Khóa luận Khai thác hiệu quả hoạt động du lịch cuối tuần tại Côn Sơn-Kiếp Bạc - Hoàng Thị Bình

pdf 80 trang huongle 1890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Khai thác hiệu quả hoạt động du lịch cuối tuần tại Côn Sơn-Kiếp Bạc - Hoàng Thị Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_khai_thac_hieu_qua_hoat_dong_du_lich_cuoi_tuan_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Khai thác hiệu quả hoạt động du lịch cuối tuần tại Côn Sơn-Kiếp Bạc - Hoàng Thị Bình

  1. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài: Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của con người. Du lịch được nhìn nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người, thông qua các hoạt động du lịch con người thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần một cách hài hòa. Bên cạnh đó, du lịch cũng đóng góp phần không nhỏ cho sự phát triển của nhiều nền kinh tế, đặc biệt ở những quốc gia, những địa phương có lợi thế về tài nguyên du lịch. Ở Việt Nam, hoạt động du lịch ngày càng phát triển nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu phát triển kinh tế của đất nước. Nhiều địa phương đã chú trọng khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch để phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, du lịch Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể về lượng khách quốc tế và nội địa, sự đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, chất lượng dịch vụ du lịch, đội ngũ lao động Nhu cầu đi du lịch của người Việt Nam ngày càng đa dạng và phát triển. Những thập niên gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc và không ngừng phát triển, dưới sự tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Quá trình này đã làm cho đời sống của người dân được cải thiện và thay đổi rất nhiều, nhưng mặt khác lại ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện sống của con người, đặc biệt tại các thành phố, đô thị, trung tâm kinh tế lớn, mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa như ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, thiếu không gian vui chơi, giải trí cộng với sức ép từ công việc và các mối quan hệ xã hội đã tác động đến cuộc sống của con người Người dân có xu hướng tìm đến những nơi có môi trường tự nhiên trong lành có cảnh quan yên tĩnh để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí vào những ngày nghỉ, lễ Tết, nhất là những ngày nghỉ cuối tuần để giảm bớt sức Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 1 - Líp: VHL 301
  2. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c ép từ cuộc sống và lấy lại sự cân bằng sau một tuần làm việc mệt mỏi. Nắm bắt xu hướng đó, nhiều loại hình dịch vụ, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư để đáp ứng nhu cầu du lịch cuối tuần của du khách. Hải Dương là một địa phương có tài nguyên phục vụ du lịch cuối tuần khá phong phú và đa dạng. Trong đó, Côn Sơn - Kiếp Bạc là di tích có giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc kết hợp với không gian trong lành, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thảm động thực vật phong phú và các yếu tố nhân văn khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động nghỉ ngơi du lịch cuối tuần đặc biệt cho người dân Hà Nội và các khu vực lân cận. Tuy nhiên, trong thời gian qua lượng khách đến Côn Sơn - Kiếp Bạc nói chung và du lịch cuối tuần còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng du lịch của vùng. Để có thể tăng cường thu hút khách và nâng cao hiệu quả khai thác du lịch tại Côn Sơn - Kiếp Bạc, xây dựng Côn Sơn - Kiếp Bạc trở thành điểm du lịch cuối tuần hấp dẫn cho du khách, nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách đến với Côn Sơn - Kiếp Bạc, em đã chọn đề tài: "Khai thác hiệu quả hoạt động du lịch cuối tuần tại Côn Sơn - Kiếp Bạc”. 2 Mục đích nghiên cứu khóa luận : Với đề tài “Khai thác hiệu quả hoạt động du lịch cuối tuần tại Côn Sơn - Kiếp Bạc” Khóa luận nhằm mục đích : - Tìm hiểu về du lịch cuối tuần và các điều kiện phát triển du lịch cuối tuần. - Phân tích đánh giá tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch cuối tuần ở khu vực Côn Sơn - Kiếp Bạc. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hoạt động du lịch cuối tuần tại Côn Sơn - Kiếp Bạc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: a) Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là toàn bộ các hạng mục công trình, Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 2 - Líp: VHL 301
  3. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c các yếu tố lịch sử hình thành, giá trị kiến trúc, lễ hội, nhu cầu, thị trường khách du lịch đến Côn Sơn Kiếp Bạc vào dịp cuối tuần. b) Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá xem xét các giá trị văn hóa lịch sử nhân văn, các giá trị về tài nguyên du lịch tự nhiên của khu vực Côn Sơn - Kiếp Bạc phục vụ phát triển du lịch cuối tuần 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong khóa luận đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó có một số phương pháp chính : Phương pháp thu thập và xử lí thông tin Phương pháp nghiên cứu thực địa Phương pháp phân tích và tổng hợp 5. Bố cục của khóa luận: Khóa luận gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về du lịch cuối tuần. Tiềm năng phát triển du lịch cuối tuần của Côn Sơn - Kiếp Bạc Chương II: Thực trạng khai thác du lịch cuối tuần tại Côn Sơn - Kiếp Bạc. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và thu hút khách du lịch đến với Côn Sơn - Kiếp Bạc vào cuối tuần. Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 3 - Líp: VHL 301
  4. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH CUỐI TUẦN. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CUỐI TUẦN CỦA CÔN SƠN - KIẾP BẠC 1.1. Du lịch cuối tuần 1.1.1. Lịch sử hình thành và khái niệm du lịch cuối tuần Như chúng ta biết thì vài năm gần đây khái niệm du lịch cuối tuần mới được nhiều người nhắc đến. Ít ai có thể biết được loại hình du lịch này đã xuất hiện trên thế giới từ thế kỉ XVIII – XIX. Lúc đó nó là dịch vụ giành cho tầng lớp trên của xã hội. Các vùng quê, ngoại ô, trang trại là nơi họ thường xuyên tìm đến vào những ngày nghỉ. Dần dần khi con người có lịch làm việc theo tuần tại các nhà máy công xưởng thì không chỉ có chủ tư bản mà cả người lao động cũng có ngày nghỉ cuối tuần. Họ thực hiện các chuyến đi nghỉ cuối tuần nhiều hơn. Đến những nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, thoáng mát, rời xa công việc, máy móc với những ồn ào, náo nhiệt. Các chuyến đi này dần dần đã được các hãng du lịch xây dựng thành một loại hình du lịch cuối tuần. Đến những năm 60 của thế kỉ XX nền kinh tế thế giới được khôi phục dần sau Đại chiến thế giới lần thứ 2 các nước có nền công nghiệp phát triển bước vào thời kì mới với những tiến bộ khoa học kĩ thuật vượt bậc. Số người tham gia vào lao động công nghiệp và cường độ lao động ngày càng tăng. Cộng với thời gian lao động trong tuần được giảm xuống dẫn đến nhu cầu nghỉ cuối tuần của con người càng trở nên thiết yếu. Một điều nữa thúc đẩy người dân đi nghỉ cuối tuần đó là do điều kiện sống mức thu nhập của người lao động ngày càng tăng lên. Thêm vào đó cường độ lao động cùng với cuộc sống đô thị ồn ào náo nhiệt gây ra những áp lực về tâm lí, sức khỏe cho con người. Tất cả những điều đó tạo ra nhu cầu cần thiết nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần. Trong các loại hình du lịch trên thế giới có một loại hình du lịch đã hình thành từ rất sớm. Nó ra đời từ khi trên thế giới thực hiện chế độ làm việc hành Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 4 - Líp: VHL 301
  5. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c chính theo tuần, có ngày nghỉ cuối tuần và vẫn được trả lương, đó là du lịch cuối tuần. Tuy nhiên, trước đây nó chưa được chú ý phát triển. Lúc đó nó chỉ là loại hình giành riêng cho những người giàu có. Còn bây giờ đối tượng khách được xác định chủ yếu là cư dân đô thị, khu công nghiệp đi nghỉ du lịch vào ngày nghỉ cuối tuần. Nhiều khu du lịch cuối tuần ra đời.Trước tiên là xuất hiện ở những nước công nghiệp phát triển sau đó là cả ở những nước có tiềm năng phát triển du lịch cuối tuần. Thế giới bước vào nền kinh tế tri thức, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật và công nghệ nhân loại đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên phạm vi toàn cầu. Nền kinh tế không ngừng phát triển, đời sống văn hoá - xã hội ngày càng được nâng cao thì du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của nguời dân. Du lịch cuối tuần đã trở thành một loại hình du lịch có tính phổ cập, thu hút hầu hết các đồi tượng khách khác nhau về lứa tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, học vấn, giới tính song đối tượng đông đảo nhất là lao động công nghiệp, thương nhân, học sinh, sinh viên, công chức sống và làm việc học tập tại các đô thị, các khu công nghiệp đây là những người có đời sống gắn với chế độ làm việc, học tập 5 hoặc 6 ngày/tuần. Vào cuối thế kỉ thứ XX và đầu thế kỉ XXI trên thế giới người ta cho rằng du lịch cuối tuần là sản phẩm của nền kinh tế tự động hóa, của nếp sống công nghiệp tâm lí công nghiệp, của thời gian lao động trong tuần được rút ngắn lại. Du lịch cuối tuần vì thế phát triển mạnh nhất ở các quốc gia công nghiệp và các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa. Hầu hết hiện nay ở các nước có nền kinh tế phát triển họ đầu tư rất lớn cho cơ sở vật chất phục vụ du lịch nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng: Các trung tâm giải trí được mở rộng và hiện đại hơn tại các thành phố lớn. Một xu hướng du lịch cuối tuần nữa có từ lâu đời nhưng vẫn được ưa thích đó là việc khách du lịch đến thăm các nông trại xa trung tâm. Một số gia đình giàu có sở hữu những ngôi nhà hoặc biệt thự đặt tại những vị trí có cảnh quan đẹp, không Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 5 - Líp: VHL 301
  6. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c khí trong lành như vùng nông thôn, vùng núi, vùng biển để vào dịp cuối tuần họ về đây nghỉ ngơi thư giãn cùng bạn bè và gia đình. Du lịch cuối tuần vào mùa hè trên thế giới khá sôi động nhất là ở các bãi biển. Người dân giành phần lớn 2 ngày cuối tuần để đi biển. Đây cũng là sở thích dặc biệt từ lâu của họ. Nó là một trong những cơ sở hình thành nên hoạt động du lịch cuối tuần. Tại Việt Nam, hoạt động du lịch nói chung diễn ra tương đối muộn. Vào thời Pháp thuộc, một số biệt thự nghỉ dưỡng, công trình kiến trúc được người Pháp xây dựng tại những địa điểm có cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu ôn hòa như Sapa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Bà Nà, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu để phục vụ mục đích nghỉ ngơi, an dưỡng của một số người thuộc bộ máy cai trị và tầng lớp thượng lưu thời bấy giờ. Hiện nay, một số công trình kiến trúc và khu nghỉ dưỡng đó vẫn được bảo tồn, tôn tạo và khai thác phục vụ mục đích du lịch. Sau năm 1945,trải qua thời gian dài chiến tranh cho nên du lịch Việt Nam nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng chưa phát triển. Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra ở miền Nam. Một số hoạt động du lịch, vui chơi giải trí vào các dịp nghỉ hè, nghỉ lễ nói chung và vào dịp cuối tuần nói riêng của một số người làm việc trong bộ máy chính quyền, tướng lĩnh quân sự Sài Gòn, giới thượng lưu giàu có, giới văn nghệ sỹ thường xuyên diễn ra tại những điểm du lịch nổi tiếng như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt Sau năm 1975, do kinh tế còn nhiều khó khăn, hoạt động du lịch nói chung và du lịch cuối tuần chưa có điều kiện phát triển. Sau thời kì đổi mới và thực thi chính sách cải cách mở cửa, điều kiện kinh tế, mức sống của người dân Việt Nam được được cải thiện rõ rệt, nhu cầu đi du lịch của người dân phát triển và được Nhà nước quan tâm. Cùng với hoạt động du lịch trong nước vào dịp lễ Tết, dịp hè, hoạt động du lịch cuối tuần có nhiều điều kiện để phát triển. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng hình thành nên các trung tâm đô thị, cụm dân cư, khu công Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 6 - Líp: VHL 301
  7. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c nghiệp lớn. Từ sau năm 1999, khi Chính phủ Việt Nam ban hành chính sách làm việc 40h/tuần, tạo điều kiện cho người dân có 2 ngày cuối tuần, đồng nghĩa với việc thời gian nghỉ ngơi của người dân đặc biệt những người làm việc trong môi trường công sở dài hơn, họ có nhiều điều kiện để tham gia các hoạt động du lịch vào thời gian nghỉ ngơi này. Đây là một điều kiện thuận lợi để các địa phương liền kề với các khu đô thị, các khu công nghiệp có tài nguyên du lịch trở thành điểm đến cuối tuần của người lao động. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, xu hướng đi du lịch cuối tuần ngày càng tăng, thị trường gửi khách ngày càng mở rộng thì việc đầu tư, khai thác các điểm du lịch cuối tuần đáp ứng nhu cầu của du khách trở nên cần thiết. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hình thành nên tâm lí và phong cách công nghiệp cộng với tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh khiến cho người dân tại các khu đô thị, các trung tâm lớn bị gò bó trong một không gian chật hẹp. Do đó du lịch cuối tuần trở nên có ý nghĩa. Trong những năm gần đây nhiều doanh nghiệp lữ hành đã tiến hành đầu tư quảng bá, bán và giới thiệu các chương trình du lịch cuối tuần.Tuy nhiên việc tổ chức khai thác loại hình này cũng đang đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn, thu hút sự quan tâm của nhiều ban ngành, khách du lịch cũng như chính quyền và nhân dân địa phương có hoạt động du lịch cuối tuần. Hơn 10 năm trở lại đây xu hướng đi du lịch ngày càng cao và trong khoảng 5 năm gần đây thì du lịch cuối tuần trở thành một vấn đề bức thiết của nhân dân đô thị và khu công nghiệp. Sở dĩ người dân có xu hướng đi du lịch cuối tuần tăng cao là do nền kinh tế xã hội phát triển đã nâng mức sống sống, khả năng thanh toán các dịch vụ của người dân lên. Không chỉ trong dịp mùa hè nóng nực người Việt mới đến các bãi biển mà, các vùng rừng núi để nghỉ ngơi thăm viếng, vui chơi mà trong những tháng ngày khác, dịp cuối tuần họ cũng là lực lượng khách khá đông đảo cả trong Nam và ngoài Bắc. Ngay cả trong giá lạnh người Việt Nam vẫn náo nức đi SaPa, Mẫu Sơn ngắm tuyết. Trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội, sự quá tải của các đô thị các khu Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 7 - Líp: VHL 301
  8. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c công nghiệp, sự ngột ngạt bức bách vì phải sống và làm việc trong một môi trường quá đông người khiến người dân muốn thay đổi không khí. Cuối tuần là một dịp tốt để họ làm điều đó. Thường thì họ muốn chạy xa khung cảnh thường ngày để đến với một thế giới khác. Ngày nay xu hướng đi du lịch cuối tuần về những thôn quê hay các điểm du lịch xa khu dân cư đông đúc đang trở thành xu hướng chính. Họ thường đến những địa danh không quá xa mà ở đó tinh thần thể chất của họ được phục hồi. Nhưng du lịch cuối tuần là gì? Cho đến nay người ta đã đưa ra một số khái niệm về du lịch cuối tuần. Có thể hiểu du lịch cuối tuần là loại hình du lịch đươc thực hiện vào cuối tuần. Khách du lịch cuối tuần được đến những nơi ngoài nơi cư trú và làm việc trong tuần để thực hiện các hoạt động nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, thư giãn hoặc tham gia các hoạt động khác. Cũng có thể cho rằng du lịch cuối tuần là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền văn minh công nghiệp, văn minh đô thị hiện đại với những đòi hỏi lớn về sức lao động trí tuệ, cường độ và tốc độ lao động, học tập nghiên cứu. Có thể xét du lịch cuối tuần nằm trong loại hình du lịch ngắn ngày nhưng nó có sự khác biệt lớn là ở thời gian thực hiện là vào những ngày cuối tuần của người lao động nói chung. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm về du lịch cuối tuần.Trong Luận văn Thạc sĩ có tiêu đề :”Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội phục vụ mục đích phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội” năm 1997, tác giả Nguyễn Thị Hải đã đưa ra khái niệm: “Du lịch cuối tuần là một dạng hoạt động của dân cư các đô thị vào những ngày nghỉ của tuần ở vùng ngoại ô hoặc phụ cận, có điều kiện dễ hòa nhập nhất với thiên nhiên nhằm nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tài nguyên, kinh tế và văn hóa ". Trên cơ sở tiếp thu những tri thức của các tác giả, các nhà nghiên cứu và từ nhận thức lí luận, quan sát thưc tiễn có thể đưa ra khái niệm du lịch cuối tuần như sau: Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 8 - Líp: VHL 301
  9. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c “Du lịch cuối tuần là loại hình du lịch thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn, phục hồi sức khỏe và tinh thần và những nhu cầu khác của khách du lịch(đối tượng khách này chủ yếu là cư dân đô thị và khu công nghiệp)trong những ngày cuối tuần ở vùng ngoại ô và phụ cận, nơi có thể khai thác tài nguyên tự nhiên và nhân văn đáp ứng nhu cầu ấy”. [Trích dẫn : TS Đinh Trung Kiên, Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch cuối tuần ở vùng du lịch (lựa chọn điển hình : Hà Tây và Bắc Ninh) cho thị trường khách Hà Nội, năm 2005] Như vậy nhìn chung các tác giả đều có sự thống nhất cơ bản về du lịch cuối tuần với những nội dung sau đây: - Hoạt động đi du lịch của con người diễn ra vào những ngày nghỉ cuối tuần - Khách du lịch cuối tuần chủ yếu là cư dân ở các đô thị, các khu công nghiệp tập trung,trong đó có cán bộ, công nhân, viên chức, học sinh, sinh viên chiếm số lượng đông đảo nhất. - Nơi đến của khách, tức là nơi có hoạt động du lịch cuối tuần thường có khoảng cách không quá xa đô thị hay khu công nghiệp, thường là ngoại ô và phụ cận với khoảng cách từ 30 đến trên dưới 100km. - Mục đích cơ bản của loại hình du lịch này là đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn, vui chơi giải trí, có điều kiện hòa nhập với tự nhiên hoặc giao tiếp xã hội, mục đích tham quan, nhận biết xung quanh chỉ là thứ yếu. - Là loại hình du lịch diễn ra thường xuyên trong năm cho dù vẫn có tính mùa vụ nhưng không đặc trưng như nhiều loại hình du lịch khác. - Là hoạt động du lịch có xu thế phát triển trong điều kiện địa phương, vùng hay mỗi quốc gia đang hoặc đã công nghiệp hóa, tự động hóa. - Hoạt động trong môi trường cảnh quan tự nhiên, ngoài trời là nhu cầu và sở thích nổi trội của khách du lịch cuối tuần. Như vậy du lịch cuối tuần đã và đang trở thành một trong những vấn đề đặc biệt quan tâm, có ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn trong hoạt động du lịch nói riêng, trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam nói chung. Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 9 - Líp: VHL 301
  10. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c 1.1.2. Đặc điểm của du lịch cuối tuần: Trong cuộc sống công nghiệp hiện nay du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu bức thiết của hầu hết mọi người dân trong xã hội. Những thập niên gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc điều này làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện và thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên sự tăng trưởng đó nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, đặc biệt là những người dân sống tại các thành phố, các trung tâm kinh tế, khu đô thị. Quá trình làm việc và học tập căng thẳng đã thúc đẩy con người tìm mọi phương pháp để giải tỏa những mệt mỏi, lấy lại sự cân bằng. Trước đây việc đó chỉ được giành vào những ngày nghỉ dài, những ngày lễ trong năm nhưng bây giờ nó đã diễn ra thường xuyên hơn. Đặc biệt khi nhà nước ban hành Quyết định về việc làm việc 40 tiếng một tuần thì việc đi nghỉ vào cuối tuần diễn ra một cách ồ ạt. Như vậy du lịch cuối tuần là hoạt động đi du lịch của con người diễn ra vào những ngày nghỉ cuối tuần.Thời gian diễn ra thường ngắn, có thể là những hoạt động trong ngày hoặc kéo dài trong hai ngày nhưng không quá dài vì thời gian được phép nghỉ ngơi phụ thuộc vào chế độ làm việc, học tập theo tuần của người lao động, nhất là những người làm việc trong các công sở. Tuy nhiên, việc phân chia thời gian của du lịch cuối tuần cũng mang tính tương đối. Khách du lịch thường có xu hướng kết hợp đi du lịch vào ngày nghỉ và ngày cuối tuần để có những chuyến đi dài hơn, đặc biệt khi Chính phủ có những chính sách làm bù và nghỉ bù để dồn ngày nghỉ cho người dân. Tuy vậy, đặc điểm có thể dễ nhận thấy rõ nhất của hoạt động du lịch cuối tuần là tần xuất diễn ra nhiều hơn và thường xuyên hơn trong năm, người dân có thể tham gia hoạt động du lịch nhiều hơn vào dịp cuối tuần chứ không chỉ vào những dịp nghỉ lễ, nghỉ tết và nghỉ phép. Như vậy, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm, mặc dù vẫn có tính mùa vụ nhưng không đặc trưng như nhiều loại hình du lịch khác. Do thời gian để tham gia vào các hoạt động cuối tuần không dài nên từ nơi khách đến điểm du lịch cuối tuần có khoảng cách không quá xa khu đô thị hay khu công nghiệp, thường là ngoại ô và phụ cận với khoảng cách từ 30 km Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 10 - Líp: VHL 301
  11. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c đến trên dưới 100km thời gian di chuyển từ 3 tiếng trở lại. Hiện nay có thể thấy các điểm du lịch cuối tuần thường hướng nhiều đến việc khai thác thị trường khách Hà Nội vì đây là một thị trường khách tiềm năng có nhu cầu du lịch cuối tuần rất cao. Một số khu du lịch cuối tuần như: Khu Du lịch Thung Nai, Kim Bôi, Mai Châu (Hòa Bình), hồ Đại Lải, Tây Thiên - Tam Đảo(Vĩnh Phúc), khu vực Ba Vì Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) là những địa điểm quanh Hà Nội rất phù hợp cho chuyến đi ngắn ngày. Một số địa điểm này đã được đầu tư và nâng cấp với cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất tương đối tốt đế phục vụ du khách cuối tuần. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng và chất lượng dịch còn hạn chế nhất là khi lượng khách tập trung đông. Du lịch cuối tuần thường hướng tới các địa danh có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thoáng đãng, không khí trong lành, thường là những vùng làng quê, vùng núi, sông hồ Điều này thể hiện nhu cầu của đối tượng khách du lịch cuối tuần muốn thay đổi không khí môi trường đối lập với môi trường làm việc và sinh sống tại các khu đô thị ồn ào náo nhiệt và có nhiều sức ép. Các hoạt động trong môi trường cảnh quan tự nhiên, ngoài trời là nhu cầu và sở thích nổi trội của khách du lịch cuối tuần. Du lịch cuối tuần phải đảm bảo yêu cầu phục hồi sức khỏe, đem lại niềm vui sống cho người lao động sau những ngày giờ làm việc căng thẳng hay mệt nhọc. Giảm nguy cơ stress do các hoạt động trong tuần gây ra. Du lịch cuối tuần gắn kết các dịch vụ với cảnh quan tự nhiên, với di sản văn hóa và với các giá trị nhân văn khác đem lại sự sảng khoái, thú vị cho du khách. Đặc điểm này khiến cho các địa phương có điểm du lịch thỏa mãn điều kiện là có sự kết hợp của cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách. Tuy nhiên bên cạnh đó các dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch cuối tuần cũng phải phù hợp và đa dạng. Bên cạnh các dịch vụ tối thiểu như ăn, nghỉ thì các dịch vụ khác như vui chơi giải trí, vận động cơ thể, chăm sóc sức khỏe, giao lưu học hỏi và hòa nhập với cư dân địa phương là những hoạt động rất cần cho du lịch cuối tuần. Du lịch cuối Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 11 - Líp: VHL 301
  12. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c tuần ít hướng tới các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu, khám phá mạo hiểm và hành trình quá xa. Nội dung hoạt động trong chuyến đi du lịch cuối tuần rất đa dạng, đa phần hướng tới các hoạt động vui chơi giao tiếp gặp gỡ của con người. Cùng với đặc điểm thời gian đi du lịch cuối tuần ngắn, khoảng cách đi lại không xa nên có thể thấy chi phí dịch vụ cho hoạt động du lịch cuối tuần đặc biệt là chi phí cho dịch vụ ăn, nghỉ, đi lại không cao như các hoạt động du lịch khác. Tuy vậy các dịch vụ tại các điểm du lịch cuối tuần vẫn đòi hỏi phải có sự đa dạng, phong phú và chất lượng. Việc đầu tư vào các dịch vụ như leo núi, đua thuyền, câu cá, thuê các đồ dùng cắm trại, thuê xe đạp và đầu tư phát triển các mặt hàng lưu niệm, quà tặng khách từ các sản vật địa phương là hết sức quan trọng. Các điểm du lịch cuối tuần nếu có được sự đa dạng các dịch vụ sẽ làm tăng sự hấp dẫn đối với du khách. Đối tượng khách của hoạt động du lịch cuối tuần chủ yếu là những lao động làm việc trong môi trường công sở. Họ đến từ các trung tâm kinh tế, văn hóa, thành phố và đô thị lớn. Đây là đối tượng có nhu cầu du lịch cuối tuần lớn. Cường độ lao động, yêu cầu cạnh tranh của nền kinh tế thị trường khiến cho nhu cầu phục hồi sức khỏe, thư giãn tinh thần dịp cuối tuần của họ rất thường xuyên và cần thiết. Điều kiện thu nhập của đội ngũ này khá ổn định và đủ đảm bảo khả năng thanh toán cho các chuyến du lịch cuối tuần. Cùng với đội ngũ lao động này là gia đình của họ tạo nên lượng khách cuối tuần tiềm năng rất đông đảo. Một đối tượng khách du lịch cuối tuần nữa đó là những lao động, công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Cá nhân những lao động này có thể không thường xuyên đi du lịch cuối tuần nhưng hiện nay các tổ chức công đoàn hoặc người sử dụng lao động có thể tổ chức một số họat động du lịch cuối tuần cho họ. Số lượng khách này thường rất lớn có thể lên tới vài trăm người trong một chuyến đi. Việc tổ chức các dịch vụ du lịch cuối tuần cho đối tượng này cũng có đặc thù riêng, người tổ chức phải có khả năng hoạt náo và tổ chức thành một sự kiện giao lưu cho cả tập thể lớn này. Ngoài ra đội ngũ học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 12 - Líp: VHL 301
  13. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c học chuyên nghiệp, Trung học phổ thông, Trường dạy nghề cũng có nhu cầu du lịch cuối tuần. Tuy lượng khách này có khả năng chi trả cho các hoạt động du lịch cuối tuần không cao nhưng thường có xu hướng đi du lịch cuối tuần tập thể, hoặc kết hợp với các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức. Hiện nay khách nước ngoài làm việc tại các đô thị Việt Nam cũng có nhu cầu du lịch cuối tuần. Nhưng họ thường đòi hỏi cao hơn so với khách du lịch Việt Nam như về chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống, không gian thư giãn, vệ sinh, an ninh Nếu các khu du lịch đáp ứng đủ những yêu cầu cần thiết thì lượng khách này sẽ tăng lên và khả năng thanh toán, mức độ chi tiêu du lịch của họ nhìn chung khá cao. 1.1.3. Phân loại: a) Phân theo nhóm ngƣời: Với học sinh, sinh viên, nhóm bạn bè, nhóm câu lạc bộ: Những người này thường có chung sở thích: chơi thể thao, nhiếp ảnh, hoạt động nghệ thuật, tham gia vào các thưởng thức nghệ thuật, tham gia các câu lạc bộ các em bị khuyết tật, các mẹ có con bị tự kỷ Cho nên 2 ngày cuối tuần tại Côn Sơn –Kiếp Bạc là thời gian họ được khám phá, được thám hiểm những hang động, những đỉnh núi, được cùng nhau vui chơi, cắm trại trên đồi thông bát ngát hay bên hồ Côn Sơn hoặc bên bờ suối vào mùa hè Đặc biệt họ có các hoạt động giao lưu để chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và tổ chức các giải thi đấu Với những công chức hàng ngày phải làm việc trong những căn phòng kín, sống trong môi trường chật chội thì cuối tuần họ đến với Côn Sơn – Kiếp Bạc để thưởng thức một không gian khác biệt hẳn. Ở đây họ vừa được tĩnh tâm với không gian yên tĩnh của đền chùa, miếu mạo họ lại vừa được hít thở khí trời trong lành quên đi hết những vất vả, bon chen của cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt họ còn được tham gia vào cuộc sống thôn quê với những công việc nhà nông như: cấy lúa, trồng cây, bơi thuyền, đánh bắt cá, hái vải, nấu ăn Và đó là Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 13 - Líp: VHL 301
  14. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c những điều rất cần để giúp họ lấy lại tinh thần sau một tuần là việc. Với những gia đình đến đây mọi người được quây quần bên nhau giữa rừng thông bát ngát cùng trải bạt cắm trại nghỉ qua đêm để cùng bên nhau thưởng thức những bản nhạc của rừng thông, suối Côn Sơn, chim chóc và muôn thú buổi sáng được cùng nhau leo đồi ngắm toàn cảnh ruộng vườn nhà cửa,ngắm sông Lục Đầu hiển hách. Rồi cùng nhau nấu ăn, vẽ tranh thôn quê, ca hát Đó chính là những điều họ cần ở những ngày cuối tuần. Tour dành cho người lao động tại các khu công nghiệp: ây là một nhóm khách thường đi với số lượng đông từ hàng trăm đến hàng nghìn người.Cho nên khi đến với các điểm du lịch cuối tuần cần một không gian rộng để có thể tổ chức sinh hoạt, ăn uống, tổ chức các trò chơi, các cuộc thi tạo cảm giác gần gũi và thân thiện giữa mọi người. b) Theo nhu cầu: Nghỉ dưỡng: Đây là một trong những nhu cầu chủ yếu của du lịch cuối tuần. Khách du lịch cuối tuần muốn giành những ngày nghỉ này để nghỉ ngơi, phục hồi cả tinh thần và thể chất. Chính vì thế điểm du lịch cuối tuần cần có được sự yên tĩnh, thanh bình và trong lành thường thì nhu cầu này được những du khách là những người làm việc tại công sở, các khu công nghiệp, những người lớn tuổi hoặc các gia đình lựa chọn. Vui chơi giải trí: Khách du lịch khi đi du lịch ngoài việc được thăm quan khám phá, nghỉ dưỡng còn được tham gia vào các trò vui chơi giải trí đặc biệt hấp dẫn. Với mỗi điểm du lịch có những loại hình vui chơi giải trí đặc thù. Khi du khách đến với Côn Sơn - Kiếp Bạc du khách có thể tham gia vào các hoạt động như cắm trại, bơi thuyền, leo núi, khám phá hang động, nấu cơm, trồng cây, bắt cá, hái vải Những hoạt động này giúp cho du khách cảm thấy sảng khoái, lấy lại cân bằng Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 14 - Líp: VHL 301
  15. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c về cả tinh thần và thể chất. Đặc biệt du khách sẽ cảm nhận sự gần gũi với thôn quê, với tự nhiên. Khám phá văn hóa : Ngoài những đối tượng khách du lịch trên có một lượng du khách khá đông đảo có tâm lí muốn đi nhiều nơi khám phá được những nét văn hóa mới lạ và khác biệt. Họ giành những ngày nghỉ cuối tuần của mình để thực hiện những chuyến đi này. Những điểm du lịch cuối tuần mới được đưa vào khai thác như Côn Sơn - Kiếp Bạc là những nơi khá lí tưởng cho đối tượng du khách này. Ngoài các nhu cầu trên thì còn có du lịch cuối tuần phục vụ cho các hoạt động trồng cây, canh tác, học tập kinh nghiệm lẫn nhau c)Theo hình thức tổ chức bao gồm: Tự tổ chức: Phần lớn du khách thuộc các đối tượng khách là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, câu lạc bộ, nhóm gia đình thường tự tổ chức đi du lịch cuối tuần. Họ tự trang bị tốt được những vật dụng cần thiết cho chuyến đi của mình mà không phải thông qua bất kì tổ chức nào. Đây vẫn là xu hướng chủ yếu hiện nay vì khi tự tổ chức sẽ tiết kiệm được chi phí cho nên để du lịch cuối tuần phát triển cần phải quảng bá mạnh mẽ các điểm du lịch qua mạng, truyền hình, sách báo để mọi người biết và nắm được thông tin. Tour du lịch do các công ty du lịch tổ chức: Nắm bắt được xu thế đi du lịch cuối tuần của người dân ngày càng cao nhiều công ty lữ hành tổ chức các tour du lịch khá hấp dẫn vào những ngày nghỉ. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho những người muốn đi nghỉ cuối tuần nhưng không có thời gian chuẩn bị. Các dịch vụ do công ty cung cấp hiện nay cũng khá đảm bảo về chất lượng. Những dịch vụ này ngày càng hoàn thiện và chào bán rộng rãi trên mạng và các phương tiện thông tin đại chúng. Các chương trình du lịch cuối tuần được tổ chức liên tục định kỳ, du khách chỉ việc chọn lựa dịch vụ và tham gia, không giống như trước đây, chỉ khi nhận được yêu cầu của du khách, các công ty du lịch mới xây dựng chương trình và đặt các dịch vụ cho du Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 15 - Líp: VHL 301
  16. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c khách. d)Phân theo thời gian: Hoạt động du lịch cuối tuần có thể phân theo mùa. Mặc dù nó là hoạt động có thể diễn ra thường xuyên trong năm tuy nhiên có thể thấy vào hai mùa là mùa hè và mùa xuân người dân đi nghỉ cuối tuần nhiều hơn. Đặc điểm này là do thời gian nghỉ của khách vào hai mùa nay khá dài. Kì nghỉ xuân thường gắn với thời gian nghỉ Tết. Đây cũng là mùa của các lễ hội trong năm. Mùa hè là kì nghỉ dài của tất cả các trường trong cả nước cho nên lượng khách là học sinh, sinh viên tăng lên đột biến. Thêm vào đó khí hậu cũng là nhân tố khiến cho người dân muốn đi nghỉ vào dịp hè. e)Phân theo dịch vụ đƣợc cung cấp: Với từng khu du lịch thường tạo ra sự hấp dẫn bằng cách đưa ra những dịch vụ du lịch đặc trưng. Đây chính là nhân tố tạo ra sự khác biệt giữa các điểm du lịch nhằm thu hút du khách. 1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động du lịch cuối tuần: Trước hết du lịch cuối tuần có vai trò quan trọng trong việc phục hồi và nâng cao sức khỏe, tái tạo sức lao động, nâng cao sức sáng tạo và năng suất lao động. Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Việc tăng cường sức khỏe cho người dân làm tăng hiệu suất lao động có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế . Du lịch cuối tuần giúp con người gần gũi với thiên nhiên, đồng thời có điều kiện tiếp xúc với nhau hơn, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng. Đồng thời góp phần cho việc phục hồi và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc nâng cao mức sống cũng như dân trí của người dân. Du lịch cuối tuần cũng như nhiều loại hình du lịch khác có chức năng quan trọng trong việc làm thay đổi bộ mặt kinh tế khu vực, có tác dụng điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế của các vùng sâu vùng xa, các vùng nông thôn. Du lịch còn có chức năng quan trọng đó là chức năng bảo vệ môi trường. Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 16 - Líp: VHL 301
  17. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi cuối tuần của người dân tại các đô thị, khu công nghiệp, các thành phố lớn đòi hỏi phải gần gũi với cảnh quan và môi trường tự nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường. Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo môi trường sống phù hợp với nhu cầu của du khách. Điều đó góp phần bảo vệ và tạo nên môi trường sinh thái bền vững. Hoạt động du lịch cuối tuần ở một góc độ nào đó có khả năng làm giảm tính mùa vụ của du lịch, đặc biệt vào dịp hè, các dịp nghỉ lễ dài ngày. Hoạt động du lịch cuối tuần có thể diễn ra liên tục trong năm tại nhiều địa điểm khác nhau chứ không nhất thiết phải tập trung vào dịp hè, dịp nghỉ lễ. Người dân có nhiều điều kiện để lựa chọn điểm du lịch phù hợp Trong điều kiện sống như ngày nay, khi quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ thì du lịch cuối tuần có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, giảm thiểu các áp lực trong xã hội hiện nay như: giảm tệ nạn xã hội (bạo lực, chơi games quá mức ở giới trẻ ) tạo ra sự cân bằng tâm lý, hướng tới các hoạt động lành mạnh Ngày nay du lịch cuối tuần ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho nên ý nghĩa của nó càng lớn trong đời sống kinh tế và xã hội của đất nước. Mặc dù du lịch cuối tuần có tính nhịp điệu rõ rệt, thường chỉ diễn ra vào ngày nghỉ cuối tuần song những ngày nghỉ này lại chiếm phần lớn trong quỹ thời gian ngày nghỉ cả năm của dân cư. Do đó, du lịch cuối tuần đem lại một khoản lợi nhuận khá lớn cho kinh tế địa phương và đất nước, góp phần bảo vệ môi trường, giúp con người phục hồi sức khỏe, phát triển thể lực và trí lực, nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư đồng thời tái tạo sức lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế cho bản thân và xã hội. 1.1.5. Những điều kiện phát triển du lịch cuối tuần Việt Nam là một nước có nhiều tài nguyên phục vụ cho việc phát triển du lịch nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng. Tuy nhiên du lịch cuối tuần nó có những đặc thù riêng khác với các loại hình du lịch khác. Cho nên mặc dù hầu hết Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 17 - Líp: VHL 301
  18. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c các địa phương ở nước ta đều có tài nguyên phục vụ du lịch nhưng không phải địa phương nào cũng có thể phát triển loại hình du lịch cuối tuần. Qua nghiên cứu và tìm hiểu về du lịch cuối tuần có thể nhận thấy để phát triển du lịch cuối tuần cần có các điều kiện sau Về tài nguyên du lịch: Theo Pirojnik: “Du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt”. Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, chuyên môn hóa các vùng du lịch và các hoạt động dịch vụ du lịch. Một điểm du lịch có nhiều tài nguyên du lịch, giữa các loại tài nguyên có sự kết hợp với nhau cao sẽ tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng hấp dẫn du khách. Không chỉ vậy đối tượng khách rất đa dạng về thành phần, tuổi tác, tâm lí, nghề nghiệp Do vậy, du lịch nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng cũng đòi hỏi phải có sự đa dạng phong phú về nguồn tài nguyên du lịch. Hơn nữa việc khai thác kết hợp giữa tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên là tiêu chuẩn của sự phát triển du lịch bề vững. Đối với du lịch cuối tuần nơi đến du lịch phải là nơi có không gian dễ chịu, thoải mái, thiên nhiên gần gũi, thơ mộng, ít tiếng ồn, không khí trong lành, có điều kiện tĩnh dưỡng phục hồi sức khỏe. Đặc biệt là có khoảng cách không quá xa so với trung tâm công nghiệp, đô thị. Bên cạnh đó tài nguyên du lịch nhân văn cũng là một yếu tố quan trọng có giá trị hấp dẫn du khách ở khía cạnh tham quan, tìm hiểu, hành hương, tín ngưỡng tâm linh. Tài nguyên du lịch nhân văn sẽ góp phần làm cho sản phẩm du lịch cuối tuần thêm đa dạng phong phú. Điểm đến du lịch cuối tuần phải có khoảng cách địa lý gần gũi với các nguồn khách. Khoảng cách giữa nơi đi và nơi đến của khách không quá xa, để thời gian di chuyển trên đường không quá lớn. Để phát triển hoạt động du lịch cuối tuần hướng tới việc khai thác thị trường khách du lịch cuối tuần của Hà Nội, thì điểm đến đó phải nằm trong bán kính cách Hà Nội trong phạm vi 100 km. Đây là những địa điểm có khả năng tiếp cận thuận lợi bằng đường giao Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 18 - Líp: VHL 301
  19. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c thông, phù hợp với các hộ gia đình đi bằng các phương tiện giao thông công cộng (xe buýt, taxi) hoặc xe tự lái, xe thuê cơ sở hạ tầng, đường xá đã được đầu tư tương đối tốt, có các biển chỉ dẫn rõ ràng thuận tiện. Những địa điểm đó phải được đầu tư về cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch để có thể thu hút được khách du lịch cuối tuần. Khách thỏa mãn nhu cầu thư giãn, vui chơi giải trí mua sắm, tâm linh, hay tâm tình, giao lưu gặp gỡ. Nhiều hoạt động tại điểm du lịch cuối tuần được lặp lại quen thuộc nhưng không gây nhàm chán cho khách. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật của tổ chức du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương tiện kĩ thuật giúp cho việc phục vụ để thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch như: khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà giải trí, cửa hàng, công viên, đường xá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện trong khu vực của cơ sở du lịch. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật còn bao gồm tất cả các công trình mà tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn đầu tư của mình. Sự kết hợp hài hòa giữa cơ sở và tài nguyên du lịch giúp cho hoạt động du lịch cuối tuần có hiệu quả hơn. Do vậy tính đa dạng phong phú , hiện đại hấp dẫn của cơ sở vật chất kĩ thuật cũng tạo nên tính đa dạng hấp dẫn của dịch vụ du lịch. Mỗi khu du lịch cuối tuần muốn phát triển du lịch tốt cần có sự đầu tư đầy đủ cho hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng. Đồng thời nó cũng thể hiện sự phát triển du lịch của điểm đó. Nguồn nhân lực du lịch Đối tượng phục vụ của du lịch là con người – con người ở đây không bó hẹp trong phạm vi một vùng, một nước mà còn cả khách du lịch quốc tế. Do đó lao động trong du lịch có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 19 - Líp: VHL 301
  20. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c sản phẩm du lịch, tạo ra ấn tượng và sự hài lòng đối với du khách bằng sự hiểu biết về lí thuyết, kĩ năng phục vụ cộng với sức khỏe và phẩm chất đạo đức có được qua quá trình đào tạo bồi dưỡng và tích lũy từ thực tế. Cộng đồng dân cư: Với hoạt động du lịch nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng rất cần sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Hầu như tại các điểm du lịch sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch là rất đông đảo như kinh doanh nhà hàng, khách san, chụp ảnh, chở khách, bán hàng lưu niệm điều này tạo nên sự đa dạng các dịch vụ du lịch.Với du lịch cuối tuần việc du khách được tiếp xúc gần gũi với nhân dân địa phương, được thực hiện các hoạt động cùng nhau sẽ làm tăng tính đoàn kết, thân thiện, giúp đỡ nhau. Đồng thời người dân địa phương sẽ tạo ra ấn tượng tốt cho du khách giúp thu hút du khách đến với điểm du lịch. Hoạt động xúc tiến quảng bá: Để khai thác hiệu quả du lịch cuối tuần thì công tác xúc tiến, quảng bá du lịch là rất cần thiết và quan trọng. Với chính quyền địa phương có điểm du lịch cuối tuần cần tích cực tham gia nhiều các hoạt động như hội chợ, triển lãm, liên hoan du lịch trong nước, phát hành, xuất bản các ấn phẩm du lịch tuyên truyền tiềm năng, thế mạnh, cơ chế chính sách đầu tư của địa phương và đưa hình ảnh điểm du lịch của địa phương đến với du khách trong nước và quốc tế. 1.2. Tiềm năng du lịch cuối tuần tại Côn Sơn – Kiếp Bạc 1.2.1 Vị trí địa lý Hải Dương là tỉnh nằm ở vị trí tâm điểm của tam giác kinh tế phía bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với vị trí nằm dọc trên trục quốc lộ từ Hà Nội đi Quảng Ninh cho nên Hải Dương là một trạm dừng chân không thể thiếu trong các chuyến du lịch từ Hà Nội tới Quảng Ninh, Hải Phòng và ngược lại. Đây là một địa bàn kinh tế phát triển với nhiều khu công nghiệp, công ty, xí nghiệp lớn tập trung một lượng khách đông đảo có nhu cầu đi nghỉ cuối tuần. Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 20 - Líp: VHL 301
  21. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương là một điểm du lịch có vị trí khá thuận lợi cho phát triển du lịch. Phía đông bắc có đường giao thông thuận lợi đó là có quốc lộ 18 chạy dọc theo hướng đông-tây qua trung tâm thị xã nối liền Hà Nội - Quảng Ninh, đường Quốc lộ 37 nối Quốc lộ 5 và đường 18, đường 37 là đường vành đai chiến lược quốc gia từ trung tâm thị xã đi tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh đó hệ thống đường sông có chiều dài 40 km bao bọc phía đông, tây, nam của thị xã thông thương với Hải Phòng, Bắc Giang, Đáp Cầu (Bắc Ninh). Trên các tuyến đường đó Côn Sơn - Kiếp Bạc là điểm nằm ở vị trí trung gian của tuyến cho nên nó là nơi thích hợp cho các điểm dừng chân của du khách. Đặc biệt vị trí của Côn Sơn – Kiếp Bạc chỉ cách Hà Nội khoảng 80 km theo quốc lộ 18. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch cuối tuần hướng tới việc khai thác thị trường khách Hà Nội. Khoảng cách địa lý từ Hải Phòng, Quảng Ninh tới Côn Sơn – Kiếp Bạc không quá xa cũng là một thuận lợi cho việc thu hút khách cuối tuần từ các khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp tại Hải Phòng và Quảng Ninh. Ngoài ra đây cũng là một điểm đến lí tưởng cho những du khách cuối tuần ở Hải Phòng và Quảng Ninh khi muốn thay đổi những điểm du lịch quen thuộc. Hiện nay khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đang được quy hoạch tổng thể để có thể phát triển du lịch thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan. Liền kề với khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc trong vòng 20 km có núi Phượng Hoàng – là nơi thờ thầy giáo Chu Văn An, có động Kính Chủ, núi An Phụ, khu rừng Thanh Mai điều này giúp du khách có thể vừa được nghỉ ngơi thư giãn lại được viếng thăm những di tích mang vẻ đẹp tôn nghiêm thể hiện lòng thành kính với chốn tâm linh. Từ vị trí của Côn Sơn - Kiếp Bạc kết hợp với các tuyến điểm du lịch khác trong vùng như Gốm Chu Đậu (Nam Sách- Hải Dương),Yên Tử (Quảng Ninh), Phố Hiến (Hưng Yên) tạo thành tuyến điểm du lịch hấp dẫn, với sản phẩm du lịch khá phong phú. Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 21 - Líp: VHL 301
  22. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c 1.2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên 1.2.2.1.Địa hình và cảnh quan tự nhiên a) Địa hình: Địa hình có vai trò rất quan trọng đối với du lịch, vì trước hết bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách. Đồng thời cũng là địa bàn xây dựng các công trình thuộc cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Địa hình chủ yếu của tại Côn Sơn – Kiếp Bạc là đồi núi, tuy địa hình không cao nhưng nơi đây có không gian thoáng đãng, khí hậu mát mẻ, trong lành, phong cảnh thiên nhiên đẹp tác động mạnh tới tâm lí của du khách ưa thích dã ngoại và tham quan, rất thích hợp với loại hình du lịch cuối tuần. Côn Sơn - Kiếp Bạc còn có nhiều đỉnh núi như đỉnh Côn Sơn cao gần 200m, từ đây du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh Côn Sơn và vùng xung quanh. Các ngọn núi Ngũ Nhạc, ngọn Nam Tào, Bắc Đẩu đều rất có giá trị khai thác cho du lịch. Với địa hình như vậy đây còn là một điểm du lịch thu hút nhiều học sinh, sinh viên tham gia với các hoạt động tham quan, leo núi, cắm trại b) Cảnh quan tự nhiên và một số điểm du lịch tiêu biểu tại Côn Sơn – Kiếp Bạc: Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc có núi non, sông hồ, khung cảnh làng quê gắn với hoạt động nông nghiệp, nông thôn khá yên bình và trong lành, thoáng mát. Các danh thắng ở đây phải kể đến : - Khu núi Côn Sơn: Đây là khu di tích nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng – Kì Lân. Khu di tích này tập trung rất nhiều chùa, tháp, rừng thông khe suối và các di tích gắn với các danh nhân, các anh hùng dân tộc. Ngay từ thời Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn - Yên Tử - Quỳnh Lâm). Mảnh đất này đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và đặc biệt là anh hùng dân tộc danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Ngày nay, Côn Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 22 - Líp: VHL 301
  23. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c Sơn còn lưu trữ được những dấu tích văn hóa thời Trần và các giai đoạn lịch sử. Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn cao 200m. Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Ở đây phát lộ nền một kiến trúc cổ, hình chữ Công. Qua khảo cứu, đó là dấu tích của Am Bạch Vân. Hiện nay trên Bàn Cờ Tiên có dựng một nhà bia theo kiểu vọng lâu, hai tầng tám mái cổ kính. Ở đây, du khách có thể nhìn về bốn phía bao quát trong tầm mắt cảnh núi sông hùng vĩ. Phong cảnh nơi đây rất hữu tình làm say đắm lòng người. - Hồ Côn Sơn: Trước núi Côn Sơn có một hồ nước trong xanh rộng mênh mông, đó chính là hồ Côn Sơn, địa danh được nhắc đến trong sách Công Dư tiệp kí của Vũ Phương Đề: “Dưới núi có một cái ao vuông, nước trong leo lẻo. Hai bên nước suối chảy qua trước núi, rồi lại vòng quanh vài dặm chảy vào con sông Cái. Lên núi ngắm trông thực không chán mắt. Quả là một cảnh lâm tuyền rất đẹp vậy” Hồ Côn Sơn được tôn tạo năm 1998, có diện tích 43 ha, với sức chứa hàng trăm ngàn m3 nước. Bao quanh hồ là hệ thống đường dạo, cây cảnh. Hồ Côn Sơn như góp phần tô điểm thêm cho vẻ đẹp hư ảo của chốn lâm tuyền. Có thể nói, hồ Côn Sơn hiện nay và tương lai sẽ trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của khu di tích Côn Sơn. Suối: Côn Sơn –Kiếp bạc có những con suối nhỏ ,chảy rì rào như: Suối Đá Bạc, suối Côn Sơn tạo nên phong cảnh trữ tình nên thơ. Suối Côn Sơn bắt nguồn bởi 2 dãy núi Côn Sơn và Ngũ Nhạc, dài khoảng 3km uốn lượn tạo nhiều nghềnh thác kế tiếp nhau rồi đổ ra hồ Côn Sơn. Dòng suối hẹp, cây cối um tùm mang dáng vẻ hoang sơ, thơ mộng, là điểm dừng chân không thể bỏ qua của du khách. Suối Côn Sơn đã đi vào thơ văn Nguyễn Trãi: “Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”. Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 23 - Líp: VHL 301
  24. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c Bên suối Côn Sơn có môt phiến đá có bề mặt phẳng và nhăn nhụi nằm kề ven suối được gọi là Thạch Bàn. Nơi đây xưa kia là nơi Nguyễn Trãi thường lấy làm chỗ nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy nghĩ việc nước. Nó cũng là nơi ghi dấu ấn của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại khi Người về thăm nơi đây. Tại Kiếp Bạc: Sông: Ở Kiếp Bạc có môt hệ thống sông ngòi dày đặc với 4 con sông thượng nguồn dồn về chảy vào sông Thái Bình và sông Kinh Thầy đó là: sông Thương, sông Lục Nam, sông Cầu, sông Đuống. Đây là một điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chèo thuyền trên sông chở khách du lịch ngắm cảnh khi tới Kiếp Bạc. Các con sông ở đây có lòng rộng độ dốc lòng sông nhỏ lại rất hoang sơ chưa bị can thiệp nhiều. 1.2.2.2. Khí hậu Là một điểm du lịch thuộc tỉnh Hải Dương nên khu di tích Côn Sơn – Kiếp bạc có khí hậu nằm trong vùng khí hậu Hải Dương thuộc vùng Đông Bắc Bộ. Chí Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa khô hanh lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm 23°C. Lượng mưa trung bình năm 1.463 mm, độ ẩm tương đối trung bình là 81,6%. Như vậy nhiệt độ và độ ẩm tại đây khá thuận lợi cho hoạt động du lịch cuối tuần. Khí hậu không quá nóng vì nhờ có hệ thống rừng thông che phủ tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái cho du khách nhất là khi du khách đến đây vào mùa hè. 1.2.2.3. Hệ sinh thái Theo thống kê của Ủy ban nhân dân huyện Chí Linh vào năm 1999 thì cả huyện hiện còn 2.389 ha rừng tự nhiên, phân bổ rải rác ở các xã Hoàng Hoa Thám, Bắc An, Lê Lợi, Cộng Hoà trong đó tập trung chủ yếu ở xã Hoàng Hoa Thám là 1.747 ha rừng. Tuy là rừng thứ sinh nhưng với số lượng của 507 loài đã tìm thấy trong quá Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 24 - Líp: VHL 301
  25. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c trình khảo sát là nền tảng để bảo vệ sự phát triển bền vững hệ sinh thái môi trường đối với sự phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ bền vững của thị trấn Sao Đỏ và huyện Chí Linh trong tương lai. Trong đó ở Côn Sơn có khu vườn thực vật với diện tích 21ha gồm 136 loại cây bản địa. Cảnh quan sinh thái khu vực Côn Sơn - Kiếp Bạc còn thô sơ. Rừng tự nhiên còn lại cần được bảo vệ khoanh nuôi để trong vòng 10 - 20 năm tới sẽ tạo được thảm cây như ở chùa Thanh Mai hiện nay. Khôi phục đồi lim xanh ở Đền Cao và phát triển cây lim ra xung quanh hồ An Lạc, trồng xen với các cây keo, muồng, tạo được quần thể thực vật đa dạng, phong phú. Ngoài ra ở Côn Sơn còn có rừng Thông hùng vĩ , nhiều cây có tuổi thọ vài thế kỉ kết hợp với nhiều loại cây khác như trúc, sim, mẫu đơn tạo nên cảnh quan hài hòa tươi đẹp cho các di tích lịch sử văn hóa nơi đây. Ở Kiếp Bạc có núi Dược Sơn trồng rất nhiều các loài cây dược liệu. Theo thống kê của Viện y học dân tộc Trung ương thập kỉ 70 (thế kỷ XX) thì khoảng 600 cây trồng và cây hoang dại là cây thuốc Nam. Hiện nay đi lướt phía sườn đồi còn đếm được hơn 50 loài đang tồn tại điển hình như: Cây Lạc Tiên (Hồng dây), cây Móng hổ, cây cỏ Chỉ Thiên, cây Hà Thủ Ô Dưới thời Trần Hưng Đạo đã cho xây Dược Sơn ở Kiếp Bạc. Dân trong vùng truyền rằng thuốc trồng ở Dược Sơn không có thứ thuốc nào sánh kịp. Ngày nay còn lưu lại nhiều dấu tích thu hút nhiều nhà nghiên cứu đến tham quan tìm hiểu. Bên cạnh đó nó còn là nguồn mặt hàng đáng kể để nhân dân địa phương nơi đây bán cho du khách. Khách du lịch có thể mua về dùng để chữa bệnh cho bản thân hoặc những người trong gia đình. Khi cơ cấu kinh tế chuyển đổi người dân xung quanh khu di tích đã tận dụng các sườn đồi để trồng nên những vạt vải thiều. Cứ tháng 5 đến mùa vải chín màu đỏ thẫm bao trùm khắp nơi tạo nên một búc tranh đồng quê tuyệt vời. Nó hấp dẫn du khách tới thăm quan và thưởng thức đặc sản vải thiều. Trước thực tế đó khu di tích cần có quy hoạch bảo vệ môi trường để đảm bảo sự đa dạng sinh học, giữ gìn nguồn gen động thực vật quý hiếm phục vụ cho Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 25 - Líp: VHL 301
  26. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c kinh tế trong đó có cả hoạt động du lịch. Nhìn chung tài nguyên tự nhiên tại Côn Sơn - Kiếp Bạc khá phong phú và đa dạng. Với nguồn tài nguyên này Côn Sơn - Kiếp Bạc có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng, tham quan, ngắm cảnh 1.2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 1.2.3.1 Các di tích lịch sử, văn hóa Chí Linh là một vùng đất cổ địa linh nhân kiệt, nằm ở vị trí sơn thủy hữu tình. Trong chiều dài lịch sử, vùng đất này gắn với tên tuổi nhiều danh nhân nổi tiếng như: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Đệ nhị tổ Pháp Loa, Đệ tam tổ Trúc Lâm thiền phái Huyền Quang, Vạn thế sư biểu Chu Văn An, Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ Chí Linh hiện còn lưu giữ 59 di tích lịch sử, trong đó có 9 di tích được xếp hạng quốc gia. Quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, là điểm du lịch, lễ hội văn hóa tâm linh nổi tiếng của nước ta. Cùng với Yên Tử, Quỳnh Lâm, Thanh Mai, Côn Sơn là chốn tổ Thiền phái Trúc Lâm, một thiền phái mang đậm bản sắc văn hoá Việt. Đệ nhất tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Đệ nhị tổ Pháp Loa tôn giả, Đệ tam tổ Huyền Quang tôn giả đều đã về đây hoằng dương, thuyết pháp, phát triển giáo giới và xây dựng chùa Côn Sơn thành chốn Tổ đình, một Thiền viện lớn từ thời đại nhà Trần. Khu vực Kiếp Bạc nằm ở phía tây dãy Côn Sơn mang đậm trầm tích lịch sử của thời Trần. Tại đây là những con sông gắn liền với những sự kiện lịch sử những chiến công hiển hách của dân tộc.Trên sông Lục Đầu Giang là nơi tướng Trần Hưng Đạo đã tập kết quân.Bến Bình Than gắn với hội nghị Bình Than (1282)của vua Trần Nhân Tông họp bàn tướng lĩnh tìm cách giữ việc nước, rồi phòng tuyến Bình Than, chiến thắng Vạn Kiếp nhấn chìm xác giặc. Từ những giá trị đó nghành du lịch Hải Dương nói chung và du lịch Côn Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 26 - Líp: VHL 301
  27. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c Sơn – Kiếp Bạc nói riêng cần nghiên cứu đưa vào khai thác phát triển du lịch. Cần giới thiệu cho du khách về từng khúc sông lịch sử. Các di tích lịch sử, văn hóa tại Côn Sơn - Kiếp Bạc phải kể đến: • Chùa Côn Sơn có phong cảnh tuyệt đẹp với rừng thông, hồ, suối Côn Sơn và Bàn Cờ Tiên nổi tiếng trong thơ Nguyễn Trãi. Tại đây còn có đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ Trần Nguyên Hãn và đền thờ Nguyễn Trãi. • Đền Kiếp Bạc nằm cạnh Lục Đầu Giang, nơi hợp lưu của sáu con sông (ngã sáu sông). Đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn còn gọi là Đức Ông nổi tiếng về sự linh thiêng • Đền Cao thuộc xã An Lạc. Ở đây có bốn ngôi đền linh thiêng từ lâu đời, thờ năm anh em nhà họ Vương đã có công giúp vua Lê Đại Hành đánh tan quân Tống do Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng chỉ huy năm 981. • Đền Chu Văn An nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 km. Đây là một điểm di tích văn hoá và danh thắng mà quý khách có thể đến thăm, với cảnh rừng thông đẹp trùng điệp, có đền thờ cũ và đền mới xây xong năm 2007. Lăng mộ Chu Văn An cũng nằm trong khu di tích này. Lễ hội ở đền Chu Văn An được tổ chức vào tháng tám và tháng một, trọng hội vào ngày 25-8 và 26-11. Khu di tích được xếp hạng năm 1998. • Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám. Đây là ngôi chùa rất cổ, được xây dựng năm 1329 do Thiền sư Pháp Loa - Đệ nhị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên tử sáng lập. Chùa được công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1992. • Đền bà Chúa Sao Sa: thờ nữ Tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, bà Nguyễn Thị Duệ. Đền cũng thuộc xã Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 5 km. • Đền Mẫu Sinh thờ Mẫu rất đặc biệt bởi được xây dựng trên lưng chừng núi Ngũ Nhạc với Hậu cung nằm trên một tảng đá lớn hình người phụ nữ đang nằm sinh con. Tương truyền Đền Mẫu Sinh là nơi sinh ra Đức Thánh hài nhi. Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 27 - Líp: VHL 301
  28. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c Đền được tin là rất thiêng và là nơi được du khách thập phương về cầu tự. Các di tích danh thắng và cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời như núi Nam Tào, Bắc Đẩu, sông Lục Đầu Giang, tạo thành cụm du lịch lớn của tỉnh. • Sân golf Chí Linh nằm ở phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh. Sân golf này cách Hà Nội 86km, trên đường tới vịnh Hạ Long. Nằm ngay vị trí trung tâm tam giác kinh tế du lịch phía Bắc, sân golf Chí Linh được đánh giá là một trong những sân golf hàng đầu không chỉ tại Việt Nam mà cả vùng Đông Nam Á. Câu lạc bộ golf Ngôi Sao Chí Linh đã nhanh chóng trở thành một điểm sáng du lịch, trung tâm thể thao, vui chơi, nghỉ dưỡng, xúc tiến đầu tư cao cấp của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Trải rộng trên diện tích 325 ha trong lòng một thung lũng tuyệt đẹp, với một hồ nước tự nhiên nép mình bên những dải đồi thông xanh hùng vĩ bao quanh, sân golf Ngôi Sao Chí Linh được xây dựng 36 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế AAA. Những thảm cỏ xanh được chăm sóc, xén tỉa mỗi ngày, những con đường nhỏ uốn mình vòng quanh mép hồ, các rặng cây, các dốc thoải ven đồi, là điểm dừng chân với những quán nhỏ đơn sơ nép mình trong tán cây thơ mộng 1.2.3.2. Lễ hội: Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc đã dược nhà nước ta xác định là Quốc lễ. Đây là lễ hội dài nhất trong tỉnh và thu hút nhiều du khách đến dâng hương, cúng lễ tham quan không chỉ trong những ngày lễ mà còn những ngày rằm mùng một. + Lễ hội Côn Sơn: Hội Côn Sơn diễn ra vào 2 mùa là mùa xuân và mùa thu. Hội mùa xuân diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng đên 22 tháng Giêng. Nhưng ngay từ ngày mùng 10 du khách thập phương đã nô núc đến đây trẩy hội . Năm 1980 khi vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi được tổ chức Unessco công nhận là Danh nhân Văn hóa thế giới thì hàng năn ở đây còn tổ chức lễ tưởng niệm Nguyễn Trãi vào ngày 16/8 âm lịch(mùa thu).Quy mô của lễ hội Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 28 - Líp: VHL 301
  29. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c mang tính quốc gia. Phần lễ: Trước đây, nghi lễ chính của lễ hội mùa xuân Côn Sơn là rước lễ và tế lễ của dân làng 2 thôn Chi Ngại và Chúc Thôn (Chúc Thôn tổ chức vào ngày 16, Chi Ngại tổ chức ngày 18 tháng Giêng ). Lễ tế thường được tổ chức vào 11h trưa cùng ngày ở sân nhà tổ, với nghi thức phần nhiều tương đồng như ở các nơi khác. Nhìn chung, không gian thiêng liêng kết hợp với không khí hội tưng bừng và niềm tin ước nguyện được linh ứng đã tạo lên rét riêng và là sức hấp dẫn của lễ hội chùa Côn Sơn Bên cạnh phần lễ là các hoạt động văn hóa, thể thao như: Hát Quan họ, hát chèo, đu tiên, viết thi pháp, đấu vật, cờ người, chọi gà Các đoàn nghệ thuật, múa rối nước, hát chèo, kịch nói, ca nhạc nhẹ và các gánh hát dân gian biểu diễn phục vụ nhân dân ngay từ ngày đầu mở hội. + Lễ hội Kiếp Bạc: "Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ" là câu ca nhớ về lễ hội tưởng niệm ngày mất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và ngày lễ hội thờ Mẫu Liễu Hạnh. Lễ hội đền Kiếp Bạc có quy mô lớn nhất ở châu thổ sông Hồng được tổ chức vào ngày 18/8 đến ngày 20 âm lịch. Lễ hội được tổ chức rất long trọng vào ngày 20/8 âm lịch. Sau lễ dâng hương là đại lễ với nghi thức tế uy nghiêm. Sau lễ tế là đến lễ rước. Bài vị Ðức Thánh Trần được rước trên kiệu sơn son thiếp vàng, đi qua Tam Quan hướng tới bờ sông. Từ đây kiệu được rước lên thuyền rồng. Cuộc rước kéo dài khoảng 2 giờ, sau đó lại rước Ngài trở lại đền để làm lễ tạ đồng thời kết thúc ngày hội lớn. Ngay sau lễ dâng hương đã diễn ra lễ “Hội quân trên sông Lục Đầu.” Sông Lục Đầu, còn gọi sông Thương, là dòng sông nhỏ êm đềm chảy qua khu di tích đền Kiếp Bạc, là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho Hải Dương. Bến Kiếp Bạc mênh mông sóng nước, nét bằng lặng ngày thu bỗng trở nên náo nhiệt khi bước vào ngày khai hội. Người ta trảy hội về Kiếp Bạc-Côn Sơn Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 29 - Líp: VHL 301
  30. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c bằng đường bộ từ Hà Nội theo Quốc lộ 5A, từ Bắc Ninh theo đường 18 về Phả Lại và dọc đê sông Lục Đầu nhưng đường thủy là vui hơn cả. Từ sông Ðuống xuôi dòng về Lục Ðầu, có người của xứ Đoài và người đông bắc miền biển. Gần 100 chiếc thuyền rồng treo cờ xí rực rỡ của ngư dân Quần Mục ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng và Kênh Giang ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương dàn trận trên dòng sông Thương thơ mộng. Trong tiếng chiêng trống từng hồi theo nhịp chèo suốt dọc con sông, bến Kiếp Bạc trở nên sầm uất, đông vui. Trên dòng sông Thương thơ mộng, từng đoàn thuyền được trang trí cờ hội, những bức đại tự, cùng với đôi câu đối được trên nghi môn của đền “Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí. Lục Đầu vô thủy bất thu thanh,” được dịch là “Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng. Lục Đầu vang dội tiếng quân reo,” với ý nghĩa tôn vinh, ca ngợi và tôn vọng uy linh đền Kiếp Bạc và đức Thánh Trần. Hội thủy quân huy hoàng giữa đất trời Vạn Kiếp, cùng với những cờ phướn nhiều màu sắc lồng lộng tung bay trong gió trên sông Thương, làm tâm trạng hàng chục vạn du khách hành hương về Vạn Kiếp thêm tự hào về lịch sử dân tộc. 1.2.4 Ẩm thực: Hải Dương là nơi nổi tiếng với nhiều đặc sản mang đậm hương vị của đồng bằng Bắc bộ như: Bánh đậu xanh, Bánh khảo, Cốm (An Châu). Thêm vào đó là những Bánh gai Ninh Giang, Vải thiều Thanh Hà những sản vật nơi đây mang đậm nét những yếu tố văn hóa lúa nước đồng bằng Bắc Bộ. *Đánh giá chung về tài nguyên du lịch của Côn Sơn - Kiếp Bạc: Với việc tìm hiểu xem xét hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của khu di tích chúng ta có thể nhận thấy khu Côn Sơn Kiếp Bạc có tiềm năng rất lớn trong phát triển du lịch. Địa hình đồi núi là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch leo núi, tham Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 30 - Líp: VHL 301
  31. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c quan, cắm trại, nghỉ dưỡng. Đây là những loại hình du lịch mà du khách rất yêu thích. Bên cạnh địa hình thì khí hậu cũng khá ưu đãi cho nơi đây.Với nhiệt độ, độ ẩm vừa phải tạo ra một môi trường thoáng mát trong lành, thuận lơi cho hầu hết các loại hình du lịch có thể khái thác nơi đây. Các di tích lịch sử có giá trị rất lớn về mặt kiến trúc và nghệ thuật lại gắn liền với tên tuổi của các nhân vật, các sự kiện trọng đại của đất nước. Các lễ hội đặc sắc thu hút nhiều du khách với nhiều trò chơi dân gian tăng thêm tinh thần yêu nước giáo dục thế hệ tương lai. Trong tương lai khu di tích cần quan tâm đầu tư khai thác các tiềm năng vốn để có thể đưa du lịch nơi đây phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 31 - Líp: VHL 301
  32. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c TIỂU KẾT CHƢƠNG I Có thể nói hiện nay ngành du lịch thế giới đang phát triển mạnh mẽ và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Du lịch cuối tuần là một trong những loại hình du lịch đang rất được yêu thích và phát triển mạnh mẽ. Đầu tư phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay là phương thức hữu hiệu góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trở thành một nghành kinh tế hàng đầu trong tương lai. Phát triển du lịch cuối tuần góp phần đưa du khách gần gũi với tài nguyên tự nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng. Côn Sơn - Kiếp Bạc là một điểm du lịch có nhiều điều kiện để phát triển du lịch cuối tuần tuy nhiên hiện nay nó cần được đầu tư khai thác một cách hiệu quả. Đặc biệt là trong việc thu hút thị trường khách Hà Nội và các vùng phụ cận. Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 32 - Líp: VHL 301
  33. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH CUỐI TUẦN TẠI CÔN SƠN - KIẾP BẠC 2.1. Chính sách phát triển du lịch và công tác quản lý du lịch tại Côn Sơn - Kiếp Bạc: Với các giá trị tài nguyên du lịch đã được khẳng định của mình, Hải Dương có tiền đề để phát triển du lịch và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch của Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận nói riêng và của vùng du lịch Bắc Bộ và cả nước nói chung. Đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư có nhu cầu kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Trong những năm gần đây nhận thấy khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc có tiềm năng phát triển nhiều loại hình du lịch, tỉnh Hải Dương kết hợp với Ủy ban nhân dân huyện Chí Linh và Ban quản lí khu di tích đã đưa những định hướng phát triển du lịch trong đó chú trọng cả việc phát triển loại hình du lịch cuối tuần tại đây. Trong việc đề ra chiến lược nhằm phát triển du lịch của tỉnh ngày 08 tháng 6 năm 2011 Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã ra quyết định số 1672/QĐ-UBND Phê duyệt Đề án phát triển du lịch Hải Dương giai đoạn 2011 – 2015. Đề án đưa ra những mục tiêu nhằm đưa du lịch trở thành nghành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong đó chú trọng đầu tư xây dựng khu Côn Sơn - Kiếp Bạc trở thành khu du lịch quốc gia có sức cạnh tranh trong khu vực Bắc bộ. Hướng tới việc đưa Côn Sơn - Kiếp Bạc trở thành một điểm nhấn về du lịch trong cả nước đồng thời nâng cao việc đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng du lịch tại đây tỉnh Hải Dương đã đưa ra chiến lược xây dựng khu di tích trở thành khu du lịch lễ hội lịch sử - văn hóa và tâm linh quốc gia. Ngoài ra còn phát triển các điểm văn hóa, thể thao trên địa bàn huyện Chí Linh, tiếp tục quản lí và quy hoạch các di tích trong chuỗi di tích “Chí Linh bát cổ”, xây dựng khu du lịch sinh thái bến Tắm, đồng thời nâng cấp các trạm dừng chân đón khách du lịch của khu di tích để tăng cường hiệu quả thu hút khách. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương cũng đưa ra các chính sách nhằm xây Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 33 - Líp: VHL 301
  34. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c dựng quy hoạch chi tiết và các đề án, chương trình, nhằm tạo cơ sở thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp nhằm xây mới hệ thống khách sạn, nhà hàng và các khu vui chơi giải trí tổng hợp, vận chuyển khách, điểm dừng chân du lịch. Có thể nhận thấy đầu tư chính là đòn bẩy thúc đẩy các nghành kinh tế phát triển trong đó có du lịch. Trong những năm gần đây việc đầu tư phát triển du lịch Hải Dương nói chung và phát triển khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc đã được chú ý. Thực tế cho thấy nhu cầu đầu tư để phát triển du lịch tại khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc là khá lớn. Trong giai đoạn 1998-2002 tổng số vốn đầu tư đạt 44 tỉ đồng cho các khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc và thành phố Hải Dương. Từ năm 2005-2010 số vốn đầu tư vào khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc lên đến khoảng 800 tỷ đồng.Trong đó chủ yếu là vốn từ ngân sách nhà nước.[Theo Báo cáo tổng kết, Sở VH,TT và Du lịch tỉnh Hải Dương, năm 2010] Để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực, chương trình, dự án phát triển du lịch của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đưa ra những chính sách ưu đãi về thuế thu nhập, thuế đất, miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị nguyên vật liệu; ưu đãi về sử dụng đất, về khấu hao tài sản cố định và các ưu đãi khác theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư. UBND tỉnh Hải Dương tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo tính ổn định ưu đãi trong suốt thời gian dự án hoạt động. Đặc biệt năm 2010, khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử văn hoá Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương” (Quyết định 920/QĐ - TTg ngày 18-6- 2010) khu di tích có thêm nhiều điều kiện để mở rộng và phát triển du lịch. Trong quy hoạch tổng thể đó Chính phủ đặc biệt ưu tiên đầu tư cho dự án Xây dựng phát triển khu du lịch nghỉ dưỡng - chữa bệnh - dưỡng sinh Côn Sơn với quy mô trên 300 ha nhằm tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Vị trí của dự án nằm trên vùng núi Côn Sơn thuộc thôn Thanh Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 34 - Líp: VHL 301
  35. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c Tân, phường Lê Lợi, thị xã Chí Linh (theo Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích lịch sử - văn hoá Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch, năm 2010). Căn cứ vào các giá trị tài nguyên du lịch và đặc điểm tự nhiên của khu vực Côn Sơn, những loại hình du lịch chủ yếu bao gồm: Du lịch nghỉ dưỡng núi; du lịch chữa bệnh - dưỡng bệnh; du lịch cuối tuần; du lịch vui chơi giải trí, cắm trại. Các phân khu chức năng chính của khu du lịch bao gồm: khu đón tiếp, khu khám và dịch vụ chữa bệnh (kết hợp các phương pháp cổ truyền), khu luyện tập dưỡng sinh, khu lưu trú (khách sạn 3-4 sao, biệt thự), khu cắm trại hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời, khu vui chơi giải trí trong nhà, khu dịch vụ ăn uống. Theo bản quy hoạch đó thì phạm vi quy hoạch của toàn huyện Chí Linh có tổng diện tích 8.340 ha gồm 2 vùng là: vùng bảo tồn và khai thác đặc biệt có diện tích 3.568 ha và vùng đệm có diện tích 4.772 ha.Tổng vốn đầu tư ước tính 1.600 tỉ đồng. Việc quy hoạch được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch phát triển của thị xã Chí Linh cũng như của tỉnh Hải Dương. Với việc Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cùng với những chính sách nhằm phát triển du lịch mà tỉnh Hải Dương đề ra sẽ giúp cho việc đưa huyện Chí Linh phát triển theo hướng là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, giáo dục và đào tạo; là trung tâm du lịch cấp độ quốc gia và quốc tế. Trong đó, quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc sẽ trở thành trọng điểm du lịch, lễ hội văn hóa tâm linh nổi tiếng của cả cùng và trên cả nước. 2.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại Côn Sơn - Kiếp Bạc 2.2.1 Hệ thống đường giao thông Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh là một huyện nằm trong vùng Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 35 - Líp: VHL 301
  36. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Dương - Quảng Ninh nên đường giao thông khá thuận lợi. Ở đây có quốc lộ 18 nối liền Hà Nội, Quảng Ninh. Đường quốc lộ 183 nối liền quốc lộ 5 và đường 18 đường 37 là vành đai chiến lược của quốc gia từ trung tâm huyện đi tỉnh Bắc Giang. Hệ thống đường giao thông được nâng cấp, cải tạo, thuận lợi cho việc vận chuyển khách du lịch từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tới Côn Sơn – Kiếp Bạc và các điểm du lịch khác trong vùng. Hiện nay toàn tỉnh có rất nhiều xe ôto vận chuyển khách du lịch. Tính đến tháng 11 năm 2010 toàn tỉnh có 21 doanh nghiệp vận chuyển khách và khoảng 700 xe có chất lượng khá tốt phục vụ cho du lịch. Tuy nhiên đội ngũ lái xe còn hạn chế về nghiệp vụ và ngoại ngữ. Vận chuyển khách đường thủy thì tốc độ tàu chậm, sức chở thấp trang thiết bị phục vụ khách còn thiếu nhiều: không có loa, không có sàn để ngắm cảnh . Gần đây tỉnh Hải Dương đặc biệt chú trọng phát triển hệ thông giao thông đến khu di tích. Ngoài các phương tiện giao thông đi thẳng đến khu di tích hiện nay có một số phương tiện công cộng mà tiêu biểu là xe buýt cũng có thể đưa du khách đến thăm quan như: + Tuyến xe buýt 208 (Hải Dương – Bắc Giang) + Liên tuyến xe buýt (tuyến xe buýt 208 và các tuyến trong và ngoài tỉnh) + Tuyến 209-208(Thái Bình-Hải Dương,Côn Sơn - Kiếp Bạc) + Tuyến 18-208 (Uông Bí- Côn Sơn, Kiếp Bạc- Hải Dương) Ngoài ra tại Sao Đỏ cũng có một số cơ sở cho thuê xe du lịch với chất lượng khá tốt. Trong thời gian tới để phát triển và khai thác hiệu quả hơn du lịch cuối tuần có thể đưa vào loại hình vận chuyển khách du lịch bằng xe ngựa giữa Côn Sơn và Kiếp Bạc: Khoảng cách giữa Côn Sơn và Kiếp Bạc là 6 km, hiện nay đã trải nhựa bê tông nên việc đi lại rất thuận tiện. Du khách có thể đi cả hai khu di tích bằng ô tô Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 36 - Líp: VHL 301
  37. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c hoặc xe máy. Nếu đưa vào loại hình xe ngựa để chở du khách đi thăm quan hai nơi sẽ tạo một sự thú vị lớn vì du khách có thể ngắm cảnh hai bên đường và loại phương tiện này lại không tạo ra sự ô nhiễm môi trường. Đồng thời du khách có thể ngồi xe ngựa dạo quanh hồ Côn Sơn là một điều rất độc đáo. 2.2.2 Hệ thống thông tin liên lạc Được đầu tư tương đối đầy đủ thuận tiện cho việc liên lạc, giao lưu giữa các khu vực và các vùng lân cận. Hệ thống các bốt điện thoại công cộng, bưu điện, loa phóng thanh giúp du khách hiểu hơn về khu di tích. 2.2.3 Hệ thống điện: Tại các di tích như chùa Côn Sơn,đền thờ Nguyễn Trãi,hồ Côn Sơn hệ thống điện được lắp đặt khá đầy đủ. Hiện nay đang xây dựng hệ thống điện lên bàn Cờ Tiên, Ngũ Nhạc Linh Từ, xây dựng hệ thống điện Nam Tào, Bắc Đẩu, Sinh Từ ở Kiếp Bạc với trạm biến áp 180KVA 2.2.4 Hệ thống cấp thoát nước: Nước sinh hoạt tại Côn Sơn vẫn đang là vấn đề cần khắc phục. Chủ yếu là nước được đào từ giếng khoan, nước mưa có chất lượng nước thường không ổn định, dễ cạn kiệt và nhiều khi không đủ cho sinh hoạt và vào mùa lễ hội. 2.3 Thực trạng khai thác hoạt động du lịch nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng tại Côn Sơn - Kiếp Bạc 2.3.1 Khách du lịch: 2.3.1.1 Lượng khách du lịch: Khách du lịch là mục tiêu phát triển nghành du lịch. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhất là trong những năm gần đây nhờ những thành tựu trong công cuộc đổi mới, nền kinh tế có những bước tăng trưởng khá mạnh. Đời sống nhân dân được tăng lên đáng kể. Do đó nhu cầu đi du lịch và đi nghỉ cuối tuần trở nên bức thiết hơn. Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 37 - Líp: VHL 301
  38. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c Giai đoạn 2006-2010, nghành Du lịch Hải Dương đã nỗ lực trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch: tham gia nhiều hội chợ, triển lãm, liên hoan du lịch trong nước, phát hành, xuất bản các ấn phẩm du lịch tuyên truyền tiềm năng, thế mạnh, cơ chế chính sách đầu tư của tỉnh và đưa hình ảnh du lịch Hải Dương đến với du khách trong nước và quốc tế. Điều đó giúp cho lượng du khách đến Hải Dương tăng lên đáng kể. Bảng 1: Số lượng khách du lịch đến Hải Dương năm 2006 và năm 2010 Năm Khách du lịch lưu trú Khách du lịch không (lượt) lưu trú (lượt) 2006 303.000 797.000 2010 571.870 1.633.130 ( Nguồn: Đề án phát triển du lịch Hải Dương giai đoạn 2011-2015) Như vậy theo bảng số liệu trên ta thấy khách du lịch đến Hải Dương có mức tăng trưởng khá. Khách du lịch lưu trú tăng trưởng trung bình 17,9%/năm. Khách không lưu trú tăng trưởng trung bình 21,2%/năm. Số ngày lưu trú của khách du lịch thấp, đạt trung bình là 1,3 ngày. Số lượng khách đến Côn Sơn – Kiếp Bạc qua các năm tăng lên đáng kể đặc biệt là vào dịp lễ hội . Bảng 2: Lƣợng khách đến Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2008 và 2010 Năm Lượng khách(khách) 2008 1.100.000 2009 1.289.000 2010 1.500.000 (theo www.baomoi.com) Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 38 - Líp: VHL 301
  39. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c Một điều chúng ta nhận thấy là khách du lịch đến Hải Dương hiện nay chủ yếu vẫn là khách dừng chân trên đường đi Hạ Long, Hải Phòng, khách đến Côn Sơn vào mùa lễ hội, khách đến Hải Dương kết hợp công tác tại các các khu công nghiệp, khách đi nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa Đặc biệt việc thu hút thị trường khách Hà Nội vẫn chưa đạt hiệu quả mặc dù đây là thị trường khách có nhu cầu đi du lịch cuối tuần rất cao và khoảng cách từ Hà Nội đến Côn Sơn - Kiếp Bạc cũng khá lí tưởng để thực hiện chuyến đi cuối tuần. Trong số khách đến đây thì vẫn tập trung đông nhất vào mùa lễ hội( lễ hội Côn Sơn, Kiếp Bạc) diễn ra vào tháng Giêng và tháng Tám âm lịch. Lượng khách đến đây với mục đích nghỉ cuối tuần có xu hướng tăng lên nhưng chưa rõ rệt, chưa mang đặc trưng của loại hình du lịch cuối tuần. Cùng với những giá trị vốn có của mình hiện nay khu di tích Côn sơn – Kiếp Bạc đã và đang xây dựng quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ và đầu tư mạnh mẽ khiến cho lượng khách du lịch đến với Côn Sơn – Kiếp Bạc những năm gần đây ngày càng nhiều và đa dạng. Thị phần khách chủ yếu là khách nội địa, khách du lịch hành hương, lễ hội, khách du lịch Quốc tế đến khu di tích còn ít. Lượng du khách đến Côn Sơn – Kiếp Bạc chiếm trên một nửa là khách hành hương, đi lễ. Nơi đây xưa kia là một trong 3 trung tâm phật giáo của cả nước là nơi tôn quý của đất trời. Cho nên người dân Việt Nam quan niệm rằng về với Côn Sơn là về với cội nguồn của Phật tổ Việt Nam. Về với Kiếp Bạc là về với đạo thánh, về với đất thánh uy nghiêm. Trong tâm của họ cũng như nhiều thế hệ Việt Nam từ đời nọ sang đời kia, Côn Sơn- Kiếp Bạc là cõi tâm, cõi thiện, là nơi gửi gắm niềm tin và lẽ sống, nơi giải tỏa nhưng u sầu phiền não khổ đau. Về với nơi đây con người đươc rời xa nhũng bụi bặm, lo lắng, những gánh nặng đời thường để được thư thái, yên tĩnh trong khung cảnh núi non, chùa tháp. Số khách còn lại đến Côn Sơn – Kiếp Bạc với mục đích thăm quan ngắm cảnh, chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, những di vật cổ, thám hiểm, leo núi Hiện nay khách du lịch đến Côn Sơn – Kiếp bạc ngoài khách hành hương, Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 39 - Líp: VHL 301
  40. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c đi lễ còn có khách đi thăm quan du lịch nghiên cứu, đi picnic, thăm quan, thư giãn. Bảng 3: Nhu cầu khách du lịch đến với khu di tích Côn Sơn – Kếp Bạc Nhu cầu Khách nội địa Khách quốc tế Nhu cầu đi lễ hành hương 98% 2% Nhu cầu thăm quan du lịch, học 85% 15% tập, nghiên cứu (Nguồn: Phòng văn hóa thông tin huyện Chí Linh, Báo cáo hàng năm, 2009) Nhận xét: Với những số liệu trên ta thấy khách đến với khu di tích vẫn chiếm đa số là khách nội địa. Và chủ yếu đến đây với nhu cầu đi lễ và hành hương. Khu di tích mặc dù đã được quan tâm đầu tư và tôn tạo thế nhưng các sản phẩm du lịch và dịch vụ ở đây vẫn còn quá đơn điệu chưa tạo được ấn tượng với du khách nhất là khách quốc tế . Trong khi nhu cầu du lịch của du khách ngày càng cao và đa dạng thì tại khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc loại hình du lịch phát triển mới chỉ thuần nhất là du lịch văn hóa tâm linh mà chưa có nhiều sự kết hợp với các loại hình du lịch khác như: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần. Sản phẩm du lịch mới chỉ khai thác những cái có sẵn chưa được đầu tư đồng bộ. Nên chưa tạo được những sản phẩm thực sự hấp dẫn. Hầu hết du khách đến với khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc mới chỉ biết đến cụm di tích trung tâm Côn Sơn và đền Kiếp Bạc. Mà chưa có sự kết hợp với các điểm tham quan di tích khác trong khu di tích này và các điểm du lịch lân cận trong tỉnh như đến tham quan làng Gốm Chu Đậu, khu du lịch đảo cò Chi Lăng Nam, vải tổ Thanh Hà, văn miếu Mao Điền Đây cũng chính là một hạn chế trong thu hút du khách đến với khu di tích . Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 40 - Líp: VHL 301
  41. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c  Khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế đến du lịch chủ yếu theo các tour du lịch của các công ty lữ hành đặc biệt là các công ty ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngoài ra còn một lượng nhỏ đi tư do. Thị trường chính là Châu Âu,Trung Quốc, Nhật Bản Nhu cầu của khách khi đến đây chủ yếu là tham quan cảnh thiên nhiên, các kiến trúc văn hóa, nghiên cứu khoa học, khảo cổ Tuy nhiên lượng khách quốc tế đến đấy còn thấp và cơ cấu chi tiêu chưa cao. Lí do là vì khu di tích của chúng ta chưa đáp ứng đầy đủ và chất lượng về các nhu cầu vận chuyển lưu trú, ăn uống, và các dịch vụ bổ sung cho du khách nhất là các hoạt động vui chơi giải trí ở đây còn rất ít. Điều này làm giảm sức hấp dẫn du khách quốc tế so với các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng khác. Số ngày lưu trú của khách du lịch quốc tế cũng rất ít. Có thể là do nằm liền kề với thủ đô Hà Nội nên du khách thường chỉ ghé qua Hải Dương rồi về Hà Nội nghỉ. Trong thời gian tới Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương và địa phương cần nghiên cứu đưa ra chiến lược và sản phẩm tương ứng để có thể thu hút thị trường khách này, kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu. Bởi họ là khách du lịch có khả năng chi trả cao.  Khách du lịch nội địa: Đối với khách nội địa thì thường đến Côn Sơn - Kiếp Bạc theo từng nhóm người hoặc từng đoàn. Họ không cần hướng dẫn viên. Có một số người hay nhóm người đi theo tour của các công ty du lịch thì có hướng dẫn viên của công ty du lịch đó. Thị trường khách chính vẫn là khách Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội Du khách đến chủ yếu với mục đích hành hương, đi lễ, tham quan ngắm cảnh Mặc dù lượng khách này qua các năm có tăng lên đáng kể nhưng mức chi tiêu thấp và thời gian lưu trú thường không lâu. Điều này là do các sản phẩm Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 41 - Líp: VHL 301
  42. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c du lịch ở đây còn đơn điệu, thiếu nhiều các hoạt động vui chơi giải trí, thiếu các cơ sở lưu trú tiện nghi. Trong khi khách nội địa lại rất cần các nhu cầu đó. Ngoài ra còn có một lượng khách đến thăm nơi đây nhưng họ đi về trong ngày. Đối tượng khách này không có nhiều đòi hỏi về dịch vụ lưu trú nhưng họ lại sủ dụng nhiều các dịch vụ phục vụ tại chỗ như ăn uống, mua sắm, thăm quan, giải trí. Tuy nhiên tại khu di tích những dịch vụ này cũng chưa thực sự đa dạng và phong phú. 2.3.1.2 Doanh thu du lịch tại Côn Sơn - Kiếp Bạc Bảng 4: Doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2006-2010: Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu 390 465 541 637 727.9 (tỷ đồng) (Nguồn: Đề án phát triển du lịch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015) Như vậy hoạt động du lịch Hải Dương có sự tăng trưởng đáng kể. Theo các số liệu bảng trên thì doanh thu du lịch giai đoạn 2006-2010 có mức tăng trưởng trung bình 16,8%.Trong đó doanh thu du lịch của khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng doanh thu du lịch của toàn tỉnh. Các hoạt động tạo nguồn thu của khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc bao gồm: a. Doanh thu từ bán vé: Giá vé tham quan: Ngày 09/01/2009 UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định số 01/2009/QĐ- UBND về việc phê duyệt quy định điều chỉnh mức thu phí tham quan di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. Theo đó quy định điều chỉnh mức thu phí tham quan di tích Côn Sơn - Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 42 - Líp: VHL 301
  43. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c Kiếp Bạc như sau: Phí tham quan di tích Kiếp Bạc là: 10.000đ/người/lượt Phí tham quan di tích Côn Sơn là: 10.000đ/người/lượt. Đối với trẻ em mức thu bằng 50%. Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 4426/2006/QĐ-UBND ngày 22/12/2006 của UBND tỉnh và các quy định hiện hành./. Bảng 5: Giá vé tham quan tại khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc Giá vé trông, giữ phƣơng tiện Giá vé (đồng\xe\lƣợt) Điểm tham tham quan Thời gian STT quan (đồng\ngƣời Ô tô từ Ôtô mở cửa Xe Xe Ô tô từ 7-16 trên 16 \lƣợt) đạp máy 4-7 chỗ chỗ chỗ Khu di tích, 24/24h các 1 danh thắng 10.000 1000 3000 10.000 12.000 15.000 ngày trong Côn Sơn tuần Khu di tích 24/24h 2 Kiếp Bạc 10.000 1000 3000 10.000 12.000 15.000 các ngày trong tuần Doanh thu du lịch tai khu di tích chủ yếu thu được là vào mùa lễ hội .Trong hai di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc vào những ngày hội có tổ chức trò chơi, ca múa nhạc, các hoạt động thăm viếng di tích nên có bán vé thăm quan. Hoạt động bán vé này tạo ra một lượng doanh thu khá lớn góp phần quan trọng trong tổng doanh thu từ hoạt động du lịch tại địa phương. Doanh thu bán vé tại hai di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc mỗi năm chiếm Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 43 - Líp: VHL 301
  44. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c khoảng 2/3 tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch của địa phương(lưu trú, mua sắm, bán hàng lưu niệm ). Nhưng có thể thấy lượng doanh thu này không đều trong năm. Chủ yếu đây là nguồn thu chính vào hai dịp lễ hội còn những ngày khác trong năm gần như không có nguồn thu nào tại đây. Hoặc nếu có chỉ là lẻ tẻ, không đáng kể. Đến đây vào ngày bình thường ta sẽ thấy trái ngược hẳn với dịp lễ hội đó là cảnh quan khá vắng vẻ. Đây cũng chính là hạn chế của Ban quản lí trong hoạt động quản lí và trong việc khai thác chưa hiệu quả hoạt động du lịch cuối tuần. Chưa có những sáng kiến mới cho những hoạt động diễn ra vào những ngày ngoài Hội. b Doanh thu từ dịch vụ lƣu trú và ăn uống: Theo Báo cáo doanh thu từ hoạt động du lịch tại Côn Sơn - Kiếp Bạc của huyện Chí Linh thì năm 2009 doanh thu từ dịch vụ ăn uống đại 8.135,6 triệu đồng. Doanh thu này tăng nhiều qua các năm, cùng với nhu cầu ăn uống của du khách ngày càng phát triển. Nếu so với các nguồn thu khác thì doanh thu từ hoạt động ăn uống cũng chiếm tỉ trọng khá lớn. Tại khu di tích Ban quản lí cũng đã thực hiện khá tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không để xảy ra tình trang ngộ độc hay dịch bệnh. Doanh thu từ dịch vụ ăn uống tập trung vào các quán bán đồ ăn như phở, bún, cơm và các quán giải khát. Tuy nhiên đây cũng là nguồn thu tập trung vào dịp lễ hội còn du khách đến đây vào dịp cuối tuần nhu cầu ăn uống của họ đơn giản hơn. Họ thường tự chuẩn bị đồ ăn đem đi hoặc tự chế biến với những đồ ăn có sẵn tại địa phương.Với những du khách có khả năng và nhu cầu cao thì những nhà hàng và khách sạn tai khu di tích cũng đáp ứng khá tốt nhu cầu của họ. Trong những năm gần đây doanh thu du lịch từ dịch vụ ăn uống tại khu di tích là khá lớn. Đối với dịch vụ lưu trú doanh thu thu được là không đáng kể. Doanh thu này tăng không nhiều qua các năm. Điều đó cũng một phần là do nhu cầu của du khách về lưu trú là không cao. Khu di tich nằm tại điểm có giao thông đi lại khá thuận tiện nên họ chỉ đi lại trong ngày mà ít sử dụng dịch vụ lưu trú trong chuyến du lịch. Đối với khách du lịch cuối tuần khi qua đêm lại đây họ thích Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 44 - Líp: VHL 301
  45. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c dựng lều, trại để nghỉ hơn là nghỉ tại khách sạn.Vì họ đi đến đây với mục đích được về tự nhiên và hòa nhập với tự nhiên nên cắm trại và nghỉ ngoài trời là cách tốt nhât để họ tận hưởng được tất cả . Ngoài dịch vụ lưu trú, ăn uống và bán vé thì doanh thu từ các dịch vụ khác cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng doanh thu. Đó là bán các mặt hàng lưu niệm, tranh ảnh, sách báo Tuy nhiên thì những mặt hàng này cũng không hấp dẫn lắm với du khách cuối tuần.Chủ yếu vẫn diễn ra nhiều vào dịp lễ hội. 2.3.2 Nguồn nhân lực tại Côn Sơn - Kiếp Bạc: Trong những năm gần đây đội ngũ lao động tại Côn Sơn - Kiếp Bạc tăng lên đáng kể về cả số lượng và chất lượng. Tại đây đã có có các bộ phận nghiệp vụ như: Đội quản lí di tích, đội thu phí, đội bảo vệ rừng, đội bảo vệ di tích, bộ phận văn phòng và bộ phận quản lí phát triển và tôn tạo di tích. Trong số công chức và lao động tại đây có tới hơn 50% là trình độ Đại học và Cao đẳng, 20% trình độ Trung cấp, gần 30% tốt nghiệp Phổ thông trung học.(theo Số liệu thống kê của Phòng văn hóa thông tin huyện Chí Linh). Ban quản lí rất quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ công chức và lao động nơi đây. Các lớp bồi dưỡng tập huấn về quản lí di tích, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy đã được tổ chức thường xuyên góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Tuy nhiên lực lượng lao động ở đây vẫn bị đánh giá là còn yếu và còn thiếu. Đặc biệt là các cán bộ có chuyên môn cao được đào tạo chuyên về Văn hóa du lịch và đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ.Khi đưa loại hình du lịch cuối tuần vào khai thác tại đây đòi hỏi nguồn nhân lực phải dồi dào và có đầy đủ chuyên môn về phục vụ khách cuối tuần. Hiện nay ở khu vực Côn Sơn Kiếp Bạc những nhân viên có khả năng tổ chức các hoạt động ngoài trời, nhân viên chuyên hướng dẫn về khu di tích vẫn chưa có. Nếu có hoạt động hướng dẫn chủ yếu là những người làm việc lâu tại đây thực hiện. Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 45 - Líp: VHL 301
  46. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c Có thể nói nguồn nhân lực nhằm phát triển du lịch tại Côn Sơn - Kiếp Bạc là một vấn đề cần được xem xét và có phương hướng đầu tư đào tạo để bổ sung cho khu vực giúp khai thác tốt hơn hoạt động du lịch nơi đây. Hiện nay chỉ có riêng cụm di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là có một ban quản lí khá đồng bộ còn các khu vực lân cận chưa được quản lí và khai thác đúng với tiềm năng của nó. Trong những năm qua, công tác quản lý, khai thác, phát huy giá trị tác dụng của khu di tích được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc. Ngày 28 tháng 4 năm 1962, Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Năm 1992, xếp hạng là những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia. Từ năm 1962 đến nay, công tác quản lý khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc trải qua 3 thời kỳ : Từ 1962 đến 1989, Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Chí Linh tỉnh Hải Hưng trực tiếp quản lý. Từ 1989 đến 1994, Bảo tàng tỉnh trực thuộc Sở Văn hóa Hải Hưng trực tiếp quản lý. Ngày 22/2/1994, Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Hải Hưng (nay là Hải Dương) ra quyết định số 153/QĐ - UB thành lập Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, trực thuộc Sở Văn hóa thông tin. Từ 1994 đến nay, Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp quản lý hai khu di tích này. Thời kỳ đầu thành lập, Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc có 10 biên chế (chủ yếu luân chuyển từ Bảo tàng tỉnh và các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin), gồm : Ban lãnh đạo (01 Trưởng Ban và 01 phó Ban); Ba bộ phận trực thuộc thực hiện công tác quản lý chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc. Năm 2007, Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc được nâng cấp là đơn vị Hành chính sự nghiệp cấp 2. Tổng số cán bộ công nhân viên: 32 người. Năm 2009, tổng số cán bộ công nhân viên và hợp đồng lao động là 61 người. Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 46 - Líp: VHL 301
  47. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c CƠ CẤU TỔ CHỨC : Lãnh đạo Ban gồm: Trưởng Ban và 02 Phó Trưởng Ban; Các bộ phận trực thuộc Ban, gồm: Phòng Quản lý di tích Côn Sơn. Phòng Quản lý đền thờ Nguyễn Trãi. Phòng Quản lý di tích Kiếp Bạc. Phòng Hành chính - Quản trị. Phòng Nghiệp vụ - Kinh doanh - Dịch vụ. Lãnh đạo Ban qua các thời kỳ: - Ông Nguyễn Văn Mục: Trưởng Ban (năm 1994 - 2003) - Ông Vũ Văn Xu : Phó Trưởng ban (năm 1994 - 2000) - Ông Nguyễn Khắc Minh: Từ năm (2000 - 2003): Phó Trưởng ban - Từ năm (2003 đến nay) làm Trưởng Ban - Ông Vũ Đức Thủy : Phó Trưởng ban (từ năm 2003 đến nay) - Bà Phùng Bích Sâm: Phó Trưởng ban (từ năm 2004 đến nay) CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ Ngày 9 /4/ 2007, UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định số 415/ QĐ - UBND quy định về vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cụ thể như sau: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về bảo tồn, phát triển các khu di tích và hoạt động của Ban quản lý di tích, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; Tổ chức bảo vệ, quản lý, bảo tồn, quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu giá trị văn hóa của các di tích được giao quản lý, theo qui định của Nhà nước và của tỉnh; Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 47 - Líp: VHL 301
  48. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c Tổ chức việc kiểm kê, bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích được giao quản lý theo qui định của Nhà nước và của tỉnh Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, hội thảo, tọa đàm, tuyên truyền phát huy giá trị tinh thần của di tích được giao quản lý. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức lễ hội truyền thống, hoạt động văn hóa, văn nghệ và bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cảnh quan và vệ sinh môi trường tại các di tích được giao quản lý theo qui định của nhà nước và của tỉnh; Tổ chức các hoạt động dịch vụ tại khu di tích được giao quản lý theo qui định của Nhà nước và của tỉnh; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về hoạt động của Ban với Sở văn hóa - Thông tin, Ủy ban nhân dân huyện Chí Linh và các cơ quan có liên quan theo qui định; Quản lý về tổ chức, cán bộ, viên chức, lao động, tài chính, tài sản của Ban theo qui định của Nhà nước và phân cấp của tỉnh; Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh giao. 2.3.3 Chất lượng dịch vụ du lịch 2.3.3.1 Dịch vụ lưu trú: Trong tổng số 120 cơ sở lưu trú với 1268 phòng nghỉ đây là một lượng cơ sở lưu trú khá lớn. Nhưng có thể nhận thấy tuy có nhiều nhà nghỉ khách sạn nhưng chỉ có 4 khách sạn nổi lên là: khách sạn Hồ Côn Sơn, khách sạn Công Đoàn, khách sạn Thanh Bình, và khách sạn Lan Anh là có khả năng đáp ứng khá tốt về chất lượng trong phục vụ du khách. Quy mô các khách sạn ở đây không lớn. Chưa có khách sạn nào đạt tiêu chuẩn xếp sao của Tổng cục Du lịch. Những năm gần đây tốc độ xây dựng nhà nghỉ, phòng trọ tư nhân tăng khá nhanh. Nhưng rất ít cơ sở đạt chất lượng phục vụ tốt cho khách đặc biệt là trang Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 48 - Líp: VHL 301
  49. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c thiết bị và dịch vụ bổ sung không đồng bộ nên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, nhất là khách du lịch thương mại và khách du lịch quốc tế. Mặt khác việc xây dựng ồ ạt các nhà nghỉ tư nhân, phòng trọ nhưng lại thiếu quy hoạch, không cân đối cung cầu dẫn đến công xuất sử dụng phòng thấp. Du khách khi đến thăm Côn Sơn- Kiếp Bạc nếu nghỉ lại bao giờ cũng trở về Côn Sơn lưu trú. Còn ở Kiếp Bạc chỉ có một số cơ sở phục vụ ăn uống. Như vậy ta có thể thấy số lượng của các cơ sở lưu trú ở đây còn ít chất lượng phục vụ cũng chưa tốt. Cần có sự đầu tư và quy hoạch đồng bộ, chi tiết để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. 2.3.3.2 Dịch vụ ăn uống: Dịch vụ ăn uống chủ yếu phục vụ khách vào mùa lễ hội vào tháng Giêng và tháng Tám (âm lịch) trong năm, vào thời điểm này xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên vào thời điểm khác trong năm, hoặc dịp cuối tuần do lượng khách đến khu di tích giảm mạnh nên cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng giảm về số lượng và quy mô hoạt động, tính chuyên nghiệp không cao. Việc đầu tư nghiêm túc cho dịch vụ ăn uống tại nơi đây chưa được chú trọng phục vụ khách du lịch nói chung và khách du lịch vào dịp cuối tuần nói riêng, chủ yếu vẫn là phục vụ khách hành hương, khách thăm quan vào dịp lễ hội. Để phát triển du lịch cuối tuần tại đây thì việc đưa các sản vật địa phương vào khai thác là một yếu tố khá quan trọng. Các cơ sở ăn uống cần đa dạng hơn vào cuối tuần chú ý khai thác các món ăn thôn quê, dân tộc để tạo thêm cảm giác gần gũi với thôn quê cho du khách 2.3.3.3 Dịch vụ vui chơi giải trí Trước hết có thể nhận thấy các cơ sở vui chơi giải trí ở đây còn nghèo nàn, đơn điệu. Chỉ có một vài cơ sở được đưa vào hoạt động như: phòng tắm massage, phòng karaoke, bể bơi, câu lạc bộ ban đêm và một số cơ sở nhỏ lẻ khác. Hiện nay có một số cơ sở vui chơi giải trí lớn đã được xây dựng,du khách Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 49 - Líp: VHL 301
  50. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c có thể đến chơi golf, chơi tenis tại sân Golf ngôi sao Chí Linh, hay đi dạo trên Hồ Mật Sơn. Tuy nhiên vẫn cần phải đầu tư hơn nữa các cơ sở vui chơi giải trí nơi đây để làm phong phú hơn hoạt động của khu di tích và khuyến khích chi tiêu của du khách. Có thể đưa vào một số hoạt động mới như: Dịch vụ cho thuê xe đạp, thuê dụng cụ làm vườn, làm nông nghiệp Nghiên cứu và đưa ra các dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách vào dịp cuối tuần từ tiêu chuẩn đến cao cấp. 2.3.3.4 Dịch vụ mua sắm Có thể nhận thấy các mặt hàng được bày bán ở đây chủ yếu vẫn là hàng hóa phục vụ khách thăm quan vào mùa lễ hội như: vàng hương, đồ cúng lễ và một số đồ thủ công, sản vật địa phương. Chưa có hệ thống các cửa hàng bán những hàng hóa cao cấp hoặc các mặt hàng đặc trưng của địa phương để du khách có thể lựa chọn. 2.3.4 Hiện trạng sản phẩm du lịch dành cho khách du lịch cuối tuần: Hiện nay việc khai thác du lịch tại khu vực Côn Sơn – Kiếp Bạc vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả xứng với tiềm năng của nó. Là một điểm du lịch nổi tiếng với nhiều tài nguyên du lịch gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn song sản phẩm du lịch nơi đây chưa có sự đa dạng và thiếu sự hấp dẫn. Chủ yếu vẫn chỉ khai thác thế mạnh là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Các loại hình du lịch có tiềm năng phát triển khác như du lịch sinh thái, du lịch cuối tuần, nghỉ dưỡng chưa được đầu tư và khai thác hiệu quả. Các chương trình du lịch chưa có sự phân biệt đối với từng đối tượng khách, theo nhu cầu của du khách. Các điểm di tích ngoài mùa lễ hội gần như ngủ yên vì không có du khách đến thăm. Hoặc nếu có thì chỉ là vào ngày rằm hoặc mùng 1. Như vậy là chưa có sự khai thác hợp lí tài nguyên du lịch tại đây. Mặc dù thời gian gần đây khu vực Côn Sơn – Kiếp Bạc đã được quy hoạch và đầu tư phát triển thế nhưng khi đến đây du khách mới chỉ được cung cấp một số dịch vụ tối thiểu như ăn, nghỉ mà chưa có những chương trình dành riêng Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 50 - Líp: VHL 301
  51. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c cho từng đối tượng du khách. Nhất là các dịch vụ giành cho du lịch cuối tuần còn rất hạn chế. Trong khi ở đây có thể đưa các hoạt động như: tổ chức hướng dẫn làm các loại bánh đặc sản của Hải Dương như bánh Gai, bánh Đậu Xanh tổ chức cho du khách đua thuyền trên sông Lục Đầu để khách được dịp ghi nhớ lại lịch sử của dân tộc, đưa du khách tham gia vào cuộc sống thôn quê với các hoạt động bắt cá, cấy lúa, hái vải tổ chức cho du khách cắm trại trên các vạt thông xanh ngát. Thế nhưng hiện nay tất cả các hoạt động này vẫn chưa được đầu tư thực hiện. Đây chính là lí do khiến cho khả năng thu hút khách du lịch trong nước và khách quốc tế đến đây nghỉ cuối tuần chưa thực sự cao. Các doanh nghiệp lữ hành khi khai thác khu di tích vào hoạt động du lịch cũng chỉ dừng lại ở hoạt động du lịch văn hóa, lễ hội. Không có nhiều tour du lịch hướng tới điểm du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc như một điểm du lịch cuối tuần mà thường kết hợp điểm du lịch này với các điểm du lịch khác trở thành tuyến du lịch. Trước thực trạng đó thì việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cuối tuần là một vấn đề cần được quan tâm để du lịch cuối tuần phát triển xứng với tiềm năng của nó. 2.4 Hoạt động xúc tiến, quảng bá cho du lịch cuối tuần tại Côn Sơn – Kiếp Bạc Ở giai đoạn 2006 – 2010 nghành Du lịch tỉnh Hải Dương đã nỗ lực trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch thế nhưng công tác này vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã phần nào thu hút được một lượng khách nhất định đến với Côn Sơn - Kiếp Bạc vào dịp cuối tuần thế nhưng để khai thác hiệu quả hơn nữa thì chính quyền địa phương và nhân dân nơi đây phải cùng nhau thực hiện tốt việc tuyên truyền quảng bá du lịch để hình ảnh Côn Sơn – Kiếp Bạc trở nên lung linh hơn trong mắt bạn bè du khách thập phương và quốc tế. Khi những điểm du lịch khác trở nên hấp dẫn và thu hút lượng đông du khách đến nghỉ vào dịp cuối tuần thì Côn Sơn – Kiếp Bạc vẫn còn là một điểm Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 51 - Líp: VHL 301
  52. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c du lịch cuối tuần khá xa lạ. Ở đây hội tụ đầy đủ những điều kiện của một điểm du lịch cuối tuần thế nhưng công tác đầu tư, quy hoạch kém cộng với việc tuyên truyền quảng bá về nơi đây còn hạn chế, chưa tích cực cho nên việc khai thác du lịch chưa thực sự hiệu quả. Những chính sách xúc tiến du lịch, những phương pháp, hình thức tuyên truyền, giới thiệu khu du lịch Côn Sơn – Kiếp Bạc chưa sâu rộng, chưa được triển khai mạnh mẽ. Việc nghiên cứu thị trường còn mang tính tự phát từ các doanh nghiệp. Điều này khiến cho nơi đây chưa thực sự có sức hút với du khách cuối tuần. Như vậy trên thực tế tiềm năng du lịch cuối tuần nơi đây vẫn chưa được khai thác và sử dụng triệt để. Nguyên nhân có lẽ tại công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh Côn Sơn – Kiếp Bạc cùng với việc chú trọng đầu tư tôn tạo di tích và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa được đầu tư thỏa đáng. Hoạt động quảng bá du lịch nơi đây gần như mới chỉ dừng lại ở việc quảng bá cho du lịch vào dịplễ hội còn với hoạt động du lịch cuối tuần thì chưa có. Nhận thức của người dân về việc bảo vệ môi trường cảnh quan di tích còn chưa cao dẫn đến những hạn chế tồn tại cần nhanh chóng khắc phục. * Đánh giá về thực trạng khai thác du lịch nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng tại Côn Sơn –Kiếp Bạc Những thành tựu: Giá trị đương đại khu Côn Sơn - Kiếp Bạc không chỉ là những công trình kiến trúc đền, chùa, tháp, các di vật, cổ vật minh chứng cho thời kì phát triển của dân tộc. Mà đó có cả những giá trị lịch sử văn hóa tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống, các cảnh quan tự nhiên Đây là nguồn tài nguyên du lịch cuối tuần hấp dẫnvà quan trọng nhất đảm bảo cho hoạt động du lịch của Côn Sơn - Kiếp Bạc nói riêng và của du lịch Hải Dương nói chung. Cụ thể: Về nhân thần: Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi là hai ngôi sao sáng nhất Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 52 - Líp: VHL 301
  53. Khai th¸c hiÖu qu¶ ho¹t ®éng du lÞch cuèi tuÇn t¹i C«n S¬n - KiÕp B¹c trong bầu trời Đại Việt. Về cảnh quan: Kiếp Bạc núi non trùng điệp, sông nước bao la,vừa là vị trí quân sự trọng yếu vừa là nơi phong cảnh hữu tình, rất phù hợp cho truyền thống trẩy hội bằng thuyền. Côn Sơn mang dáng vẻ u tịch của chốn Thiền Tâm, phù hợp với đạo Thiền và những người muốn thoát khỏi những bon chen, xô lấn của cuộc sống thường ngày về đây di dưỡng tinh thần, lấy lại cân bằng cuộc sống. Về tín ngưỡng tôn giáo: Kiếp Bạc từ lâu đã trở thành một trung tâm tín ngưỡng. Trần Hưng Đạo đã trở thành một vị thánh trong tâm thức dân gian. Côn Sơn là chốn phật tổ của thiền phái Trúc Lâm một thiền phái mang tư tưởng tự cường dân tộc. Hơn nữa nơi đây còn là di tích gắn với đại gia đình Nguyễn Trãi. Về kiến trúc: dù bị chiến tranh tàn phá nhưng Kiếp Bạc vẫn giữ được một ngôi đền có kiến trúc thời Nguyễn với những pho tượng đồng quý báu. Côn Sơn còn dấu ấn ngôi chùa cổ cùng hệ thống tượng phật và bia ký có giá trị đặc biệt. Về lễ hội : Hằng năm Côn Sơn - Kiếp Bạc có hai kì lễ hội truyền thống là hội xuân và hội thu. Vào ngày quốc lễ hàng chục vạn đồng bào khắp mọi miền tổ quốc và nhiều kiều bào nước ngoài lại hành hương về Côn Sơn - Kiếp Bạc. Lễ hội có nhiều nghi lễ trang ngiêm, trò chơi dân gian vô cùng phong phú. Chính vì vậy mà khu vực Côn Sơn - Kiếp Bạc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành một điểm du lịch cuối tuần có sức hấp dẫn du khách. Những mặt còn hạn chế: Kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ cho phát triển hoạt động du lịch tại Côn Sơn - Kiếp Bạc tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng một cách đầy đủ yêu cầu phát triển du lịch cuối tuần. Hạ tầng nối cụm di tích chính với các điểm di tích xung quanh còn đang được xây dựng, hệ thống xử lí môi trường chưa được đầu tư phát triển. Tính mùa vụ ở khu di tích lại rất cao. Lượng khách tập trung đông vào mùa Sinh viªn: Hoµng ThÞ B×nh - 53 - Líp: VHL 301