Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình-Chi nhánh Hải Phòng

pdf 102 trang huongle 1480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình-Chi nhánh Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_nang_cao_chat_luong_tin_dung_doi_voi_doa.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình-Chi nhánh Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001-2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Sinh viên : Nguyễn Thị Linh Chi Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Diệp HẢI PHÒNG - 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Sinh viên : Nguyễn Thị Linh Chi Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Diệp HẢI PHÒNG - 2014
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi Mã SV: 1012404052 Lớp:QT1402T Ngành: Tài chính – Ngân hàng Tên đề tài: Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng.
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu ). - Nghiên cứu lý luận chung về tín dụng Ngân hàng và tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Nghiên cứu và phân tích tình hình kinh doanh và tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP An Bình - Chi nhánh Hải Phòng. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP An Bình - Chi nhánh Hải Phòng. 2. Các số liệu để thiết kế, tính toán: - Số liệu về thực trạng hoạt động kinh doanh, tình hình tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng. - Báo cáo tài chính ABBANK (2011- 2013) - Kế hoạch kinh doanh ABBANK 2014. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Hải Phòng.
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên : Nguyễn Thị Diệp Học hàm, học vị : Thạc sỹ Cơ quan công tác : Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Nội dung hƣớng dẫn : Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng. Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác : Nội dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 31 tháng 3 năm 2014 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 6 tháng 7 năm 2014 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Nguyễn Thị Linh Chi Nguyễn Thị Diệp Hải Phòng, ngày tháng năm 2014 HIỆU TRƢỞNG GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của đề tài (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2014 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
  7. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 3 1.1Những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa 3 1.1.1Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay. 5 1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế. 9 1.2 Tổng quan về tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 10 1.2.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng và điều kiện vay vốn đối với DNNVV. 10 1.2.2 Phân loại tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 11 1.2.3 Vai trò của việc cấp tín dụng đối doanh nghiệp nhỏ và vừa. 15 1.3 Chất lƣợng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 16 1.3.1 Khái niệm về chất lƣợng tín dụng Ngân hàng đối với DNNVV. 16 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng DN nhỏ và vừa 17 1.3.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng đối với DNNVV. 25 CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG. 32 2.1 Khái quát về NHTMCP An Bình- Chi nhánh HP 32 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ABBANK – Chi nhánh Hải Phòng 32 2.1.2 Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 35 2.1.3 Các hoạt động của NHTMCP An Bình – Chi nhánh HP 38 2.2 Một số quy định về cho vay đối với DNNVV tại ABBANK Chi nhánh HP 45 2.2.1. Nguyên tắc vay vốn 45 2.2.2 Thời hạn cấp tín dụng 45 2.2.3 Lãi suất cho vay 45 2.2.4 Quy trình xét duyệt cho vay 46 2.2.5 Thẩm định giá tài sản đảm bảo 48 2.3. Chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN tại ABBANK CN Hải Phòng 50 2.3.1.Chất lƣợng tín dụng DNVVN tại ABBANK CN Hải Phòng 50
  8. 2.3.2 Đánh giá chất lƣợng cho vay đối với DNNVV của ABBANK Chi nhánh HP 67 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 74 3.1 Định hƣớng phát triển hoạt động tín dụng NHTMCP An Bình - Chi nhánh Hải Phòng 74 3.1.1 Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh của NHTMCP An Bình Chi nhánh Hải phòng. 74 3.1.2 Định hƣớng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 75 3.2 Các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Hải Phòng. 75 3.2.1 Nâng cao chất lƣợng một số khâu trong quy trình tín dụng. 76 3.2.2Xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt .78 3.2.3 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên. 82 3.2.4 Thúc đẩy hoạt động Marketing, mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều công ty lớn. 83 3.2.5 Hiện đại hóa trang thiết bị và phát triển công nghệ ngân hàng. 84 3.3 Một số kiến nghị. 84 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan. 84 3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 86 3.3.3 Kiến nghị với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 86 3.3.4 Kiến nghị đối với ABBANK. 87 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
  9. LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản trị trƣờng Đại học dân lập Hải Phòng đã dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm vô cùng quý giá để em có những hành trang cho tƣơng lai của mình. Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Diệp đã tận tâm hƣớng dẫn và giải đáp những thắc mắc của em trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị phòng quan hệ khách hàng Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng đã tạo điều kiện và cơ hội cho em tiếp xúc với những việc làm thực tiễn và truyền đạt cho em những kinh nghiệm vô cùng đáng quý đối với một sinh viên năm cuối nhƣ em. Xin gửi chúc sức khỏe đến các thầy cô và các nhân viên Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
  10. DANH MỤC VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU GIẢI THÍCH 1 ABBANK Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình 2 BĐS Bất động sản 3 CN Chi nhánh 4 CV QHKH Chuyên viên quan hệ khách hàng 5 DN Doanh nghiệp 6 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 7 ĐVKD Đơn vị kinh doanh 8 HĐQT Hội đồng quản trị 9 HP Hải Phòng 10 KD Kinh doanh 11 NH Ngân hàng 12 NHNN Ngân hàng nhà nƣớc 13 NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Organization for Economic Co-operation and 14 OECD Development.Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 15 PGD Phòng giao dịch 16 QĐ Quyết định 17 QLTD Quản lý tín dụng Small and medium enterprises 18 SMEs Doanh nghiệp nhỏ và vừa 19 TLDPRR Trích lập dự phòng rủi ro 20 TLDPRRC Trích lập dự phòng rủi ro chung 21 TLDPRRCT Trích lập dự phòng rủi ro cụ thể 22 TV Tổng vốn Vietnam Asset Management Company. 23 VAMC Công ty quản lý tài sản tại Việt Nam 24 VCCI Phòng thƣơng mại công nghiệp Việt Nam 25 VHĐ Vốn huy động
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản. 4 Bảng 1.2 Phân loại DN nhỏ và vừa ở Việt Nam theo khu vực kinh tế. 5 Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn của ABBANK – CN HP 38 Bảng 2.2 Các chỉ tiêu tín dụng tại ABBANK Hải Phòng 40 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh Hải Phòng 43 Bảng 2.4 : Tình hình cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh 50 Bảng 2.5 Tình hình dƣ nợ tín dụng DN nhỏ và vừa tại Chi nhánh 51 Bảng 2.6: Tình hình dƣ nợ DNNVV theo kỳ hạn tại Chi nhánh 53 Bảng 2.7 Dƣ nợ tín dụng DN nhỏ và vừa theo ngành kinh tế tại Chi nhánh 54 Bảng 2.8 : Dƣ nợ DNNVV theo đơn vị tiền tệ tại CN Hải Phòng 57 Bảng 2.9 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của DNVVN và của toàn CN 59 Bảng 2.10 Tỷ trọng dƣ nợ quá hạn và nợ xấu của DNNVV tại CNHP 59 Bảng 2.11 Tốc độ tăng trƣởng nợ quá hạn và nợ xấu của DNNVV tại CN 60 Bảng 2.12 Bảng phân loại các nhóm nợ và trích lập dự phòng chung. 61 Bảng 2.13 Bảng tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể cho từng nhóm nợ trên dƣ nợ từng nhóm của DNNVV tại Chi nhánh. 62 Bảng 2.14. Hiệu suất sử dụng vốn vốn đối với DNNVV tại CN 64 Bảng 2.15: Mức sinh lời từ HĐTD đối với DNNVV tại CN 65 Bảng 2.16: Tỷ trọng lợi nhuận từ HĐTD đối với DN nhỏ và vừa 66 Bảng 2.17: Chỉ số vòng quay vốn tín dụng DNNVV. 67 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tình hình cho vay DNNVV tại Chi nhánh. 50 Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu dƣ nợ DN nhỏ và vừa theo kỳ hạn tại Chi nhánh 53 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dƣ nợ DNNVV theo ngành kinh tế tại CN 55 Biểu đồ 2.4 :Cơ cấu dƣ nợ DN nhỏ và vừa theo đơn vị tiền tệ tại Chi nhánh 58 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ABBANK – Hải Phòng 35 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình tín dụng 46
  12. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ hiện nay, Doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhóm chiếm đa số trong cộng đồng các doanh nghiệp ở Việt Nam (khoảng 90%)[6.8] cho nên nó có một sự ảnh hƣởng lớn không chỉ đối với kinh tế đất nƣớc mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động, Song, mặc dù chiếm số lƣợng lớn nhƣ vậy nhƣng theo VCCI (Phòng thƣơng mại công nghiệp Việt Nam) [6.8] những doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ góp hơn 45% GDP trong cả nƣớc. Thêm vào đó, kể từ năm 2011 mỗi năm có hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa bị giải thể hoặc ngừng hoạt động. Điều đó cho thấy sự thiếu hiệu quả trong quá trình sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để duy trì sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp rất cần có nguồn vốn của ngân hàng. Việc này cần có một sự tín nhiệm cao từ phía Ngân hàng thì các doanh nghiệp mới có thể vay vốn. Chất lượng tín dụng là một trong những nhân tố phản ánh hoạt động kinh doanh của cả Ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nó có vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng hoàn trả của các doanh nghiệp thông qua tỷ trọng nợ quá hạn, nợ xấu, hay việc đánh giá trình độ quản lý của ngân hàng, Một khi chất lƣợng tín dụng đƣợc cho là tốt thì đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có cơ hội phát triển quy mô vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của mình. Còn đối với Ngân hàng thì là việc tăng thêm thu nhập, giảm đƣợc những tổn thất trong vấn đề thu hồi vốn và tăng tỷ suất sinh lời từ hoạt động tín dụng. Từ đó, Ngân hàng sẽ phát triển và mở rộng thêm đƣợc nhiều khách hàng, tăng tính hiệu quả của các hoạt động kinh doanh. Do vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là điều vô cùng cần thiết đối với bất kỳ một ngân hàng nào và cả Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Hải Phòng cũng vậy. Giai đoạn 2011- 2013 là những năm khó khăn của toàn ngành ngân hàng trong công tác xử lý nợ xấu và những vấn đề liên quan đến quản lý tín dụng của các doanh nghiệp. Vậy, đối với Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Hải Phòng thì thực trạng về chất lƣợng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ thế nào? Và cần có biện pháp gì để cải thiện nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với các khách hàng đó tại chi nhánh? Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, em quyết định chọn đề tài : “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì nội dung chính của đề tài này có 3 chƣơng: Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 1 Lớp: QT 1402T
  13. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Chƣơng I : Cơ sở lý luận về chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng II : Thực trạng chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng. Chƣơng III : Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng . Sinh viên Nguyễn Thị Linh Chi Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 2 Lớp: QT 1402T
  14. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 1.1 Những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trƣớc khi đi vào nội dung chính của phần này ta cần nói qua một số điều về “Doanh nghiệp”. Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 : “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lợi. Trong nền kinh tế thị trƣờng có nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại. Dựa vào quy mô ngƣời ta chia doanh nghiệp thành doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Đối với một số quốc gia trên thế giới ngƣời ta còn phân thêm loại doanh nghiệp siêu nhỏ. Việc phân loại theo tiêu thức này giúp cho Nhà nƣớc có những chiến lƣợc và những chính sách hợp lý nhằm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể, đặc biệt là trong lúc nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nhƣ lạm phát, khủng hoảng tài chính Vậy thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhận biết chúng nhƣ thế nào ? Ta sẽ đi vào tìm hiểu doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách cụ thể. 1.1.1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ mang tính chất tƣơng đối.Việc quy định tiêu chí nhƣ thế nào là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của từng nƣớc trong từng giai đoạn cụ thể. Theo thống kê của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ) [6.5] năm 2004,trên thế giới, có rất nhiều các tiêu thức khác nhau để xác định quy mô của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Đó là ngƣời ta có thể dựa vào số lƣợng cán bộ công nhân viên bình quân, vốn đầu tƣ, tổng tài sản, doanh thu tiêu thụ Ví dụ nhƣ ở liên minh châu âu EU thì ngƣời ta sử dụng định nghĩa pháp lý về những doanh nghiệp nhỏ và vừa (DN nhỏ và vừa) dựa trên doanh thu và số công nhân của doanh nghiệp. Cụ thể đối với Doanh nghiệp nhỏ khoảng từ 10 đến 49 công nhân, doanh thu hàng năm của doanh nghiệp đó dƣới 10 triệu Euro và tổng tài sản nhỏ hơn 10 triệu EUR; đối với doanh nghiệp vừa thì có khoảng từ 50 đến 249 công nhân, doanh thu hàng năm Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 3 Lớp: QT 1402T
  15. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng của Doanh nghiệp nhỏ hơn 50 triêu EUR, tổng tài sản nhỏ hơn 43 triệu EUR. Tuy nhiên, một số nƣớc châu Âu cũng thuộc EU thì không có một định chế pháp lý chung đối với những DN nhỏ và vừa đó là trƣờng hợp của Netherlands và Tây Ban Nha. Cũng nhƣ vậy, New Zealand sử dụng các tiêu chí nhƣ thuế, tiền lƣơng, hoặc những định chế khác. Ở Mỹ ngƣời ta thƣờng lấy tiêu chí số lƣợng lao động để đồng nhất hóa độ lớn của doanh nghiệp ở phần lớn các ngành, trừ ngành sản xuất hàng hóa ngƣời ta sẽ dùng doanh thu tiêu thụ để xác định phân loại doanh nghiệp. Đối với những nƣớc châu Á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc do lực lƣợng lao động khá đồng đều nên đối với mỗi ngành ngƣời ta cũng sử dụng tiêu chí lƣợng nhân công để xác định; ngoài ra vốn đầu tƣ, số hàng hóa bán đƣợc cho làm tiêu chí xác định. Ví dụ ở Nhật Bản ( năm 2004) : Bảng 1.1 Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản. Số lƣợng công nhân Ngành Vốn đầu tƣ ( triệu Yên) ( ngƣời) Công nghiệp chế tạo 300 300 Bán buôn 100 100 Dịch vụ 100 50 Bán lẻ 50 50 ( Nguồn www.oecd.org ) Nhƣ vậy, tùy thuộc vào quy định của từng nƣớc, từng khu vực lãnh thổ doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đƣợc định nghĩa theo một thể chế pháp lý hoặc không có một định chế nào. Quy mô của Doanh nghiệp ở một số nƣớc cũng có thể xác định do bình chọn đánh giá của các nhà phân tích kinh tế và nó phụ thuộc vào từng thời kỳ, từng giai đoạn của nền kinh tế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đƣợc xác định dựa trên các tiêu chí khác nhau nhƣng có một điểm chung ở hầu hết các quốc gia ngƣời ta dựa vào lƣợng công nhân để xác định quy mô của doanh nghiệp. Để dễ dàng phân chia và đánh giá ngƣời ta thƣờng xác định quy mô doanh nghiệp theo ngành kinh tế và việc đó thƣờng có ở các nƣớc khu vực châu Á. Ở Việt Nam, theo Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP [4.4] của Chính phủ ngày 30 tháng 06 năm 2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa: “DN nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm, ngoài Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 4 Lớp: QT 1402T
  16. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng các tiêu chi trên Nghị định này còn căn cứ vào ngành hoạt động để phân loại, cụ thể đƣợc thể hiện nhƣ sau: Bảng 1.2 Phân loại DN nhỏ và vừa ở Việt Nam theo khu vực kinh tế. DN siêu Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa nhỏ Ngành Số lao Tổng số lao Tổng Số lao động nguồn vốn động nguồn vốn động 1. Nông, Trên 10 Trên 20 tỷ Trên 200 10 ngƣời 20 tỷ VNĐ lâm nghiệp ngƣời đến VNĐ đến đến 300 trở xuống trở xuống và thủy sản 200 ngƣời 100 tỷ VNĐ ngƣời 2. Công Trên 10 Trên 20 tỷ Trên 200 10 ngƣời 20 tỷ VNĐ nghiệp và ngƣời đến VNĐ đến đến 300 trở xuống trở xuống xây dựng 200 ngƣời 100 tỷ VNĐ ngƣời 3. Thƣơng Trên 10 Trên 10 tỷ Trên 50 10 ngƣời 10 tỷ VNĐ mại và dịch ngƣời đến VNĐ đến đến 100 trở xuống trở xuống vụ 50 ngƣời 50 tỷ VNĐ ngƣời Nguồn: Nghị định số56/2009/NĐ-CP tr27 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay. DN nhỏ và vừa chiếm đại đa số trong tổng số doanh nghiệp tại các quốc gia và có sự đóng góp lớn vào việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội của đất nƣớc đó. Nhìn chung, các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam cũng có những đặc điểm giống các DN nhỏ và vừa ở các nƣớc, những đặc điểm đó là: Một là DN nhỏ và vừa có vốn đầu tƣ ban đầu ít do đó chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thƣờng ngắn dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Hai là DN nhỏ và vừa tồn tại và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần kinh tế: thƣơng mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông lâm ngƣ nghiệp và hoạt động dƣới mọi hình thức nhƣ: doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Ba là DN nhỏ và vừa có tính linh hoạt trƣớc những thay đổi của thị trƣờng, nên DN nhỏ và vừa có khả năng chuyển hƣớng kinh doanh và chuyển đổi mặt hàng nhanh. DN nhỏ và vừa thƣờng có quy mô nhỏ và tồn tại ở mọi thành phần kinh tế nên sản phẩm của DN nhỏ và vừa thƣờng đa dạng, phong Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 5 Lớp: QT 1402T
  17. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng phú. Với lợi thế đó, DN nhỏ và vừa dễ dàng thay đổi quy mô, thay đổi sản phẩm khi có sự thay đổi của thị trƣờng. So với các doanh nghiệp lớn, DN nhỏ và vừa không gặp nhiều tổn thất khi thị trƣờng biến động, vì quy mô nhỏ nên dễ dàng hơn các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn trong việc chuyển hƣớng sang loại hình khác cho phù hợp với thị trƣờng. Hơn nữa,Việt Nam kể từ khi ra nhập WTO năm 2006 đã thực hiện chính sách tái cơ cấu kinh tế và cho đến bây giờ Việt Nam vẫn đang triển khai chính sách đó với tầm quốc gia đƣợc thể hiện ở nghị quyết 11-CP (24/2/2011) [4.1] Trong nghị quyết này khoản a điều 1 có ghi: “ tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa ”.Ta có thể hiểu một các đơn giản là tái cơ cấu là tăng cƣờng kiểm soát và sử dụng các nguồn lực sao cho hiệu quả nhất, sao cho phù hợp với môi trƣờng, chỗ nào thừa thì cắt gọt đi, chỗ nào thiếu thì gia cố thêm, thậm chí là cái nào lạc hậu phải thay đổi hoàn toàn, làm lại từ đầu Về mặt hình thức, đối với quốc gia nó thể hiện ở Nghị quyết 11- CP (24/2/2011), còn đối với các doanh nghiệp đó là việc xem xét lại các hệ thống, lập lại kế hoạch kinh doanh, hệ thống quản trị chuỗi cung ứng, quản trị thông tin, hệ thống quản trị nhân lực, hệ thống quản trị tài chính và quản trị quan hệ khách hàng Những doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc ƣu tiên hơn những doanh nghiệp mang tầm cỡ lớn vì khả năng, sắp đặt lại hệ thống để phù hợp với tình hình kinh tế thị trƣờng sẽ diễn ra nhanh hơn, lƣợng chi phí dành cho việc tái thiết lại hệ thống cũng sẽ ít hơn. Ngƣợc lại đối với những doanh nghiệp lớn thì hệ thống quản trị khá phức tạp, đồ sộ điều đó đồng nghĩa với việc thời gian và chi phí để thực hiện công việc đó sẽ lớn hơn và và việc không nhanh chóng thay đổi và bắt kịp với thời đại sẽ ảnh hƣởng nhiều đến nền kinh tế hơn. Đó cũng chính là lý do rất nhiều doanh nghiệp lớn bị phá sản vì không bắt kịp với thời đại. Điều này cho thấy,việc sản suất kinh doanh nhỏ và vừa đang đƣợc thúc đẩy và khuyến khích mạnh mẽ. Bốn là Doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc kỳ vọng là có thể đóng góp vào sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ, hoặc đóng vai trò là nhà cung ứng dịch vụ, sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài hoặc các dự án lớn của Nhà nƣớc. Quá trình này sẽ thúc đẩy cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trở thành trụ cột để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên hiện nay, đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chƣa tham gia vào đƣợc chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam còn thấp. Số lƣợng các doanh nghiệp hoạt Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 6 Lớp: QT 1402T
  18. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn rất ít. Số lƣợng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Khoảng 80 - 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 - 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao. Năm là hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn: Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, hầu hết giá nguyên liệu đầu vào của các ngành đều tăng, trong khi giá bán sản phẩm không tăng. Đối với ngành có tỷ trọng nội địa hóa thấp, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu, phụ kiện nhập khẩu (ví dụ: sản xuất dây và cáp điện, điện tử, cơ khí ) bị ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh. Trong khi sức tiêu thụ của thị trƣờng giảm sút, nhiều doanh nghiệp phải chủ động thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng. Hàng tồn kho trong một số ngành hàng tăng cao nhƣ bất động sản, vật liệu xây dựng, nông sản , nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải đối mặt với các khoản vay lớn của ngân hàng, đến hạn trả nhƣng không có nguồn thu, không còn tài sản và khả năng huy động vốn để duy trì kinh doanh, chi phí sản xuất các ngành chế biến và bảo quản rau, củ, quả tăng 123,2%; sản xuất các sản phẩm từ nhựa tăng 89,1%; sản xuất kim loại đúc sẵn tăng 62,8%; sản xuất xe có động cơ tăng 56,2%; sản xuất xi măng tăng 52,3% [6.6] Sáu là bất cập về trình độ quản lý và chất lƣợng nguồn lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Theo số liệu thống kê của VCCI (Phòng Thƣơng mại và công Nghiệp Việt Nam) [6.8], có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Về lực lƣợng lao động, có tới 75% lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; việc thực hiện chƣa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động đã làm giảm đi chất lƣợng công việc trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, do vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng rơi vào vị thế bất lợi. Bảy là năng lực tiếp cận với các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong kinh doanh: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chƣa tiếp cận đƣợc hiệu quả trong quá trình hội nhập quốc tế. Để phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, Nhà nƣớc ta đã ban hành hàng loạt các chính Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 7 Lớp: QT 1402T
  19. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng sách pháp luật, có thể nói hệ thống pháp luật trong kinh doanh ngày càng hoàn thiện, tuy nhiên, năng lực tiếp cận với các văn bản và hệ thống chính sách pháp luật của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế. Việc tiếp cận hạn chế này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, phần khách quan do nội tại nền kinh tế nƣớc ta nhƣ cải cách hành chính diễn ra còn chậm, chính sách kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, gây mất lòng tin cho doanh nghiệp Tuy nhiên, phần lớn là do chủ quan các doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa thực sự tìm hiểu các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế để nâng cao năng lực của chính mình trong kinh doanh. Đây là vấn đề rất đáng lƣu tâm, đòi hỏi cả Nhà nƣớc và doanh nghiệp phải có những giải pháp nhằm thay đổi tăng cƣờng năng lực tiếp cận với các thông tin, chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong kinh doanh cho doanh nghiệp. Tám là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thƣờng thuê mặt bằng với diện tích hạn chế, cách xa trung tâm hoặc sử dụng những diện tích đất riêng của mình làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh.Vì vậy, các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh khi quy mô doanh nghiệp đƣợc mở rộng. Chín là khả năng tiếp cận thị trƣờng kém, đặc biết đối với thị trƣờng nƣớc ngoài. Đó là do các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng là những doanh nghiệp mới hình thành, khả năng tài chính cho các hoạt động marketing rất hạn chế và họ chƣa có nhiều khách hàng truyền thống. Thêm vào đó, quy mô thị trƣờng của các doanh nghiệp này thƣờng bó hẹp trong phạm vi địa phƣơng, việc mở rộng ra các thị thƣờng mới là rất khó khăn. Mười là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, do đó họ thƣờng sử dụng nguồn vốn vay từ bạn bè, ngƣời thân. Đó là do các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu tài sản đảm bảo, sổ sách chứng từ kế toán không rõ ràng, minh bạch, chƣa có uy tín trên thị trƣờng. Cụ thể, trong năm 2013 theo nguồn tạp chí dân chủ và pháp luật (ngày 25/3/2014) [6.6], Chính phủ đã triển khai các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế mới có một số lƣợng nhỏ các doanh nghiệp đƣợc thụ hƣởng chính sách hỗ trợ. Phần lớn các doanh nghiệp còn lại gặp các trở ngại nhƣ sau: 55% trở ngại do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn đơn giản cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa); 50% trở ngại yêu cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế chấp nhƣ hàng trong kho, các Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 8 Lớp: QT 1402T
  20. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng khoản thu ); 80% tỷ trọng lãi suất chƣa phù hợp; các điều kiện vay vốn hiện nay chƣa phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khó khăn nhất vẫn là thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, chỉ có 30% các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận đƣợc vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều doanh nghiệp vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 - 18%). Điều kiện vay vốn hiện nay chƣa phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất ít các doanh nghiệp đáp ứng đƣợc điều kiện không đƣợc nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn. 1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế. Theo nguồn tạp chí dân chủ và pháp luật (ngày 25/3/2014) [6.6] DN nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng cao trong tổng số doanh nghiệp, vì thế giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, DN nhỏ và vừa đóng góp lớn vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân và góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định kinh tế xã hội.Cụ thể theo thống kê hiện nay, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP Số tiền thuế và phí mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa tƣ nhân đã nộp cho Nhà nƣớc đã tăng 18,4 lần sau 10 năm. Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các chƣơng trình phát triển khác. Do vậy, đã tạo tạo ra 40% cơ hội cho dân cƣ tham gia đầu tƣ có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trong dân cƣ, để hình thành các khoản vốn đầu tƣ cho sản xuất, kinh doanh. DN nhỏ và vừa tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ, phụ trợ quan trọng hỗ trợ hiệu quả các khâu sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp lớn, DN nhỏ và vừa có thể thực hiện các khâu gia công, đóng gói, vận chuyển, phân phối ra thị trƣờng, nhận thực hiện một phần của các dự án hoặc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế. Đây là sự phân phối khối lƣợng công việc một cách tất yếu khách quan, tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong nền kinh tế thị trƣờng và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho xã hội. DN nhỏ và vừa là trụ cột kinh tế của địa phƣơng đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nƣớc, vào sản lƣợng và tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân ở địa phƣơng. Khác với các doanh nghiệp lớn thƣờng đặt tại các thành phố lớn hay những vùng kinh tế trọng điểm, các DN nhỏ và vừa hầu hết nằm dàn trải tại các địa phƣơng. Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh và định hƣớng phát triển của DN nhỏ và vừa thƣờng gắn với các đặc điểm kinh tế xã hội cũng nhƣ tiềm Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 9 Lớp: QT 1402T
  21. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng năng của địa phƣơng, dựa trên các nguồn lực sẵn có. Bên cạnh đó, DN nhỏ và vừa chiếm đại đa số trong nền kinh tế địa phƣơng nên đóng góp rất lớn vào sản lƣợng cũng nhƣ giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hóa đất nƣớc, vì vậy từng bƣớc phát triển vững chắc các DN nhỏ và vừa dựa trên nguồn lực sẵn có là hƣớng đi đúng đắn. Đồng thời, DN nhỏ và vừa góp phần thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và là trụ cột để nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phƣơng trong thời đại mở cửa và hội nhập. Các DN nhỏ và vừa hầu hết nằm dàn trải tại các địa phƣơng góp phần tạo ra sự cân đối giữa các vùng miền, các ngành nghề kinh tế. Bên cạnh các ngành nghề nông, lâm, nghiệp, thủy sản, còn có các dịch vụ mới phát triển giúp cho nền kinh tế năng động hơn. Đặc biệt, tại các vùng miền còn khó khăn, việc phát triển DN nhỏ và vừa là phƣơng án tốt để từng bƣớc thúc đẩy kinh tế. Đó là ƣu điểm nhằm góp phần vào chính sách phát triển đồng bộ của nhà nƣớc, giảm bớt khoảng cách kinh tế xã hội giữa các vùng miền, cân đối cơ cấu ngành kinh tế. 1.2 Tổng quan về tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng và điều kiện vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo khoản 14 và 16 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 [4.6] định nghĩa rằng : Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán,bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Tại Ngân hàng, hoạt động chủ yếu của tín dụng là nghiệp vụ cho vay. Do đó việc cho vay là hoạt động chính, giữ vai trò quan trọng trong việc đem lại doanh thu cho Ngân hàng. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ( DNNVV) là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay (ngân hàng) và bên đi vay (DNNVV) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận; bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Đối với ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng là một hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất, nó đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 10 Lớp: QT 1402T
  22. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.2.2 Phân loại tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng có nhiều hình thức đa dạng. Có thể phân loại tín dụng ngân hàng theo nhiều tiêu thức khác nhau. 1.2.2.1. Phân loại tín dụng theo kỳ hạn. Dựa theo tiêu thức phân loại tín dụng theo kỳ hạn, tín dụng đƣợc chia làm ba loại : Tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn tối đa một năm,có lãi suất thấp, tính thanh khoản cao, dùng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lƣu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn. Thông thƣờng, tín dụng ngắn hạn chiểm tỷ trọng cao nhất trong tín dụng của NHTM. - Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Tín dụng trung hạn có lãi suất cao hơn tín dụng ngắn hạn nhƣng tính thanh khoản lại thấp hơn và thƣờng dùng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ cho đời sống sản xuất, có thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn lớn hơn 5 năm, có lãi suất cao nhất, đồng thời tính thanh khoản thấp nhất, chủ yếu dùng để xây các công trình dân dụng, các công trình công nghiệp (nhà máy, xí nghiệp) hoặc mua sắm các dây chuyền sản xuất, các thiết bị, phƣơng tiện vận tải quy mô lớn. Đây là loại tín dụng có độ rủi ro cao nhất. 1.2.2.2 Phân loại tín dụng theo hình thái giá trị tín dụng. Cấp tín dụng bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng đƣợc cung cấp bằng tiền. Đây là loại hình cho vay chủ yếu của các ngân hàng và thực hiện bằng các kỹ thuật khác nhau nhƣ: tín dụng ứng trƣớc, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp . Cấp tín dụng bằng tài sản: là hình thức cho vay tài sản phổ biến và đa dạng, đối với ngân hàng cho vay bằng tài sản đƣợc áp dụng phổ biến là hình thức tài trợ thuê mua. Theo phƣơng thức cho vay này, ngân hàng hoặc công ty thuê mua cung cấp trực tiếp tài sản cho DN (bên đi thuê) theo định kỳ DN hoàn trả nợ vay bao gồm cả vốn gốc và lãi. 1.2.2.3 Phân loại theo hình thức cấp tín dụng a. Hình thức cho vay Cho vay đƣợc coi là hoạt động tín dụng chính của Ngân hàng, chiếm tỷ trọng dƣ nợ cao nhất trong tổng dƣ nợ. Các phƣơng thức cho vay gồm có : Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 11 Lớp: QT 1402T
  23. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng  Cho vay từng lần : Áp dụng cho DNNVV có nhu cầu vay vốn không thƣờng xuyên, không đƣợc ấn định hạn mức tín dụng. Cho vay từng lần có đặc điểm sau: Vốn tín dụng chỉ tham gia vào một giai đoạn hay một quy trình nhất định trong chu kỳ sản xuất kinh doanh, chu kỳ luân chuyển vốn của đơn vị. Về phía Ngân hàng việc cho vay và thu nợ đƣợc xử lý theo từng món vay. Mỗi lần phát sinh nhu cầu vay vốn bắt buộc bên vay phải tiến hành các thủ tục làm đơn xin vay kèm theo các chứng từ hóa đơn xin vay đểcán bộtín dụng kiểm tra đối tƣợng vay vốn, nếu đối tƣợng vay vốn phù hợp sẽ giải quyết cho vay.  Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép ngƣời vay đƣợc chi vƣợt trên số dƣ tài khoản thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này đƣợc gọi là hạn mức thấu chi. Đặc điểm thấu chi: - Đối tƣợng khách hàng: là khách hàng truyền thống, có tình hình tài chính lành mạnh, đáng tin cậy, có thu – chi thƣờng xuyên, giao dịch thƣờng xuyên qua ngân hàng. - Giải ngân theo tài khoản vãng lai, có thể dƣ nợ, có thể dƣ có. - Quản lý của Ngân hàng tiến hành sau cho vay. - Hạn mức thấu chi đƣợc xác định xuất phát từ cả phía ngƣời vay và Ngân hàng. - Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ phải chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức này.  Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng :Thẻ tín dụng là loại thẻ ngân hàng phát hành cho những khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, hoặc rút tiền mặt tại các ATM trong phạm vi hạn mức tín dụng đã đƣợc ngân hàng chấp thuận trong hợp đồng tín dụng.  Cho vay theo hạn mức tín dụng: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó Ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì. Đó là số dƣ tối đa tại thời điểm tính. Cho vay theo hạn mức tín dụng có đặc điểm: - Đối với khách hàng: hoạt động kinh doanh ổn định; lập đƣợc kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng kỳ; có nhu cầu vay và trả nợ Ngân hàng thƣờng xuyên; là khách hàng truyền thống và có tín nhiệm cao đối với Ngân hàng. Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 12 Lớp: QT 1402T
  24. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Hạn mức tín dụng đƣợc cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. - Định kỳ hạn nợ và thời hạn tín dụng Ngân hàng không xác định trƣớc, tùy theo thỏa thuận, hợp đồng với khách hàng. Khi khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lí ngân quỹ cho khách hàng. Cách xác định hạn mức tín dụng gồm có: Hạn mức tín dụng = Nhu cầu VLĐ kỳ kế hoạch –Vốn tự có –Vốn khác - Nhu cầu vay vốn kỳ kế hoạch. - Giới hạn cho vay theo tài sản đảm bảo của khách hàng. - Khả năng nguồn vốn của Ngân hàng. - Các giới hạn quy định khác của nhà nƣớc.  Cho vay trả góp đối với DNNVV : Là hình thức tín dụng, theo đó Ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận.Cho vay trả góp có đặc điểm : - Cho vay trả góp thƣờng đƣợc áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho các TSCĐ hoặc hàng lâu bền. - Số tiền trả mỗi lần đƣợc tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ. - Ngân hàng thƣờng áp dụng cho vay trả góp đối với ngƣời tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định. - Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thƣờng thế chấp bằng hàng hóa mua trả góp. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của ngƣời vay. Do vậy lãi suất cho vay trả góp thƣờng cao nhất trong khung lãi suất cho vay của Ngân hàng. b. Hình thức chiết khấu chứng từ có giá. Chiết khấu chứng từ có giá trong Ngân hàng thƣơng mại là việc Ngân hàng đứng ra trả trƣớc các hối phiếu hoặc các chứng từ có giá khác chƣa đến hạn thanh toán theo yêu cầu của ngƣời thụ hƣởng bằng cách khấu trừ ngay một số tiền nhất định đƣợc gọi là chiết khấu, số tiền khấu trừ đƣợc tính theo trị giá chứng từ, thời hạn chiết khấu, lãi suất và các tỷ trọng chiết khấu khác, số tiền còn lại thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng. Ngƣời thụ hƣởng muốn nhận số tiền này thì bắt buộc phải làm thủ tục chuyển nhƣợng quyền hƣởng lợi cho ngân hàng chiết khấu đối với các chứng từ xin chiết khấu. Trong nghiệp vụ chiết khấu, ngân hàng cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp sở hữu chứng từ. Nhƣng khi chứng từ đến hạn ngân hàng lại gửi chứng từ đi để đòi tiền từ ngƣời có nghĩa vụ trả tiền. Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 13 Lớp: QT 1402T
  25. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng c. Hình thức cho thuê tài chính. Cho thuê tài chính đối với DN nhỏ và vừa là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phƣơng tiên vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa Ngân hàng (Bên cho thuê) và Doanh nghiệp (bên thuê). Khi đó, Ngân hàng cam kết mua máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của Doanh nghiệp và nắm quyền sở hữu đối với các tài sản thuê trong suốt quá trình thuê. Doanh nghiệp sẽ đƣợc sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã đƣợc hai bên thoả thuận và không đƣợc hủy bỏ hợp đồng thuê trƣớc thời hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, Doanh nghiệp đƣợc chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê lại tài sản đó theo các điều kiện đã đƣợc hai bên thoả thuận. Phần lớn, các DN nhỏ và vừa vay vốn Ngân hàng chủ yếu nhằm mục đích đầu tƣ và mua sắm tài sản cố định trong DN. Nhƣng có những trƣờng hợp DN nhỏ và vừa không có hoặc chƣa đủ điều kiện để vay. Để mở rộng hoạt động tín dụng thì NH sẽ mua tài sản theo yêu cầu của DN sau đó cho DN thuê lại. Từ đó, phát sinh nghiệp vụ cho thuê tài chính giữa Doanh nghiệp và Ngân hàng . d. Hình thức bảo lãnh cho các DN nhỏ và vừa của Ngân hàng. Bảo lãnh Ngân hàng là việc cấp tín dụng đƣợc thực hiện thông qua cam kết bằng văn bản của Ngân hàng với bên thụhƣởng bảo lãnh vềviệc thực hiện nghĩa vụtài chính thay cho của mình (các DN nhỏ và vừa). Các DN nhỏ và vừa phải nhận nợ và hoàn trả lại cho ngân hàng sốtiền đã đƣợc trả thay. Bảo lãnh Ngân hàng đối với DN nhỏ và vừa đƣợc phân chia thành nhiều hoạt động khác nhau, trong đó chủ yếu là bảo lãnh bảo đảm tham gia dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trƣớc, bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh đảm bảo thanh toán. Với hình thức tài trợ bằng uy tín này thì Ngân hàng chƣa cần xuất tiền ngay cho nên bảo lãnh đƣợc coi là tài sản ngoại bảng. Nhƣng, trong trƣờng hợp DN nhỏ và vừa không có khả năng chi trả thì chính Ngân hàng là bên thực hiện nghĩa vụ và khoản chi trả đó sẽ đƣợc xếp vào tài sản cấu thành nợ quá hạn trong nội bảng. Vì vậy mà hoạt động bảo lãnh chứa đựng rất nhiều rủi ro và đòi hỏi Ngân hàng phải phân tích DN nhỏ và vừa một cách kỹ lƣỡng. e. Hình thức cấp tín dụng khác Ngoài các hình thức cấp tín dụng đƣợc nêu ở trên Ngân hàng còn có các hình thức cấp tín dụng khác nhƣ bao thanh toán , thanh toán bằng tín dụng Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 14 Lớp: QT 1402T
  26. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng chứng từ (L/C), tín dụng cho thuê mua vƣợt biên giới, tạm ứng cho nhập khẩu hay tín dụng chấp nhận hối phiếu danh cho nhà nhập khẩu, 1.2.3 Vai trò của việc cấp tín dụng đối doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.2.3.1Tín dụng ngân hàng là nguồn cung cấp vốn để doanh nghiệp duy trì tồn tại và phát triển. Trong nền kinh tế hiện nay, bất kỳ ai cũng muốn đồng vốn của mình sinh lời. Những ngƣời có vốn tạm thời nhàn rỗi thì sẵn sàng cho vay số tiền đó để lấy lãi, còn những nhà doanh nghiệp cũng vì mục đích sinh lợi của vốn mà cần vay thêm tiền để mở rộng sản xuất. Với tƣ cách là trung gian, Ngân hàng đã giải quyết đƣợc vấn đề đó. Với hoạt động chính đi vay để cho vay, Ngân hàng đã tạo cơ hội cho các chủ DN nhỏ và vừa muốn mở rộng sản xuất kinh doanh hay thực hiện một dự án kinh doanh có thể vay vốn để thực hiện. Khi vốn đƣợc giải ngân, sức mạnh tài chính DN nhỏ và vừa tăng lên thì các DN nhỏ và vừa cũng có cơ hội thực hiện đƣợc mục đích của mình, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trƣờng, tạo thế cạnh tranh. 1.2.3.2 Tín dụng Ngân hàng giúp cho doanh nghiêp có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn nước ngoài và nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Tín dụng ngân hàng có khả năng thu hút nguồn vốn nƣớc ngoài dƣới nhiều hình thức nhƣ trực tiếp vay bằng tiền, bảo lãnh cho các DN nhỏ và vừa mua thiết bị trả chậm, sử dụng hạn mức L/C . Nhƣ vậy quan hệ quốc tế của các DN nhỏ và vừa đã đƣợc mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN nhỏ và vừa đặc biệt là các DN nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Từ việc vay vốn của Ngân hàng DN nhỏ và vừa xác lập một cơ cấu vốn tối ƣu đảm bảo kết hợp hiệu quả giữa nguồn đi vay với nguồn vốn tự có để sản xuất những sản phẩm có giá thành thấp hơn, nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng hàng hoá và đƣợc thị trƣờng chấp nhận. Có nhƣ vậy thì DN nhỏ và vừa mới đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình. 1.2.3.3 Tín dụng Ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN nhỏ và vừa. Tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy các DN nhỏ và vừa nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn. Để có tiền cho các DN nhỏ và vừa vay, ngân hàng phải tiến hành huy động vốn và có quy định thời hạn trả vốn rõ ràng, nhƣ vậy ngân hàng cũng phải cân đối giữa nguồn huy động và nguồn cho vay sao cho phù hợp, đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 15 Lớp: QT 1402T
  27. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng tín dụng, ngân hàng đã cân nhắc nguồn có khả năng giải ngân, và thời hạn cần thiết để thu hồi vốn. Cho nên đến thời hạn trả nợ, dù DN nhỏ và vừa làm ăn có lãi hay không cũng phải thực hiện nhiệm vụ trả nợ của mình. Do đó bắt buộc hoạt động kinh doanh của DN nhỏ và vừa phải sinh lời. Ngoài ra, khi cho vay Ngân hàng thƣờng xuyên kiểm tra tình hình kinh doanh cũng nhƣ tình hình tài chính của DN nhỏ và vừa, NH chỉ cho vay những DN nhỏ và vừa có kết quả kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, đảm bảo có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Yếu tố này thúc đẩy DN nhỏ và vừa quan tâm hơn đến hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn tạo điều kiện nâng cao khả năng tối đa hoá lợi nhuận của các DN nhỏ và vừa. Thông qua cho vay, vốn tín dụng đƣợc cung cấp kịp thời tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh và nâng cao trách nhiệm sửdụng vốn của các DN việc quản lý vốn thông qua quá trình hạch toán kinh tế góp phần củng cố chế độ hạch toán kinh tế trong các DN nhỏ và vừa thêm vững chắc. 1.2.3.4 Tín dụng Ngân hàng góp phần nâng cao khả năng trình độ của lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp. Khi muốn nâng cao hiệu quản quản lý của doanh nghiệp và tăng năng suất lao động cần phải nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ tay nghề ngƣời lao động. Do vậy, nếu doanh nghiệp có thể tiếp cận đƣợc nguồn tín dụng từ ngân hàng sẽ làm tăng nguồn vốn hoạt động cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong công tác đào tạo của mình. Ngoài ra, Ngân hàng còn đƣa ra những biện pháp, góp ý giúp doanh nghiệp có thể thực hiện công việc kinh doanh thuận lợi và tốt hơn. Do đó, Ngân hàng đã gián tiếp góp phần tăng năng lực quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ công nhân Qua những điều trên, ta thấy đƣợc vai trò to lớn của tín dụng Ngân hàng đối với các DN nhỏ và vừa. Vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DN nhỏ và vừa là vô cùng cần thiết để hoàn thiện một nền kinh tế, đặc biệt đối với nền kinh tế đang phát triển nhƣ nƣớc ta hiện nay. 1.3 Chất lƣợng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.3.1 Khái niệm về chất lƣợng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chất lƣợng tín dụng trong Ngân hàng là việc Ngân hàng đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Các khoản tín dụng này sẽ đƣợc đƣa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ đổi mới trang thiết bị nhằm nâng cao Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 16 Lớp: QT 1402T
  28. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng chất lƣợng, đa dạng hoá sản phẩm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Kết quả là doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời trả đƣợc gốc và lãi tiền vay cho Ngân hàng. Chất lƣợng tín dụng đƣợc xem xét trên các phƣơng diện: - Đối với Ngân hàng: chất lƣợng tín dụng thể hiện ở việc các khoản vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ, đúng hạn. - Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: Chất lƣợng tín dụng thể hiện ở việc đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của doanh nghiệp với lãi suất phù hợp và các thủ tục cần đơn giản để không làm mất cơ hội của doanh nghiệp. - Đối với nền kinh tế: Chất lƣợng tín dụng thể hiện ở việc phục vụ cho quá trình sản xuất và lƣu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung sản xuất kinh doanh, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trƣởng tín dụng và tăng kinh tế, phát triển kinh tế đất nƣớc. Tóm lại, chất lƣợng tín dụng Ngân hàng đối với DN nhỏ và vừa là thƣớc đo đánh giá khả năng kinh doanh của cả ngân hàng lẫn của DN nhỏ và vừa. Chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng đối với DN nhỏ và vừa tốt hay xấu đều đƣợc đánh giá bởi những chỉ tiêu liên quan đến dƣ nợ, khả năng thu hồi vốn và mức độ rủi ro của khoản vay (liên quan đến vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu, ). Thông qua chất lƣợng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngân hàng có thể đƣa ra những giải pháp khắc phục những vấn đề tiêu cực cũng nhƣ phát huy những mặt tích cực trong quá trình hoạt động tín dụng để giảm thiểu tối đa rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng cũng nhƣ vấn đề trả nợ của DN nhỏ và vừa. 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng DN nhỏ và vừa Để đánh giá chất lƣợng tín dụng DN nhỏ và vừa ta xét trên các góc độ khác nhau: Ngân hàng, Doanh nghiệp nhỏ và vừa, nền kinh tế - xã hội. 1.3.2.1 Xét trên góc độ của Ngân hàng 1.3.2.1.1 Chỉ tiêu định tính Chỉ tiêu định tính là những chỉ tiêu mang tính tƣơng đối thƣờng đƣợc dùng để đánh giá chất lƣợng tín dụng một cách khái quát. Các chỉ tiêu định tính bao gồm: - Những việc đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc cho vay nhằm hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho Ngân hàng và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ. Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 17 Lớp: QT 1402T
  29. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp về quy mô, lãi suất, phí, thời gian phục vụ - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, khả năng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quá trình cung cấp tín dụng nhằm rút ngắn thời gian phục vụ nhƣng vẫn đảm bảo thu nhập, lƣu trữ đầy đủ thông tin về giúp ngân hàng có thể khai thác, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro. - Việc phối hợp tốt với các cơ quan chức năng nhƣ: Công chứng, trung tâm giao dịch đảm bảo, các tổ chức, đoàn thể làm tốt công tác cho vay. - Một trong những yếu tố đánh giá chất lƣợng tín dụng là hiệu quả xã hội mà nó đem lại. Hoạt động tín dụng không nên chỉ hƣớng tới mục tiêu lợi nhuận mà còn phải đảm bảo hiệu quả xã hội. Nghĩa là hoạt động tín dụng phải phục vụ sản xuất và lƣu thông theo đúng đƣờng lối kinh tế của Chính phủ, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, hạn chế tệ nạn xã hội, khai thác có hiệu quả nguồn lực của quốc gia nhƣ: tài nguyên, con ngƣời, vốn, khoa học công nghệ thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ tập trung vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và tăng trƣởng tín dụng và ổn định kinh tế xã hội. Các chỉ tiêu định tính chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và ngƣời quản lý cũng nhƣ các mối quan hệ của họ với khách hàng do đó trên thực tế khi nói đến chất lƣợng tín dụng ngƣời ta chú ý nhiều đến các chỉ tiêu định lƣợng. 1.3.2.1.2 Chỉ tiêu định lượng. a. Chỉ tiêu doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ là số tiền mà Ngân hàng thu hồi đƣợc từ hoạt động tín dụng trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh năng lực của Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ. Do đó, chỉ tiêu càng cao thì càng chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả, chất lƣợng tín dụng có dấu hiệu tốt cần phát huy. Ngƣợc lại, nếu chỉ tiêu này bị giảm xuống thấp thì càng cho thấy doanh thu của Ngân hàng giảm, chất lƣợng tín dụng gặp vấn đề cần phải có biện pháp khắc phục. Nhƣ vậy, ta thấy chỉ tiêu doanh số thu nợ là một chỉ tiêu trực tiếp đánh giá hiệu quả tình hình hoạt động của Ngân hàng. b. Chỉ tiêu doanh số cho vay. Doanh số cho vay là số tiền mà Ngân hàng giải ngân đƣợc cho khách hàng trong một khoảng thời gian xác định. Con số này phản ánh khả năng Ngân Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 18 Lớp: QT 1402T
  30. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng hàng có thể giải ngân đƣợc trong một thời kỳ và nó có mối quan hệ ràng buộc với doanh số thu nợ và dƣ nợ tín dụng. c. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chỉ tiêu dƣ nợ tín dụng là lƣợng tiền mà Ngân hàng chƣa thu hồi đƣợc từ hoạt động tín dụng tại một thời điểm nhất định. Để phân tích một cách đúng đắn, kỹ càng. Ngân hàng có thể phân loại dƣ nợ tín dụng theo nhiều hình thức khác nhau nhƣ phân loại theo kỳ hạn, theo loại tiền hay các ngành hoặc thành phần kinh tế. Trong đó, phân loại theo kỳ hạn ngƣời ta chia ra là dƣ nợ tín dụng ngắn hạn, dƣ nợ tín dụng trung hạn và dƣ nợ tín dụng dài hạn. Dƣ nợ tín dụng ngắn hạn là khoản dƣ nợ có thời hạn hoàn trả dƣới 1 năm và thƣờng là những khoản vay có giá trị thấp nhƣ cho vay vốn lƣu động tạm thời của các doanh nghiệp. Dƣ nợ tín dụng dài hạn có thời hạn hoàn trả trên năm năm, tín dụng dài hạn đƣợc sử dụng để cấp vốn cho các doanh nghiệp vào các vấn đề nhƣ: xây dựng cơ bản, đầu tƣ xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Dƣ nợ tín dụng trung hạn là loại dƣ nợ tín dụng có thời gian hoàn trả trong vòng khoảng 5 năm , loại tín dụng này đƣợc cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. Để phân loại dƣ nợ theo loại tiền ngƣời ta có dƣ nợ theo tiền nội tệ (VNĐ) và ngoại tệ (USD, EUR, ). Hình thức phân loại dƣ nợ này đƣợc áp dụng để phân tích so sánh tỷ trọng doanh nghiệp sử dụng vốn vay giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Thông thƣờng dƣ nợ của đồng nội tệ thƣờng cao hơn đồng ngoại tệ do tính thuận lợi trong việc giao dịch mua bán trong nƣớc của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi các DN giao dịch với khách hàng nƣớc ngoài để thuận lợi cho công việc buôn bán ngoài nƣớc DN cũng sử dụng vốn vay bằng ngoại tệ để giao thƣơng với bạn hàng. Do đó, việc phân tích phân loại dƣ nợ theo loại tiền là cần thiết để xem xét kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp cũng nhƣ các thành phần kinh tế khác. Bên cạnh hai phƣơng thức phân loại trên để đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngƣời ta cũng phân chia dƣ nợ theo các thành phần kinh tế nhƣ các doanh nghiệp và cá nhân Phân chia dƣ nợ theo ngành kinh tế nhƣ thƣơng mại dịch vụ, sản xuất hàng hóa, công nghiệp chế tạo, . Khi phân tích chỉ tiêu dƣ nợ tín dụng và vừa để đánh giá chất lƣợng tín dụng đối với DN nhỏ ta dựa vào những chỉ số sau : Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 19 Lớp: QT 1402T
  31. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng đối với DN nhỏ và vừa Tốc độ tăng ( Dƣ nợ kỳ này - dƣ nợ kỳ trƣớc ) = x 100% trƣởng tín dụng dƣ nợ kỳ trƣớc - Tỷtrọng dƣ nợ DN nhỏ và vừa trên tổng dƣ nợ: Tỷ trọng dƣ nợ DN nhỏ Dƣ nợ DN nhỏ và vừa = x 100% và vừa trên tổng dƣ nợ Tổng dƣ nợ Trong đó, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng đối với DN nhỏ và vừa thể hiện sự thay đổi tăng hay giảm dƣ nợ của kỳ này so với kỳ trƣớc, quy mô tín dụng đối với DN nhỏ và vừa của Ngân hàng. Từ đó có thể biết đƣợc tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng đang sôi động hay ảm đạm để đƣa ra đƣợc những biện pháp khắc phục hay phát huy. Tỷ trọng dƣ nợ DN nhỏ và vừa trên tổng dƣ nợ thể hiện cơ cấu lƣợng dƣ nợ tín dụng đối với DN nhỏ và vừa chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng dƣ nợ. Từ đó, có thể biết đƣợc phân khúc khách hàng DN nhỏ và vừa có phải nhân tố tạo nên lƣợng lớn dƣ nợ hay không, hoặc tỷ trọng đó có ảnh hƣởng gì đến chất lƣợng tín dụng, d. Chỉ tiêu nợ xấu, nợ quá hạn Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổchức tín dụng. Tổ chức tín dụng có chính sách dự phòng rủi ro đƣợc NHNN chấp thuận thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể nhƣ sau: + Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. + Nhóm 2 (Nợ cần chú ý - Các khoản nợ quá hạn dƣới 90 ngày) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trảnợ. + Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợgốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. + Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 20 Lớp: QT 1402T
  32. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng + Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổchức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Trong đó, ta có : - Tỷ trọng nợ quá hạn đƣợc tính theo công thức: Tỷ trọng nợ quá hạn của Dƣ nợ quá hạn của DN nhỏ và vừa = x 100% DN nhỏ và vừa Tổng dƣ nợ DN nhỏ và vừa - Tỷ trọng nợ xấu từ ( nhóm 3 đến nhóm 5 ) đƣợc tính theo công thức Tỷ trọng nợ xấu của DN Dƣ nợ xấu của DN nhỏ và vừa = x 100% nhỏ và vừa Tổng dƣ nợ DN nhỏ và vừa Theo thông tƣ số 2 (tài liệu tham khảo số 4), đối với trích lập dự phòng rủi ro chung tỷ lệ là 0,75% cho các nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 . Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định nhƣ sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%. Với cách phân loại nợ nhƣ trên thì nợ xấu sẽ thuộc nhóm 3, 4 và 5; nợ quá hạn thuộc nhóm 2, 3, 4 và 5. Chất lƣợng tín dụng phụ thuộc vào tỷ trọng của các nhóm nợ, ngân hàng nào có tỷ trọng nhóm nợ 2, 3, 4, 5 đặc biệt là nhóm 3, 4, 5 càng cao thì chất lƣợng tín dụng càng thấp và ngƣợc lại. Công thức tính trích lập dự phòng rủi ro cụ thể đƣợc quy định theo thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN [4.5] Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dƣ nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri đƣợc xác định theo công thức: Ri = (Ai - Ci) x r Trong đó: Ai: Số dƣ nợ gốc thứ i; Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i; r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm đƣợc quy định tại khoản 2 Điều này. Trƣờng hợp Ci > Ai thì Ri đƣợc tính bằng 0 Trong đó, theo điều 6, Thông tƣ 02 [4.5] có ghi: Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm: a) Tiền gửi của khách hàng bằng Đồng Việt Nam: 100%; b) Vàng miếng, trừ vàng miếng quy định tại điểm i khoản này; tiền gửi của khách hàng bằng ngoại tệ: 95%; Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 21 Lớp: QT 1402T
  33. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng c) Trái phiếu Chính phủ, công cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khác phát hành: - Có thời hạn còn lại dƣới 1 năm: 95%; - Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm: 85%; - Có thời hạn còn lại trên 5 năm: 80%. d) Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác phát hành đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 70%; đ) Chứng khoán do doanh nghiệp khác phát hành đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 65%; e) Chứng khoán chƣa đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c khoản này, do tổ chức tín dụng có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 50%; Chứng khoán chƣa đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c khoản này, do tổ chức tín dụng không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%; g) Chứng khoán chƣa đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%; Chứng khoán chƣa đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 10%; h) Bất động sản: 50%; i) Vàng miếng không có giá niêm yết, vàng khác và các loại tài sản bảo đảm khác: 30%. e. Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. - Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đƣợc xác định bởi các công thức sau: Mức sinh lợi từ Lợi nhuận từ HĐTD đối với DNNVV HĐTD đối với = x 100% Tổng dƣ nợ DN nhỏ và vừa DNNVV - Chỉ tiêu này cho biết, nếu trong một đồng dƣ nợ cấp ra cho DN nhỏ và vừa thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu về. Tỷ trọng lợi Lợi nhuận từ HĐTD đối với DN nhỏ và vừa nhuận từ HĐ TD = x 100% đối với DN nhỏ Tổng lợi nhuận và vừa Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 22 Lớp: QT 1402T
  34. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Chỉ tiêu này cho biết, nếu trong một đồng của lợi nhuận của Ngân hàng thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thì có bao nhiêu đồng từ hoạt động tín dụng DN nhỏ và vừa. Thông qua những tỷ trọng về lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của DN nhỏ và vừa,ta có thể đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động cũng nhƣ chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng có tốt hay không. Sở dĩ, tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng nó mang tính chất trọng yếu và sống còn của Ngân hàng do đó lợi nhuận thu lại từ hoạt động tín dụng là một chỉ tiêu không thể thiếu trong việc đánh giá chất lƣợng tín dụng. Do vậy,nếu những tỷ trọng về hoạt động tín dụng đối với DN nhỏ và vừa cao, chứng tỏ lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng đối với DN nhỏ và vừa là nhân tố quan trọng mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng, giúp Ngân hàng phát triển tốt. Từ đó cần phát huy cũng nhƣ duy trì tốt mối quan hệ đối với đối tƣợng DN nhỏ và vừa và phƣơng thức, chiến lƣợc kinh doanh này. Ngƣợc lại, nếu chỉ tiêu này thấp, ta cần phải xem xét bổ sung những hạn chế, và thay đổi phƣơng pháp kinh doanh để chỉ tiêu này cao hơn. Điều đó dẫn đến hiệu quả hơn, và chất lƣợng tín dụng đối với DN nhỏ và vừa tốt hơn. f. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Hiệu suất sử dụng vốn đối với DN nhỏ và vừa đƣợc tính theo công thức sau: Hiệu suất sử dụng vốn Dƣ nợ tín dụng DN nhỏ và vừa = x 100% của DN nhỏ và vừa Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng tổng vốn huy động sẽ dành ra bao nhiêu đồng cho hoạt động tín dụng của DN nhỏ và vừa. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô và khả năng tận dụng nguồn vốn của NH. Ngoài ra, tỷ lệ này cũng đánh giá sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động và tín dụng đối với DN nhỏ và vừa. g. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dƣ nợ bình quân Dƣ nợ đầu kỳ + dƣ nợ cuối kỳ Dƣ nợ bình quân = 2 Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 23 Lớp: QT 1402T
  35. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh (chỉ số vòng quay vốn tín dụng càng lớn) thì đƣợc coi là tốt và việc đầu tƣ càng đƣợc an toàn. 1.3.2.2 Xét trên góc độ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để có thể vay vốn một cách hiệu quả và phù hợp với chính bản thân mình, các DN nhỏ và vừa cũng cần có những chỉ tiêu đánh giá riêng dành cho Ngân hàng mà mình vay vốn. Đó là những yêu cầu của Doanh nghiệp dành cho Ngân hàng nhƣ về mức lãi suất, các dịch vụ chăm sóc khách hàng, các phƣơng thức cho vay của Ngân hàng, Những chỉ tiêu đó là những tiêu chí quan trọng trong việc đƣa ra quyết định lựa chọn Ngân hàng nào phù hợp với mình. Bởi vì, việc lựa chọn đó ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng của Doanh nghiệp có tốt hay không. Chất lƣợng tín dụng dƣới góc độ của Doanh nghiệp đƣợc thể hiện bởi những kết quả nhƣ : Doanh thu hay lợi nhuận của bản thân Doanh nghiệp có tăng lên, lao động hay cơ sở vật chất có đƣợc cải thiện từ những dự án đƣợc vay vốn từ Ngân hàng hay không, Do đó, ta có thể nói Doanh nghiệp có hoạt động tốt thì chất lƣợng tín dụng mới tốt. Chất lƣợng tín dụng của doanh nghiệp trong một Ngân hàng không chỉ đƣợc đánh giá từ phía Ngân hàng mà còn cả Doanh nghiệp nữa. 1.3.2.3 Xét trên góc độ nền kinh tế - xã hội. Ngoài việc đƣợc xét trên góc độ của Ngân hàng và Doanh nghiệp thì chất lƣợng tín dụng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần đƣợc đánh giá qua góc độ của nền kinh tế. Nhƣ đã biết, Doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng khá nhiều từ nền kinh tế. Cụ thể từ những biến đổi của thị trƣờng tài chính và các vấn đề xã hội và ngƣợc lại. Chất lƣợng tín dụng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa xét ở góc độ kinh tế xã hội thể hiện ở sức mua của ngƣời dân về mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh. Cụ thế những mặt hàng đó có thu hút đƣợc khách hàng không, nó có thể hiện đƣợc sự khác biệt và tính tiện lợi cần có trên một sản phẩm không? Ngoài ra, doanh nghiệp đó có thu hút nguồn lao động vốn có trên thị trƣờng? Trong một nền kinh tế, một Doanh nghiệp có chất lƣợng tín dụng tốt là một Doanh nghiệp luôn có thể xoay chuyển một cách linh hoạt và vẫn đứng vững trên thị trƣờng cho dù nền kinh tế có suy yếu và ngƣợc lại. Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 24 Lớp: QT 1402T
  36. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Nhƣ vậy, khi đánh giá chất lƣợng tín dụng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ta cần đánh giá một cách tổng thể trên nhiều khía cạnh cả về vi mô lẫn vĩ mô để đƣa ra kết luận một cách chính xác nhất. 1.3.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.3.3.1 Các nhân tố chủ quan. Khi xét đến các nhân tố tác động đến chất lƣợng cho vay của NHTM, trƣớc tiên cần nghiên cứu các nhân tố chủ quan. Bởi cần phải tìm hiểu các nhân tố xuất phát từ chính bản thân Ngân hàng một cách cặn kẽ thì mới có thể đƣa ra đƣợc các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lƣợng cho vay của Ngân hàng. a. Chính sách tín dụng của Ngân hàng đối với DN nhỏ và vừa. Không chỉ riêng ngành Ngân hàng mà tất cả các ngành, các lĩnh vực muốn hoạt động có hiệu quả và phát triển đều cần phải có một chiến lƣợc phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách tín dụng của NHTM là hệ thống các chủ trƣơng, định hƣớng, quy định chi phối hoạt động tín dụng do ngân hàng đƣa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân. Từ đó đạt đƣợc những mục tiêu mà ngân hàng đã hoạch định. Chính sách tín dụng bao gồm các chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách về thời hạn nợ và chính sách về tài sản đảm bảo. Trƣớc mỗi kì kinh doanh, các NHTM thƣờng đƣa ra phƣơng hƣớng đối với mọi hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động tín dụng để xác định rõ chỉ tiêu đối với từng đối tƣợng khách hàng, nhƣ khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân Nếu ngân hàng xác định nâng cao chất lƣợng tín dụng với đối tƣợng DN nhỏ và vừa thì các chính sách thuộc chính sách tín dụng đối với DN nhỏ và vừacần phải đảm bảo, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của đối tƣợng khách hàng này. Có thể nói nhân tố tiên quyết và quan trọng nhất tác động đến hoạt động cho vay đối với DN nhỏ và vừa là phƣơng hƣớng, thiện chí cho vay của NHTM. b. Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy trình cho vay là các bƣớc mà cán bộ tín dụng và những ngƣời có liên quan, có thẩm quyền cần thực hiện trong quá trình cho vay. Quy trình cho vay bao gồm các bƣớc thu thập, xử lý thông tin và thẩm định tín dụng, tái thẩm định và duyệt vay, đăng ký giao dịch bảo đảm và lập hồ sơ tín dụng, giải ngân, quản lý sau giải ngân, thanh lý hợp đồng tín dụng và giải toả tài sản. Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 25 Lớp: QT 1402T
  37. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Quy trình cho vay hợp lý sẽ giúp quá trình cho vay hiệu quả hơn và giảm bớt đƣợc thời gian và chi phí. Việc thực hiện tốt các nội dụng, quy định trong từng bƣớc cùng với việc phân tích tín dụng hiệu quả sẽ giúp ngân hàng tránh đƣợc rủi ro cũng nhƣ nâng cao đƣợc chất lƣợng cho vay. Một quy trình cho vay cụ thể và chi tiết sẽ là phƣơng tiện đắc lực để ngân hàng kịp thời tìm ra các sai sót, kiểm soát đƣợc các khoản vay và theo đó có thể đƣa ra các quyết định đúng đắn. Quy trình cho vay cần đƣợc xây dựng một cách thống nhất và cần có sự linh hoạt vời từng khoản vay. c. Khả năng thu thập thông tin. Ngân hàng thƣơng mại phải nắm bắt kịp thời những thông tin cả bên trong lẫn bên ngoài để hoạt động cho vay hiệu quả. Những thông tin bên ngoài gồm có: Khách hàng, những biến đổi của môi trƣờng kinh tế, dân số, văn hoá, xã hội, chính trị, luật pháp, đối thủcạnh trạnh, nhu cầu khách hàng, Ngân hàng sẽ đƣa ra những phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng phù hợpnếu nắm đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin về kinh tế, xã hội, thị trƣờng. Những thông tin về khách hàng chính xác thì hoạt động cho vay của ngân hàng đối với từng khách hàng sẽ hợp lí hơn và chủ động hơn. Việc đó sẽ giúp cho ngân hàng không bỏ lỡ nhiều cơ hội cho vay tốt, đồng thời hạn chế đƣợc những rủi ro cho những khoản cho vay của mình. d. Chất lượng thẩm định cho vay. Công tác thẩm định có vai trò quan trọng trong quá trình cho vay cũng nhƣ trong việc phòng tránh rủi ro tín dụng vì cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất song cũng là hoạt động rủi ro nhất của các NHTM. Trƣớc khi cho vay, ngân hàng phải tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng và phƣớng án vay vốn để quyết định có cho vay hay không. Ngân hàng tiến hành thu thập các thông tin về khách hàng, đánh giá và phân tích năng lực pháp lý, uy tín của khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng, phân tích phƣơng án vay vốn và dự đoán dòng thu nhập trong tƣơng lai của khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Thêm vào đó, ngân hàng cũng phân tích và dự đoán ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh đến phƣơng án vay vốn cũng nhƣ khả năng trả nợ củ khách hàng. Thẩm định là bƣớc đầu tiên trong quy trình cho vay, làm tốt bƣớc này sẽ tạo cơ sở để thực hiện tốt các bƣớc tiếp theo. Thẩm định đƣợc xem là một công cụ hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, từ đó giúp nâng cao chất lƣợng Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 26 Lớp: QT 1402T
  38. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng của các khoản cho vay. Đối với những khách hàng không đủ điều kiện vay vốn và việc đảm bảo an toàn cho khoản vay thấp ngân hàng sẽ từ chối cho vay. Trong tƣờng hợp ngân hàng chấp nhận cho vay, thông qua việc thẩm định ngân hàng có thể dự đoán đƣợc các nguy cơ có thể xảy đến đối với khoản vay. Nếu công tác thẩm định có chất lƣợng tốt, ngân hàng có thể đƣa ra những quyết định tƣơng đối chính xác về việc cho vay hay không, giảm thiểu đƣợc nguy cơ mất vốn. Thẩm định giúp cho ngân hàng lựa chọn đƣợc khách hàng tốt, loại bỏ ngay từ đầu những khoản cho vay có rủi ro cao. Ngoài ra, nó cũng giúp ngân hàng hiểu rõ đƣợc hoạt động của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất và nâng cao khả năng thu nợ gốc và lãi của mình. e. Hệ thống thông tin tín dụng. Hệ thống thông tin tín dụng là vô cùng quan trọng trong bất kỳ Ngân hàng nào. Thông tin về doanh nghiệp càng chi tiết, cụ thể, chính xác sẽ càng đảm bảo chất lƣợng các khoản vay. Thông tin tín dụng không chỉ giúp ngân hàng trong những quyết định cho vay mà còn hỗ trợ cho ngân hàng trong việc kiểm soát khoản vay và dự báo tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ngân hàng sẽ chủ động trong việc đƣa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt, trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay thì việc nắm bắt thông tin về đối tác và đối thủ cạnh tranh là điều hết sức cần thiết. Việc xây dựng hệ thống thông tin hữu hiệu, nắm bắt kịp thời, chính xác luồng thông tin về khách hàng với nhiều nguồn cung cấp là một trong những điều kiện quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng cho vay của NHTM. f. Công tác kiểm tra, kiểm soát. Việc kiểm tra, kiểm soát cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro cho khoản cho vay. Công việc này phải đƣợc tiến hành đồng thời giữa thanh tra, kiểm tra nội bộ ngân hàng và kiểm tra, giám sát doanh nghiệp. Công tác kiểm soát tốt và theo dõi sát sao khách hàng là việc làm rất cần thiết trong mục tiêu giảm thiểu rủi ro của ngân hàng. Đối với những khoản vay đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên sẽ hạn chế đƣợc tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, không hiệu quả của doanh nghiệp, giúp kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm, giảm nguy cơ mất vốn của ngân hàng . Bên cạnh đó, nếu hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, khách quan và trung thực sẽ làm tăng tinh thần trách nhiệm Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 27 Lớp: QT 1402T
  39. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng của cán bộ tín dụng và xử lý kịp thời những sai sót, giảm bớt rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. g. Hiệu quả huy động vốn. Huy động vốn là hoạt động tạo vốn của ngân hàng thƣơng mại nó đóng vai trò quan trọng và ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng muốn thực hiện đƣợc hoạt động cho vay thì điều kiện đầu tiên là phải phát triển đƣợc công tác huy đông vốn vì ngân hàng hoạt động trên cơ sở đi vay để cho vay. Hoạt động huy động vốn có tốt và vốn huy động đƣợc có chất lƣợng cao thì mới có thể có đƣợc những khoản vay có chất lƣợng. Khi ngân hàng có đƣợc chính sách tín dụng hợp lý, thu hút đƣợc nhiều khách hàng vay vốn nhƣng số vốn huy động đƣợc không đủ để cấp tín dụng cho khách hàng thì không những không thể có đƣợc các khoản vay có chất lƣợng mà thậm chí còn không thể cho vay đƣợc. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng phải đảm bảo huy động đƣợc số vốn đáp ứng đầy đủ và kịp thời với nhu cầu vay vốn của khách hàng. h. Công nghệ và trang thiết bị của ngân hàng. Công nghệ thông tin phát triển là công cụ hữu hiệu trong việc phân tích và quản lý các khoản cho vay nói chung và cho vay đối với DN nhỏ và vừa nói riêng. Công nghệ và trang thiết bị hiện đại là điều kiện để đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho cả khách hàng và ngân hàng. Ngoài ra, công nghệ hiện đại cũng làm tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng, từ đó ảnh hƣởng đến việc thu hút khách hàng, mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng i. Trình độ cán bộ tín dụng. Đối với các ngân hàng thì trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tín dụng là điều hết sức quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng vì đội ngũ cán bộ nhân viên là những ngƣời trực tiếp làm việc với khách hàng, là cầu nối giữa khách hàng và ngân hàng và họ cũng chính là ngƣời tạo lập các mối quan hệ với khách hàng. Do đó, chất lƣợng và hiệu quả cho vay cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào công tác tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ của mỗi NHTM. Công tác quản lý và tổ chức cán bộ của ngân hàng cũng rất quan trọng. Việc phân công việc làm hợp lý, chế độ đãi ngộ tốt sẽ giúp phát huy đƣợc hết khả năng của mỗi cá nhân, khuyến khích nhân viên làm việc hết mình cho ngân hàng. Những chính sách quản lý con ngƣời luôn luôn có tác động lâu dài và ảnh Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 28 Lớp: QT 1402T
  40. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng hƣởng lớn đến chất lƣợng hoạt động kinh doanh cũng nhƣ chất lƣợng hoạt động cho vay của ngân hàng. 1.3.3.2 Nhân tố khách quan Các nhân tố khách quan chủ yếu là các nhân tố thuộc về DN nhỏ và vừa ngoài ra còn một số nhân tố thuộc về môi trƣờng kinh doanh, môi trƣờng chính trị, pháp lý cũng ảnh hƣởng đến hoạt chất lƣợng hoạt động cho vay DN nhỏ và vừa của NHTM. a. Các nhân tố thuộc về phía doanh nghiệp o Hiệu quả trong kinh doanh, năng lực tài chính và khả năng quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để đánh giá khả năng sinh lời, sức mạnh tài chính và triển vọng của doanh nghiệp, là căn cứ chứng tỏ khả năng trả nợ của DN nhỏ và vừa, chi phối lớn quyết định cho vay của ngân hàng. Nếu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thấp, doanh thu không cao và lợi nhuận thấp sẽ gây khó khăn cho chính các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng cũng nhƣ hoạt động cho vay của ngân hàng. Năng lực tài chính và khả năng quản lý doanh nghiệp cũng là nhân tố ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng cho vay và nó cũng thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Năng lực tài chính yếu kém dẫn đến doanh nghiệp có thể sẽ không trả đƣợc nợ dẫn đến gia tăng các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng và làm tăng rủi ro đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Năng lực quản lý doanh nghiệp thể hiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng điều hành doanh nghiệp. Nếu năng lực quản lý tốt sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động tốt, từ đó sẽ có hiệu quả kinh doanh cao đồng thời có năng lực tài chính tốt. o Sự minh bạch rõ ràng trong hệ thống kế toán tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sự minh bạch đƣợc hiểu là sự công khai rõ ràng và tính chính xác trong hệ thống tài chính. Hệ thống kế toán của doanh nghiệp có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng các khoản vay của ngân hàng. Sự minh bạch trong hệ thống kế toán tài chính chứng tỏ doanh nghiệp đã tạo đƣợc sự tin tƣởng và an toàn cho ngân hàng khi cho doanh nghiệp vay vốn. Hệ thống kế toán đƣợc thực hiện theo đúng chuẩn mực kế toán, tuân thủ pháp luật sẽ giúp ngân hàng đánh giá doanh nghiệp chính xác hơn, giúp ngân hàng trong việc sàng lọc khách hàng, làm tăng chất lƣợng các khoản cho vay. Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 29 Lớp: QT 1402T
  41. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng o Tài sản đảm bảo của DN nhỏ và vừa Các DN nhỏ và vừa vốn tự có thƣờng thấp, vì vậy để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì nhu cầu vay vốn ngân hàng là rất lớn. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngân hàng, đặc biệt là vấn đề về tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo sẽ là nguồn thu của ngân hàng khi khách hàng không thể trả đƣợc nợ, giảm bớt khả năng mất vốn của ngân hàng. Việc DN nhỏ và vừa không có những tài sản có giá trị thế chấp sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn đặc biệt là vay vốn của ngân hàng. b. Nhân tố thuộc về môi trường pháp lý- kinh tế - xã hội. Thứ nhất là về pháp lý bao gồm các quy định của pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền. Các quy định về hoạt động cho vay có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng cho vay của ngân hàng. Với một môi trƣờng pháp lý thống nhất, ổn định sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng lập kế hoạch phát triển, chủ động trong kinh doanh, ngƣợc lại, nếu các quy định, chính sách thƣờng xuyên thay đổi sẽ gây nên những khó khăn cho các ngân hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng, ảnh hƣởng tới hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là DN nhỏ và vừa, nếu môi trƣờng pháp lý thông thoáng, ổn định, các văn bản, quy định của pháp luật đồng bộ, kịp thời sẽ là cơ sở cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, mang lại thu nhập cao hơn qua đó tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng. Thứ hai là về môi trƣờng kinh tế, để tạo cơ hội phát triển cho cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp cần có một môi trƣờng kinh tế ổn định. Điều đó giúp cho DN nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh hiệu quả, đạt lợi nhuận cao và nhu cầu mở rộng sản xuất qua đó thúc đẩy hoạt động cho vay của ngân hàng đƣợc mở rộng và có chất lƣợng hơn. Khi doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì khả năng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúng hẹn giúp nâng cao chất lƣợng khoản vay. Môi trƣờng kinh tế có tính cạnh tranh cao sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng mở rộng sản xuất và nâng cao chất lƣợng hoạt động của mình là đảm bảo cho những khoản vay. Thứ ba là môi trƣờng chính trị - xã hội, khi một đất nƣớc có môi trƣờng chính trị - xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, các thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả, các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh và làm ăn có hiệu quả. Sự biến động về chính trị hay xã hội sẽ gây ra sự xáo động cho toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy mà sản xuất kinh doanh của Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 30 Lớp: QT 1402T
  42. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng doanh nghiệp cũng bị ảnh hƣởng, làm tác động đến hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng. Tóm lại,có nhiều nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động cho vay cũng nhƣ chất lƣợng cho vay của ngân hàng, tuỳ thuộc vào từng ngân hàng, từng hoàn cảnh mà các nhân tố có tác động khác nhau tới hoạt động cho vay DN nhỏ và vừa của NHTM. Vì vậy, mỗi ngân hàng cần tận dụng những nhân tố thuận lợi cũng nhƣ hạn chế các nhân tố bất lợi để nâng cao chất lƣợng cho vay, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 31 Lớp: QT 1402T
  43. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 2.1 Khái quát về NHTMCP An Bình- Chi nhánh HP 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP An Bình – Chi nhánh HP 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP An Bình Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần An Bình (ABBANK) đƣợc thành lập theo giấy phép số 535/GP-UB do Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM cấp vào ngày 13 tháng 05 năm 1993, có tên là Ngân hàng thƣơng mại cổphần nông thôn An Bình, số vốn điều lệ 1 tỷ và trụ sở đặt tại 138 Hùng Vƣơng, thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Sau 13 năm thành lập, ngày 15/11/2006 ngân hàng tiến hành đăng ký thay đổi tên lần hai nhƣ sau: - Tên công ty : Ngân hàng TMCP An Bình - Tên giao dịch: An Binh Commercial Joint Stock Bank - Tên viết tắt: ABBANK - Địa chỉ trụ sở chính: 170 Hai Bà Trƣng, Phƣờng Đa Kao, Quận 1, TP.HCM - Website: www.abbank.vn Ngành nghề kinh doanh: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dƣới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tƣ và phát triển của các tổ chức, vay vốn của ngân hàng nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm mục đích phát triển kinh tế, chiết khấu thƣơng phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng, * Các mốc phát triển. Năm 2002: Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát triển, cùng với nhu cầu mong muốn ABBANK phát triển, tháng 3/2002, ABBANK tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành kinh doanh ngân hàng thƣơng mại và ngân hàng đầu tƣ. Năm 2004: ABBANK tăng vốn điều lệ lên 70,04 tỷ đồng. Năm 2005: Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lƣợc của ABBANK. Các cổ đông lớn khác gồm: Tổng công ty tài chính Dầu khí (PVFC), tổng công ty xuất nhập khẩu Hà Nội (GELEXIMCO). Năm 2006: Vốn điều lệ tăng từ 165 tỷ vào đầu năm lên 1.131 tỷ đồng vào cuối năm. Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 32 Lớp: QT 1402T
  44. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Năm 2007:ABBANK ký kết hợp tác chiến lƣợc với Agribank và các công ty thành viên của EVN nhƣ: PC1, PC2, PC3. ABBANK trở thành thành viên của mạng thanh toán PAYNET. Đồng thời vốn điều lệ của ABBANKtăng lên 2.300 tỷ đồng. Năm 2008:ABBANKtriển khai thành công phần mềm ngân hàng lõi (core banking) vào hoạt động trên toàn hệ thống. Maybank chính thức trở thành cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài của ABBANK với tỷ trọng sở hữu là 15%. NHTMCP ABBANK tăng vốn điều lệ lên 2.705 tỷ đồng. Năm 2009: Tháng 7/2009, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên 2.850 tỷ đồng, ABBANK công bố hợp tác với Prudential VN và ngân hàng Deutsche. Tháng 9/2009, ABBANKchính thức khai trƣơng Hội sở mới tại 170 Hai Bà Trƣng, P.ĐaKao, Q.1 và triển khai giao dịch ngoài giờ tại Sở giao dịch. Tháng 12/2009, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên 3.482 tỷ đồng. Năm 2010: Tháng 12/2010, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên 3.830 tỷ đồng. Mạng lƣới ABBANK đạt trên 110 điểm giao dịch phủ khắp 29 tỉnh thành trên toàn quốc. ABBANK đã kết nối thành công với hệ thống mạng lƣới VNBC thông qua Smartlink. ABBANK thành lập trung tâm tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và tham gia dự án tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn III (SMEFP III). Năm 2011: Tháng 9/2011, ABBANK ra mắt thẻ tín dụng quốc tế -ABBANK Visa Credit. Ngày 30/11/2011, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên gần 4.200 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu thƣởng cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn quỹ thặng dƣ vốn cổ phần. Tính đến tháng 12/2011, mạng lƣới giao dịch của ABBANK đạt 133 điểm trải rộng khắp 29 tỉnh thành trên toàn quốc. Năm 2012: Mạng lƣới của ABBANK đạt trên 140 điểm giao dịch tại 29 tỉnh thành trên toàn quốc, số lƣợng khách hàng mới của ABBANK tiếp tục tăng, đạt gần 350.000 khách hàng cá nhân, và gần 16.400 khách hàng doanh nghiệp tại thời điểm 30/06/2012. Năm 2013: Ngân hàng đã tăng vốn điều lệ lên gần 4.800 tỷ đồng và mạng lƣới lên tới 144 điểm giao dịch, ABBANK tự tin phục vụ hơn 400.000 khách hàng cá nhân và gần 17.000 khách hàng doanh nghiệp tại 29 tỉnh thành trên toàn quốc. Đặc biệt, ABBANK là một trong những ngân hàng đầu tiên thành lập riêng một Trung tâm dịch vụ khách hàng SME, với chức năng phục vụ chuyên biệt nhóm khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xác định đây chính là phân khúc Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 33 Lớp: QT 1402T
  45. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng khách hàng chiến lƣợc, ABBANK đã xây dựng gói giải pháp tài chính tối ƣu cho SME và ra mắt Trung tâm SME nhằm phục vụ riêng cho nhóm khách hàng này với sự tƣ vấn và hỗ trợ kinh nghiệm từ cổ đông nƣớc ngoài IFC vào năm 2012. Tại ABBANK, khách hàng SME sẽ đƣợc tƣ vấn và cung cấp một gói sản phẩm bao gồm toàn bộ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng từ tiền vay, bảo lãnh, tiền gửi đến các dịch vụ thanh toán quốc tế, quản lý tiền tệ Các sản phẩm trong mỗi “gói” sản phẩm đƣợc chọn lọc theo loại hình hoạt động của doanh nghiệp (kinh doanh trong nƣớc hay xuất nhập khẩu; doanh nghiệp sản xuất hay thƣơng mại, dịch vụ; nhà thầu ), sau đó sẽ đƣợc cấu trúc lại để phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp (tình hình tài chính, chu kỳ phát triển, phƣơng thức kinh doanh ) cùng với một mức giá trọn gói hợp lý giúp tối đa hóa hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ABBANK còn tiếp tục tham gia dự án SMEFP III do chính phủ Nhật Bản tài trợ, cũng nhƣ thƣờng xuyên triển khai các gói ƣu đãi nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2.1.1.2 Lịch sử hình thành của NHTMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng. NHTMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng đƣợc thành lập vào ngày 12/5/2009 tại địa chỉ số 9 Trần Hƣng Đạo, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng. Vào thời điểm đó NHTMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng do ông Phạm Thống nhất làm giám đốc chỉ có 39 cán bộ nhân viên trực tiếp chịu sự quản lý điều hành của Hội sở chính 170 Hai Bà Trƣng, Phƣờng. Đakao, Q1, TP HCM. Tính đến năm 2013, đã có thêm 3 phòng giao dịch trực thuộc đó là : PGD Ngô Quyền, PGD Trần Nguyên Hãn, PGD Lạch Tray. Đồng thời, số lƣợng cán bộ công nhân viên đã tăng lên thành 62 ngƣời phân bổ đều cho từng đơn vị. Chi nhánh tập trung đa đạng hóa nguồn khách hàngđầu tiên phải kế đến nhóm khách hàng chiến lƣợc Evn. Hiện NHTMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng đang quản lý khách hàng Điện Lực Hải Phòng và 07 chi nhánh Điện Lực thành viên tại Hải Phòng . Tiếp đến là các nhóm khách hàng xi măng, đóng tàu, sắt thép Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 34 Lớp: QT 1402T
  46. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 2.1.2 Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức Ngân Hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC QUAN HỆ KẾ TOÁN - HÀNH CHÍNH QUẢN LÝ TÍN 3 PHÒNG KHÁCH NGÂN QUỸ NHÂN SỰ DỤNG GIAO DỊCH HÀNG QUAN HỆ KẾ TOÁN - QUẢN LÝ TÍN HÀNH CHÍNH CÁ NHÂN KHÁCH GIAO DỊCH DỤNG HÀNG DOANH QUẢN LÝ QUẢN LÝ TÍN NGÂN QUỸ NHÂN SỰ NGIỆP RỦI RO DỤNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ (Nguồn Phòng Hành chính – Nhân sự ABBANK- Chi nhánh Hải Phòng). Hiện tại chi nhánh có tổng số 62 cán bộ nhân viên. Ban lãnh đạo gồm 1 GĐ và 1 PGĐ quản lý chi nhánh và 03 PGD trực thuộc tại các PGD đứng đầu là trƣởng phòng giao dịch và các cán bộ nhân viên hoạt động nhƣ một tổ chức độc lập. 2.1.2.1 Giám đốc - Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh. - Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình, giám đốc chi nhánh cấp trên về các quyết định của mình. - Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lƣơng và nghiệp vụ kinh doanh lên giám đốc chi nhánh cấp trên xem xét và quyết định theo phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình. 2.1.2.2 Phó giám đốc - Đƣợc thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc vắng mặt (theo văn bản ủy quyền của giám đốc) Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 35 Lớp: QT 1402T
  47. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về các quyết định của mình. - Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và chế độ thủ trƣởng. 2.1.2.3 Các phòng ban nghiệp vụ. a, Bộ phận kế toán – ngân quỹ.  Kế toán giao dịch: -Phối hợp với hệ thống giao dịch trên máy, thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày -Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: Mở/đóng các tài khoản ( Ngoại tệ và VNĐ), thực hiện các giao dịch gửi/rút tiền tài khoản, .  Kế toán ngân quỹ : - Có chức năng kế toán nội bộ và kế toán khách hàng và trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của chi nhánh. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lƣơng. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc. - Theo dõi nghiệp vụ phát sinh hàng ngày tại ngân hàng. - Tổng hợp, lƣu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán theo quy định. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của ABBANK, b, Bộ phận hành chính nhân sự. Xây dựng chƣơng trình công tác hàng tháng, hàng quý và có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện các chƣơng trình đã đƣợc Giám Đốc chi nhánh phê duyệt. - Lƣu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của ABBANK - Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền quảng cáo tiếp thị theo chỉ đạo của Ban giám đốc. c, Bộ phận quan hệ khách hàng. Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Trực tiếp quảng cáo, tiếp Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 36 Lớp: QT 1402T
  48. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng thị , giới thiệu, và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân. Có nhiệm vụ: + Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc và ABBANK. + Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng trong nghiệp vụ huy động vốn cá nhân. Kiểm soát tất cả các bút toán giao dịch thuộc thẩm quyền và phạm vi phòng quản lý. + Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tƣ vấn cho khách hàng về sản phẩm dịch vụ của ABBANK: Tín dụng, đầu tƣ, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thẻ, dịch vụ ngân hàng Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của ABBANKđến các khách hàng cá nhân. Nghiên cứu đƣa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng là cá nhân. +Thẩm định, xác minh, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thƣơng mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHTMCP An Bình. d, Bộ phận quản lý tín dụng.  Quản lý tín dụng : quản lý theo dõi, phát hiện xử lý dấu hiệu rủi ro các khoản nợ vay,  Quản lý rủi ro : là phòng có nghiệp vụ tham mƣu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh. Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay đầu tƣ, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, dự án, phƣơng án, đề án cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo hƣớng dẫn của NHTMCP An Bình e, Phòng giao dịch trực thuộc. Các PGD Lạch Tray, PGD Ngô Quyền và PGD Trần Nguyên Hãn là đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc chi nhánh NHTMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng, hoạt động trên địa bàn TP. Hải Phòng chịu sự quản lý giám sát trực tiếp của Giám đốc chi nhánh; có chức năng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn tiết kiệm, cho vay khách hàng là các cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán dịch vụ vãng lai trên địa bàn và các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi của các pháp nhân. Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 37 Lớp: QT 1402T
  49. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 2.1.3 Các hoạt động của NHTMCP An Bình – Chi nhánh HP 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng nhƣ đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thƣơng mại đƣợc phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội để cho vay đối với nền kinh tế. Ngân hàng TMCP An Bình huy động vốn dƣới các hình thức sau: 1. Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dƣới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm VND đảm bảo giá trị theo giá USD, tiền gửi tiết kiệm VND đảm bảo giá trị theo giá vàng, chứng chỉ tiền gửi và các loại tiền gửi khác. 2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài. 3. Vay vốn của Ngân hàng Nhà nƣớc dƣới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. 4. Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nƣớc và nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật. 5. Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc 6. Vay vốn ngắn hạn của NHNN dƣới hình thức tái cấp vốn. 7. Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN. ( Nguồn: Điều lệ Ngân hàng TMCP An Bình – 2013) Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn của ABBANK – CN HP Đơn vị : Tỷ đồng Năm Năm Năm 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn 415,04 460,31 448,93 45,3 10,9 (11,4) (2,5) Huy động vốn từ 229,27 297,59 382,13 68,3 29,8 84,5 28,4 khách hàng Vốn điều chuyển 185,77 162,72 66,80 (23,1) (0,1) (95,9) (58,9) Tỉ lệ VHĐ/TV 55,2% 64,7% 85,1% ( Nguồn Báo cáo kế toán NH TMCP An Bình – CN Hải Phòng) Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 38 Lớp: QT 1402T
  50. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy nguồn vốn của CN đƣợc hình thành chủ yếu từ vốn huy động và vốn điều chuyển từ hội sở chính. Đó là do Chi nhánh thành lập không lâu, số vốn huy động đƣợc của chi nhánh vẫn còn thấp chƣa đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động của ngân hàng nên cần có vốn điều chuyền từ hội sở. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động có xu hƣớng tăng cả về số lƣợng lẫn tỷ trọng trên tổng vốn qua các các năm. Đặc biệt, tới năm 2013 tỷ trọng này có một sự tăng trƣởng mạnh mẽ là 85,1% ( độ tăng tuyệt đối so với 2012 là 20,4% ). Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của Chi nhánh có chiều hƣớng tốt hơn. Xét một cách cụ thể, năm 2011 huy động vốn là 229,27 tỷ đồng chiếm 55,2% trên tổng vốn. Ta có thể nhận xét năm 2011 khả năng huy động vốn của ngân hàng chƣa cao nên cần thêm nhiều vốn điều chuyển từ hội sở để hoạt động. Năm 2012, lƣợng vốn huy động đã tăng lên thành 460,31 tỷ đồng chiếm 64,7% trên tổng nguồn vốn, tăng 45,3 tỷ đồng ( tức 10,9%) so với năm 2011 làm giảm lƣợng vốn điều chuyển xuống còn 162,72 tỷ. Đến năm 2013, lƣợng vốn huy động đạt 382,13 tỷ tăng 84,5tỷ so với năm 2012. Đồng thời lƣợng vốn điều chuyển từ hội sở chính giảm còn 66,80 tỷ đồng, giảm mạnh so với 2012 là 58,9%. Sở dĩ có sự thay đổi nhƣ vậy vì năm 2011 là năm khó khăn của ngành Ngân hàng với việc lạm phát ở mức cao, giá cả tăng cao, đồng Việt Nam dần mất giá ngƣời dân có xu hƣớng tích trữ vàng do đó lƣợng vốn huy động của năm 2011 bị giảm thấp. Vậy nên, để thúc đẩy lƣợng vốn huy động tăng Ngân hàng phải kéo lãi suất huy động lên cao vào cuối năm 2011. Cho đến tận năm 2012, thị trƣờng tài chính có phần ổn định hơn, NHNN cũng hạ lãi suất huy động nhƣng không thể giảm lãi suất đột ngột nên lãi suất của Ngân hàng đầu năm 2012 vẫn ở mức cao, song đến cuối năm 2012 lãi suất đã đƣợc giảm dần do đó khiến cho lƣợng vốn huy động của Chi nhánh có tốc độ tăng không quá cao. Năm 2013, cùng với những chính sách ƣu đãi, dịch vụ của Chi nhánh đã triển khai tốt chiến lƣợc quảng bá sản phẩm thẻ và các ƣu đãi tiết kiệm tiền gửi đên khách hàng nên lƣợng vốn huy động cũng tăng lên. Mặc dù vậy, bên cạnh việc huy động vốn có dấu hiệu tăng nhƣng qua những con số về tổng vốn không có sự tăng trƣởng nào thậm chí là giảm nhẹ ( giảm 2,5% so với năm 2012) và lƣợng vốn điều chuyển giảm đi một cách rõ ràng ta có thể cảm nhận đƣợc tình hình kinh doanh của ngân hàng đang có vấn đề trong việc sử dụng vốn. Đó có thể do tình trạng chung của nền kinh tế khi các Ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề cho vay cũng nhƣ các hoạt động kinh doanh dịch vụ mang đầy tính Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 39 Lớp: QT 1402T
  51. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng cạnh tranh. Điều này sẽ vô cùng ảnh hƣởng đến vấn đề huy động vốn của ngân hàng trong những năm tiếp theo. Vì một ngân hàng sử dụng vốn tốt, có sự tăng trƣởng nguồn vốn rõ ràng mới đƣợc coi là một ngân hàng hoạt động kinh doanh tốt, từ đó mới tạo niềm tin và hấp dẫn khách hàng gửi tiền vào. Và đồng nghĩa với việc đó, nguồn vốn huy động mới có thể tăng trƣởng một cách rõ rệt. 2.1.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng chủ yếu của NHTMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng là hoạt động cho vay, do đó nguồn hình thành dƣ nợ tín dụng cũng chủ yếu là từ hoạt động cho vay. Các sản phẩm cho vay của NHTMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng là: Đối với khách hàng cá nhân có các nghiệp vụ nhƣ: Cho vay tín chấp cho vay có tài sản đảm bảo,cho vay trả góp,cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà đất/ sửa chữa nhà, cho vay du học, cho vay mua cổ phiếu lần đầu evn, Đối với doanh nghiệp: Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp, cho vay dự án đầu tƣ nâng cao năng lực kinh doanh sản xuất, tài trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay cầm cố hàng hóa cho vay mua xe ô tô, cho vay nhà thầu điện lực Bảng 2.2 Các chỉ tiêu tín dụng tại ABBANK Hải Phòng Đơn vị : Tỷ đồng Năm Năm Năm 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 +/- % +/- % Doanh số cho vay 381,84 413,75 425,88 31,9 8,4 12,1 2,9 Doanh số thu nợ 333,92 378,61 351,67 44,7 13,4 (26,9) (7,1) Dƣ nợ cho vay 248,19 283,34 357,55 35,1 14,2 74,2 26,2 ( Nguồn báo cáo phòng tín dụng NHTMCP An Bình – CN Hải Phòng) Nhìn vào bảng 2.2 cho thấy các chỉ tiêu tín dụng tăng giảm không đều qua các năm, biên độ giao động mỗi chỉ tiêu của các năm không cao. Cụ thể trong năm 2012 doanh số cho vay đạt 413,75 tỷ chỉ tăng 8,4% so với năm 2011. Điều đó có thể lý giải do lãi suất cho vay của ngân hàng đạt ở mức khá cao vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012 đồng thời các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề kinh doanh, thu hồi vốn nên ngân hàng cẩn trọng và sát sao hơn khi cho vay làm cho doanh nghiệp hoặc cá nhân khó tiếp cận đƣợc nguồn vốn. Việc này khiến cho doanh số cho vay tăng trƣởng thấp. Đến năm 2013, NHNN áp dụng Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 40 Lớp: QT 1402T
  52. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng giảm lãi suất trần cho các doanh nghiệp, lãi suất của NHTMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng cũng đã giảm mạnh từ 12%-17% đến 9%- 12%, thêm vào đó NHTMCP An Bình – Chi nhánh Hải Phòng cũng áp dụng nhiều gói vay ƣu đãi đƣợc phát động từ Ngân hàng tổng dành cho các doanh nghiệp nhƣ Chƣơng trình “Khởi đầu thành công mới” với tổng hạn mức 1.500 tỷ đồng và lãi suất từ 7,9%/năm; Chƣơng trình “Hợp tác nội địa – Nâng tầm quốc tế” với tổng hạn mức 70 triệu USD và lãi suất vay từ 3,2%/năm, nhƣng doanh số cho vay của Chi nhánh vẫn tăng trƣởng thấp ( chỉ đạt 2,9%). Điều đó thể hiện, những chính sách hỗ trợ đó thực sự vẫn chƣa đƣợc áp dụng một cách hiệu quả. Bởi vì nhiều doanh nghiệp vẫn chƣa dám đi vay do dƣ nợ tại ngân hàng vẫn chƣa trả đƣợc hết, hàng tồn kho vẫn còn ứ đọng khá nhiều Thêm vào đó, hầu hết vốn tín dụng đƣợc giải ngân tập trung vào những khách hàng lâu năm, độ tin cậy cao, có tài sản đảm bảo đạt tiêu chuẩn đề ra do ngân hàng cũng đang dè chừng với những khoản nợ quá hạn vẫn còn tồn đọng và đang dần chuyển nhóm. Do vậy doanh số cho vay của Chi nhánh đạt mức tăng trƣởng chƣa cao (chỉ cao hơn so với 2012 2,9%). Tuy nhiên, một số chƣơng trình nhƣ ƣu đãi đặc biệt dành cho các khách hàng cá nhân đƣợc mở ra nhƣ chƣơng trình “Vay siêu tốc - Lộc liền tay”, với mức lãi suất cố định 8,99%/ năm trong 6 tháng giải ngân đầu tiên của khoản vay trị giá lên đến 1000 tỷ đồng, gói 300 tỷ đồng cho cá nhân vay sản xuất kinh doanh .hay Chƣơng trình “Đồng hành cùng nhà thầu EVN” với tổng hạn mức 500 tỷ đồng và lãi suất từ 7,9%/năm thì lại mang nhiều khách hàng cho chi nhánh làm cho tổng doanh số cho vay tăng nhẹ. Có lẽ, đây cũng là một nguyên nhân làm cho dƣ nợ cho vay của ngân hàng tăng lên. Từ đây ta có thể thấy đƣợc, Ngân hàng vẫn định hƣớng tập trung vào những nhóm khách hàng cũ, có sẵn tài sản đảm bảo mang tính an toàn cao mà chƣa dám mở rộng vì sợ rủi ro. Doanh số thu nợ năm 2012 là 378,61 tỷ đồng tăng so với năm 2011 13,4%. Năm 2013 doanh số thu nợ là 351,67 tỷ đồng giảm so với năm 2012 là 7,1 %. Điều này cho thấy tình hình thu hồi nợ của ngân hàng có vấn đề. Nguyên nhân là do các nhóm nợ bắt đầu chuyển nhóm dẫn đến khó khăn trong vấn đề thu hồi vốn, điều này cũng lý giải vì sao doanh số cho vay của chi nhánh không có sự tăng trƣởng mạnh mặc dù ABBANK đã đƣa ra nhiều chính sách hỗ trợ. Do đó, không chỉ xem xét chặt chẽ trong vấn đề giải ngân mà ngân hàng cần phải chú ý hơn trong khâu quản lý chất lƣợng tín dụng của khách hàng vì nó có liên quan đến vấn đề thu hồi nợ sau này. Sinh viên: Nguyễn Thị Linh Chi 41 Lớp: QT 1402T