Khóa luận Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế-Thực trạng và giải pháp - Đỗ Đức Kiên

pdf 93 trang huongle 2230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế-Thực trạng và giải pháp - Đỗ Đức Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_co_phan_hoa_doanh_nghiep_nha_nuoc_tai_viet_nam_tro.pdf

Nội dung text: Khóa luận Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế-Thực trạng và giải pháp - Đỗ Đức Kiên

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Họ và tên sinh viên: Đỗ Đức Kiên Lớp: Anh 2 Khoá: 41 – Kinh tế Ngoại thương Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Tƣờng Anh Hà nội, tháng 10 năm 2006
  2. Môc lôc LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ 3 DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC. I. Những vấn đề về Doanh nghiệp Nhà nƣớc và công ty cổ phần 3 1. Một số nét về Doanh nghiệp Nhà nƣớc. 3 1.1 Quá trình hình thành và phát triển DNNN 7 1.2 Vai trò chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế 8 1.3 Thực trạng hoạt động của các DNNN 8 2. Một số nét về công ty cổ phần. 12 2.1 Cổ phần hoá, công ty cổ phần và đặc điểm của công ty cổ phần. 12 2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành công ty cổ phần 18 2.3 Ưu điểm và nhược điểm của công ty cổ phần 20 II. Những vấn đề chung về CPH DNNN ở Việt Nam 20 1. Bản chất CPH DNNN 20 2. Vai trò của việc CPH DNNN đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 22 2.1 CPH góp phần xây dựng một Nhà nước mạnh 23 2.2 CPH góp phần tăng cường hiệu quả đầu tư của toàn xã hội 24 2.3 CPH tác động tới sự tăng trưởng của đất nước 25 2.4 CPH tác động đến đời sống kinh tế của người lao động 26 2.5 CPH đẩy lùi vấn đề tham nhũng 26 3. Tính tất yếu của CPH ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc 27 tế III. Kinh nghiệm quốc tế về CPH 31 1. Kinh nghiệm CPH ở các nƣớc phát triển 31 2. CPH và tƣ nhân hoá các doanh nghiệp ở Đông Âu 31 3. Quá trình CPH ở Trung Quốc 32 3.1 Xác định quan điểm CPH DNNN 32 3.2 Xác định mục tiêu CPH 32 3.3 Xây dựng môi trường pháp lý cho quá trình CPH 33 3.4 Lựa chọn hình thức và phương pháp CPH thích hợp để đạt được mục tiêu 34 đã xác định. 3.5 Thành lập cơ quan CPH và sở hữu cổ phần Nhà nước. 35 3.6 Xây dựng quy trình CPH và tuân thủ quy trình này. 35 3.7 Chính phủ chấp nhận một khoản chi phí cho trương trình CPH DNNN 36 3.8 Tốc độ của tiến trình CPH DNNN phụ thuộc vào mức độ phát triển của 36
  3. nền kinh tế thị trường. 4. Bài học rút ra cho Việt Nam 36 4.1 Vận dụng kinh nghiệm quốc tế về CPH vào điều kiện cụ thể của Việt Nam 37 4.2 Thành lập cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm về quá trình thực 37 hiện CPH 4.3 Vừa làm vừa rút kinh nghiệm thực hiện CPH 37 4.4 Tạo môi trường pháp lý cần thiết để thực hiện CPH 37 4.5 Cần lập kế hoạch tài chính cho quá trình thực hiện CPH 37 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH 38 NGHIỆP NHÀ NƢỚC. I. Quá trình CPH và thực trạng ở Việt Nam 38 1. Giai đoạn thí điểm (1992 đến tháng 5/1996) 38 1.1 Cơ sở pháp lý để thực hiện CPH 38 1.2 Triển khai CPH trong thực tế 39 2. Thời kỳ mở rộng CPH (tháng 5/1996 đến tháng 6/1998) 40 2.1 Cơ sở pháp lý nhằm mở rộng CPH 40 2.2 Thực tiễn triển khai đến các doanh nghiệp 41 3. Thời kỳ đẩy mạnh CPH hay giai đoạn chủ động (tháng 7/1998 đến nay) 42 3.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. 42 3.2 Thực tiễn kết quả CPH đã đạt được 43 II. Những mặt đƣợc và những mặt chƣa đƣợc của quá trình CPH 53 DNNN ở nƣớc ta trong thời gian qua 1 Đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc của quá trình CPH 54 2 Những tồn tại làm chậm tiến trình CPH 59 2.1 Số lượng doanh nghiệp CPH còn hạn chế, tốc độ CPH còn chậm 59 2.2 Vốn trong các DNNN đã CPH còn quá nhỏ và và việc huy động vốn trong 59 quá trình CPH chưa nhiều. 2.3 Việc đa dạng hoá sở hữu trong CPH còn hạn chế. 60 2.4 Các DNNN sau CPH chưa có sự đổi mới, chuyển biến thực sự. 61 2.5 Một số công ty cổ phần có kết quả kinh doanh thấp, giảm so với trước khi 62 CPH CHƢƠNG III: MỘT SỐ CƠ CHẾ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH 64 TIẾN TRÌNH CPH. I. Phƣơng hƣớng chung của Nhà nƣớc 64 1. Quan điểm CPH 64 2. Mục tiêu CPH 64
  4. II. Một số cơ chế giải pháp đẩy mạnh CPH 65 1. Nâng cao nhận thức về CPH 65 2. CPH kết hợp với hoàn thiện thị trƣờng chứng khoán 67 3. Hoàn thiện vấn đề định giá doanh nghiệp. 67 4. Giải quyết các bất cập, vƣớng mắc về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng 69 đất 5. Chính sách ƣu đãi hợp lý đối với DNNN thực hiện CPH, đảm bảo quyền 70 tự chủ kinh doanh bình đẳng. 6. Giải quyết lao động dôi dƣ, đảm bảo lợi ích của ngƣời lao động trong 72 doanh nghiệp CPH. 7. Hoàn chỉnh chính sách bán cổ phần cho đối tác nƣớc ngoài 73 8. Việc phân bổ và bán cổ phiếu 74 9. Xoá bỏ sự can thiệp của Nhà nƣớc vào hoạt động nội bộ công ty 75 10. Công tác tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm về CPH ở các đơn vị đã 76 tiến hành CPH. 11. Khen thƣởng, động viên khuyến khích đối với những Bộ, Địa phƣơng, 77 Tổng công ty 91 làm tốt trong công tác CPH. 12. Đề xuất một số giải pháp sửa đổi nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 để phù hợp với thực tế và đồng bộ với các quy định mới nhất là 77 các quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2005. KẾT LUẬN 80 PHỤ LỤC 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Sơ đồ quản lý điều hành của công ty cổ phần 15 2. Kết quả thực hiện CPH sau 15 năm 45 3. Biến động của số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa qua các năm 45 4. Thời gian thực hiện CPH 46 5. Số ngày hoàn tất CPH một DNNN 46 6. Bảng phân loại các doanh nghiệp đã CPH tính đến hết năm 2004 48 7. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá phân theo lĩnh vực hoạt động 48 8. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá phân theo địa phương 49 9. Quy mô vốn Nhà nước của các doanh nghiệp CPH 50 10. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp CPH phân theo quy mô vốn Nhà nước 51 11. Cơ cấu vốn trong doanh nghiệp 51 12. Các hình thức cổ phần hoá DNNN 52 13. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp CPH phân theo hình thức tiến hành CPH 52
  6. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - LỜI MỞ ĐẦU. Cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình đối mới và phát triển đoanh nghiệp Nhà nước. Mục tiêu của chương trình CPH là đa dạng hóa sở hữu đối với các doanh nghiệp nhằm huy động thêm vốn và kinh nghiệm của toàn xã hội vào phát triển sản xuất – kinh doanh, tạo động lực mới và phát huy quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong hơn 15 năm qua, việc tiến hành cổ phần hóa ở nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. CPH đã thực sự trở thành giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để DNNN có cơ cấu thích hợp, quy mô lớn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Tuy nhiên, tiến độ CPH trong thời gian qua còn chậm, tỷ trọng vốn Nhà nước được cổ phần hóa còn ít nên đã hạn chế việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình CPH DNNN, nâng cao hiệu quả của CPH, đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Việc phân tích thực trạng CPH DNNN, xem xét đánh giá công tác thực hiện không những cho phép chúng ta nắm được tình hình thực hiện CPH trong thời gian qua mà còn có thể giúp các nhà quản lý tìm ra nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này, từ đó để rút ra giải pháp giải quyết các vấn đề tồn tại và dự báo cho giai đoạn tiếp theo. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý đưa ra được những kế hoạch chính xác trong tương lai nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa ngày một hiệu quả hơn. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu tại Thư viện Bộ kế hoạch đầu tư, Thư viện quốc gia, cũng như Viện quản lý kinh tế trung ương, em được biết tại đây có nguồn số liệu về vấn đề CPH. Hơn nữa Viện quản l‎ý kinh tế trung - 1 -
  7. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - ương hiện nay đang nghiên cứu một số các phương án CPH trong thời gian tới. Nhờ sự giúp đỡ của các cán bộ tại Viện, em đã được tìm hiểu về quá trình CPH ở nước ta trong thời gian qua. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế – thực trạng và giải pháp” cho khoá luận tốt nghiệp của mình nhằm mục đích củng cố thêm hiểu biết và phần nào đóng góp được một số đề suất để đẩy nhanh quá trình thực hiện tiến trình đổi mới DNNN của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận về CPH DNNN Chƣơng II: Thực trạng CPH các DNNN Chƣơng III: Một số cơ chế giải pháp đẩy mạnh tiến trình CPH Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn cũng như các cán bộ tại Viện quản lý kinh tế trung ương. Tuy nhiên, do lần đầu đi tìm kiếm tài liệu nghiên cứu, cũng như các số liệu cập nhật, hơn nữa lại còn hạn chế về mặt kiến thức nên khoá luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và ý kiến đóng góp bổ sung của giáo viên hướng dẫn cũng như các thầy cô trong khoa để em có hiểu biết sâu hơn nữa kiến thức thực tế và có thể hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Tường Anh – giáo viên hướng dẫn và các cô – Cán bộ làm việc tại Viện quản lý kinh tế trung ương đã giúp em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. - 2 -
  8. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC. I. Những vấn đề về DNNN và công ty cổ phần. 1. Một số nét về DNNN. DNNN là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. DNNN là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của nền kinh tế Nhà nước, quan trọng nhất nhưng không phải đồng nhất và đồng nghĩa với kinh tế Nhà nước. Trong điều kiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung, DNNN (trước đây gọi là các xí nghiệp quốc doanh) chiếm vai trò độc tôn trong nền kinh tế. Đó là các doanh nghiệp hoạch toán kinh tế theo nguyên tắc thu đủ chi đủ. Về mặt sở hữu. đó là những doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn 100% và trực tiếp quản lý. Khi chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc chuyển đổi cơ chế quản lý đối với DNNN luôn là vấn đề trung tâm. Theo luật DNNN ban hành ngày 30-3-1995, khái niệm DNNN đã được đưa ra như sau: “DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao, DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý”. Và theo luật doanh nghiệp 2005, khái niệm DNNN đã được sửa đổi lại cho phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, và đặc biệt là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Khái niệm DNNN đã được sửa đổi như sau: “DNNN kà doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”. - 3 -
  9. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Thực chất DNNN là những cơ sở kinh doanh do Nhà nước sở hữu hoàn toàn hay một phần. Quyền sở hữu thuộc về Nhà nước là đặc điểm phân biệt DNNN với các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân, còn hoạt động kinh doanh là đặc điểm để phân biệt chúng với các tổ chức và cơ quan khác của Chính phủ. DNNN được phân ra các loại khác nhau căn cứ xuất phát từ góc độ hành chính, góc độ nguồn vốn, theo phương thức hoạt động (theo Quyết định số: 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ) Đối với DNNN: A. Nhà nước nắm giữ 100% vốn đối với những DNNN hoạt động trong các ngành, lĩnh vực sau: 1. DNNN hoạt động kinh doanh. 1.1. Những DNNN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước: Sản xuất, cung ứng vật liệu nổ; Sản xuất, cung ứng hoá chất độc; Sản xuất, cung ứng chất phóng xạ; Hệ thống truyền tải điện quốc gia; Mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế; Sản xuất thuốc lá điếu. 1.2. Những DNNN hoạt động kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện sau: vốn Nhà nước từ 20 tỷ đồng trở lên; mức thu nộp ngân sách Nhà nước bình quân của 3 năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao; góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và hoạt động trong những ngành, lĩnh vực sau: Sản xuất điện; Khai thác các khoáng sản quan trọng: Dầu thô và khí tự nhiên; Than; Bô xít; Quặng đồng; Quặng thiếc; Quặng có chất phóng xạ; Vàng; Đá quý 1.3. Những DNNN hoạt động kinh doanh bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào nông thôn, đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. 1.4. Những DNNN hoạt động kinh doanh có tính chất đặc thù: Các nhà xuất bản (trừ xuất bản sách giáo khoa, sách báo chính trị, sách báo cho - 4 -
  10. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - thiếu nhi, sách tiếng dân tộc); Xổ số kiến thiết; Một số DNNN hoạt động trong những ngành quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 2. Những DNNN hoạt động công ích trong các lĩnh vực: In bạc và chứng chỉ có giá; Điều hành bay; Bảo đảm hàng hải; Kiểm soát và phân phối tần số vô tuyến điện; Sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang bị chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh; Các doanh nghiệp được giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt và các doanh nghiệp đóng tại các địa bàn chiến lược quan trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ B. Những DNNN tiến hành đa dạng hoá sở hữu dưới các hình thức: CPH, giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động hoặc bán doanh nghiệp. 1. Những DNNN khi CPH Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp. 1.1. DNNN hoạt động kinh doanh. a) Những DNNN hoạt động kinh doanh có vốn Nhà nước từ 10 tỷ đồng trở lên; mức thu nộp ngân sách Nhà nước bình quân của 3 năm trước liền kề từ 1 tỷ đồng trở lên; hoạt động trong các ngành, lĩnh vực quy định tại điểm 1.2 mục I. b) Những DNNN hoạt động kinh doanh khác: Sản xuất đường, sữa, dầu ăn thực vật; Kiểm định hàng hoá; In các loại (trừ in nhãn, mác, bao bì); Dịch vụ hợp tác lao động; Kinh doanh mặt bằng hội chợ, triển lãm. 1.2. DNNN hoạt động công ích. Sản xuất giống gốc cây trồng, vật nuôi và tinh đông; Dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ; Kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới; Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ, đường thuỷ; Quản lý, bảo trì bến tầu, bến xe quan trọng; Quản lý, khai thác các công trình thuỷ nông. 2. Những DNNN hoạt động trong một số lĩnh vực quan trọng, khi tiến hành CPH, Nhà nước không nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh - 5 -
  11. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - nghiệp, nhưng sẽ nắm giữ cổ phần đặc biệt để quyết định một số vấn đề quan trọng, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 3. Những DNNN không khác trên đây, khi tiến hành CPH, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ điều kiện cụ thể của doanh nghiệp quyết định Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần. 4. Những DNNN có vốn Nhà nước từ 5 tỷ đồng trở xuống, không CPH được, thì thực hiện chuyển đổi sở hữu dưới hình thức giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động hoặc bán doanh nghiệp. C. Những DNNN khác trên đây, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài hoặc hoạt động công ích không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không thực hiện được chuyển đổi sở hữu. 1. Những DNNN hoạt động kinh doanh. a) Kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ hai năm liên tiếp nhưng chưa đến mức phải giải thể, phá sản thì thực hiện biện pháp sáp nhập. b) Kinh doanh thua lỗ ba năm liên tiếp và có số lỗ luỹ kế bằng 3/4 vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trở lên, nhưng chưa mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, tuy đã áp dụng các biện pháp tổ chức lại nhưng không thể khắc phục được, thì thực hiện giải thể. c) Kinh doanh bị thua lỗ hai năm liên tiếp, không có khả năng trả được các khoản nợ đến hạn, thì thực hiện phá sản. 2. Những doanh nghiệp hoạt động công ích hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện sáp nhập, giải thể hoặc phá sản. Tổng công ty Nhà nước (gồm Tổng công ty thành lập theo Quyết định số 90/TTg và Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ). Tổng công ty Nhà nước phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: - 6 -
  12. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - 1. Thuộc các ngành, lĩnh vực : khai thác, chế biến dầu khí và kinh doanh bán buôn xăng dầu; sản xuất và cung ứng điện; khai thác, chế biến, cung ứng than, các khoáng sản quan trọng; luyện kim; cơ khí chế tạo; sản xuất xi măng; bưu chính, viễn thông, điện tử; hàng không; hàng hải; đường sắt; hoá chất và phân hoá học; sản xuất một số hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm quan trọng (dệt, giấy, muối, cà phê, cao su, chế biến gỗ, rượu, bia, thuốc lá); hoá dược; xây dựng; kinh doanh bán buôn lương thực; ngân hàng; bảo hiểm. 2. Phải có vốn Nhà nước từ 500 tỷ đồng trở lên, đối với ngành đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vốn Nhà nước có thể thấp hơn, nhưng không dưới 100 tỷ đồng. 3. Mức thu nộp ngân sách Nhà nước bình quân của 3 năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở lên, đối với ngành đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ không dưới 10 tỷ đồng. 4. Có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến, chất lượng sản phẩm tốt, hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Những Tổng công ty Nhà nước không đáp ứng bốn điều kiện trên, sẽ được sắp xếp lại theo hướng: sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển DNNN Trước hết, do nhu cầu khôi phục lại nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, các DNNN đã được lập ra nhằm thực hiện những dự án lớn tái thiết đất nước, đòi hỏi vốn lớn mà lực lượng tư nhân không đảm trách nổi. Thứ hai, đối với Việt Nam, sau khi giành được độc lập đã thực hiện quốc hữu hoá toàn bộ các xí nghiệp của giai cấp tư bản. Thêm vào đó, thành phần kinh tế quốc doanh được coi là thành phần kinh tế chính, do đó việc quốc hữu hoá này nhằm để phát triển sở hữu công cộng. Thứ ba, cùng với sự phát triển của học thuyết Keynes về vai trò kinh tế của Nhà nước, nước ta đã chủ trương thành lập các DNNN để cung cấp hàng - 7 -
  13. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - hoá công cộng, tạo việc làm, phân phối thu nhập, xóa bỏ độc quyền, thực hiện công bằng xã hội cũng như tạo thực lực kinh tế mạnh để can thiệp thị trường, điều tiết kinh tế vĩ mô. DNNN đượcgiao nhiệm vụ không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn các nhiệm vụ xã hội. Thứ tư, với yêu cầu thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, đi tắt đón đầu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, thì quá trình này đòi hỏi một lượng vốn rất lớn và rủi ro cao khiến các doanh nghiệp tư nhân không thể hoặc không muốn tham gia. Do đó, các DNNN đóng vai trò là các đầu tầu dẫn dắt nền kinh tế. Cuối cùng, nắm giữ các ngành công nghiệp đặc biệt để thực hiện các mục tiêu hay lợi ích quốc gia là yêu cầu cần thiết để điều khiển nền kinh tế. 1.2 Vai trò chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế. Kinh tế quốc doanh đóng vai trò một công cụ kinh tế, một lực lượng vật chất trong tay Nhà nước để Nhà nước trực tiếp khống chế và điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo các chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, kinh tế quốc doanh đóng vai trò hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển theo đúng định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. DNNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và các mặt hoạt động chính trị xã hội. Với 5700 “DNNN hiện nắm 60% tài sản sản xuất của đất nước, tạo ra 30% GDP sử dụng 1,9 triệu lao động trên tổng số 38 triệu lao động cả nước”. (Số liệu của ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp). Hơn nữa, kinh tế quốc doanh có nhiệm vụ điều chỉnh, san lấp các lỗ hổng do cơ chế thị trường, tạo ra các lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội, như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường dù khả năng sinh lời thấp, không hấp dẫn khu vực tư nhân. Xét về tiềm năng thì DNNN là rất to lớn và có vị trí rất quan trọng việc phát triển kinh tế của đất nước. Bất cứ một tác động nào vào lực lượng này - 8 -
  14. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - cũng sẽ đem tới một tác động không nhỏ tới nền kinh tế chính trị- xã hội của đất nước. 1.3 Thực trạng hoạt động của các DNNN Trước đây, DNNN đã có một thời kỳ hoạt động khá hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội, đóng góp to lớn vào công cuộc công nghiệp hoá đất nước. Tuy nhiên do cơ chế quản lý theo kiểu cấp phát, tập trung kéo dài đã làm triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh, cho nên các DNNN sau đó cũng tỏ ra trì trệ, kém hiệu quả, không cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, mặc dù, những doanh nghiệp này được ưu ái rất nhiều từ phía Nhà nước về các mặt: vốn đầu tư, ưu đãi độc quyền, đơn hàng, trợ cấp Nhiều doanh nghiệp được thành lập ra không những không thực hiện được mục tiêu của mình mà còn trở thành những “máy tiêu tiền” làm suy kiệt nguồn ngân sách vốn hạn hẹp của Nhà nước. Nhưng cũng phải nói thêm rằng, DNNN làm ăn kém hiệu quả không hoàn toàn do các nhà quản lý kém năng lực kinh doanh (rất nhiều người trong số họ là những nhà quản lý giỏi, được đào tạo cẩn thận). Những lý do cơ bản của tình trạng đó như sau: - Một là, các DNNN thường bị đòi hỏi đáp ứng quá nhiều mục tiêu, trong đó có một số mục tiêu mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn, các DNNN phải thu được lợi nhuận tối đa trong khi lại phải đảm bảo việc làm cho một số lượng nhân viên, thường vượt quá mức cần thiết. Hay việc phát triển hoạt động kinh daonh thúc đẩy nền kinh tế phát triển lại phải kèm theo những yeu cầu về công bằng xã hội tránh tình trạng phân cấp giàu nghèo, và ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên. Việc có quá nhiều mục tiêu không chỉ làm cho các nhà quản lý khó tập trung vào mục tiêu hiệu quả kinh doanh mà còn tạo cái cớ cho các nhà quản lý lợi dụng để biện hộ cho các hoạt động kém hiệu quả của DNNN. - 9 -
  15. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - - Hai là, các DNNN thường phải chịu áp lực quản lý hoặc điều tiết của Chính phủ như giá bán hay nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Họ không được chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, các DNNN còn chịu sự chi phối của không chỉ một cơ quan chủ quản, mỗi cơ quan lại có những yêu cầu riêng về quản lý. Để một quyết đinh kinh doanh được thông qua có khi phải cần sự đồng ý của nhiều cơ quan quản lý, cơ quan liên ngành, liên bộ. Ví dụ như, trong trước đây các DNNN thường hoạt động theo khuynh hướng dây truyền, sẽ có một số công ty chuyên sản xuất nguyên vật liệu, và một số công ty chuyên sản xuất thành phẩm, việc Nhà nước hạn chế đầu vào của các doanh nghiệp khiến cho nguồn nguyên vật liệu hạn hẹp, cộng thêm chỉ có một số nhà cung cấp nên sản phẩm có tính cạnh tranh rất thấp. Thêm nữa việc điều tiết giá đầu ra của Chính phủ khiến cho các doanh nghiệp không những gặp khó khăn trong việc phát triển mà còn sản phẩm của họ sẽ không có đủ tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Ba là, các nhà quản lý DNNN không có một cơ chế khuyến khích làm việc. Việc không có một cơ chế rõ ràng nào về thưởng phạt có liên quan đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các phần thưởng nếu có chỉ mang tính hình thức. Ngay cả khi chúng ta muốn khuyến khích DNNN bằng tiền cũng rất khó do mức lương của các công chức Nhà nước là cố định và một sự khen thưởng như vậy rất có thể gây ra sự phản ứng từ công chúng và các doanh nghiệp khác. Các nhà lãnh đạo DNNN cũng ít khi bị trừng phạt như sa thải hay giảm lương một khi doanh nghiệp thua lỗ. Mặc dù làm ăn kém hiệu quả, sự tồn tại của DNNN là không thể thiếu được ở Việt Nam, nhưng cũng không thể để kéo dài tình trạng hoạt động kém hiệu quả hiện nay của chúng. Cụ thể trong thời gian qua tại các DNNN ở Việt Nam: - 10 -
  16. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - - Về hiệu quả kinh doanh. Mặc dù đã được đầu tư và ưu đãi nhiều từ phía Nhà nước, sau nhiều lần sắp xếp tổ chức lại và đổi mới cơ chế, nhưng các DNNN vẫn chưa chứng tỏ được tính hiệu quả của mình so với khu vực tư nhân. Theo đánh giá của ban đổi mới doanh nghiệp Trung ương (02/2002): số DNNN có lãi chiếm khoảng 40%, số DNNN bị lỗ chiếm khoảng 20% (nếu tính đủ khấu hao giá trị tài sản cố định thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ còn lớn hơn), số DNNN còn lại nằm trong tình trạng không ổn định, khi lỗ, khi lãi và lãi cũng không lớn. Tốc độ tăng trưởng bình quân của DNNN: sau một thời gian dài đạt liên tục 13%/năm, đến năm 1998, 1999 tốc độ tăng trưởng chỉ còn 8-9%. Hiệu quả sử dụng vốn giảm rõ rệt. Công nợ trong DNNN tính đến năm 1999 là quá lớn: nợ phải thu chiếm tới trên 60% và nợ phải trả bằng 124% vốn Nhà nước trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ nợ quá hạn, khó đòi chiếm tỷ lệ lớn. Do tình hình tài chính như vậy, Nhà nước đã phải thường xuyên hỗ trợ cho DNNN, miễn giảm thuế, xoá nợ, khoanh nợ, giãn nợ, cho vay vốn tín dụng ưu đãi. Nhưng đáng chú ý là việc hỗ trợ này không mang lại hiệu quả tương ứng, số nộp vào ngân sách Nhà nước ít hơn phần Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp. - Về khả năng cạnh tranh. Các DNNN ta rất yếu kém về khả năng cạnh tranh. Có nhiều ngành, sản phẩm của DNNN phải bảo hộ tuyệt đối (ưu đãi độc quyền) hoặc bảo hộ qua hàng rào thuế quan, trợ cấp (qua ưu đãi tín dụng và bù lỗ, miễn thuế ) nhưng các doanh nghiệp vẫn không chứng tỏ được khả năng cạnh tranh của mình. Theo một số số liệu nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2000 cho thấy, các mặt hàng như thép, xi măng, phân bón, đồ điện gia dụng, kính xây dựng, sứ xây dựng, xe đạp, động cơ nổ đều được bảo hộ bằng cả công cụ thuế quan và phi thuế quan dẫn đến giá trên thị trường Việt Nam cao hơn quốc tế 10-50% tuỳ từng mặt hàng vào thời điểm đó. Khả năng cạnh - 11 -
  17. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - tranh kém của các DNNN thể hiện ngay trên thị trường nội địa: ở những ngành có khả năng sinh lợi, thị phần của các DNNN có xu hướng giảm sút nhường chỗ cho khu vực đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân, ví dụ như ngành du lịch là một điển hình. Khả năng cạnh tranh kém của các DNNN trong điều kiện Việt Nam đang thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế có nguy cơ dẫn đến tình hình Nhà nươcsẽ phải chịu chi phí rất lớn trong tương lai để trợ cấp, duy trì các DNNN. - Về cơ cấu DNNN. Khu vực DNNN có cơ cấu còn bất hợp lý. Cơ cấu ngành, vùng, quy mô còn bất hợp lý đều chưa được chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại. Trước hết, tỷ trọng DNNN (xét về số lượng) ở khu vực nông nghiệp (25%) và thương mại, dịch vụ (40%) là quá lớn trong khi một cơ cấu hợp lý đòi hỏi DNNN chủ yếu phải tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo. Cơ cấu cấp quản lý cũng là bất hợp lý ở chỗ tỷ trọng doanh nghiệp thuộc địa phương quản lớn. Về quy mô, tính đến năm 1999, doanh nghiệp có quy mô dưới 5 tỷ đồng chiếm 65%, trong đó gần 3/4 là doanh nghiệp địa phương, còn có tới 23% doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng. Số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng chiếm 21%. (theo số liệu kinh tế Việt Nam trong những năm đổi mới, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2001). Với một cơ cấu bất hợp lý như nêu trên DNNN khó có thể thực hiện đầy đủ các chức năng và kỳvọng về vai trò mà Đảng và Nhà nước mong đợi. 2. Một số nét về công ty cổ phần 2.1 Công ty cổ phần và đặc điểm của công ty cổ phần. 2.1.1 Công ty cổ phần Quá trình CPH về thực chất là một quá trình chuyển đổi sở hữu từ một chủ sở hữu thành nhiều chủ sở hữu (Cổ đông). CPH nói chung có thể diễn ra tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh và tại các DNNN. CPH là quá trình đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp. - 12 -
  18. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Trong điều kiện ở DNNN thì CPH là quá trình chuyển một phần tài sản chung của xã hội thành tài sản của cá nhân. Thực hiện CPH tạo ra khả năng đa dạng hoá sở hữu trong Doanh nghiệp, thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước vào việc trang bị lại kỹ thuật, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, đồng thời tạo ra sự thay đổi cơ bản về phương thức quản lý Doanh nghiệp. Nhờ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Công ty cổ phần là công ty mà trong đó vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số cổ phần mà họ đã mua của công ty. 2.1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần: - Về mặt pháp lý: Công ty cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân mà vốn kinh doanh do nhiều người đóng góp dưới hình thức cổ phần. Các cổ đông là người cấp vốn cho Công ty - chỉ có trách nhiệm với cam kết tài chính của Công ty trong giới hạn với số tiền mà họ đóng góp dưới hình thức cổ phiếu, nghĩa là các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong số tiền mà họ đã bỏ ra. Do đó, chế độ chịu trách nhiệm của Công ty cổ phần là chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn, nhờ đặc điểm này nó khắc phục được những trở ngại quan trọng là mạo hiểm đầu tư kinh doanh. Trong lúc các hình thái doanh nghiệp khác không dám mạo hiểm thực hiện các dự án kinh doanh có quy mô lớn, bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu, công ty đã thu hút được nhiều vốn đầu tư mà không làm cho Chủ đầu tư e ngại về rủi ro đối với toàn bộ tài sản của mình. Hơn nữa nó cho phép khắc phục phần lớn trở ngại của hình thức doanh ngiệp chung vốn, nó tạo cho doanh nghiệp một hình thái pháp lý để huy động vốn dư thừa trong xã hội. - Về mặt tài chính: - 13 -
  19. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Đặc trưng cơ bản có tính quyết định để phân biệt Công ty cổ phần với các hình thức tổ chức kinh tế khác là vốn của Công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị của mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Cổ phần là phần vốn cơ bản của Công ty, cổ phần chứng minh tư cách thành viên của các cổ đông, cổ phần được biểu hiện về hình thức bằng cổ phiếu. Đặc điểm tài chính của Công ty cổ phần còn thể hiện ở huy động vốn để tăng cường nguồn vốn kinh doanh của công ty, ngoài cách huy động vốn thuần tuý mà các doanh nghiệp khác vẫn làm, Công ty cổ phần còn tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Cách thu gom vốn tạo khả năng cho Công ty huy động nguồn vốn lớn và nhanh hơn nhiều so với việc tích tụ vốn từ lợi nhuận không chia. Chính sách lợi tức cổ phần cũng là một đặc trưng trong hoạt động tài chính của Công ty. Việc lựa chọn chính sách lợi tức cổ phần có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Khả năng đầu tư và khả năng tăng trưởng phụ thuộc vào quy mô lợi nhuận để lại sau khi chia và đặc biệt là khả năng huy động vốn trên thị trường vốn, việc tăng vốn tự tích luỹ từ lợi nhuận cũng làm tăng giá trị của Công ty. - Về mặt sở hữu: Công ty cổ phần đã thực hiện việc tách quan hệ sở hữu ra khỏi quyền quản lý và sử dụng, tạo ra một hình thức xã hội sở hữu của đông đảo công chúng ở một bên, còn bên kia là tầng lớp những nhà quản trị kinh doanh sử dụng vốn cho các hoạt động kinh doanh. Những ngươi đóng vai trò chủ sở hữu của Công ty cổ phần thường không trực tiếp đứng ra kinh doanh mà uỷ thác chức năng đó cho bộ máy quản lý của Công ty. Bản thân công ty được pháp luật thừa nhận như một pháp nhân được lập tách rời khỏi cá nhân góp vốn và kiểm soát. Nhờ đó công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh dưới danh nghĩa của chính mình và nhận trách nhiệm đến cùng với cam kết tài - 14 -
  20. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - chính của công ty. Chủ sở hữu chỉ thực hiện quyền sở hữu của mình trên các phương diện sau: o Thu lợi tức cổ phần trên cơ sở hoạt động của Công ty. o Tham gia Đại hội cổ đông để quyết định những vấn đề có tính chất chiến lược của công ty như: Thông qua điều lệ, phương án xây dựng và phát triển của công ty, quyết toán tài chính, bầu hoặc bãi miễn thành viên của Hội đồng quản trị và các kiểm soát viên. o Mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Với số lượng cổ đông đông đảo và số lượng vốn rất lớn, Công ty cổ phần đã hạn chế được sự lũng đoạn của một vài cá nhân. Đối với những công ty có nhiều cổ đông sẽ làm cho khả năng chi phối của một vài cá nhân là khó có thể xảy ra. Bởi vì, muốn chi phối được Công ty đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn (Chiếm từ 50% cổ phần trở lên). Điều này rất khó đối với mỗi cá nhân, mặt khác khi góp lượng vốn lớn thì mức độ rủi ro cũng tăng lên một cách tương ứng, nên thực tế cho thấy chỉ có Nhà nước mới có khả năng thực hiện sự chi phối này nếu thực sự thấy cần thiết. - Về mặt tổ chức: Công ty cổ phần phản ánh rõ đặc điểm về sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh. Do tính chất nhiều chủ sở hữu nên các cổ đông không thể thực hiện trực tiếp vai trò chủ sở hữu của mình mà phải thông qua tổ chức đại diện làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý công ty. Như vậy việc quản lý điều hành công ty cổ phần được đặt dưới quyền bốn cấp: o Đại hội cổ đông hoặc Đại hội đại biểu cổ đông o Hội đồng quản trị o Giám đốc điều hành o Các kiểm soát viên hoạt động theo luật công ty. - 15 -
  21. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Sơ đồ quản lý điều hành của công ty cổ phần - Đại hội cổ đông hoặc Đại hội đại biểu cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc điều hành Công ty cổ phần - - Về tính dân chủ: Trong quản lý thì công ty cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tính dân chủ cao: số lượng cổ đông trong công ty thường rất đông nên cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận phải đảm bảo được vai trò chủ sở hữu đồng thời đảm bảo cho công ty hoạt động có hiệu quả. Tính dân chủ còn được thể hiện thông qua các Đại hội cổ đông, đó là: Đại hội đồng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông, cổ đông có thể tham gia trực tiếp Đại hội đồng công ty, Đại hội đồng là cơ quan tập thể chỉ tồn tại trong thòi gian họp, chỉ ra quyết định khi được các cổ đông thảo luận và biểu quyết tán thành. 2.1.3 Các loại cổ phần trong công ty cổ phần: - 16 -
  22. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - - Cổ phần phổ thông. Cổ phần phổ thông: là loại cổ phần bắt buộc phải có. Người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông. Cổ đông phổ thông có thể tham dự để biểu quyết tất cả các vấn đề của Đại hội đồng cổ đông và mỗi cổ đông phổ thông là một phiếu biểu quyết và được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông mà sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục, ít nhất là 6 tháng, thì có quyền đề cử người vào hội đồng quản trị và ban kiểm soát ( nếu có ), có quyền yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông, xem và nhận bản sao trích lục danh sách cổ đông, có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. - Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập: Trong vòng 3 năm đầu kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập chỉ có thể được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần thì không được quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng đó. Sau thời hạn 3 năm thì các hạn chế trên đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập sẽ được bãi bỏ. - Cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết: đây là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông, nó không hạn chế mức tối đa và số phiếu biểu quyết cụ thể của một cổ phần ưu đãi biểu quyết thì do điều lệ của công ty quy định. Chỉ có những tổ chức do Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. - 17 -
  23. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày đăng ký được biểu quyết. Sau thời hạn 3 năm thì cổ phần đó trở thành cổ phần phổ thông bình thường. Trong trường hợp công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN thì số cổ phần ưu đãi biểu quyết tổ chức được quyền nắm giữ sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định và chỉ được sử dụng với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề: o Tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ tài chính khác. o Bưu chính viễn thông o Vận tải hàng không o Các ngành nghề khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ - Cổ phần ưu đãi cổ tức. Cổ phần ưu đãi cổ tức: là loại cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc trả mức ổn định hàng năm. Người được nhận cổ phần ưu đãi cổ tức là những người không có quyền biểu quyết. - Cổ phần ưu đãi hoàn lại. Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là loại cổ phần sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu. Người được hưởng cổ phần này cũng không có quyền biểu quyết. 2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành công ty cổ phần Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bao gồm: 2.2.1 Đại hội đồng cổ đông. Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết ( cổ đông phổ thông, cổ đông sáng lập, cổ đông có cổ phần ưu đãi biểu quyết ). Đó là cơ quan cao nhất của công ty, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của công ty cổ phần. - 18 -
  24. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần do Hội đồng quản trị hoặc theo yêu cầu của Ban kiểm soát hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông liên tục ít nhất là 6 tháng triệu tập. Cổ đông có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho người khác đi dự phiên họp của Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông cũng có thể gửi phiếu biểu quyết có niêm phong đến công ty trước giờ khai mạc Đại hội đồng cổ đông và cũng được coi là dự họp Đại hội đồng cổ đông. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông sẽ được tiến hành khi số cổ đông dự họp đại diện cho ít nhất là 51% số cổ phần có quyền biểu quyết ( trừ trường hợp điều lệ của công ty cổ phần có quy định khác ). Và nếu không thành ( không đủ 51% ) thì trong vòng 30 ngày phải triệu tập lần thứ 2, phải có ít nhất là 30% số cổ phần có quyền biểu quyết và nếu lần thứ 2 cũng không thành thì phải triệu tập lần thứ 3 trong vòng 20 ngày và không cần tỷ lệ nữa. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Riêng đối với việc quyết định các loại cổ phần, số lượng cổ phần được quyền chào bán của từng loại, sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty, tổ chức lại, giải thể công ty hoặc bán hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong sổ kế toán thì phải được số cổ đông đại diện cho ít nhất là 65% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận. Điều 79 Luật doanh nghiệp quy định về việc yêu cầu huỷ bỏ các quyết định của Đại hội đồng cổ đông như sau : Trong vòng 90 ngày kể từ ngày quyết định được thông qua, những người có thể yêu cầu huỷ bỏ các quyết định của Đại hội đồng cổ đông bao gồm cổ đông, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc, ban kiểm soát. Những người này có quyền yêu cầu toà án cấp tỉnh xem xét huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong 2 trường hợp sau: - Trình tự và thủ tục triệu tập Đại hội đồng cổ đông không đúng luật và điều lệ của công ty - 19 -
  25. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - - Nội dung quyết định vi phạm các quy định của pháp luật hoặc điều lệ của công ty 2.2.2 Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty và có toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những thẩm quyền do Đại hội đồng cổ đông quy định. Thành viên của Hội đồng quản trị không quá 11 người và do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị họp mỗi quý 1 lần, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc biểu quyết tại cuộc họp. Mỗi thành viên thuộc Hội đồng quản trị là 1 phiếu biểu quyết và tiến hành họp Hội đồng quản trị khi có trên 2/3 số thành viên của Hội đồng quản trị dự họp. 2.2.3 Giám đốc hoặc tồng giám đốc. Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày ở công ty do Hội đồng quản trị bầu ra trong số các thành viên của Hội đồng quản trị. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao, là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nếu không có quy định khác theo điều lệ của công ty. 2.2.4 Ban kiểm soát Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, bao gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có ít nhất 1 thành viên có nghiệp vụ kế toán. Ban kiểm soát có nhiệm vụ giúp Đại hội đồng cổ đông kiểm soát hoạt động điều hành của Hội đồng quản trị, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và những người quản lý công ty. 2.3 Ƣu điểm và những nhƣợc điểm của công ty cổ phần. - Ưu điểm: - 20 -
  26. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - o Quy mô sản xuất có khả năng được mở rộng to lớn và nhanh chóng. Hơn nữa việc huy động vốn của CTCP nhanh chóng hơn. o CTCP có thời gian tồn tại là vô hạn. Các cổ phiếu có thể được tự do mua bán trên thị trường chứng khoán và được quyền thừa kế. o Trong CTCP, chức năng của vốn tách rời quyền sở hữu của nó cho phép sử dụng các nhà quản lý chuyên nghiệp giỏi - Nhược điểm: o Mức tham gia góp vốn vào công ty khác nhau, dễ dẫn đến việc lợi dụng và lạm dụng hoặc nảy sinh tranh chấp và phân hoá lợi ích giữa các nhóm cổ đông. o Quyền kiểm soát công ty trên thực tế vẫn thuộc quyền của các cổ đông lớn cho dù họ không có hiểu biết gì về công việc kinh doanh. II. Những vấn đề chung về CPH DNNN ở Việt Nam 1. Bản chất CPH DNNN Sự ra đời của các DNNN là một sản phẩm tất yếu của mọi quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị. Các DNNN ra đời theo những giai đoạn lịch sử khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia song nó đều mang một ý nghĩa chung, đó là DNNN được lập ra nhằm tăng nguồn thu ngân sách phục vụ cho lợi ích chung của xã hội. Tuy nhiên, DNNN không phải là sản phẩm độc quyền của một quốc gia nào. Để huy động được một cách tốt nhất nguồn vốn xã hội, đồng thời giảm đến mức ít nhất nguồn vốn đầu tư của Nhà nước mà lại thu được nhiều thuế nhất và vẫn đảm bảo phát triển đất nước đòi hỏi Nhà nước cần phải thực hiện lộ trình tư nhân hoá, chuyển giao các DNNN cho nhân dân, từng bước thoát khỏi vị trí là nhà đầu tư. Như vậy, Nhà nước cần tiến hành xã hội hoá đầu tư, xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh để mọi công dân đều có cơ hội đầu tư bình đẳng như nhau, tạo điều kiện để mọi công dân đều có cơ hội thành lập doanh nghiệp, - 21 -
  27. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - tạo việc làm cho xã hội. Việc xã hội hoá đầu tư chính là cách khai thác một cách hiệu quả và hợp lý kho tàng chất xám của nhân dân. Công cuộc xã hội hóa đầu tư đòi hỏi Nhà nước phải thoát khỏi vai trò là nhà kinh doanh thông qua con đường chuyển đổi sở hữu các DNNN cho các cá nhân và tổ chức dân doanh. Quá trình này các nước gọi là tư nhân hoá còn nước ta gọi là CPH. Như vậy, CPH DNNN chính là một hình thức cụ thể của tiến trình xã hội hoá đầu tư. Nhờ sự xuất hiện của công ty cổ phần mà vốn được tập trung nhanh chóng. Thực hiện tốt CPH DNNN sẽ làm tăng sức mạnh của kinh tế Nhà nước, làm chỗ dựa cho Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Mặt khác, nó cũng là một giải pháp để tăng tính năng động trong kinh doanh và phát huy tính tích cực, tự chủ của doanh nghiệp. Khái niệm CPH thực ra còn tiểm ẩn vai trò đầu tư của Nhà nước, ngay cả khi đã chuyển DNNN thành công ty cổ phần thì Nhà nước vẫn có thể nắm giữ các phần vốn nhất định, thậm chí là chi phối các công ty cổ phần. Như vậy, số vốn của Nhà nước vẫn chưa được giải phóng một cách triệt để và Nhà nước vẫn là một nhà đầu tư thực thụ. Với lập luận này thì ngay cả khi DNNN kinh doanh rất có hiệu quả thì Nhà nước vẫn bán các doanh nghiệp của mình để thu tiền về cho ngân sách, đồng thời để làm những việc dân không làm được hoặc không muốn làm vì không có lời, nhưng vì lợi ích xã hội Nhà nước vẫn phải đầu tư. Ví dụ như: các công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công ích như thắp sáng đô thị, vệ sinh môi trường, Như vậy, Nhà nước sẽ chỉ đầu tư vào các lĩnh vực công cộng phục vụ cộng đồng, Nhà nước không còn vai trò là nhà kinh doanh mà chỉ tập trung nhân tài vật lực vào việc nghiên cứu chính sách pháp luật, giữ gìn trật tự an ninh quốc gia. Với cách hiểu này, có thể coi CPH DNNN là một hình thức cải cách DNNN. Ở nước ta, phần lớn các DNNN được hình thành do ý chí chủ quan của các cơ quan Nhà nước chứ không phải do yêu cầu khách quan của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự - 22 -
  28. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - hoạt động kém hiệu quả của hầu hết các doanh nghiệp ấy. Do vậy, việc CPH DNNN hiện đang là một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. CPH DNNN ở nước ta là quá trình chuyển sang một hình thức quản lý hiện đại hơn, bên cạnh vai trò chi phối của Nhà nước, có sự tham gia của các thành phần khác. Đảng và Nhà nước ta khẳng định CPH không phải là tư nhân hoá vì CPH hướng tới tháo gỡ khó khăn về vốn, về cơ chế cho DNNN hiện có, không nhằm thu hẹp sở hữu Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Từ năm 1992 đến nay, quan điểm của Đảng ta về CPH DNNN ngày càng sáng tỏ, ngày càng phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Vai trò của việc CPH DNNN đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Thực hiện chủ trương đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã xác định CPH DNNN là một nội dung đặc biệt quan trọng trong tiến trình đổi mới và phát triển hệ thống DNNN. Mục tiêu của chương trình CPH là đa dạng hoá sở hữu đối với các doanh nghiệp, nhằm huy động thêm vốn và kinh nghiệm của toàn xã hội vào phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo động lực mới và phát huy quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Mục tiêu này cho thấy CPH DNNN có vai trò rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của đất nước. 2.1 CPH góp phần xây dựng một Nhà nƣớc mạnh CPH là con đường để tạo nên hiệu quả cho đầu tư xã hội, vì thực hiện CPH tạo ra những lợi ích to lớn cho Nhà nước, cụ thể là: - Nhà nước sẽ thu được tiền từ việc bán cổ phần, số tiền này có thể dùng để đầu tư vào xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ dân sinh. - 23 -
  29. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - - Nhà nước không phải lo quản lý doanh nghiệp, giảm số tiền cấp vốn lưu động hàng năm, giảm số người quản lý và các bộ máy quản lý đại diện chủ sở hữu, có điều kiện tập trung xây dựng chính sách phát triển kinh tế. Ví dụ như: trước đây, để quản lý các doanh nghiệp trực thuộc Bộ, ngành của Nhà nước, thì Nhà nước không những phải chỉ định người quản lý cho công ty mà còn phải hình thành các ban điều hành từ trên cơ quan của Bộ để điều hành quản lý công ty. Giờ đây, bộ máy quản lý của công ty thay đổi và về phía Nhà nước hầu như chỉ nắm vào phần quản lý vốn góp và điều hành những chính sách phát triển đi theo định hướng phát triển chung của nền kinh tế. - Tạo điều kiện xã hội hoá đầu tư, phát triển dân trí. - Tạo ra nguồn thu ngân sách nhiều hơn. Điều này có thể hiểu rằng, sau khi các công ty được cổ phần, vì không dựa vào Nhà nước, khiến cho các công ty cổ phần có điều kiện phát triển tạo ra nhiều lợi nhuận trên phần vốn của Nhà nước góp phần tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhiều hơn. Ví dụ như công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Hội (tiền thân là DNNN được thành lập năm 1982 với tên gọi ban đầu là công ty Cung ứng Hàng Xuất khẩu Quận 4.) có mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình hàng năm (từ 2001 đến năm 2005) là 37,97%; Hay công ty cổ xây lắp bưu điện Hà Nội cũng xuất phát từ DNNN sau khi được CPH và niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh như công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Hội thì tăng trưởng lợi nhuận hàng năm của công ty (từ năm 2001 đến năm 2005) là 19,42 %; Với mức tăng trưởng lợi nhuận như vậy thì rõ ràng nguồn thu của ngân sách Nhà nước hàng năm được thấy rõ ràng.1 1 số liệu dựa trên phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp do công ty chứng khoán Ngân hàng á Châu cung cấp trên trang web www.acbs.com.vn - 24 -
  30. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - - Doanh nghiệp không giảm đi, ngược lại sẽ tăng thêm, Nhà nước sẽ thu được nhiều thuế hơn. Việc các DNNN làm ăn kém hiệu quả có thể dẫn tới việc thua lô và phải giải thể hoặc sáp nhập. Nhưng khi CPH, không những các DNNN này làm ăn hiệu quả hơn mà Nhà nước lại có điều kiện để góp vốn hình thành nên các công ty cổ phần khác tạo điều kiện tăng thu về thuế. - Giảm thiểu tối đa điều kiện tham nhũng của bộ máy công chức, tránh được lãng phí trong đầu tư. - Tạo được sự minh bạch về sở hữu, cân bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Như vậy, CPH triệt để sẽ tạo nên những nguồn lực mới cho xã hội, thực hiện được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, phát triển kinh tế quốc dân. 2.2 CPH góp phần tăng cƣờng hiệu quả đầu tƣ của toàn xã hội. DNNN kinh doanh không hiệu quả sẽ làm lãng phí, thất thoát nguồn lực quốc gia. Khi Nhà nước cấm dân kinh doanh thì DNNN không có đối thủ cạnh tranh, hình thành cơ chế sản xuất quan liêu bao cấp. Thực tế ở nước ta cho thấy phần lớn các DNNN hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do sự không minh bạch về sở hữu. Chính sự tù mù về sở hữu đã làm triệt tiêu động lực của mọi người, làm tăng các chi phí để nuôi bộ máy đại diện sở hữu cồng kềnh và hệ thống các cá nhân có liên quan tới họ. Tiến hành cổ phần hóa sẽ giải quyết được vấn đề về sở hữu, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần tăng cường hiệu quả đầu tư của toàn xã hội. - 25 -
  31. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - 2.3 CPH tác động tới sự tăng trƣởng của đất nƣớc Thực tế ở nước ta cho thấy tăng trưởng của khu vực kinh tế Nhà nước là một yếu tố quyết định trực tiếp đến sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn các DNNN lại hoạt động không hiệu quả. Vì vậy, muốn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững thì cần phải cơ cấu lại thành phần kinh tế này thông qua thực hiện CPH DNNN. Vai trò của việc CPH đối với sự tăng trưởng kinh tế được biểu hiện cụ thể như sau: - CPH làm giảm số lượng các Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, do đó sẽ giảm bớt được một khoản bổ sung vốn từ ngân sách cho những doanh nghiệp này để dành đầu tư vào những nhu cầu phát triển khác. - Thông qua CPH, Nhà nước thu được một phần giá trị tài sản Nhà nước trước đây giao cho doanh nghiệp quản lý nhưng sử dụng kém hiệu quả. Khoản tiền này sẽ được đầu tư trở lại để phát triển doanh nghiệp, làm tăng thêm phần giá trị tài sản còn lại của Nhà nước tại các doanh nghiệp đó, bảo đảm quyền lợi cho các cổ đông khác, cho người lao động cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh từ quá trình CPH. - Việc giảm đầu mối DNNN sẽ làm giảm nhu cầu hỗ trợ và ưu đãi tín dụng của Nhà nước. Điều này sẽ làm giảm bớt áp lực vay vốn lên các Ngân hàng thương mại quốc doanh và các Quỹ tín dụng Nhà nước. Thực trạng tài chính của các ngân hàng này được lành mạnh hoá và cơ hội để các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tiếp cận các nguồn vốn vay sẽ mang tính bình đẳng và thị trường hơn. - Sự tồn tại của các công ty cổ phần với cơ chế lưu chuyển cổ phần thông qua thị trường chứng khoán tạo ra quá trình luân chuyển vốn từ nơi không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp sang nơi có hiệu quả cao hơn. Toàn bộ các nguồn lực xã hội nằm trong các công ty cổ phần sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn. - 26 -
  32. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - - Nếu biết tận dụng những lợi thế sẵn có của mình và những hỗ trợ ban đầu về cơ chế, chính sách của Nhà nước thì các công ty cổ phần có khả năng nhanh chóng vươn lên khẳng định vị thế và chiếm lĩnh thị trường. Điều này sẽ tạo áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, từ đó tạo thành một vòng xoáy thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. 2.4 CPH tác động đến đời sống kinh tế của ngƣời lao động CPH làm cho sở hữu doanh nghiệp đa dạng hơn, vì vậy tạo cho những người lao động cơ hội thực sự làm chủ doanh nghiệp. Bằng việc sở hữu các cổ phần trong doanh nghiệp, người lao động có thể tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính chủ động, tích cực của người lao động không chỉ đối với các vấn đề của doanh nghiệp, mà cả đối với các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội đất nước. 2.5 CPH đẩy lùi vấn đề tham nhũng Ở nước ta hiện nay, tham nhũng đang là một vấn đề lớn của xã hội. Tình trạng này đang là một trở lực lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước. Một trong những nguyên nhân quan trọng của nạn tham nhũng là do cơ chế quản lý của Nhà nước còn nhiều bất hợp lý, nhiều thủ tục hành chính phiền hà còn chưa được dỡ bỏ, quyền tự do dân chủ của công dân có lúc, có nơi còn chưa được tôn trọng thực sự. Hơn nữa, sự thiếu minh bạch trong hoạt động quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho những người thực thi quyền Nhà nước lợi dụng. CPH DNNN ở nước ta có tác dụng rất lớn trong việc đẩy lùi tình trạng lãng phí, tham nhũng đang khá phổ biến trong DNNN và những cơ quan quản lý chúng. Sự bao cấp của Nhà nước đối với nhiều doanh nghiệp, cơ chế xin - cho là mảnh đất tốt lành cho những hành động lãng phí, tham nhũng. CPH tạo ra sự giám sát chặt chẽ của chủ sở hữu (cổ đông) đối với giám đốc và cán bộ - 27 -
  33. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - quản lý DNNN. Điều này có nghĩa là giám đốc, các nhân viên quản lý không dễ dàng thực hiện hành vi vụ lợi như khi DNNN đang hoàn toàn thuộc sở hữu của Nhà nước. 3 Tính tất yếu của CPH ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ nhất, Vấn đề thu hẹp sở hữu Nhà nước và hạn chế sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp, coi trọng hơn vai trò điều tiết của cơ chế thị trường. Thứ hai, Xuất phát từ mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiên kinh tế thị trường phải thu được nhiều lợi nhuận. Những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, muốn chiếm ưu thế để tồn tại và phát triển, cạnh tranh trong cơ chế thị trường cũng như trong điều kiện mở cửa nền kinh tế phải cùng nhau góp vốn tạo ra doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Vì với quy mô lớn hơn, doanh nghiệp mới có ưu thế để tiến hành đổi mới quy trình công nghệ, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, bảo đảm kinh doanh có lãi trong cơ chế thị trường và điều kiện cạnh tranh mở cửa. Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, muốn hạn chế được rủi ro trong kinh doanh cũng phải mua cổ phần của các doanh nghiệp hoặc nhận vốn góp cổ phần của các doanh nghiệp khác. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp được san sẻ bớt sự rủi ro trong kinh doanh, nhằm đảm bảo có được lợi nhuận tối thiểu ngang bằng lợi nhuận bình quân trong ngành. Do đó hạn chế được những bất lợi trong quá trình cạnh tranh. Thứ ba, Sự phát triển tràn lan của các DNNN một cách quá mức nhằm tạo ra một thực lực kinh tế mạnh mẽ làm công cụ điều tiết vĩ mô. Các DNNN được chú ý điều tiết phát triển không chỉ ở các lĩnh vực, các ngành then chốt của nền kinh tế mà còn ở các ngành khác mà lẽ ra Nhà nước không cần nắm - 28 -
  34. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - giữ. Sự phát triển tràn lan đó đã làm cho tình hình thị trường xấu đi và ảnh hưởng tới năng suất chung của sản xuất xã hội. Yêu cầu của việc lợi dụng các yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu, của việc tạo lập môi trường cạnh tranh hiệu quả đòi hỏi phải sắp xếp lại cơ cấu hệ thống DNNN. Thứ tư, Trong điều kiện nền kinh tế xã hội phát triển, chính nền kinh tế thị trường đã làm bộc lộ sự hoạt động kém hiệu quả của nhiều DNNN, làm cho các doanh nghiệp này ngày càng trở thành gánh nặng cho nền kinh tế quốc dân. Thứ năm, Sự thay đổi quan điểm về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Cùng với tư tưởng tự do kinh tế người ta buộc phải xem xét lại vai trò của Nhà nước theo phương châm thị trường nhiều hơn, tự do kinh doanh nhiều hơn. Thêm vào đó, cùng với tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Nhà nước cần quản lý doanh nghiệp bằng một cơ chế phù hợp hơn. Từ đó đòi hỏi phải kiện toàn, sắp xếp lại cơ cấu khu vực nền kinh tế Nhà nước theo xu hướng giảm dần cơ chế “trói buộc” của Nhà nước. Xét từ hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh, các DNNN nói chung hoạt động kém hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chính xuất phát từ sự kém hiệu quả đó Nhà nước thường phải tài trợ, bao cấp thông qua cấp vốn, trợ giá, giảm nộp ngân sách để duy trì hoạt động của DNNN, duy trì sở hữu Nhà nước. Cuối cùng, Xuất phát từ những ưu điểm của công ty cổ phần so với DNNN, những mặt ưu điểm này quyết định đến tính hiệu quả trong quản lý và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với những lý do trên, quá trình CPH DNNN ở nước ta đã được thực hiện như một tất yếu khách quan trong hơn 15 năm qua. Nội dung cơ bản chủ trương CPH của Nhà nước ta. Nghị quyết Hội nghị TW Đảng lần thứ 3 (khoá IX) ra đời rất kịp thời với nội dung đúng đắn, thể hiện sự đúng đắn sáng suốt, kiên định đường lối - 29 -
  35. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - đổi mới theo định hướng XHCN, có tính lý luận sâu sắc phù hợp quan điểm của CN Marx – Lenin - phù hợp quy luật kinh tế và thực tiễn của cách mạng Việt Nam và mục tiêu: “Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Nghị quyết TW3 ra đời một lần nước khẳng định vị trí của DNNN trong nền kinh tế, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng thế và lực của đất nước làm cho DNNN chi phối được các ngành, các lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế, góp phần đưa đất nước ta hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết đồng thời cũng chỉ ra rõ những hạn chế nhiều mặt của DNNN. Đặt ra yêu cầu phải sắp xếp, chuyển đổi cơ cấu sở hữu, nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, với một quyết tâm rất cao và bước đi thích hợp. Trong đó phải áp dụng nhiều giải pháp: Vừa cơ cấu lại, sắp xếp lại DNNN, và cải cách quản lý và xây dựng lực lượng, tăng thêm năng lực sản xuất của doanh nghiệp về lao động, vốn, thiết bị, khoa học và công nghệ, trình độ và năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo. Khơi dậy mọi tiềm năng (lao động, vốn, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên ). Để phát triển bền vững làm cho kinh tế Nhà nước có được vị trí và sức mạnh quyết định, có vai trò định hướng. Muốn vậy, để cơ cấu lại DNNN tập trung vào các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, then chốt, địa bàn quan trọng, sản phẩm thiết yếu Nhà nước cần nắm giữ tư tưởng chỉ đạo phải kiên trì nguyên tắc phát triển kinh tế phải đi đôi với giữ vững, ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo đất nước. Phấn đấu và mục tiêu chính và định hướng XHCN, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Nghị quyết chỉ rõ phải thực hiện bằng được việc xã hội hoá, lao động sản xuất. Đa dạng hoá loại hình kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm xã hội. - 30 -
  36. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Mọi tổ chức cá nhân được phép kinh doanh những gì pháp luật không cấm. Huy động mọi thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất xã hội. Trong một mặt bằng, khuôn khổ pháp lý chung. Nhưng vẫn pảhi đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng vóc tương xứng với vai trò chủ đạo của DNNN. Đảng và Nhà nước ta coi trọng yếu tố con người. Mang tầm vóc trí tuệ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, với hàng nghìn năm lịch sử, do vậy đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nhằm đem lại hiệu quả kinh tế chung cho doanh nghiệp, cho đất nước và cho người lao động. Thành quả của những năm đổi mới, do đảng ta lãnh đạo đã chứng minh. Ngoài mục đích của dân tộc, Đảng ta không còn mục đích nào khác. Đổi mới, sắp xếp lại DNNN là để phát huy quyền làm chủ của doanh nghiệp lao động. Nâng cao quyền và trách nhiệm, trình tự chủ của doanh nghiệp, đồng thời phân định rõ quyền đại diện chủ sở hữu tài sản Nhà nước trong doanh nghiệp. Đồng thời làm rõ hai chức năng quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp SXKD. Cơ chế tự chịu trách nhiệm về SKXD cũng được làm rõ doanh nghiệp được tự huy động vốn và có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trụ vụ SXKD trên nguyên tắc có hoàn trả. Bỏ cơ chế xin và cho, chuyển theo hướng đầu tư tài chính vào doanh nghiệp, không lẫn lộn chức năng quản lý chính với chức năng kinh tế. Nghị quyết TW 3 là cơ sở, chỉ được động lực cho DNNN phát triển. Trong đó CPH DNNN là giải pháp có tình lý luận và tiến triển để DNNN thực sự là chủ đạo trong nền kinh tế, tạo điều kiện để người lao động tham gia quản lý doanh nghiệp thu hút được nguồn vốn của các nhà đầu tư. Nghị quyết 64, Nghị quyết 41/CP cùng các chính sách kinh tế, tài chính khác đã cụ thể hoá quan điểm đó của Đảng, sắp xếp, đổi mới, cơ cấu lại DNNN là ý Đảng và lòng dân chúng ta không có quyền do dự, phải xốc tới và giành lấy thắng lợi. - 31 -
  37. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - III. Kinh nghiệm quốc tế về CPH. 1. Kinh nghiệm CPH ở các nƣớc phát triển Quá trình CPH diễn ra mạnh mẽ, sôi động ngay từ đầu thập kỷ 80 và bắt đầu từ Anh, sau đó lan rộng ra hầu hết các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển như Pháp, Mỹ Tại những nước này, khu vực kinh tế quốc doanh được CPH và tư nhân hoá theo 4 hình thức chính sau: - Cổ phần của DNNN được bán thông qua thị trường vốn cho mọi người có nguyện vọng mua. - Khi gặp khó khăn về tài chính, doanh nghiệp cần bán đi một phần tài sản cho tư nhân và công ty tư nhân. - Bán cổ phần cho công nhân viên trong DNNN. - Bán xí nghiệp “ con” thuộc xí nghiệp “mẹ” hoặc bán từng bộ phận thuộc một ngành sản xuất chính. Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở Italia, Tây ban Nha, Pháp, thường là bán cho người nước ngoài. DNNN dùng số tiền đó mua cổ phần của công ty tư nhân chứng khoán. 2. CPH và tƣ nhân hoá các doanh nghiệp ở Đông Âu Ở các nước Đông Âu khi quan hệ sản xuất XHCN bị phá vỡ, CPH và tư nhân hoá DNNN được đẩy mạnh và ngày càng sôi động đặc biệt là các nước Liên Xô, Tiệp Khắc, Hungari, Đức, Ba Lan Các nước thực hiện bán doanh nghiệp cho tất cả các đối tượng không phân biệt người trong nước và người nước ngoài hoặc chuyển DNNN thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Một số chế độ ưu đãi dưới các hình thức: - Ưu tiên bán doanh nghiệp cho người lao động hoặc người quản lý. - Giảm giá bán cổ phần cho người lao động. - Bán chịu có thời hạn. - Được vay không tính lãi và trả góp trong một số năm để mua cổ phần. - Được miễn thuế thu nhập nếu đầu tư qua thị trường chứng khoán. - 32 -
  38. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - - Phần sở hữu còn lại của Nhà nước được bán theo cơ chế đấu giá thanh toán tiền mặt hoặc đấu thầu đầu tư. 3. Quá trình CPH ở Trung Quốc Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới và mở cửa (năm 1978), Trung Quốc đồng thời đã thực hiện những biện pháp cải cách hướng vào hoạt động của DNNN như: Mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất - kinh doanh, cổ phần hóa, xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại CPH DNNN ở Trung Quốc là một bộ phận của chương trình đa dạng hoá sở hữu ở Trung Quốc với những hỗ trợ sau: - Giao quyền sử dụng đất có hạn định. Các doanh nghiệp phải nộp một khoản phí nhất định khi tiến hành CPH DNNN. - Giúp các doanh nghiệp lành mạnh hoá tình hình tài chính thông qua việc cấp một phần vốn dự trữ cho các Ngân hàng để xoá một phần nợ không có khả năng thanh toán cho các doanh nghiệp gặp khó khăn; chuyển một phần nợ thành vốn góp cổ phần ở những doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu vốn. - Phát hành cổ phiếu thông qua các công ty chứng khoán, các công ty tài chính ( đối với số cổ phiếu bán ra ngoài). Cụ thể có đặc điểm như sau: 3.1 Xác định quan điểm CPH DNNN Trung Quốc dựa trên những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác để tiến hành CPH DNNN; coi CPH một bộ phận DNNN là một phần hữu cơ trong tổng thể đổi mới DNNN, luôn khẳng định đây là một con đường tìm kiếm một cơ chế kinh doanh có hiệu quả, chứ không phải là tìm kiếm các hình thức sở hữu khác nhau; đổi mới DNNN là khâu then chốt của cải cách kinh tế, coi tiền đề cải cách doanh nghiệp là xây dựng đồng bộ cơ chế thị trường. 3.2 Xác định mục tiêu CPH - Mở rộng hình thức sở hữu, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế thị trường; - Điều chỉnh lại vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước, nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động của DNNN; - 33 -
  39. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - - Định hướng năng lực hành chính của Nhà nước, giảm bớt tham nhũng và thói quen dựa dẫm vào Nhà nước, thay đổi mối quan hệ giữa những người quản lý hành chính với những người quản lý kinh tế; - Thương mại hoá hành vi quản lý, thay đổi lực lượng lao động, nâng cao thu nhập; - Tăng nguồn thu để trả nợ cho các mục đích khác, cân bằng ngân sách. 3.3 Xây dựng môi trƣờng pháp lý cho quá trình CPH. Trung Quốc rất chú trọng xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý cho quá trình CPH DNNN được thuận lợi, đồng thời với xây dựng và hoàn thiện toàn bộ môi trường cho sản xuất – kinh doanh nói chung. Trung Quốc đã thực hiện cổ phần hóa DNNN một cách sâu rộng bằng cách xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến sự vận hành của DN. Lần lựợt “Luật phá sản doanh nghiêp”, “Luật Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân”, “Điều lệ chuyển đổi cơ chế kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân”, “Các nguyên tắc tài chính doanh nghiệp”, “Điều lệ tạm thời về quản lý phát hành và giao dịch cổ phiếu, “Luật Lao động”, “Luật Công ty”, “Điều lệ quản lý đăng ký công ty”, “Luật Ngân hàng nhân dân Trung Quốc”, “Luật ngân hàng thương nghiệp”, “Luật xí nghiệp hương trấn” , đã được ban hành và đi vào cuộc sống của doanh nghiệp. Trong đó, hai văn bản có tầm quan trọng đặc biệt là “Luật Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân” và “Luật Công ty. “Luật Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân” được thông qua ngày 13/4/1998, đã quy định cụ thể về các quyền lợi của DNNN như: Cho phép DN tự sản xuất một số sản phẩm theo yêu cầu của thị trường; có quyền điều chỉnh vật tư được cung ứng theo kế hoạch; có quyền từ chối các nhiệm vụ sản xuất ngoài kế hoạch của các ban, ngành; có quyền tự tiêu thụ sản phẩm làm ra; có quyền lựa chọn đơn vị mua hàng Có thể thấy, “Luật Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân” đã đem lại cho các doanh nghiệp nhiều quyền tự chủ hơn trong sản xuất-kinh doanh, góp phần tháo gỡ các ràng buộc về mặt hành chính, trả doanh nghiệp - 34 -
  40. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - về đúng với vòng quay của thị trường. Để cụ thể hoá “Luật Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân”, ngày 23/7/1992, Trung Quốc đã ban hành “Điều lệ chuyển đổi cơ chế kinh doanh của các DN công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân” với nội dung không những tiếp tục nâng cao quyền tự chủ cho DN, mà còn phản ánh xu thế mới trong cải cách, đó là chuyển đổi cơ chế kinh doanh.2 3.4 Lựa chọn hình thức và phƣơng pháp CPH thích hợp để đạt đƣợc mục tiêu đã xác định. CPH ở Trung Quốc được tiến hành dưới 3 hình thức: - DNNN cùng các doanh nghiệp trong nền kinh tế tham gia nắm giữ cổ phiếu, hình thành công ty cổ phần. Hình thức này có lợi cho việc áp dụng hợp tác kinh tế theo chiều ngang, có lợi cho việc di chuyển hợp lý và kết hợp tối ưu các yếu tố sản xuất nên phát triển rất nhanh. - Bán cổ phiếu cho người lao động trong nội bộ doanh nghiệp. Hình thức này phát huy tốt vai trò làm chủ của người lao động, nhưng cũng nảy sinh mâu thuẫn giữa thu nhập trước mắt của họ với sự phát triển lâu dài của doạnh nghiệp. - CPH DNNN bằng cách phát hành công khai cổ phiếu ra xã hội. Trong đó, có doanh nghiệp trực tiếp phát hành cổ phiếu trên thị trường để tập trung vốn; có doanh nghiệp phát hành qua hệ thống ngân hàng. Trung Quốc tiến hành CPH DNNN theo thứ tự doanh nghiệp có quy mô nhỏ trước, quy mô vừa và lớn sau, gắn với hình thành tập đoàn công ty cổ phần. Theo quan điểm của Trung Quốc việc CPH các doanh nghiệp nhỏ rất dễ dàng vì quy mô, hoạt động cũng như dễ thống nhất trong nhận thức. Vả lại, CPH DNNN là một công việc mới mẻ, CPH ngay các doanh nghiệp lớn e không đủ kinh nghiệm cần thiết. Tiến hành CPH các doanh nghiệp nhỏ làm bài học kinh nghiệm để CPH các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Hiện 2 theo trang báo điện tử “Công nghiệp”. - 35 -
  41. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - nay Trung Quốc đang tiến hành cải cách DNNN theo phương châm “nắm lớn, buông nhỏ”. Trong chương trình sắp xếp lại các doanh nghiệp loại nhỏ Trung Quốc rất coi trọng hình thức chuyển một phần sở hữu Nhà nước thành kinh tế hợp tác sở hữu của tập thể công nhân viên chức (vẫn thuộc về kinh tế công hữu). Trung Quốc coi trọng hình thức công ty cổ phần mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp lớn, ngành kinh tế quan trọng, trụ cột. Trung Quốc coi đây là hình thức hợp lý để chắp nối mối quan hệ giữa Chính phủ và doanh nghiệp, giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân, là hình thức tổ chức có thể đưa các DNNN tham gia cạnh tranh quốc tế có hiệu quả, bảo vệ lợi ích quốc gia trên thị trường quốc tế. Trung quốc quy địng rõ loại DNNN cần CPH. Riêng các DNNN hoạt động trong ngành quốc phòng, dầu mỏ, năng lượng nguyên tử, hàng không, cấp nước, điện lực, bưu chính, đường sắt, tiền tệ, in giấy bạc, Nhà nước cần nắm giữ, không thực hiện CPH. Các loại doanh nghiệp khác đều được CPH, tuỳ tính chất ngành nghề mà quyết định tỷ lệ cổ phần của Nhà nước. Trong công nghiệp, Nhà nước có thể nắm giữ 25-30% cổ phiếu. 3.5 Thành lập cơ quan CPH và sở hữu cổ phần Nhà nƣớc. Cơ quan này thay mặt Chính phủ trực tiếp tổ chức, chỉ đạo việc tiến hành CPH, thẩm tra giá trị doanh nghiệp để đưa ra và tổ chức đấu thầu; giải quyết hậu quả sau khi CPH; quản lý phần vốn Nhà nước khi DNNN chuyển thành công ty cổ phần. Bên cạnh đó còn thành lập một mạng lưới các tổ chức tài chính để phục vụ CPH. Trung Quốc còn rất coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục thông qua nhiều hình thức để đi đến thống nhất nhận thức. 3.6 Xây dựng quy trình CPH và tuân thủ quy trình này. Quy trình CPH bao gồm: - Xác định danh sách các DNNN có đủ điều kiện CPH (kinh doanh có lãi, không nằm trong diện Nhà nước nắm 100% vốn); - Xác định thực tế tài sản doanh nghiệp; - 36 -
  42. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - - Tuyên truyền quảng cáo, hoàn thiện chính sách để mọi người nắm được thực chất hoạt động của doanh nghiệp và có quyết định mua cổ phiếu; - Lựa chọn phương thức bán cổ phiếu (bán rộng rãi cho công chúng hoặc cho đối tượng đã xác định, bán theo giá ưu đãi cho người lao động của doanh nghiệp, ). - Giải quyết các vân đề xã hội sau khi CPH. 3.7 Chính phủ chấp nhận một khoản chi phí cho trƣơng trình CPH DNNN Cần giải quyết tốt các vấn đề xã hội khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần, như vấn đề việc làm, tiền lương của người lao động, các phúc lợi xã hội, vấn đề lợi tức và thu nhập, v.v 3.8 Tốc độ của tiến trình CPH DNNN phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế thị trƣờng. Với nền kinh tế thị trường đã phát triển, thị trường chứng khoán đã đi vào nề nếp, khu vực kinh tế tư nhân đã mạnh thì quá trình CPH diễn ra đơn giản và thuận lợi hơn. Nói tóm lại, kinh nghiệm của Trung Quốc cho chúng ta cả những bài học thành công và không thành công, cả những vấn đề vướng mắc chưa giải quyết được. 4. Bài học rút ra cho Việt Nam Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, văn hoá, lịch sử Đặc biệt, trong thời hiện đại, Việt Nam cũng đã đi con đường phát triển kinh tế-xã hội mà Trung Quốc đã đi qua. Từ thực tiễn thành công trong cải cách DNNN ở Trung Quốc, Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm quý báu như: - Kinh nghiệm về khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho kinh tế Nhà nước. - Kinh nghiệm trong vấn đề quản lý tài sản nhà nước. - 37 -
  43. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - - Đa dạng hóa hình thức thực hiện của chế độ công hữu, đẩy mạnh cải cách quyền tài sản và cổ phần hóa DNNN. - Kết hợp chặt chẽ giữa cải cách với quản lý DNNN, giữa cải cách DNNN với điều chỉnh kết cấu và bố cục của kinh tế nhà nước. 4.1 Vận dụng kinh nghiệm quốc tế CPH vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam: Việc sắp xếp lại các DNNN ở Việt Nam gắn chặt với cơ chế quản lý và chính sách như cơ chế xuất nhập khẩu, vốn, thuế, tỷ giá, tín dụng và đầu tư Việc triển khai hình thành thị trường chứng khoán sẽ tạo điều kiện thúc đẩy CPH và sự năng động cho thị trường vốn của Việt Nam. 4.2 Thành lập cơ quan quản lý Nhà nƣớc chịu trách nhiệm về quá trình thực hiện CPH: Cơ quan này phải quản lý toàn bộ quá trình theo những quan điểm có tính chiến lược trong việc đánh giá, soạn thảo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh. 4.3 Vừa làm vừa rút kinh nghiệm thực hiện CPH: Quá trình vừa làm vừa điều chỉnh và vừa hoàn thiện trong công việc này tỏ ra thích hợp với cả Chính phủ đang cần thời gian để nắm bắt và kiểm soát cũng như công chúng đang cần có thời gian để tin vào sự ổn định lâu dài vào chính sách của Chính phủ. 4.4 Tạo môi trƣờng pháp lý cần thiết để thực hiện CPH: Đó là các bộ luật quan trọng để xác lập và ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra khuôn khổ pháp lý cho sự chuyển hoá và hoạt động của các doanh nghiệp được CPH và các công ty nói chung. 4.5 Cần lập kế hoạch tài chính cho quá trình thực hiện CPH Đối với nước ta, cũng cần có sự lường định những khoản phí tổn không thể cắt giảm được, nhất là vấn đề việc làm mới và đào tạo lại, bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp CPH, các vấn đề tư vấn, kiểm toán quảng cáo, môi giới đầu tư trong và ngoài nước đối với vấn đề CPH. - 38 -
  44. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC. I. Quá trình CPH và thực trạng ở Việt Nam Bên cạnh các biện pháp sắp xếp, tổ chức lại, sáp nhập, giải thể các DNNN để giảm bớt các doanh nghiệp kém hiệu quả, thua lỗ, Nhà nước chủ trương tiến hành đa dạng hoá sở hữu, chuyển một bộ phận DNNN thành công ty cổ phần, thực hiện chủ trương CPH DNNN. Chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần lần đầu tiên được đề ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khoá VII) tháng 11 năm 1991. Chủ trương này được tiếp tục khẳng định trong nhiều văn kiện tiếp theo của Đảng, như: Nghị quyết Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII), Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chủ đạo của DNNN ngày 17 tháng 3 năm 1995, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư (khoá VIII), Thông báo số 63-TB/TW ngày 4 tháng 4 năm 1997 của Bộ chính trị về tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc CPH DNNN. Trong quá trình thực hiện CPH các DNNN, những chủ trương chích sách của Đảng và Nhà nước cũng ngày càng hoàn thiện, cụ thể hoá mục tiêu, đối tượng và giải pháp nên tiến trình cổ phần hóa DNNN ngày càng được thuận lợi hơn. 1 Giai đoạn thí điểm (từ 1992 đến tháng 5/1996): 1.1 Cơ sở pháp lý để thực hiện CPH Chủ trương CPH đã được nêu tại Nghị quyết hội nghị Trung ương 2 - khoá VII, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Thông báo 63 TB/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết kỳ - 39 -
  45. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - họp thứ 10 - Quốc hội khoá VII ngày 26/12/1991, Nghị quyết kỳ họp thứ IV - Quốc hội khoá IX tháng 12/1993. Chính phủ (lúc đó là HĐBT) đã có quyết định 202/HĐBT ngày 8/6/1992 về việc: "tiếp tục thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần"; và Chỉ thị 84/TTg ngày 4/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc: "xúc tiến thực hiện thí điểm CPH DNNN và các giải pháp đa dạng hoá sở hữu DNNN", đây là những cơ sở pháp lý đầu tiên của Chính phủ hướng dẫn và thúc đẩy việc thực hiện thí điểm CPH DNNN. Về phía ngành tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 36/TC/CN ngày 7 tháng 5 năm 1993 hướng dẫn những vấn đề về tài chính trong việc thực hiện thí điểm CPH DNNN. Có thể nói chương trình CPH dnnn ở Việt Nam thực sự bắt đầu từ năm 1992. Những nguyên nhân chính của việc thực hiện CPH DNNN trong giai đoạn này: - Còn quá nhiều chính sách ưu đãi cho DNNN, đặc biệt là các chính sách tài chính, tín dụng. - Việc xử lý các tồn tại về tài chính trong doanh nghiệp chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, còn mang tính chất khoán trắng cho doanh nghiệp. - Chưa có các chính sách ưu đãi thoả đáng cho doanh nghiệp và người lao động ở các doanh nghiệp thực hiện CPH. - Việc định giá tài sản mang nặng tính chủ quan của người bán là Nhà nước, chưa xét đến nhu cầu và quyền lợi của người mua. 1.2 Triển khai CPH trong thực tế. Tiến trình thí điểm CPH DNNN trong giai đoạn này hết sức khó khăn và chậm chạp. Trong 5 năm, kể từ tháng 6/1992 đến tháng 5/1996 mới CPH được 5 doanh nghiệp thuộc 3 Bộ và 2 địa phương, đó là: - Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển (thuộc Bộ Giao thông) - Công ty cổ phần giày Hiệp An (thuộc Bộ Công nghiệp) - Công ty cổ phần chế biến thức ăn gia súc (thuộc Bộ Nông nghiệp) - 40 -
  46. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - - Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh) - Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (thuộc UBND tỉnh Long An). Đối với giai đoạn thí điểm này thì, hiệu quả của các doanh nghiệp đã được CPH được thể hiện rõ ràng, nhưng giai đoạn thí điểm đã tương đối kéo dài (khoảng 5 năm). Điều này có thể thấy rằng tư tưởng nhận thức của các DNNN về vấn đề CPH vẫn còn rụt rè hạn chế, thêm vào nữa, hệ tư tưởng của cán bộ công nhân viên chức trong khối DNNN đã khiến cho quá trình này kéo dài và sự chủ động của các Bộ ban nghành là chưa cao. 2. Thời kỳ mở rộng CPH (từ tháng 5/1996 đến tháng 6/1998): Cơ sở pháp lý nhằm mở rộng CPH Trong kết luận của Bộ Chính trị về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm năm 1996-2000 và năm 1996 (số 30-1 BBK/BCT ngày 12/9/1995) đã khẳng định CPH phải giữ vững định hướng XHCN và phải phân loại DNNN để CPH. Ngày 4/4/1997, Bộ Chính trị đã có thông báo số 63/TB-TW "triển khai tích cực, vững chắc việc CPH DNNN để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực để thúc đẩy DNNN làm ăn có hiệu quả, không phải để tư nhân hoá". Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 về việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Các bộ, ngành chức năng đã tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 28/CP. Nghị định 28/CP và Nghị định 25/CP đã thể hiện một bước sự thông thoáng trong việc CPH DNNN như vấn đề xác định mục tiêu, đối tượng, phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp CPH, hình thức CPH, chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động Với các cơ chế chính sách cởi mở và thông thoáng hơn, tiến trình CPH DNNN trong thời gian đó đã có những chuyển biến tích cực, chỉ trong vòng 2 - 41 -
  47. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - năm (từ 5/1996 đến tháng 6/1998) cả nước thực hiện CPH 25 DNNN (gấp 5 lần so với 5 năm thí điểm). Tuy nhiên, quá trình thực hiện CPH DNNN trong 2 năm nói trên cũng đã cho thấy hệ thống cơ chế chính sách về CPH DNNN biệt là cơ chế, chính sách về tài chính) ban hành kèm theo Nghị định 28/CP và Nghị định 25/CP cũng còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu để hoàn thiện về lựa chọn DNNN để CPH, hình thức CPH, xác định giá trị doanh nghiệp CPH, chính sách ưu đãi Thực tiễn triển khai đến các doanh nghiệp. Các tỉnh, thành phố, bộ, ngành và tổng công ty 91 đã đăng ký hơn 200 DN thực hiện CPH, chiếm trên 3% số DNNN. Tính đến đầu tháng 6 năm 1998 đã có 25 DNNN chuyển thành CTP trong đó tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn một số DN đang tiến hành CPH ở các bước xác định giá trị DN, kiểm toán, Quy mô các DN tiến hành CPH đợt này cũng lớn hơn so với giai đoạn thí điểm: 1 DN có vốn 120 tỷ đồng và 5 DN có vốn từ 10 tỷ trở lên (giai đoạn thử nghiệm chỉ có 1 DN lớn có số vốn là 16 tỷ đồng). Trong số 25 DN đã CPH có 1 DN Nhà nước không nắm giữ cổ phần là Công ty đầu tư sản xuất và thương mại Hà Nội. Trong số 24 công ty còn lại thì Nhà nước nắm giữ ít nhất là 10% và cao nhất là 60,62% số cổ phần của công ty. Cổ đông là người lao động trong công ty sở hữu từ 10 đến 70% số cổ phần, còn lại là cổ đông ngoài DN sở hữu. Việc thực hiện chậm chễ và ì iạch đã khiến cho chủ chương của Đảng và Nhà nước đưa ra chưa thực hiện được, khiến cho người dân giảm sự tin tưởng vào các chủ chương của Đảng. Đồng thời, với việc CPH chậm chạp khiến cho hiệu quả kinh tế của khu vực kinh tế Nhà nước vẫn kém hiệu quả không thúc đẩy được nhiều sự phát triển chung của nền kinh tế, vốn Nhà nước vẫn không được đầu tư có hiệu quả - 42 -
  48. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - 3. Thời kỳ đẩy mạnh CPH hay giai đoạn chủ động (từ tháng 7/1998 đến nay) Chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng (khoá VIII) tháng 12/1997: “Phân loại doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh, xác định danh mục loại doanh nghiệp cần giữ 100% vốn Nhà nước; loại DNNN cần nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối; loại DNNN chỉ cần giữ cổ phần ở mức thấp”. Ngày 29/6/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP thay cho Nghị định 28/CP ngày7/5/1996, các Bộ, ngành chức năng cũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn. Những đổi mới quan trọng trong Nghị định này được thể hiện về đối tượng CPH, về thẩm quyền quyết định CPH, về đối tượng bán cổ phần, về chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp CPH, về hình thức CPH, về xác định giá trị doanh nghiệp về quản lý và sử dụng tiền bán phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Nếu như trong 7 năm (từ 1992 đến 6/1998) cả nước mới CPH được 30 doanh nghiệp, thì chỉ riêng 6 tháng cuối năm 1998 đã CPH thành công 87 doanh nghiệp và trong năm 1999 đã triển khai công tác CPH ở trên 300 doanh nghiệp, trong đó đã hoàn thành việc chuyển thành công ty cổ phần 250 doanh nghiệp. Về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi thực hiện CPH: Theo báo cáo của Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương thì cả 370 doanh nghiệp sau CPH đều nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh thu bình quân của các doanh nghiệp tăng 30% so với năm trước, lợi nhuận và nộp ngân sách bình quân đều tăng gấp 2 lần so với trước khi CPH, về vốn tăng trưởng bình quân khoảng 15%/năm. - 43 -
  49. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp cũng tăng từ 1,5 đến 4 lần so với trước khi thực hiện CPH. Công ty cổ phần đã thu hút và giải quyết thêm việc làm cho người lao động ở trên địa bàn (số lao động trong các doanh nghiệp đã chuyển sang công ty cổ phần tăng khoảng 20% so với trước khi thực hiện chuyển đổi). Huy động được trên 1.000 tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước để phát triển sản xuất và giải quyết các chính sách xã hội cho người lao động. Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần thay thế Nghị định 44/1998/NĐ-CP với những đối mới cơ bản về mục tiêu CPH, về đối tượng áp dụng, xử lý những tồn tại về tài chính trước khi cổ phần hóa, cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp, việc bán cổ phần phát hành lần đầu chính sách đối với doanh nghiệp CPH, chính sách đối với người lao động, về phân cấp trong công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện CPH DNNN. Nghị định 64/CP đã giải quyết được nhiều vướng mắc trong Nghj định 44/CP. Thực tiễn kết quả CPH đã đạt đƣợc Hiện tại đã có 11/13 Bộ, 14/17 Tổng công ty 91, 53/61 tỉnh, thành phố đã có doanh nghiệp CPH. Đặc biệt một số Bộ, ngành, tỉnh, Tổng công ty 91 tích cực triển khai CPH như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Thái Bình, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty hàng hải, Tổng công ty Dệt-May,Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng công ty Than Việc thực hiện CPH có chuyển biến rõ rệt và đáng khích lệ từ khi có Nghị định 44/1998/NĐ-CP. Riêng nửa cuối năm 1998 đã CPH và đa dạng hoá sở hữu được 86 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp được chuyển đổi lên 116. - 44 -
  50. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, 02/2005, số doanh nghiệp CPH năm 1999 là 249 doanh nghiệp, gấp hơn 8 lần so với 7 năm trước cộng lại. Tổng số doanh nghiệp đã CPH đến thời điểm đó đã gấp hơn 12 lần so với cả thời kỳ thí điểm CPH. Năm 2005, có 754 DNNN và bộ phận DNNN hoàn thành CPH, đưa tổng số DNNN và bộ phận DNNN được CPH từ trước tới nay lên 2987 đơn vị, trong đó riêng 5 năm 2001 – 2005 CPH được 2407 đơn vị. Như vậy, trong giai đoạn 5 năm 2001 – 2005, số lượng DNNN được CPH đã bằng 80,4% tổng số DNNN CPH từ trước tới nay. Nếu chỉ tính trong 2 năm 2004 – 2005, đã CPH 1507 đơn vị bằng 58% tổng số đơn vị CPH. Qua đó cho thấy, kể từ khi có nghị quyết Trung ương 3, khoá IX (năm 2001) đến nay, công tác CPH DNNN đã có bước chuyển biến rõ rệt, đặc biệt những năm gần đây, tiến độ CPH DNNN càng được đẩy nhanh hơn. Trong số các DNNN đã được CPH, doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 5 tỷ đồng chiếm 56,1%, tập trung chủ yếu ở các ngành xây lắp, công nghiệp sản xuất, gia công hàng tiêu dùng, thương mại dịch vụ, chế biến nông sản thực phẩm do các địa phương quản lý. Doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ 5 – 10 tỷ đồng chiếm 24,4%. Còn lại là các doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng chiếm 19,5%. Những đơn vị đạt kết quả cao so với kế hoạch cổ phần DNNN là: Bộ Công nghiệp (143%), Bộ Xây dựng (125%), Tổng công ty Dệt May Việt Nam (133%), Tổng công ty Hoá chất Việt Nam (100%), tỉnh Hải Dương (116%), tỉnh An Giang (130%), tỉnh Thanh Hoá (120%), tỉnh Vĩnh Phúc (115%) Nói tóm lại, qua hơn 15 năm thực hiện CPH, đến hết năm 2005, chúng ta đã thành lập được 2987 công ty cổ phần trên cơ sở CPH DNNN và bộ phận DNNN. - 45 -
  51. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Kết quả thực hiện qua từng năm như sau: Năm Số lượng đơn vị Năm Số lượng đơn vị 1990 – 1992 không có 1999 250 đơn vị 1993 2 đơn vị 2000 212 đơn vị 1994 1 đơn vị 2001 204 đơn vị 1995 3 đơn vị 2002 164 đơn vị 1996 5 đơn vị 2003 532 đơn vị 1997 7 đơn vị 2004 753 đơn vị 1998 100 đơn vị 2005 754 đơn vị * Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, 02/2005 và số liệu thời báo kinh tế Việt Nam số 191 – 25/09/2006 Nhìn vào đồ thị dưới đây ta thấy được số lượng doanh nghiệp CPH từ năm 1999 đến năm 2005 đã tăng đáng kể. Mặc dù thời gian đầu, số lượng doanh nghiệp được cổ phần hoá mỗi năm còn ít song thời gian gần đây đã bắt đầu tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2003, con số này đã tăng đột biến. Điều này chứng tỏ trong những năm gần đây, tốc độ cổ phần hoá đã dần được đẩy mạnh. 800 700 600 500 400 300 200 100 0 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Biến động của số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa qua các năm - 46 -
  52. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Về thời gian thực hiện CPH, sau 15 năm đã rút ngắn đáng kể. Thời gian CPH một doanh nghiệp: Năm 2001 2002 2003 2004 Thời gian CPH 1 DN ( ngày ) 512 404 424 437 * Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, 02/2005 Số ngày để hoàn tất CPH một DNNN bình quân năm 2004 là 437 ngày. Trong đó, chia theo các giai đoạn cụ thể là: Số ngày Nội dung thực hiện Thành lập ban đổi mới DN - bắt đầu định giá 135 ngày Bắt đầu định giá – quy định giá trị DN 135 ngày Quy định giá trị DN – phê duyệt phương án CPH 66 ngày Phê duyệt phương án CPH - bắt đầu bán cổ phần 24 ngày Bắt đầu bán cổ phiếu – hoàn thành bán cổ phiếu 38 ngày Hoàn thành bán cổ phiếu - đại hội cổ đông 15 ngày Đại hội cổ đông – đăng ký kinh doanh 24 ngày Tổng cộng 437 ngày * Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Trung ương tháng 2/2005 Như vậy chỉ tính riêng từ khi thành lập Ban đổi mới doanh nghiệp đến khi xác định xong giá trị doanh nghiệp đã mất 270 ngày, chiếm quá nửa số thời gian cả quá trình CPH. Khâu đăng ký kinh doanh không có nội dung gì phức tạp cũng phải mất một thời gian quá dài. Nhưng đến nay khoảng thời gian này đã giảm từ bình quân 437 ngày/doanh nghiệp xuống còn khoảng 260 ngày, giảm 40%. - 47 -
  53. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, hình thức CPH phổ biến nhất là bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp phát hành thêm cổ phiếu (chiếm 43,4%), tiếp đó là bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp (26%), còn lại là bán toàn bộ vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (15,5%) và giữ nguyên vốn Nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu (15,1%). Trong số các doanh nghiệp đã CPH, ngành công nghiệp giao thông vận tải và xây dựng chiếm tỷ trọng 65,5%, thương mại – dịch vụ chiếm 28,7% và ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 5,8%. Nếu phân chia theo địa phương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chiếm 65,7%, bộ – ngành trung ương chiếm 25,8%, tổng công ty 91 chiếm 8,5%. Điều này dẫn tới thực trạng cơ cấu vốn và hình thức sở hữu của các doanh nghiệp CPH hiện nay là: Nhà nước nắm giữ 46,3% vốn, người lao động 29,6% và cổ đông bên ngoài 24,1% vốn điều lệ. Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (từ 50% vốn điều lện trở lên) đối với 33% doanh nghiệp đã CPH hiện nay. * Cơ cấu doanh nghiệp CPH theo lĩnh vực hoạt động và theo địa phương Số lượng các DNNN được CPH giữa các lĩnh vực, giữa các địa phương không giống nhau mà có sự khác biệt tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động và tuỳ theo từng địa phương. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự quan tâm của địa phương về vấn đề này, số lượng DNNN ở địa phương - 48 -
  54. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Bảng phân loại các doanh nghiệp đã CPH tính đến hết năm 2004 Tiêu chí phân loại Số lượng DNNN CPH Tỷ lệ (%) 1. Theo lĩnh vực Công nghiệp - Giao thông - Xây dựng 1.469 65,5 Thương mại - Dịch vụ 643 28,7 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 130 5,8 Tổng 2.242 100 2. Theo địa phương Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW 1.473 65,7 Bộ, ngành TW 578 25,8 Tổng công ty 91 191 8,5 Tổng 2.242 100 * Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Trung ương tháng 2/2005 Có thể thấy tiến trình CPH DNNN đã được tập trung vào thời kỳ vài năm trở lại đây, sau khi đã có các Nghị quyết Trung ương 3, 4 khoá IX. Để triển khai thực hiện các Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 104 đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN, sẽ cổ phần hóa 2053 trong tổng số 4724 DNNN (năm 2002). Theo số liệu thực tế, trong năm 2001 đến hết năm 2004 đã CPH được 1654 DNNN, đạt trên 80% so với nhiệm vụ của các đề án được phê duyệt. Từ số liệu ở bảng trên, ta có đồ thị như sau: 6% CN-GT-XD 29% TM-DV NN-LN-NN 65% Cơ cấu số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá phân theo lĩnh vực hoạt động - 49 -
  55. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Đồ thị này cho thấy số lượng doanh nghiệp CPH được phân bổ theo các lĩnh vực hoạt động là không giống nhau. Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa trong các lĩnh vực Công nghiệp – Giao thông – Xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 65 % cho thấy việc tiến hành CPH trong các lĩnh vực này được thực hiện khá tốt. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp CPH trong lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp chỉ đạt khoảng 6 % trên tổng số, chiếm tỷ trọng thấp nhất. Cũng theo bảng trên, ta thấy 9% Tinh, TP truc thuoc TW 26% Bo, nganh TW Tong cong ty 91 65% Cơ cấu số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá phân theo địa phương Nhìn vào đồ thị ta thấy được sự phân bố doanh nghiệp CPH giữa các địa phương. Cụ thể là số doanh nghiệp được CPH tại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW chiếm tỷ trọng 65 %, tại các bộ, ngành TW chiếm 26 % và tại Tổng công ty 91 chiếm 9 %. Điều này cho thấy việc tiến hành CPH DNNN tại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW đã được thực hiện khá tốt. Còn tại Tổng công ty 91, việc thực hiện chủ trương này còn chậm. * Cơ cấu doanh nghiệp cổ phần hoá theo quy mô vốn Nghị quyết TW 9 đã có chủ trương mở rộng quy mô và diện doanh nghiệp cổ phần hoá nên đã triển khai trên thực tế cổ phần hoá một số doanh nghiệp quy mô lớn, có giá trị doanh nghiệp lên tới hàng tỷ đồng, vốn Nhà nước hàng trăm tỷ đồng như Công ty sữa Việt Nam ( giá trị doanh nghiệp - 50 -
  56. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - 2.500 tỷ đồng, vốn Nhà nước 1.500 tỷ đồng ), nhà máy Thuỷ điện Sông Hinh – Vĩnh Sơn ( giá trị doanh nghiệp 2.114 tỷ đồng, vốn Nhà nước 1.253 tỷ đồng ), Công ty Bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh ( giá trị doanh nghiệp 1.311 tỷ đồng, vốn Nhà nước 650 tỷ đồng ) Mặc dù vậy, các doanh nghiệp được cổ phần hoá vẫn là những đơn vị có quy mô nhỏ và vừa, vốn một doanh nghiệp thường dưới 5 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở các ngành thi công xây lắp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thương mại dịch vụ, chế biến nông phẩm do các địa phương quản lý. Quy mô vốn Nhà nước của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa Quy mô vốn Nhà nước Số lượng DNNN cổ phần hóa Tỷ lệ (%) Dưới 5 tỷ đồng 1.327 59,2 Từ 5 – 10 tỷ đồng 500 22,3 Trên 10 tỷ đồng 415 18,5 * Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Trung ương tháng 2/2005 Như vậy, cổ phần hóa đối với doanh nghiệp lớn còn nhiều khó khăn do những vướng mắc về cơ chế chính sách như sự vướng mắc về mặt pháp lý khi tiến hành cổ phần hoá và sự khó khăn trong định giá tài sản của doanh nghiệp. Cổ phần hoá đã tạo ra loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, bao gồm Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp. Tính chung kết quả cổ phần hoá trong thời gian qua trong tổng số vốn điều lệ của mỗi công ty, Nhà nước nắm giữ 46,5%, tương ứng với 10.792 tỷ đồng, người lao động trong doanh nghiệp nắm giữ 38,1%, tương ứng với 8.847 tỷ đồng và cổ đông ngoài doanh nghiệp nắm giữ 15,4%, tương ứng với 3.564 tỷ đồng. - 51 -
  57. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Từ số liệu ở bảng trên, ta có được đồ thị: 19% 10 ty 22% 59% Cơ cấu số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá phân theo quy mô vốn Nhà nước Đồ thị này cho chúng ta thấy số lượng DNNN được CPH trong thời gian qua chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô vốn Nhà nước ít, chủ yếu là dưới 5 tỷ đồng ( chiếm tới 59 % ). Số lượng các doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng còn chiếm tỷ trọng quá thấp ( chỉ có 19 % ). Đây là nguyên nhân vì sao mặc dù số lượng doanh nghiệp được CPH của chúng ta khá lớn song số vốn Nhà nước được CPH lại rất nhỏ. Cơ cấu vốn này có sự khác biệt khá rõ giữa số doanh nghiệp ở các bộ, ngành và địa phương. Điều này thể hiện qua Bảng sau. Cơ cấu vốn trong doanh nghiệp 1 2 3 4 Bộ Giao thông Bộ xây TP Hà TP Hồ Chí vận tải dựng Nội Minh Số DN được CPH 81 163 157 182 Tỷ lệ vốn nắm giữ (%) - Nhà nước 53 49 30,4 27 - Người LĐ trong DN 40 25 55,4 55 - Cổ đông ngoài DN 7 26 14,2 18 - 52 -
  58. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - * Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Trung ương tháng 2/2005 * Cơ cấu doanh nghiệp theo hình thức cổ phần hoá Các hình thức cổ phần hóa theo quy định đều đã được áp dụng trong cổ phần hóa các DNNN. Trong đó, hình thức chủ yếu là bán bớt một phần vốn của Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Các hình thức cổ phần hoá DNNN Số lượng Tỷ lệ ( Hình thức cổ phần hoá DN % ) 1. Giữ nguyên vốn Nhà nước và phát hành thêm cổ 339 15,1 phiếu 2. Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại Doanh 583 26,0 nghiệp 3. Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại Doanh 973 43,4 nghiệp kết hợp phát hành thêm cổ phiếu 4. Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại Doanh 347 15,5 nghiệp Tổng cộng 2.242 100,0 * Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Trung ương tháng 2/2005 Từ số liệu ở bảng trên, ta có đồ thị: 15% Ban mot phan von nha nuoc ket hop phat hanh co phieu 44% Ban mot phan von nha nuoc 15% Ban toan bo von nha nuoc Giu nguyen von nha nuoc va phat hanh them co phieu 26% Cơ cấu số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá phân theo hình thức tiến hành CPH - 53 -
  59. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - Nhìn vào đồ thị ta thấy hình thức cổ phần hoá chủ yếu là hình thức bán một phần vốn nhà nước kết hợp phát hành cổ phiếu ( chiếm khoảng 44 % ). II. Những mặt đƣợc và những mặt chƣa đƣợc của quá trình CPH DNNN ở nƣớc ta trong thời gian qua Đổi mới, sắp xếp và phát triển DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương này đã được triển khai thực hiện trong gần 20 năm qua. Mặc dù có những thăng trầm nhưng đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận. CPH DNNN là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta thì sau 15 năm triển khai thực hiện chúng ta đã đạt được những hiệu quả nhất định nhưng nhìn chung tiến độ cổ phần hóa còn khá chậm, nhất là ở các doanh nghiệp quy mô lớn, trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Theo nội dung Báo cáo tình hình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Việt Nam tại phiên họp thứ 43 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 21/9/2006. Báo cáo nêu rõ: Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001, số lượng DNNN được CPH tăng đáng kể, nhưng nhìn chung việc triển khai còn chậm. Tính đến 31/12/2005, cả nước mới CPH được 2987 DNNN. Số doanh nghiệp được CPH tăng nhiều, nhưng số vốn mới chiếm 12% tổng số vốn trong các DNNN; nếu trừ đi phần vốn Nhà nước còn giữ lại gần 50% trong các doanh nghiệp CPH, thì thực chất tỷ lệ trên chỉ chiếm khoảng 6%. So với mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX thì còn chậm, nhất là các doanh nghiệp có qui mô lớn, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tiến độ CPH không đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương; một số bộ, ngành chưa hoàn thành theo đề án đã được phê duyệt Qua hơn 15 năm triển khai, chủ trương CPH DNNN đã đạt được những hiệu quả về kinh tế, chính trị, xã hội nhất định, tạo sự rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của từng thành phần sở hữu, từng cổ đông; xoá bỏ cơ chế phân phối bình quân; hình thành phương thức phân chia lợi nhuận theo tỷ - 54 -
  60. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - lệ góp vốn, giảm được sự can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý Nhà nước; tạo cơ chế quản lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm thúc đẩy doanh nghiệp năng động hơn; tạo cơ sở pháp lý và vật chất để người lao động xác lập và nâng cao vai trò làm chủ, gắn bó máu thịt với doanh nghiệp. Kết quả nổi bật của CPH là năng lực cạch tranh của các DNNN được nâng lên đáng kể. Họ phải tự tìm kiếm cơ hội, đối tác kinh doanh, chủ động đổi mới công nghệ, tiết kiệm tối đa các chi phí để tăng doanh thu. CPH cũng đã huy động thêm vốn của xã hội đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Dưới góc độ phân công lao động trong xã hội, CPH đã thực sự giải phóng sức lao động từ chỗ đông mà không mạnh, ỷ lại, dựa dẫm, thụ động chuyển sang chủ động tích cực hơn trong nền kinh tế nhiều thành phần với thái độ đầy đủ hơn, trách nhiệm hơn, góp phần tăng thu nhập cho xã hội, cho Nhà nước và cho người lao động. CPH là vấn đề hệ trọng và khá nhạy cảm, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, được quốc tế ủng hộ và chúng ta đã thu được một số kết quả, tuy nhiên tiến độ còn chậm, chất lượng CPH chưa đồng đều ở 3 giai đoạn, điều day dứt nhất vẫn là vấn đề xác định giá trị tài sản không chính xác làm thiệt hại lớn cho Nhà nước Cần phải có đánh giá cụ thể về nộp ngân sách cho Nhà nước là bao nhiêu khi bán cổ phần , để có chính sách thuế, hoặc ưu đãi cho những doanh nghiệp đã CPH làm ăn tốt; vấn đề nợ cũng là vấn đề cần phải bàn, nhất là nợ xấu khó đòi đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Cần có giải pháp khả thi để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN.3 1. Đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc của quá trình CPH 3 theo báo điện tử “Đảng Cộng sản Việt Nam”. - 55 -
  61. - Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước - CPH DNNN là một chủ trương lớn của Đảng, một nội dung cơ bản và quan trọng nhất của tiến trình đổi mới hệ thống DNNN. Hơn 15 năm qua, kể từ năm 1992 đến nay, CPH DNNN đã đem lại những kết quả rõ rệt. Cụ thể là: - Về số lượng DNNN được cổ phần hóa. Chủ trương CPH DNNN đã được thí điểm từ trước năm 1992, thực hiện từ năm 1993, được triển khai mạnh từ năm 1998 và đẩy mạnh hơn từ năm 2003. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đề ra phải rà soát và thu hẹp hơn nữa diện các DNNN giữ 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối, tập trung vào một số ngành và lĩnh vực then chốt thật sự cần có vai trò của kinh tế Nhà nước; đẩy mạnh CPH DNNN, mở rộng diện các DNNN CPH, kể cả những doanh nghiệp lớn và một số tổng công ty kinh doanh có hiệu quả. Nhờ đó, từ năm 1992 đến hết năm 2005, trên phạm vi cả nước đã cổ phần hóa được 2987 DNNN và bộ phận DNNN. - Về vấn đề cơ cấu lại DNNN Việc hoàn thành CPH 2987 DNNN không chỉ đơn thuần là giảm được số lượng DNNN mà còn để DNNN có được bước cơ cấu lại quan trọng. Từ chỗ DNNN rất phân tán, dàn trải trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, đã tập trung vào hơn 39 ngành, lĩnh vực then chốt của ngành kinh tế, trong đó nhiều ngành, lĩnh vực, DNNN cần chi phối để Nhà nước làm công cụ điều tiết vĩ mô. Quy mô vốn của DNNN sau CPH cũng được tăng lên đáng kể. Vốn bình quân của một công ty cổ phần khoảng 24 tỷ đồng (năm 2001) đến năm 2004 đã tăng lên đến 63,6 tỷ đồng. Tỷ trọng các doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 5 tỷ đồng giảm đáng kể và đến nay hầu như không còn công ty cổ phần có vốn Nhà nước dưới 1 tỷ đồng. Tài chính doanh nghiệp được lành mạnh hoá hơn một bước thông qua việc cơ cấu lại các khoản nợ; xử lý tài sản là vật tư, hàng hoá ứ đọng, tồn kho - 56 -