Khóa luận Khai thác giá trị kiến trúc nhà ở của người việt từ truyền thống đến hiện đại tại một số làng vùng đồng bằng bắc bộ để phục vụ hoạt động du lịch
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Khai thác giá trị kiến trúc nhà ở của người việt từ truyền thống đến hiện đại tại một số làng vùng đồng bằng bắc bộ để phục vụ hoạt động du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_khai_thac_gia_tri_kien_truc_nha_o_cua_nguoi_viet_t.pdf
Nội dung text: Khóa luận Khai thác giá trị kiến trúc nhà ở của người việt từ truyền thống đến hiện đại tại một số làng vùng đồng bằng bắc bộ để phục vụ hoạt động du lịch
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001-2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH Sinh viên : Nguyễn Thu Thủy Người hướng dẫn: ThS.Vũ Thị Thanh Hương HẢI PHÒNG - 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NHÀ Ở CỦA NGƢỜI VIỆT TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI TẠI MỘT SỐ LÀNG VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỂ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH (nghiên cứu trƣờng hợp làng Mái, làng Lim, làng Diềm – Bắc Ninh) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: VĂN HÓA DU LỊCH Sinh viên : Nguyễn Thu Thủy Người hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Thanh Hương HẢI PHÒNG –2011
- LỜI CẢM ƠN Qua bài khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô trong khoa văn hóa du lịch_Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng, các cán bộ quản lý kho tư liệu thư viện quốc gia Việt Nam, các nhân viên phòng văn hóa thể thao huyện Thuận Thành, huyện Tiên Du, Thành phố Bắc Ninh đã dành thời gian giúp đỡ . Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Vũ Thị Thanh Hương là cô giáo hướng dẫn trực tiếp em trong quá trình làm bài khóa luận, giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ nhà trường đề ra. Do giới hạn về mặt thời gian cũng như các kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều nên việc phân tích, so sánh, cách nhìn nhận vấn đề chưa được đầy đủ và còn hạn chế vì vậy bài khóa luận của em vẫn còn nhiều điểm thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em hoàn chỉnh hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, Ngày 25 tháng 6 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thu Thủy
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Thu Thủy Mã số: 111356 Lớp: VH1101 Ngành: Văn hóa du lịch Tên đề tài: Khai thác kiến trúc nhà ở của ngƣời Việt từ truyền thống đến hiện đại tại một số làng vùng đồng bằng Bắc Bộ để phục vụ hoạt động du lịch (nghiên cứu trƣờng hợp làng Mái, làng Lim, làng Diềm – Bắc Ninh)
- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu ). . . . . 2. Các tài liệu, số liệu cần thiết: . . . . 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. . .
- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: . . . . Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: . . . . Đề tài tốt nghiệp được giao ngày tháng năm 2011 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng năm 2011 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Nguyễn Thu Thủy ThS. Vũ Thị Thanh Hương Hải Phòng, ngày tháng năm 20101 HIỆU TRƢỞNG GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
- PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của đề tài (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2011 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
- NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA NGƢỜI CHẤM PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Khai thác kiến trúc nhà ở của người Việt từ truyền thống đến hiện đại tại một số làng vùng đồng bằng Bắc Bộ để phục vụ du lịch (nghiên cứu trường hợp làng Mái, làng Lim, làng Diềm – Bắc Ninh) Của sinh viên:Nguyễn Thu Thủy Lớp: VH1101 1. Đánh giá chất lượng đề tài tốt nghiệp về các mặt thu thập và phân tích tài liệu, số liệu ban đầu, cơ sở lý luận chọn phương án tối ưu, cách tính toán chất lượng thuyết minh bản vẽ, giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của để tài. 2.Cho điểm của người chấm phản biện: (Điểm ghi bằng số và chữ ) Ngày tháng năm 2011 Người chấm phản biện
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi làng quê của người Việt khi nhắc đến đều gắn với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, đồng lúa hay những dòng sông bao quanh làng, những hình ảnh này đã quá quen thuộc đối với những người xa quê khi nhớ về quê hương của mình. Văn hoá làng được hình thành trên cơ sở những hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt phong tục tập quán truyền thống lễ hội, hệ thống di tích cũng như hệ thống nhà ở dân dụng tại làng. Đối với mỗi làng do tác động của nền kinh tế những giá trị văn hoá có những đặc trưng riêng. Nhà ở cổ truyền - nhà ở truyền thống của các dân tộc là một trong những đối tượng nghiên cứu phức tạp và quan trọng nhất trong văn hoá vật. Nhà ở như là một phức hợp sinh hoạt văn hoá của các cư dân hay cũng có thể nói nhà ở là một không gian văn hoá. Đây là một di sản kiến trúc khổng lồ, là nguồn tài nguyên du lịch phong phú đầy tiềm năng lại chưa được quan tâm khai thác một cách đầy đủ và hệ thống. Hơn nữa trong bối cảnh quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ hiện nay sự phát triển cũng đi đôi với nguy cơ mất mát các giá trị văn hoá truyền thống nếu không được giữ gìn. Mỗi làng xã có giá trị văn hoá lâu đời đã bị mai một và quy trình này ngày càng phổ biến và lan rộng. Đồng thời du lịch trong những năm gần đây có những bước phát triển mạnh mẽ là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Không chỉ là nguồn thu ngoại tệ quan trọng du lịch còn tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp trong xã hội. Ngoài ra du lịch còn thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển tạo nên một diện mạo mới cho nền kinh tế Việt Nam Bắc Ninh là một vùng đất hội tụ của nhiều dấu tích văn hoá và tôn giáo lớn, là vùng đất tổ của những làn điệu dân ca Quan họ đặc trưng tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ, mang đậm bản sắc vùng miền. Bắc Ninh còn là quê hương của chùa tháp, lễ hội và các sinh hoạt văn hoá cổ truyền là địa phương có nhiều ngành nghề thủ công nổi tiếng cả nước. Đặc biệt ngôi nhà dân gian ở Bắc Ninh đã cất lên tiếng nói những giá trị tinh hoa của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống Bắc Bộ, những giá trị không chỉ để lại bài học thiết thực cho kiến trúc hiện đại mà
- những giá trị đó là kết tinh của nền văn hoá dân tộc Việt Nam, là nguồn tài nguyên du lịch đầy tiềm năng. Cùng với đó kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ là một di sản kiến trúc văn hoá khổng lồ nên người viết không thể khai thác hết tất cả vào nghiên cứu của mình mà chỉ đưa ra ba làng để nghiên cứu đó là làng Mái, làng Lim, làng Diềm - Bắc Ninh. Chính vì vậy với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc bảo tồn những giá trị kiến trúc văn hoá nhà ở dân gian truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ người viết đã chọn đề tài “ Khai thác giá trị kiến trúc nhà ở của nguời Việt từ truyền thống đến hiện đại ở một số làng vùng đồng bằng Bắc Bộ để phục vụ hoạt động du lịch (nghiên cứu trường hợp làng Mái, làng Lim, làng Diềm - Bắc Ninh) cho công trình nghiên cứu khoa học đầu tay của mình. Để du lịch phát triển bền vững thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam cần tìm thêm những nguồn tài nguyên du lịch mới, qua tìm hiểu có thể thấy những giá trị kiến trúc trong văn hoá cư trú ở mỗi làng quê Việt là nguồn tài nguyên du lịch đầy tiềm năng cần khai thác có hiệu quả. 2. Mục tiêu của đề tài Tìm hiểu kiến trúc nhà ở của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và các làng Mái, làng Lim, làng Diềm - Bắc Ninh từ truyền thống đến hiện đại Thực trạng khai thác giá trị kiến trúc nhà ở từ truyền thống đến hiện đại trong hoạt động du lịch Một số đề xuất bảo tồn và khai thác kiến trúc nhà ở truyền thống nhằm phát triển hoạt động du lịch một cách bền vững. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc tìm hiểu kiến trúc nhà ở dân gian của người Việt đã thu hút sự chú ý và quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam: kiến trúc sư, các nhà nghiên cứu, các nhà khảo cổ học Cuốn Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam, tập 1 của Nguyễn Khắc Tụng, nghiên cứu theo phương thức mô tả chủ yếu là việc ghi chép lại hiện trạng thực tế của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm khảo sát khong hoặc ít phân tích, cuốn sách quan tâm đến cấu trúc vật chất của ngôi nhà. Trong lĩnh vực văn hoá nhà ở được hiểu trên nhiều khía cạnh khác nhau. “Nếp cũ con người Việt Nam: phong tục cổ truyền” của Toan Ánh nghiên cứu những phong tục của người Việt như chọn hướng nhà, việc xây nhà
- Luận văn tiến sĩ Khuất Tân Hưng làm về “ Mối quan hệ giữa văn hoá - kiến trúc trong nhà ở dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ” (2007) đã nghiên cứu và tiếp cận kiến trúc nhà ở dân gian từ góc độ văn hoá phù hợp với điều kiện tự nhiên Việt Nam. Và nhiều tác giả khác nghiên cứu về kiến trúc nhà ở của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ như tác giả Chu Quang Trứ với cuốn “Kiến trúc dân gian truyền thống”, tác giả Vũ Tam Lang với cuốn “ Kiến trúc cổ Việt Nam”. Tuy nhiên đây chỉ là những cuốn sách phục vụ cho ngành xây dựng và kiến trúc là chủ yếu mà chưa đề cập đến vấn đề phát triển thành nguồn tài nguyên du lịch phục vụ cho hoạt động du lịch. 4. Ý nghĩa của đề tài: Đã có một số tài liệu viết và giới thiệu về kiến trúc nhà ở của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ song phần lớn những tài liệu đó mới dừng lại ở chỗ cung cấp thông tin, phục vụ cho ngành xây dựng và kiến trúc, hoặc đề cập một chút ít đến văn hoá của người Việt. Những tài liệu lại chưa đề cập đến định hướng khai thác loại tài nguyên này cho hoạt động du lịch. Vì thế, với đề tài này, trên cơ sở vận dụng những lý thuyết của du lịch học vào trong thực tiễn du lịch vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung, người viết mong muốn đưa ra cái nhìn hệ thống về nguồn tài nguyên độc đáo này, cũng như những bất cập trong hiện trạng khai thác hiện nay, từ đó đề xuất những định hướng cho phát triển du lịch trong thời gian tới, tạo nên các tour du lịch hấp dẫn cho du khách nhất là du khách quốc tế với một loại tài nguyên còn đang bỏ ngỏ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có được tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thực địa: Quá trình thực địa giúp sưu tầm tài liệu, nhằm nhận được thông tin xác thực cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu cho việc hoàn thiện đề tài. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp:
- Phương pháp này giúp định hướng, thống kê, phân tích để có cách nhìn tương quan, phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của yếu tố tới hoạt động du lịch trong đề tài nghiên cứu; việc phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin và số liệu mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Chƣơng 1 Tổng quan về ngƣời Việt, văn hoá cƣ trú của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ 1.1. Khái quát về ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ 1.1.1. Lịch sử hình thành dân tộc Việt Từng có khá nhiều giả thuyết khác nhau về Nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Gần đây, căn cứ vào những kết quả nghiên cứu về sự hình thành và phân bố các chủng người trên trái đất, có thể nói rằng người Việt ra đời trong phạm vi của trung tâm hình thành loài người phía Đông và trong khu vực hình thành của đaih chủng phương Nam ( Australoid). “ Ngay từ buổi bình minh của lịch sử, - Ja.V. Chesnov
- ( 1976) viết - Đông Nam Á đã là một trong những cái nôi hình thành loài người. Đây chính là địa bàn hình thành đầu tiên của đại chủng phương Nam.” Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam được hình thành theo ba giai đoạn: Vào thời đồ đá giữa ( khoảng 10.000 năm về trước), có một dòng người thuộc đại chủng Mongoloid từ phía dãy Himalaya thiên di về hướng đông nam, tới vùng Đông Nam Á cổ đại thì dừng lại và hợp chủng với cư dân Melanesien bản địa ( thuộc đại chủng Australoid), dẫn đến sự hình thành chủng Indonésien (= cổ Mã Lai, Đông Nam Á tiền sử ) với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, tầm vóc thấp Từ đây lan toả ra, người Indonésien cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á cổ đại: phía Bắc tới sông Dương Tử, phía tây tới bang Assam của Ấn Độ, phía đông tới vùng quần đảo Philippin và phía nam tới các đảo Inđônêxia. Từ cuối thời đồ đá mới, đầu thời đại đồ đồng ( khoảng 5.000 năm về trước), tại khu vực mà nay là nam Trung Hoa và bắc Đông Dương, trên cơ sở sự chuyển biến từ loại hình Indonésien bản địa dưới tác động của sự tiếp xúc thường xuyên với chủng Mongoloid từ phía Bắc, đã hình thành một chủng mới là chủng Nam - Á ( Austroasiatic, Austoasiatique). Với chủng Nam - Á, các nét Mogoloid lại càng nổi trội, do vậy nó được xếp vào ngành Mogoloid phương Nam. Dần dần, chủng Nam - Á này đã được chia tách thành một loạt dân tộc mà trong cổ thư Việt Nam và Trung Hoa được gọi bằng danh từ Bách Việt. Tuy “ một trăm” ( bách ) chỉ là cách nói biểu trưng, nhưng đó thực sự là một cộng đồng cư dân hùng hậu, bao gồm nhiều tộc người Việt như Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt, Lạc Việt sinh sống khắp khu vực phía nam sông Dương Tử cho tới Bắc Trung Bộ ngày nay, hợp thành những khối cư dân lớn ( mà ban đầu mỗi khối có một tiếng nói riêng) như Môn - Khmer, Việt - Mường, Tày - Thái, Mèo - Dao. Quá trình chia tách này tiếp tục tiếp diễn tiến, dần dần đã dẫn đến hình thành các tộc người cụ thể ( cùng với sự chia tách ngôn ngữ) trong đó người Việt ( người Kinh) - tộc người chiếm gần 90 % dân số cả nước - đã tách ra từ khối Việt - Mường chung vào khoảng cuối thời Bắc thuộc ( thế kỉ VII - VIII). Trong khi đó, ở phía Nam, dọc theo dải Trường Sơn, vẫn là địa bàn cư trú của người Indonésien. Cuộc sống biệt lập khiến cho khối người này lưu giữ được nhiều hơn những đặc điểm truyền thống văn hoá cổ gần gũi với cư dân các hải đảo.
- Đó là tổ tiên của người Chăm, Giarai, Raglai, Êđê, Chru, Hroi gọi chung là Nam đảo ( Austronésien). Như vậy, người Việt cùng tuyệt đại bộ phận các tộc người trong thành phần dân tộc Việt Nam đều có cùng nguồn gốc chung là nhóm loại hình Indonésien. 1.1.2. Môi trƣờng sống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ Bắc Bộ thời thuộc Pháp gọi là Bắc Kỳ và là một trong 3 vùng lãnh thổ chính (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) của Việt Nam . Bắc Bộ cùng với một phần của Bắc Trung Bộ thuộc địa danh Miền Bắc Việt Nam. Dưới thời chính phủ Bảo Đại trong cuộc Chiến tranh Đông Dương còn được gọi là Bắc Phần. Vùng đồng bằng Bắc Bộ hay còn gọi là đồng bằng sông Hồng là vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Đây khu vực của ba hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã, bao gồm 10 tỉnh thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Về vị trí địa lí vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính : Tây-Đông và Bắc-Nam. Vị trí này khiến cho nó trở thành vị trí tiền đồn để tiến tới các vùng khác trong nước và Đông Nam Á, là mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á. Nhưng cũng chính vị trí địa lí này tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Về mặt địa hình, châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 – 15m giảm dần đến độ cao mặt biển. Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng, địa hình cao thấp không đều, tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng như Gia Lương (Bắc Ninh), có núi Thiên Thai, nhưng vẫn là vùng trũng, như Nam Định, Hà Nam là vùng thấp nhưng vẫn có núi như Chương Sơn, núi Đọi v.v Mặt khác, khí hậu vùng Bắc Bộ thật độc đáo, khác hẳn những đồng bằng khác. Đồng bằng Bắc Bộ có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18 độ, do đó mà có dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ nét, khiến vùng này cấy được vụ lúa ít hơn các vùng khác. Hơn nữa, khí hậu vùng này lại rất thất thường, gió mùa đông bắc vừa lạnh vừa ẩm, rất khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm .
- Một đặc điểm nữa là môi trường nước, đồng bằng Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 – l,0km/km2, gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc. Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa nên thủy chế các dòng sông, nhất là sông Hồng cũng có hai mùa rõ rệt : mùa cạn, dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục. Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống. Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo của mình. 1.1.3. Hoạt động kinh tế Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy. Biển và rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ nhưng từ trong tâm thức, người nông dân Việt Bắc Bộ là những cư dân “xa rừng nhạt biển” – chữ dùng của PGS, PTS Ngô Đức Thịnh- Nói khác đi là, người nông dân Việt Bắc Bộ là người dân đồng bằng đắp đê lấn biển trồng lúa, làm muối và đánh cá ở ven biển. Hàng ngàn năm lịch sử, người nông dân Việt không có việc đánh cá được tổ chức một cách quy mô lớn, không có những đội tàu thuyền lớn. Nghề khai thác hải sản không mấy phát triển. Các làng ven biển thực ra chỉ là các làng làm nông nghiệp, có đánh cá và làm muối.Ngược lại, Bắc Bộ là một châu thổ có nhiều sông ngòi, mương máng, nên người dân chài trọng về việc khai thác thủy sản. Tận dụng ao, hồ đầm để khai thác thủy sản là một phương cách được người nông dân rất chú trọng. Đã có lúc việc khai thác ao hồ thả cá tôm được đưa lên hàng đầu như một câu ngạn ngữ: nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền.Dù sao, phương thức canh tác chính của cư dân đồng bằng sông Hồng vẫn là trồng lúa nước (khoảng 82% diện tích trồng trọt cây lương thực). Tuy nhiên, cùng cây lúa, diện mạo cây trồng ở Bắc Bộ còn nhiều loại cây khác phù hợp với chất đất từng vùng và khí hậu từng mùa. Trong khi đó, đất đai ở Bắc Bộ không phải là nhiều, dân cư lại đông. Vì thế, để tận dụng thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nghề thủ công. ở đồng bằng sông Hồng, trước đây, người ta đã từng đếm được hàng trăm nghề thủ công, có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp với những
- người thợ có tay nghề cao. Một số nghề đã rất phát triển, có lịch sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt, luyện kim, đúc đồng .v.v 1.1.4. Tổ chức xã hội Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ sống quần tụ thành làng. Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt. Nó là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn. Các vương triều phong kiến đã chụp xuống công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính của mình và nó trở thành các làng quê. Tiến trình lịch sử đã khiến cho làng Việt Bắc Bộ là một tiểu xã hội trồng lúa nước, một xã hội của các tiểu nông, nói như PGS. Nguyễn Từ Chi một biển tiểu nông tư hữu. Về mặt sở hữu ruộng đất, suốt thời phong kiến, ruộng công, đất công nhiều là đặc điểm của làng Việt Bắc Bộ. Do vậy, quan hệ giai cấp ở đây “nhạt nhòa” – chữ dùng của PGS. Nguyễn Từ Chi, chưa phá vỡ tính cộng đồng, tạo ra một lối sống ngưng đọng của nền kinh tế tư cấp tự túc, một tâm lí bình quân, ảo tưởng về sự “bằng vai”, “bằng vế” như kiểu câu tục ngữ “giàu thì cơm ba bữa, khó thì đỏ lửa ba lần”. Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đình làng, chùa làng v.v , mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức. Đảm bảo cho những quan hệ này là các hương ước, khoán ước của làng xã. Các hương ước, hay khoán ước này là những quy định khá chặt chẽ về mọi phương diện của làng từ lãnh thổ làng đến sử dụng đất đai, từ quy định về sản xuất và bảo vệ môi trường đến quy định về tổ chức làng xã, ý thức cộng đồng làng xã, vì thế trở thành một sức mạnh tinh thần không thể phủ nhận. Nhưng cũng vì thế mà cá nhân, vai trò cá nhân bị coi nhẹ. 1.2. Một số vấn đề lý luận liên quan 1.2.1. Định nghĩa Văn hoá Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Các thành tố của văn hóa:
- Theo nhóm Makarian ở Êrêvan (Liên Xô cũ) thì văn hóa bao gồm tổng thể các hệ thống: Văn hóa sản xuất Văn hóa đảm bảo đời sống ( làng bản, nhà cửa, ăn mặc ) Văn hóa chuẩn mực xã hội( luật lệ, nghi lễ, phong tục ) Nếu căn cứ theo cách hiểu về văn hóa của các nhà nghiên cứu văn hóa tộc người hay văn hóa dân tộc bao gồm ba bộ phận chính cấu thành: Văn hóa vật chất ( gồm cả hoạt động kinh tế, tập quán cư trú, làng bản) Văn hóa xã hội( tổ chức, cấu trúc các quan hệ xã hội) Văn hóa tinh thần 1.2.2. Du lịch a. Khái niệm: Theo luật du lịch Việt Nam (2005): “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định ” b. Các loại tài nguyên du lịch - Tài nguyên du lịch tự nhiên: + Địa hình + Khí hậu + Nguồn nước + Thực động vật + Các thành phần tự nhiên + Các cảnh quan du lịch tự nhiên + Các di sản thiên nhiên thế giới - Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể: + Di sản văn hoá thế giới vật thể + Các di tích lịch sử văn hoá, danh thắng cấp Quốc gia và địa phương. + Các cổ vật và bảo vật quốc gia. + Các công trình đương đại + Các di tích kiến trúc nghệ thuật - Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
- + Di sản văn hoá thế giới truyền miệng và phi vật thể + Các lễ hội truyền thống + Nghề và làng nghề thủ công cổ truyền + Văn hoá nghệ thuật + Văn hoá ẩm thực + Văn hoá ứng xử, phong tục, tập quán + Thơ ca và văn học + Văn hoá các tộc người + Các phát minh, sáng kiến khoa học + Các hoạt động văn hoá thể thao, kinh tế - xã hội có tính sự kiện c. Các loại hình du lịch có thể sử dụng tài nguyên nhân văn - Du lịch tham quan - Du lịch khám phá - Du lịch lễ hội - Du lịch nghiên cứu - Du lịch thôn quê - Du lịch văn hoá Như vậy, nhà ở dân gian truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ có thể xếp vào loại tài nguyên du lịch nhân văn vật thể. Loại hình du lịch có thể khai thác là du lịch tham quam, du lịch khám phá, du lịch thôn quê, du lịch nghiên cứu. 1.2.3. Vấn đề khai thác kiến trúc nhà ở phục vụ du lịch ở Việt Nam và thế giới a. Việt Nam Ở một số nơi của Việt Nam đã khai thác kiến trúc nhà ở để phục vụ du lịch như: Du lịch Bình Dương - Bình Dương có nhiều ngôi nhà cổ có giá trị lớn về kiến trúc và nghệ thuật, niên đại trên dưới 100 năm. Nhiều căn nhà cổ tập trung ở địa bàn TX. Thủ Dầu Một rất thuận lợi để tạo các tour du lịch kết hợp với các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn, tham quan của du khách. Trong đó, hai ngôi nhà cổ được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là nhà cổ ông Trần Công Vàng và nhà cổ ông Trần Văn Hổ (phường Phú Cường, TX. Thủ Dầu Một) được ngành du lịch chọn làm một trong những điểm đến của tour du lịch di tích tỉnh Bình Dương. Du lịch Đồng Tháp: Nhà cổ ở Đồng Tháp - điểm du lịch văn hóa. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tại thị xã Sa Đéc được ngành Du lịch tỉnh Đồng Tháp chọn điểm
- dừng chân tham quan, đây là loại hình du lịch văn hóa hấp dẫn du khách hiện nay tại tỉnh Đồng Tháp. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại phường 2, thị xã Sa Đéc. Đây là ngôi nhà cổ được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và đang đề nghị di tích cấp quốc gia. Nhà được xây dựng năm 1889, trùng tu năm 1917, xây dựng theo lối kiến trúc Đông - Tây, có 3 gian. Du lịch thành phố Hồ Chí Minh: bên cạnh những dinh thự, công sở, nhà thờ cổ mang kiến trúc Pháp còn sót lại, những ngôi nhà cổ mang kiến trúc dân gian truyền thống của người Việt cũng là điểm thu hút du khách tham quan. Hai căn nhà cổ còn tương đối nguyên vẹn, đẹp, nằm gần trung tâm thành phố, thuận tiện cho du khách tham quan là căn số 34/14, khu phố 5 và căn số 18/9 khu phố 7, thị trấn Nhà Bè. Du lịch Cần Thơ: Nhà Cổ Bình Thủy Du lịch Nha Trang, du lịch Hội An Mỗi nơi có nét đẹp riêng và cách khai thác cũng khác biệt nhưng có một điểm chung là rất hấp dẫn du khách đặc biệt là du khách quốc tế. b. Thế giới Abyaneh - Ngôi làng cổ nhất Iran Đất nước Iran ẩn chứa trong mình vô vàn những nét cổ kính của một trong những nền văn hóa lâu đời nhất thế giới mà bất kì du khách nào cũng cần ghé tới thăm. Theo đánh giá của một số tổ chức, thì Iran là một trong 10 nước đẹp nhất thế giới về cảnh đẹp tự nhiên cùng với những di tích lịch sử thời Ba Tư cổ đại. Cùng với làng đá nổi tiếng thế giới Kandovan thì ngôi làng cổ Abyaneh là địa điểm thu hút rất đông khách du lịch. Ryokan-Nhà trọ truyền thống Nhật Bản. Ở Nhật có một câu thành ngữ: “Go ni itte wa go ni shitagae”, có thể hiểu là “nhập gia tùy tục”. Bước vào một ryokan, bạn sẽ được trải nghiệm một không gian riêng, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Giờ mở cửa đón khách phổ biến nhất ở các ryokan là 3 giờ chiều Một ryokan là một dạng nhà trọ truyền thống Nhật Bản có từ thời Edo. Đặc điểm chung của các ryokan là những căn phòng trải chiếu tatami, nhà tắm chung và trang phục truyền thống. Ngày nay, đến với cố đô Kyoto, bạn có thể thấy được hình ảnh các ryokan như một biểu trưng của văn hoá Nhật. Nhắc đến ryokan thì không thể không nhắc đến okami, bà chủ nhà trọ, hay “okami-san” như các du khách vẫn gọi. Okami chính là người đảm nhận vai trò
- trung tâm trong các hoạt động hàng ngày của một ryokan, chịu trách nhiệm mọi thứ từ đón khách đến quản lý mọi hoạt động lớn nhỏ. Vì thế, công việc này thường được nối tiếp giữa các thế hệ trong gia đình, từ mẹ sang con gái. Và nếu như không có con gái thì vai trò này sẽ được chuyển giao cho con dâu. Trong một ryokan điển hình, bạn có thể thấy cả 3 thế hệ: oo-okami (okami đời trước), okami, và waka- okami (cô chủ tương lai). Waka-okami không quản lý ryokan mà sẽ theo sát okami để học việc, tự chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết để đảm nhận vai trò của okami trong tương lai. Và tất nhiên, bạn cũng không thể bỏ qua vai trò không kém phần quan trọng của các cô phục vụ phòng mặc kimono: "Nakai-san". Họ là những người trực tiếp chịu trách nhiệm chăm sóc khách trọ. Với các ryokan có quy mô nhỏ, nakai đảm nhận mọi việc từ dẫn khách vào phòng nghỉ, chăm sóc chu đáo cho họ đến khi tiễn khách lên đường. Các du khách chọn ryokan làm nơi dừng chân không chỉ vì sự phục vụ chu đáo ở nơi này mà còn vì đến với ryokan, họ có cơ hội cảm nhận những nét đặc trưng của văn hoá truyền thống Nhật Bản. Ở Nhật có một câu thành ngữ: “Go ni itte wa go ni shitagae”, có thể hiểu là “nhập gia tùy tục”. Bước vào một ryokan, bạn sẽ được trải nghiệm một không gian riêng, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Giờ mở cửa đón khách phổ biến nhất ở các ryokan là 3 giờ chiều, nhưng ngay từ lúc 2 giờ mọi thứ đã được sắp đặt chu đáo để chuẩn bị đón các vị khách mới. Bước vào cửa, bạn sẽ được chào đón bởi tất cả các nhân viên xếp hàng dọc theo lối vào, dẫn đầu là Okami-san. Mỗi khi có khách bước vào, mọi người sẽ đồng loạt cúi đầu chào. Nghi thức này gọi là eshaku, thể hiện sự tôn trọng đối với khách trọ. Sau khi đăng ký, du khách sẽ được dẫn vào sảnh ngoài, nơi bạn có thể chìm đắm trong không gian thư thái của tiếng nước chảy hay những giai điệu nhẹ nhàng của đàn koto sau một chuyến đi dài. Trong khi đó thì hành lý sẽ được đưa vào phòng trước khi nakai-san dẫn tất cả đi tham quan nhà trọ trên đường tới phòng riêng mỗi người.Khách ở ryokan thường được chuẩn bị sẵn các bộ yukata với đủ kích cỡ phù hợp với người mặc. Theo truyền thống, giày dép phải được cởi ra trước khi bước vào trong nhà, vì thế nếu đến trọ ở một ryokan, bạn sẽ được yêu cầu bỏ giày dép đi đường và dùng dép đi trong nhà trước khi vào trong. Và nếu các
- hành lang ở ryokan trải chiếu tatami thay vì dùng sàn gỗ thì bạn chỉ được phép đi chân không mà không được dùng giày dép gì cả. Các phòng ở ryokan đều thiết kế theo kiểu washitsu với kiển trúc truyền thống, trần và cột toàn bằng gỗ, sàn nhà trải chiếu tatami. Ở giữa phòng là một chiếc bàn thấp gọi là zataku với những chiếc ghế zaisu không có chân, trên trải đệm zabuton. Với các phòng cao cấp, bên cạnh zaisu còn có thêm các tay vịn kyosoku. Các cửa sổ thường rất lớn nên bạn có thể dễ dàng ngồi trong phòng tận hưởng khung cảnh thiên nhiên bên ngoài. Và nếu ánh nắng quá gay gắt thì cũng đừng lo, các cửa shoji làm từ gỗ và giấy sẽ khiến ánh sáng dịu hơn.Từ trong phòng, nếu muốn bước ra vườn, bạn phải đi qua một khoảng sàn gỗ là engawa, nơi bạn sẽ tìm được một đôi geta hay zori để đi ngoài vườn. Nhiều ryokan bài trí vườn theo kiểu karesansui, hoàn toàn không dùng nước mà chỉ có những đường vân tượng trưng trên đất. Nhật Bản nổi tiếng với các onsen, suối nước nóng. Vì lẽ đó, khách trọ ở các ryokan gần suối nước nóng sẽ có cơ hội thư giãn trong các rotenburo, khu tắm nước nóng ngoài trời. Nếu không, bạn vẫn có cơ hội tham quan nhà tắm công cộng, một nét đặc trưng của văn hoá Nhật Bản. Sống trong ryokan cũng có nghĩa là bạn sẽ được thưởng thức những bữa ăn theo thực đơn truyền thống washoku, với mỗi món ăn là một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Vào cuối ngày, nằm trên những tấm futon trải trên sàn, du khách sẽ có thời gian nghỉ ngơi trước khi tiếp tục cuộc hành trình vào ngày hôm sau. Nhà ở truyền thống của người Hàn Quốc gần như không thay đổi từ thời kỳ Tam Vương quốc cho đến cuối thời đại Joseon (1392-1910). Ondol là hệ thống lò sưởi dưới sàn nhà rất độc đáo của người Hàn Quốc. Khói và hơi nóng được dẫn qua các ống xây dưới sàn nhà. Vật liệu chính dùng để dựng nên những căn nhà truyền thống này là đất sét và gỗ. Giwa, có nghĩa là nhà có lợp mái ngói màu đen làm từ đất, thường bằng đất sét đỏ. Ngày nay, toà nhà làm việc của Tổng thống gọi là Cheong Wa Dae hay Nhà Xanh, vì ngói lợp lên mái nhà có màu xanh. Nhà truyền thống thường được xây mà không cần sử dụng chiếc đinh vít, vì được ghép với nhau bằng các chốt gỗ. Nhà dành cho tầng lớp thượng lưu bao gồm một số kiến trúc tách biệt: phòng dành cho phụ nữ và trẻ nhỏ, phòng dành cho những người đàn ông trong gia đình và các vị khách của họ và một phòng khác
- cho những người giúp việc, tất cả các phòng đều có tường bao quanh khép kín. Điện thờ tổ tiên của gia đình được xây ở phía sau ngôi nhà. Thỉnh thoảng chúng ta có thể gặp một ao sen được xây ở trước ngôi nhà phía ngoài bức tường. 1.2.4. Vấn đề khai thác kiến trúc nhà ở của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ vào phục vụ du lịch Hiện nay nguồn tài nguyên phục vụ cho du lịch còn thiếu những yếu tố mới mẻ hấp dẫn du khách, đặc biệt là những du khách quốc tế. Ngoài nhu cầu muốn khám phá tự nhiên hoang sơ kì vĩ, du khách quốc tế còn muốn được tìm hiểu về văn hóa con người Việt Nam qua ăn mặc ở. Vì vậy kiến trúc nhà ở truyền thống của người Việt cùng với những ngôi nhà cổ là một điểm tham quan thu hút khách du lịch. Sự kết hợp giữa các công trình kiến trúc tín ngưỡng như đình, chùa, miếu với kiến trúc nhà ở truyền thống của người Việt tạo nên một bức tranh làng quê Việt Nam thanh bình yên ả, là nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn cần được khai thác hiệu quả bền vững. Có thể xây dựng những tour du lịch du khảo đồng quê, tham quan làng quê Việt, cho du khách được sống trong ngôi nhà truyền thống cùng sinh hoạt và tham gia sản xuất với chủ nhà Xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khu resort theo lối kiến trúc truyền thống sử dụng các vật liệu truyền thống thân thiện với môi trường có sẵn trong tự nhiên và địa phương như tranh tre nứa lá và các loại gỗ. Từ kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống khai thác làm sản phẩm du lịch văn hóa kết hợp với những phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ tạo nên những tour du lịch hấp dẫn. 1.3. Văn hoá cƣ trú của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ 1.3.1. Nhà cửa của dân gian trong lịch sử: Ở buổi đầu thời Lí, trong khí thế đi lên của Nhà nước Đại Việt, đời sống nhân dân ổn định liên tục nhiều năm được mùa, cùng với việc xây dựng của Nhà nước thì việc xây dựng của nhân dân cũng được đẩy mạnh. Từ nhà tranh tre, mọi người còn muốn có ngôi nhà ngói khang trang hơn. Thể theo yêu cầu này, năm 1084 vua Lý Nhân Tông xuống chiếu “ cho thiên hạ nung ngói lợp nhà” (Đại Việt sử kí toàn thư). Theo truyền thống kiến trúc, nhà lợp ngói phải là nhà gỗ, và thông thường chủ nhân của nó thuộc loại “ gia cư cũng thường thường bậc trung”. Có lẽ do được pháp luật cho phép, nhà ngói sân gạch được xây dựng ồ ạt, các công trình
- chùa tháp trong thôn dã không còn địa vị độc tôn nữa, nên năm 1097 vẫn vua Lí Nhân Tông lại ra lệnh “ cấm dân gian bách tính không được xây nhà ngói, làm thuyền lớn” (Việt sử lược). Và như vậy, trong dân gian từ những năm cuối chót của thế kỉ XI, nhà cửa của bình dân chỉ còn là những nếp nhà tranh. Tình hình kiến trúc này cũng phù hợp với tình hình xã hội từ cuối thời Lí cả về kinh tế và chính trị đều không ổn định. Nhà Trần vẫn duy trì tình trạng trên, nên cuối thế kỉ XIII, sử nhà Nguyên là Trần Phu ( tức Trần Cương Trung) sang ta thấy trong dân dã hầu hết là nhà tranh, đã ghi lại trong sách An nam tức sự: “ Làm nhà không có kiểu gấp mái hoặc chống kèo, mà mái từ đòn dông ( nóc) đến giọt tranh cứ thẳng tuột một mạch như đè hẳn xuống. Vì vậy nóc nhà rất cao, nhưng hiên chỉ cách mặt nền chừng 4 - 5 thước ( khoảng 1,3 - 1,7 m), có nhà mái còn xuống thấp hơn nữa, nên trong nhà có phần tối, phải trổ cửa. Trong nhà không bày bàn ghế, có giường phản hoặc trải chiếu cói ngay xuống nền đất, cạnh giường ngủ có lò than để sưởi khi trời lạnh, cũng để tránh hơi ẩm xông lên khi mưa nắng. Cũng có nhà lợp ngói, kiểu ngói ta lợp như hình vẩy cá”. Ngôi nhà tranh thời Trần rõ ràng đã là một sáng tạo độc đáo của dân tộc ta, chống được cả mưa nắng và ẩm lạnh, lại biết khắc phục cả tình trạng thiếu ánh sáng, giản đơn mà thanh thoát, vươn cao mà bám chắc, chú ý ở mảng lớn. Chẳng những thứ dân mà nhiều danh sĩ cũng thích ở nhà tranh, đưa nhà tranh vào trong thơ văn. Và do đó, qua thơ văn thời Trần, chúng ta hiểu thêm hình ảnh ngôi nhà tranh. Đó là chỗ ở thanh u của Nguyễn Tử Thành: “ Thềm rêu loang vách vết sên bò, Gió xuân cỏ mọc xanh rờn cả sân ” Nguyễn Úc từng làm quan trong Viện Hàn lâm cũng “ nương thân dưới mái nhà tranh”. Quan Tư đồ Trần Nguyên Đán cuối đời cũng về Côn Sơn : dựng am” ở trong “lều cỏ”. Nói chung đó là những ngôi nhà sơ sài “ nhà trắng, đèn xanh” của kẻ sĩ như Nguyễn Hán Anh. Nguyễn Phi Khanh rất tự hào về cái thú quê nhà của mình: “ Rào tre bao quanh nhà có muôn nhánh ngọn Nhà cũ chừng hơn năm thước ở bên chùa cổ” Cả quán khách của ông cũng thật bình dị: “ Nhà tranh bên khóm hoa, xuân đẹp mãi,
- Cửa sài ngoài cột liễu, khách dễ tìm”. Ở đó trong cảnh nhà tranh thanh bần, cửa cũng chỉ là tấm phên che ghép bằng những cành cây nhỏ. Cánh cửa ấy ở nhà Chu Văn An như một mảng trang trí: “ Cánh cửa phên che nghiêng ngăn cái rét nhẹ”. Đúng như Trần Phu nhận thấy, nhà ngói không nhiều nhưng cũng được xây dựng. Nguyễn Phi Khanh khi nói về cái thú ở thôn xóm đã tự hào về một ngôi nhà ngói đơn sơ: “ Vài gian nhà học, khuất trong lau lách Sương phủ trên mái nhà, trĩu nặng ngàn viên ngói. Gió xuân đầy thềm, thú biết bao nhiêu!”. Sang thời Lê, tình hình xây cất nhà cửa vẫn chủ yếu bằng tre, Nguyễn Trãi trong lúc thong dong “ triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải” đã ở “ góc thành Nam, lều một gian”. Một gian lều thì hẳn là nhà tranh đơn sơ, nhỏ bé, phù hợp với gia cảnh: “ Ao bởi hẹp hòi, khôn thả cá Nhà quen xú xứa, ngại nuôi vằn”. Và ngay cả khi hiển đạt nhất, ông vẫn sống trong căn nhà nhỏ bé như người đi ở ẩn, được cái xinh xắn mà ông đã tức cảnh: “ Hiên và song nho nhỏ, nhà tranh thấp thấp Nhà quan bỗng thấy giống như nhà ẩn dật”. Và cái thú của kẻ sĩ là “ lều tranh đọc sách cạnh hoa chơi”, tự bằng lòng với ngôi nhà mới ở “ chỗ quạnh chỉ hơn cung đất mà đày gai bụi”, tức gần như túp lều giữa mảnh vườn hoang rộng chừng 5 thước. Ngôi nhà có hiên và cửa ấy nhìn ra ngay vườn hoa, suốt ngày đêm mang thiên nhiên đẹp đến với Nguyễn Trãi, hoà quyện trong nhà với ngoài vườn, cảnh với tình: “ Hé cửa đêm chờ hương quế lọt, Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan.” Và ngôi nhà của Nguyễn Như Đỗ còn đơn sơ đến gần như hoang dã: “ Nhà tranh vẫn sơ sài Rêu biếc thềm phủ khắp Cỏ xanh sân mọc đầy ” Cho đến thế kỉ XVIII, cụ Tam nguyên Yên Đổ cũng rất hài lòng với “năm gian nhà cỏ thấp tè tè”.
- Từ “lều một gian” đến “ năm gian nhà cỏ”, quy mô có mở rộng nhưng tính chất vẫn là nếp nhà tranh đơn sơ, mộc mạc, không có chạm khắc trang trí và đều dùng những vật liệu có sẵn ở địa phương. Đương nhiên cũng có nhà lợp ngói, như “vài gian nhà học” của Nguyễn Phi Khanh, và thông thường nhà ngói thì bằng khung gỗ. Dù sao thì những nếp nhà tranh và những ngôi nhà ngói của tư nhân mà thư tịch cổ kể ra cũng đều dung dị, hoà ẩn trong môi trường thôn dã, nằm trong khuôn khổ mà luật pháp phong kiến cho phép. Luật Gia Long, ở điều 156 quy định về kiến trúc dân gian rất ngặt nghèo: “ Tất cả nhà cửa, xe cộ, quần áo và tất cả mọi vật dụng của quan chức và thường dân phải phân biệt rõ rệt. Ai dùng trái phép thì bị tội. Nhà ở trong bất cứ trường hợp nào cũng không được dựng trên nền hai cấp hay chồng hai mái chồng diêm), không được sơn vẽ và trang trí. Cấm làm gác nhà cao bằng vai kiệu của trưởng quan đi tuần Cấm dân dùng gỗ lim làm nhà. Cấm chạm trổ các vì kèo. Cấm làm nhà chữ “Công” chữ “Môn” Nhà dân không được làm quá ba gian năm vì kèo và không được trang trí. Kiểu nhà làm đẹp quá thì bị tội lộng hành. Vườn có cây đẹp thì phải tiến Vua”. Những quy định của luật pháp như trên đã quyết định quy mô, kết cấu và hình thức ngôi nhà của dân gian, nói chung là nhỏ bé và đơn sơ. 1.3.2. Vật liệu xây dựng Vật liệu xây dựng kiến trúc cổ truyền Việt Nam, trước hết phải kể đến: cây tre, tre có mặt ở khắp nơi trên mọi miền đất nước: từ ven biển, đồng bằng đến trung du và miền núi. Cây tre Việt Nam không những nhiều về số lượng mà còn phong phú về chủng loại: tre ngà, tre tàu, tre vầu, hóp, luồng, mai, trúc, dang. nứa Tre được dùng làm hàng rào quanh nhà, quanh làng để giới hạn diện tích và bảo vệ an ninh cho khuôn vào nhà cửa, làng xóm. Ngoài ra luỹ tre xanh còn có tác dụng cải thiện khí hậu môi sinh, mát mẻ khi oi bức, che chắn khi gió bão và còn là kho dự trữ vật liệu, nguồn lợi kinh tế cho gia đình người nông dân Việt Nam. Trong ngôi nhà ở dân gian cổ truyền đơn sơ và mộc mạc, tre được sử dụng là vật liệu chủ yếu để tạo dựng nên ngôi nhà, kết cấu bộ khung sườn chịu lực, cột, vì kèo, đòn tay, rui mè, cốt vách, phên dại, cửa đi, cửa sổ cho đến những sợi lạt buộc, tre leo, đồ đạc, giường, bàn ghế, chạn bát và rất nhiều công cụ thường dùng trong đời sống của người Việt Nam
- Trước khi sử dụng làm nhà cửa tre thường được xử lý qua ngâm tẩm (phương thức truyền thống dân gian là ngâm trong ao bùn), để tránh mối mọt và dễ dàng nắn thẳng, uốn cong tuỳ theo yêu cầu cấu kiện. Kĩ thuật liên kết, mộng, ngoàm, con xỏ của kết cấu tre chỉ cần những công cụ đơn giản: con dao sắc lưỡi, cây đục, cây chàng, cái cưa dễ dàng trang bị trong đời sống kinh tế nghèo nàn của nông thôn với phương thức xây dựng chủ yếu là tương trợ, hợp tác của tình làng, nghĩa xóm vốn có từ lâu đời. Ngoài tre, gỗ là loại nguyên vật liệu xây dựng bền chắc hơn, cao cấp hơn được sử dụng ở những công trình kiến trúc cổ có yêu cầu quy mô đồ sộ, bề thế và tuổi thọ dài lâu hơn. Gỗ rừng có các loại gỗ quý là lí tưởng như: Đinh, Lim, Sến, Táu (gỗ tứ thiết), thứ kém hơn như: Tràm, Chai, Dẻ, Re, Giồi, Sồi, Mỡ Trong các nhà ở gia đình thường trồng và sử dụng gỗ làm nhà có: Mít, Xoan Gỗ chủ yếu sử dụng làm bộ khung, sườn chịu lực với hệ thống cột vì, xả truyền lực toàn bộ mái và liên kết bằng mộng. Mái nhà kiến trúc cổ Việt Nam thường đưa ra nhiều, hắt nước mưa ra xa, cũng nhằm bảo vệ chân cột và che khung nhà bằng gỗ tránh ẩm ướt, kéo dài tuổi thọ công trình. Khi công trình khung sườn nhà làm bằng gỗ, tường ngăn và cửa cũng là ván “ liệt bản” cửa “ bức bàn” lan can “ con tiện” và đồ đạc nội thất cũng bằng gỗ chạm trổ đẹp mắt, công phu và là nơi phát triển tài năng, truyền thống dân gian của những người thợ thủ công Việt Nam. Ngói là loại vật liệu đất nung chuyên để lợp mái chống mưa thấm dột, che nắng nóng, bảo vệ công trình kiến trúc và hoạt động đời sống con người. Trong những công trình kiến trúc nhà ở và nhà công cộng dân gian thường dùng ngói ta, ngói chiếu, ngói ống, ngói âm dương sản xuất theo phương pháp thủ công cổ truyền, đơn giản dễ làm. Ngoài gạch ngói - vật liệu đất nung - trong kiến trúc cổ và phổ biến trong kiến trúc dân gian còn dùng: đất nung hay đất nện ( đất nện chặt trong khuôn ván là đất trình tường bằng đất nên gọi là tường trình), gạch mộc ( gạch đất không nung), gạch hỗn hợp ( đất sét + vôi + đất đồi + vôi hoặc đất than biển + vôi + tro ), đá ong, đá sò, đá xanh (vùng núi đá vôi) sẵn có trong thiên nhiên hoặc thuận tiện khai thác, vận chuyển tới địa phương để xây dựng kết cấu bao che hoặc chịu lực.
- Vật liệu lợp mái - ngoài ngói bằng đất nung - đơn giản, sơ sài kinh tế hơn còn có các loại bằng thực vật: rơm rạ (loại vật liệu dễ kiếm và phổ biến nhất ở vùng đồng bằng), cỏ tranh, lá cọ ( lá gồi) và nứa ( đan thành từng tấm ). 1.3.3. Phƣơng thức kết cấu và cấu tạo xây dựng: a. Kết cấu đất: Đất là vật liệu thiên nhiên, đâu cũng có, dễ dàng và chỉ cần những công cụ thô sơ cũng có thể khai thác, gia công và xây đắp được. Điều hạn chế lớn nhất là cường độ thấp, thấm nước và bị xói lở, hoá mềm khi mưa gió, lũ lụt. Kết cấu đất có hai loại: kết cấu liền khối và kết cấu xây, kết cấu liền khối có đất nện và đất đắp (nền nhà hoặc tường trình đất đắp có nơi còn trộn thêm rơm, vỏ sò ) còn kết cấu xây thường xây bằng gạch mộc ( không nung) và các loại gạch hỗn hợp. b. Kết cấu tranh, tre, nứa, lá và gỗ vườn Tre, bao gồm cả: bương, vầu, nứa, trúc có độ chịu lực kéo từ 350 - 1200kg/cm2 , chịu nén trên dưới 300kg/cm2, chịu nén uốn từ 300 - 550kg/cm2 với kích thước cây dài từ 9 - 18m ( chiều dài sử dụng) đường kính 6 - 12 - 20 - 26cm. Với những tính năng kĩ thuật nói trên, tre là một loại vật liệu xây dựng được dùng phổ biến trong xây dựng dân gian từ hàng ngàn năm nay. Kĩ thuật trồng, khai thác, ngâm tẩm chống mối mọt của ông cha ta đối với cây tre cũng có nhiều biện pháp xử lí truyền thống, khiến tuổi thọ công trình kết cấu tranh, tre, nứa, lá có thể bền vững tới 40 - 50 năm. Trong các ngôi nhà nông dân Việt Nam, người ta còn sử dụng gỗ vườn (sẵn có, trồng trong vườn nhà như xoan, mít, sung và xà cừ, bạch đàn ) để phối hợp với kết cấu tre. Ngôi nhà tranh, tre, nứa, lá và gỗ vườn là hình ảnh quen thuộc đến thân thương, mộc mạc và bình dị, đâu đâu cũng thấy, cũng gặp trong các làng xóm Việt Nam. Do những hạn chế về kinh tế, kĩ thuật nên loại hình kết cấu này thường có các nhược điểm sau: quá đơn giản không hợp lí về mặt chịu lực, liên kết lỏng lẻo, dễ bị mục nát ( phần chôn xuống đất hoặc tiếp xúc với mưa nắng) nhất là dễ cháy, dễ nứt vỡ. Trong xử lí và lựa chọn cấu kiện người ta ít khi dùng tre làm cột ( chịu nén) mà chủ yếu làm những thanh chịu kéo trong vì kèo. c. Kết cấu gạch, ngói, gỗ, đá Đây là loại hình kết cấu tương đối điển hình và sử dụng rộng khắp trong các công trình kiến trúc cổ Việt Nam tương đối quy mô, bề thế, như cung điện - dinh thự, đền đài, đình, chùa Một số công trình kiến trúc công cộng dân gian và nhà ở
- khá giả cũng dùng loại vật liệu và phương thức kết cấu xây dựng này, thể hiện cụ thể bao gồm các thành phần: mái ngoài, hệ khung sườn gỗ, tường gạch ( có móng hoặc không có móng gạch, đá), trong đó hệ khung sườn gỗ là hệ thống kết cấu chịu lực chủ yếu của công trình kiến trúc được hợp thành bởi vì kèo ( kẻ, bảy hay con chống), cột và xà ( dầm). Trong kiến trúc cổ Việt Nam, hệ khung sườn và các vì kèo gỗ không mấy khi sử dụng một số cột lẻ (3 hoặc 5) mà thường dùng số chẵn (4 hoặc 6). Trong trường hợp 6 cột ta có: 2 cột cái, 2 cột quân và 2 cột con ( hay cột hiên), trong trường hợp 4 cột thì cột quân cũng là cột hiên, sau này trong nhà ở dân gian mới làm “ cột trốn” và phát triển loại nhà không cột để tiết kiệm gỗ ngày càng khan hiếm. Với vì kèo, từ đơn giản tới phức tạp có tới hàng chục loại khác nhau, song lại chỉ có 3 loại vì kèo cơ bản kẻ truyền, chồng rường và chồng rường giá chiêng, còn các loại khác đều chỉ là sự biến thể của 3 loại chủ yếu, cơ bản nói trên trong đó vì kèo kẻ truyền tiêu biểu cho truyền thống kiến trúc có 6 cột. Các cột được nối với nhau bằng “câu đầu” và “xà nách”. Trong vì kèo chồng rường hoặc chồng rường giá chiêng thì trên “câu đầu” và “xà nách” là những cái “rường” tức là những đoạn gỗ xếp chồng lên nhau, đoạn trên ngắn hơn đoạn dưới, xen kẽ là những đòn kê hay cái đấu, toàn bộ tổ hợp lại đỡ trọng lượng mái và truyền lực xuống các hàng cột, qua các hòn tảng kê chân cột, xuống nền nhà. Nếu trên câu đầu là hai cột nhỏ đỡ một cấu kiện nằm ngang (gọi là bắp quả hay con lợn) hình thành một cái giá treo chiêng thì ta có: vì kèo chồng rường - giá chiêng. Cái bảy chỉ xuất hiện trong hai loại vì kèo chồng rường hoặc chồng rường giá chiêng, là đoạn gỗ nối cột hiên với diềm mái, một đầu chịu sức đè của xà nách. Còn “kẻ” thì kéo dài từ nóc hiên và có nhiều tên gọi khác nhau: kẻ ngôi, kẻ hiên, kẻ suốt, kẻ góc, kẻ moi Khi chọn gỗ làm khung cột, vì kèo người ta ưu tiên thứ nhất cho cột, cho câu đầu, xà và sau đó là kẻ bày Bản chất hệ thống kết cấu khung cột - vì kèo gỗ là một hệ kết cấu khung biến hình, chỉ làm việc với lực đứng do trọng lượng bản thân của kết cấu và cấu tạo gây ra ở dạng phân bố đều và điểm truyền lực ổn định, các loại tải trọng ngang nhỏ hơn trọng lượng bản thân của kết cấu, không làm lật và gây chuyển tảng kê (chân cột). Cũng do đó, kiến trúc cổ Việt Nam thường có kích thước chiều dài, chiều rộng lớn hơn chiều cao nhiều lần. Tường đầu hồi được xây dựng để chắn gió
- và bao che, không chịu lực mái, tường dọc và trụ cũng không thay thế cột chính, chỉ chịu lực cho mái hành lang theo phương thẳng đứng, đó cũng là lí do người xưa tạo dựng loại mái cong, vẻ đẹp duyên dáng cho kiến trúc còn có ý nghĩa kĩ thuật: tạo điều kiện tập trung và truyền lực vào cột, vào trụ nhiều nhất với độ liên tâm ít nhất. Nhà không có nương, cột chỉ kê chân song kết cấu công trình đứng vững nhờ ma sát do trọng lượng mái, trọng lượng bản thân hệ kết cấu tạo ra là chủ yếu. Hệ thống khung cột - vì kèo gỗ có ưu điểm tháo lắp dễ dàng, lắp ráp liên kết hoàn toàn bằng mộng mẹo, nên thuận tiện di chuyển, trung tu sửa chữa thay thế từng bộ phận khi cần thiết và tài nghệ khéo léo của những người thợ thủ công Việt Nam không chỉ tạo dáng đẹp, lắp mộng khít mà trên các bộ phận của vì kèo gỗ còn được xoi chỉ, chạm trổ những hoa văn, đồ án trang trí: rồng phượng, mây, hoa lá có giá trị thẩm mĩ đặc sắc. 1.3.4. Trình tự xây dựng kiến trúc dân gian a. Chuẩn bị nguyên vật liệu: Bất kì công trình kiến trúc cổ có quy mô to lớn, bề thế bằng gạch, ngói, gỗ, đá hoặc kiến trúc dân gian nhỏ bé, đơn sơ sử dụng tranh tre nứa lá đều cần thiết chuẩn bị, dư liệu đầy đủ nguyên vật liệu xây dựng. Số nguyên vật liệu này có thể có sẵn tại vườn nhà, tại địa phương, cũng có khi phải khai thác, vận chuyển khá tốn kém công phu từ các nơi khác đến. Trong khi khai thác gỗ, tre sẵn có của thiên nhiên phú cho đất nước Việt Nam, ông cha ta đã tích luỹ kinh nghiệm và thể hiện thành tập quán dân gian lâu đời. Việc chuẩn bị gỗ có thể kéo dài vài ba năm có khi năm bảy năm trước khi xây dựng công trình. Còn tre nứa lá chỉ cần chuẩn bị trước một mùa (nếu là tre ngâm thì thường từ 6 tháng đến 3 năm). Gỗ thường được chặt trong mùa khô (lượng nước trong cây ít tránh được mối mọt sau này) và cũng không dùng những cây tự chết khô, cây dễ bay, cây bị sét đánh vì nó là những cây thường có bệnh, độ bền chắc kém. Tre nứa cũng được đốn vào màu hanh heo và sử dụng rộng rãi phối hợp khi ít gỗ hoặc thay thế hoàn toàn khi không có gỗ (thông thường là kém chất lượng hơn). Việc lựa chọn sử dụng tre, gỗ cũng rất quan trọng: tre đực đặc ruột, đanh cứng và các cây gỗ tốt, dáng thẳng mới dùng làm cột, kèo, xà còn không thể dùng làm các cấu kiện phụ và tận dụng các việc khác ( tre bánh tẻ: chẻ lạt, tre gai:
- ken dậu ) làm nhà tranh, tre, nứa, lá tuy không đòi hỏi kĩ thuật tinh xảo như nhà gạch, ngói, gỗ, đá song lại yêu cầu cẩn thận, ý tứ hơn, tuy đơn giản, dễ làm hơn (nhẹ nhàng, hong phơi, lựa chiều từng cây nứa khúc tre trong liên kết chỗ nào mây buộc? lạt giang? lạt tre?). Cấu tạo nhà gỗ thì bằng mộng mẹo, song nhà tranh thì chủ yếu là giằng buộc (tục ngữ: nhà tranh tốn lạt là như thế), tất nhiên có những ngôi nhà kết cấu hỗn hợp: gạch, gỗ, tre cấu tạo tương ứng vừa mộng mẹo, vừa giằng buộc. Vật liệu xây dựng: gạch, đá, ngói cũng tương tự như vậy, sản xuất tại địa phương hoặc vận chuyển từ lân cận đến và lựa chọn: gạch tốt để xây tường trụ gạch vỡ, xấu để làm nền, sân tất cả đều được dự trữ đầy đủ và tận dụng hết không hề lãng phí. b. Lựa chọn vị trí và hướng công trình Công việc lựa chọn vị trí và hướng công trình kiến trúc cổ truyền Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt và liên quan đến nhiều yếu tố: khí hậu - địa lí, phong tục tập quán dân tộc, thuyết phong thuỷ địa lí và yêu cầu sử dụng của công trình. Trong kiến trúc nhà ở dân gian: địa điểm xây dựng trước hết phải đạt yêu cầu thuận tiện cho đời sống và sản xuất, cũng như có một số người tin vào thuyết phong thuỷ địa lí, thuật tướng số và mê tín dị đoan thì coi công việc này có tầm quan trọng đặc biệt, quan hệ tới vận mệnh, tương lai của cả chủ hộ lẫn gia đình (gia đình yên vui, hạnh phúc, khoẻ mạnh, làm an phát tài, phát lộc, hoặc thăng quan tiến chức ). Một con đường, một dòng nước hoặc góc ao, góc đình người xưa quan niệm đều không nên hướng vào mặt trước ngôi nhà (thứ nhất góc ao, thứ nhì đao đình là những nơi cần tránh làm nhà ở). Đồng thời, trong phong tục tập quán các dân tộc có nhiều kinh nghiệm dân gian đã đúc kết cũng nhằm tránh nơi ẩm thấp để bảo vệ kết cấu vật liệu ngôi nhà được bền vững, đồ đạc tư trang đỡ mục mốc, lương thực tồn trữ không bị mối mọt đục hại khi lựa chọn đất xây dựng nhà ở. Việc lựa chọn đất xây dựng thường kết hợp với việc quyết định hướng nhà. Hướng nhà thông thường quay về hướng Nam và hướng Đông - Nam để lấy gió mát mùa hè nóng nực và ánh nắng ban mai có tác dụng tốt đối với đời sống con người (tục ngữ có câu: “ lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng nam”, gia sự đại an, có nhà hướng nam”).
- - Các thế đất cần nên tránh để xây dựng nhà: - Đất trơ trọi, khô cằn, cây cối còn không mọc được thì con người cũng không thể sống được lâu dài trên đó vì ở đây mạch nước, khí đất đều xấu. Người xưa đã có câu “ đất tốt sinh cây quý”, “đất lành chim đậu”, “ địa linh sinh hiền tài” - Nơi giếng nước bị khô cạn đã bị bỏ hoang cũng không ở được. Mạch nước đã thay đổi, giếng cạn có thể chứa khí độc, đất thường khô cằn. - Đất ở chỗ sát góc rẽ đường cái không nên ở, thiếu an toàn. - Đất ở chỗ cụt cũng không tốt, sách cổ nói rằng người ở đất này thường cô độc hẹp hòi. - Đất nằm kề đền miếu không nên ở, chỗ này thường bị đánh giá là không yên ổn (tâm bất ổn) - Đất ẩm lạnh không ở được, có thể vi mạch nước quá cao, thông gió kém, hơi ẩm tích tụ dễ đau ốm. - Đất ở nơi có dòng nước chảy xiết quá mạnh và nguồn gió mạnh lùa thổi đâm thẳng vào cũng không nên ở (nhà ở cuối ngõ, cuối dốc ) vì không có lợi cho sức khoẻ. Qua đó có thể thấy: việc lựa chọn địa điểm và hướng nhà có những nguyên tắc tương đối thống nhất (thuận tiện cho đời sống và sản xuất, cao ráo, thoáng đãng ) song cũng có những khác biệt tuỳ điều kiện địa lí, tập quán và quan niệm của gia chủ. Trong những quy định mang tính kiêng cữ, nổi lên hàng đầu là xem tuổi chủ nhà, có “được tuổi” mới dựng nhà. Người Việt coi trọng việc xem tuổi làm nhà hơn các dân tộc ít người, có lẽ do ảnh hưởng của các nhà âm dương thuật số từ văn hoá Trung Hoa truyền sang, lâu dần họ tin và nếu không theo thì không yên tâm. Thật ra, những mốc trong cuộc sống đời người thì việc làm nhà là mốc lớn mà cặp vợ chồng nào cũng quan tâm, chỉ có thể làm tốt khi đã có sự tích luỹ nhất định về kiến thức và kinh tế, khi đang có sự hào hứng, trong điều kiện bình thường thì “tam thập nhi lập” tức là vào độ tuổi 30 là đẹp. Đồng thời, chẳng những người xưa tin rằng trong trời đất có một lẽ cảm ứng, mà khoa học ngày nay đã chứng minh ảnh hưởng của vũ trụ tới trái đất và lan tới từng người, ở mỗi người lại có những chu kì nhịp điệu về thể lực 23 ngày, về tình cảm 28 ngày và về trí tuệ 33 ngày,
- trong mỗi chu kì thì nửa đầu là dương phát triển, nửa sau là âm suy thoái, ngày chuyển trạng thái từ dương sang âm là “ngày số không” dễ có những trục trặc, nếu là “ngày số không” kép 2 ( của 2 nhịp điệu trùng nhau) thì càng xấu, mà là kép 3 tức cả ba nhịp điệu đều trùng “ngày số không” thì cực xấu. Khi đã nắm được chu kì nhịp điệu thì tính “ngày số không” dễ dàng, người xem tuổi chủ nhà chỉ cần tránh những năm có “ ngày số không kép”. Điều nữa cũng để thấy quá trình làm nhà thì chủ nhà lo vất vả, lo chạy đủ thứ, nếu tâm lí mang sẵn niềm tin vui mừng thì sẽ khoẻ mạnh vượt qua mọi bất trắc, ngược lại đã có tâm lí lo sợ thì không tỉnh táo dễ có sự cố trục trặc. c. Quá trình thi công xây cất kiến trúc cổ truyền Trình tự xây dựng kiến trúc cổ truyền và dân gian Việt Nam theo phương thức truyền thống trải qua nhiều thủ tục và nghi lễ khá phức tạp. Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, lựa xong địa điểm và định dứt khoát hướng công trình thông thường việc trước tiên là phải chọ ngày lành, tháng tốt để làm lễ khởi công xây dựng (với nhà ở người ta còn tính số tử vi cùa gia đình để quy định kích thước ngôi nhà) và mở công trường. Công trường xây dựng ngôi nhà ở dân gian đơn sơ, mộc mạc ở làng quê thường được tổ chức với tình hữu ái gia cấp “tình làng nghĩa xóm” và biểu hiện quan hệ tốt đẹp trong sản xuất và hợp tác từ thuở nguyên khai của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Với cốt cách chung là kết cấu truyền thống khung – cột – vì – xà và nhà không có móng do đó trình tự xây dựng được thể hiện qua 5 giai đoạn: phát mộc, động thổ, thượng trụ, thượng lương và nhập trạch, yên sang. Phát mộc: Vào giai đoạn “phát mộc”, chủ nhân và người thợ cả cùng chủ trì lễ phát mộc cúng thổ thần và tổ sư phường thợ cho phép bắt đầu làm nhà. Cúng xong, người thợ cả lấy rìu đẽo vào một cây gỗ (trong số nguyên vật liệu dựng nhà) làm phép, lên rui mực thước tầm làm chuẩn mức, quan hệ tỉ lệ các bộ phận kết cấu, gia công thành phần cấu tạo hệ khung cột – vì xà. Động thổ: làm lễ “động thổ” cúng gia tiên và thổ thần biết là chủ nhân sắp làm nhà mới để cầu mong sự phù hộ an toàn ttrong quá trình xây dựng cũng như trong đời sống sau này. Đồng thời tiến hành cuốc nhát đầu tiên, đắp đất nền nhà theo kích thước đã được người thợ cả căn cứ vào “thước tầm” tính toán.
- Thượng trụ: với hệ kết cấu khung cột vì xà công việc tiếp trên nền nhà đắp xong là dựng cột (cột cái, cột quân, cột hiên ), sau đó là vì xà – kẻ - bảy (nếu có) để hình thành bộ khung sườn kết cấu ngôi nhà. Thượng lương: là một khâu quan trọng, và gia chủ cẩn thận cũng phải qua một “lễ thượng lương” (còn gọi là lễ cất nóc) tức là chon ngày lành tháng tốt và phù hợp với tuổi tử vi gia chủ để đặt đầu nóc gian chính giữa ngôi nhà, thường người làm việc này được lén một người già, vợ chồng song toàn khỏe mạnh, nhiều con lắm cháu và làm ăn khá giả. Nếu vì xà kết cấu chưa chuẩn bị xong, chọn được ngày tốt người ta vẫn cứ tổ chức lễ này nhưng dầm nóc chưa được đưa lên vị trí và gá tạm bằng giá nạng. Sau này cố định khi hoàn thiện các bộ phận cấu tạo phối hợp. Thường ở dầm nóc (thượng lương) trong khi làm lễ người ta buộc 2 cành lá thiên tuế vào mảnh vuông vải điều có vẽ hình bát quái, ghi thần chú cũng là để cầu mong sự bình yêu và thịnh vượng cho gia chủ. Nhập trạch – yên sang: Sau khi nhà hoàn thành, gia đình dọn vào ở ngôi nhà mới, kê đồ đạc và bắt đầu sinh hoạt đời sống và sản xuất bình thường. Trong nghi thức, có khi còn các lễ như: Lễ an cư, lễ động sang, lễ trả công thợ Nếu gói ghém tất cà đơn giản hơn cũng phải một “lễ hoàn thành” (lễ cài sào, cài rui mực lên dầm nóc), mừng nhà mới đã hoàn thành mời họ hàng làng xóm cùng tới dự. 1.4.5. Màu sắc và trang trí nội ngoại thất Trong nhà ở dân gian, do điều kiện kinh tế hạn chế và quy mô công trình nhỏ bé – màu sắc trong ngôi nhà chủ yếu là màu sắc tự nhiên của vật liệu xây dựng ở địa phương: đơn sơ, thanh bạch hoặc gần gũi với đời sống người nông dân Việt Nam sống cần cù và chất phác trong lũy tre làng. Tuy nhiên. tùy hoàn cảnh địa lí và khí hậu từng vùng, từng phong tục tập quán dân tộc ( cũng như tang phục, đồ dung ) có ít nhiều khác biệt: ngôi nhà sàn miền núi thường có màu nóng ẩm để giảm bớt không khí giá lạnh của núi rừng trang trí bên trong với những thảm thổ cẩm sặc sỡ, những đồ đạc tre mây vàng óng và tinh xảo đã giảm bớt cảnh buồn tẻ hưu quạnh vùng cao; màu vàng đất của tường trình đất đồi, màu nâu đỏ của đá ong và màu vàng nhạt của lá gồi, lá tranh, là sắc thái nhà ở dân gian – vùng trung du; màu nâu đỏ của mái ngói, tường, gạch kết hợp màu vàng của gỗ xoan, tre vườn hoặc những mái nhà rơm rạ phản ánh dinh động bộ mặt nhà ở miền xuôi tất cả
- tạo cho mỗi địa phương, mỗi dân tộc một màu sắc riêng biệt và tính phong phú của kiến trúc nhà ở dân gian Nhà tre không có đục chạm trang trí, nhưng khi có điều kiện làm nhà gỗ lợp ngói, người Việt luôn tranh thủ những diện hở ra của gỗ để khoác cho nó “bộ cánh” tươm tất, phối hợp với bào trơn, đóng bén là những đường soi gờ chạy chỉ, những vách gỗ đổ lụa và đặc biệt là những hình chạm nổi ở vì nóc, ở cốn, ở kẻ, ở ván gió mà để cho hình nổi rõ còn phối hợp với tô mực đen một số chi tiết. Vượt lên trên những quy định ngặt nghèo của nhà nước, ít ra là các triều Lê và Nguyễn cấm nhà dân trang trí “tứ linh” ( tức bốn con vật: rồng,phượng, lân, rùa), thậm chí luật Gia Long còn khắt khe hơn: “ trong nhà không được sơn phết trang hoàng”, nhân dân đã chạm vẽ những hình hoa, lá, cây quả và gửi vào đó những ý nghĩa tượng trưng mang theo niềm tin hạnh phúc, còn uốn thế hoa lá cây cảnh thành hình trong “tứ linh”. Nổi nhất trong trang trí nhà dân là cảnh chơi tranh ngày Tết. Nông dân ưa tranh Đông Hồ, thị dân thích tranh hàng Trống, lại còn dòng tranh trung gian là Kim Hoàng, và nhiều nơi có thêm tranh thờ địa phương. 1.3.6. Kinh nghiệm tổ chức không gian cƣ trú Mỗi gia đình nông dân Việt Nam xưa thường vẫn tổ chức cuộc sống trên một lô đất riêng có diện tích khoảng một sào ( 360m2), trong đó có những ngôi nhà bình dị với giếng; ao, sân vườn có rào giậu bao quanh. Từ cách sắp xếp không gian phụ, tổ chức sân vườn, cổng, ngõ, ao cá, bố trí chuồng gia súc, gia cầm đến kinh nghiệm khai thác, bảo vệ chúng đều nói lên một mẫu hình cuộc sống cần cù, năng động hài hoà cao độ giữa con người với thiên nhiên: nhiều dạng tổ chức không gian kiến trúc khá độc đáo, thích nghi với cuộc sống tranh thủ thời gian, hướng ra bên ngoài là chính gồm các không gian khép kín ( các phòng buồng), không gian nửa kín ( hiên, thềm, giàn cây ), không gian hở ( sân, ngõ, cầu ao, giếng nước ) Trong cách phân bố các không gian ở của nhà nông thôn thì ngôi nhà ở chính chiếm vị trí quan trọng nhất, ở chỗ cao nhất của khu đất, được sử dụng làm nơi thờ cúng và sinh hoạt chính. Cái sân phơi trước ngôi nhà chính đã nói lên đặc điểm riêng độc đáo của nhà ở dân gian Việt Nam và mang tác dụng rõ rệt: nơi tiến hành sản xuất, chỗ phơi phóng, không gian tạo thoáng mát vệ sinh cho ngôi nhà chính. Ao cá thường ở chỗ thấp nhất, phía đầu gió, trước nhà. Các công trình phụ như bếp, chuồng trại, nơi vệ sinh, tiến hành nghề phụ thì được tổ hợp quanh công
- trình chính, ôm lấy cái sân phơi rộng theo nguyên tắc coi sân là trung tâm bố cục không gian sinh hoạt gia đình. Các công trình chính, phụ đều gắn mình trong vòm cây xanh của cây lấy gỗ và cây trong vườn nhà với mục đích vừa để che chở bảo vệ ngôi nhà chính chống đỡ gió bão, lũ quét vừa cải tạo điều kiện vi khí hậu, tận hưởng không khí trong lành. Đi sâu vào ngôi nhà ở chính, ta thường bắt gặp kiểu tổ chức không gian nông trên cơ sở hệ cấu trúc “ gian - vì kèo truyền thống” với gian lẻ ba, năm hoặc một gian hai chái; ba gian hai chái Người chủ của các ngôi nhà truyền thống của nông thôn là các “gia đình cơ bản” loại nhỏ, phổ biến gồm hai hoặc ba thế hệ: hai vợ chồng và dăm ba người con, không có hoặc có bố mẹ cùng chung sống, nhân khẩu trung bình khoảng 6 - 8 người. Những gia đình này mang nặng ảnh hưởng lối sinh hoạt và mối quan hệ Nho giáo phong kiến, mà nổi bật trên hết là những ảnh hưởng và ràng buộc của tàn dư chế độ phụ quyền. Từ nếp sống đến tập quán, phong tục, các tổ chức không gian kiến trúc, cách bài trí nội thất đều toát ra rất rõ rệt sự thiếu bình đẳng giữa chủ gia đình và các thành viên: tính tôn ti trật tự, tinh thần trọng nam khinh nữ, chế độ bảo vệ huyết thống như thờ cúng tổ tiên, quyền thừa kế, tục cưới vợ gả chồng, xây nhà cho con trai khi ra ở riêng ). Toàn bộ ngôi nhà hình như chỉ tập trung tổ chức tiện nghi và trang trí cho ba gian nhà chính, chỗ ở của người đàn ông - người chủ gia đình, kết hợp làm nơi thờ cúng tổ tiên, chỗ tiếp đãi khách. Trong ngôi nhà chính của gia đình bao giờ cũng có tối thiểu hai không gian riêng biệt: một phòng lớn “ thông xuồng” ba gian ( khoảng 24m2) hay một gian hai chái ( khoảng 16 - 18 m2) với gian giữa rộng (2,2 - 2,4m) bao giờ cũng dành vị trí xứng đáng cho bàn thờ gia tiên và làm nơi tiếp khách; hai gian bên có hẹp hơn ( 1,6 - 2m) dành làm chỗ ngủ cho con trai lớn và khách. Không thể thiếu được trong mỗi gia đình là bàn thờ tổ tiên, luôn được đặt ở phía sau giáp tường hậu của gian giữa. Đấy là vị trí trang trọng nhất và thiêng liêng nhất, mọi hoạt động đều lấy đó làm trung tâm. Đối với ngôi nhà tranh tre, bàn thờ có khi chỉ là các gác lửng hẹp bằng phên tre, giữa có bát hương, khá hơn thì bên cạnh có ống hương và cây đèn, tất cả chân chất nhưng thiêng liêng. Ở ngôi nhà gỗ lợp ngói, đơn giản nhất vẫn là gác lửng hẹp bằng gỗ gắn với hai cột quân sau, khá hơn thì thêm hương án, trên vẫn có bát hương, tuỳ nhà mà có thêm bài vị, thần chủ, đài rượu, đài nước, bình
- hoa, chân đèn Đấy là những gia bảo thiêng liêng không được cầm bán, và do đó cũng là thứ đẹp nhất, bằng gốm sứ tráng men, bằng gỗ thì sơn quang, có thể bằng đồng nữa, tất cả được lau chùi sạch sẽ và tập trung được sự chú ý của mọi người, làm cho căn nhà thêm phần sáng sủa và trang trọng. Đồ dùng dành cho sinh hoạt gia đình không thể thiếu kà bộ phản gỗ, chiếc giường tre hay giường gỗ, sơ sài nhưng hợp với toàn cảnh. Nhà khá thì phản lim, chiếu ngựa khung tranh, cao hơn nữa thì sập gụ. Và đồ chứa của quý, thong thường là chiếc hòm gian kê ngay gian giữa để mặt hòm đồng thời là bàn thờ, đóng xỗ tạp để mộc, chỉ có vài đường soi gờ chạy chỉ nhất là ở hai chân trước. Khá một chút thì có tủ đứng, còn thật khá giả và hợp với căn nhà khang trang có tủ chè, tủ đứng bằng gỗ quý không sơn thếp, dùng thời gian làm cho mặt gỗ lên nước. Bộ tiếp khách có thể chỉ là bộ bàn ghế tre trúc, khá hơn thì bàn ghế gỗ, và cao cấp là tràng kỉ. Nhà tranh cũng có thể có tràng kỉ nhưng bằng trúc thanh nhã. Cơ động và tiện nghi là chiếc chõng tre gọn xinh, dễ mang ra đầu hè hay dưới tán cây để ngồi, nằm đón gió mát, cũng có thể tiếp khách ngồi chơi uống nước, xoàng ra thì cũng “coi được” mà đóng khéo thì thành đồ nghệ thuật. Hai bên là một gian buồng kín, được gọi là “ phòng the” đặt sát phòng lớn trang trọng trên, thế giới riêng của phụ nữ trong gia đình và cũng là chỗ cất dấu lương thực đồ đạc và là nơi sinh hoạt kín đáo của gia chủ. Nhà khá giả năm gian thì gian kín đối xứng phía kia được dành riêng cho kho, cho chỗ làm nghề hay nơi dạy học. Trong ngôi nhà chính này người nông dân đã thể hiện nhiều kinh nghiệm tốt để khai thác tận dụng không gian, tạo ra sự thông thoáng, khô ráo, mát mẻ vào mùa hè, che gió tạo ấm cúng vào mùa đông, đã biết sử dụng vài biện pháp che nắng chống gió, cách nhiệt hiệu quả và thông minh ( các hình thức lợp mái cói hay cỏ, rơm và phên liếp di động, các tấm giại, mành sáo lọc ánh sáng, giàn cây ). Thuộc không gian ở, ngoài ngôi nhà chính còn có thêm 2 -3 gian nhà ngang nhưng ít được chú trọng hơn với phần chủ yếu được sử dụng trong công việc làm gạo( chỗ xay, giã, sàng sẩy, bếp núc hay làm nghề phụ). Cùng với những đồ tre gỗ đơn sơ là chum vại chĩnh vò bằng đất nung già, đanh mặt, nhiều khi bóng như có men, vừa có giá trị sử dụng thiết thực, vừa hoà nhập với toàn bộ các đồ dùng khác trong nhà. Cả những đồ gốm tráng men như bát
- ngô, bát đàn đơn giản hay “cao cấp” hơn một chút là bát đĩa Bát Tràng có vẽ hoa lam cũng vẫn thân thương, mộc mạc. Cổng nhà cấu tạo đơn sơ mà vẫn đẹp và cũng đã hoà nhập với bối cảnh thiên nhiên cũng giống như hàng giậu duối hay cây xén hàng rào dâm bụt hoặc thường đặt lệch khỏi trục nhà chính. Việc tổ chức ngõ vào có cầu kì hơn trên cơ sở quản lý bảo vệ tốt vườn ao và nhà cửa tạo sự kín đáo, nhất là phải phù hợp với thuật phong thuỷ. Tiểu kết chương 1 Tóm lại, qua việc giới thiệu về người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ với môi trường sống, hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội, chúng ta thấy đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất màu mỡ được hình thành do sự bồi đắp phù sa của các sông nhánh cận Bắc và cận Nam của sông Hồng và một hệ thống sông ngòi phức tạp chảy ra Vịnh Bắc Bộ qua 9 cửa sông, là vùng đất có điều kiện thích hợp phát triển nông nghiệp và được coi là nơi hình thành và phát triển của dân tộc Việt và là nôi văn hóa quan trọng của người Việt.
- Chƣơng 2 Giá trị kiến trúc nhà ở từ truyền thống đến hiện đại tại một số làng vùng đồng bằng Bắc Bộ Giới thuyết về nhà cổ Qua các kết quả khai quật của ngành khảo cổ học ở các di chỉ Bình Gia (Lạng Sơn) và núi Đọ (Thanh Hóa) cho thấy con người nguyên thủy Việt Nam chủ yếu sống trong các hang động và dùng tre, nứa khai thác dễ dàng trong rừng núi bạt ngàn thời bấy giờ, đan dựng nên những tấm phên che mưa, gió để sinh sống trong thời kỳ manh nha tổ chức xã hội này. Như vậy, thời kỳ này những ngôi nhà vẫn chưa xuất hiện. Đến khi vua Hùng dựng nước Văn Lang, các tụ điểm dân cư người Việt mới xuất hiện với những tập hợp theo quan hệ gia đình ruột thịt, hàng xóm láng giềng thì kiến trúc ngôi nhà dân tộc đầu tiên đã được dựng nên khi mọi người đã biết phá rừng lập ấp, gác gỗ dựng nhà sàn và nghề mộc thời đó đã dựng được những ngôi nhà sàn mái cong như hình đuôi én. Hình kiểu kiến trúc thời kỳ này chủ yếu là những ngôi nhà sàn, với vật liệu xây dựng từ thiên nhiên: tranh, tre, gỗ, nứa, lá sẵn có trong rừng. Nhà ở của người Việt trải qua chiều dài lịch sử có sự biến đổi trong chất liệu làm nhà. Sản phẩm chính của quá trình tạo dựng môi trường sống đó chính là
- những ngôi nhà sàn hoặc nhà đất. Những ngôi nhà nền đất xuất hiện từ thời tổ tiên ta dựng nước Văn Lang, qua các di chỉ khảo cổ ở Gò Mun (Phú Thọ), Thiệu Dương (Thanh Hóa) với các viết tích như nền nhà, hố bếp Từ các loại cây rừng thân gỗ cho tới các loại tre nứa, người Việt đều có cách riêng để tạo nên ngôi nhà đủ sức chống chọi với thiên nhiên, tạo nơi ăn ở mát mẻ vào mùa hè và ấm áp về mùa đông. Những ngôi nhà đó dù được làm bằng gỗ hay tre nứa đều được tạo dựng từ bộ khung nhà với nhiều gian. Trong lịch sử kiến trúc Việt Nam nói chung và trong kiến trúc nhà ở nói riêng, chưa có cuốn sách, tạp chí nào đưa ra định nghĩa hay các quy ước về nhà cổ. Trong cuốn Kiến trúc cổ Việt Nam của Vũ Tam Lang (Nxb. Xây dựng, Hà Nội, 1998) có nói tới nhà ở dân gian và nói: “Nhà ở là phương tiện cư trú và là tổ hợp không gian sinh hoạt văn hóa của con người. Nhà ở được phát triển cùng với tiến trình của lịch sử xã hội, mức độ kinh tế và văn hóa cùng sự biến đổi về hoàn cảnh địa lý, môi trường sinh sống của loài người nói chung và của dân tộc Việt Nam nói riêng”. Như vậy, tác giả chỉ đề cập tới nhà ở và chưa nói tới nhà cổ là gì. Trong Wikipedia, viết về Kiến trúc cổ Việt Nam đề cập đến nhà ở dân gian: “Nhà ở dân gian đã trải qua một quá trình chuyển biến từ nhà sàn đến nhà nền đất. Nhà nền đất vùng xuôi có kết cấu khung tre hay gỗ, thường làm vách và lợp bằng tranh, rạ hay lá dừa; nếu kết cấu khung gỗ loại tốt lại thường được lợp bằng ngói, tường bao quanh bằng gạch với vì kèo gỗ. Khuôn viên nhà bao gồm: nhà chính, nhà phụ (nhà ngang và nhà bếp) và chuồng gia súc cùng sân, vườn, ao, giếng hoặc bể nước và hàng rào, tường vây quanh, cổng ngõ”. Các kiến trúc sư chuyên nghiên cứu về kiến trúc nhà ở cổ truyền như Ngô Huy Quỳnh, Nguyễn Khắc Tụng cũng chưa đưa ra một tiêu chí hay một ý nào nói thế nào là nhà cổ. Có lẽ nhà cổ là từ thông dụng và từ gọi quen thuộc của mọi người khi nói về một cái gì đó có lịch sử lâu đời. Hiện nay, việc nghiên cứu về nhà cổ thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu như: các kiến trúc sư, các nhà khảo cổ, các nhà sử học Tuy nhiên vẫn chưa giới nào đưa ra một quan niệm cụ thể về nhà cổ. Thông thường các sách nói về nhà cổ, chủ yếu nói về các thức kiến trúc và niên đại của ngôi nhà vẫn chưa chú ý tới việc đưa ra một khái niệm, một quy ước cụ thể về nhà cổ.
- Khi được hỏi về quan niệm nhà cổ, KTS Nguyễn Giang cho rằng “Nhà cổ là ngôi nhà có thời gian lâu năm (ít nhất là 50 năm trở lên) và trong các ngôi nhà đó đều mang một dấu ấn văn hóa của dân tộc”. Qua những ý trên và căn cứ vào tình hình hiện tại chưa có tài liệu nào đưa ra quan niệm về nhà cổ do vậy, trong phạm vi khóa luận của mình, tôi đưa ra quan niệm về nhà cổ như sau: “Nhà cổ là một ngôi nhà được xây dựng từ ngày xưa và tồn tại trong một thời gian dài(ít nhất từ 100 năm trở lên) tới ngày nay, đó là những ngôi nhà được xây dựng và mang một dấu ấn đặc trưng của thời kỳ và có giá trị trong nền văn hóa của dân tộc” Qua quan niệm này, tôi thấy nhà cổ là những ngôi nhà được xây dựng từ xa xưa, trải qua thời gian khắc nghiệt của thiên nhiên, của các nhân tố bên ngoài tác động vào, nhưng vượt qua tất cả những thử thách ngôi nhà đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Ngôi nhà cổ này có ý nghĩa quan trọng đối với các thế hệ trong gia đình đó, mang dấu ấn văn hóa vật chất và tinh thần của một làng quê đồng thời có ý nghĩa trong nền văn hóa, trong quá trình hình thành của đất nước ta. Theo tôi, một ngôi nhà gọi là nhà cổ khi ngôi nhà đó tồn tại được ít nhất là 100 năm trở lên. Sở dĩ tôi chọn quy ước đó vì những ngôi nhà phải trải qua được thời gian dài để khẳng định sự vững chắc của ngôi nhà, khẳng định độ bền của vật liệu xây dựng và tài năng về kiến trúc của người Việt xưa. Bên cạnh đó, những ngôi nhà qua thời gian dài sẽ biến động cùng những thăng trầm của lịch sử, mang trong đó những chứng tích của lịch sử. Thông thường những ngôi nhà thời gian càng lâu thì giá trị của nó sẽ càng lớn. Và cách quy ước đó được tôi sử dụng để xác định cụ thể phạm vi đối tượng nghiên cứu trong khoá luận. 2.1. Làng Mái 2.1.1. Giới thiệu về làng Làng Mái là làng Đông Hồ - quê hương của dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng, nằm bên bờ nam sông Đuống thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Cũng không biết có biết bao nhiêu khách xa gần về với Đông Hồ, về với dòng tranh nổi tiếng theo tiếng gọi của nghệ thuật: “ Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề
- Có ao tắm mát có nghề làm tranh” Vì được khai sinh từ một mảnh đất có nền tảng văn hóa và truyền thống thủ công nên Đông Hồ đã sớm nổi lên như một điểm sáng văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần đáng tự hào của miền Kinh Bắc. Xưa kia Đông Hồ chỉ là cái ấp, cách đây hơn 50 năm, làng Mái chỉ có 60 hộ với gần 500 khẩu, cả làng không có lấy một ngôi nhà ngói, nhà cửa vườn tược không được thông thoáng như bây giờ, không cổng không tường, đường thôn ngõ xóm lầy lội, người ở vùng này có câu “ trăm cái tội không bằng cái lội Đông Hồ”. Làng Hồ xưa vốn nằm trong bãi ven mép nước sông, hằng năm đều bị nạn lở đất đe dọa, thế nên mới vượt đê di cư đến địa điểm ngày nay. Làng tuy nhỏ nhưng có tới 17 dòng họ có gốc từ Thanh Hóa và Hải Dương. Hiện nay làng có hơn 240 hộ dân, bình yên như bao làng quê Việt khác. 2.1.2. Ngôi nhà truyền thống của ngƣời dân làng Mái 2.1.2.1. Hiện trạng nhà cổ Ngôi nhà gỗ cổ truyền, nơi lưu giữ những dấu ấn văn hóa của dân tộc của làng xã. Làng Mái là làng nghề làm tranh nổi tiếng nhưng hiện nay nghề làm tranh bị mai một mà thay vào đó là làm hàng mã. Là một ngôi làng cổ nhưng hiện nay những ngôi nhà này đang bị mai một trước sự công phá của thời gian cũng như tác động của cơ chế thị trường. Qua quá trình đi điền dã khảo sát về những ngôi nhà cổ ở làng và thống kế được số lượng nhà cổ ở làng chỉ còn lại có 3 ngôi nhà có niên đại trên 100 năm. Khi tiếp xúc với người dân ở đây thì hiện nay do dân số phát triển cùng với nhu cầu cần có mặt bằng để phục vụ sản xuất cùng với đời sống kinh tế phát triển thì nhà cổ ở làng bị tàn phá đi và còn rất ít. Những ngôi nhà cổ còn sót lại này vẫn giữ được nguyên cấu trúc cổ truyền cùa người Việt với những hàng cột gỗ lim ngay từ khi mới xây dựng. Tất cả những cột gỗ đó từ khi xây dựng tới nay, trải qua thời gian hàng trăm năm nhưng chưa có sự thay thế bởi các cột gỗ khác. Tuy nhiên trong những ngôi nhà này tình trạng ẩm thấp không tránh khỏi bởi cách xây dựng từ ngày xưa thường làm nhà có mái hiên thấp, cùng với các tấm bức bàn che kín gần hết cửa của ngôi nhà khiến nhà bị tối. Nên khi hỏi họ có thích sống trong những ngôi nhà đó không thì họ trả lời là không muốn sống trong đó bởi không gian không thoáng, ngôi nhà lúc nào cũng tối cho dù đó là ban ngày và tình trạng xuống cấp của các ngôi nhà khiến tâm lí họ không
- thoải mái. Hơn nữa hiện nay do nhu cầu về sản xuát nhiều hộ gia đình đã sử dụng nhà cổ để chứa hàng hóa còn mọi sinh hoạt trong gia đình chuyển sang nhà mới. Việc các thế hệ trong gia đình tăng dần số lượng theo thời gian mới thấy sự cần thiết phải có chốn ở hợp lí. Giữ lại ngôi nhà là giữ lại phần hồn của chính họ và gia đình cũng như cho làng xã, cho văn hóa của dân tộc. 2.1.2.2. Đặc điểm kiến trúc của ngôi nhà truyền thống của người dân làng Mái a. Bố cục không gian: Với vị trí “Nhất cận thị, nhị cận giang” và làng nằm cạnh sông Đuống, có kết cấu hình xương cá, một đặc điểm dễ nhận thấy trong việc làm nhà ở làng Mái đó là nền nhà khá cao. Để có đất đắp nền, người dân làng đã đào đất ở những thửa ruộng nằm sát cạnh làng, vì vậy phần cuối ngõ là hệ thống ao. Ngôi nhà được sắp xếp theo quan niệm xưa, vị trí khuôn viên mỗi nhà phải được lập trên miếng đất thuận tiện cho việc làm ăn phát triển kinh tế và tạo môi trường cho văn hoá làng được phát triển phong phú đó phải là miếng đất bồi có các đầu mối giao thông như gần chợ, gần sông, gần đường cái và đồng ruộng. Phía bên trong khuôn viên mỗi ngôi nhà thường được xây dựng trên cơ sở tôn trọng tập tục và theo thuyết phong thuỷ của Trung Quốc. Tức là người ta thường xây nhà sao cho tránh được “góc ao, đao đình” hay tránh cho nhà chính nhìn vào đầu hồi nhà khác, hoặc bị đường cái đâm thẳng vào nhà. Chẳng thế mà đường làng được định hình khá đa dạng, có lúc theo lối, có lúc lại ngoằn ngèo uốn lượn. Không phải ngẫu nhiên nhà ở dân gian đều chọn hướng Nam, với cách chọn hướng nhà như vậy chủ nhân không bao giờ lo ánh sáng chiếu trực tiếp vào nhà, đồng thời tránh được gió mùa đông rét buốt. Nhưng cho dù là nhà hướng Nam, cổng nằm lệch hay bất kỳ một quy tắc nào cũng phải đảm bảo sự thống nhất với cấu trúc làng, ở đây sự ảnh hưởng của cấu trúc làng đối với kiến rúc nhà ở dân gian còn xuất phát từ đặc thù về lao động sản xuất và sinh hoạt. b. Vật liệu xây dựng Bộ khung chịu lực cũng như các vật liệu xây dựng, nhìn chung các ngôi nhà ở làng Mái cũng có nhiều nét tương đồng với các ngôi nhà gỗ khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vật liệu chủ yếu là làm bằng gỗ lim. Nền nhà lát gạch vuông to hoặc là gạch Bát Tràng. Vật liệu lợp mái ngói bằng đất nung, ngói móc, mái ngói
- thường lợp hai lớp. Cửa được làm bằng gỗ với kết cấu ván bưng cửa bức bàn còn tường được xây bằng gạch nung. c. Kết cấu của ngôi nhà Ngôi nhà dựng trên cơ sở các vì kèo 6 cột. Hai vì kèo gian giữa làm theo kiểu kẻ chuyền – giá chiêng – tiền kẻ hậu bầy, hai vì kèo bức thuận làm theo kiểu chồng rường – giá chiêng. Đó là những kiểu vì kèo phổ biến của những ngôi nhà gỗ lớn ở đồng bằng Bắc Bộ. Đầu kèo hiên còn được nối thêm ra phần kèo vượt làm cho hiên nhà rộng hơn lên, do đó tăng cường khoảng đệm không khí để ngăn bớt cái nắng nóng ngoài sân và giữ mát cho trong nhà vào mùa hè. Ba bộ cửa bức bàn bằng gỗ vàng tâm vừa nhẹ vừa bền; khi khép và chốt phía trong thì trong nhà kín bưng, an toàn; khi có công việc lớn như giỗ chạp, cưới hỏi, mừng thọ có thể tháo cánh cửa ra cho lòng nhà rộng và giữa trong nhà với ngoài hiên được thông thoáng. d. Trang trí mĩ thuật trong và ngoài nhà Việc chạm khắc hết sức công phu và tương đối tập trung vào các mảng hoa văn phía bên trên 3 ô cửa chính, phía trên xà dọc cũng như ở các đầu kèo, đầu xà, bức vách ngăn và đặc biệt ở hai bức thuận trong nhà. Những người thợ mộc dân gian đã khéo léo thể hiện trên gỗ những hình hoa lá để trang trí ngôi nhà. Hầu như mảng chạm khắc nào cũng có hình lá cúc, dây cúc, hoa cúc, có cả dây cúc cách điệu - rồng chầu mặt nguyệt Bên cạnh mô – típ hoa và lá cúc là chủ đạo, một số bức còn chạm hoa và lá sen, cành mai, cành tre Theo quan niệm dân gian Việt, những cỏ cây hoa lá đó cũng là biểu tượng của tứ quý – bốn mùa. Một chạm khắc trang trí nữa cũng phổ biến ở ngôi nhà là các mảng con tiện vừa đẹp vừa thông thoáng cho ngôi nhà, kể cả khi đã đóng kín cửa cài then. Một số chỗ còn xuất hiện cả hình rồng chầu mặt nguyệt, rồng bay, phượng múa Là làng nghề làm tranh nên trong nhà thường trang trí thêm các bức tranh nhất là trong những ngày Tết. Dù là nhà tre hay nhà gỗ, trong cảnh nhộn nhịp đón xuân, người ta quét vôi lại tường, sửa lại những chỗ sứt lở và sau đó là dán thẳng lên vách là những tờ tranh tết tươi rói, rực rỡ với đủ các đề tài phần nhiều mang ý nghĩa chúc tụng, khi thì trực tiếp khi thì gián tiếp, hình nào cũng xôn xao và hòa ngay vào sự sống động của người chơi tranh. Những tờ tranh ấy với sắc màu đằm thắm đã làm sáng rạng và ấm cúng những căn nhà trong tiết xuân se lạnh và thiếu
- sáng, hình cô đọng và chặt chẽ luôn chứa đựng một cuộc sống sâu lắng, tất cả làm cho căn nhà vui hẳn lên. 2.1.2.3. Sinh hoạt truyền thống trong ngôi nhà Với không gian được phân theo hàng cột, nhà chính có ba gian trung tâm được phân chia theo mục đích cụ thể nhưng thực chất chúng lại hoàn toàn thông nhau, không gian được xem là vị trí trung tâm của nhà chính thường được chọn làm nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đây là không gian quan trọng của ngôi nhà bởi vậy bao giờ cũng được chủ nhân chọn là nơi để đặt bàn thờ. Kế bên gian chính giữa là phần không gian để tiếp đón khách, ngoài ra chủ nhà còn sử dụng gian này làm gian sinh hoạt, giáo dục con cái. Ngoài ra nơi đây còn là nơi truyền dậy kĩ thuật làm tranh cho con cháu. Hai gian bên có hẹp hơn dành chỗ ngủ cho con trai lớn và khách. Hai bên là một gian buồng kín, được gọi là “phòng the” đặt sát phòng lớn trang trọng trên, là thế giới riêng của phụ nữ trong gia đình và cũng là chỗ cất giấu lương thực đồ đạc và là nơi sinh hoạt kín đáo của gia chủ. 2.1.3. Ngôi nhà hiện đại của ngƣời dân làng Mái 2.1.3.1. Tình hình xây dựng mới ở làng Mái Ven con đường làng nhỏ bé được xây dựng những dãy nhà ở giống hệt như nhà ống trên phố, cái nhô lên cái thụt xuống, cái ra cái vào Do dân cư của làng ngày càng tăng nên nhu cầu về nhà ở ngày càng cao, việc mở rộng xây dựng các khu dãn dân là tất yếu. Vì vậy hình thái khuôn viên truyền thống đã bị thay đổi nhiều do người dân chia nhỏ khu đất ra làm nhiều nhà ống, mỗi lô đất chia đều cho các con cái làm nhà ở riêng, thói quen sống nhiều thế hệ trong ngôi nhà ở truyền thống không còn nữa. Với hình thái khuôn viên 100 - 120 m2 cho một lô đất hình chữ nhật, chiều rộng các lô đất khoảng 5 m, chiều dài bình quân 20 m, sự phân chia này đã làm mất đi hoàn toàn ý nghĩa của nhà ở nông thôn mà trở thành bản sao mẫu nhà chia lô của các đô thị vào những năm 90 của thế kỷ trước với các kiểu nhà ống, nhà nhiều tầng, dạng biệt thự Những ngôi nhà thường làm từ 1 đến 3 tầng, trong đó 2 tầng là phổ biến. 2.1.3.2. Đặc điểm của ngôi nhà hiện đại a. Bố cục không gian:
- Những ngôi nhà hiện đại được xây dựng ở làng đã không còn giữ được bố cục không gian thoáng đãng phù hợp với cảnh quan ở làng nữa mà thay vào đó là những ngôi nhà ống kiên cố kín cổng cao tường, không còn tường rào hay dậu mồng tơi nữa. Tuy nhiên cũng còn có một số ngôi nhà khi xây dựng lại với kiểu kiến trúc sân vườn bao gồm sân vườn, phòng khách, phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng học, phòng bếp, phòng ăn, phòng vệ sinh, phòng kho, phòng để xe, cầu thang, sân thượng, sân phơi Ngoài ra còn có một số nhà xây theo kiểu nhà ống 2 – 3 tầng nên thấy được những tồn tại trong ngôi nhà như nơi tiếp khách quá sâu trong căn hộ, phải đi qua khu vực giao thông hộ; căn hộ không thông thoáng thiếu diện tích “bán lộ thiên” như logia, sân cảnh b. Vật liệu xây dựng Thay vì sử dụng các vật liệu cũ truyền thống tranh tre nứa lá và gỗ, những ngôi nhà hiện đại sử dụng loại vật liệu mới với bê tông cốt thép, xi măng gạch đá. Nhà mái bằng làm bằng bê tông và sắt thép hoặc lợp ngói firoximăng, lợp tôn. Tường xây bằng gạch kiên cố, quét vôi ve, một số tường còn được ốp gạch men phần chân tường. Tuy cửa cũng bằng gỗ nhưng không còn sử dụng kiểu cửa bức bàn nữa. Nền nhà chủ yếu được lát gạch đá hoa cho mát vào mùa hè c. Kết cấu của ngôi nhà Thay cho kết cấu vì kèo cột bằng gỗ, người dân làng Mái xây dựng ngôi nhà của mình theo đủ kiểu tây âu, đông âu, á âu sử dụng tường gạch chịu lực, sàn mái bê tông hoặc nhà khung cột bê tông cốt thép. Các phòng được phân chia bằng tường gạch trát vữa xi măng, quét vôi ve hoặc sơn đủ màu sắc tạo nên không gian kín đáo riêng tư mà không còn chia theo gian buồng như ngày xưa. Nhà 2 – 3 tầng thì có cầu thang đi lên và phân chia phòng theo tầng. Ngôi nhà xây bằng gạch, mọi lực đều dồn lên bức tường chịu lực có cột bê tông mà không dồn lên bộ khung cột gỗ như ngôi nhà truyền thống nữa. d. Trang trí trong và ngoài nhà Một số gia đình vẫn sử dụng tranh để trang trí cho nội thất bên trong ngôi nhà, ngoài ra còn có một số các vật liệu khác như đồng hồ, ti vi, tủ lạnh, tủ tường Trần nhà đắp hoa văn hoặc hình học. Bên ngoài sân thì có hòn non bộ, nuôi sinh vật cảnh phối trí cùng với một ít vật dụng trang trí cổ truyền như bình phong, đôn, chậu cảnh
- 2.1.3.3. Sinh hoạt trong ngôi nhà hiện đại Ngôi nhà được chia thành nhiều phòng khác nhau, và được chia theo tầng. Phòng bố mẹ được bố trí ở tầng dưới cùng với phòng khách, phòng ăn, phòng bếp. Phòng của các con được bố trí trên tầng 2 và tầng 3, và vẫn phân chia phòng cho con trai, con gái. Trong ngôi nhà hiện đại của người dân làng Mái không gian tâm linh thường đặt để linh hoạt hơn, có thể trong thư phòng, trong gian sinh hoạt hay trên lầu. Vấn đề sắp đặt gian thờ tùy thuộc vào đời sống tâm linh của gia chủ. Gian thờ thường có xu hướng được đặt tại những nơi cao khuất nhất. Gia chủ cho rằng thờ tự tại những nơi cao khuất là để tỏ lòng cung kính đối với tổ tiên, ông bà và thể hiện sự trang nghiêm nơi thờ cúng. Một số gia đình sử dụng tầng 1 làm nơi dạy kĩ thuật làm tranh, truyền nghề cho con cháu còn số khác lại sử dụng để làm nơi bán hàng, trưng bày sản phẩm tranh của nhà mình. 2.2. Làng Lim 2.2.1. Giới thiệu về làng Làng lim là tên gọi chung của hai làng Lũng Giang và Lũng Sơn, ( bản khóa luận này xin chủ yếu đề cập đến làng Lũng Giang và gọi Lũng Giang là làng Lim như nhân dân vùng này vẫn quen gọi). Làng Lim trước năm 1945 thuộc tổng Nội Duệ là một trong tám tổng giầu có của huyện Tiên Du, một vùng đất cổ của xứ Bắc, nay thuộc thị trấn Lim – huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh. Nằm giữa đồng bằng phì nhiêu, các làng xã trong tổng Nội Duệ nằm bên bờ sông Tiêu Tương có phong cảnh hữu tình. Sông Tiêu Tương là con sông có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của người Nội Duệ - Cầu Lim xưa kia. Đây là một vùng quê có truyền thống khoa bảng, quê hương của nhiều lễ hội tín ngưỡng dân gian và nhiều truyền thuyết li kì, huyền ảo gắn với các tôn giáo, tín ngưỡng tiêu biểu cho vùng văn hóa tâm linh xứ Bắc. Đó là câu chuyện Phù Đổng Thiên Vương một truyền thuyết về truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chuyện Vương Chất gặp tiên trên núi Lạn Kha, kể về chàng trai tên là Vương Chất, lên núi đốn củi gặp Tiên đánh cờ, mê mải xem lúc quay lại thì cán rìu đã mục nát từ bao giờ mà ván cờ Tiên vẫn chưa kết thúc.
- Chính vì thế người dân nơi đây gọi là núi Lạn Kha (núi rìu nát), phía bắc núi có chùa Kim Ngưu, dân gian giải thích là chỗ Cao Bền thấy con trâu vàng trong núi chạy ra. Rồi câu chuyện tình thơ mộng của chàng “ Từ Thức cởi áo chuộc tội cho nàng tiên Giáng Hương”, sau đó theo nàng đến tận chốn bồng lai tiên cảnh. Huyện Tiên Du có từ thời Trần (1225 – 1413), thời Minh xâm lược Tiên Du nằm trong châu Vũ Ninh ( gồm 4 huyện Vũ Ninh, Đụng Ngàn, Từ Sơn, Yên Phong). Từ năm Minh Mạng thứ 13 (1832) trở về trước, huyện lị của Tiên Du đóng tại xã Đông Sơn, năm Minh Mạng thứ 14 (1833) huyện lị chuyển về xã Hoài Bão ( xã Liên Bão), sua đó chuyển về vị trí hiện nay cạnh núi Lim ( núi Hồng Vân) tức thị trấn Lim. Theo “bản đồ Hồng Đức” và sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi thế kỉ XV, huyện Tiên Du thời đó có 52 xã, số xã này ổn định đến năm 1788. Đầu thế kỉ XIX có sự thay đổi ít nhiều, cho đến đời vua Đồng Khánh (1886 – 1888) cả huyện có 9 tổng với 56 xã thôn”. Tên huyện Tiên Du được dân gian giải thích gắn liền với câu chuyện Vương Chất và Từ Thức gặp Tiên giáng trần Làng Lim cách thành phố Bắc Ninh ngày nay 6 km về phía Tây Nam, là một xã lớn của tổng Nội Duệ, phía Đông giáp Bịu, Lũng Sơn; phía tây giáp Tam Đảo; phía Bắc giáp Xuân Ổ, Đụng Đạo; phía Nam giáp Duệ Bao ( cũng gọi là Lộ Bao). Làng Lim trước kia chia làm ba xóm, vì có nghề tơ lụa và buôn bán phát triển từ sớm nên gọi là ba phường gồm phường Cả, phường Chinh, phường Chựng. Phường Cả là phường lớn nhất, lại chia ra làm ba xóm Trung, Đông Tây. Phường Cả và phường Chựng ở phía tay phải quốc lộ 1A, phường Chinh ở phía tay trái ( theo hướng Bắc Ninh – Hà Nội). Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trên 50 % số hộ có nhà ngói. Làng Lim có những mặt hoạt động kinh tế, văn hóa khá năng động. Xưa kia làng Lim nằm sát cạnh con đường Thiên Lí, là đường đi sứ của các sứ thần nước ta và Trung Quốc. Ngày nay con đường ấy là ranh giới giữa 2 làng Lũng Giang và Tam Đảo, nhân dân ở đây vẫn gọi là “ đường Cái Sứ”. Làng Lim hiện nay không còn ở vị trí cũ mà nằm giữa quốc lộ 1A và đường xe lửa Hà Nội – Đồng Đăng( Lạng Sơn). Có thể trước đây núi Lim có vị trí gần như trung tâm của tỉnh Bắc Ninh, vì có hệ thống giao thông khá thuận tiện, trở thành giao điểm của hai trục Bắc Nam và Đông Tây, hội tụ được các ngả từ Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài, Yên Phong sang; Hà Nội, Gia Lâm, Từ Sơn lên; Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh
- xuống. Dù vậy những giá trị văn hóa từ nhiều đời nay vẫn được dân làng Lim lưu giữ không phai nhạt. 2.2.2. Ngôi nhà truyền thống của ngƣời dân làng Lim 2.2.2.1. Hiện trạng nhà cổ Là một ngôi làng cổ nhưng hiện nay cũng như các làng quê khác ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung và Bắc Ninh nói riêng những ngôi nhà này đang bị mai một trước sự công phá của thời gian cũng như tác động của cơ chế thị trường. Qua quá trình đi điền dã khảo sát về những ngôi nhà cổ ở làng và thống kế được số lượng nhà cổ ở làng chỉ còn 4 ngôi nhà. Khi tiếp xúc với người dân ở đây thì hiện nay do ngôi làng nằm trên vùng đất có điều kiện thuận lợi về giao thông nên kinh tế phát triển, đời sống của người dân được cải thiện, kinh tế khá giả và do dân số phát triển cùng với nhu cầu cần có mặt bằng để phục vụ sản xuất thì nhà cổ ở làng bị tàn phá đi và còn rất ít. Những ngôi nhà cổ ở làng phần lớn vẫn giữ được nguyên cấu trúc cổ truyền cùa người Việt với những hàng cột gỗ lim ngay từ khi mới xây dựng. Tất cả những cột gỗ đó từ khi xây dựng tới nay, trải qua thời gian hàng trăm năm nhưng chưa có sự thay thế bởi các cột gỗ khác. Những ngôi nhà cổ ở làng hiện nay đang bị xuống cấp nhiều, người dân sống trong những ngôi nhà này cũng không được an tâm. Hơn nữa trong các ngôi nhà cổ thường có nhiều thế hệ sinh sống, không gian của ngôi nhà cổ không đủ để cho một gia đình có nhiều thế hệ chung sống nhất là gia đình có nhiều nhân khẩu. Do đó trong ngôi nhà thường có sự chắp vá, hoặc là xây ngôi nhà hiện đại ngay bên cạnh ngôi nhà cổ phá vỡ không gian hài hòa của ngôi nhà. Có một số gia đình chia đôi ngôi nhà cổ ra làm hai cho các con sinh sống khiến ngôi nhà mất đi cảnh quan và vẻ đẹp trọn vẹn của một ngôi nhà tồn tại hàng thế kỷ. 2.2.2.2. Đặc điểm kiến trúc của ngôi nhà truyền thống của người dân làng Lim a. Bố cục không gian Nhà cửa của người dân làng Lim cùng với đình chùa làng đều không chỉ có vẻ đẹp từ tự thân công trình kiến trúc, mà trước hết bao trùm lên tất cả, là sự cân đối giữa kiến trúc với khung cảnh và môi trường xung quanh. Đầu tiên, để vào được nhà của người dân làng Lim, bạn không được đi thẳng mà sẽ phải đi qua cái
- cổng nằm lệch về một phía với hướng nhà chính, để cho nhà chính không nhìn trực diện ra đường làng và tránh những điều không may mắn đến với chủ nhà. Mỗi ngôi nhà ở làng phần không gian phía trước nhà thường rất rộng đó là sân, với người nông dân sân là phần không thể thiếu trong những ngày mùa vụ. Trong các ngôi nhà dân gian sân còn được dùng để phơi phóng và là nơi sinh hoạt của gia đình trong những ngày hiếu hỉ. Bên cạnh đó sân còn có vai trò nhấn mạnh thêm mặt đứng của nhà chính trong tổng thể không gian. Ngoài ra còn có vườn cây quanh năm tốt tươi, “mùa nào thức ấy”, những vạt rau vài cây cảnh ngoài giá trị kinh tế, còn có giá trị thẩm mỹ trang trí trong ngôi nhà, làm cho chính ngôi nhà trở thành bộ phận của thiên nhiên, tất cả gắn bó với nhau. Những ngôi nhà luôn tìm cách náu mình dưới những tán cây râm mát vào mùa hè nắng gắt. Trong khuôn viên ngôi nhà ở làng Lim còn có cả giếng nước phục vụ cho sinh hoạt của gia đình, một đặc trưng của làng Lim b. Vật liệu xây dựng Cũng như bao làng quê Việt khác, những ngôi nhà ở làng Lim cũng sử dụng vật liệu thường có tại địa phương, dễ kiếm, dễ tìm, bộ khung chịu lực được làm bằng gỗ lim hoặc gỗ. Nền nhà lát gạch vuông to hoặc là gạch Bát Tràng. Nhà xây tường gạch lợp mái ngói âm dương kết hợp với hệ thống cửa bức bàn. c. Kết cấu của ngôi nhà Kết cấu bộ khung ngôi nhà có nguồn gốc từ kiến trúc nhà sàn thời văn hoá Đông Sơn, cột nhà với hình dáng kiểu “đầu cán cân, chân quân cờ”là bộ phận chịu lực khá quan trọng của bộ khung. Nó được làm từ gỗ lim hoặc xoan là loại gỗ mà mối mọt không ưa và có thể chống được ẩm. Các cột quân cách cột cái một gian cả về bốn phía, khu vực trung tâm nhà thường có bốn cột cái tạo thành không gian hình vuông mỗi chiều một gian làm thành bộ phận chính của ngôi nhà. Chi tiết hoa văn được trạm trổ công phu không đơn giản chỉ để trang trí cho bộ khung nhà, nó là hình thức kết cấu vỉ nóc mái liên kết giữa cột cái, cột quân và cột nghiêng trong một bộ vỉ kèo. Với không gian được phân theo hàng cột, nhà chính có ba gian trung tâm được phân chia theo mục đích cụ thể nhưng thực chất chúng lại hoàn toàn thông nhau, không gian được xem là vị trí trung tâm của nhà chính thường được chọn làm nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đây là không gian quan trọng của ngôi nhà bởi vậy bao giờ cũng được chủ nhân chọn là nơi để đặt bàn thờ. Kế bên gian
- chính giữa là phần không gian để tiếp đón khách, ngoài ra chủ nhà còn sử dụng gian này làm gian sinh hoạt, giáo dục con cái. Kề bên gian nhà chính bao giờ cũng có những gian nhà phụ vị trí của gian này tuỳ thuộc vào bố cục của từng nhà. Phần chi tiết phía ngoài nhà thường hỗ trợ đắc lực cho bộ khung để tạo nên tổng thể kiến trúc ngôi nhà, chẳng hạn cửa thường được dựng với các bậc cửa khá cao, tác dụng của bậc cửa một phần là để chắn bụi, hoặc là có ngụ ý mỗi khi khách vào nhà phải cúi nhìn bước qua nhà giống như cúi chào chủ nhà. Phần không gian nối giữa không gian trong và không gian ngoài chính là hiên nhà, hiên vừa là nơi hóng mát của gia đình vào những ngày hè oi bức, hiên vừa giúp những lúc mưa bão nước mưa không hắt vào nhà. Mái nhà dân gian thường có độ dốc 30 độ, độ dốc này giúp cho nước mưa dễ chảy xuống, nếu không dùng cỏ tranh hay rơm rạ thì người dân nơi đây thường dùng ngói vẩy cá hoặc ngói âm dương vừa có tác dụng chống nóng, vừa có tác dụng trang trí.Trụ tường bề ngoài cũng vừa để trang trí vừa tạo thế vững trãi cho ngôi nhà, còn đầu hồi nóc mái dùng để cản gió tránh xô lệch mái. ở hai đầu hồi mái nhà dân gian bao giờ cũng có hai cửa thông gió hình tam giác để tạo sự thông thoáng cho không gian của mái. d. Trang trí mĩ thuật trong và ngoài nhà Ngôi nhà được làm bằng gỗ nên chủ nhà tranh thủ những diện hở ra của gỗ để khoác cho nó “bộ cánh” tươm tất, phối hợp với bào trơn, đóng bén là những đường soi gờ chạy chỉ, những vách gỗ đổ lụa và đặc biệt là những hình chạm nổi ở vì nóc, ở cốn, ở kẻ, ở ván gió mà để cho hình nổi rõ còn phối hợp với tô mực đen một số chi tiết. Chi tiết trang trí được sử dụng là hình hoa, lá, cây quả và uốn thế hoa lá cây thành hình trong “tứ linh” 2.2.2.3. Sinh hoạt truyền thống trong ngôi nhà Cũng như những làng quê khác của người Việt, không gian sinh hoạt của người dân làng Lim cũng thật đơn sơ nhưng ấm cúng. Đó là gian giữa của ngôi nhà bố trí bàn thờ tổ tiên và bàn ghế tiếp khách, hai gian bên đặt giường ngủ cho chủ nhà và con trai lớn; hai phòng phụ còn lại, một phòng để đồ đạc quý hoặc lúa thóc, phòng kia là phòng ngủ của phụ nữ và con gái, sau này khi con trai lớn xây dựng gia đình thì phòng ngủ này sẽ dành riêng cho gia đình mới. Cùng với những nét sinh hoạt chung như các làng quê Việt khác, làng Lim có một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống rất riêng đó là Hát quan họ tại gia đình. Ca hát quan họ tại gia đình là
- các canh hát được tổ chức tại nhà riêng của một liền anh, liền chị quan họ nào đó. Xưa kia hát canh thường tổ chức tại “nhà chứa”(nhà của một người mà bọn quan họ thường lui tới để học hát). “Hát canh” thường được tổ chức nhân dịp làng mở lễ hội hoặc vào những ngày mừng nhà mới, mừng đầy tháng con, hoặc khao vọng Nhân dịp làng mình mở hội, quan họ làng Lim thường ngày vẫn giao lưu với liền anh(liền chị) làng nào thì ngày hội mời liền chị, liền anh đó về làng mình chơi hội rồi tổ chức canh hát tại một nhà một anh hai Quan họ nào đó, cho vui cửa vui nhà vui hội. Ngoài ra, đây còn là nơi truyền dạy quan họ của người dân làng Lim cho con cháu mình. 2.2.3. Ngôi nhà hiện đại của ngƣời dân làng Lim 2.2.3.1. Tình hình xây dựng mới ở làng Lim Người dân làng Lim bây giờ có đời sống khá giả hơn, số khẩu trong mỗi gia đình cũng tăng lên, trong những ngõ nhỏ những ngôi nhà mới khang trang hơn với 2 tầng được dựng ngay trên nền đất cũ của gia đình. Một số gia đình khác nằm trên trục đường chính thì xây theo kiểu biệt thự hoặc nhà ống 2 tầng như kiểu thành phố làm nơi buôn bán. 2.2.3.2. Đặc điểm của ngôi nhà hiện đại a. Bố cục không gian Trên nền đất cũ của gia đình, do diện tích nhỏ nên khi xây mới ngôi nhà đã mất đi không gian vườn cây ao cá. Tuy nhiên ngôi nhà vẫn được xây dựng theo kiểu nhà gian truyền thống, vẫn có ngôi nhà phụ kết hợp theo kiểu hình chữ L, cái cổng vẫn nằm lệch về một phía với hướng nhà chính, để cho nhà chính không nhìn trực diện ra đường làng và tránh những điều không may mắn đến với chủ nhà. b. Vật liệu xây dựng Cũng như những ngôi làng Việt khác, hiện nay vật liệu được sử dụng trong xây nhà hiện nay là cát gạch xi măng , bê tông cốt thép. Mái lợp ngói, lợp tôn hoặc đổ mái bằng. Cửa vẫn là cửa gỗ nhưng không còn cửa bức bàn như trước đây. c. Kết cấu của ngôi nhà Kết cấu của ngôi nhà sử dụng tường gạch chịu lực, sàn mái bê tông cốt thép hoặc nhà khung cột bê tông cốt thép. Nhà lợp ngói sử dụng xà gồ cầu phong lito,
- hoặc mái đổ bê tông cốt thép dán ngói. Ngôi nhà chính được phân chia thành các gian, gian chính giữa vẫn được dùng làm nơi thờ tự và nơi tiếp khách, các gian bên cạnh dành cho chỗ ngủ cho con cái. Ngôi nhà phụ được chia thành gian bếp và gian công trình phụ. d. Trang trí trong và ngoài nhà Trong nhà, tường trát phẳng sơn treo tranh. Bàn ghế giường tủ gỗ được sử dụng để trang trí trong nhà. Sân bên ngoài vẫn được sử dụng làm sân phơi. 2.2.3.3. Sinh hoạt văn hóa hiện đại Đối với người dân làng Lim, những nét văn hóa truyền thống luôn được giữ gìn, trong ngôi nhà của họ vẫn đặt bàn thờ tổ tiên ngay chính giữa nhà, là trung tâm của ngôi nhà đồng thời cũng có là nơi dành để tiếp khách. Các gian bên cạnh dành cho bố mẹ và gian chứa đồ đạc, còn các con được bố trí ở trên tầng hai. Hiện nay mỗi dịp hội Lim, người dân làng Lim vẫn tổ chức các canh hát Quan họ tại một số nhà liền anh liền chị để phục vụ du khách thập phương. Ngoài ra, ngôi nhà còn là nơi dạy hát quan họ cho con cháu và những người có mong muốn được học hát quan họ. 2.3. Làng Diềm 2.3.1. Giới thiệu về làng Làng Viêm Xá (có tên nôm là Diềm) là một vùng đất cổ nằm ven hữu ngạn sông Cầu thuộc xã Hòa Long, huyện Tiên Phong tỉnh Bắc Ninh. Xưa kia, làng Diềm thuộc tỉnh Châm Khê, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, đó là một vùng quê thanh bình, dân cư đông đúc và có phong hóa đẹp. Từ thủ đô Hà Nội, theo quốc lộ 1A ta về thành phố Bắc Ninh qua đường Vệ An rồi theo đường cái quan về làng Diềm chỉ khoảng 4 km. Vừa đặt chân lên địa đầu xã Hòa Long đã thấy cảnh sắc quyến rũ, sông Cầu trong xanh lượn vòng như dải lụa, núi Quả Cảm đột khởi nghĩa giữa cánh đồng xanh mướt đứng soi mình xuống dòng sông như một viên ngọc quý. Xưa kia, vùng đất này hoang vắng, âm u, cây cối rậm rạp bao phủ, nhưng vị trí, địa hình thuận lợi, cảnh quan quyến rũ, đất đai màu mỡ, lại có đất cao nơi sườn đồi, soi bãi dễ lập làng xóm, vì thế con người đến sinh sống ở làng Diềm rất sớm. Truyền thuyết kể rằng: Khi Đức Vua Bà bị cơn phong vũ cuốn lên trời rồi giáng
- xuống làng Diềm cùng với 20 người điền phu. Bà đã ở lại nơi núi gọi là Kim Sơn để giúp đỡ mọi người khai khẩn ruộng bãi trống cấy, lập gia đình, làng xóm, xây dựng thuần phong mỹ tục, đó là làng Diềm thủa ban đầu. Để mọi người an cư và có nghề sống lâu dài, Đức Vua Bà đã dạy dân cấy lúa trồng màu nơi bờ bãi, trồng mía để kéo mật, trồng dâu nuôi tằm để dệt vải. Chính vì thế mà mật làng Diềm ngon nổi tiếng và nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo kén, ươm tơ là nghề cổ truyền của dân làng vẫn tồn tại và phát triển đến tận ngày nay: Dù ai buôn bán trăm nghề Không bằng Viêm Xá có nghề tằm tang Dù ai buôn đâu, bán đâu Cũng không quên được gốc sâu làng Diềm Làng Diềm còn có huyền thoại về Nhữ Nương, thủy tổ của làn điệu dân ca quan họ đặc sắc của xứ Kinh Bắc. Truyện kể rằng: Ngày xưa thời vua Lê - chúa Trịnh ở làng Diềm có một người con gái xinh đẹp, hàng ngày phải đi cắt cỏ. Tuy là con nhà nghèo khó lam lũ nhưng nàng có trí thông minh khác người và đặc biệt có giọng hát mượt mà, sâu lắng. Mỗi khi nàng cất tiếng hát thì cảnh vật im phăng phắc, chim cũng ngẩn ngơ, cá cũng lờ đờ lắng nghe. Một hôm chúa Trịnh đi dọc sông Nguyệt Đức (sông Cầu), đang say đắm với cảnh nương dâu xanh mướt bên bờ, chợt nghe thấy tiếng hát mượt mà từ cánh đồng vọng đến: Tay cầm bán nguyệt xênh xang Bao nhiêu cây cỏ lai hàng tay ta Nhìn ra mới biết là một cô gái có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành đang cầm liềm cắt cỏ, chúa Trịnh ngạc nhiên lắm, bởi cái liềm mà ví như nửa mặt trăng thì thật là tài tình, lý thú, lại để ý thấy cô gái đi đến đâu có mây vàng che chở đến đây. Chúa mang lòng yêu mến, mới cho vời cô về kinh lấy làm vợ. Ở kinh đô chẳng bao lâu, chán cảnh đô thị phù phiếm, chạnh lòng nhớ tới làng nhỏ nơi thôn dã nên bà xin được vế sống ở làng Diềm. Tại đây, bà đã tụ tập bọn trai thanh, gái lịch để dạy họ hát. Những bài hát do bà nghĩ ra thật là khó, lại thêm lối hát đôi, hát đối nên phải tụ tập từng “bọn” để dạy hát. Sau khi bà mất, dân làng lập đền thờ làm thủy tổ làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng xứ Kinh Bắc: Thủy tổ quan họ làng ta Những lời ca xướng vua bà sinh ra