Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tiên Lãng-Hải Phòng

pdf 74 trang huongle 1190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tiên Lãng-Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cho_vay_ho_san_xuat_ta.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tiên Lãng-Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Sinh viên : Nguyễn Thị Hồng Hạnh Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS Hà Minh Sơn HẢI PHÒNG - 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TIÊN LÃNG – HẢI PHÒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Sinh viên : Nguyễn Thị Hồng Hạnh Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS Hà Minh Sơn HẢI PHÒNG - 2012
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Mã SV: 120031 Lớp: QT1203T Ngành: Tài chính - Ngân hàng Tên đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện Tiên Lãng - Hải Phòng
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp Chƣơng I: Lý luận cơ bản về hiệu quả cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng II: Thực trạng hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện Tiên Lãng – Hải Phòng. Chƣơng III: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Tiên Lãng – Hải Phòng. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Tiên Lãng - Hải Phòng từ năm 2009 - 2011. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Tiên Lãng – Hải Phòng.
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Hà Minh Sơn Học hàm, học vị: Phó giáo sƣ. Tiến sĩ Cơ quan công tác: Học viện Tài chính Nội dung hƣớng dẫn: Luận văn tốt nghiệp Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Nguyễn Thị Diệp Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trƣờng Đại học dân lập Hải Phòng Nội dung hƣớng dẫn: Luận văn tốt nghiệp Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 02 tháng 04 năm 2012 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 07 tháng 07 năm 2012 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Hạnh PGS.TS. Hà Minh Sơn Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN Tôi là: PGS,TS. Hà Minh Sơn Cán bộ hƣớng dẫn khóa luận cho sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Lớp: QT1203T Đề tài khóa luận: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi Nhánh Huyện Tiên Lãng - Hải Phòng”. Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Trong quá trình hƣớng dẫn học viên viết khóa luận, tôi có một số nhận xét sau: 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Hạnh có tinh thần, thái độ nghiêm túc và độc lập, chủ động trong nghiên cứu. 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): a. Nội dung và kết quả nghiên cứu của khóa luận: Đảm bảo đầy đủ những nội dung khoa học cả về lý luận và thực tiễn b.Tiến độ thực hiện khóa luận: Thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch của nhà trƣờng c. Bố cục trình bày của khóa luận: Bố cục hợp lý, văn phong trong sáng, dễ hiểu, trình bày đúng quy định. 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Điểm bằng số: 10 Điểm bằng chữ: Mười
  7. Hải Phòng, ngày 22 tháng 6 năm 2012 Cán bộ hƣớng dẫn PGS,TS. HÀ MINH SƠN
  8. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƢƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY PHÁT TRIỂN HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 3 1.1. Hộ sản xuất 3 1.1.1. Khái niệm hộ sản xuất 3 1.1.2. Phân loại kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp 3 1.1.3. Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất 5 1.1.4. Vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế ở nƣớc ta 6 1.2 Tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất 8 1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 8 1.2.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế hộ sản xu 9 1.3. Hiệu quả cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất 12 1.3.1. Quan niệm về hiệu quả cho vay hộ sản xuất 12 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay 14 1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay hộ sản xuất 15 1.3.4. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất 20 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN TIÊN LÃNG - HẢI PHÒNG 21 2.1. Khái quát về NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng – Hải Phòng 21 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng 21 2.1.2. Cơ cấu tổ chức: 22 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng giai đoạn 2009 – 2011 22 2.2. Thực trạng hiệu quả cho vay hộ sản xuất tai NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng - Hải Phòng 30 2.2.1. Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Huyện Tiên Lãng 30 2.2.2. Thực trạng hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh huyện Tiên Lãng qua 3 năm 2009-2011 40
  9. 2.3. Đánh giá hiệu quả cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất. 42 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc. 42 2.3.2. Một số tồn tại 43 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại. 44 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN TIÊN LÃNG - HẢI PHÒNG 47 3.1 Định hƣớng nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản suất của Chi nhánh 47 3.1.1 Định hƣớng hoạt động chung của Chi nhánh 47 3.1.2. Định hƣớng nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất của Chi nhánh 48 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Tiên Lãng – Hải Phòng. 49 3.2.1. Thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ tín dụng kinh tế hộ. 50 3.2.2. Thực hiện tốt chính sách thu hút và phát triển nguồn vốn. 51 3.2.3. Đơn giản hóa thủ tục vay 52 3.2.4. Cần phải đa dạng hoá các phƣơng thức cho vay 52 3.2.5. Cho vay tập trung, có trọng điểm 53 3.2.6. Đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất qua tổ Tín chấp 54 3.2.7. Tăng cƣờng kiểm tra kiểm soát việc sử dụng tiền vay. 54 3.2.8. Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn mới phát sinh. 55 3.2.9. Duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng vay vốn. 56 3.2.10. Tăng cƣờng đào tạo nâng cao trình độ cán bộ và có chính sách hợp lý đối với cán bộ tín dụng. 57 3.3 Kiến nghị 58 3.3.1. Đối với Chính phủ, Nhà nƣớc 58 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam 58 3.3.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam 59 KẾT LUẬN 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
  10. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng đã nhiệt tình chỉ bảo và cung cấp tài liệu để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hà Minh Sơn đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho em những kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm quý báu trong quá trình nghiên cứu luận văn tốt nghiệp này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hồng Hạnh
  11. DANH MỤC VIẾT TẮT NHNo&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM: Ngân hàng thƣơng mại NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc CNH – HĐH: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa XHCN: Xã hội chủ nghĩa HSX: Hộ sản xuất CBTD: Cán bộ tín dụng TCTD: Tổ chức tín dụng UBND: Ủy ban nhân dân DN: Doanh nghiệp TGKKH: Tiền gửi không kỳ hạn TGCKH: Tiền gửi có kỳ hạn SXKD: Sản xuất kinh doanh TW: Trung ƣơng
  12. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng LỜI NÓI ĐẦU Đối với một quốc gia có hơn 80% dân số là nông dân nhƣ Việt Nam, việc phát triển sản xuất nông nghiệp chiếm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, hội nghị TW lần thứ VI đã khẳng định “Sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hƣớng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa có vai trò cực kỳ quan trọng cả trƣớc mắt và lâu dài, làm cơ sở ổn định và phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa”. Mọi hoạt động vừa cơ bản, lâu dài, vừa cần kíp trƣớc mắt của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đều cần đến vốn và tín dụng. Đƣơng nhiên vốn và tín dụng không quyết định hết thảy, nhƣng không thể không nhấn mạnh rằng, để đƣa nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh mẽ, nhất định phải có chính sách hỗ trợ có bài bản và cụ thể về vốn, tín dụng, nhất định phải có sự đầu tƣ thích đáng của Nhà nƣớc, của các ngành, trong đó không thể xem nhẹ vai trò của NHNo&PTNT Việt Nam. Trong quá trình CNH – HĐH đất nƣớc đặc biệt là quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nƣớc ta có rất nhiều chính sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và hộ sản xuất nói riêng. Tuy nhiên trong thực tế cho thấy vấn đề vốn và cho vay ở khu vực nông thôn đang có những khó khăn nhất định mà hiện nay NHNo&PTNT đang phải đảm đƣơng thực hiện nhiệm vụ “ rót vốn” vào khu vực nông thôn, việc mở rộng cho vay hộ sản xuất ngày càng khó khăn do tính chất phức tạp của hoạt động này, món vay nhỏ bé, chi phí nghiệp vụ cao, khả năng rủi ro ngày càng lớn. Do vậy vấn đề tạo vốn và cho vay có hiệu quả đối với hộ sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng, nó đóng vai trò chủ lực chủ đạo trong việc góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Là một Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, NHNo&PTNT Việt Nam đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta nói riêng, mở ra quan hệ tín dụng trực tiếp với SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng hộ sản xuất để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, có đƣợc kết quả đó phải kể đến sự đóng góp của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng, một trong những chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hải Phòng. Xuất phát từ những luận cứ và thực tế qua khảo sát cho vay vốn đến từng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp Huyện Tiên Lãng – Hải Phòng cùng với sự hƣớng dẫn của PGS-TS Thầy giáo Hà Minh Sơn, em mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện Tiên Lãng – Hải Phòng” nhằm mục đích tìm ra những giải pháp để mở rộng đầu tƣ đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội toàn địa bàn huyện và bảo đảm an toàn vốn đầu tƣ. Kết cấu khóa luận đề tài gồm 3 chƣơng: Chương I: Lý luận cơ bản về hiệu quả cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện Tiên Lãng – Hải Phòng Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện Tiên Lãng – Hải Phòng SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng CHƢƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Hộ sản xuất 1.1.1. Khái niệm hộ sản xuất Trong công cuộc đổi mớí xây dựng đất nƣớc, thành phần kinh tế hộ rất quan trọng, là một trong những thành phần kinh tế quyết định đến sự thành công của con đƣờng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nƣớc. Để phù hợp với xu thế phát triển chung, phù hợp với chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, NHNo&PTNT Việt Nam ban hành phụ lục số 1 kèm theo quyết định 499A ngày 2/9/1993, theo đó thì khái niệm hộ sản xuất đƣợc hiểu nhƣ sau: “ Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của mình”. Nhƣ vậy, hộ sản xuất là một lực lƣợng sản xuất to lớn ở nông thôn. Hộ sản xuất hoạt động trong nhiều ngành nghề nhƣng hiện nay phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, các hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh đa dạng kết hợp trồng trọt với chăn nuôi và kinh doanh ngành nghề phụ. Đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề nói trên đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất ở nƣớc ta trong thời gian qua. 1.1.2. Phân loại kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp Hộ sản xuất hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào trình độ sản xuất kinh doanh, khả năng kỹ thuật, quyền làm chủ những tƣ liệu sản xuất và mức độ hộ gia đình. Việc phân loại hộ sản xuất có căn cứ khoa học sẽ tạo điều kiện để xây dựng chính sách tín dụng phù hợp nhằm đầu tƣ đem lại hiệu quả. Có thể chia hộ sản xuất làm 3 loại sau: + Loại thứ nhất: Là các hộ có vốn, có kỹ năng lao động, biết tiếp cận với môi trƣờng kinh doanh, có khả năng thích ứng, hòa nhập với thị trƣờng. Nhƣ SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng vậy các hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, biết tổ chức quá trình lao động sản xuất cho phù hợp với thời vụ để sản phẩm tạo ra có thể tiêu thụ trên thị trƣờng. Chính vì vậy mà các hộ này luôn có nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất tức là có nhu cầu đầu tƣ thêm vốn. Việc vay vốn đối với những hộ sản xuất này hoàn toàn chính đáng và rất cần thiết trong quá trình mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Đây chính là các khách hàng mà tín dụng Ngân hàng cần phải quan tâm và coi là đối tƣợng chủ yếu quan trọng cần tập trung đồng vốn đầu tƣ vào đây sẽ đƣợc sử dụng đúng mục đích, sẽ có khả năng sinh lời, hơn thế nữa lại có thể hạn chế tối đa tình trạng nợ quá hạn. Đây là một trong những mục đích mà Ngân hàng cần thay đổi thông qua công cụ lãi suất tín dụng, thuế + Loại thứ hai: Các hộ có sức lao động làm việc cần mẫn nhƣng trong tay họ không có hoặc có rất ít tƣ liệu sản xuất, tiền vốn hoặc chƣa có môi trƣờng kinh doanh. Loại hộ này chiếm số đông trong xã hội do đó việc tăng cƣờng đầu tƣ tín dụng để các hộ này mua sắm tƣ liệu sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng để phát huy mọi năng lực sản xuất nông thôn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Việc cho vay vốn không những giúp cho các hộ này có khả năng tự lao động sản xuất tạo sản phẩm tiêu dùng của chính mình mà còn góp phần góp phần giúp các hộ này có khả năng tự chủ sản xuất. + Loại thứ ba: Các hộ không có sức lao động, không tích cực lao động, không biết tính toán làm ăn, gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh, gặp tai nạn, ốm đau và những hộ gia đình chính sách, đang còn tồn tại trong xã hội. Thêm và đó quá trình phát triển của nền sản xuất hàng hóa cùng với sự phá sản của các nhà sản xuất kinh doanh kém cỏi đã góp thêm vào đội ngũ dƣ thừa. Phƣơng pháp giải quyết các hộ này là nhờ vào sự cứu trợ nhân đạo hoặc qũy trợ cấp thất nghiệp, trách nhiệm và lƣơng tâm cộng đồng, không chỉ giới hạn về vật chất sinh hoạt mà còn giúp họ về phƣơng tiện kỹ thuật đào tạo tay nghề, vƣơn lên làm chủ cuộc sống, khuyến khích ngƣời có sức lao động phải sống bằng kết quả lao động của chính bản thân mình. SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 1.1.3. Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy kinh tế hộ sản xuất ở nƣớc ta mang những đặc điểm sau: . Đất đai kinh tế hạn hẹp, manh mún: Trên thực tế tổng diện tích đất đai của các hộ có khoảng 6,5 triệu ha. Bình quân chung của cả nƣớc mỗi hộ có khoảng 0,5 ha quy mô nhỏ bé. Do đó, đất đai canh tác ngày càng trở nên hạn hẹp và do quá trình tách hộ làm cho mức sử dụng đất đai trung bình của mỗi hộ sản xuất ngày càng giảm xuống, điều này mâu thuẫn với yêu cầu của quá trình sản xuất hàng hóa và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. . Công cụ sản xuất thủ công, lạc hậu, năng suất lao động thấp: Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng các hộ không nhất thiết phải mua các loại máy móc, công cụ mà thông qua các hoạt động dịch vụ cho thuê các hộ có thể giải quyết đƣợc nhu cầu này. Do đó vấn đề cần thiết phải suy nghĩ là phải phát triển dịch vụ nông nghiệp đa dạng nhƣ thế nào cho tốt để hỗ trợ cho nông dân phát triển sản xuất, muốn làm đƣợc điều này cần phải có vốn đầu tƣ. . Lao động dôi thừa, sản xuất còn lệ thuộc vào tự nhiên: Hiện nay, lực lƣợng lao động thiếu việc làm ở nông thôn là khá lớn. Đa phần số lao động này còn trẻ, khỏe. Hàng năm, số lao động chƣa có việc làm ở nông thôn vào khoảng 26,5%, đây là một lợi thế lớn ở Việt Nam nhƣng trong một chừng mực nào đó đây là một áp lực đối với kinh tế nông thôn. Mặt khác, trình độ dân trí ở nông thôn còn thấp, nên sự tiếp thu khoa học vào sản xuất kinh doanh của chủ hộ, các thành viên trong gia đình còn bị hạn chế. Việc sản xuất còn bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đây là một vấn đề cần sớm đƣợc khắc phục trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta. . Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hộ sản xuất diễn ra chậm: Việc chuyển sang các ngành phi nông nghiệp của các hộ sản xuất còn bị hạn chế, hộ thuần nông vẫn chiếm tỷ lệ lớn. . Vốn kinh doanh nhỏ bé lại luôn thiếu: Qua điều tra cho thấy phần lớn hộ nông dân là thiếu vốn sản xuất. Để giải quyết vấn đề vốn cho hộ sản xuất là SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng một giải pháp hàng đầu để tạo tiền đề cho các hộ khai thác các nguồn lực để đƣa vào quá trình tái sản xuất. Nói tóm lại, hộ sản xuất nƣớc ta vẫn còn nằn trong trạng thái sản xuất nhỏ, năng xuất lao động thấp, sản xuất hàng hóa mới ở bƣớc đầu, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chạm, do đó hộ sản xuất rất lúng túng trƣớc biến động của thị trƣờng đầy rủi ro. Vì vậy, sự giúp đỡ của Nhà nƣớc là cần thiết đặc biệt là sự giúp đỡ về vốn để tạo đà cho sự phát triển kinh tế hộ. 1.1.4. Vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế ở nƣớc ta Từ sau đại hội VII những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc ta đƣợc ban hành đã có tác động thúc đẩy nền kinh tế nƣớc ta phát triển, đồng thời chủ động đối phó những khó khăn, tồn tại đang nảy sinh từ kinh tế nông hộ. Mô hình kinh tế hiện nay đã phân định khu vực kinh tế nhà nƣớc, tập thể và tƣ nhân dƣới sự điều hành chung của Chính phủ. Kinh tế hộ đã phát huy đƣợc tính ƣu việt ngày càng mở rộng và dần tiếp cận với thị trƣờng, khuyến khích đƣợc nông dân khơi tăng các nguồn lực, tăng đƣợc thu nhập, nhờ đó ngƣời nông dân gắn bó với ruộng đất hơn, chủ động đầu tƣ vốn để thâm canh tăng vụ, vừa đổi mới cơ cấu sản xuất, việc trao quyền tự chủ cho hộ nông dân đã khơi dậy nhiều làng nghề truyền thống, mạnh dạn vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để có hiệu quả kinh tế lớn nhất. Điều này càng khẳng định sự tồn tại khách quan của hộ sản xuất với vai trò là cầu nối trung gian giữa 2 nền kinh tế, là đơn vị tích tụ vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động giải quyết việc làm ở nông thôn. 1.1.4.1. Hộ sản xuất là cầu nối trung gian để chuyển nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa Lịch sử phát triển sản xuất hàng hóa đã trải qua giai đoạn đầu tiên là kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa nhỏ trên quy mô hộ gia đình. Tiếp theo là giai đoạn chuyển biến từ nền kinh tế hàng hóa nhỏ lên kinh tế hàng hóa quy mô lớn, đó là nền kinh tế hoạt động mua bán trao đổi bằng trung gian tiền tệ. Bƣớc chuyển biến từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa nhỏ trên quy mô hộ sản xuất là một giai đoạn lich sử mà nếu chƣa trải qua thì khó có thể phát SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giải thoát khỏi tình trạng nền kinh tế kém phát triển. 1.1.4.2. Hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm ở nông thôn Lao động là nguồn lực dồi dào nhất nƣớc ta, là yếu tố năng động và là động lực quyết định của nền kinh tế quốc dân. Bởi lao động là một trong những yếu tố cơ bản của lực lƣợng sản xuất, lao động là nguồn gốc của giá trị thặng dƣ, lao động làm tăng của cải vật chất cho mọi quốc gia. Đặc biệt ở Việt Nam có khoảng 80% dân số sống ở mức thấp mặc dù từ khi đất nƣớc chuyển sang nền kinh tế hàng hóa với chủ trƣơng mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc. Trong những năm qua số lƣợng các công ty liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đã tăng lên nhanh chóng, nhƣng yêu cầu đối với lao động nông thôn của các doanh nghiệp này đòi hỏi rất cao, do đó rất ít lao động nông thôn có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp này. Hiện nay, ở nƣớc ta có khoảng 12 triệu lao động chƣa đƣợc sử dụng và quỹ thời gian của ngƣời lao động ở nông thôn chƣa đƣợc sử dụng hết. Vì vậy, giải quyết việc làm ở nông thôn chúng ta cần phải phát triển kinh tế hộ sản xuất. Trên thực tế đã cho thấy trong những năm vừa qua hàng triệu cơ sở sản xuất đƣợc tạo ra bởi các hộ sản xuất trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Mặt khác, quy mô sản xuất nhỏ nên mức đầu tƣ cho một lao động trong kinh tế hộ sản xuất là thấp. Điều này đặt trong hoàn cảnh đất nƣớc ta là một nƣớc nghèo, vốn tích lũy ít thì càng khẳng định hộ sản xuất là một hình thức tổ chức kinh tế phù hợp góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho lực lƣợng lao động trong cả nƣớc nói chung và ở nông thôn nói chung. 1.1.4.3. Hộ sản xuất có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường thúc đẩy sản xuất hàng hoá Ngày nay, hộ sản xuất hoạt động theo cơ chế thị trƣờng có sự tự do cạnh tranh trong sản xuất hàng hoá, là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, các hộ sản xuất phải quyết định mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình là sản xuất cái gì? Sản xuất nhƣ thế nào để trực tiếp quan hệ với thị trƣờng. Để đạt đƣợc điều này các SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng đơn vị kinh tế nói chung và hộ sản xuất nói riêng đều phải không ngừng nâng cao chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu và một số biện pháp khác để kích thích cầu từ đó mở rộng sản xuất đồng thời đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất. Với quy mô nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, hộ sản xuất có thể dễ dàng đáp ứng đƣợc những thay đổi của nhu cầu thị trƣờng mà không sợ ảnh hƣởng đến tốn kém về mặt chi phí. Thêm vào đó lại đƣợc Đảng và Nhà nƣớc có các chính sách khuyến khích, hộ sản xuất không ngừng vƣơn lên tự khẳng định vị trí trên thị trƣờng, tạo điều kiện cho thị trƣờng phát triển đầy đủ, đa dạng thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hoá. Nhƣ vậy, với khả năng nhạy bén trƣớc nhu cầu thị trƣờng, hộ sản xuất đã góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển cao hơn. 1.1.4.4. Hộ sản xuất thúc đẩy sự phân công lao động dần tới chuyên môn hoá, tạo khả năng hợp tác lao động trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi Kinh tế hộ đã từng bƣớc tạo sự chuyển dịch cơ cấu nông thôn, củng cố quan hệ sản xuất, tăng cƣờng lực lƣợng sản xuất tạo sự phân công lao động trong nông thôn từ nền sản xuất thuần nông lạc hậu, sản xuất hàng hoá kém phát triển sang sản xuất hàng hoá phát triển hơn. Từ sự phân công lao động dẫn đến quá trình chuyên môn hoá trong các hộ sản xuất. Đối với các hộ kinh doanh dịch vụ thì sự chuyên môn hoá càng cao thì một yêu cầu tất yếu sẽ xuất hiện, đó là sự hợp tác lao động giữa các hộ sản xuất với nhau. Nếu nhƣ chuyên môn hoá làm cho năng xuất lao động tăng cao, chất lƣợng sản phẩm tốt hơn thì hợp tác hoá sẽ làm cho quá trình sản xuất hàng hoá đƣợc hoàn thiện đáp ứng đầy đủ nhu cầu của chính các hộ sản xuất và từ đó đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. 1.2 Tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất 1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hoá. Bản chất của tín dụng hàng hoá là vay mƣợn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhƣợng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Trong nền kinh tế hàng hoá có nhiều loại hình tín dụng nhƣ: SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Tín dụng Ngân hàng, tín dụng thƣơng mại, tín dụng Nhà nƣớc, tín dụng tiêu dùng. Tín dụng Ngân hàng cũng mang bản chất của quan hệ tín dụng nói chung. Đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau trong vay và cho vay giữa các Ngân hàng, tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và các cá nhân khác, đƣợc thực hiện dƣới hình thức tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi. Với đặc điểm riêng của mình là: tín dụng bằng tiền, vốn tín dụng Ngân hàng có khả năng đầu tƣ vào mọi lĩnh vực sản xuất và lƣu thông hàng hóa mà tín dụng Ngân hàng đƣợc ƣu tiên hơn các hình thức tín dụng khác về khối lƣợng, thời hạn và phạm vi đầu tƣ. Vì vậy mà tín dụng Ngân hàng ngày càng trở thành hình thức tín dụng quan trọng. 1.2.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất Để thúc đẩy nông thôn nƣớc ta phát triển, vốn tín dụng Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay và mai sau. Nông thôn và nông dân đang rất thiếu vốn để phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề và dịch vụ. Vì vậy, đối với việc phát triển kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp, tín dụng Ngân hàng có những vai trò chủ yếu sau: - Tín dụng Ngân hàng góp phần hình thành thị trường tài chính ở nông thôn Nƣớc ta là một nƣớc nông nghiệp với khoảng 80% dân số ở nông thôn, với 10 triệu hộ sản xuất Nông – Lâm – Ngƣ – Diêm nghiệp đã sản xuất ra gần 50% tổng sản phẩm xã hội. Chuyển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa thì vấn đề đặt ra là phải hình thành thị trƣờng đồng bộ ở nông thôn vì đây là một địa bàn rộng lớn, nơi có sức mua và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của công nghiệp, và là nơi cung ứng sản phẩm hàng hóa, nông sản cho tiêu dùng cả nƣớc, nguyên liệu cho chế biến và là nơi cung cấp nguồn lao động dồi dào cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, việc hình thành thị trƣờng tài chính ở nông thôn là một đòi hỏi cần thiết nhằm tạo động lực cho sự phát triển. SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Thị trƣờng tài chính nông thôn bao gồm thị trƣờng vốn và hoạt động tín dụng, cho nên tín dụng Ngân hàng là cầu nối trung gian giữa ngƣời cần vốn và ngƣời cung ứng vốn, nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất và lƣu thông hàng hóa. Trong phạm vi khác nhau có thể có vùng, khu vực cần vốn và có khu vực khác thì chƣa cần vốn, cho nên tín dụng cần phải điều hòa giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn. Trong việc điều hòa vốn này, hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiều khả năng hơn vì nó có mạng lƣới kinh doanh rộng khắp các vùng nông thôn với hệ thống chân rết tới từng huyện, xã và thôn xóm trong cả nƣớc. - Tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn duy trì sản xuất Trong quá trình sản xuất hiện tƣợng thừa, thiếu vốn tạm thời thƣờng xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp. Tín dụng Ngân hàng góp phần phân phối điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất liên tục. Đồng thời tín dụng Ngân hàng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tƣ, thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ để đầu tƣ cho sản xuất, tạo thu nhập cho ngƣời có vốn. Nó là động lực thúc đẩy tính tiết kiệm của dân cƣ và là phƣơng pháp đáp ứng nhu cầu đầu tƣ phát triển sản xuất. Nó là nguồn động lực không thể thiếu để các hộ mở rộng sản xuất, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. - Tín dụng Ngân hàng góp phần hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn Vùng nông thôn là vùng sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết cả xã hội, đang trong quá trình CNH – HĐH và là ngành chịu sự tác động mạnh nhất của thiên nhiên, cơ sở hạ tầng của nó cần có đầu tƣ lớn, thời gian hoàn vốn dài, cần đƣợc tín dụng ƣu đãi. Đối với hộ nông dân, kết quả của hộ trông chờ trên từng mảnh đất họ canh tác, rủi ro rất lớn. Ở nông thôn trƣớc đây, số lƣợng lớn các hợp tác xã tín dụng cùng các tổ chức cho vay nặng lãi, góp vốn phát triển mạnh mẽ, hoạt động đan xen lợi dụng lẫn nhau, gây nhu cầu khẩn trƣơng giả tạo về tiền tệ. Do hoạt động không hiệu quả, chủ yếu là lừa đảo chiếm đoạt vốn của bà con nông dân nên hàng loạt các hợp tác xã tín dụng, tỏ chức cho vay nặng lãi tan rã và phá sản. SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Trong khi các hợp tác xã tín dụng tan rã, hợp tác xã nông thôn chỉ tồn tại trên danh nghĩa thì chính sách cho vay vốn trực tiếp của Ngân hàng tới sản xuất nhƣ nguồn nƣớc mát làm dịu cơn khát vốn của hộ sản xuất nông nghiệp. Tín dụng Ngân hàng cho vay trực tiếp tới hộ, cùng với chế độ lãi suất ƣu đãi không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn trong sản xuất mà còn khuyến khích ngƣời sản xuất có thể mở rộng đầu tƣ, làm giàu trên thửa ruộng, mảnh vƣờn mà họ có quyền sử dụng. - Tín dụng Ngân hàng kiểm soát đồng tiền và thúc đẩy hộ sản xuất thực hiện chế độ hạch toán kinh tế Ngân hàng với tƣ cách là trung tâm tiền tệ, tín dụng thanh toán, thông qua các nghiệp vụ thanh toán có thể kiểm soát bằng đồng tiền mọi hoạt động của nền kinh tế. Cũng chính qua việc đầu tƣ vốn cho các hộ sản xuất, tín dụng Ngân hàng đã giúp cho các hộ làm quen và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế. Bởi vì trong nền sản xuất hàng hóa, còn quan hệ sản xuất hàng hóa tiền tệ thì nền kinh tế còn sử dụng tiền tệ để tính toán hao phí lao động xã hội trong sản xuất và lƣu thông. Bất cứ một đơn vị sản xuất nào để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình cũng phải tiến hành hạch toán kinh tế để quá trình hoạt động sản xuất đạt đƣợc hiệu quả. Nhƣ vậy, bằng động tác gián tiếp Ngân hàng đã kích thích các hộ sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phải hạch toán kinh doanh để tính toán có hiệu quả, giảm chi phí sản xuất để sau khi trả nợ cho Ngân hàng các hộ sản xuất vẫn còn lãi ròng là thành quả gặt hái đƣợc sau quá trình lao động sản xuất. - Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy hộ sản xuất tiếp cận thị trường, mở rộng sản xuất hàng hóa Trƣớc đây, các hộ sản xuất đã quen với tính chất tự cung tự cấp, mọi sản phẩm làm ra để cho tiêu dùng của chính mình. Khi tín dụng Ngân hàng đầu tƣ cho sản xuất phải tiến đến bƣớc phát triển lớn hơn trong sản xuất nông nghiệp, phải làm quen với hình thức sản xuất hàng hóa. Sản phẩm làm ra không chỉ cung cấp cho tiêu dùng mà còn là hàng hóa bán trên thị trƣờng. Chính quá trình SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng bán hàng hóa trên thị trƣờng, với nền sản xuất hàng hóa và do tác động của cơ chế thị trƣờng đã giúp hộ sản xuất hình thành những biện pháp tốt để tiếp cận và thích nghi với thị trƣờng, nhƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thay đổi các loại cây trồng, con giống theo thời vụ cho thích hợp, cải tiến các biện pháp kỹ thuật về giống, tiết kiệm vật tƣ để sản phẩm làm ra đáp ứng với nhu cầu của thị trƣờng, thu đƣợc lợi nhuận cao. Thêm vào đó, khi đƣợc tiếp nhận vốn đầu tƣ của Ngân hàng một cách kịp thời cùng với chính sách ƣu đãi riêng, hộ sản xuất có khả năng ngày càng mở rộng quy mô. Tóm lại: Tín dụng Ngân hàng có vai trò to lớn đối với hộ sản xuất cả về mặt kinh tế lẫn xã hội, chính trị. Để tín dụng Ngân hàng đến với hộ sản xuất, các Ngân hàng phải ngày càng tự hoàn thiện mạng lƣới tổ chức, biện pháp nghiệp vụ của mình để góp phần đáp ứng một cách thuận tiện, kịp thời nhu cầu vốn cho hộ sản xuất, tạo điều kiện cho hộ sản xuất mở rộng sản xuất kinh doanh. 1.3. Hiệu quả cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất 1.3.1. Quan niệm về hiệu quả cho vay hộ sản xuất Trong cơ chế thị trƣờng, hệ thống Ngân hàng đƣợc phân chia thành 2 cấp, Ngân hàng nhà nƣớc đảm nhiệm chức năng quản lý vĩ mô và các Ngân hàng thƣơng mại thực hiện kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Ngân hàng thƣơng mại hoạt động kinh doanh độc lập trên cơ sở hạch toán lỗ lãi “lời ăn lỗ chịu” nguồn vốn trong kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại giờ đây không còn do Nhà nƣớc bao cấp mà phải tự huy động từ những nguồn nhàn rỗi tạm thời trong xã hội, tiến hành cho hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận bù đắp các chi phí đầu vào trên quy tắc phù hợp với các chế độ chính sách kinh tế xã hội hiện hành của Nhà nƣớc. Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh quan trọng nhất, mang lại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng thƣơng mại (trên 70%) đƣợc thực hiện trên cơ sở tính toán về khối lƣợng các nguồn vốn mà Ngân hàng huy động có thể sử dụng cho vay. Các khoản tín dụng Ngân hàng thƣơng mại cấp ra phải đảm bảo đƣợc hiệu quả kinh tế, thu hồi đƣợc vốn và lãi đúng hạn, lãi thu đƣợc không chỉ đủ bù đắp phần lãi mà Ngân hàng phải trả cho ngƣời gửi SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng tiền và các chi phí khác trong việc thực hiện khoản cho vay mà còn phải tạo ra lợi nhuận cho hoạt động tín dụng. Trong hoạt động của Ngân hàng có rất nhiều nghiệp vụ kinh doanh đem lại thu nhập cho Ngân hàng trong đó nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ đem lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng cần phải chú trọng đến hiệu quả kinh doanh đặc biệt là hiệu quả tín dụng. Hiệu quả tín dụng có thể đƣợc hiểu là Ngân hàng đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho khách hàng của mình và đƣợc khách hàng sử dụng đúng mục đích và tạo ra đƣợc số tiền lớn hơn số tiền bỏ ra ban đầu, hoàn trả đƣợc Ngân hàng cả gốc và lãi theo thoả thuận, đảm bảo thu nhập cho cả Ngân hàng và khách hàng. Đầu tƣ tín dụng có hiệu quả đƣợc thể hiện đầy đủ, đúng đắn các nguyên tắc và định hƣớng đầu tƣ của Nhà nƣớc, đối với các ngành kinh tế, các doanh nghiệp, các hộ dân cƣ, khi thực hiện quan hệ tín dụng có chất lƣợng cao thì các khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn đúng mục đích, tăng cƣờng tính khả thi của dự án, sản phẩm sản xuất ra từ dự án có chất lƣợng cao, giá thành rẻ, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của toàn xã hội. Nhƣ vậy khách hàng có lợi nhuận tăng thu nhập cho mình, ổn định đời sống xã hội. Hiệu quả cho vay thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng thực lực theo hƣớng tích cực của bản thân Ngân hàng và phải đảm bảo đƣợc sự cạnh tranh trên thị trƣờng, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả nợ đúng hạn và có lãi. Hiệu quả cho vay phải thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận hợp lý và gia tăng, dƣ nợ ngày một tăng trƣởng, tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo đúng quy định và hợp lý, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn giữa ngắn, trung và dài hạn trong nền kinh tế. Hiệu quả cho vay vừa cụ thể (Thông qua các chỉ tiêu nhƣ kết quả kinh doanh, tỷ trọng nợ quá hạn ) vừa trừu tƣợng (Khả năng thu hút khách hàng và nền kinh tế ) và có quan hệ đến các nhân tố chủ quan nhƣ: Năng lực quản lý, trình độ cán bộ, chính sách tín dụng, kiểm soát nội bộ và các nhân tố khách quan nhƣ: Sự thay đổi của chính sách nhà nƣớc, sự thay đổi của giá cả thị trƣờng, môi trƣờng pháp lý, cơ chế chính sách. Có thể nói hiệu quả cho vay là SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng một chỉ tiêu tổng hợp nó thể hiện năng lực của Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh và tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay Đối với Ngân hàng, tín dụng Ngân hàng là một hoạt động mang lại phần lớn thu nhập cho Ngân hàng. Do đó đánh giá hiệu quả tín dụng sẽ giúp các Ngân hàng, các ngành có liên quan đƣa ra đƣợc các biện pháp thích hợp để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội đã đề ra là mục tiêu lợi nhuận của bản thân Ngân hàng, hiệu quả tín dụng Ngân hàng đƣợc thể hiện trên các mặt sau: 1.3.2.1. Nợ quá hạn Nợ quá hạn phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả đƣợc cho Ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển tài khoản dƣ nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng. 1.3.2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn Hsx Tỷ lệ nợ quá hạn = *100% Tổng dƣ nợ Đây là chỉ tiêu tƣơng đối đƣợc sử dụng chủ yếu để đánh giá hiệu quả tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất. Nếu tỷ lệ này mà cao thì hiệu quả cho vay sẽ thấp bởi điều đó đồng nghĩa với khối lƣợng tín dụng quá hạn lớn, nguy cơ rủi ro mất vốn tăng lên. Hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng đều chứa đựng nhiều rủi ro tác động đến lợi nhuận và sự an toàn kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy việc đảm bảo thu hồi đủ vốn cho vay đúng hạn, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý Ngân hàng liên quan đến sự sống còn của Ngân hàng. 1.3.2.3. Hệ số sử dụng vốn Dƣ nợ Hsx Hệ số sử dụng vốn = *100% Vốn huy động Cho biết vốn huy động tham gia vào việc đầu tƣ tín dụng. Nó còn phản ánh khả năng huy động vốn tại địa phƣơng của Ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn thì thể hiện vốn huy động quá thấp không đáp ứng cho việc đầu tƣ tại địa SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng phƣơng. Còn nếu chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ Ngân hàng chƣa thật sự đƣa nguồn vốn huy động vào sử dụng tốt, thực hiện việc sử dụng vốn chƣa có hiệu quả. 1.3.2.4. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ Hsx Vòng quay vốn tín dụng = Dƣ nợ bình quân Hsx Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng, nó phản ánh tần suất sử dụng vốn.Vòng quay vốn tín dụng càng lớn, với số dƣ nợ tăng chứng tỏ đồng vốn ngân hàng bỏ ra đã đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả, vốn vay đƣợc hoàn trả Ngân hàng đúng thời hạn, tiết kiệm chi phí, tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. 1.3.2.5. Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Hsx Hệ số thu nợ = *100% Doanh số cho vay Hsx Hệ số thu nợ đánh giá khả năng thu hồi nợ từ đồng vốn Ngân hàng cho vay ra. Nếu hệ số thu nợ này cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, rủi ro tín dụng thấp. Nếu hệ số này thấp cho thấy việc đầu tƣ tín dụng có khả năng gặp rủi ro. 1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay hộ sản xuất Việc nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất có ý nghĩa rất lớn đối với Ngân hàng vì nó quyết định đến sự thành bại của Ngân hàng. Do vậy, phải nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất là một yêu cầu thƣờng xuyên đối với Ngân hàng. Để làm tốt điều đó cần phải xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay hộ sản xuất. 1.3.3.1. Nhân tố khách quan  Môi trường tự nhiên Môi trƣờng tự nhiên tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất nhất là những hộ sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên. Nếu “mƣa thuận gió hoà” thì sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, hộ sản xuất có khả năng tài chính ổn định từ đó khoản tín dụng đƣợc đảm bảo. Ngƣợc lại, nếu thiên nhiên lại bất ngờ xảy ra thì sản xuất gặp SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng nhiều khó khăn gây ra thiệt hại lớn về kinh tế cho hộ sản xuất, dẫn đến khoản tín dụng có vấn đề.  Môi trường kinh tế xã hội Môi trƣờng kinh tế xã hội có ảnh hƣởng gián tiếp đến hiệu quả tín dụng hộ sản xuất. Môi trƣờng kinh tế không ổn định sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, các hộ sản xuất kinh doanh sẽ không có điều kiện để mở rộng sản xuất, thậm chí bị thu hẹp về sản xuất, khi đó đầu tƣ tín dụng của Ngân hàng cho kinh tế hộ cũng bị giảm sút và kém hiệu quả. Môi trƣờng kinh tế ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện cho hộ sản xuất làm ăn có hiệu quả, do vậy hộ sản xuất sẽ vay nhiều hơn, các khoản vay đều đƣợc hộ sản xuất sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế. Từ đó, các khoản vay đƣợc hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi làm cho hiệu quả cho vay hộ sản xuất đƣợc nâng lên.  Môi trường chính trị - pháp lý Ngân hàng là một trong những ngành phải chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan pháp luật và cơ quan chức năng. Do vậy, việc tạo ra môi trƣờng pháp lý hoàn thiện sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả cho vay. Môi trƣờng pháp lý ổn định, tạo điều kiện và cở sở pháp lý để hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh cỉa hộ sản xuất đƣợc tiến hành một cách thuận lợi. Những quy định cụ thể của pháp luật về cho vay và các lĩnh vực khác có liên quan đến hoạt động cho vay là cơ sở để xử lý, giải quyết khi xảy ra các tranh chấp tín dụng một cách hữu hiệu nhất. Vì vậy, môi trƣờng chính trị - pháp lý có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động cho vay hộ sản xuất.  Các đối thủ cạnh tranh Ngành ngân hàng đang phát triển rất sôi động. Nhiều NHTM, các chi nhánh, phòng giao dịch mới đƣợc thành lập trên khắp toàn quốc. Sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, nó có ảnh hƣởng đến thị phần cho vay của mỗi Ngân hàng. Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thể hiện vị thế và uy tín của Ngân hàng. Đặc biệt là các Ngân hàng lớn, với tiểm lực vốn mạnh, thị trƣờng lớn, các SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Do vậy trong môi trƣờng cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt nhƣ hiện nay, mỗi Ngân hàng trong quá trình phát triển đều phải xác định chỗ đứng của mình để có đƣợc những chiến lƣợc phát triển đúng đắn. 1.3.3.2. Nhân tố chủ quan 1.3.3.2.1. Yếu tố thuộc về khách hàng  Phƣơng án sử dụng vốn vay Phƣơng án sản xuất kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu quả cho món vay. Một phƣơng án tốt sẽ sử dụng tốt vốn vay, sẽ đem lại mức lợi nhuận cao cho khách hàng, dòng tiền và kết quả kinh doanh tốt sẽ đảm bảo trả gốc và lãi đúng hạn cho Ngân hàng.  Năng lực điều hành, quản lý và đạo đức kinh doanh của chủ hộ Một trong những yêu cầu quan trọng khi xem xét cho vay khách hàng là việc cán bộ tín dụng gặp gỡ trực tiếp và đàm phán với khách hàng. Thông qua quá trình gặp gỡ và trao đổi này thì CBTD có thể hiểu thêm nhiều về đối tƣợng cho vay, về kinh nghiệm, về kiến thức, về ý thức và quyết tâm kinh doanh. Đây mặc dù là một yếu tố phi tài chính nhƣng lại vô cùng quan trọng và có ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay. Khi khách hàng có trình độ chuyên môn cao, năng lực lãnh đạo tốt thì ngay ở khâu đầu tiên là lập dự án đầu tƣ cũng đã thể hiện khả năng thành công của dự án, khả năng sử dụng vốn vay từ Ngân hàng một cách hiệu quả. Nếu ngƣợc lại, nếu nhƣ khách hàng không có đủ trình độ quản lý và kinh nghiệm cần thiết thì khoản vay không phát huy đƣợc tác dụng, không đảm bảo đƣợc hiệu quả cho vay và kết quả xấu nhất là Ngân hàng mất vốn. Bên cạnh việc xem xét về trình độ chuyên môn của khách hàng, CBTD cũng phải đánh giá khách hàng trên khía cạnh đạo đức. Tính trung thực, mức độ thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo khoản vay có hiệu quả. 1.3.3.2.2. Yếu tố thuộc về Ngân hàng  Khả năng thẩm định cho vay Trong quy trình tín dụng của các Ngân hàng, thẩm định cho vay là khâu đầu tiên và quan trọng. Thẩm định là việc đánh giá, thẩm tra, dự đoán về độ SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng chính xác, an toàn và hiệu quả của một hợp đồng tín dụng. Kết quả của quá trình thẩm định sẽ dùng để quyết định xem có thực hiện món vay hay không. Mặc dù không thể tránh đƣợc tất cả các sai sót, nhƣng làm tốt khâu này sẽ tạo tiền đề cho việc thu hồi đủ cả vốn và lãi một cách đầy đủ, đúng hạn. Quá trình thẩm định không chỉ đòi hỏi việc tuân thủ nghiêm ngặt về hồ sơ và an toàn thông tin mà còn yêu cầu trình độ chuyên môn và sự phán đoán linh hoạt của cán bộ. Đối với cho vay hộ sản xuất, thẩm định cũng đòi hỏi phải nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, đồng thời phải đảm bảo chính xác và an toàn.  Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng của NHTM là một hệ thống các văn bản phản ánh cƣơng lĩnh tài trợ của một Ngân hàng, nhằm hƣớng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cƣờng chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Một chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng giảm thiểu đƣợc rủi ro, nâng cao chất lƣợng và do đó hiệu quả của các món cho vay đƣợc nâng cao; ngƣợc lại một chính sách tín dụng thiếu chính xác và hợp lý có thể đẩy Ngân hàng vào tình trạng thua lỗ hay nặng hơn là phá sản. Một chính sách tín dụng đƣợc đánh giá là hoàn thiện nếu nó đƣợc xây dựng phù hợp với mục tiêu tổng thể của Ngân hàng trong từng thời kì, thực hiện đƣợc vai trò định hƣớng cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, đáp ứng đựơc nhu cầu vốn cho nền kinh tế.  Trình độ cán bộ Ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh của NHTM nói riêng cũng nhƣ tất cả các ngành và lĩnh vực khác của nền kinh tế, con ngƣời luôn đóng vai trò quan trọng nhất. Chính vì thế, để năng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất, cần phải lấy yếu tố con ngƣời là trung tâm. Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển, các ngành và lĩnh vực do đó sẽ ngày càng phức tạp và yếu tố chất xám ngày càng tăng. Thêm vào đó, ngành Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt của nền kinh tế, nơi mà các công nghệ hiện đại nhất đƣợc sử dụng cùng với tính phức tạp và SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng tinh vi trong việc xử lý các nghiệp vụ luôn đòi hỏi các cán bộ Ngân hàng phải có đủ trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Trình độ cán bộ tín dụng ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động cho vay, trƣớc hết là trong công tác thẩm định, phân tích tín dụng, quản lý tín dụng. Mặt khác, khách hàng của Ngân hàng ngày càng phong phú, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, cán bộ tín dụng cũng phải có trình độ, hiểu biết nhiều lĩnh vực để có thể đánh giá đƣợc khách hàng và phƣơng án kinh doanh.  Thông tin tín dụng Vấn đề thông tin là một vấn đề nhạy cảm và có tính quyết định đến thành công hay thất bại của công việc kinh doanh. Điều đó ngày càng đƣợc chứng minh trong nền kinh tế phát triển. NHTM hoạt động trong một lĩnh vực rất nhạy cảm với những thay đổi của nền kinh tế và mang tính rủi ro cao. Do vậy, thông tin đối với Ngân hàng là vô cùng quan trọng. Trong quá trình hoạt động của mình, Ngân hàng không thể có đƣợc tất cả những thông tin cần thiết: về khách hàng, quan hệ tín dụng của khách hàng với những tổ chức tín dụng khác, tài sản đảm bảo, những mối quan hệ khác của khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng Mọi thông tin đều có ảnh hƣởng đến quyết định của cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định cho vay. Việc thiếu thông tin tạo ra những rủi ro lớn cho Ngân hàng, tạo ra rủi ro lựa chọn đối nghịch. Do đó, Ngân hàng nào càng nắm đƣợc nhiều thông tin chính xác sẽ càng có lợi thế trong cạnh tranh.  Công tác tổ chức và quản lý Tổ chức và quản lý là khâu quan trọng trong mọi hoạt động nói chung. Với hoạt động của Ngân hàng, tổ chức và quản lý có vai trò quyết định đến tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động cho vay. Công tác tổ chức và quản lý nếu đƣợc phối hợp thực hiện chặt chẽ sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung. SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 1.3.4. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất  Đối với hoạt động của NHNo&PTNT: Là một Ngân hàng thƣơng mại với đặc trƣng hoạt động là "đi vay để cho vay", do vậy khi cấp tiền vay, Ngân hàng cần phải tính đến việc thu hồi đƣợc vốn (bao gồm cả gốc + lãi) đúng hạn để có khả năng hoàn trả cho khách hàng gửi tiền. Mặt khác, cho vay hộ sản xuất có 1 vị trí quan trọng, đặc biệt nhất là đối với NHNo&PTNT thì đây là một khách hàng truyền thống với xu thế thị phần tín dụng ngày càng tăng, cho vay đảm bảo có hiệu quả là đảm bảo sự tồn tại của chính Ngân hàng.  Đối với hộ sản xuất: Để đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh của khách hàng, thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh, bằng các nguồn vốn huy động đƣợc trong xã hội và thông qua nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng đã cung cấp đủ vốn, đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời góp phần tăng năng xuất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế. . Đồng thời sẽ phát huy đƣợc mọi nguồn lực ở nông thôn, từ đó khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, mở rộng và phát triển tiểu thủ công nghiệp, đáp ứng và phù hợp với nhu cầu thị trƣờng.  Đối với nền kinh tế: Để phát triển nền kinh tế tăng thu nhập quốc dân tạo ra tích luỹ từ mỗi cá nhân, doanh nghiệp nhà nƣớc thúc đẩy sản xuất đẩy mạnh sự phát triển của các ngành nghề trong nền kinh tế cần thiết phải có vốn, ngƣợc lại nền kinh tế càng phát triển càng tạo ra nhiều nguồn vốn. NHTM là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. NHTM đứng ra huy động các nguồn tiền nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế nhƣ vốn tạm thời đƣợc giải phóng ra từ quá trình sản xuất, vốn tiết kiệm từ các cá nhân trong xã hội. Bằng các nguồn vốn trên Ngân hàng thông qua nghiệp vụ tín dụng đã cung cấp vốn cho mọi họat động cho quá trình sản xuất tăng năng xuất lao động, nâng cao hiệu quả cho nền kinh tế. SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng CHƢƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN TIÊN LÃNG - HẢI PHÒNG 2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Tiên Lãng – Hải Phòng 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện Tiên Lãng Hải Phòng đƣợc thành lập theo quyết định thành lập số 66/QĐ - NH5 ngày 27/3/1993 của NHNo&PTNT Việt Nam. Trên cơ sở nâng cấp với chức năng hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và hoạt động dịch vụ nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển, phục vụ khách hàng thuận lợi, nhanh chóng, an toàn và đáp ứng nhu cầu toàn diện về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính; nhằm hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong nƣớc và quốc tế. Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng có trụ sở chính tại Khu 2 Thị Trấn Tiên Lãng - Hải Phòng. Đến nay tất cả các xã và thị trấn trong huyện đều có cán bộ ngân hàng trực tiếp cho vay, điều này giúp cho ngân hàng nắm đƣợc nhu cầu vay vốn của nhân dân cũng nhƣ tiềm năng phát triển kinh tế ở từng khu vực. Không chỉ nắm rõ nhu cầu vay vốn, các cán bộ tín dụng còn nắm rõ hoàn cảnh của dân cƣ, tận tình hƣớng dẫn về mọi mặt nên đƣợc dân quý dân tin Với phƣơng trâm huy động vốn để cho vay Ngân hàng đã tích cực thu hút nguồn vốn từ các sản phẩm khác nhau: Tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, tiền gửi tổ chức kinh tế và cá nhân. Đây là những nguồn huy động vốn có tính chất truyền thống của Ngân hàng, thông qua lƣợng vốn và cơ cấu của từng loại vốn huy động đƣợc trên địa bàn mà Ngân hàng biết đƣợc lƣợng tiền nhàn rỗi trong dân cƣ để có biện pháp huy động đạt kết quả cao nhất, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình. SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 2.1.2. Cơ cấu tổ chức: Trên cơ sở định hƣớng, hoạch định chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT thành phố Hải Phòng, chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng : MÔ HÌNH NHNo&PTNT HUYỆN TIÊN LÃNG BAN GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng Tín dụng Kế toán – Ngân quỹ Hành chính – Nhân sự Với mô hình hoạt động nhƣ trên, trƣớc hết tạo điều kiện cho việc phân công trách nhiệm của từng cán bộ, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tới giao dịch tại Ngân hàng. Đến ngày 30/06/2011 NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng có 30 cán bộ công nhân viên trong đó có 28 cán bộ có biên chế, 2 cán bộ hợp đồng ngắn hạn. Việc phân công sắp xếp lao động hợp lý cho từng phòng ban, từng cán bộ phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn của từng cán bộ, tỷ lệ cán bộ tín dụng là 39%. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng giai đoạn 2009 – 2011 2.1.3.1. Công tác huy động vốn Quán triệt phƣơng trâm của Ngân hàng thƣơng mại là “đi vay để cho vay” NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng coi chiến lƣợc huy động vốn là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Đây là nhiệm vụ mang tính chất thƣờng xuyên, liên tục của một Ngân hàng thƣơng mại. Một Ngân hàng thƣơng mại muốn hoạt động có kết quả và đứng vững trong cơ chế thị trƣờng phải có những giải pháp hữu hiệu để thu hút lƣợng tiền nhàn dỗi trong các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cƣ. Chính vì vậy, NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng đã tích SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng cực thực hiện các biện pháp để huy động nguồn vốn nhƣ mở thêm phòng giao dịch để thuận tiện cho việc giao dich phục vụ khách hàng, tuyên truyền quảng cáo các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng ngày càng tăng trƣởng ổn định vững chắc. Đặc biệt là mở rộng hoạt động tài khoản tiền gửi cá nhân thu hút ngoại tệ từ nƣớc ngoài chuyển về. Triển khai tốt dịch vụ thẻ ATM thu hút nguồn vốn từ ngân sách và cũng để đáp ứng nhu cầu không dùng tiền mặt của khách hàng. Từ bảng số liệu 2.1, ta có thể nhận thấy nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng liên tục tăng trƣởng mạnh trong 3 năm qua. Để làm đƣợc điều này không phải dễ trong điều kiện đua lãi suất giữa các ngân hàng, tình hình cạnh tranh thu hút khách hàng tiết kiệm cũng diễn ra gay gắt. Những kết quả khả quan trong công tác huy động vốn nói trên là nhờ vào chính sách lãi suất linh hoạt, phát triển nhiều sản phẩm mới, các sản phẩm tiết kiệm trên nền công nghệ tài khoản cũng nhƣ hoạt động PR, Marketing và định hƣớng khách hàng để tăng sự nhận biết, ƣu chuộng của khách hàng với Ngân hàng. Từ năm 2009 - 2011 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong năm 2010 đạt tốc độ tăng trƣởng 55,53% so với năm 2009. Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Tiên lãng đạt tốc độ tăng trƣởng 67,66% so với năm 2010. Đây là một kết quả rất khả quan trong điều kiện NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng ngân hàng. SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Bảng 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2009 - 2011 ĐVT:Triệu đồng 2009 2010 2011 Năm 2010/2009 2011/2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Chỉ tiêu 1. Phân theo thời gian 129.345 100 201.176 100 71.831 55,53 337.294 100 136.118 67,66 Tiền gửi không kỳ hạn 32.838 25,38 48.734 24,22 15.896 48,41 81.584 24,18 32.850 67,41 Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 83.760 64,76 136.295 67,75 52.535 62,72 232.672 68,98 96.377 70,71 tháng Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng 12.747 9,86 16.147 8,03 3.400 26,67 23.038 6,84 6.891 42,68 trở lên 2. Phân theo thành phần 129.345 100 201.176 100 71.831 55,53 337.294 100 136.118 67,66 kinh tế Tiền gửi dân cƣ 96.519 74,62 158.475 78,77 61.956 64,19 279.163 82,76 120.688 76,16 Tiền gửi các tổ chức kinh tế 32.826 25,38 42.701 21,23 9.875 30,08 58.131 17,24 15.430 36,13 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng 2009 – 2011 ) SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Xét về cơ cấu vốn huy động theo thời gian, ta thấy cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh tăng trƣởng theo chiều hƣớng tốt. Năm 2010 TGKKH đạt mức 48.734 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 15.896 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ là 48,41%. Và trong năm 2011 là 81.584 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 32.850 triệu đồng tƣơng ứng tỷ lệ là 67,41. Bên cạnh đó, TGCKH dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ tăng khá nhanh. Năm 2010 đạt mức 136.295 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 52.535 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ là 62,72%. Năm 2011 là 232.672 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 96.377 triệu đồng tƣơng ứng tỷ lệ là 70,71%. Tuy nhiên, TGCKH từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng rất nhỏ, tăng trƣởng khá đồng đều. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 26,67%, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 42,68%. Xét về cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế, trong 3 năm qua tỷ trọng vốn huy động từ dân cƣ chiếm phần lớn trong cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh, đây cũng là điều tất yếu vì lƣợng tiền nhàn rỗi chủ yếu nằm ở phần lớn đối tƣợng khách hàng này. Năm 2009 nguồn vốn này là 96.519 triệu đồng, chiếm 74,62% trên tổng nguồn vốn. Năm 2010 là 158.475 triệu đồng, tăng 61.956 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 nguồn vốn này lên đến 279.163 triệu đồng, tăng lên 76,16% so với năm 2010. Tuy nhiên không vì thế mà Chi nhánh không chú trọng vào nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Nguồn vốn này tăng dần qua các năm,năm 2009 là 32.826 triệu đồng, sang năm 2010 tăng lên 42.701 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 58.131 triệu đồng, chứng tỏ ngân hàng luôn có những chiến lƣợc tiếp cận với nguồn vốn này nhằm tạo lập đƣợc các mối quan hệ lâu dài, uy tín với khách hàng. 2.1.3.2. Công tác sử dụng vốn Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn là công việc nghiệp vụ có tính chất sống còn của Ngân hàng, vì một phần lợi nhuận mà Ngân hàng thu đƣợc đều dựa trên việc cho vay. Nếu sử dụng vốn có hiệu quả sẽ bù đắp đƣợc chi phí cho huy động vốn và thu đƣợc lợi nhuận. Nếu không sẽ gây hại cho nguồn vốn tự có của Ngân hàng. Vì thế NHNo&PTNT SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Huyện Tiên Lãng đã và đang thực hiện tốt công tác tín dụng đồng thời chú trọng đến công tác huy động vốn theo hƣớng “Đi vay để cho vay” đến mọi thành phần kinh tế. Do nhu cầu tăng trƣởng tín dụng hàng năm theo chỉ tiêu mà Ngân hàng đề ra, thêm vào đó nhu cầu tín dụng trong Huyện ngày càng tăng cao làm cho doanh số cho vay tăng cao, nhƣng kỳ hạn của mỗi hợp đồng tín dụng là khác nhau nên kỳ hạn thu nợ cũng không giống nhau do đó dƣ nợ tín dụng tăng là điều tất yếu. Từ bảng 2.2 cho thấy, dƣ nợ trên địa bàn Huyện tăng qua các năm. Năm 2009 đạt 144.930 triệu đồng, năm 2010 tăng 36.693 triệu đồng hay 25,31% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 246.795 triệu đồng, tốc độ tăng so với năm 2010 là 35,88%. Cụ thể từng chỉ tiêu nhƣ sau: dƣ nợ cho vay ngắn hạn trong năm 2009 đạt 123.653 triệu đồng, năm 2010 đạt 151.304 triệu đồng hay tăng 22,36% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 201.874 triệu đồng tăng 33,42% so với năm 2010. Sỡ dĩ tổng dƣ nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm là do doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm tăng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngƣời dân, cũng nhƣ Ngân hàng đầu tƣ chủ yếu vào loại hình cho vay này. Dƣ nợ trung và dài hạn cũng tăng đều qua các năm mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn dƣ nợ ngắn hạn. Mặc dù dƣ nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không lớn nhƣng có mức tăng trƣởng đều qua các năm và có chiều hƣớng hoạt động tốt. Điều này cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng ngày càng tiếp cận nhiều với ngƣời dân, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực trên địa bàn Huyện. SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Bảng 2.2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2009 - 2011 ĐVT: Triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Chỉ tiêu Dƣ nợ ngắn hạn 123.653 85,32 151.304 83,31 27.651 22,36 201.874 81,80 50.570 33,42 Dƣ nợ trung và dài 21.277 14,68 30.319 16,69 9.042 42,49 44.921 18,20 14.602 48,16 hạn Tổng dƣ nợ 144.930 100 181.623 100 36.693 25,31 246.795 100 65.172 35,88 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng 2009 – 2011) SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 2.1.3.3. Dịch vụ và các tiện ích Để tiến tới một Ngân hàng hiện đại thì ngoài việc mở rộng hoạt động tín dụng, NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng còn chú trọng đến việc mở rộng kinh doanh đa năng nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhƣ: dịch vụ chuyển tiền điện tử đảm bảo chính xác và thu hút hầu hết các khoản chuyển tiền qua bƣu điện trƣớc đây, Ngân hàng đứng ra bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh thanh toán cho nhiều doanh nghiệp. Năm 2004, Ngân hàng bƣớc đầu áp dụng chuyển tiền nhanh Western Union. Ngoài ra còn thêm dịch vụ Mobile Banking, VNTOPUP Các loại hình dịch vụ này đã thu hút đƣợc số lƣợng lớn các khách hàng tham gia không những tăng thu nhập mà còn giúp ngân hàng tăng uy tín trong việc đảm bảo an toàn. 2.1.3.4. Hoạt động ngân quỹ NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn kho quỹ bằng các biện pháp cụ thể: tăng cƣờng lực lƣợng bảo vệ có xe chuyên dụng điều chuyển tiền, trang bị thêm máy soi, đếm tiền, két sắt hiện đại. Thƣờng xuyên kiểm tra quy trình niêm phong, bảo quản tiền và định mức tồn quỹ, bảo quản chìa khoá kho, két. Hệ thống sổ sách đƣợc ghi chép đầy đủ theo quy định. Hoạt động ngân quỹ đƣợc nâng cao về nhận thức, kỹ năng nghiệp vụ. Cán bộ ngân hàng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tạo đƣợc niềm tin cho khách hàng với Ngân hàng. 2.1.3.5. Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng - Hải Phòng. Hiện nay, các NHTM đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do sự biến động phức tạp của thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Song có thể nói rằng, NHNo&PTNT Huyện Tiên lãng là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu qủa trong hệ thống chi nhánh của NHNo. Đƣợc nhƣ vậy có thể nói là do Chi nhánh đã nắm bắt kịp thời những cơ hội để phát triển trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó là sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh đã góp sức không nhỏ vào thành công của Ngân hàng. Điều đó đã mang lại thành tích đáng kể trong hoạt động kinh doanh, mang lại doanh thu lớn cho Ngân hàng, đồng thời góp một khoản không nhỏ vào Ngân sách nhà nƣớc. SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng đƣợc cũng cố, mở rộng quy mô và tăng cƣờng hơn đối tƣợng cho vay. Do đó Ngân hàng đã thu đƣợc một số kết quả khá tốt, đây cũng là tiền đề cho sự phát triển trong thời gian sắp tới. Cụ thể đơn vị đạt đƣợc kết quả nhƣ sau: Bảng 2.3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2009 - 2011 ĐVT: Triệu đồng 2009 2010 2011 Năm 2010/2009 2011/2010 Số Số Số (%) (%) Số (%) Số tiền tiền (%) tiền (%) Chỉ tiêu tiền tiền Thu nhập 23.553 100 28.592 100 5.039 21,39 36.823 100 8.231 28,79 Chi phí 18.239 100 20.734 100 2.495 13,68 24.526 100 3.792 18,29 LN trƣớc 5.314 - 7.858 - 2.544 47,87 12.297 - 4.439 56,49 thuế (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Tiên Lãng 2009 – 2011) Theo bảng 2.3, về tổng thu nhập hoạt động năm 2009 đạt 23.553 triệu đồng, năm 2010 tăng 21,39% đạt 28.592 triệu đồng, năm 2011 tăng 28,79% đạt 36.823 triệu đồng. Trong đó nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu từ lãi cho vay và thu khác. Ngoài ra còn có các khoản thu từ hoạt động dịch vụ và thu lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng. Về tổng chi phí hoạt động, năm 2009 tổng chi phí đạt 18.239 triệu đồng, năm 2010 tăng 13,68% đạt 20.734 triệu đồng, năm 2011 tăng 18,29% đạt 24.526 triệu đồng. Trong đó chi chủ yếu cho các hoạt động trả lãi huy động. Về tổng lợi nhuận trƣớc thuế, năm 2009 tổng lợi nhuận đạt 5.314 triệu đồng, năm 2010 tăng 47,87% đạt 7.858 triệu đồng, năm 2011 tăng 56,49% đạt 12.297 triệu đồng. Nhƣ vậy nhìn chung về tình hình kinh doanh của Ngân hàng SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng qua 3 năm luôn có lời, kinh doanh có hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn của Huyện nhà. Đạt đƣợc hiệu quả nhƣ vậy chính là nhờ sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo và sự cố gắng, phấn đấu của toàn thể nhân viên Chi nhánh. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của các ngành, các cấp chính quyền địa phƣơng trong việc đánh giá phân loại khách hàng giúp Ngân hàng đầu tƣ tín dụng đúng đối tƣợng qua từng ngành nghề thích hợp, tạo điều kiện đầu tƣ sản xuất cho nông dân, giúp họ cải thiện mức sống thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở địa phƣơng. 2.2. Thực trạng hiệu quả cho vay hộ sản xuất tai NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng - Hải Phòng 2.2.1. Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Huyện Tiên Lãng Ngân hàng luôn đóng vai trò trung gian tiền tệ. Ở NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cƣ và các thành phần kinh tế khác nhau, và đƣợc tập trung cho vay chủ yếu là hộ sản xuất bao gồm những hộ nông dân và những hộ kinh doanh buôn bán nhỏ. Trong những năm qua bằng hoạt động tín dụng của mình, NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Tiên Lãng đã có những có mức tăng trƣởng cao và ổn định, đã thật sự cần thiết và là ngƣời bạn đồng hành của bà con nông dân. Bằng việc xem xét thực trạng hoạt động cho vay theo đối tƣợng khách hàng là hộ sản xuất với các chỉ tiêu nhƣ dƣ nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn chúng ta sẽ thấy đƣợc bức tranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Tiên Lãng trong những năm gần đây. 2.2.1.1. Doanh số cho vay 2.2.1.1.1. Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp Huyện Tiên Lãng có hơn 80% dân số là hộ sản xuất với ngành nghề truyền thống là trồng trọt và chăn nuôi nên đa số khách hàng của Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngắn hạn là: trồng trọt, chăn nuôi Do đặc tính của ngành nông nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, thƣờng thiếu hụt vốn đầu tƣ vào mùa vụ và dƣ thừa vào mùa thu hoạch. Vì thế, ngƣời dân chỉ biết vay nơi SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng cho vay nặng lãi hoặc không có vốn để đầu tƣ dẫn đến hiệu quả không cao, mùa màng thất thoát. Nắm đƣợc quy luật đó, Ngân hàng đã đầu tƣ cho vay với mức lãi suất phù hợp. Nhƣ thế các hộ sản xuất khi có nhu cầu vay vốn với mục đích chính đáng thì sẽ đƣợc Ngân hàng hỗ trợ với mức vay vừa phải. Cũng chính từ đó, hoạt động cho vay ngắn hạn cũng chính là hoạt động cho vay chủ yếu của đơn vị nhằm phục vụ nhu cầu cần thiết về vốn giúp đời sống của nông dân đƣợc ổn định nâng mức thu nhập cho hộ sản xuất. Cho vay ngắn hạn bao gồm các đối tƣợng: Trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh. Tổng doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2009 là 104.017 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 169.545 triệu đồng tăng 65.528 triệu đồng tƣơng đƣơng 62,99% so với năm trƣớc. Trong năm 2011, tổng doanh số cho vay ngắn hạn là 289.837 triệu đồng tăng hơn năm 2010 là 70,95%. + Cho vay chăn nuôi: Lúc đầu ngƣời dân chỉ nuôi với quy mô nhỏ nhƣng càng ngày số lƣợng vật nuôi càng đƣợc nâng lên và trở thành ngành tạo thu nhập chính cho những gia đình có ruộng đất ít. Doanh số cho vay chăn nuôi năm 2009 là 55.134 triệu đồng chiếm tỷ trọng 53,00%, năm 2010 tăng 40.504 triệu đồng tức tăng 73,46 % so với năm 2009. Đến năm 2011 thì cho vay chăn nuôi đã lên đến 169.912 triệu đồng. Nguyên nhân ngành chăn nuôi phát triển nhƣ vậy trong những năm gần đây giá cả sản phẩm chăn nuôi tăng vọt nên ngày càng có nhiều nông dân đầu tƣ vào lĩnh vực này, do đó họ cần nhiều vốn để chăn nuôi. Mặc khác, giá cả nguyên vật liệu đầu vào để chăn nuôi thì rất đắt từ con giống đến thức ăn làm cho ngƣời dân càng thiếu vốn nhiều hơn để mở rộng quy mô, từ đó làm cho nhu cầu vay vốn tăng cao. + Cho vay trồng trọt: ngành trồng trọt Huyện nhà phát triển cũng tƣơng đối tốt. Cây trồng chủ yếu của Huyện là cây lúa, thuốc lào, hoa màu và một số nông sản khác nhƣ: cam, xoài Năm 2009, cho vay trồng trọt chiếm 28,61% tƣơng đƣơng 29.758 triệu đồng, năm 2010 tăng 12.709 triệu đồng với tốc độ 42,71 % so với năm 2009. Sang năm 2011 cho vay trồng trọt đạt 67.487 triệu đồng, tăng 58,92% so năm 2010. SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Bảng 2.4: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT (2009-2011) ĐVT: Triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền (%) Số tiền (%) Số Số tiền (%) Đối (%) Số tiền (%) tƣợng tiền Chăn 55.134 53,00 95.638 56,41 40.504 73,46 169.912 57,24 74.274 77,66 nuôi Trồng 29.758 28,61 42.467 25,05 12.709 42,71 67.487 26,39 25.020 58,92 trọt Kinh 19.125 17,39 31.440 18,54 12.315 64,39 52.438 16,37 20.998 66,79 doanh Tổng 104.017 100 169.545 100 65.528 62,99 289.837 100 120.292 70,95 cộng (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Tiên Lãng 2009 – 2011) + Cho vay kinh doanh: Phần lớn là hộ sản xuất kinh doanh cá thể: nhà máy xay lúa, buôn bán vật tƣ nông nghiệp, vật tƣ xây dựng, nơi cung cấp cây giống, vật nuôi, thu mua lúa cung cấp gạo cho thị trƣờng. Ta thấy doanh số cho vay này tăng rất nhiều qua các năm. Cụ thể: năm 2009, doanh số cho vay đạt 19.125 triệu đồng, năm 2010 cho vay kinh doanh tăng 12.315 triệu đồng hay tăng 64,39% so với năm 2009. Sang năm 2011, doanh số cho vay đã lên đến 52.438 triệu đồng. Nguyên nhân cho vay kinh doanh ngày càng tăng là do số doanh nghiệp trên địa bàn đƣợc thành lập ngày càng nhiều nên cần nhiều vốn để hoạt động, mặc khác do việc làm ăn có hiệu quả của các doanh nghiệp cũ nên họ muốn mở rộng quy mô làm cho nhu cầu vốn tăng cao. 2.2.1.1.2. Doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp Cũng nhƣ doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay chăn nuôi cũng chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay trung hạn ngành nông nghiệp. Doanh số cho vay trung hạn ngành chăn nuôi năm 2009 là 6.419 triệu đồng. Năm 2010, SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng cho vay trung hạn chăn nuôi là 9.907 triệu đồng tăng 54,34% so với năm 2009. Sang năm 2011 doanh số cho vay ngành chăn nuôi lên đến 15.173 triệu đồng tăng 5.266 triệu đồng hay tăng 53,15% so với năm 2010. Nguyên nhân tỷ lệ tăng hàng năm nhƣ vậy là do Ngân hàng khuyến khích ngƣời dân vay trung hạn để nuôi heo nái, bò, dê giống vì hình thức chăn nuôi này có lợi nhuận cao hơn hình thức chăn nuôi heo, bò và dê thịt. Chính vì ƣu điểm thuận lợi đó mà ngƣời dân đã gia tăng vốn trung hạn để mở rộng qui mô chuồng trại, tăng đàn heo, bò và dê kết hợp với chăn nuôi heo thịt nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cải thiện dần mức sống cho gia đình. Năm 2009 doanh số cho vay trung hạn ngành trồng trọt là 3.571 triệu đồng. Năm 2010 tăng 22,93% so với năm 2009. Sang 2011, doanh số cho vay này đạt 6.082 triệu đồng, tăng 35,54% so với năm 2010. Bảng 2.5: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG HẠN HỘ SẢN XUẤT (2009-2011) ĐVT: Triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Đối Số Số Số (%) (%) Số (%) Số tƣợng tiền tiền (%) tiền (%) tiền tiền Chăn nuôi 6.419 64,25 9.907 69,29 3.488 54,34 15.173 71,38 5.266 53,15 Trồng trọt 3.571 35,75 4.390 30,71 819 22,93 6.082 28,62 1.692 35,54 Tổng cộng 9.990 100 14.297 100 4.307 43,11 21.255 100 6.958 48,66 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng 2009 – 2011) 2.2.1.2. Tình hình thu nợ Trong hoạt động Ngân hàng để có thể duy trì, bảo toàn và mở rộng nguồn vốn cho vay thì bên cạnh công tác cho vay thì công việc hết sức quan trọng mà Ngân hàng quan tâm là công tác thu hồi nợ. SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 2.2.1.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn HSX nông nghiệp + Thu nợ chăn nuôi: ngành chăn nuôi hiện nay là một ngành rất phát triển ở địa bàn Huyện và heo là vật nuôi đƣợc nuôi nhiều nhất. Từ năm 2009 trở lại đây giá thịt heo tăng nhanh, ngƣời dân bán heo đƣợc giá và trả nợ cho Ngân hàng. Mặc khác nhờ thú y và mô hình xây dựng chuồng trại đƣợc cải tiến nhờ đồng vốn của Ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn của ngƣời dân ngày càng cao và khả năng trả nợ Ngân hàng ngày càng lớn. Chính điều đó đã làm cho doanh số thu nợ Ngân hàng tăng liên tục trong ba năm, năm 2009 đạt 46.386 triệu đồng, năm 2010 đạt 89.927 triệu đồng, tăng 93,86 % so với năm 2009. Đến năm 2011 thu nợ chăn nuôi hộ sản xuất đạt 161.212 triệu đồng. Bảng 2.6: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT (2009 - 2011) ĐVT: Triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Đối Số (%) Số tiền (%) Số tiền (%) tƣợng tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Chăn nuôi 46.386 60,83 89.927 61,97 43.541 93,86 161.212 60,98 71.285 79,20 Trồng trọt 17.503 22,95 32.500 22,39 14.997 85,68 59.764 22,61 27.264 83,88 Kinh doanh 12.361 16,22 22.685 15,64 10.324 83,52 43.384 16,41 20.699 91,24 Tổng cộng 76.250 100 145.112 100 68.862 90,31 264.360 100 119.248 82,17 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng 2009 – 2011) + Thu nợ trồng trọt: đóng góp trong cơ cấu thu nợ, doanh số thu nợ trồng trọt cũng tăng liên tục qua ba năm, cụ thể năm 2009 đạt 17.503 triệu đồng, năm 2010 tăng 14.997 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số thu nợ đạt 59.764 triệu đồng. Nguyên nhân doanh số thu nợ tăng liên tục qua ba năm là do ngƣời dân tích cực tham gia sản xuất nên năng suất đạt rất cao cộng SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng với giá lúa trong những năm gần đây tăng liên tục, vì vậy nông dân có điều kiện trả nợ Ngân hàng. + Thu nợ kinh doanh: Doanh số thu nợ ngắn hạn trong họat động kinh doanh qua các năm tăng dần, năm 2009 đạt 12.361 triệu đồng, năm 2010 tăng 10.324 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 thu nợ kinh doanh đạt 43.384 triệu đồng, điều này cho thấy ngƣời dân đã mạnh dạn đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn và thu đƣợc hiệu quả nên dễ dàng thu hồi vốn. Điều đó cho thấy Ngân hàng đã đầu tƣ đúng vào các phƣơng án khả thi và giám sát vốn vay rất chặt chẽ. Tóm lại doanh số thu nợ ngắn hạn tăng cho thấy khách hàng sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả đồng thời chi nhánh luôn có biện pháp hợp lý để thu hồi nợ nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phát triển. Đạt đƣợc nhƣ vậy là nhờ vào Chi nhánh đã thực hiện tốt việc đôn đốc trả nợ của khách hàng nhƣ gửi giấy báo kịp thời đến với khách hàng khi đến hạn trả nợ. Mặc khác, Ngân hàng còn nhận đƣợc sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phƣơng nên việc thẩm định các món vay đƣợc chính xác hơn, hạn chế đƣợc việc cho vay sai đối tƣợng và việc kiểm tra sử dụng vốn đƣợc kịp thời hơn. Đồng thời ý thức trả nợ của khách hàng ngày càng cao cộng với việc khách hàng đã chọn đƣợc các phƣơng án sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế tạo nguồn thu ổn định cho gia đình SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 2.2.1.2.2. Doanh số thu nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp Bảng 2.7: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT (2009 - 2011) ĐVT: Triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Đối Số Số (%) (%) Số Số tiền (%) Số tƣợng tiền tiền (%) (%) tiền tiền Chăn nuôi 4.802 68,71 8.650 72,46 3.848 80,13 14.047 70,15 5.397 62,39 Trồng trọt 2.187 31,29 3.287 27,54 1.100 50,29 5.977 29,85 2.690 81,83 Tổng cộng 6.989 100 11.937 100 4.948 70,79 20.024 100 8.097 67,75 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng 2009 – 2011) Việc mở rộng cho vay trung hạn qua các năm tuy không lớn so với doanh số cho vay ngắn hạn nhƣng nó cũng làm cho nguồn thu của Ngân hàng từ vốn tín dụng tăng lên qua các năm. Từ năm 2009 Ngân hàng đã chủ trƣơng mở rộng cho vay trung hạn nhƣng còn hạn chế về đối tƣợng cho vay nhƣng đến đầu năm 2010 Ngân hàng mở rộng đối tƣợng cho vay của mình. Sang năm 2011, doanh số thu nợ trung hạn đạt 20.024 triệu đồng, tăng 8.097 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân doanh số thu nợ ngành trồng trọt và chăn nuôi năm 2011 tăng cao là do những hộ vay trung hạn để sản xuất nông nghiệp đầu tƣ sản xuất có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao nên Ngân hàng thu đƣợc nợ từ những hộ vay này. 2.2.1.3. Tình hình dư nợ Dƣ nợ tín dụng là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó Ngân hàng còn cho vay bao nhiêu, đồng thời cũng chính là khoản mà Ngân hàng cần phải thu về. Số dƣ nợ của loại này càng lớn chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng đạt kết quả tốt, nguồn vốn của Ngân hàng dồi dào và vai trò cung cấp vốn của Ngân hàng cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh càng SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng cao.Tuy nhiên tổng dƣ nợ còn có một khoản nữa đó là nợ quá hạn, đây là dạng dƣ nợ mà Ngân hàng cần phải hạn chế ở mức thấp nhất 2.2.1.3.1 Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp + Dƣ nợ chăn nuôi: có thể nói rằng trong những năm gần đây, giá cả sản phẩm ngành trồng trọt và chăn nuôi luôn ủng hộ ngƣời dân làm cho nông dân phấn khởi làm ăn, mở rộng quy mô. Từ đó làm cho dƣ nợ ngành chăn nuôi tăng lên hàng năm, năm 2009 dƣ nợ đạt 60.642 triệu đồng chiếm 52,99% trong tổng dƣ nợ, năm 2010 tăng 5.711 triệu đồng so với năm 2009 tƣơng ứng 9,42%. Sang năm 2011, dƣ nợ đạt 75.053 triệu đồng tăng 13,11% so với năm 2010. Bảng 2.8: DƢ NỢ NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT (2009 - 2011) ĐVT: Triệu đồng 2009 2010 2011 Năm 2010/2009 2011/2010 Đối Số tiền (%) Số tiền (%) Số Số tiền (%) (%) Số tiền (%) tƣợng tiền Chăn nuôi 60.642 52,99 66.353 47,78 5.711 9,42 75.053 45,67 8.700 13,11 Trồng trọt 32.780 28,61 42.747 30,08 9.967 30,40 50.470 30,71 7.723 18,07 Kinh 21.019 18,75 29.774 22,14 8.755 41,65 38.828 23,02 9.054 30,41 doanh Tổng cộng 114.441 100 138.874 100 24.433 21,35 164.351 100 25.477 18,34 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng 2009 – 2011) + Dƣ nợ trồng trọt: dƣ nợ trồng trọt tăng qua các năm, năm 2009 dƣ nợ đạt 32.780 triệu đồng, năm 2010 dƣ nợ tăng 9.967 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011 dƣ nợ đã tăng đến 50.470 triệu đồng. Nguyên nhân dƣ nợ tăng là do doanh số cho vay tăng, nông dân đầu tƣ mạnh vào sản xuất. Mặc khác giá cả nông sản tăng nên giá cây giống cũng tăng, giá cả phân bón, thuốc trừ sâu tăng liên tục nên nhu cầu vay vốn của nông dân ngày càng lớn hơn, vì vậy mà dƣ nợ ngày càng nhiều. SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng + Dƣ nợ kinh doanh: tăng với tốc độ đáng kể, năm 2009 mới chỉ đạt 21.019 triệu đồng, năm 2010 tăng 8.755 triệu đồng tức 41,65 % so với năm 2009. Đến năm 2011dƣ nợ kinh doanh đã đạt đến 38.828 triệu đồng. Sở dĩ dƣ nợ tăng nhanh nhƣ vậy là do hộ kinh doanh đã có nhiều phƣơng án mở rộng sản xuất và đƣợc Ngân hàng đầu tƣ cho vay. 2.2.1.3.1 Dư nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp Bảng 2.9: DƢ NỢ TRUNG HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT (2009 - 2011) ĐVT: Triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Đối Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số Số tƣợng (%) (%) tiền tiền Chăn nuôi 7.385 61,19 8.642 59,89 1.257 17,02 9.768 62,38 1.126 13,03 Trồng trọt 4.683 38,81 5.786 40,11 1.103 23,55 6.591 37,62 805 13,91 Tổng cộng 12.068 100 14.428 100 2.360 19,55 16.359 100 1.931 13,38 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng 2009 – 2011) Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dƣ nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp tăng liên tục qua các năm. Cụ thể: năm 2009 dƣ nợ đạt 12.068 triệu đồng, trong đó dƣ nợ chăn nuôi chiếm 61,19%, còn lại là dƣ nợ trồng trọt. Năm 2010, cả dƣ nợ trồng trọt và chăn nuôi đều tăng đƣa tổng dƣ nợ năm 2010 đạt 14.428 triệu đồng tăng 19,55% so với năm 2009. Đến năm 2011 tình hình dƣ nợ tiếp tục tăng, tổng dƣ nợ đạt 16.359 triệu đồng, tăng 13,38% so với năm 2010. Mặc dù dƣ nợ trung hạn tăng qua các năm nhƣng ta thấy rằng nó vẫn còn thấp. Nguyên nhân tình hình dƣ nợ trung hạn còn ở mức thấp là do doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cho vay hộ sản xuất. Mặc khác giá cả sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao nên tạo điều kiện cho ngƣời dân trả nợ Ngân hàng dễ dàng cộng thêm vào đó là lãi xuất vay trung hạn cao hơn ngắn hạn nên ngƣời dân còn e dè khi vay. SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng 2.2.1.4. Tình hình nợ quá hạn Bảng 2.10: NỢ QUÁ HẠN HỘ SẢN XUẤT QUA 3 NĂM (2009 - 2011) ĐVT: Triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Đối Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số Số tiền (%) (%) tƣợng tiền Ngắn hạn 1.237 0,94 955 60,71 -282 -22,79 697 61,57 -258 -27,02 Trung hạn 793 9,06 618 39,29 -175 -22,07 435 38,43 -183 -29,61 Tổng cộng 2.030 100 1.573 100 -457 -22,51 1.132 100 -441 -28,03 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng 2009 – 2011) Qua bảng số liệu 2.10 ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn các năm giảm đi đáng kể. Năm 2009, nợ quá hạn là 1.237 triệu đồng. Năm 2010, nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất là 955 triệu đồng giảm đi 282 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 22,79% so với năm 2009. Năm 2011, nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất tiếp tục giảm xuống còn 697 triệu đồng giảm đi 27,02%. Cũng nhƣ nợ quá hạn ngắn hạn, nhìn chung nợ quá hạn trung hạn đối với hộ sản xuất cũng giảm trong những năm trở lại đây. Cụ thể, năm 2009 nợ quá hạn trung hạn là 793 triệu đồng thì sang năm 2010 nợ quá hạn giảm 175 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2011, nợ quá hạn giảm xuống đến mức chỉ còn 435 triệu đồng. Điều này chứng tỏ nếu thời gian vay nợ 3 năm ngƣời dân có thể xoay chuyển vốn vay và thu nhập từ nhiều nguồn để đảm bảo trả nợ đúng hạn, nếu nhƣ năm đầu nông dân bị mất mùa qua năm sau có thể cải thiện kịp thời cho nên nợ quá hạn trung hạn giảm liên tục qua các năm. Chúng ta thấy rằng, nợ quá hạn luôn giảm đáng kể qua 3 năm, ngoài những nguyên nhân trên còn một nguyên nhân rất quan trọng không không kể đến đó là Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và thâm niên cao, kinh nghiệm làm việc nhiều năm. Ngoài ra, Ngân hàng thực hiện đúng theo quy trình cho vay, công tác thẩm định phƣơng án, dự án, tƣ cách khách hàng SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng trƣớc khi cho vay đƣợc quan tâm đúng mức vì đây là bƣớc quan trọng nhất trong quá trình cho vay. Mỗi cán bộ tín dụng đã đến từng hộ dân để xem xét tình hình thực tế sau đó mới quyết định cho vay. Công tác kiểm tra sau khi cho vay đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, nên việc xử lý nợ đến hạn nhanh chóng. 2.2.2. Thực trạng hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng qua 3 năm 2009 - 2011 Bảng 2.11: CÁC TỶ SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT (2009-2011) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh số cho vay Triệu đồng 114.007 183.842 311.092 Doanh số thu nợ Triệu đồng 83.239 157.049 284.384 Dƣ nợ Triệu đồng 97.007 153.302 189.010 Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 81.063 125.154 171.156 Nợ quá hạn Triệu đồng 2.030 1.573 1.132 Tỷ lệ nợ quá hạn % 2,09 1,03 0,59 Vòng quay vốn tín Vòng 1,02 1,25 1,66 dụng Hệ số thu nợ % 73,01 85,43 91,41 Vốn huy động Triệu đồng 129.345 201.176 337.294 Hệ số sử dụng vốn % 75,00 76,20 56,04 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng 2009 – 2011) - Vòng quay vốn tín dụng: phản ánh tình hình luân chuyển vốn của ngân hàng trong một kỳ nhất định. Trong năm 2009 vòng quay vốn tín dụng là 1,02 vòng và tăng lên ở năm 2010 là 1,25 vòng sang năm 2011 đạt 1,66 vòng. Tuy chỉ số này đạt chƣa cao nhƣng có chiều hƣớng tăng dần qua các năm. Nhƣ vậy đồng vốn của Ngân hàng đƣợc thu hồi và luân chuyển tốt qua ba năm, điều này làm cho quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh càng đƣợc mở rộng. Mặc khác, chúng ta thấy đƣợc công tác chỉ đạo thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, khách SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả, Ngân hàng đầu tƣ đúng hƣớng giúp khách hàng vay vốn trả đƣợc gốc và lãi tiền vay nên góp phần giữ vững, ổn định vòng quay vốn tín dụng. - Hệ số thu nợ: đánh giá khả năng thu hồi nợ từ đồng vốn Ngân hàng cho vay ra. Hệ số thu nợ của đơn vị đạt 73,01% trong năm 2009, sang năm 2010 là 85,43%, tăng hơn năm trƣớc 12,42% và đến năm 2011 hệ số này tăng lên đạt 91,41%. Nhìn chung hệ số thu nợ của chi nhánh đạt khá. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ hộ sản xuất của Ngân hàng đạt hiệu quả, rủi ro trong hoạt động tín dụng thấp. - Tỷ lệ nợ quá hạn: phản ánh hiệu quả của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng. Trong năm 2009 có tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất là 2,09%, đến năm 2010 là 1,03% giảm 1,06% so với năm trƣớc và tỷ lệ nợ quá hạn năm 2011 là 0,59% giảm hơn năm 2010 là 0,44%. Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thể hiện Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và ngƣợc lại tỷ lệ này cao thể hiện mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng cao. Trong ba năm tỷ lệ nợ quá hạn giảm liên tục cho thấy công tác thu nợ của đơn vị đạt hiệu quả rất khả quan, hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng hiệu quả, công tác thu hồi nợ trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất đạt hiệu quả cao, có đƣợc kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng đã cho vay đúng ngƣời, đúng đối tƣợng, làm tốt khâu thẩm định trƣớc khi cho vay, kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay nên kết quả thu hồi nợ mới tốt nhƣ vậy. Điều kiện tự nhiên - xã hội cũng có vai trò quyết định không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ, cho thấy đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và ngành nghề khác phục vụ cho nông hộ là một giải pháp đúng của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng. Trong những năm vừa qua, giá lúa và các mặt hàng nông sản khác tăng cao và ổn định giúp cho hộ nông dân trả nợ tốt cho Ngân hàng. - Hệ số sử dụng vốn: cho biết vốn huy động tham gia vào việc đầu tƣ tín dụng và khả năng huy động vốn tại địa phƣơng. Từ chỉ số trên cho hệ số sử dụng vốn đối với HSX qua 3 năm là chƣa cao, có thể vì các HSX vẫn chƣa đáp SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng ứng đủ yêu cầu khi vay vốn Ngân hàng, chƣa tạo dựng đƣợc niềm tin tối đa nên việc vay vốn còn khó khăn. Mặc dù dƣ nợ cho vay HSX đang tăng nhƣng tốc độ tăng vẫn nhỏ so với tổng nguồn vốn huy động. 2.3. Đánh giá hiệu quả cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất. 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc. Kể từ khi NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng đƣợc thành lập và nhất là những năm gần đây NHNo Huyện Tiên Lãng đã góp 1 phần công sức của mình trong sự nghiệp CNH - HĐH nông thôn (nhất là từ khi có Quyết định 67/1999/QĐ - TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tƣớng chính phủ “về một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn”)l, cải thiện dần bộ mặt nông thôn của Huyện qua việc hỗ trợ vốn cho ngƣời dân thiếu vốn sản xuất, kinh doanh. Trong đó Ngân hàng đặc biệt chú trọng đầu tƣ cho hộ nông dân sản xuất nông, lâm nghiệp, vì đây là ngành kinh tế trọng tâm của Huyện.  Kết quả nổi bật nhất là dƣ nợ cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng và duy trì ở mức cao, giúp cho hàng ngàn hộ sản xuất có đủ vốn đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh, nhờ có đồng vốn của Ngân hàng cho vay nên nông dân có điều kiện mở mang diện tích cây trồng, vật nuôi, mua giống, phân bón có điều kiện đầu tƣ áp dụng kỹ thuật, các cây công nghiệp lâu năm là đối tƣợng đầu tƣ lớn và lâu dài của Ngân hàng, giải quyết việc làm góp phần thực hiện quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chính sách “Xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn”.  Hình thức cho vay qua nhóm nhƣ: Hội phụ nữ, hội nông dân, thông qua các tổ tín chấp đƣợc lập ra đã tập trung đầu mối khách hàng, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm khối lƣợng công việc cho cán bộ tín dụng và tỷ lệ an toàn vốn cao.  Ngành kinh tế nông, lâm nghiệp đƣợc coi là ngành kinh tế trọng tâm hàng đầu của tỉnh và đây cũng là ngành kinh tế đƣợc NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng chú trọng đầu tƣ. Trong đó ngành kinh tế chăn nuôi tập trung phần lớn vốn đầu tƣ của Ngân hàng chiếm khoảng 60% tổng số vốn đầu tƣ vào khu vực kinh SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng tế nông thôn. Các hộ nông dân dùng vốn vay của Ngân hàng mua con giống, thức ăn gia súc, gia cầm, xây dựng chuồng trại vv đến nay hàng năm các hộ nông dân cung cấp cho thị trƣờng gần 10.000 tấn thịt, trong đó thịt lợn, gà là chủ yếu.  Đa dạng hoá các hình thức cho vay nhƣng đảm bảo chất lƣợng tín dụng, Ngân hàng phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội nhất là Hội phụ nữ, Hội nông dân, khuyến nông, khuyến lâm giúp ngƣời nghèo và tạo điều kiện cho họ biết sử dụng đồng vốn của Ngân hàng có hiệu quả.  Đến nay vốn tín dụng của Ngân hàng đã phát huy hiệu quả góp phần đẩy mạnh sức sản xuất nông nghiệp của huyện, tỉnh. Nhờ đồng vốn của Ngân hàng mà nhiều hộ nông dân "ăn lên, làm ra" cải thiện đƣợc mức sống, hộ nghèo khấm khá dần lên, không còn lo đói mỗi khi vào vụ giáp hạt. Từ khi có vốn tín dụng tính đến cuối năm 2011 đã có nhiều hộ kinh tế khó khăn thoát khỏi đói nghèo, đời sống của ngƣời nông dân ở nông thôn Huyện Tiên Lãng từng bƣớc đƣợc nâng lên, nhiều hộ nông dân nhờ vốn vay của Ngân hàng làm kinh tế giỏi trả đƣợc nợ ngân hàng và đã mua đƣợc nhiều thứ đắt tiền trong sinh hoạt gia đình nhƣ : xe máy, ti vi, tủ lạnh, sửa sang và xây dựng đƣợc nhiều nhà ở khang trang, mở mang sản xuất, có điều kiện giúp đỡ các hộ khác cùng vƣơn lên. Dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Hải Phòng, ban giám đốc NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng, Huyện uỷ, uỷ ban nhân dân Huyện, NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng đã đạt đƣợc kết quả trên, đó là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên chức NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng nói chung và của những cán bộ làm công tác tín dụng nói riêng. 2.3.2. Một số tồn tại. Mặc dù tình hình cho vay hộ sản xuất ở Huyện Tiên Lãng trong thời gian qua có thu đƣợc kết quả đáng kể nhƣng vẫn còn những tồn tại vƣớng mắc cần đƣợc tháo gỡ: - Tiềm ẩn rủi ro do việc thẩm định cho vay chƣa đảm bảo phù hợp. SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng - Thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ chƣa hợp lý, chƣa căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Quá trình thẩm định chƣa đƣợc cán bộ tín dụng làm tốt, nhiều khách hàng không sử dụng số tiền vay theo đúng mục đích. - Đầu tƣ cho vay hộ sản xuất trên địa bàn các xã chƣa đồng đều có xã dƣ nợ còn thấp, đầu tƣ nhỏ lẻ, hiệu quả của đồng vốn chƣa cao. - Suất đầu tƣ cho mỗi hộ sản xuất trên địa bàn thấp, ảnh hƣởng hiệu quả đầu tƣ của hộ nông dân, trong việc trồng cây gì? con gì? và trồng nhƣ thế nào?. 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại.  Nguyên nhân về phía Ngân hàng. Một là: Về công tác chỉ đạo điều hành: Chủ trƣơng cho vay hộ nông dân là đúng quan điểm trong toàn hệ thống nhất quán, nhƣng việc điều hành cụ thể nhất là ở cấp lãnh đạo Ngân hàng cơ sở còn thiếu năng động, thiếu sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể nên chƣa tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nông dân. Hai là: Về trình độ năng lực của cán bộ tín dụng: Hộ nông dân không những họ thiếu về vốn sản xuất mà họ còn thiếu cả về trình độ quản lý, kỹ thuật nhƣng năng lực cán bộ Ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nối riêng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của họ. Đáng chú ý nhất là một bộ phận không nhỏ cán bộ làm nhiệm vụ cho vay hộ nông dân rất ít hiểu biết về nông nghiệp nông thôn nên việc xác định mức vốn vay, định kỳ hạn nợ, tính hiệu quả kinh tế, mức sinh lời của đối tƣợng vay thiếu cơ sở khoa học, thiếu thực tiễn thêm vào đó chƣa thƣờng xuyên thực hiện nguyên tắc kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay nên hiệu quả vốn vay còn thấp. Ba là: Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của 1 Ngân hàng thƣơng mại còn phải thực hiện các chƣơng trình, dự án chỉ định của Chính phủ, của tỉnh đối với các chƣơng trình này tỷ lệ thu nợ, thu lãi đạt thấp. Bốn là: Địa bàn hoạt động của NHNo&PTNT rộng, khách hàng chủ yếu là nông dân nông thôn, làm ăn manh mún, suất đầu tƣ thấp, thời hạn cho SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng vay theo chu kỳ sản xuất, 1 cán bộ tín dụng quản lý nhiều món vay, nhiều khách hàng, nên có hiện tƣợng quá tải nhƣng lại không có chính sách thoả đáng đảm bảo quyền lợi cho họ, nhất là các CBTD phụ trách các xã vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó giữa NHNo&PTNT và các tổ chức đoàn thể xã hội chƣa thực sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau để quản lý, chuyển tải vốn và hƣớng dẫn các hộ sử dụng vốn vay nhằm mở rộng, nâng cao chất lƣợng tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn vay có hiệu quả, một số tổ chức đoàn thể xã hội, cơ quan chức năng cho việc cho vay, thu nợ đó là việc của Ngân hàng. Ngoài những kết quả đạt đƣợc thì những tồn tại trên đây cộng với khí hậu, thời tiết khắc nghiệt nắng lắm, mƣa nhiều gây cản trở đối với quá trình mở rộng khả năng tiếp cận đồng vốn của Ngân hàng đến ngƣời sản xuất, hạn chế khả năng phát huy hiệu quả sử dụng vốn ở khu vực kinh tế nông thôn. Đòi hỏi cần có 1 hệ thống chính sách điều chỉnh từ TW đến địa phƣơng, hàng loạt các biện pháp giải quyết của NHNo&PTNT, đồng thời cần phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa với các tổ chức đoàn thể xã hội nhƣ Hội phụ nữ, Hội nông dân, khuyến nông, khuyến lâm để đƣa ra những cách thức giải quyết tốt nhất nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay.  Nguyên nhân về phía hộ nông dân. Một là: Nền kinh tế Việt nam chuyển sang cơ chế thị trƣờng mới đƣợc một thời gian ngắn, nhiều hộ nông dân không bắt kịp với những thay đổi của các chính sách kinh tế vĩ mô cũng nhƣ đòi hỏi ngày càng cao và luôn thay đổi của thị trƣờng nhất là về chất lƣợng, chủng loại, giá cả, sản phẩm hàng hoá. Phần lớn các hộ nông dân vẫn còn ở tình trạng sản xuất phân tán, manh mún, tự cung, tự cấp, nên các hộ có nhu cầu vay vốn và mức vay vốn của mỗi hộ còn rất thấp. Hai là: Do nhiều khách hàng còn bị hạn chế về trình độ, thiếu những kỹ năng, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy mà tiền vay không đƣợc sử dụng đúng mục đích, dẫn đến khả năng khách hàng không trả đƣợc nợ cao, do đó ảnh hƣởng đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Ba là: Đa số các hộ sản xuất nằm xa trụ sở Ngân hàng, điều kiện đi lại không thuận tiện, các nhân viên Ngân hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận sâu sát với đối tƣợng vay vốn và quản lý vốn vay. SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng CHƢƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN TIÊN LÃNG - HẢI PHÒNG 3.1 Định hƣớng nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản suất của NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Tiên Lãng 3.1.1 Định hƣớng hoạt động chung của Chi nhánh 3.1.1.1 Định hướng chung Trong những năm tới, theo đề án cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam đã xác định: Tập trung xây dựng NHNNo&PTNT Việt Nam thành tập đoàn tài chính “Tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng hợp lý đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; tập trung đầu tư hiện đại hóa, đủ năng lực hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu”. Trên cơ sở đó, NHNNo&PTNT tỉnh Hải Phòng cũng nhƣ Chi nhánh Huyện Tiên Lãng xác định định hƣớng chung cho hoạt động trong những năm tới: - Đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các chƣơng trình trọng tâm của tỉnh. Trong đó chú trọng đầu tƣ vốn cho các chƣơng trình phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, chƣơng trình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. - Đẩy mạnh huy động vốn trên địa bàn nhằm cơ cấu lại nguồn vốn theo hƣớng ổn định, hợp lý, tăng tính chủ động của chi nhánh trong hoạt động kinh doanh. - Tăng cƣờng tín dụng ở mức hợp lý trên cơ sở có nguồn vốn và kiểm soát đƣợc khoản vay, lấy phƣơng châm “An toàn - Hiệu quả - Bền vững” làm nguyên tắc chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng. - Nâng cao năng lực tài chính, trích lập đủ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định, đảm bảo lƣơng và các khoản thu nhập khác cho cán bộ theo quy SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng định của NHNo&PTNT Việt Nam. - Giữ vững thị trƣờng, thị phần vốn cho vay chiếm 80% tổng vốn đầu tƣ của cả khu vực nông nghiệp và nông thôn với các khách hàng truyền thống là hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp. 3.1.1.2. Một số chỉ tiêu cần đạt trong những năm tới : - Nguồn vốn huy động: Tập trung huy động tất cả các nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế - xã hội và dân cƣ với lãi suất linh hoạt, đảm bảo chi phí đầu vào hợp lý cho hoạt động kinh doanh. Phấn đấu tăng trƣởng bình quân hàng năm từ 25% - 30% so với năm trƣớc. - Tăng trƣởng dƣ nợ: Đầu tƣ tín dụng đối với tất cả khách hàng có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cho vay theo dự án trong chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh. Đối với hộ sản xuất kinh doanh truyền thống đã vay vốn cần duy trì quan hệ tín dụng thƣờng xuyên, chú ý tiếp cận các khách hàng mới có dự án SXKH hiệu quả. Đạt dƣ nợ cho vay tăng trƣởng bình quân hàng năm từ 20 - 25%. - Thực hiện phân loại nợ theo đúng Quyết định 493/QĐ-NHNN, trong đó tỷ lệ nợ xấu dƣới 1%/ tổng dƣ nợ. - Về tài chính: lợi nhuận hàng năm tăng 10%; thu ngoài tín dụng chiếm 20% trong tổng thu nhập; thu nhập của ngƣời lao động hàng năm đạt mức tối đa theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. - Đảm bảo an toàn tài sản trong kinh doanh. - Kinh doanh đảm bảo thực hiện đúng pháp luật đã quy định và thực hiện sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên. - Xây dựng đoàn kết nội bộ phối hợp chặt chẽ giữa Đảng - Chính quyền - Đoàn thể đảm bảo sự đoàn kết thống nhất dân chủ, trật tự, kỷ cƣơng trong mọi hoạt động, làm tốt công tác kiểm tra - kiểm toán nội bộ, công tác thi đua khen thƣởng để hoàn thành thực hiện tốt nhiệm vụ trong những năm tới. 3.1.2. Định hƣớng nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất của Chi nhánh Việt Nam đang tập trung vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, trƣớc hết là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Nông SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 48
  60. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng nghiệp vốn đƣợc coi là mặt trận hàng đầu và kinh tế hộ đƣợc quan tâm chú trọng. Trong thời kỳ quá độ lên XHCN, chúng ta thừa nhận sự cùng tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tƣ nhân. Chính vì vậy, phát triển kinh tế hộ là chiến lƣợc lâu dài và tín dụng đối với kinh tế hộ phải đƣợc phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng và chất lƣợng theo hƣớng đảm bảo thoả mãn mọi nhu cầu vốn của nông dân. Chi nhánh đã có những định hƣớng để nâng cao hiệu quả chi vay đối với hộ sản xuất: - Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phƣơng, Ngân hàng chủ động kịp thời nắm bắt nhu cầu đầu tƣ, dự án đầu tƣ, đối tƣợng đầu tƣ ở từng vùng, từng xã để thực hiện đầu tƣ có trọng tâm, trọng điểm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Tích cực huy động vốn tại chỗ nhằm chủ động nguồn vốn đáp ứng, kịp thời nhu cầu vốn hợp lý để phát triển sản xuất, làm cơ sở cho việc tăng trƣởng tín dụng một cách vững chắc. - Ƣu tiên cho vay trồng trọt, chăn nuôi theo hƣớng sản phẩm hóa, vúng chuyên canh tập trung. Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống cho vay theo hƣớng tập trung. - Ƣu tiên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng sinh thái, nuôi trồng đặc sản. - Hộ gia đình là khách hàng chủ yếu, khuyến khích phát triển loại hình kinh doanh trang trại, kinh tế hợp tác. Trên cơ sở pháp lý đảm bảo phát huy đƣợc nguồn lực tại chỗ, giữ vững khách hàng truyền thống đồng thời thu hút khách hàng mới nhằm thực hiện chủ đạo trong hệ thống tín dụng nông nghiệp. - Giảm thấp nợ quá hạn và nợ có vấn đề theo phƣơng châm “An toàn để phát triển, phát triển phải an toàn”. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Tiên Lãng – Hải Phòng. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ then chốt của Ngân hàng, quyết định cơ bản nguồn thu nhập của NHNo&PTNT Huyện Tiên Lãng. Tuy nhiên rủi ro tín dụng cũng rất hay xảy ra và ở mức lớn nhất trong hoạt động của Ngân hàng. SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 49
  61. Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dân lập Hải Phòng Chính vì vậy, trong hoạt động cho vay Ngân hàng luôn phải chú trọng đến các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay với kinh tế hộ sản xuất nói riêng. Sau đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Huyện Tiên Lãng: 3.2.1. Thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ tín dụng kinh tế hộ. Quy trình tín dụng là các bƣớc mà cán bộ tín dụng cần phải thực hiện để đạt đƣợc hiệu quả tín dụng, mọi khoản vay đều đƣợc bắt đầu từ cán bộ tín dụng và kết thúc khi tất toán khế ƣớc - thanh toán hợp đồng tín dụng. Cán bộ tín dụng phải là ngƣời có kiến thức không chỉ chuyên môn mà còn có kiến thức về kinh tế xã hội nhất định để có thể nắm bắt đƣợc địa bàn của mình, các chủ trƣơng phát triển quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp uỷ chính quyền địa phƣơng, về vấn đề tiêu thụ sản phẩm đầu ra của hộ sản xuất trên thị trƣờng. Có nhƣ vậy khi thẩm định một dự án vay mới đảm bảo chính xác mà khâu thẩm định rất quan trọng nó quyết định rất lớn đến hiệu quả cho vay trong khâu thẩm định cán bộ tín dụng phải làm nổi bật đƣợc tính khả thi, hiệu quả của dự án phản ánh sản xuất kinh doanh, mục đích cho vay có hợp pháp hay không pháp luật dân sự, đánh giá đƣợc phƣơng diện tổ chức của dự án, lợi ích kinh tế xã hội cuả dự án đem lại, đánh giá giá trị tài sản đảm bảo (nếu có). Có nhƣ vậy, khoản vay đƣợc an toàn khi thu nợ. Một điều nữa mà không thể viết thành văn bản nó chỉ đƣợc rút ra từ những bài học thực tiễn. Đó là "Phẩm chất, tƣ cách ngƣời vay" giúp cán bộ tín dụng nhận biết khách hàng có đủ điều kiện vay hay không, điều này không dễ gì nhận biết nếu không có sự đi sâu, tỷ mỷ và trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Trong khi cho vay các khoản cho vay dù có đƣợc kiểm tra trƣớc khi cho vay vẫn phải tiến hành tra trong khi cho vay. Quá trình này là sự hợp tác của cán bộ nghiệp vụ, các phòng liên quan chủ yếu là phòng kinh doanh và phòng kế toán ngân quỹ. + Đối với cán bộ tín dụng: Phải xác định đầy đủ, đúng đắn, hợp pháp, hợp lệ hồ sơ các loại và các yếu tố chứng từ, chỉ khi nào kiểm tra kỹ lƣỡng, đảm SV: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Lớp: QT1203T 50