Khóa luận Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng

pdf 101 trang huongle 2650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hien_trang_va_giai_phap_phat_trien_tour_du_lich_du.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng

  1. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 2 2.1. Mục đích của đề tài. 2 2.2 Nhiệm vụ của đề tài 3 2.3. Giới hạn của đề tài 3 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3 4. Những đóng góp chủ yếu của khoá luận 4 5. Kết cấu của khoá luận 4 CHƢƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ LOẠI HÌNH DU LỊCH NÔNG THÔN 5 1.1. Những vấn đề chung 5 1.1.1. Du lịch 5 1.1.1.1. Một số khái niệm 5 15 1.2. Du lịch nông thôn 16 1.2.1. Khái niệm 16 1.2. 17 1.2.3. Đặc điể ị 21 Tiểu kết chương I 22 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC TOUR DU LỊCH DU KHẢO ĐỒNG QUÊ TẠI HẢI PHÒNG 23 2.1. Khái quát chung về Hải Phòng 23 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên 24 2.1.1.1. Vị trí địa lý 24 2.1.1.2. Địa hình 25 2.1.1.3. Khí hậu 27 Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 1
  2. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng 2.1.1.4.Thủy văn 29 2.1.1.5.Hải văn 30 2.1.1.6.Hệ động thực vật : 31 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 31 2.1.2.1.Cơ sở hạ tầng 31 2.1.2.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật 37 2.1.2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn của tour du lịch 39 2.2.Vấn đề khai thác tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng 44 2.2.1. Điều kiện phát triển tour du lịch du khảo đồng quê 44 2.2.1.1. Vị trí và các điểm tham quan du lịch 44 2.2.1.2.Lịch trình dự kiến 45 2.2.1.3. Tour du lịch du khảo đông quê - những điểm du lịch hấp dẫn 45 2.2.1.4. Hoạt động được tổ chức trong tour du lịch 51 2.2.1.5. Tiềm năng phát triển của tour du lịch 55 2.2.2. Thực trạng khai thác 56 2.2.2.1. Lượng khách du lịch. 56 2.2.2.2. Thực trạng về khai thác và sử dụng tài nguyên. 59 2.2.2.3.Thực trạng phát triển du lịch đồng quê ở thành phố Hải Phòng 61 2.3. Tác động của hoạt động du lịch 65 2.3.1. Thành công 65 2.3.2. Một số hạn chế 66 2.3.3 Nguyên nhân 67 Tiểu kết chuơng II 68 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TOUR DU LỊCH DU KHẢO ĐỒNG QUÊ 69 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển đến năm 2020 69 3.2. Các giải pháp phát triển 72 3.2.1. Tăng cường thu hút đầu tư hợp tác về du lịch 72 3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực 75 Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 2
  3. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng 3.2.3. Tăng cường công tác quảng bá xúc tiến về du lịch 76 3.2.4. Bảo vệ tài nguyên môi trường tự nhiên, bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa lễ hội 78 3.2.5. Giải pháp thu hút cộng đồng vào hoạt động du lịch 82 3.2.6. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch . 84 3.2.7. Mối quan hệ với cơ quan chức năng chính quyền và cộng đồ . 85 3.3 Xây dựng tour du lịch nông thôn chuyên sâu 86 3.4. Một số kiến nghi 89 3.4.1. Đối với bộ văn hóa thể thao và du lịch 89 3.4.2. Đối với Sở văn hóa thể thao và du lịch Hải Phòng 89 3.4.3. Đối với chính quyền và ngành liên quan tại địa phương 89 Tiểu kết chương III 91 KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 3
  4. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế chủ lực và đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá – xã hội. Du lịch không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà góp phần nâng cao đời sống tinh thần của con người, tạo ra sự giao lưu hữu nghị giữa các quốc gia thu hút đầu tư tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trong những năm gần đây du lịch đồng quê ngày càng phát triển. Du lịch đồng quê là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa. Nó được rất nhiều người trong xã hội quan tâm tới đặc biệt là những người có nhu cầu tham quan du lịch tự nhiên và tìm hiểu phong tục tập quán sinh hoạt văn hoá của cư dân vùng nông thôn. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước du lịch thành phố Hải Phòng đã có những bước tiến nhanh và có đóng góp ngày càng lớn và quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọn điểm Bắc Bộ. Vùng nông thôn Hải Phòng có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng và phong phú, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên có sức hút lớn đối với khách du lịch.Tuy nhiên, hiện nay du lịch đồng quê ở những vùng nông thôn Hải phòng, mới ở giai đoạn đầu của quá trình khai thác phát triển, còn mới cả về tổ chức quản lý và khai thác sử dụng phục vụ cho mục đích du lịch. Chúng ta đang bước chân vào ngưỡng cửa của một thế kỷ mới, một thế kỷ của nền văn minh trí thức, với cuộc sống gấp gáp khẩn trương, sức ép cuộc sống ngày càng đè nặng do sự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng lương thực. Chính vì vậy du lịch đồng quê là dịp để con người lấy lại sự cân bằng cho cuộc sống. Đây chính là cơ hội cho phát triển du lịch đồng quê. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 4
  5. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Phát triển loại hình du lịch này sẽ không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững mà còn tạo ra tính hấp dẫn cho du khách khi đến với những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và trong lành của đồng quê Hải phòng. Mặt khác, sẽ tạo thêm nguồn thu nhập cải thiện đời sống vật chất cho cư dân địa phương và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch. Vậy du lịch Hải Phòng đã làm gì để tận dụng những cơ hội này ? Phải chăng khâu tổ chức và quản lý du lịch còn kém hay nơi đây chưa thực sự hấp dẫn nên dẫn đến tình trạng lượng khách du lịch không nhiều ? Khách du lịch tại sao chỉ coi Hải Phòng là một điểm dừng chân trên tuyến hành trình ngắn ngủi của mình mà không phải là đích đến cuối cùng ? Đó thực sự là những câu hỏi không khó để đưa ra câu trả lời nhưng lại rất khó để giải quyết trong một sớm một chiều. Du lịch Hải Phòng thực sự chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Chính vì vậy việc nghiên cứu để tìm ra những phương hướng đi mới giúp cho việc phát triển du lịch đồng quê ở Hải Phòng là cần thiết bởi vì : phát triển du lịch đồng quê sẽ phù hợp với xu hướng và nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế muốn tìm hiểu những nét đẹp tự nhiên và những phong tục tập quán của cư dân Hải Phòng. Xuất phát từ những lý do trên em đã chọn đề tài khóa luận của mình là “ Hiện trạng và và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng ” làm đề tài khóa luận. 2.Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 2.1Mục đích của đề tài. Tìm ra các giải pháp khai thác nguồn tài nguyên du lịch và tiếm năng phát triển của loại hình du lịch du khảo đồng quê trên địa bàn nông thôn ở Hải phòng, nhằm phát triền loại hình du lịch đồng quê để có sự thu hút mạnh mẽ đối với du khách trong nước và quốc tế. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 5
  6. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng 2.2 Nhiệm vụ của đề tài Để thực hiện đựoc mục tiêu trên đề tài cần thực hiện được các nhiệm vụ sau: Tổng quan lý luận về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Nghiên cứu các điều kiện để khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên ở khuvực nông thôn Hải phòng. Đề xuất phương hướng và giải pháp khai thác nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn nhằm phát triển loại hình du lịch này. 2.3 Giới hạn của đề tài - Đề tài khoá luận nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ các huyện ngoại thành của Hải Phòng như: Kiến An, Vĩnh Bảo, An Lão, Tiên Lãng, Thủy Nguyên. - Thời gian nghiên cứu đề tài được nghiên cứu trong vòng 3 tháng từ ngày 3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những điểm du lịch trong tour du lịch du khảo đồng quê. Để hoàn thành bài khoá luận này em đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: -Phương pháp thực địa và thu thập tài liệu. Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn bổ xung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh hơn. Quá trình thực địa giúp cho em thu thập, sưu tập được nguồn tài liệu phong phú thêm. Để việc học tập, nghiên cứu đạt hiềụ quả cao gắn luận vơi thực tiễn và có một tầm nhìn khách quan để nghiên cứu đề tài. -Phương pháp thống kê, phân tích so sánh tổng hợp. Phương pháp này nhằm định hướng, thống kê, phân tích cho ngừoi viết tính tương quan để phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của các yếu tổ đến hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu. Việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu cũng như các vấn đề thực tiễn được tiến hành Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 6
  7. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng một cách hệ thống. Kết quả của phương pháp này là mang lại cho người viết cơ sở khoa học trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. -Phương pháp dự báo Phương pháp này rất quan trọng vì có thể giúp cho người viết dự đoán được những thay đổi cho phù hợp với những nhu cầu của du khách, và nhu cầu phát triển của du lịch ở thành phố Hải phòng nói chung và khu vực nông thôn Hải phòng nói riêng. 4. Những đóng góp chủ yếu của khoá luận Điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn và thực trạng phát triển du lịch của tour du lịch du khảo đồng quê ở địa bàn Hải phòng. Đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm góp phần thu hút khách du lịch đến với du lịch đồng quê Hải Phòng. 5. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khoá luận được trình bày trong 3 chương. -Chương I: Khái quát về du lịch và loại hình du lịch nông thôn -Chương II: Thực trạng khai thác tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng -Chương III: Một số giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê Hải Phòng. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 7
  8. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng CHƢƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ LOẠI HÌNH DU LỊCH NÔNG THÔN 1.1. Những vấn đề chung 1.1.1. Du lịch 1.1.1.1. Một số khái niệm a) Du lịch Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới du lịch đã trở thành nhu cầu cần thiết trong đời sống văn hoá - xã hội, hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế gi ới. Du lịch là một hoạt động kinh tế xã hội cao, thu hút hàng tỉ người trên thế giới, bản chất kinh tế của du lịch là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hoá dịch vụ nhằm đáp ứng thoả mãn nhu cầu của vật chất tinh thần của du khách. Du lịch còn tác động đến việc chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế như: giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, thương nghiệp Theo hướng tích cực là phát triển tỷ trọng của khối dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch. Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy lạp với ý nghĩa đi một vòng, thuật ngữ này được Latinh hoá thành Tournus và sau đó thành tiếng Pháp Tourisme dịch qua Tiếng Hán “ Du” có nghĩa là đi chơi “ Lịch” có nghĩa là từng trải. Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi Tourism là “ du lãm” với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức. Các nhà kinh tế du lịch thuộc truờng Đại học Kinh tế Praha, mà đại diện là Mariot coi tất cả các hoạt động, tổ chức, kỹ thuật và kinh tế phục vụ các cuộc hành trình và lưu trú của con nguời ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích kiếm việc làm và thăm nguời thân là “du lịch”.[ 13;12 ] Năm 1963 với mục đích quốc tế hoá tại hội nghị Liên hợp quốc về du lịch ở Rôma các chuyên gia các định nghĩa: “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cộc hành trình Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 8
  9. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi thường xuyên của họ,hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ”. Đây là cơ sở cho định nghĩa du khách đã được Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch của Tổ chức du lịch thế giới thông qua.[ 13;14 ] Khác với các quan điểm trên, các học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ duỡng sức tham quan tích cực của con nguời ngoài nơi cư trú với mục đích : nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật Theo nghĩa thứ hai du lịch đuợc coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt : nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu quê huơng đất nuớc ; đối với nguời nuớc ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hang hóa và dịch vụ tại chỗ. Định nghĩa du lịch của II Pirôgiownic – 1985 : “ Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa”[ 7;36 ] Trong cuốn Cơ sở địa lý du lịch và dịch vụ tham quan, với một nội dung khá chi tiết, nhà địa lý Belarus đã nhấn mạnh: “Du lịch là một hoạt động của dân cư trong thời gian dỗi có liên quan đến sự di cư và cư trú tạm thời nhằm mục đích phát triển thể chất, tinh thần nâng cảo trình độ nhân thức, văn hoá hoặc hoat động hoạt động thể thao làm theo việc tiếp thu những giá trị về t ự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ.[ 13;12 ] Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO-1994): “Du lịch là một tập hợp các hoạt động và các dịch vụ đa dạng liên quan đến việc di chuyển tam thời cả con người ra khỏi nơi ở thường xuyên của họ nhằm Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 9
  10. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hoá, dưỡng sức nhìn chung những lý do không phải đi không ph ải đi kiếm sống” Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2006: “du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giá trị , nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định. [ 10;20 ] b) D , thư gi ể . Kripendorf đưa ra một định nghĩa du khách theo cách nhìn khác hẳn. Theo ông, du khách là “những kẻ nực cuời, nghốc nghếch, ít học, nhưng giáu có, quen thói bóc lột và vô cảm với môi truờng” . Trong khi đó câu lạc bộ Địa Trung Hải thì gọi du khách là những “thành viên tốt”.[ 13;17 ] 01/ : “ : : Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 10
  11. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng : Nam . Mục đích chuyến đi của họ là thăm quan, thăm thân, tham dự hội nghị, khảo sát thị truờng, công tác, chữa bệnh, thể thao, hành huơng, nghỉ ngơi c) Khái niệm *Theo “ T : – ịch . .[ 10;36 ] h ” : (Tour): , ăn . C , . * Theo “ 27/2001/ NĐ – 6 năm 2001 : ác Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 11
  12. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng , nơi . - trong “ ”: , vui quan . L Viêt Nam : chương trình . * : “ ”.[ 9;37 ] d) Sản 2006 : “ d du lịch”.[ 10;20 ] : Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 12
  13. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng t ời ẻ phương . . , k ch . . h thường . Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 13
  14. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng e) Phân loại các loại hình du lịch Việc phân loại các loại hình du lịch cho phép xác định được thế mạnh của điểm du lịch, làm cơ sở cho việc phân tích tính đa dạng của hoạt động trong 1 điểm du lịch. Dựa vào nhu cầu du lịch của khách và khả năng đáp ứng về tài nguyên và các điều kiện dịch vụ liên quan, các lọai hình du lịch hiện nay bao gồm: *Phân loại theo mục đích chuyến đi: Du lịch tham quan Tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng cao về thế giới xung quanh. Đối tượng tham quuan có thể là một tài nguyên du lịch tự nhiên như một phong cảnh kỳ thú, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích, một công trình đương đại hay một cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất Về mặt ý nghĩa, hoạt động tham quan là một trong những hoạt động để chuyến đi được coi là chuyến du lịch. Du lịch giải trí Mục đích chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bứt ra khỏi công việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe ?( vật chất cũng như tinh thần ). Với mục đích này du khách chủ yếu muốn tìm đến nơi yên tĩnh, có không khí trong lành. Trong chuyến du lịch nhu cầu giải trí là nhu cầu không thể thiếu được trong du lịch. Do vậy ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi, cần thiết có các chương trình vui chơi giải trí dành cho du khách. Với sự phát triển của xã hội, mức sống gia tăng, số người đi du lịch chỉ nhằm mục đích giải trí, tiêu khiển bằng các trò chơi cũng gia tăng đáng kể. Du lịch nghỉ dưỡng Một trong những chức năng xã hội quan trọng của du lịch là phục hồi sức khỏe cộng đồng.Theo một số học giả trên thế giới với chế độ du lịch hợp lý, cộng đồng có thể giảm tới 30% ngày điều trị bệnh trong năm. Từ xa xưa người ta đã phát hiện giá trị phục hồi sức khỏe, giá trị chữa bệnh của các Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 14
  15. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng vùng biển miền Nam. Ngày nay nhu cầu đi nghỉ nhày càng lớn do sức ép của công việc căng thẳng, của môi trường ô nhiễm của quan hệ xã hội Địa chỉ cho các chuyến đi nghỉ dưỡng thường là những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, phong cảnh ngoạn mục Du lịch khám phá Khám phá thế giới xung quanh là nhằm mục đích nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Các chuyến đi có mục đích khám phá cúng được coi là thuần túy du lịch. Tìm hiểu thiên nhiên, môi trường, tìm hiểu phong tục tập quán, tìm hiểu về lịch sử là những mục tiêu chính của các chuyến đi. Du lịch mạo hiểm dựa trên nhu cầu tự thể hiện mình và tự khám phá bản thân của con người, đặc biệt là giới trẻ. Du lịch thể thao Tham gia các hoạt động thể thao là một nhu cầu thường thấy ở con người, chơi thể thao nhằm mục đích nâng cao thể chất, phục hồi sức khỏe, thể hiện mình được coi là một trong những mục đích của du lịch.Đây là loại hình xuất hiện để đáp ứng lòng ham mê các hoạt động thể thao của con người. Trong những dịp có thời gian rỗi, nhiều người thay vì một chuyến đi nghỉ thụ động lại tìm đến những nơi có điều kiện để tự mình được chơi những môn thể thao nào đó Du lịch lễ hội Ngày nay, lễ hội là một yếu tố rât hấp dẫn du khách, Chính vì vậy, việc khôi phục các lễ hội truyền thống, việc tổ chức các lễ hội không chỉ là mối quan tâm của các cơ quan, đoàn thể quần chúng, xã hội mà còn là một hướng của ngành du lịch. Tham gia vào lễ hội du khách muốn hòa mình vào không khí tưng bừng của các cuộc biểu dương lực lượng, biểu dương tình đoàn kết cộng đồng. Du khách tìm thấy ở lễ hội bản thân mình, quên đi những khó chịu của cuộc sống đời thường. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 15
  16. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng *Phân loại theo lãnh thổ hoạt động Du lich quốc tế Du lịch quốc tế đến là chuyến đi của người nước ngoài đến tham quan du lịch. Du lịch ra nước ngoài là chuyến đi của người trong nước ra nước ngoài. Du lịch quốc tế là loại hình du lịch mà trong quá trình thực hiện nó có sự giao tiếp với người nước ngoài, một trong hai phía ( du khách hay nhà cung ứng du lịch ) phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, về mặt không gian địa lý: du khách đi ra ngoài đất nước của họ. Về mặt kinh tế: có sự giao dịch thanh toán băng ngoại tệ. Du lich nội địa Du lịch nội địa được hiểu là các hoạt động tổ chức, phục vụ người trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trong lãnh thổ quốc gia, về cơ bản không có sự giao dịch, thanh toán bằng ngoại tệ. Du lịch quốc gia Theo cách hiểu hiện nay du lịch quốc gia bao gồm toàn bộ hoạt động du lịch của một quốc gia từ việc giửi khách ra nước ngoài đến việc phục vụ khách trong và ngoài nước tham quan, du lịch trong phạm vi nước mình. Thu nhập từ du lịch quốc gia ( thường gọi tắt là thu nhập từ du lịch ) bao gồm từ hoạt động du lịch nội địa và từ du lịch quốc tế, kể cả đón và giửi khách. *Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch Du lịch miền biển Mục tiêu chủ yếu là du khách về với thiên nhiên, tham gia các hoạt động du lịch biển như tắm biển, thể thao biển. Thời gian thuận lợi cho loại hình du lịch này là mùa nóng khi mà nhiệt độ nước biển và không khí trên 20˚C. Du lịch núi Hai phần ba diện tích lãnh thổ nước ta là địa hình đồi núi. Theo các nhà khí hậu học, gradien nhiệt là 0˚6C/100m. Như vậy về nguyên tắc những vùng núi nước ta có nhiệt độ thấp hơn vùng đồng bằng, nơi tập trung đô thi lớn. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 16
  17. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Những điểm du lịch nghỉ núi nổi tiếng cuả nước ta được hình thành chủ yếu nhờ yếu tố này. Du lịch đô thị Các thành phố, trung tâm hành chính có sức hấp dẫn bởi các công trình kiến trúc lớn có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Mặt khác đô thị cũng là đầu mối thương mại lớn của đất nước. Vì vậy không chỉ người dân ở các vùng nông thôn bị hấp dẫn bởi các công trình đương đại đồ sộ trong các đô thị mà du khách từ các miền khác nhau, từ các thành phố khác cũng có nhu cầu đến để chiêm ngưỡng thành phố và mua sắm. Du lịch nông thôn Đối với người dân các đô thị, làng quê là nơi có không khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng. Tất các yếu tố đó lại không tìm thấy được ở thành thị. Như vậy về nông thôn có thể giúp họ phục hồi được sức khỏe sau những chuỗi ngày làm việc căng thẳng. *Phân loại theo phuơng tiện giao thông Du lịch xe đạp Đây không phải là loại hình du lịch ở các nước nghèo như mọi người thường nghĩ. Du lịch xe đạp rất được ưa chuộng ở Châu Âu, đặc biệt là ở các nước có địa hình bằng phẳng như: Hà Lan, Đan Mạch. Tính tiện ích của du lịch xe đạp là ở chỗ du khách có thể thâm nhập dễ dàng với người dân bản xứ. Du lịch ô tô Do ô tô là phương tiện thông dụng, phổ biến và ưu thế so với các phương tiện khác, hiên nay có đến 80% người Châu Âu đi du lịch bằng ô tô. Đặc điểm cơ bản của loại hình du lịch này là giá rẻ, tiếp cận được dẽ dàng các điểm du lịch. Giá của ô tô không cao nên nhiều nhà cung ứng du lịch có khả năng tự trang bị cho mình. Du lịch bằng tàu hỏa Sự phát minh ra đầu máy hơi nước đầu thế kỷ 19 đã đánh dấu bước bứt phá mạnh mẽ đầu tiên trong việc đi lại. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 17
  18. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Ưu điểm cơ bản của loại hình du lịch này là chi phí cho vận chuyển thấp, mặt khác hành trình bằng tàu hỏa không làm hao tổn nhiều sức khỏe du khách, tiết kiệm được thời gian đi lại vì có thể thực hiện được hành trình vào ban đêm.[13; 27] 1.1.2. : - : g ỏe n g . - n thông qua . - Th ới Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 18
  19. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng . -Chức năng chính trị Vai trò lớn như 1 nhân tố củng cố hòa bình thúc đẩy mối giao lưu quốc tế mở rộng sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống giữa các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. 1.2. Du lịch nông thôn 1.2.1. Khái niệm Du lịch đồng quê đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới và có những tính chất và hình thức khác nhau Ở Việt Nam loại hình du lịch này còn khá mới với hoạt động du lịch đồng quê ban đầu khởi sắc. Các doanh nghiệp du lịch tổ chức những chương trình du lịch đưa du khách tới các vùng đồng quê để thăm các di tích lịch sử và các công trình kiến trúc nghệ thuật, tham gia hoạt động của các lễ hội làng: tìm hiểu phong tục tập quán văn hoá của các vùng đồng quê: thăm quan quang cảnh làng quê với cây đa, giếng nước, sân đình, các làng nghề truyền thống, tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp như gặt, đập lúa, xay thóc, giã gạo, câu cá, cất vó, thưởng thức các món ăn truyền thống Khi đề cập đến du lịch ở vùng đồng quê có nhiều thuật ngữ khác nhau như : du lịch đồng quê, nông thôn, sinh thái, xanh, du lịch nông học. Dựa vào thực tế hoạt động du lịch ở vùng quê có thể đưa ra khái niệm như sau: du lịch đồng quê là hoạt động của dân cư đô thị, thành phố, khu công nghiệp hoặc khu tập trung đông dân cư, khách du lịch nước ngoài đi du lịch đến vùng quê nhằm nghỉ ngơi, giải trí, tham quan và tìm hiểu phong tục tập quán văn hoá bản địa bao gồm cả tham quan du lịch kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá nhằm mang lại những lợi ích về kinh tế cho cộng đồng địa phương, có đóng góp cho việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa bản địa. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 19
  20. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng 1.2.2. Kinh n Âu như Anh, . . . . . M Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 20
  21. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng . . quan. c . hội . Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 21
  22. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng . , 20. ang . ề g . : B&B (Bed & Breafast . , g t . Cộng Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 22
  23. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng . , . . 60. . m ỉ thôn .[ 1;50 ] Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 23
  24. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng 1.2.3. Đặc điểm l du lịch Các vùng đồng quê có đặc điểm chung về địa lý tự nhiên là địa bàn rộng lớn trải quanh đô thị, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành tiểu thủ công nghiệp. Cơ cấu dân cư ở vùng đồng quê chủ yếu là nông dân sống theo tổ chức gia đình họ tộc xóm làng và thôn xã. Ngày nay, theo xu hướng hoạt động, sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn đang dần được xoá bỏ: các vùng đồng quê và nông thôn sẽ là những vùng, địa bàn đều giữ gìn và tô điểm môi trường sinh thái của con người, của sự sống trên trái đất, là không gian rộng lớn tại đó con người sống gắn bó hài hoà với thiên nhiên. Xuất phát từ những đặc điểm trên, có thể khái quát đặc điểm của du lịch đánh giá như sau: Du lịch đồng quê phát triển tạo ra những loại hình du lịch và sản phẩm du lịch đa dạng nhờ có địa bàn rộng và nguồn tài nguyên phong phú. Du lịch đồng quê sẽ ít có tác động tiêu cực đến tài nguyên nếu có giáo dục về môi trường, có tiếp xúc với cộng đồng địa phương và góp phần giữ gìn các giá trị truyền thống nhờ việc tiêu thụ được những sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và các sản phẩm thủ công truyền thống lợi nhuận từ hoạt động từ hoạt động du lịch là để bảo toàn và phát huy nền văn hoá bản địa. Nguồn lao động dồi dào, hướng dẫn viên du lịch trực tiếp tham gia vào các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch chủ yếu là người dân địa phương. Du lịch đồng quê có chi phí thấp do các thiết bị vật chất sử dụng mặc dù chưa hoạt động nhưng đơn giản và dễ thoả mãn nhu cầu du lịch do đó thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 24
  25. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Tiểu kết chƣơng I Tóm lại, chương I là tổng hợp của các tóm tắt, mang tính khái quát những vấn đề liên quan đến du lịch, du khách, chương trình du lịch, các sản phẩm của du lịch, các loại hình du lịch. Qua chương I ta có thể hiểu được cặn kẽ và chi tiết hơn về loại hình du lịch du khảo đồng quê và biết thêm được một số kinh nghiệm phát triển ở một số quốc gia trên thế giới. Với việc đưa ra những lý luận chung, cơ bản sẽ giúp cho hoạt động tìm hiểu đề tài đuợc thêm phần phong phú, và có nhũng định huớng đúng đắn hơn góp phần tạo ra những kế hoạch bảo vệ, bảo tồn và phát triển các tài nguyên du lịch trong tour du khảo đồng quê này. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 25
  26. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC TOUR DU LỊCH DU KHẢO ĐỒNG QUÊ TẠI HẢI PHÒNG 2.1. Khái quát chung về Hải Phòng Ngược dòng lịch sử, mảnh đất Hải Phòng ngày nay đã từng là một bộ phận rất quan trọng của xứ Đông, rồi trấn Hải Dương xưa. Vùng đất được bồi đắp, bao bọc bởi lưu vực sông lớn như: sông Thái Bình, sông Bạch Đằng, sông Văn Úc, sông Cấm, sông Lạy Tray Những con sông này đã được đi vào sử sách thơ ca tạo nên vùng đồng bằng màu mỡ, từ đó xóm làng san sát mọc lên, quần cư ngày càng đông đúc. Quá trình dựng nước và giữ nước của người Hải Phòng qua hàng ngàn năm đã hình thành nên các miền quê văn hiến, các di tích lịch sử - văn hóa, sinh hoạt hội hè và phong tục tập quán vừa mang nét chung của phong hóa Việt Nam, vừa thể hiện sắc thái riêng độc đáo, thi vị và tài hoa. Có thể nói, mỗi di tích mỗi danh thắng, mỗi miền quê, từng công trình kiến trúc đều lưu lại dấu ấn văn hóa bản địa giàu chất nhân văn của người Việt xưa nay trên đất Hải Phòng thân yêu của chúng ta. Khi nói tới Hải Phòng mọi người không chỉ biết đó là một đô thị lớn, một thành phố dồi dào tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn, hấp dẫn khách không chỉ những tour du lịch đến thăm đảo Cát Bà nổi tiếng, hay bãi biển Đồ Sơn quen thuộc, mà còn bởi một chương trình du lịch hoàn toàn mới mang tên “ Du khảo đồng quê” Đến với du khảo đồng quê du khách sẽ được tham quan nhiều vùng đất với địa hình đa dạng; nhiều ngôi chù cổ nằm rải rác ở vùng ven đô. Không chỉ được dự những lễ hội làng xã, mà du khách còn được chìm đắm trong sự tĩnh lặng của các làng cổ còn giữ nguyên được cây đa, giếng nước, mái đình , lũy tre Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 26
  27. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Hải phòng nằm trong tọa độ như sau : -Cực bắc : 21˚0’39”B, tại xã Lại Xuân – Thủy nguyên -Cực Nam: 20˚30’39”B, tại xã Vĩnh Long – Vĩnh Bảo -Cực Tây: 106˚23’39”Đ; tại xã Hiệp Hòa – Vĩnh Bảo -Cực Đông: 107˚08’39”Đ; Vịnh Lan Hạ - Đảo Cát Bà Với tọa độ địa lý như trên, Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng . Thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 1.519,2km², dân số năm 2006 là 1.1812,7 nghìn người. Mật độ dân số trung bình năm 2006 của thành phố Hải Phòng là 1.193,0 người/km² là vào loại khá cao so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. - Phía Bắc và đông bắc Hải Phòng giáp với tình Quảng Ninh - Phía Tây giáp với tỉnh Hải Dương - Phía Tây Nam giáp với tỉnh Thái Bình - Phía Đông của Hải phòng là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Nam Triệu, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và Thái Bình.[5; 19 ] Với vị trí địa lý như trên Hải Phòng có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, mà trước hết là việc giao lưu với các vùng trong nước , với các nước trong khu vực và trên thế giới . Mặt khác, Hải Phòng nằm trọn trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc , là một trong ba đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế (Hà Nội – Hải Phòng –Quảng Ninh )với cảng biển là cửa ngõ ra biển chủ yếu của vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng và Bắc Bộ nói chung . Chính vì vậy trong quyết định phê duyệt của Thủ Tướng Chính Phủ về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2010 Đã xác định Hải Phòng là thành phố cảng biển , trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch của vùng Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 27
  28. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng duyên hải Bắc Bộ , là đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc và cả nước trong những năm gần đây. 2.1.1.2. Địa hình Địa hình Hải Phòng khá phức tạp có địa hình lục địa và hải đảo khác nhau . Sự đa dạng, phong phú của địa hình đã tao nên sức hấp dẫn lớn đối với du khách tới Hải Phòng. Dựa vào các chỉ tiêu về độ cao, độ dốc và mật độ chia cắt có thể chia địa hình Hải Phòng thành các dạng (hình thái ) như sau : - Dạng địa hình đồi núi Nhìn chung địa hình Hải Phòng chủ yếu là đồi núi thấp . + Địa hình đồi bị chia cắt mạnh chiếm khoảng 5% diện tích tự nhiên của thành phố , tập trung chư yếu ở phía Bắc huyện Thủy Nguyên, quận Kiến An và thị xã Đồ Sơn . Hầu hết đồi núi độ cao của đỉnh tập trung trong khoảng 100 -150m. Nói chung chúng có dạng dải kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam và hầu hết được cấu tạo bằng đá cát kết, bột kết và sét kết . Mặt đỉnh tương đối bằng phẳng, đường chia không rõ , sườn thẳng hoặc hơi lồi . Góc trung bình của sườn vào khoảng 15 - 20˚ chiếm 40% diện tích bề mặt [ 8;33-34 ].Đây là kiểu địa hình tạo thuận lợi cho việc phát triển du lịch Hải Phòng nói riêng. +Địa hình núi thấp cũng bị chia cắt rất mạnh tập trung ở quần đảo Cát Bà , Long Châu và phía Bắc huyện Thủy Nguyên . Hầu hết các đỉnh có độ cao từ 100 -250m (cao nhất là 311m ở phía tây đảo Cát Bà ). Đặc điểm nổi bật nhất là đỉnh sắc nhọn , sườn dạng răng cưa dốc cứng , lởm chởm tai mèo và có nhiều hang động tiêu biểu cho dạng địa hình Karsto nhiệt đới ở vùng Đông Bắc nước ta.[ 7;39 ] Dạng địa hình đồng bằng : Địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích thành phố ( 85% ), dải ra trên các huyện Tiên Lãng ,Vĩnh Bảo, An Lão, Kiến Thụy, Kiến An ,An Dương, phía Nam huyện Thủy Nguyên và nội thành Hải Phòng. Nhìn chung địa hình đồng bằng ở đây tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình là 0,8 - 1,2m. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 28
  29. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Tuy nhiên ở những nơi lại có những nét khác biệt. Ở Thủy Nguyên, phần phía tây đồng bằng có độ cao trung bình 1 – 1,2m, trong khi đó phần phía đông bị hạ thấp, độ cao trung bình chỉ còn 0,5 – 1m. Ở An Hải độ cao trung bình của bề mặt đồng bằng là 1 – 1,5m, còn ở Kiến Thụy là 1 – 1,2m.[ 7;41 ] Còn ở các đảo Phù Long, Cát Hải địa hình đồng bằng kém bằng phẳng. Trên bề mặt đồng bằng phổ biến là các đê bờ biển cổ cao 2,5 – 3,5m, giữa chúng là các lạch trũng, một số nay đã được sử dụng làm đồng muối. - Dạng địa hình đặc biệt: + Dạng địa hình Karsto: Ở Hải Phòng, địa hình này khá phổ biến ở đảo Cát Bà và vùng núi đá vôi phía bắc huyện Thủy Nguyên. Ở đây quá trình Karsto hóa diễn ra rất mạnh. Các thung lũng Karsto, các hang động Karsto, các bề mặt đỉnh và sườn núi mấp mô tai mèo đã tạo nên địa hình Karsto nhiệt đới điển hình với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ cho Hải Phòng. Các dạng địa hình Karsto hang động tiêu biểu chao các dạng Karsto hóa như hang Vua (Thủy Nguyên), hang Trinh nữ, động Cô Tiên, động Trung Trang, động Hùng Sơn (Cát Bà) . Hầu hết các hang động ở đây đều có độ dài dưới 200m, các hang có độ dài lớn nhất cũng không vượt quá 500m. Tuy về kích thước không lớn nhưng các hang của Hải phòng lại là loại có hình thái đẹp, nhiều thạch nhũ, nhiều ngách và thường gắn liền với quá trình chống ngoại xâm anh dũng của dân tộc [ 7; 39 ]. Vì vậy đây là loại tài nguyên tốt có thể sử dụng để hấp dẫn du khách và là tiền đề rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch ở Hải Phòng nói chung và du lịch đồng quê ở Hải Phòng nói riêng. + Kiểu địa hình ven bờ: có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của du lịch Hải phòng. Hải Phòng có đường bờ biển dài khoảng 125 km. Nếu tính cả chiều dài tổng cộng lên tới 300 km. Bờ biển Hải phòng rất đặc sắc. Trong giới hạn bờ biển Hải Phòng có khoảng 40 bãi biển có thể sử dụng làm nơi tắm biển, diện tích lộ ra khi thủy triều xuống là 130 ha [ 7; 41]. Đáng chú ý là các bãi Đồ Sơn (I, II, III), Cát Cò (I, II), Cát Dứa, Đượng Danh, Tây Tắm, Cát Quyền. Phong cảnh ở đây mang nhiều nét hùng vĩ và hoang sơ tự nhiên. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 29
  30. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Các loại địa hình ven bờ này có thể tạo điều kiện cho việc tắm biển và có sức thu hút khách du lịch (quốc tế, trong nước) rất mạnh. 2.1.1.3.Khí hậu Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch . Khí hậu Hải Phòng nói chung và khí hậu các địa bàn du lịch nói riêng đều có nhiều thận lợi cho hoạt động du lịch. Khí hậu Hải Phòng mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm và gió mùa . Do sự chi phối của hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á , đặc biệt là không khí cực đới nên khí hậu ở đây phân chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều , kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa đông lạnh, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Các tháng 4 và thán 10 là tháng chuyển tiếp. Sự phân chia về mùa của khí hậu dẫn tới sự phân chia về mùa du lịch[7; 41 ] Khí hậu Hải Phòng thường xuyên biến động, rõ nhất là sự biến động của các yếu tố nhiệt độ trong mùa đông và yếu tố mưa trong mùa hạ nên có ảnh hưởng đến các vùng trong thành phố theo hai chiều có lợi và bất lợi. Ảnh hưởng bất lợi được thể hiện ở các thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, giông, lốc, mưa lớn. Ảnh hưởng có lợi thể hiện ở khả năng điều hòa khí hậu của biển vì khí hậu Hải Phòng chịu sự chi phối sâu sắc của biển cả. Ảnh hưởng cả biển làm điều hòa khí hậu, giảm bớt các giá trị cực đoan về nhiệt độ và độ ẩm, nhất là các khu vực nằm trực tiếp trên biển và sát đương bờ . - Bức xạ nhiệt : Lượng bức xạ lý thuyết tại Hải Phòng đạt 220 – 230 kcal/cm³ và thực tế là 105 kcal/cm³ . Lượng bức xạ cao nhất vào tháng 5 ( 12,25 kcal/ cm³ ) và tháng 7 (11,29 kcal/cm² ), thấp nhất là vào tháng 2 ( 5,84 kcal/cm² )[ 7; 141 ] - Nhiệt độ không khí hậu : Tính chất nhiệt đới đã thể hiện khá rõ, nhiệt độ trung bình năm của Hải phòng là 23 – 24˚C và có sự thay đổi theo mùa. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình 16- 17 ˚C, thấp nhất vào tháng 1 ( nhiệt độ thấp nhất ở trạm Phù Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 30
  31. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Liễn là 4,5˚C ). Về mùa hạ nhiệt độ trung bình trên 25˚C ( nhiệt độ cao nhất ở Phù Liễn là 41,5˚C ). Chính sự thay đổi theo mùa đã dẫn đến tính mùa trong du lịch. Chế độ mưa, ẩm : Cùng với các tháng hè , Hải Phòng có lượng mưa tương đối lớn . Tổng lượng mưa hàng năm tại Hải Phòng đạt 1600 - 1800mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 10 với tổng lượng mưa chiếm 80 – 90 % lượng mưa cả năm. Mưa tập trung chủ yếu vào tháng 7 , 8, 9 và cao nhất là tháng 8, gây cản trở cho tổ chức hoạt động du lịch ngoài trời. Các tháng còn lại ít mưa, chủ yếu là mưa phùn, Độ ẩm tương đối ở Hải Phòng khá cao, trung bình 70 – 90 %, là điều kiện tốt cho sinh vật phát triển và đồng thời cũng là điều kiện phục vụ cho việc phát triển các hoạt động du lịch sinh thái. - Các hiện tượng thời tiết đăc biệt : + Bão: do Hải Phòng nằm trong khu vực có bão và áp thấp nhiệt đới trực tiếp đổ bộ vào. Bão thường gây mưa lớn cho toàn khu vực, thường xuất hiện từ tháng 7 tháng 10, chủ yếu tập trung vào các tháng 7 ,8, 9. +Giông: thường xuất hiện vào mùa hạ, đôi khi kèm theo lốc và mua đá, tập trung nhiều nhất là từ tháng 4, tháng 6 và thường xuất hiện vào chiều tối và sáng sớm. Ngoài ra, ở Hải Phòng còn có gió mùa Đông Bắc với cường độ mạnh, mưa phùn , sương mù Như vậy, xét về góc độ đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như các điều kiện thời tiết bất lợi thì nhìn chung hoạt động du lịch ở Hải Phòng kém thuận lợi vào các tháng 10 và tháng 12 và từ tháng 3 đến tháng 5. Nhưng bù lại ở Hải Phòng có biển làm điều hòa khí hậu, gió biển thường thổi sâu vào đất liền 20 - 30 km, cho nên Hải Phòng ít có hiện tượng lạnh quá hoặc khô nóng quá như các tỉnh đồng bằng và trung du khác. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 31
  32. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng 2.1.1.4.Thủy văn : Bảng 1: Thống kê các con sông ở Hải Phòng Chiều dài Chiều Độ Tốc độ chảy STT Tên sông (m) rộng(m) sâu (m/s) 1 Bạch Đằng 42 1.000 8 0.77 2 Cấm 37 400 7 0.77 3 Văn Úc 38 400 8 1.20 4 Thái Bình 30 150 3 0.40 5 Mới 3 100 7 1.20 6 Lạch Tray 43 120 4 0.70 7 Mía 3 100 3 0.60 8 Luộc 18 120 4 0.80 9 Hóa 18 80 3 0.60 10 Đa Độ 49 200 2.5 0.30 11 Giá 16 250 3.5 0.20 Nguồn : Chi cục khí tượng thủy văn Phù Liễn Hải phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc với mật độ 0,65 – 0,8 km/km². Các sông ở Hải Phòng đều là hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình. Trong đất liền có 16 sông chính tỏa rộng khắp địa bàn với độ dày hơn 300km gồm hầu hết các con sông lớn như sông Bạch Đằng, Cấm, Lạch Tray đều là sông nhánh cấp 2 hoặc cấp 3 của hệ thống sông chung. các con sông lớn đều đổ ra biển và chịu ảnh hưởng của chế độ thủy chiều của vịnh Bắc Bộ. Các con sông có lượng dòng chảy phân bố không đều theo mùa. Mùa lũ chiếm 75 - 85 % lượng dòng chảy cả năm, trong đó có 3 tháng 7, 8,9 có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 50 – 70 %. Các con sông lớn của Hải Phòng đều trực tiếp đổ ra biển nên việc thoát lũ rất thuận lợi. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 32
  33. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng -Nguồn nước trên mặt của Hải Phòng rất phong phú, trữ lượng nước lớn đủ đáp ứng cho các nhà máy nước phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt nói chung cũng như hoạt động du lịch nói riêng. -Ngoài ra ở Hải Phòng ngoài nguồn nước trên mặt dồi dào còn có nguồn nước dưới đất tương đối phong phú. Kết quả thăm dò cho thấy ở vùng Kiến An và phía Bắc Thủy Nguyên là nơi có nguồn nước ngầm phong phú với trữ lượng khá lớn, lưu lượng khoảng 10.000 m3 / ngày đêm với chất lượng đảm bảo có thể dùng cho sinh hoạt, sản xuất. Ở trên đảo Cát Bà cũng có nguồn nước ngầm bổ sung cho các suối như ở Việt Hải, Trung Trang, Gia Luận. -Trong nguồn tài nguyên nước thiên nhiên phải nói đến nguồn tài nguyên nước khoáng . Đây là nguồn tài nguyên nước khoáng có giá trị du lịch, an dưỡng, chữa bệnh. Nước khoáng trên địa bàn Hải Phòng đã được tìm thấy ở xã Bạch Đằng ( Tiên Lãng ) và ở đảo Cát Bà. Nguồn nước khoáng Tiên Lãng được đánh giá phong phú với lưu lượng 6, 6 l/s, nhiệt độ 580˚Cvà có chất lượng tốt. Ở đảo Cát Bà có nước khoáng Thuồng Luồng (xã Trân Châu ), Xuân Đám với nhiệt độ 38˚C. Đây là tiền đề để phát triển mạnh ngành du lịch. 2.1.1.5.Hải văn : Vùng biển Hải Phòng là nơi có chế độ nhật triều điển hình.Trong một tháng có tới 11 ngày nhật triều và 27 ngày bán nhật triều. Trong một ngày đêm nước biển dao động khá đều đặn. Sóng biển trong bờ biển Hải Phòng tương ứng với chế độ gió cũng chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông ( từ tháng 10 dến tháng 3 ) với hướng sóng chủ đạo là Đông – Đông Bắc ; mùa hè ( từ tháng 5 đến tháng 8 ) với hướng sóng Nam khống chế trên toàn vùng biển . Nhiệt độ nước biển : cũng thay đổi rõ rệt, vào mùa đông nhiệt độ của nước biển thường thấp hơn 20˚C và tháng 2 là tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm. Đây là thời kỳ thời kỳ thích hợp và thuận lợi cho du lịch biển. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 33
  34. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Độ mặn : Vào mùa đông độ mặn trên toàn thành phố gần như đồng nhất khoảng 31‰, tháng có độ mặn cao nhất là tháng 2 và tháng 4 đạt 32 ‰, ở các vùng cửa sông độ măn thấp hơn đặc biệt là vào mùa hè, có lúc độ mặn giảm xuống dưới 5‰ . 2.1.1.6.Hệ động thực vật : Tài nguyên sinh vật của Hải Phòng tương đối đa dạng và phong phú mà tập trung chủ yếu ở các vùng đồng quê nông thôn, đăc biệt có giá trị nhất với hoạt động du lịch là vườn quốc gia Cát Bà. Theo số liệu công bố, đảo Cát Bà có 620 loài thực vật bậc cao trên tổng số 745 loài thuộc 483 chi và 123 họ, trong đó có rất nhiều loại gỗ quý như chò đãi, trai lý, kim giao, lát, táu . Và hàng trăm loài cây thuốc khác nhau. Hải Phòng còn có khoảng 11.000 ha bãi chiều, tập trung nhiều nhất ở vùng ven biển và các cửa sông Cấm, Bạch Đằng, Lạch Tray, phía bắc Đồ Sơn kéo tới địa phận tỉnh Quảng Ninh có những cánh rừng lớn như Hòn Xoài Lớn, Hon Xoài Bé, Cái Riêng, rừng ngập mặn Vinh Quang, rừng ngập mặn Đoàn Xá, rừng ngập mặn Lập Lễ, Phả Lễ, Phục Lễ ( Thủy Nguyên ) Thực vật ở đây gồm có những loài cây chịu mặn thuộc họ đước, họ bần , họ bàng Thảm rừng ngập mặn ngoài những giá trị về kinh tế và tác dụng phòng hộ giữ đất, ngăn chặn bảo vệ đê ven biển còn là đối tượng thu hút khách du lịch ưu thích loại hình du lịch sinh thái. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 2.1.2.1.Cơ sở hạ tầng Trong việc khai thác các tuyến điểm du lịch, cơ sở hạ tầng là yếu tố hết sức quan trọng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, Cơ sở hạ tầng phục vụ tuyến điểm du lịch đồng quê bao gồm hệ thống giao thông vận tải, hệ thống cung cấp điện, hệ thống cung cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 34
  35. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng *Hệ thống giao thông vận tải : Du lịch gắn liền với việc đi lại và du lịch không thể phát triển nếu không có giao thông vận tải tốt. Hải Phòng có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển giao thông vận tải. Nằm cách đường hàng hải quốc tế hơn 50 hải lý, với hơn 100km đường bờ biển và 5 cửa sông lớn, Hải Phòng trở thành cửa ngõ giao lưu quan trọng của miền Bắc với các tỉnh ven biển và với nước ngoài. -Giao thông đường bộ Hệ thống đường bộ của Hải Phòng hình thành rất lớn, đến nay đã khá hoàn chỉnh, để đáp ứng được yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế trong đó có du lịch. Đặc biệt Hải Phòng có tuyến quốc lộ 5 dài 100km nối Hải Phòng với Hà Nội và trục quốc lộ 1A. Đây là con đường huyết mạch, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế cũng như du lịch của thành phố Hải Phòng. Quốc lộ 10 dài 156 km nối Hải Phòng với Quảng Ninh và các vùng duyên hải Bắc Bộ: Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, ra đường quốc lộ 1 đi các tỉnh Miền Trung và Nam Bộ. Cùng với đường một hệ thống cầu, trong đó có những chiếc cầu hiện đại, vững chãi được xây dựng trong những năm gần đây. Trên các tuyến quốc lộ này, một số cầu lớn đã được đưa vào sử dụng góp phần thuận tiện hơn cho những tuyến du lịch đồng quê như cầu Kiền, cầu Bính . Ngoài 2 tuyến đường chính trên Hải Phòng còn có mạng lưới đường bộ nội thành và ngoại thành khá dầy. Theo số liệu điều tra cơ sở hạ tầng vùng đồng quê nông thôn năm 2005 của Nhà xuất bản Thống Kê cho thấy Hải Phòng có hệ thống hạ tầng nông thôn khá tốt để phát triển du lịch. Các tuyến đường liên huyện, liên xã khá phát triển, chất lượng đường tốt đảm bảo sự liên kết giữa các huyện và các vùng đồng quê nông thôn với trung tâm thành phố . Đặc điểm giao thông nông thôn Hải phòng có 3 loại gồm tuyến đường cấp xã – loại A, đường liên thôn xóm – loại B và đường phục vụ sản xuất: Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 35
  36. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng + Đường cấp xã loại A: Vùng đồng quê Hải Phòng có 164 xã trong đó có 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm xã. Tổng chiều dài các tuyến đường cấp xã là 1.109 km, riêng 6 huyện đất liền chiếm 92% ( 1.013 km ), trong đó chiều dài đường đã được dải nhựa 2,4%; bê tông xi măng là 3,9 %; đường đất là 19,75% ( 217 km ); còn các loại khác là 0,06%. Đường cấp xã đã được nhựa hóa tổng số 225,72 km, nhưng có sự chênh lệch tương đối lớn giữa các huyện: An Hải 164,5 km ( 72,9% ); Kiến Thụy 32,3 km ( 14,3% ); Tiên Lãng 8,22 km ( 3,6% ); Vĩnh Bảo 11 km ( 4,9% ); Thủy Nghuyên 9,7 km ( 4,3% ). + Đường liên thôn xóm loại nông thôn B: Toàn bộ khu vực đồng quê nông thôn Hải phòng có tổng chiều dài 1.148 km, trong đó đã được dải nhựa 2,4 km; ghép gạch nghiêng được 253 km; giải cấp phối được 559 km; còn lại là đường đất 66 km ( 45% ). Tổng số đường liên thôn xóm bằng đất của các huyện như sau: Thủy Nguyên 302,26 km, An Lão 136,3 km; Kiến Thụy 118,2 km; Tiên Lãng 110km + Đường phục vụ sản xuất: Toàn bộ có 2.247 km, đường phục vụ sản xuất ( nối khu dân cư với khu sản xuất ), trong đó được ghép gạch nghiêng 47 km còn lại 2.200 km đường đất. Mạng lưới giao thông đường bộ cho phép ôtô đi tới tất cả các điểm du lịch, giải quyết phần lớn việc vận chuyển hành khách và hàng hóa. Ngoài ra, còn có hệ thống xe bus đạt chất lượng đi từ trung tân thành phố đến tất cả các huyện ngoại thành. -Giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội trực tiếp nối với cacs tuyến đi Lào Cai – Vân Nam, Lạng Sơn – Quảng Tây và Bắc – Nam. So với các tuyến đường giao thông khác, tuyến đường sắt ở Hải Phòng khá nhỏ bé với khổ rộng 1m, được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Bên cạnh đó ga Hải Phòng cũng là 1 trong 4 ga lớn của miền Bắc đã góp phần tích cực cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa. Hiện tại, tuyến đường sắt Hải Phòng – Hải Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 36
  37. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Dương – Hà Nội vẫn duy trì đảm bảo an toàn chạy tàu và thời gian chạy tàu là 2 giờ đồng hồ. Hiện nay, ngành giao thông đường sắt Hải Phòng đã nhận được sự quan tâm đầu tư và tuyến đường sắt Hải phòng – Hà Nội là 1 trong dự án nâng thay ray, Tà vẹt làm cầu mới cho tất cả các tuyến đường sắt bằng vốn ODA ( Nhật Bản ) cho cả nước. Đồng thời với việc nhập nhiều đầu máy, toa xe của các nước đã cải thiện được việc vận chuyển bằng đường sắt. Chính vì vậy du lịch đường sắt sẽ ngày càng hấp dẫn hơn đặc biệt là du lịch cuối tuần tới các khu nghỉ mát biển như Đồ Sơn va Cát Bà của Hải Phòng. -Giao thông đường thủy: Cảng biển Hải phòng là cảng biển lớn thứ hai của vùng Bắc Bộ hiện nay ( sau cảng Cái Lân – Quảng Ninh ), năng lực vận chuyển bốc xếp đạt 5 – 6 triệu tấn hàng hóa hàng năm cho phép tàu trọng tải dưới 10.000 tấn có thể ra vào cảng. Ngoài cảng Hải Phong, Thành phố còn có nhiều cảng phụ, nhỏ, bổ trợ cho cảng chính như cảng Chùa Vẽ, Cảng Cám, cảng Vật Cách, cảng Đoạn Xá. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nằm sát biển Đông, gần các cửa sông nên Hải Phòng có thể mở ra nhiều chuyến du lịch bằng đường biển trong nước và quốc tế. Nhìn chung, trong thời gian qua Hải Phòng đã đóng góp được nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hội cho vùng, Đối với hoạt dộng du lịch, Hải Phòng là 1 cảng biển có đấy đủ các điều kiện cần thiết để mở rộng phát triển loại hình du lịch đường biển, ngày càng có nhiều khách du lịch quốc tế vào Hải Phòng bằng đường biển. -Giao thông đường không: Hải Phòng có sân bay du lịch Cát Bi đưa đón khách từ Cát Bi tới thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và ngược lại. Và tháng 9 năm 2006 mở thêm chuyến bay Hông Kông – Ma Cao – Hải Phòng và ngược lại. Một điều thuận lợi là sân bay Cát Bi có vị trí gần biển nhất so với tất Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 37
  38. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng cả các sân bay khác ở miền Bắc nên đây chính là 1 lợi thế giúp Hải Phòng có thể thu hút càng nhiều khách du lịch quốc tế đến du lịch Hải Phòng. *Hệ thống cung cấp điện : Thành phố hải Phòng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với nhiều địa phương khác trong cả nước là mạng lưới điện quốc gia đã được hình thành khá sớm, kết hợp với nguồn điện địa phương, đây là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch Hải Phòng . Khu vực đồng quê Hải Phòng có 247 trạm biến áp, 1607 kmđường dây hạ thế, chiếm 96,46 % số hộ nông dân được dùng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Theo thống kê, lượng điện dùng ở đông quê Hải Phòng chủ yếu là phục vụ sinh hoạt ( khoảng 70,8%) ; cho bơm nước khoảng 25,03% cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là 4,17% ; điện năng tiêu thụ bình quân đầu người cho khu vực đồng quê nông thôn Haỉ Phòng là trên 30,12 kwh/ người/năm. Tuy vậy, cơ sở hạ tầng của các trạm biến áp, biến thế, đường truyền tải điện khu vực nông thôn còn chắp vá và không đảm bảo an toàn. *Hệ thống điện cấp nước : Hải Phòng là địa phương rất quan tâm đến việc hỗ trợ đầu tư cấp nước sạch cho khu vực đông quê nông thôn Hải Phòng. Các hình thức sử dụng nước sinh hoạt của vùng đồng quê nông thôn Hải Phòng như sau : -Nước mưa được nông dân nông thôn sử dụng khá phổ biến để ăn uống chiếm 49,4% dân số nông thôn.Theo kết quả điều tra của Sở du lịch Hải Phòng tại vùng đồng quê nông thôn Hải Phòng có 136.869 bể chứa nước mưa. -Nước giếng khoan phần lớn là giếng do dân tự làm, còn lại được nhà nước đầu tư và do dân đóng góp với 450.000 người được sử dụng điện chiếm 38,95% dân số ở nông thôn. -Nước mặt ở vùng quê nông thôn Hải Phòng bao gồm: nước ao hồ, kênh, mương , sông, giếng tự đào được dùng để tắm giặt. Nguồn nước đang có nguy cơ ô nhiễm do phân hóa học , thuốc trừ sâu và các chất rác thải Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 38
  39. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng của các khu công nghiệp, bênh viện và sinh hoạt khu dân cư Do vậy, trong những năm tới nhu cầu nước sạch trên địa bàn đồng quê nông thôn Hải Phòng có xu hướng gia tăng số lượng sử dụng, nhất là khi loại hình du lịch đồng quê phát triển.Vì vậy, vấn đề quan tâm hiện nay ở vùng đông quê Hải Phòng là hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và du lịch, đầu tư hệ thống sử lý nước thải, chất thải để bảo vệ môi trường và mặt nước ở nông thôn. Và hầu hết các xã địa phương khu vực đồng quê nông thôn Hải Phòng có nước máy sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. *Hệ thống thông tin liên lạc: Hải Phòng là một thành phố lớn, một trung tân kinh tế quan trọng của cả nước , nên hệ thống thồn tin liên lạc đã có đầy đủ cả mạng lưới bưu chính và viễn thông . Về mạng lưới bưu chính, năm 2005 , toàn thành phố có 100% xã điểm bưu điện văn hóa và bưu cục. Mật độ phục vụ bình quân đạt 7.647 người/ một điểm bưu cục và bán kính là 5km/ 1 điểm phục vụ.Trung bình 17 điện thoại /100 dân. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển dã góp phần liên kết thông tin giữa nông thôn với các khu vực bên ngoài, đồng thời tạo cơ hội nông thôn hòa nhập kinh tế xã hội chung của cả nước và tạo điều kiện thuận lợi để khai thác các tài nguyên vùng đồng quê nông thôn Hải Phòng . *Giáo dục: Trên địa bàn khu vực đông quê nông thôn Hải Phòng có 100% số xã có trường tiểu học, phổ thông trung học cở sở và có trường phổ thông trung học. Hiện tại hầu hết các trường , lớp ở các cấp học khá khang trang và một số trường đang được cao tầng hóa, mỗi xã thị trấn có khoảng 3 dãy nhà học cao tầng 2 đến 3 tầng để phục vụ cho việc giảng dậy trường đủ đảm bảo phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở. Toàn thành phố Hải Phòng hiện có 4 trường đại học, 2 viện nghiên cứu về biển, 2 trường cao đẳng, 9 trường kỹ thuật, ngành nông nghiệp có 1 trường dạy học nghề nông nghiệp, ngành du lịch có 1 trung Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 39
  40. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng tâm dạy nghề du lịch, hiện nay thành phố đang xây dựng một trường dậy nghề về du lịch. *Y tế : Toàn bộ các huyện đều có bệnh viện, 100% số xã có trạm y tế, 60% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, trong đó có 22,8% số trạm được xây dựng kiên cố. Hệ thống y tế điều trị và hệ thống y tế dự phòng trên địa bàn các vùng đồng quê nông thôn Hải Phòng, đồng thời tạo cho khách du lịch một tâm lý yên tâm khi đến du lịch ở vùng đồng quê nông thôn Hải Phòng . 2.1.2.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật Như vậy, trong những năm vừa qua, các Công ty du lịch của Trung Ương và địa phương đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp làm cho năng lực đón khách của Hải Phòng tăng lên nhanh. Đồng thời với trào lưu đó, nhiều khách sạn mini đã được hình thành, các nhà khách, nhà nghỉ cũng đã được các ngành chú ý đầu tư góp phần tích cực và có hiệu quả trong việc đáp ứng tạm thời về cơ sở lưu trú. Nhưng còn nhiều vấn đề tồn tại như kiến trúc chưa đẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu về việc bố trí hợp lý các dây chuyền công nghệ , chưa phù hợp với cảnh quan xung quanh, thiếu sự bảo dưỡng thường xuyên, nói chung chất lượng phục vụ còn thấp.Thực trạng khai thác của các khách sạn nói chung cũng chưa hợp lý , hầu hết các khách sạn chỉ làm các nhiệm vụ về kinh doanh ăn, nghỉ cho khách còn các dịch vụ bổ xung thì rất thiếu. Hầu hết các khách sạn tập trung ở đô thị, số lượng khách tập trung ở vùng đô thị còn ít *Các cơ sở vật chất kỹ thuật khác: Các cơ sở này bao gồm các cơ sở ăn uống ngoài khách sạn lưu trú, các cơ sở lưu trú giải trí, thể thao, các dịch vụ bổ sung, các dịch vụ vận chuyển khách Trong lĩnh vực này ở Hải Phòng nhìn chung chưa được chú ý và quan tâm đúng mức. Các cơ sở ăn uống: Hệ thống nhà hàng ăn uống của Hải Phòng trong những năm gần đây khá phát triển. Vai trò của các cơ sở tư nhân tăng lên Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 40
  41. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng đáng kể . Các món ăn đặc sản dân tộc, truyên thống được bày sẵn trong các nhà hàng tương đối khang trang, lịch sự có sức hút đối với du khách trong và ngoài nước. Vấn đề quảng cáo trong ăn uống vẫn chưa được chú ý quan tâm đúng mức. Hầu hết các nhà hàng đều không có nhiều hiểu biết về tâm lý phục vụ khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách các nước Châu Âu và các nước ít có quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Các cơ sở vui chơi giải trí, dịch vụ hỗ trợ : Các cơ sở vật chất về thể thao, văn hóa, nghệ thuật, trung tâm thương mại và khu vực vui giải trí của Hải Phòng tuy đã phong phú hơn trước nhưng nhìn chung chưa đáp ừng được đầy đủ các nhu cầu của du khách đặc biệt là du khách quốc tế. Các môn thể thao du lịch biển như lướt ván, đua thuyền, săn bắn ngầm còn quá ít ỏi và chưa phổ biến. Việc khai thác vốn văn hóa văn nghệ dân gian vào phục vụ du lịch còn chưa được quan tâm bồi dưỡng đầy đủ. Các di tích lịch sử, các điểm thắng cảnh chưa được đầu tư tôn tạo tương xứng nên chưa hấp dẫn được nhiều du khách. Những dịch vụ khác như dịch vụ vận chuyển khách du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách. Hệ thống taxi Hải Phòng cũng đã củng cố và nâng cấp, nhưng phân bố không đều, thời gian di chuyển chậm nên khách phải đợi rất lâu. Chính những điều này đã làm hạn chế rất nhiều nhu cầu du lịch của du khách. *Đánh giá về cơ sở hạ tâng và cơ sở vật chất kỹ thuật Nhìn chung, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở Hải Phòng nói chung và vùng đồng quê Hải Phòng nói riêng tương đối khá, thuận lợi cho Hải Phòng trong việc phát triển các tour du lịch đồng quê góp phần vào sự phát triển đa dạng của ngành du lịch Hải Phòng. Tuy nhiên, qua thẩm định nhiều khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, nhà ở cho người nước ngoài thuê cho thấy : Tổng số vốn đầu tư cho 589 cơ sở là 590.545 triệu đồng ; công suất sử dung phòng chỉ đạt từ 22 – 25%, lao động thấp, doanh thu không kiểm soát được nguồn thu ngân sách bị thất thoát; đầu Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 41
  42. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng tư manh mún, phần lớn là tự phát, kinh doanh đơn điệu, không chú trọng chất lượng phục vụ. Hải Phòng còn cần bổ sung thêm các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, các dịch vụ bổ sung và các dịch vụ vận chuyển khách. Có như vậy, thì hoạt động du lịch mới phong phú và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của du khách. 2.1.2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn của tour du lịch *Dân cư : Cư dân sinh sống tai Hải Phòng xuất hiện từ rất xa xưa. Theo kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại di chỉ Cát Bà thuộc di chỉ Cát Bà và di chỉ Tràng Kênh thuộc huyện Thủy Nguyên đã cho thấy dấu vết cư trú của người cổ xưa ở đây có niên đại cách ngày nay khoảng 6000 năm, đánh giá đầu tiên khai phá mảnh đất này. Từ đó đến nay cùng với lịch sử dân cư Hải Phòng không ngừng biến động và phát triển. Dân số - nguồn nhân lực cũng là một trong yếu tố phát triển quan trọng. Hải Phòng hiện nay có 1 triệu người trong độ tuổi lao động ( trong tổng dân số là 1,7 triệu người) sinh sống tại 4 quận nội thành, 1 thi xã và 8 huyện thành thị là 0,58 triệu dân chiếm 34,1%. Là thành phố có trên 100 năm phát triển cảng biển và làm công nghiệp nên đã hình thành một đội ngũ công nhân đông đảo giàu truyền thống trong đó 90% dân số thuộc độ tuổi lao động chiếm có việc làm. Với trên 4,5 vạn lao động làm việc trong các ngành công nghiệp – xây dựng trên 26 vạn lao động làm việc trong ngành dịch vụ, giao thông, thương mại , bưu điện cùng với trên 42,3 vạn cán bộ có trình độ cao đẳng, đai học, trên đại học trong đó có 162 Tiến sĩ, Giáo sư, Phó giáo sư. Người dân Hải Phòng có trình độ học vấn tương đối ca. Tỷ lệ số dân trong độ tuổi lao động đang làm việc đã qua đào tạo khá cao, lao động kỹ thuật chiếm 23,3 %, cán bộ có trình độ Đại học và cao đẳng chiếm 5,23% trong tổng số lao động. Có 4 trường Đại học, trên 50 trường cao đẳng và trung tâm đào tạo góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.[ 5; 9 ] Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 42
  43. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Theo số liệu điều tra của Sở du lịch Hải Phòng nghiên cứu tại 164 xã, mật độ dân cư nông thôn thấp hơn thành thị, trung bình khoảng 1000 người/ km². Nhìn một cách tổng quát, dân cư Hải Phòng có trình độ dân trí tương đối cao so với các vùng khác, do có lịch sử phát triển khá sớm, lại là thành phố trực thuộc Trung Ương , là trung tâm kinh tế, chính trị và là một cực trong tam giác tăng trưởng kinh tế của các tỉnh phía Bắc ( Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh ). +Về cơ cấu dân cư, Hải Phòng vốn là thành phố của sự giao lưu, cho nên trong suốt quá trình phát triển, có nhiều lớp dân cư từ nơi khác đến sinh sống, kể cả người nước ngoài ( chủ yếu là người Hoa ). Người Việt chủ yếu từ các tỉnh lân cận tới, họ mang theo những đặc trưng văn hóa đến Hải Phòng. Tuy nhiên, tất cả họ đều mang một tính cách chung : thứ nhất họ cùng có chung một cội nguồn văn hóa Việt, Thứ hai họ cùng có chung cốt cách của người đi khai phá : mạnh mẽ, táo bạo là bản chất của người Hải Phòng. Những đặc tính trên đã trở thành yếu tố cố kết người Hải Phòng trong suốt lịch sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Cho nên, đến Hải Phòng, đặt chân đến bất cứ nơi đâu chúng ta cũng bắt gặp các di tích gắn liền với các truyền thuyết, lịch sử oanh liệt của Hải Phòng. Những di tích này chính là nguồn tài nguyên quan trọng của vùng đồng quê nông thôn Hải Phòng để phục vụ trong việc phát triển du lịch của Hải Phòng. *Các di tích lịch sử văn hóa : Các di tích lịch sử văn hóa là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng của Hải Phòng. Cho đến nay theo thống kê chưa đầy đủ, toàn thành phố Hải Phòng có 461 di tích, với mật độ trung bình hơn 32 di tích /100km². Như vây, Hải Phòng là một trong những tỉnh, thành phố của cả nước có mật độ di tích cao. Tuy nhiên các di tích phân bố không đều tập trung ở các vùng quê nhất là các huyện An Dương, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, An Lão, Tiên Lãng. Những di tích này là những tài nguyên đáng quý ở Hải Phòng, đa số các di tích được phân bố trong các khu thắng cảnh vì thế chúng có ý nghĩa du Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 43
  44. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng lịch to lớn . Nếu lấy trung tâm thành phố Hải Phòng làm điểm xuất phát theo hai chiều xuôi về Tây – Nam xuống Kiến An, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên lãng, chúng ta sẽ lần lượt đến thăm các di tích và danh lam thắng cảnh của những vùng nông thôn hải Phòng. Trên đường xuống phía Nam chúng ta có thể thăm một loạt các di tích lịch sử văn hóa, các thắng cảnh đẹp.Bắt đầu với cuộc hành trình này chúng ta được thăm Đồi Thiên Văn thuộc địa phận Kiến An, chiêm ngưỡng tượng đài Sông Hồng một công trình kiến trúc rất nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Tiếp tục hành trình chúng ta được đi thăm mảnh đất Vĩnh Bảo cổ kính – mảnh đất của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một người mà cốt cách và tài danh đã trở thành huyền thoại để nhân dân tôn thờ ông trong suốt 700 năm qua chưa một ngày nguội lạnh khói hương ngưỡng vọng.Đến đây du khách còn có thể bị cuốn hút, say mê trước vẻ đẹp ngàn đời của miền quê đất Việt. Dẫu qua bao khắc nghiệt của thời gian và chiến tranh , những nét cổ xưa vẫn còn giữ nguyên trên mái ngói rêu phong của nhà dân hay những nét cong bay vút của các mái đình An Quý , Nhân Mục, Quán Khái Chúng không những có giá trị lịch sử mà còn là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Tiếp tục với cuộc hành trình đi Vĩnh Bảo chúng ta sẽ được đến với làng nghề tạc tượng gỗ Đồng Minh – là cơ sở ra đời cho nghệ thuật dân gian nổi tiếng của Vĩnh Bảo là múa rối nước, thăm miếu, chùa Bảo Hà – nơi thờ Linh Lang Đại Vương và ông tổ làng Nguyễn Công Huệ là biểu hiện tài nghệ kiệt xuất của tổ làng nghề điêu khắc. Như vậy, có thể nói các di tích lịch sử trên có giá trị lịch sử rất cao với phát triển du lịch Hải Phòng nói chung và cho chuyến du lịch du khảo đồng quê nói chung. Vấn đề đặt ra là phải khai thác chúng một cách hợp lý để chúng có thể phát huy hết giá trị của mình trong thời gian tới, đáp ứng một cách tốt nhất cho hoạt động du lịch của Hải Phòng. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 44
  45. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng *Các lễ hội: Các lễ hội truyền thống cũng là một tiềm năng du lịch đồng quê rất quan trọng cần chú ý đầu tư khôi phục và phát triển.Hải phòng là nơi có rất nhiều lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng, thu hút được rất đông nhân dân địa phương và các vùng lân cận khách du lịch trong nước và quốc tế Tour du lịch du khảo đồng quê cũng là một tour có rất nhiều những điểm du lịch lễ hội nổi tiếng được nhiều người biết đến, nó hấp dẫn du khách không chỉ có những lễ hội mang tính chất lịch sử mà còn cả những lễ hội mang tính chất dân gian.Đây chính là những điểm nổi bật trong tour du lịch này. Lễ hội mang tính chất lịch sử : đó chính là lễ hội Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, lễ hội thu hút được đông đảo khách du lịch tham gia, ngoài ra còn có lễ hội đên Gắm (Tiên Lãng ). Lễ hội dân gian: Điểm đặc biệt trong tour du lịch này là có rất nhiều lễ hội dân gian đặc sắc thu hút được rất nhiều người quan tâm như ngày lễ pháo đất ở Vĩnh Bảo, lễ hội thả đèn giời. Đặc biêt hơn nữa là loại hình múa rối nước ở xã Nhân Hòa thuộc huyện Vĩnh Bảo, đây là loại hình thu hút được rất nhiều khách du lịch không những trong nước mà còn khách quốc tế vì nó không chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng và tâm hồn của người nông dân mà còn rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người nông dân. *Làng nghề truyền thống : Song hành cùng các di tích lịch sử văn hóa như Đền, Đình, Chùa, Miếu và các lễ hội truyền thống dậm đà bản sắc văn hóa miền biển, Hải Phòng còn có những làng nghề thủ công tồn tại nhiều đời nay. Đặc biệt là ở Vĩnh Bảo có rất nhiều làng nghề thủ công truyền thông như : dệt chiếu Hòa Bình, sơn mài Cổ Am, Đồng Minh, dệt vải Cổ Am, mây tre đan Tân Hưng, Nhân Hòa, Vĩnh Phong, trong đó có làng nghề tạc tượng sơn mài Bảo Hà là làng nghề đang được khai thác phục vụ du lịch. Đây cũng là một điểm quan trọng trong tour du lịch du khảo đồng quê. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 45
  46. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Làng nghề Bảo Hà Đồng Minh là quê hương của nghề điêu khắc sơn mài nổi tiếng một thời. Trải qua mấy trăm năm với bao thăng trầm lịch sử, nghề điêu khắc có khi thịnh đạt, có lúc suy thoái nhưng nhìn chung vẫn được duy trì và đã trở thành nghề cổ truyền độc đáo của vùng này. Theo truyền thuyết nghề tạc tượng của Bảo Hà có từ thời Hán – Lê ( thế kỷ 16 ) do cụ Nguyễn Công Huệ truyền lại. Từ đó đến nay không thể tính được Các thế hệ Bảo Hà đã tạo bao nhiêu bức tượng ở bao nhiêu địa điểm. Chỉ riêng địa phương Vĩnh Bảo kiểm kê 1997 miếu Bảo Hà còn lưu 112 pho tượng do thợ Bảo hà tạc Các tác phẩm điêu khắc của Bảo Hà luôn mang sắc thái riêng rất sinh động và gần gũi với đời thực. Đó là những pho tượng Tố Nữ mang dáng dấp cô gái thôn quê, môi chúm chím trái đào, tóc buông dài, vạt áo lệch cố ý để lộ ra khoảng cổ áo. Tượng quan võ trầm tư tính toán việc đời, việc nước, tượng tổ nghề Nguyễn Công Huệ đầy vẻ hỷ xả, thoát tục .tất cả đều bay bổng trong trí tưởng tượng phong phú cùng với tay nghề điêu luyện của người thợ Bảo Hà . Tương thần Linh Lang đặt ở giữa miếu Ba Xã là pho tượng nổi tiếng hơn cả biểu hiện tài nghệ kiệt xuất của tổ nghề Nguyễn Công Huệ về điêu khắc. Nghề tạc tượng Bảo Hà là cơ sở ra đời cho loại hình văn nghệ dân gian rất nổi tiếng của Vĩnh Bảo là múa rối nước. Đây là tài sản quý giá trong kho tàng văn hóa dân gian Hải Phòng cần được lưu giữ. Như vậy làng nghề truyền thống là những vốn quý của nông thôn Hải phòng trong việc phát triển những tour du lịch trên địa bàn đồng quê nông thôn Hải Phòng nói riêng và du lịch Hải Phòng nói chung. *Những tài nguyên nhân văn khác: Vùng đồng quê nông thôn Hải Phòng còn rất nhiều ngôi nhà cổ, làng cổ cũng là đối tượng để khách du lịch đến thăm. Ngoài ra ở đây còn những tập quán văn hóa và sinh hoạt của cư dân nông thôn, của nền văn minh lúa nước sông Hồng Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 46
  47. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng 2.2.Vấn đề khai thác tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng 2.2.1. Điều kiện phát triển tour du lịch du khảo đồng quê 2.2.1.1. Vị trí và các điểm tham quan du lịch Chương trình du khảo đồng quê dọc theo quốc lộ 10 xuống phía Nam thành phố Hải Phòng, qua gần 50 km du khách sẽ được thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên của vùng đồng bằng Bắc Bộ xen kẽ giữa những núi non, sông ngòi và bờ biển. Bắt đầu cuộc hành trình, du khách đến với Kiến An có rừng Thiên Văn, có tượng bà mẹ Sông Hồng với bức phù điêu hoành tráng, Đài khí tượng Thủy văn, tiếp đến là An Lão một khu di tích lịch sử của thành phố. Cuộc hành trình trên quốc lộ 10 đưa du khách đến Vĩnh Bảo một vùng đất địa linh nhân kiệt với những ngôi làng cổ kính, một nền văn hóa đặc sắc truyền thống lâu đời, nơi sản sinh ra những bậc kỳ tài thiên hạ. Đó là, Tổ nghề tạc tượng Nguyễn Công Huệ, nhà văn hóa, nhà thơ, nhà giáo, nhà hiền triết, tài cao học rộng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Vĩnh Bảo nơi lưu giữ nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian như múa rối nước, rối cạn, tứ linh, thả đèn trời, đốt pháo bông, nén pháo đất. Đến vùng đất này là đến với những làng nghề truyền thống như Tạc tượng, sơn mài Đồng Minh, làm con giống Nhân Hòa. Tiên Lãng, địa danh nổi tiếng một thời trên bản đồ giao thương thế giới, nằm trên con đường tơ lụa, từng là một cảng thị sầm uất thời trung đại. Cũng như Vĩnh Bảo, Tiên Lãng có rất nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác. Du khách có thể thư giãn sau một hành trình dài với các dịch vụ tắm nước khoáng nóng, tắm bùn, vật lý và vui chơi giải trí tại Khu du lịch sinh thái Suối khoáng nóng Tiên Lãng trước khi về lại thành phố Hải Phòng. Một vùng quê giàu tiềm năng du lịch, con người mến khách đang mời gọi, chào đón Quý khách. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 47
  48. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng 2.2.1.2.Lịch trình dự kiến Ăn sáng tại khách sạn 7 giờ 30 phút xuất phát từ Hải Phòng đi Vĩnh Bảo Qua Kiến An, An Lão, Tiên Lãng Tham quan khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Thăm làng nghề tạc tượng xã Đồng Minh - Miếu Bảo Hà Thăm gia đình nghệ nhân tạc tượng Xem biểu diễn rối cạn Thưởng thức một số món ăn truyền thống của khu vực đông bằng Bắc bộ Tham quan đình Nhân Mục - xã Nhân Hoà Thưởng thức nghệ thuật múa tứ linh, múa rối nước Ăn trưa tại thị trấn huyện Vĩnh Bảo Về khu du lịch sinh thái khoáng nóng Tiên Lãng Tham quan khu du lịch suối nước khoáng nóng Tiên Lãng, tắm nước khoáng nóng 16 giờ 30 phút trở về Hải Phòng Kết thúc chương trình 2.2.1.3. Tour du lịch du khảo đông quê - những điểm du lịch hấp dẫn Du khách đến với tour du lịch du khảo đông quê sẽ được tham quan những di tích lịch sử - văn hóa, những miền quê mang đâm đà nét văn hóa của cư dân nông thôn Hải Phòng *Kiến An: Kiến An có núi ông Voi Có sông Văn Úc có đồi Thiên Văn Từ lâu câu ca nổi tiếng đó đã được truyền tụng như một niềm tự hào của ngưới dân Kiến An – Hải Phòng Miền đất cổ kính này, thời Bắc thuộc nằm trong địa bàn huyện Câu Lộc, thời quốc gia Đại Việt thuộc huyện An Lão. Từ năm 1897, Kiến An là tỉnh lỵ của Hải Phòng. Năm 1902, tỉnh Hải Phòng đổi tên thành Phù Liễn (Sau đổi Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 48
  49. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng thành Kiến An). Năm 1963 sáp nhập Hải Phòng - Kiến An, nội thị Kiến An trở thành một thị xã. Đến nay Kiến An là một trong 5 quận của thành phố Hải Phòng. Núi Voi cách trung tâm thành phố chừng 20km về phía Tây. Nơi đây là một quần thể danh thắng thơ mộng, gồm hàng chục ngọn núi đồi đột khởi giữa vùng đồng bằng phì nhiêu, có sông Lạch Tray hiền hòa tươi mát quanh năm. Lớn nhất là núi Voi tựa như hòn non bộ khổng lồ, kỳ thú với những vách đá chênh vênh, hang sâu, động lớn hồ trong như: Họng Voi , Miệng Hổ, hang Ông Vin, hang gà Vị, hang Hình, hang Trạn Đồi Thiên Văn - Sông Lạch Tray là những cái tên mà người dân Kiến An Luôn nhắc tới như một niềm tự hào, một hình tượng của quê hương xứ sở. Đứng trên đỉnh đồi Thiên Văn hay đỉnh núi Cột Cờ, núi Vọ phóng tầm mắt nhìn bốn hướng, bạn mới thấy hết được những gì trời phú cho mảnh đất nhỏ bé này. Kiến An tựa như làng công chúa còn đang thiêm thiếp ngủ trong rừng chờ chàng hoàng tử tài hoa đánh thức Đồi Thiên Văn xưa có tên là núi Kha Lâm, nằm giữa trung tâm quận, đỉnh cao nhất là 116m so với mực nước biển. Năm 1902, chính phủ bảo hộ Pháp cho xây ''Sở Khí tượng và Đài Quan trắc trung tâm Đông Dương'' trên núi Kha Lâm. Đài Thiên Văn là một quần thể kiến trúc hiện đại, một trung tâm nghiên cứu khoa học khí tượng thủy văn của thành phố, của đất nước. Với gần 1 thế kỷ hoạt động, qua nhiều lần chỉnh trang theo hướng hiện đại hóa, Đài Khí tượng thiên văn Phù Liễn thực sự trở thành một thực thể hữu cơ của cảnh quan Kiến An đổi mới. Đến với Kiến An chúng ta sẽ được đi tham quan một số địa danh như: Đồi Thiên Văn, Đài Khí tượng thủy văn Phù Liễn, Tượng Bà mẹ Sông Hồng, Vườn chim núi Đấu *Vĩnh Bảo Đến với vùng đất Vĩnh Bảo chúng ta được đi tham quan một số đia danh như: +Làng nghề tạc tượng gỗ Đồng Minh Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 49
  50. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Thôn Bảo Hà, xã Đồng Minh nổi tiếng cả nước với nghề tạc tượng. Các tác phẩm điêu khắc ở đây mang sắc thái riêng, rất sinh động và gần gũi với đời sống thực. Đó là những pho tượng tố nữ mang dáng dấp cô gái quê, môi chúm chím trái đào, tóc buông dài, vạt áo cài lệch, cố y lộ ra khoảng cổ cao. Tượng quan văn, quan võ trầm tư, toan tính việc đời, việc nước. Tượng tổ nghề Nguyễn Công Huệ đầy vẻ hỷ hả thoát tục Để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống này, năm 1972, xã đã thành lập hợp tác xã thủ công Đông Tiến. Hợp tác xã một thời đã thu hút, đào tạo được nhiều lớp thợ tài ba có thể kế tục sự nghiệp của cha ông. Nhưng hiện nay nghề này đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là vốn và thị trường xuất khẩu. Trong cơ chế mới, những cố gắng của lớp thợ già yêu nghề, những sáng tạo say mê của lớp thợ trẻ không còn là cứu cánh để bảo vệ nghề cổ truyền của cha ông. Nguyễn Công Huệ là người mở đầu nghề tạc tượng ở Bảo Hà. Tên tuổi của ông gắn liền với nghề tạc tượng của phường Bảo Hà hồi thế kỷ 15, 16. Nguyễn Công Huệ cũng là người Bảo Hà đầu tiên tạc con rối và phát triển nghệ thuật múa rối ở vùng này. Tượng thần Linh Lang đặt thờ ở miếu Ba Xã, là pho tượng nổi tiếng nhất, biểu hiện tài nghệ kiệt tác của ông về điêu khắc. Tượng tạc cao bằng người thực, nét mặt vẽ đẹp, khôi ngô, đầu đội vương miện, mình mang quần lụa, áo đào. Chân và tay pho tượng có nhiều khớp chốt đinh gỗ, nên có thể đứng lên ngồi xuống được. Nguyễn Công Huệ còn được suy tôn là tổ sư nghề ngải cứu, ông am hiểu về y lý, và còn để lại 3 pho tượng đồng làm giáo cụ trực quan, trên tượng có chỉ dẫn cụ thể từng huyệt trên cơ thể, cùng 3 bộ sách hướng dẫn cách chữa bệnh. Tiếc rằng những pho tượng quý này bị thất lạc, dưới thời Tự Đức( 1848 - 1883). Hiện chỉ còn bộ sách ''Ngải cứu'' do dòng họ Bùi ở Bảo Hà truyền đời lưu giữ và hành nghề chữa bệnh cho nhân dân quanh vùng. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 50
  51. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng +Miếu Cựu Điện – xã Nhân Hòa Cựu Điện là một thôn thuộc xã Nhân Hòa, huyện Vĩnh Bảo nằm giữa vùng cư dân đông đúc. Miếu cổ Cựu Điện trông như một tòa thành vững chắc, thâm nghiêm trong hình đồ tứ giác, kiến trúc miều hiện tại không còn giữ được vẻ nguyên khai của tòa cổ miếu với những gác chuông, gác chống cao vút, nơi giửi gắm những ước mơ của con người trần tục về cõi Niết Bàn, bồng nai tiên cảnh và những lớp tường bao trùng trùng của chốn mê cung hư ảo. Miếu Cựu Điện từ lâu đã trở thành một trung tâm văn hóa, một ngôi nhà chung của cộng đồng xóm trang nghiêm mà ấm cúng, hòa quên gắn bó với thiên nhiên và con người trên mảnh đất ven sông dòng Tuyết giang này. Về Cựu Điện du khách không thể không đến thăm “ Bảo tàng lưu niệm danh nhân Vi Thủ An” và phòng trưng bày truyền thống quê hương đặt ngay trong di tích, đã từng là bảo tàng xã điển hình của một thời. Người xem lại như được trở về với truyền thống đánh giặc, sản xuất nông nghiệp, nhất là nghề trồng lúa nước xây dựng xóm làng của cư dân địa phương cách đây hàng ngàn năm. Miếu Cựu Điện một di tích, một danh lam thắng cảnh có cảnh quan tươi mát trong lành thế địa lý của một miền quê đồng bằng vạn vật thật là vô cùng quý giá. Chúng ta mong và tin rằng trong tương lai không xa, khu di tích này đã được chăm sóc, xây cất thành một trung tâm du lịch thanh nhã và hấp dẫn, xứng đáng với tầm cỡ thành phố Cảng đẹp giàu. +Đình Nhân Mục Nhân Mục là tên một làng thuộc xã Nhân Hòa – huyện Vĩnh Bảo, nơi có ngôi đình cổ nổi tiếng. Đình Nhân Mục là di tích kiến trúc nghệ thuật hoàn toàn bằng gỗ lim, bảo vệ ước mơ ngàn đời của nhân dân địa phương nhằm xây dựng quê hương hòa mục ấm êm. Đình thờ Đức Thánh Tản Viên, gồm 5 gian tiền đường được xây dựng từ thế kỷ 17 . Trong đình có nhiều cổ vật quý như: Kiệu bát cống thế kỷ 18, nghề gốm, đầu rồng bằng đất nung mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17, Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 51
  52. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng bia đá năm Chính Hòa thứ 15 (1694 ), bình pha trà gốm men ngọc thuộc thế kỷ 14 (thời Trần), sập gỗ (thế kỷ 19). Đình Nhân Mục được xây dựng khá sớm. dựa vào một bộ phận kiến trúc của đình cũ như con giống, đầu đao được trưng bày, bảo quản tại di tích đã khẳng định niên đại thuộc thế kỷ 17, ngôi đình hiện tại là sản phẩm của đợt trung tu hoàn thành vào năm 1941, nó là mợt công trình khá hoàn chỉnh, chẳng những được bố cục đẹp bên ngoài mà cấu trúc bên trong toàn diện và khá độc đáo. Đình Nhân Mục không những tiếp thu và phát triển được những kỹ thuật của kiểu kiến trúc điệp ốc mà còn có phần sáng tạo thêm. Với Đình Nhân Mục, việc bảo tàng hóa các di tích rất thuận lợi vì bản thân các di tích cũng đã như bảo tàng mĩ thuật rồi. Bên cạnh đó, với ý thức bảo tồn vốn cổ, truyền thống quê hương, chính quyền và nhân dân xã Nhân Hòa đã xây dựng hệ thông trưng bày bổ sung di tích bằng nhiều hiện vật gốc, tài liệu phụ có giá trị lịch sử, nghệ thuật và khoa học. Điều đáng quý và trân trọng là công tác trưng bày này đã không làm ảnh hưởng, sai lệch nguyên gốc di tích mà còn có tác dụng tôn tạo và giới thiệu sâu hơn cho giá trị nhiều mặt của di tích. Đình Nhân Mục không chỉ là nơi tàng giữ, bảo tồn những di vật nghệ thuật quý mà còn là trung tâm bảo lưu những sinh hoạt văn hóa cổ truyền tốt đẹp của dân tộc. + Cụm di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491 tại làng Trung Am huyện Vĩnh Lại xứ Hải Dương, nay là xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc (cháu ngoại quan thượng thư Nhữ Văn Lan ) có học vấn, cả hai bố mẹ đều là người văn tài học hạnh nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thông hiếu học của gia đình và quê hương. Lớn lên Nguyễn Bỉnh Khiêm được theo học quan thượng thư bản nhãn Lương Đắc Bằng. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 52
  53. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Năm 1535, triều vua Mạc Đăng Doanh, lúc này Nguyễn Bỉnh Khiêm 45 tuổi mới đi thi. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đàu và đỗ trạng nguyên. Sau khi đỗ Trạng ông làm quan cho triều Mạc và được phong là tả thị lang bộ Hình. Cộng tác với tân triều được 7 năm và sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần mà không được chấp nhận, ông đã xin về ẩn dật tai quê nhà. Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một nhà thơ lớn của dân tộc, là cây đại thụ thơ văn của thế kỷ 16 mà ông còn là một vị Trạng nguyên tài ba, có hành trạng gắn với nhiều giai thoại, truyền thuyết ly kỳ. Dân gian còn lưu truyền nhiều câu truyện về sấm lý của Trạng Trình như: “ Hoành Sơn nhất đái khả dĩ dung nhân”, “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”, “ Ngã cứu nhĩ thượng lương chi ách, Nhĩ cứu ngã thất thế chi tôn” ( ta cứu ngươi thoát khỏi ách xà tơi, ngươi nên cứu cháu bảy đời của ta ) Vấn đề lý thú nữa là ngay từ năm thế kỷ trước đây, Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tập “ Sấm” của mình cũng có ghi một lời tiên tri đặc biệt, mà nhiều người cho rằng câu “ Sấm” ấy được ứng vào vận nước nhà. Đó là câu: “ Hồng lam ngũ bách niên thiên hạ Hưng tộ diên trường ức vạn xuân” * Tiên Lãng Đến với vùng đất Tiên Lãng du khách được đến với một địa danh lý tưởng của vùng đất Tiên Lãng được thư giãn sau một chuyến hành trình mệt mỏi. +Suối khoáng nóng Khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng Hải Phòng có nguồn nước khoáng nóng 54˚C được khai thác từ mỏ nước ngầm ở độ sâu 850m dưới lòng đất. Qua nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, nguồn nước khoáng nóng ở đây là một trong 5 mỏ khoáng nóng đặc biệt của Việt Nam, có rất nhiều khoáng chất với hàm lượng cao, đặc biệt hơn cả là một số khoáng chất kim loại nặng rất quí cần thiết cho sức khoẻ cơ thể và chữa được nhiều bệnh mãn tính Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 53
  54. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Theo nghiên cứu của Trường đại học Dược Hà Nội và các nhà khoa học Việt Nam, Tiệp Khắc, nước khoáng ở đây giống với các nguồn nước khoáng nóng quí giá khác của Bungari, Nga, Pháp, Tiệp Khắc chữa được nhiều bệnh như: Viêm mãn tính đường hô hấp trên, dây thần kinh ngoại biên, bộ phận sinh dục nữ, thoái hoá, lao hạch, xương khớp không phải do lao, rối loạn chức năng nội tiết, tạng bạch huyết, di chứng chấn thương hoặc sau giải phẫu, đặc biệt với các bệnh nấm, ngoài da. Khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng Hải Phòng có 4 khu: 1. Khu vui chơi giải trí, ngâm tắm nước khoáng nóng, tắm bùn. 2. Khu khách sạn - Nhà hàng - Thể thao 3. Khu thương mại - Dịch vụ bán hàng 4. Khu nhà máy sản xuất nước đá 2.2.1.4. Hoạt động được tổ chức trong tour du lịch Đến với tour du lịch du khảo đồng quê du khách còn có cơ hội tham gia vào những trò hơi dân gian và các tích tiêu biểu của phương rối Nhân Hòa đã và đang được khai thác. Trên thế giới múa rối là loại hình nghệ thuật phổ biến, nhưng múa rối nước thì chỉ có ở Việt Nam, là sản phẩm của trí tưởng tượng và tâm hồn của người nông dân, hiện thân cho nền văn hóa đặc sắc của vùng nông nghiệp lúa nước trên địa bàn đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đình Nhân mục không chỉ là nơi tàng giữ bảo tồn những di vật nghệ thuật quý mà còn là trung tâm bảo lưu những sinh hoạt văn hóa cổ truyền tốt đẹp của dân tộc.Một trong những trò chơi dân gian xuất hiện từ rất lâu đời trong lễ hội làng Nhân Mục là trò múa rối mước và rối cạn. Đến với hội đình Nhân Mục, người ta quen với cảnh : Khán giả chen nhau vây quanh ao đình. Tiếng trống nổi lên mỗi lúc một rộn ràng. Tấm màn trúc thủy đình ( tức sân khấu rối nước ) hé mở, xuất hiện một con rối băng gỗ lớn bằng chú bé bốn, năm tuổi, đôi mắt đầy vể tinh nghịch, nét mặt tươi cười, mặc chiêc áp nẹp không tay, không cài để hở cái bụng quả dưa, rồi cất tiếng hát Hát xong Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 54
  55. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng chú tiến lại bánh pháo treo trên một cây sào cắm giữa ao và châm lửa. Pháo nổ ran mặt nước và ban đồng ca cất tiếng hát báo hiệu sắp kéo cờ. Những lá cờ nổi lên từ mặt nước tung bay trước gió trong tiếng hò reo, tiếng trông rộn ràng. Mở đầu buổi trình diễn rối nước trong hội đình Nhân Mục thường như vậy đó. Nước là yếu tố cơ bản không thể thiếu được của buổi biểu biễn rối nước. Nước là môi trường nâng phao của con rối. Nước soi bóng chẳng những con vật của vở diễn mà soi bóng cả sắc xanh của bầu trời cùng sáo động của cây cối cùng sự đun đẩy của người xem quanh bờ ao, đem đén cho vở diễn một sự huyền ảo kỳ diệu. Nước càng làm sống động hơn những cảnh đánh cá, thủy chiến hay cảnh chuyển động của những linh vật huyền thoại như long, ly, quy , phượng Nước khuyếch đại âm thanh của trống, sênh và tiếng pháo. Đôi khi nước thể hiện là mặt đất trong những cảnh đồng áng, hội làng. Nghệ thuật biểu diễn rối nước là những “ viên ngọc văn hóa” quý báu cuả Hải Phòng đang chờ vận hội để tỏa sáng.[ 4; 90 ] Dưới đây là một số trò và tích tiêu biểu của múa rối nước: *Trò múa rồng Rồng là con vật thần linh có trong truyền thuyết được nhân dân ngưỡng mộ “ Rồng”là biểu tượng cho sức mạnh và uy quyền nổi tiếng về Châu Á, lai mang dáng dấp cung đình. Trước đó Rồng từng là biểu tượng của nguồn nước và cầu mưa gắn với nông dân Việt Nam. Thật là kỳ diệu và ngạc nhiên khi con rồng ở dưới nước hiện lên, lúc phun lửa, khi phun khói. Nó bơi lượn uyển chuyển và mạnh mẽ . Hai sự mâu thuận như nước với lửa được kết hợp hài hòa cùng tồn tại khiến cho khán giả vô cùng ngạc nhiên, hứng thú, và tự đặt ra câu hỏi thật là tài tình “ làm thế nào mà những người nghệ nhân lại co thể đốt lửa ở dưới nước”. *Lân tranh cầu Hai con lân tranh nhau quả bóng màu. Cuộc chiến diễn rất quyết liệt nhưng vui vẻ như một cuộc trình diễn tuyệt diệu tràn đầy màu sắc trong tiết Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 55
  56. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng tấu âm nhạc, đầy cuốn hút. Với kỹ thuật sử dụng động tác của nước là chính, hai con lân với cầu, ngụp lặn linh hoạt. Quả cầu lặn ngay dưới hai con lân cũng lăn đuổi theo. Vừa mệt vừa tức hai con lân nằm xuống giả vờ ngủ. Chúng nằm duỗi dài nhưng khi quả cầu tiến đến gần chúng lao nhanh như cắt vồ lấy quả cầu và biến nhanh như cắt sau bức mành sân khấu trước sự vui thích của khán giả. *Đua thuyền Một trò chơi mang tính truyền thống của địa phương gần vùng sông nước. Hằng năm người dân thường tổ chức đua thuyền trong những ngày hội được mùa hoặc những ngày lễ tết. Những chiếc thuyền đua hối hả, sôi động trên nền nhạc dân ca quen thuộc cộng đồng thêm tiếng trống, tiếng mõ tạo cho người xem cảm giác đang trực tiếp xem một cuộc đua thuyền thật tổ chức tại một dòng sông mà xung quanh khán giả đang cổ vũ nhiệt tình. *Nông nghiệp Xuất hiện trên sân khấu nước cảnh những nông dân đang là việc trên cánh đồng mênh mông sóng nước. Họ làm việc rất cần mẫn khẩn trương vui vẻ, vừa làm vừa hát đối vang rộn cả cánh đồng. Nơi này người đàn ông đang cày với con trâu to khỏe, bước đi phăng phăng, nơi kia những co gái đang cấy mạ, trồng lúa như hứa hện một vụ mùa bội thu. Còn có những người đanh say thóc giã gạo Rồi lại thấy một anh chàng câu ếch rất tài tình. Kỹ thuật câu được thực hiện ngay trước mắt khán giả gây được sự thú vị bất ngờ đối với người xem. *Múa phượng Sân khấu rối nước đang êm đềm bỗng xuất hiện đôi phượng trong cảnh thanh bình chúng đi bên nhau rất hạnh phú, trên nền nhạc dân tộc, giai điệu trữ tình. Nó tượng trưng cho sự vĩnh hằng của tình yêu đôi lứa, tượng trưng cho sự bay bổng cao sang lãng mạn, duyên dáng và tinh tế lời ca đẹp đẽ giọng hát mượt mà đưa người xem đến với những tưởng tượng về tình yêu khi quả trứng tách đôi, một chú phượng nhỏ lạch vỏ chui ra. Đó chính là cao Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 56
  57. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng trào của tình yêu hạnh phúc, được kết tinh ở một thiên thần bé nhỏ mới trào đời giống như con người chúng ta vậy. *Đánh cáo bắt vịt Hai ông bà chăn vịt, cảnh chăn nuôi gia cầm thanh bình của người nông dân. Nhưng bất chợt một con cáo gian ngoan xuất hiện và rình trộm. Đây là một kỹ thuật hay của trò rối nước : con cáo bơi đuổi vịt, lúc chui vào bụi cây rồi lại leo nhanh lên cây cho đến khi nó vồ được con vịt, tha từ dưới nước leo lên cây. Rất bất ngờ và ngạc nhiên tiết mục kích thích sự tò mò và thắc mắc của khán giả như một sự thách đố lý giải. *Chọi trâu “ Dù ai buôn đâu bán đâu Mồng 9 tháng 8 chọi trâu thí về Dù ai buôn bán trăm nghề Mùng 9 tháng 8 nhớ về chọi trâu ( ca dao Đồ Sơn ) Trong âm thanh rộn rã, sôi động xuất hiện 2 con trâu to khỏe. Con trâu không chỉ quen với việc cày bừa giúp nhà nông trong việc làm ruộng mà nó còn xuất hiện trên sân khấu với tư cách là những tay “ võ sĩ”. Vừa nhìn thấy là chúng đã xông thẳng vào nhau rồi dùng đôi sừng to khỏe mà húc vào nhau hối hả. Tiết mục tái hiện nguyên vẹn lễ hội chọi trâu Đồ Sơn – lễ hội độc đáo của cư dân miền biển mà không kém phần hấp. Nó đáp ứng phần nào sự tò mò của khách du lịch những người chưa từng được xem hội chọi trâu với niềm thích thú vô cùng. *Thạch Sanh giết xà tinh Tiết mục được lấy ra từ câu chuyện Thạch Sanh. Thạch Sanh bị Lý Thông ( người anh kết nghĩa )lừa đi canh miếu thần. Trong đêm tối bỗng nhiên xà tinh xuất hiện tấn công Thạch Sanh. Cuộc chiến diễn ra gay go bất phân thắng bại. Sau một thời gian giao chiến Thạch Sanh đã giết được xà tinh và dùng lưỡi rừu của mình chặt đầu xà tinh đem về. Tiết mục hấp dẫn người Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 57
  58. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng xem bởi sự ly kỳ và đầy kịch tính. Kết thúc Thạch Sanh chiến thắng xà tinh như một thông điệp “ ở hiền gặp lành, chính nghĩa sẽ thắng phi nghĩ” của ông cha ta. Ngoài ra đến với tour du lịch du khách còn thấy hấp dẫn bởi lễ hội thả đèn trời ở Vĩnh Bảo. Tương truyền tục thả đền trời ở Vĩnh Bảo có từ thời vua Lý Nhân Tông. Chuyện kể lại rằng : Năm 1076, sau chiến thắng quân xâm lược Tống, nhà vua đã bố cáo cho toàn dân mở hội vui chơi, ai có trò gì thì góp vui đều được thi thố, ngươi dân làng Bảo Hà lúc bấy đã giờ sáng tạo ra đền giời. Khách du lịch khi đến đây được trực tiếp tham gia vào trò chơi thả đèn giời. Thả đèn giời là một trong những trò chơi dân gian đặc sắc của Vĩnh Bảo. Từ bao đời nay người ta chỉ đốt đèn giời vào dịp lễ hội hay những cuộc thi thả đèn giời. Ngày nay khi khách đến đông vào bất kể thời gian nào thì khi kết thúc show diễn múa rối nước khách cũng được hướng dẫn và tự tay thả những chiếc đèn .[ 14; 89 ] 2.2.1.5. Tiềm năng phát triển của tour du lịch Phát triển du lịch đông quê là phù hợp với xu hướng và nhu cầu của khách du lịch hiên nay. Biết được yêu cầu đó Sở du lịch Hải Phòng đã phát triển tour du lịch du khảo đồng quê với mục đích giới thiệu cho du khách biết đến con người và mảnh đất Hải Phòng giàu truyền thống văn hóa – lịch sử Đến với “Du khảo đồng quê”, du khách sẽ được tham quan nhiều vùng đất với địa hình đa dạng, nhiều ngôi chùa cổ nằm rải rác ở vùng ven đô. Không chỉ được dự những lễ hội làng xã, du khách còn được đắm mình trong sự tĩnh lặng của những làng cổ còn giữ nguyên được cây đa, giếng nước, mái đình, lũy tre.Chính những nét nổi bật này đã làm cho những ai yêu thích cảnh quan của nông thôn Việt Nam muốn tim dến để khám phá và thưởng thức Quận Kiến An cũng được coi là khu đệm từ bên trong ra ngoài thành phố, nơi nhấp nhô những dãy núi Phù Liễu, Cựu Viên, núi Vọ, núi Đấu. Trên đỉnh núi Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 58
  59. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Phù Liễn xanh rợp rừng cây là Đài Thiên văn đã hơn trăm tuổi, được trang bị máy móc hiện đại có tầm quan sát trong vòng bán kính khoảng 500km. Dọc theo hướng quốc lộ 10 là các cánh đồng lúa và hoa màu mênh mông, trù phú. Rồi các hang động Long Tiên, Nam Tào, Bắc Đẩu, Họng Voi, Cá Chép, Cây Đèn, lấp lánh nhũ đá đủ hình dạng lạ kỳ. Ở Núi Voi là nơi phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ như lưỡi rìu, đục, mũi tên, đồ trang sức, xương thú thuộc niên đại sớm văn hóa Đông Sơn. Suối nước khoáng nóng và rừng ngậm mặn Tiên Lãng cũng sẽ hấp dẫn những ai mỗi khi đặt chân tới đây. Nói đến đồng quê Hải Phòng, cũng phải nhắc đến dòng sông Lạch Tray mà vùng đất bên hữu có những di tích gắn liền với các công trình kiến trúc và điêu khắc độc đáo, trong đó phần lớn đã được xếp hạng quốc gia. Bên cạnh đó, cùng với kho tàng huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca thì loại hình hát đúm, hát ca trù, múa rối cạn và múa rối nước rất phổ biến. Tuyến du lịch bằng đường bộ khởi hành từ trung tâm thành phố sẽ đưa du khách đến những điểm dừng chính là Đài thiên văn Phù Liễn, đền thờ các công chúa con vua Trần Thánh Tông, suối nước khoáng Tiên Lãng và rừng ngập mặn Vinh Quang, các làng nghề, đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Du khách còn có dịp xem múa rối, thả đèn trời, ném pháo đất, nghe nhạc dân gian, thưởng thức các món ăn dân tộc, tìm hiểu phong cách và nề nếp sinh hoạt của những người dân bình thường. Sẽ thật hào hứng được hoà mình vào trong thực tại đời sống yên bình của cùng quê Hải Phòng đối với những ai muốn có những giờ phút nghỉ ngơi thực sự sau nhiều ngày làm việc vất vả nơi đô thành. Chương trình du lịch "Du khảo đồng quê" sẽ giúp cho du khách hiểu rõ hơn về bản sắc làng quê VN. 2.2.2. Thực trạng khai thác 2.2.2.1. Lượng khách du lịch. Hiện nay, du lịch đồng quê nông thôn trên pham vi thế giới và trong nước đang có xu hướng phát triển và trở thành một “ mốt” du lịch trên thế giới. Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 59
  60. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Trong điều kiện kinh tế phát triển, hoạt động du lịch của con người không dừng lại ở việc nghỉ nghơi, giải trí mà còn nhằm thỏa mãn cả những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần. Những nét riêng biệt về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, tập quán sinh hoạt và phong tục truyền thống đặc trưng của từng địa điểm là những yếu tố mới lạ để thu hút khách du lịch. Ở Việt Nam hiện nay, môi trường chính trị trong nước ổn định, kinh tế xã hội đang có nhiều khởi sắc trên nhiều lĩnh vực là điều kiện thuận lợi thúc đẩy người dân đi du lịch. Hơn nữa, nhà nước đưa ra chính sách làm việc 40h/ tuần và thời gian nghỉ là 2 ngày, do đó người dân có nhiều thời gian nghỉ nghơi vào cuối tuần, sau những ngày làm việc căng thẳng, tại những vùng quê bình yên trù phú, với không gian thoáng đãng và được tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp như câu cá, cất vó, kéo lưới Số lượng khách và đặc điểm của thị trường khách là các chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của một điểm, cụm, tuyến du lịch của một địa bàn cụ thể, các chỉ tiêu về khách còn phản ánh mức độ hấp dẫn, tiềm năng thu hút khách của điểm du lịch đồng thời phản ánh xu hướng phát triển như có thể kiểm nghiệm việc phát triển thị trường khách hiện tại đã đúng hướng chưa và phù hợp với điểm du lịch chưa. Hải Phòng là thành phố có tiềm năng thu hút khách du lịch bởi nó là một cực trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và là một trong 10 trung tâm du lịch quan trọng của đất nước. Vùng đồng quê nông thôn Hải Phòng có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng và có sức hút lớn đối với khách du lịch. Trong những năm gần đây Hải Phòng đã thu hút được một số lượng khách du lịch. Ta có thể thấy qua bảng sau Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 60
  61. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Bảng 2 : Số lượng khách du lịch đến Hải Phòng giai đoạn 2005 – 2009 Đơn vị tính: nghìn lượt người Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Khách nội địa 1917 2170 2376 2980 3670 Khách quốc tế 512 650 697 730 520 Nguồn Sở du lịch Hải Phòng Bảng số liệu cho thấy lượng khách du lịch đến với Hải Phòng qua giai đoạn 2005 - 2009 khách nội địa tăng lên từ năm 2005 là 1917 nghìn người đến năm 2009 là 3670 nghìn người . Khách quốc tế có xu hướng giảm năm 2005 là 512 nghìn người đến năm 2009 là 520 nghìn người. Như vậy chỉ có khách nội địa tăng còn khách du lịch quốc tế có chiều hướng giảm dần. Như vậy có thể thấy số lượng khách nội địa tăng lên, nhưng lượng khách quốc tế thì lại ít đi. Khách đến với tour du lịch chủ yếu là khách nội địa chủ yếu là khách dến từ các vùng lân cận thường dừng chân trong ngày không lưu trú qua đêm, mức chi tiêu thấp từ 100 – 150 nghìn đồng /người. thành phần khách tập trung chủ yếu là khách hành hương về dự lễ hội, đến đền chùa, danh lam thắng cảnh, lễ thần, lễ phật ngoài mục đích tâm linh còn có mục đích tham quan ngắm cảnh . Nhóm khách này thường là những người trung tuổi, người có tri thức cao, có thời gian rảnh rỗi. Cũng có khi nhóm khách là cán bộ công nhân viên tự tổ chức tham quan chứ chưa phải đi du lịch theo các chương trình du lịch đã xây dựng. Ngoài ra còn có nhóm khách là học sinh, sinh viên đến tham quan nghiên cứu. Khách quốc tế đến với tour du lịch không nhiều, một số nhỏ đến với mục đích tham quan ngắm cảnh, xem biểu diễn múa rối nước, thả đèn trời. Một số khách đến với mục đích tìm hiểu, ký kết hợp đồng kinh doanh mua bán với các làng nghề. Các địa điểm thu hút khách được nhiều nhất đó là huyện Vĩnh Bảo. Đây là nơi diễn ra rất nhiều hoạt động và cũng có rất nhiều điểm tham quan lý thú, làng nghề truyền thống hấp dẫn du khách. Đặc biệt lại có một trò chơi dân gian cực kỳ Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 61
  62. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng hấp dẫn du khách đó chính là múa rối nước, ngoài ra còn có lễ hội thả đèn trời. Huyện Vĩnh Bảo là nơi chiếm 90% số khách du lịch đến với tour. Cũng giống như lượng khách du lịch quốc tế đến vùng đồng quê Hải Phòng, lượng khách du lịch nội địa đến vùng quê Hải Phòng phần lớn đến du lịch Cát Bà, Đồ Sơn, một tỉ lệ nhỏ đến thăm quan các điểm du lịch Kiến An, An Lão, Vĩnh Bảo. Lượng khách đến với tour du lịch còn chưa nhiều vì do đây là một tour du lịch còn khá mới lại chưa được đầu tư đúng mức, khai thác chưa có sự thống nhất về nội dung chương trình cũng như các hoạt động diễn ra. Vì vậy không thu hút được các đối tượng khách tham gia trong thời gian vừa qua. * Cơ cấu nguồn khách. Nguồn khách du lịch đến Hải Phòng và tham quan du lịch các vùng đồng quê Hải Phòng bao gồm có khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. - Khách du lịch quốc tế: Trong những năm gần đây, phần lớn khách du lịch đến vùng đồng quê nông thôn Hải Phòng chủ yếu là từ các nước như; Trung Quốc, các nước ASEAN và một phần khách du lịch có khả năng tri trả cao như khách Nhật Bản, Úc, Châu Âu (đặc biệt là khách Pháp), Châu Mỹ (chủ yếu là Mỹ, Canada). - Khách du lịch nội địa: Khách du lịch nội địa đến Hải Phòng chủ yếu là khách từ thủ đô Hà Nội, một số tỉnh phụ cận như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương và khách từ các tỉnh miền Nam ra. Tuy nhiên, khách nội địa đến tham quan vùng đồng quê Hải Phòng chủ yếu là học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên, thương nhân và một phần là các thành phần khác. 2.2.2.2. Thực trạng về khai thác và sử dụng tài nguyên. Mặc dù tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn ở vùng đồng quê Hải Phòng rất đa dạng và phong phú, nhưng qua kết quả khảo sát nghiên cứu có liên quan tại 179 xã phường cho thấy: Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 62
  63. Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng Nguồn tài nguyên du lịch đồng quê được khai thác sử dụng phục vụ phát triển du lịch còn chiếm tỉ trọng nhỏ chiếm 12,9% trong tổng số tài nguyên hiện có. Tình trạng này là do chưa đánh giá đúng mức trong việc khai thác sử dụng tài nguyên nên được ngành du lịch Hải Phòng quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch ở vùng quê nông thôn Hải Phòng trong thời gian qua còn mang tính tự phát, không đồng bộ thiếu quy hoạch, chủ yếu là khai thác những yếu tố tự nhiên sẵn có, chưa thực sự đầu tư tôn tạo để có các loại sản phẩm du lịch đa dạng, có sứ thu hút khách, thậm chí có nơi còn làm nghèo đi các sản phẩm tự nhiên, phát triển lan tràn làm phá vỡ cảnh quan làm ô nhiễm môi trường điển hình là một số khu như bãi biển Đồ Sơn và Cát Bà. Ở khu vực núi đồi của Thủy Nguyên, An Lão, tình trạng khai thác vật liệu xây dựng làm mất đi nhiều tài nguyên quý giá, gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ cảnh quan du lịch.Một số dự án đầu tư khai thác sử dụng tài nguyên vào những loại hình không phù hợp sẽ làm ảnh ưởng đến các tài nguyên khác. Ví dụ như bãi biển phía Tây Nam khu II Vạn Hương Đồ Sơn cho san lấp sử dụng vào dự án khu du lịch làng biệt thự đã làm ngăn chặn bãi nắng phù xa của cửa sông Văn Úc, đẩy lượng phù xa này ra ngoài dẫn đến bãi tắm Đồ Sơn đã đục rồi thì nay lại đục hơn. Nếu như bãi tắm này được sử dụng vào mục đích trồng cây chắn sóng ngăn chặn để thành bãi lắng phù xa thì không những không làm ảnh ưởng đến môi trường nước mà còn tạo ra sự hấp dẫn ở khu vực bãi biển Đồ Sơn. Mặt khác, việc khai thác sử dụng tài nguyên nhân văn còn hạn chế. Các di tích được khai thác phục vụ cho du lịch còn quá ít, lý do vì cơ sở hạ tầng thấp kém, nhiều di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Một số đình, chùa tôn tạo nhưng không đảm bảo được tính chân thật của lịch sử cũng như phong cảnh kiến trúc cổ. Các lễ hội truyền thống đồng quê Hải Phòng rất phong phú nhưng chỉ có một số lễ hội thu hút được khách du lịch như: lễ hôị Chọi Trâu Đồ Sơn, lễ Sinh viên: Thân Thị Thúy - Lớp VH1001 63