Khóa luận Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch

pdf 101 trang huongle 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_khai_thac_gia_tri_lich_su_van_hoa_kien_truc_cua_di.pdf

Nội dung text: Khóa luận Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch

  1. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nếu người Pháp tự hào về thủ đô Pari hoa lệ, người Trung Hoa tự hào về dòng Trường Giang cuồn cuộn sóng dâng, thì tại sao người Việt Nam chúng ta không tự hào về một mảnh đất “nghìn năm văn hiến”, mảnh đất đã sản sinh ra biết bao danh nhân văn hóa, mảnh đất ông cha ta đã để lại biết bao di tích lịch sử, đền, đài, miếu mạo. Ở nước ta du lịch đang trở thành mộ ngành kinh tế quan trọng, bao gồm nhiều hoạt động khai thác các tiềm năng của các hệ địa – sinh thái khác nhau trên khắp đất nước. Sự phong phú, đa dạng của các hình thức du lịch được thể hiện từ việc thăm quan các danh lam thắng cảnh tự nhiên, nghiên cứu các thành phần tự nhiên, xã hội để nghỉ dưỡng, từ du lịch bằng xe, đi thuyền, đi bộ đến du lịch cưỡi thú lớn. Quá trình phát triển của các loại hình du lịch đã tạo ra khả năng khai thác nhiều tiềm năng to lớn của các tài nguyên tự nhiên, nhân văn. Đặc biệt trong những năm gần đây thay vì đến những nơi đô thị ồn ào, náo nhiệt với các tòa nhà che khuất tầm nhìn của con người thì khách có xu hướng đến với các miền quê để được hòa mình vào cuộc sống của người dân, những phong tục tập quán mang tính truyền thống và tính địa phương, được hiểu thêm những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc Được hòa mình vào thiên nhiên trong lành với vẻ đẹp cổ kính của di tích lịch sử và gắn với nó là lễ hội truyền thống độc đáo. Do vậy việc khai thác các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc ở mỗi miền quê là công việc cực kỳ quan trọng cho phát triển du lịch. Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở phía đông bắc của thủ đô Hà Nội, xưa kia đây là trung tâm của xứ Kinh Bắc - mảnh đất địa linh nhân kiệt, một vùng quê tiêu biểu của văn minh dân tộc, một mảnh đất có nhiều công trình kiến trúc Phan Thị Hương - Lớp VH 903 1
  2. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch đình, đài, miếu, mạo Hơn nữa du khách còn cảm nhận được sự ân cần đón tiếp của người dân địa phương bởi con người Bắc Ninh cần cù, chất phát, ham học hỏi Với tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú, Bắc Ninh có điều kiện để trở thành một địa danh du lịch có sức hút lớn đối với khách du lịch bởi nhiều loại hình du lịch đặc biệt là du lịch tham quan nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa dân gian, di tích lịch sử, lễ hội. Tuy nhiên thực trạng phát triển du lịch của Bắc Ninh trong những năm qua còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các tài nguyên có sẵn, đầu tư còn hạn chế và mang tính tự phát nên chưa có sản phẩm hấp dẫn du khách. Chính vì mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc khai thác các giá trị văn hóa phong phú của Băc Ninh cho phát triển du lịch nên em đã chọn đề tài “Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch”. 2. Mục đích nghiên cứu: Với đề tài “Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch”, khóa luận nhằm mục đích: - Chỉ ra các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của chùa phục vụ phát triển du lịch. - Đưa ra các luận chứng khoa học để chính quyền các cấp, các ngành tham khảo trong việc khai thác các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc phục vụ phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của địa phương nói riêng và Bắc Ninh nói chung. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 2
  3. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch 3. Đối tƣợng nghiên cứu: - Đề tài “Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc ninh trong phát triển du lịch” tập trung nghiên cứu các đối tượng: * Yếu tố lịch sử hình thành của di tích. * Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc có giá trị phục vụ di lịch Bắc Ninh và ý nghĩa của nó đối với đời sống cư dân của địa phương. 4. Phạm vi nghiên cứu: * Giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích có thể khai thác phục vụ cho phát triển du lịch. * Tìm hiểu hoạt động khai thác du lịch của thôn Bút Tháp – nơi có di tích chùa để từ đó đưa ra một vài biện pháp có hiệu quả để khai thác giá trị của di tích cho phhát triển du lịch. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: * Phương pháp thu thập và xử lý thông tin. * Phương pháp nghiên cứu thực địa. * Phương pháp phỏng vấn. 6. Bố cục của khóa luận: * PHẦN MỞ ĐẦU. * PHẦN NỘI DUNG gồm 3 chương: - Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch văn hóa. - Chương II: Thực trạng khai thác các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh. - Chương III: Giải pháp khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh. * PHẦN KẾT LUẬN * TÀI LIỆU THAM KHẨO. * PHỤ LỤC. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 3
  4. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch B. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I: CƠ SỎ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA. 1. Du lịch văn hóa. 1.1. Khái niệm về du lịch và các thể loại du lịch. a. Khái niệm du lịch: Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay ở nước ta nhận thức về nội dung du lịch vẫn còn chưa thống nhất. Trước thực tế phát triển của ngành du lịch về mặt kinh tế cũng như trong lĩnh vực đào tạo việc nghiên cứu, thảo luận để đi đến thống nhất một số khái niệm cơ bản. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên mỗi người có cách hiểu về du lịch khác nhau, đúng như một chuyên gia về du lịch đã từng nhận định:“đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Theo quan điểm của các nhà du lịch mà tiêu biểu là theo I.I Pirugiơnic (1985), thuật ngữ du lịch được chuyển tải 3 nội dung cơ bản: 1. Cách sử dụng thời gian rỗi ngoài nơi cư trú thường xuyên. 2. Dạng chuyển cư đặc biệt. 3. Ngành kinh tế, một trong những ngành thuộc lĩnh vực phi sản xuất. Trong du lịch và khách du lịch của PGS. Trần Nhạn định nghĩa: “Du lịch là một dạng hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là thẩm nhận các giá trị vật chất, tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương không nhằm mục đích sinh lời”. Trong quá trình Thống kê du lịch” Nguyễn Cao Cường và Tô Đăng Hải chỉ ra rằng ”.:“Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ Phan Thị Hương - Lớp VH 903 4
  5. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ nghơi có hoặc không kết hợp các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học với các nhu cầu khác Trong cuốn “Cơ sở địa lý du lịch và dịch vụ tham quan” với nội dung khá chi tiết nhà địa lý Belarus đã nhấn mạnh:“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi có liên quan có sự di cư và tạm trú tạm thời ngoài nơi ở thường xuyên nhằm mục đích phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc hoạt động thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa, dịch vụ”. Năm 1963 với mục đích quốc tế, tại hội nghi Liên Hợp quốc về du lịch Rôma các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú ngoài nơi lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Theo luật du lich nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” (Điều 4). Như vậy du lịch được hiểu là: - Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian nhàn rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ các giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ cho các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. - Một lĩnh vực kinh doanh các dich vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 5
  6. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch b. Các loại hình du lịch: Hoạt động du lịch có thể phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí đưa ra, nó phụ thuộc vào các nhân tố khác nhau, dựa vào đặc điểm, vị trí, phương tiện và mục tiêu có thể chia ra các loại hình riêng biệt: * Phân loại theo môi trường tài nguyên: Theo cách phân loại này có thể chia ra thành các loại hình du lịch như: du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên. Người ta gọi du lịch văn hóa khi hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn. Ngược lại du lịch thiên nhiên diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu về thiên nhiên của con người. * Phân loại theo mục đích chuyến đi của khách: - Du lịch tham quan: Tham quan là hành vi quuan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự nhiên với phong cảnh kỳ thú, cũng có thể là một tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích, một công trình đương đại, hay một cơ sở nghiên cứu khoa học, một cơ sở sản xuất. - Du lịch nghỉ dưỡng: Mục đích của chuyến đi là để điều trị hay để phòng ngừa một căn bệnh tiềm tàng nào đó dựa vào từng loại tài nguyên hoặc hoạt động du lịch phù hợp. Điểm đến thường là các khu an dưỡng, các khu chữa bệnh, các điểm nước khoáng, nơi có không khí trong lành Du khách thường là những bệnh nhân mặc bệnh khớp, ngoài da - Du lịch khám phá: Khám phá thế giới xung quanh là nhằm mục đích nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Các chuyến đi có mục đích khám phá cũng được coi là thuần túy du lịch. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 6
  7. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch - Du lịch giải trí: Mục đích là thư giãn, xả hơi, bước ra khỏi công việc thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe. với mục đích này du khách chủ yếu muốn tìm đến những nơi yên tĩnh, không khí trong lành. - Du lịch thể thao: Đây là loại hình du lịch xuất hiện nhằm đáp ứng lòng ham mê thể thao của con người. Các hoạt động thể thao như: săn bắt, câu cá, chơi golt, bơi thuyền - Du lịch lễ hội: Tham gia vào lễ hội du khách muốn hòa mình vào không khí tưng bừng của các cuộc biểu dương lực lượng, biểu dương tình đoàn kết của cộng đồng. Du khách tìm thấy ở lễ hội bản thân mình, quên đi những khó chịu của cuộc sống thường ngày. - Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích tôn giáo - du lịch tôn giáo: Đó là các chuyến đi vì mục đích tôn giáo như truyền giáo của các tu sỹ, thực hiện lễ nghi tôn giáo của các tín đồ tại các giáo đường, tham dự các lễ hội tôn giáo.Ngày nay du lịch tôn giáo được hiểu là các chuyến đi của du khách chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện lễ nghi tôn giáo của tín đồ, hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo của người dị giáo. - Kết hợp du lịch trong chuyến đi nhằm mục đích thăm thân – du lịch thăm thân: Loại hình du lịch này nảy sinh do nhu cầu giao tiếp trong xã hội, nhằm thăm hỏi người thân, họ hàng, đi dự lễ cưới, lễ tang Hình thức du lịch này có ý nghĩa quan trọng đối với những nước có nhiều người sống ở nước ngoài. - Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích kinh doanh – du lịch kinh doanh: Phan Thị Hương - Lớp VH 903 7
  8. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch Họ đi du lịch là để tìm cơ hội làm ăn, tìm đối tác kinh doanh. Đó là những mực tiêu chính của họ trong chuyến đi. * Phân loại theo phạm vi lãnh thổ: - Du lịch quốc tế: Du lịch quốc tế là loại hình du lịch mà trong quá trình thực hiện nó có sự giao tiếp với người nước ngoài, một trong hai phía (du khách hay nhà cung ứng du lịch) phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, về mặt không gian địa lý: du khách đi ra ngoài đất nước của họ, về mặt kinh tế: có sự giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ. - Du lịch nội địa: Là các hoạt động tổ chức phục vụ người trong nước du lịch đi du lịch, nghỉ nghơi và tham gia các đối tượng du lịch trong lãnh thổ quốc gia, về cơ bản không có sự giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ. - Du lịch quốc gia: Theo cách hiểu hiện nay du lịch quốc gia bao gồm toàn bộ hoạt động của một quốc gia từ việc gửi khách ra nước ngoài đến việc phục vụ khách trong và ngoài nnước tham quan du lịch trong phạm vi nước mình. * Phân lọai theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch - Du lịch miền biển: Là những cơ sở du lịch nằm vùng ven biển với mục đích đón khách tắm biển. Trên phạm vi thế giới số khhách du lịch lớn nhất là số khách đi biển. - Du lịch nghỉ núi: Là loại hình sẽ phát triển trong tương lai. - Du lịch đô thị: Các thành phố, trung tâm hành chính có sức hấp dẫn bởi các công trình kiến trúc lớn có tầm vóc quốc gia và quốc tế. Mặt khác đô thị cũng là đầu mối thương mại lớn của đất nước. Vì vậy không chỉ những người dân ở những vùng nông thôn bị hấp dẫn bởi các công trình đương đại, đồ sộ trong Phan Thị Hương - Lớp VH 903 8
  9. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch các đô thị mà du khách từ các miền khác nhau, từ các thành phố khác cũng có nhu cầu đến để chiêm ngưỡng phố xá và mua sắm. - Du lịch thôn quê: Đối với người dân các đô thị, làng quê là nơi có không khí trong lành, họ có nhu cầu nghỉ nghơi thoát khỏi không khí ồn ào, căng thẳng của phố xá. * Phân loại theo phương tiện giao thông. - Du lịch xe đạp: Đây không phải là loại hình du lịch ở các nước nghèo như nhiều người thường nghĩ. Ở Việt Nam trong những năm trở lại đây đã có một số người tổ chức những chuyến du lịch vòng quanh đất nước bằng xe đạp. - Du lịch ô tô: Đặc điểm cơ bản của loại hình du lịch này là giá rẻ, tiếp cận được dễ dàng với các điểm du lịch. Giá của ô tô không cao nên nhiều nhà cung ứng có khả năng tự trang bị cho mình. Bằng cách nắm trong tay phương tiện vận chuyển, các nhà cung ứng du lịch chủ động hơn. - Du lịch bằng tàu hỏa: Ưu điểm cơ bản của loại hình này là chi phí cho vận chuyển thấp, mặt khác hành trình bằng tàu hỏa không làm hao tổn nhiều đến sức khoẻ của du khách, tiết kiệm được nhiều thời gian đi lại vì có thể thực hiện được hành trình vào ban đêm. - Du lịch bằng tàu thuỷ: Có thể sống thoải mái, dài ngày trên thuyền, luôn được hưởng một bầu không khí trong lành và được thăm nhiều địa điểm trong một chuyến đi. - Du lịch máy bay: Hiện nay máy bay là một phương tiện ưa dùng nhất trong du lịch. Vì nó cho phép du khách đi đến nhiều vùng xa xôi trong thời giân ngắn nhất. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 9
  10. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch * Phân loại theo hình thức lưu trú - Khách sạn:. Khách sạn là cơ sở lưu trú có đầy đủ tiện nghi phục vụ việc qua đêm và các nhu cầu khác của khách như ăn, ngủ, vui chơi giải trí - motel: Là dạng cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thông, có kiến trúc tầng thấp dùng để phục vụ đối tượng khách du lịch đi bằng phương tiện riêng. - Nhà trọ thanh niên: Đây là dạng cơ sở lưu trú phục vụ chủ yếu tầng lớp thanh niên, sinh viên và những người không có khả năng thanh toán cao. Tiện nghi và các dịch vụ ở đây khá khiêm tốn như phòng nhiều giường, khu vệ sinh chung, có nhiều phòng bù lại giá rất thấp. - camping: Là một khu vực ở đó người ta phân lô theo quy hoặch nhất định. Đoàn du lịch có thể chọn thuê một địa điểm để dựng lều, trại. Đại đa số các cơ sở này đều cho thuê các trang thiết bị cần thiết để qua đêm như lều, bạt, chăn, màn Loại hình du lịch này rất được thanh niên, sinh viên ưu chuộng. - Bungalow: Là một dạng nhà trọ làm bằng gỗ hay các vật liệu nhẹ được ghép lại với nhau. Thường thấy loại cơ sở lưu trú này ở các vùng ven biển hay miền núi, các điểm nghỉ mát. - Làng du lịch: Là một quần thể các biệt thự hay bungalow được bố trí để tạo nên một không gian du lịch, cho phép khách vừa có điều kiện giao tiếp, vừa có không gian biệt lập khi họ muốn. * Phân loại theo lứa tuổi của du khách: - Du lịch thanh niên: từ 17 – 35 tuổi - Du lịch thiếu niên: dưới 17 tuổi. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 10
  11. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch * Phân loại theo độ dài của chuyến đi - Du lịch ngắn ngày: Các chuyến đi du lịch dược thực hiện trong thời gian dưới một tuần lễ thì được coi là du lịch ngắn ngày. - Du lịch dài ngày: Ngược lại các chuyến đi du lịch dài ngày có thể tiêu tốn thời gian đến gần một năm gọi là du lịch dài ngày. * Phân loại theo hình thức tổ chức: - Du lịch theo đoàn: Du lịch có sự tổ chức theo đoàn, với sự chuẩn bị chương trình từ trước, hay thông qua tổ chức du lịch (đại lý du lịch, tổ chức công đoàn), mỗi thành viên trong đoàn được thông báo trước chương trình của mình. - Du lịch cá nhân: Cá nhân tự định ra tuyến hành trình, kế hoặch lưu trú, địa điểm ăn uống và tuỳ nghi. Loại hình này phát triển với tốc độ nhanh và trong những năm gần đây đã chiếm được ưu thế. * Phân loại theo phương thức hợp đồng Nhìn chung các loại hình du lịch có kết hợp chặt chẽ với nhau VD: Du lịch leo núi, dài ngày, có tổ chức. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của du lịch văn hoá. a. Khái niệm: Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005: Du lịch văn hoá là bản sắc dựa vào văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống”. Trong cuốn “ Nhập môn khoa học du lịch” của Trần Đức Thanh: “ Du lịch văn hóa là hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn, hay hoạt động du lịch đó là tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn”. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 11
  12. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch Như vậy theo các quan điểm trên thì tài nguyên du lịch văn hóa cũng là tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch văn hoá là tất cả những gì do cộng đồng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, cùng các thành tố khác được đưa vào phục vụ phát triển du lịch. Như vậy tài nguyên du lịch văn hoá được hiểu là bao gồm các di tích, các công trình đương đại, các lễ hội, phong tục tập quán. Tài nguyên du lịch văn hoá chính là các di sản văn hoá do con người tạo ra bao gồm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. - Di sản vật thể là những sản phẩm vật chất chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. - Di sản văn hoá phi vật thể là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học,nghệ thuật khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian. lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. b. Đặc điểm: - Tài nguyên du lịch vâưn hoá có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí không điển hình hoặc có ý nghĩa thứ yếu. - Việc tìm hiểu tài nguyên du lịch văn hoá diễn ra trong không gian ngắn. Nó thường kéo dài một giờ cũng có thể một vài phút. Do vậy trong khuôn khổ một chuyến đi du lịch người ta có thể hiểu rõ về một đối tượng văn hóa. Tài nguyên du lịch văn hóa thích hợp nhất với loại hình du lịch nhận thức theo lộ trình. - Tài nguyên du lịch văn hoá thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn. Khi đến thăm nguồn tài nguyên này có thể sử dụng cơ sở vật chất du lịch đã được xây dựng trong các điểm quần cư mà không cần xây thêm. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 12
  13. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch - Ưu thế của du lịch văn hoá là đại bộ phận không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng và các điều kiện tự nhiên khác. Vì thế tạo nên khả năng sử dụng tài nguyên du lịch văn hoá ngoài giới hạn các mùa chính do các tài nguyên tự nhiên gây ra và giảm nhẹ tính mùa nói chung của các dòng lịch sử. - Sở thích của những người tìm đến với tài nguyên du lịch văn hoá rất phức tạp và khác nhau. Nó gây ra rất khó khăn trong việc đánh giá tài nguyên du lịch văn hoá: Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên có một số phương pháp đánh giá định lượng tài nguyên. Tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên nhân tạo (văn hoá) chủ yếu dựa vào cơ sở định tính xúc cảm và trực giác. Việc tìm tòi tài nguyên du lịch văn hoá chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: Độ tuổi, trình độ văn hoá, hứng thú nghề nghiệp, thành phần dân tộc, thế giới quan, vốn tri thức Ví dụ đối với người quan tâm đặc biệt với toàn thế giới thì kim tự tháp Ai cập là mong muốn đầu tiên, những người dân địa phương thì lại ưu tiên đối tượng khác. - Tài nguyên du lịch văn hoá tác động theo từng giai đoạn, các giai đoạn được phân chia như sau: + Thông tin, ở giai đoạn này khách du lịch nhận được những tin tức chung nhất thậm chí có thể coi là mờ nhạt về đối tượng nhân tạo và thường những thông tin truyền miệng hhay qua các phương tiện thông tin đại chúng. + Tiếp xúc, là giai đoạn khách du lịch có nhu cầu tiếp xúc bằng mắt thực. + Nhận thức, trong giai đoạn này khách du lịch nhận thức với đối tượng một cách cơ bản. + Đánh giá, nhận xét, ở giai đoạn này bằng kinh nghiệm sống của bản thân về mặt nhận thức, khách du lịch so sánh đối tượng này với đối tượng khác gần với nó. Thường thì việc làm quen với tài nguyên du lịch văn hoá thường dừng ở giai đoạn đầu, còn giai đoạn nhận thức và đánh giá nhận xét giành cho khách du lịch có trình độ văn hoá nói chung và có chuyên môn cao. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 13
  14. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch 1.3. Xu hƣớng phát triển của du lịch văn hoá: a. Xu hƣớng phát triển của du lịch nói chung. - Gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng: Nền kinh tế tăng lên dẫn đến giá cả các dịch vụ giảm đi trong khi mức thu nhập của họ lại tăng lên. thu nhập ngày càng cao thì càng nhỉều gia đình đi du lịch tăng lên trong nhân dân, thói quen đi du lịch hình thành rõ rệt. Quá trình đô thị hoá tạo nên một lối sống đặc biệt, lối sống thành thị. Quá trình đô thị hoá làm thúc đẩy quá trình cải thiện điều kiện vật chất và văn hoá cho con người, làm thay đổi tâm lý và hành vi của họ. Mặt khác quá trình đô thị hoá làm giảm chất lượng môi trường, có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Những tác động tiêu cực của quá trình đô thi hoá làm tăng nhu cầu đi du lịch của người dân thành phố. Cơ sở vật chất phục vụ lưu trú như: lưu trú, vận chuyển ngày càng thuận tiện giúp cho du khách đi lại dễ dàng hơn. - Xã hội hoá thành phần du khách: Trước chiến tranh thế giới thứ hai du lịch chủ yếu giành cho tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên của xã hội, sau chiến tranh du lịch không còn là đặc quyền của tầng lớp này nữa. Xu thế quần chúng hoá thành phần du khách trở nên phổ biến ở nhiều nước. Và trong bối cảnh đó du lịch đại chúng thời hiện đại đã tự khẳng định mình. - Mở rộng địa bàn: Sau khi người Anh chỉ ra giá trị của Địa Trung Hải với 3 chữ S, luồng khách Bắc – Nam là hướng du lịch chủ đạo quan sát được trên thế giới. Người Anh, Hà lan, Đức, Bỉ đổ về bờ biển Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Italia. Ngày nay hướng Bắc – Năm vẫn chưa hấp dẫn nhiều du khách nhưng không giữ nhiều vai trò như trước đây. Luồng khách thứ hai ngày nay cũng hình thành là hướng về vùng núi cao, phủ tuyết được mệnh danh là vàng trắng với các loại hình du lịch trượt tuyết, leo núi, săn bắn Phan Thị Hương - Lớp VH 903 14
  15. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch Một luồng khách tuy mới phát triển nhưng rất có triển vọng trong tương lai gần là chuyển động Tây- Đông. Theo các chuyên gia thế kỷ 21 được gọi là thế kỷ Châu Á- Thái Bình Dương. Trong những năm gần đây du khách đến với các nước này tăng đáng kể. Một số đến đây để tìm cơ hội làm ăn, ký kết hợp đồng, nghiên cứu, đầu tư Một số khác đến đây vì hoàn cảnh hay muốn tìm hiểu nền văn hoá phương Đông đầy bản sắc và phần nào kỳ bí đối với họ. - Kéo dài thời vụ du lịch: Một trong những đặc điểm của cuẩ hoạt động du lịch là mang tính thời vụ rõ nét. Ngày nay với trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng kinh tế, con người đã và đang khắc phục được những hạn chế của thiên nhiên. Do đó thời vụ là một yếu tố bất lợi trong kinh doanh cho nên người ta tìm cách để hạn chế ảnh hưởng của nó như mở rông địa bàn du lịch, dịch vụ do đó góp phần làm tăng lượng khách trong những năm gần đây. b. Xu hƣớng phát triển của du lịch văn hoá. Du lịch văn hoá đang có xu hướng gia tăng. Bên cạnh loại hình du lịch tự nhiên, du lịch sinh thái, hoạt động du lịch văn hoá cũng không ngừng phát triển, xu hướng này là do một số nguyên nhân sau: Các đối tượng văn hoá được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với du khách. Nếu như tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo, hiếm hoi của nó, thì tài nguyên du lịch văn hoá thu hút du khách bởi sự phong phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó, các tài nguyên du lịch văn hoá là cơ sở để tạo nên loại hình du lịch văn hoá phong phú có khả năng thu hút du khách với nhiều mục đích khác nhau. Các tài nguyên du lịch văn hoá thường tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn, vì vậy thuận tiện cho du khách tham quan. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 15
  16. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch Tài nguyên du lịch văn hoá không mang tính thời vụ, không phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng và các điều kiện thiên nhiên khác vì vậy du khách có thể lựa chọn loại hình du lịch này vào bất cứ thời gian nào. Một trong những đặc trưng của tài nguyên du lịch văn hoá là việc nó phụ thuộc vào trình độ văn hoá và nghề nghiệp của khách du lịch. Ngày nay trình độ văn hoá của cộng đồng ngày càng được nâng cao, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của con người, số lượng người đi du lịch ngày càng nhiều, lòng ham hiểu biết những cảnh đẹp mới lại, những nền văn hoá độc đáo của các nước xa gần. Xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra sôi động. Các quốc gia trên thế giới đang trong quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế, văn hoá và nhiều lĩnh vực khác. Vậy nhu cầu giao lưu, tìm hiểu văn hoá của các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới cũng là một động lực thúc đẩy khách du lịch tham gia vào hoạt động du lịch văn hoá, làm cho du lịch văn hoá phát triển không ngừng. 2. Vai trò của di tích lịch sử văn hoá: a. Khái niệm: - Di tích lịch sử văn hoá là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực và cụ thể về đặc điểm văn hoá của mỗi đất nước. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, tài năng, trí tuệ, giá trị văn hoá, nghệ thuật của mỗi quốc gia. Di tích lịch sử văn hoá có khả năng rất lớn, góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người, góp phần vào việc phát triển tài nguyên du lịch nhân văn, khoa học, lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi đất nước. b. Phân loại: + Di tích khảo cổ: Là một địa điểm ẩn dấu một giá trị văn hoá, thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 16
  17. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch Đa số di tích khảo cổ nằm trong lòng đất, cũng có trường hợp nằm trên mặt đất (ví dụ các bức chạm khắc trên vách đá). Di tích văn hoá khảo cổ còn được gọi là di chỉ khảo cổ, nó được phân thành di chỉ cư trú (hang động, thành luỹ) và di chỉ mộ táng. + Loại hình di tích lịch sử bao gồm: - Di tích ghi dấu về dân tộc. - Di tích ghi dấu về sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của đất nước, của địa phương. - Di tích ghi dấu chiến công xếp hạng. - Di tích ghi dấu về sự vinh quang trong lao động. - Di tích ghi dấu tội ác và phong kiến. + Loại hình di tích văn hoá và nghệ thuật: là di tích gắn với các công trình trình kiến trúc có giá trị nên còn được gọi là các di tích kiến trúc nghệ thuật, những di tích này không chỉ chứa đựng những giá trị về kiến trúc mà còn chứa đựng những giá trị cả về xã hội, văn hóa, tinh thần. + Các danh lam thắng cảnh: Là những giá trị văn hoá do thiên nhiên ban cho. Các danh lam thắng cảnh không chỉ có vẻ đẹp bao la, hùng vĩ, thoáng đãng mà còn có giá trị nhân văn do bàn tay khối óc của con người tạo dựng nên. Các danh lam thắng cảnh thường chứa đựng trong nó nững giá trị của nhiều loại di tích lịch sử văn hoá vì vậy nó có giá trị quan trọng đối với hoạt động du lịch. c. Vai trò của di tích lịch sử văn hóa: - Di tích lịch sử văn hoá là những bằng chứng xác thực, trung thành, cụ thể nhất về đặc điểm văn hoá của mỗi đất nước, nó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống văn hoá, những tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị nghệ thuật của mỗi quốc gia. - Với tính độc đáo, tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó, các di tích lịch sử văn hoá có sức thu hút lớn đối với du khách – là tài Phan Thị Hương - Lớp VH 903 17
  18. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch nguyên quan trọng để phát triển du lịch, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của địa phương nơi có di tích. 3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của du lịch văn hoá. a. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội Không khí chính trị hoà bình đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị giữa các dân tộc. Trong phạm vi các mối quan hệ quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng. Du lịch nói chung, du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển trong bầu không khí hoà bình, ổn định trong tình hữu nghị giữa các dân tộc. b. Điều kiện kinh tế Nền kinh tế phát triển tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều nhân tố khác nhau như nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống, tham quan tức là tạo điều kiện cho hoạt động du lịch ra đời và phát triển. Trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là ngành giao thông vận tải đã giúp cho các địa phương – nơi có tài nguyên du lịch quảng bá về hình ảnh của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời tạo điều kiện cho khách du lịch tiếp cận và đến với địa phương một cách dễ dàng hơn. c. Chính sách phát triển du lịch: Chính sách của chính quyền, nhà nước và địa phương có vai trò quan trọng đến sự phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hoá nói riêng. Một quốc gia, một đất nước có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của người dân không thấp, nhưng chính quyền địa phương không yểm trợ cho hoạt động du lịch thì hoạt động này cũng không phát triển được. d. Các nhân tố khác Đó là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, sự đầu tư phát triển du lịch, khí hậu, phong tục tập quán - Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối việc đẩy mạnh du lịch như: phương tiện giao thông, mạng lưới đường xá, thông tin liên lạc Phan Thị Hương - Lớp VH 903 18
  19. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch Đây là những điều kiện cần đảm bảo cho việc đi lại làm cầu nối cho khách du lịch đến với địa phương. - Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: cơ sở vật chất ngành du lịch, cơ sở vật chất của các ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch. Sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch giúp cho các cơ sở phục vụ du lịch hoạt động có hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm. Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà hàng, khách sạn, các cơ sở vui chơi giải trí khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ thuật là phương tiện phục vụ cho việc ăn uống, ngủ nghỉ của khách, tức là nguồn vốn cố định của du lịch. - Sự đầu tư cho du lịch: Các địa phương cần có sự đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau cho việc khôi phục và bảo tồn di tích, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển du lịch. 4. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch văn hoá a. Mức tăng trƣởng lƣợng khách Số khách du lịch (K) là lượng khách du lịch đến địa phương trong kỳ nghiên cứu. ∑K1 Mức tăng trưởng lượng khách = ───── x 100% ∑K0 Trong đó: ∑K1: Tổng số khách trong kỳ nghiên cứu. ∑K0: Tổng số khách kỳ gốc b. Các chỉ tiêu khác: Các chỉ tiêu khác chỉ tính toán được với khu du lịch, điểm du lịch đã bán vé tham quan như: mức tăng trưởng doanh thu, mức tăng trưởng lợi nhuận Phan Thị Hương - Lớp VH 903 19
  20. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch * Mức tăng trưởng doanh thu: Doanh thu du lịch là toàn bộ số tiền thu được từ khách du lịch trong kỳ du lịch do hoạt động phục vụ các loại bao gồm các chi phí về dịch vụ du lịch của khách, trừ chi phí vận chuyển khách quốc tế. Mức tăng trưởng doanh thu chính là kết quả so sánh giữa doanh thu của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Công thức tính: Mức tăng trưởng doah thu: DT1 HDT = ───── x 100% DT0 Trong đó: - HDT: Mức tăng trưởng doanh thu - DT1: Doanh thu trong kỳ nghiên cứu - DT0: Doanh thu trong kỳ gốc. * Mức tăng trưởng lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh giá trị thặng dư hoặc mức hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận doanh nghiệp du lịch là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp du lịch đó, biểu hiện theo công thức sau: Lợi nhuận = Doanh thu du lịch - chi phí kinh doanh P1 – P0 Mức tăng trưởng lợi nhuận = ────── x 100% P0 Trong đó: - P1: lợi nhuận kỳ nghiên cứu. - P0: lợi nhuận kỳ gốc. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 20
  21. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ , VĂN HOÁ, KIẾN TRÚC CỦA CHÙA BÚT THÁP. I. Giới thiệu chung về Bắc Ninh “Trong sáu tỉnh người đã chưa tỏ Ngoài năm thành chỉ có Bắc Ninh.” Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, được thành lập vào năm 1831 dưới thời nhà Nguyễn. Phía bắc giáp với Bắc Giang, phía đông giáp với Hải Dương, phía tây giáp với Hà Nội, phía nam giáp với Hưng Yên. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 799.8 km2, số dân (năm 2004) là 989.2 nghìn người. Bắc Ninh nằm trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh. Trong quy hoặch du lịch quốc gia, Bắc Ninh nằm trong không gian “trung tâm du lịch Hà Nội và vùng phụ cận”, Bắc Ninh nằm trên đầu mối giao thông, giao điểm của hai quốc lộ huyết mạch là : + Quốc lộ 1A ( Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn. + Quốc lộ 18: (Nội Bài - Bắc Ninh - Đông Triều - Hạ Long) Bắc Ninh nằm trên trục đường sắt xuyên Việt, có mạng lưới sông ngòi nối với các tỉnh lân cận và nằm gần sân bay Nội Bài. Đây là vị trí lý tưởng cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch đặc biệt là du lịch cuối tuần của địa phương. Trấn Kinh Bắc dược lập vào thời vua Lê Thánh Tông (năm 1469), năm 1822 vua Minh Mạng đổi trấn Kinh Bắc thành trấn Bắc Ninh, năm 1831 trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Năm 1962 Bắc Ninh và Bắc Giang sát nhập làm một lấy tên là Hà Bắc, Bắc Ninh được tái lập với thị xã Bắc Ninh và 8 huyện là Yên Phong, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du, Gia Bình, Lương Tài, Từ Sơn, Yên Sơn, bao gồm 113 xã, 5 phường và thị trấn. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 21
  22. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch Xứ Bắc – Kinh Bắc - Bắc Ninh là tên gọi của một địa danh hành chính, một vùng văn hoá cổ, nơi nuôi dưỡng gìn giữ văn hoá , bảo vệ quốc phòng. Bắc Ninh là nơi sớm có người Việt cổ đến cư trú và sinh sống. Ngược dòng lịch sử những năm trước công nguyên, mảnh đất này là địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, đồng thời đây cũng là nợi dựng lập đô thành Cổ Loa dưới thời Thục Phán An Dương Vương. Suốt nghìn năm Bắc thuộc xứ Bắc – Kinh Bắc giữ vai trò trung tâm văn hoá – chính trị - kinh tế của đất nước. Nơi đây là địa bàn chủ yếu chống cuộc chiến tranh xâm lược và đồng hoá, đồng thời là nơi giao thoa, hội nhập của các nền văn hóa, văn minh với các nước trong vùng, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Hoa – hai trung tâm văn hoá cổ đại lớn nhất ở Phương Đông. Trong thời kỳ phong kiến tự chủ, xưa Bắc - Bắc Ninh là quê hương của nhà Lý, một triều đại cường thịnh, hiển hách trong lịch sử dân tộc mở đầu nền văn minh Đại Việt. Đồng thời đây luôn là nơi “phiên dậu” phía Bắc bảo vệ cho thành Thanh Long – Đông Đô – Hà Nội. Trong suốt quá trình quá trình phát triển của đất nước, Bắc Ninh là mảnh đất có truyền thống khoa bảng, truyền thống văn hiến, truyền thống lịch sử quật cường chống giặc ngoại xâm, nơi sản sinh ra nhiều danh nhân, anh hùng nổi tiếng của dân tộc. Vì vậy đến nay Bắc Ninh vẫn lưu giữ được nhiều di sản văn hoá, phong phú, đặc sắc có giá trị như những công trình kiến trúc nghệ thuật, những di tích lịch sử văn hoá, những lẽ hội truyền thống của dân tộc, những làng nghề thủ công đặc sắc, những làn điệu dân ca quan họ thấm đượm chất duyên quê. Khi đến đây chắc hẳn du khách không nỡ rời xa nơi nơi đây khi nghe các liền anh, liền chị cất lên lời hát “người ơi, người ở đừng về”. Tất cả những di sản đó đã tạo cho Bắc Ninh một tiềm năng to lớn để phát triển du lịch văn hoá, một xu hướng phát triển du lịch trên thế giới và là định hướng phát triển du lịch hiện tại và tương lai của đất nước. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 22
  23. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch II. Khái quát về chùa Bút Tháp. 1. Đƣờng đến di tích Bút Tháp. Từ Hà Nội theo quốc lộ 5 đến Phú Thụ, rẽ trái vào đường 182, đi khoảng 12 km, tới phố Dâu, rẽ trái theo biển báo đi khoảng 3 km là đến chùa Bút Tháp nằm ở ven sông Đuống. Hoặc từ thị xã Bắc Ninh theo đường 38, qua Hồ, ngược theo đê sông Đuống, về phía Tây khoảng 6 km là tới chùa Bút Tháp. Ở trên đê từ xa có thể nhận ra ngôi chùa nhờ ngọn tháp đá như cây bút khổng lồ vươn lên trời cao. 2.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển chùa Bút Tháp. Người xưa thường dạy rằng: “ Mái chùa che cở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông” Không biết từ bao giờ mái đình, cây đa, bến nước, những ngôi chùa cổ kính rêu phong đã trở thành biểu tượng văn hoá của mỗi làng quê Việt Nam. Một nhu cầu không thể thiếu của mỗi người dân là việc lên chùa trong dịp lễ, tết, ngày rằm, mùng một Khi lên chùa tức là con người đã bước vào không gian của chùa phật, sẽ có cảm giác thanh tịnh, trút bỏ những lo toan của cuộc sống thường ngày. Hoặc người ta đi chùa còn để cầu phúc, chúc lành cho những người thân yêu của mình, cũng có thể muốn tìm hiểu về lịch sử của các ngôi đền, chùa và sự tích các tổ sư, thần thánh được thờ ở nơi đó. Chùa Bút Tháp thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, là một trong không nhiều ngôi chùa cổ, có quy mô, kiến trúc lớn ở đồng bằng Bắc Bộ còn lại đến ngày nay, ngôi chùa không chỉ đẹp bởi lối kiến trúc cổ kính, những tác phẩm điêu khắc tinh xảo mà còn đẹp bởi có sự hoà hợp với vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng. Có thi sỹ khi đến đây chứng kiến vẻ đẹp của chùa Bút Tháp mà thốt lên rằng: “Mênh mông biển lúa xanh rờn Tháp cao sừng sững trăng vờn bóng cau Một vùng phong cảnh trước sau Bức tranh thiên cổ đậm tình nước non”. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 23
  24. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch Tương truyền có một thời chim nhạn thường bay về đậu trên ngọn tháp Ninh Phúc Tự và đã để lại trong tâm thức một cái tên về chùa Bút Tháp từ đấy. Tên chùa Bút Tháp có từ nửa sau thế kỷ XIX, do vua Tự Đức đặt năm 1876 khi thấy cây tháp của chùa giống như ngọn bút đang đề thơ lên trời xanh, làng ở gần chùa cũng nhân tên chùa mà gọi là làng Bút Tháp. Chùa Bút Tháp bắt đầu thiên lịch sử của mình từ bao giờ? cho đến nay trong tất cả các tài liệu đề cập đến ngôi chùa chưa có một tài liệu nào chỉ ra một cách đích xác. Như chúng ta đã biết chùa Bút Tháp có tên chữ là “Ninh Phúc tự” hay còn có tên khác là “Hùng Nhất Tự”. căn cứ vào hồ sơ xếp hạng di tích tại cục bảo tồn bảo tàng thuộc bộ văn hóa thông tin thì chùa Bút Tháp vốn trước đây là một ngôi chùa nhỏ, không rõ được khởi công xây dựng từ bao giờ. Theo tấm bia “Phụng lênh chỉ” dựng năm Phúc Thái thứ tư (1646) ở chùa ta có thể biết được chính cung hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc xin cha là chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng cấp lệnh chỉ được chuyển ruộng ngụ lộc của mình ở đây và của con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên làm ruộng công đức để xây dựng lại chùa Bút Tháp. Như vậy ta đã biết để có được để có được quy mô của chùa như hiện nay là kết quả của lần tu tạo lớn vào giữa thế kỷ XIX dưới thời Lê - Trịnh. Tấm bia “Hiểu thuỵ am Báo Nghiêm tháp bi minh”, dựng năm Phúc Thái thứ năm (1647) do sư Minh Hành làm bia, nói rõ lai lịch sư Chuyết Chuyết là sư tổ thứ nhất của chùa Bút Tháp. (Sư Chuyết Chuyết tên thật là Lý Thiên Tộ, pháp danh là Hải Trừng, pháp hiệu là Viên Văn, thường được gọi là Chuyết Công, sinh năm 1590 tại Phúc Kiến, (Trung Quốc), khi viên tịch được vua phong là “Minh Việt phổ giác đại đức thiền sư”. Mặt sau tấm bia có tên là “Hiểu thụy âm dương hoả điều bi ký” khắc cùng năm nhắc một chút về sư Chuyết Chuyết cùng với việc xây dựng tháp Báo Nghiêm. Theo mặt bia “Thiên Phúc thiền tự tam bảo tế tự điền bi” khắc năm Đức Nguyên thứ Nhất (1674), nội dung văn bia kể rõ lai lịch Sư Minh Hành Phan Thị Hương - Lớp VH 903 24
  25. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch là vị tổ thứ hai sau sư Chuyết Chuyết, có công xây dựng chùa đẹp biến nước nam thành cõi Tây Thiên. Khi tịch được vua tặng sắc phong và xây dựng tháp đựng xá lị. Ngoài ra lai lịch của sư Minh Hành còn được ghi rõ phía sau tháp Tôn Đức, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 3(1660). (Minh Hành thiền sư, pháp hiệu là Tại Tại quê ở Giang Tây, Trung Quốc, là đệ tử xuất sắc nhất của Chuyết Công. Đến năm 1644 khi sư Chuyết Công qua đời ngài trở thành vị sư trụ trì chùa Ninh Phúc. Nhà sư Minh Hành cùng hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, là những người trông nom, hoàn thành chùa Ninh Phúc quy mô như ngày nay, một danh thắng nổi tiếng bậc nhất ở nước ta. Ngày 24 thánh 3 năm 1659 sư Minh Hành qua đời, đệ tử dựng tháp Tôn Đức đặt xá lị thầy. Ngày giỗ chính của sư chính là ngày hội chùa Bút Tháp rất trọng thể ngày nay. Tấm bia 4 mặt dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 10 (1714) ở mặt bia “Ninh Phúc thiền bi ký” nói đến việc quận công Lê Doãn Hậu bỏ tiền ra trùng tu chùa Bút Tháp thêm nguy nga hơn. Tấm bia trùng tu “Phúc tự bi” năm Thành Thái thứ 16 (1904) nội dung văn bia nói về việc chùa được trùng tu vào thời Lê, hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc đứng ra hưng công. Bia còn nói rõ việc các quan triều Nguyễn đứng ra sửa chữa từ ngày mùng một tháng 10 năm Quý Mão (1903) đến ngày 15 tháng 3 năm Giáp Thìn (1904) thì xong. Ngoài ra, việc ghi chép một số vị sư tăng đã từng tu hành ở chùa cũng được khắc trong những tấm bia ở chùa này. Qua các tài liệu ghi về chùa Bút Tháp, nhất là những tấm bia còn lưu giữ ở chùa cho ta biết chùa Bút Tháp đã có từ lâu đời. Cho đến thế kỷ XVII chùa đã trở nên nổi tiếng và được đón nhà sư Chuyết Chuyết - vị hoà thượng nghiêm giới tinh thông cả ba giáo trụ trì ở chùa này. Như vậy chùa Bút Tháp đã có lịch sử nhiều thế kỷ, song cho đến nay chúng ta chỉ có thể biết về nó trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ XVII trở lại đây. Là một ngôi chùa được trùng tu tôn tạo vào thời kỳ nở rộ của những ngôi chùa có kiến trúc “trăm gian”. Chùa Bút Tháp có quy mô bề thế so với những ngôi chùa cùng thời. Từ lúc khởi công xây dựng đến nay, chùa Bút Tháp đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Chính phủ cộng hoà Liên Bang Đức đã giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính cho việc tu bổ, phục hồi một số công trình trong di tích. Dự Phan Thị Hương - Lớp VH 903 25
  26. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch án tu bổ chùa Bút Tháp được chia thành nhiều bước theo sự đầu tư tài chính của CHLB Đức như sau: - Đợt 1:( từ tháng 1 đến tháng 10 năm 1990) tu bổ tòa Cửu Phẩm và gác chuông. - Đợt 2: ( từ tháng 6 năm 1990 đến tháng 3 năm 1992): tu bổ tam bảo, tượng thờ và đồ thờ. - Đợt 3:( từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1992) tu bổ hành lang phía đông và phía tây. - Đợt 4: ( từ tháng 2 năm 1993 đến tháng 2 năm 1996) tu bổ hậu đường. - Đợt 5: ( từ tháng 4 năm 1997 đến tháng 3 năm 1998) tu bổ tam quan, nhà trung, phủ thờ. Sau 8 năm thi công kinh phí tu bổ lên tới 324.186,68 USD do Bộ Ngoại giao Cộng hoà Liên Bang Đức tài trợ, chùa Bút Tháp đã từng bước được phục hồi chắc chắn theo nguyên dạng. Qua nhiều thế kỷ với bao thăng trầm, chùa Bút Tháp vẫn vẹn nguyên như ngày được trùng tạo. Bao thế hệ người đã qua đi, đã đóng góp nhiều công sức để chùa Bút Tháp luôn luôn là niềm tự hào của xứ Kinh Bắc và của cả nước, luôn luôn là một trung tâm Phật giáo lớn, khang trang, tráng lệ, góp phần đáng kể vào đời sống tinh thần của nhân dân trong các thời kỳ lịch sử. Chúng ta lớp con cháu xin cảm ơn tổ tiên, cảm ơn các nghệ nhân xưa đã mang hết tài năng, trí tuệ để lại cho muôn đời một công trình nghệ thuật tuyệt vời, rất đúng bài thơ của một khách hành hương. “ Hơn ba thế kỷ hãy còn đây Bút Tháp danh lam khéo dựng xây Cung điện nguy nga nơi cửu phật Cúc tùng thanh nhã chốn am mây Cao tăng tu đạo bia ghi nhớ Danh sỹ thăm thuyền khách mến say Vãn cảnh nặng thêm tình đất nước Bao giờ lao động góp bàn tay”. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 26
  27. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch III. Nghệ thuật kiến trúc chùa Bút Tháp. Sơ đồ mặt bằng kiến trúc chùa Bút Tháp. 16 12 3 4 5 7 9 10 11 6 8 3 12 16 16 13 14 16 Chú thích: 1. Tam quan 6. Thượng điện 11. Nhà hậu 2. Gác chuông 7. Cầu đá 12. Hành lang 3. Nhà bia 8. Tòa tích thiện am 13. Nhà thờ tổ 4. Tiền đường 9. Nhà trung 14. Tháp báo nghiêm 5. Thiêu hương 10. Phủ thờ 15. Tháp tôn đức 16. Tháp mộ các sư tổ Phan Thị Hương - Lớp VH 903 27
  28. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch 1. Cảnh quan môi trƣờng chùa Bút Tháp. Chùa Bút Tháp nằm trên một khoảng đất rộng phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa có kiến trúc độc đáo, bố cục hài hòa với môi trường thiên nhiên. Toàn bộ kiến trúc của chùa quay về hướng nam, một hướng truyền thống của người Việt. Người Việt xưa có câu “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam”. Đối với đạo phật, hướng nam là hướng bát nhã, hướng của trí tuệ. Cũng như nhiều ngôi chùa khác, việc chọn thế đất để dựng chùa Bút Tháp bị chi phối bởi quan niệm của thuyết phong thuỷ, với quan niệm này vị trí của chỗ ở, thế đất có ảnh hưởng to lớn đối với con người sống trên đó. Vị trí được chọn để xây dựng chùa Bút Tháp cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Chúng ta thấy rằng, dẫu hiện nay làng Bút Tháp đã được mở mang nhiều những vẫn còn cách khá xa chùa. Như vậy khi chọn vị trí xây dựng chùa người ta đã tuân thủ nguyên tắc chọn thế đất rất nghiêm ngặt. Chùa Bút Tháp ngày nay nằm bên bờ phải sông Đuống, sát cạnh chỗ bờ đê, ngay sát chỗ lượn vòng của con sông mà dưới con mắt của các nhà phong thủy học đó là nơi “tụ thuỷ”, là chỗ “đất lành chim đậu”. Ngay trong tên gọi của chùa là cũng ẩn chứa sự hiền lành, tốt phúc rồi. Song trải qua thời gian năm tháng trên mảnh đất mà chùa Bút Tháp đứng chân đã có biết bao nhiêu thay đổi. Theo kết quả khảo sát của các nhà dân tộc học thì trước đây con đê dọc sông Đuống là một “con trạch”, làng Bút Tháp cũng giống như một số làng khác ở vùng này, đều là làng bãi không nấp sau đê như ngày nay. Một số tác giả người Hà Bắc cũng cho rằng sông Đuống vào đầu thời Nguyễn vẫn chỉ là một con sông rất nhỏ và có dòng chảy cơ bản không giống với dòng chảy hiện nay. Sông Dâu mới là dòng chảy lớn, giữ vai trò chủ đạo trong việc giao thông, giao lưu đờng thuỷ và cả vùng. Như vậy trước đây chùa Bút Tháp được dựng lên trên vùng ngã ba của hai con sông Dâu và sông Đuống. Dòng chảy của sông Dâu như vậy đã nối liền chùa Bút Tháp với các ngôi chùa lớn như chùa Phật Tích, chùa Dâu, chùa Kiến Sơ và các cơ sỏ phật giáo khác. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 28
  29. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch Rõ ràng trên mảnh đát mà chùa Bút Tháp được xây dựng và cảnh trí thiên nhiên ở đây cho chúng ta thấy được rằng, một mặt nó phản ánh sự kế thừa việc xây dựng chùa ven các dòng sông của thế hệ trước, mặt khác thể hiện ước vọng của phật pháp được bền lâu, nhà tu hành được yên nghiệp, tâm linh sáng suốt để mau chóng đạt chứng quả. 2. Mặt bằng chùa Bút Tháp Chùa Bút Tháp tọa lạc trên một diện tích đất khá rộng, nằm kề liền trên đê sông Đuống. Trong khuôn viên chính của chùa đến nay trừ toà Thiêu Hương được bố trí dọc để nối toà Tiền Đường và toà Thượng Điện còn lại tất cả bảy nếp nhà đều nằm ngang, chạy song hàng từ trước ra sau theo thứ tự Tam quan, Gác chuông, Tiền Đường, Thượng Điện, Tích Thiện Am,Nhà Trung, Phủ Thờ và Hậu Đường. Hai bên có hai dãy hành lang chạy dài từ phía nhà bia ở hai đầu hồi nhà Tiền Đường cho đến Hậu Đường. Bên trái chùa, phía sau dãy hành lang có nhà Tổ Đệ Nhất dùng làm nơi thờ thiền sư Chuyết Chuyết, Minh Hành Ở bên và phía sau chùa người ta bố trí các ngọn tháp đá và tháp gạch, trong đó có hai ngọn tháp cao vút và bề thế, đó là Tháp Báo Nghiêm và Tháp Tôn Đức (tháp Tôn Đức bây giờ đang được trùng tu lại). Ngoài ra còn có các ngọn tháp khác như tháp Tâm Hoa, tháp Ni Châu cũng đều bằng đá. Ngoài các tháp đá này, phía sau hai dãy hành lang và bên trái nhà Tổ Đệ Nhất người ta bố trí các tháp gạch. 3. Kiến trúc các toà nhà 3.1. Kiến trúc chính a. Tam quan Tam quan của chùa Bút Tháp là một nếp nhà nhỏ, có kết cấu kiến trúc mà ta ít gặp ở các kiến trúc khác. Tam quan có kết cấu ba hàng chân cột, có bấy gian, vì chồng rường cánh. Với kết cấu còn lại đến ngày nay, chúng ta có thể tạm xếp Tam quan vào niên đại cuối thế kỷ XIX. Nhìn chung toàn bộ tam quan này đều có niên đại muộn và đã trở thành một toà nhà mất đi tính chất ba cửa để tượng cho ba lối nhìn của đạo Phan Thị Hương - Lớp VH 903 29
  30. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch phật. Dấu vết cổ truyền của Tam Quan chùa Bút Tháp chỉ còn được thể hiện ở hai khối đá đặt trước hai bên và gian giữa. Các khối đá này có hai cấp: phần cao chủ yếu giành để trang trí và phần thấp có lỗ mộng dùng làm cối cửa. Hiện nay hai khối đá này được đặt vào trong tránh sự đập phá vô ý thức. Ở phần trang trí ta thấy có một hồ sen, viền quanh bằng khung tạo bởi các gióng trúc. Nhìn chung toàn bộ kiến trúc tam quan chúng ta có thể nhận thấy rằng kết cấu tam quan ít nhiều chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa. Bộ vì ở gian giữa và các bẩy ngang không phải là kết cấu truyền thống của các bộ vì Việt Nam. b. Gác chuông Qua Tam Quan khách sẽ thấy gác chuông có kiến trúc theo kiểu hai tầng mái. Tầng dưới xưa có ba pho tượng đất Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, thể hiện quyền lực của đấng tối cao. Tầng trên được lát bằng gỗ lim đen bóng, ở giữa sừng sững một quả chuông đồ sộ, được đúc thừ thời Gia Long thứ 14b(1815), xưa còn có tượng chúa Trịnh Tráng và hai quan hầu. cả Tam Quan và Gác Chuông đều bỏ ngỏ, xung quanh như thể hiện tấm lòng đức phật luôn mở rộng đón nhận mọi kiếp người. Trong những lần tu sửa vào đầu thế kỷ này, gác chuông được xây tường bao quanh, bốn phía ở gian giữa đều để trống. Hai bên bổ sung bốn cửa tò vò. Hai mặt trước trổ cửa sổ hoa kết hình chữ “thọ” vuông. Cùng với tường, tất cả các vị trí có đầu bẩy, đầu kẻ đều được bổ trụ vuông. Kích thước: - Rộng (từ mép tường trái sang phải): 823cm. - Sâu ( từ mép tường trước đến sau): 783cm. - Rộng gian giữa ( giữa hai cột cái): 320cm. - Rộng mỗi gian bên (từ cột cái đến cột quân): 160cm. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 30
  31. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch c. Nhà Tiền Đƣờng Ra khỏi gác chuông, khách sẽ thấy một dãy 5 gian, là tiền đường. Nhà tiền đường mát mẻ, yên ắng, thơm mát mùi trầm khiến cho chúng ta có cảm giác rờn rợn khi vào đây, cũng có thể do tượng phật quá uy nghiêm, dữ dội nổi bật là hai pho tương hộ pháp cưỡi sư tử có tên là Ấn Độ la-đắc và Ma- pha-la, có nhiệm vụ khuyến thiện, trừ ác, hai trạng thái, hai tích cách của con người. Nhà tiến đường có mặt nền cao 60m bó bằng hai lớp đá tảng hình chữ nhật. Các viên đá này dài ngắn khác nhau, từ 60 đến 150cm, độ dày trung bình 30cm. Có hai bậc cấp trước sân lên nền nhà, phía trước tiền đường bao bằng cửa “bức bàn”, hai bên và bốn gian ở đầu đầu được bưng bằng “ván đố”, phía sau có ba gian giữa để trống. Đây là một toà nhà năm gian và hai chái có kết cấu mái theo kiểu “tàu đao lá mái” giống như kết cấu mái tầng trên của gác chuông, chỉ khác ở đây không phải là mái “chồng diềm”. Mái được lợp ngói vẩy hến, bờ nóc để trơn, đầu kìm được đắp đơn giản như hai chiếc kìm cong lên. Kích thước: - Chiều cao( tính từ mặt sân đến đầu kìm): xấp xỉ 790cm - Chiều cao cột cái: xấp xỉ 455cm - Chiều rộng nhà (từ hồi trái đến hồi phải):2490cm. - Rộng gian giữa: 400cm. - Rộng các gian còn lại: 300cm d. Toà Thiêu Hƣơng. Từ gian giữa bước lên khách sẽ thấy một bức hoành phi đỏ thắm từ thời vua Lê Thần Tông(1642), ghi dòng chữ “Ninh Phúc thiện tự”, dưới hoành phi, lùi sâu một chút là chiếc sập chân quỳ, chạm khắc hoa, lá, rồng, phượng hết sức tinh xảo, khéo léo. Đó là toà Thiêu Hương. Xưa kia ở nơi đây có 10 pho tượng gọi là Thập điện Diêm Vương có tính chất răn đe, trừng phạt, ngày nay 10 pho tượng này được chuyển lên phủ thờ, đặt ở hai đầu, mỗi bên 5 Phan Thị Hương - Lớp VH 903 31
  32. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch pho đối diện nhau. Dưới sập là tiếng mõ lim to, tiếng vang ấm áp, trên cao là 5 bức hoành phi sơn đỏ đen, viết theo kiểu đại tự, nét tươi sắc đẹp như vẽ. Đặc biệt bên có chạm đôi chim phượng đang bay, xòe đuôi cong, nhìn rõ từng cái lông, chân cứng, mỏ quắp dữ dội, xung quanh là những đám mây bay lượn uyển chuyển. ở đây khách hành hương sẽ được nghe nhà sư trụ trì thuyết pháp, cầu được như ý cho hiện tại, siêu thoát cho tương lai. Toà Thiêu Hương nối liền toà Tiền Đường với toà Thượng Điện. Nền toà Thiêu Hương cao hơn nền nhà Tiền Đường hai cấp nhỏ, lòng rộng 4,5m, sâu 5m, cả bốn phía để trống, không có tường bao. đ. Tòa Thƣợng Điện Khi đã chấp nhận những giáo lý và thỏa mãn những ước mơ, xin mời du khách bước lên Thượng Điện, ở đây khách sẽ được tiếp xúc với thế giới phật từ bi, bác ái. Tòa Thượng Điện nối trực tiếp với tòa Thiêu Hương và cao hơn Thiêu Hương một cấp nữa. Nền tòa Thượng Điện cao 1,1m so với mặt vườn của chùa và có thể nói đây là nơi cao nhất trong toàn bộ chùa Bút Tháp. Tòa Thượng Điện dài 19m, rộng 10,6m, gồm 5 gian với 24 cột lớn, mỗi gian xấp xỉ 3m. ba gian trước của tòa Thượng Điện không bưng cửa, hai gian giáp hai hồi đóng ván đố, chỉ có phần giữa đóng cửa lửng với những chấn song con tiện. Nền của tòa Thượng Điện được bó bởi 4 lớp đá hình chữ nhật, được đẽo phẳng rất cẩn thận, có độ dày mỏng khác nhau. Bao quanh tòa Thượng Điện là hành lang tương đối rộng với một hàng lan can đá chạm khắc rất tinh xảo chạy quanh. e. Tòa Tích Thiện Am: Tòa nhà này có kết cấu ba tầng mái, mỗi tầng có bốn mái. Ba tầng mái này khiến cho ta nghĩ tới ba cấp chứng quả cuẩ người tu hành theo Tịnh Độ Tông, đó là Thượng phẩm vãng sinh, Trung phẩm vãng sinh, hạ phẩm vãng sinh. Các tầng này có kích thước nhỏ dần từ dưới lên trên, tầng trên Phan Thị Hương - Lớp VH 903 32
  33. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch cùng không lát ván sàn và nó mang ý nghĩa biểu trưng nhiều hơn nghĩa thực dụng Nếp nhà này cao vượt hẳn so với các ngôi nhà khác của khuôn viên chùa. Tầng dưới cùng có 5 gian, mặt bằng hình chữ nhật với kích thước 16,1m x 8,4m. Về tổng thể kết cấu của tòa nhà này theo kiểu chồng diêm với hàng cột giữa cao, chạy suốt từ tàng một lên tầng ba, các vì kèo được làm theo kiểu chồng rường, khiến cho kiến trúc vừa chắc, khỏe, thoáng đáng thêm vào đó là những đầu đao của ba tầng mái cong vút lên khiến cho tòa thêm thanh thoát, bay bổng. Bước vào Tích Thiện Am khách sẽ được chiêm ngưỡng tòa Cối kinh đẹp nhất Việt Nam. Tòa cối kinh bát giác cao 7,8m, xếp 9 tầng theo kiểu tòa sen, thể hiện 9 kiếp tu hành của đức Thích ca mầu ni. du khách vừa tự mình quay cối xay, quay cửu phẩm liên hoa theo chiều đông - tây – nam- bắc. Đó là một nghi thức phật pháp có nguồn góc Tây Tạng. Bằng những bộ phận kiến trúc còn lại, chúng ta biết được rằng tòa nhà này được dựng vào thế kỷ thứ XVII, nhưng đã được tu sửa nhiều lần vào các thế kỷ sau, kiến trúc của thế kỷ XIX được thể hiện ở những vì, kèo, giá chiêng đơn giản ở tầng một. Kích thước: - Chiều cao: xấp xỉ 1030cm - Chiều dài nhà: 1607cm - Chiều rộng nhà: 804cm. f. Nhà Trung: Phía sau tòa Tích Thiện Am qua một sân rộng vừa phải là đến nhà Trung. Nhà Trung có 5 gian có kết cấu mái theo lối “tàu đao lá mai”. Vì kèo có 4 hàng chân cột, các cột không lớn lắm khiến ta có cảm giác lòng nhà được nâng cao lên. Hiện nay quanh nhà này được xây tường kín, ở ba gian chính người ta mở cửa bức bàn và các cửa sổ nhỏ có chấn song “con tiện”. Ở tòa nhà này Phan Thị Hương - Lớp VH 903 33
  34. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch người ta thường ít quan tâm đến trang trí, chủ yếu làm theo lối bào trơn đóng bén. Chúng tta chỉ phát hiện ra một vài mảnh gỗ cũ ở phần trang trí rồng hoặc vân xoắn đao mác. Tòa này được tu sửa nhiều lần, theo bia “trùng tu Ninh Phúc Tự bi” có niên đại Thành Thái thứ 15 còn lại ở chùa và các tài liệu thời Pháp thuộc thì tòa nhà này được sửa chữa lại vào cuối năm 1903 đến đầu năm 1904, nó còn được ssửa thêm vào năm 1947. Kích thước: - Chiều cao: xấp xỉ 615cm - Chiều dài: 1610cm - Chiều rộng: 831cm - Chiều rộng gian giũa: 308cm - Chiều rộng các gian còn lại: xấp xỉ 290cm. g. Phủ Thờ Từ nhà trung qua một cái sân hẹp khoảng 3m thì đến Phủ Thờ. Phủ thờ có nền cao hơn Nhà Trung bốn bậc cấp. về cơ bản phủ thờ có kiến trúc giống nhà Trung, tuy vậy cũng có vài điểm hơi khác. Ở góc tòa nhà người ta lầm kẻ suốt, kẻ suốt này chạy từ đầu cột trốn đến đầu cột quân ra ngoài. Ở đây người ta phát hiện còn hai kẻ góc được làm từ thời khởi dựng, trên hai kẻ góc này có chạm nổi hình rồng, mây, các đao mác với phong cách chạm khắc thế kỷ XVII. Hai chiếc kẻ góc còn lại được làm lại về sau này trong một lần gần đây. Đầu kẻ được trang trí hết sức đơn giản. Người ta chạm một phần của bông cúc mãn khai, vài vân xoắn và đao mác ở phía trước và phía sau. h. Hậu Đƣờng Đằng sau Phủ Thờ cách một dãy hành lang đẹp là Hậu Đường, nơi có điện thờ Tam tòa Thánh mẫu, tứ phủ và chân dung các vị sư tổ thế kỷ XVII. Đăc biệt có tượng Minh Hành thiền sư với vầng trán cao thông minh, uyên bác. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 34
  35. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch Nhà hậu đường hiện còn lại 9 gian: ba gian bên phải là chỗ ở của những người trông coi chùa, những gian còn lại là nơi thờ đức Thánh mẫu. Kiến trúc ngôi chùa theo kiểu vì kèo kẻ chuyền. Đó là kiến trúc được làm lại. Nhìn chung giá trị nghệ thuật còn lại của Hậu Đường là không đáng kể. i. Hành lang. Từ hai hồi của nhà Tiền Đường là hai dãy hành lang chạy dọc suốt chiều sâu của tổng thể các kiến trúc đến tận nhà Hậu Đường bao gọn các công trình kiến trúc đã kể trên trong một không gian khép kín. Hai dãy hành lang này cho đến thời gian gần đây bị đổ nát gần như hoàn toàn chỉ còn lại 5 gian ở dãy bên phải. Năm 1992 được sự tài trợ của Cộng Hòa Liên Bang Đức, chùa Bút Tháp được tu sửa lại. Phần tu bổ chủ yếu tập trung chủ yếu vào việc dựng lại hoàn toàn hai dãy hành lang và một số công trình khác. Nền của hành lang cao hơn mặt sân 15cm, lát gạch, bó vỉ bằng đá vồ thời Lê. Mỗi dãy hành lang có 26 gian, chạy dài , lòng rộng 4m. k. Nhà Tổ Đệ Nhất Nhà Tổ Đệ Nhất nằm ở phía Đông, phía sau hành lang bên trái của chùa, dường như biệt lập với các kiến trúc chính của chùa. Phía sau nhà Tổ Đệ Nhất là tháp báo Nghiêm sừng sững, uy nghi và phía trước có một cái giếng nhỏ trang trí hình cánh sen. Nhà Tổ Đệ Nhất là một căn nhà hình chữ nhật 13m, rộng 6,8m, có 5 gian. Ở đây có tượng Chuyết Công cao 0,95m. 3.2.Các kiến trúc khác. a. Kiến trúc tháp. Chùa Bút Tháp hiện còn có 13 ngôi tháp nằm rải rác ở hai bên và phía sau chù. Trong đó có 5 ngọn tháp đá và 7 tháp gạch và có tháp gỗ 9 tầng có thể một trục với tên gọi là tháp Cửu phẩm liên hoa. Về quy mô nghệ thuật trang trí, các tháp gạch ở đây ít có giá trị hơn. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 35
  36. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch - Tháp báo Nghiêm: Tháp dựng phia sau nhà Tổ Đệ Nhất. Đây là ngọn tháp cao nhất của chùa Bút Tháp, cửa tháp được làm quay về hướng nam. Tháp do sư Minh Hành tạo dựng để thờ thầy của mìh là sư Chuyết Công. Tháp được xây dựng vào năm Đinh Hợi niên hiệu Phúc Thái thứ 5 tức là năm 1647 dưới thời vua Lê Chân Tông. Báo Nghiêm ở đây có nghĩa là báo đền sự nghiêm dạy, răn bảo của thầy. Toàn bộ tháp cao 13,5m nằm trên một nền bát giác, mỗi cạnh dài 2,26m. Toàn bộ tháp có 5 tầng và một búp mái. - Tháp Tôn Đức. Phía sau hậu đường có ba ngọn tháp đứng song hàng. Ngọn tháp đứng ở giữa cao to, bề thế nhất là tháp Tôn Đức. Tháp được xây dựng theo yêu yêu cầu của chính hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc vào tháng 11 năm canh tý, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 3(1660) và đệ tử của thiền sư Minh Hành là tì khâu ni Diệu Tuệ đã cho xây bia đá vào tháng 11 năm Giáp Dần niên hiệu Đức Nguyên thứ nhất(1674) để tôn cao công đức của sư phụ. Trong những năm vừa qua do tháp Tôn Đức bị hư hại nhiều, nhà nước đã tiến hành tu bổ lại và phát hiện ra hai cuốn kinh thư cổ bằng đồng được khắc năm 1660 được đặt trên ngọn tháp. Một quyển có tên là “Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm kinh” và một quyển không có tên. Hai quyển này hiện đang được đặt ở Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh để tiếp tục tu sửa tháp. Hiện giờ đang chờ sở Thương mại và du lịch tỉnh Bắc Ninh giải quyết để đưa về đặt chỗ cũ để hoàn thiện tháp Tôn Đức. - Tháp Ni Châu: Bên phải tháp Tôn Đức, đối xứng với tháp Tâm Hoa là một ngọn tháp đá có hình dáng và độ cao tương tự như tháp Tam Hoa, đó là tháp Ni Châu. Tháp cũng có hai tầng có bốn mặt, thon nhỏ về đỉnh tháp. Tháp được dựng vào mùa hạ, tháng 5năm Vĩnh Hựu thứ ba (1737) để cất giữ xá lị và thờ nhà sư Diệu Viên đã từng tu tại chùa. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 36
  37. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch - Tháp mộ: Đằng sau tháp Báo Nghiêm, xế phía bên phải của một tháp nhỏ nhắn, nằm ẩn dưới tán của những cây hồng xiêm. Tháp giống như một ngôi mộ, được ghép bằng xanh nên được gọi là tháp mộ, tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 1,75m, được xây giật cấp thành hai cấp, cấp thứ hai nhỏ hơn, kích thước mỗi chiều là 1,32m. - Tháp Cửu phẩm liên hoa. Tháp được làm bằng gỗ, đặt chính giữa tòa Tích Thiện Am, tháp Cửu phẩn liên hoa cao 7,80m, toàn bộ cấu trúc đều được liên kết quanh trụ chính. Đây là một là một cổ vật đặc sắc làm nên sự độc đáo của chùa Bút Tháp. Các mảng trang trí trên các mặt tháp rất phong phú và gắn với tư tưởng của pháp môn Tịnh Độ. b. Kiến trúc cầu đá: Ở chùa Bút Tháp có một cây cầu nhỏ nhưng rất đáng chú ý về cả mặt kiến trúc cũng như ý nghĩa biểu trưng của nó. Cầu này nối với sau tòa Thượng Điện với tòa Tích Thiện Am, bắc qua một hồ nước nhỏ, hồ này có lòng hẹp, chạy dài suốt gần chiều dài của tòa Thượng Điện. Cầu có ba nhịp, dài 4,30m, rộng 1,95m, uốn cao kiểu cầu vồng, chỗ cao nhất so với mặt nước là 1,16m, hai bên cầu có lan can ghép những tấm đá chạm khắc cả hai mặt các hoạt cảnh. mỗi bên có ba tấm được cố định bằng ba cột trụ vuông, trên đầu mỗi cột trụ có một búp sen tròn đặt trên một lá sen úp. Hai bên cầu vồng là hai tiểu hồ sen còn được gọi lai hồ Bích Ba, luôn trong mát, mùa hè sen nở rộ tô điểm cho cảnh chùa thêm mộng ảo, lung linh. thân cầu cong quá mức bình thường khiến cho ta nghĩ nó mang ý nghĩa tượng trưng nhiều hơn là ý nghĩa thực dụng, vì mặt cầu lát đá trơn nhẵn khến cho việc đi lại khó khăn. Đây là cây cầu của linh hồn, của sự giác ngộ. Cầu đá cao và một hồ sen phía dưới được một nhà tu hành cho rằng nó lầ chiều cao của sự giác ngộ và chiều sâu của sự giải thoát. Bước lên cầu khách Phan Thị Hương - Lớp VH 903 37
  38. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch hành hương suy ngẫm về lẽ đời, thấy rực rỡ vầng hào quang của tư tưởng Thích ca giàu lòng nhân ái. c. Kiến trúc giếng đá: Giếng đá còn được gọi là giếng tiêng bằng đá lát theo hình cánh sen, thể hiện tâm thế luôn trong mát, dịu hiền, không bao giờ vơi cạn của cửa thiền. Giếng có hình tròn, đường kính miệng là 1m, giếng và sân giếng được làm bằng đá liền khối, sân giếng là khối đá hình vuông có kích thước 1,44 x 1,44m. Trang trí trên thành ngoài và giếng khá đẹp. Viền quanh giếng là một vành hoa dây mền mại hình chữ S quyện lấy nhau. Phía dưới vành hoa dây, ở mặt ngoài thành giếng là ba hàng cánh sen chạm nổi với hai hàng cánh to ở dưới và một hàng cánh nhỏ ở trên cùng. Viền quanh thành giếng, ở phần sân giếng là hàng cánh sen cách điệu xếp nghiêng. Căn cứ vào phong cách trang trí này người ta cho rằng giếng được làm vào thế kỷ XVII. 4. Hệ thống tƣợng chùa Bút Tháp. Ngoài các kiến trúc đã trình bày ở trên thì chùa Bút Tháp còn co một hệ thống tượng rất phong phú, kết hợp nhuần nhuyễn giữa nguyên tắc tượng Phật giáo với phong cách truyền thống một cách có sáng tạo để tạo ra một dáng vẻ riêng. Tượng ở chùa mang nhiều nét kế thừa phong cách tạc tượng của thời Mạc song đã đạt tới giá trị nghệ thuật cao. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về hệ thống tượng ở chùa này. Có thể chia những pho tượng hiện còn ở chùa Bút Tháp thành các loại sau: - Hệ thống tượng Phật giáo - Tượng chân dung - Tượng Mẫu. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 38
  39. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch a. Hệ thống tƣơng Phật giáo. - Bộ tượng Tam Thế: Tam thế là ba pho tượng thời đại quá khứ, hiện tại, tương lai. Tượng tam thế ở đây được làm khá giống nhau, đặt ở ban thờ chính của gian giữa tòa Thượng Điện. - Pho tượng ở giữa: Đang ở trong tư thế thiền định, với hai tay chồng ngửa lên nhau, đặt trên lòng đùi. Tóc trên đầu kết hình quắn ốc, mặt bầu, mi cong, mũi thẳng. Mắt tượng nhìn xuống, miệng ngậm, tay chảy dài và lớn, có đeo hoa tai hình bông sen nở, cổ có một ngấn. Tượng mặc áo cà sa trùm qua vai và tay tạo thành nhiều lớp chảy xuống lòng đùi. tượg ngồi trên đài sen, gồm có bốn lớp cánh sen ngửa và một lớp cánh sen úp. - Pho tượng bên trái: Có hình thức và kích thước giống pho tượng ở giữa. Tay đặt ở tư thế thuyết pháp, tay phải đặt lên đùi phải, tay trái giơ ngửa ra phía trước, ngón cái gập vào ngón út và ngón đeo nhẫn, ngón trỏ và ngón giữa đưa lên cao gần sát mũi, ống tay áo buông từ cánh tay trái xuống chảy trên lòng đùi phải. Bệ tượng về cơ bản giống pho tượg ở giữa. - Pho tượng bên phải: cũng giống như hai pho tượng kể trên, chỉ có một vài chi tiết khác ở phần trang trí ở thế tay kết ấn và trang trí trên bệ. Nhìn chung lại chúng ta có thể thấy rằng, bộ tượng tam thế ở chùa Bút Thấp vẫn được làm theo nguyên tắc tắc tượng phật, nó vẫn mang nhiều nét kế thừa của phong cách tạc tượng của giai đoạn trước đó. - Tượng Qan Âm nghìn tay nghìn mắt. * Tượng: Tượng cao 3,70m, ngang 2,10m, dày 1,15m. Trên đầu tượng là phật là đức A-di-đà. A-di-đà đã dùng phép thuật chắp lại đầu cho phật bà khi phật bà lo nghĩ quá nhiều cho chúng sinh đến nỗi đầu bị nổ tung thành nhiều mảnh nhỏ. Vì thế tạo thành 11 mặt phật, 42 cánh tay để trần mền mại như muốn ôm Phan Thị Hương - Lớp VH 903 39
  40. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch cả thế giới bao la, cứu giúp triệu người cực khổ. Sau lưng phật bầ là vầng hào quang, trên đó được gắn 952 cánh tay nhỏ tạo thành vòng mở rộng từ 6 đến 14 lớp, ở giữa mỗi lòng có một con mắt mi dài, đen láy. Với ngàn con mắt và ngàn cánh tay, Phật bà đã nhìn thấu vũ trụ, nhìn thấu những cõi xa xăm diệt tà, cứu đời, giúp đạo. Phật bà đang ngồi hành đạo, tư thế ung dung. Phật mặc áo cà sa rũ xuống phủ lên muôn loài, thuần phục Tràng ba long vương dữ tợn đội tòa sen đưa phật bà râ biển. Dưới bệ có dòng chữ “Tuế thứ Bính Thân niên, thu nguyệt, cốc nhận doanh tạo” và Nam đống giao thọ nam, Trương tiên sinh phụng khắc”. Có nghĩa là năm 1656 tiên sinh họ Trương đã sáng tạo và làm nên pho tượng tuyệt vời này. * Đài sen: Đài sen được làm từ ba lớp cánh sen chính và một lớp cánh sen phụ, lớp cánh phụ này được đặt ở trên cùng có hình các mũi nhọn đặt xen kẽ lớp cánh cánh chính. Trong lòng mỗi cánh chính có hai gờ nổi, nối từ gốc sen chạy lên phía trên rồi cuộn vào giữa để nâng nửa bông cúc mãn khai. Từ bông cúc đó có hai vân xoắn và ba đao mác. Tòa sen được một con rồng đội. Rồng ở đây có mặt lồi kép, sừng mai, tai hình lá, tóc chải, miệng há mở, có răng nhọn và những chiếc răng nhỏ. Trong miệng rồng có một viên ngọc (hạt minh châu). Từ mắt tỏa xuống phía dưới một đao lửu nhỏ và chạy quặt ra phía sau, viền quanh mép và mang tai đều có vây hình răng cưa. Rồng có tóc chải ngắn, mọc ra từ phía sau mang tai, một phần thân sâu đều thể hiện vẩy kép và mây răng cưa nhỏ. Tay đỡ bệ sen được làm giống như chân cá sấu có các vẩy đơn xen nhau và có năm móng kiểu móng gà. Rồng được làm theo kiểu nhô đầu và hai tay lên mặt biển cuộn sóng có nhiều lớp. Mỗi lớp sóng được tạo nên bởi nhiều đường chỉ chạy song hành, điểm xuyết trên mặt sóng là cua, ốc, trai, cá Phan Thị Hương - Lớp VH 903 40
  41. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch * Bệ tượng: Phần bệ tượng được tạo theo kiểu bệ sumeru bố trí thành nhiều cấp với hình chữ nhật chém góc. Cấp trên cùng chia thành nhiều lớp, với lớp thứ nhất có hàng cánh sen giống như hàng cánh sen ở đài sen. Lớp này bao quanh mặt biển. Lớp thứ hai là phần chính, được trang trí bằng hệ thống bát bửu Phật giáo, bao gồm những vòng tròn kép, quạt kèm lá quấn ở mặt trước, hình đôi sừng vắt chéo nhau. Cấp thứ hai được thụt hẳn vào phía trong, mặt trước có chạm trồng và cá hóa long đang tranh nhau một quả cầu trên mặt biển khiến cho sóng nổi cuộn lên. Phía bên phải có một con lân đang vườn viên ngọc lửa. Con lân này được chạm khắc theo kiểu đâu sư tử, thân có vẩy rồng, chân có móng vuốt, đuôi có hai cụm văn xoắn lại. Nền của cảnh này là những cây cỏ mọc trên những tảng đá gập ghềnh. Nửa phíâ bên trái cũng có hình thức tương tự. Ở các phần chém góc chạm những bông cúc mãn khai nhìn thẳng. Cấp thứ ba là một đài sen úp với những cánh sen chạm nổi và hình thức trang trí trên cánh sen cũng tương tự như các cánh sen đã miêu tả trên. Ở cấp thứ tư phần trang trí được thể hiện bằng các bông cúc mãn khai theo nhiều kiểu khác nhau ở cả ba mặt. Cấp thứ năm và cũng là phần đế của bệ có mặt bằng được mở rộng hơn so với các cấp trên có mặt trước chạm hình “sư tử hý cầu” (giống như ở các lan can bao quanh tòa Thượng Điện). Ở hai mặt bên thể hiện cảnh rồng múa trong mây, hình thức giống như rồng đội tòa sen. Trên những góc chạm có những cánh hoa sen và những bông cúc mãn khai. * Vành tay phụ phía sau: Vành tay này được làm thành vòng tròn lớn đặt rời ra phía sau tượng. Vành này có vành giữa để trơn. Trên đỉnh của vành tay có chạm một con chim có hai đầu người, cánh lớn, xòe ra ôm lấy hai bên, đuôi chổng ngược lên phía trên. Vành tay đường trang trí bằng hai đường diềm, đường viền ngoài là văn xoắn, đường viền trong là các hàng cúc dây chia ra làm nhiều khúc, trên Phan Thị Hương - Lớp VH 903 41
  42. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch mỗi cúc chạm một bông cúc mãn khai nhìn nghiêng chen giữa những chiếc lá tỏa ra hai phía. Các cánh tay nhỏ được xếp thành nhiều lớp (từ 6 lớp ở dưới đến 14 lớp ở trên). - Tượng Văn Thù Bồ tát: Tượng được đặt bên trái tòa Thượng Điện, mặt không hướng ra phía cửa mà quay về phía bàn thờ đặt ở gian giữa. Đây là pho tượng thường gặp ở những ngôi chùa phía Bắc từ thế kỷ XVIII trở về sau này. Ở đây theo một số nhà nghiên cứu, tượng Văn Thù Bồ tát được xem là sớm nhất ở nước ta. Tượng cưỡi con sư tử xanh, khuôn mặt gần giống với khuôn mặt của tượng Quan Âm, với khuôn mặt hiền lành mang nhiều tính chất chân dung, phù hợp với lòng từ bi của một vị bồ tát, tai tượng lớn, hoa tai là bông sen nở. Ở phần sau đầu có một dải khăn ôm lấy gáy và hai dải khác chảy xuống ngang lưng. Cổ tượng cao hai ngấn, áo tượng có nhiều lớp, ống tay chảy dài qua chân. Hai tay tượng đặt ở tư thế kết ấn với ngón tay cái tì lên ngón tay giữa cong gập, ngón trỏ và ngón út để thẳng tự nhiên. Tay phải giơ cao nửa vời, tay trái đặt lên lòng bàn chân phải, tượng ngồi ở tư thế chân trái buông thõng, chân phải cong lên, gác nửa bàn chân lên đùi trái. Nhìn toàn bộ tượng Văn Thù chúng ta thấy có những điểm đáng quan tâm sau đây: mũ của tượng được làm nổi hẳn lên thành khối, đó là một đặc điểm được kế thừa từ phong cách tạc tượng của thời Mạc. Tấm che tóc phía trước được vuốt dài hẳn lên. Ngực tượng nở, bụng tưọng cũng đã bắt đầu nở ra, nếp áo bắt đầu lượn đi, lượn đi lượn lại đè lên nhau. Vạt cánh tay áo được giải quyết bằng cách dứt khoát mang tính chất như áp đặt. Con sư tử khuỳnh hai chân trứơc ra một cách dữ tợn, thiếu nét dịu dàng, uyển chuyển như muốn khẳng định sức mạnh, nếu nhìn thẳng vào, ta có cảm giác nó hơi trơ, song có thể nhận ra tính quy phạm và áp đặt của nó. Tính chất dứt khoát còn được thể hiện ở nếp áo, nó không tậo ra thế lô xô như những pho tượng khác mà chảy xuống và dường như chui vào lòng bệ. Ngay Phan Thị Hương - Lớp VH 903 42
  43. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch cả chiếc đuôi của sư tử cũng được thể hiện ở tư thế tương tự. Như thế chúng ta có thể nghĩ rằng tính chất dứt khoát ở đây không chỉ dừng lại ở việc tạo hình mà còn thể hiện trong tâm tưởng. Từ việc tìm hiểu đặc đểm của pho tượng Văn Thù và một số pho tượng khác ở chùa Bút Tháp, chúng ta có cảm giác pho tượng chính ở chùa này được tạo tác có sự phối hợp của dòng chảy của văn hóa phương Bắc. Kích thước: - Chiều cao toàn bộ tượng: 125cm. - Chiều ngang ở vai: 46cm - Chiều ngang ở đầu gối: 60cm - Chiều dài của sư tử (ở đầu): 65cm. - Chiều cao của sư tử (ở mông): 36cm - Tượng Phổ Hiền Bồ tát: Tượng Phổ Hiền ở đâ cưỡi trên lưng một con voi trắng. Mặt tượng bầu, mắt hơi nhìn xuống, tượng đội mũ có gắn tượng A-di-đà nhỏ trên đỉnh, tai chảy xuống đến cằm, vạt áo phủ xuống đến chân. Tượng được làm ở hình thức buông chân phải đặt đặt lên một bông sen nở, chân trái xếp vào trong và đặt lên đùi phải. Tay phải đặt lên bàn chân trái, tay trái giơ lên kết ấn với ngón cái cặp lấy ngón giữa và ngón đeo nhẫn, ngón trỏ và ngón út chỉ thẳng lên trời. Tay và chân tượng đều được tỉa tót đến từng chi tiết theo lối tả chân. Voi trắng ở đây được thế hiện trong tư thế chân quỳ, vòi cong lên phía trước, hai chân trước ngắn và hơi dạng ra, hai chân sau quỳ xuống. Đuôi voi cong ra phía trước dính sát vào chân tượng. Kích thước: - Chiều cao toàn bộ tượng: 118cm - Chiều ngang ở vai:43cm - Chiều ngang ở đầu gối: 55cm - Chỗ rộng nhất của cánh tay: 50cm Phan Thị Hương - Lớp VH 903 43
  44. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch - Chiều dài của voi: 104cm - Chiều cao của voi (ở đầu):38cm - Chiều cao của voi (ở mông): 33cm - Tượng Tuyết sơn: Đây là một pho tượng nổi tiếng được đánh giá cao về nghệ thuật chạm khắc hết sức tinh xảo. Tượng được các nghệ nhân xưa thể hiện trong tư thế gầy gò, vì ăn tuyết nằm sương, quyết tu hành chính quả. tượng cao 2,22m, còn được gọi là “Tây thiên đông đô lịch đại tổ”. Đây chính là chân dung thái tử Tất-đạt-la giai đoạn tu ép xác trong núi tuyết. Tượng ngồi trong tư thế thiền định, hai tay xếp chồng lên nhau, đặt ngửa lên lòng đùi, bàn chân phải để ngửa, chồng lên đùi trái. Tượng mặc áo phủ kín phía trên cánh tay phải, vạt áo bên trái quấn xuống bụng và chân, Ngực tượng để hở gần hết khiến chúng ta thấy rõ từng dẻ xương sườn. Tượng được đặt trên một cái bệ làm bằng gỗ, hình chữ nhật, song bốn góc được gọt tròn và lượn nhẹ khiến cho các cạnh của hình này lõm vào. Ở mỗi cạnh tròn ở bốn góc lại được gọt lõm và tạo thành hai cung tròn. Phần đài sen có ba lớp cánh ngửa và một lớp cánh sen úp. - Tượng Quan Âm tọa sơn: Tượng cao 1,4m, ngồi ở tư thế chân co, chân duỗi, đội mũ cao, khuôn mặt thanh tú, điềm đạm. Tượng ngồi ở tư thế hai bàn chân để trần, lộ một nửa bàn chân ra khỏi trang phục, chân phải co lên, đầu gối ngang ngực, bàn chân úp bình thường trên bệ, chân trái xếp bằng, gang bàn chân hơi hếch ngửa lên, tay phải đặt gấp trên đầu gối, các ngón tay xòe tự nhiên, ngón tay trỏ hơi vươn ra phía trước, tay trái úp tự nhiên trên đùi trái. Tượng quấn hầu bao phía trước ngực và kết nút ở phía dưới, mình khoác áo choàng để lộ phần ngực, các nếp áo đơn giản tạo nên sự mềm mại sát thân rồi chảy tràn xuống bệ ngồi. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 44
  45. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch Căn cứ vào phong cách tạc tượng và so sánh với pho tượng khác, có thể xếp pho tượng này vào niên đại nửa sau nửa sau thế kỷ thế kỷ XVII. Kích thước: - Chiều cao toàn bộ tượng: 69cm - Từ đỉnh mũ xuống cằm: 20cm - Chiều rộng giữa hai đỉnh tai: 10cm - Chiều rộg ở vai: 17cm - Chiều rộng ở đầu gối: 25cm. - Bộ tượng Tứ Bồ tát: Bộ tượng này được đặt ở gian giữa của tòa Thượng Điện, mỗi bệ đặt hai pho, bộ tượng này được tạc ở tư thế đứng. Về mặt hình thức thì bốn pho tượng này đều giống nhau. Tượng đội mũ, khoác áo choàng. Bốn vị bồ tát này đều được đọc từ trái sang phải, từ trong ra ngoài là Ái bồ tát trên tay cầm một cái mũi tên, Ngữ bồ tát trên tay cầm một cái lưỡi, Sách bồ tát trên tay cầm một cái dây và Quyền bồ tát tay nắm lại để trước ngực. Tuy nhiên ở chùa Bút Tháp bốn pho tượng này đều được làm giống nhau về mặt hình thức và không cầm theo nghi vật trên tay mang tính chỉ định như trên, cho nên chúng ta chỉ nhận ra các vị này qua vị trí sắp đặt trong chùa. Xét về mặt chất liệu trên tượng và phong cách của các pho tượng này, các nhà nghiên cứu cho rằng chúng ta có niên đại vào khoảng thế kỷ XVII. Kích thước: - Hai pho tượng đứng ở hàng trong cao 110cm. - Hai pho tượng đứng ở hàng ngoài cao 100cm. - Bộ tượng Thập điện Diêm Vương. Trước đây 10 pho tượng này được xếp thành hai dãy ở hai bên tòa Thiêu Hương phía trước Thượng Điện, mỗi bên có 5 pho. Hiện nay những pho tượng này được chuyển vào hai gian đầu hồi của Phủ Thờ và mỗi bên chỉ còn bốn pho. Tương Thập điện Diêm Vương xuất hiện trong các ngôi chùa đó là sự phản ánh của cuộc đấu tranh giữa chính và tà, thể hiện lòng tin vào thế Phan Thị Hương - Lớp VH 903 45
  46. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch lực của thần linh trong việc khuyến thiện, trừ ác. Thập điện Diêm Vương với 10 cảnh địa ngục nhằm mục đích trừng trị những con người tội lỗi để trừ ác, khuyến thiện làm nhiều điều thiện. thông qua 10 pho tượng này người xưa muốn răn dạy các tín đồ làm điều thiện, mong đến khi chuyển kiếp được về cõi Tây Thiên. Về hình thức các pho tượng này không lớn lắm, được làm trong tư thế ngồi khoanh chân, đội mũ, mặt tượng bầu bĩnh, tai dài, mắt hơi hơi hé nhìn xuống, mũi thẳng, miệng hẹp.Khuôn mặt của các pho tượng này đều có hình thức khá giống nhau mang đầy vẻ suy ngẫm, đăm chiêu. Các pho tượng này đều óc kích thước khá giống nhau, mỗi pho cao khoảng 70cm. - Tượng các vị la hán: Nằm sát hai dãy tường là 18 vị la hán (A-la-hat-Arhat), mỗi người một vẻ, vượt 9 cõi tu lên cõi niết bàn. mỗi pho được đặt trên một bệ gỗ, kích thước của tượng không lớn, chiều cao mỗi pho (kể cả bệ tượng) là từ 70 đến 80cm. Tất cả các pho tượng này đều được tạo dáng ở tư thế tự nhiên, sinh động, thể hiện rõ tính cách của mỗi người. Các nét mặt không bị cường điệu quá đáng, mang đậm nét chân dung. Các pho tượng này đều được làm bằng gỗ và có niên đại muộn vào thế kỷ thứ XIX - Tượng Hộ Pháp: Ở chùa Bút Tháp, tượng Hộ Pháp có kích thước lớn được đặt trên bệ cao ở hai bên nhà Tiền Đường. Đặc điểm của pho tượng này là cứng rắn, khỏe khoắn, cường tráng. Hai pho tượng này được nhân dân quen gọi là ông thiện và ông ác. Bên trái là ông thiện có nghĩa là khuyến khích làm điều thiện, bên phải là ông ác có nghĩa là trừng trị điều ác. Hai ông này được làm bằng đất nện, hình thức khá giống nhau. tượng được tạo dáng ngồi trên lưng con sư tử có dáng rất khỏe, vững chãi, khuôn mặt sư tử có những nét gồ ghề, dữ dằn thể hiện sức mạnh. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 46
  47. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch Hai pho tượng này khá giống nhau về kích thước, tạo dáng và phong cách của tượng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. b. Tƣợng chân dung Loại tượng chân dung ở chùa Bút Tháp có khá nhiều, bao gồm tượng cảu các vị thiền sư TrungHoa đã từng trụ trì tại chùa như tượng Chuyết Chuyết, tượng Minh Hành còn có các tượng của hoàng tộc thời Lê- Trịnh đã có công trong việc trùng tạo chùa - Tượng Chuyết Chuyết (Chuyết Công). Đây lầ pho tượng mang nhiều nét nghệ thuật, hoàn toàn thể hiện tính chất chân dung, đó là hình ảnh một vị thiền sư với dáng vẻ thanh thoát, trầm mọc. tượng được làm to bằng người thực, đầu tượng không có tóc, trán rộng vừa phải với vài nếp nhăn, mát lõm sâu, nhìn xuống, toát ra sự tập trung tư tưởng cao độ. Mũi thẳng, miệng rộng, môi mỏng hơi mín nhẹ, tai chảy dài. Nhìn chung toàn bộ khuôn mặt mang đậm nét châm dung, nhấn mạng vẻ gầy guộc, thể hiện tư thế trăn trở, suy tư. Tượng mặc áo choàng, vạt áo che kín đôi bàn chân và không chảy tràn ra bệ như nhiều pho tượng khác ở giai đoạn này. - Tượng Minh Hành: Pho tượng này hiện đang được đặt trong nhà Tổ, đây là một pho tượng khá đẹp, toàn bộ tượng được tạo tác hết sức cân đối. Tượng cao 87cm, ngồi trong tư thế tọa thiền, chân xếp bằng tròn, bàn chân phải để ngửa và gác lên bàn chân trái. Hai tay xếp ấn, tay phải ở trên, tay trái ở dưới đặt lên lòng đùi. Toàn bộ tượng được đượ tạo trong tư thế vững chãi, cân đối. Toàn bộ thân tượng được phủ một lớp màu vàng kim trên nền màu cánh dán. Pho tượng thiền sư Minh Hành ở chùa Bút Tháp được các nhà nghiên cứu định niên đại vào cuối thế kỷ thứ XVII. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 47
  48. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch - Tượng Hoàng Thái Hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc: Được đặt ở gian giữa của Phủ Thờ, tượng mang đày nét chân thực, chất phát. Đầu tượng chít khăn. hai dải đầu khăn buông xuống sau lưng. tượng có trán rộng, cao, hai hành mi mảnh, đôi mắt mở to với cái nhìn thẳng đầy vẻ cương nghị, mũi thanh, cao, vừa phải, miệng nhỏ, với đôi môi mỏng, mín lại. Đôi tai được làm theo đôi tai của một người bình thường, không bị lệ thuộc vào quy tắc tạc tượng Phật giáo. Có thể nói rằng người nghệ sỹ tạo ra pho tượng này có một trình độ tay ngề hết sức điêu luyện, chỉ bằng một số nét trên khuôn mặt, chúng ta có thể thấy được tính cách tâm hồn của người tạc tượng. Chiều cao của toàn bộ tượng là 85cm, tượng khoác áo choàng, ngồi xếp chân, đôi tay để trong lòng đùi, toàn bộ tay và chân được phủ kín trong tà áo choàng được chảy tràn xuống ngực và được xếp lại trên bệ ngồi. Tượng được làm khá cân đối tạo cảm giác vững chãi. - Tượng công chúa Lê Thị Ngọc Duyên: Tượng cao 2,99m, ngồi ở tư thế tiền tĩnh tọa, hai chân xép bằng tròn, bàn chân được che bở các nếp váy áo. Pho tượng này vừa mang tích chất chân dung, vừa mang tính chất tượng Phật giáo. Người nghệ sỹ tạc tượng này đã tập trung vào khuôn mặt, tạo nên nét quyền quý của một người phụ nữa phương Đông: mắt phượng, má bầu bĩnh, đầy vẻ uy nghi. Nhìn pho tượng này cho ta ấn tượng về một người phụ nữ đài các, kiêu sa, nó còn cho ta cảm giác cách biệt, khó gần. Tượng mặc áo nhiều lớp, lớp trong cùng là một chiếc yếm hồng đào che kín ngực, tiếp đến là chiếc áo thụng khép vạt chéo nhau, khoác bên ngoài là một chiếc áo choàng, hai vạt không khép sát, có diềm rộng. Nhìn chung các đường nét chạm khắc ở tượng là khá cầu kỳ, các chi tiết ở đây như muốn nhấn mạnh sự giàu sang của một người hoàng tộc. Do đây không phải là một pho tượng Phật giáo nên tính chất đời thường ở đây Phan Thị Hương - Lớp VH 903 48
  49. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch được thể hiện đậm nét hơn và đậm nét siêu thực, sự phối hợp các màu vàng, kim, đỏ, hồng trắng tượng khá ấn tượng không gây cho ta cẩm giác lòe loẹt. - Tượng quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ: Về hình thức và kích thước mà pho tượng tương truyền là quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ rất giống với pho tượng của công chúa Lê Thị ngọc Duyên, từ khuôn mặt, dáng ngồi đến trang phục. Chúng chỉ khác nhau ở những chi tiết không đáng kể. Có lẽ hai pho tượng này cùng được làm trong một thời gian và do bàn tay một nghệ nhân tạo tác. - Tượng bà chúa Á lữ: Pho tợng này cũng được tạo dáng khá đẹp, tượng ngồi khoanh chân, để lộ bàn chân phải. Tay trái của tượn để ngửa trong lòng đùi, các ngón tay khép lại, tay phải đặt lên đùi phải. Đầu tượng trùm khăn ôm sát lấy đầu và buông chảy ra phía sau vai. Mặt tượng bầu bĩnh, mắt mở to, hơi nhìn xuống, mũi thẳng, miệng kín khuôn mặt trong sáng. Tượng mặc áo choàng không khép vạt, để lộ phần ngực, váy kéo lên đến dưới ngực và cắt dải kết hình “con do”, các nếp gấp của áo và váy được tạo tác mền mại. Nhìn toàn bộ pho tượng chúng ta thấy toát lên một vẻ quyền quý, cao sang. Tương truyền đây là pho tượng bà chúa Á lữ, người đã có công trong việc trùng tu và sửa chữa chuầ vào thời nhà Mạc. c. Tƣợng Mẫu: Ngày nay tín ngưỡng thờ Mẫu đang được đông đảo nhân dân quan tâm, tín ngưỡng này thể hiện ước vọng ngàn đời của con người. Trong tư duy nông nghiệp, việc tôn đức Thánh Mẫu là một việc làm chân thành sâu sắc của trần gian trong quá khứ và cả hiện tại. Trên đất nước ta hiện nay tín ngưỡng thờ Mẫu chiếm một địâ bàn khá rộng lớn. Hầu hết trong bất kỳ ngôi chùa nào cũng có giành riêng một gian để thờ Thánh Mẫu. Tục thờ Mẫu là một tư tưởng rộng rãi của quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân từ nhiều thế kỷ nay, nó phản ánh đậm nét tâm hồn Phan Thị Hương - Lớp VH 903 49
  50. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch của người Việt. Nó có sức sống mãnh liệt và có khả năng tự điều chỉnh để phù hợp với hoần cảnh của lịch sử. Ở chùa Bút Tháp điện Mẫu được bố trí ở nhà Hậu Đường, nổi bật nhất trong các pho tượng Mẫu ở đây đó là ba pho tượng: Mẫu Thiên (ngồi ở giữa, đội mũ đỏ), Mẫu Thượng Ngàn( ngồi bên phải, đội mũ xanh), Mẫu Thoải (ngồi bên trái, đội mũ trắng). Cả ba pho tượng này có khuôn mặt mang nét chân dung, mắc áo choàng khép vạt, thân hình vừa phải, được tạo dáng ngồi với tỷ lệ rất cân xứng. 5. Nghệ thuật trang trí ở chùa Bút Tháp: Nghệ thuật trang trí ở chùa Bút Tháp rất phong phú, sinh động, chính sự đa dạng của các mảng trang trí này đã góp phần làm nên sự nổi tiếng của chùa Bút Tháp. Chùa Bút Tháp có hệ thống các mảng chạm khắc rất đẹp và độc đáo. Trang trí được thể hiện ở mọi nơi, trên mọi chất gỗ và đá, ở các kiến trúc trên các đồ thờ. Các nhà nghiên cứu đã thống kê được như sau: Ở lan can bao quanh tòa Thượng Điện có 26 bức, trên lan can cầu đá nối với tòa Tích Thiện Am có 12 bức, ở lan can bao quanh tháp Báo Nghiêm có 13 bức cham đá. Như vậy tổng cộng các bức chạm khắc trên chùa Bút Tháp là 51 bức chạm với nhiều đề tài khác nhau, nhưng đều thống nhất với nhau bởi một chất liệu, phong cách và thống nhất về niên đại. Hình ảnh chạm khắc ở đây sống đông và tươi vui, hàm chứa ý nghĩa phật giáo và đặc biệt lầ mang đậm tính chất nghệ thuật thiền, các bức chạm đều tập trung vào đề tài thiên nhiên phong phú, sinh động. So với các ngôi chùa cùng thời trang trí ở chùa Bút Tháp là rất nổi bật. Đến chùa Bút Tháp người ta thường chú ý đến hàng lan can đá bao quah tòa Thượng Điện, đến chiếc cầu đá cong cầu vồng, đến tháp Báo Nghiêm, đến ngọn tháp quay, một số nhang án bằng gỗ. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 50
  51. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch a. Trang trí trên lan can tòa Thƣợng Điện: Tất cả các bức chạm ở đây đều được thể hiện trên 26 phiến đá hình chữ nhật được liên kết với nhau qua các trụ đá hình vuông tạo thành một dải hành lang. Mỗi phiến đá này có chiều dài 130cm, rộng 60cm và dày 14cm. Các bức chạm này được phân bố cân đối ở hai nửa nhà Thượng Điện, mỗi nửa nhà có 1 phiến ở mặt trước, 7 phiến ở đầu hồi, 10 phiến ở mặt sau. Đề tài của những bức chạm này là những cảnh thường thấy trong cuộc sống hàng ngày của người nông dân, cỏ cây thiên nhiên hay các đề tài trong truyện cổ tích hay những mẫu hình của dân tộc, chúng phản ánh một thế giới tự nhiên vô cùng phong phú và đặc biệt là những ý nghĩa mà chúng hàm chứa. Qua thống kê các nhà nghiên cứu cho rằng trên tổng có 26 bứcchạm chỉ có 8 bức chạm hoàn toàn cỏ cây hoa gồm sen, cúc, trúc, lan, tùng còn 18 bức thể hiện các loài động vật cùng các hoa văn khác đi kèm. Động vật trang trí ở đây thường cá các loài như ngựa, dê, khỉ, hổ, trâu, cá, chim, cò và những con vật linh hóa như rồng, long mã những bức chạm thực vật chỉ chiếm 31%, còn các bức chạm động vật chiếm 69%. Các bức chạm ở đay đều được đặt trong khung chia thành ba phần rõ rệt: phần trên cùng trong một ô chữ nhật lõm được trang trí vân xoắn hình số 3 úp mà ở nhiều chỗ, chúng ta đã nhận ra rằng vân xoắn đó thể hiện một hình lá sen ngửa ở chính giữa, hai bên là hai nửa lá sen với cùng một phong cách như vậy. Phàn chính là phần giữa của phù điêu miêu tả các cảnh và phía dưới có bốn đường lượn kép đăng đối nhau khiến người ta nghĩ rằng người nghệ sỹ muốn biểu hiện một hình thức trang trí kiểu “chân quỳ dạ cá”. b. Trang trí trên lan can cầu đá: Trên lan can cầu đá nối tòa Thượng Điện với tòa Tích Thiện Am, có 6 phiến đá hình chữ nhật được ghép chắc chắn vào trụ vuông. Các phiến đá này đều có trang trí chạm nổi cả hai mặt, như vậy ở đây có tổng số 12 bức phù điêu. Trừ hai mặt đối diện nhau của phiến đá hàng thứ nhất, bên trái và bên phải chạm những cữ “vạn” xen nhau, còn lại tất cả các mảng phù điêu ở cầu Phan Thị Hương - Lớp VH 903 51
  52. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch đá đều miêu tả độg vật và người, động vật ở đây như lân, long mã, ngũ hổ, rùa, chim, ngựa, có những bức phù điêu miêu ta nggười như: Ở phiến đá thứ hai miêu ttả cẩng một ông già ngồi dưới gốc cây mặt trông phúc hậu, trán cao, râu dài, mang dáng dấp của một vị đạo sỹ, hay ở mặt trong của phiến đá thứ ba là hình ảnh một dũng sỹ tay đang rút gươm ra khỏi vỏ c. Trang trí trên tháp Báo Nghiêm. Những bức phù điêu trên tháp Báo Nghiêm được chạm ở mặt ngoài của thành lan can vây quanh tháp và trên các khán thờ của thân tháp. Quan sát những bức phù điêu trên tháp Báo Nghiêm chúng ta có thể nhận thấy những cảnh được miêu tả ở đây giống có nhiều điểm giống với đề tài trang trí trên lan can bao quanh tòa Thượng Điện. Những cảnh tương đồng giữa cảnh ở hàng lan can tòa Thượng Điện và tháp Báo Nghiêm còn được thể hiện cả về mặt nghệ thuật chạm khắc, cả về mặt phong cách thể hiện, thậm chí đến từng con vật cụ thể. Vì vậy các nhà nghiên cứu đã cho rằng tất cả các bức phù điêu trên tháp Báo Nghiêm, ở lan can vây quanh tòa Thượng Điện và ở cầu đá đều được tạo tác cùng thời vào giữa thế kỷ XVII. Đề tài trang trí ở đây có cả động vật, con người và thiên nhiên cây cỏ d. Trang trí trên tháp Cửu phẩm liên hoa. Tháp cửu phẩm liên hoa là một tháp gỗ, chín tầng đặt chính giữa lòng của tòa Tích Thiện Am. Tháp Cửu phẩm liên hoa ở đây được trang trí rất phog phú bằng các mảng phù điêu và các pho tượng phật , bồ tát. Ví dụ ở tầng thứ chín người ta đặt xen kẽ 4 pho tượng Phật ở tư thế đứng và 8 chữ hán. Bốn pho tượng phật đứng trên tòa sen một tay ể ngang bụng, một ta chỉ xuống đất. Tầng thứ tám là cảnh phật ngồi thiền định trên tòa sen, tầng thứ sáu có tám pho tượng phật tám mặt, tầng thứ năm là nơi đặt các pho tượng bồ tát, tầng thứ tư là tầng cuủa vị tổ truyền đăng, các vị thiền sư, hòa thượng. tầng thứ ba các nghệ nhân đã khắc họa hình ảnh của những người đã có công tu luyện và đạt chứng quả cao như các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức và Phan Thị Hương - Lớp VH 903 52
  53. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch những thiện gia có lòng thành ủng hộ phật giáo. Ở tầng thứ hai khắc họa những chữ hán có nhiều ý nghĩa khác nhau Qua những thông tin mà chúng ta đã trình bày ở trên, ta có thể nhận thấy rằng nghệ thuật trang trí cũng như trong kiến trúc của chùa Bút Tháp cũng thể hiện sự hòa trộn của hai dòng nghệ thuật Việt và Hoa, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những yếu tố này mọt cách rõ hơn. 6. Dung hội các yếu tố của hai nền văn hóa Việt- Hoa Trong kiến trúc cũng như trong trang trí ở chùa Bút Tháp chúng ta không thể không nói tới sự dung hội các yếu tố của hai nền văn hóa Việt- Hoa, nhất là trong kiến trúc. Ở đây chúng ta có thể kể ra những bộ phận mang đậm dấu ấn Trung Hoa một cách đậm nét nhất đó là hàng lan can đá bao quanh tòa Thượng Điện, lan can cầu đá, rào vây tháp Báo Nghiêm, một vài kiến trúc tòa Thượng Điện Ngay cả lối bố trí các công trình theo kiểu “nội công ngoại quốc” một cách đăng đối chặt chẽ cũng, chặt chẽ cũng được xem như ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa rồi. Ảnh hưởng của yếu tố Trung Hoa có lẽ thể hiện rõ nhất ở tháp Báo Nghiêm và cây cầu đá. Cầu được tạo dáng cong vồng lên một cách bất thường so với một số cây cầu đá khác của người Việt mà chúng ta thường gặp. Đường thông thủy tinh ở phía dưới được xây theo hình vòng cống bằng đà, hình múi bưởi, đó là kỹ thuật xây theo kiếu Trung Hoa, giống như kỹ thuật xây dựng các ngôi mộ cổ ở Trung Quốc mà chúng ta quen gọi là mộ Hán. Mảng kiến trúc ở phần cuối của lan can còn thể hiện yếu tố Trung Hoa một cách đậm nét hơn, theo các nhà nghiên cứu nó hoàn toàn giống với một bộ phận chức năng tương ứng ở cổng đi vào Đạt ma động trong chùa Thiếu Lâm tự của Trung quốc. Hình dáng và các bộ phận của tháp Báo Nghiêm cũng khiến cho chúng ta nghĩ tới những yếu tố Trung Hoa trong kiến trúc tháp. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì như chúg ta đã biết người đứng ra để xây dựng tháp này lầ thiền sư Minh Hành - một vị sư Trung Quốc đã cho xây dựng tháp để tưởng nhớ người thầy của mình là sư Chuyết Công. Nếu đi sâu vầo chi tiết của tháp Phan Thị Hương - Lớp VH 903 53
  54. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch đá này ta thấy tầng một của tháp là một chiếc “đình” bát giác Trung Hoa với các bộ phận đặc trưng của kiến trúc Trung Hoa. Những kiến trúc chùa Bút Tháp có ảnh hưởng yếu tố Trung Hoa một cách rõ nét nhất tòa Kinh cối được đặt trong tòa Tích Thiện Am. Tòa cối kinh bát giác này cao 7,8m, xếp thành 9 tầng theo kiểu tòa sen thể hiện 9 kiếp tu hành của đức Thích Ca mầu ni. Bước vào đây du khách có thể vừa tụng một lời cầu ước, vừa tự mình quay cối kinh theo chiều đông- tây- nam- bắc. Đó là mộ nghi thức phật pháp mật tông có nguồn gốc từ Tây Tạng. Người xưa tin rằng nếu quay hết một vòng thì lời cầu ước tụng niệm sẽ nhân lên 3.542.400 lần (xin lưu ý con số này chia hết cho 9), phật pháp sẽ mau chứng quả. chín tầng cối kinh tạc hàng trăm tượng phật, hình thù, hoa lá, chim muông tập trung để khuyến thiện trừ ác, giới thiệu hành trang các vị tổ thiền tông, các đại sư, các cấp độ thăng hoa trên đường lên cõi niết bàn. Như vậy thông qua nguồn gốc Tây Tạng của nó cũng phản ánh tòa Kinh cối này chịu ảnh hưởng của yếu tố Trung Hoa một cách rõ nét. Bên cạnh những yếu tố Trung Hoa thì cha ông ta cũng đã tuân thủ theo những nguyên tắc truyền thống của dân tộc khi xây dựng chùa Bút Tháp. Là một ngôi chùa độc đáo, có kết cấu gọn gàng, chặt chẽ và rất sinh động, kiến trúc tổng thể của ngôi chùa là sự mang tính dân tộc độc đáo, điển hình nhất ở tòa Thượng Điện là tòa mang đậm nét kiến trúc Việt hơn cả. Có thể nói rằng những yếu tố Trung Hoa được thể hiện ở chùa Bút Tháp một cách rõ ràng nhưng chúng đã được các nghệ nhân xưa Việt hóa nó một cách tài tình khiến cho các yếu tố này hòa nhập một cách nhuần nhuyễn với các yếu tố văn hóa truyền thống của người Việt tạo nên một phong cách riêng, độc đáo của chùa Bút Tháp. Nó cũng cho chúng ta thấy khả năng tiếp thu cao của các nghệ nhân bậc thầy Việt Nam cũng như bản lĩnh của nền văn hóa truyền thống người Việt. Phan Thị Hương - Lớp VH 903 54
  55. Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch III. Đánh giá về giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc chùa Bút Tháp. a. Giá trị lịch sử: Chùa Bút Tháp đã có một lịch sử lâu dài, ít nhất là có mặt từ thời Trần. Chùa Bút tháp đã để lại cho chúng ta bao cảm phục về tài hoa của các nghệ nhân bậc thầy đã tạo ra những tác phấm nghệ thuật hết sức tinh xảo, những hình ảnh sinh động, với các đề tài trang trí đặc sắc. Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc chùa Bút Tháp còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị. Đó là những án thư, sập thờ, chuông khánh, văn bia cổ và nhiều bức hoành phi có giá trị về lịch sử nghệ thuật. Đặc biệt trong lần tu sửa tháp Tôn Đức năm 2009, người ta đa phát hiện ra hai cuộn kinh thư bằng đồng được khác năm 1660, một cuốn có tên là “Đại phưowng quảng phật Hoa nghiêm kinh” và một cuốn không có tên, hiện giờ hai cổ vật quý này đang nằm trong bảo tàng của tỉnh Bắc Ninh chờ giải quyết để đưa về đặt chỗ cũ, hoàn thiệp thấp Tôn Đức. Ta thấy đây là cổ vật hết sức quý giá cần được bảo tồn nghiêm ngặt. Hệ thống cổ vật này là minh chứng rõ ràng cho tính chất cổ xưa, phản ánh quá trình phát triển liên tục và giữ gìn bảo vật của cha ông ta trong qua khứ. Đến nay khó có thể nói một điều gí cụ thể về quy mô cũng như các thành phần kiến trúc của ngôi chùa này. Tuy vậy theo những lý giải của các nhà nghiên cứu về diễn trình lịch sử của ngôi chùa này thì phải chăng tiền thân của chùa Bút Tháp chính là chùa Siêu Loại. Là một trong những trung tâm phât giáo lớn của giáo hội Trúc Lâm. Suốt thời Lê Sơ phật giáo mất đi vai trò của mình trước sự lấn át của Nho giáo, và như bao nhiêu ngôi chùa khác, chùa Bút Tháp cũng chịu chung số phận, dần dần bị đổ nát. Tuy vậy nó vẫn là một ngôi “cổ tự danh lam” để đến khi phật giáo được phục hưng trở lại vào đầu thế kỷ XVII, ngôi chùa này lại thu hút sự chú ý của vua chúa quý tộc thời Lê- Trịnh và các vị thiền sư danh tiếng của nước ngoài đặc biệt là Trung Hoa. Với những giá trị lịch sử đó đã từ lâu chùa Bút Tháp trở thành niềm tự hào của người dân thôn Bút Tháp, của nhân dân xã Đình Tổ, là một danh Phan Thị Hương - Lớp VH 903 55