Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Phát triển–Chi nhánh Hải Phòng

pdf 83 trang huongle 1220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Phát triển–Chi nhánh Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_nang_cao_chat_long_tin_dung_tai_ngan_han.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Phát triển–Chi nhánh Hải Phòng

  1. Khóa luận tốt nghiệp Lời mở đầu 1. Sự cần thiết của đề tài : Ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trƣờng tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, giúp đỡ các nhà đầu tƣ, phát triển thị trƣờng vốn, thị trƣờng ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan trọng, quan hệ tín dụng là quan hệ xƣơng sống, quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng.Nhƣng hoạt động tín dụng mang lại nhiều rủi ro nhất ngay cả đối với các khoản vay có tài sản cầm cố, thế chấp cũng đƣợc xác định có hệ số rủi ro là 50%.Trên thực tế, nhiều nhân viên ngân hàng quan niệm cho vay có tài sản thế chấp và không vƣợt quá tỷ lệ quy định là an toàn nhất. Thực ra quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, bởi khi cho vay phải chú ý đến tình hình hoạt động và khả năng tài chính của công ty thì đó mới là vấn đề quan trọng nhất, còn thế chấp chỉ là một trong những điều kiện cần phải có để đảm bảo khả năng thu hồi khi khách hàng không trả đƣợc cho ngân hàng. Hoà cùng với sự đổi mới của toàn bộ hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Phát triển Việt nam trong những năm qua đã rất chú trọng tới hoạt động tín dụng và đang từng bƣớc hoàn thiện trong hoạt động kinh doanh của mình để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc trong lúc sự quản lý kinh tế, sự chuyển đổi cơ chế quản lý trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra hết sức phong phú và đa dạng. Song sẽ là không phải khi muốn hoàn thiện hơn mà lại không chấp nhận những phần còn thiếu sót còn tồn tại trong hoạt dộng tín dụng của mình. Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 1
  2. Khóa luận tốt nghiệp 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài : Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng Phát triển Việt Nam –Chi nhánh Hải phòng .Trong phạm vi thời gian với điều kiện cho phép , đề tài tập trung nghiên cứu ở các nội dung tính chất sau : Một số lý luận chung về hoạt động Tín dụng và chất lƣợng Tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại. Nghiên cứu thực trạng tình hình chất lƣợng Tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế Hải phòng hiện nay từ đó đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng Tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng . 3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này em sử dụng : - Phƣơng pháp tổng hợp, so sánh, phân tích . - Phƣơng pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia. 4. Tính mới, tính độc đáo của đề tài : Ngân hàng Phát triển Việt Nam –Chi nhánh Hải Phòng mới đƣợc khai trƣơng vào năm 2006 , đến nay mới hoạt động hơn 7 năm .Công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng tuy đã đƣợc nghiên cứu ở nhiều đề tài vì đây thực sự là một đề tài cấp thiết tuy nhiên tại Ngân hàng phát triển chi nhánh Hải phòng thì là một vấn đề mới , chƣa đƣợc nghiên cứu . Chính vì lí do đó nên đề tài này đƣợc coi là mới nhất nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh Hải Phòng cho đến thời điểm hiện nay. 5. Mục tiêu đề tài : Đề tài tổng hợp và làm rõ các vẫn đề lý luận về công tác nâng cao chất lƣơng tín dụng tại ngân hàng phát triển .Từ đó phân tích đánh giá hoạt động tín dụng chất lƣợng của ngân hàng phát triển Việt nam – chi nhánh Hải phòng trong giai Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 2
  3. Khóa luận tốt nghiệp đoạn từ năm 2010 đến 2012 qua đó đƣa ra những giải pháp nâng can chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng trong giai đoạn sắp tới 2012-2015. 6. Bố cục đề tài : Qua quá trình nghiên cứu, học tập, tìm hiểu để có thể tiếp cận, xâm nhập và từ những yêu cầu từ tiễn đặt ra, đặc biệt trong quá trình thực tập tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội đƣợc sự giúp đỡ và khuyến khích của các thầy cô giáo trong khoa, các cô chú, anh chị trong ngân hàng, em đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Phát triển – Chi nhánh Hải Phòng” . Khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng phát triển Việt Nam –Chi nhánh Hải Phòng Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng phát triển Việt Nam-Chi nhánh Hải Phòng . Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 3
  4. Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1. 1 Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng thƣơng mại. 1. 1. 1 Khái niệm Ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng thƣơng mại đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau ở các nƣớc trên thế giới. ở một số nƣớc thì khái niệm này dùng để chỉ một số tổ chức tài chính tiền tệ mà hoạt động kinh doanh chủ yếu của nó là nhận tiền gửi từ các cá nhân hay tổ chức kinh tế rồi lại để cho các tổ chức này vay lại. Ở Việt nam, ngân hàng thƣơng mại đƣợc quy định rõ trong luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng: “ Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Trên thực tế, các ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta ngoài việc thực hiện các hoạt động ghi trong luật nêu trên thì còn phải thực hiện các hoạt động khác phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội thực hiện theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đó là cho vay để phát triển một số thành phần kinh tế, ƣu đãi đối với một số dự án, một số đối tƣợng. Do đó, ở Việt nam các ngân hàng thƣơng mại thƣờng đƣợc hiểu nhƣ một ngân hàng thực hiện các dịch vụ tổng hợp về kinh doanh tiền tệ nhƣ nhận gửi của khách hàng để cho vay, cung cấp lại vốn đầu tƣ và chịu sự giám sát chặt chẽ của Nhà nƣớc. 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thƣơng mại xoay quanh việc kinh doanh tiền tệ. Cụ thể là các nghiệp vụ sau: Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 4
  5. Khóa luận tốt nghiệp * Nghiệp vụ tài sản nợ: Nghiệp vụ nợ của ngân hàng thƣơng mại là nghiệp vụ huy độngvốn bằng nhiều hình thức khác nhau để tạo nguồn vốn hoạt động. Các nguồn cung cấp vốn cho ngân hàng thƣơng mại bao gồm các loại tiền gửi cá nhân, tổ chức kinh doanh, tổ chức phi thƣơng mại, cơ quan chính phủ và các ngân hàng thƣơng mại khác: các loại tiền vay ngắn hạn và dài hạn của các tổ chức đầu tƣ và các ngân hàng khác; tiền kỳ phiếu, nhờ thu, chậm trả Những nguồn huy động quan trọng nhất là: - Các loại tiền gửi: + Tiền gửi không kỳ hạn: là số tiền nằm trong tài khoản vãng lai hoặc tài khoản thanh toán của khách hàng và có thể rút ra bất kỳ lúc nào. + Tiền gửi có kỳ hạn: gồm 2 loại, loại tới hạn đƣợc rút ra và loại rút ra phải báo trƣớc. Loại thứ nhất sẽ bị “phong toả” toàn bộ trong thời gian trƣớc khi tới hạn và chịu sự chi phối của toàn bộ ngân hàng. Loại thứ hai là loại tiền gửi có tời hạn mà khi rút ra ngƣời gửi phải báo trƣớc cho ngân hàng theo các điều khoản mà khách hàng và ngân hàng đã thoả thuận. + Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng. Đặc điểm của loại tiền gửi này là ngƣời gửi tiền đƣợc ngân hàng giao cho một quyển sổ tiết kiệm, sổ này coi nhƣ giấy chứng nhận có tiền gửi vào quỹ của ngân hàng. - Nguồn vốn vay: Ngân hàng có thể huy động vốn vay bằng cách vay ngắn, trung hoặc dài hạn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác hoặc nhận quỹ uỷ thác đầu tƣ của các tổ chức tài trợ (chính phủ hay quốc tế) để cho vay ƣu đãi đối với một số đối tƣợng đƣợc lựa chọn. - Các nguồn vốn huy động khác: Ngân hàng có thể huy động vốn bằng cách phát hành các loại chứng khoán (kỳ phiếu, trái phiếu ) để huy động vốn từ dân cƣ hay tổ chức kinh tế Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 5
  6. Khóa luận tốt nghiệp * Nghiệp vụ tài sản có: Nghiệp vụ có là nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng thƣơng mại vào các hoạt động kinh doanh chủ yếu sau: - Nghiệp vụ cho vay: Là việc ngân hàng thƣơng mại cho khách hàng vay một số tiền để họ sử dụng trong một thời gian nhất định và khi hết hạn vay, ngƣời vay phải trả ngân hàng một khoản tiền bao gồm cả gốc và lãi. Tín dụng có thể đƣợc phân loại theo các tiêu thức khác nhau nhƣ: +Theo thời gian: gồm có tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn. +Theo đối tƣợng vay: tín dụng nông nghiệp, công nghiệp, công ích, cá nhân. - Nghiệp vụ bảo lãnh: Là việc ngân hàng cam kết trả thay cho khách hàng trong trƣờng hợp khách hàng không có khả năng thanh toán. Cách cho vay nhƣ vậy gọi là tín dụng bảo lãnh. - Nghiệp vụ trung gian: Trong hoạt động ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng đƣợc coi là các nghiệp vụ bên thứ ba bên cạnh nghiệp vụ có và nghiệp vụ nợ. Thông thƣờng ngân hàng cung cấp các dịch vụ trung gian nhƣ: + Thanh toán, ngoại hối, vàng bạc đá quý, nhờ thu + Nhận uỷ thác, ký gửi Trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ của mình, ngân hàng phải đối diện với rất nhiều rủi ro:rủi ro hoạt động, rủi ro thị trƣờng, rủi ro quản lý 1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng Theo quan niệm cổ điển, tín dụng được coi là một quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay với điều kiện có hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định. Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 6
  7. Khóa luận tốt nghiệp trù kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức nhƣờng quyền sử dụng (chuyển nhƣợng) một khối lƣợng giá trị hoặc hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức khác với những ràng buộc nhất định về: thời gian hoàn trả (gốc và lãi), lãi suất, cách thức vay mƣợn và thu hồi Đối tƣợng của sự chuyển nhƣợng bao gồm: - Hình thái hiện vật - hàng hoá; đó chính là việc kéo dài thời hạn thanh toán trong quan hệ mua bán. - Hình thức giá trị: thực chất là việc “ứng trƣớc” hay “đầu tƣ” trực tiếp bằng tiền ( cho vay bằng tiền ). Ngoài ra, trong quan hệ tín dụng còn có những đặc trƣng khác cần đề cập nhƣ khả năng rủi ro, tính bảo đảm, quy luật cung cầu, cạnh tranh, giá trị và quy luật lƣu thông tiền tệ Trong lịch sử, quan hệ tín dụng có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Trong chế độ công xã nguyên thuỷ lực lƣợng sản xuất còn thấp kém nên xã hội chƣa có sản phẩm dƣ thừa để dự trữ, chƣa có cơ sở để nảy sinh mầm mống của chế độ tƣ hữu. Trong xã hội này chƣa có quan hệ trao đổi, mua bán và vay mƣợn. Cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời lực lƣợng sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động đƣợc hình thành. Lúc này, con ngƣơì sản xuất sản phẩm không chỉ đủ tiêu dùng mà còn có một phần tích luỹ để dự trữ. Trong xã hội bắt đầu xuất hiện mầm mống của chế độ tƣ hữu về tƣ liệu lao động và của cải làm ra. Xã hội có sự phân chia giàu nghèo và các giai cấp hình thành. Chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất cùng với sự phân công lao động xã hội là cơ sở cho sản xuất hàng hoá ra đời. Và những quan hệ vay mƣợn đầu tiên chính là nguồn gốc sâu xa của các quan hệ tín dụng. Nhƣ vậy có thể khẳng định tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời tồn tại và phát triển của của nền sản xuất và lƣu thông hàng hoá. Tín dụng ra đời là một yếu tố khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội. Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 7
  8. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2. Sự cần thiết của tín dụng Ngân hàng: Trong suốt sự phát triển lâu dài của tín dụng thì hình thức tín dụng Ngân hàng tỏ ra có ƣu thế hơn là các hình thức tín dụng trƣớc nó: tín dụng cho vay nặng lãi, tín dụng thƣơng mại. Hình thức tín dụng Ngân hàng ra đời tỏ rõ ƣu thế của mình bởi: - Nguồn vốn cho vay rất lớn vì đó là toàn bộ nguồn vốn trong nền kinh tế mà Ngân hàng có thể tập trung và huy động đƣợc. - Đây là hình thức tín dụng rất linh hoạt vì đối tƣợng vay mƣợn là tiền. Hình thức tín dụng Ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trƣòng và nó luôn luôn đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế một cách linh hoạt kịp thời. Là trung gian tài chính, Ngân hàng đóng vai trò là ngƣời môi giới giữa một bên là những ngƣời có tiền cho vay và bên kia là những ngƣời có nhu cầu cần vay vốn. Thông qua cơ chế thị trƣờng bằng những biện pháp kinh tế năng động và áp dụng các phƣơng pháp kỹ thuật hiện đại, tiên tiến Ngân hàng có khả năng thu hút những nguồn vốn tiền tệ, tiết kiệm, dự trữ trong xã hội để chuyển giao đúng nơi, đúng lúc, phù hợp với nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh. Chính nhờ có tín dụng Ngân hàng mà những đồng tiền tạm thời nhàn rỗi đã trở thành tiền hoạt động, biến những đồng tiền nằm phân tán thành vốn tiền tệ tập trung phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và qua đó làm cho phát triển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho nền kinh tế ngày càng phát triển. 1.2.3. Các hình thức tín dụng Ngân hàng Hình thức tín dụng cho vay nặng lãi là hình thức tín dụng đầu tiên trong lich sử xuất hiện ở thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ Trong thời kỳ này do lực lƣợng sản xuất phát triển, phân công lao động mở rộng, gia đình của chế độ tƣ hữu và Nhà nƣớc xuất hiện; trong xã hội có sự phân chia giai cấp, ngƣời giàu kẻ nghèo. Trong quá trình đầu tiên chủ yếu cho vay bằng hiện vật, Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 8
  9. Khóa luận tốt nghiệp càng về sau các khoản cho vay chủ yếu bằng tiền. Đặc điểm nổi bật nhất của tín dụng nặng lãi là lãi suất (lợi tức) rất cao, không có giới hạn và là hình thức tín dụng tiêu dùng chủ yếu để giải quyết những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Trong quan hệ mua bán chịu, thông thƣờng giá bán chịu hàng hoá cao hơn giá bán bằng tiền mặt. Phần chênh lệch này chính là lãi suất của hàng hoá đem bán chịu. Quan hệ mua bán hàng hoá chịu chỉ diễn ra giữa các đơn vị liên quan trực tiếp với nhau. Chính vì thế mà nó không đáp ứng đƣợc nhu cầu vay mƣợn ngày càng tăng của nền sản xuất hàng hoá. Khắc phục nhƣợc điểm này tín dụng Ngân hàng đã ra đời. Tuy nhiên trong nền kinh tế hiện đại tín dụng có phạm vi hoạt động rộng lớn và đa dạng, việc phân loại chỉ có tính chất tƣơng đối. Trên cơ sở các căn cứ phân loại khác nhau mà hình thành các hình thức tín dụng khác nhau. Căn cứ vào thời hạn: - Tín dụng ngắn hạn: là các khoản cho vay mà thời hạn không quá 12 tháng (1 năm). Mục đích là đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp về mua nguyên vật liệu, chi phí sản xuất. - Tín dụng trung hạn: thƣờng là trên 1 năm đến 3, 5, 7 năm tuỳ theo quan điểm của mỗi quốc gia (ở Việt Nam là 3 năm ). Mục đích là vay vốn để sửa chữa, khôi phục, thay thế tài sản cố định hoặc cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất, đổi mới quy trình công nghệ và xây dựng mới những công trình loại nhỏ thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: trên 3, 5, 7 năm tuỳ theo điều kiện ở mỗi nƣớc. Mục đích là sử dụng vốn vay gần nhƣ tín dụng trung hạn nhƣng với những công trình quy mô lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu hơn. Căn cứ vào mục đích tín dụng : Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 9
  10. Khóa luận tốt nghiệp - Tín dụng phục vụ sản xuất lƣu thông hàng hoá: là loại tín dụng đƣợc cung cấp cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Nó đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, cho vay chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhu cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các doanh nghiệp. - Tín dụng tiêu dùng: Cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhƣ mua chịu hàng hoá, xây dựng nhà ở hoặc các phƣơng tiện cần thiết khác. Phân loại theo thành phần kinh tế: - Tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh: Là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm: Tổ sản xuất, HTX, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tƣ nhân và hộ cá thể. - Tín dụng đối với kinh tế quốc doanh: Là quan hệ tín dụng của Ngân hàng với các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Phân loại theo đặc điểm luân chuyển vốn: - Tín dụng vốn lƣu động: Là loại tín dụng đƣợc cung cấp để bổ sung vốn lƣu động cho các tổ chức kinh tế. - Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng đƣợc cung cấp để hình thành nên tài sản cố định cho các tổ chức kinh tế. Căn cứ vào chủ thể tín dụng đƣợc chia làm các loại sau: - Tín dụng ngân hàng: Đó là quan hệ tín dụng giữa các cá nhân, các doanh nghiệp với Ngân hàng. - Tín dụng thƣơng mại: - Tín dụng Nhà nƣớc - Tín dụng tƣ nhân. - Tín dụng quốc tế Căn cứ vào sự bảo đảm trong quan hệ tín dụng : Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 10
  11. Khóa luận tốt nghiệp - Tín dụng có đảm bảo (thế chấp). - Tín dụng không có đảm bảo (tín chấp). Ngoài ra còn có có nghiệp vụ cho thuê và đại lý: - Cho thuê: (OPERATE-LEASING): Loại này đƣợc các cửa hàng lớn áp dụng để cho thuê sản phẩm củ . Ngƣời thuê có thể xoá bỏ hợp đồng và do đó có thể ký hợp đồng mới để thuê thiết bị hiện đại. - Cho thuê bất động sản: loại này thƣờng đƣợc các nhà kinh doanh bất động sản hợp tác với Ngân hàng. Họ hùn vốn với nhau để xây dựng các văn phòng, các cƣ xá cho thuê - Cho thuê động sản trong kinh doanh: (FINANCE-LEASING): Loại này thƣờng đƣợc công ty cho thuê chuyên doanh sử dụng. Đối tƣợng cho thuê là Ôtô, máy bay, thiết bị chuyên dùng , thời hạn cho thuê thƣờng là 2 đến 6 năm. - Đại lý (FACTORING ): là dịch vụ mua các yêu cầu ( giấy đòi nợ) của các công ty, sau đó nhận tiền thanh toán về các yêu cầu này. Các yêu cầu ở đây thƣờng là các giấy đòi nợ ngắn hạn phát sinh do cung cấp hàng hoá. 1.2.4.Các quy định pháp lý về tín dụng ngân hàng 1.2.4.1. Nguyên tắc tín dụng: Nguyên tắc tín dụng là kim chỉ nam cho việc điều hành tín dụng, đó cũng là chuẩn mực và thƣớc đo để các cán bộ thừa hành và thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất. Thông thƣờng, nguyên tắc tín dụng phải phải đảm bảo nội dung cơ bản là phải giải quyết hợp lý giữa 3 lợi ích: lợi ích của Nhà nứoc, của khách hàng và của Ngân hàng, đồng thời phải hạn chế tới mức tối đa rủi ro tín dụng vì sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nguyên tắc cho vay hiệu quả là điều kiện và biện pháp hàng đầu đảm bảo cho Ngân hàng duy trì sự tồn tại vè phát triển ổn định .Muốn vậy , hoạt động cho vay của Ngân hàng phải lành mạnh và có hiệu quả .Cụ thể , các TCTD phải Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 11
  12. Khóa luận tốt nghiệp thực hiện tốt việc kiểm tra khả năng hoàn trả của ngƣời xin vay trƣớc khi cho vay , bảo đảm tính độc lập trong quá trình kiểm tra , kiểm soát , tuân thủ quy trình cho vay , cho vay chỉ đƣợc tiến hành trên cơ sở bảo dảm theo đúng quy định . Ngân hàng chỉ cho vay khi kahcsh hàng đảm bảo các nguyên tắc sau:  Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng .Đây là nguyên tắc cơ bản , vì có sử dụng vốn đúng mục đích thì khách hàng mới có thể thực hiện đƣợc dự án , phƣơng án sản xuất kinh doanh theo lợi ích dự kiến, do vậy mới có thể thu hồi đƣợc vốn để hoàn trả nợ cho Ngân hàng . Nguyên tắc này nhằm hạn chế rủi ro đạo đức và hạn chế khả năng khách hàng dùng vốn vay để thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm.  Phải hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn. Nguyên tắc này đảm bảo phƣơng châm hoạt động của Ngân hàng là “ đi vay để cho vay “ thực hiện nguyên tắc trong hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và có lãi . 1.2.4.2. Điều kiện vay vốn: Điều kiện vay vốn là những quy định cụ thể của Ngân hàng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Ngân hàng chỉ cho vay đối với khách hàng đáp ứng đƣợc yêu cầu do Ngân hàng đề ra . Điều kiện vay vốn bao gồm:  Địa vị pháp lý của khách hàng vay vốn: khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật , năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật . Do mỗi khách hàng có một địa vị pháp lý khác nhau nên điều kiện vay vốn cần quy định cụ thể cho từng loại khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phù hợp các quy định pháp luật hiện hành .  Có khả năng tài chính và đảm bảo trả nợ đúng hạn theo Hợp đồng tín dụng đã ký kết. Khả năng tài chính của khách hàng đƣợc thể hiện thông qua mực độ vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào quá trình sản xuất , kinh doanh , dịch vụ và đời sống , tình hình tài chính lành mạnh , kinh doanh có lãi , Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 12
  13. Khóa luận tốt nghiệp cam kết khách hàng về việc phải mua bảo hiểm đối với tài sản là đối tƣợng vay vốn ( tài sản hình thành sau khi vay) mà theo pháp luật quy định phải mua bảo hiểm .Trong trƣờn hợp pháp luật không quy định mua bảo hiểm nhƣng xét thấy cần thiết phải đảm bảo an toàn vốn vay , các ngân hàng xem xét quyết định khách hàng vẫn phải cam kết mua bảo hiểm đối với đối tƣợng vay vốn mà pháp luật không bắt buộc mua bảo hiểm .Nếu khách hàng không thực hiện đúng cam kết theo Hợp đồng thì ngân hàng cho vay đƣợc quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ hoặc chuyển nợ quá hạn .  Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: khách hàng không đƣợc vay vốn để sử dụng cho các mục đích mà pháp luật cấm nhƣ: để mua sắm , chi phí thành tài sản mà pháp luật cấm mua bán , chuyển nhƣợng , chuyển đổi , để thanh toán chi phí cho việc thực hiên các giao dịch mà pháp luật cấm , để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm .  Có tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn vay phù hợp với quy định của pháp luật ( nhƣ có dự án đầu tƣ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt thoe quy định của pháp luật ) và khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng . Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho các phƣơng án/dự án vay vốn có hiệu quả kinh tế đảm bảo tạo ra nguồn để trả nợ vay ngân hàng cả gốc và lãi.  Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và theo hƣớng dẫn của Thống đốc NHNN Việt Nam . Trên cơ sở các điều kiện trên , căn cứ tính chất , quy mô , phạm vi ảnh hƣởng của các quan hệ giữa các chủ thể khi tham gia giao dịch , các ngân hàng cần quy định cụ thể điều kiện vay vốn đối tƣợng vay vốn khác nhau cho phù hợp. 1.2.4.3.Đối tượng cho vay: Mục đích cho vay của các NHTM nhằm đpas ứng nhu cầu vay vốn hợp pháp của khách hàng, thông qua đố để tìm kiếm lợi nhuận . Tuy nhiên ngân Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 13
  14. Khóa luận tốt nghiệp hàng chỉ cho vay đáp ứng những nhu cầu vay vốn hợp pháp, phù hợp với quy định của pháp luật .Các nƣớc khác nhau có quy định cụ thể đối tƣợng cho vay khác nhau. 1.2.4.4. Đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay: Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro , để đảm bảo an toàn hiệu quả trong hoạt động cho vay , tránh rủi ro đổ vỡ đối với từng ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng , pháp luật cho vay các nƣớc đều có những quy định nhằm đảm bảo an toàn trong cho vay , trong đó chú trọng các vấn đề về nguyên tắc cho vay có hiệu quả , các hạn chế để đảm bảo an toàn tín dụng , các biện pháp bảo đảm trong cho vay , Hợp đồng tín dụng , xét duyệt cho vay , kiểm tra việc sử dụng vốn vay.  Điều kiện vè biện pháp hàng đầu để đảm bảo sựu ổn định của ngân hàng là hoạt động cho vay lành mạnh, có hiệu quả . Để thực hiên đƣợc các điều này , các ngân hàng phải thực hiện tốt việc kiểm tra , đánh giá khả năng hoàn trả của ngƣời xin vay trƣớc khi cho vay và trong quá trình sửu dụng vốn vay , việc cho vay chỉ tiến hành trên cơ sở khách hàng đầy đủ điều kiện đƣợc vay theo đúng quy định . Mọi trƣờng hợp hạ thấp điều kiện cho vay đều đƣa đến rủi ro tín dụng .  Các hạn chế để dảm bảo an toàn tín dụng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện cho vay bởi nó quy định giới hạn cho vay của ngân hàng đối với mỗi khách hàng , mỗi lĩnh vực kinh doanh. Thông qua các hạn chế cho vay, ngân hàng hạn chế đƣợc việc tập trung vốn vào một số ít khách hàng một số nghành , lĩnh vực kinh doanh , nhờ đố trnahs đƣợc rủi ro ngành vè thực hiện phân tán rủi ro tín dụng .  Các biện pháp bảo đảm trong cho vay nhằm phòng ngừa rủi ro , tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đƣợc các khoản nợ đã cho khách hàng vay . Tùy từng trƣờng hợp cụ thể mà ngân hàng có thể áp dụng riêng lẻ hoặc phối hợp Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 14
  15. Khóa luận tốt nghiệp sử dụng các biện pháp cho vay đảm bảo bằng tài sản , cho vay không có đảm bảo bằng tài sản - Cho vay có đảm bảo bằng tài sản : là việc cho vay vốn của TCTD mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đƣợc cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản thế chấp cầm cố , tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3.Trong trƣờng hợp này tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng , của bên bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ , bao gồm tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyền sủ dụng đất của khách hàng , của bên bảo lãnh, tài sản thuộc quyền quản lý , sử dụng của khách hàng vay , của bên bảo lãnh là doanh nghiệp nhà nƣớc, tài sản hình thành từ vốn vay. Cho vay đảm bảo bằng tài sản áp dụng đối với các khách hàng uy tín không cao đối với ngân hàng. Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu nớ thứ 2, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất (nguồn thu từ hiệu quả của dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh mang lại) thiếu chắc chắn. - Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: là việc tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc không có bảo lãnh của ngƣời thứ 3. Ngân hàng cho vay chỉ dƣạ vào uy tín của ngƣời vay để xét duyệt. Loại cho vay này chỉ áp dụng đối với khách hàng có uy tín. Khách hàng có uy tín là khách hàng tốt , trung thực trong kinh doanh, có kahr năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả, có tín nhiêm đối với ngân hàng cho vay trong sử dụng vốn và hoàn trả nợ. Hiện nay theo nghị định 85/2002/NĐ –CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ, khách hàng cỏ đủ các điều kiện đƣợc vay không đảm bảo bằng tài sản: sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc lãi đúng hạn trong quan hệ vay vốn với tổ chức tín dụng cho vay hoặc tổ chức tín dụng khác; có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với quy định của pháp luật; có khả năng tài chính để thực hiện trả nợ; cam kết thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 15
  16. Khóa luận tốt nghiệp theo yêu cầu của tổ chức tín dụng; cam kết trả nợ trƣớc hạn nếu không thực hiện đƣợc các biện pháp bảo đảm tài sản theo quy định của điểm này. 1.2. Chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thƣơng mại. 1.2.1. Chất lƣợng tín dụng Ngân hàng. *Khái niệm về chất lƣợng tín dụng ngân hàng: Trong nền kinh tế thị trƣờng, bất kỳ một loại hàng hoá nào sản xuất ra cũng phải là những hàng hoá mang tính cạnh tranh. Điều đó có nghĩa là mọi loại hàng hoá sản xuất ra đều phải có chất lƣợng. Chất lƣợng của bất kỳ một loại hàng hoá nào cũng đều đƣợc thể hiện bằng giá trị sử dụng của nó. Muốn tạo ra đƣợc những loại hàng hoá mang giá trị sử dụng cao thì đòi hỏi ngƣời sản xuất ra chúng phải trả lời đƣợc 3 câu hỏi quan trọng. Đó là: sản xuất ra cái gì? cho ai cần chúng và sản xuất nhƣ thế nào? Và các nhà kinh tế đã nhận xét rằng: "Chất lƣợng là sự phù hợp mục đích của ngƣời sản xuất và ngƣời sử dụng về một loại hàng hoá nào đó" hay "Chất lƣợng là năng lực của một sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng". Từ những nhận xét nhƣ vậy, có thể quan niệm chất lượng tín dụng Ngân hàng là việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu tồn tại, phát triển ngân hàng và mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội. * Chất lƣợng tín dụng thể hiện: Đối với khách hàng: Tín dụng đƣa ra phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng với lãi suất, kỳ hạn, phƣơng thức thanh toán, hình thức thanh toán phù hợp, thủ tục đơn giản, thuận tiện nhƣng luôn đảm bảo các nguyên tắc tín dụng . Đối với ngân hàng thƣơng mại: Đƣa ra các hình thức tín dụng phù hợp với phạm vi, mức độ, giới hạn phù hợp với bản thân ngân hàng mình để luôn đảm bảo tính cạnh tranh, an toàn, sinh lời theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ và có lãi. Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 16
  17. Khóa luận tốt nghiệp Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: Tín dụng phải luôn đảm bảo sự lƣu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trƣởng tín dụng và tăng trƣởng kinh tế. Nhƣ vậy, là chất lƣợng tín dụng Ngân hàng là một khái niệm hoàn toàn tƣơng đối, nó vừa cụ thể ( Thể hiện qua chỉ tiêu có thể tính toán đƣợc: kết quả kinh doanh của ngân hàng, nợ quá hạn ) vừa trừu tƣợng ( Thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế qua các ảnh hƣởng xuôi và ngƣợc ). Chất lƣợng tín dụng còn chịu ảnh hƣởng của các nhân tố chủ quan( khả năng, trình độ quản lý của cán bộ tín dụng)và khách quan (sự thay đổi trong môi trƣờng kinh doanh, xu hƣớng phát triển nền kinh tế, sự thay đổi giá cả thị trƣờng). - Chất lƣợng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng thƣơng mại với sự thay đổi của môi trƣờng bên ngoài và thể hiện sức mạnh của một ngân hàng thƣơng mại trong quá trình cạnh tranh để tồn tại. - Chất lƣợng tín dụng đƣợc xác định qua nhiều yếu tố: thu hút đƣợc nhiều khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn trong tín dụng cao, chi phí thấp - Chất lƣợng tín dụng không phải cái tự nhiên có mà nó là kết quả của một quy trình kết hợp giữa con ngƣời với tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vì một mục đích chung, do đó chất lƣợng tín dụng cần có sự quản lý. Quản lý chất lƣợng nói chung về cơ bản là những hoạt động và kỹ thuật đƣợc sử dụng nhằm đạt đƣợc và duy trì chất lƣợng của một loại sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ, nó bao gồm theo dõi, tìm hiểu và loại trừ những nguyên nhân những trục tặc trong việc cấp tín dụng để các yêu cầu của khách hàng liên Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 17
  18. Khóa luận tốt nghiệp tục đƣợc đáp ứng. Đảm bảo chất lƣợng là việc ngăn ngừa những trục trặc về chất lƣợng bằng các hoạt động có kế hoạch và có hệ thống (gồm cả công tác tƣ liệu ), bao gồm việc thiết lập một hệ thống quản lý chất lƣợng tốt, thích hợp, có khả năng kiểm tra, kiểm soát và đánh giá bản thân sự hoạt động của cả hệ thống. Để có chất lƣợng tín dụng cao, cần phải có sự quản ký chất lƣợng đồng bộ. Đây là một cách quản lý mới không chỉ đảm bảo chất lƣợng tín dụng mà còn cải tiến tính hiệu quả và linh hoạt của toàn bộ ngân hàng nhằm ngày càng thoả mãn đầy đủ yêu cầu của khách hàng trong mọi công đoạn. Để làm đƣợc điều này mỗi thành viên trong ngân hàng thƣơng mại cần phải hiểu và thực hiện tốt quy trình quản lý chất lƣợng tín dụng. Nhƣ vậy chất lƣợng tín dụng là một khái niệm tƣơng đối rộng. Để có chất lƣợng tín dụng thì trong hoạt động tín dụng phải thực hiện có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải đƣợc thiết lập trên cơ sở sự tin cậy và uy tín. Cụ thể hơn, chất lƣợng tín dụng là kết quả đạt đƣợc với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạt động tín dụng. Nhờ hiểu đúng đƣợc bản chất của chất lƣợng tín dụng sẽ giúp các ngân hàng thƣơng mại phân tích, đánh giá đúng đƣợc hiệu quả tín dụng ở hiện tại cũng nhƣ xác định đƣợc chính xác nguyên nhân của những tồn tại mà có thể đƣa ra những biện pháp quản lý hữu hiệu để có thể đứng vững trên thị trƣờng cạnh tranh. 1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng. Chất lƣợng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh độ thích nghi của Ngân hàng thƣơng mại với sự thay đổi của môi trƣờng bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, để đánh giá đƣợc ngân hàng đó mạnh hay yếu thì phải đánh Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 18
  19. Khóa luận tốt nghiệp giá đƣợc chất lƣợng tín dụng. Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng, có chỉ tiêu mang tính định lƣợng có chỉ tiêu mang tính định tính. 1.2.2.1 Chỉ tiêu định tính - Cảm giác an tâm của khách hàng khi đến giao dịch với Ngân hàng nếu Ngân hàng có bảo vệ, có bãi gửi xe, có nhân viên trông xe không thu lệ phí thì Ngân hàng sẽ tạo đƣợc một ấn tƣợng đầu tiên rất tốt đẹp trong lòng khách hàng. - Nếu ngân hàng có sơ đồ làm việc của các phòng ban sẽ giúp khách hàng không bị bỡ ngỡ và đỡ tốn thời gian. Từ đó khách hàng sẽ có ấn tƣợng tốt về Ngân hàng. - Cách bố trí sắp sếp trong phòng làm việc của ngân hàng, trang phục của nhân viên, đặc biệt là thái độ của cán bộ tín dụng ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Nếu chất lƣợng tín dụng cao thì chắc chắn Ngân hàng sẽ có nhiều khách hàng mới. - Uy tín của ngân hàng cũng góp phần làm nên chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. - Các Ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng cổ phần trong nƣớc vào Việt Nam không lâu nhƣng phong cách làm việc, thái độ phục vụ khách hàng của họ là rất tốt. Trong số này có thể kể đến ngân hàng ANZ, là một ngân hàng của úc mới vào Việt Nam từ năm 1992. Khách hàng khi đến giao dịch với ANZ bao giờ cũng rất yên tâm và thoải mái bởi ở đây có một đội ngũ nhân viên bảo vệ rất chuyên nghiệp, một ban lễ tân niềm nở và hƣớng dẫn khách hàng tận tình, chu đáo, một không khí làm việc nghiêm túc. Tất cả những điều đó đã góp phần tạo nên uy tín của ngân hàng ANZ ở Việt Nam. Nhƣ vậy, dựa vào các chỉ tiêu định tính có thể đánh giá đƣợc phần nào chất lƣợng tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại. 1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 19
  20. Khóa luận tốt nghiệp Chỉ tiêu tổng dƣ nợ và kết cấu dƣ nợ Tổng dƣ nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lƣợng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dƣ nợ bao gồm dƣ nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng dƣ nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lƣợng tín dụng càng cao bởi vì đằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu. Chỉ tiêu tổng dƣ nợ phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, sự uy tín của Ngân hàng đối với doanh nghiệp. Tổng dƣ nợ của ngân hàng khi so sánh với thị phần tín dụng của ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết đƣợc dƣ nợ của ngân hàng là cao hay thấp. Kết cấu dƣ nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dƣ nợ trong tổng dƣ nợ. Phân tích kết cấu dƣ nợ sẽ giúp ngân hàng biết đƣợc gân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng. Kết cấu dƣ nợ khi so với kết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn là hiện tƣợng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi ngƣời đi vay không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dƣ nợ của ngân hàng thƣơng mại ở một thời điểm nhất định, thƣờng là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / Tổng dƣ nợ Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lƣợng tín dụng. Khi một khoản vay không Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 20
  21. Khóa luận tốt nghiệp đƣợc trả đúng hạn nhƣ đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thƣờng. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn. Nhƣ vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng thƣơng mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lƣợng tín dụng càng thấp. Mặt khác, để đánh giá chính xác hơn chỉ tiêu này ngƣời ta chia tỷ lệ nợ quá hạn ra làm hai loại: Tỷ lệ quá hạn không có khả năng thu hồi =Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi/Nợ quá hạn Hai chỉ tiêu này cho chúng ta biết đƣợc bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi. Do vậy sử dụng thêm chỉ tiêu này cho phép đánh giá chính xác hơn chất lƣợng tín dụng. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Đây là chỉ tiêu thƣờng đƣợc các ngân hàng thƣơng mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lƣợng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ / Dƣ nợ bình quân Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lƣu thông hàng hoá. Với một số vốn nhất định, nhƣng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tƣ vào các lĩnh vực khác. Nhƣ vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lƣợng tín dụng càng cao. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 21
  22. Khóa luận tốt nghiệp Không thể nói một khoản tín dụng có chất lƣợng cao khi nó không đem lại một khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi đƣợc gốc mà còn có lãi, đảm bảo đƣợc độ an toàn của nguồn vốn cho vay. Thu nhập từ hoạt động tín dụng = Lãi từ hoạt động tín dụng/ Tổng thu nhập Ta thấy rằng nếu ngân hàng thƣơng mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng đƣợc thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa. Chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Chỉ tiêu doanh số cho vay Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của gân hàng đối với nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, thấy đƣợc khả năng hoạt động tín dụng qua các năm Chỉ tiêu các thông số quy định Ngoài các chỉ tiêu trên thì chất lƣợng tín dụng còn đƣợc đánh giá thông qua việc đảm bảo các quy chế thể lệ tín dụng nhƣ cho vay một khách hàng, hệ số an toàn vốn tối thiểu 8%. + Giới hạn cho vay một khách hàng: Để đảm bảo khả năng thanh toán, bất cứ một Ngân hàng thƣơng mại nào cũng chỉ đƣợc cấp tín dụng cho một khách hàng không quá 15% vốn tự có. + Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số Cook): Tỷ lệ này cho biết một đồng vốn tự có bảo vệ cho bao nhiêu đồng tài sản có rủi ro của Ngân hàng thƣơng mại. Nó đƣợc tính bằng công thức sau: Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 22
  23. Khóa luận tốt nghiệp Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = Vốn tự có/ Tài sản có rủi ro qui đổi + Dƣ nợ của 1 khách hàng không quá 10% vốn điều lệ và các quỹ. Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lƣợng tín dụng. Dựa vào các chỉ tiêu đó ta có thể nhận định đƣợc chất lƣợng tín dụng ngân hàng cao hay thấp. Tuy nhiên chất lƣợng tín dụng còn chịu tác động của các nhân tố khác. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng nhƣ đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chƣa. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thƣơng mại có thể biết đƣợc khả năng mở rộng tín dụng của mình. Từ đó, có thể quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tƣ vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể. Chỉ tiêu này có thể đƣợc biểu thị bằng công thức Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dƣ nợ / Tổng vốn huy động Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của ngƣời vay Về nguyên tắc, nguồn trả nợ cho ngân hàng chính là tiền bán hàng (với tín dụng ngắn hạn), là khấu hao tài sản cố định của tài sản cố định đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn vay đó, lợi nhuận sau thuế có thể từ tài sản đó hoặc tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh (đối với tín dụng trung và dài hạn). Tuy vậy, có nhiều trƣờng hợp do sử dụng vốn kém hiệu quả, sản xuất kinh doanh thua lỗ, phá sản. nên ngƣời vay phải bán tài sản thế chấp (có thể do tự nguyện hoặc bắt buộc) để trả nợ Ngân hàng. Tỷ lệ này đƣợc xác định nhƣ sau: Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của ngƣời vay = Số tiền thu nợ do bán tài sản thế chấp/ Tổng doanh số thu nợ *100% Lãi treo Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 23
  24. Khóa luận tốt nghiệp Lãi treo là lãi tính trên nợ gốc và các khoản cho vay của ngân hàng nhƣng chƣa thu hồi đƣợc. Tổng các khoản lãi treo trên các món nợ càng thấp càng tốt. Lãi treo càng cao phản ánh rủi ro mất vốn của ngân hàng càng lớn, ngân hàng có khả năng mất cả vốn lẫn lãi. Từ đó chất lƣợng tín dụng giảm và ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trên đây là các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng tín dụng, tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác cần xem xét các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng. 1.2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng Ngân hàng. 1.2.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng - Đối với Ngân hàng; Hoạt động tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận lớn, chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu của ngân hàng, đồng thời hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩn rủi ro cao có thể gây mất vốn của ngân hàng, khách hàng. Trong thời điểm hiện nay, khi ngân hàng nhà nƣớc đang áp trần lãi suất cho vay, hạn chế tín dụng và hệ thống ngân hàng đang thực hiện tái cơ cấu thì hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng không chỉ chú trọng đến doanh số cho vay, số lƣợng khách hàng mà chất lƣợng tín dụng là điều đƣợc quan tâm nhất. Chất lƣợng tín dụng không chỉ là thƣớc đo chất lƣợng hoạt động của ngân hàng, một ngân hàng hoạt động tốt, có uy tín, làm ăn có lãi, tình hình tài chính minh bạch thì những chỉ tiêu về chất lƣợng tín dụng cũng cần đạt đến mức độ nhất định. Bên cạnh đó trong tình hình hiện nay thì chất lƣợng tín dụng còn nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Khi mà với mỗi ngân hàng, việc sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh là điều khó khăn, danh mục sản phẩm tín dụng tƣơng đồng, không có sự khác biệt quá lớn thì quả thực chất lƣợng tín dụng là yếu tố quyết định giúp khách hàng Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 24
  25. Khóa luận tốt nghiệp chọn lựa sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nào. Ngoài ra việc nâng cao chất lƣợng tín dụng cũng đồng nghĩa việc ngân hàng nâng cao sự an toàn trong hoạt động của mình, tránh đƣợc những rủi ro từ môi trƣờng bên ngoài cũng nhƣ nội bộ ngân hàng thì việc nâng cao chất lƣợng tín dụng làm lành mạng hóa các quan hệ tín dụng, các thủ tục tín dụng đƣợc đơn giản thuận tiện, nhanh chóng mở rộng mối quan hệ tín dụng mà vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Từ đó tăng doanh thu và uy tín cho ngân hàng. Vì lí do trên, việc nâng cao chất lƣợng tín dụng ngân hàng là điều hết sức quan trọng và cần thiết. - Đối với khách hàng: Có thể nói khách hàng rất khó đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng mà hầu hết khi đi vay, khách hàng chỉ chú trọng đến lãi suất cho vay, uy tín và công tác chăm sóc khách hàng của ngân hàng. Điều này đồng nghĩa là khách hàng chỉ đánh giá đƣợc một mặt nhất định nào đó về chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên việc nâng cao chất lƣợng tín dụng cũng thực sự cần thiết đối với ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, khách hàng có quyền lựa chọn ngân hàng, khách hàng chỉ đến những ngân hàng thỏa mãn đƣợc nhu cầu của họ một cách hiệu quả, nhanh chóng. Điều này tác động ngƣợc lại đến ngân hàng khiến ngân hàng tích cực nâng cao chất lƣợng tín dụng. -Đối với nền kinh tế: Đặc biệt đối với nền kinh tế, việc nâng cao chất lƣợng tín dụng là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Nhƣ ta đã biết tín dụng là công cụ để điều tiết, công cụ để thực hiện chủ trƣơng chính sách về phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nƣớc. Qua đó việc nâng cao chất lƣợng tín dụng sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của xã hội, giúp phần đầu tƣ đúng hƣớng để khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên, lao động, đảm bảo cho sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, phát triển cân đối giữ các ngành nghề, khu vực. Đồng thời chất lƣợng tín dụng cũng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định thị trƣờng tiền tệ, thúc đẩy khả Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 25
  26. Khóa luận tốt nghiệp năng tăng trƣởng king tế của đất nƣớc, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề việc làm. Nâng cao chất lƣợng tín dụng giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế đƣợc nâng cao, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi lành mạnh để mọi đối tƣợng kinh tế đều có khả năng phát huy tiềm lực của bản thân. 1.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng a) Các nhân tố bên ngoài Nhƣ chúng ta đều biết, tín dụng Ngân hàng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thƣơng mại và đối với toàn bộ nền kinh tế. Để quản lý chất lƣợng tín dụng có hiệu quả và đồng bộ đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại phải hiểu rất rõ các tác nhân bên ngoài gây nên các ảnh hƣởng. Có thể chia các ảnh hƣởng thành nhóm các yếu tố: kinh tế, xã hội, pháp lý. *Nhóm các nhân tố kinh tế: Hoạt động tín dụng là hoạt động cho vay với mọi nhu cầu vốn.Nhƣ vậy, chất lƣợng tín dụng còn phụ thuộc quan trọng nhất là yếu tố chất lƣợng khách hàng. Tín dụng là chiếc cầu nối giữa các ngành sản xuất và kinh doanh dịch vụ với nhau nhƣng đặc biệt nó lại là hoạt động "sản xuất kinh doanh" của các ngân hàng thƣơng mại. Do vậy, mọi dấu hiệu tốt hay xấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều có ảnh hƣởng tƣơng ứng tới hoạt động tín dụng thông qua việc tác động dây chuyền theo các mối quan hệ tín dụng . Với các doanh nghiệp làm ăn có lãi, có xu thế phát triển, có khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng và quan hệ tín dụng tốt (vay và trả sòng phẳng)thì mọi hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ thông suốt, nguồn vốn đƣợc quay vòng thƣờng xuyên. Ngƣợc lại, các ngân hàng thƣơng mại với các chính sách tín dụng phù hợp, phƣơng pháp phân tích kinh tế doanh nghiệp đƣợc xây dựng trên cơ sở tƣơng thích với đặc điểm hoạt động tín dụng sẽ tìm đƣợc khách hàng tốt để huy động Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 26
  27. Khóa luận tốt nghiệp và cho vay, thấy đƣợc sự hợp lý giữa nguồn vốn huy động đƣợc với việc đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng. Chu kỳ kinh tế cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ nền kinh tế đình trệ, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn trên tất cả các mặt. Nhu cầu vốn tín dụng sẽ giảm trong thời kỳ này, nếu tín dụng đã đƣợc thực hiện thì cũng khó có thể sử dụng hiệu quả hoặc trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời kỳ hƣng thịnh của nền kinh tế, nhu cầu vốn tín dụng tăng lên, rủi ro tín dụng giảm, thì hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại sẽ thuận lợi hơn. Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với mức lợi nhuận đạt đƣợc của doanh nghiệp sản suất kinh doanh và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng tín dụng ngắn hạn. Nhƣ Mác nói: " Lợi tức chỉ là một phần lợi nhuận mà nhà tƣ bản công nghiệp trả cho nhà tƣ bản kinh doanh tiền tệ mà giới hạn tối đa của lơi tức là bản thân lợi nhuận" (Tƣ bản quyển 3 - tập 2 NXB Sự Thật - 1962). Nhƣ vậy, mức lợi tức của các ngân hàng thƣơng mại thu đƣợc từ hoạt động tín dụng sẽ bị giới hạn bởi mức lợi nhuận đạt đƣợc cuả doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng. Vì vậy, với một mức lãi suất cao hơn mức lợi nhuận mà các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thu đƣợc từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp này sẽ không có khả năng trả nợ, ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình tái sản xuất giản đơn và tía sản xuất mở rộng của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hoạt động tín dụng lúc này không còn là đòn bảy để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và theo đó chất lƣợng tín dụng cũng bị ảnh hƣởng. *Nhóm các nhân tố xã hội: Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 27
  28. Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố xã hội ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng tín dụng là các nhân tố trực tiếp tham gia quan hệ tín dụng . Đó là ngƣời gửi tiền, ngƣời vay tiền, ngân hàng thƣơng mại. Các biến động kinh tế, chính trị, xã hội ở các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng ngắn hạn. Trong tình hình hiện tại bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng đều đặt mình trong hợp tác toàn diện với các nƣớc khác nhau trên thế giới, các quan hệ kinh tế, xã hội đƣợc mở rộng, theo đó là loại hình doanh nghiệp đa quốc gia cũng ngày càng tăng về số lƣợng và quy mô hoạt động. Vì vậy, mọi sự biến động về kinh tế, văn hoá, xã hội ở nƣớc ngoài cũng có ảnh hƣởng không nhỏ tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nƣớc vàcũng ảnh hƣởng đến chất lƣơng tín dụng ngắn hạn. Có thể dễ dàng nhận ra rằng, do cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực mà các mặt hàng xuất khẩu của ta đi các nƣớc liên tiếp bị hạ giá để cạnh tranh, điều này có nghĩa là các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn làm hàng xuất khẩu đã bị động trong kế hoạch trả nợ vốn các ngân hàng thƣơng mại dẫn đến chất lƣợng tín dụng bị suy giảm Ngoài ra, chất lƣợng tín dụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trƣờng nhƣ thời tiết, dịch bệnh cũng nhƣ các biện pháp tích cực bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sinh thái. * Nhóm các nhân tố pháp lý. Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất của các văn bản dƣới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành luật và trình độ dân trí trong lĩnh vực này. Yếu tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng thƣơng mại nói chung và chất lƣợng tín dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới mang lại hiệu quả, lợi ích cho cả 2 bên và chất lƣợng tín dụng mới đƣợc bảo đảm. Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 28
  29. Khóa luận tốt nghiệp Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng nhằm: - Hạn chế rủi ro, bảo toàn vốn, nâng cao thu nhập, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại. - Xã hội hoá hoạt động ngân hàng, biến ngân hàng thƣơng mại thành ngƣời bạn cho mọi tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế trong xã hội, tạo điều kiện cho ngân hàng thƣơng mại có thế mạnh riêng trong cạnh tranh. - Hợp pháp hoá các hoạt động ngân hàng, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động theo đúng pháp luật;tạo môi trƣờng pháp lý lành mạnh và ổn định để hoạt động tín dụng có hiệu quả, an toàn. b) Các nhân tố bên trong: Các yếu tố bên trong thƣờng liên quan đến sự phấn đấu của bản thân ngân hàng trên tất cả các mặt của hoạt động tín dụng nhƣ việc xây dựng chiến lƣợc, sách lƣợc trong quá trình phát triển, các chính sách tín dụng , xây dựng cơ cấu tổ chức ngân hàng nói chung và quản lý hoạt động tín dụng nói riêng, công tác kiểm tra, kiểm soát và thiết lập hệ thống thông tin. - Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng là quỹ đạo quyết định đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại, nó quyết định thành công hay thất bại của một ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến với ngân hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, théo các đƣờng lối, chính sách của Nhà nƣớc và đảm bảo công bằng xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là chất lƣợng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách của ngân hàng thƣơng mại có đúng đắn hay không. Bất cứ một ngân hàng thƣơng mại nào muốn có chất lƣợng tín dụng đều phải có một chính sách tín dụng rõ ràng, phù hợp với bản thân ngân hàng mình. Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 29
  30. Khóa luận tốt nghiệp - Công tác tổ chức của ngân hàng: Tổ chức ngân hàng đƣợc sắp xếp một cách có khoa học, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng, ban trong từng ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng nhƣ giữa ngân hàng với các cơ quan khác nhƣ tài chính, pháp lý sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, quản lý sát sao các khoản huy động vốn cũng nhƣ các khoản vốn cho vay. Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lý có hiệu quả nguồn vốn tín dụng. Tổ chức ngân hàng theo nguyên tắc tập trung có phân cấp là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý chất lƣợng tín dụng đồng bộ, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ. - Chất lượng nhân sự ngân hàng: Con ngƣời là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng cũng nhƣ trong hoạt động của ngân hàng, xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất lƣợng nhân sự ngày càng cao để đối phó kịp thời, có hiệu quả với các tình huống khác nhau của hoạt động tín dụng. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và chuyên môn giỏi sẽ giúp cho ngân hàng ngăn ngừa đƣợc những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện một chu trình khép kín của một khoản tín dụng . - Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng bao gồm những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm bảo đảm an toàn nguồn vốn tín dụng . Nó đƣợc bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình cho vay cho đến khi thu hồi đƣợc nợ. Chất lƣợng tín dụng có bảo đảm hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bƣớc và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bƣớc trong quy trình tín dụng. Kiểm tra quá trình cho vay giúp ngân hàng nắm đƣợc diễn biến của khoản vay đã cung cấp để có thể điều chỉnh hoặc can thiệp khi cần thiết, sớm Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 30
  31. Khóa luận tốt nghiệp thấy đƣợc nguyên nhân và ngăn ngừa rủi ro có thể xẩy ra. Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập đƣợc một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu cho chất lƣợng tín dụng ngắn hạn. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bƣớc trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng đƣợc luân chuyển bình thƣờng, theo đúng kế hoạch đã định mà nhờ đó bảo đảm đƣợc chất lƣợng tín dụng ngắn hạn. - Thông tin tín dụng : Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý chất lƣợng tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng, ngƣời quản lý có thể đƣa ra các quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thông tin tín dụng có thể lấy đƣợc từ các nguồn sẵn có từ ngân hàng (hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của các can bộ tín dụng ), từ các nguồn của khách hàng (theo chế độ báo cáo định kỳ, các dự án sản xuất kinh doanh), từ các cơ quan chuyên thông tin tín dụng trong và ngoài nƣớc, từ các bộ, các ngành chủ quản Số lƣợng và chất lƣợng thông tin thu nhận đƣợc có liên quan đến việc cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thông tin tín dụng có thể thu đƣợc từ các nguồn sẵn có ở Ngân hàng (hồ sơ xin vay, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của cán bộ tín dụng ); từ khách hàng ( theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp); từ các cơ quan chuyên về thông tin tín dụng ở trong và ngoài nƣớc; từ các nguồn thông tin khác. Số lƣợng, chất lƣợng của thông tin thu nhận đƣợc có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định tình hình thị trƣờng, khách hàng để đƣa ra những quyết định phù hợp. Vì vậy, thông tin càng đầy đủ, nhanh nhậy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngày càng lớn, chất lƣợng tín dụng ngày càng cao. - Kiểm soát nội bộ: Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 31
  32. Khóa luận tốt nghiệp Đây là biện pháp giúp cho ban lãnh đạo Ngân hàng có đƣợc các thông tin về tình trạng kinh doanh nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang xúc tiến, phù hợp với các chính sách, đáp ứng các mục tiêu đã định. - Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng. Để có thể quản lý và theo dõi có hiệu quả hoạt động tín dụng, song song với việc nâng cao chất lƣợng công tác hoạch định chính sách, công tác tổ chức quản lý Ngân hàng, công tác nhân sự, quản lý quá tình cho vay, công tác thông tin, kiểm soát nội bộ, cần chú ý tới các phƣơng tiện cần thiết phục vụ cho quá trình quản lý hoạt động tín dụng. Trang bị đầy đủ trang thiết bị tiên tiến phù hợp với khả năng tài chính và phạm vi, quy mô hoạt động của ngân hàng. - Quản lý rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là khả năng có thể xảy ra khi một khách hàng không đáp ứng đựoc nghĩa vụ trả nợ theo những điều khoản đã thoả thuận và rủi ro là chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng do nhiều nguyên nhân,nhƣng khái quát lại, nguyên nhân chính là việc thực hiện quy trình quản lý tín dụng của ngân hàng thƣơng mại. Rủi ro tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với chất lƣợng tín dụng và tỷ lệ nghịch với chất lƣợng tín dụng bởi nó ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình chu chuyển của vốn tín dụng, những vấn đề an toàn trong kinh doanh và từ đó ảnh hƣởng tới khả năng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. Quản lý rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở chính sách, thể lệch cho vay và chế độ thông tin quản lý theo các tiêu chuẩn quản lý tín dụng. Trên đây là một số biện pháp cơ bản về tổ chức quản lý tín dụng. Mỗi biện pháp đều tác động tới việc quản lý tín dụng ở từng khía cạnh khác nhau. Nắm vững quy trình quản lý, biết vận dụng các hình thức tín dụng trong các hoàn cảnh cụ thể dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn quản lý tín dụng và nguyên tắc cho vay, nắm chắc tình hình khách hàng, quản lý tốt tài sản có - tài sản nợ để Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 32
  33. Khóa luận tốt nghiệp đảm bảo đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng cũng nhƣ có biện pháp quản lý tốt rủi ro tín dụng sẽ góp phần hạn chế tới mức tối đa rủi ro tín dụng và nhờ đó, chất lƣợng tín dụng đƣợc đảm bảo Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 33
  34. Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VDB - CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NH Phát triển Chi nhánh Hải Phòng 2.1.1 Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Vietnam Development Bank - VDB) Vào đúng ngày kỷ niệm 116 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, ngày 19/5/2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển. Trải qua 5 năm hình thành và hoạt động của VDB theo mô hình mới, một thời gian chƣa phải là dài đối với một tổ chức song tập thể 3.000 cán bộ viên chức VDB đã nỗ lực không ngừng, sáng tạo, đoàn kết, vƣợt qua thách thức, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao và VDB đã từng bƣớc phát huy vai trò của một Ngân hàng chính sách của Chính phủ, trở thành một định chế tài chính quan trọng cung cấp nguồn lực tài chính cho tăng trƣởng kinh tế, có những đóng góp nhất định vào sự thành công của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế và tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc. Kết quả hoạt động của VDB gắn liền với kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm qua của Chính phủ, là một mốc son trong tiến trình phát triển của đất nƣớc. Ngày 19/05/2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam (NHPT) trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT) để thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc. Ngày 19/5/2006, Thủ tƣớng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPT. Tiếp đó, ngày 30/3/2007, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 34
  35. Khóa luận tốt nghiệp 44/2007/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đặc điểm về chức năng nhiệm vụ của ngân hàng phát triển Việt Nam a. Chức năng Vốn Điều lệ của NHPT là 5.000 tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển. Tại Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007, Thủ tƣớng Chính phủ quyết định: Ngân hàng Phát triển Việt Nam thuộc sở hữu nhà nƣớc, có vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng. Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Ngân hàng Phát triển đƣợc Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, đƣợc miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Phát triển là 99 năm, kể từ ngày Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập NHPT có hiệu lực. b. Nhiệm vụ : - Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nƣớc để thực hiện tín dụng đầu tƣ phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định của Chính phủ; - Thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc theo quy định; - Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA đƣợc Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tƣ và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ thác; Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 35
  36. Khóa luận tốt nghiệp - Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển; - Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nƣớc và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tƣ phát triển và tín dụng xuất khẩu. 2.1.2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng Đƣợc thành lập theo Quyết định số 03/QĐ –NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ƣơng. Sơ đồ tổ chức bộ máy Giám đốc Phó gđ phụ Phó gđ phụ Phó gđ phụ Phó gđ phụ trách hành trách tài chính trách kiểm tra trách hỗ trợ sau chính – tổng – tín dụng xuất -tín dụng đầu đầu tƣ – tín hợp khẩu tƣ dụng đầu tƣ Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng tín hành tổng tài tín kiểm tra tín dụng dụng 1-2 chính - hợp chính dụng 3 kiểm 2 QLNS KT soát nội bộ Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 36
  37. Khóa luận tốt nghiệp (Nguồn: phòng tổng hợp ) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban a. PHÒNG TỔNG HỢP. Chức năng: Phòng Tổng hợp là đơn vị thuộc Chi nhánh NHPT Hải Phòng, có chức năng tham mƣu cho Giám đốc Chi nhánh và tổ chức thực hiện các hoạt động: 1. Xây dựng và điều hành các kế hoạch hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh; 2. Huy động, quản lý, điều hành và cân đối nguồn vốn tại Chi nhánh; 3. Thẩm định dự án đầu tƣ. 4. Công tác tổng hợp, báo cáo thống kê. 5. Công tác tự đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ. b. PHÒNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ Chức năng: Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ là đơn vị thuộc Chi nhánh NHPT Hải Phòng, có chức năng tham mƣu, giúp Giám đốc Chi nhánh tổ chức triển khai công tác kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động phát sinh tại Chi nhánh; công tác pháp chế; giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng chống tham nhũng; phòng chống rửa tiền tại Chi nhánh. c. PHÒNG TÍN DỤNG 1 Chức năng: Phòng Tín dụng 1 là đơn vị thuộc Chi nhánh, có chức năng tham mƣu cho Giám đốc Chi nhánh và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về cho vay Tín dụng đầu tƣ; hỗ trợ sau đầu tƣ; cho vay thí điểm; cấp phát ủy thác; kiểm soát cho vay dự án đƣờng ô tô cao tốc Hà nội - Hải Phòng; thực hiện chính sách khách hàng. Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 37
  38. Khóa luận tốt nghiệp d. PHÒNG TÍN DỤNG 2 Chức năng: Phòng Tín dụng 2 là đơn vị thuộc Chi nhánh, có chức năng tham mƣu cho Giám đốc Chi nhánh và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về cho vay Tín dụng đầu tƣ đối với các chủ đầu tƣ đƣợc Giám đốc giao quản lý trong từng thời kỳ; bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thƣơng mại; cho vay doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế; hỗ trợ sau đầu tƣ; cấp phát ủy thác; cho vay xúc tiến; thực hiện chính sách khách hàng. e. PHÒNG TÍN DỤNG 3 Chức năng: Phòng Tín dụng 3 là đơn vị thuộc Chi nhánh, có chức năng tham mƣu cho Giám đốc Chi nhánh và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về cho vay Tín dụng xuất khẩu, cho vay lại vốn nƣớc ngoài (ODA), bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thƣơng mại; cho vay ủy thác, cho vay theo quyết định số 87/2010/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ; thực hiện chính sách khách hàng. f. PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN - KHO QUỸ Chức năng: Phòng Tài chính kế toán - kho quỹ (TCKT-KQ) là đơn vị thuộc Chi nhánh NHPT Hải Phòng, có chức năng tham mƣu cho Giám đốc Chi nhánh và tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, công tác kế toán, thanh toán, tiền lƣơng, kho quỹ theo quy định pháp luật và của NHPT. g. PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ Chức năng: Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 38
  39. Khóa luận tốt nghiệp Phòng Hành chính quản lý nhân sự (viết tắt là Phòng HCNS) là đơn vị thuộc Chi nhánh NHPT Hải Phòng có chức năng tham mƣu giúp Giám đốc Chi nhánh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: Tổ chức và cán bộ, tiền lƣơng, thi đua, khen thƣởng, kỷ luật, hành chính - quản trị; đào tạo; Theo dõi việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc và công tác an ninh, an toàn tại Chi nhánh. 2.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Phòng. 2.2.1. Kết quả kinh doanh của CN Ngân hàng phát triển Hải Phòng Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và có mức độ rủi ro ở mức thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện đƣợc kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Đây chính là mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của minh. Để thấy rõ hơn hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua, ta xem bảng số liệu sau: Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh. ĐVT: triệu đồng So sánh Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 (+/-) (%) Doanh thu thuần 62.032 78.172 16.140 26,02% Doanh thu lãi 53.219 55.212 1.993 3,7% Chi phí 60.310 76.012 15.702 26,04% Chi phí lãi 39.211 45.812 6.601 16,83% Lợi nhuận trƣớc thuế 1.722 2.160 438 25,4% Lợi nhuận sau thuế 1.291,5 1.620 328,5 25,4% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng VDB) Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 39
  40. Khóa luận tốt nghiệp Bảng số liệu trên cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 2 năm 2011 và 2012 đều có hiệu quả. Lợi nhuận trƣớc thuế đều dƣơng và có xu hƣớng tăng trƣởng với tốc độ 25%. Kết quả đó có đƣợc là do sự quản trị hoạt động ngân hàng có hiệu quả. Doanh thu năm 2012 tăng hơn 16 triệu đồng so với doanh thu năm 2011 tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 26,02%, kết quả có đƣợc là do ngân hàng tiếp tục duy trì đƣợc các khoản tín dụng với những khách hàng truyền thống và mức lãi suất có chiều hƣớng ổn định; đồng thời ngân hàng tiếp cận đƣợc nhu cầu vốn của các doanh nghiệp công ty trong địa bàn đang thực hiện cấu trúc lại vốn và mở rộng sản xuất kinh doanh. Mức chi phí năm 2012 cũng tăng 15.702 triệu đồng so với năm 2011 tƣơng ứng với tỷ lệ 26,04%. Tuy nhiên chi phí lãi lại có chiều hƣớng gia tăng hơn so với năm 2011. Sở dĩ chi phí lãi tăng là do ngân hàng thực hiện huy động các nguồn vốn trung, dài hạn hơn để thực hiện cho các kế hoạch tín dụng trong tƣơng lai và để cạnh tranh trên thị trƣờng huy động ngân hàng phải chấp nhận cạnh tranh lãi suất bằng một số chi phí phụ trợ khác cho khách hàng, linh hoạt lãi suất cho các khoản vốn huy động lớn. 2.2.2. Hoạt động huy động vốn Nhìn chung trong những năm 2010, 2011, 2012 tình hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ của cả nƣớc không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, nhiều biến động trên thị trƣờng trong và ngoài khu vực đã không thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc sản xuất kinh doanh do năng lực tài chính, kỹ thuật công nghệ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, vốn tự có thấp và nhỏ, nợ lớn ở nhiều đơn vị Việc tăng giá điện, xăng dầu, ngoại tệ kéo theo giá thành sản phẩm của nhiều loại hàng hoá tăng lên; thêm vào đó là việc nhập lậu, trốn thuế, ngày càng gia tăng làm cho hàng hoá trong nƣớc không thể nào cạnh tranh nổi, gây khó khăn Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 40
  41. Khóa luận tốt nghiệp cho sản xuất trong nƣớc. Mặt khác do khủng hoàng kinh tế toàn cầu khiến sức mua của dân có phần chững lại, có chiều hƣớng giảm sút làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả; một số doanh nghiệp thiếu việc làm, công nhân phải nghỉ làm vì sản phẩm làm ra bị ứ đọng. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn đã làm ảnh hƣởng trực tiếp đến kinh doanh dịch vụ của ngân hàng. Tình trạng gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn đang có chiều hƣớng gia tăng, dẫn đến hoạt động tín dụng ngân hàng bị hạn chế. Để đối phó với thực trạng nêu trên, trong công tác chỉ đạo kinh doanh dịch vụ tiền tệ Ngân hàng của Ngân hàng phát triển Việt Nam đã kết hợp công tác chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng với việc thực hiện phƣơng án kinh doanh lấy mục tiêu “Hiệu quả kinh doanh gắn liền với an toàn vốn” làm tƣ tƣởng chỉ đạo để động viên cán bộ công nhân viên hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh do Ngân hàng đã đề ra. Bên cạnh đó, hoạt đông tín dụng đƣợc định hƣớng từng bƣớc theo tỉ lệ đầu tƣ, cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, ƣu tiên đáp ứng yêu cầu của các công ty cổ phần, công ty TNHH có uy tín trong hoạt động và thanh toán, các dự án có tính khả thi cao. Nhờ có mục tiêu đó Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Phòng đã đạt đƣợc kết quả nhƣ sau: * Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng phát triển Việt Nam - Tiền gửi: để mở rộng và phát triển hoạt động ngân hàng theo hƣớng ngân hàng đa năng, với nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu của xã hội và đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế, Chi nhánh đã tiến hành mở rộng công tác huy động vốn và đẩy mạnh đầu tƣ, từng bƣớc lành mạnh hoá tình hình tài chính thông qua việc thành lập thêm điểm giao dịch và một số quỹ tiết kiệm, tăng cƣờng cho vay đối với các đối tƣợng kinh tế tại các địa bàn trung tâm, các khu dân cƣ, khu công nghiệp Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 41
  42. Khóa luận tốt nghiệp Với một cách làm mới, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng VDB Hải Phòng trong những năm gần đây đã đạt đƣợc những thành quả nhất định, dần khắc phục đƣợc những tồn tại từ nhiều năm trƣớc để lại, thể hiện ở một số mảng hoạt động chủ yếu sau: Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động Đơn vị: triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng TỔNG VỐN 160.117 100% 180.309 100% 254.366 100% HUY ĐỘNG Theo kì hạn - Không kì hạn 49.875 31,14% 75.658 41.96% 64.100 25.19% - Có kì hạn 110.242 68,86% 104.651 58,04% 190.266 74,80% Theo loại tiền - VND 98.126 61,28% 120.348 66,75% 198.586 78,07% - Ngoại tệ và 62.051 38,72% 59.961 33,25% 55.780 21,93% vàng Nhìn vào bảng số liệu 2.2 bên trên ta có thể thấy tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm đều có sự tăng trƣởng rất rõ rệt. Nếu năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng là 160.117 triệu đồng thì đến năm 2011 đã tăng lên đạt ngƣỡng 180.309 triệu đồng, tăng 20.192 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 12,6%. Còn đến năm 2012 con số này đã có sự tăng trƣởng khá mạnh, tăng 74.057 triệu đồng tƣơng đƣơng 41,1% so với năm 2011, dừng lại ở mức là 254.366 triệu đồng. Nhƣ vậy có thể thấy tuy giai đoạn năm 2010 – 2012 Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 42
  43. Khóa luận tốt nghiệp là một giai đoạn kinh tế đầy sự biến động và bất ổn nhƣng Ngân hàng với vị thế là một ngân hàng Nhà nƣớc hoạt động lâu năm, có thƣơng hiệu uy tín với cac tổ chức và cá nhân kinh tế nên lƣợng tiền vốn huy động vẫn tăng trƣởng một cách đều đặn. Đi sâu vào phân tích tổng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn, ta có thể thấy nguồn vốn huy động không kì hạn luôn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nguồn vốn có kì hạn. Điều này là hoàn toàn đúng và cho thấy sự an toàn bởi lẽ nguồn vốn huy động không kì hạn là một nguồn vốn không có tính ổn định cao và dễ đem lại rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên có thể thấy vào năm 2011, ngân hàng đã để tỷ lệ nguồn vốn không kì hạn tăng trƣởng một cách quá cao. Nếu năm 2010, nguồn vốn không kỳ hạn là 49.875 triệu đồng chiếm 31,14% tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2011 nó đã tăng lên thành 75.658 triệu đồng, tăng 25.783 triệu đồng tƣơng đƣơng 51,7%. Điều này cũng là dễ hiểu bởi năm 2011 là năm nền kinh tế bị ảnh hƣởng nặng nề nhất trong 3 năm 2010 – 2012 bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thời gian này tất cả các khách hàng đều đang rất hoang mang về sự an toàn về nguồn tiền gửi của mình đồng thời nhu cầu gửi tiền không kì hạn cũng bị đẩy lên cao hơn bao giờ hết. Tuy nhiên nắm đƣợc điều này ngân hàng sang đến năm 2012, cũng đã thực thi một loạt các chính sách huy động hiệu quả để cải thiện tình trạng này, và có thể nói ngân hàng đã đạt đƣợc các thành công nhất định. Năm 2012 tuy tổng nguồn vốn huy động có một sự tăng trƣởng mạnh mẽ nhƣng xét riêng về nguồn vốn huy động không kì hạn lại có sự giảm sút. Năm 2012 nguồn vốn không kì hạn đạt 64.100 triệu đồng giảm 11.558 triệu đồng, chiếm 25,19% trên tổng nguồn vốn huy động. Nhƣng nhìn chung ngân hàng cần cố gắng cân đối tỷ lệ nguồn vốn huy động của mình một cách hợp lý hơn nữa bởi nguồn vốn huy động không kì hạn là một nguồn vốn vô cùng không ổn định nên cần phải giảm tỷ lệ của chúng trên tổng nguồn vốn một cách tích cực hơn nữa. Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 43
  44. Khóa luận tốt nghiệp Xét về tình hình nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi ta thấy có một sự trái ngƣợc. Nếu nguồn vốn huy động theo tiền gửi VNĐ có sự tăng trƣởng đều đặn trong 3 năm 2010 – 2012 thì ngƣợc lại, loại nguồn vốn huy động theo ngoại tệ và vàng lại có xu hƣớng giảm dần. Điều này có thể nói là hoàn toàn dễ hiểu. Trong tình hình nền kinh tế đang bị khủng hoảng toàn cầu thì sự giảm sút về mặt xuất nhập khẩu cũng nhƣ là sự đầu tƣ của các tổ chức nƣớc ngoài vào Việt Nam đều có xu hƣớng giảm sút. Do vậy nên dẫn đến tình trạng giảm sút nhu cầu gửi tiền ngoại tệ. Nhƣng có thể thấy sự giảm sút này cũng không quá lớn. Nếu năm 2010 nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ và vàng đạt mức 62.051 triệu đồng thì đến năm 2012 đạt mức 55.780 triệu đồng, chỉ giảm 6.271 triệu đồng, có thể nói là một lƣợng giảm không đáng kể trong 3 năm. Nhƣng ngƣợc lại thì nguồn vốn huy động bằng VNĐ lại có sự tăng trƣởng mạnh mẽ. Nếu năm 2010, nguồn vốn huy động bằng VNĐ đạt 98.126 triệu đồng thì đến năm 2012 đã tăng lên 100.460 triệu đồng tƣơng đƣơng 102,4% so với năm 2010, đạt mức 198.586 triệu đồng. Nhƣ vậy tại thời điểm cuối năm 2012, nguồn vốn huy động bằng VNĐ đã đạt mức gấp hơn 2 lần so với con số ở thời điểm cuối năm 2010. Nhƣ vậy nhìn chung tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng mặc dù là trong tình hình kinh tế đầy khó khăn nhƣng cũng đã có những bƣớc tiến vững chắc. Tuy nhiên ngân hàng cần chú ý cân đối lại tỷ lệ giữa nguồn vốn huy động không kỳ hạn với có kỳ hạn để giảm thiểu các rủi ro tài chính trong tƣơng lai. 2.2.3. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu cho Chi nhánh, là một nghiệp vụ có thế mạnh của Chi nhánh. Chi nhánh đã tích cực trong việc tìm kiếm và thu hút khách hàng bằng nhiều chính sách khách hàng hấp dẫn. Kết quả hoạt động tín dụng nhƣ sau: Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 44
  45. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.3. Hoạt động tín dụng ĐVT: triệu đồng Năm Năm Năm So sánh 2010-2011 So sánh 2011-2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Doanh số 121.375 183.221 215.306 61.846 50,95 32.085 17,51 cho vay Doanh số 116.457 161.975 174.320 45.518 39,09 12.345 7,62 thu nợ Tổng dƣ nợ 113.278 131.310 163.178 18.032 15,91 31.868 24,26 Nhìn vào số liệu của báng 2.3 , ta có thể thấy toàn cảnh tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Phòng. Ta thấy đã có sự thay đổi trong 3 năm, điều đáng mừng là cả doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tổng dƣ nợ đều tăng dần qua các năm. Xét cụ thể về doanh số cho vay: Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 45
  46. Khóa luận tốt nghiệp Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay qua các năm. (Đơn vị: triệu đồng) Nhìn vào biểu đồ 2.1 ta có thể thấy doanh số cho vay của năm 2011 là183.221 triệu đồng đã tăng61.846 triệu đồng tƣơng ứng với 50,95 % so với năm 2010. Đến năm 2012 thì con số đã đƣợc tăng lên thêm 32.085 triệu đồng tƣơng đƣơng với tăng 17,51 % só với năm 2011. Nhƣ vậy có thể thấy doanh số cho vay khá ổn định và tăng dần qua 3 năm. Sở dĩ năm từ năm 2011 đến năm 2012 doanh số cho vay có tốc độ tăng có phần giảm sút so với giai đoạn năm 2010 – 2011 bởi lẽ từ cuối năm 2011 chúng ta đã bị chịu hậu quả nặng nề từ khủng hoảng kinh tế do với ngân hàng đã phải có chính sách cho vay chặt chẽ hơn. Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 46
  47. Khóa luận tốt nghiệp Về doanh số thu nợ và tổng dƣ nợ cũng không nằm ngoài xu hƣớng đó: Biểu đồ 2.2: Doanh số thu nợ và Tổng dƣ nợ qua các năm. (Đơn vị tính: triệu đồng) Có thể thấy trong giai đoạn đầy biến động do khủng hoảng kinh tế nhƣ vậy mà ngân hàng vẫn giữ đƣợc doanh số thu nợ tăng đều qua các năm. Điều đó cho thấy ngân hàng đang có chính sách khá hiệu quả. Cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng cho thấy không chỉ là năng lực cho vay mà cả năng lực quản lý, thu hồi nợ của ngân hàng đều rất tốt. Về tổng dƣ nợ thì cũng có sự thay đổi tăng dần qua các năm. Cụ thể là năm 2011 dƣ nợ tín dụng tăng 45.518 triệu đồng, tƣơng ứng với 39,09% so với năm 2010. Đến năm 2012 số dƣ nợ tín dụng có tăng thêm 7,62% tƣơng ứng với 12.345 triệu đồng đạt 310.868 triệu đồng. Để đạt đƣợc kết quả trên , ngân hàng đã phải luôn bám sát các đơn vị đã phát sinh nợ quá hạn từ năm cũ để bàn biện pháp xử lý tài sản trả nợ cho ngân hàng. Nhìn chung trong 3 năm qua, hoạt động tín dụng của ngân hàng đã gặp Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 47
  48. Khóa luận tốt nghiệp không ít khó khăn do tình hình kinh tế chung và tình hình lạm phát trong nƣớc cao, nhiều doanh nghiệp không trụ vững nổi dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp phá sản hàng loạt. Tuy nhiên ngân hàng vẫn tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn, đồng thời tìm kiếm khách hàng tăng doanh số cho vay. Bảng 2.4: Dƣ nợ tín dụng ĐVT: triệu đồng Năm Năm Năm So sánh 2010-2011 So sánh 2011-2012 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 113.278 131.310 163.178 18.032 15,91 31.868 24,26 (nguồn: báo cáo phòng tín dụng) Nhìn vào bảng số liệu 2.4 trên ta thấy có sự thay đổi từ năm 2010 đến nắm 2012. Cụ thể là năm 2011 dƣ nợ tín dụng tăng 15,91% so với năm 2010, đạt 18.032 triệu đồng , đến năm 2012 số dƣu nợ có tăng thêm 24,26% tƣơng ứng với 31.868 triệu đồng . điều nay do tình hình kinh tế năm 2010 chịu ảnh hƣởng nặng nề ủa cuốc khủng hoảng kinh tế . Thế giới năm 2009, chỉ số lạm phát trong nƣớc cao nên hoạt động tín dụng của ngân hành bị ảnh hƣởng .Năm 2011, tình hình kinh tế trong nƣớc và địa bàn Hải Phòng đã ổn định nên hoạt động tín dụng có xu hƣớng tăng. 2.2.4. Một vài nét về địa bàn hoạt động của Ngân hàng phát triển Hải Phòng Chi nhánh ngân hàng phát triển Hải Phòng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng trên địa bàn thành phố Hải Phòng, thành phố cấp 1 của quốc gia với những tiềm năng to lớn về cảng biển, du lịch, công nghiệp. Đây là nơi tập trung rất nhiều loại hình doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong thời gian qua Hải Phòng là một trong những thành phố có tốc độ tăng trƣởng lớn trong cả nƣớc, tốc độ đầu tƣ đổi mới sản xuất, đầu tƣ xây dựng Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 48
  49. Khóa luận tốt nghiệp cơ bản tăng mạnh trong 10 năm qua. Ngoài ra hoạt động thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào thành phố cũng đƣợc quan tâm đáng kể đẫ thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh chóng hơn. Chính vì vậy nhu cầu vốn nói chung cho đầu tƣ và nhu cầu vay vốn ngân hàng nói riêng của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là khá lớn. Đây là một trong những thuận lợi cho ngân hàng phát triển Hải Phòng. Bên cạnh đó với những thay đổi trong chính sách kinh tế, pháp lý đã tạo điều kiện thuận lợi và môi trƣờng thông thoáng cho sự hình thành, hoạt động của các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy rằng đây là thành phần kinh tế có quy mô hoạt động chƣa lớn nhƣng lại rất nhạy bén với nhu cầu xã hội, đa dạng linh hoạt trong kinh doanh. Tuy nhiên, khi môi trƣờng kinh doanh trở nên thong thoáng hơn, dễ dàng hơn thì cũng xuất hiện những kẽ hở, hạn chế trong quản lý để những doanh nghiệp “ma”, kẻ xấu dễ dàng lợi dụng để trục lợi, lừa đảo. Chính vì thế các ngân hàng nói chung phải tích cực trong việc tìm kiếm thông tin, thẩm định tín dụng đối với khách hàng vay vốn để sàng lọc lựa chọn khách hàng có đủ điều kiện vay để cấp vốn; đồng thời không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ nhân viên ngân hàng. Trên địa bàn thành phố Hải Phòng cũng là nơi có lƣợng lớn ngân hàng, chi nhánh ngân hàng, phòng giao dịch của rất nhiều loại hình ngân hàng. Các ngân hàng cạnh tranh rất khốc liệt trong việc tìm kiếm thị trƣờng đầu vào và đầu ra của mình. Các ngân hàng không ngừng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, đa dạng các loại hình sản phẩm, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, ân cần. Đây vừa là thế mạnh của các ngân hàng vừa là “vũ khí: để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 49
  50. Khóa luận tốt nghiệp 2.3. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại CN ngân hàng phát triển Hải Phòng 2.3.1. Đánh giá chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu định tính 2.3.1.1. Chính sách tín dụng Đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng triển khai các các sản phẩm sau: Cho vay du lịch dành cho ngƣời cao tuổi Mức cho vay: từ 5 triệu đồng đến tối đa 100% Chi phí chuyến du lịch dành cho hai ngƣời Thời hạn cho vay : Tối đa đến 36 tháng. Loại tiền cho vay: Đồng Việt Nam (VNĐ). Lãi suất , phí: Theo quy định của VDB trong từng thời kỳ. Phương thức trả nợ: Nợ gốc đƣợc trả theo định kỳ hàng tháng phù hợp với điều kiện của từng khách hàng.Khách hàng có thể chọn một trong các cách tính lãi suất khác nhau, phƣơng thức trả lãi linh hoạt. Cho vay mua xe ô tô Thời hạn cho vay - Cách 1: đƣợc xác định trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng, tối đa có thể lên đến 72 tháng - Cách 2: linh hoạt, tối đa có thể lên đến 72 tháng Loại tiền cho vay: Việt Nam Đồng (VNĐ). Mức cho vay: Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng nhƣng tối đa không quá 90% giá trị xe mua. Phương thức trả nợ gốc và lãi: Linh hoạt tùy theo thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 50
  51. Khóa luận tốt nghiệp Cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết để kinh doanh chứng khoán Lợi ích: Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn ngắn hạn để kinh doanh chứng khoán của khách hàng. Đối tượng khách hàng - Cá nhân là ngƣời Việt Nam, hoặc ngƣời nƣớc ngoài cƣ ngụ tại Việt Nam (trên 12 tháng) thực hiện vay cầm cố chứng khoán niêm yết để kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam. - Các doanh nghiệp thực hiện vay cầm cố chứng khoán niêm yết để kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam. Mục đích cho vay: Để kinh doanh chứng khoán. Thời hạn cho vay:Tối đa không quá 06 tháng. Loại tiền cho vay: Bằng đồng Việt Nam (VND). Chứng khoán cầm cố: Chứng khoán đã đƣợc niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM hoặc Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và đƣợc VDB chấp thuận theo từng thời kỳ. Repo cổ phiếu chƣa niêm yết. Đối tượng: Khách hàng là cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc. Thời hạn hợp đồng:Thời hạn của mỗi kỳ hạn mua lại cổ phiếu tối đa không quá 12 tháng. Loại cổ phiếu VDB nhận thực hiện Repo: Là các cổ phiếu chƣa niêm yết và đƣợc VDB chấp thuận theo từng thời kỳ. 2.3.1.2. Quy trình tín dụng Bƣớc 1: Tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hƣớng dẫn khách hàng thủ tục vay vốn. Bƣớc 2: Thẩm định hồ sơ tín dụng Nội dung thẩm định. Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 51
  52. Khóa luận tốt nghiệp  Thẩm định sơ bộ hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp  Nội dung thẩm định cụ thể: - Năng lực khách hàng. - Khả năng tài chính. - Tình hình sản xuất và bán hàng. - Phân tích về tài chính khách hàng. - Phân tích thẩm định dự án đầu tƣ,phƣơng án sản xuất kinh doanh. - Quan hệ với các tổ chức tín dụng ; CVQHKH đánh giá quan hệ của khách hàng với Ngân hàng và các tôt chức tín dụng khác bao gồm cả quá khứ lẫn hiện tại, lấy thông tin CIC. - Đánh giá lợi ích cuả ngân hàng nếu khoản vay đƣợc phê duyệt. - Phân tích,thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay. - Điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng; Lập tờ trình thẩm định(theo mẫu) Bƣớc 3: Quyết định tín dụng. Sau khi nhận đƣợc tờ trình/ báo cáo thẩm định cùng với toàn bộ hồ sơ vay vốn do Cấp kiểm soát tín dụng trình,cấp có thẩm quyền tín dụng kiểm tra lại các thông tin tại tờ trình,đánh giá tính khả thi,hiệu quả của khoản vay,căn cứ phạm vi quyền hạn đƣợc phân công,ra quyết định và ghi dõ nội dung sau tờ trình:  Đồng ý cho vay: ghi rõ mức cho vay, các điều kiện cho vay (nếu có), ký tên, ghi ngày ký tên và chuyển trả hồ sơ.  Từ chối cho vay: trong trƣờng hợp này, ghi dõ lý do không đồng ý cho vay, ký tên, ghi ngày ký tên và chuyển trả hồ sơ.  Trong trƣờng hợp vƣợt quyền hạn đƣợc phân công,Cấp quyết định tín dụng trình cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng cao hơn theo quy định xử lý. Bƣớc 4 : Hoàn thiện hồ sơ và ký hợp đồng tín dụng . Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 52
  53. Khóa luận tốt nghiệp Bƣớc 5: Giải ngân.  Sau khi lập hồ sơ giải ngân, CVQLTD chuyển hồ sơ giải ngân sang cho Bộ phận DVKH để thực hiện giải ngân và hoạch toán.Hồ sơ giải ngân chuyển cho Bộ phận DVKH gồm có; - Hợp đồng tín dụng. - Khế ƣớc nhận nợ. - Giấy lĩnh tiền mặt, Ủy nhiệm chi. - Phiếu nhập ngoại bảng tài sản bảo đảm (nếu có)  Bộ phận dịch vụ khách hàng có trách nhiệm kiểm tra lại Ủy nhiệm chi, giấy lĩnh tiền mặt, phù hợp với nội dung của Hợp đồng tín dụng, khế ƣớc nhận nợ đã đƣợc duyệt và tiến hành giải ngân cho khách hàng. Bƣớc 6: Theo dõi và kiểm tra giải ngân sau khi cho vay Bƣớc 7: Thu nợ gốc, lãi và phí khoản vay. Bƣớc 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng.  Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đƣơng nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng.  Trƣờng hợp bên vay yêu cầu, CVLTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình Cấp kiểm soát tín dụng và trình cấp có thẩm quyền ký biên bản thanh lý.Việc giải chấp tài sản bảo đảm thực hiện theo Quy định Bảo đảm tiền vay. Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 53
  54. Khóa luận tốt nghiệp 2.3.2. Đánh giá chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu định lượng 2.3.2.1. Chỉ tiêu dư nợ và kết cấu dư nợ Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu cho Chi nhánh, là một nghiệp vụ có thế mạnh của Chi nhánh. Chi nhánh đã tích cực trong việc tìm kiếm và thu hút khách hàng bằng nhiều chính sách khách hàng hấp dẫn. Kết quả hoạt động tín dụng nhƣ sau: Bảng 2.5: Dƣ nợ và kết cấu dƣ nợ ĐVT: triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Theo kì hạn Ngắn hạn 71.478 63,1 77.735 59,2 113.571 69,6 Trung, dài hạn 41.800 36,9 53.575 40,8 49.607 30,4 Theo thành phần kinh tế DN QD 22.768 20,1 25.868 19,7 35.735 21,9 DN ngoài QD 64.115 56,5 79.967 60,9 107.371 65,8 Hộ GĐ, cá nhân 26.395 23,4 25.475 19,4 20.072 12,3 Theo ngành nghề kinh doanh Công nghiệp 64.228 56,7 78.392 59,7 98.069 60,1 Nông nghiệp 16.538 14,6 20.746 15,8 24.966 15,3 Dịch vụ 32.512 28,7 32.172 24,5 40,143 24,6 Theo tiền tệ VNĐ 77.142 68,1 92.179 70,2 123.199 75,5 Ngoại tệ quy đổi 36.136 31,9 39.131 29,8 39.979 24,5 Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 54
  55. Khóa luận tốt nghiệp Trƣớc hết xét về cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo kì hạn: Là một ngân hàng thƣơng mại cổ phần, ngân hàng đã xác định đúng đắn mức vốn cho vay ngắn hạn trong cơ cấu vốn đầu tƣ. Trong các năm 2010, 2011, 2012, tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn ổn định ở mức cao, đạt mức gần 60% ở năm 2011 và trên 60% ở năm 2010, 2012. Mục tiêu lợi nhuận luôn đặt lên hàng đầu nên Ngân hàng nhận thấy rõ ràng cho vay ngắn hạn có ƣu thế hơn cho vay trung và dài hạn sau khi nghiên cứu kỹ các dự án có tính khả thi, đem lại hiệu quả, góp phần tăng trƣởng kinh tế. Đồng thời trong thời điểm kinh tế đang trong thời gian khủng hoảng thì điều đó càng đúng hơn bao giờ hết. Nếu dƣ nợ ngắn hạn năm 2010 là 71.478 triệu đồng chiếm 63,1% thì đến năm 2011 là 77.735 triệu đồng tăng 6.257 triệu đồng so với năm 2011 nhƣng cơ cấu lại giảm xuống chiếm 59,2%. Đến năm 2012, thì con số này đã tăng lên thêm 35.836 triệu đồng đạt mức 113.571 triệu đồng chiếm 69,6% trên tổng dƣ nợ. Còn dƣ nợ dài hạn năm 2010 ở mức 41.800 triệu đồng chiếm 36,9% thì đến năm 2011 là 53.575 triệu đồng tăng 11.775 triệu đồng chiếm 40,8% . Còn dƣ nợ dài hạn năm 2012 ở mức 49.607 triệu đồng chiếm 30.4% giảm xuống 3.968 triệu đồng so với năm 2011. Xét về mặt cơ cấu nhìn cụ thể các con số ta cũng thấy chi nhánh đang có chiến lƣợc cho vay hoàn toàn hiệu quả. Trƣớc đây Hải Phòng luôn nổi bật trong thị trƣờng bất động sản thì nay các dự án bất động sản đều bị đóng băng và chỉ đến khoảng nửa cuối năm 2012 mới có dấu hiệu phục hồi. Song song đấy là một loạt các tai tiếng của ngành đóng tàu vốn là niềm tự hào của Hải Phòng. Mà vốn các hợp đồng vay bất động sản và vay đóng tàu thƣờng là các hợp đồng vay dài hạn nên điều này lý giải tại sao các khoản vay dài hạn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dƣ nợ. Tại ngân hàng, đầu tƣ tín dụng đã bám sát yêu cầu thực tại, mở rộng đầu tƣ với mọi ngành nghề kinh tế, sử dụng tối đa nguồn vốn vào tái đầu tƣ nhằm Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 55
  56. Khóa luận tốt nghiệp thu lợi nhuận. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy phát triển theo xu hƣớng chung của xã hội thì tỷ trọng dự nợ tín dụng của ngành dịch vụ với ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong đó ngành thƣợng mại và dịch vụ ngày càng có xu hƣớng tăng còn ngành nông nghiệp thì có tỷ trọng ngày càng nhỏ. Nhìn vào biểu đồ 2.3 ta thấy về dƣ nợ tín dụng ngành công nghiệp đã có sự tăng trƣởng một cách mạnh mẽ còn ngành nông nghiệp và thƣơng mại dịch vụ có tăng trƣởng nhƣng không nhiều. Nếu năm 2010 dƣ nợ tín dụng ngành công nhiệp là 64.228 triệu đồng chiếm 56,7% thì đến năm 2011 là 78,392 triệu đồng chiếm 59,7%, tăng lên 14.164 triệu đồng so với năm 2010. Còn năm 2012 con số này đã tăng thêm 19.677 triệu đồng so với năm 2011, đạt mức 98.069 triệu đồng chiếm 60,1%. Hải Phòng là một thành phố nổi tiếng với các ngành công nghiệp lâu năm nhƣ đóng tàu, tuy nhiên do khủng hoảng kinh tế làm ăn thua lỗ nên sự tăng trƣởng ở đây không phải do ngành công nghiệp đóng tàu mà chủ yếu là từ ngành công nghiệp xi măng, ngành công nghiệp khai thác đánh bắt thủy hải sản. Song song với sự phát triển của ngành công nghiệp, Hải Phòng cũng đang từng bƣớc phát triển ngành dịch vụ. Bởi lẽ vốn ngành công nghiệp phát triển kéo theo là hàng loạt các ngành dịch vụ thƣơng mại tăng theo. Đặc biệt Hải Phòng còn sở hữu khá nhiều các địa điểm thu hút khách du lịch. Chính vì vậy tỷ trọng dự nợ ngành dịch vụ đang dần tăng lên. Năm 2010, tỉ trọng ngành dịch vụ ở mức 32.512 triệu đồng chiếm 28.7% thì đến năm 2011 đã đạt mức 32.172 triệu đồng chiếm 24,5% giảm 340 triệu đồng so với năm 2010. Điều này dễ hiểu bởi lẽ trong năm 2011 cả thế giới đang chao đảo bởi khùng hoảng kinh tế do với lƣợng khách du lịch đã bị giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên đến năm 2012, khi thành phố cho vào hoạt động hàng loạt các khu dịch mới nhƣ Hòn Dáu Resort cũng nhƣ tổ chức các lễ hội lớn thu hút sự Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 56
  57. Khóa luận tốt nghiệp quan tâm của công chúng nhƣ lễ hội hoa phƣợng đỏ, lễ hội Phật Đản, Điều này đã kéo ngành du lịch dịch vụ của thành phố đi lên, và chúng đƣợc thể hiện qua các con số biết nói. Năm 2012 tỉ trọng ngành dịch vụ đã tăng thêm 7.971 triệu đồng so với năm 2011đạt mức 40.143 triệu đồng chiếm 24,6%. Cũng theo xu hƣớng chung của sự phát triển và chuyển dịch ngành kinh tế, cùng với đinh hƣớng phát triển hải phòng thành một thành phố cảng công nghiệp dẫn đầu cả nƣớc thì ngành nông nghiệp đang dần thu hẹp. Các khu đồng ruộng đang dần đƣợc thay thế bởi các nhà máy xí nghiệp, những ngƣời nông dân đang dần chuyển thành những ngƣời công nhân lành nghề. Chính vì vậy mà tỷ trọng của dƣ nợ tín dụng của ngành nông nghiệp có tăng nhƣng không nhiều và chiếm tỷ trọng ít nhất. Nếu năm 2010 là 16.538 triệu đồng chiếm 14,6% thì năm 2012 là 24.966 triệu đồng tuy tăng 8.428 triệu đồng nhƣng về tỷ trọng lại chỉ chiếm 15,3% không có sự tăng trƣởng lớn. Xét theo cơ cấu loại tiền thì năm 2012 dƣ nợ tín dụng theo ngoại tệ quy đổi là 39.979 triệu đồng chiếm 24,5%, tăng 3.837 triệu đồng so với năm 2010 và tăng 848 triệu đồng so với năm 2011. Nhƣ vậy có thể thấy tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng theo ngoại tệ có xu hƣớng giảm dần. Tuy có tăng về mặt số lƣợng nhƣng lại bị giảm sút khi xét về mặt tỉ trọng. Vốn là một thành phố cảng nên có rất nhiều các công ty xuất nhập khẩu thƣờng xuyên có các hợp đồng vay ngoại tệ. Tuy nhiên do khủng hoảng kinh tế với sự phá sản của hàng loạt các công ty dịch vụ cảng biển cũng nhƣ đóng tàu nên giờ các hợp đồng này chủ yếu là của các khách hàng vay cá nhân với mục đích là dung để thanh toán các khoản phí du học. Về mặt dƣ nợ tín dụng VNĐ thì năm 2010 là 77.142 triệu đồng chiếm 68,1%, đến năm 2011 là 92.179 triệu đồng chiếm 70,2% tăng 15.037 triệu đồng so với năm 2010. Còn năm 2012, dƣ nợ tín dụng đạt 123.199 triệu đồng chiếm 75,5% tăng lên 31.020 triệu đồng so với năm 2011. Nhƣ vậy dƣ nợ VNĐ cũng Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 57
  58. Khóa luận tốt nghiệp đã có mức tăng trƣởng vƣợt bậc đặc biệt trong năm 2012 đã có tốc độ tăng trƣởng nhanh hơn so với năm 2011. Biểu đồ 2.3: Dƣ nợ tín dụng ngành công nghiệp (ĐVT: triệu đồng) Nhƣ vậy nhìn chung qua những phân tích ở trên ta thấy rằng công tác tín dụng đƣợc ngân hàng hết sức quan tâm, từ các chiến lƣợc khách hàng đến những thao tác nghiệp vụ đối với mỗi đối tƣợng khách hàng, từng gói sản phẩm, dịch vụ. Hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua có thể nói có nhiều thay đổi tích cực và có chiều sâu hơn. Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 58
  59. Khóa luận tốt nghiệp 2.3.2.2. Chỉ tiêu nợ quá hạn Bảng 2.6 : Phân loại nợ của Chi nhánh ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng dƣ nợ 113.278 131.310 163.178 Nợ đủ tiêu chuẩn 105.466,84 120.448,28 147.533 Nợ cần chú ý 7.131,5 10.231,5 14.231,4 Nợ dƣới tiêu chuẩn 679,66 527,92 1.103,4 Nợ nghi ngờ 0 102,3 310,2 Nợ có khả năng mất vốn 0 0 0 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ 6,9% 8,27% 9,59% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ 0,6% 0,48% 0,87% (Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của phòng Tín dụng) Trƣớc hết xét về tỷ lệ nợ quá hạn: Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nợ quá hạn 7.811,16 10.861,72 15.645 Dƣ nợ tín dụng 113.278 131.310 163.178 Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dƣ nợ 6,9% 8,27% 9,59% (%) (Nguồn : Báo cáo thƣờng niên phòng tín dụng ) Nhìn vào bảng tỷ lệ nợ quá hạn trên ta có thể thấy rõ đƣợc tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Hải Phòng trong 3 năm vừa qua. Do năm 2011 chịu ảnh hƣởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nợ quá hạn đã có sự tăng Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 59
  60. Khóa luận tốt nghiệp đột biến. Năm 2010, nợ quá hạn chỉ ở mức là 7.811,16 triệu đồng và tỷ lệ nợ quá hạn là 6,9%. Nhƣng đến năm 2011 nợ quá hạn đã bị tăng đột biến lên mức 10.861,72 triệu đồng, tăng 3.050,56 triệu đồng so với 2010 và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ là 8,27%. Tuy nhiên đến năm 2012, ngân hàng đã tích cực cải thiện tình hình này, nợ quá hạn vẫn tăng 4.783,28 triệu đồng so với năm 2011 và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ là 9,59%. Có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ năm 2012 vẫn ở mức tƣơng đối cao, trên 5%. Do vậy trong năm 2013 này ngân hàng cần phải có các chính sách thu hồi nợ chặt chẽ hơn để tích cực cải thiện tình hình hiện tại. Ta tiếp tục xét về tình hình nợ xấu của ngân hàng qua bảng dƣới đây: Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu và Cơ cấu nhóm nợ xấu. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dƣ nợ (%) 0,6% 0,48% 0,87% Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ Nợ nhóm 3 0,6% 0,4% 0,676% Nợ nhóm 4 0 0,08% 0,194% Nợ nhóm 5 0 0 0 (Nguồn tài liệu: Báo cáo thƣờng niên của Phòng tín dụng) Nhìn vào bảng 2.8 ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng biến động qua các năm, tuy nhiên điều này có thể hiểu đƣợc trong tình hình kinh tế đang chịu sự khủng hoảng toàn cầu. Và đến năm 2012 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của ngân hàng đã ở mức 0.87% nhƣng chƣa xuất hiện nợ khó đòi (nợ nhóm 5). Đây là những khoản nợ chủ yếu là nợ đã đƣợc khoanh, nợ vay thanh toán công nợ, nợ của những đơn vị đã ngừng hoạt động và nợ của những đơn vị kinh doanh yếu kém nhiều năm chƣa đƣợc tổ chức, sắp xếp lại. Những khoản nợ này Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 60
  61. Khóa luận tốt nghiệp đã gây ảnh hƣởng không tốt đến chất lƣợng tín dụng của Chi nhánh. Cùng với đó là ảnh hƣởng nặng nề do khủng hoảng kinh tế khiến các doanh nghiệp phá sản không đủ khả năng chi trả nợ. Song song với đó là sự đóng băng của thị trƣơng bất động sản Hải Phòng. Tuy nhiên xét theo cơ cấu nhóm nợ thì ta có thể thấy một dấu hiệu khả quan là nợ xấu có chiều hƣớng tăng lên nhƣng tập trung chủ yếu vẫn là nợ nhóm 3, tỷ lệ cao nhất, chƣa có nợ khó đòi, nợ có nguy cơ mất vốn . Nắm bắt đƣợc tình hình này ngân hàng đã khẩn trƣơng đề ra ngay một số biện pháp để cải thiện tình hình thu hồi nợ trong năm 2013 nhƣ: Cho vay luôn dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: - Tiền vay phải đƣợc hoàn trả đúng hạn cả lãi lẫn vốn. Nếu các khoản vay không đƣợc hoàn trả đúng hạn, thì nhất định sẽ ảnh hƣởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng. - Vốn vay phải đƣợc sử dụng đúng mục đích Để thực hiện nguyên tắc này thì ngân hàng cho vay yêu cầu khách hàng vay vốn phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã ghi trong đơn xin vay, bởi vì mục đích đó đã đƣợc ngân hàng thẩm định nếu phát hiện khách hàng vi phạm nguyên tắc này, ngân hàng đƣợc quyền thu hồi nợ trƣớc hạn nếu khách hàng không có đủ tiền trả nợ thì chuyển thành nợ quá hạn. - Vay vốn phải có tài sản tƣơng đƣơng làm đảm bảo.Đảm bảo tín dụng là một tiêu chuẩn bổ xung những mặt hạn chế của nhà quản trị tín dụng cũng nhƣ phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi của môi trƣờng kinh doanh. Đối với khách hàng cho vay là cá nhân, hộ gia đình và khách hàng có quy mô vừa và nhỏ. - Tìm hiểu, phân tích và nhận định thông tin về khách hàng. - Làm tốt công tác thẩm định trong khi xem xét cho vay. Đối với khách hàng vay vốn có quy mô lớn Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 61
  62. Khóa luận tốt nghiệp Ban lãnh đạo ngân hàng thực hiện các nguyên tắc cơ bản về kiểm soát và quản lý rủi ro. Nội dung nguyên tắc bao gồm: + Thứ nhất: Tạo ra môi trƣờng có mực đọ rủi ro hợp lý. + Thứ hai: xây dựng cấp tín dụng hợp lý. + Thứ ba: Duy trì quá trình đo lƣờng và quản lý rủi ro. + Thứ tƣ: Đảm bảo kiểm soát rủi ro cho vay đầy đủ và nâng cao vai trò của công tác kiểm soát. Thực hiện tốt công tác giám sát, xếp hạng rủi ro và những biện pháp xử lý thu hồi nợ. Xem xét kỹ việc giải ngân đối với các sản phẩm đang sốt ảo trên thị trường - Cho vay phục vụ kinh doanh chứng khoán - Cho vay kinh doanh các dự án bất động sản có giá trị định giá gấp nhiều lần so với giá trị định giá của ngân hàng 2.3.2.3. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Để đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng và khả năng quản trị các khoản tín dụng của ngân hàng ta xem xét chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012. Bảng 2.9: Vòng quay vốn tín dụng ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Doanh số thu nợ 116.457 161.975 174.320 Dƣ nợ bình quân 113.278 131.310 163.178 Vòng quay vốn tín dụng 1,02 1,23 1,06 Ở bảng 2.9 cho thấy qua 3 năm, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng có xu hƣớng biến động , tuy nhiên có thể thấy là tăng chƣa nhiều. Nhƣng điều này Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 62
  63. Khóa luận tốt nghiệp cũng đã cho thấy tốc độ tăng của doanh số thu nợ lớn hơn so với tốc độ tăng của dƣ nợ. Điều này rất tốt và cần đƣợc duy trì phát huy trong các năm tiếp theo. Vòng quay vốn tín dụng càng cao cho thấy sự luân chuyển vốn càng tốt, chất lƣợng tín dụng cao. Do vậy trong năm 2013 ngân hàng cần cố gắng phát huy và tăng vòng quay vốn tín dụng lên ở mức trên 2 vòng. 2.3.2.4. Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng Bảng 2.10: Hiệu suất sử dụng vốn ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng dƣ nợ 113.278 131.310 163.178 Tổng vốn huy động 160.117 180.309 254.366 Hiệu suất sd vốn tín dụng 0,707 0,728 0,642 Nhìn vào hiệu suất tín dụng vốn của chi nhánh ta có thể thấy hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng có sự biến động trong 3 năm vừa qua. Trong năm 2010 ngân hàng có hiệu suất sử dụng vốn là 70%. Và đến năm 2011 con số này đã tiếp tục đƣợc tăng lên ở mức 73%. Có thể nói trong thời điểm 2 năm 2010 và 2011 khi duy trì đƣợc hiệu suất sử dụng vốn trên 70% là một thành công rất lớn của ngân hàng khi mà các ngân hàng lớn trên địa bàn thậm chí còn khó duy trì đƣợc nó ở mức trên 60%. Cũng là nhờ sự chuẩn bị kĩ lƣỡng lẫn những bƣớc đi chiến lƣợc đúng đắn mà ngân hàng đã đạt đƣợc kết quả khả quan đấy. Đã có sự tăng đột biến giữa cả nguồn vốn huy động lẫn dƣ nợ tín dụng cùng với cả những phƣơng án kinh doanh, những quyết định thẩm định cho vay đúng đắn. Tuy nhiên đến năm 2012 con số này đã bị giảm xuống 64%. Nhƣng đây là một điều hoàn toàn có thể hiểu đƣợc khi mà nền kinh tế đang bị ảnh hƣởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế. Trong thời gian này ngân hàng cần một sự đảm bảo chắc chắn, thực thi những chính sách cho vay thắt chặt nên không thể tránh đƣợc việc Sinh viên: Phạm Quỳnh Nga Trang 63