Khóa luận Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng-Định hướng khai thác phát triển du lịch

pdf 146 trang huongle 1640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng-Định hướng khai thác phát triển du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_gia_tri_van_hoa_cua_mot_so_nha_tho_cong_giao_hai_p.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng-Định hướng khai thác phát triển du lịch

  1. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Lời cảm ơn. Làm khóa luận tốt nghiệp là một vinh dự và cũng là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi sinh viên trước khi tốt nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp được nhìn nhận như một: “ công trình khoa học đầu tay” của mỗi sinh viên. Vì qua đây mỗi người thể hiện được sự quan tâm của mình đến lĩnh vực thuộc ngành học mà bản thân tâm đắc nhất. Để hoàn thành được khóa luận đòi hỏi nỗ lực cố gắng hết sức của bản thân mỗi sinh viên, sự giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn. Là một sinh viên được làm khóa luận tốt nghiệp của ngành văn hóa du lịch khóa 11. Em xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Dân Lập Hải Phòng, các thầy cô trong khoa Văn hóa Du lịch đã tạo điều kiện tốt nhất giúp chúng em có cơ hội được trình bầy quan điểm và thành quả nghiên cứu của mình thông qua bài khóa luận tốt nghiệp. Em xin kính chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, công tác tốt. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Th.S Vũ Thị Thanh Hương – người đã định hướng đề tài, tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài khóa luận. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới các cha, các sơ cùng các anh chị cô chú đang làm việc tại nhà thờ Chính tòa Hải Phòng( số 46 Hoàng Văn Thụ), nhà thờ Nam Am( xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) và nhà thờ Hội Am( xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp thông tin giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình hoàn thành khóa luận nhưng do còn hạn chế về trình độ và kiến thức nên những khiếm khuyết trong đề tài khóa luận là không thể tránh khỏi. Kính mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô để cho bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 1
  2. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người.Trong quá trình tồn tại và phát triển tôn giáo đã có rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống cũng như phong tục tập quán của mỗi quốc gia, dân tộc. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo có 6 tôn giáo lớn đang tồn tại trên đất nước ta: Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, Hồi Giáo. Trong đó Thiên Chúa giáo là một trong những tôn giáo lớn ở nước ta với hàng chục triệu tín đồ tin theo. Thiên Chúa giáo hay còn được gọi là Công Giáo là một loại hình tôn giáo được du nhập từ nước ngoài vào và đã có rất nhiều ảnh hưởng đến phong tục tập quán cũng như bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Kể từ khi được truyền giáo vào Việt Nam cho đến nay Công Giáo đã tồn tại trên 400 năm, đã có chỗ đứng nhất định trong văn hóa Việt Nam và có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam. Công giáo đã góp phần tạo ra một loại hình chữ viết mới ở Việt Nam đó là chữ Quốc ngữ. Không chỉ vậy sự du nhập của Công Giáo vào Việt Nam còn mang lại rất nhiều thành tựu về khoa học kỹ thuật như: kỹ thuật in và kỹ thuật xây dựng kiến trúc nhà thờ của phương Tây. Trong quá trình truyền bá và du nhập Công Giáo vào Việt Nam thì giáo phận Hải Phòng vinh dự là nơi được truyền đạo đầu tiên. Năm 1553 một giáo sĩ người Tây dương tên là I – NE- KHU đã đi theo đường biển và lén truyền đạo vào địa phận làng Ninh Cường, làng Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy- Nam Định thuộc khu giáo Bùi Chu lúc đó là một phần của địa phận Đông Đàng Ngoài. Năm 1924 địa phận Đông Đàng Ngoài đã được Tòa thánh cho phép đổi tên thành giáo phận Hải Phòng. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 2
  3. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay còn lưu giữ rất nhiều các công trình kiến trúc liên quan tới Công Giáo đó là các nhà thờ, nhà xứ, nhà nguyện mang một nét phong cách kiến trúc riêng biệt. Chính các nhà thờ này cùng với tài nguyên du lịch sẵn có của Hải Phòng đã tạo nên nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn độc đáo. Nhưng trên thực tế việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này phục vụ cho hoạt động du lịch của thành phố vẫn chưa được chú trọng và quan tâm đầu tư đúng mức đã gây nên tình trạng lãng phí và làm giảm sức hấp dẫn của nguồn tài nguyên mới này. Chính vì những lý do trên em đã quyết định chọn đề tài: “Giá trị văn hóa của một số nhà thờ Công Giáo tại Hải Phòng – Định hướng khai thác phục vụ du lịch” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu. Tìm hiểu về các nhà thờ Công Giáo tại Hải Phòng nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch. Thực trạng khai thác các nhà thờ đó trong hoạt động du lịch. Đề ra một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các nhà thờ này phục vụ cho hoạt động du lịch tại Hải Phòng. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Vấn đề Công Giáo ở Việt Nam đã được rất nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Năm 2001 nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội đã cho xuất bản cuốn sách: “ Nghi lễ và lối sống Công Giáo trong văn hóa Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Hồng Dương. Năm 2003 nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội đã xuất bản cuốn: “ Nhà thờ Công Giáo Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Hồng Dương. Đến 2004 nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh đã cho xuất bản quyển: “ Nhà thờ Công Giáo ở Việt Nam, kiến trúc – lịch sử”. Hai cuốn sách trên đã mạnh dạn đưa lĩnh vực kiến trúc của các nhà thờ Công Giáo vào trong quá trình nghiên cứu của mình. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 3
  4. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Ngoài ra năm 2004 Linh mục Nguyễn Ngọc Sơn cùng với 2 tác giả là Phạm Thị Thanh Huyền và Nguyễn Phúc Kim đã nghiên cứu và viết lên cuốn: “ Giáo hội Công Giáo Việt Nam. Niên giám 2004”. Năm 2007 Tòa Giám Mục Hải Phòng đã cho xuất bản cuốn “ Lịch sử giáo phận Đông Đàng Ngoài hay Giáo Phận Hải Phòng” của Linh mục Đa Minh Nguyễn Thanh Thảo. Tài liệu trên đã bước đầu nghiên cứu về tình hình Công Giáo ở Hải Phòng. Năm 2008 tác giả Đỗ Quang Chính đã cho ra đời cuốn: “ Tản mạn lịch sử giáo hội Công Giáo Việt Nam”.Linh mục Trần Phúc Long với sự giúp đỡ của quốc nội và hải ngoại đã cho xuất bản cuốn sách: “25 giáo phận Việt Nam”. Tất cả những cuốn sách trên đều nghiên cứu chung về tình hình công giáo ở Việt Nam, ảnh hưởng cũng như tác động của nó tới đời sống, văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên những tài liệu trên chỉ là những nghiên cứu chung về các nhà thờ tiêu biểu trong cả nước chứ không tập trung nghiên cứu trên bất kỳ một địa bàn cụ thể nào trong cả nước. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số nhà thờ Công Giáo tại Hải Phòng. Phạm vi nghiên cứu trên toàn địa bàn thành phố cả nội thành và ngoại thành. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 4
  5. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thực địa: Quá trình thực địa giúp sưu tầm thu thập tài liệu, nhằm nhận được thông tin xác thực cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu cho việc hoàn thiện đề tài . Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp: Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 6. Kết cấu của khóa luận. Khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về Công giáo và Công giáo ở Việt Nam Chương 2: Nhà thờ Công giáo ở Việt Nam và một số nhà thờ Công giáo ở Hải Phòng Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác phát triển du lịch tại một số nhà thờ Công giáo ở Hải Phòng Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 5
  6. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM 1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của Công Giáo trên thế giới 1.1.1: Sự ra đời và truyền bá Công Giáo trong thời cổ đại 1.1.1.1: Tiền đề kinh tế xã hội và tư tưởng Công Giáo hay còn có tên gọi khác là Đạo Kito - là từ viết tắt của tên người sáng lập ra tôn giáo này là Jesus Christo và Đạo Kito phiên âm sang tiếng Hán - Việt còn có tên là Đạo Cơ Đốc. Đạo Kito ra đời vào thế kỷ thứ I với tư cách là một tôn giáo của những người nô lệ, những người được phóng thích thuộc các dân tộc bị đế chế La Mã chinh phục. Đạo Kito ra đời ở vùng Palextin thuộc các tỉnh miền Đông của đế quốc Roma cổ đại. Có thể nói những thế kỷ đầu Công nguyên thì Roma đã trở thành một đế quốc hùng mạnh, một đế quốc được thiết lập bằng chiến tranh chinh phục và dựa trên nền tảng của chế độ chiếm nô. Trong thời kỳ này giai cấp thống trị chủ nô đã đặt được ách thống trị trên phạm vi toàn đế quốc, nền kinh tế đại điền trang đặc biệt phát triển mạnh mẽ, ách thống trị của giai cấp quý tộc chủ nô đối với dân chúng ngày càng mạnh mẽ. Nô lệ và dân nghèo trên đế quốc Roma phải sống một cuộc đời khổ cực. Hàng triệu nô lệ và dân nghèo là một lực lượng đáng gờm đối với chính quyền chủ nô và họ đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa. Đáng kể là các cuộc khởi nghĩa năm 136 - 132 TCN và cuộc khởi nghĩa năm 104 - 99 TCN trên đảo Xirin. Lớn hơn cả là cuộc khởi nghĩa do Xpactacuxo lãnh đạo năm 73 - 71 TCN. Sau Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 6
  7. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch khi các phong trào đó thất bại trong quần chúng nhân dân nảy sinh tâm trạng bi quan, chán nản. Chính trong tâm trạng tuyệt vọng đó quần chúng lao khổ hướng tới một sự giải thoát và trông chờ vào sự giúp đỡ của lực lượng siêu nhiên - một vị thần hay một Đấng Cứu Thế có thể đánh đổ đế quốc Roma, giải phóng nô lệ và dân nghèo khỏi ách thống trị, xây dựng một vương quốc công bằng bình đẳng. Kito giáo đã ra đời trong hoàn cảnh xã hội như thế. Do vậy ở buổi đầu “Kito giáo là tôn giáo của những người nô lệ, của những người tự do, của những người dân nghèo khổ và những dân tộc không có quyền, bị nô dịch hay bị Roma hóa”. Xét về nguồn gốc triết học: Sự xuất hiện của đạo Kito còn dựa trên nền tảng tiết học của Hi Lạp và Roma cổ đại với hai đại biểu là Xeneco(Roma) và Philong(người gốc Alecxandori). Các ông đại diện cho trường phái duy tâm khắc kỷ. Quan điểm tư tưởng chung của hai ông là kêu gọi con người rời bỏ việc nhận thức thế giới hiện thực, ca ngợi thần thánh và sự duy tâm thần bí, khuyên con người sống nhẫn nhục chịu đựng nơi trần thế, phục tùng số mệnh và chờ đợi một cuộc sống tốt đẹp nơi thiên đàng. Đó chính là cơ sở tư tưởng lý luận cho sự ra đời và sự hình thành giáo lý của Đạo Kito . Cùng với cơ sở xã hội và triết học nói trên, Kito giáo ra đời còn dựa trên cơ sở thần học Do thái. Những tín điều được nêu trong kinh thánh của đạo Do thái đều được nói tới trong kinh thánh của Kito giáo. Có thể nói giáo lý cơ bản của Kito giáo giữ nguyên hoặc phát triển những tín điều của đạo Do thái. Ngoài việc dựa vào nền thần học Do thái và tư tưởng triết học duy tâm Hi Lạp, Roma để xây dựng một giáo lí hoàn chỉnh, Kito giáo ra đời còn được chuẩn bị bởi sự hòa trộn nhiều yếu tố của tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán của các dân tộc ở khắp các vùng trong đế quốc, đặc biệt là của các dân tộc vùng Trung Cận Đông. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 7
  8. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Có thể khẳng định rằng tuy Kito giáo sử dụng nhiều yếu tố triết học, thần học, phong tục tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc trong đế quốc Roma để xây dựng giáo lí của mình, song trong quá trình hình thành và hoàn thiện Kito giáo đã chọn lọc, cải biên và gạt bỏ những yếu tố tín ngưỡng của địa phương không thích hợp cố gắng tạo ra những nét chung mang tính phổ cập đáp ứng với xu thế thờ độc thần, phù hợp với lòng mong đợi của các dân tộc khác nhau về một Đấng Cứu Thế. 1.1.1.2. Sự ra đời và truyền bá đạo Kito Có thể khẳng định rằng Kito giáo là một hiện tượng lịch sử. Đạo Kito bắt nguồn từ một nhân vật có thật trong lịch sử, đã sinh ra, sống và chết tại xứ Paletin(Do thái). Đó là một xứ sở nhỏ bé nằm ở chỗ tiếp giáp 3 châu Á - Phi - Âu, giao điểm của nhiều nền văn minh. Đức Giesu sinh tại thành Bethelem, thuộc chủng tộc Isarael. Ngài là con của Đức bà Đồng trinh Maria, sau ngài sống ở thành Nazareth. Tới tuổi 30 Ngài bắt đầu truyền giáo ở Gierudalem, ngài tuyên truyền tư tưởng bình đẳng, tố cáo tội ác của giai cấp thống trị chủ nô đương thời. Những lời giao rảng ấy đã đáp ứng được nguyện vọng và trở thành niềm an ủi của nô lệ và nhân dân lao động nghèo khổ lúc bấy giờ. Vì thế có rất nhiều người đi theo Ngài và tôn Ngài làm giáo chủ của mình. Trước tình hình đó các thầy tu cao cấp của đạo Do thái, đại biểu của giai cấp quý tộc chủ nô đã bài xích Giesu, cho rằng ngài là người gieo rắc dị đoan. Ngài bị chính quyền Roma kết tội và hành hình, đóng đinh trên thánh giá chữ thập Gierudalem. Lúc đó Giesu mới 33 tuổi. Sau khi bị hành hình, ngài được các môn đệ chôn cất trong hang đá. Sau 3 ngày người ta thấy hang đá trống rỗng. Giesu đã sống lại ở với các môn đệ thêm 40 ngày rồi mới về trời. Trước khi về trời ông đã lập ra 7 phép bí tích để Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 8
  9. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch loài người được hưởng ân huệ của Thiên Chúa. Từ đấy về sau 7 phép bí tích được coi là những nghi lễ chính của đạo Kito. Truyền thuyết Kito giáo còn kể lại rằng trong khi đi giao rảng tin mừng, Giesu có 12 môn đệ luôn sống bên cạnh. Giesu gọi họ là “những người được sai đi” còn gọi là thiên sứ mà ta dịch là Tông đồ. Chính họ đã có công ghi lại lời ngài để có Kinh Thánh. Sau khi sống lại và trước khi trở về trời ngài đã ủy thác sứ mệnh cho các Tông đồ. Chỉ trong vài năm Kito giáo đã bành trướng từ Palextin tiến sâu vào nội địa 3 châu Á, Âu, Phi. Trong 4 thế kỷ đầu đạo Kito đã bao trùm khắp vùng Địa Trung Hải, toàn bộ đế quốc La Mã. Kito giáo đã thiết lập được 3 khu vực văn hóa lớn: Latinh phương Tây, khu vực đông phương Hy Lạp và khu vực Xyri. Kito giáo tiếp thu cái thực dụng La Mã, cái duy lý của Hy Lạp và cái khổ hạnh của đạo Xyri. Từ 3 trung tâm trên Kito giáo đã lan sang miền Lưỡng Hà Ba Tư rồi Ấn Độ đồng thời tràn qua Alexandri và vùng Bắc Phi. 1.1.2. Kito giáo thời Trung đại(thế kỉ V - XVI) 1.1.2.1. Thế kỉ V- X Sau khi đế quốc Tây Roma sụp đổ, các bộ tộc Giecman lần lượt lập nên những vương quốc riêng của mình. Lợi dụng tình hình không ổn định về chính trị ở xã hội Tây Âu, Giáo hội Kito tìm mọi cách mở rộng ảnh hưởng bằng việc thâm nhập vào các tộc người này, trước hết là các tộc người Phorang. Giáo hội Kito đã ủng hộ Saclomanho đánh chiếm hầu hết các nước Tây Âu. Đổi lại những ân huệ và sự ủng hộ mà Giáo hội đã giành cho mình, Saclomanho ngoài việc để cho Giáo hội chiếm giữ một khối lượng đất đai lớn, còn giúp giáo hội thu gom của cải từ mọi nguồn khác nhau. Có thể nói rằng dưới thời cầm quyền của Saclomanho, Giáo hội giàu lên một cách nhanh chóng về mặt vật chất và uy tín của Giáo hoàng, giáo sĩ được đề cao. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 9
  10. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Từ thế kỉ V - IX là thời kì có sự câu kết khá chặt chẽ, gắn bó giữa chính quyền phong kiến với giáo hội Kito, sự câu kết này đã mang lại kết quả to lớn cho Giáo hội. Giáo hôi lập được Tòa thánh, Giáo hoàng không những thoát khỏi sự kiềm tỏa mà còn đối địch lại một cách mạnh mẽ và có hiệu quả đối với hoàng đế Bidantium. Trong 2 thế kỉ IX - X đạo Kito được truyền bá ở hầu hết các nước Tây Âu như: Pháp, Đức, Tiệp Khắc, Anh, Ban Lan 1.1.2.2. Thế kỉ XI - XIII Đây là giai đoạn đọ sức quyết liệt giữa vương quyền và thần quyền, đây cũng là thời kì hoàng kim của thế lực giáo hội và quyền bính của giáo hội ở phương tây. Đầu thế kỉ XI trong đạo Kito xảy ra cuộc phân li đầu tiên làm cho tôn giáo này chia làm 2 nhánh lớn: Công giáo (hay Thiên Chúa giáo) ở phương Tây và Chính thống giáo ở phương Đông. * Công Giáo: Giáo lý của Công giáo công nhận Đức chúa Giesu (chúa con) ngang quyền với Đức chúa Cha (chúa trời), cấm hôn nhân trong giới cha cố để giữ tài sản cho Giáo hội. Giáo hoàng đứng đầu giáo hội Roma do một hội đồng các Hồng Y giáo chủ bầu ra. Tòa thánh Vatican là cơ quan quyền lực cao nhất. * Chính thống giáo: Chính thống giáo ra đời ở Bizanxo phản ánh sự đối trọng với Roma. Tuy gọi là Chính thống giáo song nó chỉ có tính khu vực, là bản sao của Giáo hôi Roma. Chính thống giáo phát triển mạnh nhất ở các nước nam Châu Âu, Nga, Thổ Nhĩ Kì. Sự kiện tiêu biểu thứ 2 trong những thế kỉ XI - XIII là Giáo hội Roma và các vua chúa phong kiến châu Âu tiến hành các cuộc viễn chinh chữ thập sang phương Đông. Về danh nghĩa phong trào này kêu gọi những tín đồ theo Công giáo ở Tây Âu viễn chinh sang vùng Trung Cận Đông để giải phóng Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 10
  11. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch “Đất Thánh” Gierudalem khỏi tay quân “tà đạo” Hồi giáo. Nhưng thực chất những cuộc chiến tranh tôn giáo này là những cuộc chiến tranh nhằm bành trướng sang phương Đông của Giáo hội Công giáo. Các cuộc viễn chinh chữ thập đó kéo dài gần 200 năm (1096 - 1270) với tám cuộc viễn chinh lớn. Bên cạnh những kết quả tích cực nằm ngoài ý muốn chủ quan của quý tộc phong kiến và tăng lữ giáo hội Tây Âu thì các cuộc viễn chinh còn gây nên một hậu quả cực kì nghiêm trọng, đó là sự tàn phá ghê gớm nhiều nền văn minh của các nước vùng Trung Cận Đông. 1.1.2.3. Thế kỉ XIV- XVI Đây là thời kì suy yếu của Giáo hội và Giáo hoàng. Sự suy yếu này biểu hiện rõ nhất trong thời gian trị vì của Giáo hoàng Boniphaxio VIII. Vị Giáo hoàng này đã bị thất bại trong cuộc đấu tranh với vua Philip IV. Suốt gần 70 năm (1309 - 1377) tất cả các giáo hoàng đều là người Pháp. Tòa thánh phải rời từ Roma sang Avinhong. Sau sự kiện này nội bộ Giáo hội thiên chúa xảy ra cuộc “phân li giáo lớn” (1378 - 1417). Bước sang thế kỉ XV do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa- tiền tệ ở Tây Âu, một giai cấp mới mẻ, năng động trong kinh doanh, có tầm nhìn mới và mong muốn nắm lấy quyền lãnh đạo đất nước đã ra đời đó là giai cấp tư sản Tây Âu. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Tây âu chống giai cấp phong kiến và giáo hội được mở đầu bằng phong trào Văn hóa Phục hưng và tiếp theo là phong trào cải cách tôn giáo diễn ra rầm rộ ở các nước châu Âu. Mục tiêu của các cuộc cải cách là nhằm thay đổi, cải tổ lại Giáo hội Thiên chúa, xóa bỏ những tín điều hoang đường, ngu dân và những giáo luật khắt khe, thay thế giáo hội cũ bằng một giáo hội mới “rẻ tiền” ít tốn kém phù hợp với lợi ích của giai cấp tư sản. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 11
  12. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Kết quả của phong trào cải cách tôn giáo là làm xuất hiện một tôn giáo mới được tách ra từ đạo Thiên chúa - Tân tôn giáo hay còn gọi là đạo Tin Lành. Đạo Tin Lành về giáo thuyết, luật lệ, cách thức hành đạo cũng như tổ chức giáo hội chịu ảnh hưởng khá đậm nét tư tưởng dân chủ tư tư sản và khuynh hướng tự do cá nhân với tư cách là một tôn giáo mới. Ngay từ khi ra đời đạo Tin Lành đã lan nhanh sang các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ và phân hóa thành hàng trăm giáo phái khác nhau. Trước sự tấn công của giai cấp tư sản và phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, giai cấp quý tộc phong kiến và giáo hội Thiên chúa giáo Tây Âu đã thực hiện một cuộc truyền giáo ra các nước ngoài châu Âu. Đây là giai đoạn truyền giáo thứ ba và là giai đoạn đạt kết quả nhất. Công cuộc truyền giáo này gắn liền với các cuộc phát kiến lớn về địa lí ở châu Âu thế kỉ XV - XVI và sau đó nữa. hai nước đi đầu trong phong trào phát kiến địa lý với cái vỏ bề ngoài là đi mở rộng nước Thánh là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Nhờ công cuộc truyền giáo này, đạo thiên chúa đến được nhiều nước châu Phi, châu Á và châu Mỹ La Tinh. 1.1.3. Kito giáo trong thời cận hiện đại Ở giai đoạn cận đại Giáo hội không còn là thế lực chi phối tuyệt đối mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng ở châu Âu như thời trung đại nữa. Ở nhiều nước, trong và sau cách mạng tư sản, giai cấp tư sản cố gắng thu hẹp ảnh hưởng của đạo Thiên chúa. Nhiều nhà cầm quyền của nhiều nước kiên quyết tách giáo hội ra khỏi hoạt động của nhà nước. Sang thời hiện đại vào giữa thế kỉ XIX trên thế giới xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng, trong đó là sự xuất hiện của chủ nghĩa cộng sản khoa học với bản “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848). Chủ nghĩa cộng sản đã trở thành hiện thực với sự xuất hiện của các nước xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỉ XX. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 12
  13. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Cùng với sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, đặc biệt trước những biến đổi ghê gớm và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật đã làm cho đời sống kinh tế biến đổi sâu sắc. trong bối cảnh đó giáo hội ý thức rõ ràng rằng không thể chi phối xã hội, buộc xã hội phải phù hợp với điều kiện tôn giáo như trước đây mà ngược lại Giáo hội phải đổi mới cho phù hợp, thích ứng với đồi sống xã hội, phù hợp với chính những đòi hỏi trong nội bộ giáo hội. Đó cũng chính là bối cảnh xã hội và tâm lí dẫn đến sự xuất hiện của Công đồng Vatican II (1962 – 1965) do Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập nhằm điều chỉnh đường hướng hoạt động, với xu hướng Canh tân và Nhập thế. Công đồng Vatican đã lại cho giáo hội những sắc thái mới trong xã hội hiện đại. 1.2. Việc khai thác một số nhà thờ Công giáo nổi tiếng trên thế giới phục vụ du lịch 1.2.1. Tòa Thánh Vatican Vatican là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ bao gồm một vùng đất được xây tường bao kín, nằm trong lòng thành phố Rôma, Italia với diện tích chỉ 0,44 km2 và chưa đến 1.000 cư dân chỉ toàn là tu sĩ. Đức Giáo Hoàng hiện nay của tòa Thánh vatican là Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, người Đức, ngài nhậm chức vào 4/2005. Vatican có tường thành cao xây bao quanh, bên trong có thánh đường Sant Peter được khởi công xây dựng từ năm 1506 đến năm 1590 cùng các lâu đài, công viên, nhà thờ và bảo tàng. Nằm trên ngọn đồi Vatican, phía Tây sông Tiber, giữa lòng thành phố Roma (Ý), tuy nhiên Vatican là một đất nước riêng, có đồng tiền, con dấu, cờ và một bộ phận làm công tác ngoại giao riêng. Ngôn ngữ chính ở Vatican là tiếng Latin, ngoài ra còn sử dụng tiếng Italia và một số ngôn ngữ khác. Phần lớn trong số gần 600 công dân Vatican hiện nay đều là nam. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 13
  14. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Ra đời từ thế kỷ thứ 4, nhưng chỉ sau hiệp ước Latran ngày 11 tháng 2 năm 1929 giữa chính quyền Mussolini và Giáo Hoàng Pius XV, Vatican mới hoàn toàn tự trị. Đức Giáo Hoàng là người điều hành đất nước, với sự giúp đỡ của Hồng Y Đoàn - là tổ chức các Hồng Y Giáo Chủ do chính Giáo Hoàng bổ nhiệm. Ngoài ra, Vatican còn có bảo tàng Vatican là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới và có một không hai. Các đồ vật trưng bày đều do Nhà thờ La mã sưu tập qua nhiều thế kỷ. Đại thánh đường Saint Peter là một trong những nhà thờ tráng lệ nhất thế giới. Công trình này khởi công xây dựng vào năm 1506 trên nền một nhà thờ cổ theo lệnh của Giáo hoàng Julius II. Quảng trường thánh Pierre, là nơi tập trung tinh hoa của các thời đại, được xây dựng năm 1667 do nhà kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng của Italy thiết kế. Quảng trường thánh Pierre được bao bởi vòng cung gồm 284 cột trụ, với sức chưa 25 vạn người. Trên các cột này khắc 140 tượng thánh, cột trụ chính giữa được vận chuyển về từ Ai Cập năm 40 sau công nguyên. Vườn Vatican chiếm hơn một nửa lãnh thổ của đất nước này. Những khu vườn, được thành lập trong thời kỳ Phục hưng và Baroque, được trang trí với đài phun nước và tác phẩm điêu khắc. Vantican còn nổi tiếng với những kiệt tác nghệ thuật vô giá. Nội thất tòa thánh là những đường nét chạm khắc mềm mại, tinh xảo trên các trần nhà, cột trụ. Năm 1984, Vatican được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, đặc biệt là chỉ một Vatican thôi nhưng lại bao gồm cả đất nước (Vatican là một thành phố, nhưng cũng là một đất nước) Vatican không chỉ là thiên đường mơ ước đối với những tín đồ Công Giáo. Đó là một vùng đất thánh kì diệu mà ai cũng mong muốn trong đời có một lần được chiêm ngưỡng. Tổ Chức Du Lịch Quốc Tế đã viết: “ mỗi năm, Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 14
  15. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Vatican đón hàng triệu du khách và người hành hương tới đây thăm quan cũng như dự lễ. Đặc biệt trong Năm Thánh 2000 , số du khách khắp thế giới dự trù lên tới 30 triệu người”. Vatican quả không hổ danh là Trung Tâm Tinh Thần của một tôn giáo có nhiều tín đồ nhất toàn cầu. 1.2.2. Nhà thờ Đức Bà Paris Nhà thờ Đức Bà Paris, một trong những kiến trúc nổi tiếng nhất thế giới, là nhà thờ Thiên Chúa giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothique nằm ở đảo Île de la Cité (giữa dòng sông Seine) của Paris. Nhà thờ được bắt đầu xây dựng từ năm 1163 dưới thời vua Louis VII, kéo dài hai thế kỷ, tới năm 1345 hoàn thành. Năm 1973 nhà thờ bị phá hủy một cách nghiêm trọng. Năm 1845, nhà thờ đã có một cuộc sửa chữa lớn và hoàn tất năm 1863 dưới sự hướng dẫn của kiến trúc sư Jean-Baptiste Lassus, sau khi ông chết thì người kế nhiệm việc xây dựng là công tước Eugene Viollet. Ông cho xây thêm tháp nhọn, đặt thêm những bức phù điêu, tượng điêu khắc, tranh kính màu vào trong nhà thờ. Trong suốt thời kỳ Công xã Paris và thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới lần II, những ô kính màu lớn của nhà thờ vẫn được các tu sĩ và người dân cố gắng giữ gìn nguyên vẹn. Từ đó đến nay, ngôi nhà thờ kỳ diệu này vẫn không có một thay đổi nào khác. Nhà Thờ Đức Bà là một trong các công trình xây dựng có các cột chịu vòng cung bên ngoài nhờ đó bên trong có các cửa sổ kính màu rộng lớn đưa ánh sáng mặt trời rọi qua. Đứng trước mặt tiền của nhà thờ, du khách có thể nhận ra các trang trí điêu khắc bằng đá Bên trái của mặt tiền là Phần Cửa của Đức Mẹ Đồng Trinh mô tả Hoàng Đạo và cảnh đăng quang của Đức Mẹ. Phần giữa của mặt tiền mô tả Cảnh Phán Xét Cuối Cùng với 3 phần, phần thấp nhất nói về các thói xấu và các đức tính, phần giữa trình bày cảnh Chúa Jesus và các Tông Đồ và phần Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 15
  16. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch trên cùng là cảnh Khải Hoàn của Chúa sau khi Phục Sinh. Phần bên phải của mặt tiền được gọi là phần của Thánh Anne diễn tả cảnh Đức Mẹ Đồng Trinh và Chúa Hài Đồng lên ngôi Vương. Đây là phần điêu khắc đẹp nhất và được bảo toàn cẩn thận nhất của Nhà Thờ. Nhà Thờ Đức Bà là Trung Tâm của Thành Phố Paris và của cả nước Pháp bởi vì mọi khoảng cách gần xa đều được tính từ Trung Tâm này và trước Nhà Thờ là tấm bảng đồng ghi rõ "Cây Số Không" (Kilomètre Zéro). Nhà Thờ Đức Bà Paris là một trong những công trình kiến trúc Công giáo nổi tiếng không chỉ ở Pháp mà còn đối với toàn thế giới, đây dược coi là một biểu tượng không thể thiếu của thủ đô Paris hoa lệ. Nơi đây đã từng đi vào văn chương trong tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Victor Huygo. Hiện nay Nhà thờ Đức Bà Paris là một trong những công trình kiến trúc thu hút nhiều du khách nhất trên thế giới. Số liệu thống kê của cơ quan du lịch Paris cho biết Paris là thành phố đứng đầu thế giới về lượng du khách tới thăm quan, dự tính hàng năm thành phố đón khoảng 16 triệu du khách tới đây thăm quan trong đó có khoảng 12 triệu du khách và khách hành hương đến tham quan Nhà thờ Đức Bà Paris với nhịp độ 100 hay 150 người/phút. 1.2.3. Nhà thờ Sagrada Familia (Barcelona,Tây Ban Nha) Nhà thờ Sagrada Familia (Gia đình thánh thần) là kiệt tác của kiến trúc sư Antoni Gaudí. Nhà thờ này bắt đầu được xây dựng năm 1882 dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Francisco del Villar theo lối kiến trúc neo-gothic, nhưng chỉ một năm sau Antoni Gaudí, lúc đấy mới 30 tuổi, đã đứng ra chỉ đạo công trình đồ sộ này. Và ông đã xây nó theo một kiểu kiến trúc hoàn toàn mới theo phong cách riêng của mình, ông chỉ đạo việc xây dựng nhà thờ này tổng cộng 43 năm cho tới khi qua đời vào năm 1926. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 16
  17. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Công trình này hiện vẫn được tiếp tục xây dựng, chỉ dựa trên phong cách Antoni Gaudí vì ông hoàn toàn không để lại bất kỳ bản vẽ hay thiết kế nào cho những công việc tiếp theo. Hiện tại cũng chưa biết đến khi nào nhà thờ sẽ được hoàn thành. Người ta hy vọng các công đoạn xây dựng hiện tại sẽ kết thúc vào khoảng năm 2026, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của Gaudí. Hình dáng kiến trúc của Sagrada Familia được gọi là hình dáng kiến trúc kiểu “Gothic xoắn”. những vòng song nối đuôi nhau trên bề mặt của đá khiến cho ta có cảm giác như công trình đang tan chảy ra dưới ánh nắng mặt trời, trong khi phần đỉnh của tháp được tạo bằng các mảng màu sáng. La Sagrada Familia thực sự là một công trình khổng lồ với 18 tháp khác nhau, mỗi tháp cao hơn 100m, một tháp chính ở giữa cao hơn 150m với một cây thập tự giá khổng lồ và 4 góc còn lại cũng được xây dựng 4 ngọn tháp để tượng trưng cho các thánh tông đồ Matthew, Mark, Luke và John. Như hầu hết các nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhà thờ này cũng có mặt cắt hình cây thánh giá. Ba mặt của nhà thờ đều có tên riêng, kể lại ba giai đoạn trong cuộc đời Chúa Giêsu - khi ra đời, nỗi thống khổ và cái chết cũng như sự Phục sinh và niềm vinh quang của Chúa. Bề mặt phía đông của nhà thờ hướng về nơi mặt trời mọc cũng thuật lại sự ra đời của Chúa Giêsu. Toàn cảnh ở đây với những bức tượng và phù điêu sinh động đã toát lên sức sống và sinh lực mới. Ba cửa ra vào của mặt tiền này thể hiện niềm tin, hi vọng và lòng yêu thương, ba nền tảng chính của những thuyết giáo Giêsu. Bề mặt phía tây của nhà thờ thể hiện những nỗi khổ hình và những mất mát không trở lại về cái chết của Chúa. Mặt này của nhà thờ hoàn toàn khác với mặt đông, cấu trúc của nó không hề mềm mại, uốn lượn mà vuông vức và cứng cáp. Ba cổng của mặt này hầu như không được trang trí gì, trông giống Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 17
  18. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch như những bộ xương đã bị gặm - thể hiện rõ nỗi đau, sự thống khổ và nỗi tuyệt vọng về cái chết của chúa Giêsu. Trang trí duy nhất của mặt tây là những thứ hoa quả mùa đông như hạt dẻ, lựu và cam. Chỉ có trên đỉnh bốn tháp chuông của bề mặt này thì niềm tin vào sự sống mới trở lại - những cây thánh giá Majolika báo hiệu sự phục sinh kỳ diệu và vinh quang của Chúa mà mặt hướng nam sẽ mô tả. Mặt tiền này sẽ là mặt tiền chính của nhà thờ, hiện vẫn đang được xây dựng và chắc chắn sẽ rất ấn tượng. Những gì phía trong nhà thờ đã được xây dựng xong khiến khách vào tham quan bị mê hoặc bởi vẻ đẹp lộng lẫy, bởi thứ ánh sáng huyền bí lọt qua những ô cửa sổ màu độc đáo cũng như những họa tiết, phù điêu cầu kỳ và tinh xảo. Một trong những phát kiến độc đáo của Gaudi là việc xây dựng các cột trụ . Đối với công trình này, chính các cột trụ tạo nên cấu trúc độc đáo của nhà thờ. Nhà thờ Sagrada Familia là nhà thờ nổi tiếng và được coi là điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Bacelona, một trong những địa danh được coi là biểu tượng của đất nước Tây Ban Nha. Theo tờ báo El Periodico de Catalunya hàng năm, công trình kiến trúc độc đáo này thu hút 5 triệu khách du lịch đến thăm quan và chiêm ngưỡng. Họ đến để xem các nghệ sĩ và công nhân xây cất đang tiếp tục hoàn tất kiệt tác của Gaudi. Một số ý kiến cho rằng đây là kỳ quan thứ 8 của thế giới. 1.3. Công giáo ở Việt Nam 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công giáo ở Việt Nam 1.3.1.1. Thời kì khai sinh (1533- 1659) Trong thời gian này cuộc chiến tranh giữa hai nhà Trịnh- Nguyễn vẫn cứ liên miên kéo dài từ 1662 - 1772 làm cho dân chúng vô cùng khổ cực, sinh mạng con người bị coi thường, nhân dân bị kiệt quệ vì sưu cao, thuế nặng. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 18
  19. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Trong bối cảnh đó Kito giáo ( Công giáo) được các thừa sai nước ngoài giới thiệu cho người Việt Nam. * Giai đoạn dò dẫm đầu tiên. Theo “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục” được soạn thảo dưới triều vua Tự Đức năm 1856, quyển 33 phần chính biên, tờ 5- 6 có ghi lại rằng: “Đạo Giato, theo bút kí của tư nhân, tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533), đời vua Lê Trang Tông có người tây dương tên là I- NÊ- KHU đã lén đến truyền đạo ở làng Ninh Cường và làng Quần Anh, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao thủy” (thuộc tỉnh Nam Định, giáo phận Bùi Chu ngày nay). Vì thế nhiều nhà Sử học Công Giáo Việt Nam đã chọn năm 1533 như khởi đầu cho đạo tại Việt Nam. Từ 1533 đến năm 1614 chủ yếu là các giáo sĩ dòng Phanxico thuộc Bồ Đào Nha và dòng Đa Minh thuộc Tây Ban Nha đi theo thuyền buôn vào nước ta, nhưng do chưa quen thông thổ cũng như ngôn ngữ nên việc truyền đạo không mấy kết quả. * Giai đoạn mở đạo chính thức. Giai đoạn này kéo dài từ năm 1615 tới năm 1665. Trong giai đoạn này các giáo sĩ dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma Cao (Trung Quốc) vào Việt Nam, hoạt động cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài. Do thạo tiếng Việt, lại hoạt động khôn khéo nên dù gặp nhiều khó khăn, phức tạp có khi phải đổ cả máu nhưng đã thu hút được rất nhiều người theo đạo. Theo tài liệu của Giáo hội thì trong hơn 20 năm truyền giáo ở vùng Nam Trung Bộ, các giáo sĩ dòng Tên “đã lôi kéo được 50000 người theo đạo, đào tạo được 40 tu sĩ người Việt để giúp việc truyền giáo. Năm 1593 ở Nghệ An có đến 12 làng Công giáo toàn tòng”. Việc truyền giảng tin mừng chỉ đạt được kết quả tốt đẹp khi hai cha Pedro Marques (Bồ Đào Nha) và cha Alexandro de Rhodes (Pháp) hay còn có Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 19
  20. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch tên khác là cha Đắc Lộ, cập bến Cửa Bạng Thanh Hóa. Các thừa sai đã biên soạn giáo lí, sáng tác thơ văn kinh nguyện bằng chữ Nôm. Đặc biệt cha Đắc Lộ với tác phẩm chữ Quốc ngữ đầu tiên ấn hành ở Roma năm 1651: “Phép giảng tám ngày” và “Từ điển Việt- Bồ - La”. Trong giai đoạn này chữ Quốc ngữ và chữ Nôm phát triển một cách mạnh mẽ. 1.3.1.2. Thời kì hình thành (1659- 1802) Sau khi bị trục xuất ở Việt Nam năm 1645, cha Đắc Lộ trở về châu Âu và thuật lại quá trình truyền bá ở Việt Nam để kêu gọi thêm thừa sai và giám mục tới Việt Nam. Năm 1659 đức thánh cha AlexanderVII đã ra sắc lệnh quyết định thành lập ở Việt Nam hai giáo phận: Đàng Trong và Đàng Ngoài. Năm 1664 “Hội thừa sai Paris” (viết tắt là MEP) chính thức được thành lập và được Giáo hoàng giao cho nhiệm vụ truyền đạo từ Việt Nam, Trung Quốc xuống các nước Đông Nam Á. Lúc này việc truyền giáo ở Đông Dương phụ thuộc hoàn toàn vào Hội thừa sai Paris. Năm 1679 giáo phận Đàng Ngoài được chia thành hai: Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài. Trong thời kì này việc truyền đạo gặp phải những khó khăn sau: khó khăn trước hết là sự bất hòa của các thừa sai dòng Tên và các giám mục Đại diện Tông tòa thuộc Hội Thừa sai Paris cũng như giữa các thừa sai thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Khó khăn thứ hai là tính cách bất hợp pháp của Công giáo do các sắc chỉ đạo của vua chúa. Nhiều vị thừa sai nước ngoài cũng như Linh mục Việt Nam bị giết hại dưới thời chúa Trịnh Cương, Trịnh Doanh, Trinh Sâm ở ngoài Bắc , cũng như thời vua Cảnh Thịnh, nhà Tây Sơn ở miền Trung. Không chỉ có những giáo sĩ bị giết hại mà hàng chục ngàn giáo dân cũng bị giết vì bảo vệ đức tin của mình. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 20
  21. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Sau khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh bị chết năm 1792, con trai của ngài là Hoàng tử Cảnh lên ngôi lúc mới 10 tuổi, mọi việc trong triều đều do các quan lại chuyên quyền nắm giữ, các tướng lĩnh thì ghanh ghét nhau. Trong khi thế lực của chúa Nguyễn Phúc Ánh ở Gia Định ngày càng lớn mạnh. Sở dĩ thế lực của Nguyễn Phúc Ánh ngày càng lớn mạnh là do có sự giúp sức của cha Pigneau de Behaine quen gọi là Bá Đa Lộc. Cha đã đưa Hoàng tử Cảnh lúc ấy mới 4 tuổi sang Pháp để cầu xin sự giúp đỡ tàu chiến, vũ khí để chúa Nguyễn Phúc Ánh chống lại quân Tây Sơn và chúa Trịnh. Ước nguyện của các vị Thừa sai cũng như của cha Bá Đa Lộc là chỉ muốn cho người Công Giáo Việt Nam được an thân giữ đạo và đạo Chúa được mở rộng. Tuy chịu nhiều thử thách và bức hại nhưng số lượng các tín đồ ở cả 3 giáo phận đều tăng lên một cách đáng kể. Vào năm 1802, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã thành hình cơ cấu tổ chức gồm 3 giáo phận với 121 linh mục Việt Nam, khoảng 320.000 tín hữu: - Đàng Trong: 1 giám mục, 5 thừa sai, 15 linh mục, 60.000 giáo dân. - Tây Đàng Ngoài: 1 giám mục, 5 thừa sai, 65 linh mục, 120.000 giáo dân. - Đông Đàng Ngoài: 1 giám mục, 4 thừa sai, 41 linh mục, 140.000 giáo dân. 1.3.1.3. Thời kì thử thách(1802 – 1885) Năm 1802 Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long mở đầu cho triều đại nhà Nguyễn (1802- 1945). Vì nhớ ơn đức cha Bá Đa Lộc nên ông đã cho tự do truyền đạo Công giáo. Năm 1820 khi vua Gia Long mất ngài đã không lập con trai của Hoàng tử Cảnh lên ngội mà lại lập Hoàng tử Đảm, là con nuôi của ông. Chính quyết định này đã vấp phải sự phản đối của các tướng trong triều trong đó có ông Lê Văn Duyệt. Hoàng tử Đảm lên ngôi lấy hiệu là Minh Mạng. Vì bảo vệ ngai Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 21
  22. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch vàng của mình vua Minh Mạng đã xử tử hoàng tôn Đán. Vì căm ghét Công Giáo vua đã ra đạo dụ cấm đạo lần thứ nhất năm 1825. Còn đối với Tổng Trấn Lê Văn Duyệt mặc dù đã chết nhưng vua Minh Mạng vẫn giữ lòng hận thù ông cho bãi chức Tổng Trấn, đào mả và san bằng mộ bia của ông điều này đã gây nên sự căm phẫn cho con trai của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi. Năm 1833 Lê Văn Khôi người Công giáo khởi loại ở Gia Định có sự giúp sức của cha Du. Vua Minh Mạng xuống dụ tổng cấm giáo dân đi đạo, bắt hết giáo sĩ phương Tây giết hoặc giam ở Huế. Năm 1838 vua Minh Mạng ra đạo dụ cấm đạolần 2, cấm các giáo sĩ và tàu bè phương tây vào do thám. Năm 1847 vua Thiệu Trị hạ áp lực sát đạo. Nhưng thời điểm lúc bấy giờ một sự kiện bất ngờ đã xảy ra hai chiến hạm Pháp đánh chìm 5 tàu của triều đình Việt Nam. Năm 1851 Vụ Hồng Bảo mưu đảo chính lật vua Tự Đức với sự trợ giúp của giáo sĩ Pháp. Năm 1857 các giám mục Pháp là Pellerin, Retord về Paris đệ trình kế hoạch đánh chiếm Việt Nam cho vua Napoleon đệ tam. Năm 1861 vua Tự Đức thổi bùng ngọn lửa sát đạo. Mặc dù phải chịu nhiều thử thách đau thương nhưng Đức tin Kito giáo không những vẫn tồn tại mà còn ngày càng gia tăng hơn nữa về mặt số lượng. Giáo hội Việt Nam vào năm 1850 có 8 giáo phận với số dân của 4 giáo phận miền Bắc là 380.000 người, 147 linh mục và 4 giáo phận trong nam khoảng 120.000 người và khoảng 80 linh mục. 1.3.1.4. Thời kì phát triển (1885- 1960) Sau khi hiệp ước Giáp Thân năm 1884 được kí kết công nhận sự bảo hộ của thực dân Pháp. Lúc này người Công giáo Việt nam mới thực sự được tự do tôn giáo và công khai hoạt động. Số tín hữu tăng lên rất nhanh, các giáo Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 22
  23. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch phận cũng được chia nhỏ. Các cơ sở vật chất như: tòa giám mục, nhà thờ, nhà xứ, trường học, viện dưỡng lão, cô nhi viện được xây dựng khắp nơi. Ngày 3/2/1924 Tòa Thánh đổi tên các giáo phận Tông tòa theo địa phận hành chính, nơi đặt tòa giám mục. Năm 1925 Tòa Thánh thiết lập tòa khâm sứ ở Đông Dương đặt tại Phủ Cam(Huế). Sau công đồng Đông Dương, giáo hội Việt Nam phát triển rất nhanh vì được định hướng rõ rệt dẫn đến việc thành lập nhiều giáo phận mới và nhiều giám mục Việt Nam đã được tấn phong. Năm 1939 tình hình Giáo hội của Việt Nam đã có: 16 giáo phận, 17 giám mục, 1.544.765 giáo dân trên tổng số dân 23.193.769 người. Sau khi hiệp định Gienevo được kí kết ngày 20/7/1954, quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, nước ta bị chia cắt thành 2 miền. Vào thời điểm này có cuộc di cư vào Nam của hơn 650.000 tín hữu, biến cố này đã tạo nên nhiều xáo trộn trong Giáo hội Công giáo ở miền Bắc và thay đổi mạnh mẽ cấu trúc của Giáo hội Công giáo miền Nam. Giáo hội miền Bắc còn lại 10 giáo phận với 7 giám mục, 374 linh mục và một ít tu sĩ phục vụ 750.000 tín hữu. 1.3.1.5. Thời kì trưởng thành (từ 1960 đến nay) Khởi đầu thời kì này một biến cố có tác động sâu xa tới Giáo hội toàn cầu cũng như Giáo hội Việt Nam đó là sự ra đời của Công đồng Vatican II (1962 – 1965) với đường hướng đại đoàn kết và mục vụ đã làm cho Giáo hội Việt Nam, nhất là ở miền nam quan tâm nhiều hơn tới vai trò của Giáo hội trong thế giới ngày nay và thúc đẩy mọi tín hữu tích cực tham gia vào các hoạt động trong xã hội trần thế. Sự phát triển của Giáo hội Việt Nam trong thời kì này trước hết là do sự tổ chức quy củ của các giáo phận cho mọi thành phần Dân Chúa, nhất là trong việc đào tạo các linh mục và tu sĩ. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 23
  24. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Ta có thể thấy cả Giáo hội Việt Nam lúc đó có 2.151.370 tín hữu, 1523 linh mục triều, 293 linh mục dòng và thưà sai, 523 đại chủng sinh, 2.748 tiểu chủng sinh, 956 tu sĩ nam, 4.977 tu sĩ nữ, 6.026 nhà thờ, 1.354 xứ đạo. Sau 30/4/1975 khi chính quyền miền Nam sụp đổ, khiến cho những người Công giáo Việt Nam vô cùng hoảng sợ vì lo lắng có liên quan tới chế độ trước. Vì vậy họ tìm cách rời bỏ quê hương bằng bất cứ giá nào gây nên tình trạng suy giảm về số lượng các tín hữu. Sau năm 1975 Giáo hội Việt Nam bước vào thời kì mới để ý thức hơn về sứ mạng của mình và càng thêm tin tưởng vào quyền năng của chúa. Hiện nay Giáo hội Công giáo Việt Nam gồm có 25 giáo phận, mỗi giáo phận do một Giám mục đứng đầu, Hội đồng Giám mục Việt Nam được thành lập năm 1980 đã chọn đường hướng “sống phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. 1.3.2. Vai trò của Công giáo khi du nhập vào Việt Nam Cho đến nay Thiên chúa giáo đã có lịch sử trên 400 năm ở Việt Nam, so với Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thì Thiên chúa giáo là một tôn giáo đến muộn, tuy nhiên trải qua thời gian văn hóa Thiên chúa giáo vẫn có một chỗ đứng nhất định trong văn hóa Việt Nam, có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam. Những đóng góp của Thiên Chúa giáo đối với văn hóa Việt Nam thể hiện trên nhiều lĩnh vực : lối sống đạo, ngôn ngữ, chữ viết, kiến trúc . Trước hết khi truyền giáo vào Việt Nam, Thiên chúa giáo đóng vai trò như chiếc cầu nối chuyển tải những thành tố của văn minh phương tây đến với văn hóa Việt Nam. Các giáo sĩ đến truyền giáo ở nước ta lúc bấy giờ đều là những người được đào tạo chính quy trong các chủng viện, đại chủng viện, do đó rất nhiều người có trình độ uyên thâm và có những cống hiến nhất định trong việc truyền tải văn minh, văn hóa đến vùng đất ngoại. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 24
  25. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Thứ hai sự du nhập của Thiên chúa giáo đã tạo ra một loại hình chữ viết mới ở Việt Nam đó là chữ Quốc ngữ. Kể từ lúc ra đời cho tới cuối thế kỉ XIX chữ Quốc ngữ đã dần hoàn thiện từng bước nhằm phục vụ cho công cuộc truyền giáo như in kinh bổn và các sách giáo lí. Chữ Quốc ngữ cũng là phương tiện để ghi chép mọi hoạt động của các giáo sĩ cũng như giáo dân. Như vậy trải qua hơn hai thế kỉ kể từ khi ra đời cho đến nay chữ Quốc ngữ không chỉ được sử dụng trong phạm vi các nhà thờ và các giáo dân mà còn được lan rộng ra toàn nước ta. Đây được coi là một trong những đóng góp quan trọng nhất của các giáo sĩ đạo Thiên chúa giáo đối với văn hóa Việt Nam. Tuy đóng góp này nằm ngoài ý thức chủ quan của các nhà truyền đạo nhưng nhìn từ góc độ giao lưu văn hóa, với việc tạo lập một dạng chữ viết có ưu điểm hơn hẳn so với những dạng chữ viết trước đó, các nhà truyền đạo đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của nền ngôn ngữ Việt Nam. Cùng với việc truyền bá Công giáo vào Việt Nam thì các giáo sĩ đã du nhập vào nước ta rất nhiều thành tựu của kĩ thuật hiện đại phương Tây. Trong đó một ngành công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam được các giáo sĩ Thừa sai đưa vào nước ta từ rất sớm đó là ngành in. Cùng với việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ, sự du nhập của công nghệ in hiện đại đã góp phần làm thay đổi nền văn hóa bản địa trong những năm đầu thế kỉ XIX, đặc biệt trên lĩnh vực báo chí. Không chỉ làm thay đổi nền văn hóa Việt Nam trên bình diện báo chí và chữ viết, Thiên chúa giáo khi du nhập vào nước ta đã góp phần làm đa dạng hóa kiến trúc ở Việt Nam với sự du nhập của nghệ thuật kiến trúc nhà thờ phương Tây. Với sự du nhập này đã tạo ra sự giao lưu hòa quyện văn hóa hết sức độc đáo. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 25
  26. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Lối kiến trúc Gothich với hình tháp nhọn, vòm mái đòi hỏi kĩ thuật xây dựng khác hẳn với lối kiến trúc truyền thống của người Việt Nam. Qua việc xây dựng những công trình kiến trúc này, những người thợ Việt Nam có cơ hội tiếp cận với kĩ thuật xây dựng của phương Tây: lối trang trí, họa tiết trong nhà thờ châu Âu như trang trí mặt tiền nhà thờ, trang trí cửa sổ, cửa ra vào, tháp chuông, vòm nhỏ hai bên hông, vòm lớn trên cung thánh, nơi đặt tượng chúa, tượng Đức Mẹ và các Thánh. Bên cạnh đó còn thấy xuất hiện rất nhiều các nhà thờ theo lối kiến trúc kết hợp Đông- Tây. Sự xuất hiện của nhà thờ Thiên chúa giáo ở Việt Nam đã du nhập những phong cách kiến trúc mới, vật liệu xây dựng mới làm phong phú và phát triển ngành kiến trúc xây dựng ở nước ta. Như vậy có thể nói rằng mục đích chính là truyền giáo nhưng với sự du nhập của Thiên chúa giáo vào Việt nam đã làm phong phú hơn cho nền văn hóa Việt Nam. 1.3.3. Việc khai thác một số nhà thờ Công giáo nổi tiếng ở Việt Nam phục vụ cho du lịch 1.3.3.1. Nhà thờ lớn Hà Nội (40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Nhà thờ lớn Hà Nội là Nhà thờ Chính tòa của Tổng Giáo phận Hà Nội, là một trong những trung tâm của các hoạt động Công giáo tại Hà Nội và các vùng phụ cận. * Lịch sử xây dựng. Các tài liệu còn lưu lại hiện nay đều nhất trí là Nhà thờ lớn Hà Nội được xây dựng trên nền của chùa Báo Thiên cũ. Năm 1882, sau khi quân Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai, Giám mục Paul- Francois Puginier đã cho phá hoàn toàn Chùa Báo Thiên để xây dựng nhà thờ. Dự tính tốn phí khoảng 200.000 franc Pháp, để có đủ tiền xây dựng Nhà thờ Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 26
  27. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Giám mục xin cho mở hai đợt xổ số để quyên góp. Quyên góp được khoảng 30.000 franc Pháp, cộng với các nguồn tài trợ khác, đủ kinh phí hoàn thành nhà thờ vào năm 1886. Nguyên thủy, nhà thờ này có tên là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph) do vào năm 1678, Giáo hoàng Innocentius XI tôn phong Thánh Joseph (cha nuôi của Chúa Jesus) làm Thánh Bảo trợ nước Việt Nam và các nước lân cận. Chính vì vậy, ngôi thánh đường lớn nhất ở Hà Nội được tôn phong là "Nhà thờ lớn kính Thánh Giuse". Lễ khánh thành được tổ chức đúng vào lễ Giáng sinh năm Đinh Hợi (1887). * Kiến trúc Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique trung cổ châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá. Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai cửa nhỏ hai bên tháp. Các cửa đi và toàn bộ các cửa sổ đều cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique, kết hợp với các cửa cuốn nhọn là những bức tranh Thánh bằng kính màu rất đẹp và hài hòa tạo ra nguồn ánh sáng tự nhiên bên trong lòng nhà thờ. Khu cung thánh được trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền thống, chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng rất tinh vi độc đáo. Ở tòa gian chính có tượng thánh Giuse bằng đất nung cao hơn 2m. Nhà thờ còn có một bộ chuông Tây, gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông boòng lớn, trị giá 20.000 franc Pháp thời đó. Đặc biệt là chiếc Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 27
  28. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ. Đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông treo trên hai tháp. Trung tâm quảng trường phía trước nhà thờ có đài Đức Mẹ bằng kim loại, xung quanh nhà thờ có đường kiệu, bồn hoa, phía sau có hang đá. * Hoạt động du lịch tại nhà thờ Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội là một trong những điểm đến lí tưởng, hấp dẫn của Hà Nội. Du khách đến Hà Nội không thể bỏ qua những địa điểm như: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, nhà thờ Lớn Hà Nội, nhà thờ Cửa Bắc . Nhà thờ Chính tòa Hà Nội với phong cách kiến trúc độc đáo, lịch sử xây dựng từ lâu đời. Đồng thời nơi đây còn là trung tâm tôn giáo tín ngưỡng của giáo phận Hà Nội cũng như của các vùng lân cận. Đây là nơi tiến hành các nghi lễ trọng đại của Công giáo và thường tổ chức lễ rước Thánh Quan Thầy của giáo phận Hà Nội là Giu-se vào ngày 19/3 hàng năm. Vào những ngày lễ lớn của Công giáo như lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh, lễ Lá, lễ Lửa .nhà thờ thu hút rất nhiều du khách tới đây hành hương dự lễ. Không chỉ có những người theo Công Giáo mà hàng năm nhà thờ còn thu hút được hàng trăm ngàn người tới đây thăm quan tìm hiểu, đặc biệt con số này còn tăng lên gấp nhiều lần khi vào những dịp lễ lớn của Công giáo. Năm 2010 là năm du lịch Quốc gia, Hà Nội đã đón trên 30.000 lượt khách du lịch Quốc tế đến đây thăm quan chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Hà Nội trong đó có hơn một 1.000 lượt khách tới thăm quan nhà thờ Chính Tòa Hà Nội. 1.3.3.2. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn (số 1 Công trường Công xã Paris, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) * Lịch sử xây dựng Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 28
  29. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đã cho lập nhà thờ để làm nơi hành lễ cho tín đồ Công giáo trong đoàn quân viễn chinh. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế). Đây là một ngôi chùa nhỏ của người Việt bị bỏ hoang do chiến cuộc, cố đạo Lefebvre đã biến ngôi chùa này thành nhà thờ. Nhà thờ đầu tiên đó quá nhỏ nên vào năm 1863, Đô đốc Bonard đã quyết định cho khởi công xây dựng ở nơi khác một thánh đường bằng gỗ bên bờ "Kinh Lớn" (còn gọi là kinh Charner). Cố đạo Lefebvre tổ chức "Lễ đặt viên đá đầu tiên" xây dựng nhà thờ vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Nhà thờ xây cất bằng gỗ, hoàn thành năm 1865, ban đầu gọi là nhà thờ Sài Gòn. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì mối mọt, các buổi lễ được tổ chức trong phòng khánh tiết của "dinh Thống Đốc" cũ, về sau cải thành trường học Taberd, cho đến khi nhà thờ lớn xây xong. Tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án kiến trúc nhà thờ mới. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourad với kiến trúc theo kiểu Roman cải biên pha trộn nét Gotich đã được chọn. Và chính ông cũng là người trúng thầu xây dựng công trình này. Nhà thờ được khởi công xây dựng ngày 7.10.1877, cha cố Colombert đặt viên đá đầu tiên và khánh thành vào dịp lễ Phục sinh 11.4.1880 với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers. * Kiến trúc Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát. Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính màu do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 29
  30. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Nhà thờ dài 93m, ngang 36,60m, cao 21m. Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93m. Chiều ngang nơi rộng nhất là 35 m. Chiều cao của vòm mái thánh đường là 21 m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người. Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang và kế đó là nhiều nhà nguyện nhỏ với những bàn thờ nhỏ (hơn 20 bàn thờ) cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích . Ngay phía trên cao phía cửa chính là "gác đàn" với cây đàn organ ống, một trong hai cây đàn cổ nhất Việt Nam hiện nay. Tháp chuông ban đầu của nhà thờ chỉ cao có 36,6m và không có mái. Sau khi phần tháp chuông được cải tạo và xây thêm mái chóp (năm 1895); có chiều cao là 57,6m - là tháp chuông nhà thờ cao nhất Việt Nam. Hai tháp chuông chứa 6 quả chuông lớn (6 âm): Tháp bên phải chứa 4 quả, là các âm sol, si, rê, mi; tháp bên trái chứa 2 quả, là các âm la, đô. Bộ chuông này được chế tạo ở Pháp và có những hoạ tiết rất tinh xảo Tổng trọng lượng bộ chuông là 27.055kg tức khoảng 27 tấn, nếu tính luôn hệ thống đối trọng(1.840kg) được gắn trên mỗi trái chuông thì tổng trọng lượng của bộ chuông sẽ là 28.895kg. Chỉ vào đêm Giáng sinh, tất cả 6 quả chuông mới cùng vang lên, tiếng chuông ngân xa tới 10km Các chuông đều được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 30
  31. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Bộ máy đồng hồ trước vòm mái cách mặt đất chừng 15 m, giữa hai tháp chuông được chế tạo tại Thụy Sĩ năm 1887, hiệu R.A, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn 1 m, nặng hơn 1 tấn, đặt nằm trên bệ gạch. Dù thô sơ, cũ kỹ nhưng hoạt động khá chính xác. Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hoà bình. Do bức tượng này mà từ đó Nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà. Ngày 05/12/1959, Tòa Thánh đã cho phép làm lễ "xức dầu", tôn phong Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn lên hàng Vương cung thánh đường (basilique). Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn. * Hoạt động du lịch tại nhà thờ Nhà thờ Đức Bà đã trở thành một công trình tiêu biểu cho không gian đô thị cả vùng trung tâm Sài Gòn và do đó ý nghĩa về mặt biểu tượng nhiều khi còn vượt trên cả ý nghĩa công năng của nó. Dù không thành văn, người dân Sài Gòn và cả du khách đến thăm thành phố đều công nhận nhà thờ Đức Bà là ngôi thánh đường đẹp nhất và quan trọng nhất của giáo phận Sài Gòn, là niềm tự hào của người dân thành phố. Đây là một công trình kiến trúc thật sự có giá trị rất lớn về mặt lịch sử và nghệ thuật kiến trúc xây dựng. Là minh chứng sống cho một thời kỳ lịch sử Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 31
  32. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch của dân tộc ta. Mặc dầu nhà thờ Đức Bà đã trải qua trên trăm năm tuổi nhưng ngày nay nó vẫn tồn tại như một di tích sống minh chứng cho sự tư do tín ngưỡng của đất nước. Khách tham quan nước ngoài và trong nước không thể không đến nơi đây, đặc biệt là vào đêm Noel khu vực nhà thờ và trung tâm thành phố biến thành một khu vực lễ hội tưng bừng. Theo báo cáo của Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2010 nhà thờ Đức Bà đã đón trên 1 triệu lượt khách du lịch quốc tế trên tổng số 1,5 triệu lượt khách tới thăm thành phố và đón khoảng 300.000 lượt khách du lich nội địa trên tổng số 500.000 lượt khách. 1.3.3.3. Nhà thờ Đá Phát Diệm.(Thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) * Lịch sử xây dựng Đầu thế kỷ XIX nơi đây chỉ là vùng đất bồi với bùn lầy và ngút ngàn cỏ sậy. Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được triều đình nhà Nguyễn ở Huế phái ra Bắc với chức “Dinh Điền Sứ” đã khai phá lập ra vùng đất này. Gần 40 năm sau, một người khác đã nối chí Nguyễn Công Trứ trong việc khai khẩn đất hoang, đồng thời để lại cho vùng Kim Sơn – Phát Diệm những di sản quí giá, đó là Cha Phêrô Trần Lục.Cha Phêrô Trần Lục vốn tên là Hữu, sinh năm 1825 ở họ Đạo Đức, xứ Kẻ Dừa, nay thuộc giáo phận Thanh Hoá. Kể từ khi nhận nhiệm vụ coi sóc xứ Phát Diệm vào năm 1865 cho tới khi qua đời, vào năm 1899, trong vòng 34 năm, với những phương tiện hết sức thô sơ, Cụ Sáu đã lần lượt xây cất các công trình đồ sộ trong quần thể Nhà thờ Phát Diệm. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo và đặc sắc, có sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật châu Âu và Đông Á. Nhà thờ được xây dựng chủ yếu bằng đá trong thời gian khá dài, từ năm 1875 đến 1899. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 32
  33. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Năm 1875, Cụ dựng Núi Táng Xác. Núi này từ năm 1954 được đổi tên thành Núi Sinh Nhật. Năm 1883, Cụ cho xây dựng nhà nguyện dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ. Nhà nguyện này hầu như hoàn toàn bằng đá và được coi là viên ngọc trong quần thể Nhà thờ Phát Diệm. Năm 1889, Cụ cho xây dựng nhà nguyện dâng kính Trái Tim Chúa. Năm 1891, Cụ tiến hành xây dựng Nhà thờ dâng kính Đức Mẹ Mân Côi, còn gọi là Nhà thờ lớn Phát Diệm. Đây là công trình quan trọng nhất Năm 1895, Cụ cho xây dựng nhà nguyện kính thánh Gioan Tiền Hô. Năm 1923, nhà nguyện này được đổi tên thành nhà nguyện kính thánh Rôcô. Năm 1896, Cụ tiến hành xây dựng ba công trình: Vườn Giệtsimani, từ năm 1925 đổi thành núi Lộ Đức, nhà nguyện kính thánh Phêrô, và nhà nguyện kính thánh Giuse. Năm 1898, Cụ dựng Hang Bêlem, sau này đổi tên thành Núi Sọ. Năm 1899, Cụ tiến hành xây dựng công trình sau cùng là Phương Đình. * Kiến trúc Toàn bộ diện tích của khu nhà thờ đá rộng 30.000m². Quần thể nhà thờ đá Phát Diệm gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ (trong đó có một nhà thờ được xây dựng bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá), 1 phương đình (nhà chuông), ao hồ và 3 hang đá nhân tạo. Các công trình kiến trúc bên trong nhà thờ: Ao hồ: Một hồ nước hình chữ nhật, rộng khoảng 4 ha, được kè đá xung quanh nằm trực diện với con đường từ thị trấn Phát Diệm dẫn vào nhà thờ. Giữa hồ là một hòn đảo trên đó có bức tượng Chúa. Phương Đình: là một công trình kiến trúc cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho tượng tượng bốn vị Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 33
  34. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Thánh Sử. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa Phương Ðình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Jêsu và các vị thánh với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của Phương Ðình treo một trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2000 kg, quả chuông lớn ở Phương Ðình được đúc vào năm 1890. Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa. Nhà thờ lớn: Nhà thờ chính được xây dựng năm 1891 với tên chính thức là Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nay là nhà thờ Chính tòa của vị Giám mục Phát Diệm. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái và có năm lối vào dưới các vòm đá được chạm trổ. Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn. Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa làm cho bàn thờ như được phủ một chiếc khăn màu thạch sáng. Hai phía bên nhà thờ có bốn nhà thờ nhỏ được kiến trúc theo một phong cách riêng. Nhà thờ đá: Tên nguyên thủy: Nhà thờ Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ, còn được gọi là nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được làm bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn song cửa Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm. Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử, phượng sống động đến lạ thường. Các hang đá nhân tạo: ở phía bắc khu nhà thờ Phát Diệm có 3 hang đá cách nhau khoảng 100m được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 34
  35. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch nguyên dáng vẻ tự nhiên. Trong đó, hang Lộ Ðức là đẹp nhất. Trên các hang đá đều có các tượng lớn. Nhà nguyện Trái Tim Đức Mẹ và Hang đá Đức Mẹ Núi Lộ Đức: Nguyên thủy tên là Vườn Giệtsimani (phiên âm từ Gethsemane), từ năm 1925 đổi thành núi Lộ Đức. * Hoạt động du lịch tại nhà thờ Chính những công trình kiến trúc này cùng với phong cách kiến trúc lạ mắt của nhà thờ đã khiến biết bao du khách phải ngỡ ngàng và choáng ngợp. Hàng năm vào những ngày lễ lớn của Công giáo nhà thờ thu hút rất nhiều người đến thăm quan kể cả những người bên đạo và bên đời. Nhà thờ đá Phát Diệm là một điểm đến hấp dẫn cho du khách khi đến thăm quan tỉnh Ninh Bình. Rất nhiều công ty lữ hành đã chọn nhà thờ Phát Diệm là điểm đến cho các tour du lịch của mình, như tour 1 ngày Tam Cốc – Bích Động – Phát Diệm; Tam Cốc – Bích Động – Phát Diệm – đền Vua Đinh, vua Lê hoặc những tour du lịch dài ngày như: Hà Nội – Phát Diệm – Cúc Phương (2 ngày 1 đêm). Theo báo cáo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trong 3 tháng đầu năm 2011 nhà thờ đã đón 800.000 lượt khách tới thăm quan, tìm hiểu trên tổng số 2,6 triệu lượt khách đến du lịch tại tỉnh Ninh Bình. Có thể nói rằng 3 nhà thờ trên là những nhà thờ tiêu biểu đại diện cho hệ thống các nhà thờ Công giáo ở Việt Nam. Cả ba nhà thờ trên đều là những nhà thờ đẹp, nổi tiếng và phần nào gắn với lịch sử phát triển của Công giáo khi vào Việt Nam. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 35
  36. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch 1.4.Tiểu kết chƣơng 1 Chương 1 của khóa luận đã giới thiệu một cách khái quát về lịch sử hình thành và phát triển Công giáo trên thế giới cũng như những vấn đề chung nhất của Công giáo khi được du nhập và phát triển ở Việt Nam. Đây sẽ là cơ sở lý luận chung nhất và sẽ là những tiền đề để phát triển chương 2 và chương 3 về sau. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 36
  37. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch CHƢƠNG 2 NHÀ THỜ CÔNG GIÁO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI HẢI PHÒNG 2.1. Một số khái niệm liên quan 2.1.1. Khái niệm du lịch Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ của nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được La tinh hóa thành “ tornus” và sau đó thành “ tourisme” ( Tiếng Pháp) và “ tourism” ( Tiếng Anh) Trong Tiếng Việt thuật ngữ “ tourism” được dịch thông qua tiếng Hán “ du” có nghĩa là đi chơi, “ lịch” có nghĩa là từng trải. Khái niệm du lịch của tổ chức du lịch thế giới (WTO – 1990): “Du lịch một tập hợp các hoạt động và các dịch vụ đa dạng liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ nghơi, văn hóa, dưỡng sức và nhìn chung những lý luận đó không phải đi kiếm sống”. Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005: “ Du lịch là các hoạt động có liên quan tới chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” Như vậy có khá nhiều khái niệm về du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa những nội dung tiêu biểu như sau: - Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội. - Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của họ. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 37
  38. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch - Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú, đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. - Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của các cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một mục đích nhất định, trong đó có mục đích hòa bình. 2.1.2.Tài nguyên du lịch 2.1.2.1.Khái niệm tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là loại tài nguyên có đặc điểm giống những loại tài nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của ngành du lịch. Khoản 4 (điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “ Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. 2.1.2.2.Phân loại tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. a.Tài nguyên du lịch tự nhiên Bao gồm các yếu tố như địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên được khai thác hoặc được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Gồm các đặc điểm sau: - Phần lớn các loại tài nguyên du lịch tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận, tài nguyên có khả năng tái tạo hoặc có quá trình suy thoái chậm. - Hầu hết việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện thời tiết. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 38
  39. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch - Một số điểm phong cảnh và du lịch dựa vào tài nguyên du lịch tự nhiên thường nằm xa các khu đông dân cư. Tóm lại: Tài nguyên du lịch tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các hoạt động du lịch. Vì vậy, trong khai thác cần có sự quy hoạch thận trọng và hạn chế tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên du lịch quý giá này. b. Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người sáng tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình và có giá trị phục vụ cho du lịch. Gồm đặc điểm sau: - Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính phổ biến - Tài nguyên du lịch mang tính tập trung dễ tiếp cận - Tài nguyên du lịch nhân văn có tính truyền đạt nhận thức nhiều hơn là hưởng thụ giải trí. - Tài nguyên du lịch nhân văn thường ít chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết. - Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra nên chịu tác động của thời gian, thiên nhiên và do chính con người. Vì vậy dễ bị suy thoái, huỷ hoại và không có khả năng tự phục hồi ngay cả khi không có tác động của con người. - Tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang những giá trị đặc sắc riêng, góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh và hấp dẫn du khách riêng. Các nhà nghiên cứu phân tài nguyên du lịch nhân văn thành hai loại chính là tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể: Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 39
  40. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hoá, khoa học bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Gồm: + Di sản văn hoá thế giới vật thể. + Các di tích lịch sử văn hoá, danh thắng cấp quốc gia và địa phương. + Các cổ vật và bảo vật quốc gia. + Các công trình đương đại. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử - văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền miệng truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền. Gồm các dạng tài nguyên dưới đây: + Di sản văn hoá thế giới truyền miệng và phi vật thể. + Các lễ hội truyền thống. + Nghề và làng nghề thủ công cổ truyền. + Văn hoá nghệ thuật. + Văn hoá ẩm thực. + Văn hoá ứng xử, phong tục. tập quán, tôn giáo tín ngưỡng + Thơ ca và văn học. + Văn hoá các tộc người. + Các phát minh, sáng kiến khoa học. + Các hoạt động văn hoá thể thao, kinh tế - xã hội có tính sự kiện. 2.1.3. Các loại hình du lịch a. Phân loại theo môi trường tài nguyên - Du lịch văn hóa: bao gồm các di tích lịch sử, lễ hội, phong tục tập quán, tôn giáo – tín ngưỡng - Du lịch thiên nhiên: du lịch biển, du lịch núi, du lịch thôn quê, du lịch sinh thái Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 40
  41. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch b. Phân loại theo mục đích chuyến đi - Du lịch thăm quan - Du lịch khám phá - Du lịch thể thao - Du lịch chữa bệnh - Du lịch giải trí - Du lịch nghỉ dưỡng - Du lịch lễ hội - Du lịch thăm thân - Du lịch hội nghị, hội thảo - Du lịch tôn giáo c. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ * Du lịch quốc tế * Du lịch nội địa d. Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch - Du lịch biển - Du lịch núi - Du lịch thôn quê - Du lịch thành thị e. Phân loại theo phương tiện giao thông Gồm có du lịch bằng ô tô, xe máy, xe đạp, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay f. Phân loại theo loại hình lưu trú Có một số loại hình lưu trú như sau: khách sạn, motel, bungalow, làng du lịch, camping, nhà trọ thanh niên g. Phân loại theo độ dài chuyến đi - Du lịch dài ngày - Du lịch ngắn ngày h. Phân loại theo hình thức tổ chức chuyến đi - Du lịch có tổ chức theo đoàn - Du lịch cá nhân - Du lịch gia đình Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 41
  42. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch i. Phân loại theo lứa tuổi du khách - Du lịch thanh thiếu niên - Du lịch trung niên - Du lịch cao niên k. Phân loại theo phương thức hợp đồng - Du lịch trọn gói - Du lịch từng phần Từ hai khái niệm về tài nguyên du lịch và các loại hình du lịch ta có thể khẳng định được các nhà thờ Công giáo được xếp vào loại tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và nó tương ứng với loại hình du lịch tôn giáo tín ngưỡng. 2.1.4. Khái niệm văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng lớn với rất nhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Mặc dù ra đời sớm trong ngôn ngữ Phương Tây cũng như Phương Đông nhưng phải đến thế kỷ XVIII, từ “ văn hóa” mới được đưa vào khoa học, sử dụng như một thuật ngữ khoa học. Từ đó đến nay khái niệm văn hóa được nhiều người đề cập. Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa khác nhau nhưng ta có thể dẫn ra các khái niệm cơ bản sau: Khái niệm văn hóa của Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Năm 2002, tổ chức UNESCO đã đưa ra khái niệm về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay của một nhóm người Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 42
  43. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch trong xã hội và nó chứa đựng ngoài văn học và nghệ thuật cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm tới văn hóa, Người đưa ra khái niệm về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ta ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó được gọi là văn hóa”. 2.2. Quá trình ra đời và phát triển của nhà thờ Công giáo Việt Nam Sự ra đời và phát triển của nhà thờ Công giáo Việt Nam gắn rất chặt với lịch sử phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam. Quá trình ra đời và phát triển nhà thờ Công giáo Việt Nam trải qua 5 thời kì sau: 2.2.1. Thời kì sơ khai đến năm 1659 Giáo sử Công giáo Việt Nam ghi nhận giáo sĩ đầu tiên đến Việt nam truyền đạo ở làng Ninh Cường, Quần Anh và làng Trà Lũ (Nam Định) tên là I – NÊ – KHU. Thời điểm mà giáo sĩ đến truyền giáo là vào năm 1533 đời vua Lê Trang Tông. Dòng Đa Minh là dòng truyền giáo đầu tiên ở Đàng Trong và Chân Lạp (Nam Bộ) trong khoảng thời gian 1550 – 1631. Tiếp theo là hoạt động của Dòng Tên ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài từ năm 1615 tới 1644. Cuối năm 1615, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635) cho phép Buzomi xây hai thánh đường: một ở Hải Phố và một ở Quảng Nam. Có thể xem đây là những thánh đường được xây dựng sớm nhất ở Việt Nam. Năm 1659, dựa vào sự chia cắt của Trịnh – Nguyễn, Giáo hội La Mã thiết lập hai địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài. Địa phận thời kì này mang tính chất sơ khai, chưa có trụ sở cụ thể và cố định. Đó là loại địa phận hiệu Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 43
  44. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch tòa, các phẩm trật chưa được thiết lập đủ. Đây cũng là thời kì chưa có sự phân định xứ, họ đạo và cũng chưa có cơ sở thờ tự của xứ đạo. Trong cuốn “Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam” của Linh mục nguyễn Hồng và cuốn “Lịch sử giáo hội Công giáo” của Linh mục Bùi Đức Sinh, cả hai đều liệt kê về số lượng của các nhà thờ, nhà nguyện ở miền Bắc thời kì 1650 – 1656: Ở kinh đô có 4 nhà thờ, 12 nhà thờ ở vùng ngoại ô. Ở vùng Nghệ An có 120 nhà thờ, Kẻ Nam 114, vùng Thanh Hóa là 74, Kẻ Đông là 50, Kẻ Bắc là 25, Kẻ Tây là 15. Những cơ sở tôn giáo trên hết sức nhỏ bé. Nó vừa là nơi để các giáo sĩ truyền giáo và là nơi cử hành những bí tích. Dân gian gọi các cơ sở trên là “nhà giáo”. 2.2.2. Thời kì từ năm 1659 đến năm 1862 Giữa thế kỉ XVII công cuộc truyền giáo ở Việt Nam nổi lên vai trò của Hội thừa sai Paris thành lập năm 1658. Ngoài ra còn có dòng Tên, dòng Phanxico và dòng Đa Minh trở lại Việt Nam từ 1676, tại địa phận Đông Đàng Ngoài. Đây là thời kì đạo Kito bị cấm rất gắt gao bắt đầu từ thời vua Minh Mạng đến đời vua Thiệu Trị và đến đầu đời Tự Đức. Song đạo Công giáo ở Việt Nam vẫn rất phát triển. Nhà thờ Công giáo trong giai đoạn này đã được xây dựng nhưng mới chỉ là các nhà thờ xứ đạo, họ đạo. Quy cách xây dựng cũng như kiểu dáng nhà thờ như thế nào, nguồn tư liệu còn lại rất ít vì nhiều nguyên nhân như: thời tiết tàn phá, vật liệu không bền vững, đặc biệt phải chịu chính sách cấm đạo của Nhà nước Phong kiến Việt Nam. Về vật liệu đại đa số các nhà thờ đều được làm bằng gỗ, hoặc tranh tre, nứa lá. Nhà thờ được kết cấu như thế nào để mỗi khi có lệnh cấm đạo các tín đồ có thể dỡ ra một cách dễ dàng để cất giấu. Hầu hết các nhà thờ thời kì này đều giống như nhà dân, nhưng cửa được mở ra hai bên cho tín đồ đến dự lễ khi trong nhà thờ chật người. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 44
  45. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Theo “Kỷ yếu Năm Thánh giáo phận Vinh” có viết: “Ngày chủ nhật có những người đi bộ 4 hay 5 tiếng đồng hồ để dự lễ Noel, Phục sinh, hiện xuống. người ta kéo nhau đi mấy ngày đường để xưng tội rồi ở lại rước lễ”. Để đáp ứng được yêu cầu trên, một số xứ đạo ngoài việc xây dựng nhà thờ xứ còn xây dựng nhà dãy ở hai bên. Gọi là nhà dãy vì chúng được làm dài, thông gian song song với nhà xứ. Giáo sử Công giáo cho biết vào cuối thế kỉ XVIII việc xây dựng nhà thờ xứ được tiến hành đúng quy cách, có làm phép nhà thờ. 2.2.3. Thời kì từ năm 1862 đến năm 1954 Thời kì này được mở đầu bằng Hòa ước năm Nhâm Tuất (1862) của nhà Nguyễn, trong đó có nội dung nhà Nguyễn bỏ lệnh cấm đạo. Đáng chú ý nhất là năm 1869, vua Tự Đức ra hai sắc dụ, mà một tron hai sắc dụ đó cho phép người Công giáo tụ họp thành những làng riêng biệt, được có lí trưởng người Công giáo. Tuy nhiên, từ năm 1862 đến năm 1885 các văn thân sĩ phu dấy lên phong trào “Bình Tây sát tả” nghĩa là đánh Tây (Pháp) tàn sát tả đạo (đạo Công giáo). Họ đã tràn vào các làng Công giáo, xứ họ đạo tàn phá các cơ sở tôn giáo. Vì vậy mà hàng loạt các nhà thờ Công giáo tiếp tục bị phá hủy. Sau 1885, khi thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước ta, đạo Công giáo mới có điều kiện để phát triển. Về phương diện tổ chức, các địa phận đều có đủ cơ cấu gồm hạt, giáo xứ, giáo họ. Thời kì này hàng loạt các cơ sở tôn giáo được xây dựng nhiều với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Kiến trúc nhà thờ Công giáo trong giai đoạn này khá đa dạng. Có nhiều nhà thờ được kiến trúc theo mô hình của Tây phương, nhưng cũng có nhiều nhà thờ được iến trúc mang phong cách Á Đông mà người dân theo đạo Công giáo gọi là nhà thờ Nam. Từ đó tạo nên phong cách nhà thờ Nam, như chồng mái, 6 hàng cột, lối ra vào mở ra hai bên. Trong các Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 45
  46. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch nhà thờ Nam này, vách cung thánh cũng được kiến tạo mang tính cách đặc thù, như vách được làm bằng gỗ với những đường nét trang trí hoa văn cách điệu, tất cả đều được sơn son thếp vàng. Trên cung thánh còn có những tòa được trạm trổ bằng gỗ, bên trong đặt tượng Chúa hoặc Đức Mẹ hay Thánh giá. Thời kì này ở các xứ đạo bên cạnh nhà thờ và nhà xứ dần xuất hiện trường dạy trẻ, nhà thương, nhà tiểu nhi. 2.2.4. Thời kì từ năm 1954 – 1975 Đây là thời kì nước ta chia làm hai miền. Giáo hội Công giáo ở miền Bắc tương đối ổn định. Các địa phận, hạt đạo, xứ đạo, họ đạo không phát triển thêm. Thời kì này một số cơ sở tôn giáo như nhà thờ xứ đạo, họ đạo bị xóa sổ. Đó là những nhà thờ bị máy bay Mỹ bắn phá trong hai cuộc chiến tranh phá hoại. những nhà thờ bị đổ nát do thiên tai. Đối với giáo hội Công giáo miền Nam thì đây là thời kì phát triển mạnh về tín đồ, kéo theo đó là việc gia tăng các xứ đạo, họ đạo, lập thêm nhiều địa phận và hạt đạo mới. Các giáo xứ ra đời kèm theo đó là các nhà thờ xứ. Những năm đầu di cư các nhà thờ thường làm bằng những vật liệu tạm thời, dần chúng mới được làm kiên cố. Kiến trúc nhà thờ thời kì này khá đa dạng. Hầu hết được làm bằng vật liệu xi măng cốt thép. Kiến trúc theo kiểu hiện đại, không theo mẫu gothique hoặc phong cách Á Đông như những nhà thờ cổ ở các xứ đạo miền Bắc. Nhiều nhà thờ xứ đạo do xây dựng ở thành phố, không gian chật hẹp nên xây thành hai tầng. Cấu trúc nhà thờ cũng không theo một khuôn mẫu thống nhất. Những nhà thờ xây dựng ở thời kì này không có đường kiệu, nhà dãy, nhà hội quán, nhà kèn. Thường thì bên cạnh nhà thờ có nhà cha sở, phòng khách, có thêm phòng học giáo lí hoặc văn hóa. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 46
  47. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Từ năm 1971 khi tiến hành xây dựng, củng cố Giáo hội cơ sở, mỗi xứ đạo lập ra những khu đạo, phân khu đạo thì các khu đạo hoặc có nhà nguyện hoặc có đài tưởng niệm. Những cơ sở tôn giáo mới vì vậy mà được ra đời. 2.2.5. Thời kì từ năm 1975 đến nay Năm 1975 nước ta thống nhất, Giáo hội Công giáo Việt Nam từ đó quy về một mối. Thời kì này Giáo hội Công giáo Việt Nam dần đi vào thế ổn định. Năm 1980, Hội đồng Giám mục Việt Nam họp, ra thư chung, chủ trương “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”. Đối với giáo hội Công giáo, đây là thời kì nhiều cơ sở tôn giáo được xây dựng, sửa chữa. Các xứ đạo họ đạo thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhiều nơi phá bỏ nhà thờ xứ đạo, họ đạo cũ xây dựng nhà thờ mới với kinh phí từ vài trăm triệu đến vài tỉ đồng. Có thể nói đây là thời kì phục hưng của cơ sở tôn giáo Côn giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ. Còn ở miền Nam việc xây dựng sửa chữa không tiến hành ồ ạt như ở miền Bắc. Hàng năm ở đây số lượng các nhà thờ được xây dựng thêm rất khiêm tốn. Về đặc trưng kiến trúc của nhà thờ Công giáo giai đoạn này có thể nói là lai tạp. Chúng được thiết kế không theo kiểu Tây phương cũng không theo kiểu dân tộc. Việc xây dựng theo lối cấy, cơi nới, chắp vá không theo một quy hoạch tổng thể đã làm cho không ít cơ sở Công giáo xứ đạo (bao gồm nhà thờ, nhà xứ, trường học, phòng thuốc ) trở nên xô bồ, thiếu một không gian tôn giáo như vẫn thấy ở các xứ đạo cổ. Tuy kiến trúc mang nhiều sắc vẻ, song các cơ sở tôn giáo đều theo một quy định chung của giáo luật khi tiến hành xây dựng cơ sở thờ tự. Nhà thờ Công giáo của Giáo hội Công giáo Việt Nam rất đa dạng về kiểu dáng kiến trúc. Nó được xây dựng phụ thuộc vào các dòng truyền giáo, vào cá nhân mỗi giám mục, linh mục, vào không gian thời gian xây dựng. Gạt Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 47
  48. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch bỏ một số kiểu kiến trúc cơi nới, thiết kế thiếu quy hoạch đồng bộ, thì sự hiện diện của nhà thờ Công giáo Việt Nam đã đóng góp vào kho tàng văn hóa vật chất Việt Nam những thành tựu đáng trân trọng. 2.3. Vai trò chức năng của nhà thờ Công giáo Chức năng của nhà thờ Công giáo chính là nơi diễn ra các nghi lễ Roma. “Nghi lễ Roma là thể thức cử hành thánh lễ, thi hành các bí tích và á bí tích, đọc kinh thần vụ và làm các việc khác của Giáo hội Công giáo, như đã được phép làm ở thành phố và giáo phận Roma”. Khác với các tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, lịch lễ của đạo Công giáo tính theo dương lịch. Các ngày lễ Công giáo trải đều trong năm, không theo lễ xuân hay lễ thu. Hàng tuần vào ngày chủ nhật, giáo dân “nghỉ phần xác” đến nhà thờ xứ tham dự thánh lễ, chuyên lo phần việc linh hồn. Trước cách mạng tháng Tám 1945, một năm đạo Công giáo ở Việt Nam có 4 ngày lễ trọng liên quan đến cuộc đời chúa Giesu được nhân dân gọi là tứ quý: 1. Lễ sinh nhật chúa Giesu (25/12). 2. Lễ Phục sinh kỷ niệm chúa sống lại. Vào một ngày của tháng tư. 3. Lễ Chúa Giesu lên trời. Sau lễ Phục sinh 40 ngày. 4. Lễ Chúa thánh thần hiện xuống. Sau lễ Chúa Giesu lên trời 10 ngày. Hiện tại Công giáo có 6 ngày lễ trọng, buộc tín đồ phải nghỉ để tham dự. Đó là: 1. Lễ sinh nhật chúa Giesu (25/12). 2. Lễ Phục sinh kỷ niệm chúa sống lại. Vào một ngày của tháng tư 3. Lễ Chúa Giesu lên trời. Sau lễ Phục sinh 40 ngày Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 48
  49. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch 4. Lễ Chúa thánh thần hiện xuống. Sau lễ Chúa Giesu lên trời 10 ngày. 5. Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời (15/8) 6. Lễ các thánh (1/11) Ngoài ra còn có một số ngày lễ không phải là lễ trọng nhưng cũng được đông đảo mọi người tham dự: 1. Lễ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội (8/12) 2. Lễ Tro: lễ được cử hành thứ tư nào là tùy thuộc lễ Phục sinh được mừng vào ngày nào. 3. “Tuần thánh” bắt đầu từ chủ nhật lễ Lá đến chủ nhật Phục sinh, kỷ niệm chúa Giesu chịu nạn chịu chết rồi sống lại. 4. Lễ Thánh tông đồ Phero và Phaolo (29/6). 5. Lễ Cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục (2/11). Một trong những nghi lễ Roma là việc thi hành các bí tích. “theo quan niệm của Công giáo, bí tích là do chúa Giesu lập, là dấu hiệu khả giác để thống ban cho linh hồn ân sủng vô hình và sự thánh hóa nội tâm”. Có 7 bí tích: Rửa tội, Thêm sức, Mình thánh Chúa, Giải tội, Xức dầu Thánh, Truyền chức Thánh, Hôn phối. Các bí tích này đều được thực hiện một cách giống nhau ở tất cả các nhà thờ. - Bí tích rửa tội (hay còn gọi là bí tích Thánh tẩy): Bí tích này được thực hiện là nhằm tẩy sạch mọi tội lỗi của con người để người đó trở thành tín đồ của đạo Kito, được gia nhập Hội thánh và được tái sinh vào ngày phán xét. Bí tích này được thực hiện đối với trẻ sơ sinh của những gia đình có đạo. Còn đối với người lớn thì phải trải qua một thời kỳ chuẩn bị về tâm lý trước khi được nhận bí tích này. Nghi lễ rửa tội rất đơn giản: dùng nước lã vẩy lên đầu người chịu phép rửa tội và đọc lời kinh nguyện theo quy định của giáo hội. Bí tích này thường do các linh mục thực hiện. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 49
  50. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch - Bí tích thêm sức: Bí tích này giúp cho tín đồ được ơn Chúa Thánh thần mà liên kết chặt chẽ với giáo hội, vững lòng tin để đi sâu vào đời sống tín ngưỡng. Trước đây sau khi Chúa về trời, các Thánh tông đồ bơ vơ, chúa Thánh thần hiện xuống an ủi và ban sức mạnh cho họ. Bí tích thêm sức chỉ thực hiện đối với những người đã chịu phép rửa tội. Nghi lễ này được tiến hành bằng việc bôi dầu thảo mộc đã làm phép lên trán của người chịu bí tích này và đọc lời kinh nguyện như quy định của giáo hội. Bí tích này thường được các giám mục thực hiện, các linh mục chỉ được thực hiện khi có sự ủy quyền của giám mục. - Bí tích giải tội: Bí tích này được thực hiện nhằm tha thứ cho tội lỗi mà bản thân con người mắc phải. Người được giải tội phải tự xét về hành vi của mình trên cơ sở đối chiếu với lời răn dạy, khuyen bảo của Thiên chúa và giáo hội rồi xưng những tội đã mắc với linh mục một cách trung thành. Linh mục với tư cách thay mặt Thiên chúa ngồi trong tòa giải tội, luận xét tha tội hoặc định ra những hình thức sửa chữa đền tội bằng những việc làm nhân đức. Luật giáo hội quy định các tín đồ mỗi năm phải xưng tội ít nhất một lần. - Bí tích Mình Thánh Chúa (hay bí tích Thánh thể): Là sự tái diễn việc Chúa Giesu đã hiến dâng thân thể cho sự nghiệp Cứu Chuộc. Theo quan niệm của Kito giáo công cuộc Cứu Chuộc của Thiên Chúa sẽ được tiếp tục trong mầu nhiệm của bí tích Thánh thể. Bí tích được coi là đỉnh cao là nguồn mạch trong đời sống tín ngưỡng của những tín đồ. Nghi lễ này được của hành trọng thể tại các nhà thờ, gọi là thánh lễ Misa. Vị chủ tế đọc lời truyền phép Mình Thánh theo quy định của giáo hội để bánh (làm bằng bột mỳ) và rượu (làm bằng nho) trở thành Thịt Chúa và Máu Chúa. Tín đồ sau khi đã xưng tội và rửa tội thì sẽ nhận được một phần chiếc bánh nhỏ đã làm phép để Thiên chúa ngự trị trong lòng họ. theo quy định của Giáo hội người thực hiện bí tích này Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 50
  51. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch là giám mục hoặc linh mục và những người sau khi chịu Mình thánh lần đầu đều phải chịu Mình Thánh mỗi năm ít nhất một lần. - Bí tích xức dầu Thánh: Bí tích này được thực hiện đối với những bệnh nhân trong cơn nguy ngập để xin được Thiên chúa nâng đỡ và cứu vớt. Dầu thảo mộc được giám mục làm phép chuyển thành dầu Thánh, sau đó các linh mục là người thực hiện bí tích này bằng việc xoa dầu thánh lên trán hoặc thân thể bênh nhân và đọc lời nguyện cầu Thiên chúa theo quy định của Giáo hội. - Bí tích truyền chức Thánh: Bí tích này chỉ được thực hiện đối với các tín đồ có ơn riêng của Thiên chúa như giám mục, linh mục, phó tế, họ được coi là các thừa tác viên thay mặt Thiên chúa để chăn dắt các tín đồ. Giáo luật quy định rất cụ thể về điều kiện và cử hành nghi lễ bí tích truyền chức Thánh. - Bí tích hôn phối: Bí tích này là sự nhìn nhận của Thiên chúa đối với việc chung sống đến trọn đời của đôi trai gai đã chịu phép Rửa tội. Bí tích này nhằm tăng thên tính duy nhất và bền vững trong hôn nhân và quan hệ gia đình của tín đồ Kito giáo. 2.4. Tổng quan về Hải Phòng 2.4.1. Địa lí và cảnh quan Hải Phòng là một thành phố cảng chính thức được thành lập từ năm 1888 và cùng với Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng phát triển thành 3 đô thị lớn nhất của Việt Nam. Về ranh giới hành chính: phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Đông giáp biển Đông. Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo). Hải Phòng là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương và là đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng, Cần Thơ, đây là nơi đăng cai Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 51
  52. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch năm du lịch quốc gia 2013. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho Hải Phòng phát triển du lịch trong những năm tới. Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, là thành phố cảng, cửa chính ra biển quan trọng của Việt Nam, là đầu mối giao thông quan trọng Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. a. Địa hình, đất đai Địa hình của Hải Phòng thay đổi rất đa dạng. Phía Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi. Phía nam có dạng địa hình thấp và khá bằng phẳng kiểu địa hình đặc trưng vùng đồng bằng thuần túy nghiêng ra biển. Đồi núi chiếm hơn 15% diện tích, phân bố hơn nửa phía bắc thành phố tạo 2 dải chạy liên tục theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Trong đó dải thứ nhất chạy từ An Lão đến Đồ Sơn gồm: Núi Voi, Phù Lãng, Xuân Sơn, Xuân Áng, Núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu và dải thứ hai chạy từ Kỳ Sơn – Tràng Kênh đến An Sơn – Núi Đèo bao gồm: Phù Lưu, Thanh Lãng, Núi Đèo và các núi đá vôi. Cấu tạo địa chất của Hải Phòng gồm những loại đá cát kết, phiến sét, đá vôi. Hiện nay Hải Phòng có 1503,1 km² diện tích đất tự nhiên chiếm 0,45% diện tích đất tự nhiên của cả nước. Trong đó có 62.127 ha đất canh tác, hình thành phần lớn từ hệ thống sông Thái Bình và vùng đất bồi ven biển nên chủ yếu mang tính chất đất phèn và phèn mặn, địa hình đan xen cao thấp và nhiều đồng trũng. Đất nông nghiệp bình quân tính theo đầu người đạt 360m²/người. b. Khí hậu Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 52
  53. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Hải Phòng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt nam: nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 32,5 °C, mùa đông là 20,3 °C.Cả năm là trên 23.9 °C Lượng mưa trung bình năm là khoảng 1600 - 1800 mm. Độ ẩm trong không khí trung bình 85 - 86%.Thấp nhất vào tháng 12, đỉnh điểm vào tháng 2 ( 100% ). c. Sông ngòi Sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều, trung bình từ 0,6 - 0,8 km trên 1 km².Độ dốc khá nhỏ,chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Đây là nơi tất cả hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển, tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào nước ngọt phục vụ đời sống con người nơi đây. * Các con sông ở Hải Phòng - Sông Đá Bạc - Bạch Đằng dài hơn 32 km - Sông Cấm dài trên 30 km - Sông Lạch Tray dài 45 km - Sông Văn Úc dài 35 km - Sông Thái Bình là ranh giới giữa Hải Phòng với Thái Bình. - Ngoài ra còn có nhiều con sông khác khá nhỏ nằm ở khu vực nội thành quận Hồng Bàng. d. Bờ biển, biển và hải đảo Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km, thấp và khá bằng phẳng, chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra biển.Chính vì điều này đã làm cho biển Đồ Sơn thường xuyên bị vẩn đục. Mũi Đồ Sơn nhô ra biển như một bán đảo, tạo cho Đồ Sơn một vị trí chiến lược quan trọng và đây cũng là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 53
  54. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác như đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ. Có thể nói bờ biển, biển và hải đảo đã tạo nên cảnh sắc thiên nhiên vô cùng độc đáo, tạo nên tiềm năng và thế mạnh trong kinh tế của Hải Phòng. 2.4.2. Kinh tế - xã hội a. Dân cư Địa danh Hải Phòng mới chỉ xuất hiện cách đây 100 năm, tuy nhiên vùng đất này xưa kia đã có nhiều cư dân sinh sống. Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại di chỉ Cái Bèo đã cho thấy dấu vết cư trú của người cổ xưa tồn tại cách đây 6000 – 7000 năm. Hải Phòng còn có nhiều địa điểm mang dấu ấn của nền văn hóa Đông Sơn – một nền văn hóa của thời đại kim khí đồng thau. Dân số Hải Phòng hiện nay đã hơn 1.726,9 người, chiếm hơn 2,5% dân số cả nước, mật độ dân số của Hải Phòng khá đông, đứng thứ tư trong các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ sau Hải Dương, Hưng Yên và Thái Bình. Dân cư thành thị chiếm 629,7 nghìn người, dân nông thôn chiếm 1097,2 nghìn người. Về cơ cấu dân cư: Có nhiều tầng lớp dân cư từ nơi khác đến đây sinh sống nhất là người Trung quốc. Người Việt ở đây chủ yếu là từ các tỉnh lân cận đến mang đến cho Hải Phòng các đặc trưng văn hóa khác nhau. b. Kinh tế Đặc điểm nổi bật của kinh tế Hải Phòng là kinh tế biển và cảng biển. Nhiều dự án công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng làm tăng vị thế trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ, bộ mặt đô thị được củng cố và chuyển biến rõ nét như dựa án: Đường ngã 5 – Sân bay Cát Bi; đường Cầu Rào – Đồ Sơn; Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế hải Phòng Bộ chính trị ban hành Nghị quyết 32/NQ – TU về “Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kì Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước” là một mốc son lịch sử ghi nhận những thành tựu phát triển của thành phố, nâng cao vị thế cũng Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 54
  55. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch như tạo điều kiện thuận lợi cho Hải Phòng phát triển bền vững tương xứng với tiềm năng vốn có của mình. c. Văn hóa – giáo dục * Giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển, giữ vững là một trong những địa phương liên tục dẫn đầu cả nước thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. * Các phương tiện thông tin đại chúng như báo, báo điện tử, đài phát thanh phát triển nhanh cả về nội dung và hình thức, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của thành phố. * Công tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đã bám sát và phục vụ đắc lực cho các chủ trương, định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. * Y tế: nhằm đưa nghị quyết 32 của Bộ chính trị từng bước trở thành hiện thực, bệnh viện Đa khoa Việt Tiệp thực hiện đề cương dự án nâng cấp trở thành trung tâm y tế chuyên sâu chất lượng cao khu vực Duyên hải Bắc Bộ. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ mới, nhiều kĩ thuật hiện đại được áp dựng trong khám chữa bệnh. Với vị trí địa lí thuận lợi, cảnh quan phù hợp, dân cư đông đúc, kinh tế xã hội phát triển tất cả những điều kiện đó làm cho du lịch của Hải Phòng không ngừng đi lên. 2.4.3.Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch ở Hải Phòng rất phong phú, đa dạng bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch ở đây được hình thành bởi tổng hợp các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu,thủy văn và hệ động thực vật đa dạng phong phú phân bố tập trung ở dải ven biển Đồ Sơn và Cát Bà, ngoài ra còn phân bố ở khu vực đá vôi Tràng Kênh- Thủy Nguyên . Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 55
  56. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch * Tài nguyên du lịch tự nhiên của Hải Phòng tập trung chủ yếu ở khu vực biển đảo Cát Bà, biển Đồ Sơn. Ngoài ra còn một số địa điểm khác có thể đưa vào khai thác phục vụ du lịch như: khu sinh thái Núi Voi (An Lão), khu vực núi Thiên Văn (Kiến An), suối khoáng nóng Tiên Lãng, khư vực sông Giá- Tràng Kênh (Thủy nguyên) * Tài nguyên du lịch nhân văn của Hải Phòng khá phong phú tập trung chủ yếu trong nội thành và một số huyện ngoại thành. Khu vực nội thành có: Nhà hát thành phố, chùa Dư Hàng, đình Hàng Kênh, bảo tàng Hải Quân, tượng nữ tướng Lê Chân . Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Bảo) Suối Rồng, Đình Ngọc, tháp Tường Long (Đồ Sơn). Ngoài các di tích lịch sử thì Hải Phòng còn có lễ hội chọi Trâu- đây là một trong 15 lễ hội Quốc Gia ở nước ta. 2.5. Lịch sử hình thành và phát triển của Công giáo tại Hải Phòng 2.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển Khi nói tới việc truyền bá đạo Kito ở nước ta người ta thường nhắc đến nhiều tài liệu khác nhau nhưng đa số chỉ là những lưu truyền thiếu chứng cớ xác thực. Chỉ có một sử liệu vắn tắt dưới đây, nhưng đáng tin cậy. Trong bộ “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục” được soạn thảo dưới triều vua Tự Đức từ năm 1856, quyển 33, phần chính biên, tờ 5- 6 khi nói đến chỉ dụ cấm đạo Thiên chúa hay Công giáo, năm 1533 dưới triều vua Lê Huyền Tông đã chú thích như sau: “Gia-tô, dã lục, Lê Trang Tông, Nguyên Hòa nguyên niên, tam nguyệt nhật, dương nhân I- NÊ- KHU tiềm lai Nam Chân chi Ninh Cường, Quần Anh; Giao Thủy chi Trà Lũ âm dĩ Gia-tô tả đạo truyền giáo”. Dịch nghĩa như sau: “Đạo Gia-tô, theo bút kí của tư nhân, tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533) đời vua Lê Trang Tông, có người Tây dương tên là I- NÊ- KHU, lén đến truyền đạo Gia-tô ở làng Ninh Cường và Quần Anh huyện Nam Chân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy” thuộc tỉnh Nam Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 56
  57. Giá trị văn hoá của một số nhà thờ Công giáo Hải Phòng - Định hướng khai thác phát triển du lịch Định giáo phận Bùi Chu hiện nay, lúc đó là một phần của địa phận Đông Đàng Ngoài. Nên ta có thể tự hào địa phận Đông Đàng Ngoài là nơi đón rước Tin Mừng trước hết. Trong khu vực Địa phận Đông Đàng Ngoài được thành lập (1679) thì gồm 6 tỉnh: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Giang (Bắc Ninh), An Bang (Quảng Yên), Nam Sách (Hải Dương), và Sơn Bang (Nam Định). Theo truyền khẩu thì quanh miền Địa phận Đông có xứ Yên Trì (Quảng Yên) xưa kia chỉ là những đảo hoang vu, đất tốt, đời Trần Hưng Đạo đem quân đi đánh giặc Nguyên, sau khi thắng trận một số anh em binh sĩ ở lại cư ngụ và khai phá, đem vợ con và nhiều người ra sống thành làng trại. Đến thế kỉ 15 – 16 các linh mục Dòng Phanxico đến giảng đạo và đưa cả làng theo đạo. Vùng Nam Am, Vĩnh Bảo Hải Phòng ngày nay cũng là vùng đất tân bồi, hoang vu, cách đấy 600 năm theo lưu truyền của các dòng họ Ngô, Khổng, Đặng, Đào, Vũ kéo nhau đến ở lâu ngày thành đông đúc nên chia ra thành nhiều làng và cùng lấy tên là Am, ngày nay có tới 18 làng Am: Nam Am, Tiên Am, Cổ Am, Hội Am, Lạng Am cùng nhiều tên khác như Xuân Điện, Cựu Điện, Vạn Hoạch, Liêm Khê Khi có các thừa sai đến giảng đạo thì có rất nhiều làng xin trở lại. Xứ Đông Xuyên (Tiên Lãng- Kiến An xưa ) đã theo đạo và thành lập Giáo xứ 1682. Xứ Kẻ Sặt là một giáo xứ lớn trong tỉnh Hải Dương, tương truyền cũng theo đạo từ rất sớm từ cuối thế kỉ 16 sang đàu thế kỉ 17. Trong miền Nam Định cũng có nhiều nơi đón ánh sáng Tin Mừng đầu tiên như các xứ: Kiên Lao, Trung Ninh, Ninh Cường Như vậy có thể nói rằng các tỉnh thuộc Địa phận Đông Đàng Ngoài xưa kia đều được đón nhận Tin Mừng trên dưới 400 năm nay. Nhiều Giáo xứ còn nhớ tên các Linh mục, Thừa sai đến giảng đạo và làm Cha xứ đầu tiên của mình. Sinh viên: Vũ Thị Quỳnh Trang - Lớp VH1102 57