Khóa luận Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch - Phạm Thị Huyền
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch - Phạm Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_khai_thac_yeu_to_van_hoa_cua_van_mieu_mao_dien_hai.pdf
Nội dung text: Khóa luận Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch - Phạm Thị Huyền
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hiện nay, đời sống vật chất của con người ngày một nâng nên, con người muốn sử dụng số tiền mình làm ra để làm phong phú hơn đời sống tinh thần .Bởi vậy du lịch trở thành một nhu cầu thiết yếu.Nó mang lại cho con người những giờ phút nghỉ ngơi thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng .Từ đó du lịch trở thành một ngành kinh tế vô cùng quan trọng.Cùng với sự phát triển đó thì đối tượng du lịch văn hoá ngày càng được du khách quan tâm .Là loại hình du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu thẩm nhận văn hoá của con người .Trong đó di sản văn hoá được coi là “nền móng" và văn hoá như là nền tảng , động lực của sự phát triển du lịch nói chung. Vì vậy việc bảo tồn tôn tạo và phát huy những giá trị của di sản văn hoá là công việc hết sức quan trọng.Nó là nhân tố hàng đầu cho sự phát triển bền vững .Nó góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.Di tích lịch sử văn hóa là bức thông điệp chứa đựng cả giá trị vật thể và phi vật thể mà cha ông ta để lại cho chúng ta. Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng , địa điểm và các di vật ,bảo vật quốc gia thuộc công trình , địa điểm có giá trị lịch sử,văn hoá và khoa học .Trong đó Văn miếu là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt :Văn Miếu được xây dựng ra là nơi thờ Khổng Tử ,các ông tổ của Đạo Nho và cả những bậc thầy trong nền giáo dục Việt Nam .Khác với Chùa là nơi tôn thờ Đạo Phật thì Văn miếu là nơi tôn thờ Đạo Nho. Hải Dương nay nguyên là đất của bộ Dương Tuyền thời Hùng Vương, địa danh, địa giới đã bao lần thay đổi từ Hồng Lộ,Nam Sách lộ,rồi Thừa Tuyên,xứ ,trấn rồi đến tỉnh.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử Hải Dương vẫn giữ được vị thế của mình là “trấn thứ nhất trong bốn kinh trấn , đứng đầu phên dậu phía Đông”của kinh đô Thăng Long. Nằm cách Thành phố Hải Dương 16km về phía tây,Văn miếu Mao Điền thuộc huyện Cẩm Giàng là di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của mảnh đất xứ Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 1
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Đông này.Là nơi thờ Khổng Tử và tôn vinh các bậc Đại khoa Nho học tiêu biểu cho truyền thống văn hiến tỉnh Đông. Văn miếu Mao Điền có 3 gian chính tẩm và 5 gian bái đường ban đầu ở xã Vĩnh Lại huyện Đường An (nay thuộc xã Vĩnh Tuy –Bình Giang) đến thời vua Quang Trung và hợp nhất với trường học ,trường thi ở đây tạo thành một trung tâm văn hoá lớn. Đây thực sự là tài sản vô cùng quý giá của mảnh đất này mà còn của cả dân tộc Việt Nam còn lưu giữ đến ngày nay. Là người con của Hải Dương ,tôi muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của tỉnh nhà .Chính vì điều đó nó đã thôi thúc tôi chọn đề tài “Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền -Hải Dương phục vụ phát triển du lịch”. 2. Mục đích Với đề tài “Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điên -Hải Dương phục vụ phát triển du lịch” nhằm mục đích. Tìm hiểu giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của Văn Miếu Mao Điền và thực trạng khai thác giá trị văn hoá của Văn miếu phục vụ phát triển du lịch. Đề xuất một số giải pháp với chính quyền địa phương ,ngành du lịch cũng như các ngành có liên quan của huyện Cẩm Giàng trong việc bảo tồn và khai thác giá trị của Văn miếu một cách có hiệu quả nhất vào hoạt động du lịch. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của Văn miếu Mao Điền như di vật còn lại tại Văn miếu,lễ hội truyền thống 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về đặc điểm tự nhiên,dân cư , đời sống kinh tế ,xã hội của người dân nơi đây. Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 2
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch 4.Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Khoá luận sử dụng các thông tin tư liệu như:Báo cáo tổng kết nguồn số liệu thống kê đến đề tài lưu giữ tại xã ,tỉnh. Tài liệu thực địa do tác giả sưu tầm ,phỏng vấn tại địa phương . 4.2 Phương pháp khảo sát điền giã Trong quá trình làm khoá luận tác giả có đi khảo sát thực tế tại Văn miếu:Quan sát,miêu tả ,chụp ảnh ,phỏng vấn. 4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu Trong quá trình làm khoá luận ,tác giả có tìm hiểu và hệ thống các nguồn tư liệu đã thu thập. 5. Đóng góp của khoá luận Tiếp thu thành quả của nguời đi trước ,kết hợp với khảo sát thực tế , đóng góp của khoá luận là: Xác định niên đại xây dựng và những lần trùng tu sửa chữa của Văn miếu. Tìm hiểu yếu tố văn hoá của Văn miếu. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của Văn miếu phục vụ phát triển du lịch. 6.Bố cục Ngoài phần mở đầu ,kết luận chung ,phụ lục và danh mục đề tài tham khảo,bố cục của hoá luận gồm 3 chương: Chương 1:Một số vấn đề lý luận chung Chương 2: Giá trị văn hoá của Văn miếu Mao Điền. Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp khai thác giá trị văn hoá của Văn miếu phục vụ phát triển du lịch. Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 3
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Chương 1:Một số vấn đề lý luận chung 1.1 Mối quan hệ tương tác giữa du lịch và văn hoá 1.1.1 Khái niệm du lịch Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới ,du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của người dân và nó đang là một ngành kinh tế quan trọng hàng đầu ở một số nước trên thế giới. Thuật ngữ du lịch đã trở nên rất thông dụng .Nó bắt nguồn từ tiếng Pháp “Tour” nghĩa là đi còng quanh ,cuộc dạo chơi còn “touriste” là người đi dạo chơi .Du lịch gắn với việc nghỉ ngơi,giải trí nhằm khôi phục ,nâng cao sức khoẻ và khả năng lao động của con người ,nhưng trước hết nó liên quan mật thiết với sự chuyển chỗ của con người . Du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rồi khỏi chỗ của mình trong thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi ,giải trí hay chữa bệnh . Cách hiểu thứ hai đó là du lịch là hệ quả của cách hiểu thứ nhất .Là một hiện tượng kinh tế -xã hội thu hút hàng tỉ người trên thế giới .Dòng người đi du lịch đông đảo có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nhiều nước .Sự phát triển của ngành du lịch cũng kéo theo sự phát triển của ngành khác như:Công nghiệp,nông nghiệp,xây dựng ,thương mại , ăn uống nhằm sản xuất và cung cấp hàng hoá phục vụ cho nhu cầu vật chất và tinh thần của khách du lịch. Theo I.I Pirôgiơnic (1985) thì du lịch được hiểu là một hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự nghỉ ngơi,chữa bệnh ,phát triển thể chất và tinh thần ,nâng cao trình độ nhận thức – văn hoá hợc thể thao là theo việc tiêu thụ với những giá trị về tự nhiên kinh tế và văn hoá [ 19 ,15] Ngoài ra nhìn từ góc độ nghiên cứu .Tổ chức du lịch thế giới UNWTO định nghĩa như sau :Du lịch là : “Tổng số các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa du khách , các nhà cung ứng ,chính quyền và cộng đồng địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón du khách. Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 4
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Còn tại Việt Nam ,theo luật du lịch Việt Nam qui định : “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan ,giải trí ,nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định” 1.1.2 Khái niệm văn hoá Nếu như con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên thì văn hoá là sản phẩm đặc sắc nhất của con người .Với bản chất sáng tạo ,con người tác động lên giới tự nhiên ,cải biến và chế tác ra những phương tiện nhằm phục vụ cuộc sống ,thoả mãn nhu cầu của mình. Với trí tuệ và tài năng ,con người chiếm lĩnh tự nhiên , thâu nạp tinh hoa xã hội ,tự phân thân chính bản thân mình thành một thế giới vật thể và phi vật thể chứa đầy tam huyết và nghị lực nhằm thực hiện ước mơ ,vươn tới những khát vọng ,tạo nên thế giới thứ hai - thế giới văn hoá . Ở Phương Đông ,văn hoá theo tiếng Trung Quốc có nghĩa là “ văn trị hoá giáo” :Tức là cách cai trị mang hình thức đẹp đẽ kết hợp với giáo hoá .Bản thân từ “văn” là sự biểu hiện ra bên ngoài , là vẻ đẹp do màu sắc tạo ra , nó biểu hiện thành một hệ thống các qui tắc ứng sử xem là đẹp đẽ. Còn ở Phương Tây :Văn hoá theo phiên âm Latinh bắt nguồn từ 2 nghĩa đó là :Cultus agri : Trồng trọt ở ngoài đồng Cultus arimi: Trông trọt tinh thần ,nghĩa là giáo dục con người .Con người chỉ có thể có văn hoá thông qua giáo dục ,vô thức hoặc có ý thức ,con người không thể tự nhiên có văn hoá như tự nhiên bản thân con người có cơ thể . Văn hoá không phải là cái gì cụ thể mà nó chính là dấu ấn của một cộng đồng . Có rất nhiều định nghĩa về văn hoá nhưng theo UNESCO: Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra trong quá trình lịch sử cũng như đang diễn ra trong hiện tại . Qua hàng thế kỷ các hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị ,truyền thống ,thị hiếu ,thẩm mỹ và lối sống .Dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình. Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 5
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Theo định nghĩa văn hoá của PGS ,TSKH Trần Ngọc Thêm thì “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn , trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội [14,10]. 1.1.3 Tác động của du lịch với văn hoá Tác động tích cực : Du lịch góp phần giao lưu trao đổi văn hoá giữa du khách và dân địa phương,góp phần làm phong phú ,bổ sung thêm bản sắc văn hoá của cả hai phía cũng như sự hiểu biết và hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau như : văn hoá , chính trị ,khoa học công nghệ . Tác động tiêu cực : Du lịch phát triển nhanh đôi khi quá khả năng chịu đựng của cộng đồng địa phương , lối sống bị ảnh hưởng ,bị thoái hoá .Văn hoá bản địa bị ảnh hưởng qua việc biến truyền thống địa phương ,lễ linh thiêng và nơi hành lễ thành hoàng làng, làm mất đi các giá trị truyền thống của nhân dân. Do chạy lợi ích kinh tế trước mắt nên các hoạt động văn hóa truyền thống được trình diễn một cách thiếu tự nhiên hoặc chuyên nghiệp ,hoặc để mua vui cho khách du lịch . Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết về nguồn gốc, ý nghĩa các hành vi lễ hội , người ta giải thích một cách sai lệch thậm chí bậy bạ .Như vậy giá trị văn hoá đích thực của một cộng đồng đáng lý phải được trân trọng lại bị đem ra làm trò tiêu khiển ,Mua vui cho khách ,giá trị truyền thống bị lu mờ do sự lạm dụng vì mục đích kinh tế . Một trong những xu thế thường thấy ở các nước nghèo đón khách từ các nước giàu là người dân bản xứ , nhất là giới trẻ ngày càng chối bỏ truyền thống và thay đổi cách sống theo mốt du khách . Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến văn hoá và xã hội còn được thể hiện qua mối quan hệ giữa du khách và người dân địa phương.Nhìn chung theo thời gian , thái độ của dân sở tại đối với du khách thay đổi dần từ tích cực sang tiêu cực Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 6
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch 1.1.4 Ảnh hưởng của văn hoá đến du lịch Đối tượng văn hoá được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn .Nếu như tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ độc đáo và hiếm hoi thì tài nguyên du lịch nhân văn lại thu hút khách bởi tính phong phú , độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó . Các đối tượng văn hoá là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hoá phong phú.Mặt khác nhận thức văn hoá còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách . Như vậy nếu từ góc độ thị trường thì văn hoá vừa là yếu tố cung vừa góp phần hình thành yếu tố cầu trong hệ thống du lịch . Để nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch ,người ta bán hoặc làm kỷ niệm những hàng thủ công mỹ nghệ hay sản phẩm của những nước hay khu vực du khách đến thăm. Ngoài ra trình diễn dân ca và các loại hình nghệ thuật truyền thống cũng như hiện đại là một biểu hiện của văn hoá , đặc biệt nếu khách lưu trú tại khách sạn thì việc quảng bá loại hình âm nhạc truyền thống là một điều rất hay Cộng thêm vào đó thái độ niềm nở , nhiệt tình phục vụ chào đón khách , điều đó đã góp phần thu hút lượng khách đến với khách sạn hơn. Nền nông nghiệp có thể là mối quan tâm của du khách . Mô hình nông thôn làm cho du khách hoà mình vào cuộc sống của người nông dân vừa giúp du khách hiểu thêm về bản chất một nền văn hoá , vừa góp phần giúp những người nông dân mở mang nhận thức một cách trực tiếp Ngoài ra việc quan tâm đến ngôn ngữ của một quốc gia cũng là động lực thúc đẩy phát triển du lịch. Bên cạnh đó tôn giáo cũng có thể để lại dấu ấn mạnh mẽ đến văn hoá giao tiếp . Những người theo đạo sẽ tìm thấy sự yên tâm khi đến du lịch tại đất nước có tôn giáo của họ . Họ cũng nhận được sự đồng cảm của người dân địa phương có cùng tôn giáo ,ngược lại sự hiềm khích tranh chấp tôn giáo là một vật cản khó có thể vượt qua trong việc tổ chức hoạt động du lịch [13,144- Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 7
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch 150]. Sự ảnh hưởng của nền văn hoá tới du lịch ,nó hỗ trợ và góp phần thúc đẩy lẫn nhau trong việc bảo tồn và phát triển. 1.1.5 Tài nguyên du lịch Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt .Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch đến việc hình thành ,chuyên môn hoá các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của các ngành dịch vụ. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn (văn hoá) có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thoả mãn nhu cầu về chữa bệnh , nghỉ ngơi ,tham quan hay đi du lịch . Về thực chất , tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên , các đối tượng văn hoá lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Xét về cơ cấu tài nguyên du lịch có thể phân thành 2 bộ phận : Tự nhiên và nhân tạo (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hoá lịch sử của hoạt động du lịch ): Tài nguyên tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận tài nguyên có khả năng tái tạo hoặc có quá trình suy thoái chậm.Hầu hết việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện thời tiết. Tài nguyên tự nhiên gồm các yếu tố , các thành phần tự nhiên , các hiện tưọng tự nhiên , các quá trình biến đổi chung hoặc có thể được khai thác và sử dụng vào đời sống và sản suất của con người Theo khoản 1 (Điều 13, chương II )Luật du lịch Việt Nam năm 2005 qui định : “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo , khí hậu ,thuỷ văn , hẹ sinh thái , cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.” Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên không tôn tại độc lập mà luôn tồn tại , Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 8
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch phát triển trong cùng một không gian lãnh thổ nhất định , có mối quan hệ qua lại hoặc tương hỗ chặt chẽ theo những qui luật của tự nhiên, như qui luật luôn vân động và biến đổi không ngừng , qui luật sinh địa hoá , qui luật địa đới , qui luật tuần hoàn của nó , qui luật tuần hoàn của không khí. Các tài nguyên tự nhiên luôn gắn với các điều kiện tự nhiên , cũng như các điều kiện kinh tế văn hoá xã hội và cũng được phân bố gần các tài nguyên nhân văn. Sự phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên chỉ mang tính tương đối. Thực tế khi tìm hiểu và ngiên cứu về tài nguyên du lịch tự nhiên, các nhà nghiên cứu thường ngiên cứu theo từng thành phần tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên có các điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, các di sản thiên nhiên thế giới, các điểm tham quan tự nhiên. Theo luật du lịch Việt Nam, tại điều 13 chương II thì tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, các di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc,các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể sử dụng cho mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn là những sản phẩm do con người sáng tạo ra cùng với các giá trị của chúng có sức hấp dẫn đối với du khách.Những di sản văn hoá cũng là do con người sáng tạo ra do vậy mà các di sản văn hoá là tài nguyên du lịch nhân văn, nó bao gồm di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Di sản văn hoá vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học,bao gồm di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh,di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử,văn hoá khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ,chữ viết, được lưu truyền bằng miệng, trình diễn và các hình thức lưu giữ,lưu truyền khác,bao gồm tiếng nói chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y,dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 9
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.(4,67) Theo Nguyễn Minh Tuệ - tác giả cuốn “địa lý du lịch” thì tài nguyên du lịch được hiểu như sau: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người , khả năng lao động và sức khoẻ của họ , những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp , cho sản xuất dịch vụ du lịch”. Theo điều 4 của luật du lịch Việt Nam thì tài nguyên du lịch được hiểu như sau: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên , yếu tố tự nhiên , di tích lịch sử văn hoá , công trình lao động sáng tạo của con người và các nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch , là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch , điểm du lịch , tuyến du lịch , đô thị du lịch”. 1.1.6 Vai trò của du lịch đối với việc phát triển di tích lịch sử văn hoá Du lịch là ngành kinh tế đã đang và sẽ được quan tâm đầu tư phát triển.Việc phát triển du lịch phải dựa trên yếu tố tự nhiên và yếu tố về văn hoá hay nói cách khác đó là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.Nó là ngành kinh tế do vậy nó ảnh hưởng đến các mặt của đời sống. Du lịch phát triển nó làm cho khai thác giá trị văn hoá tại một điểm du lịch được tốt hơn, từ đó người dân địa phương, cán bộ của địa phương đó, những người có trách nhiệm sẽ quan tâm tu bổ di tích đó ngày một tốt đẹp hơn, khang trang hơn, di tích đó được bảo vệ tốt hơn. Văn hoá là một trong những thành tố giúp cho du lịch phát triển, vì vậy khi du lịch được phát triển, họ đến tham quan tại một di tích, thì yếu tố văn hoá của di tích đó được quảng bá, các sách báo, đồ lưu niệm, các mặt hàng đặc sản tại nơi đó được bầy bán người tham quan sẽ mua về làm kỉ niệm cho bạn bè và người thân, du lịch đã giúp mở rộng văn hoá. Du lịch phát triển, người làm du lịch sẽ tạo ra các chương trình du lịch trong đó các điểm du lịch văn hoá sẽ được nằm trong tuyến đó, từ đó góp Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 10
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch phần quảng bá giới thiệu hình ảnh của các di tích văn hoá được mọi người biết đến và thu hút được khách thập phương đến tìm hiểu nghiên cứu. Việc quảng bá này không chỉ làm khách du lịch biết đến mà còn giới thiệu hình ảnh đẹp, truyền thống lịch sử văn hoá của dân tộc đối với các nước trên thế giới để họ biết thêm hơn về Việt Nam - Đất nước và con người. Du lịch chính là con đường nhanh nhất và gần nhất đưa văn hoá lên tầm cao mới và giữ gìn được những gì vốn có của nó, là phương tiện tốt nhất để du khách biết đến các điểm văn hoá. Du lịch chính là cầu nối giữa du khách với văn hoá, mang lại mối quan hệ thân thiết và rằng buộc,qua lại lẫn nhau vì nhờ có du lịch thì văn hoá mới phát triển được. Người làm du lịch chính là nhân tố trực tiếp giúp cho văn hoá được nâng cao hơn cái giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật, mà không phải bất kỳ ai, bất kỳ người nào cũng biết được giá trị đích thực của nó. Du lịch có vai trò rất lớn trong việc thay đổi bộ mặt, diện mạo của văn hoá để nguồn gốc tài nguyên này sẽ được gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam. 1.2 Di tích lịch sử văn hoá Di tích lịch sử văn hoá là tài sản văn hoá quí giá của mỗi địa phương , mỗi dân tộc , mỗi đất nước và của cả nhân loại . Nó là bằng chứng trung thành , xác thực ,cụ thể nhất về đặc điểm văn hoá của mỗi đất nước . Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp , những tinh hoa , trí tuệ , tài năng , giá trị văn hó nghệ thuật của mỗi quốc gia . Di tích lịch sử văn hoá có khả năng rất lớn góp phần vào việc phát triển trí tuệ , tài năng của con người , góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn , khoa học lịch sử . Đó chính là bộ mặt của quá khứ của mỗi dân tộc mỗi đất nước. Định nghĩa : Theo tác giả cuốn “Địa lý du lịch” thì “Di tích lịch sử văn hoá là nhưng không gian vật chất cụ thể , khách quan , trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử , do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 11
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch sáng tạo ra trong lịch sử để lại”. Phân loại : Bao gồm Di tích văn hoá khảo cổ : “Là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hoá , thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại . Đa số các di tích văn hoá khảo cổ nằm trong lòng đất cũng có trường hợp nằm trên mặt đất (như các bức chạm khắc trên vách đá )Di tích văn hoá khảo cổ còn được gọi là di chỉ khảo cổ , nó được phân thành di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng . Loại hình di tích lịch sử bao gồm : Di tích ghi dấu về dân tộc học Di tích ghi dấu sự kiện quan trọng , tiêu biểu , có ỹ nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của đất nước , của địa phương. Di tích ghi dấu cuộc chiến chống xâm lựơc Di tích ghi dấu những kỉ niệm Di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc và phong kiến Loại hình di tích văn hoá lịch sử : Là các di tích gắn với các công trình kiến trúc có giá trị nên còn gọi là giá trị kiến trúc nghệ thuật . Những di tích này không chỉ chua đựng những giá trị kiến trúc mà còn chứa đựng cả những giá trị văn hoá xã hội , văn hoá tinh thần . Các danh lam thắng cảnh : Là những giá trị văn hoá do thiên nhiên ban cho , các danh lam thắng cảnh không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên bao la , hùng vĩ , thoáng đãng mà còn có giá trị nhân văn do bàn tay khối óc của con người tạo dựng lên . Các danh lam thắng cảnh thường chứa đựng trong đó giá trị của nhiều loại di tích lịch sử văn hóa và vì vậy nó có giá trị quan trọng với hoạt động du lịch . Nếu như di sản văn hoá bao gồm văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể thì di tích lịch sử văn hoá nằm trong văn hoá vật thể đó . Nó là tài sản vô cùng quí giá cần được bảo tồn và phát triển của mỗi địa phương mỗi dân tộc. Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 12
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch 1.3 Một số đặc điểm của Nho Giáo ở Việt Nam 1.3.1 Sự hình thành của Nho Giáo Trong xã hội Trung Hoa cổ đại , “Nho” là một danh hiệu chỉ những người có học thức , biết lễ nghĩa . Nho giáo là hệ thống giáo lý của các nhà nho nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả . Những cơ sở hình thành của n ó được hình thành từ đ ơi Tây Chu , đặc biệt với sự động góp của Chu Công Đán . Đền lượt mình , Khỏng Tử phát triển tư tưởng của Chu Công , hệ thống hoá lại và tích cực truyền bá vì vậy ông thường được xem là người sáng lập Nho giáo. Sách kinh điển của Nho giáo gồm 2 bộ : Ngũ kinh và Tứ Thư Ngũ kinh là bộ thứ nhất , phần lớn có từ trước , Khổng Tử đã ra công san định , hiệu đính và giải thích . Bao gồm 5 cuốn đó là : Kinh Thi : Là sưu tập thơ ca dân gian trong đó chủ đề tình yêu nam nữ khá nhiều .Không Tử dùng nó để giáo dục một tình cảm lành mạnh và cách thức diễn đạt khúc triết rõ ràng [14,256]. Kinh Thư : Ghi lại những truyền thuyết và biến cố về các đời vua cổ - anh minh như Nghiêu , Thuấn ,tàn bạo như Kiệt , Trụ ,Khổng Tử gia công san định lại những mong đem họ làm gương cho đời sau [14,257]. Kinh lễ :Ghi chép những lễ nghi thời trước ,Khổng Tử hiệu đính lại những mong dùng nó làm phương tiện duy trì và ổn định trật tự xã hội [14,257]. Kinh dịch : Khởi nguồn vốn ghi chép về âm dương ,Bát quái , ở dạng kí hiệu với sự đóng góp của Chu Văn Vương và Chu Công Đán . Từ bộ “Chu dịch” đó , Khổng Tử đã giang giải sâu rộng thêm và trình bày thứ tự rõ ràng cho dễ hiểu dễ dùng hơn [14,257]. Kinh Xuân Thu : Nguyên là ký sử của nước Lỗ quê hương Khổng Tử , được ông dụng công chọn lọc sự kiện , kèm theo những lời bình , thậm chí sáng tác những lời thoại để giáo dục các vua chúa [14,257] Đúng ra ,bộ sách còn một cuốn thứ sáu là Kinh Nhạc , nhưng về sau bị thất lạc chỉ còn lại một ít làm thành một thiên ghép chung vào Kinh lễ gọi là Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 13
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Nhạc ký . Vì vậy “Lục kinh” thành ra chỉ còn Ngũ kinh Sau khi Khổng Tử mất , học trò của ông tập hợp những lời dạy của ông và soạn ra cuốn Luận ngữ . Học trò xuất sắc của Khổng Tử là Tăng Sâm hay còn gọi là Tăng Tử , dựa vào lời thầy mà soạn sách Đại học dạy phép làm người quân tử . Một học trò của Tăng Tử là Khổng Cấp (thường gọi là Tử Tư )là cháu nội của Khổng Tử viết ra Trung dung nhằm phát triển tư tưởng của ông nội mình về cách sống dung hoà không thiên lệch . Đến thời chiến quốc có Mạnh Tử và ông biên soan thành sách Mạnh Tử.Các tác phẩm “Đại học” , “Trung dung” , “Mạnh Tử”, “Luận ngữ” về sau hợp thành Tứ Thư . Tứ thư và Ngũ kinh đã trở thành bộ sách gối đầu giường của Nho gia. Nếu như Khổng Tử mở đầu giai đoạn hình thành Nho giáo thì Mạnh Tử đã khép lại một giai đoạn quan trọng – giai đoạn hình thành Nho giáo . Đó là Nho giáo nguyên thuỷ -Nho giáo Tiên Tần hay còn được gọi là tư tưởng Khổng - Mạnh (14,257-258). 1.3.2 Nội dung và sự phát triển của Nho giáo Để quản lý tốt một xã hội thì đòi hỏi phải có người lãnh đạo tốt đó là người quân tử . Để trở thành người quân tử , trước hết phải tu thân.Nó gồm ba tiêu chuẩn sau : Đạt “Đạo”.Là con đường , là những mối quan hệ mà con người phải biết cách ứng sử trong cuộc sống . Có 5 đạo: Vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, anh – em, bạn bè .Năm đạo đức đó gọi là Ngũ luân . Đạt “Đức” . Người quân tử nếu có ba điều nhân – trí – dũng thì gọi là đạt Đức. Về sau Mạnh tử bỏ “dũng” mà thay bằng “lễ, nghĩa” thành bốn Đức : Nhân, lễ, nghĩa, trí . Đến đời Hán thêm Tín thành 5 đức gọi là “Ngũ thường”. Ngoài các tiêu chuẩn về “đạo và đức” , người quân tử còn phải bíêt Thi – Thư -Lễ - Nhạc .Khổng Tử nói rằng con người “hưng khởi trong lòng là nhớ học Thi , lập thân được là nhờ biết Lễ , thành công được là nhờ có Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 14
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Nhạc”(Luận Ngữ). Ông đòi hỏi người cai trị không thể là dân võ biền , mà phải có một vốn văn hoá toàn diện. Bên cạnh tu thân , người quân tử phải hành động , phải tề gia ,trị quốc bình thiên hạ . Là kim chỉ nam cho mọi hành động trong công việc cai trị đó là hai phương châm: Thứ nhất là Nhân trị : Nhân là tình người , nhân trị là cai trị bằng tình người, coi người như bản thân mình . Thứ hai là chính danh : Chính danh tức là sự vật phản ứng với tên gọi , mỗi người phải làm dúng với chức danh , chức phận của mình . Chính danh trong cai trị là phải làm sao để “vua ra vua , tôi ra tôi , cha ra cha , con ra con”(Luận ngữ) , nếu danh không chính thì lời nói không thuận , lời nói không thuận tất việc chẳng thành (Luận ngữ). Xét về ngọn nguồn , có thể thấy Nho giáo chính là sự tổng hợp của hai truyền thống văn hoá gốc du mục phương Bắc và văn hoá nông nghiệp phương Nam Tinh hoa văn hoá gốc du mục phương Bắc thì nổi bật ở các điểm đó là :Tham vọng , “bình thiên hạ”, coi nhẹ quốc gia . Khổng Tử đã từng rời nước Lỗ sang quốc gia khác để tìm minh chủ . Tinh hoa đó là truyền thống trọng sức mạnh được thể hiện trong chữ “dũng” và nó cũng là gốc của Tham vọng. Là một sản phẩm của truyền thống văn hoá gốc du mục được thể hiện qua thuyết “chính danh” là phải có tôn ti rõ ràng , một xã hội trật tự ngăn nắp. Thể hiện trong tinh hoa truyền thống nông nghiệp phương Nam nổi bật đó là việc đề cao chữ “Nhân” và nguyên lý “Nhân trị”, việc coi trọng dân có nguồn gốc từ tinh thần “dân chủ”. Bên cạnh đó Nho giáo nguyên thuỷ rất coi tọng văn hoá đặc biệt là văn hoá tinh thần (thư , thi , lễ , nhạc ).Tất cả các vấn đề trên đều thể hiện trong Trung dung và Luận ngữ [14,258-260] . Nho giáo mà Khổng Tử tốn bao công gây dựng vừa có thể nói là rất thành công và vừa có thể nói là đã thất bại .Thất bại vì các bậc đế vương vốn quen cầm quyền theo lối nhân trị , đi ngược lại với xu thế chung , nên hầy như không được ai dùng . Rồi việc nhà Tần cho đốt sách chôn Nho vì việc cai trị Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 15
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch quá chuyên chế của mình kết quả là nhà Tần đã sụp đổ. Lần đầu tiên Nho giáo lên địa vị là quốc giáo là theo lời khuyên của Đổng Trọng Thư , Hán Vũ Đế , tư tưởng Nho giáo được truyền bá các nước phương Đông và Khổng Tử được tôn làm bậc thánh. Thực ra đây là sự kiện mang tính hai mặt , xét về hiện thực thì đúng là Nho giáo thắng , nhưng trên thực tế chính là đạo Khổng thua . Nguyên nhân của cả việc thắng thua này thực chất là ở chất tình cảm và dân chủ phương Nam mà Nho giáo nguyên thuỷ đa tiếp thu. Lối sống theo tình cảm và dân chủ chỉ phù hợp với những phạm vi nhỏ hẹp của các làng xã nông nghiệp , khi mọi người đều quen biết nhau , nó không thể áp dụng cho một đất nước rộng lớn. Đền thời nhà Hán thì Nho giáo đề cao một cách hình thức , còn trên thực tế họ vẫn cai trị theo lối pháp gia .Nhưng ngay cả cái hình thức ấy nhà Hán vẫn không giữ được mà đã thay đổi , cải tạo biến đổi Nho giáo một cách cơ bản loại bớt mâu thuẫn biến nó thành công cụ cai trị thực tiễn và hữu hiệu phục vụ cho vương triều mà quan trọng là loại bớt “chất nông nghiệp phương Nam”trong Nho giáo. Họ hạn chế nhắc đến “nhân trị” thay vào đó họ nói nhiều đến lễ tri và đặc biệt là đề cao trời.Tiếp theo là họ loại bỏ hạt nhân dân chủ thay cho Ngũ luân với quan hệ hai chiều bình đẳng là Tam cương với quan hệ một chiều duy nhất (trung - hiếu -tiết - nghĩa ).Chỉ có mối quan hệ đòi hỏi trách nhiệm của kẻ dưới với người trên. Từ đời Hán về sau vai trò của văn hoá cũng bị thu hẹp, nó chỉ giới hạn trong khuôn khổ những gì có lợi cho vương quyền . Như vậy theo quan niệm Nho giáo của Khổng - Mạnh đúng là không còn nữa thay vào đó là một hình thức Nho giáo khác để phục vụ cho cai trị, trong phạm vi quốc gia ,bên cạnh cái nhân để lấy lòng dân cần phải tăng liều lượng chất pháp luật của văn minh du mục. Nhiệm vụ này Hán Nho đã thực hiện một cách xuất sắc.Do vậy mà Nho giáo mới này mới được nhà Hán và các triều đại về sau ra sức đề cao [14,261-264]. Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 16
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch 1.3.3 Đặc điểm Nho giáo ở Việt Nam Có nhiều yếu tố của Nho giáo khi vào Việt Nam đã bị biến đổi cho phù hợp với truyền thống của văn hoá dân tộc. Chữ nghĩa có thể vẫn thế nhưng cách hiểu đã khác nhiều. Quốc gia cổ đại vùng Trung Nguyên với gốc gác là du mục của mình do vậy mà đầy biến động, chính vì điều đó mà Nho giáo muốn tạo nên một xã hội ổn định. Tại Việt Nam nhu cầu ổn định không chỉ có ở dân mà cả triều đình, không chỉ có ở trong đối nội mà cả trong đối ngoại sự ổn định này đã tạo nên sự lệ thuộc của cá nhân vào tập thể cộng đồng. Nhà nước Nho giáo đã tạo ra sự phụ thuộc của bộ máy quan lại vào nhà cầm quyền bằng các biện pháp về kinh tế:Nhẹ lương nặng bổng và biện pháp về tinh thần là trọng đức khinh tài, khai thác truyền thống đạo đức của văn hoá nông nghiệp. Yếu tố quan trọng thứ hai là yếu tố trọng tình người vi trọng tình vốn là truyền thống lâu đời của văn hoá phương Nam nên khi tiếp nhận Nho giáo người Việt Nam tâm đắc với chữ nhân hơn cả. Trong Nho giáo Việt Nam trọng tình được bổ sung bằng truyền thống dân chủ của văn hoa nông nghiệp chính nhờ tính dân chủ đó mà văn hoá Trung Hoa xâm nhập vào Việt Nam nó được làm “mềm đi” không đến mức quá ư hà khắc vì vậy mà Nho giáo Việt Nam, dù có giữ được địa vị độc tôn cũng không dám loại trừ Phật giáo và huỷ hoại cái gốc của Việt Nam là đạo Mẫu.Tiếp thu chữ “hiếu” của Nho giáo điều đó được thể hiện rất rõ trong mối quan hệ với cha, mẹ . Thứ ba là tư tưởng trung quân. Ở Trung Hoa rất coi trọng tư tưởng trung quân còn tư tưởng yêu nước thì không được đề cập nhưng sang Việt nam thì tiếp thu tư tưởng trung quân của Nho giáo trên cơ sở tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sẵn có khiến cái trung quân đã bị biến đổi và gắn liền với ai quốc. Thứ tư là xu hướng trọng văn vì chịu ảnh hưởng của văn hoá nông nghiệp phương Nam. Ở Việt nam văn được coi trọng hơn hẳn võ người Việt Nam nhìn thấy ở Nho giáo một công cụ văn hóa, một con đường làm nên Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 17
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch nghiệp lớn: Chẳng tham ruộng cả ao liền Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ Anh về lo học chữ Nhu Chín trăng em đợi, mười thu em chờ Thứ năm là thái độ đối với nghề buôn Nho giáo Trung Hoa khuyến khích làm giàu nếu nó không trái với lễ. Nhưng ở Việt Nam với văn hoá nông nghiệp đậm nét với tính cộng đồng và tính tự trị lại có truyền thống khinh rẻ nghề buôn. Nó đã ăn sâu bám rễ vào con người Việt Nam truyền thống này làm cho Việt nam vốn đã âm tính lại càng duy trì sự ổn định lâu dài và không bị đồng hoá. Vì những điều đó mà Nho giáo Việt Nam và Nho giáo Trung Hoa có những nét tương đồng đó chính là những tinh hoa của văn hoá nông nghiệp phương Nam mà nho giáo nguyên thuỷ đã tiếp thu. 1.4 Văn miếu - dạng kiến trúc tôn thờ Nho giáo cơ bản ở Việt nam 1.4.1 Lịch sử hình thành Văn miếu là từ mượn chữ Hán. Tại Trung Quốc còn được gọi là Khổng miếu, tên cũ là Phu Tử miếu thường để chỉ Phu tử miếu Nam Kinh , còn Khổng miếu thường để chỉ Khổng miếu Khúc phụ là đền thờ Khổng tử tại các nước Á Đông. Tên goị Khổng miếu được người dân Châu âu dịch ra các thứ tiếng của họ là:Literaturetemple (Anh) ,Literaturetemple (Đức) le temple d’lite’rature đều có nghĩa là “đền thờ văn học”.Với cách hiểu như vậy,Văn miếu đã mất đi ý nghĩa nguyên thuỷ của nó, mà chỉ còn là biểu tượng của văn học. Theo từ điển Từ nguyên của Trung quốc :”Văn miếu là miếu Khổng Tử, năm 27 niên hiệu Khai Nguyên thời Đường (739) phong Khổng Tử là Văn Tuyên Vương , gọi miếu Khổng Tử là Văn tuyên Vương miếu. Từ thời Nguyên , Minh về sau phổ biến gọi là Văn miếu. Ở Trung hoa về cơ bản Khổng miếu luôn được các triều đại phong kiến trân trọng và tôn vinh. Đời Đường Thái Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 18
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Tông gia phong Khổng Tử là Văn Tuyên Vương, đến đời Tống phong them cho Khổng Tử hai chữ “Chí Thánh”, đến nhà Nguyên Mông lại thêm cho ông hai chữ “Đại thành”,như vậy Khổng Tử đã trở thành bậc “Đại thành Chí thánh Văn Tuyên Vương”.Trong thượng cung của Văn miếu Hà Nội hiện con bài trí trang trọng tượng của ngài và tấm bài vị : “Đại thành Chí thánh Tiên sư Khổng Tử - Thần vị”là một biểu hiện cho sự đề cao trân trọng và tôn vinh thánh Khổng . Ngoài Khổng miếu ở Khúc Phụ ra, nhiều địa phương ở miền Nam Trung Quốc cũng xây dựng Văn miếu với một biểu thức tương đối giống nhau như: Xây dựng theo hướng Bắc Nam, các công trình trong Văn miếu bao gồm: Văn Miếu Môn -Đại Trung Môn – Khuê Văn Các - Đại thành môn -điện Đại thành - Điện Khải Thánh – Đông Vu – Tây vu Các Văn miếu hầu hết ở Việt Nam đều được xây dựng theo mô hình cảu Văn miếu Nam Trung Hoa với qui mô lớn nhỏ khác nhau. 1.4.2 Chức năng của Văn miếu Văn miếu lập ra lúc đầu là thờ Khổng Tử - Vị thánh của Đạo Nho , đề cao đạo Nho, đè cao mối quan hệ trong xã hội mà tiêu biểu đó là thầy – trò, vua – tôi, cha –con, bạn – bè.Nhưng sau đó nó được mở rộng ra để thờ các vị có công với đạo Nho, các vị thầy có công trong việc dạy chữ, dạy nghề cho nhân dân được nhân dân tôn sùng và yêu quí. Văn miếu là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam, ngày xưa các vị hoàng tử, con cung tần mĩ nữ, dòng giống cuả nhà vua và một số quan lại trong triều được hoạ tại đây, dần về sau thì đó cũng là nơi tổ chức các cuộc thi hương, thi hội, thi đình để tìm nhân tài cho đất nước. Ở Văn miếu thường khắc bia tiến sĩ xưa kia, ghi danh lưu tên những người đỗ đạt cao dể muôn đời sau con cháu Việt Nam được biết đến và học tập. Ngày nay đến mỗi lần thi cử quan trọng, người dân thường đến Văn miếu để cầu khấn, mong thi đỗ đạt cao, thể hiện được tâm linh của con người Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 19
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Việt Nam luôn hướng về cội nguồn dân tộc. 1.4.3 Đặc điểm kiến trúc, điêu khắc trang trí cơ bản của Văn miếu tại Việt Nam Thông thương kiến trúc của các Văn miếu thường giống nhau, gồm Văn miếu môn, toà Đông vu, toà Tây vu,Tiền tế và Hậu cung.Văn miếu Quốc Tử Giám Được xây dựng theo nguyên tắc phong thuỷ mô phỏng Văn miếu thờ Khổng Tử tại Trung Quốc (Khổng miếu) nhưng đơn giản hơn,nằm trên trục dũng đạo, đăng đối. Còn Văn miếu tai Hải dương kiến trúc theo kiểu chữ Nhị, ở Bắc Ninh kết cấu chữ Công ở Hưng Yên có kết cấu chữ Tam, các công trình đều được tạo dựng nên bởi chất liệu gỗ, lợp ngói mũi hài hoặc là ngói bình thường, kiến trúc toà Tiền tế thường theo kiểu chồng diêm các cột vươn cao đỡ mái, hệ thống kèo được thiết kế theo kiểu kẻ truyền trụ báng, trên mái thường chạm lưỡng long chầu nguyệt hay lưỡng long chầu nhật, khuôn viên của công trình thường kết hợp đăng đối, cây cối, hồ nước,tạo khung cảnh nên thơ lãng mạn, đậm chất văn chương. Nghệ thuật trang trí có chạm hoa lá, nét chạm nông, sâu nhưng đều rất sắc sảo,chuẩn mực, trên các câu đối đều chạm các loại hao trang trí tạo dáng vẻ uyển chuyển, mềm mại cho kiến trúc. Với kiến trúc và nghệ thuật trang trí như vậy, nó tạo nên sự khác biệt của văn miếu so với các công trình kiến trúc khác như đình, đền, chùa và mang lại dấu ấn riêng trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam. 1.5 Vai trò của các di tích lịch sử văn hoá đối với hoạt động du lịch Di sản văn hoá là tài sản vô cùng quí giá của mỗi quốc gia,gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc,cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá, hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (Bác học và dân gian) văn hoá cách mạng bao gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại (Trích : Nghị quyết hội nghị lần thứ 5, ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá 8). Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 20
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Các di tích lịch sử văn hoá ngoài giá trị tâm linh đối với đời sống cộng đồng, nó còn có vai trò to lớn với sự phát triển của hoạt động du lịch của một địa phương, một đất nước. Các di tích lịch sử văn hoá là những công trình kiến trúc có giá trị lịch sử như: Đình, đền, chùa, miếu mạo, các công trình kiến trúc nghệ thuật đó là những di sản ẩn chứa trong nó là những trang sử hào hùng, những giá trị tôn giáo, tâm linh của từng thời kỳ lịch sử của từng vùng, từng miền, là ngôi nhà của các vị thành hoàng làng, các vị được nhân dân tôn thờ, là những anh hùng trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược bảo vệ Tổ Quốc. Các di tích lịch sử văn hoá đều mang trong mình một thông điệp quá khứ, nơi đây trở thành một không gian văn hoá cho nhân dân trong những dịp sinh hoạt lễ hội truyền thống, họ đến nơi đó để thể hiện các lễ nghi, lễ thức, tâm nguyện của mình đối với các bậc thánh thần. Khách du lịch đến với các di tích lịch sử văn hoá không đơn thuần chỉ là để tham quan, thể hiện tâm linh mà còn để tìm hiểu, nghiên cứu khoa học. Vì vậy di tích lịch sử văn hóa có vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch,là điều kiện giúp cho du lịch đất nước ngày càng phất triển hơn. Di tích lịch sử văn hoá là bản thông điệp, bản anh hùng ca ngợi truyền thống, đạo đức của đất nước.Nơi đó lưu giữ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần của một đất nước. Đến đây du khách sẽ được hoà mình vào không khí của thời đại trước để sống lại một thời oanh liệt của dân tộc. Di tích lịch sử văn hoa chính là tài nguyên du lịch nhân văn do vậy cần được bảo tồn, gìn giữ và phát triển nó. 1.6 Khái quát một số Văn miếu ở nước ta. 1.6.1 Văn miếu Quốc Tử Giám – Hà Nội 1.6.1.1 Lịch sử hình thành Văn miếu được xây dựng từ “tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ 2 đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ Phối. Vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế, Hoàng thái tử đến Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 21
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch đấy học”.Bia tiến sĩ khoa thi nho học năm Nhâm Tuất(1442).Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám,có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.Ban đầu trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quí(nên gọi tên là Quốc Tử).Năm 1156 Lý Anh Tông cho sửa lại Văn miếu chỉ thờ Khổng Tử,Năm 1253, vua Trần Thái Tôngcho mỏ rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái của các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Đời Trần Minh Tông,Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư Nghiệp(hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp các hoàng tử.Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn miếu bên cạnh Khổng Tử.Sang thời Hậu Lê,Nho giáo rất thịnh hành.Vào năm 1484,Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ đạt tiến sĩ từ khóa thi 1442 trở đi.Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình.Năm 1785, đổi thành nhà Thái học. Đời Nguyễn, Quốc Tử Giám lập tại Húê.Năm 1802,vua Gia Long ấn định đây là Văn miếu Hà Nội và cho xây them Khuê Văn Các.Trường Giám cũ ở phía sau Văn miếu làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Không Tử. Đầu năm 1947 giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại. 1.6.1.2 Qui mô, kiến trúc, nghệ thuật trang trí Qui mô và bố cục Văn miếu Hà Nội hiện nay lớn nhất cả nước, được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Được xây dụng trên khu đất có chiều dài 300m quay về phía nam, phía Bắc rộng 75m, phía nam rộng 61m.Công trình được xây dựng theo nguyên tắc phong thủy phương Đông, các công trình nằm trên trục dũng đạo, các công trình phụ nằm đăng đối với hồ nước. Đề tài trang trí “tứ linh tứ quí” thể hiện tính tôn nghiêm.Ngoài tiền án là Hồ Văn, Nghi Môn, bia Hạ Mã.Công trình chia thành 5 lớp không gian, mỗi lớp được giới hạn bởi các tường gạch và có các cửa thông nhau, một cửa chính giữa và 2 cửa bên với các kiến trúc chủ thể là cổng Văn miếu, cổng Đại Trung, Khuê Văn Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 22
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Các,cổng Đại thành, Khu Điện Thờ,cổng Thái học và khu Thái học. Cổng Văn miếu là khu Tam quan lớn, xây hai tầng ba cửa, tầng hai có tám mái, bốn mái nóc uốn cong,bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt tạo kiểu dáng vừa uy nghi, vừa thanh thoát.Qua cổng tam quan là khu Nhập Đạo, có không gian cây xanh, thảm cỏ, hồ nước, đường lát gạch. Cổng Đại Trung:Hai bên có 2 cổng thờ nhỏ là Thành Đức, Đạt tài mang ý nghĩa giáo dục, đào tạo con người. Khuê Văn Các là lầu vuông tám mái, được xây dựng trên nền lát gạch Bát Tràng, kiến trúc độc đáo,hai tầng mái, lợp ngói ống, trang trí bốn góc bằng đất nung, chạm trổ tinh vi, sắc sảo.Hai bên Khuê Văn Các có hai cửa nhỏ là Bỉ Văn và Súc Văn.Khoảng giữa Khuê Văn Các và cổng Đại Thành có giếng Thiên quang. Qua cổng Đại thành vào khu vực chính thờ Khổng, các bậc Tiên hiền, Tiên Nho gồm: Điện Đại thành, nhà Bái Đường, hai dãy Đông vu và Tây vu.Qua cửa Đại thành vào sân đại bái, có hai lối rẽ phải, trái qua hai cổng nhỏ đi vào khu Quốc Tử Giám. Diện tích khu Thái học là 1.530m2 trên tổng diện tích 6.150m2 gồm các công trình: Tiền đường, Hậu đường, tả vu , hữu vu, nhà chuông, nhà trống mô phỏng kiến trúc trên nền xưa của Quốc Tử Giám(11:59) 1.1.6.3 Hệ thống di vật Hiện nay vào Văn miếu còn 82 bia, là những cổ vật quí, những pho sử giá trị về nhiều mặt.Tại Văn miếu còn có ban thờ các bậc thánh hiền, các đồ thờ, chuông khánh đá có giá trị lịch sử cao. Hình dáng của trán bia cong,nghệ thuật tạo rùa: Cổ rụt đầu chếch hoặc ngang bằng, mặt bẹt sống mũi nở cao, mắt tròn lồi gắn liền với sống mũi, trán nổi cao. Nghệ thuật trang trí là rồng chầu mặt nguyệt hoặc phượng chầu mặt nguyệt, diềm bia được điêu khắc tinh sảo. Ngày 28/4/1962 công nhận Văn miếu Quốc Tử Giám là di tích lịch sử cấp quốc gia.Nó trở thành điểm du lịch hấp dẫn và quan trọng của cả nước và Hà Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 23
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Nội. 1.6.2 Văn miếu Xích Đằng – Hưng Yên. 1.6.2.1 Lịch sử hình thành Văn miếu Xích Đằng có tên như vậy vì được xây dựng trên đất làng Xích Đằng, xưa kia là Văn miếu của Trấn Sơn Nam.Căn cứ vào khánh chuông còn lại ở Văn miếu.Năm 1831, khi tỉnh Hưng Yên được thành lập thì Văn miếu Xích Đằng thuộc hàng tỉnh.Văn miếu Xích Đằng được xây dựng từ thế kỷ XVII và được trùng tu, tôn tạo lớn vào năm Minh Mạng thứ 20(Kỉ Hợi- 1839)trên nền chùa của làng Xích Đằng, xã Nhân Dục, Tổng An Tảo, huyện Kim Động xưa, nay là Phương Lam Sơn, thị xã Hưng Yên tỉnh Hưng Yên. Dấu tích còn lại đền ngày nay là 2 tháp đá: Phương Trượng tháp và Tịnh Mãn Mãn tháp. Hiện tại Văn miếu đang thờ Khổng Tử, người được suy tôn là “vạn thế sư biểu”, và các chư hiền của Nho gia, cùng thờ với Khổng Tử có Chu Văn An. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 Văn miếu Xích Đằng là cơ sở hoạt động bí mật của Trung ương, xứ ủy Bắc kỳ, tỉnh Hưng Yên.Năm 1992 Văn miếu Hưng Yên được Bộ Văn hóa- Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. 1.6.2.2 Qui mô, kiến trúc, điêu khắc trang trí Văn miếu Xích Đằng có kết cấu kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm Tiền tế, Trung Từ và Hậu cung.Hệ thống mái của các tòa được làm liên hoàn kiểu “Trùng thiềm điệp ốc”.Mặt tiền Văn miếu quay hướng nam, cổng Nghi môn được xây dựng đồ sộ, bề thế mang dáng dấp cổng Văn miếu Hà Nội.Phía trong cổng có sân rộng, ở sân giữa là đường thập đạo, hai bên sân có lầu chuông và lầu khánh cùng hai dãy tả vu và hữu vu.Hai dãy này được dùng để trưng bày các hình ảnh và hiện vật liên quan đến giáo dục của tỉnh Hưng Yên. Khu nội tự gồm: Tiến tế, Trung từ và Hậu cung, kiến trúc giống nhau được làm kiểu vì kèo trụ trốn. Toàn bộ khu nội tự Văn miếu tỏa sang bởi hệ thống đại tự, câu đối cửa võng và hệ thống kèo cột đều được sơn thếp phủ Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 24
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch hoàn kim. 1.6.2.3 Di vật còn lại trong Văn miếu Hiện vật còn lại trong Văn miếu hiện nay là 9 tấm bia đá, trong đó 8 bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3(1888), 1 tấm bia được lập năm Bảo Đại thứ 18(1943) ghi danh các khoa bảng Hưng Yên. Ngoài ra còn 2 tháp đá là : Phương trượng tháp và Tịnh mãn tháp. 1.6.3 Văn miếu Bắc Ninh 1.6.3.1 Lịch sử hình thành Văn miếu Bắc Ninh được khởi dựng tại vùng sơn phận Thị Cầu thuộc Tổng Đỗ Xá huyện Võ Giàng, Phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc vào thời Lê Sơ. Cùng với sự thăng trầm của đất nước.Văn miếu Bắc Ninh cũng trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và chuyển đổi vị trí.Năm 1893,Văn miếu được xây dựng trên đỉnh núi Phúc Sơn thuộc xóm 10 (Phường Đại phúc- thành phố Bắc Ninh).Tự hào về truyền thống hiếu học trân trọng hiền tài đồng thời đề cao khuyến khích sự hiếu học của vùng đất này, Văn miếu Bắc Ninh đã được lập nên. 1.6.3.2 Qui mô, bố cục, kiến trúc Văn miếu Tổng thể công trình Văn miếu gồm: Tiền tế (5 gian), hậu đường (5 gian), hai bên hồi Hậu đường là Bi Đình (3 gian),hai bên hồi Tiền đường, Hội đồng trị sự và Tạo Soạn, hai bên sân trước Tiền tế và nhà Tả vu, Hữu vu, chính diện có bia bình phong “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn miếu bi ký” khắc dựng năm 1928.Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gỗ lim được bào trơn đóng bén. 1.6.3.3 Di vật còn lại tại Văn miếu Văn miếu Bắc Ninh có 14 văn bia, trán bia cong và được trang trí lưỡng long chầu mặt trời, ở diềm bên phải của mỗi bia được khắc vị trí của bia đó trong nhà bia, “Mây cuốn” và bốn chữ nổi “Kim Bảng lưu phương”.Bia có chiều cao 1,1m , dày 0,15m và bề ngang 0,75m.Văn miếu Bắc Ninh đã được coi là trung tâm nghiên cứu giáo dục truyền hiếu học của Bắc Ninh – Kinh Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 25
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Bắc.Chính vì thế, Văn miếu Bắc Ninh sẽ trở thành điểm du lịch văn hóa truyền thống đặc sắc nhất để du khách được tham quan, ngắm cảnh và hiểu biết sâu sắc hơn những giá trị truyền thống, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật của con người xứ Kinh Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung, trong lịch sử cũng như trong hiện tại và tương lai. 1.6.4 Văn miếu Trấn Biên - Đồng Nai 1.6.4.1 Lịch sử hình thành Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trong bối cảnh vùng đất Biên Hòa- Đồng Nai đã khá ổn định về chính trị, phát triển kinh tế- xã hội như một sự xác lập vị thế địa văn hóa – chính trị của vùng đất, đồng thời là sự nối tiếp Văn miếu Thăng Long và truyền thống trọng học, trọng tri thức nhân tài của tổ tiên trải qua nhiều thế kỉ xây dựng quốc gia độc lập tự chủ. Gắn liền với Văn miếu Trấn Biên là một nền giáo dục phát triển khá sớm ở Biên Hòa - Đồng Nai lúc bấy giờ. Nằm trong kế hoạch xây dựng các thiết chế văn hóa ở Đồng Nai, nhân kỉ niệm 300 năm Biên Hòa - Đồng Nai, Tỉnh ủy, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đã chỉ đạo xây dựng lại Văn miếu Trấn Biên. Lễ khởi công diễn ra vào ngày 9/12/1998 và khánh thành công trình giai đoạn một vào ngày mùng 3 Tết Nhâm Ngọ 2002. Trong dịp kỉ niệm 290 năm Văn miếu Trấn Biên, các công trình giai đoạn 2 tiếp tục được xây dựng và mở rộng thêm diện tích. 1.6.4.2 Bố cục, kiến trúc của Văn miếu Công trình được xây dựng trên địa thế đẹp, cao ráo, mô phỏng theo văn miếu Hà Nội gồm có các công trình như Văn miếu môn, Khuê Văn Các, có công trình bia Khổng Tử, các kiến trúc đều được trùng tu và tôn tạo nhiều lần do sự tàn phá nặng nề của chiến tranh và hiện nay là nơi người dân Đồng Nai đến để cầu về học hành, tài lộc. Bên cạnh việc là nơi thờ phụng danh nhân văn hóa xưa và nay, nơi đây còn là nơi tổ chức lễ báo công, tuyên dương tài năng trên các lĩnh vực. Nơi đây đã đón nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm. Là niềm tự hào của con người nơi đây. Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 26
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Hiện nay còn có các di vật như: Bia Khổng Tử, các đồ thờ, ban thờ, chuông khánh đá được giữ gìn và bảo tồn tại Văn miếu. 1.6.5 Văn miếu Huế 1.6.5.1 Lịch sử hình thành Dưới triều nhà Nguyễn, Văn miếu của cả triều đại và cúng là của toàn quốc được chính thức xây dựng vào năm 1808 dưới triều vua Gia Long.Miếu được xây dựng uy nghi đồ sộ, nằm bên bờ sông Hương, thuộc địa phận thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây kinh thành Huế.Văn miếu Huế hay Văn thánh Huế là cách gọi tắt của Văn thánh Miếu được xây dựng tại Huế. Khi các chúa Nguyễn mở mang khai phá Phương Nam, Văn miếu được thiết lập ở Phú Xuân, tại làng Triều Sơn và được xem như là Văn miếu riêng của Đàng Trong, nhưng không rõ thời điểm xây dựng. Đến năm Canh Dần (1770) dưới triều của Định Vương Nguyễn Phúc Khoát, Văn miếu được dời đến xã Long Hồ. Đến thời nhà Nguyễn, Văn miếu được xây dựng dưới triều vua Gia Long, ngôi miếu cũ được giữ lại để làm Khải thánh từ, tức miếu thờ cha mẹ Khổng Tử.Việc xây dựng Văn miếu được tiến hành từ ngày 17 tháng 4đến ngày 18 tháng 9 năm 1808, vua Gia Long ra lệnh làm các đồ tự khí mới để thờ thay thế các đồ cũ và tượng thánh hiền được thay bằng bài vị. Suốt thời Gia Long trị vì, triều đình nhà Nguyễn chỉ mở các khoa thi hương nên không có tấm bia tiến sĩ nào được dựng ở Văn miếu. Đến thời Minh Mạng mới mở các khoa thi hội, nên bia tiến sĩ cũng bắt đầu dựng. Các “tiến sĩ đề danh bí” được lần lượt dựng nên ở sân Văn miếu từ năm 1831 đến năm 1919, năm có khoa thi hội cuối cùng dưới thời vua Khải Định. Văn miếu Huế đã được tu sửa, làm mới một số đồ thờ và xây dựng thêm một số công trình phụ vào các năm 1818 (thời Gia Long ), 1820, 1822, 1830, 1840 (thời Minh Mạng )1895, 1903 (thời Thành Thái ). Đến năm 1947 khi quân đội Pháp tái chiếm Huế và đồn chú taị đây đã gây thiệt hại cho di tích này.Lúc đó các vị thờ ở Văn Thánh được đưa về bảo quản tại chùa Thiên Mụ. Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 27
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch 1.6.5.2 Qui mô, bố cục, kiến trúc của Văn miếu. Là công trình có qui mô lớn tầm quốc gia chỉ đứng sau Văn miếu Quốc Tử Giám.Khi còn nguyên vẹn, nơi đây có gần 20 công trình lớn như: Văn miếu (điện thờ), Đông vu, Tây vu, Thần trù, Thần khố, Hữu văn đường, Dụy lễ đường, nhà thổ công, Đại Thành môn, Văn miếu môn, Quan đức môn, Linh tinh môn, la thành, vua bến Ngự Từ Đại thành môn nhìn vào phía trong, ngay chính giữa có ngôi đại điện thờ Khổng Tử gọi là Đại thành Điện. Đây là kiến trúc trọng yếu của Văn miếu, toàn bộ được xây dựng trên nền cao, dài chừng 32m,rộng 25m.Cấu trúc của ngôi điện theo lối “trùng thiềm điệp ốc”truyền thống của Huế. Ở hai bên trước điện Đại Thành, dựng hai ngôi nhà đối diện nhau là Đông vu và Tây vu đều bảy gian. Trước sân miếu, có hai nhà bia, bên phải có tấm bia khắc bài văn bia “Thánh tổ Nhân hoàng đế dụ”: Cung giám bất đắc liệt tấn thân”(vua Minh Mạng dụ về việc thái giám không được liệt vào hàng quan lại ). Phía ngoài cổng Đại thành, bên trái có Hữu Văn đường, bên phải xây Dụy Lễ Đường. Đây là những ngôi nhà kiểu một gian hai chái dung để vua quan nghỉ chân sửa soạn lễ phục trước khi vào tế ở miếu.Phía trước là hai dãy gồm 32 tấm bia, khắc tên 293 vị tiến sĩ triều Nguyễn. Trước cổng Văn miếu, gần bờ sông có cửa Linh tinh môn, gồm bốn trụ xây bằng gạch, phần trên trang trí tháp lam.Văn miếu Huế được xây dựng ngoài việc thờ Khổng Tử còn thờ Tứ Phối : Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử cùng thập Nhị Triết. Đông vu và Tây vu gồm 14 án, thờ các Tiên hiền và tiên nho, những người có công trong việc phát triển Đạo Nho.Bố cục, kiến trúc, trang hoàng và trang trí nội ngoại thất đều mang tính đăng đối uy nghi, văn vẻ. 1.6.5.3 Di vật còn lại của Văn miếu. Hơn nửa thế kỷ nay, chiến tranh và thiên nhiên đã tàn phá Văn miếu chỉ còn lại 34 tấm bia đá là những di tích có giá trị nhất về nghệ thuật, văn hóa và Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 28
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch lịch sử, hệ thống gỗ lim với số lượng lớn còn tại Văn miếu và hệ thống tượng thờ tại đây là những di vật vô cùng quí giá.Thăm lại Văn miếu sẽ giúp du khách hiểu thêm về truyền thống ưa chuộng văn tài, coi trọng trí thức và khuyến khích người hiếu học của ông cha từ ngàn xưa. Tiểu kết chương 1 Du lịch chính là con đường nhanh nhất để đưa du khách thế giới đến với Việt Nam, hiểu biết về đất nước và con người Việt Nam họ khám phá những điều được coi là vẻ đẹp vốn có, vẻ đẹp tiềm ẩn. Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, nếu đất nước đó có nhiều tài nguyên du lịch với chất lượng cao, mức độ kết hợp tài nguyên phong phú thì nơi đó sẽ thu hút khách du lịch đến ngày một đông hơn. Việt Nam - Một đất nước nghìn năm văn hiến với rất nhiều công trình kiến trúc, văn nghệ dân gian, lễ hội truyền thống, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể đã và đang được khai thác để phục vụ cho hoạt động du lịch. Khai thác giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc, ngành du lịch Việt Nam đã khai thác du lịch văn hoá để phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu ngày càng cao của du khách Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 29
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Chương 2 : Giá trị văn hóa của văn miếu Mao Điền - Hải Dương 2.1. Giới thiệu khái quát về xã Cẩm Điền - Cẩm Giàng - Hải Dương 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư 2.1.1.1. Vị trí địa lý : Hải Dương miền đất tỉnh đông ngàn năm văn hiến ,nơi đây đã sản sinh ra rất nhiều anh hùng dân tộc ,những người đã hi sinh xương máu của mình để cứu lấy nền độc lập tự do cho cả nứơc.Miền đất ấy cũng đã sản sinh ra rất nhiều anh tài ,các bậc tiến sĩ ,là một tỉnh nhất nhì cả nứớc về số lượng tiến sĩ đỗ các khoa bảng qua các năm. Hải dương gồm 1 thành phố và 11 huyện gồm : Gia Lộc - Tứ Kỳ - Ninh Giang – Thanh Miện – Bình Giang - Cẩm Giàng – Thanh Hà – Nam Sách – Kim Thành – Kinh Môn và Chí Linh .Với diện tích tự nhiên 1.660,78 km2 , dân số 1.650.000 người ( kết quả điều tra dân số 01- 04 – 1990) Tiếp giáp : Phía Bắc giáp Bắc Giang , Bắc Ninh Phía Tây giáp Hưng Yên Phía Nam Giáp Thái Bình Phía Đông giáp Hải Phòng Phía Đông Bắc giáp Quảng Ninh Là 1 địa bàn kinh tế trọng điểm ở phía Bắc , tỉnh có các tuyến đường đặc biệt quan trọng như : Quốc lộ 5 , đường sắt nối thông với thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng , đường 138 nối với ngõ Đông Bắc Tổ Quốc và các đường 10 , đường 17 , đường 39 tạo ra mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh , liên kết Hải Dương với các tỉnh đồng bằng duyên hải Bắc Bộ . Miền đất Hải Dương đã bao lần thay đổi tên gọi , nhưng đều gắn với tên xứ Đông ,tỉnh Đông .Dù tách ra hay nhập vào qua nhiều năm tháng nhưng Hải Dương vẫn là đây , mảnh đất Hải Dương hôm nay , xứ Đông ngày xưa là một trong “ Tứ trấn ’’của quốc gia Đại Việt ,cửa ngõ trên con đường từ tỉnh đông Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 30
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch ra miền biên giới Đông Bắc của Tổ Quốc .Mảnh đất kỳ tứ ,một vùng “Địa linh nhân kiệt ” này là nơi ảnh xạ của kinh đô hoa lệ nhưng cũng là nơi hội tụ ,giao thoa văn hóa ,kết tinh giá trị rồi tỏa sáng muôn nơi .Mảnh đất vừa cổ kính ,vừa trẻ trung này hình thành nên do địa tầng cổ và phù sa của các dòng sông lớn ở Bắc Bộ : Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi đắp .Bằng sự kiến tạo quên mình của bao thế hệ ,người dân nơi đây đã tạo cho mảnh đất này một nội lực dồi dào để vận động , phát triển trong quá khứ và vươn tới tương lai . Dòng sông thiên nhiên chảy khắp không gian, đắp bồi nên đồng bằng màu mỡ để Hải Dương trở thành vựa lúa của vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ , nơi mà qua bao năm kháng chiến trường kỳ bao giờ cũng : Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, một vùng tự do, một hậu phương lớn của cả nươc . Nằm cách Hải Dương 16 km về phía Tây , Cẩm Giàng là một huyện có 17 xã , 2 thị trấn bao gồm : Thị trấn Lai Cách và thị trấn Cẩm Giàng .Bao gồm các xã : Cẩm Hưng , Ngọc Liên , Cẩm Tân Trường , Cao An , Cẩm Điền ,Cẩm Phúc , Lương Điền ,Cẩm Đông , Cẩm Đoài và Cẩm Định .Với diện tích 108,95 km2 và dân số 121.935 người .Với vị trí tiếp giáp : Phía Bác giáp Bắc Ninh Phía Tây giáp Hưng Yên Phía Nam giáp Bình Giang Phía Đông giáp Nam Sách và thành phố Hải Dương Là một xã của Cẩm Giàng , Cẩm Điền nằm trên quốc lộ 5 là một xã có vị trí địa lý giao thông thuận tiện để phát triển kinh tế , nằm ở trung tâm của huyện : Phía Nam giáp quốc lộ 5 Phía Bắc giáp thị trấn Cẩm Giàng Phía Đông giáp Cẩm Phúc Với vị trí thuận lợi Hải Dưong không chỉ phát triển kinh tế mà còn giao lưu Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 31
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch văn hóa với các vùng lân cận khác .Bởi vậy hiện nay Cẩm Điền - Cẩm Giàng - Hải Dương đã và đang được nhà nước đầu tư và quan tâm hơn nữa để vùng đất này ngày càng phát triển và trở thành một điểm mạnh của tỉnh Hải Dương Là một tỉnh đồng bằng ,do vậy địa hình nơi đây rất bằng phẳng ,có rất nhiều cỏ lau ,xưa kia chủ yếu là bãi đất hoang nhưng ngày nay dưới sự lao động cần mẫn và chăm chỉ ,nhờ có bàn tay lao động của con ngưòi mà nơi đây đã dần hồi sinh mang dáng dấp của một vùng đất đang trên đà phát triển . Diện tích ở đây chủ yếu là đồng bằng , không có đồi núi , đất thấp ,bằng phằng ,rất thuận lợi cho nông nghiệp phát triển ,nhưng giữa bãi đất bằng phẳng đó, có một khu đất cao nổi lên nơi đây chính là điểm tọa lạc của khu Văn Miếu . 2.1.1.3.Khí hậu : Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của miền Bắc ,nằm trong vùng tiểu khí hậu Hải Dương .Cẩm Điền cũng chia 2 mùa rõ rệt : Mùa đông và mùa hè .Mùa đông từ tháng 10,11,12, mùa hè từ tháng 4,5,6 .Giữa 2 mùa này có mùa xuân và hè chuyển tiếp .Mùa đông thường có những biến động xảy ra ,có thời gian thời tiết quá lạnh ,nhiệt độ trung bình thấp ảnh hưỏng đến đời sống cũng như sinh hoạt của nhân dân trong vùng . Mùa hạ thường có sự biến động về lượng mưa ,có lúc thiếu nước trầm trọng nhân dân không có nước dùng .Mùa đông lúc lạnh nhất xuống tới dưới 10oC,lúc nóng nhất vào mùa hè có khi lên tới 38- 39 oC rất oi bức .Nơi đây chịu ảnh hưởng ít của cơn áp thấp nhiệt đới , không tạo thành bão mà chỉ là những cơn giông . Khí hậu này đã tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp ổn định mang lại hiệu quả kinh tế cho nhân dân trong vùng . 2.1.1.4.Sông ngòi : Nằm ở vùng đồng bằng chịu ảnh hưởng của 2 dòng sông lớn đó là sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp, nên đất đai màu mỡ tốt tươi, vô cùng thuận lợi cho phát triển nông nghệp. Các sông trong huyện cũng là nơi cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho cây Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 32
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch trồng và cũng cung cấp nguồn nước ngọt nói chung phục vụ cho đời sống và sinh hoạt của vùng. Nơi đây chịu ảnh hưởng của 2 cửa sông:Sông Hồng và Sông Thái Bình nhưng vào mùa lũ nước thoát rất nhanh, không gây lũ lụt kéo dài đồng nghĩa với nó lúa cũng như hoa màu của nhân dân được bảo vệ an toàn. 2.1.1.5 Dân cư. Đây là mảnh đất đã sản sinh ra bao con người tài giỏi.Dân cư ở đây tập trung đông, lúc đầu đây là mảnh đất hoang, nhiều cây cỏ rậm rạp nhưng người dân đã hăng say lao động và biến vùng đất này thành mảnh đất trù phú. Nơi đây tụ dân từ nhiều vùng khác nhau đến sinh sống và lập nghiệp nhưng chủ yếu họ đều là người con của mảnh đất Hải Dương.Vì thế họ yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, không có sự kì thị dân tộc cũng như miền quê khác nhau. Nằm trên trục đường quốc lộ chính (quốc lộ 5) nên dân cư tụ họp tại đây rất đông, buôn bán sầm uất, phát triển. Nơi đây tập trung hơn 10.000 dân tiêu biểu là các dòng họ: Nguyễn, Vũ, Phạm Với nhiều bậc tiến sĩ, cử nhân đỗ qua các kì thi của đất nước.Ngày nay phát huy tinh thần của cha ông để lại,mảnh đất này cũng đã cống hiến cho đất nước bao người tài giỏi và rất nhiều thành tích trong cuộc sống. Cư dân nơi đây sống chủ yếu băng nghề nông nghiệp, chăn nuôi kết hợp trồng trọt, ngoài ra có một số người buôn bán nhỏ, và một lượng nhân công làm việc tại các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động nước ngoài. 2.1.2 Đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương. 2.1.2.1 Đời sống kinh tế Cẩm Điền là một xã thuần nông đất nông nghiệp, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Cây trồng chủ yếu là cây lúa và hoa màu. Trồng trọt: Do điều kiện về đất đai, khí hậu và sự thuận lợi nguốn nước nên nơi đây rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt và đây là ngành kinh tế chủ đạo của Cẩm Điền. Các cây trồng chủ yếu của vùng là lúa, hành tây, dưa chuột,cà rốt, ớt Các Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 33
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch cây trồng này được sự hướng dẫn của các cấp và Đảng ủy xã Cẩm Điền, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, sản phẩm thu được được các nhà cung ứng giống về để thu lại sản phẩm đem bán cho các đơn vị chế biến sản phẩm.Từ đó nguồn thu nhập của người dân được nâng lên, mức sống ngày càng ổn định. Sản xuất nông nghiệp của vùng có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung vào chuyển đổi giống và cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhằm tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất canh tác,các dịch vụ trong nông nghiệp như giống, thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu được chú trọng. Chăn nuôi: Nền kinh tế nông nghiệp luôn bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi của vùng cũng khá phát triển. Hầu hết cư dân nơi đây đều chăn nuôi gia cầm như: Vịt, gà, ngan, ngỗng, lợn thịt, lợn nái, để nâng cao thu nhập đồng thời lại nâng cao thu nhập đồng thời lại tận dụng được cây cối của địa phương thức ăn do nông dân làm ra như: Khoai, ngô, lúa Các sản phẩm này được tiêu thụ không chỉ tại vùng mà còn ở các địa phương lân cận. Ngoài ra có một số hộ dân đã đấu thầu các diện tích mặt nước gần nhà của mình để đào ao thả cá và dần thu được những nguồn lợi đáng kể. Ngoài ra nhân dân trong vùng còn nuôi một số lượng lớn đàn trâu, bò để không chỉ tăng thêm thu nhập mà hơn hết nó giúp cho công việc đồng ruộng của nông dân đỡ vất vả, hạn chế sự mất sức lao động của nhân dân. Buôn bán: Lợi dụng địa thế của mình là nằm trên đường quốc lộ (quốc lộ 5) đưòng giao thông chính, do vậy mà nhân dân đã lợi dụng “mặt tiền” của mình để buôn bán các mặt hàng để phục vụ nhu cầu của nhân dân trong vùng như: các mặt hàng tạp hóa, tạp phẩm, các đồ gia dụng, vật dụng trong gia đình. Hoạt động buôn bán này là nhỏ lẻ nhưng góp phần phục vụ và cải thiện cuộc sống gia đình. Không chỉ buôn bán nhỏ lẻ tại các gia đình, địa phương mà một số gia đình đã Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 34
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch giao lưu buôn bán với các địa phương khác để thu nhập ngày càng cao hơn và nâng cao mức sống gia đình. Các nghề phụ khác: Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng lớn hơn cả, so với các ngành khác thì nông nghiệp vẫn chiếm khoảng 70%, dịch vụ chiếm khoảng 10%, công ngiệp, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ chiếm khoảng 20%.Vì nơi đây tập trung một số khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Đại An, khu công nghiệp Phúc Điền, khu công nghiệp Tân Trường, một số nhà lớn như: Công ty giày Cẩm Bình, nhà máy lắp ráp ôtô Ford, công ty may Venture, công ty chế biến rau quả thực phẩm Vạn Đắc Phúc. Đã thu hút lượng công nhân lớn làm việc tại đây. Hàng năm giải quyết hàng nghìn việc làm cho hàng nghìn công nhân. Từ đó đời sống của nhân dân được nâng lên đáng kể. Một số nghề truyền thống của vùng được nhân dân giữ gìn và phát triển như: Chạm khắc gỗ mỹ nghệ Đông Giao, rượu Phú Lộc, nghề giết mổ trâu bò, nghề xay sát gạo. Nó không chỉ nâng cao mức sống cho người dân mà hơn cả là nét văn hóa truyền thống của miền đất Cẩm Điền này được giữ gìn và phát triển lên một tầm cao mới. Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đang đầu tư vốn cũng như kĩ thuật để đưa vùng đất này đi theo con đường công nghiệp hóa, không chỉ giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương mà còn làm tăng thu nhập của quốc gia. 2.1.2.2 Đời sống văn hóa – xã hội. Hòa cùng với sự phát triển chung của đất nước, sự phát triển của nền kinh tế, đời sống văn hóa xã hội của cư dân nơi đây - miền quê Cẩm Điền ngày càng được cải thiện về số lượng và chất lượng, được thể hiện qua tất cả các mặt: Về giáo dục: Được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, chất lượng dạy học ở cả 3 cấp được nâng lên một cách rõ rệt. Toàn xã có một trường mầm non chung chăm sóc và nuôi dạy trẻ ở đây từ sáng đến tối mới về nhà, được sống trong môi trường bạn bè, hòa nhập ngay từ bé, giúp các bé Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 35
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch năng động và sáng tạo hơn. Ngoài ra có một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, một trường trung học cơ sở, đi lên khoảng 5 km thì có một trường Trung học phổ thông, đây là trường điểm của huyện, hàng năm có biết bao cử nhân ra trường và đã từng học tập dưới mái trường này. Không chỉ có chính quyền địa phương quan tâm đầu tư mà gia đình cũng đã hết sức quan tâm đến việc học hành của con cái, từ đó đã tạo mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội ngày càng chặt chẽ. Cả xã không còn tình trạng mù chữ, trẻ em ai cũng được học hành và quan tâm, xã đã hoàn thành phổ cập trung học. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, được đào tạo qua trường lớp, có kiến thức, kinh nghiệm trong giảng dạy sẽ là những người dẫn đường tận tụy cho các em trong bước đường mới này. Về văn hóa – thông tin: Toàn xã cũng như các thôn có hệ thống loa truyền thanh, tuyên truyền thông tin tới nhân dân trong vùng.Các công tác thông tin tuyên truyền về cơ bản phục vụ được cho các nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương, truyền bá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước và các qui định của địa phương để nhân dân biết mà thực hiện. Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở các thôn trong xã được quan tâm đầu tư và nhân dân hăng hái tham gia góp phần cải thiện đời sống tinh thần của người dân, hạn chế các tệ nạn xã hội xảy ra trong thôn xóm. Các ngày lễ kỉ niệm của địa phương đều tổ chức các hội diễn văn nghệ quần chúng, được địa phương đầu tư kinh phí, nhân dân có thời gian nghỉ ngơi sau những giò làm việc vất vả. Các hoạt động lễ hội, tôn giáo đựoc đi vào nề nếp ổn định nhân dân tôn sùng cái thuần phong mĩ tục của cha ông để lại nhưng không mê tín dị đoan, các hủ tục được đẩy lùi. Lễ hôị lớn tại đây là lễ hội Văn miếu Mao Điền được tổ chức 2 năm một lần vào ngày 18/2 và 20/8 âm lịch hàng năm, hội rước thần Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 36
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch hoàng làng tại các thôn trong xã đều được tổ chức một năm một lần thu hút nhiều khách địa phương khác và con cháu từ mọi miền quê về đây để tham gia vào lễ hội truyền thống của làng với mong ước sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, gia đình yên ấm từ đó mùa màng bội thu, đời sống được cải thiện. Công tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình: Hệ thống trạm y tế của xã để khám chữa bệnh, cấp thuốc cho nhân dân được cải thiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, chú trọng không để dịch bệnh sảy ra trên diện rộng, ngăn ngừa phòng tránh cho nhân dân nên các dịch bệnh cúm như: Cúm gia cầm, dịch sát, dịch nở mồm long móng không bị lây lan, 100% các cháu dưới 1 tuổi ở độ tuổi tiêm chủng đều được đi tiêm phòng bệnh vacxin. Các hộ sinh con thứ 3 đã hầu như không còn, mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1 – 2 con để nâng cao mức sống cà nuôi dạy con cho tốt. Công tác quốc phòng, an ninh chính trị: Đảng ủy xã luôn quan tâm công tác trật tự, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ Quốc, đấu tranh phòng ngừa trấn áp tội phạm. Vì vậy công tác quốc phòng an ninh chính trị luôn được giữ vững, về cơ bản luôn ổn định và không để sảy ra các vụ việc nghiêm trọng, các điểm nóng phức tạp Tại các thôn có đội ngũ an ninh trật tự tại thôn, tại trung tâm ủy ban xã luôn có nhân viên an ninh trực 24/24 để giữ bình yên cho làng xã và không để vụ việc gì sảy ra nghiêm trọng trên địa bàn. Đời sống an ninh được ổn định nhân dân được yên tâm hơn để tích cực tham gia lao động sản xuất, tăng thu nhập của người dân. 2.1.3 Lịch sử hình thành lỵ sở Mao Điền - Cẩm Điền - Cẩm Giàng - Hải Dương. Lỵ sở chính là trụ sở của Hải Dương xưa kia.Việc hình thành lỵ sở Mao Điền có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành văn miếu Mao Điền. Khảo cứu vị trí, qui mô, lỵ sở các địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nghiên cứu lịch sử - chính trị - kinh tế và văn hóa xã hội của địa phương đó qua các thời kỳ lịch sử. Đó là việc khó khăn ở Việt Nam, một Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 37
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch đất nước luôn biến động do thiên tai, thời tiết, khí hậu và qua cả lửa đạn. Các triều đại phong kiến Việt Nam, đã nhiều lần thay đổi, di chuyển định đặt quân doanh, lỵ sở cho phù hợp với các mục tiêu quân sự - chính trị - kinh tế của mình. Mặt khác do trình độ chưa cao của xã hội, dấu ấn các lỵ sở của chính quyền phông kiến các cấp hầu như không còn nhiều cho đến ngày nay. Khi thời cuộc thay đổi chúng lại bị tàn phá bởi chiến tranh, bởi các mục đích khác nhau của con người. Đất nước chậm phát triển, thiếu thốn nguyên vật liệu dẫn đến tình trạng “giật gấu vá vai” khá phổ biến. Tiêu biểu trong số đó là cuộc cải cách ruộng đất, nhiều đền chùa đình miếu, gia môn của địa chủ, cường hào bị phá chia về cho bần cố nông. Dấu cũ thành xưa qua thời gian thay đổi, việc khảo cứu muôn mặt chỉ mang tính tương đối mà thôi. Việc khảo cứu lỵ sở của trấn Hải Dương có liên quan đến việc xây dựng, đinh đặt văn miếu của bản trấn qua các giai đoạn lịch sử. Chính vì điều đó mà mặc dù có rất ít tư liệu trong thư tịch tài liệu lẫn thực địa chúng tôi vẫn đặt lỵ sở trấn Hải Dương qua các giai đoạn lịch sử với ý định sâu chuỗi việc hình thành và biến đổi của Văn miếu Mao Điền(12:9). Theo giáo Sư Đào Duy Anh trong cuốn sách: “Đất nước Việt Nam qua các đời”, khi nghiên cứu xã hội Việt Nam thời Lê có viết: “Lê Hoàn sau khi lên ngôi phân phong cho các con ra trấn các địa phương. Năm 989, Lê Hoàn phong Thái tử Thau làm Kình Thiên Đại Vương ở kinh đô(Hoa Lư), cho con thứ hai là Ngân làm Đông Thành Vương có lẽ cho ở đất phía đông kinh thành, cho con thứ ba là Việt làm Nam Phong Vương có lẽ cho đất ở nam kinh thành. Năm 991 phong cho con thứ tư là Đinh làm Ngự Man Vương đóng ở Phong Châu, cho con thứ sáu là Cân làm Ngự Bắc Vương đóng ở trại Phù Lan nay là xã Phù Vệ huyện Đường Hào tỉnh Hải Dương. Năm 992, phong cho con thứ năm là Đĩnh làm Khai Minh Vương đóng ở Đằng Châu(tức huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên) sau này thành vua Lê Long Đĩnh – Lê Ngọa Triều. Năm 993 phong cho con thứ bảy là Tung làm Định Thiên vương đóng ở thành Tử Dinh trên sông Ngũ huyện(Đông Anh – Yên Phong - Bắc Ninh), con thứ Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 38
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch tám là Tương làm Phó Vương đóng đóng ở sông Đỗ Động(tức là sông Nhuệ), con thứ 9 là Kinh làm Trung Quốc Vương đóng ở Càn Đà(nay là Tiên Lữ - Hưng Yên).Năm 994 cho con thứ 10 là Mang làm Nam Quốc Vương đóng ở Thanh Hóa, năm 995 phong cho con thứ 11 là Đề làm Hành Quân Vương đóng ở châu Cổ Lãm(Từ Sơn - Bắc Ninh).Cho con nuôi làm Phù Đới Vương, đóng ở Phù Đới vương(nay là xã Phù Đới – vĩnh Bảo - Hải Phòng(27:114,115).Vậy theo như cuốn sách thì trên địa bàn Hải Dương lúc bấy giờ có ít nhất 2 lỵ sở của Ngự Bắc Vương và Phù Đới Vương. Trong cuốn “ĐạiViệt địa dư toàn biên” của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu ghi: “Năm Minh Mạng thứ 12(1831) gọi là tỉnh Hải Dương, đặt chức Hải Yên Tổng đốc cai trị 2 tỉnh Hải Dương và Quảng Yên. Tỉnh lỵ thì đầu nhà Lê ở Mặc Động – Chí Linh, sau rời đến Mao Điền huyện Cẩm Giàng. Bản triều năm Gia Long 3(1804) rời đến Hàm Giang.Nửa sau thế kỉ XVIII, ở làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Bình Giang có 1 khảo cứu khà chi tiết về mảnh đất Hải Dương trong một tác phẩm là “Vũ trung tùy bút” đã viết rằng : “ xứ Hải Dương ta đất cát nhiều, nơi sỏi đá ít có lợi sông nước chuôm chằm, so với các trấn khác thực kém nhiều.Nhưng được cái địa thế phẳng mà mạch sơ, nước chua mà hơi lạt, nguyên không phải là cõi lam chưóng.Từ đời Tần –Hán trở xuống, xứ Hải Dương ta đã cùng với đất Long Biên,quận Phong Châu đều được nhiễm cái phong hóa Hoa hạ. Đời Tiền Lê có đặt ra Hải Dương đô đốc Binh sứ ty, lấy Chí Linh làm trụ sở.Người nhà Minh lập tòa Đô ty cũng đóng ở Chí Linh trên địa phận của một tòa thành cổ - thành Phao Sơn.Thành được đắp dưới thuộc Minh, triều vua Vĩnh Lạc, lấy nơi cổ thành mà chống nhau với quân nhà Lê hàng năm không hạ được.Mãi đến khi tòa Tam ty ở thành Đông quan giảng hòa xong lại được toàn quân đem về Trung Hoa, đời Lê Trung Hưng cũng lấy nơi ấy làm nơi trấn ty trị sở.(12:10). Những năm tháng sôi động của Khởi nghĩa nông dân thế kỉ thứ XVIII, vùng đất sứ đông là trung tâm của nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ.Trong cuốn “Việt Sử thông Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 39
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch giám cương mục”có ghi :Lúc ấy Nguyễn Tuyển,Nguyễn Cừ và Nguyễn Diên dấy quân lâu ngày, thanh thế trở lên lừng lẫy, họ thúc dục dân chúng quạt mạnh lửa chiến tranh ở quãng các phủ Từ - Thuận - Hồng – Sách, đi đến đâu dân ở đấy hưởng ứng theo, Nguyễn Cừ chiếm Đỗ Lâm thuộc Gia Phúc,Nguyễn Tuyển chiếm cứ Phao Sơn thuộc Chí Linh đồn lũy liên tiếp nhau, mỗi người đều có hàng vạn quân.Nhiều lần các tướng(Lê - Trịnh) đánh phá càn quýet nhưng không thắng được. Do áp lực của cuộc khởi nghĩa nông dân, quân triều đình Lê - Trịnh nhiều phen đại bại, phải rời trấn lỵ về trụ sở trấn lỵ về Mao Điền.Tùng Niên Đông dã Tiều Phạm Đình Hổ viết tiếp: Nguyễn Tuyển có đem quân lừa bắt quan trấn tướng rồi chiếm lấy trấn thành làm phản.Triều đình sai hai đại tướng là Bính Quận Công Vũ Tất Thận và Trình Quận Công Hoàng Công Kỳ đem theo 7 cơ binh, 7 con voi mà vẫn trù ở vùng Yên Nhân – Yên Phú, không dám tiến quân lên, đành bỏ nơi quê hương Mi Thự (Đưòng an - Hải Dưong), bị giặc đốt phá tàn hại mà không dám đuối đánh.Sau đó lại phải rời trấn lỵ đến lang Mao Điền thuộc huyện Cẩm Giàng nơi cách kinh đô 1 ngày đường, ý là muốn gần nơi viện trợ, tiện việc chạy trạm cho nhanh chóng mà thôi. Tháng 7 năm Nhâm Tuất (1802) có quan Ngô Hầu người Thanh Chương là Hiệp trấn ở đó, ta (Phạm Đình Hổ) mới từ kinh đô về yết kiến. Ta có đi xem chung quanh trấn thì thấy đất liền đồng bằng gần một con sông nhỏ, trông lên phía Bắc Giang thì địa thế cao dần không khác gì trên thềm trông xuống sâu, phía Cẩm Giàng thì hẹp, không phải là nơi buồm tàu tụ họp. Ôi định đô dặt trấn mà chỉ lấy cho gần nơi thanh viện, tiện việc chạy trạm, không để ý đến việc thủ sau này thì sao có thể khống chế sơn hải, hộ vệ cho trốn bang kỳ được.Ta nhân cảm hứng có thơ rằng: Phiên âm: Hồng Lộ thượng du Hải Dương trấn. Y y cố thú điểm hàn điêu Đế kỳ vệ rực chiêm y cận Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 40
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Hải quốc quan hà khống ngự diêu. Lao lạc thanh hàm Mao bố nguyệt Hồi hoàn lục trướng Cẩm Giàng kiều Sa bình dã khoát nhân ngâm diểu Di thuốc tàn qua tích vị tiêu. Dịch nghĩa: Trấn sở Hải Dương trên Hồng Lộ Đồn canh văng vẳng tiếng chuông pha Kinh vua vệ dực đường gần dặm Mặt bể quan hà dặm thẳng xa. Bóng nguyệt xóm Mao trong vắt đứng Nhịp cầu sông Cẩm thẳm mù qua Cánh đồng man mác khi nhà ngóng Nọ cuộc can qua dấu chửa nhòa(12:11) Trấn lỵ Hải Dương lúc này đóng ở gần bến sông thuộc xã Mao Điền và xã Vân Dậu(tục gọi là Dinh Dậu) sau mới chuyển về Hàm Giang( thành phố Hải Dương ngày nay).Việc định trấn tại Mao Điền tạo ra một khu phố tương đối sầm uất gọi là phố Mao đã trở thành một điểm cư trú, trung chuyển của các khách buôn người ngoại quốc từ ngoài vào buôn bán ở kinh đô Thăng Long. Để kiểm soát việc đi lại, buôn bán của tầng lớp thương nhân ngoại quốc này.Ngày mùng 9 tháng 12 năm Đinh Dậu triều vua Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717), phủ liêu vâng mạng truyền rằng : “Phàm các khách buôn người nước ngoài hễ ai do đương thủy đến thì cho phép cư trú ở Vạn Triều ( tức là Vạn Lai triều Phố Hiến)ai do đưòng bộ đến thì cho phép cư trú ở dinh Điêu Diêu. Còn những ai từ trước cư trú đã lâu ở các phố xá như phố Mao Điên thuộc Hải Dương, phố Bắc Cạn thuộc Thái Nguyên, phố Kỳ Lừa thuộc Lạng Sơn, phố Vạn Minh thuộc An Quảng và phố Mục Mã thuộc Cao Bằng đều cho phép được cư trú như cũ. Sự tồn tại của phố Mao còn kéo dài đến tận những năm giữa những năm Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 41
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch thế kỉ XX, nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh buôn bán khá sầm uất, nó chỉ mờ nhạt khi các đô thị khác ở cạnh phát triển như : Quán Gỏi , thị trấn Sặt – Lai Cách - Hải Dương Lỵ sở Mao Điền được hành thành qua các thời kỳ lịch sử . Điều đó chứng tỏ nơi đây có một địa thế đẹp và hội tụ các yếu tố phong thủy hài hòa .Từ đó tạo nên nét văn hóa , bản sắc riêng của miền đất Mao Điền ngàn năm văn hiến . 2.2.Giá trị văn hóa của Văn Miếu Mao Điền - Hải Dương 2.2.1.Truyền thống và thành tựu Nho học trên đất Hải Dương Là một nội trấn trong tứ trấn xung quanh kinh đô Thăng Long xưa ,tỉnh Đông - trấn Hải Dương xưa là một vùng cổ tích và văn vật , nơi sinh thành và phát triển của biết bao “ Văn thần – Võ tướng ’’ qua các triều đại .Trong suốt thời kỳ phong kiến ,mảnh đất xứ Đông này không thời nào không có người khoa cử đỗ đạt ,làm quan trong triều . Mảnh đất này giao thông vô cùng thuận lợi đã tạo điều kiện thông thương với các vùng bên cạnh. Ngược dòng thời gian ,ngựợc nguồn lịch sử chúng ta về lại với vùng đất đã sản sinh ra những con người “ ngoại hạng ” của lịch sử dân tộc , những con người đã cống hiến trí tuệ ,tài năng ,sức lực của mình vào công cuộc xây dựng đất nước qua trường kỳ lịch sử .Trong thời kỳ phong kiến tự chủ ,Hải Dương đã có tới hơn 600 người đỗ đại khoa qua các khoa thi , đây là một con số không lớn nhưng so với con số gần 3000 nhà khoa bảng trong cả nước thì lại khá lớn , nó lại có ý nghĩa hơn đối với một tỉnh đồng bằng ,chiêm chũng luôn phải đối phó với cảnh cơ hàn “ Chiêm khê – Mùa thối ’’ của đồng bằng châu thổ sông Hồng .Chính mảnh đất này đã sản sinh ra những con người tài hoa ,lỗi lạc, tài năng xuất chúng .Một lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ngưòi nổi danh với những vần thơ phú trong đó có bài : Ngọc tỉnh liên phú ( Bài phú hoa sen trong giếng ngọc) và những câu đối thông minh sắc sảo trong lần đi xứ Trung Hoa . Một tiến sĩ Phạm Tử Hư thời Lý Cao Tông ,quê xã Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 42
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Nghĩa Phú ( Cẩm Giàng ) nay còn gò đại triều thờ ngài còn có đôi voi đá, tương truyền do vua Lý Huệ Tông ban cho . Truyện truyền rằng, khi vua ban cho đôi voi đá , dân trong vùng nô nức đi kéo voi về làng Nghĩa Phú để thờ ,voi nặng , đường mưa trơn , mọi người miệt mài kéo , có khi ngã chỏng gọng trên đường . Giai thoại kéo voi đá vua ban còn để lại hai làng Mài và làng Gọng hiện ở xã Trung Chính , huyện Gia Lương - Bắc Ninh hiện nay . Cùng với gò Đại triều là “ Bia Ông Học ” ,tương truyền là lăng mộ của tiến sĩ họ Phạm . “Bia ông Học ” là một gò đất nổi giữa cánh đồng ở phía tây làng Nghĩa Phú – xã Cẩm Vũ - Huyện Cẩm Giàng - Tỉnh Hải Dưong , trên gò có một tấm bia đá , truy lập dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn ( năm 1846 ) trên bia ghi rõ “Ông Nhật truy tôn đoan phương khải chính củ Phạm tiên sinh ’’ . Bên cạnh “ Bia Ông Học ” là “ Giếng Viết ” ( tương truyền là nơi lấy nước giếng mài mực để viết ) , “ Gò Nghiên ” giữa Đầm Lốc chính là chiếc nghiên mực ngày xưa . Dấu tích còn đây đã đi vào huyền thơại nhưng tên tuổi tiến sĩ đã đi vào sử sách không thể nào phai. Vùng đất Hải Dương nằm giữa vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ là một vùng “ Thuần nông – Xa rừng –Nhạt biển’’ , ( PGS.TS Ngô Đức Thịnh ) Người nông dân quanh năm “ Bán mặt cho đất ,bán lưng cho giời ” nhưng họ rất hiếu học, cha mẹ dồn sức cho ăn con ăn học với ước vọng đổi đời thoát cảnh “ Cổ cày, vai bừa ” “ Chân nấm , tay bùn ” thoát khỏi thân phận người nông dân nghèo khổ, dốt nát ,cơ cực cả về thể xác lẫn tinh thần . Là những người có học nên họ thường ham chữ nghĩa nhất là chữ thánh hiền và cao hơn nữa là đạo thánh hiền (đạo Nho ) .Cũng từ đây nảy sinh tâm lý yêu quí , kính trọng người có học (đặc biệt là người thầy ) những người đỗ đạt là thành quả của những năm tháng miệt mài , đèn sách là công lao của gia đình , dòng tộc và chính họ lại làm rạng rỡ cho bản thân ,gia đình quê hương dòng tộc . Khi nhắc đến truyền thống Nho học ở hải Dưong không thể không nhắc đến làng tiến sĩ Mộ Trạch ( tên Nôm là làng Chằm ) xã Tân Hồng - Huỵện Bình Giang . Ở làng đã có tới 37 tiến sĩ qua3 triều đại : Trần , Mạc , Lê chưa kể tú tài , cử nhân và các học vị tương đương Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 43
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch khác .Dân gian trong vùng đã bao đời truyền tụng câu ca “ Chó làng Chằm cắn ra chữ , chó làng Nhữ cắn ra thóc , chó làng Đọc cắn ra tiền ” , cả 3 làng Chằm , Nhữ , Đọc là tên Nôm của những làng thuộc huyện Bình Giang , Hải Dương . Làng Chằm - Mộ Trạch do Vũ Hồn , Thứ Sử Giao Châu ( 825 ) sau Thăng Anam đô hộ phủ ( 841 ) lập ấp ,sau khi ông chết được thờ làm thành Hoàng làng . Vũ Hồn vốn dòng giõi người Hoa ( Cha ) kết hợp với dòng máu Việt ( mẹ ) để rồi sau đó con cháu ông và các dòng họ khác ở Mộ Trạch nối đời khoa bảng đỗ đạt hiển vinh . Nhiều người trở thành đại quan trong triều như : Vũ Duy Chí, Vũ Hữu, Lê Nại Những tiến sĩ trạng nguyên của Mộ Trạch không chỉ nổi tiếng về thơ văn mà còn nổi tiếng về các lĩnh vực khác như : Toán học . Có Hoàng Giáp Vũ Hữu đỗ khoa Quí Mùi ( 1463) đời vua Lê Thánh Tông từng làm quan thượng thư 5 bộ rất giỏi toán được vua Lê khen là “ thần toán’’ để lại cho đời sau tác phẩm “đại thành toán pháp’’ như Trạng cờ Vũ Huyên , Trạng chạy Vũ Công Trụ và Trạng ăn Lê Nại . Trong dân gian còn truyền bài tự tán của “ Trạng ăn” “ Mộ Trạch tiên sinh dĩ thực vi danh , thập bát bát phạn , thập nhị bát canh . Khôi nguyên cập đệ, danh quán quần anh . Sức chi dã cự , phát chi dã hoành’’ ( Mộ Trạch tiên sinh , về ăn nổi danh : 18 bát cơm , 12 bát canh . Khôi nguyên thi đậu , danh trùm quần anh , chứa vào to lớn , phát ra rộng thênh ( 12: 31) . Ngoài làng tiến sĩ Mộ Trạch nổi tiếng kể trên , Hải Dương còn có nhiều làng nổi danh khoa bảng , trong đó phải kể đến các làng như : Nghĩa Phú ( Cẩm Vũ - Cẩm Giàng ) nơi có nhiều tiến sĩ và đặc biệt là nơi sinh thành một thiền sư , đại danh y Tuệ tĩnh ( tức Nguyễn Bá Tĩnh ) đỗ thái học sinh dưới triều Trần Dụ Tông nhưng không ra làm quan ông về tu ở chùa Nghiêm Quang , làm thuốc chữa bệnh cho nhân dân , từng bị bắt cống sang Trung Hoa, vua quan nhà Minh cảm phục tài năng của ông gọi ông là “ Hoa đà tái thế’’ , hiện còn ở làng có ngôi đình xưa mang tên “ nam dược thánh từ’’ (đền thờ thánh thuốc nam ) . Làng Xạ Sơn , xã Quang Trung – Huyện Kinh Môn , một làng được công nhân là làng văn hóa đầu tiên của tỉnh Hải Dương có tới Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 44
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch 17 vị đỗ đạt khoa bảng trong đó có tiễn sĩ Nguyễn Tự Thái làm Thượng thư bộ lễ dưới triều vua Lê Thánh Tông , Phạm Hoành Tài - Tiến sĩ thời Mạc , Nguyễn Sứ , Nguyễn Trung Hiếu đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ , ngoài ra còn có 13 vị khác . Một làng văn hóa nữa cần phải nhắc đến là làng Đan Loan , xã Nhân Quyền , huyện Bình Giang , tục gọi là làng Đọc , nơi có nghề nhuộm cổ truyền , 170 gia đình thợ nhuộm quê gốc ở Đan Loan đã ra Hà Nội sinh cơ lập nghiệp ở phố Hàng Ngang – Hàng Đào từ bao đời . Nay ở số nhà 9A phố hàng Đào còn có ngôi đình thờ Triệu Xương – Thành hoàng làng của làng Đan Loan nguyên An Nam đô hộ , tương truyền là người truyền dạy dân làng Đan Loan dệt nhuộm . Hiện miếu tại đây còn thờ 9 bậc khoa bảng của làng trong đó phải kể đến Thám Hoa Bùi Thế Vinh khoa Canh Thìn ( 1580 ) ông là người khai khoa cho làng . Thám Hoa Vũ Văn Thạnh đậu khoa Ất Sửu (1652) tiến sĩ Vũ Huyên , đậu khoa Nhâm Thìn ( 1652) ,tiến sĩ Đào Đức Vũ tức Đào Tông Hương đỗ khoa Nhâm Thìn (1712) , tiến sĩ Vũ Văn Trấn ( tức Vũ Trần Tự ) đậu khoa Kỷ Mùi ( 1739) và nhiều cử nhân tú tài khác . Theo gia phả dòng họ Vũ ở Đan Loan 2 ông Vũ Văn Huyên và Vũ Văn Huy là hai chú cháu cùng đỗ khoa Nhâm Thìn ( 1652) ( 19: 32) .Có thể nói Hải Dương là một trong những tỉnh có số lượng tiến sĩ nhiều nhất nhì trong cả nước . Theo thống kê của ông Tăng Bá Hoành – Giám đốc bảo tàng Hải Dương thì số lượng tiến sĩ cũ của Hải Dương: Nam Sách : 104 tiến sĩ (huyện Thanh Lâm xưa) Bình Giang :100 tiến sĩ (huyện Đường An xưa) Cẩm Giàng : 52 tiến sĩ Gia Lộc :48 tiến sĩ Tứ Kỳ :46 tiến sĩ Thanh Hà : 29 tiến sĩ Chí Linh :47 tiến sĩ Thanh Miện : 19 tiến sĩ Kinh Môn : 15 tiến sĩ Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 45
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Kim Thành : 14 tiến sĩ (nay cắt về Quảng Ninh) Đông Triều : 2 tiến sĩ Đường Hào: 50 tiến sĩ (nay cắt về Hưng Yên) Vĩnh Lại : 77 tiến sĩ (nay cắt về Hải Phòng) Theo danh sách tiến sĩ nho học trấn Hải Dương (1075 – 1919), dự kiến khắc bia có ghi: Triều Lý (1010 – 1225) có 4 người Triều Trần (1226- 1400) có 224 người Triều Hồ (1400 – 1407) có 1 người (Nguyễn Trãi – Thái Học sinh) Triều Lê Sơ (1428 – 1527) có 289 người Triều Mạc (1527 – 1788) có 138 người Triều Nguyễn (1802 – 1945) có 21 người Trong đó có Nguyễn Hoằng ở Ngọc Tài - Ngọc Kỳ - Tứ Kỳ (chưa rõ năm đỗ và tuổi, học vị đệ Tam giáp. Như vậy vào thời điểm thành lập tỉnh Hải Dương (1831) số lượng tiến sĩ của Hải Dương lên tới 603 người, Mảnh đất xứ Đông xưa cũng còn là quê hương đã sản sinh ra người nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến của Việt Nam : Tinh phi Nguyễn thị Duệ, người Kiệt Đặc – Chí Linh - Hải Dương, người đương thời gọi là Bà chúa Sao Sa.Hải Dương còn là quê hương của khá nhiều danh nhân nổi tiếng trong lịch sử dân tộc như Lưỡng quốc Mạc Đĩnh Chi, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Người nổi danh “thần cơ diệu toán” với những câu sấm ký còn truyền mãi về sau, hay văn thơ như Chiêu Hổ từng xướng họa “ăn miếng trả miếng” cùng Hồng Hà nữ sĩ họ Đoàn. Có thể nói, Hải Dương tỉnh đồng bằng nằm giữa khu vực đồng bằng châu thổ Bắc Bộ là một tỉnh có truyền thống học hành, khoa bảng. Đó là chúng ta mới chỉ nhắc đến những người xuất thân khoa bảng, theo đòi nghiệp văn chương nho học, ra làm quan trong triều chứ chúng ta chưa nhắc tới những con người theo nghiệp võ như: Phạm Lệnh Công đời Ngô, Phạm Cự Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 46
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Lượng (Lạng) Đời Tiền Lê đã giúp Lê Hoàn lên ngôi cửu ngũ, anh dũng phạt Tống, xử kiện anh minh và biết bao danh nhân văn hóa, danh nhân lịch sử mà cuộc đời và sự nghiệp của họ đã từng gắn chặt với mảnh đất này như Trần Hưng Đạo - Nguyễn Trãi – Chu Văn An Mảnh đất chứa đựng biêt bao giá trị văn hóa, lịch sử của một dân tộc anh hùng. 2.2.2 Giá trị văn hóa vật thể 2.2.2.1 Lịch sử xây dựng và quá trình tồn tại của Văn miếu Mao Điền Là một tỉnh có truyền thống hiếu học trọng người hiền tài như nhiều nơi khác trong cả nước, Hải Dương sớm có một hệ thống di tích thờ tự Nho học, tôn vinh những người khoa bảng đỗ đạt, đứng đầu hệ thống di tích thờ tự đó phải kể đến Văn Miếu Mao Điền. Văn miếu Mao Điền hiện nay nằm ở phía Đông Bắc của làng Mao(hay còn gọi là làng Mậu Tài) thuộc xã Cẩm Điền - huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải Dương, Văn miếu nằm ở phía Bắc con đường quốc lộ 5 chừng 200m, cách thủ đô Hà Nội 40km về phía Đông và cách thành phố tỉnh Lỵ Hải Dương về phía Tây chừng 16km, rất thuận lợi về mặt giao thông. Tuy hiện nay Mao Điền chỉ là một làng bình thường như bao làng khác của tỉnh Hải Dương, nhưng nơi đây đã có một thời gian dài trong lịch sử từng là trấn thành lỵ sở của trấn Hải Dương xưa kia. Việc đặt đô, định trấn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các mặt, chính trị - quân sự - giáo dục - văn hóa xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của một quốc gia, hay một vùng đất nào đó.Chính vì vậy mà khi lỵ sở trấn Hải Dương đặt ở Mao Điền trong khoảng thời gian thế kỉ XVIII thì nơi đây cũng xuất hiện một công trình được dựng lên để thờ tự ông tổ Nho học là Khổng Tử với qui mô cấp trấn xứ, đó là Văn miếu Mao Điền – Văn miếu trấn Hải Dương. Ở Việt Nam chúng ta, riêng về hệ thống di tích thờ tự của Nho giáo chỉ có Văn Miếu - Quốc Tử Giám có lịch sử xây dựng sớm nhất. Qua quá trình khảo cứu, nghiên cứu thư tịch – tài liệu và thực tế cho thấy : Kể từ năm 1070 đến khi có lệnh của Thượng thư Hoàng Phúc vào tháng 9 năm Giáp Ngọ Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 47
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch (1414)bắt các phủ châu huyện lập văn miếu và đền thờ xã tắc trên địa bàn cả nước hầu như không có một văn miếu nào được xây dựng. Nếu có một di tích Văn miếu Nào ngoài Văn miếu Hà Nội thì niên đại sớm nhất của nó cũng chắc chắn không vượt trước1414. Văn miếu Mao Điền – Văn miếu trấn Hải Dương cũng không nằm ngoài mốc thời gian đó. Việc truyền bá Nho giáo được thể hiện trước hết và tập trung nhất ở việc lập trường học và lập trường thi chọn nhân tài.Việc tôn xưng, tôn vinh Nho giáo hiện ở việc lập Văn miếu – Văn chỉ - Từ chỉ thờ các ông tổ của Nho học và các bậc tiên hiền, khoa bảng.Như vậy, truyền thống trọng người hiền tài, trọng kẻ sĩ được tiến hành theo các bước : sinh người, nuôi người, dạy người, tuyển người, dùng người và trân trọng tôn vinh người. Qua khảo sát bước đầu hệ thống di tích thờ tự Nho học ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng : Mặc dù có lệnh của nhà Minh vào năm 1414 bắt các địa phương phải lập Văn miếu ở các phủ, châu, huyện nhưng có lẽ lệnh này chưa được thực hiện triệt để bởi các lý do sau đây: Kỷ thuộc Minh(1400 – 1428) là khoảng thời gian nhà Minh cố tình đẩy nhanh việc đồng hóa dân Việt bằng mọi thủ đoạn kể cả những thủ đoạn độc ác nhất, nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân ta ở khắp mọi nơi, trên mọi lĩnh vực cả từ quân sự đến tinh thần, ý hệ Nhà Minh phải lo đối phó với các cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc của nhân dân ta, không đủ sức thực thi các chính sách, chính lệnh của chúng đã ban ra. Nho giáo, Nho học đương thời phát triển chưa đủ mạnh trên tất cả các địa phương của chúng ta, vai trò, uy tín của Nho học và giới Nho sĩ chưa thật “có sức nặng” đối với xã hội dẫn đến việc chậm đề cao Nho giáo – Nho học – Nho sĩ. Đằng sau vòng hào quang rực rỡ của Phật giáo thời Lý - Trần, người dân Việt vẫn còn đang “Nặng lòng” hoài cổ, đổi thay chính sự thì nhanh, nhưng đổi thay tinh thần, ý thức hệ thì chậm.Tình bền vững của văn hóa cảu tâm lý Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 48
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch người Việt là vậy, do đó Nho giáo cũng phải chờ có thời gian, điều kiện. Để cho sự nở rộ của hệ thống Văn miếu hàng tỉnh được hài hòa trong cả nước với một qui mô thống nhất.Năm Mậu Thìn – Gia Long thứ 7(1808) bộ Lễ đã ra qui định thóng nhất cho các tỉnh như sau: “ Chính đường 3 gian 4 trái, Tiền đường 5 gian 2 trái, phía hữu dựng đền Khải Thánh 3 gian 2 trái.Như vậy chúng ta có thể khẳng định : Hệ thống Văn miếu hàng tỉnh chỉ thực sự phát triẻn vào giai đoạn cuối Lê, đầu Nguyễn và Văn miếu Mao Điền – Văn miếu Trấn Hải Dương cũng không nằm ngoài giai đoạn đó(12:37) Sự ra đời của Văn miếu trấn Hải Dương gắn với việc đặt trấn lỵ Hải Dương.Như chúng ta đã biết lỵ sở trấn Hải Dương được “Đại Nam nhất thống chí chép như sau: Đời Lê Quang Thuận, lỵ sở của trấn ở xã Mặc Động (tục gọi là Dinh Lệ) huyện Chí Linh, sau rời đến xã Mao Điền(tục gọi là Dinh Dậu) huyện Cẩm Giàng, năm Gia Long thứ 3(1804) rời đến chỗ hiện nay (tục gọi là trấn Hàm).Trong sách “Hải Dương di tích và danh thắng”có dẫn lời chép trong sách “Hải Dương dư địa chí” viết năm Thành Thái thứ 4(1892)ghi: Văn miếu trấn Hai Dương, nguyên ở xã Vĩnh Lại - huỵện Đường An, có 3 gian chính tẩm, 5 gian bái đường ”Hiện nay từ Văn miếu Mao Điền đi về phía Nam 500m, qua đò Vân Dậu sang đất Vĩnh Lại.Tại làng Vĩnh Lại còn có một nền đất cổ, theo lời dân truyền rằng đây là nền móng Văn miếu xưa(12:37). Qua những thông tin trên, đối chiếu với một và thư tịch, tài liệu bia ký khác, có thể thấy rằng: Trấn lỵ Hải Dương được rời từ Mặc Động - Chí Linh về Mao Điền - Cẩm Giàng khoảng những năm Long Đức(1732 - 1735) Vĩnh Hựu (1735 - 1740).Vậy rất có thể Văn miếu Hải Dương được dựng sau 1740 ít lâu.Căn cứ vào tấm bia : “Tân Dậu trọng thu cốc nhật tạo”.tại Văn miếu.Tấm bia không đề niên hiệu nhưng căn cứ vào hoa văn trang trí trên bia, kiểu dáng, kích thước bia, chúng tôi cho rằng tấm bia được lập dưới thời Tây Sơn, rất phù hợp với nội dung ghi trên bia: “ quốc gia thống nhất từ Bắc đến Nam, việc giáo hóa học hành phát triển lớn mạnh.Mùa xuân năm Canh Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 49
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch Tuất (1790) tiến hành khảo hạch sĩ phu tìm ra những người có văn phong nhã tập.Sức chỉ dụ cho các trấn ở Bắc Thành đều bổ dụng 1 viên đô đốc học, chăm lo việc học hành mọi lúc, mọi nơi để cho đạo thánh hiền luôn được tôn sùng, lời vàng ý ngọc được ngợi ca vậy ”Như vậy có thể khẳng định Văn miếu trấn Hải Dương được lập trong khoảng từ những năm 1740 đên những năm 1800 dưới thời Tây Sơn trên đất Vân Dậu – Vĩnh Lại – Bình Giang.Văn miếu trấn Hải dương được di chuyển về chỗ ở hiện nay vào thời điểm 1800 – 1801, vị trí xây dựng trên nền trường học của phủ Thượng Hồng xua nằm ở phía Bắc lỵ sở của trấn thành Hải Dương. Sau khi công cuộc di chuyển được hoàn thành vào năm 1801, thì 5 năm sau, mặc dù có những biến động lớn về thời cuộc, chính sự như việc nhà Tây Sơn đổ, nhà Nguyễn lên thay Gia Long hoàng đế vốn là một ông vua khá trọng Nho giáo đã khuyến khich nho giáo phát triển, mở rộng học hành Do vậy, mà các quan trấn thủ Hải dương cũng đặc biệt quan tâm tới việc học hành, thờ tự nho giáo của bản trấn, đã cho tu sửa Văn miếu từ ngày mồng 6 tháng 10 năm Bính Dần (1806) đến ngày mồng 5 tháng 8 năm Đinh Mão(1807) thì hoàn thành(12:39) Đến lúc này qui mô của Văn miếu Mao Điền đã đồ sộ và qui chuẩn, hầu như có đầy đủ các công trình của một Văn miếu theo mô hình Văn miếu Nam Trung Hoa.Có lẽ văn miếu trấn Hải dương lại được tiếp tục trùng tu vào năm 1823 dưới triều vua Minh Mạng, hiện tại Văn miếu còn một tấm bia nhưng đã mờ hết chữ không còn đọc được bất cứ một hoa văn hay văn tự nào. Theo nhân dân địa phương, đến năm 1947, các hạng mục công trình của Văn miếu còn khá nguyên vẹn và hoàn chỉnh.Năm 1948 thực dân Pháp chiếm Văn Miếu, xây dựng tường hào, bốt canh, lô cốt nay vẫn còn, đóng quân lập quận Mao Điền.Năm 1952, bộ đội địa phương và dân quân du kích tiến công quận Mao Điền, chiến thắng oanh liệt.Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Văn miếu làm nơi chứa lương thực, vật tư của nhà nước, phục vụ kháng chiến.Từ năm 1977 – 1990 khu di tích bị xuống cấp nặng nề, các công Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 50
- Khai thác yếu tố văn hoá của Văn miếu Mao Điền-Hải Dương phục vụ phát triển du lịch trình như nhà Khải Thánh, tháp bút, gác Khuê Văn, chòi canh, Tây Vu bị tháo bỏ, phá hoại chỉ còn lại 2 nhà tiền tế- hậu cung, nhà Đông vu, chiếc khánh đá và 3 tấm bia (nhưng nay không còn). Văn miếu Hải Dương chỉ thực sự được phục hồi lại kể từ sau năm 1990.Ngày 21/1/1992 Văn miếu được Nhà nước ra quyết định công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 1994 lại tiếp tục trùng tu, sửa chữa.Năm 1995 xây Tam quan, năm 1999 đaị trùng tu Tiền Tế, Hậu cung.Trong tương lai gần, nhà nước và tỉnh Hải Dương đã có kế hoạch trùng tu toàn bộ khu di tích, trả lại qui mô dáng vẻ như vốn có của nó tương xứng với những giá trị lịch sử và văn hóa mà nó mang trong mình, dấu ấn về một mảnh đất ngàn năm văn hiến(12:38-40). 2.2.2.2 Những sự kiện văn hóa xã hôi – chính trị - quân sự nổi bật có liên quan đến làng Mao Điền và Văn miếu Mao Điền. Kể từ năm Gia Long thứ 3(1804) trấn thành Hải Dương dời về xã Hàm Giang và trở thành thành phố Hải Dương như hiện nay thì Mao Điền từ vị trí trung tâm trấn lỵ, tỉnh lỵ Hải Dương đã trở lại vị trí của một làng quê bình thường như bao làng quê khác của tỉnh Hải Dương. Dù không còn giữ vị trí then chốt trong thiết chế chính trị của tỉnh Hải Dương, nhưng Mao Điền vẫn có vị trí khá quan trọng đối với các địa phương trong vùng và thành phố tỉnh lỵ Hải Dương ở phía Đông Mao Điền nằm án ngữ ngay trên con đường cái quan nối thủ đô Hà Nội với thành phố Hải Dương, thành phố Hải Phòng ở phía đông, lại là nơi rất gần ngã ba sông Sặt(xưa gọi là sông Mao), và sông Cẩm Giàng(xưa gọi là sông Hàm Giang tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy và đường bộ.Chính vì vậy mà nơi đây đã từng xảy ra không ít các sự kiện văn hóa xã hội – chính trị - quân sự nổi bật. Nơi đây đã từng diễn ra các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như Nguyễn Tuyển - Nguyễn Cừ - Nguyễn Hữu Câù vào thế kỉ XVII – XVIII. Đây cũng là vùng giao tranh ác liệt giữa nghĩa quân nông dân và quân triều đình Lê - Trịnh kéo dài suốt từ giải đất Bồ Đề(Gia Lâm), qua Bần Yên Nhân rồi đến Sinh viên: Phạm Thị Huyền - Lớp VH902 51