Lợi nhuận gộp 24 về bán hàng và 20 9,900,438,366 8,010,558,277 1,889,880,089 % cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu từ hoạt động tài 21 18,837,111 20,288,175 (1,451,064) -7% chính 7. Chi phí tài 22 555,945,064 543,357,736 12,587,328 2% chính Trong đó: Chi 23 555,945,064 543,357,736 12,587,328 2% phí lãi vay 8. Chi phí quản 28 24 9,407,947,287 7,365,833,827 2,042,113,460 lý kinh doanh % 9. Lợi nhuận - thuần từ hoạt 30 ( 44,643,874) 121,654,889 (166,298,763) 137 động kinh doanh % 10. Thu nhập (56 31 261,096,477 592,688,390 (331,591,913) khác %) (88 11. Chi phí khác 32 55,229,910 475,119,340 (419,889,430) %) Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 36
  45. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng 12. Lợi nhuận 75s 40 205,866,567 117,569,050 88,297,517 khác % 13. Tổng lợi (33 nhuận kế toán 50 161,222,693 239,223,939 (78,001,246) %) trước thuế 14. Chi phí thuế (4% thu nhập doanh 51 40,305,673 41,864,189 (1,558,516) ) nghiệp 15. Lợi nhuận sau thuế thu (39 60 120,917,020 197,359,750 (76,442,730) nhập doanh %) nghiệp (Nguồn: Phòng kế toán) Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 đã tăng lên so với năm 2011 là 15% tương ứng với giá trị tuyệt đối là 10.315.261.549 đ. Cùng với việc tăng doanh thì giá vốn bán hàng cũng tăng thêm 14% (8,425,381,460đ), điều này cho thấy tỷ lệ tăng chi phí giá vốn tương xứng với tỷ lệ tăng doanh thu, chứng tỏ là doanh nghiệp đã làm tốt được công tác giữ và giảm giá vốn bán hàng. Tuy nhiên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại giảm mạnh từ chỗ có lãi 121triệu năm 2011 đến năm 2012 thì doanh nghiệp lại lỗ 44,6triệu. Nguyên nhân do tốc độ tăng chi phí quản lý kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp đã tăng lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần công ty đạt được trong năm, một số nguyên nhân làm tăng chi phí như sau: Thứ nhất, hàng tồn kho tại chi nhánh Hải Phòng tăng, nguyên nhân một phần là do cầu hàng hóa của doanh nghiệp cần để sẵn sàng cung cấp cho thị trường, một phần cũng là do những điều chỉnh, sắp xếp của tổng công ty về vận chuyển hàng hóa, lưu kho nhằm giảm giá vốn. Tuy nhiên, chi phí lưu kho, quản lý hàng tồn kho sẽ làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, doanh nghiệp đã tăng đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng, kho bãi, đầu tư thiết bị kỹ thuật; nâng cấp xưởng sửa chữa hiện có, đầu tư thêm một xưởng mới đáp ứng nhu cầu sửa chữa tại thị trường Hải Phòng. Ngoài ra Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 37
  46. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng doanh nghiệp cũng đầu tư thêm đầu kéo container, xe cẩu 25tấn phục vụ việc nâng hạ vận chuyển container giao cho khách và công việc tại bãi. Thứ ba, doanh nghiệp mở rộng quy mô, tăng nhân sự trong các lĩnh vực. Đầu tư các hoạt động marketing,quảng cáo, tiếp cận thị trường, mở rộng tuyến hàng. Những nguyên nhân trên đã làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng thêm, tuy nhiên việc đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, chủ động trong hoạt động điều hành, sản xuất, kinh doanh vậy nên vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là xây dựng biện pháp sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực, tài sản, thiết bị và các nguồn vốn kinh doanh đầu tư trong kỳ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 38
  47. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Bảng cân đối kế toán BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/12/2012 Đơn vị tính: VND Thuyết TÀI SẢN Mã số minh Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch Tỷ lệ A B C (1) (2) (3) (4) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 15,075,902,982 15,876,212,217 -800,309,235 -5% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 V.01 3,766,082,093 2,957,459,381 808,622,712 27% II.Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 2,000,000,000 2,000,000,000 0 0% 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 2,000,000,000 2,000,000,000 0 0% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 5,977,765,575 7,690,840,281 -1,713,074,706 -22% 1. Phải thu của khách hàng 131 5,972,269,477 7,208,306,891 -1,236,037,414 -17% 2. Trả trước cho người bán 132 VII.01.a 5,496,098 482,533,390 -477,037,292 -99% IV. Hàng tồn kho 140 3,232,199,978 2,180,458,001 1,051,741,977 48% 1. Hàng tồn kho 141 V.03 3,232,199,978 2,180,458,001 1,051,741,977 48% V. Tài sản ngắn hạn khác 150 99,855,336 1,047,454,554 -947,599,218 -90% 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 99,855,336 1,047,454,554 -947,599,218 -90% Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 39
  48. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 14,294,601,384 14,005,547,529 289,053,855 2% I.Tài sản cố định 220 14,294,601,384 14,005,547,529 289,053,855 2% 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.05 14,294,601,384 14,005,547,529 289,053,855 2% Nguyên giá 222 21,022,615,062 18,783,066,645 2,239,548,417 12% Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 -6,728,013,678 -4,777,519,116 -1,950,494,562 41% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 29,370,504,366 29,881,759,746 -511,255,380 -2% NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 300 19,424,031,200 24,951,102,029 -5,527,070,829 -22% I. Nợ ngắn hạn 310 15,633,729,040 18,691,328,556 -3,057,599,516 -16% 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.06 4,900,000,000 2,700,000,000 2,200,000,000 81% 2. Phải trả người bán 312 VII.01.b 10,507,564,314 16,077,712,054 -5,570,147,740 -35% 3. Người mua trả tiền trước 313 VII.01.b 302,845,933 302,845,933 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.07 -76,681,207 -86,383,498 9,702,291 -11% II. Nợ dài hạn 330 3,790,302,160 6,259,773,473 -2,469,471,313 -39% 3. Phải trả dài hạn khác 333 153,302,160 528,773,473 -375,471,313 -71% 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.09 3,637,000,000 5,731,000,000 -2,094,000,000 -37% 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 40
  49. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 8. Doanh thu chưa thực hiện 338 9. Quỹ phát triển khoa học công nghệ 339 102 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 9,946,473,166 4,930,657,717 5,015,815,449 % 102 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.10 9,946,473,166 4,930,657,717 5,015,815,449 % 100 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 10,000,000,000 5,000,000,000 5,000,000,000 % 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 53,526,834 69,342,283 -15,815,449 -23% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 29,370,504,366 29,881,759,746 -511,255,380 -2% (Nguồn: Phòng kế toán) Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 41
  50. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng 511,255,380 đ do: 800,309,235 đ so v : - . Tuy nhiên c . - . Tuy nhiên, những chi phí liên quan đến hàng tồn kho tăng, làm tăng tổng chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần xem xét vòng quay hàng tồn kho, cân đối sự phù hợp với định hướng phát triển để đưa ra những biện pháp sử dụng hiệu quả tốt hơn. - - T : D , với nguyên giá 2,239,548,417đ, tuy nhiên do mức hao mòn lũy kế là 1,950,494,562đ nên giá trị tài sản cố định tăng lên là 289,053,855đ Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 42
  51. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Bảng cơ cấu tổng tài sản Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị trọng trọng trọng Tài sản 15,075,902,982 51% 15,876,212,217 53% (800,309,235) (2%) ngắn hạn Tài sản 14,294,601,384 49% 14,005,547,529 47% 289,053,855 2% dài hạn Tổng tài 29,370,504,366 100% 29,881,759,746 100% (511,255,380) 0% sản Qua bảng cơ cấu tài sản ta thấy tổng tài sản năm 2012 giảm đi so với năm 2011 là 511,255,380đ, nguyên nhân là do giá trị tài sản ngắn hạn giảm 800,309,235đ trong khi tài sản dài hạn chỉ tăng 289,053,855đ so với năm trước. Bên cạnh đó ta cũng thấy được xu hướng chuyển dịch tài sản của doanh nghiệp đó là tăng tỷ trọng tài sản dài hạn, giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn 51% năm 2012 (năm 2011 là 53%). Xu hướng trên phù hợp với đầu tư của doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần xem xét để cân đối giữa tài sản ngắn hạn và tài sản cố định để tăng được hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bảng sức sản xuất và sinh lời của tổng tài sản Chênh lệch Stt Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Tỷ lệ Số tuyệt đối (%) 1 DT thuần 79,258,009,283 68,942,747,734 10,315,261,549 15% Lợi nhuận sau 2 120,917,020 197,359,750 (76,442,730) -39% thuế 3 Tổng tài sản 29,370,504,366 29,881,759,746 (511,255,380) -2% Sức sản xuất 4 của tổng tài sản 2.70 2.35 0.35 15% (4=1/3) Sức sinh lời 5 của tổng tài sản 0.0041 0.0067 (0.0026) -39% (5=2/3) (Đơn vị tính:vnđ) Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 43
  52. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Nhận xét: Sức sản xuất của tổng tài sản năm 2012 tăng thêm 15% , từ 2.35 lần lên 2.7 lần. Điều đó có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra 2.7 đồng doanh thu. Tuy nhiên sức sinh lời của tổng tài sản lại giảm 39% từ 10.000đ tài sản tạo ra 67đ lợi nhuận xuống còn 10.000đ tài sản tạo ra 41đ lợi nhuận. Điều đó cho thấy chi phí kinh doanh tăng cao đã làm giảm mức lợi nhuận của doanh nghiệp, làm cho cho hiệu quả sử dụng tài sản bị giảm. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu và đưa ra biện pháp tăng khả năng sức sinh lời cũng như có hiệu quả sử dụng tổng tài sản. - Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn TỶ Stt Năm 2012 Năm 2011 CHÊNH LỆCH LỆ 1 79,258,009,283 68,942,747,734 10,315,261,549 15% 2 120,917,020 197,359,750 -76,442,730 -39% 3 29,370,504,366 29,881,759,746 -511,255,380 -2% Tài sản 4 15,633,729,040 18,691,328,556 -3,057,599,516 -16% ngắn hạn Tỷ lệ tài sản ngắn hạn 5 trong tổng 0.532 0.626 -0.093 -15% tài sản (5=4/3) Sức sản xuất của tài 6 5.070 3.688 1.38 37% sản ngắn hạn (6=1/4) Sức sinh lời của tài sản 7 0.008 0.011 -0.003 -27% ngắn hạn (7=2/3) Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 44
  53. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Nhận xét: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn tài sản cố định, tuy nhiên lại đang có xu hướng giảm xuống, cụ thể năm 2011 bằng 0.626 lần tổng tài sản, đến năm 2012 giảm 15% chỉ còn 0.532 lần. Nguyên nhân tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao do hàng tồn kho trong năm 2012 tăng thêm 48% (tương ứng với 1,051,741,997đ), mặc dù việc tăng hàng tồn kho là để phục vụ cho kinh doanh và mục đích quản lý của tổng công ty, tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần xem xét và cân đối để có thể sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn, cắt giảm chi phí hay tìm thêm có nguồn cung cấp để giảm bớt hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo đượng hoạt động kinh doanh. - Hiệu quả sử dụng tài sản cố định CHÊNH TỶ Stt Năm 2012 Năm 2011 LỆCH LỆ 1 79,258,009,283 68,942,747,734 10,315,261,549 15% 2 120,917,020 197,359,750 -76,442,730 -39% 3 29,370,504,366 29,881,759,746 -511,255,380 -2% Tài sản cố 4 14,294,601,384 14,005,547,529 289,053,855 2% định Tỷ lệ tài sản cố định trong 5 0.487 0.469 0.018 4% tổng tài sản (5=4/3) Sức sản xuất 6 của tài sản cố 5.545 4.923 0.62 13% định (6=1/4) Sức sinh lời 7 của tài sản cố 0.008 0.014 -0.006 -40% định (7=2/3) Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 45
  54. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Nhận xét: Trong năm 2012 tài sản cố định tăng thêm 2% so với năm 2011, tỷ lệ trong tổng tài sản cũng tăng nên 4%, tuy nhiên tổng mức tài sản cố định vẫn thấp hơn tài sản ngắn hạn. Xét về tính hiệu quả, sức sản xuất của tài sản cố định tăng lên 13%, trong khi đó sức sinh lời lại giảm 40%. Nhìn chung, cơ cấu sử dụng tài sản trong doanh nghiệp đang có sự thay đổi, doanh nghiệp tăng đầu tư tài sản cố định, giảm tài sản ngắn hạn, tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản cũng tăng lên. Sức sản xuất của tài sản tăng lên, tuy nhiên sức sinh lời lại giảm, điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh đang gặp khó khăn, lợi nhuận thấp do doanh thu không bù đắp được chi phí, hiệu quả sử dụng tài sản chưa phát huy hết được giá trị để nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh. Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Bảng hiệu quả sử dụng vốn Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Giá trị % Tổng doanh thu 15% 79,258,009,283 68,924,747,734 10,333,261,549 Tổng vốn kinh -2% doanh 29,370,504,366 29,881,759,746 (511,255,380) Lợi nhuận sau 120,917,020 197,359,750 (76,442,730) -39% thuế Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 0.0041 0.0066 -38% (0.0025) kinh doanh Tỷ suất doanh thu trên vốn kinh 2.699 2.307 17% 0.392 doanh Nhận xét: Sức sinh lời của tổng vốn năm 2012 là cứ 10.000đ thì sinh ra 41đ lợi nhuận, trong khi năm 2011 là cứ 10.000đ tổng vốn sinh ra 66đ lợi Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 46
  55. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng nhuận. Như vậy khả năng sinh lời của lợi nhuận đang có xu hướng giảm. Trong khi đó sức sản xuất của nguồn vốn lại tăng 17% cụ thể năm 2011 cứ 10.000đ tổng vốn kinh doanh lại tạo ra 23.307đ doanh thu, đến năm 2012, 10.000đ tổng vốn kinh doanh tạo ra 26.990đ doanh thu. Điều đó cho thấy sức sinh lời của tổng vốn không tương xứng với sức sản xuất, vậy nên việc sử dụng nguồn vốn trong đầu tư kinh doanh cũng chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy doanh nghiệp cần tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp để khai thác tốt hơn, hiệu quả hơn nguồn vốn hiện có. Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 47
  56. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Bảng cơ cấu vốn trong doanh nghiệp Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch Chỉ Tỷ Tỷ Tỷ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị trọng trọng trọng Tổng 29,370,504,366 100% 29,881,759,746 100% (511,255,380) -2% vốn Nợ phải 19,424,031,200 66% 24,951,102,029 83% (5,527,070,829) -17% trả Vốn chủ 9,946,473,166 34% 4,930,657,717 17% 5,015,815,449 17% sở hữu Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy cơ cấu vốn trong doanh nghiệp đang thay đổi theo xu hướng tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm nợ phải trả. Nguyên nhân do doanh nghiệp tăng đầu tư vốn chủ sở hữu để trả bớt những khoản nợ dài hạn và nợ người bán, điều đó cho thấy doanh nghiệp đang dần chủ động trong sử dụng nguồn vốn kinh doanh, thanh toán các khoản nợ và tạo uy tín với nhà cung cấp. Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Bảng chi phí của doanh nghiệp Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Giá trị % 1. Giá vốn bán 69,357,570,917 60,932,189,457 8,425,381,460 14% hàng 2. Chi phí tài chính (chi phí 555,945,064 543,357,736 12,587,328 2% lãi vay) 3. Chi phí quản lý, kinh 9,407,947,287 7,365,833,827 2,042,113,460 28% doanh Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 48
  57. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng 4. Chi phí 55,229,910 475,119,340 (419,889,430) -88% khác 5. Tổng chi 79,376,693,178 69,316,500,360 10,060,192,818 15% phí Qua bảng trên ta thấy tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tăng thêm 10,060,192,818 tương ứng với 15% giá trị năm 2011. Trong đó chi phí giá vốn bán hàng tăng mạnh nhất là 8,425,381,460đ, tiếp theo lần lượt là chi phí quản lý kinh doanh 2,042,113,460đ, chi phí tài chính (chi phí lãi vay) 12,587,328đ. Chỉ riêng chi phí phí khác là giảm so với năm 2011, mức giảm là 419,889,430đ (88%). Bảng phân tích hiệu quả kinh doanh theo chi phí Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Giá trị % Tổng doanh 1 79,537,942,871 69,555,724,299 9,982,218,572 14% thu 2 Tổng chi phí 79,376,693,178 69,316,500,360 10,060,192,818 15% Lợi nhuận 3 120,917,020 197,359,750 (76,442,730) -39% sau thuế Sức sản xuất - 4 của chi phí 1.0020 1.0035 (0.0014) 0.14% (4=1/2) Sức sinh lời 5 của chi phí 0.0015 0.0028 (0.0013) -46% (5=3/2) Qua bảng trên ta thấy doanh thu năm 2012 đã tăng thêm 9,982,218,572đ tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu lại thấp hơn tốc độ tăng của tổng chi phí, cụ thể doanh thu chỉ tăng thêm được 14% trong khi tổng chi phí tăng thêm 15% tương ứng với 10,060,192,818đ. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm 39% từ 197,359,750đ năm 2011 xuống còn 120,917,020đ năm 2012. Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 49
  58. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Xét hiệu quả sử dụng chi phí ta thấy, trong năm 2012 cứ 10.000đ chi phí sẽ tạo ra 10.020đ doanh thu và 15đ lợi nhuận, còn trong năm 2011 cứ 10.000đ chi phí sẽ tạo ra 10.035đ doanh thu và 28đ lợi nhuận. Như vậy sức sản xuất và sức sinh lời của chi phí đều giảm so với năm 2011, đặc biệt sức sinh lời giảm tới 46%. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp đang có chiều hướng đi xuống. Đây chính là nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp suy giảm, vì vậy doanh nghiệp cần là rõ các nhân tố tác động làm cho chi phí tăng cao, phân tích để thấy được mức độ ảnh hưởng và sự cần thiết của các nhân tố đó trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế hiện nay và định hướng của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, nâng cao lợi nhuận và quy mô của doanh nghiệp. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động - Bảng tình hình lao động của doanh nghiệp Năm Năm Chênh lệch STT Chức danh 2012 2011 Giá trị % Tổng số 45 37 8 22% I Bộ phận quản lý 20 16 4 25% 1 Giám đốc 1 1 0 0% 2 Phó phòng 3 3 0 0% 3 Trợ lý 1 1 0 0% 4 Kế toán 2 1 1 100% 5 Nhân viên kinh doanh 12 9 3 33% 6 Quản lý bãi 1 1 0 0% II Bộ phận kỹ thuật 25 21 4 19% 1 Tổ trưởng kỹ thuật 4 3 1 33% 2 Công nhân kỹ thuật 16 14 2 14% 3 Lái xe 3 3 0 0% 4 Lao công 2 1 1 100% (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 50
  59. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng - Bảng phân tích hiệu quả sử dụng lao động Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2011 Giá trị % Tổng VND 79,537,942,871 69,555,724,299 9,982,218,572 14% doanh thu Lợi nhuận VND 120,917,020 197,359,750 (76,442,730) -39% sau thuế Tổng quỹ VND 3,066,102,078 2,062,433,472 1,003,668,606 49% lương Số lao Người 45 37 8 22% động Năng suất VND/ 1,767,509,842 1,879,884,441 (112,374,599) -6% lao động người Lợi nhuận VND/ một lao 2,687,045 5,334,047 (2,647,002) -50% người động Thu nhập VND/ bình quân 68,135,602 55,741,445 12,394,157 22% người lao động Nhận xét: Trong năm 2012 số lượng nhân viên, công nhân là 45 người, tăng thêm 8 người (tương ứng với tỷ lệ tăng 22%). Cụ thể bộ phận quản lý tăng thêm 3 nhân viên kinh doanh và 1 nhân viên kế toán, tương ứng với 25%. Bộ phận kỹ thuật tăng thêm 4 người trong đó có 1 tổ trưởng, 2 công nhân, 1 lao công. Doanh nghiệp bổ xung nguồn nhân sự do bộ máy quản lý còn đang trong quá trình hoàn thiện đặc biệt doanh nghiệp đang tăng cường đội ngũ nhân viên kinh doanh và công nhân kỹ thuật để phục vụ cho việc mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cùng với việc tăng số lượng lao động thì thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng thêm 22%, từ 55,741,445đ/người/năm lên 68,135,602đ/người/năm. Điều đó cho thấy doanh nghiệp đã nỗ lực để nâng Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 51
  60. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng cao thu nhập và chất lượng sống cho người lao động, đây chính là động lực để đội ngũ công nhân viên gắn bó với công ty hơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng lao động lại chưa tương xứng với tốc độ tăng doanh thu, điều đó làm cho năng suất của người lao động giảm đi 6%, từ 1,879,884,441đ/người/năm xuống còn 1,767,509,842đ/người/năm. Lợi nhuận do 1 lao động tạo ra cũng giảm tới 50% từ 5,334,047đ/người xuống 2,687,045đ/người. Điều đó cho thấy việc sử dụng lao động của doanh nghiệp lại chưa thực sự hiệu quả, hoặc do lao động chưa phát huy hết hiệu quả lao động, vậy nên doanh nghiệp cần có những biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng người lao động trong thời gian tới. Các chỉ tiêu tài chính Bảng chỉ tiêu tài chính CHÊNH LỆCH Năm 2012 Năm 2011 Giá trị Tỷ lệ Tài sản ngắn 1 hạn 15,075,902,982 15,876,212,217 -800,309,235 -5% 2 3,232,199,978 2,180,458,001 1,051,741,977 48% 3 29,370,504,366 29,881,759,746 -511,255,380 -2% 4 15,633,729,040 18,691,328,556 -3,057,599,516 -16% 5 19,424,031,200 24,951,102,029 -5,527,070,829 -22% Tổng vay và 6 nợ 8,537,000,000 8,431,000,000 106,000,000 1% 7 9,946,473,166 4,930,657,717 5,015,815,449 102% 8 69,357,570,917 60,932,189,457 8,425,381,460 14% 9 79,258,009,283 68,942,747,734 10,315,261,549 15% 10 120,917,020 197,359,750 -76,442,730 -39% Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 11 Hệ số thanh 0.964 0.85 0.114 13% toán ngắn Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 52
  61. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng hạn: (11=1/4) Hệ số thanh 12 toán nhanh: 0.76 0.73 0.03 4% (12= (1- 2)/4) Hệ số thanh 13 toán tổng 1.51 1.19 0.32 27% quát:(13=3/5) Chỉ tiêu về cơ cấu vốn Hệ số nợ 14 tổng tài sản 66.13 83.49 -17.36 -21% (14=5/3) Hệ số nợ vốn 15 chủ sở hữu 195.28 506.04 -310.76 -61% (15=5/7) Chỉ tiêu về năng lực hoạt động Vòng quay 16 HTK 21 27.94 -6.94 -25% (16=8/2) Hiệu suất sử 17 dụng tài sản 3 4.92 -1.92 -39% (17=9/3) Chỉ tiêu về khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận ròng 18 0.15 0.28 -0.13 -46% (ROS) (=10/9) Suất sinh lời của vốn chủ 19 sở hữu 1.21 4 -2.79 -70% (ROE) (=10/7) Suất sinh lời tổng tài sản 20 0.41 0.66 -0.25 -38% (ROA) (=10/3) Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 53
  62. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng  n - > . - . - .  - Trong năm 2012 doanh nghiệp tăng lượng vốn vay nợ ngắn hạn thêm 81% nhưng tổng nợ phải trả trong kỳ lại giảm đi do khoản phải trả người bán và vay nợ dài hạn giảm lần lượt là 37% và 35%. Điều đó cho thấy doanh nghiệp đang dần chủ động trong việc thanh toán với người bán, giảm chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Tuy nhiên tổng mức vay nợ tăng thêm 1%, nâng tổng số vay nợ của doanh nghiệp lên 8,431,000,000đ, điều đó cho thấy doanh nghiệp đang tận dụng sức mạnh của đòn bẩy tài chính để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vậy nên doanh nghiệp cần có những biện pháp để sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để cải thiện hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.  - Việc hàng tồn kho tăng lên đã làm cho số vòng quay hàng tồn kho giảm 25% so với năm 2011 và hệ số doanh thu/tổng tài sản giảm 39%. Tăng hàng tồn kho một phần để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, một phần do sự quản lý, điều chỉnh tài sản của tổng công ty giữa các chi nhánh Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 54
  63. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng với nhau. Tuy nhiên việc tăng hàng tồn kho trong thời gian hiện tại là chưa hợp lý và không mang lại hiệu quả kinh doanh vậy nên doanh nghiệp cần xem xét và điều chỉnh lượng hàng tồn kho cho phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp.  : - ROS năm 2012 bằ . - 1.21% năm 2012 - ROA 2011. . 4. Đánh giá chung Năm 2012 là một năm khó khăn với doanh nghiệp, bên cạnh những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế thì vẫn tồn tại một số nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía doanh nghiệp làm cho chỉ số đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng suy giảm như lợi nhuận sau thuế, số vòng quay hàng tồn kho, tỷ suất sinh lời cuả nguồn vốn, tài sản Một số nguyên nhân có thể kể đến là do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn một số điểm chưa hợp lý, thứ nhất là việc sử dụng nguồn nhân lực chưa hiệu quả, phản ánh đó là năng suất lao động giảm, trong khi doanh nghiệp phải tuyển thêm nhân viên và phát sinh chi phí; thứ hai là việc quản lý hàng tồn kho, sử dụng tài sản, nguồn vốn chưa hiệu quả. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế, Công ty Tân Thanh – chi nhánh Hải Phòng là một doanh nghiệp trẻ, đang trên đà xây dựng và phát triển vậy nên việc đầu tư bền vững là hướng đi đúng đắn của doanh nghiệp. Vậy nên vấn đề lớn nhất đặt ra với doanh nghiệp hiện nay là xây dựng biện pháp kinh doanh để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, tài sản, thiết bị bị, tăng tốc độ doanh thu nhanh hơn so với tốc độ tăng chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 55
  64. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng PHẦN III. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CP TM CK TÂN THANH HẢI PHÕNG I. Thực trạng chung của nền kinh tế trong lĩnh vực xây dựng, vận tải, sửa chữa, kho bãi. Chi nhánh Tân Thanh Hải Phòng là công ty thương mại, dịch vụ chuyên cung cấp, bán và cho thuê, sửa chữa xe sơmi–rơ moóc container kho, container văn phòng, container lạnh phục vụ cho công ty xây dựng,công ty vận tải, công ty xuất nhập khẩu, chế biến, vận chuyển hàng đông lạnh, cảng biển vậy nên những tác động ảnh hưởng của nền kinh tế tới các công ty trong lĩnh vực xây dựng, vận tải cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh, bán hàng của công ty. Thành lập năm 2010, tại thời điểm mà nền kinh tế đang chịu những tác động nặng nề của khủng hoảng kinh tế, chi nhánh Tân Thanh Hải Phòng đã từng bước vượt qua khó khăn, tìm chỗ đứng, khẳng định thương hiệu tại miền Bắc và chiếm lĩnh thị trường. Đến thời điểm hiện nay nên kinh tế vẫn chưa có nhiều thay đổi, tuy nhiên lĩnh vực xây dựng, vận tải cũng đã có một vài tín hiệu tích cực từ thị trường, điều đó đang đặt doanh nghiệp đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của nền kinh tế ảnh hưởng tới doanh nghiệp để đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phân tích SWOT thực trạng bán hàng và cung cấp dịch vụ vận tải, xây dựng của Công ty Cổ phần thương mại cơ khí Tân Thanh – Chi nhánh Hải Phòng. Điểm mạnh: Việt Nam nói chung, Hải Phòng nói riêng là cửa ngõ cảng biển của khu vực và thế giới. Cụm cảng Hải Phòng là một trong ba cụm cảng lớn nhất cả nước, nơi trung gian lưu chuyển hàng hóa tới các khu vực miền Bắc và là cửa Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 56
  65. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng ngõ ra biển của nước Lào và khu vực phía nam Trung Quốc. Là một trọng điểm quốc gia nên cơ sở hàng tầng vận tải, cảng biển của Hải Phòng được đầu tư đồng bộ và hoạt động khá nhộn nhịp. Điểm yếu: Năng lực quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư của Việt Nam còn kém hiệu quả. Điều đó càng thể hiện rõ hơn trong nên kinh tế đang bị suy thoái, và điều đó cũng vô hình làm giảm hoạt động của lĩnh vực đầu tư, xây dựng , vận tải – lĩnh vực nhận được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất. Cơ hội: Năm 2012 và nửa đầu năm 2013 vẫn là một thời kỳ khó khăn của nền kinh tế tuy nhiên vẫn có những điểm sáng, thúc đẩy sự phát triển ngành xây dựng, vận tải. Trong lĩnh vực vận tải, cảng biển: Năm 2009 đã mở thêm tuyến vận tải Việt Nam – Lào – Cam Phu Chia – Thái Lan, đây là tuyến đường thuận lợi, thúc đẩy giao thương giữa các nước trong khu vực. Điều đó cũng thúc đẩy hoạt động vận tải trở lên sôi động hơn, đặc là vận tải tuyến biên giới. Tại Hải Phòng, lĩnh vực cảng biển cũng có những thay đổi tích cực như việc hoàn thiện cụm cảng Đình Vũ, đưa cổng 2 đi vào hoạt động, xây dựng hoàn thiện Tâm Cảng hay xúc tiến xây dựng cầu cảng Hoàng Diệu, dự án cảng nước sâu Lạch Huyện điều đó sẽ giúp tăng cường hơn nữa cơ sở hạ tầng cảng biển tại Hải Phòng, tăng lượng hàng hóa lưu thông qua thành phố Cảng, vô hình chung sẽ thúc đẩy các lĩnh vực của ngành vận tải có nhiều cơ hội tăng trưởng. Trong lĩnh vực xây dựng: Sau một thời gian khá dài tạm dừng hoạt động hay chỉ hoạt động cầm chừng thì tới năm 2011 – 2012 một số khu công nghiệp đã đi vào hoạt động trở lại, tiêu biểu như khu công nghiệp Đình Vũ, KCN VSIP – Thủy Nguyên, Hải Phòng; Cụm KCN Bắc Ninh, Hưng Yên, Nhà máy Sam Sung Thái Nguyên, KCN Núi Pháo – Thái Nguyên, Khu kinh tế Vũng Áng – Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 57
  66. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Hà Tĩnh . Lĩnh vực xây dựng hoạt động mạnh chính là tín hiệu cho thấy nền kinh tế đang ấm dần lên. Thách thức: Lĩnh vực xây dựng, vận tải tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và chịu nhiều ảnh hưởng từ biến động của nền kinh tế, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động phương án bảo vệ mình và thay đổi để thích ứng với những biến đổi của nền kinh tế. Đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ vận tải, do đòi hỏi các nhà thầu, đặc biệt là nhà thầu nước ngoài thường có những yêu cầu khá cao vậy nên các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cấp, cải thiện dịch vụ, sản phẩm của mình để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. II. Các biện pháp tăng doanh thu để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Công ty Cổ phần thương mại cơ khí Tân Thanh – Chi nhánh Hải Phòng là một doanh nghiệp trẻ, đang trong thời gian phát triển, hoàn thiện cơ cấu và cơ sở hạ tầng, thiết bị kỹ thuật vậy nên việc đầu tư và tăng chi phí quản lý kinh doanh, bán hàng là điều khó tránh khỏi. Trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì điều mà doanh nghiệp nên chú trọng đó là mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu, tăng doanh thu để bù đắp chi phí. Điều này mang lại cho doanh nghiệp mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích: - Thứ nhất: Doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát huy được những hiệu quả marketing, hiệu quả sử dụng tài sản, thiết bị, máy móc và nguồn vốn mà doanh nghiệp đầu tư. - Thứ hai: Việc mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu đồng nghĩa với việc khách hàng biết đến vào sử dụng nhiều hơn, uy tín của doanh nghiệp Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 58
  67. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng ngày càng tăng hơn. Đồng thời thị phần của doanh nghiệp cũng tăng lên cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tốt. - Thị trường miền Bắc là thị trường mới đối với doanh nghiệp và cũng còn nhiều tiềm năng để doanh nghiệp khai thác trong khi thị trường miền Nam đã phân định rõ ràng và đang trong giai đoạn bão hòa về lượng cung cầu. Việc mở rộng mạng lưới ngoài miền Bắc chính là hướng đầu tư mới và là điểm sáng trong chiến lược phát triển của tổng công ty hiện nay. 1. Căn cứ thực hiện các biện pháp tăng doanh thu - Miền Bắc là một thị trường tiềm năng và cũng đang không ngừng mở rộng với những dự án đầu tư mới đi vào giai đoạn đầu tư xây dựng, đây chính là cơ hội để cho doanh nghiệp tiếp cận, mở rộng thị trường và tạo uy tín với khách hàng. - Trong giai đoạn hiện nay, định hướng của doanh nghiệp là tiếp cận, mở rộng toàn bộ thị trường khu vực miền Bắc. Để thực hiện việc này doanh nghiệp đã triển khai nhiều chương trình marketing và chính sách về giá cũng như sản phầm nhằm cạnh tranh với đối thủ và tiếp cận những khách hàng tiềm năng. 2. Nội dung và chi phí của các biện pháp nhằm tăng doanh thu Biện pháp 1: Tăng cƣờng hoạt động marketing, khuyến mại để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh thu. Nội dung thực hiện + Trong 4 tháng đầu năm, khuyến mãi 10% giá thuê container cho tất cả các khách hàng đang thuê container và có nhu cầu thuê mới. Đối với khách hàng mua sơmi-rơmoóc sẽ được hưởng chiết khấu thuế trước bạ 2%. Khuyến mại 4 tháng đầu năm nhằm kích cầu và tạo điểm nhấn để thu hút khách hàng và cũng là để tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng hiện tại. Ngoài ra đây cũng là điểm các doanh nghiệp thường dải ngân vốn đầu tư nên các hoạt động xây dựng, vận tải diễn ra sôi động hơn nên chương trình kích cầu sẽ thu hút được sự quan tâm lớn hơn của khách hàng. Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 59
  68. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Chi phí - Chi phí khuyến mại + Doanh thu thuê container dự kiến trong một tháng là 600.000.000đ/tháng Giá trị khuyến mại thuê container = 4 x 10% x 600.000.000 = 240.000.000đ Doanh thu bán sơmi-rơmoóc dự kiến trong hai tháng là 4.000.000.000đ/tháng Giá trị thuế trước bạ khuyến mãi = 4 x 2% x 4.000.000.000 = 320.000.000đ + Chi phí dự kiến = 240.000.000 + 320.000.000 = 560.000.000đ Tổng chi phí dự kiến = 560.000.000 đ Biện pháp 2: Nâng cao chất lƣợng dịch vụ sửa chữa, tăng chiết khấu bán hàng để tạo uy tín với khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng mới Nội dung thực hiện - Thống kê lại toàn bộ khách hàng đang sử dụng sản phẩm của Tân Thanh tại miền Bắc, phân chia theo từng khu vực. Tổ chức, lên kế hoạch kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng miễn phí những sản phẩm trong quy định bảo hành. Tại thị trường Hải Phòng, miễn phí kiểm tra, bôi mỡ cho tất các sơmi- rơmoóc kéo vào xưởng sửa chữa. - Xây dựng đội cứu hộ lưu động, sẵn sàng xử lý tính huống khi khách hàng gặp sự cố bên ngoài. - Chiết khấu 5% cho khách hàng mua thu phụ tùng và ký hợp đồng nguyên tắc hợp tác lâu dài. Chi phí - Chi phí kiểm tra bảo dưỡng sơmi-rơmoóc(sm-rm): + Chi phí bảo dưỡng trung bình là 500.000đ/sm-rm (bao gồm chi phí nhân công, phụ tùng và đi lại của nhân viên) + Số lượng xe dự kiến kiểm tra, bảo dưỡng là 1.000 xe + Chi phí dự kiến = 500.000 x 1.000 = 500.000.000đ/năm - Chi phí kiểm tra, bảo dưỡng container Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 60
  69. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Dân lập Hải Phòng + Chi phí kiểm tra bảo dưỡng container là 300.000đ/container (bao gồm chi phí nhân công, phụ tùng và đi lại của nhân viên) + Số lượng container dự kiến bảo dưỡng là 300 container + Chi phí dự kiến = 400.000 x 300 = 120.000.000đ/năm - Chi phí chiếu khấu cho đại lý bán phụ tùng + Mức chiếu khấu là 5% giá trị đơn hàng + Tổng giá trị đơn hàng hàng tháng dự kiến là 400.000.000 đ/tháng + Chi phí dự kiến cả năm = 5% x 400.000.000 x 12 = 240.000.000 đ/năm - Chi phí cứu hộ + Chi phí mỗi chuyến đi cứu hộ là 2.000.000 đ/lượt + Trung bình mỗi tháng cứu hộ được 5 xe + Chi phí dự kiến cả năm = 2.000.000 x 5 x 12 = 120.000.000 đ/năm Tổng chi phí = 980.000.000 đ/năm  Bảng tổng hợp chi phí dự kiến của biện pháp tăng doanh thu STT Khoản mục chi phí Chi phí dự kiến Chi phí kiểm tra, bảo hành, bảo dưỡng, chiết 1 khấu sản phẩm, phụ tùng 980,000,000 2 Chi phí marketing, khuyến mãi cho khách hàng 560,000,000 3 Tổng chi phí 1,540,000,000 3. Dự kiến kết quả đạt đƣợc từ các biện pháp tăng doanh thu  Bảng dự kiến doanh thu sau khi áp dụng biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Lĩnh vực kinh Trước khi áp Chênh lệch Sau khi áp dụng doanh dụng Giá trị Tỷ lệ Bán Sơmi- 45,423,975,438 48,387,988,452 2,964,013,014 7% Rơmoóc Bán container 15,819,425,826 17,986,209,467 2,166,783,641 14% Cho thuê container 6,267,973,230 8,257,539,812 1,989,566,582 32% Dịch vụ sửa chữa, 11,773,634,789 14,972,349,219 3,198,714,430 27% bán phụ tùng Tổng 79,285,009,283 89,604,086,950 10,319,077,667 13% Sinh viên: Trần Trọng Nghĩa – Lớp QT1301N 61