Khóa luận Bƣớc đầu tìm hiểu về làng gỗ Đồng Kỳ trong phát triển du lịch ở Đồng Bằng Bắc Bộ

pdf 77 trang huongle 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Bƣớc đầu tìm hiểu về làng gỗ Đồng Kỳ trong phát triển du lịch ở Đồng Bằng Bắc Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_boc_dau_tim_hieu_ve_lang_go_dong_ky_trong_phat_tri.pdf

Nội dung text: Khóa luận Bƣớc đầu tìm hiểu về làng gỗ Đồng Kỳ trong phát triển du lịch ở Đồng Bằng Bắc Bộ

  1. LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là một công trình khoa học của mỗi sinh viên khi tốt nghiệp Đại học. Và để hoàn thành khóa luận, đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của bản thân sinh viên, sự giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn và sự động viên rất lớn của gia đình, của bạn bè. Nhân dịp hoàn thành đề tài khóa luận em xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến toàn thể các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo đã giảng dậy chúng em trong suốt bốn năm học tại mái trường Đại học Dân lập Hải Phòng, các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Văn hóa Du lịch. Em xin chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, công tác tốt, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao quý của toàn dân tộc. Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn: Th.s Tạ Minh – người đã định hướng đề tài, tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành đề tài khóa luận này. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình hoàn thành để khóa luận có tính khoa học và thực tiễn cao nhất, song do trình độ chuyên môn và kiến thức còn hạn chế nên những khiếm khuyết trong đề tài khóa luận này là không thể tránh khỏi. Vì vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cô để cho bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Hải Phòng, ngày tháng năm 2010 Sinh viên Vũ Thị Ngọc Anh
  2. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cơ sở vật chất kỹ thuật - CSVCKT Cơ sở hạ tầng - CSHT Văn hoá - VH Đồng Bằng Bắc Bộ-ĐBBB
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 5. Đóng góp của khoá luận 3 6. Bố cục của đề tài 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ 5 1.1. Cơ sở lý luận 5 1.1.1. Khái niện du lịch 5 1.1.2. Các loại hình du lịch 6 1.2.Cơ sở lí luận về làng nghề và du lịch làng nghề 8 1.2.1: Các khái niệm về làng nghề 8 1.2.2 Một số đặc điểm của làng nghề 9 1.2.3. Mối quan hệ giữa làng nghề và du lịch 13 CHƢƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA LÀNG GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỲ 17 2.1. Giới thiệu chung về làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỳ 17 2.1.1: Điều kiện tự nhiên 17 2.1.3: Lịch sử hình thành làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ 19 2.1.4. Một số công trình kiến trúc cổ ở Đồng Kỵ 21 2.1.5. Lễ hội làng Đồng Kỵ 28 2.2: Thông tin về làng nghề 30 2.2.1: Giới thiệu về các loại sản phẩm 30 2.2.2: Quy trình làm ra sản phẩm gỗ 34 2.3: Tiềm năng phát triển du lịch 48 2.3.1: Ưu thế về vị trí địa lý 48 2.3.2: Ưu thế về văn hoá truyền thống 49 2.3.3: Khả năng kết hợp với các làng nghề khác 50 2.4: Thực trạng phát triển du lịch ở làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỳ 51 2.4.1: Thực trạng phát triển du lịch ở Bắc Ninh 51 2.4.2: Thực trạng phát triển du lịch ở Đồng Kỵ 52 CHƢƠNG III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở ĐỒNG KỲ 59 3.1: Xây dựng phòng trƣng bày sản phẩm 59 3.2. Xây dựng cơ sở để khách du lịch tự làm ra sản phẩm 59 3.3. Đầu tƣ cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng 60 3.3.1. Mạng lưới giao thông 60 3.3.2. Đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú ăn uống 60 3.4. Tăng cƣờng quảng bá sản phẩm 61 3.5 Xây dựng tour du lịch 62 3.5.1. Du lịch nội tỉnh 63 3.5.2. Du lịch liên tỉnh 63 KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
  4. Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay du lịch trên thế giới đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế - xã hội của các nước. Bởi du lịch đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người, từ đơn thuần chỉ là tham quan giải trí cho đến việc kết hợp với các mục đích khác như: Học tập - nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, hội nghị hội thảo, văn hóa tín ngưỡng Có thể nói rằng du lịch đã và đang có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia. Theo tổ chức du lịch thế giới (WHO) nhận định thì: “Du lịch đóng góp 6% thu nhập của thế giới, là một trong năm ngành kinh tế lớn nhất của hành tinh”. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, du lịch được sự quan tâm rất to lớn của Đảng, Nhà Nước và Tổng cục Du lịch (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Nhận định được tầm quan trọng của du lịch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong Nghị quyết của Đại hội toàn quốc lần thứ VIII đã xác định: “ Phát triển du lịch với tiềm năng to lớn của đất nước theo hướng du lịch sinh thái, văn hóa và môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành du lịch”. Nhờ được sự quan tâm đúng đắn đó đã tạo điều kiện thuận lợi để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới. Cùng với sự phát triển của các loại hình du lịch nói chung thì du lịch văn hóa, mà điểm đến là các di sản văn hóa, các di tích lịch sử, các làng nghề thủ công truyền thống là một xu hướng ngày càng phổ biến. Có thể nói, đây là loại hình du lịch thế mạnh của Việt Nam khi chúng ta có một nền văn hóa phương Đông giàu bản sắc và hầu như vẫn giữ được nguyên vẹn các giá trị truyền thống. Ở Việt nam hiện nay có khoảng hơn 1nghìn làng nghề thủ công truyền thống, thu hút hàng trăm nghìn du khách mỗi năm. Có nhiều làng nghề nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài như: làng gốm Bát Tràng, làng làm đèn Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 1
  5. Khóa luận tốt nghiệp lồng ở Hội An và đặc biệt có một làng nghề mà sản phẩm của nó đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế không chỉ cho người dân trong làng mà còn cho cả một số vùng lân cận đó là làng chạm khảm gỗ Đồng Kỵ Tuy nhiên, hiện nay làng chạm khảm gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ vẫn chưa khai thác tương xứng với tiềm năng vốn có của mình, hoạt động du lịch ở đây còn trong giai đoạn manh nha, số lượng người làm du lịch ít, hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế Do đó nơi đây không giữ chân được khách ở lại quá một ngày vì thế làm hạn chế doanh thu và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ thực tiễn đó, việc đánh giá tiềm năng cũng như thực trạng hoạt động du lịch ở làng nghề Đồng Kỵ là rất cần thiết. Bởi vì có nghiên cứu thì mới có cái nhìn đúng đắn nhất để đưa ra những phương hướng, giải pháp đẩy mạnh việc khai thác phục vụ phát triển du lịch tại làng nghề. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Bƣớc đầu tìm hiểu về làng gỗ Đồng Kỳ trong phát triển du lịch ở Đồng Bằng Bắc Bộ” làm khóa luận tốt nghiệp. Do thời gian nghiên cứu đối tượng còn hạn chế, tài liệu tham khảo ít, trình độ người viết còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm không nhiều nên không tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên, tác giả vẫn mạnh dạn trình bày, đánh giá và đưa ra những đúc kết trong quá trình nghiên cứu của bản thân. 2. Mục đích nghiên cứu -Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của làng nghề chạm khảm gỗ Đồng Kỵ -Tìm hiểu những nét văn hoá truyền thống của làng nghề chạm khảm gỗ Đồng Kỵ -Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch làng nghề, xây dựng các tour du lịch có điểm đến là làng chạm khảm gỗ Đồng Kỵ -Đưa ra một số giải pháp duy trì và phát triển làng nghề nhằm phát triển du lịch Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 2
  6. Khóa luận tốt nghiệp 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Làng nghề chạm khảm gỗ Đồng Kỵ các thời điểm trước và sau đổi mới. Tập trung tìm hiểu giá trị Văn hoá truyền thống của làng nghề chạm khảm gỗ Đồng Kỵ và khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch của nó Để có được mối liên hệ giữa Đồng Kỵ với các làng nghề khác trong khu vực, một số làng nghề lân cận thuộc huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh dã được chọn để khảo sát 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra thực địa: người viết đã quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu, điều tra thực tế ở làng nghề nhằm tìm ra tiềm năng và đánh giá đúng thực trạng hiện nay của làng nghề - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài từ nhiều nguồn khác nhau như giáo trình, sách, báo, tạp chí, internet để có cơ sở phân tích đánh giá. Thẩm định và bổ sung nguồn tài liệu nguồn tài liệu đã có, mặt khác kiểm chứng lại kết quả tư liệu sẵn có - Phương pháp phân tích tổng hợp: trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tổng hợp, phân tích và rút ra những kết luận trong việc đáng giá tiềm năng và thực trạng khai thác 5. Đóng góp của khoá luận - Đối với du lịch của tỉnh Bắc Ninh: Đánh giá được vai trò to lớn của du lịch làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh từ đó có những biện pháp để khôi phục và phát triển các nghề thủ công truyền thống - Đối với làng gỗ Đồng Kỵ: Trên cơ sở phân tích tiềm năng và hiện trạng của làng gỗ Đồng Kỵ. Khoá luận đã đưa ra một số giải pháp để tăng tính hấp dẫn sản phẩm du lịch làng nghề. Bên cạnh đó tuyên truyền, quảng bá sản phẩm gỗ Đồng Kỵ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận của khách du lịch trong và ngoài nước từ đó nẩy sinh cầu du lịch - Đối với người viết: Sau khi tìm hiểu và hoàn thành khoá luận em đã tích luỹ cho mình vốn hiểu biết về loại hình du lịch làng nghề. Kiến thức về làng gỗ Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 3
  7. Khóa luận tốt nghiệp Đồng Kỵ. Bài khoá luận sẽ là một tài liệu quý giá phục vụ cho quá trình tác nghiệp sau khi ra trường của em 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của khoá luận được trìmh bày trong ba chương Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch và du lịch làng nghề Chương II: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của làng gỗ Đồng Kỵ Chương III: Một số đề xuất nhằm phát triển du lịch làng gỗ Đồng Kỵ Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 4
  8. Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niện du lịch Từ xa xưa, trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Thời kỳ cổ đại, hoạt động du lịch dành cho những người giàu như các nhà buôn, các quý tộc, chủ nô đã sử dụng thời gian rỗi của mình để đi tham quan, giải trí ở miền đất lạ. Năm 776 TCN, loại hình du lịch thể thao đã xuất hiện ở Hi Lạp cổ đại với sự ra đời của thế vận hội Olympic. Những người Hi Lạp cổ đại cũng là tác giả đầu tiên đưa ra thuật ngữ “ du lịch” với ý nghĩa là “ đi một vòng”[ tr35,7]. Cho đến năm 1842, Thomas Cook đã sáng lập ra chương trình du lịch tổng hợp. Ông đã đưa ra một loại hóa đơn đặc biệt gọi là “phiếu thanh toán” và đã tổ chức thành công các chuyến du lịch trong nước và ngoài nước. Những thành công của ông đã đặt nền móng cho ngành kinh doanh du lịch ra đời. Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế hấp dẫn và mang tính chất toàn cầu. Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về ngành du lịch và từ mỗi góc độ nghiên cứu thì tác giả lại đưa ra những khái niệm du lịch khác nhau. Định nghĩa du lịch của tổ chức thương mại du lịch thế giới : “ Du lịch gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống, định cư, nhưng loại trừ du hành mà mục đích chính là làm tiền. Du lịch là một dạng nghỉ ngơi, năng động trong một môi trường sống khác hẳn với định cư. [tr20, 7] Trên phương tiện pháp luật thì Luật du lịch Việt Nam 2005 định nghĩa: “ Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyện chuyến đi của con người ngoài Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 5
  9. Khóa luận tốt nghiệp nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ mang tính chất tổng hợp cao. Nó trực tiếp liên kết với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, chính trị văn hóa sâu sắc. Cho nên xuất phát từ hiện tượng du lịch, bản chất đích thực của du lịch đặc biệt quan tâm đến mục đích của chuyến đi, phó tiến sĩ Trần Nhoãn đưa ra một khái niệm du lịch tổng thể : “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền”. Thông qua các khái niệm du lịch của các nhà nghiêm cứu và các tổ chức du lịch thế giới thì hoạt động du lịch có ý nghĩa hai mặt: vật chất và tinh thần. Đối với khách du lịch thì bỏ một lượng thời gian và một số tiền nhất định để phục hồi sức khỏe và nâng cao trình độ hiểu biết, được khám phá những điều mới lạ. Đối với nhà kinh doanh du lịch đây là một ngành kinh doanh hấp dẫn, thu được lợi ích về kinh tế. Du lịch cũng là cách để giao lưu quảng bá hình ảnh đất nước con người ở địa phương này với địa phương khác, quốc gia này với quốc gia khác. 1.1.2. Các loại hình du lịch Hoạt động du lịch có thể phân chia thành nhiều nhóm khác nhau, tùy thuộc vào các tiêu chí đưa ra. Thông thường các loại hình du lịch được hình thành chủ yếu từ nhu cầu của du khách, tiềm năng phát triển du lịch, hình thức thanh toán, phương tiện vận chuyển, mục đích chuyến đi Tùy theo các tiêu chí khác nhau sẽ có các loại hình du lịch khác nhau. - Căn cứ vào mục đích chuyến đi: Chuyến đi của con người có thể có nhiều mục địch như là thuần túy đi du lịch tức là chỉ nhằm nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Ngoài các chuyến đi như vậy, có nhiều cuộc hành trình vì các lý do khác nhau như học tập, công tác, hội nghị, tôn giáo Cũng có những người nhân chuyến đi đó tranh thủ thời gian rỗi có Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 6
  10. Khóa luận tốt nghiệp thể thăm quan, nghỉ ngơi nhằm thẩm nhận tại chỗ những giá trị của thiên nhiên, đời sống văn hóa nơi đến. Trên cơ sở như vậy có thể chia du lịch theo mục đích chuyến đi của du khách thành hai loại: Du lịch thuần túy và du lịch kết hợp. + Du lịch thuần túy gồm có: du lịch thăm quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch + Du lịch kết hợp gồm có: Kết hợp vì mục đích tôn giáo – du lịch tôn giáo Kết hợp vì mục đích học tập nghiên cứu – du lịch nghiên cứu Kết hợp vù mục đích hội nghị - du lịch hội nghị Kết hợp vì mục đích chữa bệnh – du lịch chữa bệnh Kết hợp vì mục đích thăm thân – du lịch thăm thân Kết hợp vì mục đích kinh doanh – du lịch kinh doanh - Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Du lịch xe đạp, du lịch ô tô, du lịch tầu hỏa, du lịch tàu thủy, du lịch máy bay. - Căn cứ vào hình thức tổ chức: Du lịch tập thể, du lịch cá thể, du lịch gia đình. - Căn cứ vào phương thức kí hợp đồng: Du lịch trọn gói, du lịch không trọn gói. - Căn cứ vào thời gian chuyến đi: Du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày. - Căn cứ vào tài nguyên du lịch: Đây là cách phân chia tài nguyên du lịch phổ biến nhất: Du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. + Du lịch tự nhiên được coi là loại hình hoạt động du lịch đưa khách về với môi trường tự nhiên trong lành, cảnh quan tự nhiên hấp dẫn. Đối tượng tài nguyên được khai thác vào loại hình du lịch này là các thành phần tự nhiên như địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật có những nét đặc sắc, độc đáo mang giá trị du lịch. Tham gia vào hoạt động du lịch này du khách được hòa mình vào thiên nhiên với nhiều mục đích khác nhau như: Chiêm ngưỡng vẻ tự nhiên, leo núi, tắm biển, chữa bệnh Ngoài ra, khách du lịch còn được trở về với những làng nghề thanh bình, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào miền núi, của Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 7
  11. Khóa luận tốt nghiệp cư dân nông nghiêự đôn hậu, thuần khiết, nếp sống sinh hoạt của nền văn minh nông nghiệp. + Du lịch nhân văn: Nếu như tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính phong phú, đa dạng, tính truyền thống cũng như tính địa phương. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: Di tích lịch sử, công trình đương đại, lễ hội, phong tục, tập quán, các làng nghề thủ công truyền thống. Du lịch nhân văn là cách để con người được nâng cao nhận thức văn hóa, thẩm nhận những giá trị văn hóa truyền thống của một quốc gia có bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Thông qua các di tích lịch sử, phong tục tập quán do cộng đồng tạo ra được đưa vào phát triển du lịch. 1.2.Cơ sở lí luận về làng nghề và du lịch làng nghề 1.2.1: Các khái niệm về làng nghề Làng nghề: Là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây không nhất thiết dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp đồng thời cũng là nông dân. Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những thợ chuyên gia sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình, hay ở làng nghề, phố nghề nơi khác. Khi nói đến một làng thủ công truyền thống, ta không chỏ chú ý tới các mặt đơn lẻ, mà phải chú trọng đến nhiều mặt trong cẩ không gian và thời gian nghĩa là quan tâm tới tính hệ thống, toàn diện của làng nghề đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân, sản phẩm kĩ thuật và nghệ thuật. Làng nghề truyền thống: Là thực thể vật chất và tinh thần tồn tại cố định của một hoặc nhiều làng nghề thủ công. Vì thế mỗi làng nghề thủ công truyền thống đều được bảo tồn, hoạt động phát triển ở một làng nghề, một cụm làng nghề hay ở nhiều làng nghề, vùng quê trong cả nước, do tính lan tỏa và sức sống mãnh liệt của làng nghề thủ công lâu đời của ta, cũng như bất cứ dân tộc nào khác ở phương Đông, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Làng nghề thủ công truyền thống: Là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 8
  12. Khóa luận tốt nghiệp phương hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề, các thành viên lao động ý thức tuân thủ những hương ước chế độ xã hội và gia tộc. Sự liên kết hỗ trợ nhau về kinh tế, kĩ thuật đào tạo thế hệ trẻ giữa các gia đình dòng tộc, cùng phương nghề trong quá trình lịch sử và phát triển đã hình thành nghề ngay trên đơn vị cư trú xóm họ. 1.2.2 Một số đặc điểm của làng nghề Nghề thủ công và làng nghề truyền thống Việt Nam có lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời. Các sản phẩm thủ công truyền thống đã có cách đây hàng vạn năm như gốm sứ, kim hoàn, chạm khắc đá Đến thời phong kiến, nhất là thời Lý, Trần, Lê nghề thủ công và các làng nghề phát triển rộng khắp và hình thành những trung tâm làng nghề nổi tiếng. Đi dọc chiều dài đất nước, chúng ta có thể thấy nhiều vùng quê với mật độ làng nghề dày đặc nhưng đồng bằng Bắc Bộ là nơi sinh hoạt văn hóa tương đồng với nền văn hóa của cơ dân nông nghiệp trồng lúa nước. Bên cạnh đó các làng nghề truyền thống cũng mang những đặc điểm riêng biệt. Nghề thủ công và các làng nghề truyền thống Việt Nam có vai trò to lớn trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Sản phẩm của làng nghề thủ công không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội mà còn có giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, kết tinh tài năng sáng tạo của người thợ thủ công. Hơn thế nữa, nó còn có vai trò rất quan trọng trong xây dựng nhà cửa, chùa chiền, đền miếu, phục vụ sinh hoạt, tín ngưỡng, thờ cúng tâm linh. Đặc biệt hơn, các sản phẩm thủ công thể hiện được tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam một cách sinh động cụ thể. Một số tác phẩm còn là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hóa xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí và đặc điểm văn hóa của từng thời kì lịch sử. Các sản phẩm thủ công truyền thống rất độc đáo không chỉ thể hiện tài năng khéo léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người. Đến với mỗi làng nghề, du khách sẽ tìm được những sản phẩm tinh tế, thể hiện nét tài hoa điêu luyện của con người dân địa phương. Nổi bật như làng gốm mĩ nghệ Đồng Kỵ được các nghệ nhân chế tác Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 9
  13. Khóa luận tốt nghiệp công phu, mỗi sản phẩm là kết tinh của đôi bàn tay và khối óc. Làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân đã chế tấc những công cụ bằng đá màu tinh xảo, những đồ trang sức bằng đá như vòng đeo taym hạt chuỗi, tượng bằng đá Nghề chạm khắc đá còn đánh dấu bước phát triển của loài người thoát khỏi thế giới động vật hoang dã. Làng gốm Bát Tràng, Phù Lãng, Thổ Hà, Hương Canh với các sản phẩm gốm thanh nhã, bền đẹp, phong phú về kiểu dáng mẫu mã làm hài lòng du khách bốn phương Mỗi sản phẩm thủ công đã được những người thợ gửi gắm tâm tư, tình cảm thể hiện trong từng chi tiết. Đây cũng chính là đặc tính riêng của nền văn hóa và là sức hấp dẫn của làng nghề và làng nghề thủ công truyền thống đối với mỗi du khách trong và ngoài nước. Ở mỗi làng nghề, việc tổ chức sản xuất theo từng hộ gia đình là nét đặc trưng phổ biến. Người nghệ nhân đồng thời cũng là người chủ gia đình vừa điều hành mọi hoạt động sản xuất vừa truyền dạy nghề cho con cháu đồng thời cũng là người sáng tạo mẫu hàng chịu trách nhiệm kĩ thuật và tính toán kinh doanh. Trong mỗi gia đình, mỗi người đảm đương một công việc họ cùng làm với nhau, bảo ban nhau truyền dạy kinh nghiệm làm nghề cho nhau. Vì thế truyền thống của làng nghề đã được lưu truyền một cách tự nhiên từ đời này sang đời khác. Mối quan hệ xã hội của các làng nghề thủ công và những gia đình làm nghề vừa bền chặt vừa được mở rộng. Trong mỗi gia đình quan hệ huyết thống dòng tộc ngày càng vững bền bởi quá trình phối hợp sản xuất và hướng dẫn truyền nghề của ông bà, cha mẹ đối với các thế hệ con cháu. Mỗi làng nghề thủ công đều có mối quan hệ chặt chẽ giữa người thợ và tổ chức phường hội. Đời sống văn hóa tinh thần và sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của người dân làng nghề truyền thống có những sắc thái đặc sắc và phong phú. Những công trình kiến trúc thờ cúng của làng nghề đa số được xây dựng quy mô, bề thế và thường xuyên được tu bổ tôn tạo tôn nghiêm. Hàng năm ở các làng nghề tổ chức nhiều lễ hội nhằm tôn vinh các vị tổ nghề và là dịp để những người thợ, người buôn bán gặp nhau. Vì thế lễ hội các làng nghề truyền thống không chỉ sầm uất, đông vui ở giữa đám hội mà còn sôi động trong mỗi gia đình người thợ, người buôn Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 10
  14. Khóa luận tốt nghiệp bán. Trong các làng nghề đã có sự liên kết chặt chẽ giữa người thợ thủ công trong lao động sản xuất với người tiêu dùng sản phẩm và người cung cấp nguyên liệu. Có những làng nghề chuyên sản xuất từng loại mặt hàng thủ công mĩ nghệ nhưng lại có những phường chuyên mua các sản phẩm của làng nghề đem trao đổi buôn bán gọi là phường hàng. Trong quá trình sản xuất của các làng nghề thì người thợ phải mua nguyên liệu từ nơi khác. Để việc trao đổi mua bán diễn ra được thuận lợi đã xuất hiện các chợ làng. Chợ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán giữa những người cung cấp nguyên vật liệu, người sản xuất hàng hóa à người tiêu dùng. Ngày nay, mối quan hệ này được mở rộng hơn thể hiện ở thị trường tiêu thụ không chỉ ở những vùng lân cận mà ở khắp nơi. Từ miền Nam ra miền Bắc, từ thành thị ra đến nông thôn đều sử dụng mặt hàng thủ công. Nhiều sản phẩm thủ công như gốm sứ, tranh thêu, lụa được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Ban đầu các sản phẩm của làng nghề được bán cho người tiêu dùng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày nhưng sau này sản phẩm thủ công phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như trang trí, tín ngưỡng Nhiều nhà kinh doanh, buôn bán đã đến tận cơ sở sản xuất mua một số lượng lớn để buôn bán. Dần dần họ đã trở thành đối tác làm ăn lâu dài. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm diễn ra mạnh mẽ thì lượng hàng thủ công cũng tăng lên, điều này đòi hỏi nguyên vật liệu cung cấp để làm ra sản phẩm phải liên tục, thường xuyên hơn. Vì thế hình thành mối quan hệ khăng khít giữa người cung cấp nguyên vật liệu, thợ thủ công và người tiêu dùng. Sinh hoạt vật chất của làng nghề có phần sung túc, trong quá trình sản xuất đã có sự phân công lao động. Ngoài hoạt động của các làng nghề là sản xuất nông nghiệp thì tận dungh thời gian nông nhàn để làm nghề cho nên người thợ có thêm thu nhập. Trong mỗi gia đình người thợ, việc mua sắm đồ vật, xây dựng nhà cửa có phần dư dật, phóng khoáng do có thu nhập cao hơn và thường xuyên hơn. Hiện nay, một số làng nghề đã trở thành làng nghề du lịch, các mặt hàng sản xuất phục vụ chủ yếu cho khách du lịch cho nên lợi nhuận thu được tương đối cao. Trong quá trình làm nghề đã có sự phân công lao động thường theo giới tính, lứa tuổi và theo từng loại hình công việc. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 11
  15. Khóa luận tốt nghiệp Làng nghề tồn tại ở nông thôn và bó chặt với hoạt động nông nghiệp. Cư dân của làng nghề thủ công lấy làm ruộng, cấy lúa nước, trồng rău màu, chăn nuôi gia súc là chính, làm thợ hay buôn bán chỉ là nghề phụ. Cũng có làng đa số cư dân làm nghề thủ công truyền thống, rất ít những gia đình làm thợ không bán ruộng mà giữ để thuê người khác làm. Vì vậy các làng là làng tiểu nông, đa canh, đa nghề. Ban đầu các làng nghề sản xuất sinh ra để sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Dần dần đời sống của con người được nâng cao, mục đích sản xuất hàng tiêu dùng không còn là vấn đề sống còn nữa mà sản phẩm của làng nghề thủ công bắt đầu được xuất khẩu. Mặc dù hoạt động sản xuất thủ công đã phát triển hưng thịnh, hình thành làng xã chuyên làm nghề thủ công nhưng tổ chức xã hội và đời sống văn hóa của những làng này vẫn cơ bản là tổ chức xã hội đời sống cộng đồng của cư dân nông nghiệp. Dẫu làm nghề thủ công nhưng vẫn nặng quan niệm: “Nhất sĩ, nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ”. Làm nghề chỉ là phụ, tranh thủ thời gian nông nhàn tận dungh sức lao động của mọi người trong gia đình. Mối quan hệ xã hội trong các làng nghề vẫn là mối quan hệ truyền thống của người tiểu nông: gia đình, họ tộc, xóm làng với trật tự ngoi thứ được quy định chốn đình chung với hương ước truyền thống phong tục tập quán của làng xã dòng họ. Những người thợ, những gia đình làm nghề thủ công là những thành viên chung của dòng tộc, làng xóm. Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo phản ánh đời sống tâm linh, văn hóa cộng đồng của cư dân nông nghiệp lúa nước tôn thờ tổ tiên thần phật mong mưa thuận gió hòa, người của sinh sôi, gia đình dòng tộc, làng xóm hòa thuận đoàn kết. Mọi người quý trọng người cao tuổi, tôn vinh những bậc danh nhân khoa bảng. Công nghệ kĩ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ lạc hậu, chủ yếu sử dụng kĩ thuật thủ công. Do phương thức sản xuất nặng tính chất tiểu nông, hầu hết nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình kĩ thuật chậm phát triển chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và đức tính cần cù kiên trì và sự khéo léo vủa bàn tay người thợ. Quá trình sản xuất đồng thời là quá trình hướng dẫn truyền nghề chỉ bảo của nghệ nhân cho các thế Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 12
  16. Khóa luận tốt nghiệp hệ kế tiếp. Vì vậy rất ít có phát minh sáng kiến cải tiến kĩ thuật. Do tính chất sản xuất nhỏ lẻ nên thị trường tiêu thụ khá hạn hẹp, chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ của địa phương, mang nặng tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế tiểu nông. Mặt bằng hạn hẹp đa số các làng nghề chưa có các cơ sử sản xuất riêng xa nơi ở. Nhà cửa chen chúc chỗ sinh hoạt chung với nơi sản xuất tập kết nguyên vật liệu và sản phẩm do vậy một số làng nghề bị ô nhiễm. Trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, các làng nghề thủ công truyền thống đã có nhiều biến đổi tùy theo thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng của xã hội, các ngành nghề truyền thống cũng có lúc được tôn vinh có lúc bị mai một nên việc giữ gìn và phát triển giá trị của làng nghề truyền thống bằng cách thu hút khách du lịch là một chủ trương đúng đắn. Ngoài tác dụng trực tiếp của làng nghề đến ngành du lịch là đa dạng hóa sản phẩm du lịch thì những đóng góp của hoạt động du lịch làm thúc đẩy quá trình mua bán hàng thủ công mĩ nghệ, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Hiện nay nước ta có khoảng hơn 200 làng nghề truyền thống, đây là nguồn di sản văn hóa phong phú và quý giá do vậy khôi phục và phát triển các làng nghề đang được Đảng và Nhà nước quan tâm. 1.2.3. Mối quan hệ giữa làng nghề và du lịch Trong suốt 40 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Là một nước có tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và đặc sắc bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, trong đó các làng nghề truyền thống được coi là nguồn tài nguyên nhân văn quan trọng đặc biệt có giá trị đối với phát triển du lịch. Du lịch là ngành kinh tế có định hướng phát triển nhờ vào nguồn tài nguyên rõ rệt. Sự phát triển du lịch có mối quan hệ mật thiết với nguồn tài nguyên, đồng thời có sự tác động qua lại đến sự tồn tại và phát triển của nguồn tài nguyên để phát triển loại hình du lịch đó. Du lịch làng nghề cũng nằm trong quy luật phát triển đó. Thứ nhất: Làng nghề truyền thống là sản phẩm và là nguồn lực quan trọng của hoạt động du lịch. Làng nghề truyền thống Việt Nam là nguồn tài nguyên dồi dào cho việc xây dựng các tour du lịch chuyên đề. Hiện nay, ngành Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 13
  17. Khóa luận tốt nghiệp du lịch và các địa phương đang tích cực nghiên cứu, xây dựng quy hoạch tổng thể và những giải pháp để phát triển du lịch làng nghề. Phát triển du lịch với mục tiêu bền vững góp phần tôn vinh truyền thông văn hóa dân tộc, bảo tồn tài nguyên du lịch và duy trì các làng nghề truyền thống mang lại lợi ích kinh tế. Theo TS. Phạm Trung Lương việ nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề nhận định: “Làng nghề truyền thống được xem là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao hàm trong đó cả những giá trị vật thể và phi vật thể”. Trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, nền kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng, tính đa dạng. Khách du lịch ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng chuyến đi và tính hấp dẫn của điểm đến. Trong khi đó, các làng nghề truyền thống Việt Nam hội tụ và biểu hiện một cách sinh động bản sắc độc đáo của mỗi vùng, mỗi địa phương. Đến thăm các làng nghề truyền thống, du khách có dịp tìm hiểu lối sống, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư, được ngắm nhìn phong cảnh làng quê yên bình, không gian văn hóa của nền sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra khách du lịch còn được tìm hiểu về các vị tổ làng nghề, danh nhân văn hóa. Sản phẩm thủ công của các làng nghề là sự kết tinh, hội tụ tài năng sáng tạo, tư duy thẩm mĩ của con người. Khi đến với các làng nghề truyền thống, khách du lịch sẽ được tận mắt chứng kiến những thao tác của nghệ nhân trên từng sản phẩm, thậm chí đó là những sản phẩm theo mẫu thiết kế riêng của du khách. Việc du khách được tự tay tham gia vào quá trình sản xuất đã trở thành ấn tượng khi tham gia vào các tour du lịch làng nghề. Chính vì vậy, làng nghề và sản phẩm thủ công đã trở thành tài nguyên được các nhà kinh doanh lữ hành khai thác tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch. Bên cạnh giá trị to lớn về mặt văn hóa - xã hội thì làng nghề truyền thống còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như một nguồn lực, nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Theo thống kê của hiệp hội làng nghề Việt Nam thì mỗi năm các làng nghề thu hút khoảng 13 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu USD. Nhận thức rõ lợi ích kinh tế - xã hội từ các làng nghề cho nên Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 14
  18. Khóa luận tốt nghiệp phát triển du lịch làng nghề sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình phát triển du lịch của hiện tại và tương lai. Thứ hai: Phát triển du lịch góp phần khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống, đồng thời là phương tiện giao lưu, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam mạnh mẽ và sâu rộng. Du lịch có ảnh hưởng rất rõ nét đến sự tồn tại và phát triển của các làng nghề thông qua việc tiêu dùng của du khách. Nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi tìm hiểu phong tục, tập quán, hưởng thụ những điều kiện về vật chất Khi một làng nghề nào đó trở thành điểm du lịch thì đòi hỏi một số lượng sản phẩm cung ứng lớn, chất lượng cao, có sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn. Điều này kích thích hoạt động sản xuất của các làng nghề. Nếu như xưa các làng nghề thủ công truyền thống chủ yếu sản xuất các sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt đời thường, hoạt động trao đổi diễn ra từ địa phương này với địa phương khác và chủ yếu trong ngày nông nhàn; do vậy thu nhập của người dân thấp, hiện tượng các làng nghề mai một do những người có tâm huyết với nghề theo thời gian cũng ít đi, lớp trẻ không hứng thú với hoạt động sản xuất sản phẩm thủ công. Từ thực tế cho thấy nếu các làng nghề chỉ làm kinh tế đơn thuần mà không có sự kết hợp với các giá trị truyền thồng khai thác, phục vụ cho hoạt động du lịch thì nguy cơ mất dần các sản phẩm văn hóa dân tộc là điều không tránh khỏi. Nước ta có hơn 2000 làng nghề trải dài từ Bắc xuống Nam, gắn liền với những di tích lịch sử văn hóa với hoạt động du lịch như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, làng đá mĩ nghệ Non Nước thì các làng nghề khác hầu như không được biết đến. Trong xu thế hội nhập mở cửa như hiện nay, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, làng nghề truyền thống đang lấy dần lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đúng đắn, phù hợp và được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá, và phát triển du lịch. Thu hút khách du lịch đến với các làng nghề cũng chính là cơ hội thúc đẩy việc mua bán, trao đổi sản phẩm. Đặc biệt đối với khách du lịch nước ngoài, họ thường mua mộ vài sản phẩm về làm kỉ Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 15
  19. Khóa luận tốt nghiệp niệm, họ chính là người tuyên truyền, quảng bá miễn phí cho sản phẩm. Từ đó góp phần thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, ngoài những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề thể hiện ở con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa còn là cách thức giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc. Hiện tại du lịch làng nghề đx được nhiều nước trên thế giới thực hiền thành công như Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia Đối với Việt Nam tổng cục du lịch đang rất nỗ lực trong việc giúp các làng nghề khôi phục, hỗ trợ các hoạt động văn nghệ dân gian, xây dựng môi trường văn hóa gắn với cơ sở hạ tầng lầng nghề. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi quan trọng của du lịch Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc cũng như tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, phong phú có sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao. Du lịch và làng nghề có mối quan hệ hai chiều, gắn bó mật thiết với nhau cho nên phát triển du lịch làng nghề là một giải pháp tối ưu để giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống, đồng thới khai thác làng nghề góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Vì vậy khi khai thác làng nghề để phát triển du lịch ngày càng quan trọng trong qua trình phát triển du lịch Việt Nam. Đây là một giải pháp hữu hiệu cho việc khôi phục và giữ gìn các làng nghề đồng thời là cơ hội quảng bá hình ảnh đất nuớc, con nguời Việt Nam với bạn quốc tế. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 16
  20. Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA LÀNG GỖ MỸ NGHỆ ĐỒNG KỲ 2.1. Giới thiệu chung về làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỳ 2.1.1: Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Địa giới hành chính hiện nay của làng nghề Đồng Kỵ là thôn Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang, Huyện Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. Làng nằm bên hữu ngạn sông Ngũ Huyện Khê, đối diện sang phía tả ngạn là làng Kim Bảng và làng Phù Khê (tên nôm là làng Giầm), phiá tây giáp với làng Tiến Bào (Tên nôm là làng Bèo), phía nam giáp làng Trang Liệt (tên nôm là làng Sặt), phía đông giáp làng Dương Sơn, (tên nôm là làng Chẽ), phía bắc giáp với xã Mai Đông, đều thuộc huyện từ Sơn tỉnh Bắc Ninh Đồng Kỵ là một trong ba thôn của xã Đồng Quang (gồm Đồng Kỵ, Bính hạ, Trang Liệt).Từ xưa đến nay thôn Đồng Kỵ có năm xóm; xóm Bằng, xóm Đột, xóm nghề, và xóm Tư hiện nay có thêm khu công nghiệp làng nghề mới được thành lập Làng chạm khảm gỗ Đồng Kỵ nằm ở bên Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn cách thị trấn Từ Sơn, Hà nội 18km về phía Đông Bắc, cách thị xã Bắc Ninh 12km về phía nam Thuỷ Văn Dòng sông Ngũ Huyện Khê rộng 100-150m có lưu lượng nước vừa phải, sông cũng là nơi cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp của cả vùng. Đồng Kỵ cũng có nhiều ao hồ, ô trũng có thể nuôi cá, chăn nuôi các loại gia cầm .từ xa xưa khi chưa có điều kiện giao thông thuận lợi như ngày nay dòng Ngũ Huyện Khê đóng vai trò quan trọng trong giao thông đi lại giao lưu buôn bán trao đổi hàng hoá của người dân Đồng Ky Trước đổi mới năm1986 người dân đồng Kỵ sống nghèo đói quanh năm chỉ trông chờ vào cây lúa.Với vị trí đi lại thuận tiện cả đường bộ và đường thuỷ nên nghề buôn bán ở đây cũng khá phát triển.Trước đây ngoài nghề chạm khảm Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 17
  21. Khóa luận tốt nghiệp gỗ Đồng Kỵ còn nổi tiếng với nghề đúc đồng tạo nhiều sản phẩm đúc đồng ở đất Kinh Bắc xưa Sau 1986 Đồng Kỵ khôi phục lại làng nghề truyền thống thì cơ cấu đất đai có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ lệ làm nông nghiệp hiện nay chiếm không đáng kể. Diện tích đất đai trước đây 80% sử dụng cho nông nghiệp thì hiện nay tỷ lệ đó là 90% diện tích đất đai trong làng dùng cho việc sản xuất đồ gỗ 2.1.2: Điều kiện kinh tế xã hội Cơ cấu dân cư Theo số liệu tổng quan của xã Đồng Quang tính đến tháng 12/2004 xã có 16.179 người. Riêng thôn Đồng Kỵ có tới 49% là nam, 1% là nữ [ 15] Số người trong độ tuổi lao động của thôn chiếm 40% tông số dân với 70% lao động công nghiệp và lao động tiểu thủ công nghiệp, gần 20% là lao động thuần nông còn lại khoảng 10% là lao động buôn bán, thương nghiệp và lao động khác. Ngoài ra Đồng Kỵ còn có đông đảo những người thợ từ nơi khác đến học và làm việc có khoảng 3000 người, trên địa bàn xã Đồng Quang nói chung và thôn Đồng Kỵ nói riêng, cư dân sinh sống chủ yếu là người Kinh có nhiều dòng họ chiếm ưu thế trong làng.Thôn Đồng Kỵ có khoảng 30 dòng họ: Dương, Vũ, Nguyễn, Chử, Lê, Trương, Lưu, Ngô, Phạm. Trong đó có ba dòng họ lớn có số hộ chiếm đa số trong làng là: Dương, Vũ , Nguyễn, đặc biệt có một số họ không phải là hộ gốc trong làng, và hiện nay trong làng cũng có những người mang họ Trần, Hồ hãn hữu lắm thì dâu, rể trong làng mới có họ hư vậy Trình độ dân trí Hiện nay có 100% người dân Đồng Kỵ đều biết đọc biết viết, năm 1999 Đồng Kỵ đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở , song trình độ dân trí của người dân Đồng Kỵ chưa cao, trước 1999, phần lớn thanh thiếu niên ở đây chỉ học xong lớp 9 là ở nhà làm nghề, nhưng trong những năm gần đây do điều kiện kinh tế cải thiện, và người dân có của ăn của để nên vấn đề giáo dục được quan tâm hơn trong làng có nhiều người đỗ đạt cao, hàng năm thôn có trên 80% học sinh thi đỗ phổ thông, 80-100 học sinh thi đậu đại học, cao đẳng, hay trung học dạy nghề Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 18
  22. Khóa luận tốt nghiệp Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng Hiện nay cây cầu bắc qua con sông dẫn vào làng Đồng Kỵ đã được làm mới, con đường dẫn vào làng cũng được nâng cấp, làm mới thành hai làn đường rộng rãi sạch sẽ dể phục vụ phát triển kinh tế. Khu công nghiệp của làng cũng được đầu tư thoả đáng với những con đường khang trang sạch đẹp. Nhưng bê cạnh đó có một số con đường nhỏ trong làng chưa được chú ý nâng cấp. Đồng Kỵ hiện nay có hệ thống điện nước tới từng xóm ngõ phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong làng, hiện nay làng cũng có bưu điện Văn hoá xã nhằm phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc cho người dân Công tác chăm lo sức khoẻ cho nhân dân cũng có những tiến bộ vượt bậc. Trạm xá Đồng Kỵ được củng cố và mở rộng xây dựng CSVCKT- CSHT, đội ngũ y, bác sỹ được bổ sung, nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh 2.1.3: Lịch sử hình thành làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ Tên gọi của làng Dựa vào cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi. Mỗi người dân Đồng Kỵ đều đinh ninh rằng làng mình có từ thời các vua Hùng với cài tên Tam Trang. Làng được tạo bởi ba trang: Cời, Cọc, Cò. Người dân vẫn nhớ ba trang thờ chung một miếu thờ Thần nông (cạnh đền thờ Thành Hàng Làng thờ đã được tu sửa và được cúng lễ hàng năm. Ba trang có ba đình, Đình mà hiện nay mà chúng ta còn nhìn thấy được xây dựng trên nền cũ của trang Cời Tam Trang là tên ban đầu của Đồng Kỵ, trải qua thời gian và biến cố lịch Sử, làng cũng mang nhiều tên gọi khác nhau.Theo lời kể của người dân làng Đồng Kỵ khi xưa phu nhân Cao Thị Trân sinh Đức thánh tại khu Quán Sở của làng, được nhân dân của ba trang tận tình giúp đỡ, chăm sóc, phu nhân được mẹ tròn con vuông nên sau đó đã đổi tên làng Tam Trang thành làng Nhân Hậu sau do phạm quốc huý mà lại phải đổi tên thành Đồng Chu sau này có tên là Đồng Kỵ, tên này tồn tại đến tận ngày nay, nghĩa tên gọi Đồng Kỵ được nhân dân giải thích như sau:”Bằng nhau, cùng nhau phấn đấu đi lên”[tr 17;7]. Một số tư liệu cho biết niên đại liên quan đến lịch sử của làng Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 19
  23. Khóa luận tốt nghiệp Bảng thần phả bằng Hán văn soạn năm Hồng Phúc (1572). Hiện nay tại làng Đồng Kỵ còn hai bản chữ Hán chép tay cuốn thần phả về vị Thành Hoàng làng. Một bản chép tay tên giấy khổ 20x30cm gồm 69 trang, ngoài phần ngọc phả cổ lục ở trên còn có phần phụ chép: bản xã ước, văn tế, bài phú lục ca ngợi về làng, những ghi nhớ đất đai, đình chùa, chợ búa, huyệt đất trong làng câu đối ở đình chùa ,văn tế. Một bản khác chép trên giấy 15x18cm gồm 194 trang, thứ tự các phần văn tế cổ lục, những ghi nhớ về đất đai, đình chùa, chợ búa, huyệt đất trong làng. Phần chép về thần phả của hai bản chữ Hán trên tương đối thống nhất, có lẽ cũng được chép ra từ một bản khác và có thể bản này bị mất. Thần phả viết về Nam Việt Hùng Triều Lạc long ách toán, quận chúa hoàng gia Miêu Duệ Thiên cương đệ, hoàng hậu thứ phi, tam vị thần vị, Huy Vương ngọc phả cổ lục, lễ bộ chính bản, đệ tứ thượng đẳng thần (Dịch), ngọc phả cổ lục thời Hùng Huy Vương về ba vị thần: Thiên cương Đế Nguyên là con cháu của hoàng gia, quận chúa triều Hùng Lạc Long sinh ra trăm trứng, bà hoàng hậu cũng là thứ phi, thần thượng đẳng thứ tư trong chinh bản bộ lễ, thần phả này được soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) bởi Hàn Lâm Viện Đông Các Đại học sỹ là Nguyễn Bính Bản ước thúc cổ của xã mang niên đại Thái Bình thời vua Đinh Tiên Hoàng(970-979) Hai bản sách Hán văn được giới thiệu ở trên đều nhắc đến việc tìm thấy và cho chép lại bản ước thức của xã dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng, bản đầu cho biết, vào năm Hồng Đức Nguyên Niên tức năm Canh Dần (1470), xã cho tu sửa đình. Khi Bảo Sái các quan thờ ông Nguyễn Phúc Viễn tìm thấy một hộp gỗ ở gian thờ chính mở hộp thấy một bản ghi chép trên giấy cổ. Mở sách ra thì thấy có đề niên hiệu Thái Bình thời Đinh Tiên Hoàng nhưng giấy đã mục nát, ông giữ nguyên như thế rồi gọi người sao lại vào giấy mới. Bản sao này đề niên hiệu là Hồng Đức thay cho niên hiệu Thái Bình thời Đinh Tiên Hoàng. Theo ghi chép này thì bản ước thức này đã có quá trình vận động hơn 800 năm, được sao lại bởi nhiều người trong các dòng họ trong làng. Nội dung của nó phần lớn nói về việc dân làng cùng nhau thờ Thành Hoàng làng. Cùng với Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 20
  24. Khóa luận tốt nghiệp quá trình hình thành và mở mang làng xã, số lượng và chất lượng dân số Đồng Kỵ ngày càng tăng nhanh trở thành một trong những làng xã có số lượng dân số đông nhất huyện Từ Sơn trước đây cũng như bây giờ cùng với sự phát triển của dân cư các nghề thủ công ỏ đây cũng ngày càng phát triển nhanh mạnh, người dân Đồng kỵ có nghề đúc đồng, buôn trâu và nghề mộc, các nghề này đều phát triển sớm khi thành lập làng nhưng do nhu cầu cũng như không được sự quan tâm của chính quyền phong kiến nên các nghề này chỉ được coi là những nghề phụ còn nghề chính thì vẫn là nghề làm ruộng. Hiện nay được sự quan tâm của Đảng và nhà nước nghề truyền thống ở Đồng Kỵ đang trên đà phát triển mạnh, đặc biệt là nghề chạm khảm đồ gỗ mỹ nghệ. Các sản phẩm gỗ cao cấp của Đồng Kỵ như: bàn, ghế, giường, tủ và các đồ thờ cúng đã có mặt tại thị trưòng trong nước và nhiều nước trên thế giới, được khách hàng ưa chuộng và tin dùng Như vậy qua các tài liệu cổ và thư tịch cổ có thể khẳng định Đồng Kỵ là một vùng được khai phá từ rất sớm.Người Việt cổ đến đây sinh sống và lập nghiệp từ rất lâu đời, từ nhiều nhóm người rồi thành các dòng họ, thành ba trang lớn rồi thành làng lớn “cộng đồng làng xã này lớn mạnh lên là nhờ tình đoàn kết trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm vô cùng gian khổ “ [tr 56;6]. Biểu tượng ấy được kết tụ trong vị Thành Hoàng làng- Thánh Thiên Cương đã có công đánh giặc cứu nước, cứu dân. Đồng Kỵ cũng là một làng có truyền thống văn hoá lâu đời được vua Tự đức ban cho bức đại tự „Mỹ Tục Khả Phong” 2.1.4. Một số công trình kiến trúc cổ ở Đồng Kỵ Đình Đồng Kỵ Đình Đồng Kỵ là một trong ba di tích thuộc cụm di tích Đình - Đền – Chùa Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. Trước đây làng Đồng Kỵ với tên gọi Tam Trang, sau là Nhân Hậu gồm ba Trang: Cời, Cọc, và Cò. Mỗi trang đều có một đình riêng thờ Thành Hoàng làng. Đến năm Cảnh Hưng thứ 6 (1945) ba làng cùng nhau xây dựng đình chung lấy tên là Đồng Kỵ thờ chung một vị Thành Hoàng Làng. Đình Đồng Kỵ là một ngôi đình khá đồ sộ và bề thế, đình nhìn ra dòng Ngũ Huyện Khê thơ mộng, dưới bóng Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 21
  25. Khóa luận tốt nghiệp những cây cổ thụ từ bao đời. đình được xây dựng kiểu chữ công nhìn ra hướng Tây. Trong đình còn giữ lại nhiều đồ thờ, bàn thờ, nhiều tác phẩm điêu khắc được chạm trổ tỉ mỉ. Đình Đồng Kỵ không chỉ có giá trị kiến trúc nghệ thuật mà còn nổi tiếng về cả quy mô và bởi vị trí của nó bên một dòng sông thơ mộng. Người Đồng Kỵ luôn tự hào về ngôi đình của mình và đặc biệt ngôi đình to đẹp đó do chính bàn tay khéo léo của những nghệ nhân trong làng tạo nên. Ba mươi bẩy người dựng đình chính là tinh hoa nghề mộc của làng, dân làng không phải thuê bất cứ người thợ nào bên ngoài. Đây cũng là một minh chứng cho tay nghề và sự tài ba của ông cha mà ngày nay đang tiếp tục được lớp con cháu trong làng phát huy. Ngôi đình được những người thợ dựng lên một cách hoàn hảo và đến hôm nay nó vẫn được tiếp tục bảo tồn và tu tạo để đón khách thập phương. Đến với Đồng Kỵ người ta sẽ thấy kiến trúc của nó rất đỗi thân thuộc như bao ngôi đình khác của làng quê Việt Nam đồng thời cũng cảm nhận được sự khéo léo của những người thợ nơi đây trong việc sáng tạo và bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật vô giá. Hiện nay, tổng thể kiến trúc của đình làng Đồng Kỵ bao gồm: Nghi môn, ao đình, toà tiểu đình, các công trình khác như: cột cờ, sới vật Nghi môn đình làng Đồng Kỵ được làm theo kiểu ngũ quan, Nghi môn hiện nay mà chúng ta nhìn thấy có ba cổng đi được, cửa chính ở giữa và hai cửa phụ ở hai bên, còn hai cửa nữa để tạo ra cấu trúc ngũ môn đã đượ dân làng xây kín lại. Nghi môn bề thế này vừa được chính quyền và nhân dân địa phương tiến hành tu sửa và hoàn thành trong năm Quý Mùi (2000) Nghi môn được kết cấu kiểu hai tầng nên từ xa đã thấy Nghi môn rất đồ sộ cao vút trên nền trời xanh. Cũng như Nghi môn của các ngôi đình khác, trên Nghi môn của đình Đồng Kỵ có rất nhiều hình tượng quen thuộc. Phía trên cùng của Nghi môn là hình tượng “song long chầu nhật” một biểu tượng cao quý thường thấy trong các công trình kiến trúc tôn giáo. Phía dưới là hình tượng tứ linh- bốn con vật thiêng: Long, Ly, Quy, Phượng, biểu trưng cho quyền uy, học vấn, sự trường tồn, thế quyền và thần quyền. Nhìn lên nghi môn ta thấy rõ trên cổng chính có 4 chữ: Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 22
  26. Khóa luận tốt nghiệp Thiên quang khải vận nghĩa là trời mở vận sáng. Phía bên dưới là các cặp câu đối: Khai hạp gian môn còn khôn trục khu hiển hách anh thanh tàng thánh tích Hội ca tụ sứ xuân đài thọ vực thái bình cảnh tượng thuộc danh lam Dịch nghĩa Nơi đây đóng mở cửa càn khôn trọng yếu lừng lẫy tiếng tăm di tích Chốn hội tụ ca đài xuân thịnh vượng thái bình cảnh tượng ở danh lam Phía trên đỉnh 2 cột là hình tượng phượng chắp đuôi xoè cảnh hình lá lợp, biểu tượng của sự hội tụ quần cư. Ở 2 cột phía bên ngoài ta thấy hai tượng nghê. Nghê theo tín ngưỡng dân gian là con vật có khả năng nhận diện người tốt, kẻ xấu, bảo vệ và chấn yểm cho di tích. Phía dưới hình tượng nghê là hổ phù, tứ quý: Tùng, cúc, trúc, mai. Nghi môn đình được kết được kết cấu theo kiểu đối xứng mặt trước và mặt sau, vì vậy ta vẫn gặp những hình ảnh quen thuộc như: song long chầu nhật, tứ linh, tứ quý, hổ phù .ba cổng nghi môn đình Đồng Kỵ được tạo theo kiểu mái vòm làm tăng thêm phần kín đáo và mềm mại hơn cho kiến trúc. Trên những cánh cửa gỗ lim dày và chắc này có hình tượng phù có tác dụng làm tăng sự uy nghiêm và thiêng liêng cho thánh tích. Bước qua nghi môn đình là ta vào tới một sân rộng có nhiều cây cổ thụ toả bóng mát, trong khuôn viên này là ao đình vốn xưa kia là nhánh cong của dòng Ngũ Huyện Khê khi sau dược nhân dân đắp đê nắn dòng chảy của sông để tạo ra một cái hồ như hiện nay. Phía bên kia bờ hồ đối diện là cột cờ là sới vật thường là nơi diễn ra nhiều hoạt động trong ngày của hội làng. Để đi từ sân đình sang cột cờ ta bước lên một trong hai cây cầu cong cong, bước từ bờ này sang bờ bên kia. Ao đình chính là nơi tụ thuỷ cho đình, là nơi tụ linh tụ phúc cho dân làng Đồng Kỵ, Đình Đồng Kỵ kết cấu theo kiểu chữ Công gồm 3 gian chính: Tiền Đường, Thiêu Hương và Hậu Điện. Riêng hậu cung là nơi đặt ban thờ vì vậy ngày thường không ai được vào trừ cụ Từ nhang khói trong đó, đến ngày hội Hậu Cung được mở để rước thánh về dự hội làng. Đình có nhiều cột bằng gỗ Lim lớn, đường kính 1 người ôm không suể. Mái đình được lợp ngói Mũi Hài, đầu đao uốn cong vút lên trời xanh. Các đầu đao của mái đình có hình tượng Song Long, các bờ mái có hình Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 23
  27. Khóa luận tốt nghiệp con xô, con náp. Theo tín ngưỡng dân gian con xô, con náp là những con vật báo cháy và bảo vệ đình làng khỏi hoả hoạn, phía trên cùng của bờ mái ta lại bắt gặp hình tượng Song Long Chầu Nhật, một biểu tượng cho sự sang quý . Từ phía ngoài của đình ta bắt gặp 4 con rồng đá xanh nằm trườn theo bậc cửa, 4 con rồng đá này có tuổi thọ bằng với tuổi thọ của ngôi đình làng. Bước vào bên trong ta gặp một không gian mở rất thoáng, toà đại bái phía trước được chia làm 3 gian, gian ở giữa thấp hơn được lát gạch vuông gọi là Chuôm Bầu, 2 gian 2 bên được lát bằng những tấm gỗ cao hơn so với Chuôm Bầu 60cm. Gian Chuôm Bầu là nơi các ông quan và những người chức sắc trong làng đứng làm lễ trong các buổi tế, 2 gian 2 bên được dành cho các cụ bô lão trong làng theo thứ tự từ Đại Thượng Thọ, Thượng Thọ và các tuổi thấp hơn. Tại gian Chuôm Bầu, phía trước là 2 cây thuế cân, tiếp theo là bộ bát bửu, án thờ, ban thờ và án gian. Án gian được chạm trổ rất tinh vi và tỉ mỉ. Những hình Long, Ly, Quy, Phượng thuộc tứ linh, hay tứ quý như Tùng, Trúc, Cúc, Mai được những người thợ làng nghề trạm khảm gỗ gửi cả hồn làng, hồn gỗ vào trong đó. Bàn thờ và Án gian đều được sơn sơn thiếp vàng. Dọc theo hai bên của gian Chuôm Bầu là bộ bát bửu thứ 2 và các cờ tuyết mao, quạt cỡ lớn, 2 bộ rùa cõng hạc. Rùa cõng hạc cũng là một biểu trưng không thể thiếu của các kiến trúc tôn giáo, nó biểu trưng cho sự trường tồn vĩnh hằng. Ngay bên cạnh gian Chuôm Bầu có 2 con ngựa gỗ, Bạc Mã và Hồng Mã là biểu tượng công cụ của thần linh. Trên trần mái của gian Chuôm Bầu là các bức màn giếng có tác dụng che chắn cho nơi thờ, tránh bụi trần thế xâm nhập vào nội đất thánh thiêng liêng, tôn nghiêm. Trên màn giếng bằng gỗ này các hình tượng Hổ Phù, Rồng Lượn cũng được sáng tác hết sức tinh tế nhờ bàn tay tài hoa khéo léo của những người tợ làng Đồng Kỵ. Bước sang 2 gian bên cạnh của Chuôm Bầu ta có thể chiêm ngưỡng những linh vật khác thường đựơc dùng trong các dịp rước hay tế lễ. Phía bên phải là Long Đình dùng để rước 13 đạo sắc phong của thành hoàng làng Thiên Cương đế và đức vua bà trong ngày hội chính của làng. Cạnh đó là 3 hậu bành dùng để rước đồ cúng tế trong đám rước hội. Đối diện sang phía bên trái, cũng ở trên một giá cao là kiệu nhất và kiệu nhị. Kiệu nhất để rước vua, Kiệu nhị để Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 24
  28. Khóa luận tốt nghiệp rước vua bà từ đền sang đình trong ngày hội rồi rước trở lại đình. Long đình, kiệu và hậu bành đều là những sản phẩm được chạm khác tinh sảo của dân làng tồn tại từ bao đời nay dâng lên đình để tỏ lòng biết ơn đối với vị Thành Hoàng đã khai sinh ra làng. Nhìn lên mái đình, ở đầu dư và câu đầu đều được chạm khắc hình đầu rồng theo lối chạm lộng rất tinh sảo, 1 biểu tượng cho thần quyền và thế quyền, điểm vào đó còn có các bức phù điêu chạm nổi hình tứ linh, tứ quý, tứ tiết. Ngoài ra, ở đình còn lưu giữ một vật hết sức quý giá đó là một cái mõ bằng gỗ, cái mõ này có chiều dài khoảng gần 1m là một vật cổ mà các cụ già trong làng cũng không biết rõ có từ niên đại bao giờ, cũng có thể chiếc mõ xuất hiện trong thời gian nghề mộc ở đây phát triển mạnh mẽ, chiếc mõ này cũng có công lớn trong việc báo động cho các đồng chí hoạt động trong đình Đồng Kỵ thời gian năm 1930- 1945. Tại đình Đồng Kỵ còn 2 quả pháo thờ bằng gỗ, chiều dài 5m, đường kính 60cm. Pháo gỗ được dân làng Đồng Kỵ làm để thờ tại đình nhằm nhớ lại tục đốt pháo của làng. Trước đây khi có lệnh cấm pháo của Chính Phủ ( 1995 ) năm nào dân làng Đồng Kỵ cũng mở hội pháo với nhiều trò chơi khác nhau. Pháo của các gia đình cúng tiến ra đình không hạn chế về số lượng và kích thước. Thường chỉ có 2 loại : Pháo Tràng và Pháo Đại, Pháo Tràng thường dài đến mấy chục m, còn quả Pháo Đại lên tới 15m, đường kính là 1,5m. Quả pháo hiện nay được thờ trong đình được làm giống y như những quả pháo được đốt trước đây trong ngày hội làng. Thân pháo có hình tứ linh Long Ly Quy Phượng. Hình tượng 4 con vật này đều được chạm hình hòm thư thể hiện sự vinh học vấn và chữ nghĩa của người dân Đồng Kỵ. Quả pháo thờ trong đình hiện nay là 1 hiện vật, 1 dấu ấn để dân làng hay các du khách xa gần nhớ lại hội pháo Đồng Kỵ đã từng 1 thời nổi tiếng xa gần. Đình Đồng Kỵ đã được công nhận là di tích lịch sử. Hiện nay đình Đồng Ky là một điểm tham quan hấp dẫn của nhiều du khách xa gần khi đến với Đồng Kỵ Chùa Đồng Kỵ Chùa Đồng Kỵ được xây ngay cạnh đình. Chùa Đồng Kỵ là sự kết hợp hài hoà giữa tín ngưỡng dân gian và phật giáo chính thống thể hiện ở việc thờ cúng hai vị đức ông trong chùa. Sở dĩ có chuyện đó là do làng Nhân Hậu xưa kia là Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 25
  29. Khóa luận tốt nghiệp nơi họp lại của ba trang có ba ngôi chùa, sau đó một ngôi chùa bị hỏng nát nên chỉ còn lại hai tượng được đưa về thờ tại Tây Am tự tức chùa Đồng Kỵ ngày nay. Chùa Đồng Kỵ là một quần thể kiến trúc gồm nhiều công trình như: cổng chùa, gác chuông, toà tam bảo, khu hậu cung, nhà Tổ, nhà thờ Mẫu và nhà trưng bày di tích cách mạng chùa Đồng Kỵ, xưa kia là nhà khách của chùa. Công trình đầu tiên là cổng chùa. Cổng chùa được thiết kế theo kiểu tam quan nhưng chỉ để một lối đi ở giữa, còn hai bên được lấp bằng bức hoành phi mang hình tượng Lý Ngư vọng nguyệt và trên đó có bài thơ Lý Ngư vọng nguyệt bằng cả chữ Hán và Phiên Âm. Phía trước cổng chùa là hình tượng hai con voi quỳ phục ở hai bên. Hai con voi quỳ phục ở đây như là công cụ của thánh thần, phía trên cổng là hình tượng Song Long Chầu Nhật biểu tượng của sự cao quý. Hai cột trụ ở hai bên là hình ảnh phượng chắp đuôi xoè cánh vươn lên trời xanh, tại tam quan chùa ta cũng thấy hình tượng tứ linh: Long, Ly , Quy, Phượng và tứ quý: Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Vào tới sân chùa ta bắt gặp ngay gác chuông chùa. Gác chuông được kết cấu theo kiểu hai tầng tám mái, với 4 hàng cột, mỗi hàng cột gồm 6 chiếc. Nhìn từ xa gác chuông như tam quan của chùa, những chiếc cột ở gác chuông đều được làm bằng gỗ lim, cột to, đường kính tới 40-50 cm. Trên gác chuông treo 1 quả chuông lớn vào loại Đại hồng chung có niên đại cùng với niên đại của chùa. Qua gác chuông ta vào khu vực chính của chùa. Toà Tam Bảo và Hậu cung được kết cấu theo hình chữ khẩu, bên trong là hình chữ đinh. Toà Tam Tam Bảo với những bộ phận được bố trí từ thượng đến hạ theo sự bài trí của nhà phật. Tầng trên cùng là tượng Tam Toà tiếp theo là tượng Tam Thế. Trung tâm của Tam Bảo là tượng Phật Tổ, hai bên là các tượng bồ tát, phía dưới nữa là các tượng Thích ca sơ sinh, phía dưới cùng là nhang án. Phía hai bên của Tam Bảo là tượng Khuyến thiện bên phải và Trừng ác bên trái. Tất cả các pho tượng ở đây đều làm bằng gỗ và đều do chính bàn tay của những người thợ trong làng tạo nên. Riêng hai pho tượng Khuyến thiện và Trừng ác thì kích thước của nó lớn hơn hẳn so với các pho tượng khác, chiều cao của tượng cao gần tới mái Tam Bảo. Hai bên hành lang là tượng Bát bộ kim cương tiếp theo là tượng Thập bát La Hán. Phía sau toà Tam Bảo là Hậu Cung. Trung tâm của Hậu Cung là Phật Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 26
  30. Khóa luận tốt nghiệp nghìn mắt nghìn tay, phía trước là tượng Di Lạc. Hai bên là bộ tượng thập điện Diêm vương. Phía bên phải ngoài cùng là tượng Đức ông. Phía bên trái là tượng Thánh Tăng. Sau khu Tam Bảo là khu nhà Tổ và nhà Tăng. Tại Đồng Kỵ ngoài ngày hội chung của làng còn có ngày hội lễ của của các cụ bà ở trong chùa vào ngày 15/4 âm lịch và những ngày tuần rằm hàng tháng Đền Đồng Kỵ Đền Đồng Kỵ hay còn gọi là nghè Đồng Kỵ cũng có vị trí không xa chùa và đình. So với đình và chùa thì đền có cấu trúc quy mô nhỏ hơn, song giá trị của nó cũng không kém phần quan trọng, một số di văn bằng đá còn lại cho thấy sự cổ kính của Đền, mặt khác khẳng định tài năng khéo léo của các lớp thợ đi trước ở làng nghề Đồng Kỵ. Hơn nữa những đồ thờ tự còn giữ được ở đền cũng như ở đình và chùa đến ngày nay khẳng định ý thức bảo vệ di tích của người dân làng Đồng Kỵ. Tại đền Đồng Kỵ hiện nay còn có các hạng mục di tích: hồ trước đền, miếu thờ thần nông. Đền chính bao gồm: đền Thượng, đền Trung, đền Hạ. Cũng như các di tích khác như hồ nước truớc đền tạo một dấu ấn của thuyết phong thuỷ, nó được coi như nơi hội tụ khí thiêng của Thiên-Địa-Nhân giúp tạo phúc cho dân làng, sau hồ nước phía trái là miếu thờ thần nông. Đền Đồng Kỵ được kết cấu theo kiểu chữ tam mỗi phòng năm gian gồm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ nhưng ba ngôi đền này không có sự phân biệt rõ ràng về ranh rới mà các công trình này được xây dựng sát nhau. Trước khi bước vào gian chính của đền ta bắt gặp hình tượng con nghê quen thuộc. Phía trước đền Hạ, hai bên là hai pho tượng khuyến thiện và Trừng ác. Bước qua cổng đền được thiết kế kiểu Tam quan vào đến bên trong là đền Hạ. Tại đây có một chiếc chuông có niên đại từ rất lâu dùng để thỉnh trong ngày lễ. Đền Trung có hình tượng rùa đội hạc ở phía trước, sau bộ bát bửu là án gian và ngai thờ. Trên án gian và ngai thờ có nhiều vật thờ như: Lư hương, lọ lục bình, chân đèn. Hai bên của gian thờ là một bộ bát bửu khác. Phía bên trái của gian chính là hai lư hương, một lư hương bằng đá xanh, và một lư hương bằng gốm, đế bằng kim loại đều có niên đại từ rất lâu đời. Đền Thượng là nơi đặt ngai thờ Thành Hoàng làng và là nơi ngự của ngài. Nơi này thường ngày vẫn đóng cửa, chỉ có cụ từ đền mới được ra vào Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 27
  31. Khóa luận tốt nghiệp hương khói. Đền Thượng được mở vào ngày chính hội của làng, mùng 4 tháng giêng âm lịch hành năm để rước Thành Hoàng làng từ đền ra đình làm lễ mở hội Đình, chùa, đền Đồng Kỵ là một quần thể kiến trúc cổ đẹp và còn lại khá nguyên vẹn kiến trúc mỹ thuật. Đình, chùa, đền đều khiến ta thấy được sự tài hoa của những người thợ nơi đây trong việc tạo ra những tác phẩm khắc gỗ tinh xảo ở những đầu dư, kẻ bẩy, câu đầu, hình đầu rồng, tứ linh, tứ quý 2.1.5. Lễ hội làng Đồng Kỵ Được mở trong mười ngày kể từ mùng 4 Tết Âm lịch, hội làng Đồng Kỵ gồm rất nhiều nội dung thú vị: đấu vật, chọi gà, đánh cờ, kéo co, nhưng có hai “hạng mục” thu hút nhiều người nhất, đó là tiết mục rước pháo và “xô quan đám” Hội rước pháo Tuy chỉ là một lễ hội ở quy mô nhỏ, hội rước pháo làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn) vẫn nổi tiếng khắp cả nước bởi duy trì được nét truyền thống đặc sắc. Đều đặn tổ chức vào ngày 4 tháng Giêng hàng năm với nhiều nghi lễ truyền thống. Hội rước pháo làng Đồng Kỵ là hoạt động tiêu biểu nhất mà người dân làng nghề giàu có nhất vùng Bắc Ninh còn lưu giữ được đến ngày nay, là nghi thức truyền thống được nhiều người dân mong đợi nhất trong suốt 3 ngày hội (mùng 4, 5, 6 tháng Giêng Âm lịch). Hội thi làm pháo và đốt pháo trước đây là tưởng nhớ, tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng ra lệnh xuất quân đánh giặc.Tương truyền, lễ hội pháo Đồng Kỵ có từ đời Hùng Vương thứ 6, khi tướng quân Thiên Cương đến làng mộ quân để giúp triều đình đánh giặc Xích Quỷ. Tại lễ xuất quân, người dân trong làng mở hội đốt pháo, reo hò náo nhiệt nhằm tạo khí thế chiến đấu cho quân sĩ. Sau khi thắng trận trở về, người làng tiếp tục mở hội ăn mừng. Hiện nay, trong đình làng vẫn còn giữ được đôi câu đối nói về chiến công của tướng Thiên Cương. Hàng năm, người làng tổ chức lễ hội pháo xuân, nay là hội rước pháo, vừa để tưởng nhớ công ơn của Thành Hoàng làng (tướng quân Thiên Cương) vừa là Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 28
  32. Khóa luận tốt nghiệp một hoạt động văn hóa truyền thống, khích lệ tinh thần người dân địa phương bước vào năm mới. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị của lễ hội truyền thống, hội làng Đồng Kỵ nhiều năm trở lại đây không còn kéo dài hàng tuần mà tập trung nhất vào mùng 4 tháng Giêng Âm lịch. Ông Chử Văn Chi, Trưởng Ban Quản lý cụm di tích đình - chùa làng Đồng Kỵ, Phó ban tổ chức lễ hội cho biết “Hội làng được nhân dân chuẩn bị từ 20 tháng Chạp nhưng để tổ chức được lễ rước hoành tráng và đầy đủ nghi thức, làng phải huy động đến hơn 400 người phục vụ, trong đó có tới khoảng 300 trai tịnh dưới 50 tuổi phù giá. Từ sớm ngày mùng 3 tháng Giêng, lễ rước thỉnh Đức Thánh Thiên Cương từ Ninh Từ lên Đền Trung đã được thực hiện trang trọng. Mọi công việc cho Lễ rước pháo được chuẩn bị từ sớm ngày mùng 4 nhưng phải đến đúng 9 giờ sáng, hai quả pháo lớn cùng có đường kính 60cm, 1quả dài 6m, 1 quả dài 5,8m tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng (Trưởng Ban Khánh tiết) ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương, pháo có hình thức mới do được trang trí từ trước đó cả tháng, vẫn là cốt pháo từ mọi năm được gò bằng tôn, bên ngoài dán giấy màu nhiều sắc. Đám rước đông mà người xem cũng chật cứng hai bên đường trong khi không gian làng nghề ngày càng thu hẹp nên quãng đường từ nhà ông đám trưởng ra đến đình làng cũng mất đến hơn 2 giờ đồng hồ. Những người lần đầu tiên đi hội Đồng Kỵ không khỏi ngạc nhiên khi thấy, mỗi chặng đường đám thanh niên lại hò reo rộn rã. Lễ rước pháo là nét đặc sắc nhất hội làng Đồng Kỵ, lại được tổ chức ngay ngày đầu năm mới khi mọi người chưa phải đi làm nên càng đông đúc. Có thể dễ dàng thấy rằng hội làng Đồng Kỵ thu hút một lượng đông đảo các tay máy ảnh. Với màu sắc và nét văn hoá riêng có, đây cũng là một trong những lễ hội vùng Bắc Ninh thu hút đông đảo du khách nước ngoài. Tưng bừng nhất là tục rước pháo nhưng các hoạt động văn hoá thể thao xung quanh khu vực diễn ra Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 29
  33. Khóa luận tốt nghiệp hội làng cũng không kém phần sôi nổi. Đến Đồng Kỵ những ngày vào hội có thể nghe hát Quan họ trên thuyền cả ngày mùng 4 và các buổi sáng mùng 5, 6. Đây cũng là dịp để đội Tuồng làng thoả sức biểu diễn phục vụ bà con. Các vở Tuồng được diễn ngay trong sân đình, tối nào sân khấu làng cũng đỏ đèn, có khi buổi chiều tiếng trống Tuồng lại vang vang giục giã mọi người đến xem. Đặc biệt, cả Quan họ và các tích Tuồng cổ đều do người làng thể hiện. Giải Vật cổ truyền thu hút hàng chục đô vật từ 7 tỉnh về tranh tài; các môn Cầu lông, bóng chuyền, Cờ tướng, Chọi gà thể hiện nét văn hoá lành mạnh trong lễ hội làng Đồng Kỵ. Tuy nhiên, trong suốt dịp Tết Nguyên đán và ngày khai hội, nhiều tiếng pháo nổ nơi đây cũng làm đông đảo khách thập phương giật mình và ngạc nhiên bởi sau gần 15 năm từ khi Chỉ thị 406/ Ttg về cấm đốt pháo trong toàn quốc có hiệu lực, tiếng pháo nổ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn đã được kiềm chế nay lại xuất hiện trở lại làm xáo trộn ít nhiều đời sống người dân. Hơn nữa, tại khu vực di tích đình Đồng Kỵ khu vực bán hàng ăn uống lộn xộn, nhiều xe máy vào tận sân đình gây mất mỹ quan nơi đông hội. Nếu khắc phục được tình trạng này, chắc chắn hội làng Đồng Kỵ sẽ để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp hơn nữa trong lòng khách du xuân. “Xô quan đám” cũng là một nghi lễ kỳ lạ, bốn giáp trong làng cử ra bốn gã đàn ông tròn năm mươi, có đạo đức tốt và không vướng vào tang tóc để làm quan đám, lại cử thêm dăm chục trai tráng lực lưỡng rước quan đi. Đám trai cởi trần, mặc quần đùi, đeo khố đỏ, nắm vào chân, vào đùi quan đám để nâng “ngài” trên tay. Quan đám, tượng trưng cho những người anh hùng của một vùng đất thượng võ có công dẹp giặc, mặc áo đỏ, quần đỏ, khăn đỏ, vừa hò hét vừa múa may theo những vũ điệu dị thường. Đám rước quan đi vòng sân đình, trong tiếng tung hô như sấm dậy của hàng vạn dân làng và khách thập phương, làm cho người xem như lạc vào một thế giới khác. 2.2: Thông tin về làng nghề 2.2.1: Giới thiệu về các loại sản phẩm Các loại sản phẩm gỗ chạm khảm Nghề chạm khắc gỗ là nghề cổ truyền của dân tộc ta, nó phát triển qua nhiều thời đại đặc biệt từ thời Lý đến nay còn lưu truyền nhiều tác phẩm chạm Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 30
  34. Khóa luận tốt nghiệp khắc có giá trị. Nhiều đình chùa, miếu cổ được chạm trổ tinh vi. Nhiều pho tượng bằng gỗ được bàn tay nghệ nhân sáng tạo rất độc đáo có giá trị lịch sử và thẩm mỹ như tượng phật ở chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa Bút Tháp (Bắc Ninh). Hiện nay, nhiều nước trên thế giới có nghề chạm trổ khắc gỗ nhưng đặc điểm truyền thống nghệ thuật của mỗi nước khác nhau. Nghề chạm khắc gỗ ở Việt Nam mang phong cách Á Đông và có đặc điểm riêng biệt của dân tộc. - Các mặt hàng truyền thống: Về mặt hàng chế tác theo kiểu truyền thống mà dân dã thường gọi nôm na là kiểu cổ, có nhiều mẫu mã phong phú tiêu biểu như: Sập gụ, hương án, giường nằm, hoành phi-câu đối, tam sơn, ngũ nhạc- ngai thờ hương án mỗi loại sản phẩm nói trên được thể hiện dưới nhiều hình thức trang trí, với những hình ảnh mang nội dung khác nhau mà tiếng trong nghề gọi là bộ. Sập gụ - tủ chè có bộ : - Ngũ phúc: hình năm con dơi ngậm đồng tiền được chạm khắc trên lèo tủ chè hoặc diềm sập. - Bút tiên quá hải: tám vị tiên ông đi thuyền trên biển lớn, thường dùng cho sản phẩm khảm, trên sản phẩm sập gụ hình tượng này được khảm ở các điểm của sập, trên tủ chè được khảm ở hai cánh cửa tủ. - Bát tiên vân du: tám vị tiên cưỡi mây cũng được khảm trên sập gụ và tủ chè. - Trúc tước: hình tượng cây trúc và chim được chạm khắc trên mành tủ hoặc dạ sập. - Hồng trĩ: hoa hồng và chim trĩ được chạm khắc trên mành tủ hoặc dạ sập. Bộ sản phẩm bàn ghế - Salong con triện : hình tượng triện vuông được chạm trên phần mặt trước của lưng ghế. - Salong mặt đá: các loại đá phiến như cẩm thạch ghép vào phần giữa của mặt ghế và phần giữa của lưng ghế. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 31
  35. Khóa luận tốt nghiệp - Salon trúc: hình tượng cây trúc bao phủ toàn bộ sản phẩm, thân trúc ở hai tay và cột, lá trúc được chạm khắc ở chương (nơi tựa đầu) và yếm Riêng salon trúc có thể phân biệt trúc nam và trúc nữ, thì dựa vào hoạ tiết trên sản phẩm: trên trúc nam các hình tượng trang trí dày hơn trên salon trúc nữ, độ dày của sản phẩm trúc nam cũng dày hơn trúc nữ Trong thời gian gần đây Đồng Kỵ có một sản phẩm bàn ghế rất được ưa chuộng và tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau: bộ Quốc, bộ Minh Quốc, bộ Chiến Quốc. Bộ này gồm nhiều mẫu : - Quốc sư: hình tượng sư tử được chạm trên vách và những nơi khác của bộ sản phẩm. - Quốc đào: hình tượng quả đào được chạm khắc trên vách và nhưng nơi khác của bộ sản phẩm. - Quốc chim: hình tượng chim được chạm khắc trên sản phẩm. - Quốc hồng: hình tượng hoa hồng được chạm khắc ở nhiều nơi như vách ,yếm ,chương Những mặt hàng này do những người thợ Đồng Kỵ chạm khắc cầu kỳ, đường nét tinh vi, điệu nghệ. Hình ảnh trang trí trên sản phẩm được khai thác từ thế giới tự nhiên, đời sống và xã hội phong phú và đa dạng. Cũng có nhiều đề tài được sáng tạo dựa trên các câu chuyện dân gian, chính sử và dã sử. Đó là hình ảnh về dòng sông, con đò, đồi núi, muông thú cỏ cây nghệ thuật thể hiện trên đồ chạm khảm gỗ Đồng Kỵ thiên về những xu hướng trang trí với hệ thống đường nét, hình khối được đục, tỉa chau chuốt tinh tế. Nó gợi lên trong cảm xúc người xem một vẻ đẹp của sự khúc triết và thanh thoát. Đây cũng là nét đẹp riêng của dòng gỗ từ vùng Kinh Bắc, nó khác với vẻ đẹp gỗ từ những vùng khác là thiên về xu hướng diễn tả với hệ thống chi tiết dày đặc, chồng tầng xếp lớp lên nhau để bật toát lên một vẻ đẹp khác cũng nặng nề và cổ kính. Ngoài những sản phẩm được chế tác theo kiểu cách truyền thống của cha ông, đồ gỗ Đồng Kỵ còn phảng phất dấu ấn nghệ thuật chạm khắc trang trí Trung Hoa, để đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng, thợ chạm gỗ Đồng Kỵ đã và đang thực hiện nhiều sản phẩm theo thị hiếu nghệ thuât truyền thống của các Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 32
  36. Khóa luận tốt nghiệp khách hàng Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaisia và một số nước Châu Âu. - Các loại sản phẩm khác Là những mặt hàng mang tính mốt thời thượng mà các thợ nghề nôm na gọi là hàng trơn đồ ngang, cũng rất phong phú và đa dạng. Đó là các loại giường ghế bàn tủ các kiểu phục vụ cho nhu cầu sử dụng mang tính chất khác nhau như đồ trang trí nội thất văn phòng, khách sạn, trường học, câu lạc bộ nếu như các đồ chạm khảm thiên về các đường nét kĩ thuật hình khối, sự cầu kì của các thao tác trong kĩ thuật thì cái đẹp trong hàng trơn lại được biểu hiện ở sự phong phú trong kiểu dáng, sự cân đối trong các tỷ lệ cấu thành sản phẩm. Hiện nay các mặt hàng mang tính hiện đại cũng được khách hàng ưa chuộng không kém mặt hàng truyền thống. Nhìn chung, dù ở dạng sản phẩm nào chế tác theo hình thức gì, thì người thợ Đồng Kỵ hiện nay đều có thể đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng về cả số lượng và chất lượng. Ngay sau lưng dãy phố hàng tấp nập náo nhiệt sôi động với bạt ngàn các sản phẩm phong phú về hình thức chủng loại đi sâu vào trong làng là một loạt các xưởng nghề.Tại các xưởng nghề này ngày ngày tiếng máy cưa, tiếng cắt, gọt đục đẽo hối hả vang lên. Để nâng cao năng suất lao động người làng nghề không chỉ biết đi sâu vào chuyên môn hóa các công việc trong quy trình sản xuất mà còn biết tận dụng khả năng của việc cơ giới hóa trong nhiều công đoạn. Việc đổi mới công nghệ trong quy trình sản xuất và chuyên môn hóa các công đoạn không chỉ đem lại năng suất cao trong công việc mà đây còn chính là khâu giúp cho nghề chạm khảm gỗ Đồng Kỵ có khả năng thực hiện hợp đồng lớn với một số nước như: Malaisia, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc bởi yêu cầu của khách hàng không chỉ trong thời gian nhất định, chủ hàng đảm bảo được số lượng lớn mà còn đòi hỏi tính đồng bộ tương đối của loạt sản phẩm được làm ra. Đây chính là điều mà nhiều ngành nghề truyền thống lấy thao tác tính khéo léo của bàn tay khác không thực hiện được. Người thợ ở đây cũng rất chủ động Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 33
  37. Khóa luận tốt nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn khách, giới thiệu sản phẩm trên địa bàn rộng không chỉ trong tỉnh, ngoài tỉnh mà cả trên thị trường Quốc tế. Như vậy sự năng động và nhạy cảm với thời cuộc, tính quyết đoán và sự sáng tạo đã đưa tới sự phát triển rộng khắp và thịnh vượng của nghề chạm khảm của làng Đồng Kỵ. Nó không chỉ giải quyết thỏa đáng công ăn việc làm một vấn đề cấp bách ở nông thôn hiện nay mà còn mang tới nguồn thu nhập làm giàu, làm đẹp cho quê hương hơn thế nữa còn xác định vị thế hướng đi đầy hứa hẹn của làng nghề chạm khảm gỗ Đồng Kỵ trong tương lai. 2.2.2: Quy trình làm ra sản phẩm gỗ Người hoạ sỹ dùng sơn màu thuốc nước, người thợ thêu dùng chỉ mầu làm nguyên liệu chính để sáng tác tạo hình còn người thợ chạm khảm gỗ dùng nguyên liệu chính là gỗ, trai ,ốc ,sơn ta để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Sau đây là một số nguyên liệu chính được sử dụng trong nghề chạm khảm gỗ Nguyên liệu gỗ Việc chạm khảm gỗ tại Đồng Kỵ được các thợ cả chọn nguyên liệu gỗ Trắc, Lim. Gụ, Hương, Cẩm Lai để sản xuất, các loại gỗ này đều có độ bền cao chịu được tác động của môi trường, không bị mối mọt.Việc mua bán gỗ nói chung là khá thuận lợi do các chủ kinh doanh gỗ vận chuyển từ vùng Thanh - Nghệ ra hay từ vùng Đông Băc, Tây Bắc về, các gia đình hay các doanh nghiệp mua bán theo sự thoả thuận. Ở làng Đồng Kỵ có hàng trăm bãi gỗ lớn nhỏ.Vấn đề quan trọng là phải chọn được loại gỗ phù hợp với quy cách, sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng Gỗ Lim Cây lim một trong bốn loại gỗ tứ thiết của Việt Nam. Tính chất: gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt có màu hơi nâu đến nâu thẫm có khả năng chịu lực tốt, vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen. Gỗ thường dùng làm cột, kèo, xà trong các công trình kiến trúc theo lối cổ hoặc làm các đồ gia dụng như giường, phản Gỗ lim có đặc tính rất quý Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 34
  38. Khóa luận tốt nghiệp nữa là không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết nên rất được ưa chuộng trong việc làm cửa, lát sàn nhà. Người xưa thường không thích làm giường có thể bởi hai lẽ: Quan niệm gỗ có độc tố: Trong quá trình tiếp xúc khi chế biến gỗ người thợ hay bị dị ứng hắt hơi hoặc mẩn ngứa nhưng có lẽ quan niệm này không đúng bởi gỗ lim rất cứng nên khi cưa mạt gỗ thường rất nhỏ nhưng rất sắc bay lơ lửng trong không khí gây ra các hiện tượng nêu trên. Quan niệm tâm linh: Gỗ lim thường được dùng làm đình, chùa, hoặc các công trình tôn giáo nên khi có biến động các công trình trên bị phá huỷ nhưng nguyên liệu tạo nên các công trình đó đặc biệt là gỗ có thể tận dụng được trôi nổi rất nhiều trong dân gian, nếu dùng gỗ đó làm các đồ gia dụng sẽ không tốt cho người dùng. Gỗ lim không chịu được ẩm nên khi sử dụng gỗ trong môi trường ẩm người ta phải sơn chống ẩm. Gỗ Mun Cây gỗ trung bình, rụng lá, cao 7-18 m, đường kính đến 0,3 m hay hơn, cành nhánh nhẵn, tán rậm. Vỏ ngoài đen, nứt dọc nông. Lá đơn mềm, mọc cách, hình trứng nhọn, gân giữa và gân bên nổi rõ, dài 5,5-6,5 cm; rộng 2-2,2 cm, khi khô có màu đen. Hoa nhỏ, màu vàng đơn tính; hoa đực mọc thành xim 3-5 hoa ở nách lá, hoa cái mọc đơn độc. Hoa đực có đài hợp, hình cốc ngắn, ở phần trên chia thành 4 thùy, màu lục. Tràng hợp thành ống, dài 5 mm, ở trên chia thành 4 thùy màu vàng. Nhị 8; bao phấn hình mũi dùi, dài khoảng 3 mm. Quả nhỏ, đường kính 1,5-2 cm nhẵn, đen, vỏ dày, mang đài tồn tại xẻ 4 thuỳ. Mùa hoa mun thường vào tháng 7. Mun tái sinh bằng hạt và chồi ; nhất là chồi rễ ở gần gốc. Mun là loài cây ưa sáng, mọc chậm, sống lâu Cây mun mọc rải rác hay thành từng đám trong trảng cây bụi cao rậm, chịu hạn trên đất nghèo ở gần biển, ở nơi có độ cao thường không quá 100 m. Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 35
  39. Khóa luận tốt nghiệp Lõi gỗ mun khi khô có màu đen bóng, cứng và bền nên khó gia công, thường dùng làm đồ gỗ quý, thủ công mĩ nghệ cao cấp. Quả và lá dùng để nhuộm đen lụa quý. Gỗ Gụ Gụ là cây gỗ to, rụng lá, cao 20 - 25m hay hơn, đường kính thân 0,6-0,8m. Lá kép lông chim một lần, chẵn; lá chét 4-5 đôi, hình bầu dục-mác, dài 6-12cm, rộng 3,5-6cm, chất da, nhẵn, cuống lá chét dài khoảng 5mm. Lá bắn hình tam giác, dài 5 - 10mm. Lá đài phủ đầy lông nhung. Cụm hoa hình chùy, dài 10- 15cm, phủ đầy lông nhung màu vàng hung. Hoa có từ 1-3 cánh, cánh nạc, dài khoảng 8mm. Bầu có cuống ngắn, phủ đầy lông nhung; vòi cong, dài 10-15mm, nhẵn, núm hình đầu. Quả đậu, hình gần tròn hay bầu dục rộng, dài khoảng 7cm, rộng khoảng 4cm với một mỏ thẳng, không phủ gai, thường có 1 hạt, ít khi 2-3 hạt. Mùa hoa vào tháng 3-5, mùa quả chính vào tháng 7-9, tái sinh bằng hạt. Gỗ gụ lau có màu nâu thẫm, không bị mối mọt hay mục, hơi có vân hoa. Gỗ gụ tốt, thường dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng gia đình cao cấp như sập, tủ chè. Vỏ cây giàu tamin, trước đây thường dùng để nhuộm lưới đánh cá. Hoa của cây là nguồn mật tốt cho ong Gỗ Trắc Cây gỗ to, thường xanh (rất ít khi rụng lá), cao 25 - 30m, đường kính thân đến 0,6m, hay hơn nữa. Vỏ ngoài màu vàng nâu, nút dọc, có khi bong từng mảng lớn. Lá kép lông chim lẻ một lần, dài 12 - 23cm mang 5 - 9 lá chét hình trái xoan, đầu và gốc tù, nhẵn, chất da; lá chét ở tận cùng thường to nhất (dài 6cm, rộng 2,5 - 3cm), các lá chét khác trung bình dài 3,5 - 5cm rộng 2,2 - 2,5 cm. Cụm hoa hình chùy ở nách lá, dài 7 - 15cm, thưa. Hoa trắng có đài hợp, xẻ 5 răng, nhẵn. Cánh hoa có móng thẳng. Nhị 9 thành 2 bó (5 nhị và 4 nhị); quả đậu rất mảnh, hình thuôn dài, gốc thót mạnh, đỉnh nhọn, dài 5 - 6cm, rộng 1 - 1 Gỗ quí, màu đỏ tươi, thớ mịn, dòn, dề gia công, mặt cắt mịn sau khi khô không nẻ cũng ít biến dạng, không bị mối mọt, khó mục mặt cắt dọc có hoa vân đẹp, rất cứng. Gỗ trắc rất có giá trị kinh tế, dùng đóng đồ đạc cao cấp giường tủ, Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 36
  40. Khóa luận tốt nghiệp bàn ghế nhất là sa lông và sập, làm đồ tiện khác và đồ mỹ nghệ. Gỗ rễ màu vàng nghệ thẫm, đóng đồ dạc dùng lâu sẽ lên nước bóng như sừng Khi chọn gỗ cần chú ý: Sản phẩm chạm khắc gỗ là một mặt hàng cao cấp, nhiều sản phẩm có nhiều chi tiết phức tạp và tinh tế do vậy nguyên liệu để tạo ra loại sản phẩm này phải đáp ứng nhu cầu về chất lượng, gỗ tiến hành chạm khắc phải là gỗ không có dác, có vân đẹp, gỗ dùng cho chạm khắc thường là: gụ, lát, trắc,cẩm lai, pơ mu, giổi , gỗ không được mối mọt, không bị nứt.Với nhiều loại gỗ như vậy, việc phân biệt từng loại gỗ đối với người thợ mộc ở các làng nghề nói chung và người thợ chạm khảm gỗ ở Đồng Kỵ nói riêng không phải là việc đơn giản mà đòi hỏi thời gian và kinh nghiệm cao. Hiện nay,ở làng có nhiều người có khinh nghiệm chọn gỗ. Chỉ cần nhìn thớ và vân gỗ thậm chí chỉ cần ngửi mùi gỗ là họ có thể phân biệt được loại gỗ. Đối với từng loại gỗ khác nhau có những tính chất khác nhau thì sẽ tạo ra những sản phẩm độc đáo riêng. Người thợ gỏi là phải biết tận dụng những điểm mạnh của từng loại gỗ để sáng tác ra những sản phẩm nghệ thuật bằng gỗ hoàn hảo. Chính vì vậy chọn gỗ là một trong những khâu quan trọng đầu tiên để làm ra một tác phẩm chạm khắc đẹp Nguyên liệu để khảm Nguyên liệu để khảm chủ yếu là trai và ốc. Nói trai và ốc thực chất là có nhiều loại, xà cừ là loại ốc dưới biển, Cửu khổng là trai vỏ có 9 lỗ, vân đẹp bảy sắc cầu vồng. Sau đây là một số trai ốc thường được nghệ nhân Đồng Kỵ dùng trong nghề chạm khảm Ốc dùng trong khảm gỗ có nhiều loại khác nhau với các mức giá cũng khác nhau Ốc cũ là loại ốc có tuổi thọ lâu đời nhất có thể gọi là ốc cổ, có nhiều mằu sắc đậm và đẹp, giá thành cao khoảng 10-15triệu đồng/lạng Ốc mới là loại ốc có tuổi thọ ít hơn ốc cổ, có nhiều mằu sắc đẹp, giá trung bình: 300.000 đ/lạng Ốc đỏ: là loại ốc có nhiều sắc đỏ: giá trung bình 800000/lạng ốc xanh là loại ốc có nhiều sắc xanh: giá trung bình 800000/lạng Xác: thuộc họ trai ốc, có mằu chủ yếu là vàng và trắng Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 37
  41. Khóa luận tốt nghiệp Khổng: thuộc họ trai ốc, có mằu chủ yếu là xanh và đỏ Ngọc nữ: là loại ốc quý hiếm có nhiều mằu sắc đẹp Ốc chóp nón: là loại ốc có nhiều mằu sắc đẹp, có ánh đỏ Trai để khảm có hai loại Trai Việt Nam: Giá 200.000/lạng Trai Trung Quốc: Giá 100.000/lạng Các loại trai ốc nói trên, người trong nghề phải nhập về từ các vùng khác chủ yếu là từ xã Chuyên Mỹ-Phú Xuyên-Hà Tây, là làng nghề khảm trai nổi tiếng. Còn theo người thợ ở Chuyên Mỹ thì ốc của họ thường được nhập về từ các vùng biển ở Việt Nam, ngoài ra ốc thường được nhập về từ Singapo, trai thường được nhập về từ Trung Quốc. Đến nay thì ở Đồng Kỵ cũng có một chợ trai, ốc họp thường ngày vào buổi sáng ở đầu làng, những ngưòi bán vỏ trai, ốc đều từ các vùng khác về đây họp chợ, có rất nhiều loại trai ốc được bày bán ở chợ nhưng đối với mỗi sản phẩm theo đơn đặt hàng đòi hỏi sử dụng trai, ốc quý khó tìm kiếm thì người thợ phải đặt trước với ngưới bán hoặc tự mình tìm đến các vùng có nhiều trai, ốc để tìm kiếm được nhiều nguyên liệu như ý, nói là vỏ trai ,ốc nhưng không phải cứ vỏ trai, ốc như vậy rồi đập dập ra rồi khảm vào gỗ .Vỏ trai và ốc thường phải qua sơ chế, gồm 5 cong đoạn: cắt trai, mài trai, sửa trai, ép trai, lau trai. Mỗi công đoạn phải tiến hành cẩn thận để lượng trai, ốc thành phẩm thu được từ đồng vỏ trai ốc là nhiều nhất. Riêng công đoạn ép trai cho phẳng cũng cần qua 2 lần ép, thường thường mỗi lần ép là 24h. Mỗi mảnh trai thành phẩm có đáy trai mũi hình tam giác và trai thỏi có diện tích trung bình khoảng 25cm dày 0,25-0,5mm. Diện tích này còn tuỳ thuộc vào loại trai to nhỏ khác nhau.Còn 1 mảnh ốc thành phẩm thường có hình vuông: 2cmx2cm hoặc 3cmx3cm dày 0,5mm diện tích của một mảnh ốc thành phẩm cũng còn tùy thuộc vào loại ốc to nhỏ Tuỳ theo giá trị của sản phẩm, tuỳ theo yêu cầu đơn đặt hàng của khách hàng mà người thợ khảm chọn loại trai, ốc hay xà cừ. Những hoạ tiết khảm xà cừ nhìn mặt chính diện thì màu óng ánh hồng sáng nhìn chéo thì rực lên ánh sáng của những ngọn lửa màu ngọc lục huyền bí. Hoặc người thợ dùng phần Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 38
  42. Khóa luận tốt nghiệp mằu ngũ sắc của trai vòng, trai lửa, ốc khảm kết hợp với ngà voi để tạo ra những sản phẩm đặc sắc Các loại sơn Sơn là cây gỗ nhỏ cao 3-7m, thân nhẵn mầu đen có nhựa đặc, phân cành sớm, dài, lá kép lông chim. Ở Việt Nam cây mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc; Lạng Sơn,Vĩnh Phú, đặc biệt là ở Phú Thọ, trong rừng ẩm thường xanh nhiệt đới vùng đồi núi trung du.Cây cho gỗ cứng, ít dùng, chủ yếu lấy nhựa để làm vecni, sơn dầu Sơn sống: là nhựa cây sơn chưa pha chế dùng để gắn các đồ vật bằng tre, gỗ hoặc để pha chế chất liệu hội hoạ Vecni: là dung dịch nhựa dùng để phết lên đồ gỗ thành một lớp mỏng để chống ẩm hoặc: làm cho đồ vật bóng đẹp Vécni cánh kiến được dùng rộng rãi để trang sức những sản phẩm nội thất và không yêu cầu điều kiện, khắc nghiệt. Dung môi hoà tan vecni cánh kiến là cồn 90độ. Nhựa hoà tan là cánh kiến, nhựa thông, glyerin Quá trình đánh vecni, phôi liệu cần được gá chắc chắn trên bàn tay tạo tác. Phôi liệu cần được để trong phòng chuyên dùng. Phòng này có hệ thống thông gió, hút bụi, hệ thống làm nóng không khí và hút khí thải. Ngoài ra phòng còn đảm bảo các yêu cầu an toàn khác. Điều kiện tốt nhất khi đánh vecni là 18-20 độC, 50-60% Quy trình chạm khảm đồ gỗ Kỹ thuật chạm khắc Muốn tạo ra một sản phẩm hoàn thiện và phức tạp cần phải trải qua 3 giai đoạn: Thiết kế, sản xuất, đành bóng, với đầy đủ 15 công đoạn: Ngiên cứu bản vẽ mẫu, chọn gỗ dùng để chạm khắc, pha phôi gỗ, vạch mẫu chính diện, đục vỡ theo mẫu mặt chuẩn bên, vạch mẫu các mặt còn lại, đục vỡ theo mẫu các mặt còn lại, đục vỡ tạo dáng, hoàn thiện dáng và cấu trúc, nạo, tỉa, đánh bóng sản phẩm. Đối với những sản phẩm đơn giản có thể bỏ qua một số công đoạn hoặc thay đổi trình tự của một số công đoạn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 39
  43. Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu bản vẽ mẫu Muốn tạo ra một sản phẩm gỗ hoàn hảo,trước hết phải đòi hỏi một bản thiết kế đẹp, chi tiết tỷ mỷ về quy cách hình dáng, trang trí mỹ thuật: về cơ bản thì bản vẽ này phải tuân theo quy luật chung trong hội hoạ như các bản vẽ khác nhưng với những đặc tính riêng của loại hình điêu khắc, nên bản vẽ cũng có những đặc điểm riêng Phần nổi và phần chìm trên bản vẽ phải được thể hiện, phần gỗ được giữ lại và phần gỗ được khoét đi trên sản phẩm cũng phải thể hiện Phần xa và phần gần trên bản vẽ được thể hiện, phần gỗ bị khoét đi và phần gỗ được giữ lại trên sản phẩm cũng vậy Với những sản phẩm rất nhiều đường nét chìm nổi như vậy, bản vẽ rất khó diễn tả hết tất cả mọi chi tiết, mọi nét đòi hỏi người thợ phải có đầu óc tưởng tượng rất cao, điều này cũng thể hiện kinh nghiệm của người thợ Nghiên cứu bản vẽ là công đoạn của người thợ phải nắm vững mẫu sản phẩm sẽ gia công và cấu trúc toàn bộ sản phẩm cả phần nổi và phần chìm Nghiên cứu bản vẽ xong phải vạch mẫu trên những tấm bìa mỏng theo đúng kích thước và chi tiết của bản vẽ. Khi nhận được mẫu để chạm khắc, người thợ cần chú ý tới bố cục tổng thể của mẫu, tỷ lệ, kích thước trên mẫu, những phần lồi, lõm trên mẫu. Chọn gỗ dùng để chạm khắc Sản phẩm chạm khắc gỗ là một mặt hàng cao cấp, nhiều sản phẩm có nhiều chi tiết phức tạp và tinh tế do vậy nguyên liệu để tạo ra loại sản phẩm này phải đáp ứng nhu cầu về chất lượng, gỗ tiến hành chạm khắc phải là gỗ không có dác, có vân đẹp, gỗ dùng cho chạm khắc thường là: gụ, lát ,trắc, cẩm lai, pơ mu, giổi , gỗ không được mối mọt, không bị các tác động của môi trường, không bị mối mọt .Ngoài ra cũng phải căn cứ vào những đặc điểm tính chất và yêu cầu của sản phẩm mà chọn gỗ cho phù hợp Những sản phẩm gỗ cần gỗ chắc, dai, không nứt, mằu sẫm như bộ tủ chè, bệ tủ chè, bệ sập gụ Thường sử dụng gỗ gụ để chạm khắc Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 40
  44. Khóa luận tốt nghiệp Muốn sản phẩm có vân, thớ đẹp, bóng mịn thường dùng gỗ Cẩm Lai, vân Xưa Sản phẩm chạm khắc làm bằng gỗ Pơmu, hoàng đàn vừa bóng đẹp vừa có hương thơm dùng chạm khắc đồ thờ Làm tượng màu vàng dùng gỗ mít, tượng có mằu trắng thì dùng gỗ bưỏi Xẻ gỗ ( pha phôi gỗ ) Tính kích thước tổng thể (dài, rộng, cao) của sản phẩm nhỏ hơn kích thước phôi liệu vì nó có độ dư gia công quá lớn sẽ gây lãng phí gỗ, lãng phí công lao động, nâng cao giá thành sản phẩm. Ngược lại nếu lượng dư gia công quá ít thì dễ sai quy cách, kích thước hoặc không đảm bảo chất lượng sản phẩm do lượng gỗ dư trong quá trình gia công sản phẩm khó có thể sửa sang đánh bóng Yêu cầu kỹ thuật pha phôi gỗ Mặt phôi sau khi pha phải thẳng, nhẵn, chuẩn xác theo đường vạch mực không để mặt phôi lồi, lõm, nham nhở hoặc sơ xước, rạn nứt Vạch mẫu mặt chính diện Mặt chính diện là mặt phải trước của sản phẩm. Mặt chính diện yêu cầu không được khuyết tật, có thớ vân đẹp, không xoắn thớ để gia công được thuận tiện Mẫu vạch là tấm bìa đã được trở theo hình dạng kích thước và chi tiết của vật mẫu chạm khắc, mực vạch mẫu phải chọn sao cho rõ nét với phần gỗ phôi liệu Trình tự vạch mẫu trên mặt chính diện Đặt phôi ngay ngắn trên bàn. Áp mặt mẫu bìa trên mặt chính diện Vạch mực đường bao quanh sản phẩm Vạch mực các chi tiềt từ trên xuống, từ trái sang phải Vạch mâu mặt bên chuẩn vuông góc với mặt chính diện Trong kỹ thuật gia công các chi tiết mộc, việc chọn mặt chuẩn bên cũng rất quan trọng trong khi gia công cơ giới cũng như gia công bằng phương pháp thủ công. Trong kỹ thuật chạm khắc khi chạm khắc tượng hay con giống thì Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 41
  45. Khóa luận tốt nghiệp người thợ phải vạch mực ở cả 4 mặt.Cho nên việc chọn mặt chuẩn chính xác là rất quan trọng, còn các mặt đối diện, các mặt chuẩn hay các mặt bên đương nhiên là được xác định sau khi đã chọn mặt chuẩn chính Tuy nhiên,để chạm khắc chính xác sau khi đã chọn được mặt chuẩn chính người ta chọn mặt chuẩn bên vuông góc với mặt chuẩn chính vào phỉa trái sản phẩm tuỳ theo mức độ phức tạp bên trái hoặc bên phải của sản phẩm. Thường chọn bên nào có chi tiết khó hơn làm mặt chuẩn bên Đục vỡ theo mặt chính diện Đục vỡ mẫu có ý nghĩa tương tự như phác thảo dáng vóc trong hội hoạ trng nghề chạm khắc gỗ, đục vỡ có vai trò qua trọng, nó tạo dáng vóc cho sản phẩm. Tuy nhiên đây mới chỉ là dáng vóc của sản phẩm sơ chế cho nên khi đục vỡ phải để lại lựợng dư gia công nhất định dành cho khâu gọt , nạo, tỉa và đánh bóng sau này, nhát đục phải sắc gọn không được để xước gỗ hoặc tạo vết nứt dù là vết nứt nhỏ Công cụ gồm các loại đục, chàng, dùi đục. Đục vỡ theo nguyên tắc tạo dáng nên nhát đục có thể mạnh mẽ nhưng chính xác, tránh đục phạm vào gỗ của sản phẩm.Yêu cầu dụng cụ phải sắc, lựa theo chiều thớ để đục bỏ đi từng phần gỗ sạch sẽ , gọn gàng, không đục lan man, đục phần nào gọ gàng phần đó, phải tạo dáng của sản phẩm sau đó đục vỡ những chi tiết quan trọng của sản phẩm trước, tiếp đó mới đục các chi tiết khác Đục vỡ các chi tiết theo mặt chuẩn bên Yêu cầu kỹ thuật tương tự như đục vỡ ở mặt trên. Đặc biệt lưu ý tới những đường nét đục vỡ trên mặt chuẩn, để kết hợp tạo vóc dáng hài hoà của sản phẩm ở 2 mặt bên còn lại.Cần xác định đúng trục trọng tâm của sản phẩm ở 2 mặt và nó là cơ sở để xác định trọng tâm hình khối của sản phẩm Vạch mẫu các mặt còn lại Vạch mẫu mặt bên còn lại: Lấy đường bao chuẩn của chi tiết về phía mặt chuẩn chính đã được đục vỡ làm đường từ đó vạch mẫu tiếp các phần khác Vạch mẫu mặt sau Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 42
  46. Khóa luận tốt nghiệp Lấy đường bao chuẩn của chi tiết phía mặt chuẩn bên dã đục vỡ làm đường chuẩn từ đó vạch các đường còn lại. Sau khi vạch mẫu các phần tiếp theo nếu thấy các chi tiết ở cả 4 mặt không khớp nhau về vóc dáng hay kích thước thì người thợ phải kịp thời điều chỉnh theo khuôn mẫu Đục vỡ theo mẫu các mặt còn lại Khi đục vỡ xong các mặt sản phẩm, ta được sản phẩm ở dạng cơ bản. Nghĩa là sản phẩm phải đạt yêu cầu về tỷ lệ kích thước, dáng vóc hài hoà cân đối ở tất cả các mặt, đảm bảo có trục cơ bản, có trọng tâm đúng như sản phẩm mẫu.Vì vậy khi đục vỡ các mặt còn lại, phải khéo léo, kết hợp các đường nét chi tiết của sản phẩm ở tất cả các mặt, nếu không sản phẩm rất khó sửa chữa khắc phục Đục vỡ tạo dáng Sản phẩm chạm khắc từ tượng người đến con giống hay các lèo tư, bệ tư phải có dáng vẻ, bố cục hài hoà cân đối. Sau khi đục vỡ cả 4 mặt của sản phẩm cưa thực sự hoàn thiện về dáng vóc lẫn kích thước chi tiết như nguyên mẫu trước khi tiến hành các khâu gia công khác. Đục vỡ tạo dáng là khâu sửa sang chi tiết nên công cụ gia công là loại chàng đục nhỏ, yêu cầu nhát đục phải nhẹ tay và công cụ phải sắc -Gọt Gọt nhằm mục đích tạo cho sản phẩm có kích thước chuẩn, đồng thời làm cho sản phẩm chạm khắc sạch sẽ nhẵn đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm cho các khâu sau, công cụ để gọt thường là các loại chàng hoặc đục -Hoàn thiện dáng và cấu trúc Để chạm khắc được một sản phẩm có chất lượng cao phải đặc biệt chú ý tới hình dáng cấu trúc của sản phẩm nên trước khi tiến hành hoàn thiện dáng và cấu trúc.Dụng cụ là các loại chàng đục dùng để sửa lại những chi tiết còn thiếu so với bản vẽ mẫu -Nạo Nạo là bước gia công làm nhẵn các chi tiết của sản phẩm.Thao tác nạo phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Công cụ là các loại nạo có nhiều kích cỡ khác Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 43
  47. Khóa luận tốt nghiệp nhau tùy thuộc vào chi tiết cần nạo.Thao tác nạo phải xuôi theo thớ gỗ, nạo đều tay tránh va vấp, nếu không khéo cẩn trọng nạo dễ làm bề mặt chi tiết có độ nhám cao hoặc gãy các chi tiết nhỏ -Tỉa Trong các sản phẩm chạm khắc gỗ có những phần chi tiết cần tỉa như: Lông chim, thú, tóc, lông mày cần phải áp dụng kỹ thuật tỉa. Dùng đục chàng tách nhẹ, sao cho lưỡi cắt chếch vào phần cần tỉa tạo thành sợi bong ra Quy trình khảm trai Nghề khảm trai đã có từ rất lâu đời ở nước ta.Từ xưa người ta đã biết dùng các mảnh vỏ trai, vỏ ốc gắn lên các vật thông dụng thông dụng dùng trong gia đình, cho đến ngày nay khảm trai đã trở thành một nghệ thuật trang trí để tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo Nguyên liệu dùng trong khảm trai gồm: vỏ trai, vỏ ốc, vật liệu sơn ta, keo gắn, muội đèn màu hay phẩm màu đen, giấy nhám hoặc đá mài, các loại dung môi, giấy than, chì, băng dán .Gỗ dùng làm khảm trai thường sử dụng các loại gỗ tốt có màu sắc và thớ đẹp như: gụ, trắc, xưa, cẩm lai , gỗ không nứt nẻ, cong vênh, không sâu mọt Công cụ Để có được sản phẩm khảm trai đẹp, tinh tế việc đầu tiên của những người thợ khảm là sáng tạo ra những công cụ sản xuất thích hợp.Qua thời gian, kinh nghiệm và sự học hỏi tiếp thu từ những vùng nổi tiếng với nghề khảm như làng Chuôn Ngọ, huyện Chuyên Mỹ, Hà tây, Người thợ nơi đây đã dần hoàn thiện bộ đồ nghề rất hữu dụng và độc đáo. Để chế tạo ra được các loại sản phẩm khác nhau, thực tế buộc người thợ phải tự tìm tòi để thực hiện những công đoạn nghiêm ngặt, phức tạp và tỷ mỷ, quá trình này chia thành từng giai đoạn. Để nắm bắt quá trình công nghệ đó trước tiên ta phải tìm hiểu công cụ dùng để sản xuất Những công cụ dùng để cắt gọt các họa tiết trai ốc gồm có: Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 44
  48. Khóa luận tốt nghiệp -Cưa nhỏ hay còn gọi là cưa mỹ nghệ: lưỡi cưa dài chừng20cm và mặt rộng của lưỡi cưa dài từ 0,5-2,5mm, tùy thuộc vào các đường nét của hoạ tiết mà người thợ chọn độ lớn của lưỡi cưa cho phù hợp -Bàn giũa: Dùng để tỳ tay và tỳ mõ kẹp khi cắt giũa các họa tiết -Mõ kẹp: Có chức năng cầm giữ chính xác và vững chắc hơn đôi tay, dùng để kẹp khi cắt và giũa các họa tiết trai ,ốc. Mõ kẹp được làm bằng hai bản gỗ, bằng sừng hoặc bằng nhựa cứng khum như hai chiếc lá ghép với nhau bằng một vong sắt -Dao băm cưa: dùng để kê khi dùng dao băm cưa chặt lưỡi cưa để tạo ra răng cưa -Giũa nhỏ các loại: có các loại giũa dẹt, tròn, cong, hình máng, tam giác dùng tương ứng với các đường cong của họa tiết - Bút tỉa: dùng để vẽ các họa tiết lên mảnh trai ốc -Guốc gồ: để tỳ tay lên các mảnh trai ốc khi mài lên đá nhám -Bộ đục các loại: phẳng hình lòng máng Bộ đục của người thợ khảm có khoảng trên mười chiếc. So với kích thước của bộ đục thợ chạm thì nhỏ hơn nhiều -Bút vạch: bút đanh nhọn bằng thép để vạch in các họa tiết trai, ốc cần khảm dựa vào đường nét đó người thợ đục hố trên bề mặt gỗ để gắn họa tiết Dao chạm trổ hay dao chạm : làm bằng thép lưỡi cưa, dùng để vạch khắc các đường nét trên mặt trai ốc đã cẩn vào bề mặt gỗ, dao còn được dùng để nạo bỏ sơn phủ bên trên các mặt họ tiết Ngoài ra còn có một số công cụ phụ trợ khác như keo, hồ dán, băng dính. Mỗi dụng cụ trên đều có một chức năng riêng và thích hợp cho từng công đoạn sản xuất của người thợ Kỹ thuật khảm trai Để tạo ra một kỹ thuật khảm trai hoàn chỉnh người thợ phải tiến hành 12 công đoạn: nghiên cứu mẫu, chuẩn bị nghuyên liệu, cắt trai, đấu dính. Lấy dấu các họa tiết, đục lấy nền, gắn trai, mài thô, vẽ tách nét, lải sơn, mài cảnh, đánh bóng Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 45
  49. Khóa luận tốt nghiệp -Nghiên cứu mẫu Trong bước này người thợ quan sát bản vẽ mẫu và rút ra những vấn đề sau: nắm được bố cục tổng thể của bức tranh: nắm được phần trọng tâm của bản vẽ và từ đó rút ra được phần nào của họa tiết nổi, phần nào là họa tiết chìm từ đó định hướng bản vẽ được thể hiện bằng những mảnh trai -Chuẩn bị nguyên liệu Nguyên liệu gồm có: vỏ trai, vỏ ốc cần dùng để tạo nên một bức tranh. Phải lọc pha mảnh trai thành thẻ mỏng, tùy theo hình dáng của người thợ ở mỗi vỏ trai, vỏ ốc mà pha lọc chúng thành những thẻ mỏng, những thẻ này tận dụng diện tích tối đa với các vỏ để tiện gia công các họa tiết sau này đồng thời còn tiết kiệm được nguyên vật liệu. Các thẻ mỏng khi mới được lọc thường cong queo vênh, chỗ dày chỗ mỏng khác nhau, vì thế phải hơ chúng trên lửa cho dẻo rồi uốn thẳng và mài cho thẳng trên đá nhám Gỗ dùng cho khảm trai chủ yếu ở đây là gỗ gụ, trắc, mun, vân xưa người thợ cần xác định kích thước hợp lý để khảm một bức tranh nên gỗ sau đó đánh dấu vùng đó. Gỗ dùng cho công nghệ khảm trai cần được sấy khô bằng cách hong phơi tự nhiên hoặc trong lò sấy đến độ ẩm còn 20-30%. Ngoài ra còn chuẩn bị các nguyên liệu như: keo, hồ dán, sơn bột, bột gắn -Cắt trai Can mẫu sang trai: Dựa vào bức tranh đã vẽ trên giấy và nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn, đặt bản vẽ lên trên mảnh vỏ trai sao cho họa tiết được can vẽ khớp với vị trí định can trên mảnh trai. Đặt mặt có mực của tờ giấy than áp vào bề mặt của mảnh trai ốc. Hiện nay có cách thông dụng hơn: đặt mẫu lên trên tấm kính trong, phía sau kính là nơi có độ sáng cao (ánh sáng mặt trời hoặc là đèn điện), đặt mảnh trai cần vẽ lên mẫu, dùng bút vạch theo họa tiết của mẫu. Cắt trai: dùng cưa để cắt các họa tiết đã in trên vỏ trai ốc. Điều khiển cưa theo đúng vết mực đã vạch sao cho đảm bảo đúng kích thước, hình dáng của họa tiết Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 46
  50. Khóa luận tốt nghiệp Đấu dính Sau khi cắt xong các họa tiết của bức tranh, xếp toàn bộ lại họa tiết lại với nhau nhờ keo dán hoặc băng dính, rồi xếp chúng ra gỗ nền, điều chỉnh cho cân xứng với tấm gỗ. Khi ép các học tiết ra tấm gỗ theo bản vẽ dùng hồ dán để gắn các họa tiết đó xuống gỗ. Dán từ gốc xuống ngọn -Lấy dấu các họa tiết Người thợ dùng bút chì hoặc bút vạch in họa tiết muốn cẩn lên gỗ rồi căn cứ vào đó mà chạm đục -Đục lấy nền Đục lấy nền là dùng đục để sấn theo đường bao của họa tiết đã được đánh dấu. Sau khi đục chạy ta dùng đục bạt để đục lấy nền họa tiết đó. Khi đục phải lấy nền đủ sâu, sao cho độ sâu của nền bằng chiều dày khảm cộng với chiều dày màng sơn Gắn trai Người thợ dùng bay xương hoặc mo sừng phết sơn cẩn (sơn sống trộn với bột ngà voi và bột xương mịn) xuồng nền gỗ đã đục sao cho bằng mặt gỗ. Sau đó đặt các họa tiết trai ốc đã được cắt tỉa vào đó rồi dùng ngón tay ấn nhẹ cho ngang bằng với mặt gỗ. Sơn cẩn thừa phùi ra ở mép họa tiết và bề mặt gỗ được dùng mo sừng vét sạch rồi hong sản phẩm nơi thoáng mát cho mau khô mới tiến hành công đoạn tiếp theo -Mài thô Sau khi sơn đã khô, khi vỏ trai, ốc đã gắn chặt vào bề mặt gỗ, dùng dao trổ những chỗ sơn thừa mà khi trước vét chưa sạch rồi dùng đá màu (màu xanh) mài nhẹ cho họa tiết trai ốc hòa với nền gỗ thật phẳng phiu Tách nét Tiến hành tách nét bằng dao trổ, dùng dao vạch những đường nét cho nổi rõ hình. Bước này đòi hỏi kỹ thuật cao và được làm thủ công Lải sơn Lải sơn nhằm làm nổi bật các họa tiết trên bề mặt của bức tranh. Dùng màu đen (mực tàu) pha với sơn ta, sau đó dùng mo sừng miết lớp nguyên liệu đó Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 47
  51. Khóa luận tốt nghiệp lên bề mặt đã được tách nét sao cho chúng lấp đầy những vết tách.Vài ba ngày sau sơn đã khô ta tiến hành công đoạn mài - Mài cảnh Sau khi dùng sơn ta pha với màu đen lải trên bề mặt bức tranh khảm đã Được tách nét, để khô, tiếp đó dùng loại giấy nhám có độ mịn cao xoa nhẹ cùng với nước sạch cho sơn và keo bám trên bề mặt gỗ. Sản phẩm khảm trai đến bước này gần như đã được hoàn thành Đánh bóng Trong công đoạn này người thợ thường dùng sáp ong lá chuối khô, xi bóng gỗ để đánh bóng. Sản phẩm khảm trai sau khi đã qua khâu đánh bóng, được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi nhập kho 2.3: Tiềm năng phát triển du lịch 2.3.1: Ưu thế về vị trí địa lý Sinh ra trong cái nôi của ĐBSH, mảnh đất Kinh Bắc giầu truyền thống Văn Hoá đã từng được biết đến như một trung tâm văn hoá, chính trị kinh tế của quốc gia Đại Việt. Bắc Ninh xưa nổi tiếng với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng như: Tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng, rượu làng Vân và đặc biệt là sản phẩm gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Thương hiệu gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đã có một chỗ đứng vững chắc trong thị trường nội địa và nước ngoài. Ngày nay Đồng Kỵ không chỉ tiến nhanh mạnh trong sự phát triển kinh tế mà người dân nơi này còn biết phát huy thế mạnh của mình để phát triển du lịch nâng cao đời sống cho nhân dân. Để có được thành công đó người dân Đồng kỵ đã biết tận dụng và phát triển hiệu quả những nguồn lực mà mình sẵn có, trong đó VTĐL là yếu tố quan trọng. do nằm gần trục giao thông huyết mạch là Quốc lộ 1A nên phần lớn khách du lịch khi tham quan các di tích lịch sử của BắcNinh hay Hà Nội và một số vùng lân cận có thể tới đây tham quan, mua sắm hết sức thận tiện. Hơn nữa hiện nay do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ ngày càng tăng nên lượng khách đến với Đồng Kỵ cũng tăng lên đáng kể. Bởi vậy, trong định hướng phát triển kinh tế địa phương hiện nay, Đồng Kỵ Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 48
  52. Khóa luận tốt nghiệp đặc biệt quan tâm tới vấn đề gắn nghề chạm khảm gỗ truyền thống với hoạt động du lịch nhằm tạo ra thế và lực mới để nâng cao đời sống cho nhân dân Trong sự phát triển du lịch, yếu tố tiên quyết chính là yếu tố vị trí, nếu 1 địa danh dù đẹp, dù mang lại nhiều giá trị văn hoá, nhưng giao thông đi lại khó khăn, vị trí xa trung tâm thì cũng sẽ thu hút được ít khách du lịch tới tham quan. Nằm ở một vị trí hết sức thuận lợi, giao thông đi lại thuận tiện hơn nữa bản thân làng nghề lại mang những giá trị văn hoá đặc sắc, tiêu biểu của mảnh đất Kinh Bắc nên Đồng Kỵ có tiềm năng để phát triển du lịch. Hiện nay, du lịch làng nghề ở Đồng Kỵ mới ở trong giai đoạn manh nha nhưng hứa hẹn khả năng phát triển rộng mở trong một tương lai không xa 2.3.2: Ưu thế về văn hoá truyền thống Bắc Ninh là một mảnh đất đa nghề, kinh tế xưa chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, vất vả một nắng hai sương mà vẫn không đủ ăn nên hầu hết làng quê nào cũng có một nghề phụ để cải thiện cuộc sống. Cùng với quá trình tụ cư thì làng nghề truyền thống của Bắc Ninh cũng dần dần xuất hiện theo nhu cầu của con người. Làng nghề truyền thống của Bắc Ninh có lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm nay. Ban đầu nghề mộc chỉ là nghề phụ trong làng còn nghề chính vẫn là nghề làm ruộng. Bởi cũng như nhiều nghề khác, nghề thủ công phần lớn chỉ để giải quyết lao động dư thừa trong lúc nông nhàn nhằm cải thiện phần nào cho đời sống kinh tế. hiện nay nhờ những lợi thế nhất định, Đồng Kỵ trở thành một trong những làng nghề đạt được sự phát triển mà ít có làng nghề nào sánh kịp, một trong những nguyên nhân để làng chạm khảm gỗ Đồng Kỵ đạt được thành công không thể không kể đến yếu tố truyền thống, cổ truyền có mặt trong các sản phẩm gỗ mỹ nghệ ấy. Đến với làng chạm khảm gỗ Đồng Kỵ ta sẽ được đến với một làng Việt truyền thống, tìm hiểu về quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của làng nghề trong suốt chiều dài lịch sử, sẽ biết được tại sao từ một nghề phụ trở thành một làng nghề hưng thịnh như ngày nay Mặc dù nghề mộc ở Việt Nam tồn tại khá nhiều ở các vùng miền như: làng chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng-Hải Dương), làng chạm khắc gỗ La Xuyên (Ý Yên- Nam Định), làng chạm khảm gỗ Phù Khê, Hương Mạc (Từ Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh – VH1002 49